Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 29 November 2016

CA MÚA ĐỊA NÀNG - CÁ TAỊ TOKYO - PHẬT GIÁO TẠI MỸ

NGÀNH MAI * CA MÚA ĐỊA NÀNG

Ca múa “Địa Nàng” ở miền Nam Việt Nam

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2013-07-13

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dia-nang-2-305.jpg
Ca múa “Địa Nàng” trong Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành ở Long Thượng - Cần Giuộc, Long An hôm 25-10-2011.
Courtesy longan.gov.vn


Địa Nàng là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật ca múa cổ truyền của người dân thôn quê miền Nam, là đặc thù của văn hóa dân tộc.

“Lễ Vía Bà”

Nếu như miền Tây, mà khi xưa gọi là Lục Tỉnh, là nơi xuất phát bộ môn nghệ thuật cải lương, để rồi phổ biến khắp cả nước, thì ở miền Đông Nam Việt là nơi xuất phát ca múa Địa Nàng. Và nghệ thuật này không phổ biến rộng rãi như cải lương, mà chỉ hoạt động quanh quẩn ở cái tỉnh như: Biên Hòa, Bà Rịa, Tây Ninh, Gia Định, Bình Dương, cùng một vài nơi thuộc tỉnh Long An như Đức Hòa, Đức Huệ.
Khi đề cập đến những nét văn hóa đặc thù dân tộc, người ta không thể bỏ quên môn nghệ thuật độc đáo này, do bởi Địa Nàng thường được trình diễn trong dịp “Lễ Vía Bà” tại các ngôi miễu ở miền thôn quê Nam
Việt.
Hằng năm vào khoảng Tháng Hai, Tháng Ba Âm Lịch thì những ngôi đình làng ở các tỉnh thuộc miền Đông có lệ cúng “Kỳ Yên” do ban hội tề, tức quí vị hương chức làng xã đứng ra tổ chức. Những năm dân làng trúng mùa thì có thêm phần rước hát bội về hát tạ ơn vị Thần đã phò trợ cho dân làng làm ăn khá. Người ta từng thấy những ngôi đình hằng năm đều có hát, và cũng những ngôi đình cả 7, 8 năm chỉ cúng mà thôi chớ không rước hát bội, do bởi dân chúng bị thất mùa.
Song song với hát bội ở đình, thì tại các ngôi miễu trong làng cũng được quí bà tổ chức “Lễ Vía Bà”, tùy theo ngôi miễu đó thờ: Bà Nữ Oa, Bà Lê Sơn Thánh Mẫu, Bà Ngũ Hành, Bà Thủy, Bà Thiên Hậu, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Tiên...
Thuở xưa đình làng là nơi sinh hoạt của nam giới, phụ nữ không được dự vào việc cúng tế ở nơi thiêng liêng này; ngược lại miễu là nơi sinh họat của quí bà, các đấng mày râu nam tử cũng không được đến đây. Thế nhưng, từ đầu thế kỷ 20, trước sự thăng tiến của phụ nữ ngoài xã hội “nam nữ bình quyền” thì vấn đề phân chia này đã không còn, có nghĩa là ngày cúng đình hay cúng miễu thì nam nữ đều chung lo việc cúng kiếng, tập trung hội hè rất đông.
Cúng miễu thì không mời hát bội mà chủ yếu là mời Địa Nàng về hát, và người dân quanh năm suốt tháng làm lụng ngoài đồng, đã có dịp nghỉ đi xem buổi múa hát có tính cách truyền thống này. Vậy thì Địa Nàng là thế nào, hình thức trình diễn ra sao, có giống như cải lương, hát bội chăng?
Thật ra thì ca múa Địa Nàng không phổ biến rộng rãi như hát bội, do bởi hát bội ngoài việc hát cúng Kỳ Yên, lại thêm phần trình diễn trên sân khấu rạp hát, bán vé như cải lương. Còn Địa Nàng thì không rườm rà và đông người như gánh hát bội, chỉ có hai nghệ sĩ và duy nhứt chỉ hát cúng miễu mà thôi, và người coi thì hoàn toàn miễn phí.
Là một bộ môn nghệ thuật đặc thù của văn hóa dân tộc, rất nhiều người biết đến mà không hiểu sao trong sử sách nói về miền Nam người ta lại không thấy đề cập đến Địa Nàng, ngay cả những tác phẩm của các nhà văn rặt Nam Kỳ như: Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc cũng không nói gì về Địa Nàng (hoặc có mà chúng tôi không có dịp đọc qua).
Nghệ thuật ca múa Địa Nàng không trình diễn sân khấu đối diện với khán giả, mà chủ yếu là múa hát trước miễu, do đó người xem có thể coi được 3 mặt, và như đã nói diễn viên Địa Nàng chỉ có 2 người (một nam một nữ). Người nam thủ vai ông Địa và người nữ thủ vai nàng Tiên, thế thôi! Về cách gọi thì nam nghệ sĩ được kêu là “Ông Địa” như vai trò, còn nữ nghệ sĩ thì kêu là “Con Bóng”, nếu người gọi còn trẻ thì phải kêu là “Bà Bóng” (xin đừng lầm lẫn với những người đồng bóng, lên đồng, lên cốt, mê tín dị đoan). Cốt truyện Địa Nàng như sau:
dia-nang-1-250.jpg
 
Ca múa “Địa Nàng” trong Lễ hội Miếu Bà Tây A, Phường BÌnh Trưng Tây, Quận 2, ảnh chụp trước đây. File photo.
Tiên nữ Hằng Nga vâng lệnh Vương Mẫu xuống trần gian đến huê viên, nơi “cây huê giếng nước” hái lộc cầu an dân chúng, và bởi do không biết đường đến huê viên, nên tiên nữ đến nhờ cậy Thổ Địa dẫn đường. Thổ Địa sau một hồi vòi vĩnh, làm khó, rồi dẫn đường đưa tiên nữ đến huê viên để khai mạch giếng nươc, tưới cây. Hành động này mang ý nghĩa việc mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Cốt truyện chỉ đơn giản như thế thôi, nhưng tùy từng cặp nghệ sĩ đóng vai Địa Nàng, có thể kéo dài từ 2 đến 5 giờ liền (có nhạc đệm đờn cò, đờn kìm).
Sau phần chính “khai mạch giếng nước” mang ý nghĩa cầu mưa, (bởi tháng này đang là mùa nắng, nếu cái nắng kéo dài thì nông dân không thể làm mùa được). Tiếp đó Địa Nàng chuyển sang đối đáp bằng những câu vè, dân ca, bằng thơ lục bát, song thất, đôi khi dùng cả tục ngữ, ca dao. Riêng về lời văn đối thoại, thì gần như ngôn ngữ bình dân thông thường của người dân quê.
Dù là ca múa hay đối thoại, sau phần cúng kiếng thiêng liêng là hài hước, gần như hết phần thêm này là vui, là chế diễu, liên tục gây nên những tràng cười của khán giả. Nghệ thuật Địa Nàng bắt buộc phải hài hòa tất cả những gì có thể gây nên tính cách châm biếm, cười cợt, vì đó là yêu cầu. Cặp Địa Nàng nào bị cho làm kém về hài hước thì năm sau khó mà được các miễu mời đi hát.

Ứng diễn

Cái độc đáo của Địa Nàng là ứng diễn, tự chế ra lời diễn chớ không có kịch bản chính thức, những câu hát được lưu truyền từ nghệ nhân này đến nghệ sĩ khác, nối nghiệp từ đời này sang đời nọ và thêm bớt cho phong phú thêm, do vậy mà “kịch bản dân gian” này không biết ai là tác giả. Tùy theo trình độ, cặp diễn viên nếu trình độ nghệ thuật cao thì ứng diễn mạch lạc, đối đáp bằng câu vè, câu thơ, tục ngữ, ca dao rất đúng với nhân vật, tình huống được mang ra châm biếm, chế diễu.
Như đã nói ca múa Địa Nàng chỉ phổ biến nhiều ở miền Đông, nghe nói miền Tây cũng có nhưng rất ít, riêng tôi chẳng thấy bao giờ. Còn ở miền Trung từ Phan Thiết đổ ra thì hầu như không có Địa Nàng. Tại sao? Tôi có tìm hiểu, thu thập một số sự kiện và có thể đi đến kết luận: Từ thời xa xưa, đất địa miền Đông Nam Việt, là những vùng đất không có sông ngòi, cũng không có hệ thống dẫn thủy nhập điền. Người nông dân làm mùa chủ yếu trông cậy vào trời mưa, năm nào mưa muộn, thì mùa màng ruộng lúa, hoa màu bị thất thu. Hoặc nếu như hạn hán không mưa chỉ một năm thôi, thì người dân nghèo đến 3 năm (ông bà già xưa thường nói như vậy).
Người dân trăm bề khổ sở do trời không mưa, nên mới phát sinh ra hiện tượng ca múa Địa Nàng, là một hình thức cầu mưa vậy! Sở dĩ ở miền Tây ca múa Địa Nàng không phổ biến, là do miền này thuộc đồng bằng sông Cửu Long với sông ngòi chằng chịt, nước đầy đủ để làm mùa nên đâu phải “cầu mưa”, do vậy mà người ở vùng này đa số không hề biết Địa Nàng là gì.
Địa Nàng trình diễn có cặp, họ làm ăn chung, các Lễ Vía Bà người ta chỉ cần mời một trong hai người là xong hợp đồng, và trả tiền cũng thế, một người đại diện, thường là “Con Bóng” nhận tiền. Theo như truyền khẩu của thiên hạ thì “Con Bóng” hay “Bà Bóng” là những người bán nam bán nữ, mà người đời gọi họ là “lại cái” hay “loại cái” (không biết chữ nào đúng). Con Bóng không phải đồng tính bê đê, mà là do bộ phận sinh dục, nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ. Bà bóng suốt đời không có chồng con gì hết.
Cặp Địa Nàng nào mà “Bà Bóng” như vừa nói thì đắt sô, được liên tục mời đi ca múa, tiền thù lao cũng cao. Còn như bà bóng là người nữ thiệt thọ thì lại ế hàng, có nghĩa là ít được mời đi hát. Thí dụ như hai ngôi miễu tổ chức Lễ Vía Bà cùng một ngày, chỗ nào kêu trước thì được bà bóng “lại cái”. Do con bóng hay bà bóng “lại cái” bị kẹt sô, nên ngôi miễu thứ hai đành phải chấp nhận mời bà bóng người nữ thiệt. Có còn hơn không.
Số tiền thù lao cho Địa Nàng khá cao, thời điểm 1955 – 1956 bao gạo chỉ xanh 100 ký lô giá 300 dồng, mà một sô ca múa Địa Nàng phải trả mất 600 đồng. Ngoài số tiền thỏa thuận hợp đồng, (chỉ thỏa thuận bằng lời nói chứ không có giấy tờ, nhưng cả hai bên đều giữ đúng hợp đồng). Địa Nàng còn được quý bà cho thêm, nếu hát hay, người coi đông, cười nhiều, thời gian kéo dài đến 1, 2 giờ khuya thì tiền cho thêm có khi còn nhiều hơn tiền chính thức.
Không như hát bội, khán giả cho tiền đào kép bằng cách kẹp tiền vào quạt giấy quăng liệng lên sân khấu. Cách cho tiền Địa Nàng lịch sự hơn nhiều, người đại diện để tiền vào dĩa trịnh trọng trao cho Nàng, chớ không trao cho Địa (biết rằng họ chia với nhau).
Còn một cách cho tiền nữa, các bà góp tiền rồi bí mật cho riêng Nàng, dĩ nhiên là Nàng bỏ túi riêng, chứ không chia cho Địa. Tùy theo uy tín và sự ủng hộ của khán giả, của các nơi mời gọi, mà thỏa thuận làm ăn chung của Địa Nàng cũng kẻ cao người thấp, ít khi ngang bằng, mà thường chia tứ lục, hoặc tam thất, và Nàng thì lúc nào cũng cao giá hơn.
Khi bắt đầu chuẩn bị lễ vía bà, là người ta đã lo đặt sô trước với cặp Địa Nàng nào đó, mà thiên hạ cho rằng ca múa hay. Do vậy mà trong lịch trình của Địa Nàng ít thấy chỗ trống vào mấy tháng có cũng miễu Bà. Hết thời gian mấy tháng cúng miễu thì Địa và Nàng trở lại đời sống bình thường người nông dân, nhà ai nấy ở, chỉ thỉnh thoảng hẹn gặp nhau ở ngôi miếu nào đó để tập dượt kịch bản nhân gian mới. Không tập dượt ở nhà Địa hay nhà của Nàng.
Nếu Nàng là “lại cái” thì sống độc thân một mình, còn như Nàng là người nữ thiệt thì cũng có chồng con như mọi người nữ khác thôi. Về ông Địa thì ông nào cũng vợ con đùm đề, có ông có đến 2, 3 bà vợ. Có lẽ nhờ hát hay, đâu thua gì danh hề sân khấu, nên Địa rất được mấy bà góa chồng chiếu cố.

TRIỂN LÃM CÁ TẠI TOKYO

Những bể vàng cá kỳ dị tại triển lãm ở Tokyo

( 3:52 PM | 18/08/2012 )
Một triển lãm nghệ thuật thủy sinh vừa khai trương tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, dự kiến sẽ kéo dài tới 24.09.2012. Đây là triển lãm thường niên của Hidetomo Kiruma. Ông đã kết hợp không khí của thời kỳ Edo cổ công nghệ hiện đại và cá vàng. Một phần quan trọng trong triển lãm này, có khoảng 1000 chú cá vàng được thả trong những bể cá có kích thước kỳ dị khác nhau.

1108

729
629
533
443
345



261


NGUYỄN THIÊN THỤ * PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ

PHẬT GIÁO  TẠI HOA KỲ
NGUYỄN THIÊN THỤ

I. LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ
Các cuộc khảo sát dân số tại Hoa Kỳ có kết quả không giống nhau nhưng sự xa cách không là bao nhiêu.  Hoa kỳ là nơi phát triển của Kitô giáo cho nên tín đồ Kito giáo chiếm đại đa số. Cuộc thăm dò gần đây cho biết 76% dân theo Kito giáo trong đó, 52% theo Tin Lành, 24% theo Công giáo Rôma), 1% theo Do Thái giáo và 1% theo Hồi giáo.  Đất Hoa Kỳ cũng như Canada là nơi có nhiều dân tứ xứ nhập cư, họ đã mang tôn giáo từ quê hương hô đến đây cho nên Hoa Kỳ là một trong những nước có tôn giáo đa dạng nhất.
Theo cuộc khảo sát "Nhận thức Tôn giáo người Mỹ" thì số người nhận định họ theo Kitô giáo đã giảm từ 86% còn lại 77%, Do Thái giáo giảm số lượng nhỏ, số lượng người theo đạo Hồi tăng gấp đôi, Ấn độ giáo và Phật giáo cũng gia tăng số lượng  Những tôn giáo như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và Do Thái giáo), gọp lại chiếm khoảng 3,9% đến 5,5% dân số người dân đã trưởng thành.Thêm vào đó, 15% dân số đã trưởng thành tự nhận rằng họ không có tín ngưỡng hay tôn giáo. 

Phật giáo được du nhập vào Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 cùng với những người nhập cư từ Đông Á. Chùa đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập tại San Francisco năm 1853 bởi những người Mỹ gốc Hoa.
Cuối thế kỷ 19 những nhà truyền giáo từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ, cùng vào thời điểm này, giới trí thức Hoa Kỳ bắt đầu để ý đến Phật giáo.
Người Mỹ nổi tiếng đầu tiên quy y đạo Phật là Henry Steel Olcott. Một sự kiện góp phần tăng trưởng Phật giáo tại Hoa Kỳ là Nghị viện Các Tôn giáo Thế giới diễn ra năm 1893, có sự tham gia của các Phật tử từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, và Tích Lan.
Ước tính số Phật tử tại Hoa Kỳ duy động từ 0,5% đến 0,9%, con số 0,7% được CIA và PEW công bố (1). Phật giáo tăng trưởng là do nhiều nguyên nhân trong đó có sự hưởng ứng của dân da đỏ cho nên Phật giáo đã trở thành tôn giáo thứ ba tại Hoa Kỳ (2). Phật giáo phát triển, tại Hoa Kỳ, có khoảng 1000 thiền đường (3)

II.CÁC KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI HOA KỲ

Hoa Kỳ là một nước đa chủng tộc, đa văn hóa nên đã thâu nhập các nền văn hóa các nơi trên thế giới. Vì vậy các thánh đường, thiền viện của các tôn giáo đều mang sắc thái địa phương. Đó là màu sắc Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Tây Tạng v. v...

A. ARIZONA

1. CHÙA KUNZANG PALYUL CHOLING

Kunzang Palyul Choling (KPC) là trung tâm nghiên cứu Phật giáo và thực hành đường lối tu tập truyền thống Nyingma  (Palyul lineage). Trung tâm này do trung tâm Khám Phá và Đời sống mới thành lập 1985,  sau  ngài Penor Rinpoche  đặt tên mới năm 1987, KPC là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Ngài Penor Rinpoche ở Hoa Kỳ.

 Trung tâm Kunzang Palyul Choling

Năm 1987, một phụ nữ Hoa Kỳ, tên là Alyce Zeoli , sinh ở Brooklyn năm 1949 đã được  công nhận  là một lat ma ( Phật sống Tây Tạng), được đặt tên là “Ahkon Norbu Lhamo.

Ahkon Norbu Lhamo.

His Holiness Penor Rinpoche
2. CHÙA NHƯ LAI
Sau ngày mất nước 30.4.1975, người Việt Nam tị nạn Cộng sản (CS) đã tứ tán giang hồ khắp thế giới. Nhưng vì lòng yêu mến Quê Hương, xứ sở và nhất là Tôn giáo đã ăn sâu ghi đậm vào xương tủy, nên đến đâu họ cũng cố gắng tạo dựng những biểu tượng tâm linh – Tín ngưỡng để tìm nguồn an ủi chở che. Trong chiều hướng ấy, số người Việt Nam tị nạn tại Tiểu bang Colorado đã cùng nhau thiết lập được một nơi tôn thờ Tam Bảo. NgôiNiệm Phật Đường đầu tiên của họ là một căn phòng nhỏ do Hội Phật Giáo Nhật Bản cho mượn.Ông Nguyễn Xuân Kỳ là người đã đứng ra tổ chức buổi lễ Phật đầu tiên nhân dịp Tết Nguyên Đán Bính Thìn (1976) tại niệm Phật Đường nói trên, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa Sugiyama, Đại Đức Ocamoto và ông Hanamatsuri, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Nhật tại Colorado.  
Năm 1980 danh xưng Hội Phật Giáo Colorado được đổi thành Cộng Đồng P.G.V.N tại Colorado và danh từ Hội Trưởng , Phó Hội Trưởng cũng được đổi ra Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch từ đây.
Ngày 30.3.1981 Gia đình Phật Tử Thiện Minh thuộc CĐPGVN tại Colorado ra đời. Đây là tiền thân của Gia đình Phật tử Nguyên Thiều hôm nay.

Đầu năm 1982 CĐPGVN đã mua được một ngôi nhà thờ ở số 7400 đường Indiana để lập chùa và cũng từ đây Niệm Phật Đường đã đổi thành chùa, tên chùa là Từ Phong.
Ngày 12.6.1987 CĐPGVN Colorado bán ngôi chùa Từ Phong này và thuê một căn nhà ở 5410 West Alameda, Lakewood để làm chùa tạm trong thì gian chờ đợi mua đất cất xây chùa mới.
Ngày 21.9.1987 Thượng Tọa Thích Chánh Lạc nhận chức Lãnh Đạo Tinh Thần Cộng Đồng Việt Nam Colorado.
Ngày 14.12.1987 Cộng Đồng đã mua được 3 lô đất ở số 2540 W. ILIFF Ave. Denver, CO 80219 để xây chùa.
Đầu năm 1988, qua một Đại hội trưng cầu ý kiến Phật tử, dưới sự chứng minh của Thượng Tọa LĐTT, mọi người đã đồng ý chọn tên chùa là NHƯ LAI thay cho tên Từ Phong.

Ngày 22.5.1988 lễ cung nghênh Kim thân Phật từ đường Alameda về an vị tại Chùa Như Lai, 2540 W. ILIFF Ave. Tiếp đó, ngày 29.5.1988 Cộng đồng đã cử hành trọng thể cùng lúc 2 đại lễ:
-Đại lễ Phật Đản 2532.
-Đại lễ Khánh Thành Chùa Như Lai
Nếu chúng ta không kể địa điểm Niệm Phật Đường đầu tiên tại chùa Nhật thì đây là lần thay đổi địa chỉ chùa thứ 4:
1.  -   369 S. Pear St. Denver.
2.  -  7400 Indiana, Golden.
3.  -    5410 W. Alameda, Lakewood.
4.  -   2540 W.ILIFF Ave. Denver, CO 80219.

Trong thì gian 33 năm (1976-2009) trước sau đã có 4 vị Lãnh Đạo Tinh Thần: Các Đại Đức Thích Trí Đức, Thích Tín Nghĩa và Thích Trí Viên cùng Hòa Thượng Thích Chánh Lạc.
 
