Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 21 November 2016

NĂM NGỌ = MAI THANH TRUYẾT= VIỆT CỘNG

 

DI LI * NĂM NGỌ

Năm Ngọ, nói chuyện tuổi Ngựa
Thứ sáu, 31/01/2014 - 5:02 PM

 Hình ảnh 1
Sinh năm 1978 mang tuổi Mậu Ngọ, nữ nhà văn DiLi ''đóng đinh'' trong làng văn ở thể loại truyện trinh thám kinh dị và du ký. Sức đi bền bỉ của nhà văn tuổi ngựa này ít người bì kịp. Năm mới Giáp Ngọ, chị có đôi điều mạn đàm lý thú về ngựa...

 Sinh con, Sinh con trai tuổi Ngựa 2014
Vài năm gần đây, ở khu vực bãi sông Hồng xuất hiện một dịch vụ giải trí mới, ấy là cho thuê ngựa cưỡi để dạo chơi, quay phim và chụp ảnh. 50.000 đồng cho 15 phút trên lưng ngựa, các cặp cô dâu chú rể và nam thanh nữ tú cuống quýt trong những cú bấm máy liên hoàn của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên. Từ đường đê đi qua những đồng bãi canh tác rau củ hoa trái theo mùa, những người trẻ nô nức tìm đến khu vực có cổng chào đề dòng chữ to tướng "Kè đá tình yêu". Kè đá tình yêu là một bãi lau trắng ngút mắt với hồ nước con, hàng rào trắng, lán cọ, xích đu... được dựng lên phục vụ cho việc quay phim chụp ảnh, ngoài kia là trời là nước, là bờ bãi sông Hồng và đặc biệt là dăm bảy con ngựa xinh đẹp đủ màu sắc. Cưỡi ngựa thủng thẳng trên bờ nước trong ánh hoàng hôn, chẳng ai muốn từ chối vài bức hình với ngựa. Dường như khu du lịch nào trên khắp thế giới này cũng có ngựa, và cứ đứng cạnh con vật xinh đẹp đó là người ta lại muốn chụp ảnh.
Trong số các giống loài (trừ con người), ngựa là loài vật đẹp đẽ và sinh động nhất. Vì vậy nên mới có hẳn một trường phái hội họa vẽ tranh ngựa. Đời Đường có các danh họa nổi tiếng chuyên vẽ ngựa là Tùy Quan Trung, Tào Bá và Hàn Cán (720-780) (Hàn Cán là học trò của Tào Bá, sau Đỗ Phủ có bài thơ "Đan Thanh dẫn" tặng Tào Bá, có phê Hàn Cán rằng vẽ ngựa mà chẳng bằng thầy - Hoạ ra được "thịt" chẳng ra "xương" do Hàn Cán chuyên vẽ ngựa béo, mặc dù bức tranh vẽ con ngựa Chiêu Dạ Bạch của vua Đường Huyền Tông được coi là một kiệt tác).
Đến thời nhà Tống có Lý Công Luân. Nhà Nguyên có Triệu Mạnh Phủ. Thế kỷ 20 có Diệp Túy Bạch, Lưu Bột Thư và đặc biệt là Từ Bi Hồng (1895-1953), người mang lại niềm vinh quang cho hội họa Trung Quốc và được ghi danh trong bản đồ hội họa thế giới nhờ tài vẽ ngựa. Ngoài ngựa ra thì không thấy con vật nào khác trở thành một trường phái hội họa được nâng tầm nghệ thuật cao cấp, không có trường phái vẽ tranh hổ báo, trâu bò, lợn gà, rồng rắn, mèo chuột. Nhiều họa gia vẽ ngựa thậm chí còn coi ngựa là thầy như Triệu Mạnh Phủ, Lưu Bột Thư... Con ngựa nhìn từ góc độ nào, ở tư thế nào cũng đẹp, thậm chí nhìn từ... mông cũng đẹp. Vì thế nên Từ Bi Hồng là họa sỹ vẽ ngựa đầu tiên lấy mông ngựa làm tâm điểm của tranh. Chỉ thích vẽ mông ngựa nên "sinh nghề tử nghiệp", một ngày thu đẹp trời, danh họa kiệt xuất Từ Bi Hồng đã từ trần vì một lý do vô cùng lãng xẹt, ấy là vì cứ loay hoay đi giật lùi để ngắm ngựa từ phía sau nên ông bị xảy chân rơi xuống vực.
Nữ nhà văn DiLi mạn đàm chuyện ngựa.
Ngoài vẻ đẹp phóng khoáng và sinh động, ngựa còn sở hữu đức tính trung thành. "Khuyển mã chí tình", người đời nói thế. Nhưng huấn luyện chó thì dễ, dù là chó hoang, chó rừng, còn bắt được con ngựa hoang về thực không đơn giản, huấn luyện cho nó làm theo ý mình còn khó hơn, nhưng phàm đã làm chủ được nó rồi, ngựa là con vật trung thành bậc nhất. Trong Tam Quốc có con ngựa đỏ nổi tiếng là ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường, sau đã trở thành giai thoại về lòng trung thành. Anh Bình, chủ nhân của 7 con ngựa ở Kè đá tình yêu tự hào khẳng định: Trí thông minh của con ngựa kém con chó một bậc, nhưng lòng kiêu hãnh của nó thì hơn... chó. Chẳng hiểu con ngựa kiêu hãnh ở điểm gì, hay chỉ là vì nó có bộ bờm vừa kiều diễm vừa kiêu hãnh. Nghĩ mãi mới tự lý giải rằng, có lẽ vì nó là con vật duy nhất chỉ đứng suốt ngày, cả lúc ngủ, chỉ biết đứng mà không biết ngồi, quỳ, bò, trườn, lê, lết... nên mới đâm ra kiêu hãnh chăng.
Anh Bình là một nài ngựa nói hơi nhiều, và ngựa là một đề tài bất tận. Anh kể rằng trước đây chỉ có 5 con ngựa bé, nhưng sau thấy khách đến chụp ảnh nhiều quá, lên ảnh nhìn người nuốt mất ngựa nên anh mua thêm hai con ngựa giống châu Âu, mỗi con 80 triệu, dáng thon cao lớn. Nhiều đạo diễn đến mượn ngựa của anh quay phim. Riêng con ngựa nâu tên Phong có chiếc bờm hung rất đẹp và sống mũi lông trắng đã cõng trên lưng khối cô người mẫu chân dài. Vừa nói chuyện thao thao anh vừa nhắc "Thẳng người lên, cưỡi ngựa lưng phải ưỡn thẳng, người vươn về phía trước" và quát "Cầm dây cương thế không được, lại giống mấy ông làm phim Lý Công Uẩn, nhìn cách cầm dây đã biết là không chuyên nghiệp. Cầm phải úp tay xuống thế này."

Ngựa có vẻ ngoài điềm đạm, không lí lắc, xí xớn như chó nên đôi lúc bị hiểu nhầm là cũng đần độn giống trâu bò lợn gà. Ấy mà chúng khôn ra phết. Lúc được dong lên bãi cỏ lau, con Phong cứ chúi đầu vào đám cỏ non. Nó mà không ngẩng đầu lên, chụp ảnh rõ xấu, trông chả khác nào quân Mã trong bộ tam cúc. Anh Bình quát "Phong, thôi không ăn nữa". Phong vội ngẩng cao đầu, đứng nghiêm chỉnh trong tư thế chuyên nghiệp của người mẫu ngựa. Thấy nó đứng yên, anh yên tâm bỏ đi. Vừa thấy bóng ông chủ khuất sau vạt lau, Phong lại chúi xuống đám cỏ non. "Ấy, nó lại ăn cỏ." Tốp nhiếp ảnh cuống quýt gọi.
Anh Bình quay lại "Phong, tao bảo mày thế nào". Chú ngựa nâu lại ngẩng phắt lên, mặt mũi ngơ ngác tỏ vẻ vô can "Tớ có ăn gì đâu nào. Cỏ vẫn còn nguyên đấy chứ." Nhưng cứ hễ thấy chủ quay đi là nó lại không thể từ chối món ăn ngon nhất trần đời. Cuối cùng anh Bình đành đứng nguyên đấy. Tất nhiên, không cần phải nhắc, lần này Phong kiên nhẫn đứng ngẩng cao đầu cho cái người xa lạ tha hồ tạo dáng hái lau, bẻ cành trên lưng mình.

Khi chưa có động cơ, ngựa là phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất. Tốc độ của ngựa giữ vị trí á quân trong số các loài vật, chỉ đứng sau báo Gepa sa mạc. Nhưng có lẽ báo Gepa và ngay cả voi cũng không bền sức bằng ngựa. Khi phát minh ra tàu thuyền, ô tô, người ta vẫn cứ dùng từ "mã lực" để miêu tả công suất của máy móc. Giờ người ta bay từ châu lục này qua bờ biển kia chỉ mất vài tiếng, không phải khổ như Đường Tăng cưỡi Bạch Long Mã đi từ Tây An mất hai năm mới sang tới Ấn Độ. Không ai có ý định thay ô tô, xe máy bằng ngựa nhưng cuối cùng ngựa vẫn không bị sa thải mà được dành cho những mục đích khác, chủ yếu là mục đích giải trí và "trang điểm" cho thành phố
Đến khu du lịch nào cũng thấy có ngựa. Ở Amsterdam có những cỗ xe ngựa tuyệt đẹp chở du khách đi tham quan thành phố. Sau đuôi mỗi con ngựa có một cái liễn sắt cho ngựa phóng uế vào đấy để không làm ô nhiễm môi trường. Cảnh sát giao thông Amsterdam cũng thường cưỡi ngựa, họ đi lại thong dong, thỉnh thoảng lại nghễu nghện trên lưng ngựa đến chỗ nọ chỗ kia nhắc nhở những người dân vi phạm luật lệ giao thông. Ở Paris, vừa vào nội thành đã thấy một đoàn cảnh sát vận trang phục nhà binh từ những thế kỷ trước, cưỡi ngựa bạch diễu hành dọc bờ sông Sein. Ở Vịnh Manila, ngựa được đóng xe lộng lẫy đứng chờ sẵn trong khu Intramuros, khu phố cổ của người Tây Ban Nha. Nhìn từ xa, trông ngựa bóng lộn lại không đụng đậy tưởng ngựa giả. Hễ có khách là ngựa gõ móng lọc cọc trên những con phố cổ trải đá hộc hoặc kéo tuốt ra bờ Vịnh cho khách ngắm cảnh hoàng hôn.
Ở Bali, khách có thể gọi xe ngựa đi tắt trong ngõ nhỏ đường làng để đến... sàn nhảy. Dưới chân núi Phú Sĩ, ngựa được cho thuê để leo núi. Trên những thảm cát vàng bất tận ở Phan Thiết, ngựa chở khách lên đỉnh cồn cát đứng ngắm cảnh hùng vĩ lúc hoàng hôn, mặc cho bụi cát bay mờ mắt ngựa. Ở Đà Lạt, ngựa to thì kéo xe ven hồ Xuân Hương cho khách vãn cảnh, ngựa còi thì cho đứng ở thác Prenn, dinh Bảo Đại, chân núi Lang Bian, lưng trải yên cương thổ cẩm sặc sỡ cho khách chụp ảnh.

