Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 21 November 2016

THƠ SƠN TRUNG =ĐỜI TỴ NẠN=THANH THANH=TƯỞNG NĂNG TIẾN

 

Thursday, January 16, 2014

SƠN TRUNG * THẾ GIỚI AN BÌNH


THẾ GIỚI AN BÌNH
SƠN TRUNG  


Khi tôi sinh ra đời
Mẹ tôi nâng niu, bồng bế
Và dắt tôi những bước vào đời
Khi tôi lên bảy, tám, chín , mười,
Tôi cần những bạn trẻ
Cùng tôi chạy nhảy , vui chơi.
Khi tôi mười tám, đôi muơi,
Tôi cần tình yêu
Chắp cánh tôi bay lên những cõi trời.
Khi tôi ba, bốn mươi,
Tôi cần những con tuấn mã,
Để xông pha trên những dặm đường dài
Khi tôi bảy, tám, chín muơi,
Sống đời ẩn dật
Tôi cần chiếc gậy
Giúp tôi vào ra, đi lại, đứng ngồi.

Trong ngôi nhà bé nhỏ của tôi



Trong cuộc đời,
Tôi cần thóc sắn, ngô, khoai,
Cho lòng khỏi đói
Tôi cần ánh sáng mặt trời
Để  cả  thế gian này  ấm áp
Tôi cần những đóa hoa thắm tươi
Và những hương thơm ngào ngạt 

Để thấy đời này có nhiều niềm vui.
Tôi cần những tiếng hát

Tôi cần những nụ cười
Nâng đỡ tâm hồn tôi
Trong những ngày tăm tối
Tôi cần những ngôi sao Bắc Đẩu

Trên  cao vòi vọi
Sáng soi
 
 
 


 
Tôi là người đi biển
Tôi cầu trời yên bể lặng.
Tôi là người thỉnh kinh
Tôi cầu  thế giới an bình

Sơn Trung



NGUYỄN TUẤN HOÀNG * ĐỜI TỴ NẠN

Buồn vui đời tỵ nạn: Những cái tết cô đơn nơi xứ người!
 Jan 12, 2014 at 4:58 pm

 
phuonglinh 01
Hình: chiếc áo dài đầu tiên
Xứ người, “miền đất tạm dung” của chúng ta trong nhiều thập kỷ qua, có lẽ sẽ dần dần trở thành nơi định cư vĩnh viễn của nhiều người, khi quê hương vẫn còn trong tay của nhóm tư bản đỏ, của bè lũ cộng sản, và khi Saigon, EM đã bị đổi tên!.
Hoài niệm về những ngày đã từng sống ở quê nhà còn chăng chỉ là những kỷ niệm, những kỷ niệm đã giữ mãi trong lòng , theo ta trong những thăng trầm của đời sống.
Nhìn lại quê cũ, là nỗi buồn sâu kín như lời thơ của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu, và thi bá Vũ Hoàng Chương đã dịch như sau:
“Gần xa chiều xuống đâu quê quán?”
“Đừng dục cơn sầu nữa sóng ơi”
Xin mời quý độc giả của Thời Báo và quý thính giả của Thời Báo Radio, tham dự những cuộc hội thoại với chủ đề “buồn vui đời tỵ nạn”, nơi mà quý vị có thể kể cho mọi người nghe về những vui buồn trong cuộc sống xứ người, những kỷ niệm khi còn ở quê nhà, về một cuộc tình thời trẻ.v.v.
Chúng tôi cũng sẽ phát thanh một bài hát của quý vị hay giọng ngâm nếu nhận được bài hát qua CD hay qua internet. Cuộc hội thoại sẽ được phát thanh trên Thời Báo Radio, đăng với hình ảnh trên Thời Báo thứ bảy và đăng trên Thời Báo Website.
Qúy vị không cần đến văn phòng Thời Báo. Chúng tôi sẽ phỏng vấn quý vị qua điện thoại.
Khi đã nhận lời tham dự, chúng tôi sẽ giúp quý vị chọn chủ đề và sẽ gửi các câu hỏi đến trước, để quý vị chuẩn bị. Một người có thể tham dự nhiều cuộc hội thoại với các chủ đề khác nhau,và ở các thời điểm khác nhau, không cùng một lúc.
Xin quý vị liên lạc với chúng tôi qua email nguyen.suzy@gmail.com hay qua điện thoại 416-925-5746


Những cái Tết cô đơn nơi xứ người

phuonglinh02

TH (Tuấn Hoàng): Thưa quý thính giả và quý độc giả của Thời Báo, trong cuộc hội thoại “Buồn Vui Đời Tỵ Nạn” kỳ này, chúng tôi lại có dịp với cô Phương Linh của nhóm Hùng Sử Việt Michigan. Thay mặt cho quý thính giả và quý độc giả, xin chào cô Phương Linh.
PL (Phương Linh):xin kính chào anh Tuấn Hoàng và quý khán thính giả của Thời Báo.
TH: Theo lời cô cho biết thì cô đã đến Canada trước khi định cư ở Hoa Kỳ.. xin cô cho biết là cô đến Canada năm nào và đi một mình hay đi chung với gia đình
PL: Thưa anh Tuấn Hoàng, Phương Linh qua Canada vào năm 1987, và đi có một mình, không cha mẹ thân nhân, mà người ta thường nói Phương Linh đi theo diện hốt rác.
TH: Sau đó tại sao cô lại qua Mỹ định cư, vì lý do gia đình hay một lý do nào khác?
PL:Thưa anh người ta thường nói lấy chồng là phải gánh giang sơn nhà chồng. Phương Linh lập gia đình với một người Việt ở California vào năm 1990, nên đã theo chồng qua Mỹ

 Hình: Phương Linh và chồng (bác sĩ Nguyễn Công Bình)


TH: Những năm đầu đến Canada, cô định cư ở tỉnh bang nào?

phuong linh 03
Hình: với bạn bè ở Kitchener, tỉnh bang Ontario

PL:Phương Linh ở thành phố Kitchener-Waterloo, cách Toronto chừng 45 phút lái xe.
TH: Cô đến Canada vào những ngày cận Tết, cô có thể kể lại cho quý thính giả cùng nghe những chuyện vui buồn của cô trong cái Tết đầu tiên ở Canada?
PL: Còn có nỗi buồn nào hơn nỗi buồn của một cô gái còn rất trẻ, phải sống xa gia đình trong những ngày Tết, những ngày xum họp gia đình. Trong thời gian mới qua, Phương Linh đã đi làm đủ thứ nghề, từ bắt trùng cho đến làm trong nhà hàng hăn. Ngày Tết đầu tiên, Phương Linh mua vải tự may cho mình một cái áo dài màu hồng. Nhưng đến ngày Tết, mặc áo dài vào còn thấy mình buồn hơn nữa.
Những Tết của những năm sau, Phương Linh bắt đầu có quen thêm bạn bè, và họ đã hùn nhau mua một con heo quay ăn tết, nhưng không cho Phương Linh hùn tiền, và đã làm Phương Linh rất cảm động.
TH: Những cái Tết sau đó, cuộc sống của cô có ổn định hơn không? Có những kỷ niệm gì trong những cái tết sau mà cô muốn chia sẽ cùng quý thính giả?
PL:Năm 1990, Phương Linh theo chồng về tiểu bang California, Hoa Kỳ, thì năm sau đó, anh Bình , chồng của Phương Linh lại phải đi thực tập xa nhà, cho nên ngày tết của những năm sau đó, chỉ có Phương Linh và con gái hủ hỉ với nhau.
Mãi cho đến năm 1997, khi anh Bình kiếm được việc làm ở tiểu bang Michigan, thì gia đình Phương Linh mới xum họp trở lại. Rồi sau đó thì Phương Linh mới có thì giờ tham dự vào các chương trình văn nghệ, mà đặc biệt là chương trình Hùng Sử Việt.
phuonglinh04


TH: Cô hiện nay là một thành viên chủ lực của Hùng Sử Việt Michigan, xin cô cho biết sơ qua một chút về mục đích của tổ chức Hùng Sử Việt?
PL:Mục đích của Hùng Sử Việt là muốn bảo tồn văn hóa Việt Nam, dạy lại cho những thiếu niên, thiếu nữ sinh ra ở nước ngoài, những thành tích oai hùng của tiền nhân. Đồng thời Hùng Sử Việt cũng muốn duy trì những hương vị quê hương cho những người Việt xa xứ.
TH: Tổ chức Hùng Sử Việt chỉ hoạt động trong tiểu bang Michigan, hay có những hoạt động bên ngoài đến các tiểu bang khác?
 Hình : Hùng Sử Việt Michigan


PL Ngoài tiểu bang Michigan, Hùng Sử Việt Michigan còn có những hoạt động văn nghệ ở các tiểu bang lân cận như Minnesota và ngay cả California. Ở Canada, Hùng Sử Việt Michigan đã từng trình diễn ở tỉnh bang British Columbia và nhất là tỉnh bang Ontario, nơi Phương Linh xem là quê nhà của Phương Linh. Hầu như năm nào Hùng Sử Việt Michigan cũng có những màn trình diễn ở tỉnh bang Ontario.
TH: Năm nay chắc cũng không ngoại lệ, Hùng Sử Việt Michigan sẽ sang Toronto trình diễn?
PL: Tết năm nay là cái tết vui nhất của Phương Linh, vì Hùng Sử Việt với sự trợ giúp của Thời Báo Radio, của một số anh chị trong hội Người Việt Toronto, sẽ trình diễn trên sân khấu hội chợ Tết Toronto, sẽ tổ chức tại Better Linving Center trong khu CNE vào ngày 18 tháng giêng sắp đến. Trong năm nay, Hùng Sử Việt Michigan sẽ có một màn kịch lấy tền là “Thăng Long Thành”
TH: Như thế vào dịp tết con Ngựa năm nay, tại hội chợ tết của cộng đồng Người Việt ở Toronto, Hùng sử Việt sẽ có màn trình diễn Thăng Long Thành, cô có thể cho quý thính giả biết sơ qua một chút về nội dung của vở kịch?
PL:Màn kịch “Thăng Long Thành” kỷ niệm 225 trước trận chiến thắngg Đống Đa của vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Vua Quang Trung đã từng nêu cao ý “lấy đại nghĩa thắng hung tàn”. Trong màn kịch năm nay, Hùng Sử Việt Michigan đã kiếm được đến ba vua: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ. Đồng thời trong ban văn nghệ năm nay có hai chị, một ca vọng cổ và một hát tân nhạc rất hay.
TH: Cô có tâm tình gì muốn gửi đến quý thính giả và độc giả Thời Báo, trước khi mình chia tay?
PL: Phương Linh xin cảm ơn các hội đoàn cũng như Thời Báo Radio đã ủng hộ Hùng Sử Việt Michigan, và xin quý khán thính giả mua vé tham dự hội chợ Tết năm nay, để có thể thưởng thức màn kịch Thăng Long Thành của nhóm Hùng Sử Việt Michigan.
TH: Trước khi tạm biệt, xin mời quý thính giả cùng lắng nghe, lời giới thiệu vở kịch Thăng Long Thành, sẽ được trình diễn tại hội chợ tết của cộng đồng người Viêt Toronto, sẽ diễn ra vào ngày 18 tháng giêng năm 2014 tại Better Living Center (CNE) , ở số 195 Princess Boulevard, Toronto. Xin hẹn gặp cô Phương Linh và nhóm Hùng Sử Việt vào ngày hội chợ tết.
Nguyễn Tuấn Hoàng

 http://thoibao.com/2014/01/12/buon-vui-doi-ty-nan-nhung-cai-tet-co-don-noi-xu-nguoi/#sthash.sbEz5S49.dpuf

THANH THANH * TO TAKE vs. TO BRING‏

TO TAKE vs. TO BRING
 
 
        Sau khi tập thơ Vietnamese Choice Poems của tôi được nhà xuất-bản Xlibrix của Mỹ ấn+hành, tôi được một số độc-giả gọi đến, nói chung là khen, nhưng có vài bạn thắc-mắc tại sao một số bài thơ nguyên-tác tiếng Việt đã được người khác dịch rồi, xem cũng khá chỉnh, thế mà khi tôi dịch lại thì khác hẳn đi.
        Một trong các thí-dụ liên-quan là bài thơ Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển của Du Tử Lê.
 
        Có người đã dịch, hết sức “giản-dị”, “dễ hiểu”, là:
               When I die, bring me to the sea
        Thế mà Thanh-Thanh lại dịch “rườm-rà”:
               When I have passed away, take me to the sea
        (sđd, trang 61) hoặc:
               When I am dead, ...
        (sđd, trang 62)
*
        Thế nên tôi xin trả lời.
        Trong câu tiếng Anh trích trên, When I die, bring me to the sea, tôi thấy có hai vấn-đề:
        1/ Động-từ “die
        2/ Động-từ “bring
 
I
 
        Câu When I die, bring me to the sea là một câu phức-hợp (complex sentence), gồm có mệnh-đề chính (principal clause) bring me to the sea và mệnh-đề phụ (subordinate clause) When I die. Cả hai mệnh-đề ấy đều ở thì hiện-tại. Về mặt văn-phạm/ngữ-pháp thì câu ấy được đặt đúng cách.
        Nhưng, về mặt ngữ-nghĩa (nghĩa của chữ), chữ “die” trong từ-đoạn “When I die” (Khi tôi chết) cần được xét lại:
 
        a) Người rành tiếng Anh, nhất là người-nói-tiếng-Anh, thấy ngay chữ “die” là động-từ “to die” (chết), thuộc loại động-từ thường (ordinary verb), động-từ quy-tắc (regular verb), nội-động-từ/tự-động-từ (intransitive verb), được chia ở thì hiện-tại (present tense), hình-thức đơn (simple), ngôi thứ nhất (first person), số ít (singular number), thể chủ-động không liên-tiến (active voice, non-continuous).
        b) Theo văn-phạm/ngữ-pháp tiếng Anh thì động-từ được chia ở “thì hiện-tại” là để diễn-tả các hành-động hoặc trạng-thái đang xảy ra trong khi chúng đang được diễn-tả (The present tense describes actions or conditions that are taking place while they are being described - English Grammar by David Daniels & Barbara Daniels, v.v...). Hãy lấy ví-dụ: “When I speak, listen to me!” (Khi tôi nói, hãy lắng nghe tôi!), hoặc “When I sleep, do not talk!” (Khi tôi ngủ, đừng nói chuyện!). Như thế, thì “I speak” có nghĩa là tôi đang nói (vì chưa nói xong) thì hãy lắng nghe tôi (chứ đã nói xong rồi thì còn lắng nghe gì nơi tôi nữa?); và “I sleep” có nghĩa là tôi đang ngủ (vì chưa thức dậy) thì đừng nói chuyện (chứ đã thức dậy rồi thì ai lại cấm người khác nói chuyện?).
        c) Bởi thế, “I die” có nghĩa là “tôi chết”, nhưng cũng có nghĩa là “tôi đang chết” (vì đang ở trong tiến-trình chết, chứ chưa ra khỏi tiến-trình chết, tức là chưa chết hẳn). Mà lúc ấy, khi thi-sĩ Du Tử Lê đang chết, tức là chưa chết hẳn, thì ai lại dám (vi-phạm luật-pháp, làm trái tục-lệ và lương-tâm, mà) đem ông ta ra biển?
  
