Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 21 November 2016

THỰC PHẨM VIỆT NAM = VĂN QUANG = NGUYỄN QUANG LẬP

 THỰC PHẨM VIỆT NAM







      2-VIỆT NAM ĐANG TỰ TỬ...
          Choáng váng vi nồi lẩu
                         TGT (theo Vietnamnet)    -     16/10/2013, 18:30PM
         
                               Đời sốngThực phẩmHóa chấtSức khỏe
Các món nhậu khoái khẩu ở phần lớn các quán nhậu bình dân được “phù thủy” hóa chất chợ Kim Biên biến hóa thêm phần bắt mắt.
 
Choáng váng nồi lẩu đầy hóa chất của dân nhậu
 
Đối với dân nhậu tại TP.HCM, khi lên bàn nhậu thì món lẩu được xem là món phổ biến nhất, vì vừa phục vụ số đông lại dễ ăn. Lượng bán nhiều nên việc sử dụng hóa chất để bảo quản cũng như chế biến các món lẩu là điều dễ hiểu.
 
Theo ghi nhận của phóng viên, tại TP.HCM có hàng ngàn quán án, quán nhậu chuyên phục vụ món lẩu hải sản cho người có nhu cầu. Một trong những "thiên đường" lẩu hải sản có thể kể ra như: khu lẩu làng ĐHQG TP.HCM (quận Thủ Đức), đường Trần Não (quận 2), đường Lê Văn Việt (quận 9), đường Thành Thái (quận 10)... Tại đây, vào thời gian từ 17h30 đến 22h, các quán nườm nượp khách đến ăn lẩu hải sản. Mức giá một lẩu hải sản tại đây khá rẻ, dao động từ 60.000-120.000 đồng/nồi.
 
 
Choáng váng nồi lẩu đầy hóa chất của dân nhậu
 
 
Với mức giá rẻ như vậy thì nguyên liệu cũng được nhập ở những nguồn rẻ tối đa, cụ thể là những vựa hải sản cung cấp hải sản chết và được hồi sinh bằng hóa chất. Cụ thể, một số chủ vựa hải sản chợ Chánh Hưng, quận 8 tiết lộ, để giữ tôm tươi lâu, chủ hàng thường ngâm formaldehyde (chất bảo quản xác ướp) - một loại chất độc cấm sử dụng trong thực phẩm, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
 
 
Choáng váng nồi lẩu đầy hóa chất của dân nhậu
 
 
Ngoài nguyên liệu chính thì hóa chất cũng được dùng để “làm đẹp” cho các loại rau ăn trong lẩu. Măng chua là thực phẩm “hấp thụ” nhiều hóa chất nhất, vì đây là loại được sơ chế. Theo đúng quy trình, măng tươi sau khi thu hoạch sẽ được luộc kỹ qua nhiều lần nước, lửa phải đều và ngâm khoảng 2 ngày thì măng mới mềm, chua, ngon ngọt hết đắng.
 
 Nhưng để giảm chi phí, giảm công luộc, người buôn măng đã sử dụng một loại hóa chất giúp măng chua ngon, giòn mềm và có thể để được đến 2 năm mà không lo thối. Giá bán hóa chất ngâm măng có giá 60.000 đồng/kg. Với 1 kg hóa chất có thể ngâm được vài tạ măng. Nhờ hóa chất, măng còn nở ra và nặng cân, dân buôn măng sẽ thu lãi khủng nhất là những tháng trái mùa măng tươi. Lượng hàng ra một phần ra chợ phần lớn vẫn bỏ sỉ về cho các quán nhậu bình dân.
 
Choáng váng nồi lẩu đầy hóa chất của dân nhậu
 
Các món ăn xoay quanh lẩu cũng không thoát được việc sử dụng hóa chất tạo sự hấp dẫn, đặc biệt các món gỏi và món nướng. Khi quán nhậu đắt hàng thì việc chuẩn bị nguyên liệu chế biến cho nhiều ngày liền là việc cần thiết phải làm. Vì thế, các món gỏi thì càng ngon lại càng thấy sợ. Một đầu bếp quán nhậu ở bờ sông đường Dương Quảng Hàm (Gò Vấp) cho biết: “Các nguyên liệu làm gỏi như ngó sen, hoa chuối, hành tây... chỉ giữ được độ trắng tự nhiên trong vòng một vài tiếng đồng hồ. Để dùng vài ngày đầu bếp nào cũng phải sử dụng hóa chất để đánh lừa thực khách".
 
 
Choáng váng nồi lẩu đầy hóa chất của dân nhậu
 
 
 
Phần thân ngó sen sẽ được ngâm trong nước đã pha sẵn chất tẩy trắng khoảng 2 giờ. Lúc này, những cọng ngó sen nhìn trắng phau rất bắt mắt còn được nhúng vào xô nước chứa hàn the khoảng 2 giờ nữa để tạo độ giòn... Cứ tưởng như vậy là xong công đoạn ngâm tẩm, nhưng không phải. 
 
Cọng ngó sen tiếp tục ngâm trong formaldehyde để tránh bị úng thối, rồi ngâm trong đường và dấm hóa học cho thấm trước khi trữ lạnh. Với cách này, ngó sen có thể dùng dần cả tuần cũng không hư... Các món gỏi cần giữ trắng thì các mòn nướng lại cần tạo mùi. Như vậy cũng chỉ có gia vị hóa chất làm nhiệm vụ này một cách hoàn hảo nhất.
 
 
Các món nướng khoái khẩu của dân nhậu là vú dê nhiều khi lại có nguồn gốc từ vú heo. Tiếp cận với đầu mối cung cấp “vú dê” ở đường Lũy Bán Bích, quận Bình Tân, chủ cơ sở cho biết: “Vú dê cũng tương tự vú heo, vú trâu, vú bò... nhưng có mùi vị đặc trưng của dê, nên nhiều nhà hàng bơm thêm chất tạo mùi lên vú heo trước khi nướng. Để bảo quản “vú dê” trong kho được lâu ngày mà không bị thâm đen, bốc mùi, phải dùng bột tẩy trắng (sodium hyposulfite) ngâm qua nước một lần. Nhu cầu của các quán nhậu bình dân về mặt hàng này lớn nên “vú dê” được sản xuất theo cách đó, chứ vú dê thật đâu có nhiều như vậy”.
 
 
 
Choáng váng nồi lẩu đầy hóa chất của dân nhậu
 
 
 
Trong khi đó, các loại chân gà, gân bò cũng được“tạo dáng” hoàn chỉnh hơn. Nhìn đĩa chân gà ướp muối ớt nướng thơm phức, dĩa chân gà hấp hành trắng phau, dĩa gỏi chân gà trộn rau răm bắt mắt... thực khách khó mà biết rằng chúng đã được chế biến theo công nghệ “tắm trắng”. Chẳng hạn, chân gà phần lớn là hàng nhập, lâu ngày tiêu thụ không hết lại bảo quản không đúng kỹ thuật nên dễ bị hư hỏng, biến chất.
 
 
 
Choáng váng nồi lẩu đầy hóa chất của dân nhậu
 
 
 
Chủ một đầu mối chuyên cung cấp chân gà cho các chợ, quán nhậu ở quận 12 cho biết: “Các loại thịt này phải cấp đông liên tục để vận chuyển đến hàng tháng trời. Đến khi có mối kêu hàng, tụi tui phải dùng hóa chất để rã đông cấp tốc. Sau đó, đổ vào thùng để tẩy trắng phần xương bên trong, tủy xương của thịt gà đông lạnh bao giờ cũng bị đen, thâm kim, kể cả các lỗ chân lông trên da cũng thâm chân chim, sẽ được tẩy trắng luôn một thể”.
 
Sử dụng hóa chất vừa đẩy nhanh công đoạn chế biến, màu sắc bắt mắt lại vừa lưu giữ được qua nhiều ngày, không sợ thiu thối nên hầu hết các quán nhậu đều sử dụng hóa chất để “nâng tầm” đồ ăn. Chưa khi nào người dân lại phải đối phó với nhiều loại thực phẩm bẩn như hiện nay. Các món ăn từ khô đến ướt, từ mặn đến ngọt, từ đồ dầm cho đến đồ chín... đều là ẩn họa.
 

VĂN QUANG * CHUYỆN CUỐI NĂM



1-Chuyện Hay, Chuyện Dở Cuối Năm 2013 (Văn Quang)

 
Cây thông lớn nhất thế giới tại Rio de Janeiro, Brazil đã lên đèn, bừng sáng với hơn ba triệu bóng đèn, mở màn cho mùa lễ hội. Vào những ngày đầu tháng 12 này, chắc chắn bạn đọc khắp nơi, từ trong nước đến ngoài nước đã và đang chuẩn bị cho hai Lễ Giáng Sinh và Năm Mới. Hầu như ai cũng cảm thấy một chút tất bật trong mọi việc và một chút xao xuyến vừa chợt đến trong tâm tư. Mỗi người, mỗi nhà đều có những kỷ niệm vui buồn của riêng mình.





Ở Saigon cũng vậy, không khí lễ hội đang rộn ràng khắp nơi, ở các đường phố lớn, đi đâu cũng thấy hình ảnh quen thuộc của lễ hội nhưng lại rất mới mẻ với những vật dụng trang trí vừa hoàn thành hay còn chút xíu dang dở. Từ các thương xá, các siêu thị, các khách sạn lớn nhỏ cho đến tư thất các đại gia đều được trang hoàng lộng lẫy mà không nhuốm một màu sắc chính trị nào, không khẩu hiệu, không cờ quạt, không “muôn năm”… Lòng người cảm thấy thanh thản hơn.

Ban trẻ có những cảm nghĩ và hoạt động hơi khác với cánh già chúng tôi. Ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ đôi điều về những suy nghĩ ấy của mấy người bạn già, rất riêng tư nhưng có lẽ lại là một phần những suy nghĩ chung.


Cuộc hội ngộ cuối năm hay cuối cùng

Ngay từ cuối năm ngoái, tháng 12 năm 2012, tôi đã “liều mạng” về thăm quê hương, nơi tôi sinh ra và lớn lên, tôi cũng nói rõ là “Về quê lấn cuối” và tôi đã “tâm sự” với bạn đọc về chuyến đi cứ như “Kinh Kha sang Tần” này. Có lẽ nhiều ông bà bạn già cũng đã làm việc này như thực hiện một tâm nguyện cuối đời.