Ở đảo Khỉ, Nha Trang, còn có con ngựa đặc biệt. Thuê một chiếc xe ngựa chạy vòng quanh đảo, cậu nài ngựa bảo con ngựa này mới được chạy ngày hôm nay, trước cậu đóng xe cho con khác đẹp hơn, nhưng kẹt nỗi con ngựa ấy cứ hễ thấy bóng phụ nữ đẹp mà ăn mặc hở hang là cứ rồ cả người lên, hí ầm ĩ, dựng hai vó trước lên rồi làm đủ trò lố bịch. Bảo chỉ khéo bịa chứ đâu có nhẽ thế. Cậu nài ngựa chất phác thề sống thề chết rằng mới vừa hôm qua nó nhìn thấy một cô Tây xinh đẹp đi qua, vậy là kéo xe rượt đuổi kiều nữ chạy chối chết nên giờ bị xích mũi vào gốc cây dừa kia. Xe chạy qua gốc cây dừa. "Nó đấy", cậu nài chỉ. Khách trên xe tò mò nhìn chú "ngựa... dê" có thân hình cường tráng của một tuấn mã. Đâu có nhẽ lão Trư kiếp trước đã hóa thân thành heo bự, kiếp này lại thành ngựa kéo xe.

Ngựa thì cũng mỗi con một tính, chú ngựa đảo Khỉ khó kìm chế thế nhưng con Chiến của anh Bình thì ngược lại. Có lần anh cưỡi con Chiến đi uống rượu ở Cao Bằng. Say không biết trời đâu đất đâu, anh bị ngã ngựa theo đúng nghĩa đen của từ này. Thấy vậy con Chiến kiên nhẫn đứng chờ anh trong khi ngay cạnh đó là một đàn ngựa cái. Mà theo anh thì Chiến là một con ngựa đực vô cùng tráng kiện và "mạnh mẽ".
Kiếp ngựa cũng như kiếp người, mỗi con ngựa sinh ra trong một hoàn cảnh khác nhau, được duyên nào thì hưởng phận nấy. Oai hùng ghi danh sử sách thì có ngựa Xích Thố (của Quan Vân Trường), ngựa Đích Lô (của Lưu Bị). Hoành tráng kiêu hùng còn có ngựa của đội quân Thành Cát Tư Hãn tung bụi mù trời từ thảo nguyên bát ngát sang tận trời Âu, tiện chân sải vó sang cả Trung Hoa rộng lớn. Những con ngựa thiện chiến cũng từng được lắp vào những cỗ chiến xa chạy dọc ngang đấu trường La Mã, chở trên xe những người hùng mang áo giáp sắt. Rồi xe tam mã, tứ mã đẹp như những cỗ xe thần thánh mang theo các ông hoàng bà chúa từ Cleopatra, Ceasar đại đế cho đến Napoleon và các Sa hoàng. Ngôi sao thể thao thì có ngựa trường đua.

 Giải trí nghệ thuật thì có ngựa rạp xiếc. Quý tộc thượng lưu thì có ngựa dành để chơi polo, được nuôi bằng yến mạch thơm ngon và uống nước trong vắt (Trong câu lạc bộ Polo của quốc vương Brunei còn treo hẳn một bức ảnh chụp chú ngựa ô bóng lộn dành riêng cho đức vua chơi Polo được phóng to và lồng khung mạ vàng treo ở sảnh chính). Thường thường bậc trung thì có ngựa cảnh kéo xe cho khách du lịch hoặc lưng phủ vải thổ cẩm, bờm dắt hoa giả sặc sỡ cho khách chụp ảnh. Ngựa bạch còn được sơn vẽ vằn vện giả làm ngựa vằn đứng bãi biển cho khách trèo lên trèo xuống. Cứ 20.000 một lần trèo, một lần bấm máy. Khổ nhất là ngựa của nhà nông dùng để kéo gạch, kéo lúa. Chạy hùng hục cả ngày với những làn roi quất, tối về ngủ chuồng mong nhận được chút cỏ khô trong máng.
Nhiều ngựa số phận cũng long đong, lúc thành ngôi sao lúc bị xẻ thịt khi nào không biết. Ngựa được nuôi cho trường đua Phú Thọ (TP Hồ Chí Minh) được ăn ngủ nghỉ đúng giờ, được vỗ béo mẫm, tắm táp cho bờm bóng mượt. Rồi đùng cái trường đua đóng cửa, ngựa ngôi sao đang có giá 200 triệu đồng/chú, sau rớt giá còn 4 triệu đồng. Người ta bỏ vài triệu đồng mua các ngôi sao trường đua về để xẻ thịt. Những ngôi sao lừng lẫy từng được tôn vinh là "thần mã" với những cái tên ngọt ngào như Hổ Phách, Dương Yến Phi, Phụng Hoàng... được đưa vào nhà hàng để làm món Cải cuốn thịt ngựa, thịt ngựa xào khoai tây, thịt ngựa nấu bánh đa, gân ngựa hầm và cả pín ngựa vị hương. Ngựa thôi sải bước dài oai lẫm trên trường đua giữa những tiếng reo hò điên cuồng phấn khích mà bị thực khách ăn từ đầu đến chân trong những tiếng "zdô.. zdô trăm phần trăm". Con ngựa bộ phận nào cũng quý, không phải hết nạc vạc đến xương mà xương ngựa bạch được chủ định săn tìm để nấu cao. Giờ ngựa bạch cũng được nuôi như bò lợn gà để bán lấy xương. Ở Chi Lăng người ta nuôi tới tận vài trăm con ngựa bạch để cung cấp cho những người làm cao.
Vì thế, có lẽ hạnh phúc nhất là được làm kiếp ngựa hoang chạy thênh thang trên những thảo nguyên xanh bất tận. Lúc bình minh lên phi nước kiệu trên cát mịn dọc bờ biển hoang vu đón cơn gió lạ. Khi hoàng hôn xuống đứng ngạo nghễ trên mỏm núi ngắm chiều buông. Ngựa xuất hiện trên mọi bức phù điêu từ đông sang tây. "Mã đáo thành công", các doanh nhân Trung Quốc luôn yêu thích hình ảnh ngựa trong nhà bởi theo họ, ngựa không những là con vật trung thành nhất mà còn mang lại sự may mắn cho công việc kinh doanh của họ.

Trong thuật phong thủy, các chuyên gia khuyên nên treo tranh ngựa trong phòng bé trai, vì ngựa mang hàm nghĩa hạnh phúc, can đảm. Đã từ lâu, chính phủ Trung Quốc chọn hình ảnh ngựa để trao tặng cho những "Thành phố du lịch ưu tú". Địa danh nào được trao tặng danh hiệu ấy sẽ có một bức tượng ngựa ngay lối vào thành phố. Ấy là một con ngựa mình thon đang tung vó phi nước đại trên quả địa cầu. Chạy nhanh quá nên đuôi nó vắt tung lên. Thực chẳng có sự khôn ngoan nào hơn khi lựa chọn ngựa làm biểu tượng cho sự tự do phóng khoáng và thú du ngoạn. Cả địa cầu ở dưới vó ngựa, đấy là hình ảnh hạnh phúc nhất của loài ngựa, để an ủi nỗi lo bị mang đi nấu cao và xẻ thịt làm món thịt ngựa chiên giòn.
Nhà văn Di Li (Tuổi ngựa)

TS. MAI THANH TRUYẾT * PHÁT TRIỂN VỮNG BỀN



Sustainable Development — internationally — and in the case of Vietnam
Dr. Mai Thanh Truyet


In this article, Dr. Mai Thanh Truyet, who specializes in chemistry, pointed out that the matter of development (for a project or national plan) which is acceptable for the current generation, is not necessarily acceptable to future generations. Not only is this view point applicable to VN, but also it is applicable to many other countries, during the 20th century, until the final decades of the century, before humankind moved to the 3rd millennium. The reasons: pollution, global warming (as a result of greenhouse effect), the thinner ozone layer etc., all signaled that the earth is in danger for survival in the future, should nations and the world fail to respond adequately to the matter. The Kyoto Protocol was one that responded to the question of pollution and global warming, internationally.
But that protocol expired at the end of 2012. No new protocol or international agreement has been in effect since January 1, 2013. According to the U.N., "On 1 January 2013, the world can go back to emitting greenhouse gases with abandon. The pollution-reduction commitments that nations made as part of the Kyoto Protocol will expire, leaving the planet without any international climate regulation and uncertain prospects for a future treaty. Nature explores the options for limiting - and living with - global warming".
Before 1850, pollution to the environment was restricted to localities; but in the late decades of the 20th century, pollution turned to the global level. Impact of smoke of chemical plants in Yun Nan now can reach Seattle, WA. Therefore, an international agreement is necessary to resolve such matters as pollution, global warming (greenhouse effect), atomic waste etc.
Innovation in the chemical industry is key to resolve the problems, especially the green chemistry and energy-saving programs, not only in the car industry, but also in all other activities, such as the home energy star program or the use of less energy-consuming products (like the use of fluorescent light to replace incandescent bulb...)
Conventional oil reserves will probably end in the next generation; but oil shale and oil sand will prolong the use of oil in the car or plane industry for many more generations (probably one hundred years!). So, the greenhouse effect and global warming will still be existent, even at a more serious degree than today! An international agreement to deal with the matter is needed more than ever. Green chemistry and green energy planning are key to all countries, including Vietnam, which is now in a serious situation of pollution (like China).

