Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 21 November 2016

TƯỞNG NĂNG TIẾN =MỸ & TRUNG CỘNG =

Sunday, January 26, 2014


TƯỞNG NĂNG TIẾN * CÔ DU KICH

Cô Du Kích


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người...
Giang Nam
Tôi chưa bao giờ may mắn được diện kiến một cô du kích, nhìn từ xa xa cũng không luôn, có chăng là chỉ thấy loáng thoáng qua sách báo hay phim ảnh. Sài Gòn Tiếp Thị Online , số ra ngày 21 tháng 12 năm 2011, có tấm hình một cô “đứng trên toà sen” (trông) rất ... ngộ: 
 
Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.
Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: “Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây”. Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên... toà sen.
 
Bác nông dân này nói: “Hồi trước, bà con chúng tôi quyên góp tiền và xây ở đây một tượng Phật bà. Được sáu tháng thì chính quyền không cho để tượng nữa, đòi đập. Ông M., người phát động xây tượng, sợ đập thì uổng phí mới kêu thợ sửa tượng lại thành cô du kích”.
 
Mới đây, tôi lại được thấy “một cô” khác nữa, qua ảnh chụp khi đã qua tuổi thanh xuân:
 
Bà Phạm Thị Chiều, vợ nhà thơ Giang Nam, vừa qua đời tại Nha Trang, hưởng thọ 83 tuổi.Bà chính là “cô du kích” trong bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam, từng lay động nhiều thế hệ những người yêu thơ suốt 53 năm qua.
 
Nhà thơ Giang Nam và bà Phạm Thị Chiều - Ảnh: Trần Đăng
 
“Cô du kích” trong bài thơ với tiếng cười “khúc khích” và đôi mắt “đen tròn” đã bị “giặc giết em rồi quăng mất xác”, còn bà Chiều thì vẫn gắn bó với nhà thơ Giang Nam đến tận hôm nay.
 
Sở dĩ có sự “vô lý” trên là do nhầm lẫn từ một nguồn tin của cơ sở trong thành báo ra. Nhà thơ Giang Nam nhớ lại: “Tôi và nhà tôi có cảm tình với nhau từ khi còn ở chiến khu Đá Bàn (Khánh Hòa) trong kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 1955 chúng tôi mới cưới nhau.
 
Cuộc chiến tranh chống Mỹ mỗi lúc một khốc liệt, để tránh sự bố ráp của kẻ thù, tổ chức phân công cả hai chúng tôi vào hoạt động tại Biên Hòa. Chẳng bao lâu sau, vợ và con gái tôi bị địch bắt giam tại nhà tù Phú Lợi.
 
Giữa năm 1960, tôi nghe tổ chức thông báo rằng vợ con tôi bị địch sát hại trong nhà tù này. Quá đau đớn, trong một buổi tối ở rừng, tôi đã viết xong bài thơ Quê hương. Sau này tôi mới biết, thông tin trên là do nhầm lẫn”.
 
Sự nhầm lẫn ấy để thi đàn Việt Nam có thêm một thi phẩm làm lay động lòng người suốt 50 năm qua về lòng thủy chung của những đôi lứa yêu nhau thời chiến, đã phải chịu nhiều đau thương mất mát để giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.
 
Những dòng chữ trên tôi vừa đọc được trên trang Dân Luận,  cùng với phản hồi của một vị độc giả (chắc) không dễ tính:
 
thichkhach (khách viếng thăm) gửi lúc 23:50, 30/12/2013 - mã số 107004
Bản tin nì đã đăng vào ngày 18.4.2013 trên tờ dantri.com ạ. Hâm nóng mần chi rứa? chưa tới giỗ đầu nhá.
 
Nhờ đường link này, tôi được biết thêm đôi điều về đời sống tình cảm và “hoạt động cách mạng” cô du kích thứ hai:
 
Nhờ công tác phong trào và viết báo tốt, khoảng đầu năm 1954, ông được điều động về căn cứ Đá Bàn. Ở đây anh lính Nguyễn Sung đã gặp cô gái xinh đẹp Phạm Thị Triều. Dù tình trong như đã nhưng hồi ấy chuyện yêu đương trong cùng tổ chức rất nghiêm ngặt.
 
Cũng may mọi người điều thương nên trước ngày ông ra Bình Định tham gia đoàn sĩ quan liên bộ đình chiến, chuẩn bị cho việc lý kết hiệp định Genève, đơn vị đã tổ chức lễ cưới cho hai người. Vợ chồng trẻ ở với nhau được hai ngày thì ông lên đường.
 
Cái kiểu “cưới nhau xong là đi” của vợ chồng Giang Nam, có thể, khiến nhiều người nhớ đến bài  Mầu Tím Hoa Sim của Hữu Loan. Riêng tôi lại bỗng nhớ đến một đoạn tạp văn của ông Võ Phiến:
 
Lúc ấy chính quyền quốc gia lo đùm túm kéo nhau vào Nam, và tổ chức
cuộc di cư cho đồng bào Miền Bắc. Di cư là đi cả nam lẫn nữ, cả già
lẫn trẻ: công chức già thì vào theo nhà nước để lãnh hương hưu, các cụ
cố thì theo con cháu vào để được nuôi nấng và chết giữa đám con cháu
v.v…
 
 Cũng lúc ấy, cộng sản lo liệu công việc của họ có lớp lang:
 - Vũ khí, họ chôn giấu lại một số ở Miền Nam;
 
 - Cán bộ và binh sĩ, họ chọn lựa một số cho ở lại: có hạng được bố
trí để len lỏi vào các cơ quan quốc gia, có hạng trở về cuộc sống
thường dân chờ thời cơ, có hạng đổi vùng để hoạt động, có hạng vừa lẩn
trốn vừa bám lấy địa phương để hoạt động v.v…
 
 - Địa chủ, phú nông, trót bị ngược đãi tù tội, đều được tha thứ, giải
thích, dỗ dành để xóa bỏ hận thù. Những thành phần không dỗ dành được
thì họ thủ tiêu, vì xét nguy hiểm đối với tính mạng những cán bộ nằm
vùng của họ;
 
 - Tập kết theo nguyên tắc: Đưa ra Bắc hạng trai trẻ có thể làm việc
đắc lực và sản xuất giỏi cùng hạng có uy tín có khả năng; bỏ lại trong
Nam hạng lão nhược có thể làm một gánh nặng cho quốc gia. Cố ý gây
phân ly chia cách, làm thế nào để mỗi gia đình đều có kẻ đi người ở;
 
 - Gấp rút tạo thêm nhiều liên hệ giữa thành phần tập kết ra Bắc và
dân chúng Miền Nam: đặc biệt là tổ chức những đám cưới cấp tốc khiến
cho hàng chục vạn binh sĩ và cán bộ Việt cộng ra đi bỏ lại trong Nam
bấy nhiêu cô vợ trẻ, có những cô chỉ ăn ở với chồng được đôi ba hôm.
 Bấy nhiêu cô vợ trẻ và gấp đôi gấp ba chừng ấy cha mẹ già cùng cô cậu
chú bác v.v… là một lực lượng đáng kể. Bằng chính sách tập kết và gây
liên hệ này, cộng sản cưỡng bức một số người về sau phải làm nội tuyến
cho chúng.
..
 
Chính vì như thế mà thư từ hình bóng của cán binh tập kết có giá trị
đặc biệt quan trọng: những năm 1956, 57, 58, cán bộ từ ngoài Bắc xâm
nhập vào hoạt động, trong người họ bao giờ cũng mang theo một số thư
từ, hình bóng của cán binh tập kết. Đó là lợi khí hết sức đắc dụng
giúp họ đặt các cơ sở quần chúng đầu tiên.
 
Gây được cơ sở quần chúng, vận động được sự đóng góp số lương thực
tiền bạc cần thiết để nuôi quân rồi, bấy giờ các lực lượng vũ trang
tại chỗ bắt đầu được thành lập, các lực lượng vũ trang ngoài Bắc kéo
vào. Sau đó mới có cái Mặt trận Giải phóng ra đời.
 
Như vậy, cuộc chiến hiện nay không hề khởi đầu từ những bất mãn chống
một chế độ độc tài gia đình trị, không hề khởi đầu từ sau việc chính
quyền Sài Gòn từ chối cuộc tổng tuyển cử 1956, không hề khởi đầu từ
ngày khai sanh mặt trận nọ mặt trận kia.
 
Cuộc chiến này xuất hiện ngay từ những cuộc liên hoan chia tay giữa
kẻ ở người đi trong thời hạn 300 ngày tập kết, những cuộc liên hoan có
hát có múa, có bánh trái tiệc tùng… Nó xuất hiện ngay từ những đám
cưới vội vã sau ngày đình chiến, những đám cưới lắm khi tổ chức tập
thể, do trưởng cơ quan, trưởng đơn vị chủ tọa. Nạn nhân đầu tiên của
cuộc chiến này không phải là những kẻ ngã gục vào 1958, 1959, mà là
những cô gái tức khắc biến thành góa bụa từ 1954.
  [(Võ Phiến. “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. (Trích Tuyển Tập Võ Phiến, 2nded. Westminster, CA: Người Việt, 2006)].
 
Bà Phạm Thị Triều (hay Chiều ?) may mắn đã không trở thành goá bụa. Bà và phu quân cũng không bị thương tích hay trầy trụa gì ráo trọi cho đến khi chiến tranh chấm dứt, theo như lời của ký giả Trịnh Anh:
 
Bà Phạm Thị Chiều sinh năm 1931 tại Vĩnh Trường, Nha Trang trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Bà là Đảng viên 63 năm tuổi Đảng; nguyên Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Trường; cựu tù chính trị từng 2 lần bị địch bắt tù đày...
ởng rằng vợ con đã bị địch giết hại, nhưng bất ngờ, năm 1962, sau 3 năm bị bắt, vợ và con gái ông được thả về do không tìm ra căn cứ kết tội...”
 
Vẫn theo ký giả Trịnh Anh :”...  năm 1968 bà Triều lại bị bắt lần hai vẫn với cô con gái nhỏ do sơ xuất của người giao liên đã để lộ đầu mối. Hai mẹ con bà bị địch buộc tội đưa ra tòa mấy lần nhưng không thành là nhờ một luật sư tốt bụng bào chữa giúp.
 
Cuộc đời của hai ông bà tuy nhiều gian nan nhưng vô cùng có hậu nhưng hậu vận của dân tộc thì ngược lại. Bởi vậy, tôi hoàn toàn không đồng tình khi đọc những chữ thượng dẫn của nhà báo Trần Đăng: “... thi đàn Việt Nam có thêm một thi phẩm làm lay động lòng người suốt 50 năm qua về lòng thủy chung của những đôi lứa yêu nhau thời chiến, đã phải chịu nhiều đau thương mất mát để giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc.”
 
Dân tộc này chắc không mấy ai cảm thấy thoải mái với “nền độc lập tự do” hiện tại khi nhìn thấy biển đảo bị xâm lấn, và du kích bước lên toà sen, rồi dẵm luôn lên luật pháp. Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ Đinh Đăng Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ thị Bích Khương, Nguyễn Công Chính, Tạ Phong Tần, Huỳnh Anh Tú,  Huỳnh Anh Trí ...tuổi đời đều ít hơn tuổi đảng của bà kích Phạm Thị Triều, và đều lãnh những bản án hàng chục năm tù mà không cần có bằng chứng gì ráo trọi.
 
Tuy được an táng năm 2013 nhưng tôi e rằng cô du kích của chúng ta đã chết hồi năm 1977, vào lúc những kẻ khai sinh ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam quyết định khai tử nó. Còn với quần chúng thì cô chết sớm hơn nữa – từ tháng 9 năm 1975 – ngay sau khi mà “chính quyền cách mạng” đã hiện nguyên hình là một bọn cướp ngày, qua phương thức đổi tiền và cải tạo công thương nghiệp tư doanh, ở miền Nam.
 
Phu quân của cô du kích Phạm Thị Triều, nhà thơ Giang Nam, tuy chưa chôn nhưng e cũng đã chết lâu rồi. Ông “tự vận” vào hôm 25 tháng 4 năm 1976, sau khi “đắc cử” và trở thành một ông nghị (gật) trong Quốc Hội Việt Nam, khoá IV.
 

TƯỞNG NĂNG TIẾN * MỘT LỜI NÓI PHẢI


Một Lời Nói Phải


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

“Khi nào Đảng Cộng còn cầm quyền, khi đó họ còn tiếp tục làm cho công việc hoà giải dân tộc không thể nào thực hiện được.”
Trần V., độc giả  Dân Luận 
 
Tôi thấy trên tờ lịch tháng Giêng năm nay – tại văn phòng khai thuế – ảnh chụp những cành lá tuyết phủ trắng xoá, và bên dưới là một câu ngạn ngữ của người Nhật Bản:  “One kind word can warm three winter months: Một lời nói tử tế có thể làm ấm lòng suốt cả mùa Đông.
 
 
Tôi đã trải qua hơn ba mươi mùa Đông (lạnh giá) nơi xứ người nhưng dường như chưa bao giờ nghe được một lời lẽ tử tế nào ráo trọi. Năm nay, may thay, vào những ngày cuối năm (khi nhiệt độ nhiều nơi rơi xuống trừ âm) nhưng tôi vẫn cảm thấy rất ấm lòng vì chợt nghe được một lời nói phải:
 
“Còn nhiều trang sử cần được mở ra, không chỉ có ở Hoàng Sa, dù ở đâu trên mảnh đất của ông cha, người Việt Nam chỉ nên để súng ống quay về cùng một hướng. Chỉ có hòa giải quốc gia mới có thể phát triển quốc gia. Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán.” Đó là kết luận của nhà báo Huy Đức trong bài viết (“Hoàng Sa & Hoà Giải Quốc Gia”) mới nhất của ông, đọc được vào hôm 12 tháng 1 năm 2014:
 
"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, 19-1-1974, ông Nguyễn Đăng Quang - một thành viên của phía Hà Nội trong "Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên" thi hành Hiệp định Paris (1973) - mới nhận ra điều này. Họ ở đây là các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bên mà cho đến nay, nhiều người vẫn gọi là phía "ngụy".
 
Phải mất 40 năm sau, báo chí nhà nước mới bắt đầu đăng hình bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà lên trang nhất, sau khi một tổ chức "dân lập" - trung tâm Minh Triết - chứng nhận chồng bà đã "hành động vì biển đảo".
 
Phải mất 40 năm sau, các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh trung Tá Ngụy Văn Thà, thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc; biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng con tàu Nhựt Tảo...
 