ĐỊA CHĨ

2540 AVENUE WEST ILIFF AVE, DENVER COLORADO, 80219.TEL (303)934.3244.USA
 

 

C. CALIFORNIA

3. TU VIỆN ABHAYAGIRI (Abhayagiri Buddhist Monastery )
Abhayagiri chữ Pali có nghĩa là Vô Úy  sơn ( Fearless Mountain ) là tu viện Phật giáo Nguyên Thủy Thái Lan, có truyền thống tu trong rừng như ngày xưa bên Ấn Độ. Tu viện này ở trong thung lãng  Redwood Valley, California.  Tu viện cách Ukriah 21 km, khởi đầu từ thập niên 1981, đại sư Ajahn Chah,Thái lan xin phép dạy thiền ở California. Đại sư cùng nhiều sư và ni đã lập  một Tổ chức tôn giáo gọi là Sanghapala Foundation năm 1988. Ban đầu tu viện có 120 acres (0, 49km) do đại sư cúng dường  Hsuan Hua,  người sáng lập nên  thành phố Mười ngàn Phật ( City of Ten Thousand Buddhas ) ở  Talmage, trước khi mất năm 1995. Nayy, tu viện có  280 acres (1.1 km2)ở đất núi rừng.




4. CHÙA VẠN PHẬT (The City Of Ten Thousand Buddhas )
Tiếng Hoa là  Vạn Phật Thánh Thành (Chinese: 萬佛聖城; pinyin: Wànfó Shèngchéng, Vietnamese: Chùa Vạn Phật Thánh Thành) là một tổ chức quốc tế Phật giáo  do ngài Tuyên Hóa  宣化 Hsuan Hua thành lập, là một cộng đồng Phật giáo Tây phương tại  Hoa Kỳ. Đó là chùa Trung Quốc đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Chùa tọa lạc ở  Talmage, Mendocino County, California , cách  Ukiah 2 dặm ( 3,2km) về phía đông, và 110 dặm ( 180km)  San Francisco về phía băc. Đó là tu viện đầu tiên xây dựng ở Hoa Kỳ.  Chùa này theo phái Thiền LụcTổ.

Địa chỉ:The City of Ten Thousand Buddhas
4951 Bodhi Way, Ukiah, CA 95482
(707) 462-0939
   
Vạn Phật tự ở California
HsuanHuaShangRen.jpg 
Hòa thượng Tuyên Hóa ở Ukiah 
5.TRUNG TÂM THIỀN HARTFORD (The Hartford Street Zen Center)
The Hartford Street Zen Center,  cũng được gọi là chùa  Issan-ji, nghĩa là Nhất sơn tự (One Mountain Temple'), cũng là trung tâm Thiền  Soto Zen  ở quận  Castro, San Francisco. Trước kia đây là  một hội quán của một nhóm Phật tử. Năm 1987, hội quán này mở một nhà quàn cho những người bệnh AID. Đây là nhà quàn Phật giáo đầu tiên ở  Hoa kỳ.
 Issan Dorsey là một người nghiện,  là một nhà sư thuộc phái Sōtō Zen , và cũng là thầy dạy Thiền đã đem nơi này vốn là một hội quán của một nhóm Phật tử đồng tính  năm 1980 thành trung tâm Phật giáo mà ông là trưởng giáo từ 1989. Trung tâm này cũng là bệnh xá, ban đầu có 9 giường. Vị trưởng giáo thứ hai là  Kijun Steve Allen, Năm  1997, nhà quàn ở  Hartford dời về đường Duboce ở San Francisco  với 15 chỗ ở.
 
   
Hartford Street Zen Center 
 
 
6. TRUNG TÂM THIỀN HAZY MOON (Hazy Moon Zen Center)
William Nyogen Yeo Roshi thành lập trung tâm này năm  1996 dưới sự lãnh đạo của đại sư Nhật Bản  Taizan Maezumi Roshi. Nyogen Roshi  đã học thiền 27 năm với Maezumi Roshi  và là đệ tử cuối cùng của phái Maezumi Roshi Lineage.
Hazy Moon Zen Center

Hazy Moon Zen Meditation Center of Los Angeles
7. CHÙA PHẬT QUANG ( Fo Guang Shan Hsi Lai Temple)

Chùa  Fo Guang Shan Hsi Lai  (Chinese: 佛光山西來寺 Phật Quang Sơn Tây Lai tự  pinyin: Fóguāngshān Xīlái Sì) là tu viện Trung Quốc ở Hoa Kỳ,  tọa lạc chân núi vùng  Hacienda Heights, California,  lân cận Los Angeles County. Tên Tây Lai  (Hsi Lai) nghĩa là Coming West ,ý nói đức Phật từ Tây phương đến. Chùa này là chi nhánh của tổ chức Phổ Quang sơn ở Đài Loan. Chùa này thành lập năm 1991. Cũng như chùa mẹ ở Đài Loan có mục đich thực hành chủ nghĩa nhân đạo của đức Phật.Chùa này theo đường lối Thiền tông và Tịnh Độ Tông
 
  Fo Guang Shan

8. VIỆN KOVASAN BEIKOKU BETSUIN

Koyasan Beikoku Betsuin (高野山米国別院 Kōyasan Beikoku Betsuin .Viện này cũng có thể gọi tắt là viện Koyasan , hay chùa  Kovasan. Đâylà chi nhánh của phái  Koyasan Shingon, tức là Chân ngôn tông  ở Cao Dã sơn, Osaka, Nhật Bản. Chùa tọa lạc  ở  Los Angeles, California, USA, là một Little Tokyo, thành lập năm 1912,  là một chùa Phật xưa nhất ở Nam và Bắc Mỹ.
Koyasan Buddhist Temple


  9.CHÙA BUDDHANUSORN

Wat Buddhanusorn là chùa Phật giáo của phái Nguyên Thủy ở  Fremont, California, Hoa kỳ Tên chùa Buddhanusorn,  có nghĩa là  " tưởng nhớ đức Phật". Chùa xây dựng năm  1983 ở  vịnh  San Francisco 
 
Wat Buddhanusorn

10.CHÙA ĐIỀU NGỰ
Chùa này ở Wesminster, California, là trung tâm Phật giáo Việt Nam thuộc GHPGVNTN ở hải ngoại. Đây là trung tâm văn hóa Việt Nam cũng là lực lượng chống cộng sản đàn áp tôn giáo, bóp chẹt tự do tư tưởng của nhận dân Việt Nam. Hòa thượng Quảng Độ đã khẳng định lập trường tranh đấu cho độc lập dân tộc và bảo vệ đạo pháp, chống cộng sản tàn ác bất công. Các tăng ni trong GHPGTN đã bị cộng sản và bọn gian ác đánh phá, vu khống nhưng chư tăng ni đã chứng tỏ một tinh thần vô úy và nhẫn nhục.

Chùa Điều Ngự
14472 Chestnut St.
Westminster, CA 92683
Phone: 714-254-5068

 (714) 890-9513,
chuadieungu@gmail.com.
GPS Coordinates: -118.0024874 33.74533378

 
 
 Ca đoàn chùa Điều Ngự

11. CHÙA BÁT NHà(Giáo hội Phật giáo Thống Nhất tại Hoa Kỳ )

Trong lời tuyên bố về xây chùa mới, ban quản trị cho biết Chùa Bát Nhã được hình thành và gắn liền với Cộng Đồng Tị Nạn hơn hai mươi năm. Như vậy chùa đã  hoạt động từ khoảng 1990.
 Chùa Bát nhã sẽ khởi công xây dựng Ngôi Đại Hùng Bảo Điện vào hạ tuần tháng 6 năm 2012-
Địa chỉ :

  803 S Sullivan St,Santa Ana CA 92704
- Điện thoại: 714-571-0473 
 Fax : 714-568-1009
- Email :Batnhacali@yahoo.com





  Logo



Đại lễ Phật đản 2011


 



12. CHÙA DIỆU PHÁP

Chùa Diệu Pháp thuộc giáo hội Việt nam thống nhất hải ngoại. Do Hòa thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo trụ trì.
Hòa Thượng đã kiến tạo được hai ngôi tự viện trang nghiêm, một Tu Viện Bảo Pháp, một chùa Diệu Pháp ở vùng Nam California. Chùa  Diệu Pháp xây ngày 2 tháng 8 năm 2005.
Địa chỉ:
424 S. Ramona Ave
Monterey Park, CA 91754
Tel: (626) 288 5359

 Chùa Diệu Pháp
 
 Chùa Diệu Pháp
 
 Chư Tôn Thiền Đức và nhiều ngàn Phật tử tham dự Đại lễ Phật Đản 2551 tại chùa Diệu Pháp

Chùa Diệu Pháp
Thượng Tọa Thích Viên Lý
311 E. Mission Road
San Gabriel, CA 91776
Tel. (626) 614 0566

 e-mail: dieuphaptu@gmail.com

13. TU VIỆN  BẢO PHÁP 

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ đã trang trọng cử hành Đại lễ Phật Đản tại tu viện Bảo Pháp trên núi  thành phố Asuza, miền Nam California.

Địa chỉ:
9447 N. Old San Gabriel, Canyon Road, Azusa, CA 91702
Mọi chi tiết xin quý vị hoan hỷ liên lạc về: Chùa Diệu Pháp, 311 E, Mission Road, San Gabriel, CA 91776. Phone: (626) 614-0566 hoặc Email cho chúng tôi theo địa chỉ: tiengnoidieuphap@gmail.com

 
 
HT. Thích Chánh Lạc, ngài Viên Thành, TT. Thích Huyền Việt và chư Tôn Đức làm lễ khai giảng khóa tu học mùa đông ba ngày 2006 tại Tu viện Bảo Pháp, thành phố Asuza
 Lễ Phật đản năm 2006 tại tu viện Bảo Pháp


14. TU VIỆN HỘ PHÁP
Tu Viện Hộ Pháp 3048 Lashbrook Avenue, El Monte, CA 91733.USA

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán-Thế-Âm Đại Bồ Tát
Quan âm các
 Lễ an vị Phật ngọc
 
Tại Tu Viện Hộ Pháp 3048 Lashbrook Avenue, El Monte, CA 91733


D. CONNUTICUT

15. TRUNG TÂM PHẬT GIÁO TÂY TẠNG DO NGAT KUNPHEN LING
Do Ngak Kunphen Ling Tibetan Buddhist Center for Universal Peace (མདོ་སྔགས་ཀུན་ཕན་གླིང་།) (DNKL)  là trung tâm an cư của Phật giáo Tây Tạng ở  Redding, Connecticut. Trung tâm chuyên dạy thiền định theo đường lối của đức Đại Lai Lạt Ma đời 14 , dưới sự hướng dẫn của Gyumed Khensur Rinpoche Lobsang Jampa.

 
 
 
 E. FLORIDA

16 . CHÙA QUANG MINH (The Guang Ming temple -- 光明寺)
Chùa  này của người Hoa, ở  Orlando, Florida, Hoa Kỳ, là chùa lớn nhất ở  miền Trung Florida. Chùa có ba lầu, rộng 30,000 square feet (2,800 m2), xây cất hoàn tất năm 2007 với giá $5 triệu đô.Chùa này liên kết với  Phật Quang Sơn tự ở Đài Loan, do Tinh Vân đại sư 星雲大師 (Hsing Yun ) có  một triệu tín đồ khắp thế giới. Chùa cũng liên kết với chùa Tây Lai ở  Los Angeles.

 
 Chùa Quang Minh ở Orlando
 

  17. CHÙA LÀO BUDDHA PHAVANARAM (Wat Lao Buddha Phavanaram )
Wat Lao Buddha Phavanaram  là chùa của người Lào ở Kenneth City, Florida,
Temple president: Mr. Khamphet Detsada.
 5618 58th Street N
Kenneth City Florida
USA 33709
727-546-1352
www.watlaobuddhaphavanaram.org
Wat Lao Buddha Phavanaram

18. CHÙA PHẬT PHÁP

Tăng ni và đồng bào Việt Nam tị nạn  ở vùng Tampa xây chùa ngày 23 tháng 8 năm 1981. Ban đầu Viện chủ là Ngài  Pháp Tông.    Khởi sự chùa là nhà nhỏ tọa lạc số 1085  Plaza Commercio Dr. NE., Saint Petersburg, Florida.  Sau môt thời gian , sư  Giác Chánh và các tín đồ  xây dựng thành chùa đủ tiện nghi ở  Southwest FL
Năm 2003, Viện chủ Giác Chánh đưa ra chương trình mới nhưng nửa chứng Ngài bị bệnh, Giáo hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam gửi sư Trí Tịnh ở Houston thay ngài Giác Chánh. Chùa hoàn tất việc xây cất  và dời về 1770 62nd Avenue North in Saint Petersburg
Venerable Trí  Tịnh, Abbot of Phật Pháp Temple 
 Ngài TríTịnh  Viện chủ chùa Phật Pháp Phật Pháp Temple
Protest against China Invade Vietnam
Biểu tình chống Trung Công xâm lược
 
Văn nghệ


G. NEW YORK

19. TRUNG TÂM CHAPIN MILL
Chapin Mill Buddhist Retreat Center rộng 135-acre (0.55 km2) là trung tâm an cư thuộc  trung tâm an cư Phật giáo  Rochester Zen Center  tọa lạc tại số  8603 Seven Springs Rd, Batavia, NY, nằm giữa  Buffalo, NY và  Rochester, NY. Ralph Chapin là một hội viên và là bạn của trung tâm đã cống hiến tài sản cho trung tâm vào năm 1996.  Trung tâm  xây cất 2003, đến 2007 thì hoàn tất.

 
New Chapin Mill Retreat Cente
 Rochester Zen Center

20.CHÙA  WAT BUDDHAVAS

Phone: (281) 820-3255, 445-5773, Fax: (281) 931-9746 Wat Buddhavas là chùa Thái lan thành lập ngày 5 tháng 4 năm 1982 tọa lạc ở  Spindle Dr. at Antoine Rd. in Houston, Texas.
 
 
 


 



CHÚ THÍCH
_____
(1).Tôn giáo tại Hoa Kỳ – Wikipedia tiếng Việt
(2). G.R. Lewis.Phật Giáo Tại Hoa Kỳ . Đào Văn Bình dịch.http://daovanbinh.cattien.us/?p=38
Xin mời vào xem đầy đủ tài liệu về chùa Phật giáo trên thế giới

Chế độ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện "quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối " ấy.
Vì vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người, cho dù là cần thiết đi chăng nữa, thì chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da để mong đẩy lùi căn bệnh đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Cho nên, nỗi bức xúc lớn đang chứa chất trong lòng xã hội là cải cách thể chế để lập lại trật tự và thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
Dân chủ là liều thuốc đặc trị để chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này.
Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước đang ngày càng phình to.
Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, tự chỉnh đốn mình nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc của dân và của cả đông đảo đảng viên của Đảng.
Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên đây vì chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới. Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước trong hoạt động đối ngoại.
Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược với các đối tác trên trường quốc tế khi Việt Nam tuy đã công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, đã ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế thì làm ngược lại?
Cái chuyện nhân danh "đặc thù" của mỗi nước về văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế giới tôn trọng đã trở nên kệch cỡm và lạc điệu. Cần quan niệm rằng thực thi dân chủ, cải thiện điều kiện để quyền con người được thực hiện một cách công khai và lành mạnh, chính là đòi hỏi của sự phát triển, tăng cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể là một sự áp đặt.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Trương Tấn Sang

Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm

Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc đưa đất nước đi vào quỹ đạo của thế giới tiến bộ và văn minh là thời điểm lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi Hiến Pháp. Biết bao tâm huyết và trí tuệ chân thành, thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia đại sự này đã bị lãng phí một cách vô ích mà Kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) góp vào xây dựng Hiến Pháp là một bằng chứng sống động.
Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử của Tập Cận Bình khi ông ta khẳng định: "Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng” [tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ] mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới".
Không được đụng tới vì chính đây là tử huyệt của chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị Trung Quốc.
Nếu điều dẫn ra ở trên đúng là tư tưởng của người giữ vai trò nguyên thủ của đất nước Trung Hoa thì rất đáng phải suy nghĩ về tác động không nhỏ của tư tưởng này đối với một số ai đó đang nuôi dưỡng ảo mộng "đi với Trung Quốc thì bảo vệ được đảng, giữ được chế độ XHCN"!
Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là khi Trung Quốc diễu võ dương oai bên ngoài là nhằm đánh lạc hướng những mâu thuẫn gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé đấu đá trong nội bộ đảng cầm quyền, những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo đang ngày càng gay gắt, đẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng đã cho thấy Trung Quốc đang trên đà suy thoái khó lòng cứu vãn.
Như vậy, vội vã hớp lấy "liệu pháp giữ nguyên" của Trung Quốc, để rồi "thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới", chính là ngăn chặn sự phát triển của đất nước, duy trì sự lạc hậu và lạc điệu với thế giới để "ông bạn láng giềng"dễ bề thao túng chứ không có gì khác.
Đây là ý đồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán.
Nếu tìm được người cùng hội cùng thuyền, cùng chung cái gọi là "ý thức hệ" thì "dễ mưu tính" như cách Ô Mã Nhi xưa kia mưu toan, sẽ không phải điều binh khiển tướng hết sức tốn kém, lại phải đương đầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ được cái xương đang mắc ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi được cả vùng tài nguyên và con đường huyết mạch ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.
Lựa chọn “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc cũng là quên mất rằng một khi “điểm tựa duy nhất” này sụp đổ chế độ ăn theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận.

Sinh lộ duy nhất: Dân chủ

Nếu Việt Nam quyết liệt cải cách thể chế, thực thi dân chủ hóa, định hình một mô hình phát triển,sẽ tạo ra một nội lực hùng hậu, nhân tố quyết định thành công của hoạt động đối ngoại và làm phá sản thủ đoạn "bất chiến tự nhiên thành" trong mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện điều này.

"Chỉ có thể tạo được thế đứng khi Việt Nam thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng. "
Ngăn cản còn là vì họ không muốn có hình ảnh một quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ! Hình ảnh này sẽ khơi gợi và thúc đẩy thêm phong trào đấu tranh dòi dân chủ và nhân quyền trong đất nước họ. Một Mianma láng giềng là đã quá đủ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ.
Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri-La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt động đối ngoại sắp tới.
Đương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co mình lại, không dám chủ động tạo ra một thế liên kết mới trên trường quốc tế. Chính mối liên kết đó sẽ tạo nên một thế đứng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Chỉ có thể tạo được thế đứng ấy khi Việt Nam thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng. Chẳng thế mà Trung Quốc đã không úp mở vừa dụ dỗ vừa đe dọa khi Việt Nam thiết lập một quan hệ mới với Mỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam đứng vững trên tư thế độc lập để thực thi một chính sách đối ngoại thân thiện và bình đẳng với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã từng thực hiện việc "giải Hán hóa" một cách khôn ngoan để gìn giữ bản sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, đúng như Trần Quốc Vượng nhận xét, "cuộc đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...". Trong cuộc đấu tranh ấy, "tìm về dân tộc" và "thân dân" là phương cách hiệu nghiệm nhất để thực hiện việc "giải Hán hóa", và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ đạo Trung Quốc để đến với thế giới văn minh, tiến bộ.
Vì thế, xin mượn cách diễn đạt (và chỉ là cách diễn đạt thôi) của Lê Quý Đôn trong "Quần thư khảo biện" nhằm thâu tóm những nghĩ suy và dẫn giải dài dòng trên đây nhân chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước để chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quý Đôn đã viết:
"Kinh Dịch nói: Biến động trong thiên hạ chính đáng chỉ có một [lý] thôi. Chí lý thay chữ 'một'. Lấy chữ 'một' ấy mà xuyên suốt mọi việc thì dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm đời xa xôi, mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rõ ràng như bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy"!
Chữ "một" đây chính là “DÂN CHỦ”.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, cựu Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
  • Nghe Điều 258 và quyền tự do dân chủ tại Việt Nam
  • 'Tân Tổng lãnh sự Mỹ nên thường xuyên thăm tù nhân chính trị'
  • Việt Nam tổ chức triển lãm vận chuyển đường biển của ASEAN
  • Nghe Thêm 2 tàu cá Việt Nam bị tấn công ở Hoàng Sa
  • Chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 7
  • McDonald’s nhượng quyền cho con rể Thủ tướng Dũng
  • Chuyến đi thăm Hoa Kỳ sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, được loan báo vội vã, đã khiến truyền thông quốc tế chú ý tới hướng đi tương lai cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam.

    Tin của Vietnamnet hôm nay xác nhận ông Trương Tấn Sang đi thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 tới ngày 26 tháng 7 thể theo lời mời của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. Mục đích của chuyến đi là để thảo luận về hướng đi tương lai của các quan hệ song phương.

    Vietnamnet trích lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm qua nói rằng chuyến đi Mỹ khẳng định “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, tích cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam.

    Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết với hàng tít “Vietnam Between Rock and a Hard Place”, nói lên vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

    Tác giả David Brown nêu nghi vấn: “Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vã lên đường sang Washington?”
    Ông David Brown là một nhà ngoại giao đã phục vụ tại Việt Nam trong nhiều năm. Ông nhận định rằng các chuyến đi thăm của các nguyên thủ quốc gia thông thường cần nhiều tháng để chuẩn bị, nhưng chuyến đi của Chủ tịch nước Việt Nam lần này được loan báo vội vã, và sau một cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Trung Quốc “rõ rệt đã gây sốc” cho giới lãnh đạo tại Hà nội.

    Bài báo đặt câu hỏi phải chăng ông Trương Tấn Sang và giới lãnh đạo hàng đầu khác của Việt Nam đã quyết định “trả cái giá mà Hoa Kỳ đã đòi để thiết lập quan hệ chiến lược?”

    Trong một cuộc điều trần trước một tiểu ban quốc hội Hoa Kỳ hồi đầu tháng 6, các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói việc siết chặt các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là việc bán vũ khí cho Việt Nam, sẽ được hoãn cho tới khi nào có những “cải thiện lâu dài, có thể chứng minh được trong tình hình nhân quyền tại Việt Nam.”

