Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday 27 November 2016

KINH TẾ VN =PHẬT GIÁO THỤY ĐIỂN =THÁI LAN

KINH TẾ VIỆT NAM PHÁ SẢN TỪ CUỘC XÂM LĂNG KINH TẾ TQ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế


Geneva 12.06.2013

 
Việc phá sản Kinh tế VN mà các lãnh đạo đảng CSVN đã phải thú nhận lúc này có hai lý do chính yếu:
* Lý do nội tại của Mô hình Kinh tế gọi là định hướng XHCN. Khi mà độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế thì tự nó phát sinh và lan tràn THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ ăn ruỗng nền Kinh tế quốc dân.
* Lý do ngoại tại: đó là việc xâm lăng Kinh tế đến từ Trung Quốc mà CSVN lệ thuộc về Chính trị, nên rất khó lòng chống lại cuộc xâm lăng này được. Đây là điều mà PHONG TRÀO HIẾN CHƯƠNG 2000 luôn luôn chủ trương phải diệt CSVN để toàn dân mới có thể chống xâm lăng.

Về lý do nội tại của Mô hình Kinh tế, chúng tôi đã viết rất nhiều rồi. Bài viết hôm nay đăng trên ĐỐI LỰC số 145 tháng sáu này cho thấy tầm quan trọng của cuộc xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc mà chúng tôi đã có dịp báo động khẩn cấp từ năm 2011 và hôm nay chúng tôi cập nhật bài này để cho thấy rằng việc ứ đọng hàng hóa VN lúc này (2012/2013) là hệ quả trực tiếp của cuộc xâm lăng Kinh tế ấy.
Việt Nam phải đối diện với hai cuộc Xâm lăng đến từ Trung quốc: (i) Xâm lăng Đất và Biển; (ii) Xâm lăng Kinh tế.
Trong những tháng gần đây, vấn đề Biển Đông, việc tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa/ Trường Sa làm cho quần chúng lưu ý đặc biệt và có thể vì đó mà chúng ta quên một phần về cuộc Xâm lăng Kinh tế cực kỳ nguy hiểm vì nó biến Việt Nam thành một Tỉnh tiêu thụ và tái xuất cảng cho hàng hóa Trung quốc đang ứ đọng.

Vấn đề Biển Đông có thể chuyển mình qua những đàm phán đa phương và như vậy Việt Nam có thể đỡ một phần gánh nặng vì có cả khối ASEAN, Nhật, Nam Hàn, Hoa kỳ và Ấn độ hỗ trợ, thì việc Xâm lăng Kinh tế từ Trung quốc, Việt Nam phải chịu trận một mình. Quá lệ thuộc quyền hành vào Trung quốc, CSVN đã theo lệnh của quan thầy để chấp nhận đàm phán song phương, nghĩa là sang tận Bắc kinh để nhận chỉ thị, ngay cả chỉ thị về Việt Nam đàn áp tất cả những ai vì lòng yêu nước mà lên tiếng phản đối quan thầy Trung quốc.

Khi mà CSVN còn cố níu lấy quyền hành do Trung quốc bảo trợ, thì cuộc Xâm lăng Kinh tế, hiện nay đã lan tràn, sẽ tiến tới rất nhanh diệt hẳn Kinh tế Việt Nam đang èo ọt tụt dốc.

Viết bài này về Xâm lăng Kinh tế Trung quốc, chúng tôi muốn nói đến con đường mà CSVN đang đưa Đất Nước đến tình trạng một Tỉnh tiêu thụ và tái xuất cảng cho Trung quốc.

Chúng tôi đề cập đến những điểm sau đây trong bài này:
=> Từ ngày Việt Nam vào Mậu Dịch Thế giới WTO/OMC chúng tôi đã cảnh cáo nguy hiểm bị xâm lăng Kinh tế
=> Kinh tế Việt Nam: Từ huênh hoang Công nghệ hóa đến nhiệm vụ chấp nhận Phân phối hàng Trung quốc
=> Trước nguy ngập xâm lăng Kinh tế mà đảng CSVN bất lực vì lệ thuộc Chính trị TQ, giới Truyền Thông và Doanh nhân đành tự tuyên chiến
=> Việc Xâm lăng Kinh tế của Trung quốc từ năm 2011 trở thành nguy ngập hơn

Từ ngày Việt Nam vào Mậu Dịch Thế giới WTO/OMC chúng tôi đã cảnh cáo nguy hiểm bị xâm lăng Kinh tế

Trước khi Việt Nam vào WTO, đài Phát Thanh RFI (Radio France Internationale) đã phỏng vấn chúng tôi ngày 04.05.2005 nhân Liên Âu và Hoa ky đưa ra những biện pháp ngăn chặn xâm lăng của Hàng May Dệt Trung quốc làm thiệt hại cho ngành nghiệp này tại Liên Âu và Hoa kỳ.


Thực vậy, Trung quốc vào WTO từ năm 2001, tuy nhiên Hoa kỳ và Liên Au vốn giữ vấn đề Quotas đối với Trung Cộng. Nhưng sau khi vấn đề Quotas được bỏ đi kể từ năm 2005, Trung Cộng đã xuất cảng ào ạt hàng May Dệt sang Hoa kỳ và Liên Au. Vì quyền lợi của mình, Hoa kỳ và Liên Au đã phản ứng để ngăn chặn Tsumani hàng May Dệt này ngay trong khuôn khổ của Tự do Mậu dịch WTO/OMC. Đây là một trong những tỉ dụ mà người ta sẵn sàng vì quyền lợi Quốc gia mà bỏ những điều đã ký kết. Từ tháng tư 2005, Hoa kỳ và Liên Au phải lấy những quyết định phản ứng mạnh để ngăn chặn Tsumani này từ Trung Cộng.

Ngành May Dệt tại Hoa kỳ và Liên Âu đã có truyền thống lâu đời và đã trưởng thành, nhưng trước Tsumani xâm lăng của Trung quốc, Hoa kỳ và Liên Âu phải đưa ra những Biện pháp giá biểu quan thuế cũng như không giá biểu để chống lại (Mesures Tarifaire et non-Tarifaire). Đây là cái quyền tự vệ khi mà mình cảm thấy bị thiệt hại. Tự do Mậu dịch là một lý tưởng nếu hai phía cùng có sức mạnh tương đương. Việc Bảo vệ Mậu dịch được phép, nhất là cho những ngành nghiệp mới phát sinh và trên đà phát triển (Protectionnisme des Industries naissantes).


Việt Nam mới chập chững mở cửa để bắt đầu hội nhập với Mậu dịch Thế giới. Thất bại về Kinh tế tập quyền chỉ huy (Economie centralisée et dirigiste), Việt Nam gặp đói nghèo, đành phải mở cửa và chấp nhận Kinh tế gọi là “Tự do Thị trường định hướng XHCH”, một thứ Kinh tế Tự do Thị trường tréo cẳng ngỗng, nghĩa là nhà nước độc tài vẫn nắm “chụ đạo“ Kinh tế. Hệ thống sản xuất và Thương mại vẫn nằm trong tay những Tập đoàn quốc doanh do người của đảng nắm giữ. Sản xuất còn yếu kém, nhưng đảng CSVN vẫn mơ mộng rằng vào WTO là đi hốt bạc ngay tức khắc.

Chính việc để tự do mậu dịch này trong tình trạng mình còn yếu sức sản xuất và cạnh tranh đã làm Việt Nam thành mồi ngon cho những hàng hóa nước ngoài tràn vào xâm chiếm. Vì còn là đầy tớ của Trung cộng nữa, nên hàng hóa, thương nhân và công nhân Trung quốc vào Việt Nam như chỗ không người để cạnh tranh.

Kinh tế Việt Nam: Từ huênh hoang Công nghệ hóa
đến nhiệm vụ chấp nhận Phân phối hàng Trung quốc

Chúng tôi đã viết bài về thảm cảnh này ngày 02.07.2009, nghĩa là 3 năm sau khi Việt Nam vào WTO.