Bên dưới là vô số những lời tán thưởng, xin đọc chơi (vài/ ba) cho nó ... đã:
- "Đọc bài này tôi xúc động chảy nước mắt!
- Anh viết nhiều nữa đi, cho lòng người thống nhất.
- Bài viết hay,xin cám on anh HD đã nói thay cho cả triệu tấm lòng.
 
Nói phải củ cải cũng nghe: “Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán.” Nhân tâm quả đang ly tán. Tuy nhiên, mọi thành phần của dân tộc Việt sẽ vẫn có nhiều cơ may, cũng như cơ hội (không mấy khó khăn) cùng ngồi lại bên nhau – ngoại trừ những người cầm đầu đảng cộng sản ở Việt Nam. Nói chuyện phải/quấy với củ cải (e) vẫn dễ hơn với họ, những kẻ luôn luôn nói một đường nhưng làm một nẻo.
 
Hãy coi thử xem Đảng và Nhà Nước CSVN đã thực thi “chính sách đại đoàn kết dân tộc” ra sao, kể từ khi họ nắm được quyền bính đến nay:
 
          - Vào những năm đầu của thập niên 1950, nhân danh chuyện “cải cách ruộng đất,” họ đã “nâng thành phần” vài trăm ngàn nông dân (ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam) lên thành phú nông hoặc trung nông, để mang ra đấu tố, rồi giết hại.
          - Cuối thập niên 1960 (trong cái gọi là Trận Tổng Công Kích Mậu Thân) họ đã chôn sống hàng chục ngàn người dân miền Nam, sau khi dán cho nạn nhân cái nhãn hiệu là “thành phần ác ôn”, cần phải thủ tiêu.
          - Cũng chính họ – trong một phần tư thế kỷ – đã chia người dân miển Bắc thành nhiều giai cấp riêng biệt và dùng chính sách tem phiếu “gạo ngô, từng lạng từng cân (để) cắt nhỏ tình thâm cốt nhục” của mọi gia đình.
          - Sau đó, sau khi chiếm được cả nước, họ phân định dân chúng miền Nam ra nhiều thành phần khác biệt (đối nghịch hoặc thù nghịch với nhau) rồi bắt cả trăm ngàn “ngụy quân” và “ngụy quyền” vào trại cải tạo, lùa hàng triệu gia đình “ngụy dân” đi kinh tế mới, đánh cho tán gia bại sản những kẻ bị gọi là “tư sản mại bản.” 
 
          - Rồi cũng chính họ đã biến cả nuớc Việt Nam thành một trại tù ngột ngạt, đói khát khiến hàng mấy triệu nguời đã phải liều chết đâm xầm ra biển, và ít nhất là một phần tư trong số những người này đã vùi thây dưới lòng đại dương.
 
Những kẻ sống sót, vừa kịp bước chân lên những bờ bến lạ đã nghe họ tới tấp ném theo những lời chửi bới và nguyền rủa vô cùng tàn tệ: “thành phần bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, trây lười lao động, ngại khó ngại khổ, phản bội tổ quốc, chạy theo bơ thừa sữa cặn… ” 
 
Tôi không biết những người mặc thường phục vô cớ hành hung tôi là ai, tôi tha thứ cho tất cả họ.Tôi mong rằng họ đừng để ĐCSTQ lợi dụng, hãy để cho chúng tôi yên ổn tu luyện!” Linh Phan, học viên Pháp Luân Công Việt Nam.
Ảnh và chú thich:
Dân Làm Báo. May 20, 2012.
 
Làm cách nào có thể “để súng ống quay về cùng một hướng,” và để “có hòa giải quốc gia” với những kẻ có “thành tích” bất hảo, bất nhân, bất nghĩa, bất tín trí và bất trí (đến) như thế? Đây là chuyện vô phương thực hiện, nếu nhà đương cuộc Hà Nội không tiên quyết thực thi hiện những điều căn bản sau:
          - Bãi bỏ điều 4 HP, từ bỏ độc quyền cai trị đất nước.
          - Giải tán cái quốc hội hiện hành, với hơn 90 phần trăm dân biểu là ĐVCSVN, một cơ chế dân cử trá hình, chỉ có                 mục đích là thao túng mọi ý nguyện của người dân.
           - Trả lại đất đai cho nông dân.
            -Trả lại nhà máy và công đoàn cho công nhân.
             -Phi chính trị hoá quân đội.
             - Trả lại hoàn toàn sự tự trị và độc lập của tất cả tôn giáo lớn nhỏ ở đất nước này, cùng tất cả tài sản vốn                     thuộc quyền sở hữu của mọi giáo hội.
             -Chấm dứt mọi hình thức kỳ thị những nhóm dân bản địa và thiểu số.
             - Ngưng đàn áp sách nhiễu những tổ chức xã hội dân sự, và thành viên, dưới mọi hình thức.
              -Tổ chức Tổng Tuyển Cử Tự Do để người dân có quyền lựa chọn một thể chế đa nguyên, với một nhà nước                       tam quyền phân lập, như đa phần các quốc gia văn minh tiến bộ khác trên thế giới.
                -Phóng thích hơn 355 tù nhân sinh quán ở Tây Nguyên (phần lớn bị bắt giam với tội danh “phá hoại tình                       đoàn kết dân tộc”) và tất cả những tù nhân lương tâm khác, cùng với lời xin lỗi cũng như mọi bồi thường                       thoả đáng.
̉Ảnh của Đội CSĐN Gia Lai. Ảnh: L.D
 
Bao giờ mà những yêu cầu căn bản vừa nêu chưa được thực hiện thì mọi lời kêu gọi đoàn kết dân tộc, hoà giải quốc gia (của chế độ hiện hành) chỉ là một thứ chiến thuật được xử dụng vì nhu cầu tình thế. Chiến thuật này đã được những người CSVN xử dụng nhuần nhuyễn, và thành công nhiều lần, trước đó:
 
"Trước hết, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam không phải là một mặt trận thống nhất riêng của các đảng phái yêu nước, chẳng hạn như Việt Minh. Nó là một khối kết hợp các đảng, các phái và các tầng lớp nhân dân vô đảng vô phái cùng chung một mục đích: vì nước."
 
Mới thanh toán xong được nửa nước họ đã không ngần ngại “làm thịt” ráo những đảng viên của những “đảng phái yêu nước khác,” rồi gửi đám công chức thời trước vào tù, và coi những “ngụy dân” như những công dân hạng bét trong phần đất mà họ vừa chiếm được.
 
Sau đó, họ cũng đã dựng lên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, Phong Trào Tây Nguyên Tự Trị, Liên Minh Các Lực Lượng Dân tộc, Dân Chủ và Hoà Bình Miền Nam Việt Nam để “đoàn kết Bắc - Nam, đoàn kết quân - dân, đoàn kết nhân dân nông thôn và nhân dân thành thị, đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu chung: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”
 
Xong việc, là họ giở mặt ngay tức khắc – theo như lời “than phiền” của ông Ya Biloh, một người dân của Tây Nguyên:
Nhưng từ sau gày 30-4-1975, những đóng góp và hy sinh của họ cho phe cộng sản tan biến vào mây khói, những lời hứa cho tự trị trước kia bị nhận chìm vào quên lãng. Phong trào Tây Nguyên Tự Trị, cũng như Mặt trận Giải phóng Miền Nam, đã không những bị giải tán mà còn bị cấm nhắc tới...
 Ngày nay không những chính quyền cộng sản đã phản bội những kết ước ngày xưa mà còn áp dụng chính sách phân biệt đối xử với cộng đồng người thiểu số Tây Nguyên một cách không nễ nang. Họ đã cậy đông hiếp ít, cậy mạnh hiếp yếu, cậy gian manh hiếp thật thà. Khao khát duy nhất của người Thượng là được sinh sống bình yên trên lãnh thổ của cha ông để lại cũng không được toại nguyên, họ bị xua đuổi vào những vùng hẻo lánh để chết dần chết mòn theo thời gian vì không thể canh tác.
 
Có lẽ vì nghĩ rằng dân tộc Việt không ai còn có trí nhớ nên họ đang thản nhiên hô hào: “Để giữ vững chủ quyền phải đoàn kết dân tộc.
 
Trước nhà báo Huy Đức, vào tháng 12 năm 2007, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự cũng đã hy vọng viễn tượng bị xâm sẽ “là cơ hội vàng cho dân tộc và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vài năm sau, sau khi sinh viên  tổ chức biểu tình đồng loạt ở Sài Gòn và Hà Nội để phản đối Trung Quốc xâm lược – vào tháng 8 năm 2011 –  ông vẫn kiên nhẫn trông đợi đây là “cơ hội vàng – lần thứ hai.”
 
Bản án hơn hai mươi năm tù dành cho Tạ Phong Tần, Điếu cầy Nguyễn Văn Hải – ngay sau đó – chắc chắn đã làm cho những người nhẫn nại và lạc quan cũng đều phải nản lòng, và thất vọng. Nếu vẫn chưa, xin đọc thêm (đôi dòng) về bản tin vừa loan của RFA, nghe được vào hôm 18 tháng 1 năm 2014:
 
Đêm thắp nến tri ân tử sĩ Hoàng Sa vào tối 18/1 ở Công viên Biển Đông Đà Nẵng đã chính thức bị hủy bỏ...
Từ Đà Nẵng, ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt, cho biết:
“Hiện nay là người ta dập nến rồi, không cho đốt nữa. Tức là người ta định là thanh niên sinh viên đốt nến xếp hình tổ quốc Việt Nam, hai  quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, nhưng mà lệnh từ Hà Nội vào là không được đốt nến nữa, không được đốt nến, không được thắp lửa trong lòng người…”
 
Qua hôm sau, 19 tháng 1 năm 2014, RFA đưa tin tiếp: Hà Nội: “Lễ tưởng niệm trận Hoàng Sa bị giải tán.”
Tôi thành thực tin rằng nói chuyện phải/quấy với củ cải vẫn dễ hơn với “lãnh đạo” cộng sản ở Việt Nam, và xin mượn lời của ông Trần V. (độc giả của trang Dân Luận) để thay lời kết cho bài viết ngắn ngủi này:
 
“Khi nào Đảng Cộng còn cầm quyền, khi đó họ còn tiếp tục làm cho công việc hoà giải dân tộc không thể nào thực hiện được.”
 
 

SƠN TRUNG * MỸ VÀ TRUNG QUỐC


MỸ VÀ TRUNG QUỐC
  SƠN TRUNG


Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, chúng ta đã nghe những tin tức quan trọng từ Trung Quốc.Sau khi vẽ bản đồ lưỡi bò và tuyên bố 80% biển đông thuộc Trung Quốc, họ im lặng chờ đợi phản ứng quốc tế. Tiến lên một bước nữa, họ đưa tàu tới đảo Điếu Ngư của Nhật Bản và đảo Bashi, bãi cạn Scarborough của PhiLuật Tân. Họ đồng thời đánh đuổi tàu đánh cá Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường sa. Nhật Bản và Phi chống trả bằng quân sự và ngoại giao còn Việt Nam thì cúi mặt nhưng lại cho công an đàn áp các cuộc biểu tình đòi Trường Sa, Hoàng Sa.

Gần đây, Trung cộng leo thang, ra lệnh cấm vùng trời và vùng biển của Thái Bình Dương. Nhưng Mỹ, Nam Hàn, Đài Loan cũng cho phi cơ bay qua mà Trung Cộng im lặng. Trang điện tử Xã Luận cho biết Năm 2013 nhiều loại vũ khí trang bị mới của Trung Quốc được thử nghiệm và đưa vào sử dụng, bao gồm máy bay vận tải quân sự J-20, máy bay tàng hình J-31, máy bay tác chiến không người lái tàng hình Lợi Kiếm, bù đắp nhiều lỗ hổng trong hệ thống vũ khí trang bị của Quân đội Trung Quốc, mà các nước khác sớm đã có những vũ khí trang bị tương tự. Trên thực tế Trung Quốc đang nỗ lực bắt kịp trình độ phát triển vũ khí trang bị của các nước phát triển khác trên thế giới.
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=783114

Nay tình hình càng căng thẳng khi Trung Cộng ra sức chế tạo tàu sân bay thứ hai http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-bat-dau-che-tao-tau-san-bay-thu-2-829411.htm
Nguồn tin trong ngoài nước cho biết TQ lắp động cơ Nga cho máy bay tàng hình J-20
http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/the-gioi/tq-lap-dong-co-nga-cho-may-bay-tang-hinh-j-20-a17833.html#
Trung Quốc vừa cho bay thử thành công thiết bị mang tên lửa siêu tốc với đầu đạn hạt nhân có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ hiện thời, theo báo Bấm South China Morning Post (SCMP) dẫn tin từ Ngũ Giác đài. 
Khí cụ bay siêu tốc (HGV) của Trung Quốc bắt chước theo chiếc “WU-14” của Hoa Kỳ, được phát hiện trong lúc bay với vận tốc 10 lần vận tốc âm thanh trong không phận Trung Quốc.
Bên cạnh những vũ khí mới chế tạo, tinh thần Đại Hán cũng dâng cao. Một số tướng lãnh hăm he chiếm biển đông. Trong các vị tướng lãnh đó có Lưu Á Châu là một người đã kêu gọi Trung Cộng phải thay đổi thể chế theo nền dân chủ của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận đã nhìn thấy rõ bản lai diện mục của ông và họ gọi ông là con sói đội lốt cừu. Nay thì ông đã nhăn ranh há miệng lộ nguyên hình sói. Đài VOA ngày 17-1-2014 đưa tin" Thượng tướng Lưu Á Châu mới đây đã hô hào cho việc tiến hành chiến tranh ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, giữa lúc có tin đồn là trong năm nay Trung Quốc sẽ đánh chiếm đảo Thị Tứ, một hòn đảo tương đối lớn thuộc quần đảo Trường Sa, đang do Philippines kiểm soát. Trong cuộc phỏng vấn hồi gần đây trên tờ Tham Khảo Quốc phòng, Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nói rằng quân đội nước ông đang có một 'cơ hội chiến lược' để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. http://www.voatiengviet.com/media/video/voa-express/1834232.html?z=0&zp=1

Trong khi đó, một số nhà chính trị, nhà báo cho rằng Mỹ suy yếu.Thật vậy từ khi có vụ nhà nước Mỹ đóng cửa,Tổng thống Mỹ không dự hội nghị APEC tại Bali, Indonesia và cuộc gặp các nước  ASEAN ở Brunei. ... chính phủ thoát cảnh đóng cửa, Nhà Trắng cho biết thông tin này ngày 4.10.2013 . Kerry sẽ thay mặt tổng thống Mỹ tham dự các cuộc họp APEC ở Indonesia và Á châu.Tin đó làm mọi người mất tinh thần.

