Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 21 November 2016

CHUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN = HUẾ =HÀ THÚC SINH= BIỂN ĐÔNG

HOÀNG QUÂN TRÍ NÔ * NGƯỜI Ở LẠI BIỂN ĐÔNG

 
Người Ở Lại Biển Đông

Hoàng Quân Trí Nô
Như một nén hương muộn màng, để tưởng niệm hương hồn anh Sáu Hoàng, người đã bị bỏ lại một cách tình cờ, tức tưởi trong vùng biển Phi Luật Tân , chỉ một ngày trước khi cả đoàn ghe đánh cá người Phi cứu vớt an toàn! Anh đã bị bỏ lại trong khi cố tìm một tia hy vọng cho đoàn tàu đang bị trôi giạt một cách tuyệt vọng hơn 1 tháng trên vùng biển kinh hoàng này...
 Biển Đông ngày thứ ba mươi tám... Buổi sáng hôm đó, cả nhóm chúng tôi gồm hơn ba mươi người còn lại, gồm cả đàn ông đàn bà và cả con nít, đang nằm, ngồi la liệt, đói khát, mệt lả trong khaong của chiếc ghe cào rách nát, tả tơi. Sau hơn một tháng trời trôi dạt trên vùng biển mênh mông, vô định, chiếc máy “ấn độ” đã chết tiệt chỉ sau hơn ba ngày gầm gừ, thi gan cùng bão gió, bây giờ nằm thù lù giữa lòng ghe như một vật vô tri vô giác, chỉ dùng làm chỗ dựa lưng cho vài người ngồi nhìn ra biển một cách tuyệt vọng, hai chiếc máy đuôi tôm loại Khá lớn đã lần lượt bị đẩy xuống biển sau chỉ hơn một vài lần nổ máy mà không đẩy được chiếc ghe đi được bao xa, vì sóng biển cứ liên tục lên xuống bập bềnh, khiến không cách nào giữ cho chiếc chong chóng chìm dưới mặt nước được... 
Tất cả “động cơ” (!) còn lại trên ghe chỉ là một chiếc buồm tự tạo bằng một tấm vải bạt khá lớn trước đây dùng đậy máy, được cột chằng chịt vào một cây “tầm vông” dài khoảng năm thước, được dựng lên hạ xuống tùy theo mức gió. Có ai đó đã có sáng kiến dùng dầu nhớt máy, phết lên mấy chữ S.O.S lên “ chiếc buồm hộ mệnh”, đã bị nước mưa làm lem luốc, chảy dài, làm tăng thêm vẻ thê lương của con “tàu định mệnh”. Mặt biển bây giờ thật yên lặng, không một chút gió nào, chiếc ghe dường như đứng yên, không nhúc nhích. 
Tôi nghe rõ từng tiếng vỗ lạch bạch, thưa thớt của nước biển vỗ vào thành ghe. Không ai nói một lời nào, tất cả mọi người dường như còn bàng hoàng, ngạc nhiên vì sự ra đi, hay đúng là sự “ở lại” thật vô lý, thật bi thảm của anh Sáu Hoàng mới chiều hôm qua. Anh chàng này là một cựu Sĩ Quan Hải Quân, mới ra tù được vài năm, được người chủ ghe móc nối đi theo để làm tài công cho chuyến đi, vì biết anh ta trước đây đã từng nhiều lần lái tàu đi về trên vùng biển này. Cho đến ngày hôm đó, anh là người tương đối còn khoẻ mạnh, năng động nhất trên tàu, anh vẫn thường dùng những kinh nghiệm đi biển của mình để tính toán, đoán mò là theo sức gió thế này, đi theo hướng này thì bây giờ phải đi qua khỏi vĩ tuyến số mấy, và nếu cứ tiếp tục với tốc độ này, thì bao nhiêu ngày sẽ đến vùng biển nào, và ta có thể tấp vào vùng đảo nào, v.v... Mọi người, ai cũng thích nghe anh nói, đặt cho anh những câu hỏi ngây ngô: bây giờ đi tới đâu rồi? 
Còn bao xa nữa? Chừng nào tới? Mình sẽ di tới đâu?...Mặc dù không mấy ai tin tưởng lắm, vì chưa có gì thật sự xẩy ra đúng như lới anh tiên đoán! Tôi còn nhớ rõ như in, buổi chiều hôm đó, anh ngồi tựa lưng bên thành ghe, chân tựa vào bánh lái đã được buộc hờ vào khoang ghe, anh chỉ cho tôi và một vài người kế đó xem: Mặt nước biển bây giờ có vẻ đục hơn, không còn mầu đen đậm như khoảng một tuần trước đây, có nghĩa là mình đã qua khỏi vùng biển sâu, nước biển như có lẫn cát, và thỉnh thoảng có những mảnh Rác nổi trên mặt, hy vọng là mình đã tới gần bờ hơn, và nếu như anh không tính toán sai thì có lẽ đây là vùng biển Philippines. Dù không tin tưởng lắm, nhưng ai nấy đều có thoáng một chút hy vọng mong manh, biết đâu lần này anh ta nói đúng... 

Và rồi, kia kìa, có một vật gì trăng trắng nổi lên mặt nước biển, trôi từ từ về phía bên hông ghe, anh nhoài người ra nhìn và chỉ cho chúng tôi, có lẽ là một vỏ nhựa của bình sữa, hoặc một loại nước uống nào đó từ đất liền trôi ra. Và đột nhiên, không nói một lời nào, anh ta nhào xuống biển, để vớt lấy bình nhựa lên may ra thấy nhãn hiệu mà có thể xác dịnh xuất xứ của chúng, để biết mình gần đến đâu, tôi chỉ thầm đoán như thế. Nghe tiếng động, mọi người quay lại nhìn theo. Chiếc bình nhựa cách thành ghe không xa, khoảng mười thước, anh sải tay bơi về phía đó, với lấy chiếc bình, lặn hụp vài cái để nhìn rõ hơn, vài người trên ghe nhao nhao hỏi có thấy gì không? Đến đâu rồi?...\
 Anh vẫy tay, ra dấu hiệu không ai biết gì, rồi ôm chiếc bình, bơi ngược trở lại ghe. Mặt biển vẫn yên lặng, sóng chỉ gờn gợn nhẹ, sức gió yếu ớt không căng nổi chiếc buồm. Chiếc ghe vẫn vô tình lướt tới, dường như không biết đến chuyện gì xẩy ra. Anh Sáu Hoàng một tay ôm chiếc bình nhựa, một tay sải nước cố bơi theo chiếc ghe, mọi người trên ghe đứng cả dậy, nhìn về phía anh, không có gì nguy hiểm lắm...Mọi người hớn hở, chờ đợi tin vui. Một phút...hai phút...rồi năm phút trôi qua, anh vẫn chưa theo kịp chiếc ghe, vài người trên ghe vớ lấy thanh gỗ, áo quần nhoài người đưa xuống cho anh với lấy, có người la lên – Anh ấy đuối sức rồi! Tôi vội vàng nắm lấy cần lái, cố đẩy hết mức về phía phải mong cho chiếc ghe vòng lại. Hay ít ra cũng giảm tốc độ...nhưng không hiểu sao bánh lái không hoạt động, tôi cố kéo ngược về bên trái, chiếc ghe vẫn ù lì tiến tới...Chết rồi.!! Làm sao bây giờ?... 
 Khoảng cách chiếc ghe và anh Sáu càng lúc càng xa hơn, tôi nhìn thấy tay anh đập chậm hơn, tay kia đã buông trôi bình nhựa, chân đạp yếu dần...Không có cách nào khác cho ghe dừng lại, hoặc giảm đi tốc độ, vài người trên ghe hì hục tháo dây cột buồm, cố sức lấy dây, hoặc cả cột buồm mong đưa xuống cho anh bám, nhưng đã trễ... Anh Sáu mỗi lúc một trôi lùi lại phía sau, chiếc ghe vẫn tiến về phía trước, khoảng cách mỗi lúc một xa dần, mấy người trên ghe cố quăng xuống cho anh bất cứ thứ gì có thể bám được...cuối cùng anh vớ được một tấm ván khá to, vẫn dùng để đậy nắp hầm sau ghe, tôi thấy anh cố nhoài người cưỡi lên tấm ván, nằm sấp người, ôm chặt lấy nó, và rồi anh cùng tấm ván trôi ngược dần về phía sau. Tôi đứng chết lặng nhìn theo anh đang cố vẫy vùng, trồi lên hụp xuống, tay vung vẩy một cách tuyệt vọng, càng lúc càng xa dần, xa dần cho đến khi chỉ còn là một chấm nhỏ lay động ở chân trời.
 Hình như anh đang còn cố vẫy gọi chúng tôi một cách tuyệt vọng...Trời ơi! Dễ dàng thế sao? Tại sao anh ta nhẩy xuống vớt cái bình quỉ quái ấy...làm gì? Sao trước khi nhẩy, không tìm sợi dây, hay vật gì để buộc vào cho chắc? Thôi đành vĩnh biệt anh...Số phần anh đã vậy!!! Cầu xin Thượng Đế phù hộ cho anh. Xin biển, trời nâng đỡ thân xác anh, hoặc xin cho phép lạ nào dun rủi....Tôi không dám nghĩ tiếp nữa, bất giác tôi từ từ đưa tay ngang trán, chào anh lần cuối, một vài người đưa tay chào theo. Không ai thốt được một lời nào. Màn đêm dần dần buông xuống, theo thói quen của những ngày trước, tôi đưa mắt nhìn về phía chân trời để đoán mò thời tiết đêm nay. Theo kinh nghiệm của anh chàng vốn là dân chài trước đây, nếu chân trời trong là biển lặng, sóng êm, mà nếu có nhiều áng mây, đóng như vẩy cá là coi chừng có gió bão...Trời hôm nay có vẻ trong xanh, cầu xin cho anh không bị sóng gió dập vùi, cũng cầu xin cho những người còn lại trên tàu thêm một đêm nữa yên lành trên biển cả! 
Tiếng hát cầu kinh của các anh em công giáo trầm buồn vang lên như thường lệ mỗi đêm, nhưng đêm nay có vẻ thê thiết hơn, ngậm ngùi hơn “Lạy Mẹ... Là ngôi sao sáng...Soi lối cho con, lúc vượt biển...thế gian...” Có người đế nghị đọc thêm vài lời kinh cầu cho anh Sáu Hoàng được bình an! Bóng tối đã hoàn toàn bao phủ vùng biển mênh mông, chiếc ghe vẫn bồng bềnh trôi giạt, lầm lủi như một chiếc tàu ma. Không khí thật yên lặng, nhưng tôi biết rõ là không có người nào chợp mắt trong đêm nay. Ngày thứ ba mươi chín... Trời đã sáng hẳn, mặt trời lên khá cao, chiếu những tia nắng nóng xuyên vào trong lòng ghe, làm tôi tỉnh hẳn sau một đêm dài trằn trọc.
 Như một phản ứng tự nhiên như đã có từ những ngày lênh đênh trên biển, tôi nhỏm dậy nhìn quanh tứ phía, vẫn chưa thấy bến bờ, vẫn là biển cả mênh mông! Thêm một ngày lênh đênh trôi giạt!!! Nhìn về sau ghe, mặt biển phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp lánh như một tấm thủy tinh khổng lồ loang lổ. Hình ảnh anh Sáu Hoàng ôm mảnh ván vẫy vùng tuyệt vọng như còn ẩn hiện cuối chân mây. Anh có thể chịu đựng được bao nhiêu lâu trong hoàn cảnh bi thảm đó?! Tôi cố ghi ngày tháng, để sau này có dịp cón báo lại cho gia đình anh cúng giổ, ma chay. Kiếp người sao quá mong manh! Biên giới của cái sống cái chết chỉ là một lằn ranh thật nhỏ, một cái bình nhựa, một ý nghĩ vội vàng, một cái sẩy tay trong gang tấc....cũng có thể đổi lấy một mạng người...
 Còn đang miên man với những ý nghĩ mơ hồ, lẫn lộn, thì đầu phía khoang có tiếng la lớn...Có tầu đến!!! có tầu đến!!! Tôi bật ngồi dậy, nhìn quanh thấy một vệt dài, xám đen, chưa rõ hình thù đang ẩn hiện ở phía trái của chiếc ghe. Không ai bảo ai, mọi người đều đứng lên, vớ lấy những gì có thể thấy được, quần áo, khăn giẻ, nón mũ....đưa lên cao, vẫy qua vẫy lại. Một vài thanh niên còn có sức, đưa tay lên miệng làm lao la lớn “Help!Help!”...Những động tác này, chúng tôi đã từng lập đi lập lại nhiều lần trong những ngày lênh đênh trên biển cả, mỗi khi thấy có bóng dáng một chiếc tầu xuất hiện từ xa, và cũng đã bao nhiêu lần chúng tôi thất vọng não nề nhìn theo những chiếc thương thuyền đi qua một cách lãnh đạm, không hề quay lại, hoặc có một dấu hiệu nào cứu vớt. Thậm chí còn có những chiếc tầu đã vội vã quay mũi chuyển hướng khi nhìn thấy chúng tôi vẫy gọi. Tôi đã từng nghe nói đến từ ngữ “Tình thương mệt mỏi...ngân sách không còn...trại tỵ nạn sắp đóng cửa...” Trong những ngày còn ở quê nhà. Nhưng tôi không ngờ họ có thể vô tình đến như vậy! Đành lòng đến như vậy!!! Chiếc tàu lạ dần dần hiện rõ. 
Ồ, cũng không to lắm, có lẽ cũng xấp xỉ ghe chúng tôi thôi, hình thù trông có vẻ khác lạ, có nhiều màu xanh đỏ, lại có cái gì giống như hai cái “giàn cào” (?) dang rộng hai bên, trông vững chắc. Có lẽ là ghe đánh cá của dân địa phương chăng? Thì ra anh Sáu Hoàng đã tiên đoán rất đúng, đây quả là vùng biển Phi Luật Tân rồi! Hình như họ đã nghe thấy chúng tôi và đang tiến thẳng tới. Mọi người vẫy tay hăng hơn, mấy thanh niên la lớn hơn. Tôi nhận ra được có mấy người trên chiếc ghe lạ, mặc quần áo kín mít. Đầu trùm thứ mũ vải che kín cả mặt, chỉ chừa hai lỗ mắt. Một người có vẻ vạm vỡ, đứng lom khom trước mũi ghe, tay cầm cuộn dây thừng cuốn vòng lại, nhìn chúng tôi, quan sát. Mấy người trên ghe chúng tôi càng la to hơn “Help!” “Help!”... Chiếc ghe lạ tiến thẳng đến, quay mũi lại, cặp sát vào, người đứng trước mũi ghe lẹ làng truyền qua giàn cào, nhảy gọn lên ghe chúng tôi. Ông ta dùng sợi dây thừng cột vào chiếc cọc trước mũi ghe, rồi từ từ nhìn mọi người, nói ư a những tiếng gì không ai hiểu. Có lẽ ông ta đang đếm xem có bao nhiêu người. 
Chúng tôi thi nhau nói với ông ta bằng một thứ tiếng Anh cố dặn ra từng chữ “ Việtnamese refugee...boat people...no food...no water...help...please!!!” Có mấy người đàn bà chắp tay xá xá tỏ vẻ cầu khẩn...Ông ta vẫn nói ư a những tiếng gì khó hiểu, lần đi vào trong lòng ghe, nhìn vào chiếc máy chết tiệt rồi quay trở ra. Ông dùng tay ra hiệu cho mấy người ở bên kia ghe, họ liền nhanh chóng bê ra một tấm ván dài, chuyền tay bắc qua thành ghe chúng tôi, và ra hiệu cho chúng tôi bước qua. Mọi người reo hò, vui mừng khôn xiết, luôn miệng nói những tiếng “thanh you, thank you...” Tạ ơn Thượng Đế đã cứu mạng chúng con, đã cho chúng con đến được bến bờ! Thôi, hết rồi, những ngày lênh đênh, trôi giạt. Hết rồi, những cơn sóng gió hãi hùng! Qua rồi những ngày đói khát triền miên! Cảm ơn tấm lòng vàng của những người dân chài đơn sơ chơn chất! Cám ơn một dân tộc tuy không giàu của cải, nhưng tràn đầy lòng nhân ái, đã dang tay đón nhận chúng tôi trong lúc mọi người chỉ muốn đóng cửa, phủi tay, vì..."tình thương đã mỏi mệt...!!!” 
Kể từ buổi sáng nhiệm mầu đó, họ đã cưu mang chúng tôi như những người anh em ruột thịt, họ đã chia sớt cho chúng tôi từng mẩu bánh, chén cơm, từng manh quần, tấm áo, đến cả những viên thuốc hồi sinh. Họ đã giúp đỡ chúng tôi những điều kiện ban đầu trên bước đường tị nạn, trước cả những trợ giúp chậm chạp, đầy nguyên tắc, giấy tờ của Cao Ủy Tỵ Nạn! Dân tộc này, đất nước này đã đem lại cho chúng tôi những niềm tin yêu mới, những hình ảnh tốt đẹp nhất của một “ NGƯỠNG CỬA TỰ DO” Anh Sáu Hoàng ơi, chỉ môt ngày nữa thôi, sao anh không nán lại để cùng chúng tôi hưởng nhờ những kết quả mầu nhiệm của một chuyến đi liều chết để tìm lẽ sống! Chính anh đã lèo lái con thuyền trong giông bão, đã cùng chúng tôi chia xẻ những nhọc nhằn, đói khát, mòn mỏi, tuyệt vọng...Trong những ngày lênh đênh trôi dạt trên vùng biển cả mênh mông. Anh đã đưa con thuyền đi đúng hướng.
 Anh đã đoán đúng khi con thuyền sắp đến bến bình yên, anh đã đoán đúng mà! Xin anh tha thứ cho những lời trêu chọc, bông đùa vì quá mòn mỏi, tuyệt vọng...Đâu có cần anh phải liều mình chứng minh cho những suy đoán của mình. Chúng tôi thật sự tin tưởng ở sự lèo lái của anh mà!!! Hay là trong những lúc tận cùng khổ ải, anh linh của anh đã sáng suốt, thấy trước những nhục nhằn của cuộc đời tị nạn, những nghiệt ngã của cuộc sống tha hương lưu đầy mà đã sớm ra đi về miền miên viễn...!!!??? Dù sao đi chăng nữa, chúng tôi – những người còn lại – thật sự mang ơn anh. Chúng tôi thật sự tiếc thương anh. Và mỗi lần có dịp gợi lại những kỷ niệm đau buồn đó, là hình ảnh anh ôm chặt tấm ván thuyền, tay vùng lên vẫy gọi, trôi tuột vào vùng giông bão mênh mông, lại trở về trong tâm tưởng chúng tôi. Xin thắp một nén hương, để tưởng nhớ và ghi ơn anh Sáu Hoàng, người đã liều mình trong nỗi chết, để chứng minh cho niềm tin của mình, đã hy sinh chỉ một ngày trước khi con thuyền được tới bến bình yên. Với lòng tin tưởng mãnh liệt đó, anh đã chọn làm...
NGƯỜI Ở LẠI BIỂN ĐÔNG! Cali mùa thu 2002 ::: Hoàng Quân Trí Nô :::