Những người bạn già gặp nhau cuối đời tại Sài Gòn. Tấm Vấn ngồi ngoài cùng bên phải, giữa là Văn Quang và bà Ngân. Đứng sau là Thế Hải, Kim đầu bạc và bà Hải.



Năm nay đến lượt ông bà Nguyễn Thế Tuất Hải từ Hawai về VN và ông cũng tuyên bố “đây là lần cuối tôi về thăm quê đấy các cụ ạ”. Những năm trước mỗi lần về thăm VN còn có 2 cặp nữa đi cùng là Huy Sơn và Đặng Văn Nhâm, nhưng năm nay thì hai “cặp” kia không còn sức bước lên máy bay nữa. Cứ mỗi năm một mất mát dần. Ông bà Hải cũng phải cố gắng lắm mới “liều mạng” leo lên máy bay được. Ông còn nhiều anh chị em nội ngoại, bạn bè từ Hà Nội đến Saigon và ở các tỉnh lẻ. Nhưng ông chỉ “lết” được đến Hà Nội rồi vào đến Sài Gòn đi thăm nội ngoại tận mấy vùng quê là ông giơ tay hàng, không đi thêm được nữa, đành gửi cái “meo” xin lỗi những bà con anh em ở tình xa như Đà Lạt, Nha Trang, đã hẹn mà không đến được.
Ông Hải xuất thân từ một phóng viên tiền tuyến lăn lóc trên nhiều chiến trường từ những năm 60. Sau đó ông giải ngũ, cộng tác với các đài Phát Thanh VOF và Mẹ VN, rồi tháng 4-75, ông nhanh chân “biến” sang Hoa kỳ, chọn ngay được nơi nghỉ mát lý tưởng của thế giới là Hawai để định cư cho tới nay.
Ban bè của ông ở Saigon cũng mất mát nhiều, chỉ còn có Kim đầu bạc, chị Tâm Vấn và tôi. Chúng tôi chỉ có thì giờ gặp nhau được một lần ở một nhà hàng thuộc loại cửa kính máy lạnh, nhưng giá cả lại rất “bình dân” mới mở cửa, nằm ngay trên đường Nguyễn Thiện Thuật. Kinh nghiệm của tôi là không tội vạ gì đến những tiệm nổi tiếng cho chúng chém. Đến đó thức ăn chưa chắc đã ngon hơn, chưa chắc đã được tiếp đón chu đáo hơn, khách khứa xô bồ, mà giá cả luôn ở trên trời chỉ vì có “cái tiếng”. Thà đến mấy nhà hàng loại “tầm tầm” vửa rẻ vừa ngon. Bữa ăn gồm 7 người, ăn đủ bốn món với trà hoa cúc mật ong mà chỉ phải trả 800 ngàn VN (bằng 40 USD). Nếu ăn uống ở một quán “nổi tiếng”, chắc chắn giá sẽ gấp đôi gấp ba.


Kim đầu bạc, tôi và Thế Hải đều ở tuổi Quý Dậu (1933) vừa bằng tuổi nhau, cái tuổi “chân trước chân sau”, một chân ở 80 còn một chân bước sang tuổi 81. Còn chị Tâm Vấn thì cũng gọi là “đồng trang lứa”, nhưng nói về phụ nữ không ai dại gì khai rõ tuổi.
Hầu như vào cái tuổi này, không ai nói trước được điều gì. Hôm nay còn khỏe, ngày mai lăn đùng ra chẳng còn biết ai vào ai, chẳng còn lo trời trăng gì nữa. Vì thế nên ai cũng chuẩn bị “tư thế sẵn sàng” để không còn vướng mắc bất cứ thứ gì cho đến ngày cuối cuộc đời.
Chúng tôi cũng nói về những thứ chuyện ấy một cách thản nhiên như một chuyện vui, song điều bùi ngùi nhất là mọi người đều biết rất rõ, đây là lần gặp nhau cuối cùng, sẽ chẳng bao giờ còn một buổi nào hội ngộ đầy đủ như thế này nữa. Dù cho chị Tâm Vấn, tôi và Kim đầu bạc và cùng ở Saigon nhưng cũng rất ít có dịp gặp nhau. Nói đến Kim đầu bạc ở Sài Gòn, dân chơi tennis nào cũng biết, trước và sau năm 1975, ông vẫn là huấn luyện viên tennis. Sau này, nhiều ông “cán” thích văn minh nên cũng học chơi môn thể thao nhuốm màu “qúy sờ tộc” này, chỉ đứng sau chơi gôn. Vì thế nên ông có khá nhiều học trò là những quan chức khá lớn ở thành phố.
Cùng ở Sài Gòn nhưng cũng ít gặp

Về chị Tâm Vấn, lâu nay chị rời bỏ sân khấu ca nhạc và cũng ít giao thiệp với giới báo chí, tôi ít có dịp gặp chị hơn. Có thể nhiều bạn đọc, nhiều khán giả vẫn thỉnh thoảng nghe chị hát một vài bài ở đâu đó hoặc trên youtube do bạn bè gửi nên ít biết về chị. Hôm nay tôi gửi đến bạn đọc vài dòng sơ lược về Tâm Vấn, nữ danh ca một thời xa xưa.


Tôi nhớ lần gặp chị vào năm 1972, chị vào đài Phát Thanh Quân Đội (ĐPT QĐ), mượn phòng vi âm của Đài cùng một số anh em nhạc sĩ để làm một cuốn băng ghi lại những bài hát chị yêu thích để làm kỷ niệm. Tôi tự thấy có bổn phận phải làm việc này giúp chị. Bởi với tất cả những ca nhạc sĩ đã cống hiến cho nghệ thuật, mang tiếng hát, niềm vui đến với mọi người, trong đó có anh em quân nhân và gia đình họ, nhất là những nghệ sĩ đã từng cộng tác thường xuyên với Đài PT QĐ thì bổn phận của chúng tôi là phải nhớ đến công lao của những nghệ sĩ này.


Chị đã có một buổi ghi âm cùng với những anh em nghệ sĩ của Đài thường cộng tác với chị từ xưa. Đó cũng là lý do khiến chị muốn ghi âm tại đài PT QĐ chứ không thiếu gì những studio tư nhân và các Đài PT khác sẵn sàng mời chị.


Từ ngày ấy đến nay đã là hơn 40 năm rồi, trải qua bao thăng trầm, mỗi người một công việc nên ít có dịp gặp nhau. Tôi mới gặp lại chị vào ngày cuối năm vừa qua.
Đệ nhất danh ca Bắc Hà
Thật ra, tôi biết chị từ hơn nửa thế kỷ trước, vào năm 1952. Chị là ca sĩ miền Bắc từ những năm 1945-53 tại Hà Nội, cùng thời với những Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Quách Đàm. Hồi đó mấy tờ báo như Tia Sáng, Giang Sơn… gọi chị là Đế Nhất danh ca Bắc Hà.
Phan Nghị, Thanh Nam, Huy Quang là ban bè rất thân cũng thường gọi chị như thế. Chị trẻ đẹp và có thể gọi là một thiếu nữ rất hấp dẫn. Một trong những đóa hoa tươi tắn trong làng ca nhạc của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Chị vui tính, dễ thân gần hơn các ca sĩ khác. Giọng hát của chị rõ ràng, khỏe mạnh, luyến láy nhẹ nhàng, truyền cảm sâu sắc. Chị cố tránh cái tiếng mà người ta gọi là làm duyên õng ẹo.
Một thời gian sau đó, tháng 2 năm 1953, chị bỏ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống. Tuy vậy, trên các sân khấu ca nhạc của Sài Gòn hồi đó rất ít khi chị công tác với một show nào và dường như chị cũng không cộng tác thường xuyên với các phòng trà ca nhạc. Chị thường hát trên hầu hết các Đài phát thanh.
Vào tháng 10 năm 2013 vừa qua, chị đã làm một chuyến Mỹ du lần thứ hai, thăm con cái v à bạn bè khắp nơi. Không ầm ỹ nhưng bạn bè cũ mới, những nghệ sĩ thuộc lớp sau vẫn nhiệt tình tìm đến thăm hỏi và chị cũng đi đến nhiều tiểu bang để được tay bắt mặt mừng với bạn cũ. Có lẽ Tâm Vân là một nữ danh ca thời xa xưa còn sót lại, tuy đã có tuổi nhưng rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Chị vẫn còn hứng thú đi du lịch khắp nơi.

Gặp Tâm Vấn, tôi rất bất ngờ vì tiếng cười lanh lảnh và tiếng nói rành rọt chẳng khác gì thuở xa xưa. Chị kể khi ở Mỹ, có điện thoại cho Thái Thanh nhưng dường như Thái Thanh không còn nhận ra Tâm Vấn. Nỗi buồn của chị cũng như tôi, bây giờ nhìn lại những người quen biết chúng tôi ngày xưa chẳng còn bao nhiêu.
Một đời tôi hát
Chị tặng chúng tôi một cái CD mới mang tên “MỘT ĐỜI TÔI HÁT”. Chị nói không hề biết trước có cái CD này. Bất ngờ Thanh Trang mang đến tặng chị 100 bản, có lẽ trích trong những cassette cũ và CD của chị. Sau đó, con chị làm thêm 500 bản nữa mới đủ tặng bạn bè, không hề được bán ra thị trường.




Bìa CD “Một đời tôi hát” của Tâm Vấn

CD gồm phần đầu là lời giới thiệu ca sĩ Tâm Vấn của Thanh Trang trên đài PT VOA ngày 02-10-2013. Phần thứ hai là 12 bài hát rất xưa, rất… Tâm Vấn, không thể lẫn được. Gồm một số bài quen thuộc như Nỗi Lòng, Thu Tàn, Gái Xuân, Giáo Đường In bóng, Dứt Đường Tơ, Duyên Thề… và vài bài rất ít khán giả biết như “Hà Nội 49”, “Một đời tôi hát”.
Chất giọng của chị vẫn mượt mà, rất trẻ trung như hồi nào. Tôi không biết trong đó có bài nào chị hát ở phòng vi âm Đài PT QĐ không. Thật ra đó chưa phải là tất cả những gì của cả “một đời tôi hát”.
Chị còn hát nhiều hơn thế và hay hơn thế, nhất là với những người nay đã lớn tuổi, nghe càng “thấm”. Cuộc đời ca hát của chị đánh dấu bằng một show đặc biệt do các bạn ở Mỹ tổ chức, kỷ niệm 80 năm ca hát của chị, gồm 20 năm Hà Nội và 60 năm Sài Gòn. Có lẽ ở VN ít có ca sĩ nào có số năm sống với ca hát lâu đời thế. Trong show kỷ niệm đó, chị vẫn đứng trên sân khấu hát, tưởng như chẳng có gì thay đổi trong tiếng hát và trong tâm hồn chị.
Một buổi hội ngộ cuối năm hay cuối đời của những người bạn già? Còn được gặp nhau là còn may mắn. Như thế cũng là mãn nguyện lắm rồi.


