Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 23 November 2016

TRUNG CỘNG * MỸ* BIỂN ĐÔNG * BẰNG CẤP GIẢ

 

TƯƠNG LAI TRUNG QUỐC

 

  Trung Quốc : Bùng nổ xã hội đã cận kề

Cảnh sát tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn - REUTERS
Cảnh sát tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn - REUTERS

Thụy My
Nhà Trung Quốc học Marie Holzman và nhà ly khai Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) trên báo Le Monde hôm nay 20/11/2013 nhận định, hiện có các dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang đến gần.

Các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 376 người đã họp lại từ ngày 9 đến 12/11/2013, để thảo luận với quyết tâm được bày tỏ về cải cách kinh tế và xã hội. Nhưng dường như kết quả chủ yếu của Hội nghị trung ương lần thứ ba là việc thành lập một ủy ban mới, trực tiếp đặt dưới quyền của chính quyền trung ương, được gọi là « Ủy ban An ninh Nhà nước ». Như vậy là đã tiếp tục chính sách do Đặng Tiểu Bình đưa ra vào năm 1978 mà không thay đổi mấy: cải cách kinh tế gắn liền với việc thẳng tay đàn áp chính trị.
Vì sao lại thành lập một ủy ban mới, trong khi hệ thống Trung Quốc hiện nay đã quá đầy đủ từ Bộ Tư pháp cho đến bộ máy quân đội, an ninh, công an, cảnh sát vũ trang…nói chung là đủ loại công cụ trấn áp ?
Theo hai tác giả trên, đó là vì nỗi sợ hãi đang ngự trị tại các cấp cao nhất của quyền lực. Các nhà lãnh đạo lo sợ bùng nổ xã hội. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy họ luôn đầu tư rất nhiều tiền bạc cho việc duy trì ổn định, cho đến nỗi người ta tự hỏi có phải kẻ thù duy nhất thực thụ của Đảng chỉ đơn giản là toàn bộ dân tộc.
Cũng có một thiểu số cán bộ có ảnh hưởng mong muốn những cải cách chính trị thực sự trong Đảng. Nhưng giai đoạn đưa ra những cải cách chính trị có lẽ đã trôi qua.
Nếu Trung Quốc không đi theo các tiến triển về dân chủ của các quốc gia cộng sản cũ ở Đông Âu, đó là vì một giai cấp nhà giàu mới đã xuất hiện. Giai cấp này lo sợ sẽ bị mất những quyền lợi đang được hưởng, trong khi lớp người nghèo hy vọng sẽ khấm khá hơn.
Đối với những người này, ước vọng thành công khiến họ mùa quáng chấp nhận các điều kiện lao động và thu nhập tồi tệ. Còn đối với lớp nhà giàu mới, họ sợ hãi nếu bị đặt lại vấn đề làm cách nào giàu nhanh như thế, và bị bắt nếu chế độ sụp đổ. Vì vậy, mỗi một ngày trôi qua là một ngày được lợi…
Trong thời gian đó, trên 60% những người giàu nhất Trung Quốc đã ra nước ngoài sinh sống hoặc đã làm các thủ tục cần thiết để đi định cư ở ngoại quốc. Trên 85% trong số họ đã gởi con cái đi học tại các trường đại học nước ngoài danh tiếng nhất. Và việc phân cực xã hội càng ngày càng gia tăng. Nếu tin vào các dấu chỉ, là một cuộc tổng nổi dậy xã hội sẽ không còn xa nữa…điều này giải thích cho tâm lý khủng hoảng của các tỉ phú và quan chức cao cấp trong Đảng.
Thực tế, Chủ tịch Tập Cận Bình hoàn toàn bị bao vây bởi các quần thần và nạn quan liêu. Các đề nghị ông Tập đưa ra khi lên nhậm chức tháng 11/2012 như hủy bỏ các trại lao cải không đạt được mục đích, một số tỉnh áp dụng nhưng một số địa phương khác thì không…
Các viên chức và cán bộ cao cấp sẽ bị mất mát quá nhiều nếu Đảng lao vào cải cách chính trị. Hơn nữa người ta không biết điều gì sẽ xảy ra nếu các thành viên lãnh đạo Đảng bị truy tố. Tấm gương của Bạc Hy Lai, người lẽ ra đã trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đã bị lãnh án chung thân ngay trước Hội nghị trung ương 3, là một ví dụ phản tác dụng mạnh mẽ. Nếu không thành công trong việc áp đặt quyền lực, thì người kế nhiệm chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi người thất sủng bị bắt và lãnh án.
Các thông tin ngày càng cụ thể hơn về gia tài của các nhà lãnh đạo, gây phẫn nộ ngày càng cao. Tác hại của ham nhũng, lạm quyền phơi bày trước mắt mọi người. Làm thế nào giải thích được việc một cán bộ công an bình thường ở Thượng Hải bị bắt quả tang có đến 2 tỉ đô la trong ngăn kéo ?
Theo hai tác giả, các vụ nổ bom và tấn công mới đây ở quảng trường Thiên An Môn, Sơn Tây và nhiều nơi khác chỉ mới là những triệu chứng đầu tiên của một cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng.
Các tác giả đặt câu hỏi, khẩu hiệu của những người đấu tranh đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, muốn biểu tình một cách « hòa bình, hợp lý, bất bạo động » liệu còn hợp thời trước một chế độ độc tài, ngày càng tự giam hãm trong một logic bạo lực không giới hạn ?
tags: Cải cách - Châu Á - Chính trị - Dân chủ - Khủng hoảng - Tham nhũng - Trung Quốc - Xã hội - Đàn áp http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131120-trung-quoc-bung-no-xa-hoi-da-can-ke 
 

 Ở Trung Quốc giới lãnh đạo đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô

Vài lời của người dịch - Hoàng Trường Sa (Danlambao): Sau đây là bài của nhà báo Nga Vasili Golovnin, hiện ở Tokyo, đăng trên Echo Moskva ngày 17.11.2013. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc để thấy rõ giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô. Qua bài này, bạn đọc thấy rõ những biện pháp “be bờ” về công tác tư tưởng và tăng cường an ninh của ĐCSTQ đang thực hiện để cố tránh một sự sụp đổ trong tương lai giống như Liên Xô. Cũng qua bài này, bạn đọc càng thấy rõ ban lãnh đạo ĐCSVN, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã và đang mù quáng rập khuôn theo quan thầy Bắc Triều như thế nào. Họ cố nhắm mắt trước thực tế phũ phàng đối với họ về nguyên nhân nội tại làm Liên Xô sụp đổ chính là vì chủ nghĩa Marx-Lenin đã không còn sức sống, chính là vì cái “chủ nghĩa xã hội-chuyên chính vô sản” đã rệu rã đến mức cùng cực, không còn đứng vững được nữa nên phải sụp đổ tan tành.

Những biện pháp “be bờ” về công tác tư tưởng có tính bịp bợm và an ninh có tính khủng bố đều không thể nào ngăn cản nổi sự sụp đổ mà chỉ kéo dài thêm nỗi đau khổ của nhân dân và càng tạo thêm điều kiện cho bọn bành trướng phương Bắc xâm chiếm nước ta. Cái Hiến pháp của ĐCSVN sắp thông qua bất chấp sự phản đối của Nhân dân, để áp đặt cho Đất nước và Nhân dân ta một chế độ độc tài toàn trị nhằm duy trì sự thống trị của một băng đảng tham nhũng, tỷ phú đỏ và cường hào ác bá mới mà mọi người đã rõ bộ mặt của chúng, sẽ càng tạo thêm những mâu thuẫn đối kháng và càng nhanh chóng đẩy chế độ đó đến ngày cáo chung.
Người dịch: Hoàng Trường Sa (Kiev) 