    Tác giả nhận định rằng làm như thế, các giới chức chính phủ Mỹ đã công khai ghi lại những vấn đề họ đã đặt ra trong các cuộc tiếp xúc riêng tư, không ồn ào, với các giới chức Việt Nam trong vài năm qua.

    Thông điệp đưa ra trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ dường như không được Hà nội lắng nghe. Theo hãng tin AP, nội trong năm nay, 43 nhân vật bất đồng chính kiến đã bị bắt giữ, gấp đôi số người bị bắt giữ trong năm 2012.

    Ngoài ra, còn có chứng cớ cho thấy cánh an ninh mạng của cảnh sát Việt Nam đã tung ra công nghệ theo dõi mạng FinFisher, để cài đặt phần mềm theo dõi hoạt động của dân mạng khi họ truy cập các trang blog của các nhân vật bất đồng.

    Hà nội vẫn tỏ thái độ bực dọc trước lời kêu gọi của Hoa Kỳ, hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền. Tác giả cho rằng một số thành phần trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã cản trở việc nới rộng các quyền dân chủ vì lo sợ mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là lật đổ chế độ đương quyền.

    Chiến dịch đàn áp và bắt bớ giới blogger, không ngừng gia tăng trong thời gian qua, theo ông Brown, dường như biểu hiện xu hướng ngả về Trung Quốc, trong khi giới bất đồng trong mấy năm gần đây ngày càng lớn tiếng đả kích điều mà họ cho là sự thất bại của nhà cầm quyền tại Hà nội trong việc bảo vệ các lợi ích của quốc gia trước thái độ gây hấn của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

    Nhà cựu ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù các lực lượng không quân và hải quân của Việt Nam không phải là không đáng kể, nhưng còn lâu mới có thể được coi là đối thủ của các lực lượng hải, không quân Trung Quốc. Do đó, thay vì tăng nguy cơ xảy ra xung đột trong cuộc tranh giành lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc, nhà cầm quyền tại Hà nội đã tìm cách kiềm hãm thái độ khiêu khích của Trung Quốc bằng cách dựa vào các đối tác khu vực trong khối ASEAN, và thiết lập “các quan hệ chiến lược” với Hoa Kỳ và các cường quốc ngoài khu vực khác.

    Tác giả nhận định kết quả của các nỗ lực ngoại giao đó của Việt Nam cho tới nay, tương đối khiêm nhường. 10 nước hội viên ASEAN vẫn chưa thành lập được một mặt trận thống nhất để đương đầu với những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

    Trước tình hình đó, Washington và đa số các nước ASEAN khác tuyên bố “không ngả về phe nào”, và tìm cách lảng tránh, không trực tiếp thách thức tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong các vùng biển giữa Hong Kong tới Singapore.

    Trước tình hình ngày càng cấp bách, một số nhân vật ngoài Đảng và một phe phái đáng kể trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hối thúc Hà nội hãy thiết lập quan hệ kinh tế và quân sự –trên thực tế- với Hoa Kỳ.

    Mặc dù nhiều giới chức cao cấp trong Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tỏ thái độ hoài nghi trước “những động cơ ”của Washington, nhưng trong 4 năm trở lại đây, các cuộc tham khảo giữa Hà nội với các lực lượng quân sự Mỹ đã gia tăng một cách có thể nói là ngoạn mục. Chẳng hạn, hồi tháng 6, các giới chức quân sự cấp cao Việt Nam đã đi tham quan các căn cứ quân sự Mỹ.

    Ông David Brown nhận định rằng sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Trương Tấn Sang đã không mang về thành quả nào, ngoại trừ lời hứa Trung Quốc sẽ đề ra những bước hành động “hiệu quả và triệt để để giải quyết sự bất quân bình trong cán cân thương mại song phương” tới 16 tỉ đôla, nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc.

    Tác giả gợi ý rằng quyết định của Bộ Chính Trị, gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động vì những gì Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Trương Tấn Sang trong vòng riêng tư, và đó là lý do đã khiến Hà nội tỏ ra sẵn sàng hơn trong cố gắng xích lại gần Hoa Kỳ, với mục đích “thiết lập các  quan hệ quốc phòng mật thiết hơn với Washington”.

    Tuy nhiên tác giả cảnh báo rằng Tổng Thống Obama sẽ không hài lòng với những cử chỉ thiện chí có tính cách hời hợt, như hoãn lại vụ án xét xử một nhân vật bất đồng nổi tiếng, luật sư Lê Quốc Quân, vì như chính phủ Mỹ đã thừa nhận trước diễn đàn quốc hội hồi tháng trước, “nhân dân Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp các quan hệ song phương với Việt Nam, trừ phi có những tiến bộ có thể chứng minh được trong lĩnh vực nhân quyền.”

    TRUYỆN TÙ VÀ VƯỢT BIÊN - TRUYỆN SƠN TRUNG

    Tuesday, July 23, 2013

    PHẠM ĐÌNH * TÙ CẢI TẠO

     

     

    Chuyện Vui Buồn « Tù Cải Tạo »  Phạm Đình C/N 2011/02

    Chuyện tù cải tạo toàn là đau buồn chứ làm sao mà vui được nhỉ ? Ấy thế mà cũng có đấy. Tôi xin « nhập đề lung khởi » một chút. Nhiều người đã viết về chuyện buồn nát ruột ra rồi và viết hay nữa như Hà Thúc Sinh với Đại Học Máu, Tạ Tỵ với Đáy Địa Ngục ... Thật ra, Đại Học Máu cũng có chuyện cười ... ra nước mắt và Hà Thúc Sinh ở cùng trại Trảng Lớn (Tây Ninh) nhưng khác tiểu đoàn với tôi nên tôi không muốn đi sâu vào chi tiết những việc học tập mà sẽ kể dăm ba chuyện vui lẫn buồn đã thực sự xảy ra trong khu vực tôi ở tù và theo trí nhớ của tôi. Do đó, chuyện vui lẫn buồn này khó có khả năng hay cơ may gây cười cho người đọc nhưng cũng không phải là chuyện nghe qua rồi bỏ bởi vì đó là tất cả sự thật ! Cười hay mếu, theo thiển ý của tôi, chẳng quan trọng cho bằng sự thật chưa được ai kể lại, dù có nhiều quyển hồi ký về tù cải tạo ngoài hai quyển trên, chẳng hạn như Cùm Đỏ, Trại Trừng Giới, Những Bước Chân Tù ... Lý do đơn giản là tiểu đoàn mà tôi đi tù cải tạo chưa có nhà văn nào chịu viết ra nên tôi đành phải « múa rìu qua mắt thợ » vậy ! Chính vì « múa rìu ... » nên tôi cũng chỉ kể lại đơn sơ dăm ba chuyện để góp phần vào những chuyện tù cải tạo, sợ để lâu quên mất do trí nhớ giảm sút khi mình ngày càng già đi.
     ... & ...
    Trước khi nạp mình cho « cách mạng », tức là ngày 24/06/1975, tôi cùng người anh họ đã chuẩn bị cho những ngày tù tội của mình hơi khác với mọi người. Đó là buổi sáng dậy sớm ra ngồi quán cà phê cạnh nhà làm một ly xây chừng rồi chở nhau bằng chiếc xe đạp cũ mới mua để lên nhìn phố xá Sài Gòn một lần chót. (Chiếc xe Honda của tôi thì vẫn đứng nép bên vách tường bà chủ nhà vì xăng bấy giờ thuộc nhà nước, tư nhân không dám bán.

     Chiếc Honda trên cũng có số phận trùng hợp « nạp mình » giống y như tôi sau đó khi rơi vào tay một y sĩ cán bộ !). Tôi không tin mình sẽ về đúng kỳ hạn theo thông cáo của Uỷ Ban Quân Quản. Chẳng hiểu đó có phải là do tôi bi quan hay có linh cảm về một tương lai bất trắc ở phiá trước nên tôi đành hờ hững đạp xe dạo quanh phố phường xem như là lần cuối cùng. « Cuối cùng cho một tình yêu » ... tự do đã mất chăng ? Đến chiều, tôi mới chạy đến nhà bà chị họ lấy một lon Guigoz đựng ruốc gồm đủ thứ hầm bà lằng như thịt, đậu phụng, gừng ... mà chị dặn mấy ngày trước rồi lửng thửng dẫn xác đến địa điểm tập trung là một vận đồng trường ở đường Nguyễn Kim. Đang ngồi mơ mơ màng màng tựa lưng vào tường đến nửa đêm, bỗng tôi bị đánh thức dậy cùng với mọi người để lục tục xếp hàng lên cả chục xe Molotova bít bùng đợi sẵn ở bên ngoài !
    Chẳng ai đoán nổi xe sẽ chở đi đâu vì xe bị bịt kín và hai vệ binh lăm lăm cò súng ngồi sau cùng.
    Đoàn xe chạy vòng vèo qua không biết bao nhiêu con đường đến tờ mờ sáng, người tù cải tạo mở mắt ra mới biết là mình đang ở trong trại Trảng Lớn, một căn cứ quân sự cũ, trông hoang vu đổ nát.


    Thời gian đầu nhập trại có lẽ là giai đoạn hoang mang nhất của người tù cải tạo. Hoang mang càng ngày càng tăng lên mãnh liệt, căn cứ vào thông cáo của Uỷ Ban Quân Quản là mang theo lương thực đủ dùng trong 10 rồi 30 ngày. Hoang mang cực độ là phải vì trước đó hạ sĩ quan và binh sĩ bị gom lại đi học tập 3 ngày ở phường đều đã được trở về nhà một cách phấn khởi "hồ hởi". Bây giờ người tù cải tạo mới bật ngửa ra đó chỉ là cái “mánh” để gom vào lưới toàn bộ sĩ quan, cán bộ chế độ cũ. Tuy thế, sự hoang mang cũng bị hạn chế vì những lý do khách quan. 
    Người tù cải tạo buộc phải lao động ổn định nơi ăn chốn ở mới rất mệt mỏi, không những cho mình mà cho cán bộ quản giáo tiểu đoàn, trung đoàn ... Tối về, họ còn phải họp tổ để kiểm điểm, rút ưu khuyết điểm và đề ra phương hướng khắc phục. Không khắc phục sao được khi chẳng có nhiều dụng cụ nào như búa, kềm, cuốc, xẻng ... may lắm chỉ có vài ba cái thì làm sao hoàn thành được chỉ tiêu công tác.
     Không đinh thì dùng kẽm gai cắt ra rồi tán nhọn một đầu làm đinh. Dây kẽm thì dễ hơn, chỉ gở gai ra là làm dây để cột. Quanh đi quẩn lại là lao động mệt phờ người rồi họp tổ làm rã rời cả xác lẫn hồn khiến tù cải tạo không còn thì giờ nhiều để hoang mang ... “toàn thời” như trước nữa. Đã thế, ăn uống quá thiếu thốn không đủ sức lao động nên cái ăn là một ám ảnh kinh hoàng. Ai cũng chú ý đến việc ăn, thậm chí so đo từng bó rau úa lá, từng miếng cơm cháy cho Đội, cho Tổ của mình. Lý do cũng dễ hiểu là để có sức cầm cự, khỏi bỏ mạng ở trại tù cải tạo trước khi được thả về với gia đình. Chính vì thế mà ăn không có gì, tôi vẫn nuốt được và đôi khi cũng cảm thấy ngon. Tại sao ? Có lẽ là có yếu tố tâm lý, triết lý trong đó. Ăn để tồn tại chứ không phải tồn tại để ăn !
    Lao động một thời gian, tù cải tạo cũng quen dần những việc trước đây chưa ai từng mó đến. Lúc này người nào cũng mong đến ngày học tập, chứ lao động hoài cũng chán. Học tập xong mới có ngày trở về, dù không ai biết rõ học tập tốt là như thế nào để được về sớm như cán bộ lải nhải « học tập tốt sẽ về sớm ». Câu trên nằm ở đầu môi chót lưỡi của cán bộ quản giáo nhiều nhất là khi tù cải tạo bắt đầu khai lý lịch trên cái gọi là bản lý lịch trích ngang. Thôi thì phải khai từ đời ông bà nội, ông bà ngoại đến cha mẹ mình và của vợ. Họ đã ở đâu, làm gì, nếu chết thì khai rõ do nguyên nhân nào mà họ hết muốn sống ... ? Khai không những anh em ruột mình và của vợ mà còn cả những anh em ruột của cha mẹ mình cùng con cái của họ nữa. Riêng quan hệ bạn bè thì ai dại gì mà khai, dù có muốn « thấy sang bắt quàng ... » đi nữa, vì chẳng ai biết rõ họ cách mạng thật hay giả lúc mình ở tù. Nhờ khai lý lịch mới biết thêm học tập tốt là thành khẩn khai báo tất cả mọi liên hệ của mình để cách mạng tạo điều kiện cho về sớm và giúp trở thành người tốt. Cũng có người mắc mưu này nên phải nhường anh em khác về trước mình ... vài cuốn lịch !
    Sau một thời gian, có lẽ hơn 1 năm khăn gói đi tù cải tạo ở trại Trảng Lớn, một hôm bỗng tôi khám phá ra mình yếu sức rõ rệt khi tôi không thể nào kéo gàu nước từ giếng lên một cách dễ dàng như nhiều lần trước đó. Ban đầu, tôi cảm thấy như đôi tay của mình hoàn toàn mất hết sinh lực, mềm đi, không thể co duỗi mạnh mẽ như cũ và hai chân chẳng những không bám chắc được nền đất mà còn không thể dựa chặt vào thành giếng để kéo gàu nước lên. 
    Tôi đành để gàu không mà kéo lên từ từ, từng đoạn. May là từ đáy đến miệng giếng không cao lắm. Tôi sợ hãi thực sự, tưởng đời mình chưa gì đã tàn trong ngõ hẹp và cố gắng suy nghĩ nguyên nhân tại sao tôi bị như vậy, nói đúng hơn là cái triệu chứng tôi đang mắc là do bệnh gì mà có. Nhiều anh bạn cũng đã từng than vãn với tôi về những triệu chứng như phù thủng, nặng và yếu chân tay ... nhưng bây giờ chính tôi cũng bị một ít triệu chứng của bệnh beriberi như họ vậy. May mắn là tôi không bị ghẻ lở như người khác. Đó là hai bệnh phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Dù lúc ấy, tù cải tạo chưa được phép thăm nuôi nhưng được phép nhận quà trong đó có thuốc trụ sinh, sinh tố ... nên người nào được tiếp tế kịp thời thì có cơ may chữa lành còn anh nào chưa được tiếp tế thì xin nhà bếp ban “ơn mưa móc” là cho nước vo gạo để trị và rồi bệnh tôi cũng được khống chế. 
    Duy có bệnh ghẻ thì nhiều anh cũng phải gẩy đờn tịch tình tang dài dài vì con cái ghẻ hè nhau tấn công cơ thể người tù trên ... mặt trận rộng. Có anh trèo lên nóc hầm tránh pháo kích để tự điều trị cho thoải mái, sợ phô « của quý » ra làm « công xúc tu sỉ » chăng ? Liều thuốc ... thần dược trước mắt hồi đó là thuốc súng (có sẵn rải rác trong căn cứ quân sự Trảng Lớn) vì xem như nó có thể thay thế cho lưu huỳnh nên anh nào anh nấy lo ... nạp thuốc từ trên cao, vừa kín đáo vừa mát mẻ ! Thuốc trừ muỗi cũng là thần dược, theo lời một số ... nạn nhân ghẻ ! 
    Tất nhiên, tôi vốn có bệnh viêm xoang mãn tính từ bé thì không kể vì tôi « chung sống hoà bình » với bệnh này lâu rồi, nó thường gây phiền nhiễu, mà chẳng nguy hiểm gì ngay tức thời. Tôi chỉ sợ mình không đủ sức lao động để sống sót. Đi tù thì cùng lắm ngồi gỡ hết vài tấm lịch là biết ngày về chứ đi tù cải tạo thế này thì không án, hạn kỳ mơ hồ, chẳng biết đâu mà mò ! Lo quá cũng không giải quyết được gì, lại dễ bị bệnh thì khốn. Thôi thì ai cũng đành phải đổ lỳ ra mới sống nổi. Có anh còn đề ra triết lý gói gọn trong bốn chữ « Đến đâu hay đó » ! Hình như những người bi quan can đảm đã chọn cho mình mỗi người một cách kết liễu cuộc đời ngay trong năm đầu tiên. Có một anh dược sĩ chế chất nổ để tự sát. Có anh tự cho phép mình ra trại khi hết hạn kỳ tập trung của Ban Quân Quản. Vệ binh gác cổng đuổi vào cũng cứ điếc không sợ súng mà bước, thế là súng nổ và anh từ giã cõi đời có lẽ theo cách anh đã tự chọn từ trước. Lại có anh coi như không có hàng rào kẽm gai mấy lớp nên đã lầm lủi vượt qua lúc trời tối và mìn nổ thì xác anh tung lên phơi hàng rào sáng hôm sau. Người tù vượt ngục Ngô Nghĩa tìm cái chết trước một đội hành quyết là trường hợp nổi tiếng nhất đã được Hà Thúc Sinh ghi lại trong Đại Học Máu. Có thể nói Trại Trảng Lớn là nơi tập trung hầu hết thành phần đủ loại chuyên môn vào lò cải tạo. Bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi HVC, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia LQU, khá nhiều giáo sư đại học, bác sĩ, luật sư, nhà văn, ký giả, kỹ sư ... nghĩa là hầu như toàn bộ tinh hoa VNCH. Thế nhưng cũng có dăm ba anh thuộc vào diện ... dở khóc dở cười như bị tố cáo là CIA, dù chỉ là người câm (bẩm sinh) quét dọn trong Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát hoặc mang lon sĩ quan giả để cua gái nên bị phường gửi vào trại học tập cho ... bỏ ghét, có lẽ để cho anh chàng đền cái tội đã lếu láo cuỗm mất người đẹp của cán bộ nằm vùng bây giờ làm lớn chăng ? Theo một hồi ký tình cờ tôi đọc được, có anh tự xưng là Trung Tướng Tư lệnh Sư Đoàn 23A Bộ Binh (?) cũng bị tù cải tạo ở ngoài Bắc theo diện Sĩ quan cấp Tướng ! Tên anh ta là Nguyễn Văn Huệ không hề có tên trong hàng tướng lãnh VNCH. Đúng là chuyện khó tin mà có thật !