Phát Triển Bền Vững hay Phát Triển Khả Chấp
TS Mai Thanh Truyết

Hi`nh 1 (xin xem attachment trang 45- KTTT 93

Danh từ “sustainability” hay “sustainable development” cho đến nay vẫn được báo chí và những nhà biên khảo Việt Nam dịch là “sự bền vững” hay “phát triển bền vững”. Danh từ trên đã được Ủy hội Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (UN World Commission on Environment & Development) đem vào chương trình nghị sự vào năm 1983 qua báo cáo đúc kết vào năm 1987: “Tương lai Chung của Chúng Ta” (Our Common Future). Trong báo cáo trên, định nghĩa của sự phát triển bền vững là: “Sự phát triển bền vững là sự phát triển đạt được nhu cầu đòi hỏi của hiện tại, nhưng không thoả hiệp với nhu cầu của các thế hệ tương lai mà là để cho chính họ sẽ định đoạt”. Trong lúc đó, Hội Hoá học Hoa Kỳ (ACS) định nghĩa như sau: “Sự bền vững thể hiện một tiến trình qua đó, con người đạt được nhu cầu môi trường và y tế mà không kết ước liên quan đến sự tiến bộ và thành công của thế hệ tương lai”.


Từ hai định nghĩa trên, rõ ràng chúng ta thấy có một cái gì không ổn trong khi dùng từ bền vững trong ý nghĩa của LHQ và ACS. Trong tinh thần của hai định nghĩa trên, thiết nghĩ từ “khả chấp” có vẻ chính xác hơn. Khả chấp là hai từ ghép của “khả thi” và chấp nhận”. Như vậy, tính khả thi và tính chấp nhận trong điều kiện phát triển hiện tại, và không nói đến ảnh hưởng hay đề cập đến tương lai. Và từ nầy nói lên tính chính xác của sự phát triển thực sự vì không có một phát triển nào chứng minh được là “phát triển bền vững tuyệt đối” cả.


Thế nào là phát triển khả chấp?

Trong hầu hết mọi trao đổi, tranh luận, đa số đều đồng ý là con người có nhu cầu phải thay đổi “cung cách ứng xử” với trái đất hiện tại đứng trước hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Và sự thay đổi phải như thế nào?


Các hiện tượng sau đây chứng minh cho lập luận báo hiệu cho sự hâm nóng toàn cầu đang tăng dần:

• Khoa học gia đã tìm thấy dấu vết của Carbon (than) trên những tảng băng cực lạnh trên vùng Bắc cực (Arctic), và kết luận rằng đây là vết tích do con người tạo dựng qua phát triển. Điều nầy đã được James Hanson, Giám đốc Cơ quan Quốc gia Hàng không & Không gian ở Goddard Space Flight Center điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về hiện tượng hâm nóng toàn cầu vào năm 1988;


• Sau đó, Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore phát hành cuốn sách vào năm 1992 dưới tựa đề: “Cân bằng trái đất: Hệ sinh thái và Lương tâm con người”. Sau đó, cũng chính Al Gore được giải Nobel 2007 qua cuốn sách “Một sự thật bất tiện” (An inconvenient truth) qua các phân tích và lý giải nguy cơ của sự hâm nóng toàn cầu;

(Hi`nh 2: xin xem attachment trang 46- KTTT 93)


• Năm 2006, Chủ tịch của Dow Chemical Co., Andrew Liveris, trong buổi lễ nhận lãnh huy chương Perkin Medal về môi trường, làm say mê những người hiện diện qua chính sách năng lượng mới và sạch của công ty nầy và kêu gọi các công ty hoá chất khác cùng cùng nhau phát triển “khả chấp” bằng cách gia tăng ngân khoản nghiên cứu cho chương trình phát triển sạch trên.


Kỹ nghệ dầu lửa


Hiện tại, trung bình hàng ngày, thế giới tiêu thụ 87 triệu thùng dầu thô dùng cho đủ mọi nhu cầu năng lượng của gần 7 tỷ nhân khẩu. Do đó có thể nói con người tuỳ thuộc rất nhiều vào nhu cầu dầu lửa, điều mà con người không để ý đến trước khi khám phá ra nguyên liệu cho loại năng lượng nầy. Từ những năm 1850, nhu cầu tạo ra năng lượng cho con người là cây rừng và một số biomass từ súc vật chăn nuôi.


Nhưng từ khi kỹ nghệ phát triển đồng thời với mức gia tăng dân số, nhu cầu tiêu thụ càng tăng. Mức gia tăng càng nhanh khi con người khám phá ra than đá. Từ đó công nghệ hoá chất ngày càng được đẩy mạnh…và tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh.


Và kế hoạch hạn chế ô nhiễm bằng cách đề ra nhiều phương cách trong đó phát triển khả chấp được nêu lên nhằm mục đích hạn chế sự hâm nóng toàn cầu và hiệu ứng nhà kính.


Năng lượng hoá thạch (dầu khí, than đá) là một loại năng lượng có mức tồn trữ có giới hạn. Với mức độ tiêu dùng hiện tại, dầu thô có thể sẽ không còn nữa để khai trác trong vòng 30 năm nữa theo sự ước tính của nhiều nhà khoa học. Đứng trước vấn nạn trên, con người cố gắng phát triển các loại năng lượng ngoài năng lượng dầu khí, dầu thô trong đá (oil shale) và than đá cũng còn có thể cung cấp nhu cầu năng lượng cho thế giới khoảng 100 năm nữa sau giai đoạn của dầu khí….


Và cứ tiếp tục như thế, làm thế nào để giải quyết vấn nạn hâm nóng toàn cầu?


Thán khí hay khí carbonic sẽ tiếp tục phát thải vào môi trường ngày càng nhiều hơn. Liên hiệp Quốc qua Nghị quyết Kyoto và nghị quyết diễn ra vào tháng 12, 2009 để thay thế nghị quyết cũ sắp hết hạn vào năm 2012 có còn đủ tính thuyết phục để các quốc qia trên thế giới tuân thủ hay không? Đây chính là điều mà mỗi chúng ta cần suy nghĩ về con đường phát triển khả chấp.


Và, kể từ ngày 1/1/2013 cho đến nay, thế giới vẫn chưa tạo ra một đồng thuận nào cho việc hạn chế phóng thích mức thán khí vào môi trường cho mỗi quốc gia căn cứ theo Nghị định thư Kyoto năm 2009. (On 1 January 2013, the world can go back to emitting greenhouse gases with abandon. The pollution-reduction commitments that nations made as part of the Kyoto Protocol will expire, leaving the planet without any international climate regulation and uncertain prospects for a future treaty. Nature explores the options for limiting - and living with - global warming).


Trước năm 1850, mức di hại của con người vào môi trường có tính cách hạn chế, và địa phương. Còn bây giờ, với tất cả khả năng công nghệ hiện tại, mối nguy cơ trở thành toàn cầu chứ không còn nằm trong lãnh vực địa phương nữa. Một quốc gia hay một vùng nào đó trên quả địa cầu cố gắng phát triển theo tinh thần khả chấp cũng không thể giải quyết được vấn nạn ô nhiễm toàn cầu. Khói nhà máy hóa chất ở Vân Nam, Trung Cộng đã bay qua tận Seattle, Hoa Kỳ. Do đó, cần phải có một sự đồng thuận chung cho thế giới và cùng chia xẻ trách nhiệm trong việc giải quyết hạn chế sự hâm nóng toàn cầu.


Hướng giải quyết cho phát triển khả chấp


Các công ty hoá chất và hoá học gia: Có thể nói rằng hoá chất là kỹ nghệ cốt lỏi giúp chúng ta đạt được và vượt qua những thách thức của thay đổi khí hậu và việc cung cấp thực phẩm cho toàn thế giới.


Vấn nạn do chính con người mang đến cho môi trường rất nhiều, từ sự xuất hiện hoá chất DDT đến tai nạn Bhopal, từ các lổ hổng ngày càng lớn của tầng khí quyển ozone cho đến những bao plastic chứa thực phẩm. Chúng ta hình dung một thế giới không sử dụng nguyên liệu hoá thạch, các công ty sẽ nghiên cứu nhiều phương cách tạo ra năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, thủy triều v.v…Nếu cần có nước sạch, công ty hoá chất sẽ sản xuất những màng gạn lọc hoá học và vật lý.


Trong chiều hướng suy nghĩ tương tự, chúng ta thấy nhà hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường trong phát triển khả chấp. Và có thể nói rằng, con đường chính yếu để mang lại phẩm chất của đời sống chúng ta có được ngày hôm nay và tiếp tục phát triển khả chấp nếu các công ty hoá chất trên thế giới tìm được và cung ứng giải đáp cho công cuộc phát triển nầy.


Điều nầy đã được các công ty đang cố gắng thực hiện việc bảo vệ môi trường nghiêm chỉnh hơn bằng cách thực hiện việc phát triển “xanh” hơn so với trước đây. Đây mới chính là phát triển trong tính cách khả thi và chấp nhận được theo suy nghĩ phát triển mới ngày hôm nay.