*
Vasili Golovnin - Các nhà cầm quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) bỗng dưng quan tâm nghiên cứu những nguyên nhân và những bài học sự sụp đổ của Liên Xô. Mọi sự đều được tổ chức một cách quy mô lớn lao theo kiểu Trung Quốc, trong khuôn khổ cơ chế học tập trong đảng được tổ chức rất chặt chẽ. Việc học tập này thu hút toàn bộ giới cán bộ lãnh đạo và các đảng viên thường ở địa phương. Xin nhắc lại rằng trong hàng ngũ của ĐCSTQ có đến trên 85 triệu đảng viên.
Giới am hiểu tình hình cho biết rằng từ tháng 9 vừa qua, tại các buổi học tập của đảng cũng như tại các cuộc họp của đảng, người ta đều chiếu bộ phim “20 năm kể từ ngày Đảng và Nhà nước Xô Viết sụp đổ”. Phim này do cơ quan lãnh đạo tư tưởng chủ yếu của Trung Quốc là Viện hàn lâm khoa học xã hội xây dựng.
Trong phim đó kể lại ĐCSLX đã mất lòng tin sâu sắc vào những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội như thế nào, đảng đã tha hóa và mất vai trò trung tâm của mình trong xã hội. Gorbachev cũng bị phê phán nặng nề - “ông ta đã quay lưng lại trước những ước vọng của nhân dân”, mà hơn một nữa ước vọng đó - như bộ phim đó khẳng định - đã được chế độ tồn tại hồi đó thỏa mãn. Thế nhưng, ban lãnh đạo ĐCSLX đã vứt bỏ chính cái khái niệm “chủ nghĩa xã hội”, họ đã có những quyết định không đúng đưa đến tai họa. Tai họa đó là “bi kịch vĩ đại của thời đại hiện nay”.
Sau khi xem phim, người ta tổ chức thảo luận, còn các cán bộ tư tưởng thì giải thích: điều quan trọng là từ sự sụp đổ của Liên Xô ta phải rút ra được những bài học đúng đắn. Những bài học đó chính là: củng cố lòng trung thành đối với các lý tưởng và khắp nơi cũng như trong mọi lĩnh vực phải giữ được vai trò đứng đầu không lay chuyển của đảng.
Như người ta đã loan báo, bắt đầu chiến dịch đó là một cuộc hội nghị bàn về các vấn đề tư tưởng do Tổng bí thư TƯ ĐCSTQ và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình chủ trì ngày 19 tháng 8 năm nay. Các bạn hãy chú ý đến ngày tháng - đó chính là ngày mà hồi năm 1991 ở Liên Xô đã xảy mưu toan một cuộc đảo chính kết thúc bằng việc thủ tiêu quyền lực của ĐCSLX và giải thể Liên Xô. Người Trung Quốc coi trọng các biểu tượng lắm, và có thể không phải là ngẫu nhiên mà người ta chọn ngày đó để tiến hành hội nghị và thông qua một văn kiện đòi hỏi phải giáo dục dân chúng một cách nhất quán những giá trị của chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, trên các tờ báo trung ương của CHNDTH người ta thường có những bài kêu gọi tăng cường đoàn kết và không lặp lại những sai lầm của Liên Xô. Chẳng hạn như tờ “Nhân dân nhật báo” viết: “Đảng của Liên Xô và các nước Đông Âu đã mất quyền lực vì họ đã vứt bỏ vai trò đứng đầu trong lĩnh vực tư tưởng”.
Nhân thể nói thêm, sau những sự kiện ở Liên Xô hồi năm 1991, ở Trung Quốc người ta đã tiến hành một chiến dịch công tác tư tưởng rộng lớn trong khuôn khổ những đợt học tập trong đảng. Hồi đó, người ta khẳng định rằng quyền lực của ĐCSLX bị thủ tiêu là kết quả của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà phương Tây đã thực hiện bằng cách gieo rắc “tính chất tư sản” vào Liên Xô.
Đằng sau những việc đó tất nhiên là cái cảm giác về mối hiểm họa ngày càng tăng: Trung Quốc ngày càng cởi mở hơn và làn sóng của “tính chất tư sản” khét tiếng đó trong nước ngày càng tiếp tục lớn mạnh hơn chừng nào thì tầng lớp trung gian ở đô thị lại càng vững vàng hơn. Vì thế trong thời đại Internet, rất khó mà giữ được lòng tin sắt đá theo kiểu Pavel Korchagin (1) mà ở nước CHNDTH người ta đánh giá rất cao, nơi mà phim của Hollywood được chiếu rộng rãi, việc đi ra nước ngoài và quảng cáo mỹ phẩm cho nam giới gần như hoàn toàn tự do.
Cái cảm giác khủng hoảng kinh tế cũng có cả trong uẩn khúc kinh tế: các nhà cầm quyền Trung Quốc phải thật thà thừa nhận là mô hình phát triển đất nước đã không còn thích dụng nữa, mặc dù trước đây nó đã tỏ ra rất thành công. Thay vì ra sức mãnh liệt phát triển theo chiều rộng dựa trên việc sử dụng khối lực lượng lao động vĩ đại rẻ mạt và thiếu học, thay vì rót tiền vào những dự án thiết kế khổng lồ, đã đến lúc phải chuyển sang những công nghệ kỹ nghệ phức tạp. Phải chuyển sang sự phát triển dựa trên nhu cầu ổn định trong nước của dân cư đang giàu lên, dựa trên sáng kiến của giới doanh nhân tư nhân, chứ không phải dựa trên những tập đoàn quốc doanh tham nhũng và không linh hoạt. Thế nhưng, mỗi người cộng sản đều biết rằng ngay cả nhà tư sản trung thực đi nữa cũng là một kẻ thù tiềm năng của họ. Chính vì thế, giới kinh doanh không quốc doanh (tư nhân) ở nước CHNDTH bị hạn chế, họ bị kìm hãm trong việc vay tín dụng, còn trong nước thì không có quyền sở hữu tư nhân về đất đai.
Ban lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc (nhất là Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường) đã nhiều lần nói về ý định tiếp tục và làm sâu sắc hơn quá trình cải cách và chuyển những cải cách đó lên cấp độ chất lượng mới. Người ta chờ đợi những nghị quyết to lớn loại đó tại cuộc hội nghị lần thứ 3 của TƯ ĐCSTQ vừa diễn ra. Nhưng, nghị quyết của hội nghị được công bố mấy ngày sau những cuộc họp kín, nói chung thì khá tù mù. Trong các nghị quyết đó nói về sự cần thiết phải làm những cải cách mới, nói về tầm quan trọng phải mở rộng vai trò điều chỉnh của thị trường, nhưng vẫn không nói gì đến nội dung cụ thể của những cải tạo sắp được tiến hành. Hình như ban lãnh đạo Trung Quốc đang căng thẳng suy nghĩ họ có thể đi xa đến mức nào trong việc thực hiện những biến đổi cần thiết, nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với hệ thống thống trị của đảng.
Nhân thể xin nói thêm, theo như kết quả hội nghị TƯ ĐCSTQ vừa nói trên, người ta đã công bố thành lập ở Trung Quốc (xin chú ý!) Ủy ban An ninh quốc gia. Chắc là tổ chức này không giống như KGB của Liên Xô, mà là một tổ chức trung ương gì đó có nhiệm vụ tăng cường sự phối hợp hoạt động của cảnh sát và cơ quan mật vụ. Như vậy thì củng cố sự thống nhất ở Trung Quốc sẽ không chỉ bằng các phương pháp học tập trong đảng và nghiên cứu những sai lầm nguy hại của Liên Xô đã tiêu vong rồi mà thôi đâu./.
Vasili Golovnin, nhà báo, Tokyo
Nguồn: echo.msk.ru 17,11.2013 
Người dịch:
__________________________________
1. Pavel Korchagin - nhân vật trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai Ostrovski (1904-1936). Về sau truyện đã được dựng thành phim. Cuộc đời của chàng trai này đã cống hiến hết mình cho công cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản và hạnh phúc của người lao động, đã trở thành lý tưởng cho một vài thế hệ người Xô-viết noi theo. Nhiều bạn đọc Việt Nam cứ tưởng rằng đây là nhân vật có thật.
Chia sẻ bài viết:

Cải cách ở Trung Quốc : Tập Cận Bình muốn nối bước Đặng Tiểu Bình

REUTERS / Jason Lee
REUTERS / Jason Lee

Đức Tâm
Tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung uơng lần thứ ba vừa qua, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đã đưa ra một chương trình cải cách đầy tham vọng. Theo giới quan sát, ông Tập Cận Bình dường như muốn theo bước Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư tiến trình hiện đại hóa Trung Quốc, đồng thời không hề có chút khoan nhượng nào về sự cứng rắn của chính quyền trung ương.