Chuyện hay chuyện dở cuối năm

Hai hôm sau, cũng trong quán ăn đó, tôi ngồi ăn cùng với gia đình, bên cạnh là bàn vài cậu bạn cũng ăn trưa gọi là “cơm trưa văn phòng”. Ở dãy phố Nguyễn Thiện Thuật này có nhiều chi nhánh các ngân hàng. Ở cuối con phố, sát đường Điện Biên Phủ, trước kia là cây xăng, mấy năm sau này có tòa building, mặt tiền là một ngân hàng thuộc loại lớn nhất VN và trên những tầng lầu có vài chục văn phòng của các công ty lớn nhỏ. Thế nên có khá nhiều nhân viên văn phòng dùng cơm trưa tại đây với cái giá rất “khuyến mãi” là 32 ngàn đồng VN một bữa (bằng 1,5 USD). Những cô cậu ăn mặc rất chững chạc, đẹp trai, xinh gái nói chuyện trẻ trung, nhã nhặn, thông minh.
Câu chuyện vui mà tôi nghe được khá thú vị. Bàn đó có 5 người, 3 cậu, 2 cô. Một anh có vẻ láu cá nhất, ra câu hỏi:
-“Hôm nay các cậu nghe câu nói nào của sếp là hay nhất trong năm, câu nào dở nhất?”.
Một cậu nhanh nhẹn trả lời:
- “Hay nhất là câu Tháng này có thể có lương tháng 13, còn dở nhất là câu năm tới có thể giảm bớt một số nhân viên”.
Một cậu lắc đầu phản đối:
-Tớ thấy câu nào cũng dở vì có thêm hai tiếng “có thể”. Câu có thể có lương tháng 13 phải nói là chắc chắn sẽ có, còn câu năm sau cho nghỉ việc phải nói là sẽ không có ai bị mời về quê bắt cua”.
Các cậu cười rộ nhưng cũng thoáng một nét băn khoăn.
Câu nói hay nhất trong năm
Cậu vừa ra câu hỏi lại nói tiếp:
- “Đây là câu đố vui có thưởng”, cả bọn nhao nhao “thưởng cái gì?”
- “Một chầu cà phê chiều”.
- Câu hỏi đưa ra là “Sắp hết năm rồi, thử tính lại có câu nói nào hay nhất trong năm?. Tớ nói thêm: Câu nói trong gần đây thôi của giới quan chức và ở giữa Quốc Hội VN”.
Các cô cậu nhíu mày vừa ăn vừa suy nghĩ. Một cậu than “Các ông đại biểu thì bố nào cũng nói nhiều quá, làm sao tổng kết hết được”. Tất cả đều “suy tư” khá gay go. Có vài ý kiến cho rằng câu hay nhất về vụ tù oan, về vụ xả đập làm chết dân phải bỏ tù những anh xả nước và v v… nhưng cậu ra câu đố vẫn lắc đầu.
Một lúc sau anh ta mới bật mí thêm:
- “Một câu nói rất hay, rất đúng nói lên toàn bộ sự thật và cũng rất ngắn gọn. Chỉ có 9 từ thôi”.
Nhiều cậu mắt sáng rỡ tưởng rằng giải đáp ngay được, nhưng rồi lai chau mày ngồi yên. Chỉ một phút sau, một cô trẻ nhất và cũng xinh nhất ngồi bấm đốt ngón tay rồi reo lên:
- “ Tớ biết rồi. Đó là câu người ta ăn của dân không từ thứ gì. Đúng 9 chữ nhé. Câu nói của bà Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch nước đã nói trước Quốc Hội VN”.
Cả bàn vỗ tay ca ngợi và anh ra câu đố đành cúi đầu “Hân hạnh mời em chầu cà phê chiều nay”.
Chuyện kỳ cục nhất thế kỷ
Cô vừa giải được câu đố bèn nghĩ ra một câu hỏi khác.
- Em cũng xin thưởng một chầu trà hoa cúc mật ong nếu anh nào trả lời đúng câu hỏi của em. Thế này nhé, chuyện nào là chuyện kỳ cục nhất ở VN năm nay? Có thể là chuyện kỳ cục nhất thế kỷ đấy.


600 bánh heroin dễ dàng chui trót lọt qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất như con voi chui qua lỗ kim.

Các cậu lại suy nghĩ toát mồ hôi. Lại có nhiều ý kiến đóng góp, có cậu nói đó là chuyện 230kg heroin gồm 600 bánh chui qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất rất ngon lành, đúng là con voi chui qua lỗ kim. Cô nhiều tuổi hơn và cũng mũm mĩm duyên dáng, mỉm cười góp ý kiến giá gas tăng sốc chưa từng có, càng lời càng tăng, chỉ có dân chết. Một anh phản đối ngay: Chưa bằng chuyện ông sư hổ mang Sophia ở Trà Vinh, giết người tình rồi chôn xác gần chùa.


Cô gái ra câu đố vẫn lắc đầu, rồi tiết lộ thêm:

- “Cũng ngắn gọn thôi, chỉ có 11 từ là xong câu chuyện”.

Một cậu lại ngồi lẩm nhẩm không cần bấm đốt ngón tay, có lẽ nghề của cậu là làm kế toán. Cậu buông đũa, đứng lên nói rành rọt:

- Đó là chuyện: “Đàn bà Bình Định chụp quần lên đầu ông chánh án. Đúng 11 từ nhé”.


Cô gái lúc này đành chịu thầy:

- “Đúng là một chuyện ly kỳ nhất trong năm phải không? Lịch sử tòa án VN chưa bao giờ có chuyện này”.

Cả bọn gật gù khen hay.

Các cô cậu không kể rõ chi tiết nhưng tôi biết chuyện này, đúng là thứ chuyện kỳ cục nhất trong năm, xin kể lại sơ lược:



Nữ võ sư trùm quần lên đầu chánh án tại tòa


Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định vừa hoàn tất cáo trạng, tống đạt cho bị can là bà Nguyễn Thị Xuân Đào, nhà ở đường Tô Hiến Thành, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định. Bà Đào bị truy tố vì tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự.


Bà Nguyễn Thị Xuân Đào là đương sự (bị đơn) trong một vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản, bồi thường thiệt hại và đòi lại tài sản đang được Tòa án TP Quy Nhơn thụ lý. Trong lúc tòa đang giải quyết thì cuối tháng 8.2013, bà Đào chuyển nhượng đất và nhà cho người khác.


Ngay khi nhận đơn yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án TP Quy Nhơn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản đang tranh chấp.
Do không bán được nhà đất nên bà Đào đến Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn để gặp thẩm phán. Tại đây, do thẩm phán thụ lý vụ việc đi vắng nên bà Đào được ông Trương Quốc Dũng, Chánh án, mời vào phòng làm việc và giải thích về việc kê biên.


Bà Đào cho rằng ông Dũng chỉ thị cho cấp dưới làm thiệt hại cho mình, như thế là có dấu hiệu tiêu cực (ăn hối lộ của người khác) nên bà Đào tức tối, lấy một chiếc quần đen bằng vải thun, loại dành cho phụ nữ, bất ngờ trùm xuống đầu ông chánh án.
Mọi việc càng trở nên phức tạp và khôi hài hơn nữa khi bà Đào lôi ông chánh án Dũng ra ngoài hành lang và la to cho…cả làng cả nước cùng biết.


Chiều 25/11 vừa qua, Tòa án tỉnh Bình Định mở phiên xét xử vụ này. Tuy nhiên, do người bị hại và các nhân chứng đều vắng mặt nên phiên toà phải tạm hoãn.
Chưa biết vụ án sẽ được xử ra sao, tất nhiên lỗi thuộc về phần nữ võ sư rồi, chắc chắn bà Đào đã chuẩn bị sẵn từ trước nên mới có cái quần đen để sẵn trong bóp khi đến gặp chánh án và bà cũng thừa biết như vậy là phạm tội, nhưng bà vẫn làm.


Bà Nguyễn Thị Xuân Đào, nữ võ sư phạm tội trùm quần lên đầu chánh án

Chẳng qua đây chỉ là một vụ “tức nước vỡ bờ” thôi, nó cũng nằm trong cái “hội chứng tự xử”. Người dân chỉ còn phản ứng đó để “giải phóng” cho những nỗi giận hờn.
Bởi chỉ cần nhìn ngay trong tuần vừa qua đã có vài vụ quan tòa bị tóm vì nhận tiền hối lộ để “chạy án”. Mời bạn xem qua 2 bản tin thời sự nóng hổi trong tuần này. Xin rút gọn:


Thẩm phán bị tố cáo nhận hối lộ nhưng… phản phé

Ông Đồng Xuân Thép ở TP Hải Phòng, đã có đơn tố cáo ông Ngô Văn Anh, Chánh Tòa Kinh tế ép ông đưa hối lộ 130 triệu đồng để giải quyết khiếu kiện. Ông Thép đã đưa tiền cho ông Ngô Văn Anh với lời hứa là sẽ nhận được kết quả xét xử có lợi cho mình.
Tuy nhiên sau đó ông Ngô Văn Anh vẫn xử vụ việc bất lợi cho ông Thép mặc dù đã nhận đủ tiền “bôi trơn”. Ông Thép đã gửi đơn tố cáo ông Anh kèm theo bản ghi âm các cuộc “thương lượng” giữa ông ông Anh.


Theo tố cáo của ông Thép thì sau khi tòa xét xử, ngày 2/8/2013 ông Thép đã đến Tòa án TP Hải Phòng gặp ông Anh để đòi lại 130 triệu đồng tiền “bôi trơn”. Tại đây, ông Thép đã yêu cầu ông thẩm phán này giải thích rõ "tại sao các ông lại xét xử sai trái như vậy?".
Ông Anh cho biết: "phải xét xử như vậy vì bị ông H. (Phó Chánh án TA thành phố) ép!".


