Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 30 November 2016

THANH THANH =SƠN TRUNG=TRUNG CÔNG=ĐẰNG GIAO= TRUYỆN TÙ&VƯỢT BIÊN

Friday, October 21, 2016


THƠ SONG NGỮ * HUỆ THU - THANH THANH

 
 
CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN     

Công cha như núi Thái Sơn                       
Câu thơ ấy thuộc từ thời tấm bé                           
Nay nhắc lại mà lòng như ứa lệ.                             
Ðất nước tôi dâu bể nửa đời người                     
Tôi lên mười đất nước đã chia đôi                 
Những bà Mẹ bắc Kỳ ào ạt tới                         
Kể từ đó cuộc đời như đổi mới                       
Nhưng khắp nơi vẫn khói lửa lầm than        
Những chàng trai không một tiếng phàn nàn               
Vào trận địa như đi vào cuộc sống !                    

Con sinh ra chưa kịp xây đắp mộng               
Chưa gặp cha con đã chẳng còn cha                  
Mẹ dạy con mà nước mắt chan hòa                
Cha yêu mẹ, yêu con, yêu đất nước                
Vì phận sự cha quyết không lùi bước                                     
Lấy thân mình để đền nợ non sông.               

Con bây giờ coi như tạm thành công               
Có dân chủ có tự do phát biểu                       
Nhưng nhiều lúc lòng con như chợt hiểu        
Mẹ tại sao bỏ nước chạy sang đây !                      
Cha làm sao mất giữa tuổi thơ ngây                
Nghe con hỏi lòng Mẹ đau như cắt                  
Con yêu ạ, giá tự do tuy đắt                                
Không tự do ta chẳng thể là người                 
Ngày Của Cha, cháu nhỏ đẹp môi cười         
Mẹ sung sướng vì chúng ta được sống               
Chữ dân chủ với cha là giấc mộng                     
Con viết vào bài vị để thờ cha.                       

                                           HuỆ Thu
DAD’S MERIT IS LIKE MT. EVEREST

“Dad’s merit is as immense as Mount Everest!”
That verse since a child I had known with zest,
But now heard again makes tears start to my eyes.
My country has been half of my life in hard times,
Partitioned in two when I was just ten years of age.
The mothers poured from the North in a critical stage
And thenceforth began in the South to revive;
But everywhere anguish continued from war to derive:
The young men with neither complaint nor regret
Rushed into the battlefields, their hopes on life set.

You were born, not in time yet to build dreams rather,
Not seeing your father yet, you already had no father.
I your Mom brought you up, in tears educated you kid:
Dad loved me, loved you – and loved Vietnam sacred,
Fulfilling his duty, not yielding an inch of ground,           
Using his body to pay his debt to the country bound.

Now that you might be said to have got some success
Enjoying democracy, liberty, being free to express,
Yet sometime in your innermost you suddenly understand
Why I your mother had to leave home for this land!
I surely felt heart-broken  ̶  my deep grief increased
When as a child you na
ïvely asked why Dad deceased.
Oh my child, Freedom has its though high price,
But without it we cannot be human beings so nice.
On Father’s Day, watching the smile of each of your chit
I am happy because we are able to live a life fit.
The word Democracy with Dad was such a dream:
Write it on his votive tablet to honor him as we mean.

                                                   Original by HUE THU
                            Verse translation by THANH-THANH
  

SƠN TRUNG * SỰ QUÁ TAM



SƠN TRUNG

SỰ QUÁ TAM



Ngày 10- 6 năm 20013, Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu "tín nhiệm" các đảng viên cao cấp. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo Chính phủ và Nhà nước vừa được công bố sáng 11/6 tại Quốc hội.
  • Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng được 210 đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cao, 122 phiếu tín nhiệm và 160 phiếu tín nhiệm thấp. Như vậy, trên 30% số đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm thấp cho ông.
  • Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được 330 phiếu tín nhiệm cao, 133 phiếu tín nhiệm và 28 phiếu tín nhiệm thấp trong tổng số 492 đại biểu có mặt.
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được 328 tín nhiệm cao, 139 tín nhiệm và 25 tín nhiệm thấp.
 Báo chí trong và ngoài nước có nhiều ý kiến, tuy nhiên cũng quy tụ vào những điểm sau:

1. Bỏ phiếu tín nhiệm như thế là có tiến bộ.
  Cựu đại biểu Nguyễn Lân Dũng thì cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ mở đầu cho các thay đổi trong tương lai. (1)_

Nhà báo Huy Đức ( Osin HuyDuc): Chúng ta có quyền đòi hỏi cao hơn, nhưng theo tôi, thiết kế ba cấp độ tín nhiệm là một lựa chọn thông minh trong môi trường chính trị Việt Nam. Nên nhớ là phải mất 12 năm, kể từ khi quyền này được đưa vào Luật Tổ chức Quốc hội, 11-2001, Quốc hội mới có cơ hội để tập dượt và tỷ lệ phiếu cũng cho thấy các đại biểu đã không hoàn toàn là nghị gật. (1)

 Tuan Pham, Facebook: Thực ra việc lấy phiếu tín nhiệm không phải là một bước lùi. Lạc quan mà nói, đây là một tín hiệu tích cực cho tương lai của dân quyền, dân chủ ở VN. Đó cũng là một động thái được thúc đẩy bởi yêu cầu từ cuộc sống, những bức xúc của dư luận XH, của cộng đồng mạng...(1)

 Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nhận định:
“Thực ra cũng phải đánh giá đây là lần đầu tiên mà Quốc hội ở Việt Nam có tổ chức lấy phiếu lấy ý kiến như vậy, so với bao nhiêu năm trước đây chưa làm được thì cũng có thể coi đây là một chút bước tiến về dân chủ, theo cách qua đó Quốc hội là đại biểu của dân, đại diện cho cử tri có thể lên tiếng đánh giá những người lãnh đạo giữ những chức vụ do Quốc hội bầu ra.(3) 

 Nguyễn Sinh Hùng đắc thắng và khoác lác tuyên bố: “Lấy phiếu tín nhiệm là sự động viên, đánh giá đối với các chức danh. Quốc hội đặt niềm tin để các chức danh phấn đấu tốt hơn trong thời gian tới.

Quốc hội đã hoàn thành trọng trách mà nhân dân giao cho Quốc hội đánh giá các chức danh, sẽ làm tốt trong những năm sau và sẽ rút kinh nghiệm để HĐND các cấp thực hiện lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm một cách khách quan, thận trọng, nghiêm túc.(4)

2. Bỏ phiếu như thế là trò đùa , là xảo thuật

- Khanh Nguyen,rất hóm hỉnh khi viết trong  Facebook: Bỏ phiếu tín nhiệm thế này thì giống anh chàng hỏi người yêu "Em có yêu anh không? và em chỉ có 3 lựa chọn trả lời; A: Yêu rất nhiều, B: Yêu vừa vừa và C: yêu ít ít, còn nói “không yêu” là chết với anh nhá”. Cái “tình yêu” kiểu này thì sao mà “tín nhiệm” cho nổi. (1)

-Một số người khác lại nhận xét rằng chỉ nên áp dụng hình thức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” như các quốc gia khác đang áp dụng mà thôi.
- Luật gia Lê Hiếu Đằng tiếp lời:Tôi nghĩ, chẳng thà không bày ra việc bỏ phiếu tín nhiệm này, còn bày ra thì phải đúng với ý nghĩa bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Bởi vì thật ra theo Luật Bầu cử và Tổ chức Quốc hội cũng như Luật bầu cử và Tổ chức Hội đồng Nhân dân thì chỉ có hai mức tín nhiệm và bất tín nhiệm thôi, nếu không tín nhiệm thì người ta bãi miễn, còn tín nhiệm thì anh còn ở lại.
Do đó tôi nghĩ là cái cách làm này không đi đến đâu cả.”(3)

Việt  cộng không bao giờ có dân chủ, tất cả là giả dối.
-Ba mức tín nhiệm đều là tín nhiệm, không có bất tín nhiệm. Cũng như việc  bầu cử quốc hội dân chỉ chọn một hay hai trong ba, bốn người do cộng sản chọn. Dân không có quyền chọn.. Cộng sản là một chế độ dối trá.
-Tại sao không bỏ phiếu tín nhiệm Tổng Bí Thư? Tổng bí thư  phải chăng là người toàn thiện, không bao giờ sai lầm như  Tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước   Stalin, Mao Trạch Đông đã giết hàng chục triêu người, hoặc  không ăn cắp, không lấy tiền nhà nưoc đem cho gái như Nông Đức Yếu, ?  không bán nước, không giết vợ như đạọ đức Hồ Chí Manh?
 Dân Làm Báo cho biết tổng số phiếu hợp lệ : 23.006, lỗi: 118.Người ta dùng computer kiểm phiếu hay đếm tay? Computer có gian lận không? người kiểm phiếu thuộc phe nào? Những vấn đề đó cũng rất quan trọng trong cờ gian bạc lận..

Việt cộng làm gì cũng khác đời, mà khác biệt là làm những việc xấu, gian dối.Không có Quốc Hội nào bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo nhà nước . Nếu một vài cá nhân nào phạm lỗi, quốc hội sẽ chất vấn họ, sau đó là bỏ phiếu bất tín nhiệm.  Nếu thủ tướng bị bất tín nhiệm thì toàn bộ  nội các phải từ chức.Nay Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm nghĩa là không  có ý sa thải họ,  Việc này chỉ làm quảng cáo rằng chính phủ tốt, được tín nhiệm. Nhưng ai tín nhiệm? Chỉ là đảng viên đảng cướp tín nhiệm đảng trưởng ăn cướp. Cũng là trò mấy trăm tên nghị gật tín nhiệm chủ dù chủ phản quốc hại dân. Không một người dân nào tín nhiệm cộng sản.

Tuy nhiên nghĩ cho cùng, việc bỏ phiếu tín nhiệm này là cho các ông uống viên thuốc bọc đường. Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội Việt cộng  quy định: “Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không đủ tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ đó” và “Người có 02 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm”.

Cái nghị quyết này rất lẩm cẩm. Khi bị đánh giá tín nhiệm thấp thì không bị sa thải mà có  thể xin từ chức. ( Có thể xin từ chức chứ không PHẢI TỪ CHỨC, nếu không muốn từ chức, muốn ngồi lì thì vẫn được).  Người đó có thể ngồi thêm hai năm đến năm thứ ba, hay thứ tư thì  Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm”..Lúc đó thì hết nhiệm kỳ, Và cái nghị quyết   cũng co giản cho ai thuộc phe ta. Nó không quyết liệt truất chức như các nước khác. Như vậy cái nghị quyết này chỉ là chính sách đối phó với ai không thuộc phe ta, nào phải xây dựng dân chủ...


 Các bình luận gia cho rằng Nguyễn Tấn Dũng thất bại nhất, xấu hổ nhất nhưng thực tế Nguyễn Tấn Dũng đại thắng. Nguyễn Tấn Dũng tả xung hữu đột trên cầu Trường Bản nhưng đã an toàn trở về.Nếu kỳ rồi Nguyễn Tấn Dũng chỉ có vài chục phiếu là đi đoong. Phải vận động  tich cực và chi hậu hỉ mới được như vậy.

RFA đã  nhìn thấy cơ mưu của Nguyễn Phú Trong và Trương Tấn Sang trong việc đẩy Nguyễn Tấn Dũng ra ngoài. Nguyễn Phú Trọng phải theo lệnh Trung Quốc, hoặc vì lú mà đi theo cái mặt gian manh của ông đồng chí quý hóa của ông. Ông đã làm tổng bí thư là tột đỉnh, khó mà làm lần thứ hai. Diệt Nguyễn Tấn Dũng thì  ai đó mới có cơ hội làm chủ tịch nước, kiêm thủ tướng như bên Trung Cộng. Vì thấy rõ  nước cờ của đôi bên, RFA  viết bài bình luận với nhan đề "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “thoát hiểm” sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm " (2).

 Người ta đưa ra một danh sách 47 người cho Quốc Hội bỏ phiếu nhưng đó là "diện", mà " điểm" chính là Nguyễn Tấn Dũng. Xa xôi mấy năm trước, năm 2008, phe thân Trung Cộng do Nông Đức Mạnh , Lê Đức Anh, Đỗ Mười và Nguyễn Chí Vịnh tiến hành việc thủ tiêu phe không thuộc đầy tớ Trung Cộng  bằng cách  vu cho tội làm CIA gồm có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà rồi những người lúc bấy giờ đang còn tại chức như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng..

.Nếu Nguyễn Chí Vịnh thành công, thì ông ta nay là tổng bí thư, còn Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Phan Văn Khải nếu còn sống thì bị giết, bị tù và bị ô nhục! Cái sai lầm lớn lao của bọn Nông Đức Mạnh và Nguyễn Chí Vinh là đa sát, muốn giết hết, bắt hết, hạ thủ hết cho nên lập danh sách quá nhiều người, thành thử khó thuyết phục dân chúng. Phải chăng bọn này theo lệnh Trung cộng?  Không lẽ những ông cộng sản gộc mà nay theo Mỹ ư? Nếu quả thật những tay đó nay chạy theo Mỹ thì lại là một phản  tác dụng, phản tuyên truyền. Các ông đàn em làm gì đến nổi mấy tay đó bỏ chạy theo Mỹ?  Lợi thì Nông Đức Mạnh được làm mưa làm gió phản dân hại nước trọn đời, Nguyễn Chí Vịnh sẽ làm đại tướng, thủ tướng, chủ tịch nước nhưng cái hại là làm dân càng căm thù  chế đô và  Trung Cộng dễ thâu tóm Việt Nam.

Phải chăng Nguyễn Chí Vịnh là trí tuệ của đảng hay chỉ là anh bợm  nhà quê mắc mưu bợm thành phố. Anh đi la-de  ôm, được mấy em chân dài chuốc rượu, lại nghe mấy thằng bợm khich tướng, cuời cợt, chúng nó nói rằng chúng đã ngủ với vợ anh.  thì anh  vội về nhà xách dao giết vợ giết con hay sao ? Bợm thì nhiều thứ, biết đâu là bợm Hồng Kông, bợm Đài Loan, bợm Nga, hay bợm Pháp, Mỹ, Nhật?  Nông Đức Mạnh, Nguyễn Chí Vịnh có thể ngu mà tin hoặc theo lệnh Trung Cộng mà phao tin đó  nhưng dân chúng dễ dàng tin các ông ư?  Các ông lầm to! Dân chúng đã biết các ông là bọn cưóp của giết người. Các ông giết dân cho chán rồi các ông quay lại tàn sát nhau! Rõ ràng thế giới cộng sản là thế giới của lũ chó sói ăn thịt lẫn nhau! Cái bi kịch này quá quen thuộc trong triều đại của Stalin , Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, Lê Duẩn...


Vì được Nông Đức Mạnh và Trung Quốc che chở nên Nguyễn Chí Vịnh không bị trừng phạt mà còn lên chức Thượng Tướng, và phe Trung Cộng vẫn tồn tại và hùng mạnh. Kế sách nhổ cỏ của Trung Cộng đã có từ thời 1953 CCRD, họ ra lệnh cho Việt Cộng giết hại , sa thải những đồng chí của họ với lý do mơ hồ như  có lý lịch phong kiến, tư sản địa chủ và phản động ( Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh .... đều có lý lịch phong kiến, tư sản địa chủ và phản động ) Họ làm như thế để tiêu diệt lực lượng Việt Nam chống Trung Cộng. Hồ Chí Minh đã giết hàng triệu nhân dân Việt Nam, giết hại hàng chục ngàn cán bộ đảng, may mà sau CCRD, chiến dịch sửa sai đã cứu được hơn 10 ngàn cán bộ đảng


Nay Trung Cộng vẫn dấy lên chiến dịch giết hại các đảng viên cộng sản mà Trung Cộng nghi ngờ sẽ chống đối họ.  Trong chế độ cộng sản, hể ai không theo cánh họ ( không theo ta tức là kẻ thù của ta ). Dù chỉ giành ăn, giành ghế, họ cũng khoác cho đối thủ cái tội CIA. Đó là nguyên tắc mà bên Tây phương đã nói là  " muốn giết một con chó, cứ việc hô lên là chó điên"! Chính sách này được cộng sản triệt để áp dụng. Như muốn giết dân, khủng bố dân,  cướp vàng bạc, nhà cửa, ruộng đất của dân, kể cả dân vô sản, trước khi bắt họ làm nô lệ trong các công trường nông trường, cộng sản vu cho họ là tư sản, địa chủ, phong kiến.  Hồ Chí Minh theo lệnh Stalin giết Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm thì phao cho họ nhận tiền của Đức!

Trotsky đưa ra khẩu hiệu " cách mạng thường trực". Trong chế độ phong kiến, tư bản  có các cuộc cách mạng nhưng chỉ là ban đầu đổ máu, sau đó là thanh bình. Còn cộng sản phải thường trực giết người, hết đợt nọ đến đợt kia , dù dân không có tội, dù cán bộ trung thành cứ bắt, cứ giết để khủng bố, và diệt những thế lực chống đối trong tương lai. Vì vậy mà Stalin, Mao Trạch Đông giết liên tục, giết cả bộ hạ thân tín cho nên Stalin cuối cùng bị thủ hạ ra tay.

Vụ Tổng Cục 2 cũng vậy. Bọn Lê Đức Anh, Đỗ Mừơi, Nông Đức Mạnh đã theo chính sách đó mà ra tay tiêu diệt những ai có thể chống đối họ, dù là các công thần của chế độ. Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Phạm Văn Đồng cho đến Nguyễn Tấn Dũng cũng đều là nạn nhân của chế độ họ phục vụ, đều  bị các đồng chí đối thủ vu khống là CIA, là phản đảng, là tham nhũng...

Có lẽ Nguyễn Tấn Dũng và nhiều người khác đã bị liệt kê vào danh sách CIA như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng...  Cuộc  BCH TW 6 - Khóa 11 tháng 10.2012, phe Sang Trọng đã  nỗ lực bài trừ những ai có ý hướng chống Trung Cộng, mà khởi đầu là những người như đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã gửi thư cảnh tỉnh vụ Bauxite Tây nguyên và Nguyễn Tấn Dũng mà họ gọi là đồng chí X...
Tiếp theo đó là   TW 7 ngày 4-5-2013. Sang Trọng gặp phải thất bại vì không đẩy được Nguyễn Tấn Dũng. Và ngày 10-6-2013, phe Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang lại ra tay. Bọn họ đã đe dọa, mua chuộc, kết quả Trương Tấn Sang cao phiếu nhưng vẫn không diệt được Nguyễn Tấn Dũng. Như vậy là bốn phen,  Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang vẫn thất bại trong việc hạ thủ Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng thật sự là người như thế nào?  Khó biết thật hư, chân ngụy. Phải chăng bọn tay sai Trung Cộng vẫn không giết được phe chống Trung Cộng trong hàng ngũ cộng sản của họ.

 Vừa rồi, ngày 6tháng 6, một phái đoàn gồm 22 tướng lãnh Việt cộng  sang Trung Cộng nhận chỉ thị.  Khi về họ sẽ làm gì? Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị đụng xe mà chết hay lên cơn đau tim mà trở thành liệt sĩ? Mặt Nguyễn Chí Vịnh đầy sát khí. Ông đã giết nhiều người thì cuối cùng cũng bị người giết. Cuộc long tranh hổ đấu còn dài chứ không phải là dựng xây dân chủ đâu ! Hội nghị trung ương, Quốc hội chính là sân khấu kịch trường, bi thảm lắm, đầy những oan hồn uổng tử như Dương Bạch Mai,  Hồ Đức Việt  và bao người khác nữa cũng là đồng chí phe ta nào phải bọn CIA cài vào hàng ngũ đảng!

Trước mắt ta, hai phe Sang Trọng đoàn kết hết tìm cách này đến cách nọ để diệt Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả bọn họ đều tham nhũng, và chúng ta chưa biết rõ con bài tẩy của các phe. Họ giành nhau vì quyền lợi hay vì chính kiến bất đồng? Thưc lâu mới biết đêm dài. Mặt trời lên, mọi sự sẽ sáng tỏ.

 _____

(1).Lá phiếu tín nhiệm có ý nghĩa gì?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/rolling_news/2013/06/130611_phan_ung_lay_phieu_tin_nhiem.shtml
(2). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “thoát hiểm” sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-leaders-survive-confidence-vote-06112013095300.html
 (3).Lấy phiếu tín nhiệm: tiến bộ hay đối phó
  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/confidence-vote-nn-06112013152930.html
(4).Quốc hội thông qua kết quả bỏ phiếu tín nhiệm
  wwww.tienphong.vn/xa-hoi/631597/Quoc-hoi-thong-qua-ket-qua-bo-phieu-tin-nhiem-tpov.html

TRUNG CỘNG - TRUNG CỘNG- TRANH ĐẰNG GIAO

TRUNG CỘNG XẤU XA

  

Hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông bị lên án tại Thượng viện Mỹ



Một tàu hải giám Trung Quốc chạy gần tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Một tàu hải giám Trung Quốc chạy gần tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
REUTERS/Kyodo/Files

Trọng Nghĩa
Trong một dự thảo nghị quyết trình ra Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 10/06/2013, ba Thượng nghị sĩ Mỹ đã tố cáo một loạt hành động của Bắc Kinh trong thời gian gần đây nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Dự thảo nghị quyết cũng yêu cầu các nước có tranh chấp thông qua một bộ quy tắc ứng xử để tránh không cho xung đột bùng lên.

Nghị quyết lên án Trung Quốc mang ký hiệu S. Res. 167 đã được ba Thượng nghị sĩ có uy tín tại Mỹ đồng ký tên : Robert Menendrez (đảng Dân chủ, tiểu bang New Jersey), chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ; Ben Cardin (đảng Dân chủ, tiểu bang Maryland), thành viên Ủy ban Đối ngoại ; và ông Marco Antonio Rubio (đảng Cộng hòa, tiểu bang Florida), một Thượng nghị sĩ có uy thế, thường được xem là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa vào năm 2016.
Mang tựa đề « Tái khẳng định hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ cho việc giải quyết một cách hòa bình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trong vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương », văn kiện này không ngần ngại lên án đích danh Trung Quốc là tác giả của một loạt hành động hù dọa hay dùng võ lực nhắm vào các nước từ Philippines, Việt Nam cho đến Nhật Bản.
Về các hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết nêu rõ các vụ việc bị coi là « nguy hiểm và dễ gây mất ổn định », từ vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam hồi tháng 5 năm 2011, cho đến vụ tàu Trung Quốc chặn lối vào bãi Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vào tháng Tư năm 2012.
Văn kiện cũng nêu lên sự kiện là kể từ ngày 08 tháng Năm 2013, chiến hạm và tàu hải giám Trung Quốc bắt đầu hiện diện thường xuyên ở vùng biển xung quanh bãi Second Thomas Shoal, chỉ cách đảo Palawan của Philippines khoảng 105 hải lý về phía tây bắc, và đang có quân đội Philippines đồn trú bên trên.
Hai hành động quyết đoán khác của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông cũng bị nêu bật trong dự thảo nghị quyết : Việc Bắc Kinh phát hành một bản đồ chính thức xác định đường 9 đoạn mà họ vẽ ra trên Biển Đông là biên giới quốc gia của Trung Quốc, cũng như việc nâng Tam Sa lên cấp thành phố để quản lý toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền, và cho đặt một đơn vị quân đội đồn trú trong khu vực.
Các hành động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Nhật Bản tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu ngư ngoài biển Hoa Đông cũng bị các Thượng nghị sĩ Mỹ vạch trần.
Dự thảo nghị quyết do đó đã yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án « việc sử dụng các biện pháp ép buộc, đe dọa, hoặc lực lượng hải quân, hải giám, tàu đánh cá và máy bay quân sự hay dân sự… » để khẳng định chủ quyền trên các vùng biển đang tranh chấp hoặc để thay đổi hiện trạng.
Nghị quyết cũng yêu cầu các bên tranh chấp tự kiềm chế, tìm kiếm giải pháp trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc thông qua trọng tài quốc tế.
Văn kiện dĩ nhiên ủng hộ hoàn toàn các nỗ lực của chính phủ cũng như quân đội Hoa Kỳ nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130613-hanh-dong-hung-hang-cua-trung-quoc-tai-bien-dong-bi-len-an-tai-thuong-vien-my

 

Trung Quốc đòi kiểm duyệt thô bạo truyền thông Pháp ngay tại Pháp

Cyril Payen, phóng viên đài FRANCE 24
Cyril Payen, phóng viên đài FRANCE 24
DR

Trọng Nghĩa
Sự kiện đã xẩy ra từ đầu tháng Sáu, và vào hôm qua, 12/06/2013, đài truyền hình Pháp FRANCE 24 công khai loan báo : Đài đã bác bỏ yêu sách của chính quyền Trung Quốc, muốn FRANCE 24 hủy bỏ việc phát đi một phóng sự do một thông tín viên của đài tại Bangkok bí mật thực hiện ở Tây Tạng. Hành động gây sức ép của Bắc Kinh - đồng nghĩa với việc kiểm duyệt một phương tiện truyền thông không thuộc quyền quản lý của mình - đã gây phẫn nộ trong báo giới Pháp.

Trong bản tin trên trang web của mình, đài FRANCE 24 nói rõ là phóng sự truyền hình mang tựa đề là « Bảy ngày ở Tây Tạng » của Cyril Payen đã được phát hình ngày 30/05 vừa qua. Trong phóng sự này, thông tín viên của FRANCE 24 đã thẳng thắn tố cáo sự kiện người dân Tây Tạng bị đàn áp dưới ách cai trị của Trung Quốc. Kết luận của nhà báo Payen rất rõ ràng : chính sách « diệt chủng văn hóa » từng bị lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng là đức Đạt Lai Lạt Ma lên án vào năm 2008 vẫn đang được Trung Quốc áp dụng.

Phóng sự này đã khiến nhà chức trách Trung Quốc phẫn nộ. Theo đài FRANCE 24, chỉ vài ngày sau khi tài liệu được phát sóng, quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã đến trụ sở của đài, để đòi hủy bỏ việc phát phóng sự này kể cả trên trang web của FRANCE 24.
Dĩ nhiên là đòi hỏi quá đáng của chính quyền Trung Quốc đã bị từ chối. Trong một bản thông cáo gởi đến nhà báo của đài, ông Marc Saikali, Giám đốc biên tập của FRANCE 24 xác định : « Ban Giám đốc đã không hề lùi bước trước các hành vi hù dọa, và vẫn duy trì phóng sự này trên cả chương trình phát sóng lẫn trên các phương tiện đa truyền thông », như internet, điện thoại di động...

Hành động can thiệp thô bạo của sứ quán Trung Quốc tại Pháp dĩ nhiên đã được lập tức báo cáo. Ông Saikali cho biết : « Ban Giám đốc (đài FRANCE 24) đã báo cáo lên cấp cao nhất của chính phủ Pháp, cũng như cho các tổ chức chuyên bảo vệ nhân quyền nói chung, và các nhà báo nói riêng ».
Lời báo động của đài FRANCE 24 không phải là thừa, vì hành động hù dọa của chính quyền Trung Quốc không chỉ nhắm vào đài mà còn vào cả bản thân nhà báo đã thực hiện phóng sự đó.

Tại Bangkok, nơi anh là thông tín viên thường trú của FRANCE 24, Cyril Payen đang bị Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan tích cực săn lùng. Họ đã dò tìm được số điện thoại cá nhân của anh, và liên tục gọi điện hay gởi tin nhắn để triệu mời anh đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok để giải thích về việc anh đã « gian lận » để có visa nhập cảnh Trung Quốc.
Thật vậy, Payen đã vào Trung Quốc với một thị thực du lịch, và đã tranh thủ một lúc lơi lỏng kiểm soát để lên vùng Tây Tạng, bí mật thực hiện phóng sự của mình. Phải nói là kể từ khi nổ ra các vụ bạo động tại Tây Tạng vào năm 2008, Trung Quốc đã bị cấm không cho nhà báo lên vùng này, và chỉ cho người nước ngoài đến khu vực đó một cách nhỏ giọt.

Cyril Payen đã nêu cụ thể các hành vi hù dọa mà sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan đã tiến hành : « Tôi trở lại Bangkok ngày 4 tháng 6, và từ đó đến nay, diễn biến xẩy ra dồn dập. Một nhà ngoại giao nữ Trung Quốc đã để lại cho tôi một tin nhắn trên điện thoại của tôi và đã tỏ rõ thái độ hù dọa. Cô ta yêu cầu tôi đến đại sứ quán để giải thích về những « lời nói dối » mà tôi đã nêu lên trong phóng sự của tôi. Sau cùng, cô ta còn đe dọa tôi như sau : « Nếu ông không đến Đại sứ quán trước ngày 11 tháng 6, thì ông sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả ».

Sự kiện chính quyền Bắc Kinh áp dụng chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với truyền thông Trung Quốc, dù đáng chê trách, nhưng có thể giải thích được. Thế nhưng việc đòi truyền thông một nước khác phải kiểm duyệt theo ý Bắc Kinh, lại còn hù dọa nhà báo đã viết sai ý mình, đó là một phản ứng bị coi là quá hống hách.
Trong một bản thông cáo công bố hôm 11/06 vừa qua, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã không ngần ngại đánh đồng hành động của các quan chức ngoại giao Trung Quốc với hành vi của các nhóm mafia.
Phóng viên Không Biên giới ghi rõ : « Các phương pháp không thể chấp nhận được đó là của giới trộm cướp hơn là của các công chức cao cấp. Sự kiện một đại sứ quán bày tỏ quan điểm bất đồng về một phóng sự là điều có thể chấp nhận. Nhưng khi các nhà ngoại giao tìm cách hù dọa để đòi thay đổi một nội dung biên tập, đả kích, triệu mời một nhà báo với mục đích được tuyên bố là để hỏi cung, điều đó đã vượt quá giới hạn của những gì có thể chấp nhận được ».
 

Thêm một tu sĩ Tây Tạng tự thiêu phản kháng Trung Quốc

Các nhà sư Tây Tạng biểu tình tại cổng vào tu viện Dzamthang Jonang, nơi người phụ nữ Tây Tạng Kalkyi tự thiêu phản đối Trung Quốc tại Barma, ngày 16/05/2013.
Các nhà sư Tây Tạng biểu tình tại cổng vào tu viện Dzamthang Jonang, nơi người phụ nữ Tây Tạng Kalkyi tự thiêu phản đối Trung Quốc tại Barma, ngày 16/05/2013.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Tú Anh
Vụ tự thiêu thứ 120 diễn ra vào trưa thứ Ba 10/06/2013 tại tu viện Nyitso, tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc nhân đại lễ Jan Gunchoe, quy tụ hơn 5.000 tu sĩ từ 50 tu viện trong khu vực.Chính quyền Trung Quốc khẩn cấp phong tỏa hệ thống điện thoại di động và internet. Đức Đạt Lai Lạt Ma không loại trừ khả năng một nữ Bồ tát hóa thân kế vị.

Tổ chức Tây Tạng Tự Do chưa rõ danh tính vị nữ tu biến thân làm đuốc ngày thứ ba vừa qua tại Linh Thước Tự, huyện Đạo Phù, tỉnh Tứ Xuyên. Do hệ thống điện thoại di động và internet trong khu vực đã bị chính quyền Trung Quốc phong tỏa cho nên tổ chức nhân quyền này chỉ biết đây là một vị ni cô và đã được đưa vào bệnh viện chăm sóc.
Từ năm 2008 đến nay, tổng số người dân Tây Tạng sử dụng đường lối bất bạo động tuyệt đối để phản đối chính sách đàn áp và cảnh tỉnh chế độ Trung Quốc lên đến 120 người.
Hôm nay, trong cuộc họp báo tại Sydney nhân ngày đầu tiên viếng thăm và hoằng pháp tại nước Úc, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết là ngài « rất đau buồn ». Tuy nhiên vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong nhận định là phương thức đấu tranh bằng tự thiêu « không tác động » gì đến chính sách của chính quyền Trung Quốc : thay vì điều tra tìm hiểu căn nguyên nguồn cội thì Bắc Kinh lại quy trách nhiệm cho người khác kể cả Đạt Lai Lạt Ma ».
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ngài « cảm thông » với hành động biến thân làm đuốc nhưng « không khuyến khích ».
Cũng trong cuộc họp báo tại Sydney, Đức Đạt Lai Lạt Ma không loại trừ khả năng một vị nữ tu sẽ kế vị ngài trong tương lai : « nếu nhân duyên đầy đủ thì một nữ Lạt Ma sẽ ra đời ».
Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1989, khi được hỏi về một số tuyên bố kỳ thị phụ nữ trong chiến dịch bầu cử Quốc hội tại Úc, lý giải rằng : thế giới đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng tinh thần vì những bất bình đẳng kinh tế, xã hội và khổ đau cho nên cần những người lãnh đạo dễ thương, đáng mến. Về mặt sinh học, người phụ nữ có nhiều tiềm năng và tinh tế hơn là nam giới.
tags: Châu Á - Tây Tạng - Trung Quốc - Tự thiêu
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130613-them-mot-tu-si-tay-tang-tu-thieu-phan-khang-trung-quoc
 

Những lá phổi bị thiêu cháy của con rồng Trung Quốc

Ông Xu Zhihui và những tấm phim X quang chụp hình phổi.
Ông Xu Zhihui và những tấm phim X quang chụp hình phổi.
AFP

Thụy My
Khi Trung Quốc lao vào siêu tăng trưởng kinh tế, họ là hai trăm người đàn ông đã rời ngôi làng êm đềm ở Song Khê thuộc miền trung, để đi xây dựng các tòa nhà chọc trời và những thành phố mới. Nay thì một phần tư trong số họ đã chết, những lá phổi bị bụi tàn phá, và khoảng một trăm người khác đang chờ đợi lưỡi hái của tử thần.

Khi trở về căn nhà nằm giữa những ruộng lúa và những ngọn đồi xanh cây cỏ, Xu Zuoqing bước vài bước trước nhà, gương mặt nhăn nhó do đau đớn vì cố sức. Trong khi anh ráng lấy lại nhịp thở, người vợ vội vã mang lại cho chồng một chiếc ghế đẩu.
« Hai lá phổi của tôi giống như là bị dính lại vậy…Ngực tôi cứ nặng chình chịch ». Người đàn ông 44 tuổi, trong đó có 15 năm làm việc trên công trường, cho biết như thế. Anh tâm sự : « Tôi chỉ muốn chết đi mà không phải đau đớn…nhưng cuối cùng thì tôi lại không muốn phải từ giã cõi đời này ».
Trong hơn ba mươi năm qua, Trung Quốc đã chiếm được vị trí thứ hai trên đấu trường kinh tế thế giới, nhờ tỉ lệ tăng trưởng liên tục khoảng 10% một năm. Sở dĩ Bắc Kinh đạt được thành tích này là nhờ có nguồn lao động dự trữ khổng lồ với giá rẻ, từ 230 triệu lao động dư thừa ở nông thôn, thường được gọi là « mingong » tức « dân công », những người lao động nhập cư.
Tiêu chuẩn an toàn không được ngó ngàng đến
Nhưng các tiêu chuẩn an toàn, nếu có, thường không được ngó ngàng đến. Các chuyên gia ước lượng hiện nay có nhiều triệu người Trung Quốc bị mắc bệnh bụi phổi như anh Xu – một chứng bệnh không thể chữa được – như bệnh phổi nhiễm silicone của thợ mỏ hay phổi nhiễm amian.
Thống kê chính thức của Trung Quốc ghi nhận được 676.541 trường hợp, trong đó có 90% là bệnh nghề nghiệp. Nhưng các tổ chức phi chính phủ tổng kết được đến 6 triệu trường hợp, trong đó có hơn một triệu người đã tử vong.
Bệnh bụi phổi có thể không bị phát hiện trong nhiều năm trời. Thế nên nhiều công nhân làm việc ở các hầm mỏ, trên những công trường khai thác vật liệu xây dựng, tại các nhà máy hay các công trường khác thường tiếp tục làm việc cho đến khi họ không thể lao động được nữa, sau đó là không đi lại được, và tiếp đến là không còn thở được.
Chứng bệnh này khiến các gia đình nông thôn không còn cơ sinh nhai, trong khi họ phải trả những chi phí y tế nặng nề. Nhà nước Trung Quốc chỉ thanh toán những chi phí căn bản, và các doanh nghiệp hiếm khi trợ cấp cho các công nhân bị những chứng bệnh nghề nghiệp.
Geoff Crothall, phát ngôn viên của China Labour Bulletin, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hồng Kông, chuyên đấu tranh cho quyền lợi người làm công ăn lương tại Trung Quốc, giải thích : « Bạn có thể làm chậm lại những diễn tiến của căn bệnh nhờ thuốc men và điều trị, nhưng cơ bản là bạn đã bị kết án tử hình ».
« Từ ba đến bốn thế hệ đã bị ảnh hưởng bởi sự mất mát nguồn thu nhập chính của gia đình. Và thường thì không chỉ là một thành viên trong gia đình, mà trong nhiều trường hợp, cả người cha cùng với những người anh em trai, cậu, chú, em họ đều bị mắc bệnh ». Có đến mấy trăm hộ gia đình ở Song Khê thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền trung, hầu như cả gia đình đều bị bệnh bụi phổi. Và các bệnh nhân lần lượt qua đời, hết người này đến người khác. Định mệnh thật nghiệt ngã.
Những chiếc khẩu trang giá rẻ
Có một người mẹ đã bị mất đi bốn trong số năm người con trai. Hai người anh em trai của bà cũng qua đời. Một người không chịu đựng nổi tình cảnh đã tự sát vào tháng trước, bằng cách uống thuốc quá liều.
Người anh của Xu đã chết hồi tháng Hai, để lại hai đứa cháu 5 và 12 tuổi cho người bà nuôi. Còn Xu ray rứt nghĩ đến số phận của hai đưa con mình, năm nay 10 và 12 tuổi. Trong hơi thở nghẹn, anh nói: “Tôi hy vọng rằng chúng nó sẽ học được hết chương trình phổ thông, và chúng lớn nhanh một tí”.
Nơi mà những người đàn ông ở Song Khê thích đến làm việc là Thâm Quyến, thành phố đi đầu trong quá trình bùng nổ kinh tế, ở gần Hồng Kông. Tại đó, họ làm việc với những cỗ máy khoan, trong những cơn lốc xoáy bụi mù, trước khi bộ phận chuyên môn đặt chất nổ tại công trường để đào hố móng. Với dụng cụ bảo hộ lao động duy nhất là những chiếc khẩu trang giá chỉ ba xu.
Mối nguy hiểm chết người rình rập họ chỉ xuất hiện từ cuối những năm 2000, khi lần lượt từng công nhân bỗng trở nên quá yếu ớt để có thể làm việc, và nạn nhân đầu tiên đã chết.
Tuy vậy, trong số các nạn nhân, những người đàn ông của Song Khê vẫn thuộc loại tốt số.
Năm 2009, họ đã có một quyết định táo bạo là trở lại Thâm Quyến để đòi hỏi phải được bồi thường, và tổ chức một cuộc biểu tình ngồi. Đông đảo người dân ủng hộ họ. Sau nhiều tháng thương lượng, nhiều người đã nhận được từ 70.000 đến 130.000 nhân dân tệ (tương đương 11.000 đến 21.000 đô la) từ Nhà nước. Và một số ít còn được lãnh đến 290.000 nhân dân tệ, từ một quỹ bảo hiểm.
Nhưng trong phần còn lại của đất nước, chỉ có từ 10 đến 20% nạn nhân của bệnh bụi phổi là được bồi thường. Còn đối với đa số, khi chứng bệnh xuất hiện thì họ đã bị mất các giấy chứng nhận việc làm, công ty nơi họ làm việc đã đổi chủ, hay từ chối nhìn nhận sai lầm của mình. Số tiền được đền bù nhanh chóng tan biến đi theo hàng đống thuốc men, chi phí thở máy hay những chuyến nhập viện liên tục.
Cao Jieshi đã phải vay mượn 40.000 nhân dân tệ (6.500 đô la) từ người thân, bạn bè để trả các phí tổn điều trị. Năm nay 45 tuổi, khuôn mặt nhăn nheo khô gầy, đầu quặt về phía sau, anh đau đớn cố sức thở. Anh thầm thì: “Ngay cả việc tắm rửa, vợ tôi cũng phải làm giùm cho tôi. Tôi nghĩ là không còn sống được quá ba, bốn năm nữa”.
Xu Zhihui, 53 tuổi, thì đang ở giai đoạn cuối cùng. Ông đã sụt mất 15 kg và bơi trong chiếc áo vét, cái thân hình gầy giơ xương run rẩy vì một cơn ho khan. Ông nói bằng một giọng khô khốc: “Hồi trước rất dễ kiếm được từ 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ mỗi năm. Bây giờ thì chúng tôi phải chi ra ít nhất từ cũng 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ một năm. Vợ tôi cứ lặp đi lặp lại: Một anh chàng đẹp trai như anh, bây giờ cứ nhìn thử xem nhân dạng anh, không còn trông ra hình người nữa!".
tags: An toàn lao động - Châu Á - Môi trường - Ô nhiễm - Trung Quốc - Xã hội
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130609-nhung-la-phoi-bi-thieu-chay-cua-con-rong-trung-quoc

Các nước Phi Châu ngày càng bất mãn với Trung Quốc

Một số người ở Phi Châu tin họ đang bị thua thiệt vì xuất khẩu sang Trung Quốc những tài nguyên thiên nhiên có giá nhưng lại không nhận được gì nhiều từ Trung Quốc trên phương diện công ăn việc làm hay nguồn thu.
Một số người ở Phi Châu tin họ đang bị thua thiệt vì xuất khẩu sang Trung Quốc những tài nguyên thiên nhiên có giá nhưng lại không nhận được gì nhiều từ Trung Quốc trên phương diện công ăn việc làm hay nguồn thu.

