PHAN NI TẤN * BÁNH TÉT NÚI
Phan Ni Tấn
Trong màn đêm lành lạnh ướt sương của miền sơn cước, tuổi thơ tôi trùm mền nằm co ro trên nền đất bên cạnh nồi bánh tét đang sôi lục ục. Không có gì thích thú cho bằng nấu bánh tét ở ngoài trời từ lúc chạng vạng tối cho đến rạng sáng ngày hôm sau. Những ngày cuối năm trên cao nguyên đêm xuống rất nhanh. Đêm càng sâu không gian càng tịch mịch, gió hiu hiu càng thêm gai lạnh. Trong ánh lửa bập bùng từ nồi bánh tét sau hè và sự yên tĩnh của trời đất làm cho tâm hồn trong veo của tôi có cảm tưởng như con phố đang gối đầu lên thế giới bình an vô sự.
Năm nào cũng vậy, những ngày cuối năm sắp Tết, nội và má tôi vẫn thường gói bánh tét cúng Phật đầu năm, cầu cho thế giới hòa bình, cho muôn loài yên ổn, cho gia đạo bằng an, cho con cái nên người…
Ngoài bánh tét, đôi tay khéo léo của hai bà còn ra công ngào mứt dừa, mứt bí, mứt khoai, mứt me nguyên trái (chua chua ngòn ngọt), mứt gừng nguyên củ (cay hít hà)… để tăng thêm vẻ đẹp văn hóa và làm giàu thêm ẩm thực dân gian cạnh mâm ngũ quả trong ba ngày Tết cổ truyền. Nhớ hồi nhỏ tôi rất thích ăn bánh tét nội chiên với dưa món củ kiệu má làm. Ăn ngon miệng nên tôi nhõng nhẽo đòi hoài.
Rồi năm tháng trôi đi như nước chảy qua cầu. Sáu mươi năm sau, ở cái tuổi 70 về chiều, trời xui đất khiến tôi lại dính vào cái công việc bếp núc lọ lem, lui cui giúp nội tướng tôi nấu bánh tét y hệt như cái thuở ấu thời. Chỉ khác một điều là ngày xưa nấu bánh bằng một tâm hồn trong veo, nay thì đầu óc có quá nhiều tạp niệm nên mỗi lần đụng phải vấn đề gì đơn giản hay phức tạp tôi đều băn khoăn, như đụng phải bánh tét chẳng hạn, tôi cứ nhởn nhơ trước một câu hỏi riết rồi kẹt luôn giữa hai động từ “tét” và “cắt”.
Làm sao để “tét”hay “cắt” một đòn bánh tét?
Dùng dao thì chỉ “cắt” ngang đòn bánh thành từng khoanh chớ không thể “tét” theo chiều dọc từ trên xuống.
Dùng dây lạc cột bánh hoặc sợi chỉ quấn quanh đòn bánh để cắt hay tét thành từng lát nên gọi là “bánh tét”
Có điều dù “tét” hay “cắt” thì cái tên “bánh tét” cũng đã thành tên từ cái thời xửa thời xưa. Cái tên dân dã như bánh ít, bánh ú nghe sao mà hiền lành, mộc mạc, dễ thương. Nó gần gũi, thân quen như cái tên thằng cu, thằng tí, thằng tèo. Tuổi thơ tôi lớn lên theo đòn bánh tét đơn sơ, nẫu nẹt, quê mùa.
Tôi cuộn tuổi thơ tôi trên đòn bánh tét
Để nghe nó reo ngoài ngõ xuân về
Nó gánh xuân đi cong đòn kẽo kẹt
Lặc lè lặc lẹo làm trẹo cả hồn quê.
Phan Ni Tấn
Nguồn: Tác giả gửi
Trong màn đêm lành lạnh ướt sương của miền sơn cước, tuổi thơ tôi trùm mền nằm co ro trên nền đất bên cạnh nồi bánh tét đang sôi lục ục. Không có gì thích thú cho bằng nấu bánh tét ở ngoài trời từ lúc chạng vạng tối cho đến rạng sáng ngày hôm sau. Những ngày cuối năm trên cao nguyên đêm xuống rất nhanh. Đêm càng sâu không gian càng tịch mịch, gió hiu hiu càng thêm gai lạnh. Trong ánh lửa bập bùng từ nồi bánh tét sau hè và sự yên tĩnh của trời đất làm cho tâm hồn trong veo của tôi có cảm tưởng như con phố đang gối đầu lên thế giới bình an vô sự.
