Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 21 November 2016

TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM= VIETNAMESE LITERATURE TODAY= VỤ ÁN XÉT LẠI

 

ĐỖ THÁI NHIÊN *TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM


Trang Chủ

Latest Post


NHÂN QUYỀN, TPP VÀ TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM

Posted by chuyenhoavietnam ⋅ Tháng Một 24, 2014
LS.Đỗ Thái Nhiên


Kể từ ngày Trung Cộng vươn mình phát triển, Trung Cộng không ngừng quấy nhiễu Hoa Kỳ trên mọi địa bàn: kinh tế, chính trị, quân sự…Những quấy nhiễu kia nhằm trói chân, trói tay Hoa kỳ, để từ đó, Trung Cộng sẽ dễ dàng tiến chiếm ngôi vị đệ nhất siêu cường do Hoa Kỳ nắm giữ trong nhiều thập niên qua..

Trận đấu tranh giành ngôi vị đệ nhất siêu cường diễn ra trên nhiều trận địa khác nhau. Bài viết này chỉ nhận định trận chiến kinh tế giữa Mỹ và Tàu thông qua hiệp ước thương mãi xuyên thái Bình Dương, gọi tắt là TPP.

Như chúng ta đã biết, Mỹ đang tìm đường bao vây kinh tế Tàu bằng cách loại bỏ Tàu ra khỏi TPP (một hoat động kinh tế lớn hàng đầu của thế giới). TPP là tổ chức thương mãi gồm 12 nước: Úc, Brunei, Canada, Chilie, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Sau khi thành hình, TPP có khả năng ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của792 triệu người, dự phần vào 40% tổng sản lượng (GPD) của thế giới và chiếm giữ 1/3 kim ngạch thương mãi của toàn cầu.


Trọng tâm hoạt động kinh tế của Tàu là kinh tế chỉ huy độc quyền, kinh tế quốc doanh, nói chính xác hơn là kinh tế đảng doanh. Nhằm buộc Tàu phải nằm bên lề cuộc chơi, TPP xác định nguyên tắc: TPP là tổ chức thương mãi, giao dịch trên căn bản tư nhân buôn bán với tư nhân, TPP không chấp nhận quốc doanh đè bẹp tư doanh, không chấp nhận buôn bán với Tàu. Riêng đối Việt Nam, do nhu cầu chuyển trục về Á Châu, Mỹ tạm thời dành cho đảng doanh Việt Nam một vài châm chế với hướng tiến là đảng doanh này sẽ phải từng bước “tư nhân hóa”. Hiện nay khó khăn lớn hàng đầu trong đàm phán giữa Mỹ và VN về TPP chính là công việc xuất cảng hàng hóa may mặc từ VN đi Mỹ.

ÂM MƯU CỦA CSVN

Công việc sản xuất quần áo gồm hai công đoạn.
Công đoạn một bao gồm: trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải.
Công đoạn hai là may quần áo kèm với dịch vụ hậu cần bao bì.

TPP đòi hỏi công đoạn một và công đoạn hai đều phải do VN hoặc do một hay nhiều nước thành viên của TPP thực hiện.
Trong thực tế CSVN đã dành cho Tàu độc qyền thực hiện công đoạn một. Công đoạn này đạt 75% giá trị của công việc sản xuất quần áo.

Công đoạn hai là công đoạn may quần áo. Công đoạn này do thợ VN đảm trách và có giá trị 25% của toàn thể qui trình sản xuất quần áo xuất khẩu.
Suy nghĩ về công đoạn (1) và (2) kể trên mọi người nhận ra ngay rằng Với sự hổ trợ của Việt Cộng, Tàu đã biến cơ hội xuất khẩu quần áo của VN trở thành cửa ngõ để Tầu mang quần áo, vải vóc của Tàu xâm nhập vào ngôi chợ khổng lồ TPP, ngôi chợ mà Tàu bị cấm vào. Về phần mình, thợ may VN chỉ là những người làm gia công may mặc cho Tàu với giá rẽ mạt.

Hành động kia giúp cho CSVN vừa nhận được số tiền khổng lồ do người Tàu hối lộ, vừa nói cho Bắc Kinh biết rằng CSVN tuy buôn bán với Mỹ trong TPP, nhưng không hề phản Tàu, vẫn tiếp tục phục vụ Tàu.

Do các âm mưu mô tả ở trên, trong đàm phán với Mỹ về TPP, CSVN nại lý do giá cả nguyên vật liệu mua từ Mỹ hay từ các nước trong TPP quá cao, vì vậy VC yêu cầu Mỹ hãy chấp nhận cho VN vào TPP với biệt lệ: trong ngành may mặc của VN Tàu vẫn phụ trách công đoạn một.

Phải chăng VN không có khả năng xây dựng một hệ thống may mặc độc lập, không cần nhờ cậy người Tàu?
Từ bên trong VN, ngày 15/12/2013, trang website NHỊP CẦU ĐẦU TƯ phổ biến tin tức rằng: tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cố vấn kinh tế của nhiều đời thủ tướng VC, cho biết: ngày 1/6/2013 CSVN quyết định chi ra 30.000 tỉ đồng VN để cứu nguy thị trường bất động sản VN, tức là cứu nguy tai sản của giới đại gia đỏ. TS Lê Dăng Doanh nhấn manh chỉ cần chi ra số tiền 15% của 30.000 tỉ đồng là VN có thể tiến hành việc xây dựng hệ thống kỷ nghệ may mặc độc lập, lấy lại công ăn việc làm mà người Tàu đã cướp được từ trong thị trường lao động VN, giao trả lại cho quần chúng VN. Tại sao CSVN không hành động để có được hệ thống may mặc độc lập? Thưa rằng : vì tham ô và vì nhu cầu phải làm tay sai cho Tàu, CSVN phó mặc tương lai VN trong tay Tàu!

Trong thời gian gần đây CSVN đã đồng loạt thực hiện các công việc sau đây: Ký tham gia công ước quốc tế chống tra tấn. Vận động có chân trong Hội Đồng NQ/LHQ, cho phép phụ huynh của Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh nguyên kha, Đinh nhật Uy đi Mỹ để vận động trả tự do người thân của họ…Tất cả chỉ để gây ảo tưởng là Hà Nội đang tôn trọng nhân quyền để vào TPP.

PHẢN ỨNG CỦA MỸ

Tin từ RFA: Nhân chuyến viếng thăm VN, ngoại trưởng Mỹ John Kery ngày 15/DEC/2013 đã trao tặng CSVN số tiền 18 triệu Mỹ kim để giúp VN có thêm khả năng bảo vệ lãnh hải VN trên biển Đông. Kế đến là ngày 16/12/2013, John Kerry lại nhân danh chánh phủ Mỹ tặng Hà Nội 4.200,000 Mỹ Kim gọi là để VN tăng cường năng lực trong đàm phán TPP. Hai tin tức vừa kể cho thấy Mỹ sẽ mở cửa cho CSVN vào TPP là một sự việc phải xảy ra.

Kỹ thuật của behaviorism hối thúc Mỹ, trong giai đoạn đầu của đàm phán hãy nhượng bộ đối phương gần như điều kiện, kể cả cung cấp cho đối phương những tiện ích mà đối phương mong muốn. Sau khi đối phương có dấu hiệu đã nghiên ngập “những chiêu đãi của Mỹ”, Mỹ mới bắt đầu ra tay ép đối phương “phải biết vâng lời”. Đàm phán TPP cũng không ra ngoài thông lệ behaviorism. Sau khi đẩy Hà Nội bước hẳn vào TPP, Mỹ sẽ cho Hà Nội hiểu thế nào là sức gắn bó giữa TPP và nhân quyền, đồng thời buộc Hà Nội phải thực sự tôn trọng toàn bộ luật quốc tê nhân quyền đúng như TPP đòi hỏi. Đó là diễn biến hòa bình, đó là behaviorism trong ngoại thương. Thời gian biến đổi VC trở thành thành-viên nghiêm chỉnh của TPP ngắn hay dài là tùy thuộc ở sức ép của quốc hội Mỹ, các nghiệp đoàn ở Mỹ cùng sự hổ trợ tích cực của cộng đồng VN tại Hoa Kỳ.

PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI MỸ

CĐNVN tại Mỹ hãy cùng nhau hội thảo tại nhiều nơi, nhiều thời điểm khác nhau để có thể hiểu biết thấu đáo hai vấn đề căn bản sau đây:

(1)TPP là gì? Tại sao Mỹ và các quốc gia đồng minh phải xây dựng và kiện toàn TPP?
(2)Do những yếu tố nào TPP phải gắn bó chặt chẽ với luật quốc tế nhân quyền? Tổ chức Thương Mãi Thế Giới và TPP khác nhau như thế nào?

Sau khi đã am tường hai khối vấn đề kể trên, CĐVN tại Mỹ sẽ tích cực tố cáo chi tiết trước quốc hội Mỹ, tổ chức nghiệp đoàn Mỹ và toàn bộ công luận Mỹ về những trường hợp VC vi phạm luật lệ của TPP. Từ đó CSVN sẽ phải chịu những chế tài kinh tế tài chánh nặng nề và thích nghi của TPP, nếu VC không cải cách nghiêm chỉnh và kịp thời.

Xin nhấn mạnh: Trung Cộng là quốc gia chà đạp nhân quyền hàng đầu trên thế giới. Muốn cô lập hóa hoạt động thương mãi của Trung Cọng, TPP phải triệt để tôn trọng nhân quyền trong hoạt động thương mãi. Ý tưởng này được triển khai trên nguyên tắc: Mọi người phải được thực sự tự do và bình đẳng trong hoạt động kinh tế (TNQTNQ điều 1, 2: mọi ngươi đều phải được sống tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi)

Quyền lợi hàng đầu của con người là quyền kinh doanh tự do và bình đẳng. Làm gì có tự do và bình đẳng khi quốc doanh đè bẹp tư doanh: đè bẹp bằng tiền vốn, đè bẹp bằng quyền lực thống trị. Muốn tư doanh bình đẳng với quốc doanh, bình đẳng với những tư doanh khác, tư doanh tức con người cần có các quyền tự do đi lại, lập hội, nghiệp đoàn, tư hữu, nhất là tư hữu đất đai, tự do tư tưởng, tự do chính trị, tự do tham chính để trực tiếp bảo vệ quyền tự do kinh doanh của con người … Nói chung để có được tự do kinh doanh, con người cần có toàn bộ nhân quyền. Đó là lý do TPP đòi hỏi các quốc gia trong TPP phải triệt để tôn trọng luật quốc tế nhân quyền.


LS.Đỗ Thái Nhiên
Dec/2013

HUONG TRAM * VIETNAMESE LITERATURE TODAY




ABD 2001 Vol. 31 No. 4

11

A Glance through Vietnamese Literature Today

Huong Tram


Some literary critics claim that there have been few new directions emerging in modern Vietnamese literature. Their assumption is both correct and incorrect. It s correct in that the onset of the reform movement that started in 1986, and began the free market economy, allowed publishing houses
 greater freedom to publishreedom to publish. This factor made it hard to keep  track of, or review, the flood of novels, short story collections and poems which began appearing abundantly in bookstores. Yet few among these works attracted readers or had a long life in their hearts. However, the assumption is not correct as well, since there have also been many new novelists and young short story writers who are not known, either at home or abroad. They havent been introduced properly to the world because their works need to be reviewed in Viet- nam and translated into English or other foreign languages, and this has only happened to a few of them.
In the last decade, several authors, including Bao Ninh (The Sorrow of War), Duong Thu Huong ( The Paradise of the Blind), Pham Thi Hoai (The Nine Men of My Life),, Nguyen Huy Thiep (The General Retires ), and Le Luu (Long Time Passing ), have become known abroad. These are novels that typically describe Vietnam during the 50s, 60s, and up to the early 80s. This period was further explored by Le Minh Khue (The Woman on the Express Train ), Nguyen Khai (Past Continuous ),  Nguyen Khac Truong (The Land of Many Ghosts and Many People ),, Duong Huong (The Haven for Single Women), Ma Van Khang (Against the Flood ), Ho Anh Thai (Beyond the Red Mist ), Nguyen Manh Tuan ( The Dairy Farm ), and more.

All of these dealt with Vietnam after the war, after the policy of renovation was initiated, with the change from a subsidized to a market economy. They have been introduced in English-speaking countries, but have yet to make a large impact. In fact, most books are judged by the reactions of readers, as perceived by the media. Critics gauge those opinions and  either praise or pan the books accordingly. Some writers allow their talent to drown by paying too much attention to their readers
or critics ' opinions.

Others, after writing one or two novels, begin to see themselves as representative icons of their time. The books of these writers fade quickly, as they lose their readers interest. Two recent examples are Nguyên Viet Ha, who wrote God’ s Opportunity , and Bui Ngoc Tan, author of Story Told in the Year 2000. These, along with the others mentioned, appeared for a time, and then vanished,  without leaving any deep impression in the readers hearts, without achieving the immortality of such works as The Tale of Kieu  or The Warrior' s Wife , from past centuries.
Thus the present state of Vietnamese literature is a rather complex one, since young, new authors have to deal with a double-tradition. The first is the classical literature that reached its peak in the 17th century, and from then disap-peared, under French domination in the 19th and early 20th centuries, into the literature of the distant past. The second is the revolutionary literature that emerged in pre- and post war times, and lasted almost fifty years, up into the 80s: literature which reflected the struggle against colonialism and foreign invasion, containing many historical epopees, but anachronistic in the era of modernization and globalization in which the new post-war generation lives. 
Yet short story writers such as Ly Lan The Candle on the Other Side of the Mirror ), Nguyen Thi Minh Ngoc The Inn Y Ban Letter to the Mother Au Co , Vo Thi Xuan Ha A Flying Swarm of Sparrows ), Nguyen Thi Thu Hue (Post-Paradise),Tran Thi Huong (The Windy Season) and many others are adding to the colours of Vietnamese literature, and creating a new wind, and a new style.