        Vì việc “bring me to the sea” (hãy đem tôi ra biển) sẽ xảy ra sau khi “I” đã “die” rồi (tôi đã chết thật rồi), mà tác-giả câu trên lại chia động-từ “bring” ở thì hiện-tại (bring hiểu ngầm là You bring) trong cách mệnh-lệnh (imperative mood), cho nên động-từ “die” (chết) phải được chia ở thì hiện-tại hoàn-thành (present perfect tense), là “When I have died”, vì chết là việc đã xảy ra trước khibring me to the sea”.
        Động-từ được chia ở thì hiện-tại hoàn-thành là để diễn-tả các hành-động hoặc trạng-thái đã xảy ra xong rồi, nhưng sau đó được nhắc lại trong khi đang diễn-tả một việc khác (ở thì hiện-tại) mà có liên-quan trực-tiếp đến việc đã xảy ra trước đó.
        Do đó, Thanh-Thanh đã dùng một số động-từ (đều có nghĩa là “qua đời” tức “chết”), trong đó có “pass away” (là một động-từ được các bác-sĩ, y-tá thường dùng) và chia chúng ra ở “thì hiện-tại hoàn-thành” (present perfect tense: have passed away) để chỉ rõ một sự-việc hoặc tình-trạng đã xảy ra rồi, nhưng hiện-tại đang còn được nói đến trong một trường-hợp mới: việc “chết” ấy tuy đã hoàn-thành (đã chết thật rồi) nhưng việc liên-quan đến, và đến sau cái chết ấy (là đem ra biển) thì vì động-từ “bring” (xảy ra sau đó) được chia ở thì hiện-tại, cho nên động-từ “die” (xảy ra trước đó) phải được chia ở thì hiện-tại hoàn-thành (When I have died hoặc When I have deceased, v.v...).
 
        Đó là cái lắt-léo ở nghĩa của chữ “die” (cũng như expire, decease, depart, fade away, go forever, v.v...) mà thôi, chứ không phải động-từ nào trong trường-hợp tương-tự (mệnh-đề phụ trong câu phức-hợp) cũng đều phải được chia ở thì hiện-tại hoàn-thành.
        Khi nghĩa của chữ (động-từ) mà không rắc-rối như trên, thì (trong lúc mệnh-đề chính của câu phức-hợp được chia ở thì hiện-tại) động-từ liên-hệ trong mệnh-đề phụ của câu ấy vẫn được chia ở thì hiện-tại như thường-lệ, như các thí-dụ đã nêu trên kia:
                    When I speak, listen to me!” hoặc
                    When I sleep, do not talk! v.v...
 
II
 
        Trong mệnh-đề “bring me to the sea” (hãy đem tôi ra biển), động-từ “bring” phải được xét lại.
 
        a- “To bring” nghĩa là đem (người nào, vật gì) đến nơita đang ở đó, hoặc ta đang nói đến.
        b- Trên lý-thuyết, trong bài thơ của Du Tử Lê, thi-sĩ không (chưa hề) nói gì về biển, trước khi bảo “hãy đem tôi ra biển”. Vậy thì biển không phải là nơi mà ta đang ở đó, hoặc ta đang nói đến. Cho nên không thể dùng động-từ bring trong câu này (bring me to the sea).
        c- Trên thực-tế, họ Lê không ở biển, và các thân-nhân & bằng-hữu của ông cũng không ở biển, tức là không có người nào ở biển, thì không thể dùng động-từ bring để đem tôi ra một nơi mà không có ai ở đó, cũng chưa được nghe nói đến trước đó.
        d- Về mặt ngữ-nghĩa, ta chỉ có thể dùng động-từ bring trong trường-hợp đã có đề-cập đến người nào hoặc địa-chỉ nào rồi, trước khi dùng nó. Thí-dụ:
        1. A nói với B: “Remember to come to my place for the annual meeting this Sunday. But, do not bring anything!” (Bạn nhớ đến dự buổi họp hàng năm tại nhà tôi vào chủ-nhật này nhá. Nhưng đừng mang theo [quà cáp] gì!). Vì A đã đề-cập đến my place (nhà của tôi) rồi, cho nên động-từ bring được dùng để dặn B đừng bring [anything] to my place (nhà của A).
        2. X nói với Y: “Z does not like children; so, do not bring your kids to her party this weekend!” (Bà Z không thích trẻ con; vậy bạn đừng đem theo các cháu nhỏ đến dự buổi tiệc tại nhà bà ấy vào cuối tuần này nhé!). Vì Z đã được X đề-cập đến với Y rồi, tức là địa-chỉ của Z đã được nói đến trước rồi, cho nên động-từ bring được dùng để dặn Y đừng bring [đem] con nít đến đó (nhà của Z).
 
        Ngược lại, đem người nào hoặc vật gì từ nơi ta đang ở đó hoặc ta đang nói đến, đến một nơi nào khác, mà trong mạch văn (văn-cảnh: context) liên-hệ chưa được nói đến trước đó, thì dùng động-từ “to take”.
        “To take”, theo từ-điển (thí-dụ Random House Webster's Unabridged Dictionary, v.v...), là “carry with one” (đem theo với mình): từ một nơi đã biết rõ, tức là nơi ta đang ở đó (nơi mà nhà thơ họ Lê đang nằm chết), mà take me to the sea là nơi bây giờ tác-giả mới đề-cập đến, chứ trước đó chưa hề được nói đến.
        Vì vậy, trong bài thơ tiếng Anh dịch nguyên-tác của Du Tử Lê trong Vietnamese Choice Poems, Thanh-Thanh đã dịch:
                   “When I have passed away, take me to the sea!
 

TƯỞNG NĂNG TIẾN * HÀNG QUỐC CẤM

sổ tay thường dân


Tưởng Năng Tiến

Hàng Quốc Cấm


Người dân tiếp xúc với truyền thống định hướng một chiều lâu ngày sẽ vô tình tự triệt tiêu tư duy nhìn nhận vấn đề bằng con mắt đa chiều, đó là một vấn đề không thể phủ nhận được trong ý thức hệ của rất đông bộ phận người Việt hiện nay.

Hương Vũ


Mấy năm trước – khi ông Bùi Ngọc Tấn ghé qua Hoa Kỳ – chúng tôi có đi thăm thú vài nơi, hay nói theo ngôn ngữ “đương đại” là “tham quan” vài chỗ. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, tôi nghe nhà văn của chúng ta nhắc đi lại (đến) đôi ba lần, với ít nhiều hãnh diện: “Tôi là bạn của ông Dương Tường.”
Tuy chúng tôi biết nhau khá lâu nhưng đây là lần đầu mới diện kiến nên tôi không tiện hỏi:
-         Dương Tường là cha nội nào vậy cà?

Sau đó, tôi mới được biết thêm Dương Tường là một nhà thơ, và là một dịch giả (thế giá) ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông được mến mộ không thuần vì chuyện sáng tạo thơ văn mà vì đã tìm ra phương cách giúp cho bạn bè thoát cơn bỉ cực:
 “ Đi bán máu … Lấy xong máu, cầm biên nhận đến tài vụ lĩnh tiền, nhận phiếu bồi dưỡng. Tiền tính theo xê xê còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít máu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu.
Cho nên những ngày đi bán máu rất vui. Con người mình bỗng nhiên tăng thêm giá trị trước gia đình và trước bao cặp mắt của cánh phe vé, bỗng nhiên mình được bao bọc quấn quít giữa những cái nhìn trìu mến…” (Bùi Ngọc Tấn. “Thời Gian Gấp Ruổi“. Viết VBè Bạn. Fallchurch, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2006).
Nghe đâu Dương Tường còn được thiên hạ (suýt xoa) nể phục vì quen biết lớn. Ông ấy có thể bán máu mà không cần qua cò, và cũng không bị xét nghiệm lôi thôi như bao kẻ khác. Tuy “thần thế” tới cỡ đó nhưng Dương Tường vẫn nhất định “ … đứng về phe nước mắt!”
Ôi, tưởng gì chứ “nước mắt” thì tôi không hảo (lắm) và cũng hoàn toàn chả thấy hào hứng (tí nào) khi đi bán máu để nuôi thân, và … nuôi cả gia đình. Tôi thực vô cùng kinh ngạc khi nghe Bùi Ngọc Tấn thốt lên là “những ngày đi bán máu rất vui,và ông ấy rất hãnh diện vì là bạn của ông Dương Tường.
 Sống với cộng sản mà lại làm bạn với một thằng cha chuyên môn “đứng về phe nước mắt” thì đời nếu không te tua (e) cũng bầm dập lắm. Quí báu (mẹ) gì mà cứ khoe nhặng cả lên như thế, lạ thật!
Tuần rồi, tôi lại bị ngạc nhiên thêm “cú” nữa khi đọc mục hỏi đáp trên trang Thư Viện Pháp Luật của đất nước mình – xin ghi lại nguyên văn:
Hỏi:
tôi có người thân tới chơi.nhưng chưa kiệp làm tạm trú tạm vắng thì bị công an tới lập biên bản phạt.nhưng thời gian người thân tôi lên là chiều ngày thứ sáu.qua thứ bảy và chủ nhật thì họ không làm.tôi nghĩ qua thứ hai rùi lên báo cáo.nhưng đã bị lập biên bản tối ngày chủ nhật.công an tạm giữ giấy chứng minh nhân dân của hai người thân tôi.họ cứ hẹn lên hẹn xuống rồi lại điều tra sơ yếu lý lịch nhân thân gia đình rùi từ nhỏ cho đến lớn….mời lên lấy lời khai liên tục.hơn một tháng nay vẫn chưa giải quyết  xong.họ cứ mơi lên lấy lời khai hoài. không đi đâu làm được.vậy hỏi các cán bộ ấy đã làm iệc vậy đúng với pháp luật chưa.
chân thành cảm on !
  •  
Trả lời:
Theo quy định tại điều 31 luật cư trú 2006, người nhà bạn phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định. Vì người nhà bạn đến vào buổi chiều nên phải thông báo trước 23h cùng ngày. Việc thoogn báo này có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại đối với công an khu vực. Do đó, bạn chưa thực hiện đăng ký thường trú là vi phạm pháp luật và theo quy định thì sẽ phải chịu mức phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 11 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của chính phủ.
Ý quỷ thần, thiên địa ơi, có nơi nào trên hành tinh này mà đi thăm bạn lại bị công an “mời lên lấy lời khai liên tục cả tháng trời mà vẫn chưa giải quyết xong.” Còn người được thăm “bị công an tới lập biên bản phạt.” Đã thế, khi thắc mắc thì được trả lời rằng: “… bạn chưa thực hiện đăng ký thường trú là vi phạm pháp luật và theo quy định thì sẽ phải chịu mức phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng... Số tiền này bằng lương trung bình hàng tháng của một công nhân!
Ở đâu ra cái thứ “chính phủ” và “nhà nước” khốn nạn như thế, hả Trời? Vậy mà nó đã tồn tại gần hai phần ba thế kỷ trên đất nước này, và được người dân chấp nhận một cách thản nhiên – cũng thản nhiên y như chuyện họ coi bán máu như  một phương cách  để mưu sinh vậy.

Thảo nào mà người lạc quan (đến) như  Phùng Quán cũng phải thốt lên đôi lời cay đắng:

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Tuy thế, vẫn theo lời Phùng Quán: Có nơi nào trên trái đất này/ Mật độ thương yêu như ở đây/ Mỗi tấc đất có một người qùi gối/ Dâng trái tim và nước mắt cho đồng bào của mình – như tường thuật của Trọng Thành, nghe được qua RFI, vào hôm 07 tháng 12 năm 2013:
Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm 2013 là một dịp đặc biệt đối với Việt Nam, sau khi Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Nhân dịp này, Mạng lưới blogger Việt Nam – một nhóm do hơn 100 blogger chủ trương, được thành lập hồi tháng 7/2013 – kêu gọi tổ chức một số hoạt động quảng bá các giá trị nhân quyền, độc lập với các hoạt động dưới sự điều hành của Nhà nước.
Hai hoạt động chủ yếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mai 08/12 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Riêng sáng nay, tại Nha Trang, một nhóm thành viên của Mạng lưới blogger Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền bằng cách phân phát các tài liệu về nhân quyền trực tiếp đến người dân.

