Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 21 November 2016

ĐÔNG NAM Á= TỰ LỰC VĂN ĐOÀN= TIỂU TỬ

ĐOÀN XUÂN LỘC * ĐÔNG NAM Á XUNG ĐỘT


Đông Á sẽ rơi vào xung đột vũ trang?

Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC Việt ngữ từ London
Cập nhật: 12:19 GMT - thứ năm, 6 tháng 2, 2014

Phi cơ Trung Quốc tập cất cánh trên chiến hạm ngoài khơi
Phát biểu tại một hội nghị về an ninh quốc tế ở thành phố Munich, nước Đức, gần đây cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng xung đột quân sự có thể xảy ra tại châu Á.
Trong một bài viết trên nhật báo The Telegraph ở Anh ngày 06/01/2014, John Everard, cựu Đại sứ Anh ở Bắc Hàn, đã so sánh tình hình tại Á Đông năm 2014 với bối cảnh châu Âu năm 1914 – khi một nước Đức đang nổi (cũng giống như Trung Quốc bây giờ) tìm cách thay đổi hiện trạng để khẳng định vị thế của mình. Thái độ ấy của nước Đức lúc bấy giờ đã đẩy châu Âu và thế giới vào Thế chiến thứ nhất.
Nhưng đó không phải là lần đầu tiên các chính trị gia ngoài châu Á cảnh báo nguy cơ xung đột ở đây. Chẳng hạn, trong một bài phát biểu tại Đại học Zurich, Thụy Sĩ vào tháng 11/2011, Chủ tịch Liên hiệp châu Âu (EU) Herman Van Rompuy đã chỉ ra tâm lý đối đầu và chi tiêu lớn cho quốc phòng của các nước khu vực.

Theo ông hai khuynh hướng đó là nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang toàn diện ở châu Á. Ông cũng nêu rằng nếu trong thế kỷ trước châu Âu là đại lục nguy hiểm nhất và là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc thế chiến, giờ mọi sự chú ý của giới quan sát và các nhà chiến lược lại hướng về những diễn biến gần đây tại châu Á.
"Trong thế kỷ trước châu Âu là đại lục nguy hiểm nhất và là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc thế chiến, giờ mọi sự chú ý của giới quan sát và các nhà chiến lược lại hướng về những diễn biến gần đây tại châu Á."
Chủ tịch EU Herman Van Rompuy
Với những nhận xét như vậy, Chủ tịch EU muốn cảnh báo rằng nếu tình trạng đối đầu và chạy đua vũ trang cứ tiếp diễn, châu Á có thể rơi vào xung đột, thập chí phải đối diện với những cuộc chiến như châu Âu đã từng nếm trải trong thế kỷ vừa qua.
Nếu quan sát những gì diễn ra tại châu Á và Đông Á nói riêng trong những năm vừa qua – đặc biệt tình trạng căng thẳng và đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian gần đây – chắc ai cũng có thể nhận ra rằng hai khuynh hướng đó ngày càng gia tăng và đáng lo ngại.
Câu hỏi được đặt là tại sao hai khuynh hướng ấy càng ngày càng mạnh tại châu Á và liệu chúng có dẫn châu lục này vào một cuộc xung đột quân sự như ông Henry Kissinger cảnh báo?

Căng thẳng, đối đầu do đâu?

B52 của Mỹ
B52 bay trên vùng phòng không Trung Quốc công bố trên biển Hoa Đông hôm 27/11/2013.
Có rất nhiều nguyên nhân – trực tiếp hay gián tiếp – dẫn đến tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian qua.


Một trong những nguyên nhân ấy là các hiềm khích lịch sử để lại. Thời gian gần đây những hận thù quá khứ ấy không chỉ không được gạt bỏ mà còn được khơi dậy. Cụ thể, các cuộc ‘khẩu chiến’ mới đây giữa hai quốc gia này đều liên quan đến chiến tranh trong quá khứ.
Trong khi Bắc Kinh buộc Chính phủ Nhật phải xin lỗi về những ‘tội ác chiến tranh’ trước đây, Tokyo lại cho rằng họ đã nghiêm túc giải quyết chuyện quá khứ của mình.
Yếu tố khác làm khơi dậy những nghi kỵ quá khứ và gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi – nếu không muốn nói là hơi quá khích – càng ngày càng trở nên phổ biến và thậm chí được khuyến khích tại Nhật Bản và Trung Quốc. Chuyện Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm đền Yasukuni – nơi thờ những binh sĩ Nhật tử trận trong thời chiến, trong đó có một số tội phạm chiến tranh của Nhật trong Thế chiến thứ hai – và việc Trung Quốc nổi giận lên án chuyến thăm của ông Abe chứng minh điều đó.

Một lý do nữa – dù ít được giới quan sát, phân tích nhắc đến – ít hay nhiều khiến Trung Quốc có thái độ mạnh bạo, nếu không muốn nói là khá hung hăng, với Nhật Bản và một số nước khu vực khác là Trung Quốc vẫn là một quốc gia độc đảng.
Nếu là một quốc gia dân chủ, có thể Trung Quốc không có những hành động hung hăng, bành trướng – như đơn phương đưa ra đường lưỡi bò hay áp đặt vùng nhận dạng phòng không – như nước này đã tiến hành.
"Ông Tập theo đuổi ‘Giấc mơ Trung Hoa’ một phần cũng vì sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và đây là một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Bắc Kinh và Tokyo"
Ba lý do trên ít hay nhiều được thể hiện qua ‘Giấc mơ Trung Hoa’ mà ông Tập Cận Bình khởi xướng. Phần vì cảm thấy đất nước mình bị làm nhục trong quá khứ, phần vì thấy chủ nghĩa Mác-Lê càng ngày càng mất chỗ đứng tại Trung Quốc, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đang tìm cách khơi dậy lòng tự tôn dân tộc nơi người dân để tiến hành ‘cuộc phục hưng vĩ đại’ và cũng qua đó có thể duy trì, củng cố tính chính danh cho mình.


Ông Tập theo đuổi ‘Giấc mơ Trung Hoa’ một phần cũng vì sự trỗi dậy của Trung Quốc. Và đây là một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Bắc Kinh và Tokyo. Nhờ sự lớn mạnh về kinh tế, Trung Quốc càng ngày càng hiện đại hóa quân đội và công khai phô trương sức mạnh quân sự của mình. Chính điều này đã làm Nhật Bản và các nước khu vực khác quan ngại và buộc họ phải thay đổi chiến lược quân sự hay tăng cường quốc phòng để phòng vệ hoặc để đối trọng với Trung Quốc.
Một lý do khác làm tăng sự hiềm khích, căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản và một số quốc gia trong vùng là tại đây có nhiều tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải tồn tại từ lâu và chưa được giải quyết thỏa đáng. Có thể nói không có khu vực hay châu lục nào phải đối diện với nhiều tranh chấp về chủ quyền như châu Á và Đông Á nói riêng. Và quốc gia có nhiều tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nhất trong khu vực là Trung Quốc.
Hơn nữa, vùng biển tranh chấp là vùng biển quan trọng cả về kinh tế và chiến lược. Chẳng hạn, Biển Đông – nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam – không chỉ giàu tài nguyên thủy sản, nhiều khoáng sản, nhất là dầu khí, mà còn là một trong những tuyến đường hàng hải quốc tế chính yếu. Kiểm soát được vùng biển này Trung Quốc sẽ có rất nhiều thuận lợi để thực hiện giấc mơ bá quyền, bá chủ (khu vực) của mình.

Thái độ mạnh bạo của Trung Quốc?

Quân đội Nhật Bản
Nhật Bản tăng cường phòng không và quân sự trong khi tiến hành các điều chỉnh về chính sách quốc phòng.

Vì những lý do trên, trong thời gian gần đây Bắc Kinh đã có nhiều động thái khá hung hăng và chính tham vọng bành trướng, bá quyền, bá chủ khu vực ấy của họ đã làm Nhật Bản cũng như nhiều nước khác trong vùng quan ngại và buộc các quốc gia này phải lên tiếng hay thay đổi chính sách quốc phòng để nhằm đối phó với Trung Quốc.
Điều đó cho thấy, dù có thể có những yếu tố khác tác động – như chuyện Thủ tướng Abe đi thăm đền Yasukuni hoặc quyết định thay đổi chính sách quốc phòng của ông – Trung Quốc là quốc gia chính gây nên những căng thẳng, đối đầu hay chạy đua vũ trang ở Đông Á gần đây.
"Dù muốn hay không, Nhật Bản và nhiều nước khác không thể thụ động ngồi im chứng kiến Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự và bất chấp công luận, luật pháp quốc tế đơn phương đưa ra đường lưỡi bò, áp đặt vùng cấm bay hay vùng đánh bắt cá tại các vùng biển thuộc chủ quyền của mình."
Vào tháng 12 năm ngoái, sau khi Thủ tướng Nhật tuyên bố gia tăng ngân sách quốc phòng, Bắc Kinh đã cáo buộc Tokyo viện cớ an ninh quốc gia để mở rộng quân đội và cho rằng hành động ấy sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Nhưng có thể nói chính những động thái gần đây của Trung Quốc đã buộc Nhật Bản phải thay đổi chính sách quốc phòng để có thể chủ động đối phó với Trung Quốc. Nằm cạnh một quốc gia đang từng ngày lớn mạnh và đặc biệt khi quốc gia ấy lại có những động thái mạnh bạo, hung hăng, việc các nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh như Nhật Bản gia tăng quốc phòng hay thay đổi chiến lược quốc phòng cũng là chuyện dễ hiểu.
Trong một bài viết trên Bloomberg ngày 29/12/2013, Kishore Mahbubani – Hiệu trưởng trường Chính sách công Lý Quang Diệu, thuộc Đại học Quốc gia Singapore và là cựu Đại sứ Singapore tại Liên Hợp Quốc – nhận định rằng Tokyo rất quan ngại về thái độ hung hăng của Bắc Kinh và cho rằng Trung Quốc càng gây hấn, Nhật càng nhanh chóng tăng cường khả năng quân sự của mình và củng cố liên minh với Mỹ và các nước khu vực khác.
Đúng vậy, dù muốn hay không, Nhật Bản và nhiều nước khác không thể thụ động ngồi im chứng kiến Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự và bất chấp công luận, luật pháp quốc tế đơn phương đưa ra đường lưỡi bò, áp đặt vùng cấm bay hay vùng đánh bắt cá tại các vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Trung Quốc
Lãnh đạo TQ đang nuôi 'Giấc mơ Trung Hoa' khi nước này trên đà trỗi dậy
Điều đáng nói là căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ diễn ra trong giới lãnh đạo mà còn ở được thể hiện qua thái độ của người dân. Theo kết quả thăm dò dư luận mới đây của Pew Research Center – một trung tâm chuyên về thăm dò dư luận quốc tế đặt tại Thủ đô Washington, Mỹ – chỉ có 5% người Nhật được hỏi có thái độ tốt với Trung Quốc trong khi đó có đến 90% người Trung Quốc không có thiện cảm với Nhật.
Cũng theo kết quả của trung tâm này, năm 2007 có đến 29% người Nhật có thiện cảm với Trung Quốc nhưng năm 2013 con số đó chỉ là 5%. Điều này cũng chứng tỏ rằng những động thái của Trung Quốc trong những năm qua có tác động rất lớn đến dư luận người Nhật. Một kết quả khác cũng đáng nêu lên là có đến 96% người Nhật và 91% người Hàn Quốc được hỏi cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc không tốt cho đất nước của họ.