 These authors have been exploring new forms of writing as well, and readers, both at home and abroad, wonder whether they will persevere on a road that will be full of difficulties; if they will be up to the tough challenges of creating a new literature. More and more contemporary poetry is being published as well. Since Vietnam has always been a poetic country, the policy of renovation has made it easy for anyone who wants to have his/her collection of poetry published. But not all who have published books of poetry are poets. Among the wellknown poets, there have been much new thinking and new experiments in composition and form as well. 
Vietnamese poets don t feel constrained by any limitations, nor are they frozen on conventions. Poetry is as liberal and varied as life itself. Poets like Nguyen Quang Thieu, Truong Nam Huong, Mai Van Phan, Doan Thi Lam Luyen, Nguyen Ngoc Phu, Du Thi Hoan and others are making a great impression on readers. And, as with writers, the younger poets are willing to speak out, renovate, and experiment, rather than following in the old ruts. This is a glance through the panorama of contemporary Vietnamese literature. It is a literature presently largely unrecognized, but if one examines it closely, one can see the potential for great creativity. It is a potential which is on the move, and ready to explode. Vietnamese literature is waiting for a new leap into the future.(translated by Phan Thanh Hao and Wayne Karlin)

Against the Flood by Ma Van Khang Huong Tram, Dinh Kinh, Lam Luyen Huong Tram worked in the Foreign Language Publishing House and now works as a freelance critic and also a short story writer. This article was written in co-operation with Dinh Kinh, a literary critic and Lam Luyen, Youth Publishing House and others. Huong Tram Writer/critic, c/o Phan Thanh Hao, fax: (84) 4 978 4734, e-mail: ujpcp@netnam.org.vn (photos of p11 courtesy of the author)“Viet Nam Kurier in German),Tran Thi Huong (The Windy Season ) and many others are adding to the colours of Vietnamese literature, and creating a new wind, and a new style. These authors have been exploring new forms of writing as well, and readers, both at home and abroad, wonder whether they will persevere on a road that will be full of difficulties; if they will be up to the tough challenges of creating a new literature. More and more contemporary poetry is being published as well. Since Vietnam has always been a poetic country, the
policy of renovation has made it easy for anyone who wants to have his/her collection of poetry published. 

But not all who have published books of poetry are poets. Among the wellknown poets, there have been much new thinking and new experiments in composition and form as well. Vietnamese
poets don t feel constrained by any limitations, nor are they frozen on conventions. Poetry is as liberal and varied as life itself. Poets like Nguyen Quang Thieu, Truong Nam Huong, Mai Van Phan, Doan Thi Lam Luyen, Nguyen Ngoc Phu, Du Thi Hoan and others are making a great impression on readers. And, as with writers, the younger poets are willing to speak out, renovate, and experiment, rather than follow
ing in the old ruts.


This is a glance through the panorama of contemporary Vietnamese literature. It is a literature presently largely unrecognized, but if one examines it closely, one can see the potential for great creativity. It is a potential which is on the move, and ready to explode. Vietnamese literature is waiting for a new leap into the future.

(translated by Phan Thanh Hao and Wayne Karlin)



Against the Flood
”by Ma Van Khang

Huong Tram, Dinh Kinh, Lam Luyen

Huong Tram worked in the Foreign Language Publishing House and now works as a freelance critic and also a short story writer. This article was written in co-operation with Dinh Kinh, a literary critic and Lam Luyen, Youth Publishing House and others.


Huong Tram

Writer/critic, c/o Phan Thanh Hao, fax: (84) 4 978 4734, e-mail: ujpcp@netnam.org.vn

(photos of p11 courtesy of the author)

“Viet Nam Kurier” in German


MẶC LÂM * VỤ ÁN XÉT LẠI


Vụ án Xét lại chống đảng -Phần 1

 Khi tượng đài bị đạp đổ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
033_ria04-025846_3000-305.jpg 


Cho tới nay vụ án mang tên “Xét lại chống đảng” vẫn chưa bao giờ được chính thức nhìn nhận trong hệ thống chính trị Việt Nam mặc dù gần ba trăm nạn nhân của nó đã lên tiếng bằng nhiều cách.
Mặc Lâm tìm hiểu hồ sơ vụ án qua lời kể của nhân chứng, nạn nhân trực tiếp trong vụ án này nhằm soi rọi phần nào các oan khuất mà chế độ vẫn cố che dấu. Loạt bài được chia làm 4 phần, phần thứ nhất mang tên:

Khi tượng đài bị đạp đổ.
Ngày 16 tháng 10 năm 2013, ông Bela Biszku, Bộ trưởng nội vụ Hungary, 92 tuổi bị tòa án Hungary truy tố tội “đồng lõa với những hành vi tội ác” vì đã ra lệnh hay bao che


Chủ tịch Hội đồng Liên bang Xô viết Nikolai Kosygin (bên phải), Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam Đảng Hồ Chí Minh (giữa) và Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Phạm Văn Đồng (phải) tại Hà Nội ngày 06/02/1965. AFP photo

cho những hành động đàn áp sau khi quân Liên Xô dập tắt cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary giết chết hơn 50 người, đa số là sinh viên.
57 năm trước khi phiên tòa xử biến cố đẫm máu này, ngày 23 tháng 10 năm 1956 vào lúc 9 giờ 30 sáng nhân dân Hungary đã lật đổ tượng đài Stalin trước khi cuộc nổi dậy ch
ống Liên Xô bị xe tăng Liên Xô dìm trong biển máu.
Bốn tháng sau đó, một tượng đài khác của Stalin bị lật đổ ngay tại quê hương của lãnh tụ khát máu này. Nhưng lần này thì không phải là tượng đài bằng đồng ngoài công viên hay quảng trường Kremlin của Liên Xô mà là tượng đài trong lòng người cộng sản vốn bị nhồi sọ tâm lý tôn sùng lãnh tụ.
Cụm từ “tệ sùng bái cá nhân” được mang ra trước đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 tổ chức vào ngày 25 tháng 2 năm 1956 bởi Nikita Sergeyevich khrushchyov Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đọc trong một cuộc họp kín, tố cáo sự sùng bái Stalin do lợi ích cục bộ và bên cạnh đó Khrushchyov cũng mạnh mẽ lên tiếng xác định lập trường sống chung hòa bình với các nước tư bản mà trước đó Stalin luôn coi là kẻ thù cần phải đấu tranh chống lại bằng mọi phương tiện.

Sống chung hòa bình, một cải tổ khó chấp nhận

Ý tưởng mới mẻ này đã lan nhanh trong thế giới cộng sản và bốn năm sau đó, tháng 11 năm 1960 Đại hội Quốc tế Cộng sản tổ chức tại Liên Xô có 81 đảng cộng sản tham dự thì 70 đảng ủng hộ đường lối này của Khrushchyov, còn lại 10 đảng không đồng tình, dẫn đầu là Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đảng duy nhất đứng giữa không theo bên nào là Việt Nam lúc ấy còn giữ danh xưng Đảng Lao Động Việt Nam.


Đại tá Bùi Tín nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân cho biết hoàn cảnh lúc ấy:

Trong đại hội quốc tế đó thì mới bắt đầu chia rẽ. Tại đại hội đó có 70 đảng theo Liên-xô, gần 10 đảng theo Trung Quốc. Lúc đó đảng Lao động Việt Nam đứng giữa, rất thận trọng, tính đứng ra hòa giải chứ không chia rẽ nên không tuyên bố. Trong thời kỳ đầu ông Hồ Chí Minh tham gia có ý ng về Liên-xô nhưng khi trở về năm 61-62 thì ngày càng bị Mao Trạch Đông rồi Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ lôi kéo. Viện trợ của Trung Quốc sau Điện Biên Phủ vẫn còn rất lớn cho nên theo quan điểm của ông Trường Chinh thì có phần ngả về Trung quốc.

Viện trợ của Trung Quốc sau Điện Biên Phủ vẫn còn rất lớn cho nên theo quan điểm của ông Trường Chinh thì có phần ngả về Trung quốc.
- Đại tá Bùi Tín
033_RIA10-730814_3544-200.jpg
Trước những chuyển biến có tính cách bước ngoặc ấy, Trường Chinh đã giao cho ông Hoàng Minh Chính lúc ấy đang là chủ tịch Viện Triết học soạn thảo văn kiện đi dự đại hội Cộng sản quốc tế còn được gọi là Đại hội 81. Bà Lê Hồng Ngọc vợ ông Hoàng Minh Chính kể lại chi tiết về việc này:
Hồi anh Chính ở bên Liên Xô về thì anh ấy theo quan điểm của Khrushchyov. Khi anh ấy đang làm ở Viện Triết thì ông Trường Chinh gọi lên nói rằng Hoàng Minh Chính đi học ở bên ngoài về và bây giờ trong Bộ chính trị đang tranh cãi nhau về Liên Xô và Trung Quốc rằng có nên đi dự đại hội 81 của Đảng Cộng sản không? Bây giờ giao cho Hoàng Minh Chính tập hợp tài liệu viết một số ý kiến để trình bày với Bộ chính trị. Sau đó ông Chính về mời ông Hà Xuân Trường là thông gia của nhà tôi với ông Trần Minh Việt ( Phó bí thư thành ủy Hà Nội ) ba ông họp nhau lại cùng bàn bạc viết bài đó để mà trình bày cho Bộ chính trị về năm quan điểm của Khrushchyov và của Mao chống nhau như thế nào, và tại sao lại nên theo quan điểm của Khrushchyov.
Ông Trường Chinh hỏi rằng chuyện này có tiền lệ không? Ý ông ấy muốn hỏi là muốn giành độc lập tự do mà không cần đánh nhau, đổ máu, thì ông Chính trả lời là có. Mấy hôm sau họp Bộ chính trị với bài của ông Chính và Bộ chính trị nhất trí với bài viết này và chuẩn bị cử người tham dự đại hội đảng 81. Nhưng không ngờ chỉ ít lâu sau quan điểm ấy lại bị bác và quay lại với quan điểm của Trung Quốc.

Trở mặt với đồng chí

Trước khi Đại hội 81 khai mạc thì phe theo Trung Quốc đã lập được Nghị quyết 9 với nội dung “Ðường 
000_SAPA990218235100-250.jpg  
 lối đối nội, đối ngoại của đảng và nhà nước là thống nhất về cơ bản với đường lối đối nội đối ngoại của đảng và nhà nước Trung Quốc.”
Vốn là người ủng hộ nhiệt tình tư tưởng xét lại theo kiểu Liên Xô, Hoàng Minh Chính không chấp nhận sự Bắc thuộc này và ông đã nhanh tay tuồn văn kiện của ông viết có tên: “Về Chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam” cho nhiều người ngay trong Hội nghị Trung ương 9, trong ấy có những bản được chuyển tới cho một số ủy viên Trung ương đảng.
Bà Lê Hồng Ngọc vợ của ông Hoàng Minh Chính nhớ lại việc này như sau:
Sau khi đi học Liên Xô về anh cũng có kể cho tôi nghe vài câu chuyện là anh rất tin tưởng vào đảng Cộng sản Liên Xô và muốn đảng mình theo đảng Cộng sản Liên Xô để đổi mới. Anh ấy cho rằng đảng mình sẽ có sự thay đổi cho 

CT Hồ Chí Minh (thứ 2 từ phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trên, trái) bàn về một chiến dịch quân sự ở Việt Nam vào năm 1950. AFP photo


nên là anh nói từ khi anh học ở Liên Xô cho đến khi về trong nước anh vẫn kiên trì nói lên cái quan điểm mà anh cho là đúng. Anh chống Trung Quốc, không bằng lòng với Trung Quốc.

Sau khi đi học Liên Xô về anh cũng có kể cho tôi nghe vài câu chuyện là anh rất tin tưởng vào đảng Cộng sản Liên Xô và muốn đảng mình theo đảng Cộng sản Liên Xô để đổi mới.
- Bà Lê Hồng Ngọc
Trước chủ trương hoà hoãn, sống chung hòa bình với thế giới tư bản của Khrushchyov, Việt Nam đứng giữa hai chọn lựa, nếu theo Liên Xô sẽ không hướng đến việc tham gia cuộc chiến với miền Nam bằng chiến tranh giải phóng, với xương máu và có thể làm cho Mỹ tham gia cuộc chiến. Nếu chọn Trung Quốc có nghĩa sẽ chọn học thuyết cứng rắn của Mao Trạch Đông tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam càng sớm càng tốt.
Phe theo Trung Quốc gồm Lê Duẩn, Tổng bí thư, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam, Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng, cũng là người vẽ ra học thuyết chống chủ nghĩa xét lại của Liên Xô, Trần Quốc Hoàn Bộ trưởng Công an.
Trong khi đó nhóm lớn hơn ngả theo khuynh hướng thân Liên Xô như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Quân ủy, bộ trưởng Quốc phòng. Nguyên Ngoại trưởng Ung văn Khiêm, Ủy viên Bộ chính trị Dương Bạch Mai, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Trần Minh Việt, Bùi Công Trừng, Hoàng Minh Chính.

Thanh trừng hay xử lý nội bộ?