 Về hoạt động ngày mai 08/12 tại Sài Gòn, blogger Phạm Lê Vương Các cho biết :
Ngày mai tại Sài Gòn sẽ có một buổi tổ chức sinh hoạt để quảng bá và vinh danh các giá trị Nhân quyền, bằng các hình thức như thả bóng bay và các anh chị em sẽ ngồi lại với nhau, để trao đổi, tìm hiểu bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tất cả những hoạt động đó đều nhằm hướng đến việc xây dựng cho mỗi cá nhân, công dân có được ý thức về quyền con người. Thông qua việc tìm hiểu về Nhân quyền, họ sẽ có được các kiến thức bổ ích, để có thể ngăn chặn được các hành vi vi phạm Nhân quyền đối với mỗi người dân.
 
nhan quyen
Một người tham gia phát tặng TNQTNQ đang giải thích cho một người dân ở bến xe Mỹ Đình hiểu về quyền con người được ghi trong bản tuyên ngôn.
Ảnh và chú thích: Dân Làm Báo.
Công việc xem chừng có vẻ giản dị nhưng “không hề đơn giản.” Họ bị đánh đập dã man một cách vô cớ, theo ghi nhậnt của biên tập viên Gia Minh (RFA) nghe được vào hôm 10 tháng 12 năm 2013:
Nhóm các bloggers Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), An Đỗ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi) và Con đường Việt Nam (Hoàng Văn Dũng) chiều nay tại Sài Gòn bị hành hung một cách vô cớBlogger Hoàng Vi bị đánh rất tàn bạo và Hoàng Dũng cũng bị đánh chảy máu.
Cùng với bạo lực, những kẻ “qùi gối, dâng trái tim và nước mắt” còn phải đối diện với sự xa lánh do sợ hãi của đồng bào – theo như kinh nghiệm (“Tôi Đi Tiếp Thị Sản Phẩm Quyền Con Người”) của blogger Phạm Văn Hải:
Có 3 mẩu chuyện nhỏ tôi muốn chia sẻ trong buổi phát tài liệu này. Nguyên tắc của chúng tôi là không ép buộc, không để tài liệu bị vứt bỏ thành rác thải như các loại tờ rơi ở ngã tư, cột điện… Thăm dò và nói vắn tắt nội dung tài liệu, nếu người nhận không cần thì sẽ không phát.
* Câu chuyện thứ nhất: Có một nhà sư lên xe. Ban đầu tôi nghĩ đã xuất gia thì chắc không cần đến tài liệu này. Nhưng nghĩ lại, Nhân quyền là phổ quát cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, tôn giáo… mà. Và cũng nảy ra một ý, dạo này nghe nói sư dỏm nhiều quá, trong tài liệu có phần nói về việc chống tra tấn hành hạ ngược đãi… rất gần với tâm thiện của nhà Phật. Mình chịu khó quan sát thái độ của vị này khi xem tài liệu có thể đoán được thật, giả chăng? Sau khi hỏi thăm xã giao thầy hiện đang tu ở chùa nào, đi công việc ở đâu… mình nói thưa thầy đây là tài liệu viết về Quyền Con Người, trang sau còn có Công ước chống tra tấn… nếu thầy muốn tham khảo thì giữ để xem, nếu không cần thì đọc xong cứ gửi trả lại ạ (phòng khi ông ta không muốn cầm mà ngại nên thấy khó xử). Rất vui là nhà sư đã xem và không gửi lại. A-Di-Đà-Phật!
* Câu chuyện thứ hai: Tôi và Võ Trường Thiện đến một quán nước. Vừa chào hỏi, tự giới thiệu và mới nói đây là tài liệu… thì hai người ngồi bàn ngoài cùng xua tay:

- Thôi, thôi có biết chữ đâu mà đọc…
Họ “không dám” chứ không phải là “không biết.”  Hơn hai phần ba thế kỷ qua, người dân Việt đã “nhập tâm” rằng quyền làm người là một thứ taboo, hay một mặt hàng quốc cấm, ở đất nước này. Tuy thế, khi trả lời phỏng vấn báo Lao Động, phát hành hôm ngày 24 tháng 12, đại sứ Việt Nam tại Bắc Triều Tiên – ông Lê Quảng Ba – vẫn cứ băn khoăn: “Bao giờ ta có thể làm được như được họ?”

Với khuynh hướng xử dụng bạo lực và khủng bố, cùng với chính sách ngu dân  hiện nay của chế độ hiện hành – có lẽ – cái ngày mà Việt Nam “đuổi kịp” Bắc Hàn (chắc) cũng không còn xa nữa.

Tưởng Năng Tiến

TRẺ RANH * TÒA ÁN HÀ NỘI



 
TÒA ÁN TPHÀNỘI CHƠI VIệN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Sau khi có đơn tố cáo  Viện trưởng Viện Kiểm sát nhận dân tối cáo Nguyễn Hòa Bình qua Viện phó Viện kiểm sát nhân dân tối caoNguyện Hải Phong và vụ trưởng vụ A 1 Lê Tuyết Hoa nhận nhiều triệu Usd chạy án đình chỉ điều tra cho bị cáo Phạm Trung Cang nguyên phó chủ tịch Hội Đồng Quản Tri Ngân hàng ACB.tóa án TPHànội đã quyêt định không đăng đường xử vụ bầu Kiên với lý do cáo trạng  ngày 12 tháng 12 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ truy tố ra tòa có Nguyễn dức Kiên và Lê Vũ Kỳ bỏ lọt các bị cáo Pham Trung Cang Trần Xuân Gía,Lý Xuân Hải ,Trịnh Kim Quang là người có tội cố ý   làm trái các qui định của nhà nước  Viện kiếm sát nhân dân tòa Hà nội phải điều tra lại   làm lại cáo trạng
Điều ly kỳ là khi Tòa án TPHà nội quyêt định không đăng đường xử vụ bầu Kiên một vụ trọng án mà Bộ chánh trị cũng như ban phóng chống tham nhũng và ban Nội Chính Đảng Cộng Sản VN coi là một trong 10 vụ án ""điểm"" cần phải xử gấp và xử đúng ngươi đúng  tội thì bị cáo Pham Trung Cang sau khi đươc đình chỉ điều tra đã tức tốc xuất cảnh ra nước ngoài liền vì biết chuyện đình chỉ điều tra sẽ có vấn đề
Nghe nói sau khi tòa án TPHànội quyết định không đăng đường xử vụ bầu Kiên vì cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bỏ lọt ngươi lọt tội ông Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao  và ""bộ sậu"" đã chạy thuốc nhưng coi bộ ông Nguyễn bá Thanh trưởng ban Nội   Chính trung ương kiêm phó trưởng ban phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng Sản VNcương quyết thẳng tay trong vụ này.Tuy nhiên xử lý Viện trưởng viện kiểm sát nhan dân tối cao lại là chuyện của Bộ Chánh Trị mà ông Thanh lại không vào đươc bộ chánh trị nên ông Thanh khó làm gì nổi ông Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình dù ông này đã bị Tòa án TPHà nội chỉ ra sai sót
TRẺ RANH

CHUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN =CHỬI MỸ & THẺ XANH ĐI MỸ=PHAN HẠNH

LÂM CHƯƠNG * LÊ THƠM


Lê Thơm

Lâm Chương
Lời mở: Tôi ra khỏi trại cải tạo, mười lăm năm rồi. Tôi vẫn nhủ với lòng, hãy quên những ngày khốn khổ ấy đi. Quên để mà sống. Trí nhớ của tôi bây giờ tồi lắm. Tôi quên nhiều chuyện, nhưng chuyện trong tù tôi không sao quên được. Nó hằn sâu trong tâm tôi, như cây đinh đóng vào cột xương sống, làm dấu mốc thời gian. Mỗi lần trí nhớ cục cựa, là mỗi lần đau.
Sau mỗi lần viết về trại tù CS, tôi lại tự nhủ với lòng, đây là bài cuối cùng, không nhắc đến nữa. Nhưng nó như cái bóng đen ám ảnh tôi hoài. Và tôi lại viết về nó. Tôi viết như người kể chuyện, để giải toả nỗi ám ảnh. Giải toả theo kiểu của anh thợ hớt tóc, trong truyện Một Ngàn Lẻ Một Ðêm, phải đào lỗ mà la lớn lên rằng, "Ông vua có lỗ tai lừa!" Tôi không xây dựng thành một cái truyện ngắn của người làm nghệ thuật viết văn. Tôi chỉ kể chuyện về trại tù CS. Nói bao nhiêu cũng thấy thiếu. Còn người đọc thì cảm thấy quá thừa. "Biết rồi. Khổ Lắm. Nói mãi."
Trong cái bị làm bằng bao cát của Lê Thơm mang bên hông, có xác một con chó con. Nó bị bóp cổ chết vào trưa nay. Chuyện này, chỉ hai người biết: Lê Thơm và tôi. Giết một con chó nhỏ không khó, nhưng mạo hiểm mang ra cổng trại là một thử thách lớn dành cho kẻ bạo gan.
Con chó lông trắng đốm đen, đẹp như con chó giả nhồi bông. Nó thân thiện với tất cả mọi người. Ðưa tay, tróc lưỡi vài cái, nó chạy đến quấn quít. Nó ngây thơ trong trắng lắm. Nó không có tội gì cả. Vậy mà nó bị giết. Cái số nó chết yểu, nên trời xui đất khiến nó lân la gần gũi với những con ma đói. Người ta nuôi nó để ăn thịt. Nếu nó không chết bây giờ, thì ngày 2 tháng 9, cũng chết bởi tay thằng chủ của nó. Từ đây tới ngày ấy, đâu còn bao lâu? Chỉ sáu tháng nữa thôi. Sau sáu tháng phù du, rồi cũng bị đem ra tế thần cho mấy ông cán bộ đánh chén say sưa, mừng ngày độc lập. Chết như thế là chết lãng nhách. Thôi thì hy sinh ngay bây giờ, còn được ý nghĩa phục vụ nhân sinh.
Mấy hôm trước, Lê Thơm nói: "Tao có kế hoạch ăn no, với điều kiện mày phải hợp tác."
Tưởng gì chứ được ăn no, tôi hợp tác liền. Miếng ăn bây giờ, là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi đói, bộ nảo tuột xuống nằm trong cái dạ dày. Mọi suy tính đều hướng về miếng ăn, phục vụ cho cái dạ dày. Từ đó, người ta bộc lộ hết bản năng sinh tồn. Mà bản năng sinh tồn, thì người và vật giống nhau.
Tuy thế, tôi vẵn hỏi lại cho rõ: "Kế hoạch thế nào?"
"Mày đấm một cú thật mạnh vào chỗ này." Hắn nghiêng đầu qua một bên, chỉ vào quai hàm.
"Chi vậy? Thằng khùng!"
"Tao muốn dưới mang tai sưng lên, để khai sưng quai bị."
"Và được nghỉ lao động?"
"Nghỉ lao động là cái chắc. Nhưng mục đích chính là kiếm ăn."
"Nói rõ hơn coi?"
Lê Thơm xít lại gần tôi: "Dạo này, sáng trưa chiều, đều sắn. Ngày nào cũng sắn. Trường kỳ sắn. Nhiều thằng ăn sắn, quai hàm bạnh ra. Có thằng ma lanh, lấy tay chà xát đỏ lên, rồi khai sưng quai bị. Y tá tưởng thật, cho nó ra ở nhà cách ly, ngoài hàng rào."
"Ở cách ly, vẫn đói."
"Bên hông nhà cách ly, hàng rào bị phá một khoảng bằng cái lỗ chó chui. Nếu được ở cách ly, ban đêm tao chui lỗ chó, đột nhập nhà kho, trộm nếp."
"Chơi trò mạo hiểm, dễ mất mạng. Mày nhớ vụ thằng Khánh nửa khuya chui rào, ra nương moi khoai lang, bị bắn bể đầu gối, phải cưa chân lên tận háng không?"
"Ðó là nó chui từ trong ra ngoài. Còn tao chui từ ngoài vô trong."
"Ngoài hay trong cũng vậy. Vệ binh đi tuần thấy bóng người lấp ló ban đêm, nó nổ súng không thương tiếc."
Vụ thằng Khánh thế này. Nó là đại uý pilot. Những thằng Không Quân thường to con. Vào tù, càng to con càng bất lợi. Ăn uống cùng một tiêu chuẩn, thằng to con đói nhiều hơn thằng nhỏ con. Vào một đêm đông miền thượng du, trăng sáng lắm. Khánh chui rào, mò vào nương moi khoai lang. Cán bộ đi tuần tra an ninh bắt gặp con ma đói. Cán bộ bảo Khánh đứng nghiêm, rồi chỉa họng súng vào đầu gối của Khánh, bóp cò. Khánh bị bể khớp xương đầu gối, quỵ ngay tại chỗ. Cán bộ vào báo động, tập họp cả trại điểm danh. Anh em tù cải tạo không hiểu chuyện gì.

Một lúc sau, vệ binh khiêng Khánh vào, bỏ nằm giữa sân trại. Cấm, không ai được đến gần. Trời đông lạnh buốt. Khánh nằm đau nhức rên la suốt đêm. Sáng ra, Khánh được khiêng lên bệnh xá của đoàn 779. Bệnh xá cũng chỉ có mấy thứ lá cây hái về từ ngoài rừng, sao làm thuốc nam. Hai người tù phục vụ ở bệnh xá, là bác sĩ của chế độ cũ miền Nam, cũng đành bó tay. Phải chuyển Khánh đi nơi khác.