Đối đầu sẽ dẫn đến xung đột?

Có thể nói kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh tới nay, chưa lúc nào Đông Á rơi vào tình trạng căng thẳng, đối đầu như hiện nay. Tuy vậy, một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật Bản hay giữa Trung Quốc và một quốc gia khu vực nào đó khó có thể xảy ra – ít nhất là trong những năm tới.
"Một trong những lý do xung đột quân sự như vậy khó diễn ra trong thời gian tới là vì Trung Quốc và Nhật Bản phụ thuộc vào nhau rất nhiều về mặt kinh tế. Hiện tại Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật."
Một trong những lý do xung đột quân sự như vậy khó diễn ra trong thời gian tới là vì Trung Quốc và Nhật Bản phụ thuộc vào nhau rất nhiều về mặt kinh tế. Hiện tại Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật. Ước tính kim ngạch mậu dịch giữa hai nước lên tới 340 tỷ đôla. Vì vậy, bất cứ một cuộc xung đột nào sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến kinh tế hai nước. Giới phân tích thường nêu lập luận này để loại trừ khả năng xung đột vũ trang Trung-Nhật.
Về phía Trung Quốc, dù đang trở thành cường quốc thứ hai thế giới và số một khu vực về quân sự và có những động thái mạnh bạo trong thời gian qua, có thể giới lãnh đạo nước này vẫn chưa muốn hay không thể có một hành động khiêu chiến nào đó lúc này vì nếu làm như vậy Trung Quốc sẽ chịu rất nhiều tổn thất. Như bài viết của John Everard nhận định, nếu một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc với Nhật hay một quốc gia nào đó trong khu vực xảy ra, Mỹ sẽ vào cuộc vì Washington đã thiết lập các liên minh quân sự với Nhật và nhiều nước trong vùng. Đây là một điều Bắc Kinh không muốn.
Hơn nữa, ngoài Bắc Hàn và một số ít quốc gia khác như Pakistan, đến giờ Trung Quốc vẫn không có nhiều đồng minh tại châu Á và hầu hết các nước trong khu vực đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Do vậy, nếu Bắc Kinh tiến hành một cuộc chiến hay có một hành động hung hăng quá trớn nào đó lúc này, không chỉ Mỹ vào cuộc mà các nước trong khu vực cũng sẽ liên minh với nhau để đối phó với Trung Quốc. Chẳng hạn, trước những động thái gần đây của Bắc Kinh, một ủy ban thuộc Chính phủ Nhật dự kiến kêu gọi nước này cho phép quân đội giúp đỡ các đồng minh trong khu vực nếu các đồng minh bị tấn công.

Không quân Hàn Quốc
Hàn Quốc đang điều chỉnh chiến lược quân sự ở khu vực trong lúc tiếp tục đối phó với Bắc Hàn.

Và trên hết, Mỹ, Liên hiệp châu Âu và cộng đồng quốc tế nói chung và các nước khác tại Đông Á nói riêng cũng hiểu rõ rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật sẽ tác động xấu lên nền kinh tế thế giới và có thể đẩy đưa không chỉ Đông Á mà cả thế giới vào một cuộc chiến. Do đó, không ai muốn chuyện đó xảy ra và sẽ tìm cách ngăn ngừa nó.

Không loại trừ hoàn toàn xung đột

Nói thế không có nghĩa là loại trừ hoàn toàn khả năng xung đột quân sự tại Đông Á. Chẳng hạn, trong một bài viết được đăng trên Tạp chí Foreign Policy hôm 04/10/2012, Michael Auslin nhắc lại rằng vào năm 1909, Norman Angell – một chính trị gia người Anh và cũng là một nhà báo – quả quyết rằng vì phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các nước châu Âu không thể đánh chiếm lẫn nhau. Nhưng chỉ năm năm sau đó, chiến tranh bùng nổ tại châu lục này.
Một bài viết của Michael Crowley trên tạp chí Time ngày 02/12/2013 cho rằng vì những hiềm khích quá khứ và đối đầu hiện tại giữa Trung Quốc và Nhật Bản một cuộc chiến có thể xảy ra.
"Khác hẳn với châu Âu và thậm chí cả châu Phi, châu Á không có một cơ chế nào có thể giúp giải quyết ổn thỏa tranh chấp, xung đột giữa các nước"
John Everard, cựu Đại sứ Anh ở Bắc Hàn
Dù không nghĩ những căng thẳng, tranh chấp hiện tại sẽ biến thành một cuộc đối đầu quân sự, John Everard nhận định rằng những tranh chấp ấy cũng không thể giải quyết một cách hòa bình trong tương lai ngắn và như vậy căng thẳng, đối đầu sẽ tiếp diễn. Một lý do ông đưa ra là khác hẳn với châu Âu và thậm chí cả châu Phi, châu Á không có một cơ chế nào có thể giúp giải quyết ổn thỏa tranh chấp, xung đột giữa các nước.
Nhận định ấy ít hay nhiều có cơ sở vì đến giờ các cơ chế như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) hay Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) – ba diễn đàn quy tụ 10 nước ASEAN, Mỹ, Nga và các nước lớn trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc – được các nước ASEAN khởi xướng để đối thoại về các vấn đề an ninh khu vực không làm giảm hay giải quyết được các tranh chấp, căng thẳng ở Đông Á.

Vì vậy, dù xung đột vũ trang khó hay không xảy ra – như Michael Auslin đã từng dự đoán cách đây gần hai năm – những căng thẳng, đối đầu hiện tại có thể đây đưa châu Á vào ‘một cuộc chiến tranh lạnh’ trong những năm hay thậm chí những thập niên tới. Và điều này cũng có nghĩa là khu vực này vẫn phải luôn đối diện với nhiều nguy cơ xung đột, bất ổn.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một người đang làm nghiên cứu tại Global Policy Institute, London.


TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Publications

A r t i c l e s

A r t i c l e s

Ce texte est paru dans le magazine Carnets du Viet Nam n°1 printemps 2003

Quelques idées créatrices du Tự lực văn đoàn


Le Tự lực văn đoàn (Groupe littéraire libre1) est né de la volonté d'un groupe de jeunes journalistes des années 1930 qui voulurent révolutionner la littérature vietnamienne, et ce, de la forme au fond. Rappelons brièvement que ce groupe se constitua en 1934, et que ses membres étaient des rédacteurs du journal Phong hoá (1932-1936), puis du Ngày nay (1936-1944) quand le premier fut fermé par les autorités coloniales 2. L'âme du groupe fut sans conteste Nhất Linh (pseudonyme de Nguyễn Tường Tam), qui écrivait et qui illustrait ces périodiques de caricatures inspirées du Canard enchaîné3. Cette innovation graphique plaça le Phong hoá en tête des journaux vietnamiens enrichis de caricatures, car la nouvelle formule plaisait, et fut copiée par d'autres journaux : l'éphémère Vịt Đực (Le Canard) paru en 1938 en fut une belle illustration.

Autour de la figure charismatique de Nhất Linh, il y avait Khái Hưng, (nom de plume de Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo et Thạch Lam, (pseudonymes respectivement de Nguyễn Tường Long et de Nguyễn Tường Lân, deux frères cadets de Nhất Linh), le poète Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), le poète satirique Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), ainsi que les deux dessinateurs Nguyễn Gia Trí et Nguyễn Cát Tường, alias Le Mur. D'autres collaborateurs vinrent par la suite grossir l'équipe et enrichir les rubriques et les écrits. Le Phong hoá fut apprécié des lecteurs, son tirage qui atteignit des pointes de plus de 10.000 exemplaires, fut un record pour l'époque, et exceptionnellement le numéro du Têt de 1935 fut vendu à 16.000 exemplaires. Tout ceci est à rapporter à l'échelle de ces années-là : la ville de Hanoi ne comptait qu'environ 150.000 habitants. La popularité du journal ne s'arrêta pas bien entendu aux frontières de Hanoi : en 1935 lors de sa création, Ngày Nay disposait d'une succursale à Saigon.

