Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 29 November 2016

NGUYỄN HỘ -TRẦN ĐỘ - PHAN KHÔI & TỐNG NHO

NGUYỄN HỘ, NGƯỜI CỘNG SẢN GIÁC NGỘ

 

Một con người 'quyết liệt'




Ông Nguyễn Hộ thuộc lớp đảng viên cộng sản đầu tiên
Một trí thức, người từng gắn bó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhận định ông Nguyễn Hộ là một con người "quyết liệt".
Ông Nguyễn Hộ, nhà cách mạng kỳ cựu của phe cộng sản miền Nam Việt Nam nhưng ly khai khỏi hệ thống quyền lực hậu chiến, vừa qua đời hôm 01/07.
Ông là một trong những đảng viên cộng sản thế hệ đầu tiên, từng giữ các vị trí quan trọng trong Đảng và phong trào công đoàn.
Tuy nhiên, bất mãn vì cái mà ông xem là sự thoái hóa của Đảng sau 1975, ông Nguyễn Hộ sau này kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.
Nói chuyện với BBC từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu Lữ Phương, từng là thứ trưởng Văn hoá của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, đặt trường hợp Nguyễn Hộ trong bối cảnh Đổi mới thập niên 1980.

Lữ Phương: Trong thời kỳ Đổi mới, ông ấy đòi hỏi dân chủ. Do thôi thúc từ phong trào cải tổ ở Liên Xô, ông đứng ra tập hợp anh em đảng viên cựu kháng chiến. Thái độ của ông rất triệt để, cho rằng phải từ bỏ chủ nghĩa cộng sản (CNCS) mà chuyển sang chủ nghĩa tư bản (CNTB). Ông nói ngày xưa nếu CNCS đã cứu đất nước khỏi ách thực dân, thì bây giờ chính CNTB sẽ cứu đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu.
Ông ấy in ấn ra báo, viết cả những bài tiểu luận. Sau khi ông Linh [Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh] phê phán, cả phong trào bị dập, ông ấy vẫn chống lại. Tờ báo bị đóng cửa không xuất bản ở Sài Gòn, ông xuống miền Tây nhờ anh em in cho. Rồi ông bị bắt, quản chế tại gia cùng một số đồng chí.

Trong hình dung của tôi, đó là một người ban đầu là cộng sản rất kiên cường, nhưng sau này khi Đổi mới, ông trở thành một người chiến đấu cũng rất kiên cường.
Ông nói ngày xưa nếu CNCS đã cứu đất nước khỏi ách thực dân, thì bây giờ chính CNTB sẽ cứu đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu
Lữ Phương
Cảm hứng

BBC:
Thay đổi quan điểm chính trị của ông Nguyễn Hộ phát xuất từ cảm hứng nào?

Cá tính của ông rất quyết liệt. Vì thế ngày xưa, ông trung thành đến cùng, dù phải tù đày. Nhưng sang thời Đổi mới, cảm hứng lớn nhất là từ Gorbachev, sau đó là sự sụp đổ của "Phe Ta". Nói chung cả tôi và các anh em khác bấy giờ đều lấy cảm hứng từ đó để nhìn lại mọi vấn đề. Phong trào văn nghệ phê phán, như tờ Văn Nghệ, đều khởi đầu từ cải tổ bên Liên Xô.

Khi ông Linh lên làm Tổng Bí thư, cởi trói cho văn nghệ sĩ, khiến anh em như Trần Độ, Nguyên Ngọc đi theo ông Linh cả. Nhưng khi ông Linh thấy Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ông quay ngoắt lại đánh anh em. Bao nhiêu người ngày xưa là lính theo ông, bây giờ thay vì trao đổi thảo luận, ông đánh. Từ Liên Xô, ông ngả sang Trung Quốc để cứu chủ nghĩa xã hội.
Đám lính tráng theo ông phản ứng rất dữ, đến khoảng 1992 khi tờ Cửa Việt bị đóng cửa, phong trào coi như chấm dứt. Nhưng riêng ông Hộ, một công thần, vẫn phản ứng dữ dội.
BBC:Ông Võ Văn Kiệt đã từng đến thăm và nói chuyện với ông Nguyễn Hộ. Theo ông, ông Kiệt nhìn nhận ông Hộ thế nào?
Ông Kiệt không chủ trương như ông Hộ. Ông ấy muốn đổi mới từ bên trong, nương theo guồng máy mình tạo ra, êm thắm chuyển hóa nó khi có điều kiện. Ông Kiệt mềm, ôn hòa khôn ngoan, trái hẳn ông Hộ bộc trực. Nhiều khi họp, ông ấy vỗ bàn, ông la, ông hét.

Sau này ông Kiệt cũng đến thăm. Ông Hộ có nói ông nấu cà ri cho ông Kiệt ăn, hai bên chia sẻ thông cảm, nhưng mỗi người có cách phản ứng khác nhau.
BBC:Phong trào đổi mới 20 năm trước so với ngày hôm nay có gì khác, thưa ông?
Tính chất công khai, quyết liệt bây giờ hơn xa ngày trước. Lúc đó, bao nhiêu năm bị đè nén. Sang 1986, Đảng cầm đầu đổi mới. Chưa bao giờ có một tổng bí thư nói với nghệ sĩ nhiệt tình như ông Linh. Mọi sự bung ra là do Đảng đầu têu, mở cửa cho anh em.
Nhưng sau đó, Đảng trói lại một lần nữa, làm phong trào xẹp xuống.
Bây giờ không được bùng nổ vì Đảng chưa cho phép. Nhưng phong trào hiện nay có sức mạnh tiềm tàng, dữ dội hơn xưa vì tự thân nó âm ỉ, tự nó tìm cách nương theo những đổi thay của thế giới và xã hội Việt Nam.
Ví dụ phong trào phản đối bauxite rất tuyệt vời. Không phải là cái gì ngoài luồng, dựa dẫm bên ngoài mà tự thân nó tìm được biện pháp thích hợp, phải chăng mà cũng quyết liệt. Cái mới lần này là Đảng không thể ban ơn, cởi trói cho anh. Bây giờ xã hội đang tự cởi trói mình.
Bấm Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090704_nguyenho_luphuong.shtml
< Gửi cho bạn bè In trang này  

Lữ Phương nói về Nguyễn Hộ

Một trí thức, người từng gắn bó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhận định ông Nguyễn Hộ là một con người "quyết liệt".

Ông Nguyễn Hộ, nhà cách mạng kỳ cựu của phe cộng sản miền Nam Việt Nam nhưng ly khai khỏi hệ thống quyền lực hậu chiến, vừa qua đời hôm 01/07.

Ông là một trong những đảng viên cộng sản thế hệ đầu tiên, từng giữ các vị trí quan trọng trong Đảng và phong trào công đoàn.

Tuy nhiên, bất mãn vì cái mà ông xem là sự thoái hóa của Đảng sau 1975, ông Nguyễn Hộ sau này kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.

Nói chuyện với BBC từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu Lữ Phương, từng là thứ trưởng Văn hoá của chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, đặt trường hợp Nguyễn Hộ trong bối cảnh Đổi mới thập niên 1980. 

Một thời lịch sử với Nguyễn Hộ

Hai ông Nguyễn Hộ và Võ Văn Kiệt trong một lần gặp
Hai ông Nguyễn Hộ và Võ Văn Kiệt trong một lần gặp
Chia rẽ về tư tưởng trrong hàng ngũ những người cộng sản sau 1975 đã đưa đến sự ly khai hơn 10 năm sau đó của ông Nguyễn Hộ, một nhà cách mạng kỳ cựu của miền Nam Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở chỗ đó, trước điều ông coi là sự thoái hóa của Đảng thời hậu chiến, ông Nguyễn Hộ, nguyên Chủ tịch mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, đã kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản và bị bắt, bị quản thúc tại gia và theo dõi cho đến khi qua đời.
BBC xin giới thiệu đoạn trích sau từ một blog viết hồi tháng Tư 2008 ghi lại lời kể của chính ông về giai đoạn từ bỏ con đường của đảng cầm quyền ở Việt Nam:
Giữa năm 1987, tôi được cơ quan cho nghỉ hưu lúc tôi 71 tuổi. Liền sau đó Câu lạc bộ kháng chiến thành phố ra đời. Tôi tham gia hoạt động với tư cách Chủ nhiệm câu lạc bộ. Kể ra, ngay từ đầu, anh em kháng chiến thiết tha xin lập hội những người kháng chiến thì bị thành ủy và UBND thành phố từ chối và chỉ cho phép thành lập Câu lạc bộ những người kháng chiến mà thôi, mặc dù điều 67 của hiến pháp còn ghi rành rành các quyền tự do của công dân: tự do hội họp, tự do lập hội....Tất nhiên, tổ chức hội và tổ chức Câu lạc bộ có thực sự khác nhau về nội dung, quyền hạn và phạm vi hoạt động. Tuy vậy, dựa vào nội dung quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về nhiệm vụ, quyền hạn của Câu lạc bộ kháng chiến:
  1. Tập họp những người kháng chiến trong hai thời kỳ (chống Pháp và chống Mỹ) nhằm phát huy truyền thống yêu nước trong nhân dân ta.
  2. Ðóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.
  3. Ðoàn kết tương trợ giúp đở lẫn nhau trong cuộc sống.
Những người tham gia Câu lạc bộ kháng chiến đã tiến hành hoạt động bằng các hình thức: hội thảo, mít tinh, kiến nghị, viết báo, ra báo nhằm các mục tiêu cụ thể chống tiêu cực, quan liêu, cửa quyền, ức hiếp trù dập quần chúng, tham nhũng, bè phái, bao che lẫn nhau vì đặc quyền, đặc lợi trong hàng ngũ cán bộ đảng và nhà nước, ngoài ra xây dựng tổ chức, phát triển hội viên, thực hiện đoàn kết tương trợ, thăm hỏi chăm sóc gia đình kháng chiến, thương binh liệt sĩ.
Với tinh thần đấu tranh chống trì trệ, tiêu cực nói trên, Câu lạc bộ kháng chiến thành phố đã kiến nghị:
  1. Bộ chính trị và Ban bí thư trung ương đảng cần có sự kiểm điểm định kỳ, phê tự phê về sự lãnh đạo của mình trước ban chấp hành trung ương để qua đó điều chỉnh, kiện toàn cơ quan lãnh đạo: ai có đủ đức, tài thì tiếp tục phát huy, còn ai không đủ đức, tài thì cần cho rút lui để đưa người có đức có tài thay thế, chứ không thể cứ "sống lâu lên lão làng".
  2. Không nên 'độc diễn' khi quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (1988) mà nên có một số người ra ứng cử chức vụ nói trên với chương trình hành động cụ thể của mình. Quốc hội sẽ chọn một chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trong số các ứng viên ấy bằng lá phiếu kín của mình.
  3. Quốc hội cần cách chức một số bộ, thứ trưởng có liên quan không làm tròn trách nhiệm, dẫn đến hậu quả là có trên 10 triệu người ở miền Bắc bị đói năm 1987, và nhân dân cả nước sống cơ cực kéo dài...
Thế nhưng đối với lãnh đạo (đảng và nhà nước) các cuộc đấu tranh bằng hình thức nói trên của Câu lạc bộ kháng chiến thành phố là một sự đe dọa. Do đó, lãnh đạo đã tìm mọi cách hạn chế, ngăn chặn các hoạt động của Câu lạc bộ như: không cho hội thảo, mít tinh hoặc có hội thảo, mít tinh nhưng số người dự ít thôi; tịch thu ấn bản để câu lạc bộ không ra báo được. Trước khó khăn đó, với tinh thần bám chặt các quyền tự do dân chủ của công dân đã ghi rõ trong hiến pháp như: tự do ngôn luận, tự do báo chí... anh em Câu lạc bộ phải cấp tốc đem bài vở chạy xuống Mỹ Tho - Tiền Giang để nhờ giúp đỡ.
Tại đây, anh em địa phương rất nhiệt tình, hì hục suốt ngày đêm làm xong ấn bản lần thứ hai thì lại được lệnh của Ban tuyên huấn tỉnh uỷ là không được in báo cho Câu lạc bộ kháng chiến thành phố. Thế là anh em Câu lạc bộ phải chạy xuống Cần Thơ - Hậu Giang cầu cứu với ấn bản có sẳn. Nhờ sự thông cảm và tận tình của anh em địa phương, chỉ trong vài ngày, 20 ngàn tờ báo 'Truyền thống kháng chiến' đã được in ra. Sở Văn hóa Thông tin ra lệnh tịch thu tờ báo số 03 nầy đang được phát hành và sau cùng cơ quan chính quyền đóng của vĩnh viễn báo 'Truyền thống kháng chiến'. Tờ báo được nhiều cảm tình của đông đảo bạn đọc luôn luôn chờ đón.
Kế hoạch đàn áp
Ngay lúc ấy, trung ương đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và bí thư thành uỷ Võ Trần Chí cùng nhiều cán bộ khác kể cả Trần Văn Trà, Trần Bạch Ðằng đã họp bàn kế hoạch tỉ mỉ nhằm đàn áp câu lạc bộ kháng chiến thành phố và nhiều nơi khác. Ý kiến phát biểu, lên án, buộc tội câu lạc bộ kháng chiến thành phố của Trần Văn Trà, Trần Bạch Ðằng trong cuộc họp nói trên được in ra và phát hành khắp cả nước. Thế là, liền sau đó CLBKC/TP bị cấm hoạt động. Một câu lạc bộ kháng chiến mới với ban chủ nhiệm mới - như một thứ 'kiểng' trang trí, hình thành nhằm vô hiệu hóa, tê liệt hóa phong trào đấu tranh chống tiêu cực, suy thóai trong hàng ngũ đảng và nhà nước vừa mới dâng lên và cũng nhằm củng cố chế độ độc tài, phản dân chủ.
Trước không khí ngột ngạt ấy, tôi đã quyết định rời bỏ thành phố về sống ở nông thôn để tiếp tục cuộc đấu tranh vì dân chủ tự do, vì ấm no hạnh phúc của nhân dân đến hơi thở cuối cùng. Ngày 21/03/1990, tôi rời khỏi Sài Gòn cũng là ngày tôi ly khai đảng cộng sản Việt Nam. Ðảng mà sau 54 năm đeo đuổi cách mạng (với tư cách đảng viên) của tôi, nay đã trở thành vô nghĩa. Sau cái ngày đáng ghi nhớ ấy khoảng hơn một tháng, một số anh em CLBKC/TP gồm: Tạ Bá Tòng (Tám Cần), Hồ Văn Hiếu (Hồ Hiếu), Ðỗ Trung Hiếu (Mười Anh) bị bắt, cả Lê Ðình Mạnh - người ủng hộ tích cực CLBKCTP cũng bị bắt sau đó.
Vào cuối tháng 08/90, Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt đi gặp tôi ở vùng Phú Giáo - miền Ðông Nam Bộ, cách Sài Gòn khoảng 60 cây số, tại cái chòi sản suất của nông dân. Ông Kiệt hỏi tôi: "Thế nầy là sao? ". Tôi trả lời: "Thành phố ngột ngạt quá, tôi về nông thôn ở cho khỏe". Ông Kiệt nói: "Anh cứ về thành phố ai làm gì anh". Tôi đáp: "Rất tiếc, phải chi anh gặp tôi sớm hơn độ hai tháng thì tốt quá, tôi trở về thành phố ngay. Còn bây giờ thì đã muộn rồi, bởi vì dưới sự lãnh đạo của trung ương ÐCSVN lúc bấy giờ đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cùng các ông: Mai Chí Thọ, Võ Trần Chí, Trần Trọng Tân, Trần Văn Trà, Trần Bạch Ðằng... cả nước được chỉ đạo, phổ biến rằng tôi (Nguyễn Hộ) là tên phản động, gián điệp, móc nối với CIA, nối giáo cho giặc, tiếp tay báo chí nước ngoài tuyên truyền chống đảng, chống nhà nước. 
Lập tổ chức quần chúng (CLBKCTP) chống đảng, lật đổ chính quyền, ăn tiền của Mỹ, chủ trương đa nguyên, đa đảng nhằm lật đổ đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả sự quy chụp ấy nói lên rằng đảng cộng sản Việt Nam đã đạp tôi xuống tận bùn đen, chôn vùi cả cuộc đời cách mạng của tôi trong nhơ nhuốc để tôi không làm sao ngóc đầu dậy được.Tình hình như vậy tôi trở về thành phố làm gì trừ khi đất nước Việt Nam có dân chủ tự do thật sự. Do đó tôi quyết sống ở thôn quê cho đến ngày cuối cùng của đời tôi."
Cuộc gặp gỡ giữa tôi và ông Kiệt diễn ra từ 7 giờ 30 phút sáng đến 11 giờ trưa thì kết thúc và chia tay. Ðược biết là từ sau lần gặp gỡ đó, ông Kiệt tỏ ra phấn khởi và nhắn muốn gặp tôi lần thứ hai ở một địa điễm nào đó gần Sài Gòn để tiện việc đi lại. Khi được tin nầy, tôi có viết thư trả lời cho ông Kiệt rằng cuộc gặp gỡ lần thứ hai không cần thiết.
Sau đó, khoảng nửa tháng thì tôi bị bắt (07/09/90) trên sông Sài Gòn vào lúc 7 giờ sáng khi tôi bơi xuồng vừa cặp vào bờ, định bước lên vào đám ruộng cạnh đó để hái rau má, rau đắng về ăn. Ðúng vào thời điểm ấy, một chiếc ghe lớn đang chạy trên sông lại cặp sát xuồng tôi, trong đó có 6-7 thanh niên khỏe mạnh. Bỗng có tiếng hỏi to:"Bác ơi! bác có thấy một chiếc ghe nhỏ chạy ngang qua đây không?" "Không!" tôi trả lời. Liền đó có tiếng hét to: "Ðúng nó rồi!".
Lúc bấy giờ, tôi mới biết là ghe của công an và nghe tiếng súng lên cò rốp rốp. Tức thời có hai công an cường tráng, tay cầm súng đã nạp đạn nhảy xuống mũi xuồng nơi tôi đang đứng. Tôi bình tĩnh hỏi:"Mấy chú muốn gì?". "Muốn gì về sở thì biết" tiếng trả lời xấc xược của một công an. Hai công an đồng loạt nắm tay tôi, kéo mạnh ra phía sau rồi còng ngay. Họ điều động tôi sát chiếc ghe lớn có tấm ván dài bắt từ mũi ghe xuống đáy. Họ xô mạnh tôi chúi mũi và tuột xuống đáy ghe. Ghe nổ máy chạy dọc con sông lên hướng Tây Bắc độ 15 phút thì rẽ vào rạch nhỏ đi sâu đến bến. Tại đây có chiếc xe hơi nhỏ đậu sẵn. Tôi được điều lên xe và đổi còng từ phía sau ra phía trước, với bộ y phục: quần xà lỏn đen và cái áo đen ngắn tay đã xuống màu, hai bên có hai công an ngồi sát và một công an khác ngồi phía trước. Sau nửa giờ xe chạy thì đến nơi. Người ta đưa tôi vào một nhà lá trống trải, không có cửa. Tôi được ngồi nghỉ trên cái gường gỗ nhỏ có trải chiếc chiếu cũ. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng chính lực lượng công an huyện Củ Chi đã săn bắt tôi (tất nhiên theo lệnh của Sở Công an Thành phố và Bộ Nội vụ).
Củ Chi tôi rất quen thuộc và thân thiết - đã gợi lên trong đầu óc tôi biết bao cảm nghĩ: Củ Chi địa đạo, bom đìa, pháo bầy, Củ Chi tan nát, anh dũng, chịu đựng, gian khổ, hy sinh, nước mắt đau thương xen lẫn với nụ cười chiến thắng mà bản thân tôi trong một số năm chia xẻ đắng cay, ngọt bùi cùng đồng bào Củ Chi trong cuộc chiến tranh không cân xứng, vô cùng ác liệt giữa Mỹ và Việt Nam; hoặc nó gợi nhớ cho tôi bao nhiêu những kỷ niệm tốt đẹp trong hoà bình (1975-1989): đi thăm và uỷ lạo anh em thanh niên xung phong đang lao động xây dựng công trình thuỷ lợi Kênh Ðông Củ Chi để đưa nước từ hồ Dầu Tiếng về tưới cho hàng ngàn héc ta ruộng lâu nay thiếu nước của huyện; đi thăm và uỷ lạo các gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ trong những ngày kỷ niệm lịch sử; hoặc đi thăm và tặng quà cho các thiếu nhi, học sinh nghèo của huyện; đi dự lễ trao tặng nhà tình nghĩa của ban, ngành, đoàn thể, cơ sở kinh doanh, sản suất cho gia đình đối tượng chính sách trong huyện. Ôi! Ý nghĩ sao mà miên man.
'Tư tưởng tôi bay bổng'
Ðúng 4 giờ rưỡi chiều hôm đó, tôi được đưa lên ô tô để về Sài Gòn. Trước và sau xe tôi còn có mấy xe khác đầy nhân viên công an. Khi đèn đường thành phố rực sáng thì xe tôi đến cơ quan Bộ nội vụ (tức Tổng Nha Cảnh Sát cũ trước đây). Tôi ngồi ở cơ quan nội vụ hơn 1 giờ thì được đưa thẳng lên Xuân Lộc (Ðồng Nai), có nhiều xe công an hộ tống. Hơn 10 giờ đêm thì tới Xuân Lộc, tôi được đưa đến một nhà trống (nhà tròn) của k4 với một bán đội công an võ trang đầy đủ. Ðược một tuần, người ta đưa tôi trở về thành phố quản thúc tại Bình Triệu, ở một địa điểm đối diện với cư xá Thanh Ða. Sau hơn bốn tháng sống biệt lập luôn luôn có một tiểu đội công an canh giữ, tôi được đưa về quản thúc tại gia vào đúng ngày 30 tết nguyên đán (đần năm 1991) từ đó về sau nầy.
Khi gặp tôi tại ba địa điểm nói trên, các ông: Võ Văn Kiệt (Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng), Mai Chí Thọ (Bộ trưởng bộ nội vụ), Võ Trần Chí (Bí thư thanh uỷ), Võ Viết Thanh (Thứ trưởng bộ nội vụ), Nguyễn Võ Danh (Phó bí thư thành uỷ), Trần Văn Thanh (Thành uỷ viên) ... đều bảo tôi phải làm kiểm điểm (để qua đó lãnh đạo sẽ xem xét và giải quyết vấn đề của tôi theo cách giải quyết nội bộ). Nhưng tôi nghĩ: tôi không có tội lỗi gì trong hành động của mình - hoạt động câu lạc bộ kháng chiến, không lẽ đấu tranh chống tiêu cực (theo chủ trương, nghị quyết của ÐCSVN): chống tham nhũng, chống quan liêu cửa quyền, ức hiếp, trù dập, hãm hại quần chúng; chống tư tưởng bè phái, bao che cho nhau, những người đã gây biết bao tác hại cho nhân dân, đất nước, không đức, không tài mà cứ ngồi lì ở cương vị lãnh đạo; đấu tranh chống tiêu cực, suy thoái như vậy là hành động phản cách mạng, phản động, nối giáo cho giặc sao? Do đó, tôi không làm kiểm điểm mà chỉ phát biểu quan điểm của mình về tình hình chung trong nước và sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. (trên 20 trang)
Kiểm điểm là mang tính chất nội bộ. Còn đây là việc hoàn toàn khác hẳn: người ta chĩa súng vào tôi, bắt còng tôi, đem giam và quản thúc. Như vậy, vấn đề đã đi quá xa, còn đâu là nội bộ nữa, vì tôi bị coi là kẻ thù của ÐCSVN rồi kia mà. Cho nên điều chủ yếu của tôi là chờ được đưa ra tòa xét xử, xem tôi đã phạm tội gì, nặng cỡ nào với những chứng cớ chính xác của nó. Khi tôi bị bắt không hề có lệnh của tòa án hay Viện kiểm sát. Hơn nữa, đã trên hai năm bị quản thúc, vấn đề của tôi chưa được phơi bày trước ánh sáng công lý.
 Ðiều đó cho thấy ở Việt Nam hiến pháp, luật pháp bị chà đạp cỡ nào.
Câu lạc bộ kháng chiến thành phố bị đàn áp, tôi bị bắt cũng như một số anh em khác trước đó. Chúng tôi được nếm mùi còng sắt của ÐCSVN - cũng giống như còng sắt của đế quốc ngày xưa - rồi bị giam, bị quản thúc, trở thành người hoàn toàn mất tự do, cách ly với thế giới bên ngoài. Ðó là điều bất hạnh.
Tuy nhiên, vì tôi đã ly khai ÐCSVN lúc tôi rời thành phố về sống ở nông thôn (21/03/90), nên hơn lúc nào hết, về tinh thần và tư tưởng, tôi thấy mình hoàn toàn tự do, hoàn toàn được giải phóng. Bây giờ, trên đầu tôi không còn bị kẹp chặc bởi cái "kềm sắt" của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, của đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật, đặc biệt trong tình hình sụp đổ của Ðông Âu và sự tan rã của Liên Xô.
Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam - một thứ tù binh của đảng - tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ. Còn hiện nay, tôi suy nghĩ rất thoải mái, không bị một sự hạn chế nào khi tư tưởng của tôi đã thực sự được giải phóng - tư tưởng đã bay bổng. Bởi vậy, tôi tự phát hiện cho mình nhiều điều lý thú mà bạn đọc sẽ có dịp tìm thấy trong bài viết nầy của tôi.
Tôi làm cách mạng trên 56 năm, gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Ðảo (anh ruột) - Ðại tá quân đội nhân dân Việt Nam - hy sinh ngày 09/01/66 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Cũ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) - cán bộ phụ nữ Sài Gòn - bị bắt và bị đánh chết tại Tổng Nha Cảnh Sát hồi Tết Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng, chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Ðó là điều sỉ nhục.
Giữa tôi và bài viết của tôi là một thể thống nhất dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng "lột xác" đã diễn ra trong đầu óc tôi. Vậy xin mời bạn hãy đọc tiếp. Cám ơn.
Nguyễn Hộ

 Bùi Minh Quốc nói về ông Nguyễn Hộ
Nguyễn Hộ, nhà cách mạng kỳ cựu, người cuối đời ly khai khỏi Đảng Cộng sản, vừa qua đời hôm 01/07.

Sinh năm 1916, ông ban đầu làm thợ máy ở xưởng đóng tàu Ba Son sau đó gia nhập đảng cộng sản năm 1937.

Năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt và trải qua 5 năm ở trại giam Côn Đảo đến 1945.

Ra tù, ông quay về Sài Gòn, tiếp tục tham gia kháng chiến chống Pháp và sau này là chính phủ miền Nam của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Mặc dù cả cuộc đời gắn bó với cách mạng, ông Nguyễn Hộ bắt đầu bị Đảng Cộng sản phê phán khi thành lập Câu lạc bộ Kháng chiến cũ năm 1987 và ra tờ Truyền thống Kháng chiến (được ba số thì bị tịch thu).

Ông Nguyễn Hộ cùng nhiều cựu chiến binh miền Nam khi đó kêu gọi Bộ Chính trị "cần có sự kiểm điểm định kỳ" và "trả quyền dân chủ cho nhân dân".

Sau 1991, có thời gian ông bị bắt và rồi bị quản thúc tại gia và theo dõi cho đến khi qua đời.

Nhà văn Bùi Minh Quốc kể lại với BBC một số kỷ niệm về ông Nguyễn Hộ, người mà ông gọi là "đã không để thiết chế chính trị làm cho mình thoái hóa". 

 TS. Nguyễn Thanh Giang nói về Nguyễn Hộ
Ông Nguyễn Hộ, nhà cách mạng kỳ cựu, người cuối đời ly khai khỏi Đảng Cộng sản, vừa qua đời hôm 01/07.

Ông là một trong những đảng viên cộng sản thế hệ đầu tiên, từng giữ các vị trí quan trọng trong Đảng và phong trào công đoàn.

Tuy nhiên, bất mãn vì cái mà ông xem là sự thoái hóa của Đảng sau 1975, ông Nguyễn Hộ sau này kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.

Vì những hành động của mình, ông bị bắt, bị quản thúc tại gia và theo dõi cho đến khi qua đời.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang ở Hà Nội nói ông Nguyễn Hộ là một người rất quyết liệt:

"Như nhiều nhà cách mạng lão thành khác, Trần Độ, Lê Hồng Hà, Hoàng Minh Chính, cụ thấy lý tưởng ban đầu của mình không những không đạt được mà bị phản bội."
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/07/090703_nguyenthanhgiang_nguyenho.shtml
 

Bùi Minh Quốc nói về ông Nguyễn Hộ

Nguyễn Hộ, nhà cách mạng kỳ cựu, người cuối đời ly khai khỏi Đảng Cộng sản, vừa qua đời hôm 01/07.

Sinh năm 1916, ông ban đầu làm thợ máy ở xưởng đóng tàu Ba Son sau đó gia nhập đảng cộng sản năm 1937.

Năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt và trải qua 5 năm ở trại giam Côn Đảo đến 1945.

Ra tù, ông quay về Sài Gòn, tiếp tục tham gia kháng chiến chống Pháp và sau này là chính phủ miền Nam của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Mặc dù cả cuộc đời gắn bó với cách mạng, ông Nguyễn Hộ bắt đầu bị Đảng Cộng sản phê phán khi thành lập Câu lạc bộ Kháng chiến cũ năm 1987 và ra tờ Truyền thống Kháng chiến (được ba số thì bị tịch thu).

Ông Nguyễn Hộ cùng nhiều cựu chiến binh miền Nam khi đó kêu gọi Bộ Chính trị "cần có sự kiểm điểm định kỳ" và "trả quyền dân chủ cho nhân dân".

Sau 1991, có thời gian ông bị bắt và rồi bị quản thúc tại gia và theo dõi cho đến khi qua đời.

Nhà văn Bùi Minh Quốc kể lại với BBC một số kỷ niệm về ông Nguyễn Hộ, người mà ông gọi là "đã không để thiết chế chính trị làm cho mình thoái hóa". 


TRẦN ĐỘ * NGƯỜI CỘNG SẢN GIÁC NGỘ

 

Tướng Trần Độ 'trung thành với dân'

Cập nhật: 13:40 GMT - thứ năm, 8 tháng 8, 2013
Nhân kỷ niệm ngày mất cố Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trần Độ (9/8/2002), một người quen biết không cho rằng ông là nhà "đối lập trung thành" của Đảng.
Ông bị khai trừ khỏi Đảng vì bất đồng chính kiến, mặc dù chức vụ cuối cùng của ông là Ủy viên TW Đảng kiêm Phó Chủ tịch Quốc hội.
Nói chuyện với đài BBC, ông Lê Hồng Hà, từ Hà Nội, nhận xét những tư tưởng của Tướng Độ là tiến bộ, trí tuệ, có tính phê phán nhắm vào việc dân chủ hóa đất nước.
Ông Hồng Hà không cho rằng Tướng Độ là một nhà "đối lập trung thành" của Đảng, mà chỉ "trung thành với dân, với nước".
Ông Hà cũng cho rằng cách thức đóng góp cho đổi mới thể chế và chính trị khi vẫn còn giữ thẻ Đảng của Tướng Độ vẫn còn mang tính thời sự.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/08/130808_lehongha_on_trando.shtml


Nhìn lại lập trường của Tướng Trần Độ

Cập nhật: 16:28 GMT - thứ năm, 8 tháng 8, 2013
Tướng Trần Độ
Ông Hồng Hà cho rẳng nhà nước nên tổ chức hội thảo về sự nghiệp của cố Trung tướng Trần Độ
Tuần này đánh dấu 13 năm ngày mất của Tướng Trần Độ (9/8/2002), một công thần của Đảng Cộng sản nhưng về cuối đời, bị Đảng khai trừ khi ông kêu gọi thay đổi hệ thống chính trị.
Trong một thời gian dài, tên của vị Trung tướng vẫn là cấm kỵ ở trong nước.
Tuy vậy, thời gian gần đây dường như Đảng Cộng sản cầm quyền phần nào thay đổi thái độ, với việc ấn hành bộ ba tập sách tuyển tập các bài viết của ông, in đầu năm 2012.
Trước đó, năm 2007, tập một cuốn Chuyện Tướng Độ được NXB Quân đội Nhân dân ấn hành.
Nhưng các cuốn sách, cũng như một số bài báo về Trần Độ trên báo chí chính thống, đều không nhắc gì đến sự thay đổi lập trường của ông sau này.
Nói chuyện với BBC hôm 8/8, một nhà bất đồng chính kiến lão thành quen biết Tướng Độ cho rằng Việt Nam nên tổ chức một hội thào đánh giá đóng góp tư tưởng, thân thế và sự nghiệp của vị tướng này.

'Dũng cảm'

Ông Hồng Hà đưa ra đánh giá của mình về vị tướng này: "Trên tất cả các cương vị mà ông ấy phụ trách, ông đều hoàn thành những nhiệm vụ một cách rất xuất sắc.
"Nhưng bởi vì ý kiến của ông ấy, ông ấy thấy cái gì sai của Đảng và những gì sai của chính quyền ở đất nước này, ông ấy phát biểu ý kiến.
"Phải nói rằng những ý kiến ông ấy phát biểu rất giỏi, dũng cảm và trí tuệ. Nhưng vì ông phát biểu phê phán người ta, lãnh đạo như thế, thì lãnh đạo tự ái, không thể chấp nhận được, kỷ luật ông ấy.
"Với sự lãnh đạo của Đảng hiện nay, việc Viện Sử học tổ chức Hội thảo có lẽ còn chưa thích hợp, chưa làm được bởi vì trong lãnh đạo hiện nay còn một số người nhận định các vấn đề chưa đủ rõ"
Ông Lê Hồng Hà
"Đấy là cái sai của lãnh đạo lúc bấy giờ, mà ông Trần Độ theo tôi suy nghĩ là ông ấy rất đúng đắn..."
Trước câu hỏi, nhà nước hay các cơ quan chuyên môn như Viện Sử học có nên tổ chức Hội thảo về Tướng Độ, sau hơn mười năm ông qua đời, ông Hồng Hà nói:
"Với sự lãnh đạo của Đảng hiện nay, việc Viện Sử học tổ chức Hội thảo có lẽ còn chưa thích hợp, chưa làm được bởi vì trong lãnh đạo hiện nay còn một số người nhận định các vấn đề chưa đủ rõ.
"Người ta vẫn thành kiến, người ta cho rằng ông Trần Độ tuy rằng có những ý kiến đúng nhưng không đúng nguyên tắc, phát biểu không đúng nguyên tắc, này nọ.
"Tôi thấy rằng các nhận xét đó của người ta còn rất là sai... Theo tôi thấy là nên nhưng mà đánh giá của lãnh đạo hiện nay có thể chưa chấp nhận. Hiện nay, người ta còn có nhiều vấn đề còn chưa ổn."

