Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 30 November 2016

CHAVEZ - TIN TỨC - TRUNG CỘNG - NÔNG DÂN VIỆT NAM

Wednesday, October 19, 2016

Sunday, April 14, 2013

NGUYỄN LONG THAO * CHAVEZ

TAY BẠO ÁC NHẤT NHƯ CHAVEZ TRƯỚC KHI CHẾT CŨNG PHẢI QUAY VỀ VỚI CHÚA!

 
 
Tay ba.o ác Chavez Hinh 1

Caracas, Venezuela, Thông tấn xã CNA của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trích dẫn một nguồn tin đáng tin cậy ở Venezuela cho biết Tổng thống Hugo Chavez trước khi chết vì bệnh ung thư đã sám hối trở về với Giáo Hội Công Giáo và đã được chịu các phép bí tích sau cùng.

Khi thông báo cho quốc dân biết về cái chết của Tổng Thống Chavez vào ngày 5 tháng 3, Phó Tổng thống Nicolas Maduro nói Tổng Thống đã trở về với Chúa và ông đã dùng cụm từ "bám lấy Chúa Kitô (Clinging to Christ) để chỉ hành động của Tổng Thống Chavez trong những tuần lễ cuối đời. Vào lúc lâm chung Tổng Thống đã yêu cầu được phó linh hồn và xin nhận bí tích xức dầu.

Kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 1999, Tổng thống Chavez là một người hung hăng chống đối Giáo Hội Công Giáo. Ông chống lại chính sách công bằng xã hội của Kitô Giáo và muốn thiết lập một chính sách xã hội chủ nghĩa theo ý mình.

Năm 2002, Tổng thống Chavez đã gọi các Giám Mục Venezuela là "khối ung nhọt" phá hoại các mục tiêu cách mạng của mình. Đồng thời ông nêu đích danh Tòa Thánh Vatican đừng can thiệp vào công việc nội bộ đất nước của ông.
Trong những năm gần đây, Tổng thống Chavez đôi khi tham dự nghi thức tôn giáo tại các nhà thờ của giáo phái khác.

Rồi vào tháng Tư năm 2012, giới truyền thông rất ngạc nhiên khi ông xuất hiện tại một nhà thờ Công giáo ở quê hương minh là vùng Barinas để tham dự nghi thức Tuần Thánh.

Ông đeo tràng hạt quanh cổ của mình và cầu nguyện xin cho được lành bệnh. Các ống kính truyền hình ngoại quốc thường chiếu hình ông Chavez cầm thánh giá hôn trước mặt các ký giả.

Tháng Bảy năm ngoái, Tổng thống Chavez đã yêu cầu được gặp Hội Đồng Giám Mục Venezuela

Sau cái chết của Tổng thống Chavez, Đức Hồng Y Jorge Urosa của tổng giáo phận Caracas đang ở tại Rome tham dự bầu Giáo hoàng đã gửi lời chia buồn tới chính quyền Venezuela và yêu chính quyền áp dụng các điều khoản trong Hiến pháp để duy trì trật tự công cộng, hòa bình và đoàn kết nhân dân.

Nguyễn Long Thao
(Fw: Fanxico Tran <vneagle_11@yahoo.com>: BTGVQHVN-2, 3/8/2013, 9.01PM)

TIN TỨC GẦN XA



Tàu ngầm Mỹ bất thình lình xuất hiện trước tàu Trung Cộng gây bấ t ngờ ở đảo Philippine

Lần này Trung Cộng vừa để dằn mặt không những với Phi Luật Tân mà gián tiếp nhắm vào Hoa Kỳ khi đem 5 tàu chiến tối tân đảo di chuyển về đảo Scarborough của Philippines.
Hỏa lực của Hải quân của Phi không ngang sức được với Trung Cộng với kỹ thuật tàu chiến không đũ tối tân, hùng hậu và số lượng ít ỏi hơn.
Mục đích của Phi là tự vệ trong khả năng tối đa còn Trung cộng thì hăm dọa một cách không cân xứng lực lượng.
Giết gà không cần dùng dao mổ trâu, nhưng . . . Trung Cộng thích diệu vỏ dương oai, một bản tính cố hữu nhiều ngàn năm, khihăm dọa nước Phi lần này.
Một điều kỳ thú vừa xảy ra ..
Cả Trung Cộng lẫn Phi dường như ngạc nhiên và sửng sờ có thể lúng túng khi chiếc tàu ngầm USS North Carolina — a Virginia class fast attack submarine- bất thình lình nổi lên nơi tàu đậu ở Subic bay của Phi.





Phản ứng của Nga Đại sứ Nga tại Manila, ông Nikolay Kudashev cho biết: “Moscow rất quan ngại về “sóng gió” gần đây ở Biển Đông.
Liên bang Nga tuyên bố phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của các nước bên ngoài vàonhững cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lập trường chính thức của chúng tôi”.
Động thái này cho biết Nga cũng sững sờ, vì đa số kỷ thuật tối tân của Nga cũng thể hiện trong tàu chiến Trung cộng.Có thể ngạc nhiên của Trung cộng bao gồm nổi bực tức vì các phương tiện tối tân (ăn cắp và mua bản quyền chế tạo) gần như bất lực không khám phá ra được chiếc tàu ngầm USS North Carolina đã xuyên qua khu vực họ bố trí 5 chiếc tàu chiến với niềm tự phụ, háo thắng.


Có thể ngạc nhiên của Phi bao gồm niềm hân hoan của kẻ bị bắt nạt khi có đàn anh đồng minh sẳn sàng che chở.
Động thái dằn mặt của Hoa Kỳ chứng tỏ sức mạnh kỷ thuật của nước Mỹ đã ưu việt hơn kỷ thuật ăn cắp của Trung cộng.
Đó cũng ngầm cho biết ” tàu tấn công của chúng tôi đả thấy anh nhưng chưa làm gì hết vì . . . chưa tới lúc”
Động thái này cũng ngầm cho thế giới biết về sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ.
Ngày nay thế giới hiểu rằng Hoa Kỳ có một ngôi vị cao về kỷ thuật trong khí cụ chiến tranh, nhưng kỷ thuật này nếu Trung cộng hay Nga có được thì thế giới chúng ta có yên ổn không?

Vì sao người giàu ở TQ bỏ nước ra đi?

Cập nhật: 11:40 GMT - thứ bảy, 13 tháng 4, 2013
Trung Quốc đang đối diện ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố.

Tạp chí The Atlantic mới có bài nhận định an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, và hạ tầng chỉ là vài nguyên nhân khiến một số người Trung Quốc có tiền của cân nhắc bỏ đất nước ra hải ngoại định cư. BBC giới thiệu cùng quí vị.

Dữ liệu được đưa lên cổng thông tin Sina ở Trung Quốc cho thấy hơn 150 ngàn công dân Trung Quốc rời Trung Quốc ra nước ngoài định cư trong riêng năm 2011.

Điểm đến hàng đầu của họ là New Zealand, nơi 13% người di cư quyết định tới định cư, tiếp theo là Canada, Úc, và Hoa Kỳ.
Nhập cư theo dạng có trình độ cao và diện du học chiếm đa số trong khi cũng có cách nhập cư theo các dạng khác.
Người giàu có và người có học vấn cao là nhóm lớn nhất trong xu hướng di cư này.
Một báo cáo của China Merchants Bank và Bain & Company cho thấy "Trong số những chủ doanh nghiệp tại Hoa lục có hơn 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 16 tỷ USD), 27% đã di cư khỏi Trung Quốc, trong khi 47% số người khác đang cân nhắc việc di cư".
Trên thực tế, người giàu tại Trung Quốc cân nhắc di cư không chỉ gồm những người từ các thành phố lớn nhất của Trung Quốc mà cũng có cả dân từ một số thành phố hạng hai như Đại Liên và Trùng Khánh.

‘Đổi hộ chiếu’

Đây không phải là lần đầu Trung Quốc đã chứng kiến một làn sóng di cư.
Một số người Trung Quốc đã quyết định chuyển ra nước ngoài trong những năm đầu của thời cải cách và mở cửa, là giai đoạn tự do hóa nền kinh tế bắt đầu vào năm 1978.
"Không quá khó hiểu nguyên nhân thúc đẩy nhóm người này ở Trung Quốc rời quê hương, nhất là trong bối cảnh báo chí nói về mức độ ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc"
Làn sóng di cư kéo dài một thập niên bắt đầu từ cuối những năm 1980, nhóm này gồm chủ yếu là các sinh viên du học ở nước ngoài, và các điểm đến chủ yếu là Đài Loan, Hồng Kông và các nước châu Á.
Trong khi làn sóng di dân Trung Quốc trước đây được thúc đẩy bởi lực lượng lao động trình độ giản đơn như người làm nhà hàng ăn, thợ may và thợ cắt tóc, và sau đó là nhóm sinh viên, làn sóng di dân mới ngày nay bao gồm những người Trung Quốc "có chỗ đứng tốt" về nghề nghiệp, chẳng hạn như kỹ sư, kế toán và các luật sư, cũng như những người siêu giàu.
Thực ra không quá khó hiểu nguyên nhân thúc đẩy nhóm người này ở Trung Quốc rời quê hương, nhất là trong bối cảnh báo chí nói về mức độ ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc.
Thậm chí sự bất tiện khi mang cuốn hộ chiếu Trung Quốc, vốn làm khó khăn khi du lịch quốc tế, có thể là động cơ khiến một số người tìm kiếm cuốn hộ chiếu khác để đi lại dễ dàng hơn.
Làn sóng di dân này không tránh khỏi sự gièm pha từ một số người không thể rời Trung Quốc trong khi một số người khác lại bày tỏ sự cảm thông.

‘Cảm giác an toàn’

Tài phiệt Trung Quốc
Giới tài phiệt Trung Quốc đang quan tâm đầu tư tài chính sang phương Tây
Một người viết trên trang Sina Weibo, rằng "Tiền bạc ngày càng được chuyển ra nước ngoài, để lại một mớ hổ lốn ở trong nước". Một người khác nhận xét, "Với giá nhà đất cao, hệ thống giáo dục và y tế méo mó, và thực trạng môi trường ngày càng tồi tệ ... ngay cả quyền sinh sản cơ bản cũng đã bị tước mất. Với tất cả những điều này, bạn không thể đổ lỗi cho những di cư ra nước ngoài, họ chỉ muốn tìm một môi trường có sự công bằng và phù hợp cho cuộc sống. "
Ren Zhiqiang, một ông trùm bất động sản cực kỳ có ảnh hưởng trong dư luận tại Trung Quốc có thể chỉ ra các lý do tâm lý thực sự đằng sau làn sóng di dân mới nhất này:
Ông nói “Có rất nhiều lý do cho làn sóng di dân, nhưng quan trọng nhất là cảm giác an toàn. An toàn trong cuộc sống, tài sản, thực phẩm, không khí, giáo dục, và các quyền khác.
“Việc thiếu cảm giác an toàn là một trong những lý do quan trọng tại sao có là sự bất ổn xã hội. Chỉ bằng cách cho công dân một cảm giác an toàn thì người ta mới có thể được thiết lập một xã hội ổn định”, ông bình luận.
Với nhiều rời khỏi Trung Quốc vì những lý do đã nói ở trên, di dân đã trở thành một vấn đề chính trị.
Trong tháng 11/ 2011, Nhân dân Nhật báo của nhà nước có bài xã luận với tựa "Chúng ta nên gây khó hơn cho người giàu di cư", đã thu hút một số lượng lớn độc giả và tiếp tục lan truyền trên các mạng xã hội tại Trung Quốc.

