Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 29 November 2016

VIỆT MỸ - PHẬT GIÁO =BIỂN ĐÔNG =GIẤC MƠ TRUNG HOA”

TRƯƠNG TẤN SANG : VIỆT MỸ - PHẬT GIÁO

Wednesday, July 31, 2013


MỸ DU BÌNH LUẬN


Quan điểm trái chiều sau cuộc gặp Sang - Obama

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-31

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Was7756478-305.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/2013.
AFP


Những nhận định sau chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang chia làm hai nhóm rõ rệt.

Không đột phá?

Chuyến đi công du nước Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm tốn khá nhiều thời gian và giấy mực của công luận trước khi ông lên máy bay. Thời gian và giấy mực lại tiếp tục hao tốn sau khi ông đã hạ cánh ở sân bay Nội Bài. Sự chú ý đó có lẽ do một phần vào sự gấp rút của chuyến đi, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc trước đó của ông Sang. Và sự gấp rút đó lại nằm trong tương quan “lực lượng” khác nhau quá lớn giữa hai quốc gia. Bình luận về tương quan hai nước Việt - Mỹ trong cuộc gặp này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason nói với đài RFA:
“Tôi nghĩ chuyến đi tương đối gấp rút và có lẽ đó là ý vọng của Việt Nam nhiều hơn và ông Obama cũng đáp ứng với cái ý vọng đó. Bởi vì ông cũng không muốn Trung Quốc tính toán sai lầm có thể gây ra những mâu thuẫn gọi là cái nẩy sảy cái ung.”
Kết quả của cuộc gặp gỡ không phải là một đột phá gì cả đối với các nhà quan sát, nhưng đồng thời mỗi bên đều hoàn thành những mục tiêu chiến lược của mình.
-GS Nguyễn Mạnh Hùng
Nhận định thận trọng của một nhà chuyên môn về bang giao quốc tế cho thấy rằng một cuộc gặp dù ngắn ngủi, không có vẻ quan trọng lắm trên bàn nghị sự của tổng thống Hoa Kỳ nếu so với bao chuyện đau đầu khác trên hành tinh mà ông phải có quyết sách, nhưng cũng được tính toán rất thận trọng. Sau cuộc gặp Sang - Obama, trên blog của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Hoa Kỳ, Giáo sư Hùng viết:
“Kết quả của cuộc gặp gỡ không phải là một đột phá gì cả đối với các nhà quan sát, nhưng đồng thời mỗi bên đều hoàn thành những mục tiêu chiến lược của mình trong chừng mực nào đó.”
Nhận định này là một sự nhất quán thận trọng của một nhà quan sát ngoại giao lâu năm. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nhận định có vẻ nóng nảy hơn, đi kèm với những nhận xét rằng chuyến đi của ông Sang không được trọng thị. Có lẻ tiêu biểu nhất trong các nhận định theo hướng này là của nhà báo Ngô Nhân Dụng ở hải ngoại, ông viết:

vl-nmh-250.jpg

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời phóng viên Việt Long tại Trụ sở Đài Á Châu Tự Do ở Washington DC hôm 30/7/2013. RFA PHOTO.
“Phải nói là chuyến đi của Tư Sang về tay không, vì kết quả cụ thể duy nhất là lời hứa hẹn hai chính phủ sẽ ráo riết tiến tới trong vụ Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP để kết thúc vào cuối năm nay.”
Có thể nhận định trên đây là do không thấy điều chi cụ thể, cái mà Giáo sư Hùng nhận xét là “Không có đột phá”. Nhưng, nhà báo Ngô Nhân Dụng viết tiếp với rất nhiều xúc cảm về chuyến đi của ông Sang:

Chắc không riêng mình Tư Sang lo chạy chọt xin đi gấp. Cả bộ chính trị đảng cộng sản cũng lo.”

Có những vấn đề tích cực?

Trong khi đó, trước chuyến đi của ông Sang đã có nhiều mong mỏi từ giới bất đồng chính kiến trong nước mà tiêu biểu là lá thư gửi chủ tịch nước của các nhân sĩ trí thức, mong muốn ông Sang nhân cơ hội này xúc tiến công cuộc thoát Hán, tức là thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa mà nhiều người mong đợi. Ông Lê Hiếu Đằng, chủ nhiệm ủy ban pháp luật của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, cũng là người có tên trong nhóm trí thức ấy. Ông Đằng cũng nổi tiếng với những ý kiến phản biện ở trong nước, nhiều lần lên tiếng thẳng thắn phê phán chế độ cai trị trong nước mà ông gọi là chế độ toàn trị.
Ông Lê Hiếu Đằng nhận xét về kết quả chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang như sau:
Nếu mà so hai cuộc thăm viếng thì một bên là vui vẻ còn bên kia là lạnh lùng của một nước lớn khinh miệt tiếp một nước nhỏ.
-Ông Lê Hiếu Đằng
“Nếu so với cuộc gặp với Trung Quốc trước đó với chuyến đi Mỹ của chủ tịch Trương Tấn Sang thì một bên là khô cứng còn đối với nước Mỹ thì mặc dù họ có những khó khăn không thể áp dụng tất cả những nghi thức ngoại giao nhưng mà thấy cũng vui vẻ mà nhất là có những vấn đề tích cực trong đó có đặt vấn đề về sự trở lại của Mỹ tại vùng châu Á Thái Bình Dương, coi đó là nhân tố giữ vững ổn định cho khu vực. Nếu mà so hai cuộc thăm viếng thì một bên là vui vẻ còn bên kia là lạnh lùng của một nước lớn khinh miệt tiếp một nước nhỏ... Tôi đánh giá cao kết quả của chuyến công du của chủ tịch Trương Tấn Sang.”
Một cuộc gặp giữa hai đối tác có nhiều khác biệt, lại có một lịch sử quan hệ nhiều đau thương đưa tới những nhận định trái ngược nhau thì cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, các ý kiến lại đưa ra từ nhiều cấp độ khác nhau, để đánh giá về một bàn cờ thế tay ba khó khăn Việt - Mỹ - Trung, và có thể xa hơn là ASEAN - Mỹ - Trung, chứ không phải ở thế lưỡng cực ta - địch của cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc hơn hai thập niên.
Một ván cờ tay ba đã khó, sự thoát Hán theo đúng nghĩa văn hóa lịch sử địa chính trị hàng ngàn năm của nó có lẽ cũng khó không kém. Có thể sự khó khăn và phức tạp nằm ở cái khó khăn khi quyết định của những người cầm quyền ở Việt Nam cho những nước cờ tiếp theo của cuộc cờ tay ba mà Việt Nam bị lôi vào. Kết thúc cuộc trao đổi với chúng tôi ông Lê Hiếu Đằng nói:
“Vấn đề là tập thể bộ chính trị suy nghĩ như thế nào, nếu họ nhận ra xu hướng phát triển của sự việc, thì họ phải lựa chọn con đường tiến bộ hiện nay trên thế giới.”
 