Rappelons également que les journaux de l'époque publiaient systématiquement des romans sous forme de feuilletons, une pratique ancienne empruntée aux journaux français. Ce procédé représenta quelques avantages : retenir les lecteurs qui souhaitaient connaître la suite des feuilletons, se faire une idée de leur opinion sur tel ou tel roman. Les éditeurs de l'époque acceptaient de publier un roman sous deux conditions : qu'il fût auparavant publié sous forme de feuilleton, et bien accueilli par le public. Forte de ces expériences journalistiques qui lui avaient permis de mieux connaître leur audience et leurs lecteurs, cette jeune génération d'écrivains-journalistes élargit son espace d'influence en créant le « Groupe littéraire libre » dont les devises au nombre de dix, furent publiées non à la une du journal mais discrètement sur une page intérieure. Cette profession de foi, parue dans Phong hoá du 2 mars 1934, débutait ainsi : « Tự lực văn đoàn regroupe des personnes qui, poursuivant le même but sur le plan littéraire, (...) s'entraident et se protègent mutuellement dans leurs tâches de création littéraire. Les oeuvres publiées ou les manuscrits qui lui sont adressés seront soutenus si les deux tiers des membres présents les considèrent comme valables et conformes à l'esprit du groupe. Le Tự lực văn đoàn n'est pas une association commerciale du livre. (...) Les devises du Tự lực văn đoàn :

1. Créer des oeuvres ayant une valeur littéraire dans le but d'enrichir la littérature nationale, au lieu de traduire des oeuvres d'origine étrangère si ces dernières sont purement littéraires ;
2. Rédiger ou traduire des oeuvres à caractère social visant à améliorer l'homme et la société ;
3. Suivre le populisme 4, rédiger des oeuvres populaires et encourager les autres à aimer le populisme ;
4. Ecrire dans un style simple, facile à comprendre, contenant peu d'expressions littéraires classiques, un style typiquement vietnamien ;
5. Etre moderne, jeune et combatif, aimer la vie et croire au progrès ;
6. Mettre en valeur ce qui est beau et populaire chez nous pour inciter les autres à aimer son pays d'une façon populaire, rien à voir avec tout ce qui est bourgeois et aristocratique ;
7. Respecter la liberté de l'individu ;
8. Faire comprendre aux autres que le confucianisme a fait son temps ;
9. Appliquer les méthodes scientifiques occidentales à la littérature nationale ;
10. Etre en accord avec une des neuf devises ci-dessus peut suffire si cela n'est pas contradictoire avec les autres.

Ces idées modernisatrices furent consolidées par les dix voeux formulés par Hoàng Đạo en direction de la jeunesse et publiés dans une série de dix articles à la une du Ngày Nay à partir du numéro du 13 juillet 1936, et dont le titre donne la teneur. Par exemple : "être résolument moderne sans aucune hésitation", "croire au progrès", "vivre selon un idéal", "s'engager (pour les femmes) dans les activités sociales", "se former un esprit scientifique", "préférer l'oeuvre à la célébrité", etc. Pour ne pas dépendre des autres, le groupe créa sa propre maison d'édition, les Éditions Đời nay (Notre époque). Et pour couronner le tout, le groupe créa à partir de 1936-1937 le prix littéraire qui porta son nom, attribué aux oeuvres de valeur (roman, nouvelle, poésie, reportage, pièce de théâtre, essai), celles dont les idées n'étaient pas en contradiction avec celles du groupe. Les traductions et les adaptations d'oeuvres d'origine étrangère ne furent pas acceptées. Dans la période 1935-1938 aucune oeuvre admise au concours n'a été jugée digne de recevoir le premier prix, cependant la commission d'attribution des prix a décerné plusieurs prix d'encouragement. Il fallut attendre 1939 pour voir les premières oeuvres couronnées : le roman Làm lẽ (Être femme de second rang) de Mạnh Phú Tứ, et Cái nhà gạch (La maison en brique) de Kim Hà, ont obtenu le premier prix ex-aequo et une récompense de 100 piastres chacun; en poésie, les recueils Bức tranh Quê (Le tableau de la campagne) de la jeune poétesse Anh Thơ, et Nghẹn ngào (En sanglots) de Tế Hanh ont été particulièrement remarqués, ils ont obtenu chacun 30 piastres. Ce furent les derniers prix attribués par Tự lực văn đoàn.

Pour donner un aperçu sur la popularité des romans du groupe (une bonne dizaine), 58.000 exemplaires au total furent vendus sur l'ensemble du pays entre 1933 et 1936, et plusieurs titres furent épuisés (Nửa chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên, Đọan tuyệt, Gánh hàng hoa, etc). Les Éditions Đời Nay sortirent aussi la collection Lá mạ (feuille du plant de riz) au prix de 25 centimes l'exemplaire pour mettre cette littérature à la portée des petites bourses.

illus Si les lecteurs des deux journaux Phong hoá et Ngày nay étaient plutôt des citadins plus ou moins cultivés, la paysannerie faisait bien partie des réflexions et des enquêtes de ces périodiques. Phong hoá consacra régulièrement des articles traitant des problèmes qui y sévissaient, et ce dès la première année; cette rubrique fut assurée au début par Nhất Linh et Khái Hưng et plus tard par Thạch Lam à travers ses reportages.

L'association Ánh sáng (La lumière) créée par Nhất Linh en 1937 avait justement pour but d'apporter la lumière à la campagne qui vivait encore dans des conditions d'hygiène, sanitaires, et intellectuelles, jugées inacceptables. Les raisons en étaient multiples : faible niveau de culture et de scolarité, pratiques ancestrales arriérées, superstition, rivalités personnelles et claniques, autant de barrières qui entravaient la marche vers le progrès et qui furent sévèrement condamnés par ces auteurs. L'annonce parue dans le numéro du 15 août 1937 de Ngày nay donne un aperçu de l'Association :
« ...Adhérez à l'Association Ánh sáng ! Faites-la connaître auprès de vos amis et invitez-les à la rejoindre. Adhérer à l'Association revient à prendre à bras-le-corps les tâches sociales, une oeuvre élaborée pour la première fois dans le pays, à se rendre utile dans le processus du progrès de la société vietnamienne tant sur le plan formel que sur le plan spirituel. Un adhérent de plus signifie un rayon de lumière de plus qui parvienne dans la zone obscure, dans la tristesse du peuple misérable. »
Dans son discours d'ouverture au théâtre municipal de Hanoi, Nhất Linh fait entre autres une mise au point :
« ... C'est pourquoi notre association n'est pas une association charitable. Une personne malade à cause de ses misères qu'on prend en charge, qu'on soigne puis qu'on ramène à ses conditions initiales, retombera forcément malade. L'oeuvre charitable seule ne suffit pas, il faut trouver les racines du mal pour les éradiquer. »

Le ton humoristique et percutant cher à Thạch Lam dans un article sur les pratiques quotidiennes chez les paysans fut révélateur :
« Se baigner dans une mare à la campagne est une véritable réjouissance. Cinq à six femmes munies de la pierre à frotter 5, d'écorce de savonnier et de chiffons, la jupe remontée jusqu'aux seins, accompagnent quelques bambins chétifs. Une fois arrivées au petit pont de la mare, elles s'installent chacune dans un endroit différent et sortent qui son bol, qui son épuisette, qui son écope pour évacuer les plantes flottantes et remuer l'eau avant d'en prendre pour s'en verser sur la tête. Leurs enfants pataugent dans la boue au fond de la mare pour prendre force, ceux qui ont des boutons restent immergés dans l'eau pour que les poissons viennent les déguster. Ces femmes se baignent en bavardant comme des moineaux. L'eau de la mare est de plus en plus trouble, les conversations de plus en plus animées avec l'arrivée d'autres qui apportent leur lot de cuisine. Dans cette même eau pleine de crasse, les ménagères talentueuses lavent le riz, préparent les escargots et les poissons. Puis elles ramènent le tout à la maison pour le cuisiner, avant de présenter les petits plats à leur lettré de mari qui ne tarde pas à en prendre avec de l'alcool en déclamant des vers, son loisir favori. »
La première tentative de modernisation à laquelle l'association Ánh sáng consacra ses efforts fut un modèle d'habitation en milieu rural en accord avec les idées modernes : un bâtiment spacieux et bien éclairé avec des compartiments fonctionnels dans un cadre respectant les normes sanitaires. Ce processus de réforme du cadre de vie et des mentalités n'a pu être mené à son terme, à cause entre autres raisons de l'approche de la seconde guerre mondiale, alors que certains jeunes architectes tels que Nguyễn Cao Luyện et Hoàng Như Tiệp participaient activement à ce projet de modernisation matérielle et culturelle.
illus


 
 
 
 
Malgré sa courte existence (1934-1939), le Tự lực văn đoàn n'en contribua pas moins à fonder les bases de la littérature moderne vietnamienne. La plupart de ses oeuvres sont devenues de grands classiques maintes fois réédités, même si elles ne font pas partie du programme d'enseignement du pays depuis l'indépendance, exception faite de la période 1955-1975 dans le Sud. Ce groupe littéraire a joué le rôle moteur qui a drainé toute une génération d'écrivains et d'artistes. Beaucoup de grands noms des années 1940 et 1950 sont passés à un titre ou un autre par Tự lực văn đoàn, tels que Vũ Đình Liên, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ, Tô Ngọc Vân, ou ceux qui sont devenus par la suite des poètes mandarins comme Xuân Diệu et Huy Cận. Cependant les idées réformatrices formulées par le groupe n'ont pas eu l'écho qu'elles méritaient. La fameuse tunique (áo dài) 6 inventée par le dessinateur de mode Nguyễn Cát Tường pour mettre en valeur la femme vietnamienne moderne fut une des rares conquêtes du groupe sur les plans idéel et matériel. La libération de la femme, préconisée et soutenue par le groupe, ne dépassa pas le cercle restreint des citadines cultivées bien que l'accueil du roman-culte Đoạn Tuyệt de Nhất Linh - qui voulait libérer la femme du carcan de la famille - fût très favorable.