‘Thuế vượt biên’

"Có phải số tiền khổng lồ mà người Trung Quốc, một thời rời đất nước ra đi, đã và đang đầu tư từ hải ngoại về nước, đã mang lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc"
Bài báo đề xuất một thứ "thuế thoát" đánh vào người Trung Quốc giàu rời khỏi đất nước.
Nhiều người tham gia bình luận trên mạng đồng ý rằng đó là một biện pháp sẽ mang lại lợi ích cho phần lớn người Trung Quốc, trong khi hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài.
Có một người bình luận, "Một khi đã có tiền bạc và quyền lực, người ta không còn yêu nước nước nữa. Hãy nghĩ xem tiền và quyền từ đâu mà ra? Những người đó chỉ thuần túy là những kẻ phản bội thời bình."
Các cư dân mạng cũng đặt câu hỏi về ý nghĩ cho rằng di cư tương đương với việc bỏ rơi đất nước hay không. Một người viết trên Weibo:
"Di cư có những điểm tốt và điểm xấu. Di cư có nhất thiết có nghĩa là bạn không yêu đất nước này? Người Trung Quốc di cư không mang lại lợi ích cho đất nước này hay sao?
“Có phải số tiền khổng lồ mà người Trung Quốc, một thời rời đất nước ra đi, đã và đang đầu tư từ hải ngoại về nước, đã mang lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc? Người Trung Quốc ở nước ngoài không thể trở thành đối tượng tốt để cải thiện quyền lực mềm của Trung Quốc hay sao?"
 
 

Nông dân 'đang ở đáy xã hội Việt Nam'

Cập nhật: 15:23 GMT - thứ sáu, 12 tháng 4, 2013
Xã hội Việt Nam
Nông dân đang được xếp đứng dưới cùng trong thang phân tầng xã hội ở VN
Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Xã hội học tại Hà Nội cho BBC hay nông dân đang được xếp dưới cùng trong thang phân tầng của xã hội Việt Nam hiện đại.
Trao đổi với BBC hôm 12/4/2013, nhân dịp BBC vừa công bố bảng xếp loại với Bấm 7 giai tầng mới trong xã hội Anh, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính, chuyên gia về phân tầng xã hội nói nông dân Việt Nam xếp dưới cùng trong chín tầng lớp xã hội ở nước này.
Ông nói:
"Tầng lớp nông dân là tầng lớp có địa vị thuộc loại thấp kém nhất trong xã hội. Địa vị kinh tế, thu nhập của tầng lớp nông dân cũng thuộc loại thấp, chi tiêu cũng thấp,
"Tình trạng nhà ở, đời sống văn hóa tinh thần cũng kém các tầng lớp khác."
Ông Kính cũng cho hay tầng lớp lao động phổ thông, giản đơn được dự đoán thuộc nhóm chịu nhiều rủi ro, bấp bênh trong xã hội, trong khi nhóm có trình độ chuyên môn cao, hay tầng lớp trí thức, được xếp ngày một cao trên bảng phân tầng.
Ở trên cùng của bảng này, theo chuyên gia là tầng lớp những người lãnh đạo, những người có chức, có quyền, trong khi nhóm giàu cũng bao gồm những người thuộc tầng lớp này.

Tầng lớp có 'quyền và tiền'

"Thường nhóm có chức có quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo - nhóm đứng đầu tiên trong tháp phân tầng"
TS Đỗ Thiên Kính
Khi được hỏi về "nhóm lợi ích" có liên hệ ra sao, như một lát cắt so sánh, trong tháp phân tầng, nhà xã hội học nói đây chính là nhóm "có chức, có quyền", có "địa vị" và do đó mà có sự liên hệ tới "bổng lộc, lợi ích". Nhóm này theo ông Kính cũng đứng ở trên cùng của bảng phân loại.
Ông nói: "Thường nhóm có chức có quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo - nhóm đứng đầu tiên trong tháp phân tầng."
Trả lời câu hỏi những người thuộc nhóm giàu là ai và nguồn gốc sự phồn vinh, giàu có vật chất của họ tới từ đâu, nhà xã hội học cho hay trong nhóm này có những người giàu có do làm ăn phi pháp và những người làm ăn đàng hoàng.
"Thực tiễn xã hội Việt Nam, những người giàu có có nhiều dạng. Ví dụ, dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một dạng... Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có.
"Nhưng tóm lại tầng lớp trên, theo tháp phân tầng của chúng tôi, ví dụ tầng lớp lãnh đạo, quản lý, những người chuyên môn cao, doanh nhân... gần như gắn với các thành phần kinh tế nhà nước, vì phần nhiều họ là công chức nhà nước..."


"Những người giàu có có nhiều dạng... Dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một dạng... Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có"
TS Đỗ Thiên Kính
Chuyên gia xã hội học cho hay chưa thể đáp ứng câu hỏi về mối liên hệ giữa "phân tầng trong đảng viên" với bảng phân tầng xã hội hiện tại và đồng ý có thể cần tới một nghiên cứu tách biệt, tuy nhiên ông cho rằng nhóm đứng ở đầu bảng phân loại là nhóm có nhiều quyền lực, từ tài chính, cho tới chính trị.
Ông nói:
"Các tầng lớp trên, vốn tài sản, quyền lực hay vốn văn hóa hiện nhiều hơn các tầng lớp phía dưới" và "tầng lớp bên trên chính là tầng lớp đang lãnh đạo xã hội."
Về giới trẻ và tầng lớp trung lưu, ông Kính nói:
"Nhóm trẻ tất nhiên không thể leo lên các tầng lớp trên được, cùng lắm có thể thoát khỏi tầng lớp dưới và gia nhập những tầng lớp giữa. Ví dụ có thể là thợ thủ công, hoặc nhân viên, hoặc chuyên môn ở trình độ thấp hơn... Nhóm trẻ chỉ ở những tầng lớp giữa thôi."
Còn về mức độ tiêu dùng như một đặc điểm xếp hạng, nhà xã hội học cho hay:
"Trừ tầng lớp lãnh đạo quản lý ra, tầng lớp càng cao có mức chi tiêu tiêu dùng càng nhiều, ví dụ doanh nhân hay tầng lớp chuyên môn cao tiêu dùng rất lớn, nhưng đến nông dân thì tiêu dùng ở mức thấp nhất."

'Khoảng cách và suy giảm'

Chuyên gia trong nước được vấn ý nhân dịp tại Anh mới công bố một xếp hạng phân chia xã hội hiện đại theo bảy nhóm.
Đây là các giai cấp: thượng lưu, trung lưu ổn định truyền thống, trung lưu công nghệ, công nhân mới, người lao động truyền thống, nhân viên dịch vụ, phục vụ và giai cấp vô sản bấp bênh.
Các nhà xã hội học tại Anh được BBC đặt hàng làm cuộc điều tra này cho rằng xã hội hiện đại không còn mô hình như chủ nghĩa Marx phân tích chỉ gồm có ba bốn giai cấp: tư sản, trí thức, vô sản...như trước.
Còn ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu nay cũng đưa ra mô hình tháp để chia tầng xã hội thành chín nhóm.
Đó là lãnh đạo quản lý, doanh nhân, chuyên môn cao (hay trí thức), nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn và dưới cùng là nông dân.
Một số nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), UNDP và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đều lưu ý về sự chuyển động theo hướng nới rộng trong khoảng cách giữa thu nhập của nhóm giàu và nhóm nghèo ở Việt Nam.
Riêng về mặt địa bàn cư trú tại Việt Nam hiện có khoảng cách nhất định về thu nhập và cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống giữa lao động và cư dân ở đô thị và nông thôn.
Còn về mặt dân số, hiện cũng manh nha xu hướng 'dân số già tăng', trong khi chưa chắc đã có một mối quan hệ tỷ lệ thuận tương ứng giữa nâng cao cơ hội đào tạo và tỷ lệ tăng trưởng dân số trẻ cùng nhóm lần đầu tiên gia nhập thị trường lao động.
Ở khía cạnh khác, một số nghiên cứu cho hay có sự suy giảm nhất định về mức "tiêu dùng văn hóa" ở nhiều nhóm dân số, trong đó xuất hiện cả ở nhóm mới giàu lên và nhóm thanh niên xét về hàm lượng và chất lượng văn hóa.
//www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130412_vn_social_stratification.shtml
 
 
 

TQ từng xóa lời chống Mỹ của Bắc Việt?

Cập nhật: 09:42 GMT - thứ năm, 11 tháng 4, 2013
Trang Wikileaks lại vừa công bố một loạt điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ trong đó có nhiều tài liệu liên quan đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam vào giai đoạn 1973-1976.
Cuộc gặp Mao Trạch Đông và Richard Nixon ở Trung Quốc năm 1972 đã đổi hướng quan hệ Trung - Mỹ
BBC Tiếng Việt trích lược một số phần năm 1973 về quan hệ Trung – Mỹ vốn được thúc đẩy sau chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon sang Trung Quốc năm 1972.
Một bức điện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi ngày 29/6/1973 gửi tới sứ bộ của Mỹ tại Bắc Kinh đã xác nhận sự thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh với Hà Nội.
Bức điện cũng nói truyền thông Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt các bài báo của Bắc Việt Nam và lược bỏ những đoạn ‘chống Mỹ cứng nhắc' khi đăng lại ở Trung Quốc.
Tuy thế, dù thái độ bên ngoài khác nhau, Hà Nội và Bắc Kinh đã “không khác biệt nhiều trong cách nhìn nhận Nam Việt Nam”, và cùng coi vùng Đông Nam Á sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam mở ra nhiều cơ hội, theo bức điện tín.