'Trung thành với nhân dân'

Ông Hà cho rằng Trần Độ không phải là nhà "đối lập trung thành" của Đảng mà thay vào đó ông là một người "trung thành với dân, với nước."
Ông nói: "Ông Trần Độ trung thành không phải là trung thành với Đảng. Ông Trần Độ là trung thành với Tổ quốc, nhân dân.
Tướng Trần Độ
Tướng Trần Độ từng giữ chức vụ Phó Chính ủy, Phó Bí thư Quân ủy Quân giải phóng miền Nam VN của Bắc Việt
"Và vì trung thành với Tổ Quốc, nhân dân, nên ông ấy mới có những ý kiến phê phán lãnh đạo của Đảng.
"Chính vì ông ấy phê phán như thế, ông ấy mới bị thành kiến và ông ấy mới bị đối xử kỷ luật các thứ này nọ."
Tướng Độ, sinh năm 1923, kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và chính quyền cộng sản Bắc Việt và từng nắm các chức vụ quan trọng hậu chiến như Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương kiêm Thứ trưởng Văn hóa.
Ông bị khai trừ khỏi Đảng vì bất đồng chính kiến, mặc dù chức vụ cuối cùng của ông là Ủy viên Trung ương Đảng kiêm Phó Chủ tịch Quốc hội.
"Hiện nay rất nhiều cán bộ đang ở trong tình hình ấy. Người ta vẫn là Đảng viên, nhưng người ta vẫn phê phán một cách khá mạnh mẽ."
Ông Lê Hồng Hà
Trả lời câu hỏi của BBC liệu cách thức đóng góp cho đổi mới thể chế và chính trị khi vẫn còn giữ thẻ Đảng của Tướng Độ còn mang tính thời sự không, ông Lê Hồng Hà nói:
"Trong tình hình của lúc đó, ông Trần Độ chưa ra khỏi Đảng, cái đó là dũng cảm thôi, và sau đó ông ấy bị khai trừ.
"Trong khi ông còn là Đảng viên, còn là cương vị này, cương vị khác, ông phát biểu ý kiến, phê phán những cái sai của Đảng.
"Thì trong điều kiện lúc bấy giờ, thế là thích hợp, là đúng đắn, chứ không phải là bây giờ là nhất định phải ra khỏi Đảng.
"Người ta vẫn cứ là Đảng viên, nhưng người ta phát biểu ý kiến, hiện nay rất nhiều cán bộ đang ở trong tình hình ấy.
"Người ta vẫn là Đảng viên, nhưng người ta vẫn phê phán một cách khá mạnh mẽ," ông nói với BBC.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130808_trando_anniversary.shtml


THANH LÃNG * PHÊ BÌNH VĂN HỌC

Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932
*
NHỮNG VỤ ÁN VĂN HỌC THẾ HỆ 1932 Thanh Lãng
A - Đặc tính chung thế hệ 1932 
 B - Sinh hoạt Phê bình văn học thế hệ 1932
C - Những Vụ Án Văn Học Thế Hệ 1932   :
  1 - Vụ Án Báo Chí   /  2 - Vụ Án Cũ và Mới  /   3 - Vụ Án Phan Khôi - Trần Trọng Kim 
4 - Vụ Án Tản Ðà - Phan Khôi    /   5 - Vụ Án Quốc Học 
6 - Vụ Án Thơ Cũ - Thơ Mới
D - Mặt trận bênh thơ mới (1)    /  Mặt trận bênh thơ mới (2)  /  Mặt trận bênh thơ mới (3) 
E - Phản ứng làng thơ cũ / F - Sự trưởng thành của thi ca Việt Nam
Trên đây, tôi tạm phát vẽ sinh hoạt phê bình dưới hình thức phe phái, trong khoảng từ 1932 đến 1939 hay 1940. Có lẽ chưa có thời nào sinh hoạt văn học có vẻ hào hứng, động đạt cho bằng trong khoảng thời gian này. Để tóm tắt, chúng ta có thể ghi nhận sinh hoạt phê bình văn học, hồi đầu thế hệ 1932 như là những vụ án văn học.
1 - Vụ Án Báo Chí
Chưa bao giờ báo chí Việt Nam bút chiến với nhau dữ dội như ta thấy ở chương ba ở trên đây. Các cuộc bút chiến này, trọng tâm có lẽ là sự cạnh tranh nghề nghiệp, tranh dành độc giả, nhưng cũng gián tiếp đặt ra được nhiều vấn đề, làm sáng tỏ nhiều lập trường văn nghệ, sửa chữa được nhiều lộn xộn trong nghề viết văn. Các báo chia thành hẳn bốn khối như tôi đã trình bầy ở trên : khối A của các nhà mệnh danh là Cựu học với các tờ báo ra đời từ 1932 hay trước năm 1932 mà còn hoạt động cho tới năm 1934 ; khối B của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với Phong Hoá và Ngày Nay ; khối C của các báo ra đời từ 1934 trở đi, đối lập, phản kháng lại Tự Lực Văn Đoàn ; khối D của nhóm mác-xít với các ông Hải Triều, Hồ Xanh, Bùi Công Trừng…
 
2 - Vụ Án Cũ và Mới
Mặc dầu được Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí cố gắng đứng ra giàn hoà trong một thời gian khá lâu, phe mới cũ cũng bất đắc dĩ phải cụng nhau. Cuộc đụng độ bắt đầu khai mào vào khoảng từ 1931 trở đi. Phan Khôi, từ khoảng 1931 trở đi, đã lái Phụ Nữ tân văn, đi vào con đường canh tân. Nhiều cây bút, mà đặc biệt là cây bút Phan Khôi, bắt đầu tấn công nền cựu học, tấn công Nho giáo, kết án chế độ đại gia đình, công kích kịch liệt chế độ Tam Cương. An Nam tạp chí của Tản Đà nhảy vào chiến trường. Hai nhà nho, nhà nho Nguyễn Khắc Hiếu và nhà nho Phan Khôi, giao tranh ác liệt trong một thời gian khá lâu. Sau này, năm 1932, xem ra Đông Thanh tạp chí và Văn Học tạp chí, như có vẻ đứng về phe Tản Đà, để phản đối những kết án của Phan Khôi đối với nền đạo đức Đông phương, nếu không bằng các bài bút chiến trực tiếp thì cũng bằng các bài trình bày cái hay cái đẹp của đạo đức Đông phương.
Nhưng từ khi Phong Hoá ra đời, thì một mặt trận đã giàn ra, đẩy mạnh chiến dịch mà Phan Khôi chỉ mới khai mào. Cuộc tranh luận mới cũ được Phong Hoá đặt lên làm tôn chỉ cho cơ quan ngôn luận, và là mệnh lệnh mà mọi nhà văn thuộc văn phái Tự Lực phải tuân theo. Chẳng những người ta dùng nghị luận để kết án đạo đức cũ mà còn dùng tranh khôi hài, thơ trào phúng, kịch hí lộng, tiểu thuyết tranh đấu để đánh thẳng vào nền cựu học, với ý chí quyết liệt là hạ bệ được nền cựu học.
3 - Vụ Án Phan Khôi - Trần Trọng Kim
Phan Khôi phê bình Nho giáo
Đầu năm 1930, Trần Trọng Kim cho xuất bản cuốn I của Bộ Nho Giáo của ông, trình bày khá cặn kẽ về thân thế, sự nghiệp và học thuyết Khổng Tử cùng trường phái nho giáo. Phan Khôi đã đọc Nho giáo của Trần Trọng Kim rất kỹ lưỡng và trên Phụ Nữ tân văn số 54, ngày 29-5-1930, sau khi ca ngợi công lao của Trần Trọng Kim, đã công kích ông này lầm lẫn Khổng Học với Tống Nho.
Sau bài đả kích trên, không còn đợi Trần Trọng Kim trả lời, Phan Khôi viết một thôi một hồi về nho giáo, khi xa khi gần, vẫn có vẻ công kích tác giả Trần Trọng Kim như ta thấy trong những bài như : Cuốn sách nho giáo gợi ý cho chúng tôi, nó bảo rằng : người Việt Nam phải viết chữ quốc ngữ cho đúng (P.N.T.V. số 56, 12-6-1930), Người mở đường cho luân lý học Á Đông, Khổng Tử và cái thuyết " chánh sách " của Ngài (P.N.T.V. số 57, 19-6-1930). Thuyết chánh danh đính chính lại cái tên xưng hô của người Việt Nam (P.N.T.V. số 58, 28-6-1930 và số 59, 3-7-1930).
Trần Trọng Kim trả lời Phan Khôi
Trần Trọng Kim đã theo rõi công việc làm của Phan Khôi và để tâm suy nghĩ về những lời lẽ công kích của ông. Chính vì vậy mà Trần Trọng Kim đã lên tiếng trả lời Phan Khôi nơi bài " Mấy lời bàn với Phan tiên sinh về Khổng giáo " (P.N.T.V. số 60, 10-7-1930). Trong bài này, Trần Trọng Kim có chịu là Phan Khôi có lý ở nhiều điểm, nhưng không trả lời đúng vào cái điểm mà Phan Khôi đã công kích ông.
Phan Khôi viết bài cảnh cáo các nhà học phiệt
Có lẽ vì vậy mà trên Phụ Nữ tân văn số 62, 24-7-1930, trong bài " Cảnh cáo các nhà học phiệt ", cho dù mục đích là để tấn công Phạm Quỳnh, Phan Khôi cũng vẫn trách khéo cả Trần Trọng Kim như là cố ý lẩn tránh vấn đề.
Phan Khôi mời Trần Trọng Kim đến chơi nhà Mr Logique
Và sau đấy, trên Phụ Nữ tân văn số 63, 31-7-1930, nơi bài " Mời Trần Trọng Kim tiên sanh đến nhà Mr Logique chơi, tại đó, chúng ta sẽ nói truyện ". Phan Khôi vạch rõ những điểm mà Trần Trọng Kim đã né tránh không chịu trực tiếp trả lời, đồng thời Phan Khôi cũng chê trách Khổng Tử và Mạnh Tử là thiếu óc luận lý.
Trần Trọng Kim mời Phan Khôi trở về nhà học ta mà nói truyện
Lần này, thì Trần Trọng Kim không còn giữ yên lặng nữa. Trên ba số báo, Trần Trọng Kim đã lên tiếng trả lời Phan Khôi : bài " Mời Phan Khôi tiên sinh trở về nhà học của ta mà nói truyện " (đăng lên liên tiếp hai số báo, số 71, 25-9-1930, và số 72, 2-10-1930) với bài " Khổng giáo với khoa học ", số 74, 16-10-1930). Trần Trọng Kim đã tỏ ra phục thiện, chịu lỗi là đã sơ ý mà trở thành bông lông không trả lời đúng vào các điểm mà Phan Khôi công kích ông. Nhưng rồi Trần Trọng Kim cũng minh xác với Phan Khôi nhiều điểm, nhất là điểm Phan Khôi trách triết gia đông phương thiếu óc suy luận khoa học. Vấn đề Phan Khôi nêu ra năm 1930, và đến năm 1932, khi cho tái bản Nho giáo, Trần Trọng Kim đã cho sửa chữa, thì Ngô Tất Tố lại khơi lại để công kích Trần Trọng Kim năm 1940.
Cuộc tranh luận này cho ta thấy hai nhà học giả họ Phan và họ Trần đã có thái độ trí thức rất đáng phục. Chính thái độ trí thức ấy đã giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề triết học bấy lâu bị thiên hạ hiểu rất mu mơ.
 