Avec l'arrivée de la seconde guerre mondiale, puis de la « sale guerre » propice aux règlements de comptes qui sévirent contre les opposants au Vietminh, nationalistes et trotskistes, l'heure n'était plus aux réformes sociales et culturelles mais à la lutte armée : Nhất Linh se réfugia en Chine en 1941, Thạch Lam est mort de la tuberculose l'année suivante, Khái Hưng 7 fut arrêté en 1947 par la milice Vietminh de Nam Định qui le fit disparaître dans le brouillard de la guerre de libération, Hoàng Đạo est décédé subitement en 1948 dans un train sur le trajet Hong Kong – Canton. Le Tự lực văn đoàn cessa définitivement d'exister. Ce fut la fin d'une époque.

Notes :
1. "Libre" signifie ici "autonome, "indépendant", "libre des pressions extérieures".

2. En 1935 une décision du gouvernement général frappa déjà Phong hoá d'une suspension de parution pendant 3 mois sans en donner la moindre raison.

3. Durant son séjour en France (1927-1930), Nhất Linh a été captivé par la vie culturelle, notamment le journalisme, et les institutions démocratiques de la IIIe République alors qu'il préparait une license ès sciences.

4. Ce terme, traduit du vietnamien (bình dân) doit être compris dans le sens favorable ou neutre qui évoque plutôt l'idée de sipmplicité, de commun de démocratique, etc., en tout cas c'est le sens du terme vietnamien. Sa connotation péjorative ne convinet pas à ce contexte mais nous n'avons pas trouvé d'autres termes plus appropriés.

5. Traditionnellement les Vietnamiens se lavent (se baignent) en se frottant le corps avec un galet de la grosseur d'une souris informatique, un peu rugeux pour enlever la crasse.

6. En fait, ce fut une réforme de l'ancienne tunique qui comportait 4 pans très large, la nouvelle n'en a que deux, l'ensemble bien serré au corps à partir de la taille jusqu'au cou, y compris les bras

7. Khái Hưng figure dans Le Petit Robert 2 et Le Robert des noms propres depuis au moins 1975, alors que Nhất Linh n'y est pas, sans doute parce que ce dernier n'a jamais été traduit en français.


Sommaire de la rubrique
Haut de page

LAM ĐIỀN * PHONG HÓA & NGÀY NAY

Phong Hóa [Mœurs] et Ngày Nay [Temps présents] : Les deux grands périodiques du Tự Lực Văn Ðoàn en ligne

18 décembre 2012
Par

 
[ndlr] Les deux grandes revues des années 1930 fondées par le Tự Lực Văn Đoàn “Groupe Littéraire Autonome” sont désormais accessibles sur la toile via la bibliothèque numérique du journal Người Việt [Le Vietnamien] aux Etats-Unis. Au Viêt-Nam, plusieurs universités diffusent également à titre gracieux cette collection exceptionnelle. Cette diffusion massive s’inscrit dans le cadre du 80e anniversaire de la parution du premier numéro de Phong Hóa en 1932. L’importance de ces revues sur la société vietnamienne de l’époque fut considérable. Pour en savoir plus, le lecteur se reportera aux études de Bui Xuan Bao [1], Dao Dang Vy [2], de Nguyen Van Ky [3] et plus récemment de Martina Nguyen [4], une des initiatrices de ce projet.
Sur le site de la Bibliothèque numérique de Người Việt :
  • Ngay Nay (accès aux premiers numéros)
Sur le site de l’Université Hoa Sen :
  • Phong Hoa (accès aux premiers numéros en pdf)
  • Ngay Nay (accès aux premiers numéros en pdf)
[1] Bui Xuan Bao, Le roman vietnamien contemporain. Tendances et évolution du roman vietnamien, 1925-1945, Saigon, Tu sach Nhan van Xa hoi, 1972.
[2] Dao Dang Vy, Evolution de la littérature et de la pensée vietnamienne, depuis l’arrivée des Français jusqu’à nos jours (1865-1946), Hue, Editions Tao-dan, 1948.
[3] Nguyen Van Ky, La société vietnamienne face à la modernité. Le Tonkin de la fin du XIXe siècle à la Seconde guerre mondiale, Paris, L’Harmattan, 1995.
[4] Martina Nguyen, “Wearing Modernity : Lemur Nguyen Cat Tuong, the Press, and Fashion in late colonial Vietnam”, colloque international Les identités corporelles au Viêt-Nam d’hier à aujourd’hui, ENS de Lyon, mai 2007. Voir aussi : “Tôi tìm lại Tự lực văn đoàn”, BBC, 25/09/2012.


Nguyễn Tường Tam, dit Nhất Linh

Écrivain et homme politique vietnamien (Hai Duong 1906-Saigon 1963). Créateur et animateur du groupe littéraire Tu luc van doan (Par ses propres forces), rénovateur de la revue Phong hoa (Mœurs) [1932], devenue Ngay nay (Temps présents), auteur de nouvelles et de romans à thèse (Rupture, 1935 ; Une paire d’amis, 1938), il a contribué à assurer le renom de jeunes talents et le renouveau littéraire au Viêt Nam.
Source : Larousse
* * *

Annonce de la diffusion et de son contexte

 

Chia sẻ miễn phí báo Phong Hóa – Ngày Nay
TT – Bản số hóa toàn bộ báo Phong Hóa và Ngày Nay của Tự Lực Văn Ðoàn từ những năm 1930-1940 sẽ được công bố và cho down load miễn phí tại website của khoa văn học và ngôn ngữ Ðại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Ðại học Hoa Sen, khoa ngữ văn Ðại học Sư phạm Hà Nội, bắt đầu từ ngày 22-9-2012.
Ðây là công trình được bà Phạm Thảo Nguyên (định cư ở Hoa Kỳ, con dâu của nhà văn Thế Lữ) cùng các cộng sự thực hiện từ đầu năm 2011.
Trong đó, phần lớn báo Phong Hóa, Ngày Nay được bà Nguyên mua lại từ cách nay 20 năm, cùng với sưu tập của Martina Nguyễn Thục Nhi và sự giúp sức của Nguyễn Tường Thiết, Vu Gia, Ðỗ Tuấn Khanh, mới có được bộ Phong Hóa (190 số) và Ngày Nay (224 số).
Công tác kỹ thuật do Nguyễn Trọng Hiền, Lê Thành Tôn, Ðỗ Thị Kim Dung, Lê Huyền Thanh đảm nhiệm.
Toàn bộ các số báo được số hóa bằng cách chụp lại nguyên trang, định dạng file theo chuẩn pdf và sẽ công bố với mật độ khoảng 10 số/ tuần tại trang web của ba trường đại học nói trên.
Phía Ðại học Hoa Sen cho biết trước ngày 22-9 sẽ công bố 13 số đầu của báo Phong Hóa. Ðây là 13 số báo do Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai làm, trước khi chuyển lại cho Nhất Linh và nhóm Tự Lực Văn Ðoàn. Báo Phong Hóa số 14 ra ngày 22-9-1932 do Nhất Linh làm giám đốc, sau này trở thành một tiếng nói của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn (tôn chỉ mục đích của nhóm công bố trong số 87, 2-3-1934).
Kỷ niệm 80 năm sự kiện này, ngoài trang web của ba đại học trên, một số trang web trong và ngoài nước cũng lần lượt công bố toàn bộ bản số hóa của Phong Hóa và Ngày Nay.
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18-9, bà Phạm Thảo Nguyên cho biết sau khi công trình số hóa báo Phong Hóa – Ngày Nay hoàn thành, bà muốn phổ biến trước hết tại các đại học khoa học xã hội và nhân văn trong nước.
“Hơn đâu hết, sinh viên và thầy cô giáo những nơi này cần các tư liệu văn học từ Phong Hóa, Ngày Nay. Chúng tôi trân trọng sự nghiệp của các cụ thế hệ trước, qua Phong Hóa, Ngày Nay thấy rõ tấm lòng yêu nước Việt, yêu dân Việt, học được cách sử dụng chữ quốc ngữ, đặc biệt là tinh thần xiển dương cái đẹp bình dân trong đời sống của dân tộc… điều này có trong tôn chỉ Tự Lực Văn Ðoàn”, bà Thảo Nguyên nói :
Hai tờ báo Phong Hóa (số cuối ra ngày 5-6-1936) và Ngày Nay (số đầu ra ngày 30-1-1935, số cuối ra ngày 7-9-1940) là những tờ báo trào phúng đầu tiên của nước ta. Mục đích của báo được quảng bá lần đầu trong Phong Hóa số 13 là: Bàn một cách vui vẻ các vấn đề cần thiết: xã hội, chính trị, kinh tế – nói rõ về hiện tình trong nước… Ðó chính là tinh thần dân chủ và bình đẳng trong tư tưởng, văn chương, báo chí. Sau này tờ báo thật sự đã nổi bật ở tính thời sự và giọng châm biếm.
Năm 1934, những người làm báo Phong Hóa đã thành lập nhóm Tự Lực Văn Ðoàn với sáu thành viên: Nhất Linh, Hoàng Ðạo, Thạch Lam, Khái Hưng, Tú Mỡ và Thế Lữ; sau này có thêm thành viên thứ bảy là thi sĩ Xuân Diệu. Giải thưởng Tự Lực Văn Ðoàn trao có ba lần (1935, 1937, 1939) nhưng đã là một giải thưởng uy tín, một bảo chứng danh giá cho sự nghiệp văn chương của những người đoạt giải: Ðỗ Ðức Thu, Phan Văn Dật, Vi Huyền Ðắc, Nguyên Hồng, Anh Thơ, Tế Hanh…
LAM ÐIỀN, Tuoi Tre Online, Thứ Năm, 20/09/2012.