Hòa hoãn Mỹ - Trung

Chủ đề của bức điện tín 29/6 và nhiều bức khác trong năm 1973 là nói về giai đoạn hòa hoãn (detente) trong quan hệ Mỹ – Trung.
“Hà Nội có thể phản ứng chống lại sức ép về một thỏa thuận [với miền Nam ] mà Bắc Kinh và Moscow muốn áp đặt lên họ. Nhưng Hà Nội và Bắc Kinh không khác nhau nhiều về chiến thuật với Nam Việt Nam, cho dù về lời lẽ có khác nhau,” bản điện tín 29/6 viết.
Bức điện cũng dự liệu về sự lo ngại lẫn nhau giữa Bắc Việt và Trung Quốc trong tương lai:
“Về lâu dài, Hà Nội và Bắc Kinh rất có khả năng sẽ lo ngại lẫn nhau nếu tình hình Đông Dương còn tiếp tục bất ổn.”
“Cả hai thừa nhận nhu cầu của Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ có thể xung đột với quyền lợi của Bắc Việt Nam muốn chiến thắng chung cuộc, và với khả năng Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng với Hà Nội”.
Trong một ngôn ngữ ngoại giao tế nhị, bản điện tín ghi nhận rằng người Mỹ tin rằng Bắc Kinh chỉ muốn “hòa bình” bằng mọi giá, hàm ý không muốn cho Bắc Việt Nam chiến thắng.
Tranh cổ động của Trung Quốc ủng hộ 'quân dân Việt Nam chống Mỹ'
“Bắc Kinh nhấn mạnh bằng mọi cách rằng ‘Mọi thứ đều vì hòa bình’ tại Đông Dương đã đạt tới chỗ mà quyền lợi của Bắc Kinh và Hà Nội xem ra tách xa nhau (divergent) một cách nghiêm trọng.”
“Ngay trước khi có thỏa thuận ngưng bắn, các công bố phát biểu chính thức của Bắc Kinh và cả bình luận báo chí đã khác xa với bình luận của Hà Nội.”
“Lời lẽ công kích mạnh người Mỹ hoặc Hoa Kỳ trên báo chí Việt Nam đã bị lược bỏ khi Bắc Kinh truyền tải lại các bài viết của Bắc Việt.”
"Tuy vậy, cũng sẽ nhầm lẫn nếu cho rằng một thứ ‘hòa bình’ bằng cách nào đó là cách Trung Quốc và Bắc Việt Nam chấp nhận để Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục tồn tại."
Và dù khác biệt, hai đồng minh cộng sản cũng chia sẻ quan điểm rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ mở ra cho họ các cơ hội tại Đông Nam Á, theo đánh giá của bức điện.
“Dù có căng thẳng rõ rệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh, có vẻ như vào thời điểm hiện nay [1973], cả hai đồng ý chung về các đánh giá tình hình Đông Dương và về chuyện cần phải làm gì.
“Có vẻ họ cùng tin rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam sẽ tạo đà cho một loạt xu hướng lịch sử thuận lợi [cho họ] trong khắp cả vùng Đông Nam Á,”
“Cả hai cũng không thấy có nhiều khả năng để chế độ hiện hành tại Sài Gòn có thể tồn tại mãi mãi.”

Vì quyền lợi riêng

Nếu như phía Trung Quốc làm rõ rằng mục đích cao nhất của họ khi đề cập tới Đông Dương là để cải thiện quan hệ chiến lược với Mỹ, phía Bắc Việt Nam cũng vẫn cần Trung Quốc viện trợ và đã chỉnh sửa cách nói của mình về cuộc chiến.
Bản điện tín viết:

"Sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước"
Điện tín ngoại giao Hoa Kỳ
“Trong khi không bỏ mục tiêu chiếm miền Nam, Hà Nội như cũng sửa lịch trình đó khá nhiều, nhấn mạnh tới các hoạt động chính trị thay vì các hành động quân sự một cách đầy kịch tính,”
"Hà Nội cũng muốn Trung Quốc viện trợ tiếp tục, và sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước.”
Bản điện tín cũng ghi rằng dù có thay đổi về ngôn từ, không có bằng chứng là Bộ Chính trị tại Hà Nội bỏ chiến lược quân sự với miền Nam.
Điều giới ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận ngay từ giữa năm 1973, gần hai năm trước khi Sài Gòn sụp đổ là “sự tự tin của Hà Nội”.
Tài liệu này tiết lộ một thái độ ngạc nhiên, thậm chí nể phục của giới ngoại giao Hoa Kỳ khi viết về Bắc Việt, kể cả khi đồng minh Trung Quốc có thể không tin vào điều Hà Nội tin tưởng:
“Người Bắc Việt Nam thật sự tự tin rằng chiến lược của họ sẽ đem lại thắng lợi cuối cùng. Thật khó mà tin rằng Bắc Kinh cũng ‘mua trọn gói’ toàn bộ các mặt của cách phân tích, nhận định tình hình như thế hay chấp nhận mọi góc độ của chiến lược đó.”
Trong các bản điện tín khác, phía Hoa Kỳ có vẻ như nhìn nhận rằng Trung Quốc sau các tính toán trên đã có động thái riêng thể hiện trong vụ chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974.
Cùng lúc, Trung Quốc vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Bắc Việt Nam, thậm chí còn tìm cách mô tả ‘chiến thắng Tây Sa’ (Paracels) như một ‘thắng lợi chung của nhân dân Trung – Việt’ chống lại Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, theo một bản điện tín khác của Hoa Kỳ ngày 19/03/1974.
BBC sẽ tiếp tục khai thác các nội dung từ điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến chủ đề chính trị khu vực Đông Nam Á trong các bài tới. Mời quý vị xem lại chuyên đề Bấm Hòa đàm Paris 1973.

ĐINH LÂM THANH * TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC ?



BAO GIỜ THÌ TÀU CỘNG MUA ĐIỆN ÉLYSÉE ?
 
(Với góp ý của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN)
 

ĐINH LÂM THANH
 

Góp ý của Diễn Đàn Quốc Tế: Các tiếng kêu thảng thốt từ các quốc gia Âu Mỹ về nguy cơ xâm nhập và thống trị kinh tế của Tàu Cộng đang nổi lên ngày một nhiều từ Bắc Mỹ sang Âu Châu. Mới vừøa vài tháng trước đây, người Canada đã giật mình kinh hãi khi Thủ Tướng Canada Stephen Harper đồng ý bán công ty dầu khí kỹ thuật cao của Canada trụ sở tại Calgary là Nexen cho Công Ty Quốc Doanh Dầu Khí Tàu Cộng CNOOC với giá 15.1 tỉ đô. Người Việt tại Canada cũng không vui trước vụ mua bán này là vì CNOOC có thể thủ đắc kỹ thuật tân tiến của Nexen để đem qua khai thác dầu khí tại Biển Đông, mà Đảng CSVN là tay sai của Đảng CS Trung Hoa nên tương lai Dầu Khí của VN tại Biển Đông rất nhiều nguy cơ bị Tàu Phù chiếm đoạt qua Đường Lưỡi Bò ngang ngược liếm hết 80% Biển Đông. Việt Nam, Phi Luật Tân và nhiều nước khác như Brunei, Mã Lai đều có nguy cơ bị Tàu Cộng xâm đoạt lãnh hải và tài nguyên của mình, vào lúc mà Tàu Cộng đang trong cơn khát dầu và bày tỏ tham vọng không dấu đút làm bá chủ thế giới trong tương lai sắp tới đây. Chủ Nhiệm Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN -- TS Nguyễn Bá Long -- mấy tháng trước đây đã có thư trình bày rõ lập trường đối với vụ Nexen lên Thủ Tướng Canada, Bộ Trưởng Ngoại Giao, Bộ Trưởng Di Trú và Công Dân Vụ, lãnh đạo các đảng đối lập tại Canada, cũng như nhiều chính trị gia nổi tiếng khác về nguy cơ của vụ chuyển nhượng Nexen cho Tàu Phù. Nhưng tiếc rằng vì nhiều lý do, Thủ Tướng Canada đã thông qua vụ mua bán này, và vụ mua bán đã trở thành chính thức. Nexen đã rút ra khỏi Thị Trường Chứng Khoán Toronto. Tiếng kêu thảng thốt từ Canada chưa dứt dư âm thì nay lại nghe đến tiếng kêu thảng thốt từ Pháp do chiến hữu Đinh Lâm Thanh nêu ra. Mặc dù tầm mức của vụ việc tại Pháp liên hệ đến Tàu Phù không lớn lao và nguy hại bằng vụ Nexen của Canada; nhưng cứ theo đà này, thì chỉ trong vòng một số năm nữa; chỉ với bằng " bao lì xi dày cộm và gói vuông vuông nặng ký đi kèm những cuộc gặp gỡ trao đổi kinh tế hay cầu cạnh một vấn đề hành chánh nào đó", như chiến hữu Thanh mô tả trong bài viết dưới đây của ông; thì nguy cơ Tàu Phù thống trị kinh tế Bắc Mỹ và Âu Châu không nghi ngờ gì sẽ biến thành hiện thực. Chỉ có một sách lược chống lại hiệu quả là phải nối kết mọi sắc dân đồng lòng đứng lên tẩy chay hàng hóa của Tàu Phù trên mọi lãnh vực, đi kèm với áp lực chính trị của mọi thành phần dân chúng lên các chính trị gia địa phương về các chính sách đối với sự xâm nhập kinh tế và thủ đắc các phương tiện sản xuất của người bản xứ một cách thật là gay gắt, cùng với nghiêm trị mọi hình thức đút lót mà Ba Tàu rất thiện nghệ, thì mới có thể cản lại đà xâm nhập của bọn tự xưng là "CON TRỜI"ù đang điên cuồng bành trướng quyết trở thành bá chủ thế giới.
 

Sự thiếu cảnh giác và quyết tâm của dân chúng cũng như tham lợi và ăn của đút của giới chính trị gia hủ hóa sẽ đưa các nền kinh tế Bắc Mỹ và Âu Châu vào sự thống trị của Tàu Phù không lâu.
 

Xin Ơn Trên phù hộ cho tất cẳ chúng ta cũng như lãnh đạo các nước trên thế giới tỉnh táo trước đại họa của Tàu Phù!
 

Hải Ngoại ngày 16 tháng 3 năm 2013
 
Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN
 
 
* * *
 
Chiều 27.02.2013, một bản tin hằng ngày lúc 19.00 giờ trên đài Truyền Hình F3 đã làm cho những người quan tâm đến vấn đề kinh tế và chính trị của Pháp phải ngẩn ngơ không ít. Tôi mở TV trễ nên bị mất phần đầu, nhưng theo dõi đến cuối bản tin, nội dung còn lại cũng cho người xem biết rằng Tàu cộng đã thuê dài hạn một vùng đất rộng để khuếch trương những nhà máy sản xuất sữa ở vùng Tây Bắc nước Pháp. Quan trọng hơn là Chệt đỏ đã mua các hệ thống nuôi bò sữa cũng như các cơ sở cung cấp ở vùng Bretagne, pha chế và xuất khẩu sữa bột, sữa đặc mang nhãn hiệu Chệt để cung cấp cho toàn cầu. Rồi đây thị trường thế giới chắc chắn tràn ngập hàng Tây mang chữ Tàu, sau rượu chát, cognac, champagne, sữa bò đủ loại cùng những sản phẩm quan trọng khác sẽ lần lượt trình làng nay mai. Tàu Cộng đã làm chủ và đang thao túng thị trường, từ phẩm chất đến giá thành, các sản phẩm đứng hàng đầu thế giới của Pháp.
 

