Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 30 November 2016

NGUYỄN THANH GIANG =SƠN TRUNG =NGUYỄN TƯỜNG BÁCH

 -
NGUYỄN THANH GIANG * HỒI KÝ CỦA TÔ HẢI
Nguyễn Thanh Giang – Đọc hồi ký của nhạc sĩ Tô Hải
Vào cái đêm bước vào tuổi 80 được 8 tháng 26 ngày, nhạc sĩ Tô Hải đã viết những dòng sau đây cho đoạn kết cuốn hồi ký[1] của mình: “Hãy cho tôi được chết như các anh Trần Độ, Lê Liêm…, khi đăng ‘cáo phó’ không có cái mục ‘đảng viên Đảng CSVN’, dù so với các anh, tôi chỉ là con tôm, con tép! Các anh đã ‘được khai trừ’. Các anh đã dám ‘công khai chống Đảng Cộng sản’, dám công khai nhận ‘bản án đầy vinh quang’! Không hề sợ hãi, cúi đầu. Không hèn lâu như tôi.” (trang 469)
Cầu nguyện như vậy, nhưng ông cũng đã vùng lên thét lớn: “Phải sống! Tôi phải sống. Vì có sống tôi mới có thể làm nhân chứng cho cái thời đại… đểu cáng nhất trong lịch sử nước tôi, chẳng tư bản, chẳng cộng sản, chẳng ra ngô ra khoai, chẳng phải, chẳng trái, chẳng luân, chẳng lý, chẳng luật, chẳng pháp, thậm chí chẳng cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm gì hết!” (trang 375)
Người viết những dòng đó chính là người đã từng “vừa làm lính trong ‘tổ chức’ (Tô Hải vào Đảng Cộng sản từ năm 1949), vừa sáng tác, vừa biểu diễn với cả tâm hồn và trái tim, rất tự nguyện, rất hiến dâng, không mảy may mặc cảm, suy tính, tôi đã sẵn sàng ra chiến trường chết như một chiến sĩ với câu hát ‘Đấu tranh này là trận cuối cùng…’ trên môi” (trang 439), là người đã có công lớn trong sự nghiệp “dùng âm nhạc phục vụ động viên lính cụ Hồ”. (trang  439
Bởi thế cho nên ông đã sám hối một cách vật vã: “Gần hết cuộc đời, tôi vẫn chỉ là ‘con đại bàng… cánh cụt’, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông… Nhưng, ‘vừa là tội đồ vừa là tòng phạm’, làm sao những con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Vigny, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phanh ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẩu trái tim, một mẩu trí óc, một chút hơi tàn của thân xác.” (trang 54)
Tâm trạng ông giống như tâm trạng của Nguyễn Đình Thi sám hối lúc sắp từ giã cuộc sống:
“Tất cả người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh, nhuốm đỏ
Tay tôi vương nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi! Xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần tàn ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn…”
Tô Hải đã từng van xin: “Hi vọng rằng sau khi đọc hồi ký này người đọc sẽ thương cảm cho tôi, cho các bạn tôi, những người ngây thơ, tội nghiệp, cả cuộc đời bị lừa dối và đi dối lừa người khác một cách vô ý thức” (trang 53). Ông nghĩ mình vừa là tội đồ, vừa là tòng phạm bởi vì: “Chúng ta mới dại dột làm sao! Chúng ta đã đánh đổi lương tâm trong sáng ấy lấy một thứ lương tâm đen tối không phải của mình. Lương tâm thời buổi đánh nhau của tao, của chúng mày, ơi các bạn của tôi, đều là lương tâm của… người khác! Lương tâm của ông Diệm, ông Thiệu chống cộng sản, lương tâm của ông Mác, ông Lê, ông Mao, ông Hồ không khoan nhượng với kẻ thù giai cấp!” (trang 92). Cho nên: “Ôi! Cái đầu biết nghĩ, trái tim biết xúc động làm khổ những con người có học như tao, như chúng mày đấy, các bạn của tao ơi! Thằng giàu có bên xứ người cũng như thằng trắng tay trong lòng tổ quốc đều có nỗi đau tự đánh mất hết tuổi trẻ của mình. Chúng mày cảm thấy lạc lõng giữa trời Âu, Mỹ. Còn tao, đau hơn, thấy mình lạc lõng trên chính đất nước mình, ngay giữa lòng con, cháu mình. Một cuộc tha hương trên đất mẹ.” (trang 91)
Sao lại cảm thấy “lạc lõng trên chính đất nước mình”? Vì, trong khi từ chốn thị thành ồn ào đến nơi thâm sơn cùng cốc, trẻ phải học, già phải tụng niệm rằng cuộc chiến Nam-Bắc vừa qua là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì Tô Hải cho rằng “Với tôi cũng như với nhiều người được đọc, được nghe và có được tí chút độc lập suy nghĩ thì cuộc chiến chống Mỹ chẳng có gì là bất ngờ. Cuộc ‘mà cả’ về Việt Nam đâu có ở Việt Nam. Nó diễn ra từ khi Nixon sang Tàu, Brezhnev sang Mỹ, ở các cuộc bắt tay, khi nóng, khi lạnh giữa các ông trùm chính trị ở các cuộc hội đàm công khai, bí mật và kết cuộc là sự ‘nắn gân’, đọ sức, mặc cả nhau bằng cuộc chiến leo thang ở Việt Nam. Đâu phải nó nổ ra từ vụ hải quân tí hon Bắc Kỳ dám ‘đánh cú liều’ vào tầu Maddox ở vịnh Bắc Bộ! Quần áo, mũ, giày, thắt lưng, bao đạn, lương khô… tất cả là… Tàu! Kalachnikoff, T54, Sam I, Sam II, Mig 17 hay Mig 21… tất cả đều đến từ Matxcơva… Còn dân Việt Nam chỉ có… người, mà con người Việt Nam thì chỉ cần đứng trước hai chữ ‘xâm lược’ là sẵn sàng, kẻ thù nào cũng… ‘oánh’!” (trang 266)
Trong tâm khảm ông, cuộc chiến tương tàn ấy thật là hãi hùng: “Tất cả những người từng nhìn tận mắt cảnh ‘tay phải chém tay trái’, từng khóc lặng trước cái chết của cả một tiểu đoàn, một đoàn xe, một đơn vị thanh niên xung phong, từng ngửi mùi xác chết ở các ngọn ‘đồi thịt băm’ trong chiến dịch Lam Sơn 719, liệu còn lòng dạ nào viết lên những khẩu hiệu như ‘Tiêu diệt đến tên ngụy cuối cùng’? Trong cuộc chiến đã được Việt Nam hóa, bên ăn cơm quốc gia cũng như bên uống nước lã cộng sản đã đẩy ra mặt trận cả trăm ngàn trai trẻ Việt để họ lăn xả vào chém giết nhau! Những ‘đồi thịt băm’ mới này còn kinh hoàng hơn nhiều so với ‘đồi thịt băm’ Khe Sanh, vì ở đó người Mỹ có đủ phương tiện dọn sạch những gì còn lại của một xác lính Mỹ. Trái lại, trong chiến dịch Lam Sơn 719, hàng trăm thây người chỉ là những đống thịt thối rữa phơi mưa, phơi nắng làm mồi cho hàng đàn quạ đen và chó hoang! Chẳng bên nào kịp lo chôn cất hoặc thắp bó hương cầu cho linh hồn họ được siêu thoát! Tôi có thêm dịp để tự đặt cho mình những câu hỏi: ‘Thằng Mỹ ăn cái giải gì trong cuộc chiến hao tài tốn của này?’ Hay: ‘Chỉ vì các anh là cộng sản nên tôi phải diệt?’ Hoặc: ‘Vì sao nhiều người sợ, nhiều người căm cộng sản đến thế?’ v.v…” (trang 288)
Không phải chỉ riêng Tô Hải, hồi ức chiến trường xưa càng rùng rợn bao nhiêu thì mặc cảm tội lỗi của các văn nghệ sĩ càng ghê gớm bấy nhiêu. Hãy nghe Chế Lan Viên:
“Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30!
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó?
Tôi, tôi người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong…”
Tô Hải không chỉ nguyền rủa cuộc chiến tranh Nam-Bắc tương tàn mà còn xét lại cả cuộc kháng chiến chống Pháp: “Sau này, loại thanh niên ‘yêu nước hồn nhiên’ bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng: ‘Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật giành tự do, độc lập cho đất nước!’ Và các nhà viết sử nhà nước cộng sản cũng lờ tịt luôn cái chuyện Việt Minh cướp chính quyền từ chính phủ quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim — Không khác vụ lật đổ chính phủ Kerensky ở nước Nga trong lúc nội tình nước này đang bối rối. Thực tế lúc ấy là Việt Minh đã xuất hiện như tổ chức duy nhất, chỗ dựa duy nhất, lá cờ duy nhất, để lũ thanh niên ‘yêu nước ngơ ngác’ chúng tôi đi theo. Chúng tôi có biết gì đến cái đảng cộng sản cộng xiếc, nhất là ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau đó còn công khai tuyên bố giải tán Đảng của ông ta trước thế giới và đồng bào cả nước! Trong chính phủ có đầy đủ các vị Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh… và cả ‘cố vấn’ Bảo Đại nữa. ‘Quả lừa lịch sử’ bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây! Tại sao Việt Nam không độc lập như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân… mà phải qua 30 năm chém giết kẻ thù thì ít… mà chém giết nhau thì nhiều?” (trang 125)
“Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt.” (trang 388)
“Tại sao các dân tộc khác, xung quanh ta thôi, họ đều là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ lại được độc lập, tự do, mở mang đất nước, kinh tế phát triển? Còn Việt Nam? Cái gì đã để cho họ ghét tới mức thay nhau diệt sạch dân mình thế nhỉ? Hỏi tức là trả lời! Tôi đã một lần nữa khẳng định được lý do của cuộc chiến tranh này: Đây là cuộc chiến của loài người chống nạn cộng sản vô luân, vô đạo lý! Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm vua của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng sản cầm quyền!” (trang 272)
Ông như vừa trải qua một “giấc Nam Kha khéo bất bình” để rồi tỉnh dậy bàng hoàng thấy “Trước mắt ngày nay chẳng có cái gì hết, không lý thuyết cách mạng vô sản, không đảng cộng sản, không ‘Bác Hồ’ anh minh lãnh đạo mà chỉ là một cuộc vơ vét cuối cùng của đoàn thủy thủ chuẩn bị nhảy khỏi con tầu sắp đắm với hành khách là nhân dân Viêt Nam bất hạnh! Đoàn thuỷ thủ ấy gồm những tên lưu manh vô học, những tên giám-đốc-không-vốn, những tay cầm đầu hải quan mà buôn lậu, những tay phụ trách tư pháp, toà án, thanh tra chuyên nghề kết án người vô tội, những tên quản lý nhà đất mà cướp nhà, cướp đất để chia nhau vô tội vạ, những kẻ buôn lậu ma tuý nằm ngay trong những trung tâm đầu não chống ma túy. Và ở bậc cao nhất của cung đình là những tên đại lưu manh trơ tráo, chẳng Mác chẳng Xít gì, đang trấn áp, đe dọa người dân bằng nhà tù, súng đạn, để ăn cướp bất cứ thứ gì có thể cướp, vơ vét của cải đất nước làm của riêng, lấy tiền bỏ vào các tài khoản khổng lồ ở nước ngoài do con, cháu, bồ bịch, tay chân chúng làm chủ!” (trang 79)
Ông không tin vào thực tài của những người lãnh đạo khi nhân ra: “Hàng lô hàng lốc những ông giám đốc, tỉnh uỷ, trung ương uỷ viên, đại biểu Quốc hội đều có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân… mà chẳng hề có tên trong hồ sơ sinh viên, nghiên cứu sinh ở bất cứ trường đại học nào! Hầu hết đều là tiến sĩ, thạc sĩ… Mác-Lênin, tốt nghiệp ở cái trường Đảng do ông giáo sư tiến sĩ tên Nguyễn Đức Bình, uỷ viên ‘bộ chính troẹ’ làm… giám đốc!” (trang 395)
Với những người lãnh đạo như thế thì lời cảnh báo sau đây của Tô Hải không phải hoàn toàn không đáng lưu tâm: “Cái đểu cáng nhất của bọn cầm quyền hiện nay là chúng dám làm bất kỳ điều gì có thể làm miễn ních đầy túi tham. Chúng sẵn sàng bán nước cho bất kể kẻ nào muốn mua, dù là Tầu, Mỹ, hay Nga. Một ngày nào đó chúng sẽ tuyên bố giải tán Đảng chưa biết chừng. Đó là lúc chúng đã ‘hạ cánh an toàn’ với đống của cải chiếm được. Cũng chưa biết chừng có những tên còn tự đứng ra, hoặc cho con cháu đứng ra lập Đảng này, Đảng nọ, rồi lớn tiếng chửi cái Đảng hiện tại hơn ai hết… để lại chiếm những ghế ngon lành trong một chính quyền mới của những tên tư bản đích thực mà chính chúng sẽ là đại diện!?” (trang 404)
Lời cảnh báo của Tô Hải càng làm ta sửng sốt, lo ngại khi thấy người ta ầm ầm đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên, thiết lập xa lộ thênh thang nhất, hiện đại nhất dẫn thẳng từ Trung Quốc đến Hà Nội, lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Càng kỳ lạ hơn là người ta không chỉ đàn áp các đám biểu tình ở trong nước mà cả đồng bào Việt Nam ở các nước khác biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam!
Đối với Cụ Hồ, nhiều tư liệu có thể tin là xác thực đã chỉ rõ rằng Cụ từng cưới một bà y tá người Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh làm vợ (đám cưới này có cả vợ ông Chu Ân Lai dự), Cụ cũng từng có một con trai với bà Nông Thị Xuân (người con trai này tên là Nguyễn Tất Trung, hiện đang ở Hà Nội). Về chuyện này, nhạc sĩ Tô Hải đã có cái nhìn thể tất: “Ông ta cũng là con người, cũng có quyền lấy vợ đẻ con, thậm chí ba bốn vợ như ông Lê Duẩn, cũng có quyền bồ bịch như ông Mitterand, ông Clinton chứ! Cái tội của ông là do bọn gọi là cộng sản An Nam phong kiến cố tình dựng ông ta lên thành ‘thánh sống’ (và ‘thánh chết’) để lừa bịp cái dân tộc đa số là nông dân thất học, đầu óc còn mê muội về thánh về thần. Ông ta chỉ là một nhà cách mạng chính hiệu cuồng tín với chủ nghĩa Mác-Lê mà thôi.” (trang 388)
Người viết bài này thì cho rằng, cả những người tô vẽ Cụ Hồ thành ông thánh, là vị cứu tinh; cả những ai thóa mạ Cụ là tên dâm tặc, là tội đồ dân tộc đều không đúng. Thực tế, Cụ cũng chỉ là một con người, một con người tài trí, tài trí đến mức có thể làm được những việc rất phi thường theo ý Cụ. (Đánh giá những việc làm ấy là công to hay tội lớn? Lịch sử sẽ còn bàn thảo công phu và sẽ được phán xét công minh.)
Đã là người thì có hỷ, nộ, ái, ố, dục, có xấu tốt, có đúng sai. Người ta thường cho rằng cái sai lớn nhất của Cụ Hồ là đã đưa chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam.
Nếu chỉ lợi dụng chủ nghĩa Marx-Lenin để huy động được nông dân và lực lượng vô sản vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thì chẳng nói làm gì. Đàng này, đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã nói trong hồi ký “Đi tìm cái Tôi đã mất”: “Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do, công bằng và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến thế!”

Như tự kiểm cuối đời, như lời di huấn viết lúc đã ngọai bát tuần, học giả Nguyễn Khắc Viện cũng thổ lộ: “Đời tôi là đời một thằng ngây thơ. Trong hai chữ ‘thơ’ và chữ ‘ngây’, tôi xin giữ lại cho mình chữ ‘thơ’ vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ ‘ngây’ để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin… vứt nó đi!”
Tô Hải thì quyết liệt hơn. Ông rền rĩ thống thiết: “Tinh hoa đất nước giờ đâu tá? Ai cũng hèn như tôi sao?… Ai sẽ đưa con thuyền Việt Nam khỏi con đường vô định này, nếu những người hèn vẫn không dám nhận là mình hèn, không kiên quyết giã từ cái ngu dại, không lên án những gì mà mình lầm tưởng là ‘vinh quang rực sáng’ lại chính là ‘tội lỗi ngút trời’, không biết khuyên nhủ con cái chớ có giẫm vào vết chân đầy máu và nước mắt mà mình đã đi qua… Phải kiên quyết giã từ cái quá khứ đầy vinh quang vô ích của mình. Chỉ có sự giác ngộ chính trị cuối cùng này mới giải toả được mọi nỗi đau. Sự ‘trở cờ’, ‘phản bội’ để ‘đi tìm một sự trung thành mới’ như Jean Paul Sartre nói không ai dám làm ư? Vì còn… sĩ diện! Vì còn bị quá khứ níu kéo? Bỏ một thứ tà đạo, một niềm tin mù quáng, vứt vào sọt rác cái chiêu bài hoen rỉ, mốc meo, chẳng khác gì ly dị một con vợ độc ác, chẳng yêu gì mình khó lắm sao? Sao rất ít ‘thức giả’ dám tuyên bố công khai: Tôi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản?” (trang 411)
Và: “tôi đã nhận ra cái nhục của một thằng suốt đời ăn theo, nói leo, nói dối, đã nhìn thấy bộ mặt thật của cái chủ nghĩa bất lương mà tôi đi theo một cách vô tình và bất đắc dĩ, nhưng không dám rời bỏ nó”. (trang 301)
Nỗi đau khổ đến quằn quại của những người có lương tri như ông còn bị nhân lên là do: cứ tưởng được người ta dắt dẫn mình rồi mình cũng như tình nguyện cùng họ dụ dỗ bao nhiêu đồng bào đổ cả núi xương, sông máu, cả biển đầy nước mắt mồ hôi để xây dựng nên một mô hình xã hội “triệu lần hơn… ” thế nào kia; hóa ra, quanh quéo sao lại trở về với kinh tế thị trường. Cho nên ông không thể lòng không nhủ lòng: “Phải nói lên cho mọi người biết rằng cái giá mà cả dân tộc phải trả bằng hàng chục triệu mạng sống để đổi lấy cái… ‘thị trường tự do’ là cái sẵn có ở các nước cựu thuộc địa nghèo nàn lạc hậu như hoặc hơn Việt Nam trước đây, chẳng cần đến đảng cộng sản, chẳng cần đến các lãnh tụ vô cùng sáng suốt và duy nhất đúng đắn, chẳng cần đến chiến tranh, chẳng cần đến cái gọi là ‘chủ nghĩa anh hùng cách mạng’.”  trang 282)
Trớ trêu và cay đắng sao: “những người cộng sản bỗng bừng tỉnh, thấy mình trót bỏ phí cuộc đời để theo một lý tưởng ba lăng nhăng. Vậy thì tội gì mà không tương kế tựu kế, cứ phất cái ngọn cờ rách cộng sản lên mà lập thành một đảng mới, một đảng mafia, làm giầu cho mình và cho con cháu! Cuộc vơ vét bằng hết của cải, tài nguyên đất nước vào tài khoản của mấy thằng cộng sản to đầu nhất bắt nguồn từ những ngày chiếm được ‘viên ngọc Sài Gòn’. Cái trò đánh lận con đen, thay chủ nghĩa cộng sản đạo đức giả bằng chủ nghĩa tư bản đỏ đích thực bắt đầu từ đây.” (trang 360)
Ngộ nghĩnh mà oái oăm sao, mới hôm qua người ta coi giầu có là kẻ thù và tôn cái nghèo lên hàng lãnh tụ, người ta coi “mo cơm, quả cà với tấm lòng cộng sản” là lý tưởng… thì hôm nay, người ta hô toáng lên: “Đảng viên phải biết làm giầu”. Báo Nhân Dân ra ngày 15 tháng 6 năm 1994 còn nêu quy định giầu có là một trong 5 tiêu chuẩn để được bầu vào cấp ủy Đảng.
Cho nên Tô Hải ngao ngán vì quá đỗi thất vọng: “Không cách nào cứu vãn được tâm hồn, đạo đức của một dân tộc khi cả dân tộc đó chạy theo một cuộc thi kỳ quái được công khai khuyến khích: Làm giàu! Đáng sợ hơn là người ta thi nhau làm giàu trên cơ sở… hai bàn tay trắng và cái đầu… rỗng tuếch, cái mồm sẵn sàng nuốt tất cả sắt, thép, nhà, cửa, gỗ, quặng, xi măng… Tiền, vàng, đất đai là của ‘trời ơi’, ‘của chùa’, giờ đây nằm gọn trong tay kẻ có chức, có quyền! Cái chủ nghĩa ‘tư bản rừng rú’, cái thị trường tự do định hướng xã hội chủ nghĩa có một không hai trong lịch sử loài người đã đẻ ra những quái thai ‘tư bản đỏ’, không tài, không vốn và hầu hết không đầu!” (trang 92)
Thật vậy, người ta cứ cố duy trì cho được cái thứ mặt người “kinh tế thị trường”, chân tay quỷ “định hướng xã hội chủ nghĩa” là để tạo ra tình trạng “đất đai là của ‘trời ơi’, ‘của chùa’”. Có thế người ta mới có thể biến hóa để những thứ đó: “giờ đây nằm gọn trong tay kẻ có chức, có quyền”!
Cho nên ngày nay “ở Việt Nam không có cá nhân ăn cắp, ăn cướp mà chỉ có ăn cắp, ăn cướp tập thể, ăn cắp ăn cướp theo băng đảng qua cách phân phối của cải chiếm được. Có tài thánh cũng chẳng truy ra nổi nguồn gốc tài sản mà bốn đời làm việc, với lương bộ trưởng, một người cũng chẳng xây nổi căn nhà đáng giá hàng nhiều ngàn lần tháng lương của anh ta! Nghĩa là có chính sách cho sự ăn cắp và ăn cướp công khai và… có tổ chức.” (trang 389)
Gần kết thúc Hồi ký, Tô Hải lại hơn một lần rền rĩ: “cuộc đời không cho phép tôi… chết sớm như các bạn Xiêm, Ích, Tước, Niệm, Hòa… mà bắt tôi phải sống, sống để trở thành một thằng hèn, hèn cho đến những ngày ‘vừa viết vừa run’ tập hồi ký này.” (trang 440)
Nhưng…
*
Trước sự kiện Khổng Tử đem con gái gả cho Công Dã Tràng, Luận ngữ đã bình rằng:
Công Dã Tràng là học trò của Khổng Tử, đã từng bị ngồi tù. Khổng tử vẫn bằng lòng đem con gái mình gả cho Công Dã Tràng. Vì sao? Theo Khổng Tử, phạm tội mà vi phạm điều nhân là kẻ vô đạo thất đức, phạm tội mà không vi phạm điều nhân là người đáng thương. Công Dã Tràng tuy có tội, nhưng không vi phạm điều nhân. Cho nên vẫn là con người có nhân, kiên trì phấn đấu sẽ đắc đạo (về sau được tôn lên làm bậc tiên hiền), Khổng Tử quyết gả cho Công Dã Tràng để thể hiện lòng tin của mình vào học trò.
Tô Hải dù đã tự nguyện chui vào rọ cộng sản (tức ngồi tù) nhưng không vi phạm điều nhân (chẳng những thế còn làm điều nhân thật đáng trân trọng là đã trên dưới tám mươi, lại đau yếu mà vẫn cậm cạch ngồi viết cuốn hồi ký đầy tâm huyết, rất giá trị này). Cho nên, rồi đây khi đi gặp Khổng Tử, chắc ông nhạc sĩ này sẽ được Khổng Tử gả cho con gái đẹp như “Nụ cười sơn cước”.[2]
Chỉ đáng trách là có những bọn người không hề bị “ngồi tù” (hoàn toàn khác chúng tôi, họ không hề bị Mác – Lê mê hoặc, không hề tin vào chủ nghĩa cộng sản mặc dù họ đang cầm thẻ đỏ), nhưng nhờ cả một thế hệ “yêu nước hồn nhiên”, “yêu nước ngơ ngác”, “yêu nước dại khờ”… đổ hết máu xương, mồ hôi nước mắt ra xây ngai vàng hôm nay cho họ được chễm chệ ngồi; để rồi, có ai đó than thân trách phận, ai đó thức tỉnh đem trải nghiệm bản thân ra khuyên nhủ họ thì liền bị họ xua sai nha lục soát, tra vấn, tống tù hay lệnh cho bọn bồi bút vô liêm sỉ trổ tài khuyển mã xuyên tạc, bôi bẩn, lăng nhục. Bất kể đấy là những người đáng bậc cha, bậc anh, bậc thầy của họ.
Gấp Hồi ký lại, tôi ngâm thầm câu hát ngày xưa: “Hỡi gió chiều có nhớ chăng? Mãi mối tình còn vấn vương”.[3] Và, tôi thương, tôi yêu Tô Hải.
Hà Nội ngày 24 tháng 8 năm 2009
© 2009 Nguyễn Thanh Giang
© 2009 talawas blog
[1] Cuốn Hồi ký của một thằng hèn dày 535 trang do nhà xuất bản Tiếng Quê hương ấn hành tại Hoa Kỳ.
[2] Tên một bài hát của nhạc sĩ Tô Hải
[3] Lời trong bài hát “Nụ cười sơn cướ
Posted by sontrung at 11:28 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 261
SƠN TRUNG * NHỮNG KỊCH SĨ LỪNG DANH CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA


NHỮNG KỊCH SĨ LỪNG DANH
 CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA

Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại lại có nhiều kịch sĩ lừng danh như thời đại của chúng ta. Marx, Engels là những kịch sĩ đầu tiên của nền kịch nghệ cộng sản. Hai ông này đã dựng nên ban kịch xã hội chủ nghĩa khoa học, và đưa ra những kịch bản cứu nhân độ thế, xây dựng thiên đàng tại thế, những kịch bản mang tính cách mạng triệt để,  xoá tan biên cương giai cấp, quốc gia.
Vai diễn của hai ông và kịch bản của hai ông  thành công đến nỗi  có mấy trăm triệu người trên thế giới đã kịch liệt hoan hô hai ông,  trong đó có những triết gia, là những bộ óc thông minh tuyệt vời , tính tình  nghiêm nghị, đứng đắn không thích đùa với những hài kịch rẻ tiền và rơi lụy trước màn bi thương ái ân   mặn  nồng chia ly bi đát  giả tạo thế mà cũng nhắm mắt chạy theo hai ông như Bertrand Russel, Albert Camus,  Jean Paul Sartre vả triết gia Trần Đức Thảo của chúng ta!
Hồ Chí Minh là đồ đệ của Marx và Engels nhưng tài nghệ cũng cao siêu không thua sút hai bậc tổ sư.  Ông là một anh nhà quê, chưa học hết chương trình lớp ba, lớp tư tiểu học nhưng đã đóng vai Nguyễn Ái Quốc với những tác phẩm cách mạng của các tiến sĩ, cử nhân. Ông là một tay sai của đệ tam quốc tế, đóng vai Hồ Chí Minh và tiếm danh hiệu Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội của Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng Việt Nam. Ông theo cộng sản nhưng lại thủ vai người quốc gia để lừa bịp thiên hạ.
Ông là tên lưu manh cuớp giật, phá hoại các tổ chức cách mạng, ông cũng là tay buôn người dụng tâm bán Phan Bội Châu và các đồng chí cộng sản của ông để lấy tiền  tiêu xài. Ông thủ vai quá giỏi mà bọn thủ hạ của ông tuyên truyền quá hay cho nên thiên hạ đa số tin theo ông. Chỉ có vua Bảo đại là nhìn rõ chân tướng của ông . Sau vài ngày chung chạ với Mã Giám Sinh, Kiều đã than rằng:
 Xem gương trong bấy nhiêu ngày,
Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già !
Sau một thời gian ngắn ở bên Hồ Chí Minh, ngài đã than:"Chúng mình già trẻ lớn bé mắc lừa bọn du côn”.
Hồ Chí Minh là một tên du côn, một tên lưu manh lên làm hoàng đế Việt Nam. Đó là một vết nhơ trong lịch sử Việt Nam. Khi ông vua là du côn, là lưu manh giết người, cướp của, phản dân hại nước thì bọn thủ hạ của ông cũng thế thôi, bởi vì cổ nhân nói " Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Nếu không phải là tất cả thì đa số đã bị lưu manh hóa theo chính sách tuyên truyền tẩy não của cộng sản quốc tế.
Trong cuộc chiến tranh vừa qua, một số tin theo cộng sản bỏ nhà theo cộng sản lên chiến khu, cam tâm từ bỏ gia đình, từ bỏ tổ quốc theo chủ nghĩa Marx. Một số vì hoàn cảnh bắt buộc nếu không theo thì bị cộng sản giết hoặc bỏ tù.  Đó là chính sách vừa dụ dỗ vừa khủng bố của cộng sản. Chỉ có những người ở vùng quốc gia là được tự do lựa chọn theo bên này hay bên kia. Số bị bắt buộc phải theo cộng sản có thể chia làm hai hạng.
Một hạng biết cộng sản gian ác, nếu không theo lệnh chúng thì sẽ bị tiêu diệt. Họ hiểu họ là phận cỏ yếu hèn, phải uốn mình khi bão lớn. Một số có tinh thần quật cường như các chiến sĩ Nhân Văn Giai Phẩm, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Dương Thu Hương, Việt Khang, Huỳnh Thục Vy,  LS Cù Huy Hà Vũ, Hoà thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Thiện Minh, LM Nguyễn Văn Lý, LM. Phan Văn Lợi,   Hội trưởng Lê Quang Liêm.... Đấy là những người con trung hiếu , ngay thẳng , chân thực của đất nước Việt Nam.
 Trong chế độ cộng sản, bất cứ lúc nào con người cũng phải đóng kịch. Trong Tiểu Thuyết Vô Đề, Dương Thu Hương tả ngày thanh niên lên đường:
Chúng tôi đứng thành hàng nghiêm ngắn, mắt nhìn thẳng về phía trước trong lúc các bà mẹ lén lút hỉ mủi vào vạt áo, ghìm tiếng nức trong họng, để rồi mỗi khi có vị đại diện nào tới thăm hỏi thì lại giương đôi mắt đỏ hoe lên, trệu trạo cười:
-Dạ thưa bác, cháu nó đuợc lên đuờng, chúng em phấn khởi lắm ạ! . . (38).