Việt-Mỹ : Quan hệ đối tác ‘chưa’ toàn diện
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp báo chí tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng (Washington DC) ngày 25/07/2013.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp báo chí tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng (Washington DC) ngày 25/07/2013.
REUTERS/Yuri Gripas
Trọng Nghĩa
Yếu tố nổi bật nhất nhân chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang – mà đỉnh cao là cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 25/07/2013 tại Nhà Trắng – là sự kiện hai bên quyết định nâng cấp quan hệ lên hàng « đối tác toàn diện ». Bên cạnh đó, các hồ sơ khác như hợp tác song phương trong mọi lãnh vực, vấn đề nhân quyền và tình hình Biển Đông cũng được hai bên đề cập tới.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là chuyến đi Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam đã có kết quả như thế nào ? Việt Nam và Hoa Kỳ đã thu hoạch được gì ? Hồ sơ Biển Đông, mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam đã được đề cập đến ra sao ? Để tìm hiểu thêm về kết quả này, RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc (Trường Đại học New South Wales)
Điểm được giáo sư Thayer ghi nhận trước tiên là tính chất gấp rút của chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Việt Nam, thể hiện qua khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi – khoảng hai tuần lễ - từ lúc chuyến công du được tiết lộ (AFP - ngày 10/07/2013) cho đến ngày ông Trương Tấn Sang lên đường (ngày 23/07/2013).
Trong một bài phân tích đăng trên trang web YaleGlobal của trường Đại học Yale, nhà báo David Browne đã giải thích tính chất vội vã của chuyến đi này bằng thất bại của lãnh đạo Việt Nam không đạt được những gì mong muốn nhân chuyến công du Bắc Kinh hồi tháng Sáu.
Quan điểm nói trên không được giáo sư Thayer tán đồng. Trong một bài viết ngày 23/07 vừa qua, ông cho biết là theo một số nguồn thạo tin, ý tưởng về chuyến công du Mỹ của lãnh đạo Việt Nam đã được gợi lên từ tháng Tư năm nay, phía Việt Nam thoạt đầu đã chần chờ nhưng sau đó đã phản ứng nhanh chóng. Lời mời chính thức đã được phía Mỹ nêu lên vào khoảng mồng 2, mồng 3 tháng 7, và phía Việt Nam đã trả lời thuận một tuần sau đó, vào khoảng ngày 10 hay 11.
Trả lời Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Thayer cho rằng, dù gấp rút, nhưng chuyến công du nước Mỹ của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa qua là một dịp tốt để hai bên định hướng mới cho quan hệ song phương đã hết sức phát triển trong thời gia gần đây.
Chuyến thăm Washington của ông Trương Tấn Sang chỉ được báo trước một thời gian rất ngắn trước lúc diễn ra. Hiện chưa rõ là bên nào đã chủ động đề xuất sáng kiến này. Dường như là phía Mỹ đã thúc đẩy trở lại vào tháng Tư vừa qua các cuộc thảo luận về một chuyến thăm của Chủ tịch Việt Nam, sau khi Ngoại trưởng John Kerry hủy bỏ một chuyến thăm Việt Nam từng được dự kiến. Đó là lần thứ hai mà ông Kery hủy bỏ kế hoạch ghé Việt Nam.
Bối cảnh nêu trên rất cần thiết để giúp ta hiểu được rằng chuyến thăm (Mỹ) của Chủ tịch Việt Nam chủ yếu là để điều chỉnh đúng hướng quan hệ Mỹ-Việt. Cả hai bên đều được lợi.
Hoa Kỳ nêu bật được thành tố kinh tế trong chiến lược xoay trục
Theo giáo sư Thayer, với các thỏa thuận đã đạt được với Việt Nam nhân chuyến công du của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đặc biệt là với việc Việt Nam đồng ý đúc kết thỏa thuận tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương vào cuối năm nay, chính quyền Obama đã chứng tỏ một cách cụ thể chính sách xoay trục qua châu Á của họ còn có một vế kinh tế quan trọng, có lợi cho người Mỹ và nước Mỹ. Giáo sư Thayer phân tích :
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama thì thúc đẩy được việc sớm kết thúc (đàm phán) về thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và nêu bật được cố gắng tăng công ăn việc làm cho người lao động Mỹ.
Kể từ khi chính quyền Obama tuyên bố chiến lược tái cân bằng lực lượng qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Washington đã phải dày công nhấn mạnh rằng chủ trương này đi xa hơn là việc tăng cường sự hiện diện quân sự đơn thuần. Quan hệ đối tác toàn diện của Mỹ với Việt Nam, sau một quan hệ tương tự đã đạt với Indonesia trong năm 2010, đã mang lại thành tố kinh tế cho chiến lược tái cân bằng.
Việt Nam khéo tránh được búa rìu về nhân quyền
Về phía Việt Nam, giáo sư Thayer cho rằng thu hoạch của ông Sang nhân chuyến đi này cũng rất lớn, nhất là hóa giải được phần nào búa rìu dư luận trên tình trạng yếu kém về mặt nhân quyền của Việt Nam
Về phần Việt Nam, nước này tìm cách duy trì thế cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được thực hiện ngay sau chuyến công du Bắc Kinh của ông từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6.
Những thành quả chính trị lớn của chuyến thăm Mỹ của ông Sang, theo quan điểm của Việt Nam, bao hàm việc xử lý khéo léo về vấn đề nhân quyền. Tháp tùng theo chủ tịch nước Việt Nam qua Mỹ có một số chức sắc tôn giáo. Họ đã thảo luận (với phía Mỹ) về các vấn đề tự do tôn giáo. Chủ tịch Trương Tấn Sang đã chứng minh được rằng (Hà Nội) vẫn có thể « làm ăn » với Washington, bất chấp cảnh báo của Mỹ về nguy cơ quan hệ song phương không thể tiến bộ nếu Việt Nam không chứng tỏ được tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền.
Trong lĩnh vực quan hệ giữa hai nước, cả hai vị nguyên thủ đã đồng ý thành lập một cơ chế ngoại giao chính trị song phương mới cấp Bộ và Tổng thống Obama cam kết sẽ cố gắng đi thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.
Tháng Tư vừa qua, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua một nghị quyết về hội nhập quốc tế. Nghị quyết này đặt ưu tiên hàng đầu cho việc hội nhập kinh tế. Nhìn trên tổng thể, thành công lớn nhất của ông Trương Tấn Sang nhân chuyến đi Mỹ lần này là tập trung được quan hệ song phương vào lãnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, và hướng được cả Việt Nam lẫn Mỹ vào mục tiêu đạt được thỏa thuận chung cuộc về TPP vào cuối năm nay.
Biển Đông không có gì mới
Riêng về hồ sơ Biển Đông, ông Thayer từng nhận định trong bài phân tích công bố hôm 23/07 là vấn đề này chỉ giữ một vai trò thứ yếu trong các cuộc thảo luận Việt-Mỹ nhân chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang.
Trong bản tuyên bố chung Việt-Mỹ, tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc tuy được gợi lên, nhưng một cách ngắn gọn :
« Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả. »
Đối với giáo sư Thayer, các tuyên bố trên đây không có gì mới so với những gì hai bên từng nêu lên. Ông giải thích :
Về cơ bản không có gì điểm gì mới được hai lãnh đạo Việt Mỹ nêu lên. Đây cũng là điều được chờ đợi. Mỹ vẫn duy trì lập trường trung lập cố hữu trên vấn đề chủ quyền.
Cả hai bên đều khẳng định trở lại các quan điểm trước đây, theo đó các tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết một cách hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cả hai lãnh đạo đều « nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.
Đối tác ‘toàn diện’ thay vì ‘chiến lược’ như Việt Nam mong muốn
Kết quả nổi bật nhất của chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam tuy nhiên chính là việc hai nước đồng ý nâng cấp quan hệ lên mức đối tác toàn diện mà nội dung được tóm tắt trong đoạn thứ hai của bản Tuyên bố chung :
« Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch. »
Đối với giáo sư Thayer, quan hệ đối tác toàn diện này có thể được xem là một bước tiến trong quan hệ Việt Mỹ, nhưng không đạt được mức mà Việt Nam mong muốn là một quan hệ « đối tác chiến lược », mà khả năng từng được cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu lên cách nay ba năm, nhưng sau đó đã gặp bế tắc trên hồ sơ nhân quyền. Giáo sư Thayer giải thích :
Quan hệ đối tác toàn diện là một tuyên bố chính trị ghi nhận việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mối quan hệ tỏa rộng ra chín lĩnh vực chính yếu, và xác định rằng hai bên cần phải nâng cấp các cơ chế song phương để chỉ đạo tiến trình hợp tác trong tương lai.
Mỹ đã gợi lên khả năng thiết lập một quan hệ « đối tác chiến lược » (với Việt Nam) lần đầu tiên là vào năm 2010 khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội. Đàm phán đã nhanh chóng gặp bế tắc trên vấn đề nhân quyền.
Về phần mình, Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc chủ chốt. Cho đến nay Việt Nam đã đàm phán xong với 12 đối tác chiến lược. Trong bài phát biểu của mình tại cuộc Đối thoại Shangri-La vào năm nay (31/05/2013), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên ý định của Việt Nam là muốn có một thỏa thuận hợp tác chiến lược với toàn bộ 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã có thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga, Anh Quốc nhưng chưa có với Pháp và Mỹ.
Do thời gian chuẩn bị cho cuộc họp giữa hai lãnh đạo quá ngắn - chỉ hai tuần - quan hệ đối tác toàn diện (Mỹ-Việt) thực sự là một công việc đang trên đường hình thành.
Tài liệu hiện thời chủ yếu nhắc lại và tóm lược các hoạt động hợp tác đã được tiến hành từ nhiều năm qua. Bây giờ đến phiên lãnh đạo hai nước duy trì trao đổi cấp cao, đồng ý trên một Kế hoạch Hành động để vạch ra hướng tiến bước với các mục tiêu cụ thể, và có thể là sẽ tạo ra một ban chỉ đạo chung để giám sát việc thực hiện các dự án đã được đồng ý.
Trong bài phân tích sâu hơn về quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt công bố hôm 26/07 vừa qua, giáo sư đã đưa ra hai giả thuyết về việc tại sao nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang lần này, Washington và Hà Nội lại chọn phương án « toàn diện » thay vì « chiến lược ».
Theo ông, giả thuyết thứ nhất là do việc các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác chiến lược đã sa lầy và có lẽ hai bên đã kết luận rằng một thỏa thuận không chính thức vẫn tốt hơn là không có thỏa thuận nào cả.
Giả thuyết thứ hai là sự chống đối của các thành phần bảo thủ trong giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.
Các nguồn tin (Việt Nam) cho tôi biết rằng gần đến ngày ông Sang đi Mỹ, các thành phần bảo thủ trong đảng đã bắt đầu phản đối một thỏa thuận hợp tác chiến lược chính thức, sợ rằng Mỹ thúc đẩy quan hệ song phương quá nhanh.
Sau khi thỏa thuận hợp tác toàn diện đã được loan báo, Bộ Ngoại giao đã ban hành một chỉ thị cho các phương tiện truyền thông, yêu cầu họ không nên mô tả thỏa thuận này như việc « nâng cấp » quan hệ song phương. Các phương tiện truyền thông được chỉ đạo là chỉ đưa tin rằng hai nhà lãnh đạo đã loan báo việc thành lập quan hệ đối tác toàn diện.
Theo giáo sư Thayer, cho đến nay, Việt Nam đã từng có tiền lệ thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Tuy nhiên thỏa thuận với Hoa Kỳ, trong thời điểm hiện nay, vẫn chưa nêu lên được tầm nhìn chiến lược vốn hiện diện trong thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện với Úc. Và đương nhiên, thỏa thuận với Mỹ, vẫn ở tầm mức thấp hơn các quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước khác, trong đó có Nga, Trung Quốc và Anh Quốc.

Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ

Cập nhật: 21:08 GMT - thứ năm, 25 tháng 7, 2013

Tổng thống Obama nói sẽ 'cố gắng' thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Tuyên bố chung Việt - Mỹ tái khẳng định "ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ"
Việt Nam nói đồng ý ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay và sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014.
Các phóng viên ghi nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/7 thúc giục Chủ tịch Trương Tấn Sang tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục.
Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ.
"Tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam, nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau," ông Obama nói.

'Toàn diện' hay 'chiến lược'?

Trước chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, giới quan sát đã nhắc tới nguyện vọng của Việt Nam muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ.
Thực ra, ý tưởng nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược lần đầu tiên được đưa ra trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là bà Hillary Clinton.
Cho tới nay, Việt Nam đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược với 12 quốc gia là Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Tây Ban Nha (2009), Anh quốc (2010), Đức (2011), Ý, Singapore, Indonesia và Thái Lan(2013).Trong đó, quan hệ với Nga và Trung Quốc còn được nâng lên một mức cao hơn nữa là đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm nay cho hay Việt Nam muốn có quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có nghĩa là cả Pháp và Hoa Kỳ.
Theo chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho rằng tối quan trọng cho quyền lợi quốc gia của mình.
Ông nói có hai cách giải thích tại sao quan hệ Việt-Mỹ hiện nay được gọi là 'toàn diện' mà không phải 'chiến lược'.
Thứ nhất, theo ông Thayer, quá trình đàm phán đối tác chiến lược có thể đã gặp nhiều trắc trở và ngưng trệ khiến hai bên quyết định cho ra một thỏa thuận chung chung thay vì không đưa ra được thỏa thuận nào.
Nhưng lý do khác, mà ông Thayer viện dẫn một số nguồn tin của ông cho biết, là một số nhân vật thủ cựu trong Đảng Cộng sản Việt Nam phản đối việc sử dụng cụm từ "đối tác chiến lược" trong quan hệ với Mỹ. Ông nói với BBC rằng báo chí Việt Nam khi phản ánh về tuyên bố chung Mỹ-Việt hôm 25/7 đã được chỉ đạo không nói đây là sự nâng cấp, mà chỉ nói hai bên 'xác lập quan hệ đối tác toàn diện'.
Tuy nhiên, để đạt được một quan hệ đối tác phát triển trên một tầm cao mới, hai nước cần phải có các chương trình hành động chung hướng tới viễn cảnh lâu dài có tính chiến lược.

'Thẳng thắn'

Tổng thống Obama đã có phát biểu sau điều mà ông mô tả là cuộc đối thoại "rất thẳng thắn" tại Nhà Trắng với ông Trương Tấn Sang.
"Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp," ông Obama nói với các phóng viên ở Phòng Bầu dục, trong khi ông Sang ở cạnh.
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại," ông nói.
Hàng trăm người biểu tình, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng.
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp
Tổng thống Mỹ cho hay hai người quyết tâm hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trước cuối năm.
Ông nói nó sẽ tạo thêm việc làm và tăng đầu tư ở châu Á và hai quốc gia.
Chủ tịch Việt Nam, thừa nhận hai bên còn những "khác biệt", nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc.
Phát biểu qua phiên dịch, ông Sang nói: "Chúng tôi sẽ tăng cường các trao đổi cấp cao giữa hai nước."
Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học.
Ông Obama cho biết hai nước vẫn đang làm việc về "những vấn đề di sản chiến tranh", như người Mỹ mất tích và sức khỏe của người Việt từ việc Mỹ dùng chất diệt cỏ trong chiến tranh.
Một yếu tố làm Mỹ xích lại Việt Nam là lo ngại về Trung Quốc.
Ông Obama nhắc lại kêu gọi có tiến bộ trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa Asean và Trung Quốc.
Ông nói ông hy vọng sẽ có bộ quy tắc "giúp giải quyết những vấn đề này trong hòa bình và công bằng".
"Chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Theo Bấm lịch trình, ông Obama sẽ rời Nhà Trắng ra phi trường Andrews để bay tới Florida lúc 11:30.
Tổng thống sẽ trở lại Nhà Trắng vào lúc 17:35 để tiếp tục một số hoạt động ở Washington DC.
Các hình ảnh cho thấy đông đảo người Việt ở Hoa Kỳ đã có mặt ở trước cửa Nhà Trắng để phản đối tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Trong số người biểu tình có ông Joseph Cao, người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ.
Các biểu ngữ mà người biểu tình mang theo có 'Trương Tấn Sang go home', tức 'Trương Tấn Sang hãy về nhà' và 'Free Điếu Cày', tức 'Trả tự do cho Điếu Cày', người mà ông Obama từng nhắc tới trong một diễn văn về tự do ngôn luận trên thế giới.
Hiện có tin blogger Điếu Cày đã tuyệt thực trong nhiều ngày qua.
Không rõ ông Obama có nhắc lại tên của blogger này trong cuộc gặp với ông Sang hay không.