Nhà Nước CSVN vẫn huênh hoang chương trình vĩ mô Công Nghệ hóa Kinh tế Việt Nam. Dưới chiêu bài này, những Dự án, những Khu chế xuất có quyền ưu tiên tịch thu đất trồng cấy khiến Nông nghiệp thiệt hại. Nhà Nước hy sinh Nông nghiệp, một căn bản sẵn có và truyền thống của đại đa số Dân Việt sinh sống.

Vì quá lệ thuộc vào Trung quốc để bảo đảm quyền lực Chính trị, đảng CSVN đang biến cái gọi là Công nghệ hóa thành thảm cảnh tổ chức phân phối cho hàng hóa Trung quốc.

Thực vậy, CSVN để tự do nhập nội hàng hóa Trung quốc. Tại Thị trường hàng hóa, hai yêu tố cạnh tranh chủ yếu là GIÁ CẢ và PHẨM CHẤT (Prix et Qualité) của món hàng.

Giá cả hàng Trung quốc rẻ hơn
Giá bán tùy thuộc vào giá thành sản xuất. Hệ thống sản xuất công/ kỹ nghệ ngày nay là hệ thống những linh kiện cấu thành món hàng cuối cùng. Đó là hệ thống liên đới sản xuất những bộ phận cấu thành (système de sous-traitance des pìeces détachées). Món hàng cuối củng sẵn sàng cho tiêu thụ chỉ là việc ráp nối (assemblage) những bộ phận. Không một Công ty nào sản xuất tòan bộ những bộ phận cấu thành món hàng cuối cùng. Đây không phải là việc bất lực về khả năng, mà là vì giá thành của món hàng cuối cùng sẽ tăng lên gấp bội.

Khi món hàng cuối củng được chia ra thành những bộ phân riêng rẽ, thì những bộ phận này sẽ do những xí nghiệp chuyên môn sản xuất trong hệ thống liên đới. Vì chỉ sản xuất những bộ phận chuyên môn, nên những Xí nghiệp này có thể tăng lượng sản xuất để triệt tiêu phí tổn trang bị máy móc sản xuất (Installation des équipements).

Yếu tố khách quan làm cho những món hàng Trung quốc rẻ hơn hàng Việt Nam, đó là Trung quốc có thể tăng rất lớn lượng sản xuất những linh kiện. Trung quốc sản xuất từ A tới Z của một mặt hàng là như vậy.

Cùng sản xuất một mặt hàng như Trung quốc, nhưng Việt Nam phải mua lại từ Trung quốc những bộ phận cấu thành mặt hàng cuối cùng. Vì vậy mà mặt hàng Việt Nam bán ở Thị trường không thể nào rẻ hơn mặt hàng của Trung quốc.

Cũng chính vì điểm này, mà những Công ty Tây phương đặt mua linh kiện tại Trung quốc.

Phẩm chất của món hàng

Hệ thống sản xuất liên đới những linh kiện (système de sous-traitance des pìeces détachées) không phải chỉ làm giảm giá thành sản xuất, mà còn cho phép những Công ty chuyên nghiệp có thời giờ và cô đọng khả năng vào việc kiện tòan phẩm chất của từng bộ phận, từng linh kiện. Thực vậy, những Công ty chuyên nghiệp này dành trọn thời giờ cho Nhóm Nghiên cứu (Equipe de recherche) chuyên tâm vào một linh kiện, một bộ phận. Đây là việc làm tăng phẩm chất chuyên môn cho sản phẩm. Vấn đề cạnh tranh trên Thị trường không phải chỉ nguyên giá cả mà trở thành cạnh tranh về phẩm chất chuyên môn, kiện tòan của từng linh kiện cấu thành. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh được áp dụng triệt để ở hệ thống sản xuất linh kiện công nghệ và kỹ nghệ hiện nay.

Trung quốc có điều kiện phát triển hệ thống liên đới sản xuất từ A tới Z và tất nhiên họ có điều kiện kiện tòan phẩm chất mặt hàng cuối cùng hơn Việt Nam

Chúng tôi rất đau lòng đọc tin sau đây từ Quốc nội: “(TuanVietNam)- Êm như mưa dầm, ồ ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, “quét” sạch hàng nội, moi túi người tiêu dùng. Con số nhập siêu hơn 11 tỷ USD năm qua đủ cho thấy các DN ta đang “thua trắng bụng”. Để không bị làn sóng này dìm chết, không một ai – từ Chính phủ tới DN và người tiêu dùng – có thể đứng ngoài cuộc.“

Cán cân Thương Mại giữa Trung quốc và Việt Nam cho thấy cuộc xâm lăng Kinh tế tại Việt Nam mỗi ngày một tăng mạnh: “10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng 23,25 lần, đạt tới con số 15.652 tỷ USD vào năm ngoái. Cùng trong thời gian đó, kim ngạch xuất khẩu của ta theo chiều ngược lại tăng vỏn vẹn 6,08 lần, chỉ đạt 4.536 tỷ USD năm 2008.“

Ong ĐÀO XUÂN ANH, chủ một Công ty sản xuất, đã kết luận:”Chi phí nhập khẩu (tính cả mua hàng lẫn vận chuyển) rẻ hơn là tự sản xuất, quy trình làm việc đơn giản và ít phải suy nghĩ hơn.“

Từ là Doanh nhân sản xuất công nghệ, Ong trở thành một Thương gia phân phối hàng Trung quốc !
Trước nguy ngập xâm lăng Kinh tế mà đảng CSVN bất lực vì lệ thuộc Chính trị TQ, giới Truyền Thông và Doanh nhân đành tự tuyên chiến

Truyền thông Việt Nam và Doanh nhân đã Tuyên chiến với cuộc tấn công của hàng ngoại chất lượng thấp và yêu cầu Nhà nước tham gia cuộc chiến (18/06/2009 09:37 (GMT + 7). Tiên khởi cho việc Tuyên chiến này là Vietnamnet với Thảo Luận “TuanVietNam “. Chúng tôi xin đăng lại nội dung Thảo Luận.

(TuanVietNam)- "Dù tất cả đã có nhưng lực lượng hải quan, lực lượng kiểm tra thị trường, nói chính xác hơn là con người mà bị thủng thì phòng tuyến ngăn chặn hàng giá rẻ, chất lượng thấp vào thị trường Việt Nam cũng sẽ bị thủng..."- TS. Nguyễn Minh Phong nói.

Chất lượng công quyền
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Không rõ có chính xác hay không, nhưng tôi cảm giác Nhà nước mình như một ông chủ đội bóng, bỏ tiền ra mua đội bóng đó, đầu tư cho đội bóng nhưng lại giữ chân huấn luyện viên. Theo tôi hiểu, huấn luyện viên là một chuyên môn khác, đẳng cấp khác, còn việc của người quản lý đương nhiên là một công việc khác hoàn toàn.

TS. Nguyễn Minh Phong: Xin được quay trở lại câu chuyện còn đang dở, chúng ta vừa nói đến hàng may mặc Trung Quốc, nhưng giờ chúng ta phải nói đến tất cả các hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi có những thứ kém chất lượng, độc hại mà cơ quan kiểm định đã công bố, và thế giới cũng đều biết, đang có mặt nhan nhản ở thị trường Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Rõ ràng, chúng ta có những phòng tuyến chặn cửa như hải quan, các cơ quan kiểm thị trường, kiểm dịch, công an, quân đội và cả thuế vụ nữa… nhưng tại sao hàng ngoại chất lượng thấp lưu hành trên thị trường tiêu dùng vẫn không hề giảm đi, thậm chí có phần ồ ạt tiến vào vào thị trường Việt Nam. Liệu có hay không phòng tuyến nào bị hổng, hay tất cả đều bị hổng, thưa TS. Nguyễn Minh Phong?

TS. Nguyễn Minh Phong: Tôi cho rằng có 3 điểm cần lưu ý. Thứ nhất, chúng ta phải học tập Nhật và Trung Quốc, nghĩa là hàng tốt của Việt Nam phải bán cho người Việt Nam, chứ không phải hàng tốt thì mang hết ra nước ngoài, còn hàng bán ở Việt Nam toàn hàng xấu, tự nhiên người tiêu dùng trong nước bị ấn tượng hàng Việt Nam là hàng xấu.