Đài BBC, Cập nhật: 22:30 GMT - thứ bảy, 25 tháng 1, 2014, cho biết
Ngoại trưởng Hoa Kỳ dành 37 phút liệt kê thực tế rằng Hoa Kỳ bằng nhiều cách đã và đang tham gia một cách sâu rộng trên toàn thế giới, từ cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria cho tới thúc đẩy giải pháp hòa bình giữa Israel và Palestine, và đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Ông đã vượt ra ngoài phạm vi Trung Đông để chứng tỏ qui mô các chủ đề Hoa Kỳ quan tâm như việc Washington làm việc với Bắc Kinh để đối phó với Bắc Hàn, những nỗ lực cho một lệnh ngừng bắn ở Nam Sudan và gia tăng hợp tác ở Tây bán cầu .
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng đã dành một số bài phát biểu của mình để phản bác quan điểm cho rằng Mỹ đang rút lui.

Giới chỉ trích sẽ lập luận rằng khi các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ cần phải biện luận rằng Hoa Kỳ không rút lui, thì có lẽ việc này đang thực sự xảy ra.
Việc thảo luận về sức mạnh và sự suy yếu của Hoa Kỳ là mang tính chu kỳ, nhưng việc người ta đưa ra các cuộc tranh luận về ảnh hưởng của Hoa Kỳ là đáng chú ý hơn so với những lần trước đây do Tổng thống Barack Obama quyết định hủy cuộc tấn công Syria bằng hỏa tiễn.

Bước đi này khiến các đồng minh của Mỹ - như Pháp - bị lỡ chớn, và làm những nước khác như Ả rập Saudi tức giận trong khi làm xoa dịu các kẻ thù của Hoa Kỳ như chính phủ Syria và Iran, bởi quyết định này tạo sự nghi ngờ đối với khả năng Tổng thống Hoa Kỳ sẵn sàng dùng vũ lực.

Trong một cuộc Hội luận của BBC World tại diễn đàn Davos, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói rằng quyết định của tổng thống Hoa Kỳ đối với Syria "đã có tác dụng làm chệch hướng'' trên toàn thế giới " và rằng các đồng minh của Mỹ cảm thấy họ "không thể còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ được nữa".

"Tôi đi khắp nơi trên thế giới và tôi nghe người ta nói cùng một ý nghĩ rằng Hoa Kỳ đang rút lui và ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang suy yếu dần cũng như những điều xấu sẽ xảy ra, và chúng đang xảy ra," ông McCain nói.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/01/140125_kerry_us_foreign_policy_davos.shtml

Việc Mỹ rút lui khỏi Trung Hoa Quốc Gia năm 1949, rồi rút khỏi Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam năm 1973 đã khiến cho thế giới nghi ngờ lòng trung kiên của Mỹ đối với đồng minh. Nhất là đến mùa bầu cử, người ta xâu xé nhau, phe cộng hòa chỉ trích phe dân chủ, phe dân chủ tấn công phe cộng hòa, rồi muốn thắng lợi, người ta đòi rút quân, đòi lập hòa bình. Những cảnh tượng đó đã làm cho Tổng thống Tưởng Giới Thạch, các chính trị  gia Việt Nam đau lòng, và các bạn đồng minh của Mỹ cũng không an tâm cho cái thói đời " đổi trắng thay đen".

Nhưng có thể Mỹ đang dàn cảnh, đang thi hành khổ nhục kế, đà đao kế  để cho Trung Cộng vào tròng.
Người ta thấy tổng thống Obama lùi trong vấn đề Syria mà sinh ra bi quan. Theo thiển kiến, Mỹ muốn đánh Syria, Putin trắng trợn bênh vực Syria mà bảo Obama:"Tôi thách ông tìm ra vũ khí hóa học của Syria", nhưng khi thấy Mỹ quyết đánh, Putin thay đổi thái độ, và kết quả Syria công nhận có vũ khí hóa học, và đồng ý để cho LHQ kiểm soát.Việc này nay đang tiến hành cho thấy Obama thắng lợi còn Bush hoặc nói láo, hoặc tình báo kém. Tôi nghĩ Obama không thể đánh khi Syria cúi đầu. Đó là tinh thần hòa bình và công lý của một cường quốc. Không lẽ khi Syria thú nhận mà nước Mỹ vẫn tiến đánh thì sẽ bị cả thế giới kết tội hiếu chiến.

Không riêng các đồng minh Trung Đông của Mỹ, mà Trung Cộng, Nga cũng muốn Mỹ đánh Syria và Iran để cho Mỹ hao binh tổn tướng, và để cho họ thao túng Biển Đông và thế giới. Sự bình tĩnh, hiếu hòa của Obama quả là sáng suốt.
Lại nữa, khi tàu Trung Cộng đâm vào tàu Mỹ mà Mỹ né tránh , một số cho rằng Mỹ yếu. Sao  vậy? Vẫn biết nghề đâm tàu vào tàu đối phương đã trở thành chiến thuật trường kỳ của Trung Cộng, Trung Cộng thất bại mà vẫn áp dụng. Trung cộng đâm vào tàu Việt Nam thì tàu chìm, dân kêu chí chóe nhưng chính phủ Việt Cộng im lặng. Nếu có phản đối thì cũng là chiếu lệ. Nhưng khi đâm vào tàu Nam Hàn và tàu Nhật Bản thì tàu Trung Quốc bể, thủy thủ Trung Cộng rơi xuống biển khiến thủy thủ Nam Hàn, Nhật bản phải nhảy xuống cứu hộ. Mỹ không muốn chơi trò trẻ con với Trung Cộng nên lách tàu đi.Đã thế, quân Mỹ còn cười mà bảo các ông Trung Cộng:"Nị lái tàu không giỏi! Nị kém quá, tay lái còn non"! Không lẽ Mỹ cho đụng tàu rồi xả súng bắn? Bậc đại trượng phu, bậc hiệp sĩ phải chơi cho đẹp, chấp gì bọn trẻ con, bọn giặc cỏ! Nếu quân Mỹ bắn vào tàu trung cộng là Mỹ mắc mưu Trung Cộng để họ đổ lỗi cho Mỹ gây chiến. Tàu Trung Cộng vô tình đụng tàu Mỹ mà Mỹ nỡ bắn vào tàu Trung cộng. Thế giới sập bẫy Trung Cộng sẽ xoay qua ủng hộ Trung Cộng và chống đế quốc Mỹ hiếu chiến. Đó là Trung cộng muốn chơi trò "Vừa ăn cướp, vừa la làng."

Hoàn cảnh nước Mỹ rất khó khăn, vì ở đời mình giàu sang thì bị người ghen ghét.Trong cuộc chiến Việt Nam, cộng sản khôn khéo tuyên truyền lại thêm Pháp ghét Mỹ cho nên người Mỹ và người Việt Nam quốc gia đều bị khinh bỉ. Cho đến khi Khrushchev lật mặt nạ Stalin, thiên hạ mới sáng mắt.Và sau 1975, dân Việt Nam liều mạng bỏ nước ra đi thì người ta mới thấy dân Việt Nam không yêu thiên đường cộng sản như Cộng sản tuyên truyền, và Mỹ có một cái gì đó mà nhân dân Việt Nam mến yêu. Sau 2000, nhiều triệu phú, tỷ phú Trung Cộng và Việt cộng âm thầm từ giã tổ quốc quang vinh của họ mà sang Âu Mỹ thì thiên hạ, trong đó có các triết gia, nhà tu hành từng cổ võ cho cộng sản đã thấy bẽ bàng cho cái vô minh của kiếp người.
Đài BBC nhắc lại chuyện xưa:
Các đồng minh của Washington, trong đó có một số nước đã từng công khai chỉ trích sự ngạo mạn của Hoa Kỳ và việc can thiệp bằng quân sự, vẫn chưa thích nghi với cách tiếp cận này.
"Sau một thập niên mà không may là có nhiều người có quan điểm rằng Hoa Kỳ là nước duy nhất dựa vào vũ lực để phân định, chúng tôi đang bước vào một kỷ nguyên dùng ngoại giao như công cụ để tiếp cận của Mỹ và cách tiếp cận này có qui mô và chiều sâu như bất cứ lúc nào trong lịch sử của chúng tôi," ông Kerry nói
.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/01/140125_kerry_us_foreign_policy_davos.shtml

Vì biết tâm lý thế giới như vậy, cho nên Obama thận trọng hơn Bush. Ông Bush thô lỗ, bọn thủ hạ của ông cũng hống hách. Khi sang hội nghị tại Canada , người Mỹ muốn làm ngang, tự tung tự tác lấn lướt chủ nhà khiến dân Canada bực mình. Nhưng ta cũng nên thông cảm vì khủng bố khiến cho người Mỹ mất bình tĩnh. Vì kinh nghiệm này, mà Obama phải nhẹ nhàng, tinh tế. Trong khi Trung Cộng hống hách, vô văn hóa, thâm hiểm, tàn bạo thì Obama lịch sự khiến cho thế giới không thể trách cứ Mỹ, mà lại  kính trọng Mỹ. Chuyện đời thật nực cười. Tại sao anh cô-bồi lại trở thành người hiệp sĩ và người quân tử trong khi con cháu Lão tử, Khổng tử hóa ra  đạo tăc? Phải chăng do cái chủ nghĩa  Mác Lê và Mao mà sinh ra như thế?

Thái độ hòa hoãn của Mỹ khiến cho một số  người nhất là mấy tay cộng sản và thân cộng  cho rằng Mỹ yếu hèn, nhưng thái độ hòa hoãn này tức là cách lấy mềm thắng yếu của Lão Tử. Mấy lần trước, đệ nhất và đệ nhị thế chiến, Mỹ đã chậm vào cuộc chiến và đã thắng lợi dù Đức có võ khí tối tân hơn Mỹ và Anh, Pháp. Có thể đó là cách giả điên khờ, mềm yếu để lừa địch. Suy cho cùng, trong cuộc chiến hôm nay, dù Mỹ không trực tiếp chiến đấu, nhưng Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ cũng đủ sức hạ Trung Cộng. Mỹ không yếu hèn đâu, Mỹ đã thách đố nhẹ nhàng Trung Cộng khi tàu ngầm Mỹ đi vào căn cứ Hải Nam vào năm 2011, và lần này 2013 máy bay  B52 của Mỹ vào vòng cấm địa Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Mỹ yếu thì đã không sờ gáy Trung Quốc đôi ba lần như thế.

  Tôi nghĩ rằng Mỹ từ lâu lắm đã có kế hoạch diệt con sư tử Á Châu và họa da vàng.  Hiểm họa da vàng là một cụm từ ra đời cuối thế kỷ XIX, cũng có nguồn  tin là năm 1895, chỉ việc Nhật Bản, cũng là nói về một điềm báo có tính thần bí, mà sau này cũng có thể ám chỉ Trung Quốc từ khi Mao Trạch Đông nổi lên khinh miệt Mỹ, muốn tiêu diệt Mỹ mà làm bá chủ hoàn cầu. Kế hoạch này là  "không thành kế", "   " đà đao kế" đưa đến việc Mỹ bỏ rơi Trung Quốc Lục địa, Việt Nam và châu Á, Thái Bình Dương? Nếu không thâm hiểm thì Mỹ dại gì đem tiền bạc, hãng xưởng sang Trung Quốc nuôi béo kẻ thù, trong khi dân Âu Mỹ thất nghiệp hàng chục, hàng trăm triệu?
 Nếu suy yếu thì sao Mỹ vẫn ra sức  chế tạo vũ khí tối tân? Chế tạo vũ khí tối tân mà lại kêu rên thiếu tiền bạc, nợ nần là cớ làm sao? Đó cũng là cơ mưu hư thực thực hư của ông nhà giàu mang áo rách?
Đài BBC ngày 19-9-2013 cho biết việc Mỹ ra sức chế tạo vũ khí tối tân . Đài này cũng so sánh lục lượng vũ khí đôi bên như sau:
" Một trong những thông tin mà họ (Mỹ) thu thập được, là chương trình phát triển thiết bị chống lại chiến dịch quân sự Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông hay ở khu vực Đài Loan, trang Bấm defensenews.com viết.

Trung Quốc bắt đầu tập trung vào phát triển hệ thống chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD) từ năm 1996, khi Hoa Kỳ đưa hai đội tàu sân bay tới Đài Loan để hỗ trợ Đài Bắc khi Trung Quốc liên tục thử hỏa tiễn nhằm dọa dẫm dân chúng lúc đó chuẩn bị đi bầu cử.
Thế nhưng động thái này của Hoa Kỳ khiến Bắc Kinh giận dữ và từ đó ra sức phát triển hệ thống vũ khí chống Mỹ.
Chương trình đang được phát triển DF-21D là loại tên lửa đạn đạo chống chiến hạm. Đây là loại được coi là hàng độc khi không có quốc gia nào phát triển thành công tên lửa đạn đạo thông thường lại có khả năng nhắm bắn chiến hạm.
Trong lúc đó quan chức Hải quân Mỹ nói đang nghiên cứu các phương thức khác nhau để đánh bại DF-21D cùng với chuỗi hủy diệt.
Một trong những khả năng là thay hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 đã được dùng trên hầu hết các chiến hạm Hải quân Mỹ bằng hệ thống tự động nguyên mẫu SLQ-59.
Thế nhưng các nhà phân tích vẫn không chắc chắn liệu hệ thống mới này có thực sự được phát triển để chống chương trình trên của Trung Quốc, hay chỉ đơn giản là một phần của chương trình cải tiến hệ thống tác chiến điện tử bề mặt của Hải quân Mỹ (SEWIP).
Trở lại Trung Quốc, quốc gia này cũng đang cho phát triển hỏa tiễn chống tên lửa và hệ thống laser để phá hoặc gây thiệt hại tới tên lửa của Mỹ.
Theo một học giả đang nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược đặt tại Singapore, Trung Quốc đang thực hiện dự án laser Thần Quang (Shenguang), nén quán tính hợp hạch tạo ra laser năng lượng cao, từ đó sản xuất phản ứng hạt nhân hợp hạch ổn định.
Theo học giả này, chương trình Thần Quang có thể mang lại hai cái lợi cho Trung Quốc: cải tiến vũ khí nguyên tử nhiệt hạch và nâng cấp chương trình vũ khí điều khiển năng lượng laser.
Chiến lược A2/AD của Trung Quốc nhằm đẩy quân đội Hoa Kỳ hoạt động cách xa vùng đất liền và cũng để tránh đối thủ nhòm ngó vào các hoạt động của quân đội Trung Quốc.