    Tiểu đoàn tôi nghe nói có rất nhiều bác sĩ nhưng oái oăm thay, Đội tôi đốt đuốc không tìm ra thầy thuốc nào cả ngoài tôi. Dược sĩ, nha sĩ thì có nhưng họ có lý do hợp lý để từ chối nên tôi đành phải « ăn cơm tù ... và vác ngà voi ». Tuy công việc này chỉ là dẫn người có bệnh lên cho y sĩ cán bộ khám bệnh nhưng thực ra là xin thuốc gồm một loại thuốc tây độc nhất là Aspirin trị ... bá bệnh ! Đau đầu hay đau bụng gì cũng dùng Aspirin tuốt tuồn tuột ! Đúng là thần dược (?) Những anh tù nào chẳng may cần thuốc đặc trị thì đành phải dùng KaPemycin vậy ! Tức là thuốc trụ sinh có tên đặc biệt là « Khắc Phục » ! ! ! 
    Dẫn bệnh nhân xong (1- 2 lần /tuần) là về làm đủ thứ việc linh tinh trong Đội. Nếu được phụ trách về y tế thôi thì sướng quá, chẳng phải là việc nặng mà chỉ nặng khi một lần tôi đứng đực mặt ra để nghe y sĩ cán bộ chưởi những lời nặng như búa bổ xuống đầu mình. Nguyên lúc bấy giờ, tiểu đoàn yêu cầu các đội báo cáo cho họ biết nguyện vọng về thuốc trị bệnh của cải tạo viên. Với sự cố vấn kiểu « quân sư quạt mo » của vài người, tôi bèn viết một tờ kê khai hơn chục loại thuốc dài như sớ Táo quân và chỉ ký tên đàng hoàng ở phía dưới (không dám đóng dấu !) thế mà ông y sĩ bộ đội nổi giận nặng lời cho rằng tôi có tội bôi bác cán bộ, bôi bác cách mạng ! Anh vào đây học tập cải tạo mà sao dám bố láo bố lếu viết chêm vào nhiều chữ nước ngoài như thế ? Muốn viết tiếng nước ngoài thì phải đánh vần ra tiếng VN. ta mà viết để cho trong sáng rõ ràng ! 
    Anh cố tình bôi bác vì đã đánh giá thấp khả năng chữa bệnh của cán bộ cách mạng. Đế quốc Mỹ « giàu mà không mạnh » còn thua, các anh là cái thá gì ! Thật ra, họ giả vờ làm như quan tâm đến sức khoẻ tù nhân vì tình trạng quá khan hiếm thuốc, còn báo cáo chỉ là hình thức. Cũng may cho tôi, sau này các đội tổ chức lại sau vài đợt biên chế nên tôi đã phải « tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa » ! Còn tiểu đoàn cũng có y sĩ cán bộ mới là một người Tày dễ chịu hơn nhiều và chính anh này chẳng biết tại sao lại biết tôi có chiếc xe Honda mà đến hỏi gạ mua. Suy nghĩ mãi, tôi mới sực nhớ ra là mình có kê khai tài sản trong mục liên quan “đặc quyền đặc lợi” của tờ khai lý lịch trích ngang ! Khôn thật !
    Chỉ năm đầu trong gần 3 năm nằm tù cải tạo, tôi mới biết duy nhất một lần có lễ Giáng Sinh sắp diễn ra ở bên ngoài trại tù. Chuông nhà thờ ở xóm đạo Cao Xá không xa Trảng Lớn bao nhiêu vọng về nghe rõ những hồi chuông vừa quen thuộc vừa xa vắng làm tê tái cõi lòng ! Tê tái cũng phải vì năm đó, thời tiết bổng trở lạnh hơn hẳn những mùa đông trước đây, theo lời những anh bạn từng đóng quân ở Tây Ninh. Đêm Noel, nằm vắt tay lên trán, tôi trằn trọc không sao ngủ được, một phần vì chỉ còn dăm ngày nữa là hết năm. Chung quanh mình cũng có vài anh đã ngáy ầm lên hết sức vô tư nhưng phần lớn là nói chuyện tầm phào làm « một đêm không ngủ » cho qua lễ Giáng Sinh. Lan man từ chuyện nọ nhảy chuyện kia lung tung, có lúc bàn ra tán vào chuyện đèn sách du học ... Tây (Ninh) mà « sinh viên » có người từng là giáo sư thực thụ, giáo sư thỉnh giảng ... ở ngoài đời. Mấy anh « quản giáo » cũng rét nên có anh phải xử dụng khẩu súng để giương oai nói cứng ta đây bóp cò súng mà bắn kẻ thù thì chưa hề run tay bao giờ ! Trí thức đã từng bị Đảng ta ưu tiên trù dập hồi Cải Cách Ruộng Đất (Trí phú địa hào : đào tận gốc, trốc tận rễ) còn ngo ngoe làm gì được cơ chứ ? 
    Nói một cách công bằng, tinh thần phản kháng của trí thức miền Nam, dù bị tù tội, vẫn chưa hoàn toàn bị huỷ diệt mà âm thầm tồn tại dưới hình thức châm biếm. Tôi nhớ lúc trại được lệnh ăn mừng ngày lễ lớn 02-9-1975 Ban quản lý trại mua sơn về cho tù cải tạo vẽ một pa nô rất lớn, trên đó viết hàng chữ « Không có gì quý hơn độc lập tự do ». Anh bạn phụ trách việc sơn đã bỏ dở nửa chừng ... xuân hai chữ « độc lập » làm cho câu khẩu hiệu biến thành « Không có gì quý hơn đô la » ! (Thật là một câu tiền định đã tiên tri mấy chục năm tình hình xã hội VN. hiện nay !). Khi cán bộ xuống kiểm tra, anh bạn nói chận trước sơn hết nên chưa hoàn thành xin cán bộ phải đi mua gấp để sơn cho kịp ngày mừng lễ, dù rõ ràng tên cán bộ đã nhìn thẳng vào từng chữ khẩu hiệu mà không kịp “lên lớp” chưởi mắng gì vì thời hạn mừng lễ đã « khẩn trương » quá rồi. Có lẽ tên cán bộ sợ không đạt chỉ tiêu trên giao thì sẽ mất cơ hội lập thành tích cá nhân hơn là quát mắng tù cải tạo thì phải ?
    Để tránh bị lên án kém tiến bộ, có anh trong khi thảo luận lại dựa vào lời lẽ của quản giáo để nói “trả miếng” chơi. Chẳng hạn quản giáo đã phóng đại cách tuyên truyền của miền Nam khi cho rằng VC không phải người mà là con quỷ có đuôi. Anh bạn tù liền đưa ra một hình ảnh để mọi người có thể hình dung là khi bị lụt ngập nước, chuột phải tìm nấp ở những hang cao hơn, còn khô ráo, nhưng cuối cùng xoay trở cho lắm vẫn không tài nào giấu được cái đuôi của mình thò ra trong hang (nghĩa là vẫn « giấu đầu lòi đuôi ») ! Tôi không biết quản giáo có biết thâm ý của anh ta không nhưng một anh bạn khác lại bị “dũa” thê thảm khi anh này có lẽ muốn bênh vực cho việc cách mạng nói đi học tập 10 ngày đến 1 tháng mà đến nay chưa cho ai về cả. 
    Anh ta biện hộ việc này cũng như việc một bà mẹ trả lời cho đứa con nhỏ tuổi của mình khi nó hỏi « em con sinh ra từ đâu hả mẹ ? » thì người mẹ tất nhiên sẽ nói qua quít cho xong nhưng xem ra vô hại là « em con sinh ra từ nách » ! Thế là quản giáo bắn ngay một tràng ... liên thanh nào là bà mẹ đó đuổi Pháp, Mỹ quá đà đã chạy vào Nam năm 1954, nào là bà mẹ nói láo để lừa bịp đó không phải bà mẹ yêu nước mà là phản động ... ! Chưa chắc anh này muốn bênh vực nhưng muốn nhắc cho quản giáo biết là nói thật tốt hơn nói láo ngàn lần chăng ? Vui nhất là một anh tự nhận là cháu nhà thơ Bùi Giáng lên phát biểu. Sau khi nói cho đúng « thủ tục », anh ta xin phép đọc lên hai câu thơ Lục Bát :
    « Tôi ưa kiếp sống lang thang
    Cà phê buổi sáng, khoai lang buổi chiều ! ». 


    Trong khi cả hội trường cười tán thưởng ... sự thành thật của anh thì quản giáo chụp lấy micro oang oang chỉ trích phủ đầu là tư tưởng của tàn dư Mỹ nguỵ độc hại thế này mà các anh không nhận ra à ?
    Quản giáo trịnh trọng phân tích hai câu thơ như một nhà phê bình văn học chính hiệu ... bà lang trọc ! Đúng là bọn đế quốc chống cộng tinh vi và nham hiểm thật ! Kiếp sống lang thang là của ai ? Là của kẻ ăn bám, không lao động, vô công rỗi nghề rồi nói xấu cách mạng. 
    Bây giờ mơ tưởng như thế là lạc hậu, phản động ! Tại sao cà phê buổi sáng và khoai lang buổi chiều ? Đây là kiểu nói xỏ xiên, bôi đen, xuyên tạc cách mạng. Buổi sáng có ý nói chế độ nguỵ quyền cũ thì các anh được thảnh thơi ngồi uống cà phê còn buổi chiều ám chỉ chế độ cách mạng các anh chỉ được ăn khoai lang, nghĩa là sống khổ cực hơn thời trước. Ý đồ của các anh rõ ràng quá nhưng không qua mặt được cách mạng chúng tôi đâu. Đừng hòng ! Anh này phải được giáo dục thêm để cải tạo thành người tốt XHCN. Tôi nhớ về sau người cháu của thi sĩ Bùi Giáng bị biên chế đi trại cải tạo khác trong đợt đầu tiên.
    Có anh chọn một cách phản kháng rất nguy hiểm là đóng vai người câm, không thèm phát biểu trong bất cứ bài học nào. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng vậy, anh không hề mở miệng nói chuyện với anh em. Cũng may, anh có lẽ là người duy nhất thành công trong kiểu này. Cách phản kháng trên có thể là hậu quả của một căn bệnh tâm thần, chứ nói anh có chủ ý chống đối thì cũng chưa chắc 100 %. Mình nghĩ thế thôi, còn đúng hay sai phải hỏi anh mới biết rõ, nếu gặp lại anh. Thực tế mà nói, cũng có vài trường hợp bệnh tâm thần, thật có giả có. Chẳng hạn một giáo sư trung học dạy Toán trứ danh ở Sài Gòn thì thường đi thơ thẩn trong trại, bạ cái gì cũng đưa vào miệng nhai tỉnh bơ ! ! ! 
    Trong các câu chuyện tù cải tạo đáng nhớ thì câu chuyện sau đây là buồn cười nhất, đã xảy ra vào năm đầu tiên, khi toàn trại bắt đầu học tập 6 bài học chính trị căn bản. Học tập thực ra là nhồi nhét vì những bài này đưa ra một định đề, như một chân lý, rồi từ định đề đó mà tha hồ nói thánh nói tướng. Ngày kia, một gã cán bộ chẳng biết điếc không sợ súng hay sao mà khoe « đỉnh cao trí tuệ » của mình bằng cách tiết lộ một tin ... động trời như thế này. Đó là « ta đã trục xuất một tên cố đạo nước ngoài phản động về nước hắn. Để che mắt công an ta, hắn lấy ba cây tre, mai, le mọc nhiều ở ta làm tên của hắn ». Lúc đầu, chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau không hiểu anh ta nói gì nhưng sau khám phá ra rằng anh ta đã đánh vần ngược tên của vị khâm sứ toà thánh bấy giờ là H Lemaitre. 
    Có vài anh bạn đồng tù kìm nén được, chỉ cười thầm nhưng nhiều anh bạn lảng ra xa đã bật lên những tràng cười khanh khách khiến tên cán bộ đỏ mặt biết mình có lẽ đã hố to vì câu chuyện này. Anh ta chạy vào dãy nhà có tiếng cười và quát lên « Cười gì mà cười ? Nụ cười các anh là nụ cười của kẻ bán nuớc phản động » Chúng tôi im lặng ngay khi nghe những lời chưởi mắng mà anh ta đã thuộc lòng nhằm đánh trống lảng và chữa thẹn rồi đỏ bừng mặt, anh ta quày quả trở về khu vực cán bộ quản giáo ở. Người cán bộ đi rồi, lúc đó chúng tôi được dịp cười một bữa thoả thích như quên hết mọi chuyện phiền muộn trong đời tù. Tôi không muốn suy diễn tất cả cán bộ quản giáo đều cùng trình độ học vấn thấp kém như anh này, tuy nhiên chắc chắn họ hơn thua không xa nhau lắm về kiến thức tổng quát. Đa số họ có lẽ đều học thuộc cùng một bài nên nói cũng không khác gì nhau. Họ nói ba hoa những chuyện đại loại nghe rất ngớ ngẩn như sau. 
    Có vài cán bộ huyênh hoang là thằng Nhật muốn mua khói nhà máy của ta ở Hà Nội để làm bom nguyên tử nhưng ta chưa đồng ý vì chúng trả giá thấp quá ? ! Hoặc dầu hoả Trung Đông có thấm thía gì so với dầu hoả của ta. Biển Đông nước ta là cái rốn dầu hoả của thế giới, mọi dầu hoả khắp nơi đều chảy vào chổ trũng là biển VN. ta. Họ nói chuyện ra vẻ cả quyết chứ chẳng tỏ vẻ ngờ vực gì như thể « chân lý đó không bao giờ thay đổi » vậy. Có lẽ họ học thuộc lời từ miệng của một quan chức nào đó phát biểu kiểu đại ngôn rồi có dịp tự mình lặp lại để khoe khoang với người khác là mình giỏi, hiểu biết nhiều. Thế thôi. Chẳng cần mất công suy luận sự việc đó đúng hay sai gì cả !
    Nói cho ngay, viên sĩ quan cấp tá kiêm cán bộ Trưởng Trại cũng không hơn nhiều lắm. Khi đọc họ tên tù cải tạo có số quân bắt đầu bằng 54/1 ... ông ta liền lên giọng mỉa mai kết án là những anh này có nhiều nợ máu với nhân dân lắm đây vì đã di cư vào Nam năm 1954 ! Con số đó chỉ là năm sinh cộng với 20 để thành số quân mà thôi, chẳng hạn ai sinh năm 1934 thì số quân là 34+20 = 54/ 123 ...
    Như vậy, VC cũng chẳng biết gì nhiều về đối thủ của họ nhưng họ luôn luôn chơi đòn tâm lý là cách mạng biết hết và biết rõ những tội ác « đất không dung trời không tha » của nguỵ quân các anh, do đó các anh phải thành khẩn khai báo lý lịch để được cách mạng khoan hồng cho về sớm !
    Thật ra, cách thảo luận những bài học chính trị mà Ban Quản giáo áp đặt mọi người phải tham gia ý kiến là một kiểu tuyên truyền “nhồi sọ”. Anh tù nào cũng phát biểu một luận điệu giống nhau, trong một khuôn mẫu lý luận đã vạch sẵn. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần qua nhiều người khiến cho ai cũng có thể thuộc lòng hay nói như cán bộ là quán triệt cả bài học rồi. Dù bất đồng ý thế nào đi nữa, ai cũng giả vờ đóng kịch thông hiểu hết vì sợ không những ảnh hưởng đến cá nhân mình mà còn sợ liên luỵ đến thân nhân ở ngoài nữa. Cán bộ quản giáo thường vừa đe vừa vuốt là các anh cố học tập cho tốt để gột bỏ mọi tàn dư phản động và nhờ đó cách mạng cũng sẽ quan tâm giúp đỡ gia đình vợ con các anh phấn đấu xây dựng cuộc đời mới !