Nhân quyền và khí hậu

Nhà Trắng nói hai vị nguyên thủ quốc gia có kế hoạch thảo luận về tình trạng nhân quyền Việt Nam và biến đổi khí hậu.
Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada nói nhìn toàn cảnh của chuyến công du ba ngày của Chủ tịch Sang và cách tiếp đón ông tại Hoa Kỳ, "người ta không khỏi có cảm tưởng rằng Việt Nam cộng sản chưa thể gọi là "đối tác chiến lược quan trọng" của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á như những gì mà truyền thông cũng như lãnh đạo Hà Nội đã đặt kỳ vọng trước chuyến đi này."
Luật sư Khanh nói thêm: "Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi ngài Chủ tịch Trương Tấn Sang là buổi "ăn trưa làm việc với Ngoại trưởng John Kerry tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua 24/7.
"Chủ tịch Sang không được nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước, thậm chí người đón ông Chủ tịch vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với Tổng thống Obama chỉ ở cấp Đại sứ đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và Đại sứ Marshall người chịu trách Lễ tân của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
"Khác hẳn với chuyến đi hồi tháng 6 vừa qua của Chủ tịch Sang đến Trung Quốc khi ông được long trọng đón tiếp và cùng với Chủ tịch Tập duyệt dàn chào danh dự.
Biểu tình ở Nhà Trắng
Đông đảo người Việt chống Đảng Cộng sản có mặt gần Nhà Trắng
"Liệu Chủ tịch Sang và các đồng chí của ông trong Bộ Chính Trị sẽ nghĩ gì khi phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?"

Obama nói gì sau khi gặp Chủ tịch Sang?

Cập nhật: 20:58 GMT - thứ năm, 25 tháng 7, 2013
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).
Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang "quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ".
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Quan hệ mới sẽ tạo ra "cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực gồm quan hệ ngoại giao và chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch," theo tuyên bố chung.
Sau cuộc gặp, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang có phát biểu trước giới phóng viên.
Xin giới thiệu với quý vị nội dung phát biểu của Tổng thống Obama:
"Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Nhà Trắng và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Rõ ràng tất cả chúng ta đều nhận ra lịch sử vô cùng phức tạp giữa Mỹ và Việt Nam. Từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục.
Chúng tôi cũng thảo luận về các cách thức mà Mỹ và Việt Nam đang tham gia thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đó sẽ là nỗ lực vô cùng tham vọng để gia tăng thương mại, buôn bán và minh bạch trong quan hệ thương mại ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi quyết tâm với mục tiêu tham vọng là hoàn tất thỏa thuận này trước cuối năm vì chúng tôi biết rằng điều này có thể tạo thêm việc làm và tăng đầu tư khắp khu vực và ở hai nước chúng ta.
Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển đã xảy ra ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.

Ông Obama nói cuộc gặp thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước
Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.
Cả hai chúng tôi tái khẳng định những nỗ lực đã có để giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác tiếp tục của Việt Nam trong cố gắng tìm lại những người mất tích và những người đã chết trong chiến tranh. Và tôi tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ làm việc với Việt Nam quanh một số vấn đề môi trường và sức khỏe đã tiếp tục nhiều thập niên sau đó, vì chiến tranh.
"Tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam."
Cuối cùng, chúng tôi đồng ý rằng một trong những nguồn sức mạnh giữa hai nước chúng ta là dân số Mỹ gốc Việt ở đây nhưng rõ ràng vẫn duy trì quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam. Và trên hết, những quan hệ người với người đó là chất keo có thể tăng cường quan hệ giữa bất kỳ hai quốc gia nào.
Vì thế tôi chỉ muốn nói với Chủ tịch Sang tôi vô cùng trân trọng chuyến thăm của ngài. Nó là dấu hiệu cho sự trưởng thành và bước phát triển kế tiếp giữa Mỹ và Việt Nam. Khi chúng ta gia tăng tham vấn, tăng cường hợp tác, thương mại, trao đổi khoa học và giáo dục, nó sẽ tốt cho sự thịnh vượng và cơ hội của nhân dân tại Mỹ, cũng như tốt cho cơ hội và thịnh vượng của nhân dân Việt Nam.
Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.
Cảm ơn ngài rất nhiều vì chuyến thăm. Và tôi trông đợi chúng ta tiếp tục hợp tác với nhau."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130725_obama_sang_remarks.shtml


 

Blog / Bùi Tín

Hai bức ảnh nói lên nhiều điều

CỠ CHỮ
Chỉ 2 bức ảnh có khi nói được nhiều điều còn hơn vài trang giấy.

Đó là 2 bức ảnh chụp cùng một nơi, Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, nơi làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ.

Bức đầu chụp khi Tổng thống Barack Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi hồi tháng 9 năm 2012, ngay sau khi bà đến thăm và được mời phát biểu tại trụ sở Quốc Hội, tại đây bà đã được trao tặng Huy chương Vàng của Quốc Hội (Congressional Gold Medal), vinh dự cao quý nhất của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ dành cho một nhân vật dân sự.

Bức thứ hai chụp khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25 -7- 2013, sau khi hội đàm và ra tuyên bố chung về nâng cao quan hệ toàn diện giữa 2 nước.

Trong bức ảnh thứ nhất, nét mặt cả chủ lẫn khách đều tươi tắn, thân thiết, tuy là lần đầu tiên gặp nhau trong cuộc đời hoạt động của mình. Chủ và khách đều là những người đã được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa Bình hiếm hoi.

Tại đây Tổng thống Obama đã gắn lên ngực Bà Khách Quý tấm huân chương Tự Do.

Tiếp đó, sau khi trúng cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai, ông Obama đã chọn Miến Điện làm nơi đến công du đầu tiên và đã đến thăm bà Aung San Syu Kyi ngay tại căn nhà nhỏ của bà bên bờ hồ ở Rangoon.

Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.
Trong bức ảnh thứ hai, giữa lúc ông Sang cám ơn Tổng thống Obama đã quan tâm chăm sóc bà con người Mỹ gốc Việt (nói nhịu là «người Việt gốc Mỹ »), những nạn nhân bi thảm do chính ách chiếm đóng tàn bạo của đảng CS của ông gây nên, thì ông Obama đã không che dấu nổi sự sốt ruột và chán nản của mình. Ông kéo thật cao cổ tay áo trái để lộ mặt chiếc đồng hồ lớn chĩa vào mặt ông Sang, ngụ ý nhắc rằng: biết rồi, khổ lắm, nói dài thế, không còn thời gian cho ông, tôi đang bận việc khác.

Ba chục nhà báo quốc tế có mặt nhìn ra cảnh này.

Nét mặt bực mình của tổng thống Hoa Kỳ hiện rõ bao nhiêu thì nét mặt ông Sang càng hiện ra nét bẽ bàng bấy nhiêu.

Không bẽ bàng sao được khi ra sân bay đón một vị mang danh chủ tịch nước chỉ có trơ trọi viên đại sứ Hoa Kỳ từ Hà Nội chạy về đón, một đại diện Bộ Ngoại giao không thấy nêu tên và chức vụ, không có đội danh dự, không có trống kèn và súng nổ chào mừng, cũng chẳng có treo cờ 2 nước tại Tòa Bạch Ốc như lẽ ra lễ tân phải như thế.

Không bẽ bàng sao được khi mọi điều tốt đẹp vẫn còn là những thách thức ở phía trước, chưa có điều gì chắc chắn cả. Có vào TPP (Tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) hay không còn tùy ở Việt Nam có sớm thay đổi luật buôn bán tự do, cho lao động quyền lập công đoàn tự do hay không, có điều chỉnh khái niệm tệ hại lấy quốc doanh làm chủ đạo nền kinh tế hay không. Và mong được đón tiếp Tổng thống Obama để thủ lợi riêng mọi mặt cho đảng CS thì…còn xơi, nếu như vẫn giữ trong tù hàng mấy chục nhân vật yêu nước chống bành trướng, vẫn bịt mồm làng báo, vẫn kỳ thị tôn giáo, vẫn bắt luật pháp và tòa án phải tuân theo quyết định của đảng.

Hai bức ảnh rất nên mang về treo trong phòng Chủ tịch nước ở Ba Đình Hà Nội, để ông Trương Tấn Sang và các quan chức tùy tùng tìm hiểu cho ra lẽ, vì sao lại có chuyện trong Tòa Bạch Ốc nhất bên trọng, nhất bên khinh thế nhỉ!

Qua ngắm 2 bức ảnh, giới trí thức và mọi công dân yêu nước sẽ ngộ sâu thêm một điều thiết yếu, phải thay gấp cả hệ thống chính trị từ độc quyền đảng trị sang đa nguyên dân chủ pháp trị. Không có con đường tắt nào cả.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 http://www.voatiengviet.com/content/hai-buc-anh-noi-len-nhieu-dieu/1713289.html

 

Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật?

Cập nhật: 14:43 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Người phiên dịch của Tổng thống Obama đã bỏ qua ý quan trọng của ông về quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt Nam khi dịch lời Tổng thống phát biểu với báo chí sau hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Nguyên văn lời ông Obama nói là: "Nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."
Trong khi đó người phiên dịch thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
"[T]ừng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước."
Tổng thống Barack Obama
Những lời dịch này đã xuất hiện trong video chính thức của Nhà Trắng trên Bấm YouTube.
Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.
Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.
Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.

'Vấn đề hàng hải'

Một ý quan trọng khác của ông Obama là giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông mà ông gọi là Biển Nam Trung Hoa và người dịch hoàn toàn bỏ qua.
Ông Barack Obama và Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng hôm 25/7
Hai ông Barack Obama và Trương Tấn Sang đã hội đàm kín trước khi gặp báo chí
Ông nói: "Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển phát sinh ra thời gian qua ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.
Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."
Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.
Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
"Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Tổng thống Barack Obama
So với phiên dịch của ông Obama, phiên dịch của ông Trương Tấn Sang truyền đạt sát ý hơn khi dịch sang tiếng Anh.
Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để sót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.
Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.
Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đề hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."
Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.
Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".
BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.
Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.
Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.

Nhận xét

Mục này không nhận thêm bình luận nữa
Chuyển tới danh sách các nhận xét
  • 0

    Nhận xét số 43.