KHUYẾT DANH * CHUYỆN TÙ

Chuyện đi "cải tạo" - Sư đoàn Tiền Giang

   |    
Bắt đầu từ 1982, các tù cải tạo đã gửi ra Bắc lần lượt được chuyển về Nam, về Hàm Tân và Xuân Lộc. Và từ đó, có nhiều đợt tha về với gia đình, chịu sự quản chế (probation) cực kỳ nghiêm khắc. Ngoài một phần ba còn bị giam tại trại Nam Hà, các trại khác ngoài Bắc cũng thay phiên nhau đóng cửa. Cho đến năm 1987 thì còn ở ba trại Nam Hà, Hàm Tân và Xuân Lộc khoảng trên 600 tù cải tạo thuộc loại "chính quyền và quân đội VNCHỮ. Số tù khác thuộc nhiều dạng khó phân biệt từ đâu, nên ai cũng phải cảnh giác, không nên vội cho là phe ta mà bị hố.


Trước khi rời trại A Xuân Lộc để sang trại B, Võ Quế và tôi đã từng lân la tìm hiểu các tù mới đến. Có một chú em thấy tên Võ Quế trên áo tù, chú bèn hỏi Võ Quế có đứa con nào tên...không, vì hắn đã c'ung vào tù ở Vũng Tàu, nay thì không biết chuyển con của Võ Quế đi đâu. Đấy là tù bị bắt trong các chuyến vượt biển. Còn có một số người lớn tuổi hơn, không nói chuyện với ai, chỉ nằm yên trong gốc phòng giam. Hỏi chú nhỏ khi nãy xem có biết họ là ai, thì chú bảo không rõ, nhưng sau này được nghe cán bộ trại gọi họ là "đồng chí". Có thể là nhem nhúa gì đây. À mà có đi chui thì có bán bãi, đi chui bị bắt thì bán bãi cũng vào tù Chuyện nhỏ!