Sự thay đổi mới (innovation), làm xanh và làm sạch trong phát triển của các công ty hoá chất là một dấu hiệu tốt có thể làm cho thế giới do con ngươiø hành xử có thể được chấp nhận hơn trong cuộc sống.


Nguyên lý cho Hoá học xanh:


Làm mới, làm xanh, làm sạch là những việc làm hết sức quan trọng của các công ty hoá chất và chuyên viên hoá học. Muốn được như thế, cần phải tuân thủ một số nguyên lý do những nhà hoá học xanh đề xướng nhằm giảm thiểu hay chấm dứt sự phát thải ô nhiễm dưới bất cứ hình thức nào theo quan niệm khả chấp.


• Phòng ngừa: Tốt hơn cả là phòng ngừa thải hồi chất phế thải hơn là tính toán phương cách thanh lọc sau đó;
• Phản ứng hoá học: Trong một quy trình sản xuất, làm thế nào để cho các hoá chất liên quan với nhau, hoàn toàn dự phần vào dây chuyền sản xuất để không phải phát ra phế thải;
• Phương pháp tổng hợp: Quy trình tổng hợp cần phải được tính toán kỹ lưỡng để cho tiến trình sản xuất không gây hại đến sức khoẻ người dân và có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường;
• Các hoá chất sản xuất cần giảm thiểu tối đa tính độc hại lên con người;
• Dung môi, hoá chất phụ (dung môi hữu cơ, chất xúc tác) dự phần vào quy trình sản xuất cần phải giảm thiểu tối đa và có khuynh hướng được tái sử dụng;
• Tính toán quy trình sản xuất để hạn chế tối đa năng lượng cần thiết cho quy trình sản xuất;
• Cần sử dụng năng lượng tái chế tối đa cùng nghiên cứu thêm năng lượng sạch cho tiêu dùng;
• Đối với các dịch vụ nghiên cứu, cần hạn chế sự phát thải phế thải, theo dõi và tính toán các quy trình pilot để đạt được điều kiện tối ưu;


Những gợi ý trên giúp cho những nhà nghiên cứu và tổng hợp hoá chất có thêm khái niệm nghiêm chỉnh về sự phát triển khả chấp trong tương lai. Một trong những tiến bộ gần đây nhất là sự hình thành hoá học nano, chính môn nầy là tiền để và đã tạo ra nhiều đại lộ thông suốt cho hoá học xanh.


Từ đó, có thể kết luận là nhà hoá học trong tương lai sẽ dự phần tối quan trọng trong những việc làm sáng tạo cho sự phát triển khả chấp dự phần vào mọi định chế kinh tế, xã hội, và môi trường của thế giới.


Cây gậy và củ cà rốt trong phát triển bền vững


Thông thường, chính phủ hay cơ quan chính quyền và từ “bền vững” không thể hiện cùng một “nhịp điệu”. Từ một địa phương nhỏ, đến thành phố lớn, cả một quốc gia, hay thậm chí đến Liên Hiệp Quốc, tất cả đều hoạch định chính sách làm thế nào để mang đến những yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng lên người dân và kinh tế chung.


Các chính phủ luôn cố gắng tạo nên một thí dụ điển hình trong mọi hoạt động phát triển để từ đó làm một khung chung gợi ý cho cá nhân hay công ty hình dung ra sự phát triển khả chấp.


Nhưng trên thực tế, có một phát triển nào thuần tuý là một phát triển khả chấp hay không?


Nếu chúng ta lấy thí dụ việc sản xuất rượu (ethanol) từ bắp để có năng lượng thay thế nạn khan hiếm dầu khí trên thế giới. Nếu ngừng ở nơi đây, chúng ta có thể kết luận rằng, chính sách nầy là một phát triển khả chấp góp phần vào việc giải quyết sự hâm nóng toàn cầu. Nhưng chính sự phát triển nầy gây ra một vấn nạn khác là làm cho giá thực phẩm gia súc tăng lên, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy làm cho đời sống kinh tế của người dân khó khăn hơn. Do đó, sự phát triển trên không thể được xem như là một phát triển khả chấp được, vì đường hướng giải quyết một vấn đề hình thành một vấn nạn khác cho người dân.


Vào ngày 18 tháng 11. 2013 vừa qua, Tổng thống Obama vừa ra một thông tư cho biết đã yêu cầu EPA duyệt xét lại việc xử dụng ethanol làm chất trợ oxy cho xăng chạy xe. Lý do ông đưa ra quyết định trên là vì kết quả trong 5 năm thử nghiệm, việc thêm ethanol vào xăng không làm thay đổi hiệu năng và hiệu quả kinh tế trong việc tiết giảm năng lượng trong việc nầy. Ông cũng đã đề nghị nghiên cứu thêm về việc du`ng biogas…


Rốt ráo lại, hiện tượng cây gậy và củ cà rốt rất tương đối trong mọi phát triển trong hiện tại và tương lai. Từ thí dụ điển hình trên, mọi hành động của chúng ta trong phát triển cần phải soi rọi đủ mọi khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, thậm chí đôi khi cần phải cân lường với nhiều yếu tố chính trị địa phương hay quốc tế nữa.


Kết luận

Hi`nh 3 (xin xem attachment trang 47- KTTT 93)


Hầu hết mọi người trong chúng ta đều đồng thuận về việc ứng dụng tất cả mọi phương tiện về năng lượng, về sản xuất để đạt được sự phát triển khả chấp cho thế giới ngày hôm nay. Đó là điều cần thiết. Tuy chúng ta, theo định nghĩa không “hứa” là phải bảo vệ môi trường thế giới sạch qua “phát triển bền vững” đối với thế hệ tương lai, nhưng dù muốn dù không chúng ta cũng phải có trách nhiệm trong việc phát triển khả chấp nầy.


Khả chấp trong hiện tại, nhưng phải khả chấp cho luôn cả tương lai.


Trong suốt thế kỷ 20, vì trữ lượng của các loại năng lượng hoá thạch (fossil fuel) được xem như là “vô tận”. Từ đó con người trở nên làm biếng và tự ru ngủ với chính mình qua việc tận dụng nguồn nguyên liệu của thiên nhiên. Do đó, khái niệm phát triển khả chấp chưa thành hình, những công nghệ sạch không được lưu ý và nghiên cứu. Nơi đây thể hiện một thái độ “không khả chấp” trong phát triển của con người ở thế kỷ 20.


Mãi đến gần cuối thế kỷ, quan niệm nầy mới được các khoa học gia, kinh tế gia, nhà môi trường, xã hội học…lưu ý.


Có thể nói, tình trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu, sự hâm nóng trái đất, ảnh hưởng nhà kính trên trái đất đã đến hồi báo động, con người mới bắt đầu chuyển hoá theo hướng phát triển khả chấp. Nhưng chậm còn hơn không! Đây là một tín hiệu cho thấy con người ngày hôm nay nhận lãnh lấy trách nhiệm của mình để cố gắng gầy dựng lại một môi trường “xanh” cho thế hệ mai sau.


Tiến trình chuyển hoá nầy là một tiến trình tự nguyện và dai dẳng cũng như không giản dị hay chỉ kéo dài một thời gian. Nhưng đó là một tiến trình liên tục để bước vào tương lai.


Môi trường là một ẩn số, nhưng là một ẩn số chúng ta có thể kiểm sóat và giải đáp được; do đó, chúng ta phải hiểu và hoạch định chương trình hành động thế nào cho phù hợp với tiến trình toàn cầu hoá và phát triển khả chấp.


Phát triển khả chấp không phải một điểm đến, mà chính là con đường vô tận chúng ta phải đi, và tất cả chúng ta phải cùng hoà chung một nhịp điệu và cùng tiến bước. Có được suy nghĩ như thế, chúng ta mới hy vọng kéo dài sự sống của Trái Đất chúng ta đang cư ngụ.


Chúng ta, những người con Việt cần phải động não nhiều thêm nữa để vạch ra một đường hướng tương lai cho Việt Nam trong điều kiện “khả chấp” thực sự có thể áp dụng vào tình trạng thực tế của Đất và Nước.


Bài đọc thêm:

Phòng Ngừa Ô Nhiễm:
Chiến Lược Tối Ưu Cho Phát Triển Toàn Cầu

Welcome to a greener, cleaner future. . .

Hinh 4 (xin xem attachment trang 48- KTTT 93)


Trong vòng một thập niên trở lại đây, ở các quốc gia hậu kỹ nghệ, phong trào Hóa học Xanh (Green Chemistry) đã được các nhà khoa học đưa lên hàng đầu trong việc giải quyết ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Mục tiêu nầy do Hội Đồng LHQ về Môi sinh và Phát triển đề ra qua Nghị trình 21 là: Tạo dựng tăng trưởng kỹ nghệ, Cân bằng môi sinh, và Tiến bộ xã hội. Đây là ba nguyên tắc căn bản để có thể xây dựng được một sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Một trong những biện pháp để tiến tới mục tiêu trên là làm thế nào để phòng ngừa ô nhiễm. Từ suy nghĩ nầy, phong trào hóa học xanh ngày càng phát triển mạnh và được xem như là một biện pháp hữu hiệu nhất hiện tại để giải quyết các vấn nạn môi trường.


Hàng năm có rất nhiều Hội nghị ở cấp quốc gia và quốc tế về vấn đề trên qua những chương trình kỹ thuật nhất là ở các đại hôi của Hội Hóa học Hoa Kỳ (American Chemical Society – ACS). Nhiều tạp chí khoa học khác đều có những ấn bản đặc biệt liên quan đến Hóa học Xanh như tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Hạch toán Hóa học (Scientific Research & Accounts of Chemical). Riêng tại Anh Quốc, Hội Hoá học Hoàng gia đã phát hànhtạp chí Hóa học Xanh từ mười năm qua.