Một năm sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, ông Tập Cận Bình, năm nay 60 tuổi, đã củng cố quyền lực của mình tại Hội nghị Trung ương 3, đưa ra một lộ trình hành động cho ban lãnh đạo mới, từ nay đến năm 2020.
Cũng giống như kế hoạch hiện đại hóa Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình đưa ra từ cuối những năm 1970, chương trình cải cách của ông Tập Cận Bình tập trung vào kinh tế và xã hội, như củng cố vai trò của thị trường trong nền kinh tế, nới lỏng chính sách một con, giảm bớt án tử hình, xóa bỏ chế độ “lao cải”…
Giới chuyên gia nhấn mạnh, đây là những cải cách giúp cho đảng Cộng sản Trung Quốc thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, với tiến trình đô thị hóa, cũng như những đòi hỏi ngày càng gia tăng của người dân.
Chính Tân Hoa Xã, hôm qua, 19/11, đã cho biết chi tiết tiến trình soạn thảo kế hoạch cải cách và nhấn mạnh rằng Tổng Bí thư Tập Cận Bình, vào tháng Tư vừa qua, đã quyết định trực tiếp lãnh đạo các nhóm biên soạn dự thảo cải cách. Rõ ràng là ông Tập Cận Bình muốn khẳng định mạnh mẽ vị thế và để lại dấu ấn của mình trong chương trình cải cách lần này.
Trong bản tường trình kết quả Hội nghị Trung ương 3, đăng trên Tân Hoa Xã, tên của ông Tập Cận Bình được nhắc đến 21 lần và không một lần nào nêu tên Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Tương tự như Đặng Tiểu Bình – mà tên tuổi được lịch sử Trung Quốc ghi nhận là cha đẻ của chính sách mở cửa kinh tế - ông Tập Cận Bình coi các cải cách kinh tế là trọng tâm trong chính sách lãnh đạo của ông.
Về phương diện chính trị, Đặng Tiểu Bình đã không ngần ngại ra lệnh thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989, còn ông Tập Cận Bình thì muốn thắt chặt quyền kiểm soát đất nước và bộ máy của Đảng, thông qua chiến dịch chống tham nhũng.
Theo ông Barry Naughton, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại đại học California, Hoa Kỳ, được AFP trích dẫn, thì “trong một chừng mực nào đó, ông Tập Cận Bình dường như nghĩ rằng ông ta có thể tăng cường một chút việc giám sát và kỷ luật trong bộ máy chính trị hiện nay, với việc nghiêm trị nạn tham nhũng, đi kèm với những cải cách kinh tế”.
Một động thái khác cho thấy ông Tập Cận Bình muốn trở thành một Đặng Tiểu Bình thứ hai tại Trung Quốc: Cuối năm 2012, trong chuyến công du đầu tiên ra ngoài Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã lựa chọn đặc khu kinh tế Thẩm Khuyến, biểu tượng của cải cách và thành công kinh tế của Trung Quốc. Trong thời gian cầm quyền, từ 1978 đến 1992, Đặng Tiểu Bình đã biến vùng duyên hải nghèo nàn này thành một thành phố cực lớn và là phòng thí nghiệm cải cách kinh tế.
Tuy hoan nghênh những thông báo cải cách đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình, đặc biệt là sự chú ý đến lĩnh vực tư nhân, giới phân tích tỏ ra hoài nghi về khả năng thực hiện những dự án này, đặc biệt là việc mở cửa về chính trị.
Theo ông Perry Link, chuyên gia về Trung Quốc, thông báo xóa bỏ hệ thống lao cải là nhằm làm dịu đi nỗi bất bình của người dân đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, để củng cố tính chính đáng của Đảng, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục sử dụng hệ thống lao cải với tên gọi khác, hoặc thậm chí không cần đặt tên cho hệ thống này.
Trong khi đó, ông Lâm Hòa Lập (Willy Lam), đại học Trung Quốc, Hồng Kông, nêu ra một điểm khác biệt giữa hai người: Ông Tập Cận Bình không theo cơ chế lãnh đạo tập thể như Đặng Tiểu Bình. “Ông Tập Cận Bình dường như tập trung quyền lực còn hơn cả Giang Trạch Dân, ngay cả khi ông này ở đỉnh cao quyền lực trong năm năm nhiệm kỳ cuối cùng. Đây là điều rất đặc biệt”.
tags: Châu Á - Phân tích - Trung Quốc
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131120-cai-cach-o-trung-quoc-tap-can-binh-muon-theo-buoc-dang-tieu-binh

 

Liệu Tập Cận Bình có thể thay đổi Trung Quốc ?

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (REUTERS)
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (REUTERS)

Minh Anh
Trở thành người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc cách đây một năm, Tập Cận Bình kể từ giờ áp đặt dấu ấn của ông. Ông đã từng hứa hẹn những cải cách đầy tham vọng để tái thúc đẩy cường quốc kinh tế thứ hai. Thế nhưng, liệu ông Tập Cận Bình có thể đáp ứng được những mong đợi đó của người dân hay không ?