Hạng bình dân khôn ngoan hiểu rõ cộng sản vì họ đã nghe, đã thấy những vụ cộng sản giết người trong đêm  hoậc mời đi họp rồi mất tich luôn. Họ biết thế địch mạnh nên không chọi thẳng vào địch. . Người bình dân không đầu hàng , họ lấy nhu thắng cương, biết tiến biết thoái , giữ vững lực lượng chờ thời cơ diệt địch.  Đa số trí thức biết cộng sản là gian ác, lưu manh, tàn bạo nhưng họ phải cúi đầu, không dám chống lại lệnh đảng. Hạng này thì nhiều lắm, đa số là  văn nghệ sĩ, một số là nhà chính trị..Trong Quyển Truyện Không Tên, Hồ Dzếnh viết:
'' Một nhà văn như cha tôi không khác gì cô gái điếm: Cô gái chiều khách hàng, nhà văn chiều thời đại.''
Không chiều thời đại, không tuân lệnh cộng sản thì phải chết hoặc tàn tạ. Một số biết chiều cộng sản mà được dương danh, được ăn no, mặc ấm, làm quan cao. Họ cứ cúi mặt, cứ ca tụng đảng chờ đến khi về hưu  thì mới nói thật.
 Tại  sao lại có hiện tượng đó? 
-Thứ nhất trong  họ có hai bản năng, hai con người: thiện ác đối đầu, trung nịnh tương tranh cho nên sức phản kháng của công lý đôi khi trỗi dậy..
-Nếu họ biết kìm hãm thì lúc về hưu  tức là lúc  hết bị phê bình, kiểm thảo, không sợ  mất chức mất lương họ sẽ can đảm nói sự thật.
-Con người có nguyện vọng nói thật, xu hướng nói  to lên cho lòng bớt ấm ức .  Nếu để lâu nó sẽ nổ tung như bình ga làm cho ta sinh bệnh  . Câu chuyện vua Midas tai lừa là một minh chứng  cụ thể về nhu cầu nói thật, nhu cầu phát tiết và ở đời không có gì bưng bít được mãi mãi.
-Con người làm ác nhưng vẫn tìm cách chạy tội. Khi về già họ phải tìm cách  thanh minh thanh nga rằng họ không theo cộng sản, không làm ác, họ yêu nước, thương dân....Đó là tâm trạng đĩ già đi tu.
Dẫu sao đi nữa, những lời ăn năn sám hối, những lời chạy tội của họ dù muộn màng cũng có ich lợi cho cuộc chiến đấu của chúng ta, vì nó làm cho nhân dân thấy rõ sự thật tội ác của cộng sản, và trong chế độ cộng sản ai cũng chán ghét, căm thù cộng sản nhưng thời buổi đá đè trên ngọn cỏ mà phải khuất phục một thời gian. Người dân thấy rõ những kẻ tích cực, chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động, những đảng viên cao cấp thế mà vượt biên, hoặc cuối đời lên giọng bất mãn, vạch tội ác chế độ. Và người dân thấy rõ trong chế độ cộng sản  đa số giả dối, nịnh hót và phải đóng kịch để tồn tại.
Sau khi đọc các hồi ký,  thơ thuộc loại ăn năn, hối hận này, nhân dân sẽ phẫn nộ mà nói rằng tụi nó là quân gian manh dối trá, tụi chúng nó là những tay bợm già, những kịch sĩ tài ba trong vai gian nịnh.. Còn những ngừơi từ bi hỉ xả thì nói rằng tội nghiệp, họ cũng như ta phải đóng kịch, phải luồn trôn để sống.
 Chế Lan Viên là con người khá trung thực mà cũng là một kịch sĩ đại tài. Ông cho biết tội lỗi của nhà văn trong đó có ông là đã làm thơ xúi người nhảy vào lửa đạn để chết oan uổng cho bọn tư sản đỏ giàu sang , cho  bọn cướp nhà cướp đất của dân và bọn bán nước, tay sai Trung cộng mặc tình thao túng:
 Mậu thân, hai ngàn người xuống đồng bằng.
    Chỉ một đêm còn sống có ba mươi!
Ai chịu trách nhiệm về cái chết hai ngàn người đó? Tôi!
Tôi- Người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
Trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia
    ở mặt trận về sau mười năm,
Ngồi bán quán bên đường để nuôi đàn con nhỏ.
    Quán treo huân chương đầy mọi cỡ
Chả chiếc huân chương nào nuôi được người lính cũ.
Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời?
    Tôi ú ớ!
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Tôi xấu hổ. Tôi không có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ.
Giữa bao buồn tủi chua cay vẫn có thể cười! 
( Ai? Tôi!)
Ông cũng tự phỉ nhổ ông là kẻ gian dối:
Trừ  đi
    Sau này anh đọc thơ tôi thì phải nhớ
    Có phải tôi viết đâu! Một nửa
    Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi!
    Giết một tiếng đau
    Giết một tiếng cười
    Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ      
         Tôi giết cái cánh sắp bay
    . . . trước khi tôi viết
    Tôi giết bão ngoài khơi
    cho được yên ổn trên bờ      
Và giết luôn mặt trời lên trên biển
Giết mưa và giết cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình!
    Và thơ này rơi đến tay anh
    Anh bảo đấy là tôi không phải
    Nhưng cũng chính là tôi.
    Người có lỗi
 Đã giết đi bao nhiêu cái
   Có khi không có tội như mình. ..

Tô Hải là một nhạc sĩ và cũng là một kịch sĩ của thời đại, nhưng khi ông biết ông là một "thằng hèn" thì ông đã không còn hèn nữa".  Ông đã viết những lời khí khái : .. “Gần hết cuộc đời, tôi vẫn chỉ là ‘con đại bàng… cánh cụt’, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông… Nhưng, ‘vừa là tội đồ vừa là tòng phạm’, làm sao những con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Vigny, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phanh ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẩu trái tim, một mẩu trí óc, một chút hơi tàn của thân xác.” (trang 54)... “Phải sống! Tôi phải sống. Vì có sống tôi mới có thể làm nhân chứng cho cái thời đại… đểu cáng nhất trong lịch sử nước tôi, chẳng tư bản, chẳng cộng sản, chẳng ra ngô ra khoai, chẳng phải, chẳng trái, chẳng luân, chẳng lý, chẳng luật, chẳng pháp, thậm chí chẳng cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm gì hết!” (trang 375)...

Nguyễn Khải nói rất nhiều về sai lầm của "văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa" và những nỗi đau đớn của ông khi phải đóng vai nịnh. .Trong ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT(Tuỳ bút chính trị - 2006), ông viết:
Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. Bài hát về lãnh tụ trang nghiêm như thánh ca, người hát có dáng điệu sùng bái như tín đồ. Cái thế giới cá nhân của các công dân đã bị đốt cháy, đã thành tro bụi và tan biến trong hương khói của đền đài. Trong không khí ngùn ngụt lửa cháy cùng với tiếng sóng hoan hô khi gần khi xa không lúc nào dứt, vậy những người làm việc bằng trí tuệ sẽ tìm đâu ra một khoảng trời yên tĩnh và tự do để suy nghĩ về những công trình một đời của riêng mình. Người cộng sản sẽ không bao giờ hiểu được cách làm việc cá nhân, đơn độc, xa rời quần chúng, xa rời các phong trào cách mạng có tính địa phương của các nhà trí thức thấm đẫm “tư tưởng tư sản” ấy. ..
Trong suốt ba chục năm chiến tranh, mỗi người Việt Nam đã quên hẳn những nhu cầu vật chất và tinh thần của riêng mình để được cùng sống như mọi người, cùng cảm nghĩ như mọi người, sống cùng sống chết cùng chết. Học thuyết Mác và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản được tôn vinh đến tuyệt đối. Vì số phận cá nhân gắn liền với tập thể với dân tộc, trùng hợp khít khao với các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền và những tham vọng của người lãnh đạo.

Nhưng cả mấy thế hệ cùng tham gia chiến tranh, sống trong một môi trường xã hội, chính trị của một đất nước đang có chiến tranh cũng là một tai hoạ khôn lường. Trong chiến tranh tập thể gạt phắt cá thể sang một bên, có thể giẫm đạp lên nó cũng chả mất mát gì, vì chiến tranh đòi hỏi sự nhất trí, cần sự ra lệnh đúng lúc của nhiều cái đầu chứ không có thời gian bàn luận, sai đúng có sự tham gia của nhiều cái đầu. Vả lại nếu người lãnh đạo tính toán sai lập tức sẽ bị đối phương trừng phạt ngay, không sớm tỉnh ngộ thì cả sự nghiệp có thể bị đổ vỡ.
Đến thời hoà bình thì chỉ còn dân chúng đối mặt với chính quyền, quyền lợi khác nhau, nguyện vọng khác nhau, có trăm ngàn thứ khác nhau trong một cộng đồng: dân tộc, tôn giáo, văn hoá, điều kiện sống… trong một thời gian dài tạm quên đi, tạm gác lại để lo việc lớn, lúc này nhất loạt trỗi dậy, đòi hỏi và mỗi cá nhân đều thấy cái mình đòi là quan trọng nhất, bức thiết nhất. Độc lập có rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của mỗi chúng tôi nhà nước định quên sao? Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả. Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ?
Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. Nhưng dân chúng vẫn có cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm bằng Hà Nội vì nó là thủ đô hành chính, mọi chuyện cung đình vừa thật vừa giả tràn gập các quán cà phê mỗi ngày. Không ra được báo viết thì làm báo mồm vậy, lời nói bay đi lấy đâu làm bằng, tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì nó sẽ thành dư luận, không ai bắt giam được dư luận, giết được dư luận, cái dư luận hỗn tạp, vô sở cứ mở rộng mãi ra, bao trùm mọi việc mọi người trở thành mặt bằng mặt bằng mới để đặt ra các tiêu chuẩn sống cho một thời.
Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một người có nhiều tài, tài viết tiểu thuyết, làm thơ, viết kịch, viết nhạc và làm công an văn nghệ. Tiểu thuyết Xung Kích  được ngay Giải Thưởng Văn Nghệ. Các tác phẩm khác như  Vào Lửa, 1966, cũng được cộng sản khen nức nở. Ông có tài đóng kịch. Ông thường làm nòng cốt trong các cuộc đấu tố. Ông được cộng sản giao cho làm những tên bán tơ vu khống, kết tội các văn nghệ sĩ. Trong vụ đánh Nhân Văn Giai Phẩm, khoảng 300 văn nghệ sĩ phải học tập cải tạo tại ấp Thái Hà của Hoàng Cao Khải, Nguyễn Đình Thi lên sỉ vả Văn Cao về câu  "trong giọt nước có cả trời xanh" của Văn Cao. Chửi xong, Nguyễn Đình Thi bước xuống ôm Văn Cao mà rằng: "Văn ơi hiểu cho mình cái thế phải thế!".  Văn Cao kể cho Vũ Thư HIên nghe chuyện này và phê một câu: "Trước cách mạng nó đâu đến nỗi thế. Nó là thằng anh hùng, bây giờ cam phận làm con dun"
( Vũ Thư Hiên-Đêm GIữa Ban Ngày,tr.401)

 Con người giỏi đóng kịch như thế mà cũng có lần không nhập vai, không thuộc kịch bản . Kịch bản Con nai Đen, 1962 bị phê phán và ngăn chặn từ trong trứng nước. Tội nặng nhất là vở kịch  Nguyễn Trãi ở Đông Quan, 1979 .Vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan, sáng tác cho kỷ niệm 400 năm Nguyễn Trãi, được trình diễn mấy đêm gì đó, rồi bị cấm, bị phê phán nghiệt ngã, là đã mỉa mai chế độ, cho rằng trí thức là tù nhân của chế độ. Nguyễn đình Nghi ( con trai Thế Lữ) đạo diễn đã kể lại niềm hào hứng khi dàn dựng vở kịch, mang nhiều truyền thống sân khấu cổ truyền lẫn tính cách hiện đại.  Tác phẩm này đã dìm Nguyễn Đình Thi xuống đất đen. Văn nghệ sĩ hồi ấy xôn xao tự hỏi và hỏi nhau:
‘Nguyễn Đình Thi với Đình Nghi
Mượn đời Nguyễn Trãi nói gì hôm nay?”
Cô câm trong vở "Nguyễn Trãi ở Đông Quan" tiêu biểu cho nhân dân Việt Nam mất tự do ngôn luận. Lời của Nguyễn Trãi là tiếng kêu của văn nghệ sĩ  và nhân dân Việt Nam sống dưới ach kìm kẹp của cộng sản độc tài tàn bạo:"Ở trong cõi thiên nhiên ấy, bao nhiêu con người hai tay phải chắp lại, mắt phải khép xuống, đầu óc phải nghĩ theo cùng một khuôn. Sống từ bé đến già, phải làm theo những điều do các bề trên sắp đặt. Trí tuệ con người chỉ còn được là một cái túi, để bỏ vào đấy các kinh truyện thánh hiền.

Bao nhiêu sách vở đều phải chép như nhau, cùng những câu chữ ấy. Học chỉ còn là làm sao nhớ cho thuộc lòng. Không được mở mắt nhận xét, so sánh, không được hỏi, không được tìm xem mọi vật trong đời ra làm sao..."
 Nhân vật Như Cúc nói với Nguyễn Trãi chính là tiếng nói tự do, là niềm ước mơ về phía bên kia bức màn sắt:
"Ở phía xa kia có những gì chúng ta chưa thấy bao giờ... Có những gì chưa ai đoán được nổi, những gì khác với tất cả những cái chúng ta đã biết từ trước tới nay... Em thấy một con đường dài lắm, con đường đầy chớp lửa, đưa tới một trời đất khác hẳn.
Nơi đây trời đất cao hơn, đất rộng hơn, con người ta sống gương mẫu hơn. Có bao nhiêu điều còn phải nghĩ, phải tìm, có bao nhiêu công việc phải gây dựng lại từ gốc, ở phía xa kia... Em chưa nhìn được rõ, chỉ thấy như là mặt đất đang chuyển động mở ra dần, rộng nữa, xanh mãi..."
 Và tại thời đó ở Hà Nội  hai phe Nga và Tàu choảng nhau, Nguyễn Đình Thi hạ một câu"Trong bụng mỗi người Việt Nam đều có một ông thiên tử  Trung quốc". Câu này làm giới thân Trung Cộng tức giận.
Cũng có tài liệu nói rằng:   Khi người ta truyền đạt tới ông nhận xét rằng vở kịch "Nguyễn Trãi ở Đông Quan" là biểu tượng 2 mặt có ý ám chỉ một cán bộ chủ chốt nào đó, Nguyễn Đình Thi trong một cuộc họp đã đứng dậy nhìn về phía đồng chí trưởng ban văn nghệ của Đảng nói một cách trịnh trọng tha thiết: "Xin nhờ anh Độ báo cáo lại là tôi không hề có ý như thế, tôi chỉ viết những gì tôi thấy cần viết. Mong được cấp trên hiểu cho tôi".(Trường Giang. Xin vẽ lại chân dung Nguyễn Đình Thi..Tạp chí TRí Tuệ-    http://ngominh.vnweblogs.com/print/2246/80753  )
 Nguyễn Đình Thi trả lời những kẻ kết tội ông:" Dư luận nói tôi viết  vở Nguyễn Trãi định ám chỉ một đồng chí nào là không đúng. Suy nghĩ và nguyện vọng của tôi là được viết những điều mình thấy là nên viết. Trong phê bình của trên về Nguyễn Trãi., tôi xin phép không tiếp nhận điều phê bình là tác phẩm có biểu tượng hai mặt  vì tôi không có ý nghĩ đó " (Tác phẩm kịch của Nguyễn Đình Thi.  http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tac-pham-kich-cua-nguyen-dinh-thi.765573.html )