Thứ hai, những chế tài và những quy định pháp lý, đặc biệt là những chế tài quy định liên quan đến hàng rào kỹ thuật cần phải được tăng cường hơn. Lâu nay, chúng ta sử dụng nặng công cụ thuế, còn công cụ hàng rào kỹ thuật lại xem rất nhẹ, thậm chí còn không biết làm như thế nào vì tiêu chuẩn chưa định hình, cái đã định hình thường thấp hơn rất nhiều so với thế giới. Do vậy, những hàng rào kỹ thuật, những tiêu chuẩn hoá về kỹ thuật cần sớm được quốc tế hoá, được xác lập và triển khai trên thực tế một cách hiệu quả.

Thứ ba, rất quan trọng. Dù tất cả những tiêu chuẩn đó đã có nhưng nếu lực lượng hải quan, lực lượng kiểm tra, hay nói gọn hơn là con người mà bị thủng thì phòng tuyến đương nhiên sẽ bị thủng... Cái thủng của con người là cái thủng lớn nhất. Chúng ta đã có rất nhiều bài học như vụ án hàng lậu Tân Thanh. Một khi quan chức liên tỉnh bắt tay dằng dây sẽ vô hiệu hóa tất cả những hàng rào kĩ thuật khác.

Bà Phạm Chi Lan: Về lỗ thủng chất lượng đội ngũ tôi đồng ý với anh Phong. Nhưng chúng ta nhìn nó rộng ra hơn một chút là cơ chế có thể tạo nên những con người như vậy, muốn có đội ngũ công chức thật tốt như chúng ta mong muốn thì phải có hệ thống cơ chế trong đó bao gồm cả thể chế cả chính sách, cả tiêu chuẩn cán bộ như thế nào, cách để chọn vào ra như thế nào, tất cả đều phải nghiêm chứ đừng chỉ đứng hô hào chung chung.

Bản thân Nhà nước phải rất nghiêm với chính mình về hàng rào kĩ thuật này, đã đặt ra phải xử lí, chỗ nào chưa có phải làm. Không phải bây giờ khi cả xã hội kêu lên là hàng chất lượng thấp thì bộ nọ, bộ kia lại chưa có căn cứ, chưa có tiêu chuẩn để kết luận đó là xấu, ngăn chặn không cho họ vào hoặc phản ứng lại với họ. Đó là cách trả lời vô cùng thiếu trách nhiệm. Lỗ thủng về trách nhiệm ở đây cũng là rất lớn, chứ không phải chỉ là vấn đề về tư cách con người hay về tham nhũng không thôi.

Chiến lược thực tế

Bà Phạm Chi Lan: Đó là điều rất đáng tiếc về phía chúng ta. Việc làm sao chống được sự xâm lấn của hàng bên ngoài thì yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là sức mạnh của chính mình.

Bệnh thành tích

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Những điều mà bà Phạm Chi Lan nói về chiến lược xuất khẩu ô tô, hoặc chúng ta sản xuất máy bay đã được thực tế chứng minh về tính khả thi. Dự án ô tô Mê kông là một sự thất bại to lớn. Lịch sử đã chứng minh người Việt rất cần cù, rất chịu khó, sáng tạo, khéo tay, quả cảm…, nhưng đôi khi chúng ta cũng rất ảo tưởng.. Với chúng ta, tôi nghĩ rằng chúng ta đang hão huyền sinh ra bệnh thành tích. Ngày xưa ông cha ta căn cơ, chính xác, gọn ghẽ đâu ra đấy. Nhưng chủ nghĩa thành tích đã sinh ra sự hão huyền, chạy theo thành tích sẽ thế này thế kia… chúng ta phải rời bỏ điều đó, phải trở lại hiện thực và làm một bát phở thật ngon, hãy may một cái áo thật đẹp…

Đã đến lúc chúng ta phải bỏ qua tất cả những hình thức phù phiếm, tất cả những khẩu hiệu sáo rỗng, bánh vẽ giá trị ảo để trở về cuộc sống thực tế, giá trị thực để đáp ứng nhu cầu.

Giải pháp khả thi

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa bà Phạm Chi Lan cơn lũ hàng nhập ngoại xấu, kém chất lượng, độc hại đang tràn vào Việt Nam đã lên đỉnh điểm chưa, hay sẽ tiếp tục, hoặc giảm xuống?

Bà Phạm Chi Lan: Nó như thế nào phụ thuộc vào thái độ của chính chúng ta. Nếu chúng ta bỏ lơ, coi thường chuyện đó, các cơ quan Nhà nước vẫn cảm thấy dửng dưng không ý thức ngăn chặn, bảo vệ cho đồng bào mình thì làm sao cơn lũ này chấm dứt được.

Hoặc truyền thông của chúng ta không dấy lên được tiếng nói mạnh mẽ để cổ động cho hàng Việt Nam, biểu dương cho những doanh nghiệp hàng tốt như May 10, và rất nhiều những doanh nghiệp khác, trân trọng người tiêu dùng trong nước thì làm sao ngăn nổi cơn lũ này.

Nếu không cùng nhau làm việc đó như một tính chất cả hệ thống thì cơn lũ đó chưa tới đỉnh điểm đâu, sẽ tiếp tục đổ vào, tiếp tục tràn vào dữ dội hơn. Người ta đã có hẳn một kế hoạch lớn, chiến lược lớn để làm điều đó, họ sẽ không dừng lại trừ khi chúng ta biết tự vạch hướng đi cho mình, tự bảo vệ cho mình, đẩy làn sóng đó ngược trở lại trả về phía bên họ.

Quả thực tôi lo lắng cơn lũ này chưa đến đỉnh điểm, mà còn có thể tệ hại hơn nữa bởi vì chúng ta vẫn chưa làm được gì nhiều để ngăn chặn.

Tôi nói vui với các doanh nghiệp là bây giờ biên mậu đã diễn ra ở tận thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải biên mậu ở Lào Cai, Lạng Sơn nữa.

Thực tế, người ta đã vào tận thành phố Hồ Chí Minh để làm rồi, gần như tất cả các giao dịch diễn ra ngay tại đó. Chỉ cần nhấc một cú điện thoại lên thôi là hàng hóa đâu vào đó. Không khó để bắt gặp từng đoàn xe mang biển số của một quốc gia láng giềng có thể vào đất Việt Nam đàng hoàng, thậm chí người nước họ cũng ra vào làm việc ở đây tự do. Nếu chúng ta vẫn dễ dãi như vậy thì cơn lũ hàng giá rẻ, chất lượng thấp còn tiếp tục dấn tới.

Tôi vừa từ Lục Ngạn (Bắc Giang) về. Tôi đã chứng kiến một đoàn 65 thương gia Trung Quốc đang ở đó, tại những cứ điểm để thu mua vải quả, và họ là người quyết định giá cả.

Chúng ta đã để đến mức như vậy thì việc không tự bảo vệ được mình là do chính mình, mình vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của việc đó. Mình không biết tự mình bảo vệ mình thì nói được gì nữa. Nếu ta không có hành động từ cao nhất, làm quyết liệt thì các doanh nghiệp phần nào phải bó tay.

Những gì được đặt ra tại bàn tròn hôm nay đã phần nào động chạm tới những điều cơ bản và chi tiết, chúng ta cũng đã nói ra tất cả những điều mang tính hệ thống, chiến lược. Nếu biết lắng nghe, biết sửa mình thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn, còn nếu vẫn chỉ là trách nhiệm, là lợi ích cá nhân thì e rằng 50 năm nữa chúng ta lại ngồi lại đây, nói lại những điều phiền muộn này. « (Tuần Việt Nam)

Được báo động về việc Tuyên chiến này, Đại sứ quán Trung quốc tại Hà Nội, vẫn trịch thượng là quan Thầy, nên đã cho Tùy viên Thương mại ra chỉ thị cho Truyền Thông và Doanh nhân VN không được nói giọng tuyên chiến với hàng hóa Trung quốc. Chỉ thị này giống như chỉ thị từ Bắc kinh ra lệnh cho CSVN phải đàn áp những người yêu nước Biểu tình chống xâm lăng Hải đảo và Biển ngày nay.