Về chủ đề này, nhật báo Le Figaro số ra sáng nay, 12/11/2013, có bài giải mã đề tựa « Một năm sau khi lên cầm quyền, Tập Cận Bình có thể thay đổi được Trung Quốc hay không ? ». Theo tờ báo, Hội nghị Trung ương 3 năm nay là cơ hội để Tập Cận Bình khẳng định vai trò lãnh đạo của mình.
Tập Cận Bình thuộc xu hướng nào?
Vào thời điểm lên lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, Tập Cận Bình đã làm lóe lên nhiều hy vọng lớn lao cho những người ủng hộ tự do. Họ hy vọng trong vòng ba thập niên sẽ có những thay đổi hoàn toàn về kinh tế, ông Tập Cận Bình sẽ dẫn dắt đất nước vào một kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên của sự tự do hóa chính trị. Sự hy vọng đó là có cơ sở.
Bởi vì, Tập Trọng Huân, cha của ông là một gương mặt tiêu biểu của cách mạng : Từng nắm giữ chức vụ cao trong quân đội, bị đi đày dưới thời Mao Trạch Đông, chỉ vì nổi tiếng có xu hướng ôn hòa, và từng lãnh đạo thành phố chiến lược Quảng Đông dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ông cũng là người góp phần biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế chỉ trong vòng 30 năm.
Niềm hy vọng còn được nuôi dưỡng bởi chính những lời hô hào tôn trọng Hiến pháp của Tập Cận Bình. Điều cơ bản nhất của giới chủ trương tự do trong một đất nước mà Hiến pháp đã nhường chỗ cho sự độc đoán. Nhất là ông kêu gọi « sự bình đẳng cho mọi công dân trước pháp luật », « đảm bảo tự do » và từng khẳng định rằng « không ai được phép đứng trên Hiến pháp ».
Trung Quốc thật sự tiến hành cải cách, từ khi ông Tập lên cầm quyền ?
Về điểm này, Le Figaro cho rằng ông Tập Cận Bình đã làm lụi tàn niềm hy vọng mở cửa chính trị khi cho làm hồi sinh « chủ nghĩa Mao ». Một loạt các giá trị phổ quát đã bị bác bỏ như nhân quyền, sự minh bạch và tính chất đại diện dân chủ, tự do ngôn luận và báo chí, những giá trị nền tảng hiện nay tại các quốc gia phương Tây. Nhiều biện pháp kiểm soát mạng Internet được đưa ra. Nhiều vụ bắt bớ những tiếng nói đối lập, hay bất bình đã diễn ra. Đáng ngạc nhiên hơn, Tập Cận Bình có những khẩu hiệu đậm chất « chủ nghĩa Mao ». Ông làm sống lại bầu không khí Mao khi cho tiến hành các chương trình « phê và tự phê ».
Để chinh phục lại niềm tin của dân chúng vào một đảng Cộng sản bị nạn tham nhũng gậm nhấm , Tập Cận Bình tung ra chiến dịch chống tham nhũng, diệt từ con « ruồi » cho đến con « hổ ». Thế nhưng, đối với Le Figaro, cuộc săn lùng những kẻ tham nhũng chỉ là cơ hội cho phép ông Tập Cận Bình làm suy yếu các đối thủ của mình và lấy lại quyền lực.
Dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc thực tâm cải tổ hay không ?
Ông Hứa Yếu Đồng, giáo sư về quản trị công tại Viện Hành chính công (thân chính quyền) cho rằng : « Để cải tổ, cần phải có ổn định chính trị . Nếu không, cải cách không thể tiến hành được. Chẳng phải là Đặng Tiểu Bình cũng phải kiểm soát tiếng nói đối lập khi thực hiện các chính sách cải cách ? Kết quả là chính nền tảng dân chủ xã hội đã được củng cố cùng với sự phát triển kinh tế. Tập Cận Bình không thể vội vã đẩy xã hội theo hướng dân chủ. Cần phải tiến lên một cách cẩn trọng, sao cho không gây ra những bất ổn ».
Thế nhưng, Le Figaro lại không có cùng cách nhìn với vị giáo sư trên. Dĩ nhiên là mô hình kinh tế của Trung Quốc, được kích thích với những hoạt động đầu tư ồ ạt và nhanh chóng, đã đưa đất nước lên vị trí cường quốc kinh tế thứ hai. Nhưng mặt khác sự phát triển nhanh chóng đó đã để lại những hậu quả khôn lường về môi trường, khả năng sản xuất dôi thừa và một khoản nợ khổng lồ.
Duy có một điểm đáng khích lệ, ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường có một quan điểm khá khiêm tốn về tăng trưởng của Trung Quốc. Theo hai ông, mức tăng trưởng hiện nay là 7,2% là đủ để đảm bảo bình ổn thị trường lao động.
Hội nghị Trung ương 3 sẽ có tác động như thế nào ?
Theo nhận định của Lí Tích Căn (Xigen Li), giáo sư đại học Hồng Kông, « Hội nghị Trung ương 3 là lúc để ta biết được ai mới là nhà lãnh đạo mới và đường lối chính sách của họ là gì ».
Lần này, những nhà chủ trương cải cách theo xu hướng tự do đòi hỏi mở cạnh tranh trong mọi lãnh vực, chấm dứt thế độc quyền của các doanh nghiệp quốc doanh. Không ai thật sự tin rằng Bắc Kinh sẽ từ bỏ quyền kiểm soát các tập đoàn Nhà nước, vốn thống lĩnh nền kinh tế đất nước từ tài chính cho đến năng lượng. Nhưng người dân có thể trông đợi vào những cải cách về ngân sách và đất đai, cũng như xem xét lại chính sách hộ khẩu, đang gây cản trở cho hàng triệu người dân đến sinh sống tại các thành phố.
Giới quan sát cũng nhận thấy chính quyền không hé một lời nào về cải cách hành chính công, cơ chế ấn định giá nguyên vật liệu, tiến triển của hệ thống an sinh xã hội hay mở cửa những lãnh vực cho đến giờ vẫn được bao bọc trước cạnh tranh tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Cảnh tượng ngày tận thế tại Philippines
Nhìn sang Phlippines, các tờ báo lớn của Pháp tiếp tục loan tin về hậu quả của cơn bão Haiyan vào đảo quốc hồi cuối tuần vừa qua. Theo các báo, công tác khẩn cấp nhất hiện nay là làm sao tiếp tế lương thực cho những người sống sót. Trận bão lớn nhất trong năm 2013 sẽ để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế đất nước.
Nhật báo Cộng sản L’Humanité chạy tít lớn : « Tình đoàn kết khẩn cấp… sau thảm họa ». 70-80% những khu vực bão đi ngang qua đã bị tàn phá hoàn toàn. Trong sự cùng quẫn nhất, những người sống sót trông đợi từng giây từng phút sự cứu trợ, vốn đang gặp khó khăn trong di chuyển. Hiện tượng cướp bóc bắt đầu xảy ra do nạn khan hiếm lương thực.
Theo tờ báo, các đoàn cứu trợ ngày hôm qua gặp rất nhiều khó khăn để đi vào những khu vực bị tàn phá. Công tác cứu hộ cũng bị chậm lại cũng bởi do hiện tượng áp thấp nhiệt đới tại miền nam và miền trung Philippines. L’Humanité nhận định nạn nhân đầu tiên của thảm họa thiên nhiên lần này là trẻ con và người nghèo. Tờ báo còn trích dẫn nhận định của ông Jean Jouzel, nhà khí tượng học và Phó Chủ tịch nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu, cho rằng : « Các quốc gia nghèo là những nạn nhân đầu tiên của hiện tượng trái đất ấm dần ».
Trang nhất nhật báo kinh tế Les Echos : « Con số thống kê bão Haiyan mỗi lúc thêm trầm trọng ». Nhìn trên góc độ kinh tế, thảm họa lần này sẽ để lại hậu quả khá nặng. Do hệ thống đường sá đã bị phá hủy, công tác tiếp tế chỉ được thực hiện bằng đường hàng không. Les Echos nhận định tình trạng khan hiếm lương thực có nguy cơ kéo dài. Sản xuất nông nghiệp của Philippines năm nay cũng không mấy sáng sủa. Sản lượng thu hoạch gạo bị giảm mất 2%, tương tự với mía và bắp. Vì vậy, Philippines đã buộc phải tăng mức nhập khẩu, nhất là từ Mỹ. Với cơn bão Haiyan này, nền kinh tế của Philippines có thể phải chi thêm ít nhất 14 triệu đô la cho việc nhập khẩu lương thực.
Trang nhất Le Monde chạy tít : « Sự tàn phá của bão Haiyan tại Châu Á ». Sau ba ngày cơn bão tràn qua, thảm cảnh để lại cho thấy : « Haiyan gieo rắc chết chóc và bất ổn tại Philippines ». Tình hình tại Tacloban, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất rất là bất ổn. Theo một nhân chứng, « chẳng có điện, cũng chẳng có nước, chẳng có một thứ gì hết. Người dân bắt đầu tuyệt vọng. Họ đi cướp bóc ». Tình trạng hỗn độn nghiêm trọng đến mức một giáo sư đại học phải thốt lên : « Người ta trở nên hung bạo. Họ đến cướp bóc tại các trung tâm thương mại, chỉ để tìm gạo và sữa. Tôi sợ là từ đây trong vài ngày nữa, người ta sẽ giết lẫn nhau vì đói ».
« Bão Yolan đã cướp mất hết tương lai của chúng tôi » là than thở thống thiết của người dân vùng bị nạn tại Philippines, được nhật báo Công giáo La Croix thuật lại. Đối với họ, trận bão vừa qua là một trận « sóng thần, sóng thần gió » tàn khốc nhất. Người dân tại các vùng bị nạn chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Philippines đã không biết dự đoán trước cơn bão, cơn bão mạnh nhất và tàn phá nhất trong lịch sử Philippines, với sức gió lên đến hơn 360km/giờ, cướp đi hàng ngàn sinh mạng, tài sản, khiến bao người rơi vào cảnh trắng tay, màn trời chiếu đất. « Chúng tôi sẽ phải ra sao đây ? Chúng tôi là ngư dân, nhưng chúng tôi cũng không còn thuyền. Chúng tôi là nông dân, những cũng không còn chuối, không còn dừa nữa để mà trồng ».
Pháp : Lễ tưởng niệm ngày đình chiến trong tiếng la ó
Thời sự tại Pháp hôm nay nóng bỏng với việc Tổng thống Pháp François Hollande đến dự lễ tưởng niệm ngày Đình chiến 11 tháng 11 trong tiếng la ó của dân chúng. Libération đưa tít trên trang nhất : « Ngày lễ 11/11 : Niềm vui của Hollande không trọn vẹn ».
Tờ báo nhận định : Đây là lần đầu tiên, một vị Tổng thống bị la ó đến hai lần trong ngày lễ 11/11. Buổi sáng, ở Paris, trên đại lộ Champs-Elysée. Đầu buổi chiều, trước tòa thị chính ở Oyannax, thuộc tỉnh Ain. Lần đầu tiên là do các thành viên thuộc phe cực hữu. Lần thứ hai đến từ liên minh các thành viên chống hôn nhân đồng tính và những người Pháp quá nản lòng vì phải trả quá nhiều thuế.
Báo phát miễn phí « 20 minutes » cho rằng « Tổng thống của những sự chê bai ». Les Echos nhận thấy « Áp lực gia tăng lên Hollande ». Trong bối cảnh đó, tờ thiên hữu Le Figaro còn bồi thêm : « Sự chống đối đang lan rộng ».
Le Figaro liệt kê một loạt các sự cố xảy ra : « Một vị Tổng thống bị la ó trong ngày lễ 11/11. Đêm nào cũng có các ra-đa kiểm tra tốc độ xe hơi bị phóng hỏa. Thị trưởng của một xã nhỏ tại vùng hạ Bretagne cuối cùng cũng đã làm nổi dậy cả vùng để chống lại quyền lực trung ương tại Paris. Nhiều dân biểu từ chối tổ chức hôn nhân đồng tính. Nhiều người khác phản đối việc áp dụng cải cách lịch học đường. Các nghiệp đoàn không còn kiểm soát tình hình ở cơ sở. Đâu đâu cũng thấy nổi dậy – để bày tỏ cơn giận dữ ngày càng dữ dội. Đó chính là hình ảnh nước Pháp ngày nay ».
Như vậy lỗi do ai ? Tờ báo trả lời không chút do dự « Tổng thống, người đã để cho bầu không khí đó lan rộng bởi thiếu sự quyết đoán, thiếu suy xét, bởi những mối liên kết đảng phái, chính sách thuế khóa khinh suất. Kể cả những biện pháp ngay từ đầu có vẻ được ủng hộ, như cải cách lịch học đường, giờ cũng bị chỉ trích ».
Cuối cùng, tờ nhật báo Cộng sản L’Humanité lên án những « sự cố nghiêm trọng » hôm lễ 11/11. Tờ báo hô hào « người dân phe tả phải xuống đường thôi » trên trang nhất. Tờ báo kêu gọi biểu tình ngày 01 tháng 12 sắp đến nhằm phản đối một chính sách thuế khác cũng đang bị chỉ trích mạnh mẽ là « tăng thuế giá trị gia tăng ».

Giới trung lưu Hồng Kông ồ ạt đi định cư ở các nước khác

Dân chúng xuống đường biểu tình bày tỏ sự bất mãn đối với chính phủ Hồng Kông và sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.
Dân chúng xuống đường biểu tình bày tỏ sự bất mãn đối với chính phủ Hồng Kông và sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.
CỠ CHỮ
Ivan Broadhead



















TIN TỨC HOA KỲ





Vụ ám sát Kennedy : 50 năm sau vẫn còn bí ẩn

Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy tại Nhà Trắng, Washington, ngày 22/10/1962
REUTERS Lê Phước Ngày 22/11/1963, Tổng thống thứ 35 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là John F.Kennedy đã bị ám sát tại thành phố Dallas bang Texas. Trước thềm kỉ niệm 50 năm, tuần san Le Nouvel Observateur dành ưu tiên đặc biệt cho vị Tổng thống này. Tờ báo chạy tựa lớn trên trang nhất : «JFK : Sự thật », cùng với nhiều bài phân tích về sự nghiệp chính trị và cái chết đầy bí ẩn của cựu Tổng thống Kennedy.

Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy tại Nhà Trắng, Washington, ngày 22/10/1962Tờ báo dẫn lời một sử gia Hoa Kỳ nhận định về sự thật vụ ám sát Kennedy, theo đó vụ ám sát này là « một hố đen lịch sử ». Tức là, 50 năm đã trôi qua mà cái chết của cựu Tổng thống Kennedy vẫn còn bí ẩn. Chính quyền thì có giả thuyết của chính quyền, xã hội thì có giả thuyết của xã hội, các sử gia thì có giả thuyết của sử gia. Và từ đó đến nay, đã có hàng chục ngàn đầu sách viết về vụ việt, nhưng sự thật về vụ ám sát vẫn chỉ là những phán đoán.

Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Phó Tổng thống lúc ấy là ông Lyndon B. Johnson đã lên thay chức Tổng thống. Ông này đã cho thành lập một ban điều tra về vụ ám sát Kennedy. Và theo điều tra, thì thủ phạm là một người đàn ông mang tên Lee Harvey Oswald. Tuy nhiên, người này đã bị bắn chết sau đó vài ngày tại đồn cảnh sát, và nguyên nhân vì sau người này bị bắn chết lại cũng là một bí ẩn.
Tờ báo lược lại nhiều giả thuyết cho rằng, vụ ám sát nằm trong một âm mưu chống lại Kennedy. Thế nhưng, âm mưu này do ai dàn dựng thì cũng lại là một bí ẩn : Do CIA phản đối việc ông Kennedy muốn giảm bớt quyền lực của cơ quan này ? Do Phó Tổng thống Johnson vì ông này muốn leo lên ghế Tổng thống ? Do các thế lực thù địch bên ngoài ?… Nói chung là một âm mưu, và tờ báo dẫn lời một giáo sư sử học Mỹ đưa ra một nghi ngờ đáng chú ý : Tại Dallas, lúc đó có 28 nhân viên mật vụ, thế nhưng, chỉ có 12 người là có mặt trong đoàn xe hộ tống Tổng thống Kennedy trước một đám đông dân chúng lên đến 200 000 người, và trong khi có rất nhiều cửa sổ được mở rất thuận lợi cho việc bắn tỉa.
Bàn về sự nghiệp của ông Kennedy, tờ báo dẫn lời các sử gia cho rằng, nếu ông không mất sớm, thì trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông có thể làm được nhiều việc lợi ích cho nước Mỹ.
Theo một thăm dò về hai năm làm chủ Nhà Trắng của ông Kennedy, thì những câu trả lời của người Mỹ thường là những từ tốt đẹp như : « Có sự thay đổi », « lạc quan », « lý tưởng », « phát triển »…
 Giải thích cho nguyên nhân cựu Tổng thống Kennedy được lòng dân Mỹ, Le Nouvel Observateur cho rằng, ngoài những phẩm chất như thông minh, có tài ăn nói thuyết phục và lôi kéo quần chúng, cựu Tổng thống Kennedy còn được biết đến là « một Tổng thống can đảm », là người khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ lập trường xoa dịu quan hệ với Liên Xô, là người đấu tranh bảo vệ quyền công dân, là người phản đối việc Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam. Tờ báo còn cho rằng : « Nếu ông Kennedy có thể làm hai nhiệm kỳ Tổng thống, thì nước Mỹ đã đi theo một hướng khác ».
Iran : Hai kịch bản cho hồ sơ hạt nhân
Ngày 20 tháng này, Iran và đại diện 6 cường quốc sẽ tiếp tục nhóm họp tại Genève để thương thảo về hồ sơ hạt nhân của nước này. Tuần rồi, các bên đã gặp nhau nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Le Nouvel Observateur đăng bài : « Nếu không đạt được thỏa thuận », nêu ra hai kịch bản.
Theo tờ báo, nếu đàm phán sắp tới thất bại, thì kịch bản đầu tiên là Israel đơn phương oanh tạc các nhà máy hạt nhân Iran, như lời Thủ tướng Israel Benyamin Netanyahou đã nhiều lần cảnh báo. Nhà máy nằm trong ưu tiên tấn công của Israel sẽ là nhà máy đang xây dựng ở Arak. Nếu nhà máy này hoàn thành, Iran có thể làm giàu được plutonium với số lượng đủ làm 2 quả bom nguyên tử mỗi năm. Hơn nữa, theo tờ báo, Israel có thể sẽ sớm tấn công nhà máy này, vì nếu một khi nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động, nếu đánh bom phá hủy thì hậu quả môi trường sẽ rất lớn.
Kịch bản thứ hai mà Le Nouvel Observateur đưa ra đó là việc không đạt được thỏa thuận sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực. Ả Rập Xê Út đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng lao vào sản xuất vũ khí hạt nhân nếu « kẻ thù nhánh Hồi giáo Shia » Iran sản xuất được loại vụ khí này. Ả Rập Xê Út hiện chưa xây dựng gì cho chương trình hạt nhân, nhưng có thể đã liên kết với Pakistan. Rất có thể chương trình hạt nhân của Pakistan là do Ả Rập Xê Út đầu tư với điều kiện Ả Rập Xê Út có thể sử dụng chương trình này khi cần thiết.
Thái Lan : Luật ân xá gây chi rẽ
Chủ đề liên quan đến Châu Á dành sự chú ý đặc biệt của các tạp chí Pháp tuần này. Trước tiên, đến với Thái Lan, Courrier International trích dẫn bài viết của tờ Bangkok Post với hàng tựa : « Một dự luật ân xá châm dầu vào lửa ».
Bài viết đề cập đến dự luật mà chính phủ bà Yinluck Shinawatra đệ trình nghị viện và đã được Hạ viện thông qua. Dự luật quy định việc ân xá cho cả những người phạm tội trong giai đoạn từ năm 2006 và cả những người dính líu đến việc đàn áp đẫm máu người biểu tình năm 2010. Dự luật được cho là mở đường hồi hương cho ông Thaksin. Bà Yingluck lại là em gái của ông Thaksin, bởi vậy, sự phản đối càng trở nên mạnh mẽ.
Sự phản đối không chỉ đối với phe đối lập, mà ngay cả những người Áo Đỏ ủng hộ Thaksin cũng xuống đường phản đối. Bài viết cho rằng, phía sau dự luật này có ông Thaksin giật dây. Thế nhưng, ông này đã thất bại khi không lường được rằng, dự luật đã làm cho hai phe Áo Đỏ và Áo Vàng đồng loạt chống lại ông.
Không chỉ có ông Thaksin, mà chính phủ của em gái ông vì thế bị lung lay. Hơn nữa, sự việc lại diễn ra trong bối cảnh Tòa án Công lý Quốc tế tuyên bố chủ quyền ngôi đền Preah Vihear và khu vực xung quanh đền thuộc về Cam Bốt.
Hai miền Triều Tiên : Gần nhau gang tấc mà xa xôi vạn dặm
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Bởi thế, ranh giới giữa hai miền như là nơi mà người ta không thể vượt qua. Ai vượt qua thì coi chừng nguy hiểm tính mạng. Đó là nguyên nhân mà Courrier International trích dịch bài viết của trang báo mạng Pressian tại Seoul với dòng tựa đáng chú ý : «Hàn Quốc : An ninh trả giá bằng máu ».
Số là hồi tháng 9 rồi, một công dân Hàn Quốc toan vượt ranh giới sang miền Bắc, thì lập tức bị lính biên phòng Hàn Quốc bắn chết. Tờ báo Seoul cho rằng, hành động này cho thấy phản ứng của chính quyền miền Nam có khác gì so với chính quyền miền Bắc trong việc bức hại những công dân toan chạy về phía bên kia.
Tờ báo cho biết, nguyên nhân vượt biên của người Hàn Quốc nói trên là gì vẫn chưa rõ, nhưng liệu sự vượt biên của một cá nhân này có gây tổn hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Hàn Quốc hay không ? Nếu cho rằng, người này là gián điệp của Bắc Triều Tiên, thì người này đã không vượt biên một cách thiếu chuyên nghiệp như vậy.
Theo lời kể của quân nhân Hàn Quốc, thì người này toan lội sông vượt biên, dù được lính biên phòng Hàn Quốc cảnh báo, nhưng người này vẫn tiếp tục tiến về phía Bắc, vì thế lính biên phòng mới xả súng bắn chết.
Pressian thừa nhận, bảo vệ an ninh quốc gia là quan trọng, nhưng tính mạng con người cũng quan trọng không kém. Và chỉ có việc tôn trọng tính mạng con người mới đưa Hàn Quốc thoát khỏi lập trường độc tài như miền Bắc, để tiến về một xã hội dân chủ, tự do và hòa bình.
Nhật Bản: Cho thuê tình bạn
Courrier International cũng quan tâm đến Nhật Bản khi trích dịch bài viết của tờ Asahi Shimbun tại Tokyo với dòng tựa: “Bạn cảm thấy cô đơn? Hãy tìm thuê một người bạn”.
Bài viết đề cập đến một hiện tượng đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản, đó là hiện tượng nhiều người cảm thấy cô đơn phải đi thuê bạn. Và dĩ nhiên, một số doanh nghiệp chuyên cho thuê bạn đã ra đời. Dịch vụ cho thuê có kèm theo những quy định ngăn cấm việc khách hàng lạm dụng tình dục với người bạn mà mình thuê. Tức là, người đi thuê chỉ được doanh nghiệp cung cấp cho một người trong thời hạn nào đó để cùng nhau đi mua sắm, xem phim…nhằm thoát khỏi cảm giác cô đơn. Người đi thuê trước kia chỉ là người lớn tuổi, nhưng tờ báo cho biết, gần đây những người trẻ tuổi cảm thấy cô đơn cũng bắt đầu yêu thích loại dịch vụ này.
Tokyo trong ám ảnh Fukushima
Tuần san L’Express cũng nhìn về Nhật Bản nhưng trong một hồ sơ khác: Fukushima. Tờ báo đăng bài khá dài với dòng tựa: “Sống trong bóng đen của Fukushima”.
Tờ báo trích dịch lại nhật ký của một người dân Tokyo cho thấy, mỗi ngày, những người Tokyo luôn tự hỏi: Nhà máy hạt nhân Fukushima cách họ 200 cây số đã thật sự an toàn chưa? Bởi vì từ sau thảm họa động đất-sống thần-hạt nhân Fukushima, thì người dân Nhật Bản nói chung bắt đầu có tâm lý e dè đối với điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, bài viết còn đăng ảnh một phụ nữ Nhật vì sợ thực phẩm đến từ vùng phóng xạ, nên mỗi khi đi chợ, phải mua thực phẩm ở nhiều siêu thị khác nhau. Hay như ảnh một phụ nữ tự tay làm thức ăn cho con gái mình vì sợ thức ăn bán ở căng tin trường học bị nhiễm xạ. Và ảnh những người biểu tình trước Văn phòng Thủ tướng để phản đối hạt nhân. Tờ báo cho biết, những người này biểu tình định kỳ vào thứ Sáu hàng tuần.
Philippines sau cơn bão: Vì sao mất trật tự?
Cũng nhìn về Châu Á, Courrier International quan tâm đến tình hình Philippines sau cơn bão Haiyan qua bài viết dẫn lại của tờ nhật báo Manila Standard Today của Philippines. Bài viết chạy tựa: “Sống sót trong sự tàn phá”.
Bài viết nhấn mạnh đến việc, sau cơn bão, do tất cả đã bị tàn phá, nhiều người Philippines vì quá đói khổ đã lao vào việc trộm cướp. Bài viết nhắc lại: Trong khi tại Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, người dân Nhật dù cũng trong cảnh khốn khổ, nhưng đã biết xếp hàng trật tự để nhận đồ cứu trợ, không nhận nhiều hơn mức cần thiết để chia sẻ với người khác.
Từ đó, tờ báo đặt câu hỏi: Vì sao người Philippines lại không được như vậy? Và giải thích, đó là bởi vì sự thiếu hiệu quả trong việc khắc phục hậu quả cơn bão của chính quyền Philippines, và vì thế các nạn nhân cảm thấy “bị bỏ rơi”, cảm thấy không còn tin tưởng vào chính quyền, cảm thấy không tin tưởng có sự công bằng trong phân phát hàng cứu trợ…Và vì thế họ phải tự trông cậy vào bản thân để sống sót.
Nguy cơ của hiện tượng nước biển nóng dần lên
Tuần san Le Nouvel Observateur cũng quan tâm đến cơn bão Haiyan vừa tàn phá Philippines với bài phân tích: “Nguyên nhân là do hiện tượng đại dương nóng dần lên”.
Tờ báo nhắc lại sự kinh hoàng của cơn bão Haiyan với sức gió có khi lên đến 380 km/h. Tờ báo cho rằng, trước khi cơn bão đến, chính quyền Philippines đã cho di tản hơn 800 000 người khỏi khu vực nguy hiểm, nếu không hậu quả thật không dám tưởng tượng là sẽ còn nghiêm trọng đến mức độ nào. Tờ báo cho rằng, “siêu bão” kiểu Haiyan sẽ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn mà nguyên nhân chính là do hiện tượng lòng đại dương nóng dần lên.
Pháp: Chính phủ mất uy tín
Hồ sơ liên quan đến nước Pháp của các tạp chí tuần này tập trung vào việc chính phủ François Hollande đang mất tín nhiệm trong dân. L’Express dành trọn trang nhất đăng ảnh Tổng thống Hollande kèm theo hàng tựa: “Bên bờ hỗn loạn”.
Tờ báo dành khá nhiều bài mổ xẻ về những vấn đề mà tờ báo cho rằng đó là “sự thất bại” của Tổng thổng Hollande sau một năm rưỡi điều hành đất nước.
Như thất bại trong việc chọn ông Jean-Marc Ayrault làm Thủ tướng vì đến hiện tại, ông này đã tỏ ra là một Thủ tướng thiếu quyền uy và kém hiệu quả. Như thất bại trong hồ sơ thuế khi mà chính phủ đã nhiều lần đề xuất những chính sách tăng thuế để làm dấy lên làn sóng chống thuế ngày càng cao. Như trong hồ sơ thất nghiệp, Tổng thống Hollande đã từng tuyên bố sẽ “làm đảo ngược” tình trạng thất nghiệp vào cuối năm nay. Nhưng, đến hiện tại thất nghiệp ở Pháp vẫn ở mức cao…
Và còn nhiều sự thất bại khác nữa. Nhưng có lẽ sự thất bại lớn nhất đó là chính sách điều hành kinh tế kém hiệu quả, và vừa rồi Công ty thẩm định tín nhiệm tài chính Standard and Poor’s đã hạ một bậc điểm tín nhiệm tài chính của Pháp: từ AA+ xuống AA.
L’Express tóm lược tình trạng hiện tại của chính quyền Hollande như sau: “Ông François Hollande đang là phi công lái một chiếc máy bay mà cần lái không còn hoạt động nữa. Điểm tín nhiệm của Pháp đã giảm. Lời nói của Tổng thống đang mất tín nhiệm trong dân. Đường phố giận dữ, chính quyền chùn bước. Đó không phải là một cuộc cách mạng, mà là một chuỗi sự phản đối có nguy cơ thiêu đốt toàn đất nước”.
Về phần mình, Le Nouvel Observateur nhấn mạnh đến sự cần thiết cải tổ chính phủ của Tổng thống Hollande. Qua bài viết: “Những con bài cuối cùng của ông Hollande”, tờ báo đăng ảnh hai lá bài đó là ông Manuels Valls - đương kim Bộ trưởng Nội vụ và bà Martine Aubry - cựu lãnh đạo đảng Xã Hội. Tờ báo cho rằng, đây là hai gương mặt có thể được Tổng thống Hollande sử dụng để thay Thủ tướng Ayrault.
 