4 - Vụ Án Tản Ðà - Phan Khôi
Phan Khôi công kích " Cái cười của Con Rồng Cháu Tiên "
Nhân đọc cuốn tiểu thuyết " Cay đắng mùi đời " của nhà văn Hồ Biểu Chánh, Phan Khôi đã viết một bài đại luận về cái cười thường khi rất bỉ ổi, tàn nhẫn của người Việt Nam mình. Bài đó ông đề nó là " Cái cười của con rồng cháu tiên " (P.N.T.V. số 84, 28-5-1931). Phan Khôi đã vạch ra cái khéo léo, tài tình của ngòi bút tả chân Hồ Biểu Chánh trong việc vẽ ra cái cười man rợ, khả ố, đê tiện của cái nòi giống tự xưng là " Con rồng cháu tiên ". " Bộ " Cay đắng mùi đời " hẳn đã có nhiều người nói đến và thấy trong đó tả những gì, khi tôi đọc chắc tôi cũng thấy như người ta. Một bộ tiểu thuyết vẽ ra nhân tình thế thái. Nhất là sự khốn nạn của kẻ nghèo, thật là có ý vị thâm trầm lắm. Vậy mà những điều đó tôi để ra ngoài hết, khi tôi đọc nó tôi chỉ có một cái cảm tưởng về cái cười trong truyện mà thôi. Hẳn tác giả " Cay đắng mùi đời " là ông Hồ Biểu Chánh cũng phải nực cười mà cho tôi là tọc mạch ". (P.N.T.V. số 84, 28-5-1931). Trong rất nhiều thí dụ về trường hợp lố bịch của cái cười Việt Nam mình, Phan Khôi đã đưa ra một so sánh :
" Có một phần đông người Pháp ở đây ta hằng ngày thấy họ cũng có thể chiêm nghiệm được một dân tộc Pháp. Ví dụ như gặp khi trời mưa, đường trơn, có người nào đó bất kỳ đi vô ý mà trợt té, bấy giờ có năm ba người Pháp đứng đó họ có cười hay không ? Tôi, và nhiều người như tôi nữa dám chắc rằng họ chẳng những không cười mà còn chạy lại để đỡ người bị té ấy lên nữa. Còn như Con Rồng cháu Tiên ta, ai không biết chớ tôi, tôi cầm chắc rằng trước khi chạy lại đỡ, họ phải cười một chặp cho no nê đã ". (P.N.T.V. số 84, 28-5-1931).
Phan Khôi công kích Tống Nho
Sau khi, với giọng bông đùa, Phan Khôi đã dám đưa ra mà công kích cái cười khả ố, bần tiện của cả một cái nòi giống tự xưng là Con rồng Cháu tiên, thì, đến ngày 13-8-1931, trên Phụ Nữ tân văn số 95, ông lại cay nghiệt chửi tùm lum cái phong tục man rợ mà người ta xưng tụng là thủ tiết trong xã hội Trung Hoa và Việt Nam. Theo Phan Khôi, cái luật bắt người đàn bà góa chồng, ở vậy, thủ tiết thờ chồng là một luật rất man rợ, thoái hoá, người Trung Hoa đã bỏ nó từ lâu rồi mà người Việt Nam mình cứ giữ nó khư khư để đàn áp người đàn bà. YÙ Phan Khôi muốn đổ cái lỗi ấy cho Tống nho, chứ thực tình Khổng nho chẳng có dạy " cái điều xằng bậy " ấy…Mà ngay đến Tống nho hồi đầu bên Trung Hoa cũng chẳng ai coi cái luật thủ tiết là quan trọng. Phan Khôi kể :
" Các nho gia nhà Tống trước Trình Hy đối với phụ nữ có ý rất khoan thứ, nghĩa là không bắt buộc họ phải thủ tiết, chịu thiệt thòi cả đời như Phạm Trọng Yêm (sanh năm 989) có lập ra cái nghĩa trung trang, trong tờ khoán ước có trích ra một phần ruộng để giúp đàn bà cải giá, còn đàn ông tái thú lại không giúp. Ông có con trai là Phạm Thuận Hựu chết non để lại một người vợ góa, sau đó, học trò ông là Vương Đào góa vợ, ông bèn đem người dâu của mình mà gả cho, vả lại mẹ ông Phạm Trọng Yêm trước kia cũng cải giá cho một người họ Chu. Ông theo mẹ về ở với cha ghẻ, đổi họ tên là Chu Thuyết đến sau đỗ đạt rồi ông mới lại theo họ Phạm. Phạm Trọng Yêm là một bậc danh hiền buổi Tống sơ, một nhân vật lớn trong lịch sử mà cũng không hề cho sự cải giá là phi lệ, không hề bắt đàn bà goá thủ tiết; cho đến mẹ ông cải giá, ông cũng chẳng hề lấy làm sỉ nhục gì. " (P.N.T.V. số 95, 13-8-1391).
Chính vì vậy, mà Phan Khôi xem ra có thù với Tống Nho, nên hễ có dịp là ông đả kích bọn họ. Lần này chẳng hiểu là lần thứ mấy. Chẳng thế mà ngay ở đoạn đầu số báo này (P.N.T.V. số 95, 13-8-1391) ông phải nhắc đến việc ông đã từng hô hào chống Tống Nho ở số 89 Phụ Nữ tân văn :
" Trong bài " Lại nói về tam cang với ngũ luân " ở Phụ Nữ tân văn số 89, tôi có nói rằng : " Trong cái vòng luân lý đạo đức tôi muốn lấy Khổng Mạnh làm thầy, mà đồng thời tôi cũng muốn phế truất Hán Nho và Tống Nho ". Tôi nói thế không phải nói bậy đâu. Hán nho như cái thuyết tam cang của họ mà tôi đã bác đi trong mấy bài trước đó, đáng phế truất là đường nào. Tống Nho lại còn nhiều điều không hiệp với Khổng Mạnh mà làm hại cho ta hơn nữa tức như cái luật cấm cải giá là bất công, vô đạo, cướp mất quyền lợi của đàn bà mà không bổ ích gì cho phong hoá, ta nên phế trừ đi là phải. "
Thế rồi, trong phần kết của bài Tống nho này, ông hô hào chị em phụ nữ hãy nên " phế trừ " cái tục " trái tính trời " ấy đi :
" Tôi lấy làm lạ, cái kêu bằng cái " tiết đó " không phải tánh trời sanh thì sao lại đem nó để càn lên trên cái do tính trời sanh ? Tôi thì cứ giữ mực quê quê thiệt thiệt, căn cứ ở câu : " Thực sắc thiên tánh " của Mạnh Tử mà nói rằng : Hể đàn ông chết vợ thì lấy vợ khác, đàn bà chết chồng thì lấy chồng khác. Còn như cặp vợ chồng nào có cái ái tình đặc biệt, một người chết đi một người đành ở vậy, cái thì tuỳ ý họ, xã hội không ép buộc gì. Đến như nói cái thứ hai của tánh trời, gặp lúc đáng bỏ phải bỏ, thì, đã cấm đàn bà cải giá xin cũng cấm đàn ông tái thú luôn.
"  Trong phụ nữ ta có nhiều người chồng chết, ở trong cảnh ngộ rất đáng thương, buồn rầu đủ mọi trăm thứ, vậy mà nói đến truyện cải giá, sợ mang tiếng, nhất định không thì thôi. Có người bóp bụng cắn răng cũng giữ được trót đời ; nhưng có người khôn ba năm dại một giờ, thì ra mang cái xấu lại còn hơn cải giá. Lại thường thấy bà goá nào có máu mặt thì bọn điêu thoa trong làng trong họ lập mưu mà vu hãm cho, để mong đoạt lấy gia tài. Những sự đó đều là chịu ảnh hưởng của cái luật cấm cải giá mà ra ; vậy thì nó chỉ làm hại cho phong hoá thì có chớ có bổ ích gì đâu ? Bởi vậy ta nên phế trừ cái luật ấy đi ; từ rày về sau, trong óc chúng ta, cả đàn bà và đàn ông Việt Nam đừng có cái quan niệm ấy nữa " (P.N.T.V. số 95,13-8-1931).
Tản Đà khai chiến với Phan Khôi
Hai bài của Phan Khôi viết ra, một bài vào tháng 5, một bài vào tháng 8 năm 1931, sẽ phải tiếp nhận những nhát búa nặng nề của Tản Đà bắt đầu từ tháng giêng năm 1932. Thực vậy, trên An Nam tạp chí, bắt đầu từ số 26, 23-1-1932, Tản Đà bắt đầu khai chiến dữ dội. Nơi đây, ta không còn thấy Tản Đà nhà thơ lãng mạn, đôn hậu, mơ màng nữa, mà ta thấy ông khi thì là một quan toà, khi thì là một đao phủ nữa. Chính vì vậy, mà ta thấy ngay ở phần mở bài thứ nhất trong loạt bài được chọn bằng một tiêu đề rất đặc biệt " Một cái tai nạn lưu hành ở Nam Kỳ : Phan Khôi ", Tản Đà mở đầu cuộc chiến của ông như thế này :
" Cứ những lời của ông Khôi viết ở trong tờ Tân Văn có nhiều những tính chất tầm bậy. (như bài " Cái cười của Con Rồng Cháu Tiên) ; mà hại cho phụ nữ về phần nhiều ( như lời bài kích Tống Nho về câu " ngạ tử sự thậm tiểu, thất tiết sự thậm đại "). Sự hại đó, không phải là ông Khôi có định chí làm hại ; chỉ là ông quá dụng sức về nhẽ " ăn cây nào rào cây ấy " viết bài cho Tân Văn phụ nữ thời chiều theo tâm chí của phần nhiều phụ nữ đó mà thôi. Phần nhiều phụ nữ tân thời nay muốn tự do, muốn giải phóng, ông Khôi phun giải phóng, phun tự do. Đối với các độc giả có được lòng thời tờ Tân Văn mới phát đạt ; tờ Tân Văn có phát dạt thời giá mua bán bài mới cao. Tờ Tân Văn được lòng độc giả vì ai, thời giá bài người ấy tất phải đắt. Huống chi chủ nhân là Mme Nguyễn Đức Nhuận tức cũng lại là một vị độc giả phụ nữ tân thời. Ngoài chiều ý người mua báo, trong chiều ý người mua bài, ông Phan Khôi mới hết sức viết những lời tầm bậy. Lời tầm bậy đã in lên báo, thời chiều ai mà tức thị hại ai. Đó là do tâm tình mà những lời viết báo của ông Khôi thành ra làm hại cho phụ nữ lưu vậy " (An Nam tạp chí số 26, 23-1-1932).
Theo Tản Đà, việc bài trừ, " giết bỏ " Phan Khôi, chẳng phải là điều thích làm thì làm mà là một bổn phận của " anh em sĩ phu trong phái tân học " :
" Thuộc về phần riêng của từng người, thời nghĩ như ông tú Khôi cùng tôi, có thể cũng kể là hạng sĩ phu về bên Hán học trong nước ta ở cái thời kỳ hiện tại ; nếu ông Khôi mà có làm điều không phải với công chúng, tôi cùng các người khác trong Hán học đều không được tự bảo mình là vô can. Cho nên muốn bài trừ những lỗi tầm bậy của ông Khôi , tức là tôi không có tự vì một phần riêng, mà vì cả các anh em sĩ phu trong phái Hán học.
Nay xin hãy có lời báo cáo để Phụ Nữ tân văn và các bạn phụ nữ trong Nam cùng biết trước, công việc bài trừ còn nhiều, cần phải tra xét tường bạch, và cũng không phải việc cấp bách ; xin ai nấy ung dung chờ coi ". (An Nam tạp chí số 26, 23-1-1932).
Sau khi đã hứa như vậy ở số 26, ra ngày 23-1-1932, Tản Đà đã giữ lời hứa. Ông viết một thôi ba bản cáo trạng rất gay gắt để buộc tội Phan Khôi trước toà án công luận : bản cáo trạng thứ nhất đăng trên An Nam tạp chí số 29, 20-2-1932, buộc tội Phan Khôi đã xúc phạm đến cả tổ tiên trong bài " Cái cười của Con Rồng Cháu Tiên ", hai bản cáo trạng sau, cũng đăng trên tạp chí trên, ở các số 34, ngày 26-4-1932 và số 37, ngày 16-4-1932) (1).
Ông tự lập lấy tòa án : " Nay tôi xin, trước mặt quốc dân, đỡ lời công chúng, quyền làm sự thẩm án thuộc về toà sơ cấp, mong ai nấy cùng nghe " (An Nam tạp chí số 29, 20-2-1932).
Tản Đà dựa vào lai lịch bốn chữ " Con Rồng Cháu Tiên " là bốn chữ cực cao, cực quí chỉ cả tổ tiên của một dân tộc và chỉ cả quốc dân có một lịch sử oai hùng để mà kết án. Phan Khôi nhục mạ chẳng riêng gì người ta đời nay, mà còn nhục mạ cả nòi giống tổ tiên ta xưa kia nữa. Ông tuyên án Phan Khôi đáng xử trảm ; nhưng để Phan Khôi được quyền minh oan, nên Tản Đà tạm cho ông được hưởng bản án " trảm giam hậu ".
Nhưng đấy chỉ mới là một tội. Phan Khôi còn nhiều tội khác mà Tản Đà tiếp tục đưa ra toà, đặc biệt là cái tội làm đồi trụy phong hoá, Tản Đà mở đầu bản xử án thứ hai :
" Trong Phụ Nữ tân văn số 95, ra ngày 13 Aout 1931, ông Phan Khôi có viết bài " Tống Nho với phụ nữ " viết đại ý ở dưới đề mục rằng :
" Cái luật cấm cải giá là bất công, vô đạo, cướp mất quyền lợi đàn bà mà không bổ ích gì cho phong hoá nên phế trừ đi là phải ".
" Xin cứ những lời tầm bậy trong bài ấy, chỉ trích và thuyết minh ra, để phụ nữ trong Nam và chư vị độc giả cùng nghe , rồi sẽ kết tội án Phan Khôi ở cuối " (An Nam tạp chí số 34, 26-4-1932).
Tản Đà cho rằng việc thủ tiết của người đàn bà là một phong tục cao cả có từ đời Khổng Tử chứ đâu phải chỉ mới có từ đời Tống :
" Cứ vậy ngẫm ra, tự thấy rằng một đạo trinh tiết của đàn bà Á đông, thực do thượng cổ truyền lại, gốc ở một chữ trong kinh Dịch nẩy mầm ra, đời đời nối tiếp vun bồi, gây thành cái phong hoá tuyệt thanh quí trong nhân loại. Nay Phan Khôi dám cho những sự đó là đàn bà chịu sự thiệt thòi, mà lại qui cái ảnh hưởng trực tiếp là chịu của Tống nho. Thực là loạn ngôn hoặc chúng vậy " (An Nam tạp chí số 34, 26-4-1932).
Tản Đà kết án Phan Khôi là đồi trụy phong hoá và ví Phan Khôi với bọn hạ lưu đã dám nói ra những lời xàm xỡ , Tản Đà viết :
" Gian thay ! ông Phan Khôi, ác thay ! ông Phan Khôi, tiểu nhân thay ! ông Phan Khôi.
" Cứ mấy lời luận lý của ông Khôi, nếu không hết sức bài trừ, mà để cho ông được hành những cái gian, cái ác, cái tiểu nhân, thời nay ông đã viết ra bài này, thời mai ông chắc viết ra bài khác, ngấm ngầm truyền bá vào trong tâm lý một số người trong xã hội, xui khiến cho gái bỏ trinh tiết, giai bỏ trung hiếu ; phàm những cái tốt đẹp trong đạo làm người , như nhân, từ, tín, hậu, lễ, nghĩa, liêm, sỉ đều bị những lời luận lý vô đạo ấy làm cho đến mất hết giá trị. Nếu lo cho quá, thời một phần nhân đạo chẳng sẽ do đó mà dần dần lấn lún đến trở ra cầm thú cẩu chệ sao ? Nguy thật thay !
" Cùng hai câu thực ý của ông Khôi.
" Ông Khôi nói :
" Hễ đàn ông chết vợ thì lấy vợ khác ; đàn bà chết chồng thì lấy chồng khác ".
" Xưa nay, đàn ông chết vợ mà họ lấy vợ khác, đàn bà chết chồng mà lấy chồng khác, vẫn là sự thường trong thế tục ; có cần chi đến những nhà học vấn phải ra công luận lý mà khuyên bảo cho chúng ru ?
" Đàn ông hoá vợ mà ở yên không lấy vợ khác nữa, hạng người ấy gọi là nghĩa phu, từ xưa đến nay thật ít thấy trong sử sách. Đàn bà hoá chồng mà ở yên không đi lấy chồng khác nữa (người còn trẻ tuổi) hạng người ấy gọi là tiết phụ, so với nghĩa phu thực có số nhiều hơn. Song tóm tự nghìn xưa, nếu có thể cộng được toàn số đàn bà hoá chồng còn trẻ tuổi mà tính xem, chưa dễ nghìn ai mong có một. Vậy thời những người tiết phụ kia sinh ở nhân gian thế, dẫu chưa hẳn như phụng hoàng, kỳ lân trong phi cầm cẩu thú, thời cũng là hòn ngọc ở núi đá hạt châu nơi bể chai. Đời đời vua chúa ơn ban " Tiết hạnh khả phong ". Cũng vì là vật quí của đời, đời nên biết quí vậy.
" Tục thuần hậu mỗi ngày càng kém xưa, giá trinh tiết mỗi ngày càng hiếm có ; vật quí của đời lại đến lúc đời không biết quí, phong dao lý ngữ, nhiều câu nghe thấy đã thương tâm :
" Lẳng lơ chết cũng ra ma
Chính truyên chết cũng khiêng ra đầy đồng "
-" Ông chết thì thiệt thân ông,
" Bà tôi sắp sửa lấy chồng nay mai "
-" Bà chết thì thiệt thân bà,
" Ông tôi sắp sửa lấy ba nàng hầu "
" Ba câu ca dao đó, ngẫm như một câu dẫn ở trước nhất, thực là do phong hoá suy đồi tự ở mồm những kẻ hạ lưu xướng ra. Hai câu dẫn thứ hai thứ ba ở sau, hoặc giả còn là có ai đó, vì cái bụng thương cho đời, mới thoát ra những lời chua xót. Tôi tuy chưa dám định nghĩa ; song tóm lại chỉ đều là những câu ca dao mà không phải là lời luận lý. Lập thành thế, luận thành lý, thời mới thấy như hai câu của ông Khôi là thứ tư. -" Đàn ông chết vợ thì lấy vợ khác.
"  Đàn bà chết chồng thì lấy chồng khác "
" Hai chữ " thì " đó, ngẫm ra cho kỹ không có tình nghĩa, chút tơ vương ; chính cũng như trong xóm Bình Khang thường có câu " Cuốn chiếu nhân tình sạch " vậy ! Hai câu đó trước lúc chưa đem đăng báo, ông Khôi hoặc có cùng ngồi đàm luận với hai vị chủ nhân và chủ nhiệm tờ báo Phụ Nữ tân văn mà đem ra cùng đọc, thì không biết cái cảm tưởng của những người nghe kia như sao ?
" Nghĩ cho phong hoá đến lúc đã suy đồi, chẳng ai có sức nào giữ được. Song thuộc hành vi riêng của cá nhân, ai có muốn sao cứ tự, thực cũng chưa mấy ai nhẫn tâm dụng lực mong tồi hoại cho cái nền hủ cựu đó chóng đổ đi làm chi. Có chăng, thời là ông Tú Phan Khôi vậy ". (An Nam tạp chí số 37, 16-4-1932).
Sau khi đã buộc tội Phan Khôi như trên, Tản Đà long trọng tuyên bản án Phan Khôi như các bạn đọc sau đây :
" Hợp hai bài " Bài trừ " An Nam tạp chí số 34 và 37 đây, thời Phan Khôi viết bài " Tống Nho với Phụ nữ " đăng trong Phụ Nữ tân văn số 95 ra ngày 13 Aout 1931 tức là kẻ có tội với danh giáo :
– Vu hãm tiên hiền.
– Loạn ngôn hoặc chúng.
– Bại hoại phong hoá.
" Nay, chiếu theo hình luật Á Đông từ đời vua Thuấn mới đặt, có minh văn trong kinh thư rằng : " Phốc tác giáo hình ". Nghĩa là : " Cái roi, dùng làm hình phạt thuộc về sự giáo huấn ". Cứ Phan Khôi phạm về tội danh giáo, vậy nên dùng roi để chừng.
" Chiếu theo các trường dạy nho ta kia xưa, phàm học trò học dốt, đọc không thuộc, hoặc có tội vô lễ thời bắt phải nằm sấp xuống đất, đánh ba roi. Cứ Phan Khôi can phạm ba điều như đã yết trên đây so với những tội học dốt, đọc không thuộc và vô lễ thực lớn hơn gấp trăm. Vậy nên đánh đòn ba trăm roi.
" Chiếu theo pháp lý Á đông, làm tội người đem ra ở chợ, để cùng có công chúng dự biết. Cứ Phan Khôi phạm về tội danh giáo nên đánh đòn ở trước sân Văn miếu, để trên có các vị Tiên Thánh, Tiên Hiền cùng giám lãm, dưới có các sĩ phu trong phái Hán học cũng được dự biết.
" Cứ các nhẽ đã sơ thẩm như trên, xin nghĩ kết Phan Khôi phải chịu ba trăm roi đòn, chia đánh ở ba nơi :
- Đánh ở trước sân Văn Miếu Thăng Long là nơi gốc văn vật của sự học nho của nước ta từ triều nhà Lý.
– Đánh ở Huế, là nơi thủ phủ xứ Trung kỳ.
– Ở Quảng Nam, là nơi chốn của tội nhân sinh trưởng học tập.
" Ngoài cái tội án Phan Khôi đã nghĩ kết, chiếu theo thường luật có bắt tội oa chủ ; vậy những tiền phí giải Phan Khôi từ Nam ra Bắc, cho lại về đến Huế, về đến Quảng Nam do Ban Trị Sự của Phụ Nữ tân văn phải trích tiền quĩ của báo ấy cung nạp.
" Giở lên các điều án nghị theo như lệ nghị kết về bài Phan Khôi viết : " Cái cười của Con Rồng Cháu Tiên " ; riêng bản án này, trên có Toà Thượng Thẩm riêng xét về danh giáo là toàn thể sĩ phu phái Hán học trong nuớc sẽ cùng phúc thẩm, dưới có tội nhân và oa chủ, ai có muốn thân oan, cứ được hết lời thân oan ". (An Nam tạp chí số 37, 16-4-1932)
Nguyễn Tiến Lãng đả kích Phan Khôi
Chính trong lúc Tản Đà hăng hái buộc tội như vậy, hình như Phan Khôi vẫn yên lặng không lên tiếng mà chỉ có bạn bè của Phan Khôi lên tiếng một cách gián tiếp. Ấy là theo sự ghi nhận của Nguyễn Tiến Lãng trong bài " Nguyễn Tiến Lãng và Phan Khôi " (An Nam tạp chí số 38, 23-4-1932). Thực vậy, Nguyễn Tiến Lãng lên tiếng công kích Phan Khôi trong hai bài đăng trong báo Trung Bắc, viết bằng tiếng Pháp, đề là Autour d’une Polémique.
Vì bị Nguyễn Tiến Lãng công kích, Phan Khôi lên tiếng trong bài " Cái học vào lỗ tai ra lỗ miệng " đăng trên Đông Tây số 160, ngày 6-4-32, trong đó Phan Khôi chê Nguyễn Tiến Lãng là dốt, dùng sai tiếng Pháp, không hiểu nghĩa chữ Polémique là gì cả.
Nguyễn Tiến Lãng viết bài kể tội Phan Khôi gửi cho báo Đông Tây, nhưng vì báo Đông Tây không đăng, cho nên Nguyễn Tiến Lãng gửi đăng trên An Nam tạp chí số 38, 23-4-1932, trả lời ít điểm mà Nguyễn Tiến Lãng cho rằng Phan Khôi đã xuyên tạc ông. Đây lời Nguyễn Tiến Lãng :
" Nay tôi giả nhời cho Khôi rõ :
" 1) – Phan Khôi hỏi : " Ông Lãng có thử đọc qua những bài ấy của tôi không ? …Theo nhời ông Lãng, đủ biết rằng trong khi viết bài ấy, ông Lãng không có dưới mắt ông tập báo kia có bài của tôi, nhưng trước kia, thì ông có đọc cả, nên bây giờ mới nhớ mà nhắc lại cho ".
" Phải, tôi chép nguyên văn đó " nhời văn " ông Phan Khôi hỏi tôi. Nhời văn của Phan Khôi là người chê văn quốc ngữ của tôi " còn chưa xuôi ". Nhưng thôi…Nói làm chi. Tôi chỉ đáp câu hỏi kia ; vậy tôi đáp.
" Chính phải thế Phan Khôi nghe ! Mà tôi không có Phụ Nữ tân văn để giữ luôn ở trong nhà, và không gối văn Phan Khôi ở dưới giường để xem đi xem lại luôn luôn, sự ấy Phan Khôi lấy làm lạ du ? Xã hội thì hiểu rồi, hiểu cho tôi rằng tôi còn có việc khác và văn khác để xem chớ sao ? "
" 2) – Các câu hỏi của Phan Khôi có ý bắt buộc tôi phải đọc lại văn (!) của Phan Khôi rồi viết thêm cho báo Đông Tây mấy cột báo, mà về văn (!) ấy, tôi không đáp ; bởi vì ông Tản Đà đã có cái chương trình bài trừ cái nạn văn (!) và tư tưởng (!) Phan Khôi, mà chương trình ấy đã đang thực hành trong An Nam tạp chí rồi. Việc đời còn nhiều, các bực sĩ phu trong xã hội nên chia nhau mỗi người làm một việc. Huống chi " bài trừ Phan Khôi " tôi cần gì phải làm nữa, vì đã có ông Tản Đà.
" 3) – Câu kết của Phan Khôi : " Ai không biết đến đầu đến đuôi hết, thấy bài Nguyễn Tiến Lãng nói như vậy rồi tin đi, ắt phải cho Phan Khôi là người bậy bạ. Hoặc giả ông Nguyễn Tiến Lãng dụng tâm như thế chăng ? Ông Nguyễn Tiến Lãng nên hối ngộ liền. Đừng còn nhỏ tuổi mà lập tâm bất chánh như vậy về sau sẽ hỏng ! "
" Nguyễn Tiến Lãng  tôi đáp : " Phan Khôi bậy bạ hay không bậy bạ, xã hội đã thừa rõ, cho nên Lãng này không cần phải nói thêm ; nếu chỉ vì một nhời nói của Lãng mà xã hội từ trước vẫn nhầm vì Khôi, đến nay mới biết Khôi là người thế nào, thì Khôi dù uất bởi ngòi bút này mà đã phải lớn tiếng nhưng Nguyễn Tiến Lãng  cũng rất vui lòng vì đã làm được một việc ích. Ông Phan Khôi nên hối ngộ liền ! Tuy đã già đời, nhung cũng còn thì giờ cải tà quy chánh, một đời chưa đến nỗi hỏng tất cả !
" Đối với tôi nói thế là đủ ; sau này mặc cho Khôi lớn tiếng xin để xã hội nghe cáo trạng của thi sĩ Tản Đà mà cùng cười với tôi ". (An Nam tạp chí số 38).
Như các bạn thấy ở đây, giọng điệu của Nguyễn Tiến Lãng đối với Phan Khôi quả thực gay gắt, phũ phàng.
Vân Bằng đả kích Phan Khôi
Sau Nguyễn Tiến Lãng, đến lượt Vân Bằng lên tiếng chửi Phan Khôi (An Nam tạp chí số 39, 30-4-1932) trong bài " Tôi thất vọng về Phan Khôi ". Trước hết Vân Bằng tố cáo Phan Khôi như là người hiếu chiến, gây gỗ với mọi người, lập dị muốn làm khác người ta :
" Thật vậy, Ông Phan đã có phen khai cuộc " bút chiến " - cái này mới thật là " bút chiến " chứ – cùng ông Trần Trọng Kim về sách Nho giáo. " Đình chiến " được ít lâu ông lại khởi " thế công ", khai một cuộc " bút chiến " khác – cái này cũng thật là cuộc " bút chiến " nữa chứ – cùng ông Lê Dư về vấn đề quốc học.
" Ông đã có phen hô hào cảnh cáo những nhà " học phiệt " (xin mở tự vị Khang Hi) làm cho quốc dân đã được hưởng cái thú đọc bài trả lời " mát mẻ " của ông Phạm Quỳnh.
" Ông đã có phen đem cái tài hùng biện ra trước Toà án dư luận làm trạng sư cãi " thí " để " thân oan " cho " bà vua Võ Hậu, đã chọn cung nhân bằng đàn ông, để mua vui trong lúc vạn cơ chi hạ " (theo lời ông).
" Ông đã có phen thuyết lý về cái môn " Lô dích " (logique) là môn ông rất sở trường, và ông cũng đã đem cái thuyết " xưng hô " ra dạy đời nữa.
" Vừa đây, ông lại ra công " sáng chế " ra một lối thơ " tân thời, tự do đặc biệt " không cần niêm luật, tự ý vắn dài làm cho nhiều người " Hoài cổ " phải ngậm ngùi thương tiếc " Tám vế " Luật Đường ! ! ! Có lẽ vì sự phát minh lối thơ mới này mà phải mai một đi chăng ?
" Đó, cái công trình vĩ đại của ông Phan Khôi đối với quốc văn là như thế. Cho nên văn tài ông được nhiều người bái phục, như lời Ông chủ bút báo Đông Tây Hoàng Tích Chu đã nói rằng : " bạn Phan Khôi " của ông có một bên (xin hiểu là một số người) coi là " Léon Daudet " của Việt Nam. Sau khi đã vô tình đề cao tán dương Phan Khôi như vậy, Vân Bằng trách Phan Khôi là thô lỗ, bỏ cả phong thái nhà nho để dùng những ngôn ngữ tục tằn khi trả lời ông Nguyễn Tiến Lãng :
" Vậy mà trái đất xoay mình đâu chừng hai mươi vòng, nghĩa là kể từ ngày tôi đọc bài của ông Phan Khôi đăng trên báo Đông Tây số 160 (6-4-32) đến nay chừng ba tuần lễ, thì bỗng đã làm cho tôi thất vọng ! Tôi hay vậy, dạo trước đừng coi báo Đông Tây là hơn
mà cũng đừng mừng chi về tài ông Phan Khôi là hơn !
" Xin độc giả chịu khó giở tờ Đông Tây số 160 ra ngày 6-4-32 mà đọc lại bài của ông Phan Khôi nơi cột năm ở trang nhất thì liền thấy sự thất vọng của tôi là có căn cứ. Sự thất vọng của tôi về ông Phan Khôi là do ở cái cái cách " xưng hô " bất lịch sự của ông đối với ông Nguyễn Tiến Lãng, cái cách xưng hô đó dã tỏ ra rằng ông Phan Khôi không nhớ cái lễ độ cảa độc giả và quên mất cái thuyết " vô bất kính " của làng nho !
" Vậy, tôi cứ theo như cái " sự ngay thật người luận biện phải giữ " mà kể cái cách xưng hô của ông Phan trên tờ Đông Tây số 160 như sau này : bắt đầu ông viết " ông Nguyễn Tiến Lãng ", sau đến " Lãng ta " sau đến " Va " ! sau đến " Tiến Lãng " sau lại " Ông Nguyễn Tiến Lãng ", Nguyễn Tiến Lãng, và Lãng trống trơn vân vân…
" Không những riêng cách xưng hô bất lịch đó, ông lại còn mở cuốn " tự vị riêng " mà dùng những tiếng " Xỏ lá, ba que " (xin lỗi độc giả tôi cũng không hiểu nghĩa rõ) trên bài luận thuyết " tràng giang đại hải " của ông (Đông Tây số 160 cột 5 trang 1) như vậy thật là thiếu cái vẻ lễ độ  với công chúng nữa ".
Để ra ngoài những lời nặng tiếng nhẹ mà người ta tặng cho nhau trong lúc tranh luận nóng nảy, ta nhận thấy cuộc bút chiến này cũng đã đặt ra những vấn đề xã hội rất đáng chú ý. Cuộc tranh luận này còn cho ta thấy Phan Khôi mới lắm. Chẳng những Tản Đà không chịu được cái mới của ông mà cả đến Nguyễn Tiến Lãng một tiến sĩ Pháp cũng chẳng ưa cái mới mẻ của Phan Khôi.
Nhân vụ rắc rối đối với Tản Đà này, ta nhận thấy Phan Khôi là người có tư tưởng rất mới. Ông muốn xã hội Việt Nam phải đổi mới. Mà theo ông muốn tiến tới phải đánh đổ mọi thứ mặc cảm tự tôn, ỷ lại vào những là bốn ngàn năm văn hiến, những là Con Rồng Cháu Tiên. Ngoài ra ông còn đi trước cả các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn trong chiến dịch hạ bệ Nho giáo, chống chế độ đại gia đình, chống tục cản trở đàn bà goá cải giá.
5 - Vụ Án Quốc Học
Lê Dư đặt vấn đề Quốc Học
Quốc học là gì ? Thực chất của nó ra sao ? Đó là một vấn đề được đặt ra vào khoảng đầu năm 1930. Nhưng hình như hồi đầu người ta không có đặt vấn đề nội dung cho từ ngữ này. Cái người đầu tiên đã dùng tiếng này nhiều có lẽ là Sở Cuồng Lê Dư : ông lập ra một tủ sách lấy tên là " Quốc học tùng san ". Tất cả các sách do ông biên soạn đều đề là " Sở Cuồng Văn Khố Quốc học tùng san ". Rất tiếc là lúc viết về vấn đề này tôi không có trong tay tất cả các tài liệu liên quan đến vụ này mà không biết tìm đâu cho ra. Các thư viện mà tôi biết đều không có. Năm 1930, Lê Dư cho xuất bản tập nghiên cứu đầu tiên của ông trong bộ Quốc học tùng san, đề là " Bạch Vân Am thi văn tập " với lời ghi chú " giật sử và văn thơ sấm ký của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ".
Rất tiếc là hiện giờ tôi không có tập này trong tay. Nhưng tôi nghe rằng trong Bạch Vân Am thi văn tập, Lê Dư đã đề cao Nguyễn Bỉnh Khiêm như là người có công nhất trong việc xây dựng nền quốc học.
Trịnh Đình Rư bác lý thuyết về Quốc Học của Lê Dư
Trịnh Đình Rư phê bình Bạch Vân Am thi văn tập của Lê Dư. Bài phê bình này, tiếc rằng tôi cũng chưa được đọc, chỉ biết, theo Phan Khôi, trong bài " Luận về quốc học " (P.N.T.V. số 94, 6-8-1931) thì Trịnh Đình Rư không đồng ý với Lê Dư, không công nhận nước ta đã có cái gì gọi là quốc học trong bài Luận về quốc học, Phan Khôi có trích lại hai đoạn văn Lê Dư đã trích của Trịnh Đình Rư : " Nước ta từ xưa đến nay chưa từng thấy có cụ nào dựng ra được một học thuyết gì to tát riêng, xét đến lịch sử những nhà học giả Đông Tây mà nghĩ lại đến quốc học nhà, ta tưởng tự lấy làm thẹn " (trích theo Luận về quốc học, P.N.T.V. số 94, 6-8-1931) và của Phạm Quỳnh : " Nói đến học thuật chơn chánh thì cổ lai nước ta có gì ; không dám nói bạc tiền nhân, nhưng thật không có người nào vậy. Tương truyền lý học thâm thúy có cụ Chu An và cụ Trạng Trình nhưng các cụ phát minh được những điều gì, trứ thuật được những sách gì có ích ? " Cứ theo Phan Khôi thì vì Trịnh Đình Rư và Phạm Quỳnh đã có ý kiến như vậy về quốc học cho nên Lê Dư đã viết bài " Câu chuyện đọc thơ của ông Trạng " trong đó ông Lê Dư lên án đích danh Trịnh Đình Rư và ám chỉ ông Phạm Quỳnh bằng việc trích văn của ông này như Phan Khôi tố cáo mà không gọi tên đích danh Phạm Quỳnh. Trong bài đó Lê Dư kết án Trịnh Đình Rư và Phạm Quỳnh rất gắt gao mà ông gọi là vô ơn và nhục mạ tổ tiên. Phan Khôi có trích mấy dòng sau đây của Lê Dư : " Ôi ! các ông chưa xét cho kỹ, mà dám to gan dạn miệng bội bạc tiền nhân như vậy ! Sao các ông vụ nhục nền văn hoá nước nhà như vậy ? " (Trích theo Phan Khôi trong bài Luận về quốc học).
Phạm Quỳnh bày tỏ lập trường ủng hộ Trịnh Đình Rư
Nếu bài phê bình của Trịnh Đình Rư chúng ta không được đọc toàn vẹn vì chưa biết nó được đăng ở báo nào, chứ bài của Phạm Quỳnh thì chúng ta có thể đọc được đầy đủ. Thực ra Phạm Quỳnh không có ý bàn về quốc học mà chỉ bàn đá đến vấn đề mà thôi. Phan Khôi kết án Phạm Quỳnh là học phiệt, nghĩa là kiêu ngạo, khinh người, không chịu trả lời khi có người công kích. Phạm Quỳnh trả lời Phan Khôi qua bài " Trả lời bài Cảnh cáo các nhà học phiệt của Phan Khôi tiên sanh " (P.N.T.V. số 67, 28-8-1930). Trong bài này, sau khi đã minh xác và thân oan cho thái độ của mình, Phạm Quỳnh, trong phần kết luận, có bày tỏ nỗi lòng của ông đối với nền học vấn của ta từ xưa đến nay. Phạm Quỳnh phàn nàn rằng tất cả cái học của ta từ xưa đến nay đều là cái học thuê viết mướn chưa có gì đáng giá cả. Thế rồi ông hô hào người trong nước cố gắng gây lấy một nền quốc học mai ngày bằng việc thành lập hội " chấn hưng quốc học " : " Nói đến học thuật chơn chánh thì cổ lai nước ta đã có gì ? Không dám bội bạc tiền nhân, nhưng thật không có người nào vậy. Tương truyền lý học thâm thúy có cụ Chu văn An, cụ Trạng Trình. Nhưng các cụ phát minh được những điều gì, trứ thuật được những sách gì có giá trị ?  Nào đâu là những phái Vương học, phái Thiền tôn như ở Nhật bản, cũng học chữ Tàu mà khám phá được nhiều điều người Tàu không nghĩ tới ? Nước mình tịnh không có gì cả. Đó chẳng qua là bởi cái tinh thần học vấn của mình nó bạc nhược quá. Lại bởi cái mô phỏng của người mình nữa, xưa kia phỏng chép người Tàu, ngày nay bắt chước người Tây… " Ấy cái hiểm tượng của học giới ta ở đó, ở cái tánh nô lệ của người mình đó, chớ không phải là lỗi tại người nầy hay người nọ…
" Phải nên cùng nhau hiệp lực, cố gây dựng cho nước nhà một nền " quốc học " đích đáng, không Tây mà không Nho, có cái tính cách đặc biệt, tiêu biểu được cho cái tinh thần cố hữu của nòi giống. Cái ý tưởng đó ngày nay Phan tiên sanh mới đề xướng, mà về phần tôi chủ trương đã lâu lắm rồi.
" Vậy ngày nay chúng ta có nên cổ động lập một hội " Chấn hưng quốc học ", họp tập những người có chí học vấn trong Nam ngoài Bắc, mỗi năm hội nghị một lần để bàn các kế hoạch nên thi hành cho nước nhà có một nền quốc học xứng đáng không ?
" Thiết tưởng thế còn hơn là cãi vã nhau vô ích. Phan tiên sanh nghĩ sao ? (Phụ Nữ tân văn, số 67, 23-8-1930).
Phan Khôi công kích Phạm Quỳnh
Vì Phạm Quỳnh đã hỏi " Phan tiên sanh nghĩ sao ? ", nên Phan Khôi đã trả lời Phạm Quỳnh trên Phụ Nữ tân văn, số 70, 18-9-1930, qua bài " Về các ý kiến lập hội chấn hưng quốc học của ông Phạm Quỳnh ". Trong bài này, sau khi thương xác với Phạm Quỳnh nhiều vấn đề, Phan Khôi tỏ ý không tán thành việc thành lập cái hội gọi là hội " Chấn hưng quốc học ". Theo Phan Khôi chúng ta dã có quốc học bao giờ đâu mà nói đến mất hay đến suy vi khiến phải chấn hưng. Phan Khôi viết :
" Cái ý kiến của tiên sanh muốn lập một hội kêu bằng " Chấn hưng quốc học " đó, theo tôi, tôi tưởng ta chưa làm được, mà cái hội ấy hình như cũng không cần có nữa. Nhơn rốt bài của tiên sanh, có lời hạ vấn dến tôi, tôi phải trực trần ý kiến, xin chớ ai thấy mà trách tôi : Làm không làm, lo phá đám !
" Trước hết xin gạn hỏi cái tên hội mà tiên sanh phỏng định ra đó. Phàm cái gì từ trước đã có sẵn rồi mà sau suy bại đi, mình muốn làm cho nó hồi phục lại cái quang cảnh cũ, vậy mới nói là chấn hưng được. Cái nầy nền " quốc học " của nước ta tiên sanh đã nhận rằng từ xưa chưa có, mà tôi cũng từng nhận như vậy, thì sao gọi được là " chấn hưng " ?
Ấy ngay từ hồi này, như các bạn thấy, chẳng phải chỉ có Trịnh Đình Rư hay Phạm Quỳnh chối ta không có quốc học mà cả Phan Khôi nữa. Phan Khôi còn chối mạnh hơn cả hai ông Rư và ông Quỳnh. Vậy mà trong bài " Câu chuyện đọc thơ của ông Trạng " Lê Dư chỉ đả kích có Trịnh Đình Rư và Phạm Quỳnh mà không nói gì đến Phan Khôi. Chính sự yên lặng đó của Lê Dư đã được Phan Khôi nhắc tới trong bài Luận về quốc học của ông khi ông viết :
" Còn tôi ai khảo mà xưng " Lạy ông tôi ở bụi này ", cái không những là dại mà là dởm. Nhưng vì nếu tôi có thú khai tôi ra đây thì cái ý nghĩa bài này mới càng đích xác hơn vậy.
" Cái giọng phủ nhận như ông Trịnh Đình Rư và ông Phạm Quỳnh đó, thưa thiệt, tôi cũng có thốt ra nhiều lần rồi…
Một lần sau mới đây, lời càng thống thiết hơn, là trong bài " Hán học ở bên Tây " đăng ở báo Đông Tây cách vài tháng trước. Trong bài ấy đến nỗi tôi muốn nói rằng nước ta từ xưa đến nay không có cái gì đáng gọi là cái học nữa kia. Những cái luận điệu của tôi đó tưởng ít nữa ông Lê Dư cũng có thấy qua, song ông chừa tôi ra, là vì ông cùng tôi có tình anh em riêng, với tôi, ông càng không muốn rắc rối hơn với ông Phạm nữa.
Ông Lê có lòng tốt đối với tôi như vậy tôi nỡ nào đi phụ cái lòng ấy của ông ? Song tôi nghĩ, cái chân lý giữa cõi học nó bắt phải để riêng cái tình anh em trong một nhà. Bởi vậy, trong việc này, tôi phải để mình về bên hai ông Phạm và Trịnh kia, viết bài này cùng ông Lê thương xác lại vấn đề ấy ". (Phụ Nữ tân văn số 94, 6-8-1931).
Cuộc chiến bùng ra gay gắt từ đấy. Nhưng trước khi đi vào việc trình bầy tiếp cuộc tranh luận này, chúng ta cần tìm xem quan điểm Lê Dư từ đấy trở về trước đối với vấn đề quốc học như thế nào.
Tôi không được đọc Bạch Vân Am thi văn tập là tập I trong bộ Quốc học tùng san của Lê Dư in năm 1930, nhưng tôi được đọc Vị Xuyên thi văn tập là tập II của bộ Quốc học tùng san, in năm 1931. Nơi đầu tập sách này có hai bài giới thiệu ngắn một của nhà xuất bản Nam Ký thư quán là nhà xuất bản đứng ra in tất cả sách vở của Lê Dư, một của Sở Cuồng Văn Khố. Theo chỗ tôi phỏng đoán thì hai bài giới thiệu này cũng đã in ở đầu sách " Bạch Vân Am thi văn tập " rồi nay lại được giới thiệu lại ở Vị Xuyên thi văn tập. Bài giới thiệu của Nam Ký thư quán mang tựa đề là " Lời bá cáo của nhà xuất bản bộ Quốc học tùng thư ". Vậy lời bá cáo này mở đầu bằng những đòn sau đây :
" Quốc hồn ở đâu ? ở tại tư tưởng, tư tưởng phát ra làm văn chương, văn chương của các nhà học giả nước ta, từ xưa đến nay chính là quốc hồn ở đấy nên quốc học cũng ở đấy.
" Ông Sở Cuồng là một nhà đốc chí hiếu học, cố sức vun bồi nền quốc học, phát huy áng văn chương riêng của nước ta, ngót mười năm nay ở trường Bác Cổ, lưu lý sưu tập những tài liệu thuộc về quốc văn, quốc sử biên tập thành bộ " Quốc học tùng san " kể hơn một trăm tập nào là lịch sử, nào là văn chương, tài liệu như núi như non, từ tảo như hoa như gấm, đủ chứng minh kho văn học của ta phong phú như vậy, các bậc tiền bối ta, có công với nền quốc học như vậy " (Lời bá cáo của nhà xuất bản bộ Quốc học tùng san, trong Vị Xuyên thi văn tập 1931). Đến chính Sở Cuồng cũng có mấy lời giới thiệu Quốc học tùng san của ông, cũng in ở đầu cuốn Vị Xuyên thi văn tập như thế này : " Bản Văn Khố muốn lấy sức mọn vun bồi cái cơ sở nền quốc học, phát huy áng văn chương riêng của nước ta, ra công sưu tập văn chương và lịch sử của các nhà học giả xưa biên thành bộ " Quốc học tùng san " này, phương pháp theo lối khảo cổ, cốt thu thập được nhiều tài liệu cho tiện về sau này, các nhà văn học muốn khảo cứu về vấn đề gì đều sẵn đủ cả, cho nên cái nội dung có khác với các quyển giáo khoa và các quyển thi văn tinh tuyển khác, xin độc giả lượng xét cho ". Bài giới thiệu này ký là " Sở Cuồng Văn Khố ".
Cứ những bài giới thiệu trên đây thì ta thấy quan điểm của Lê Dư chưa được minh bạch rạch ròi cho lắm. Nếu quan điểm đó không chỉ cho quốc học là văn học thì ít ra quốc học hầu như là văn học. Thứ nhất ta thấy những sách trong bộ quốc học của Lê Dư gồm toàn sách văn chương : nơi bìa tập sách Vị Xuyên thi văn tập, tác giả liệt kê " Sách bộ Quốc học " của ông chỉ gồm toàn sách văn chương như : Văn đàn bảo giám, Bạch Vân An thi văn tập, Bằng quân thi văn tập, Ôn Như Hầu thi văn tập, Vị Xuyên thi văn tập, Việt văn dẫn giảng…Thứ hai là ta thấy Lê Dư hứa sẽ viết một bộ Việt Nam văn học sử với dụng ý minh chứng nền quốc học Việt Nam rất phong phú. Thứ ba ta thấy lời giới thiệu của Nam Ký thư quán cũng hiểu quốc học là văn học như trong câu : Quốc hồn ở đâu ? Ở tại tư tưởng, tư tưởng phát ra làm văn chương, văn chương của các nhà học giả nước ta từ xưa đến nay chính là quốc hồn ở đấy, nên quốc học cũng ở đấy ". Thứ bốn ta thấy chính Lê Dư trong " Mấy lời giới thiệu " cũng nói đến việc xây cơ sở nền quốc học bằng việc sưu tầm văn chương :
" Bản văn khố muốn lấy sức mọn vun bồi cái cơ sở nền quốc học, phát huy áng văn chương riêng của các nhà học giả xưa, biến thành bộ quốc học tùng san này ".
Phan Khôi đã chẳng hiểu quốc học như Lê Dư, vì thế ông mới viết bài luận về quốc học.
Phan Khôi luận về Quốc Học
Trước hết Phan Khôi nói đến việc dùng danh từ quốc học trong văn giới Việt Nam cũng như văn giới Trung Hoa mới là từ mấy năm trở lại đây mà thôi. Phan Khôi định nghĩa chữ Quốc học rất rành rẽ. Ông viết :
" Quốc học là một danh từ mà cũ và mới có nghĩa khác nhau. Hồi trước ta nói " quốc học " tức là cái trường học cho cả nước ; như trường Quốc học ở Huế là lấy nghĩa ấy : Còn chữ " Quốc học " ngày nay thường dùng là chỉ về cái học riêng của một nước, có vẻ đặc biệt, có chỗ khác với nước ngoài. Vậy khi nói " quốc học " cũng gần giống như " quốc phục " là y phục riêng của một nước. Nói " Quốc kỳ " là hiệu kỳ riêng của một nước.
" Chữ quốc học trong bài này chuyên nói về nghĩa mới là nghĩa sau đó (Luận về Quốc học).
Như vậy, theo Phan Khôi, Quốc học là nền học thuật, tức nền tư tưởng, nền triết học riêng của một nước đã thực sự ảnh hưởng, chi phối đời sống của dân tộc nước ấy khiến cho dân tộc ấy thành khác biệt những dân tộc trên thế giới.
Dựa theo giới thuyết như trên về quốc học, Phan Khôi đồng tình với Trịnh Đình Rư và Phạm Quỳnh mà quả quyết nước ta chưa có quốc học. Phan Khôi cho rằng đây là một vấn đề học vấn, vấn đề chân lý ; có thì nói có, không thì nói không, chứ đừng vì tình cảm, vì tự ái dân tộc không đúng chỗ mà phải nhận là có cái ta chưa có :
" Ông Lê nói có, ông lại hứa rồi đây ông sẽ đem chứng cớ ra. Song, truyện ấy để lát nữa sẽ nói, đây tôi xin tỏ ra cái cớ tại sao mà chúng tôi phải hô hào lên cho người ta biết rằng nước ta không có quốc học.
Sự học tức là sự trí thức, nó chuyên khuynh hướng về lý trí mà không nên xen vào một chút tình cảm. Đức Khổng cũng dạy rằng cái học của người đời xưa là vị kỷ và bắt đầu từ thành ý nghĩa là không dối mình. Khi nói về cái học của một người đã vậy thì khi nói về cái học của một nước cũng vậy. Nếu nước ta quả không có quốc học thì dầu nó là một sự nhục cho mình đi nữa cũng phải chịu, không nên vì tình cảm mà nói có, cho thành ra dối mình. Dối mình là một cái hại lớn lắm, cho người cũng như cho nước. Bởi vì, nếu không mà nói có, ai nấy tin rằng có, sẽ sanh ra lòng tự phụ, mà tự phụ một cách hư ngụy, rồi không lo tu tấn nữa, nhơn đó cõi học trong nước lại càng tối tăm thêm. Do lẽ ấy trước khi muốn người nước mình bắt đầu từ ngày nay lập nên một nền học thuật chúng tôi phải khai thiệt ra cho ai nấy biết cái tình hình trong cõi học nước ta từ trước ra thế nào ; thấy không có thì chúng tôi phải nói không có, đó là chỗ trung hậu thành khẩn của chúng tôi, cũng như một nhà kia ông cha nghèo, thì phải khai thiệt là nghèo, không có một cục đất nào thì phải khai thiệt là không có một cục đất ; hầu cho con cháu mà lo làm ăn vậy.
" Đó, nếu ai đã tin bụng tôi, hoặc chúng tôi, thì sẽ không trách sự phủ nhận ấy là bội bạc, là vụ nhục nữa ; bây giờ đây, cái vấn đề chỉ còn là sự " có " với " không " mà thôi. Như ai nói " có " thì phải đem chứng cớ ra ". (Luận về quốc học).
Sau khi minh định quan niệm và thái độ thẳng thắn như vậy, Phan Khôi duyệt qua một ít các nhà học giả xưa mà Lê Dư thường nâng lên như là các ông tổ của nền quốc học Việt Nam thì chỉ thấy họ là những nhà văn học chứ không ai kiến tạo được một hệ thống tư tưởng riêng biệt cho xứ sở này.
Phạm Quỳnh luận về Quốc Học
Đồng ý và tiếp theo Phan Khôi, Phạm Quỳnh viết một bài đại luận " Bàn về quốc học ", đăng liên tiếp trên hai số báo Phụ Nữ tân văn số 104 (15-10-1931) và số 105 (22-10-1931). Nơi bài số 104 (15-10-1931) Phạm Quỳnh thử ngược dòng lịch sử duyệt qua một vòng xem có thể tìm đâu ra được vết tích quốc học không thì Phạm Quỳnh đã phải thất vọng hoàn toàn.
Theo Phạm Quỳnh, anh hùng ta có, liệt nữ ta có, danh sĩ, cao tăng ta cũng có, nhưng trong " cõi học nước ta, cổ kim chưa có người nào có tài sáng khởi, phát minh ra những tư tưởng mới, thiết lập ra những học thuyết mới, đủ có cái vẻ độc lập một " nhà " đối với các " nhà " khác như bách gia chư tử bên Tàu ngày xưa " (Bàn về quốc học, P.N.T.V. số 104). Cái học của ta, Phạm Quỳnh thấy toàn thị là cái học mướn mà học mướn ấy cũng chưa học cho đến nơi đến chốn… Tổ tiên ta chỉ chú trọng đến cử nghiệp cho nên rút cục sau hàng ngàn năm các cụ học hành mà con cháu ngày nay nhìn về các cụ chẳng tìm thấy gì gọi được là học thuật tư tưởng đứng đắn cả. Về việc định nghĩa quốc học là gì, ý tưởng Phạm Quỳnh giống ý tưởng Phan Khôi, duy có điều Phạm Quỳnh nói sau nên có chiều khúc chiếc gẫy gọn hơn. Ông nói : " Quốc học là gồm những phong trào về tư tưởng học thuật trong một nước, có đặc sắc khác với nước khác, và có kết tinh thành ra những sự nghiệp có trước tác lưu truyền trong nước ấy và ảnh hưởng đến các học giả trong nước ấy " (Bàn về quốc học, P.N.T.V. số 104).
Cứ theo định nghĩa ấy Phạm Quỳnh đã đồng ý với Phan Khôi mà bảo rằng nước ta chưa có quốc học. Rồi từ đó ông đi tìm nguyên nhân đã xui khiến nên tình trạng buồn tủi kia. Phạm Quỳnh cắt nghĩa sự thiếu vắng kia bằng ba lý do vừa địa lý, vừa lịch sử, vừa chính trị. Về địa lý, nước ta quá bé nhỏ cho nên hầu như bị Trung Hoa nuốt trửng nên bị mất hẳn độc lập về tinh thần.
Về lịch sử, nước ta càng bị nước Tàu đè nén hơn nữa. Ngoài 10 thế kỷ nô lệ, Việt Nam trong suốt thời độc lập vẫn phải đối phó gay go cơ cực với Tàu. Ấy là chưa nói đến việc ta coi các học thuyết truyền từ Tàu sang đều là tôn giáo cả cho nên không khi nào dám bàn cãi.
Thuộc về chính trị, thì nước ta xưa kia bị cái nạn quân chủ chuyên chế. Nhà vua đã đặt ra một lối học rất gò bó để làm tiêu chuẩn tuyển chọn người tài thành ra bao nhiêu sáng kiến tư nhân bị tiêu diệt dần đi.
Sau khi đã nhìn về dĩ vãng mà nhận định vấn đề như vậy, Phạm Quỳnh đã hướng về tương lai mà đặt vấn đề : làm sao để xây dựng được một nền quốc học ? Nếu đã tố cáo cái học nô lệ theo Tàu xưa kia thế nào, thì Phạm Quỳnh lại chống cái học hoà đồng theo Tây như vậy. Cả phần thứ hai của bài bàn về quốc học, tức bài số 105 (P.N.T.V. số 105, 22-10-1931), Phạm Quỳnh dành cho việc phân tích nghiên cứu vấn đề để tìm một lối thoát cho tương lai đang lúc Tây phương chi phối chúng ta nặng nề chẳng kém gì Tàu đồng hoá các cụ ta xưa kia. Phạm Quỳnh muốn đề ra một triết lý văn hoá, nó sẽ là linh hồn, là cơ sở cho nền quốc học tương lai. Triết lý đó là triết lý dung hoà. Ông viết : " Muốn cho gây được thành một cái quốc học riêng của mình, thì phải dùng phương pháp phê bình khảo cứu của khoa học mà phân tích những học thuyết cùng nghĩa lý cũ của Á đông ta rồi đem ra nghiền ngẫm, suy nghĩ, đối chiếu với những điều chân lý cùng những sự phát minh của khoa học thái tây. Kết quả của sự phân tích cùng tổng hợp đó, tức là tài liệu để gây ra quốc học sau này vậy " (P.N.T.V. số 105).
Lê Dư trả lời cả Phạm Quỳnh lẫn Phan Khôi
Sau loạt bài của Phan Khôi đến của Phạm Quỳnh, đến lượt Lê Dư lên tiếng. Không như những lần khác, lần này quan điểm của Lê Dư được trình bầy khá minh bạch. Người ta có thể không đồng ý với ông nhưng biết rõ ông muốn gì chứ không như trước đây. Có lẽ những lời công kích ông trước đây, đã khiến cho Lê Dư suy nghĩ và cô đúc lại để đặt ra một lý thuyết cho chữ quốc học mà trước kia có lẽ ông chưa có ý kiến rõ rệt. Lê Dư cũng tự nhận thấy rằng sự không rõ rệt đó đã xui khiến nên những cuộc tranh luận mà ông cho là vô ích cho nên ông viết bài " Vấn đề quốc học " ghi rõ định nghĩa và nội dung quốc học (P.N.T.V. số 107, Nov 1931).
Lê Dư đã định nghĩa quốc học : " Quốc học là học vấn, kỹ thuật của một nước : học vấn kỹ thuật ấy là cái cố hữu của mình hay là cái mình học của người nhưng đã thay đổi nhiều lắm, nay trở thành cái cố hữu của mình mà người ta không ai có " (P.N.T.V. số 107).
Sau khi định nghĩa, Lê Dư mô tả nội dung của quốc học : " Quốc học là đối với các học vấn ngoại lai như : Hán học, Phật học, mà nói có chỗ đặc biệt mà từ xưa đến nay đã có học phái, có ảnh hưởng đến nhân quần xã hội ta ; người ngoại quốc bàn đến cái học ấy, phải cho là cái học đặc biệt của người nước Nam, không giống nước nào hết " (Bàn về quốc học).
Rồi Lê Dư kể lể các yếu tố làm nên qua niệm quốc học theo ông hiểu :
" Đã là quốc học thì nội dung phải bao hàm cả quốc văn, quốc sử, quốc túy ở trong.
" Quốc văn – lấy nhất ban quốc văn học làm chủ như các học thuyết, lý thuyết những sách vở của tiền nhân đã trứ thuật để lại và những quốc ca, quốc ngữ (chữ nôm và chữ quốc ngữ) đặc biệt của ta.
" Quốc sử – lấy nhất ban chính trị sử làm chủ như cách tổ chức, cách hành động về chánh trị và những pháp luật, chế độ, phong tục, tập quán, kỹ thuật đặc biệt của ta.
" Quốc túy – lấy nhất thiết trường sở mỹ điểm thuộc về vật chất, về tinh thần của dân tộc tính cố hữu mà do cái tình hình địa lý và nguyên nhân lịch sử đã dưỡng thành trong mấy mươi thế kỷ nay.
" Ba cái ấy, tôi đã nhận thấy là quốc học của ta và là chủ nghĩa của tôi chủ trương đó (P.N.T.V. số 107).
Sau đó Lê Dư bảo đó chẳng phải ý kiến lập dị riêng của ông mà là chủ trương của cả cái dân tộc cực văn minh là dân tộc Nhật Bản. Và chỉ ai dốt nát không biết như vậy mới dám phủ nhận nền quốc học phong phú của ta. Ta đọc thấy những dòng đại khái như sau đây của Lê Dư ám chỉ về những người bảo ta chưa có quốc học : " Ôi ! sao các ông không xét đến sự thật và tình hình học vấn nước nhà xưa nay, mà đã vội mạt sát tiền nhân như vậy ?
" Ôi ! không căn cứ theo sách vở , thì dễ nói bậy bạ, cho nên tôi thường có một câu cách ngôn rằng : không biết pháp luật thì dễ nói ngang, không xem sách vở thì sẽ nói càn "  (P.N.T.V. số 107)
Lời lẽ của Lê Dư như các bạn thấy trên đây quả là kết án bọn các ông Phạm Quỳnh, Trịnh Đình Rư, Phan Khôi là dốt nát.
Nguyễn Trọng Thuật giàn hoà
Sau bài công kích của Lê Dư, Nguyễn Trọng Thuật đứng ra hoà giải qua bài "  Điều đình cái án quốc học ". Đây nguyên là một bài diễn thuyết ông đọc tại Hội Trí Tri Hải Dương ngày 26-11-1931, rồi sau lại đăng tải trên Nam Phong tạp chí số 167 ra tháng 12 năm 1931. Nói là hoà giải, là điều đình, nhưng thực ra Nguyễn Trọng Thuật đứng hẳn về phe Lê Dư, công kích phe Phan Khôi, có điều là Nguyễn Trọng Thuật công kích bằng lời lẽ phải chăng mà thôi.
Nguyễn Trọng Thuật mở bài diễn thuyết của ông bằng việc ghi nhận nội dung và lý do vụ án mà ông gọi là " vụ án quốc học ".
" Hiện nay trong nước ta đang có một cuộc tranh luận về vấn đề quốc học, là cái học riêng của một nước. Nó khác với nghĩa quốc học cũ nghĩa là cái nhà trường học của cả nước như xưa. " Khởi xướng ra hai chữ quốc học về nghĩa mới ở ta đây là ông Lê Dư ; cãi lại rằng nước ta không có cái học đáng gọi là quốc học là ông Phan Khôi. Hai bên tranh luận ở báo Đông Tây Hà nội, thành ra một cái học án cho học giả trong nước đang bàn xét " .
Nguyễn Trọng Thuật có trách Lê Dư, nhưng điều ông trách Lê Dư là điều rất nhẹ. Theo ông, cái lỗi của Lê Dư, nếu có, chỉ là Lê Dư " sơ ý một chút " mà thôi.
Nguyễn Trọng Thuật viết :
"  Nay xét đến nguyên nhân cuộc tranh luận này, thì chỉ ông Lê Dư sơ ý một chút để nên chuyện mà thôi. Nguyên ông làm trong trường Bác Cổ Hànội đã lâu năm, khảo cứu sưu tập được nhiều những tập văn thi nôm của nước ta, nay ông muốn đem in dần ra làm một bộ sách tùng thư thuần về bản quốc. Ông lấy việc làm như thế là nó thuộc vào một phần trong khoa quốc học như của Nhật Bản đó. Ông bèn đặt tên cho bộ sách ấy là " Quốc học tùng san ". Cuốn in mở đầu là " Bạch Vân Am thi tập ", trên đầu bìa có bốn chữ tên bộ sách như thế… "
Ngoài ra, cũng theo Nguyễn Trọng Thuật, cái sơ ý của Lê Dư là ở chỗ dùng một từ ngữ với một nội dung mới mà không minh định trước cho độc giả biết cái nội dung mới mẻ ấy.
" Đại phàm mới phát minh ra một danh từ về chủ nghĩa gì hay là mới thâu thái nó ở đâu mà đem xướng lên cho xã hội thì phải giải thích cho rõ cái tính cách của nó ra trước. Bởi vì ngày nay thường một danh từ mà nghĩa mới nghĩa cũ, nghĩa rộng nghĩa hẹp nhiều lắm, thế mà ông Lê không giải thích cho cái tên quốc học mà ông mới dùng ấy một câu nào cả. Lại quyển " Bạch Vân Am thi văn tập " ông Lê giữ tính cách biên tập và tồn cổ, cho nên ông không có bình luận gì vào đấy một câu nào. Nghĩa là chỉ để cho học giả được đủ nhiều tài liệu để nghiên cứu mà thôi. Nhưng ông cũng không dặn cho người ta biết thế. Ở cái đời khoa học thực nghiệm này, trông ngoài bìa sách thấy hai chữ " quốc học " mới mẻ to tát, mở cuốn sách thấy một ít lời sấm, thì ai cũng phải ngờ. Ấy vì thế nghị giả nhận sai nghĩa chữ quốc học đi mà thành lầm ".
Nguyễn Trọng Thuật cho rằng chính bởi thiếu minh định nội dung từ ngữ như vậy mà làm cho Phan Khôi hiểu lầm. Ông phân tích và bàn giải về sự lầm lẫn của Phan Khôi một đàng vì không hiểu biết nội dung từ ngữ quốc học theo nghĩa của Nhật bản, một đàng vì thiếu sự tìm tòi và đối chiếu các tài liệu cũ của ta với nhau vì so sánh chúng với các nước khác. Đó là ý nghĩa của đoạn văn sau đây :
" Nay xét ra nghị giả lầm vì hai cớ này : một là không biết đến cái nghĩa quốc học đan thuần của Nhật Bản, nhận thấy ở Trung quốc đâu đầu đời Dân quốc, có một phái nào đó xướng lên lấy sách bách gia chư tử làm quốc học để đối với Tây học đang tràn vào. Quả như lời nghị giả thì nghĩa quốc học ấy là ngoan cố khoa đại đấy, quả thế thì lầm. Hai là nghị giả không đem thời đại học thuật của nước nhà mà so sánh với xa gần, và đồng thời không chịu lượng xét cho học giới ta xưa bị những trở lực gì mà dù có ít nhiều điều biệt kiến cũng phải tiêu trầm, rồi không chịu khó bới móc trong chỗ giấy rách mà nhặt nhạnh lại, nhất diện cứ câu chấp ở đống sách bề bộn của Tàu mà kết án cho cổ nhân mình, kết luận rằng : "Nước ta không có cái học gọi là quốc học ". Xét ra thì ý nghị giả muốn nói về cái học chung của thế giới kia, mà gọi lầm là quốc học đấy, chứ quốc học thì nước nào mà chả có.
" Song le dù đối với cái học chung của thế giới đi nữa, so với cụ Khổng, cụ Phật cùng Đông châu chư tử thì cổ nhân ta không những không có mà lại còn là học đồ, nhưng so với bạn học cùng cái thời đại học thuật với nhau, nghĩa là so với các học giả Hán, Tống, Minh Thanh, mà đời kêu là đại nho thì cổ nhân ta đời nào cũng có như thế đấy, chỉ vì số nhiều không biết trọng mà để trầm mai đi, thì còn lấy đâu mà thành lập lưu hành được. Chứ nếu đều được thành lập lưu hành đến nay cả thì đã chả có cái cảnh tượng học thuật khủng hoảng như bây giờ… "
Đoạn văn trích trên đây cho ta thấy Nguyễn Trọng Thuật chủ trương rằng tổ tiên ta có thua kém thì chỉ thua kém cụ Khổng, cụ Phật thôi, chứ có thua kém gì bách gia chư tử của Tàu và các học giả của Nhật.
Để minh chứng cho lập trường trên, Nguyễn Trọng Thuật phân biệt cái học ra làm quốc học và thế giới công học rồi lần lượt định nghĩa, mô tả thế nào là quốc học và thế giới công học : "  Cho được hiểu rõ hai điều lầm của nghị giả trên này, tôi xin bàn giải, so sánh và chứng dẫn luôn làm một bài khảo cứu như sau này, các ngài tự suy xét phán đoán lấy, chứ tôi không muốn theo cách biện luận tỉa tách từng lời, cãi vặt từng câu nữa.
" Dưới đây trước tôi phân giải cho hai cái học ở trong học giới các nước ngày nay là quốc học với thế giới công học khác nhau thế nào. Rồi tiến lên xem học thuật Việt Nam đối với hai cái học ấy ; về quốc học thì lấy nghĩa của Nhật Bản rồi xem Việt Nam sẽ có những gì, về thế giới công học thì trước xét ở Trung quốc, ở Nhật Bản về đồng thời xem thế nào, rồi xét đến Việt Nam xem thế nào.
" Hai cái học trong học thuật thế giới :
" Học thuật các nước thế giới đến ngày nay là hoàn bị và tinh tế, song lấy quốc tính mà phân ra thì có hai loài là quốc học và thế giới công học. Quốc học là cái học riêng chỉ một mình nước ấy có. Thế giới công học là cái học chung của các nước học lẫn của nhau.
" Coi đó thì biết quốc học tức là cái học bất dịch, chỉ một nước ấy có, chỉ người nước ấy cần phải học, hoặc là chỉ người nước ấy mới có thể học thâm thấu được, còn nước khác không có, người nước khác không cần phải học, hoặc là có học cũng không thâm thấu được. Đến như thế giới công học thì là cái học chung, là cái học biến dịch, nghĩa là tùy thời mà đổi mới tùy thời mà khứ thủ không nhất định được.
" Ví như một người, quốc học là phần bản thể ; thế giới công học là phần bồi dưỡng. Bản thể thì cần phải nuôi cho lớn khôn khỏe đẹp ra mà không bỏ và thay chỗ nào được, nếu bỏ hay là thay chỗ nào thì là bất cụ, quá thì chết. Còn bồi dưỡng thì nếu nhà có thì chớ, bằng có mà thiếu, hoặc có mà xấu, hoặc không có đi nữa thì cứ lấy ở ngoài…
" Xem thế thì về thế giới công học, thiếu đâu cứ cầu ở ngoài, đã hủ rồi thì cứ cải lại, hoặc khử cả đi, hoặc phát kiến thêm ra được để đóng góp với đời càng tốt. Đến như quốc học thì phải có sẵn cả rồi, là cũ kỹ tích lũy chứ không phải là mới. Hoặc có nhãng bỏ thì nay đem ra, có tản mát thì nay thu tập lại, chứ không phải đi chuốc ở đâu đem vào được ".
Như vậy, theo Nguyễn Trọng Thuật, cũng như theo Lê Dư, quốc học gồm có  " quốc sử, quốc văn, quốc thần, địa dư chí, cổ điển, ca dao và văn thi. " Quốc sử thì gồm có " sử ký, liệt truyện, gia phả và bi ký " ; Quốc văn tức là " ngôn ngữ văn tự ", tức cũng là " cái gốc của cõi học một nước ", quốc thần thì gồm " những vị thần từ Hùng Vương trở xuống nào quốc tổ, nào vĩ nhân cùng những vị có công đức ", địa dư chí thì biên chép các nơi danh thắng trong nước ; cổ điển tức là " chính trị của lịch triều " ; chế độ của xã hội, phong tục của dân gian ; ngạn ngữ phong dao là " cái kho tự điển văn luật, vừa là một pho kinh, điển của cả một dân tộc kinh nghiệm hoặc sở đắc về luân lý, về phép hành vi, về mĩ cảm ", văn thi là " kho tàng văn học thơ của các văn nhân thi sĩ ".
Sau khi đã phân tích và mô tả quốc học và thế giới công học là thế nào rồi, Nguyễn Trọng Thuật dựa vào các quan niệm đó mà duyệt lại lịch sử của Việt Nam, của Trung Hoa, của Nhật để minh chứng, ở mọi địa hạt, ta không có thua kém gì Trung Hoa hay Nhật Bản, có chăng ta chỉ thua kém là không có một " cụ Khổng ", một " cụ Phật " mà thôi.
Cuối cùng Nguyễn Trọng Thuật, căn cứ vào lịch sử để trình bày một cách cụ thể nền quốc học và nền thế giới công học như là đã có cơ sở liên tục qua suốt cả lịch sử Việt Nam. Cái học của Việt nam dưới con mắt của Nguyễn Trọng Thuật quả cũng đã có trường phái đàng hoàng. Ông viết :
" Tóm lại học thuật Việt Nam trong một thời đại, cả Nho học Phật học đều có ba cái tính chất khác nhau là hợp sáng, biệt sáng và toàn mô phỏng. " Ba tính chất ấy có những học phái này : " Về Nho học, tính chất hợp sáng có Hán nho đích Việt Nam học phái, tính chất biệt sáng có Chu An thực hành học phái, Hoa Việt Nho học phái, Quế đường học phái hay là Lê Nguyễn nho học phái, tính chất toàn mô phỏng có Tống nho học phái ".
Như vậy, chẳng những ta không thua kém Tàu hay Nhật mà cũng không đến nỗi hổ thẹn nếu so sánh với các nước trong thiên hạ. Nguyễn Trọng Thuật diễn tả ý tưởng đó ở đoạn sau :
" Bởi vậy tôi đã ví quốc học là bản chất, ví những cái học cũ ở Á Đông là nhà trường Đông phương học ; mà những cái sở đắc cũ là những cái bằng tốt nghiệp trước vậy. Bây giờ bạn học cũ đã đều lên trường cao đẳng mới, ta dù chậm chạp cũng đã tìm thấy cổng trường, nhưng trước khi thụ giáo, ta phải tự sát hạch lại cái bằng tốt nghiệp cũ của ta là phải lắm. Cái bằng tốt nghiệp cũ của ta, về món quốc học, những tài liệu về bản chất, so với bạn học cũ dẫu chẳng được toàn ưu điểm gì, nhưng cũng ưu liệt tương bán. Về món công học dù bị nội giới ngoại giới cùng số nhiều ham mê về cử nghiệp khiến cho có sở đắc mà không được lưu hành, có lưu hành mà được một số ít người hoặc được một thời kỳ ngắn ngủi ; song những tinh thần chủ nghĩa như là điều hoà siêu việt với thực tế, thực hành minh đạo hoá dân, tự tín, tự giác về quốc âm thổ sản như trên ấy, thực đã biết đem cái học công hữu của thế giới biến hoá ra làm cái học độc hữu của một nước rồi đó ".
Qua sự phân tích bài " Điều đình cái án quốc học " như trên đây, các bạn đã nhận thấy Nguyễn Trọng Thuật, tuy nói là không bênh bên nào, mà kỳ thực thì đã bênh Lê Dư và kết án Phan Khôi. Có điều là lời lẽ Nguyễn Trọng Thuật nó thanh lịch, kín đáo, nhẹ nhàng.
Phải chăng vì vậy mà Phan Khôi không chấp nhận sự hoà giải của Nguyễn Trọng Thuật qua bài " Bất điều đình " của ông đăng ở báo Đông Tây số 133. Tiếc rằng bài " Bất điều đình " của Phan Khôi tôi chưa được đọc cho nên không biết Phan Khôi đã trả lời Nguyễn Trọng Thuật những gì : hiện giờ tôi chưa làm sao tìm ra được tờ Đông Tây nào.
Phan Khôi chống sự giàn hoà của Nguyễn Trọng Thuật
Nhưng cứ đọc bài Siêu Việt công kích Phan Khôi vì Phan Khôi không chấp nhận sự điều đình của Nguyễn Trọng Thuật thì cũng biết qua được thái độ của Phan Khôi đối với Nguyễn Trọng Thuật. Để phản đối cái việc Phan Khôi không chịu nhận sự hoà giải của Nguyễn Trọng Thuật, Siêu Việt đã trích những lời Phan Khôi buộc tội những ai muốn điều đình đều là hạng người hèn nhát : " Người ta mà ưa làm kẻ điều đình là chỉ vì có ý sợ khó, có ý chiều đời, có ý thích làm lớn, bằng không có ý đó thì bổn thân cái thuyết điều đình chẳng đứng một mình được vì nó vừa đen vừa trắng hay là không đen không trắng, dễ nói quá, mà chẳng có nghĩa gì " (theo bài " Đọc bài Bất điều đình của ông Phan Khôi " trong báo Đông Tây số 133, An Nam tạp chí số 43, 1-6-1932).
Sau khi đã trích câu văn của Phan Khôi, Siêu Việt lấy nó để mà đả kích Phan Khôi là ngụy biện thiếu tư cách của một học giả tự xưng là trọng luân lý : " Ông Phan Khôi thường tự nhận là một nhà học giả, song đọc đoạn văn trên vừa rút ở bài của ông, tôi không thể coi là cách lý luận của học giả được ; gọi là cái luận điệu của trạng sư thì đúng hơn. Cái bổn thân của sự điều đình thế nào ? Nó có hại và vô giá trị không, ông Phan hãy cùng tôi nghiên cứu " (Siêu Việt, An Nam tạp chí, số 43).
Phản đối việc Phan Khôi không chịu điều đình, Siêu Việt đã định nghĩa thế nào là điều đình theo nghĩa triết học. Ông viết : " Điều đình hay là tổng hợp cũng vậy, có khi thì là cái chung cục của một cuộc biến, mà có khi lại là cái mầm của một cuộc biến khác. Một lý thuyết dù hay dù dở, bao giờ cũng có một phái tán thành, hết sức duy trì lấy nó. Đồng thời lại có một phái khác phản đối lại. Bởi đó, sự xung đột của hai lý thuyết mà rút lại thì là sự điều đình vậy. Hết cuộc biến thiên này lại kế tiếp một cuộc khác, nhân loại tiến hoá không biết tới đâu mới là cùng " (An Nam tạp chí số 43).
Sau khi đã tranh luận với Phan Khôi về ý nghĩa của chữ điều đình, Siêu Việt lại thương xác với Phan Khôi về thái độ cực đoan của Phan Khôi. Cũng nhờ Siêu Việt mà ta biết Phan Khôi có chủ trương cực đoan. Siêu Việt trích lời Phan Khôi : " Đại phàm sự học nhờ ở sự cực đoan mà mới có tiến bộ. Nói về triết học, ai có khuynh hướng về duy vật thì cứ duy vật đi. Mỗi bên đều cứ theo chỗ mình tin tưởng dựa vào luận lý học và phát huy nghĩa lý cho tới cùng như vậy nền triết học mới càng ngày càng chói sáng thêm. Học giả bên Tây sở dĩ tấn tới mau lắm là nhờ đi theo con đường đó. Con đường đó là gì ? Chẳng phải là sự quan ma tư ích cho nhau của hai cái thái cực duy tâm và duy vật là gì ? " (Siêu Việt An Nam tạp chí số 43).
Trích lời Phan Khôi rồi, Siêu Việt lại bàn giải về vấn đề cực đoan như là một phương tiện trên đường khám phá chân lý. Như chỗ tôi hiện biết, thì hình như cuộc tranh luận đã ngừng lại ở đấy. Vấn đề tuy chưa ngả ngũ hẳn ra đàng nào, vụ án quốc học cũng khai mào cho việc đặt ra rất nhiều vấn đề văn hoá xã hội và hối thúc học giả đi vào con đường tìm kiếm, giải quyết : Văn học nhờ vậy mà tiến bộ rất nhiều.