Khánh được võng đi cả ngày đường, qua bao nhiêu sơn khê đồi núi mới ra tới bệnh viện Yên Bái. Tám tháng sau, Khánh về lại trại, với cái chân cụt gần tận háng. Anh em ngồi nghe Khánh kể chuyện, đều khiếp vía. Tại bệnh viện Yên Bái, người ta trói tay chân Khánh vào giường, rồi cưa chân mà không có thuốc tê mê gì cả. Danh từ chuyên môn gọi là "giải phẩu sống". Khánh đau quá, ngất đi mấy lần. Giải phẩu sống lần đầu, vết thương nhiễm trùng sưng tấy lên và làm mủ. Giải phẩu sống lần thứ hai, người ta cho Khánh uống rượu đế đến say mèm, rồi mới cưa. Khánh nói, có rượu vào, cảm thấy ít đau.
Nhắc chuyện của thằng Khánh, cũng không làm Lê Thơm nao núng.
"Ðừng doạ tao. Ðấm một cú đi." Lê Thơm nghiêng đầu, đưa quai hàm chờ đợi.
Tôi đẩy ra: "Cú đấm của tao, có thể làm mày tréo bản họng. Mày tự đấm mày đi."
"Tao làm rồi. Nhưng tự đấm mình, tao không dám mạnh tay. Mày giúp tao hoàn thành kế hoạch."
"Kế hoạch của thằng khùng!"
Nói xong, tôi bỏ đi. Lê Thơm cụt hứng, chửi thề.
Hai ngày sau nữa. Ăn trưa xong, anh em vào lán nằm nghỉ ngơi. Lê Thơm, và tôi còn ngồi lại ở nhà ăn. Con chó nhỏ quanh quẩn dưới chân. Nó mới xuất hiện khoảng hơn nửa tháng nay. Từ trên khung, nó hay chạy xuống trại trong giờ ăn.
Nhìn con chó một lúc, Lê Thơm chợt nẫy ý lạ: "Thịt con chó này."
Tôi trợn mắt: "Ðừng đùa. Chó cán bộ trại phó đấy."
Hắn cương quyết: "Chó cán bộ, cũng xơi."
"Làm sao ăn?"
"Tao có cách. Mày dụ nó ở đây. Tao lấy cái bao cát."
Tôi chưa kịp đồng ý hay không. Hắn chạy vụt đi.
Tôi nhìn con chó. Tội nghiệp! Nó không biết gì cả. Tôi đưa tay. Nó liếm. Tôi vuốt đầu. Nó quíu tai lại. Tôi vỗ nhẹ trên lưng. Nó nghểnh cổ, lim dim đôi mắt. Quỷ thần trời đất ơi! Nó dễ thương như vậy, ai nở lòng nào giết cho đành?
Lê Thơm cầm bao cát, hấp tấp chạy lại: "Nhanh lên!"
Tôi lắc đầu.
Hắn mở rộng miệng bao giơ ra, giục: "Nhanh! Bóp cổ, thồn vào."
Không còn suy nghĩ nữa, tôi chụp cổ con chó, siết mạnh. Nó giãy giụa, quào bốn chân trong không khí. Lê Thơm túm chân, tròng vào bao cát.
Hắn nói: "Tiếp tục bóp."
Nếu có kẻ nhìn thấy, hậu quả khốn nạn sẽ không lường nổi.
Tôi kêu lên: "Kinh quá mày ơi! Tha nó đi."
Tôi buông tay. Con chó vừa kêu "ẳng" một tiếng, đã bị Lê Thơm siết cổ lại liền.
Tới giờ xuất trại lao động buổi chiều, cả đội xếp hàng đôi, lần lượt ra cổng. Cán bộ trực trại, và quản giáo đứng ngay cổng kiểm soát. Vệ binh coi tù, mang súng đi sau cùng. Lê Thơm lảnh việc nấu nước cho đội. Hắn quảy cặp thùng, mang bị đựng chó bên hông, thản nhiên đi ra cổng. Tôi vái thầm, cầu trời cho hắn thoát. Và hắn thoát thật. Tôi thở phào, nhẹ cả người.
Ra đến hiện trường lao động, mọi người túa vào rừng chặt nứa. Rừng xanh mênh mông. Ðồi núi chập chùng. Vệ binh mang súng đi qua đi lại ngoài bìa rừng, canh tù làm việc. Lê Thơm chọn thế đất tương đối bằng phẳng. Việc đầu tiên, hắn đào một cái hố nhỏ. Ai cũng tưởng hắn đào bếp lò. Nhưng thật nhanh, hắn cho con chó xuống, và lấp đất lại. Bên trên, hắn đốt một đống lửa, nấu nước. Ðó là chuyện hắn kể sau này.
Trong giờ giải lao. Tôi tới chỗ nấu nước. Lê Thơm múc cho tôi một ca nước sôi. Nhìn quanh, không thấy có dấu hiệu gì chứng tỏ Lê Thơm nướng chó.
Tôi hỏi nhỏ: "Chó đâu?"
Hắn chỉ vào đống lửa.
Tôi lấy cớ mồi lửa đóm hút thuốc lào, dùng cái que cời than lên, vẫn không thấy chó.
Hắn bảo: "Ði khỏi chỗ này ngay. Ðừng làm tụi nó sinh nghi."
Tôi tin tưởng vào tài ứng biến của Lê Thơm. Xưa kia, hắn là thiếu tá, có thời làm quận trưởng quận Chợ Lách, tỉnh Vĩnh Long. Ngày nay vào tù, hắn nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới, lanh lợi trong mọi vấn đề. Nhất là cải thiện, hắn nhanh như sóc. Trong đội, không thằng nào qua mặt được Lê Thơm. Thoáng thấy đó, biến đó không ngờ. Hồi hắn còn trong tổ làm vườn. Giờ trưa, mọi người đều nghỉ ngơi. Hắn lúi húi moi khoai lang, đem xuống suối rửa, nhưng mắt vẫn rảo quanh quan sát.

 Hắn thấy Thu Sứt từ những bụi cây đàng xa, đang rình mò theo dõi hành động của hắn. Tay này mang quân hàm trung uý, có người anh vào Nam làm giải phóng, và bỏ mạng trong trận chiến mùa hè năm 72, ở Bình Long. Bao nhiêu hận thù, Thu Sứt trút lên đầu anh em tù cải tạo. Sở dĩ Thu Sứt có biệt danh này, là do cái môi bẩm sinh bị sứt, phải vá lại. Vì thế cái miệng chum chúm, làm cho cái mặt luôn luôn mang nét quạu quọ như người đang hờn giận. Có lần, Thu Sứt bắt gặp anh Năng đang cải thiện. Thu Sứt gọi về, bắt Năng đứng giữa bốn vệ binh vây quanh.

Thu Sứt hạ lệnh cho bốn vệ binh bề hội đồng. Năng bị đấm văng bên này, bị đá giạt bên kia, giống như những cầu thủ giao banh. Cuối cùng, Năng gục xuống ngất xỉu, được khiêng về trại cho anh em tù săn sóc. Sau thành tích ấy, Thu Sứt nổi danh là hung thần ác sát. Trong trại còn một người nữa, cũng nổi danh không kém Thu Sứt. Ðó là chàng trung sĩ vệ binh Nương Mặt Ngạnh. Thật ra, anh ta tên là Lương, nhưng do nói ngọng thành Nương, và do xương quai hàm bạnh ra, nên có biệt danh là Nương Mặt Ngạnh. Khi dẫn tù đi lao động, anh ta cầm theo chiếc gậy bằng cây giang, trông như khúc đoản côn. Ðã nhiều lần anh ta quất thẳng cánh vào anh em tù cải tạo. Ai từng bị đòn của Nương Mặt Ngạnh cũng đều ẹo xương sống.

Thành tích của Nương Mặt Ngạnh ở hiện trường lao động rất đáng gờm. Anh ta bắt tù đứng trên triền núi. Thế núi dốc, anh ta đứng phía trên. Sau vài câu đay nghiến, bỗng Nương Mặt Ngạnh đá thốc dép râu vào mặt người tù. Bất ngờ không kịp chống đỡ, người tù ngả vật ra, sặc máu mũi. Trong kỳ cả trại học tập về chính sách khoan hồng nhân đạo của đảng và nhà nước, anh em tù phản ảnh chuyện này lên ông trại trưởng. Ông trại trưởng bảo: "Chính sách của đảng và nhà nước trước sau như một. Nhưng các anh quá quắc, không trừng trị không được." Thế là huề! Ðảng và nhà nước vẫn tiếp tục chủ trương khoan hồng nhân đạo. Anh em tù vẫn tiếp tục bị trừng trị.
Trở lại chuyện Lê Thơm khi bị Thu Sứt theo dõi. Hắn biết nguy tới nơi rồi. Hắn cho tất cả khoai lang vào thùng tưới, đi lên. Ở đằng xa, Thu Sứt nương theo những bụi cây đi tới, quyết bắt tại trận tên tù đang cải thiện. Lê Thơm chờ cho Thu Sứt đi khuất sau chòm cây, hắn trút thùng khoai xuống hố ủ phân bắc. Rồi quay xuống suối như đang tiếp tục xách nước tưới rau. Phân bắc là cứt người, ủ lại để bón rau. Hố phân bắc đầy giòi bọ, và mùi rất khắm.
Thu Sứt xuất hiện, khi Lê Thơm đang múc nước dưới lòng suối.
Anh kia! Làm gì đấy?"
Xách nước tưới rau."
Anh rửa gì dưới suối?"
"Tôi có rửa gì đâu?"
"Láo! Anh vớt tất cả đem lên đây."
"Có gì mà vớt?"
"Khoai lang."
"Làm gì có?"
"Hãy mò xuống, vớt lên."
Lê Thơm mò xuống, vớt lên những sỏi đá."
Tức quá, Thu Sứt xăn quần lội xuống suối. Mò chỗ cạn không thấy, Thu Sứt mò ra sâu hơn, ướt cả quần, vẫn không thấy. Thu Sứt quay lên, mặt hầm hầm bảo Lê Thơm về ngay, trình diện trên khung.
Tại khung, Thu Sứt đưa tờ giấy, bình mực, và cây bút cho Lê Thơm, bảo: "Viết kiểm điểm."
Lê Thơm hỏi lại: "Chừng nào nộp giấy?"
"Chiều nay."
"Không kịp. Tôi còn phải đi lao động."
"Cho anh nghỉ việc buổi chiều. Ở lại lán viết kiểm điểm."
Lê Thơm viết, đại ý rằng từ ngày đi cải tạo, hắn luôn phấn đấu để trở thành người tốt. Cán bộ bảo viết kiểm điểm. Nhưng hắn không biết kiểm điểm về vụ gì? Mong cán bộ chỉ dẫn.
Buổi chiều. Lê Thơm đem giấy lên nộp. Thu Sứt đọc xong, vỗ bàn: "Kiểm điểm về vụ cải thiện khoai lang. Biết chưa?"
"Nhưng tôi đâu có cải thiện khoai lang?"
"Có. Anh phải viết rằng anh có cải thiện khoai lang. Nghe rõ chưa?"
"Vâng. Tôi rõ. Xin cho biết chừng nào nộp giấy?"
"Cho anh nghỉ việc sáng mai, viết kiểm điểm. Trưa hôm sau nộp."
Thu Sứt đưa Lê Thơm tờ giấy khác. Anh ta yên chí sẽ căn cứ vào nội dung tờ kiểm điểm, nện cho Lê Thơm một trận mập mình, và cùm vào nhà kỷ luật.
Lần thứ hai, Lê Thơm viết rằng: Tôi đang đứng dưới suối xách nước tưới rau. Cán bộ nghi ngờ tôi đang rửa khoai lang. Và ra lệnh cho tôi phải viết có cải thiện khoai lang. Tôi tuân lời cán bộ, nhận có cải thiện khoai lang. Nhưng thật sự tôi không dám làm chuyện vi phạm nội quy như thế."
Trưa hôm sau. Thu Sứt đọc kiểm điểm của Lê Thơm xong, xé toạc tờ giấy, giận dữ: "Viết láo lếu thế này, thì sao gọi là tự giác?"
Lê Thơm bình tĩnh: "Tôi viết theo lệnh của cán bộ."
Thu Sứt gầm lên: "Câm họng. Cút ngay! Lần sau, dù có lủi giỏi như chạch cũng không thoát."
Trong tù, Lê Thơm dám "giỡn mặt" cán bộ, quả là lớn gan. Tôi phục hắn. Nói theo Thu Sứt, hắn lủi giỏi như chạch. Hắn đã thoát không phải một lần, mà nhiều lần sau nữa. Chỉ một lần sau cùng, hắn không thoát được. Và lần không thoát được ấy, đưa Lê Thơm đến sự tử vong. Tôi đã nói về trường hợp Lê Thơm bỏ mạng, trong một truyện khác.
Tối hôm thịt con chó, trời vừa nhá nhem, Lê Thơm khều tôi ra ngoài đầu hồi. Hắn mở cái bị, lôi ra con chó cứng đơ, dính đầy đất cát. Hắn lột da, xé miếng thịt đưa tôi. Chưa bao giờ ăn thịt chó, tôi nghe nhờn nhợn trong cổ khi cầm miếng thịt.
Lê Thơm bảo: "Ăn đi. Nguồn protéin bổ dưỡng vô song."
Hắn nhai ngấu nghiến. Tôi bắt chước ăn thử, thấy ngon. Tôi nghĩ, với sự đói khát lâu ngày, bất cứ món gì cho vô miệng cũng thấy ngon. Thằn lằn, rắn mối, cào cào, châu chấu, ốc sên, dế nhủi đều ngon, và cũng là nguồn protéin cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt, có con sâu màu trắng thường rúc trong gỗ mục, toàn thân nó chứa một chất sữa rất béo. Con sâu vô danh này, tù đặt tên là con Magarit. Có thể nói con Magarit là sâm động vật, giá trị không thua sâm thực vật của Ðại Hàn.
Hai chúng tôi ăn đến nửa con chó, thì đụng phần thịt sống. Bởi khi chôn con chó xuống đất, phía trên nóng nhiều làm thịt chín, nhưng không đủ sức chín tới phía dưới.
Lê Thơm nói: "Ăn luôn. Người tiền sử vẫn ăn thịt sống."
Tôi đề nghị: "Cắt ra từng miếng nhỏ, cho vào lon Guigoz nấu."
"Mang ra mang vô cổng trại, nguy lắm."
"Tới phiên tao mạo hiểm. Tao sẽ nấu ngay đêm nay."
Ðêm ấy, tôi lần mò trong bóng tối, vào nhà bếp cời than đặt vào hai chiếc lon Guigoz. Xong, lại quay về lán ngồi đợi thịt chín. Khi lấy lon về, cũng phải ra vào hai bận. Công việc chỉ có thế, nhưng vô cùng nguy hiểm. Vệ binh rình rập đâu đó, thấy bóng người ra khỏi lán mà không cầm theo cây đèn dầu, chúng sẽ bắn, nếu không chết cũng bị thương. Tôi tin con người có số mạng. Dù ở tù, nhưng ngôi sao chiếu mạng của tôi còn sáng lắm. Quỷ thần che chở cho tôi trong mọi trường hợp bất trắc hiểm nguy.
Ngay trong đêm, Lê Thơm và tôi thanh toán sạch luôn hai gon Guigoz thịt. Con chó nhỏ được chôn kín vào nơi không trời không đất. Hoàn toàn mất dấu.
Khi ăn, tôi nói: "Nghĩ tội con chó quá, mày ơi!"
Lê Thơm nói: "Cũng bởi tình cảm tiểu tư sản như thế, mà hôm nay mới vào tù."
Tôi lại nói: "Miếng ăn tưởng chừng rất nhỏ nhoi. Nhưng có lúc người ta dám đem cả sinh mạng mình ra thử thách. Xem thế, đủ biết cái ăn là quan trọng vô cùng."
Lê Thơm gạt ngang: "Ðừng triết lý vặt, ăn mất ngon, con ạ!"
Vài hôm sau, ông đại uý cán bộ trại phó cầm sợi dây cột chó, xuống trại vào giờ ăn trưa. Ông đi quanh quẩn tìm kiếm.
Ông hỏi: "Các anh có thấy con chó của tôi chạy xuống đây không?"
Mọi người im lặng.
Lê Thơm lên tiếng: "Con chó nào, cán bộ?"
"Con chó trắng đốm đen."
"Có phải con chó nhỏ không?"
"Ðúng rồi."
"Ồ... Lúc trước, nó vẫn thường chạy lại đây. Hai ngày nay không thấy."
"Hôm qua, tôi còn cho nó ăn. Mới mất hôm nay thôi."