Điều đáng ghi nhận là, có đợt về thì có đợt vô, giữ sự quân bình của trại giam. Sau các đợt tha thì có vấn đề biên chế lại các đội, và chuyển trại để duy trì nhân số tù từng trại cho thích hợp. Vì thế tôi sang trại Xuân Lộc B, ở chung với các anh như Phan Văn Mạnh là người đã từng tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Không Quân trong t'ụ Và tôi cũng được mời tham dự. Hân hạnh! Rồi cũng có nhiều đợt tha về từ trại Z30B Xuân Lộc này, nên tôi lại được chuyển ra trại C gần cổng trại. Ra đây là một niềm vui cho tôi, vì tôi được gặp lại nhiều người quen từ thời còn học trung học với nhau.
Trại C này nổi tiếng là đã tổ chức trốn trại tập thể một lần, cướp vũ khí của cai tù, và có FULRO dẫn đường nên cả đám vào được trong rừng. Tuy vậy, có nhiều anh trốn đã 5 năm, sau bị bắt lại. Ở trại C này, tôi cũng được làm quen với một số anh em "phục quốc", tuy chưa hoạt động được nhiều, nhưng hào khí còn "khá” lắm, có đường lối chủ trương hẳn hoi, hành động có lớp lang, có vẻ được trí thức lãnh đạo. Nghe thấy cũng mừng cho thế hệ đàn em có vẻ khá hơn, nhưng chưa chi lại đi vào tù rồi thì còn gì để chơi. Còn một số đầu trâu mặt ngựa khác mà từ trước trong suốt quá trình cải tạo không khi nào gặp, đó là ở chung với tù hình sự, mà lại là tù hình sự do VNCH giam tại Côn Sơn, nay chuyển về đây để ở chung với chúng tôi. Có tên là kẻ sát nhân trong quân ngủ trước kia, chỉ vì đánh bài lận rồi đánh chết đồng đội, hay những tội ác động trời. Thật là đáng sợ khi phải ở chung với họ.
Lúc nào họ cũng có vũ khí giết người mà họ gọi là để phòng thân. Có anh nằm một gốc sạp phải bằng ba lần chiếu người khác, chỉ vì không ai giám nằm gần anh. Anh nằm trên sạp trên, nếu ai bất thần thò đầu lên mà anh chưa được báo trước thì sẽ thấy dao kè cổ khi vừa lú đầu lên. Cái phản xạ tự nhiên sau nhiều năm phải sống trong cảnh mạnh thì sống, yếu thì chết trong tù đã rèn luyện con người họ như thế đấy. Sống chung với họ đã khiếp rồi, nếu phải dẩn họ đi lao động, cắt công việc cho họ làm, đó là điều không có đội trưởng nào muốn cả. Vì vậy, có một ngày, không hẹn nhau, tù chính trị như chúng tôi đây cho chúng một bài học, đánh cho nhừ tử, đánh cho gần chết mà không giám kêu ca gì nữa. Cán bộ trại điều tra cũng không khai là ai đánh họ.
Không Quân vẫn giữ truyền thống tốt, giúp đỡ, đoàn kết lẫn nhau, có thể nói là tình quân chủng nổi bật làm các quân binh chủng khác phải ganh tị. Khi "Tâm Giò" bị sạn thận, thì KQ cũng khuyên góp tiền và xin thầy chữa bằng thuốc Nam cho anh, khi tất cả thuốc Tây đều không mua được. Đó là trong trại Z30A . Còn ra Z30C thì có một anh bị suy nhược, tuy bề ngoài còn đi đứng được, nhưng không biết ngày nào anh đứt hơi, nên chúng tôi cũng khuyên góp tiền để anh tẩm bổ. Bình thường thì các ngày lễ KQ, chúng tôi đều ngồi chung với nhau, ăn hủ tiếu, bún bò, ...do đại đầu bếp Võ Ý đứng thầu, nhưng khi thăm nuôi, ai có vui thì cũng mời nhau dự một tiệc trà chung. Năm ấy, 1987, vào ngày lễ Không Quân, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên có một tù mới, mới vì mặt còn trẻ so với chúng tôi, mới vì không phải là sĩ quan mà cũng vào tù, mới là vào tù khi chúng tôi chuẩn bị về..."Sao? Tự khai đi chứ, không lẽ đợi các ông tra khảo mới nói à!" Thế là anh kể.
"Em là Trung sĩ, đệ tử của ông Thôn tại BTLKQ. Sau tháng 4-1975, em về Mỹ Tho làm ăn với gia đình. Thật là khó sống với bọn chúng. Cái gì cũng chèn ép, hăm dọa, khám xét tối ngày. Không làm gì mà moi riết rồi cũng có chỗ chúng kết tội mình. Vì vậy, một ngày nọ, có anh cựu Trung Úy Hải Quân vừa ra tù chẳng bao lâu, anh rủ ren tôi gia nhập lực lượng phục quốc tại vùng này, tên gọi Sư Đoàn Tiền Giang. Tôi vào liền, chẳng cần suy nghĩ gì nữa. Vào tổ chức này thì chưa hoạt động gì cả, vì bảo quân số còn thiếu, trang bị còn kém, nên cứ nằm im mà chờ lệnh. Có hôm anh phát cho tôi một bản đồ tỉnh Tiền Giang, loại bản đồ quân sự trước đây đã được quân đội VNCH sử dụng và bảo tôi quản lý cho tốt.
Chừng một tháng sau, anh giao cho tôi một súng Colt-.45, và cũng chỉ tôi tháo ráp, vô dầu mỡ, và bảo quản cho tốt, nhất là chỉ có một gắp 7 viên đạn mà thôi. Ba tháng sau, anh đến cho tôi biết sẽ có một cuộc họp ra mắt Sư Đoàn Tiền Giang với Thượng Cấp, nên hẹn nhau đúng ngày gặp nhau ở một địa điểm gần Trung Lương, vào lúc 8 giờ tối. Khi mọi người tề tựu đông đủ để chào đón Thượng Cấp thì Công An áp vào bắt trọn ổ, với đầy đủ tang vật. Vì thế nên vào tù với các ông, ngoài tôi, trong trại A có thêm một Trung Úy Quân Cảnh Không Quân."
Đó là công tác làm sạch xã hội của bọn CS. Làm bất cứ điều gì, bảo đảm đạt kết quả là tốt. Rất nhiều thanh niên hết sức bất mãn dưới gông cùm của chế độ hà khắc, hay chụp mũ người ta, quét nhà ra rác, làm mọi cách để kết tội và nhốt; và chủ trương "thà nhốt lầm hơn tha lầm". Tổ chức Sư Đoàn Tiền Giang là để dụ dỗ ai còn máu nóng, muốn đứng lên trả thù, thì CS giúp một tay để đưa vào tù cho gọn.
Khi tôi về Tiền Giang để cư ngụ sau khi được tha, khi đó, không còn chế độ quản chế, vì lệnh của Bộ Nội Vụ, không biết vì lý do gì. Tôi ở trong ruộng cùng với gia đình. Ba tháng hai lần, hai người thuộc Cục Phản Gián đến thăm tôi. Họ thường hỏi tôi, tại sao không ở Saigon, mà bán nhà trên đó để về Tiền Giang(trước đây là Định Tường, hay Mỹ Tho) mà ở. Tôi bảo họ là "vì vợ con không biết làm gì để sống ở Saigon".
Họ lại hỏi "về Mỹ Tho sao không ở nhà cha mẹ ở thị xã, tại sao về ruộng mà ở?". Tôi bảo là "nhà mẹ tôi ngoài thị xã đã bị tịch thu làm nhà thương rồi, mà vợ con tôi ở Mỹ Tho đâu biết buôn bán gì?" Thế rồi, cứ kỳ này gặt lúa, chú "phản gián" hẹn tôi, lúa trổ đồng đồng sẽ lên thăm. Có một hôm, có một anh tuổi trạc chúng tôi, đến gạ gẫm với tôi. Anh bảo anh là lính Tây thời trước, sau thì chuyển vào quân đội VNCH, bây giờ sống ở đây, nhưng chẳng khi nào giám nói chuyện với ai cả.
Nay có ông về đây ở, có gì cứ chỉ bảo, đàn em sẵn sàng nghe lệnh. Tôi cười bảo: "Anh làm cho ai thì tôi không cần biết, nhưng lo cái mạng của anh đi, còn phần tôi, chỉ biết làm ruộng làm rẫy mà nuôi thân thôi." Nghĩa là họ cũng dùng lại "mứng" củ. Có lần chú "phản gián" lên thăm nhắc lại thắc mắc củ của chú, "tại sao tôi vào ruộng ở?" Tôi bèn phân tách cho chú ấy hiểu:
"Hết rồi, tan hàng rồi, còn gì nữa mà chơi? Chỉ có các chú trẻ, còn nhiều máu nóng, không biết trời cao đất rộng thì mới điên khùng "nổi dậy", "phục quốc"... Chứ tôi thì không. Chỉ có làm ăn chất phác mà thôi. Tại sao?
Vì có ai mà giỏi như Hồ Chí Minh, mà có tài như ông ta thì cũng phải tốn đến "30 năm mới có ngày nay", thì nếu được một nhà lãnh đạo tài tình như ông ấy thì cũng mất 30 năm nhân dân gánh chịu đau khổ nữa mới mong đạt được cái gì. Và chừng đó, chắc gì cái mà muốn xây dựng lên lại chẳng là một cái chẳng ra gì khác.
Thôi, mệt lắm, nghĩ không thôi cũng thấy chán rồi, huống chi là bảo tôi làm". Chú "phản gián" chăm chú nghe, tôi hy vọng chú hiểu, và sau này, chú không hề hỏi tôi tại sao về ruộng ở. Tôi biết là họ rất lo. Vì thế, thỉnh thoảng sai bọn du kích xã đến nhà tôi kiểm tra hộ khẩu vào giữa đêm. Trước ba người, sau hai người, lên cò súng nghe sướng tai hay lạnh xương sống? Nhà chỉ có một ông già và hai bà già. May là họ chỉ muốn kiểm tra chứ không cố tình bắt nhốt, vì chừng đó, họ chỉ cần vu khống chụp cho cái mũ gì đó là xong chuyện.
Có hôm, tôi ăn giỗ nhà hàng xóm, gặp một Thượng sĩ Không Quân trước làm cho Ngy Cao Nguyên. Hắn ê càng đến độ biết tôi mà không giám nhìn, vì hắn đã bị bắt theo Sư Đoàn Tiền Giang và ở tù 5 năm. Nhưng đến ngày nay,chắc hắn cũng an ủi phần nào, vì Mỹ đồng ý cho định cư tại Mỹ những người đã trải qua trên 3 năm tù dưới chế độ CS ở VN.
Mánh gạt người của CS dùng đi dùng lại nhiều lần, trong nước như ngoài nước. Cái chính ở ngoài nước là đô la, làm sao gạt để lấy đô lạ Cái thứ là để ly gián những ai mà CS cho rằng có tài lãnh đạo, phải làm cho họ thân bại danh liệt. Nói cách khác là diệt trong trứng nước những mầm móng gây hiểm họa cho chế độ của chúng. Thật là khó mà nhận ra thế nào là bị gạt. Chẳng hạn khi ta bị một người nào đó cho ta nhiều hứa hẹn để làm giàu mà ta nghĩ đi nghĩ lại chẳng cách nào có thể làm giàu như vậy được, thì cứ tin rằng đó là gạt gẩm còn hơn là bước tới một bước thử thời vận.
Trên xứ Mỹ này, nếu ta có thể gạt được một ngày 10 người, mỗi người chỉ $20, thì ta đã được $200. Do đó, khi người ta bảo vào phong bì mà được trả $1 cho 10 phong bì đi nữa cũng là điều không thể có rồi. Đó là chuyện gần, có thể xảy ra ngay trước mắt tạ Còn chuyện lớn hơn, tức nhiên cần đến nhiều tiền hơn, cần đánh thức lương tâm ta hơn, phải chọn những dịp tốt, những người có lương cao, và người ta chỉ cần "khích tướng", hay "hứa hẹn" trên trời dưới đất, nếu có ai tin thì sẽ bị mắc lừa. Cứ tự hỏi mình, "họ làm như vậy sẽ có lợi cho ai?" chừng đó, bạn sẽ không còn bị gạt nữa. Những người gạt bạn có thể là bạn rất thân của bạn, chỉ vì họ cũng đã bị gạt rồi.
oOo
 http://www.hungviet.org/ncct/ncct13.html