Thế nhưng, hồi tháng 5/2013, trang Bấm Thời báo Nhật Bản cho đăng một bài khá đầy đủ về loại máy bay chiến đấu X-51A WaveRider, kết quả của cuộc thử nghiệm loại khí cụ bay tối tân, tốc độ cao có khả năng mang vũ khí tầm xa của Hoa Kỳ.
Tác giả bài báo, ông Micheal Richardson gọi WaveRider là nỗi lo lắng của Trung Quốc, và điều này có thể khiến mối mâu thuẫn về hạt nhân giữa các quốc gia càng thêm phức tạp.
Trong cuộc thử nghiệm, chiếc WaveRider được bay trên Thái Bình Dương với vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh khoảng 5 lần. Máy bay sử dụng hệ thống khí nén vượt âm, và với vận tốc của WaveRider, một chuyến bay với khoảng cách gần gấp đôi Hà Nội – Sài Gòn, có thể chỉ mất chưa đầy 39 phút.
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Cao cấp (DARPA) cũng đã thử nghiệm loại máy bay có hình như mũi tên Falcon Hypersonic Technology Vehicle 2 (HTV-2).
Đây là loại máy bay không người lái với động cơ tên lửa, có thể di chuyển xuyên qua tầng khí quyển của Trái đất với vận tốc gấp 20 lần vận tốc âm thanh. "Mọi nỗ lực của Hoa Kỳ khi sử dung các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 hay máy bay thả bom B-2 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống ngầm của Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với công nghệ chống vũ khí tàng hình của Bắc Kinh."
Theo DARPA, mục tiêu đặt ra cho loại khí cụ bay này là “khả năng đến được bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa tới một giờ”.
Đáp lại, Trung Quốc có hệ thống phương tiện quân sự dưới lòng đất vô cùng phức tạp và tối tân.
Defensenews.com viết: “Mọi nỗ lực của Hoa Kỳ khi sử dụng các chiến đấu cơ tàng hình F-22 hay máy bay thả bom B-2 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống ngầm của Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với công nghệ chống vũ khí tàng hình của Bắc Kinh.”
Các nhà phân tích cho rằng, kỹ sư Noshir Gowadia, người bị Mỹ kết án năm 2010, và một số kỹ sư khác của tập đoàn Northrop Grumman, đã cung cấp cho Trung Quốc loại tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại có khả năng định vị và theo dõi, đồng thời chống lại B-2 và những thông tin cho phép Trung Quốc phát triển hệ thống tên lửa hành trình tín hiệu thấp.

Cuối năm 2011, nhóm nghiên cứu trường Đại học Georgetown dưới sự dẫn dắt của một cựu quan chức lầu Năm góc, cho rằng Trung Quốc có mạng lưới đường hầm chằng chịt dưới lòng đất tới hàng ngàn cây số, làm kho vũ khí đạn dược trong đó có cả vũ khí hạt nhân, theo Bấm Mail Online đưa.
Nhóm các nhà nghiên cứu dành ra ba năm để dịch các tài liệu quân sự bí mật, rồi dùng một số nguồn khác trên internet và hình ảnh vệ tinh để kiểm chứng.
Theo đó, tỉnh Tứ Xuyên có hệ thống đường hầm dài ít nhất 4.800 km, do Quân đoàn Pháo binh 2 của Trung Quốc - đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ các vũ khí hạt nhân – đào và cai quản.
Báo cáo nghiên cứu dài 363 trang thực chất là bài tập cho các sinh viên trong trường do giáo sư Phillip Karber giao, người từng là nhà chiến lược phòng vệ khá nổi trội của Washington trong thời Chiến tranh lạnh.
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về báo cáo trên, nhưng ông Mark Stokes thuộc Viện nghiên cứu Dự án 2049 về an ninh quốc tế, nói rằng, ít nhất báo cáo cũng cho thấy việc “không rõ Trung Quốc thực sự có gì”.
Và giáo sư Karber đáp lại, “đó chính là vấn đề với Trung Quốc – chỉ có họ mới biết họ thực sự có gì”.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/09/130919_vu_khi_trung_quoc_hoa_ky.shtml

Vấn đề quân sự là vấn đề bí mật nhưng nhiều nhà quân sự cho rằng khả năng Trung Cộng kém Mỹ xa. Bản tin ABC Radio Australia  cho ý kiến như sau:
  Các nhà phân tích và ngoại giao cho biết Bắc Kinh còn có một chặng đường dài để bắt kịp với không những với Hoa Kỳ, vốn là nước từng giữ vai trò thống trị trong thời gian dài, mà còn với các cường quốc quân sự trong khu vực như Úc, Nhật Bản và Nga .
 http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/2013-10-07/hoa-k%E1%BB%B3-v%C3%A0-trung-qu%E1%BB%91c-trong-th%E1%BA%BF-tranh-d%C3%A0nh-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-%E1%BB%9F-ch%C3%A2u-%C3%A1/1201294

 Trong vấn đề Biển Đông, Trung Cộng liều mạng, tham lam và mắc mưu Mỹ vì cái kiêu căng phách lối của tinh thần Đại Hán là tinh thần con nhái muốn to bằng con bò. Không lẽ Trung Cộng hung hăng đầu môi chót lưỡi chứ không ra tay diệt Mỹ? Đã tuyên bố đánh, đã chuẩn bị vũ khí quân đội, đã ra lệnh cấm vùng trời và vùng biển, nhất định Trung Cộng sẽ dàn quân trấn đóng Biển Đông. Mỹ rút lui hay tấn công? Nếu Mỹ cứ xông vào, Trung Cộng nổ súng thế là chiến tranh xảy ra. Và cuộc chiến tranh  sẽ xảy ra do tâm quyết chiến cho dù vũ khí kém, quân số yếu và tiền bạc thiếu thốn.

 Đài BBC chuyển bài TQ có chớp nhoáng chiếm Trường Sa? của Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam viết từ Saigon,  cho rằng Trung Cộng sẽ nổ súng chiếm Trường Sa một cách nhẹ nhàng mà không gây xung đột với Mỹ.
Ông cho rằng cuộc chiến sẽ xảy ra do tinh thần đế quốc, tinh thần Đại Hán  của đảng cộng sản và dân Trung Quốc.
Là một sứ mệnh thiêng liêng của Chủ nghĩa ĐH, Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán (Chủ nghĩa BTĐH), về bản chất không phải là để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, mà là bảo vệ, tôn vinh uy danh Thiên triều. Nghĩa là ngay cả khi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển bằng cách khác mà không cần phải xâm chiếm, mở rộng lãnh thồ, TQ vẫn ngay lập tức thực hiện sứ mệnh này một khi thấy mình đủ khả năng, có cơ hội....
 Thêm vào đó, chiếm Biển Đông là nắm kinh tế thế giới.

.Một nửa số tàu biển đang lưu thông của thế giới chạy qua Biển Đông. Đây cũng là tuyến hàng hải quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Kiểm soát được Biển Đông, đồng nghĩa với kiểm soát thương mại quốc tế. Biển Đông còn được đánh giá có trữ lượng tài nguyên, khoáng sản rất lớn có khả năng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của TQ
 
 Và ông cho rằng trong ba trận địa Điếu Ngư, Scarabough và  Trường Sa thì Trung Cộng đánh Trường  Sa dễ ăn nhất vì
 Việt Nam chưa khởi kiện TQ ra một tổ chức quốc tế; cũng không có Hiệp ước liên minh nào với Mỹ. Quan hệ liên minh, sự giúp đỡ quân sự truyền thống của Nga với Việt Nam (như trong cuộc chiến biên giới 1979) cũng không đáng ngại, do TQ có thể gây áp lực tại biên giới đất liền với Nga làm đối trọng.

Việt Nam còn là nước phụ thuộc về kinh tế vào TQ hết sức nặng nề, đặc biệt là vào giao thương tiểu ngạch qua biên giới đất liền với TQ. Đóng cửa biên giới đất liền sẽ là đòn trí mạng đối với nền kinh tế Việt Nam cho trường hợp VN phản công chiếm lại đảo. Quan hệ giữa đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc hiện là một quan hệ ý thức hệ tư tưởng chặt chẽ nhất, quan trọng và đặc biệt nhất trong các quan hệ của Việt Nam với các đảng phái chính trị nước ngoài. Thiên triều biết cách sử dụng quan hệ này một cách hiệu quả nhất để buộc VN phải chấp nhận thương lượng sau khi mất đảo.

Như vậy, trong tương lai gần, một “chính quyền địa phương” của TQ sẽ ra lệnh tấn công thần tốc chiếm một vài đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam không thể phản công chiếm lại, mà sẽ buộc phải thương lượng lâu dài với TQ để chấp nhận hiện trạng mới này.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/01/140125_trung_quoc_chiem_truong_sa_haykhong.shtml

 TS Nguyễn Văn Nam cho là Việt Nam sẽ cúi đầu và thế giới sẽ giưong mắt nhìn một cách vô cảm.
 Các dân biểu quốc hội, các chính trị gia Mỹ đã nói rằng Mỹ sẽ không ngồi yên cho Trung Cộng hoành hành bá đạo. Họ  phản đối kế hoạch tằm ăn dâu của Trung Cộng:
 Hạ nghị sỹ Cộng hòa Steve Chabot gọi hành động của Trung Quốc là ‘hung hăng một cách nguy hiểm’ và nhận xét rằng nước này đang muốn từng bước chiếm các hòn đảo có tranh chấp bằng sức mạnh tăng dần với ‘hy vọng sai lầm rằng Nhật Bản, các nước đông nam Á và Hoa Kỳ phải cắn răng mà chịu’.
Hạ nghị sỹ Dân chủ Ami Bera kêu gọi Hạ viện đưa ra một thông điệp của cả hai đảng rằng ‘các động thái đe dọa và khiêu khích của Trung Quốc để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ là không thể chấp nhận được’. 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/01/140115_us_house_hearing_china_moves.shtml

TS Nguyễn Vân Nam quên  rằng mộng của Trung Cộng lớn lắm, ăn thua gì cái đảo Trường Sa. Đánh chiếm Trường Sa chỉ là bước đầu lên xe, tấn pháo theo thủ tục đầu tiên,  là để xác nhận Trường Sa là của Trung Cộng. Nếu không ai phản đối, hay chỉ phản đối bằng miệng, Trường Sa là của Trung Cộng thì theo 200 hải lý từ Trường Sa là thuộc Trung Cộng. Như vậy,Thái Lan, Philippines, Indonesia,  Ấn Độ, Úc châu đều là thuộc địa Trung Cộng. Đánh Trường Sa có thể không làm cho Mỹ can thiệp, nhưng sau đó  khi Trung Cộng tiến đến Phi Luật Tân, Thái Lan, Ấn độ thì không khỏi tránh được xung đột với thế giới. Đó là nói theo tưởng tượng , còn thực tế trước mắt, vấn đề bây giờ  không phải riêng Trường Sa là toàn bộ biển đông, nhất là nay Trung Cộng ra lệnh cấm vùng trời vùng biển Thái Bình Dương.
Trung Cộng tính như thế, nhưng Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ không bằng lòng thì sao?  Dù Trung Cộng không  muốn va chạm Mỹ mà Mỹ muốn va chạm Trung Quốc thì sao?  Không lẽ Quý vị cũng như Mao Trạch Đông cho rằng Mỹ là cọp giấy ? Và quý vị cũng như Lê Duẩn và các anh hùng Việt Nam cho rằng sau 1975, Mỹ không dám huyênh hoang là cường quốc, không dám đem binh đánh đông dẹp bắc , không còn mặt mũi làm "sen đầm quốc tế " nữa , địa vị này nay phải chuyển cho Việt Nam anh hùng hay Trung Quốc vĩ đại!
Đây giống như một trận đá banh, Các báo chí Việt Nam cũng chia ra hai phe: phe cho rằng Mỹ muốn đánh Trung Quốc. phe cho rằng Mỹ ngán Trung Quốc .
 Bản điện tử Người Lao Động,  ngày 18/12/2013 21:59 cho rằng   "Trung Quốc “có thể muốn đấu với Mỹ”, theo ông Richard Fisher - chuyên gia thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá quốc tế, có thể Trung Quốc thực sự muốn “đấu” một trận vào lúc ấy, “thậm chí sẵn sàng hy sinh một tàu đổ bộ LST (chuyên vận chuyển xe tăng)” để dằn mặt Mỹ, Nhật và Philippines. Còn ông Tô Hạo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại Trường ĐH Ngoại giao Trung Quốc, nhận định Bắc Kinh thể hiện quyết tâm và khả năng kháng cự lại “những động thái gây hấn tại biển Đông”.

 http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-co-the-muon-dau-voi-my-2013121809593445.htm

 Tờ INFONET, ngày 13-12-2013 trong bài " Mỹ chùn bước, Trung Quốc “tạm thắng” trên biển Hoa Đông" viết rằng:" Sau phản ứng ban đầu khá mạnh mẽ trước tuyên bố của Trung Quốc về “Vùng phòng không” hồi tháng trước, chính quyền Mỹ bắt đầu “lùi bước”. Đến nay, có vẻ Bắc Kinh bước đầu đạt “thắng lợi” trên biển Hoa Đông.
http://infonet.vn/my-chun-buoc-trung-quoc-tam-thang-tren-bien-hoa-dong-post108529.info

 Đất Việt online viết:
 Tín hiệu Trung Quốc thử tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới tận lãnh thổ Mỹ, cùng với những động thái đối đầu gần đây cho thấy quốc gia này đã sẵn sàng cho những cuộc đụng độ?.Tờ Washington Free Bacon dẫn lời giới chức quân sự Mỹ cho hay, vụ thử tên lửa mới Dong Feng-41 (Đông Phong 41), hay DF-41, diễn ra vào thứ sáu tuần trước (13/12/2013) từ trung tâm phóng tên lửa Wuzhai, ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc...Có thể thấy, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một ván đấu lớn, mang tính một mất một còn. Cái quốc gia này cần nhất là thời gian, càng kéo dài, sự chênh lệch giữa hai nền quốc phòng càng rút ngắn.
 http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/trung-quoc-thu-ten-lua-da-san-sang-doi-dau-voi-my-2362431/

Dân Trí điện tử theo báo Nga đưa bình luận:" Nếu nổ ra chiến tranh hạt nhân với Mỹ, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ bị đánh bại chỉ trong vòng 1 giờ do thua kém đối phương về công nghệ và lực lượng, một tạp chí tại Nga khẳng định.
http://dantri.com.vn/the-gioi/bao-nga-neu-co-chien-tranh-my-se-danh-bai-trung-quoc-trong-1-gio-830823.htm
Bản SohaVN, ngày 21-9-2013 trong bài:" Mỹ hay Trung Quốc sẽ thắng trong cuộc đua khống chế Hoa Đông? tuy giọng điệu nước đôi, cũng đi đến kết luận khá rõ là lực lược quân sự Mỹ trội hơn Trung Quốc:
Hiện nay, khả năng vượt trội của F -22A, loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 do Lockheed-Martin chế tạo và các tàu ngàm tấn công hạt nhân lớp Virginia sẽ mang lại ưu thế củng cố khả năng răn đe cho Mỹ. Đó là chưa kể tới việc Tokyo cũng đang xem xét phát triển loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn 500 km để bảo vệ những hòn đảo ở khoảng cách xa.
 http://soha.vn/quan-su/my-hay-trung-quoc-se-thang-trong-cuoc-dua-khong-che-hoa-dong-20130921133649952.htm