Câu chuyện trên nhắc tôi nhớ lại cách đây chừng hai chục năm, trong một chương trình truyền hình ‘phiếm’ với những nhân vật bằng ‘nộm’ mang hình ảnh các nhân vật chính trị Pháp thời đó. Chương trình phát hình khoảng chừng vài phút mỗi ngày, trong đó có đoạn nầy làm tôi chú ý : hình nộm một nam xướng ngôn viên đọc bản tin hằng ngày rằng, chừng vài chục năm nữa người Pháp sẽ chào cờ Rệp thay cờ Xanh Trắng Đỏ. Các đài truyền thanh truyền hình sẽ phát thanh bằng tiếng Rệp. Đàn ông đuợc lấy năm bảy vợ. Đàn bà ra khỏi nhà phải bịt mặt. Ngôn ngữ chính là tiếng Rệp. Trong ngày, đến giờ thì mọi người phải ngưng tất cả sinh hoạt, quỳ xuống bất cứ đâu để đọc kinh.
 

Cho đến hôm nay, cũng may, những chuyện nầy chưa xảy ra hoàn toàn trên đất Pháp vì người dân đã phản ứng mạnh trước những đòi hỏi quá lộ liễu của Rệp như : Đạo Hồi là quốc giáo thứ hai và yêu cầu chính quyền mỗi thành phố phải cung cấp hoặc ưu tiên nhượng, bán đất để họ xây các nhà thờ Hồi Giáo. Ở Paris thì phải được phép xây cao hơn tất cả các nhà cao từng khác. Cantin trường học, bệnh viện không được nấu thịt heo cho học sinh và người bệnh. Xuống đường phản đối lệnh Chính Phủ Pháp cấm khăn choàng bịt mặt mỗi khi ra đường, trong các sinh hoạt xã hội cũng như lúc chụp hình làm căn cước ! Dù gần 10 triệu người định cư hợp pháp hoặc ở chui, các nhóm Rệp và Phi Châu chưa đạt được thành quả nào lớn trên đất Pháp vì các hành vi bạo động do chính họ gây ra thường xuyên như các hình thức đốt xe, biểu tình ăn vạ sau các cuộc xung đột với cảnh sát…đã làm cho người Pháp sáng mắt một phần nào. Người Pháp bắt đầu phản ứng ngầm bằng hình thức ủng hộ đảng bảo thủ của Ông LePen trong các cuộc bầu cử từ địa phương đến trung ương. Điều nầy chứng minh qua tổng số phiếu đã dành cho đảng nầy trong các lần bầu cử lập pháp và hành pháp. Đó là điều may mắn, đến giờ nầy vẫn chưa có thay đổi nào trầm trọng theo yêu cầu của khối người Á Rập và Phi Châu đang định cư cũng như ở lậu trên lãnh thổ nước Pháp.
 

Ngược lại đừng khinh thường với trên dưới một trăm ngàn người Pháp gốc Tàu (theo tài liệu năm 2011), nhất là một số không ít, khó kiểm chứng chính xác, từ lục địa qua ở lậu… Họ chính là thành phần sẽ lũng đoạn kinh tế và chính trị nước Pháp trong tương lai. Bản chất của ‘Chệt’ đã ma giáo rồi mà còn ‘đỏ’ nữa thì những âm mưu bành trướng kinh tế và gây giống trồng người của họ qủa đạt đến hàng sư phụ. Nếu dân tộc nào, quốc gia nào còn mù quáng trước chiêu bài hợp tác thì trước sau gì cũng bị ‘chệt đỏ’ cởi lên đầu lên cổ. Dân Pháp và nhất là giới cầm quyền đa số ngây thơ trước những âm mưu xâm nhập qua việc gây giống trồng người đến các hình thức làm ăn chui, xảo trá và nhập lậu. Nhìn bên ngoài Tàu Đỏ hiền từ, lịch sự, vâng, dạ và đưa cả hai bàn tay ra bắt để cầu cạnh, đã không làm mất lòng ai mà lúc nào cũng sẵn sàng bao lì xi dày cộm và gói vuông vuông nặng ký đi kèm những cuộc gặp gỡ trao đổi kinh tế hay cầu cạnh một vấn đề hành chánh nào đó. Dù khó khăn nhưng rốt cuộc chuyện gì đối với Chệt cũng được thông qua một cách dễ dàng. Chuyện nầy cũng không lạ gì vì đã là con người (trừ các Vị trong chính phủ Na Uy, Thụy Điển) thì bao lì xì, gói vuông vuông vẫn là món hàng ‘khai vị’ hấp dẫn trước khi bắt tay vào việc bất cứ một việc gì. Kinh nghiệm cho thấy, xứ nào, ai cũng vậy, rất ít người chê tiền ! Chỉ có nhiều hay ít và kín đáo hay lộ liễu mà thôi.
 

Trước đây vài năm, có một nhân viên trong chính quyền Pháp đặt câu hỏi, bí quyết nào giúp người Tàu sống rất thọ ? Trong khu 13 chỉ có sanh chứ không thấy tử ? Nghĩa là theo hồ sơ của Quận Paris 13 người tàu đẻ con thì nhiều mà khai chết chẳng có bao nhiêu ! Sau nầy thì chính quyền cũng khám phá ra, người chết không được khai báo chôn cất theo thủ tục mà được thiêu một cách bí mật để gia đình hưởng tiếp tiền già và thẻ căn cước thì bán lại cho những người già từ Tàu cộng sang du lịch. Đen với Vàng, nhất là người lớn tuổi thì đố ai so sánh được hình trong ảnh căn cước, có giá trị 10 năm, với người thật ngoài đời ! Hơn nữa những người già nầy đâu cần ra đường để bị cảnh sát xét hỏi. Họ ở trong nhà dưới danh nghĩa người giữ villa, quản gia biệt thự của các tỷ phú đỏ. Thật nhất cử lưỡng tiện, vừa giữ nhà có lương vừa tiếp tục lãnh tiền trợ cấp của Chính phủ ! Ai giỏi và hay hơn ‘Chệt Đỏ’ ? Một điều cần phải nói thêm, các ngôi biệt thự trị giá hàng triệu euros trở lên tại Paris và các vùng phụ cận bán rất được giá và dễ dàng với đám Tàu cộng đang kiếm đất để chạy ra nước ngoài. Trong lúc đó Pháp là vùng đất thích hợp nhất. Chính quyền đang o bế Tàu cộng, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương đang cần tiền, do đó việc bán bất động sản xảy ra dễ dàng với Tàu cộng, vì họ không kỳ kèo giá, trả tiền một lần lại còn gói vuông vuông đi kèm biếu từ ông thị trưởng đến các ông bà chưởng khế (notaire) ! Tôi ngạc nhiên Ông Thị trưởng thành phố tôi ở. Trước kia ông là người bảo thủ, nghi kỵ da Vàng cũng như Đen Rệp. Nhưng mới đây trong tập san thông tin của thành phố, ông Thị Trưởng tươi cười ôm và khen ngợi hai ‘chệt đỏ’ chính hiệu đã mua lại một restaurant sang trọng của người Pháp !
 

Trước đây Tàu đỏ chú trọng đến hai thành phố Aubervillier (Giáp ranh với Bắc Paris) và AlfortVille (Nam Paris). Nhưng nay thành phố Vitry Sur Seine, nam Paris với Quốc lộ 305, là trục lộ quan trọng nối liền giữa Paris với phi trương Orly và xa lộ A6, là đầu hướng chính để đi về phía Nam (Lyon-Marseille) và Tây Nam (Nante-Bordeaux), thì Tàu cộng chấm ngay thành phố đang phát triển nầy. Do đó người ta không lạ khi nhà cửa tại đây trước kia mất giá vì là thành phố của Đen Rệp, nay lại tăng lên gấp hai gấp ba….vì Chệt đỏ tung tiền ra để mua đứt luôn nơi nầy nhằm mở rộng khối Tàu từ Paris 13 nối liền với thành phố Vitry Sur Seine, là cửa ngỏ chính đi về Miền Nam..
 

Một điều cần ghi nhận rằng, các xứ Phi Châu dù chưa văn minh tiến bộ bằng Âu-Mỹ nhưng họ đã biết phòng xa và bắt đầu tránh né hiểm họa của Tàu cộng. Chệt đã tái xử dụng hàng trăm ngàn tấn vật dụng, thực phẩm bị thế giới tự do trả về vì thiếu an toàn và có tính cách độc hại giết người để gởi qua Phi Châu, vừa bán vừa cho không ngoài mục đích mở đầu chương trình xâm nhập vào các xứ nầy dưới nhiều khia cạnh cũng như các hình thức khác nhau. Những năm gần đây Tàu cộng bỏ tiền ra mua đất, lập hãng xưởng, mướn nhân công địa phương, sản xuất các hàng hóa sản phẩm rẻ, thiếu an toàn và vệ sinh rồi in lên trên bao bì sản xuất tại nước ngoài. Quan trọng là Chệt đỏ đưa một số trai ế vợ qua Phi Châu kết hôn với những hoa hậu bộ lạc, hoa hậu xóm, hoa hậu làng ham tiền và danh vọng của những người chồng mang họ Tàu. Chỉ trong vòng vài năm trở lại, Tàu cộng đã nhuộm đỏ phần nào một số quốc gia nghèo ở Phi Châu. Dù chưa văn minh bằng Âu-Mỹ nhưng các xứ nầy đã thấy trước hậu quả trầm trọng một cuộc xâm nhập và bành trướng của đám xì dầu hột vịt muối. Gần đây một số quốc gia đã lên tiếng phản đối đồng thời có nhiều biện pháp ngăn chận việc lấn đất giành dân của đạo quân gồm một tỷ rưởi người đang hăm hở âm mưu làm bá chủ thế giới.
 

Trở về chuyện nước Pháp, tôi đến định cư tại đây đã qua năm đời tổng thống : Giscard d’Estaing, François Mitterrand, Jacques Chirac, Nicolas Sarkozy, François Hollande. Nếu so sánh thì tổng thống hiện thời Hollande, một cách tổng quát, là người có thể xem là ‘yếu’ nhất về nhiều phương diện. Tuy còn trên ba năm trong nhiệm kỳ đầu tiên nhưng chương trình căn bản hứa hẹn của Ông Hollande rất khó thực hiện với tình trạng tổ chức hành chánh, nhân sự trong nội các cũng như kế hoạch đổi mới của Chính Phủ do Ông cầm đầu. Với chủ trương thu phục nhân tâm (!), ngoài việc chỉ trích những sai lầm của Ông Nicolas Sarkozy, ông Hollande đưa ra một chương trình vận động lớn bằng các hình thức giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, đánh thuế nhà giàu và nâng đở đời sống người nghèo… Nhưng Ông Hollande đã mất cả chì lẫn chài. Giàu thì kiếm cách đem của ra nước ngoài, các hãng xưởng đóng cửa đuổi nhân viên, một số cuối gói đi tìm thị trường nhân công rẻ và đóng thuế ít. Nghèo thì bất mãn, đa số đã nghèo lại càng nghèo thêm nữa, và chỉ có người dân lương thiện bị móc túi đến tận xương tủy.
 