Sunday, February 2, 2014

TRẦN CÔNG * XUÂN SẮP VỀ

Trần Công
Khi ấy xuân sắp về(truyện ngắn)
Những ngày tàn thu. Đường Lý Thường Kiệt dài, heo hút. Rặng cây đã đổi màu, lá úa rơi rơi trước từng cơn gió nhẹ. Sương mù nặng trĩu trên những tấm áo bông đang cúi đầu bước run rẩy.Minh hoạ của N.Ở một góc đường, Linh đang vẽ. Người anh dong dỏng cao, mặt gầy, mắt sáng, tuy đượm vẻ buồn xa xăm nhưng vẫn có tí tinh nghịch. Da hơi xám vì lạnh và cũng vì sốt nhiều trong những năm kháng chiến. Chiếc áo khoác bằng vải bạt mua chợ giời đã bạc màu, lấm tấm bẩn những vết mực vẽ.
 Bên lề đường, Lân, người học vẽ, ngồi co rúm vì lạnh, mải ngắm những cô nữ sinh. Lân còn trẻ lắm, mắt nhỏ, ngây thơ như mắt trẻ con, tóc hơi quăn, một mảng nhỏ rớt trên trán.Xung quanh Linh, dừng lại một số người hiếu kỳ. Đây là một ông công chức vẫn hay đến sở muộn giờ. Người đeo kính trẻ tuổi kia là một ông giáo ở trường bên cạnh. Cả một anh công an. Anh hơi nhíu mày, phóng xe lại định hỏi, nhưng lại thấy một hoạ sĩ đang vẽ nên lại thôi và cũng tò mò đứng xem.Xa Việt Bắc hơn một năm nay, anh nhớ những đồi sim dại, tím ngát trong chiều hoàng hôn, những đồi sim đã vỗ về Linh sống trong những ngày gian khổ. Linh nhớ những ngưòi con gái đẹp nghèo trong xóm, chiều chiều lên đồi sim tìm củi rồi hát véo von. 
Từ khi về Hà Nội, đề tài của anh tản mạn, nhiều vướng mắc. Anh vẽ nhiều nhưng kết quả ít được như ý muốn. Rồi mùa thu về. Ngồi đếm lá vàng rụng, anh sực nhớ ra mình đã hai mươi tám. Mải mê với nghệ thuật, đâu sẽ là mảnh nắng ấm lòng để sưởi khi trời trở lạnh. Anh thèm khát nhìn theo những tà áo. Có một chiều nắng vàng, gió nhẹ lất phất những tà áo tím quất vào hồn anh lùi về dĩ vãng: màu tím hoa sim dại trên núi đồi Việt Bắc, bóng người con gái nghèo nhặt củi mỗi buổi hoàng hôn xuống.
Linh tần ngần bảo Lân:"Lân ơi, tôi sẽ vẽ một người thôn nữ trong những bông sim tím."Lân hồn nhiên:"Đúng đấy anh Linh ạ. Anh vẽ người đẹp đi, Lân thích lắm."Thế rồi, có một sáng sớm, trời lành lạnh, Linh và Lân xách giá ra góc đường ngồi vẽ. Linh muốn ngồi ngay góc ngã tư này để tìm gợi cảm hứng ở những màu áo tím của các cô nữ sinh.Đã một tuần rồi, vẽ rồi lại xoá, màu tô lại đổi. Linh ôm trong hồn hình bóng một cô thôn nữ mộc mạc mà vẽ mãi không giống lắm: “Đẹp đấy nhưng trông vẫn giống nữ sinh Hà Nội anh Linh ạ!”. Linh nghĩ: “Ồ! Mới có hơn một năm mà cuộc sống thành thị đã ám ảnh mình nặng thế ư?”. 
Anh nhẫn nại cố chữa, cố tưởng tượng trong ký ức những nét giản đơn, cái đẹp tự nhiên thanh thoát của người thiếu nữ đồi sim. Có một vài nữ sinh đi ngang, ngừng xe đạp tấm tắc khen đẹp làm Linh ngường ngượng. Linh hơi buồn về ký ức kém cỏi của mình.Nhưng, có một sáng, khi kẻng vào lớp đã kéo hết học sinh đi, khi chỉ còn sót một vài “công chúng” tí hon học buổi chiều ôm bóng đi đá thì bỗng Linh ngừng bút ngửng đầu. Anh thần người đứng nhìn: Từ trước mặt đi lại một cô hàng hoa. Cô mặc áo dài nâu, yếm trắng, chít khăn mỏ quạ, đi chân không, người cô dong dỏng cao, khuôn mặt trái xoan, mắt to mà đen, hai gánh đầy hoa: lay-ơn hồng, tím, cúc trắng, vàng, hồng nhung. Giữa những màu rực rỡ xen vài lá xanh ướt đọng ít giọt sương mai.Tưởng có cơ bán được, cô gái hàng hoa ngừng bước, nhè nhẹ đặt gánh xuống. Người hoạ sĩ đứng nhìn, đánh rơi cả bút, vui sướng thốt lên:"Đây rồi!"Đám trẻ nhìn theo cười ròn rã rồi hò nhau đi đá bóng. Thôi phải rồi! Đây mới thực là người cần cho tranh của Linh. 
Thoạt mới nhìn, anh có cảm giác là lạ. Thấy như một đêm trăng nào đó, rờn rợn như trong Liêu trai, bóng người đẹp hiện về trong thư phòng người hàn sĩ. Linh thấy như đã tìm ra thìa khoá của nghệ thuật, linh hồn của bức tranh. Bây giờ chỉ còn cách lồng nó vào giữa đám hoa vẽ xong từ bao giờ nhưng còn thiếu hồn hoa. Thì nay hồn hoa đây rồi…Linh bước lại gần người bán hoa. Anh cầm lấy một vài chùm hoa, lơ đễnh hỏi giá và chăm chú nhìn người chủ của chúng. Anh giơ lên một bó lay-ơn tím rồi tưởng tượng một cái khung vô hình mà cạnh bó hoa là khuôn mặt cô gái. 
Thấy vừa ý, anh tấm tắc: “Đẹp quá!”.Cô hàng hoa nhanh nhảu: "Ông mua đi, loại ấy hiếm lắm. Tôi chỉ có một ít thôi!"Linh vội vàng giả tiền.Và cô gái bán hoa cũng đứng dậy, thoăn thoắt rảo bước.Linh thấy như hụt mất trong tay một vật quý, định gọi với lại nhưng lại thôi. Anh đứng nhìn theo cho đến khi Lân đến vỗ vai anh, anh chợt tỉnh quay lại giá vẽ, phóng bút vẽ nên một đôi mắt rất đen....Và cứ thế, trong sương mù của những buổi sáng cuối thu, khi ánh mặt trời dậy muộn vội vã từng tia, xen qua sương mai phơn phớt vạch trên cây lá, khi sương lách tách nhẹ rớt trên lưng người hoạ sĩ đang say mê vẽ, thì cô gái hàng hoa cũng nhanh nhẹn quẩy gánh đi ngang. Người hoạ sĩ lại tươi cười dừng bút mua một chùm hoa tím, nói vài câu chuyện. Chủ hàng ý chừng đã quen tính vui vẻ hồn nhiên của ông khách lạ nên cũng thành thói quen. 
Mỗi buổi sáng đi ngang đều có dừng lại. Nhưng có một lần, thấy hoạ sĩ lúng túng móc túi mãi không đủ 300, cô ái ngại. Và nhìn lại quần áo lôi thôi cũ kỹ thì chợt hiểu nỗi nghèo của người hoạ sĩ. Thầm kín, cô hàng hoa mở bó hoa chọn một nhành hoa tím tươi nhất đưa cho Linh:"Nhà tôi còn nhiều, ông cầm lấy mà vẽ."Nói rồi quẩy hàng đi.Ở đời xét cho cùng thì nghệ thuật là cái dễ thấm hồn người nhất. Chỉ có cái là người nói ra được, người chỉ cảm thông thôi. Linh cho là những người bán hoa nhất định có người có tâm hồn đẹp như hoa và người mua hoa cũng có ngưòi hiểu hoa, quý hoa.Ngày hôm sau, như thường lệ, cô gái hàng hoa tới, lúc kẻng trường đã dồn ông giáo, học sinh vào lớp, lúc đám trẻ em đã phân tán đi chơi bóng. Lần này, Linh chưa kịp lại thì cô gái hàng hoa đã tới trao cho anh một chùm hoa tím. Linh đem cắm nó lên giá rồi hí húi vẽ. Cô hàng hoa đứng trông anh vẽ. Cô chợt hỏi Linh:"Ông vẽ ai đấy?"Linh nhìn cô:"Tôi vẽ cô đấy. Có giống không?"Cô hàng hoa ngượng ngùng:"Bao nhiêu người đẹp mà ông vẽ tôi. Tôi có ra gì."Linh nói rất nhiều, rất say mê giải thích bức tranh của anh. 
Nhưng nghe một lúc cô hàng hoa e lệ bỏ đi.Linh vẫn thấy tranh mình chưa vừa ý lắm. Thỉnh thoảng một chiếc ô tô vù bụi, khét mùi xăng rầm rộ chạy qua… Thỉnh thoảng nhiều tiếng còi, tiếng chuông, tiếng rao làm anh rộn óc. Khung cảnh ồn ào chung quanh chi phối anh, anh bực tức. Thế rồi, có một sáng, trời lạnh hơn, sương xuống nhiều hơn, anh không thấy cô hàng hoa qua đây nữa. Anh giục Lân thu xếp đồ vẽ, bỏ đi tìm.Ngoài Hà Nội. Một trại hàng hoa. Chập chờn trên các mô đất chỗ cao chỗ thấp, điểm xuyết giữa những ngôi nhà nhỏ xinh xắn là những vườn hoa rực rỡ.Đào còn lạnh gió heo may chưa buồn nảy nụ. Linh, Lân cắp giá vẽ bút đi theo con đường mòn vào làng.Ánh sáng ban mai dìu dịu. Qua một dãy rào nứa dài, Linh, Lân bước vào một mảnh vườn dài trồng toàn cúc và lay-ơn tím. Linh chợt thấy cô hàng hoa của mình đang hái hoa. Anh định rẽ hoa chạy tới nhưng sợ kinh động người hái hoa, sợ mất đi một cảnh rất quý, anh quay lại lấy bút ghi lại hình ảnh đó. Đây mới thực là bức tranh anh mong muốn. Đây mới thực là nguyên chất của sự phối hợp giữa cảnh và người. 
Cô hàng hoa giữa vườn hoa. Hồn hoa không còn lạc lõng nữa. Hồn nghệ sĩ không còn lạc lõng nữa.Một lát sau, cô hàng hoa rẽ hoa, ôm một bó lớn đi về nhà. Linh, Lân lặng lẽ ôm tranh đi theo. Đến một ngôi nhà tranh gần đó, cô hàng hoa đẩy cửa bước vào. Linh bước vào theo. Một bà cụ trên 40 bước ra hỏi:"Thưa hai ông hỏi ai ạ?"Linh lúng túng chưa biết đáp thế nào cho tiện, ấp úng:"Thưa cụ, tôi..."Thì may quá cô hàng hoa đã bước ra:"Ồ, hai ông, mời hai ông vào nhà."Và nhanh nhẩu bảo bà cụ:"Thưa đẻ, đây là hai ông hoạ sĩ vẽ tranh dưới phố, khách quen của con đấy ạ."
Gian nhà thấp nhưng sáng sủa. Giữa nhà một hương án nhỏ đã long lở sơn trên có tấm ảnh một người đàn ông khoảng 50. Một bàn gỗ tạp có bộ ấm chén cổ. Trong góc nhà một chiếc phản gỗ. Cánh liếp bên trái để hở một tấm cửa phên nhỏ vào buồng trong. Bà mẹ dáng hiền lành, gọi con:"Lan ơi, lấy nước mời hai ông."Mải ngắm gian phòng, Linh để Lân tiếp bà cụ. Anh bước ra quanh quẩn nhìn những cây hoa phong lan, lan tiêu, cái bể cạn nhỏ có mấy con cá vàng. 
Anh nghĩ: “Sao mảnh đất nhiều tình ý thế này, tĩnh mịch gợi hứng nhiều thế này, mảnh đất của hồn hoa mà đám nghệ sĩ mình ít người chịu ra đây mà sống. Và anh thấy mến cái yên tĩnh thơ mộng của trại hàng hoa, thấy sờ sợ cái ồn ào của Hà Nội. Anh thấy như ở đây mỗi thứ hoa đều có hồn riêng, có đời sống riêng, có lịch sử riêng…Đang suy nghĩ liên miên, Linh bỗng có cảm giác như có ai đang nhìn mình. Anh ngửng đầu lên, kinh ngạc thấy Lan đứng trước mặt.Lan ra mời anh vào nhà uống nước, Linh hỏi:"Này chị Lan, cây phong lan này giồng từ bao giờ?" [1]
Lan đáp:"Tôi cũng không rõ nữa. Nghe đâu từ khi thầy tôi còn sống, tôi lớn đã thấy nó rồi."Rồi Lan dẫn Linh ra phía sau nhà, chỉ vào một hàng lay-ơn tím:"Đã sáu năm nay tôi vẫn giồng lay-ơn tím ở đây. Thường tôi vẫn cho ông đấy."Linh nhìn màu tím, dịu mắt, anh thấy đời mình cần một chỗ dừng chân. Anh hoa mắt nhìn đôi mắt Lan. Người nghệ sĩ đã bước từ tình nghệ thuật vào tình yêu: Anh đã yêu Lan....Đêm hôm đó, Linh trằn trọc mãi. Ngọn đèn đêm le lói toả mờ mờ gian phòng bừa bộn của người hoạ sĩ. Lâu rồi, anh lại thấy những tác phẩm của anh không còn đủ để làm người yêu duy nhất. Cạnh nàng nghệ thuật, anh đã thấy cần một người có con tim. 
Lâu nay thắc mắc nhiều cho nghệ thuật, anh sợ nó ghen tuông, anh không dám san sẻ nó với ai cả. Ngày đêm, anh thủ thỉ tâm tình với nó và nghĩ rằng như thế là “trọn nghĩa”. Nhưng cô đơn vẫn là cô đơn. Hồn tranh đã tụ lại thành hồn người đòi anh tìm tình yêu. Hồi Linh nghĩ biết đâu được yêu lại chẳng giúp nhiều cho nghệ thuật. Biết đâu tình yêu lại chẳng là chuyện mất thì giờ như anh thường nghĩ mà là cả một đề tài lớn cho anh, mặc dầu nó có thể lại chua xót!Linh với tay cầm bông hoa tím nhổm người ngắm bức tranh một lúc rồi áp bông hoa lên ngực ngủ thiếp đi trong nụ cười trên môi.Linh không ngờ: Lan lại là gái có chồng. 
Mấy hôm sau tình yêu lại đẩy Linh lên trại hàng hoa tìm Lan. Lan chưa về. Lý, em Lan, cũng một cô hàng hoa xinh xắn, ngồi nói chuyện với Linh.Một lát sau, Lý đưa Linh chạy tung tăng quanh nhà, bứt một chùm nhiều thứ hoa cho Linh. Rồi lúc vào nhà ngồi, chợt Linh thấy trên liếp một tấm bảng “Gia đình vẻ vang”, Linh hỏi Lý:“Anh cô đi bộ đội đấy à?”Lý rí rủm:“Anh, nhưng không phải cả hai đều là anh ruột cả đâu. Một người là chồng chị Lan đấy.”Linh bàng hoàng:“Ồ! Anh cứ tưởng chị Lan chưa chồng.”Lý bưng miệng cười khúc khích:“Nhiều ông con giai cũng đều tưởng thế. Rồi lại khổ thôi.”Linh hỏi:“Sao lại khổ?”Lý đáp:“Khổ chứ còn khổ thế nào nữa. Người ta có chồng rồi thì còn lấy thế nào được nữa.”
Nhưng bỗng Lý đổi nét mặt, buồn rầu:“Nhưng mà chắc gì anh ấy về nữa. Anh ấy đi bộ đội 6 năm nay bặt tin bặt tức. Từ khi hoà bình, bao nhiêu người ta về nhà, mà anh ấy chẳng có thư từ gì cả. Người ta đồn là chết rồi. Khổ chị Lan nhỉ, chị ấy còn trẻ, mới 22 tuổi đầu."Linh nhìn tấm bảng “gia đình vẻ vang” thấy tiếc thương người bộ đội và thấy buồn lây:"Ừ mà thế đâm khổ cả đôi."Lý mở to mắt, ngơ ngác:"Chắc gì anh ấy còn sống để đủ cả đôi mà khổ."Dần dần, lòng người thiếu phụ cô quạnh, càng cô quạnh, lúc đông đang về lạnh buốt, thấy mến Linh. 
Vẫn mong chồng, vẫn quý người bộ đội, nhưng mà thấy nó xa xăm quá đỗi, hầu như tuyệt vọng. Linh hiền lành, dễ mễn, lại biết quý người, quý lao động. Thường anh đến nhà, cũng biết gánh nước tưới hoa. Anh vui vẻ nhưng lại đứng đắn, không cợt nhả bao giờ. Không riêng gì Lan, mà mẹ Lan cũng quý anh. Nhất là Lý. Lý càng nhìn Linh lại càng thương chị.Có một chiều, hoàng hôn xuống ủ lên hàng lay-ơn tím đang đổi sang màu xám đen, Linh ngồi nói chuyện với Lan trước thềm."Trước kia tôi chỉ muốn tìm ở Lan một người đẹp để vẽ vào tranh, nhưng gần đây tôi yêu Lan, tuy biết Lan đã có chồng… Thế có sai không hở Lan?"Lan cúi đầu, lặng thinh một hồi lâu. Bỗng cô ngửng đầu lên, giương to mắt ngơ ngác, sợ hãi lùi lại, giơ tay như che đỡ."Thôi anh đừng nói nữa. Tôi là gái có chồng."
Nhưng nói gì thì nói, đào đã bắt đầu chớm nụ. Tình yêu vẫn âm thầm, sôi nổi.Có một hôm, Linh đến chào gia đình Lan đi vắng một thời gian.Bà cụ hiền từ bảo Linh:"Em Lan và em Lý đều rất mến anh. Tôi cũng rất quý anh. Con rể tôi nếu không may đã mệnh hệ đi rồi thì tôi cũng không cản con tôi đi bước nữa. Tết này anh về nhà tôi chơi, cứ coi như người nhà cả thôi mà. Anh đừng ngại gì cả."Và đông đã sống những ngày cuối, tàn tạ. Từng đàn em nhỏ tung tăng theo mẹ đi may quần áo Tết. Cây cối xanh dần hứng sương mai long lanh.Vài chùm đào sớm đã nở miệng cười hàm tiếu.Lòng người đang thắm lại.Và những ngày ấy, xuân sắp về thì Lễ cũng về. Anh khập khễnh đi giữa đồng hoa, hớn hở. Nụ cười trên môi tuy còn đọng tý lạnh lẽo của đau xót, da tuy có xám, trán tuy có nếp nhưng người bộ đội đó vẫn trẻ. Anh đã thắng nổi Thần chết. 
Sau hoà bình, đơn vị anh vẫn tiếp tục đi tiễu phỉ vùng Tây Bắc. Vẫn những ngày đèo heo hút gió, nằm trời gối đất. Anh đi miên man trên những vùng Cha Pa, Phong Tổ, Bát Xát. Rồi anh bị thương nặng ở chân. Lạc đồng đội trong rừng, anh cố lê mãi ra đầu ngọn suối. Đồng bào Mèo gặp đưa anh ấy về chạy chữa. Và trên giãy núi cao ngất, trong một bản Mèo heo hút, anh đã sống 8 tháng trời. Anh bị hỏng một chân. Sau khi bắt được liên lạc với đơn vị, anh được ra ngoài phục thuốc, lắp chân giả.Và chiều nay, một chiều cuối đông, khi xuân sắp về thì Lễ về nhà.Thấy chồng về, Lan vui mừng khôn xiết. Nàng quên hết chuyện cũ, quên hoa, quên Linh, chạy ra đón Lễ. 
Người chồng trao cái túi dết cho vợ, tuột tay để rơi xuống đất. Lan vội cúi xuống nhặt, tình cờ chạm phải cái gì cưng cứng ở chân chồng mình. Nàng vén quần chồng lên thì thấy chiếc chân gỗ mới lắp, còn thơm mùi sơn. Lan bàng hoàng đau xót, nửa thương chồng, nửa tủi phận. Mẹ Lan mừng mừng tủi tủi rớt nước mắt đứng nhìn con rể. Lý ngơ ngác, người con gái mới nhớn lên này thương hay mừng cho chị?Dần dần, Lễ biết chuyện. 
 Anh không trách Lan mà thấy thương vợ. Đau khổ nhưng anh không muốn ghen tuông vì nghĩ cũng chẳng lợi ích gì. Có lúc anh nghĩ: “Giá mình chết đi thì họ đẹp đôi lắm nhỉ”. Ghen một tý thì nghĩ thế thôi nhưng anh thấy cần phải sống, cần phải xây dựng lại hạnh phúc của mình. Vì anh đã tranh đấu, đã thắng nổi cái chết, thì lúc này anh không thể mềm yếu thế được. Tuy vậy anh vẫn bình tĩnh. Thỉnh thoảng thấy vợ buồn buồn, đêm đôi khi quay đi ôm mặt khóc, anh để yên cho vợ khóc. 
Và khi Lan muốn cất bức tranh của Linh đi thì Lễ ngăn cản lại bảo cứ treo đó cho đẹp.Nhưng ngày ấy, xuân sắp về. Vài chùm đào sớm đã nở miệng cười hàm tiếu, màu đỏ dần dưới nắng ấm. Chợ họp đông dần, những bức tranh làng Hồ thắm thiết màu dân tộc trong đám cưới chuột, tranh hứng dừa, đang ngự trị dưới những túp lều mái rạ thơm phức.Và trong một ngày đó, Linh trở về nhà Lan. Cuộc gặp gỡ với Lan những tháng trước đã giúp anh dựng một câu chuyện đẹp. Nhưng còn đoạn cuối sẽ kết ra sao, bản thân anh cũng chưa rõ. 
Chỉ biết rằng dù sao thì tâm hồn anh vẫn là của nghệ thuật, yêu con người, yêu cuộc sống. Anh cũng chẳng nghĩ tới kết quả của cuộc tình duyên mà anh chỉ thấy nó đẹp lắm, trong trắng lắm.Linh tới nhà Lan. Vào nhà, anh thấy một người đang đóng khung lại bức tranh của anh. Linh hỏi:"Chị Lan đâu hở anh?"Linh vẫn ngỡ trước mặt mình là một bà con hàng xóm. Lễ mỉm cười:"Chắc anh là anh Linh phải không?"Linh ngạc nhiên:"Sao anh biết?""Từ hôm tôi ở đơn vị về, các em gái tôi vẫn nhắc tới anh luôn.""Ồ! Thế ra anh là anh ruột Lan. 
Thế chồng cô Lan có ở với anh không?"Lễ trầm ngâm chậm rãi đáp:"Tôi với Lễ ở cùng đơn vị. Lễ bị thương nặng mất một chân… nhưng nay khỏi rồi… và cũng sắp về đây."Linh bàng hoàng, nói bâng quơ:"Thế à! May quá nhỉ."Trên mảnh vườn đầy đào nở, bóng Linh đi. Anh ngắt một bông đưa lên trước mắt ngắm nghía. Có khi anh dừng bước dưới một cành đào suy nghĩ hồi lâu. Rồi lại đi.Bỗng trước mắt anh hiện lên một dãy lay-ơn tím. Màu tím đập vào mắt anh, đau xót. Anh lặng người một hồi lâu. Rồi ngửng đầu nhìn trời xanh, nhếch mép cười, nói một mình:"Âu cũng là một chuỗi ngày rất đẹp. Hồn hoa đâu, có nghe lời nghệ sĩ chăng?"Đêm 27-12-1956*
NHÂN VĂN III.  SÁCH TẾT 57