Sau đó ông Anh đã trả lại 50 triệu đồng, 80 triệu đồng còn sẽ đòi lại từ ông H và 30 triệu đồng từ ông Kh. bên Viện kiểm sát để trả lại cho ông. Theo nội dung đơn tố của ông Thép thì ông Ngô Văn Anh nói là có chia cho ông Khanh 30 triệu trong tổng số 130 triệu nhận của ông Thép. Vậy là cà ông tòa và ông kiểm sát đều ăn hối lộ.
Không đồng tình với kết quả xét xử của bản án sơ thẩm xử ngày 22/7/2013, ông Thép đã kháng cáo lên tòa phúc thẩm Tòa tối cáo. Cùng với việc kháng cáo, ông Thép đã khởi kiện ông Anh về tội ép mình đưa hối lộ trước đó.
Tòa án Hải Phòng đang thụ lý việc này. Quan tòa có đi tù không, còn phải đợi.


Chánh án “ăn tham quá” bị khởi tố


Ngày 25/11, Cảnh sát đã bắt khẩn cấp ông Phan Văn Quang - Chánh án Tòa án Nhân Dân huyện Nam Đàn khi ông này đang nhận hối lộ 20 triệu đồng của bị can L.V.V. (ở xã Khánh S ơn, huyện Nam Ðàn). Cơ quan điều tra cho hay, V. là người đánh bạc đã bị Công an huyện Nam Đàn khởi tố và truy tố trước đó.
Tòa án huyện Nam Đàn, nơi ông chánh án Phan Văn Quang bị bắt khẩn cấp khi đang nhận hối lộ tại đây.

Gần ngày chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, ông Quang đã điện thoại với gia đình bị can V. “gợi ý” nếu muốn giảm án thì nộp 20 triệu đồng. Sau khi nhận được lời “đề nghị”, gia đình bị can V. đã báo cáo tới cơ quan chức năng.


Khoảng 14h30, như đã hẹn, khi bị can V. đem 20 triệu đồng đến phòng và khi ông Quang vừa nhận tiền thì bị các trinh sát ập vào bắt quả tang.
Đó mới chỉ là hai vụ trong hàng ngàn vụ như thế nữa vẫn nằm trong bong tối.


Ba hình ảnh đáng sợ nhất


Những kiểu người dân bị các quan tòa hành và buộc phải đưa hối lộ đã trở thành chuyện hàng ngày ở huyện. Đụng đến tòa là mất tiền, anh tố cáo cũng như anh bị cáo. Tòa cũng là thứ đáng sợ như sợ vào bệnh viện công và đến bất cứ cơ quan nào xin cho bất cứ việc gì. Đó là ba hình ảnh đáng sợ nhất của người dân VN hiện nay.

Mong rằng bước sang năm 2014, sẽ không có cảnh quá kỳ cục này diễn ra ở những nơi đang lẽ phải coi là nơi tôn nghiêm. Một kiểu “tự xử” vừa được “phát minh” trong những ngày cuối năm nay. Kiểu này tuy phạm pháp nhưng có mang lại hiệu quả hơn những biện pháp chống tham nhũng khác không?

Văn Quang

NGUYỄN QUANG LẬP * ANH CU BỊP

ANH CU BỊP  
Nguyễn Quang Lập

 
 

Mình biết anh cu Bịp từ năm 1967, anh hơn mình gần chục tuổi, năm đó mình 11 tuổi, anh đã 19, 20 tuổi rồi. Vào khoảng tháng 8 năm đó nhà mình được tin anh Huy chết trôi ở huyện Tuyên. Anh Huy là anh thứ tư của mình, nhà nghèo quá học hết lớp 7 anh bỏ học đi làm công nhân đường bộ cho gia đình đỡ một miệng ăn. Anh Huy đi làm được 7 tháng nhà mình mới nhận được thư, mạ mình mừng quá cầm thư anh khoe khắp làng. Thư về đúng ba ngày thì tin anh Huy chết trôi ở huyện Tuyên ồn khắp làng.


Cũng chẳng biết ai đưa tin đầu tiên, ai cũng bảo nghe người ta nói. Năm đó lũ lụt to lắm, huyện Tuyên cứ đến mùa lũ lụt thế nào cũng có nhà trôi người chết, nghe vậy ai cũng tin. Mạ mình khóc lăn khóc lóc suốt ngày đêm, không chịu ăn uống gì cả. Sốt ruột quá, dù đang lũ lụt ba mình vẫn quyết định lên huyện Tuyên xem sao. Ba mình đi buổi sáng, buổi chiều anh cu Bịp mò đến nhà mình liền.




Anh khoác ba lô vào nhà, nói con ở đơn vị với thằng Huy. Mạ mình rú lên túm tay anh hỏi dồn dập. Anh nói cười xởi lởi, nói đồn đại tào lao đó, thằng Huy vẫn bình thường mà. Mình mới 11 tuổi chẳng biết nói gì cứ ôm cột nhà nhìn vết sẹo mảnh vắt ngang cổ anh, hình như có ai đó đã định chém đứt cổ anh nhưng không thành. Bé tí có biết gì đâu nhưng nhìn anh mình vẫn thấy nghi nghi. Có lẽ anh cu Bịp hôi quá, hễ anh mở miệng là hôi rình. Bộ đội, TNXP mình gặp đã nhiều, không ai hôi và nói nhiều như anh.

 http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/07/11/cau-sieu11709.jpg

 
Anh ngồi kể chuyện lia xia, nói thằng Huy thế này thằng Huy thế kia. Mạ mình sướng lắm cười hể hả, mình lại thấy những gì anh kể chả giống anh Huy gì cả. Mình cắt ngang lời anh, nói răng anh Huy không viết thư? Anh cười to, nói quên quên, cháu chưa kể, cháu ra tận cổng đơn vị rồi thằng Huy mới biết cháu về phép. Nó chạy đuổi theo dặn có mấy câu chứ không kịp thư từ gì cả. Tất nhiên mạ mình tin sái cổ, bà giữ anh lại nhà ăn cơm, đãi đằng đủ món. Bà chạy mượn đâu được hai chục đồng đưa cho anh cu Bịp, nói nhờ cháu nói với thằng Huy cố gắng ăn uống bồi bổ vào. Rồi bà vui vẻ kể, nói thằng Huy nhà bác tằn tiện lắm. Hắn đi vô Đồng Hới, bác cho hắn một đồng, đến chiều quay về trả lại bác nguyên xi một đồng. Anh cu Bịp cười ha ha, nói được rồi được rồi, bác để cháu trị thằng Huy cho. Nhất định cháu phải bắt hắn ăn uống bồi bổ. Nghe thế mạ mình cười tít mắt.

 

Anh cu Bịp ra đi ôm theo hai chục đồng với một bọc to quà cáp mạ mình gửi cho anh Huy. May cho anh, anh đi chừng nửa giờ thì ba mình từ huyện Tuyên trở về, nói thằng Huy không chết, nó chuyển quân sang Cự Nẫm, không ở huyện Tuyên nữa. Mạ mình ôm mặt rú lên, nói ôi cha trời ơi, tui mất hai chục đồng rồi. Ba mình nghe thế tức lắm, đời ông ghét nhất bọn lừa đảo bịp bợm. Ông cố đuổi theo, lùng sục khắp nơi không thấy anh cu Bịp đâu cả, đến làng nào cũng nghe một trường hợp bị lừa như nhà mình. Anh cu Bịp tung tin ai đó bị chết rồi giả đò đóng vai người cùng đơn vị với người đó về gia đình báo cho gia đình biết người đó còn sống. Thế là chuột sa chĩnh gạo, anh được ăn uống đãi đằng và ôm một mớ tiền đóng quà của người nhà gửi cho người đó rồi biến thẳng. Chẳng ai biết anh ở đâu tên gì, người ta gọi đại là thằng cu Bịp.


Tưởng chuyện anh cu Bịp đến đó là hết, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mình lại gặp anh khá nhiều lần, lần nào cũng biết anh bịp mình hẳn hoi nhưng chẳng làm được gì tốt.



Mười năm sau, năm 1977 mình đang học năm thứ ba Bách Khoa Hà Nội. Cứ thứ bảy mình lại ra bến xe Kim Mã nhảy xe bus đi Sơn Tây thăm cô bồ. Hôm đó mình vừa mua vé xong thì gặp ngay anh Cu Bịp. Anh đứng ngay trước mặt mình nước mắt lưng tròng mếu mếu máo máo, nói anh ơi con gái tui bị tai nạn nằm ở bệnh viện Việt Đức…Mình nhận ra anh ngay nhờ vết sẹo mảnh vắt ngang cổ và nhờ cái miệng hôi rình của anh. Mình chộp lấy tay anh, nói anh cu Bịp nhớ tui không? Sắc mặt anh không hề thay đổi, vẫn nước mắt lưng tròng vẫn mếu mếu máo, nói xin anh nhón tay làm phúc. Mình nghiến răng vặn tay anh, nói đ. mẹ ông trả ngay hai chục đồng của mạ tui, trả ngay! 
 
Anh khóc rú lên, nói ối anh ơi, mạ anh cho tui hai chục đồng để tui cứu con tui, răng rồi cũng có ngày tui trả lại, chừ tui chỉ xin anh một hai đồng thôi, một hai đồng thôi, cắn cỏ xin anh, lạy anh trăm ngàn mớ lạy. Anh bù lu bù loa khóc to nói to, nói mạ anh là dì ruột tui, dì tui cho tui hai chục đồng răng anh đòi lại. Tui xin anh tiền anh đã không cho còn đòi tiền dì ruột tui cho tui. Mọi người quay lại nhìn mình, những cái nhìn khó chịu và khinh bỉ. Chẳng biết nói thế nào mình đành buông tay anh bỏ đi. Được thể anh chạy theo níu áo mình, nói chỗ con cậu con dì, xin anh một hai đồng thôi, một hai đồng thôi. Đúng là chưa bao giờ mình bị rơi vào tình trạng này, vừa điên tiết vừa xấu hổ. Hai mốt tuổi đầu chẳng biết làm sao, chỉ biết đấm anh ta một phát rồi bỏ chạy.