TIỂU TỬ * THẰNG DÂN

Thằng dân
                                                image
        Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước !         Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !         Hồi thời Pháp thuộc ( Phải lấy thời này để làm cái mốc cho thời chú Sam và thời bác Hồ. Bởi vì không có Pháp thuộc thì làm gì có bác Hồ, làm gì có chú Sam ? ), có ” ông Tây bà Đầm” ăn trên ngồi trốc. Người dân sanh ra vốn… thấp cổ bé miệng, không ngóc đầu lên được. Văn chương hồi đó hay viết ” dân ngu khu đen ” nghe thật miệt thị nhưng lại diễn tả rất rõ nét vị-trí… sát đất của người dân ( chỉ có ngồi lê dưới đất nên khu mới đen như vậy !) và xác nhận với chính sách ngu dân thời ấy, người dân ngu là cái chắc.
image
 
        Câu ” dân ngu khu đen ” cũng từ từ biến thể cho hợp thời trang ngôn ngữ, và trở thành ” dân đen ” cộc lốc. Không… sáng sủa hơn bao nhiêu, nhưng bớt được tiếng ” ngu ” cũng đã là một… tiến bộ. Không phải nhờ vậy mà người dân khôn ra, lẽ dĩ nhiên. Nhưng hai tiếng ” dân đen ” nói lên rõ rệt sự khác biệt giữa dân bản xứ da vàng và nhà cầm quyền hồi đó, toàn là dân da trắng !         Người dân hồi đó được thực dân gọi một cách miệt thị : cu-li, nhà quê. Dù anh có ăn học, dù anh có nghề nghiệp, người da trắng vẫn coi anh là cu-li là nhà quê tuốt.
image
 
        Nhớ lại một hôm, anh tôi và tôi đạp xe đi dạo bến tàu Sạc-ne (sau này gọi là bến Chương Dương và sau này nữa tên là… Tôn Đức Thắng ! ). Thấy hai tên lính lê-dương (légionnaire) Pháp, to như cái tủ đứng, ngồi chồng lên nhau trên một chiếc xích-lô đạp, làm chổng bánh sau lên. Anh phu xích-lô, ốm tong ốm teo, không biết làm sao để giải thích rằng ảnh không thể nào chở được hai người, vì ảnh nhẹ quá. Ảnh bèn cầu cứu chúng tôi. Có lẽ ảnh thấy chúng tôi có vẻ học sinh sinh viên chắc biết ít nhiều tiếng Pháp nên nhờ thông-ngôn. Anh tôi ” ra tay nghĩa hiệp ” can thiệp. Một tên lê-dương túm ngực anh tôi, sừng sộ bằng tiếng Pháp : ” Đi chỗ khác ! Đồ cu li khốn nạn !”. Dĩ nhiên chúng tôi không đợi nói thêm một tiếng, vội vã phóng lên xe, đạp đi. Một đỗi xa nhìn lại thấy một thằng lê-dương đạp xích-lô chở một thằng lê-dương, chạy vù vù, cười hắc hắc ! Còn anh phu xích-lô thì hổn hển chạy bộ phía sau, chẳng nói chẳng rằng… Những hình ảnh đó bây giờ nhớ lại, đã sáu chục năm qua mà sao lòng vẫn còn nghe căm phẫn !
image
 
         Sau hiệp định Genève, Pháp… phú-lơ-căng ( Âm tiếng Pháp ” Foutre le camp ” = dông mất – rất thông dụng thời đó ) Việt Nam bị chia làm đôi, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Người dân miền Bắc sống với cái-gọi-là tự do của miền Bắc. Người dân miền Nam cũng có cái tự do riêng của miền Nam . Cũng là ” tự do ” cả nhưng trong hình thức có rất nhiều dị-biệt. Bắc Nam bỗng trở thành hai xứ như là lạ hoắc ! Tuy nhiên, dù đất nước bị chia hai, cái ” khối ” người dân không có gì thay đổi, nghĩa là vẫn còn nguyên là những con cờ…         Rồi miền Nam có ông vua Bảo Đại – chuyên sống ở Pháp – vì thương dân nên gởi ông Diệm về Việt Nam tham chánh. ( Ông vua này thì người dân biết từ lâu. Ít ra cũng biết… tên ! ). Rồi có ông Diệm, vì thương dân nên… lật ông Bảo Đại rồi lên làm tổng thống. ( Ông này thì người dân chỉ mới biết khi ổng trèo lên ghế tổng thống. Cứ nghe ra rả hằng ngày ” Toàn dân nhớ ơn Ngô tổng thống “, không biết rồi cũng phải biết ! ) Rồi có chú Sam, vì thương dân Việt Nam, ra tay giúp đỡ ông Diệm hết mình.
 
        Người dân bắt đầu biết đến chú Sam với lá cờ nhiều sao và hình vẽ hai bàn tay nắm lấy nhau được dán lên nhiều món hàng ngoại quốc nhập cảng. Nhìn cái nhãn, người ta hiểu đơn giản là bàn tay chú Sam nắm bàn tay người bạn mà chú giúp đỡ. Chẳng nghe ai thắc mắc : ” Chú Sam muốn nói chú giúp mình hay chú muốn nói tao bắt mày phải đi theo tao ? ” Người dân miền Nam vốn… thiệt thà !         Bây giờ, người dân hết là dân đen. Không phải được… đổi màu như người dân miền Bắc, mà là được tẩy sạch trong từ ngữ miền Nam. Tuy nhiên tùy hoàn cảnh, tùy trường hợp, tùy tâm trạng mà người ta cũng có gọi người dân bằng ” thằng dân “, nghe hơi nặng một chút. Nhưng riết rồi ” người dân ” hay ” thằng dân ” đều nghe cũng… xêm xêm ( Âm tiếng Mỹ ” Same same ” = như nhau ). Bởi vì, nặng nhẹ gì thì người dân cũng đã quen được coi như không có kí lô nào hết xưa nay !         Lâu lâu người dân cũng nghe các chánh trị gia gọi mình là ” khối quảng đại quần chúng ” nghe thật… rổn-rảng khó hiểu nhưng lại khoái lỗ tai, hoặc gọi là ” toàn thể nhân dân ” rất nho-nhã nhẹ nhàng, và lắm khi gọi ” đồng bào thân mến ” nghe thật là… âu yếm !         Thật tình, người dân vào thời này bắt đầu thấy rằng mình coi vậy mà cũng ” có giá “. Hết còn nghe gọi người ” dân ” cộc lốc, mà lại được ghép vào với tiếng ” công ” oai vệ để trở thành ” công dân “. Không có gì, nhưng mang thêm chữ ” công ” vẫn thấy quan trọng như ” công chức “, ” công sở “, ” công khố “, ” công an ” …những thứ ” công ” làm toát ra sự ” chẳng có thằng nào dám đụng tới “.
        Sướng chớ ! Mà thật vậy, có ai dám gọi ” thằng công dân ” đâu ? Thường thì gọi ” người công dân ” hay ít lắm cũng gọi “anh công dân “. ( Chưa nghe ai gọi ” ông công dân”. Có lẽ tại vì gọi như vậy, người ta sẽ nghĩ là có ” ẩn ý nhạo báng ” ! )
image
 
        Từ ngày mang ” chức ” công dân, người dân được nhà nước chiếu cố…” đậm “. Ngày nào cũng kêu gọi ” Này công dân ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng…”. Rồi gần đến ngày bầu cử tổng thống, dân biểu v.v… luôn luôn được nhắc nhở ” đi làm bổn phận công dân “.
        Nhân nói đến vụ bầu cử, phải thấy lúc đó người dân được… trọng vọng đến mức nào. Các ứng cử viên hay các liên danh ứng cử, trong thời gian vận động bầu cử, đều hết lời ” o bế ” người dân. Hằng ngày, trên truyền thanh truyền hình, trên báo chí bích chương… họ cúi xuống nâng người dân lên như nâng trứng mỏng, nói ngon nói ngọt để người dân bầu cho họ. Còn khuyên ” nên chọn mặt gởi vàng “, làm cho người dân thấy tự nhiên mình… giàu ngang xương ! Cái lá phiếu trong tay người dân – bằng giấy – coi vậy… mà nặng kí !         Sau bầu cử, người dân được trả về cương vị bình thường của người dân, cộng thêm những người bị thất cử. Những người này, không cần hỏi ý kiến ai, cứ ” đánh trống thổi kèn” tuyên bố rân lên rằng “Chúng tôi đứng về phe người dân để đối lập với chánh quyền!” Làm như hễ là dân là phải đối lập với chánh quyền vậy ! Cũng chẳng thấy có người dân nào đứng lên phản đối. Đã nói: người dân miền Nam vốn… thiệt thà !
         Bỗng một hôm, ” người ta ” đảo chánh ông Diệm. Người dân ngơ ngác bởi vì, trái với những lần bầu bán, lần này người dân không được ai ” hỏi thăm ” hết, thậm chí chẳng nghe ai tuyên bố theo… truyền thống rằng ” đảo chánh vì dân ” ! Thì ra,” người ta ” toàn là tướng tá, binh chủng này binh chủng nọ. Họ không phải…dân !
image
 