ĐẶNG HUY VÂN * HUẾ THỜI VÀNG SON

Ôi! Thời vàng son của Huế hỏi còn không?

Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao) Hôm nay là ngày Mùng 2 Tết Giáp Ngọ, chúng ta đang sống trong âu lo vì không biết năm nay cái gì sẽ xẩy ra? Vài năm tới đây nữa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có thể khá lên hơn được không? Liệu Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền có được mở mang như thủ tướng đã hứa trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ không?... 
Trong khi nhân dân nhiều nước trên thế giới chỉ lo làm ăn để mưu cầu một cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ, thì người dân Việt Nam chúng ta lại đang phải lo đối phó với những cuộc đàn áp biểu tình chống Tàu, đình công đòi tăng lương, lo Tàu chiếm Biển Đông, lo bị bắt tù vì nói sự thật, lo bị chính quyền cướp đất, lo xin giấy phép đi thăm nuôi người thân đang bị ngồi tù oan uổng, lo bị cấp dưới của thượng tướng Phạm Quý Ngọ điều tra, quy tội, xét hỏi... Nhưng nếu chúng ta nhớ lại cách đây 46 năm, đúng vào ngày hôm nay tại Huế thương, đồng bào ta đang bị giết chết bằng súng B40, bằng cuốc thuổng, bằng đạn súng AK, bằng chôn sống... Thì những cái lo âu ở trên chỉ là nhỏ bé!
Vì vậy, hôm nay tôi gửi đăng lại bài viết này để một lần nữa xin được tạ tội trước những vong linh các oan hồn Huế Mậu Thân 68. Chỉ khi nào những kẻ đã gây ra tội ác man rợ kinh hoàng này đứng ra nhận tội trước đồng bào cả nước thì khi đó, quá khứ đau thương này mới được khép lại, nhân dân ta mới được thênh thản đón Tết cổ truyền của dân tộc! 

Ôi! Thời vàng son của Huế hỏi còn không?