Sau sáu tháng cầm quyền, tình trạng thất nghiệp tăng lên kỷ lục so với những năm trước đây, biểu tình đình công xảy ra hằng ngày Theo tôi, ông Hollande là một nhân vật chính trị bình thường (tuy rằng nắm chức vụ quan trọng trong đảng Xã Hội) và còn yếu trong vấn đề hành chánh cũng như ngoại giao. Hình như Ông chưa giữ một chức vụ hành chánh nào từ cấp tỉnh trở lên. Về chính trị, ông có cái may thừa hưởng được gia tài của người vợ cũ, Segolene Royal, khi bà ra tranh cử trong nhiệm kỳ trước để bước vào điện Élysée. Sau khi Ông Hollande đắc cử, trong dịp thăm viếng thân hữu với Đức Quốc, bà Angela Merkel, Thủ Tướng Đức đã có dịp dẫn cậu học trò chính trị Hollande bài học ngoại giao đầu tiên khi Ông duyệt qua hàng rào danh dự đón vị nguyên thủ quốc gia. Hình ảnh nầy làm cho không ít người Pháp phải ngượng sau khi xem chương trình truyền hình buổi viếng thăm chính thức của tân tổng thống Pháp Hollande. Thành công lớn của ông Hollande được ghi nhận trong gần một năm nắm quyền là bộ luật ‘cho phép hôn nhân tự do giữa hai người đồng tình luyến ái’. Ngoài ra chẳng có gì mới lạ ngoài việc tìm đủ mọi cách đánh thuế vào người dân. Một chính phủ chỉ biết đánh thuế, đánh thuế túi bụi, đánh thuế tối tăm mặt mày để bù đắp thiếu hụt ngân sách thì chẳng hay ho gì, ai cũng làm được cả ! Đối với các cơ sở sản xuất thì người chủ không còn đường sống bởi các hình thức thuế càng ngày càng cao và đóng cotisation đối với việc tuyển nhân viên. Điều cần thiết mà Ông Hollande không làm được là ngăn chận phần nào lạm phát, kềøm giá tiêu thụ, nâng cao hay ổn định kinh tế người dân, bảo vệ quyền lợi kính tế cho Pháp cũng như giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện nay. Đánh thuế nếu được xem là một giải pháp chẳng đặng đừng, nhỏ giọt, ngắn hạn và hợp thời thì có thể tạm chấp nhận. Nhưng chỉ biết nhắm vào thuế để giải quyết tất cả khó khăn thì hậu quả trước mắt là mất niềm tin của người dân, các chủ hãng xưởng cuốn gói ra ngoại quốc tìm thị trường ít thuế và nhân công rẻ, vậy nước Pháp còn lại gì ?
 

Tổ chức chính quyền của Pháp theo hình thức Tổng Thống chế, nghĩa là Tổng Thống nắm toàn quyền hành chánh quân sự. Thủ tướng chỉ là kẻ thừa hành do Tổng Thống đặt để, không cần phải thông qua Quốc Hội. Thủ tướng nếu làm được việc thì ở lâu, dở hay có gì trục trặc chống đối thì đi ngay chỗ khác ! Việc bổ nhiệm các bộ trưởng không hẳn nằm trong tay Thủ Tướng mà chính phần lớn là quyết định của Tổng Thống. Qua nhiều thời Tổng Thống mới đây, đa số các chức bộ trưởng, thứ trưởng là những người được trả ơn sau các cuộc bầu cử hoặc đặt để theo thỏa ước với các phe phái ủng hộ…nên có những bộ trưởng thứ trưởng chẳng có gì sáng giá cho lắm ! Trong nội các của Ông Holllande, ngoại trừ một vài vị, như Ông Laurent Fabius, Bộ Trưởng Ngoại Giao, còn những vị khác xem ra cũng tầm thường trong lãnh vực họ trách nhiệm ! Đó là lý do tại sao đã gần một năm cầm quyền Ông Hollande chưa làm được gì ngoài bộ luật cho phép tự do kết hôn ! Nhân tiện đây cũng nhắc lại trong các đời tổng thống tiền nhiệm trước đây, có chính phủ trong đó, một người đàn bà giữ đến chức vụ bộ trưởng Quốc Phòng nhưng không hiểu bà nầy có biết con cò súng ở đâu không ? Khi có vấn đề xảy ra thì được chuyển qua giữ chức bộ trưởng Nội Vụ ! Một bà khác là luật sư mới hành nghề hay là thuộc ngạch thẩm phán thấp…nhưng lại giữ chức bộ trưởng Tư Pháp. Bà nầy quậy đến đổi các thẩm phán kinh nghiệm, đầu ba thứ tóc (tóc muôi tiêu, ngồi xử án còn đội thêm tóc giả) và các luật sư lớn tuổi, nổi danh…đồng loạt xuống đường tỏ thái độ với chính phủ. Tiếp đến là một ông bộ trưởng Giáo Dục, thành quả đáng giá của mấy năm làm bộ trưởng là đã phổ biến thành công công dụng của ‘bao cao su ngừa thai cho học sinh trong các trường trung học cấp I (Collège).
 

Trong vấn đề thương mãi, qua việc hợp tác hai chiều, Tàu đỏ nhập vào Pháp mỗi năm hàng triệu tấn, toàn là hàng tiêu dùng hạ đẳng thiếu phẩm chất cũng như những thực phẩm độc hại giết người. Trách nhiệm về ai ? Có phải là những nhà nhập cảng người Pháp tham rẻ và các công ty do Chệt làm chủ đã mánh mung, mua chuộc vượt quota để nhập chính thức cũng như lậu vào Châu- Âu và Pháp những thứ hàng có hại cho an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng và xử dụng ? Ngược lại Chệt không mua của Pháp những gì thuộc hàng tiêu dùng đại chúng (hạ đẳng) mà chỉ chú trọng đến bất động sản là đất, bản quyền trí tuệ, cơ sở sản xuất có môn bài của Pháp ? Chính quyền và người Pháp nên nhìn kỹ và nghiên cứu vấn đề nầy. Nhớ lại các thương vụ được quảng cáo rầm rộ trước đây, đàng sau có gì bí ẩn thì không ai biết, nhưng dân Pháp đều vui mừng nghe các vị tổng thống tiền nhiệm, khi thăm viếng Tàu cộng, đã được nơi đây hứa đặt mua hàng chục chiếc máy bay dân sự Airbus 380. Hai ba lần tuyên bố đặt hàng nhưng rồi chìm xuồng, không còn ai nhắc nhở đến những giao kèo béo bỡ do các vị tổng thống muốn kiêm luôn vai trò bộ trưởng thương mãi để đánh bóng trong chuyến công du ! Thực tế Tàu cộng đã đem lại nguồn lợi gì cho nước Pháp ngoài ảo ảnh thị trường tiêu thụ với một tỷ rưởi người ! Nhìn lại trong các cộng đồng Á Châu có mặt trên đất Pháp, mafia Tàu cộng đã gây rối bắn chết người, góp tay phá nền kinh tế bằng hàng lậu, hàng giả, tiền dơ… Những vấn đề nầy được công bố nhiều lần rằng cảnh sát đã chận bắt, nhưng có điều lạ là chưa thấy chính quyền Pháp công khai đưa ra tòa một tên phạm pháp ‘Tàu đỏ’ hoặc thành phần ‘hột vịt muối’ nào đã góp tay phá hoại nền kinh tế.
 

Trong trại Tỵ Nạn Mã Lai, tôi được ưu tiên đi Mỹ, nhưng có lẽ ảnh hưởng chương trình giáo dục của Pháp, tôi hằng mơ ước một ngày nào đó sẽ rờ được chân Tour Eiffel, thả bộ trong vườn Luxembourg, dạo chơi trên sông Seine và nhất là được sống trong một đất nước văn minh nhất thế giới. Và thật may mắn, vừa đặt chân đến định cư, tôi được nước Pháp cũng như người Pháp cưu mang gia đình và giúp đở con cái nên người sau khi chúng tôi từ giã ‘thiên đường cộng sản’. Nhưng thật đau lòng, đã bỏ cộng sản đi tìm tự do, nay lại thấy cảnh Tàu cộng càng ngày càng bành trướng trên quê hương thứ hai của tôi, nếu không góp tay với những người Pháp để báo động thì chắc một ngày gần đây gia đình tôi phải trực diện thêm một lần nữa với kẻ thù không đội trời chung là Tàu cộng trên mảnh đất thứ hai thân yêu nầy.
 

Nếu chính phủ Pháp không đề cao cảnh giác trước mưu đồ xâm nhập và bành trướng của Tàu cộng, các nhà kỹ nghệ doanh nghiệp bất mãn bỏ nước ra đi thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Và hơn nữa, các chủ cơ sở của Pháp nếu còn tham lợi bán cơ xưởng, bán tài sản và bán luôn cả chất xám (savoir faire) cho tập đoàn Tàu cộng thì, không biết trong bao lâu nữa, Chệt sẽ mua đứt Điện Élysée.
 

Đinh Lâm Thanh
 
Paris, 14.3.2013
 
* Nguồn : Hội Văn Hóa Người Việt Tự Do – http://www.hvhnvtd.com
 
(Dinh Lam Thanh <dinhlamthanh@hotmail.com>: 3/15/2013, 7.10AM)
 

 

HAZEL DENNING * CHƯƠNG TRÌNH ORAPH WINFREY


LIỆU PHÁP HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN
 NHỚ LẠI KIẾP TRƯỚC  (PAST LIFE THERAPY)
 Giáo Sư HAZEL DENNING


Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney , tôi mở tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi. Ngoài tài ăn nói rõ ràng lưu loát về đề tài luân hồi, về vấn đề kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại, bà còn là một bác sĩ tâm lý trị liệu rất giỏi. Tôi nghĩ công trình nghiên cứu của bà về luân hồi vào khoa tâm lý trị liệu ở Tây phương sẽ là những tài liệu quý báu cho tôi, nên tôi tìm cách hội kiến với bà.


 Giáo sư Denning

Máy bay hạ cánh xuống một phi trường nhỏ ở miền Nam California. Giáo sư Denning thân hành ra đón tôi. Người nhỏ thó, lưng thẳng đi đứng nhanh nhẹn tuy đã ngoài tám mươi. Bà ung dung lái xe về nhà ở Riverside , nơi sản xuất cam nổi tiếng của Cali . Trong căn phòng làm việc của bà treo đầy bằng cấp, chứng chỉ: hai bằng tiến sĩ, hai bằng thạc sĩ, bằng cấp cử nhân và rất nhiều văn kiện chứng thực bà rất uyên bác về khoa thôi miên và khoa cận tâm lý (Parapsychology).