Mười năm sau (lại mười năm sau, khỉ thế!), năm 1987 mình đang làm báo Văn hóa đời sống ở Huế, anh Văn Lợi cử mình về Hương Điền viết cái kí. Tình cờ mình gặp cô bé xưa cùng hát hò kịch cót với nhau ở đội văn nghệ sư đoàn 375.( Viết đến đây tự nhiên quên biến mất tên cô bé). Cô bé đưa mình về nhà cô chơi. Nhà cô cách phố huyện chừng chục cây số. Về tới nhà không có ai, cô bé nói anh chờ em tí để em đi tìm mạ em. Lát sau cô quay về kéo mình đi ngay, nói anh ra đình mà xem, cả làng em đang ở đó, mạ em cũng đang ở đó không chịu về. Mình hỏi chuyện chi, cô bé mắt trợn miệng há, nói ua chầu hay lắm, thánh về làng em, thánh chữa bách bệnh, bệnh chi cũng khỏi. Mình cười, không nói gì lẳng lặng theo cô bé xem ông thánh này là thánh thật hay là lang băm.


Mình tới đình làng sững sốt thấy cả mấy trăm người, không, có khi cả ngàn người, ngồi chật kín sân đình, trong khi phía ngoài mọi người đang lũ lượt kéo tới. Cô bé nói không chỉ người làng em mô, nhiều người các làng khác cũng tới. Thánh là thiên sứ nhà trời chỉ về đây đúng một ngày đêm, mạ em nói rứa. Nhác trông mọi người ai nấy mặt mày nghiêm trọng, thành kính ngồi thành hàng lối chờ đến lượt thánh gọi vào, tuyệt không ai gọi to nói lớn, hết thảy đều thầm thầm thì thì, rất kinh. Mình thấy lạ là trong tay ai cũng cầm sẵn bát nước lạnh, hỏi vì sao, cô bé bảo bát nước để thánh làm phép xong thì uống. Đó là bát nước thánh, uống vào bệnh gì cũng lành.


Máu tò mò khiến mình cố bươn lên phía trước xem thánh là ai, là thế nào. Nhờ có cái thẻ nhà báo nên bà con đều nhường lối cho mình.Vào sâu trong đình vẫn không thấy thánh đâu, cô bé bám theo mình nói thánh ngồi ở hậu cung.


Phải ngồi đây chờ khi thánh gọi mới được vào, dù anh là gì đi nữa nếu thánh không gọi cũng không được vào. Mặc kệ, mình cứ cố chen lên. Đến hậu cung gặp ngay hai ông già đứng canh kiên quyết không cho mình vào. Mình năn nỉ mãi, nói cháu chỉ xem mặt thánh cái là ra ngay. Vừa lúc một người trong hậu cung đi ra, người khác bưng bát nước đi vào. Qua hai lần vén màn cho người vào, ra mình thấy rành rành cái ông thánh chính là anh cu Bịp.


Mình liều nhảy đại vào, nói này anh cu Bịp, anh còn dám bịp cả mấy trò này à? Tưởng anh cu Bịp giật mình nhảy tót ra khỏi hậu cung. Ai dè anh vẫn mắt nhắm nghiền, tay cầm nén nhang, miệng lẩm nhẩm khấn như không hề có chuyện gì xảy ra. Hai ông già lôi cổ mình ra. Mình nói cháu là nhà báo, cháu sẽ vạch trần. Hai ông già chỉ mặt mình mắng át đi, nói tỉnh trưởng, bộ trưởng đến đây xúc phạm thánh tôi cũng tóng cổ, đừng nói nhà báo với nhà béo. Mình cự lại, cố nói to cho mọi người nghe. Hai ông già bịt miệng mình lôi ra khỏi hậu cung.


Bỗng có người nói thánh gọi thánh gọi, ngoảnh lại thấy anh cu Bịp đang tươi cười vẫy vẫy, nói vào đây con vào đây con. Mình đi tới, hai ông già ấn mình quì xuống, đặt vào tay mình bát nước lạnh, nói ngửa mặt nhắm mắt nghe thánh truyền. Mình cũng ngửa mặt nhắm mắt xem anh cu Bịp giở trò gì. Chẳng biết anh nói gì, làm gì, khoảng một phút sau anh ghé tai mình rít lên khe khẽ, nói cút cha mày đi cho tau làm ăn, không tao bảo dân xé xác mày ra. Mình mở mắt, anh cu Bịp đang cầm nhang tay khua miệng khấn, dáng điệu uy nghi như thánh nhập trần.


Ngay sau đó mình bị tóng cổ ra khỏi hậu cung, không dám ho he nữa, sợ lắm. Đến anh cu Bịp còn có dân, hỏi sao không sợ? Hi hi.

QUÊ CHOA

TIN VIÊT NAM & THẾ GIỚI



Cư dân mạng khủng hoảng vì dịch vụ 3G

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Văn phòng đại diện của các công ty bưu chính viễn thông luôn chiếm vị trí đắc địa.
Văn phòng đại diện của các công ty bưu chính viễn thông luôn chiếm vị trí đắc địa.
RFA
Nghe bài này
Những ngày gần đây, dịch vụ 3G đột ngột tăng giá, ở cả ba hãng cung cấp dịch vụ mạng gồm Vinaphone, Mobiephone và Viettel đều đồng loạt nâng giá cước khiến cho cư dân mạng cảm thấy phiền phức và tốn kém. Chưa dừng ở việc tăng giá, các gói cước ma xuất hiện càng khiến cho người sử dụng khốn đốn gấp nhiều lần.
Nạp tài khoản, chưa kịp sử dụng đã trống rỗng
Anh Huy, một cư dân mạng than thở với chúng tôi là trong hai ngày liền, anh tốn hết gần 300 ngàn đồng vì dịch vụ 3G nhưng hiệu quả sử dụng thì vô cùng tệ hại. Lần thứ nhất, vào lúc 23h ngày 2 tháng 12 năm 2013, anh không thể kết nối 3G, kiểm tra tài khoản, chỉ còn lại 3 đồng, mặc dù buổi chiều hôm đó tài khoản của anh còn đến 65 ngàn đồng. Anh nạp vào tài khoản 50 ngàn đồng và truy cập facebook. Vừa mở facebook chưa đầy 5 phút, tín hiệu mạng bị tắt nghẽn, và sau đó không thể nào kết nối được nữa, anh kiểm tra tài khoản và thấy chỉ còn 0 đồng.
Vẫn nghĩ rằng có lẽ do mạng bị lỗi gì đó, anh cào nốt thẻ card 50 ngàn đồng cuối cùng để nộp vào tài khoản, chưa đầy 10 phút sau, sự cố trở về 0 đồng lại tái diễn. Lúc này, anh quyết định gở bỏ thẻ sim dịch vụ Mobie.Q ra khỏi D.com 3G và lắp thẻ sim Vinaphone dự trữ vào, kích hoạt để sử dụng. Trong thẻ sim của Vinaphone đã có 30 ngàn đồng tiền gốc, anh nạp thêm 50 ngàn đồng nữa vào tài khoản. Nhưng không ngờ, anh sử dụng chưa đầy 10 phút sau khi truy cập website BBC và kiểm tra hộp Gmail, D.com lại nhấp nháy mất tín hiệu, kiểm tra tài khoản, không còn đồng nào.
Trong hai ngày liền, anh tốn hết gần 300 ngàn đồng vì dịch vụ 3G nhưng hiệu quả sử dụng thì vô cùng tệ hại. Lần thứ nhất, vào ngày 2/12/13, anh không thể kết nối 3G...Anh nạp vào tài khoản 50 ngàn đồng và truy cập facebook. Vừa mở facebook chưa đầy 5 phút, tín hiệu mạng bị tắt nghẽn...anh kiểm tra tài khoản và thấy chỉ còn 0 đồng...
Anh Huy
Nguyên buổi tối hôm đó anh Huy chỉ còn biết bực bội vì công việc bị trở ngại, mất tiền tài khoản, mất hai thẻ sim vô cớ vì không còn tin vào gói cước của nó nên phải vứt đi mà cũng chẳng thể liên lạc được công việc vì anh đang ở xa nhà, không thể truy cập internet trực tuyến.
Đồng cảm với anh Huy, chị Nguyệt, một kế toán văn phòng cũng than thở với chúng tôi: “Cái đó thì không biết là do lỗi của hệ thống tự động hay là nó tính tiền cước tăng lên mà nó trừ trước của người ta. Mà cũng có thế có người cũng không biết nó tăng giá, như vừa nạp vào thì nó trừ, ví dụ như vừa nạp cái thẻ 50 ngàn, nó trừ 70 ngàn thì hết luôn. Nó đang ở 40 ngàn một tháng, đùng một cái nó lên 70 ngàn một tháng.Đồng loạt mấy nhà cung cấp dịch vụ cùng tăng một lúc. Họ bị người ta tố là cùng bắt tay nhau để tăng giá, gây sức ép lên người tiêu dùng, nhưng mà nó nói đó là một sự ngẫy nhiên. Đúng là thối không thể tưởng tượng được.’’
Vừa mới nạp card mệnh giá 50 ngàn đồng, mở chưa đầy 10 phút, kiểm tra lại chỉ còn 50 đồng. RFA
Vừa mới nạp card mệnh giá 50 ngàn đồng, mở chưa đầy 10 phút, kiểm tra lại chỉ còn 50 đồng. RFA