uesday, October 25, 2016


TRUYỆN NGUYỄN VĂN SÂM - NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

NGUYỄN VĂN SÂM * NHỮNG CÂY CẦU


Những Cây Cầu Trong Ước Mơ
Nguyễn Văn Sâm
Tặng cư sĩ Nguyên Giác, NVS
1.      Tôi chạm mặt Sáu Huê ở sân sau của Sở khi còn đương lum khum khóa cái xe đạp cà tàng nhưng cũng có thể bị thổi mất của mình. Tới để nói về chuyện lương hướng chậm trễ cả ba tháng nay ấy mà! Tiền túi cắp ca cắp củm lâu nay đã cạn, tiền vay mượn đầu nầy đầu nọ đã bắt đầu khó khăn, bị nhẹ nhàng từ chối ở nhiều mối rồi. Tính lên đây xoay đở ai đó chút đỉnh sống qua ngày chờ Sở nhận được tiền từ trên rót về rồi mới tính tiếp.
Giữa đám cô thầy đồng cảnh đương lao nhao xầm xì, tôi được Sáu Huê kéo vai, bộ như thân thiết lắm, nói nhỏ: ‘Chút xíu nữa anh Khâm có huởn huởn lên văn phòng tôi, mình bàn chút việc’.  Khi nói Sáu Huê kê miệng hô bịt răng vàng của anh gần sát mặt tôi, mùi nước phở nhiều hồi và mùi hành Tây sống còn thoảng bay, khiến tôi khó chịu, cây tăm anh ngậm nơi khóe miệng khi nói như có chưn tay đánh đu qua lại từ mép nầy tới mép kia của hai tảng môi đen làm tôi ớn ớn xương sống. Hình như những người gốc ở trỏng ra hay ở bển về, đều thích ngậm tăm sau khi ăn sáng, và có tài vặt về chuyện làm xiệc với cây tăm trên miệng!
Tôi né mặt ra chút đỉnh, ậm ờ.
Trước khi về, tôi tạt vô phòng Sáu Huê thì anh ta không có mặt, người phó phòng nào đó trao lại cho tôi một phong thơ mỏng, có đóng dấu Khẩn & Mật. Tưởng gì, té ra là quyết định cử đi dạy lớp Bình Dân Học Vụ, xóa nạn mù chữ ở xã Mỹ Tú mỗi tuần ba tối cho tới khi có quyết định mới.
Tôi bỏ bàn toán vô đầu khi đọc quyết định. Mỗi tuần dạy 3 tối, từ 6 giờ tới tám giờ rưỡi thì về tới nhà xấp xỉ 10 giờ khuya cha nó rồi. Tối mịt, chỉ còn lăn đùn ra ngủ chớ nghỉ ngơi mẹ gì nữa!  Thêm từ nhà tôi tới trường, qua khỏi Xóm Giữa một đổi khá xa, tuốt ở trong ngọn, thì cũng ngót nghét cả chục cây số ngàn, chắc như bắp bận về sẽ không còn chiếc xe ôm nào. Phải đạp xe đạp đi đi về về thôi. Vậy thì còn khổ dài dài cho chưn cẳng, cho bàn tọa trơ xương teo thịt lâu nay! 
Hoặc là bỏ dạy hoặc là ép xác. Bỏ dạy thì phải đối phó với rất nhiều chuyện, từ chuyện hộ khẩu tới chuyện hồi hương, chuyện mua nhu yếu phẩm, ôi hằm bà lằng xắn cấu đủ thứ trong đó có chuyện ba tôi là nguỵ quân, đương đi học tập nhưng ông còn đứng tên căn nhà vợ chồng con cái tôi đương ở, tôi có thể bị đuổi ra bất cứ lúc nào. Thôi, trời sanh thì trời dưỡng, chịu khó hành xác đi dạy thí  mấy tháng coi sao. Dạy nít nhỏ 6, 7 năm nay cũng quen quá rồi, đâu thử dạy người lớn coi khác giống gì!
2.     Khâm bước vô lớp, gần ba mươi học trò già phần lớn đã ngồi sẵn sàng đâu vô đó rồi.  Nhiều người tằng hắng để lấy lại bình tĩnh, mấy ông xồn xồn ở cuối lớp ghiền thuốc kinh niên cũng lật đật dụi sau khi hít dài hơi chót, giữ tàn trong một tấm giấy nhựt trình nho nhỏ, xếp cẩn thận bỏ vô túi rồi mới chịu ngồi xuống len lén ngó thầy để đánh giá.
Khâm chào cả lớp, nói lên vài câu than thở là mình sẽ đạp xe tới đạp xe về, cực nhọc lắm, xin các cô các bác chăm học giùm.

 Đừng nói là mình già học nay quên mai, đừng nói là hồi nào tới giờ quen cầm cuốc, cầm dao bây giờ cầm viết thì khó khăn, lọng cọng. Khâm thao thao về ước mơ được làm thầy của mình lúc nhỏ, giờ xin cô bác nên có ước mơ đọc được báo chí sách vỡ để biết những chuyện xảy ra trên thế giới chung quanh. Có ước mơ, có quyết tâm, có sự nhứt định làm cho được thì sẽ được thôi. Chuyện gì cũng phải học mới biết. 

Anh nói như diễn thuyết: Điều khó không phải là học, cũng không phải là tìm thời giờ rảnh rang để học, điều khó là thắng sự chần chờ, can đãm bước qua sự cù nhầy của chính mình để hăng hái học.
Có tiếng của một bà ứng lên, không cần phép tắc gì:
‘Thầy nói coi bộ dễ ợt mà tui thấy khó dàng mây. Tui tính đi học lớp nầy năm ba bận rồi mà bận nào thì cũng như có ông bà khuất mày khuất mặt cản lái cản mũi biểu đừng. Lúc thì có bầu đứa lớn, lúc thì mang bì con nhỏ kế,  lúc thì thằng Tư còn đỏ hỏn, lúc thì ông nhà tui bịnh rề rề… rồi bây giờ đây hai con heo đương độ lớn phải lo kiếm món ăn cho chúng nó, nội cái vụ xắt chuối với trộn cám không cũng đủ hết ngày giờ. Còn lo đi làm rẫy nữa, bỏ lún sao được! Ông tui hồi sanh tiền, có ghi tên mà học trậm trầy trậm trật, thuộc được bao nhiêu chữ đâu, không đầy lá mít, nhom nhem ba chữ rồi cũng quên tuốt…’
Khâm mỉm cười, ngoại giao:
‘Nhín giờ chỗ nầy chút đỉnh, kéo giờ chỗ kia chút xíu thì sẽ có thời gian học thôi bác à! Như ông bà mình nói: khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, mình khéo hà tiện thời giờ của các công chuyện phải làm thì té thời giờ cho chuyện mình muốn làm.’
Khâm vừa nói vừa đưa tay lấy viên phấn, quay mặt vô bảng:
‘Lớp nầy bà con đã biết viết biết đọc chút đỉnh rồi thì mình học ý nghĩa trong sách vỡ, chỉ tập viết để chữ được đẹp thôi, không có tập đánh vần nên cũng gọn, mình sẽ học những điều có ích lợi cho cuộc sống…’
Anh chỉ vô một ông ngồi tuốt gần vách, nảy giờ coi bộ lao chao, nhờ đọc câu anh vừa viết.
Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ có thương con chồng.’ Chú Tám He đọc coi bộ hơi suông suông rồi, không cần ai đốt pháo sau lưng cũng bình luận lớn giọng: ‘Đúng quá rồi, bánh đúc mềm, sao có xương được. Còn má ghẻ thì ối thôi, nói bắt mệt, trăm người như một, ghét con chồng thậm tệ, hành hạ tụi nó thấy mà phát thương luôn. Xóm Láng The của mình đây nè, tui không cần nói tên ai nhưng bà con đều biết là có ba bốn bà mẹ ghẻ hành hạ con chồng thiếu điều muốn giết cho tụi nó chết.’
Lớp hơi ồn ào, mấy bà phản đối, mấy ông được dịp cười phá, châm chọc. Khâm đưa tay ra dấu im lặng:
 ‘Tôi đưa ra câu nầy là có mục đích. Ca dao tục ngữ là mấy câu nói của ông bà mình truyền qua từ bao nhiêu đời trước, do nhận xét từ kinh nghiệm đời sống chung quanh họ, điều đúng do đó thì nhiều, nhưng điều sai không phải không có. Mẹ ghẻ thương con chồng thiếu giống gì ở đời nầy. Nít nhỏ không có mẹ ruột, không ai săn sóc, ta thương không hết, sao lại hành hạ nó, sao lại đành tâm ghét bỏ nó. Mà Trời sanh mỗi người mỗi tánh, có người ghét con ghẻ thì cũng có bà thương con chồng. Sao lại quơ đủa cả nắm, sao lại trói hết cả bầy bỏ vô một giỏ… Khi ta ghét trẻ con là ta nhỏ mọn, hẹp hòi.’
Bên góc mặt một thanh niên chừng 17, 18 tuổi chồm lên bàn giơ tay thiệt cao, phấn khởi, Khâm cho cậu ta nói:
‘Con tên Tèo. Hai Tèo. Xin nói. Người ty tiện là người xấu xa. Má con không sanh ra con nhưng có ghét con đâu. Con cũng được cưng như bao nhiêu con ruột của những nhà chung quanh. Hoan hô Má Ba! Hoan hô! ’ Thằng Tèo vừa hoan hô vừa chỉ vô người đàn bà than không có thời giờ hồi nảy…

Cả lớp vỗ tay rần rần… Khâm nhấn mạnh về sự sai lầm của ca dao tục ngữ chẳng hạn như câu áo mặc sao qua khỏi đầu. Con cái có thể khôn hơn cha mẹ chứ sao không, đời bây giờ người ta được đi học, được đọc báo xem sách nên kiến thức mở mang nhiều, khôn hơn cha mẹ là lẽ bình thường thôi. Còn nữa, chẳng hạn như câu: Con vua thì lại làm vua. Con sãi ở chùa lại quét lá đa

Đâu chắc là đúng. Con cháu vua đi xe lôi, chạy xe ôm cũng chật đường. Trẻ con lúc nhỏ sống trong chùa, trong Cô Nhi Viện,  sau ra đời thành công đâu phải là hiếm…
Khâm mừng là buổi học đầu tiên vui vẻ, thuận lợi. Lớp học kết thúc trong nét mặt luyến tiếc thời giờ qua mau của từng người.  
3.     Bữa hôm đó lớp tan mà hai mẹ con Bác Ba và thằng Tèo cứ lẩn xẩn theo Khâm hoài. Họ cứ nháy nhó nhau, đùn đẩy qua lại, như là muốn nói gì đó với Khâm. Cuối cùng Bác Ba nói:
‘Không nói dấu gì thầy. Mẹ con tôi trước khi vô lớp có ghé chợ mua sáu cái hột vịt Bắc Thảo tính về ngày mai cả gia đình ăn mừng mới mua đuợc bốn con heo con, xin kiếng cho thầy 2 cái để tỏ lòng biết ơn thầy cực khổ chỉ dạy chúng tôi.’