CỠ CHỮ
Anne Look

Ghana cố chặn đứng làn sóng tìm vàng của người Trung Quốc

Rất nhiều mỏ vàng lậu tại Ghana, nước xuất khẩu vàng đứng thứ nhì châu Phi.
Rất nhiều mỏ vàng lậu tại Ghana, nước xuất khẩu vàng đứng thứ nhì châu Phi.
AFP / Adadevoh David

Thụy My
Với các vụ bắt giữ và trục xuất, Ghana hiện đang nhắm vào những người Trung Quốc đến khai thác lậu các mỏ vàng của nước mình. Nhưng sự đổ xô khai thác vàng bất hợp pháp dường như khó thể thực sự chặn đứng, khi các đường biên giới có nhiều kẽ hở và các viên chức thì tham nhũng. Những người thợ mỏ Trung Quốc thì tố cáo bạo lực tại Ghana và sự thờ ơ của chính quyền Bắc Kinh.

Ghana, quốc gia xuất khẩu vàng đứng thứ nhì tại lục địa châu Phi - chỉ sau Nam Phi, và là vùng đất ổn định của Tây Phi, đang phải đối phó với đợt sóng khổng lồ những người từ nước ngoài đến đây khai thác các mỏ vàng nhỏ một cách bất hợp pháp.
Chỉ riêng hôm 01/06/2013, đã có 168 người đã bị bắt giữ tại nhiều khu vực khác nhau, một tháng sau khi Tổng thống John Dramani Mahama tung ra một chiến dịch quy mô chống lại nạn đào vàng bất hợp pháp, đặc biệt là tại vùng Ashanti ở miền trung. Hầu hết những người bị bắt là người Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ghana thông báo sẽ tạo điều kiện hồi hương những công dân có dính líu vào việc khai thác lậu các mỏ vàng, và hơn 200 người đã tự động đến trình diện – theo ông Francis Palmdeti, phát ngôn viên cơ quan nhập cư Ghana. Một cán bộ tòa đại sứ Trung Quốc ở Accra là Yu Jie đảm bảo rằng công dân nước mình sẽ rời các khu vực khai thác vàng tại Ghana. Còn về tổng số người Trung Quốc có liên quan đến việc đào vàng lậu, ông ta nói rằng không có khả năng ước lượng.
Những năm gần đây, nhiều người Trung Quốc đổ xô đến Ghana, đất nước có 27 triệu dân ở châu Phi. Không chỉ là nước xuất khẩu vàng quan trọng, Ghana còn có công nghiệp dầu lửa mới khai sinh, bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2010. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec cũng vừa mới giành được quyền thực hiện một dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống khí đốt.
Giấc mộng đổi đời nhờ vàng
Nhưng về phía thợ mỏ, hàng ngàn người Trung Quốc nghèo khổ, ra đi với giấc mộng làm giàu tại các mỏ vàng ở Tây Phi, ngày nay cảm thấy giấc mơ của họ đã vỡ tan tành sau các đợt bắt bớ kèm theo bạo lực, và theo họ, thì đôi khi còn gây chết người.
Tuần này, thân nhân của Zhuo Haohe đã chôn cất bình đựng tro thiêu của ông trên một cánh đồng gần nhà, tại làng Shanglin. Con trai ông đã mang về từ Ghana chiếc bình đựng tro cốt của người cha, trong số hành lý. Theo anh thì Haohe đã bị giết chết trong một cuộc tấn công của các băng nhóm vũ trang.
« Chúng tôi đã giúp đỡ người dân tại chỗ làm giàu, và một khi đã trở nên giàu có, họ lại đi mua vũ khí để cướp bóc chúng tôi ». Zhang Guofeng, anh vợ của người quá cố, bắt chước cử chỉ một người bóp cò súng, đã lên án như trên.
Sự kém may mắn của những thợ mỏ Shanglin tiêu biểu cho sự căng thẳng ngày càng cao, do làn sóng người đông đảo lao động Trung Quốc tại châu Phi tạo ra. Trong khi đó tại Trung Quốc, dân chúng đòi hỏi phải công dân phải được bảo vệ tốt hơn ở nước ngoài.
Với những ngôi nhà nhỏ bé lợp ngói trắng, làng Shanglin ở Quảng Tây thuộc miền tây nam, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, cách xa những tòa nhà chọc trời của các thành phố lớn. Những người đàn ông ở đây trở thành thợ mỏ kinh nghiệm tại những miền lạnh giá ở đông bắc Trung Quốc, được mở cửa cho thăm dò trong thập niên 90.
Cách đây hơn một chục năm, nhiều người đã ra đi tìm cơ hội tại Ghana, nơi mà một số người đã trở nên giàu có nhờ các hầm mỏ nhỏ tại những khu vực mà các tập đoàn phương Tây không quan tâm. Khi quay về Trung Quốc, họ đã mua những chiếc xe hơi nhập ngoại và những ngôi nhà xinh đẹp.
Thế là sau đó một làn sóng nhập cư ồ ạt đã dấy lên : theo ước lượng của chính quyền địa phương, trên 10.000 dân làng Shanglin đã lên đường đi Ghana, quốc gia có sản lượng vàng đứng thứ nhì tại châu Phi. Zhang khẳng định : « Trước khi đi Ghana, chúng tôi chỉ vừa đủ khả năng để lo được một bữa ăn thực sự trong ngày ».
Bối cảnh ban đầu có vẻ thuận lợi, vì Trung Quốc đầu tư hàng loạt trên toàn bộ lục địa châu Phi, để chinh phục các thị trường mới và chiếm được nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những người thợ mỏ ở Shanglin thuộc về một cộng đồng nhỏ gồm những tiểu chủ, thương nhân và nông dân Trung Quốc đến châu Phi theo những hợp đồng lớn của Nhà nước, nhưng đôi khi họ bị lên án là bóc lột và trả lương thấp. Hơn 150 thợ mỏ đã bị bắt tại Ghana vì làm việc bất hợp pháp trong các mỏ - theo như Accra. Luật pháp Ghana cấm tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại các hầm mỏ.
Bắc Kinh kiểm duyệt thông tin
Nhưng tại Shanglin, các thân nhân những lao động nhập cư nói rằng người Trung Quốc là mục tiêu của bạo động. Họ càng cay đắng hơn khi cả Ghana lẫn Trung Quốc đều không xác nhận những vụ thiệt mạng. Theo họ, những người mặc quân phục đã tham gia các vụ bạo động. Zeng Guanqiang, trở về từ Ghana hồi tháng Năm cho biết : « Trước đây họ cướp bằng súng săn, nay thì họ sử dụng AK-47 ». Các cựu thợ mỏ thì khẳng định họ không làm việc bất hợp pháp mà có sự đồng ý của các chủ nhân ở địa phương, thường là những thủ lãnh bộ tộc.
Hàng ngàn người Trung Quốc đã phải trốn vào rừng và trên các đồi núi xung quanh để tránh bị trục xuất. Người dân cho rằng Bắc Kinh không ý thức được hết sự nguy hiểm của tình hình. Dân làng trưng ra những tấm ảnh mà thân nhân của họ ở Ghana chụp bằng điện thoại di động. Trong ảnh là những người lao động Trung Quốc trong các xà-lim, hay các thợ mỏ chui rúc trong những căn lều tồi tàn ở miền quê.
Zhuo Shengwen, 20 tuổi, là cháu của người quá cố. Anh đã đăng những tấm ảnh này lên các mạng xã hội, và đã được tải về hơn một triệu lần. Anh nói : « Chúng tôi muốn sử dụng internet để lôi kéo sự chú ý ».
Đại sứ quán Trung Quốc hôm Chủ nhật loan báo trên trang mạng của mình là 190 công dân bị bắt sẽ được trả tự do và hồi hương. Cùng lúc đó, các phương tiện truyền thông được lệnh không công bố con số ước tính về số người bị bắt giữ. Một nhà báo Trung Quốc giấu tên cho AFP biết về việc kiểm duyệt : « Chính quyền ra lệnh cho các tổng biên tập phải đăng theo thông tin của Tân Hoa Xã. Có rất nhiều chi tiết mà chúng tôi không được phép đưa vào ».
Khó diệt được nạn đào vàng lậu vì tham nhũng
Tháng vừa rồi, các nhân viên một lực lượng đặc biệt phối hợp giữa cảnh sát, cơ quan nhập cư và cơ quan an ninh quốc gia Ghana đã bố ráp các mỏ vàng để truy lùng những người khai thác vàng lậu, mà chính quyền cáo buộc đã làm ô nhiễm các dòng sông và làm cho môi trường bị xuống cấp.
Nhà phân tích tài chính Sydney Casely-Hayford khẳng định, sự trấn áp không thể chặn đứng được việc khai thác vàng lậu, vì nhiều lãnh đạo địa phương ở Ghana thông đồng với các doanh nhân. Tương tự, Vladimir Antwi-Danso, giám đốc Trung tâm Legon về Ngoại thương và Ngoại giao cho rằng, thực chất vấn đề là nạn tham nhũng của các viên chức địa phương đã giúp cho các mỏ vàng lậu sinh sôi nảy nở tại Ghana.

Biển Đông và nguy cơ tăng xung đột

Cập nhật: 13:00 GMT - thứ năm, 13 tháng 6, 2013
Từ tháng Giêng cho tới tháng Năm vừa qua, cuộc tranh cãi biển Đông tiếp tục đi theo chiều hướng tiêu cực, với việc các bên, đặc biệt là Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, quyết giữ quan điểm riêng về chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán, khiến các bên khác phản đối, cây viết Ian Storey nhận định trong bài viết đăng trên trang Bấm AsiaTimes mới đây.
Về mặt quốc tế, Liên hợp quốc đã chỉ định hội đồng thẩm phán xem xét hồ sơ khiếu nại của Philippine đối với các tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền ở biển Đông.
Trong mối quan hệ khu vực, Bắc Kinh cùng khối ASEAN đã có kế hoạch thảo luận Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC).
Tuy nhiên, các diễn biến đó không hề làm dịu bớt mức căng thẳng trước mắt cũng như không tạo ra một môi trường tích cực để tìm giải pháp trung hạn hoặc dài hạn, tác giả bài viết bình luận.

Cuộc chiến pháp lý

Về việc Philippines hôm 22/01 đơn phương đệ đơn kiện Trung Quốc lên Liên hợp quốc liên quan tới đường lưỡi bò và việc Bắc Kinh hôm 19/02 chính thức bác bỏ khiếu nại của Manila là "đưa ra những cáo buộc sai trái", tác giả bài viết nói rằng hành động của Trung Quốc không khiến người ta ngạc nhiên, nhưng lại làm nhiều chuyên gia pháp lý thất vọng.
Chẳng hạn, giáo sư luật Jerome Cohen được dẫn lời, theo đó lập luận rằng với việc khước từ tham gia tiến trình phân xử của Liên hợp quốc, Trung Quốc đang tự tạo nên hình ảnh là một bên "bắt nạt" và "vi phạm" luật quốc tế.
Một cây viết khác, Peter Dutton, cho rằng Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng để đảm bảo "với các láng giềng đang ngày càng lo lắng rằng [Bắc Kinh] cam kết tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp dựa trên luật pháp thay vì trên sức mạnh".
Chưa kể, việc khước từ đó không làm thay đổi được thực tế là việc phân xử pháp lý sẽ vẫn được tiếp tục, với bước đầu tiên là hội đồng thẩm phán sẽ xác định xem đơn kiện của Philippines có thuộc thẩm quyền xét xử của hội đồng hay không, dự kiến sớm nhất là trong tháng Bảy.
Nếu câu trả lời là "có", thì các bước xét xử tiếp theo cũng mất vài năm mà phán quyết đưa ra tuy có giá trị ràng buộc nhưng lại không thể cưỡng chế thi hành.
Tuy nhiên, nếu phán quyết nói rằng các đòi hỏi của Trung Quốc là không phù hợp với luật biển của Liên hợp quốc thì đó sẽ là thắng lợi cả về pháp lý lẫn tinh thần của Philippines, và sẽ khiến Trung Quốc phải có trách nhiệm giải thích về các cơ sở cho đòi hỏi trên biển của mình.
Điều đáng nói là tuy đã khước từ tham gia tiến trình tố tụng, Bắc Kinh dường như khó có thể phớt lờ nội dung phán quyết, tác giả bài viết nhận định.

Hướng đi ngoại giao

Về mặt ngoại giao, gần đây cũng đã có ít nhiều tin tức đáng khích lệ trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN liên quan tới CoC.
Các bên đã ký Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông (DoC) từ 2002 nhưng cho tới cuối 2011, Trung Quốc mới đồng ý bắt đầu thảo luận cùng ASEAN, để rồi giữa năm 2012 Bắc Kinh lại nói "thời điểm chưa chín muồi" khi, theo lời Bắc Kinh, là chả có lý gì để bàn bạc khi mà Việt Nam và Philippines liên tục vi phạm DoC.
Tác giả điểm lại các sự kiện, từ việc Brunei, chủ tịch ASEAN năm 2013, và tân Tổng thư ký Lê Lương Minh, đưa CoC lên cao trong nghị trình làm việc, tới việc Singapore và Indonesia cùng thúc đẩy vấn đề, và đưa ra nhận định là bước đột phá chỉ xảy ra khi Trung Quốc bật đèn xanh cho các cuộc đối thoại.
Hôm 2/4, tại cuộc họp tham vấn lần thứ 19 các quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, tân ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với các vị khách rằng không nên để tranh chấp biển Đông làm xói mòn quan hệ ASEAN - Trung Quốc, và Bắc Kinh sẵn lòng bắt đầu thảo luận về CoC.
"Bắc Kinh dường như đã thay đổi quan điểm nhằm tránh áp lực từ các nước trong khối ASEAN để chuyển hướng tập trung vào cuộc tranh cãi Senkaku/Điếu ngư ở Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh coi là nghiêm trọng hơn nhiều so với vấn đề Trường Sa"
Ngày 11/4, các ngoại trưởng ASEAN đã nhóm họp ở Brunei để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 vào cuối tháng, và sau cuộc họp này, Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa thông báo tới báo giới rằng Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu thảo luận, tuy Bắc Kinh không chính thức đưa ra xác nhận.
Trong hội nghị thượng đỉnh, dẫu không tạo được gì mới nhưng khác với sự thất bại bẽ bàng hồi tháng 7/2012 khi không ra được bản tuyên bố chung, lần này ASEAN đã đưa ra được nội dung rằng các nhà lãnh đạo của khối đã yêu cầu các bộ trưởng "tiếp tục tích cực làm việc với Trung Quốc nhằm hướng tới việc sớm có kết luận về [CoC] trên cơ sở đồng thuận".
Vài tuần sau đó, Ngoại trưởng Vương Nghị lần đầu tiên công du Indonesia, Thái Lan, Singapore và Brunei trong cương vị mới, cũng là dịp ông tuyên bố Trung Quốc đồng ý thảo luận về CoC. Thậm chí các bên đã đạt được thỏa thuận về tiến trình thảo luận "từng bước" nhằm triển khai DoC.
Tuy không phải là việc chứng tỏ Trung Quốc hậu thuẫn hoàn toàn cho CoC, nhưng ít nhất nó thể hiện những tiến bộ đạt được sau gần một năm đứt quãng.
Điều quan trọng là nó cho thấy Bắc Kinh dường như đã thay đổi quan điểm nhằm tránh áp lực từ các nước trong khối ASEAN để chuyển hướng tập trung vào cuộc tranh cãi Senkaku/Điếu ngư ở Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh coi là nghiêm trọng hơn nhiều so với vấn đề Trường Sa, theo tác giả bài viết.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán về CoC vẫn diễn ra một cách nhọc nhằn, chậm chạp, và có vẻ như sẽ là phi thực tế nếu như ai đó kỳ vọng vào việc các bên sẽ sẵn sàng ký CoC trong kỳ họp thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc vào tháng Mười tới.

Tranh chấp tài nguyên

Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy hồi cuối tháng Ba
Cuộc cạnh tranh về năng lượng và nguồn cá vẫn là một trong những nguyên nhân chính trong cuộc tranh cãi ở biển Đông.
Trong năm tháng đầu năm, hoạt động đánh bắt cá của ngư dân tại vùng biển tranh chấp đã gây ra một số vụ đụng độ nghiêm trọng, gồm cả một vụ gây chết người.
Trong số các vụ nổi cộm, đáng kể là vụ ngày 20/3 các tàu Trung Quốc bắn cảnh cáo bốn tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa khiến một tàu bốc cháy. Hà Nội lên án vụ việc là "sai trái và vô nhân đạo" nhưng Bắc Kinh bác bỏ đòi hỏi bồi thường cho các gia đình ngư dân từ phía Việt Nam.
Nghiêm trọng hơn nữa là vụ nổ súng của lực lượng tuần duyên Philippines khiến một ngư dân Đài Loan thiệt mạng hôm 09/05.
Đài Bắc giận dữ, đòi Manila phải chính thức xin lỗi, điều tra và trừng phạt những người có trách nhiệm, bồi thường cho gia đình ngư dân và có các cuộc đàm phán về nghề cá nhằm tránh các vụ việc tương tự trong tương lai.
Thậm chí Đài Loan còn tiến hành cuộc phô trương chưa từng có sức mạnh hải quân, không quân và tuần duyên ở gần vùng biển xảy ra vụ việc, rồi bác bỏ hai lời xin lỗi từ Manila mà Đài Bắc cho là "không chân thành", và áp dụng 11 biện pháp trừng phạt.
Trong số này gồm cả việc không thuê nhân công Philippines nữa và khuyến cáo người Đài Loan không tới thăm Philippines. Căng thẳng chỉ dịu xuống vào cuối tháng, khi hai bên đồng ý tiến hành điều tra song song về vụ việc.
Trước khi xảy ra vụ nổ súng chết người, Đài Loan có vai trò khá mờ nhạt trong cuộc tranh cãi ở biển Đông, tuy đang chiếm giữ đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình, hay còn gọi là đảo Itu Aba.
Đài Loan đã tiến hành phô trương sức mạnh sau vụ một ngư dân bị phía Philippines bắn chết
Thái độ mạnh mẽ của Đài Bắc dường như xuất phát từ một số yếu tố, tác giả Ian Storey nhận định.
Bên cạnh việc muốn phản ánh sự tức giận chính đáng của người dân Đài Loan quanh cái chết của ngư dân đồng bào, chính phủ của ông Mã Anh Cửu cũng muốn thể hiện sự khó chịu về việc bị loại khỏi các cuộc đàm phán về tranh chấp với các bên khác, hậu quả của chính sách "Một Trung Quốc" của Bắc Kinh.
Chưa kể ông Mã có thể cũng muốn hướng sự chú ý trong nước ra khỏi vấn đề tăng trưởng kinh tế kém, đồng thời muốn nâng mức tín nhiệm của mình lên, hiện đang ở mức thấp.
Bắc Kinh cũng nhanh chóng thể hiện sự ủng hộ về tinh thần với Đài Bắc, tuy điều này không giúp tăng mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Nguy cơ đụng độ

Các cuộc đụng độ thêm nữa trên biển trong vài tháng tới không phải là điều không thể xảy ra.
Hôm 16/05, Trung Quốc đã áp lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, kéo dài ba tháng, ở mạn bắc vĩ tuyến 12, điều mà Hà Nội liên tục coi là sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Chỉ trước đó một tuần, một đội gồm 30 tàu cá và tàu vận tải đã từ đảo Hải Nam ra khơi, tới Trường Sa trong chuyến đi kéo dài 40 ngày.
Còn trước đó một tháng, trong chuyến viếng thăm Hải Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa hẹn với các ngư dân nước mình là sẽ bảo vệ họ nhiều hơn nữa.
Các hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh rất quyết tâm duy trì hoạt động đánh bắt cá thương mại ở Trường Sa, kể cả dùng vũ lực, nếu cần, để đảm bảo thực hiện quyết tâm này.
Với những gì đã diển ra trong nửa đầu năm 2013, có thể thấy bất chấp các cam kết hướng tới CoC của Trung Quốc và ASEAN, cuộc tranh cãi trên biển Đông đang tiếp tục đi sai hướng.
Nếu như các nước có vai trò chính trong cuộc chơi này tiếp tục hành động thuần túy vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và không chịu nhân nhượng trong các tuyên bố chủ quyền cũng như trong việc cạnh tranh về tài nguyên biển, thì khó có khả năng cuộc tranh cãi đó sẽ đổi hướng trong thời gian tới, tác giả bài viết kết luận.
Ian Storey là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore và là tác giả cuốn sách Southeast Asia and the Rise of China: The Search for Security (Routledge, May 2011). Ông đã trả lời BBC Tiếng Việt về chủ đề an ninh Biển Đông hồi tháng 5/2012 (xem video trong bài).

NGUYỄN DƯ * PHIẾU TÍN NHIỆM

Lấy phiếu tín nhiệm: Chỉ là một trò đùa của quốc hội CS mà thôi!

Nguyễn Dư (Danlambao) - Như chúng ta biết về cách điều hành của cộng sản Việt Nam trong mỗi một cuộc họp, từ họp tổ dân phố cho đến họp đoàn, từ các ban ngành cho đến họp quốc hội. Trong mỗi lần họp, thường thì có màn phê và tự phê, những lúc như thế có nhiều khi cãi vã nữa cũng nên. Nhưng xong chuyện rồi thì cũng đâu lại vào đấy, tức là chả có mang lại kết quả gì khả quan cho những việc làm sau này.


Dẫn chứng: Ông Nguyễn Tấn Dũng là một thủ tướng điều hành kinh tế quốc gia tồi tệ nhất so với những người tiền nhiệm của ông. Rồi ông cũng được phê, bị phê và tự phê, rồi cũng rút kinh nghiệm, rồi cũng hứa khắc phục... Thế rồi sau này bằng một khả năng khiêm tốn, ông làm được gì với những lời hứa rút kinh nghiệm, hứa khắc phục đó? Ý tôi muốn nói rằng cần phải có biện pháp để chế tài hoặc bãi nhiệm chứ không thể nào họp bàn khơi khơi rồi thì sau đó đâu cũng lại vào đấy, cũng "vũ như cẩn".
Tôi xin trích một đoạn: Trả lời phóng viên về việc lấy phiếu tính nhiệm của quốc hội, ông Vũ Mão nguyên chủ nhiệm ủy ban đối ngoại của quốc hội nói rằng: "Con người ai cũng có tự trọng, có danh dự của mình. Kết quả thì đã được Quốc hội biểu quyết thông qua rồi. Vậy thì ở đây có vấn đề gì? Theo tôi, cần phải làm rõ, chỉ ra cho các chức danh chịu nhiều phiếu tín nhiệm thấp là họ đang còn những hạn chế gì, những gì chưa làm được ở vị trí và chức trách của mình. Tôi nghĩ rằng, kết quả này là tương đối khách quan, bởi ở một mặt nào đó, đại biểu chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ nên chưa hiểu thấu đáo về chức danh mình đánh giá". 
Đi vào trọng tâm của vấn đề, tôi muốn nói rằng lần này quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, lựa chọn kiểu này thì cũng chỉ để... chơi mà thôi; chẳng khác nào phê và tự phê, chỉ ra khuyết điểm, chỉ ra sai sót rồi thì rút kinh nghiệm, hứa khắc phục. 
Nói cho ông Vũ Mão biết: Danh dự và lòng tự trọng không thôi cũng chưa đủ, cái quan trọng hơn thế nữa là phải có khả năng thì mới làm được việc. Cái chuyện thấy sai, người khác chỉ ra cho mình sai, biết là sai đấy nhưng đầu óc đặc sệt cỡ như tên y tá thì làm sao đòi leo lên làm bác sĩ cho được hả ông?
Còn ông nói dân chủ theo cái kiểu lấy phiếu tín nhiệm như hiện thời là một bước tiến lớn trong nền dân chủ của nước ta hiện nay (!). Ông Mão ơi là ông Mão, nền dân chủ theo như ông nói là nền dân chủ theo kiểu trong một gia đình gồm cha mẹ và con cái; thì cũng giống như trong "gia đình" đảng của ông mà thôi. Ông nên nhớ rằng sống cho gia đình mình không thôi thì chưa đủ đâu; còn phải biết đến hàng xóm và láng giềng của mình nữ chứ phải không ông? Tức là, ý tôi muốn nói rằng còn nhiều tôn giáo, đảng phái, nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội thì như thế mới đúng nghĩa là dân chủ ông ạ!
Đầu óc của các ông giống như Ba Ếch ngồi đáy giếng thì làm sao mà ngắm được trời sao hả ông?!

FB NGUYỄN VĂN TUẤN * PHIẾU TÍN NHIỆM

Lấy phiếu tín nhiệm: Lại thêm một cách làm phi chính thống

FB Nguyễn Văn Tuấn - Xin nói cho rõ, “phi chính thống” ở đây là unorthodoxy, là cách làm chẳng theo một qui tắc khoa học nào cả. Tôi đang nói về cái thang điểm lấy ý kiến tín nhiệm của Quốc hội Việt Nam. Theo thang điểm này, mỗi đại biểu có thể đánh giá thành viên Chính phủ bằng cách chọn một trong 3 điểm như sau: 

• Tín nhiệm cao
• Tín nhiệm 
• Tín nhiệm thấp
Những ai am hiểu khoa học xã hội nhận ra ngay rằng đây là thang điểm Likert. Xin nhắc lại (vì có người hiểu lầm rằng Likert là lấy từ chữ Like!) rằng người phát kiến ra thang điểm này tên là Rensis Likert, một nhà tâm lí xã hội học. Likert đề xuất thang điểm này vào năm 1932 và sau đó hoàn thiện vào năm 1934. Thang điểm này dùng để đánh giá thái độ, hành vi, sở thích, v.v. của con người. Đây là những biến khó định lượng, nên phát kiến của Likert rất quan trọng, dù nó rất ư đơn giản. 
Nhưng thang điểm Likert là thang điểm hai chiều – bipolar scale. Nói cách khác, thang điểm này phản ảnh tất cả những thái độ đi từ tiêu cực đến tích cực. Chẳng hạn như trong trường hợp lấy ý kiến tín nhiệm, thì thang điểm Likert có thể là 4 điểm như: 
• Rất tín nhiệm (very trustworthy) 
• Tín nhiệm (trustworthy) 
• Không tín nhiệm (untrustworthy) 
• Rất không tín nhiệm (very untrustworthy) 
Còn đằng này, Quốc hội chỉ dùng thang điểm chẳng giống ai, vì chỉ có 1 chiều! Ngay cả cách soạn câu trả lời (“Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm”, “Tín nhiệm thấp”) đã là bất bình thường. Cái điểm “Tín nhiệm” có nghĩa là gì? Tại sao không cho đại biểu bày tỏ sự “Không tín nhiệm”? Đúng là những kiểu lấy ý kiến như thế này chẳng có ý nghĩa gì và rất khó diễn giải kết quả. Chẳng có ý nghĩa là vì nó không phản ảnh được tâm tình và thái độ của đại biểu. Kết quả khó diễn giải là vì thang điểm chỉ có 1 chiều. 
Vậy thì kết quả lấy phiếu tín nhiệm nên được hiểu như thế nào? Tôi nghĩ vì vấn đề phương pháp, nên chúng ta chỉ có thể mô tả mà thôi. Qua mô tả, chúng ta có thể so sánh giữa các thành viên trong Chính phủ. Để so sánh, chúng ta cần phải tổng hợp 3 giá trị “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm”, và “Tín nhiệm thấp” thành một điểm tổng hợp (điểm quân bình). Nhưng vấn đề là làm sao tính điểm trung bình cho từng cá nhân? 
Báo chí có vẻ lấy số phần trăm “Tín nhiệm cao” để so sánh, nhưng cách làm này không công bằng. Để minh hoạ, chúng ta có thể xem hai trường hợp sau đây: Ông Nguyễn Tấn Dũng, có tỉ lệ “Tín nhiệm cao” là 43%, và ông Nguyễn Văn Hiện cũng có tỉ lệ “Tín nhiệm cao” 43%. Chúng ta có thể xem hai vị này cùng thứ hạng? Câu trả lời là không. Lí do là vì ông Dũng có 25% phiếu “Tín nhiệm”, thấp hơn ông Hiện với 52% phiếu “Tín nhiệm”. Do đó, để đánh giá và xếp hạng công bằng, cần phải định lượng thang điểm. 
Tôi nghĩ có cách định lượng thực tế hơn. Ở đây, mấy người trong Quốc hội chỉ cho các điểm “tích cực” (tín nhiệm), nhưng chúng ta có thể hiểu rằng những người đánh giá điểm “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “Không tín nhiệm” và “Rất không tín nhiệm”. Những người cho điểm “Tín nhiệm” có thể phản ảnh cả đánh giá “Không tín nhiệm”. Giả định đằng sau của thang điểm Likert là có một biến số liên tục. Trong trường hợp chúng ta đang bàn, từ “Rất không tín nhiệm” đến “Rất tín nhiệm” là một dãy số liên tục từ -1 đến +1 (trung bình là 0). 
• Rất tín nhiệm cao: trọng số từ 0.5 đến 1 (trung bình là 0.75). 
• Tín nhiệm: trọng số từ 0 đến 0.5 (trung bình 0.25)
• Tín nhiệm thấp: trọng số 0 đến -1 (trung bình -0.50)
Do đó, trong trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng, với 210 phiếu “Tín nhiệm cao”, 122 phiếu “Tín nhiệm”, và 160 “Tín nhiệm thấp”, chúng ta có thể tính điểm quân bình là: 
(210*0.75 + 122*0.25 – 160*0.50) / 492 = 0.22
và ông Hiện: 
(210*0.75 + 253*0.25 – 28*0.50) / 491 = 0.42
Nói cách khác, điểm của ông Dũng trên trung bình chỉ 0.22, và “điểm thật” của ông Hiện cao gần gấp 2 lần điểm ông Dũng. Tính tương tự, và xếp hạng, tôi có bảng số liệu sau đây. Theo bảng này thì bà Kim Ngân có điểm cao nhất (0.61), kế đến là bà Trương Thị Mai, ông Phùng Quang Thanh, ông Uông Chu Lưu, Nguyễn Sinh Hùng, và Trương Tấn Sang. Năm người có điểm thấp nhất là ông Nguyễn Văn Bình (0.02), ông Phạm Vũ Luận (0.07), bà Nguyễn Thị Kim Tiến (0.13), ông Hoàng Tuấn Anh (0.16), và bà Phạm Hải Chuyền (0.19). 
Nhưng tất cả chỉ là vui thôi, chứ số liệu thu thập theo kiểu phi chính thống, bất chấp qui tắc khoa học, và 1 chiều thì rất khó diễn giải. Dù sao đi nữa, những số liệu này cũng nói lên một điều là các thành viên trong Chính phủ có độ tín nhiệm thấp. Người cao nhất cũng chỉ 0.61, tức chỉ hơn trung bình 0.11 điểm! 
0.61 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
0.58 Bà Trương Thị Mai
0.57 Ông Phùng Quang Thanh
0.56 Ông Uông Chu Lưu
0.55 Ông Nguyễn Sinh Hùng
0.54 Ông Trương Tấn Sang
0.54 Bà Tòng Thị Phóng
0.53 Ông Phùng Quốc Hiển
0.52 Ông Nguyễn Hạnh Phúc
0.52 Ông Phan Trung Lý
0.52 Bà Nguyễn Thị Nương
0.51 Ông Nguyễn Kim Khoa
0.50 Ông Nguyễn Văn Giàu
0.50 Bà Nguyễn Thị Doan
0.50 Ông Trần Đại Quang
0.49 Ông Trần Văn Hằng
0.47 Ông Ksor Phước
0.47 Ông Đào Trọng Thi
0.46 Ông Phạm Bình Minh
0.45 Ông Huỳnh Ngọc Sơn
0.45 Ông Phan Xuân Dũng
0.45 Ông Nguyễn Xuân Phúc 
0.43 Ông Vũ Đức Đam
0.42 Ông Nguyễn Văn Hiện
0.42 Ông Bùi Quang Vinh
0.42 Ông Nguyễn Hòa Bình
0.40 Ông Trương Hòa Bình
0.37 Ông Nguyễn Bắc Son
0.37 Ông Hoàng Trung Hải
0.37 Ông Hà Hùng Cường
0.35 Ông Nguyễn Thiện Nhân
0.35 Ông Cao Đức Phát
0.33 Ông Vũ Văn Ninh
0.32 Ông Nguyễn Minh Quang
0.31 Ông Giàng Seo Phử
0.31 Ông Nguyễn Quân
0.29 Ông Đinh La Thăng
0.28 Ông Huỳnh Phong Tranh
0.24 Ông Nguyễn Thái Bình
0.23 Ông Vũ Huy Hoàng
0.23 Ông Trịnh Đình Dũng
0.22 Ông Nguyễn Tấn Dũng
0.19 Bà Phạm Thị Hải Chuyền
0.16 Ông Hoàng Tuấn Anh
0.13 Bà Nguyễn Thị Kim Tiến
0.07 Ông Phạm Vũ Luận
0.02 Ông Nguyễn Văn Bình

Wednesday, June 12, 2013


PHAN ANH DŨNG * TRANH ĐẰNG GIAO

SÁNG TẠO TRONG TRANH SƠN MÀI CỦA ĐẰNG GIAO - Biên soạn: Phan Anh Dũng PDF Print E-mail
 
         Họa Sĩ Đằng Giao trước tác phẩm Xuân Bất Tận - tháng 2 năm 2007
" Bước vào lãnh vực hội họa từ hơn  gần 50 năm nay,  Đằng Giao vẫn luôn giữ cho mình một chỗ đứng riêng biệt với những nét sáng tạo độc đáo. Sự sáng tạo đó đã được thực hiện một cách cụ thể hơn cả qua việc tự học hội họa của anh, không qua một trường lớp nào.
Sau thời trung học tại trường Chu Văn An, được nhận vào Đại Học Kiến Trúc  năm 1959, nhưng Đằng Giao đã quyết định đi theo con đường làm báo mà anh rất say mê. Anh là tổng thư ký  nhật báo Sống, của nhà văn Chu Tử, người sau đó trở thành nhạc phụ của anh.
Đằng Giao kể là ngay từ những năm còn trong tù Cộng Sản, anh đã quyết định trọn đời gắn bó với hội họa. Từ trại tù trở về vào năm 1983, qua nhà thơ Hà Thượng Nhân và nhà báo Hiếu Chân, anh tìm đến với nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí, một bậc thầy về ngành sơn mài. Tuy nói là học, nhưng chỉ là học...chay, tức chỉ có lý thuyết vì Đằng Giao lúc đó còn đang trong hoàn cảnh khó khăn, không có tiền mua sơn và vật liệu làm sơn mài. Thời kỳ này, mỗi buổi sáng anh còn phải đạp xe đi mua cải để vợ muối dưa bán trước của nhà trên đường Công Lý. Và chiều chiều còn phải mang củi ra chẻ để nấu ăn ngay trước cửa!
Sau khi theo học cụ Trí một thời gian, Đằng Giao ghi nhận được một số căn bản để tự học, tự khai thác cho nên hoàn toàn không bị ảnh hưởng nào về hội họa của cụ Trí.  Cũng như cụ Nguyễn Gia Trí đã cho biết , cụ chỉ  chỉ dẫn cho anh  những kinh nghiệm đã trải qua  mà khuyên anh  nên giữ những nét đặc thù của riêng mình. Nhất là phải nghĩ ra một cái gì mới, tức là cần phải khai thác đầu óc sáng tạo của mình. Anh vẫn nhớ mãi lời của cụ Trí từng nói: "Chừng nào anh vẽ được một bức tranh, người ta khỏi phải nhìn anh , khỏi nhìn chữ ký mà cũng biết là của anh. Thế là anh thành công!"
Ap dụng câu nói của cụ Trí, Đằng Giao đã thành công ngay từ bước đầu với những bức sơn mài khổ nhỏ, trong thời kỳ anh còn gặp phải rất nhiều hạn chế. Tranh sơn mài Đằng Giao dần dà thu hút được một số khách ngoại quốc, đặc biệt là những khách hàng ở Singapore. Nhờ đó tình trạng kinh tế của gia đình anh khá hơn phần nào. Như Đằng Giao đã tâm sự thành thật, là nhờ có "thực" nên anh đã "vực" được cái đạo hội họa sơn mài của mình lên tới mức cao hơn trước rất nhiều.