Chị Nguyệt nói thêm với chúng tôi là vì yêu cầu của công việc, đôi khi phải làm việc trong lúc đi xe hoặc trong lúc đi picnic, chị phải dùng máy tính xách tay, kết nối thông qua 3G. Nhưng mấy ngày gần đây, một phần thì dịch vụ quá yếu, truy cập rất khó khăn, phần khác khi truy cập chưa được bao lâu thì nhà mạng đã cắt liên lạc, không thể kết nối được nữa vì tài khoản trống không. Chị hết sức bức xúc trước kiểu tính phí vô tội vạ, chém đinh chặt sắt như vậy.
Vì suy cho cùng, dịch vụ internet không thể đắt đỏ hơn dịch vụ điện thoại phổ thông, ví dụ như gọi 10 phút viễn liên bằng điện thoại di động hoặc điện thoại bàn phải tốn tiền gấp 10 lần gọi bằng Skype. Thế nhưng với kiểu tính tiền mà chưa kịp truy cập đã báo hết tài khoản, mới nạp thêm tài khoản, truy cập chưa đầy 10 phút đã bị đứt liên lạc thì e rằng, dịch vụ internet đắt gấp cả trăm lần dịch vụ điện thoại phổ thông.
Nhưng, ở dịch vụ điện thoại, trong mấy ngày gần đây, vấn đề tài khoản ma cũng không nhỏ. Khái niệm “tài khoản ma” là cách gọi mà người sử dụng đặt cho những thẻ sim mà chỉ mới nạp tài khoản, chưa kịp dùng, cũng chẳng đăng ký dịch vụ cung cấp tự động nào nhưng vài phút thì tài khoản tự động trở về số không. Đối với cư dân mạng nói chung và những người vì yêu cầu công việc, thường xuyên di chuyển, kiểu trừ tiền cước dịch vụ 3G như mấy ngày qua, e rằng tiền lương của họ không đủ để nạp tài khoản. Đó là chưa muốn nói đến hàng loạt khó khăn, phiền toái do nó mang lại.
Gọi 10 phút viễn liên bằng điện thoại di động hoặc điện thoại bàn phải tốn tiền gấp 10 lần gọi bằng Skype. Thế nhưng với kiểu tính tiền mà chưa kịp truy cập đã báo hết tài khoản, mới nạp thêm tài khoản, truy cập chưa đầy 10 phút đã bị đứt liên lạc thì dịch vụ internet đắt gấp cả trăm lần dịch vụ điện thoại phổ thông
Nhà mạng không đưa ra lý do chính đáng
Không những thế, hầu như trong những tháng gần Tết, mọi thứ dịch vụ thiết yếu đối với đời sống đều thi nhau tăng giá, giá điện, giá nước, giá xăng, giá gas cũng đồng loạt tăng theo kiểu internet 3G. Với mức thu nhập của những bạn trẻ vừa tốt nghiệp đại học, mới chân ướt chân ráo bắt tay vào công việc, có mức thu nhập chưa đến 3 triệu đồng mỗi tháng, những cú nhảy vọt về giá cả khiến các bạn này chóng mặt và thất vọng.
Chóng mặt vì tiền lương ít ỏi không thể trang trải chi phí cho các dịch vụ chung quanh đời sống và thất vọng vì sau mười mấy năm đèn sách, những tưởng ra khi ra trường, chính hàm lượng tri thức đã thụ đắc được trên ghế nhà trường, chính tấm bằng sẽ cứu họ thoát khỏi khó khăn, đói nghèo. Nhưng đến khi đối diện thực tế, mọi sự phũ phàng đổ ập lên họ. Lúc đi học, đã tốn không biết bao nhiều tiền của, mồ hôi nước mắt của cha mẹ, đến khi ra trường, đi xin việc, lại tốn thêm khoản tiền lót tay, hối lộ cho các sếp cơ quan để được vào làm. Nhưng khi làm, nhận đồng lương còm cỏi mà mỗi đồng lương lại cõng trên lưng nó cả một núi chi phí, chẳng thể tựa vào đâu để dám mơ rằng tương lai sáng sủa hơn!
Trong 3 ngày, cô tốn hết 200 ngàn đồng phí dịch vụ mà chẳng truy cập được gì vì vừa nộp thẻ card chưa đầy 10 phút thì đã thấy tín hiệu đèn nhấp nháy không thể kết nối, khi kiểm tra tài khoản thì không còn đồng nào....gọi điện hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng thì họ chỉ trả lời ỡm ờ rằng lỗi do phía khách hàng, đã sử dụng không đúng thao tác
Cô Huyền
Một bạn trẻ khác tên Huyền, ấm ức kể với chúng tôi rằng cô hết sức bất bình và thất vọng về các gói dịch vụ internet 3G. Vốn là một thư ký kiêm trợ lý cho giám đốc một công ty lữ hành, công việc đi lại thường xuyên, được hỗ trợ mỗi tháng 300 ngàn đồng tiền xăng và 100 ngàn đồng phí dịch vụ 3G. Trước đây, với giá xăng thấp hơn, cô còn có thể duy trì được công việc, nhưng hiện tại, tiền xăng tăng vọt, không có cách nào để duy trì công việc ngoài chuyện bù tiền lương để đổ xăng.
Mấy ngày gần đây, cô thực sự khủng hoảng vì dịch vụ 3G. Trong 3 ngày, cô tốn hết 200 ngàn đồng phí dịch vụ mà chẳng truy cập được gì cho ra hồn vì vừa nộp thẻ card chưa đầy 10 phút thì đã thấy tín hiệu đèn nhấp nháy không thể kết nối, khi kiểm tra tài khoản thì hỡi ôi, không còn đồng nào. Bực mình quá, gọi điện hỏi bộ phận chăm sóc khách hàng thì họ chỉ trả lời ỡm ờ rằng lỗi do phía khách hàng, đã sử dụng không đúng thao tác.
Huyền thật sự bực bội vì cách trả lời vô trách nhiệm này vì cô vẫn sử dụng những thao tác nạp tài khoản quen thuộc vài năm nay bằng cách đánh dấu sao, gõ số 100, đánh tiếp dấu sao và gõ toàn bộ seri số trên thẻ card vào, sau đó tiếp tục gõ dấu thăng và bấm gọi hoặc gửi đi. Chẳng có gì thay đổi trong thao tác nạp tài khoản, chỉ có cách trừ cước phí và kiểu chăm sóc khách hàng thờ ơ, vô trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ xuất hiện khiến cho người sử dụng phải vất vả, bực bội và mất tiền mà thôi!
Huyền cũng khuyên những bạn đang sử dụng dịch vụ mạng 3G nên đăng ký theo gói ngày, mỗi ngày sử dụng 1G dung lượng với giá 3000 đồng, hết ngày thì lại đăng ký tiếp, có như vậy mới đỡ bị trừ vô tội vạ, đó là cách cô đối phó với nhà mạng trong mấy ngày nay. Thế nhưng, cô cũng tỏ ra hoài nghi về cách đối phó của mình, cô lo ngại rằng chẳng bao lâu nữa, cách đăng kí của cô sẽ mất hiệu dụng và nhà mạng lại tiếp tục trừ cước phí vô tội vạ.
Có thể nói rằng cước sử dụng dịch vụ 3G hiện nay là một nỗi phiền toái và tốn kém quá sức của cư dân mạng.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam. 

Kerry: ‘TQ đừng lập ADIZ trên Biển Đông’

Cập nhật: 04:29 GMT - thứ tư, 18 tháng 12, 2013
Trọng tâm trong chuyến đi đông nam Á này của Kerry là an ninh trên Biển Đông
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ Ba ngày 17/12 đã cảnh báo Trung Quốc không nên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông trong khi ông đang ở Manila, hãng tin Pháp AFP cho hay.
Kerry cũng chỉ trích Trung Quốc áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông bao trùm các hòn đảo hiện có tranh chấp với Nhật Bản.
Bắc Kinh yêu cầu các máy bay đi vào vùng nhận dạng phòng không mà họ áp đặt phải thông báo lịch trình bay, báo quốc tịch và duy trì liên lạc hai chiều qua radio nếu không sẽ hứng chịu ‘các biện pháp phòng vệ khẩn cấp’.
Ngoại trưởng Kerry cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Manila và gọi nước này là ‘đồng minh có hiệp ước chủ chốt’.
“Hoa Kỳ cam kết làm việc với Philippines để đối phó với những thách thức an ninh cấp bách của họ,” ông nói.
“Đó là lý do vì sao chúng tôi đang đàm phán một thỏa thuận khung mạnh mẽ và bền vững giúp tăng cường hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ liên minh giữa hai nước, trong đó bao gồm tăng cường sự hiện diện luân phiên ở Philippines,” ông nói thêm.
Vào tối thứ Ba ngày 17/12, Kerry đã được Tổng thống Benigno Aquino tiếp. Hôm nay 18/12, ông đi thăm Tacloban, thành phố bị bão Haiyan tàn phá nặng nề hồi tháng trước với hơn 6.000 người chết và hơn bốn triệu người mất nhà cửa.
Kerry nói Mỹ sẵn sàng giúp Philippines trên hành trình dài tái thiết lại khu vực. Trước đó, Washington đã triển khai chiến dịch cứu trợ nhân đạo rộng lớn ở Philippines với một hàng không mẫu hạm và 1.000 lính thủy quân lục chiến.




  • Hoa Kỳ hỗ trợ VN về an ninh hàng hải
    16.12.13
  • “Sông Mekong không phải của riêng ai”
    16.12.13
    Ngoại giao Việt Nam
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/12/131218_kerry_philippines_adiz.shtml 


    Bắc Kinh dịu giọng sau khi “cố tình” khiêu khích Hải quân Mỹ trên Biển Đông


     Trọng Nghĩa
    RFI – Thứ tư 18 Tháng Mười Hai 2013
    Tàu sân bay Liêu Ninh họat động trên vùng biển đảo Hải Nam hôm 29/11/2013.
    Tàu sân bay Liêu Ninh họat động trên vùng biển đảo Hải Nam hôm 29/11/2013.- REUTERS/Tân Hoa Xã/Hu Kaibing
    Sau khi để cho báo chí liên tục tố cáo hành động bị cho là « sách nhiễu » của Mỹ sau vụ « suýt va chạm » giữa tầu chiến hai nước trên Biển Đông, sau nhiều ngày im lặng, Trung Quốc vào hôm nay 18/12/2013 đã chính thức lên tiếng giảm nhẹ hẳn tầm mức nghiêm trọng của vụ việc. Bắc Kinh đã có phản ứng như trên trong bối cảnh ngày càng có nhiều thông tin về sự cố được nhiều chuyên gia xem là động thái khiêu khích mới của Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông.
    Phản ứng của Bắc Kinh được đưa ra trong một bản thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng trên trang web của bộ này. Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Bắc Kinh, gần hai tuần sau khi vụ việc xẩy ra, và năm ngày sau khi phía Mỹ công khai tiết lộ vụ việc, được mô tả như là một sự cố nghiêm trọng, trong đó tuần dương Mỹ USS Cowpens và một chiếc tàu đổ bộ Trung Quốc suýt va chạm vào nhau.

    Ngược lại với phía Mỹ, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trình bày vụ việc dưới một lăng kính hoàn toàn nhẹ nhàng khi xác định rằng đây chỉ là một sự « gặp nhau » giữa hai bên. Bản thông cáo ghi nhận như sau : « Mới đây, một tàu hải quân Trung Quốc khi đang tuần tra bình thường đã gặp một tàu quân sự Mỹ ở Biển Đông. Trong suốt cuộc gặp gỡ, tàu hải quân Trung Quốc đã xử lý tình huống một cách đúng đắn, theo đúng các quy định khi hoạt động ».