Việc Xâm lăng Kinh tế của Trung quốc từ năm 2011 trở thành nguy ngập hơn

Tình trạng Kinh tế tụt dốc của Việt Nam có nghĩa là sức kháng cự trở thành hoàn toàn yếu kém trước xâm lăng của Trung quốc. Những lý do sau đây khiến cuộc Xâm Kinh tế lúc này của Trung quốc càng gia tăng trước sức chống đối hoàn toàn yếu kém của Kinh tế Việt Nam:



=> Hoa kỳ và Liên Âu, hai Thị trường lớn cho hàng xuất cảng từ Trung quốc, hiện nay đang gặp Khủng hoảng về nợ công. Dân chúng thất nghiệp tăng mạnh. Nợ công và Thất nghiệp tăng có nghĩa là hai Thị trường giảm Mãi lực tiêu thụ. Nhưng việc sản xuất của Trung quốc vẫn phải giữ để bảo đảm Độ tăng trưởng. Mãi lực nội địa Trung quốc không những không tăng mà còn phải chịu cảnh Lạm phát lên cao. Thêm vào đó các Thành phố Trung quốc, vì tham vọng Đô Thị hóa, nên hiện nay mang nợ chất chồng. Mãi lực dân nội địa yếu kém, các Thành phố lại mang nợ nần, nên việc tiêu thụ nội địa chắc chắn phải giảm xuống. Khi bí lối tiêu thụ hàng hóa nội địa mà việc sản xuất vẫn phải giữ để tránh đóng cửa xí nghiệp, thì hàng hóa thặng dư sẽ xì xuống Việt Nam.



Tác giả ANH VŨ, ngày 15.07.2011, đã viết về nợ nần của các Thành phố tại Trung quốc như sau:



“Cả thế giới trong lúc này đâu cũng thấy người ta nói về chuyện nợ nần của các quốc gia. Châu Âu, châu Mỹ đang hoảng loạn về công nợ lan truyền và cả châu Á với những cường quốc mới nổi lên cũng không tránh được căn bệnh của sự phát triển, đó là chi tiêu quá khả năng mình có.



Phụ trang Le Figaro đăng các bài dịch từ tờ báo Mỹ New York Times hôm nay 15/7 có bài viết về chủ đề này với tiêu đề « Trung Quốc cũng mắc nợ ».



Người ta vẫn nghĩ Trung Quốc là nước có nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ lên tới 3.000 tỷ đô la thì không lo gì chuyện vay mượn hay vỡ nợ. Nhưng thực tế bùng nổ kinh tế đang diễn ra ở Trung Quốc cho thấy nhiều dấu hiệu nước này cũng khó tránh khỏi vòng nợ nần“



Bài báo đưa độc giả đến với Vũ Hán, thành phố lớn thứ chín của Trung Quốc. Cả thành phố này là một công trường xây dựng đang chìm trong bụi mù. Theo tác giả bài báo thì tại Vũ Hán, hiện có tới 5.700 công trình xây dựng đang được triển khai. Trong đó phải kể đến các dự án đô thị hoá khổng lồ như đường tàu điện ngầm dài hàng trăm kilômét, hai nhà ga sân bay, trung tâm thương mại, văn hoá và vô số những tòa tháp cao ngất với tổng kinh phí lên tới 120 tỷ đô la. Nhưng theo tác giả bài báo thì trường hợp Vũ Hán không phải là cá biệt. Từ nhiều năm nay hàng chục thành phố khác ở Trung Quốc cũng đang lao vào cuộc chạy đua các dự án xây dựng đầy tham vọng. Kết quả là ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các chính quyền địa phương đang đang phải mắc nợ lớn để chi phí cho tham vọng của mình.”


=> Tình trạng thiếu vốn vì muốn thắt chặt Tín dụng lưu hành để chống Lạm phát phi mã đang diệt doanh nghiệp VN và thả lỏng cho xí nghiệp Trung quốc thắng thế. Phóng viên VŨ HOÀNG, RFA, ngày 15.07.2011, đã cho thấy cuộc xâm lăng Kinh tế Trung quốc đang diễn ra như sau:

Doanh nghiệp VN bất lợi trên sân nhà
Lãi suất tiền vay trong nước quá cao đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc ngay tại VN.

Thiếu vốn do lãi suất cao



Báo chí trong nước mấy hôm nay liên tục đưa tin chuyện các doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam thu mua các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, cà phê, hồ tiêu, trái cây, thịt heo… khiến giá các mặt hàng này tăng vọt, trong khi các ngành hàng trong nước lại thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Và nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do hậu quả của việc lãi suất cho vay trong nước quá cao, gây bất lợi cho chính các doanh nghiệp cần vay vốn.



Chuyện lãi suất quá cao mà hiện tại các doanh nghiệp đang phải hứng chịu bắt nguồn từ hậu quả của chính sách tài khoá thắt chặt, nhằm kiểm soát lượng vốn tín dụng bơm vào nền kinh tế.

Trong một lần trao đổi với đài Á Châu Tự Do cách đây không lâu, T.S Lê Đăng Doanh đã từng nhận định:
"Hiện nay doanh nghiệp rất thiếu vốn và vì thắt chặt tiền tệ thiếu vốn cho nên các ngân hàng đã đẩy lãi suất tiền gởi tiết kiệm lên vượt trần của Ngân hàng Nhà nước là 14% mà hiện nay đã lên tới 18%-19%. Vì vậy đã đẩy lãi suất cho vay lên đến 28%-29% là một mức lãi suất quá sức chịu đựng của doanh nghiệp."
Thực ra vấn đề chi phí cho hoạt động kinh doanh bị đẩy cao, do lãi suất tăng mạnh cũng đã được đề cập nhiều, nhưng điểm đặc biệt ở thời điểm này là có thêm sự tranh mua nguyên nhiên liệu từ phía Trung Quốc do họ có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam về mặt vốn liếng và khả năng tài chính, vì vậy khiến cho những doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thu mua nguyên liệu gặp khó khăn hơn.

Theo lời bà Trần Thị Miêng, Cục phó Cục chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (thuộc Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn) được báo VNmedia trích lại cho biết việc Trung Quốc ồ ạt thu gom nông sản của Việt Nam đang là một vấn đề nổi cộm và gây nhiều nhức nhối cho các doanh nghiệp, trong đó có ngành chế biến nông lâm thủy sản.

Mặc dù mới điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, nhưng hiện tại lãi suất cho vay thời hạn một năm tại Trung Quốc cũng chỉ dừng lại ở mức 6,65%. Trong khi đó, ở Việt Nam, lãi suất cho vay từ các ngân hàng thuơng mại đã lên đến trên 20%. Rõ ràng với chi phí cao như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh thu mua nông sản, thủy sản của Việt Nam sẽ gặp bất lợi hơn rất nhiều so với các đối thủ khác từ phía Trung Quốc.

Về vấn đề này, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận xét:

"Với lãi suất 20-21%/năm thì kinh doanh mà nói, khó lòng có một hiệu quả nào mà giá trị hàng hoá cao như vậy. Trung Quốc khi họ có tiền ứng ra trước thì đương nhiên họ hiệu quả hơn rồi, mình thì phải cộng lãi suất, còn họ thì mang tiền đâu lấy hàng đó, đương nhiên là họ lợi thế hơn rồi. Khách hàng Trung Quốc có lợi thế hơn. Về mặt suy luận thì khách hàng Trung Quốc có lợi thế hơn. Xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam thụt lùi và nhường chân cho họ rồi, họ có thể mua thẳng của người dân, của những nhà cung ứng nhỏ, thì hiện nay họ đang có lợi thế ấy."

Theo lời ông Trần Văn Lĩnh, tổng giám đốc công ty Cổ phần thuỷ sản Thuận Phước ở Đà Nẵng, được báo Sài gòn Tiếp thị trích đăng cho rằng thương nhân Trung Quốc tới tận ao mua tôm, tới tận cảng cá chờ tàu cập bến và hình như lúc nào họ cũng mua cao hơn một vài giá so với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế các doanh nghiệp thuỷ sản miền Trung bị thiếu nguyên liệu trầm trọng do cạnh tranh không lại với thương nhân Trung Quốc.