 Báo CALITODAY cho rằng Hoa Kỳ và Mỹ sẽ không có chiến tranh. Trong bài" Tại sao cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không bao giờ xảy ra?" ngày 1-1-2014 viết như sau:
David Shlapak, một chuyên viên cao cấp chuyên phân tích chính sách quốc tế của tổng công ty Rand đã nói rằng: “Một trong những lý do giữ cho xác suất xảy ra chiến tranh ở mức rất thấp, đó là Mỹ và Đài Loan đã có những bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia chịu tổn thương nặng nề nếu chiến tranh xảy ra.”
 http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/binh-luan/tai-sao-cuoc-chien-giua-trung-quoc-va-hoa-ky-se-khong-bao-gio-xay-ra.html
  Ông thầy David phải nói là chiến tranh xảy ra hay là không, chứ nói chiến tranh sẽ gây cho Trung Cộng tổn hại , như vậy là nói loanh quanh. Ngược lại,  câu này lại có ý là chiến tranh sẽ xảy ra và Trung Cộng bị thiệt hại nặng. Phải chăng CaliToday dịch sai đoạn này?
 Tiếng nói Tạp chí điện tử   Tiếng Nói  Nước Nga, ngày 30-12-2013, trong bài "Trung Quốc và Hoa Kỳ năm 2014: thế cân bằng chông chênh trên ranh giới xung đột vũ trang" viết như sau:
Không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và cùng có lợi. Đó là đường hướng chỉ đạo mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã nêu ra khi nói về quan hệ Trung-Mỹ tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đồng thời, có thể thấy rõ trở ngại chính trên con đường này là không thể cùng tồn tại phi xung đột trong điều kiện mở rộng tiềm lực quân sự của Trung Quốc, còn Hoa Kỳ cố gắng phát huy sức mạnh thống lĩnh của Washington ở châu Á.
  http://vietnamese.ruvr.ru/2013_12_30/126682024/
Các ông thành thật tin vào Tập Cận Bình yêu chuộng hòa bình  ư?Dẫu sao, lý luận của báo này cũng không dứt khoát chiến hay hòa. Cũng là cách nói" ba phải".
Trong cuộc chiến này, đa số chỉ trình bày tương quan lực lượng đôi bên , it ai quả quyết bên nào thắng, bên nào bại, vì không ai muốn đeo nhãn hiệu "thầy bói nhầm" của nhân dân ta!

Ai thắng, ai bại, tình hình không còn lâu. Có lẽ năm Ngọ hay năm Mùi thì sẽ rõ. 
Khổ thay cái xã hội bây giờ là thế. Hiền lành, nhũn nhặn thì bị khinh là yếu hèn, cho nên ở CHXH Việt Nam nhất là ở Hà Nội, người ta phải tỏ ra du côn, hung hãn thì mới khỏi bị người bắt nạt. Nhưng ở trong xã hội xưa, và ở thế giới khác là những xã hội văn minh đạo đức. Về quân sự, ta thấy rõ Mỹ ưu thắng hơn Trung Cộng, mà về chính trị, ngoại giao, Mỹ cũng tỏ ra là một cường quốc về kinh tế và văn hóa.

TẾT NĂM NGỌ

MẶC LÂM * TẾT QUA CUNG BẬC THỜI GIAN





Tết qua cung bậc thời gian

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-01-25

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Mua-hoa-dao-Tet_1-305.jpg
Người trồng hoa đem đào lên bán Tết ở trung tâm thành phố Hà Nội hôm 24/01/2013.
RFA PHOTO


Ngày Tết là thời gian người Việt có dịp để nghỉ ngơi và thực hiện những hoạt động mà cả năm không có cơ hội như thăm thú lẫn nhau, tham gia vào các trò chơi đậm tính văn hóa thay đổi cách sống quen thuộc một thời gian ngắn và quan trọng nhất là xum họp gia đình.
Ngày tết đi kèm với phong tục. Dựng nêu, nấu bánh, lì xì đốt pháo… theo thời gian đã bị đời sống công nghiệp hóa khiến tết trở thành sơ cứng đối với những người hoài cổ. Thế nhưng không thể nói sự thay đổi ấy đã giết chết phong tục ăn tết của người Việt vì trong sinh hoạt vẫn có những ý tưởng mới thay vào khiến ngày tết đa dạng và sống động hơn trong một lĩnh vực nào đó.
Nếu người Hà Nội ăn tết vẫn còn giữ phần lớn nét truyền thống thì ngược lại người Sài Gòn hầu như do tiếp xúc với lối sống công nghiệp sát sao hơn và vì vậy tết cũng thay đổi nhiều theo nhịp thở ấy.

Tết vùng miền

Mặc Lâm có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thị Hậu, một nhà khảo cổ học, hiện là giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Nhân Văn thành phố. Bà cũng là người nghiên cứu văn hóa học có rất nhiều bài viết về Tết trên các tờ báo xuân hàng năm.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu vào Sài Gòn sau năm 1975 và bà đã sống, làm việc và ăn những cái tết Sài Gòn từ đó đến nay. Trước tiên bà cho biết sự khác nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội nơi bà được sinh ra và trưởng thành mặc dù nguyên quán tại miền Nam:
Tết của Sài Gòn chắc chắn khác Hà Nội ở chỗ thời tiết. Tết Sài Gòn nhằm vào mùa nắng và rất gay gắt cho nên bà con đổ ra đường chơi chứ không chỉ quây quần trong gia đình như ngày tết ở Hà Nội.
-TS Nguyễn Thị Hậu
TS Nguyễn Thị Hậu: Tết của Sài Gòn chắc chắn khác Hà Nội ở chỗ thời tiết. Tết Sài Gòn nhằm vào mùa nắng và rất gay gắt cho nên bà con đổ ra đường chơi chứ không chỉ quây quần trong gia đình như ngày tết ở Hà Nội. Người Sài Gòn nói chung thích đi chơi tết hơn là ăn tết. Họ đi ăn ngoài tiệm, bạn bè rủ nhau ra hàng quán chứ ít khi nấu nướng ở nhà.
Ở Hà Nội thì bạn bè thường đến nhà nhau, tổ chức ăn uống trong gia đình hay nhà bạn bè chứ ít khi ra quán. Vì vậy cho nên ở Sài Gòn ngay từ mồng một tết các hàng quán đều mở cửa bình thường, rất tấp nập vui vẻ còn ở Hà Nội mùng một tết rất vắng vẻ, đấy là ngày chủ yếu ở nhà.
Có lẽ vì tính chất đô thị và do những dịch vụ tại Sài Gòn hoạt động rất sớm vì vậy cho nên các loại thức ăn quà biếu người Sài Gòn có thể mua ở các siêu thị mà không quá vất vả phải tự làm hay là tự gói đồ để tặng nhau.
Mặc Lâm: Đó là phần vật chất trong ngày tết riêng về yếu tố tinh thần thì hai thành phố có gì khác nhau xa lắm hay không?
TS Nguyễn Thị Hậu: Theo tôi thấy người Sài Gòn rất trọng lễ nghĩa nhưng lại không quá câu nệ vào việc phải đến nhà người thân hay bà con vào đúng ngày tết. Có thể họ đến trước hay sau tết lúc nào thuận tiện cho cả hai bên mà không bắt buộc nhau phải có mặt trong những ngày tết.
Tết ở Sài Gòn mang tính hướng ngoại nhiều hơn. Họ có thể vui chơi thậm chí hiện nay các bạn trẻ tầng lớp trung lưu chẳng hạn, ngày tết họ đi du lịch nước ngoài chứ không nhất định phải ở trong gia đình mặc dù ý nghĩa tết họ vẫn giữ trọn vẹn. Mấy ngày tết họ thăm viếng cha mẹ hay là cúng ông bà, nói chung họ thu xếp để vẫn thực hiện những việc ấy nhưng không quá bó buộc như truyền thống cổ xưa như Hà Nội hiện nay. Nói chung họ vẫn còn giữ được nét truyền thống ấy.
Mặc Lâm: Theo như chúng tôi được biết thì TS đã vào Sài Gòn gần 40 năm và trong những năm ấy có khi nào bà về vùng đồng bằng sông Cửu Long ăn tết hay không, và bà quan sát những người nông dân ăn tết khác người dân thành thị ở điểm nào?
TS Nguyễn Thị Hậu: Sau năm 75 từ Hà Nội về thì tôi có vài năm ăn tết ở quê vùng Cao Lãnh, Chợ Mới An Giang. Phải nói cái tết quê nam bộ khác cái tết quê ở Hà Nội nơi mà tôi sinh sống từ nhỏ. Nói chung ở nam bộ thì mối liên hệ giữa bà con hàng xóm, những người ruột thịt được thể hiện trong ngày tết rất rõ. Cùng nhau ăn tết, cùng nhau đi chơi hay cùng nhau đi vui xuân hay lễ hội ....
000_Hkg8245959.jpg
Một gian hàng bán đồ trang trí Tết tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.

Ở Sài Gòn thì như tôi nói lúc nãy, người ta đi chơi tết nhiều hơn không hẳn chỉ là ăn tết và từ năm 75-76 cho tới bây giờ thì phong tục ăn tết của người Sài Gòn càng ngày càng hiện đại hơn. Họ đi chơi nhiều hơn, họ sử dụng dịch vụ nhiều hơn gần như là rất ít gia đình gói bánh hay nấu các món ăn truyền thống ngày tết. Trái lại họ sử dụng dịch vụ để mua bánh tết và các loại thức ăn công nghiệp. Tôi nghĩ đây là bước phát triển hiện đại tuy nhiên bên cạnh đấy đứng dưới góc độ một người phụ nữ nghiên cứu về văn hóa thì tôi có chút băn khoăn. Nếu cứ theo cái hướng hiện đại như vậy thì rõ ràng rất nhiều nét văn hóa truyển thống ngày tết của chúng ta sẽ mất đi.
Sự bận rộn lo lắng, sự chăm chút cho cái bếp của gia đình hay những món quà biếu sẽ không còn nữa, do đó cảm giác gọi là ngày tết ở đô thị lớn bây giờ không còn như ngày xưa mà mang tính chất công nghiệp cho nên ăn tết cũng vội vàng hơn. Thế hệ của chúng tôi vẫn nói là có lẽ bây giờ chỉ ngày ba mươi và mùng một tết, thế là xong. Sang mùng hai thì một số đã trở lại bình thường vì họ không còn quá coi trọng nghi lễ hay ăn uống như xưa.
Điều này có tác động khách quan đến với những nghi lễ xưa ở nông thôn và kể cả thành phố thì hiện nay không còn. Những tục lệ du xuân hay mùng bảy hạ nêu hay chục năm gần đây khi tiếng pháo tết không còn ngay thời điểm giao thừa nữa.
Những truyền thống như vậy mất đi thì cuộc sống hiện đại, có thể hữu ích về mặt vật chất, tuy nhiên về mặt giá trị tinh thần thì rõ ràng nó không được lưu giữ trong thời điểm thiêng liêng trong ba ngày tết và không được duy trì trong gia đình nữa.

Báo Xuân

Mặc Lâm: Từ năm 1935 thì Việt Nam đã có số báo xuân đầu tiên và từ đó đến nay báo xuân là một vật phẩm không thể thiếu trong gia đình người Việt khi tết đến xuân về. TS là người có rất nhiều bài viết trên báo xuân mỗi năm, bà có thể chia sẻ điều gì mà tờ báo xuân hấp dẫn độc giả đến nỗi hơn ¾ thế kỷ rồi mà người đọc vẫn không thể thiếu nó mặc dù nội dung năm nào cũng như năm nào thưa bà?
Báo xuân là một ấn phẩm văn hóa mà người Việt Nam trông chờ mỗi khi tết đến. Nó gần như là một sản phẩm không thể thiếu được trong mỗi gia đình.
-TS Nguyễn Thị Hậu
TS Nguyễn Thị Hậu: Tôi được biết báo xuân đã xuất hiện từ lâu rồi khi mà nền báo chí ra đời từ những năm 30 thì đã có tờ báo xuân đầu tiên. Đúng là báo xuân là một ấn phẩm văn hóa mà người Việt Nam trông chờ mỗi khi tết đến. Nó gần như là một sản phẩm không thể thiếu được trong mỗi gia đình. Nhà nào giàu hay nghèo thì cũng phải có một tờ báo xuân trong nhà.
Nói chung báo xuân viết về phong tục tập quán của ngày tết và có thể nói phong tục cổ truyền chỉ còn tồn tại trên các tờ báo tết. Một vài tờ báo mang tính chất giới thiệu văn hóa của người Việt Nam mình với người nước ngoài, và tôi không nghĩ bi quan như thế. Rõ ràng mật độ về phong tục tập quán tết thì trên các tờ báo xuân rất đậm đặc. Nội dung thứ hai nói về tình yêu quê hương của người Việt đặc biệt của người Việt xa xứ thì gần như tờ báo nào cũng có những chuyên mục giới thiệu về quê hương hay nỗi nhớ quê hương của người Việt xa xứ như vậy.
Một sạp báo xuân ở Việt Nam
Nội dung thứ ba nói về tình hình đất nước và nhìn chung những bài báo đều mang tính lạc quan. Phong tục của ông bà mình ngày đầu năm thì phải tốt đẹp không nên chia sẻ những chuyện không may vì vậy cho nên có một tờ báo xuân trong nhà, với trang bìa trang trí rất tươi tắn hoa hay hình những cô gái rất đẹp thì người ta quan niệm nó sẽ mang may mắn vui vẻ đến với gia đình trong dịp đầu năm.
Tôi không rõ khi người ta đọc họ có cảm thấy nhàm chán hay không nhưng thị trường báo xuân năm nào cũng rất sôi động và hình như không bao giờ ế hàng.
Một sạp báo xuân ở Việt Nam
 Các vấn đề về tính truyển thống cũng có nhiều người nói cứ khai thác mãi, nhưng cái mảng truyền thống ngày tết nói chung cũng không nhiều. Hiện nay người ta quan tâm nhiều đến văn hóa của lớp trẻ.
Mặc Lâm: Như TS cũng biết nét đáng yêu trong ngày mùng một tết là cha mẹ ông bà lì xì cho trẻ con khi chúng mừng tuổi. Tuy nhiên trong xã hội hôm nay cụm từ văn hóa phong bì đã làm nhiều người xem lại phong tục lì xì ngày tết vì nó gieo vào lòng trẻ con một thói quen xấu có thể theo các em suốt đời. TS nghĩ sao về những quan ngại như vậy?
TS Nguyễn Thị Hậu: Vâng, cái phong tục này nó bị biến tướng rất nhanh và hiện nay có lẽ là điều không được hay lắm. Ngày xưa một cái bao lì xì như vậy cho trẻ em mang số tiền rất nhỏ và toàn tiền mới với ý nghĩa may mắn. Đồng tiền mới bắt đầu một năm có một chút gì đấy gọi là lộc đầu năm hay mừng tuổi ông bà cho ông bà mạnh khỏe. Thế nhưng hiện nay rõ ràng tiền lì xì đã biến tướng đi và rất nhiều gia đình không có ý thức về giáo dục trẻ em cho nên các em bây giờ cũng bị ảnh hưởng điều này. Nhiều em không biết ý nghĩa của tục lì xì mà chỉ biết giá trị đồng tiền trong cái bao lì xì thôi cho nên nhiều em khi giở bao ra còn chê ít chê nhiều.
Bản thân nhiều ông bố bà mẹ cũng có ý nghĩ như vậy cho nên giáo dục trẻ em không tốt. Khi đã biến tướng, nó còn ẩn chứa một ý nghĩa khác bởi nhiều người đến nhà cấp trên và cần nhờ vả điều gì thì họ dùng bao lì xì cho con cái của sếp.
Về góc độ văn hóa đối với phong tục tập quán mỗi thời nó có sự thay đổi để thích nghi với thời đại mới nhưng nếu không nhấn mạnh tinh thần với ý nghĩa tốt đẹp nhưng theo hướng nhấn mạnh về vật chất, quá coi trọng vật chất thì quả thật phong tục này càng ngày nó càng không hay. Người lớn bây giờ nhiều người có ý tưởng phải giáo dục lại trẻ em và thậm chí còn cho rằng không nên duy trì phong tục này nếu như nó đã bị biến tướng không còn ý nghĩa như trước nữa.
Mặc Lâm: Xin cám ơn TS, xin chúc bà và gia đình một năm đầy may mắn.
 