(Xin tạ tội với những oan hồn Huế Mậu Thân 68)
Quá ngỡ ngàng khi thấy ông
Từ trên máy bay “bước” xuống
Kẻ bế người nâng khác nào một vị vua
Với nét mặt nát nhàu 
Đôi mắt buồn rười rượi
Có lẽ nào đây là anh giải phóng quân
Vào thành Huế Mậu Thân xưa?
Không!
Ông chỉ là một nhà thơ
Một nhà thơ chan chứa tình bè bạn
Theo bộ đội lên chiến khu
Nhưng chưa bao giờ cầm súng bắn
Tết Mậu Thân ông chỉ là quan tòa
Tại trường Gia Hội mà thôi
Để xét xử người của đối phương
Những học trò cùng bạn hữu một thời
Và ông chỉ biết cầm bút ký tên vào bản án
Để người khác thi hành thôi
Chứ ông nào biết bắn!
Ông thương dân lắm!
Nên khi tiến quân vào Huế thương, ông khóc
Vì thấy các đồng chí của ông
Đã chôn sống những xác người!
Một nhà thơ
Chỉ biết chắt lọc suốt đời
Những ngôn từ mĩ miều
Của tình người thiêng liêng nhất
Dù biết rõ kẻ đã ra lệnh bắn vào
Bàn thờ tổ tiên trong đêm mùng một Tết
Là một kẻ vô thần mang dạ thú mặt người
Nhưng ông là nhà thơ chỉ biết làm thơ thôi!
Và đây là dịp để có những vần thơ trác tuyệt
Lấy máu của bạn bè để viết nên những bài thơ
Lừng danh đất nước Việt!
Chuyện ai ra lệnh bắn vào ai
Đâu phải việc của nhà thơ!
Ai ngờ về già ông cứ thờ thẩn ngẩn ngơ
Đêm gió động ngoài hiên
Cũng bật dậy tưởng có người gõ cửa
Có hôm nằm mơ thấy hồn Mậu Thân
Ngoài Khe Đá Mài than thở(*)
“Không biết mẹ già và vợ con 
“Nay phiêu dạt về đâu?”
Ông là nhà thơ
Càng thấm thía nỗi đau
Của những người học trò bị giết oan
Mà ông “không thể” cứu!
Ông phải sống những năm tháng cuối đời
Với nỗi đau nặng trĩu!
Vì thời trẻ ông chỉ chạy theo phù du
Chứ có biết nghĩ suy đâu
Nếu ông được dạy dỗ đến nơi đến chốn thì
Non sông bây giờ chắc đã khác
Ôi! Cái tuổi trẻ đam mê vĩ cuồng
Để suốt đời lầm lạc
Đã kết án oan cả chú bác cô dì
Bè bạn lẫn trò ngoan!
Đã phá tan hoang những đường phố, ngôi làng
Cả mái trường xưa nơi một thời dạy học
Day dứt quá những đêm dài trằn trọc!
Nhưng cuộc đời đâu dễ dàng
Quay ngược lại thời gian!
Để chuộc lại những sai lầm
Khi tay đã nhúng chàm
Những sai lầm
Được mang tên Tội Ác!
Bốn mươi sáu năm rồi
Huế Thương giờ thật khác!
Ôi! Còn đâu những ngày xuống đường
Của sinh viên Huế biểu tình
Và còn đâu những buổi tụ tập mít tinh
Của nhân dân Huế “Đã đảo quân xâm lược!”
Xuống đường ư? Bị bắt ngay lập tức
Vì chống Tàu là “chống đảng chống nhân dân!”
Ông lờ mờ xem Ti Vi mà đau đớn tận tim gan
Khi Hoàng-Trường Sa và Biển Đông
Nay đang bị giặc Tàu xâm lược
Nước mắt ông bỗng trào dâng
Và thốt nhiên bật khóc!
Tết Giáp Ngọ này
Ông quay lại Huế thương 
Ông định sẽ tìm lại cái gì ở đây
Giữa những hố chôn người vội vã?
Hay để chứng kiến cảnh nhiều em thơ
Đang phải lang thang trên vỉa hè tơi tả
Những dân oan khắp thôn xã, quận phường
Đang lũ lượt lên tàu xe
Mang đơn kiện tận trung ương
Vì đã bị cướp đất, cướp nhà nhiều năm
Mà không ai giải quyết?
Nhưng những chuyện của thời nay
Chắc không ai nỡ nói cho ông hay biết
Vì nói để làm gì thêm khốn khổ thân ông!
Ôi! Thời vàng son của Huế
Hỏi còn không?
Hà Nội, 1/2/2014
Ts. Đặng Huy Văn

HÀ THÚC SINH ** ÔNG GIÀ LÒA

Ông già lòa đường Nguyễn Đình Chiểu

Hà Thúc Sinh
than_truc

Buổi sáng ra vườn mò mẫm chiếc bình tưới
Cảm nhận mặt trời leo ấm cổ gầy
Ðôi mắt trơ tựa hai hòn sỏi
Ngửi đoá hoa như uống lấy sương mai

Khi ấy cuộc đời nhẹ nhàng quay ngược
Thấy lại người lính già khóc buông súng trên đường
Sâu tâm can như có dao xước
Máu hận trào lấm tấm lỗ chân lông
Ðứng thẳng lên nghe gió vù vù
Ngó ngơ ngơ hướng nào rừng rú
Ðường trở về ai đó có đi
Ôi biết sao nhập dòng tham dự
Ông cụ già ngồi dưới nắng mai
Nghe trống trận từ Văn Lang Xích Quỷ
Nâng đóa hoa khấn giữa đất trời
Xin được chết hoá đôi giầy người dũng sĩ
Hà Thúc Sinh

Saturday, February 1, 2014

NGUYỄN QUANG LẬP * ANH CU ĐO

Anh cu Đo


Nguyễn Quang Lập 


Làng Đông có vè: Hay cãi cu Luật, hay đập cu Hinh, đánh rắm thối inh là anh cu Khả... Lại có vè: Cu Luật hay cãi, cu Thái hay lo, cu Đo hay cấm, cu Chấm hay thơ, cu Bơ hay lẹo….. Mấy anh cu Bơ, cu Hinh, cu Thái,cu Khả, cu Chấm… mình không biết. Hồi ở làng Đông mình không thấy họ, có thể họ đã đi bộ đội hay đi kinh tế mới lâu rồi. Anh cu Luật mình đã kể rồi, giờ kể nốt chuyện anh cu Đo.

Anh cu Đo lúc đầu ở trước nhà thằng Tâm con ông cu Thành, sau chuyển về ở sau nhà chị Xuân con ông Mẹt Nhiệt, sau chuyển về ở cạnh nhà anh cu Tý con ông cu Nhuế, rốt lại mình chẳng nhớ anh cu Đo ở đâu nữa. Gần chục năm sống ở làng Đông mình thấy anh cu Đo nhổ nhà chỗ này cắm nhà chỗ kia loạn cả lên. May anh có của nả ông bà để lại nếu không anh cũng sẽ sạt nghiệp theo chuyển nhà.



To cao trắng trẻo đẹp trai hát hay, anh cu Đo thuộc loại hot boy trong làng. Chị Lê vợ anh cũng xinh và hiền, hiền vô kể, ai nói gì cũng cười, ít khi thấy chị cãi nhau với ai bao giờ. Nhác qua thấy họ hạnh phúc, nhưng không, chị Lê hết nước mắt với anh cu Đo.

Cũng chẳng có gì to tát, chỉ vì với việc làng anh nhiệt tình năng nổ xông xáo quá đáng. Anh chẳng có chức sắc gì, một chân tổ trưởng cũng không. Bất kì một cuộc bầu bán nào anh cũng hăng hái ứng cử nhưng chẳng ma nào bầu cho anh. Người làng Đông vốn ghét đa sự, ghét luôn mấy kẻ thích quan trọng hóa, máu quan quyền. Cứ thấy anh nào thích quan trọng hóa, máu quan quyền không bao giờ họ bầu dù kẻ đó có giỏi bằng giời. Khốn thay cả hai thứ đó thứ nào anh cu Đo cũng đầy ắp, hi hi.

Anh cu Đo tự thấy mình phải có trách nhiệm ở khắp mọi nơi, bất kì việc gì xảy ra trong làng anh cũng ra sức đôn đốc giải quyết. Nội mỗi chuyện họp đội không thôi cũng đủ mệt với anh. Đã qui định rồi, kẻng đội đánh một hồi sáu tiếng là đi họp nhưng anh luôn lo người ta bỏ họp, phải đôn đốc tới nơi tới chốn. Buổi chiều đi cày về anh thả cày vọt đến nhà này, nói tối nay họp đội nghe chưa; lại vọt đến nhà kia nói đến nhà nói tối nay họp đội nghe chưa… cứ thế anh hết đi hết cả trăm hộ trong đội.


Ăn cơm xong anh lại lượn một vòng đủ trăm hộ, đến nhà này nói mau ra họp đội nha, đến nhà kia nói mau ra họp đội nha. Nghe lắm nhàm tai chẳng ai thèm trả lời anh, anh cũng chẳng cần ai trả lời. Nhưng nhà nào đi chậm hoặc bỏ họp là anh vọt đến ngay, tay chỉ miệng quát, nói à ha, giờ ni không ra họp à bay- À ha có ra họp không đó hả. Đa số đều ngọt nhạt trình bày lý do để anh đi cho khuất mắt, cũng có nhà điên lên, nói tau không đi họp đó, mi mần c. chi tau. Thế là cãi nhau ầm ầm, có khi còn đánh nhau nữa.


Bốn vách kho đội 1 đều treo biển cấm của anh cu Đo: Cấm nói chuyện riêng trong khi họp, cấm đan lát thêu thùa trong khi họp, cấm ngủ gật trong khi họp. Tự anh treo lên chứ chẳng ai bảo. Giá ông đội trưởng nhắc anh bỏ đi, nói thôi em ạ, mấy thứ đó mình nhắc nhở thôi, cấm đoán làm chi, tự khắc anh cu Đo sẽ tháo luôn mấy cái biển cấm. Đằng này chẳng có ai bảo, người nghĩ nó treo biển thế cũng chẳng sai, người nghĩ thôi kệ cha nó muốn treo gì thì treo, việc mình mình làm.


Anh cu Đo không nghĩ vậy, anh đinh ninh mấy cái biển anh treo lên đó là luật rồi, nhất nhất mọi người phải tuân theo. Hễ ai làm việc riêng nói chuyện riêng trong khi họp là anh nhảy lên tay chỉ miệng quát, nói này, à ha không thấy cái biển đó à, có mù không đó- À ha không chịu chấp hành, gan to hè. Mọi người cũng chỉ cười xòa, không chấp. Lâu ngày thành quen, anh cu Đo lấn ra ngoài làng, khắp nơi có biển cấm của anh: Cấm ỉa bậy đái bậy, Cấm chặt cây rừng trâm bầu, Cấm ăn cắp đất cày của hợp tác, Cấm khạc nhổ lung tung, cấm đ. bậy… Người gật gù khen, nói cu Đo có tinh thần trách nhiệm; người cười khẩy văng tục, nói đ.mạ cu Đo hết việc rồi à bay, thăng ni e điên.

Nhiều người tìm đến Chủ nhiệm thắc mắc, nói cu Đo quyền hành chi mà cấm lung tung? Chủ nhiệm cười cười, nói ừ nhưng mà nó cấm có sai đâu. Được lời anh cu Đo càng hăng hái cấm. Một hôm khắp đường làng bỗng xuất hiện biển cấm của anh: Cấm trâu bò ỉa trên đường làng. Mọi người rũ, nói vơ cu Đo nời, lệ làng có rồi, trâu bò nhà ai ỉa nhà đó dọn, răng mi còn cấm. Anh cu Đo đầu lắc tay xua, nói phải cấm không được cho trâu bò ỉa, ỉa rồi dọn nói làm chi. Mọi người phải có trách nhiệm huấn luyện cho trâu bò không được ỉa trên đường làng. Mọi người cười rũ. Có người dắt bò đến trước mặt anh, nói đây, bò tau đây. Mi huấn luyện răng cho nó không ỉa trên đường làng tau cho mi cả con bò. Anh cu Đo không nói, cắm cái biển cấm cái phập, nói chấp hành đi, không oong đơ chi hết!


Anh cấm cứ cấm, trâu bò ỉa cứ ỉa. Cứ mỗi lần phát hiện trâu bò ỉa chỗ nào trên đường làng là anh lại làm thêm cái biển cấm cắm ngay ở đó. Đường làng hơn cây số có đến trăm cái biển cấm của anh cu Đo. Suốt ngày anh loay hoay làm biển cấm, bỏ hết việc nhà việc Hợp tác. Ai cười chê mặc anh cứ làm, biển cấm này bị nhổ bỏ đi anh lại làm biển khác, không biết chán nản mệt mỏi là gì. Chị Lê vốn hiền lành nhu mì cũng phát rồ với anh, nói anh cấm chi cấm lắm, cấm được người ta anh sướng lắm à. Anh trừng mắt lên, nói em là vợ anh, không được nói năng vô trách nhiệm.


Một chiều anh cu Đo đang loay làm thêm mấy cái biển cấm thì chị Lê với hơn chục chị đi vào, ai nấy đầy một ôm biển cấm trên đường làng,. Anh ngạc nhiên hỏi chi rứa. Mọi người xổ chục ôm biển cấm ra cả một đống, biển nào biển nấy ghi đúng một dòng: Cấm Đo Lê ỉa trên đường làng. Anh cu Đo gầm lên, nói đ. mạ bọn phản động. Anh hì hụi xóa chữ Đo Lê thay bằng chữ trâu bò, mặc chị Lê lăn lóc rên rĩ van xin anh vẫn ngồi sửa hết cả trăm cái biển cấm. Rồi anh lại vác trăm cái biển cấm ra đường làng cắm cho đến sáng hôm sau mới xong. Tối hôm đó nghe nói chị Lê ra giếng làng tự vẫn, may có người cứu được.