Không chỉ dừng lại cạnh tranh thu mua nguyên liệu nhờ lợi thế về giá cả, các doanh nghiệp Trung Quốc còn tận thu cả nguyên liệu kém chất lượng như tôm tạp chất, về lâu về dài sẽ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản bị liên luỵ do nhiều sản phẩm thuỷ sản kém chất lượng như vậy lại có nguồn gốc từ Việt Nam xuất ra khỏi biên giới.

Có lẽ việc doanh nghiệp Trung Quốc tranh mua nguyên nhiên liệu của Việt Nam chỉ là điểm khởi đầu, điều quan trọng là nằm ở chỗ trong tương lai, người nông dân Việt Nam sẽ hoàn toàn bị lệ thuộc vào các thương nhân Trung Quốc, khi họ đã chiếm lĩnh thị trường đầu ra cho các sản phẩm nguyên nhiên liệu.
Một lần nữa, ông Đỗ Hoài Nam lên tiếng cảnh báo, đến lúc đó Việt Nam sẽ mất tính chủ động trong việc điều phối nguồn hàng trong tương lai:

"Trước mắt, Trung Quốc họ có vốn thì họ hỗ trợ cho người nông dân bán được hàng tốt hơn. Nhưng bất lợi là về lâu về dài, chúng ta sẽ quản lý như thế nào, nếu không có người mua thì các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ về giá, nước ngoài họ ép giá, thì mình làm gì có gì để đối trọng, bằng cách nào để hạn chế bán hay bắt buộc bán cho họ. Nguyên tắc của người nước ngoài lợi nhuận là trên hết chứ không phải vì lợi ích của cộng đồng."



Nhưng bất lợi là về lâu về dài, nước ngoài họ ép giá, thì mình làm gì có gì để đối trọng. Nguyên tắc của người nước ngoài lợi nhuận là trên hết chứ không phải vì lợi ích của cộng đồng.
=> Vì tình trạng tụt dốc Kinh tế, cạn kiệt ngoại tệ (Đo-la), các Xí nghiệp VN như bó buộc phải nhập hàng Trung quốc. Phóng viên NAM NGUYÊN, RFA, ngày 22.06.2011, đã nói lên khía cạnh Nhập siêu và lệ thuộc Trung quốc như sau:

“Tình trạng nhập siêu gây mất ổn định cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt nhập siêu từ Trung Quốc. Nam Nguyên ghi nhận ý kiến chuyên gia về vấn đề này.

Sập bẫy nhập siêu từ Trung Quốc
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội phân tích:
- Vấn đề ở đây là cần phân biệt phần nhập siêu thuần túy thương mại và nhập siêu có liên quan đến đầu tư. Hiện nay do nhiều lý do, Trung Quốc đang tham dự vào việc đấu thầu và xây dựng theo thể thức EPC (Engineering procurement and construction) là rất nhiều và Trung Quốc đã nhập cả trang thiết bị, nguyên vật liệu thậm chí mang cả công nhân có tính chất phổ thông sang để xây dựng. Phần này chiếm chủ yếu của các vật tư, trang thiết bị mà Việt Nam nhập từ Trung Quốc và đây là vấn đề rất đáng tranh cãi: tại sao lại phải nhập nhiều như thế từ TQ, giao cho nhà thầu Trung Quốc những công trình có tính cách trọng yếu



Thêm vào đó có một số công trình không có vốn nên đã vay từ Quĩ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc. Vay từ Quĩ này, tự nhiên sẽ phải chấp nhận mua trang thiết bị của Trung Quốc và để cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng và đấy là điều cần phải rút kinh nghiệm cho tương lai.”

Chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn, nguyên thành viên ban tư vấn cải cách kinh tế của thủ tướng Võ Văn Kiệt vào thời kỳ đầu đổi mới thì nhìn nhận vấn đề theo góc cạnh khác. Từ TP.HCM ông Sơn phát biểu:

-“Trong quan hệ mua bán với Trung Quốc một trong những yếu tố khiến Việt nam mua hàng Trung Quốc nhiều là vì hàng Trung Quốc giá rẻ hơn so với các thị trường khác.
Nếu không nhập từ Trung Quốc thì sẽ nhập từ các nước khác thôi, cho nên giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt nam là một vấn đề mang tính cấu trúc của nền kinh tế, nghĩa là phải có cách nào như nhiều chuyên gia nói rằng cần phải phát triển công nghiệp phụ trợ chẳng hạn thì nó mới làm giảm bớt vấn đề phụ thuộc vào mua máy móc thiết bị phụ tùng hoặc nguyên liệu phụ trợ.

Giảm nhập từ Trung Quốc vấn đề sinh tử

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh quan ngại khả năng bất ổn nhiều mặt cho nền kinh tế Việt Nam bắt nguồn từ tình trạng nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc. Ông nói:

-“Thực tế là nhập siêu của Trung Quốc chiếm trên 100% nhập
Lễ ký kết Hợp đồng sau khi Công ty China Huadian Engineering (CHEC) Trung Quốc trúng thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hôm 30-06-2010.

Nhập siêu của cả nước và chính phủ phải dùng số tiền xuất siêu ở các nơi khác để bù vào số nhập siêu của Trung Quốc. Vì vậy giải quyết nhập siêu từ thị trường Trung Quốc là một vấn đề sinh tử của nền kinh tế Việt Nam, nếu không làm được việc đó thì không chỉ phụ thuộc vào thương mại mà trong tương lai gần đây Trung Quốc sẽ yêu cầu thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và Việt nam không thể dùng đồng đô la Mỹ kiếm được ở thị trường khác để trang trải và sẽ phải vay nợ đồng nhân dân tệ và lúc đó sẽ bị phụ thuộc vào tài chính và nguy cơ sẽ còn tăng lên rất nhiều.”

Được biết dệt may và da giày dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm nay nhưng là hai ngành phụ thuộc nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông Diệp Thành Kiệt Phó chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam đồng thời là Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM nhận định về khả năng Việt Nam và Trung Quốc sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán.

-“Nếu phải nhập bằng đồng nhân dân tệ rồi sau đó xuất khẩu bằng đồng đô la thì chúng tôi sẽ bị thiệt hại ở chỗ phải mua giá cao hơn và bán ra giá thấp hơn do tỷ giá hai đồng tiền.
Chúng tôi cho rằng lệ thuộc vào đồng tiền nước ngoài ngay cả đồng tiền chính là đô la thì cũng vẫn có mặt

Thí dụ đồng tiền Việt Nam mất giá so với đô la thì có lợi cho xuất khẩu nhưng khi nhập khẩu thì lại có vấn đề. Nếu hai chính phủ thỏa thuận với nhau sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán giữa Việt Nam và Trung Quốc thì tôi nghĩ chính phủ Việt Nam sẽ có những giải pháp để cân bằng cán cân thanh toán cân bằng giữa xuất và nhập khẩu không để cho doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt hại lớn hơn là được lợi.”
Nếu phải nhập bằng đồng nhân dân tệ rồi sau đó xuất khẩu bằng đồng đô la thì chúng tôi sẽ bị thiệt hại ở chỗ phải mua giá cao hơn và bán ra giá thấp hơn do tỷ giá hai đồng tiền.
Khi mà hoàn toàn nhập siêu từ Trung quốc và phải thanh toán bằng đồng Nhâ Dân tệ, thì Việt Nam trở thành như một Tỉnh tiêu tiền Trung quốc.
=> Không những chỉ có việc xâm lăng Hàng hóa, rồi Tiền tệ, mà việc xâm lăng còn ở việc di Dân Trung quốc vào Việt Nam để thành lập những Khu Công nghệ và Thương mại Trung quốc chính trong nội địa Việt Nam. Thực vậy, theo Báo VN: “Thợ TQ Tràn Ngập VN, Trả Lương Gấp 3 Thợ Việt… “

Nhiều Phố Tàu dựng lên trên đất VN, bảng hiệu toàn tiếng Hoa

HAI PHONG (VB) -- Hiện đang có hàng chục Phố Tàu mọc lên tại Việt Nam, theo một bản tin từ báo Thanh Niên hôm 20-6-2011 cho biết.

Bản tin báo nàY đã nêu lên một cuộc chiến biển người kiểu mới tại VN: “Lao động nước ngoài tràn ngập Việt Nam: Tấp nập lao động phổ thông Trung Quốc.”