Khâm cảm động, nhưng từ chối khéo:
‘Cám ơn thiếm Ba. Thiếm giữ lại cho gia đình. Tôi xin được không nhận vì gan tôi yếu, không dùng được trứng vịt trứng gà. Anh nói dối thêm: ‘Thường tôi ăn ngã về chay nên dùng nhiều rau củ, không dám dùng trứng.’
Người đàn bà hơi ngỡ ngàng, nhưng cũng từ tốn bỏ hai trứng vịt kia vô lại với số còn lại trong giỏ.
Khâm vỗ vai thằng Tèo:
‘Em Tèo, Em nói với Má Ba là không nên ăn nhiều trứng vịt Bắc Thảo. Nó ngon vì lạ miệng nhưng rất độc hại vì có thể họ làm theo một quy trình có tác dụng xấu cho sức khoẻ người tiêu dùng. Đó là họ ngâm trong nước pha Sulfit đồng để cho trứng mau đổi màu đen và tròng trắng sớm có màu trong suốt như rau câu.
Sulfit đồng làm cho trứng ăn được trong vòng nửa tháng còn bó vôi trộn trấu theo cách thường phải mất hơn ba tháng… Ăn nhiều trứng làm theo kiểu tốc hành sẽ bị ung thư gan vì chất Sulfit đồng vô cơ thể mình thì tích tụ lại chờ ngày giờ phát tán chớ không bị thải ra….
Hai người học trò của Khâm le lưỡi, tỏ ý hiểu.
Sẵn đà Khâm nói thêm:
‘Ông bà mình nói: Bịnh tùng khẩu nhập nghĩa là bịnh theo thức ăn mà vô mình con người, ăn những món tuy ngon miệng, tuy sang trọng nhưng hoặc dơ dáy, hoặc chứa những thành phần độc hại thì chẳng khác gì tự tử từ từ, chẳng hạn như ăn nhiều bột ngọt, bột nêm, nhiều đường, nhiều muối, ăn lạp xưởng, ăn mắm sống, ăn bánh canh giò heo có nhiều da nhiều mỡ, ăn dưa đầu heo chua, ăn phá lấu, lòng heo, ăn chao ăn tương quá mặn, dùng dấm hóa học…
Thằng Tèo cười lớn:
‘Mấy món đó trừ tương với chao, may quá gia đình con vì nghèo chạy ăn từng bữa nên đương nhiên đã cữ, thầy khỏi lo.’
Khâm thấy mình hơi dài dòng, anh kết thúc bài giảng ngoài giờ học của mình:
‘Nói chung ăn nên chọn món lành, món sạch hơn là món ngon miệng, món sang trọng, mắc tiền mà cầu kỳ. Món càng ngon miệng càng có hại cho người ăn.’
Thằng Tèo biện luận:
‘Thầy nói vậy, chẳng lẽ cả nước ăn những món đó bấy lâu nay đều chết hết?’
Khâm cười hiền, từ tốn:
‘Không chết hết, nhưng mọi người đều bị chết từ từ, nghĩa là giảm tuổi sống trên đời năm bảy năm, có khi cả chục năm. Làm cho một hai người chết liền thì bị tội giết người nhưng làm cho nhiều người chết từ từ vì những món ăn có hại thì được làm giàu cho nên thiên hạ cứ vô tư mà làm, hãnh diện mà làm…’
Thằng Tèo đưa hai tay ra bắt tay Khâm tỏ ý tâm phục khẩu phục thầy mình:
‘Thầy là ngôi sao chỉ đường cho cả lớp được biết đâu là chuyện đúng sai. Con cám ơn thầy nhiều.’
Khâm thấy thằng Tèo đã trưởng thành qua câu nói đó. Anh cũng cảm thấy tội nghiệp cho những người dân ở xã trên ngọn nầy. Họ dốt và bị bịt mắt bấy lâu nay nên sống quờ quạng, tự đốt bớt đời sống của mình mà không hay biết.
4.     Khâm làm tài khôn dẫn người đồng nghiệp nữ mắt đỏ hoe vô phòng Sáu Huê khiếu nại. Thường thì Sáu Huê niềm nỡ, nhưng hôm  nay như biết trước chuyện hơi khó khăn anh ngồi chễm chệ sau bàn giấy  kềnh càng, mặt nghiêm nghị, lạnh lùng.
Cô giáo Trang ngồi rút lại trong ghế coi nhỏ nhít làm sao, rụt rè thưa gởi:
‘Thưa, nhờ anh Sáu cho em được đổi qua xã khác dạy, chớ ở đây có ngày bà ta giết chết em.’
Sáu Huê đổi thế ngồi, tay chống càm, tay kia cầm cây viết bic quay quay như giởn chơi với nó.
‘… Em Đức, con của bà ta không chịu học, bài không thuộc, không nộp bài cho về nhà làm, tập thì rách nát dơ dáy… Hôm qua em Đức lại nghịch, lấy dây cột tóc của bạn gái ngồi trước mặt, cột vô chưn bàn. Con nhỏ vô tình đứng dậy, đau quá, khóc. Em giận mới khẻ tay nó mấy cái mà nó đã bỏ chạy về nhà. Má nó, bà vợ ông chủ tịch xã xách dao bầu xắt chuối chạy vô lớp xỉa xói em, đòi chém chết cô giáo ngụy quen thói khủng bố con của cách mạng. Em càng cắt nghĩa thì bà càng nổi giận giơ dao xỉa, giá vô mặt em nói là không muốn thấy em ở xã nầy nữa. May mà có anh Hiệu Trưởng và mấy thầy cô giáo khác can gián không thôi thì em không biết số phận của mình ra sao.’

Sáu Huê tỉnh bơ, cười cười:
‘Mà cô giáo ngụy có bị sứt mẻ… chút xíu nào không cà! Thôi đừng làm cho chuyện om xòm thêm nữa. Về dạy bình thường đi. Tôi sẽ gọi điện nói chuyện với chồng bà ta. Tôi cũng cho rút thằng Đức, học trò cưng của em qua lớp khác, nhưng em Trang không đi đâu hết. Phòng Giáo Dục Quận với nhân dân trong Quận phải gắn bó, có đâu mà chuyện mới có chút nị đã làm cho tầy huầy…’
Và Sáu Huê lịch sự xin lỗi tôi ra ngoài uống nước trà ngồi chờ để anh ta chỉ đạo việc nầy riêng với cô Trang.

Tôi ra sân hút thuốc chờ đợi. Tôi hơi chủ quan mới đi với Trang vô phòng của Sáu Huê, thường mấy chuyện như thế nầy Sở không muốn có người thứ ba nhúng tay vô.
Mười lăm phút sau, tôi hút tàn hai điếu thuốc, Trang bước ra ngó tôi kín đáo lắc đầu, mặt buồn buồn. Tôi biết là cô giáo ngụy nầy sẽ còn chịu đựng những giông tố cô linh cảm trước nhưng không thể làm gì được. Cũng như số phận những người khác đương dật dờ trên quê hương nầy thôi. ‘Người ta’ có những cách giải quyết khác.     
5.     Tối Thứ Hai thằng Tèo tới lớp với cái mặt trầy trụa băng dán tùm lum và một cánh tay gảy bó bột treo trên cổ. Nó cười vô tư với Khâm, miệng mở rộng chằng hoạt:
‘Thầy đừng lo! Con thử nhào xuống coi sông sâu hay cạn vậy mà. Sông cạn sợt, đi bộ ở dưới còn được, nước chỉ mới tới cần cổ nhưng mà có nhiều cây nhọn, nhiều gạch đá quá! Lại trơn lù bấu víu vô đâu cũng không được!’ Nó lại cười lớn hơn.
‘Bữa đó bộ quắc cần câu sao mà nhảy xuống cầu bắt cá?’
‘Cầu nhỏ mà cao quá cở, chạy vừa mới lên chưa hết dốc, thấy hai mẹ con chị nọ cuốc bộ lên gần hết dốc đầu kia, thằng nhỏ thấy xe mình phóng tới, nó hết hồn giựt tay má nó ra vụt chạy bất kể, con lo sợ cho nó nên quên sợ cho mình. Hên là không hất hai mẹ con họ xuống sông, cầu đâu có lan can đâu nà, trống trơn nên lọt xuống dễ dàng….’
‘Tèo quên câu Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi… mà cẩn thận chạy chầm chậm khi qua cầu…’
‘Cầu tre thì đã không sao rồi thầy! Họ góp tiền của dân trong xã xây cầu xi măng, nhưng làm cho có, bề ngang nhỏ quá, chất lượng kém, nhiều chỗ sát mé bị sứt mẻ làm cho mình chạy xe cũng khó khăn. Tai nạn hà rầm đó thầy, hai tháng trước có một đứa con gái 9, 10 tuổi té cầu chết. Con cái đầu xỉa thuốc kiểu nầy là nhẹ…’
Rồi nó vừa tâm sự vừa triết lý:
‘Nước mình nhiều sông, nhiều rạch, cần phải thông thương bằng thiệt nhiều cầu, để dân chúng bên nầy dễ liên lạc được với bên kia vậy mà. Còn không thôi ai ở đâu ở đó, tới bao giờ người ta mới mở mắt thân thiện với những người không phải ở khu xóm mình. Con mơ ước có thiệt nhiều những cây cầu đơn sơ nhưng chắc chắn bắc qua sông qua rạch, trước là mở đường lưu thông, sau là nối tình người. Con mơ, con mơ… nước mình có những cây cầu chắc chắn như mấy xứ nghèo chung quanh. Dân chúng họ coi lẩm rẩm vậy mà may mắn, những cây cầu bên xứ họ làm cho cuộc sống dễ chịu hơn, không làm cho người ta té sông, không làm cho con nít chết đuối…’
Thằng Tèo nói như bà nhập, Khâm kêu nó về chỗ ba hồi bốn chập nó mới về chỗ ngồi, mắt lim dim chắc là mơ những cây cầu vững vàng để thanh niên như nó chạy xe khỏi nhào xuống sông mất công  đo coi nước sâu hay cạn…
6.     Nửa năm sau, Khâm đi thăm Sáu Huê trong phòng cấp cứu  bịnh viện tỉnh.
Người đàn ông lớn con, mạnh khỏe da mặt hồng hào ngày xưa đã thành một con bịnh đương đi xuống tuyệt cùng dường dốc của sức khỏe: ốm o, xanh xao và không cử động được nhiều, dây nhợ chằng chịt ở mũi, ở tay.
Sáu Huê ứa nước mắt thều thào trong cổ họng:
“Tiếc là ngày trước anh Khâm khuyên tôi đừng hút thuốc, nên cữ rượu và bớt trác táng nhưng tôi cười khinh dễ bỏ qua khi thấy mình mạnh khỏe, tôi cữ cái húp nước, ít hút thuốc lúc làm việc nhưng đi karaoke nhiều hơn. Mà anh biết đó, vô trỏng là rượu như nước và biết bao nhiêu thứ khác dưng tới miệng không thể ngó lơ được. Cứ nói mình không phải là thánh nên xã cảng…. bây giờ….’ 
Khâm khuyên anh Sáu đừng nói nhiều, tịnh dưỡng và báo tin buồn là cô giáo Trang bị nhiều áp lực nên đã vượt biên cho tới bây giờ hơn 3 tháng rồi mà không nghe tin tức gì. Có thể là chuyện không may đã xảy ra cho cô ta….
Khâm nói mà không dám nhìn Sáu Huê, anh ngó qua cái màn mỏng che ơ hờ cửa sổ. Ngoài kia trời nắng u u buồn.
Sáu Huê thở dài, day mặt vô vách, sợi dây nylon chuyền nước biển trên cánh tay trái anh, vướng víu, Khâm sửa lại. Dầu sao Sáu Huê vẫn tốt hơn nhiều người khác đương quyền mà Khâm biết.
Anh nói để người bịnh vui lòng khi nhìn trong phòng chỉ có hai giường sạch sẽ với hai bịnh nhơn, người nuôi bịnh chỉ ngồi ngoài hành lang hay đứng lớ ngớ trước cửa phòng, không dám vô:
‘Bịnh viện nầy cao cấp, anh lại thuộc diện tiêu chuẩn cao, chắc chắn rồi sớm muộn gì cũng bình phục…’
Nụ cười buồn tuy héo hắt nhưng cũng nở trên mặt Sáu Huê dầu là một thoáng rất mau:
‘Chuyến nầy về tôi tu. Tu theo hai cách, đi chùa, sống lành mạnh hơn giải quyết công việc hợp lý hơn.’ Tiếp theo câu nói là tiếng thở dài và cơn ho xé phổi của Sáu Huê. Khâm kéo tấm mền che cái bụng bự óc ách mềm nhũng của anh ta.

‘Anh là gạch nối giữa người cũ và người mới. Chúng tôi cám ơn anh nhiều. Anh nghĩ coi nếu gặp người khó khăn hơn chúng tôi còn khổ biết bao nhiêu.’
Hình như Sáu Huê hiểu câu nói của Khâm là câu trách ngầm nên nhắm mắt lại, phân trần:
‘Áp lực từ nhiều phía anh ơi. Áp lực mạnh lắm! Cơ chế anh ơi. Cơ chế như gọng kềm sắt! Có những quyết định mình cảm thấy bất công mà không ký là không xong đâu. Chuyến nầy hết bịnh về tôi nguyện sẽ làm cây cầu nối kết giữa những người hai bên sông vì cho tới bây giờ phải nói là thiếu sự thông cảm giữa chúng tôi với các anh. Phải có những cây cầu và có nhiều người thong thả đi qua cầu, đem chuyện của bên mình chia xẻ với bên kia. Phải hiểu nhau vì lâu nay xa lạ do sống trụ ở hai bên bờ, không có phương cách giao tiếp..…’   

Khâm ứa nước mắt. Câu nói của người sắp chết là câu nói thiệt lòng, nhưng Trời ạ, bi thương quá đổi, như tiếng của con chim cố gắng hết sức hót lần chót. ‘Chúng ta hai bên chưa tương thông. Cần phải có những cây cầu, cây cầu tượng trưng, nhưng mà là cây cầu.’
Và chuyện té sông của thằng Hai Tèo nhảy vô trong trí làm cho những giọt nước mắt của Khâm đột ngột rớt lên chéo mền buông thỏng của Sáu Huê. Khâm bước như chạy ra khỏi phòng bịnh nhân, mắt còn ràn rụa, bất chấp những cái nhìn nửa ngạc nhiên nửa khinh khỉnh của nhiều người trong Sở vừa mới tới để làm bổn phận viếng thăm xếp lớn. Khâm nói với chính mình:
‘Vâng! Rất cần những cây cầu. Và rất cần người qua lại. Càng nhiều càng tốt.’
Nguyễn Văn Sâm 
Victorville, CA June 18- 23/ 2013

NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI

Khai mạc Ngày Giới trẻ Công giáo thế giới

Cập nhật: 03:57 GMT - thứ tư, 24 tháng 7, 2013
Khai mạc Ngày Giới trẻ Công giáo Thế giới
Bãi biển Copacabana tràn ngập các tín đồ Công giáo
Khoảng 400.000 tín đồ Thiên chúa giáo La Mã đã tham gia vào một thánh lễ trên bãi biển Copacabana ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil để mở màn Ngày Giới trẻ Thế giới.
Tâm điểm của sự kiện này sẽ là chuyến thăm của Giáo hoàng Francis vào thứ Năm ngày 25/7.
Thánh lễ tối thứ Ba ngày 23/7 do Cha Orani Joao Tempesta, Tổng Giám mục Rio de Janeiro, chủ tế.
Ông chào đón các tín đồ đến với lễ hội kéo dài năm ngày, dự kiến sẽ thu hút khoảng 1,5 triệu người trên khắp thế giới.
Trong khi đó, Giáo hoàng Francis không có chương trình chính thức gì trong ngày 23/7 và dành thời gian ở dinh thự riêng.
Dự kiến Ngài sẽ chào đón các tín đồ trên bãi biển Copacabana vào ngày 25/7.

Cúp điện đột xuất

Khi gần đến giờ khai mạc, giao thông ở Rio trở nên hỗn loạn sau khi hệ thống xe điện ngầm dừng chạy vì cúp điện.
Hai tuyến xe điện ngầm của thành phố đã bị tê liệt trong hai giờ đồng hồ sau đường dây tải điện bị vỡ, thông cáo của Sở xe điện ngầm Rio cho biết.
Rất nhiều tín đồ muốn đến dự thánh lễ khai mạc đã bị mắc kẹt trong khi những người khác thì chen chúc nhau lên xe buýt và taxi hướng ra bãi biển.
Cảnh sát đã phải can thiệp để ngăn cản một nhóm hành khách giận dữ không cho họ ào vào một trong những nhà ga tàu điện ngầm chính, một đài phát thanh địa phương tường thuật.

Cảnh sát Brazil trấn áp người biểu tình
Cảnh sát Brazil trấn áp người biểu tình
Các phóng viên cho biết Brazil đang xem xét lại kế hoạch an ninh cho vị giáo hoàng 76 tuổi sau khi Ngài bị đám đông tiếp cận khi vừa đặt chân đến Brazil hôm 22/7.
Nhiều người đã chặn đoàn xe của Đức Giáo hoàng đang chạy trên đường phố Rio và chìa tay vào bên trong xe của Ngài qua cửa kính để mở.

“Thư ký của Đức Giáo hoàng nói với tôi rằng ông ta rất kinh sợ nhưng Ngài vẫn nở nụ cười,” Cha Federico Lombardi, phát ngôn nhân Vatican, nói với các phóng viên.
Trước đó Đức Giáo hoàng đã được bà Dilma Rousseff, tổng thống nước chủ nhà, tiếp đón chính thức tại Dinh Thống đốc của bang Rio.
Tuy nhiên ở bên ngoài, cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán đám đông đang biểu tình phản đối chính phủ cũng như chi phí cho chuyến thăm của Giáo hoàng.
Vào thứ Tư ngày 24/7, Ngài sẽ đến viếng đền thờ Đức Mẹ Aparecida ở bang Sao Paulo.
Một thiết bị nổ tự chế đã được phát hiện ở nơi này hôm Chủ nhật 21/7. Tuy nhiên giới chức địa phương cho biết nó chỉ có ‘sức công phá nhỏ’ và không ở gần chỗ giáo hoàng và các tín đồ dự kiến sẽ đến thăm.
Linh mục Lombardi sau đó nói rằng việc này không gây quan ngại.
Theo yêu cầu của chính Đức Giáo hoàng, Ngài cũng sẽ đến thăm một bệnh viện ở Rio vào ngày 24/7 là sẽ nói chuyện với những thanh niên đang được cai nghiện ma túy tại đây.
 
Ngày Giới Trẻ Thế giới chính thức khai mạc vào tối hôm nay ngày 23 tháng 7 với một buổi lễ trọng thể tại bãi biển Copacabana của Rio.
Trước sự hiện diện cuả hằng trăm giám mục và khoảng 300 ngàn thanh niên thiếu nữ từ khắp nơi qui tụ về đây, cây Thập Giá Giới Trẻ và bức linh ảnh Đức Mẹ đã được rước lên một khán đài vĩ đại mới được dựng lên trên bãi biển, trong một khung cảnh ca nhạc và ánh sáng muôn màu.
 wydRio1307230039
Cuộc rước hai biểu hiệu cuả giới trẻ đã đi qua một rừng cờ cuả các quốc gia trên thế giới, trong đó có sự hiện diện cuả lá cờ vàng Việt Nam, đi đồng hành với bức linh ảnh một đoạn đường dài.
Đức Tổng Giám Mục Orani Tempesta của Rio de Janeiro, chủ sự buổi lễ, đã chào đón khách hành hương và thúc giục họ truyền bá niềm vui và sự bình an của Chúa Giêsu Chúa Kitô cho toàn thế giới.
 wydRio1307230040
“Hãy đi vào thành phố, làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô, cam kết với thế giới mới”, Đức Tổng Giám Mục Tempesta lên tiệng hô hào trong bài giảng.
wydRio1307230034
“Hãy lây lan đến tất cả mọi người niềm vui và sự bình an của Chúa Kitô, và như những người lính canh buổi sáng, hãy làm việc cho sự đổi mới của thế giới trong ánh sáng hướng dẫn của Thiên Chúa.”
Nhân danh là người đứng đầu của Giáo Hội trong thành phố chủ nhà, Đức Tổng Giám Mục Tempesta chào đón những người hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới rằng “thành phố kỳ diệu này trở nên đẹp hơn với sự hiện diện của quí bạn.”
wydRio1307230033
Trần Mạnh Trác
 


NGÀY GIỚI TRẺ THẾ GIỚI


Ngày Giới Trẻ 2013: ít tín hữu hơn, nhưng nhiều cảm nghiệm mạnh mẽ hơn 7/22/2013 4:37:09 PM Con số khách hành hương tham dự Ngày Giới Trẻ tại Rio hiện đang là đề tài được nhiều người bàn tán. Ban tổ chức dự trù trên dưới 2 triệu người tham dự, nhưng cho tới nay, số người chính thức đăng ký chưa tới 400,000 người. 
Cross-WYD2013.jpg


Báo chí Tây Phương vẫn mang não trạng riêng của họ khi bàn tới con số này. Với họ, số tiền tối đa trên dưới 200 dollars cho một tuần đại hội gồm cả ăn uống, di chuyển và chỗ ở chẳng là bao, ai cũng có thể “đăng ký” được để tham dự chính thức. Thành thử không đăng ký nghĩa là không tham dự. Nhưng ở một nước vẫn còn rất nhiều người nghèo như Ba Tây, số tiền ấy không nhỏ, khiến đa số chắc chắn sẽ chọn giải pháp “dự cọp” như người ta quen đọc báo cọp vậy, nghĩa là vẫn tham dự dưới một hình thức bất chính thức nào đó... Nói cho cùng, dù họ có ở nhà đi chăng nữa, họ vẫn có thể tham dự qua truyền thanh, truyền hình, qua bất cứ phương tiện truyền thông rẻ tiền nào, miễn là hòa mình với đoàn người đông đảo tại Rio để lắng nghe người con đầu tiên của miền đất của họ lên tiếng với họ lần đầu tiên ngay trên miền đất này. Con số tham dự vì thế là con số không thể đếm được, một con số vô hình.

Đức Phanxicô, khi tới chủ tọa Ngày Giới Trẻ tại Rio, chắc chắn là người không chỉ nhìn vào con số hữu hình những người tham dự. Bởi nếu không, ngài đã khuyến khích người đồng hương Á Căn Đình của ngài, bất chấp cảnh nghèo, vẫn “hãnh tiến” mua vé máy bay tới Rôma dự lễ đăng quang của người con đầu tiên của đất nước trên “ngai” Phêrô!

Riêng phái đoàn Hoa Kỳ lần này chỉ gồm 9,500 khách hành hương, rất ít so với con số 29,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Madrid năm 2011, ít hơn cả con số 15,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Sydney năm 2008, và 24,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Cologne năm 2005. Một trong các yếu tố tạo nên sự giảm sút này đã được nhận diện là tiền, tức chi phí di chuyển tới Rio. Yếu tố thứ hai là an ninh, tiếp theo nhiều vụ biểu tình chống chính phủ Ba Tây vừa qua.

Dù thế, Christopher Bellitto, một sử gia Giáo Hội tại Đại Học Kean ở Union, N.J., cho rằng bất kể số người tham dự là bao nhiêu, địa điểm tổ chức năm nay và sự hiện diện của Đức Phanxicô trên diễn đàn thế giới chắc chắn sẽ làm cho Ngày Giới Trẻ 2013 thành một biến cố đáng nhớ.

“Đây sẽ là một lễ hội đặc biệt, một thứ trở về quê hương đối với vị giáo hoàng đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh. Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã trở thành một loại tập hợp có tính động viên (pep rally) đối với Đạo Công Giáo”.

Tại những cuộc tập hợp trước đây, Đức Bênêđíctô từng lên tiếng chống lại ý niệm coi Ngày Giới Trẻ Thế Giới như một cuộc tập hợp thế tục hay một buổi trình diễn nhạc rock, như người ta vốn mô tả, vì việc tăng cường đức tin Công Giáo lúc nào cũng là phần chính của biến cố và càng là như thế đối với trường hợp Ba Tây. Theo Nghị Hội Pew, năm 1970, tỷ lệ người Công Giáo Ba Tây là 92% dân số, hiện nay, tỷ lệ ấy tròm trèm vào khoảng 65%. Từ năm 2000 tới năm 2010, dân số Công Giáo giảm mất 2 triệu, trong khi con số Thệ Phản tăng từ 26 lên 42 triệu người, chiếm 22% dân số.

Theo Bellito, chỉ trong vòng vài tháng đầu trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã mạnh mẽ khuyến khích người Công Giáo truyền giảng Tin Mừng và đã nhiều lần ngỏ lời với người Công Giáo bỏ đạo cũng như người vô thần và người thuộc các niềm tin khác. Trong các cuộc thăm dò dư luận, ngài được cả người Công Giáo lẫn người không Công Giáo đánh giá rất cao, nhờ văn phong và nhân cách phi truyền thống của ngài. Hai yếu tố này chắc chắn sẽ dành được nhiều cảm tình cho Giáo Hội nhân chuyến viếng thăm lần đầu của ngài tại Ba Tây.

Trước khi lên đường, Đức Phanxicô đã nói rõ ngài sẽ không sử dụng chiếc giáo hoàng xa bít bùng quen thuộc, và sẽ chỉ dùng chiếc jeep mui trần mà thôi, như ngài vẫn dùng tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Trong chuyến tông du lần này, ngài sẽ vượt đoạn đường 120 dặm từ Rio tới Aparecida để kính viếng Đức Mẹ, lên tiếng với cư dân một khu ổ chuộc tại Rio và thăm các bệnh nhân AIDS, thăm người nghèo và các tù nhân trẻ tuổi.

Bellito cho rằng: Đức Phanxicô cũng giống Đức Gioan Phaolô II, là vị giáo hoàng hướng ngoại, một đặc điểm sẽ được chú ý nhiều khi ngài lên diễn đàn tại Ba Tây. Năm nay, chắc chắn sẽ có nhiều nghị lực hơn chỉ vì Đức Phanxicô chơi trên sân nhà, có thể nói như thế. Chắc chắn ngài không bị trói buộc bởi truyền thống. Điều ngài làm chắc chắn sẽ gây bất ngờ.

Đối với các người trẻ hành hương như Calderon thuộc một giáo xứ ở Brooklyn, New York, Ngày Giới Trẻ Thế Giới luôn là dịp để suy niệm và gắn bó. “Quả là kỳ diệu được gặp gỡ người khắp thế giới, những người hoàn toàn cởi mở trong việc chia sẻ đức tin. Thoạt đầu, bạn có thể lo lắng, vì có quá nhiều việc phải lo khiến bạn bối rối. Nhưng khi gặp Đức Giáo Hoàng, bạn sẽ cảm thấy vừa thanh thản vừa rất phấn khích, thậm chí đầy yêu thương nữa”.

Người hành hương 2013 đối diện với cảnh nghèo

Không Ngày Giới Trẻ Thế Giới nào lưu tâm tới cảnh nghèo bằng Ngày Giới Trẻ năm nay tại Rio. Điều này dễ hiểu, một phần vì giới trẻ thế giới, dù muốn dù không, một là họ sẽ được Đức Phanxicô nhắc nhở khi ngài đích thân tới thăm khu ổ chuột tại Rio hai là chính họ sẽ được gặp người nghèo ngay tại Rio, thậm chí ngay tại những nơi họ học giáo lý. Đàng khác Châu Mỹ La Tinh cũng là châu lục sáng chế ra thuật ngữ bất hủ, từng trở thành câu tâm niệm trong học thuyết xã hội Công Giáo của thế kỷ 20: ưu tiên chọn người nghèo.

Điều ấy khiến những bài tường thuật của Cha Tuấn mấy ngày nay trên Vietcatholic thu hút được rất nhiều người đọc. Không như những tường thuật có tính phèng la, huênh hoang hãnh tiến, nhằm nói về mình của một số người, kể cả người lãnh đạo các nhóm hành hương. Nhóm Cha Tuấn quả đã nắm bắt được tinh thần Rio 2013.

Một nhóm khác đến từ Miệt Dưới, miệt Down Under của quả địa cầu, là nhóm của Tổng Giáo Phận Sydney, của Đại Học Công Giáo Úc và của các trường Công Giáo khắp Sydney. Trong hai ngày tiền đại hội, họ đã dừng chân để giúp xây một nhà nguyện, một trung tâm sinh hoạt và nhiều bậc thang đá trộn và nhiều lối đi tại Pamplona Alta, một khu phố tồi tàn bên ngoài thủ đô Lima của Peru. Đây là nơi cư trú của hơn 400,000 người nghèo, người rời cư hoặc bị chiếm đất, gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Nhiều nhóm hành hương xuất phát từ Sydney vốn đã đến thẳng Lima vào tuần rồi và bắt tay ngay vào việc xây dựng một nhà nguyện và một trung tâm sinh hoạt tại khu ổ chuột. Các nhóm khác, như nhóm 62 người do Đức HY Pell trực tiếp hướng dẫn, sau khi thăm Nhà Thờ Chánh Tòa Lima và thăm đền thờ Thánh Nữ Rôsa thành Lima, đã tham gia dự án này từ hôm thứ Tư.

Các bậc thang bằng đá trộn sẽ làm cho cuộc sống dễ chịu và an toàn hơn đối với các gia đình sống trên những sườn đồi tại các khu tồi tàn của Lima.

Ngày Giáo Phận vốn đã là đặc điểm của các Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước đây, nhưng đối với ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này tại Rio, các khách hành hương được khuyến khích tham dự các kinh nghiệm hòa mình (immersion) và các dự án truyền giáo vùng xa nhằm tạo ra các thay đổi tích cực đối với cuộc sống của những cộng đoàn nghèo nhất trên thế giới.

Phái đoàn Úc gồm 1,500 người trẻ và 300 nhà lãnh đạo nhóm, các tu sĩ, linh mục và giám mục cùng đi với họ đều là những người khỏe mạnh về thể lý, nhưng phải khai phá đất đá trong cái giá lạnh giữa mùa đông trên những sườn đồi dốc của khu ổ chuột Pamplona, trước khi xây được những bậc thang bằng đá trộn hay nhà nguyện và trung tâm sinh hoạt, quả không phải là việc dễ.

Ashlee Payne, thuộc Trường Đại Học Công Giáo Úc, một trong các thiện nguyện viên tại Pamplona, cho hay: “Nhưng nó cũng rất phấn khích”. Cô đang học để trở thành một cô giáo. Theo cô, với lòng yêu ngành giáo dục và khả năng của ngành này, tập chú của cô là các trẻ em của khu ổ chuột. Cô mong các em sẽ theo chân các người hành hương của Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong việc giúp các cư dân của các cộng đoàn đang khốn khổ vì cảnh nghèo này.

Gertrude Lancanilao, cũng là một sinh viên của ĐHCG Úc và là một lãnh tụ của YFC của vùng Đông Sydney, cho rằng “phần lớn chúng tôi thức dậy đau cả mình mẩy và rất mệt, nhưng tinh thần thì rất vui tươi. Đối với tôi, điều nổi bật trong mấy ngày qua là cảm thức hân hoan và hy vọng mà tôi biết chắc do Chúa Kitô mang tới”.

Gertrude cho biết khi các nhóm hành hương họp nhau để kể lại kinh nghiệm của họ, mọi người đều đồng ý là khu ổ chuột đã biến thành một khu đẹp đẽ hơn. “Đây là nơi đem lại vẻ đẹp cho cho tâm hồn người ta. Không phải chỉ vì ngôi nhà nguyện, việc làm chung hay các trẻ em mà vì tình yêu. Chính tình yêu đem đến hy vọng và do đó, thật nhiều hân hoan”.

Dân số Pamplona hiện lên tới 400,000 người, không kém dân số một thành phố lớn. Như trên đã nói, họ là những người rời cư và bị cướp đất, phải sống trong những túp lều xiêu vẹo làm bằng bất cứ vật liệu gì lượm được. Pamplona không có nước máy, không có cống rãnh, không có điện và cũng không có cả cây cối để giữ đất truồi trong mùa đông hay cho bóng mát trong mùa hè.

Phần lớn cư dân của Pamplona là dân cày buộc phải rời đất đai của họ để tránh bách hại và bất an. Bất chấp cảnh nghèo và cuộc sống cam go, các người hành hương Sydney thấy đây là những cộng đoàn hết sức sinh động, nơi ai cũng sẵn sàng giúp người khác và là nơi, cùng với các mạng lưới xã hội, họ đã thiết lập được một hạ tầng cơ sở cơ bản, các trung tâm nhỏ để hội họp, thậm chí cả trường học cho con em của họ nữa.

Chính vì thế, người hành hương đã hết mình đến gặp gỡ họ. Càng tới gần khu ổ chuột, đường càng dốc và càng hẹp lại. Người hành hương đành xuống xe, cuốc bộ 300 mét để leo dốc lên tận khu dân cư.