Vào năm 2003, anh quyết định mang một số tranh sơn mài sang Mỹ triển lãm.  Từ tháng 10 năm 2003, tranh của anh được trưng bầy tại phòng sinh hoạt của nhật báo Người Việt vùng Little Saigon. Trong suốt 10 ngày triển lãm, sơn mài Đằng Giao, với mầu sắc rạng rỡ và linh hoạt, đã thu hút được một số lượng người kỷ lục. Họ tấm tắc, họ xuýt xoa trước những hoạ phẩm thực hiện bằng sơn mài, khác hẳn những bức sơn mài cổ điển họ từng mang ấn tượng trong đầu trước đó.  Ngoài Orange County, cuộc triên lãm họa phẩm sơn mài khác của Đằng Giao ở San Jose vào cuối năm 2003 cũng được những người yêu nghệ thuật đón nhận một cách rất nhiệt tình. 
Trở lại Sài Gòn sau lần triển lãm ở Mỹ vào năm 2003, Đằng Giao lại tiếp tục miệt mài với thế giới mầu sắc của mình thể hiện bằng sơn mài với những kỹ thuật càng ngày càng cao. Sự phối hợp giữa nghệ thuật hội họa và kỹ thuật sơn mài đã khiến cho những tác phẩm của ông trở nên sắc xảo hơn, linh hoạt hơn. "Chất Đằng Giao" đã hiện rõ nét qua hình ảnh của những nàng thiếu nữ mảnh mai như bay lượn, qua những bông hoa mai, hoa đào tươi thắm hoặc qua những bức tĩnh vật rất có hồn. Nhìn vào, biết ngay là của Đằng Giao.

Sau 3 năm say mê với cọ, với sơn, Đằng Giao đã thực hiện thêm được khoảng 100 họa phẩm sơn mài. Trong đó lớn nhất là tác phẩm "Xuân Bất Tận" với kích thước 2m x 3m. Tất cả đã được chuyển sang Mỹ để trưng bày trong những cuộc triển lãm của anh. Buổi triển lãm đầu tiên vừa diễn ra tại thành phố Houston, được chính thức khai mạc vào lúc 11 giờ sáng ngày 06 tháng 01 năm 2007 tại Hội Quán Văn Hóa của đài phát thanh Saigon-Houston, thuộc trung tâm thương mại Saigon-Houston Plaza. Sau Houston, một lần nữa Đằng Giao sẽ trưng bầy những họa phẩm sơn mài của mình tại Orange County, tại Việt Báo Gallery.  Cuộc triển lãm được chính thức khai mạc vào ngày 28 tháng 01 năm 2007 và sẽ kéo dài khoảng 10 ngày. 
Tranh sơn mài Đằng Giao tới  lần này diễn ra vào những ngày nhộn nhịp đón Xuân, hẳn sẽ thu hút được rất nhiều khách thưởng lãm tranh.  Và nơi  phòng khách gia đình hẳn sẽ rạng rỡ tươi mát hơn nêu có sự hiện diện của  một họa phẩm sơn mài Đằng Giao,  đầy mầu sắc truyền thống rực rỡ mà cũng đầy tính sáng tạo"
Trích bài tường thuật của Trường Kỳ


                                      ÁO LỤA HÀ ĐÔNG

                                                         BẾN VẮNG

                                                             CA TRÙ
    
                GÁNH HÀNG HOA                                                   HOA CÚC DẠI

                                                        KÊNH TÀU HŨ

                                                    LỄ CHÙA ĐẦU NĂM

                                                      MONG MANH

                                                       NGÃ BA ÔNG TẠ

                                                       NGUYỆT CẦM

                                                        NHÀ VEN SÔNG

                                                             SEN HẠ
             
                                                       CHIỀU HOANG
                                            Thành thật cảm tạ:- Thi Sĩ Mùi Quý Bồng (Houston, Texas) đã gởi bộ hình thật đẹp và quý báu này
- Thi Sĩ Miên Du Đà Lạt (Westminster, California) đã gởi hình Họa Sĩ Đằng Giao chụp ở Việt Báo Gallery

 

Họa sĩ Ðằng Giao nói về nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam


CỠ CHỮ
Hôm 6 tháng Giêng vừa qua, họa sĩ Đằng Giao đã khai trương cuộc triển lãm tranh sơn mài lần thứ tư của ông trong chuyến đi qua Mỹ lần thứ nhì tại hội Quán Văn Hóa ở Sài Gòn Houston Plaza trên đường Bellaire, thành phố Houston, bang Texas.

 
Trong chuyến đi lần trước, ông đã mở 3 cuộc triển lãm, một tại trung tâm sinh hoạt của tờ báo Người Việt tại quận Cam, miền nam California, một tại thành phố San Jose ở mạn bắc California và một ở vùng phụ cận thủ đô Washington. Lần này cuộc triển lãm tại Houston sẽ kéo dài khoảng hai tuần và qua trung tuần tháng Giêng, ông sẽ mở thêm một cuộc triển lãm nữa tại quận Cam, California.
Tranh của ông được giới người Việt hải ngoại nồng nhiệt đón nhận vì các tác phẩm mang nặng đường nét Á Ðông, và đặc biệt nhiều bức thể hiện bản sắc đặc thù của Việt nam và đưa người xem trở về một thời xưa cũ ở mãi tận quê nhà.


Có một số tranh của ông đã được chụp và in thành những tấm postcard, và một trong những tấm lôi cuốn sự chú ý của chính người phỏng vấn ông hôm nay, bức Vườn Xưa, màu sắc thật đẹp, vẽ người con gái áo dài nhung tím dịu dàng, khăn quàng cổ màu kim nhũ thơ thẩn trong một góc vườn nào đó mà người thưởng lãm cảm nhận ngay đấy là một nơi chốn chỉ có ở quê nhà Việt Nam.
Về lịch sử tranh sơn mài, từ xa xưa, người Việt đã biết dùng loại sơn đặc biệt này để trang hoàng tại các đền chùa, miếu mạo, cung đình, nhưng theo họa sĩ Đằng Giao, loại sơn này đã được chính thức đi vào nghệ thuật nước nhà kể từ khi lớp nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo từ trường Mỹ Thuật Đông Dương đã đưa sơn mài vào những sáng tác nghệ thuật của họ. 
Từ lúc khởi đầu đến khi hoàn tất được một bức tranh sơn mài đòi hỏi rất nhiều công phu, có những bức phải mất cả nửa năm trời mới xong. Khi nói đến nghệ thuật thì chắc chắn là phải có sáng tạo, nhưng ngay cả dến kỹ thuật của tranh sơn mài, người nghệ sĩ cũng phải tự tìm tòi và sáng tạo rất nhiều, giả tỉ như màu trắng trong tranh sơn mài phải tạo từ vỏ trứng gà hay trứng vịt chẳng hạn.
Họa sĩ Đằng Giao cũng cho biết ông là một người tự học vẽ, trước kia ông đã vẽ tranh sơn đầu, tranh lụa, nhưng sau năm 1975 và sau 7, 8 năm tù cải tạo trở về, ông có nhiều thời giờ và đến học hỏi, nghiên cứu thêm về nghệ thuật với các họa sĩ tiền bối. Trong số này có nhà danh họa đã qua đời của Việt Nam là cụ Nguyễn Gia Trí. Hiện nay, các tác phẩm của cụ được xếp vào hàng quốc bảo và không được phép đem ra khỏi Việt Nam.
Họa sĩ Đằng Giao cho biết cụ Nguyễn Gia Trí đã chỉ dẫn rất nhiều cho ông về ngành nghệ thuật này, và kể từ năm 1985 cho tới nay, ông đã đi chuyên sâu về nghệ thuật sáng tác tranh sơn mài.
 http://www.voatiengviet.com/content/a-19-2007-01-15-voa9-81453867/479088.html


THƠ SONG NGỮ * NGUYỄN THỊ BICH NGỌC-THANH THANH

 CON NHỚ NGÀY CHA ÐI TÙ 

Con nhớ ngày cha đi tù               
mắt mẹ ướt thâm quầng đêm khó ngủ
gặm củ sắn mẹ dành cho chưa đủ          
con đói cha ơi!                                  
Trạc phân bò năm ấy đội qua sông
nước ngập ướt tràn xuống môi con mặn
sông vô tình vẫn trôi bình lặng
bão tố cha ơi! Bão tố tơi bời!                
Lũ lụt đi qua, rơm ướt mẹ phơi
cong người xuống, mẹ gồng trên vai hẹp
gánh cả giang sơn, đầu trần, không dép 
mẹ thẫn thờ, lảo đảo gọi tên cha
Năm tháng đi qua, năm tháng đi qua
mẹ vẫn nép cuộc đời trong rơm rạ            
con giấu tuổi thơ vào nỗi buồn lớn quá 
gánh tháng ngày tát cạn biển thời gian

                NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

                                 (Việt Nam)

THE DAYS DAD GOT IMPRISONED

How harrowing were the days Dad got imprisoned:
Mom could hardly sleep, got her eyes wet, rings wizened. 
Gnawing the tiny rootstock Mom spared for me: how sad!
I was so hungry, Dad!
The cow feces I bore on my head across the river,
Wetted, dripped from the basket, salted my lips.
The heartless stream was still flowing to make me shiver.
Oh Dad! such storms had risen to break life into chips.
After the flood, Mom dried the damp hay nearly kaput;
Humping her back, she carried on either slender shoulder
The burden of family responsibility, bareheaded, barefoot;
She staggered, listlessly calling for Dad, the householder...
Months had thus slipped away, and years gone by;
Mom still hid and rested her life in thatch, straw and slime.
I concealed my youth in such sadness as the immense sky,
Shouldering my days struggling to drain the sea of time.
               
                           Original by NGUYEN THI BICH NGOC

                            Verse translation by THANH-THANH


HÀNG ĐỘC TRUNG CỘNG -HÀ NỘISAIGON

TRUNG CỘNG XẤU XA * HÀNG ĐỘC HẠI

 TRUNG CỘNG LÀ ĐẠI HOẠ CHO NHÂN LOẠI - NHẤT LÀ VIỆT NAM



I – THUỐC TÂY GIẢ:
 
Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.


- Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama . Nhờ sự giúp đở của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua công ty giao dịch Sinochem International. - Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, còn được Tàu đưa độc chất nầy vào kem giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China .


Dưới chủ đề “TRUY LÙNG THUỐC CỦA TỬ THẦN” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.


Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của ADEL, một người Palestine : Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắc, giá 2000 USD hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. 
 
 
Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 2 USD. Điều nầy đã thúc giục JEAN LUC mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên WAJEE ABU ODEH, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie…họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người nầy tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.


II – TRÀ TÀU TẨM CHẤT ĐỘC CHÌ:  
 
Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.


III – NƯỚC TƯƠNG LÀM BẰNG TÓC: 
 
Bài viết nầy của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới.Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ. Vào năm 2003, tại Trung Cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “HONGSHUAI SOY SAUCE”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều. 
 
Tháng giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. 
 
Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau.
 
 Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục. Sau khi tin tức ghê tởm nầy được phổ biến trên toàn thế giới khiến Hiệp Hội Các Quốc GiaChâu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ…đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa Lục Địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.



IV- TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ:
 
 Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan do cơ xưởng Limin sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.


HOA KỲ BÁO ĐỘNG NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP TỪ HOA LỤC CÓ CHẤT ĐỘC: Hoa Kỳ liên tiếp báo động về hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng có chứa kim loại Cadmium độc hại tiềm ẩn trong những kiểu trang sức thời trang. Quốc Hội Mỹ đã cấm các sản phẩm chứa chì nhập cảng vào Mỹ dưới dạng nữ trang cho trẻ em. Nhưng, cadmium còn độc hại hơn chì nhiều. Cadmium có thể gây bệnh ung thư.


Thượng Nghị Sĩ Mark Pryor báo động: “Sẽ có nhiều phụ huynh tức giận khi biết nữ trang nhập cảng như thế có thể làm tổn hại sức khỏe con em họ.” Nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không bảo đảm an toàn, chứa nhiều hóa chất “formaldehyde”, “cadmium” và “chromium” độc hại vượt mức cho phép, gây nhiễm trùng da và đường hô hấp cho trẻ em.


Trong khuôn khổ bài báo nầy, chỉ liệt kê những mặt hàng độc có tính cách tượng trưng mà thôi, còn nhiều mặt hàng độc khác như trái cây có tẩm hóa chất bảo quản Carbendazim hoặc còn dính thuốc trừ sâu, đũa ngâm hóa chất…một khi các hóa chất độc hại nầy bám vào các bộ phận trong cơ thể con người sẽ công phá tiến trình thoái hóa và tăng trưởng tế bào tự nhiên mà sinh ra nhiều TẾ BÀO DỊ HÌNH không cần thiết dư thừa, đan kết vào nhau, tích tụ lại làm thành bướu độc, cục u…là tiến trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.


Vì thế, tất cả mặt hàng tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng gói mang nhãn hiệu MADE INCHINA là người tiêu thụ rùng mình kinh sợ. Trung Cộng thay đổi chiến lược để lừa người tiêu thụ bằng cách thay thế nhãn hiệu “Made in China” bằng nhãn hiệu mới trên các bao bì của thực phẩm, hàng hóa…là “MADE IN P.R.C” đó là chữ viết tắt “People Republic of China” (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc). Nhưng, nhãn hiệu “Made in P.R.C” đánh lừa giới tiêu thụ không được bao lâu thì bị phát giác làm mức tiêu thụ hàng hóa Trung Cộng lại bị thế giới tẩy chay, tụt dốc thê thảm.


Trung Cộng lại giở thói gian manh, tiếp tục đánh lừa người tiêu thụ, không nhận diện được các mặt hàng độc của Trung Cộng bằng những phương cách xảo quyệt khác. Một thí dụ điễn hình: WAL-MART là một trong những siêu thị lớn nhất nước Mỹ. Nếu nhập hàng từ Trung Cộng do công ty Wal-Mart đặt mua, Trung Cộng sẽ ghi “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKAGED IN USA”.
 
 Hàng hóa nhập từ Trung Cộng bằng những kiện hàng lớn, được ghi rõ ràng xuất xứ “Made in China” đúng theo qui định của chánh phủ Hoa Kỳ. Nhưng, khi những kiện hàng được tháo ra bán lẻ trên các quày hàng thì mang nhãn hiệu khác như “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKAGED IN USA” và hàng chữ nhỏ li ti như “Made in China” hoặc “Made in P.R.C” nằm ở gốc nào đó rất khó nhìn thấy. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng để đừng bị Trung Cộng lừa bằng những mánh khóe bẩn thỉu nầy.


BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG: 
 
Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lấp ráp nhanh do Trung Cộng viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm.


Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: “Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Quốc gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD). Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Quốc từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Quốc của một số hãng Trung Quốc bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.


V- VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
 
 Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung Quốc sản xuất bị thế giới tẩy chay và vất vào thùng rác. Những con chó lãnh đạo Trung Nam Hải dùng Việt Nam làm thị trường tiêu thụ những hàng độc nầy vừa để thu lợi nhuận và vừa dùng nó làm vũ khí giết người thầm lặng, không tiếng súng để giết dân Việt Nam chết dần chết mòn. Sách lược dã man nầy, Trung Quốc chia ra làm hai giai đoạn:



GIAI ĐOẠN I: 
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng nầy, từng đoàn doanh nhân Tàu Cộng vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/ con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng nầy, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn. 
 
Theo nhận định của bà Nguyễn thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Tàu Cộng lắm tiền nhiều bạc nầy.


Tại miền Trung, các tay thương gia Tàu Cộng nầy chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/ kí bây giờ vọt lên 90.000 đồng/ kí. Bà Sắc báo động, tình trạng nầy sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại nầy ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chánh phủ VN nên bắt chước Indonesia , vì quốc gia nầy đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa. Ngoài ra, các tên thương gia nầy còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam , Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Tàu Cộng thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.


GIAI ĐOẠN II: 
 
Sau khi hút hết “HÀNG SẠCH” của thị trường Việt Nam, bọn Trung Nam Hải cho các thương buôn Tàu tuôn “HÀNG ĐỘC” vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC”. Xin liệt kê một số hàng độc của Trung Quốc tượng trưng:


GẠO NHỰA TÀU:
 
 Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, “gạo nhựa Tàu” được Trung Quốc tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang / khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Tàu nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa Tàu đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.


SỮA ĐỘC MELAMINE:
 
 Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chánh quyền Trung Quốc đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại nầy. Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Quốc thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng /kí. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.



LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM: 
 
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam . Mỗi năm đã xẩy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa . Hàng ngày, con buôn người Tàu lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc nầy khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại nầy, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẻo đường khác nhau.


TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE CỦA TRUNG CỘNG:
 
 Loại hàng độc nầy tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ nầy. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận. Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Cộng chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN.

TRÁI CÂY NHẬP LẬU TỪ TRUNG CỘNG : 
 
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc đều có tẩm hóa chất bảo quản là mối quan tâm của người tiêu dùng như: TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi. CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Tàu, loại cam nầy quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng. QUÝT: Quýt Tàu vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô. HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bỏa quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu. DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Tàu, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand . Loại dưa hấu nầy hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.


VI- ĐỀ CAO CẢNH GIÁC VŨ KHÍ SINH HỌC CỦA TRUNG CỘNG:
 
 Tin Saigon cho biết: Căn bệnh tay chân và miệng đang hoành hành dữ dội tại VN trong 6 tháng vừa qua với 15.000 người mắc bệnh đa số là trẻ em, trong đó có 50 trẻ em tử vong. Theo phúc trình của viện Pasteur Saigon: tại thành phố Saigon và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tiền Giang có tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh cao nhất Việt Nam . Theo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thì 99% trẻ em tử vong vì chứng bệnh kỳ lạ nầy. Trẻ nhiễm bệnh nầy bị sốt cao, nổi mụt nước khắp cơ thể, thân thể đau nhức dữ dội và dẫn tới tử vong. 
 
Việc nầy, làm chúng ta liên tưởng tới khoảng thời gian đầu tháng 3 năm 2003, những ca bệnh SARS đầu tiên xuất hiện tại tỉnh QUẢNG ĐÔNG, miền Nam Hoa Lục. Từ đó, bệnh SARS bắt đầu lây truyền nhanh chóng các nước trên thế giới. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mới đầu tiên của thế kỷ XXI. Người ta đặt nghi vấn: “Có phải virus gây bệnh Sars có nguồn gốc từ cái LAB bí mật nào đó của Trung Cộng bị rò rỉ và phát tán ra ngoài, gây khốn đốn cho nhân loại?”
 
 Chắc chắn là như vậy rồi! Nếu như, tỉ lệ trẻ em nhiễm căn bệnh kỳ lạ nầy tiếp tục tăng cao, nguy cơ biến thành dịch lan tràn khắp nước, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Sàigòn cần phối hợp với Viện Pasteur Saigon báo động với Tổ Chức Y TẾ Thế Giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Dịch Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) viết tắt “CDC” để tìm biện pháp giúp đỡ, xác định đặc điểm của loại virus nầy, nhằm chận đứng kịp thời, trước khi quá muộn.



VII – KẾT LUẬN: 
 
Trước khi chấm dứt bài viết nầy, tôi xin nhắc lại lời của ông WINSTON CHURCHILL (1946) để thay cho lời kết: “Thế chiến thứ II đã không bao giờ xảy ra trong lịch sử nếu có những hành động ngăn chận đúng lúc…nhưng không một ai muốn lắng nghe. Chúng ta phải chắc chắn điều nầy không tái diễn.”(There was never a war (WW II) in all history easier to prevent timely action…but no one would listen…we surely must not let that happen again.” Và ông MICHAEL SCROCCARO – Giám đốc Sterling Communication – có viết bài bình luận “COMMENTARY: CHINA SIGNALS WAR, WILL THE WORLD LEARN FROM HISTORY?” Ông đã cảnh báo cảnh báo Phương Tây: “Tại sao Phương Tây đang tiếp tục làm ngơ trước những tín hiệu và bài học của lịch sử nữa chăng? Có phải vì những tin tức trong Trung Hoa Lục Địa không rõ ràng, không đủ sức thuyết phục để chúng ta lưu tâm sao?”


(So, why is the West ignoring the signs and lessons of history yet again? Could it be that news out of China is not clear or compelling enough to grasp our attention?”)


===========================================


Bài đọc thêm :
Kinh hoàng món ăn, thuốc bổ made in Tàu Cộng “China”


Thuốc bổ dành cho nam giới làm từ… thức ăn cho gà. Trước khi cả thế giới sửng sốt với thông tin thuốc nhộng được chế từ xác trẻ sơ sinh, Công an thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, TQ) cũng đã triệt phá đường dây sản xuất các loại thuốc bổ, thuốc cảm… từ nguyên liệu chính là thức ăn nuôi gà và các thức ăn chăn nuôi khác. Vụ kiểm tra bất ngờ diễn ra hôm 8/8/2011, tại một con phố của thành phố Tây An và bất ngờ khi “nhà máy” sản xuất thuốc tây chỉ là căn phòng rộng, xây gạch thô sơ cùng với máy móc cũ kỹ, lạc hậu


.
Nguyên liệu SX thuốc chủ yếu là thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác. Các trang mạng TQ thông tin, khi lực lượng công an xông vào thì tại hiện trường vương vãi khá nhiều bao bì rất nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là thuốc bổ, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm béo, thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, thuốc bổ dành cho nam giới… Tất cả đều chưa được dập ngày sản xuất cũng như các thành phần bên trong. Tuy nhiên lực lượng kiểm tra phát hiện, thành phần chính của các loại thuốc tây đóng vỉ này chỉ là từ… thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác, sau đó được pha trộn với hóa chất để tạo mùi. Được biết số thuốc bị thu giữ tại hiện trường có trị giá khoảng 5 triệu nhân dân tệ.


Thuốc y học cổ truyền TQ gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Theo khuyến cáo của Cơ quan Khoa học Y tế (HSA), người dân không nên sử dụng hai loại thuốc y học cổ truyền TQ là Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill và Huo Li Bao vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. HSA đã phát hiện, hai loại thuốc này có chứa lượng lớn các dược liệu của y học phương Tây hiện đại và chúng được pha trộn một cách bất hợp pháp, không theo tiêu chuẩn an toàn của HSA, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng.



Hai loại thuốc y học cổ truyền Trung Cộng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill là sản phẩm được đóng gói lọ có nhãn có nhãn màu vàng, bên trong có chứa những viên thuốc tròn màu đen được quảng cáo có tác dụng giảm đau. Nó chứa dexamethasone và Clorpheniramin. Còn Huo Li Bao được đóng gói trong hộp màu xanh lá cây, bên trong có vỉ chứa viên nang màu xanh. Các viên nang này được sử dụng để điều trị đau viêm khớp. Nó chứa piroxicam, Chlorpheniramin và frusemide Các sản phẩm này đều được nhập khẩu từ TQ.


Đặc sản kinh khủng: Gà chết. Cứ rạng sáng sớm, như thường lệ, một người đàn ông TQ lại lái xe máy đi thu mua gà chết. Đi tới cổng nhà ai, ông ta cũng hỏi câu: “Có gà chết không?”. Tổng cộng có khoảng 5 người lái xe đi thu mua gà chết cho 1 ông chủ như thế này. Mỗi con gà chết được thu mua với giá 1 tệ và sẽ được bán với giá 9 tệ sau khi chế biến. Đột nhập lò chế biến gà tại TQ, người ta tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang những con gà chết được vất bừa bãi trên nền nhà, ngoài sân. Có 4 người chuyên nhúng gà vào nước sôi và vặt lông. Sau đó, dùng xà phòng và thuốc tẩy để làm sạch rồi tẩm mầu. Hàng loạt chân gà đã ướp formon hoặc hóa chất nên khi xử lý mốc cũng đơn giản, vẫn đảm bảo tươi sống. Khi nướng lên, các chủ cửa hàng chân gà nướng chỉ cần gia giảm các loại gia vị cho át mùi là lại thành đặc sản


Những con gà chết chuẩn bị được “hô biến” thành thịt gà ngon. Theo một dân kinh doanh chân gà về Việt Nam, “chân gà nhập từ nước bạn về chẳng còn tí mùi vị gì, dai nhách. Chỉ đến khi vào tay các chủ hàng chân gà thì nó mới thơm ngon, kể cả hương vị cũng là đánh lừa miệng khách hàng”


.Những con gà chết sau khi qua các công đoạn “hô biến” được “khoác” một lớp ngoài bắt mắt và vô cùng thơm ngon


Công đoạn cuối cùng là tẩm hóa chất tăng độ bắt mắt cho gà. Trong khi đó, hiện nay, gà lậu TQ không qua kiểm dịch vẫn đang từng ngày được tuồn về Việt Nam, đặc biệt là ở Lạng Sơn luôn trong thời gian cao điểm “tập kết” ở đường biên, chờ dịp nhập cảnh VN. “Một kg gà TQ giá chỉ 25.000-30.000 đồng là cùng” – Khang, lái xe ôm vùng biên, khẳng định với phóng viên. “Mỗi con đem về thành công, trả cho người dắt mối, bảo kê 2.000 đồng, tôi bỏ túi 5.000 – 7.000 đồng. Về xuôi mỗi kg gà TQ vẫn bán được 55.000 – 60.000 đồng, khoản chênh lệch gần gấp đôi đó những người ngồi ôtô hưởng”. Chính vì mỗi chuyến kiếm được cỡ trăm ngàn, ngày làm được vài chuyến nên dù nghe nói dịch gia cầm đang quay lại nhưng gà lậu từ các cửa khẩu vẫn ồ ạt đổ về.


Dầu ăn chế biến từ nước ‘cống rãnh’ Cơ quan thông tấn Trung Quốc vừa tiết lộ: Một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải


Dầu ăn hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải. Theo Chinadaily và Beijing Times, một vài nhà sản xuất các loại dầu bẩn nói trên cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng mỗi ngày. Kỹ thuật sản xuất và các thiết bị tinh lọc tiên tiến khiến cho người mua khó mà phân biệt được dầu nào được sản xuất an toàn và dầu nào bắt nguồn từ chất thải. Một người trong nghề cho biết nguyên liệu thô để sản xuất ra dầu ăn bẩn gồm có dầu ăn từ các nhà hàng được chiên đi chiên lại nhiều lần, thịt lợn thừa từ các lò mổ và mỡ gia cầm. Sau đó, chúng được trộn với nhau và tẩy màu. Thiết bị chính để lọc dầu là các thùng chứa lớn và bộ lọc, nối với nhau bằng ống dẫn. Dầu trở nên sáng màu hơn qua khâu lọc và tinh chế, sau cùng được đóng gói thành dầu ăn như bình thường. Số liệu từ cơ quan quản lý Bắc Kinh cho biết: khoảng 1.750 tấn thức ăn thừa được tạo ra trong thành phố mỗi ngày, và 60 tấn dầu bẩn được tái chế từ đây


Nội tạng lợn, bò phế thải TQ đổ về Việt Nam. Những bì nội tạng chuyển về Việt Nam. Những loại thực phẩm như nội tạng lợn, bò, dê, chân gà… ướp hóa chất độc hại, dân TQ “không dám động đến” nhưng vẫn đang ngày ngày chảy qua biên giới, rồi ồ ạt về các đô thị ở Việt Nam và trở thành món ăn khoái khẩu của không ít thực khách. “Trắng hếu, nhạt, luộc lên thấy nước hơi tanh và có vị lạ; riêng lòng lợn ném xuống đất nẩy cái bịch” – đó là cách phân biệt mà một tiểu thương tên Hương tại chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn chỉ cho PVkhi nghe hỏi về nội tạng động vật tươi sống. Cũng theo chị Hương, trước đây ở xứ Lạng, chân gà, nội tạng lợn bán đầy, dọc các đường cũng có. Nhưng giờ dân vùng biên chỉ bán về xuôi chứ không dám ăn vì… kinh lắm.
 
 Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi tại Lạng Sơn cũng có hàng chục cửa hàng ăn sử dụng gà thải, nội tạng động vật TQ để bán cho khách hàng. Từng vào sâu nội địa TQ để “săn” hàng, Tuyến kể: “Chủ loại hàng nội tạng động vật trước tôi định bắt tay là một tiểư thương nhỏ người Trung Quốc thiểu số. Hàng của nó, nói thật, toàn hàng tồn, hàng bệnh từ các nơi. Mua về, hàng để phệt ngay xuống sàn ximăng. Vài thằng ngồi lọc, cái nào hôi, nát quá dành để cô nước dùng bán cho các tiệm lẩu, phở. Hàng nào còn tạm sẽ được nhúng vào thùng hóa chất”.
 
 Thùng đó độc thế nào? Tuyến bảo không biết nhưng “lúc gần về, thấy một con chuột bị đuổi sa vào, được vớt ra ngay nhưng lát sau đã lăn ra chết!”. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, chỉ riêng lực lượng cảnh sát giao thông năm 2007 đã bắt được tới 170 tấn gà, nội tạng động vật nhập lậu, hơn 22.000 con gà, gần 60.000 quả trứng nhập lậu từ TQ. Theo cán bộ tham mưu của Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn, đó đúng là con số không đáng kể vì cảnh sát giao thông chỉ là đơn vị phối hợp và chỉ dừng kiểm tra những xe có nghi vấn. Wang Ruiyuan, phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc Trung Quốc, cho biết hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp.


Kinh hoàng bánh bao “bẩn” ở siêu thị TQ Chương trình “Tiêu dùng” của CCTV đưa tin, mỗi ngày có hơn 30 ngàn chiếc bánh bao độc hại này được đưa vào kệ bày bán tại các siêu thị lớn như Thượng Hải Liên Hoa, Hoa Liên, Địch Á Thiên Thiên… Kết quả điều tra ban đầu phát hiện, trên bao bì các dòng sản phẩm bánh bao này, ngày sản xuất được in thành ngày nhập hàng vào siêu thị, những chiếc bánh đã quá hạn sử dụng thì được hô “biến” thành bánh bao mới.


Bánh bao quá hạn sử dụng được hô “biến” thành bánh bao mới. Một nhân viên siêu thị cho hay, những loạt bánh bao tẩy trắng này đều do một công ty sản xuất và cung ứng, hiện bán khá chạy tại các siêu thị lớn. Phóng viên CCTV đã xâm nhập vào xưởng sản xuất của công ty này và phát hiện một loạt bánh bao dập ngày sản xuất 22/3 được tuồn ngược trở lại xưởng để “tái chế” thành bánh bao mới và xuất lại cho siêu thị. Theo ghi nhận của phóng viên, những chiếc bánh bao cũ được đổ vào máy đánh tan thành bột. Sau đó một công nhân đổ thêm 2 túi bột trắng vào cho máy đánh đều trước khi đổ khuôn. Chưa đầy 10 phút sau, loạt bánh bao “tái chế” nóng hổi được xuất lò. Công đoạn tái chế kéo dài khoảng gần 20 phút. Công ty này đã dùng đường hóa học để thay thế đường kính, đồng thời trộn thêm chất bảo quản, chống thối và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Một công nhân tiết lộ: “Tôi không bao giờ ăn bánh này. Có đánh chết tôi cũng không dám ăn.” Mỗi ngày, bình quân công ty tái chế bánh bao xuất xưởng khoảng 30 ngàn chiếc và cung ứng cho từ 300 đến 400 siêu thị ở Thượng Hải, hàng đang bán rất chạy.


Rùng mình thịt lợn bẩn Sau bánh bao bẩn, khiến người TQ phẫn nộ, thì nay, đất nước đông dân nhất hành tinh lại một phen rùng mình, kinh hãi khi hàng tấn thịt bẩn “rùng rùng” chuyển động trên các ô tô tải.


Nếu không được phát hiện thì lô thịt lợn bẩn này đã nằm trên bàn ăn của người tiêu dùng. Người dân TQ không khỏi bàng hoàng khi biết tin tập đoàn Song Hội (tỉnh Hà Nam, TQ), một thương hiệu lớn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm của nước này, đã và đang cung cấp ra thị trường rất nhiều thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn bẩn (lợn được nuôi bằng chất kích thích tăng nạc đã bị cấm từ nhiều năm qua. Ngày 12/4/2011, Bộ Công an TQ tổ chức họp báo cho biết, 96 đối tượng liên quan trong vụ bê bối thịt lợn bẩn này đã bị bắt, thu giữ hơn 4 tạ chất kích thích tăng nạc, đóng cửa một cơ sở sản xuất và phá 2 đường dây tiêu thụ loại chất kích thích tăng nạc này. 
Theo cơ quan chức năng, chất kích thích tăng nạc là loại chất hóa học có tên gọi Ractopamine và Clenbuterol, khi trộn với thức ăn chăn nuôi lợn sẽ làm tăng nạc, giảm mỡ, giảm lượng thức ăn và thịt lợn khi mổ tươi hơn, giảm chi phí sản xuất. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng loại chất kích thích tăng trưởng này trong chăn nuôi vì nếu thường xuyên ăn loại thịt lợn “siêu nạc” và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn “siêu nạc”, người dùng có thể bị ngộ độc, chân tay run rẩy, đứng không vững, choáng đầu, mất sức, tim đập nhanh.


Rau Trung Cộng nhiễm độc nặng Năm 2010, 2011, TQ liên tục phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu quá cao trong rau của Trung Quốc, chứa chất độc hại nghiêm trọng gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng người dùng. “Do thời tiết khô hạn, thuốc trừ sâu trên hoa quả và rau xanh không phai đi và dẫn tới dư lượng thuốc trừ sâu vẫn cao. Có 3 loại thuốc trừ sâu được dùng phổ biến trong trồng cây và tác động tới con người. Tuy nhiên, sau khi phai bớt, các loại rau quả vẫn có thể ăn được” – Giám đốc sở nông nghiệp Nam Ninh là Tang Bowen cho biết.


Trung Quốc phát hiện nhiều loại rau nhiễm độc nặng. Tháng 4/2011 vừa qua, Bộ Y tế Trung Quốc vừa thông tin: iốt phóng xạ ảnh hưởng từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukusima 1 Nhật Bản đã được phát hiện trong các loại rau trồng trên chính đất Trung Quốc. Các mẫu kiểm tra được tiến hành vào ngày 5/4 đã tìm thấy hàm lượng i-ốt phóng xạ ở mức độ thấp trong rau bina trồng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Nam. Hàm lượng i-ốt phóng xạ khoảng 1-3 becquerels/kg. Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng i-ốt phóng xạ có thể tích tụ trong con người khi ăn phải những thực phẩm có nồng độ phóng xạ cao và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng nó phân rã tự nhiên trong vòng vài tuần. Trong khi đó, tại Việt Nam, ở các chợ đầu mối, thậm chí là các siêu thị lớn nhỏ vẫn đang bày bán đầy rẫy các loại hoa quả được nhập về từ Trung Quốc mà hoàn toàn chưa kiểm soát được nguy cơ.http://www.tuoitreyeunuoc.com/index/6420
Tàu Cộng Dùng Độc Hại Nhân Loại

LÊ DUY NHẤT* SAIGON & HÀ NỘI

Góc nhìn thú vị về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn

(TNO) Có thể thấy được những hình ảnh ấn tượng, cô đọng và hài hước khi “soi” Sài Gòn và Hà Nội qua cùng một lăng kính.