Lê Thơm sốt sắng: "Tôi sẽ để ý. Nếu thấy, tôi giữ nó lại, báo cho cán bộ."
Ông trại phó lắc đầu thất vọng: "Chắc bị cáo vồ rồi."
Nói xong, ông quay đi.
Lê Thơm thầm thì với tôi: "Mình thịt con chó đã hai ngày. Nó nói hôm qua còn cho chó ăn. Bọn này hễ mở miệng ra là nói láo. Chuyện lớn chuyện nhỏ đều láo."

BÙI TRỌNG CƯỜNG * DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN

DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN  

KÝ ỨC VỀ  NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN

Bùi Trọng Cường & Nguyễn Phục Hưng
Sau ngày 30-4-1975, một ký giả Tây phương đã viết là ‘Dưới chính sách khắc nghiệt của Cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng…vượt biên’.  (Ginetta Sagan). Câu nói dí dỏm của Sagan đã diễn tả được một thực trạng rất bi hài của dân dộc Việt Nam trong khoảng thời gian hơn hai  mươi năm kể từ Tháng Tư, 1975 cho đến năm 1996.
Những người chạy trốn chế độ Cộng Sản có thể chia làm hai đợt chính: Đợt đầu được mệnh danh là người Di Tản vì họ rời Việt Nam ngay trong khoảng tháng Tư 1975 và đợt thứ hai thường được mệnh danh là ngưòi Vượt Biên, dù bằng đường bộ hay đường biển.
Di Tản
Ngày 30 tháng 4, 1975 là ngày chính thức ghi nhân sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà trước làn sóng xâm lăng của cộng quân. Cuối tháng 4,1975 đã có những đợt rời Việt Nam của các  nhân viên và gia đình các sứ quán, công ty ngoại quốc cũng như nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc  được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh bảo trợ.  Ngày 29 tháng tư 1975, Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lịnh khỏi động chiến dịch “Frequent Wind” để di tản quân nhân,  nhân viên dân sự Mỹ và một số  người Việt đã từng cộng tác hay liên hê với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam để tránh  bị Cộng Sản trả thù.
Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt Nam cũng đã quyêt đinh di tản.  Họ là những người mà đã ít nhất một lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ mồ mả ông bà, tổ tiên để di cư vào Nam năm 1954, họ là những người đã có ít nhiều hiểu biết, kinh nghiệm về cộng sản, họ là những người đã may mắn vượt thoát được sau cuộc triệt thoái của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa khỏi miền Cao nguyên và miền Trung, họ là những người chối bỏ chế độ cộng sản.  Ðó là lý do mà làn sóng người di tản trong tháng Tư 1975 đã làm nhiều người ngạc nhiên với con số khoảng 300 ngàn người và các cơ quan cứu trợ quốc tế đã phải mất nhiều thời gian để giúp họ định cư ở các nước tự do nhất là Mỹ, Canada, Úc, Tân Tây Lan và các trai tạm cư ở Subic Bay (Philippines), Guam, Wake Island, California, Arkansas, Florida, Pensylvania ãa phải mở mãi cho đến cuối năm 1975. 
Chiến dịch ‘Frequent Wind” trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3:30 chiều ngày 29 tháng tư và chấm dứt vào đúng 21 giờ ngày 30 tháng tư, 1975 khi người lính Mỹ cuối cùng được trục thăng bốc khỏi Sàigòn và trụ sở của cơ quan DAO (Defence Attachés Offfice) của Hoa Kỳ được Thủy quân lục Chiến Hoa kỳ cho phá nổ.  Tuy nhiên với làn sóng người di tản rầm rộ đ ra biển Thái Bình Dương bằng các tàu hải quân, thương thuyền và cả các tàu đánh cá nhỏ,  việc cứư vớt người vẫn được tiếp tục trong nhiều tuần sau đó.  Hạm đội số 7 của Hải quân Hoa Kỳ với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và  nhiều tàu chiến hạm cũng như nhiều thương thuyền Hoa kỳ và quôc tế đã tham dự vào chiến dịch cứu vớt người trên biển rồi chuyển qua các trai ty nạn ở Subic, Guam trước khi phân tán họ đi tị nạn tai Hoa kỳ và các nước tự do khác như Canada, Uc, Pháp, Anh,  vân vân. Trên thực tế, giai đoan di tản và vượt biên không có sư gián đoạn.  Có chăng chỉ là sự phân chia thời điểm chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến dịch vớt người trên biển mà thôi, còn sự ra đi của người Việt vần tiếp tục không ngừng.
Những hình ảnh sau đây ghi nhận cảnh hãi hùng của một cuộc di tản chưa từng có trong lich sử Việt Nam và thế giới.
Đoàn người Di tản từ miền Trung
Helicopter Evacuation From the American Embassy
Dân Di Tản Chạy ra Tr ực Thăng tại Trụ sở DAO, Saigon
Dân Di Tản đến Midway bằng trực thăng Hoa Kỳ
Một máy bay VNCH chở người di tản đáp xuống Midway
Một Thuyền Đánh Cá chở người Di Tản được Midway tiếp cứu
 Cuộc Di Tản tháng tư năm 1975 đã có nhiều  cảnh đẫm máu  và nước  mắt nhưng  tình nhân loai cũng đã được biểu lộ rõ rệt từ những quân nhân và các cơ quan từ thiện.  Sau khi đã đến đựợc Mỹ hay các nước mở vòng tay đón nhân, dân Di Tản còn phải trải qua nhiều khó khăn như sự  khác biệt ngôn ngữ, văn hóa, vân vân để tạo lại cuộc sống.
Vượt Biên
Họ ra đi mà không biết mình đi đâu, sẽ đến đâu; đa số không biết gì về đại dương cùng những nguy hiểm của những chuyến hải hành cũng như không biết gì về những khó khăn khác đang chờ đợi họ.  Ðó là lý do mà có lúc người ta đã nói “ nếu có ba người vượt biên thì chỉ có một người đến bến an toàn, một người chết trên biển vì bảo tố, đói khát và hải tặc và một người sẽ bị bắt lại và đi tù”.
The State of the World’s Refugees 2000:
50 Years of Humanitarian Action
Những Người Vượt Biên là ai và tai sao họ phải liều mình đi tìm Tự Do?
Họ chính là những người chậm chân trong giai đoạn Di Tản. Có thể lúc đó họ còn chút hy vọng là những người Cộng sản cũng còn chút lương tâm và sáng suốt không nỡ đối xử với những người dân miền Nam như kẻ thù không đội trời chung và họ sẵn sàng cộng tác với những người Cộng sản để cùng xây dựng một Đât nước Thông Nhất trong Hòa Bình.  Họ đã lầm sau bao nhiêu ngày lầm than tôi mọi cho những người Cộng Sản vô lương.  Họ đã mất hết tài sản, tự do và cả phẩm giá con người dưới chánh sách trả thù tàn bạo của Cọng sản.  Họ có thể chịu nghèo khổ để hy vọng vào một tương lai xán lạn.  Nhưng tương lai chỉ có tù đầy, thù hận và dối trá. Thế hệ của họ coi như bỏ vì họ đã lỡ tin Cộng Sản. Nhưng còn thế hệ con cái họ? Họ không thể chịu cực khổ nhìn con cái họ trở thành những con vật trong xã hội Cộng sản Xã hội Việt Nam đã lùi lại hơn 30 năm sau cái ngày gọi là ‘giải phóng’.  Tương lai họ còn gì đâu ngoài một lối đi duy nhất: Vượt Biên.  Nếu may ra thoát được qua bờ Tự Do thì con cái họ còn có hy vọng sống được một cuộc đời đáng sống. Còn không, đời sống ở Việtnam có khác gì đã chết.  Bới vậy Họ đã quyết chí liều mình  Vượt Biên qua Cam-pu-chia, đến Thái Lan hay  Vượt Biển qua Mã Lai, Nam Dưong, Phi Luật Tân nơi nào cũng được, miễn là ra khỏi điạ ngục Việt Nam bất chấp sự bắt bớ lùng xét của công an, hiểm nguy của hải tặc, bão tố hãi hùng ngoài biển Đông.
Sau đây là vài trích đoạn từ các tác phẩm viết về  tỵ nạn:
“Người Việt Nam chỉ ra đi trong thế cùng, không còn cách nào có thể sinh sống tại quê hương của mình. Ðây là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại chống lại chế độ cộng sản Hà Nội bằng chính mạng sống của mình. Trong số nầy, rất nhiều người mang hoài bảo sẽ có một ngày trở về quang phục quê hương.  Số người tử nạn trên bước đường vượt biên không thể thống kê chính xác được.  Người ta phỏng chừng từ 400.000 đến 500.000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.
Vượt biên năm 1975 là cuộc xuất ngoại vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ ngày lập quốc.  Ðây là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đối với Nam Việt, Bắc Việt, Hoa Kỳ và cả thế giới.  Trước đó, không một ai có thể tiên đoán được phong trào vượt biên sẽ xảy ra đến mức lớn lao như thế.  Phong trào vượt biên kéo dài từ 1975 đến 1996 ngang bằng với thời gian chiến tranh từ 1954 đến 1975. Tổng số người rời bỏ đất nước bằng tất cả các cách, cộng với những người tử nạn trên đường vượt biên, lên đến khoảng gần bằng tổng số dân chúng và quân nhân Việt Nam cả Nam lẫn Bắc tử trận trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975 (khoảng 3,000,000).
Những Thuyền Nhân nằm la liệt trong khoang tàu
Những đợt vượt biên ào ạt, bất chấp mạng sống đã làm rúng động lương tâm nhân loại, và đã phơi trần bản chất độc ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) trước công luận thế giới.  Sự kiện nầy là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với nhân loại về “Thiên Đường Cộng Sản”  và trở thành động cơ thúc đẩy các nước Ðông Âu ly khai  chủ nghĩa cộng sản, và dẫn đến sự sụp đổ của khối cộng sản năm 1990-1991?
                                                           Phỏng theoTrần Gia Phụng 
‘‘Bước vào đầu thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một trong các nước chậm tiến trên thế giới, mặc dầu có sẵn tiềm năng, nhưng vì sai lầm nghiêm trọng của đường lối Xã Hội Chủ Nghĩa. Những thảm trạng xẩy ra trong hơn nửa thế kỷ vừa qua cần phải được ghi nhớ, trong đó có hai sự kiện gần nhất là việc nhà cầm quyền cộng sản giam cầm công dân vô tội trong tù cải tạo và việc người dân  trốn ra ngoại quốc trong những điều kiện bất trắc đầy nguy hiểm.  Giam giữ người vô tội trong các trại tập trung cải tạo,  chế độ cộng sản đã một mặt vi phạm tội ác, một mặt phung phí năng lực quốc gia để phục vụ mục tiêu đảng phái.  Đảng Cộng Sản không  chịu thú nhận rằng chính tàn bạo của họ là nguyên nhân khiến người dân phải bỏ nước ra đi, mà họ còn lợi dụng cơ hội ra đi đó để cướp đoạt tài sản, thu vàng bán bãi, mặc cho tài năng quốc gia thất thoát ra ngoài và biết bao người dân lương thiện đã bị chết kinh hoàng trên biển cả.