    Cảm ơn BBC đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang vừa qua. Công bằng mà nói, dịch thuật là một công việc rất khó khăn chứ không đơn giản. Ngôn ngữ mỗi dân tộc đều có những cách biểu cảm phong phú và đặc sắc riêng mà không phải cứ ai giỏi tiếng Anh đều có thể chuyển tải hết thông điệp muốn bày tỏ của người nói.
    Tôi không cho rằng, việc dịch sai lời TT Obama sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ hai nước Mỹ-Việt. Rào cản lớn nhất cho Việt Nam muốn trở đối tác toàn diện với Mỹ chính là vấn đề nhân quyền và ý thức hệ chính trị tại Việt Nam. Mỹ thật khó để tìm thấy một ngưởi bạn lớn mang tên Việt Nam khi những rào cản này không bao giờ có thể giải quyết được vì sự độc tài bảo thủ của chế độ Cộng sản Việt Nam.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_video_cuoc_gap_obama_sang.shtml
 

Mỹ-Việt: 'Vuốt ve' thay 'khiêu khích'

Cập nhật: 15:06 GMT - thứ ba, 30 tháng 7, 2013
Hai ông Obama và Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng
Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang chưa thành 'đối tác chiến lược'
Tạp chí nổi tiếng của Anh, The Economist, có bài nhận định về kết quả chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, dẫn lời chuyên gia nói chuyến đi Mỹ của ông Sang hơi giống 'pháo xịt' dù Hoa Kỳ đang 'vuốt ve' thay vì 'khiêu khích' Hà Nội.
Mở đầu bài viết về quan hệ Việt Mỹ với tựa 'All aboard?' (tạm dịch 'Cùng chuyến tàu?'), The Economist nhắc lại rằng hai bên chỉ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, hai thập niên sau hình ảnh biểu tượng của những chiếc trực thăng Mỹ tháo lui từ nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Ngoại trưởng John Kerry được dẫn lời nói quá trình bình thường hóa khá "chông gai".
Tác giả bài viết, được cho là phóng viên cộng tác của AP tại Hà Nội, bình luận:
"Nhưng Hoa Kỳ giờ xem kẻ cựu thù như một đồng minh chiến lược trong vùng. Và đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường thiết yếu cho các mặt hàng xuất khẩu dệt may và nông sản và là điểm cân bằng ngoại giao trước Trung Quốc đang lên."
"Thương mại song phương giữa hai nước giờ trị giá gần 25 tỷ đôla mỗi năm với phần lớn hàng hóa đi về ngả Hoa Kỳ."
Nhắc tới hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai bên cam kết sẽ sớm thông qua, The Economist nói Việt Nam vẫn đang lo ngại hiệp ước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành may mặc và tới các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách mà Việt Nam sẽ buộc phải thực hiện.
Tác giả cũng nhận xét việc ký kết TPP có thể sẽ là điều khó xử cho ông Obama vì chính giới Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh tới chuyện cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để đi tới hợp tác sâu hơn về kinh tế trong khi Hà Nội đã tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến.

Hơi giống 'pháo xịt' '

The Economist nhắc lại rằng số người bị Việt Nam đã bỏ tù vì "tuyên truyền chống nhà nước" hay "âm mưu lật đổ chính quyền" trong nửa đầu năm 2013 đã bằng cả tổng số của năm 2012.
Họ nói tù nhân Điếu Cày, người ông Obama nhắc tới trong một diễn văn nhiều tháng trước đây, đã tuyệt thực sang tuần thứ năm vào cuối tháng Bảy.
Bởi vậy, báo nói, thời điểm ông Obama mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang có thể coi là "quái dị" và bình luận thêm:
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á."
"Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] "chuyển trọng tâm" sang châu Á.
"Và vì những lý do khác nữa, Obama đang nóng lòng kết thúc TPP, "trụ" kinh tế trong chính sách kinh tế của chính quyền ông đối với toàn bộ vùng châu Á Thái Bình Dương."
Tác giả cũng nhận xét "đối tác toàn diện" mà hai ông Sang và Obama tuyên bố được "định nghĩa mơ hồ" trong khi hai bên cũng kêu gọi có giải pháp hòa bình trên Biển Đông và tuyên bố việc thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam cho dù không nói chi tiết.
Người viết cũng dẫn lời một chuyên gia:
"Do lời mời của ông Obama đã dấy lên hy vọng có đột phá về TPP hay đối tác chiến lược," ông Ian Storey từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore coi chuyến đi hơi giống pháo xịt.
"Hai nhà lãnh đạo có vẻ không nhắc tới chuyện liệu Hoa Kỳ có cân nhắc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không, hay hai bên sẽ giải quyết những than phiền của Việt Nam về TPP thế nào và một loạt các vấn đề khác nữa."

'Vuốt ve' Hà Nội

The Economist nói mặc dù TPP có thể giúp đẩy nhanh tiến độ cải cách đất đai và các doanh nghiệp quốc doanh, hiện chưa có gì chắc chắn là Việt Nam sẽ thông qua TPP:
"Một trong những điểm vướng mắc là điều khoản đòi ngành dệt may của họ, vốn xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 7,6 tỷ đôla sang Hoa Kỳ mỗi năm, ngưng nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các nước không phải thành viên TPP khác.
Việt kiều biểu tình đòi thả các tù nhân trong đó có ông Lê Quốc Quân
The Economist cho rằng ông Lê Quốc Quân có thể được tự do để làm hài lòng Mỹ
"Điều này có thể dẫn tới việc sa thải nhân viên hoặc tệ hơn.
"Các nhóm lợi ích lớn đang lo ngại những điều khoản này sẽ xén cánh doanh nghiệp quốc doanh.
"Dẫu sao thì những trụ cột tham nhũng và vô cùng kém hiệu quả của nền kinh tế èo uột ở Việt Nam lại có ô lớn."
The Economist nói chính quyền có thể sẽ phải trả tự do cho một số "tù nhân chính trị có tiếng" trong những tháng tới đây để chứng tỏ họ đã "lắng nghe" than phiền của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền (hay ít nhất là cũng không giả điếc trước vấn đề).
Tạp chí dự đoán ông Lê Quốc Quân, người mà phiên xử bị hoãn đột ngột trước chuyến đi của ông Sang, có thể nằm trong số người được thả.
Nhưng The Economist cũng nhận xét thả một số tù nhân hay ký một hiệp ước thương mại không đồng nghĩa với thay đổi chính sách và quan hệ Việt - Mỹ sẽ không dễ dàng cho dù Hoa Kỳ đã quyết định "vuốt ve" thay vì khiêu khích Hà Nội.
www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130730_the_economist_chuyen_di_cua_ong_sang.shtml


 

Tuesday, July 30, 2013


NGUYỄN THIÊN- THỤ * PHẬT GIÁO TẠI NGA


NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO NGA

I. PHẬT GIÁO TẠI NGA

Nga hiện nay là một nước cộng hoà, diện tích 17,075,400km2, dân số 142 triệu người.Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga, được cho là một phần của "di sản lịch sử" Nga trong một điều luật được thông qua năm 1997. Con số thống kê ở Nga không chính xác. Số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số. Chính thống giáo Nga là tôn giáo thống trị ở Nga 95% dân số. Các tôn giáo khác thì nhỏ hơn như Công giáo La mã, và nhiều phái Tin Lành. Người Nga chấp nhận Cơ Đốc giáo Chính thống ở thế kỷ thứ 10. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2007 do Bộ ngoại giao Mỹ xuất bản đã nói rằng có xấp xỉ 100 triệu công dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga.


Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo La Mã, Tin lành hay Do Thái giáo. Ước tính Nga là nơi sinh sống của khoảng 15–20 triệu tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên học giả Hồi giáo và nhà hoạt động nhân quyền Roman Silantyev đã tuyên bố rằng chỉ có 7 tới 9 triệu người theo Hồi giáo ở Nga.. Phật giáo là truyền thống của ba vùng thuộc Liên bang Nga: Buryatia, Tuva, và Kalmykia.
Nga là một quốc gia rộng lớn và có những vùng khác nhau. Về Phật giáo thì Phật giáo Tây Tạng mạnh nhất. Phật gáo Tây Tạng qua Mông cổ rồi vào đất Nga.  Cũng có thuyết nói rằng khi quân Mông Cổ xâm lăng Tây Tạng  thế kỷ 13  đã thâu thái Phật giáo Tây Tạng. Sau đó, Phật giáo các nước theo di dân mà nhập vào Nga như Triều Tiên, Trung Quốc ,Việt Nam, Nhật bản. Về phương diện Phật giáo, chúng ta có thể chia làm ba vùng chính: Đó là vùng Burvartia, Kalmikia và Turva.

 1. Phật giáo ở Burvatia (Buryatia)

Phật giáo đã đến xứ Mông cổ ( Xiongnu, Xianbei, và Khitans) vào thế kỷ thứ hai sau TL.Trong đó lãnh thổ Ivolginsk xứ Xiongnu ) đã có dấu tích Phật giáo trong các nấm mộ. Vào thế kỷ 17, Phật giáo Tây Tạng  phát triển tại Mông Cổ rồi truyền đến dân chúng Transbaikalia ( vùnh gần đông hồ Baikal) thuộc Buvat.  Khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, Phật giáo trải rộng khắp vùng Transbaikal. Một nhóm khác đi từ  tu viện Labrang ở Amdo của Tây Tạng.  Ban đầu họ lập những chùa nhỏ gọi là Dugan .

File:Цогчен-дуган в Иволгинском дацане.jpg
 Dzogchen Dugan (temple) at the Ivolga Datsan, 2012

File:Иволгинский дацан - Зеленая Тара.jpg
 Green Tara Dugan at the Ivolga Datsan, 2012

Năm  1701 có 11 dugans ở  Transbaikalia. Năm 1722,   biên giới Mông Nga bị đóng cửa, và phía bắc Mông cổ thuộc Nga,  là đất Buryat, Nga cho xứ này có quyền về tôn giáo, cho nên xứ này lập các tu viện đại học Phật giáo gọi là Datsan ở Buryatia. Tu viện đại học thứ nhất lập ở Tsongol xây xong thập niên 1740.  Năm 1741 Nữ hoàng Elizabeth (Yelizaveta Petrovna) công nhận Lạtma giáo , và công nhận 11 datsan  cùng 150 lạt ma. Thế là Phật giáo Tây Tạng trở thành tôn giáo chính thức tại Nga.  (Tháng 7 năm 1991, Phật giáo Buryatia làm lễ 250 năm được công nhận chính thức).  Khoảng 1846,  có 343 datsan lập ở Buryatia.

Các đại học ở đây đã thâu thái các văn chương, tập quán của phái Lat ma áo vàng ( Gelugpa lineage), và các tông phái khác của Phật giáo. Năm 1869, Lat ma Mông Cổ là Choi-Manrambađã dạy về y học tại Tu viện đại học Tsugol Datsan. Và từ đấy , y học phát triển. Năm 1878, trường Duynhor Kalachakra đưọc lập ở Aga datsan thì nâng cao giá trị  tinh thần của tu viện đại học. Năm 1887, sách in ra, có 29 nhà in hoạt động,cho đến năm 1930 bị hủy hoại thì các nhà in đã in 2000 nhan sách viết bằng chữ Tây Tạng và Mông Cổ. Đến cuối thế kỳ 19, Phật giáo đã phát triển đến vùng Cisbaikalia (nay là Bắc Buryatia).

 The Devajin Dugan at the Tamcha Datsan. 
 File:Dugan Devajin.JPG
Triển lãm tại Bảo Tàng Nhân Dân  Transbaikalia. 
Điệu múa Chàm huyền bí
 
Tại Ivolga Datsan
Hambo Lama (ngồi giữa) của Tu viện đại học Tamcha, 1886


Năm 1918, Cộng sản ra lệnh tách rời nhà chùa với Chính quyền,  và bãi bỏ giáo dục tôn giáo. Đạo luật này có hiệu lực tại Buryatia năm 1925, phá hoại giáo dục Phật giáo. 47 tu viện đại học và chùa nhỏ không hoạt động được. 1800 lạt ma học giả bị giam, lưu đày, hoặc vào trại cưỡng bách lao động. Hơn 100 vị lạt ma bị bắn chết.