NGUYỄN PHÚ THỨ * NĂM NGỌ NÓI CHUYỆN NGỰA

NĂM NGỌ NÓI CHUYỆN NGỰA
(Giáp Ngọ từ 31-01-2014 đến 18-02-2015)

(Trích dẫn tác phẩm Tử-Vi & Địa-Lý Thực-Hành của Gs Hàn Lâm Nguyễn-Phú -Thứ)

Sau năm Quý Tỵ chấm đứt, thì đến năm Giáp Ngọ được bàn giao từ giờ giao thừa bắt đầu giữa đêm thứ năm, 30-01-2014 để cầm tinh đến 24 giờ đêm 18-02-2015. Năm Giáp Ngọ này thuộc hành Kim và mạng Sa Trung Kim, năm này thuộc Dương, có can Giáp thuộc mạng Mộc và có chi Ngọ thuộc mạng Hỏa. Căn cứ theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của Ngũ Hành, thì năm này "Can Trời sanh Chi Đất" tức "mạng Mộc sanh mạng Hỏa ". Bởi vì : mạng Mộc bị sanh xuất, mạng Hỏa tức Đất được sanh nhập. Do vậy, năm này tổng quát rất tốt, thuận lợi, tiến triển về mọi mặt để đưa đến thành công như ý. Trường hợp này, giống như người có : mạng Mộc gặp năm mạng Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Kim.- mạng Kim gặp năm mạng Thổ - mạng Thổ gặp năm mạng Hỏa và mạng Hỏa gặp năm mạng Mộc. Được biết năm Ngọ vừa qua là năm Nhâm Ngọ thuộc hành Mộc, nhằm ngày thứ ba, 12-02-2002 đến 31-01-2003.


Căn cứ theo Niên Lịch Cổ Truyền Á Đông xuất hiện được minh định quảng bá từ năm 61 của đời Hoàng Đế bên Tàu, bắt đầu năm 2637 trước Công Nguyên, cho nên chúng ta lấy 2637 + 2014 = 4651, rồi đem chia cho 60 năm, thì có kết quả Vận Niên Lục Giáp thứ 77 và số dư 31 năm bắt buộc rơi vào Vận Niên Lục Giáp thứ 78 bắt đầu từ năm 1984 đến năm 2043. Do vậy, năm Giáp Ngọ 2014 này là năm thứ 31 của Vận Niên Lục Giáp 78 và năm Ngọ kế tiếp sẽ là năm Bính Ngọ thuộc hành Thủy, nhằm ngày thứ ba tính từ 17-02-2026 đến 05-02-2027.

Trong thành ngữ, tục ngữ người ta thường nói, xin trích dẫn như sau : Như Ngựa bất kham - Quất Ngựa truy phong - Thẳng như ruột Ngựa - Tàn che Ngựa cỡi - Ngựa bốn chân còn vấp - Ngựa chạy đường dài - Ngựa chạy về ngược - Ngựa háu đá - Ngựa gầy hỗ mặt người nuôi - Ngựa hỗn quen đường - Ngựa qua cửa sổ - Ngựa quen đường cũ - Ngựa xe như nước - Ngựa kéo Voi giày - Tái ông thất Mã (*) - Thiên binh vạn Mã (*) .v.v. (Thành Ngữ). (*) Ngựa tức Ngọ hay Mã có ý nghĩa giống nhau. yes;">Một con Ngựa đau cả tàu không ăn cỏ - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn - Đường dài mới biết Ngựa hay - Ngựa lẻ tẻ cũng đến bến giang - Ngựa hồ thương gió heo may .v.v. (Tục Ngữ).


thú vật xưa kia ở trong rừng và đã được loài người thuần hóa để trở thành gia súc như những thú vật trong nhà như : Chó, Mèo, Gà, Vịt v.v. Để rồi, con ngựa được giúp đở con người trong mọi công việc như di chuyển, chuyên chở cho đến chiến tranh v.v. chúng nó có những màu như sau :

Ngựa bạch = Ngựa có lông màu trắng.
Ngựa Kim = Ngựa có lông màu trắng mốc.
Ngựa Kim Than = Ngựa có lông trắng ít, đen nhiều.
Ngựa Kim Lem = Ngựa có lông trắng và đen pha trộn lẫn nhau.
Ngựa Kim Lân = Ngựa có lông đốm trắng đen.
Ngựa Bích = Ngựa có lông ngã màu xanh.
Ngựa Ô = Ngựa có lông màu đen tuyền.
Ngựa Tía = Ngựa có lông ngã màu đỏ tía.
Ngựa Hồng = Ngựa có lông ngã màu ửng hồng.
Ngựa Đạm = Ngựa có lông ngã màu vàng lợt.v.v.

Hơn nữa, mỗi loài ngựa có sanh hoạt riêng như sau :
Ngựa ruồi = Ngựa chạy.
Ngựa Tế = Ngựa chạy đua nước lớn.
Ngựa Kiệu = Ngựa chạy lúp xúp.
Ngựa sải = Ngựa nhảy sải.

Ngựa Sa Hoàng = Ngựa dữ, Ngựa đi quá sức.
Ngựa Bền = Ngựa chạy dai sức.
Ngựa Bở = Ngựa chạy yếu sức.
Ngựa Nục = Ngựa mập béo quá.
Ngựa Lao = Ngựa thường đau ốm mất sức.

Mặt Ngựa = Thường để chỉ những người có gương mặt dài giống như mặt ngựa...
Con Ngựa tức con Mã, cho nên có những từ ngữ như sau :
Mã Binh = Binh lính cỡi Ngựa
Mã Đề = Loại cây lớn lá, giống cái móng ngựa, thuờng dùng để làm vị thuốc mát.
Mã Tiên Thảo = Tức loại cỏ roi ngựa.
Thượng Mã = Lên ngựa.
Hạ Mã = Xuống ngựa.
Xa Mã = Xe ngựa.
Xa Song Mã = Xe 2 con ngựa.
Cung Mã = Cung ngựa, đồ kỵ mã.
Hành Thuyền Kỵ Mã Tam Phân Mạng = Đi thuyền, cỡi ngựa, mạng sống có ba phân, để chỉ sự nguy hiểm.
Long Mã Phụ Đồ = Ngựa rồng đội họa đồ. Vua Phục Hi nhờ đó vẽ nên Bát Quái.
Thượng Mã Phi Đệ = Chỉ người sãi ngựa mang giấy tờ đưa đi cho quan khẩn cấp.


Ngoài ra, chúng ta còn thấy các danh từ : Mã Giáp, Mã Não, Thợ Mã, Đồ Mã, Tốt Mã, Thượng Mã Phong hoặc trong dân gian thường nói như:
- Trường đồ tri Mã lực
- Tiên trường bất cập Mã phúc = Roi dài không thấu bụng Ngựa. ...v.v.

Đặc biệt, chúng ta còn thấy những giống mang tên Ngựa, nhưng có hình dạng đặc biệt khác loài Ngựa, xin trích dẫn như sau:
Con Hà Mã = L' hippototame (n.m) = The hippopotamus, có thân hình lớn con như: Voi hoặc Tê Giác hay Trâu, lại hiền lành thường trầm mình dưới nước nơi sông hồ ở Phi Châu cả ngày không biết lạnh, cho nên con Hà Mã có người gọi con Trâu Nước hay Ngựa Sông chăng?.  

 




Con Hải Mã = Le cheval marin = The sea horse hoặc có người gọi con Cá Ngựa = L' hippocampe = The hippocampus. Con Hải Mã thường ở vùng biển ấm, nó lội đứng như ngựa sải, thân hình nó ít thịt nhiều xương. Tuy vậy, người ta cũng bắt nó rồi đem phơi phô, rồi đốt tán nhuyễn để trị bịnh suyễn hay tráng dương bổ thận.
 



Ở Phi Châu cũng có một giống Ngựa Rằn = Le zèbre = The zebra mình có sọc ngang.






Ở Hy Lạp thời xưa, cũng xuất hiện một giống Ngựa có đôi cánh để bay, được gọi là Phi Mã.

 
                 Đó là những loài Ngựa đặc biệt, hơn các loại Ngựa thông thường.

Trong năm Giáp Ngọ tức là năm do con Ngựa hay con Mã cầm tinh. Vậy, chúng ta thử tìm hiểu con Ngọ như thế nào?
Ngọ tức là con Ngựa = Le cheval, đứng hạng thứ 7 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi, chúng ta cũng thường thấy những từ ngữ nói về Ngọ như sau :

Giờ Ngọ = là giờ từ 11 giờ đến đúng 13 giờ.
Đúng Ngọ = 12 giờ trưa.
Thượng Ngọ = Đầu giờ Ngọ.
Trung Ngọ = Giữa giờ Ngọ.
Mạt Ngọ = Cuối giờ Ngọ.
Cúng Ngọ = Làm chay cúng khi mặt Trời đứng bóng giữa trưa.
Tháng Ngọ = là tháng năm của năm âm lịch. . . v.v.

Nhân đây, nói về Tết năm con Ngựa cầm tinh, xin trích dẫn một trong những món ăn liên quan đến con Ngựa, trong dịp Bà Từ Hi Thái Hậu, đời nhà Thanh Trung Hoa, khoản đãi phái đoàn sứ thần thuộc các quốc gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý.


Đó là món Phương Chi Thảo như sau : Phương Chi Thảo là loại cỏ Phương Chi. Tương truyền Hoàng Đế Khang Hy nhà Thanh khi còn sanh tiền rất háo sắc, nhưng có tài y thuật cao cường. Vì vậy, dù có hằng trăm cung tần mỹ nữ cung phụng, nhà vua vẫn khỏe mạnh, vì tự bồi dưỡng cường lực bằng dược chất. Nhưng, lúc tuổi già vua mắc phải chứng bịnh khan háo trong ngũ tạng mà tự mình không thể chữa được, bao nhiêu ngự y đại tài của triều đình cũng bó tay, vua phải bố cáo tìm danh y, thần dược trong dân gian. Ngày nọ, có một dị nhân xin yết kiến rồi móc trong người ra một bó cỏ rất lạ, rễ xanh, lá dài như lá hẹ nhưng màu đỏ tía, ngọn lại trắng.


Vua biết là cỏ quí nên hỏi, dị nhân trả lời. Đó là cỏ Phương Chi mọc trên đỉnh Thái Hàng Sơn hướng về mặt trời, đặc biệt chỉ mọc một lần trên một tảng đá duy nhứt cao và chênh vênh vào dịp Trung Thu năm nhuần, cỏ này chỉ sống trong khoảng 30 đến 45 ngày, lúc gặp ngọn gió bấc đầu mùa thì lập tức bị khô héo. Việc hái cỏ cũng rất công phu, phải dắt theo một con Ngựa toàn bạch lên đỉnh núi cao trước một ngày, đợi khi mặt trời vừa mọc lên, mới đem Ngựa tới phiến đá để con Ngựa ăn cỏ Phương Chi, khi Ngựa vừa ăn xong, phải lập tức chém đầu và mổ bụng để lấy bao tử mang về chế thuốc phơi khô. Cỏ Phương Chi khi ăn vào làm cơ thể mát mẻ, đồng thời trị tuyệt các bịnh trầm kha hoặc hiểm nghèo. Trong đại tiệc do Từ Hi Thái Hậu khoản đãi, Phương Chi Thảo được nấu chung với Long Tu (Râu Rồng), thực khách ăn xong cảm thấy tinh thần vô cùng sảng khoái, cả tháng sau không khát nước cũng không mệt mỏi. (tài liệu này do Mọt Sách sưu tầm và tường thuật).