Trong hai ngày tôi ở lại nhà bà, bà kể cho tôi nghe về công việc của bà và giải thích lý do bà chọn công việc này. Từ hồi nhỏ, giáo sư Denning hay thắc mắc muốn tìm hiểu "tại sao" về việc này việc nọ, tại sao con người phải chịu khổ đau. Bà không tin đó là ý Chúa (God). Bà cho là tin như vậy có vẻ không hợp lý. Năm ngoài hai mươi tuổi, tình cờ bà được đọc một cuốn sách về luân hồi. Bà vui mừng,"Ôi chao! Tôi đã tìm được giải đáp cho những thắc mắc của tôi rồi. Tôi quá đổi vui mừng và suy nghĩ: cuối cùng thì tôi cũng tìm được một lời giải hợp lý, có thể lý giải được tất cả những bất công của thế gian".

Hồi đầu thì bà chưa tin lắm. Bà tìm đọc những tài liệu xưa để xem những thức giả đời trước nghĩ sao về luân hồi, và khám phá ra rằng tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều tin luân hồi kể cả Thiên chúa giáo cho đến năm 533 sau Tây lịch, thì một ông vua La Mã và bà hoàng hậu cấm không cho nói đến luân hồi nữa. Có hai giáo hoàng bị giết vì muốn giữ đoạn nói về luân hồi trong kinh sách. Ít người biết biết đến dữ kiện này. Cũng không mấy ai biết chuyện những cha cố ngày xưa như cha Origin và ông thánh Augustin đều tin có luân hồi. Bà nói, "Vậy những người nào nói rằng tin có luân hồi là trái với giáo điều Thiên chúa giáo là không biết những chuyện này". Bà càng thích thú hơn khi khám phá ra những nhân vật nổi tiếng từ cổ chí kim đều tin có luân hồi, từ Plato, Aristotle, Socrates đến Henry Ford, Gladstone, Thomas Edison, đại tướng Patton và nhiều người khác nữa. Bà áp dụng những hiểu biết về luân hồi vào khoa chữa bệnh tâm thần để tìm hiểu nguyên do sâu xa do đâu mà bệnh nhân dường như sống ở một thế giới khác, hay có nhiều sợ hãi vô lý (phobia).

Tôi nóng lòng muốn biết giáo sư Denning làm sao dung hòa được hai vai trò có vẻ trái ngược, vai trò của một bác sĩ tâm thần và vai trò của một người dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về kiếp trước. Làm sao bà có thể chấp nhận lối giải thích của các bác sĩ tâm lý trị liệu hiện nay dùng chữ nghiệp (karma) để giải thích rằng những gì xảy ra trong đời này đều do nghiệp chướng đương sự đã tạo nên từ nhiều đời trước. Giáo sư Denning không tin môi trường sống là tác nhân chính ảnh hưởng đến cách hành xử của một người. Bà công nhận hoàn cảnh bao quanh đời sống cũng đóng một vai trò khá quan trọng nhưng không phải là yếu tố chỉ huy. 

Theo bà thì mục đích của đời sống ở thế gian là để tu tâm hướng thượng. Một người tái sanh ở lại cõi trần là để thanh toán, thành tựu những gì mình làm dang dở trong những kiếp trước. Bà nói có những đứa trẻ sanh ra với một bản tánh yêu đời, đứa khác thì hay cáu giận, tức là mang theo chủng tử của kiếp trước. Theo bà thì số phận (destiny) của mỗi người không thể thay đổi được những phước báu của cha mẹ hay môi trường chung quanh có thể làm cho đời sống của người ấy thoải mái hơn hay khó khăn hơn.

Vì thế giáo sư Denning quyết định trở nên một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Bà muốn dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về sống lại kiếp trước của mình. Bà rất cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực trong công việc này. Bà không tìm cách khống chế tư tưởng của bệnh nhân. Bà nói ngày trước trong khoa thôi miên người ta thường dạy phương pháp gợi ý cho bệnh nhân (post-hypnotic suggestion) dùng những câu như "Không được ăn thức ăn này. Thức ăn này ghê lắm v.v...". Tôi không dùng phương pháp ấy, trái ngược với nguyên tắc của tôi. Tôi tìm được cách riêng của tôi mà không cần khống chế tâm ý của bệnh nhân. Vì thế tôi muốn dùng cụm từ "đổi đời" (altered state) thay vì hai chữ thôi miên". Năm 1980 bà lập hội "Association for Past Life Research and Therapies" và vui mừng thấy hội phát triển nhanh hơn dự tính, vì số người tin và muốn tìm hiểu luân hồi ngày càng đông. Bà khẳng định rằng khoa hướng dẫn bệnh nhân nhớ lại kiếp trước (Past Life Therapy) trở nên một dụng cụ hữu hiệu trong khoa tâm lý và y khoa toàn diện - chữa trị cả thân và tâm. Đường hướng này không những phát triển nhanh ở Mỹ mà còn lớn mạnh ở các nước khác trên thế giới. Bà được mời đi nói chuyện nhiều lần ở Á châu và ở trường đại học Ultrecht của Hòa Lan, một trường đại học xưa nhất, mà cũng là trường đại học đầu tiên có giảng dạy môn cận tâm lý (parapsychology).

Ở Mỹ những người tìm đến với Dr. Denning gồm đủ mọi thành phần xã hội. Bà dùng phương pháp thông thường trước. Nếu không có kết quả thì bà đưa bệnh nhân trở về kiếp trước để tìm hiểu nguyên nhân. Bệnh nhân của bà gồm đủ mọi hạng người, mục sư có, chuyên viên có, rất nhiều nhà giáo, nhiều quân nhân và các thành phần khác. Thường thường ai cũng muốn hỏi. "Mục đích của đời sống là gì?", "Tôi đang làm gì ở đây", "Tôi trở lại lần này để làm gì?" Bệnh nhân của bà thường ở lứa tuổi ba mươi đến bốn mươi, nhưng có một cô bé chín tuổi xin cha mẹ đến gặp bà để tìm hiểu tại sao cô sợ máu lắm. Mới chín tuổi nhưng cô rất chững chạc. Vừa thiếp đi cô bé thấy kiếp trước của mình là một ông già đang giẫy chết vì bệnh tim. Bỗng dưng cô la lên, "Không, tôi không phải chết vì bệnh mà vì tôi quá đau khổ". Rồi cô bắt đầu kể đến ông già - tức là tiền thân của cô - đưa vợ đi ăn tiệm. Một tên cướp vào tiệm bắn chết nhiều người trong đó có vợ ông. Cô thấy người "vợ" chết trong vũng máu - ấn tượng hãi hùng đó theo thần thức qua đến đời này. Thêm vào đó là mặc cảm tội lỗi đã không cứu được người "vợ" của mình ray rức hành hạ cô, bà kết luận.
Quan điểm của giáo sư Hazel Denning về vấn đền này rất rõ ràng vì bà chứng kiến hàng ngàn bệnh nhân đã đổi đời, bà đã thấy rõ bao nhiêu thảm cảnh trong nhiều kiếp của họ và bà đã khai triển  riêng lý thuyết của bà. Cuộc đàm thoại sau đây giữa cô Mackenzie với giáo sư Denning, vì vậy, không những có giá trị về mặt thông tin mà còn rất thù vị và hào hứng.

Vicki Mackenzie: Tại sao lại có hiện tượng tái sanh?
Hazel Denning: Khi đưa một người trở về kiếp trước và tìm hiểu tại sao đương sự chọn tái sanh vào gia dình này, và mục đích của họ trở lại thế gian để làm gì thì ai cũng có câu trả lời tương tự: "Quả thật tôi không muốn trở lại thế gian chút nào. Ép mình vào cái xác phàm như đi vào tù, ngột ngạt lắm". Khi tôi hỏi lại: "Vậy tại sao ông/bà lại trở về, có ai bắt mình ở lại đâu?" thì câu trả lời luôn luôn là: "Vì thế gian là một trường học để rèn luyện nhân phẩm của mình. Muốn trau giồi tâm linh, muốn hướng thượng thì phải trở lại thế gian. Mà thật tình tôi muốn tu tâm nên tôi phải trở lại thế gian này". Đó là câu trả lời tôi ghi lại.

Vicki Mackenzie: Theo kinh nghiệm của bà thì người ta trở lại thế gian này bao nhiêu lần? Hazel Denning: Vô lượng kiếp, cho đến khi họ học hỏi thành tựu được những điều mong muốn. Ngay cả trong đời hiện tại này có người phải mất nhiều năm mới thấy rõ ý nghĩa của những chướng ngại khó khăn xảy ra cho mình. Có một bà khi đến phòng mạch lần đầu tuyên bố rằng, "Tôi đến đây muốn hỏi về tình yêu lứa đôi". Trả lời thế nào với bà này? Là bác sĩ chuyên môn về khoa tâm lý, tôi không thể nói bà cứ yêu đi rồi sẽ được yêu. Bà vẫn đến phòng mạch nhưng không thường xuyên. Mãi đến mười tám năm sau bà mới tìm ra "chân lý". Trong thời gian không gặp mặt, bà có một đời chồng, ly dị, ăn ở với một ông khác, lấy chồng lần thứ hai, rồi cũng ly dị, ăn ở với năm, sáu ông khác nữa cho đến một hôm bà không chịu đựng được cảnh sống một mình nữa và cương quyết đi gặp tôi mỗi ngày cho đến khi nào tìm được nguyên nhân tại sao bà không thể chung thủy với một người. Cuối cùng thì bà thấy kiếp trước bà là con gái của một gia đình giàu có ở Hy Lạp. Khi chừng mười bốn tuổi, cô bé yêu cậu người làm cùng tuổi. Khi biết được, cha cô nổi trận lôi đình đày người yêu của cô ra một hòn đảo và bán cô cho một người đàn ông lớn tuổi. Quá đau buồn uất ức, cô tự tử chết. Trước khi chết, cô nguyện rằng. "Tôi thề sẽ không bao giờ, không giờ thương yêu ai nữa".