 Mật vụ Mỹ thay đổi sau vụ ám sát Tổng thống Kennedy


Xe chở nhân viên mật vụ chạy sau chiếc limousine chở Tổng thống Kennedy và phu nhân, trong thành phố Dallas, Texas, ngày 22/11/1963.
Xe chở nhân viên mật vụ chạy sau chiếc limousine chở Tổng thống Kennedy và phu nhân, trong thành phố Dallas, Texas, ngày 22/11/1963.
Vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy ngày 22 tháng 11 năm 1963 đã khiến thế giới bàng hoàng. Cái chết của Tổng thống Kennedy đã đặt cơ quan mật vụ vào thế thủ. Ðây là tổ chức có trách nhiệm bảo vệ tổng thống và gia đình. Trong các cuộc nói chuyện với nhiều cựu nhân viên mật vụ, thông tín viên VOA Kane Farabaugh đã phát hiện rằng vụ ám sát ông Kennedy và sau đó là các vụ mưu sát Tổng thống Gerald Ford và tổng thống Ronald Reagan, đã dẫn tới những thay đổi về cách thức bảo vệ Tổng thống và gia đình người lãnh đạo nước Mỹ.

Ngày 22 tháng 11 năm 1963, khi những tiếng súng vang lên ở Dallas, nhân viên mật vụ Clint Hill ở vị trí tốt nhất để phản ứng. Anh phân tích sự kiện ngày hôm đó một cách đơn giản.

“Chắc chắn là chúng ta đã thất bại trong việc bảo vệ Tổng thống Kennedy.”

Một nhân viên mật vụ khác, ông Gerald Blaine, cũng có mặt tại Texas ngày hôm ấy, nhưng không phải ở Dallas. Ông nói một phần trách nhiệm là do thiếu nhân lực.

“Năm 1963 chúng ta có 330 nhân viên mật vụ, và chúng ta có khoảng 34 nhân viên biệt phái đến Tòa Bạch Ốc.”

Rất dễ nhìn thấy các nhân viên mật vụ. Một số chạy dọc theo hay đứng trên các xe hơi trong đoàn xe của tổng thống. Nhưng ông Blaine nói họ không thể liên lạc với nhau.

“Chúng tôi không có máy vô tuyến. Chúng tôi làm việc bằng cách ra hiệu. Chúng tôi có các hình ảnh của các đối tượng mà chúng tôi lo ngại, và chúng tôi ghi nhớ trong óc các đối tượng đó. Chúng tôi phải dựa vào nhau để cùng làm việc như một tập thể.”