Phạm Hữu Trác – Vàng Máu và Nước Mắt

Trong 2 năm qua, nhất là từ tháng 9 năm 1978, làn sóng người tị nạn từ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang tràn ngập các trại tị nạn ở Ðông Nam Á.  Ngoài ra, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bị chính quyền Hà Nội bắt buộc ra đi trên những con tàu không thể đi biển được, và đã biến mất trên Biển Ðông đầy bất trắc.  Ở một số bờ biển Thái Lan, các ngư dân đã phải quay tàu về đất liền khi chứng kiến cảnh hãi hùng như một phần thi thể của người vượt biển vướng vào lưới, vân vân.
Thuyền Nhân trên đường vượt biển
Vì sao quá nhiều người liều mạng bỏ trốn khỏi Việt Nam? Ta có thể tìm thấy câu trả lời khá dễ dàng trong các chính sách hậu chiến đã được công khai thực hiện: “tiêu diệt các thế lực thù nghịch: trừng trị những kẻ bù nhìn, đánh bại giới tư bản, đánh đuổi người Trung Hoa.”
Hiện tượng thuyền nhân đã phản ảnh được cái đau khổ của người phải rời bỏ quê hương.  Họ không phải chỉ kín đáo đi từ bên này sang bên kia biên giới, chờ đợi cơ hội quay về khi mọi chuyện đã trở lại bình thường hay theo ý họ mong muốn.  Họ ra đi, không hề biết trước mình sẽ đến đâu, không có viễn ảnh hồi hương, và cam chịu mọi hiểm nguy.  Họ phải đang tâm cắt bỏ những ràng buộc với quê hương và dân tộc.
Vietnamese refugees http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-08.html 
Thuyền nhân là những người không chịu đựng được  chính sách hà khắc của chính quyền cộng sản Họ là những người mà trước năm 1975, không bao giờ muốn rời bỏ quê hương.  Trớ trêu thay, lịch sử đã đảo lộn, đã thay đổi cuộc đời ho vượt xa sức họ tưởng tượng, đến mức họ phải quyết định bỏ lại sau lưng tất cả những người và những gì yêu quý, liều mạng sống của mình cũng như chấp nhận mọi nỗi kinh hoàng của một tương lai bất định, để rời khỏi Việt Nam.
Lesleyanne Hawthorne - Refugee - The Vietnamese Experience
Những ‘thuyền nhân’, danh từ thế giới gán cho họ, thường phải chịu nhiều rủi ro lớn lao, từ rất lâu trước khi đặt được chân xuống tàu.  Trong khi cố gắng tìm cách để thoát được công an và lính biên phòng, họ đã chấp nhận rủi ro bị bắn, hoặc nhẹ nhất là, bị bắt lại và bỏ tù.  Những ai may mắn xuống được tàu phải ra đi trên các thuyền đánh cá mỏng manh đầy ắp người không thích hợp để đi vượt đại dương.  Thường thường, họ nhắm hướng đi đến Thái Lan hoặc Mã Lai, nhưng lại cập bến ở đâu đó giữa Hồng Kông và Úc Ðại Lợi.  Biển cả cũng cướp đi một số người mà không ai biết được là bao nhiêu.
Thuyền chở 162 người vượt biển bị đắm lúc sắp đáp được vào
 http://www.cic.gc.ca/english/department/legacy/chap-6a.html
Tuy vậy, cuối cùng thì câu chuyện về những người tị nạn Ðông Dương là câu chuyện về những người bị từ chối.  Trước tiên và đau đớn nhất, họ bị chính quyền của chính nước họ khước từ.  Họ cũng nhiều lần bị cự tuyệt bởi các quốc gia lân bang nơi họ đến xin tạm trú, và bị từ chối ít nhất là vào lúc đầu bởi các nước Tây Phương và Nhật Bản, những quốc gia duy nhất có khả năng và tấm lòng cứu vớt thuyền nhân.
Barry Wain - The refused: The Agony of The Indochina Refugees
“Chúng tôi cần gạo và thực phẩm.  Trong những ngày này, chúng tôi không có tiền để mua thêm thức ăn.  Chúng tôi không được phép có công việc làm.  Nếu thực phẩm được phát trễ, chúng tôi chỉ việc nhịn đói.  Chúng tôi có rất ít nước uống, vì đang là mùa khô.  Tôi nghĩ nếu mọi chuyện không thay đổi, chúng tôi sẽ chết hết.”
Refugee: Thailand, 1978
“Trong bệnh viện, một người đàn ông và đứa con trai đang khóc trên lán.  Tàu họ đã đến đêm hôm trước, nhưng bị lật úp.  Người vợ, người mẹ đã chết đuối.”
Delegates of ‘Society of Friends’: Malaysia, 1979
“Các lính tuần tra phát hiện có những bao ni-lông xoáy tròn trên mặt nước.  Họ chuẩn bị tăng tốc độ vọt đi tiếp, thì khám phá ra rằng, các bao nhựa này đã được thổi phồng, căng lên, để chở hai em bé sơ sinh, dĩ nhiên là chưa biết bơi.  Người mẹ đang ra sức đẩy chúng.  Người cha đã không may chết đuối trước đó.”
Report: Mekong River Crossing, 1978
Người mẹ của một em trai 14 tuổi kể lại, tàu của cô bị hải tặc từ một tàu cào của Thái Lan nhảy sang.  “Tôi biết bọn chúng sẽ làm gì”, cô vừa kể vừa khóc nức nở.  “Tôi van xin chúng đừng làm gì trước mặt con trai tôi.  Vì thế, chúng đưa tôi vào cabin tàu, rồi 7 tên cưỡng hiếp tôi trong đó.”
Refugee: Malaysia, 1979
Anh Huỳnh Văn Trân, 34 tuổi, ngồi trên 1 băng ghế gỗ ở trại tị nạn Songkhla ở 1 bờ biển cực nam của Thái Lan, thuật lại câu chuyện của mình lần thứ ba.
Anh ra đi trên một chiếc tàu gồm 62 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Họ may mắn gặp thời tiết và gió thuận lợi, và không bị rắc rối gì về máy tàu.  Vào ngày thứ 5 trên biển, một chiếc tàu mã lực lớn dài 15 mét đến cặp sát mạn tàu anh.  Có 12 người đàn ông trên thuyền, tất cả đều trang bị vũ khí đầy đủ.  Trước hết, chúng ra lệnh cho hai người trong số phụ nữ sang tàu chúng.  Một trong hai người này là vợ anh Huỳnh Văn Trân.  Cô này bị ghì chặt xuống, súng trường kê sát thái dương, và bị ra lệnh không được kêu la.  Cô bị chúng cưỡng hiếp.  Bọn hải tặc sau đó nhảy qua tàu tị nạn, cướp đi mọi thứ có giá trị, bắn một người đàn ông còn do dự khi chúng cướp.  Sau đó chúng tăng tốc độ phóng đi với các món của cải chiếm được, nhưng thình lình quay ngoắt lại.  Vẫn giữ nguyên tốc độ tối đa, chúng nhắm thẳng vào tàu tị nạn và đâm mạnh. Chiếc tàu hải tặc đã lập đi lập lại hành động này trong khi nhóm người tị nạn đang hốt hoảng ngoi ngóp giữa biển khơi. Bọn cướp biển cố ý lái tàu cán qua vô số chiếc đầu đang nhấp nhô, có lẽ vì không muốn để sót lại nhân chứng nào.  Khi vợ anh Trân còn đang chới với trên mặt nước, với đứa con trai mới lên 3 đang níu chặt cổ mẹ, cả hai đã bị tàu cán qua và chết đuối. 10 người trong số họ sống sót, sau đó được vớt lên và đưa tới Songkhla.
Toàn thể thính giả đều nín lặng.  Ðó là một câu chuyện thương tâm hơn những chuyện khác, nhưng hẳn nhiên không phải là ngoại lệ, hiếm có. Có rất nhiều tàu tị nạn đã bị hải tặc tấn công nhiều hơn một lần.”
UNHCR: 1979
Bao nhiêu thuyền nhân đã chết ngoài biển khơi? Không ai biết chắc cả. Nhiều người nói với chúng tôi rằng có lẽ 5% các tàu rời Việt Nam đã bị mất tích, nhưng nhiều người lại cho là có đến 70% tàu không hề đến được bờ.
Delegates of ‘Society of Friends’:  Pulau Bidong, 1979
Georgina Ashworth  The boat people and the road people
Trong vài năm đầu những thuyền tỵ nạn còn được tiếp đón tử tế bởi dân chúng và chính phủ các nước láng giềng nhưng vì làn sóng tỵ nạn ngày càng nhiều nên những niềm nở ban đầu đã bị giảm xuống hoặc tệ hơn đã bị thay bằng thái độ xua đuổi như đã từng xẩy ra ở Thái Lan, Mã Lai.  Tầu của người tỵ nạn, khi bị tầu hải quân Mã kéo trở ra hải phận quốc tế có một số đã bị chìm và làm chết oan một số người.  Do đó nếu như may mắn không bị bắt lại, thoát được gió bão, không hư máy dọc đường và không gặp hải tặc các thuyền nhân vẫn chưa chắc sẽ đến được các trại tạm cư.  Ðó là chưa kể đến những khó khăn về đủ mọi phương tiện từ vệ sinh, y tế, nước uống, thực phẩm…nơi các trại tỵ nạn.  Thật ra dùng chữ trại tỵ nạn cho lịch sự vậy thôi chứ vào thời điểm ấy không một quốc gia nào có thể lường được là con số người chạy cộng sản, bỏ nước ra đi sẽ đông đến như vậy.  Do đó chẳng có quốc gia nào đã có những sửa soạn để có thể đón tiếp một số lượng người đến quá ào ạt và nhiều đến thế.  Trại tỵ nạn đã là những kho xưởng, những trại lính, những chiếc phà cũ, những chiếc phao nổi, những hòn đảo san hô hoặc đảo hoang, nhỏ nằm chơ vơ giữa đại dương.  Ðặt được chân trên đất là phải đi tìm cỏ, đốn cây để dựng lều để tạm trú tránh cái nóng ban ngày và cái lạnh ban đêm….Còn nhiều nhiều nữa, kể sao cho hết những cái khổ của kiếp lưu vong.  Ðến năm 1988 vì quá mệt mỏi với số người tỵ nạn phải cưu mang trên hơn mười năm, Cao Ủy tỵ nạn và các quốc gia có trại tạm cư đã quyết định áp dụng hệ thống thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị của các thuyền nhân nếu họ đến sau ngày 16-6-1988.  Quyết định này cũng đã gây ra khá nhiều thảm cảnh rất đáng thương như được kể lại dưới đây.
Sau đây là vài trích đoạn về những thảm cảnh đầy nước mắt đó.
“0 giờ ngày 16-6-1988 mở đầu một định mệnh khác cho những người Việt Nam vượt biển đến Hồng Kông.  Kể từ ngày này họ sẽ bị đối xử như những người nhập cảnh bất hợp pháp và phải chờ chính phủ thanh lọc để xác định tư cách tỵ nạn chính trị, trước khi được cứu xét cho đi định cư ở nước thứ ba.  Thời điểm phủ nhận ý nghĩa ban đầu sự ra đi của người vượt biển.  Thời điểm đánh đổ mọi luận cứ sắp sẵn về quyền tỵ nạn, về quyền đi tìm chỗ trú, và đồng thời che dấu luôn sự bất lực của con người trước thảm cảnh của đồng loại, sự hấp hối của lương tri trước nỗi khổ của những cuộc khởi hành muộn.  Như một tấm màng nhện giăng ra chận bắt những cuộc đời lưu lạc, thời điểm 16-6 dựng nên những trại giam khổng lồ trên khắp thuộc địa Hồng Kông, ghi thêm một thảm cảnh thời đại.”
Lê Ðại Lãng - NƯỚC MẮT TRONG TIM
“Ngày 20/5/1994, Lê Xuân Thọ, 28 tuổi, tự rạch bụng mình và tự thiêu. Sau đó anh đã chết vì phỏng nặng.”  Phạm Văn Châu, một cựu quân nhân Việt Nam, tự thiêu ở trại tị nạn Galang, Nam Dương ngày 26/4/1994. Hai ngày thì anh qua đời.
Vietnamese refugees were allowed to come on shore at the Government Dockyard at Canton Road.  A number of water taps were installed for them to take a cold shower.
http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-20.html
Ngày 12/4/1992, Nguyễn Văn Quang, một hạ sĩ thuộc Tiểu đoàn 1 Không vận của Nam Việt Nam, đã treo cổ tự tử ở trại Galang, Nam Dương, sau khi bị khước từ tư cách tị nạn chính trị, và đơn kháng cáo của anh cũng bị bác.  Anh mất đi để lại 1 góa phụ và 3 đứa bé mồ côi cha còn nhỏ dại.
Ngày 30/8/1991, tại trại Galang, Nam Dương: cô Trịnh Kim Hương, 28 tuổi, tự thiêu sau khi bị phủ nhận tư cách tị nạn chính trị.
Hoàng Thị Thu Cúc, 26 tuổi, một trong số vài người sống sót khi vượt biên khỏi Việt Nam.  Cha cô là lãnh tụ của một chính đảng chống cộng và đã chết trong ‘trại cải tạo’ của cộng sản.  Gia đình cô bị trục xuất khỏi nhà, tới một trại lao động cưỡng bức.  Bản thân Cúc cũng bị đuổi khỏi trường vì ‘lý lịch gia đình xấu’.  Bất kể những sự kiện trên, cô vẫn bị khước từ quy chế tị nạn.  Tháng 12/1992, khi đơn kháng cáo của cô cũng bị bác bỏ, cô đã treo cổ tự tử, để lại bốn anh em trai ở trại Sikiew, Thái Lan.
Vụ tự sát của Lâm Văn Hoàng, 22 tuổi, đã gây nên một cuộc biểu tình phản đối ở trại tị nạn Pulau Bidong, Mã Lai.  Anh đã lao mình từ vách đá xuống biển, sau khi bị từ chối tư cách tị nạn chính trị vào tháng giêng năm 1991.
Trần Văn Minh, cựu Trung úy, treo cổ tự tử ngày 10/10/1992. Ông được cấp quy chế tị nạn chính trị, nhưng người con trai Trần Minh Khôi, 18 tuổi, đã bị rớt ‘thanh lọc’.  Vì Khôi không có 3.000 đôla Mỹ mà các viên chức duyệt xét đòi hỏi, đơn kháng cáo của anh sau đó cũng bị bác.
Ngày 8/12/1993, Trần Anh Dung từ trần khi lên cơn suyễn, sau khi Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ) đóng cửa trạm y tế duy nhất trong trại tị nạn.
Tháng 2/1993, Lưu Thị Hồng Hạnh, một em gái 16 tuổi không người thân thích, đã tự thiêu sau khi Cao ủy tị nạn LHQ rút lại quy chế tị nạn của em.
Vietnamese refugees arriving at Hong Kong by junks.
http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-27.html
Crowd of refugees
http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-18.html
“Chị thương, hôm nay em đã bị từ chối tư cách tị nạn chính trị.  Rạng sáng mai, em sẽ treo cổ tự tử để thoát mọi đau khổ.  Nhưng lúc nào em cũng sẽ ở bên cạnh chị để che chở cho chị và các cháu”
(Thư tuyệt mệnh của anh Nguyễn Văn Hai, 27 tuổi, viết cho chị, vào buổi tối trước khi tự tử trong Trại cấm Whitehead, Hồng Kông, ngày 16/2/1990.)
“Bản tường trình của luật sư đã khiến tôi phải sống trong lo sợ. Nó đã dần dần đẩy tôi vào chỗ chết.”
(Trịnh Anh Huy, 20 tuổi, tự thiêu ngay trước văn phòng của Cao ủy tị nạn LHQ ở Galang, Nam Dương, ngày 27/8/1992.)
“Tôi chết đi không phải vì tuyệt vọng, mà vì tôi muốn đem lại niềm hy vọng và sự sống cho nhiều người khác.”
(Vài hàng tuyệt mệnh của Nguyễn Ngọc Dung, 25 tuổi. Ngày 3/5/1993, anh đã tự đâm vào tim và chết tức khắc trước văn phòng Cao ủy tị nạn LHQ tại trại Sungei Besi, Mã Lai.)
Living in the Refugee Camp
http://vietnamese-american.org/tuantran/journey.html
VIETNAMESE BOAT PEOPLE – A CRY TO HUMANITY
         
Inside the Refugee Camp
http://vietnamese-american.org/tuantran/journey.html
Boat people were waiting for medical checks before transferring to refugee camps
http://www.library.ubc.ca/asian/FinalAsian/Vietnam/V-32.html
Lời Kết
Cuộc Di Tản và Vượt Biên sau ngày 30 tháng tư năm 1975 là một bản án muôn đời đối với chính sách vô nhân đạo của Cộng Sản Việt Nam. Những cảnh tượng đau thương, kinh hoàng mà người  Di Tản và Vượt Biên phải gánh chịu thật không bút nào ta hết.  Tuy nhiên trong biến cố đầy bất hạnh đó, cũng không thiếu những tấm lòng bao dung, thể  hiện rõ tình người, của binh sĩ và  dân chúng Hoa Kỳ cũng như các quốc gia trong thế giới tự do, nhất là các nước vùng Đông Nam Á đã bao dung chúng ta tại các trai tị nạn.
Chúng ta  mang ơn dân chúng và chính phủ các quốc gia đã cưu mang người Việt tỵ nạn, giúp chỗ tạm cư, cho phép định cư hoặc đã cứu vớt tầu tỵ nạn khi lạc lối, hết lương thực hay máy tầu bị  hỏng. Chắc chắn là sự thành công của thế hệ thứ hai trong Cộng Ðồng Người Việt Hải Ngoại, sẽ không bao giờ xảy ra  nếu không có sự cưu mang của các quốc gia trong Thế Giới Tự Do vào thời điểm đen tối đó.
Ngày hôm nay, sau hơn 30 năm tỵ nạn, viết lại một phần nhỏ trong những nỗi khổ đau của dân tộc để chúng ta ôn lại và ghi nhớ một sự kiện lịch sử không phải là của riêng Việt Nam, mà là của thế giới, trong đó chính chúng ta vừa là tác nhân, vừa là nhân chứng. 
      