Một bộ ảnh đồ họa có tựa đề The Difference Between Hanoi and Saigon (tạm dịch: Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất đang rất được lòng cư dân mạng khi mô tả nét khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn bằng một cách thể hiện ấn tượng.
Thanh Niên Online giới thiệu cùng bạn đọc bộ ảnh The Difference Between Hanoi and Saigon của chàng trai 27 tuổi này (phần chú thích thể hiện quan điểm riêng của tác giả bộ ảnh):

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 4
Trên đường phố Hà Nội có nhiều gánh hàng rong. Trên đường phố Sài Gòn có nhiều xe đẩy bán hàng rong

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 5
Ở Hà Nội có nhiều gánh hàng hoa, xe đạp chở hoa bán rong. Sài Gòn dường như không có hình ảnh này. Người Sài Gòn thường mua trong các tiệm hoa tươi

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 6
Mâm ngũ quả bày lên bàn thờ trong những ngày Tết Nguyên đán của người Hà Nội và người Sài Gòn cũng rất khác nhau

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 7
Tết đến, xuân về, Hà Nội có hoa đào, Sài Gòn có hoa mai

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 8
Người Hà Nội có “thú” ăn phở trong các quán vỉa hè, bên lề đường, trong ngõ phố cổ. Người Sài Gòn thường thưởng thức phở trong tiệm ăn, nhà hàng

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 9
Hình ảnh bữa sáng ở Hà Nội gắn liền với tô phở nóng hổi, ở Sài Gòn gắn liền với ly cà phê
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 10
Trong bữa cơm, các gia đình ở Hà Nội thường có “phép tắc” mời cơm. Ở Sài Gòn, điều này không mấy phổ biến
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 11
Hà Nội có bún chả. Sài Gòn có cơm tấm
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 12
Người Sài Gòn ăn ngọt và cay hơn người Hà Nội
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 13
Người Hà Nội thích uống trà nóng. Người Sài Gòn thích uống cà phê đá
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 14
Ở Hà Nội, địa điểm lý tưởng để “buôn chuyện” là những quán trà đá, trà chanh vỉa hè. Ở Sài Gòn, địa điểm lý tưởng để “tám chuyện” là những quán cà phê bệt
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 15
Người Hà Nội thường tiếp khách bằng trà. Người Sài Gòn thường tiếp khách bằng nước suối, nước ngọt
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 16
Những cơn mưa ở Hà Nội có thể kéo dài dầm dề. Mưa ở Sài Gòn đến nhanh và tạnh nhanh
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 17
Có vẻ như văn hóa công việc “cấp trên, cấp dưới” giữa Hà Nội và Sài Gòn cũng có rất nhiều điều khác biệt
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 18
Giọng nói chắc chắn là điểm khác biệt đặc trưng nhất giữa người Hà Nội và người Sài Gòn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 19
Trong văn hóa ứng xử, dường như người Hà Nội thiên về sự khéo léo, văn hoa trong lời ăn tiếng nói. Trong khi đó, người Sài Gòn đề cao sự thẳng thắn, không vòng vo
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 20
Ngay cả chiếc “mũ đồng phục” của cảnh sát giao thông ở Hà Nội và Sài Gòn cũng có kiểu dáng rất khác nhau
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 21
Cỗ cưới ở Hà Nội thường ăn buổi trưa. Tiệc cưới ở Sài Gòn thường ăn buổi tối
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 22
Đàn ông Hà Nội thường đi nhậu sau lúc tan sở, xế chiều, xẩm tối và cố gắng về nhà trước khi quá khuya. Đàn ông Sài Gòn có thể nhậu thâu đêm suốt sáng
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 23
Người Hà Nội có vẻ thức dậy sớm hơn người Sài Gòn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 24
Ở Hà Nội thông dụng loại taxi 4 chỗ. Ở Sài Gòn, taxi 7 chỗ lại thông dụng hơn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 25
Khái niệm “xe đẹp hay xe xấu” ở Sài Gòn không mấy phổ biến như ở Hà Nội
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 26
Phong cách ăn mặc ở Hà Nội theo quy chuẩn hơn. Ở Sài Gòn thoải mái hơn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 27
Hà Nội có nhiều hồ lớn trong nội thành hơn Sài Gòn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 28
Một điểm tương đồng giữa Hà Nội và Sài Gòn đó là tắc đường
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 29
Nhịp sống của Sài Gòn có vẻ hối hả hơn Hà Nội
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 30
 Những đồ vật khiến người Hà Nội và người Sài Gòn hoài cổ cũng rất khác nhau
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 31
Theo như Lê Duy Nhất thì khi đã yêu Hà Nội, Sài Gòn hay một thành phố nào khác, có lẽ sẽ không mấy khó khăn để vượt qua rào cản văn hóa, thích nghi và hòa nhập với môi trường sống, người dân của thành phố đó
Lê Duy Nhất quê Thanh Hóa, đã chuyển vào sống và làm việc tại Sài Gòn hơn 10 năm. Ý tưởng thực hiện bộ ảnh đồ họa The Difference Between Hanoi and Saigon nhen nhóm trong đầu chàng trai 27 tuổi này sau khi tham gia một cuộc thi thiết kế đồ họa liên quan đến hình ảnh và văn hóa Việt Nam.
Duy Nhất chia sẻ rằng bản thân anh gặp không ít khó khăn khi lựa chọn ra những nét khác biệt “dễ thương” để đưa vào bộ ảnh: “Trước đây đã có nhiều bài so sánh Hà Nội và Sài Gòn theo cả hướng tiêu cực và tích cực. Mình thì chỉ mong muốn giới thiệu cuộc sống hai miền, không hề có ý định khen chê miền nào cả”.
Lý giải về quyết định viết chú thích ảnh bằng tiếng Anh, Duy Nhất chia sẻ: “Mình chọn ngôn ngữ này bởi nó có vẻ súc tích, cô đọng hơn. Vừa có thể giới thiệu về văn hóa Hà Nội, Sài Gòn hay cả Việt Nam với bạn bè quốc tế và cũng để “né” những từ ngữ tạo cảm giác phân biệt vùng miền”.
Linh San

Friday, June 14, 2013


NGUYỄN HOÀI NAM * CON LỢN HẠCH


NGUYỄN HOÀI NAM 
CON LỢN HẠCH 


 Năm 1977, tôi được Đại học Y khoa Huế gởi ra học chuyên khoa Sinh hóa ở Hà Nội, để sau này làm giảng viên chuyên ngành cho trường.
   Hồi đó, thủ đô quá nghèo: xe bò vẫn nghênh ngang giữa phố, xe đạp còn chở phân “bắc” nhiều nơi, xây dựng còn dùng vôi sống ủ trộn than… Lương thực, công nghệ phẩm v.v.. thời ấy đa số đều phải dùng tem phiếu. Từ cách quản lý “bao cấp” này mới sinh ra nhiều tội danh “không giống ai”, sinh viên chúng tôi sợ nhất là tội “phe phẩy” (buôn bán tem phiếu), về Huế nghỉ phép thừa mấy kí tem gạo  đem đi bán nhà trường bắt được sẽ kỷ luật nặng !!!  Tôi hút thuốc lá và tập uống rượu từ hồi đó: số là hàng tháng mỗi sinh viên nam được mua 4 gói thuốc Sa Pa, Tam Đảo, Điện Biên, Vàm Cỏ gì đó và chai rượu Cam hay Chanh…đem bán không được nên đành uống !!!
  Theo tôi, Con lợn hạch của Nguyễn Hoài Nam là một câu chuyện có thật trong cuộc sống thời đó. Người đọc như tôi rất cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau của con người trong xã hội bao cấp, lạc hậu không chỉ trong chiến tranh mà cả thời hậu chiến..

Trong số năm cô bộ đội phục viên đã lỡ xuân thì, được điều về Hợp tác xã nông nghiệp Sao Vàng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, Côi là người kém nhan sắc nhất. Nói kém nhan sắc là nói cho lịch sự, đúng ra phải nói là Cô xấu, rất xấu, xấu ma chê quỷ hờn, xấu chưa từng thấy.
Côi xuất thân là con nhà bần cố nông, đen như cột nhà cháy, tay chân cục mịch, vai to mông lớn ngực đầy nhưng lại thiếu chiều cao, trông giống như cái cối xay biết đi. Đã thế lại răng hô mũi tẹt. Khi đối diện với Côi, người ta chỉ có thể nhìn vào một con mắt của nàng. Giải thích theo hình học không gian thì vì hai con ngươi của Côi không đồng trục – cả trục ‘tung’ lẫn trục ‘hoành’ - cho nên khi mắt phải nhìn lên phương Bắc thì mắt trái hướng về phương Nam, khi mắt trái quay ra biển Đông thì mắt phải lại hướng sang non Đoài. Người miền Bắc gọi là ‘mắt lác’.
Có thể vì vậy mà nay đã 30 ngoài, Côi vẫn đơn côi. Chồng con chưa có chẳng nói làm gì mà cả đến cái lạc thú của ‘hủ hóa’, từ ngày dậy thì cho tới nay, Côi cũng chưa được nếm mùi. Tức là nàng vẫn còn là trinh nữ. Nhưng ưu điểm ‘chưa vương mùi bùn’ đó chẳng ăn nhằm gì tới việc phân công của đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Sao Vàng.
Vào thời nhà nước hô hào đổi mới và mở cửa, khi mà đồng chí chủ nhiệm đồng thời cũng là bí thư chi bộ Đảng đã quên hết ‘đạo đức cách mạng’, đã quên mất ‘cần kiệm liêm chính, chí công vô tư’, đã biết treo lịch cởi truồng bên trong cánh tủ, đã biết thưởng thức video ‘tươi mát’, thì chẳng cần nói ra, ai cũng biết một người con gái xấu xí như Côi sẽ bị đẩy đi chỗ nào cho khuất mắt.
Liễu, cô bộ đội xinh đẹp nhất trong nhóm năm người, hồi ‘kháng chiến chống Mỹ’ từng làm hộ lý cho mấy đời thủ trưởng, giờ đây được phân công làm thư ký riêng cho đồng chí chủ nhiệm. Đào, cô thứ hai, tuy không xinh đẹp bằng Liễu nhưng ngực nở eo thon mông tròn lại có đôi mắt ướt đa tình thì được phân công làm thủ kho, nơi đồng chí chủ nhiệm có kê cái giường để ngủ trưa cạnh bồ lúa. Sen, cô thứ ba, nhan sắc trung bình nhưng người ngợm trông cũng khá sạch nước cản, được phân công làm chị nuôi. Mai, cô thứ tư, khá xấu nhưng nhờ học hết cấp 1, được phân công phụ giúp bên nhà trẻ.
Phân công xong cho bốn cô, đồng chí chủ nhiệm nhìn vào một mắt của Côi, ngần ngừ một chút rồi nói:
- Ở đây còn toàn là công việc đồng áng nặng nhọc, tôi không nỡ để một người từng tham gia chiến đấu như đồng chí phải chân lấm tay bùn. Thôi, bên tổ chăn nuôi đang cần một người để trông coi con lợn hạch, đồngchí sang đó vậy, nhàn hạ chán! (1)
Côi dãy nảy:
- Khiếp, đàn bà con gái ai lại đi coi lợn hạch. Em không chịu đâu!
- Coi lợn hạch thì có sao!
- Sao đồng chí chủ nhiệm không giao cho anh nào đó?
- Không được, cấp trên đã quy định chỉ có phụ nữ mới được phục vụ trong tổ chăn nuôi. Thôi, nếu đồng chí không chịu thì để tôi điều về... tổ gánh phân vậy!
Phân mà đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã Sao Vàng nói tới ở đây phải hiểu là ‘phân bắc’, tức phân người. Dĩ nhiên, đồng chí chủ nhiệm đã nói thế thì Côi không còn con đường nào khác hơn là chấp nhận về tổ chăn nuôi để trông coi con lợn hạch.
Côi tuy xấu xí nhưng tính tình hiền lành chất phác, chịu thương chịu khó. Những người như Côi, sống dưới thời nào, chế độ nào cũng dễ trở thành nạn nhân. Lên 7 tuổi, Côi đã đoạt danh hiệu ‘cháu ngoan Bác Hồ’ nhờ vượt chỉ tiêu nộp phân trâu, phân bò. Mỗi khi xúc từng bãi phân còn nóng hổi, cẩn thận gói trong tàu lá chuối đem về nhà phơi khô, Côi không bao giờ nghĩ tới việc đoạt danh hiệu mà chỉ biết mình đang góp phần xây dựng đất nước.
 Năm 12 tuổi, Côi được làm đội trưởng Thiếu niên Tiền phong, đặc trách công việc chăn trâu trong xã. Năm 16 tuổi, Côi tình nguyện gia nhập đoàn bộ đội Trường Sơn. Được phân công gánh lương tải đạn, sửa đường, lấp hố bom, Côi đã đem hết sức mình phục vụ đoàn quân ‘sinh Bắc tử Nam’. Công tác nào Côi cũng vượt chỉ tiêu. Tất cả vì mục đích cao cả ‘giải phóng đồng bào miền Nam ruột thịt khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ’.
Giờ đây, đứng trước con lợn hạch nồng nặc mùi hôi, Côi chỉ cảm thấy khó chịu trong một vài phút đồng hồ. Bởi vì sau khi nghe chị tổ trưởng trình bày khó khăn của hợp tác xã trong việc gây giống lợn, Côi đã nhớ ngay tới lời bác Hồ dạy và nhủ thầm: ‘Giờ đây chính là lúc mình thực hiện lời Bác: 'đánh xong giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng đất nước to đẹp gấp mười ngày xưa’.
Rồi Côi nhìn vào con lợn hạch của hợp tác xã Sao Vàng mà trong lòng ái ngại, xót xa: tuy cũng thuộc giống tốt nhập từ Liên Xô, nhưng thân hình thì gầy gò, bụng lép kẹp, bốn chân khẳng khiu, hai hòn dái thì chỉ vừa bằng hai quả cà pháo thì nhảy cái nỗi gì!
Chả trách hợp tác xã cứ phải nộp cám cho xã bên cạnh để mượn con lợn hạch bên đó về cho đám lợn nái khát tình chịu đực.
Với tinh thần trách nhiệm của một người nắm trong tay tương lai của đàn lợn hợp tác xã, Côi tự hạ quyết tâm làm sao trong vòng một tháng trời, phải biến con Hạch vô tích sự này thành một vũ khí vô địch, góp phần vào việc đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội như lời đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn kính mến đã dạy.
Việc đầu tiên là phải tìm cách bồi dưỡng thể chất cho con Hạch. Côi đề nghị chị Mến, tổ trưởng chăn nuôi, trong buổi họp báo cáo công tác kỳ tới của hợp tác xã phải xin gia tăng tiêu chuẩn bồi dưỡng cho con Hạch, ít nhất cũng mỗi ngày hai quả trứng gà và mỗi tuần một ký đỗ chè (đậu xanh).
Thoạt nghe chị Mến đề nghị, lão chủ nhiệm hợp tác xã trợn mắt:
- Này, đừng có tập tành cho lợn cái thói tiểu tư sản ấy nhé...! Trứng gà với lại đỗ chè! Hừ... Đồng chí phi hành gia Phạm Tuân lúc chuẩn bị sang Liên Xô để bay lên vũ trụ còn chưa được hưởng tiêu chuẩn cao như thế nữa là... là lợn!
Chị Mến vốn là người ăn ngay nói thẳng, cãi lại:
- Nhưng thưa đồng chí chủ nhiệm, nhiệm vụ của đồng chí Phạm Tuân là mang bèo hoa dâu lên không gian thí nghiệm chứ đâu có phải là... là... nhảy cho lợn nái có chửa...! Còn con Hạch, đồng chí Côi nói nếu không bồi dưỡng thì dứt khoát nó không thể thi hành chức năng một cách có hiệu quả được. Đồng chí ấy đã hạch toán kinh tế như sau: mỗi ngày bốn quả trứng gà, mỗi tuần hai ký đỗ chè, vị chi mỗi năm mất một nghìn bốn trăm sáu chục quả trứng và một trăm linh tư ký đỗ. Nhưng nếu con Hạch ‘nhảy’ có hiệu quả thì lợi nhuận của một lần cũng đủ cho nó bồi dưỡng suốt năm.

Lão chủ nhiệm hợp tác xã gãi cằm một lúc rồi ngập ngừng:
- Để tôi tính xem nào... Thôi được, cứ thử cho nó một nửa tiêu chuẩn mà đồng chí Côi đề nghị, xem hình hình có tiến triển theo xu hướng đi lên hay không đã... Mà này, phải nhớ bám sát theo dõi đồng chí Côi, đừng để tiêu chuẩn của lợn lại lọt vào miệng người nhé!


Dĩ nhiên, Côi còn ‘cần kiệm liêm chính’ gấp ngàn lần đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã. Chẳng những nàng không ăn bớt ăn xén tiêu chuẩn bồi dưỡng của con Hạch mà còn lén lấy tiêu chuẩn cá khô của mấy con lợn đang được vỗ béo để cho nó ăn thêm. Côi lập luận: Mấy con lợn bột càng mau béo thì càng bị giết thịt sớm, mình bớt tiêu chuẩn cũng là làm phước cho chúng nó đấy thôi! (2)
Bên cạnh đó, mỗi khi cho ăn hay tắm cho con Hạch, nàng thường vỗ về nó, nào là ‘Hạch ngoan nhé, ăn nhiều nhảy giỏi rồi chị xin cấp trên tăng tiêu chuẩn cho...’ nào là ‘phấn đấu vượt chỉ tiêu, thể nào Hạch cũng được huy chương Bác Hồ...’


Không hiểu vì con Hạch hiểu được tiếng người, vì Côi mát tay, hay vì hiệu quả của trứng gà và đỗ chè mà chỉ hơn một tháng sau khi nàng nhận nhiệm vụ, con Hạch đã nổi tiếng là tốt giống nhất trong đám lợn hạch của cả xã. Hai hòn dái của nó lúc này đã to bằng hai quả cà bát, đỏ ửng. Cả đến những chị lợn nái khó tính nhất cũng đều được thỏa mãn. Chưa bao giờ Hạch phải nhảy tới lần thứ hai. Và thường thì mấy tháng sau đó, chị nái nào cũng đẻ mỗi lứa cả chục con trở lên, con nào cũng khỏe mạnh, ăn nhiều, mau lớn.

Côi không chỉ đem lại hạnh phúc cho đám lợn nái khát tình mà còn đem niềm vui tới cho cả xã. Lợn đẻ nhiều, hiệu xuất gia tăng, lợi tức bình quân đầu người trong hợp tác xã dĩ nhiên cũng tăng theo. Tiếng lành đồn xa, độ nửa năm sau thì con Hạch không còn chỉ ‘nhảy’ đám lợn nái trong xã nhà mà còn được rước sang giúp các xã bên cạnh, có nơi còn đem cả ô-tô tới đón Hạch và Côi.


Nửa năm nữa trôi qua, khi số lần Liễu, thư ký riêng của đồng chí chủ nhiệm, bị bà vợ cho người đón đường hăm dọa tạt át-xít, và số lần Đào, cô thủ kho, lên bệnh viện Huyện để phá thai cũng nhiều bằng số lần Côi được Ủy ban Nhân dân Tỉnh biểu dương, thì một sự kiện vô cùng vĩ đại đã xảy ra cho hợp tác xã Sao Vàng. Đó là nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, con Hạch được Bộ Nông Nghiệp và Chăn Nuôi bình chọn là ‘con lợn hạch xuất sắc nhất trong năm’, còn Côi thì được tặng danh hiệu ‘chiến sĩ nuôi lợn hạch tiên tiến’, nhận cờ luân lưu của Quốc Hội, kèm theo huân chương Lao Động hạng nhất. Hình của con Hạch và Côi được xuất hiện trên báo Đảng, và Bộ Nông Nghiệp và Chăn Nuôi đã nhân dịp này chỉ thị các địa phương cử người về hợp tác xã Sao Vàng để học tập kinh nghiệm của Côi.


Tin vui vừa về tới nhà, Ủy ban Nhân dân Xã đã ra lệnh tổ chức một cuộc mít-tinh trọng thể để đón nhận cờ và huân chương, cũng như để biểu dương công trạng của Côi và con Hạch.
Đêm hôm ấy, Côi mơ gặp Bác Hồ...
Sau khi con Hạch đoạt danh hiệu vô địch lần thứ hai thì một biến cố đã xảy ra trong lòng các cô bộ đội phục viên lỡ thời của hợp tác xã Sao Vàng. Đó là việc Bộ Xã Hội và Thương Binh phân công cho hợp tác xã việc bao bọc và dạy nghề cho một số thương binh không nơi nương tựa. Kinh nghiệm đã cho các cô thấy song song với việc bao bọc và dạy nghề, Bộ còn chỉ thị cho địa phương tổ chức những buổi ‘tìm hiểu’ với mục đích kiếm vợ cho những anh chàng ế vợ, hoặc bị vợ bỏ nói trên.


Thời gian những năm sau 1975 là khoảng thời gian xảy ra nhiều rối loạn nhất trong cuộc sống gia đình ở ngoài miền Bắc. Một số bộ đội trở về sau hơn 10 năm chiến đấu thì thấy vợ mình đã có 3, 4 mặt con với một ông chủ tịch, một ông bí thư hay anh công an khu vực. Lại có những chàng trở về thì vợ vẫn còn đó, nhưng ngày chàng ra đi nàng mới sanh một, nay về lại thấy tới hai, hỏi đứa con lớn: ‘Mẹ mày bế con ai vậy?’ Thì nghe nó đáp: ‘Con ông, em bố đấy'. Thì ra lúc chàng bộ đội xông pha nơi tuyến đầu, ở nhà bố chồng thấy con dâu cô đơn, phòng không chiếc bóng, bèn thay mặt con trai yên ủi vỗ về, chẳng biết làm thế nào mà cô con dâu có bầu, đẻ ra đứa bé ‘con ông em bố’. Cảnh trớ trêu ấy không phải là hiếm, và thường thì chẳng có chàng bộ đội nào nỡ xách dao đâm bố, đành bỏ xứ ra đi không hẹn ngày về!



Về phần nữ giới, một số nhận được hung tin chàng đã ‘tử Nam’, một số bị chồng bỏ để lấy một cô gái miền Nam văn minh dễ dãi nào đó và ở luôn không về, một số khác thì vì tình trạng trai thiếu gái thừa, cho tới nay đã băm lăm băm sáu mà vẫn chưa hề biết tới hơi hám đàn ông. Sau cùng là những cô gái vượt Trường Sơn sống sót trở về, như năm cô bộ đội phục viên của hợp tác xã Sao Vàng.




Vì vậy, trung ương đã ra chỉ thị điều động các đơn vị bộ đội về đóng ở những nơi có nhiều con gái chưa chồng, hoặc phụ nữ bị chồng bỏ, thường là các nông trường, công trường... và tổ chức những buổi gặp gỡ tập thể để đôi bên quan hệ tìm hiểu nhau. Sau đó, thành vợ thành chồng thì càng tốt, không thì ít nhất đôi bên cũng giải quyết được những đòi hỏi xác thịt.
Hợp tác xã nông nghiệp Sao Vàng không phải là một đơn vị sản xuất lớn, tập trung nhiều đàn bà con gái cho nên cấp trên chỉ điều về hơn một chục chàng bộ đội thuộc thành phần sứt tai gẫy gọng, bị đám con gái trong Nam liệt vào hàng phế thải!



Thế rồi cũng giống như việc phân công trước đây khi năm cô bộ đội phục viên về hợp tác xã Sao Vàng, ai đẹp thì ưu tiên, nay Liễu, thư ký riêng của đồng chí chủ tịch hợp tác xã, lấy được một tay thượng úy bị vợ bỏ, tuy đã khá lớn tuổi nhưng so với đồng chí chủ nhiệm vẫn còn trẻ chán, chỉ phải tội ông ta đi khập khiễng vì bị thương ở gót chân. Đào, cô thủ kho, lấy được một viên trung úy độc thân, mặt mày sáng sủa nhưng ốm o gầy còm, lại còn bị méo mồm vì miểng đạn xuyên qua xương hàm. Sen, cô chị nuôi, lấy một tay thiếu úy chột mắt, và Cúc, cô phụ giúp trông coi nhà trẻ, lấy một tay thượng sĩ cụt tay...



Côi không để ý tới đám đàn ông con trai mới đến. Nguyên nhân: nàng không hề mảy may hy vọng sẽ có người thèm quan hệ với một cô gái xấu xí, đen đủi, tròn trùng trục như mình. Đã vậy, người ngợm lúc nào cũng nồng nặc mùi hôi từ con Hạch ám sang. Chả là ngoài việc gần gũi trong lúc tắm rửa, bồi dưỡng con Hạch, Côi còn đích thân đưa nó đi ‘công tác’ và phụ giúp mỗi khi nó phải ‘nhảy’ những con lợn nái cao lớn gấp rưỡi, gấp đôi. Những lúc ấy, mặc cho ai cười thì cười, Côi nhảy phắt vào chuồng, đỡ hai chân trước của con Hạch gác lên lưng con lợn nái, rồi khi hai chân sau của nó đã kiễng lên hết cỡ mà vẫn trật duột, nàng còn phải dùng tay để phụ giúp nó tiến công chính xác vào mục tiêu...!

Chính vì mặc cảm ấy, mỗi lần đi sinh hoạt tìm hiểu, Côi thường ngồi thu mình trong một góc phòng họp của hợp tác xã, hồn để tận đâu đâu.
Nhưng hình như có bàn tay ông tơ bà Nguyệt xen vào: Trong đám thương phế binh ấy, lại có một chàng trung sĩ pháo binh mù cả hai mắt.


Khoan, tên chàng trung sĩ, không mù từ lúc lọt lòng mẹ, cũng chẳng mù do chất độc hóa học của đế quốc Mỹ rải xuống đường mòn Hồ Chí Minh, mà mù vì hậu quả của chiến thắng, mù khi đã hòa bình.
Khoan vốn là người bị hen suyễn từ nhỏ nên cũng không lấy gì làm khỏe mạnh. Sau khi thoát chết vì kiết lỵ ngay những ngày đầu vượt Trường Sơn, Khoan bị mắc chứng sốt rét kinh niên. Da lúc nào cũng vàng như nghệ, người ngợm gầy yếu mong manh như trong năm đói (Ất Dậu, 1945). Sau khi chiếm được miền Nam, cấp trên nhận thấy để một người teo tóp như Khoan trong đơn vị đại pháo 130 ly thì quả là móp mặt binh chủng, bèn cho về phục vụ tại kho đạn Gò Vấp.


Trước năm 1975, việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa xây kho đạn tại Gò Vấp, nơi có nhiều người Bắc di cư 54 chuyên nghề làm pháo, có thể chỉ là một sự tình cờ, hoặc do bàn giao lại từ tay người Pháp. Nhưng sau 1975, khi mà các cấp chỉ huy và bộ đội Bắc Việt đã biết mánh mung, thì ai cũng thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa kho đạn và dân Gò Vấp: bộ đội bán thuốc súng cho dân để lấy tiền, dân mua thuốc súng để làm pháo!


Thành thử kể cả vào thời gian cao điểm của cuộc xâm lược Căm-bốt, cứ 10 trái đạn đại bác được vận chuyển sang chiến trường xứ Chùa Tháp thì lại có ít nhất 10 trái khác được cưa ra để lấy thuốc nổ bán cho dân làm pháo. Tuy nhiên, cũng có một số nhỏ bộ đội không tham gia công việc ‘ăn cắp của công’ này, trong số đó có Khoan. Nhờ vậy mà chàng thoát chết...


Buổi chiều hôm ấy, mấy tay bộ đội láu cá trong tổ trực của Khoan lén đem một trái đạn đại bác 155 ly ra gần hàng rào cưa để lấy thuốc nổ. Khoan không tham dự mà chỉ đứng gần đó quan sát. Chẳng hiểu vội vã hấp tấp, cưa mạnh tay thế nào mà trái đạn phát nổ. Ba tên chết tan xác, ruột gan bay lên máng lủng lẳng trên dây điện; hai tên bị thương nặng. Khoan chỉ bị bay mất một trái thận và thêm mấy miểng đạn vào trán, nhưng vì chạm phải thần kinh thị giác nên mù cả hai mắt!


Cũng giống như Côi, Khoan xuất thân giai cấp bần cố nông ở miền Bắc, sinh ra đã được dạy phải kính yêu Bác Hồ, mới biết đi đã bị nhồi nhét tư tưởng xã hội chủ nghĩa, vừa thuộc 24 chữ cái đã được học căm thù đế quốc Mỹ, vừa tròn 17 tuổi đã được lệnh lên đường giải phóng miền Nam... Khoan tin theo như bổn đạo tin Chúa. Nay bị tàn tật cũng không một chút oán hận đời. Trái lại, chàng còn cảm thấy tội nghiệp cho những đồng đội đã chết tan xác. Khoan suy nghĩ một cách đơn giản: họ có thiếu thốn mới phải cưa đạn để bán lấy tiền!


Cũng với một tâm trạng bi quan như Côi, mỗi lần được lệnh đi sinh hoạt tìm hiểu, Khoan thường mò mẫm tìm một góc nhà mà ngồi. Hôm đó anh chàng vô tình tiến tới chỗ Côi, đụng phải người nàng. Dù chỉ va chạm nhẹ, Khoan cũng biết ngay đó là đàn bà, liền vội vàng xin lỗi. Rồi Khoan ngồi xuống. Một cái mùi là lạ bay vào mũi chàng: mùi lợn hạch từ người Côi.


Nhưng với Khoan, cái mùi lại hay hay, nếu không muốn nói là có sức thu hút kỳ lạ. Có thể so sánh với việc một cô gái thích mùi mồ hôi nách của đàn ông. Trong trường hợp đó, cái mùi đã trở thành một thứ duyên thầm!
Khoan lên tiếng hỏi chuyện, Côi chỉ đáp nhát gừng. Cho rằng mình chưa đủ vồn vã, Khoan càng ra sức thân thiện. Cuối cùng, Côi đã chịu nói chuyện. Tuy nhiên cũng chỉ là cái tình đồng chí trong sạch, không dính dáng gì tới ái tình cả. Cho nên sau phần trà bánh, khi các cặp khác đã đưa nhau đi kiếm một lùm cây hay ra bờ ruộng để ‘hủ hóa’ hoặc ‘tìm hiểu’ thêm các ngõ ngách trên thân thể của nhau, Khoan và Côi vẫn ngồi lại.


Buổi sinh hoạt kế tiếp, vừa tới nơi, Khoan đã quơ quơ cái gậy tìm tới góc nhà. Côi thấy tội nghiệp, khẽ lên tiếng gọi. Câu chuyện giữa hai người vẫn giới hạn trong tình đồng chí nhưng đối đáp của Côi đã có phần bớt khô khan, gượng ép.
Buổi thứ ba, nói chuyện được một lúc, Khoan đánh bạo ngỏ ý muốn tiến xa hơn:
- Này Côi, mình bỏ quách hai tiếng 'đồng chí' có đi được không?

Côi bỡ ngỡ. Từ ngày lớn lên rồi vào bộ đội tới nay, trừ mấy con bạn thân ra và nay là chị Mến, tổ trưởng tổ chăn nuôi, tất cả mọi người đều gọi nàng là ‘đồng chí’. Côi là người thất học, không hiểu ý nghĩa chữ đồng chí là gì mà chỉ biết rằng một khi đã gọi nhau là đồng chí thì không còn phân biệt nam nữ, không được nói chuyện tình cảm riêng tư, không được biểu lộ sự thân thiết, không được cười đùa... Nhưng không gọi bằng đồng chí thì gọi bằng cái gì bây giờ, Côi chưa thể tìm ra câu trả lời.
Nàng đáp:
- Vâng, tùy đồng chí!


Khoan bật cười. Côi xao xuyến. Nàng chưa bao giờ được nghe giọng cười trong sáng mà ấm áp, hiền lành mà ngay thẳng đến như thế. Hình như sống trong tập thể này, người ta hạn chế cười với nhau. Hoặc có cười chăng cũng chỉ là cười xã giao, cười châm biếm, cười gằn, cười gượng chứ chẳng mấy ai cười thoải mái như tiếng cười của Khoan...
Buổi thứ tư, Khoan vừa ngồi xuống đã vội hỏi ngay:
- Côi bôi nước hoa gì mà thơm thế?


- Em làm gì có tiền mua nước hoa! Đây là dầu thơm hiệu Con Sóc em mua hồi còn ở trong Nam ấy mà. (3)
Thấy Côi bỗng nhiên xưng em với mình, Khoan vô cùng sung sướng, vừa hít hà, vừa lấy điểm:
- Thơm thật, thơm thật...!
Hai tháng sau, Côi là người cuối cùng trong 5 cô bộ đội phục viên trong hợp tác xã Sao Vàng lên xe hoa về nhà chồng. Nói là lên xe hoa cho nó văn vẻ, thực ra Côi cùng chị Mến cuốc bộ ra trụ sở Ủy ban Nhân dân Xã, nơi đó Khoan và một người trong đơn vị đã chờ sẵn. Côi mặc một cái áo sơ-mi trắng mua hồi còn ở trong Nam, quần lãnh đen, chân đi dép nhựa. Khoan cũng có được một cái sơ-mi ngắn tay, phía dưới là cái quần bộ đội và đôi dép râu.


Sau khi Côi ký tên và Khoan lăn tay vào tờ đăng ký hôn thú, mọi người trở về phòng họp của hợp tác xã để dự tiệc trà, gồm có bánh bích-quy, kẹo và nước trà. Tiệc trà xong, Côi trở lại tổ chăn nuôi. Hôm nay con Hạch phải sang xã bên để nhảy. Ban sáng, chị Mến có lòng tốt đề nghị Côi để chị đề cử người khác đi thay, chẳng gì thì hôm nay cũng là ngày cưới, đời người có một lần, ai lại dắt lợn hạch đi rông như như vậy. Tuy nhiên, Côi đã từ chối. Bởi vì hôm nay là lần đầu tiên xã bên nhờ con Hạch tới nhảy một chị lợn nái giống doóc-sia (yorkshire), để thí nghiệm xem giống lợn nái Mỹ này có thể thụ tinh của lợn hạch Liên Xô hay không. Là người mang danh hiệu ‘chiến sĩ thi đua’, Côi muốn đích thân mình phải đưa con Hạch đi công tác cho yên trí.


Về tới nơi, Côi mệt đừ người, mồ hôi nhễ nhại, vừa vì đường xa, vừa vì phải giúp con Hạch hoàn thành nhiệm vụ, Nhìn con Hạch nằm thở, đôi mắt lờ đờ, Côi thấy tội nghiệp nó quá. Con lợn nái doóc-sia to lớn kềng càng, cao đến ngang bụng người, con Hạch chỉ đứng tới ngang mông mà phải nhảy. Mỗi lần con Hạch nhảy lên rồi bị tuột xuống, con lợn nái đang động tình lại lồng lộn, giận dữ quay lại húc cho một cái làm con Hạch văng sang một bên. Dễ mất đến cả tiếng đồng hồ, người và vật mới xong công tác!


Trước khi về nhà, Côi tắm rửa thật kỹ. Tổ chăn nuôi có giếng nước riêng, hoang phí một chút cũng chẳng sao, còn nước ở nhà có bằng đó, dội quá tay một cái là chẳng còn nước mà vo gạo.
Về tới nhà, thấy Khoan ngồi trên ghế, đôi mắt mù ngóng ra cửa, Côi thấy dạt dào yêu thương, lòng bỗng xôn xao, rộn rã như một cô gái mới lớn biết yêu lần đầu. Cơm nước xong, hai người ngồi uống trà. Cũng là trà Tuyên Quang hạng bét mà sao hôm nay thơm ngon thế nhỉ...!
Một lúc sau, Khoan ngập ngừng hỏi:
- Tối... tối mịt chưa Côi?
Côi hiểu ý, e thẹn đáp:
- Mới xâm xẩm thôi... Anh cứ đi nghỉ trước đi, em đóng cửa rồi rửa mặt tí...
Sau khi đóng cửa, cài then cẩn thận, Côi mở cái rương bằng sắt tây lấy ra một bộ quần áo in hoa, loại mà trong Nam người ta gọi là ‘đồ bộ’. Từ ngày mua ở chợ Bà Chiểu cách đây hơn bốn năm, Côi chưa bao giờ dám mặc. Một phần vì tiếc, sợ mặc thì nó cũ đi, một phần vì xấu hổ, xấu hổ với chính mình. Nhưng đêm nay nàng có lý do chính đáng để mặc nó, có điều là Khoan chỉ có thể sờ được mặt vải mịn láng chứ không thể thấy được những bông hoa muôn màu rực rỡ. Côi áp bộ quần áo vào mũi, hít hà mùi băng phiến một lúc rồi mới cầm cái đèn đầu đi xuống bếp, đồng thời cũng là nơi tắm rửa. Nàng cởi bộ quần áo đang mặc và nhìn xuống thân thể của mình, lòng bâng khuâng. Đã từ lâu lắm rồi, Côi quên mất mình là đàn bà.Quên mất công dụng và chức năng của những bộ phận mà trời phú cho. Nay thì hoa sắp có chủ. Lần đầu tiên trong đời, Côi run run đưa tay lên vuốt ve bộ ngực căng đầy với hai cái núm vú xinh xinh của mình, rồi xuống đôi mông tròn trịa như hai trái dưa hấu Tết ở miền Nam, và cuối cùng là vùng bụng dưới rậm rì... Giã từ đời con gái nhé!
Côi mặc xong bộ quần áo mới, sực nhớ ra điều gì liền lấy chai dầu Con Sóc sức lên cùng khắp thân thể rồi mới cầm đèn đi lên nhà. Sau khi tắt đèn, Côi khe khẽ vén mùng chui vào giường.
Mùi cói thơm của chiếc chiếu hoa mới mua càng làm Côi thêm háo hức......Nhưng Côi đã phải thất vọng. Thất vọng não nề. Khoan chỉ vừa đủ sức mở cửa động đào xong là ngã vật sang một bên, thở dồn dập, mồm há hốc... Côi chán chường nằm im nghe Khoan thở. Mấy phút sau, Khoan mới đủ sức quay sang phía vợ, thì thào:


- Anh... tệ quá! Để mai anh... bồi dưỡng rồi... trả nợ em!
Nghe Khoan nói thế, hậm hực trong lòng Côi bỗng dưng tan biến mất. Thay vào đó là sự thương tội. Khoan có muốn làm mình thất vọng đâu. Bao nhiêu sức lực của tuổi thanh xuân đã hy sinh cho cách mạng hết cả rồi. Lại còn mất một quả thận thì làm sao còn đủ sức... Bồi dưỡng ư? Ngoài mỗi ngày hai bữa cơm gạo hẩm với rau luộc, tép khô, muối hạt thì còn gì nữa đâu mà bảo bồi dưỡng!
Côi quay sang ôm lấy bộ ngực lép kẹp của chồng, vỗ về:
- Thôi, ngủ đi anh, bao giờ... trả nợ em cũng được!