Trong thập niên 1920, vài nơi trong xứ  Transbaikalia ( nhất là ở Aga)  cho đến vùng Shenehen  của Nội Mông thì còn tiếp tục truyền thống Phật giáo. Ngày 2-5 -1945, Hội đồng Nhân Dân Buryat ra nghị định mở cửa chùa Phật giáo. Các chùa chiền, tu viện được mở lại như Hambyn Sume ở Srednyaya Ivolga,  Ivolga Datsan ở  Buryatia và  Aga Datsan ở Aga Buryat của  Chita Oblast... được mở cửa từ 1946. Năm 1991, một học viện cao cấp gọi là  Dashi Choynhorlin  mở tại  Ivolga Datsan để đào tạo  tăng sinh, giáo sư, dịch giả , nghệ sĩ...Việc đào tạo theo quy mô  của  tu viện đại học Goman . Năm 1991, số đại học tu viện ở Buryatia lên đến 12. 
2. Phật giáo tại  Kalmykia

Kalmykia ở phía tây nước Nga. Kalmyks  là một quốc gia châuy Âu the only nation of Europe  có liên hệ nguồn gốc Mông Cổ , và cả quốc gia đều theo Phật giáo.   Đây là quốc gia theo thể chế cộng hòa , là cộng hòa Kalmykia,  là một liên bang phụ thuộc của liên bang Nga  .Dân Kalmykia đã di cư sang châu Âu, theo đạo Phật, lấy lạt ma làm vị lãnh đạo tinh thần.
Những người tị nạn chính trị  Kalmykia mở chùa Phật ở Trung Âu, như ở  Belgrade, Serbia, vào những năm 1920. Một số di cư sang Hoa Kỳ  vào cuối 1951-1952, họ lập chùa ở Monmouth County, New Jersey  vả vùng lân cận.  Geshe Wangyal, là một nhà tu người Kalmykia  đã lập Trung tâm Học viện và Tu viện  Tây Tạng ở Washington, NJ.

 
 Golden Temple Elista Kalmykia 

3. Phật giáo tại Tyva
Nước Tyva cộng hòa (hoặc Tuva) là một liên bang phụ thuộc Nga, nằm trong vùng Trung Á, phía nam Siberia, thủ đô  Kyzyl, dân số  307,930 (2010 Census).

Ở đây có ba tôn giáo chính: Phật giáo Tây Tạng, Chính thống giáo và  Sa man giáo (1). Lãnh tụ Tây Tạng Phật giáo hiệen nay là   Tenzin Gyatso, là vị Lạt ma thứ 14. Tháng 9 năm 1992, Ngài đã đến thăm Tuya ba ngày.  Dân Tuvan theo Phật giáo cộng với tôn giáo Saman bản xứ.
Phật giáo phát triển suốt 16, 17 thế kỷ. Phật giáo suy tàn thời Cộng sản. Nay đang phục hưng. Chùa chiền mở rộng đào tạo tăng ni và lạt ma. Đạo shaman của bản xứ cũng phát triển.Cuộc khảo sát dân số năm 2012 cho biết 61% dân số theo Phật giáo, 8% theo  đạo saman, 1,5% theo Chính thống giáo và Tin Lành giáo

Thời Nga Hoàng còn tại vì, Phật Giáo cũng rất thịnh hành ở nước Nga, có rất nhiều người quy y, tu học. Nhiều chùa và tu viện Phật Giáo được xây cất khắp nơi. Năm 1741, Hoàng hậu Nga Elizabeth đã có một tuyên ngôn, theo đó Phật giáo được công nhận là một trong những tôn giáo của nhà nước Nga. Hoàng gia luôn luôn thân thiện với Phật giáo. Năm 1764, Nữ hoàng Ecatherina II đặt ra chức vụ người đứng đầu Phật tử Nga. Do đó, Phật tử Nga đã thừa nhận bà là hiện thân của Tara Trắng. Tara Trắng là một trong những vị thần Phật giáo. Kể từ đó, tất cả các hoàng đế Nga - bất kể họ là phụ nữ hoặc nam giới, đều được tín đồ Phật tử Nga coi là hiện thân của Tara Trắng trên cõi nhân gian."
Chính em ruột của Nga Hoàng Nicholas II là hoàng thân Ukhtomsky cũng là một nhà nghiên cứu Phật Học và Ðông Phương học nỗi danh. Vị hoàng đệ này đã ủng hộ và thuyết phục Nga Hoàng về việc cho phép xây cất ngôi chùa Kuntsechoinei Datsan ở thành phố Petersburg vào năm 1908. Ðức Ðạt Lai La Ma thứ 13 cũng cúng dâng nhiều công đức về tịnh tài và pháp cụ cho ngôi chùa đầu tiên ở nước Nga.

  Những nhà Phật Học nổi danh là những Phật Tử Nga hồi đầu thế kỷ 20 như: Ivan Minayev, Sergei Oldenburg, Fyodor Stcherbatsky, Theodore Stcherbatsky và Cibikov là những Phật Tử tiên phong ở nước Nga. Thời đó Phật Giáo phát triển đến độ có cả trăm ngôi chùa và tu viện. Số Tăng, Ni xuất gia tu học lên tới cả nghìn người.
Nhưng cuộc biến loạn tháng 10 năm 1917 do những người Cộng Sản chủ xướng đã tàn phá tất cả các tôn giáo, trong đó Phật Giáo cũng bị ảnh hưởng nặng nề .Nhưng cuộc bạo động lật đỗ chế độ quân chủ ở Nga vào năm 1917 đã làm thay đổi tất cả chỉ trong vài năm, chế độ sắt máu cuả Lenin rồi Stalin đã hũy diệt tất cả các chùa, tu viện. Lại thanh toán tất cả những vị Tăng, Ni nào trái lệnh không chịu hoàn tục vào năm 1939, Phật Giáo và các tôn giáo khác hầu như mất hẳn ở nước Nga.
Ðến cuối thập niên 1960 thì nhà cầm quyền trở nên lưu ý vì nhận thấy nhiều nhà trí thức ở khắp nơi đang quy tụ quanh nhà Phật Học nổi danh là cư sĩ Bidya Dandaron. Mật vụ KGB đã chụp bắt và lên án tù chung thân vị cư sĩ này trong trại lao động khổ sai chỉ vì tội danh duy nhất là: " Truyền bá Phật Giáo". Hội Ân Xá Quốc Tế đã can thiệp nhiều lần, yêu cầu chính quyền Cộng Sản Liên Xô phóng thích vị cư sĩ này. Tiến sĩ Andrei Sakharov - người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1975 - củng tích cực can thiệp để trả tự do cho cư sĩ Bidya Dandaron.

Nhưng tất cả đều thất vọng và vị Bồ Tát Hoá Thân này đã tử đạo trong trại lao động khổ sai, trong khi một chân đã bị đánh gẫy vì những lần tra tấn dả man mà vẫn phải bò lết (vì đi không được) lao động. Sự hà khắc này làm xúc động nhiều người. Nhưng những Phật Tử trung kiên phần lớn là học trò cuả vị cư sĩ này vẫn tiếp tục tu học Phật Pháp một cách kín đáo và nhiệt thành trước sự đàn áp của Cộng Sản. Sau này các Phật Tử người Nga đã kể lại những chuyện tu học thầm kín đó như sau: " Khi tham dự một hoạt động Phật sự nào như Thiền, tụng niệm, thuyết pháp, đọc kinh sách, báo Phật Giáo v.v...ở một nơi nào đó. Các Phật Tử thường không đến thẳng nơi đó mà hẹn ở một trạm xe điện chẳng hạn. 

Rồi được một Phật Tử tới đón về nơi đó. Phật sự diễn ra trong căng phòng chật cứng những người yêu đạo; những bức tường quanh phòng có các hàng kệ xếp đầy kinh sách Phật Giáo. Ðiều nầy chứng tỏ sự học hỏi giáo pháp một cách thuần thành và uyên bác của người Phật Tử Nga. Không còn nghi ngờ gì nữa về sự nhiệt tâm và lòng thành của họ đối với Tam Bảo. Có nhiều người đã chọn những nghề bình thường để thích ứng hơn với sự tu học Phật Pháp thay vì những nghề cao sang. Có người thường xuyên đến tu học vào mùa hè ở Transbaikalia. Ðoàn Phật Tử nầy lại tiếp xúc với các đoàn Phật Tử tương tự và do đó tin tức về Phật Giáo được loan truyền rất nhanh. Do vậy mà ai cũng biết rằng điều gì đang xãy ra và đức tin của họ lại càng vững chắc hơn. Phật Tử Nga vẫn tích cực tu học   sau thời Josef Stalin. 

 "Họ tổ chức luân phiên tại nhà riêng các đạo hữu những buổi lễ tụng niệm, thiền, thuyết pháp, trao đổi những tin sinh họat Phật Giáo ở trong nước và tin Phật Giáo ở các nước trên thế giới mà họ có được hay chuyền cho nhau những sách báo Phật Giáo từ nước ngoài. Mỗi khi tổ chức như vậy phải đặt người canh gác mật vụ KGB và công an NKVD vì nếu bị bắt, sẽ lãnh án cải tạo khó có ngày về vì tội truyền bá tôn giáo. Thời Cộng Sản, hiến pháp Liên Xô có ghi hai điều: "Quyền tự do không tín ngưỡng " và " Quyền tự do chống tín ngưỡng", bên cạnh điều : "Quyền tự do tín ngưỡng"." "Sự tu học của Phật Tử Nga rất đáng khâm phục.

 Có người phải đi bộ hàng trăm cây số dù nắng, mưa, bảo, tuyết để đến nơi tu học nói trên. Có người cố học thuộc các đoạn kinh Phật, sách hay tin Phật sự ở các báo nước ngoài vì không thể đem theo các tài liệu này sợ bị bắt, để phỗ biến cho các Phật Tử khác. Những chuyện như thế sau này được kể lại đã làm xúc động thế giới."
Một tu viện Phật Giáo bị đóng cửa từ năm 1930 trong thời kỳ chống báng tôn giáo của Josef Stalin đã được sửa chữa và mở cửa lại cho các tín đồ Phật Giáo sinh hoạt.Nhưng vào cuối thập niên 1980, chế độ đã hoàn toàn sụp đổ ở nước Nga và các nước ở Ðông Âu nên đã có nhiều chuyển đổi thuận lợi cho Phật Giáo có cơ hội phục hồi lại như xưa ở nước Nga. Thành phố Petersburg có truyền thống nghiên cứu và sưu khảo về Phật Giáo . các học giả trong quá khứ đã giảng giải những cổ ngữ và kinh sách Phật Giáo. Truyền thống nầy lại được tiếp tục bởi các nhà nghiên cứu và sưu khảo ngày nay. Phật Giáo là một sinh lực linh động ở vùng đông Siberia thuộc nước Cộng Hòa Phật Giáo Buryatia. Những vùng khác như Chita, Irkutsk đã có những cơ sở lớn nhất của các Phật Tử Nga để tu học.