    Các em tới Trại Tỵ  Nạn  . . .    thành công trên quê hương thứ hai        
Hơn 30 năm sống lưu vong, lúc nào đa số chúng ta cũng vẫn mong có ngày trở về để góp phần xây dựng lại quê hương lạc hậu, giúp cho dân tộc ta sớm được sống trong không khí Tự Do, Dân Chủ đích thực mà dân ta chưa bao giờ được hưởng.
Ðiều này chỉ có thể xảy ra khi người Việt trong và ngoài nước thật tâm đặt quyền lợi của Tổ Quốc lên trên mọi quyền lợi riêng tư và thoát được sự chi phối của các thế lực chính trị quốc tế.
* * *
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tran Gia Phung – Speech Delivered at Montreal, Canada on April 30, 2002
Nguyễn Văn Canh - Cộng Sản Trên Ðất Việt - Kiến Quốc 2003
Ashworth Georgina – The Boat People and The Road People – Quartemaine House 1979
Phạm Hữu Trác – Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do – VÀNG MÁU và NƯỚC MẮT: Khảo Sát Về Tù Cải Tạo và Vượt Biên Trong Giới Y Sĩ – 2000
Paul Anthony – Why They Flee Their Homeland – Reader’s Digest December 1979
Grant Bruce – The Boat People: An ‘AGE’ Investigation – Penguin Books 1979
Hawthorne Lesleyanne – Refugee The Vietnamese Experience – Oxford University Press 1982,

Wain Barry – The Refused: The Agony Of The Indochina Refugees – Simon & Schuster 1981
Lê Ðại Lãng – Bút Ký Hồng Kông: NƯỚC MẮT TRONG TIM – 1990, p. I
Support Committee for Refugees from Vietnam – Vietnamese Boat People: A CRY TO HUMANITY – 1994
  
                                      * * *

TRẦN MẠNH TRUNG * CHỬI MỸ & THẺ XANH ĐI MỸ


 

Chửi Mỹ và thẻ xanh đi Mỹ

 

Trần Mạnh Trung (Cán bộ Tuyên huấn hưu trí) - Vụ Dương Chí Dũng lộ ra quá trình trốn chạy và thiên hạ mới ngã người. Dũng có visa vào Mỹ từ đời tám hoánh nào. Buôn bán làm ăn thì Dũng bắt tay với Nga, với Tàu nhưng chuẩn bị lúc sa cơ thì chuồn sang Mỹ. Đảng viên, gia đình cách mạng truyền thống đấy. Có phải là bọn con em VNCH đâu mà tính nước đi Mỹ từ lâu thế..

 
Điên cuồng chửi Mỹ, đứng đầu là Hồ Thu Hồng - tức blog Beo. Bà Beo chửi Mỹ can thiệp vào nhân quyền Việt Nam vô lý. Bà chửi nghị sĩ Mỹ ngu đần, hám quyền chức. Mỗi khi phái đoàn nhân quyền của Mỹ hay Hạ Nghị Viện Mỹ nhắc đến vấn đề nhân quyền Việt Nam là y như lần đấy có mặt bà Beo đăng đàn chửi bới, mạt sát Mỹ, đưa ra những luận điệu, dẫn chứng mà cơ quan an ninh hay dùng.

Vì sao bà Beo chửi Mỹ và có những luận điệu, dẫn chứng ấy. Vì bà là cánh tay truyền thông của cơ quan an ninh, đứng đầu là tình nhân Nguyễn Văn Hưởng, cho nên bà phải phụ họa với an ninh và có những tin tức bên an ninh cấp cho để viết.
 
Thế nhưng khi Hưởng buộc phải về hưu, bà Beo suýt bị truy tố tội tham nhũng tiền khi làm TBT tờ báo do bà ta quản lý. May một phần nhờ có dàn xếp của tình nhân, phần cũng là thân phận đàn bà, người ta đã châm chước xá tội cho bà Beo.

Đáng lẽ bà Beo phải cảm ơn cái nghĩa tình ấy, thế nhưng bà nhảy tót đi Mỹ và chửi bới như thường. Thì ra bà Beo Hồ Thu Hồng đã sắm cho mình thẻ xanh ở bển, nơi mà chứa đầy bọn ''rân chủ'' mà bà vẫn miệt thị gọi lúc tại chức. Hóa ra mảnh đất Mỹ ấy tốt lành không phải như bà Beo vẫn chửi mọi khi. Tốt cả người, tốt cả đất, tốt cả chính sách. Phải thế bà Beo mới gửi con mình và gửi thân già mãn kinh đến nơi như thế chứ.

Vụ Dương Chí Dũng lộ ra quá trình trốn chạy và thiên hạ mới ngã người. Dũng có visa vào Mỹ từ đời tám hoánh nào. Buôn bán làm ăn thì Dũng bắt tay với Nga, với Tàu nhưng chuẩn bị lúc sa cơ thì chuồn sang Mỹ. Đảng viên, gia đình cách mạng truyền thống đấy. Có phải là bọn con em VNCH đâu mà tính nước đi Mỹ từ lâu thế.
Rồi lại vụ đại lừa đảo Huyền Như mấy nghìn tỷ bằng hàng trăm triệu usd, lòi ra mới thấy chỉ cần bỏ ra 1 phần mấy trăm ấy là đã có thẻ xanh định cư tại bọn tự bản đế quốc thối nát mà ta vẫn chửi hàng này.



Từ con thủ tướng đến bà tổng biên tập tờ báo quèn đều được gửi gắm thẻ xanh bên Mỹ cả. Sự thật đấy bà con ạ. Giữa con thủ tướng và con của Beo Hồng còn nhiều con cái của các vị khác. Không tin bà con cứ đến lãnh sự quán các bang Hoa Kỳ, vào những ngày lễ lạt gì đó là thấy nay cả đám lúc nhúc con của cán bộ cấp ủy viên trung ương. Đặc biệt là con của cả nhiều vị tướng an ninh, công an có mặt trong đó nữa.
Một số bọn này đã có cơ sở, điều kiện để định cư. Có công ty, cửa hiệu kinh doanh. Một số khác thì đang đi học tự túc. Thử hình dung xem bọn cán bộ và con cháu cán bộ này lấy tiền đâu ra để kinh doanh, để tự túc học?

Tiền của đất nước, của nhân dân cả đấy.
Chúng lấy tiền của nhân dân ta. Chửi Mỹ cho nhân dân ta nghe. Rồi khi có sự, chúng chuồn êm sang Mỹ với số tiền chúng lấy được của nhân dân ta.

Chúng bảo Tàu là bạn, chúng bảo nhân dân ta phải kết tình nghĩa với Tàu. Chúng nói Mỹ là kẻ thù, chúng ta phải cảnh giác, xa lánh.
Thế nhưng chúng lại không sang Tàu ở, chúng lại đi Mỹ ở mới lạ làm sao?

Đến bao giờ những luận điệu xảo trá này của bọn chúng mới bị nhân dân ta vạch mặt? Chỉ khi đó chúng ta mới mong được đất nước có tương lai tươi sáng còn không thì chúng ta vẫn bị lừa bịp, biết mà không dám phản bác, còn không thì chúng ta vẫn tiếp tục ăn đồ độc hại của Tàu, sống trong cảnh o bế của Tàu. Còn bọn chúng, những đứa to mồm chửi Mỹ lại đang sống phè phỡn bên Mỹ. Lúc chúng gặm gà rán, khoai tây sạch. Chúng sẽ cười nhân dân ta là một lũ ngu.

PHAN HẠNH * CÁC BỨC TRANH GIÁ BẠC TỶ

Những bức tranh của Việt Nam được thế giới trả giá bạc tỷ
(08.10.2013, 06:42 pm GMT+7)

(Dân trí) - Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam có thể tự hào với những bức tranh đậm chất dân tộc đã từng được thế giới trả giá hàng chục tỷ trong các phiên đấu giá.

 Tranh của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001)


Bức tranh Bức màn tím được bán với mức giá kỷ lục 7.9 tỷ đồng.

Họa sĩ Lê Phổ (sinh ngày 02 tháng 08 năm 1907, mất ngày 12 tháng 12 năm 2001) là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Trong suốt cuộc đời của mình, dù định cư tại Pháp từ năm 1937 và từ đó không còn về thăm lại Việt Nam, họa sĩ Lê Phổ luôn nhắc về những tình cảm sâu đậm của mình với quê hương, đất nước. Trong tranh của ông, những đặc trưng về Việt Nam, Á Đông được thể hiện qua nét vẽ những người phụ nữ hoà mình với tự nhiên và trẻ thơ. Vào tháng 9 năm 1993, khi tuổi đã cao, họa sĩ Lê Phổ bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng bằng một «món quà» là 20 bức tranh lựa chọn rất cẩn thận để biếu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Chân dung họa sĩ Lê Phổ 
Chân dung họa sĩ Lê Phổ
 

Có thể nói trong số các họa sĩ Việt Nam, hiếm có họa sĩ nào như Lê Phổ để lại một gia tài nhiều tác phẩm có giá trị về mặt nghệ thuật cũng như giá trị kinh tế. Tại các phiên đấu giá tranh của nhà đấu giá Sotheby's tại Hongkong, tranh của Lê Phổ có một vị trí đáng nể so với tranh của các họa sĩ khác ở châu Á. Vào tháng 4 năm 2012, tại Hồng Kông bức tranh “Bức màn tím” (Le Rideau Mauve) đã được bán với mức giá kỷ lục 7.9 tỷ đồng, và trở thành mức giá cao nhất từng được trả tại một cuộc đấu giá cho một tác phẩm từ một nghệ sĩ Việt Nam.

Trước đó vào năm 2009 tại nhà đấu giá Sotheby’s Singapore, bức tranh “Hoài cố hương” của Lê Phổ cũng đã được mua với giá cao khoảng 4.7 tỷ đồng.

Bức tranh Hoài cố hương vẽ năm 1938 có giá 4.7 tỷ đồng. 
Bức tranh Hoài cố hương vẽ năm 1938 có giá 4.7 tỷ đồng.
Cùng năm đó bức tranh sơn mài Phong cảnh Bắc Kỳ của ông cũng đã vượt giá sàn một cách bất ngờ và được mua với giá 5.6 tỷ đồng. Theo Sotheby’s, đây là một bức sơn mài đặc biệt hiếm của Lê Phổ bởi ông vốn chuyên về tranh lụa và sơn dầu. Hãng đánh giá đây là tác phẩm “kết hợp tinh thần của nghệ thuật sơn dầu với chất liệu sơn mài Việt Nam, tác giả đã tạo nên một tác phẩm tuyệt đẹp, thể hiện chiều sâu không gian của phong cảnh. Mọi yếu tố trong tranh cũng đậm chất Việt Nam từ con sông, ngọn núi đến ruộng lúa”

Tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh


Chân dung họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, bậc thầy về tranh lụa Việt Nam. 
Chân dung họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, bậc thầy về tranh lụa Việt Nam.
 

Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa. Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam. Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh đã được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này.

Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tháng 5/2013, tác phẩm mang tên “Người bán gạo” (La Marchand de Riz) sáng tác năm 1932 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã được bán với mức giá kỷ lục 8.3 tỷ đồng (390 nghìn USD) tại nhà đấu giá Christie’s Hong Kong. Ban đầu nó chỉ được định mức 80 USD do một thực tập sinh của Christie’s ở trụ sở London đánh giá nhầm rằng đây là tranh của một nghệ sỹ Trung Quốc không ký tên. Sau khi được gửi tới châu Á, các chuyên gia ở đây nhận ra chữ ký đằng sau tấm toan thuộc về họa sĩ Phan Chánh và xác định lại được giá trị đích thực của bức tranh này.

Bức tranh “Người bán gạo” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh 
Bức tranh “Người bán gạo” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
Tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ

Chân dung họa sĩ Mai Trung thứ chụp năm 1942 
Chân dung họa sĩ Mai Trung thứ chụp năm 1942
 

Mai Trung Thứ hay Mai Thứ (1906-1980) là một hoạ sĩ nổi tiếng của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930). Mai Trung Thứ được coi là họa sĩ góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú về màu sắc của chất liệu tranh lụa Việt Nam.

Đề tài yêu thích của ông là về phụ nữ, trẻ em và cuộc sống hàng ngày với cái nhìn mang đầy màu sắc dân gian và bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những cuộc trưng bày các tác phẩm của ông tại nhiều triển lãm trên thế giới đã góp phần giúp hội họa hiện đại Việt Nam được biết đến nhiều hơn tại phương Tây.

Đầu tháng 10/2010, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm ở Hong Kong, đại diện của nhà bán đấu giá Sotheby's đã tổ chức phiên bán đấu giá những tác phẩm hội họa hiện đại và đương đại Đông Nam Á trong đó có các tác phẩm của nhiều họa sĩ Việt Nam. Trong số này có 5 bức tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ. Mới đây hồi tháng 5, bức tranh lụa có tên “Gathering at the Pavilion” đã được bán tại nhà đấu giá Christie’s Hong Kong với giá 2.7 tỷ đồng. Trước đó vào tháng 4, hãng Sotheby’s Hong Kong cũng đã bán 1 tác phẩm tranh lụa khác có tên “Mẹ và các con” (Fille et garcon avec maman) của ông với giá 1.4 tỷ đồng. Ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm khác của ông đang được hãng rao bán với giá cao.


Hai tác phẩm tranh lụa được bán với giá cao của họa sĩ Mai Trung Thứ.


Hai tác phẩm tranh lụa được bán với giá cao của họa sĩ Mai Trung Thứ.


Hai tác phẩm tranh lụa được bán với giá cao của họa sĩ Mai Trung Thứ.


Phan Hạnh
dantri

NGUYỄN MẠNH TRINH * MAI THẢO

Tháng Giêng tưởng niệm 'thi sĩ Mai Thảo'

;Mai Thảo qua ống kính Nguyễn Bá Khanh. 