Đêm thứ hai, đêm thứ ba, rồi đêm thứ tư, Côi đều bị thất vọng. Chẳng những Khoan đã không tiến bộ thêm chút nào mà còn có phần thụt lùi. Hay là anh ấy đã yếu mà mình lại bắt phục vụ liên tục? Côi bỗng nhớ tới con Hạch, mỗi lần nó tỏ ra uể oải, thiếu tích cực trong công tác là nàng biết trong người nó không được khỏe và phải đình chỉ công tác trong vài ngày. Thế là Côi bắt Khoan phải nghỉ ngơi một tuần. Nhưng rồi đâu cũng hoàn đó, chưa kể lần này, sau khi xuống ngựa Khoan còn nằm bất động như cái xác chết đến cả mười lăm phút đồng hồ...!


Tuy ít học nhưng do kinh nghiệm ông bà để lại, Côi đoán nguyên nhân chính là do việc Khoan bị mất một quả thận. Nàng bỗng nhớ tới ông lang Học ở xã trên, dòng họ ông nổi tiếng ba đời về chữa trị các chứng đau lưng yếu thận cho đàn ông, hiếm muộn cho đàn bà. Có điều thuốc của ông rất đắt.
Dù không biết mình có khả năng theo đuổi tới nơi tới chốn hay không, ngày hôm sau Côi cũng xin chị Mến miễn công tác để đưa Khoan tới nhà ông lang Học. Sau khi nghe Khoan kể về quá trình bệnh hoạn, thương tật và diễn tiến mỗi lần gần vợ, ông lang vừa bấm mạch vừa quan sát sắc diện của anh, rồi lắc đầu nhè nhẹ. Khoan đi ra, ông ra hiệu cho Côi theo mình vào phòng trong. Côi lo lắng hỏi:
- Thưa ông, tình hình của anh ấy ra sao ạ?
Ông lang chậm rãi trả lời:
- Nguy kịch thì cũng chẳng có gì đáng gọi là nguy kịch, tuy nhiên với thể lực như vậy mà lại thiếu mất một quả thận thì nói về cái việc vợ chồng ấy, mỗi tháng anh ấy chỉ nên gần chị một lần thôi.
Côi thất vọng:
- Chỉ một lần thôi sao?


- Một lần cũng kể là vượt chỉ tiêu rồi đấy... Chị phải biết rằng ba bát cơm mới được một giọt máu, ba giọt máu mới được một giọt tinh. Hiếm hoi như thế đấy chứ nào có phải nước máy, cứ mở vòi là chảy...! Đấy là tôi nói về lượng, còn về phẩm thì... thì được đến đâu hay đến đó, đừng bắt anh ấy cố gắng quá, có ngày thành đại họa!
Côi nhìn ông lang khẩn khoản:
- Thế ông có cách nào giúp anh ấy cải tiến tình hình sức khỏe không ạ?
- Tôi không phải lang băm nên không thể nói bừa, phải thử một thời gian đã.
- Thử cách nào ạ?


- Vừa uống thuốc bắc vừa bồi dưỡng. Thuốc thì tôi cắt theo toa ‘Phục Dương’ gia truyền, là kết hợp tinh hoa của toa ‘Ngũ Dạ Lục Giao’ của vua minh Mạng và toa ‘Trường Xuân Bát Bửu’ của Mao chủ tịch. Mỗi tuần uống một thang, mỗi thang năm chục nghìn...
Côi tái mặt. Lương xã viên của nàng mỗi tháng chỉ có hơn sáu chục nghìn, vừa đủ nuôi hai miệng ăn. Còn Khoan làm ngoài biên chế trong tổ đan lát, mỗi tháng được ba chục nghìn là quý lắm rồi. Tiền đâu mà mỗi tuần cắt một thang thuốc năm chục nghìn!
Như không để ý tới sắc mặt của Côi, ông lang tiếp:


- Về bồi dưỡng thì cũng chẳng cần phải cao lương mỹ vị gì, chỉ cần mỗi ngày một lạng thịt với lại mấy quả trứng gà...
Côi như muốn ngất xỉu... Cả tiêu chuẩn xã viên bậc ba của nàng cộng với tiêu chuẩn thương binh bậc bốn của Khoan mỗi tháng mới mua được một ký thịt lợn và một lạng mỡ. Thịt ngoài chợ thì đắt gấp ba bốn lần, đào đâu ra tiền mà mua mỗi ngày một lạng...!
Cuối cùng, Côi quyết định được tới đâu hay tới đó. Nàng gom góp tất cả vốn liếng dành dụm được đúng năm chục nghìn, cắt một thang Phục Dương...


Thuốc của ông lang Học công hiệu như thần. Chỉ cần một thang, đêm hôm ấy chàng Khoan ốm yếu ho hen kia đã đủ sức đưa Côi, một cô gái khỏe như trâu lên tận đỉnh vu sơn. Lần đầu tiên trong đời, Côi thấy toàn thân mình như tê dại đi trong cơn khoái lạc tột cùng...
Tay chân rã rời, Côi nằm im, khoan khoái nghiền ngẫm những rung động lần đầu được hưởng, như con bò nằm nhai lại mớ cỏ non thơm phức vừa gặm vội vã... Giời ơi, có ngờ đâu cái thú ái ân nó lại sướng khoái lạ lùng, tuyệt vời đến thế !


Nhưng đúng như lời ông lang Học đã cảnh cáo, uống thuốc Phục Dương mà không bồi dưỡng thì còn nguy hại gấp chục lần không uống. Đêm thứ hai, Khoan cũng còn đủ sức đưa Côi lên đỉnh khoái lạc, nhưng chỉ vừa đủ sức mà thôi. Bởi vì đúng lúc đó, chàng bỗng rùng mình một cái rồi toàn thân lạnh ngắt, cứng đơ, mồ hôi ướt đẫm lưng. Dù đang đê mê, Côi cũng còn đủ tỉnh táo để hiểu rằng việc gì sẽ xảy ra với chồng nếu nàng không phản ứng kịp thời. Côi nhanh nhẹn dùng hai chân quặp lấy người Khoan cho nằm yên tại vị trí rồi với tay lên đầu giường lấy cái kim băng và lọ dầu gió...


Sau cái đêm Khoan suýt bị thượng mã phong ấy, Côi không còn dám tơ tưởng tới chuyện chăn gối nữa mà chỉ lo bồi dưỡng cho chồng. Sau khi đã nghĩ nát óc mà không tìm ra lối thoát, Côi đang tuyệt vọng thì bỗng nhớ tới mấy quả trứng gà trong tiêu chuẩn của con Hạch. Phải rồi, chỉ còn cách ăn bớt tiêu chuẩn của con Hạch mà thôi. Côi là một đảng viên cộng sản cuồng tín và trung kiên bậc nhất, cho nên lúc đầu nàng kiên quyết chống trả tư tưởng mờ ám nói trên. Không thể được, mình mà lấy mấy trái trứng gà trong tiêu chuẩn của con Hạch đem về bồi dưỡng cho chồng thì sau khi chết làm sao dám nhìn mặt Bác Hồ dưới suối vàng? Bác đã dạy ‘cần kiệm liêm chính’ cơ mà!


Nhưng ngay sau đó, Côi lại rạo rực nhớ tới những khoái lạc đêm nào. Nàng thầm thưa với Bác Hồ: cháu đã nửa đời hy sinh cho cách mạng mà chưa hưởng được tí gì, nay vì hạnh phúc cá nhân mà đành phải trái lời Bác dạy, xin Bác tha tội cho; hơn nữa, trong hai năm qua, con Hạch góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng ấy cũng đã đủ rồi...!
Vậy là Côi quyết định ăn bớt tiêu chuẩn của con Hạch. Hai quả trứng gà, từ nay nó sẽ chỉ được hưởng một, một dành cho Khoan. Việc thi hành âm mưu cũng chẳng khó khăn gì: Thừa lúc không ai để ý, Côi chỉ việc nhét quả trứng vào kẽ hõm giữa hai cái vú nung núc những thịt của nàng, cài khuy áo lại thì có trời biết.



Buồi chiều về vừa tới nhà, Côi vội vã đóng cửa lại, cẩn thận lấy cái tăm tre chọc thủng hai đầu quả trứng, đưa cho Khoan mút cái rột là xong. Sáng hôm sau, Côi nhét cái vỏ trứng vào ngực, đem tới bỏ lại trong rổ như cũ. Múc cám ra máng xong, con Hạch vừa nhào tới thì Côi lấy hai quả trứng, một còn nguyên một đã rỗng ruột, bỏ vào máng và lớn tiếng vỗ về như mọi khi:
--Chị cho Hạch xơi trứng này... Nhớ hoàn thành chỉ tiêu nhé!
Con Hạch táp một cái. Phi tang!


Tuy nhiên, không có ‘Phục Dương’ thì việc mỗi ngày mút một quả trứng gà tươi cũng chẳng đủ để biến một người bệnh tật, ốm yếu như Khoan thành một đực rựa khỏe mạnh. Khoan tuy có hồng hào thêm được một tí nhưng đêm đêm vẫn tiếp tục bỏ cuộc sớm để Côi phải chịu cảnh bẽ bang:

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng

Cầm bằng làm mướn, mướn không công!

(Hồ Xuân Hương)

Sau đó, Côi nhận thấy chỉ còn cách mỗi ngày lấy luôn quả trứng còn lại của con Hạch về cho Khoan bồi dưỡng, và mỗi tuần, cuỗm luôn ký đỗ chè trong tiêu chuẩn của nó về bán lấy tiền cắt thuốc bổ thận cho Khoan.



Cái kẽ hõm giữa hai vú Côi nhét thêm một quả trứng nữa vẫn còn thừa chỗ. Riêng về việc tẩu tán ký đỗ thì kinh nghiệm Côi có thừa: Ngày vượt Trường Sơn vào tới Tây Nguyên, nàng thường giả dạng thường dân mỗi lần tải cả chục ký gạo từ Kontum vào rừng, bằng cách bó quanh bụng, quanh đùi, quanh ống chân, qua mặt quân địch dễ như chơi, nay chỉ có một ký đỗ thì nhằm nhò gì!

Thế là từ đó mỗi ngày Khoan được bồi dưỡng hai quả trứng gà. Còn đỗ thì Côi lén đem sang xã bên cạnh bán cho bà hàng xôi, mỗi ký 15 nghìn, nhờ vậy cứ hơn ba tuần thì lại đủ tiền cắt một thang Phục Dương cho Khoan. Kết quả thật khả quan. Trong khi con Hạch càng ngày càng lười công tác thì Khoan lại đủ sức để ‘nhảy’ mỗi tuần một lần. Dĩ nhiên, nhảy có chất lượng!

Say sưa với hạnh phúc riêng, Côi không còn để ý tới con Hạch nữa. Nhưng có một người khác đang âm thầm theo dõi tình hình công tác của nó. Đó là mụ Hến, tân tổ trưởng tổ chăn nuôi.

Mụ Hến không phải ai xa lạ mà chính là bà vợ của đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã Sao Vàng kiêm bí thư chi bộ Đảng. Trước kia, nhờ thế lực của chồng, mụ được làm tổ trưởng tổ phơi và cân đong. Lý do để mụ vận động nắm tổ này cho bằng được cũng đơn giản: khi phơi thóc, mụ có thể bảo lũ con dẫn bầy gà con của nhà mình ra ăn thóc hợp tác xã, ai thấy thì lại giả vờ đuổi; còn khi cân đong thu mua gạo thóc, nông phẩm của xã viên, nhờ lanh tay 10 mụ ém còn 9, tới khi giao bán cho huyện, 9 mụ lại đẩy thành 10. Nhờ tẩu tán sản phẩm thặng dư, cộng với tiền ăn bẩn của chồng, mụ Hến có tiền xây nhà gạch hai tầng, và mới đây đã sắm cho đứa con gái lớn một chiếc xe Honda Dream.

Thế nhưng mụ Hến không chỉ tham tiền mà còn hám danh. Sau khi thấy chị Mến, tổ trưởng chăn nuôi, nhờ thành tích của Côi và con Hạch mà được bình bầu làm ‘tổ trưởng xuất sắc’, được về Hà Nội thăm lăng Bác, được thiếu nhi thủ đô quàng vòng hoa, được báo Đảng đăng hình... mụ Hến đã bắt chồng điều chị Mến đi nơi khác để đưa mình về coi tổ chăn nuôi.

Thời gian chị Mến bàn giao công việc cho mụ Hến cũng là lúc Côi bắt đầu lấy hết tiêu chuẩn của con Hạch về cho Khoan bồi dưỡng và cắt thuốc cho chồng. Thấy từ ngày mình về nhận chức tổ trưởng, con Hạch càng ngày càng lười nhảy, mà có nhảy cũng không đạt chỉ tiêu, cũng hết chất lượng, mụ Hến đâm nghi Côi là tay chân của chị Mến, nay thấy chị bị thuyên chuyển nên cố tình phá thối để trả thù. Từ đó, mụ ngấm ngầm theo dõi hành tung của Côi.

Mụ Hến xuất thân là một liên lạc viên của Việt Minh thời kháng Pháp. Năm lên 7 tuổi, Hến đã được biểu dương nhờ những thành tích như báo cáo bố đêm nằm ngủ thở dài vì sắp tới lượt đi ‘dân công’, báo cáo mẹ còn dấu cái nhẫn cưới bằng bạc không chịu nộp ủng hộ kháng chiến, tố cáo hàng xóm giết gà ăn rồi đổ tội cho chồn cáo, tố cáo cô giáo ‘hủ hóa’ với người yêu. v.v...

Với những kinh nghiệm rình mò như thế, việc theo dõi hành tung của Côi đối với mụ Hến chẳng mấy khó khăn.

Hôm ấy là Thứ Hai đầu tuần, ngày mà khi ra về ngoài hai quả trứng nhét trong ngực, Côi còn quấn quanh đùi ký đỗ.

Kẻng tan việc vừa đánh ba tiếng, mụ Hến đã ra lệnh:

- Mọi người ở nại (lại) cho tôi nên nớp (lên lớp)!

Sau khi mọi người trong tổ đã tụ tập trước sân, mụ dõng dạc:

- Đồng chí Côi bước ra khỏi hàng!

Côi rụt rè tiến lên.

- Đồng chí dấu những gì trong người, tự giác lấy ra cho mọi người xem!

Côi xanh mặt, trong khi mọi cắp mắt đổ dồn về phía nàng, ai nấy đều thắc mắc ‘chẳng lẽ cả đến Côi cũng ăn cắp?’

Thấy Côi im lặng cúi đầu, mụ Hến lên giọng:

- Đồng chí không dám thú nhận hử? Vậy thì để tôi nói cho mọi người nghe nhé: các đồng chí có biết tại sao từ ngày tôi về đây nàm tổ trưởng chăn nuôi, con Hạch nại không còn sức đi nhảy đực nữa hay không...? Thật dễ hiểu: đồng chí Côi đã nấy hết tiêu chuẩn trứng và đỗ chè của nó đem về bồi dưỡng cho chồng...

Mọi người cùng ‘ồ’ lên kinh ngạc.

Riêng mụ Hến, tới đây mụ đã để lộ toàn bộ cái bản chất tàn độc, dã man và cung cách thấp hèn của một kẻ vô học, theo Đảng từ khi mới nứt mắt:

- ...Bồi dưỡng để công tác thì chẳng nói nàm gì, đây bồi dưỡng chỉ để cùng nhau... hủ hóa. Tôi quên, xin nỗi đồng chí Côi nhé, đã đăng ký nấy nhau thì tôi không được phép gọi nà hủ hóa nữa, mà phải gọi là đ...(ịt).

Từ lâu, bản thân mụ Hến đã không còn được hưởng một lần ân ái cho ra hồn. Mỗi khi bị mụ đòi hỏi mà không có cớ gì để thoái thác, chồng mụ - lão chủ nhiệm hợp tác xã Sao Vàng – đành phải thi hành bổn phận làm chồng một cách gượng ép, miễn cưỡng, qua quýt cho xong nợ chứ chẳng hứng thú gì.

 Điều đó mụ Hến thấy rõ: hai bàn tay lão không thèm đụng tới người mụ, mặt quay đi chỗ khác, đầu óc có lẽ đang nghĩ tới cái con đĩ bộ đội lẳng lơ ở văn phòng hợp tác xã... Thành thử mụ ghen cả với lạc thú của Côi, một cô gái xấu xí, bẩn thỉu mà theo mụ không có quyền hưởng một thứ gì trên cõi đời này cả... Mụ Hến như nổi cơn điên dại, mụ không còn nhớ mình đang đứng trước mặt đám đàn bà con gái nữa. Mụ buột miệng phun ra những lời cực kỳ thô bỉ, trong lòng vô cùng hả hê vì được dịp nói bẩn:

- Đồng chí có biết mỗi nần vợ chồng đồng chí đ... nhau thì hợp tác xã bị thiệt hại mấy nứa nợn không...? Tại sao đồng nại câm như hến thế? Những núc đ... nhau, đồng chí tru tréo ghê nắm kia mà... (mụ nhái giọng Côi) ... Giờ... ời ơi, bu... u ơi, sướng quá!... Ối giờ... ời ơi, Khoa... oan ơi, sướng quá...!

Mọi người há hốc mồm, trợn tròn mắt, còn Côi thì tái mặt: vậy là mụ Hến đã rình rập cả những lúc nàng và Khoan làm chuyện vợ chồng. Côi muốn độn thổ!

Rồi như thể đang đứng trước một kẻ thù truyền kiếp, mụ Hến xông tới trước mặt Côi, nắm cổ áo nàng giật mạnh: hai quả trứng gà văng khỏi ngực, rơi xuống nền đất vỡ nát. Mọi người còn đang sững sờ thì mụ đã cúi xuống nắm quần Côi kéo tụt xuống tận bắp chân:

- Đấy, cả tổ nàm chứng nhé, trứng dấu trong vú, đỗ dấu quanh bẹn nhé, không khéo còn nhét cả cá khô trong háng nữa đấy. Kinh tởm! Vậy mà cũng huân chương nao động mí nại chiến sĩ thi đua... Thi đua đ... thì có!

Buổi họp toàn thể xã viên của hợp tác xã Sao Vàng để kiểm thảo Côi và Khoan được tổ chức vào 9 giờ đêm hôm đó. Khi mọi người đã hiện diện đông đủ, vẫn không thấy đôi vợ chồng khốn khổ xuất hiện. Lão chủ nhiệm sai người đi tìm. Một lát sau, Khoan được đưa tới.



- Vợ đồng chí đâu? Lão chủ nhiệm hỏi.

- Tôi cũng chẳng biết nữa. Từ lúc về nhà, cô ấy chỉ có khóc, sau đó âm thầm bỏ đi. Tôi đợi mãi cũng chẳng thấy về.

Lão chủ nhiệm vội vàng ra lệnh đình hoãn buổi họp kiểm thảo. Chả là hồi chiều, lão đã dặn Đào, cô thủ kho, tới kho để tranh thủ làm đêm. Tuy nhiên, trước khi giải tán, mụ Hến cũng còn cố bắt toàn thể xã viên hiện diện nhất trí thông qua biện pháp xử lý kỷ luật do mụ đề nghị: cảnh cáo Khoan, loại Côi ra khỏi biên chế và chuyển sang tổ gánh phân.

Ra khỏi phòng họp, lão chủ nhiệm nói với vợ:

- Mẹ nó về trước nhé, tôi phải đi kiểm soát kho mới được. Thời buổi này, chẳng còn biết tin ai nữa!

Mụ Hến đi rồi, lão quay sang tìm Đào:

- Này đồng chí Đào, ta về kho làm việc.

Vừa vào trong kho, lão chủ nhiệm đã vội vã cài then cửa lại, rồi một tay ôm eo, một tay bóp loạn xạ lên cặp vú căng tròn của Đào. Vừa bốc hốt, lão vừa lôi Đào về phía cái giường kê cạnh bồ lúa.

Từ ngày được trao chức vụ thủ kho tới nay, Đào đã phải phục vụ con lợn lòng của lão chủ nhiệm không biết bao nhiêu lần, nhưng chưa bao giờ Đào thấy lão hùng hổ, ngấu nghiến như hôm nay. Cô nàng chống chế lấy lệ:

- Nhè nhẹ thôi đồng chí, em đang có mang!

Nghe Đào nói, lão chủ nhiệm mới sực nhớ tới việc Đào đã về làm vợ tay trung úy méo mồm từ mấy tháng nay. Cái tư tưởng được đè vợ người khác ra càng khiến thú tính trong người lão chủ nhiệm trở nên hung bạo. Lão đẩy mạnh Đào xuống giường rồi chồm lên như một con hổ đói. Chưa bao giờ cái giường tre lại phải chịu đựng những cơn bão táp dồn dập, kinh hồn đến như vậy!

Sáng hôm sau, vừa chặt chân tới văn phòng, lão chủ nhiệm đã đi vội vào buồng trong, mở tủ lạnh lấy trứng gà tươi mút một hơi mấy quả. Trở ra, lão ra lệnh cho Liễu, cô thư ký riêng, làm cho mình một ly cam vắt.

Lão ưỡn người trên ghế, hai chân gác lên bàn, đưa cặp mắt dâm đãng quan sát cô gái xinh đẹp nhất trong đám nữ bộ đội phục viên. Hình như từ ngày con bé lấy chồng, người nó trông mẩy hẳn ra...! Lão chủ nhiệm nghĩ thầm rồi bất giác nuốt nước bọt. Bỗng một tia sáng lóe ra trong đầu, lão gọi:

- Này đồng chí Liễu!

- Gì cơ ạ?

- Đồng chí Đào có chửa rồi. Đã không biết thì thôi chứ biết ai lại nỡ để đồng chí ấy ở dưới cái kho bụi bặm ấy...! Hay là ta để đồng chí ấy lên đây lo giấy tờ còn đồng chí xuống coi kho nhé?

Xưa nay, Liễu thừa biết Đào có tiền mua quần áo đẹp, sắm đồng hồ đeo tay... là nhờ được giữ chìa khóa kho. Nàng cũng thừa biết để đổi lại, Đào đã phải tỏ ra dễ dãi mỗi khi đồng chí chủ nhiệm đòi ủng hộ sinh lý. Sau hai năm ở trên văn phòng, Liễu đã hơi tởm đồng chí chủ nhiệm nồng nặc mùi hôi nách này. Tuy nhiên so với các thủ trưởng mà nàng được phân công làm hộ lý thời còn trong chiến khu, Liễu thấy đồng chí chủ nhiệm vẫn còn sạch sẽ, phong lưu chán. Hơn nữa, ở trên văn phòng đã chẳng sơ múi gì mà còn có nguy cơ có ngày bị mụ Hến nổi cơn ghen cho người tạt át-xít. Thôi thì mình cũng chẳng lành lặn gì, nhất là cũng đã lấy được chồng rồi, xuống làm thủ kho quách cho xong, vừa yên thân vừa có tiền!

Lòng đã quyết, Liễu cười lẳng lơ, ỏn ẻn đáp:

- Đồng chí chủ nhiệm bảo sao, em làm vậy ạ.


Đúng lúc đó, bưu tín viên tới, đem vào một tờ báo Đảng. Lão chủ nhiệm vừa mới mở tờ báo ra, chưa kịp đọc đã thấy một xã viên hấp tấp chạy vào, hổn hển báo cáo:

- Thưa đồng chí chủ nhiệm, đồng chí Côi tự tử... chết rồi!

- Cứ từ từ xem nào, việc gì mà phải quýnh quáng lên thế...! Tự tử ở dâu?

- Thưa, đồng chí ấy nhảy xuống giếng của tổ chăn nuôi ạ!

Lão chủ nhiệm cau mày, chửi thề:

- Mẹ kiếp, sao không đi chỗ khác mà chết cho khuất mắt! Nhảy xuống giếng chăn nuôi thì rồi đây còn ma nào dám mua lợn của mình nữa... Thôi, lo mà kéo xác nó lên rồi trình công an.

Rồi như không còn quan tâm tới cái chết của cô xã viên từng đem lại vinh dự cho cả hợp tác xã Sao Vàng, lão chủ nhiệm bình thản ngồi xuống bàn đọc báo Đảng. Lướt qua trang nhất, lão bỗng buột miệng:

- Mẹ, tay này can đảm thật, ăn thế mới gọi là ăn chứ!

Liễu hỏi:
- Tin gì thế đồng chí?
- Tin thứ trưởng Bộ năng lượng bị cách chức vì tội ăn cắp hàng nghìn tấn thép, trị giá có đến vài chục nghìn cây vàng. Báo nói thể nào cũng bị khai trừ khỏi Đảng.
Hàng chục nghìn cây vàng! Lão chủ nhiệm thẫn thờ, rồi bất giác nhắc lại câu nói của mình ban nãy:
- Mẹ, ăn như thế mới gọi là ăn, có bị khai trừ ông cũng đếch cần. Chặc! Làm lớn sướng thật, chứ ai như đám tép riu chúng mình, ăn cả đời chắc gì đã mua được cái ô-tô vài trăm lượng!


Đúng một tuần sau khi Côi nhảy xuống giếng tự tử chết, vào khoảng nửa đêm, dãy nhà dùng làm tổ chăn nuôi của hợp tác xã Sao Vàng bỗng dưng bốc cháy. Sáng ra kiểm điểm thiệt hại, mụ Hến thấy trong số lợn bị chết cháy, có cả con Hạch.
Gần đó là cái xác cong queo, cháy đen của Khoan. Không ai biết đích xác vì anh chạy không kịp, hay anh đã tự kết liễu đời mình?!

Nguyễn Hoài Nam

VŨ QUÝ HẠO NHIÊN * PHIẾU TÍN NHIỆM

 

Phép toán và lá phiếu tín nhiệm



Cập nhật: 09:16 GMT - thứ ba, 11 tháng 6, 2013
Bỏ phiếu tín nhiệm là cuộc 'bầu cử không ai thua'
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho 47 nhân vật nắm chức vụ cao nhất nước Việt Nam đã qua, kết quả đã được công bố, và người ta sẽ còn tiếp tục phân tích ý nghĩa chính trị và phe phái của sự việc này.
Dù gì đi nữa, đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có một cuộc bỏ phiếu kín không chịu áp lực chính trị và định hướng của người cầm đầu.
(Chuyện kể rằng Cố chủ tịch Quốc hội Trường Chính khi lấy biểu quyết thì nói, “Ai không nhất trí, giơ tay!”). Vì vậy, kết quả này đáng được phân tích theo hướng thuần túy khoa học - cụ thể hơn là toán học.
Nếu so sánh cuộc bỏ phiếu này với cuộc thăm dò dư luận, thì kết quả kiểm phiếu thiếu một chi tiết mà các cuộc thăm dò thường hay có, là kết quả bầu cử không có con số cho phép tham khảo chéo. Thí dụ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được 167 phiếu “tín nhiệm cao” trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 160 phiếu “tín nhiệm thấp.”
Vậy có phải cũng khoảng 160 người đó vừa bầu “tín nhiệm thấp” ông Dũng vừa bầu “tín nhiệm cao” ông Ninh? Với bảng kết quả được công bố như hiện nay, chúng ta không có câu trả lời đó.
Nói chung, bảng kết quả bầu cử này là một bảng dữ liệu sơ sài, nên kết quả phân tích vì vậy cũng yếu theo. Do đó, cần đọc những phân tích dưới đây theo tinh thần “có bao nhiều xài bấy nhiêu”.

Bầu cử không ai thua

Biểu đồ người đạt tín nhiệm cao 
 
Trước hết, chắc chắn ai cũng nhận thấy, lá phiếu nào cũng là phiếu tín nhiệm. Từ tín nhiệm cao tới tín nhiệm thấp, chứ chẳng đại biểu nào “không tín nhiệm” ai cả.
Điều này khác với đa số các cuộc bầu cử khác khi cử tri bầu cho người này thắng và người kia thua. Với cuộc bầu cử không thắng không thua này, có hai cách đơn giản (có thể quá đơn giản) để xếp hạng ai hơn ai.
Một cách, là chỉ nhìn vào phiếu “tín nhiệm cao” xem ai được tỷ lệ cao nhất. (Tỷ lệ cao khác số phiếu cao, vì số phiếu tổng cộng cho mỗi nhận vật, có khác nhau chút ít.)
Theo cách đó, những người đứng đầu bảng là: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Trương Thị Mai; Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng khoảng giữa chừng, hạng 26. Dưới cùng, là Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, và Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Một cách ngược lại, là nhìn vào phiếu “tín nhiệm thấp” xem ai bị tỷ lệ cao nhất. Theo cách này, 5 người bị nhiều “tín nhiệm thấp” nhất là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Trong cả hai cách này, dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao.
Thí dụ, nhìn theo tỷ lệ “tín nhiệm cao,” trong số 23 người dẫn đầu, 65% là nhân sự Quốc hội, 26% thuộc chính phủ, trong khi đó ngược lại 83% số 23 người cuối bảng là người thuộc chính phủ và chỉ có 4% (một người) là đại biểu quốc hội. (Ở giữa hai nhóm “top 23” [đầu bảng xếp hạng 23] và “bottom 23” [cuối bảng xếp hạng 23] là Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.)
Điều này cho thấy nói chung các đại biểu quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm lẫn nhau, chứ không tín nhiệm những nhân vật bên chính phủ.

Thống đốc Bình đứng hạng chót

Biểu đồ 23 người đạt tín nhiệm thấp
Một cách khác, bao quát hơn, để đánh giá chung các lá phiếu không riêng gì “cao” hay “thấp,” là phép đếm Borda. Mang tên một nhà toán học làm sĩ quan quân đội Pháp thời Napoleon, phương pháp này cho phép so sánh những lá phiếu khi người ta bầu theo nhiều hạng khác nhau.
Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 phiếu “tín nhiệm cao,” nhiều hơn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 186 phiếu, nhưng đồng thời cũng bị 160 phiếu “tín nhiệm thấp,” cũng nhiều hơn Hoàng Trung Hải 44 phiếu. Vậy ai hơn ai?
Borda giải quyết bằng cách cho điểm : Mỗi phiếu hạng 1 được hệ số cao hơn phiếu hạng 2, và phiếu hạng 2 cao hơn phiếu hạng 3.
Thí dụ, nếu trung lập, có thể cho mỗi phiếu “tín nhiệm cao” được 3 điểm, phiếu “tín nhiệm” được 2 điểm, phiếu “tín nhiệm thấp” được 1 điểm. Ngoài ra, vì không ai cũng có số phiếu bầu giống nhau, nên số điểm này phải tính trung bình trên điểm tối đa.
Theo cách đó, ba người được tín nhiệm nhất là đại biểu Kim Ngân, đại biểu Mai, Bộ trưởng Thanh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đứng hạng 5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hạng 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hạng 38. Hai người chót danh sách là Thống đốc Bình và Bộ trưởng Luận.
Tuy nhiên, cách cho hệ số với khoảng cách đều đặn 3-2-1 như vậy chưa hẳn đã phản ảnh đúng những suy nghĩ trong đầu các đại biểu khi họ bỏ phiếu.

Phiếu “tín nhiệm thấp” nặng hay nhẹ

"Trong cả hai cách này, dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao."
Hệ số có thể tính khác. Thí dụ, ta có thể cho rằng các đại biểu quốc hội đây là lần đầu tiên được “tín nhiệm thấp” ai đó, nên sẽ đi quá đà trong việc bỏ phiếu “tín nhiệm thấp”.
Nếu vậy, phiếu “tín nhiệm thấp” là phiếu không khả tín, nên hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” cần tăng lên, 4 và 3 điểm chẳng hạn, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của phiếu “tín nhiệm thấp,” với hệ số 0 điểm chẳng hạn.
Đổi lại như vậy, ba vị Kim Ngân, Mai, Thanh vẫn đứng đầu, ông Hùng xuống hạng 6, ông Sang xuống hạng 9, ông Dũng tụt hẳn xuống gần chót, hạng 43, theo sau là Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Kim Tiến, Bộ trưởng Luận, Thống đốc Bình.
Ngược lại, ta cũng có thể cho rằng đại biểu quốc hội Việt Nam xưa nay vốn quen “nhất trí cao,” nên những là phiếu “tín nhiệm cao” trên thực tế không đáng giá bao nhiêu, trong khi đó nếu họ đã bỏ phiếu “tín nhiệm thấp” thì phiếu đó có sức nặng.
Nếu vậy, hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” phải giảm đi (đều 2 điểm chẳng hạn) và tăng ảnh hưởng của “tín nhiệm thấp,” thí dụ hệ số 1.5.
Với hệ số mới này, chính người Chủ tịch Quốc hội bị tụt xuống hạng 20, Chủ tịch nước Sang xuống hạng 22, và 4 người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến.

Tại sao tới 3 lựa chọn?

"Bốn người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến."
Nhưng khi phải mang phép đếm Borda ra dùng, thì câu hỏi đặt ra là tại sao đến nỗi thế? Bình thường, phép đếm Borda chỉ được dùng khi có nhu cầu xếp hạng từ trên xuống dưới.
Thí dụ, ở Mỹ, khi xếp hạng các đội banh đại học, hãng AP lấy phiếu bầu từ các phóng viên thể thao và dùng phương pháp Borda để chọn ra 20 đội đứng đầu toàn quốc. Giải cầu thủ xuất sắc (MVP) của liên đoàn bóng chày MLB cũng dùng phép tính này (với hệ số 15-9-8-7-6-5-4-3-2-1).
Rõ ràng, ở đây không có nhu cầu xếp hạng những nhân vật được bầu, mà tiếng là, theo phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, là để “Quốc hội dùng quyền giám sát tối cao của mình đối với vấn đề nhân sự.”
Nhưng những con toán ở trên cho thấy, thông điệp của Quốc hội bị pha loãng bởi tùy theo cách nhìn kết quả, sự đánh giá đối với nhân sự có khác đi.
Hơn nữa, rõ ràng là các đại biểu Quốc hội bầu cho các vị chủ nhiệm trong chính cơ quan này, nhiều hơn là cho phía chính phủ, nên những phiếu thấp đối với riêng bộ trưởng này hay thủ tướng kia mất bớt ý nghĩa.
w.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/06/130611_ket_qua_phieu_tin_nhiem_hao_nhien.shtml

 

 

 

Friday, October 21, 2016

NGUYỄN BÁ LONG-THƠ- NGUYỄN TRONG VĨNH -HOA HẬU

TS.NGUYỄN BÁ LONG * ĐẬP TAN ÂM MƯU CỘNG SẢN


CẦN TẬP CHÚ VÀO MẶT TRẬN HẢI NGOẠI VỀ CÁC ĐÁM ĐÁNH PHÁ TÔN GIÁO VÀ CÁC KẾ HOẠCH VỀ CHÍNH TRỊ & TÔN GIÁO CỦA CSVN THI HÀNH BỞI CÁC TAY SAI HHHG VÀ QUỐC DOANH HẢI NGOẠI

TS NGUYỄN BÁ LONG
Học Giả Chuyên Về Lý Thuyết Cách Mạng
Tổng Đại Diện kiêm Phát Ngôn Viên Hiến Chương 2000

 

 
(Hi`nh xem attachment trang Nhất ĐL 145)

 

 
Những người yêu nước biểu tình chống Trung Cộng bị CA đàn
áp khốc liệt tại Hà Nội ngày 2-6-2013, nằm la liệt (bởi vậy chủ
trương "Bắt tay với VC để chống TC !" là chuyện khôi hài!)

Mùa Xuân Năm Qúy Tỵ 2013 nở rộ kế hoạch của CSVN và đám tay sai tại Hải Ngoại quyết đưa Hải Ngoại vào con đường Hòa Hợp Hòa Giải với VC; nhưng đã bị các cộng đồng tị nạn phản ứng quyết liệt sau âm mưu xóa XÓA BỎ NGÀY QUỐC HẬN của NNB và Nghị Hội bị thất bại ê chề; khiến đám HHHG phải co vòi, thối lui lại một bước, giả đò tiếp tục chống Cộng như cũ (trừ những kẻ bị lộ tẩy hoàn toàn phải tiếp tục kế hoạch phục vụ cho VC như đã hứa với chúng trong các cuộc tiếp xúc riêng khi về VN). Trong hiện tình phức tạp, trừ các con bài đã hoàn toàn lộ diện (như NPH ở Nam Calimột Việt Gian ở Houston mới về VN gần đây, đã tiếp xúc với nhiều giới chức cao cấp CSVN); việc nhận định cho đúng các nhóm chống lại các giáo hội (quan trọng cho công cuộc chống Cộng) và các cộng đồng tị nạn, cũng như đang thi hành kế hoạch của CS, là rất cần thiết, vào lúc hỏa mù được tung ra khắp nơi, đặc biệt trên Internet, nhóm nào cũng nói là ta chống Cộng, làm đồng bào hoang mang, và làm phân hóa sức mạnh thực sự trong mặt trận PHÁ VỠ CẶP ĐÔI: ĐẢNG CS VN/ĐẢNG CS TRUNG HOA, nguồn gốc của BẮC THUỘC của VN hiện nay. Phải PHÁ VỠ CHO ĐƯỢC CẶP ĐÔI này mới giải quyết được vấn đề BẮC THUỘC của VN, mà hiện nay đất nước đang thực sự lọt vào VÒNG BẮC THUỘC, do ĐẢNG CSVN thi hành chỉ thị của ĐẢNG CS TRUNG HOA, trong đó có kế hoạch CHINH PHỤC và THỐNG TRỊ các CỘNG ĐỒNG VN HẢI NGOẠI.
Chúng đang tiến hành hai mặt trận CHÍNH TRỊ và TÔN GIÁO để đưa cộng đồng người Việt Hải Ngoại vào bàn tay thống lĩnh của VC; và sau khi các kế hoạch CHÍNH TRỊ do các đám Hòa Hợp Hòa Giải tiến hành bị thất bại, nay chúng đặt nhiều kỳ vọng vào QUỐC DOANH HẢI NGOẠI (TÔN GIÁO) để đưa cộng đồng người Việt tị nạn vào tròng của CSVN dưới bàn tay phù phép của các thầy tu và giáo sĩ QUỐC DOANH HẢI NGOẠI (Phật Giáo & Công Giáo, đặc biệt Phật Giáo). Thành ra phải lật tẩy các kế hoạch sắp được tiến hành của QUỐC DOANH HẢI NGOẠI, trong sự phối hợp với các nhóm HHHG (về CHÍNH TRỊ).