Điều bi thảm là trong các Phố Tàu mới mọc lên tại VN, thí dụ như tại Hải Phòng và Quảng Ninh, nhiều nơi chỉ dựng lên bảng tiếng Hoa, không sử dụng tiếng Việt, làm người dân Việt tự cảm thấy thân phận mình y hệt như dân Tây Tạng bị dân Hán tộc vào lấn ép, theo bản tin trên báo Thanh Niên.

Chưa hết, báo này còn cho biết, nhiều công trường Trung Quốc trên đất VN sẵn sàng thuê thợ mộc, thợï hồ người Việt nhưng trả lương chỉ bằng 1/3 lương thợ Trung Quốc, chỉ vì tuy cùng làm một việc nhưng người kia biết nói tiếng Trung Hoa với các ông chủ mới trên lãnh thôå Việt.

Báo Thanh Niên hôm 20-6-2011 viết:
“Luật không cho phép các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động (LĐ) phổ thông là người nước ngoài. Thế nhưng, tại nhiều địa phương hiện vẫn tồn tại hàng ngàn LĐ phổ thông nước ngoài, dù từ năm 2009 Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát xử lý số LĐ này...

Phố Trung Quốc bên hông công trường
Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, đi kèm một nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) do nhà thầu Trung Quốc (TQ) đảm nhận là hàng trăm công nhân (CN) TQ đổ về. Cứ thế, xung quanh NM những "phố Tàu" cũng xuất hiện, làm đảo lộn cuộc sống của người dân địa phương.

Chạy dọc con đường nối từ TP Hải Phòng ra bến phà Rừng, qua xã Ngũ Lão, H.Thủy Nguyên, khách sẽ thấy bất ngờ bởi nơi đây mọc lên hàng loạt hàng quán với biển hiệu chữ Tàu, đèn lồng treo đỏ rực. Một bà hàng nước chỉ vào khu nhà dành cho CN TQ: “Hàng trăm CN người Hoa họ ở trong kia nên ngoài này mới biến thành một góc phố Tàu thế chú ạ”.

Theo số liệu từ Công an xã Ngũ Lão, hiện trên địa bàn xã có khoảng 300 người TQ đang tạm trú, đại đa số là CN làm việc tại công trường NMNĐ Hải Phòng II.
Đi dọc con đường nhỏ từ Ngũ Lão hướng về xã Tam Hưng, những biển hiệu chữ TQ màu đỏ vẫn liên tục mọc lên, từ hàng ăn, quán massage chân cho đến dịch vụ cà phê, cắt tóc...

Cũng ghép cốt pha, buộc sắt...

Cách những con "phố Tàu" ở Hải Phòng vài chục cây số, tại Đông Triều, Quảng Ninh, hơn 700 CN nước ngoài đang làm xáo trộn cuộc sống của người dân bản địa.
Chúng tôi đến cổng NMNĐ Mạo Khê - Vinacomin (440 MW) tại xã Bình Khê, H.Đông Triều khi trời đã chập choạng tối. Trên con đường nhỏ trước cổng NM, vài tốp CN TQ cởi trần đi dàn hàng ngang chiếm nửa lề đường. Trong quán bia, một nhóm khác oang oang tiếng xì xồ, vài người khạc nhổ bừa bãi.
Từ đầu năm nay, khi công trường NM sôi động với lượng CN TQ về nhiều, cuộc sống của dân cư quanh NM đã thay đổi đột biến. Khi trời tối, ánh đèn điện của biển hiệu chữ Trung lập lòe chi chít, có những tấm biển đề song ngữ như vịt quay, nhà hàng, có cả biển hiệu toàn chữ Trung khiến người Việt nhìn vào đành... chào thua.

Hàng trăm CN nước ngoài cũng tạo ra một số việc làm và thu nhập cho vài hộ gia đình quanh NM qua việc cho thuê chỗ ở, bán quán..., nhưng họ lại khiến nhiều người dân bản địa mất đi cơ hội có việc làm và nếu có việc cũng phải chịu thiệt thòi vì không biết ngoại ngữ.
Anh Lê Văn Hưng, nhà ở Bình Khê, người làm tại công trường đã nửa năm, chỉ sang một người TQ bên cạnh: “Cậu này cũng làm ghép cốt-pha, buộc sắt như chúng tôi, nhưng lương họ được gấp 3 lần, khoảng 500.000-600.000 đồng/ngày. Anh ta hưởng lương cao vì anh ta là người TQ, chủ nói gì là hiểu. Chúng tôi không có phiên dịch nên chỉ làm việc theo bằng các động tác tay, chân ra hiệu”...”

Như thế, có phải đây là một cuộc chiến đa diện: tàu chiến TQ lấn biển, chiếm đảo... trong khi cả biển người TQ tràn sang VN dựng lên các Phố Tàu? (VIETBAO)
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế



Economic bankruptcy for Vietnam due to China’s economic invasion

Prof. Dr. NGUYEN PHUC LIEN

Vietnam has faced the two invasions from China:
 Invasion of land and sea
- Economic invasion

Should Vietnam be able to maneuver the negotiations on the East Sea on a multi-lateral basis, ASEAN and other countries such as Japan can help; but China’s economic invasion toward Vietnam, VN has to incur itself. How to deal with the problem in this case?


Ms. Pham Chi Lan put forward the following solutions:
- Floods of toxic, low quality products from China are pouring into Vietnam. Our attitude is decisive. If the state and Vietnam’s businesses do nothing to defend our people and consumers, no improvements can be made, and the situation will become worse and worse. Vietnam’s media should do more to advocate and promote our products; and more importantly, we need to educate our people and consumers not to consume China’s bad products. As our consumers place attention too much on prices, therefore, China’s low quality products still get the share of the market. We have to educate our people on the danger of low quality products and advise them to buy the good quality Vietnam products.


- Chinese merchants come to Vietnam so easily and they can do anything to affect Vietnam’s market; for example, they can deal directly with the peasants, fishermen to buy agricultural products, sea foods etc. That way, they can maneuver their large funds to exert pressure on the peasants of some groups of products, such as cashew, coffee, longan etc. They can speculate on certain products and later, put pressure on the prices, which cause heavy losses to the peasants...

- The Embassy of China in Hanoi has ordered Vietnam’s businesses and media not to declare war against China’s low quality products. They even use Beijing’s pressure to the Vietnamese communist leaders in Hanoi to prohibit Vietnamese patriots and businesses from demonstrating against China. In reality, Hanoi leaders have already suppressed the demonstrations of Viet students and youth in recent years to protest China’s terrorism against Vietnamese fishermen on the East Sea or other things on the invasion of land and sea territories of VN.

China’s economic invasion since 2011 has become more serious as the writer noticed, because the economy of VN has been weaker and weaker in recent years. This made it vulnerable more to China’s economic invasion. Especially, China has won the bits/contracts more and more from day to day (90%), in the industrial, infrastructural areas, and even transportation/communications/hydro etc.


The state’s attitude is the main obstacle to solutions of the problem.
Please refer to the original in Vietnamese for more information
 

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO THỤY ĐIỂN


I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THỤY ĐIỂN


Thụy Điển (Sweden) tên chính thức là vương quốc Thụy Điển ( the Kingdom of Sweden), diện tích 450,295 km2, dân số 9.5 triệu.Trước thế kỷ 11, Thụy Điển thờ thần Æsir và trung tâm sự thờ phượng này là Điện ở Uppsala. sau đó, thế ky 11, Kytô giáo trở thành tôn giáo chính, thế kỷ 19, luật cấm thờ các vị thần khác. Đến thế kỷ 19, Tin Lành với Martin Luther với hội Olaus Petri, thì quyền lực của Giáo hội La Mã bị bãi bỏ. Chính quyền và giáo quyền xa cách nhau, nhưng Tin Lành trở thành quốc giáo. Năm 2000 , Thụy Điển không còn quốc giáo.Cuối năm 2012, 67% thuộc Tin Lành giáo (Lutheran);, nhưng mỗi năm giảm 1%.