Một số viện đại học trên thế giới cũng đã thành lập phân khoa riêng cho môn Hóa học Xanh nầy. Viện Hóa học Xanh thuộc Hội Hóa học Hoa Kỳ đã đóng góp rất nhiều khóa huấn luyện cho sinh viên và các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới. Và công nghệ Hóa học Xanh đã ra đời cũng như đã được xem như là một công nghệ chiến lược cho phát triển bền vững toàn cầu.


Hiện tại, trên thế giới đã có nhiều Viện hay Trung tâm nghiên cứu đã được thành hình ở Anh Quốc, Ý, Nhật Bổn, Hoa Kỳ, và Úc Châu. Có thể nói hầu hết các nhà hóa học trên thế giới đều được biết qua thông tin về Hóa học Xanh ngày nay.
Hóa học Xanh hay Hóa học Bền vững
Hóa học Xanh còn được gọi là Hóa học Bền vững đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) đề xướng lần đầu tiên với mục đích để phòng ngừa ô nhiễm nhằm truy tìm những biện pháp giải quyết, sáng kiến kỹ thuật tối ưu hơn là đặt trọng tâm vào việc quản lý và xử lý các chất thải rắn, lỏng, và khí từ kỹ nghệ.


Trên 12 nguyên tắc căn bản để thực hiện công nghệ hóa học bền vững, công nghệ sinh học và siêu vi (nano) là hai công nghệ được áp dụng nhiều nhất trong các quy trình sản xuất và chế biến hóa chất. Điểm đặc sắc của hai công nghệ nầy là làm cho môi trường rất ít hay không bị ô nhiễm.


Vấn đề cấp bách được đặt ra là làm thế nào để cho tất cả các quốc gia trên thế giới được cập nhật thông tin và áp dụng những công nghê mới khám phá sau nầy. Nếu không, cuộc cách mạng xanh chỉ có thể xảy ra ở những quốc gia hậu kỹ nghệ và vấn nạn ô nhiểm toàn cầu vẫn chưa được giải quyết đúng đắn.


Hinh 5- xin xem attachment trang 49- KTTT 93

Corn cup- Biodegradable in 1 to 5 years


Trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về Phát triển Bền vững tại Johannesburg năm 2002, GS Jurgen Metzger thuộc đại học Oldenburg (Đức) có nêu lên những tiến bộ của thế giới trong việc ứng dụng Nghị trình 21 vào chính quốc như việc sử dụng hóa chất an toàn cũng như lưu tâm nhiều đến sức khỏe của con người và môi trường. Đây chính là một đóng góp lớn của các công ty sản xuất hóa chất trên thế giới. Công ty Dow Chemical (Hoa Kỳ) là một công ty sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới đã giảm được sự thải hồi thán khí (CO2) trong các quy trình sản xuất từ 28,1 triệu tấn năm 1994 xuống còn 26,1 triệu tấn năm 2002.

Hinh 6: xin xem attachment trang 49- KTTT 93


Market traders are not allowed to use plastic bags
(Kế hoạch khuyến khích không dùng bao plastic ở Ấn Độ)


Sau cùng GS Metzger đã đề nghị Viễn kiến 2020 (Vision 2020) với một mục tiêu rõ ràng là giảm thiểu 30% năng lượng so với năm 2002 trong các công nghệ sản xuất hóa chất toàn cầu. Và Ông cũng đã tiên liệu sẽ có 25% hóa chất hữu cơ sẽ được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tái sinh.


Tuy nhiên, Ông cũng đưa ra một nghi vấn là sẽ rất khó để cho toàn thế giới áp dụng các kỷ năng mới nầy cũng như “sự ù lì” của một số đại công ty vẫn còn muốn đi theo lề lối cũ trong kỹ nghệ như sử dụng nguồn hóa dầu để sản xuất ra sản phẩm hóa học khác hơn là áp dụng nguồn nguyên liệu tái sinh.
Chất dẽo tổng hợp từ thực vật
Một trong những việc làm đáng ca ngợi của công ty Cargill Dow thuộc nhóm Nature Works là đã thành công trong việc sản xuất chất dẽo (plastic) từ trái bắp. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng xanh lớn nhất vào đầu thế kỷ 21 nầy. Polylactic acid hay PLA là một loại chất dẽo thực vật có được từ việc tổng hợp đường dextrose trong trái bắp. Phát minh nầy đã được giải thưởng Presidential Green Chemistry Challenge năm 2002. Loại plastic “bắp” nầy có thể áp dụng trong các kỹ nghệ như quần áo, khăn, thảm, bao bì cho thực phẩm và nhiều ứng dụng khác trong nông nghiệp. Cũng theo Cargill Dow thì việc sản xuất chất dẽo trong điều kiện trên sẽ giảm thiểu được 20 đến 50% năng lượng sử dụng so với việc sản xuất theo quy trình chất dẽo hiện tại.


Hinh 7: xin xem attachment trang 49- KTTT

Khay plastic làm từ bột bắp ở Hoa Kỳ
Công ty nầy hiện ở Blair, Nebraska đã bắt đầu sản xuất 140.000 tấn /năm từ năm 2002 và dự kiến tăng lên trên 1.000.000 tấn vào năm 2014.
EPA Hoa Kỳ đã tổng kết tất cả các thành quả của Hóa học xanh tại nước nầy từ năm 1996 đến 2002, là trung bình hàng năm, Hoa Kỳ đã:
• Loại bỏ 800.000 tấn hóa chất trong đó có Chlorofluorocarbon (CFC)(Chất làm vỡ từng ozone của bầu khí quyển), hợp chất hữu cơ nhẹ, độc hại và không bị sinh thoái hóa;
• Giảm 650 triệu gallon dung môi hữu cơ;
• Giảm 138 tỷ gallon nước dùng trong việc sản xuất các kỹ nghệ dệt, phim ảnh, chất bán dẫn;
• Giảm được 90.000 tỷ đơn vị năng lượng tiêu thụ Btu và 430.000 tấn thán khí (CO2) thải hồi vào không khí;
• Giải quyết được 19 triệu tấn phế thải độc hại đã được xử lý hay tái sinh.
Cản ngại trong việc chuyển đổi quy trình sạch
Đứng trên căn bản lợi nhuận, việc chuyển đổi các quy trình cổ điển qua quy trình sạch thích hợp với tiến trình toàn cầu hóa là một việc không dễ dàng. Vì thế, tích cách “bảo thủ trong sản xuất” là một trong những cản ngại căn bản cho việc chuyển đổi nầy.
Lấy một thí dụ trong kỹ nghệ dược phẩm. Theo ước tính, nếu một công ty trong kỹ nghệ nầy đã nghiên cứu thành công dây chuyền sản xuất sạch, thì trong giai đoạn chuyển tiếp, công ty có thể bị gián đoạn hay giảm 50% sản xuất; từ đó việc thất thoát mức lợi nhuận sẽ phải là những con số đáng kể mà khó có công ty nào chấp nhận hy sinh được.
Do đó, để giảm bớt tính bảo thủ trên, các công ty, ngoài việc nghiên cứu quy trình sạch cần phải thực hiện song hành với việc nghiên cứu tài chính và thị trường trong công cuộc chuyển đổi nấy.
Những điểm “tối” trong hóa học xanh
Chuyển hóa hóa học hiện tại qua hóa học xanh là một cuộc cách mạng toàn diện, do đó những nhà hóa học và kỹ sư hiện đang gặp phải nhiều khó khăn trong công cuộc chuyển đổi nầy. Lý do là hầu như không có một quy trình dự kiến nào để làm căn bản cho nghiên cứu cả, mà chỉ dựa vào tính sáng tạo cá nhân của những người làm khoa học.


Trên lý thuyết, kinh tế nguyên tử (atom economy) là một nguyên tắc căn bản để thực hiện hóa học xanh đã được GS Burry Trost, đại học Stanford gợi ý vào năm 1991. Dựa theo quan niệm trên, phương pháp tổng hợp nguyên tử sẽ được áp dụng triệt để để hoàn thành sản phẩm sau cùng. Từ đó có thể kiểm soát được lượng “nguyên tử nguyên liệu” và “nguyên tử sản xuất”. Theo nguyên tắc nầy, thì trong quá trình sản xuất sản phẩm sẽ không có phụ phẩm (by-product). Thí dụ như trong quá trình cổ điển, việc sản xuất thuốc diệt cỏ 2,4,5-T đã sinh sản ra một phụ phẩm nổi tiếng là TCDD hay Dioxin.
Vấn đề mấu chốt của việc tổng hợp trên là làm thế nào đo lường “nguyên tử nguyên liệu” cho công cuộc tổng hợp. Và đây cũng là điểm đen trong cuộc cách mạng xanh nầy.


Kết luận


Mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại trong việc chuyển đổi các quy trình sản xuất hóa chất cổ điển ra quy trình sạch, điều không thể chối cải là hóa học xanh hiện nay vẫn là một biện pháp phòng ngừa ô nhiễm hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nhận thức trên vẫn còn nhiều nghi vấn khó mang đến sự đồng thuận của nhiều nhà khoa học trên thế giới.


Các câu hỏi được đặt ra trong hiện tại là:

• Liệu các nguyên liệu đến từ việc chuyển hóa sinh học, hay tái sinh có thể hoàn toàn thay thế được nguyên liệu dầu hỏa hay không?
• Thán khí và các nguồn khí thải khác có thể được thu hồi và chuyển đổi thành hóa chất khác hay không?
• Liệu khinh khí (hydrogen) sẽ là một nguồn năng lượng chính trong tương lai?
• Liệu các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp và dược phẩm sẽ là những hóa chất có thể dễ bị sinh thoái hóa (bio-degradable) và không còn ảnh hưởng lên môi trường?
Nhiều nhà môi sinh bi quan đã nghi ngờ sự thành công của khái niệm về hóa học xanh và từ đó quy kết là sự phát triển bền vững đúng nghĩa không thể nào thực hiện được và chỉ là mộng tưởng mà thôi.
Ngược lại, những người lạc quan tin tưởng rằng tiến trình phát triển bền vững là một hướng đi, chứ không phải là mục tiêu để đến đích.
Và Hóa học Xanh là một cẩm nang căn bản đưa đến việc làm sạch và bảo vệ môi trường.
Nghĩ được như thế, Hóa Học Xanh sẽ là ngón tay chỉ hướng Niết Bàn của Đức Phật Thích Ca trong công cuộc phát triển bền vững toàn cầu.