Dân tộc VN cần phải tập trung toàn lực vào việc PHÁ VỠ CẶP ĐÔI: ĐẢNG CSVN/ĐẢNG CS TRUNG HOA, để giải quyết HỌA BẮC THUỘC đang mang vào của mình [không phá vỡ được cặp đôi này thì vấn đề BẮC THUỘC và CHÚNG TA BỊ MẤT NƯỚC (như bản nhạc "Anh là ai?" của Việt Khang đã nói lên) là CHẮC CHẮN!]. VN có thể sẽ không còn TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI sau năm 2020, mà Tổng Bí Thư VC - TRỌNG LÚ, đã gióng lên hồi chuông: sao VN không trở thành một bộ phận của LIÊN BANG Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa! (nghiã là VN bị XÓA SỔ!). Hiện Trọng Lú và đám Thái Thú Bắc Kinh tại VN đang tiến hành kế hoạch này.

PHẦN I: CẦN PHẢI NHẬN ĐỊNH CHO ĐÚNG CÁC NHÓM NÀO TẠI HẢI NGOẠI THỰC SỰ CHỐNG CỘNG VÀ CÁC NHÓM NÀO LÀM CON RỐI GIẢ BỘ CHỐNG CỘNG NHƯNG HOẠT ĐỘNG CHO VC ĐỂ PHÂN HÓA CỘNG ĐỒNG TỊ NẠN, ĐƯA VN HẢI NGOẠI VÀO CON ĐƯỜNG THỐNG TRỊ CỦA VC

1. CÁC NHÓM ĐÁNH PHÁ TÔN GIÁO, CÁC NHÓM "THÀ BẮT TAY VỚI VC CHỨ KHÔNG SỐNG CHUNG VỚI CÔNG GIÁO!", LÀ CÁC NHÓM KHÔNG TIN TƯỞNG ĐƯỢC VỀ PHƯƠNG DIỆN CHỐNG CỘNG
Chủ Nhiệm Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dăn Chủ VN (TS Nguyễn Bá Long) đã từng được đích thân nghe một tu sĩ Phật Giáo (nay là một trong những kẻ cầm đầu của QUỐC DOANH HẢI NGOẠI) nói một câu như sau: Thà là sống chung với VC chứ không chơi với CG được! Vị ấy nói câu này khoảng cuối thập niên 90 (lúc còn nằm dưới hệ thống của GHPGVNTN lãnh đạo bởi Hòa Thượng THÍCH HUYỀN QUANG và THÍCH QUẢNG ĐỘ); độ 7 năm sau thì vị ấy nằm trong nhóm "VỀ CHUỒNG", tính đảo chánh xóa sổ Văn Phòng 2 - VHĐ để đặt Phật Giáo Hải Ngoại vào hệ thống QUỐC DOANH của Đảng CSVN. Kế hoạch bùng nổ vào năm 2007 nhưng THẤT BẠI! Hệ thống Diễn Đàn Quốc Tế với các tờ Đối LựcKhai Thác Thị Trường có tham dự vào trận đánh này để bảo vệ GHPGVNTN, tránh cho VP2 - VHĐ bị xóa sổ! Nhưng các tu sĩ Phật Giáo mà có tư tưởng "Thà bắt tay với VC chứ không chơi với CG!" không phải chỉ cá biệt một hai người mà là nhiều người. Nó dẫn nguồn từ các tu sĩ Phật Giáo có được sự móc nối với VC từ lâu, từ trước thời Phật Giáo đấu tranh (thập niên 60 thế kỷ 20) chứ không phải sau này. Nó đi từ một định kiến và một tư tưởng là: Thiên Chúa Giáo la` di'nh với thực dân Pháp, là cướp đoạt, là chèn ép PG; và lịch sử của Thiên Chúa Giáo là các cuộc Thánh Chiến (thời Thượng Cổ, Trung Cổ) giết người, chiếm đất, kể cả kết án các nhà khoa học (xem: Nicholas P. Leveillee: "Copernicus, Galileo, and the Church: Science in a Religious World", Student Pulse - Online Academic Student Journal, Vol. 3, No 5, 2011, pg1/1; http://www.studentpulse.com/articles/533/copernicus-galileo-and-the...). Quả thật đúng rằng về phương diện lịch sử Thiên Chúa Giáo có những giới hạn và những bất toàn, kể cả sai lầm và bất công, xâm phạm, như Đức Giáo Hoàng John Paul II đã phải nhân danh Giáo Hội nói lên vào năm 1992 rằng: "Galileo đã chịu đau khổ một cách bất công trong bàn tay của Giáo Hội và (Ngài) ca ngợi tinh thần tôn giáo của Galileo và các quan điểm và tác phong của ông liên hệ đến mối tương quan giữa khoa học và tôn giáo" (Pope John Paul II said in 1992 "that Galileo suffered unjustly at the hands of the Church and praised Galileo’s religiousness and his views and behaviors regarding the relationship between science and religion". Tài liệu đã dẫn).
Vấn đề là như thế này: con người hay các giáo hội (hay bất cứ định chế nào) đều có những giới hạn và những bất toàn, kể cả sai lầm, bất công, hoặc xâm phạm con người, trong các điều kiện của một giao đoạn lịch sử hay thời đại nào đó. Nếu mình cứ dựa vào thời thượng cổ, trung cổ hay thời thực dân để nói rằng Thiên Chúa Giáo là tàn ác, là xâm phạm, là bán nước, là giết người v.v., mà không xét các chiều hướng hiện đại và ngay trong lúc này; Thiên Chúa Giáo đã trở thành NHÂN BẢN hơn rất nhiều so với Cộng Sản cận và hiện tại, thì có phải là thiên kiến quá không? Cứ xét các Đức Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, và ngay bây giờ là ĐGH Francis I, thì có phải là những con người nhân bản gấp vạn lần so với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình (đã tàn sát hàng bao nhiêu ngàn sinh viên ở Thiên An Môn), Stalin, Hồ Chí Minh v.v. Trong 2 thập niên qua, Thiên Chúa Giáo đã không ngừng tiến lên trên con đường nhân bản, và nhờ đó đã đóng góp rất nhiều cho tương lai của nhân loại. Chấm dứt Cộng Sản trên hành tinh này là nhờ ai? Có phải là nhờ ĐGH John Paul II hợp sức cùng Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan hay không? Và bây giờ ĐHG Francis I mới lên ngôi đã nổi tiếng là nhân hậu và nhân bản, dang tạo lập một "giáo hội của người nghèo", và trong tương lai rất có thể sẽ có những đóng góp đáng kể cho các Giáo Hội tại các nước độc tài và CS, giúp người dân các nước này thoát vòng đau khổ. Sao mình không nghĩ đến cái chiều hướng hiện tại và tương lai tốt đẹp đó, mà cứ nằng nặc bám víu vào các định kiến dựa vào các thời thượng cổ, trung cổ và thực dân để nói rằng "Thiên Chúa Giáo là KHÔNG CHƠI ĐƯỢC!, và tiếp tục chủ trương "THÀ BẮT TAY VỚI CS CHỨ KHÔNG ĐI CHUNG VỚI THIÊN CHÚA GIÁO", để tiếp nối lập trường "ĐÁNH PHÁ TÔN GIÁO", đặc biệt trên Internet, hiện nay. Hiện ở hải ngoại phiá bên những người theo Phật Giáo có hai chiều hướng:
- Một chiều hướng chủ trương hòa đồng tôn giáo, cùng làm việc với Công Giáo và mọi tôn giáo khác (không coi Thiên Chúa Giáo là kẻ thù), để đi đến GIẢI THỂ CỘNG SẢN, đem lại Tự Do Tôn Giáo và Tự Do, Dân Chủ cho Dân Tộc VN, tránh họa Bắc Thuộc. Đây là Giáo Hội PGVN Thống Nhất, lãnh đạo bởi Đức Tăng Thống THÍCH QUẢNG ĐỘ, Viện Trưởng VHĐ THÍCH VIÊN ĐỊNH, với các vị nồng cốt (trong nước) như THÍCH THIỆN HẠNH, THÍCH KHÔNG TÁNH, Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử TRƯƠNG CÔNG CẦU v.v. Ở Hải Ngoại là các vị như Hòa Thượng THÍCH VIÊN LÝ, THÍCH CHÁNH LẠC, THÍCH THIỆN TÂM, THÍCH PHƯỚC NHƠN, Cư Sĩ VÕ VĂN ÁI, Chị Ỷ LAN v.v.
- Một phe tiếp tục giữ định kiến: "THÀ BẮT TAY VỚI CS CHỨ KHÔNG BAO DUNG THIÊN CHÚA GIÁO". Trên Internet đang có một khuynh hướng đó, và nhiều nhân sự của QUỐC DOANH HẢI NGOẠI (nhóm "VỀ CHUỒNG") đang đi con đường đó. Bởi đó, ta không ngạc nhiên vì sao nhóm "VỀ CHUỒNG" đi con đường BẮT TAY VỚI QUỐC DOANH CS trong nước, tính đảo chánh VP2 - VHĐ năm 2007 nhưng thất bại. Đồng bào Phật tử tại Toronto và Hải Ngoại cần CẢNH GIÁC CAO ĐỘ khuynh hướng BẮT TAY VỚI QUỐC DOANH trong nước và TỪ THIỆN XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ của đám "VỀ CHUỒNG". Chúng làm nhiều trò MÀ CON MẮT đồng bào như CHÀO CỜ (CỜ VÀNG), HỘI THẢO, ĐƯA RƯỚC NGƯỜI BIỂU TÌNH 30/4 v.v., nhưng các trò đó chỉ dối gạt được những người chủ về hình tướng; còn các nhà ái quốc và các chiến sĩ cách mạng quyết tử với CS đã theo dõi đám này lâu đời, đâu có lạ gì tư tưởng và lập trường của chúng; cho nên luôn luôn đứng trên lập trường của Giáo Hội PGVNTN (lãnh đạo bởi Đức Tăng Thống THÍCH QUẢNG ĐỘ) mà đối phó với đám này. Chúng muốn diệt Giáo Hội PGVNTN - VP 2/VHĐ nhưng không có dễ đâu. Những nick names hoạt động cho CS trên Internet (tự cho là tdcs nhưng thực ra chúng làm lợi cho CS) suốt ngày đánh phá các vị lãnh đạo và GHPGVNTN đang tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại VN, đặc biệt Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, mục đích đánh sập cơ chế này thì bạo quyền CSVN bên trong nước sẽ tìm cách đánh úp Giáo Hội PGVNTN của Đức Tăng Thống THÍCH QUẢNG ĐỘ, thì không còn ai bên ngoài kêu la và vận động quốc tế phản ứng được. Bởi vậy đồng bào cần lưu ý đám này. Chúng đang hợp đồng với một kế hoạch đánh sập Giáo Hội PGVNTN, dựa vào âm mưu của một vài cựu Cảnh Sát hoặc Quân Nhân QLVNCH và những người CG chống PG (cũng sai lầm y như những người PG chống CG vậy), để triệt tiêu Giáo Hội PGVNTN (VP 2-VHĐ). Lý luận căn bản của chúng cũng là dựa vào chuyện cũ 50 năm về trước, thời Biến Động Miền Trung thập niên 60 thế kỷ 20, bảo là PG theo CS. Nhưng nếu diệt được VP2 - VHĐ hoặc Phòng Thông Tin PGQT thì tình hình sẽ như thế nào? Phiá bên tôn giáo sẽ không còn giáo hội chống lại Cộng Sản nữa (nếu phe PG bất cộng đái thiên với CG và phe CG bất cộng đái thiên với PG đều thắng trong âm mưu của họ), lúc đó chỉ còn QUỐC DOANH thôi! Tình hình tôn giáo VN sẽ ra sao? CSVN sẽ nắm hết và sẽ tiến hành kế hoạch đã thỏa thuận với Đảng CS Trung Hoa tại Hội Nghị Thành Đô năm 1990. Năm 2020, VN sẽ bị xáp nhập thành một bộ phận của Tàu Phù (Trọng Lú, Tổng Bí Thư Đảng CSVN đã mào đầu là VN sao không trở thành một phần của Liên Bang Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, mới đây).
Thành ra đồng bào đừng có nghe các đòn HỎA MÙ và ĐÁNH PHÁ TÔN GIÁO của các nhóm sau đây:
(1) "VỀ CHUỒNG"
(2) Nhóm tự cho là tdcs trên Internet, thực ra là đang hoạt động làm lợi cho CS bằng cách đánh phá Giáo Hội PGVNTN và các lãnh đạo của Giáo Hội này.
(3) Nhóm ĐÁNH PHÁ CÔNG GIÁO ĐIÊN CUỒNG, của một tên hành nghề truyền thông đã công khai đầu quân cho VC tại Nam Cali (NPH) và một nhóm dùng lý luận BÀI CÔNG GIÁO để làm lợi cho CS; ngoài ra còn đánh luôn PHÒNG THÔNG TIN PGQT và các nhân vật liên hệ. Đây là nhóm gồm các nhân sự có liên hệ đến Phật Giáo Tranh Đấu Miền Trung và có lập trường bất dung đối với Công Giáo, chẳng kể Cộng Sản là đại họa mất nước ngay trước mắt, và Thiên Chuá Giáo đang ngày càng nhân bản hơn nhiều. Cũng giống như Marx chỉ trích chế độ tư bản đủ thứ (và Hà Nội ngay bây giờ cũng thế), nào là bóc lột, nào là xấu xa, tàn ác với công nhân và người dân, nào là không cho dân đen các quyền con người v.v. Thì bây giờ thực tế ta thấy thế nào? Quả thật đúng rằng ở thế kỷ 18, 19, chủ nghiã tư bản ở giai đoạn sơ khai đã phát triển dựa vào sự khai thác thuộc địa và nhân công các quốc gia kém mở mang, cũng như tương quan chủ/thợ ở các nền kinh tế công nghiệp đã bất lợi cho người thợ (bị hiếp đáp, bất công, lương thấp v.v.). Nhưng với thời gian qua thế kỷ 20, chủ nghiã và chế độ tư bản đã cải tiến không ngừng để đạt kết quả ngày nay: thợ được bảo vệ bởi nghiệp đoàn, lương tăng đủ cho người thợ và gia đình sống không chật vật, sắm được nhà, xe, học hành của con cái tốt đẹp, y tế tiến bộ v.v. Các xã hội điển hình là Canada, Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Nhật v.v. Trong khi đó, chủ nghiã xã hội và chủ nghiã cộng sản chửi chủ nghiã tư bản và xã hội tư bản đủ thứ, tự mệnh danh là "DÂN LÀM CHỦ", "DÂN CHỦ GẤP MỘT TRIỆU LẦN DÂN CHỦ TƯ SẢN!", "ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ LOÀI NGƯỜI!", "ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH!" v.v., thì bây giờ thực tế ta thấy thế nào?
- Tàn ác, giết người: Công trình của Stephane Courtois (ed) và các đồng sự (nxb Robert Laffont, Paris, 1997) xác nhận Cộng Sản trách nhiệm việc giết hại trên 100 triệu nhân mạng khắp thế giới, trong đó CSVN đã hại trên 1 triệu nhân mạng. Còn Thiên An Môn (1989) và Mậu Thân - Huế (1968), CS đã giết hại bao nhiêu ngàn người? Chế độ tư bản (Canada, Mỹ, Pháp, Đức, Úc v.v.) có chế độ nào giết người kiểu đó không?
- "Dân chủ gấp một triệu lần dân chủ tư sản!": Linh Mục NGUYỄN VĂN LÝ bị công an bịt miệng khi ra trước tòa, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha những người trẻ yêu nước vì chống Tàu Cộng, người thì lãnh 6 năm tù giam + 3 năm quản chế (Uyên), người thì lãnh 8 năm tù giam + 3 năm quản chế (Kha), làm chấn động lương tâm thế giới, còn chế độ nào dân chủ hơn nưã không?
- "ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ LOÀI NGƯỜI!": Ăn cắp ăn nãy, chuyên gửi hackers và gián điệp đi ăn cắp của người làm của mình (Tàu Phù) đến nổi chính phủ Mỹ và Canada (Bộ Trưởng Quốc Phòng Peter McKay) phải lên tiếng ta thán và yêu cầu có biện pháp. Còn VN chỉ mới chế được một chiếc xe 4 bánh thay cho xe bò, chưa chế được một chiếc xe hơi bản xứ như của Kampuchia, 38 năm sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam 30-4-1975 (trong khi đó Nam Hàn, Đài Loan, Tăn Gia Ba v.v. đã chế được đủ thứ tối tân từ khuya). Bây giờ Trọng Lú lại hé mở sắp giao VN cho Tàu Phù: đó là "đỉnh cao trí tuệ của Đảng CSVN!" Hệ quả: VN sẽ biến mất trên bản đồ thế giới, như Việt Khang đã viết lên và hát lên cho mọi người dân Việt được nghe qua bản nhạc "Anh là ai?" phổ biến khắp trong nước và hải ngoại.
- DÂN LÀM CHỦ!: Hai mẹ con nông dân Phạm Thị Lài (52 tuổi) và Hồ Nguyên Thủy (33 tuổi) ở Phường Hưng Thạnh, Cái Răng, Cần Thơ ngày 26-5-2012 đã cởi truồng không còn mảnh vải để chống lại lực lượng công an và vệ sĩ cưỡng chế đất của họ để giao cho các chủ đầu tư xây dựng dự án "Khu Dân Cư Hưng Phú" ở Cái Răng, khiến toàn dân VN và mọi người trên thế giới phải sững sờ về tình hình "DÂN LÀM CHỦ" tại VN. Hai mẹ con đã phải CỞI TRUỒNG để chống lại việc cưỡng chế đất vô lương tâm của Cộng Sản khi không còn một cách nào khác. Người chồng sức yếu thế cô từng phải uống thuốc sâu tự tử để phản đối bị ép giá bồi thường rẻ mạt.
- ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH!: Bà Nông Thị Xuân sau khi bị HCM ép ăn ở có thai đòi công khai, bị HCM cho Trần Quốc Hoàn - Bộ Trưởng Công An thủ tiêu bằng dàn dựng tai nạn xe hơi. Em bà Nông Thị Xuân là Nông Thị Vàng cũng bị giết chết để diệt khẩu. Cô Huỳnh Thị Thanh Xuân mới 15 tuổi được ra thăm Bác cùng một số các em gái trong Nam thì ngay đêm đó bị Bác cướp mất trinh. Các cô bạn cũng lần lượt bị như vậy (có cô chống cự bị giết chôn thây luôn ở đó không toàn mạng về Miền Nam). Đó là điển hình của ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH, với bao nhiêu người đàn bà qua tay mà lại gọi là CHA GIÀ DÂN TỘC CHỊU ĐỘC THÂN hy sinh hạnh phúc cá nhân cho Đất Nước! HCM còn nổi tiếng về ĐẠO VĂN và ăn cắp tác phẩm của người khác (như quyển "Ngục Trung Nhật Ký", theo Học Giả Lê Hữu Mục không phải là của HCM) và lấy tên TRẦN DÂN TIÊN, tự nói tốt và ca ngợi mình, bị khám phá và bị người đời chê trách... Biết bao nhiêu người tin HCM đã bị mất mạng, nhất là các cô gái bị đưa vào thăm Bác, kể cả người đã hiến cả tài sản vàng bạc cho HCM cuối cùng cũng bị đấu tố chết trong Cải Cách Ruộng Đất (bà Nguyễn Thị Năm). Tin HCM và Đảng CSVN là chết!

2. KẾT HỢP CHÍNH TRỊ VỚI TÔN GIÁO ĐỂ CHIẾM LĨNH CỘNG ĐỒNG VN HẢI NGOẠI LÀ CON ĐƯỜNG ĐANG THEO CỦA VC

Đầu tiên VC dựa vào các nhóm Hòa Hợp Hòa Giải và văn công, tuyên vận để thu phục cộng đồng VN hải ngoại. Nhưng sau gần một thập niên của Nghị Quyết 36, tình hình chiếm lĩnh hải ngoại cũng chưa đi đến đâu, nên giải pháp của VC trong những năm sau này là thúc đẩy để QUỐC DOANH HẢI NGOẠI chiếm Hải Ngoại về phương diện tôn giáo; trong khi vẫn dùng các tay sai về HHHG (chính trị) và mua chuộc các giới truyền thông báo chí để tiến đến thắng lợi cuối cùng phối hợp cả ba:
- Tôn Giáo (Quốc Doanh Hải Ngoại)
- Chính trị (HHHG)
- Truyền thông (mua chuộc và chiếm lĩnh phần lớn truyền thông hải ngoại và các phương tiện văn nghệ, giải trí để hướng dần người tị nạn về phía CS).

Trong ba mặt trận này, mặt trận TÔN GIÁO (QUỐC DOANH HẢI NGOẠI) là rất nguy hiểm, vì nó khó nhận thấy và đồng bào còn quá cảm tính trong thái độ đối với tôn giáo, thiếu suy nghĩ sâu xa; cho nên nhiều thầy, cha đi theo Quốc Doanh làm lợi cho CS rõ ràng; nhưng vì Phật tử hoặc con chiên đối với các thầy, cha chỉ nghĩ đó là LÃNH ĐẠO TINH THẦN; ít có người chịu phân tích những vị này nguồn gốc từ đâu, tu ở đâu ra, là Quốc Doanh hay là nhà tu hành thực sự, lập trường, quan điểm, và thái độ chính trị của những vị sư hay cha này... Thành ra, Phật tử hay con chiên thường chỉ biết thầy thầy cha cha, chứ không mấy ai chịu đào sâu nghiên cứu coi những vị này đứng về lập trường nào đối với các giáo hội cũng như đối với nhà cầm quyền CSVN. Chúng ta cần để ý rằng chỉ những vị sư/cha có ý thức cao mới đứng trên lập trường tranh đấu cho ĐẠO PHÁP và DÂN TỘC; còn đám Quốc Doanh thì sẽ được huấn luyện phục vụ cho XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ là chính. Ở hải ngoại có vấn đề tài chính rất quan trọng vì các chùa, nhà thờ, hay thánh thất đều thường phải lo cho Mortgage hàng tháng (và nhiều chi phí khác như điện nước, bảo hiểm, xe cộ v.v.). Do đó, để sống còn, nhiều vị tu hành phải xoay sang hướng nặng về huy động tài chánh hơn là lập trường và tư tưởng. Người ta lấy làm lạ tại sao nhiều chùa dính với đám Quốc Doanh Hải Ngoại, vì họ dính với nhau về quyền lợi (được bảo trợ, được dựa vào thần thế, có khi còn được VC giúp về đóng góp tiền nong hoặc tiếp tay khi về VN v.v.). Còn các chùa đi với Giáo Hội Truyền Thống của Đại Lão Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ thì sẽ gặp khó khăn là phải tự túc, muốn về VN sẽ gặp vấn đề hoặc sẽ bị công an làm khó dễ, tại hải ngoại bị bọn tay sai CS làm khó khăn (ngay như Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN mấy chục năm ở xứ này rồi - Toronto - mà vẫn gặp khó khăn mỗi lần tổ chức Giải Thi hoặc đăng báo địa phương, vì VCvà tay sai đã biết đây là các chiến sĩ quyết tử với CS nên tìm mọi cách làm cho thất bại. Nếu không nhờ lòng yêu nước và sự hy sinh vô bờ bến cho Dân Tộc cũng như khả năng cao tự túc được nhiều chuyện, thì Diễn Đàn Quốc Tế cũng đã sụp đổ lâu rồi, trước các đánh phá của CS và tay sai tại địa phương). Cho nên các chùa và thánh thất thì tình trạng khó hơn, phải lo nhiều chuyện để sinh tồn, trong đó nhu cầu tài chánh là quan trọng nhất. Biết được nhược điểm này. Quốc Doanh Hải Ngoại dùng đồng tiền và uy thế để thu phục các chùa đi vào vòng ảnh hưởng của chúng. Trong thời kỳ tới, chúng sẽ tổ chức để đưa một lãnh đạo "VỀ CHUỒNG" lên lãnh đạo Phật Giáo tại Canada và tiến tới đặt PGVN tại Canada vào vòng tay QUỐC DOANH CỘNG SẢN. Nhưng sự đời coi vậy mà không có gì dễ dàng khi các nhà ái quốc VN và các lực lượng chống lại CS đã biết được âm mưu và con đường bọn "VỀ CHUỒNG" đang tiến hành trên đất này. Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN, Phong Trào Hiến Chương 2000 và ba phong trào kết hợp qua Đại Hội Mở Rộng Toronto ngày 28-29/11/2009 sẽ phối hợp với các lực lượng chống CS tại Toronto và Canada để phá vỡ kế hoạch cuả QUỐC DOANH HẢI NGOẠI, đang phối hợp với TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ TAY SAI và bọn HHHG chủ trương BẮT TAY VỚI VC ĐỂ CHỐNG TRUNG CỘNG (thực sự là không bao giờ có chuyện VC lại chống TC. Đây chỉ là một chiêu bài để bọn này BẮT TAY VỚI VC. Vì nếu chỉ nói BẮT TAY VỚI VC thì không ai nghe, cho nên bọn này mới đưa ra chiêu bài BẮT TAY VỚI VC ĐỂ CHỐNG TRUNG CỘNG để đánh vào lòng ái quốc của Đồng bào; chứ bọn này không quá ngu để biết rằng không khi nào VC CHỐNG TC.

Tóm lại thế trận sắp tới tại hải ngoại bọn VC và tay sai sẽ phối hợp cùng lúc ba lực lượng: QUỐC DOANH HẢI NGOẠI + HHHG (bọn chủ trương BẮT TAY VỚI VC ĐỂ CHỐNG TRUNG CỘNG) + TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ TAY SAI CS tại địa phương, để khai triển toàn bộ kế hoạch CHÍNH TRỊ và TÔN GIÁO, TRUYỀN THÔNG giúp cho QUỐC DOANH HẢI NGOẠI và CS CHIẾM LĨNH CỘNG ĐỒNG VN Hải Ngoại, trước tiên là Canada.

Các nỗ lực của chúng từ năm ngoái (2012) đến giờ trong hoạt động con thoi giữa các nhóm: OTTAWA, HOUSTON, PARIS liên hệ đến Liên Minh Dân Chủ VN (hệ phái NGÔ THANH HẢI, NGUYỄN TẤN TRÍ, LÊ PHÁT MINH, là nhóm chủ trương BẮT TAY VỚI VC ĐỂ CHỐNG TRUNG CỘNG, như tố cáo của Liên Minh Dân Chủ VN hệ phái của cựu Hải Quăn Đại Tá NGUYỄN VĂN THIỆN trong Lời Tuyên Bố của LMDCVN ngày 16-5-2013, đăng trên Đối Lực #144 tháng 5/2013, trang 2); có liên hệ với lãnh đạo "VỀ CHUỒNG" tại Paris; và các nhóm HHHG của LMDCVN tại Paris, Houston; cùng lúc với hoạt động của một Việt Gian tại Houston về VN tiếp xúc với nhiều giới chức CSVN và lãnh lệnh ra lại hải ngoại làm con rối phá hoại cộng đồng VN hải ngoại . Trong khi đó, các nỗ lực của "VỀ CHUỒNG" tại Canada mong đưa một vị sư "VỀ CHUỒNG" lên lãnh đạo Phật Giáo tại Canada bằng một đại hội sau khi đã mua chuộc tăng ni địa phương bằng nhiều phương thức khác nhau, qua con đường tiền bạc và uy thế, chắc chắn không che mắt được các nhà ái quốc và các lực lượng chống Cộng ở hải ngoại cũng như Canada; và chúng tôi cương quyết phá vỡ kế hoạch đưa một vị sư "VỀ CHUỒNG" lên lãnh đạo Phật Giáo VN ở Canada, đặt PG dưới bàn tay QUỐC DOANH CS và từ đó, đưa cộng đồng VN hải ngoại vào sự thống lĩnh của CSVN, khởi đầu từ Canada.

Vì bài đã dài, tác giả sẽ đi vào Phần II của bài nghiên cứu này về việc xúc tiến kế hoạch của QUỐC DOANH HẢI NGOẠI và HHHG trong số Khai Thác Thị Trường #91, tháng 7-8-9/2013.
Xin cám ơn qúy vị đã theo dõi.

Hải Ngoại ngày 12 tháng 6 năm 2013
T/M Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dăn Chủ VN & Phong Trào Hiến Chương 2000

 
TS NGUYỄN BÁ LONG
Tổng Đại Diện kiêm Phát Ngôn Viên


BẢN TIN THAM KHẢO:
Lòng yêu nước tiếp tục bị công an đè bẹp
Đăng bởi lúc 12:11 Sáng 3/06/13
VRNs (03.06.2013) – Sài Gòn – Hôm qua, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông, với hơn 200 người tham dự, 29 người bị công an bắt và nhiều người bị đánh trọng thương.

 
 
Long yeu nuoc... Hinh 1 (xem attachment trang 2 ĐL 145)
 
 
 
Một bang-rôn gây chú ý nhiều người nhất trong lần biển tình này là hình nữ sinh Nguyễn Phương Uyên cùng với câu viết bằng máu của cô đã được dân cư Hà Nội dịch ra cả tiếng Anh và tiếng Trung Hoa, in to, nội dung như sau: "Tàu khựa, hãy cút khỏi Biển Đông".
Cha Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của Đinh Nguyên Kha bị ngăn trở, không thể lên Sài Gòn biểu tình được thì biểu tình tại nhà. Chị Liên treo khẩu hiệu ngay trước của nhà, và đứng ngay chổ đó chụp hình. Khẩu hiệu viết: "Vì danh dự, chống giặc tàu – N.Kha – P.Uyên". Ngày xưa thì con theo mẹ, còn bây giờ thì đã đến lúc mẹ theo con !
Hành động gây phản cảm nhất ngày hôm qua là hình anh Trương Văn Dũng bị công an ở trại giam Lộc Hà đánh rồi ném ra ngoài đường. Tức khắc đáp lại sự dã man này, hàng loạt người dâ đã nằm ra đường để phản đối hành động vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội, mà người đại diện thực thi là công an.

 
 
 
Long yeu nuoc... Hinh 2 (xem attachment trang 2 ĐL 145)

 
 
 
Nhìn những tấm hình, các công dân bị công an đánh với lời chú thích của chị Bùi Thị Minh Hằng: "Chúng tôi đau không phải bởi những vết THƯƠNG này mà chúng tôi đau nỗi đau mất nước và nhà cầm quyền man rợ này đã thực sự đối xử tệ hơn cả loài cầm thú với chính những con người đang đóng thuế trả lương nuôi họ … Hãy để những hình ảnh này thay cho muôn lời nói Công an côn đồ đánh đập những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược như thế này đây … Ai trong chúng ta có thể chặn giúp chúng tôi những giọt nước mắt đẻ chúng tôi biết nghiến răng lại trước những đau thương này".
Tức khắc Hoàng Anh thốt lên: "Khốn nạn quá ! Chúng nó đâu phải cùng là người VN nữa đâu" (Like 5). Dat Nguyen xem "đây là bằng chứng tố cáo tội ác của bọn tay sai Tàu cộng" (Like 3). Gái Bia Ôm ngắn gọn, dứt khoát: "ác ôn quá !". Bruce Hoang Quân nói: "dã man! Có ngày chúng nó sẽ đền tội!". Tử Long nói chua cay: "Khốn nạn quá ! Chúng nó đâu phải cùng là người VN nữa đâu => giờ là công an tàu cộng rồi…." (Like 6).
Giang Lương, một người có vẻ vẫn hy vọng có sự thay đổi tốt hơn của chế độ đã phải nói ra: "Chán, những niềm tin ít ỏi về đảng, về chính quyền còn sót lại trong tôi giờ đây đã tan biến. Ê chề ! (Like 10). Linda Ho phản ứng mạnh: "đưa bọn khốn nạn ra tòa án quốc tế" (Like 6).
Tran Loi Hyhcbk thì thấy cái đau xé lòng mình hướng về cộng đồng. Theo blogger này, đúng ra phải có nhiều người hơn phản ứng chống lại sự tàn ác của chế độ. Anh nói: "Con đau vì nguyên một nước mà chỉ có những người dám đứng lên thế này, con không cam tâm, con đau lắm".
Một câu hỏi theo sau một nhận xét thật đơn giản, nhưng liệu mấy ai dám trả lời thật và hiên ngang với câu trả lời của mình. Đặng Đăng Phước viết: "Tôi thật sự đau buồn vì nhìn thấy những hình ảnh này! ngồi đọc status và xem hình ảnh mà mắt ngấn lệ! Độc ác quá! Dã man quá! Ai đã gây ra nông nổi này? Ai đã đàn áp những người biểu tình chống TQ xâm lược? Hãy trả lại công bằng cho nhân dân VN!" (Like 9)

 
  
Long yeu nuoc... Hinh 3 (xem attachment trang 4 ĐL 145)

 
 
Một bạn trẻ ở nước ngoài là Tuoitreyeunuochaingoai Canada tỏ bày sự kính trọng và ngưỡng mộ: "Vì sao mà nhân dân tôi bị hành hạ mãi vì bọn tà quyền cộng sản này – những vết thương trên người của quý anh chị là niềm tự hào dân tộc của chúng ta. Ngày xưa Nguyễn Thái Học và Cô Giang cùng những đồng chí của ông đã hiên ngang bước lên máy vì  lòng yêu nước chống ngoại xâm. Ngày nay quý anh chị đang tái hiện lại hình ảnh của những vụ anh hung yêu tổ quốc yêu dân tộc VN – trân thành tri ân quý vị những đứa con của mẹ VN. – tổ quốc của chúng ta sẽ có ngày sạch bóng Tầu cộng".
Phuong VietNam đã nói thẳng vào đảng cầm quyền và kết án tổ chức này như là nguyên nhân dẫn đến khổ đau cho dân tộc trong quá khứ cũng như hiện nay: "Lũ ăn cơm dân, mặc áo đảng, sao chúng không giỏi đi đánh TÀU KHỰA XÂM LƯỢC mà lại đánh dân mình như vậy? Đảng cộng sản Việt Nam là đảng phản động; láo khoét, bịp bợm; ác với dân, hèn với giặc; thối nát nhất trong lịch sử Việt Nam. ‘Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gi` cộng sản làm’. ‘Nghe theo lời cộng sản là những kẻ không có óc. Làm theo lời cộng sản là những kẻ không có trái tim’."
Làn so'ng chống Trung Quốc cứ bị ngăn cản bằng bạo lực như thế này thì không sớm thì muộn, làn so'ng này tự nhiên sẽ quay về phía nhà cầm quyền. Không biết lúc nào ?

BÍ QUYẾT SỐNG

Bí quyết Sống Vui Hạnh Phúc.
Nhiều tiền ít tiền , không phung phí là được  
Ai phải , ai sai , mình không sai là được 
Biết ít biết nhiều , làm xong việc là được 
Người già người trẻ , mạnh khỏe là được 
Người giàu người nghèo , hoà Thuận là được 
Ông xã về sớm về trễ, miễn về là được , 
Bà xã cho ăn cơm , cơm nóng cơm nguội có ăn là được 
Người xấu người đẹp , có duyên là được 
Nhà lớn nhà nhỏ , ấm no là được 
Sung túc hay nghèo nàn , bình an là được 
Xe mới xe cũ , chạy là được 
Và......phải nhớ rằng ...
Vui cười không mệt , buồn phiền mới mệt 
Yêu thương không mệt , ghen ghét mới mệt 
Chân thật không mệt , gian dối mới mệt 
Tương ái không mệt , tương tàn mới mệt 
Rộng rãi không mệt , ích kỷ mới mệt 
Khoan dung không mệt , khó khăn mới mệt 
Khiêm nhường không mệt, khoe khoang mới mệt 
Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt,
Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt 
Chung tình không mệt, Đa tình mới mệt
Tình bằng hữu không mệt, tư tình mới mệt
Chân thành không mệt,giả dối mới mệt
Được mất không mệt, tính toán mới mệt
Thể chất mệt không phải mệt,tâm can mệt mới mệt 
Đọc những điều này không mệt , thực hành mới mệt
 

NGUYỄN BÁ CHỔI * CỘNG SẢN VÀ PHÁP

Kách Mạng vs. Thằng Tây

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - "Tội nghiệp thay cho vị tướng quân một thời oanh liệt kiêm nhà cách mạng lão thành nay đang thì bại liệt trước đám đàm em đồng chí dị hướng là Trọng Lú và Tư Sâu, phải vận động đến “tính” khoan hồng nhân đạo của “thằng Tây” từng đô hộ dân ta suốt một trăm năm khiến bác Hồ phải ra đi tìm đường cứu thân trước cứu nước sau chôm chiả làm thành “Bản án chế độ thực dân Pháp”, để cầu xin đám hậu duệ thừa kế ông bác chút từ tâm giũ xuống cho đứa con của vị đại thần từng góp công lớn khai quốc nên nước CHXHCNCC ngày nay."....