Qua bao năm kinh nghiệm với công việc này, tôi thấy tư tưởng hay ý nguyện cuối cùng trước khi chết, nếu là tiêu cực sẽ theo người đó qua kiếp sau. Thí dụ nếu mình chết với lòng giận dữ, với tâm thù hận thì kiếp sau mình phải tu tâm dưỡng tánh để rửa lòng, để xả bỏ những thù hận của kiếp trước.Trở lại chuyện bà khách. Sau khi biết tiền kiếp của mình, bà gặp được một người chồng tử tế và có hai đứa con. Bà đang hụp lặn trong hạnh phúc mà trước đây bà không thể tưởng tượng có ngày bà có thể được hưởng. Sau khi chứng kiến câu chuyện bà này, tôi nghiệm rằng có nhiều người không thể một sớm một chiều mà tìm được lời giải. Họ cần phải trải qua nhiều biến cố nữa trước khi thấy cái nghiệp của mình. Và câu chuyện này cũng giúp tôi đi đến kết luận rằng mình không thể tự dối lòng. Cho đến khi mình thấy được cái nhân của đời trước, mình mới có thể giải quyết cái quả của đời này. Nhiều khi phải đi sâu vào nhiều đời trước mới thấy được cái "nhân" chính đang chi phối đời sống hiện tại.

Vicki Mackenzie: Có những người đa nghi cho rằng bệnh nhân tưởng tượng ra những hình ảnh, thêu dệt nên những câu chuyện trong tiềm thức của họ để biện minh cho những đau buồn ưu não của họ?
Hazel Denning: Nếu quả đúng như vậy thì khoa tâm lý học phải giúp được bệnh nhân giải quyết mọi ẩn ức của họ chứ. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Có nhiều bệnh nhân của tôi theo khoa tâm lý trị liệu trong nhiều năm mà không ăn thua gì.
Vicki Mackenzie: Bà có cho rằng chính mình tự chọn đời sống của mình không?
Hazel Denning: Đúng vậy. Để tôi kể cho cô nghe một chuyện rợn tóc gáy. Một người đàn bà đến nói với tôi rằng: "Mẹ tôi đang hấp hối, cha tôi thì chết rồi. Cả cha lẫn mẹ tôi bầm dập sờ mó tôi hồi tôi mới ba tuổi cho đến năm tôi mới mười ba tuổi". Khi thiếp đi, bà sống lại cảnh tượng bị cưỡng hiếp hồi còn bé và la lên, "Cha ơi đừng, đừng làm con đau!" và bà nói tiếp liền "Tôi muốn tha thứ cho mẹ tôi trước khi bà chết nhưng tôi thấy khó tha thứ quá, tôi thù ghét cả cha lẫn mẹ".

Nếu một người muốn sẵn sàng tha thứ, muốn quên hận thù cũ thì người đó đã được một sự chuyển hóa tâm linh cao và có thể hóa giải được. Nhưng nếu người nào nói ra rằng, "Đừng nói đến chuyện tha thứ những quân dã man đó, Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Tôi thù ghét họ". Thì đừng tìm cách giúp họ tha thứ vì tâm họ chưa sẵn sàng.
Đối với bà này, tuy bà nói sẵn sàng tha thứ cho cha mẹ, nhưng tôi nghĩ "Làm sao tôi có thể giúp bà ta tha thứ cho người cha, người mẹ đã làm những chuyện ghê tởm như thế đối với con mình"? Tôi bứt rứt, dằn vặt mãi và cuối cùng chính bệnh nhân đã giúp tôi tìm câu giải đáp. Bà thấy kiếp trước, thời Đức Quốc Xã, bà là một đứa trẻ bụi đời, sống lang thang đầu đường xó chợ và đã giết chết một đứa trẻ khác. Sau đó họ bị bắt vào Auschwitz, một trại giam người Do Thái, và bắt phải làm công việc kiểm soát những đứa trẻ Do Thái bị giết đã chết hẳn chưa. Lúc đầu công việc không làm bà phiền hà mấy, nhưng ngày lại ngày nhìn bao nhiêu xác trẻ con, bà chịu không được nên đã bỏ trốn và bị bắn chết. Bệnh nhân nói thêm rằng, "Đời sau, khi tái sanh, tôi muốn cha mẹ tôi hành hạ tôi để tôi trả nghiệp cho mau. Vì vậy tôi phải cám ơn hai vị này đã giúp tôi trả nghiệp báo".

Vicki Mackenzie: Có bao giờ bà chứng minh được những mẫu chuyện tiền thân này thật sự xảy ra không?
Hazel Denning: Có chứ. Tôi vẫn để tâm theo dõi mỗi khi có dịp tốt. Thí dụ trường hợp một thân chủ nhất định không cho các con đi coi buổi trình diễn của gánh xiếc. Bà biết cấm đoán như vậy thật là vô lý nhưng bà không thể làm gì khác hơn. Khi được đưa trở về kiếp trước thì bà thấy chính bà là "con mụ mập" (the fat lady) của một gánh xiếc và bà ghét cay ghét đắng vai trò của mình. Bà nhớ cả tên người đàn bà mập ấy và cả tên thành phố nữa. Có một bệnh nhân khác có mặt hôm đó biết thành phố này. Ông tình nguyện sẽ tìm đến xem thì quả nhiên đầu thế kỷ 20, ở thành phố đó có một bà mập tên đó đã theo đoàn hát xiếc kiếm ăn như lời bà kia tả lại. Trong đời hiện tại bà này cũng mập.
Một bệnh nhân khác nhớ lại kiếp trước bà là một phú thương đàn ông bị chết chìm theo chiếc tàu Titanic. Bà nhớ tên tuổi của người đàn ông này. Về sau tìm xem sổ sách thì quả nhiên người đàn ông ấy là hành khách trên chiếc tàu Titanic. Bà kể khi nhìn thấy tên trong sổ bà rùng mình ớn lạnh! Ngoài những chứng cớ cụ thể này, những chứng cớ cho thấy những chuyện tiền thân mà các thân chủ tôi nói ra là có thật, và nó rất hợp tình hợp lý với bối cảnh riêng của từng người. Nhờ đó họ có thể đổi đời, có thể thoát được những ray rứt, những sợ hãi vô lý làm xáo trộn đời sống hiện tại của họ.

Vicki Mackenzie: Có ai tỏ ra có mặc cảm tội lỗi khi nhìn thấy những việc xấu họ đã làm trong những đời trước?
Hazel Denning: Không hẳn như thế sau khi họ hiểu mục đích của sự tái sanh và duyên nghiệp. Tôi giải thích cho họ thấy rằng những chuyện xảy ra trong quá khứ không quan trọng mấy. Quan trọng chăng là những gì mình học hỏi được từ những biến cố ấy, và dường như đây mới là nguyên tắc căn bản.

Có một trường hợp rất lạ lùng. Một bệnh nhân vừa bước vào phòng mạch là ngồi phịch xuống ghế, đấm mạnh hai tay vào thành ghế và la lớn, "Tôi ghét Chúa! Jesus Christ là một kẻ lừa đảo! Tôi đã cố gắng làm hết mọi thứ, đã đi tìm thầy chuyên môn, đã học hết kinh thánh mà vẫn không thay đổi gì được cuộc sống của tôi. Tôi khổ quá!" Bà gặp toàn chuyện xui. Rờ tới cái gì thì hỏng cái đó mặc dù bà là một người có khả năng xuất chúng. Sự nghiệp làm ăn bà gây dựng nên tưởng như thành công, cuối cùng cái gì cũng thất bại. Đường chồng con cũng xấu. Tuổi còn trẻ mà trông như một bà già. Bác sĩ nói cơ thể của bà già trước tuổi đến hai chục năm.

Khi được hướng dẫn trở về kiếp trước thì thấy bà là một hồng y trong Tòa Án Dị Giáo (The Inquisition) do giáo hội La Mã Thiên Chúa chủ trì để trị tội những người ngoại đạo. Sự việc này làm đức hồng y (tiền thân của bà) rất đau khổ. Ngài biết trị tội những người ngoại đạo là sai lầm, nhưng đó là việc giáo hội muốn làm. Khi được hỏi tại sao bà trở thành công cụ chính trong Tòa Án Dị Giáo thì bà buột miệng nói rằng, "Đó là để cải tổ lại giáo hội vì giáo hội thời ấy quá hủ hóa, và tôi được giao trọng trách này". Qua những chuyện tương tự, tôi thấy rằng những việc làm khủng khiếp đều có mục đích riêng.

Vicki Mackenzie: Đứng trên góc độ này, nghiệp báo trở nên khúc mắc, ly kỳ khó hiểu, phải không thưa bà? Vì nếu quan niệm những kẻ phạm tội ác chỉ là những công cụ giúp người kia trả nghiệp thì họ đâu có tội lỗi gì?
Hazel Denning: Thật ra thì cũng khó nói lắm. Trùng trùng duyên khởi, cái nọ xọ cái kia, khó mà giải thích chữ nghiệp một cách rốt ráo. Mọi vật hiện hữu trên đời đều phụ thuộc tương tác lẫn nhau, chúng nương nhau mà sống. Nói một cách giản dị,có thể lấy ví dụ của một người chỉ thấy hạnh phúc trong sự đau khổ (masochist) có thể thỏa mãn nhu cầu của một người chỉ thấy vui sướng trên sự đau khổ của kẻ khác (sadist). Hai loại người này nương tựa vào nhau mà sống. Không có cái gì xấu hoàn toàn. Mỗi kinh nghiệm là một bài học. Ta có thể là thủ phạm làm điều ác trong một kiếp nào đó nhưng cũng có thể là nạn nhân trong một kiếp khác. Và cứ như thế, con người sống từ đời này qua đời khác cho đến khi nào họ học được bài học.

Tôi tin rằng chính chúng ta tự chọn con đường mình đi, dễ dàng hay chông gai là cũng do mình. Một khi mình nhận chân được sự thật đó và chấp nhận mục đích của đời sống hiện tại thì hoàn cảnh chung quanh có thể thay đổi. Nếu một người biết nhận trách nhiệm của mình thì người đó có thể giải quyết được nhiều vấn đề. Còn những kẻ ngu muội không biết nhận trách nhiệm của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác thì họ chưa sẵn sàng thay đổi. Chúng tôi, bác sĩ chuyên môn, phải thấy và biết rõ điểm này.

Khi đạt đến mức tỉnh thức tối thượng thì linh hồn (the soul) tự dưng hiểu thấu mọi lẽ - hiểu được mình là ai, tại sao mình hiện hữu ở đây; thấy những gì mình đã làm trong kiếp trước, và những gì mình sẽ làm về sau này vân vân và vân vân. Nhưng chính cá nhân người đó phải tự mình học hỏi. Và tôi cũng không hiểu lý do tại sao chúng ta phải học hỏi nhiều quá như vậy, nhưng tôi không phải là người tạo ra những quy luật ấy mà chỉ tìm cách phân tích lý giải chúng thôi. Có người thật sự không muốn thay đổi hoàn cảnh không mấy tốt đẹp của mình như chuyện một bà nọ sinh ra với hai con mắt gần như mù. Bà phải đeo mắt kiếng dầy cộm. Sau khi soi căn, bà biết rằng chính bà muốn mắt mình như thế để ít thấy những phù du vật chất, để quên cái ngã của mình, để quay nhìn vào bên trong. Từ đó, bà vui vẻ với cặp mắt gần như mù của mình và không chịu tìm cách làm cho mắt sáng hơn.