Năm 1967, hơn 40 nhân vật quan trọng bị bắt ở Hà Nội với cáo buộc đã theo đuổi chủ nghĩa xét lại. Việc bắt giữ Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh và tướng Đặng Kim Giang để ép hai ông này cung khai tội danh phản quốc áp đặt lên đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giáng một đòn nặng nề lên những người thân cận với ông. Vụ thanh trừng này được ông Nguyễn Minh Cần, Ủy viên Thành ủy Hà Nội và là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà nội, một người chọn ở lại Liên Xô khi vụ án diễn ra cho biết:
Ông Võ Nguyên Giáp có phải đâu là người phản quốc, chống đảng. Ông là người rất có công với Đảng và rất có công với đất nước nhưng ông ấy không tán thành đường lối của Trung Quốc.
- Ông Nguyễn Minh Cần
Ông Võ Nguyên Giáp có phải đâu là người phản quốc, chống đảng. Ông là người rất có công với Đảng và rất có công với đất nước nhưng ông ấy không tán thành đường lối của Trung Quốc. Nhưng ông khéo lắm vì ông biết cái thế của ông. Vậy mà người ta cũng tìm cách gạt ra. Có thời kỳ ông phải đi làm cái việc mà người dân gọi là Đại tướng mà đi đặt vòng…họ đưa những người dưới tay của ông ấy lên để chỉ huy và kềm kẹp ông.
Vụ án vẫn không thể khép lại sau cái chết của Tướng Giáp vào ngày 4 tháng 10 năm 2013 vì sau lưng ông vẫn còn nhiều người còn sống cần được minh oan, mà lớn nhất là cái chết của ông Vũ Đình Huỳnh, bí thư riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người con trai của ông là nhà văn Vũ Thư Hiên đã ngậm đắng nuốt cay nhiều năm trời trong các nhà tù mà không biết mình phạm tội gì đối với nhân dân, đất nước.
*Quý vị vừa theo dõi phần đầu của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần hai có tựa “Chống Đảng hay chống Tướng” trong phần kế tiếp.

 

Vụ án Xét lại, phần 2: Chống Đảng hay chống Tướng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
033_RIA10-616247_5194-305.jpg
Từ trái sang: Thành viên của Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam Lê Đức Thọ, phi hành gia Boris Yegorov, phi hành gia Vladimir Komarov, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, và phi hành gia Konstantin Feokistov tại Nga ngày 01/1/1964
RIA Novosti photo


Trong thế giới Cộng sản những hình tượng như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Fidel Castro…cùng nhiều lãnh tụ nữa được các nhà nước cộng sản tô lên những màu sắc huyền thoại nhằm tạo cho dân chúng niềm tin không có thật vào những thành quả mà những huyền thoại này sẽ dẫn dắt dân tộc của họ tiến vào thế giới đại đồng, nơi không còn người nghèo và mọi bất công sẽ biến mất.
Những hình tượng ấy đã bị Nikita Sergeyevich Khrushchyov, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đạp đổ vào năm 1956 qua cụm từ “chống sùng bái cá nhân”. Cũng từ hành động có tính phản kháng cảnh tỉnh này đã dấy lên một phong trào được gọi là chủ nghĩa xét lại trong thế giới cộng sản. Tuy nhiên làn sóng xét lại này đã gây di hại không ít cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam qua vụ án xét lại chống đảng.

Kế hoạch gài bẫy

Năm 1967 đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Lê Duẩn bắt đầu chiến dịch thanh trừng lớn nhất trong lịch sử đảng của nước này. Từ Bộ Ngoại giao cho tới Văn hóa, Quốc phòng hàng loạt cán bộ cao cấp bị bắt. Nguyên Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm của Ngoại giao, Thứ trưởng Lê Liêm của Bộ Văn hóa. Cùng với Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại tá Lê Minh Nghĩa, Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên, Cục trưởng Cục II Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng, cùng với thiếu tướng Đặng Kim Giang lúc ấy đã sang làm thứ trưởng Bộ Nông trường.
Theo lời nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại thì chính tướng Giang là người giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất tích cực trong chiến thắng Điện Biên Phủ, ông nói:
Thiếu tướng Đặng Kim Giang lúc đó là thứ trưởng Bộ Nông trường. Tướng Giang là người chủ chốt trong việc tổ chức hậu cần của mặt trận Điện Biên Phủ. Lúc bấy giờ Tổng cục trưởng của Cục hậu cần là Trần Văn Ninh nhưng Phó Tổng cục trưởng là Đặng Kim Giang, ông là người đứng ra tổ chức vận chuyển cho mặt trận Điện Biên Phủ. Bây giờ chúng ta ai cũng biết căn bản của chiến thắng là do hậu cần. Nếu tổ chức được hậu cần như thế thì mới tổ chức được trận đánh Điện Biên Phủ.

Năm 1962 tôi sang Liên Xô học ở trường đảng cao cấp của TW ĐCS Liên Xô. Tại đó do sự bất đồng về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì tôi cũng hay phát biểu phê phán này nọ nên bị lãnh đạo đảng truy bức.
- Ông Nguyễn Minh Cần
Nhà văn Vũ Thư Hiên cùng cha là ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng là nạn nhân của vụ án này. Kể lại việc cha mình hoạt động trước khi bị bắt vào ngày 18-10-1967, nhà văn Vũ Thư Hiên nói:
Ông cụ tôi lúc bấy giờ do việc khó chịu với chủ trương của đảng nên từ chỗ làm bí thư cho ông Hồ Chí Minh ông cụ tôi thôi không làm nữa và ông Nguyễn Lương Bằng mời ông cụ tôi về Ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Trong lúc làm cho Ban Kiểm tra Trung ương Đảng ông cụ tôi tìm ra các tội lỗi gì đó của một số nhân vật cấp cao nên nói với ông Nguyễn Lương Bằng. Tôi được nghe câu chuyện này do hai ông ngồi nói chuyện với nhau. Ông cụ tôi đưa ra ý kiến công khai là anh đã cầm danh thiếp của Đảng, giữ cái sự trong sáng của đảng thì anh phải làm. Thế nhưng ông Bằng vốn là người nhút nhát và núp sau ý thức tổ chức giống như những người nhút nhát khác vào lúc ấy cho nên không dám đưa ra. Ông cụ tôi bảo nếu chúng ta làm cái việc kiểm tra mà không làm xong thì tôi về hưu.

Những người cộng sản lưu vong


033_RIA11-849267_5170-250.jpg
Phó bí thư thành ủy Hà Nội Trần Minh Việt, cùng với Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước Bùi Công Trừng cùng nằm trong danh sách thanh trừng này. Ông Nguyễn Minh Cần, lúc ấy đang học trường Đảng tại Liên Xô, cái nôi của Chủ nghĩa Xét lại đã quyết định ở lại cùng với hơn 40 người khác:
Năm 1962 tôi là Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội và là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà nội. 


 Tổng thư ký ĐCS Việt Nam Lê Duẩn tại Đại hội lần 16 của Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại điện Kremlin hôm 23/2/1981. AFP photo



Năm 1962 tôi sang Liên Xô học ở trường đảng cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đó do sự bất đồng về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì tôi cũng hay phát biểu phê phán này nọ nên bị lãnh đạo đảng truy bức. Đến tháng 6 năm 1964 thì tôi thoát ly khỏi đảng cộng sản và xin cư trú chính trị ở Liên Xô.
Ông Nguyễn Minh Cần cho biết những người cùng ở lại như ông trong ấy có những cán bộ cao cấp trong quân đội:
Có đại tá Lê Vinh Quốc trước đây tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, thời kỳ đó anh ta ở sư đoàn 308. Đại tá Lê Vinh Quốc sau này là phó chính ủy rồi lên chính ủy của quân khu 3 tức là quân khu ở Bắc bộ. Và một người nữa là anh thượng tá Văn Doãn, là tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân tức là một trong những tờ báo chủ chốt của miền Bắc Việt Nam hồi bấy giờ.

Tôi về nhà thì nghe nói là anh ấy bị bắt rồi. Tôi chỉ biết thế thôi còn quá trình anh ấy bị bắt thì tôi cũng không ngờ là đảng bắt vì tôi vẫn tin tưởng chỉ là phát biểu quan điểm thôi chứ có gì đâu mà bắt?
- Bà Lê Hồng Ngọc
Đại tá Bùi Tín lúc ấy còn làm việc cho báo Quân đội Nhân dân nhớ lại:
Tôi còn nhớ năm 56-57, tôi ở báo Quân đội Nhân dân, thỉnh thoảng lại thấy có ô tô đến và triệu tập rồi bắt đi. Đến tận năm 60-62 vẫn còn bắt bớ. Sau này như ông Hoàng Thế Dũng (Tổng biên tập) cho đến ông Văn Doãn (biên tập) của báo Quân đội cũng bị triệu tập lên,cũng bị bắt giữ. Ông Hoàng Minh Chính cũng bị bắt giữ. Bắt giữ này đều là do ban bảo vệ đảng và ban bảo vệ của quân đội. Trong quân đội có Cục bảo vệ chính trị thì chính Cục này đã triệu tập. Triệu tập rồi đem đi mất để mà lấy khẩu cung. 
 
Dĩ nhiên người nổi tiếng nhất trong vụ án xét lại chống đảng là ông Hoàng Minh Chính là điểm nhắm trước tiên. Ngày 27-7-1967, Hoàng Minh Chính bị bắt. Bà Lê Hồng Ngọc, vợ ông kể lại:
Hồi đó tôi đang đi công tác ở tận Hưng Yên. Tôi về nhà thì nghe nói là anh ấy bị bắt rồi. Tôi chỉ biết thế thôi còn quá trình anh ấy bị bắt thì tôi cũng không ngờ là đảng bắt vì tôi vẫn tin tưởng chỉ là phát biểu quan điểm thôi chứ có gì đâu mà bắt? Trước đó tôi vẫn còn gặp ông Lê Đức Thọ mà. Đôi lần tôi cũng có nói với ông Thọ là những chuyện đó anh phải chia công tác cho anh Chính đi chứ để anh Chính như thế mãi là không được đâu. Ông Thọ còn hứa với tôi là "Được, tôi sẽ nghiên cứu. Cô cứ yên tâm đi”. Nói như thế hôm trước hôm sau bắt luôn.

Khủng bố trắng

Không khí chính trị Hà nội lúc ấy không khác gì lò thuốc súng, công an chìm trên mọi ngả đường và trong quân đội an ninh hoạt động cũng không khác mấy. Người ta tự dò xét xem có phải ai đó dính líu tới vụ án xét lại chống đảng hay không và liệu rồi đây có một vụ đảo chánh nào sẽ diễn ra ngay trong lòng thủ đô Hà Nội?
Không có một cuộc đảo chánh hay phản cách mạng nào nổ ra vì sự thật sau nhiều năm chứng minh rằng không ai trong những người bị bắt có âm mưu thay đổi thể chế chính trị mà chính họ là một thành viên trong đó. Những người bị bắt, bị kết tội theo sự tưởng tượng của Lê Đức Thọ là theo chủ nghĩa xét lại để chống đảng.
Theo nhà báo Huy Đức trong tác phẩm Bên thắng cuộc ghi lại thì ông Nguyễn Kiến Giang, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, bị bắt giam sáu năm và quản chế ba năm cho biết cho đến tận bây giờ ông cũng không biết là mình có tội gì. Ông than thở rằng người ta bảo ông phản động, tay sai nước ngoài nhưng trên thực tế ông bị giam ở xà lim mấy năm, thêm mấy năm quản chế, khoảng gần mười năm, cho đến khi trở về Hà nội với tư cách là một người công dân, ông cũng không biết là mình có tội gì!
Những người bị bắt hoàn toàn không chống đảng, họ chỉ chống lại ý tưởng chủ chiến của Mao Trạch Đông mà nhóm thân Tàu đang hết lòng cổ vũ. Những người bị kết án, bị bắt nằm trong kế hoạch của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh và kế hoạch này đã mở đầu cho một cuộc chiến khác khiến 3 triệu người Việt Nam đã bỏ mình trong hai chục năm chiến tranh đẫm máu cho tới năm 1975 mới chấm dứt.
Quý vị vừa theo dõi phần thứ hai của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần ba có tựa “Đừng kêu oan cho người khác”sẽ phát vào chương trình kế tiếp.


Vụ án Xét lại, phần 3: Đừng kêu oan cho người khác

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này


000_APH2001042144808(1)-305.jpg
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt nhưng cuộc chiến trong lòng những người bị bắt, bị lưu lạc tha phương trong vụ án xét lại chống đảng vẫn không chấm dứt. Trong lòng họ còn rất nhiều điều cần giải tỏa và cho tới nay, năm 2013, đã 46 năm trôi qua nhưng vẫn chưa thấy ai trong chính quyền lên tiếng gợi ý về một cuộc điều tra sâu rộng nhằm đưa vụ án này ra ánh sáng công luận.
Có lẽ vụ bắt giữ ông Lê Hồng Hà đã làm cho những đảng viên cộng sản hôm nay vẫn lấy đó làm tấm gương cảnh báo về sự nguy hiểm nếu đề nghị đem vụ án này ra ánh sáng. Ông Lê



Từ trái qua: Cựu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, TBT Nông Đức Mạnh, Cố vấn ĐCSVN Võ Văn Kiệt tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản VN lần thứ 9 hôm 19/4/2001
AFP photo

Hồng Hà, một nạn nhân khác của vụ án xét lại chống đảng bị bắt vì muốn Trung ương xét lại vụ án oan khuất này kể:

Sau khi tôi đòi thanh minh cho cái vụ ấy thì một số các người lãnh đạo lúc bấy giờ như Lê Đức Anh ...tức tối bởi vì thanh minh như thế là tôi muốn phê phán cái sự lãnh đạo của trung ương trước đó là sai. Họ tức tối nên khai trừ tôi và ông Nguyễn Trung Thành. Họ bịa tạo ra một việc là cái tham luận của ông Võ Văn Kiệt ở hội nghị bộ chính trị, nó chẳng phải là tài liệu tối mật gì cả mà dựng lên đấy là tài liệu tối mật.
“Ông Hồng Hà có liên quan đến tài liệu tối mật ấy.” Lúc bấy giờ tôi đã về hưu rồi. Nó lấy lý do đấy là tài liệu tối mật và tôi có liên quan đến tài liệu ấy. Họ khép mình vào tội vi phạm vào bí mật nhà nước. Họ lấy lý do ấy họ xử tù tôi 2 năm.
Lúc bấy giờ một số cán bộ lâu năm, lão thành cũng thừa nhận với tôi là đấy không phải là bí mật gì cả vì nếu là tối mật thì phải có những nội dung dính đến các vấn đề mà pháp lệnh nhà nước qui định. Đằng này chỉ là bản tham luận phát biểu của thủ tướng Võ Văn Kiệt trong hội nghị Bộ chính trị thôi. Nó không có liên quan gì đến các bí mật của nhà nước cả.