Vở kịch Rừng Trúc viết 1978 viết về thời kỳ cả quân Tống lẫn quân Nguyên “mồm rộng răng dài, như đám cháy rừng gặp gió” đang lăm le xâm lược nước ta. Dọc đường lên “Rừng trúc”, vua Trần Thái Tông gặp một lão hòa thượng dùng rượu để thức tỉnh vua :
” Làm gì thì làm đừng quên cái bóng lạ thập thò ngoài hàng rào …nó rất giỏi cưỡi ngựa…ta nghe đã rất gần rồi ông ạ…”Câu này cũng hàm ý chống Trung quốc bành trướng, và như vậy cũng gây sự giận dữ của đồ đệ Mao Trạch Đông tại Bắc bộ phủ.
Trong Rừng Trúc, người ta nghe như có lời chỉ trích chế độ cộng sản không có tình người thì còn nói chi bình đẳng, tự do dân chủ! Cộng sản luôn dùng quốc gia làm cái bia để đàn áp, bóc lột và khủng bố nhân dân: "Việc nước là lớn nhất, nhưng việc giữa người với người cũng không phải là nhỏ hơn".
Trường Chinh ra lệnh xếp vở tuồng này. Nguyễn Đình Thi đại diện cho những con người tham danh lợi giữa một thời đại tàn ác phải giết người, phải đạp người để mình vươn lên. Ông đã tâm sự:
“Chức vụ và quyền lực chẳng là cái khỉ gì nhưng mất nó có lúc cũng thấy cô đơn; mà muốn không mất nó thì cũng có lúc phải chịu mất mình”.(Trường Giang. Xin vẽ lại chân dung Nguyễn Đình Thi. Tuần Viêtnam.http://www.tuanvietnam.net/xin-ve-lai-chan-dung-nguyen-dinh-thi )
Nguyễn Đình Thi là người có tài. Cũng như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm... là những con người có tài khiến cho Tố Hữu " trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" . Tố Hữu muốn độc quyền thi bá, muốn chà đạp những con người này. Rủi thay, những con người này lại công khai chống Tố Hữu, chống đảng, đòi tự do dân chủ cho nên đây là một dịp cho Tố Hữu chém giết, đầy đọa họ.
 Khi thấy Tố Hữu ghét Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư ùa theo đánh hôi. Xuân Diệu chê là đầu Ngô mình Sở, Lưu Trọng Lư đòi « tống cổ ra khỏi nền văn học mới, nền văn học kháng chiến và cách mạng ». Nhưng nặng nề, dứt khoát và thẩm quyền hơn ai hết là Tố Hữu – mặc dù và sau khi Nguyễn Đình Thi đã nhận kiểm điểm :
« Nghe anh Thi tự phê bình thơ anh, anh chị em nghĩ: tại sao biết mình như vậy, mà cứ làm như vậy (…). Lúc thấy cần làm việc, tôi thấy ghét những bài thơ ấy, và tôi thù ghét cái cá nhân chủ nghĩa nó lại trở về với tôi (…) Những bài thơ anh Thi, tôi cho là không hay vì chưa nói lên được nỗi niềm của quần chúng. Đó là nội dung.Tôi đồng ý thái độ tự phê bình của anh Thi, một thái độ đúng đắn. Còn một điều cần thiết nữa là anh phải kiểm tra lại cái tư tưởng, cái rung cảm của mình trong quần chúng » (Đặng Tiến.NGUYỄN ĐÌNH THI VÀ TIẾNG CHIM TỪ QUY
Họ chửi như thế thì Hữu Loan, Lê Đạt, Phùng Quán tất rút lui nhưng Nguyễn Đình Thi với tài xoay xở giỏi, đóng kịch hay, ông lại được cho ngổi vào ghế công an văn nghệ ( Tổng thư ký hội nhà văn ) , và ngày nhậm chức  ông " hồ hởi phấn khởi" tuyên bố " Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của đảng”  
Một đời chạy theo danh vọng, Nguyễn Đình Thi cuối đời ăn năn:
GIÓ BAY
Rồi hôm nào bỗng gió bay
Cái bóng ngoài kia đến đợi
Anh giật mình đứng đậy
Đến giờ rồi hôm nay
Trên tay cốc nhỏ không đầy
Uống chúc bạn bè ở lại
Anh chắt cuộc đời anh chắt mãi
Chút ngọt bùi chút đắng cay
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi,xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn
Mong anh em hiểu đừng cười
Tôi gửi lại đây chìa khóa
Tất cả cửa nhà tôi đó
Ngổn ngang... qua tạm cuộc đời
Tiếng đập cửa thình thình gọi
Anh vẫy cười
Xin chia tay
Lời ai văng vẳng Hôm nào gió bay ?
Điều đáng buồn cười nhất là ông Nguyễn Khoa Điềm, người kế vị Tố Hữu trong vai trò lãnh đạo tư tưởng và cũng là người mon men ghế Tổng Bí thư hay thủ tướng mà bây giờ lại thở ra những lời thối hoắc làm trò cười cho thiên hạ:
Đất nước những tháng năm thật buồn
Nửa đêm thưc dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước trên sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giầu người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve đều lột sác
Sao mình thức?
Sao mình mải mê đuổi theo một ngày mai tốt lành?
Bây giờ lá cờ trên cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được mầu đỏ?
Bây giờ con cá hanh có còn bơi trên sông vắng
Mong gặp con cá hanh khác?
Bây giờ buổi sáng buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khác yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chẩy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt tin yêu mọi người
Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gianđầy sợ hãi?
Những cây thông trên núi Ngư Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuât vàngười sống hôm nay
22-4-2013
Nguyễn Khoa Điềm
Tại sao ông viết bài này? Ông đâu phải thường dân , là văn nghệ sĩ quèn như Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Chí Thiện mà bất mãn? Theo duy tâm thần bí thì mồ mã tam đại nhà ông kết phát, đời đời làm quan to. Người ta vinh hoa phú quý nhất thời còn họ hàng nhà ông thời quân chủ, thực dân đã phát mà thời cộng sản lại lên cao.  Nói theo thực tế thì cha con ông đều có tài, nhất là ông dòng dõi phong kiến, mà được cộng sản trọng dụng  tất cái lưỡi phải mềm, cái lưng phải cong, cái đầu óc phải điên đảo  như các ông Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Hanh, Tôn Thất Dương Kị, Tôn thất Dương Tiềm, Tôn Thất Đức, Tôn Thất Học, hay Phạm Tuyên... Không những có tài mà phải có thành tích, phải chiến đấu trong thực tế nữa thì mới được đảng ghé mắt xanh chứ chẳng phải chơi. Ông ra Hà Nội lại trở về Huế hoạt động, trong tết mậu thân ông đã giết bao nhiêu người dân? Trên đường Quảng Trị HUế mùa hè đỏ lửa ông đã bắn hạ bao đàn bà trẻ con?  Ông cũng như Tố Hữu mang bản tính man rợ. Trần Hoàn  định đấu tố Trịnh Công Sơn, ông  cũng như Trần Hoàn muốn dìm Trịnh Công Sơn nên không cho tái bản Ca khuc Da vàng của Trịnh Công Sơn. Thời gian Trần Hoàn muốn hành hạ Trinh Công Sơn , Võ Văn Kiệt ra tay cứu mạng mà Trịnh Công Sơn sống thêm được vài năm.
 Lý lịch ông là phong kiến đáng tội chết hoặc quăng xó  thế mà thân ông đến bộ trưởng, ngôi vị trung ương đảng nay về hưu đáng lẽ ông phải  toại chí thỏa lòng, vui thú điền viên cùng hầu non gái đẹp hay dạo chơi tam sơn ngũ nhạc, tại sao lại than thở, tại sao ngủ không được, tại sao trằn trọc như mấy anh " nguỵ quân, ngụy quyền" thế hả ông?
Bao nhiêu năm ông theo cộng đảng chưa được vinh hoa phú quý tột bậc, hay chưa thực hiện lý tưởng cao siêu của ông?
Ông theo bọn cộng sản cướp của giết người, bất nhân bất nghĩa  mà ông lại bảo là "mải mê đuổi theo một ngày mai tốt lành " ư ? Cộng sản bây giờ tham nhũng công khai, cướp đất cướp nhà công khai thế mà ông bảo:" Thấy mọi người nhẹ nhàng vui tươi" ư? Những nạn nhân mậu thân ở Huế và toàn miền Nam năm 1968 làm sao mà được  "Đời đời an ủi" hỡi ông? Ông làm quan to ở triều đình, ông và đảng của ông có đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân hay không?  Đảng và ông tự hào bách chiến bách thắng thế sao ông phải lần mò đi kiếm tin lành trên mạng và ông lại có những tháng năm thật buồn?  Ông muốn nhà cao cửa rộng, muốn xe hơi sang trọng, muốn sâm banh , huýt ki , muốn hầu non gái đẹp,  đảng đều cung phụng đầy đủ cho ông vì ông thuộc quan cao triều đình, thuộc giai cấp mới , muốn gì có nấy sao lại là kẻ khát nước trên sa mạc ?
 Ông mà đói khát thế thì mấy dân oan mất nhà cửa, mấy tay văn nghệ sĩ, trí thức bị cộng sản cầm tù thì sao? Ông tin Marx, Lenin, ông làm quan to trong triều, ông yêu đời, ông vững vàng chủ nghĩa Marx,  ông ra lệnh cho văn nghệ, cho nhân dân  phải thế này thế kia sao ông lại bi quan yếm thế?  Vậy ra những lời cha con ông ca tụng thiên đường cộng sản là giả dối ư? Ông luôn  nói với vẻ yêu đời thế sao ông lại  lo sợ tương lai? Tương lai nào? Tương lai cộng sản tồn tại hay cộng sản mất đi?   Nếu đảng Cộng sản  bị tiêu diệt thì nhân dân vui sướng chứ sao  phải sợ hãi tương lai?  Hay ông lo sợ cộng sản bị tiêu diệt, dân chúng sẽ chặt đầu ông? "Ngước mắt tin yêu mọi người/Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta/Trong không gian đầy sợ hãi?
Chao ôi đĩ già đi tu! Ông khóc thật, thương thật, buồn thật hay giả đò buồn, thương khóc vậy ông.?
Ông có biết đất nước này tan hoang sa đọa là do ai hở ông? Ông theo ác đảng bây giờ ông lại đóng vai yêu nước thương dân ư? Bài thơ của ông được Trần Mạnh Hảo "họa vận":
Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng
Đêm trong ma giáo mặt trời đỏ
Những giòng sông là đất nước thở dài
Chó sủa trăng nhà ai?
Không phải vầng trăng đất nước
Tôi ngồi ngót bẩy mươi năm
Chờ một lời nói thật
Bầy sói chu ý thức hệ lang băm
Người nông dân bị cướp đất phải hát bài dân chủ
Đêm đêm thạch sùng tặc lưỡi bỏ đi
Đất nước đang treo trên sợi chỉ mành
Sợi chỉ mành 16 chữ vàng và lời hứa 4 tốt
Có kẻ rước giặc lên bàn thờ
Xì sụp lạy khấn 'tan'nhang chủ nghĩa
Những giáo điều làm cơm nguội bơ vơ
Xin cứ tự do bán lương tâm cho chó
Vãi linh hồn vào những thùng rác nhân dân
Mối mọt ăn rào rào lòng rương cột
Ôi thương thay giẻ rách cũng tâm thần
Anh sẩm bạc đầu dẫn đường dân tộc
Đám gà què bàn hiến pháp cối xay
Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay
Những thiên đường vỡ chợ
Những học thuyết đứng đường
Hoàn lương tượng đài
Hoàn lương chân lý
Nghị quyết còn trinh bạch cũng hoàn lương
Không ai đuổi cũng giật mình bỏ chạy
Nhốt hết mây trời vào hiến pháp tự do
Mơ được đứng bên lề đường
Nói một câu gan ruột
Đất nước buồn
Đất nước bị ruồi bu
Đất nước bị cầm tù trong ngực trái
Chưa kịp nghĩ một điều gì
Sao đã toát mồ hôi?
Có nơi nào buồn hơn đất nước tôi
Lý tưởng của loài dơi là muỗi
Dơi bay đêm cho đất nước đỡ buồn
Không ai tin vào hoa hồng nữa
Không ai tin vào dơi nữa
Dơi về làm chuột khoét quê hương
Saigon 24 tháng 4 năm 2013
Ôi, đất nước ta có nhiều kẻ thành tâm sám hối nhưng e cũng nhiều kịch sĩ tài ba , nhiều kẻ khôn lanh, và đạo đức giả! Suy cho kỹ, kịch sĩ giỏi nhất mang một lúc hai mặt nạ mà không bị rơi đó là Tô Hoài. Ông viết văn rất khoẻ, hoan hô ủng hộ đảng cũng nhiều mà tác phẩm hiện thực  ( khác với hiện thực xã hội  chủ nghĩa) cũng rất hay thế mà không bi đảng truy bức. Người như thế mới là khôn, khôn trên Tố Hữu một bậc.  Sau đó là Nguyễn Tuân, ông chỉ bị xây xát sơ sơ về bài "Phở". Ông châm chích mỉa mai lãnh đạo nhưng mồng năm ngày Tết ông quà cáp lễ lạc đàng hoàng. Ông lại có người con làm thiếu tướng thời đó nên  thế lực vững vàng. Nhưng cái khôn ngoan nhất như ông đã nói với Vũ Thư Hiên là biết chia động từ "sợ"! Ôi nước ta có quá nhiều kịch sĩ tài ba mà mỗi người đều có một thuật riêng và một số phận khác nhau mà tại sao lại tập trung  đông đảo vào thời đại cờ đỏ sao vàng?
Sơn Trung
Posted by sontrung at 3:24 AM 1 comment:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 261
Posted by vanhoa at 8:52 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0261
VIỆT CỘNG - GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG -
XÃ HỘI VIỆT NAM
Thắt lòng chuyện mẹ chết để lấy tiền phúng viếng cho con học
Cập nhật 06/05/2013 13:28 (GMT+7)
Gửi email Gmail Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻIn bài này
.
Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết. Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo. Đau đớn đến mức trong lá thư để lại, chị còn nhắn chồng đi xin hòm về liệm, dành tiền đóng học cho con.
Di ảnh chị Nhân
Di ảnh chị Nhân.
Nghẹn uất xót thương   
Chiều 24/4/2013, xứ An Xuyên bàng hoàng, thảng thốt bởi cái tin chị Nhân treo cổ chết.
Trước khi thắt cổ chết một tháng, chị đã nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm về kế hoạch chết của mình. Chị khẳng định với chồng là chỉ còn một con đường duy nhất duy trì việc học cho các con. Đó là chị phải chết đi để mọi người đến phúng viếng mới có tiền trang trải cho các con học, giảm gánh nặng cho chồng, lấy linh hồn phù hộ cho chồng con… trúng số độc đắc.
Người chồng đau khổ nhưng bất lực trước ý chí sắt son của người vợ.
Trong suốt hai ngày đám tang của chị Nhân, người ta không nghe anh Bảo trách vợ một tiếng nào. Hơn ai hết, anh là người thấu hiểu tấm lòng của vợ. Anh nói trong nước mắt: “Vợ tôi đã cố gắng đến hơi sức cuối cùng”.
Hơn 20 năm làm vợ chồng với nhau, anh Bảo chưa bao giờ thấy vợ mình đáng trách. Ngược lại, anh luôn cảm phục tấm lòng và nghị lực của vợ.
Chị làm lụng đến tối tăm mặt mũi, không từ công việc gì miễn kiếm được tiền. Cả những công việc nặng nhọc tưởng chỉ đàn ông mới đảm đương nổi, chị cũng không nề hà. Đến khi bị bệnh tật hành hạ, chị vẫn cố gắng đi làm, không dám chữa trị vì tiền kiếm được còn phải để đóng học cho con.
Người phụ nữ nghị lực "đã gõ mọi cánh cửa"
Chị còn được xóm làng ngợi khen về tính đảm đang tháo vát hơn người. Chị chưa bao giờ bỏ qua một cơ hội kiếm tiền chính đáng. Nghe nói Nhà nước có chính sách cho sinh viên, học sinh vay tiền đi học, chị đích thân đi tìm hiểu và làm thủ tục xin vay. Người ta trả lời phải là hộ nghèo, hoặc hộ cận nghèo mới được cho vay. Chị về hỏi chính quyền địa phương xin được xét cấp sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bà Nguyễn Thị Nhu, Chi hội trưởng Cựu chiến binh ấp 5, xã An Xuyên kể: “Ngày 18/11/2012, khi họp dân ấp nhân ngày đại đoàn kết và xét chọn hộ nghèo, cận nghèo, Mỹ Nhân có đến dự. Tôi nhớ rất rõ lời nói của nó hôm đó. Nó nói “hoàn cảnh tôi quá khó khăn, xin được cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho các con ăn học”. Khi đó, Trưởng ấp ghi nhận nhưng chỉ hứa là sẽ xem xét sau, vì đã qua đợt xét hộ nghèo”.
Chị cũng đã tìm hiểu ra và làm thủ tục cho con trai nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên học ngành hóa chất độc hại. Chị cũng đã tranh thủ góp hụi, vay tiền từ Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, thậm chí vay "nóng" bên ngoài.
Anh Từ Văn Nguyễn, công an ấp 5, kể thêm: “Cách đây một tháng, chị Nhân đi kêu một bà để bán nhà và đất đang ở. Bà này trả lời là để bàn lại với người thân, chứ đất đai đâu phải nói mua là mua liền. Chị Nhân năn nỉ bán trả chậm, 2 triệu một tháng cũng được để có tiền đóng học phí cho các con. Bà này không chịu, chị Nhân nói nếu không chịu thì vài bữa nữa đi đám ma của tôi”.
Trước khi thắt cổ chết 3 ngày, chị Nhân hay tin có ông Trần Đại Đoàn, một người bà con mới về làm bí thư xã An Xuyên. Chị lập tức lên xã gặp ông Đoàn để xin được xét cấp sổ hộ nghèo. Ông Đoàn ghi nhận và hứa sẽ xem xét để cấp sổ hộ nghèo cho chị khi đến đợt xét tới đây. Đến lúc chị qua đời, anh Bảo vẫn chưa hay biết việc chị đã lên xã xin anh Đoàn cái sổ hộ nghèo.
Tâm thư tuyệt mệnh
Bên cạnh xác chết của chị, người ta đã tìm thấy những bức tâm thư tuyệt mệnh.
“Anh Bình! Hoàn cảnh em quá khổ. Em chết, anh chôn em cặp Hà (em trai chị – PV), trên đất của cha mẹ. Em chết, anh thỉnh bàn thờ mẹ về nhà anh thờ. Mong anh đừng làm khó em, để em yên thân nằm cạnh Hà. Gia đình mình sống quá khổ, từ đời của cha mẹ đến đời con, không có ý nghĩa gì hết”.
Cha con anh Bảo đau thương trước cái chết của chị Nhâ
Cha con anh Bảo đau thương trước cái chết của chị Nhân.         
Bà Nguyễn Thị Tiến, Chi hội trưởng phụ nữ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau bức xúc: “Suy cho cùng, cái chết của chị Nhân có nguyên nhân từ áp lực tiền học phí và tiền trị bệnh. Nếu như có tiền để chị đóng học phí cho các con đi học thì chị đã không chết như vậy.
Ngành giáo dục nên xem lại những cuộc cải cách của mình, chứ thực tế rất rõ là càng về sau này, việc học hành càng xa vời với người dân, cả người dân được cho là không nghèo.
Sau cái chết của chị Nhân, chúng tôi bị chỉ trách lớn. Xin hãy nghĩ lại cho chúng tôi. Với mức phụ cấp 400 - 600 ngàn đồng/tháng/cán bộ ấp, thử hỏi làm sau chúng tôi sâu, sát đến từng hộ dân một. Chúng tôi còn phải kiếm sống. Chúng tôi là những người hưởng lợi thấp nhất trong hệ thống chính quyền, nhưng khi có sự cố nào xảy ra, chúng tôi là những người lãnh đủ”.
Phần gửi cho chồng, chị Nhân viết: “Anh Bảo! Tiền em bỏ trong túi quần tây, trong tủ áo. Quần tây màu đỏ”.
Bức thư thứ hai dài đến bốn trang giấy học trò, chữ viết nguệch ngoạc, không chấm phết, ý tứ đứt quãng, lủng củng. Nhưng khi đọc lên, ai cũng có cảm giác là chị Nhân đang nói với mình. Bởi những điều đó chị đã nói rồi, nói với chồng, với con, với nhiều người hàng xóm, và nói từ cả tháng qua.
Chúng tôi tạm rút nội dung bức thư thứ hai của chị theo ý chính như sau:
“Tạm biệt chồng con!
Anh! Trong hoàn cảnh gia đình mình quá khổ, em không sống nổi với anh và các con. Từ một tháng qua, em bệnh, nằm xuống nhưng không ngủ được. Em nhớ đến nợ nần, đến tiền học phí của các con, đến sự khổ cực cả đời của anh. Em đã cố gắng lắm rồi, em chạy tiền bằng mọi cách để trị bệnh, để lo đóng học phí cho các con, nhưng có ai cho mình mượn, mình vay đâu.
Em khổ lắm. Em không còn lối thoát. Em biết chết trong lúc này, bỏ lại anh và 3 đứa con ngoan, hiền, học giỏi của chúng ta là em không đúng. Anh Bảo! em thương anh nhiều lắm. Anh sống với em cả đời cực khổ, chưa có bao giờ anh được sung sướng.
Các con, Bằng, Tâm, Ngân. Các con đừng trách mẹ, mẹ khổ nhiều lắm. Mẹ chạy tiền cho các con ăn học, bây giờ nợ nhiều lắm. Tiền hụi chết mỗi tháng phải đóng cho dì Ánh 1 triệu đồng. Mẹ đã đi van xin được cấp sổ hộ nghèo để mẹ vay tiền đóng học phí cho các con. Nhưng không ai cho gia đình mình nghèo hết. Mẹ chết để giảm gánh nặng cho cha con, để phù hộ cho cha con các con được trúng số độc đắc, để chính quyền thấy nhà mình thực sự khổ rồi cấp sổ hộ nghèo, vay tiền đóng học phí cho các con.
Xin các cấp chính quyền ấp 5 soi xét cho hoàn cảnh quá khổ, không lối thoát của chúng tôi mà xét cấp sổ hộ nghèo cho chồng con tôi được sống những ngày tháng còn lại trên đời.
Anh Bảo! Anh ra Hội chữ thập đỏ xin hòm liệm em, đừng mua tốn kém lắm, dành tiền lo cho các con mình ăn học nghe anh.
Anh. Em thương anh nhiều lắm! Các con hãy gắng vươn lên, học tập đổi đời, đừng để cha con phải khổ thêm. Vì mẹ con mình mà cha các con phải khổ cả đời rồi…
Mỹ Nhân tạm biệt!".
Đám tang của chị được bà con An Xuyên phúng viếng trên 40 triệu đồng, một số tiền khá lớn so với những đám tang khác tại địa phương.
Gia đình chị Nhân không thuộc chuẩn xét hộ nghèo, cận nghèo
Ông Võ Văn Nhu, Bí thư chi bộ ấp 5, xã An Xuyên: “Việc không cấp sổ hộ nghèo cho gia đình chị Nhân là do hoàn cảnh nhà chị chưa đến chuẩn để xét.
Theo qui định hiện hành, hộ nào có mức thu nhập bình quân đầu người từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống thì là hộ nghèo. Từ 401 ngàn đồng – 520 ngàn đồng xét hộ cận nghèo. Trong khi chỉ tính riêng thu nhập từ công việc thợ hồ của anh Bảo đã là 3 triệu đồng/tháng, chia cho 5 nhân khẩu thì được 600 ngàn đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, cái chết của chị Nhân khiến chúng tôi rất đau xót và nghiêm túc rút kinh nghiệm vì chưa thực sự sâu, sát hiểu rõ tâm tư nguyện vộng của dân, để đề xuất cộng đồng chung tay giúp đỡ.
Qua đây, chúng tôi cũng xin đề xuất với Nhà nước hãy điều chỉnh mức chuẩn xét hộ nghèo lên. Thực tế cho thấy, với vật giá hiện nay, để sống gói ghém, mỗi khẩu cần có ít nhất là một triệu đồng. Nếu có con đi học hành thì không thể nào đảm bảo được”.
Theo Xa lộ Pháp luật
Posted by sontrung at 1:14 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 261
Tuesday, May 14, 2013
TÔ HẢI * HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7
Tô Hải
Nhật ký mở lại (mở lần thứ 47): HNTU7 ĐÃ HẠ MÀN! TỪNG TƯỞNG BỞ … KHI KHÔNG THẤY AI ..CHẾT CẢ!
Ngày 12/5/2013
HNTU7 ĐÃ HẠ MÀN! TỪNG TƯỞNG BỞ … KHI KHÔNG THẤY AI ..CHẾT CẢ!
Phải công nhận là từ khi đất nước có nhiều chuyện rối rắm, có thể “đe dọa đến sự tồn vong của chế độ” thì, mỗi khi ba cái anh “tự bầu nhau là đỉnh cao trí tuệ” của cả nước kéo quân về Ba Đình hội họp là y như rằng nhốn nháo đủ thứ phán xét, bình luận, đủ kiểu dự toán, đoán mò của dân hay quan tâm đến tình hình tiến lên hay xuống hố của đất nước!
Nhớ khi xưa,
khi còn là một thằng làm văn nghệ, mình rất ít quan tâm đến cái chuyện ba anh lãnh đạo bàn bạc ra nghị quyết nghị quác gì? số bao nhiêu? Nếu có “bị” đi học thì mình đều tìm cách trốn chui, trốn nhủi hoặc có đến học thì đầu đều suy nghĩ về mấy cái hợp đồng làm nhạc cho kịch, cho phim chưa hoàn thành rồi tìm cách…rút êm!
Cho đến cái ngày đất nước dược “thu về một mối”, mình được điều vào Xè-gòn, làm việc trực tiếp dưới sự lãnh dạo của mấy ông ”kễnh” miền Nam cho đén khi về hưu (1975-1986) như Tư Ánh, Sáu Dân, và sau cùng là Nguyễn văn Linh, được nhiều lần nói chuyện cả bên bàn rượu với mấy vị họ Trần như Trần Bạch Đằng, Trần văn Trà, Trần văn Giầu …thì mình mới phát hiện ra một điều cực kỳ “mới lạ” (đối với mình): Đó là: Có một sự khác biệt đến vô cùng giữa mấy ông cộng sản miền Nam và miền Bắc! Thảo nào, những vị như Dương Bạch Mai, Ung văn Khiêm, Trần văn Giầu,….cũng cộng sản gốc cả, nhưng đều không có đất sống ở miền Bắc!
Chắc cái thằng Tây khi đặt ra hai thể chế “thuộc địa” ở miền Nam và “bảo hộ” (protectorat) ở miền Bắc không thể ngờ được: sẽ có ngày gây ra hai phe “cách mạng” trong một đảng có cách suy nghĩ, lý luận, phân tích và hành động, thái độ và phong cách rất khác nhau thậm chí đối lập nhau!….
Và khi đảng 2 cộng sản 2 miền cũng hấp tấp cộng lại để cho ra mắt 2 cái bảng hiệu hữu danh vô thực Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Đảng Cộng Sản Việt Nam thì…hầu hết các vị trí quan trọng đều vào tay mấy anh miền Bắc, miền Trung. Thảng hoặc có vài anh miền Nam thì đa số lại là học sinh miền Nam trên đất Bắc! ….
Và cũng từ đó, mỗi lần họ hội họp định kỳ hay đột xuất số này số khác thì thể ào cũng có “cơ cấu mới”, “nhân sự” mới! Không dẹp anh này thì cũng bom-bác-đê anh kia!
Cứ xem những vụ “thương lượng nội bộ” kéo dài hoặc chớp nhoáng, mà các thông tấn xã vỉa hè đã loan báo cực kỳ chính xác trước cả tháng thì thấy! Điển hình là các vụ Đỗ Mười vs Lê Khả Phiêu, vụ “cảm ơn” Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khoa Điềm,…vụ xóa sổ đảng viên, trong bí mật hoặc có thông báo nội bộ Trần xuân Bách, Trần Độ, Hồ đức Việt …v.v..v.v…
Mà mỗi lần thay đổi đó không ít thì nhiều đều ảnh hưởng đến ngay cuộc sống, đến bản nhạc, bài báo mình viết. Và mình tự thấy:
Không thể nào có cái đầu, có trái tim mà cứ thờ ơ vô cảm trước những “biến cố” lớn do mấy tay chính trị mà “cái đầu và trái tim chẳng lớn tí nào” gây ra nữa!
Đặc biệt qua mấy lần hy vọng rồi thất vọng vì những khẩu hiệu “Đổi Mới”, “Cởi Trói” rồi sau lại “Như Cũ”, ”Tồi hơn Cũ” dưới các triều đại Linh-Phiêu-Mạnh và nay là Trọng!
Sau sự thất bại của TBT Nguyễn Phú Trọng (xin được gọi theo kiểu dân Bắc là bác Cả Trọng cho nó thân thiện) tại hai hội nghị TƯ.6 & 7 vừa diễn ra. Người am tường thời cuộc cho đó cũng là sự tất yếu của qui luật sinh tồn. Khi kiến không ăn được cá thì cá ăn kiến là điều khó tránh
Chính mình là người đã tiên đoán chắc như cua gạch là Nghị Quyết Trung Ương 4 chỉ là cái trò hề! Sẽ chẳng chết một thằng nào con nào bằng cách phân tích sự nửa vời của anh Trọng trong 10 chữ TỰ trong bài diễn văn bế mạc “Hội nghị (gọi là) cán bộ toàn quốc” để triển khai Nghị quyết 4 với đơn thuốc “phê và tự phê”! Ngay lúc đó, mình đã ngửi thấy:
-Chuyện anh Nguyễn Bá Thanh vừa được “phóng” ra T.Ư làm trưởng ban Diệt Tham Nhũng đã bị Thanh Tra chính phủ (đ/c X) vạch tội thời kỳ làm bí thư Đà Nẵng đã để xảy ra những vụ lèm nhèm về tiền nong hàng trăm tỉ đồng trong việc bán, tịch thu đất ….là nhằm mục đích gì?
-Mình cũng đã đề cập đến chuyện anh Trọng đang đi công cán tận nơi “có thế nào người ta mới mời” đã phải bầy ra chuyện “trả lời báo chí trong nước từ xa” là nhằm can ngăn mọi sự đổ vỡ đang xẩy ra ở nhà!
-Mình cũng vạch ra chuyện đưa Ban nội chính của anh Thanh trực thuộc Bộ Chính Trị chứ không để anh Thanh được độc lập, tự do “Bắt hết, hốt liền” là rõ ràng đã đặt anh Thanh vào vòng hạn chế để anh Thanh bớt hoang tưởng! “Cẩn thận, anh không có quyền tiền trảm hậu tấu đâu! Đừng bốc phét sớm quá mà có ngày mang vạ vào thân”!
Và, gần đây nhất, ngay sau khi nghe cả bài diễn văn khai mạc Hội Nghị 7 của anh Tổng Bí, mình đã viết:
Sáu vấn đề anh ấy nêu ra chẳng qua là “chẳng nhẽ không nêu” chứ mục đích chính là “tiến hành cuộc đấu tranh ai thắng ai trong nội bộ các anh ấy phen này chứ chả phải vì nước vì dân gì cả đâu!”
Và mình ….cũng bị thu hút vào những chuyện chân dài, cởi truồng, âm nhạc văng tục, tượng Phật Chùa Một Cột đội nón, mặc áo mưa, “Đàn xã tắc”, có hay không có ”Lý Nhã Kỳ làm phi công không bằng lái”… mà có nhà bình luận thời cuộc cho là có chủ trương của ai đó cứ làm toáng lên để mọi người đỡ tập trung vào cái gì đang diễn ra sau tấm màn bí mật trùm lên Hội Nghị TƯ 7?
Nhưng không ngờ, chính thời gian có một tuần từ 5 đến 11 /5 mà báo chí, đài điếc nhà nước lờ tịt HNTU7 thì báo chí lề trái trong cũng như ngoài nước đều đưa tin cứ như có phóng viên tàng hình ngồi ngay tại hội nghị post lên mạng vậy!
Điều không lấy gì lạ cho lắm là TIN VỈA HÈ ĐỀU CHÍNH XÁC ĐẾN 150%! Mình chỉ dám viết ra là chính xác 99.9% trong entry trước, nhưng, cho đến hôm nay, qua các lời phát ngôn, có ghi âm đàng hoàng của một số cuộc phỏng vấn các vị có uy tín, trách nhiệm cả nước biết mặt, biết tên thì ….
Sự thật trên báo chí mới chỉ xác nhận có 100%, còn 50% nữa như: họp thế nào? ai trúng bao nhiêu phiếu? tại sao lại phải kéo dài đến cả nửa đêm thứ bảy tại sao lại 2 chứ không phải 3 như dự kiến? Tại sao trang mạng chính phủ thì đưa tin còn trang của đảng thì cứ màn màn!
Tại sao sau bản thông cáo đọc trên TV1, và một vài đoạn trích đăng trên một vài tờ báo,…tất cả mọi cơ quan truyền thông của nhà nước đều chuyển đề tài! Không một ông giáo sư tiến sỹ nào thay nhau lên mâm ngợi ca sự thành công to lớn của HNTU7…mà lại chuyển làn sang anh Ba đi khai mạc lễ hội Văn Hóa đồng bằng sông Hồng ở Hải Phòng rồi cuộc đi thăm nước Nga gặp người đã chửi cha ông Lê, ông Xít!…. trong khi có cả hàng ngàn “tin vỉa hè có uy tín” được truyền thông của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang bình luận, phổ biến rầm trời thì bên lề phải ….và cả ngay trang đầu, in mầu hoành tráng lại lờ tịt và thay vào là các chuyện “Tai nạn chết người“ hoặc “Bô xít càng khai thác càng lỗ” được đưa lên trang đầu chữ lớn? Mục đích và ný do lào đây? Có chết mẹ thằng…ăn mày nào đây không cơ chứ!?
Sau khi có vài lời bái phục các vị “ký giả, phóng viên tàng hình”, mình cũng xin nói vài điều về cái HNTUW7 này như sau:
-Đừng có thành kiến rằng lần này người ta lại đua nhau tụng kinh, gõ mõ, phụt nước hoa khắp đất trời như trước nữa đâu!
Có khối cái mới chứ chẳng chơi đâu! Đây nè:
- Toàn bộ diễn văn bế mạc của tổng Trọng dài 4812 chữ không một chữ xã hội chủ nghĩa, không một chữ Mác-Lê nào được nhắc tới!
- Chưa bao giờ chữ dân, dân, dân, ,…lại được nhắc tới với tần số đáng kinh ngạc như lần này! (1)
Mình đọc rồi có cảm tưởng như một lời trăng trối: “Hãy nhớ lấy lời tôi, sau khi tôi… “không còn” …, Dân hãy dựa vào những gì tôi nói mà đòi người khác bằng được! Tôi đã hết cách rồi!”  . Chỉ có trong 3 câu cuối của mục 2 anh Trọng đã ….hơn 2 chục lần nhắc đến vì dân, cho dân, cứ như là….chưa bao giờ được nói đến chuyện vì dân cả ấy!
Đọc thử mà coi! Khá là…lạ:
    Hội nghị nhất trí cho rằng, tiếp sau Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, việc lần này Trung ương bàn và ban hành Nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Bởi vì chỉ có làm tốt công tác dân vận, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân với Đảng thì Đảng mới có sức mạnh. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, có rất nhiều vấn đề mới đặt ra tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những hiện tượng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng là thách thức đối với mối liên hệ giữa dân với Đảng. Chỉ có đổi mới và làm tốt công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với dân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới phát huy được sức mạnh to lớn của toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Để thực hiện được yêu cầu trên, phải quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về dân vận, về đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt là phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Thường xuyên chỉnh đốn, xây dựng Đảng, Nhà nước, chính quyền trong sạch, vững mạnh; mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước phải vì dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, tận tuỵ với công việc, nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng, noi theo.
Cũng cần nói đến thái độ của anh Trọng lần này khi …
    Thưa Trung Ương! (không có “thân, kính” gì xất!)
    Thưa các đ/c tham dự hội nghị!….
Không kể nội dung của 2 cái đối tượng “thưa” này sai ngữ pháp vì trung ương chưa phải là danh từ! còn các đồng chí tham gia hội nghị thì hết sức vu vơ, phi nhân cách (impersonnel) thì từ đầu đến cuối thái độ và nét mặt ông tổng cứ như kẻ chết rồi! Không một thay đổi, xúc động…
Khi nói đến hai vị mới được bầu thêm, ông cũng chẳng buồn nói họ là ai, mà để TV1 chạy hàng chữ nhỏ ở dưới thay miệng ông nói ra sự thất bại cụ thể và cay đắng: 2 cái tên ông không hề nghĩ tới!!!
Và quan trọng hơn là khi kết thúc ông không buông một câu muôn năm phải có là “Hội nghị đã kết thúc thành công“!
Tóm lại, nếu đúng như TTXVN nói, vịêc lên ngôi đến bản thân cũng không ngờ của hai tên tuổi mới toanh đã làm anh tổng bị knock out nên lần ra mắt sau cùng (?) rõ ràng là đã hết xí quách …Nhất là giữa lúc này, bên Tầu, ủy viên Bộ Chính Trị mới đang trình diện để tiếp chỉ thì sức mấy mà anh dám nói đến chuyện biển đảo nước mình!
Tội nghiệp cho anh Tổng thiệt!
Trước khi dừng gõ, cho phép mình nhắc lại câu này:
DÙ AI CÓ LÊN MÂY HAY XUỐNG HỐ, DÂN MÌNH CŨNG CHẲNG MONG ĐƯỢC HƯỞNG MỘT QUYỀN LỢI GÌ ĐÂU!
Nhưng dù sao cũng cứ vui đi!
Vì… HNTU7 đã hạ bức màn tưởng bí mật nhưng nhìn rõ hơn màn tuyn! Rồi đây thể nào cũng khối thằng…chết!
Hua-ra! Hù..ùa-vô! Hua-ra! Hù..ùa-vô!
HẾT! HẾT! HẾT! CHẾT CHẾT CHẾT!
——————————————————————
(1): Và đây, nếu không phải chửi thẳng những kẻ đang cầm quyền mà anh Tổng bất lực thì nhằm vào ai nhỉ?
“Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, chứ không phải cạnh tranh thắng – thua vì lợi ích vị kỷ của các cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác và chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”
*****
Nguồn:
http://to-hai.blogspot.com/2013/05/nhat-ky-mo-lai-mo-lan-thu-47-hntu7-ha.html
Posted by sontrung at 9:29 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 261
NGUYỄN KHÔI * HOÀNG CẦM
LÁ DIÊU BÔNG              
   Chiêu độc của HOÀNG CẦM     

LỜI DẪN:
Theo nhà thơ Hoàng Hưng ( VN Lagi & Talawas ngày 19-09-2010) thì: Nhà thơ Hòang Cầm viết tập thơ " về Kinh Bắc" từ 1959 -8 / 1982, chủ yếu lưu truyền bằng chép tay ( ngoài luồng)- đây là một sự kiện " hậu Nhân văn- Giai Phẩm", trong đó bộ 3 " cây-lá- quả"( cây tam cúc-lá Diêu bông- quả vườn ổi) là nổi bật nhất " vì chúng được ( giới Văn nghệ) xì xầm diễn giải như một lời oán trách của " Em" ( văn nghệ sĩ) với " chị" ( Đảng) .. đại khái là " Em" yêu "chị" , nhưng "chị" đã lừa "Em" , cho "Em'' ăn toàn "quả rụng", rồi bỏ mặc "Em" bơ vơ để đi lấy chồng
Theo Hoàng Cầm kể, thì 1974 Công An Hà Nội có kêu tác giả lên răn đe về việc lưu truyền những bài thơ "có nội dung xấu ấy" ... Hoàng Cầm phải ngưng... hậu quả vụ án " về Kinh Bắc" là : - Hoàng Cầm bị đi tù 16 tháng - Hoàng Hưng vì xin được , có trong tay mấy bài thơ trên nên bị đi tù 39 tháng - Nam Dao ( Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng) - Việt kiều yêu nước Canada bị "cấm cửa" không được về Việt Nam trong 20 năm . Sau" Đổi mới" ( 1986) mãi tới 1994 "Về Kinh Bắc" mới được NXB VH in bằng loại giấy xấu.

BÌNH :
LÁ DIÊU BÔNG Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thơ thẩn đi tìm Đồng chiều cuống rạ Chị bảo Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng Hai ngày Em tìm thấy lá Chị chau mày đâu phải Lá Diêu Bông Mùa đông sau Em tìm thấy lá Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông Ngày cưới Chị Em tim thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy lá Xòe tay phủ mặt Chi không nhìn Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu Bông hời... ... Ới Diêu Bông... !
BÌNH : Bài này có 2 cách hiểu: 1) Theo kiểu ngây thơ, coi đây là một bài thơ tình thứ thiệt, là một khúc hồi tưởng ( viết trong một cơn mơ " vô thức" mà "Thần Linh đọc Diêu Bông, tôi chép Diêu Bông, thế thôi.) Đó là mối tình đơn phương của cậu bé 12 tuổi (HC) với Chị Vinh ( 20 tuổi) ở ga Việt Yên, Bắc Giang thời trước 1945 ... một thứ tinh yêu đơn phương của một chú bé ngây thơ huyễn tưởng với một bà Chị sành sỏi " tung ra cái Lá Diêu Bông ( ảo huyền) "dứ " trêu chú bé ngây ngốc?

Bài thơ mở đầu bằng " Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng" là Thi Sỹ đã lấy cái địa danh( quê Vua Lý ) với cái Váy lưới Chai của gái Đình Bảng nổi tiếng thời bấy giờ để tạo sức hút ( gây ấn tượng)... tiếp theo là Tác giả tung ra cái Lá Diêu Bông ( lá Trời , huyền ảo, sắc sắc không không như một phép thần thông của" Chị" bủa vây giăng lưới "bẫy" Chú "Em" ngây thơ chạy theo mối tình hư ảo vô vọng... Thủ pháp "Váy Đình Bảng/ Lá Diêu Bông" quả thực là LINH NGHIỆM đã mê hoặc bao lớp độc giả say thơ Hoàng Cầm... Để rồi có Nhạc sỹ phổ thơ Lá Diêu Bông, Cô Nàng Sài Gòn mở " Quán Diêu Bông" như một tình thơ đẹp thu hút rung động bao con tim, trí tưởng tượng của một thời "gió quê vi vút gọi ..." 2) Hiểu theo cách : Thơ "ẩn dụ" , cái thâm nho của Thi sỹ (con nhà chữ nghĩa người làng Hồ- xứ Kinh Bắc) mượn truyện tình (bịa) để nói truyên Đời của một thời sau vụ NV-GP... Để ai đó tự suy diễn mà chia sẻ nỗi đau với tác giả.
VỀ NGHỆ THUẬT
 bài thơ : Đây là nghệ thuật bậc thầy Thi Sỹ Hoàng Cầm tạo ra hình tượng thơ "Lá Diêu Bông" huyền ảo gây mê hoặc lòng người:- yêu(tình) thì rất tình mà đau ( hờn đời) thì thấm tới cõi Thần Linh ma quái... Phải có một hồn thơ siêu viêt, một bút pháp kỳ tài (như viết trong mơ, nỗi đau tình, đau đời,ẩn hiện trong nhau, chữ ít ý nhiều - kể cả đầy ẩn ý ... Về ngôn từ: Thi Sỹ dùng cách nói của người Kinh Bắc rất Quan họ như: Trông nắng vãn bên sông (lưu ý tử VÃN) , xe chỉ ấm trôn kim, xòe tay phủ mặt... rất dân gian mà cũng rất Hàn lâm ; Tất cả ý tứ chữ nghĩa quyện vào nhau để Lá Diêu Bông còn mãi với Đời .
Tóm lại : Bài thơ Lá Diêu Bông nằm trong tập thơ liên hoàn Về Kinh Bắc là "một lâu đài tráng lệ với không gian văn hóa cổ kính hòa trộn với tâm linh hiện đâị , những ẩn ức về thân phận con người cùng khát vọng sống của nó- qua phía âm bản của thơ ta thấy được tiếng kêu bi thương thầm thĩ của người nghệ sỹ tài hoa đầy tính nhân văn, sự ám ảnh về thân phận con người nghệ sỹ trí thức, nỗi thất vọng to lớn giữa lý hưởng và hiện thực cuộc sống của một thế hệ văn nghệ sỹ .Theo thiển ý của NK thì có lẽ sau Tây Tiến ( Quang Dũng) thì Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm là một trong những đỉnh cao trên thi đàn Việt Nam hiện đại. Sáng tác Lá Diêu Bông là Hoàng Cầm muốn gửi một thông điệp đến bạn đọc để giãi bày cái đau tình, đau đời mà Thi Sỹ ẩn nhẫn câm nín bao ngày không nói ra được. "Lá Diêu Bông" là một bài thơ "thần khẩu hại xác phàm" thời nay, nó rất định mệnh- rất ĐỘC- ai nặng tình vướng phải nó ( ở một thời chưa Đổi mới mở cửa) thì đều chuốc lấy TAI HỌA ! Này đã qua 50 năm , mấy nhân vật chính đã đi vào thiên cổ...thế mà nghe chuyện cũ (đọc) lại vẫn thấy sởn tóc gáy : Diêu Bông hời ... Ới Diêu Bông ...
 Góc Thành Nam Hà Nội 20-09-2010
 Nguyễn khôi - cẩn bút ...