Năm nào cũng vậy, những ngày cuối năm sắp Tết, nội và má tôi vẫn thường gói bánh tét cúng Phật đầu năm, cầu cho thế giới hòa bình, cho muôn loài yên ổn, cho gia đạo bằng an, cho con cái nên người…
Ngoài bánh tét, đôi tay khéo léo của hai bà còn ra công ngào mứt dừa, mứt bí, mứt khoai, mứt me nguyên trái (chua chua ngòn ngọt), mứt gừng nguyên củ (cay hít hà)… để tăng thêm vẻ đẹp văn hóa và làm giàu thêm ẩm thực dân gian cạnh mâm ngũ quả trong ba ngày Tết cổ truyền. Nhớ hồi nhỏ tôi rất thích ăn bánh tét nội chiên với dưa món củ kiệu má làm. Ăn ngon miệng nên tôi nhõng nhẽo đòi hoài.
Rồi năm tháng trôi đi như nước chảy qua cầu. Sáu mươi năm sau, ở cái tuổi 70 về chiều, trời xui đất khiến tôi lại dính vào cái công việc bếp núc lọ lem, lui cui giúp nội tướng tôi nấu bánh tét y hệt như cái thuở ấu thời. Chỉ khác một điều là ngày xưa nấu bánh bằng một tâm hồn trong veo, nay thì đầu óc có quá nhiều tạp niệm nên mỗi lần đụng phải vấn đề gì đơn giản hay phức tạp tôi đều băn khoăn, như đụng phải bánh tét chẳng hạn, tôi cứ nhởn nhơ trước một câu hỏi riết rồi kẹt luôn giữa hai động từ “tét” và “cắt”.
Làm sao để “tét”hay “cắt” một đòn bánh tét?
Dùng dao thì chỉ “cắt” ngang đòn bánh thành từng khoanh chớ không thể “tét” theo chiều dọc từ trên xuống.
Dùng dây lạc cột bánh hoặc sợi chỉ quấn quanh đòn bánh để cắt hay tét thành từng lát nên gọi là “bánh tét”
Có điều dù “tét” hay “cắt” thì cái tên “bánh tét” cũng đã thành tên từ cái thời xửa thời xưa. Cái tên dân dã như bánh ít, bánh ú nghe sao mà hiền lành, mộc mạc, dễ thương. Nó gần gũi, thân quen như cái tên thằng cu, thằng tí, thằng tèo. Tuổi thơ tôi lớn lên theo đòn bánh tét đơn sơ, nẫu nẹt, quê mùa.
Tôi cuộn tuổi thơ tôi trên đòn bánh tét
Để nghe nó reo ngoài ngõ xuân về
Nó gánh xuân đi cong đòn kẽo kẹt
Lặc lè lặc lẹo làm trẹo cả hồn quê.
Phan Ni Tấn
Nguồn: Tác giả gửi
SƠN TRUNG * CHÙM KHẾ NGỌT
SƠN TRUNG
CHÙM KHẾ NGỌT
Trương Thế Phát là một thương gia trẻ ở kinh đô Thăng Long. Ông có tàu
bè chở hàng đi buôn bán ờ trong và ngoài nước. Khi quân Pháp tiến đánh
thành Hà Nội, và chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, ông lên tàu đem gia đình
ra ngoại quốc. Sau bao ngày lênh đênh trên biển cả, gia đình ông đến
Xiêm La, rồi định cư tại đây. Nhờ có tàu bè, ông mang theo một mớ gia
sản nên khi qua Xiêm ông đã có sẵn một gia tài. Với tài kinh doanh, ông
đã gây dựng một sự nghiệp khá lớn, gồm các cửa tiệm kim hoàn, cửa tiệm
vải vóc lụa là, và trà thất Mây Tần.
Là một nhà kinh
doanh, công việc bận rộn, nhưng òng luôn thương nhớ quê hương . Ông nhớ
Hà Nội ba mươi sáu phố phường, với năm cửa Ô xưa. Ôi! Những cô gái hàng
Đào, hàng Bạc . .. má đỏ, môi hồng, quần điều, áo lụa trắng, đeo xà
tích bạc. Ông nhớ cốm Vòng, nhớ phở , nhớ xôi và bánh cuốn Hà Nội.
Ông nhớ Hồ Gươm, hồ Tây, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột. . . Xiêm La có
nhiều chùa lớn và nhiều lễ hội nhưng không đâu bằng hội chùa Hương.. .