Giáo đoàn Hồi giáo thành lập năm 1949. Thụy Điển cho di dân Nga, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Mỹ , Trung Đông nhập cư cho nên dân số Hồi giáo lên 500,000 người. Dẫu sao tại đây 80% dân theo Tin Lành. Cũng theo Wikipedia, dân số Thụy Điển 9,031,088 triệu, Phật giáo chiếm 0.2% tức 18, 062 người.

II. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI THỤY ĐIỂN

Chùa chiền ở Thụy Điển khá nhiều, phần lớn là chùa Thái Lan và Tây Tạng.
Sau đây là một vài chùa tiêu biểu:

 1. CHÙA BUDDHARAMA (Wat Buddha Rama)

Từ 30 năm trước, nhiều người Thái Lan ở Thụy Điển cảm thấy nhớ nhà, nhớ quê hương. Nhiều Phật tử mong ước có một ngôi chùa Phật để họ thờ phượng đức Phật và có nơi gặp gỡ người đồng hương. 
Năm 1983, một số dân Thái Lan do sự lãnh đạo của Prachak Suwannapeth, đã góp tiền mà thuê một ngôi nhà  ở ngoại ô  Alby của thủ đô Stockholm . Ngôi nhà biến thành ngôi chùa tạm thời mang tên là  "Wat Buddha Rama" (in English, "Buddha Rama Temple").Lễ khánh thành do ông  Phra Maha Chanong Chuttintharo (Luang-ta) đứng làm chủ lễ, sau ông trở thành trụ trì chùa này. Chùa bắt đầu có những hoạt động tôn giáo và văn hóa.

Ông Chuttintorn Hema Chan Towers  đã quyết định mua 3000 m2 đất giá 1 triệu  bảng Anh, gần biển Rockhampton ở  Värmdö để xây một ngôi chùa lớn, khánh thành ngày 4-4, 1988. Vị trụ trì hiện nay là Phra Khru Sutaputthitut (Phramahaboonthin Panyatacho).

Các ngày lễ quan trọng trong năm:
New Year's celebrations (Dec 31 to Jan 1).
Food is served ceremonial to those who will become monks and nuns.
Makha Puch (February).
Songkran (April). Songkran is the celebration of the Thai New Year.
Visakha Puch (May).
Asanha Puch / Khao Puch (July).
Queen Sirikit's birthday (August)
Loy Krathong (November).
King Bhumipols birthday (December).

Chùa này thuộc hạng chùa lớn ở Âu châu. Chùa do hoàng gia Thái lan xây cất  theo kiểu chùa Thái Lan, có sư Thái Lan thường trú .
Buddharam Temple
Holmselevägen 68, 910 50 Fredrika, Sweden
Tel : +46 (0) 8 570 24 916, Fax : +46 (0)8 570 24 213
Email : watsweden@hotmail.com
www.watlappland.com


Fredrika tempelstaty.jpg
 

2. CHÙA SANTINIVAS  (Wat Santinivas i södra Stockholm)

2. Wat Santinivas
Almvägen 11, 136 71 Haninge, Sweden
Tel : +46(0) 8 776 3309
Email : watsanto@hotmail.com
www.watsantinivas.org



Buddhaaltare
Bild
Lễ hội tại chùa Wat Santinivas
 Bild
Lễ hội tại chùa Wat Santinivas

3. CHÙA SANGHABARAMEE



  Năm  2005, bà Eh và chồng là ông Stein cúng dường 5 hectares đất ở bắc Rörum  để làm chùa.Năm  2006,  hội bèn mua đất ở bắc Thụy Điển  để xây chùa. Hội được sự giúp đỡ  của sư Wat Pa ở Copenhagen do sự hướng dẫn của  đại sư trụ trì Phar Kru Somsak .Chùa Wat Sanghabaramee là một trong những chùa được sự trông nom ngoại giao của các sư ở Thái Lan. Chùa này  cũng được sự hướng dẫn của sư  Prakro Sangkharag Tongchai Suphachayo, kể từ ngày 19-10- 2006.

 Phar Kru Somsak (trên)
Prakro Sangkharag Tongchai Suphachayo  (dưới)

   Wat Sanghabaramee
Wat Sanghabaramee
Trollenäs 107, 241 92 Eslöv, Sweden.
Tel : +46(0) 413 545292
Email : yui_inlund@yahoo.se
www.watsanghabaramee.se

Next slide

Wat Sanghabaramee
Next slide
 Chùa năm 2007
 
 

4.CUNG ĐIỆN THÁI LAN (THAILANDSKA PAVILJIONGEN)

 Phật tử Thái Lan xây cung điện này để tưởng nhớ vua Vua Thái Lan Chulalongkorn  cho nên gọi kiến trúc này là Cung Điện Thái Lan Utanede, Sweden , kỷ niệm năm  1897 vua Chulalongkorn  đã đến thành phố này. Công cuộc xây dựng khởi đầu tháng 8-1999 và khánh thành ngày 19-7-1998, là năm thứ 101 vua đến nơi này. Cung điện xây theo kiểu cung điện Thái Lan, diện tích cung điện là 10mx 10m, cao 28m, mái có 24 cột màu trắng chống đỡ , bốn cửa ra vào, mái dát vàng giá 3 triệu tiền Thụy Điển hay 14 triệu Baht.

Kontaktuppgifter  
Thailändska Paviljongen
840 73 BISPGÅRDEN

Telefon:
0696-68 20 90
"mailto:info@ragundadalen.se"

Webbplats: www.thaipaviljongen.se

 thailändska Paviljongen
Thailändska paviljongen
xxxxxx xx, xx xxx Ragunda
Sweden
Tel: 0696 - 321 06
Web: www.thaivalley.nu Fel

 

5. CHÙA WAT PHA, Gothenburg  (Buddha Saddha Dhamma Society )
– Wat Pha, Gothenburg   Chùa này có tên là Wat Pha. cũng có tên là Buddha Saddha Dhamma.Wat Pha  là chùa  Phật phái Theravada  truyền thống, tọa lạc ở vùng Gothenburg từ năm 2002, khi mà hội Phật giáo Saddhadhamma đã thành lâp và được người Thái ở Thụy Điển muốn được học Phật pháp.
Vào mùa xuân năm 2002, các ông Srinual, Sudawan Österlund và Sompan Loof cố gắng để có được một ngôi chùa Phật giáo Thái Lan trong khu vực Gothenburg. Ngày 6 tháng Tư năm 2002 , mười lăm Phật giáo tín hữu họp tại nhà của Sompan trong Floda để thành lập một hiệp hội  để xây một ngôi chùa ở  Gothenburg hoặc vùng phụ cận. Trong cuộc họp này bầu  Sudawan làm Chủ tịch, Sompan  làm Phó Chủ tịch và Srinual  làm cố vấn. Cuộc họp này đã được đưa ra số vốn ban đầu. Ngày khai mặc,  diễn viên hài Shai ca hát. Các  tu sĩ  các nơi đã đến tham dự:
 @ Phra Khru Prakas Phutthayan từ Watsantinivas Stockholm.@ Phra Khru Palad Somsak Gandhasilo từ Watpa Copenhagen Đan Mạch.@ Phra Khru Sangkarak Bunchuang Kusalo@ Pramaha Eakaphol từ Watsantinivas Stockholm.

Hội Phật giáo tại
Gothenburg đã được đăng ký ngày  13 tháng 6 năm 2002 tại Gothenburg.

Trong mùa xuân năm 2004,  nhà sư Phra Khru Palad Somsak Gandhasilo đền Watpha Đan Mạch đã để cho chúng tôi hai tu sĩ đến phục vụ trong khu vực Gothenburg. Trên 7 tháng 7 năm 2004 đã viết hợp chất trên thuê Kungalv (khoảng 25 km về phía bắc Gothenburg). Trên những cơ sở, hai nhà sư, Phra Khru Sangkarak Bunchuang Kusalo và Phra Dhammasathit Vimalo  bắt đầu tổ chức  một trung tâm thiền Phật giáo Thái ở đây.