Vicki Mackenzie: Bà có thấy ai chọn trở về gần gũi với những người họ quen biết từ nhiều kiếp trước không?
Hazel Denning: Có, Nhưng vai vế thì thay đổi. Có người tái sanh với nhau để giải quyết nhiều vấn đề còn dang dở. Có người muốn trở lại để giúp đỡ những người thân. Tôi cho rằng các thánh tử đạo, hay những người chọn cái chết vì chính nghĩa là họ tự nguyện làm như vậy để thức tỉnh lương tri của nhân loại. Cho nên nói rằng nghiệp báo chỉ thể hiện như một sự trừng phạt thì không đúng, cũng có nghiệp dữ, nghiệp lành. Đó là luật nhân quả.

Tôi có quen biết một bà bác sĩ, một người đàn bà rất dễ thương mà lấy một ông chồng dễ ghét nhất trần gian. Khi nào ông cũng mè nheo, gắt gỏng, độc ác mà chính ông không cố tình độc ác. Dần dần, bà chán nản không còn thương chồng nữa. Nhưng không bao giờ bà có ý định ly dị. Một hôm bà đến xin soi căn và thấy rằng bà đã gặp ông này ở một kiếp trước khi ông là một linh hồn lạc lỏng. Bà hứa kiếp sau sẽ lấy ông làm chồng và sẽ giúp ông tìm lại linh hồn mình. Và sau đó thì bà thay đổi thái độ, thật tình yêu thương ông, dịu dàng kiên nhẫn với ông và chỉ một năm sau thì ông cũng đổi tính. Ông đi nhà thờ với bà, ông lái chiếc xe sport màu đỏ rong chơi khắp phố phường. Ông nói năng vui vẻ, hài hước ai cũng thích.

Tôi dùng câu chuyện này để khuyên răn những gia đình có chồng nghiện rượu. Tuy người vợ tha thứ sự nghiện ngập của chồng nhưng tình cảm đối với chồng thì đã sứt mẻ. Tôi nói với họ rằng. "Nếu chị thật tình thương yêu và muốn cải hóa chồng thì chị không nên dùng giọng lời gay gắt với chồng mà nên bộc lộ tình thương, ăn nói dịu dàng thì ông sẽ thay đổi". Có nhiều bà nghe lời và đã thành công.

Vicki Mackenzie: Bà cho biết sau khi chết, hồn có một thời gian nhất định để đi đầu thai không?
Hazel Denning: Có người tái sanh trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi chết, nhất là lính tráng chết ngoài trận mạc. Họ không chịu được cảnh hồn họ lang thang. Họ muốn nhập xác liền. Có lẽ lý do này giải thích được hiện tượng thiên hạ sinh đẻ nhiều sau những trận chiến tranh. Có nhiều người thì mấy trăm năm sau mới tái sanh. Có nhiều linh hồn từ thời Atlantean Age mà bây giờ mới trở lại trần gian. Có lẽ họ chờ đúng thời cơ để đem những hiểu biết mới giúp cho sự chuyển tiếp qua thời đại mới. (New Age).

Vicki Mackenzie: Có khi nào bà đã gặp những người đã từng sống ở hành tinh khác hay cõi giới khác không?
Hazel Denning: Thỉnh thoảng cũng có. Rất nhiều người cho rằng hạ giới là hành tinh thấp nhất trên cột luân hồi (the totem pole). Có mấy người nói rằng trước kia họ sống trên một hành tinh khác. Có một ông viết một thứ chữ lạ hoắc rồi dịch lại tiếng Anh. Ông nói hành tinh ấy có một văn hóa khác hẳn. Ông còn nói khi ấy ông hiểu được "nguyên lý đồng thời" - hiện tại, quá khứ và vị lai đều đang thể hiện ở giây phút này. Thật là khó hiểu.

Vicki Mackenzie: Bà có biết những kiếp trước của bà không?
Hazel Denning: Có chứ. Đời trước kiếp này của tôi rất lạnh lẽo. Tôi là một phụ nữ sinh ra ở nước Anh, lấy chồng là một người làm ngoại giao giàu có, nhà cao cửa lớn, có nhiều gia nhân hầu hạ, tiệc tùng liên miên nhưng tôi rất cô đơn, sống không có tình thương. Khi gần chết, tôi còn nhớ gia nhân rón rén bước không dám gây tiếng động, tôi đã nắm tay em gái tôi và nói rằng, "Nếu chị được sống lại từ đầu, chị sẽ thương yêu nhiều hơn".
Và trong đời này, một em gái tôi chết lúc chín tuổi, tôi mới mười một tuổi. Tôi đã thương khóc em trong hai năm. Tôi cần có kinh nghiệm xuyên qua sự đau khổ như vậy mới lấy lại được cảm xúc bình thường.
Nhưng kỷ niệm khó quên nhất xảy ra lúc tôi đang ở trong phòng tắm. Tôi bị đau gan từ lúc học lớp tám. Tôi hay bị những cơn đau túi mật hành hạ, đau đầu đến buồn nôn làm tôi khổ sở lắm. Hồi trước tôi cũng hay nóng nảy. Có hôm cơn giận nổi lên khiến hai mạch máu nhỏ ở cổ bị đứt. Có nhiều lúc tôi có cảm tưởng như cơn giận làm chóp đầu của tôi có thể bay đi mất. Nhưng không ai biết vì tôi không để lộ ra ngoài. Cách đây chừng mười năm, một hôm tôi đang tắm dưới một vòi sen thì cơn nhức đầu kéo tới. Tôi dằn giọng nói lớn, "Chúa ơi, tôi muốn biết tại sao tôi bị bệnh gan hành hạ, tại sao tôi phải chịu đau khổ như thế này?" Vừa dứt lời bỗng nhiên tôi thấy mình là một người lính theo Thập Tự Chinh thời Trung Cổ, vừa bị một giáo xuyên qua gan. Tôi tức giận sắp phải chết vì một "chính nghĩa" mà tôi không còn tin tưởng nữa. Tôi chán ghét những việc chúng tôi đang làm - đốt phá những đền đài đẹp đẽ - nhưng tôi không làm gì được hơn. Tôi biết tôi sắp chết và sẽ không bao giờ thấy lại được người vợ và hai đứa con trai. Tôi chết trong giận dữ, và chứng đau gan bây giờ là sự biểu lộ của cơn giận xa xưa ấy. Giây phút ấy trong phòng tắm, tôi nghe một giọng thì thầm: "Nguyên do của tính nóng giận của ngươi bắt nguồn ở đây". Từ ngày đó, tôi không bị cơn đau túi mật hành hạ nữa.

Vicki Mackenzie: Biết được kiếp trước của mình có lợi ích gì trong kiếp sống hiện tại không?
Hazel Denning: Những hiểu biết về kiếp trước kiếp sau giúp tôi sống an nhiên tự tại. Đối với tôi, thế giới kia cũng rất thật như thế giới này. Cho nên khi mẹ tôi mất, rồi chồng và con trai lần lượt qua đời, tôi không đau buồn mấy. Ngày con tôi tử nạn xe mô tô, tôi vẫn tiếp tục đi thuyết giảng tại một trường đại học đã được sắp đặt trước. Khi biết ra, một giáo sư ở trường hỏi sao tôi có thể dửng dưng trước cái chết của con như vậy. Tôi đã trả lời rằng đối với người ngoài thì tai nạn ấy là một thảm cảnh, nhưng đối với tôi thì khác. Tôi biết con tôi là thầy tu trong ba kiếp trước. Trở lại lần này là cậu muốn nếm mùi đời. Cậu sống mau, sống vội, bất chấp nguy hiểm. Tôi biết con trai tôi không muốn kéo dài đời sống như vậy và cậu quyết định rời bỏ cõi trần sớm trước khi chuyện gì xấu có thể xảy ra. Tuy tôi thương tiếc con, và cũng như những bà mẹ khác, tôi vẫn mong được thấy ngày con khôn lớn, nên người v.v... nhưng trong thâm tâm, tôi mừng cho con đã giải thoát vì tôi biết con tôi sống trong đau khổ.
Trường hợp chồng tôi cũng thế. Một buổi sáng đang chơi tennis, ông gục chết trên sân cỏ. Sau khi được tin, tôi vào phòng đọc sách gọi điện thoại báo tin cho gia đình và bỗng dưng một cảm xúc kỳ diệu chưa từng có đã đến với tôi. Căn phòng như sáng hơn và ấm áp hơn. Lông măng trên hai tay tôi dựng đứng hết và tôi cảm thấy được an ủi, khích lệ và sung sướng lạ lùng dường như được ôm ấp bởi tình yêu của nhà tôi, khi ấy tôi nghe tiếng ông thầm thì: "Em ơi, anh sung sướng được ra đi như ý muốn". Tối hôm ấy tôi vẫn đi dự buổi họp ở trường. Tan họp, tôi mới báo cho mọi người biết tin và ai cũng xúc động thương tiếc làm tôi phải đi an ủi từng người. Khi người thân qua đời thì đau buồn là chuyện thường tình, nhưng tôi không chịu được cảnh người ta tỏ ra bi thương thái quá, vì như vậy chứng tỏ họ có mặc cảm tội lỗi gì với người chết.

Vicki Mackenzie: Theo như bà nói thì mọi chuyện xảy ra đều có lý do? Và cuối cùng thì cũng đưa đến sự tốt đẹp?
Hazel Denning: Đúng thế... Tôi cho rằng con người được sinh ra với một trí tuệ sáng tạo vô bờ mà chúng ta đã ngu muội không thông hiểu, đã phá hoại và lãng quên những khả năng ấy. Thời đại này là thời đại chúng ta có thể trở về với bản năng chân thật của chúng ta.

Cũng giống như những mẫu đối thoại với các vị "gurus" Tây phương khác về luân hồi, buổi nói chuyện với Dr. Denning thật là hứng thú. Những điều tôi học được ở bà cũng như ở nhiều nhà chuyên môn khác về kiếp trước kiếp sau cũng không khác những điều tôi đã được nghe mấy Lạt Ma của phương Đông giảng dạy.
Chi tiết về trường hợp tái sanh có thể khác nhau nhưng chân lý thì chỉ có một, là chân lý mà Lama Yeshe và Lama Zopa đã nói cho chúng tôi nghe trong chiếc lều trên sườn núi của Kopan rằng sau khi chết sẽ có một đời sống khác; rằng đời sống kế tiếp như thế nào là do nghiệp báo của bao đời trước quyết định; rằng trạng thái tâm thần khi hấp hối đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đời sau; rằng người ta thường trở lại sống với những người có nghiệp duyên với chúng ta; rằng những đau khổ của đời này là chính chúng ta tạo ra v.v... Không nên oán ai, đổ lỗi cho ai vì chính mình vẫn luôn luôn làm chủ đời mình.

http://www.pastlifetimes.net/psychic_phone_readings_psychic_research_hazel_denning.htm