Không những rất dốc, đường đi còn phủ đất sét trơn trượt, trên đó, không một cây cối nào có thể mọc được bên cạnh sỏi đá, đá tảng rải rác khắp nơi.
Mark Rix, trưởng ngành truyền thông của Sở Giáo Dục Công Giáo Sydney, người cùng đi với nhóm hành hương của các trường Công Giáo cho hay: Cảnh nghèo ở đây rất não lòng và cực kỳ thách thức. Nhưng không làm các nhóm hành hương nản lòng. Một trong các việc đầu tiên là dựng lên một khung gỗ gồm 43 bậc thang trước khi đổ đá và xi măng vào từ dưới lên tận đỉnh. Không có dây chuyển, không có xe tải chở xi măng hay côngkrít trộn. Thay vào đó, chỉ mang bao tay làm vườn, thùng nhựa và các can xăng biến cải, các nhóm đã lập hàng dài để chuyển khối đá và xi măng này từ dưới lên trên.

Ngày Giới Trẻ Thế Giới còn mấy ngày nữa mới tới và tới tại quốc gia láng giềng, nhưng người trẻ hành hương của Sydney quả đã bắt đầu sống tinh thần Ngày Giới Trẻ năm 2013 ngay tại Pamplona này rồi. Rix cho rằng: “Đối với tất cả chúng tôi, du hành tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một ân phúc. Hôm nay, chúng tôi đã đền đáp ân phúc ấy”.


Vũ Văn An



ĐỨC GIÁO HOÀNG NHÂN BẢN FRANCIS


TỪ LỜI CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG NHÂN BẢN FRANCIS, NGƯỜI CÔNG GIÁO VN PHẢI LÀM GÌ?
Thân Gửi người Công giáo  đang sống ở Việt nam .
Trong chuyến  công du đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Francis đến khai mạc Ngày giới trẻ Thế Giới  (WYD) tại Brazil. Ngài đã đến thăm một khu “ổ chuột” tại Varginha, a favela in north Rio de Janeiro , trong bối cảnh của những người nghèo đang biểu tình đòi  hỏi sự thay đổi, cải cách xã hội và ngài đã tuyên bố như sau:

Trích:
“I know [you are] often disappointed with news of corruption and with people who, instead of seeking the common good, seek their own benefit,” he told the young people of Brazil.
“…Do not be discouraged, do not lose confidence, reality can change, man can change.”
HT./

Khi bất công xã hội được tôn vinh, khoảng cách giữa người nghèo và giàu qúa cách biệt thì Xã hội không bao giờ có An Bình .
Sống dưới chế độ csVN, từ ngày được gọi là thống nhất đất nước, đã có bao điều bất công, tàn ác của  đảng cộng sản VN phủ lên đầu những người dân thấp cổ bé miệng, đất nước csVN đã sản sinh ra một lớp “quí tộc” mới, cướp đất , cướp nhà dân, buôn bán phụ nữ ra ngoại quốc v.v…..
Người dân Việt Nam và nhất là người công giáo Việt Nam còn chờ gì nữa !!!??? Hãy đứng lên đòi lại quyền sống, quyền làm người đích thực của mình như lời huấn dụ của Đứa Giáo Hoàng Francis đã nói với giới trẻ Brazil ! Hãy can đảm, đừng đánh mất niềm tin, thực trạng sẽ thay đổi và con Người có thể  làm thay đổi được mọi thứ.
Hãy can đảm lên những Thanh thiếu niên công giáo Việt Nam !
ChinhIrving

(Fw: t tran <
zigzag928@yahoo.com>, CNV, 7/26/13, 11.00PM)
 


VỢ TÔI KHÔNG ĐI LÀM




  
VỢ TÔI KHÔNG ĐI LÀM



Một nhà báo phỏng vấn một độc giả.
-Hiện nay bạn làm gì?
-Tôi làm thư ký cho một ngân hàng.
-Anh đi làm thế bà chị làm gì?
-Nhà tôi không làm gì cả. Bà chỉ lo nội trợ thôi.
-Thế ai lo việc ăn sáng cho cả nhà?
-Bà vợ tôi lo vì bả không đi làm.
-Thế vợ anh dậy lúc mấy giờ để lo bữa ăn sáng?
-Nhà tôi dậy khoảng 5 giờ, lo lau nhà, lau bếp rồi lo bữa ăn sáng.
-Thế các con của bạn đi học bằng phương tiện nào?
- Vì bả không đi làm nên phải đem các con đi học.
-Sau khi đem các con đi học, chị nhà làm gì?
- Vì bả không đi làm nên sau khi đem các con đến trường, bả đi chợ, rồi về làm cá thịt, nấu cơm và giặt rủ quần áo.
-Buổi chiều, khi anh đi làm về thì anh làm gì?
-Cả ngày làm mệt nên tôi nghỉ ngơi. Hoặc ngồi đọc báo, xem TV, nghe nhạc.
-Còn vợ anh làm gì?
- Vì nhà tôi ở nhà, không đi làm nên nhà tôi phải lo cơm nước, săn sóc lũ trẻ,và ăn xong thì dọn chén bát. Sau đó, bả dạy các con học rồi cho các con đi ngủ.



HÀ LỊCH THIỆP * VĂN HÓA

Bạn ơi,

Sở dĩ người Việt Nam trong nước xuống dốc về mọi mặt, và thê thảm nhất là về mặt Đức Dục như bạn đã nêu trong bài nhận định không phải lỗi do con người Việt Nam đâu, mà là do cái tên mặt cáo họ Hồ tên Tặc và đồng bọn đã du nhập cái tà thuyết loài khỉ vượn về quê hương cho nên dân tình ngày nay mới như vậy.

Tại sao cũng là con người Việt, khi sống ở hải ngoại thì khác về mọi mặt với người trong nước. Cũng bởi cách "trồng người" của lũ đầu trâu mặt ngựa đấy.

Bây giờ muốn tìm lại những lối sống và cách ăn, cách nói của người dân Việt như trước khi xuất hiện tên mặt cáo họ Hồ và cái đảng cướp ngày, chỉ còn cách toàn dân vùng dậy noi gương người hùng Đoàn Văn Vươn dẹp tan cái đảng thúi tha này đi thì mới có cơ tìm lại những cái hay cái đẹp trở về với dân tộc.

Chưa đầy một thế kỷ mà cái đảng Việt cộng nó tàn phá hết những cai hay, cái tốt, cái đẹp của ông cha đã xây dựng hơn 4 ngàn năm trong bao nhiêu đời truyền lại cho con cháu.

Bọn Việt cộng phải gánh chịu mọi trách nhiệm và phải trả lại tất cả những gì chúng đã cướp, đã phá hoại trên quê hương.

Thân chào Bạn.
SGM
 
*************
 
 
Mẫu chuyện về Nghệ thuật sống :Làm ơn, xin lỗi và cám ơn

Người Việt ta luôn tự hào là có bốn ngàn năm văn hiến. Thực ra, đã gần năm ngàn năm. Chính xác là 4907 (?), bước vào năm Mậu Dần (?).
Thế nhưng, chữ nhưng oan nghiệt, thế giới “bảo” chúng ta không biết nói làm ơn, xin lỗi và cám ơn trong cuộc sống hàng ngày.

Làm ơn, xin lỗi và cám ơn là những câu nói thường xuyên của người Hoa Kỳ.

Mở cửa dùm cô gái khệ nệ bê mấy bịch đồ vừa mua đang đi ra khỏi cửa hàng, cô gái nhoẻn miệng cười, “
Thank you.” Lượm dùm cây viết cô thư ký lỡ tay đánh rớt, cô thư ký, “Thank you.” Chồng nhờ vợ đưa dùm con dao để ông thái thịt làm bếp, cô vợ với tay lấy con dao đưa cho ông, ông chồng, “Thank you, honey.” Nhường cụ bà bước lên xe buýt khi xe vừa đậu tại bến, bà lão, “Thank you.” Cô bé bật dùm ngọn đèn cho ông bố, ông bố Thank you.”

Nhất nhất, hầu hết dân Mỹ, nếu không muốn nói là tất cả đều sẵn sàng câu cám ơn cho người làm dùm mình việc gì đó, dù là việc rất nhỏ.

Tại một quán cà phê sáng chủ nhật đông đúc khách hàng, đi lại khó khăn, lỡ tay đụng người bên cạnh,
"I am sorry." Tại một “night club,” vừa biết nhảy đầm nên… lỡ nhịp đạp trúng chân người tình, anh kép, “Sorry, baby.” Trên xe buýt, một chàng ngồi giữa hàng ghế, tới bến xe gần nhà, xe buýt dừng lại cho chàng xuống. Chàng trai trẻ nhìn mọi người hiền hòa, “Excuse me,” chờ mấy người ngồi đầu hàng ghế xếp đôi chân gọn lại hoặc tạm thời đứng lên bước ra ngoài, nhường lối cho chàng đi. Ra khỏi hàng ghế, chàng nhìn mấy người đó, “Thank you,” trước khi bước xuống xe buýt. Người cha đã hứa mà vì công việc bận rộn không đưa con đi coi trận đấu bóng rổ cuối tuần, ông bố, “Sorry, son.” Cô vợ ngồi trước máy tính miệt mài đánh máy cho xong bản báo cáo phải nộp gấp cho xếp sáng sớm mai. Anh chồng thương vợ tới bóp nhẹ vai nàng nhưng có lẽ hơi mạnh tay (chắc là không phải mượn dịp để… trả thù). Cô vợ, "Ái da, đau anh." Anh chồng vội vàng, “Honey, I’m sorry
.”

Cũng vậy, nhất nhất, người Hoa Kỳ đều biết xin lỗi khi làm một việc gì đó không phải, không đúng đối với những người xung quanh bất kể lớn nhỏ, dù chỉ là lầm lỡ, không cố ý.

Cùng với cám ơn và xin lỗi, hai từ làm ơn cũng được người Mỹ thường xuyên sử dụng. Ví dụ, “
Honey, please get me a cup of coffee;" hay, "Would you please go to the market and buy me a box of chocolate. I’m hungry;" hoặc, "Can you do me a favor, get me (something).
” Cần người khác làm gì cho mình, dù là việc nhỏ, họ đều nói làm ơn, làm dùm tôi chuyện này chuyện kia, nha.

Thêm một điều nữa là họ không soi mói, không xía vào chuyện cá nhân không phải của họ. Đèn nhà ai nấy rạng, đêm nhà nào nấy tối. Ai cũng ráng giữ lịch sự tối thiểu. Chúng ta phải tập để bỏ thói xấu tọc mạch, ngồi lê đôi mách, kể tội, nói xấu nhau. Có gì thắc mắc, cứ việc hỏi thẳng và chất vấn đương sự để làm sáng tỏ sự việc, không nên đi kể lể, kết tội với những người không liên hệ làm mất sự kết đoàn không cần thiết, nhất là sinh hoạt trong cùng một tổ chức.

Hồi tôi mới qua Mỹ, bắt đầu bay ở Hồng Kông, và máy bay đáp xuống phi trường San Francisco lúc trời vừa sáng. Lúc đó bên Hồng Kông cũng đã bắt đầu đêm. Được dạy người Tây phương rất lịch sự nên dù buồn ngủ cũng phải ráng nhướng mắt lên, chịu không nổi lâu lâu cũng ngủ gật. Mỗi lần gật một cái là tôi vội vàng banh mắt ra, rồi lén nhìn chung quanh coi có ai… cười mình không. Thấy thiên hạ tỉnh bơ. Cô gái ngồi gần tôi thì chúi mũi vào quyển sách; ông già ngồi cách một hàng ghế cũng bâng quơ nhìn những con chim sắt lên xuống trên bầu trời sẫm mây đen, chắc đang bận lo con cái ông lái xe về từ phi trường có gặp mưa lớn hay không; mấy người khác xa xa cũng chẳng ai để ý. Nhưng tôi vì tự ái… dân tộc, nhất quyết chỉ… gật chứ không chịu nằm dài ra mấy băng ghế ngủ tạm, sợ Mỹ họ cười, nhưng họ lại nhất định không thèm cười mới chết mình chứ. Kể ra thì mình cũng chỉ lo hão đấy nhỉ.

Còn các cơ quan nhà nước thì sao? Cũng vậy. Các văn phòng trong tòa thị chính đều mở và đóng cửa đúng giờ. Nhân viên chính quyền thì niềm nở, lịch sự với dân chúng tới xin giấy tờ hoặc xin giúp đỡ, vì họ đúng là đầy tớ, ăn lương từ tiền thuế của nhân dân, nên phải phục vụ nhân dân đúng mực. Lộn xộn là bị đuổi việc, hoặc xếp của họ cũng bị chất vấn, cảnh cáo và bị đuổi, không có đặc ân hoặc miễn trừ cho ai cả. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, từ tổng thống đến anh nghị viên một thành phố nhỏ miền quê, đều là công bộc nhân dân. Chỉ nhân dân mới có quyền truất phế họ qua lá phiếu.

Còn bên Nhật, một dân tộc Á Châu, thì sao? Tôi không sống ở Nhật mà chỉ quá cảnh vài tiếng đồng hồ chuyển tiếp. Đây là những gì tôi mục kích. Trên đường về Việt Nam, chúng tôi phải đổi chuyến bay ở Nhật và phải đợi khoảng năm, sáu tiếng, có tuyến xe buýt đưa về tới khách sạn gần phi trường. Sau khi check-in, định đem hành lý lên phòng, đã thấy mấy cô nhân viên khách sạn đẩy một chiếc xe nhỏ tới chuẩn bị chất hành lý lên xe. Vốn sẵn tính “ga-lăng” từ trời Tây, tôi định giúp cô nhấc mấy cái vali lên xe, cô nhân viên còn khá trẻ và nhỏ con, mỉm cười xua tay, như bảo tôi chớ động vào, để cô làm. Tôi chưa hết ngạc nhiên cô đã nhanh nhẹn xếp mấy vali lên xe đẩy đi. Chúng tôi lẽo đẽo im lặng đi theo. Lên tới phòng, cô chờ tôi mở cửa phòng rồi đẩy vô, sau đó lại mỉm cười gật đầu chào rồi đi giật lùi. Ra khỏi phòng mới xoay lưng lại bước tới trước. Lúc rời khách sạn, chúng tôi được các cô nhân viên đưa tiễn bằng cách cúi rạp đầu chào đoàn người trên xe. Còn tại phi trường tôi chứng kiến cảnh một nhân viên nữ của một hãng máy bay nào đó chạy bộ khá nhanh, trên tay cầm một tấm bảng nhỏ, có lẽ là tên của một hành khách nào đó sắp trễ chuyến bay mà cô phải đi tìm chăng.

Nói chung, các nhân viên người Nhật rất tận tụy, vui vẻ, nhiệt tình với hành khách trên máy bay cũng như ở phi trường, tuy cách giao tế của họ có khác chúng ta. Riêng với chính họ thì rất tự giác, nghiêm khắc và kỷ luật. Không có gì để ngạc nhiên khi Nhật bước lên hàng cường quốc đứng thứ nhì chỉ thua Mỹ, sau ba mươi năm xây dựng đất nước từ hoang tàn và đổ nát cuối Thế chiến thứ hai. Chúng ta rất nên học những đức tính tốt này của người Nhật, để ít ra, mọi người tự giác mà không biến những lễ hội hoa thành cảnh cướp giật trắng trợn, vừa gây phản cảm, vừa làm ô danh Việt Nam, ít gì cũng từng hãnh diện là con rồng cháu tiên, tức có cốt cách thanh cao, lịch sự, cư xử có văn hóa với nhau.
Thế còn Việt Nam ta thì sao?
Tôi nhận thấy các nhân viên hàng không Việt Nam ít cười, lạnh nhạt, dù nhiều cô cũng trẻ trung, sáng sủa, đẹp mắt, nhưng khá thường bẳn gắt và thiếu lễ độ với hành khách khi họ yêu cầu làm dùm một việc gì đó (mấy năm sau này không biết đã khá lên chưa). Các cán bộ hải quan đa số cũng thế. Ai cho tiền thì còn tươi nét mặt. Ai không cho thì tỏ vẻ khó chịu, hạch sách. Ô hay, đây là công việc phục vụ chứ đâu phải quan trên đâu nào. Mà dù có là quan trên cũng vẫn là đầy tớ nhân dân chứ! Đấy là còn dính dáng tới chính trị chút xíu, chưa nói tới phép lịch sự xã giao thường ngày giữa con người với nhau trong một xã hội văn minh, tự hào là có vài ngàn năm văn hiến.

Có một trường hợp tôi thấy tích cực, là trên đường về lại Hoa Kỳ cũng ghé nghỉ ở Nhật ba tiếng nhưng không được ở khách sạn. Sợ lạnh, tôi có xin phép anh tiếp viên hàng không, còn rất trẻ, chưa tới 30, được giữ cái mền nhỏ trên máy bay. Anh mỉm cười, dạ, lễ phép gật đầu.

Đa số những ai có dịp ra nước ngoài cũng đều đồng ý là trẻ em ở hải ngoại, nói chung, ngoan ngoãn hơn trẻ em trong nước. Chúng biết nói làm ơn khi cần gì, biết xin lỗi khi sai trái và biết cám ơn khi được giúp. Nói như vậy không phải là để so sánh, trịch thượng, hay khiêu khích, nhưng để chúng ta học hỏi và cố gắng thực hành. Việc gì cũng phải có làm mới quen. Lập đi lập lại riết sẽ thành một thói quen tốt, mang lại lợi ích cho cả xã hội, cư xử với nhau cho có văn hóa và sống bên nhau trong một nếp sống văn minh. Ngay cả người lớn đối xử với nhau cũng chưa thực sự có văn hóa, như nhà nước vẫn kêu gọi. Đã có những câu chuyện vui: trong nhà hàng hoặc vũ trường, các cô Việt Nam dễ dàng tìm ra trong các chàng trai cùng đi với nhau, ai là Việt kiều. Các cô bảo chỉ có anh (Việt kiều) là nói cám ơn khi em bưng nước ra mà thôi!
Không lẽ các chàng “Việt nội” lại để mất mặt bầu cua với các nàng vậy sao?
Và không phải chỉ người lớn với nhau chúng ta mới cư xử như thế. Cũng hãy, “
Con làm giúp mẹ chuyện này,” vẫn hay hơn là, “Lấy cho tao con dao, còn đứng đó hả, tát cho bỏ mẹ mày bây giờ.” “Bỏ mẹ mày,” tức là bỏ… chính mình chứ còn ai nữa!

Hãy biết nhận lỗi với nhau khi lầm lỡ, và xin lỗi cả với những người vai nhỏ hơn mình. Đừng cho rằng tao là bố thì chúng mày phải nghe, không được cãi, và lúc nào tao cũng đúng! Nói rộng ra cho toàn xã hội, chính quyền, nhà nứớc, đảng cầm quyền thì cũng vậy... là cha mẹ, là đỉnh cao trí tuệ, bao giờ cũng đúng (?) Nhưng quên rằng, nhân dân là ông bà. Mà ông bà thì có quyền sai khiến cha mẹ chứ, phải không?

Hãy cám ơn nhau hằng ngày trong cuộc sống, từ những việc hàm ơn nhỏ nhất, để cuộc sống mỗi người và cả xã hội được thăng hoa lên hơn.

Hãy chứng minh cho thế giới thấy rằng chúng ta là một dân tộc đã có hàng ngàn năm văn hiến, bằng những phép cư xử, giao tiếp văn minh với nhau trong xã hội: Làm ơn, xin lỗi và cám ơn lẫn nhau mỗi ngày.
Hà Lịch Thiệp
 

THUYỀN NHÂN 1975 - SƯ ĐOÀN III

LÊ VY * THUYỀN NHÂN 1975

Báo La Croix nhìn lại lịch sử thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975

Người Việt tại trại tị nạn Pulau Bidong, Malaysia. Trại này có khoảng 36.000 người tị nạn Việt Nam (08/1979).
Người Việt tại trại tị nạn Pulau Bidong, Malaysia. Trại này có khoảng 36.000 người tị nạn Việt Nam (08/1979).
UN Photo/John Isaac

Lê Vy
Trong loạt bài mùa hè nói về những con tàu chở di dân đã đánh dấu lịch sử thế giới, báo La Croix hôm nay dẫn độc giả quay trở lại thời kỳ người dân Việt Nam ồ ạt vượt biên sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975. Tờ báo đặc biệt đề cập đến con tàu huyền thoại mang tên « Đảo ánh sáng ».

Con tàu này đã đưa hàng nghìn người Việt Nam thời bấy giờ vượt biên, chạy trốn chế độ cộng sản. Nhờ vào con tàu, hàng nghìn thuyền nhân Việt Nam đã làm lại cuộc đời. Đây là nơi dùng làm bệnh viện để chữa bệnh cho những người vượt biên. Đồng thời, con tàu còn chứng kiến nhiều giây phút trọng đại của người Việt, như một số đôi đã nên duyên vợ chồng trên chuyến tàu này.
La Croix nhắc lại lịch sử và bối cảnh của việc hàng nghìn người Việt Nam chạy trốn khỏi đất nước lúc bấy giờ. Ngày 08/11/1978, người Pháp hay tin chiếc tàu chở hàng Hai Hong chở 2 564 thuyền nhân miền Nam Việt Nam, nhưng không có một đất nước châu Á nào chấp nhận đón tiếp. Đây chỉ là một trong nhiều con tàu khác. Vào thời kỳ đó, có hàng trăm nghìn thuyền nhân muốn rời khỏi miền Nam Việt Nam, lãnh thổ trước đây được Hoa Kỳ yểm trợ và sau đó bị chế độ cộng sản miền Bắc Việt Nam chiếm vào năm 1975.
Vài ngày sau khi Sài Gòn thất thủ, vào tháng 5/1975, 3743 người Việt Nam đầu tiên đến Hồng Kông. Để cứu giúp họ, một số trí thức Paris đã nghĩ đến việc lập ra « chiếc tàu cho người Việt Nam ». Một số đã từng ủng hộ miền Bắc trong cuộc chiến chống quân Mỹ. Trong một bản tin thời sự trên truyền hình, nghệ sĩ Yves Montand phát biểu : « Người Việt Nam đang chết chìm, nên chúng ta phải giúp họ ». Từ đó, chiếc tàu « Đảo ánh sáng » ra đời để đến biển Đông cứu vớt người Việt.
Vào tháng 7/1979, một hội nghị được tổ chức tại Genève để bàn về số phận của những người vượt biên Việt Nam. Hội nghị này lập ra một Hiệp ước giữa Việt Nam, các nước Đông Nam Á cho tỵ nạn trong thời gian đầu và các nước cho phép định cư lâu dài. Indonesia và Philippines thành lập các trung tâm tị nạn tạm thời. Việt Nam hứa hẹn cho phép những người vượt biên có tổ chức. Các nước thứ ba sẽ tăng tốc trong việc tái định cư dân Việt Nam lâu dài.
Từ 07/1979 đến 07/1982, hơn 20 nước như Mỹ, Úc, Pháp và Canada đã tái định cư 623 800 người Đông Dương tị nạn. Về phía mình, chính quyền Việt Nam cho phép người Việt ra đi nếu họ muốn. Trong năm 1984, có 30 000 người Việt ra đi theo dạng này. Hội nghị này tổ chức việc gửi tàu đến một số nước không tiếp nhận người tị nạn để cứu vớt họ. Trong 5 tháng đầu năm 1979, 81 tàu chuyên chở tổng cộng 4 031 người trên biển, trong đó có con tàu « Đảo ánh sáng ». Từ năm 1975 đến năm 1990, 67 000 người Việt Nam được cứu vớt trên biển.
Thuyền trưởng con tàu « Đảo ánh sáng » nhận xét : « Người Việt Nam thật sự làm tôi bất ngờ. Có nhiều tài năng khác nhau. Họ rất có tổ chức, có phẩm cách và muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn ». Theo báo La Croix thì Hoa Kỳ là đất nước mà người dân Việt Nam muốn được đến định cư nhiều nhất.
Trung Quốc : sữa ngoại nhiễm khuẩn, các bà mẹ vỡ mộng
Hết các vụ tai tiếng sữa nội địa Trung Quốc nhiễm khuẩn, giờ đây lại đến các nhãn hiệu sữa ngoại tại Trung Quốc. Báo Le Figaro trong mục kinh tế chú ý tình hình này qua bài viết : « Một vụ bê bối sữa mới làm lung lay cả Trung Quốc ».
Tờ báo nhận định, hiện nay, các bậc cha mẹ Trung Quốc không còn biết phải tìm đến loại sữa nào. Do uy tín của sữa nội địa đã mất từ lâu, các bậc phụ huynh tìm đến các loại sữa ngoại, cho dù với giá đắt hơn, nhưng bây giờ lại đến lượt các hiệu sữa này gặp phải bê bối.
Hôm qua 07/08/2013, tổng giám đốc hãng sữa Fonterra của New Zealand đã khẳng định một số sản phẩm nhiễm vi khuẩn có thể gây chứng liệt và gây tử vong cho trẻ sơ sinh đã được thu hồi khỏi thị trường sữa. Vụ bê bối này đã bắt đầu khiến các bà mẹ lo ngại khi mua sữa ngoại. Từ thứ hai vừa rồi, tổng giám đốc hãng sữa Fonterra, Theo Spierings đã giải thích và xin lỗi người tiêu dùng ở Bắc Kinh.
Thêm vào đó, Fonterra cùng với hai hãng sữa phương Tây khác còn bị phạt nặng vì đã nâng giá trên thị trường. Tờ báo nhận định, đây là tuần lễ đen tối của các công ty sữa ngoại. Hãng sữa Mead Johnson Nutrition của Mỹ phải trả 33 tỷ đô la.
Sự trùng hợp giữa vụ bê bối của hãng Fonterra vừa xảy ra cùng lúc với chiến dịch phạt các công ty sữa đã nâng giá sản phẩm trên thị trường, chủ yếu là các hãng ngoại quốc làm một số người nghi ngờ đây là chiến dịch của Trung Quốc nhằm làm bại hoại danh tiếng của các hãng sữa ngoại.
Thứ hai 05/08/2013, tờ Nhân dân nhật báo đã đăng nhiều bài đánh bóng lại tên tuổi các hãng sữa nội. Một giáo sư đại học phát biểu : « Đây không phải là việc thiên vị ai cả mà là vấn đề về sức khỏe cộng đồng ».
Theo nhận định của các cư dân mạng, cuộc khủng hoảng khiến không ai tin vào sữa ngoại nữa, nhưng không có nghĩa là nó vực dậy uy tín của các hãng sữa nội Trung Quốc. Một blogger nhận xét : « Fonterra đã nhìn nhận trách nhiệm của mình. Nhưng khi một công ty Trung Quốc đứng trước một vấn đề chất lượng, thì họ luôn tìm cách tránh né và không thừa nhận ».
Nhật báo động rò rỉ chất phóng xạ tại Fukushima
Sự cố rò rỉ chất phóng xạ tại Fukushima, Nhật Bản tiếp tục được báo chí Pháp hôm nay quan tâm. Báo Le Monde thông báo : « 300 tấn nước nhiễm chất phóng xạ chảy ra biển hàng ngày ». Tờ báo nhận định : « thái độ chối bỏ và che đậy của tập đoàn Tepco chỉ làm cho dân chúng thêm lo ngại ». Báo Le Figaro cũng đăng bài : « Nhật báo động rò rỉ chất phóng xạ tại Fukushima ».
Báo Libération thì dành hai trang lớn nói về đề tài này qua bài viết : « Fukushima lại trở thành đề tài trung tâm ». Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết : « Thay vì dựa vào tập đoàn Tepco, chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp ». Ông còn nói thêm là muốn đảm bảo rằng « tập đoàn điện lực Tepco quản lý một cách phù hợp việc tẩy rửa trung tâm hạt nhân ». Công việc này có lẽ sẽ phải kéo dài hơn 40 năm và tốn hết 11 tỷ đô la. Số tiền dành cho việc này vẫn chưa được công bố, nhưng nó sẽ có tác động đến ngân sách năm 2014.
Paul J.Scalise, nhà kinh tế học và chuyên gia năng lượng tại đại học Tokyo phân tích : « Ngay sau khi xảy ra sự cố Fukushima, Tepco đã nhận được khoản vay 200 tỷ yên (15,5 tỷ euro) từ 4 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản. Tuy nhiên, số tiền đó không đủ, vì Tepco còn phải chi tiêu cho việc nhập khẩu dầu hỏa và bồi thường cho nạn nhân của tai nạn. Để có được số tiền này, chỉ có thể tăng giá điện, mà hiện tại giá điện tại Nhật đã thuộc loại cao nhất thế giới ». Tờ báo đặt câu hỏi : tại sao lại không nhờ thế giới trợ giúp ? Câu trả lời là Nhật xem đây là vấn đề danh dự của đất nước, theo như phân tích của Alieen Mioko Smith, giám đốc tổ chức chống hạt nhân GreenAction.
Mỹ-Nga : hơi hướng chiến tranh lạnh
Việc Nga cấp giấy tị nạn cho cựu nhân viên tư vấn Mỹ Snowden gây nhiều sóng gió cho mối quan hệ Mỹ-Nga vốn đã không êm thấm. Ngày hôm nay, báo chí đồng loạt quan tâm đến việc tổng thống Mỹ Obama hủy chuyến công du đến Nga gặp tổng thống Putin trước thềm hội nghị G20 sẽ diễn ra tại St-Pétersbourg đầu tháng 9.
Nguyên nhân, theo báo Le Figaro, là thiếu « tiến triển » trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. Đặc biệt là quyết định của Nga cho phép Snowden tị nạn làm cho Washington thịnh nộ. Tờ báo dùng từ « thất vọng » để chỉ thái độ của Nga. Trên trang nhất báo Le Figaro chạy dòng tựa : « Tức giận, tổng thống Obama hủy cuộc gặp tổng thống Putin ».
Báo L’Humanité cũng quan tâm đến sự kiện này qua bài viết : « Snowden : Obama dỗi Putin ». Báo La Croix thì nhận định : việc tổng thống Obama hủy cuộc gặp tổng thống Putin giống như một cái tát mạnh vào chủ nhân điện Kremlin. Giữa hai nước, căng thẳng đã dâng cao trên mọi hồ sơ. Hơn nữa, những mối bất hòa gần đây nhất giữa hai nước là trên lĩnh vực kinh tế. Washington cáo buộc Matxcơva đã không tôn trọng các cam kết từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nhưng tờ báo nhấn mạnh rằng các căng thẳng về tự do nhân quyền mới là con sóng lớn nhất trong mối quan hệ song phương. Gần đây nhất là vụ kết án nhà đối lập Navalny và luật cấm tuyên truyền đồng tính với trẻ vị thành niên. Quốc hội Mỹ lo ngại về hậu quả của đạo luật này tại thế vận hội mùa đông vào tháng 2/2014. Một số vận động viên hay cổ động viên có thể bị bắt giữ nếu họ vô tình đề cập đến chủ đề đồng tính một cách quá thẳng thắn. Báo Libération thì nhận định thấy hơi hướng của một cuộc chiến tranh lạnh giữa Obama và Putin.
Cháy rừng tại khu vực Địa Trung Hải tăng
Trong hồ sơ môi trường, báo le Monde hôm nay quan tâm đến khí hậu và điều kiện sinh sống đang gây nên những nguy cơ cháy rừng tại khu vực Địa Trung Hải. Theo tờ báo, tại vùng Valence, thuộc Tây Ban Nha, trong vòng 40 năm qua, các vụ cháy rừng đã tăng gấp đôi và diện tích rừng bị cháy đen tăng gấp 8 lần.
Báo Le Monde cho biết mỗi mùa hè, rừng Địa Trung Hải bị cháy nghiêm trọng. Trong 5 quốc gia châu Âu bị thiệt hại, nặng nhất là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và Hy Lạp, trung bình 500 000 hecta bị ngọn lửa thiêu rụi hàng năm. Về phía Pháp, do được ưu đãi có mưa nhiều về mùa xuân, nên tương đối ít bị cháy đầu năm này, với chưa đầy 700 hecta bị cháy trong số 424 vụ.
Báo Le Monde nhận định trong các thập niên tới, nạn cháy rừng còn gia tăng hơn nữa. Có hai nguyên nhân. Thứ nhất là do khí hậu trái đất nóng lên, biểu hiện là nắng hạn kéo dài. Thứ hai là mật độ thành thị cao. Người dân bỏ nông thôn lên thành thị. Đất đai canh tác thu hẹp, đất bị bỏ hoang và sau đó thành rừng. Tóm lại, cháy rừng gia tăng là do các nguyên nhân thay đổi khí hậu, xã hội và kinh tế. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu châu Âu (FUME) sẽ được công bố vào cuối tháng 11.
Kinh tế Pháp bị thiệt hại do thiên tai gây nên
Báo kinh tế Les Echos hôm nay cũng đặc biệt quan tâm đến thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại cho nền kinh tế Pháp qua bài viết : « Các cơn giông đánh lên kinh tế của nhiều tỉnh thành ». Theo tờ báo, sấm sét, giông gió, mưa đá đã hủy hoại hàng nghìn hecta đất trồng trọt từ 15 ngày nay. Phía Tây Nam của Pháp, hàng nghìn hộ gia đình không có điện để xài.
tags: Châu Á - Lịch sử - Pháp - Việt Nam - Điểm báo - Đông Nam Á
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130808-bao-la-croix-nhin-lai-lich-su-thuyen-nhan-viet-nam-sau-nam-1975

ĐẶNG CHÍ HÙNG * NHỮNG KẺ CƯỚP NGÀY

Những sự thật cần phải biết (phần 13): Những kẻ cướp ngày

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Kính thưa bạn đọc!
Trong “Bản cáo trạng tội ác của cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh” phần 5 tôi đã gửi tới bạn đọc tội ác của cộng sản trong việc cướp tài sản của đồng bào thông qua đánh tư sản hoặc đẩy đi vùng kinh tế mới. Đó là bản cáo trạng nên sự việc đó phải thu gọn để gửi tới các cơ quan như LHQ, tòa án hình sự quốc tế. Trong khuôn khổ bài viết này. Tôi xin trình bày cụ thể những âm mưu của đảng và điểm mặt những kẻ chủ mưu cũng như trực tiếp điều hành cộm cán.