    Đến đây, tôi cũng xin được viết vài giòng về tình trạng « ăng ten » mà đôi ba quyển hồi ký tù cải tạo có nói đến. Theo tôi, đúng cũng có mà sai cũng không thiếu. Do đó, một số người đã không may biến thành nạn nhân của sự nghi ngờ làm « ăng ten » này sau khi ra khỏi trại. Phải chăng cái miệng làm hại cái thân hay chỉ là đòn « ân oán giang hồ » mà anh em lâm nạn chơi nhau sát ván ? Trong Đội tôi cũng có tin đồn « ăng ten » là một giáo sư đại học. Ai tin nổi không ? Thế mà cũng có người tin mới lạ, tin đến nổi anh em còn đặt biệt danh cho ông ta là tiến sĩ Mách (chơi chữ Maths, thực ra nghành của ông là động lực học và thuỷ lợi). 
    Của đáng tội, vị giáo sư này làm Đội trưởng đội tôi nhưng chẳng ai biết tại sao những « bí mật đời tư » trong đội đều bị cán bộ quản giáo phụ trách “nắm” hết. Chẳng ai biết nên anh em nghi ngờ lẫn nhau và cuối cùng nghi cho đội trưởng. Thật là « oan Thị Kính » ! Sau này, có một hồi ký mà tác giả tôi quên tên đã nghi nhà thơ quân đội PLGĐ làm « ăng ten » trong trại Long Giao, tôi bán tín bán nghi tự hỏi chẳng lẽ hồi còn ở trại Trảng Lớn PLGĐ giữ chức Đội phó Sinh Hoạt đã làm « ăng ten » chăng ? Đội phó Học Tập là giáo sư VTH thì nhất định không rồi, vì ông là người rất có tư cách của một vị giáo sư đại học Sài Gòn. Phần nhiều anh em tù cải tạo bị nghi ngờ làm « ăng ten » là chức sắc của đội, tổ ... hàng ngày phải lên tiểu đoàn báo cáo với cán bộ quản giáo, chứ còn những tù cải tạo khác làm gì có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với cán bộ để bị nghi oan. Trừ ra trường hợp người nào tự hào có bà con cách mạng và có hành vi tiếp xúc mờ ám với vệ binh hoặc cán bộ thì bị nghi làm « ăng ten » quả là không oan ức lắm !
    Phải thành thực mà thừa nhận những người CSVN. tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, dù họ biết ngày nào tù nhân cải tạo được lệnh chuyển trại, họ hoàn toàn không tiết lộ ra cho ai biết cả. Ngay việc kiểm soát đồ đạc của tù nhân cũng xảy ra « đột xuất » không biết đâu mà đỡ. Lâu lâu, họ bắt người tù phơi bày tất cả mọi đồ tuế nhuyễn, của riêng tây để họ xem xét từng cái. Mọi người có dịp ra ngồi giữa trời phơi nắng cả buổi và lo chẳng biết mình có bị kiểm điểm vì vi phạm quy định gì không. Nếu có sẽ khó mà về sớm được vì học tập ... chưa tốt ! 
     Tuy nhiên, tù cải tạo lo nhất là lần biên chế đầu tiên sau khi học xong mấy bài chính trị. Ai đi và ai ở lại ? Lúc đó, tù cải tạo đã được phân loại nghĩa là có nợ máu nhiều hay ít. Lần đầu thì biên chế đi Phú Quốc. Lần khác thì biên chế đi Katum, đi Long Giao ... Nhờ những lần biên chế này, tôi mới biết được bác sĩ đàn anh LTL qua nha sĩ VTD (anh của bác sĩ đàn em VDS) và bác sĩ cùng khoá PTT đều ở chung một tiểu đoàn L1T2. Đa số người đi các đợt biên chế trước đều “nặng tội” cả như chiến tranh chính trị, phi công, pháo binh, thiết giáp ... còn lại là các sĩ quan chuyên môn khoa học kỹ thuật đi đợt cuối cùng về Trảng Táo thuộc tỉnh Long Khánh.
    Chính ở nơi này mà tôi đã thấy thoáng qua đủ mặt « quần hùng », cùng trường có, cùng lớp có, đang lang thang lúc thì đi lao động như cắt tranh, vác gỗ, gánh củi ... lúc thì đi tìm chổ tắm giặt ở một lạch nước cạnh rừng, không xa ga xe lửa Trảng Táo bao nhiêu. Ga Trảng Táo trông thảm hại quá sức, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, chỉ có trơ vơ một cái nhà xơ xác cho trưởng ga và dăm ba cái chòi tranh lụp xụp và trống trải. Cũng tại ga này mà những nàng « thương phu trích lệ » tự mình diễn xuất rất đạt trong vai những bà bán hàng rong để mong được trực tiếp nhìn thấy chồng cho thoả lòng nhớ thương sau bao ngày tháng. Bà thì bưng thúng khoai, bà thì đội rổ trứng ... ngồi chờ đợi rải rác quanh ga Trảng Táo. Cũng có bà ra đó báo tin cho chồng biết là con cái họ đã vượt biển thành công, cứ chịu khó mà an tâm học tập, về được rồi sẽ tính sau.
    Thời kỳ đi lao động cải tạo ở đây là thoải mái nhất nhưng cũng nặng nhọc nhất. Thoải mái vì được tha hồ hít không khí núi rừng, được nhìn ngắm những cánh hoa dại trong sương sớm, đẹp một cách tinh khiết hay nhìn thấy cả một khu rừng cây bằng lăng nở đầy hoa tím mà chợt nhớ bài thơ « Màu tím hoa sim » thời danh của Hữu Loan, dù hai màu tím đó đậm nhạt khác hẳn nhau, bên thì nhẹ nhàng, bên thì đậm đà, tươi tắn. Tuy nhiên, ai cũng cảm thấy mệt mỏi so với thời ở Trảng Lớn. Mỗi sáng sớm, tù nhân cải tạo đi rừng như là đi hành quân, nai nịt gọn gàng nhưng nói phải tội trông như một đám thổ phỉ vì áo quần thì vá chùng vá đụp, đầu đội những chiếc nón tự chế không giống ai, người thì cầm rựa, anh cầm dao mác ... lũ lượt từng đoàn tiến vào ... mặt trận nằm sâu trong rừng. Một tổ 4 hay 6 người cùng nhau đốn tre, đốn cây hay đốn củi. Đúng là « khó nhất đốn tre, khó nhì ve gái ». Cũng may có anh từng trải qua việc này nên đạt chỉ tiêu lao động không mấy khó. Vác ba cây tre dài dưới 10 thước thì đi phom phom một đoạn ngắn nhưng đi cả 10 cây số ra khỏi rừng là muốn đứt hơi, nói không ra tiếng, phải nằm há miệng mà thở chứ không thể ngồi hay đứng được vì cái lưng như muốn gảy rời ra từng khúc. Sau giai đoạn làm chổ trú ngụ cho chính mình ngay trên mảnh đất có những cái gọi là nhà tranh trông xiêu vẹo và bệ rạc bị đồng bào đi kinh tế mới vất bỏ trước đó, người tù cải tạo được lệnh phải dựng một hội trường để làm nơi học tập chung cho cả tiểu đoàn. Hội trường này được phân công cho kiến trúc sư DPL phụ trách. Mọi người phải đi sâu hơn vào rừng mới kiếm được hàng chục cây làm cột nhà vừa cao vừa to đến nỗi 4, 5 người mới khiêng nổi một cột. Tuy nhiên, cũng nhờ công trình này, một nhóm trong đó có tôi may mắn được làm một chuyến ... « về trần » như Từ Thức. Đó là được phép ra thị trấn Long Khánh để mua thêm vật liệu xây dựng hội trường. Chúng tôi đi LK bằng xe đò chạy bằng than. Nhiều cô đi buôn hàng, dù cũng biết chúng tôi là tù cải tạo nhưng họ rất có thiện cảm với chúng tôi nên đã dám buông lời nửa như tán tỉnh nửa như chọc ghẹo rồi cười giòn giã vang cả xe. Chúng tôi chỉ biết cười trừ giả vờ thoái thác khi có cô dám bày tỏ cảm tưởng là nhớ tiếc chế độ cũ và thương mến các quân nhân ngày xưa mặc quân phục oai hùng hơn bộ đội bây giờ rất nhiều. Họ ăn nói không dè dặt gì cả làm chúng tôi đâm ra chột dạ nhưng cũng chỉ đồng ý một cách âm thầm và kín đáo mà thôi ! Đến nơi, chúng tôi hẹn nhau cố gắng đạt chỉ tiêu làm sớm, nghỉ sớm để vào quán cà phê tìm lại hương vị của ngày xưa. Chẳng biết chúng tôi thả hồn đê mê vào « những ngày xưa thân ái » quá lâu hay sao mà cán bộ tiểu đoàn tìm không ra chúng tôi đã về trước, bắt anh kiến trúc sư ở lại tìm cho ra chúng tôi để hộ tống về sau. Báo hại, chúng tôi gồm 3 người (tổ tam tam ?) phải ngồi viết bản tự kiểm rồi mỗi người đọc lên để phê bình, thảo luận mất mấy ngày về cái tội đã « quan hệ linh tinh » với những thành phần không rõ ràng ngoài xã hội ! Thật là « đi thì vui, về thì xui » quá cỡ thợ mộc. Lại lo không được thả sớm thì thật chán mớ đời ?
    Một chuyện khó quên xảy ra ở ga Trảng Táo, nơi mà hầu như ngày Chủ Nhật nào anh em tù cũng la cà ngoài đó. Lý do là được phép đi lại tắm giặt hay mua đồ ăn trong những ngày được nghỉ lao động. Nhưng thường là có nhiều lý do hơn cái « chính nghĩa » đó. Ra ga để nghe giọng nói, để nhìn thiên hạ ngoài đời xuôi ngược trên những chiếc tàu hoả cũ kỹ quen thuộc. Ra ga để tìm một ánh mắt, một nụ cười thân thương của ai đó mà cứ tưỏng biết đâu có thể là của mẹ, của em, của người tình ... Chỉ tưởng tượng thế thôi cũng đủ ấm lòng cho cuộc đời tù tội ! Chính những lần ra chơi thơ thẩn ngoài ga như vậy mà tôi cùng một anh bạn sung sướng đến rơi nước mắt khi được chứng kiến những gì đồng bào hành khách đi tàu đã làm. Hôm đó, chúng tôi mua nải chuối về vừa qua khỏi đường rầy vài thước thì đoàn tàu đi ngang và từ trên tàu ào ào vất xuống đủ thứ, nào mít xoài chín, nào bánh kẹo ... và không ngờ có cả tiền nữa chứ ! Nhiều anh em xúm nhau lượm, tôi và anh bạn vớ được mỗi người năm chục đồng bay tới chổ chúng tôi đứng (thời đó 50 $ mới = 500$ cũ). Có anh còn kể đồng bào nhiều lần thả gà vịt đã cột chân, có duy nhất một lần thả nguyên một con heo mọi trong rọ xuống và anh em mang về trại mở tiệc ăn mừng. Hôm đó, chúng tôi tản bộ về mà trong tâm trí vẫn còn như thấy hình ảnh những nụ cười và những bàn tay vung vẩy dễ thương của đồng bào đi xe lửa !
    Nếu ra ngoài ga, người tù cải tạo không cảm thấy mình bị xã hội bên ngoài bỏ rơi thì đi rừng, họ lại học được khá nhiều kinh nghiệm chưa từng bao giờ trải qua. Đi rừng thì đáng ngại nhất là đi lạc. Để tránh lạc đường, mỗi lần đi rừng các nhóm phải xác định một điểm xuất phát được làm dấu bằng mũi dao trên thân cây và các lối đi từ điểm xuất phát cũng phải làm dấu như vậy. Rừng thưa cũng dễ làm lạc đường rồi, huống hồ rừng dày đặc đủ loại cây cối che khuất ánh mặt trời thì làm người ta đi lạc dễ như chơi. Lâu lâu, chúng tôi phải hú lên để dễ nhận ra phương hướng của nhau. Còn điều đáng sợ nhất là gặp thú dữ, tuy nhiên cũng may chưa ai gặp, riêng tôi một lần không phải vắt giò lên cổ chạy trốn thú dữ mà là con ong, con vật nhỏ bé nhưng có vũ khí lợi hại là nọc độc. Lúc đó, vì phải lo chặt những cây thấp làm củi cho đủ chỉ tiêu, tôi xăm xăm phạt ngang gốc cây mà trên đó có tổ ong, thế là cả đàn ong bay tứ tung rồi xúm vào chích tôi đau nhói cả người. Anh bạn đi cùng kêu to lên mày bỏ mũ lại mà chạy, nghe xong tôi tức tốc làm theo lời anh mới đánh lừa được bầy ong và thoát được. Tối về, tôi chỉ đau ê ẩm chứ không nặng lắm, có lẽ vì liều thuốc độc chưa đủ đô, nếu nhiều con cùng « hợp đồng tác chiến » thì tôi chắc đã sưng vù cả người lên rồi chứ nhỉ ? Điều kinh hoàng nhất nữa là gặp cháy rừng. Lửa cháy nhanh không thể tưởng tượng được, bốn bề bừng bừng lửa nóng đỏ chẳng biết đâu mà chạy. Cả tiểu đoàn nhốn nháo cả lên chen lẫn tiếng hò hét ra lệnh và tiếng phụ hoạ ỏm tỏi. Nhóm thì chạy đi vác tôn ra đè chung quanh chổ cháy. Nhóm khác thì tất bật ùa vào chặt hết cây cối ở chổ lửa chưa cháy. Nếu không kịp thời chữa cháy thì khu nhà tranh nằm cạnh rừng của đám tù cải tạo chúng tôi đã tan thành tro bụi. Thật là một phen kinh hồn bạt vía. Sở dĩ có cháy rừng là vì sau mỗi lần phát quang một khu vực nào đó thì lá rừng, cành khô, gỗ vụn ... được un lại thành nhiều đống rồi đốt để làm tốt đất mà trồng bắp, trồng sắn (khoai mì) ... Đốt không cẩn thận là tàn bay theo gió nóng phát lửa táp nguyên cả một khu rừng trong khoảng khắc. Tuy nhiên, trong hoạ có phúc như chuyện « Tái Ông thất mã ». Cháy rừng thui luôn những con vật chạy không kịp nên hôm đó, tiểu đoàn thu được 1 số “chiến lợi phẩm” ngoài kế hoạch. Đó là những con kỳ đà, rùa ... mà thịt thì ăn ngon không thua thịt gà bao nhiêu. Đôi khi cũng có con mển, con hoẳng là những con vật còn có thịt chứ còn những con vật nhỏ khác như thỏ, sóc, chồn ... đã cháy là thành than luôn, ăn gì được ! Nhân nhắc đến thịt rừng, tôi lại phải nói tới một lần cán bộ tiểu đoàn đi săn được một con bò rừng béo tốt, ít ra trên mấy trăm ký. Thế là chúng tôi được ăn theo một bữa thật thịnh soạn. Công đầu thuộc về một anh dược sĩ có tài đầu bếp vào hạng cao thủ. Anh chế biến tài tình làm sao mà chúng tôi ăn được thịt bò đủ 7 món ngay trong trại cải tạo. Ngon ơi là ngon ! Thịt bò 7 món nổi tiếng ở Sài Gòn ngày xưa chưa chắc đã ngon hơn. Nói thế chứ ngon ở đây cũng là do yếu tố tâm lý. Đói quá ăn gì chẳng ngon nhưng nên thành thực mà thừa nhận anh làm đủ món khi thiếu gia vị cũng là tay thượng thừa rồi vậy !
    Thiên nhiên nói chung hay rừng nói riêng còn dạy cho người luôn cả sự hiểu biết. Đời tôi chưa hề biết con vắt là con gì nên khi gặp con vắt, mình cảm thấy chúng nó đáng sợ thật. Chúng cổ ó biệt tài đánh hơi người ở đâu là chúng sấn sổ chạy tới. Có khi cả một bầy đang nhắm hướng mình mà cắm đầu cắm cổ bò đến trên lối đi. Nhìn từ xa, mình cứ tưởng bò chậm như thế còn lâu chúng mới đến mình nhưng thoắt một cái chúng lọt vào người mình khi nào không hay. Đang nhỏ như con giòi, nó vọt lên bằng con đĩa căng tròn vì hút máu người. Vào rừng mà gặp vắt thì dù bó chặt quần áo, đeo găng tay, vớ chân kín đáo cách gì cũng bị vắt chui vào hút máu. Nhiều con vắt cùng ùa vào hút máu ... nhân dân lao động ốm đói thì « từ chết đến bị thương », thế là mạnh ai nấy chạy. Chịu gì thấu hàng hàng lớp lớp bọn ... khát máu này ! Phải tìm khu rừng khác, ai mà dám “đội trời chung” với kẻ thù quái quỷ như thế ? Trong khi con vắt hút máu người từ bên ngoài thì con muỗi lại truyền ký sinh trùng tàn phá máu âm thầm ở trong cơ thể con người nên lại càng nguy hiểm hơn. Một số anh em khi bị chỉ định đi Suối Kiết (Long Khánh) lấy lá dừa cạn về lợp mái nhà thay tranh đã chẳng may bỏ mạng vì bệnh sốt rét Từ lâu, Suối Kiết đã khét tiếng là nơi bệnh sốt rét hoành hành, theo lời của cán bộ thời ẩn núp trong rừng cũng như anh em tù cải tạo từng hành quân ở đây : Ai đi Suối Kiết thì nguy, muỗi mà chích tất sẽ đi luôn đời !
    Học tập cải tạo chỉ qua hai nơi thôi mà một số anh em đã vĩnh viễn nằm xuống, còn nhiều trại rải rác khắp cả nước sau 1975 chẳng rõ tổng số có bao nhiêu con người đã mãi mãi một đi không trở về với gia đình, với những người vợ mòn mỏi trông chồng, với những bà mẹ quặn lòng nhớ con, với hằng hà sa số những đứa bé đã biết hay chưa hề biết mặt cha nhưng vẫn ngày đêm mong cha chúng được trở về đoàn tụ gia đình.
    Khi kể vài mẫu chuyện vui buồn trên, tôi thật lòng chỉ muốn nói đến chuyện vui nhiều hơn chuyện buồn nhưng thực tế, tôi đã bất lực không thể làm được. Phải chăng những sự đau khổ của con người bi đát quá đến nổi vượt lên và lấn át cả ý định ban đầu của mình ? Trong những giòng cuối này, tôi xin kể thêm vào một chuyện thương tâm trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn câu chuyện của người tù cải tạo vô danh. Đó là câu chuyện thắt cổ, trên cây cổ thụ trước sân tiểu đoàn, của một anh Trung Uý Không Quân trẻ tuổi và khôi ngô tuấn tú khi hạn kỳ thả tù đang được lên danh sách mà chính anh là người được tiểu đoàn cho tham gia viết họ tên người tù nào sắp được thả về. Đến bây giờ, tôi vẫn còn bàng hoàng và thương tiếc cho anh, người chung tiểu đoàn với tôi. Lẽ ra, anh không nên chết trẻ một cách oan uổng như thế. Anh chưa được về đợt đầu thì các đợt kế tiếp cũng có tên anh thôi khi chúng ta đang ở những tháng cuối cùng trong trại Trảng Táo. Lúc đó, tất cả anh em tù cải tạo đều xúc động và nghĩ rằng ai muốn tự tử thì đã thực hiện vào giai đoạn đầu mới vào trại là hợp lý nhất (?) chứ còn anh thì chẳng ai hiểu được. Tôi cũng không hiểu do nguyên nhân nào vào giờ chót anh đã tự tìm đến tử thần vội vã như vậy, bằng cách thắt cổ, trước khi tôi được thả về 2 tuần sau đó. Anh đã mang theo tất cả bí mật xuống đáy huyệt. Dù không hiểu gì đi nữa, tôi cũng bắt buộc phải viết ra những lời tiếc thương anh, người tù cải tạo đoản mệnh !
    Phạm Đình, C/N 2011/02

    KIM OANH * TRUYỆN VƯỢT BIÊN

          

     
     KIM OANH * TRUYỆN VƯỢT BIÊN


    Năm 1976 vừa xong bậc trung học tôi rời Vĩnh Long, lần đầu tiên ba anh em chúng tôi vượt biên cùng với mười bảy người bạn chí thân. Vừa xuống tàu lớn chúng tôi đã bị bắt và đưa về nhà lao Rạch Giá trong nỗi lo âu sợ hãi.

    Trong nhà giam, mọi vấn đề về vệ sinh đối với phụ nữ đỡ hơn nam giới. Buổi chiều, phụ nữ được thả ra sân chơi, nhìn qua bên phía nhà của nam giới, tôi nhận diện được anh và em tôi qua ô cửa sổ nhỏ. Chúng tôi trao đổi bằng cách ra dấu và biểu hiện bằng ánh mắt.

    Đêm đêm tôi cầu nguyện Đất Trời, Ông Bà đã qua đời, phù hộ cho anh em tôi được thoát tai nạn này.
    Một buổi trưa đang mơ màng ngủ trong cơn nửa mê nửa tỉnh, những người cùng phòng đánh bài, trò chuyện lao xao, tôi cố giương đôi mắt nhưng không thể được. Bỗng một hình ảnh lung linh ở khung cửa sổ, trên nóc phòng giam. Hình bóng người thanh niên,vận áo dài khăn đóng, gương mặt thanh tú và hiền từ.Tôi cố vùng dậy thì thoáng nghe tiếng nói: "Tên tôi là.....( xin cho tôi được giấu tên) tôi chết vì tội vượt biên ở Kiên Lương, Rạch Giá, tôi sẽ phù hộ cô suốt cuộc đời " và bóng hình ấy biến mất. Khi choàng tỉnh, tôi rất lo âu, sợ sệt.
     Nơi đây tôi quen chị Ánh, Chị rất thương tôi vì chị thấy tôi thường hay khóc một mình. Tôi đem giấc mơ kể chị nghe, chị cho biết, cách nay vài tháng có một chuyến tàu của sinh viên, giả dạng là một đoàn văn công đi trình diển văn nghệ, bị bại lộ. Cả đoàn cùng nhau đốt tàu và tự thiêu ngoài khơi, chị ức đoán cách ăn mặc của người trong giấc mơ là người trong chuyến hải hành này. Chị khuyên tôi, đừng lo sợ, mỗi khi ăn cơm hãy gọi tên người ấy và lập lại lời người nói, mời người về dùng cơm và cầu nguyện những gì tôi ước muốn.
    Thế là từ đó tôi luôn cầu, khấn nguyện cho anh em tôi được ra khỏi phòng tối. Một tuần lễ sau anh và em tôi được ra ở hội trường.Tôi vô cùng mừng rỡ. Lại tiếp tục khấn cầu.Tuy là hy vọng rất mong manh nhưng tôi vẫn khấn nguyện cho chúng tôi được sớm thả ra. Ồ điều ấy khó lắm! Vì chúng tôi đang trong lứa tuổi lao động nên trước khi được tha, bắt buộc phải đi lao động ở U Minh ít nhất một năm. Sau 2 tháng 10 ngày bị giam, nhóm tôi được gọi tên tập họp. Lòng nghĩ thầm đi U Minh thôi!. Nhưng một phép nhiệm mầu, mười bảy người trong nhóm được "khoan hồng". Thật tôi không ngờ là điều này có thể xãy ra .



    Nghe audio trọn bài văn qua giọng đọc của Hồng Ánh & Hoàng Phố

    (Xướng ngôn viên đài Phát Thanh Radio "Tiếng Nước Tôi" , San Jose, California)



    Sau đó, gia đình tôi vẫn lần lượt ra đi. Tôi lại tiếp tục cầu nguyện cho anh chi em tôi ra đi thành công tôi sẽ ở lại với Ba Má, được thế tôi mãn nguyện lắm rồi. Thế là mỗi chuyến anh, chị, em của tôi đều đến nơi bình an. Duy chỉ có tôi thất bại, lầm lũi trở về. Rồi chờ đêm thật khuya mới dám vào nhà. Má tôi bảo: mỗi lần nghe tiếng gỏ cửa trong đêm, lòng Má đau như cắt vì biết rằng con đi không thành. Ba Má đã đổ không biết bao công lao, khó nhọc, vơ vét những gì có thể bán đổi lấy vàng để lo cho tôi, thất bại là mất tiền. Với năm lần thất bại. Ba Má phải vay mượn, nhất quyết cho tôi ra đi.

    Một hôm Má tôi hỏi:

    - Con đã cầu nguyện như thế nào? nói cho Má nghe?
    - Con cầu cho tất cả anh chị em ra đi được bình an con ở lại với Ba Má.
    Má tôi không nói lời nào, Má nấu một mâm cơm chay và khấn Người đã phù hộ cho tôi xin lỗi người khuất mặt mà tôi đã gặp trong giấc mơ. Má xin được lấy lại lời tôi khấn. Mong Người giúp tôi ra đi được bình an, nếu có thương tôi người hãy giúp cho con tôi được hạnh phúc về sau. Và Má tôi bảo :
    - Từ nay con đừng cầu xin người ấy nữa, hãy để cho Người ra đi thanh thản.
    Vào một mùa thu 1979, trời chưa kịp sáng tôi một lần nữa rời gia đình. Có người hướng dẫn tôi đến bến đò Rạch Sỏi. Một chiếc đò nhỏ, tất cả mười ba người.Tôi cảm thấy lo với con số 13.Thật vậy, đò vừa ra khỏi vùng khám xét, bỗng nhiên tắt máy và trôi theo con nước, tất cả lo âu, hồi hộp. Chúng tôi bắt buộc phải nằm dài xuống lòng đò, một tấm bạt được phủ lên che kín. Hai người trong nhóm thay phiên nhau sửa máy. Tôi cầu nguyện Trời Phật Ông Bà che chở cho chúng tôi.

    Tiếng máy nổ, có lẽ không lớn bằng mười ba tiếng thở phào nhẹ nhỏm. Đò tiếp tục chạy, từ từ thấy biển khơi. Một chiếc tàu thật dài khoảng mười mét hiện ra trước mắt. Chúng tôi lên tàu cả gia đình chủ tàu, tài công đều là anh em ruột. Trong nhóm người đi đa số là họ hàng gần trừ ra hai gia đình còn lại, và tôi không có họ hàng với chủ ghe. Như vậy trong tàu này tôi là người đơn độc. Hoà, cậu thanh niên đưa chúng tôi đến ghe lớn, vội vàng bỏ chiếc đò nhỏ xin chủ ghe đi theo.Tổng cộng bốn mươi hai người.

    Vừa vui lại vừa khóc! Lần này là vĩnh viễn xa… xa tất cả những người thương, xa quê hương và biết đến bao giờ mới có ngày trở lại? Sau đó nỗi lo ngại lại xâm chiếm lòng. Rồi đây chúng tôi sẽ đi đâu và về đâu?

    Nhưng tôi đã từng suy nghĩ ra đi là tìm cái sống trong cái chết, vì vậy sẵn sàng chấp nhận một bị bắt hoặc tệ hại hơn là bỏ mình ngoài biển khơi. Nghĩ như thế mới mong có đủ can đảm và cương quyết ra đi.





    Chiếc tàu tôi vừa lên, đã đi đánh cá lâu ngày trên biển nên trên tàu có sẵn rất nhiều thực phẩm. Mấy hầm tôm, cá, mực tươi. Mực khô, tép khô, gạo nước đều đầy ấp. Chủ tàu họ lo cơm nước rất chu đáo cho những người trong chuyến đi này. Riêng tôi không ăn được vì bị say sóng.
    Ngày đầu ra khơi, lo lắng, bồn chồn lẫn háo hức, không ai ngủ được, khi đêm đến tất cả lên boong tàu trò chuyện và tôi được dịp làm quen những người đồng hành. Gia đình anh Hai, anh Ba, gia đình anh Tư, anh Năm, vợ chồng anh tài công (anh Mài và chị Ánh), gia đình chú Tuấn, vợ chồng anh Phỡ, vợ chồng Dũng Thắm, còn lại tất cả còn độc thân là chú Tuấn, Anh Cường, Thường, Diếng, Giỏi, Hòa, Hùng, Liêm, bốn đứa con gái ,Hà , Nguyên, Hồng và tôi.

    Lúc biển yên gió lặng, cùng nhau phân công, ai bíết nói tiếng Anh để có thể giúp mọi người khi đến nơi. Trong nhóm có anh Dũng nhận trách nhiệm này, anh Ba ,anh Cường là người Hoa có thể nói tiếng Quang Thoại, tiếng Quảng Đông. Anh Ba rất vui tính, anh trò chuyện để trấn an mọi người, anh kể sự tích chiếc tàu, rất linh thiêng, con gái của bà chủ tàu trước đó đã chết ngay cột tàu. Khi gia đình anh mua về họ luôn luôn khấn cô gái ấy.Trên tàu có một tượng Phật Bà thật cao, được thờ trước đầu tàu để độ hộ cho gia đình anh mỗi chuyến ra khơi. Ngoài ra anh con một lọ nước làm phép. Anh bảo khi gặp nguy cơ chỉ cần thoa lên tóc thì nói đối phương sẽ nghe. Cho nên anh rất có niềm tin. Đêm đó nhìn dáng của mọi người cùng hướng mắt ra vùng biển bao la, lòng tôi như chỉ rối, lắc đầu xua đi khối nặng đang đè trong não tôi cố gắng dỗ giấc ngủ, ngủ bình yên sau một ngày hoang mang sợ hãi.

     
    Ngày sau, tàu vẫn êm đềm lướt sóng, hai bên hong tàu có hai đàn cá đi theo…xa khơi bắt đầu thấy những mảnh ván đồ đạc nổi trôi. Một nỗi lo sợ bao trùm. Có lẽ một chiếc tàu nào đã đắm gần đây. Khoảng xế chiều, tàu đi cũng khá xa hướng về Malaysia. Thình lình anh tài công bỏ ống nhìn , thông báo có hai chiếc tàu thật lớn từ xa tiến đến vơí tốc độ rất nhanh, anh sợ với tốc độ này đụng phải, tàu sẽ bị vỡ tan.
    Tất cả anh em chủ tàu chuẩn bị chống trả vì họ có mang theo rất nhiều súng đạn.Theo kinh nghiệm đi biển họ biết đó là hải tặc. Nhưng các bà vợ của họ khóc xin năn nỉ chồng đừng chống trả . E rằng hải tặc có súng lớn hơn bắn lại, sẽ chết hết. Các bà khóc quá nên các ông buông tay.