Tác giả Lisa McCubbin đã hợp tác với ông Blaine để viết cuốn The Kennedy Detail, dịch ý là “Ban bảo vệ Tổng thống Kennedy.” Bà nói những khuyết điểm phơi bầy trong vụ tổng thống Kennedy bị ám sát buộc phải thay đổi cách thức cung cấp ngân khoản hoạt động cho Sở Mật vụ.

“Vậy là việc này khiến họ nhận ra rằng nhiệm vụ của họ còn quan trọng hơn biết dường nào, và khi đó họ có thể thuyết phục Quốc Hội để có thêm tiền. Họ đã yêu cầu được cấp thêm tiền từ nhiều năm để tuyển dụng thêm người. Họ biết họ không thể bảo vệ tổng thống với phương tiện mà họ đã có.”

Nhân viên mật vụ Clint Hill đã tiếp tục làm việc cho Cơ quan Mật vụ sau khi xảy ra vụ ám sát. Ông lên đến chức Phó giám đốc, và làm công tác bảo vệ cho 3 vị tổng thống nữa. Ông đã chứng kiến những thay đổi quan trọng trong cơ quan, một trong những thay đổi quan trọng nhất là: không đi du hành bằng xe bỏ mui như chiếc xe mà Tổng thống Kennedy đã đi ngày hôm đó ở Dallas.”

Ông Clint Hill ở lại làm việc cho Cơ quan Mật vụ sau khi xảy ra vụ ám sát. Ông lên đến chức Phó Giám Ðốc và đã chứng kiến những thay đổi trong cơ quan – không du hành bằng xe bỏ mui, và có thêm nhân viên mật vụ, thêm tiền, và thông tin liên lạc tốt hơn.

Nhưng nhiều tháng sau khi ông Hill nghỉ hưu vào năm 1975, mặc dù bảo vệ đã được tăng cường, không chỉ một lần mà đã xảy 2 lần những kẻ tấn công định sát hại Tổng thống Gerald Ford trong các chuyến thăm riêng rẽ ở tiểu bang California.

Và vào năm 1981, môt tai họa khác đã tránh được trong đường tơ kẽ tóc. Tổng thống Ronald Reagan, từ một khách sạn ở Washington bước ra, đã bị John Hinckley Jr. bắn.

Tổng thống Reagan đã được chở ngay tới bệnh viện để được giải phẫu cứu mạng.

Nhân viên mật vụ Tim McCarthy bị bắn trúng bụng. Phát ngôn viên Tổng thống James Brady bị trúng vào đầu và bị khuyết tật nặng. Nhưng không có ai thiệt mạng trong vụ tấn công, và ông McCarthy nói vụ này lại dẫn tới thêm những thay đổi khác.

“Sau đó, máy dò kim loại được sử dụng để rà soát bất cứ ai đến gần tổng thống. Và di sản là, kể từ lần đó, chưa xảy ra vụ tấn công nào nhắm vào các vị tổng thống của chúng ta mà thủ phạm là thường là tay sát thủ mang súng hành động đơn độc.”

Mặc dầu kỹ thuật đã cải tiến việc bảo vệ tổng thống một cách đáng kể sau vụ Tổng thống Kennedy bị ám sát cách đây 50 năm, những lời đe dọa mới đây nhắm vào đương kim Tổng thống Barack Obama là một điều liên tục nhắc nhở đến sứ mạng quan trọng giao phó cho những người có nhiệm vụ bảo vệ người đứng đầu ngành hành pháp của Hoa Kỳ.
 

Vì sao người Mỹ thần tượng JFK?

Mark Mardell
Chủ biên Bắc Mỹ, BBC News
Cập nhật: 15:02 GMT - thứ ba, 19 tháng 11, 2013
"Ông qua đời ở tuổi 46 - ông ấy là một phiến đá trơn."
Cuốn sách mới nhất của Giáo sư Dallek, 'Camelot's Court', tập trung vào các cố vấn của JFK, đặc biệt là những ảnh hưởng của họ đối với chính sách đối ngoại.
Một trong những cấu hỏi "nếu như..." là Việt Nam.
"Đã có rất nhiều sử gia và những người khác sẽ nói cuộc chiến của Lyndon Johnson - kết thúc trong thảm họa - đã mở đầu trong thời Kennedy." ông nói.
"Chúng ta không bao giờ biết Kennedy lẽ ra sẽ làm gì với Việt Nam. Tôi không nghĩ là ông ấy biết."
Giáo sư Dallek
"Johnson thực sự không có lựa chọn nào khác, đó chỉ là sự tiếp nối. Mặt khác, Kennedy đã bị những áp lực ghê gớm từ các cố vấn cũ, muốn tăng sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến đó trong thời gian 1.000 ngày ông nắm quyền," ông nói thêm.
"Nhân dân gây áp lực, đòi ông phải đưa lực lượng quân sự tới nơi và ông thì không muốn làm vậy. Chúng ta không bao giờ biết Kennedy lẽ ra sẽ làm gì với Việt Nam. Tôi không nghĩ là ông ấy biết."

'Vận mệnh quốc gia'

Nhưng ông nghi ngờ về việc Kennedy lẽ ra đã leo thang chiến tranh như những gì sau này diễn ra.
"Tôi không nghĩ là ông ấy sẽ gửi 545.000 lính vào Việt Nam," ông nói.
"Thực sự là sau chiến dịch Vịnh Con lợn và Khủng hoảng Hỏa tiễn Cu Ba, đã có áp lực lên Kennedy từ phía quân sự đòi ông phải cân nhắc tới việc xâm chiếm Cuba."
"Họ nói với ông ấy rằng Khrushchev có thể đang giấu hỏa tiễn trong các hang động: 'Ông vẫn phải tới đó.'
"Cho nên họ đưa ra các kế hoạch dự phòng. Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, đã đưa ra cho ông ấy một kế hoạch xâm chiếm và ông ấy đã viết cho McNamara."
"Ông ấy viết: 'Bob, chúng ta phải nhớ những gì đã xảy ra với người Nga trong Cuộc chiến Mùa đông với Phần Lan, và những gì đã xảy ra với chúng ta tại Triều Tiên. Chúng ta có thể sẽ bị sa lầy," giáo sư Dallek nói thêm.


"Đó là những gì ông ấy nói về kế hoạch xâm chiếm Cuba. Cho nên ta có thể hình dung được cách ông ấy nghĩ về Việt Nam."
Ông cho rằng các học thuyết âm mưu vẫn còn đó, bởi mọi người không sẵn lòng chấp nhận là sự kém may mắn có thể gây tác động tới vận mênh của một quốc gia.
"Tôi không nghĩ rằng đất nước này đã vượt qua được cuộc ám sát ông ấy, một phần bởi đó là một cú đánh khủng khiếp đối với lòng tự trọng của đất nước. Người ta có cảm giác rằng đó không phải là điều chúng ta làm trong nền chính trị Mỹ," ông nói.



Người Mỹ ngưỡng vọng vị tổng thống bị ám sát đột ngột
"Đây không phải là một nền cộng hòa giả tạo, chúng ta không có đảo chính, chúng ta không lật đổ chính phủ và giết các nhà lãnh đạo. Cho nên tới ngày nay, 95% người Mỹ tin rằng đã có một âm mưu, bởi họ phải tin rằng có một cái gì đó to lớn hơn diễn ra."
"Một người tầm thường như Oswald thì không thể sát hại được một người quan trọng như tổng thống. Đó là điều mà tôi cho là nhiều người nghĩ. Và đó không thể là điều ngẫu nhiên," ông nói thêm."Làm sao mà ông ta, Oswald, tài tình thế khi bắn được những phát đạn đó?"
"Thực sự là phát súng đầu tiên hạ gục Kennedy đã trúng vào cổ ông ấy. Ông ấy khi đó có mặc giá đỡ lưng, là thứ ông ấy luôn mặc khi xuất hiện trong các sự kiện công chúng nhằm chống chọi với chứ 
ng đau lưng khủng khiếp của mình," ông tiếp tục.

"Nếu như không mặc giá đỡ lưng, thì viên đạn đó đã khiến ông ngã nhào sang bên cạnh và viên đạn bắn vào đầu khiến ông thiệt mạng đã không bao giờ trúng đích."
Khi thời của thế hệ này qua đi, liệu ông ấy có vẫn giữ nguyên hình ảnh trong trí tưởng tượng của người Mỹ không?

"Nếu như chúng ta có một tổng thống khác, người có phẩm chất cao quý và được dân chúng yêu mến đến thế, điều mà các vị tổng thống khác gần đây không thể đạt được, thì tất nhiên Kennedy sẽ bị che mờ," ông nói thêm.

"Nhưng nếu chúng ta tiếp tục bế tắc, vật lộn với tương lai, thì Kennedy vẫn sẽ là hiện tượng khiến công chúng hướng hy vọng, mơ ước và tưởng tượng tới."
Tổng thống Kennedy được cho là đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam

Vụ ám sát Tổng thống Kennedy hồi 11/1963 khiến cả thế giới bàng hoàng
Tên cuốn sách đầu tiên về Tổng thống Kennedy của Giáo sư Robert Dallek là "Một cuộc đời chưa kết thúc", trong đó đặt ra câu hỏi Kennedy có thể sẽ trở thành người thế nào, và ông có ý nghĩa gì đối với thời nay.
Ông nói với tôi lý do khiến ông tin rằng JFK đã trở thành một thần tượng.