Sau khi đánh cho “Mỹ cút – Ngụy nhào” để đến nỗi bà Dương Thu Hương – một cán binh theo đoàn quân vào Sài Gòn đã phải thốt lên “kẻ chiến thắng là kẻ man rợ” thì đảng cộng sản bắt đầu thực hiện chính sách cướp ngày của mình. Đứng đầu chủ mưu cũng như thực hiện âm mưu của đảng cộng sản là Đỗ Mười, Mai Chí Thọ, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh và tầng dưới là Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng… Tất cả chỉ một mục tiêu đó là đem của cải của người dân Miền Nam về miền Bắc làm của cải cho đảng mà ngay chính nhân dân Miền Bắc cũng không được thừa hưởng. Trong cuốn hồi ký “Đại Học Máu” của Hà Thúc Sinh đã mô tả sau năm 1975, mặc dù cướp được kho thuốc khổng lồ của VNCH nhưng người dân Miền Nam, Miền Bắc và cả bộ đội cộng sản cũng không có thuốc để dùng đành chờ chết trước những căn bệnh rất đơn giản như kiết lỵ. . trong khi đó đảng lại viện trợ cho một nước Venezuela xa xôi mấy tầu thuốc loan báo trên đài như một hành động anh hùng của đảng. Những kẻ cướp ngày của chính nhân dân Việt Nam đã dùng chính tài sản cướp được của nhân dân để vinh thân phì gia và cũng đồng thời tô điểm cho bộ mặt toàn son phấn rẻ tiền của đảng cộng sản.

I. Cướp Tài sản của nhân dân và đẩy dân đi “kinh tế mới”:

Để cướp đoạt tài sản và tiền của thì đảng cộng sản đã tiến hành chính sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản của nhân dân dưới mỹ từ “đánh gian thương”, “tiểu tư sản”. Hậu quả đó là hàng triệu người bị cướp nhà giao cho cán bộ, bị mất cơ nghiệp và bị đẩy đi kinh tế mới. Kết quả X-2 và X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, Mai Chí Thọ. . . thu được khoảng hơn 4. 000 kg vàng, gần 1. 200. 000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi,TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải. Xin quý vị theo dõi những chứng cứ dưới đây để thấy được sự thật này.
Đánh tư sản sau năm 1975
Thứ nhất, trong cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức có đề cập đến chiến dịch cướp bóc này. Tác giả Huy Đức đã viết ở Chương iii - Đánh tư sản như sau: “Sau khi hàng trăm ngàn binh lính đã được “học tập”, đã nhận thấy “tội lỗi” của mình, còn các sỹ quan thì đã bị giữ trong các trại cải tạo, Sài Gòn lại náo động bởi chiến dịch đánh tư sản mại bản. Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.

“Chiến dịch X-2”
Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh “bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường: Mã Hỷ, vua lúa gạo; Lưu Tú Dân, lũng đoạn vải vóc; Bùi Văn Lự, nhập cảng, đầu cơ phụ tùng xe máy; Hoàng Kim Quy, thầu cung cấp kẽm gai cho quân đội Mỹ; Trần Thiện Tứ, độc quyền xuất cảng cà phê... ”117. Hơn bảy giờ trước đó, phần lớn các đối tượng nằm trong danh sách sáu mươi tên đánh đợt đầu đã bị bắt.
Rồi cũng chính Huy Đức - một cựu nhà báo cộng sản cho biết thêm: “Tối 10-9-1975, “tin chiến thắng” liên tục được báo về “Đại bản doanh” của Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập. Con số bị bắt cho đến khi ấy vẫn tăng lên. Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục triệu tiền mặt, hàng chục ký vàng, cả “kho” kim cương, hàng vạn mét vải và cả một cơ sở chăn nuôi gồm “7. 000 con gà, thu hoạch 4. 000 trứng mỗi ngày”120 ở Thủ Đức. Một nhà tư sản đang nằm viện bị yêu cầu kiểm tra xem ốm thật hay cáo bệnh, trong khi đó con trai ông ta bị bắt để buộc phải khai ra nơi cất giấu tiền, vàng. Do tin tức bị lọt ra, một số nhà tư sản đã kịp cao chạy xa bay, có người bị bắt khi đang chuẩn bị trốn.”
Ngoài bắt bớ ra, nhà cầm quyền cộng sản còn tiến hành chính sách đổi tiền để vơ vét tiền vào túi dưới hình thức: cướp trắng. Tác giả Huy Đức mô tả sự kiện đổi tiển như sau: “Sau “Chiến dịch X-2”, Thành uỷ nhận định: “Bọn tư sản mại bản bị cô lập rất cao, chúng đã mất hết chỗ dựa về mặt quân sự và chính trị. Lực lượng kinh tế của chúng đã bị sứt mẻ và đang bị tan vỡ dưới sự tiến công của ta”122. Nhằm “giáng tiếp những đòn mới vào giai cấp tư sản”, ngày 22 và 23-9-75, đồng tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới.
Đổi tiền cũng được coi là “chiến dịch” với mật danh “X-3”. Ba yêu cầu mà Trung ương Cục đưa ra cho Chiến dịch X-3 gồm: “Thiết lập một chế độ tiền tệ mới; ngăn chặn giai cấp tư sản sử dụng tiền mặt để thao túng thị trường, đồng thời tước đoạt bớt phương tiện hoạt động của bọn gián điệp, tình báo; đẩy lùi lạm phát”123. Với nhận thức tiền còn là “phương tiện hoạt động của bọn gián điệp, tình báo”, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chỉ cho đổi một số tiền hạn chế.
Mỗi hộ gia đình được đổi tối đa 100. 000 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ”- 500 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ” đổi được một đồng tiền mới Ngân hàng Việt Nam. Cán bộ công nhân viên chức trong các tổ chức tập thể được đổi mỗi người 15. 000; hộ kinh doanh tiểu công nghệ, thương nghiệp, vận tải được đổi 100. 000 đồng; tổ chức kinh doanh lớn được đổi từ 100. 000 đến 500. 000 đồng; khách vãng lai, mỗi người được đổi 20. 000, số còn lại nộp cho ban đổi tiền, lấy biên lai về địa phương giải quyết. Các hộ kinh doanh và hộ gia đình nếu có nhiều tiền hơn mức được đổi ngay thì phần còn lại sẽ quy đổi thành tiền mới, ghi vào sổ tiết kiệm, hoặc sổ tiền gửi tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.”
Song song với đánh tư sản và đổi tiền, chính quyền cộng sản còn áp dụng biện pháp “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” mà tác giả Huy Đức Miêu tả như sau: “Nếu như đối tượng của Cách mạng chỉ có chín mươi hai nhà tư sản giàu có nhất miền Nam thì sau năm 1975, nền kinh tế vẫn còn cơ hội để hồi sinh. Nhưng, hai năm rưỡi sau, “giai cấp tư sản” lại bị “đánh” trong một chiến dịch mới được gọi là “Cải tạo Công Thương nghiệp Tư doanh”, một chiến dịch được ông Đỗ Mười triển khai với “bàn tay sắt”.” [1].
Thứ hai, trong lịch sử thì sự kiện vơ vét tiền của nhân dân sau năm 1975 ở Việt Nam không phải là lần đầu tiên. Lần đầu tiên phải là cuộc cải cách ruộng đất vì theo thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn “Lịch sử kinh tế Việt Nam” (tập hai) cho biết là đã có 172. 008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123. 266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan). Lần thứ hai này, đánh “tư sản mại bản”, tịch thu tài sản hàng triệu người, đuổi người dân đi “kinh tế mới”, vào “hợp tác xã”. Nền kinh tế bị thiệt hại kinh hoàng, TRỰC TIẾP gây ra nạn THUYỀN NHÂN chưa từng có trong lịch sử nhân loại, từ 100 ngàn đến 300 ngàn người bỏ mạng ngoài biển khơi.
Trên báo tuổi trẻ online của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có bài viết về một người từng tham gia chiến dịch cướp bóc của quần chúng nhân dân Miền Nam. Bài viết có đoạn trích như sau: “Sau tháng 4-1975, nhà báo Đinh Phong cùng nhóm phóng viên truyền hình túc trực ngày đêm theo những tổ công tác làm công việc “kê biên tài sản” của những nhà tư sản Sài Gòn ở chợ Bến Thành, chợ Tạ Thu Thâu... Đó là một thời điểm khó quên nhưng ai cũng muốn quên. Ông Đinh Phong (ủy viên Ủy ban MTTQ VN TP. HCM, nguyên phó giám đốc Đài truyền hình TP. HCM) hồi tưởng về những ngày ông và nhiều đồng nghiệp được ban tuyên huấn giao những nhiệm vụ đặc biệt nhưng bí mật đến phút cuối cùng. Ngay cả cái tên của những chiến dịch này cũng được mã hóa thành X1, X2. . . Những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải “cải tạo tư sản”. Nguyên tắc hàng đầu của chiến dịch này là bí mật. Những nhà tư sản chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản”.” [2]
Thứ ba, cũng nói về con số thống kê “thành tích” cướp bóc của nhân dân Miền Nam, Trong cuốn sách “Thông tin lịch sử của TP. HCM” của ủy ban nhân dân TPHCM có cho biết: “Cho đến ngày giải phóng 1975, Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Nam. Nơi đây tập trung hơn 38. 000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8. 548 cơ sở công nghiệp tư nhân. Để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 tư sản mại bản, 59 tư sản thương nghiệp cỡ lớn... ”
Trên thực tế ở Việt Nam thì việc “quốc hữu hóa” chính là việc nhà cầm quyền cộng sản cướp của dân rồi đem làm tài sản riêng cho đảng viên và các quan chức lãnh đạo thụ hưởng. [3]
Thứ tư, Đi kèm với chính sách đánh tư bản là chính sách dồn nhân dân vào những vùng hoang sơ, rừng thiêng nước độc sau khi đảng đã cướp hết tài san và nhà cửa của nhân dân. Đảng cộng sản không cung cấp phương tiện sản xuất và nhà cửa cho nhân dân. Trái lại còn đẩy họ đi khỏi thành phố lao động khổ sai với nhãn mác “đi vùng kinh tế mới”. 
Dân đi kinh tế mới sau 1975 

Đánh tư sản, đuổi dân đi kinh tế mới 


Bắt học sinh xuống đường "bài trừ văn hóa phản động"

Một thanh niên bị bắt đeo bảng trước ngực và đi lòng vòng địa phương nơi cư trú, dưới sự giám sát của bộ đội cộng sản. Tội danh: Nhảy đầm. Sau đó còn phải thọ án 1 năm trong trại cải tạo. 

Và đây là điển hình cho cái gọi là "Tòa án nhân dân"
Thứ năm, Hãy cùng đọc bức thư sau đây của một gia đình là nạn nhân cộng sản đang sống tại Việt Nam để chúng ta thấy sau năm 1975 đảng cộng sản đã cướp những gì của nhân dân:
“Kính Gửi: Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh Đảng CSVN
Bộ Chính Trị Trung Ương (TW) đảng CSVN

Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội do đảng CSVN cầm quyền. 

Chúng tôi có tên dưới đây:

Huỳnh Ngọc Cảnh, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp AMATA Đồng Nai. 
Nguyễn Tấn Hoành, đại diện một số anh chị em Khu Công nghiệp Điện Bàn Quảng Nam. 
Nguyễn Tấn Dung, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp Biên Hoà II
Dương Thái Phong, Huỳnh Tiến, Trương Long, Vũ Hà, Trần Tá, Võ Hải, Nguyễn thị Tuyết, thuộc khu công nghiệp Tân Bình và khu chế xuất Vĩnh Lộc. 
Hoàng Anh Tuấn, Công Ty Giày da Gia Định, quốc lộ 13 Thủ Đức, Tp. Saigon

Thưa quý Ngài lãnh đạo Bộ Chính Trị TW đảng CSVN

Ngày trước miền Nam 1975, gia đình chúng tôi chưa được cách mạng giải phóng. Cha mẹ chúng tôi có nhà, có đất làm ăn khấm khá chưa biết làm thuê làm mướn là gì. Trong thời đó những nhà thương gia Ấn Độ, kỹ sư người Nhật, Hàn Quốc vào miền Nam làm thuê và mua bán. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào người dân Việt Nam. Sau năm 1975, miền Nam được cách mạng giải phóng khỏi ách nô lệ, đảng hô hào nâng đỡ và đấu tranh cho hai giai cấp công nhân và nông dân. Chính lá cờ đảng CSVN thể hiện biểu tượng búa, liềm. Sự thật có phải như vậy không? Thưa, sự thật rất phũ phàng! Sau khi chiếm được miền Nam là cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản mại bản thì gia đình chúng tôi bị mất nhà, mất đất. Trong khi chúng tôi có tiền dư thóc để, thì chúng tôi bị lấy nhà và bị đuổi đi vùng sâu nước độc để khai phá đất hoang làm ăn. Do những cơn sốt rét vàng da, có những gia đình chết phân nửa, có những gia đình phải chết hết. Khi trở về thành phố thì nhà cao cửa rộng, ruộng vườn của mình thì bị cán bộ đảng viên thu. Điều này chúng tôi có nói sai đâụ Những villa nhà lầu hiện nay là nhà của đảng viên, thì thử hỏi cha ông của mấy ông này mua nhà đất từ thời nào để lại cho mấy ông đảng viên này, nếu không phải cướp của chúng tôi thì từ đâu mà có. Cuộc đời chúng tôi còn sống thì vẫn còn bị cướp. Đời Cha tôi bị cướp, đời tôi cũng bị cướp. Những gia đình chúng tôi lên vùng kinh tế mới khai hoang được vài ba mẫu đất làm ăn, cuộc sống chưa ổn định thì trò cướp bóc lại theo đuổi theo người dân nghèo chúng tôi, kế đến là chiêu thức kêu gọi đầu tư rước ngoại bang vào, lại tiếp tục lấy đất của chúng tôị Bằng nhiều chiêu thức gạt gẫm lừa bịp gian manh quỷ quyệt, trù dập vu khống chụp mũ.” [4]

II. Nạn thuyền nhân vượt biển:

Thuyền nhân đang lênh đênh tìm đường thoát
khỏi cộng sản
Chính vì cướp sạch kinh tế, nhà cửa và đày đọa quân dân cán chính VNCH mà đảng cộng sản Việt Nam đã đây người dân Miền Nam tới nạn "thuyền nhân" để kiếm tìm sự sống mới. Trên thực tê không chỉ có X1 và X3 đánh kinh tế, nhà cầm quyền cộng sản còn dùng X2 để đánh văn nghệ sỹ không theo cộng sản. Chính vì thế toàn Miền Nam là một trại tù khổng lồ, người dân đã phải chấp nhận đánh đổi mạng sống trên những con thuyền lênh đênh ngoài khơi để trốn chạy cộng sản. Bạn đọc có thể tìm hiểu về chiến dịch X2 qua bài viết của một người nạn nhân:
“Tôi bị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1976, trong cái trò bắt người mà cộng sản gọi là “chiến dịch X2 đánh Văn Nghệ Sĩ phản động”. Chiến dịch X1 trước đó "đánh" tư sản mại bản (tức những nhà tỷ phú người Việt và người Việt gốc Hoa, đa số ở Chợ Lớn). Có 3 nhà tỷ phú người Việt bị bắt là cụ Hoàng Kim Quy (cựu Thượng Nghị Sĩ đệ nhị VNCH), hai anh em vua tầu thủy Phạm Quang Khai và Phạm Quang Hoa. Trước và sau tôi bị bắt vài ngày có hơn trăm người gồm đủ bộ môn văn nghệ Miền Nam (Văn, Thơ, Báo chí, Nhạc, Kịch, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn Cải lương có đôi chút tên tuổi). Đa số giam ở T20 (số 4 Phan Đăng Lưu bên hông chợ Bà Chiểu, Gia Định) vài người đi khám Chí Hòa. Khoảng mười tháng sau một số lớn được tha về, chỉ còn mươi người bị quy kết tội “có nợ máu nhân dân” và “chống cộng ở thượng tầng kiến trúc” bị giữ lại. Đây là những “tội” có thể đưa tới tử hình. Sau hai năm tra vấn hỏi cung xong, họ đưa bọn tôi lên trại Gia Trung (xứ sương mù Pleiku) nằm trong khu rừng già, nghe nói trước đây là mật khu của Việt cộng, để lao động khổ sai.” Trích bài viết: “Những ngày tháng tù đày không thể quên” của tác giả Thanh Thương Hoàng.
Thậm chí khi tác giả này đã ra tù và có chính sách HO thì cũng bị nhà cầm quyền cộng sản gây khó dễ: “Nhưng tất cả đều vô vọng. Lần nào cũng vậy, hai lần, tôi “ôm” hồ sơ xin xuất cảnh tới Sở Ngoại Vụ đường Nguyễn Du đều được các viên chức hữu quyền (công an CS) trả lời dứt khoát: “Nhà Nước không có chính sách cho anh xuất cảnh. Bọn lính cũ không có súng ống đâu còn đánh được chúng tôi nhưng với bọn anh chỉ một cây viết vẫn có thể chống phá chúng tôi như các anh đã làm trước đây. Anh nên biết bên đó bọn báo chí phản động nhiều như nấm”. Thế là con đường sống bị triệt. Hết hy vọng, hết chờ mong. Tôi đành sống kiếp mạt rệp - một thứ công dân hạng bét - ngay trên quê hương đất nước mình.” [5]
Nạn thuyền nhân đã bắt đầu sau khi nhà cầm quyền cộng sản trả thù quân dân cán chính VNCH và cướp đi nguồn sống của nhân dân Miền Nam. Xin quý vị có thể đọc những tài liệu sau đây để thấy rõ điều đó.
Thứ nhất, trên VOA Việt ngữ đã có bài viết thống kê về con số thuyền nhân và những người không may mắn như sau: “Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 - và trong cả hai thập niên kế tiếp - hàng triệu người Việt đã vượt biển, vượt biên tìm tự do. Ngày nay, người ta thường chú ý đến tập thể cựu thuyền nhân, 'bộ nhân' đã sống sót và định cư thành công ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Cũng trong hai thập niên đen tối ấy, trên 300 ngàn thuyền nhân Việt Nam đã tử nạn trong rừng sâu, trên biển cả và tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Rải rác khắp nơi tại các trại tị nạn cũ - từ Thái Lan, Malaysia đến Indonesia và Philippines, hàng ngàn ngôi mộ thuyền nhân đã bị bỏ quên - cho đến khi tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam phát động chương trình thăm viếng và trùng tu mộ phần cho những đồng bào xấu số.”
Đây là những con số biết nói cho thấy cộng sản là loài thú dữ đã gây nên cảnh tang thương cho dân tộc Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi kính mong quý vị xem xét và làm rõ tội ác tày trời này của cộng sản Việt Nam. [6]

Khu mộ tưởng niệm các thuyền nhân tị nạn ở Galang.

Thứ hai, trong một tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 yearsof Humanitarian Action,” viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”. Cuốn sách cho biết:
“Ngay từ cuối năm 1975, những đợt người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang. Vào những ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5. 000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng Kông cũng đã có 4. 000 tị nạn, Tân Gia Ba 1, 800 người, và có khoảng 1. 250 người cũng đã đến Phi Luật Tân. Vào tháng 7 năm 1976, khi chế độ Hà Nội loại trừ bộ máy quản chế miền Nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng di tản bằng đường biển bắt đầu gia tăng. Và đến cuối năm 1977, đã có trên 15. 000 người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á. Cho đến năm 1978, khi nhà cầm quyền Cộng Sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó là việc xua quân xâm chiếm Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Vào cuối năm 1978, đã có 62. 000 thuyền nhân người Việt tị nạn tại các nước Đông Nam Á. Riêng trong tháng 6 năm 1979, đã có trên 54. 000 thuyền nhân Việt Nam đến tị nạn tại các nước nói trên. Những làn sóng tị nạn này đã khiến cho các nước trong khối Đông Nam Á, như Mã Lai Á, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Nam Dương tuyên bố không nhận thêm người tị nạn từ Việt Nam, khiến cho những đợt thuyền nhân đến sau đã bị xua đuổi cấm không cho lên bờ. Cũng kể từ đó, con số thuyền nhân tử vong trên biển cả cũng đã gia tăng.

Sau những cuộc hành trình hãi hùng lênh đênh trên đại dương, một số thuyền nhân cũng đã đến được bến bờ tạm dụng. Những lớp người này đã đem cho thế giới bên ngoài những mẫu chuyện về người cha, người mẹ, đã phải chia nhau những hạt cơm rơi từ miệng những đứa con; đến chuyện chia nhau từng giọt nước quý hơn vàng được vắt ra từmiếng vải thấm mưa, để đánh lừa những cơn đói khát triền miên. Hay là những chuyện thương tâm về người chết đã cứu được người sống với thịt máu của chính mình. Hoặc nữa là những chuyện nói nhỏ, kể về những trường hợp phải đương đầu với hải tặc. Ngoài những mối đe dọa do sự đầy đọa của con người đối với con người, những thuyền nhân này còn phải đương đầu với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Những cơn phong ba bão táp đã khiến cho không biết bao nhiêu thuyền nhân làm mồi cho biển cả. Không ai dám phỏng đoán với mỗi người có cơ may đặt chân lên bến bờ tự do, đã có bao nhiêu người hy sinh trên đại dương.

Cuối cùng, làn sóng người tị nạn Việt Nam bằng đường biển đã viết lê thiên bi sử của thuyền nhân, và những câu chuyện hãi hùng của các cuộc vượt biển của người tị nạn Việt Nam đã đánh động được lương tâm thế giới. Vào tháng Ba 1979, chương trình Ra Đi Có Trật Tự ra đời để cố gắng ngăn chặn những làn sóng vượt biển. Ngoài ra, cũng vào thời gian này, các chương trình cứu người vượt biển đã được một số tổ chức thiện nguyện quốc tế phát động hai chiếc tầu cứu vớt thuyền nhân ngoài biển là Anamur do một tổ chức từ thiện Đức Quốc vận động vào năm 1979 L’Ile deLumiere của tổ chức từ thiện Pháp Medecins du Monde điều hành vào năm 1980 đã cứu mạng được nhiều thuyền nhân Việt Nam lênh đênh ngoài biển cả trong khoảng thời gian từ 1979 cho đến 1990.”
Thứ ba, theo cuốn video tài liệu của Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển về con tầu J. Charcot, sau 20 ngày tìm vớt ngoài khơi Việt Nam: “tầu đã vớt được 520 người, thành phần tuổi tác như sau: Từ 14 đến 30 tuổi có 269 người, tức 51, 73%. Học trò có 224 em, gồm 136 nam, 88 nữ, chiếm 43, 08%. Người trên 50 tuổi chỉ có 11 người, chiếm 2, 11%. Người có nghề nghiệp là 218 người, chiếm 41, 92% gồm 154 đàn ông và chỉ có 64 đàn bà... Với thành phần trẻ chiếm đa số và nhất là giới học trò đã làm cho Thế giới rúng động ở mức độ khinh hoàng về cuộc ra đi của người Việt. Hàng trăm ký giả, các nhà xã hội và tôn giáo thiện nguyện đổ xô về Đông Nam Á quan sát thảm nạn thuyền nhân khi những chiếc tầu chở hàng ngàn thuyền nhân đổ bộ lên đảo hoang Pulau Bidong, Galang...” [7]
Thứ tư, trên trang chính của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam có đăng tải lại một trong những thảm kịch của thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản: “Sáng 1-12-1978, bão lớn kéo đến. Chẳng bao lâu sau tầu chìm. 170 người thiệt mạng. 150 người sống sót. 123 thi hài được chon chồng chất 4 lớp lên nhau trong nghĩa trang Cherang Ruku. 46 thi hài khác được mai tang 3 ngày sau đó tại nghĩa trang Balai Bachok, cách Cherang Ruku 30km về hướng Bắc”. [8]


Thứ năm, cho đến ngày hôm nay, sau hơn 80 năm cai trị Việt nam thì đảng cộng sản vẫn còn những người ra biển tìm tự do. Xin quý vị chú ý đến bài báo trên RFA sau đây: “Hiện nay vẫn còn có những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi bằng thuyền như phong trào thuyền nhân vượt biển cách đây gần 40 năm sau thời điểm 1975. Hãng thông tấn AP hôm nay loan tin tính đến lúc này trong năm nay có 460 người Việt Nam tìm đến được bến bờ nước Úc. Đây là con số bằng cả năm năm qua gộp lại. Tàu chở thuyền nhân Việt Nam mới nhất đến được đảo Christmas Island của Úc là vào hồi tháng trước. Chiếc tàu có số hiệu đăng ký tại tỉnh Kiên Giang. Đây là tỉnh có khoảng cách đến đảo ChirstmasIsland hơn 2300 kilomet... Một thuyền nhân có tên Trương Chí Liêm 23 tuổi khi AP liên lạc được qua điện thoại từ Trung Tâm Giam giữ Người Nhập cư Villawood, nằm ở ngoại vi Sydney, cho biết là anh ta thà chết ở trại chứ không để bị cưỡng bức về lại Việt Nam. Người này rời Việt Nam cách đây 5 năm và bị bắt giam ở Indonesia 18 tháng khi đang trên đường tìm đến Úc.” [9]
Thứ sáu, còn rất nhiều bằng chứng về thuyền nhân Việt Nam, chúng tôi xin gửi đến ban đọc những đường links đến cácvideo mô tả một trong những sự kiện bi thương của dân tộc Việt nam chúng tôi mà đảng cộng sản chính là những kẻ thủ ác.
Đôi mắt thất thần của những người Việt trong trại tỵ nạn
BẠN ĐỌC HÃY ĐỌC BÀI VIẾT CỦA GABRIELE VENZKY TRÊN BÁO DIE ZEIT (THỜI ĐẠI) ĐÃ GIẢI CỨU 275 NGƯỜI VIỆT NAM TỊ NẠN VỀ ĐẾN HAMBURG ĐỂ THẤY THÊM SỰ THẬT HÃI HÙNG VỀ TỘI ÁC CỘNG SẢN: “Câu chuyện bắt đầu năm 1978. Cuộc chiến tranh Việt nam đã kết thúc được 3 năm. Cảnh tượng những máy bay trực thăng Mỹ cuối cùng cất cánh bay khỏi Sài gòn, dưới càng máy bay còn bám theo bao nhiêu con người hoảng loạn tột độ vẫn còn hằn sâu trong tâm trí chúng ta, và cả làn sóng tị nạn sau đó. Và bây giờ thì dòng người ra đi khỏi Việt nam vẫn không muốn dứt, lần này họ tìm cách vượt biển.

Họ đi trên những chiếc thuyền chài nhỏ và chen chúc đến nghẹt thở hướng về một phương trời vô vọng, không cả bản đồ và compas, cuối cùng sóng đánh trôi dạt đâu đó vào các bờ biển Đông nam châu Á, vào những mỏm đá bên bờ biển Hồng kông, nếu là may mắn. Nhiều người không gặp may. Họ bị hãm hiếp, đánh chết hay bị ném xuống biển và chết đuối. Cứ hai thuyền chở tị nạn vào vùng biển Thái lan thì một thuyền bị cướp. Cứ ba người thì một người bỏ mạng trên đường, người ta tính ra khoảng một nửa triệu người đã chết như thế.” [10]
Tuy nạn thuyền nhân là có thật và ai cũng biết đó là do cộng sản gây nên, nhưng đảng cộng sản đã phủ nhận nó bằng những lời ngụy biện. Trên báo Quân Đội Nhân Dân – cộng sản ngày 31-8-2007, tướng Nguyễn Đình Ước viện trưởng Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam phát biểu “nạn thuyền nhân là chuyện có thật” nhưng nguyên nhân vì “sau chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề mà Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận về kinh tế”. Viên tướng này diễn tả xã hội Việt Nam hoàn toàn tốt đẹp, không có chuyện bức chế bất kỳ ai, không có nỗi thống khổ nào và khẳng định nạn thuyền nhân là “âm mưu hậu chiến của Mỹ”, bởi sau khi cấm vận gây khó khăn kinh tế cho Việt Nam, “họ lại kích động, đưa ra viễn cảnh thiên đường ở bên ngoài gây nên tình trạng có một bộ phận người Việt Nam bỏ đất nước ra đi. Không ít người đã thiệt mạng trên biển do bị chìm thuyền, bị bọn đưa người vượt biên trái phép lừa gạt giết chết. Đó đúng là một thảm cảnh nhưng là hệ quả do những chính sách chống phá Việt Nam từ bên ngoài. ”. Nhưng thử hỏi đảng cộng sản và ông Ước là tại sao cho đến ngày hôm nay, sau 38 năm cướp được trọn vẹn Miền Nam mà vẫn có thuyền nhân, vẫn có người tỵ nạ trên đất Thái, Nga, Mã Lai…? Liệu đảng còn đổ thừa cho ai nữa?

III. Điểm mặt một số gương mặt kẻ cướp:

Đảng cộng sản chính là tội đồ của dân tộc gây nên chiến tranh và cướp bóc. Tội đánh cướp nhà cửa, tài sản… của nhân dân rồi đẩy họ đi kinh tế mới hoặc lênh đênh trên thuyền tại Biển Đông cũng không là ngoại lệ. Nổi bật trong số những trùm sò của đảng, xin điểm mặt một số kẻ cướp ngày tiêu biểu.
Thứ nhất, chính Mai Chí Thọ trong 1 bài phỏng vấn đăng trên tờ báo điện tử cộng sản Vietbao.vn đã thừa nhận những hành động cướp bóc của mình một cách công khai: “Trầm ngâm một lát, bác Tám Cao (Mai Chí Thọ) đúc kết: “Sau chiến thắng 30/4/1975 với chủ trương “Tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội”, ngay sau khi giải phóng, TW đã giao nhiệm vụ cho TP. HCM phải bắt tay ngay vào chiến dịch mang bí số X1 và X2 với nội dung “Cải tạo kinh tế tư bản chủ nghĩa” vẫn được quen gọi là “Đánh tư sản mại bản”. Chiến dịch X1, thì tạm được bởi chúng ta thực hiện cải tạo những tư sản có liên quan tới đế quốc, dù trong số họ không ít người chỉ thuần túy “làm kinh tế”.”
Rồi cũng chính Mai Chí Thọ thừa nhận: “Nhưng đến nửa chừng rà soát lại gần 2. 000 “đối tượng X2”, thì chỉ đúng có... 3 đối tượng! Chủ trương duy ý chí này đã làm sa sút ghê gớm, biến dạng diện mạo cũng như nội lực của thành phố, xóa đi hết những ưu thế, cơ sở vật chất sẵn có của “Hòn ngọc Viễn Đông... ”Không khí cải tạo ồ ạt, tịch thu, tịch biên tài sản của các đối tượng “X1, X2”, đem về đổ dồn, chất đống đầy các kho không chứa xuể, phải tấp táp đâu đó, sau một thời gian ngắn, những tài sản này phần thì biến mất, số còn lại hư hỏng trở thành một đống đổ nát khổng lồ...

Đồng bào hãy nhớ đây là một tên cướp ngày
Từ một thành phố hưởng thụ, một Trung tâm công nghiệp lớn nhất, vậy mà chỉ sau mấy năm khi “Chiến dịch X1, X2” đi qua, toàn bộ nền sản xuất công nghiệp của thành phố bị tê liệt tới mức cạn cùng: Nguyên vật liệu không còn, viện trợ từ các phía bị cắt đứt, cơ sở vật chất xuống cấp nhanh chóng, máy móc phương tiện “đắp chiếu” ngủ triền miên hết năm này sang năm khác. Nền kinh tế của thành phố như thoi thóp, lạm phát gia tăng chóng mặt từ 15, 3% đến 31% vào năm 1979; từ 20% năm 1980 đến 40% năm 1981, cộng với thiên tai, mất mùa, tăng viện cho cuộc chiến phía Tây Nam, số người thất nghiệp ngày càng gia tăng. Rồi dịch bệnh tràn lan, phương tiện, thuốc men thiếu thốn đủ thứ khiến cho đời sống người dân ngày càng lâm vào cảnh cùng cực. Có nhiều người không chịu đựng nổi phải vượt biên.”
Qua những gì chính Mai Chí Thọ lúc đó là giám đốc công an Sài Gòn thừa nhận đã cho thấy hậu quả khủng khiếp mà cộng sản gây ra cho nhân dân Việt Nam. Đây là tội ác không thể tha thứ. [11]
Thứ hai, cũng là gương mặt cộm cán chủ mưu cùng Mai Chí Thọ là Đỗ Mười. Chính Nguyễn Văn Linh trong một lần hội nghị ở T78 đã nói thẳng với Đỗ Mười: “Anh Mười tưởng rằng làm Uỷ viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, muốn phê bình ai cũng được… Anh Mười đứng dậy nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich” (Trích Làm người là khó” – Đoàn Duy Thành – cựu phó thủ tướng nhà cầm quyền cộng sản).Ông Đoàn Duy Thành cho biết Pham Văn Đồng đánh giá về cải tạo công thương Nghiệp của Đỗ Mười: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”. Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói: “Chỉ có phá !”.