    Tôi thật nhanh, nhảy vội xuống hầm tàu lấy dầu nhớt bôi vào mặt mình cho xấu xí đi vì hai chị tôi đi trước viết thư về căn dặn khi gặp hải tặc một là làm đàn bà có con nhỏ, hai là làm một đứa con nít, thấy ai có con thì bế đại như thế mới mong thoát thân.

    Trời ơi! Khi hai chiếc tàu cập vào chúng tôi như người đã chết rồi. Tất cả đứng im như pho tượng. Bọn chúng chỉ có cái khố che thân, mặt mày dữ dằn, tay cấm búa, dao, mã tấu, thật kinh khiếp vô cùng.Tôi thấy chị Tư có hai đứa con nhỏ, tôi vội vàng bế đứa nhỏ nhất của chị, vừa lúc ấy chúng đã tràn ngập lên tàu. Chúng chia chúng tôi ra làm ba nhóm: đàn bà con nít, đàn ông con trai và con gái.
    Tôi bế đứa nhỏ, nên chúng đẩy tôi vào nhóm đàn bà. Chúng thay nhau lục soát khắp tàu, khắp nơi trên cơ thể của từng người, chúng vơ vét vàng bạc, nhưng có lẽ điều chúng mừng nhất là những khẩu súng đạn và thực phẩm tươi dưới hầm. Bọn họ quên chúng tôi trong giây phút, chỉ lo vơ vét hết thực phẩm tươi về tàu . Thời gian sợ hải và kinh hoàng kéo dài rất lâu.
    Bỗng nhiên chúng ra dấu mang nhóm con gái sang tàu chúng. Khiếp đảm và vô cùng tuyệt vọng! …Lúc này tôi chỉ biết cầu nguyện mà thôi và tôi quên đi những gì Má tôi dặn dò, tôi cầu xin linh hồn Người đã phù hộ cho tôi dạo trước. Xin người thứ lỗi cho tôi, ra đi mà không dám nói, giờ nếu thương tôi xin giúp tất cả mọi người thoát nạn và những người con gái kia không bị làm ô nhục, tôi rất cám ơn. Và từ xa xuất hiện thêm chiếc tàu thứ ba, đang tiến dần đến.Tôi biết là khó sống hôm nay. Tôi khấn nguyện xin Đức Mẹ, Ông Bà, Người phù hộ, nếu chết thì cho tôi được chết trên bờ, để Ba Má tôi còn biết con mình bỏ xác nơi đâu, cầu cho những người con gái kia được thả về tàu của mình, đừng bắt họ đi và được bình an. Tôi nguyện thề sau này tôi sẽ vào đạo.Thế rồi tôi ngất đi không còn biết gì nữa.

    Khi tỉnh lại, tôi cảm nhận có mùi dầu Nhị Thiên Đường ở mũi. Cạnh tôi là một người đàn ông trung niên ăn mặc bình thường. Ông nhanh tay vúi vào tay tôi một cuộn giấy tròn nhỏ, linh cảm đây là người tốt, tôi vội giấu vào trong búi tóc tôi. Ông ta hỏi tôi có biết tiếng Anh không, tôi gật đầu, ông ta vội nói: "Tôi là môt thương buôn ở Singapore có hai con. Sau này cần gì tôi giúp."
    Người thương buôn đưa cho tôi một thau cháo, tôi không dám ăn, tôi sợ có thuốc mê, không còn nói được chỉ biết lắc đầu kinh hãi. Nhìn chung quanh các bạn gái đã về lại tàu, Tất cả đều bình an. Bọn hải tặc chỉ còn lãng vãng vài tên, lo vơ vét đồ đạt còn sót.
    Ông cho người đem sửa đặc, dầu Nhị Thiên Đường, cá mòi hộp cho chúng tôi. Nói bằng tiếng Quảng Đông, chỉ đường đi đến Kuala Lumpur.
    Sau khi hai chiếc tàu hải tặc đi xa rồi, tàu ông mới rời chúng tôi. Ông chỉ xin tượng hình Phật Bà nơi đầu tàu. Chúng tôi cùng ôm nhau khóc vì nỗi kinh hoàng đã qua đi. Kể từ giây phút đó tất cả đã thành một đại gia đình, đùm bọc chở che cho nhau.

    Định thần lại, tôi xem cuộn giấy nhỏ của người thương buôn đưa, chính là địa chỉ của ông ở Singapore. Chiếc tàu thứ ba chính là chiếc tàu ân nhân của chúng tôi. Xin cám ơn một tấm lòng nhân đạo, xin ơn trên che chở cho gia đình người ân nhân này luôn an lành, hạnh phúc..Đúng là một phép nhiệm mầu mà ơn trên đã ban cho chúng tôi thoát nạn hôm nay.


    Đêm thứ nhì, để tránh gặp nguy một lần nữa, đèn tàu tắt hết đêm nay không một ai dám ngủ mặc dù đã mệt lã người.Thình lình một tia sáng loé lên từ xa, tàu hướng theo tia sáng ấy mà chạy. Chúng tôi reo mừng, một dãy nhà đèn sáng choang, và môt bến cảng trãi dài.Tàu cập vào cảng Hải Quân ở Trenganu. Hôm nay là ngày 12- 5- 1979.
    Nhưng chưa kịp vui, một người lính Hải Quân nhảy thẳng xuống boong tàu, bắn một phát súng chỉ thiên. Than ơi! Đại họa đã giáng lần thứ hai sao? Chúng tôi khiếp cả hồn vía, con nít khóc vang, tất cả dồn vào góc tàu, nép sát bên nhau run rẩy, người lính kia thì quát tháo om sòm. Tôi chợt nghe loáng thoáng tiếng Anh thì phải ? Tôi vội trấn tỉnh để lắng nghe.

    Thôi đúng rồi! Tôi nhìn anh Dũng, anh ngồi bất động và đang cố gắng che chở cho Thắm vợ anh.

    - Ai có thể nói được tiếng Anh?
    Hắn lập đi lập lại nhiều lần. Hồn viá đâu trả lời. Một nỗi kinh hoàng trước họng súng hướng về chúng tôi.
    - Không ai trả lời tôi sẽ bắn.

    Tôi chỉ nghe có thế chân tay rời rã. Nhưng nghĩ đến "chết" làm tôi nhớ Má tôi, bà thường đem chuyện đời xưa kể cho con cháu nghe về kinh nghiệm sống trong chiến tranh .Thời chạy loạn giặc Tây, Má tôi nhờ có chút vốn liếng tiếng Pháp, Má cũng từng giúp được cho bản thân mình và những người phụ nữ cùng làng thóat cảnh bị Tây hảm hiếp.Tôi như cái lò xo bật dậy, với vốn liếng Anh ngữ ít ỏi, tôi trả lời:

    - Tôi biết nói tiếng Anh chút ít.

    Và lạ thay người lính đó nhỏ giọng xuống, tôi cảm thấy tinh thần mình bớt căng thẳng, tôi cố gắng tập trung nhiều hơn.

    - Có bao nhiêu người trên tàu? Hắn hỏi
    - Có bốn mươi hai người trên tàu.Tôi trả lời
    - Tôi đếm không đúng bốn mươi hai người thì tôi bắn. Hắn chỉa súng vào ngay tôi.



    Tôi không còn tinh thần nữa, tôi khóc và quỳ xuống van lạy.Cả tàu thấy tôi quỳ lạy tất cả đều làm theo. Ngay khi ấy hơn chục người lính khác kéo đến. Họ mặc đồng phục Hải Quân.Họ ra lệnh tôi là người rời tàu trước tiên, đứng sang một bên, không bị khám xét và tất cả lần lượt rời tàu, những người còn lại bị khám xét toàn thân nhưng không sàm sở như bọn hải tặc dã man. Cũng nhờ tôi không bị xét nên lúc đi ngang tôi, Nguyên vội nhét vào tay tôi một sợi dây chuyền, tôi vội giấu vào trong búi tóc.

    Màn đêm buông xuống rất nhanh tôi đoán gần 12giờ đêm. Những người lính Hải Quân cho chúng tôi ăn tạm bánh mì ngọt vài trái bôm. Chúng tôi đã từ từ bình tỉnh lại.

    Họ hỏi chúng tôi từ đâu tới, đi có bị hải tặc không? Họ cho biết chúng tôi sẽ phải rời nơi này trong vài hôm. Họ sẽ cấp xăng, thực phẩm và tiếp tục ra đi. Những ngày lế tiếp anh Ba anh Cường có thể nói tiếng Quảng với họ, anh Dũng và tôi cùng họp tác trả lời bằng tiếng Anh. Ba đêm liền chúng tôi ngủ ngoài trời trên nền xi măng cảng nóng bức. Mỗi đêm thao thức vì có những người muốn giở trò tồi bại với con gái, các anh họ của Nguyên, Hồng luôn nằm cạnh hai cô che chở còn tôi không có người thân nên được nằm giữa Nguyên và Hồng. Rất cảm ơn hai cô bạn đã cho tôi môt nơi nương tựa, một tình tương thân tương ái.

    Đêm thứ tư chúng tôi được vào môt căn nhà bằng gỗ hai tầng ở tạm. Khi vào nơi ấy chúng tôi nhận được những dòng chữ để lại từ những người đến trước, trên tảng đá để làm bếp nấu nướng và vết tích để lại là những nhúm tro tàn. " Nơi đây không an toàn có thể bị kéo ra khơi. " Dòng nhắn tin này làm chúng tôi rất lo sợ, thì ra tai họa vẫn luôn chực chờ bất cứ lúc nào, nhưng lời nhắn đó là những chân tình quý báu đối với chúng tôi.
    Lo lắng chưa biết phải đối phó như thế nào thì một đêm có chiếc tàu cập vào cảng để lấy nước và xăng dầu. Một người đàn ông bảo rằng tàu còn tốt sẽ bị ra khơi trở lại. Đến nửa khuya ông khách lạ trở lại cùng các anh trong tàu đục thủng cho tàu chìm. Người ân nhân đó một lần nữa đã đến với chúng tôi trong việc làm vô cùng thánh thiện, người ấy không ai khác hơn chính là người Singapore đã giúp chúng tôi khi hải tặc cướp tàu. Xin muôn vạn lời cám ơn, tấm lòng nhân hậu, một lần nữa xin gửi đến ân lòng biết ơn và lời nguyện cầu mọi điều may lành đến với ông và gia đình .

    Thế là thoát nạn! Sáng hôm sau tàu chìm, bắt đầu có cảnh sát đến canh giữ chúng tôi. Cứ mỗi hai tiếng đồng hồ họ thay ca trực, mỗi ca là hai người cảnh sát, nhờ có canh gác và có nhiều phòng, từng gia đình ngủ riêng, tôi cùng ba chị em của Nguyên chung phòng, con trai ngủ dọc theo hành lang để bảo vệ cho con gái.
    Chiều đến, có tàu của lính commando cặp vào cảng lấy nhiên liệu. Họ vào trò chuyện với anh Ba và anh Cường. Nhưng đêm đến đang yên giấc, vài lính commando thực hiện những hành động xấu xa. Trãi qua bao lo âu mệt mỏi, mấy anh ngủ say không hay lính đã vào phòng chúng tôi. Hốt hoảng vì họ pha đèn vào mặt , tôi bật ngồi dậy và la to: "Chú Tuấn ơi cứu tụi con."

    Tất cả con trai chạy sang. Chú Tuấn đã bị họ đánh báng súng vào đầu. Chúng chưa kịp giở trò, thì vội chạy nhanh vì một chiếc xe cảnh sát khác đến thay ca trực. Thì ra hai người cảnh sát trước đã toa rập với họ thực hiện điều xấu xa. Cám ơn Phật Trời đã che chở những đứa con gái này thoát nạn đêm nay. Anh Dũng đã thuật lại cho hai người cảnh sát vừa đến thay ca trực, họ lập biên bản và kể từ sau hôm ấy chúng tôi mới được yên thân. Từ đó, đêm đến các anh trong tàu đem chúng tôi giấu dưới lường môt chiếc xe hư lánh nạn.
    Hai tuần lễ trôi qua, họ đưa chúng tôi rời Cảng bằng xe cam nhông nhưng không biết đi đâu và đến nơi nào. Xe được che kín mít, cố vén tấm bạt xem. Ôi! Toàn là rừng rậm lại một phen lo âu hoảng hốt. Sau một đoạn đường dài ngoằn ngoèo và nhấp nhô, bất chợt xe dừng lại. Xuống xe, nhìn thấy phiá bên trong hàng rào dây kẻm gai toàn là người.
    Mừng quá! Mừng quá người Việt Nam. Những người đồng hương chào hỏi, tiếp đón ân cần, được đưa vào trại tỵ nạn.Chúng tôi, người về từ cõi chết!
    Sau khi tạm ổn định, mới vỡ lẽ đây là môt trại tập trung tổng cộng hơn ba ngàn người Việt tỵ nạn. Người ta gọi nơi đây là Rừng Dương vì chung quanh toàn là cây Dương. Không có Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cũng không có Hồng Thập Tự đến, hầu như phải tự túc. Không biết bao giờ được vào trại chính thức. Gần hơn năm nay chưa ai được ra khỏi nơi này. chỉ biết đợi chờ.... những gia đình ở khá lâu họ trồng trọt, những vườn rau xanh biếc, chăn nuôi gà để sinh sống. Họ cho biết trước đó nhiều tàu được gọi ra đi nhưng không rõ được vào trại hay đã bị đưa ra khơi, hoàn toàn bặt tin.
    Nơi Rừng Dương, ai có tiền muốn gì cũng có, người bản xứ họ mang lương thực nước uống bán lấy vàng hay tiền đô Mỹ, chúng tôi nhờ vào gạo, cá khô còn sót lại, cùng chia nhau ăn. Gạo đã vơi đi dần, chúng tôi phải nấu cháo. Khi hết hẳn lương thực, mạnh ai nấy lo thân. Tôi đã cùng ba chị em Nguyên thành một gia đình, các anh cùng tàu trốn trại vào rừng đốn lá và lợp cho một mái nhà để trú mưa. Thức ăn dần dần hết, người ta lẻn vào rừng tìm rau cỏ ăn, tôi là thân con gái không dám đi, lính Mã Lai bắt được trốn trại họ đánh nhừ tử. Tôi chờ cho mọi người ăn hết đọt rau cỏ non, bỏ phần già, tôi nhặt lại ăn cho qua ngày. Một hôm giặt đồ tôi phát giác ra một sơị dây chuyền còn sót lại, Má tôi đã cẩn thận may vào cạp quần, mừng quá ,nhờ người đổi ra tiền Mã.

    Sau khi có tiền việc đầu tiên tôi nhờ mấy người trốn trại mua dùm vật dụng cần thiết nhất, thế là đã mất đi hơn hai phần ba số tiền. Phần còn lại tôi mua đường để đủ sức chịu đựng khi đói, mì gói bốn đứa chia nhau làm canh ăn đở dạ. Sợi dây chuyền tôi giấu được cho Nguyên cũng dành để chi vào những nhu yếu phẩm cần thiết nhất cho ba chi em cô. Rất vất vã và thiếu thốn mọi phương tiện, chúng tôi cũng gặp những người muốn giúp đở, che chở. Nhưng ở đời có ai học được chữ ngờ. Nghĩ vậy nên ba đứa con gái chúng tôi không dám nhận. Tôi luôn tự nhủ lòng "Trời sanh voi sanh cỏ".Thôi thì "Hết cơn bỉ cực đến hồi thới lai". Ráng cố gắng chiụ đựng một thời gian xem sao!




    Sinh hoạt ở đây, chiều khoảng 3 giờ đến 8 giờ tối, những người kiểm soát trại, mở hàng rào kẻm gai, gọi số tàu xuống biển tắm theo nhóm.Thời gian trôi qua cũng được hơn hai tháng. Một chiều xuống biển tắm, loa phóng thanh gọi số tàu tập họp. Trong đó có tàu của chúng tôi " VNKG 0249”.Vội vã chạy về lều, được biết hôm nay có tất cả bốn chiếc tàu được ra khỏi trại Rừng Dương. Đây là diểm phúc hay điều bất hạnh?

    Tất cả mọi người đều hoang mang không hiểu tai sao chúng tôi đến sau lại được đi trước? Khi chiếc xe cam nhông đến, người lớn tuổi bàn với nhau, chuyến xe đầu nếu đến được trại chính thức thì đánh lên thành xe dấu thập, còn nếu bị ra khơi thì đánh dấu trừ, để cho những người sau biết đường mà lo liệu. Nhóm chúng tôi đi sau cùng. Khi xe đầu trở về đón tiếp, tất cả hò reo mừng rỡ, vì chữ thập đã được ghi lại thành xe. Bắt tay từ giã những người bạn thân quen, tuy ở ngắn ngũi nhưng chúng tôi rất bùi ngùi xúc động vì cùng chung cảnh ngộ. Hy vọng một ngày gần tất cả sẽ được thoát khỏi nơi này. Các chú bác còn ở lại căn dặn khi gặp Cao Ủy Tỵ Nạn nhớ cho họ biết, còn rất nhiều người tỵ nạn bị lãng quên nơi Rừng Dương.
    Đến trại vào buổi chiều. Nơi đây có phái đòan Mã Lai, trưởng trại, thông dịch viên tiếp đón, được biết đây là Trại Tỵ Nạn Cherating. Tất cả sẽ được cấp lều cho tạm trú, thực phẩm khô do Hội Hồng Thập Tự tiếp tế, mỗi tháng được thêm một phần thịt, rau tươi. Sẽ có các Phái đoàn từ các quốc gia trên thế giới đến mở hồ sơ, phỏng vấn và cho định cư ở nước thứ ba. Tôi như người đi trên mây, chỉ biết khóc… khóc vì sung sướng, khóc vì biết mình đã được TỰ DO.

    Trại Cherating là một xã hội mới. Một xã hội thu nhỏ trong cộng đồng người Việt ly hương. Cũng bon chen cũng cạm bẫy, cám dỗ. Tuy nhiên bên cạnh những người xấu, cũng có những người với tấm lòng nhân hậu vị tha. Chợ nhóm buổi sáng, ban đêm có quán café ca nhạc, có trường học dạy sinh ngữ.
    Trường học được lập ra cho mọi người. Ai muốn có chút vốn liếng ngoại ngữ để định cư ở nước thứ ba. Học cũng để quên đi thời gian, quên đi nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương.
    Công lao này do các anh sinh viên học sinh xuất thân từ trường Pétrusky,Taberd, Phú Thọ. Họ xin Cao Ủy Tỵ Nạn các dụng cụ học đường như sách, tập viết, phấn và bảng đen.Các anh dựng lớp, đóng bàn học và thay phiên nhau dạy các lớp buổi sáng, các lớp buổi tối, miễn phí. Việc làm thiện nguyện của các anh thật cao quý.
    Lều chúng tôi được dựng trên môt nơi trước kia là bãi rác, nằm cạnh bìa rừng, chung quanh trại rào dây kẻm gai. Có những đêm đang ngủ, tiếng la thất thanh “Có rắn!” bọn tôi nằm bất động, rắn bò ngang mình từng đứa, toát mồ hôi hột, thế là thức trắng đêm vì sợ. Có lần bị rết kẹp nhức nhối, may có các cụ người Hoa tốt bụng dùng tỏi vắt đắp cho tôi qua cơn đau. Đêm nào mưa thì như đêm âý ngủ ngồi, nước ngập từ bãi rác xông lên nồng nặc mùi hôi thối. Dần dần có thêm điều kiện các anh trong tàu đóng sạp cao để tránh rắn rết.
    Trãi qua những ngày dài buồn khổ vì nhớ nhà, nhớ cha mẹ còn kẹt lại ỏ Việt Nam. Không sao nhắn được tin tức cho gia đình là tôi đã bình yên. Khi có người ra đi định cư nước thứ ba, tôi cũng như bao người vội vã viết vài lời nhắn gữi cho thân nhân. Nhưng rồi cũng vô vọng. Nguyên, Hồng, Liêm ba chị em được phái đoàn Canada nhanh chóng chấp nhận, vì Ba Nguyên làm hảng viết chì Pacific ở Biên Hòa. Ba chi em từ giã tôi đi Canada rất nhanh. Còn lại một mình tôi đã cố gắng sống, sống trong buồn bã đơn độc. Cuộc sống khó khăn, sống thật bơ vơ, tôi phải chống chỏi với đời bằng đôi tay nhỏ bé và yếu đuối của mình. Tuy khổ nhưng lúc nào tôi cũng cố giữ lòng trong sáng, tôi tự nhắc nhở với chính mình. Khổ đã quá nhiều, tại sao chỉ còn gang tấc mà không vượt qua được hay sao?!
    Sau khi ba chị em Nguyên ra đi, tôi xin các anh đóng cái sạp riêng cho tôi vì hai cô bạn đi rồi không còn ai nằm hai bên che chở cho tôi. Thế là tôi có một gian san riêng, bề ngang nửa mét, bề dài một mét rưởi. Mỗi buổi sáng tôi thức thật sớm xuống gần bờ biển tập thể dục. Các bác người Hoa dạy tập Tài Chi, trưa thì cùng các tổ đi làm vệ sinh phòng tắm nữ, thời gian bạn bè bên nhau trong trại Cherating, hàng ngày được nghe, và nhắc nhở đến những kỷ niệm nơi quê nhà dấu yêu. Tất cả những kỷ niệm ấy lúc nào cũng đẹp. Những câu chuyện hay những kỷ niệm đẹp đều bắt đầu bằng hai chữ “Ngày xưa” đã được nhắc đến một cách thiết tha và u hòai không ai có thể quên. Vì những nhớ nhung ấy những người đến trước đặt tên trong trại ty nạn Cherating, những khu vực là Sàigòn, Chợ Lớn, và tên những con đường Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi ...
    Chương trình dạy anh văn được rút ngắn. Mỗi tối tan học về, cùng các bạn nghe ké Radio, tin tức đài BBC hay đài VOA . Tôi thường ngồi khóc một mình, khi nghe được tiếng hát Khánh ly, Lệ Thu, Elvis Phương… những bài hát nghe nhớ nhà "đứt ruột". Đó là hai chữ mà ngày xưa tôi thường nghe Ba Má tôi nói. Tôi không hiểu thế nào, nhưng giờ đây tôi đã hiểu thấu thế nào là "đứt ruột".