    Trong bản thông cáo của mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không cho biết thêm chi tiết về vụ việc, nhưng không ngần ngại tố cáo một số bài báo nói về vụ này là đã không đúng với sự thực.
    Về sự cố xẩy ra hôm 05/12 và sau đó được Hoa Kỳ tiết lộ hôm 13/12, báo chí chủ yếu dựa trên các chi tiết được Hải quân Mỹ cung cấp, theo đó, khi đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển quốc tế ở biển Đông, tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ đã bị buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm với một tàu hải quân Trung Quốc đã lao đến cắt đường.
    Trong bài nhận định đăng trên báo mạng The Diplomat hôm qua, 17/12/2013, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viên Quốc phòng Úc xác nhận rằng chiếc USS Cowpens của Mỹ đã được giao nhiệm vụ giám sát hành trình của tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh từ khi chiếc này tiến vào hải phận trong vùng Biển Đông. Về sự cố ngày 05/12, ông cho biết :
    « Ngày 05/12, một chiếc trong đội tàu bảo vệ chiếc Liêu Ninh đã liên lạc vô tuyến với chiến hạm Mỹ Cowpens và yêu cầu chiếc này khỏi khu vực. Tàu USS Cowpens trả lời rằng họ đang ở hải phận quốc tế, do đó từ chối thay đổi hành trình. Ngay sau đó, chiếc Cowpens đã bị một chiếc tàu đổ bộ Trung Quốc đuổi theo, qua mặt rồi đột ngột quay mũi chỉ cách mũi tàu Mỹ khoảng không đầy 500 mét và dừng lại. Vào lúc đó chiếc Cowpens đã bị buộc phải bẻ lái khẩn cấp để tránh va chạm. ».
    Diễn tiến vụ việc là như trên, nhưng theo Giáo sư Thayer, tờ Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc, nổi tiếng với quan điểm hiếu chiến, đã đổ lỗi cho chiếc USS Cowpens là đã thâm nhập vào vùng bảo vệ có bán kính 40km của tàu sân bay Liêu Ninh, đã bám đuôi và sách nhiễu đội tàu hộ tống cho chiếc Liêu Ninh, thậm chí đã có hành vi gây hấn trước.
    Ai đúng ai sai trong việc thuật lại sự cố, câu hỏi này đang còn chờ đáp án, nhưng rõ ràng là trong vụ « suýt va chạm trên Biển Đông », một lần nữa lại có hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi người, giữa một bên là Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, và bên kia là báo chí tại Trung Quốc, được lệnh nã pháo vào Mỹ, nhưng đến khi chính quyền thay đổi cái nhìn thì đã muộn.
    *****
    Nguồn:

     

  • Wednesday, December 18, 2013


    THƠ NGHIÊU MINH


     NghieuMinhMusic@aol.com
    To nghieuminhmusic@aol.com

    Dec 13 at 3:11 PM

     


    HOÀI NIỆM MƯA


    Có bầy chim bói cá
    Bay ngang công viên buồn
    Người về thành khai hỏa
    Lấp đi nhiều dòng sông

    Công viên cạn đường nước
    Tấp những dề lục bình
    Từng khóm hoa đỏ rực
    Nở trái mùa oan khiên

    Dòng sông chảy ngang phố
    Người mất hướng đường về
    Đám cưới trên bè nổi
    Nhấp nhô ly cà phê


    Tiếng quốc kêu lạc lõng
    Như từ bờ bụi nào
    Con nước lên đứng bóng
    Sông lấp đổ về đâu?


    Qua dòng sông bất hạnh
    Trôi đi những nguồn vui
    Dù hâm giòng máu lạnh
    Kiếp bôn ba dập vùi



    Ta, con chim bói cá
    Đậu hoài trên công viên
    Biết dưới giồng hoa giả
    Con nước ngầm chảy nghiêng


    Ta theo dòng nước nhiểm
    Về thăm lại thuyền xưa
    Con thuyền nằm chiêm niệm
    Thời bập bềnh nắng mưa

    Đàn em giờ tóc trắng
    Đang tiêm trầu nhìn mây
    Tuổi như thuyền trên cạn
    Chờ nước lớn sau nhà


    Gởi chút hoài niệm mưa
    Về đường mương cạn nước
    Mảnh vườn không người tưới
    Hồn cầu đảo xa xưa!



    NGHIÊU MINH





    (Viết để tặng quý vị Thuyền Nhân. Cách riêng cho trại tị nạn Songkhla, TháiLand. Đặc biệt cho Côn Đảo 3, Cần Thơ)

    HÁT TRÊN "ĐẠI LỘ BÌNH MINH"

    tiếng loa: Nghe đây! Nghe đây! Thượng Đế đã cho ta một ngày mới nữa.
    Ta hãy sống tin yêu và cầu nguyện dân tộc sớm được nhân quyền và dân chủ
    Đường thênh thang chân reo vui
    nhịp bước muôn người
    Ngồi bên nhau ca vang trong
    lều quán tươi cười
    Kìa biển vắng cuối chân trời
    là quê hương ta
    Kìa đồi gió gởi muôn lời
    bao thương yêu!(2)

    tiếng loa: Có Việt Nam tới! Có Việt Nam tới!




    Lời thân thưa như chuông ngân

    lên khúc ân tình
    Biển bao la êm êm xanh mắt môi nhìn
    Kìa rào trắng tuy giăng giăng kín tâm hồn
    Dù đường ngắn nhưng tim ta vẫn trong người
    Vẫn trong muôn người!

    tiếng loa: Có phái đoàn Mỹ đến approve!

    Ap-prove! Mùa xuân tới rồi
    Ap-prove! Ngày đi đã kề
    Ap-prove! Tình yêu réo gọi
    Đời thêm nét vui!

    tiếng loa: Yêu cầu Ban Thư Tín lên làm việc!

    Ha ha thư vui tới rồi!
    Ha ha Tiền tiêu đến rồi
    Ha ha Spon-sor có rồi
    Sắp lên hương đời!

    (Kết)
    Songkhla! Dù vui vẫn buồn
    Sonkhla! Dù ai có cười
    Sonkhla! Dù trong nỗi mừng
    Đêm Vẫn Nghe Buồn!

    NGHIÊU MINH

    RƯỚC TÌNH VỀ QUÊ HƯƠNG


    CÁC VŨ CÔNG ĐẠI HÀN BIỂU DIỄN ĐI CHÙA HƯƠNG



    PHẬT GIÁO HÒA HẢO

    PGHH chất vấn lãnh đạo VN về quyền tôn giáo, việc ám hại Đức Giáo Chủ và tài sản Giáo hội


    VRNs (18.12.2013) – Sài Gòn – Hôm nay, ngày 18.12, tại Sài Gòn, Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy (PGHH) đã gởi đến các vị lãnh đạo VN để chất vấn về những vấn đề sống còn của tôn giáo và những hành vi tiêu diệt PGHH xảy ra từ năm 1947, nhất là từ 1999 đến nay.
    Kính gởi: -Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
                    -Ông Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Nước CHXHCNVN.
                    -Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chánh Phủ.
                    -Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội CHXHCNVN.
    Thưa Quý Ông,
    13121804