Cái giá của sự hối hận

Ông Lê Hồng Hà là một cán bộ công an cao cấp lúc ấy là Vụ trưởng Vụ Tổng hợp thuộc Bộ công an. Năm 1967 khi xảy ra vụ án xét lại chống đảng thì ông không có trách nhiệm điều tra hay phá vụ án này. Lúc ấy ông chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp của Bộ công an, tuy không tham gia phá án nhưng ông biết diễn biến của nó.
Theo ông Lê Hồng Hà kể với chúng tôi thì thời gian sau này vào năm 1993, ông Nguyễn Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ đảng của Ban Tổ chức Trung Ương nhận thấy sự oan ức của những người bị bắt và cảm thấy hối hận vì đã im lặng nên đã tới gặp ông Lê Hồng Hà và bàn bạc nên đem vụ này ra Trung ương để cứu xét lại cho các nạn nhân bị bắt, tuy nhiên Lê Đức Thọ đã cương quyết không chấp nhận. Ông Lê Hồng Hà kể:
Ông Lê Đức Thọ lúc đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng với một số người coi như là đường lối của đảng đã định ra như thế mà anh lại khác ý kiến, anh không đồng ý, như thế anh có phần sai rồi. Và cái sai ấy là anh giữ quan điểm của anh khác với trung ương mà anh lại đi phổ biến, nói với nhiều người khác như thế là anh phạm pháp. Như thế là chống đảng. Và chống đảng thì tức là coi như phạm pháp.

...cái sai ấy là anh giữ quan điểm của anh khác với trung ương mà anh lại đi phổ biến, nói với nhiều người khác như thế là anh phạm pháp. Như thế là chống đảng. Và chống đảng thì tức là coi như phạm pháp.
- Ông Lê Hồng Hà
Vụ án xét lại chống đảng không chỉ xảy ra trong giới chính trị và quân đội mà còn lan ra báo chí và các nhà văn. Trong số người bị bắt có Vũ Thư Hiên và Bùi Ngọc Tấn. Vũ Thư Hiên là con của Vũ Đình Huỳnh, bị bắt vì cha ông là người có dính líu xa gần với những người khác nhưng với Vũ Thư Hiên thì hoàn toàn bất ngờ, ông chỉ là một biên tập viên của Báo ảnh Việt Nam, do yêu mến văn chương Liên Xô và ảnh hưởng nền văn hóa ấy sau khi từ Moskva về nước.
Tôi bị bắt ngày 24 tháng 12 năm 1967 qua các trại giam như Hỏa Lò, trại quân pháp Bất Bạt, trại Tân Lập, trại Phong Quang tức là có cả nhà tù và trại cải tạo. Tới năm 1976 tôi là người cuối cùng của Vụ án xét lại chống Đảng được ra khỏi nhà tù.

Nhà văn ư? Anh bị bắt!

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của Chuyện kể năm 2.000, cũng là một nạn nhân trong vụ bắt bớ này kể:Tôi được nghe một anh bạn tôi cũng làm sếp được đi nghe phổ biến thông báo số hai của Lê Đức Thọ về vụ bắt bớ. Trong thông báo có câu mà tôi đã đưa vào tường trình năm 2002 “Bọn chúng từ bất mãn cá nhân đi đến bất mãn đối với đảng, đối với chế độ. Chúng nó ngưu tm ngưu, mã tầm mã”. Như vậy là có tổ chức mà không có tổ chức. Không có tổ chức lại hóa ra có tổ chức. Tinh vi lắm nhưng không che được mắt nhân dân đâu. Cái câu đấy khiến cho cái đám  cao cấp ấy họ nói thì cũng sợ người rồi. Thế nhưng bọn tôi thì cũng gay go rồi.
Khác hẳn với thông báo số hai của Lê Đức Thọ những người bị bắt đều biết rõ mục đích của việc thanh trừng này, nhà văn Vũ Thư Hiên kể:

vnweblogs-250.jpgCăn cứ vào những cuộc hỏi cung thì rõ ràng rằng một trong những mục tiêu lớn là hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Ngay cả tôi chẳng liên quan gì tới ông Giáp nhưng cũng bị hỏi cung hàng tháng trời về chuyện tôi có nghe thấy những người nào tới nhà như ông Nguyễn Lương Bằng hay ông Đặng Kim Giang…các ông ấy có ai đến nói về chuyện Võ Nguyên Giáp thế này thế kia không?
Thật sự ông Giáp không có biểu hiện gì về cái gọi là chống Đảng cả. Ông ấy hình như chỉ có vài lời phát biểu không đồng tình với chủ trương chống lại xu hướng cùng tồn 
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, 
tại hòa bình của Khrushchyov và chống lại việc sùng bái cá nhân. Võ Nguyên Giáp có thể nói với những người gần gụi với ông ấy nên cái tin này lan ra chứ thực sự ông Giáp không hề quan hệ trực tiếp với ông cụ tôi hay ông Đặng Kim Giang trong thời gian đó.

Đến mùa xuân năm 70 thì đi trại cải tạo Hàng Bồ với lệnh tập trung cải tạo 3 năm vì tội là “phần tử nguy hiểm cho cách mạng chứ không phải tuyên truyền phản cách mạng” nữa.
- Nhà văn Bùi Ngọc Tấn
Nếu nhà văn Vũ Thư Hiên bị bắt vì cha thì nhà văn Bùi Ngọc Tấn bị bắt vì một lý do hết sức phi lý: vì ông ở Hải Phòng! Nhà văn kể:
Nếu tôi ở Hà nội thì tôi đã không bị bắt. Còn bắt tôi là ông Trần Đông là vì ông muốn lấy tôi làm bậc thang để ông đi lên. Về sau ông lên được chức thứ trưởng bộ Công an chứ lúc ấy ông đang làm giám đốc công an Hải phòng.
Tôi bị giam ở 176 Trần Phú, trại tạm giam Hải phòng ở khu biệt giam. Giam xà lim khoảng chừng một năm thì họ chuyển tôi sang phòng giam chung ở bên 175 Trần Phú. Đến mùa xuân năm 70 thì đi trại cải tạo Hàng Bồ với lệnh tập trung cải tạo 3 năm vì tội là “phần tử nguy hiểm cho cách mạng chứ không phải tuyên truyền phản cách mạng” nữa. Sau 16 tháng 4 năm 72 tức là sau khi B52 đánh trở lại thì họ chuyển tôi lên trại Vĩnh quang thuộc Vĩnh Phú. Đến tháng 4 năm 73 thì được tha. Tức là chưa đến 5 năm nhưng mà tôi đếm 5 cái tết.
Những cuộc bắt bớ này cho thấy vụ án xét lại chống đảng được phát động quy mô và xuyên suốt tới địa phương chứ không khoanh vùng ở các vị trí quan trọng. Tuy nhiên khi việc chú ý tới địa phương chỉ mới manh nha thì phe thân Trung Quốc phải lo đối phó với chuyện khác quan trọng hơn khi thời cơ nổi dậy tại Miền Nam đã chín muồi, bắt đầu một cuộc chiến tranh mà miền Bắc gọi là chiến tranh chống Mỹ.
Quý vị vừa theo dõi phần ba của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần thứ tư cũng là phần cuối có tựa “Những người che mắt lịch sử” sẽ phát vào chương trình kế tiếp.

Vụ án xét lại chống đảng, phần 4 – Những người che mắt lịch sử

Published on October 26, 2013   ·   1 Comment
NGUYENVANLINH-PHAMVANDONG
Hàng ngồi từ trái sang: Ông Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười.

Vụ án Xét lại, phần 3: Đừng kêu oan cho người khác

Vụ án Xét lại, phần 2: Chống Đảng hay chống Tướng

Vụ Án xét lại chống đảng – phần 1


Trong tập hai của Bên Thắng Cuộc mang tên Quyền Bính, trong chương “Tướng Giáp”, Huy Đức ghi lại lời kể của Trần Quỳnh, trợ lý Lê Duẩn nói về thành phần bị bắt thời gian này: “Những người không tán thành đường lối chống xét lại của Đảng, một số cán bộ cao cấp và trung cấp theo học ở trường Đảng cao cấp Liên Xô và trường quân sự cao cấp Liên Xô bàn kế hoạch chống lại đường lối của Đảng. Họ lập một nhóm vận động thành lập một tổ chức lấy việc thay đổi Bộ Chính trị làm mục tiêu. Họ nhắm vào những người không đồng tình với Nghị quyết 9, trước hết là những sĩ quan cao cấp trong quân đội và những ủy viên trong Trung ương”.
Thật ra đây chỉ là một mối nhỏ trong guồng chỉ rất lớn của vụ án chính trị nổi tiếng này. Những người bị bắt, bị lưu đày sau gần 50 năm vẫn chưa bao giờ được chính quyền chứng minh hành vi kết tội của họ đối với người bị bắt. Hầu hết nạn nhân của vụ án là người yêu chuộng sự đổi mới hợp lý khi chủ nghĩa tôn sùng cá nhân bị chỉ trích tại Liên Xô cũng chính là lúc Lê Duẩn, Lê Đức Thọ muốn củng cố địa vị của họ bằng sức mạnh theo kiểu Mao Trạch Đông chủ trương.

Nghị quyết 9, sự kết giao nguy hiểm

Nghị quyết 9 cho thấy khuynh hướng theo Trung Quốc và ai không đồng tình với khuynh hướng này thì bị thanh trừng. Quyền lực sẽ bị lu mờ nếu hào quang của Tướng Giáp vẫn còn tỏa sáng trên sân khấu chính trị Việt Nam khiến bằng mọi cách phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ phải thực hiện cho được sự ám toán ông qua một vụ án chính trị là cách hay nhất.
Thời kỳ đó gian khổ lắm vì mang trên đầu các chữ phản: ‘phản Tổ quốc, phản nhân dân, phản đảng’. Gia đình chúng tôi ở bên ngoài thì bị mọi người xa lánh.
-Ô. Hoàng Minh Chính
Ông Hoàng Minh Chính bị bắt đầu tiên, vợ của ông là bà Lê Hồng Ngọc kể lại nỗi gian truân trong thời gian ấy:
Đang làm người lãnh đạo tập đoàn thanh niên được đảng tín nhiệm đưa đi học nước ngoài rồi về sẽ cho chức nọ chức kia. Anh tưởng là anh nói như vậy để giúp đảng nhưng cuối cùng cũng không giải quyết được gì hết mà còn bị tù tội. Thời kỳ đó gian khổ lắm vì mang trên đầu các chữ phản: phản Tổ quốc, phản nhân dân, phản đảng. Gia đình chúng tôi ở bên ngoài thì bị mọi người xa lánh, không ai đến, không ai dám hỏi thăm. Bản thân anh thì hoàn toàn là biệt lập vì cái tội như thế nên cũng nhiều nỗi đau khổ lắm.

Những người vợ

Là vợ của một người thân cận với Chủ tịch Hồ Chí Minh bà Phạm Thị Tề không thể chịu đựng nỗi sự im lặng của người từng được gia đình mình phục vụ. Nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại thái độ gan góc của mẹ mình khi không chịu vào Phủ Chủ tịch đề nhờ sự can thiệp của ông Hồ Chí Minh:
“Không! Mặc dù bà cụ tôi là người gần gũi ông Hồ Chí Minh ngày xưa. Lúc ông ấy mới về Hà Nội thì ông ấy rất ốm. Ông ấy lúc bấy giờ bị lao phổi, ngoài thuốc chữa thì bà cụ tôi phải nấu thức ăn bổ dưỡng để cận vệ mang vào cho ông ấy. Thế nhưng khi đã bắt ông cụ tôi thì bà bảo cái người đó không còn tin được nữa thế nên bà cụ tôi không liên hệ. Sau này tôi gặp ông Hoàng Quốc Thịnh, lúc ấy là Bộ trưởng Ngoại thương ông ấy nói có một lần ông ấy vào báo cáo với ông Hồ Chí Minh vào giai đoạn ông cụ tôi bị bắt, ông hỏi là tai sao lại bắt những người như anh Huỳnh, cả cuộc đời theo cách mạng như thế? Thì ông ấy (HCM) tỏ vẻ ngạc nhiên hay đóng kịch như là: Tại sao bắt anh Huỳnh? Sao lại bắt?… đại khái như thế? Đấy là lời ông Hoàng Quốc Thịnh nói với tôi.”
Những người đàn bà không bị bắt còn khổ sở hơn chồng của họ. Bà Lê Hồng Ngọc kể lại chuyện ba người đàn bà vợ của các ông Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh và Đặng Kim Giang:
Gia đình rất là gian nan khổ sở. Về mặt kinh tế thì không nói cũng biết rồi, vật chất có gì ngoài củ sắn đâu cho nên tất cả những tem phiếu có được đều giữ lại bù đắp cho anh ấy. Thăm nuôi tiếp tế thì rất lâu mới được đi một lần. Trong tình cảnh ấy tôi nghĩ là rất nhiều chị em như tôi như bà Vũ Đình Huỳnh, bà Đặng Kim Giang. Ba chị em hay đi với nhau lắm. Chúng tôi lên tận trên trại Bất Bạt, trên ấy xa xôi lắm. Họ đánh kẻng mới được đi vào, vào thăm mấy tiếng thì phải đi về.
Theo thư gửi cho nhiều cơ quan chính quyền vào năm 1994, bà Phạm Thị Tề nhắc lại sau Đại hội VI của Đảng, chồng bà là ông Vũ Đình Huỳnh lúc ấy đã được thả ra, có thư gửi tới nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, một lần nữa yêu cầu ông Linh đưa vụ này ra ánh sáng. Thế nhưng không riêng gì ông Huỳnh mà tất cả những người bị bắt hay đã chết, yêu cầu chính đáng ấy không bao giờ được giải quyết.