Khi chiến dịch X-3 đã bắt đầu.
Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100 – CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành phố Sài Gòn (đã bị đổi tên thành Tp. HCM) và các tỉnh phía Nam. Đỗ Mườinói: “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai đế quốc Mỹ… Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chế, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta… Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. Đất hoang còn nhiều, bắt chúng đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn …”
Đỗ Mười kết thúc buổi triển khai chiến dịch X-3, bằng một mấy cái chém tay như có ‘thượng phương bảo kiếm: “Anh nào, chị nào nhụt ít chí thì lui ra một bên. Kẻ nào tỏ ra nhân nhượng với bọn tư sản là phản bội giai cấp, không phải Bôn – sê- vích, có tội với đảng với dân, sẽ bị trừng trị!”.
7 giờ sáng hôm sau, ngày 23-3-1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh to nhỏ, đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, đóng cửa, án binh bất động theo lệnh của Ủy ban nhân dân thành phố. Một bản thông báo ngắn gọn do ông Vũ Đình Liệu thay mặt UBND thành phố ký được ban hành ngay sau đó, xác nhận “Chiến dịch X-3”, bắt đầu. Và Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán, nhà hàng, cửa hàng, kho tàng, trung tâm dịch vụ bị niêm phong. Danh sách đã được lên từ trước. 
Đỗ Mười và đàn em Võ Văn Kiệt vui mừng vì cướp được của nhân dân Miền nam
Thứ ba, Lê Đức Thọ nắm toàn quyền thực sự trong đảng CSVN từ đại hội 3 năm 1960 với sự đồng tình của tổng bí thư Lê Duẩn. Không ai có thể ngờ vực uy quyền tuyệt đối của Thọ, được gọi một cách kinh sợ là Sáu Búa. Theo hồi ký "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" của ông Nguyễn Văn Trấn (xuất bản năm 1993), uy quyền của Thọ lớn đến nỗi ông có thể cấm cả ông Hồ phát biểu trong một hội nghị mà ông Hồ cũng đành chịu. Được ông Trấn hỏi về ông Lê Đức Thọ, ông Tôn Đức Thắng, chủ tịch nước, thú nhận một cách mộc mạc: "Đ. M. , tao cũng sợ nó!". Theo nhiều nhân chứng, Thọ từng xác quyết nhiều lần: "đảng là tao!". Mặc dù Thọ không chính thức là nhân vật số 1 trong đảng; trong danh sách Bộ Chính Trị ông chỉ đứng hàng thứ năm, sau các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng. Nhưng Thọ lại là người nắm bộ máy đảng và là nhân vật quyền lực nhất. Thọ có thể bắt giam những cộng sự viên của các nhân vật này mà không ai dám chống lại hoặc đích thân chỉ huy những công tác quan trọng nhất của chế độ khi cần: Giám sát Hội Nghị Paris và trực tiếp thương thuyết với Mỹ; Chỉ huy cuộc tổng tấn công dứt điểm chiếm Miền Nam năm 1975 với vai trò chính ủy. Và chính quyền lực của Lê Đức Thọ đã giúp không nhỏ cho đảng CSVN có những hành động khủng khiếp như Cải cách ruộng đất; Phát động cuộc chiến với Miền Nam; Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972. Tất cả những sai lầm đó gây thiệt hại ghê gớm cho đảng và chế độ, đồng thời cũng là những thảm kịch đối với Việt Nam. Đặc biệt là sau năm 1975, Thọ cũng tham gia vào việc quyết định “đánh tư sản” tại Miền Nam. Trong văn kiện đại hội đảng năm 1979 chính Thọ đã khẳng định: “Với đường lối đúng đăn của bộ chính trị và toàn đảng, chúng ta đã quét sạch được lũ tư bản mại bản và lấy lại những gì của chúng…”
Hãy nhớ lấy đây cũng là gương mặt của tên cướp ngày
Thứ tư, Cũng cần phải nói qua câu chuyện của Nguyễn Tấn Dũng. Năm 1964 Nguyễn tấn Dũng đang học lớp 6 thì vào bưng theo du kích để khủng bố nhân dân. Trong bưng Dũng vừa “đánh Mĩ cứu nước” vừa theo học bổ túc văn hóa. Đến năm 1975 tốt nghiệp Y sĩ nhân dân và về đảm nhiệm chức vụ Thủ trưởng bệnh viện huyện Hà Tiên. Vừa phấn đấu để lập thành tích, vừa học hỏi để phục vụ tốt cho đảng, Dũng đã chứng tỏ là đảng viên trung kiên và là thành phần trí thức nòng cốt, tài sản hiếm quí của đảng. Nhờ sự học uyên bác trong quản lý kinh tế nên Dũng đã được đảng tin tưởng và giao cho trọng trách Trưởng ban tiêu diệt tư sản mại bản tỉnh Rạch giá. Trong đợt đánh tư sản mại bản năm 1978 tỉnh Rạch giá dưới sự chỉ đạo của Dũng đã đạt thành tịch vượt chỉ tiêu, nêu cao ngọn cờ đầu trong công tác tiêu diệt tư sản. Sau đó được Dũng được đề bạt nên Thiếu tướng CA nhân dân tỉnh và đã lập thành tích rực rỡ nhờ bắt trọn ổ “phản động” Trần văn Bá. Sự kiện Dũng phong tướng cho Bùi Tuyết Minh tại Kiên Giang vừa qua chính là sự trả ơn cho mánh khóe làm ăn của 3 Dũng khi còn ở Rạch Giá. Xin xem thêm “Trùm mật vụ bắt người vượt biên trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành CA” của tác giả Bảng Đỏ Danlambao [12]

Đây là một tên cướp ngày của cộng sản


IV. Kết Luận:

Sau khi cướp sạch tài sản của nhân dân Việt Nam thì đảng cộng sản tiếp tục đẩy họ ra biển với cái chết lên đến 9/10. Những chính sách tàn bạo của đảng cộng sản là không thể bao biện và hết sức tàn ác. Không những thế, để xóa nhòa tội ác của mình đảng cộng sản còn tiếp tục gây tội ác với cả những thuyền nhân đã chết. Theo tờ Jakarta post ngày 20/6/2005 cho biêt là chủ tịch nước của cộng sản Việt Nam đã yêu cầu Indonexia phá bỏ văn bia thuyền nhân bằng tuyên bố “Khẩn cấp đập tượng đài” vì lý do”Xúc phạm tới Việt Nam” và cho rằng những nạn nhân chết thảm trên Biển Đông là do: “Chính sách chống phá Việt Nam từ bên ngoài”.
Ngày hôm nay, những sự thật đã phơi bày, đảng cộng sản đã cho thấy mình là một đảng cướp ngay từ nhũng ngày đầu khi cướp chính quyền của cụ Trần Trọng Kim, cướp thành quả của nhân dân thông qua “đóng góp cho cách mạng” và CCRĐ. Không còn cách nào khác toàn thể đồng bào trong và ngoài nước phải đứng lên tố cáo tội ác của cộng sản để lật đổ bọn cướp ngày đã hơn 80 năm qua cướp bóc của dân tộc Việt Nam.
02/8/2013
Đặng Chí Hùng
___________________________________-
Chú thích:
[4]. http://saohomsaomai.wordpress.com/2011/05/08/dang-t%C6%B0-b%E1%BA%A3n-lam-gi%E1%BA%A7u-cho-dan-ngheo/

[5]. http://khungtroisaomai.com/forums/viewtopic. php?f=9&t=7699

[6]. http://www.voatiengviet.com/content/ky-niem-ngay-30-thang-4-thuyen-nhan-viet-nam-tu-nan/1651015. html


THẾ HUY * SƯ ĐOÀN III



Trả lại sự thật cho lịch-sử về việc Sư-Đoàn 3 BB
lui quân tại Quảng-Trị vào Muà Hè Đỏ Lửa 1972
 THẾ HUY, Paris

       Năm nay,tháng 7/2010, trong dịp nghỉ hè tại Mỹ,chúng tôi gặp một số sĩ quan Sư-đoàn 3BB cư-ngụ tại vùng Nam California.Trong cuộc trao đổi,anh em nhắc lại kỷ niệm của những ngày binh-lửa,trong đó có cuộc lui quân của các đơn vị thuộc SĐ3 trên “Đại Lộ Kinh-Hoàng” năm 1972. Sự kiện đó đã khơi lại trong tôi nỗi bẽ bàng, đắng-cay về một trận đánh oan-khiên tới độ phi-lý mà các đơn-vị trú-phòng tại đây đã phải gánh-chịu và đấy cũng là những băn-khoăn, thắc mắc nằm sâu trong ký-ức tôi từ hơn 38 năm rưỡi qua.
 
     Tưởng cũng phải nói ngay rằng: Khi cuộc lui quân để tái phối trí này xảy ra, tôi đang làm việc tại Ban Nghiên-cứu và Kế hoạch Đặc-biệt, dưới quyền Tr/tá Phạm-Đức-Lợi (1) thuộc Phân Khối Không-Ảnh/Phòng 2/Bộ Tổng Tham-Mưu.
     Nhiệm-vụ của chúng tôi là ghi nhận tất cả mọi diễn-biến,mọi đổi thay trên toàn lãnh thổ Miền Bắc và các hoạt động địch trên Đường Mòn HCM.Trung bình mỗi tuần,chúng tôi có 2 hoặc 3 nhiệm ảnh do Hoa kỳ cung-cấp.
      Chúng tôi khẳng định là TT Thiệu,Thủ-Tướng Khiêm và Đ.Tướng Viên nắm rất rõ tình-hình và biết chắc rằng VC sẽ tấn công qua vùng Phi-Quân-Sự.
     Ba vị lãnh đạo cao nhất đã được chúng tôi đệ trình những tấm Slides được phóng lớn với đầy đủ chi tiết từ cuối năm1971 cho đến ngày xảy ra trận chiến vào cuối tháng 3/72 vì từ mùa thu 1971,VC đã ráo riết đưa hàng đoàn xe ủi đất và dân công để làm một lộ trình mới từ đường mòn HCM đi về hướng đông nam đến tận vùng Phi-quân-Sự.Con đường này đã được hoàn tất vào khoảng tháng 1/72
       .Những tin tức tình báo kỹ thuật cũng xác nhận sự kiện đó.VC còn thiết lập các vị trí hỏa tiễn SAM, pháo 130 ly và hoả tiễn 122 ly ngay cạnh vùng Bắc PQS. Điều đó có nghĩa là các căn-cứ hoả lực cuả ta tại vùng Nam Bến-Hải đều nằm trong tầm pháo cuả VC.
      Mỗi chiều thứ sáu, Đại-tá Phạm-ngọc-Thiệp, Trưởng P2/TTM đều thuyết trình trước ba vị lãnh-đạo quân sự cao nhất cuả VNCH về tình hình QS tại toà nhà chính Bộ TTM, nhưng những hoạt-động địch tại phía Bắc vùng PQS vẫn tiếp tục. Hơn thế nữa, khi VC làm tiếp đoạn đường này xuyên qua sông Bến Hải vào tận vùng Phi-quân-Sự phía Nam mà vẫn không thấy bên ta động tĩnh gì,mặc dù nhiều lần chúng tôi đã xin Không Quân HK oanh-kích. Sự bỏ ngỏ và thái-độ khó hiểu cuả các giới chức Việt/Mỹ lúc đó đã làm cho chúng tôi hết sức kinh-ngạc.
 
· I. Mạn đàm với Chuẩn-tướng Vũ-văn-Giai,Cựu Tư-lệnh SĐ3BB:
        Cuộc trò truyện với các chiến hữu SĐ3 khiến tôi nghĩ đến việc tìm hiểu thêm để viết về những điều đã khiến tôi bận tâm và băn khoăn từ mấy chục năm qua. Bởi vậy,tôi ngỏ ý muốn gặpTướng Giai để biết them về những điều mà tôi nghĩ rằng chỉ có ông mới trả lời chính xác được. Bốn ngày sau,vào trung tuần tháng 7/2010,tôi đến gặp Tướng Giai tại tư gia của ông cũng ở Nam California. Đi cùng với tôi là Tr/tá Nguyễn-tri-Tấn,cựu tr/đoàn phó trung đoàn 2/SĐ3. Khi VC tấn công qua sông Bến Hải, ông Tấn là tiểu-đoàn-trưởng TĐ3/2/SĐ3. Ông là người rất gần gũi với Tướng Giai vì đã cùng tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào trước đây.
      Vì làm việc chung với Mỹ nên chúng tôi thường sử-dụng các tên ngoại quốc mà người Mỹ đã đặt cho các căn-cứ hoả lực tại vùng nam vĩ-tuyến 17.Do đó,chúng tôi muốn biết là khi VC tấn công, các căn-cứ này do Hoa kỳ hay VN trấn giữ thì Tướng Giai cho hay là hoàn toàn do VNCH trách nhiệm.
      
 Về việc VC sửa soạn tấn-công, Tướng Giai tiết lộ rằng ông đã được cố vấn Mỹ báo trước,nhưng trong cương-vị của mình, ông không thể làm gì hơn được. Khi cuộc chiến xảy ra, các cố vấn Mỹ khuyên ông lui quân để phòng thủ ở tuyến sau vì theo họ, lực lượng trú phòng cuả ta không thể đương cự được. Được hỏi về dư luận cho rằng Tướng Hoàng-xuân-Lãm ra khẩu lệnh cho ông rút quân, nhưng sau đó Tướng Lãm đã phủ nhận để tránh trách nhiệm;Tướng Giai trả lời rằng điều đó không đúng.Ngược lại,ông Lãm muốn SĐ3 giữ nguyên vị-trí, dù áp-lực và các trận địa pháo của địch đã phá vỡ nhiều phòng tuyến khiến các đơn vị phòng thủ hoang mang và vô cùng hoảng hốt.
     Tướng Giai cũng cho chúng tôi biết thêm là ngay từ đầu, HK đã chống lại việc thành lập SĐ3 vì họ đã chuẩn bị cho việc rút quân Mỹ ra khỏi VN và không chấp nhận việc tăng quân viện cho VNCH.SĐ3/BB ra đời hoàn toàn do quyết định của Bộ TTM/QLVNCH.Do đó,Mỹ hầu như bỏ mặc cho phía VN xoay trở với những khó khăn tại vùng địa đầu giới tuyến do SĐ này đảm-trách.Sự kiện trên khiến tôi liên tưởng tới cái chết của Đại tá Lê đức Đạt,TL/SĐ22 vì ông không được cảm tình cuả John Paul Vann, người cố vấn Mỹ “rất đặc biệt” tại Quân-đoàn 2 lúc đó.
      Trả lời câu hỏi là trước khi VC mở cuộc tấn-công và với tình hình sôi động như vậy,SĐ3 có được tăng cường đặc biệt bằng các đơn vị tổng-trừ-bị hay không; Tướng Giai xác-nhận là các đơn-vị TQLC và BĐQ thì đã được tăng phái cho SĐ3 từ khá lâu.Riêng trong những ngày trước khi cuộc đánh đẫm máu xảy ra thì không có thêm lực lượng nào khác.
    
 Ngoài ra, Cựu TL/SĐ3 còn cho chúng tôi hay rằng: Trước đó một tháng, Tướng Lavelle,Tư-lệnh Không-quân Mỹ tại Thái-bình-Dương vì ra lệnh cho KQ Mỹ bắn cháy một số xe tăng của VC nên ông ta đã bị Mỹ cách chức,lột lon và truy-tố!.
      Cũng trong cuộc mạn đàm này,chúng tôi được biết thêm là song song với những biến chuyển cuả tình hình Quảng Trị, Mỹ và VC vẫn tiếp tục gặp gỡ nhau trên bàn Hội Nghị Paris,
 và từ trước năm 1971,hai bên đã thoả thuận về việc cấm mọi hoạt động của các phi cơ quân sự Việt-Mỹ tại vùng Bắc sông Bến Hải.Sự kiện này khiến chúng tôi hiểu tại sao những bản “Đề nghị mục tiêu oanh kích” mà chúng tôi gửi cho BTL/MACV cuả Mỹ ở Sàigon,vào thời điểm đó, đã không được thực hiện. Đấy cũng là lý do khiến KQ/VNCH từ Đà Nẵng không được phép tấn công và phá hủy ngay từ khi VC bắt đầu mở lộ trình mới từ đường mòn HCM dẫn đến vùng Bến Hải hầu tiếp cận các căn cứ hoả lực và các đơn vị phòng thủ cuả VNCH tại phiá nam cuả vùng PQS.Rõ ràng là HK đã dọn đường và dành mọi điều kiện thuận lợi cho VC tấn công VNCH mà trước đó họ vẫn ca tụng là “Tiền đồn chống Cộng” cuả Thế giới Tự Do.Tổng Thống Thiệu, Đ.T.Viên dư biết các sự kiện đó,nhưng tại sao các ông không tìm một biện pháp nào tương xứng để phòng bị hoặc đối phó? Phải chăng VNCH đã được lãnh đạo bởi những người không đủ đảm lược và tầm vóc ? 
Tướng Giai còn cho chúng tôi hay rằng cũng vào thời điểm này, TT Thiệu tuyên bố ngụ ý rằng đây sẽ là mồ chôn của VC.
Chúng tôi hỏi là:Về tương quan lực lượng giữa ta và địch trước khi VC tấn-công vào vùng hoả tuyến, niên-trưởng có nghĩ rằng việc sử dụng một sư-đoàn tân-lập với một quân số phức-tạp như SĐ3/BB để đương đầu với một lực lượng VC có một quân số nhiều lần lớn hơn và được tăng,pháo yểm trợ mạnh-mẽ; là một sai lầm nghiêm-trọng của Bộ TTM ở Sàigon hay không? Tướng Giai không trả lời, ông mỉm cười,một nụ cười héo hon, chua xót khiến chúng tôi chạnh lòng và xúc-động. Những thắc mắc của chúng tôi hầu như đã được giải tỏa. Hơn nữa, chúng tôi không muốn khơi lại vết thương lòng của một vị tướng vừa được vinh thăng tại mặt trận,nhưng chỉ it lâu sau đó,bị tước đoạt binh-quyền và khi VC chiếm được Miền Nam, ông lại bị Cộng Sản đọa đầy thêm 13 năm nữa. Ông hiện sống âm thầm, ẩn-dật và khép kín trong một chung cư dành cho người già cùng người vợ yếu đau và chính ông, sức khoẻ cũng không được khả quan lắm.
          Có lẽ vì định mệnh,khi BTL SĐ3/BB di chuyển về căn cứ Hoà Khánh tại phiá nam đèo Hải Vân, gần Ngã Ba Huế; tôi được thuyên chuyển từ Sàigon ra tăng cường cho P2/SĐ3.Ngay sau khi trình diện Ch/Tướng Hinh TL/SĐ3,tôi được gửi ra BTL Tiền phương đóng tại Hương An và đi bay với các toán trực thăng Mỹ trong các cuộc hành quân “lấn đất giành dân” trước khi bản Hiệp Định Paris được ký kết vào ngày 27/01/1973. Trong gần ba năm,tôi đã chứng kiến điều kiện chiến đấu khó khăn cuả các đơn vị tiền đồn và tôi hiểu rằng Miền Nam sẽ mất vào bất cứ lúc nào.
      Tiếp liệu và đạn dược bị hạn chế tối đa.Một viên đạn bắn đi là kho đạn trung ương hao đi một ít vì không được bổ sung.Nguyên tắc “một đổi một” được quy định trong HĐ Paris không được phía HK thực hiện. Điều đó có nghĩa:VNCH là một con bệnh mắc chứng nan y nằm chờ chết!. Chiến đấu trong hoàn cảnh đó là chiến đấu trong nỗi tuyệt vọng.Ai chịu trách nhiệm về việc này?
     Tại Ngã Ba Huế,tôi chứng kiến cảnh dân quân VNCH từ Huế vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng trong những ngày 21-22/3/75. Đúng một tuần lễ sau, lúc 00giờ20 ngày 29/3/75,tôi cũng là một trong những người sau cùng rời Căn cứ Hoà Khánh bằng đường bộ sau khi Tướng Hinh và một số sĩ quan cao cấp nhất có mặt tại BTL/SĐ3 lên trực thăng bay ra tàu Mỹ đậu ngoài khơi gần Đà Nẵng. Hai mươi mốt ngày sau, tôi tìm về được với gia đình và người thân ở Sàigon đúng 10 ngày trước khi thủ đô cuả VNCH rơi vào tay CS.
· II. Phân-tích và nhận định về cuộc lui quân để tái phố trí của SĐ3/BB khỏi Quảng-Trị năm 1972:
      Chúng tôi không nhắc lại chi-tiết của các trận đánh vì trong suốt mấy chục năm qua, nhiều tác-giả tham-dự trong biến cố này đã viết khá đầy đủ.Hơn nữa, đó cũng không phải là chủ-đích của bài viết này.
     Theo quan niệm của chúng tôi thì sự thành công hay thất bại,dù huy-hoàng hay chua xót tới đâu,chúng ta cũng có thể phân-tích và nhận-định một cách khách-quan để từ đấy, rút ra những kinh-nghiệm hữu-ích cho các thế hệ tương lai, nhất là những thất bại, để con cháu chúng ta không rơi vào vết xe đau thương và bẽ bàng cuả ông cha chúng.
    
 Để nhìn vấn-đề một cách trung-thực và chính xác hơn,chúng ta phải nhìn từ “góc cạnh chính trị” của cuộc chiến VN vào thời điểm đó.Tuy nhiên, trên bình-diện thuần túy quân-sự,qua việc thất bại ấy,chúng ta ghi nhận những khuyết điểm sau: 

1. Thành phần: 

        Thành phần chủ-lực cuả SĐ3 là Tr/đoàn 2 lấy ra từ SĐ1.Đặc biệt ,Tr/đoàn này có tới 5 tiểu đoàn.Khi được chuyển qua SĐ3 thì 3 tiểu đoàn ở lại với Tr/Đ2.Đây là một đơn vị dạn dày tác-chiến và nổi danh từ lâu tại vùng giới tuyến.Nhưng hai trung đoàn 56 và 57 thì mỗi trung đoàn có một tiểu đoàn còn lại cuảTr/Đ2 trước kia và một tiểu đoàn lấy ra từ SĐ2BB;số còn lại là các tân binh quân-dịch, địa phương quân, nghĩa quân và lao công đào binh chưa có kinh nghiệm chiến-trường mà đột nhiên phải đối mặt với một trận đánh bốc lửa có cả tăng,pháo và các loại vũ khí nặng của VC đánh phủ đầu thì việc thất trận không làm ai ngạc nhiên.Vả lại,chúng ta đừng quên rằng SĐ3 và các đơn-vị tăng phái đã phải đối-đầu với một lực lượng địch đông gấp 3 lần về quân số, và chiến trường đã được VC sửa soạn kỹ từ nhiều tháng trước.

2. Tinh-thần và khả năng chiến đấu:

      Chỉ 3 ngày sau khi VC mở trận đánh, căn-cứ Holcomb của TĐ8/TQLC đã bị VC tràn ngập.Ngay sau đó,việc đầu hàng của Tr/tá Đính,Tr/đoàn trưởng tr/đoàn 56 tại căn-cứ Tân-Lâm cùng 1500 binh-sĩ dưới quyền đã làm chấn động tinh thần quân nhân các cấp khiến nó trở thành một phản ứng dây chuyền trong những tuần lễ tiếp theo đối với các đơn vị khác.Hiện-tượng này đã được lập lại trong cuộc di-tản ồ ạt vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/75 tại Miền Trung trước khi mất nước.
      Tóm lại,với một tương quan lực lượng như thế và với tình hình phức tạp từ trung ương đến địa phương như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng bất cứ một tướng lãnh nào, dù tài giỏi đến mấy,cũng khó có thể thay đổi được tình thế bởi nó đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát cuả các cấp chỉ-huy.Các đơn vị tăng phái nhiều khi nhận lệnh theo hệ thống hàng dọc từ đơn vị mình chứ không hoàn toàn nằm dưới sự điều động cuả Tướng Giai.Với quân số như thế, cuộc hành quân này trở thành một cuộc hành quân cấp quân đoàn, vượt khỏi khả năng của Tướng Giai vừa được vinh thăng chuẩn tướng sau cuộc hành quân Hạ Lào 1971, nhất là nó lại xảy ra đúng vào lúc mà tinh thần quân nhân các cấp đang bị hoang mang ,giao động hết mức.

3.  Các yếu-tố chính-trị liên quan đến chiến cuộc tại Miền Nam:

        Trước tình hình hết sức xáo trộn tại Miền Nam sau ngày QĐ đảo chính lật đổ chính-phủ Đệ Nhất Cộng Hoà,người Mỹ đến VN “gọi là” để giúp VNCH trong cuộc chiến đấu chống cộng và họ hy vọng rằng chiến tranh sẽ chấm dứt trong một thời gian ngắn bởi họ tin-tưởng hầu như tuyệt đối vào hiệu năng cuả võ khí.
      QĐ Mỹ đã chiến thắng hai cuộc Đại Chiến Thế Giới và đã thắng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, đè bẹp đạo quân Trung-cộng và Bắc Hàn năm 1953 nên người Mỹ nghĩ rằng sẽ dễ dàng giải quyết cuộc chiến tại VN.Những người làm sách lược và chỉ huy QĐ Hoa Kỳ không hiểu được bản chất và sách lược cuả cuộc chiến tranh du-kích là kéo dài thời gian làm cho đối phương mất kiên nhẫn, mệt mỏi,chán nản và căng thẳng thần kinh khiến đối thủ phải bỏ cuộc. Với phương thức đánh lén, đánh trộm, họ có thể tấn công đối thủ vào những lúc bất ngờ và thuận lợi nhất nên dễ đạt được kết quả mà chỉ cần rất ít người tham chiến.Giả dụ,nếu thua họ sẽ dễ dàng trà trộn vào đám đông,quần chúng hay trốn vào rừng hoặc chạy qua biên-giới các nước bên cạnh.Qua hình-thái chiến tranh ấy,VC đã làm cho người Mỹ chán nản vì bị thiệt hại khá nhiều về sinh mạng cũng như về ngân sách mà kết quả đạt được không như dự tính.
     Bản chất cuả người Mỹ là mau chán,tiết kiệm thời gian.Làm việc gì họ cũng đặt nặng vấn đề thời gian và năng suất bởi vậy cuối năm 1964 họ đổ quân vào VN và cuối năm 1967 họ đã nghĩ đến việc rút quân.
 Việc QĐ Hoa Kỳ án binh bất động khi VC bắt đầu tấn công QLVNCH trong những ngày đầu cuả Tết Mậu Thân 1968 đã một phần chứng minh điều đó.Cá nhân chúng tôi không tin rằng các cơ quan tình báo Mỹ không biết gì về cuộc Tổng-công-Kích này trước khi nó xảy ra.Là một nước cổ súy cho tự do và dân chủ,nhưng những người lãnh đạo Hoa Kỳ ít quan tâm đến tâm lý,lịch sử,truyền thống và văn hoá của người bản xứ.Người Mỹ cũng không muốn hiểu rằng sự có mặt cuả QĐ Mỹ ở VN đã tạo cơ hội cho khối CSQT mở rộng mặt trận tuyên truyền lừa gạt dư luận thế giới rằng VC đánh VNCH và Mỹ là để giải phóng Miền Nam; dù thực chất đó là một cuộc xâm lăng nhằm mở rộng Khối CSQT vì cuộc chiến VN đã bắt đầu 7 năm trước khi QĐ Mỹ đến VN.Mỗi năm CSQT đã chi ra hàng trăm triệu mỹ kim về lãnh vực đó và kết quả là dư luận thế giới nghiêng về phiá VC.Các cuộc biểu tình chống Mỹ xảy ra tại khắp nơi trên thế giới và ngay tại nước Mỹ do các thành phần phản chiến và thiên tả Mỹ chủ trương. Điều đó mặc nhiên bất lợi cho cả Mỹ lẫn VNCH.
     Nước Mỹ mỗi tháng tiếp nhận hàng trăm quan tài,hàng ngàn thương binh trở về từ một nước xa xôi,không liên hệ gì đến đời sống hàng ngày của họ trong khi chi phí quốc phòng mỗi năm một tăng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Đã thế, họ còn bị cả thế giới lên án thì việc chống chiến tranh cũng là một phản ứng dễ hiểu và tự nhiên.Hơn nữa,phe đối lập tại Thượng và Hạ Viện Mỹ đả kích chính phủ để kiếm phiếu trong các muà bầu cử cũng là một yếu tố khiến Mỹ muốn rút khỏi VN. Được sự viện trợ và thúc đẩy cuả CSQT, VC ngày càng mở những trận đánh quy mô hơn và tổn thất cuả mỗi bên ngày một lớn.Sinh mạng con người đối với CS chẳng nghĩa lý gì, nhưng sinh mạng người lính Mỹ khiến gia đình họ phải lo lắng nên họ đòi chính phủ HK phải chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá để chồng con cuả họ được lành lặn trở về trước khi trở thành quá trễ.

4. Mục tiêu cuả chính phủ HK khi tham chiến tại VN:
 

       Là một quốc gia giàu mạnh với tất cả các cơ cấu hạ tầng vĩ đại và tối tân,do đó không bao giờ HK muốn chiến tranh xảy ra ngay trên lãnh thổ cuả mình vì sự thiệt hại về tài sản cũng như về nhân mạng sẽ vô cùng to lớn. Đó là lý do khiến HK tham dự vào 2 cuộc thế chiến ở phiá bên kia bán cầu và ở Cao Ly .

      Sau thế chiến thứ 2,khối CSQT lớn mạnh và chủ trương phát động cuộc chiến tranh xâm lấn khiến HK phải áp dụng sách lược bao vây để chận đứng.Với cương vị đứng đầu phe tư bản và thế giới tự do,Mỹ viện trợ cho các nước có chiến tranh bằng chính ngân sách cuả mình để phe thân Mỹ thắng hoặc nắm được ưu thế,chứ không nhằm biến các nước này thành thuộc địa như Pháp,Anh,Tây-ban-Nha,Bồ đào Nha đã làm từ cuối thế kỷ thứ 19.Riêng tại VN,trong cuộc chiến vừa qua,HK muốn dùng VNCH như một bức tường để ngăn chặn CSQT bành trướng về phía ĐNA vì theo quan điểm của Mỹ lúc ấy,họ cho rằng nếu VNCH sụp đổ thì các nước lân bang cuả VN sẽ dần dần rơi vào quỹ đạo cuả CS.VNCH chấp nhận HK là đồng minh vì cả hai có cùng một chủ đích chống CS.Vả lại,ngoài HK ra,VNCH không còn một lựa chọn nào khác.Tuy nhiên, việc HK gửi quân sang VN là một điều thất sách như đã đưọc nói đến ở trên.

5. Lý do khiến Mỹ muốn rút quân ra khỏi VN:

      Ngoài nguyên nhân là phản ứng bất lợi cuả quần chúng,chính phủ Mỹ còn nghĩ rằng nếu dùng ưu thế về võ khí để thắng trong cuộc chiến VN thì Mỹ lại phải đương đầu trực tiếp với Trung Cộng. Lúc ấy điểm nóng cuả chiến tranh sẽ là vùng biên giới Việt Trung. Điều đó nhất định không phải là điều HK mong muốn. Hơn nữa,hơn ai hết,bằng những hình ảnh chụp bằng phi-cơ U2 bay trên thượng tầng khí quyển và không ảnh chụp từ vệ tinh,HK biết rất rõ rằng tại biên giới giữa Liên bang Xô Viết và Trung Cộng, mỗi bên đều dàn hơn 20 sư đoàn sẵn sàng tác chiến vì sự xung đột về ý-thức-hệ, và vì cả hai đều muốn cầm đầu khối CSQT. Đấy cũng là động lực thúc đẩy Mỹ làm thân với TC và mượn tay TC ngăn chận Nga mở rộng ảnh hưởng về phiá nam vì vào thời điểm ấy, tiềm lực quân sự của TC chưa thể là đối thủ và là mối bận tâm hàng đầu của Mỹ. Qua chiến lược đó,VNCH bắt buộc trở thành “vật hy sinh để tế thần”, cùng chung số phận với Đài Loan bị đẩy ra khỏi các tổ chức Quốc Tế vì Mỹ muốn làm vừa lòng “người bạn mới”. Đó là kết quả cuả chính sách”ngoại giao bóng bàn” cuả Henry Kissinger và Richard Nixon .Tình nghiã đồng minh với VNCH và Đài Loan chấm dứt!. VNCH bị bức tử.
     Hai mươi năm sau,Liên Bang Xô Viết và khối CS Đông Âu sụp đổ. Trung Cộng mỗi ngày một lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự và qua những biến cố tại Biển Đông từ hơn 10 năm qua, trở thành mối lo hàng đầu của Mỹ. Trong bối cảnh ấy, HK lại tìm mọi cách để làm thân với VC để tìm một chỗ đứng tại vùng Đông Nam Á châu hầu cân bằng cán cân thế lực tại khu vực này của thế giới.
· III.Kết Luận:
      Nhiều người trách Mỹ phản bội VNCH. Họ có thể đúng nếu trên lãnh vực bang giao QT buộc tất cả các nước trên thế giới hành sử theo nguyên tắc: Nhân, Nghĩa,Lễ, Trí,Tín.Tiếc rằng,điều đó sẽ không bao trở thành sự thật như một quy-ước bắt mọi người phải tôn trọng nên mỗi quốc gia đều làm những gì có lợi nhất cho mình.Hơn ai hết,HK đã từ lâu theo đuổi chủ trương ấy. Tôi không nhớ tên một nhà lãnh đạo nào đó của HK đã thẳng thắn xác định ngụ ý rằng HK không có Bạn,cũng không có Thù, chỉ có quyền lợi của HK là trên hết.
       Cuộc chiến VN đã kết thúc một cách đau thương, đầy nước mắt và cuộc lui quân cuả SĐ3/BB tại Vùng Hoả Tuyến năm 1972 là bước khởi đầu cho nỗi đắng cay và đọa đầy chung cuả cả Dân Tộc.
Khi chính trị chen vào bất cứ lãnh vực nào thì mọi lý lẽ và đạo đức phải đội nón ra đi !!.
       Xin một phút mặc niệm cho tất cả những người đã nằm xuống vì LÝ-TƯỞNG TỰ DO.Chúng tôi nghiêng mình trước nỗi thống khổ cuả những chiến hữu đã bị đọa đầy,khổ nhục sau cuộc chiến đấu “oan khiên nhưng hào hùng và gian khổ” để bảo vệ Đất Nước.

THẾ HUY, Paris.
Viết xong tại California ngày 19/7/2010.
 

No comments:

Post a Comment