    Tôi là Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy (PGHH TT) xin trân trọng trình báo với Quý Ông rõ: Ngày 27-12-2013 nhằm ngày 25 tháng 11 năm Quý Tỵ là Ngày Đản Sanh của Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ tôn giáo PGHH.
    Nhắc đến Đức Huỳnh Phú Sổ chắc quý ông chưa quên rằng Ngài là vị Giáo Chủ của PGHH đã bị Việt Minh Cộng Sản các ông ám hại một cách đê hèn và tàn nhẫn tại Rạch Đốc Vàng  (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) vào đêm 16-4-1947 (tức là 24 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi) .
    Và . . .
    Sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam, từ 30-4-75 đến năm 1999 . . . Suốt 24 năm dài đằng đặc đó , đảng Cộng Sản các ông triệt để cấm tất cả sinh hoạt của PGHH từ giáo sự lớn như là lễ lộc, phổ thông giáo lý, nhóm họp, v.v. . . cho đến giáo sự nhỏ như là cúng bái thường nhật . . . Tín đồ PGHH không được tụ họp với nhau quá 3 người. Tất cả tài sản của Giáo Hội PGHH bị giới cầm quyền các ông cưỡng đoạt sạch sành sanh, không chừa một miếng ngói một viên gạch , toàn bộ có đến hàng ngàn tỷ bạc
    Trong thời Pháp thuộc, dưới sự cai trị của ngoại bang dị chủng , PGHH cũng không bị khủng bố đàn áp, chà đạp trắng trợn tàn nhẫn như thời này của đảng Cộng Sản (CS)các ông, dù rằng thời đó Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn tích cực chủ trương chống Pháp
    Mãi cho đến khi ông Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng CSVN nhận thấy quá thất nhân tâm trước chính sách cai trị của đảng CS, vừa bạo tàn, vừa tham nhủng với một bè cán bộ thối nát, nên phải tuyên bố “Đổi Mới”.
    Nhân cơ hội này, sau khi bị ngồi tù 5 năm gọi là học tập cải tạo được trả tự do, với tư cách Hội Trưởng Giáo Hội PGHH Trung Ương, tôi chánh thức lên tiếng đòi hỏi tái phục hoạt Giáo Hội PGHH và được thế giới tự do quan tâm làm cho nhà cầm quyền CS các ông lo ngại nên từ năm 1999 phải cố dàn dựng một hệ thống PGHH tay sai để trám vào sự đòi hỏi chính đáng của chúng tôi trong phạm trù tự do tôn giáo thế giới .
    Trước sự nguy tạo lập lờ gian manh này đã cho thấy rõ là đảng CSVN quyết tâm tiêu diệt PGHH..
    Vì sao ? ? ?
    Phải chăng vì PGHH là một tôn giáo dân tộc, sinh ra từ lòng dân tộc và lớn lên trong khi thiêng sông núi của Tổ Quốc nên phải sống cùng dân tộc và Tổ Quốc và phải chết vì Tổ Quốc và Dân Tộc . . . sẽ là một chướng ngại to tát đối với đảng CSVN là một tập thể người trung thành với chủ thuyết tam vô: vô gia đình, vô Tổ Quốc và vô tôn giáo . . . đang quyết tâm xích hóa trọn vẹn đất nước VN ? ? ?
    Thế là từ năm 1999 về sau, PGHH có 2 hệ thống Giáo hội: một là Giáo Hội PGHH Chính Thống do tôi (Lê Quang Liêm) lãnh đạo, tạm gọi là Giáo Hội PGHH Thuần Túy. . . hai là Ban Trị Sự Trung Ương do đảng CSVN dàn dựng được gọi là PGHH quốc doanh gồm đại đa số đảng viên CS cầm đầu.
    Dù rằng cơ cấu tay sai đã được xuất hiện, nhưng sinh hoạt của PGHH, nói chung, vẫn bị kềm tỏa khá khắc nghiệt như là không được sử dụng Đạo kỳ , không được tổ chức những ngày lễ chánh, v.v. . .
    Trước chính sách oái ăm này, PGHH Thuần Túy phải tiếp tục tranh đấu trong một thời gian ngắn nữa PGHH mới được:
    -Sử dụng Đạo kỳ.
    -Cử hành 2 ngày lễ chánh là Lễ Khai Đạo (18/5 âl) và ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ (25/11 âl) còn ngày lễ 25/2 âl là ngày lễ kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ bị Việt Minh Cộng Sản ám hại vẫn bị triệt để CẤM, . . trong lúc ngày lễ 25/2 âl là ngày lễ vô cùng trọng hệ đối với 7 triệu tín đồ PGHH.
    -Riêng về tài sản của Giáo Hội PGHH thì vẫn không được trả lại một viên gạch, một miếng ngói.
    Thế là từ trước đến nay suốt 12 năm qua (1999-2012) Giáo Hội PGHH Thuần Túy chúng tôi, năm nào cũng như năm nào đều tổ chức kỷ niệm ngày lễ 25/11 âl này là ngày lễ được cho phép nhưng cũng đều bị nhà cầm quyền các ông dùng đủ mọi biện pháp có thể gọi là BẠO NGƯỢC, PHI CÔNG LÝ, PHI LUẬT PHÁP, VÔ NHÂN ĐẠO để ngăn trở.
    Trong những cuộc khủng bố ngày lễ này, các ông đã sử dụng hàng ngàn công an, có cả bộ đội cơ giới, dùi cui, roi điện . . . có cả một toán xã hội đen (được mướn) trà trộn trong đám công an để khi nào cần sẽ thẳng tay đánh đập những tín đồ PGHH nào dám trực diện phản đối. . . Toán người “côn đồ” này sát khí đằng đằng ngăn chận các nẽo đường vào địa điểm hành lễ không cho một tín đồ nào vào dự lễ.
    Tóm lại, không bút mực nào kể hết những chủ trương hành vi nghiệt ngã và tàn nhẫn của chế độ CHXHCNVN của quý ông đối với PGHH.
    Nay nhân ngày Lễ Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ sắp đến (ngày 25/11 năm Quý Tỵ 2013) chúng tôi, những người tín đồ PGHH đang se thắt con tim nghĩ rằng: Ngày lễ 25/11 âl này , năm nay, nước CHXHCNVN đã là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc có còn chủ trương trấn áp PGHH như những năm đã qua ? ? ?
    Vì vậy,  với tư cách lãnh đạo Giáo Hội PGHH Thuần Túy, tôi yêu cầu quý ông:
    -Nguyễn Phú Trọng.
    -Trương Tấn Sang.
    -Nguyễn Tấn Dũng.
    -Nguyễn Sinh Hùng.
    Là những nhân vật đang lãnh đạo đất nước VN giải đáp 3 điều chúng tôi nêu dưới đây để làm sáng tỏ trang sử đầy máu và nước mắt của 7 triệu công dân tín đồ PGHH đã trải dài qua nhiều năm tháng ...

    Thứ nhất: Giáo Hội PGHH Thuần Túy có quyền tổ chức mừng lễ Đản Sanh hay những ngày lễ chánh của tôn giáo PGHH hay không ? Trường hợp không có quyền . . . Tại sao? Còn trường hợp được quyền, . . thì tại sao suốt 12 năm qua (1999-2012) nhà cầm quyền VN luôn luôn ngăn trở với những biện pháp bạo tàn, phi công lý và vô nhân đạo ? ? ?
    Thứ hai: Tại sao Việt Minh Cộng Sản quý ông quyết tâm ám hại đức Huỳnh Giáo Chủ cho bằng được? Điển hình qua 2 lần đẫm máu và nước mắt: Lần thứ nhất tại Sài Gòn đêm 9-9-45 do Trần Văn Giàu chủ mưu . . . lần thứ 2 tại ngọn rạch Đốc Vàng Hạ 9nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) đêm 24-2 nhuần năm Đinh Hợi (1947) do Trần Văn Nguyên và Bửu Vinh chủ mưu . . .
    Như vậy  Đức Huỳnh Giáo Chủ có tội gì ? ? ?
    Phải chăng?
    Vì tội không đành phụ nước non,
    Phô bày tiết tháo tấm lòng son.
    Ngăn phường sâu mọt lừa dân chúng,
    Chẳng nại thân danh nỗi mất còn.
    (Lời tự thán của Đức Huỳnh Giáo Chủ)


    Thứ ba: Giáo Hội PGHH có tội gì mà đảng Cộng Sản quý ông cướp đoạt hết tài sản rồi bán lấy tiền , số tiền ấy đã làm gì? Bỏ túi ư? Nhất là ngôi nhà tại 114 Bùi Thị Xuân (Sài Gòn) là văn phòng Đại Diện của Giáo Hội Trung Ương PGHH, một nơi thanh tịnh trang nghiêm của tôn giáo, bổng nhiên công an của quý ông ào đến đứng gát cửa không cho một ai được vào, cả tôi là chủ ngôi nhà này vẫn không được vào . . . và nói rằng ngôi nhà này đã bị nhà nước quản lý , trong lúc tôi là sở hữu chủ không được thông báo gì hết.
    Thế rồi . . . Nhà cầm quyền của quý ông trắng trợn cho tổ chức làm chổ chơi bida, bán đồ tạp nhạp, thậm chí tổ chức những ổ mãi dâm trá hình . . . ĐỂ LẤY TIỀN.
    Thủ đoạn tham ô và tàn ác này sđã rõ ràng là đảng CSVN vừa tiêu diệt PGHH tận gốc, vừa để lấy tiền. . . rồi bây giờ nhà cầm quyền CS địa phương ngang nhiên cấp sổ hồng, sổ đỏ gì đó cho những người chiếm dụng bất hợp pháp.
    Tất cả hành vi như vậy có đúng với câu: LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ LUẬT PHÁP như đảng cộng sản quý ông từng rêu rao quảng cáo ? ? ?
    Vả lại hiện nay, PGHH là một trong 4 tôn giáo lớn tại VN được quý ông thừa nhận có tư cách pháp nhân, tại sao lại bị tịch thu tài sản ? ? ?
    Là người lãnh đạo đất nước, chắc quý ông cũng nhớ rằng mình có bổn phận phải giải đáp những thắc mắc hay phẫn uất của nhân dân, chứ không thể “NGỒI MÁT ĂN BÁT VÀNG” mắt lấp tai ngơ trước mọi lầm than khốn khổ của nhân dân mà tiếng kêu ca rên than đã thấu tận trời xanh.
    Cầm bút viết mấy trang này cho quý ông , bổng nhiên tôi cảm thấy bàng hoàng chua xót khi viết tới mấy chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.
    Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam với chế độ CHXHCN, nước VN đã độc lập ư? Độc lập sao mà mất biển, mất đảo, mất đất 6 tỉnh phía Bắc và bị khai thác beauxite Tây Nguyên?
    Tự Do ư? Tự Do mà hằng triệu triệu người mất đất, mất nhà . . . hằng triệu triệu người bị tù tội oan ức không đủ khám để nhốt . . . Ai nói gì hay đòi gì dù thật chính đáng đến đâu mà trái với đường lối của đảng CSVN, nghịch ý với các ông lớn của đảng thì ngày nay không vào tù thì ngày mai cũng ở tù . . . v.v . . và v.v. . . Tất cả đó là HẠNH PHÚC ư ? ? ?
    Tôi nghĩ dù sao các cấp lãnh đạo của đảng CSVN, các cấp chỉ huy Quân Đội Nhân Dân cũng còn ít nhiều dòng máu con Hồng cháu Lạc, quý ông ắt không quên những truyền thống vẻ vang của Tổ tiên : Hội Nghị Diên Hồng, những chiến công oanh liệt Bạch Đằng Giang, Đống Đa . . . mà tỉnh giấc Nam Kha . . . “QUAY LẠI ẮT THẤY BỜ”.
    Kết luận: Chúng tôi trân trọng thông báo với quý ông:
    Giáo Hội PGHH Thuần Túy cương quyết tổ chức mừng Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ vào ngày 25 tháng 11 năm Quý Tỵ nhằm ngày 27-12-2013 dù giới cầm quyền của quý ông không đồng ý và thẳng tay đàn áp như những năm đã qua, chúng tôi sẵn sàng đón chịu vì chúng tôi đã bị đẩy vào tận chân tường không còn đường để bước lui.
    Chúng tôi xin nhắc cho quý ông nhớ đây là chúng tôi hành sử QUYỀN LÀM NGƯỜI  (chiếu Điều 18 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền) và hiện nay nước CHXHCNVN là thành viên Hội Đồn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Mong quý ông thông cảm.
    Trong trường hợp giới cầm quyền của quý ông vẫn theo thói cũ là khủng bố, đàn áp . . . chúng tôi trong ngày lễ 25-11 âl này thì chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể làm được kể cả sự hy sinh mạng sống để cho QUYỀN LÀM NGƯỜI phải được tôn trọng trên đất nước VN thân yêu … và chính đảng CS và chế độ CHXHCNVN của quý ông tự phơi bày cái mặt thật là luôn luôn CHÀ ĐẠP NHÂN QUYỀN , phi nhân bất nghĩa . . . trước nhãn quan của thế giới văn minh.
    Những trang giấy thô thiển này đến với quý ông là những giọt nước mắt cuối cùng của khối tín đồ PGHH.
    Trân trọng,
    Ngày 18 tháng 12 năm 2013TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy
    Hội Trưởng Trung Ương

    LÊ QUANG LIÊM

    (Huyền Phong Cư Sĩ)
    nguồn: http://chuacuuthenews.wordpress.com

    No comments:

    Post a Comment