Chuyện anh cu Đo mấy chục năm rồi mình vẫn nhớ như in, riêng việc vì sao anh chuyển nhà cả chục lần là mình không biết. Năm ngoái anh cu Tý con ông cu Nhuế vào Sài Gòn cưới chồng cho con, ông chồng là cháu ruột vợ mình. Anh em gặp nhau hàn huyên làng Đông, mình có hỏi vì sao anh cu Đo hay chuyển nhà, Anh cu Tý mắt trợn miệng há, nói oa chà thằng ni không biết à bay. Rồi anh kể, vừa cười vừa kể, nói ông Cu Đo mắc bệnh khó ngủ, nghe tiếng con nít khóc tiếng hát ru ông càng khó ngủ. Cu Đo mới làm biển: Cấm con nít khóc sau chín giờ đêm, cắm trước ngõ những nhà có con nít mới đẻ quanh xóm ông. Chẳng những ông không cấm được mà còn bị người ta chửi cho, rứa là ông đành phải nhổ nhà đi cắm chỗ khác. Anh cu Tý vỗ đùi đánh bốp, nói mi biết không, hay ở chỗ là thà nhổ nhà đi cắm chỗ khác, nhổ nhổ cắm cắm cả chục lần ông cu Đo vẫn kiên quyết không bãi bỏ lệnh Cấm con nít khóc sau chín giờ đêm… ha,tức cười chết được.


Mình cười hì hì, nói anh cu Đo còn sống không? Anh cu Tý nói còn, bây giờ già yếu hom hem, sống một mình vợ con không có, tội lắm. Mình nói chị Lê bỏ anh Cu Đo rồi à. Anh cu Tý cười, nói a thằng ni không biết à bay, bỏ nhau từ thời mi còn ở làng Đông mà. Chuyển nhà đến lần thứ năm thì chị Lê đâm đơn ly di, may hai người chưa có con bỏ để cũng nhẹ nhàng. Anh cu Tý bỗng vỗ vai mình đánh bốp, nói hay mi về làng Đông với tau một chuyến? Mi không về mau ông cu Đo chết rồi lại tiếc. Mình nghe bùi tai, đi liền.


Về làng Đông tất nhiên mình đến thăm anh Cu Đo. Ngôi nhà toang hoác, anh đang ngồi khóm róm ở ngạch cửa trông ra ngõ. Xưa anh to khỏe đẹp trai là thế, bây giờ sụm xuống hệt một cây chuối héo rũ rượi xơ xác. Mình chào anh, anh trố mắt nhìn, nói ai rứa hè. Mình xưng tên mình, tên ba mạ mình anh vẫn trố mắt nhìn rồi cười cái hậc, nói quên cha cả rồi còn mô, và lại ngồi im ngoảnh mặt trông ra ngõ.


Tuồng như không nhớ nhà đang có khách, anh cứ ngồi khóm róm trông ra ngõ, dáng như chó đói chờ ăn. Sau lưng anh có biển cấm to đùng treo trên vách: Cấm li dị.


QUÊ CHOA

Friday, January 31, 2014

TIN THẾ GIỚI


 

Biển Đông : Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về vùng phòng không

Trung Quốc chọn Hoàng Sa làm tâm điểm, từ đó mở rộng vùng nhận dạng phòng không, bao phủ hầu như toàn bộ Biển Đông (hoangsa.org)
Trung Quốc chọn Hoàng Sa làm tâm điểm, từ đó mở rộng vùng nhận dạng phòng không, bao phủ hầu như toàn bộ Biển Đông (hoangsa.org)

Thanh Phương
Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về dự án thành lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, bao gồm cả những quần đảo đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với Việt Nam.

Hôm qua, 31/01/2014, phát ngôn viên phó của Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố là những hành động như vậy sẽ bị xem là « một hành động khiêu khích và đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng và gây nghi ngờ về cam kết của Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ qua con đường ngoại giao ».
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố như trên sau khi hôm qua nhật báo Asahi Shimbun của Nhật loan tin là không quân Trung Quốc đã soạn thảo dự án thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, lấy quần đảo Hoàng Sa làm trung tâm từ đó mở rộng ra để bao phủ hầu như toàn bộ Biển Đông. Dự án này đã được trình lên các giới chức quân sự cao cấp của Trung Quốc từ tháng 05/2013 và đang được xem xét.
Trước đó, ngày 30/01, một quan chức đặc trách châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Evan Medeiros, đã tuyên bố là Washington chống lại việc thiết lập vùng phòng không ở các khu vực khác, kể cả vùng Biển Đông.
Ông Evan Meidedros tuyên bố : « Chúng tôi đã nói rõ với phía Trung Quốc rằng chúng tôi xem việc thiết lập một vùng phòng không khác là một hành động mang tính khiêu khích và gây mất ổn định, có thể dẫn đến những thay đổi về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á ».
Vào tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật quản lý, nhưng Trung Quốc cũng giành chủ quyền. Việc thành lập vùng phòng không này đã bị Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chỉ trích kịch liệt.
tags: Biển Đông - Châu Á - Hoa Kỳ - Trung Quốc - Việt Nam
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140201-bien-dong-my-canh-cao-trung-quoc-ve-vung-phong-khong

Bắc Kinh ‘đang cân nhắc’ vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông



CỠ CHỮ
Một tờ báo của Nhật Bản dẫn lời các nguồn tin không nêu danh tính của chính phủ Trung Quốc cho biết như vậy hôm nay.

Theo tờ Asahi Shimbun, các giới chức thuộc không lực Trung Quốc đã phác thảo các kế hoạch về một vùng nhận dạng phòng không mới với tâm điểm là quần đảo Hoàng Sa và trải rộng phần lớn vùng biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là biển Đông.

Tờ báo của Nhật Bản đưa tin rằng các đề xuất đã được nộp lên cho các giới chức quân sự cấp cao của Trung Quốc hồi tháng Năm năm ngoái.

Thông tin này được đưa ra không lâu sau khi Bắc Kinh khiến nhiều quốc gia lên tiếng phản đối vì thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển tranh chấp Hoa Đông.

Việt Nam chưa có bình luận về thông tin mà tờ Asahi Shimbun mới đưa ra nhưng liên quan tới việc Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, Hà Nội từng lên tiếng cho biết ‘quan tâm sâu sắc các diễn biến tại khu vực biển Hoa Đông’.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hồi đầu tháng 12 năm ngoái rằng Việt Nam ‘mong muốn các bên liên quan kiềm chế, giải quyết ổn thỏa bất đồng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo an ninh, an toàn cho các đường bay quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực’.

Ngoài Nhật, Mỹ cũng từng bày tỏ 'quan ngại sâu sắc' về khu vực phòng không Trung Quốc .

Nguồn: Asahi Shimbun, AFP
 http://www.voatiengviet.com/content/bac-kinh-dang-can-nhac-vung-nhan-dang-phong-khong-o-bien-dong/1841727.html

Vùng phòng không mới trên biển Đông?

Cập nhật: 23:55 GMT - thứ bảy, 1 tháng 2, 2014

Thành phố Tam Sa
Hoa Kỳ hôm 31/01 đưa ra cảnh báo với Trung Quốc về kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) trên biển Đông có thể bao gồm cả vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phát ngôn viên chính phủ Hoa Kỳ, bà Marie Harf được Bấm South China Morning Post dẫn lời rằng mọi động thái thiết lập ADIZ ở biển Đông sẽ được coi là “hành động khiêu khích và bất hợp tác sẽ làm gia tăng căng thẳng và đặt ra câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ bằng ngoại giao.”
Theo Bấm Asahi Shimbun của Nhật đưa tin hôm 31/01, vùng nhận dạng mới sẽ gây thêm bất hòa trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan – các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền đối với lãnh hải trên biển Đông.
“Một số nguồn từ chính phủ Trung Quốc nói với Asahi Shimbun rằng các quan chức ngành không quân đã thảo ra kế hoạch nháp cho vùng ADIZ trong tương lai, mà họ nói rằng ít nhất gồm không phận của quần đảo Hoàng Sa hay Trung Quốc gọi là Tây Sa trong tầm kiểm soát.
“Vùng không phận sẽ bao phủ toàn bộ biển Đông,” Asahi viết.
Tuy nhiên, SCMP dẫn lời một loạt các chuyên gia nội địa cho rằng Bắc Kinh sẽ không đưa ra kế hoạch này.
“Xét theo những tuyên bố chính thức trong mấy tháng gần đây và chiến lược trong khu vực, ít có khả năng Trung Quốc thiết lập một ADIZ ở biển Đông và gây thêm căng thẳng trong khu vực,” ông Shi Yinhong, giáo sư ngành quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân (Renmin University of China) nói.
Ông Jia Qingguo, giáo sư trường Quốc tế Học đại học Bắc Kinh cũng được trích lời rằng nhu cầu thiết lập vùng ADIZ trên biển Đông không cần thiết bằng ở vùng biển Hoa Đông.
Vẫn chưa thấy có phản hồi chính thức từ phía nhà chức trách Trung Quốc.

‘Giàu tài nguyên hơn’


Việt Nam và TQ lập đường dây nóng về hoạt động ngư nghiệp hồi tháng 06/2013
Hồi tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương đưa ra vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, buộc các quốc gia có máy bay qua vùng này phải báo cáo lộ trình.
Động tác trên gặp phải phản ứng giận dữ từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Theo Asahi Shimbun thì vùng biển Đông được cho là giàu tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được hơn biển Hoa Đông.
"Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả 'đường chín khúc', vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều."
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh
Bài báo cũng dẫn các nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc rằng hai tiêu chí quan trọng được dùng để thiết lập vùng nhận dạng phòng không là đường cơ sở phân chia các lãnh thổ, và tầm kiểm soát hiệu quả của phi cơ và radar quân sự của Trung Quốc.
Hồi tháng Sáu 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Trương Tấn Sang và cùng lập đường dây nóng giữa lực lượng hải quân hai bên về các hoạt động ngư nghiệp trên biển.
Cuối tháng Một 2014, báo Nhân Dân đăng bài phỏng vấn Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn cả 'đường chín khúc' mà Bắc Kinh tự nhận trên Biển Đông.
"Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.
"Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.
"Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt "Vùng nhận dạng phòng không" của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!"
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/02/140201_china_palns_new_adiz_south_china_sea.shtml

Báo Hàn Quốc : Bình Nhưỡng xử tử toàn bộ gia tộc Jang Song Thaek

Ảnh chụp ngày 16/02/ 2012, Kim Jong Un và tướng Jang Sung Thaek, lúc còn đầy uy quyền.
Ảnh chụp ngày 16/02/ 2012, Kim Jong Un và tướng Jang Sung Thaek, lúc còn đầy uy quyền.
© Reuters/Télévision coréenne.

Thanh Hà
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap ngày 26/01/2014 cho biết chị ruột của ông Jang Song Thaek cùng chồng, con và cháu nội đã bị hành quyết vào khoảng tháng 12/2013, chỉ vài ngày sau khi nhân vật số 2 của chính quyền Bắc Triều Tiên bị thanh trừng. Bộ Thống nhất Hàn Quốc chưa xác định tin trên.