Mai Thảo qua ống kính Nguyễn Bá Khanh.
CỠ CHỮ
Nguyễn Mạnh Trinh
Thuở sinh thời, nhà văn Mai Thảo viết Tháng Giêng Cỏ Non. Từ ngày 10 tháng Giêng năm 1998, là ngày ông từ trần, tới nay là mười lăm năm. Cỏ non bây giờ đã phủ đầy mộ chí.…

Có một người làm thơ, đã khắc trên bia mộ của mình bài thơ tứ tuyệt:
  
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.



Bài thơ nhan đề “Không hiểu” mở ra với cái hữu hạn của con người và đóng lại với cái  vô hạn của cuộc sống. Có mấy ai thông kim bác cổ hiểu được tất cả sự việc? Dù, cả khi cuối đời, khi đã trải đủ ngọt bùi đắng cay của kiếp nhân sinh? Chỉ, khi đã nằm trong ba tấc đất, nhìn ngôi sao sáng để đọc được cái lẽ huyền vi của đất trời. Chữ “chẳng sao” trong câu thơ, ý lạnh lùng, nghĩa thản nhiên, có một chút mặc kệ, biểu lộ cái tâm cảm an nhiên của một người sẽ phải đáp chuyến đi vào vô tận. Cuộc hành trình vô tận ấy, có khi xa xăm như ngôi tinh đẩu kia nhưng lại đôi lúc gũi gần như cái chết dần trước mặt.




  Mai Thảo-Du Tử Lê


Thơ như trải ra nỗi niềm của một người thấy được cái hư vô của đời người. Thơ không đóng lại mà mở ra cõi tâm linh của một người có đôi mắt luôn vọng về một cõi xa, của tâm thức muôn đời vời vợi…

Có một người viết văn, coi việc cầm bút là làm đẹp cho đời, mang chữ nghĩa để biểu tỏ tấm lòng thiết tha yêu đời yêu người. Những trang tùy bút đẹp, những tiểu thuyết tình yêu có nét lãng mạn riêng mang nét đặc thù một mình một chiếu. Người ấy, đã là chủ nhiệm Sáng Tạo, mang một không gian mới cho khí hậu văn học Việt Nam, cũng như đã từng là chủ nhiệm tạp chí Văn một giai đoạn ở hải ngoại, hình thành một thời kỳ văn chương sôi động và phong phú của những người lưu vong của thập niên 80. …

Có một người trong suốt cuộc đời mình tuy quảng giao, nhiều bạn nhưng lúc nào cũng cảm thấy cô đơn, như một người luôn đi tìm kiếm cái vô cùng nhưng cuộc đời thì còn nhiều hữu hạn. Người ấy, tự nhận là mình không thành công trong tình ái nhưng lại có nhiều giai thoại tình yêu đặc biệt. Trong cuộc đời, có những nét khác người, cả về văn chương lẫn nếp sống …

Người ấy, là nhà văn Mai Thảo.

Bức thư của nhà văn Nguyễn Đình Toàn khi còn kẹt lại trong nước gửi tay cho ca sĩ Duy Trác mang sang Hoa Kỳ cho tác giả “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” mà Nguyễn- Xuân Hoàng trong Sổ Tay của tạp chí Văn đã trích dẫn cho thấy một nét đặc thù của một chân dung văn học hàng đầu:
  “..Tao có đọc mấy bài thơ ‘quỷ quái’ của mày. Tất nhiên làm gì có đủ mà đọc hết. Vứt mẹ nó hết những cái gọi là ý nghĩa sự đời đi. Cái đặt được tay vào chỗ không thể đặt là đủ sướng rồi. Nhất là hôm gặp lại ‘nghe bả khen thơ mày’, càng thích. Nhưng bày đặt làm thơ làm gì cho khổ cái thân già…
.. Ông Lý* vừa tới chơi. Nghe tao định viết thư cho mày, ổng gửi lời thăm. Vẫn chưa chừa bệnh văn chương. Ông bảo viết về Mai Thảo thật khó. Tao có bảo với ổng, coi như mỗi thằng viết văn có một mảnh đất, chữ nghĩa của nó là cỏ. Hễ nó lấp đầy được mảnh đất thành một bãi cỏ xanh là đủ, mặc mẹ những chỗ lồi lõm. Cái hay của Mai Thảo là nó viết một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo. Thế là quá đủ rồi…” [Ông Lý là nhà văn Lý Hoàng Phong]

     Quả thực, cõi văn chương của Mai Thảo có một phong thái riêng, một mình một chiếu. Chữ nghĩa văn xuôi của tác giả những “Đêm giã từ Hà Nội”, “Căn nhà vùng nước mặn”, “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”… là ngôn từ đẫm chất thơ nhưng lại cố tâm sử dụng để không còn là một thể loại trang hoàng mà tạo thành một bản chất văn chương tạo thành ấn tượng. Đọc lại những đoạn văn tả tình tả cảnh, thấy man mác những không gian thời gian, bàng bạc những cảnh thổ, những nỗi niềm.
                                              
Nguyễn Tuân đã nâng nghệ thuật viết tùy bút lên một bực khi viết những trang chữ phản ánh một thời đã qua cũa những con chữ lấp lánh ánh nắng hoàng hôn của hồi tưởng. Có sự cầu kỳ, có chút làm dáng  nhưng tất cả là kết tinh của trân trọng chữ nghĩa nâng niu văn chương. Còn với Mai Thảo, tất cả đều là thơ, từ những câu văn thật dài hay những câu thật ngắn, có lúc như những lời cộc lốc, có lúc trầm bổng như ngầm chứa biển cả tiết tấu bên trong. Cái mục đích duy nhất là làm đẹp, đẹp cho đời sống và đẹp cho văn chương.


Cái chủ đích duy mỹ ấy, đã tạo thành những mẫu nhân vật đẹp, những tâm tình đẹp, nhiều khi hiếm hoi trong đời. Từ nội dung suy tưởng đến hình thức diễn tả, là những dấu ấn mà Nguyễn Đình Toàn đã gọi là “một chữ cũng Mai Thảo, một câu cũng Mai Thảo”.

Trong những tập truyện ngắn của mình, Mai Thảo đặc biệt thích tập “Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời”. Trong khi trả lời câu phỏng vấn của Jane Katz “Artists in Exile”, ông đã nói đại ý là nhân vật của ông đã khám phá ra một điều là những kẻ đã đạt tới đích đều tầm thường, những cái đạt được cũng tầm thường như vậy. Cho nên để Ngọn Đỉnh Trời mãi mãi vẫn là một bí mật, là thần tượng không bao giờ có thực, là cái đích luôn luôn treo trước mặt nhưng không bao giờ vươn tới, nhân vật ấy không muốn bước tới và chọn sự ra đi: “leo lên cho được một đỉnh núi cao nhất phương Đông nhân vật của ông muốn biết đình núi ấy cao bao nhiêu, ông đang đi tìm một thứ chân lý tuyệt đối và cũng là hạnh phúc.  Nhưng khi đã đặt chân lên đến đỉnh cao, lại là một cảm giác tuyệt vọng bởi ví đã khám phá ra rằng chân lý tuyệt đối chẳng bao giờ có thực và đạt tới được “tâm lý hoài nghi có lẽ là của một người luôn đi kiếm tìm hạnh phúc như tác giả Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời” chăng?

Những tập truyện ngắn khác như “Tháng Giêng Cỏ Non”, “Bầy Thỏ Ngày Sinh Nhật”,“ “Căn Nhà Vùng Nước Mặn”,… lại là những thành công về nghệ thuật dù trên phương diện thương mại có số bán không bằng hoặc ít tái bản như các tập truyện dài “Khi Mùa Mưa Tới”, “Cũng Đủ Lãng Quên Đời”, “Mười Đêm Ngà Ngọc”, “Mái Tóc Dĩ vãng”, “Tới Một Tuổi Nào”.…

Những truyện ngắn, biểu lộ tính duy mỹ và duy cảm rõ rệt. Trong hình ảnh, đầy ấn tượng. Trong ngôn ngữ, đầy cảm xúc. Ở thể loại truyện ngắn gần như tùy bút, văn phong được chuốt lọc tạo được nhiều đoạn tả tình hay tả cảnh đặc sắc. Đọc “Người thầy học cũ”, “Chuyến tàu trên sông Hồng”, “Người đàn bà trong vòng đai trắng”, thấy được cái không gian lồng lộng của vô biên cũng như những tâm tình rất Việt Nam ẩn sâu trong văn mạch.

Đọc “Đêm giã từ Hà Nội”, để thấy một sự lựa chọn. Bỏ lại thành phố đầy kỷ niệm dưới chân, để bắt đầu cho cuộc sống mới. Hết rồi, cái thuở đeo bạc đà đi kháng chiến lang thang ở khu Tư. Bây giờ, khởi hành cho một đoạn đường mới.  Tâm tình của người sắp sửa rời xa như luyến nhớ tha thiết những gì bỏ lại sẽ mất mát vĩnh viễn. Những câu văn, những dòng chữ, là tiếng xé lòng, là nỗi niềm mênh mang ứa lệ:

…Giờ này anh còn là người của Hà Nội, thở nhịp thở của Hà Nội, đau niềm đau của Hà Nội, mà Hà Nội hình như đã ở bên kia… Nhìn xuống Phượng có cảm giác chơi vơi như đứng trên một tầng cao.  Anh nhìn xuống vực thẳm Hà Nội ở dưới ấy……”

 Vực thẳm ở dưới ấy, là cuộc giã từ không hẹn ngày về, của chuyến bay chót sau một trăm ngày đình chiến và Hà Nội sẽ đổi chủ, sẽ mất đi những bóng dáng, những kỷ niệm cũ……

Nhà xuất bản Văn Khoa ở hải ngoại của giáo sư Đỗ Đình Tuân đã in cho ông hai tác phẩm tiêu biểu. Một là tập Chân Dung Tác Giả, hai là tập thơ “Ta thấy hình ta những miếu đền”. Tập thơ độc nhất trong danh sách hơn bốn chục truyện dài và hai chục tập truyện ngắn. Thơ của một người làm thơ nhưng yêu thơ như với một tôn giáo cuồng tín nhất. Dù:

Cõi không là thơ. Không còn gì nữa hết là thơ. Nơi không còn gì nữa hết là khởi đầu thơ. Một xóa bỏ tận cùng . Từ xóa bỏ chính nó. Tôi xóa bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ… (Bờ cõi khởi đầu).

Ta thấy hình ta những miếu đền. Có phải là những câu cuồng ngạo của một người tự đắc nhìn vào gương ngắm mình và tự vái mình? Nhiều người đã nghĩ thế. Nhưng, nếu đọc kỹ, thì ngược lại. Trong thấp thoáng tư tưởng của Trang Tử từ Nam Hoa Kinh, những câu thơ như là một chứng nghiệm của cuộc sống. Mai Thảo đã nói rất nhiều về Nam Hoa Kinh, về những câu thơ của mình trong những lúc bốc đồng của cơn say.  Giữa hai bờ cực tiểu và cực đại, giữa có và không, con người phải vượt qua những mâu thuẫn để đạt được cái nhìn “huyền đồng”, chan hòa cái lẽ “Một”,  để không còn băn khoăn suy nghĩ về còn mất, có không, về cái thật lớn hay điều cực nhõ, về cái chính mình hay là kẻ khác….

Ta thấy hình ta những bảng đường
Đời ta, sử chép cả ngàn chương
Sao không hạt cát sông Hằng ấy
Còn chứa trong lòng cả đại dương…”

Có thể nói rằng cái ta được đạt tên đường, cái ta sử chép hay cái ta hạt bụi cái ta tầm thường cũng chỉ là một. Vì hạt cát nhỏ bé thế kia mà chứa đựng cả đại dương bên trong thì phân biệt làm gì giữa cá Côn, chim Bằng với con ve sầu, chim Cưu như Trang Tử đã luận.



Và:
“…
Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên.

Ta thấy muôn sao đứng kín trời
Chờ ta, Bắc đẩu trở về ngôi
Sao không, một điểm lân tinh vẫn
Cháy được lên từ đáy thẳm khơi

Ta thấy đường ta Chúa hiện hình
Vườn ta Phật ngủ, ngõ thần linh
Sao không, tâm thức riêng bờ cõi
Địa ngục ngươi là, kẻ khác ơi!..

Những chính đề và phản đề cứ nối tiếp nhau. Chữ “sao không”, dùng như một ý phủ định, lột tả được một tâm trạng. Miếu đền, tượng thờ đường bệ hay huyệt đất bình thường cũng chỉ là một, với hàm ý lãng quên. Cũng như ngôi Bắc Đẩu của trời tinh tú, hay vệt lân tinh nhỏ nhoi cũng là một. Hay ý Chúa, tâm Phật với tâm thức con người cũng chỉ là một mà thôi.

Sao không.. Sao không. ..Những vấn nạn nối tiếp nhau, để càng thấy mênh mông hơn cái biên giới giữa cực tiểu và cực đại, giữa có và không, giữa còn và mất. Có phải, rốt cuộc tất cả chỉ là hư vô, hay trong tận cùng, con người phải tự giết mình đi để phục sinh. Sao  lại không nhỉ?

Có người cho rằng văn chương Mai Thảo đầy chất viễn mơ và quay lưng với thực tại của Việt Nam với những thời kỳ đầy máu lửa. Những truyện dài kiểu tiểu thuyết “feuilleton” đăng hàng ngày có thể làm bố cục tác phẩm lỏng lẻo hoặc có thể trùng lặp từ ý tới lời. Đề tài tình yêu vẫn là một đề tài ăn khách và những nhân vật của ông sống trong một môi trường khó có thực trong đời thường. Nhưng cái nét đẹp trong thơ của Mai Thảo cùng với cái bềnh bồng lãng mạn của những người thích rong chơi đã thành một nét quyến rũ người đọc.

Nhưng trước sau, Mai Thảo vẫn là một người làm thơ, dù chỉ in có một tập thơ độc nhất. Viết văn là làm thơ. Viết tùy bút cũng là làm thơ.  Viết “Tùy Bút” cho báo “Khởi Hành” trong nước hay “Sổ Tay” cho tạp chí Văn ở hải ngoại cũng là làm thơ. Với ông, đang sống và đang thở cũng là đang làm thơ. Thơ, như mạch sống còn. Thơ như thực phẩm để dinh dưỡng trí tuệ…Có thể nói Mai Thảo là một thi sĩ hơn là một văn sĩ. Tôi nghĩ thế. [NMT]
 http://www.voatiengviet.com/content/thang-gieng-tuong-niem-thi-si-mai-thao/1830879.html

No comments:

Post a Comment