Sự im lặng đồng lõa

Gia đình rất là gian nan khổ sở. Về mặt kinh tế thì không nói cũng biết rồi, vật chất có gì ngoài củ sắn đâu cho nên tất cả những tem phiếu có được đều giữ lại bù đắp cho anh ấy.
-Bà Lê Hồng Ngọc
Ông Lê Hồng Hà một trong những nạn nhân của vụ án cho biết:
Những năm sau này, từ năm 90-91 trở đi họ bắt đầu thấy một số các vấn đề không thỏa đáng. Thế thì họ có giải quyết theo kiểu những người bị tù nhiều năm thì tha rồi. Một số các người bị thiệt hại quyền lợi thì được cho khôi phục lại quyền lợi. Ví dụ một số những ông như Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Minh Chính thì người ta khôi phục lại mức lương khá khá hơn thôi. Tuy nhiên họ cũng không tuyên bố là sửa sai. Họ sửa nhưng không tuyên bố.
Ông Hoàng Minh Chính, người trực tiếp mang tinh thần xét lại từ Liên Xô về Việt Nam xứng đáng là người tiên phong vì đã đề nghị đảng cộng sản Việt Nam thay đổi phương hướng trong chính sách của mình nhưng ông đã phải trả một giá rất đắt cho ý tưởng này. Theo lời thuật lại của vợ ông là bà Lê Hồng Ngọc, tên thật Nguyễn Thị Thanh Yến cho biết chồng bà gia nhập đảng cộng sản rất sớm, vào năm 19 tuổi. Người ký giấy giới thiệu cho ông vào đảng là Lê Đức Thọ và cũng chính ông này ký lệnh bắt giam Hoàng Minh Chính vào năm 1967.
Ông bị tù cả thảy 11 năm và 9 năm quản chế, khởi đầu từ 1967 kéo dài đến năm 1990.
Hoàng Minh Chính mất ngày 7 tháng 2 năm 2008. Nói về vụ yêu cầu xét xử những bản án oan sai, trước đó trong một lần trả lời Đài Á Châu Tự Do ông nói:
“Từ trước tới nay tất cả những cái đơn kiện của công dân thực ra họ có trả lời đâu? Mà ở trong nước người ta thường dọi là ‘kiện củ khoai’. Vấn đề này khi kiện thì đối với phương diện pháp lý nói lên rằng có những vu khống như thế và tôi yêu cầu tòa án Việt Nam phải đưa vụ án này ra xét xử. Đấy là nguyên tắc về pháp lý nhưng tin tưởng thì tôi không hề tin tưởng bởi vì từ trước tới nay họ đều im lặng hết.”
Vụ án xét lại chống đảng có thể là vụ án chính trị cuối cùng và lớn nhất của đảng Cộng sản Việt Nam tuy nhiên nó sẽ chẳng bao giờ biến mất hay lãng quên bởi sự lẫn trốn trách nhiệm của những nhân vật cao cấp nhất trong đảng qua nhiều đời Tổng bí thư. Minh oan và trả lại sự thật cho các nạn nhân của vụ án là việc làm hoàn toàn có lợi cho đảng.
Mặc dù nếu công khai những sự kiện này ra thì rất nhiều khuôn mặt đang đứng phía sau hậu trường chính trị khó thoát khỏi sự truy cứu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc, tuy nhiên việc làm này sẽ giúp Đảng cộng sản được tiếng là dũng cảm, dám nhận trách nhiệm trước dân chúng để bắt đầu một giai đoạn mới hòa nhập vào dòng chảy dân chủ thật sự với  thế giới.
 RFA



THỤY KHUÊ * THỤY AN (1916-1989)


THỤY AN (1916-1989) - 
THỤY KHUÊ



Thụy An là khuôn mặt nổi trội, bị kết án nặng nề nhất. Trường hợp của bà giống như một bi kịch Hy Lạp, và cho đến nay, chưa mấy ai hiểu những khúc mắc ở bên trong.


Thụy An là ai?
Là phụ nữ duy nhất, và không viết cho NVGP, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong "hàng ngũ phản động", bị quy kết là "gián điệp quốc tế", lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang. Những lời thoá mạ nhơ bẩn nhất dành cho bà "Con phù thủy xảo quyệt" cùng những lời lẽ độc địa nhất: "Như vắt ngửi thấy máu, Thụy An như rắn bò tới các câu lạc bộ Hội Nhà văn phun nọc độc mạt sát chế độ ta bần cùng hoá nhân dân" (Bàng Sĩ Nguyên, BNVGPTTADL, trang 120).

Tại sao lại có sự căm thù ghê gớm đối với nhà thơ, nhà văn, nhà báo phụ nữ tiên phong của Việt Nam? Người đầu tiên thực hiện nữ quyền bằng ngòi bút và hành động. Người chủ trương giải phóng phụ nữ không bằng lý thuyết mà bằng việc làm. Người xác định vị trí phụ nữ như một công dân tự do, thấm nhuần tinh thần dân chủ. Đáng lẽ bà phải có chỗ đứng xứng đáng trên văn đàn, bởi bà chủ trương các tờ Đàn bà mới, tại Sài gòn, từ 1934, và Đàn bà, Hà Nội, 1937. Bà là nhà văn nữ tiên phong với tiểu thuyết Một linh hồn, 1942. Nhưng cho đến nay, chính quyền cộng sản chưa trả lại cho bà phần danh dự bị bôi nhọ hơn nửa thế kỷ với những lời nhục mạ tàn nhẫn, một cái án 15 năm phi lý, và cho đến chết bà vẫn chưa hề được phục hồi danh dự.



Để tìm hiểu về Thụy An con người và tác phẩm, chúng tôi đã liên lạc với hai con bà, ông Bùi Thụy Băng, nguyên chủ nhiệm kiêm chủ bút nguyệt san Atlanta Việt Báo, tại Hoa Kỳ, bà Bùi Thư Linh, tại Paris; và sử dụng bản tiểu sử Thụy An do Trinh Tiên - bạn thân của Thụy An - viết ngay sau khi Thụy An qua đời năm 1989, nhưng đến 1998, gia đình mới nhận được, đăng trên Atlanta Việt Báo Xuân Ất Dậu, 2005.
Thụy An còn có bút hiệu Thụy An Hoàng Dân, tên thật là Lưu Thị Yến, sinh năm 1916 tại Hà nội, là con ông bà Lưu Tiến Ích và Phùng Thị Tôn, quê gốc làng Hoà Xá, quận Vân Đình, tỉnh Hà Đông. Thuở nhỏ học trường Hàng Cót, Hà nội. Năm 1929, 13 tuổi, Yến đã có thơ đăng trên Nam Phong. 1932, 16 tuổi, được giải thưởng văn chương của Triều đình Huế. Năm 1934, 18 tuổi, Thụy An kết hôn với Bùi Nhung, nhà văn kiêm nhà giáo, bút hiệu Băng Dương, em ruột học giả Bùi Kỷ và bà Trần Trọng Kim, sinh 7 con, một người mất sớm: An Dương (1934), Thụy Băng (1937), Thư Linh (1938), Dương Chi (1939), Ngọc Trinh (1943) và Châu Công (1945). Ông Bùi Nhung hai lần làm giám đốc đài phát thanh Hà Nội từ 1948-49, và 1951-52, rồi giám đốc đài phát thanh Hải Phòng, 1954 (trong thời gian 180 ngày trước khi vỹ tuyến 17 khép lại).

Năm 1934, 18 tuổi, Thụy An bắt đầu nghề báo, cùng chồng lập tuần báo Đàn Bà Mớiở Sàigòn. Năm 1937, bà ra Hà Nội chủ trương tờ Đàn Bà. Theo Trinh Tiên, năm 1939, bà làm chủ nhiệm báo Phụ Nữ Tân Văn ở Sài gòn. Trong chiến tranh Việt - Pháp, Thụy An là phóng viên chiến tranh, tham dự nhiều cuộc nhảy dù ra mặt trận để cung cấp tài liệu cho báo chí.


1954, bà giữ chức quyền giám đốc Việt Tấn Xã.

Thụy An - Băng Dương sống ly thân từ 1949, nhưng không ly dị vì cả hai đều theo đạo công giáo. Bà có quan hệ mật thiết với ông Đỗ Đình Đạo, một nhân vật quan trọng của Quốc Dân Đảng. Ông Đỗ Đình Đạo được coi như người chồng thứ nhì. Thụy An và Đỗ Đình Đạo chia tay năm 1952. Nhưng đến 1954, khi Đỗ Đình Đạo bị đầu độc chết, dư luận buộc tội bà giết chồng, và chính lời vu cáo này, sẽ được thổi phồng và sử dụng chống bà sau 1954.
Về biệt hiệu Thụy An Hoàng Dân, Bùi Thụy Băng, giải thích: Phan Khôi và Thụy An là hai người bạn vong niên từ lâu. Thụy An kém Phan Khôi 29 tuổi. Biệt hiệu Chương Dân của Phan Khôi ngày trước và Hoàng Dân của Thụy An sau này, cùng để tưởng niệm một người anh hùng, có tên Chương Hoàng Dân hay Hoàng Chương Dân.

Tác phẩm 
Thụy An là nữ tiểu thuyết gia duy nhất được Vũ Ngọc Phan lựa chọn trong bộ Nhà văn hiện đại, với tác phẩm Một linh hồn (xuất bản 1943). Trong bài phê bình dài dành cho tác phẩm Một linh hồn, Vũ Ngọc Phan nhận định: "Là một nhà thơ, nhưng bà là người đi tiên phong trong địa hạt tiểu thuyết với cuốn Một linh hồn" và ông kết luận "Một linh hồn cũng đáng kể là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ Việt nam từ trước đến nay, tác giả đã giàu tưởng tượng, truyện lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn".

Về cuốn tiểu thuyết thứ nhì, Bốn mớ tóc (1952), Trinh Tiên nhận xét: "Đây là tập truyện gồm nhiều đoản tác: "Một thương", "Bà mẹ", "Cô con", "Mớ tóc"... Tác giả cố ý nêu cuộc sống dân tộc trong buổi giao thời, mọi sinh hoạt đan che nhau giữa mới và cũ. Điển hình như một mái tóc phụ nữ. Cổ thì để dài vấn trần hoặc vấn khăn búi tó; mới thì cắt ngắn hoặc uốn quăn" (Tiểu sử Thụy An, Trinh Tiên, Atlanta Việt Báo Xuân Ất Dậu, 2005).

Truyện ngắn của Thụy An in trên các báo hàng ngày tại Hà Nội. Một vài truyện được in lại như: Giết chó (1), phần lớn, chưa tìm lại được Chiếc cầu chân chó; Les vingt cinq meilleures histoires du monde do Hội Văn Bút Quốc Tế in khoảng 1954-55; một cuốn sách viết về gia đình, gửi một tờ báo ở San José in năm 1985: truyện Vợ chồng...
Lại Nguyên Ân sưu tầm được một số bài của Thụy An thời kỳ NVGP, đã công bố trênTalawas, gồm: tiểu luận phê bình Nhân xem phim "Anh gắng nuôi con" đặt lại vấn đề Tân hiện thực" (2); truyện ngắn Chuyện bố, mẹ, bé và con búp bê (3) ; thơ Chiếc lược (4). Trong thời kỳ NVGP, bà in một tập truyện ngắn, theo bài buộc tội của Vũ Đức Phúc, trong có các truyện: Trường hợp tòng quân của thiếu úy Lâm, Bích-xu-ra...

Thơ văn sáng tác trong tù
   
Thụy An

Trong bài "Thụy An, mẹ chúng tôi" bà viết cuối 1988, sáu tháng trước khi mất, dùng giọng các con để viết về mình, bà có nói đến việc sáng tác trong tù:

"Bên cạnh cái án đó là nỗi đau khổ của một người mẹ lìa xa con cái 30 năm trời, chưa hề biết mặt 17 đứa cháu nội, ngoại, cũng chưa được ẵm đứa chắt đầu tiên vừa mới ra đời. (...) Lại cũng cần phải nói ngay, không vì bị 15 năm mất tự do và treo bút vô thời hạn mà Mẹ chúng tôi phải "tìm tự do", tìm "đất sống" cho những thứ mình viết ra hầu hết trong thời gian bị tù. (Ý bà muốn nói phải ra hải ngoại "tìm tự do" để in sách)


Khởi sự bị giam cầm, Mẹ chúng tôi trong một thời gian ngắn có bị khủng hoảng tinh thần trước tai biến bất ngờ quá ư to lớn đối với một người đàn bà. Song Mẹ chúng tôi đã kịp thời trấn tĩnh lại, nhận tai biến như một cái Nghiệp (...) Mẹ chúng tôi coi tai biến như một cái giá phải trả cho sự may mắn được làm người, mà lại làm người Việt Nam có một thứ ngôn ngữ "đẹp nhất trần đời", dễ học nhất thế giới, có sức diễn đạt truyền cảm, thẩm thấu suốt tâm hồn dân tộc đến nỗi:


Một người mẹ không biết một chữ A,
Cũng biết hát những lời thơ hay nhất.
(Thơ Thụy An trong Trường Ca Tiếng Mẹ)

(...) Từ ngày anh em chúng tôi biết đọc, Mẹ chúng tôi vẫn tự hẹn sẽ kể cho các con nghe những chuyện cổ tích Việt Nam để khối óc trinh tuyền của con cái được thâm nhập ngay tính nhân hậu, hiền hoà, thơ và mộng, trí và dũng của dân tộc... Thời kỳ mẹ chúng tôi có ý định này, vào thập niên 30-40, chính là thời kỳ văn học Việt Nam đang tiến lên hiện đại hoá cả hình thức lẫn nội dung, một sự tất yếu phải nhiệt liệt đón chào. Chỉ tiếc một điều, trên con đường hiện đại hoá, những vốn cổ dân tộc: Trê Cóc, Lục Súc Tranh Công, Vợ Cóc, Vợ Tranh, Châu Long, Tô Thị, v.v... bị lãng quên...