Posted by sontrung at 8:13 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 261
TRẦN GIA PHỤNG * BỎ THI MÔN SỬ
Chung Quanh Việc Bỏ Thi Môn Sử Năm Nay
Trần Gia Phụng 2013/05/13

Học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền ném giấy ăn mừng khi biết không phải thi tốt nghiệp môn sử. Ảnh chụp từ clip

1.- QUYẾT ĐỊNH BỎ THI MÔN SỬ NĂM NAY

Ngày 29-3-2013, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố quyết định về các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, theo đó sẽ không thi môn lịch sử.
Đây là một quyết định hết sức quan trọng chẳng những trong việc học hành mà cả về phương diện chính trị vì ai cũng biết chủ nghĩa cộng sản (CS) rất chú trọng đến ngành sử học. Các ông tổ CS đã xây dựng cả một hệ thống duy vật sử quan để giải thích sự biến chuyển của lịch sử nhân loại, sự phát triển của xã hội loài người. Cộng sản Việt Nam (CSVN) tất nhiên rất chú trọng đến duy vật sử quan và đặc biệt chú trọng đến lịch sử cận và hiện đại, từ khi Hồ Chí Minh gia nhập đảng CS Pháp năm 1922 cho đến ngày nay.
Cộng sản thành lập nhiều tổ chức chuyên môn nghiên cứu lịch sử do đảng CSVN điều khiển, như Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng, Viện Sử Học, Hội Khoa Học Lịch Sử, Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam… Ở mỗi địa phương, còn có ban Nghiên Cứu Lịch Sử địa phương.
Cộng sản sử dụng lịch sử và môn lịch sử ở trường học làm phương tiện tuyên truyền với dân chúng, nhồi sọ học sinh về chủ nghĩa CS, về lý thuyết Mác-Lê, về Đệ tam Quốc tế CS, về các lãnh tụ CS, nhất là Hồ Chí Minh, về phong trào CS thế giới và Việt Nam, về công cuộc phát động quần chúng đấu tranh giai cấp, từ đấu tranh chính trị tiến tới võ trang khởi nghĩa giành chính quyền…
Để tuyên truyền, CSVN không ngần ngại sửa đổi, bóp méo lịch sử Việt Nam một cách bài bản, có hệ thống theo nhu cầu chính trị của đảng CSVN, bịa ra những sử liệu giả để lừa dối quần chúng. Vì vậy, các sách lịch sử CS hay sách giáo khoa môn lịch sử CS phải do những đảng viên CS soạn.
Vì tính cách quan trọng về chính trị của môn học lịch sử, nên chắc chắn bộ GD-ĐT không dám và không thể tự mình quyết định việc bỏ thi môn lịch sử năm nay, mà quyết định nầy phải phát xuất từ một cấp cao hơn, như ban Tuyên giáo (Tuyên truyền, giáo dục) Trung ương đảng CSVN, ban Văn hóa tư tưởng Trung ương đảng CSVN, hay ban Bí thư Trung ương đảng CSVN, và ngay cả bộ Chính trị đảng CSVN. Như thế, phải có một lý do quan trọng hoặc chưa giải quyết được nên lãnh đạo CSVN mới quyết định bỏ thi môn lịch sử năm nay.
Việc bỏ thi môn lịch sử ở trung học năm nay kéo theo nhiều hệ lụy cho môn lịch sử trong các năm kế tiếp, ví dụ sang năm học 2013-2014, có thi môn lịch sử hay không? Thi hay không thi đều phải báo cho học sinh biết từ đầu năm học để học sinh lo học thi. Học mà không thi thì học làm gì? Nếu không thi mà bắt buộc phải học, chắc chắn học sinh chẳng những không học mà còn kiếm cách trốn học giờ lịch sử.
Giả thiết như sang năm học mới, bộ GD-ĐT ra lịnh thi lại môn lịch sử, thì việc buộc học sinh học lại giờ lịch sử cũng sẽ rất khó khăn, bởi vì các em sẽ tiếp tục nghi ngờ tự hỏi có thi hay không mà học? Học cho mệt rồi không thi thì sao?
Một vấn đề nữa là môn lịch sử các lớp dưới sẽ như thế nào? Học hay không học? Học sinh Việt Nam hiện nay trong nước nổi tiếng là kém môn lịch sử vì các em không chịu học môn nầy. Sau vụ bộ GD-ĐT bất ngờ bỏ thi môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay, chắc chắn môn lịch sử sẽ bị xem thường hơn nữa, xuống cấp hơn nữa.
Cuối cùng, chúng ta thử tưởng tượng một đất nước mà từ trên xuống dưới không học môn lịch sử của nước mình thì sẽ như thế nào? Công dân không biết lịch sử nước mình thì chuyện gì sẽ xảy ra? Lúc đó lấy gì để rèn luyện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tự hào tổ quốc? Điểm đáng nói, trên thế giới ngày nay, không có một nước nào mà học sinh không học môn lịch sử nước mình cả. Và cũng không có nước nào trên thế giới mà học sinh không thi tốt nghiệp môn lịch sử nước mình như Việt Nam năm nay.

2.- GIÁO KHOA LÀ PHÁP LỆNH

Nói đến thi cử là nói đến giáo dục. Giáo dục ở đây là giáo dục của chế độ CSVN. Nói đến giáo dục CSVN là phải nói đến ba phạm trù quan trọng: 1) Giáo dục phục vụ nhân dân, phục vụ chính trị tức phục vụ chế độ. 2) CS chủ trương giáo dục con người trở nên “hồng hơn chuyên”, tức đào tạo con người nặng tính đảng, biết vâng lời đảng CS, hơn là giỏi chuyên môn, biết tự do suy nghĩ. 3) Sách giáo khoa là pháp lệnh; giáo viên bắt buộc phải giảng dạy theo đúng sách giáo khoa, không được đi ra ngoài giáo khoa. Học sinh cũng chỉ học đúng theo giáo khoa, không bàn cãi những gì không nằm trong giáo khoa. Chủ trương nầy nằm trong chính sách độc tài toàn trị của CSVN.
Trong nền giáo dục phục vụ chính trị, ngoài giờ chính trị (học về chủ nghĩa CS), thì môn lịch sử liên hệ nhiều đến chính trị, nhất là lịch sử cận và hiện đại liên hệ đến hoạt động của đảng CSVN, nên chủ trương “giáo khoa là pháp lệnh” càng được áp dụng triệt để với môn học lịch sử trung học. Giáo viên và học sinh dứt khoát không được ra khỏi sách giáo khoa. Những bộ giáo khoa sử CS có những đặc tính sau đây:
Thứ nhất, ứng dụng duy vật sử quan, các sách sử CS giải thích rằng đấu tranh giai cấp là động lực làm cho xã hội biến chuyển và tiến bộ, nên các sách sử CS rất chú trọng đến việc đấu tranh giai cấp. Do ảnh hưởng của Mao Trạch Đông, CSVN luôn luôn đề cao vai trò của nông dân, mà CS xem là giai cấp tiên phong trong các cuộc cách mạng xã hội Việt Nam. Hầu như những biến động trong lịch sử Việt Nam đều được các bộ sử CS gán cho nhãn hiệu nông dân, kể cả nhà Tây Sơn cũng được gọi là nông dân khởi nghĩa, trong khi thực chất gia đình nầy sống bằng nghề buôn trầu giữa miền núi và miền đồng bằng, và Nguyễn Nhạc là một viên chức thâu thuế của chúa Nguyễn ở rừng núi Tây Sơn.
Thứ hai, các sách sử CS luôn luôn phê phán, chỉ trích, chê trách các nền quân chủ Việt Nam là phong kiến, đàn áp, bóc lột nhân dân và nông dân Việt Nam. Đặc biệt các bộ sử CS lên án nặng nề và kết tội triều đại nhà Nguyễn, quan chức nhà Nguyễn là đã bán nước, đầu hàng Pháp, làm tay sai và bù nhìn cho Pháp… Ngoài ra, các bộ sử nầy kết án các chính thể Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa, công chức và quân nhân hai chính thể nầy là Việt gian, phản động, tay sai ngoại bang, tay sai đế quốc Mỹ…
Thứ ba, xuyên suốt trong các sách sử CS, các soạn giả CS luôn luôn ca tụng chủ nghĩa CS, chủ nghĩa Mác-Lê, đấu tranh giai cấp, ca tụng Hồ Chí Minh, đảng CSVN… Các soạn giả, giáo sư đại học, giáo viên trung tiểu học, học sinh đại học và trung tiểu học chỉ nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong khung lịch sử mà Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương đảng CSVN vạch ra. Họ tự do ca tụng đảng CS, chủ nghĩa CS, tự do đả kích chế độ quân chủ, đả kích chủ nghĩa tư bản, và không được bước ra khỏi giới hạn đã định.
Từ khi đảng CSVN cầm quyền năm 1945, đến cuối thế kỷ 20, CSVN chỉ có một bộ thông sử duy nhất là bộ Lịch sử Việt Nam do Ủy ban Khoa Học Xã Hội soạn. Bộ nầy gồm hai tập. Tập I không đề tên tác giả, Nxb. Khoa Học Xã Hội ấn hành năm 1971, ghi ngay ở trang 2 rằng: “Sách biên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy Ban Khoa Học Xã hội Việt Nam”. Sách nầy soạn lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương đến thời Pháp thuộc. Tập II do Nguyễn Khánh Toàn chủ biên, cùng 4 tác giả. Mở đầu “Lời nhà xuất bản”, có câu sau đây: “Nội dung tập II viết theo đề cương của đồng chí Chủ biên Nguyễn Khánh Toàn và được đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho những ý kiến và tư tưởng chỉ đạo.” Cả hai ghi chú nầy cho thấy CSVN rất chú trọng và kiểm soát gắt gao việc soạn thảo và viết lại lịch sử Việt Nam.
Ngoài Trường Chinh, Nguyễn Khánh Toàn là đảng viên CS kỳ cựu, từng theo học tại Học viện Đông phương ở Moskow (Liên Xô) từ năm 1928 đến 1931. Nguyễn Khánh Toàn là người đã du nhập triết lý giáo dục của Liên Xô vào Việt Nam là giáo dục phục vụ nhân dân, phục vụ chính trị tức phục vụ chế độ, khi ông làm thứ trưởng Bộ Giáo dục năm 1946. Lịch sử Việt Nam tập II viết về những cuộc tranh đấu chống Pháp cho đến năm 1945.
Vào cuối thập niên 90, xuất hiện thêm bộ Đại cương Lịch sử Việt Nam gồm ba tập do Nxb. Giáo Dục ấn hành. Tập I do GS Trương Hữu Quýnh chủ biên; tập II do giáo sư Đinh Xuân Lâm chủ biên và tập III do Phó giáo sư Lê Mậu Hãn chủ biên. Riêng tập III viết từ 1945 đến 1995, xuất bản năm 2001, hết lời ca tụng những thành quả to lớn của “cách mạng” CS, những “chiến công thần thánh” của quân đội nhân dân, ca tụng đảng CSVN tài tình, các lãnh tụ CSVN sau Hồ Chí Minh đã thống nhất đất nước (?).
Ngoài hai bộ sách trên đây, còn có vài sách sử viết về một số giai đoạn do nhu cầu của đảng CS. Dựa trên các bộ sử nầy, giáo sư, giáo viên soạn sách giáo khoa sử các lớp cho học sinh đại học và trung tiểu học. Ai được cho phép soạn thì mới được soạn và phải được kiểm duyệt thật chặt chẽ. Nếu không đúng đường lối đảng thì không được phép in, và đã lỡ in mà bị phát hiện sai trái thì bị tịch thu ngay.

3.- THÔNG TIN RỘNG MỞ, SỰ THẬT TÁI HIỆN

Chế độ CS là chế độ độc tài toàn trị, kiểm soát gắt gao tất cả các thông tin liên lạc. Sách vở báo chí trong nước đều viết theo chỉ thị đảng, dưới sự “chỉ đạo” chặt chẽ của ban Tuyên giáo, ban Văn hóa tư tưởng Trung ương đảng hay ban Bí thư Trung ương đảng, nhằm phục vụ chính sách, chủ trương của đảng CSVN. Các sách giáo khoa sử liên hệ đến thời sự chính trị chắc chắn còn bị kiểm soát gắt gao hơn.
Từ giữa thập niên 80 thế kỷ qua, một số biến chuyển quan trọng diễn ra làm cho việc tuyên truyền của CS gặp khó khăn: 1) CSVN gặp khó khăn về kinh tế nên phải dần dần đổi mới, mở cửa từ khoảng từ năm 1985 trở đi. 2) Khối Đông Âu và Liên Xô sụp đổ vào đầu thập niên 90. 3) Sự bùng nổ của mạng lưới thông tin quốc tế (Internet). Thông tin thế giới tràn vào Việt Nam qua nhiều cách khác nhau. 4) Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại càng ngày càng lớn mạnh, đưa đến ba tác động quan trọng: Gởi tiền về giúp thân nhân trong nước. Một số người Việt về Việt Nam du lịch. Người Việt Hải ngoại chuyển thông tin về trong nước. Sự giao lưu trong ngoài là cơ hội làm cho người trong nước hiểu rõ hơn tình hình đất nước. 5) Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) ngày 11-1-2007, mở rộng giao thương với các nước trên thế giới.
Từ đó, tin tức, sách báo, thông tin từ nước ngoài càng ngày càng tràn ngập vào Việt Nam, nhất là qua đường Internet. Dầu CSVN hết sức cố gắng thiết lập bức tường lửa để ngăn chận, nhưng đây là công việc “lấy thúng úp miệng voi”, không thể nào ngăn chận hết các nguồn tin tức. Internet thường trực trên không gian, mọi người đều có thể truy cập nếu có điều kiện hoặc cơ hội. Máy computer và các loại máy thông tin liên lạc khác, kể các loại phone tối tân chụp hình, thâu âm, càng ngày thông dụng ở Việt Nam.
Các sự kiện lịch sử đã bị CS bóp méo, dối trá, bịa đặt dần dần tái hiện nguyên hình, trở lại với sự thật trong quá khứ. Từ đó những tuyên truyền, bịa đặt trong các sách sử CS hoàn toàn trở nên vô giá trị, từ những chuyện nhỏ như chuyện “đuốc sống” Lê Văn Tám, đến chuyện lớn như chuyện Hồ Chí Minh. Chẳng những không còn tuyên truyền được, mà CS cũng không còn che giấu được. Tất cả những biến cố lớn nhỏ đều được đưa lên Internet. Thậm chí tấm hình ngày 30-3-2007, công an CS bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý trước Tòa án Huế, mà vẫn du lịch khắp thế giới trên Internet nhanh chóng dễ dàng.
Sự thật lịch sử làm cho dân chúng trong nước bừng tỉnh, nhất là giới thanh niên, sinh viên, học sinh, khiến họ hết tin tưởng ở chế độ CS, ở những tuyên truyền của CS, và ở sách sử CS cũng như giáo khoa sử CS. Đó là lý do chính khiến học sinh Việt Nam ngày nay chán học môn lịch sử. Theo phát biểu của giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tại Lễ vinh danh học sinh đoạt giải quốc gia môn sử được tổ chức sáng ngày 5-4-2013 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), thì chưa đến 10% học sinh giỏi môn lịch sử ở bậc trung học trên toàn quốc chọn học môn lịch sử ở bậc đại học. (http://giaoduc.net.vn ngày 4-5-2013.)
Gần đây, lại xảy một số sự kiện càng làm cho CSVN thêm khó khăn. Đó là việc CSVN đầu hàng CS Trung Quốc, ký mật ước Thành Đô (Trung Quốc) năm 1990, rồi ký các hiệp ước nhượng đất (ải Nam Quan), nhượng biển (Vịnh Bắc Việt) cho Trung Quốc, Khi Hải quân Trung Quốc ngang ngược vi phạm hải phận Việt Nam, tấn công ngư dân Việt Nam, người Việt Nam biểu tình phản đối thì bị CSVN đàn áp, bắt bớ, tù đày. Điều nầy đi ngược với truyền thống chống Trung Quốc xâm lăng từ thời Hai Bà Trưng đến thời vua Quang Trung. Làm sao mà thanh niên Việt Nam chịu đựng được?

4.- VÌ SAO BỎ THI MÔN SỬ?

Khi được tin Bộ GD-ĐT CSVN bỏ thi môn lịch sử năm nay, nhiều người nghĩ ngay đến bàn tay của Trung Quốc trong quyết định nầy, nhằm xóa bỏ lịch sử Việt Nam, làm cho người Việt mất gốc. Sở dĩ người ta nghĩ đến bàn tay Trung Quốc vì gần đây nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp, bắt giam, tù đày những thanh niêu yêu nước biểu tình phản đối âm mưu xâm lược của Trung Quốc, và nhất là mới xảy ra một hiện tượng không chấp nhận được là việc in cờ Trung Quốc trong sách học vần cho các em thiếu niên Việt Nam do cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hà soạn. Liên tưởng đến sự can thiệp của Trung Quốc tuy có phần hữu lý, nhưng chưa phải là yếu tố quyết định việc bỏ thi môn lịch sử.
Yếu tố chính là đã qua rồi thời kỳ che giấu, bóp méo, xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền cho chế độ CS. Những tuyên truyền xuyên tạc lịch sử không còn hiệu nghiệm. Một khó khăn lớn lao là viết sai các môn khác thì có thể sửa đổi dễ dàng, nhưng viết sai, xuyên tạc lịch sử một cách có hệ thống thì rất khó điều chỉnh. Người ta có thể sửa đổi tương lai chứ không ai có thể sửa đổi quá khứ.
Ngày nay, CSVN không còn lợi dụng lịch sử để tuyên truyền được nữa, mà lại còn bị phản ứng ngược, có hại cho CS. Phải chăng vì vậy bộ GD-ĐT được lệnh bỏ thi môn lịch sử năm nay để chờ đợi tìm kiếm lối thoát? Lệnh nầy phát xuất từ cấp cao hơn bộ GD-ĐT vì bế tắc của ngành lịch sử CSVN không phải chỉ là bế tắc của bộ GD-ĐT, mà còn là bế tắc chính trị của ban Tuyên giáo, ban Văn hóa tư tưởng Trung ương đảng CSVN, hay ban Bí thư Trung ương đảng, và cả cấp cao nhất nước là bộ Chính trị đảng CSVN.
Bộ Chính trị đảng CSVN hiện nay (năm 2013) đang phải đối phó với quần chúng về kiến nghị đòi hỏi phải hủy bỏ điều 4 hiến pháp 1992. Nguyên văn điều 4 hiến pháp nầy như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.” (Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Những văn bản pháp quy của Nhà nước Việt Nam liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài (đến ngày 31-5-1995), 1995, tr. 13.)
Đáp lại, bộ Chính trị đảng CSVN ra lệnh cho các địa phương lấy chữ ký của dân chúng để chống lại kiến nghị trên đây. Với công an trong tay, bộ Chính trị đảng CS muốn bao nhiêu chữ ký cũng có thể có được để chống lại kiến nghị trên, nhưng điều 4 Hiến pháp 1992 có phần liên quan đến lịch sử thì dù có nhiều chữ ký cách mấy đi nữa, cũng không thể sửa được, vì lịch sử là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, không trở lui được nữa.
Phần lịch sử đó là “… Theo chủ nghĩa Mác-Lênin”, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị Nga vứt vào sọt rác sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991; theo “tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là sản phẩm giả hiệu tưởng tượng, mà ngày nay ai cũng biết rồi. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” không khác gì trẻ em đi theo chú Cuội vào đêm trăng rằm. Thầy cô giáo giảng dạy điều nầy ở các lớp trung học còn ngượng miệng, uống gì là các quan lớn trong bộ Chính trị đảng CSVN như giáo sư tiến sĩ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bỏ điều 4 hiến pháp 1992 là một việc hoàn toàn hợp lý, vì từ trước đến nay, chẳng ai cho đảng CSVN được cái quyền là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Chuyện chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như chuyện “tư tưởng” Hồ Chí Minh đã là chuyện cổ tích. Tuy nhiên nếu bỏ điều 4 hiến pháp 1992, nghĩa là bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin và bỏ “tư tưởng Hồ Chí Minh” thì còn gì là nền tảng ý thức hệ của CSVN? Còn gì là đảng CSVN? Ngược lại, nếu không bỏ điều 4 Hiến pháp thì đảng CS ăn nói thế nào với dân chúng? Đây là miếng gân gà khó nuốt của CSVN hiện nay.
Tuy chưa tìm ra lối thoát, xem ra các lãnh tụ CSVN vẫn đang còn gân. Trong điều 3 diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương đảng CSVN ngày 2-5-2013, tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo…” Như thế có nghĩa là “vũ như cẩn”. Vẫn như cũ thì CSVN vẫn bế tắc, vì vốn liếng ý thức hệ CS đã hoàn toàn bị phá sản, CS đang lâm vào con đường cùng.
Đảng CSVN gặp bế tắc ý thức hệ, đi vào con đường cùng là chuyện của đảng CSVN. Dân tộc Việt Nam là nạn nhân của CS và phải gánh chịu tai ương độc tài toàn trị của CS quá lâu, đã đến lúc phải vùng lên, tự mình cởi trói và trở lại con đường dân tộc, tự xây dựng tương lai đất nước. Chỉ khi nào đất nước tự do dân chủ, không còn chủ nghĩa CS thì Việt Nam mới có thể tiến bộ được.


Trần Gia Phụng


Go to group website
Posted by sontrung at 7:53 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 261
GẤU TRÚC
                                Gấu trúc

Inline image 2

Inline image 3

Inline image 4

Inline image 5

Inline image 6

Inline image 7
Inline image 8

Inline image 9

Inline image 10

Inline image 11

Inline image 12

Inline image 13

Inline image 14

Inline image 15

Inline image 16

Inline image 17

Inline image 18

Inline image 19

Inline image 20

Inline image 21

      
Posted by sontrung at 3:33 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 261
BÁC SĨ NGUYỄN TƯỜNG BÁCH
Người con út của ‘gia đình Nguyễn Tường thế hệ Tự Lực Văn Ðoàn’ qua đời
Posted by chuyenhoavietnam ⋅ Tháng Năm 15, 2013
FOUNTAIN VALLEY, California (NV) - Cụ Nguyễn Tường Bách, người con út của gia đình Nguyễn Tường đầy tài năng về văn học đã xuất bản hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay cùng thành lập Tự Lực Văn Ðoàn từ thập niên 1930 của thế kỷ trước, vừa qua đời tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California, vào lúc 2 giờ 15 phút chiều ngày 11 Tháng Năm, hưởng thọ 97 tuổi. Tin từ gia đình cho hay cụ mất vì tuổi quá cao, thời gian gần đây ngày càng yếu dần, và đã thanh thản ra đi hôm nay.
Cụ Nguyễn Tường Bách. (Hình: Gia đình cung cp)


Cụ Nguyễn Tường Bách sinh năm 1916 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ một gia đình gốc làng Cẩm Phô, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam dời ra sinh sống tại miền Bắc từ hai đời trước. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy là công chức không dính líu đến văn nghệ và chính trị, các người em em còn lại: Nguyễn Tường Cẩm, Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam, Tứ Ly, Hoàng Ðạo – Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam – Nguyễn Tường Lân, và người em út, Viễn Sơn – Nguyễn Tường Bách, đều là những người tham dự vào văn chương.

Từ thời trẻ, Nguyễn Tường Bách đã viết báo, làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay.
Từng theo học trường Bưởi, trường Albert Saurraut, đại học Y Khoa Hà Nội, tốt nghiệp bác sĩ năm 1944.
Năm 1939, cụ tham gia đảng Ðại Việt Dân Chính cùng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Gia Trí, Khái Hưng, Nguyễn Tường Long, v.v… Năm 1942 Thạch Lam qua đời, Nguyễn Tường Bách phụ trách nhà xuất bản Ðời Nay.

Năm 1943 Ðại Việt Dân Chính hợp nhất với Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
Năm 1945 VNQDÐ kết hợp với Ðại Việt Quốc Dân Ðảng dưới danh nghĩa chung Quốc Dân Ðảng.

Tháng Ba năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, cụ làm giám đốc tờ Ngày Nay bộ mới với sự cộng tác của Khái Hưng, Hoàng Ðạo, hô hào độc lập, dân chủ.
Tháng Năm năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, cụ cùng với Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Ðảng ra hoạt động công khai. Ông giữ chức ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam chống đối chính sách của đảng Cộng Sản, rồi phụ trách công tác tuyên truyền, công tác tổ chức đảng.

Cụ sáng lập Quốc Gia Thanh Niên Ðoàn, giữ chức nhiệm đoàn trưởng.

Tháng Năm, 1946, tình thế cấp bách cụ lên Ðệ Tam Chiến Khu (gồm từ Vĩnh Yên tới Lao Kay), phụ trách chỉ huy bộ cùng với Vũ Hồng Khanh. Tháng Sáu, 1946, Việt Minh tăng cường vũ trang công kích, Tháng Bảy phải rút lên Yên Bái, Lao Kay. Tháng Tám, 1946 cụ sang Trung Quốc hoạt động ngoại viện và liên lạc với các tổ chức người Việt ở hải ngoại.
Cuối năm 1946 cụ lập gia đình với bà Hứa Bảo Liên tại Côn Minh.

Năm 1947, cụ từ Vân Nam sang Hồng Kông. Quốc Dân Ðảng không tán thành giải pháp Bảo Ðại với những điều kiện Pháp đưa ra và chủ trương tiếp tục hoạt động bí mật.
Tháng Tám, 1948, Hoàng Ðạo đột nhiên mất trên xe lửa từ Hồng Kông về Quảng Châu.

Tình thế Trung Quốc biến chuyển. Một số anh em trở về quốc nội. Vì không muốn trở về khu Pháp, cụ cùng một số anh em ở lại Trung Quốc. Từ năm 1950 cụ hành nghề bác sĩ tại Phật Sơn, Quảng Ðông, cho tới khi về hưu.

Năm 1988 cụ di dân sang Hoa Kỳ, định cư tại Nam California.
Ở hải ngoại cụ tiếp tục hoạt động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, góp sức vào sự đoàn kết và tổ chức một số phong trào liên minh và mặt trận. Cụ là một trong những sáng lập viên, và sau giữ chức cố vấn của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và là tác giả cuốn tiểu thuyết Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn và tập hồi ký Việt Nam Một Thế Kỷ Qua phần I (1998) và phần II (2001). Cụ viết nhiều bài bình luận và bút ký cho một số báo hải ngoại, dưới bút hiệu Viễn Sơn.

Cụ Nguyễn Tường Bách qua đời, như đánh dấu là người cuối cùng của một thời đại văn học rực rỡ nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, và đó cũng là thời đại của hoạt động chính trị cách mạng phức tạp đưa Việt Nam vào nhiều ngõ rẽ, mà ảnh hưởng đến ngày nay vẫn chưa chấm dứt



Mạn Đàm Với Bác Sĩ Nguyễn Tường Bách

Lâm Lễ Trinh
Ngày 12 tháng 06, 2006



Năm 1988, bác sĩ Nguyên Tường Bách và gia đình di cư từ Trung quốc qua Californie. Một thời gian sau, chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhau và trở nên đôi bạn tâm giao. Sau khi phổ biến năm 1995 quyển tiểu thuyếtù “Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn”, Bs Bách cho ra mắt độc giả năm 1999 “VN, Một thế kỷ qua. Hồi ký cuốn một, 1916-1946”. Tiếp theo là tập ký ức phần 2 “Việt Nam, Một thế kỷ qua. 54 năm lưu vong Trung quốc (1946-1988) và Hoa kỳ (1988-2000) ” mà tôi đã nhận lời giới thiệu trong buổi ra mắt sách ngày 23.9.2001 tại Hội quán Little Sàigon Radio, Californie. Từ nhiều năm, hai chúng tôi là Cố vấn của tổ chức bất vụï lợi “Mạng Lưới Nhân quyềøn” thành lập tháng 11.1997.ø Bs Bách (NTB) là một thành viên trong nhóm sáng lập. Ngày 24.9.2005, anh chị Bách mới chấp nhận cho tôi (LLT) thực hiện một cuộc mạn đàm thân mật trên hai giờ đồng hồ tại tư thất của anh chị thuộc thành phố Westminster. Cuộc mạn đàm này được Đinh Xuân Thái, Đài Little Saigon TV, đích thân thu hình. Sau đây là những đoạn có thể tiết lộ trong cuộc phỏng vấn:

LLT: Xin anh vui lòng cho biết vài nét chính về vị trí của anh trong gia tộc Nguyễn Tường.
NTB:Tôi sinh năm 1916 tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Con út trong một gia đình 7 người con trong đó có Nguyễn Tường Cẩm, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam) và Nguyễn Thị Thế, định cư và qua đời ở Hoa kỳ. Hai anh Tam và Long từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế trong Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến VN thời Hồ Chí Minh. Anh Hai Nguyễn Tường Cẩm bị Việt Minh thủ tiêu khi mới 44 tuổi tại Bắc Việt mặc dù không từng tham gia đảng phái nào. Sau khi xong tiểu học tại Hải Dương và Thái Bình, tôi về Hà Nôi, đường Hàng Vôi, để tiếp tục chương trình sơ học. Tôi vào trường Bưởi, tức Chu Văn An, để luyện thi Tú tài nhưng sau một thời gian, tôi xin thôi, về nhà mua sách để tự học vì không thích không khí giáo dục bảo hộ. Đổ Tú tài 1 Pháp lối năm 1930, tôi trợt Tú tài 2. Tại trường Albert Sarraut, ban Triết, tôi được Giáo sư Bourguignon chú ý vì ông nhận thức tôi có một cái vốn Triết khá vững nhờ nghiên cứu riêng. Đậu hạng ưu, tôi ghi tên vào Trường Y khoa Hà Nội. Tôi thích văn chương hơn nhưng gia đình khuyên nên có một chọn lựa thực tế, bảo đảm đời sống tương lai.
LLT: Lúc ấy, ngành y đòi hỏi mấy năm học? Anh thi đậu năm nào? NTB: Bảy năm, gồm có một năm chuẩn bị PCB. Tôi nạp luận án năm 1943 và qua năm sau lãnh cấp bằng bác sĩ, trước ngày 3.9.1945 Nhựt đảo chính Pháp. Trong lúc học y khoa cũng như sau khi ra trường, tôi hoạt động hôi kín trong Đảng Đại Việt Dân chính, làm thơ, viết báo.với nhóm Tự lực Văn đoàn và phụ trách - trong cương vị hoặc chủ nhiệm, hoặc chủ bút - các tờ báo Ngày Nay Tập mới, Bình Minh, Việt Nam Thời báo và sau hết, tờ Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Việt nam Quốc Dân Đảng.
LLT: Căn cứ vào ba tác phẩm của anh kể ở đoạn trên thì cuộc đời anh có thể chia ra thành ba giai đọạn: 1) thời niên thiếu và đấu tranh văn hóùa và cách mạng trong xứ (1916-1946) 2) giai đọan lưu vong tại Trung quốc (1949-1988) 3) di cư qua Hoa kỳ năm 1988 đến nay. Truớc hết, xin anh vui lòng cho biết về chủ trương và hoạt động của nhóm Tự lực Văn đoàn, đặc biệt vai trò cốt cán của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. NTB: Lúc còn trẻ, anh Tam đã bắt đầu viết lách và được dân chúng biết qua hai sáng tác Nho Phong và Người Quay Tơ. Khi đi học ở Pháp về với bằng cử nhân vật lý, anh trở thành chủ nhiệm tờ Phong Hóa do một người bạn nhường lại năm 1932. Cùng với một số anh em gồm có Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mở, Cù Huy Cận, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Cát Tường tức hoạ sĩ Lemur...., anh thành lập Tự Lực Văn Đoàn. Chủ trương của TLVĐ là canh tân xã hội, chế diễu các tệ đoan và chống hủ lậu, phong kiến. Riêng về tôi (lúc đó là người trẻ nhất trong nhóm), tôi cũng tập tành làm thơ mới như Bàng Bá Lân, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận.. Thơ của tôi đăng báo dưới bút hiệu Tường Bách. Bài thơ được chú ý nói về Tết. Tuy nhiên tôi không thể tiếp tục lâu. Phong Hoá bị đóng cửa. Tôi phải thay thế anh Nguyễn Tường Cẩm quản lý tờ Ngày Nay.
Hoàng Đạo có bằng cử nhân luật, làm tham tá lục sự, chuyên viết bài bình luận thời cuộc và nổi tiếng, đặc biệt trong giới thanh niên, với tác phẩm Mười Điều Tâm Niệm. Hoàng Đạo không liên hệ gì đến phong trào hướng đạo của Hoàng Đạo Thúy. Về sau, Thúy là cha vợ của Tạ Quang Bửu, Tổng trưởng Quốc phòng Việt Minh, người thay mặt Bắc Việt ký vào Hiệp định Genève. Thạch Lam không làm chính trị, chỉ chuyên về văn chương, viết truyện ngắn và lo việc quản trị toà soạn. Thạch Lam chết sớm, lúc 33 tuổi, vì bệnh phổi, trong hoàn cảnh thiếu thốn.
Nhất Linh là lãnh tụ Đại Việt Dân chính. Tổ chức này hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1943. Năm 1945, VNQDĐ nhập với Đại Việt Quốc Dân Đảng dưới danh xưng chung Quốc Dân Đảng. Hoàng Đạo và Khái Hưng từng bị bắt và tra tấn ở Vũ Bản. Anh Tam cũng bị giam bốn tháng ở bên Tàu và được thả ra nhờ sự can thiêp của cụ Nguyễn Hải Thần.
LLT: Chúng ta hảy đề cập đến giai đọan 2: giai đoạn lưu vong. Trong trường hợp nào, năm 1946, với tư cách Chỉ huy trưởng Đệ tam chiến khu của Quốc Dân Đảng (gồm từ Vĩnh Yên tới Lào Kay), anh rút lên Yên Báy và từ đó, qua Trung Hoa? Chiến khu này có bao nhiêu quân? Tàn quân qua Tàu gồm có ai? Lúc đó, Nguyễn Tường Tam ở đâu? Anh giải thích như thế nào lực lượng Việt Minh có ảnh hưởng mạnh trong quần chúng? Vì sao phiá quốc gia năm 1946 tan rãû mau chóng trước đám quân Việt Minh?
NTB: Tháng 8.1945, Việt Minh cướp chính quyền. Cùng với VN Cách Mệnh Đồng Minh Hội, VN Quốc Dân Đảng xuất hiện đấu tranh công khai. Tôi là ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam để tuyên truyềán chống CS. Mặt khác, tôi tổ chức Quốc gia Thanh niên Đoàn. Tháng 6.1946, Việt Minh tăng cường áp lực. Sau khi cầm cự lối nửa năm, đảng trưởng Vũ Hồng Khanh, tôi và Lê Khang, trong Bộ Chỉ huy, phải rút lên Việt Trì, rồi Yên Báy và Lào Kay. Lực lượng Đệ tam khu lúc đó gồm có lối một nghìn người: hai, ba trăm chí nguyện quân từ Trung Hoa về, cọng vớiø một số cựu lính khố xanh của Pháp, võ trang khá thô sơ.