    Một sáng tinh sương, khí trời dịu mát, sau khi đi tập thể dục xong, tôi lang thang đến văn phòng thông tin, cũng như bao người có mặt nơi đây dò xem danh sách những người có thân nhân đi tìm. Tôi không tin vào mắt mình tên tôi rõ ràng từng nét ngày sanh, số tàu “có thư bảo đảm”. Tôi như người điên la thật to và nhảy tung tăng mừng rỡ khi bình tỉnh lại, chung quanh mọi người đều cười về sự vui mừng trông thật ngây ngô của tôi. Họ đã đồng cảm chia sẻ với niềm vui mà tôi đang có.

    Đó là lần đầu tiên, nhận thư từ Úc của hai chi tôi gửi sang kèm cái cheque một trăm đô. Tạm thời chưa sử dụng được vì không có nơi đề đổi tiền. Nhưng điều quan trọng vào lúc này, lá thư của hai chị. Nó có ý nghĩa như lá bùa hộ mạng, để chứng minh khi tôi gặp phái đòan Úc sau này.
    Thời gian chờ đợi chậm chạp trôi qua.Tôi được phái đòan Mỹ và phái đòan Pháp phỏng vấn nhưng tôi không khai có anh ở Mỹ và có cô ở Pháp. Tôi muốn đi Úc vì đa số anh chị đều ở Úc .Theo qui định của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc dạo ấy. Ai muốn chờ quốc gia mình muốn đến” bóc đi” (định cư) thì ít nhất phải có hai quốc gia khác đóng “dấu bác”( khước từ) vào hồ sơ, tôi đã có đủ điều kiện vì phái đòan Mỹ và phái đoàn Pháp đóng dấu khước từ .
    Hai tuần sau phái đoàn Úc đến trại phỏng vấn. Tôi không có tên trong danh sách phỏng vấn vì thứ tự hồ sơ chưa đến. Phái đòan sẽ làm việc bốn ngày, và ba tháng sau họ mới trở lại trại lần nữa. Những người có kinh nghiệm cho biết, nếu phỏng vấn nhanh, đôi khi họ bổ túc thêm danh sách.Với ý chí cương quyết và tinh thần nhẫn nại tôi không đầu hàng số phận Tự nghĩ mình phải làm sao và như thế nào để được vào phỏng vấn? Thế là mổi buổi sáng, tôi đều đứng chờ ngoài văn phòng phỏng vấn. Trưa đến giờ nghĩ, tôi vội chạy về lều ăn qua loa, rồi đến văn phòng tiếp tục chờ. Trên tay tôi luôn có “ lá bùa hộ mệnh” . hồi hộp và chờ đợi...Nhưng nghĩ lại.Tôi chờ ai đây,và chờ điều gì? Trong khi tên tôi chưa được niêm yết. Tôi chỉ biết cầu Phật Trời và Ông Bà, ban một phép nhiệm mầu cho tôi.

    Ba ngày trôi qua, hết giờ làm việc tôi buồn thiu, lặng lẽ ra về ...mấy đứa cùng chuyến tàu cứ chọc “Đừng lo nữa chị ơi, chờ đi theo diện “hốt rác” với tụi em cho vui...”

    Đến ngày thứ tư, tôi cảm thấy tuyệt vọng, danh sách ngồi chờ phỏng vấn vẫn còn.Tuy nhiên lòng tôi vẫn cương quyết không bỏ cuộc. Tôi khấn nguyện ơn trên giúp tôi có niềm tin và hy vọng...cho đến giây phút cuối cùng cuộc phỏng vấn kỳ này.
    Bỗng một trận mưa thật lớn trút xuống, mọi người chạy tán loạn. Riêng tôi vẫn đứng im chờ đợi, bị ướt cả người, vốn mãnh mai yếu đuối. Tôi đã tự hỏi “không biết điều gì đã thúc đẩy tôi có một sức chịu đựng thế này ?” Có lẽ đó là niềm tin mãnh liệt trong tôi, được đức tin này là nhờ Ba Má tôi từng kể lại những tháng năm dài chạy loạn, từ thời Pháp thuộc cho đến trận Mậu Thân, và biến cố năm 1975. Ba Má tôi đã chịu đựng không biết bao gian khổ, khó khăn để cho mười đứa con được thành người, và tương lai tốt đẹp. Công ơn dưỡng dục sinh thành của Ba Má vẫn luôn là một nét son đẹp nhất trong đời. Đây là tấm gương sáng mà Người đã dành cho con cháu đời sau noi theo, hình ảnh này mãi mãi không phai nhòa. Bên cạnh đó trong tôi còn có một tinh thần của một Hướng Đạo sinh Việt Nam. Chúng tôi luôn tươi cừơi và hát khi gặp khó khăn hoặc hiểm nguy "Hướng Đạo Việt Nam khó khăn coi thường, Hướng Đạo Việt Nam đuốc thiên soi đường, luôn luôn ta bền gan rèn tâm hồn trong sáng...".Vâng, tôi sẽ và rất kiên cường vượt qua mọi thử thách đã và đang chờ. Xin biết ơn những huynh trưởng trong Hướng Đạo đã rèn luyện cho tôi một tinh thần phấn đấu và niềm hy vọng để sinh tồn.

    Người được phỏng vấn đứng lên từ chiếc ghế trước mặt người tùy viên di trú Úc, anh trật tự gọi tiếp danh sách nhưng vắng mặt. Bây giờ chỉ còn phái đòan Úc và bác thông dịch viên. Như một điều kỳ diệu, tôi không tin vào mắt mình tôi vuốt nước mưa trên mặt, người tùy viên Úc vẫy tay gọi tôi vào, tôi đứng như pho tượng, không nhấc nổi đôi chân. Bác thông dịch gọi tôi.
    - Cháu vào đây...
    Bừng tĩnh, mừng khôn xiết! Tôi chạy nhanh vào văn phòng. Họ mời ngồi và tự giới thiệu tên .Tôi biết được người thông dịch viên tên Đào( tôi không rõ là họ hay tên)
    Thế là cuộc phỏng vấn bắt đầu.

    Bác Đào bảo:

    - Cháu có biết tiếng Anh không?
    - Thưa bác cháu biết ít thôi, cháu sợ quá!
    - Chaú biết gì cứ trả lời, vì sẽ được nhiều ưu điểm, lúc nào không biết Bác sẽ giúp cháu. Bác rất ân cần và nhiệt tình, lời nói rất nhỏ nhẹ nên làm tôi hết lo sợ. Bác Đào thông dịch :
    - Tại sao chaú đứng trong mưa, tại sao ngày nào ông ta cũng thấy cháu đứng trước cửa văn phòng, chờ đợi điều gì và chờ ai? cháu muốn đi đâu?

    Tôi như người từ trên trời rơi xuống, chưa được hoàn hồn.Bác Đào tiếp:

    - Cháu trả lời đi.

    Bác Đào đánh thức cơn mộng của tôi.

    - Dạ Cháu chờ đợi vì cháu không có tên trong danh sách phỏng vấn đợt này, cháu muốn đi Úc, cháu có hai người chị ở đó đang làm bảo lảnh cho cháu.
    - Hai chị làm nghề gì, ở Tiểu Bang nào, có giấy làm bảo lảnh chưa? Có bằng chứng gì không?

    Tôi vội đưa lá thư hai chị tôi viết bằng anh ngữ, hai chị biết sẽ dễ dàng khi tôi gặp phái đòan Úc sang phỏng vấn. Sau khi đọc xong lá thư. Họ bắt đầu phỏng vấn rất chi tiết lý lịch cá nhân và cả gia đình. Thình lình một chiếc máy bay đang bay trên bầu trời, người tùy viên Úc chỉ lên trời hỏi tôi.
    - Đó là gì ?
    Đồng thời ông hỏi những vật dựng trên bàn.Tôi phải tự trả lời bằng tiếng Anh. Sau vài giây hồi hôp, ông nói với Bác Đào, bác nhìn tôi mĩm cười:
    - Phái đoàn Úc đã nhận cháu rồi.



    Tôi lặng người và nước mắt rơi, một giấc mơ tôi chưa bao giờ nghĩ đến.Tôi thật không ngờ đời mình được diễm phúc như hôm nay.Tôi vừa khóc vừa cười vì sung sướng.Tôi đứng lên cám ơn Bác Đào và phái đoàn.

    Ra về, suốt con đường về lều vừa đi vừa cười như một người điên..và cảm thấy chưa có ngày nào đẹp như hôm nay, kể từ lúc tôi vấn thân vào cuộc đời ly hương.


    Chiều nay, tôi âm thầm khui mấy hộp đậu đây là thức ăn được tiếp tế, ngày nào cũng ăn nên chỉ cần ngữi mùi làm ai cũng phải sợ. Rửa sạch và nấu một nồi chè đãi các bạn, báo tin vui. Do tâm lý ai nấy đều công nhận nồi chè đậu hôm nay vừa ngon lại vừa thơm. Không ai tin phái đoàn Úc nhận tôi đi định cư là sự thật.

    Hai tuần sau nhân viên văn phòng Ban đại diện gọi danh sách những người được nhận làm thủ tục khám sức khỏe, trả lều lại cho Ban nhà đất. Đúng một tháng tôi được chuyển trại để chờ chuyến bay. Trại chuyển tiếp chúng tôi đến là trại Sungei Besi. Nơi đây vừa mới xây loại nhà tiền chế, phòng bốn người ở, thức ăn được nấu sẳn, đến giờ mang dụng cụ lãnh thức ăn, giữa trại có một Tivi chiếu phim cho xem. Chúng tôi được xe bus đưa ra Kuala Lumpur để khám sức khoẻ và được hướng dẩn đi ngân hàng đổi cheque.

    Ai cũng bảo sung sướng quá ! Nhưng càng sung sướng thì lòng tôi càng nhớ nhà, càng đau lòng nhiều hơn...Giờ đây tôi hiểu thật đầy đủ ý nghĩa lời của Ba Má tôi nói: “Ở đời các con hãy nhớ, được như hôm nay đó là do phước đức ông bà để lại. Vậy theo đó mà noi gương".Vâng, tôi là người hưởng rất nhiều phước đức của Ông Bà Cha Mẹ. Đời đời không bao giờ quên lời dạy quý báu của Ba Má tôi.

    Tháng 12 tôi có chuyến bay đi Úc. Tại phi trường Malaysia còn sớm, chúng tôi được đi xem các cửa hàng.Tôi không quên người ân nhân Singapore ngày nào đã cứu mạng, tôi mua một post card gửi đến ông, viết lời cám ơn và từ giã, tôi rời Mã Lai đi đinh cư ở Úc.





    Ngày 6- 12- 1979 chuyến bay boeing rời Mã Lai đến Melbourne vào lúc 6 giờ sáng. Chuyến xe bus đưa chúng tôi về Altona Migrant Hostel người ta bảo đây là mùa ấm thế mà chúng tôi lạnh run.Trời còn hơi sương và một buổi sáng thật yên tịnh, một thành phố trong lành, người Úc niềm nở hiếu khách thật dễ thương. Có thông dịch viên tiếp đón và ân cần cho biết sơ về nơi đây. Còn quá sớm nên chúng tôi được đưa về phòng ngủ, trưa sẽ trở lại văn phòng họp để nghe điều lệ và thủ tục định cư.
    Hostel này ngày xưa là một trại lính gần bờ biển Williamstown. Sáu đứa con gái độc thân ở một căn, gồm ba phòng ngủ, một phòng khách, tiện nghi không thiếu, ngày ba buổi ăn trong canteen có nhân viên quét dọn phòng, trải thay drap giường. Điều quan trọng là họ đã tổ chức lớp học anh văn, không những thế mà họ còn
    dạy cho chúng tôi biết thế nào là lịch sự văn minh của người tây phương, hướng dẩn từ cách ăn cách nói để hòa nhập vào phong tục và tập quán của người Úc.

    Chúng tôi không có khóa học tại Hostel nên sáng xe bus đưa chúng tôi đến trung tâm sinh ngữ ở Collingwood học. Ăn sáng xong, mỗi đứa nhận một bọc thức ăn cho phần ăn trưa, đã đặt chiều qua. Đây là thời gian hiếm nhất để chúng tôi nhanh chóng hoàn tất khóa học tòan thời Gia đình được ở trong Hostel một năm, riêng độc thân thì sáu tháng. Sau khi trừ tiền ăn ở trong Hostel, chúng tôi được lảnh một cái cheque 23 đô la mỗi hai tuần. Thật sự tôi chưa bao giờ ngờ rằng cuộc đời mình quá may mắn như thế, người dân Úc thật tốt, họ mang mình đến đây, lo từ vật chất đến tinh thần .
    Càng nghĩ tôi càng cố gắng vươn lên cố gắng làm một người công dân tốt hầu đáp lại tấm chân tình họ đã cưu mang tôi và cả gia đình tôi.
    Năm 1981 vì lời nguyện cầu cho chuyến vượt biển bình an và cho cả tàu thoát hiểm tôi đã xin được rửa tội vào đạo trong mùa Phục Sinh.Sau một năm học anh văn tôi ghi danh vào đại học RMIT vì muốn có một nghề vững chắc hơn. Một mặt bảo lảnh Ba Má tôi. Nhưng vào lúc ấy Bộ Di Trú cần điều kiện phải có việc làm, vội vã đi tìm việc làm ngay, tôi đã gác việc học lại.
    Ba Má được ra đi đó là điều tôi hằng ao ước, được báo đáp tình thương mà Ba Má tôi đã hy sinh cho anh chị em chúng tôi. Tôi làm ca đêm cho một hảng Kotex Mills ở vùng Brunswick dệt vớ phụ nữ , không ngại gian khó chỉ mong sao Ba Má được an hưởng tuổi già. Sau đó tôi xin làm một hảng khác ca ngày, cố làm hết sức mình cùng các anh chị lo cho gia đình, ngoài ra phải trả lại số nợ Ba Má đã vay cho tôi ra đi lần cuối cùng.
    Năm 1982 tôi lập gia đình, 1983 chúng tôi được một trai và 1989 có thêm một gái.
    Mùa Phục sinh năm 1984 Ba Má tôi đã được đến Úc theo diện đòan tụ gia đình. Đó là niềm hạnh phúc nhất đời của anh chị em chúng tôi. Ước mơ của tôi đã thành sự thật. Xin tạ ơn Đất Trời đã ban Hồng Ân đến cho đời tôi.
    Cùng năm này may mắn được trúng tuyển trong kỳ thi do Bưu điện tổ chức, công việc đã cho gia đình tôi một cuộc sống ổn định trên bước đường lưu vong. Món quà quý nhất trong xã hội mới mẽ này.
    Ba Má tôi thường bảo: “Đất nước này, người dân này tốt quá họ đã đem lòng nhân đạo để cưu mang chúng ta, Ba Má già rồi không làm được gì nữa. Bổn phận các con hãy ráng làm để trả ơn dùm Ba Má, và dạy dỗ con cái của mình trở thành người hữu dụng mai sau cho nước Úc và đẹp mặt cho người Việt Nam của mình nữa nhe con.”

    Lời nhắc nhở này chúng tôi luôn ghi nhớ và cố gắng sống sao cho đáng làm người, tôi không làm được gì hơn là hết lòng dạy dỗ các con phải lấy Nhân, Lễ Nghiã, Trí,Tín làm nền tảng cho cuộc sống. Và tôi luôn hy vọng mai sau chúng là người có đức, có tài cùng góp một bàn tay giúp xây dựng đất nước này, và mãi mãi không quên mình là người Việt Nam kiên cường bất khuất!

    Kim Oanh
    Mùa Phục Sinh 2004

    Sunday, July 21, 2013

    SƠN TRUNG * GIA ĐÌNH THÁNH GIÁO

     
    GIA ĐÌNH THÁNH GIÁO


    Hà Huy Minh là một nông dân cày cuốc ở Hương Sơn. Cha mẹ thành kính thờ Phật, thường dạy con qua chùa phải vào lạy Phật. Ngày nọ, nhân ngày rằm tháng bảy, thiện nam tín nữ đua nhau đến chùa lễ Phật. Chàng thấy trong đám người đang vào chùa, có một thiếu nữ yếm thắm, áo tứ thân xanh, quần hồng, thắt lưng vàng dài, đầu đội nón quai thao, đắt một đứa trẻ khoảng sáu, bảy tuổi, đầu để trái đào vào chùa. Thấy cô nàng xinh xinh, chàng bèn tươi cười làm quen:
    -Chào cô, cháu ngoan quá nhỉ? Con hay cháu của cô?
    Nàng e thẹn trả lời:-Đây là cháu của tôi, con ông anh.
    Chàng hỏi nàng tên gì, nhà ở đâu. Nàng cho biết nàng tên Hồng Ngọc, con tú tài họ Lê, nhà ở bên kia sông.
    Chàng nói:-Xin nàng cho phép tôi đến thăm nhà.
    Nàng cười mà nói:-Hãy thư thả, mới quen nhau sao quá vội vàng!
    It bữa sau, chàng lại nàng ở phiên chợ Huyện. Chàng hỏi:-Thấy em xinh đẹp, lòng tôi say đắm, nàng có bằng lòng làm vợ ta không?
    Cô nàng e thẹn nói:
    -Việc đó do cha mẹ đôi bên quyết định. Xin chàng mượn mối mai đến hỏi thăm cha mẹ em. Nói xong chàng nhìn chàng bằng đôi mắt đầy tình cảm.
    Hôm sau, chàng thưa với cha mẹ. Cha mẹ chàng có người em họ quen với gia đình Tú tài nên nhờ người này làm mai mối. Nhà gái bằng lòng. Hai bên chuẩn bị việc hôn nhân cho đôi trẻ.

    Tháng sau, bác của Huy Minh làm quan ỏ Bắc Thành, bệnh nặng, gửi thư gọi Huy Minh ra Bắc để giúp đỡ. Huy Minh ra Bắc, phải mất mấy tháng nuôi bệnh vì bác không con mà vợ thì già yếu. Mấy tháng sau bác trai mất, bác gái lâm bệnh, chàng phải ở lại săn sóc bác gái. It lâu sau, bác gái theo bác trai mà đi. Chôn cất xong, định về quê thì giặc giã nổi lên, chàng phải bỏ cửa nhà vào núi lánh nạn. Chàng vào rừng chém tre, đẵn gỗ làm một túp lều, ngày ngày ra khe lấy nước, vào rừng lấy măng tre và đào khoai sắn.

    Một hôm chàng lâm bệnh, giữa rừng núi thâm u đành chờ chết. May sao có một lão già đi qua, vào lều thăm chàng săn sóc chàng, có một cô gái tuổi khoảng mười sáu, mười bảy đi theo, dung mạo xinh đẹp. Ông già sai sắc thuốc, rót vào chén bằng đất đưa lên cho chàng rồi hỏi quê quán tuổi tác, sinh. Ông lão bèn nói :"Ta là Lý Đại, người Sơn Tây, lưu ngụ ở đây đã ba mươi hai năm rồi. Nay qua đây, thấy ngươi bị bệnh không ai săn sóc nên vào giúp đỡ ngươi. "
    Ông già về, sai con gái ở lại săn sóc.


    Vài ngày sau, Huy Minh lành bệnh, xin cùng nàng về nhà cám ơn lão trượng. Lão ông tiếp đón chàng nồng hậu. Ông già nói:"Ta đây không con, nuôi cháu gái họ là Thanh Loan làm dưỡng nữ. Ta già sắp về với tổ tiên, muốn đem nó gả cho ngươi để cho ngươi có bạn mà con ta cũng khỏi phải phiêu bạt. Ta là ân nhân của nguơi, nếu ngươi muốn lấy con gái ta thì phải vâng lệnh ta, yêu thương vợ, nghe lời vợ và phải theo Thánh giáo. Sinh vui mừng lạy tạ. Vài ngày sau, ông lão cho hai trẻ thành thân. Đám cưới đơn giản, nô bộc chục người đến lo công việc, khách khứa vài người,.

    Từ đó, chàng ở lại làm rể. Khi mặt trời vừa lên là phải dậy sớm. Công việc của chàng là bổ củi, thái rau nuôi heo, gà, trồng khoai lúa, đốn củi. Nhiều khi hơn nửa đêm còn phải giã gạo, thái rau, vớt bèo dù trời lạnh giá. Nhạc phụ và vợ chàng khuyên chàng nên cố gắng lao động vì lao động tạo nên thịnh vượng và hạnh phúc. Nhạc phụ chàng còn bảo con vượn tiến lên người được là do lao động.Càng lao động là càng tiến lên văn minh, giàu mạnh. Con phải cố gắng lao động có kỹ thuật, kỷ luật và đạt năng suất cao. Lúa phải đạt mỗi mẫu bảy tấn một vụ, củi phải một ngày năm thước khối.