Buddha Saddha Dhamma

Fabriksgatan 38, 412 51 Göteborg
Sweden
Tel: 031-40 95 99
Web: www.buddhasd.se
 Buddha Saddha Dhamma
Wat Pha Gothenburg
Fabriksgatan 38, 3 Van, 412 51 Goteborg, Sweden
Tel :+46 (0) 31 409599, 076-2416251
Email : vimalo_1@hotmail.com, vimalo2000@hotmail.com, watphagothenburg@hotmail.com
www.watphagothenburg.multiply.com
 

 6.CHÙA DALARNAVANARAM  (Wat Dalarnavanaram )

  Wat Dalarnavanaram
Ulvshyttan 63, 781 96 Borlänge, Sweden
Tel : +46(0) 243 195 80
Email : watthaidalarna@hotmail.com
www.watdalarna.com

 





7. DÒNG ARO TER  (Aro Ter Lineage)
 
Aro là một dòng tu  thuộc phái  Aro Tér  Phật giáo Tây Tạng. Giáo phái này do  Khyungchen Aro Lingma mặc khải mà lập thành. (Khải Huyền qua những giấc mơ, tầm nhìn, và phát hiện ra kho báu được coi là cơ sở cho nhiều văn bản tinh thần kinh điển trong truyền thống phái Ninh-mã (bo. nyingmapa རྙིང་མ་པ་) Nyingma). Khyungchen Aro Lingma tức Aro Lingma (1886-1923)  sinh ở Mar-Kham là phía nam của vùng Kham  thuộc vùng đông của Tây Tạng. Bà cũng có tên do cha mẹ đặt  làYeshé Zértsal , hay  Jomo Pema ’ö-Zér và  Rang-rig Togden . Khyungchen Aro Lingma  là tên
    do  Yeshé Tsogyel Tsogyel  (757–817) đặt cho trong cơn  mặc khải mà có khi bà 20 tuổi.  Giáo phái này thuộc Kim Cương thừa Phật giáo (Vajrayana Buddhism) cũng căn cứ vào phái "Toàn Thiện "

Yeshe Tsogyal (757–817) là vợ của một đại pháp sư Ấn Độ  tên là Padmasambhava,  là người sáng lập  giáo phái Nyingma  của Phật giáo Tây Tạng.  Người phái Ninh Mã ( Nyingma ) coi bà ngang hàng với chống bà . Bà được coi ngang hàng các thần Vajravārāhī, Tārā  và Sarasvatī.
Hai phái Nyingma  và  Karma Kagyu của Tây Tạng xem  bà  Yeshe Tsogyal là một bồ tát trong đạo Phật.

Khyungchen Aro Lingma  là nữ Phật giáo Mật tông, đã lập phái  Aro Lingma từ năm 1909, có chi nhánh  đại diện ở Anh, Mỹ, và châu Âu , và có những sinh viên thụ phong các chức vụ trong giáo hội. Các giáo viên là người phương Tây, sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa Tây phương Theo đó, họ có thể hiểu được những mối quan tâm thực tế của phương Tây hơn giáo viên Phật giáo lớn lên ở phương Đông hơn. Phái này có chi nhánh tại Thụy Điển.
Aro Ter Lineage
Address: Joakim Vollert (Lhundrup Dorje) Drapa Vägen 11S-224 74 Lund, Sweden  
Tradition: Vajrayana, Tibetan, Nyingmapa, Aro Ter lineage
Phone: 00-46-151002
E-mail: vollert@hotmail.com
Website: http://www.aroter.org/
Find on:
Founders: Ngak\'chang Rinpoche and Khandro Déchen
Contact: Mingme Nyingma 

 8. TRUNG TÂM PHẬT GIÁO ATISHA  (Atisha Buddhist Center)

Người Phật tử vĩ đại của Ấn Độ là đại sư Atisha (982-1054 AD) là người đưa Phật giáo vào Tây Tạng, mặc dầu trước đó hai ngàn năm Padmasambhava và  Shantarakshita đã truyền bá Phật giáo vào Tây Tạng, dù cho trước đó vua Tây Tạng Lang Darma (circa 836 AD) đã hủy diệt Phật giáo. Thể theo lời mời của  Jangchub Ö,  vua xứ  Ngari ở miền tây Tây Tạng,  Atisha đã đến truyền pháp tại Tây Tạng Ngài đem Mật Tông truyền sang Tây tạng, và viết sách  "Đèn Soi Đường (Lamp for the Path )
Atisha Centre  là một trung tâm an dưỡng thanh tĩnh ở trung tâm Victoria, gần  Bendigo (Úc châu), thành lập năm1981 để giúp con người tìm hiểu Phật pháp.  Trung tâm này ở gần tháp Từ Bi toàn cầu ( Universal Compassion ),  của tu viện Thubten Shedrup Ling . Trung tâm này được đức Đạt Lai lạt ma 14 chứng minh , và là lãnh tụ tinh thần.

Atisha Buddhist Center
8, rue de Nant
c/o HP Formation
Eaux-Vives 1207 Genève
Email: atisha@meditation-geneve.org
Web site: www.meditation-geneve.org
Tradition: Tibetan, New Kadampa
Spiritual Director: Geshe Kelsang Gyatso


9. THIỀN ĐƯỜNG GOTEBORG  (Göteborg Zen Dojo, San Bo Dojo)

 Thiền đường này tên là Tam Bửu đạo trường. Đây là một thiền đường của người Nhật do đạo sư Alain Tainan Liebmann hướng dẫn. Đạo dư đã đến Göteborg zen dojo (san bo dojo) nhiều lần từ 1999-2006

Dojons adress
sanbo dojo

Dahlströmgatan 16, Göteborg

Postaddress:

Göteborgs Zen Dojo
c/o Groth, Åsgatan 2,
414 63 Göteborg
Tel: (+46) (0)736-64 81 72
E-post: gbgzendojo@spray.se
Hemsida: www.zendojo.just.nu

Photo: På Lördag, efter sedvanligt schema med zazen/kinhin/zazen/ceremoni/oryoki    Tar vi och städar upp det skräp som ligger utmed trappan till dojon. Varken Hyresvärd eller Göteborgs Stad gör något åt det bedrägliga skräpet så nu tar vi och fixar eländet.  Vi har 5 st tunna  2 meters stålrör , var och en med en lång spik monterad på dem med kraftig scotch-tejp. Vi fyller några säckar med skräpet. Det tar c.a 15 minuter. Därefter behöver vi inte skämmas över den degenererade "utvecklingen" i vårt lands sophantering, när vi går i trappan. Vi gör något åt skiten istället. Talk is cheap...
 


10. CHÙA PHẬT QUANG (Fo Guang Shan )

Chùa chánh ở Đài Loan xây năm 1967. Hội mang tên Hội Quốc tế Phật Giáo Tiến Bộ (International Buddhist Progress Society- IBPS ) lập năm 1996, có chi nhánh tại Hoa Kỳ, Úc, Anh, Thụy Điển.

 Địa chỉ ở Thụy Điển:

I.B.P.S. Sweden
Address: Blygatan 3 195-72 Rosersberg Sweden or www.ibps-sweden.com 
Tradition: Mahayana, Humanistic Buddhism
Affiliation: Fo Guang Shan
Find on:
Spiritual Director: Ven. Master Hsing Yun

 11.STOCKHOLM BUDDHIST VIHARA

Chùa Phật Vihara ở Stockholm  là chùa Phật giáo nguyên thủy, xây năm 1985 do nhóm Phật tử ở Hội Phật giáo  Thụy Điển  Sri Lanka với sư thường trú đầu tiên tại Stockholm cùng hợp sưc xây dựng. Đây là chùa đầu tiên của người Sri Lanka  ở Scandinavia .Chùa xây theo kiểu Sri Lanka. Hội Phật giáo Sri Lanka Thụy Điển ra đời năm 1983. Hội Phật giáo Vihara Stockholm ra đời năm 1985, và di chuyển địa chỉ nhiều nơi, sau cùng xây được tòa nhà  cho Vihara ở Jakobsberg in 1995

Tel. & Fax: Tel: +46 8 580 313 23
Fax : +46 8 500 070 18
Mobile: +46 70 729 54 65
Chief Incumbent: Bhante Ven. Kirindigalle
Siri Dhammaratana Nayaka
Maha Thera
E-mail : bhanted@gmail.com

 


 
 DSC05338


No comments:

Post a Comment