Thành phần kể sau không có ý chí tranh đấu mạnh. Phiá ta không có đài phát thanh, thiếu phương tiện quảng bá, chỉ có tờ báo Việt Nam. Quân ta đóng chốt tại các tỉnh lỵ nên bị Việt Minh bao vây. Việt Minh không đông nhưng ảnh hưởng mạnh quần chúng vi họ có tổ chức, biết đọat thời cơ, tuyên truyền sâu rộng và lôi cuốn đồng bào với các chiêu bài ăn khách như đả thực, chống đế quốc và áp bức. Phiá quốc gia xích mich nội bộ, chủ quan, coi thường đảng CS và đặt hết niềm tin vào sự hổ trợ của quân đội Trung hoa nên thua là phải. Tháng 7.1946,khi hay tin Việt Minh nhóm đại hội tại Thái Nguyên và Nhật bản sắp đầu hàng, cánh quốc gia đã không tổng hành động kịp thời, tiến tới khởi nghĩa. Bị kẹt giữa Pháp và Việt Minh, các đảng quốc gia không chiếm được địa bàn đủ rộng và không có đủ sức chống lại hai thế lực đó từ Nam ra Bắc.
Một ngày cuối tháng 7.1946, toán anh em chúng tôi gồm có 8 người vượt qua cầu sắt Lào Kai - Hà khẩu để sang Trung hoa.. Khi ấy anh Tam đã có mặt tại Côn Minh. Như Nam Ninh và Quảng châu, Côn Minh là nơi ẩn thân của nhiều nhà đấu tranh VN. Hội nghị đảng viên bầu một Hải ngoại Bộ để tiến hành công tác ngoại vận và gây lại các cơ sở địa phương. Thành phần lãnh đạo gồm có anh Nguyễn Tường Tam (chủ nhiệm), Nguyễn Tường Long (ngoại vụ) và Xuân Tùng (kinh tài).Tâm trạng chung lúc đó khá bối rối,phức tạp, có người tỏ ra thất vọng nhưng phần đông thông cảm tình thế khó khăn
LLT: Trung tuần tháng 10.1949,Quân đội Mao Trạch Đông “giải phóng” Trung Hoa lục địa, Tưởng Giới Thạch rút qua Đài Loan. Lúc đó anh đã kết hôn với một sinh viên người Việt gốc Hoa, có quốc tịch Pháp, tên Hứa Bảo Liên quen từ Hà Nội. Anh chị được giấy lưu trú tại Phật Sơn. Một dư luận cho rằng chị Bách đã thuyết phục anh ở lại Trung quốc. Đúng hay không? Lý do nào khiến anh không trở về tranh đấu ở Việt Nam? Sống 40 năm dưới chế độ Tàu Đỏ có phải là một sự phí phạm hay không?
NTB: Cô Hưá Bảo Liên là một tình nguyện viên Hoa kiều Việt Nam làm việc tại Nhà thương Phủ Doãn Hà Nội trong lúc tôi tập sự nơi đây cùng với Phạm Biểu Tâm, Trần Đình Đệ... Cô cũng có hợp tác viết lách và phiên dịch trong các tờ báo do tôi phụ trách, vì thế cô quen nhiều với gia đình Nguyễn Tường. Cô là một phụ nữ có tinh thần phóng khoáng, tự lập và dấn thân. Lúc tôi vượt biên sang Trung hoa năm 1945 thì cô đang học môn văn chương tại Đại học Côn Minh, CS chưa chiếm lục địa. Chúng tôi thành hôn ở thành phố này vào giữa năm 1947. Chuyện ở lại Trung hoa là quyết định cá nhân tôi, tôi không chấp nhận về nước sống trong khu Pháp kiểm soát. Nhà tôi nhiệt tình san sẻ kiếp lưu vong của chồng.
Tôi không nghĩ đã phí phạm cuộc đời ở Trung Hoa. Anh em đồng chí chúng tôi rút kinh nghiệm để nghiên cứu tại chổ một con đường đấu tranh mới trong thế bí của các phái quốc gia. Tháng 3.1949, chúng tôi thoát ly Quốc Dân Đảng và thành lập nhóm “Cách Mệnh Xã hội” với chủ trương chống chuyên chính vô sản và tư bản bốc lột; thực hiên một chế độ “xã hội chủ nghĩa” nhưng không độc tài theo lối Bắc Ââu.Tờ báo Cách Mệnh Xã hội ra được vài số rồi ngưng xuất bản.
Tháng 2.1950, tôi được nhận làm việc tại Đệ tam Y viện tỉnh Quảng Đông. Trước dó, năm 1948, Liên được tuyển dạy văn hoá và toán ở một trường tiểu học Phật Sơn, lương trả bằng gạo. Quy chế của chúng tôi là ngoại kiều cư trú, phải đi học tập chính trị. Đời sống chật vật vì đông con. Tôi đã chứng kiến tận mắt tất cả các trận bảo táp của chế độ Mao: cải cách ruộng đất, kế hoạch đấu tố tư sản, phong trào học sinh lên núi xuống đồng, cuộc vận động “ba chống, năm chống”, Đại hội 8 của Trung cộng, Cách mạng văn hóa 1968, Đại Nhảy vọt về nông nghiệp, nạn đói kinh khủng, sự phản đối khuynh hướng “hữu khuynh, xét lại” v..v.. Năm 1963, Lê Duẩn ngả hẳn về phiá Bắc kinh. Trung Cộng tự phong là “hậu phương môi hở răng lạnh” với Bắc Việt. Dân Tàu lẫn Việt đồng hát vang “Việt Nam, Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông! ”
LLT: Nhất Linh nghĩ sao về đường lối chính trị và họat động của anh tại Trung Quốc? Xin cho biết chi tiết về cái chết của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Quyết định tự vẫn của ông Tam có hợp lý hay không?
NTB: Tháng 7.1947, tôi rời Côn Minh đi Quảng châu để cùng với Nguyễn Hải Thần, hai anh Tam, Long và một số nhân vật đến từ VN như Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Bảo Toàn, Lưu Đức Trung..v..v... hội nghị với cựu hoàng Bảo Đại tại Hồng kông về những điều kiện thương thuyết của Cao ủy Pháp Bollaert. Phiên họp không đi đến đâu vì một số - trong đó có chúng tôi - cho rằng thoả hiêp với Pháp là mất chính nghĩa. Giữa 1948, Trung ương Quốc Dân Đảng VN cử Vũ Hồng Khanh và tôi đi Nam kinh cầu viện với Chính phủ Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi tiếp xúc với một số nhân vật Quốc Dân Đảng và Liên Minh Á châu chống Cộng, đặc biệt với Phó Tổng thống Lý Tôn Nhân. Chuyến đi này không đem lại kết quả vì, trước sự tấn công ồ ạt của CS, một số cơ quan chính phủ đã bí mật dọn đi Đài Loan.
Anh Tam chủ trương không thể cọng tác với Pháp dù là tạm thời và cũng không thể liên hiệp với CS dù là kháng chiến. Về ý kiến của chúng tôi đi tìm một sinh lộ mới cho Đất Nước, anh không tán thành hay phản đối. Xưa nay, anh không có thói quen áùp đặt quan niệm của mình, có thể vì thế mà anh không tổ chức được hàng ngũ đấu tranh cò kỷ luật chặt chẻ. Vả chăng, lúc ấy, anh Tam đã yếu, suy nhược thần kinh, đau dạ dày nên cần tịnh dưỡng một thời gian.
Tháng 8.1948, Hoàng Đạo qua đời đột ngột, lúc 42 tuồi, vì bệnh tim trên chuyến xe lửa đi từ Hồng kông về Quảng châu sau khi gặp vợ ở VN đưa con qua thăm. Được thông báo tin dữ, anh Tam, tôi và năm đồng chí đến ga Thạch Long để nhận xác và tống tán với tất cã lòng đau xót và thương tiếc.
Tháng 7.1963, chúng tôi đột nhiên nhận được điện tín của một người bạn tên Vũ Đức Văn gởi từ Thượng Hải cho biết Nhất Linh đã tự vẫn ngày 6.tháng 7 tại Sàigòn để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm. Anh Tam đã trở về Việt Nam để viết sách và làm báo. Anh bị điều tra trong vụ đảo chính hụt Chính phủ nhưng không có bằng chứng. Sức khoẻ của anh không tốt, bệnh đau dạ dày hành hạ.ï Trong lúc khủng hoảng tinh thần, anh đã lấy một quyết định đáng tiếc. Trong thâm tâm, tôi không mấy tán thành. Anh Tam qua đời lúc 59 tuổi. Anh còn có nhiều khả năng giúp đở Quê hương. Rất uổng! Đám táng của anh khá trọng thể, quần chúng tham gia đông đảo. Cái chết của Nhất Linh, dù sao, làm giảm uy tín chế độ đương quyền giữa lúc vấn đề Phật giáo sôi sục.
LLT: Tháng 10.1977, anh có về Việt Nam sau nhiều thập niên lưu vong. Vì lý do gì? Tiếp xúc với ai? Anh nhận xét ra sao về Đất nước thời ấy? NTB: Đúng vậy, tôi vá đứa con trai có về VN hai tháng, đi bằng xe lửa, từ Bắc Kinh đến Hà Nội, qua ngả Mạc Tư Khoa. Lý do dãn dị là nhớ nhà, thăm mồ mả gia tiên và muốn biết thực trạng Quê hương. Tôi viếng nhiều chổ: Lạng Sơn, Bắc Giang, Nam Định..vv...Tại Hà Nội, tôi bùi ngùi thấy không còn bao nhiêu dấu vết củ của ngôi nhà từng được dùng làm toà soạn báo Phong Hoá, Ngày Nam và Viêt Nam. Quê hương nghèo đói, tụt hậu và rách nát thảm thê! Buổi giả từ họ hàng và thân hữu để trở về Phật Sơn thật vô cùng cảm động, tôi nhớ mãi. Tôi không có tiếp xúc với ai cả ngoài bạn bè và thân quyến.
LLT: Bây giờ hảy nói đến giai đọan ba trong cuộc đời sôi nổi của anh chị: giai đọan định cư tại Mỹ. Vì sao lại chọn Hoa kỳ? Anh đã có những hoạt động văn hoá vá chính trị nào từ ngày đặt chân trên xứ này? NTB: Tháng 3.1988, sau 40 năm sinh sống tại Trung Quốc, vợ chồng chúng tôi quyết định di cư qua Mỹ để đoàn tụ với hai con Hứùa Anh và Hứa Chân. Lưu vong đâu nữa cũng là lưu vong. Tuổi tôi đã quá 72. Thủ tục giấy tờ phiền toái nhưng cuối cùng cũng vượt qua. Máy bay đáp xuống phi trường Los Angeles. Chúng tôi xúc động trùng phùng với người thân và đặt chân trên đất của Nữ thấn Tự do. Nơi đây tôi sẽ sáng tác theo ý muốn vì đối với tôi, từ xưa nay bác sĩ là chức nghiệp, cách mạng là sự nghiệp, văn nghệ mới là ước nguyện chính. Thời gian đầu để dành đi thăm bá con và bạn bè tản lạc ở nhiều tiểu bang. Đăc biệt, tôi còn một người chị ruột là Nguyễn Thị Thế ở Virginia, gần 80 tuổi, chưa gặp quá 40 năm.
Sớm du nhập vào nếp sống Hoa kỳ, cập nhật hoá tin tức và nghiên cứu tài liệu là những nhu cầu khẩn thiết đối với tôi. Quốc tịch Hoa kỳ giúp làm thủ tục xin cho các con khác ở Trung Quốc sang định cư nếu chúng muốn.
Tôi bắt đầu viết lách lại và xuất bản được trong các năm 1995, 1999 và 2000 ba sáng tác kể ở phiá trên: một quyển tiểáu thuyết và hai hồi ký. Ngoài ra, tôi hợp tác với nhiều báo Việt ngữ dưới bút hiệu Viễn Sơn. Tôi cũng tiếp xúc với nhiều hội đoàn và tổ chức người Việt. Ngày 12 và 13 tháng chạp 1988, một Đại hội đảng phái quốc gia nhóm sơ bộ tại Santa Ana, Californie, chỉ định tôi trình bày mục tiêu. Một Văn phòng phối hợp ra đời để nghiên cứu và thảo kế hoạch. Ngày 16.9.1989, một Đại hội chính thức được triệu tâp, tôi đọc diễn từ khai mạc, Nguyễn Long Thành Nam thuyết trình về mô thức kết hợp, Trần Đức Thanh Phong về lập trường chính trị và nội quy, Phạm Đình Đệ về kế hoạch công tác. Ngày hôm sau, Đại hội biểu quyết lấy danh xưng là “Uỷ ban Điều hợp các tổ chức đấu tranh cho VN tự do”. Văn phòng điều hợp Trung ương được thiết lập và một Thông cáo chung được thông qua. Ngày 25.5.1991, cũng tại Santa Ana, Mặt trận Dân tộc Dân chủ Việt Nam, gồm có 8 đảng và một số nhân sĩ, ra mắt quần chúng. Cơ quan ngôn luận của Mặt trận là tờ Tiếng Dân. Tiếc thay, về sau, một tổ chức trong Mặt trận vi phạm cương lĩnh bằng cách chủ trương thoả hiệp với cộng sản, đối thoại vô nguyên tắc, đầu cơ. Để tránh những xung đột vô ý nghiã giữa các thành viên, Mặt trận đã ngưng họat động vào năm 1995. Một lần nữa, giấc mơ kết hợp gây thất vọng.
LLT: Thành phần tham gia Đại hội gồm có đảng phái, chính khách nào? Tổ chức nào đã cổ động hòa giải hoà hợp với CS. Sau hết, một cách vắn tắc, anh nghĩ sao về tương lai của Việt Nam?
NTB: Theo thứ tự trong biên bản, các tổ chức tham dự là VN Quốc Dân Đảng, Mặt trận VN Tự do, VN Dân chủ Xã hội Đảng, Liên Minh Dân chủ VN, Lực lượng VN Tự do, Liên Minh Toàn Dân VN Quốc gia, Tổ chức Phục Hưng, Cơ sở Dân quyền Canada, Tổ chức Phục Việt Aâu châu... Đại diện đảng và nhân sĩ gồm có Hà Thúc Ký, Nguyễn Ngọc Huy, Bùi Diễm, Lê Duy Việt, Lê Phước Sang, Trần Minh Công, Trần Văn Sơn, Nguyễn Văn Trần, Nguyễn Long Thành Nam, Hà Thế Ruyệt, Hoa Thế Nhân, Trầân Huỳnh Châu, Phạm Ngọc Lũy, Lưu Trung Khảo, Trần Đức Thanh Phong, Nguyễn Văn Tại..v..v..
Sau khi Gs Nguyễn Ngọc Huy qua đời, Liên Minh Dân chủ VN vỡ làm đôi. Cánh Stephen Young tiếp xúc với Hà Nội để tìm giài pháp thoả hiệp. Tôi tin tưởng CS không tồn tại lâu ở VN vì chủ nghĩa Mác Lê đầy mâu thuẩn, tự diệt và xa dần quần chúng. Đấu tranh cho Nhân quyền có thể dấùy động đại chúng và thúc đẩy áp lực của quốc tế đối với Hà Nội. Bởi thế từ 1996, tôi nhiệt liệt cổ động việc thành lập “Mạng Lưới Nhân Quyền VN” Tổ chức này được hợp thức hóa trong Đại hội thế giới triệu tập vào tháng 10.1997 tại Californie và đang hoạt động hữu hiệu
Kết luận Sự hấp tấp quyên sinh của Nhất Linh và bốn thập niên cố tình ẩn tích của Bs Bách tại một nước CS láng giềng là những điểm nêu câu hỏi trong giới người Việt từng dành nhiều cảm tình cho gia tộc Nguyễn Tường. Gia tộc này đã hiến cho Đất nước những người con ưu tú trong lãnh vực chính trị lẫn văn hóa. Hồi tưởng quá khứ, Bs Bách đã bộc trực thú nhận như sau trong quyển ký ức 2 “VN, Một thế kỷ qua, 54 năm lưu vong”, trang 417,: “... Dù sao việc ở lại Trung Quốc trong bốn mươi năm cũng không khỏi gây ra thắc mắc, hiểu lầm, thậm chí công kích từ một số người Việt quốc gia, trong đó có cả thân hữu. Tôi nghĩ việc này cũng là tự nhiên thôi. Mỗi người trong biến cố phức tạp của cuộc đời, có thể có những sai lầm nghiêm trọng.” Nơi trang 251 của tập Hồi ký 1 “VN Một Thế Kỷ qua”, anh Bách cũng không ngại nhắc đến câu Nhất thất túc thành thiên cổ hận, Lỡ một bước đành hận ngàn thu.
Thất bại tuy nhiên có thể là mẹ của thành công nếu biết rút những bài học thích đáng để sửa sai kịp thời. Chỉ có những kẻ khiếp nhược sợ hành động mới không bao giờ sai lầm. Bs Bách đã chọn dấn thân không sờn lòng, không mệt mỏi. Trong một trang khác của Hồi ký nêu trên, anh viết - như một lời nhắn nhủ -: “Đời là một cuộc đấu tranh. Thua keo này, bày keo khác, đó là quy luật của cách mạng. Bỏ cuộc tức là chịu thua.” (trang 471).
Nguyễn Tường Bách đáng là tấm gương cho thế hệ trẻ trong công cuộc đi tìm con đường sáng để phục vụ lý tưởng và dân tộc.
TƯ LIỆU:
1- “Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn”, của Nguyễn Tường Bách, nxb Tân Văn 1995, Californie
2- “VN Một thế kỷ qua. Hồi ký I (1916-1946) ” của Nguyễn Tường Bách, nxb Thạch Ngữ, Californie 1999
3- “VN Một thế kỷ qua, Hồi ký II. 54 năm lưu vong, Trung quốc (1946-1988) - Hoa kỳ (1988-2000)”, nxb Thach Ngữ 2000.
4- “Nguyễn Tường Bách và Tôi” của Hứa Bảo Liên, tác giả tự xuất bản, Westminster 2005.
5- “Hồi ký về Gia đình Nguyễn Tường” của Nguyễn Thị Thế, nxb Văn Hoá Ngày Nay, 1996.
LÂM LỄ TRINH Thủy Hoa Trang Ngày 6.6.2006

Người con út của ‘gia đình Nguyễn Tường
 thế hệ Tự Lực Văn Ðoàn’ qua đời
FOUNTAIN VALLEY, California  - Cụ Nguyễn Tường Bách , người con út của gia đình Nguyễn Tường đầy tài năng về văn học đã xuất bản hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay cùng thành lập Tự Lực Văn Ðoàn từ thập niên 1930 của thế kỷ trước, vừa qua đời tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California, vào lúc 2 giờ 15 phút chiều ngày 11 Tháng Năm, hưởng thọ 97 tuổi. Tin từ gia đình cho hay cụ mất vì tuổi quá cao, thời gian gần đây ngày càng yếu dần, và đã thanh thản ra đi hôm nay.


Cụ Nguyễn Tường Bách. (Hình: Gia đình cung cấp)

Cụ Nguyễn Tường Bách sinh năm 1916 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ một gia đình gốc làng Cẩm Phô, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam dời ra sinh sống tại miền Bắc từ hai đời trước. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy là công chức không dính líu đến văn nghệ và chính trị, các người em em còn lại: Nguyễn Tường Cẩm, Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam, Tứ Ly, Hoàng Ðạo - Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam - Nguyễn Tường Lân, và người em út, Viễn Sơn - Nguyễn Tường Bách, đều là những người tham dự vào văn chương.
Từ thời trẻ, Nguyễn Tường Bách đã viết báo, làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay.
Từng theo học trường Bưởi, trường Albert Saurraut, đại học Y Khoa Hà Nội, tốt nghiệp bác sĩ năm 1944.
Năm 1939, cụ tham gia đảng Ðại Việt Dân Chính cùng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Gia Trí, Khái Hưng, Nguyễn Tường Long, v.v... Năm 1942 Thạch Lam qua đời, Nguyễn Tường Bách phụ trách nhà xuất bản Ðời Nay.
Năm 1943 Ðại Việt Dân Chính hợp nhất với Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
Năm 1945 VNQDÐ kết hợp với Ðại Việt Quốc Dân Ðảng dưới danh nghĩa chung Quốc Dân Ðảng.
Tháng Ba năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, cụ làm giám đốc tờ Ngày Nay bộ mới với sự cộng tác của Khái Hưng, Hoàng Ðạo, hô hào độc lập, dân chủ.
Tháng Năm năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, cụ cùng với Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Ðảng ra hoạt động công khai. Ông giữ chức ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam chống đối chính sách của đảng Cộng Sản, rồi phụ trách công tác tuyên truyền, công tác tổ chức đảng.
Cụ sáng lập Quốc Gia Thanh Niên Ðoàn, giữ chức nhiệm đoàn trưởng.
Tháng Năm, 1946, tình thế cấp bách cụ lên Ðệ Tam Chiến Khu (gồm từ Vĩnh Yên tới Lao Kay), phụ trách chỉ huy bộ cùng với Vũ Hồng Khanh. Tháng Sáu, 1946, Việt Minh tăng cường vũ trang công kích, Tháng Bảy phải rút lên Yên Bái, Lao Kay. Tháng Tám, 1946 cụ sang Trung Quốc hoạt động ngoại viện và liên lạc với các tổ chức người Việt ở hải ngoại.
Cuối năm 1946 cụ lập gia đình với bà Hứa Bảo Liên tại Côn Minh.
Năm 1947, cụ từ Vân Nam sang Hồng Kông. Quốc Dân Ðảng không tán thành giải pháp Bảo Ðại với những điều kiện Pháp đưa ra và chủ trương tiếp tục hoạt động bí mật.
Tháng Tám, 1948, Hoàng Ðạo đột nhiên mất trên xe lửa từ Hồng Kông về Quảng Châu.
Tình thế Trung Quốc biến chuyển. Một số anh em trở về quốc nội. Vì không muốn trở về khu Pháp, cụ cùng một số anh em ở lại Trung Quốc. Từ năm 1950 cụ hành nghề bác sĩ tại Phật Sơn, Quảng Ðông, cho tới khi về hưu.
Năm 1988 cụ di dân sang Hoa Kỳ, định cư tại Nam California.
Ở hải ngoại cụ tiếp tục hoạt động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, góp sức vào sự đoàn kết và tổ chức một số phong trào liên minh và mặt trận. Cụ là một trong những sáng lập viên, và sau giữ chức cố vấn của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và là tác giả cuốn tiểu thuyết Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn và tập hồi ký Việt Nam Một Thế Kỷ Qua phần I (1998) và phần II (2001). Cụ viết nhiều bài bình luận và bút ký cho một số báo hải ngoại, dưới bút hiệu Viễn Sơn.

Nguyễn Tường Bách
    In
    Ý kiến (37)
    Chia sẻ:

    [Pin It]
CỠ CHỮ
Trịnh Hội
19.12.2012

Mấy hôm nay tôi thường nghĩ về tuổi già. Có lẽ vì mình cũng không còn trẻ nữa. Một phần khác cũng có thể vì tôi có người thân hiện đang bị tuổi già, sức yếu làm khổ. Hay cũng có thể đơn giản hơn vì tôi mới vừa gặp Cụ ông Nguyễn Tường Bách, sang năm sẽ thượng thọ 97 tuổi. Nhưng tính theo tuổi ta đã là 98.

Ông là em út của dòng họ Nguyễn Tường, như Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh) và Hoàng Đạo, Thạch Lam. Nhưng không như các anh, ông không phải là một nhà văn. Mà là một bác sĩ.

Cũng không giống như các anh của ông, từ năm 30 tuổi ông đã phải sống lưu vong. Đầu tiên vào năm 1946 khi ông trốn sang Trung Quốc lánh nạn ngay sau khi Đảng Cộng Sản lên cầm quyền và muốn tiêu diệt các đảng phái khác. Như Việt Nam Quốc Dân Đảng mà ông lúc ấy là một thành viên quan trọng. Và sau này, kể từ cuối thập niên 1980 là ở ngay tại California.

Nhờ vậy tôi mới có dịp gặp ông. Và cũng nhờ vậy tôi mới biết thêm được chút ít về những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của năm 1945. Đưa đến việc tuyên bố độc lập của Hồ Chí Minh ngay tại Hà Nội vào ngày 2 tháng 9. Với cái nhìn của một người trong cuộc. Ở cuối đời. Đang nằm trên giường bệnh. Chứ không phải là chuyện ngày xửa ngày xưa. Được kể lại bởi một sử gia. Hay là những bài tập lịch sử của bên thắng cuộc.
Tôi may mắn là vì thế. Nó đã làm cho tôi nhớ lại những lần trò chuyện với Ông Hoàng Cầm, Bác Phạm Duy. Hay chỉ cách đây 6 năm thôi, với thi sĩ Hữu Loan ngay tại nhà ông, ở làng ông gần đồi hoa sim năm nào.

Tôi đã nghe và cảm nhận được cái nghèo nhưng rất sạch của Phùng Quán. Cái tài vận động tài chính thành công cho lễ tuyên bố độc lập của Ông Nguyễn Hữu Đang. Và sự can trường, bất phục, phản kháng của ông bất kể kết quả ra sao trong suốt hàng mấy thập niên dài sau đó. Mãi cho đến khi ông mất.

Có nhiều chi tiết, rất tiếc, tôi đã quên. Nhưng vẫn có một số điều tôi còn nhớ. Đặc biệt là cách nhìn nhận cùng một sự việc của mỗi người. Hay nói thẳng ra là về một người. Một người mà ai trong chúng ta cũng có nghe qua. Nhưng hầu hết đều không biết đâu là giả, đâu là thật.
Đó là Ông Hồ Chí Minh.
Họ là những người trong cuộc. Đã từng gặp ông Hồ. Đã từng làm việc với ông Hồ. Và lúc tôi nói chuyện, họ đều là những người gần đất xa trời. Ông Hữu Loan khi ấy đã trên 90. Còn Ông Bách thì chỉ còn vài năm nữa là sống đủ 100 năm.

Tôi nhận thấy thế này. Hình như con người chúng ta càng lớn tuổi thì càng dám sống thật, nói thật. Như thể chúng ta quay ngược trở lại thời thơ ấu. Thích là làm. Muốn là nói. Dễ cười. Hay khóc. Không đắn đo, suy nghĩ như lúc còn thanh xuân.
Tôi thấy điều này xảy ra với chính bản thân mình. Và có thể cảm nhận được sự thành thật trong từng lời nói mỗi khi tôi có dịp trò chuyện với những người đã bước qua ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy”. Họ không cường điệu một cách không cần thiết. Và càng không màng đến việc thiên hạ sẽ nghĩ thế này, thế nọ.
Nếu câu hỏi được đặt ra là họ trả lời ngay. Nhiều lúc chính tôi đây là người đặt câu hỏi cũng giật mình với những câu trả lời quá thẳng thắn. Như của ông Hữu Loan chẳng hạn.