Mai Thanh Truyết

TS NGUYỄN VĂN LƯƠNG * ĐỪNG ĐỂ QUÁ TRỄ

Đng để Quá Trễ...
Bài của TSKT Nguyễn Văn Lương
 
Mời Quý hữu đọc/nghe phát-biểu của TSKT Nguyễn văn Lương nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo-Dục Hoa-Kỳ về

-
Lý-do thất bại của CS Trung Cộng và Việt Nam , chậm lắm là 2020 (kinh-tế).
- Vụ đa số HO về nước (tiếp tay cho VC).
- Vụ HK muốn phủi tay với đám Việt-Kiều về nước. ( Vụ này tôi đã có lần chuyển tiếp v/v Mỹ đã có
danh-sách 21.000 người này).


 
Trước năm 1954, dân nội thành nuôi sống du kích. Trước năm 1975, dân miền Nam tiếp tế vô hạn định cho bọn giải phóng MN. Chạy sang ngoại quốc lại vẫn đi về quê nhiều nhất là quí vị HO, vậy làm sao thắng được địch. Hỡi quí vị HO vẫn còn nhớ lúc ở tù, cơm chẳng có mà ăn. Viêt vương Câu Tiễn ngàn năm xưa phải nằm gai nếm mật mới thắng được Ngô vương Phù Sai. Quí vị dễ quên, ham vui, ăn nhậu, phè cánh nhạn quá!
 
Kính chuyển AUDIO và TEXT bài phát biểu đặc biệt của  Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương, chuyên gia kinh tế tài chánh, tị nạn 1975, làm việc tại Hoa Kỳ & nhiều quốc gia hải ngoại. Bài phát biểu và các thảo luận này được thu âm qua hệ thống PALTALK ngày Chúa Nhật 10-6-2012. Kính gởi quý vị audio bài nhận định ghi chép bên dưới.
 
 
 
 
 
 
 
Đừng Để Quá Trễ!

Tiến sĩ Nguyễn văn Lương
--- Khi mà Trung Cộng sản xuất hàng hóa ào ào như vậy, thì Hoa Kỳ biết là nó mắc mưu rồi, thì mới chơi vụ thất nghiệp. Thất nghiệp kéo dài, dây chuyền tới Âu Châu, thì tất cả thất nghiệp hết, không ai xài tới hàng hóa Trung Cộng hết. Cho nên kinh tế Trung Cộng rất là tệ hại bây giờ, giống như Việt Nam . Mô hình kinh tế Trung Cộng và Việt Nam giống nhau.
 
-- Đồng lương thấp, người dân không được trả lương cao. Cho nên người dân không có mãi lực, có nghĩa là không có tiền để buôn bán trong nước (...) Dân không có tiền để mua. Mà hàng hóa chế tạo ra để bán ra ngoại quốc thì không phải là nhu cầu ở trong nước. Chính vì vậy mà hàng hóa ứ đọng tùm lum, dân không có tiền. Dân thất nghiệp, không có tiền, không được trợ cấp như dân bên Mỹ này, thì dân sẽ nổi dậy thôi!
 
 
 
 
 
 
--- Tư bản (Tàu) cũng phá sản vì mượn tiền (ngoại quốc). Dân chúng cũng không có tiền mua, thì đói khổ như nhau. Thêm vào đó, với 1 tỷ 300 ngàn người Tàu, ngay cả hải sản, cơm rau, chó mèo cũng không còn nữa. Đừng tưởng họ có đồ ăn, họ không có đồ ăn đâu. Đó là vấn đề của Trung Cộng, sự khổ sở của họ rất là khủng khiếp.
 
 
 
--- Vì tôi chưa có mặt ở Việt Nam, cho nên tôi chưa so sánh được người dân Trung Hoa với Việt Nam như thế nào, nhưng theo những người bạn của tôi kể, thì trong nghĩ rằng, ở Việt Nam có lợi điểm là dân Việt Nam có hải ngoại gởi tiền về, thì tương đối đỡ hơn. Nhưng 1 đô la mà mua được 4,5 quả trứng, thì cũng là tệ hại lắm rồi... Từ khủng hoảng kinh tế dẫn tới khủng hoảng chính trị, thanh trừng nhau.
 
 
 
--- 60% Hải quân Hoa Kỳ tới Đông Nam Á, chắc chắn ảnh hưởng tới chiến trường Đông Nam Á. Office of Development Assistance (ODA) bên Đan Mạch đã cúp viện trợ cho Việt Nam số tiền chỉ có 1.5 triệu. Chúng ta sẽ đóng vai trò gì cho tương lai Việt Nam ?
 
 
 
-- Với kỹ thuật tân tiến của Hoa Kỳ hiện tại, chưa có một chiếc tàu nào gặp hurricane (bão) mà bị hủy bỏ. Hệ thống khí tượng của Hoa Kỳ rất tân tiến. Những chuyến tàu cruises của Mỹ không bao giờ thay đổi. Những hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ di chuyển ngoài khơi, đặc biệt những hàng không nguyên tử sau này, cả hai ba chục năm không cần tiếp tế nhiên liệu. Tại sao Mỹ phải đến Cam Ranh? Chẳng qua là để thổi một bản tin tới Trung Cộng, để xem "Trung Cộng làm gì tao cho cho biết".
 
-- Hoa Kỳ không có chủ trương chiến tranh. Hoa Kỳ không muốn chế độ Trung Cộng hiện tại có thể dùng mọi cách tuyên truyền để kéo dân tộc Trung Hoa vào một cuộc chiến tranh đồng lòng với chính phủ. Hiện tại, dân chúng ở Trung Quốc rất chán ghét chế độ này, các cuộc biểu tình ở trong nước (Tàu) xảy ra hàng ngàn lần mỗi tháng. Cuộc sống của dân chúng thật là cực khổ. Chúng tôi biết, bởi vì chúng tôi từng có mặt ở bên đó, có công ty ở bên đó, có nhân viên ở bên đó (Trung Quốc)...Trung Cộng có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta phải lo chuyện Việt Nam trước khi Hoa Kỳ giải quyết Trung Cộng.
 
 
 
-- Người Việt Nam của chúng ta, đặc biệt ở hải ngoại, nhất là những người từng đi tù Việt cộng, thì chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta đã bị cộng sản Việt Nam lừa đảo quá nhiều rồi, không phải chỉ bây giờ, mà chứng minh từ quá khứ. Họ đã tuyên truyền, đã thành lập mặt trận giải phóng miền nam, xâm chiếm miền Nam, rồi họ xây nhà tù, dùng trường học, nhà thờ, chùa chiền làm nơi tù đày. Tù ở miền Nam quá nhiều. Mục đích tù đày là huỷ diệt, bóp chẹt sức lãnh đạo, các sĩ quan cao cấp ở miền Nam .
 
 
 
--- Liên sô bị sụp đổ cũng vì kinh tế,vì vấn đề hết tiền. Họ hoảng sợ, như Trung Cộng. Họ có các hạ tầng cơ sở theo kinh tế chỉ huy (....) Trung Cộng có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta phải lo chuyện Việt Nam trước khi Trung Cộng được Hoa Kỳ giải quyết ....Không để cho quá trễ.
 
 
 
--- Việt cộng cố gắng giữ sự im lặng của người dân trong nước. Họ muốn thế giới hiểu lầm rằng người dân trong nước hài lòng, chấp nhận chế độ này, chấp nhận những gì đang có, không có đấu tranh! Đất đai tài nguyên đang bị bán. Trong sự nợ nần quá nhiều của Việt Nam bây giờ, họ sẽ tiếp tục bán thêm. Họ lấy đất của dân bán, để lấy tiền trả nợ. Tiền lời trả nợ thôi, Nếu quý vị không tin tôi, hãy vô Bloomberg số 25.5.2012, hàng năm Việt Nam phải cần 4 tỷ mỹ kim để trả tiền lời! Nếu mà chúng ta không có 4 tỷ đó (gởi về Việt Nam), thì chế độ Việt cộng sẽ sụp như Liên sô đã sụp vào thập niên 1990's vì không có tiền để trả nợ.
 
 
 
--- Nếu chúng ta đi theo đường chính trị, thì phải chờ từ 2 tới 7 năm. Nếu chúng ta đi theo đường kinh tế, KHÔNG GỬI TIỀN VỀ VIỆT NAM, KHÔNG DU LỊCH VỀ VIỆT NAM, Việt cộng sẽ không có 4 tỷ --- 4 tỷ để trả tiền lời thôi, thì những công ty quốc tế liên quan tới Việt Nam sẽ đòi nợ, thì chế độ Việt cộng sẽ bị sụp, như Soviet Union thập niên 90.
 
 
 
--- Tôi chưa có về Việt Nam lần nào. Giả sử quý vị về thăm dò Việt Nam , quý vị thấy rằng Trung cộng ở khắp mọi nơi, nhất là ở ngoại ô thành phố. Khi bộ trưỏng quốc phòng Mỹ, ông Leon Panetta tới Cam Ranh, thì người ta mới la làng lên là người Trung Cộng nuôi cá ở Cam Ranh. Càng ngày, người Tàu càng sống trên nước Việt Nam quá nhiều!
 