'Một đời sống đẹp hơn'

"Thực tế là người dân đã rất thất vọng với các đời tổng thống tiếp theo," ông nói. "Lyndon Johnson, sự thất bại tại Việt Nam. Richard Nixon phải từ chức do bê bối Watergate. Gerald Ford chỉ làm tổng thống trong một thời gian ngắn ngủi. Jimmy Carter bị coi là một tổng thống thất bại."
"Hai ông Bush, một người thua sau chỉ một nhiệm kỳ, còn người thứ hai thì ra đi sau một đám mây bởi không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt trong Cuộc chiến Iraq, bởi bão Katrina tàn phá New Orleans, bởi sự đi xuống của nền kinh tế," ông nói thêm.


"Người dân muốn có một đời sống tốt đẹp hơn ở đất nước này. Họ muốn nghĩ rằng con cái họ sẽ làm tốt hơn. Và họ kết nối điều này với tuổi trẻ của Kennedy, với lời hứa hẹn, với khả năng thực hiện hóa của ông ấy."
Obama sẽ thăm Châu Á để củng cố vai trò của Mỹ ở khu vực 
Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Dallas, Texas, 06/11/2013
Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Dallas, Texas, 06/11/2013
REUTERS
Thanh Phương
Tổng thống Barack Obama sẽ công du Châu Á vào tháng 4/2014 để thắt chặt hơn nữa quan hệ với các nước trong khu vực, sau khi vào tháng 10 vừa qua, ông đã phải hủy chuyến đi đến vùng này, khiến mọi người đặt nghi vấn về chiến lược « xoay trục » của Washington.
Khi thông báo chuyến công du Châu Á của Tổng thống Obama, trong bài phát biểu tại Đại học Georgetown hôm qua, 20/11/2013, bà Susan Rice, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nhìn nhận là dư luận Châu Á đã rất thất vọng, sau khi nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ hủy chuyến đi đến khu vực này vào tháng 10 vừa qua, do khủng hoảng về ngân sách trong nước. Nhưng bà Rice khẳng định, các nước bạn ở Châu Á sẽ tiếp tục được Mỹ quan tâm « ở mức cao nhất ». 
Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ tuyên bố : « Cho dù có nhiều điểm nóng đang nổi lên ở khắp nơi, chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố sự hiện diện lâu dài của Hoa Kỳ ở khu vực trọng yếu này ». Theo lời bà Rice, sự trợ giúp của Hoa Kỳ cho Philippines sau cơn bão Haiyan, trong đó có việc triển khai hơn 1000 thủy quân lục chiến, thể hiện một cam kết rộng hơn đối toàn Châu Á. 
Tuy nhiên, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ không nói rõ lộ trình chuyến công du Châu Á của Tổng thống Obama. Theo hãng tin Kyodo, trong số các nước mà ông Obama sẽ viếng thăm có Nhật Bản. Đây sẽ là chuyến thăm Nhật đầu tiên của Tổng thống Mỹ kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền. 
Vào tháng trước, ông Obama đã dự trù công du các nước Philippines, Malaysia và dự hai Hội nghị Thượng đỉnh APEC và Đông Á ở Indonesia và Brunei, nhưng cuối cùng đã phải hủy bỏ kế hoạch này, do chưa giải quyết được khủng hoảng về ngân sách, khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa nhiều ngày. 
Các nước đồng minh của Mỹ ở Châu Á lúc đó đã rất lo ngại khi thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lợi dụng sự vắng mặt của ông Obama để gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh lên các nước trong khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á. 
Trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama đã cam kết thi hành chiến lược « xoay trục » sang Châu Á, nơi mà trật tự khu vực đang thay đổi với thế lực quân sự và kinh tế ngày càng mạnh của Trung Quốc. Thế nhưng, sang nhiệm kỳ hai, ông Obama lại quá chú tâm vào cuộc nội chiến tại Syria và lo đối phó với Iran. Về mặt nội bộ, ông cũng đặt ưu tiên cho việc cắt giảm mức nợ công của Hoa Kỳ, đã gia tăng rất nhiều do những chi phí cho hai cuộc chiến tranh Irak và Afghanistan, cũng như do hậu quả của suy thoái kinh tế. 
Để chứng tỏ là Washington vẫn quan tâm đến khu vực Châu Á, trước mắt, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công du Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vào tháng tới. Theo lời bà Susan Rice, Ngoại trưởng John Kerry, mà kể từ khi nhậm chức chủ yếu tập trung vào hồ sơ Trung Đông, cũng sẽ đi thăm Châu Á vào tháng 12. 
Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ còn tuyên bố là Washington sẽ thực hiện đúng cam kết điều động số lượng các chiến hạm của nước này sang Châu Á từ đây đến năm 2020 và sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán về Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, một hiệp định tự do mậu dịch mà Tổng thống Obama hy vọng sẽ giúp thiết lập một trật tự mới ở Châu Á. 
Hôm qua, bà Susan Rice cũng đã bày tỏ mối quan ngại về tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có hai đồng minh thân cận của Mỹ là Nhật Bản và Philippines. Đối với Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama, những căng thẳng đó đe dọa đến hòa bình và an ninh khu vực, cũng như đến các lợi ích của Mỹ trong khu vực. Bà Susan lập lại lời kêu gọi của Hoa Kỳ là các bên có liên quan nên thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông, để ngăn ngừa xung đột vũ trang ở vùng này.


Cố vấn An ninh Quốc gia trình bày ưu tiên của Mỹ ở Châu Á

In



  • Ý kiến (4)
  • Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice
  • Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice
  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Trung Quốc 'thách thức vị thế quân sự vượt trội của Mỹ ở Châu Á'
  • Bệnh AIDS ở châu Á Thái bình Dương ở vào 'giai đoạn quyết định'
  • 15 năm gia nhập APEC: Việt Nam được và mất gì?
  • Tổng thống Indonesia đả kích Thủ tướng Úc về vụ nghe lén
  • Bộ trưởng Tài chính Mỹ thăm Việt Nam
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói về chiến lược 'Trục xoáy Á Châu'
  • Ông Kerry quan tâm về sự tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở Á châu
  • Mỹ, Trung hướng về Thái Bình Dương


  • IEA: Ðến năm 2015 Mỹ sản xuất nhiều dầu nhất thế giới

    Hệ thống bơm đưa dầu lên mặt đất ở Monterey Shale, bang Califonia, tháng 4, 2013



  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Cơ quan Năng lượng Quốc tế, IEA, cho biết đến năm 2015 Mỹ sẽ vượt qua Ả-rập Saudi và Nga trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới và đang trên đường trở thành nước tự túc về năng lượng trong hai thập niên tới.
    Nhu cầu Năng lương năm 2035Nhu cầu Năng lương năm 2035

    IEA hôm thứ Ba cho biết trong 10 năm kế, thành công gần đây của Mỹ và Canada trong việc khai thác đá phiến dầu và hoạt động khoan dầu nước sâu của Brazil sẽ làm giảm vai trò của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do khu vực Trung Đông thống trị - nhóm nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

    Nhưng IEA nói vị thế nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới của Mỹ sẽ chấm dứt vào giữa những năm 2020 khi nguồn dầu giảm đi ở những cánh đồng hiện đang được khai thác tại các bang North Dakota và Texas. IEA cho biết sau đó các nước Trung Đông sẽ cung ứng cho hầu hết sự gia tăng nguồn cung dầu của toàn cầu.

    Trong báo cáo Viễn kiến Năng lượng Thế giới hàng năm, IEA nói Mỹ đang từng bước "hướng tới việc đáp ứng tất cả nhu cầu năng lượng bằng nguồn dầu trong nước vào năm 2035." Tự túc về năng lượng từ lâu vẫn là mục tiêu của các nhà lãnh đạo Mỹ.

    Trên khắp thế giới, IEA cho biết nhu cầu về năng lượng sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi các nền kinh tế mới nổi, và rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2030. Báo cáo cho biết Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông sẽ đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng lên một phần ba.

    Tuy nhiên IEA nói việc đảm bảo năng lượng trên toàn thế giới đang bị xói mòn vì giá cao, với giá dầu trung bình hơn 110 đô la một thùng kể từ năm 2011.

    Giám đốc điều hành của IEA, bà Maria van der Hoeven, nói rằng "khoảng thời gian dài giá dầu tăng cao như vậy trước nay chưa từng có." Nhưng cơ quan này dự đoán giá dầu thậm chí sẽ còn cao hơn nữa, lên tới 128 đôla một thùng vào năm 2035.

    IEA nói mặc dù giá dầu là "tương đối đồng đều" trên toàn thế giới, giá khí thiên nhiên lại rất chênh lệch. Với sản lượng khí đốt lớn ở Mỹ, IEA nói người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ trả ít hơn nhiều so với ở châu Âu và Nhật Bản, nơi mà phần nhiều nhiên liệu phải nhập khẩu. 

    No comments:

    Post a Comment