        ” Họ ” đảo rồi, lại đảo nữa. Cuối cùng cũng lật được ông Diệm. Lần này, người dân thấy có vẻ an toàn nên cũng xuống đường hoan hô. Thật ra, trong thời đệ nhứt cộng hoà, người dân đâu có bị chèn ép đè đầu cỡi cổ bốc lột tơi bời như thời Pháp thuộc. Người dân chỉ ” ngứa con mắt ” ở cái lối trịch thượng ăn trên ngồi trốc quá lố lăng của gia đình ông Diệm, cộng thêm hành động kỳ thị tôn giáo quá lộ liễu. Vì vậy, khi ông Diệm và gia đình bị lật xuống, người dân thấy như được… nhổ cái gai trong con mắt, cho nên họ cũng vỗ tay hoan hỉ !        Tiếp theo là mấy ông tướng, ông tá đảo chánh nhau, đảo qua đảo lại. Người dân vẫn bị cho ra rìa, nên đứng ở bên ngoài xem như xem tuồng hài hước trên sân khấu. Vở tuồng đang diễn bỗng bị chú Sam núp ở đâu đó giựt giây hạ màn ! Người dân ngẫn ngơ, rồi cũng… xách đít ” đi chỗ khác chơi ” để ” người ta ” làm chánh trị.
        Thật ra, vào thời điểm đó, miền Nam còn được cái may là có một người trong giới lãnh đạo ” biết ” nghĩ đến dân : đó là ông tướng tầu bay Nguyễn Cao Kỳ. Khi nắm chánh quyền, ông tuyên bố và cho kẻ khẩu hiệu đầy đường : ” Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ là chính phủ của dân nghèo “. Thật là ngạc nhiên đến… ngỡ ngàng ! Người dân nào đã lỡ giàu bỗng thấy mình thuộc vào loại… vô chánh phủ nên cứ phập phồng lo sợ, còn người dân nghèo thì lại bâng khuâng không dám hoan hô vì không biết mình có thuộc vào cái…” típ ” nghèo mà ông tướng đã tuyên bố ? Bởi vì có hạng nghèo xơ nghèo xác, có hạng nghèo rớt mồng tơi, có hạng nghèo mạc rệp, có hạng nghèo kiết .v.v… Thành ra, lời tuyên bố rất ” nổ ” của ông tướng giống như cục đá nhỏ rơi xuống mặc nước hồ, nghe cái chũm rồi… hết ! Tuy nhiên, lần đầu tiên người dân thấy mình được đứng chung với chánh quyền – dù chỉ là trên khẩu hiệu – cũng thấy có chút gì an ủi !
 
image
 
         Rồi chú Sam ồ ạt đổ quân và đồ ” PX ” lên miền Nam mà chẳng thấy có ” trưng cầu dân ý “.
Người xưa nói ” ý dân là ý trời “. Người nay cầm quyền, đã không cần đến ý dân thì đâu có ông nào nói với chú Sam : ” Thưa chú, ông bà tôi nói như vầy…như vầy…”. Cho dù có ai nói cho chú Sam thì cũng chỉ làm cho chú cười văng… sơ-quynh-gum, bởi vì chú đâu có tin. Chú đã từng bay lên trời, bay lên cung trăng, bay lên bay xuống như ăn hamburger hằng bữa… chú đã gặp ông trời đâu mà tin ! Vả lại xưa nay chú Sam chỉ thấy ý của chú là ” năm bờ oan ” thì chú đâu cần hỏi ý kiến của ai khác. Vì vậy, chú cứ… nhắm mắt đưa quân vào miền Nam như đi… vào chỗ không người. Chẳng có một người dân nào đứng lên phản đối. ” Họ ” – người dân – nói : ” Mấy ổng ( ám chỉ nhà cầm quyền ) đã ô-kê Salem với chú Sam rồi, mình có la nô-gút nô-gút ( no good ! no good ! ) chỉ có… chó nó nghe !”
image
 
        Trong ” thời chú Sam “, mặc dù đang đánh giặc với Bắc Việt, người dân vẫn đi lại thong thả, miễn là đừng…lội sông Bến Hải để ra ngoài Bắc. Năm khi mười hoạ mới bị hỏi căn cước. Trong trường hợp vào ra ở các ” lãnh địa ” của chú Sam thì lúc nào người dân cũng bị chú lính của chú Sam hỏi giấy bằng tiếng Việt bỏ sai dấu:” Cán cuốc! Cán cuốc !”. Chẳng thấy người dân nào …cười !
        Ngoài ra thì đời sống của người dân rất tự do thoải mái. Tự do buôn bán. Đồ PX ( dân gọi là pi-éc – là các mặt hàng nhập vào Việt Nam bán riêng cho quân đội chú Sam, không có thuế nên giá rẻ – lính chú Sam mua ra bán lại cho dân ) tràn ngập các chợ trời. Còn hàng hoá sản xuất trong xứ cũng bán đầy các chợ các phố. Tự do ngôn luận, in sách, ra báo. Thật tình, ở đây có… lạm phát : báo đủ loại – báo ngày, báo tuần, báo tháng… khoảng chừng trên 30 tờ ! Người dân đọc… mờ con mắt luôn !
        Cuộc sống tương đối dễ chịu, dễ…thở.
        Đùng một cái, Việt Cộng tổng tấn công ngay trong ngày tết Mậu Thân. Chúng tin tưởng rằng ” toàn dân miền Nam sẽ nổi dậy lật đổ chánh quyền !”. Té ra, người dân, vì sợ, nên chỉ lo bồng bế nhau chạy ! Lần đó, Việt Cộng thất bại nặng. Lần đó, người dân thật sự thấy tận mắt Việt Cộng là ai, để sau đó biến sợ hãi thành căm thù. Chỉ cần một ngòi nổ là nó bùng lên để ” quạt ” cho Việt Cộng một đòn ” chí tử “. Vậy mà không thấy chú Sam… nhúc nhích một ngón tay ! Chú không đánh trả, đã đành. Chú còn ngăn không cho quân đội quốc gia đánh trả. Chú đi một nước cờ mà không ai hiểu gì hết ! Và lần đó người dân nhìn chú Sam bằng một con mắt khác. Họ nói : ” Không biết cái thằng cha chú Sam này muốn cái gì ? Thiệt là ngược đời ! Kẻ thù thì mình biết rõ còn thằng bạn đồng minh nhai sơ-huynh-gum này thì mình…mù tịt !”.
image
 
        Từ chỗ nhận định nói trên, người dân bắt đầu nghi ngờ cái ý nghĩa của hai bàn tay nắm lấy nhau dưới lá cờ nhiều sao làm nền cho loại nhãn dán trên các đồ viện trợ. Ai cũng nghĩ rằng cái nhãn đó có…hai mặt. Giống như chú Sam, chú cứ phải nhai sơ-huynh-gum liền tù tì để không ai ” bắt gân mặt ” mà đoán chú đang nghĩ gì, bởi vì chú muốn giấu ” cái mặt bên kia ” của chú, không phải giấu với địch mà giấu với thằng bạn đồng minh ! Thế mới đau !
         Rồi vì không còn tin tưởng nữa, người dân lo… thủ. Ai cũng dự trữ đồ ăn ! Có tiền thì trữ nhiều, không tiền thì chạy nợ để trữ chút chút. Cho nó ” ăn chắc “, bởi vì thằng cha chú Sam này coi vậy mà không phải vậy !
image
 
        Tình trạng nhập nhằng này kéo dài tới hiệp định gì gì đó ở Paris . Tiếp theo là lính chú Sam ” gô hôm ” từ từ, trước sự dửng dưng của người dân, bởi vì họ đã lật tẩy ” cái mặt bên kia ” của chú. Cái nhãn ” hai bàn tay nắm lấy nhau ” không bị mưa mà nó cũng tróc, giống như đồ thợ mã !
image
 
         Rồi thì ” cơm không lành canh không ngọt ” giữa chú Sam và ông Thiệu ( tổng thống đệ nhị cộng hoà – xin nhắc lại cho những ai không… muốn nhớ ! ) Đùng một cái, ông Thiệu ra lịnh bỏ Pleiku/ Kontum rút hết quân về vùng Duyên Hải. Quân đội và dân chúng ngạc nhiên đến bàng hoàng, bởi vì đã bị Việt cộng tấn công đâu mà phải rút ? Còn phía Việt cộng thì… giật mình vội vã ” nâng cao cảnh giác “, nín thở bất động , bởi vì không biết ” thằng ngụy ác ôn này định dở trò gì đây ?”. Người ta đồn ( Hồi này, tin đồn đi nhanh hơn hỏa tiễn và người dân miền Nam chỉ sống bằng… tin đồn ! ) rằng ông Thiệu giận lẫy thằng bạn đồng minh ” xỏ lá ” nên chơi một cú cho nó xanh mặt ! Không biết chú Sam có xanh mặt hay không chớ thằng dân thì xanh mặt dài dài… Bởi vì không biết không hiểu gì hết. Cứ thấy quân đội tự nhiên rút chạy là cắm đầu chạy ! Mà có hỏi quân đội thì – than ôi ! – quân đội cũng bù trất ! Vậy là kinh hoàng, là hỗn loạn ! Vậy là cứ… nhắm mắt chạy. Càng chạy càng sợ ! Càng sợ càng chạy ! Người dân giống như những con cờ bị người chơi cờ hất trọn bàn cờ xuống đất, văng tung toé khắp nơi, rơi vào hốc vào kẹt, rơi vào lỗ cống đường mương… Ai biết ? Ai thèm biết ? Nghĩ mà thương cho người dân miền Nam ” sanh chẳng gặp thời “…
image
 
        Từ miền Trung dài vô Sàigòn, chỗ nào cũng thấy chạy. Dân chạy trước. Phía sau dân là quân đội. Phía sau quân đội, xa thật xa, là Việt cộng. Họ đã mất thời gian ” điều nghiên tình hình ” để nhận thấy hiện tượng ” ngụy quân ” rút đi là có thật. Thế là ” ta ” xua quân chạy theo ” toé phở ” nhưng vẫn láo phét rằng ” quân ta đuổi chúng nó chạy…toé khói ” !
        Tình trạng hỗn loạn này được tiếp nối bằng sự ồ ạt di tản ra… biển Đông. Cũng là chạy nhưng chạy ra khỏi xứ !
” Thời chú Sam ” được hạ màn vào cuối tháng tư năm 1975. Màn không được hạ từ từ theo đúng ” điệu nghệ sân khấu ” với giàn kèn đồng thổi bản ” ò e rô be đánh đu ” ! Màn bị hạ… cái rẹt như bị đứt giây, bởi vì anh hạ màn… bỏ mẹ nó xuống cho rồi để còn vắt giò lên cổ chạy cho kịp nhảy lên chiếc trực thăng di tản cuối cùng !
image
 
        Chú Sam ” gô hom ” để lại miền Nam vô số sơ-huynh-gum đã… nhai rồi và một lô con lai, có trắng có đen… gọi là kỷ niệm !