 
 
--- Từ thập niên 1960, trong cuộc cách mạng văn hóa của Mao trạch Đông, dân Trung Hoa mỗi gia đình có một đứa con. Cho tới giờ này, Trung Quốc có 225 triệu đàn ông (đông gấp 3 dân Việt) trên 18 tuổi, không có đàn bà để lấy vợ! Thì một phần đàn ông Tàu qua Việt Nam , mình có đủ phụ nữ cung ứng cho họ hay không? Đặc biệt là đàn bà Việt Nam cố gắng tìm chồng ngoại quốc, để hy vọng nuôi được gia đình.  Bây giờ người chồng đó nằm ngay trong đất nước của mình ! Thì quý vị thấy sự đồng hóa có thể xảy ra hay không? Nếu để 7 năm, 8 năm, 10 năm nữa, thì những vợ Viêt lấy chồng Tàu đẻ con lai đó, thì họ có thể giết chồng họ được không?
 
 
 
--- Tình trạng dinh dưỡng ở Việt Nam bây giờ quá tệ hại rồi! Tôi vừa gặp một người bạn ngoại quốc từ Việt Nam ra, họ nói thẳng với tôi là tình trạng lạm phát ở Việt Nam quá tệ. $1 đô la U.S. ở Việt Nam chỉ mua được 4 trái trứng gà đẻ ở trong farm! Trứng gà nhập cảng thì mua được 5 trái.  Đối với đồng lương Việt Nam , quý vị thấy, $1 chỉ mua được 4,5 trái trứng, tưởng tượng là nạn lạm phát ở Việt Nam lớn cỡ nào. Tiền bạc ở Việt Nam làm sao đủ để nuôi, để dinh dưỡng người dân? Lẽ dĩ nhiên có những thành phần rất giầu, nhưng họ giúp gì được cho đất nước mình? Hay là họ a-dua để cho đất nước mình tệ hại hơn? Chúng ta cần phải nghĩ đến việc phải làm thế làm sao gấp rút làm cho đất nước Việt Nam mình khá hơn.
 
 
 
--- Nếu chúng ta kéo dài, chờ đợi, chưa gấp rút giải thể chế độ Việt cộng, thì chế độ CSVN sẽ chờ đợi họ có cơ hội ký được một contract về dầu khí ngoài khơi Việt Nam, hoặc là cái mỏ nào đó đào ở trong nước, là Việt cộng họ sẽ có tiền để trả nợ cho số tiền lời mà họ đã phá, như vụ Vinashin, Vinalines, Vinawaco, v. v.. Họ cũng biết số tiền mà mình (người Việt hải ngoại) gởi về, có lúc sẽ bị chấm dứt, bị giảm đi, họ sẽ gặp trở ngại trong vấn đề trả tiền lời cho thế giới, và sẽ bị sụp đổ. Cho nên Việt cộng họ yêu cầu Mỹ viện trợ, họ làm mọi cách để có tiền đôla.
 
 
 
--- Nhìn qua ảnh hưởng tâm lý mà chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng. Tôi thấy nếu giả sử người dân Việt Nam rất thích Hoa Kỳ bây giờ? Lẽ dĩ nhiên đó là vấn đề tâm lý, có người Việt hải ngoại bên này nữa. Quý vị yên tâm, khi Việt Nam thay đổi trong tương lai (không cộng sản), thì Việt Nam sẽ rất là hùng mạnh, bởi vì cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại có rất nhiều người tài.  Cộng đồng hải ngoại có được "bộ ngoại giao" cho nước Việt Nam, cho vấn đề tái thiết nước Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một nước hùng cường trên thế giới.
 
 
 
--- Hoa Kỳ ve vãn nước Việt Nam để có lợi cho Hoa Kỳ? Xin lỗi quý vị, nếu Hoa Kỳ muốn có lợi, thì Hoa Kỳ sẽ sử dụng cộng đồng người Việt hải ngoại, chứ không phải người dân trong nước Việt Nam. Bởi vì chúng tôi là những người thấm nhuần tất cả những văn hóa, kinh nghiệm, thủ tục hành chánh của Hoa Kỳ! Thì những người như tụi tôi mà về Việt Nam làm việc thì mới sẽ có lợi cho Hoa Kỳ nhiều hơn chớ! Giống như lực lượng cộng đồng Cuba ở Hoa Kỳ mà làm việc cho Nam Mỹ, để có hệ thống xuất nhập cảng khổng lồ tới nước Hoa Kỳ.
 
 
 
--- Nước Việt Nam mình có nhiều cơ hội. Trong một chuyến đi Tây Đức, tôi có gặp một người Đức nói với tôi: Những quốc gia khác họ cần Mỹ mà không được, trong khi Mỹ đến Việt Nam thì tụi mày đuổi đi! Đó là nói trước năm 1975. Rất nhiều người muốn di cư qua Mỹ để ở mà không được, mà tụi bây lại muốn bỏ nước Mỹ, đi về Việt Nam ?
 
 
 
--- Xin thưa quý vị, chuyện đó có thể xảy ra lắm: Mỹ có thể trục xuất một số người ! Tại vì năm ngoái đây, tổng thống Obama ban hành một đạo luật cho người Việt Nam khi về già được về Việt Nam sống! Gởi tiền về Việt Nam sống. Quý vị phải hiểu rằng tại sao Mỹ phải làm như vậy không? Đó là trút bớt một gánh nặng rất là lớn!  Là vì những người già ở Hoa Kỳ này sẽ làm Mỹ tốn thêm tiền y tế, tiền thuốc men, tiền chăm sóc, tiền viện dưỡng lão!  Đủ thứ tiền hết đó! Nếu họ về Việt Nam , Mỹ chỉ cần gởi họ bảy tám trăm ($700, 800) là xong rồi! Họ mong những người đó đi về Việt Nam !  Chứ không phải họ muốn quý vị ở lại đây đâu, bởi vì người già chẳng sản xuất gì cho nước Mỹ nữa, kể cả tôi khi mà tôi về già! Nhưng mà kết quả trong năm vừa rồi, không có người già nào đi về Việt Nam ở hết, họ chỉ du lịch về Việt Nam thôi.
 
 
 
--- Họ đi về hí hố chơi, nhất là những người già. Thậm chí những người HO đi về Việt Nam nhiều hơn những thành phần đi trước! Tôi phải nói thẳng với quý vị như vậy.  Đó là những người đóng góp cho chế độ cộng sản này rất là nhiều! Hôm nay tôi xin nói thẳng với quý vị vậy, không phải là tôi chỉ trích bực bội gì quý vị. Nhưng chúng ta phải đưa ra, để đưa ra một con đường.  Chúng ta phải giải quyết vấn đề Việt Nam cho nhanh hơn!
 
--- Nếu chúng ta là gánh nặng của Hoa Kỳ, thì Quốc Hội Hoa Kỳ rất có thể ban hành đạo luật này: những người Việt ở Hoa Kỳ du lịch về Việt Nam là những người không bị nguy hiểm bởi cộng sản Việt Nam, thì những người này có thể bị trục xuất về Việt Nam, nếu sau này họ còn negotiate để mà làm chuyện đó! Thì đó cũng là một hình thức để giải quyết vấn đề chi phí nặng về Medicare, vấn đề y tế của Hoa Kỳ! Tôi không nghĩ là Hoa Kỳ có thể làm chuyện đó, nhưng quý vị đừng có nghĩ là vấn đề đó sẽ không xảy ra! Chuyện đó đã xảy ra cho Cuba rồi! Nếu quý vị không tin, thì tôi đã có tài liệu về 8-điểm về Cuba, mà chính phủ Hoa Kỳ ra sắc lệnh này cho Cuba hồi năm 2004, để 2009 Cuba phải thay đổi. Trong đó, quý vị thấy có những điểm rât là chặt chẽ, Mỹ trục xuất người Cuba một cách dễ dàng!
 
 
 
--- Tại sao giai đoạn này rất thuận lợi (để cứu nước)? Người dân Việt Nam từ Bắc xuống Nam, tất cả đều rất bất mãn. Chắc chắn là họ bất mãn, và mơ ước có sự thay đổi cho Việt Nam . Điều chắc chắn nữa, mà nãy giờ tôi đang nhấn mạnh tới, là hệ thống tài chánh Việt Nam quá nhiều tệ hại.  Không những là vấn đề trả nợ không nổi, hệ thống hành chánh trong nước rất tệ hại, đồng tiền Việt Nam không được chấp nhận trên thế giới nữa. Bây giờ họ chỉ tiêu xài, sử dụng đồng đôla mà thôi. Thế giới không chấp nhận đồng tiền Việt Nam nữa. Chính vì vậy, nếu Việt cộng không có đủ đôla trả tiền lời, thì thế giới sẽ la làng lên, thì trong vấn đề kinh tế, Việt Nam sẽ sụp. Điều rõ ràng là sẽ như vậy.
 
 
 
--- Trở lại vấn đề: Khối chuyên viên hùng hậu của thế giới, chúng ta phải nói rằng Việt Nam mình có nhiều nhất bây giờ! Mình chỉ thua sau Hoa Kỳ mà thôi, chứ không thua ai hết đó! Tại vì sao? Những người như tôi, hoặc là một nửa triệu người ở Mỹ đây, không phải chỉ học để ra trường, mà họ cạnh tranh với dân bản xứ để tiến thân nữa! Dân bản xứ đây có thể là người Nhật, có thể là người Đức, người Pháp, người Anh. Ngó kỹ, họ cạnh tranh để tiến thân nữa. Thì làm sao họ (chuyên viên Việt) là những người dỡ được! Khi kinh tế Mỹ suy thoái hiện nay, biết bao nhiêu người dân bản xứ mất nhiều việc, mà người Việt vẫn có việc làm, tức là mình cũng thuộc loại khá chút nào chứ. Thì nếu chúng ta đồng lòng trong vấn đề thay đổi Việt Nam , không có chuyện gì mà chúng ta làm không được!
 