Thế rồi suốt 20 năm sau, cuốn vào thời cuộc thế giới, của đất nước và nghề báo chí, Mẹ chúng tôi chưa thực hiện được ý định. Phải đợi vào nhà tù Cộng Sản, Mẹ chúng tôi mới khởi công làm cái việc tha thiết nhất một đời..." ( Trích bài Thụy An, mẹ chúng tôi, Thụy An viết cuối năm 1988, trước khi mất, Atlanta Việt Báo, 15/12/2004)

Như vậy, những sáng tác trong tù của bà có thể rất phong phú, ngoài 16 truyện cổ tích Việt Nam viết bằng thơ, bà vừa nhắc đến, nói lên chí khí và tâm sự của mình mà bà coi như tập "Nhật ký trong tù", còn có tiểu thuyết và biên khảo. Thơ của bà cũng trong tình trạng tứ tán thất lạc. Theo Trinh Tiên: "Thụy An sáng tác thơ cũng rất nhiều, phần đăng rải rác trên các báo, phần vẫn còn trong bản thảo. Bài thơ trường thiên tựa đề "Sao lại mùa thu". Rồi như bài "Ân thiên nhất đẳng" tặng Thái Bằng có giọng ca thiên phú độc đáo...". Về các sách chưa xuất bản, Trinh Tiên nhắc đến 2 cuốn tiểu thuyết: Người lãnh tụ, Phiên chợ trời Đanh Xuyên, và 2 cuốn biên khảo: Bùi Thị Xuân và Vợ chàng Trương, có lẽ đó những sách bà đã viết trong tù, không biết bây giờ thất lạc ở đâu.

Những lời buộc tội 

Trong những lời buộc tội, có hai loại: loại vô bằng chứng kiểu "gián điệp quốc tế", "tay sai Mỹ-Diệm"... là những công thức có sẵn, không cần bàn đến. Loại thứ nhì dựa trên vài sự kiện có thực rồi khuếch trương, đã tác hại danh dự của Thụy An. Loại này xoay quanh ba dữ kiện:


- 1/ Bà quen nhiều người Pháp.
- 2/ Bà di chuyển thường xuyên trên trục Nam-Bắc.
- 3/ Người ta đồn bà giết ông Đỗ Đình Đạo, một yếu nhân VNQĐD, để tỏ "lòng trung thành" với cách mạng.
Phiên tòa tại Hà Nội (19/01/1960) xét xử vụ Nhân Văn Giai Phẩm. 
Từ trái sang phải: Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Thuỵ An, Phan Tại và Lê Nguyên Chí. (nguồn: RFI)

Xuân Dung viết: "Hồi Hà Nội tạm chiếm, nó bỏ Băng Dương hiện nay là tay chân "đắc lực" của Mỹ - Diệm, và lấy Đỗ Đình Đạo (một tên Quốc Dân Đảng đã từng chống lại chính quyền dân chủ nhân dân và tàn sát đồng bào ta ở Vĩnh Yên, Phúc Yên hồi Cách mạng tháng Tám). Lúc này tên phản quốc Đạo đang chỉ huy những đội "quân thứ hành chính lưu động" của Pháp chuyên đi càn quét các vùng. Và nó được Đạo nâng đỡ, cất nhắc lên chức quyền Giám đốc Việt Tấn Xã của ngụy quyền.

Một tờ báo xuất bản thời ngụy quyền, ra ngày 8/8/1954 có viết: "thường thường bà Thụy An đi lại trên đường hàng không Hà Nội - Sài Gòn nhiều lần và hành tung bí mật như đời sống riêng của bà... Hành tung của con mẹ phù thủy ấy là đi máy bay dự các cuộc nhảy dù và ra khắp các mặt trận để cung cấp tin tức cho nhiều đài và báo địch; còn đời sống riêng là luôn luôn ra vào buồng những thằng Tát-xi-nhi, Cô-nhi... Cuối 1953, nó liên lạc chặt chẽ với tụi tơ-rốt-kít Hồ Hữu Tường và cổ động tích cực cho báo Đông Phương với nội dung tuyên truyền thuyết "trung lập chế" (trung lập hay chính là tay sai cho đế quốc?).

Trước hoà bình lập lại ít ngày, đùng một cái, người ta nghe tin Thụy An giết Đỗ Đình Đạo; mà lúc đó có tờ báo trong Hà Nội đã nêu lên với một đầu đề lớn "Tiền, tình hay chính trị". Vì gì thì vì, có điều nhất định không vì chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta rồi! Đỗ Đình Đạo tên trùm GAMO (quân thứ hành chính lưu động) vừa bị giết được hai ngày, có người (hiện đương ở Hà Nội) lại trông thấy Thụy An ngồi chung xe với tên tướng giặc Cô-Nhi, ấy là chưa kể còn có tin nó vào Sài Gòn rồi lại trở ra Hà Nội, 1 tháng trước khi tiếp quản.
Giải phóng thủ đô, nhiều người lạ lùng vì sự có mặt của con này. Riêng cái việc xuống Hải Phòng khi ta chưa tiếp quản, rồi lại về Hà Nội một cách đàng hoàng cũng đủ cho chúng ta suy nghĩ (...) Việc đầu tiên là luôn luôn lấy việc giết Đạo để tỏ lòng "trung thành" với cách mạng" (Xuân Dung, Con phù thủy xảo quyệt: Thụy An, báo Thủ Đô 23/4/58, BNDGPTTADL, trang 42-43).


Cách viết trên rất thâm độc: tác giả dựa vào vài sự kiện có thật như việc Thụy An hay ra vào Nam Bắc, và cái chết bí mật của Đỗ Đình Đạo, được báo chí loan tin, để tạo cho người đọc cảm tưởng là mọi việc có thật; nhưng lại chêm vào những chữ: nghe tin, có người trông thấy, ấy là chưa kể... để chứng tỏ mình - người viết - vô can.


Không kể những điểm vô lý như: Nếu ông Đạo là trùm GAMO của Pháp, tại sao Thụy An không bị Pháp bắt vì giết Đỗ Đình Đạo, mà lại đàng hoàng đi xe với tướng Cogny? Việc bà "luôn luôn lấy việc giết Đạo để tỏ lòng trung thành với cách mạng" thật đáng ngờ, vì qua mọi phát biểu của Thụy An cho đến lúc chết, chưa bao giờ bà "tỏ lòng trung thành với cách mạng".


Tất cả những đồn đại ác ý làm cho bà bị mang tiếng "giết chồng", và nhiều người tin và xác định như sự thật, ví dụ sau này trong bài tự thú, Phùng Quán viết "tôi có biết Thụy An trước đây đã giết chồng" và cả Lê Đạt cũng viết "lúc đầu rất ghê tởm Thụy An."Tiếng oan "giết chồng" là bi kịch đầu tiên của Thụy An.

Lê Hoài Nguyên, tên thật Thái Kế Toại, nguyên đại tá công an, công tác tại A25, chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hoá, cho biết: "NVGP không hoạt động gián điệp. Cái tội gọi là hoạt động gián điệp ở đây là sự gán ghép suy diễn buộc tội. Nguyễn Hữu Đang không liên quan gì đến những người Pháp còn ở Hà Nội. Còn Thụy An thì được một cơ quan giao nhiệm vụ nắm ý đồ của mấy người Pháp đối với tình hình Hà Nội lúc đó. Sau đó những lời báo cáo của bà trở thành chứng cứ buộc tội bà hoạt động gián điệp. Họ cũng không có tài liệu bí mật để chuyển giao cho cái gọi là cơ quan tình báo Pháp." (Vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ góc nhìn một trào lưu tư tưởng dân chủ, một cuộc cách mạng văn học không thành, mạng nguyentrongtao 2010).

Gia cảnh Thụy An và cái chết của Đỗ Đình Đạo 

Qua một điện thư gửi chúng tôi, ông Bùi Thụy Băng cho biết hoàn cảnh gia đình: "Là đứa con trai thứ nhì, tôi là người gần mẹ tôi nhất vì từ năm 1943 trở đi mẹ tôi bệnh tật luôn luôn. Mới 6 tuổi tôi đã trông nom mẹ tôi. Anh cả tôi là Bùi An Dương bị bệnh hen suyễn từ khi mới sinh ra nên rất yếu đuối và mẹ tôi đã cho anh An Dương khi chưa đầy một tuổi, làm con nuôi ông bà Trần Trọng Kim (cụ Bùi Kỷ và bà Trần Trọng Kim là anh, chị ruột của ba chúng tôi)" (5). Trong cuộc điện thoại ngày 17/10/2009 tại Paris, bà Bùi Thư Linh trả lời câu hỏi của chúng tôi:

Thụy An và Băng Dương ly thân từ 1949. Tại sao? 


- Vì cha tôi không trung thành, ông có nhiều bà khác.

Sau khi ly thân, ai nuôi các con?

- Mẹ nuôi các con, nhờ bà ngoại giúp đỡ và bác (gái) Trần Trọng Kim cho vay tiền, nhưng mẹ vất vả lắm.


Khi nào thì gia đình vào Nam?

- Năm 1952, đi tàu thủy. Mẹ thường đi về Sài Gòn - Hà Nội bằng máy bay, nhưng vé máy bay cả nhà đắt lắm, Mẹ mua vé tàu thủy cho các con, nhờ người cậu dẫn vào Sài Gòn.

Đến năm 1954, Bùi Thư Linh (16 tuổi) đi Pháp, tại sao?

- Tôi bị bệnh lao xương, Mẹ gửi tôi đi Pháp chữa bệnh ngày 20/5/1954.

Gia đình túng thiếu, lấy tiền đâu ra?


- Đi theo diện Pupille de la Nation (Nghĩa tử Quốc gia), chính phủ Pháp lo hết.
(Bùi Thư Linh, trả lời qua điện thoại ngày 17/10/2009)

Chúng tôi cũng đặt câu hỏi với ông Bùi Thụy Băng qua điện thoại 16/12/2004, và sau đây là những câu trả lời:

Tại sao Thụy An đem gia đình vào Sài Gòn 1952?

- Vì ông Đỗ Đình Đạo. (6)

Tại sao Thụy An đã vào Sài gòn năm 1952, lại còn trở ra Hà Nội năm 1954, trước ngày tiếp quản? (Hội nghị Genève ký ngày 20/7/1954. Việt Minh tiếp quản Hà Nội ngày 10/10/1954, tiếp quản Hải Phòng ngày 13/5/1955).


- Từ 1952, Thụy An đã vào Nam, tại vì ông Đỗ Đình Đạo. Ông Đỗ Đình Đạo là Giám Đốc Quân Thứ Lưu Động của Việt Nam Quốc Dân Đảng từ 1950 đến 1954. Ông Đỗ Đình Đạo còn là bạn thân của ông cụ tôi, trước khi mất, ông vẫn còn liên lạc với ông cụ tôi. Sau trận Điện Biên Phủ, ông Đỗ Đình Đạo có lệnh của VNQDĐ, phải ở lại Hà Nội để chống Việt Minh. Nhưng mẹ tôi không biết chuyện đó. Nửa tháng trước khi Việt Minh tiếp thu Hà Nội, tôi (lúc đó 17 tuổi) đưa bà cụ ra phi trường Sài Gòn để đi Hà Nội. Bà cụ tôi ra Hà Nội vì tưởng rằng ông Đỗ Đình Đạo đã đi (Nam) rồi. Bà cụ tôi nghĩ rằng ông Đỗ Đình Đạo không còn ở Hà Nội".

Thụy An ra Hà Nội với mục đích gì?


- Bà cụ tôi ra Bắc, với hai mục đích: Về quê mình để thu thập tất cả những gì quý báu nhất trong nhà ông ngoại tôi. Thứ nhì, bà cụ tôi muốn đặt cái bản doanh chống lại chính quyền ở Hoà Xá. (Tất cả những thông tin trên đây do ông Bùi Thụy Băng cho biết qua điện thoại ngày 16/12/2004).

Nhờ những chi tiết trên, cuộc đời của Thụy An sáng tỏ hơn: người phụ nữ ấy làm nghề báo để nuôi 6 con; là phóng viên chiến tranh, ở cương vị quyền giám đốc Việt Tấn Xã, bà vào Nam ra Bắc thường xuyên; bà quen biết những người như Sainteny (đại sứ), các tướng Tassigny, Cogny... và nhờ họ, bà xin được cho con gái sang Pháp chữa bệnh lao xương. Nhưng chính vì việc con gái sang Pháp với diện Pupille de la Nation mà sau này trong vụ án NVGP, bà lại bị quy kết làm "gián điệp" cho Pháp.