Vào tháng 6-1990, tại một buổi lễ ở chùa Ivolginsky Datsan trụ sở của các Phật Tử Nga, các vị Tăng, Ni và cư sĩ Phật Tử Á Châu đã tham dự phiên họp Hội Ðồng Chấp Hành Thế Giới về Ðại Hội Hòa Bình Phật Giáo Á Châu, một tổ chức cổ vũ hòa bình và hài hòa dựa trên những lời dạy của Ðức Phật. Các nhà lãnh đạo và học giả Phật Giáo từ nhiều nước Á Châu tham dự hội nghị củng kêu gọi sự nghiên cứu về di sản và văn hóa Phật Giáo có tính sử học. Các vị đại biểu Phật Giáo Nga trong Hội Ðồng Chấp Hành còn đề nghị thành lập ũy ban văn hóa, truyền thống và di sản Phật Giáo nằm trong cơ cấu tổ chức Ðại Hội Hòa Bình Phật Giáo để ủng cố sự đoàn kết giữa các Phật Tử Á Châu và các Phật Tử thế giới.

Trong bầu không khí "Glasnot" tự do ở cuối thập niên 1980, và cuộc chuyển đổi ôn hòa từ Cộng Sản sang Dân chủ của ông Mikhail Gorbachev và ông Boris Yelsin, người dân Nga đã được hưởng đầy đủ các quyền tự do, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng. Do đó, Phật Giáo đang sinh động và phục hồi trên khắp nước Nga. Ðể tránh sự khó khăn và không an toàn của tình trạng bất hợp pháp, các đoàn thể Phật Giáo trên khắp nước Nga phải đăng ký để được phép hoạt động. Trên lý thuyết không còn một trở ngại nào nghiêm trọng vì Phật Giáo và các tôn giáo ở nước Nga không còn bị coi như thành phần tranh chấp về chính trị như thời Cộng Sản. Do đó rất nhiều tổ chức, hội đoàn Phật Giáo đã được thành lập và đăng ký sinh hoạt ở nhiều nơi trên nước Nga. 

Hội Phật Giáo Petersburg (The Petersburg Religion Society Of Buddhists) đã có năm nghìn Phật Tử ghi danh chính thức gia nhập hội. Còn nhiều Phật Tử khác chưa ghi danh. Hội nầy cũng được chính phủ trao trả lại ngôi chùa cổ Kuntsechoinei. Chùa đã được sửa chữa, tu bổ và hiện do Thượng Tọa Gelong Sameyev, người Nga, trụ trì. Lúc nầy chùa đang có hai mươi sa di người Nga tu học. Hội Phật Giáo Estonia (The Estonian Buddhist Association) với hai nghìn Phật Tử hội viên.
Còn nhiều hội đoàn Phật Giáo khác ở Riga, Latvia, Novosibirsk, Kiev, và Khalev cũng được thành lập.Hai ngôi chùa Ago và Ivolga đã được trùng tu và là nơi sinh hoạt cho hai mươi đoàn Phật Tử ở Siberia. Cộng đồng Phật Giáo Tashkent đã đăng bạ và khởi sự sinh hoạt.

Một trung tâm Phật Giáo mới được khánh thành ở Kalmykia. Cộng đồng Phật Giáo ở thủ đô Moscow rất phát triển với hai mươi nghìn Phật Tử. Các Phật Tử ở đây có hai hạnh nguyện là xuất bản một tờ báo Phật Giáo để có phương tiện tu học, nghiên cứu về giáo lý, triết lý, kinh sách Phật Giáo; cũng như phương tiện truyền thông tin tức, sinh hoạt và tình hình Phật Giáo ở nước Nga và các nước trên thế giới. Hạnh nguyện này đã thành. Tờ báo Phật Giáo đã xuất bản do cô Sasha Iakoleva làm chủ nhiệm. Báo phát hành toàn nước Nga. Ở thủ đô Moscow đã có mười nghìn độc giả. Hạnh nguyện thứ hai là tìm kiếm một vùng đất thật rộng lớn để kiến tạo một cảnh chùa thật hùng vĩ, đồ sộ tượng trưng cho Phật Giáo phát triển dũng mãnh ở thủ đô và các thành phố khác ở nước Nga.

Việc tìm kiếm vùng đất trống ở ngay thủ đô lúc này rất khó khăn và không thể làm được. Do đó Hội Ðồng Phật Giáo Nga đã mua một cao ốc ba tầng rất to lớn, nguyên là một nhà kho để cải biến thành ngôi chùa Phật. Phật Giáo Nga cần một số tiền rất lớn: một triệu (1,000,000) Mỹ kim để mua cao ốc và vùng đất bao quanh. Nhờ đạo tâm cao cả vì Phật Pháp, các Phật Tử Nga đã cúng dâng đầy đủ số tiền này. Khu cao ốc đã mua xong và hiện đang ở giai đoạn chỉnh trang, biến cải và xây dựng bên trong cũng như bên ngoài để tạo tác thành ngôi chùa thờ Phật uy nghi ở thủ đô. Các kiến trúc sư và kỹ sư các ngành đang thực hiện Phật sự to lớn này.
Moscow (Mạc Tư khoa) sẽ có một ngôi chùa và tu viện Phật Giáo đầu tiên ở thủ đô. Từ khi thủ đô nước Nga chỉ có một số ít Phật Tử thì nhu cầu cho một ngôi chùa và tu viện chưa bao giờ được nghĩ tới trước đó. Nhưng bây giờ thì số người Nga quy y Phật Giáo ở thủ đô Moscow mỗi ngày một gia tăng đáng kể nên Hội Ðồng Phật Giáo Nga đã quyết định xây cất một ngôi chùa không những chỉ dành cho các Phật Tử người nước ngoài thuộc các phái đoàn ngoại giao có tín ngưỡng Phật Giáo nữa.

Trong những ngày này, Mười ngày văn hóa Phật giáo bắt đầu được khai trương tại thủ đô phía Bắc của Nga. Đây là Festival lần thứ ba của những người theo giáo huấn Đức Phật ở St Petersburg. Năm nay, lễ hội được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 270 năm ngày Phật giáo chính thức được công nhận là một trong những tôn giáo của nhà nước Nga.

Tại Liên Hịêp Nga (The Russian Federation), Phật Giáo vừa hồi sinh, vừa phát triển rất nhanh, và mạnh. Hiện có hàng triệu người Nga tín ngưỡng Phật Giáo.Ba nước Cộng Hòa Phật Giáo (The Three Buddhist Republics):Kalmykia, Tuva, Buryatia dân chúng đều là tín đồ Phật Gíáo. Chỉ riêng nước Cộng Hòa Phật Giáo Buryatia đã có dân số hai triệu (2.000.000) người hoàn toàn là Phật Tử.
 II.  KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO NGA
A. ST. PETERSBURG

1. TU VIỆN ĐẠI HỌC ST.PETERSBURG

Tu viện này trước mang tên là St Peterburg Datsan nhưng sau đổi tên là  Gunzechoyney Datsan.
Từ năm 2009, lễ hội Mười ngày do chùa  Gunzechoyney ở St Petersburg khởi xướng được tổ chức hàng năm. Chùa được xây dựng trên bờ sông Neva vào năm 1915. Đây không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Nga, mà còn là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở châu Âu. Đầu thế kỷ XX, ở St Petersburg chỉ có khoảng hai trăm Phật tử. Mặc dù ở nước Nga không có nhiều người theo đạo Phật, các vị hoàng đế Nga luôn luôn đối xử với họ tử tế và giúp đỡ họ về mọi mặt. Để hỗ trợ Phật giáo, thậm chí nhà nước đã thông qua một văn kiện đặc biệt, đặt nền móng cho sự phát triển của hệ thống tôn giáo-triết học này.

Bảo tàng dân tộc học ở St Petersburg sẽ có món quà bất ngờ dành cho các Phật tử. Tại Mười ngày văn hóa Phật giáo, lần đầu tiên trưng bày bảy tặng vật độc đáo, do Lạtma Pandito Hambo Dashi-Dorji Itigelov tặng Nga hoàng Nicolai II vào ngày kỷ niệm lần thứ 300 của triều đại Romanov. Trong một thời gian dài, các vật báu này được coi là mất tích.  Bà Alla Namsaraeva nói :
"Lạt ma Itigelov là vị lãnh tụ thứ 12 của của Phật tử Nga. Năm 1913, từ Buryatia,  ông đã đến St Petersburg, sau khi vượt chặng đường 6500 dặm để dự kỷ niệm 300 năm triều đại Romanov. Ông mang theo những món quà tặng cho tất cả các thành viên Hoàng gia. Có ba thứ tặng vật bằng bạc và bốn thứ bằng đồng. Tặng vật bằng đồng được dâng cho các công chúa. Quà cho Nga hoàng Nicolai II là chiếc khay bạc lớn, Hoàng hậu được tặng chiếc hộp bạc và Hoàng tử nhận bức tượng Phật. Tất cả các tặng vật này được chuyển đến lưu trữ tại bộ phận Dân tộc học của Bảo tàng Nga. Do nhầm lẫn mà người ta coi đây là quà tặng của người Kalmyk. Gần đây, khi nghiên cứu hồ sơ, một trong những nhân viên của bảo tàng đã phát hiện các hiện vật này là quà tặng Nga Hoàng Lạt ma Itigelov.”

Đối với các Phật tử, việc tìm lại những món quà này là một biểu tượng thiêng liêng. Năm 1927, khi đang thiền định, Lạt ma Itigelov Hambo, bây giờ được gọi là "Lạt Ma thánh cốt” đã qua đời, thọ 75 tuổi. Ông được chôn cất ở ngoại ô Ulan-Ude, thủ phủ của Buryatia. Gần mười năm trước, cỗ quan tài với thánh cốt đã được cải táng.

Và thật ngạc nhiên, thi thể ngài Itigelov, người ngay trước khi chết đã tuyên bố sẽ đầu thai, rất ít bị phân hủy. Ngày nay, thánh cốt Lạtma Pandito Hambo Dashi-Dorzho Itigelov trở thành một trong những thánh tích thiêng liêng của đạo Phật. Ba năm trước, để bảo vệ hiện vật quý giá, trong điện thờ Ivolginsk đã xây dựng một cung điện thủy tinh đặc biệt gọi là Cung hồ quang Etigel. Tín đồ Phật Giáo chỉ có thể vào thăm cung này trong những ngày lễ lớn của Phật giáo.
 The Datsan Gunzechoinei 
 

 
Saint Petersburg Datsan 

2. CHÙA KALACHAKRA

Khoảng năm 1909, Lat ma Agvan Dorjiev tuân lệnh Nga hoàng Nikolai Romanov khởi sự xây chùa  cho dân Buriat và Kalmyk trong thành phố. Agvan Dorjiev (1854-1938)  là người Mông Cổ  ở  Buryat, đã tu học ở  Lhasa  và trở thành  giáo viên phụ giảng  của Đat Lai Lat ma  thứ 13.Chùa này là chùa đầu tiên  ở châu Âu.  Chùa mở cửa năm 1915,  vào giữa đế nhất thế chiến. Năm 1917, chùa bị Hồng quân phá hoại phải đóng cửa. Chùa hoạt động vào 1990 vào thời Perestroika của Gorbachev .
Năm 2003 và 2005, Ngài Kirti Tsenshab Rinpoche giảng dạy tại đây. 
 KALACHAKRA có một hệ thống chùa và học viện tại nhiều quốc gia :Tây Tạng,Ấn Độ, Mông Cổ, Hawaii, Spain, Australia...
Địa chỉ:
The Saint Petersburg Temple of Kalachakra
197183, St. Petersburg, Primorsky prospect, 91