Trước khi tạm kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn thời gian 10 năm những năm con Ngựa vừa qua và sắp tới có Hành như thế nào? để cống hiến quý bà con đồng hương nhàn lãm hoặc xem mình có phải sanh đúng năm Ngọ hay không như dưới đây :

Tên Năm Thời Gian Hành Gì?
Bính Ngọ 25-01-1906 đến 12-02-1907 Thủy
Mậu Ngọ 11-02-1918 đến 31-01-1919 Hỏa
Canh Ngọ 30-01-1930 đến 16-02-1931 Thổ
Nhâm Ngọ 15-02-1942 đến 04-02-1943 Mộc
Giáp Ngọ 03-02-1954 đến 23-01-1955 Kim
Bính Ngọ 21-01-1966 đến 08-02-1967 Thủy
Mậu Ngọ 07-02-1978 đến 27-01-1979 Hỏa
Canh Ngọ 27-01-1990 đến 14-02-1991 Thổ
Nhâm Ngọ 12-02-2002 đến 31-01-2003 Mộc
Giáp Ngọ 31-01-2014 đến 18-02-2015 Kim

Xuyên qua thời gian năm Ngọ ở trên, chúng ta thấy cứ 12 năm thì năm Ngọ trở lại, nhưng can khác nhau và cứ 60 năm thì năm Ngọ trở lại can giống nhau.
Nhân đây, xin trích dẫn Sấm Trạng Trình (*) dưới đây :

Long vĩ xà đầu khởi chiến chinh,
Can qua xứ xứ khởi đao binh.
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân Dậu niên lai kiến thái bình.
(*) Ðối với Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) đã viết Sấm Giảng trên 5 thế kỷ kể từ khi Cụ sanh ra đời (1491-2011) làm sao đoán trúng năm nào là năm Ngọ (Mã) Cụ nói, chúng ta chỉ biết sau khi sự việc xảy ra mà thôi.

Kính chúc quý bà con đồng hương năm mới mọi nhà được An Lạc cùng Đắc Thành tất cả.
Hàn Lâm NGUYỄN-PHÚ-THỨ
Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014

VŨ THẾ PHAN * TẾT MẬU THÂN



2014: Nhớ Mậu Thân 1968, Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống

Vũ Thế Phan (Danlambao) -
Lời người đăng: Tôi không là người Huế cũng chẳng quen biết anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, nhưng qua những tài liệu tôi sưu tầm được về họ trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế, và sau khi đối chiếu, cân nhắc, cập nhật, tôi nghĩ có dịp là phải cho đăng đi đăng lại bài này, chỉ để “nói có sách, mách có chứng” cùng cư dân mạng rằng hai anh em nhà Hoàng Phủ là hai tay bất nhất, nói láo như vẹm. Dám làm mà không dám chịu: công thì đã lãnh hưởng u ê, tội thì vẫn loay hoay chối quanh! Người ta không thể cùng lúc có miếng bơ và tiền của miếng bơ / On ne peut pas avoir à la fois beurre et l’argent du beurre. Còn ai muốn tiếp tục dùng văn chương bao che cho họ, cứ thẳng thắn lên tiếng phản bác bài của tôi trên Dân Làm Báo hay Thông Luận. Nếu họ có oán tôi thì tôi xin chịu, nhưng họ nên oán Internet thì đúng hơn! Hoàng Phủ Ngọc Phan: Tôi không hề giết ai 
[“Sau chiến dịch Mậu Thân báo chí ở Sài gòn thường nhắc đến anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan như là hai tên đồ tể khát máu, giết người không gớm tay ở Huế. Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra. Tánh anh Tường rất hiền, không ưa đụng đến vũ khí, dầu chỉ để lau chùi. Cơ quan cấp cho anh một khẩu súng ngắn K.59, anh không ngó ngàng gì tới đến nỗi súng han rỉ, rồi đem cho một người bạn nào đó mượn đi công tác. Người này làm mất súng khiến anh Tường bị phê bình – đúng ra đây là một khuyết điểm đáng phải bị xử kỷ luật nặng. Nhưng anh Tường không ý thức được điều đó. Anh cứ cãi khơi khơi là tại cơ quan giao súng cho anh chứ anh đâu có yêu cầu. Công tác của anh chỉ cần ngòi bút. Người như thế mà có thể giết ai được?”] (Hoàng Phủ Ngọc Phan).
Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra”?


Ngày 24-08-2013, trên blog Quê Choa, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã viết bài “Hoàng Phủ Ngọc Tường”, trong đó có đoạn, nguyên văn:
[Gần gũi anh Tường tròn ba chục năm mình chưa nghe ai trong nước nói xấu về anh, chỉ một vài ông hải ngoại, chẳng rõ vì sao cứ đeo lấy anh nói dai như đỉa, kẻ bảo anh cơ hội, người nói anh ác nhân, thật chẳng ra làm sao. 

Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, không về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn cả tấn người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi.] (1).
Thì đây, chúng ta hãy cùng nghe chính Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời phỏng vấn hệ thống WGBH, ngày 29 tháng 2 năm 1982: 
[“Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn.”] (từ phút 5:55)

Toàn văn bằng video:


Lưu ý: Đầu thập niên 1980, bề ngoài Liên Xô và Đông Âu còn mạnh như triều dâng, chủ nghĩa xã hội toàn cầu còn mơ huyền trong ảo ảnh của cái gọi là Ba dòng thác cách mạng. Hoàng Phủ Ngọc Tường không cần che giấu, tự xác nhận sự hiện diện của mình trong Tết Mậu Thân 1968, coi đó như một thành tích...; nhưng rồi thật không may cho ông ta, qua thập niên 1990, thành trì Liên Xô, vệ tinh Đông Âu đua nhau sụp đổ… Máy vi tính và Internet bắt đầu phổ cập. Do đó, trong cuộc phỏng vấn của bà Thụy Khuê trên đài RFI ngày 12 tháng 7 năm 1997, ông ta lại leo lẻo 180°:
[“Người ta cho tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Điều quan trọng còn lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và đã trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng”.]

Hoàng Phủ Ngọc Phan viết tiếp:
[“Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người. Vì lẽ:

- Giết người không phải là chuyện nhỏ, không phải hễ có súng trong tay là có quyền giết người. Tôi không hề có quyền đó.

- Giết người không phải là chuyện dễ, không phải ai cũng có bản lĩnh đó. Mặc dầu trong chiến tranh, trên chiến trường và ngay bây giờ vẫn không thiếu gì những kẻ đáng tội chết nhưng nếu đưa cho tôi một kẻ đáng tội nào đó bảo tôi giết thì nói thật… không dám đâu.

Chúng tôi theo cách mạng trước tiên là vì không thể sống chung với cái ác. Nếu chịu làm ác thì cứ nhảy vào các binh chủng rằn ri của Thiệu - Kỳ hay đầu quân dưới trướng của Liên Thành thì thiếu gì cơ hội?

Từ sau Tết Mậu Thân đến nay, đối phương không ngừng vu khống cho anh em tôi đã tàn sát đồng bào vô tội ở Huế. Tôi nguyên là sinh viên Y khoa nên họ còn trút luôn lên đầu tôi cái tội khi sư diệt tổ là giết các giáo sư người Đức ở Đại học Y khoa Huế. Lúc đầu thì có nhiều người tin nhưng hơn ba mươi năm nay, bà con bạn bè trong nước và cả những người ở nước ngoài có dịp đi về đều đã hiểu được sự thật. Tất cả chỉ là tin đồn do những người có ác ý gieo rắc, không cần chính xác và không ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng Liên Thành, là người cầm đầu nhiều cơ quan công lực, rất có điều kiện để kiểm chứng các tin đồn. Vậy xin hỏi Liên Thành: ông nói tôi say sưa lấy máu tươi, giết đồng bào vô tội nhưng chính xác tôi đã giết những người nào? lúc nào? ở đâu?

Nếu ai đó nói chính mắt họ thấy tôi giết người thì chắc chắn đó là kẻ ăn gian nói dối.

Còn nếu Liên Thành hay bất kỳ ai đưa ra được bằng chứng không thể chối cãi rằng tôi đã giết người – như kiểu tên ác ôn Nguyễn Ngọc Loan giết anh Bảy Lốp – thì tôi xin tự vẫn ngay trước mặt họ để tạ tội với đồng bào và khỏi làm nhục lây đến bà con dòng họ.”]
***
- [“Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người… Chúng tôi theo cách mạng trước tiên là vì không thể sống chung với cái ác… (sic)! Nếu ai đó nói chính mắt họ thấy tôi giết người thì chắc chắn đó là kẻ ăn gian nói dối. Còn nếu Liên Thành hay bất kỳ ai đưa ra được bằng chứng không thể chối cãi rằng tôi đã giết người – như kiểu tên ác ôn Nguyễn Ngọc Loan giết anh Bảy Lốp - thì tôi xin tự vẫn ngay trước mặt họ để tạ tội với đồng bào và khỏi làm nhục lây đến bà con dòng họ.”] (HPNP).
“Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó, 
Tôi biết nó, đồng bào xứ Huế này biết nó; 
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao,
Nó là tên trùm đao phủ năm nào...” (2)
1. Nhân chứng sống thứ nhất: Bà Nguyễn Thị Thái Hoà: Hoàng Phủ Ngọc Phan là đao phủ giết người
[“Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong Tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi đảng Việt Gian Cộng Sản, và bè lũ tay sai khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v...
Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.
Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như phòng cấp cứu, phòng bệnh nội thương… thì giờ thực tập được chia làm ba ca: sáng, chiều và đêm …
Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau.
Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ.
Hai tuần trước Tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm.
Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn Tết.
Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 Tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè…
Sau bữa cơm tối mồng một Tết, khoảng 8 giờ 30 anh Hải lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.
Tối mồng một Tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.
Nhưng qua nửa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại…
Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không biết tứ ngõ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực.
Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba…rớt ngay con đường phía trước cổng chính BV, kề phòng cấp cứu… Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân.
Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tư bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?”
Tôi nói “từ phòng cấp cứu”.
Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà sơ dòng Áo Trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeanne d’Arc.
Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà sơ, và mấy người nữa.
Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên ai ở thì cứ đâu ở đó.
Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay chúng đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết.
Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy sơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được. Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu…
Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm…cầm hơi!
Tôi quyết định chạy về tìm gia đình. Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng BV, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run, hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng. Không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hải, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hãi từ cổng sau BV chạy vô.
Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi, thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẫy, tôi khuỵu xuống. Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau BV. Hai đứa tôi run rẫy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam), nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của mình” nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi.
Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.
Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn.
Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn, anh Hải hoảng hồn chạy trở ra.
Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với Hoàng Phủ Ngọc Phan. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.
Gặp Văn, Phan nạt nộ: tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương!
Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.
Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời Hoàng Phủ Ngọc Phan nói.
Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chổ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiến súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến Hoàng Phủ Ngọc Phan và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy.
Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô BV, và tình cờ gặp tôi trong đó.
Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn khoa, tôi bỏ ý định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn khoa tìm anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ tìm cách đưa anh vô BV cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chổ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại. Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vùa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng thì nói, Ti ơi, vô BV trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi. Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi.
Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane d’Arc, thì gặp bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi…tải thương!
Phan không trả lời Văn, hắn nhìn tôi ác độc: mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về.
Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu. Trước đây tôi không hề biết mặt Hoàng Phủ Ngọc Phan, mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này vì trước năm 68 tôi còn là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi thì biết, vì họ là những lớp sinh viên đàn anh, đã từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe “tranh đấu, lên đường xuống đường” của những năm trước.
Hoàng Phủ Ngọc Phan to nhỏ gì với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về thì Văn thấy một chiếc xích lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeanne d’Arc.
Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nhìn lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích lô. Xác anh đã cứng. Đùm ruột lòi ra ngoài trông rất khủng khiếp. Hai mắt vẫn còn mở trừng. Miệng vẫn còn há ra.
Hoàng Phủ Ngọc Phan vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi: Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết!
Văn run rẫy lắp bắp: dạ lạy anh, em không dám nữa mô. Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên. Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi. Qua khỏi cầu một chút. Suốt quảng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại vì có Hoàng Phủ Ngọc Phan chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi.
Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đã mấy ngày không có gì trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi rán sức đẩy chíếc xích lô, trong lúc Hoàng Phủ Ngọc Phan cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ còn ai nữa không? Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đã tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu.
Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhả đạn xuống,Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của mình. Mừng chưa kịp no, thì trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là VC đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều.
Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại ngồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn.
Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thang bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn xuất hiện hối chúng tôi đi.
Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con: nín đi con ơi.
Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nhìn. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống tìm đường trốn lên Phú Lương thì bị bắt giữ.
Tôi định dừng lại hỏi thăm thì Hoàng Phủ Ngọc Phan trờ xe tới nạt nộ: “đi mau, ngó chi!”
Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.
Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi.
Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn Thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bọn lính Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…
Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới.
Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi thì Hoàng Phủ Ngọc Phan và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi: không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê!
Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi thì ở gần cầu Kho Rèn.
Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn Thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi Hoàng Phủ Ngọc Phan biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này.
Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi.
Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội. Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui con sống. Tôi không khóc được, tôi run rẫy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con còn sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ.
Tôi không nói vì quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây?
Văn oà khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nỗi ni…
Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.
Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhảy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà… Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan cũng vừa vào đến.
Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi. Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi: thằng Lộc, thằng Kính ở mô?
Ông nội nói tui không biết. Phan gằn giọng: ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn Tết ở đây mà ông không biết răng được?
Ông nội nói, ba ngày tư ngày Tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biết tụi hắn ở nhà mô mà chỉ!
Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng.
Tôi đứng núp sau lưng ông nội, Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn: Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!
Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao: tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô.
Thằng Phan càng la lớn: tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti.
Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba…
Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to: đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống…
Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc anh Lộc tìm cách tuột xuống, thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì Hoàng PHủ Ngọc Phan đã nổ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.
Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó giành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván.
Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính.


Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi bắt anh Văn theo. Còn lại một mình, tôi bò lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi bò sang anh Lộc, bò sang anh Kính, tôi lay, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng vòi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi. Không biết bao lâu thì tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không còn sức để ngồi lên. Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu.
Khi tỉnh dậy thì thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của với ông nội đang ở trong nhà.
Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước phòng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau. Hai bác gái đem tôi vào phòng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không còn khóc được, không còn mở miệng nói được câu nào. Ngày cũng như đêm ngồi rũ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không còn sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi!
Nhìn thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống.
Thiệt ra nhà nội cũng chẳng còn chi. Gạo cơm, bánh mứt thì bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu còn giấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau.
Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó.
Đã hơn bảy ngày, xác đã bắt đầu sình lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại.
Một buổi tối tụi bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin chúng nó đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Chúng nó bảo ừ thối quá rồi thì chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt.
Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nỉ: mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Chúng không cho. Chúng nó phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc…
Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt. Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn.
Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rõ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rõ từng tiếng cuổng xẻng đang đào đất. Tâm trí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đòi đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết…
Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, thì tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đòi đoạn, thì tôi biết chuyện gì đã xảy ra cho Văn. Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa cứt và nước đái trong người tôi túa ra.
Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội hò hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo.
Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng vò đầu, bức tai, giọng tức tưởi: thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi. Bác Hậu đấm ngực: không biết thằng Văn đã chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa…
Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn.
Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội.
Chắc nhà ông tôi chẳng còn người để mà giết, chẳng còn của cải chi để mà cướp nữa.
Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tư bề.
Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một mình, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đã tìm đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nỉ tôi: rán ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn tìm mạ con răng?
Hôm sau nữa tôi theo gia đình bác Hậu tìm đường chạy lên Phú Lương vì nghe nói lính Mỹ, lính mình đã thấy xuất hiện chung quanh đây rồi.
Đi xuống ngã cầu Kho Rèn thì cầu đã bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không còn nhớ là mình đã đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau: khi mô mà có mọc chê hay đạn pháo chi đó thì bọn VC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc.
Cuối cùng thì tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội.
Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tôi như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương.
***
Sau khi Huế được giải thoát. Ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi, tang lễ được cữ hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế.
Gia đình anh Văn đồng ý cho anh Văn được nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi.
Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đình vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần dường rầy xe lửa) thì bán cho ai đó tôi không rõ.
Thưa ông Liên Thành,
Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau đớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.
Sau Tết Mậu Thân, những người bà con còn lại của tôi quá đau khổ, sợ hãi, họ đã âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống…
Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đình tôi lại là những nạn nhân của lũ Việt Gian Cộng Sản ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai còn lại cũng đã chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù CS.
Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế.
Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau Tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người Thân Yêu trong gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.
Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết.
Xin trình tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại:
Tên ông nội:
- Nguyễn Tín, 70 tuổi.
Ba người anh:
- Nguyễn Xuân Kính, sinh viên Y khoa, sinh năm 1942.
- Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên Luật, sinh năm 1946.
- Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949.
Và Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.”]
***
2-. Nhân chứng sống thứ nhì: Audio ông Phan Văn Tuấn, bị Việt cộng dùng vũ lực ép phải đi đào hố chôn sống đồng bào tại Huế trong Tết Mậu thân 1968, trả lời phỏng vấn (Nam Dao). 
Hoặc có thể tải xuống hay nghe tại đây, gồm 2 phần: 
3.Nhân chứng sống thứ ba: Video bà Nguyễn Thị Công Minh nạn nhân trong biến cố Mậu Thân 1968 tại Huế.
Hoặc có thể tải xuống hay nghe tại đây: 
4. Nhân chứng sống thứ tư: Thư bà Tâm Anh, em gái nạn nhân Nguyễn Cửu Bính, nói về anh em Hoàng Phủ.
Xin cám ơn anh, khi anh xuất hiện trên đài truyền hình với người anh của bạn học ĐK với tôi là Lê Thị Tôn Kính thì tôi đã mê say theo dõi, rồi sau đó bạn bè gởi đến cho tôi đọc về anh ra sách “Biến Động Miền Trung”, tôi cảm thương cho ông anh của tôi là Nguyễn Cửu Bính bị bắt đi bởi lệnh gián tiếp của tên Hoàng Phủ Ngọc Phan, vì hôm mùng 2 Tết Mậu Thân khi thấy Hoàng Phủ Ngọc Phan đi ngang nhà, anh tôi đã mời Hoàng Phủ Ngọc Phan vào nhà uống café, chỉ thời gian ngắn sau đó, ngày mùng 4 Tết, một toán Việt Cộng đến nhà bắt anh tôi, tôi nghĩ nếu anh tôi không mời Phan vào nhà uống café thì Việt Cộng làm gì biết anh tôi có mặt ở nhà mà đến bắt.
Cha mẹ tôi đã đau buồn vì anh ấy là niềm yêu thương của gia đình chúng tôi! Thiệt cho đến nay tôi vẫn khiếp sợ Cộng Sản và tự đặt câu hỏi: Cộng Sản là ai? Là ma quỉ giết người vô tội để làm gì? 
Anh tôi từ khi học trường Quốc Học đã kết nghĩa anh em với Trịnh Công Sơn, Hoàng Tá Tích, và anh Trương Đình Ngôn. Những người nầy chuyên môn túc trực trong nhà chúng tôi để ăn cơm gia đình. Tôi có anh rể là Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng đã coi mấy người nầy như em ruột. Nhưng sao Hoàng Phủ Ngọc Tường là bạn chí thân của Trịnh Công Sơn mà có thể bắt chôn sống anh của tôi được? Thiệt là oan uổng cho cha mẹ của tôi đã nuôi họ, cho ăn uống đối xử với họ như anh Bính. Vậy thì CS Huế thân quen tại sao đã biết anh của tôi không phải là lính VNCH, công an, cảnh sát hay CIA mà đã giết anh ấy về tội gì? Anh ấy rất hiền lành và chẳng bao giờ làm mất lòng ai? Đến nỗi khi CS mang dép râu vào nhà nói cha mẹ của tôi đưa giấy khai gia đình ra cho họ xem, thì họ hỏi Nguyễn Cửu Bính ở đâu ra trình diện. Tôi nghe mẹ của tôi nói rằng: “Con tôi lấy vợ ở Đà Lạt nên ở trên đó” thì mấy thằng cha và con mẹ CS nói rằng: “Bà đừng có nói láo, chúng tôi thấy ông Nguyễn Cửu Bính đi mua hoa mai chiều 30 Tết, mà mùng một Tết không có máy bay đến, mùng hai thì chúng tôi đã chiếm thành phố Huế thì làm sao mà đi Đà Lạt được?”. Nhưng tôi nghe mẹ tôi cứ nói: “Đó là các anh, các chị đã thấy nhầm thằng anh của nó”. Một thằng trong bọn cũng lạ hoắc nói rằng: “Nếu bà nói vậy, chúng tôi tìm ra thì bà chịu gì?”. Mẹ tôi trả lời: “Nếu các anh tìm ra, thì các anh muốn làm sao cũng được”. “Nếu bà nói như vậy thì nếu chúng tôi tìm ra thì chúng tôi bắn chết cả nhà”. Mẹ tôi trả lời một cách thẳng thắn: “Dạ được rồi, tôi bằng lòng”. Nhưng anh Bính ngồi trong tủ thờ có chạm trổ như một miếng gỗ có chạm trổ hình con rồng sơn màu đen không phải là có khuy cửa để vào được, nhưng lấy móng tay nâng vào khía cạnh chạm trổ hình mấy con rồng đó thì chui vào trong tủ được. Ngồi trong đó thật an toàn. Anh Bính ngồi trong nghe như vậy thì đã biết khi buổi sáng mùng hai Tết anh đứng trước song cửa nhà thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan đi ngang qua nên anh mời vô nhà uống café cho nên khi nghe hai bên đối thoại kinh hoàng quá, thì anh dong hai tay lên đầu và bọn CS trói cấp cánh dẫn đi.
Khi ấy anh bị bắt không mang theo thẻ kiểm tra, cho nên khi chúng tôi đi di tản về từ vùng Bao Vinh trở lại nhà ở 47 Huỳnh Thúc Kháng-Huế thì nghe nói CS đã đem những người bị bắt đi chôn sống.
Mẹ tôi ngày nào cũng đi mấy hầm chôn tập thể tìm kiếm, nhưng một phần vì CS chôn hời hợt cạn quá (có lẽ chôn mau, chôn hối mà chạy) cho nên chó ăn nhìn không được, chỉ trừ khi những người có mang theo thẻ kiểm tra thì thân nhân mới nhận đem về được.
Anh ấy mất đi để lại người vợ trẻ sinh năm 1941 là chị Thu Lan, người Đà Lạt, và cặp con sinh đôi con gái nay chúng đã có chồng con rồi.
Năm 1975 tôi có cảm giác như anh ấy bắt buột tôi phải theo đoàn người rời khỏi VN ngay, cho nên tôi dõng mảnh cãi lại bất cứ ai bảo đừng đi vì đã có người chết ở đảo Côn Sơn do máy bay MiG của Nga viện trợ cho CS bay chỉ 5 phút thôi là thả một loạt bom chết 100%. Còn như ở lại thì đàn ông có tội chúng nó có thể giết chết nhưng đàn bà và con nít vô tội thì tha. Vả lại giết hết thì đất đâu mà chôn? Nhưng tôi trả lời: “Cho dù chết dưới biển, nhưng tôi không muốn chết kiểu của anh Bính!”. Tôi có cảm giác như lời nói đó của anh Bính đã hiện trong tôi nói như vậy. Khi đó cả nhà anh Tôn Thất Xứng cùng đi thật là may mắn.
Tôi xin cám ơn anh đã cho tôi có dịp trả nợ cho hai cô bạn là Trần Lệ Hà ở nước Đức, và Thu Tâm ở Gia Nã Đại. Họ muốn tôi kể chuyện nầy để họ dịch ra bằng tiếng Pháp cho bạn của họ biết bộ mặt thật của Cộng Sản Việt Nam như thế nào? Nhưng tôi có hẹn không biết bao giờ mới có! Vì kể chuyện gì cũng do nhân duyên thích hợp mới được.
Kính chào anh và tôi cũng như bạn Kim Tri hứa sẽ ủng hộ trong những việc làm sáng tỏ nỗi khổ đau của con dân xứ Huế quê mình.] (Tâm Anh)

Huế Mậu Thân 1968 
- Tổng Số thường dân thương vong: 7.500 người;
- Số bị thương:1.900 người;
- Số thường dân tử vong: 844 người;
- Số người bị mất tích:1946 người;
- Theo thống kê của tác giả David T. Zabecki trong cuốn Encyclopedia of the Vietnam war thì tại Huế số thi hài nạn nhân tìm được trong mồ chôn tập thể là 2.810 người. 
***
Giáp tết Quý Tỵ 2013, để ‘Mừng 40 năm chiến thắng Mậu Thân’, VTV1 đã cho trình chiếu liên tục bộ phim tài liệu «Mậu Thân 1968» gồm 13 tập của nữ đạo diễn Lê Phong Lan, nhằm ‘định hướng’ dư luận theo đảng tính, nhưng tôi quyết tín rằng dù trời có sập sự thật vẫn là sự thật vì nói như báo Nhân Dân [“sự thật rất cứng đầu cứng cổ, người ta không thể tha hồ sắp xếp nó theo trình tự lớp lang nào tùy ý muốn của mình”. Nếu “nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng nửa sự thật đã là lời nói láo trọn vẹn / Une demi-baguette est toujours du pain, mais une demi-vérité était un mensonge entier” thì việc chọn lọc ghi chép một nửa quá khứ, một nửa lịch sử của một triều đại lại là sự lừa đảo cả một dân tộc.] (3). 
Mỗi buổi sáng khi đánh răng chải đầu trang điểm, nữ đạo diễn Lê Phong Lan không thể không thấy bộ mặt mộc của mình trong gương; hoặc tối tối trước khi thiếp ngủ, đương sự không thể không trăn trở tự vấn về ‘tác phẩm điêu’ nói trên của mình, vì tôi tin chắc bà ấy vẫn còn sót lại tí chút cơ bản của kiếp làm Người (viết hoa) có tên là Lương tâm, tối thiểu là đối với con cái do chính bà ấy sinh ra từ thiện duyên! Đừng để rồi lại như ai kia phải thống thiết từ xe lăn “Ngô Minh ơi, mình thèm tiếng người”,“ước được một trận say, được nói một câu tròn vành rõ chữ... thậm chí ước được đi ỉa một mình không người săn sóc... chỉ ước có rứa thôi mà trời kiên quyết không cho...” (1).
[“Ở làng quê nọ, có ông Bí thư rất độc ác, khi nghe tin ông đổi đi nơi khác, dân làng hồ hởi, phấn khởi ăn mừng… Rồi ông Bí thư khác đến, vẫn vậy, nếu không muốn nói còn ác độc hơn ông trước. Một hôm ông Bí thư lâm bệnh mà chết. Đám ma được chính quyền tổ chức rầm rộ. Một bà cụ già, nửa đêm ra đào mồ ông Bí thư, bị bắt, đem ra tòa xử. Tòa hỏi: cớ sao người ta chết rồi, bà lại đào mồ lên làm gì? Bà cụ dõng dạc trả lời: Tội ác không thể chôn đi, mà phải đào lên, phải được xử án, để mọi người "học tập" hầu tránh xa Tội ác!”] (NguyenHa).
“Còn đây cái Tết Mậu Thân:
Việt cộng vào Huế giết Dân, đốt Chùa.
Huế ơi! Nhớ lấy năm xưa:
Việt cộng vào Huế đốt Chùa, giết Dân!”
(Ca dao Huế)
(Tổng hợp và cập nhật, 24-01-2014)
___________________________
Chú thích:
(1) Bài Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có ở đây.
(2) Phỏng thơ Nguyễn Chí Thiện.
(3) Trần Thị Hải Ý: Lê Hồ huyết kỳ bí phổ. Nhớ anh Đặng Chí Hùng, soạn giả Những sự thật cần phải biết (phần 6) - Lê Duẩn: Kẻ đồng mưu với Hồ Chí Minh tàn sát nhân dân Mậu Thân 1968.

TIN VIỆT NAM

Sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng vì quá tải-

Trương Khởi
Những ngày cận Tết lại trùng hợp vào dịp cuối tuần nên lượng khách từ TP.HCM đi về các tỉnh thành trong cả nước rất đông. Tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã  xảy ra tình trạng quá tải.
Trong ngày 25/1, hàng nghìn người đã xếp hàng chờ đợi hàng giờ tại khu vực nhà ga, quầy làm thủ tục và cả khu vực kiểm tra an ninh.
Các vị trí ghế ngồi, quán ăn trong ga đều chật kín người. Nhiều người đã phải ngồi bệt, vật vờ chờ đợi – điều hiếm khi gặp tại sân bay Tân Sơn Nhất trong những ngày thường.
sân bay, kẹt cứng, đông, tắc, quá tải, Tân Sơn Nhất,
Xếp hàng dài tại khu vực tầng trệt sảnh nội địa Tân Sơn Nhất để chờ lượt làm thủ tục lên máy bay.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, ngoài các cổng kiểm soát an ninh nhà ga nội địa hoạt động hết công suất, ngay cả sảnh tầng 1 của nhà ga, dòng người xếp hàng chật kín. Ngay cả cửa ưu tiên chỉ dành cho tổ bay, nhân viên và khách đặc biệt cũng được “tận dụng” cho các hành khách đến sân bay sát giờ cất cánh của các chuyến bay nội địa.
sân bay, kẹt cứng, đông, tắc, quá tải, Tân Sơn Nhất,

sân bay, kẹt cứng, đông, tắc, quá tải, Tân Sơn Nhất,
Trước quầy làm thủ tục, không còn một chỗ trống
Theo đại diện sân bay Tân Sơn Nhất, những ngày cao điểm chưa phải thời gian tết sân bay đón 13.000-14.000 lượt khách, tuy nhiên tuần qua con số này đã lên hơn 21.000 lượt khách/ngày, những ngày sắp tới số lượng sẽ tăng lên 28.000-29.000 lượt/ngày.
  • Trương Khởi
*****
Nguồn:

No comments:

Post a Comment