Về phía cộng sản, xin nhắc lại lời Lê Hoài Nguyên: "Thụy An thì được một cơ quan giao nhiệm vụ nắm ý đồ của mấy người Pháp đối với tình hình Hà Nội lúc đó. Sau đó những lời báo cáo của bà trở thành chứng cứ buộc tội bà hoạt động gián điệp." Như vậy, khi ra Bắc, Thụy An có chủ đích chính trị: đặt bản doanh chống chính quyền cộng sản ở Hòa Xá, quê hương bà, nơi có những người tin cẩn nhất. Hoà Xá cũng là một trong những làng có truyền thống chống Cộng. Và để đánh lạc hướng, bà nhận cả công tác dò thám Pháp cho chính quyền cộng sản. Với hành động này, Thụy An trở thành nhà văn đầu tiên tổ chức chống chính quyền cộng sản, trong lòng chế độ. Bà không ở trong tổ chức VNQDĐ nên không biết Đỗ Đình Đạo đã có nhiệm vụ ở lại chống Việt Minh.


Vậy bà ra Bắc, theo "chỉ thị" của chính mình:


Tình nhà, tình nước bời bời
Mẹ năn nỉ giữa, nước đòi thiết tha. (Thơ Thụy An)

Và như Bùi Thư Linh nói: "Mẹ thương các con lắm nhưng mẹ vẫn có cái lý tưởng của mẹ, không bỏ được". Ở thời điểm 1954, hầu hết mọi người Việt Nam đều nghĩ việc chia đôi đất nước chỉ trong vài năm. Vì vậy, Thụy An đã nhờ mẹ trông nom các con để ra Bắc hoạt động. Bà không ngờ đến cái chết của Đỗ Đình Đạo; cũng không ngờ Nam Bắc chia đôi 20 năm; và càng không ngờ chính mình rơi vào 15 năm tù tội.

Về cái chết của Đỗ Đình Đạo, Bùi Thụy Băng cho biết:


"Lúc đó, tôi từ Sài Gòn, ép bố tôi, còn đang là Giám Đốc Đài Phát Thanh Hải Phòng, phải ký sự vụ lệnh cho tôi đáp máy bay ra Hải Phòng rồi lấy xe lửa ra Hà Nội gặp mẹ tôi, vì cái chết của nhà cách mệnh VNQDĐ Đỗ Đình Đạo. Nếu bà cụ tôi đầu độc Đỗ Đình Đạo, thì chính quyền Pháp điều tra biết, họ cũng bắt ngay. Khi chuyện xẩy ra, ông Đỗ Đình Đạo ở nhà bà cụ tôi (ở Hà Nội) mà bà cụ tôi cũng không biết. Nhà hai chị em mẹ tôi ở chung. Có thể bà dì tôi đã cho ông Đỗ Đình Đạo trú ngụ mà mẹ tôi không biết. (Trong một buổi nói chuyện khác, Bùi Thụy Băng cho biết Đỗ Đình Đạo có quan hệ tình cảm với em gái Thụy An, nhưng lúc đó bà không biết.)

Khi ông Đỗ Đình Đạo bị đầu độc thì mẹ tôi đương ở Hòa Xá với một người bạn là bác Phụng, ở Ngõ Nhà Do (Impasse d' Identité)". Mẹ tôi còn nói: "Bác chết nhưng mà xác bác chết còn thơm hơn người sống". Mặc dù không bị bắt, nhưng Thụy An vẫn bị mang tiếng "đầu độc chồng": "Đến anh tôi còn giận, không để hình mẹ tôi trong nhà". (Điện thoại ngày 16/12/2004).

Tuổi trẻ thơ mộng

           Nữ sĩ Thụy An
Trong bài tiểu sử Thụy An, Trinh Tiên viết:

"Hè 1932, cô Yến được cha mẹ cho học tư thêm. Thày giáo là một hàn sĩ người Quảng Bình, dáng dấp mảnh khảnh đầy vẻ cương nghị.(...) Ông thầy giáo trẻ ấy đã bị trò Yến cùng các bạn trêu chọc gọi là "Anh đồ Nghệ". Hơn thế, Yến còn làm thơ nhạo báng dí dỏm:


Khéo ghét anh đồ xứ Nghệ
Hơn mình mấy tí tuổi đầu?"
(Trích bài thơ "Sao lại mùa thu" của Thụy An)

(...). Nhưng chàng trai xứ Quảng này không chỉ là một hàn sĩ hay một nhà mô phạm đơn thuần, mà còn là một người yêu nước thiết tha, một nhà cách mạng chân chính. Cho nên trong những bài giảng đã gieo ảnh hưởng không ít đến lớp học trò (...) Hơn thế nữa, chính người thầy giáo trẻ ấy lại là một chiến sĩ hoạt động trong bóng tối. Chúng ta hãy lắng nghe lời thơ giới thiệu của Thụy An về người anh hùng đó:

Hung hãn vọng vào tiếng bể
Hờn căm rít ngọn gió Lào
Anh mang trùng dương giận dữ
Anh mang hoang dại khô khan.

Và như:


Mắt anh hừng trí bốn phương
Tay run nắm hồn dân tộc
Tóc xòa vương hận núi sông
Môi bậm tai nghe rên xiết
Áo cơm dọa dưới cùm gông!

Thật sự, Thụy An đã hấp thụ tư tưởng cách mạng qua Thầy đồ Nghệ:

... Rồi anh bắt đầu dẫn dắt
Dạy em khui lửa bất bình
Oán hận réo sôi lòng đất
Công lý tù đầy uất uất
Miếng cơm nghẹn họng nhân sinh... (Sao lại mùa thu).

Thoảng chốc, lớp hè vài tháng trôi qua. Thày trò bịn rịn chia tay. Riêng thiếu nữ Thụy An còn nghe lòng vương chút bâng khuâng, diệu vợi... Nhưng lại là chút bâng khuâng rất nhẹ nhàng lờ lững... nó đã thoảng qua ngay trong lứa tuổi 16 thơ ngây ấy... Và cũng bởi rằng: "làm thinh... anh vẫn thản nhiên..." Còn chăng chút lưu luyến ở tâm hồn Thụy An là niềm cảm phục trang thanh niên chí khí, cô đã kết ý thơ thành chuỗi nguyện cầu:

Nguyện mình hoá vải hoá bông
Thấm lau giòng máu anh hùng thơm tho
Máu anh đã rửa quốc thù
Máu anh viết trước bài ca khải hoàn


Thơ Thụy An (Tiểu sử Thụy An của Trinh Tiên)

Bùi Thụy Băng giải thích: "Người thày giáo đề cập ở đây là Tướng Võ Nguyên Giáp. Khoảng 1930, ông ngoại của tôi đã mướn người thầy giáo sử địa Võ Nguyên Giáp về nhà kèm má tôi học. Năm 1933, má tôi theo thầy vô Nam. Ông Võ Nguyên Giáp muốn đưa bà cụ tôi sang Trung Hoa. Nhưng má tôi lại gặp ba tôi ở Sài Gòn và hai người lấy nhau, sanh ra anh cả tôi là Bùi An Dương, năm 1934. Lúc đó ba má tôi đã xuất bản tuần báo Đàn Bà Mới, nên má tôi trở về Hà Nội cho anh tôi làm con nuôi ông bà Trần Trọng Kim, để vô Nam tiếp tục lo tờ tuần báo. Năm 1937, ba má tôi trở ra Hà Nội sanh ra tôi là Bùi Thụy Băng" (Bùi Thụy Băng, điện thư ngày 15/9/2004)

Tiểu sử chính thức ghi Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, hơn Thụy An 5 tuổi. Năm 1931, ông ra Hà Nội học trường Albert Sarraut, sau đó học Luật. Ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Quang Thái, năm 1934. Bà Thái chết trong Hỏa Lò năm 1943. Không thấy nói đến việc Võ Nguyên Giáp sang Tầu, nhưng trong cuốn Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí viết:

"Mai (Đặng Thái Mai) và Giáp đều là "con nuôi" của Louis Marty, giám đốc phòng chính trị của phủ Toàn Quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp, hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân Việt khác bị tù đầy hoặc cấm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tầu theo Việt Minh chống Nhật, Giáp có theo học lớp "chiến tranh du kích" do Mỹ mở ở Tỉnh Tây, nhưng không bao giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau như "anh em kết nghĩa" nhưng sau khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20 tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là "chú cháu." (Hoàng Văn Chí, TTDĐCS, Chân Trời Mới, 1962, chú thích trg 83.)

Tổng hợp thông tin của Trinh Tiên, Bùi Thụy Băng và Hoàng Văn Chí, có thể kết luận: Khoảng 1931-32, khi còn là sinh viên, Võ Nguyên Giáp đã dạy kèm Lưu Thị Yến tại nhà. Hè 1932, nếu Trinh Tiên ghi đúng, thì cô Yến và các bạn còn học thêm Võ Nguyên Giáp trong lớp hè. Bài thơ dài Sao lại mùa thu của Thụy An, được Trinh Tiên trích dẫn, nói rõ không khí lớp hè năm đó và sự "quyến luyến" mà trò Yến dành cho người thày, đã gieo rắc vào tâm hồn cô gái 16, lý tưởng "cứu nước". Lưu Thị Yến, lúc đó 16-17 tuổi, cũng đã nổi tiếng vì có thơ đăng trên Nam Phong, được "giải thưởng văn học của triều đình".

Sau đó, theo lời Bùi Thụy Băng - Năm 1933, má tôi theo thầy vô Nam. Ông Võ Nguyên Giáp muốn đưa bà cụ tôi sang Trung Hoa - và theo Hoàng Văn Chí, Giáp được Pháp đưa sang Tầu theo Việt Minh chống Nhật, Giáp có theo học lớp "chiến tranh du kích" do Mỹ mở ở Tỉnh Tây, chứng tỏ Võ Nguyên Giáp được Pháp cho sang Tầu năm 1933 theo Việt Minh để chống Nhật, và định rủ Thụy An đi theo.


Như vậy, tình cảm giữa hai người, qua thơ Thụy An, là có thật, và Thụy An đã muốn cùng "thầy" Giáp sang Tàu theo Việt Minh. Chắc Thụy An cũng kể cho Lê Đạt nghe việc này, vì trả lời phỏng vấn RFI, Lê Đạt nói một câu rất ý nghĩa: "Chị Thụy An còn nói kín hở cho tôi biết rằng chị ấy đã từng tham gia kháng chiến! Việc liên lạc với kháng chiến trong thời ấy thì mình mất mối là chuyện bình thường, mà mất mối thì mình không thể chứng minh được." Điều chắc chắn là qua những câu thơ trong bài "Sao lại mua thu", Thụy An đã nói lên lòng ái quốc của mình bằng những lời thơ bất khuất:

Tay run nắm hồn dân tộc
Tóc xòa vương hận núi sông
Môi bậm tai nghe rên xiết
Áo cơm dọa dưới cùm gông!
Chí khí Thụy An


Bài Tôi về quên mất cả xuân sang, ký ngày 5/11 âm lịch 1951 (3/12/1951), viết tặng vợ chồng Trinh Tiên, là một bài trường ca, nói lên chí khí của Thụy An. Bài thơ dài kể chuyện một đêm xuân ở Sài Gòn, nhớ Hà Nội, nhà thơ bước vào vũ trường, gặp người vũ nữ ngày xưa là em gái bạn. Người vũ nữ kể lại bi kịch của gia đình mình: Mẹ nàng có ba người con, sống trong êm ấm. Bỗng đâu, phong ba xẩy đến:

"Năm đi cho tháng theo lần,
Mà trong êm đã ngấm ngầm phong ba.
Gió cuốn lật úp sơn hà,
Màn che trướng rủ bỗng ra dãi dàu,
Gió đưa khăn gói về đâu?
Con đường vô định trước sau còn dài
- Tình nhà, tình nước bời bời
Mẹ năn nỉ giữa, nước đòi thiết tha.
Đã đành nghĩa nặng mẹ cha
Nỡ vô tình lúc nước nhà ngửa nghiêng?
Chịu sinh làm gái vô quyên,
Nỡ mang cái tiếng yếu mềm, bó tay?
Ầm tiếng súng Sơn Tây vẳng lại,
Sôi má hồng, quăng thói nữ nhi,
Chị em phận sự hai chia
Em nuôi mẹ, chị ra đi chiến trường.
Lần thứ nhất mở đường ly tán,
Cũng từ đây, hoạn nạn gieo neo:
Nhìn nhau lặn suối, trèo đèo
Mẹ già em nhỏ đến điều gian truân.
Rồi người chị cả hy sinh trên chiến địa:
Tin đâu sét đánh thình lình
Chị yêu thôi đã bỏ mình phương xa,
Nơi chiến địa xác hoa phơi giãi,
Bài điếu văn cú gọi hồn ma
Một đi lìa cửa lìa nhà
Một đi thế cũng kể là trăm năm.

Người mẹ và hai em còn lại, cuốn trong gió lốc:

Thân vong gia giật dờ cánh gió...
Đoạn thảm thương lần giở thêm trang:
Một đêm đang lúc mơ màng,
Thức ra giặc đã khắp làng bao vây.
Mẹ con chúi bụi cây ẩn nấp
Đạn nổ tung, trời sập đất nhào...
Tỉnh ra tủi nhục làm sao!
Tấm thân thôi đã lọt vào tanh hôi!
Bên mình, mẹ vẫn ngồi mà chết
Đầu văng xa, máu thịt bét be
Xác em nguyên vẹn nằm kề
Tay níu mẹ, sợ đường về lạc chăng?
Chưa kịp khóc thì quân lang sói
Đã lôi em về mãi đồn xa...
Nhục thay là phận đàn bà
Trong cơn binh lửa mà sa tay thù!!
Thôi gập sách! Để cho kết liễu
Đoạn về sau thừa hiểu là đây"
Dứt lời, chỉ khẽ nhíu mày,
Lạnh khô đôi mắt. Bóng ngày vừa tan...