Đây nói về người dân vào ” thời bác Hồ “…
         ” Thời bác Hồ ” được… kéo màn khai diễn bằng một hình ảnh lẽ ra phải hào hùng, nhưng mấy anh Bắc Việt đã dàn cảnh vụng về cho nên đã trở thành ra lố bịch. Số là…
        Ngày 30 tháng tư năm 1975, cổng vào dinh Độc Lập đã được mở rộng để ” đón tiếp các anh em Giải Phóng “, sau lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương văn Minh. Thay vì cứ đường hoàng oai vệ tiến thẳng vào dinh – vì là người thắng trận – mấy ông Bắc Việt đã dàng cảnh bằng cách đóng cổng lại để cho một xe tăng mang cờ Giải Phóng ủi sập rồi ngất ngưỡng… bò vào bên trong như một thằng say.
 
image 
 
        Báo chí, truyền hình chụp ảnh quay phim liền tù tì, cho thế giới thấy rằng ” chính quân đội và nhân dân ta đã tiến công ủi sập chính quyền miền Nam “. Trong màn diễn xuất đó, họ quên mất người dân nên chỉ thấy có lèo tèo mấy anh Giải Phóng ! Trong lúc đó, dân chúng – khá đông – đứng xa xa nhìn một cách bàng quan, không hiểu “tại sao không chạy thẳng cha nó vô cho rồi, chớ đóng cổng làm chi để rồi phải ủi sập mới vô được, thiệt… làm chuyện ruồi bu !”
        Tiếp theo là lá cờ Giải Phóng Miền Nam lớn bằng tấm chiếu phe phẩy trên nóc dinh giống như người chạy việt dã vừa về tới đích. Và tiếp theo là hai câu đối thoại đáng ” đi vào lịch sử ” : Khi được ông Dương Văn Minh – vị tổng thống… phù du nhứt lịch sử – nói : “Mời các ông ngồi vào bàn để chúng tôi bàn giao “, một ông… nón cối Bắc Việt ” phang ” cho một câu ” Bàn giao cái gì ? Các anh thua trận, đầu hàng vô điều kiện mà còn cái gì để bàn giao ? “. Không biết những người miền Nam có mặt lúc đó – tổng thống, tổng bộ trưởng v.v…– có nghe ” đau như hoạn ” ?
image
 
        Vậy là…giải phóng ! Người dân cũng có vỗ tay. Hết chạy loạn là… vui rồi. Hết giặc, con cái hết đi lính… là vui rồi. Một phóng viên miền Bắc phỏng vấn một bà già miền Nam : ” Thế… bà má có vui không nào ? “. Trả lời : ” Ờ… vui chớ ! Nhờ có mấy ông giải phóng về kịp nên mới yên ! Chớ không, tụi Việt Cộng nó pháo kích riết chắc chết quá !”. Ở một nơi khác, phỏng vấn một anh xích lô, anh ta trả lời : ” Vui chớ sao không vui ! Đạp xích lô lúc nào cũng bị tụi nó nghi là Việt Cộng”. Rồi anh chỉ vào mặt mình : ” Anh coi ! Mặt tui vầy mà là Việt cộng à ?”
image
 
        Mà vui thật ! Ở Sàigòn đông lắm. Thiên hạ đi đầy đường. Xe hơi, xe gắn máy, xe đạp… nối đuôi nhau nhích nhích. Vậy mà chẳng thấy ai gây gổ với ai, cũng chẳng nghe ai nóng nảy tin một tiếng kèn ! Đó là lần đầu tiên người dân tự động ” xuống đường “, không phải để đấu tranh mà là để đi coi… bộ đội ! Cũng giống như đi coi chợ phiên sở thú. Vui lắm !
image
 
         Gánh hát mới khai diễn chưa kịp đánh trống thổi kèn quảng cáo mời mọc mà đã được khán giả bốn phương kéo tới xem thật đông như vậy thì thật là…” thành công, thành công, đại thành công !” Người dân cũng thấy khoái bởi vì toàn là đào kép mới – cái gì lạ cũng hấp dẫn – và bởi vì được đi coi…thả giàn.
         Sau mấy lớp hài hước mở màn như chuyện mấy anh bộ đội nói dóc nói phét ” Hà Nội cái gì cũng có “, chuyện ” nhà ỉa nhà đái… trong xô “.v.v… sân khấu bỗng chuyển sang bi hài kịch mà trong đó người dân được kịch tác gia cách mạng đẩy lên đóng vai chánh ! Người dân ngạc nhiên dở khóc dở cười… Vai chánh đó có cái tên nghe lạ hoắc : ” nhân dân làm chủ ” !
         Từ một tay ngang bước lên sân khấu, dĩ nhiên là cần được các đạo diễn chăm sóc dạy dỗ tận tình để người dân được… lột xác biến thành kịch sĩ.
         Đầu tiên, người dân được mang một cái tên khác cho đúng với điệu nghệ kịch trường: tên ” Nhân Dân ” ( Xưa nay, trong giới cải lương kịch nghệ có… truyền thống là khi đã ” đi hát ” thì người ta thường lấy một cái tên khác đẹp hơn kêu hơn là cái tên cúng cơm. Vậy mới là nghệ sĩ ! ) Rồi ” cái ” nhân dân đó được dạy hô khẩu hiệu – đó là những bài bản… gốc của cách mạng mà ai ai cũng phải biết hát, cũng như trong giới cải lương kép độc hay hề gì cũng phải rành ” sáu câu “…Đại khái, chỉ có mấy khẩu hiệu như ” vĩ đại, vĩ đại, vĩ đại “, như ” muôn năm, muôn năm, muôn năm “, như ” sống mãi, sống mãi, sống mãi “. Vậy mà không phải dễ ! Phải hô cùng một lúc và hô cho đúng nhịp. Hô lỏn chỏn là ” có vấn đề đấy nhá !”. Tiếp theo là tập vỗ tay. ” À… vỗ tay cũng phải tập chứ ! Có phải như thời Mỹ Ngụy đâu mà các anh các chị muốn vỗ thế nào là vỗ. Muốn làm chủ, nhân dân phải tập cả vỗ tay nữa cơ !” Thế là học vỗ tay : mọi người trong hội trường cùng vỗ một lúc, không cần khoái tỷ hay thích thú gì ráo, chỉ cần thấy anh cán bộ đang nói bỗng ngừng lại vỗ tay là ta vỗ tay thôi !
image
 
         Tiếp theo là đi học tập ba hôm về đường lối chủ trương của cách mạng. Thượng vàng hạ cám gì cũng phải học tập ráo. Cùng ngồi chung với nhau – thường thì ngồi dưới đất vì không có đủ băng đủ ghế, và vì không đủ chỗ nên ngồi cả ra hàng ba, ra sân – cùng nghe chung những gì mấy cán bộ nói. Và vì mấy cha cán bộ nói dài quá, lại thay nhau nói cùng một đề tài bằng những lời lẽ y chang như nhau nên người ” nhân dân “, kẻ trước người sau, cùng chung nhau… ngáp ! Suy cho cùng, ngáp cũng là một cách… phát biểu. Nó nói lên sự mệt mỏi chán chường. Về sau, khi đã…” quen nước quen cái ” với những buổi hội họp học tập, với cái gọi là ” Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý “…cách ” phát biểu ” độc đáo đó đã được người dân ” khai triển ” rất thoải mái, không phải giơ tay xin phép ai hết và cũng không sợ bị quy tội ” bôi bác không khí nghiêm túc của hội trường “. Để thấy ” Trong chế độ ta, nhân dân vẫn làm chủ… cái ngáp của mình đấy chứ !”.         Tiếp theo ( trong ” thời bác Hồ “, lúc nào cũng có một sự ” tiếp theo ” nghĩa là chẳng bao giờ thấy một sự ngưng nghỉ, cứ ” học tập tiếp theo học tập “, cứ ” đấu tranh tiếp theo đấu tranh “, cứ ” khai báo tiếp theo khai báo “…) nhân dân học tập khai lý lịch, học tập báo công báo tội, học tập làm sổ hộ khẩu sổ gạo… Hết học tập ở tổ dân phố thì kéo nhau ra học tập ở phường – cũng như vậy thôi nhưng đông hơn nên… vui hơn – rồi học tập ở quận… Rồi đi mết-tinh, đi đón tiếp phái đoàn này, đi chào mừng phái đoàn nọ, đi làm lễ đón nhận lẵng hoa của bác Tôn ( ông già này thay thế bác Hồ, nhân dân đoán như vậy ) Ôi thôi ! Rộn rịp, vui lắm !         Khác hẳn với ” thời chú Sam “, người nhân dân bây giờ đi đến đâu cũng thấy cái sự làm chủ của mình nó… lòi ra cả đống. Bằng cớ là cái gì cũng thuộc về nhân dân ráo, cái gì cũng thấy dán nhãn ” nhân dân ” mà chẳng cần phải ” cầu chứng tại toà “. Sướng như vậy ! Này nhá : Ủy Ban Nhân Dân này, Toà Án Nhân Dân này, Quân Đội Nhân Dân này, Công An Nhân Dân này… đến tờ báo to nhất nước – của Đảng – cũng phải mang tên ” Nhân Dân ” đấy ! Làm chủ , sướng nhá !
 