Kalachakra temple St. Petersburg




3. PHẬT GIÁO ĐOÀN DHAHARMALING (Buddhist Congregation Dharmaling)

Phật giáo đoàn này là một tổ chức Phật giáo được chính quyền Slovenia chấp thuận. Trung tâm này do  Lạt ma tối cao giảng dạy theo lời Phật, và thích hợp cho mọi quốc gia.  Trung tâm được Lama Shenpen Rinpoche là vị lat ma thường trú tại Slovenia dạy. Ngài sinh ở miền tây nước Pháp, sau theo Phật giáo và được các lạt ma chấp nhận từ 1992. Năm 2000, ngài được mời dạy tại Slovenia và nhiều quốc gia khác.Trung tâm và chùa thành lập từ January 1, 2007.
Giáo đoàn này có cơ sở chính tại Slovenia, và nhiều chi nhánh tai Hungary, Autria,  Romania, Pháp..
Địa chỉ tại Nga:

 Buddhist centre and Temple in Ljubljana, Slovenia
Address: Saint-Petersburg, Russia  
Tradition: Tibetan, Vajrayana
 mekikova11000 Ljubljana, Slovenia

Email
office@dharmaling.org
Website
http://www.dharmaling.o

* E-mail: spb @ dharmaling.org

 
Dharmaling Temple in Ljubljana 
 Dharmaling Buddhist Centre
Photo: End of day 4 
Vẽ Mạn Đà La
 Photo: Offering the precious sand to the nagas and other beings in the river
 Dharmaling Buddhist Centre



 Thumbnail

 
B. BURYATIA 
Số chùa chiền và tu viện tại Buryatia rất phát triển trong thời Nga hoàng. Các tài liệu lịch sử còn ghi lại tên các chùa và tu viện thời ấy và hiện nay như sau ở Buyatia, Chita và Irkutsk Oblasts:
  1. Hambyn-Hure Datsan of Ulan-Ude: city of Ulan-Ude
  2. Aga Datsan: Chita, Aga Buryat Autonomous Area, village of Aginskoye
  3. Atsagat Datsan: Republic of Buryatia, village of Atsagat
  4. Kurumkan Datsan: Republic of Buryatia, Kurumkansky (Huramhaanai in Buryat) District, village of Kurumkan
  5. Sartul-Gegetuy Datsan: Republic of Buryatia, Jidinsky (Zede) District, village of Gegetuy
  6. Atagan-Dyrestuy Datsan: Republic of Buryatia, Jidinsky (Zede) District, village of Dyrestuy
  7. Tabangut-Ichotuy Datsan: Republic of Buryatia, Jidinsky (Zede) District, village of Dodo-Ichotuy
  8. Egita Datsan: Republic of Buryatia, Yeravninsky (Yaruunyn) District, village of Egita
  9. Sanaga Datsan: Republic of Buryatia, Zakamensky (Zahaaminai) District, village of Sanaga
  10. Ivolga Datsan: Republic of Buryatia, Ivolginsky (Ebilge) District, village of Vyerkhnyaya Ivolga website
  11. Kizhinga Datsan: Republic of Buryatia, Kizhinginsky (Hezhengyn) District, village of Kizhinga
  12. Baldan Breybun Datsan: Republic of Buryatia, Kyakhtinsky (Hyaagtyn) District, village of Murochi
  13. Tugnui Datsan: Republic of Buryatia, Mukhorshibirsky (Muhar-Sheber) District, village of Mukhorshibir
  14. Okinsky Datsan: Republic of Buryatia, Okinsky (Ahyn) District, village of Orlik
  15. Tamcha (Gusinoozyorsk) Datsan: Republic of Buryatia, Selenginsky (Selenge) District, village of Gusinoye Ozero (Tamcha)
  16. Kyren Datsan: Republic of Buryatia, Tunkinsky (Tünhen) District, village of Kyren
  17. Hoymor Datsan: Republic of Buryatia, Tunkinsky (Tünhen) District, Arshan resort
  18. Ugdan Datsan: Transbaikalia District, Chita Oblast, village of Ugdan
  19. Ust-Orda (Abaganat) Datsan: Irkutsk Oblast, village of Ust-Orda
  20. Ana Datsan: Republic of Buryatia, Khorinsky (Hori) District, village of Ana
  21. Chesan Datsan: Republic of Buryatia, Kizhinginsky (Hezhengyn) District, village of Chesan
  22. Chita Datsan: Transbaikalia Kray, Chita Oblast, city of Chita
  23. Tsugol Datsan: Chita Oblast, village of Tsugol
Sau đây là một số datsan tiêu biểu:

4. ĐẠI HỌC TU VIỆN HAMBYN-HURE


Datsan Hambyn-Hure là đại học tu viện Phật giáo ở  Ulan-Ude  ở bắc Siberia  (Transbaykal), nước Nga. Đại học này mở 1994.

Datsan Hambyn-Hure (Ulan-Ude).jpg
Datsan Hambyn-Hure (Ulan-Ude).jpg
Hambin-Hyre.JPG
Мистерия Цам.jpg  

5. TU VIỆN ĐẠI HỌC IVOLGINSKY

Ivolginsky datsan (Russian: Иволгинский Дацан) là chùa Phật ở Buryatia, Russia, cách Ulan Ude, 23 km, gần làng  Verkhnyaya Ivolga. village. Tu viện mở cửa năm 1945, và là trung tâm Phật giáo duy nhất ở Liên Xô. Ban đầu là một chùa nhỏ, sau trở thành trung tâm tu viện do lat ma Pandido Khambo lama,  vị lãnh đạo toàn thể lat ma Liên Xô làm trụ trì.
 Đó là trung tâm tinh thần Phật giáo Liên Xô  , sau đó là cơ quan của Giáo hội Tăng già Phật giáo Nga.  Viện đại học Phật giáo «Dashi Choinkhorling» mở cửa năm 1991, và gắn bó với tu viện đại học này.
Ngày 20/01/2005, Viện đại học Buryatia chính thức cấp giấy phép công nhận Học viện Phật giáo tại Buryatia thành Viện đại học Phật giáo Damba-Dorzho Zayayev, lấy danh hiệu của Lạt-ma Khambo, đặt tại Tu viện Ivolgin. Đây là Viện đại học Phật giáo đầu tiên ở Nga.
Viện đại học Phật giáo này đạo tạo từ cử nhân đến tiến sĩ theo quy định chung của Bộ giáo dục Nga. Sinh viên muốn theo học ở Viện đại học này ít nhất phải tốt nghiệp phổ thông trung học và phải trải qua đợt thi tuyển sinh. Theo các giáo sư ở các học viện Phật giáo nước ngoài, sinh viên Nga rất giỏi các môn học như toán, vật lý, hóa học, thiên văn, v.v... Vì thế, khi nghiên cứu về đạo Phật, họ đã nhanh chóng tiếp thu giáo lý đạo Phật một cách hữu hiệu.Phật tử ở Nga hy vọng rằng, sự ra đời của viện Đại học này sẽ là nơi đào tạo  nhiều người con Phật để có thể truyền bá tư tưởng Phật giáo rộng rãi hơn, lợi ích hơn, góp phần giữ gìn trật tự và an bình cho đất nước.
Những người có công rất lớn trong phong trào nghiên cứu Phật giáo tại Nga phải kể đến viện sĩ hàn lâm Vasily Vasiliyey, sinh năm 1818, người kế thừa ông là người học trò Ivan Minayev, và nhiều nhà nghiên cứu Phật học khác như ông Sergei Oldenburg, (1863-1934), Fyodor Ippolitovich Shcherbatskoy (1866-1942), v.v…
Trong số đó, đặc biệt là ngài Agvan Dorzhiev (1854-1928), Ngài đã từng làm cố vấn giảng dạy cho đức Đạt-lai-lạt-ma thứ 13 thời thơ ấu. Sau này, Ngài trở về Nga để chỉnh đốn và xây dựng Phật giáo tại Buryatia.

File:Ivolga monastery.jpg
Ivolga Monastery 
 Ivolga Monastery - Etigel Khambin Temple.
Ivolginsk Buddhist Datsan, Main Temple, Interior, Ivolga, Russia
Ivolghinsky Datsan
 Tổng thống Putin đến thăm Ivolghinsky Datsan
Ivolghinsky Datsan
 
 Ivolghinsky Datsan
 
user posted image
Ivolginsk Datsan

6. TU VIỆN ĐẠI HỌC ANINSKY


  Aninsky Datsan (bur. Ana Dothan) - một trong những datsan lâu đời nhất của Nga. Nằm ở phía đông của nước cộng hòa Buryatia ngày nay .  Aninski Datsan được xây năm 1775 và là một trung tâm y học Tây Tạng. Ở thế kỷ XIX, tu viện đại học này rất lớn, là nhà của 1000 lạt ma, hàng trăm sinh viên. Tu viên đại học này được dân trong vùng kinh trọng.
 Aninsky Datsan là trung tâm của tôn giáo, giáo dục, xuất bản, biểu tượng, đồ họa, nghệ thuật sân khấu . Tu viên  lúc này là tòa nhà bằng gỗ đã bị đốt cháy một lần vào năm 1811 . Dugan là một tòa nhà hai tầng có lan can, ban công, hang động và hốc. Tầng đầu tiên bắt đầu với chiều cao của con người. Thay vào đó, mái nhà được xây dựng một kim tự tháp bằng đá. Chiều cao của kim tự tháp từ 10 đến 15 mét. Kim tự tháp đã được hỗ trợ 30 cột.Năm 1825, ông tách ra khỏi Aninskogo Egituysky Datsan.Vào cuối thế kỷ IXX xung quanh Aninskogo datsans sống hàng chục ngàn người.  

Datsan là một ngôi làng lớn, chiếm trung tâm của đền thờ và tu viện phức tạp, là trung tâm buôn bán  gần Chita đường, toàn bộ thung lũng đã được xây dựng với những ngôi nhà và cửa hàng của Bukharan người Do Thái (burzhahe), các thương gia Trung Quốc, Nga, Mông Cổ doanh nhân, những người hành hương Tây Tạng.Sau cuộc bạo loạn năm 1917 Datsan đã được đóng lại.  Năm 1931, quân Liên Xô đem đại pháo phá hủy datsan này,  một số lạt ma chết, số còn lại bị đày đi Gulag. Trong thời Xô Viết các datsans xây dựng sử dụng như là chuồng ngựa, nhà để xe, vv.. Cho đến những năm 1950, các tòa nhà sụp đổ, và trở thành hoang phế suốt triều đại cộng sản. Từ những năm 1990, tu viện  được phục hồi.

Aninski Datsan before it was destroyed
 Aninski Datsan
Tu viện hoang phế trong thời cộng sản
Inide the Datsan walls
View from Above 

C. KALMYKIA

 7.TU VIỆN BURKHAN BASKIN ALTAN  (GOLDEN ABODE OF SHAKYAMUNI)

 Tu viện Golden Abode of Buddha Shakyamuni xây năm  2005 ở phía nam Nga, vùng Elista  là một ngôi chùa  Phật lớn nhất châu Âu .  Trong thởi cộng sản, chùa chiền là đạo Phật bị phá hoại, nay đang phục hưng.Đức Đạt Lai lạt ma thứ 14 đã làm lễ khánh thành vào ngày 27-12-2005, có trên 5,000 người tham dự.Trong buổi lễ,Tổng thống Cộng hòa Kalmykia  Kirsan Ilyumzhinov  đã  tưởng niệm tại chùa những ai đã bị cộng sản giết và đày Siberia  vào ngày 27-12- 1943.