*

“Nhớ lại thời thực dân Pháp giam chúng tôi tại trại Daktô, thuộc tỉnh Kong Tum có khoảng 100 người trong đó có những đồng chí Lê Văn Hiến, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Anh, Chu Huy Mân, Lê Thể Hiếu v..v, chúng tôi cũng đã phải tuyệt thực để phản đối sự khủng bố của chúng và tình trạng sốt rét hàng loạt mà thiếu thuốc men. Sau 7 ngày mệt lả, thì Khâm Sứ Trùng Kỳ điện cho Công Sứ Kông Tum đáp ứng những yêu sách của chúng tôi.” *
Trên đây là trich dẫn nguyên văn từ lá thư của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Trương Tấn Sang xin các đồng chí chóp bu đảng và nhà nước CHXHCNCC “chiếu cố đến đồng chí” con nòi của giống Kách Mạng Cù Huy Cận, tức Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực sang ngày thứ 19 nhằm phản đối cán bộ trại giam K5. Thanh Hóa “Lê Văn Chiến cố ý đối xử tai ác, bất chấp pháp luật đối với Cù Huy Hà Vũ. Trước hành vi vô đạo lý và phi nhân tính của Chiến.Giám thị trại Lương Văn Luyến mặc nhiên vô cảm.” *
Tội nghiệp thay cho vị tướng quân một thời oanh liệt kiêm nhà cách mạng lão thành nay đang thì bại liệt trước đám đàm em đồng chí dị hướng là Trọng Lú và Tư Sâu, phải vận động đến “tính” khoan hồng nhân đạo của “thằng Tây” từng đô hộ dân ta suốt một trăm năm khiến bác Hồ phải ra đi tìm đường cứu thân trước cứu nước sau chôm chiả làm thành “Bản án chế độ thực dân Pháp”, để cầu xin đám hậu duệ thừa kế ông bác chút từ tâm giũ xuống cho đứa con của vị đại thần từng góp công lớn khai quốc nên nước CHXHCNCC ngày nay.
Đem so sánh Kách Mạng với Thằng Tây là một sự xúc phạm nặng nề và toàn diện. Ở đây chỉ nói đến lòng trắc ẩn của quan lớn đứng đầu nhà nước thời Thằng Tây với thời Kách Mạng đối với một tù nhân. Tù nhân dân bản xứ phạm tội tày trời tuyệt thực mới đến ngày thứ bảy, Thằng Tây đã hú hồn can thiệp cai ngục. Trong khi tù nhân đồng chí tuyệt thực đà ngày 19 mà quan chóp bu “Kách Mạng vẫn bình chân như vại khiến tướng quân lão thành Kách Mạng phải thư từ nỉn non xin cho.”
Kách Mạng khác với Thằng Tây là ở chỗ đó. Quả thật là không uổng công cho ông bác đã bỏ một đời lặn lội đi tìm đường...phá nước.
_________________________________
Chú thích:

(*) Trích thư Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi TBT. NPT và CTN. TTS
Chia sẻ bài viết:
Share on facebook Share on twitter Share on email Share on print More Sharing Services 2

 

 

Tướng Vĩnh gửi thư về TS Cù Huy Hà Vũ

Cập nhật: 09:26 GMT - thứ sáu, 14 tháng 6, 2013
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh từng làm đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, vừa gửi thư lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vụ tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ.
Ông Vĩnh là một trong các vị công thần gần đây đã đóng góp nhiều ý kiến cho quá trình phát triển dân chủ và xã hội ở trong nước.
Trong khi đó tin mới nhất mà chúng tôi nhận được cho hay vợ ông Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, đã được phép vào thăm ông không theo định kỳ vào thứ Bảy 15/6.
Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ bắt đầu tuyệt thực trong trại giam từ ngày 27/5 để phản đối việc ông bị vi phạm quyền lợi.
Thư của ông Nguyễn Trọng Vĩnh viết hôm 13/6 mà BBC được tiếp cận viết ông Cù Huy Hà Vũ đã bị giám thị ở trại giam K5, Thanh Hóa, "đối xử tai ác, bất chấp pháp luật" và vì "quá uất ức" ông đã quyết định tuyệt thực.
Ông nhắc lại trường hợp bản thân ông và bạn tù cũng đã tuyệt thực khi bị thực dân Pháp giam ở Đăk Tô, Kontum.
"Sau 7 ngày mệt lả thì Công sứ Trung Kỳ điện cho Công sứ Kontum đáp ứng những yêu sách của chúng tôi."

Tuyệt thực dài ngày

Thư viết tiếp: "Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực đến nay đã 18 ngày thì rất nguy kịch, cách cái chết không còn xa mấy".
"Tôi nghĩ là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước không nỡ làm ngơ trước cái chết vô lý của một con người, bất kể đó là ai."
Tướng Vĩnh đề nghị hai vị lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam cho kiểm tra và chỉ thị cho giám thị trại giam đối xử bình thường với ông Cù Huy Hà Vũ, cho phép vợ con ông thăm nom cung cấp dinh dưỡng cho ông.
"Tôi nghĩ là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước không nỡ làm ngơ trước cái chết vô lý của một con người, bất kể đó là ai."
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
"Tốt hơn thế, kính đề nghị Tổng Bí thư và Chủ tịch nước... thể hiện truyền thống nhân đạo của tiền nhân xuống lệnh tha trước thời hạn tù nhân Cù Huy Hà Vũ..."
Ông Vĩnh cảnh báo nếu ông Cù Huy Hà Vũ thiệt mạng vì tuyệt thực thì điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu cho uy tín của Việt Nam trước dư luận quốc tế.
Ngày càng nhiều người Việt ở cả trong nước và nước ngoài tuyên bố cùng tuyệt thực để ủng hộ ông Cù Huy Hà Vũ.
Hôm thứ Tư 12/6, trong một cuộc nói chuyện điện thoại với bà Lê Hiền Đức, một người đấu tranh ở Hà Nội, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp nói sẽ chịu trách nhiệm về tính mạng của ông Vũ.
Ông Oánh, người phụ trách quản lý các trại giam, nói với bà Đức rằng ông Cù Huy Hà Vũ "sẽ không chết, trong tù đường sữa rất nhiều".
Tuy nhiên bà Dương Hà, vợ ông Vũ, nói dù gia đình gửi nhiều đồ ăn ông vẫn quyết tâm không sử dụng.
Bấm Trở về đầu trang

Saturday, June 15, 2013

HOA HẬU THẾ GIỚI ỨNG ĐỐI * TRUYỆN VUI ĐÙA



A Male's most important Organ supposedly as described by
some of the most beautiful women of the world at the
Miss Universe Contest…

Các hoa hậu thế giới trả lời trong cuộc thi ứng đối về "cái ý " của đàn ông
INDIA


Question: Ms India, how do you describe a Male Organ in your country?
Ms India: Well, I can say that Male Organs in India are like labourers.
Question: How can you say so?
Ms India: Because they work day and night...
(Applause! Applause! Applause!)


Câu hỏi: Chào cô hoa khôi Ấn Đô. Bên Ấn Độ người ta diễn tả "cái ý" như thế nào?
Trả lời: Bên Ấn Độ người ta gọi là hạng thợ thuyền lao động.
Câu hỏi: Tại sao?
Bởi vì nó làm cả ngày lẫn đêm
(Khán thính giả : Hoan hô! Hoan hô)
SINGAPORE



Question: Ms Singapore, how do you describe a Male Organ in your country?
Ms Singapore: Well, I can say the Male Organs in Singapore are very Kiasu (Afraid to lose).
Question: How can you say so?
Ms Singapore: Because they always want to rush in quick and leave 15 minutes before
the show is over...
(Applause! Applause! Applause!)



Câu hỏi: Chào cô hoa khôi Singapore, bên Singapore người ta diễn tả "cái ý" như thế nào?
Trả lời: Nó rất Kiasu ( người ta sợ phải mất nó).
Tại sao?
Bởi vì nó đến rất vội vã và rút lui 15 phút trước khi màn trình diễn bế mạc.
Hoan hô! Hoan Hô!
MALAYSIA



Question: Ms Malaysia, how do you describe a Male
Organ in your country?
Ms Malaysia: Well, I can say that Male Organs in Malaysia are
like Proton Cars.
Question: How can you say so?
Ms Malaysia: Because they look tough but are actually very soft...
(Applause! Applause! Applause!)



Câu hỏi: Chào cô hoa khôi Malaysia. Bên nước cô người ta diễn tả cái ấy như thế nảo?
Trả lời: Bên nước tôi, người ta gọi nó giống như xe Troton.
Tại sao?
Bởi vì nó trông trất cứng nhưng thực tế là rất mềm.
Hoan hô! Hoan hô! 

 KUWAIT



Question: Ms Kuwait, how do you describe a Male Organ in
your country?
Ms Kuwait: Well, I can say that Male Organs in Kuwait are
like thieves.
Question: How can you say so?
Ms Kuwait: Because they like to enter through the back door...
(Applause! Applause! Applause!)



Câu hỏi: Chào cô Kuwait. Bên nước cô người ta diễn tả cái ấy ra sao?
Trả lời: Bên ngước tôi người ta cho rằng nó giống thẳng ăn cắp.
Tại sao? Vì nó thường đột nhập của sau!
Hoan hô!Hoan hô!

  PHILIPPINES
 
 Question: Ms Philippines, how do you describe a Male Organ
in your country?
Ms Philippines: Well, I can say that Male Organs in our country
are like gossips or rumours.
Question: How can you say so?
Ms Philippines: Because they pass from mouth to mouth...
(Applause! Applause! Standing ovation!)



Câu hỏi: Chào cô Philippines, bên nước cô người ta diễn tả cái ấy ra sao?
Trả lời: Nó giống những câu chuyên gẫu hay những tin đồn.
Tại sao? Bởi vì nó truyền từ miệng người này sang người khác.
Hoan hô! Hoan hô!


SPAIN



Question: Ms Spain, how do you describe a Male Organ in
your country?
Ms Spain: Well, I can say that Male Organs in our country
are like our very own Fighting Bulls or Toros.
Question: How can you say so?
Ms Spain: Because they charge in every time they see
an opening...
(Applause! Applause! Applause!)



Chào cô Tây Ban Nha, Bên Tây Ban Nha người ta diễn tả cái ấy như thế nào?
Trả lời: Giống như đấu bò.
Tại sao? Vì nó bị tính tiền khi nó vừa mới được thấy màn đầu.
Hoan hô! Hoan hô! 


USA


Question: Ms America, how do you describe a Male Organ
in your country?
Ms America: Well, I can say that Male Organs in our country
are like gentlemen.
Question: How can you say so?
Ms America: Because they stand up every time they see a woman…
(Applause! Applause! Applause!)



Câu hỏi: Chào cô Hoa kỳ. Bên Mỹ người ta diễn tả cái ấy như thế nào?
Bên Mỹ người ta gọi là người lịch sự.
Tại sao? Bởi vì khi thấy đàn bà thì nó đứng dậy.
Hoan hô! Hoan hô!

NGUYÊN TRẦN * MỘT CÂUCHUYỆN CẢM ĐỘNG.

MỘT CÂUCHUYỆN CẢM ĐỘNG.   

   Để câu chuyện thêm rõ ràng, tưởng cũng cần nói thêm là mấy lúc sau này, trong mục đích cạnh tranh giảm tiền vé tối đa, các hãng hàng không không còn serve thức ăn trên tàu bay cho hành khách economy class (trừ business class hay first class và những chuyến oversea long hours) mà thay vào đó chỉ bán sandwich, snack dưới hình thức BOB (buy on board) những đồ ăn trưa.
   Tôi đặt hành lý vào hộc ở trên đầu ngồi rồi ngồi xuống ghế. Đây là chuyến bay dài làm tôi ước gì mình có một quyển sách hay để đọc trên phi trình. Có lẽ tôi cũng cần chợp mắt một chút.
  Vừa lúc trước khi máy bay cất cánh, một nhóm 10 người lính trẻ men theo lối đi và ngồi hết vào chỗ trống rải rác còn lại. Chẳng có gì để làm, tôi bắt đầu gợi chuyện người lính ngồi gần nhất.
 - Các cậu đi tới đâu vậy?
 - Petawawa. Chúng tôi sẽ ở đó hai tuần để thụ huấn một chương trình huấn luyện đặc biệt rồi sau đó sẽ bổ sung tới A Phú Hãn.
   Sau khi máy bay cất cánh độ một tiếng thì tiếng loa thông báo là trên máy bay có bán thức ăn nhẹ đựng trong bao giá $5.
 Cũng còn lâu lắm chuyến bay mới tới phía Đông nên tôi quyết định mua một bao đồ ăn để vừa ăn vừa giết thì giờ. Khi tôi móc bóp lấy tiền thì chợt nghe một người lính hỏi bạn mình là có muốn mua thức ăn không.
 -Không! Có vẻ như mắc quá đó. Bao lunch gì mà tới $5. Thôi tao ráng đợi tới căn cứ hẳn hay.
 Và anh lính trẻ gật gù đồng ý với bạn.

  Tôi đảo mắt nhìn chung quanh thì thấy mấy người lính khác cũng không có ý định mua gì cả mặc dù lúc đó cũng đã tới giờ ăn trưa rồi. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, tôi gọi người nữ tiếp viên tới đưa cho bà ta $50 và nói:
 - Xin bà vui lòng lấy thức ăn cho những người lính này.
   Người tiếp viên ngạc nhiên nắm chặt lấy tay tôi, qua đôi mắt long lanh ngấn lệ vì xúc động, bà ngõ lời cám ơn tôi và nghẹn ngào:
 - Con trai tôi cũng là một quân nhân đang chiến đấu tại Iraq. Nghĩa cử này của ông như đang dành cho nó vậy.
   Rồi bà xăng xái đi lấy 10 bịch đồ ăn trao cho tất cả các người lính trên tàu. Sau đó bà dừng lại chỗ tôi hỏi:
 - Thưa ông dùng gì ạ? Bò, gà rất hảo hạng.
 - Xin cho tôi gà.
   Tôi trả lời bà ta trong một thoáng ngạc nhiên vì theo tôi biết hạng economy bây giờ chỉ có BOB thôi mà.
   Người nữ tiếp viên đi về phía trước của máy bay độ một phút sau đó trở lại với nguyên khay thức ăn nóng hổi dành cho hành khách vé hạng nhất, bà trịnh trọng nói với tôi:
 - Đây là tấm lòng tri ân nho nhỏ của những người trên chuyến bay này đối với ông.
   Sau khi ăn xong với tâm trạng sảng khoái nhẹ nhàng, tôi bước tới phòng vệ sinh ở phía sau cùng. Trên đường đi, một người đàn ông thình lình đứng lên chận tôi lại nói:
 - Tôi rất cảm phục việc ông làm, xin ông cho tôi được chia phần mà vui lòng nhận cho.
   Nói xong, ông ta dúi vào tay tôi 25 mỹ kim.

  Sau đó không lâu, viên phi công trưởng rời buồng lái vừa đi vừa nhìn số ghế ghi trên hộc hành lý, linh cảm khiến tôi thầm mong ông ta đừng kiếm tôi nhưng … ô kìa! Ông ta dừng lại ngay hàng ghế của tôi rồi cười thật tươi và chìa tay ra nói:
 - Tôi muốn được bắt tay ông.
   Cực chẳng đã, tôi mở dây an toàn đứng dậy bắt tay viên phi công trưởng.
   Với giọng hân hoan, ông ta nói lớn như để mọi người cùng nghe:
 - Tôi cũng đã từng là một quân nhân và cũng là phi công chiến đấu. Có một lần có người cũng mua cho tôi thức ăn. Điều đó thực sự thể hiện cả một tấm lòng tốt đẹp mà tôi không bao giờ quên.
   Cả một tràng pháo tay tán thưởng vang dội làm tôi đỏ bừng mặt vì mắc cở.
   Chỉ với một hành động nhỏ nhặt tầm thường của tôi mà đánh động lương tâm con người đến thế sao?
   Vì chuyến bay quá dài nên có một lúc, tôi phải đi bộ về phía trước để dãn gân cốt thì bỗng nhiên có một nam hành khách ngồi trên tôi độ sáu dãy đưa tay ra bắt và để lại trong tay tôi cũng 25 mỹ kim.

  Bầu không khí trên chuyến bay thật nhẹ nhàng và chan hòa tình người cho tới khi máy bay hạ cánh. Tôi lấy hành lý và bắt đầu bước ra khi vừa tới cửa máy bay thì một người đàn ông chận tôi lại và nhét nhanh vào túi áo tôi một thứ gì đó xong ông ta vội vả bước đi mà không nói một lời. Lại thêm $25 nữa.
   Nếu tính ra, tôi chỉ chi có $50 mà bây giờ thu lại tới $75. Kiếm được $25 dễ dàng đến thế sao! À! Quên! Còn bữa ăn thiệt ngon miệng nữa chứ.
   Đúng là khi ta làm phải thì không bao giờ lỗ lã cả.
   Tôi vui vẻ bước nhanh vào cửa phi trường thì thấy mấy người lính trẻ kiểm điểm nhân số để chuẩn bị về căn cứ. Tôi tiến tới trao cho họ 75 mỹ kim và nói:
 - Từ phi trường về tới trại phải khá xa. Mà bây giờ cũng đã tới giờ để dằn bụng một cái sandwich chứ. Trời Phật sẽ ban ơn cho các cậu.
   Mười người lính trẻ trong ngày hôm đó chắc đã rời chuyến bay trong tâm trạng yêu thương và kính mến những hành khách đồng hành. Tôi hăng hái bước tới xe với lời thì thầm nguyện cầu cho tất cả sẽ được trở về trong an bình.
   Những chàng trai nầy đã hy sinh tất cả cho quê hương mà tôi chỉ biếu họ có một vài phần ăn. Thật là quá ít ỏi nếu không muốn nói là chỉ trong muôn một.
   Nghĩ xa hơn nữa, người cựu chiến binh đã từng đánh đổi cả cuộc đời khi viết lên chi phiếu trắng đề tên người nhận là “Hiệp Chủng Quốc” mà số tiền có thể lên đến chính sinh mạng của họ.
   Đó là một vinh dự tối cao lẽ ra cả đất nước phải dành cho họ nhưng than ôi! Có nhiều người đã không cần biết tới và bỏ quên họ.
   Xin các Đức Hộ Quốc Nhân Vương Bồ Tát và Kim Cang Đại Lực Sĩ Bồ Tát gia trì sức mạnh và lòng can đảm cho bạn chuyển tiếp câu chuyện này tới bạn bè quen biết.
   Riêng tôi thì đã làm xong.
                                                                 Nguyên Trần, Toronto 
 
                            
                                                 
          

BÙI BẢO TRÚC * TRUNG CỘNG XẤU XA

TRUNG CỘNG XẤU XA


(Tòa soạn xin phép được đổi nhan đề)

Ngày 27 tháng 5 năm 2013.

Bạn ta,
Có một thời, các du khách Mỹ đi đến đâu cũng bị người ta coi thường nếu không muốn nói là bị ghét. Tiền Mỹ thì yêu nhưng người Mỹ thì không.


The Ugly American(s) không phải chỉ là tên cuốn tiểu thuyết của Eugene Burdick và William Lederer, mà là những chữ nhiều người dùng để mô tả những du khách người Mỹ vừa thô lậu, thiếu văn hóa, lại còn tự cao, tự đại khi ra nước ngoài đi du lịch.


Hình ảnh một người đàn ông tuổi cỡ sáu chục, sơ mi Hawaii, quần shorts, đi dép, cổ đeo một chiếc máy ảnh rẻ tiền, người phụ nữ bên cạnh to béo, mắt đeo kính mát gọng nhựa trắng xếch ngược lên của thập niên 60, tóc tai như vừa gỡ được mấy cái hair roller ra, cái bóp đầm đeo trên vai như Gary Larson cực tả trong những bức hí họa của ông. Mấy tên Chệt quả là xấu xa!


Nhưng nay, hình ảnh những du khách Mỹ đáng ghét đó đã được thay thế, phải nhường chỗ cho các du khách từ Hoa lục đi ra nước ngoài du lịch. Mấy anh chị ba Tầu đi du lịch cũng dữ lắm. Trong năm 2012, khoảng 83 triệu Chệt đực, Chệt cái đi du lịch ở ngoại quốc, chi khoảng 102 tỉ đô la Mỹ. Mấy anh chị Chệt nhà quê này đi đến đâu cũng bị ghét đến đó. Có thể nhiều tiền thật đấy nhưng nhà quê và xấu xa thì vẫn còn nguyên. Ăn to, nói lớn, khạc nhổ, không biết xếp hàng, lấn được ai là lấn, bần tiện, keo kiệt về đồng tiền… đi đến đâu cũng lòi ra bằng ấy cái xấu. Một tác giả Trung quốc, ông Bá Dương đã viết rõ điều đó trong cuốn Người Trung Quốc Xấu Xí. Người Hoa, theo ông Bá Dương, khi ra nước ngoài, lại càng lộ rõ hơn những cái xấu xa của họ.


Tại viện bảo tàng Louvre ở Paris, có một tấm bảng viết bằng chữ Hán ghi rõ cấm đại tiện và tiểu tiện. Zadig&Voltaire nói rõ vào năm 2014, khách sạn mới của công ty sẽ không tiếp du khách người Hoa. Tại một vài ngôi chùa ỏ Chiang Mai, bắc Thái Lan, các nhà sư đã phải cố gắng rất nhiều để giải thích cho các du khách người Hoa là không được mặc quần shorts vào chùa. Các khách sạn ở Singapore và Thái Lan đều than phiền là người Hoa nói quá lớn, lái xe quá ẩu, không chịu xếp hàng, để cho trẻ con tiểu tiện và đại tiện trong các bể bơi, nhân viên Hongkong Airlines phải học võ để đối phó với các Chệt đực say sỉn trên máy bay …


Những chuyện như thế đã khiến cho phó thủ tướng Trung quốc mới đây phải than phiền là người Trung quốc khi ra nước ngoài đã lộ ra cái vẻ thiếu văn minh và vô học của mình qua các việc làm của họ. Ông kêu gọi người dân Trung quốc phải tự xét lại việc làm của mình bỏ hẳn trò to tiếng, khạc nhổ, đi đứng vô trật tự ngoài đường …


Đó là lời của chính những người Tầu nói về người Tầu.

Tuần qua, lại thêm một vụ tai tiếng nữa khi một thiếu niên 15 tuổi tên là Đinh Cẩm Hạo người Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô theo cha mẹ đi Ai Cập chơi. Tại một ngôi đền có từ 35 thế kỷ trước, Chệt Hạo đã dùng vật nhọn khắc lên một bức chạm nổi mấy chữ đại khái Đinh Cẩm Hạo đã đến đây. Sau đó, Chệt nhỏ này còn khoe việc nó làm trên internet. Việc đó đã gây phẫn nộ cho rất nhiều người khiến cha mẹ của Chệt Hảo phải xin lỗi rối rít.


Tại sao Chệt Hạo phải làm vậy? Ai mà chả biết cậu và phái đoàn du lịch người Hoa đã đến đó.


Thì cứ nhìn đống rác rến bọn người này để lại cùng với những bãi nước bọt nhổ xuống đất, tiếng nói chuyện la hét gọi nhau ơi ới vang lừng cả một khu, chen nhau, lấn người khác để lên phía trước, ăn cắp ăn trộm, ngó trước ngó sau không thấy ai thì đái một cái, ỉa một cái… là biết ngay chứ việc gì phải viết mấy chữ lên tường?


Những dấu tích ấy người ta đã thấy khắp nơi, nhất là ở mấy nước Đông Nam Á, nơi các sếnh sáng dở tất cả mọi trò khốn nạn của chúng ra ở trên biển, trên đất liền, bên này cũng như bên kia biên giới, bạ cái quái gì cũng nhận là của mình bộ không thấy sao?  Quả là các sếnh xáng vô cùng xấu xa!
NGÀY CỦA CHA - BIỂU TÌNH
CÔNG ƠN CHA
Ghi nhớ công ơn Cha
Hôm nay, người Mỹ cũng như dân chúng ở khoảng năm mươi quốc gia trên thế giới sửa soạn đón mừng Father’s Day, Ngày lễ cho Cha, năm nay nhằm ngày 15 tháng 6.
Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-06-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
vmusic061508.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Father-and-Son-305.jpg
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008.
AFP PHOTO
Từ mấy tuần nay, các cửa tiệm rao mời những món quà để khách mua cho dịp Father’s Day, tuy nhiên quà cho đàn ông thì hơi khó.
Các ông hay diễu rằng mang tiếng là được quà nhưng lại khiến phải làm lụng thêm, ví dụ như thùng quà, mở ra là bộ dụng cụ để chữa xe, sửa nhà, làm vườn, ...
Tình Cha
Thế, các bạn đã mua quà cho Bố mình chưa? xin mách với bạn nào để dành được nhiều tiền, là giải Bóng đá Euro 2008 vừa khai diễn tối hôm qua, còn kéo dài ba tuần nữa đấy. Hay là… bạn kêu gọi các anh chị em chung tiền, biếu Bố cái TV tân tiến nhất với hình ảnh sắc nét để Bố xem cho đã mắt?
Theme “Euro 2008” …
Nói cho vui thế chứ tuổi già đâu cần quà mà chỉ mong con cháu đến thăm, và vui khi thấy đại gia đình quây quần.
FatherDayClinton250.jpg
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cùng con gái Chelsea trong ngày Father's Day. Photo: AFP
 “Ai bằng tình Cha” sáng tác của Phạm Mạnh Đạt, Hoàng Quân trình bày … Mỗi quốc gia có nét văn hóa riêng, do đó, mừng lễ theo tập tục xứ mình. Với Father’s Day cũng thế, Việt Nam chưa có lệ dành ra một ngày trong năm để ghi công ơn Cha.
Các quốc gia có lệ này thì cũng tùy theo tập tục xứ họ, như người Đài Loan dành ngày 8 tháng 8 hằng năm làm “Ngày cho Cha” vì tiếng Quan Thoại phát âm số 8 là “bá” nghe giông giống như tiếng gọi “Ba Ba”.
Dân Thái Lan thì lấy sinh nhật 5 tháng 12 của đức Vua Bhumibol đương trị vì, làm “Ngày lễ cho Cha” vì họ tôn sùng, kính yêu nhà vua như với Cha của họ vậy.
Sâu nặng ơn Cha
 “Sâu nặng ơn Cha” Bích Ngọc đang trình bày đến quý thính giả …
Người viết bài này là nhạc sĩ Minh Duy, vốn là một nhà giáo.
Từ Melbourne bên Úc, nơi ông cùng gia định định cư từ 27 năm nay, Minh Duy cho biết cảm xúc khi viết ca khúc “Sâu nặng ơn Cha”:
Thưa Chị, tôi viết nhạc phẩm “Sâu nặng ơn Cha” là để nhớ ơn thân phụ của tôi sau khi người qua đời mà tôi không được gặp mặt. Đồng thời cũng để vinh danh tất cả những người cha đáng yêu, đáng quý trên đời này.
Thy Nga: Tự cổ chí kim, trên khắp thế giới, ai cũng có thể thấy là văn chương, thi họa, ca nhạc về người Cha thì rất ít, trong khi về Mẹ thì nhiều, không kể xiết. Cho nên, có một nhạc bản về Cha như sáng tác của anh, thật là quý.
    Mẹ là chỗ dựa tình cảm, mẹ thường gần gũi con, an ủi con, và hy sinh cho con, nên được con yêu quý và ca tụng nhiều. Trong khi đó, Cha thường là chỗ dựa tinh thần hướng dẫn, tinh thần xông pha và chịu đựng gian khổ.
    Nhạc sĩ Minh Duy
Nhạc sĩ Minh Duy: Thưa Chị, cũng để đóng góp thêm một tài liệu về Cha, sau khi tôi đã vinh danh người mẹ qua tác phẩm “Mẹ” trong một CD của tôi.
Theo tôi nghĩ, từ trước đến nay, Mẹ là chỗ dựa tình cảm, mẹ thường gần gũi con, an ủi con, và hy sinh cho con, nên được con yêu quý và ca tụng nhiều. Trong khi đó, Cha thường là chỗ dựa tinh thần hướng dẫn, tinh thần xông pha và chịu đựng gian khổ. Con cái kính trọng Cha, sợ Cha hơn sợ Mẹ, nhưng không nhiều người yêu mến Cha nồng nàn như yêu mến Mẹ. Đó là lý do vì sao tới nay, tác phẩm văn nghệ nói về Mẹ vượt trội hẳn số tác phẩm về Cha, nếu không nói là rất khó tìm tài liệu về lòng thương Cha. 
Ca khúc “Papa” Tuấn Ngọc hát lời Việt …
Lịch sử Father’s Day
Bên Úc, Father’s Day vào Chủ Nhật đầu tiên của tháng 9, là tháng đầu mùa Xuân ở Nam bán cầu. Với người Tây phương, theo tôi nghĩ, thì cái tình cảm đối với Cha Mẹ, họ bộc lộ rõ rệt hơn người Việt Nam.
Thy Nga: Lễ Father’s Day bắt nguồn từ Mỹ và sự kiện như sau:
FatherSon-Japanese-200.jpg
Hai cha con người Nhật trong ngày lễ đón mứng năm mới. AFP PHOTO
Vào năm 1909 khi mọi người mừng Mother’s Day, lễ cho Mẹ, thì bà Sonora Smart Dodd bùi ngùi liên tưởng đến cha, là ông William Smart. Mẹ bà chết khi sanh đứa con thứ sáu, để lại gánh nặng gia đình cho người chồng cựu chiến binh. Ông Smart vừa làm lụng mưu sinh, vừa nuôi dạy đàn con gồm một trẻ sơ sinh và năm đứa nhỏ.
    Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng.
    Nhà văn Võ Hồng
Đến khi lớn khôn, hiểu ra được sự hy sinh ấy, Sonora vận động với giới chức chính phủ, xin dành ra một ngày trong năm để vinh danh các người cha. Sonora yêu cầu là vào tháng Sáu, tháng sinh của cha bà. Đến năm 1966 thì tổng thống Lyndon Johnson công bố dành Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 6 hằng năm, làm Father’s Day.  
Tới nay thì trên thế giới, ít ra có 44 quốc gia từ Mỹ sang Âu qua Á và Phi châu mừng Father’s Day vào cùng ngày đó.
Úc với Tân Tây Lan thì chọn Chủ Nhật đầu mùa Xuân, như nhạc sĩ Minh Duy vừa nói, làm Father’s Day.
 “Người cha” …
Trong các xã hội Á đông như Việt Nam mình, người cha ít bày tỏ tình cảm với con cái, nhiều như người mẹ. Chúng ta thường nói về Mẹ mà ít đề cập đến công lao của Cha, như Thiên Kim trình bày trong bản “Người cha” quý vị đang nghe …
Thy Nga có đọc thấy một bài viết lột tả tình Cha dành cho con, phân tích về tình cảm này: đó là bài “Một bông hồng cho Cha” của nhà văn Võ Hồng. Xin trích đoạn để chia sẻ cùng quý thính giả:
 “… Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng.                                                                                              
Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạt lòng, cha phải giữ kỷ cương.  Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực …”
 “Cha và Con” ...
Ca khúc “Cha và Con” của ban nhạc Bức Tường khép lại chương trình hôm nay. Thy Nga mến gửi lời chúc hạnh phúc vui tươi đến tất cả các thính giả, độc giả phái nam.
 NHỮNG BÀI CA VỀ CHA
PAPA -TAM CA ÁO TRẮNG  - Paul Anka- -
KHUC HÁT CHA YÊU - LÝ HẢI

Nho Cha 02 Ngoc
 
NHỚ CHA -THANH NGÂN
“Father and Son” by the Artist Formerly Known as Cat Stevens

 “Love Without End, Amen” by George Strait
“Papa Was a Rolling Stone” by The Temptations
“Daughter” by Loudon Wainwright III
“Cat’s in the Cradle” by Harry Chapin

 “Color Him Father” by the Winstons
 
“A Boy Named Sue” by Johnny Cash
 
“My Father’s Eyes” by Eric Clapton
.
“Just the Two of Us” by Will Smith
 
“The Living Years” by Mike + the Mechanics
Posted by sontrung at 2:37 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 266
VŨ HOÀNG * NHỮNG Ô CỬA XANH
Trang Chính | Tạp Chí | Âm Nhạc Cuối Tuần
Những ô cửa xanh: ca khúc đặc biệt cho Cha
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-06-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
vuhoang06152013.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
050_ONLY_0062144-305.jpg
Ảnh minh họa chụp ở TPHCM năm 2011.
AFP

Lại một Ngày Của Cha nữa đã đến và trong ngày lễ đặc biệt này, chương trình âm nhạc cuối tuần xin dành gửi đến những bậc làm cha bài hát giàu ý nghĩa Những Ô Cửa Màu Xanh của nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh.
Ca khúc nhẹ nhàng nhưng sâu sắc
Trong số nhiều ca khúc viết về cha, nhạc phẩm Những Ổ Cửa Màu Xanh được đánh giá là ca khúc nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, đặc tả tình cảm thân thương mà người con trai dành cho cha của mình, ở đó, những kỷ niệm ấu thơ được tác giả xâu chuỗi như một cuốn phim chiếu chậm.
Người nghe bắt gặp đâu đó hình ảnh của mình khi còn nhỏ, đó là thời của 20 năm về trước, khi cha mẹ đi làm, thường để anh em tự chơi với nhau trong nhà, ngước nhìn bầu trời qua những khung cửa xanh, lũ trẻ ước mơ về một thế giới xa xăm, kỳ diệu. Và giờ đây, cũng qua những khung cửa xanh ấy, tác giả hồi tưởng về những ký ức đã cùng anh sống với cha khi còn thơ trẻ.
Trong nhạc phẩm, người nghe thấy hình ảnh của những ô cửa màu xanh được lặp đi lặp lại nhiều lần, như thể những kỷ niệm xa xưa ấy vẫn đau đáu và luôn hiện hữu trong tâm trí của con, để con biết rằng dù cha có đi xa, nhưng tình thương yêu ba dành vẫn luôn là vĩnh cửu.
    Ca khúc Những Ô Cửa Xanh là một ca khúc dành tặng cho cha, dựa vào hoàn cảnh riêng của gia đình Quỳnh, bố mẹ không sống chung với nhau từ khi Quỳnh học cấp 2 ở VN.
    -Nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh
Nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh cho biết:
“Ca khúc Những Ô Cửa Xanh là một ca khúc dành tặng cho cha, dựa vào hoàn cảnh riêng của gia đình Quỳnh, bố mẹ không sống chung với nhau từ khi Quỳnh học cấp 2 ở Việt Nam. Sau khi bố mẹ chia tay, Quỳnh sống với mẹ, bố thường xuyên đến thăm. Ca khúc này là sự tưởng nhớ lại quá khứ khi mình tương đối bé, trong tuổi thanh thiếu niên, muốn đi đâu vẫn chưa được tự do, vẫn phải chờ bố đến đón để cùng đi chơi với bố.
Ca khúc này mở đầu bằng sự hồi nhớ lại lúc tuổi thơ khi còn có cả bố và mẹ, tưởng tượng mình ở trong ngôi nhà có bầy chim trắng, có những chậu hoa như bạn thân của mình, ngồi gần bố được bố đọc cho từng trang sách lật qua, đưa con chạm đến những vương quốc xa. Và đến khi lớn lên thì nhận ra cuộc sống đôi khi buồn tênh, năm qua vụt qua không là cổ tích và đôi khi tình yêu lìa xa.
Khi mình viết ca khúc Những Ô Cửa Xanh đó là lúc nghĩ lại những kỷ niệm, những giây phút tương đối ngắn ngủi khi ở bên cha, và cùng cha nói về đủ mọi thứ trên đời, nói chuyện đời sống về người thân, về mẹ, về đời sống xa xôi, ý tổng kết lớn nhất đối với Quỳnh và cũng là bài học lớn nhất học được từ cha là bất chấp những khó khăn nhọc nhằn trong cuộc sống, người cha vẫn giữ được lạc quan và đặt tất cả những hi vọng vào người con của mình và dặn dò con như trong phần cuối bài hát mình viết: dù là giấc mơ tình yêu vỡ òa, nhưng cha mong con như dòng sông đi xa hơn nữa, và dù có gì xảy ra thì cũng hay yêu cuộc sống này, như cha đã từng yêu, rất yêu những giờ gần con.

000_Hkg464885-250.jpg
Ảnh minh họa chụp ở TPHCM năm 2007. AFP PHOTO.
Khi mình lớn lên trưởng thành, qua tuổi 20 lại ra nước ngoài sống và làm việc và thời gian sống ở bên cha khi đã trưởng thành rồi rất ngắn, mặc dù bố con vẫn trao đổi với con qua điện thoại, email, nhưng thời gian sống gần nhau rất ngắn và thêm nữa là bố Quỳnh ra đi rất đột ngột, khi ấy Quỳnh đang ở nước ngoài và sự ra đi của bố rất nhanh, cũng không ai đoán trước được, cho nên giờ cảm giác khi nghĩ đến bố có rất nhiều tiếc nuối thưa anh. Cảm giác nghĩ về bố đối với Quỳnh có rất nhiều sự tiếc nuối và bây giờ, khi mình đã làm cha, con của Quỳnh đã được 4 tuổi, khi nhìn cháu chơi với bố mẹ hay với những người thân khác, cứ lại nghĩ giá mà, giá như ông nội còn sống đến bây giờ, vì lần cuối ông nhìn cháu thì cháu chưa đầy 2 tuổi.

Bây giờ cứ nghĩ là giá như ông còn ở đây thì chắc là ông nội vui lắm, nhưng đó chỉ là sự ước gì thôi, thế nên mình chỉ biết nói rằng tình cảm con người, tình cảm bố con hay mẹ con với nhau, nhiều khi rất mong manh. Và hôm nay, khi mình đang có những niềm vui với con của mình hay với bố của mình, và nếu ngày mai có chuyện gì đột ngột xảy ra thì chắc hẳn sẽ có nhiều ân hận, vậy cho nên, trong khả năng có thể được, mỗi người nên gọi điện nếu ở xa hay ngồi uống cà phê với cha nói rằng bố ai, nếu có gì xảy ra thì bố hãy biết rằng con yêu bố rất nhiều. Nếu có thể nói một câu như vậy, thì Quỳnh tin rằng, những người cha của mình sẽ cảm thấy được an ủi, được hạnh phúc hơn rất nhiều.
Về mặt giai điệu và tiết tấu thì đây không phải là một ca khúc quá phức tạp, có một số đoạn hơi nhiều chữ, nhưng Quỳnh nghĩ rằng bài hát này khá dễ hát. Ba bạn ca sĩ chính đã từng hát bài này đều là những giọng nam đầu tiên là Nguyễn Phi Hùng, sau đó là Hồ Trung Dũng và gần đây là Đức Tuấn. Mình nghĩ rằng cả 3 người đều hát được tất cả bằng tất cả những tấm lòng chân thành. Đức Tuấn trong một buổi diễn gần đây đã quá xúc động, mặc dù mình biết là bố mẹ của Đức Tuấn vẫn đều đang sống ở dương thế, vì lý do nào đó quá xúc động đã khóc, quả thực là một điều đặc biệt đối với Quỳnh. Nhìn chung lại mình thấy cả 3 người đều đã lột tả được đúng tâm trạng của bài hát.