Khác với dự đoán của tôi trước lúc gặp ông, thi sĩ Hữu Loan thích nói về chuyện đất nước, chuyện chính trị hơn là chuyện thơ, văn mà ông có biệt tài, khiến ông nổi tiếng khi hãy còn rất trẻ. Cũng có thể vì lý do đó mà ông đã tham gia vào chính phủ của ông Hồ Chí Minh sau năm 1945. Không như ông Hoàng Cầm là người hoàn toàn chỉ thích nói về sự tự do đến phóng khoáng trong tư tưởng cũng như sáng tác của ông. Từ lúc ông chỉ mới lên 9, lên 10. Về những tâm hồn văn, thơ, những câu chuyện tình lãng mạn mà ông mãi mãi trân trọng.
Cũng vì có thể con người và bản chất của thi sĩ Hữu Loan là thế nên lúc tôi gặp ông, mặc dù chủ đề chính là câu chuyện “Màu Tím Hoa Sim” của người vợ ngày xưa nhưng chỉ nói được dăm ba phút là ông lại bắt qua những chuyện thương tâm về Cải Cách Ruộng Đất cách đây gần 60 năm trước. Về cái nhìn sai lầm của ông Hồ Chí Minh và sự bất lực, vô tâm, vô dũng không dám nhận lãnh trách nhiệm khi đã làm cho hàng ngàn, hàng vạn gia đình bị bức hại.

Nếu có thời gian chắc là tôi phải ngồi xuống để biên tập và cho phát hành một DVD phóng sự đặc biệt về thi sĩ Hữu Loan và những gì ông muốn gửi lại cho tất cả chúng ta về miền Bắc trong những năm tháng ấy.

Ngược lại, một phần vì ông đã không còn ở Việt Nam kể từ năm 1946 và một phần có thể cũng vì qua công việc chuyên môn là bác sĩ nên Ông Nguyễn Tường Bách lại cho tôi thấy một khía cạnh khác về tính tình và bản chất của Hồ Chí Minh. Sau những lần ông và những đảng viên khác gặp gỡ và hội họp với Hồ Chí Minh lúc ấy đang cùng đi tìm một giải pháp cho tương lai đất nước. Đó là sự độc lập để thoát khỏi ách đô hộ. Khi dân tộc đang đi đến một ngã rẻ và thời cơ đã đến. Như câu thành ngữ trong tiếng Anh mà tôi rất thích:
There's nothing more powerful than an idea whose time has come.
Không có điều gì mạnh hơn một ý tưởng mà thời khắc của nó đã đến.
Không như một số người nghĩ, ông Hồ là một người từng trải, đi nhiều, biết nhiều, thấy nhiều. Vì ông đã có một thời gian dài sống ở ngoại quốc trước khi trở về Việt Nam nên ông đã có dịp tiếp xúc với nhiều tầng lớp, nhiều xã hội, thành phần khác nhau, cộng sản lẫn không cộng sản. Bởi vậy ông là một chính trị gia có bãn lĩnh.
Kế đến, tôi được cho biết trong cách xử sự, ông Hồ là một người điềm đạm, ăn nói nhã nhặn, từ tốn. Mỗi khi có họp phải gặp ông Bách, ông Hồ vẫn thường gọi là “chú em” và tiếp đãi đúng mực. Mãi sau này khi chính sách của Đảng Cộng sản là cô lập và phân hóa các đảng khác cùng thời buộc ông phải chạy sang Trung Quốc lánh nạn thì những gì ông biết về ông Hồ vẫn không thay đổi.
Ông bảo: Chính sách của họ có thể là sai lầm, thậm chí là tàn ác nhưng họ đã dám nắm lấy thời cơ và qua những lần tôi gặp ông Hồ thì tôi chỉ có thể nhận xét như vậy.
Rõ rang là một sự phân tích minh bạch phải không bạn?

Hôm đó tôi và hai anh bạn đi cùng đã ngồi bên giường ông để hầu chuyện đến khuya. Và nếu được cho phép chắc có lẽ chúng tôi cũng đã ngồi lì ra đó để tiếp tục nghe và học. Từ một nhân chứng của thời cuộc. Từ một dòng họ đã để lại nhiều di sản văn hóa, chính trị cho đất nước.

Chắc là tôi phải cố đọc cho xong quyển hồi ký của ông thôi bạn ạ. Để tôi lại có chuyện kể tiếp cho các bạn nghe. Đồng ý chứ?
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
http://www.voatiengviet.com/content/nguyen-tuong-bach/1568293.html

Chân Không Diệu Hữu
Nguyễn Tường Bách
Trong năm 2010 có hai biến cố đặc biệt thu hút sự chú ý của giới khoa học. Tháng 9.2010, nhà vật lý học lừng danh Stephen Hawking luận giải một cách chung cuộc rằng vũ trụ xuất phát từ chân không, vũ trụ phát sinh không cần đến một đấng sáng tạo. Tháng 12.2010, Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian NASA thông báo phát hiện của bà Felisa Wolfe-Simon, trong đó người ta tìm thấy một hình thái mới của sự sống, không giống với cấu trúc mà con người biết đến.
Hai biến cố khoa học này làm những ai quan tâm không thể không liên tưởng đến những luận đề cơ bản của Phật giáo trong vũ trụ và thế giới hiện tượng.
Trong tác phẩm mới xuất bản The Grand Design, nhà vật lý 68 tuổi Stephen Hawking viết rằng, các lý thuyết vật lý mới nhất cho thấy vũ trụ của chúng ta đã tự hình thành. Trước khi vũ trụ thành hình thì chỉ là một sự trống rỗng, nhưng tính sáng tạo nội tại trong cái “Không” đó đã hình thành vũ trụ. Hawking thấy “không cần thiết” phải có một Thượng đế, một đấng sáng tạo để tạo dựng nên vũ trụ.
Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần một nguyên nhân ngoại lai, có một sự bùng nổ, phát ra năng lượng và vật chất. Đó là hiệu ứng được mệnh danh là “hiệu ứng lượng tử”, xuất phát từ sự tăng giảm không đều của năng lượng. Nói tóm gọn, vũ trụ là kết quả của một sự sáng tạo mà không có người sáng tạo.
Với nhận thức này, Hawking đã từ chối có một đấng sáng tạo vũ trụ. Nhận thức này không dễ chấp nhận tại phương Tây, kể cả trong giới khoa học vật lý. Lý do không phải là các nhà vật lý kia tin mù quáng nơi một Thượng đế toàn năng mà họ có những lý lẽ hết sức vững chắc khác. Đó là thế giới của chúng ta quá kỳ diệu, rõ rệt là vũ trụ được cấu tạo dường như có chủ đích là sẽ có ý thức tồn tại trong đó. Người ta đã xác định một loạt các thông số trong Thái dương hệ và thấy rằng chỉ cần một thông số lệch đi một chút là đã không thể có đời sống loài người trên trái đất. Mặt trời chỉ cần lớn hơn một chút, thành phần của các hành tinh chỉ khác đi một chút, không có sự hiện diện của mặt trăng… là không thể có loài người. Xác suất để ý thức xuất hiện là quá nhỏ, gần như bằng không. Thế mà vẫn có ý thức cao cấp xuất hiện để chiêm nghiệm ngược lại về vũ trụ.
Một khi đã có một vũ trụ vân hành hoàn hảo như thế, khi có một sự sáng tạo tuyệt diệu thì cần phải có người sáng tạo có ý thức, hay phải có “Thượng đế”. Thế nhưng cũng chính các nhà khoa học theo quan niệm sáng tạo cũng phân vân, nếu có Thượng đế toàn năng thì làm sao lý giải được những cảnh tàn bạo, bất công trong thế giới của con người. Đó là một nan đề của môn bản thể học trong vật lý hiện đại.
Nhận thức của Hawking cho rằng vũ trụ xuất phát từ chân không bằng một sự vận động tự thể. Có sự sáng tạo nhưng không có người sáng tạo. Nhận thức này phần nào lý giải tính chất kỳ diệu của vũ trụ nhưng không dễ hiểu. Nó khó hiểu ở chỗ là nhận thức này từ chối một tự ngã làm chủ cho một hành động. Có hành động nhưng không có người hành động. Nhận thức này tuy xa lạ với phương Tây nhưng nó là một cách phát biểu của thuyết vô ngã trong đạo Phật.
Biến cố thứ hai trong năm 2010 là bài báo cáo của bà Felisa Wolfe-Simon1 (NASA Astrobiology Institude, USA) và cộng sự về một cái nhìn khác về hình thái của sự sống, nhân dịp khám phá một loại vi sinh vật được cấu tạo hoàn toàn khác với quan niệm hiện nay. Theo các lý thuyết sinh học hiện nay, mọi hình thái hữu cơ trên trái đất và cả ngoài trái đất chỉ được xây dựng với 6 nguyên tố: carbon, hydro, nitrogen, oxy, sulfur (lưu huỳnh) và phosphorus (phốt pho). Từ những tế bào giản đơn nhất, đơn bào, sống trong môi trường hiếm khí hay không có ánh sáng cho đến chủng loại cao cấp loài người đều chỉ gồm 6 nguyên tố đó mà thôi. Nay Wolfe-Simon chứng minh rằng đã có sinh vật không chứa phosphorus mà chứa arsenic (thạch tín).Với arsenic, vi sinh vật này cũng tăng trưởng tương tự như các vi sinh vật khác.
Phát hiện này xem ra không quan trọng trong đời sống bình thường, nhưng trong ngành sinh vật học địa cầu và ngoài địa cầu, nó gây “chấn động mãnh liệt”. Người ta bừng tỉnh thấy rằng lâu nay ngành sinh học quan niệm về sự sống một cách hạn hẹp, tự đưa ra hạn chế trong định nghĩa về hình thái của sự sống. Người ta thấy rằng phải từ bỏ hạn chế đó và cần tìm hiểu lại sự sống ngay trên trái đất này. Khi đó, với nghiên cứu về sự sống ngoài hành tinh, người ta hy vọng sẽ mở rộng hơn tầm nhìn và khám phá những hình thái sống không thể ngờ tới. Thực tế là arsenic hiện hữu nhiều trong những môi trường cực lạnh, “linh động” hơn phosphorus và vì vậy dễ sinh ra sự sống hơn. Do đó khi xem arsenic là một nguyên tố của sự sống hữu cơ, người ta có nhiều hy vọng hơn sẽ tìm thấy sự sống khác trong vũ trụ.
Bài báo cáo về vi sinh vật này tuy có tính chất rất chuyên môn nhưng thật ra đã tạo nên một niềm triển vọng và phấn khích mới. Đó là con người chỉ thấy rằng mình chỉ là một hình thái trong vô số hình thái của sự sống. Điều này làm ta nhớ tới khái niệm “Diệu hữu” trong đạo Phật. Sự tồn tại (hữu) là vô tận, số lượng của thế giới và của các loài sinh vật, từ đơn giản đến cao cấp, là vô tận. Có thể con người một ngày kia sẽ đến chỗ thừa nhận là sự sống có những hình thái hoàn toàn khác hẳn, không phải chỉ gồm 6 nguyên tố mà nhiều hơn hẳn. Cũng có thể người ta sẽ đến với nhận thức là tư tưởng và tình cảm cũng là một dạng của sự sống mà “thân” của chúng không phải là các yếu tố “vật chất” mà là những sóng tương tự như những sóng điện từ.
Cuối cùng khi con người nhận thấy đời sống là nhất thể, và mọi hình thái của nó, từ vật chất đến phi vật chất, đều là những “pháp” vô ngã, vô thường, khi đó khoa học tạm gọi là sẽ đồng quy với Phật giáo.
Đồng chủ biên cuộc khảo cứu, giáo sư Paul Davies thuộc Arizona State University và Viện Sinh học Không gian của NASA, nói với BBC News2: “Vào lúc này chúng ta không biết sự sống chỉ là một tai nạn ngẫu nhiên xảy ra trên trái đất, hay đó là một phần của một tiến trình sinh hóa tự nhiên qua đó sự sống xuất hiện ở bất kỳ đâu có điều kiện trên trái đất”. Davies ủng hộ quan niệm “… sự sống xuất hiện ở bất kỳ đâu có điều kiện như trái đất” và điều này rất phù hợp với quan niệm Duyên khởi của đạo Phật, tức là cho rằng hễ có điều kiện như nhau thì sự sống phát sinh như nhau chứ một hiện tượng không thể xuất hiện “ngẫu nhiên” một lần rồi thôi.
Hai biến cố kể trên, một bên thuộc phạm vi vật lý lý thuyết, bên kia của vi sinh vật, có một ý nghĩa thú vị ở đây. Nhận thức của Hawking trùng hợp với thuyết “Chân không” và Vô ngã, còn phát hiện của Wolfe-Simon làm ta liên tưởng đến tính “Diệu hữu” và duyên khởi của đạo Phật.
Chân không-Diệu hữu vốn là vấn đề của vũ trụ quan của Phật giáo. Theo đó, mọi hiện tượng đều xuất phát một cách nội tại từ “Không”, không do tác nhân bên ngoài. Chúng xuất hiện trong thế gian và tuân thủ nguyên lý Duyên khởi, đủ điều kiện thì sinh, đủ điều kiện thì diệt. Các hiện tượng đó không ai làm chủ nhân, chúng làm tiền đề cho nhau để sinh và diệt. Khi sinh thì sinh từ chân không, khi diệt thì không còn chút bóng hình lưu lại. Các hiện tượng, mà trong đạo Phật gọi là “pháp”, không chịu sự hạn chế nào cả, không có ai lèo lái chúng cả. Khi đủ điều kiện thì mọi hình thái của sự sống đều khả dĩ, khả năng xuất hiện của chúng là vô tận, “bất khả tư nghì”. Diệu hữu bao trùm mọi hiện tượng, vật lý cũng như tâm lý, nằm ngoài khả năng suy luận của con người chúng ta. Cụ thể, khi nói về con người thì đó là một tổng thể gồm hai mặt tâm lý và vật lý với năm yếu tố mà ta gọi là Ngũ uẩn (sắc thọ tưởng hành thức). Năm yếu tố đó vận hành vô chủ.
Những phát hiện của khoa học làm chúng ta kinh ngạc về tri kiến của Phật và các vị Tổ. Các vị đã phát hiện những quy luật của vũ trụ không bằng phép nghiên cứu thực nghiệm mà bằng trực giác trong một dạng tâm thức phi thường của thiền định. Qua thời gian, thực tế cho thấy các phát hiện của khoa học không hề bác bỏ vũ trụ quan Phật giáo mà ngược lại, chúng trùng hợp một cách kỳ lạ. Tuy nhiên chúng ta cần tránh một thái độ, đó là xem khoa học như thước đo đúng sai đối với nhận thức luận Phật giáo.
Lý do là Phật giáo chủ yếu nhận thức về hoạt động của tâm, trong lúc khoa học vật lý hay sinh học thiên về vật chất. Tất nhiên Phật giáo xem tâm-vật nằm chung trong một thể thống nhất và mặt khác, khoa học vật lý hiện đại cũng phải thừa nhận vai trò của người quan sát (tức là vai trò của tâm) trong mọi thí nghiệm. Nhưng phải nói phạm vi nhận thức giữa khoa học và Phật giáo rất khác nhau. Một điều mà ta không quên nữa là Phật giáo nhận thức thế giới với mục đích thoát khổ, thoát khỏi sự ràng buộc của nó bằng các phương pháp tu dưỡng tâm. Còn nhà vật lý hay sinh học chỉ nhận lại ở sự nhận thức. Vì vậy, khi so sánh Phật giáo và khoa học, tuy có nhiều thú vị và hứng khởi, ta cần biết giới hạn của nó.
Chân không-Diệu hữu là một chìa khóa để hiểu nhận thức luận về bản thể và hiện tượng của Phật giáo. Vì mọi hiện tượng xuất phát từ “Không” nên nó không có một bản chất trường tồn và riêng biệt, đó là thuyết Vô ngã. Chỉ có Ngũ uẩn đang vận hành, không có người vận hành chúng. Tương tự, Hawking cho rằng có sự sáng tạo nhưng không có ai sáng tạo cả. Thuyết Vô ngã khó hiểu cho những ai mới làm quen với đạo Phật. Cũng thế, vũ trụ tự sáng tạo và sáng tạo một cách tuyệt diệu, nhưng không có đấng sáng tạo. Đó là điều cũng khó hiểu cho nhiều người phương Tây.
Hawking chứng minh vũ trụ xuất phát từ cái “Không”, ông bác bỏ sự cần thiết của một Thượng đế nhưng có lẽ ông không biết “Không” là gì. Là một nhà vật lý, ông khó có thể biết hơn. Thế nhưng lại đến phiên ta kinh ngạc về khoa học vật lý. Dù tự hạn chế mình trong lĩnh vực vật chất, vật lý đã đi đến tận cùng biên giới của vật chất, gõ cửa ngành bản thể học và gần như chạm đến “chân lý tuyệt đối” của đạo Phật. Vị trí của Hawking làm ta nghĩ đến luận sư Long Thọ, cả hai vị đều cho rằng “Không” là nguồn gốc của muôn vật, nhưng cả hai đến từ hai chân trời khác nhau.
Phật và các vị Tổ Phật giáo biết “Không” là gì bằng trực quan nhưng không miêu tả nhận biết của mình.Tính Không thuộc về một lĩnh vực mà ngôn ngữ không diễn bày được. Cũng như thế trong vật lý lượng tử, người ta thấy ngôn ngữ và cách suy luận thông thường không còn thích hợp. Giữa Phật giáo và khoa học, sự trùng hợp rất lớn mà sự khác biệt cũng rất lớn.
Nhà vật lý tin rằng có một vụ “nổ ban đầu” (Big Bang) cách đây khoảng 14 tỉ năm để sinh ra vũ trụ vật lý. Thiền giả thấy có một sự “bùng nổ” trong tâm xảy ra trong từng sát-na. Đó là cách nói gọn nhất về sự khác biệt giữa Phật giáo và khoa học.
Nguyễn Tường Bách


Posted by sontrung at 3:04 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 261
Posted by vanhoa at 8:37 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 0261

TƯỞNG NĂNG TIẾN -NGUYỄN NGỌC SẴNG - MỸ

Saturday, May 11, 2013

TƯỞNG NĂNG TIẾN * RỒI HẾT CHIẾN TRANH

Rồi Hết Chiến Tranh

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến


"Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
T.C. S
  
Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đuờng."
Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua... dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).
Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.
Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin tường thuật rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa... ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận: đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy...”(“VIETNAM: CHILDREN SOLD INTO BEGGING, PIMPING AND DRUG DEALING”).

Cũng vẫn theo y như lời Huw Watkin thì lực lượng trẻ con đi ăn mày, làm ma cô và bán ma túy... ở Việt Nam đang dần được đưa vào tổ chức (“... recent media reports that children are being increasingly used by organized begging gangs, pimps and drug dealers”). Chuyện này thì thằng chả nói hơi... thừa! Ở một xứ sở mà nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng hay thánh thất... – làm sao để cho trẻ em (những mầm non tương lai của tổ quốc) sống vô tổ chức được, cha nội?


Trong tương lai gần, lũ trẻ thơ bụi đời ở Việt Nam (dám) sẽ được đoàn ngũ hoá – và cho thắt khăn quàng có màu sắc khác nhau – để dễ điều phối. Đại loại như, khăn quàng xanh: đánh giầy; khăn quàng tím: dắt mối; khăn quàng trắng: ma túy; khăn quàng hồng: mãi dâm; khăn quàng nâu: ăn mày; khăn quàng đỏ: thu thuế và theo dõi hoạt động, cũng như tư tưởng, của những loại khăn quàng khác!
Chiến tranh Việt Nam kết thúc cũng chấm dứt luôn sự chia cách giữa hai miền Nam - Bắc. Viễn tuợng thống nhất (cũng) đã đuợc hình dung bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn truớc đó, và cũng là một hình ảnh khiến cho không ít kẻ phải ước mơ: “Một đoàn tầu đi tỏa khói trắng hai bên đường...’’

Một lần nữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại đúng, dù vẫn chưa đúng hết. Sau cuộc chiến, quả nhiên là có đoàn tầu Thống Nhất xuôi ngược Bắc - Nam. Điều đáng tiếc là hành khách lại luôn luôn ở tâm trạng bất an. Kẻ lo bị móc túi, nếu có tí tiền. Người lo bị công an xét hỏi và tịch thu hàng hoá, nếu là dân buôn lậu. Và tất cả đều lo sợ bị ném đá vỡ đầu. Những hòn đá xanh, to bằng nắm tay, được trẻ con dọc hai bên đuờng – đợi xe lửa đi qua – thi nhau ném vun vút vào cửa sổ!

Do vậy, tầu Thống Nhất đuợc “cải tiến” bằng cách rào kín mọi khung cửa bởi dây kẽm theo hình mắt cáo. Từ đó, nó trông y như những toa xe dùng để chở tù. Những đoàn tầu như thế mà đi phom phom, hớn hở hú còi, và hân hoan thơ thới, sung sướng ’’toả khói trắng hai bên đuờng’’ thì trông (e) hơi mỉa mai và (có phần) lố bịch!
Trịnh Công Sơn chỉ gần hoàn toàn đúng khi mô tả thảm cảnh sau đây: “Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xuơng con mình...’’ Nói là “chỉ gần hoàn toàn đúng” vì cuộc chiến đã tàn từ lâu. Thế hệ của những “mẹ già lên núi tìm xuơng’’ đã qua nhưng chuyện đào bới hài cốt vẫn được tiếp tục bởi anh chị em, hay bạn đồng đội của những người đã khuất –  theo như tuờng thuật của Rajiv Chandrasekaran, trên The Washington Post: ’’Vietnamese Families Seek Their MIAs.”

Tổ Quốc Ghi Công. Nguồn ảnh: tranhung09



Bài báo mở đầu bằng một câu chuyện thương tâm. Ông Nguyễn Dinh Duy tử trận ngày 29 tháng 3 năm 1975. Suốt mấy muơi năm qua, chị của ông ta (Bà Thắm) vẫn không ngừng đi tìm kiếm xác em trong... vô vọng. Ông Duy chỉ là một trong 300.000 lính Bắc Việt chết trận mất xác – và kể như là mất luôn (Duy is one of about 300,000 North Vietnamese soldiers killed in the war whose remains have not been located - and likely never will be).
Tiếp theo là một câu chuyện cảm động về tình đồng đội: “Mỗi tuần một lần, ông Ban thức dậy lúc 5 giờ sáng, leo lên chiếc xe gắn máy màu xanh lá cây đã cũ, đi đến những nơi mà ông còn nhớ khi còn là một y tá trong quân đội. Trí nhớ của ông quả tốt; mười năm qua, ông tuyên bố, đã đào được 2.000 xác chết và đã nhận diện được một nửa trong số này...’’  Vẫn theo lời ông Ban: “Là kẻ sống sót, tôi tự thấy mình phải có bổn phận với những nguời đã chết (Being still alive, I feel responsible for the dead people).

Quan niệm sống của ông Ban, tiếc thay, không được chia sẻ bởi những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – dù họ đều là những kẻ sống sót sau cuộc chiến vừa rồi. Khi bị chất vấn về thái độ vô trách nhiệm này, giới chức có thẩm quyền của Hà Nội, ông tướng Trần Bạch Đằng nào đó đã giải thích với phóng viên Rajiv Chandrasekaran như sau: ’’...tìm kiếm những binh sĩ quá tốn kém mà tiền thì phải dùng vào việc chăm lo cho cho những kẻ còn sống sót.’’ (Dang said the cost of searching for missing soldiers must be weighed against the need to care for the survivors of the war).

Vì đảng viên Cộng Sản Việt Nam là những nguời theo chủ thuyết duy vật nên không quan tâm đến những việc làm có tính cách duy tâm chăng? Nói vậy e không được ổn. Nhìn cái cách họ ’’thờ’’ ông Hồ Chí Minh thì biết. Họ có cả một Bộ Tư Lệnh để bảo vệ lăng ông ta mà. Họ đâu phải là những kẻ vô tâm và lo tốn kém.
Họ ướp xác ông Hồ và bảo trì cũng như bảo vệ nó tới cùng chỉ vì nó có giá trị như một thứ môn bài (patent) cho phép họ tiếp tục hành nghề cách mạng –  hay ít nhất thì họ cũng tưởng hoặc mong như thế; còn 300.000 ngàn bộ xuơng của đám binh sĩ chết dấm chết dúi đâu đó,
Rõ ràng họ không phải là những người duy vật, cũng không phải là những kẻ duy tâm mà là những tên duy... lợi ! Hãy nhìn vào thực tế, xem cô nhi quả phụ hay bố mẹ của những kẻ đã hy sinh được “chăm lo’’ ra sao – từ nửa thế kỷ qua ?
‘’Lúc ấy nguời ta sợ nhất là nhìn thấy người phát thơ. Hàng ngày hàng trăm cái thơ báo tử để trong xắc cốt nguời cán bộ xã. Anh ta đi đến nhà nào là mang đau thương tang tóc đến nhà đó... họ sợ nhất là sau cái ’lễ truy điệu trọng thể để ’Tổ Quốc ghi công’ là họ bị đẩy ra lề xã hội, không ai nuôi dưỡng.’’ (sđd trang 136 -138).
“’Lúc ấy’’, qua đoạn văn vừa dẫn, là hình ảnh của xã hội miền Bắc vào thập niên 60 và đầu 70 - khi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam còn cần động viên xương máu nguời dân cho chinh chiến. Cuộc chiến đã tàn. Bây giờ thì họ còn cần gì đến ai nữa? (Nói chi đến mộ phần của những tên “lính ngụy” ở Nghĩa Trang Quân Đội!)
Phế binh: Nguồn ảnh: tranhung09



Do đó, khi thấy một phế nhân lê la xin ăn trên hè phố Sài Gòn hôm nay đừng vội nghĩ đó là thương binh của quân đội miền Nam. Không nhất thiết như thế đâu. Bây giờ ăn mày là một cơ hội đồng đều (equal opportunity), không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thành phần xã hội.

Ranh giới giữa kẻ thắng và người bại đã bị xoá nhòa từ lâu ở đất nước này. Nơi đây – trước đói rách, khủng bố và mọi bất công xã hội – tất cả đều bình đẳng. Việt Nam hôm nay chỉ còn một nhóm nguời thu tóm hết quyền bính, đất đai, cũng như sở hữu mọi tài sản xã hội, và cả một dân tộc bị trị vì đã bị lừa gạt trắng trợn - thế thôi.
Bài báo của Rajiv Chandrasekaran kết thúc bằng một tâm sự não lòng: “Tháng 4 năm nay khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 25 năm sau ngày ’giải phóng miền Nam’ và thống nhất đất nước nhiều gia đình đã đến nghĩa trang để thăm mộ thân nhân. Riêng bà Thắm thì có cảm tưởng mình bị bỏ rơi. Theo bà ta thì ’em tôi đáng lẽ phải nằm trong nghĩa trang liệt sĩ chứ đâu phải ở rừng sâu.’(My brother belongs in the Martyrs’ Cementery,’’ Tham said, ’’not out in the jungle’’).
Người ta có thể hiểu được tình thuơng yêu vô hạn của bà Thắm đối với người em vắn số nhưng thực khó mà chia sẻ với bà ta cái ảo tưởng rằng ông Nguyễn Dinh Duy là liệt sĩ. Cùng với hàng triệu nguời khác nữa, sự hy sinh của ông Duy – chung cuộc – chỉ đẩy cả một dân tộc vào cảnh lầm than và băng hoại.

Bà Thắm vẫn chưa nhận ra được rằng cái đuợc mệnh danh là cuộc chiến “chống xâm luợc’’ và  “giải phóng miền Nam’’ vừa qua chỉ là những canh bạc bịp. Nhờ vào gian manh, thủ đoạn và tất cả những mánh khoé lường gạt cần thiết nên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng. Còn nhân dân thì thua trắng tay.
Họ mất ráo mọi thứ, kể cả xương cốt của người thân, để đổi lấy... những bảng ghi công: Liệt Sĩ, Gia Đình Có Công Với Cách Mạng, Mẹ Việt Nam Anh Hùng... Hoặc giản dị hơn nữa là một cái bãi đất mênh mông (chi chít bia mộ) với bốn chữ  “Nghĩa Trang Liệt Sĩ" treo ở cổng vào, và chấm hết.
Chỉ có thế thôi mà bà Thắm vẫn bị đứng ngoài. Bà ta có lý do để buồn, dù đó một nỗi buồn “không lấy gì làm chính đáng.’’ Buồn hơn nữa là gần một phần hai thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt, một số nguời Việt ở hải ngoại –  những kẻ có nhiều cơ hội để nhìn vấn đề một cách khách quan hơn – vẫn tiếp tục tranh cãi và xỉ vả lẫn nhau về những chuyện rất không cần thiết và cũng chả chính đáng tí nào.
Họ giống như những nguời đàn bà nhà quê đi chợ bằng xe lam. Trên xe bị một thằng lưu manh dụ chơi bài ba lá, lột hết tiền, và đuổi xuống xe. Thay vì xúm nhau, túm cổ thằng khốn nạn, vả cho nó rụng hết răng rồi lấy lại tiền thì họ quay ra xa xả đổ thừa lỗi lầm cho kẻ này nguời nọ; sau đó, họ cãi vã và xỉa xói lẫn nhau – bằng những ngôn từ nặng nề và thô tục đến độ khó ngờ.
  

NGUYỄN HƯNG QUỐC * TRÍ THỨC VÀ ĐỘC TÀI


Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Trí thức và độc tài

Chân dung Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) và Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) tại Quảng trường Kim Il-Sung ở Bình Nhưỡng.Chân dung Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) và Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) tại Quảng trường Kim Il-Sung ở Bình Nhưỡng.
CỠ CHỮ
Đọc lịch sử các chế độ độc tài, từ độc tài phát xít với những Hitler và Mussolini đến độc tài cộng sản với những Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu, và Kim Chính Nhật (bây giờ là Kim Chính Ân) hay độc tài quân phiệt với những Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Robert Mugabe…chúng ta không thể không ngạc nhiên.

Có rất nhiều điều để ngạc nhiên.

Thứ nhất, tất cả các tên độc tài, dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau, đều vô cùng tham lam và độc ác. Chúng thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay và với quyền lực vô tận ấy, giết vô số người, từ những kẻ thù thực sự đến những kẻ thù tưởng tượng, trong đó phần lớn là chính dân chúng ở nước chúng.