Bài ca hùng tráng, bi thương, nói lên tất cả khía cạnh con người Thụy An. Giọng thơ mạnh mẽ, quyết liệt: "Gió cuốn lật úp sơn hà". Hai chữ lật úp thật vũ bão, tuyệt vời. Rồi sự phân chia tình nước, tình nhà trong suốt cuộc đời vừa nuôi 6 con, một mẹ già, vừa có chí lớn: "Tình nhà, tình nước bời bời / Mẹ năn nỉ giữa, nước đòi thiết tha." Sự lựa chọn của người phụ nữ trước tình thế đất nước: "Nỡ vô tình lúc nước nhà ngửa nghiêng? Nỡ mang cái tiếng yếu mềm, bó tay? Sự căm phẫn của người nữ anh hùng: Sôi má hồng, quăng thói nữ nhi. Cái chết khốc liệt và của người nữ chiến sĩ: Nơi chiến địa xác hoa phơi giãi / Bài điếu văn cú gọi hồn ma. Quang cảnh kinh hoàng chết chóc của người dân mất nước: Bên mình, mẹ vẫn ngồi mà chết / Đầu văng xa, máu thịt bét be / Xác em nguyên vẹn nằm kề / Tay níu mẹ, sợ đường về lạc chăng?

Thơ Thụy An nói lên chí khí bất khuất, nói lên sự quyết liệt khi cần phải quyết liệt, nói lên cái hận mất nước, sự không chịu bó tay của người phụ nữ. Sáng tác của bà từ cổ tích đến truyện ngắn, tiểu luận, nhất là thơ, đã quét sạch những dòng nhơ bẩn viết về bà, giải thích tại sao Thụy An không chịu lùi bước trước cường quyền và bạo lực.
Thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm
Trong thời kỳ NVGP, không phải thành viên, nhưng bà thường xuyên ra vào các hội văn nghệ, và có ảnh hưởng không nhỏ đối với những văn nghệ sĩ trẻ tham gia NVGP. Bà liên lạc, nâng đỡ tinh thân, tích cực giúp đỡ anh em, đặc biệt gia đình Lê Đạt.
Lê Đạt viết trong lời "tự thú":

"Âm mưu của Đang sau này là biến nhà xuất bản Minh Đức thành nhà in đối lập với Hội Nhà Văn và tập họp nhóm Nhân Văn quanh nhà Minh Đức. Cũng giai đoạn này nổi bật vai trò Thụy An. Nhà Thụy An, Phan Tại như một câu lạc bộ...


Về Hà Nội, tôi rất ghê tởm Thụy An. Nhưng sau khi bài thơ "Nhân câu chuyện mấy người tự tử" Thụy An tim gặp tôi rất niềm nở và mời đến nhà báo có nhiều sách mới. Một thời gian dài tôi không đến.


Nhưng từ sau khi "Cửa hàng Lê Đạt", tôi bị khai trừ khỏi Đảng, tôi bắt đầu lui tới đó. (...) Thụy An đưa vợ tôi đi may áo, đi mua vải, may áo cho con tôi và đi lấy cả một chiếc giường cũi cho con tôi. Thụy An nghiễm nhiên trở thành thân thuộc với cả gia đình tôi. Mỗi lần tôi gặp Thụy An sau khi nói chuyện về tư sản, tiểu thương bất mãn, chuẩn bị đi Nam, các tin BBC về hiệp thương, lại kể chuyện Tassigny, chuyện các phóng viên chiến tranh, các tiểu thuyết tư sản, và sau hết đả kích vào sự lãnh đạo của Đảng cho là hạn chế sự phát triển của tài năng.


Mỗi lần ở nhà Thụy An ra là mỗi lần tôi thấy mình tài giỏi thêm, oán Đảng thêm và chán nản thêm." (Những lời thú nhận bước đầu của Lê Đạt, Văn Nghệ số 12, tháng 5/1958, Số đặc biệt thứ hai chống NVGP).

Thụy An dạy Phùng Quán tiếng Pháp. Ảnh hưởng Thụy An đối với các nhà văn trẻ khá mạnh, nhờ kiến thức và tài thuyết phục, bà hướng dẫn họ đến với văn học Tây phương, kịch trường, điện ảnh. Thời kỳ ấy, Thụy An ở chung nhà với Phan Tại. Theo Nguyễn Hữu Đang, bà thuê các phim như Hamlet về chiếu. Bà cùng Phan Tại, dựng kịch Topaze của Marcel Pagnol...


Phùng Quán viết trong lời "tự thú":

"Còn học Pháp và Anh văn thì tôi học với con mụ Thụy An, và do đó tôi bắt đầu thân với mụ từ đấy. Khi được tin tôi đã ra bộ đội thì hắn tỏ vẻ rất săn sóc đến việc học của tôi. Tháng đầu tôi còn bận viết thì mỗi lần gặp tôi hắn đều thúc giục sao không đi học đi, tôi sẽ dậy cho Quán một tuần bốn tiếng đồng hồ. Tháng thứ hai tôi đến học với hắn, cùng với một người bạn của tôi là sinh viên. Trước khi đến học, tôi có biết Thụy An trước đây đã giết chồng, làm phóng viên chiến tranh cho Pháp, đã đi máy bay lên Điện Biên Phủ. Nhưng đến lúc này thì bản chất cách mạng của tôi đã không còn gì nữa, nên tôi thấy những việc làm của mụ ta là việc thường. Đến học với hắn, tôi tỏ ý phục, và mỗi ngày một cảm tình hơn. Tôi gọi hắn là chị với tất cả nghĩa của nó." Những lời thú nhận bước đầu của Phùng Quán, Văn Nghệ số 12, 5/1958.

Những lời Lê Đạt tuyên bố trên RFI, tỏ sự kính trọng và lòng tri ân của ông đối với Thụy An:

"Chị Thụy An chưa bao giờ ở trong Nhân Văn Giai Phẩm cả, đó là dứt khoát. Nhưng chị Thụy An rất thân với anh em trong Nhân Văn Giai Phẩm và đặc biệt là thân với tôi". ...


"Tôi có thể bảo đảm 100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại vì thế này: Nếu là gián điệp thì phải có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được.


Tôi vẫn khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An một cách chính thức. Không có thì riêng tôi, đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ. (...) Riêng tôi không bao giờ tôi quên công của chị Thụy An đối với tôi cả." (Lê Đạt trả lời phỏng vấn RFI.)
Bị bắt, Thụy An tự chọc mù một mắt


Thụy An bị bắt ở đâu? Bùi Thụy Băng, cho biết:

"Tôi nghe nói bà cụ tôi bị bắt ở Hòa Xá. Nhưng theo lời ông cụ tôi thì bị bắt ở Phủ Lý. Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi thấy lâm nguy, biết mình bị theo dõi, Thụy An thường di chuyển giữa Hà Nam - Phủ Lý (quê chồng) và Hoà Xá - Vân Đình (quê mình) để trốn tránh". (Điện thoại ngày 16/12/2004)
Về việc bà chọc mù mắt, dư luận chính thức loan rằng bà bị tai nạn ở mắt, khi đi lao động cải tạo. Chúng tôi hỏi nhà thơ Lê Đạt, người rất thân với bà trong hành trình NVGP:
"Thưa anh, có phải trong Hỏa Lò chị Thụy An tự chọc mù mắt không?"
Lê Đạt chỉ lặng lẽ gật đầu, không thêm một lời nào cả.
Bùi Thụy Băng cho biết: "Trong số những bài viết về bà cụ tôi, có bài của Trần Minh, ở Bên Úc, tựa đề "Nhân Văn Giai Phẩm, một tư trào, một tội ác" đăng trong Giai Phẩm (Việt Báo) xuân Tân Tỵ 2001, là chính xác nhất. Với những chi tiết mà chính tôi trước đây cũng không biết: Vào Hỏa Lò chưa được 3 tháng thì bà cụ tôi chọc mắt. Lý do là bởi phải ra hỏi cung, đứng trước lá cờ đỏ sao vàng, người ta bắt bà cụ tôi phải cúi xuống, nhưng bà cụ không cúi. Vào nhà giam, không có bút viết, bà cụ tôi lấy cái đinh guốc, viết lên tường lời phản kháng: "Chọc mù mắt để không phải nhìn thấy cái chế độ này nữa." Sau này có một người cũng bị giam tại căn phòng đó, đọc được và ghi lại, một vài nhà văn có chép lại câu này trên sách báo". (Điện thoại ngày 16/12/2004)
Thụy An bị giam tại Hỏa Lò Hà Nội từ tháng 3/1957 đến ngày 19/1/1960, bị đưa ra tòa cùng với Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo, Phan Tại và Lê Nguyên Chí.
Theo Nguyễn Hữu Đang, giam ở Hà Nội, rồi chuyển lên Yên Bái. Thụy An viết: "Vào thời điểm mẹ thụ án từ 1958 đến 1973, suốt 15 năm (chỉ trừ hai năm giam cứu ở Hỏa Lò, Hà Nội, mẹ bị thẩm cung gắt gao, một cuộc đấu trí - không có trọng tài - giữa pháp luật do các ông chấp pháp đại diện và mẹ, người bị can)" (Trích bài Thụy An, mẹ chúng tôi, lời bà viết thay cho các con, Atlanta Việt Báo, 15/12/2004.)
Những năm tháng cuối
Tháng 10/1974, Thụy An được thả về theo diện "đại xá chính trị phạm theo hiệp định Paris", cùng với Nguyễn Hữu Đang. Bà bị trả về quản thúc ở Hoà Xá. Trên đường giải về làng, khi người ta đẩy xuống xe tù, bà bị ném đá.
Năm 1976, Lưu Duy Trác, em trai, xin cho bà vào Nam đoàn tụ với gia đình, bà sống với mẹ tại Gia Định. Các con bà đã rời nước từ trước, chỉ có Bùi Thụy Băng ở lại đến 28/4/75. Năm 1987, Thụy An theo người bạn gái Trinh Tiên đến chùa Quảng Hương Già Lam xin thọ lễ quy y. Được hoà thượng Thích Trí Thủ ban cho pháp danh Nguyên Quy.
Bùi Thụy Băng tìm mọi cách vận động cho mẹ sang Mỹ đoàn tụ gia đình, qua các tòa Đại Sứ Việt Nam và văn phòng ông Trần Sĩ Lương, đại diện chính phủ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, đều vô hiệu. Trong thư phúc đáp của ông Lương, có câu: "Trường hợp mẹ của ông chưa được giải quyết. Tôi mong ông cứ yên tâm chờ đợi".

Đầu năm 1987, Thụy An đã yếu lắm, Bùi Thụy Băng chụp lá thư của ông Trần Sĩ Lương gửi về cho mẹ. Bà trả lời con: "Mẹ không muốn con liên lạc với các Toà Đại Sứ như thế", và bà thêm: "Con đừng chửi mẹ!".
Kèm theo là bức thư dài, bà trả lời ông Trần Sĩ Lương, mở đầu bằng những hàng:
"Tôi rất xúc động được đọc thư ông viết cho Bùi Thụy Băng, con trai tôi, về việc T.A mẹ hắn, muốn nhờ cậy ông. Ông đã trả lời không một hứa hẹn dứt khoát (tôi hiểu rõ tất phải như thế, càng tất phải như thế, khi là chuyện văn chương), nhưng dầu sao cũng đã là một lời đáp lại tiếng kêu gọi, kêu oan... của tôi... muốn thêm hình dung từ nào cũng đều có nghĩa cả.
Cám ơm, cám ơn. Tôi đón nhận với tâm trạng một tù nhân bị kẹp lâu ngày, một mình giữa bốn bức tường hẹp, thèm được nghe tiếng người. Chợt có tiếng lịch kịch ở phòng bên cạnh (có lẽ chỉ là một con chuột chạy)."
Và bà kết luận lá thư bằng những hàng sau đây:
"Ở Tô Thị, tâm trạng của người mẹ cõng con trên lưng đi giữa rừng khuya, hãi hùng đến nỗi ngất sỉu, nhưng sực nhớ chồng trên đỉnh núi:


Nhớ con thơ đang gối trên lưng
Biển xanh đang ngóng đang trông
Giơ tay vung ngọn đuốc hồng cháy to.

Tôi cũng vậy, tôi còn cha mẹ già, đàn con nhỏ trên vai, tôi không được chết, phải cố mà sống, đợi cái ngày Tô Thị:


Mặc gió rụng tóc xanh từng sợi
Tung ra xa bay với mây trời
Mặc cho nắng dãi mưa phơi
Mặc cho muối đã mặn mòi lòng sương
Mặc bao cuộc hưng tàn phế đổi
Vẫn đăm đăm một đợi, một chờ
Mẹ con hoá đá trơ trơ
Mẹ là tin tưởng, con là tương lai.

Đó là tâm trạng Tô Thị hoá đá, mà cũng là tâm trạng của tôi suốt 15 năm cho đến mãi mãi. Ông cứ đọc tất cả 16 bản của tôi, đều gặp những câu như thế, nó gần như một tập Nhật Ký Trong Tù..."

Thụy An mất ngày 10/6/1989 tại nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ, Sài Gòn.
Thụy Khuê(Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, Tiếng Quê Hương, Virginia 2012)


GHI CHÚ:

1) Tạp chí Phổ Thông của hội Cựu SV trường Luật Hà Nội, số 19-20 tháng 6-7/1953. In lại trên Khởi Hành, Hoa Kỳ, số 77, tháng 3/2003.
2) Văn Nghệ, số 142, 11/10/1956
3) Trăm Hoa, 25/11/56
4) Trăm Hoa, 2/12/56
5) Trích điện thư Bùi Thụy Băng ngày 15/12/2004
6) Trong cuộc nói chuyện khác, ông Băng giải thích: 1952 Thụy An chia tay với ông Đạo, muốn tránh ông Đạo, bà đem các con vào sống tại SG.

No comments:

Post a Comment