 
 
--- Một điều rất quan trọng mà tôi cần nhấn mạnh nhiều lần: Việt Nam mình có một "bộ ngoại giao" ở hải ngoại rất lớn!  Quốc gia nào mình cũng có bộ ngoại giao hết, đó là cộng đồng của mình! Cộng đồng của mình! Cộng đồng của mình nói chuyện với ông này ông kia, tổ chức này tổ chức kia! Trước khi tôi làm việc cho Công ty này, thì tôi đã được chỉ định làm Deputy của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, coi 28 trường đại học, về vấn đề tài chánh. Và rồi tôi từ chức, để nhận job của công ty này.
 
 
 
--- Tôi tha thiết mong là chúng ta cần làm gì cho khá hơn, không thể ngồi chờ được! Tôi nhớ lời cụ Phan Chu Trinh ngày xưa hỏi: chúng ta có phải là người vọng ngoại hay không? Chúng ta có chờ đợi hải ngoại, tôn trọng hải ngoại hay không? Hay là biết khả năng của nhau, chỉ bảo nhau, đưa Việt Nam đi đường khá hơn? Sự vọng ngoại đời xưa thì đúng, vọng ngoại bây giờ là sai. Lý do? Khối người Việt hải ngoại chúng ta có nhiều người giỏi hơn người ngoại quốc nữa, thì quý vị vọng ngoại làm cái gì? Bụt nhà không thiêng hay sao đây? Đó là lý do tôi muốn đưa ra, để chúng ta phải cùng nhau làm cái gì, do chính chúng ta làm với nhau!
 
 
 
--- Thậm chí, tôi phải nói thẳng với anh em HO ở hải ngoại, tôi xin lỗi, đa số quý vị HO là đàn anh của tôi. Tại vì họ ở cấp bực Đại Uý Thiếu Tá trở lên hết rồi, thì họ là những người khá, người thâm niên trong quân đội. Nhưng mà hành động của quý vị đi về Việt Nam , hành động của quý vị, qua đây, quên cả những cực khổ trong thời tù đày cộng sản, thì có phải quý vị phản bội đất nước? Có phải là phản bội đồng minh bạn bè của quý vị, huynh đệ chi binh của quý vị hay không? Tôi nói thẳng như vậy, nếu quý vị tự ái, chúng ta hãy sẵn sàng bàn cải, học hỏi ... ... ..
 
Chúng ta tập trung tất cả những tâm tình của chúng ta vào đất nước Việt Nam ....
 
 
 
--- Mình cần phải làm cái gì? Như tôi đã thưa với quý vị, chỉ cần 1.5 triệu đôla thất thoát. Đan Mạch cúp viện trợ cho Việt Nam tiền phát triển, thì chúng ta nghĩ thế nào về số tiền 5, 7 tỷ mà chúng ta gởi về Việt Nam ? Chúng ta là những người đang ở Hoa Kỳ  viết thư, viết thỉnh nguyện cho Hoa Kỳ, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đừng có gởi tiền viện trợ, trợ giúp cho Việt Nam, trong vấn đề thiên tai bão lụt, số tiền 100 triệu, 200 triệu đô la, vậy mà chúng ta gởi về Việt Nam vài tỷ đôla! Thì thử hỏi hành động của chúng ta có mâu thuẫn hay không. Tôi xin thưa với quý vị như vậy.
 
 
 
Quý vị nghe tiếp âm thanh trình bày của Tiến sĩ Nguyễn văn Lương.
 
Paltalk ngày 10.6.2012 (audio)
 
 

Tuesday, February 4, 2014

VĂN CHƯƠNG BBC * TRUYỆN CƯỜI ĐẦU XUÂN

 

BBC Mừng Tết Con Đĩ: Welcome to the year of the

“whores”: BBC left red-faced after subtitling error

Người Việt Buồn 
February 4, 2014
2014 FEB 4 YEAR OF THE WHORES 300
The error on BBC: Mừng Năm Mới Con Đĩ
[CƯỜI RA NƯỚC MẮT]


Có phải vì lỗi kỹ thuật phiên âm trọ trẹ [?] hay nhờ vào tài năng dịch thuật “bất hủ” [?] nhiều khôi hài tính của nhóm BBC tiếng Việt [do Hà Nội gài con em vào?] mà đài BBC đã “đỏ mặt” ngay đầu năm khi mời mọc dân chúng toàn cầu mừng “Tết Con Đĩ” [whores=con đĩ] thay vì mừng “Tết Giáp Ngọ” [horses=con ngựa].

Thôi thì cũng dễ hiểu khi phải so sánh kiến thức “văng-mạng” này với chất xám ”đỉnh cao trí tuệ” của ban lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam mà ai cũng đủ hay thừa tiêu chuẩn “thạc sĩ/tiến sĩ” cầu-giấy [diploma mill/fake academic degrees]… không khác mấy loại “giấy-đi-cầu”. Thật là thứ đặc sản vệ sinh có cầu chứng ”cuốc” hồn ”cuốc” túy, rất ăn tiền tại Việt Nam ngày nay.
 
Người Việt Buồn @ Việt Thức
BRIAN O’REILLY – 04 FEBRUARY 2014

THE BBC has been left red-faced after a subtitling error led to viewers being welcomed to the Chinese new year “of the whores”.

The station was broadcasting a segment on the beginning of the Chinese new year, which this year is the year of the horse, when many viewers spotted the error.
Embarrassed station bosses said that the error was noticed and fixed quickly, however it didn’t stop a Twitter storm developing around the gaffe.
It is believed the error could have been caused by an  under pressure stenographer, who have to rapidly type words during a live TV broadcasts.
Some stations also use computer voice recognition software, which is supervised by a person to spot errors in what the computer has picked up.
The station has come under fire before for subtitling errors – during the funeral of the queen mother in 2002 "a moment’s silence" was displayed as "we will now have a moment’s violence".
A BBC spokesperson previously said on the errors: “Mistakes will happen, but we do all we can to keep this to a minimum and are constantly striving to improve accuracy.”


BBC mistakenly rings in Chinese New Year as the 'Year of the Whores'

The British TV network provided a laugh to viewers when reporting on the recently celebrated Chinese New Year. But instead of marking the 'Year of the Horse,' subtitle writers mistakenly dubbed it the 'Year of the Whores,' and screen grabs were circulated — and quickly went viral — online.

Comments (4)



551



27



0













Print
Share This URL:
Revelers celebrate Chinese New Year, the Year of the Horse, but viewers of the BBC were delighted to welcome in the ‘Year of the Whores’ after a subtitle snafu.

Richard Drew/AP

Revelers celebrate Chinese New Year, the Year of the Horse, but viewers of the BBC were delighted to welcome in the ‘Year of the Whores’ after a subtitle snafu.

Welcome to the Chinese New Year of the what?
BBC bosses have been left red-faced after its live subtitling appeared to get lost in translation.
1.  http://www.independent.ie/entertainment/tv-radio/welcome-to-the-year-of-the-whores-bbc-left-redfaced-after-subtitling-error-29978532.html 
2. http://www.belfasttelegraph.co.uk/news/local-national/uk/bbc-chinese-new-year-subtitle-blunder-welcome-to-the-year-of-the-whores-29972459.html
3. http://www.news.com.au/technology/online/bbcs-subtitles-stuff-up-welcoming-viewers-to-year-of-the-whore/story-fnjwnhzf-1226816027904
  4.http://languagelog.ldc.upenn.edu/nll/?p=10088


VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH:
 Không có tài liệu nào nói rõ ai dịch như thế. Người Anh, người Trung Cộng hay Việt Cộng?
Dẫu sao, Trung Cộng, Việt Cộng cũng là đồng chí anh em, cùng chung một bệnh, cùng là một duộc. Giám đốc BBC gà mờ, phó mạng cùi cho mấy anh Tàu, anh Việt. Hoặc là mấy ổng bà đã được đấm mõm hậu hỉ? Không lẽ mấy anh Mỹ, Anh không phân biệt Whore với Horse, mà mấy anh Tàu cũng vậy sao?  Có lẽ là mấy anh Việt Nam tiến sĩ lớp ba trường làng, trí tuệ đỉnh cao dịch như thế đó. 
Ở Việt Nam thiếu gì người giỏi nhưng không thế, không tiền thì chen chân sao lọt. Phảỉ là tay chân các đại thần, con cái đại gia chạy chọt vừa có tiền, có danh  mới trúng tuyển vào chỗ ngon lành như thế  để được xuất ngoại định cư, mua nhà cửa, gửi tiền ngân hàng phòng khi hữu sự là "Tam thập lục kế dĩ đào vi thượng". Cũng có thể là công an, mật vụ, điệp viên cộng sản cài vào.  Công việc chính của họ không là dịch thuật. Người của họ bao lâu vẫn là " hồng hơn chuyên" và thành phần con ông cháu cha. Mấy ông Anh quốc sao lại cúi mặt làm ngơ, lại tiếp tay cho cộng sản làm nhục đất nước của các  ông?
Đây không phải là lần đầu đài BBC sai phạm. Năm 2002, khi thân mẫu nữ hoàng tạ thế, đáng lẽ phải viết "a moment’s silence" (Một vài phút im lặng để mặc niệm) thì lại viết thành"we will now have a moment’s violence") Chúng ta có một vài phút bạo động! Không lẽ ở Anh cũng có tục tắt đèn cho trai gái, đàn ông đàn bà mặc sức quậy mười lăm  phút, nửa giờ?

Năm nay lời chúc mừng "CON ĐĨ " không biết  là điềm xấu hay điềm tốt? Dẫu sao Trung Cộng, Việt Cộng từ lâu  đã có nhiều con đĩ, thàng du đảng  đã làm vua, làm nữ hoàng, làm bộ trưởng, ở trong bộ chính trị và ở trong quốc hội. Lời chúc này là muộn màng nhưng đúng sự thực. Dẫu sao, đầu năm cả thế giới cũng được một trận cười! Chúc mã đáo thành công!

No comments:

Post a Comment