Thứ hai, tất cả đều mắc bệnh huyễn tưởng, tự xem vị thế và quyền lực của mình như một thứ gì thuộc về thiên mệnh; và vì thiên mệnh, chúng nằm ngoài hoặc nằm trên không những luật pháp mà còn cả các nguyên tắc đạo lý thông thường của con người. Giết người, thậm chí, giết vô số người, với người khác, là tội ác; với chúng, là thiêng liêng và cao cả.

Thứ ba, vì căn bệnh huyễn tưởng ấy, rất nhiều nhà độc tài trở thành lố bịch, không khác những tên hề. Ceauşescu tự xưng mình là “Thiên tài của vùng Carparthians”, một vùng núi rộng lớn ở Trung Âu, kéo dài từ Slovakia qua miền Nam Ba Lan, miền Tây Ukraine đến tận phía Đông Bắc của Romania. Còn vợ của ông, Elena, người được cử làm Phó Thủ tướng, thì được tuyên truyền như một “Quốc mẫu”, một nhà khoa học vĩ đại (dù bà thực sự bỏ học từ năm 14 tuổi, và tất cả các cái gọi là “công trình khoa học”, kể cả luận án tiến sĩ của bà, đều do người khác viết). Rafael Trujillo, nhà độc tài ở Dominican Republic từ 1930 đến 1938 và từ 1942 đến 1952 thì tự xem mình là Thượng đế. Ông ta ra lệnh cho mọi nhà thờ trong nước phải khắc câu “Chúa ở trên Trời, Trujillo ở dưới Thế” (God in Heaven, Trujillo on Earth) và mọi bảng xe đều khắc câu “Trujillo vạn tuế”. Francisco Macias Nguema, nhà độc tài ở Equatorial Guinea từ năm 1968 đến 1979 cũng thế. Cũng tự xưng mình là Thượng đế. Dưới thời ông, biểu ngữ chính trong nước ghi “Không có Thượng đế nào khác ngoài Macias Nguema”. Saparmurat Niyazov, Tổng thống xứ Turkmenistan từ năm 1990 đến 2006 thì ra lệnh đổi tên 12 tháng trong năm theo tên ông và người thân trong gia đình của ông. Ông cũng viết sách và ra lệnh bất cứ người dân nào, để được thi lấy bằng lái xe, cũng phải thuộc lòng nguyên cả cuốn sách của ông.

Thứ tư, tất cả đều giả dối, đều sử dụng vô số huyền thoại láo khoét để biến mình thành thần tượng, thành những lãnh tụ anh minh, đầy viễn kiến, mở ra những chân trời mới cho đất nước hoặc cho cả nhân loại. Những huyền thoại ấy nhiều khi rất ngây ngô, ví dụ chuyện Kim Chính Nhật điều khiển đội tuyển bóng đá Bắc Triều Tiên trong giải World Cup 2010 bằng cách chỉ dẫn từng đường đi nước bước trong suốt trận đấu cho huấn luyện viên Kim Jong-Hun qua một chiếc điện thoại di động vô hình!

Nhưng cả bốn điều “đáng ngạc nhiên” trên đều không đáng ngạc nhiên bằng hai điều này:

Một, mặc dù tham lam, độc ác, mắc bệnh huyễn tưởng và giả dối như vậy, những tên độc tài ấy lại cầm quyền, hơn nữa, cầm quyền một cách tuyệt đối, trong thời gian rất dài, có khi cả đời hoặc nhiều đời, hết đời con đến đời cháu, chắt.

Hai, dù đầy khuyết điểm như vậy, những tên độc tài ấy vẫn được nhiều người, kể cả giới trí thức, thậm chí là trí thức xuất sắc ở Tây phương, ngưỡng mộ và hết sức bênh vực cũng như góp phần tuyên truyền cho chúng một cách nhiệt tình.

Trong hai điều trên, điều thứ hai quan trọng hơn. Giải thích điều thứ nhất, người ta có thể nói: Bởi các nhà độc tài đã xây dựng được một bộ máy tuyên truyền hữu hiệu đủ để nhồi sọ tất cả mọi người và một bộ máy quyền lực mạnh mẽ đủ để nghiền nát bất cứ người nào dám chống đối. Nhưng không có một bộ máy xã hội và chính trị nào có thể tồn tại độc lập. Vấn đề chính là ở con người, tức ở khía cạnh thứ hai, chúng ta vừa nêu ở trên: Tại sao người ta lại khiếp sợ và ngưỡng mộ các tên độc tài đến như vậy? Tại sao người ta lại để cho các tên độc tài dễ dàng lừa dối mình đến như vậy?

Trên thế giới, cũng có nhiều người từng ngạc nhiên như vậy. Có thời, những kẻ như Hitler, Mussolini, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, thậm chí, Kim Chính Nhật đã trở thành thần tượng của nhiều trí thức và văn nghệ sĩ Tây phương. Đạo diễn Oliver Stone khen Fidel Castro là một kẻ “rất vị tha và đạo đức. Một trong những người khôn ngoan nhất trên thế giới.” Một đạo diễn khác, Steven Spielberg, cho “gặp gỡ Fidel Castro là tám giờ quan trong nhất” trong cuộc đời của ông.

Trước đó, ở Ý, Gabriele D’Annunzio, một nhà thơ lớn, cũng như nhiều nhà thơ thuộc trường phái Vị Lai khác, từng là những kẻ ủng hộ nhiệt thành Mussolini. Ở Đức, Hitler không thiếu người ngưỡng mộ, kể cả một trong những triết gia lớn nhất của thế kỷ, Heidegger, một trong những họa sĩ lớn nhất của thế kỷ, Salvador Dali, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ, Ezra Pound. Nhà văn Na Uy từng đoạt giải Nobel năm 1920, Knut Hamsun, cũng rất ủng hộ Hitler.

Đối với các nhà độc tài cộng sản, số trí thức ngưỡng mộ nhiều hơn hẳn. Nhà văn Anh George Bernard Shaw (1856-1950) suốt đời ủng hộ Lenin, Stalin, và cả Hitler nữa. Cả Andre Gide và Doris Lessing đều từng ủng hộ Stalin tuy cả hai, sau đó, tự nhận là mình lầm.  Picasso, Bertolt Brecht, Pablo Neruda, W.E.B. Du Bois, Graham Greene, v.v. cũng đều ủng hộ Stalin; trong đó, có người vừa ủng hộ Stalin vừa ủng hộ Mao Trạch Đông.

Jean-Paul Sartre cũng từng là người ủng hộ Stalin và chế độ cộng sản rất nồng nhiệt. Ông là tác giả của một câu nói gây rất nhiều tai tiếng: “Mọi kẻ chống cộng đều là chó” (every anti-communist is a dog). May, sau đó, ông thay đổi thái độ. Khi quân đội Sô Viết xâm lăng Hungary vào tháng 11 năm 1956, ông lên án Liên Xô kịch liệt. Sự phê phán của Sartre đối với Liên Xô càng mạnh mẽ hơn nữa vào năm 1968 khi quân đội Xô Viết trấn áp dân chúng Czechoslovakia trong sự kiện được gọi là “mùa xuân Prague”. Trước năm 1975, trong chiến tranh Việt Nam, ông là người tích cực ủng hộ miền Bắc và lên án Mỹ một cách gay gắt.  Sau năm 1975, chứng kiến thảm cảnh của người Việt Nam vượt biển, ông lại lên tiếng phê phán chính quyền Việt Nam và kêu gọi chính phủ Pháp cứu giúp người tị nạn.

Chúng ta lại phải tự hỏi: Tại sao nhiều người trí thức lại dễ dàng bị các nhà độc tài lừa bịp đến như vậy? Tại sao họ lại nhẹ dạ và cả tin đến như vậy?

Nhớ, trước đây, trong những lần về Việt Nam, tôi gặp khá nhiều văn nghệ sĩ và trí thức ở miền Bắc. Nhiều người kể lại, trước phong trào đổi mới, đặc biệt, trước năm 1975, họ gần như tuyệt đối tin tưởng vào giới lãnh đạo và chế độ. Trong các buổi học tập chính trị và văn hóa, họ lắng nghe cán bộ giảng bài như nghe những lời thánh phán. Họ cắm cúi ghi chép rồi về nhà, đọc lại một cách thành kính. Sau này, cũng theo lời họ, đọc lại các cuốn sổ tay cũ, họ thấy những ý kiến trong ấy rất hời hợt, thậm chí, ngô nghê. Họ tự hỏi: Tại sao thời ấy họ lại xem những ý kiến ấy như những lời vàng ngọc như vậy? Chính họ, họ cũng không biết rõ câu trả lời. Tất cả đều cho: Đó chỉ là hậu quả của việc nhồi sọ.

Lại nhớ, mấy năm đầu sau 1975, một số trí thức Việt kiều ở Pháp về thăm nước rồi viết bài đăng tải trên báo chí ở Paris. Họ khen Việt Nam không tiếc lời. Trong lúc người Việt Nam đói đến xanh xao mặt mũi, họ khen đời sống rất sung túc. Trong lúc cả hàng chục ngàn người bị bắt đi cải tạo và con cái họ không được vào đại học, họ khen “chính quyền cách mạng” thực tâm hòa giải, không có bất cứ một chính sách kỳ thị nào đối với những người thuộc chế độ cũ trước đó. Trong lúc cả hàng triệu người bất chấp nguy hiểm tìm cách vượt biên tìm tự do, họ cho Việt Nam là một quốc gia dân chủ và ao ước một ngày nào đó được về nước sống hẳn (dù trên thực tế, không bao giờ họ về cả!)

Trí thức trong nước bị nhồi sọ. Nhưng còn trí thức ngoài nước thì sao?

Trong lúc loay hoay tìm cách trả lời cho câu hỏi ấy, cũng như câu hỏi về sự nhẹ dạ và cả tin của trí thức thế giới nói chung, tự dưng tôi nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Quốc Chánh trong bài “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê”:

“Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau nổi. Đó là: Thông minh, lương thiện & cộng sản.

Một người thông minh & lương thiện thì không thể cộng sản,
Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện, &
Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh.”

Những câu thơ ấy ám ảnh tôi đến độ tôi không thể nghĩ tiếp được nữa.

Đành dùng chúng thay cho lời kết luận của bài viết.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

Friday, May 10, 2013

NGUYỄN NGỌC SẲNG * VƯỢT BIÊN

Người Việt Nam tiếp tục trốn khỏi "thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa"

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Viết theo bản tin của hãng Thông Tấn AP ngày 9 tháng 5 năm 2013 
Tấm hình dưới đây được chụp vào rạng sáng ngày 14 tháng Tư năm 2013, một nhóm người tị nạn Việt Nam đổ bộ vào cầu tàu Đảo Giáng Sinh (Christmas Island) của Úc. Sau gần 40 năm sống với chế độ cộng sản, nhóm khoảng 40 người Việt Nam dùng tàu đánh cá vượt biển lần nữa, theo lời kể của những người chúng kiến tại bãi biển.
(Ảnh - Chris Brummitt, Associated Press, May 9, 2013) 
Chỉ trong năm nay, 460 người Việt Nam gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em đã đến bờ biển Úc. Sự tăng vọt nầy liên quan đến sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, dù rằng sự suy sụp kinh tế cũng có thể giải thích cho chuyến đi đầy mạo hiểm nầy. 
Chiếc ghe gỗ chở người tị nạn Việt Nam cập vào đảo Giáng Sinh vào buổi sáng tháng Tư năm nay xuất phát từ tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam cách đảo Giáng Sinh 2300 cây số. 
Sau khi đến Úc, những người tị nạn Việt Nam nầy bị giam cách ly. Nhà cầm quyền không tiết lộ bất cứ chi tiết nào về tôn giáo, nguyên quán của họ tại Vi ệt Nam. 
Được phỏng vấn qua điện thoại từ trại giam Villawood Immigration Detention Center, ngoại ô thủ đô Sydney, ông Trương Chi Liêm từ chối cho biết về trường hợp của ông, nhưng ông nói “thà tôi chết ở đây chớ không trở về Việt Nam”. 
Người đàn ông 23 tuổi nầy đã rời Việt Nam 5 năm qua và bị giam tại Nam Dương 18 tháng trên đường tìm đến Úc. Ông nói nếu người Việt Nam chỉ ra đi vì lý do kinh tế, họ sẽ không chấp nhận hành trình nguy hiểm nầy, đối diện với đàn áp, đe dọa bởi chánh quyền họ mới phải chấp nhận ra đi. 
Một số người Việt đến nước Úc từ Việt nam qua ngả Nam Dương, theo cùng hành trình mà những người Nam Á và Trung Đông đã đánh dấu từ nhiều thập niên trước dù là chặng đường nầy dài và đầy gian nguy. 
Chánh quyền Úc và Việt Nam liệt những người nầy là dân tị nạn kinh tế, không cho họ được hưởng quyền tị nạn chánh trị, nhưng những nhà hoạt động xã hội, những luật sư Việt nam tại Úc phản bác lại cách thức phân loại nầy và họ nghi ngờ cách thức thanh lọc của Úc. 
Những nhà hoạt động xã hội, những luật gia nầy nêu lên những quan ngại rằng nếu Úc không cho họ định cư, Việt Nam không chấp nhận họ hồi hương. Họ sẽ đi đâu. 
Vấn đề tị nạn là vấn đề nhạy cảm với chánh quyền Việt Nam, nó phơi bày bề trái cuộc sống mà họ tuyên truyền rằng cuộc sống của người dân trong nước rất tốt đẹp. 
Ngay sau chiến thắng của người cộng sản, người Việt bị ngược đãi, hành hạ, bỏ nước ra đi gây chấn động lương tri nhân loại. Thảm trạng đó làm se lòng người Hoa Kỳ và đồng minh họ, và họ lập tức chấp nhận tình trạng tị nạn của người Việt Nam. Gần 900,000 người Việt vượt biển, vượt biên bằng đường bộ được chấp nhận định cư tại Hoa Kỳ, Canada và Úc. 
Việt Nam vẫn duy trì chế độ độc đảng. Nhà cầm quyền cộng sản gia tăng đàn áp, bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến, kể cả những nhà báo mạng, những vị lãnh đạo tôn giáo đòi hỏi quyền tự do tôn giáo. Tổ chức Theo Dỏi Nhân Quyền (Human Rights Watch) cáo buộc nhà cầm quyền Hà Nội tra tấn tù nhân thường xuyên. Nhóm Thiên Chúa Giáo đã công bố những phúc trình về những cái chết đầy nghi vấn của những người bị giam giữ trong nhà tù Việt Nam. 
Những quan sát viên độc lập về nhân quyền cho biết tình trạng đàn áp tại Việt Nam trong hai năm qua gia tăng nghiêm trọng. 
Những thuyền nhân vừa mới đến Úc nầy, theo ông Kaye Bernard, người ủng hộ dân tị nạn, cho rằng một nhóm trong họ là những người Thiên Chúa Giáo biểu tình đòi tự do tôn giáo gần nhà thờ Chánh Tòa Hà Nội, những người khác là dân oan khiếu kiện việc họ bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cướp đất họ. 
Ông Peter Hansen, một luật sư, và là chuyên gia về Việt Nam cố vấn cho một số người tị nạn, trong những khiếu nại mà ông lưu ý, ông cho rằng ông không thể giải thích được lý do tại sao con số người tị nan gia tăng trong năm nay, nhưng có điều ông biết chắc là những người nầy không phải đi tị nạn kinh tế. Và ông cũng lưu ý chánh quyền Úc là chưa có những qui chế cho những người tị nạn tôn giáo của những giáo phái nhỏ ở Việt Nam. 
Nước Úc là điểm chọn lựa của nhiều người tị nạn, nhưng trong năm nay họ đã có quá nhiều người tị nạn đến rồi. Trước áp lực của dân chúng, chánh quyền Canberra đã tìm cách làm nản lòng người tị nạn bằng cách giam họ nơi các đảo để cách ly với luật sư họ. Những nhà phê bình cho rằng Úc tránh né trách nhiệm quốc tế khi áp dụng các biện pháp nầy. 
Úc có chủ đích gây khó khăn cho người tị nạn Việt nam để chánh quyền Hà Nội nhận lại những công dân họ, nhưng họ thất vọng vì Hà Nội không bày tỏ dấu hiệu nào muốn nhận những người mà họ cho rằng không thể nào sống với họ được. Họ muốn phủi gánh nặng đó cho nhà cầm quyền Úc. 
Trong 101 người tị nạn Việt Nam đến Úc năm 2011, chỉ có 6 người bị từ chối cấp qui chế tị nạn ở Úc. 
Gần 40 năm sống dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa, nơi mà người cộng sản cho rằng người dân của họ có mọi quyền tự do một ngàn lần hơn người dân tại các nước tư bản. Tại sao người Việt Nam vẫn liều chết trong những chiếc thuyền đánh cá nhỏ cố vượt đại dương để đi tìm điều gì? Điều nầy một lần nữa xác nhận rằng với người cộng sản, chúng ta không thể nào biết được khi nào họ bắt đầu sự chân thật, và khi nào họ chấm dứt sự lừa dối. 

TIN TỨC GẦN XA

 

 Đệ trình dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-05-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
20130508_093722-305.jpg
Dân biểu Ed Royce phát biểu tại buổi đệ trình lên Quốc Hội bản dự thảo “Đạo luật Nhân Quyền VN năm 2013” ở tòa nhà Hạ viện Rayburn hôm 8/5.
RFA


Tiếp theo sự kiện điều trần về VN vi phạm nhân quyền diễn ra hôm mùng 10/4, ngày hôm qua, mùng 8/5, cũng tại tòa nhà Hạ viện Rayburn, các Dân biểu thuộc hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đệ trình lên Quốc Hội bản dự thảo “Đạo luật Nhân Quyền VN năm 2013”.

Vận động cho dân chủ ở VN

Với mục đích vận động cho tự do và dân chủ ở VN, bản dự thảo “Đạo luật Nhân quyền Việt Nam năm 2013” được đệ trình với nhiều triển vọng sẽ được Hạ viện và Thượng viện thông qua trong năm nay. Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, Dân biểu Ed Royce nhấn mạnh trong lời phát biểu của mình rằng:
“Vì chỉ trong vòng 6 tuần lễ đầu tiên trong năm nay, có rất nhiều các trường hợp những nhà bất đồng chính kiến ở VN bị bắt và giam giữ so với năm trước đây. Có đến 40 trường hợp bị giam giữ được thông báo. Thật sự là điều không thể tin nổi khi VN đang cố gắng trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ mà càng ngày lại càng tiếp tục có nhiều hành động chống lại nhân quyền. Tự do ngôn luận - tự do lập hội - tự do tôn giáo, VN đều không có.”
Trước tình trạng vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội, Dân biểu Ed Royce lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ cần phải đưa VN trở lại danh sách CPC.
Thật sự là điều không thể tin nổi khi VN đang cố gắng trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ mà càng ngày lại càng tiếp tục có nhiều hành động chống lại nhân quyền.
-Dân biểu Ed Royce
Trong số những người ủng hộ cho “Đạo luật Nhân quyền VN”, cựu Đại sứ Hoa Kỳ - ông Grover Joseph Rees chia sẻ rằng những lý giải của chính quyền VN trong thời gian ông làm việc trao đổi với họ về dân chủ - nhân quyền là không thể chấp nhận được. Hà Nội luôn luôn cho rằng không có tù nhân chính trị ở quốc gia họ. Những tù nhân mà phía Hoa Kỳ đề cập đến được giải thích đó là vì vi phạm luật pháp của VN. Và VN cho rằng nền dân chủ ở đây có phần khác biệt. Ông Grover Rees, một người làm việc trong Quốc Hội và công việc chính phục vụ cho nền dân chủ đa sắc tộc, nói rằng một quốc gia như VN mà những người dân bình thường trong xã hội phải tuân thủ theo những quy định sai trái của chính quyền thật giống như địa ngục nơi trần gian. Vị cựu Đại sứ Hoa Kỳ này quả quyết tiếp tục theo đuổi vận động cho tự do và nhân quyền cho người dân ở VN.

Tác giả bản dự thảo “Đạo luật Nhân quyền Việt Nam năm 2013”, Dân biểu Chris Smith tuyên bố năm 2013 là thời điểm để Hoa Kỳ cần đưa VN trở lại danh sách CPC vì 7 năm trước VN được loại ra khỏi danh sách này với hy vọng tự do dôn giáo được cải thiện theo như hứa hẹn của Hà Nội. Tuy nhiên, trước các bằng chứng qua buổi điều trần về VN vi phạm nhân quyền hôm mùng 10/4 cho thấy rõ ràng tình trạng vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo ở VN ngày càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

20130508_093934-250.jpg
Dân biểu Chris Smith phát biểu tại buổi đệ trình lên Quốc Hội bản dự thảo “Đạo luật Nhân Quyền VN năm 2013” ở tòa nhà Hạ viện Rayburn hôm 8/5. RFA PHOTO.
Một nhạc sĩ Việt Khang, một blogger Điếu cày, một Mục sư Phạm Công Chính, một Linh mục Nguyễn Văn Lý và còn có những bác sĩ, luật sư, nhiều người dân sắc tộc Khmer Krom, người Thượng ở Tây Nguyên cùng rất nhiều người dân bình thường khác đang phải chịu bắt bớ, giam cầm đọa đày trên chính quê hương vì đã cất lên tiếng nói chính kiến của mình, vì theo đuổi tự do tín ngưỡng cũng như thực thi những quyền con người căn bản nhất.
Tác giả dự thảo “Đạo luật Nhân Quyền Việt Nam năm 2013” lên tiếng yêu cầu chính quyền Obama chỉ viện trợ cho VN ngoài các chương trình nhân đạo khi nào Nhà nước VN tôn trọng tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội đoàn, trả tự do cho các tù nhân lương tâm, cần phải hủy bỏ và sửa đổi các điều luật trong Bộ luật Hình sự cáo buộc người dân tội “chống phá Nhà nước”, phải tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền Quốc tế mà VN đã ký kết tham gia, tôn trọng các nhóm người sắc tộc thiểu số và cần tiến hành các bước đúng đắn để chấm dứt tình trạng các quan chức hỗ trợ cho tệ nạn buôn người.

Quốc hội sẽ thông qua?

Lúc này là lúc chúng ta nhìn vào thực trạng, xem họ đã vi pham các tiêu chuẩn về nhân quyền quốc tế thế nào, chúng ta quyết định các biện pháp trừng phạt cho những hành xử không đúng.
-Dân biểu Chris Smith
Trả lời câu hỏi của đài ACTD rằng có nhiều hy vọng cho “Đạo luật Nhân quyền Việt Nam” sẽ được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua trong năm 2013 này, Dân biểu Chris Smith nói là khả năng được thông qua ở Hạ viện là rất lớn vì buổi điều trần tại hội đồng được được mọi người quan tâm. Dân biểu Chris Smith cho rằng đối với Thượng viện, theo như Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, Dân biểu Ed Royce nói là thất vọng trong vài năm trước vì đã không được thông qua bởi một hoặc hai cá nhân. Trong năm 2013 này, các Dân biểu đồng bảo trợ “Đạo luật Nhân quyền Việt Nam” cùng với tác giả Chris Smith thuyết phục Nhà Trắng áp dụng các biện pháp chế tài đối với VN vì những hành xử không đúng về nhân quyền của Hà Nội. Dân biểu Chris Smith nói:
“Chính phủ của tổng thống Bush và Obama đã không giải quyết vấn đề vi phạm nhân quyền VN một cách có hiệu quả, cho nên lúc này là lúc chúng ta nhìn vào thực trạng, xem họ đã vi pham các tiêu chuẩn về nhân quyền quốc tế thế nào, chúng ta quyết định các biện pháp trừng phạt cho những hành xử không đúng. Năm 2013, có thể có người nói là cho VN thêm một hai năm nữa để cải thiện tình hình, thương mại hai bên đã tăng mạnh lên đến 25 tỉ đô la giữa 2 nước giữa hai nước nhưng tình hình nhân quyền đã xuống dốc quá mức, nếu chúng tôi không lên tiếng thì ai sẽ lên tiếng?”
Các Dân biểu đồng bảo trợ cho “Đạo luật Nhân quyền Việt Nam” khác cũng lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cần phải thay đổi tích cực để có cơ hội thảo luận với Hoa Kỳ về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cần có hành động đúng đắn để cải thiện tình trạng tự do-nhân quyền để giúp cho việc xây dựng quốc gia trên giá trị căn bản quyền con người.
Hòa Ái tường trình từ Quốc hội Hoa Kỳ.

Những trở ngại của Project Vietnam trong công tác y khoa thiện nguyện

Thanh trúc, phóng viên RFA
2013-05-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trang web của Chương trình Project Vietnam
Trang web của Chương trình Project Vietnam
RFA
Nghe bài này
Project Vietnam, Dự Án Việt Nam, tổ chức y khoa thiện nguyện ở Nam California  với những toán bác sĩ và nhân viên y tế chuyên môn người Mỹ và người Việt, một năm hai lần về Việt Nam từ năm 1996  đến nay.


Làm khó những đoàn thiện nguyện?
Ba mục tiêu chính yếu của Project Vietnam là chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại những vùng sâu vùng xa, giảm thiểu tử vong trẻ sơ sinh, huấn luyện và đào tạo về cấp cứu hồi sức sơ sinh cho bác sĩ và nhân viên y tế tại những vùng miền mà phương tiện y khoa tân  tiến còn bị nhiều  hạn chế.
Bao năm qua, Project Vietnam chỉ tường trình về công việc, thành quả, những chuyến đi, những lần trở về, rồi là dự tính và chuẩn bị cho đợt tới, chứ không nghe gì đến trở ngại hay vấn đề mà một phái đoàn vốn đặt trọng tâm phục vụ cũng như theo đúng nguyên tắc và lịch trình công tác lên trên hết, phải đương đầu:

Năm nay là năm thứ 18, chuyến  đi Việt Nam lần này thì thực sự nó cũng phức tạp và kéo dài hơn các chuyến đi bình thường. Trước giờ chúng tôi gặp khó khăn về nhiều mặt. Trước giờ đã xảy ra là ba lần rồi. Một lần chúng tôi  đến tận nơi rồi thì  họ nói lúc trước bảo năm ngày nhưng bây giờ chỉ có thể làm hai ngày thôi, thì mình phải đi kiếm nơi khác cho phái đoàn làm việc thêm ba ngày. Lần đó là  nó đã xảy ra hồi 2010 ở Bắc Cạn. Nhưng lần này là lần đầu tiên mà chúng tôi gặp khó khăn ở tại guồng máy hành chánh của Sở Y Tế.
Đó là lời bác sĩ Quỳnh Kiều, người sáng lập Project Việt Nam, kể về chuyến công tác tháng Ba năm nay mà phái đoàn gồm các bác sĩ Mỹ và Việt cùng hơn 70 thiện nguyện viên đa số người nước ngoài, đã phải lưu lại miền Trung dài ngày hơn dự tính do những khó khăn mà đoàn gặp phải đối với Sở Y Tế địa phương
.
Các cháu bé phải được chăm sóc kỹ lưỡng sau khi lọt lòng mẹ
Các cháu bé phải được chăm sóc kỹ lưỡng sau khi lọt lòng mẹ
Trước giờ chúng tôi gặp khó khăn về nhiều mặt. Trước giờ đã xảy ra là ba lần rồi. Mộtlần chúng tôi đến tận nơi rồi bảo năm ngày nhưng bây giờ chỉ có thể làm hai ngày thôi...Nhưng lần này là lần đầu tiên mà chúng tôi gặp khó khăn ở tại guồng máy hành chánh của Sở Y Tế
BS Quỳnh Kiều
Theo chương trình, tuần lễ đầu nhóm phẫu thuật sang làm việc tại vùng Takeo bên Kampuchia, là vùng biên giáp Việt Nam, có nhiều người Việt nghèo khó cư ngụ:
Đó là tuần lễ đầu tiên là tuần lễ từ cuối tháng Hai tới đầu tháng Ba. Tuần lễ thứ hai thì chúng tôi có một nhóm là nhóm khám bệnh ở vùng sâu vùng xa, dự tính làm việc ở Quảng Ngãi. Và nhóm thứ ba, luôn có và làm việc trong hai tuần lễ của tháng Ba, về phương diện đào tạo huấn luyện. 


Đào tạo huấn luyện luôn được Project Vietnam coi là sự thành công, trong lúc nhóm phẫu thuật cũng gặt hái được nhiều thành quả rất tốt. Đây là lần đầu tiên mà nhiều trẻ em Việt ở Kampuchia được mổ mắt vì trước giờ bệnh viện lớn này ở Kampuchia do thiếu phương tiện gây mê cũng như kiến thức chuyên môn về nhãn khoa thiếu nhi nên chỉ mổ mắt cho ngưới lớn mà thôi:
Đây cũng là dịp mà chúng tôi vừa giúp cho các trẻ em một cách thực tế mà cũng vừa đem lại một số hiểu biết mới cũng như xây  dựng cho những bác sĩ ở tại nơi.
Thế nhưng lấn cấn nhiều nhất, bác sĩ  Quỳnh Kiều trình bày tiếp, chính là công việc của nhóm khám bệnh ở Quảng Ngãi, một tỉnh mà theo đánh giá toàn quốc năm 2012 là nơi có nhiều tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh cao nhất nước:

Chúng tôi đã chuẩn bị không những về sơ sinh mà cũng có một bác sĩ chuyên môn về sản phụ khoa để làm việc ở đó hơn mười ngày. Đó là chúng tôi đã được Tòa Lãnh Sự Việt Nam ở San Francisco giới thiệu và đã có giấy mời của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi. Chúng tôi cứ theo đó mà làm việc, đã mua vé máy bay và làm những gì cần thiết vì phái đoàn chúng tôi là luôn luôn phải tự lo tự trả tiến lấy những vấn  đề ăn ở. Chúng tôi đã tuyển mộ những người tự nguyện, chuẩn bị mua thuốc, trang thiết bị vân vân... 