Golden Abode of Buddha Shakyamuni

 File:Golden Temple Elista.jpg
Kalmykia. Golden Abode of Buddha Shakyamuni
Golden Abode of Buddha Shakyamuni
Buddhist monks in Europe. Буддийские монахи на концерте Океан сострадания Элиста  
8. TU VIỆN GEDEN SHEDDUP CHOIKORLING

 Tu viện Geden Sheddup Choikorling là một tu viện Tây Tạng ở Elista, nước cộng hòa Kalmykia, thuộc Nga. Tu viện mở cửa ngày 5-10- 1996 với sự tham dự của trên 30,000 dân chúng. Đây là tu viện Tây Tạng đầu tiên được xây trong vùng  kể từ  1920. Đây là tu viện  đầu tiên của nền Cộng hòa  kể từ khi Stalin  ra lệnh phá hoại chùa chiền  trong thời Tập thể hóa và thời Đại khủng bố của thập niên 1930.
Theo tiếng Tây Tạng, Geden Sheddup Choikorling co nghĩa là "Nơi an trú thiêng liêng cho lý thuyết và thực hành của Phái Lạt ma áo vàng"( "A Holy Abode for Theory and Practice of the School of Gelugpa) .Đức Đạt lai lạt ma đời14  chọn đất và đặt tên  khi ngài  ra ngoài thủ đô Elisa  trong dịp ngài viếng cộng hòa Kalmykia  vào mùa hè 1991. Chùa có tượng Phật Thích Ca.

 
Geden Sheddup Choikorling Monastery

9. TU VIỆN OKINSKY
 
 http://upload.wikimedia.org/wikipedia/et/thumb/3/39/Burjaatia_datsan_vanTao.gif/220px-Burjaatia_datsan_vanTao.gif
 Okinsky datsan (Окинский дацан) in Orlik



D. CZECH

10. TRUNG TÂM DHARMA CENTER

Tushita Meditation Centre là trung tâm học tập va thực hành Phật pháp theo truyền thống Đại Thừa Tây tạng . Trung tâm này nay ở Bắc Ấn Độ, giữa những núi đồi rậm rạp.gần  thành phố  McLeod Ganj - là nơi Ngài Đat Lai Lat ma thứ 14.
 Trung tâm Tushita nhắm truyền thụ Phật pháp cho mọi người ở mọi quốc gia. Trung tâm Tushita được thành lập năm 1972  do Lama Thubten Yeshe, là giáo sư về Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Vì Ngài Yeshe viên tịch năm 1984,  đệ tử chinh của Ngài là Lama Zopa Rinpoche thay Ngài điều khiển  Tushita và  FPMT (Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition).


Tushita là thành viên của FPMT - là một mạng lưới của trên 40 trung tâm thiền và phục vụ xã hội trên 30 quốc gia trên thế giới

Địa chỉ tại Nga:
Tushita Dharma Center
Address: pr. Oktyabrya, 101/1a, 102  Ufa 450000
Tradition: Vajrayana, Tibetan, Gelugpa
Phone: +7 347 2355622
E-mail: mail@@tushita.ru
Website: http://www.tushita.ru
Find on:
Spiritual Director: Venerable Geshe Jampa Tinley

Lama Zopa Rinpoche  giảng dạy 
 
 Tushita Meditation Centre
E. MAC TƯ KHOA
11. TRUNG TÂM DRIKUNG KAGYU RATNA SHRI 


Trung tâm này có gần 40 chi nhánh trên các quốc gia trên thế giới.

Argentina / australia /Austria  /Canada /Chile /Croatia /Czech Republic /Estonia /France
/Germany /Hong Kong /Hungary /India /Israel /Italy /Japan /Latvia /Libanon /Lithuania
/Malaysia /Mexico /Mongolia /Nepal /New Zealand / /Neru /Poland /Russia /Singapore
/Spain / Sweden /Switzerland /Taiwan /Tibet /Ukraine /United Kingdom /United States /Vietnam

Tại nước Nga, trung tâm chính là:
Drikung Kagyu Ratna Shrin/a
n/a Moscow Russia
http://drikung.ru
Contact Person: Alexander Bedcher,
Alexander Dogaev
Phone: +7 (926) 9035959

Tại Nga có trung tâm ở Moscow và Estonia .
Trung tâm Phật giáo Tây Tạng “Drikung Kagyu Ratna Shri” ở Mạc Tư Khoa  được thành lập năm 2009 do Ngài Kyabje Garchen Rinpoche và Ngài H.H. Drikung Kyabgon Chetsang, viện trưởng viện Drikung Kagyu school. Khoảng năm 2003, Ngài Kyabje Garchen Rinpoche đã thăm Moscow  nhiều lần và ngỏ ý xây một  trung tâm Phật giáo để dạy Phật pháp cho dân chúng tại đây.

 
 Drikung Kagyu Ratna Shri” ở Mạc Tư Khoa
 
 Drikung Kagyu Ratna Shri” ở Mạc Tư Khoa
 

Trung tâm  Estonia thành lập từ 1992.Trung tâm   Drikung Kagyu Ratna Shri  là trung tâm Phật giáo Tây Tạng ở Tallinn, có mục đich dạy Thiền, dạy Phật pháp. Có nhiều cách thiền theo phái  Drikung Kagyu  cổ truyền.  Mỗi cá nhân có thể tìm thấy con đường thích hợp cho mình.

Địa chỉ: Vilmsi 45A-2
Tallinn
Estonia 10412
Ain Starast, President
+372 56479868
drikung@drikung.ee
Lineage
Tibetan: Drikung Kagyu
Lineage holder / Director
Drupon Konchok Sangyas Rinpoche
Members & Friends   22
Language(s)
Estonian, English 

 
 Drikung Kagyu Ratna Shri ở Estonia
 Drikung Kagyu Ratna Shri ở Estonia
 
12.THIỀN VIPASSANA 
Đây là một phái Thiền tên là Vipassanā  do  Satya Naravan Goenka (sinh năm 1924), người Miến Địện giảng dạy . Ông là đệ tử củaSayagyi U Ba Khin.Ông Goenkađã đào tạo  hơn 800 đạo sư, và mỗi năm dạy 100,000 đệ tử theo phép  thiền Vipassana. Ông nhấn mạnh rằng đức Phật dạy pháp, dạy Tự do, là những điều phổ quát toàn cầu, không riêng rẽ địa phương nào, sắc tộc nào.
 Ông nói rằng  Thiền Vipassana là một khoa học kinh nghiệm, hiểu biết sâu xa, đưa ta đến chân hạnh phúc và  hòa bình. Mỗi khóa thiền là 10 ngày.
 Ông đã xây được một cơ sở Thiền, và khánh thành vào tháng 11-2008, gọi tên là Chùa Vipassana Toàn Cầu (  Global Vipassana Pagoda) ở gần Mumbai. Ông hy vọng đây là cái cầu nối kết các dân tộc , các cộng đồng trên thế giới  để đi đến hòa đổng và hòa bình.
Chùa này có đặc điểm là có cái vòm rất lớn mà không có cột đá. Vòm lớn gấp đôi điện Basilica của St. Peter tại Vatican. Đại điện để ngồi Thiền có chu vi  280 feet, có 8,000 chỗ ngồi, cao 325 feet, ngang với tòa nhà 30 tầng lầu.  Khoảng 2,5 triệu tấn đá đã đem dùng trong việc xây cất.
Chùa có chi nhánh tại Nga:
Address: 111555 Moscow, Molostovih Street, 1-4-593; Russia  
Tradition: Theravada, S.N. Goenka Vipassana
E-mail: vipassana@mail.ru
Contact: Vladimir & Sveta Karpinsky.
 Chùa Vipassana Toàn Cầu ở Mumbai
File:Prachenburi vipassana center entrace.jpg 
Cổng vào
File:Prachenburi vipassana center dhamma hall.jpg
Chánh điện
File:Prachenburi vipassana center room.jpg
Một thiền phòng 
 
 
 
 Chùa Vipassana Toàn Cầu ở Mumbai
 
 Trung tâm Vipassana ở Moscow
 
 Trung tâm Vipassana ở Moscow

13. TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO TAM BẢO ,Moscow Sangha


 Địa chỉ:
Novogireevskaya Street 14-2-34
Moscow 111401
Email:
mcfmosk@online.ru
Tel:
(7) 095.304.4562


Москва
 Будда Шакямуни
Падмасамбхава 

14. TĂNG ĐOÀN DZOGCHEN   (Dzogchen Sangha in Moscow )

Tăng đoàn  này do Sergey Doudko thành lập này năm 1997 và do  Sergey Gladkih làm chủ tịch,  Dzogchen Khenpo Choga Rinpoche giảng dạy.
Tăng đoàn Dzogchen có chi nhánh ở Hongkong, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga.
Ban Quan trị trung ương có:

Publisher – Editor
Robert Lapham
DzogchenConnect@gmail.com
Managing Editor
Jeffrey Harker
Assistant Editor & Technical Staff
Lily Shushan
Assistant Editor
Jack Gordon
Assistant Editor
Kristen Jennings-Manners
For ideas, comments, suggestions,
photos or contributions
contact us at: DzogchenConnect@gmail.com

Trung tâm mong ước thành lập Đại học Tăng Đoàn  Dzoghen  của Phật giáo tại Nga.

Email: eugene.golyuk@gmail.com
Website: http://www.dzogchenlineage.ru/


 
 H.E. Dzogchen Khenpo Choga Rinpoche
 
 Dzogchen Sangha Moscow
 

A photo on Flickr 
Photo: Dear Sensible Ones, 
These days there have been many disasters occurring around the world. To prevent dangers and improve the current situation, visualize all Buddhas in your heart and have great compassion and love toward all beings and then sincerely recite the following refuge prayer many times:

“Namo Buddhaya. 
For the True Happiness of all beings, 
I will swiftly become Buddha in this very life. 
Therefore I joyfully practice the Buddha Path.

Namo Buddhaya. Namo Dharmaya. Namo Sanghaya.

I take refuge in Buddha. 
Buddha is my guide. Buddha is my nature.
I take refuge in Dharma. 
Dharma is my path. Dharma is my savior.
I take refuge in Sangha. 
Sangha is my companion. Sangha is my support.

May all humans have faith in the present 
       and confidence in the future. 
May all humans be free from greed to things 
       and anger to beings. 
May humans not destroy the environment or torture animals.
May humans not engage in violence or threaten each other.

May all beings abandon negative thinking 
       and negative conduct.
May all beings engage in positive thinking 
       and positive conduct.
May all beings be free from fear and suffering. 
May all beings have joy and happiness.”

Please recite this prayer every day at least seven times. This powerful prayer will bring great benefit for yourself and all beings mentally and physically both now and in the future.

With love and blessings,
Dzogchen Khenpo Choga Rinpoche

Composed at the auspicious conclusion of the Fifth Dzogchen Lineage Internship Program at the Dzogchen Retreat Center, USA on the full moon of October 29th, 2012.
Photo: We rejoice in the auspicious completion of the 2012 Dzogchen Lineage Autumn Retreat. 

Please visit http://www.dzogchenlineage.org/schedule.html 

for information on upcoming teachings and retreats with Dzogchen Khenpo Choga Rinpoche and authorized teachers of The Buddha Path.

NGUYỄN THIÊN-THỤ * NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
______
(1). Schamanism: sa-man giáo: Một tôn giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, có hình thức như đồng bóng, cầu khẩn thần linh, thờ tổ tiên.
(2). Tông phái Bon (Bonpo) là một hệ phái Phật giáo Tây Tạng cổ truyền, bắt nguồn  đất Olmo Lungring là giải đất  ở phía tây Tây Tạng ngày nay, thuộc Tazig , rồi lan đến Zhang Zhung là vùng phía tây Tây Tạng.

No comments:

Post a Comment