Trích dẫn một nguồn tin giấu tên, hãng Yonhap cho biết chính lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên « Kim Jong Un đã ra lệnh hành quyết toàn bộ dòng tộc và gia đình Jang Song Thaek », chồng của cô ruột ông ta.
Tướng Jang từng là Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, cơ quan được coi là có quyền lực mạnh nhất ở Bắc Triều Tiên và ông này thường được xem là nhân vật số 2 trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
Nguồn tin trên nói thêm, lệnh « tru di » đã được áp dụng kể cả với những thành viên nhỏ tuổi nhất trong dòng họ Jang và lệnh đó hiện vẫn còn tính thời sự.
Cụ thể hơn, nguồn tin trên tiết lộ : Người chị ruột của ông Jang Song Thaek là bà Jang Kye Sun cùng chồng là ông Jon Yong Jin và 1 người con trai, hai đứa cháu nội đều đã bị triệu hồi về Bình Nhưỡng trước khi bị thủ tiêu.
Anh rể ông Jang Song Thaek, Jon Yong Jin, đang là đại sứ của Bắc Triều Tiên tại Cuba. Còn người cháu gọi ông bằng cậu ruột đang giữ chức đại diện tối cao của chính quyền Bình Nhưỡng tại Malaysia.
Nhiều nguồn tin khác được báo Hàn Quốc, Korea Herald số đề ngày 27/01/2017 trích dẫn, cho biết thêm là ngoài việc triệt hạ toàn bộ gia đình người chị ruột của ông Jang Song Thaek, chính quyền Bình Nhưỡng đã sát hại luôn toàn bộ gia đình người anh ruột của ông này. Ông anh của tướng Jang từng là một sĩ quan cao cấp của chế độ. Ông này đã qua đời vì bệnh tật. Trong đợt thanh trừng cuối năm 2013, Bình Nhưỡng đã không dung tha cho con và cháu thuộc thế hệ sau ông Jang.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Bắc Triều Tiên, Anh Chan Il, được báo Korea Herald trích dẫn gắn liền việc Bình Nhưỡng tru di tam tộc gia đình ông Jang Song Thaek có thể được gắn liền với chính sách cứng rắn của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên : Chính quyền Bình Nhưỡng muốn trả đũa việc Bắc Kinh giới hạn viện trợ cho Bắc Triều Tiên. Ông Jang từng được xem là một trong những nhân vật thân Bắc Kinh của chính quyền Bình Nhưỡng.
tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Hàn Quốc - Thanh trừng
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140127-bao-chi-han-quoc-bac-trieu-tien-hanh-quyet-toan-bo-dong-toc-jang-song-thaek-0

Jang Song Thaek bị xử bắn chứ không bị chó xé xác

Kim Jong Un và chú dượng Jang Song Thaek 16/02/2013 - REUTERS /Kyodo/Files
Kim Jong Un và chú dượng Jang Song Thaek 16/02/2013 - REUTERS /Kyodo/Files

Tú Anh
Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Luân Đôn, ông Hyun Hak Bong, bác bỏ thông tin lãnh đạo Kim Jong Un trừng phạt chú dượng bằng bày chó đói : Ông Jang Song Thaek phạm tội ác tày trời nên bị trừng phạt một cách bình thường. Tin đồn kia, theo Bình Nhưỡng, là do "kẻ thù" tuyên truyền.

Hãng thông tấn KCNA của Bắc Triều Tiên xác nhận thông tin tướng Jang Song Thaek bị kết án tử hình và bị hành quyết ngay lập tức vào ngày 12/12/2013. Tiếp theo đó, tin đồn từ báo chí Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng Jim Jong Un đã dùng biện pháp thời Trung Cổ, cho đàn chó đói 100 con phân thây chú dượng, nhân vật số hai của chế độ gây chấn động công luận quốc tế.
Thứ Bảy vừa qua, trả lời phỏng vấn đài truyền hình Anh quốc SkyNews về nghi vấn này , đại sứ Bắc Triều Tiên Hyun Hak Bong tuyên bố là Jang Song Thaek, nguyên là nhân vật lãnh đạo số hai của chế độ, phạm nhiều tội ác nghiêm trọng và đã bị xử bắn. Viên đại sứ này phủ nhận tin ông Jang Song Thaek bị Kim Jong Un cho hàng trăm con chó đói xé xác và lý giải với truyền thông Anh Quốc là các thông tin đó xuất phát từ « kẻ thù tuyên truyền chống chế độ ».
Bản tin của KCNA khẳng định « tòa án đã xem xét tất cả tội ác của Jang, với bằng chứng minh bạch và đã được chính can phạm xác nhận : phản bội tổ quốc, chống Đảng và nhân dân, âm mưu lật đổ Đảng và chế độ xã hội ». Khi được hỏi về số phận của gia đình tướng Jang Song Thaek, đại sứ Bắc Triều Tiên cho rằng ông « không biết gì cả ».
Màn bí mật vẫn bao trùm chung quanh số phận của bà Kim Kyong Hui, cô ruột của Kim Jong Un, vợ của Jang Song Thaek. Có tin cho là bà đã sang Thụy Sĩ với người em cùng cha khác mẹ, đại sứ ở Bern. Cũng có tin cho rằng bà đã chết vì bệnh tim hoặc bệnh xơ gan vì nghiện rượu lâu năm.
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140201-jang-song-theak-bi-xu-ban-nhung-khong-bi-cho-xe-xac



NGUYỄN XUÂN HOÀNG * TRẦN PHONG GIAO

Trần Phong Giao và những người viết trẻ 

Trần Phong Giao và những người viết trẻ (1)
Trần Phong Giao và những người viết trẻ (1)
CỠ CHỮ
Trần Thư
1. Thời ấy, thời những năm 60, nói đến văn học miền Nam là nói đến nhóm, là phải nhắc đến Sáng Tạo, Hiện đại, Thế Kỷ 20 v.v… Những đề tài thì quanh quẩn những hiện sinh, nôn mửa, làm mới văn học, hay viết về những kinh nghiệm bản thân về một chủ nghĩa là Cộng Sản mà họ đã trải qua… Họ sống ở thủ đô, ít hiểu, ít chất liệu để nói về con quái vật chiến tranh và những hệ lụy của nó. Và nếu có viết thì chỉ đứng ở ngoài nhìn vào, chứ không phải đứng trong lòng cuộc chiến như những kẻ trực tiếp ở trong lòng hoả ngục mà tổng thống thứ 31 của Mỹ là Hoover đã từng nói “tuyên chiến thì dành cho những ông già còn phần đánh và chết thì dành cho đám trẻ”. (Herbert Hoover: The old men declare war. But it is the youth who must fight and die).
Riêng, những người trẻ viết văn thì không những lãnh phần đánh giặc, chết thế mà còn tự nguyện lãnh thêm những sấp giấy nhét trong ba lô hay túi áo trận có khi dính đầy máu. Và khác với những quan chức văn nghệ phòng trà, mang bộ đồng phục mà viết về ca sĩ, vũ nữ v.v… thì các người viết trẻ phải viết trong điều kiện:
Viết thư thăm ông sau cuộc hành quân biên phòng, kéo dài suốt 20 ngày trong rừng đầy muỗi, lạnh và vắt rừng.
Ở đây thiếu thốn về nhiều phương diện. Ngay như báo chí. Đôi khi tờ báo hàng ngày xuất bản ngày 10 thì đến 20 chúng tôi mới được đọc. Còn nói gì đến những tập san văn học nghệ thuật?”
(t.l, thư từ Dakto ngày 12-12-1970, Vấn đề số 45 tháng 4- 71)
2. May mắn trong thế giới ấy chúng ta có một Trần Phong Giao của Văn.
Có thể nói, trong thời chiến, không một người viết trẻ nào lại không nhớ đến cái công tìm tòi, khai phá những tài năng mới của tạp chí Văn, mà thơ ký tòa soạn Trần Phong Giao (TPG) là người đầu tàu.
3. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một đức tính quí hiếm mà chúng tôi đã tìm thấy ở ông, dù ít khi chúng tôi có dịp gần gũi với ông.
Nhớ lại trong vài lần từ vùng hai về phép, ghé ngang tòa soạn Văn, thăm ông, thấy ông với gương mặt lạnh lùng, họa hoằn lắm mới thốt vài câu thăm hỏi, sau đó lại tiếp tục cúi xuống bàn máy đánh chữ, thì thấy lòng hơi bất mãn.
Vậy mà trên tạp chí Văn, ở mục trang Sinh Họat Văn học Nghệ thuật, dưới bút hiệu Thư Trung, ông luôn luôn viết về chúng tôi, đề cập đến chúng tôi, và cất lời thống thiết vì chúng tôi. Thật khó tìm một tạp chí có người thơ ký tòa soạn lại chú tâm về cuộc hành trình của những người mang màu áo đồng phục như chúng tôi như thế. Nhờ Văn mà chúng tôi tìm đến nhau, và biết tin nhau dù chúng tôi luân lạc tứ phương, ví dụ qua bản tin trên Văn số 121 năm 1968:
Hay trên tạp chí Văn số 103 Tháng 4 năm 1968, ông đã viết về lần chúng tôi (THT) bị thương trong trận Mậu Thân:
Ông gọi, kêu, khan cổ. Cái máy chữ Olympic phương tiện mà ông sử dụng từ việc liên lạc, đến việc trị sự, tòa soạn, đã bao lần thấy được nỗi lòng của ông, vì bạn văn, vì những người đồng chung một mái nhà văn chương. Như lần ông kêu cứu nhà văn Duy Lam giúp đở nhà thơ Đỗ Tấn sau khi nhà thơ này gặp nạn vào Tết Mậu Thân:
*
Sau 1975, Trần Phong Giao sống lặng lẽ, ít giao tiếp với ai, nhất là giới văn nghệ sĩ ở hải ngoại.
Ông chết vào ngày 12-4-2005 tại Saigon thọ 70 tuổi vì bịnh ung thư đại tràng.
Lòng bùi ngùi nhớ lại người đã gây dựng tạp chí Văn, đưa tạp chí này lên một vị thế lớn trong bầu trời văn chương miền Nam, thêm vào cõi lòng từ tâm hiếm có, không biết gì hơn là xin được đăng bài thơ của ông sau 1975 mà ông cảm tác khi vào tuổi 60 do một người bạn văn thương mến gởi tặng tòa soạn TQBT để chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời của ông sau 1975:
Khai bút đầu xuân gõ máy chơi
Tưởng mình “cả tiếng lại dài hơi” (1)
Nào ngờ mắt kém, tay run rẩy
Đã lão, tuy vừa chớm sáu mươi!

Tuổi “tri thiên mệnh” tưởng được nghỉ
Nào ngờ vợ ốm thêm vận bỉ
Lại thức thâu đêm mài chữ bán
Bảy hào một từ, sung sướng nhỉ?

“Chữ nghĩa tây tầu chót dở dang
Nôm na phá nghiệp kiếm ăn soàng” (2)
Mười ba năm đã quên cầm bút
Nghĩ đến Kiều thêm nỗi bẽ bàng!

Xin hiểu lòng tôi, hỡi nguyệt vàng:
Mưu sinh hệ lụy của trần gian
Tôi còn sống nhé, tôi chưa chết,
Chỉ có tên xưa: cát bụi tan!…

Trà, rượu, xuân tình vẫn cứ chơi
“Cơm toàn rau muống, chẳng chiên ngồi” (3)
Đã lỡ phong lưu nên phải gượng
Sàng đầu kim tận cũng đành vui…

Tưởng lúc về già được con nuôi:
Chơi chim, chơi cảnh, hưởng nhàn chơi,
Hạo khí chưa mòn, râu tóc bạc
Mới biết cao xanh chẳng đãi người…

Trời cao mây trắng ngẩn ngơ trôi…
Ngoài hiên hoa mướp nhởn nhơ cười
Thơ xuân, đánh chữ, ghê ông quá,
Chữ nghĩa thư-trung chán mớ đời! (4)

Đầu năm khai bút, à, khai máy,
Rượu uống mềm môi vẫn chẳng say,
Ngậm ngùi pha loãng men cay đắng,
Hàng xóm hoa mai lơi lả bay…

Một bầu tâm sự gởi về đâu?
Mênh mang giấy trắng ngẩn ngơ sầu,
Trước đèn nào biết xuân hay tết,
Chỉ biết lòng riêng nỗi quặn đau.

Khai bút đầu xuân gõ máy chơi
Tâm sự vô cùng, cố hữu ơi!
Đã không thương nhớ, đừng thương xót,
Hãy mặc tôi

tuổi sáu mươi!….

Trần Phong Giao (*) – 1990

Ghi Chú:
1. Mõ Làng Văn: Một bút hiệu ngày cũ
2. Thơ Tản Đà
3. Thơ Nguyễn Trãi: “bàn duy mục túc, tọa vô chiên”
4. Một bút hiệu ngày cũ
(1) Trích từ Thư Quán Bản Thảo số 35 tháng 2-2009
Địa chỉ liên lạc: tranhoaithu@verizon.net
* Blog của Trần Hoài Thư là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 http://www.voatiengviet.com/content/tran-phong-giao-va-nhung-nguoi-viet-tre-11-03-10-106646483/916801.html

No comments:

Post a Comment