Có một điểm rất thú vị không ngờ đến, bài hát này là tâm sự của một người con trai, nhưng tình cờ một hôm, một người bạn của mình không phải là ca sĩ chuyên nghiệp email cho mình và muốn thử hát ca khúc ấy. Đến lúc nghe lại, thì cảm giác lạ lắm vì không bao giờ nghĩ rằng một cô gái hát ca khúc này, vì thế cảm giác rất đặc biệt, vì thế mình thấy có một niềm an ủi là ca khúc ấy có độ truyền tải rộng, vượt qua cả vấn đề giới tính của ca sĩ, nên đó cũng là một kỷ niệm đẹp.”

 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/blue-windows-song-4-father-s-day-vh-06152013084356.html
Posted by sontrung at 1:59 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 266
THU NGA * FATHER'S DAY
“Father’s Day” - Ngày của Cha
Chủ Nhật 19 tháng Sáu này là Father’s Day, ngày lễ vinh danh Cha.
Thy Nga, phóng viên RFA
2011-06-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
06212010-anct-TNga Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
fatherhood_bbq_greet_LJ-0086-305
Tổng thống Barack Obama chào khách đến tham dự bữa tiệc ngoài trời ngày Father's Day tại Nhà Trắng hôm 21/6/2010
White House Photo by Lawrence Jackson
Lịch sử ngày Father’s day
Vào tháng Sáu 1910, lễ “Father’s Day” đầu tiên được cử hành tại Spokane, bang Washington, Hoa Kỳ sau nỗ lực vận động của bà Sonora Smart Dodd. Các ông bố đến nhà thờ dự lễ được trao đóa hồng đỏ. Người nào mà cha mình đã từ trần, thì cài hoa hồng trắng.
Câu chuyện thế nào?
Vào năm 1908, người dân Mỹ hân hoan mừng Mother’s Day, ngày lễ vinh danh Mẹ, vừa được lập ra. Vị tu sĩ tại nhà thờ ở Spokane, nơi bà Sonora Smart Dodd cư ngụ, trong bài giảng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò người mẹ. Sau buổi lễ, Sonora tiến đến thưa với vị tu sĩ là những điều ông nói về người mẹ rất hay tuy nhiên, vai trò của người cha thì sao, người cha cũng xứng đáng được ghi công ơn chứ, phải không ạ.
Thời đó ở Mỹ, người đàn ông trong gia đình bị mang tiếng là chỉ ngồi hút píp và uống rượu say sưa trong khi vợ con làm lụng vất vả. Tới nỗi có bài hát nói về tình trạng ấy: đó là bài “Everybody works but Father”. Điều này khiến Sonora bất bình vì cha bà là hình ảnh khác hẳn và hơn thế nữa, là tấm gương cho các con ngưỡng phục.
    Vào tháng Sáu 1910, lễ “Father’s Day” đầu tiên được cử hành tại Spokane, bang Washington, Hoa Kỳ sau nỗ lực vận động của bà Sonora Smart Dodd.
Mùa Đông năm 1898, mẹ của Sonora chết khi sanh đứa con thứ sáu. Sonora nhớ lại là sau khi đưa đám mẹ, một đứa em trai đã chạy ra ngoài vườn để khóc trong đêm lạnh giá. Cha đã nén đau thương đưa em vào dỗ dành. Cảnh tượng ấy khiến Sonora xúc động vô cùng.  
Thời đó, nếu như ông William Smart đưa đàn con gồm 5 đứa và một trẻ sơ sinh, nhờ họ hàng nuôi nấng, hoặc ngay cả nếu ông bỏ chúng vào viện mồ côi thì cũng là chuyện thường tình nhưng Không! ông nhất quyết lo toan. Sonora là con gái lớn và duy nhất, khi ấy 16 tuổi, giúp Bố trông nom các em nhưng chỉ được một năm thì cô đi lấy chồng, lập gia đình với anh John Dodd. Như vậy là ông bố vừa làm lụng mưu sinh, vừa lo nuôi dạy đàn con nhỏ trong đó, có một đứa còn ẵm ngửa. Trường hợp của ông William Smart có thể coi là hiếm có vào thời đó.                                                           
000_Was3128000-200
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, phu nhân Michelle cùng con gái Sasha hôm 27/5/2010 tại Nhà Trắng. AFP PHOTO/Mandel NGAN
Đến khi trưởng thành, hiểu ra được sự hy sinh ấy, sự quên mình của cha, Sonora vận động xin dành ra một ngày trong năm để vinh danh các người cha. Sonora yêu cầu là vào tháng Sáu, tháng sinh của cha bà.
Năm sau đó, yêu cầu của Sonora Dodd được giới chức thành phố Spokane và bang Washington chấp thuận, tuy nhiên bà còn ước muốn là toàn nước Mỹ dành ra một ngày trong năm để vinh danh các người cha.                                   
Gay go hơn cuộc vận động lập ra Mother’s Day rất nhiều vì dân chúng vẫn chưa coi trọng vai trò của người cha bằng người mẹ nhưng Sonora không sờn lòng, đi vận động lên chính phủ trung ương. Mãi đến năm 1966, Tổng thống Johnson mới ra tuyên cáo vinh danh người Cha, và công bố dành Chủ nhật thứ 3 trong tháng 6 hằng năm làm Father’s Day. Tới năm 1972 thì sự việc này được Tổng thống Nixon ký thành luật. Khi ấy, Sonora Dodd đã 90 tuổi!
Như thế, Father’s Day có từ một trăm năm nay, tất cả là do lòng ngưỡng phục cha của đứa con gái mà thành.
Trong đôi mắt con trẻ, Bố là nguồn hiểu biết diệu vợi, chỉ bảo mọi điều, hướng dẫn mọi việc cho con. Bố dìu dắt con trên bước đường đời, nâng con dậy mỗi khi con vấp ngã, và luôn bảo bọc con. Bố là anh hùng của con!
Tục lệ này của người Mỹ khá dễ thương nên đã lan truyền ra khoảng 50 quốc gia từ Mỹ châu sang Âu qua Á và Phi châu mừng Father’s Day vào cùng ngày, là Chủ Nhật thứ 3 trong tháng Sáu.
    Trong đôi mắt con trẻ, Bố là nguồn hiểu biết diệu vợi, chỉ bảo mọi điều, hướng dẫn mọi việc cho con. Bố dìu dắt con trên bước đường đời, nâng con dậy mỗi khi con vấp ngã, và luôn bảo bọc con. Bố là anh hùng của con!
 
Úc với Tân Tây Lan thì chọn Chủ Nhật đầu tiên của tháng 9, là đầu mùa Xuân ở Nam bán cầu, làm Father’s Day.
Việt Nam chưa có lệ dành ra một ngày trong năm để ghi công ơn Cha. Có lẽ vì trong các xã hội Á đông như Việt Nam mình, người cha ít bày tỏ tình cảm với con cái, nhiều như người mẹ. Chúng ta thường nói về Mẹ mà ít đề cập đến công lao của Cha.
Thy Nga có đọc thấy một bài viết lột tả tình Cha dành cho con, phân tích về tình cảm này: đó là bài “Một bông hồng cho Cha” của nhà văn Võ Hồng, trong đó có đoạn:                                                                       
“… Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng ...”                                                                                              
Dịp Father’s Day, các ông bố, ông nội, ông ngoại, chú, bác, anh lớn (tức là các vị mang vai trò người cha) đều được biếu quà. Thế ... các bạn đã mua quà chưa nào...
Tin, bài liên quan
Posted by sontrung at 1:57 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 266
VÕ HỒNG * LỜI SÁM HỐI
Trang Chính | Thời Sự
“Lời sám hối của cha”...
Trong dịp lễ Father’s Day năm nay, mời quý vị thưởng thức tác phẩm “Lời sám hối của cha” của nhà văn Võ Hồng.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-06-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
vmlam06162012.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Father-and-Son-305.jpg
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008.
AFP PHOTO
Võ Hồng vừa là tên thật vừa là bút danh. Ông sinh năm 1921 tại Tuy An, Phú Yên. Ngoài bút danh được nhiều người biết tới là Võ Hồng, ông còn có các bút danh khác là Ngân Sơn, Võ An Thạch và Võ Tri Thủy.
Ông từng làm bí thư tòa Tổng Ðốc 4 tỉnh miền Nam Trung Việt dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim. Trước năm 1950, ông cùng vợ dạy học ở Trung Học Lương Văn Chánh, Phú Yên trong một thời gian dài, sau ông làm hiệu trưởng trường này.
Sau 1975 Võ Hồng chỉ sinh hoạt văn nghệ nơi địa phương Khánh Hòa và giới hạn ngòi bút của mình trong đề tài giáo dục và tuổi thơ. Cho đến nay Võ Hồng đã viết hơn 8 tiểu thuyết, trên 70 truyện ngắn. Ông cũng sáng tác các thể loại tùy bút, bút ký. Ông còn có nhiều tập truyện viết cho thiếu nhi cùng với hơn 40 bài viết, khảo cứu, phê bình.
Nhân ngày Father‘s Day, chúng tôi xin giới thiệu một tác phẩm rất cảm động của ông mang tên: “Lời sám hối của Cha” đăng trong tập truyện Một Bông Hồng cho Cha do nhà An Tiêm xuất bản.
Bài đọc được góp tiếng bởi Nam Nguyên, Việt Long và Thanh Quang, mới quý vị thưởng thức sau đây.
“Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi con. Chắc con rất ngạc nhiên. Con đang xót xa vì thương cha cô đơn, ân hận vì không được ở gần cha để săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao có sự ngược đời. Con hãy bình tĩnh nghe cha nói.
Là con gái lớn của một gia đình mất mẹ, con đã chịu bao nỗi thiệt thòi. Mẹ chết khi con mới lên chín và gia đình chỉ gồm một người cha và ba đứa con dại. Đâu có còn ai để trông cậy nhờ vả? Thường thì một người nghèo khó nhất cũng có ông hay bà, chú bác hay cô dì cậu mợ, không họ gần thì họ xa, ở kề cận láng giềng. Ðằng này gia đình ta vừa định cư ở thành phố mới được một năm, chỗ láng giềng qua lại không hơn hai hay ba nhà lân cận.
Cha đi dạy học ở trường tư, lương tính trả theo giờ, nghỉ dạy giờ nào miễn trả giờ ấy. Ðã vậy mà chỗ dạy đâu có gì bảo đảm. Ai cũng có thể thay thế cha được bất cứ lúc nào. Nhà trường là một cơ sở của Hội Phật Giáo mà má con và phía ngoại con lại là người Thiên Chúa Giáo. Rồi thằng em của con, mãi lên tám mới được chính thức đi học và phải cho học ở một trường tư thục gần nhà. Lại nhằm một trường của Thiên C
vo-hong-200.jpg
Nhà văn Võ Hồng. Photo courtesy of Mang Viên Long's blog.
húa Giáo. Cha biết có bao nhiêu khó khăn rối rắm cứ tuần tự dệt thành tấm lưới bủa vây cha. Cứ mỗi cuối năm học là chuẩn bị nhận một bức thư "cám ơn" của Ban quản trị nhà trường. Cứ đầu năm học là hồi hộp chờ đợi coi niên khóa này mình được phân phối cho dạy bao nhiêu giờ một tuần. Có những lần phiền muộn, cha lặng lẽ ra ngồi ở cuối sân, lần nhổ những bụi cỏ dại, cho quên đi, cho lắng xuống, cho tan loãng... Cha tránh không dám gặp các con ngay lúc đó, sợ đang cơn bực bội phiền muộn, nếu lỡ gặp điều trái ý mà không giữ được bình tĩnh. Vậy mà cái "lỡ" đã xảy ra. Hôm đó cha vừa về, vừa bỏ mũ, vừa tháo nịt thì con chạy lên mét cha nghe cái gì đó. Ðang uất ức vì việc ở trường, con lại gây thêm điều rắc rối nên sẵn cái nịt trên tay cha vụt con một cái. Cha vội vàng dừng lại, nhìn con mở to mắt, mặt nhăn đau đớn... Con ơi, hình ảnh đó cứ theo mãi cha, ám ảnh cha suốt hơn ba mươi năm nay.
Có thể là con đã quên, chắc chắn là con không giận, nhưng mà cha thì cha cứ nhớ. Con có lỗi, bắt nằm xuống đánh năm roi ba roi, cách phạt đó ngó vậy mà vẫn thanh nhã. Vì đánh có kèm lời dạy, có nảy sinh lời hứa. Cái roi bẻ từ một cành cây còn dính đôi lá xanh non vẫn được nhìn như một người bạn chơi của đứa nhỏ phạm lỗi. Chớ cái nịt! Nó được chế tạo ra hàng loạt để cột, để siết để bó... nó lạnh lùng, nó vô tri, nó mang dáng vẻ một dụng cụ giảo hình.
Sao cha nỡ có hành động tàn bạo như vậy với con? Mới lên chín, con đã nhận trách nhiệm lo lắng cho gia đình. Con tính tiền chợ, con trả tiền điện, con đưa tiền rác, con ngó chừng em, nhắc chị Hai tắm em, tự tay bôi thuốc vào mụn lở cho em. Rồi cái nhìn đi xa hơn một chút: dọn dẹp cái này cho gọn gàng, xếp đặt cái kia cho tươm tất.
Con đâu có hưởng nhiều êm đềm tuổi thơ với cha? Lúc nhỏ thì con lúc thúc bên gối ông bà. Có lẽ đó là những ngày ngọt ngào nhất của con bởi ông bà thương vồ vập, đòi cái gì cũng có, muốn cái gì cũng cho. Sáu tuổi theo cha mẹ về Ðà Lạt con phải một mình coi chừng em giúp mẹ. Rồi mẹ con bệnh, gia đình bị xé nát, con lại theo ông bà về quê, cha đưa mẹ xuống Sài Gòn chữa bệnh. Ba năm sau mẹ con mất, con biến thành người quản lý của một gia đình.
Chín, mười tuổi là cái tuổi nhớ trước quên sau, cái tuổi miệng hay ăn vặt và hát nghêu ngao, là dàn bày đồ chơi ra rồi bỏ vãi đó không dẹp, là tuổi đi chơi phố có mẹ cầm tay. Con thì không, con phải đứng vững như một thân cây che hai cây nhỏ đứng kề. Không có mẹ nhẹ nhàng vuốt ve và nói lời dịu ngọt, không có kinh nghiệm về cái không khí yêu thương, con phải tự tìm lấy. Ði chợ qua hàng trứng vịt lộn, thấy có cái trứng quá già bị nứt phát ra tiếng kêu chíp chíp từ bên trong, con nài nỉ mua về gỡ con vịt bé xíu ra nuôi. Ngày hè năm đó cha có việc phải đi Quảng Ngãi nửa tháng, nhà vắng cha, con ghé chợ mua về một con heo để nuôi cho vui nhà, săn sóc chơi đùa với heo để quên niềm cô quạnh.
Sao nỡ giận con, trách con mà tàn bạo với con? Ðâu có dễ để xử sự minh bạch, giải quyết rạch ròi ở đời? Thì ngay chính cha: chị Hai cầm cũng số tiền đó đi chợ mà có bữa cho ăn được, có bữa chẳng ra chi, nhưng cha biết nói sao? Con thúc cha nói nhưng cha cứ ngại ngùng, sợ lỡ chị giận, chị bỏ đi nơi khác. Từ khi mẹ con mất, cha thêm rụt rè cam phận, đã có quá nhiều âu lo và bổn phận dành cho cha rồi mà. Thằng em của con mới vừa bị sốt, cha vẫn phải đi dạy cho hết buổi rồi đạp xe hấp tấp về nhà, kêu xích lô chở nó đi bác sĩ. Ðầu năm, con út bị chó nhà bạn cắn nơi đùi, vậy là cha suốt đêm nằm lo lắng, mãi đến khi trở mình mới hay nước mắt đã chảy đầm đìa.
Cha có cảm tưởng là chưa bao giờ con nhận một sự dịu dàng nào từ cha. Một người đàn ông nghiêm trang thật khó biết nên dịu dàng như thế nào. Không thể pha chế giọng nói, "biên tập" câu nói, hoa hòe điều nói. Cha chân tình thường chỉ lo nghĩ đến bổn phận nên nhiều khi quên mất sự dịu dàng. Thương yêu tha thiết trong lòng nhưng khó tìm cách để biểu hiện cho tinh tế, tránh xa công thức, thành ra cha con ta sống âm thầm, cha gắng lo sao cho các con không thiếu thốn về vật chất, được đầy đủ về học vấn. Nhưng còn về tình cảm thì, mất đi một người mẹ là tối sầm hết một nửa bầu trời. Cha cố gắng giữ cho nửa còn lại được sáng bằng cách ở vậy nuôi con. Nếu tục huyền, sợ chỉ còn một phần tư còn sáng. Nhưng giữ cho được một nửa cũng không dễ, bởi bao nhiêu thiếu sót, bao nhiêu khuyết điểm phần cha! Chỉ cần một nét mặt trầm ngâm, một cái nhíu mày u uất là đủ làm tắt đi nụ cười nơi mắt các con. Chỉ lỡ dùng một tiếng la rầy hơi nặng là tiếng đó cứ đè nặng dài ngày trên tâm hồn các con.
Bức thư ân hận của nhà văn Livingstone Larnod đã làm xúc động những người cha. Người cha trong truyện đã rầy con vì cách con lau mặt, mắng con vì giầy không đánh bóng, la con vì trong bữa ăn sáng đã bị đổ sữa, ngồi tì tay lên bàn, nhai không kĩ càng. Khi con chào đi học, cha lại rầy "đi thẳng lưng". Trên đường ở trường về con lại bị rầy vì chơi bi dọc đường để làm rách bí tất. Buổi tối con bước vào phòng, giọng cha còn bất bình hỏi "Cái gì?", và bất ngờ con chạy lại ôm chặt cổ cha, đầy tình thương yêu rồi bỏ chạy lên gác. Người cha bất giác thấy cái tâm hồn đại lượng của con, thấy cái hẹp hòi của mình, - con còn con nít mà cha bắt làm người lớn,- cha ngồi bên giường nhìn con ngủ mà lòng đầy ân hận.
Con ơi, những cái lỗi dồn dập trong một ngày của người cha Larnod vẫn quá nhẹ so với chỉ một cái vụt dây nịt của cha. Và nhã nhặn quá, đẹp quá, cái hôn của đứa nhỏ so với cái nhăn mặt đau đớn của con. Cuộc sống của họ sung túc nên dẫu khuyết điểm mà chúng vẫn thuộc loại sang. Chúng như được son phấn điểm trang, như được bọc trong nhung lụa: giày đánh bóng, ngồi bàn ăn làm đổ sữa, như nàng công chúa đầm đìa nước mắt khóc vì cành hoa héo. Phần cha con ta thì niềm đau lớn hơn, bởi cuộc sống thường ngày của một đứa nhỏ chín tuổi mồ côi mẹ đã phải mang chằng chịt những vết roi vô hình.
fatherandsoninjapan200.jpg
Cha và Con vào ngày lễ đầu năm tại Nhật. AFP PHOTO.
Mẹ con chết, cha ở vậy nuôi con, người ta khen cha và mừng cho các con. Thì cũng có đúng, nhưng mấy ai tìm hiểu sâu để thấy cho bao nhiêu cái khó khăn. Dẫu không làm ra đồng tiền đi nữa, không đẹp như á hậu, không giỏi như bà Curie, dẫu ốm đau không giúp ích được gì cho chồng cho con, nhưng sự có mặt của mẹ tựa viên đường làm cho chén nước mắm thêm ngon, như ngọn gió làm cho căn phòng thêm mát. Những đêm mưa sụt sùi, những đêm gió ào ào, mưa từng trận vã rào rào trên lá cây ngoài hiên, tiếng gió rít qua khe cửa, ba đứa con chắc thèm mong có được mẹ ngồi giữa, ba đứa bu quanh, hơi ấm từ mẹ tỏa ra, bàn tay mẹ vuốt ve, tiếng nói mẹ êm nhẹ... Tất cả những cảnh đó, mỗi đứa con có thể đang nằm trong chăn mà tưởng tượng, hai đứa lớn dễ tưởng tượng hơn vì có thời gian sống cạnh mẹ, tội cho con út, chỉ biết mặt mẹ qua tấm hình. Thiếu thốn nhiều lắm. Mùa hè ngọt ngào với đủ thứ trái cây chín bày đầy chợ: xoài, thơm, cam, mít, vú sữa... nhưng ai nhớ cho, ai lưu ý mua giùm cho các con ăn? Cha thì chỉ lo được cái bao quát, làm được cái đại khái. Ðặt vào thực tế, nhiều khi thiệt thà lúng túng như con rùa bị lật ngửa. Ai lại đi tin lời bà bán hàng, mua pyjama con trai đem về cho con gái bận. Hoặc vô tâm tới mức đi chợ Tết, cứ tuột quần thằng con lên bảy, mặc thử cái quần mới để trả mua. Nhưng rồi năm tháng lặng lẽ trôi, các con lớn lên và cha già đi. Kỷ niệm gần nhất là kỳ cha bị bệnh, con chạy lo hết mọi mặt để đưa cha vào bệnh viện. Cha được thong thả không ngờ, chỉ cần làm theo lời con, đưa tay lên, hả miệng ra, co chân lại, đứng thẳng dậy, bước chầm chậm. Khỏi lo khỏi nghĩ, khỏi cân nhắc tính toán, khỏi trù liệu trước sau. Trời ơi sao mà dễ chịu vậy! Khỏi phải tìm đến Niết Bàn, Thiên Ðường, cứ được thế này đã là hạnh phúc quá rồi. Con đang đóng vai người Mẹ và cha trở thành đứa nhỏ lên bốn lên năm.
Sau một tháng lành bệnh trở về, cha nhìn những đứa nhỏ gặp trên đường với con mắt khác. Dẫu nó ốm o ghẻ lở, mẹ nó vừa ẵm vừa phát vô đít, dẫu nó đi lững chững cha nó vừa dắt vừa la, dẫu nó nằm ngo ngoe trong nôi vừa khóc ằng ặc... thì cha cũng cứ tưởng tượng vài chục năm sau đứa nhỏ đó sẽ lớn sẽ khôn, sẽ dìu trở lại người cha hôm nay, sẽ bế trở lại người mẹ hôm nay đi bệnh viện, lo lắng bữa cơm, chạy mua hộp thuốc. Chắc không đứa con nào giận cái phát vào đít, cái trót ngang lưng.
Gần đây một cô hàng xóm tổ chức mừng sinh nhật, bùi ngùi nhớ lại mới ngày nào. Cô nói: "Mới ngày nào... hồi em lên 12 tuổi... má em tắm cho em... Da em không được trắng, "Bả" cứ tưởng còn đất, "Bả" cứ kỳ hoài..." Mười hai tuổi mà còn được mẹ tắm? Lòng cha xúc động cơ hồ nước mắt muốn rơi, vì cha nghĩ đến con, đến đứa nhỏ mới lên chín đã phải quằn vai trách nhiệm, và đã nhận sự bất công tàn bạo của người cha, dẫu chỉ một lần.
Này con, mỗi cơn mưa, nước cuốn đi chỉ bỏ sót lại một viên sỏi, nhưng sau ba mươi năm đủ thành một đống sỏi lớn rồi.
Hãy thứ lỗi cho người cha cô đơn tự xét thấy mình đầy khuyết điểm.”
Quý vị vừa thưởng thức tác phẩm “Lời sám hối của Cha” của nhà văn Võ Hồng. Hy vọng rằng ngày Father’s Day năm nay, nhiều người cha sẽ nghe được tác phẩm này và thêm thương yêu con của mình hơn nữa.
Posted by sontrung at 1:55 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 266
RFA * CÂU CHUYỆN BUỒN
Câu chuyện buồn của những người con không Cha
Nhiều quốc gia trên thế giới đều dành một ngày đặc biệt trong năm để những người con tôn vinh Cha của mình.
Hòa Ái, phóng viên RFA
2012-06-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
    In trang này
    Chia sẻ
    Ý kiến của Bạn
    Email
vhai06162012.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
 

bill-clinton-and-daughter-200.jpg
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cùng con gái Chelsea trong ngày Father's Day. AFP photo.
Ngày lễ Father’s Day dành cho những người Cha ở Mỹ được tổ chức vào ngày chủ nhật của tuần thứ 3 trong tháng 6 hằng năm. Bên cạnh ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người Việt trong nước hiện nay cũng du nhập ngày lễ dành cho Mẹ và ngày lễ dành cho Cha của Hoa Kỳ. Nhân ngày Father’s Day năm 2012, Hòa Ái gửi đến quý thính giả câu chuyện của những người con không Cha. Mời quý thính giả cùng nghe. Ở Việt Nam, trong ngày lễ Vu Lan của Phật Giáo, có rất nhiều người không phải là Phật Tử thường đến chùa để cúng bái, khẩn cầu sức khỏe, bình an cho Cha Mẹ. Thường thì những người con may mắn còn có Mẹ sẽ được cài một bông hoa hồng đỏ trên ngực áo. Và những người con mà thân mẫu không còn trên trần thế sẽ được cài một bông hồng trắng. Dù không bước chân đến những ngôi chùa nhưng trong không khí ngày lễ Vu Lan báo hiếu này cũng khiến cho rất nhiều người con bùi ngùi nhớ đến các vị thân sinh của mình.
Trong thời buổi dễ thở hơn của nền kinh tế thị trường cũng như Việt Nam hội nhập vào cộng đồng quốc tế, người dân trong nước có xu hướng du nhập những ngày lễ hội văn hóa của nước ngoài như ngày lễ Tình Nhân, ngày lễ Mother’s Day cũng như ngày Father’s Day. Ngày lễ Father’s Day năm nay dù kinh tế có khó khăn nhưng vẫn không ít những bó hoa tươi thắm, những món quà nho nhỏ, những chuyến du lịch cùng cha mẹ và cả bữa cơm đầm ấm trong gia đình cùng với những tâm tình buồn vui giữa những người Cha và những đứa con.
Mồ côi
Bên cạnh giây phút sum vầy của nhiều gia đình trong ngày Father’s Day, dường như ngày lễ dành cho Cha làm dâng trào những nỗi niềm của nhiều phận đời kém may mắn không có Cha. Trong số 35 em nhỏ được nuôi nấng ở ngôi chùa Bửu Châu, tại Pleiku - Gia Lai, sư cô Minh Nguyên cho biết:
    Có em thì mẹ sanh rồi bán ở bệnh viện, quý bác đạo hữu mua đem vào chùa. Có em bỏ ngoài đường, có em bỏ nghĩa địa, người ta nhặt đem về chùa cho mình nuôi.
    Sư cô Minh Nguyên
“Mồ côi hẳn thì có hai mươi mấy em. Nuôi mới lọt lòng ra là 8 em. Có em thì mẹ không nuôi, trực tiếp vô thưa cho. Có em thì mẹ sanh rồi bán ở bệnh viện, quý bác đạo hữu mua đem vào chùa. Có em bỏ ngoài đường, có em bỏ nghĩa địa, người ta nhặt đem về chùa cho mình nuôi. Không biết nữa, nhưng mấy em cho là con gái mới lớn lên, đi làm, đi học…rồi không nuôi.”
Sư cô Minh Nguyên chia sẻ rằng các em còn quá bé để nhận thức được thân phận của mình. Được sống trong môi trường yêu thương, được cho học hành, các em cũng thật hồn nhiên vô tư. Chưa bao giờ các em than phiền hay tỏ ra buồn bã vì thân phận côi cút theo năm tháng dần trôi. Tuy vậy, khi trưởng thành, bước chân vào đời, các em phải đối diện với cảm giác bị bỏ rơi và vào những ngày lễ càng khiến cho các em chạnh lòng, tủi phận. Hy vọng có một ngày được gặp lại Cha hay Mẹ của mình vẫn dai dẳng đeo mang suốt cuộc đời của những thân phận mồ côi này và không có ai để chia sẻ nỗi niềm.
Con lai
father-and-son-250.jpg
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008. AFP PHOTO.
Có nhiều người vẫn còn nhớ đến câu chuyện cổ tích đi tìm Cha của cô ca sĩ “con lai” Phương Thảo gần 20 năm về trước. Cô đã tìm lại được Cha ruột của mình tận bên kia bờ đại dương sau 28 năm có mặt trên cõi đời mà không hề có tin tức gì về người cha ấy. Cũng là thân phận “Mỹ lai” nhưng không được may mắn như vậy, chị Khỏe được sinh ra 3 ngày ở bệnh viện Từ Dũ thì được cha mẹ nuôi đón về. Bắt đầu cuộc trò chuyện với những giọt nước mắt dâng trào: “Thì đời của Khỏe nói ra, nước mắt tràn đầy… Cũng buồn lắm. Bởi vậy chan nước mắt ăn cơm. Nhằm khi cũng muốn có một người an ủi mình mà đâu có.”
Chị Khỏe kể về một tuổi thơ đầy cơ cực và buồn tủi dù cha mẹ nuôi yêu thương chị hết lòng. Do bị kỳ thị mà chị không thể học hành. Phải dọn nhà đến những vùng sâu vùng xa, phải lội sông đến trường có lần bị chết đuối, phải sống trong tủi cực, bị khinh miệt, bị dụ dỗ lừa gạt đến mang thai…
“Nỗi buồn của Khỏe thì cha mẹ trước kia cũng khá lắm, rồi bỏ xứ này xứ kia đi đó, cũng vì Khỏe thôi mà riết cũng nghèo. Chỗ này ở vài năm phải dọn đi. Chỗ kia ở vài năm phải dọn đi. Thấy cha mẹ mình vậy cũng tủi thân.”
Theo chương trình nhân đạo con lai, chị Khỏe chia lìa với gia đình của cha mẹ nuôi để về quê hương của người Cha ruột ở Hoa Kỳ. Quê hương thứ hai với những chuỗi ngày dài nhớ nhung, lạc lõng. Dù không bị kỳ thị, dù cuộc sống vật chất đầy đủ hơn nhưng cuộc sống tinh thần không có gì bù đắp được. Chị Khỏe chia sẻ là luôn da diết nhớ đến người Cha nuôi đã hết lòng thương yêu nuôi nấng chị nhưng bao giờ cũng có hy vọng mong manh mong được gặp mặt người Cha ruột của mình dù chỉ một lần. Chị tâm tình:
“Cũng mơ ước mà không biết Cha ruột mình ra sao, rồi tên tuổi cũng không biết, số quân này kia cũng không biết thì làm sao tìm kiếm ra được. Mà có kiếm ra cũng làm khổ cho Cha mình thôi tại vì chắc Cha mình cũng có vợ, có con. Khỏe chỉ biết ước ao cầu nguyện cho Cha mình được trường thọ vậy thôi.”
Chị Khỏe cho rằng số phận ông Trời sắp đặt cho chị ra sao thì chị chịu vậy mặc dù trong lòng vẫn luôn cháy bỏng nỗi khát khao được sinh ra và sống trong một gia đình với cha mẹ và anh chị em ruột thịt của mình.
Không đầy đủ
Chị Vân, một người con có khuôn mặt thanh tú của Cha cùng đôi mắt thật đẹp của Mẹ, sinh ra đời được 7 ngày tuổi thì Cha Mẹ phân ly do Mẹ chị phát hiện ra Cha mình có người phụ nữ khác. Dù được Mẹ yêu thương và chăm lo đầy đủ nhưng dường như chị vẫn luôn có cảm giác buồn mỗi một ngày qua đi trong cuộc đời. Chị Vân chia sẻ:
“Cuộc sống cũng buồn. Tại vì nhìn vô thì người ta Cha Mẹ đầy đủ, mình không cần biết người Cha đó có tốt hay không nhưng trước mắt là đầy đủ nên có sự tình cảm, ấm cúng hơn là sự thiếu thốn của mình rồi. Trong lòng cũng có suy nghĩ nếu như mình không biết sự thật Cha mình bạc bẽo như vậy thì có lẽ chắc trong lòng mình cũng mơ ước mình sẽ tìm lại Cha, mình sẽ gặp lại Cha. Sự khao khát như vậy chứ không phải là không có.”
    Tại vì nhìn vô thì người ta Cha Mẹ đầy đủ, mình không cần biết người Cha đó có tốt hay không nhưng trước mắt là đầy đủ nên có sự tình cảm, ấm cúng hơn là sự thiếu thốn của mình rồi.
    Chị Vân
Chị còn nhớ như in một câu chuyện xảy ra khi còn bé: một hôm va vấp với một cô cùng trang lứa ở trường, Cha của cô học trò nhỏ này đã hùng hổ đến định tán chị một bạt tay lại chính là Cha đẻ của chị. Ánh mắt giận giữ và cái vung tay mạnh bạo của ông theo chị suốt cuộc đời. Chị cũng cam tâm là phận con cái thì không trách cứ Cha Mẹ mình nhưng chị luôn mang trong lòng một nỗi đau không thể nào mô tả và không bao giờ tha thứ được. Chị Vân luôn dâng trào nỗi phẫn nộ mỗi khi nhớ đến Cha mình. Hình ảnh Cha ruột của chị cùng dắt dìu những đứa con líu lo ở cổng trường luôn là một câu hỏi mà vẫn mãi không có lời đáp.
“Thành thử sự mất Cha rất là hụt hẫng. Tôi cũng muốn nói với cuộc đời rằng khi mình là bậc Cha Mẹ thì mình phải thật sự yêu thương dù cho mình không có hòa hợp nhau nhưng mình phải nghĩ rằng trước khi có sự tan rã thì chính mình khao khát tạo ra những đứa con, những sự yêu thương, những thiên thần này mà tại sao bỏ nó rơi rớt như vậy? Tôi chỉ muốn cảnh tỉnh những người Cha như vậy thôi.”
Dù lặng lẽ trong cuộc đời không biết thổ lộ cùng ai, dù lặng thầm nguyện cầu cho người Cha chưa một lần gặp gỡ, dù uất ức tủi hờn với người Cha vô trách nhiệm nhưng chắc rằng trong lòng những người con này sẽ luôn ám ảnh hình ảnh một người Cha cho đến ngày họ nhắm mắt xuôi tay. Ngày Father’s Day thật sự có ý nghĩa đặc biệt đối với họ bởi vì những người con không Cha có đến 365 ngày trong một năm để nhớ đến Cha mình.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/stories-ofthose-who-donot-have-father-hai-06172012134121.html
Posted by sontrung at 1:54 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 266
BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP CẬN BÌNH

The overseas Vietnamese demonstrate on June 7 & 8, 2013 at Palm Springs, Southern California to protest against President Xi Jinping of China in his two-day Summit with President Obama
The Viet Democratic Side’s International Forum

Thousands of overseas Vietnamese from Orange County, Los Angeles County and other places in California gathered at Palm Springs, Southern California on June 7 and June 8, 2013 to protest against Xi Jinping, on the occasion of the Obama - Xi Jinping Summit, re China’s occupation of the Paracel and Spratly Islands of Vietnam and its "bull - tongue-shaped line".

Not only is it the Vietnamese who took part in the two-day protests, but also the Tibetans, the Filipinos, and members of the Falun Dafa. The demonstrations took place at the corner of Bob Hope Dr. and Gerald Ford Dr., City of Rancho Mirage, CA.

The Organizing Committee included Mr. Phan Ky Nhon (Chairman), Lawyer Nguyen Xuan Nghia (Vice Chairman), with the contribution of many youth groups, such as the Yellow Flag Youth Group (Thanh Nien Co Vang), the Pho Duc Chinh Youth Group and others. They departed from Westminster, CA (14550 Magnolia St. at Harzard) at 1PM on Friday June 7, 2013 in big passenger buses. These are commercial buses but one company (called Xe Do Hoang) supported the community for this event without charge. Some Vietnamese fast food suppliers in the Little Saigon area also supplied Vietnamese sandwiches and bottled water without charge to the organizers and demonstrators. Many participants used their family cars or vans. The Mayor of Westminster: Ta Tri, Deputy Mayor of Fountain Valley: Michael Vo, Most Ven. Thich Chon Thanh (Lien Hoa Pagoda) took part in the departure ceremony at King Hung Temple (Den Hung, Magnolia/Harzard). Vietnamese American media and TV stations were also participating in the event (ref: Ngo Ky).

At the scene of the demonstration, banners and posters were everywhere, some typical ones are:
- China must respect U.N.C.L.O.S. - Stop murdering Vietnam’s fishermen
- Boycott "MADE IN CHINA!" - Down with Red China!
- Back Off! ...
A lot of demonstrators stayed at Palm Springs during the night of June 7 to continue the next day’s protest (June 8).

Few Vietnamese demonstration events against China get supports from the community and businesses like this event in the occasion of the Obama - Xi Jinping Summit on 7 and 8 June 2013 at Palm Springs.
As the temperature at Palm Springs was high at the two-day Summit and there were high spirits in the demonstrators of all groups, we cited below a few pictures showing the success of the protests on the part of the Vietnamese. Due to space limitations, we can only post 4 pictures here. More pictures can be seen at the following websites:
https://picasaweb.google.com/lh/sredir?uname=112596496334334247207&target=ALBUM&id=5887084256136067169&authkey=Gv1sRgCJ6Cm7e2sdSoIA&feat=email
https://www.tncvonline.com/TNCVGallery/index.php/20130607_BieuTinh_XiJinping_Sunnylands
https://www.facebook.com/media/set/?set=a.10151966340643345.1073741830.147921848344&type=1
YOUTUBE: https://www.youtube.com/watch?v=L061GTe0jQ8
 
                                                                 
BieuTinh 2.970

BieuTinh 3.970
BieuTinh 4.970
BieuTinh 5.970
BieuTinh 6.970
PalmSprings1.970
PalmSprings2.970
PalmSprings6.970
Posted by sontrung at 1:30 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 266

No comments:

Post a Comment