    Y phục của chàng thường là đóng khố và phải theo luật Thánh giáo là tay mang băng đỏ và quàng khăn đỏ. Trong nhà có bàn thờ Thượng Đế và Tối cao giáo chủ. Trên bàn thờ có hình vẽ một đầu Cáo tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ và lý tưởng của Thánh Giáo. Nhạc phụ cho biết ai không thuộc kinh, không đi học giáo lý, không đến thánh đường tự phê thì bị giáo trưởng cảnh cáo, nếu tái phạm thì phải phạt giam.Theo luật thánh, trước khi ăn phải quỳ đọc Thánh kinh, và tung hô " Đại Mác Thánh chúa muôn năm", " Trường Đao Thánh Chúa muôn năm", " Linh Hồ Thiên vương muôn năm", "Huyết Mao Sư vương muôn năm". . ..Mỗi đêm sau khi ăn chiều xong là phải đọc kinh và học giáo lý. Sau đó lại tiếp tục lao động. Nhiều khi chàng muốn ngủ sớm nhưng vợ khuyên chàng phải phấn đấu lao động mãi cho đến gần sáng mới được vào giường.

    Ở với cha vợ hai năm thì chàng được lệnh dọn sang nhà mới ở núi bên. Đây là một trang trại rộng lớn, do em trai út của nhạc phụ, tức chú vợ của chàng làm chủ. Trong trang trại có khoảng ba mươi thanh niên nam nữ chung sống. Họ cũng như chàng đều đóng khố, ở trần, tay mang băng đỏ, cổ vấn khăn quàng đỏ. Ở đây, họ có những nhiệm vụ là học giáo lý, tự phê và phê bình. Họ được chia thành mỗi tổ ba người, gọi là tổ tam tam, đi đâu cũng phải có nhau. Người thứ nhất theo dõi người thứ hai, người thứ hai theo dõi người thứ ba, người thứ ba theo dõi người thứ nhất. Trong ba người, một người làm tổ trưởng, một người làm tổ phó. Ba tổ thành một tiểu đội. Ba tiểu đội thành trung đội, ba trung đội thành một đại đội. Đứng đầu là các tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và đại đại trưởng. Sau đội trưởng là các đội phó. Họ phải tự sám hối, tự xưng tội, ai xưng tội nhiều và thường xuyên thì được khen là tiến bộ.

    Họ phải phê bình những đồng chí anh em để giúp đồng chí anh em giác ngộ. Muốn đạt đuợc việc này, họ phải theo dõi nhau. Thấy ai lười biếng, như hay đi tiểu tiện, đại tiện, hút thuốc mà bỏ lao động thì phải đưa ra cuộc họp tổ mỗi đêm nói ra. Ai vào rừng , hái được trái ớt rừng, trái ổi rừng hay nải chuối rừng mà ăn riêng, không đưa ra chia cho đồng chí, anh em là bị phê bình là có óc tư hữu. Nặng nhất là tội hủ hóa, tội lãng mạn có thể bị giam hay đuổi ra khỏi cơ sở...Ai phê bình nhiều dù là nói vu, là bịa đặt vẫn được cấp trên khen ngợi. Ai không nhận tội thì bị đồng đội truy bức mãi cho đến khi phải nhận tội mới thôi dù là đã qua bữa ăn hay quá giờ giờ ngủ. Vì vậy, nhiều người phải bịa ra tội mà nhận như tội ăn nằm với bà hàng xóm, luôn mơ tưởng "cái ấy", muốn có vàng ngọc, kim cương, muốn làm giàu, muốn chơi không muốn làm, muốn uống rượu, muốn ăn ngon, mặc đẹp không chịu trường kỳ gian khổ, muốn nhổ nước miếng vào mặt thánh vương, muốn đạp vào đầu lãnh đạo. . . .

    Trong khi sinh hoạt như đã kể trên, các đoàn viên phải tập bò, tập lươn, tập chạy, tập leo trèo, tập đâm, tập chém, tập giáo mác, cung tên, súng ống.
    Sau một thời gian thành thuộc, họ được tham dự các cuộc tấn công vào bọn xâm lược và bọn gian ác. Họ phục kích khách qua đường, họ tấn công các thôn xóm.

    Phú ông họ Đường ở Hà Đông thường bị mất trộm gà vịt, trâu heo và thóc lúa, vàng bạc. Trong nhà ông có mười đầy tớ mạnh khoẻ, có thầy dạy võ nghệ. Nhà ông xung quanh có hàng rào tre mọc rậm rạp, có cỗng gỗ dày. Lớp trong là tường gạch, trên tường cắm miểng chai. Trong nhà nuôi chục con chó dữ. Ấy thế mà vẫn bị mất trộm. Nghĩ rằng có lẽ do yêu hồ quấy phá, ông bèn rước Tây Sơn đạo trưởng làm phép trừ tà khử yêu. Đạo sĩ đã đến và làm phép nhưng vẫn mất trộm. Tây Sơn đạo trưởng bèn cầu cứu Đông Sơn đạo trưởng sư huynh. Đạo trưởng này lập đàn cúng tế, dán bùa khắp nơi. Nghe tiếng chó tru khắp nơi, đạo trưởng xách kiếm chạy ra thì thấy vài hình nhân rải rác đó đây. Biết là yêu hồ pháp thuật cao cường, cả hai ông về núi thỉnh thầy là Nam Thiên đạo sư về. Đạo sư cũng thiết lập đàn tràng, vẽ mười đạo bùa đeo vào cổ mười con chó rồi xích lại. Giữa nhà, đạo sư treo một ngọn cờ vàng vẽ rồng đỏ.

    Đạo trưởng ngồi niệm chú, bắt quyết thì bỗng nhiên ngọn cờ lay động rồi rung bần bật như người bị sốt rét.Đạo sư thả chó ra. Lũ chó xô nhau đuổi chạy và sủa vang. Rồi nghe tiếng chạy, tiếng loài vật và người rên la. Đạo sư sai gia đinh thắp đuốc và xách gậy gộc, gươm giáo mở cỗng đuổi theo. Cuộc truy lùng bắt được khoảng hai chục con chồn và năm người trong đó có Hà Huy Minh. Đạo trưởng sai trói đàn cáo và giao cho chủ nhân xử trí. Phú ông ra lệnh lột da phơi khô, còn thịt cáo thì cho chó ăn. Còn mấy người thì đạo trưởng sai trói lại rồi tra hỏi. Họ cho biết đã bị pháp thuật yêu hồ mà làm tay sai cho chúng. Hà Huy Minh kể rõ việc mình. Phú ông bèn thả các người nam nữ, cho tiền bạc để họ về quê. Hà Huy Minh trở về Hương Sơn. Hồng Ngọc vẫn chờ đợi chàng. Cả hai kết hôn và sống trong hạnh phúc.

    Trich:
     NGUYỄN THIÊN THỤ * NHỮNG CON CÁO ĐỎ
     

    TRẦN ĐÌNH SỬ * PHÊ BÌNH KIỂM DỊCH

    Phê bình kiểm dịch

    Trần Đình Sử
    Gs Trần Đình Sử
     Lời dẫn của Phạm Thị Hoài: Đọc bài tiểu luận sau đây, nhiều lần tôi bật cười vì cái hài hước ẩn trong giọng văn kiềm chế của một nhà nghiên cứu hàn lâm, một nhà sư phạm: GS Trần Đình Sử đã giảng dạy Lí luận Văn học hơn hai mươi năm tại Trường ĐHSP Hà Nội, nơi ông cũng từng làm Chủ nhiệm khoa Ngữ văn. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ cho cụm công trình nghiên cứu về Thi pháp học. Từ mười năm nay ông là ủy viên Hội đồng Lí luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. 

    Với một sự nghiệp như vậy, những nhận định của ông về nền “phê bình kiểm dịch” trong bài viết này không phải là đúc kết của một người đứng bên lề. Tôi tin rằng một “bộ phận không nhỏ” thuộc giới nghiên cứu và phê bình văn học trong môi trường chính thống ở Việt Nam hiện nay, dù không hay chưa hiển ngôn, chia sẻ quan điểm của ông. Tôi xin nồng nhiệt quảng cáo bài viết này đến tận màn hình của các công chức văn học đang cố gắng lo tròn bổn phận kiểm dịch “luận văn Mở Miệng“.
    Phạm Thị Hoài
    ________________
    Theo quan điểm của nhà phê bình văn học Pháp Albert Thibaudet (1874-1936) trong sách Sinh lí học phê bình (1922) thì phê bình chuyên nghiệp đối lập với phê bình tự phát. Phê bình tự phát là loại phê bình tự nhiên của người đọc. Đọc xong một cuốn sách hay thì vỗ đùi khen, nếu đọc cuốn sách dở, buột miệng chửi một tiếng, hay khi trà dư tửu hậu, hoặc lúc dạo chơi với bạn bè, bàn bạc mấy câu về cuốn sách nào đó… Đó là phê bình tự phát.

     Loại phê bình này chủ yếu là phê bằng miệng, bằng động tác, như phẩy tay, dẩu miệng… đều là tự phát cả. Sau này trong các xa lông sang trọng của các bà quý tộc, các bà mệnh phụ sau cuộc chơi bài, đàm đạo mấy cuốn sách vừa xem, đó vẫn là phê bình tự phát.

    Anh Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, khi nghe vợ đọc Tam quốc diễn nghĩa, đến chỗ hay, vỗ đùi đánh đét khen: “Tài thật, Tài thật. Tài đến thế là cùng. Tiên sư anh Tào Tháo!”, “Tiểu thuyết thì nhất anh Tàu”. Đó cũng là phê bình tự phát. Phê bình tự phát có mọi nơi, mọi lúc, đồng hành cùng sinh hoạt văn học của con người. Dù cho phê bình chuyên nghiệp có chết hết đi thì phê bình tự phát vẫn sống. Phê bình tự phát khi thành dư luận mạnh mẽ buộc phê bình chuyên nghiệp phải nhào vô giải thích.

    Phê bình tự phát thường có ba nhược điểm. Một là thường nói theo, nói leo. Người đã đọc sách nhận xét đã đành, người không đọc cũng nghe rồi nói theo, bàn tán, thực ra là nói mò. Hai là phê bình tự phát dễ biến thành ý kiến nhóm, có thói quen riêng, thiếu cái nhìn toàn bộ, dễ thiên lệch.

    Ba là dễ chạy theo thời thượng, đồng thời cũng nhanh chóng bị thay thế, thiếu bền vững, hôm nay vừa khen, ngày mai thấy nói khác, lại nói theo, số phận ngắn ngủi. Có một thời, sách xuất bản xong liền có cán bộ đi thu thập ý kiến bạn đọc các giới, kết quả thu được chỉ là các dư luận như thế, rất ít tính khoa học. Tất nhiên phê bình chuyên nghiệp cũng góp phần định hướng cho phê bình tự phát, giúp nó sâu sắc hơn.
    Phê bình văn học phát triển đến một lúc nào đó thì nảy sinh ra sự phân công, và thế là xuất hiện các loại phê bình, trong đó có loại phê bình kiểm dịch. Nhà tư tưởng Khai sáng Pháp là Voltaire (1694–1778) có lần nói: “Chúng ta nhìn thấy, trong các nước hiện đại, khi người ta ra sức phát triển văn học thì có một số người trở thành nhà phê bình chuyên nghiệp, cũng giống như người ta muốn kiểm tra các loại lợn đem ra thị trường có bệnh hay không, người ta đã thiết lập những người chuyên môn kiểm tra lưỡi lợn.


    Những người kiểm tra lưỡi lợn trong văn học không phát hiện được một nhà văn nào là lành mạnh cả” (Sách đã dẫn của Thibaudet, Nxb Tam Liên, Thượng Hải, năm 2002, tiếng Trung, tr. 74). Xin chú ý mấy chữ này của Voltaire: phê bình kiểm dịch trong văn học không phát hiện được ai là lành mạnh cả. Nó là nghề phát hiện bệnh của văn học. Như thế, có thể coi nhà phê bình chuyên nghiệp đầu tiên là người có chức năng giống như nhân viên thú y kiểm dịch ngoài chợ, thấy có bệnh thì kêu lên, để mọi người tránh xa, không mua hàng đó. Cứ theo chức năng ấy thì nhà phê bình chuyên nghiệp kiểm dịch đầu tiên của nhân loại phải kể đến

    Đức Khổng Tử bên Tàu. Khổng Tử đã lựa hàng vạn bài ca dao, dân ca của các nước trong lãnh thổ Trung Hoa cổ đại, chọn lấy 305 bài, theo tiêu chí “tư vô tà”, tức là tư tưởng không có gì sai trái, lệch lạc, đồi trụy, có thể lưu hành.

    Còn các bài khác “có tà” đã bị ông vứt bỏ, thất truyền hết. Nhưng Khổng Tử là nhà kiểm dịch lỗi lạc, bởi trong tư tưởng của ông, lấy ngôn chí, tải đạo làm gốc, có sự thống nhất giữa mĩ và thiện, chấp nhận thi ca có thể hứng, quan, quần, oán, văn chất thống nhất với nhau, cho nên 305 bài vẫn bao hàm đủ các tác phẩm xuất sắc, đa dạng. Platon, người Hi Lạp (427– 327), sống sau Khổng Tử 100 năm (552-479) cũng là nhà phê bình kiểm dịch. Nhưng khác với Khổng Tử, Platon quá cực đoan, ông coi thi ca (văn học) đều là ôn dịch, nên ông đuổi tất ra khỏi nước Cộng hòa lí tưởng của ông.

    Nhìn theo lịch sử như vậy ta sẽ thấy từ khởi thủy phê bình chuyên nghiệp, phân biệt với phê bình tự phát, trước hết là loại phê bình kiểm dịch mà Voltaire đã nói. Nhưng phê bình kiểm dịch đời sau ngày một kém. Nó chỉ quan tâm tới sự lành mạnh của văn học theo tiêu chí hình thức, hay tiêu chí đạo đức hay chính trị quốc gia, mà không hề quan tâm đến giá trị nghệ thuật đích thực. Các nhà quản lí quốc gia bao giờ cũng ưu tiên phát triển loại phê bình kiểm dịch này.

    Theo Thibaudet, thế kỉ XVII Tể tướng của vua Louis XIII là Richelieu đã đem phê bình kiểm dịch áp đặt cho Viện Hàn lâm Pháp. Bất đắc dĩ Viện Hàn lâm Pháp phải chấp nhận, nhưng cũng chỉ sử dụng có một lần duy nhất rồi thôi. Phê bình kiểm dịch Pháp chỉ đơn giản là đem tác phẩm văn học ra đối chiếu với các quy phạm thể loại, tuy nó thấy tác phẩm nào cũng không hợp chuẩn, nhưng văn học “lệch chuẩn” không bị nó đem ra đốt, văn sĩ không mấy người bị đem đi chôn. Sau thế kỉ XVII phê bình chuyên nghiệp châu Âu chuyển sang phê bình học thuật và hàn lâm, phê bình kiểm dịch tất nhiên vẫn còn, nhưng nói chung không còn trở ngại cho các công trình nghiên cứu học thuật.

    Ở Trung Quốc xưa kia phê bình kiểm dịch thực hiện chức năng phát hiện các vụ án văn tự ngục khiến bao nhiêu văn sĩ rơi đầu. Đó là lối đọc văn cắt xén, suy diễn để quy tội phản lại triều đình, phản loạn, nhằm khép đối tượng vào tội chết. Vụ án văn tự ngục đầu tiên của Trung Quốc xảy ra vào thời Chiến Quốc, quyền thần nước Tề gian ác, giết vua, sử quan ghi đúng sự thật, bị khép vào tội chết, đem chém đầu. Suốt lịch sử Trung Quốc, đã có hàng chục vạn người chết vì văn tự ngục.


    Riêng đời Thanh văn tự ngục giết chết 200 người, liên lụy trên ba nghìn người. Thời phong kiến nước ta cũng thế. Trong các cuộc đấu tranh tư tưởng ở Trung Quốc suốt thời kì Mao Trạch Đông thống trị, đến Cách mạng Văn hóa, phê bình kiểm dịch thực hiện chức năng chỉ ra đâu là dấu hiệu của tư tưởng phong kiến, đế quốc, tư sản, xét lại, đồi trụy, chống Đảng, chỉ ra ai là kẻ thù, đẩy hàng chục vạn người đi lao động cải tạo, bức hại, nhiều người tự tử.

    Diêu Văn Nguyên, một trong lũ bốn tên, là nhà phê bình kiểm dịch khét tiếng nhất, gian ác nhất. Chu Dương suốt đời trung thành với Mao, thế mà cuối cùng bị Diêu Văn Nguyên tố cáo chống lại tư tưởng của Mao, phải đi lao động trong chuồng lợn. Ở nước ta, trong thời kì bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, phê bình chuyên nghiệp cũng thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch, chỉ ra các biểu hiện tư sản, phản động, đồi trụy, xét lại, bôi đen chế độ…

     Ở nhiều giai đoạn, loại phê bình kiểm dịch này cũng thịnh hành ở nước ta. Thế cho nên, hàng loạt tác phẩm, ví như Vào đời, Sắp cưới, Mùa hoa dẻ, Sương tan, Phá vây, Chuyện kể năm 2000, Miền hoang tưởng, Cây táo ông Lành, Sẹo đất, Vòng trắng, từng bị phê bình chuyên nghiệp phanh phui, lên án, xem đó là những tác phẩm “có vấn đề”, dù sau này nhìn lại hầu như chẳng có vấn đề tư tưởng quan trọng nào cả. Lấy tác phẩm Vào đời (1963) của Hà Minh Tuân làm ví dụ.

    Người đầu tiên “có công” phát hiện Vào đời “có vấn đề” là Nguyễn Phan Ngọc, người kết luận nặng nề nhất là Hồng Chương, giữa thời gian đó, theo thông tin trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3–1963, trong hơn một tháng đã có 43 bài phê bình lớn nhỏ đăng trên hầu hết các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Tiền phong, Cứu quốc, Thống nhất, Độc lập, Thủ đô Hà Nội.., hầu hết đều ghi tên biệt hiệu, không ghi tên thật.

    Kết quả là Hà Minh Tuân bị cách chức Giám đốc Nhà xuất bản Văn học, điều chuyển sang Bộ Thủy sản, làm chuyên viên cá nước lợ, mãi đến năm 90 ông mới đuợc phục hồi.
    Các dẫn chứng nói trên cho thấy, phê bình kiểm dịch có lịch sử lâu đời và có chức năng đảm bảo cho văn học được lành mạnh theo quan điểm nhà nước.

    Ngày nay ở Trung Quốc phê bình kiểm dịch cũng thịnh hành. Các tác phẩm như Phế đô, Báu vật của đời, Búp bê Thượng Hải,… đều bị cấm, nhưng Báu vật của đời lại được Giải Nobel. Điều này cho thấy phê bình kiểm dịch tuy có tính chuyên nghiệp, đúng hơn là tính nghiệp vụ, song chất lượng thực tế có nhiều vấn đề đáng bàn, có những sai sót và nhiều khi gây hậu quả không thể sửa chữa được. Phê bình kiểm dịch thường có mấy đặc điểm chung như sau:

    Thứ nhất: Vì văn học là hiện tượng phức tạp, nên phê bình kiểm dịch không thể làm thí nghiệm, khó tìm được những tiêu chí khách quan để kiểm dịch văn học giống như bác sĩ thú y kiểm dịch lưỡi lợn ngoài chợ. Nguyên tắc “phương pháp luận” mà phê bình kiểm dịch thường dựa vào để phát hiện “dịch bệnh” là cắt xén, suy diễn, quy chụp, cốt rút ra cho được cái mục tiêu tư tưởng của mình.
    Thứ hai: Phê bình kiểm dịch thường tố lên tác hại nghiêm trọng của ổ dịch, kích động xã hội cảnh giác, gieo rắc niềm lo lắng sợ hãi, gây không khí bất an trong đời sống xã hội.
    Thứ ba: Sau khi phát hiện ổ bệnh trong văn học, các nhà phê bình kiểm dịch rất hồ hởi, tự hào về công lao phát hiện luận điệu sai trái, chỉ tên kẻ thù địch trong nội bộ để xử lí. Đặc biệt không mảy may quan tâm số phận những người hữu quan. Hình như, đã là kẻ thù của chế độ thì còn tiếc thương gì nữa?! Đối với họ văn học chỉ có một nghĩa là nghĩa xấu, các nghĩa khác đều bị giản lược.

    Nhưng nhìn lại sản phẩm phát hiện của các vụ kiểm dịch om sòm trên văn đàn, ví như những bài báo của các tác giả thuộc nhóm Nhân văn-Giai phẩm, hoặc các bài báo của Trương Tửu, hay tác phẩm Sương tan của nhà văn Hoàng Tiến, tôi cứ băn khoăn tự hỏi, không hiểu họ chống Đảng, đồi trụy ở chỗ nào?
    Phê bình kiểm dịch là một tồn tại khách quan. Nó cũng là phê bình chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ. Nhà nước rất hậu đãi loại phê bình kiểm dịch này. Các nhà phê bình kiểm dịch đầu đàn thường được trao nhiều giải thưởng cao quý. Nhưng rõ ràng, phê bình kiểm dịch không quan tâm tới tính nghệ thuật của văn học. Cho nên, tôi rất hoài nghi giá trị và ý nghĩa tồn tại của nó với tư cách là phê bình văn học đích thực.
    Có thể nó cũng là một loại loại phê bình, nhưng không phải phê bình văn học.
    17–7–2013
    .QUÊ CHOA

    No comments:

    Post a Comment