         Thế nhưng, có hai cơ quan mà nhân dân không được làm chủ : đó là tổng cục kế hoạch và ngân hàng. Chỉ có hai cơ quan này là đặc biệt mang nhãn ” Nhà Nước ” nên được gọi là ” Tổng cục kế hoạch Nhà Nước ” và ” Ngân Hàng Nhà Nước “. Nhà Nước nắm cái tổng cục để độc quyền lên kế hoạch… hốt bạc đổ vào ngân hàng của Nhà Nước, vậy là an toàn nhứt rồi ! Người ta nói : ” Đồng tiền là huyết mạch, Nhà Nước nắm cái huyết mạch đó là nhân dân… nhăn răng ! ” Nói như vậy là có ý bôi bác chế độ. ” Hãy nhớ rằng, trong chế độ ta có sự phân công rõ rệt : Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ. Muốn quản lý, Nhà Nước phải nắm cái… hầu bao chứ. Không có cái đó thì quản lý cái đếch gì được. Rõ như thế đấy !”. Lý luận chắc nịch như đinh đóng cột, nhân dân chỉ còn nước đi chỗ khác chơi.
         Dù sao đi nữa, được lên đóng vai chủ trong vở trường kịch của ” thời bác Hồ ” vẫn thấy khoái hơn ở ” thời chú Sam “. Thời đó, người dân chỉ là người dân quèn với bộ mặt thật của nó, chưa từng biết thế nào là ” vẽ lọ bôi hề “. Còn bây giờ, trên sân khấu cách mạng, người dân được tô son trét phấn để có bộ mặt khác – một bộ mặt không giống ai – vui chớ !
         Qua ” thời bác Hồ “, cái gì cũng thay đổi hết. Đặc biệt là người dân. Ngoài chuyện ” nhân dân làm chủ “, người dân bây giờ nhìn lại mình cũng thấy không còn là mình nữa ! Cả cái thân hình trước đây, chỉ còn lại có… cái miệng. Mỗi một người dân được xem như là một ” nhân khẩu ” – một cái ” miệng người ” – Tờ khai gia đình thời trước bây giờ được thay bằng ” sổ hộ khẩu ” trong đó kê khai có bao nhiêu…cái miệng ! Nghĩ cho cùng, Nhà Nước cách mạng có lý, bởi vì trong công tác ” quản lý “, chuyện đầu tiên phải lo là ” nuôi ăn “. Vậy, phải biết rõ ” ta ” có bao nhiêu cái miệng. Thế… Ngoài ra, nếu thấy cái miệng nào đã có ăn mà còn đòi cả quyền ” nói ” thì ” ta ” chận ngay không cho nó ăn.
 
         Có nói, đến chừng đói rã ruột ra thì cũng phải câm lại thôi. Đỉnh cao trí tuệ là ở chỗ này đấy !
         Sau khi đã học tập tốt, nghĩa là người nhân dân đã rành bài bản để đóng vai ” nhân dân làm chủ “, người nhân dân phải biết ” đi thưa về trình “. Nói cho văn vẻ chớ thật ra là đi đâu phải xin giấy di chuyển của chánh quyền nơi cư ngụ và về phải trình lại giấy di chuyển có đóng dấu nơi mình đã đến.          
Nhân dân làm chủ khi dọn nhà qua ở chỗ khác phải làm thủ tục giấy tờ dời địa chỉ – gọi là chuyển hộ – có sự chấp thuận của chánh quyền hai nơi – nơi ở cũ và nơi ở mới – Nhân dân làm chủ phải đi lao động xã hội chủ nghĩa ( Thời trước gọi là ” đi làm…chùa ” ). Nhân dân làm chủ ” phải ” triệt để thực thi quyền làm chủ của mình nghĩa là ” phải ” làm thế này, ” phải ” làm thế nọ… toàn là những thứ ” phải ” mà ở ” thời chú Sam ” tìm đỏ con mắt không có, ví dụ như phải đổi tiền, phải bị đánh tư sản, phải đi kinh tế mới, phải đi tập trung cải tạo… Chánh quyền mới gọi là ” một cuộc đổi đời”. Họ nói đúng ! Có điều là cuộc đổi đời đó xoay đến 180 độ, làm cho người dân thấy… ngất ngư !
        Sau khi miền Nam được giải phóng, mấy cha Giải Phóng Miền Nam còn đang ” cờ phất trống khua ” trên sân khấu cách mạng bỗng bị… cúp điện hạ màn, đuổi vào hậu trường lảnh ” lương cà phê ” ( Tiếng nhà nghề nói gánh hát không trình diễn, nghệ sĩ chỉ lãnh chút tiền để uống cà phê thôi ) Họ bị giải tán một cách êm ru và dễ ợt như người ta liệng một miếng giẻ rách vào đống rác, trước sự ngạc nhiên của người nhân dân làm chủ. Bởi vì chuyện ” đại sự quốc gia ” như vậy mà chẳng thấy ” lũ đầy tớ ” nó hỏi qua ý kiến một lần ! Rồi đến vụ thống nhất đất nước, những ” công bộc của nhân dân “cũng cứ quyết định một mình ên !
image
 
         Thật ra, lấy công tâm mà nói, nếu có được hỏi thì cái ” nhân dân làm chủ ” cũng chỉ gật đầu nhất trí. Cứ xem nhân dân miền Bắc, tính đến năm 1975, họ ” làm chủ ” đã hai mươi năm, có thấy họ không nhất trí bao giờ ? Người dân chắc nghĩ rằng mình làm chủ nhưng còn thằng khác nó làm chủ cái bao tử và sinh mạng của mình nữa, vậy, cứ luôn mồm nhất trí là…chắc ăn nhứt ! ( Một nhà văn lớn thời tiền chiến vào Nam thăm bạn bè sau 1975 đã nói nhỏ :” Tôi còn sống đây là nhờ tôi biết sợ “. Một câu để đời ! ) Cái ưu việt của chế độ là ở chỗ này đấy !
         Tiếp theo là người dân học tập – lại học tập ! – đi bầu. Hồi thời trước, người dân cầm lá phiếu thấy mình… oai ghê lắm. Họ tự do chọn lựa ứng cử viên, họ nhìn ảnh của từng người và còn phê bình ” líp ba ga ” : ông này dễ thương, giống kép Hùng Cường , ông này…cha ! coi bậm trợn quá, à ! còn bà này giống Túy Hoa ghê, coi đặng à v.v… Bây giờ thì khác : Đảng chọn, dân bầu. Sợ nhân dân mất thời giờ và mất công nên Đảng chọn dùm cho dân. Nhân dân chỉ còn có… nhắm mắt bầu. Sướng gần chết còn muốn gì nữa ? Có điều là bầu bán bây giờ không còn rầm rộ trống kèn như thời trước nên chẳng thấy có gì hấp dẫn hết.
image
 
         Sau giải phóng, người dân miền Bắc đua nhau vào Nam để ” cứu trợ đồng bào ruột thịt miền Nam sống trong sự kềm kẹp của bè lũ ác ôn Mỹ Ngụy, đói khổ thiếu thốn vô cùng “. Còn người dân miền Nam, ít lâu sau, cũng lục tục kéo nhau ra miền Bắc, không phải để ” tham quan ” mà để… thăm nuôi thân nhân bị đưa đi tập trung cải tạo ngoài đó. Kẻ vô người ra như vậy thật là một sự… giao lưu đáng đồng tiền bát gạo, bởi vì nó ” mở mắt ” người dân của cả hai miền. Để thấy rằng dù ” ở ” với bác Hồ hay ” ở ” với chú Sam, người dân vẫn là những con cờ, không hơn không kém !
         Bây giờ, gần ba chục năm sau giải phóng, cuộc sống miền Nam cũng đã ổn định, nghĩa là người dân vẫn… sống nhăn, không phải nhờ khẩu hiệu ” dân giàu nước mạnh…” mà nhờ biết xoay sở để sinh tồn. Cũng có hàng hoá đầy chợ. Cũng có quán xá đầy đường. Cũng có vài tờ báo của đảng / đoàn / cơ quan để đọc – vài tờ cũng đủ… chán, đâu cần phải ba mươi tờ như ” thời chú Sam ” – Cũng có tiểu thuyết lai rai của Hội Nhà Văn – cái hội mà chế độ đẻ ra để ” gò ” các nhà văn đi cho ngay cho đúng ” đường lối chủ trương ” – Cũng có nhạc vàng lả lướt đã thông qua sự kiểm tra của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn, một loại “cục ” lúc nào cũng thấy… nằm chình ình trên các DVD và băng nhạc dưới dạng con tem, trên đó có ghi rõ tên chương trình, hãng sản xuất, số giấy phép, mã số và hàng chữ đỏ “Nghiêm cấm in sao dưới mọi hình thức “.
 
         Đảng vẫn lãnh đạo, Nhà Nước vẫn quản lý và Nhân Dân vẫn… làm chủ, lẽ dĩ nhiên !
         Tính ra,” thời chú Sam ” chỉ dài có hai mươi năm. Cái ” số ” như vậy thầy bói gọi là… yểu tử ! Trong lúc ” thời bác Hồ ” vẫn còn tiếp diễn dài dài, gần bốn mươi năm mà chưa thấy hạ màn ! Đó là cái ” lô-gích ” của thời đại bởi vì bác Hồ lúc nào mà chẳng ” sống mãi! sống mãi ! sống mãi ! ” ?
        Chỉ tội cho người dân, với bộ mặt ” không giống ai ” vì bị tô son trét phấn, có nhăn nhó vì đau quặn ruột người ta cũng vẫn thấy như đang…cười ! Và người ta kết luận : ” Tốt đấy chứ !”. Ở đây, phải hiểu ” người ta ” là Đảng và Nhà Nước.

No comments:

Post a Comment