Những buổi hướng dẫn cho các bà mẹ trẻ của  Project Vietnam
Những buổi hướng dẫn cho các bà mẹ trẻ của Project Vietnam

Thế nhưng một tuần trước khi sẳn sàng tới Quảng Ngãi, Project Vietnam nhận được một thư cho hay  trong thời gian tới không thể tiếp phái đoàn do có một số vấn đề nội bộ phải tập trung giải quyết:
Thơ đó là do Sở Ngoại Vụ của tỉnh Quảng Ngãi, nhưng mà lúc đó chúng tôi cũng được Tòa Lãnh Sự cho biết là Quảng Ngãi đang qua một thời gian khủng hoảng về y tế vì  có quá nhiều vấn đề về tử vong bà mẹ sơ sinh. Lúc đó là lãnh đạo bên Sở Y Tế và lãnh đạo ở bệnh viện là thay đổi hoàn toàn. Chúng tôi được biết như vậy nhưng trong thơ họ chỉ nói là có một số vấn để phải tổ chức lại trong nội bộ.
Vì đặt nặng vấn đề đào tạo khám chữa bệnh cũng như huấn luyện y tế, hai lãnh vực mang lại phúc lợi cho người bệnh cũng như sự thay đổi hữu hiệu trong cách làm việc của nhân viên y tế, đặc biệt được  Bệnh Viên Nhi Đồng 2 của Việt Nam hưởng ứng và khuyến khích, đoàn của Project Vietnam nhất quyết phải thực hiện cho được những khóa đào tạo huấn luyện đã được trang bị kỹ càng cho Quảng Ngãi:
Lúc nhận được thơ từ chối là ngày cuối cùng trước khi họ nghỉ Tết...Và như vậy các chuyên gia bên Project Vietnam, bác sĩ, y sĩ chuyên môn về sơ sinh vẫn tới để đào tạo cho họ, nhưng nhóm khám bệnh thì họ nói họ không thể tiếp được. Nhóm đào tạo thì làm việc ngay tại bệnh viện mà không đông, chỉ khoảng mười người
Lúc nhận được thơ từ chối là ngày cuối cùng trước khi họ nghỉ Tết. Nguyên một tuần lễ thì mình đâu thể làm gì được. Sau khi họ trở lại làm việc thì lúc đó Bệnh Viện Nhi Đồng 2 là đối tác của chúng tôi ở trong nước, làm việc với họ. 


Và như vậy nhóm của mình vừa các chuyên gia bên Project Vietnam, bác sĩ, y sĩ chuyên môn về sơ sinh vẫn tới để đào tạo cho họ, nhưng nhóm khám bệnh thì họ nói họ không thể tiếp được. Nhóm đào tạo thì làm việc ngay tại bệnh viện mà không đông, chỉ khoảng  mười người thôi, nhưng dù sao cũng đòi hỏi là bên Sở Y Tế phải tập trung những bác sĩ ở bệnh viện, nhân viên ý tế và y sĩ từ các trạm xá.
Năm nay chúng tôi khởi đầu một chương trình mẫu, một chương trình mới, của Hàn Lâm Viện Y Khoa Hoa Kỳ, kêu là giúp cho trẻ em thở. Chương trình này rất phù hợp với vùng sâu vùng xa, nó đơn giản , nó là phương pháp giảng dạy dễ nhớ và dễ thực hiện.


Bất cần hay quan liêu?
Đây  cũng là  lần đầu tiên Project Vietnam được phép của Hàn Lâm Viện Y Khoa Hoa Kỳ để giảng dạy chương trình này và đã  bỏ ra nhiều công sức để dịch tài liệu ra tiếng Việt. Công việc này được bệnh viện Đà Nẵng và Sở Y Tế Đà Nẵng đón tiếp rất nhiệt tình, bác sĩ Quỳnh Kiều nói:
Nhưng khi đến bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi chúng tôi mới thấy Khoa Sản Phụ nói với chúng tôi là họ sẵn sàng chờ đợi bác sĩ sản phụ khoa đến để giảng dạy cho họ,  họ đã chuẩn bị sẵn bệnh nhân để được phẩu thuật các thứ.
Như vậy, theo bác sĩ Quỳnh Kiều, lãnh đạo tỉnh làm gì hay tính gì đều không cho các bác sĩ tại bệnh viện biết:
Tuy một mắt trả lời là không thể đón tiếp chúng tôi được, nhưng mắt khác thì có nhu cầu rõ ràng về những kỹ năng mới đó. Bệnh nhân đã đến rồi, chờ đợi rồi, mà có thay đổi chương trình cũng không thông báo cho họ biết
BS Quỳnh Kiều
Tuy một mắt trả lời là không thể đón tiếp chúng tôi được, nhưng mắt khác thì có nhu cầu rõ ràng về những kỹ năng mới đó. Bệnh nhân đã đến rồi, chờ đợi rồi, mà có thay đổi chương trình cũng không thông báo cho họ biết.
Chúng tôi đến là thực hiện được khóa huấn luyện. Huấn luyện hồi sức cấp cứu sơ sinh nâng cao là chúng tôi đã có một dự án về Việt Nam thực hiện từ năm 2008. Bởi vậy  ở Bệnh Viện Nhi Đồng 2 nhân viên giảng dạy của họ rất lành nghề rất bài bản. Sau khi giảng dạy thì chúng tôi tặng cho họ 50 bộ hồi sức cấp cứu trị giá năm ngàn đô. Họ rất mừng.
Đó là phần huấn luyện đào tạo tại bệnh viện Quảng Ngãi mà đoàn đã vượt qua trở ngại để thực hiện như chương trình vạch ra. Về phần nhóm chữa bệnh gồm hơn bảy chục tình nguyện viên, đã bị từ chối tiếp đón thì sao. Project Vietnam và bác sĩ Quỳnh Kiều đã phải vận động và kiếm ra một nơi khác cho đoàn làm việc:
Trong tuần lễ sau khi nghỉ Tết thì chúng tôi làm việc nào là bên Lãnh Sự, nào là các cơ quan trong nước, giúp chúng tôi kiếm những địa điểm cũng là  ở miền Trung để chúng tôi có thể đem phái đoàn tới khám bệnh. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa đã nhận lời đón tiếp chúng tôi. Tỉnh Khánh Hòa thì trước giờ chúng tôi đã mang phái đoàn đến bốn lần rồi,  để làm những công tác đào tạo, khám bệnh, phẫu thuật. Khánh Hòa cũng là điểm mẫu cho chương trình sơ sinh của chúng tôi hồi 2005.
Tôi không biết cô Phượng đó có phải là cao cấp trong đảng không mà có thái độ bất cần như vậy. Giống như là tự cô quyết và ông phó giám đốc Sở Y Tế vẫn không giải quyết được cho chúng tôi. Tưởng tượng một nhân viên chánh văn phòng mà có quyền quyết, trong lúc ông xếp thì bảo thôi thì bây giờ phải ông giám đốc quyết
BS Quỳnh Kiều
Thay vì bay ra Đà Nẵng rồi đi xe xuống Quảng Ngãi, mọi người phải  mua vé mới để bay ra Nha Trang. Cả đoàn có mặt ngày Chủ Nhật 3 tháng Ba và chuẩn bị sẳn sàng cho ngày làm việc hôm sau.
Tuy  đã có thơ của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Y Tế làm việc với đoàn về phương diện chuyên môn để đoàn có thể thực hiện dự án của mình, nhưng:

Khi chúng tôi tiếp xúc thì lại gặp cô chánh văn phòng của Sở Y Tế, cô nói hãy còn thiếu rất nhiều giấy tờ và cho chúng tôi một danh sách rất là dài những giấy tờ cần phải cung cấp, trong lúc tuần trước đó là mình  đã cung cấp những thông tin thường xuyên cần phải có về chuyên  gia, thành phần phái đoàn, về thuốc mình sử dụng và những hoạt động của đoàn. Và mình đã được họ cho ba xã để hoạt động trong vòng ba ngày và sau đó nửa ngày ở một trung tâm xã hội. Tức là làm việc hết ba ngày rưỡi.
Thế thì  đã có tên  của những xã đó mà thứ Hai thì cô ấy lại  đòi hỏi sáng thứ Ba đầu giờ phải có tất cả những gì cô cần, trong đó phải kiểm kê thuốc men mang qua. 


Cho rằng đòi hỏi này cũng hợp lý, mọi người trong đoàn đã thức suốt đêm để kê khai các loại dược phẩm cũng như các trang thiết bị mang theo dù như đã cung cấp trước đó rồi:
Cô còn đòi những chuyện lặt vặt như ống nghe, máy đo huyết áp là những chuyện mà mình coi rất thông thường. Kề như nhóm lãnh đạo là không ngủ luôn. Tám giờ họ mở cừa thì trước 8 giờ chúng tôi đã có mặt  ở Sở Y Tế, cầm những danh sách đó để giao cho cô chánh văn phòng.
Tuy nhiên sáng đó thì cô Phượng, chánh văn phòng của Sở Y Tế tỉnh Khánh Hòa, vẫn trả lời là không thể cho đoàn khám bệnh chữa bệnh làm việc:

Cô ấy trả lời là gấp quá không thể làm được, thôi hẹn năm sau, hẹn kỳ sau, mà đúng ra thì mình phải làm việc thứ Tư, thứ Năm và thứ Sáu.
Sau đó đoàn yêu cầu một buổi họp với Sở Y Tế với yêu cầu phải cho biết rõ ràng vì sao không thể khám chữa bệnh được:

Khi chúng tôi ngồi suốt trong đó để giải quyết vấn đề thì cô ấy mới bảo là đưa bác sĩ phó giám đốc ra để gặp, trong lúc tôi đã nhờ liên hệ trực tiếp với bên Liên Hiệp Hữu Nghị tức cơ quan chuyên giúp các tổ chức thiện nguyện, cũng như bên Tòa Lãnh Sự.
Họ nói chuyện với ông phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân, ông nói cái này đã giao cho Sở Y Tế. Tức nhiên theo Ủy Ban Nhân Dân thì không có gì thay đổi. 

Khi đó đoàn mới vỡ lẽ  rằng mọi trở ngại đến từ phía Sở Y Tế, chính xác hơn là đến từ một nhân viên Sở Y Tế, cô Phượng, bên cạnh đó là cả một sự quản lý kém rất hiển nhiên:
Tôi không biết cô Phượng đó có phải là cao cấp trong đảng không mà có thái độ bất cần như vậy. Giống như là tự  cô quyết và ông phó giám đốc Sở Y Tế vẫn không giải quyết được cho chúng tôi. Tưởng tượng một nhân  viên chánh văn phòng mà có quyền quyết, trong lúc ông xếp thì bảo thôi thì bây giờ phải ông giám đốc quyết, mà ông giám đốc thì cũng kể như lặn luôn.
Là một tổ chức y khoa có uy tín và trách nhiệm, từng về Việt Nam một năm đôi ba lần trong 18 năm qua, Project Vietnam không thể lần này đi không lại về không:

Tụi tôi phải trực tiếp đến Ủy Ban Nhân Dân, Ủy Ban Nhân  Dân có một buổi họp khẩn, sau đó chỉ thị xuống Sở Y Tế  giải quyết thì thứ Năm chúng tôi mới làm việc được, mất nguyên một ngày. Huyện mà chúng tôi làm việc là Cam Lâm ở vùng sâu vùng xa thuộc Cam Ranh.
Thay vì làm việc ở ba xã như được hứa thì Sở Y Tế đã thay đổi, gởi đoàn xuống một bệnh viện mới xây ở Cam Lâm. Vì mới nên bệnh viện rất đẹp và rất sách, tiếc rằng chỉ khám cho bệnh nhân có bảo hiểm, trong lúc đoàn của Project Vietnam chỉ muốn khám cho người nghèo:
Khi chúng tôi đến bệnh viện này thì khoảng 10 giờ họ đã xong hết rồi tại vì người bảo hiểm đâu có bao nhiêu, dân  chúng được báo thì có hạn thôi. Thành ra ngày đó chúng tôi giải quyết được khoảng 500 người thôi.
Đến hôm sau, khi dân chúng được thông báo thì quá đông, kể như trong vòng một ngày rưỡi mà chúng tôi khám khoảng 1.200 người bệnh.
Người nghèo, sức khỏe bà mẹ trẻ em,  hồi sức cấp cứu sơ sinh là những lý do níu kéo Project Vietnam trở lại, còn khó khăn là chuyện không đáng kể:
Trong 64 tỉnh thì chỉ còn 12 tỉnh chưa nhận được chương trình hồi sức cấp cứu sơ sinh, trong đó có Quảng Ngãi và Cao Bằng. Trong chuyến đi này chúng tôi đã thành công là đem chương trình hồi sức cấp cứu sơ sinh đến hai tỉnh đó.
Ngoài những cái khó khăn mà mình gặp thì cũng phải có những cái động lực làm cho những thiện nguyện viên của mình và ban quản trị muốn vượt qua để tiếp tục trở lại.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin tạm dừng ở phút này. Thanh Trúc sẽ tái ngộ quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/probl-for-womedi-tea-05082013151941.html

Xâm lược không tiếng súng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-05-09
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trung Quốc đưa hơn 30 tàu cá lớn cùng nhiều tàu hải giám xuống quần đảo Trường Sa (tháng 5, 2013)
Trung Quốc đưa hơn 30 tàu cá lớn cùng nhiều tàu hải giám xuống quần đảo Trường Sa (tháng 5, 2013)
RFA
Nghe bài này

Trung Quốc lại một lần nữa tìm cách bẻ gãy sự hợp lực của ASEAN qua chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị nhưng xem ra không thành công. Con bài tiếp theo nhằm khống chế các nước đang tranh chấp trong khu vực có phải là cuộc chiến lấn biển bằng tàu dân sự, bằng giàn khoan khổng lồ và các khảo sát mang tên khoa học trong vùng biển hoàn toàn  không phải của họ?
Vừa đánh trống vừa ăn cướp
Chuyến công du đầu tiên của ông Vương Nghị sau khi nhậm chức Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đã làm các nước hiếm hoi còn nằm trong khối cộng sản bỡ ngỡ khi ông này không ghé Việt Nam như thường lệ mà lại dừng chân tại Thái Lan nhằm đưa một thông điệp cho nước này rằng mối quan hệ Trung - Thái là kho báu và cần được nuôi dưỡng bởi hai quốc gia.
Điều mà Ngoại trưởng Vương Nghị gọi là kho báu ấy có khác với 16 chữ vàng và bốn tốt như từng đưa ra với Việt Nam hay không thì khối ASEAN đã biết rất rõ và vì vậy mặc dù ông Vương Nghị thăm thêm ba nước nữa là Indonesia, Singapore và Brunei nhưng khi hội nghị ASEAN kết thúc Trung Quốc vẫn không nhận được lợi lộc nào như từng nhận tại Campuchia trong phiên họp ASEAN trước đây.
Trước cách hành xử này TS Luật sư Trần Công Trục nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ nhận xét:
Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong chuyến thăm vừa rồi của ông Ngoại trưởng mới Vương Nghị của Trung Quốc thăm một số nước Đông Nam Á nói rằng ông ta sẵn sàng thúc đẩy xúc tiến đàm phán COC nhưng ông ta cũng nói rằng cho đến hôm nay sở dĩ vấn đề đàm phán COC chưa thể đàm phán được là vì các nước trong khu vực thiếu sự tôn trọng về tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC. Thế nhưng rõ ràng trong thực tế họ vừa nói xong thì họ tiếp tục có những hành động tiếp tục một loạt các hành động trắng trợn và mạnh mẽ. Tôi nghĩ đấy là một sự thật rõ ràng họ nói một đàng nhưng làm một nẻo.


Một đội tàu cá hơn 30 chiếc của Trung Quốc làm lễ xuất phát tại Hải Nam trước khi di chuyển xuống khu vực đảo Trường Sa đánh bắt hải sản
Một đội tàu cá hơn 30 chiếc của Trung Quốc làm lễ xuất phát tại Hải Nam trước khi di chuyển xuống khu vực đảo Trường Sa đánh bắt hải sản
Việt Nam hơn ai hết biết chủ tâm của Trung Quốc khi không ghé Hà Nội. Ván bài Trung Quốc lập đi lập lại mỗi khi ASEAN tổ chức gặp nhau là y như Trung Quốc phải vận động các nước không có phần tranh chấp trên biển Đông nhằm lôi kéo và bẻ từng chiếc đũa trong khối qua sức mạnh kinh tế của mình.
Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa, nơi Việt Nam đang có chủ quyền hợp pháp từ hàng trăm năm qua. TS Luật sư Trần Công Trục cho biết nhận xét của ông về những mục tiêu này của Bắc Kinh:
Tháng trước các phương tiện thông tin đã thông báo là họ có công bố ban hành việc phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12 do Cục Hải dương Quốc gia là cơ quan quản lý cấp bộ của Trung Quốc ban hành. Trong nội dung đó nhằm mục tiêu tiến hành xúc tiến việc khai thác tài nguyên như dầu khí, đánh cá, khai thác năng lượng nước biển…thì bây giờ trên thực tế họ đang làm. Rõ ràng đây là một sự tính toán trong khi muốn kéo dài thời gian bằng vận động ngoại giao.


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ( Wang Yi) (trái) và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia (phải)  trong một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp song phương tại Jakarta vào ngày 02 tháng Năm 2013.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ( Wang Yi) (trái) và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia (phải) trong một cuộc họp báo chung sau cuộc gặp song phương tại Jakarta vào ngày 02 tháng Năm 2013. AFP

Trong khi công du với những lời lẽ mềm mỏng hiền hòa như vậy thì trên Biển Đông, Trung Quốc lại công khai phát động những việc làm hoàn toàn khác. Đem dân ra Hoàng Sa du lịch, cơ cấu lãnh đạo cấp ủy tại Tam Sa, dùng súng bắn nước tấn công tàu cá ngư dân và cuối cùng xua hơn 30 tàu công suất lớn vào vùng biển Trường Sa
Chiến lược và âm mưu
Trung Quốc bất chấp công pháp quốc tế vì Bắc Kinh biết rõ lổ hỗng trong hệ thống này giúp cho những hành vi của họ không bị chế tài khi một nước bị kiện ra tòa án có quyền không tham gia tố tụng. Đây là yếu tố lợi hại khiến Bắc Kinh luôn dùng kèm theo sức mạnh đang lên của họ.
Ông Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu có thâm niên kinh nghiệm đối với Trung Quốc cho biết nhận xét của ông:
Cái thủ đoạn ở biển Đông của Trung Quốc vừa rồi nhìn chung là vừa đấm vừa xoa. Mặc dù báo chí Việt Nam gần đây nói xấu Trung Quốc rất nhiều nhưng họ lại không nói xấu không công kích Việt Nam như trước đây. Điều này chứng tỏ cái gì? Trung Quốc muốn xoa dịu Việt Nam: “ tôi vẫn tử tế với chú đấy nhé!” Nhưng qua canh bạc này thì thấy rõ cái chuyện vừa đấm vừa xoa vì họ đang lấn biển Đông. Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá Việt Nam tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ. Từ chỗ chiếm bằng lời nói, tới chiếm bằng bản đồ rồi tiến tới chiếm bằng hành động thực tế.

Tàu cung cấp mang tên Quỳnh Tam Á F8138 và lực lượng chức năng của Cục Ngư chính Nam Hải cũng tham gia hỗ trợ cho đoàn 30 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa. (China News)
Tàu cung cấp mang tên Quỳnh Tam Á F8138 và lực lượng chức năng của Cục Ngư chính Nam Hải cũng tham gia hỗ trợ cho đoàn 30 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa. (China News)
Trong lần họp này, ASEAN tỏ ra cương quyết hơn khi yêu cầu Trung Quốc có thiện chí trong vấn đề Biển Đông qua việc đàm phán DOC và điều này cho thấy âm mưu chia rẽ ASEAN bằng kinh tế của Trung Quốc không thành công ít nhất là vào thời điểm này.
Trên thực chất họ vừa công bố danh sách bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tam Sa rồi đến chuyện cho tàu phun nước vào tàu cá VN tại Trường Sa rồi xua hàng chục tàu cá đến Trường Sa…Đây là một trong âm mưu bá chiếm Biển Đông của Trung Quốc một cách lặng lẽ.
Ông Dương Danh Dy
Sự cương quyết trở lại Châu Á thái Bình Dương của Mỹ và phản ứng quyết liệt của Nhật trong hồ sơ Senkaku cho Việt Nam thấy Trung Quốc chưa thể sử dụng vũ lực đối với Việt Nam cũng như các nước đang có tranh chấp. Bắc Kinh đang thử nghiệm thủ thuật lấn biển một cách tiệm tiến, không tiếng súng nổ nhưng các nước như Việt Nam và Philippines không dễ dàng đối phó. Khi các hoạt động lấn biển chín muồi Bắc Kinh sẽ khẳng định chủ quyền một cách trơ tráo để đòi hỏi thế thượng phong khi ngồi vào bàn đàm phán.
Con bài tẩy đã được Bắc Kinh tự ý lật ra nhưng toàn bộ các cây bài của đối phương lại quá yếu do đó Bắc Kinh sẽ bất chấp mọi lý lẽ kể cả sĩ diện của một nước lớn nhằm bá chiếm Biển Đông để rồi sau đó xâm lăng toàn phần nước nào không đủ nội lực để gìn giữ biên giới trên bộ, đặc biệt là Việt Nam. Ông Dương Danh Dy thẳng thắn đưa ra cách mà chính phủ cần phải giải quyết:
Cứ như thế này thế nay mai tôi giả dụ họ cho lính giả làm dân tới làm một giàn khoan, xây dựng một nhà giàn tại một hòn đảo không người ở như họ đã từng làm tại những hòn đảo ở Trường Sa thì Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào? Hay thậm chí họ chiếm một hai đảo, bãi ở Trường Sa mà hiện nay Việt Nam đang chiếm giữ thì chúng ta sẽ làm gì?
chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ
Ông Dương Danh Dy
Cho nên tôi nghĩ đây là những bước lấn tới, lấn tới và chưa phải là cuối cùng, chưa phải là những hành động xấu nhất của Trung Quốc. Cho nên cách duy nhất để mà ngăn chặn mưu đồ này thì tôi xin nói thật: chúng ta phải có những hành động thực tế và nhất là sau khi họ vượt ra khỏi phạm vi Hoàng Sa để tiến vào Trường Sa hoặc tiến vào khu vực đường lưỡi bò thì chúng ta không thể im lặng được nữa mà phải có những hành động cụ thể để mà đối phó với họ.
Việt Nam có chọn lựa nào trong ván bài thua trước này? Tuy không nhiều phương án vượt ra khỏi sự bao vây kín kẽ của Trung Quốc nhưng lòng dân là lợi thế gần như duy nhất có khả năng chuyển bị động thành thế chủ động qua sự khuấy động dư luận quốc tế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói quan điểm của ông:
Tôi cho rằng mỗi lần nó xâm phạm hoành hành như thế thì chính phủ ta phải có phản ứng mạnh mẽ không vì hữu nghị mà không phản ứng. Phải phản ứng mạnh mẽ hơn chứ không phải thỉnh thoảng mới có như người phát ngôn ta trả lời phỏng vấn thì nó nhẹ lắm. Một là phải có công hàm phản đối, hai nữa là một người nào đó có vị trí tương đối khá để lên tiếng phản đối. Mặt khác thì phải để cho dân chúng người ta tham gia biểu tình phản đối thì sức mạnh quần chúng nó cũng có tác dụng. Phải quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các nước lớn. Tuy rằng không phá vỡ hữu nghị với Trung Quốc nhưng đồng thời phải thắt chặt hữu nghị với các nước như Nga, Nhật, Ấn Độ và cả Mỹ nữa. Tôi từng phát biểu như vậy nhưng tiếc rằng lãnh đạo chúng tôi lại làm theo kiểu của họ, tôi không hiểu được.
Xâm lược bằng những hoạt động dân sự trên biển là phương pháp mà Trung Quốc đang áp dụng. Vấn đề lớn nhất đối với Việt Nam phải chăng cần lấy lòng yêu nước của dân mình để đối phó với khối dân đại Hán tuy đông nhưng kinh tế mới là điểm nhắm?


Nửa số thất nghiệp ở VN là thanh niên'

Cập nhật: 15:11 GMT - thứ sáu, 10 tháng 5, 2013
Thanh niên đăng ký việc làm ở Hà Tĩnh. Ảnh: ILO


Gần một nửa số người thất nghiệp ở Việt Nam là thanh niên 15-24 tuổi, theo ILO
Tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên Việt Nam cao hơn ba lần so với tỉ lệ ở người trưởng thành và gần một nửa con số thất nghiệp năm 2012 thuộc nhóm thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi, theo một phúc trình quốc tế vừa ra.
"Thật không dễ dàng khi là thanh niên trong thị trường lao động vào thời điểm này," Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) bộ phận tại Việt Nam, ông Gyorgy Sziraczki nói.
"Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng mạnh tới lực lượng lao động năng động nhất".
Tuy nhiên thất nghiệp trong thanh niên mới chỉ là một phần nhỏ của vấn đề thiếu việc làm hoặc việc làm bấp bênh tại Việt Nam, theo ILO.
Bốn triệu người, tức hơn 53% thanh niên đang ở trong tình trạng lao động bấp bênh, trong khi số còn lại bị coi là thất nghiệp.
Những người trong tình trạng có việc làm không ổn định là người tự kinh doanh, làm việc cho gia đình, trong những nghề có thu nhập rất ít ỏi, với điều kiện lao động kém và thiếu bảo hiểm xã hội.
Cải cách giáo dục và đào tạo đang diễn ra hiện nay là yếu tố chủ chốt để có thể tận dụng tài năng, năng lượng và sức sáng tạo của thanh niên và phục vụ cho quá trình phát triển năng động, bản phúc trình viết.
"Một hệ thống đào tạo và dạy nghề có thể nâng cao khả năng kiếm việc của thanh niên và đáp ứng được các nhu cầu hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp là tối quan trọng cho tăng năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh và tạo công ăn việc làm," ông Sziraczki nói.
"Đã tới lúc cần tăng cường mối liên hệ giữa giáo dục đào tạo với tăng trưởng xuất khẩu, đa dạng hóa nền kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn và có công việc làm tốt hơn."

Cần cải cách

ILO cho rằng khai phá tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua việc cắt giảm các thủ tục hành chính và cung cấp tài chính và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh là một cách khác để khuyến khích cơ hội việc làm cho thanh niên.
Theo ông Matthieu Cognac, chuyên gia ILO khu vực châu Á Thái Bình Dương về công ăn việc làm cho thanh niên thì cũng cần chú trọng tới khu vực nông thôn nơi đa số thanh niên sống và làm việc.
"Tư vấn việc làm, các khóa về kinh doanh và dẫn dắt chỉ bảo về làm ăn có thể giúp nhiều thanh niên bắt đầu và phát triển công việc kinh doanh riêng của mình," ông Cognac nói.


"Một hệ thống đào tạo và dạy nghề có thể nâng cao khả năng kiếm việc của thanh niên và đáp ứng được các nhu cầu hiện tại "
Giám đốc ILO Việt Nam, Gyorgy Sziraczki
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã quyết định kết hợp giáo trình giáo dục kinh doanh của ILO (Know About Business) - một chương trình đào tạo nhằm đưa kiến thức phát triển doanh nghiệp tới thanh niên đang được áp dụng tại 50 quốc gia - vào chương trình học phổ thông trên toàn quốc khi sửa đổi chương trình học vào năm 2015.

Theo Giám đốc ILO Việt Nam, những thách thức về công ăn việc làm mà thanh niên Việt Nam đang phải đương đầu không thể giải quyết được nếu không có những thay đổi về cơ cấu nhằm thúc đẩy phát triển, các chính sách kinh tế vĩ mô và những khuyến khích tài chính hỗ trợ việc làm, cải thiện tiếp cận tài chính cà tăng đầu tư hiệu quả.
"Thanh niên xứng đáng được hưởng một khởi đầu tốt hơn và đối xử công bằng nếu không Việt Nam sẽ mất đi một nguồn đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội," ông Sziraczki nói.
Trên toàn cầu, trong khi nhiều thanh niên ở các nước phát triển đã từ bỏ tìm kiếm việc làm hoặc hạ thấp yêu cầu để làm bất cứ công việc nào có thể tìm được, ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ tăng hơn 14% năm 2017.
“Những con số này cho thấy cả một thế hệ đang gặp vấn đề; hàng triệu thanh niên không có việc làm hoặc thiếu việc và giai đoạn sống phụ thuộc vào bố mẹ và nhà nước bị kéo dài,” ông José Manuel Salazar-Xirinachs, trợ lý Tổng Giám đốc ILO phụ trách về Chính sách cho biết.

ÂU DƯƠNG THỊ * THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Nghĩ gì về bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn !”

Âu Dương Thệ
 cau-hoi-thiet-ke-website 
Đúng vào dịp kỉ niệm 38 năm “giải phóng” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm công bố bài thơ “Đất nước những tháng năm thật buồn” trên Blog Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Từ cái tên chọn cho bài thơ này cũng đã nói tất cả tâm tư của Nguyễn Khoa Điềm về chế độ hiện nay, nhất là những người cầm đầu chế độ toàn trị đã mang lại cho đất nước và nhân dân gần 40 năm  “giải phóng” như thế nào! Đấy là chưa kể việc Nguyễn Khoa Điềm đã chọn một Blog của báo “lề dân” để phổ biến bài thơ của mình, chứ không gởi cho báo “lề Đảng”, cũng là một việc đáng suy nghĩ! 
Mọi người đều biết, Nguyễn Khoa Điềm đã từng là Bộ trưởng Văn hóa Thông tin, sau đó trở thành Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương và kiêm Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (khóa 9 , 2001-06). Chính vì thế không ngạc nhiên, một số nhà dân chủ và văn nghệ sĩ tên tuổi đã bày tỏ lập trường khen và chê của mình khi bài thơ  “Đất nước những tháng năm thật buồn” của Nguyễn Khoa Điềm được phổ biến .
 Tuy nhiên, nếu cân nhắc các mặt trong sứ mệnh chung là chống độc tài và xây dựng dân chủ, có lẽ nên trân trọng lòng thành thực hiện nay của ông Điềm. Bước vào tuổi 70 Nguyễn Khoa Điềm đã ngộ ra được những sai lầm nguy hiểm và những hậu quả vô cùng tai hại của chế độ độc tài toàn trị, và ông đã dám nói công khai tình trạng của xã hội XHCN tuy đã sau 38 năm “giải phóng” nhưng:
“ …tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc!”
 Đây là thái độ dám vượt lên chính mình thật đáng khen và khuyến khích. Ông Điềm nay đã biết  “giỏ giọt nước mắt” vì còn biết  “xấu hổ”. Tinh thần biết tìm lại lòng tự trọng như thế hầu như không có ở những người đang có quyền lực và cũng rất hiếm ngay trong những người đã từng cầm quyền nay đã về hưu!
 Để cùng tiến về phía trước, xã hội cần có những phản biện công khai thẳng thắn, nhưng cũng biết trân trọng và khoan dung với những ai thực tâm muốn trở lại nhập cuộc đấu tranh mở con đường mới cho đất nước để các  “tin lành” trải rộng từ Bắc chí Nam!
 Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng như các đảng viên tiến bộ biết quí lòng tự trọng nên vững tin rằng, hàng vạn  “con cá hanh” đang chào đón chân tình những “con cá hanh khác” để cùng nhập cuộc ra khơi, vì “Chúng ta là Người Tự do!”
 Ông Điềm ạ, không ai khác, chính
 Chúng ta “nắm vận mệnh chúng ta!”
Để một ngày không xa
“buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi!”
28.4.2013
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
About these ads

No comments:

Post a Comment