Ông nhớ những bài hát ru, những điệu quan họ. Xiêm La có nhiều trái cây
nhưng không bằng nhãn, vải, cam, quít. . . Hà Nội. Ở Xiêm La ông có
nhiều bạn mới, nhưng lòng ông vẫn nhớ nhung các bạn Hà Nội và những kỷ
niệm thời ấu thơ. Nhất là buổi đầu, ngôn ngữ bất đồng, phong tục xa lạ,
thực phẩm khác mùi vị làm cho ông chao đảo như con thuyền không lái.
Lúc
bấy giờ nhiều người trong nước cũng bỏ nước ra đi. Họ ra đi mang theo
một bầu nhiệt huyết , một lý tưởng cao siêu là khôi phục đất nước, giải
phóng dân tộc. Có nhiều nhóm hoạt động. Họ từ trong nước ra. Họ cũng từ
Trung Quốc, Nhật Bản sang Xiêm hoạt động. Họ ở lại Xiêm mà cũng có người
đi qua , đi lại. Tuy là nhiều tổ chức khác nhau, tựu trong có hai nhóm.
Một nhóm thuộc phe quốc gia, một phái thuộc phe quốc tế .
Trà
thất Mây Tần do con trai của ông là Trương Thế Đạt trông coi, còn các
tiệm khác thì do phu nhân, con trai thứ và các con gái ông quản lý. It
lâu sau, Trương Thế Phát mất, cơ nghiệp truyền lại cho phu nhân và các
con. Trương Thế Đạt tiếp tục kinh doanh trà thất Mây Tần .
Trà
thất Mây Tần ở thủ đô Bangkok là một nơi trai thanh gái lịch lui tới tấp
nập. Không những người Xiêm La mà người Cao Miên, Lào, Trung Quốc, Ấn
Độ đều thường xuyên tới uống trà, và thưởng thức ca vũ nhạc. Một hôm,
có mấy người khách Á Đông tới trà thất Mây Tần uống trà, uống rưọu ,
Trương Thế Đạt nhận ra có một số khách là người Việt Nam. Ông bèn tới
chào hỏi, mới biết họ quả là người Việt Nam. Nghe giọng nói của họ, ông
nhận ra họ là người Bắc, người Trung, và người Nam.
Ông hỏi thăm họ thì
họ cho biết họ qua đây lập nghiệp. Trương Thế Đạt rất vui mừng khi gặp
lại đồng bào Việt Nam. Tâm trạng hai bên thật vui vẻ như câu thơ “
Thiên lý tha hương ngộ cố tri ”. Họ hỏi ông tại sao đặt tên trà thất là
Mây Tần.
Ông nói ông rất yêu quê hương, lòng luôn nhớ băm sáu phố phường
Hà Nội. “Hồn quê theo ngọn Mây Tần xa xa” Dần dần, hai bên quen nhau,
Trương Thế Đạt mời họ về nhà chơi. Kể từ đó hai bên liên lạc thân mật.
Sau một thời gian, khách hiểu rõ gia đình Trương là một gia đình yêu
nước, vì không cam tâm làm tôi tớ bọn ngoại xâm mà bỏ nước ra đi. Vì
quen thân, họ cũng cho biết họ thuộc đảng cách mạng tiến bộ Việt Nam,
được thế lực quốc tế như Liên Xô, Trung Quốc yểm trợ, thế lực rất mạnh,
bám rễ trong và ngoài nước, có mục đích bài phong đả thực, xây dựng một
xã hội công bằng tự do, người không bóc lột người.
Đảng có Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Hùynh Thúc Kháng tham gia, và có khoảng mười triệu
đảng viên. Lực lượng đảng trong nước đã vùng lên như Nguyễn Thiện
Thuật, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám đã chiếm được nhiều tỉnh trong
nước, giết vô số thực dân Pháp. Trương Thế Đạt nghe họ nói vậy cũng tin
tưởng, ủng hộ cho họ một số vàng để làm quỹ hoạt động cứu quốc. Trương
Thế Đạt mất, con trai là Trương Thế Vinh nối nghiệp cha kinh doanh
trong ngoài, và ông cũng giữ mối liên lạc với tổ chức quốc tế, và cũng
đóng góp vàng bạc cho họ. Trà thất Mây Tần và nhà của Trương Thế Vinh
trở thành nơi ẩn náu và hoạt động của đảng cách mệnh.
Ông được chi bộ
đảng khen ngợi là “ nhân sĩ yêu nước”, và những Việt kiều ở Thái Lan
theo cộng sản được gọi là “ Việt kiều yêu nước”. Gia đình Trương Thế
Vinh đã được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi giấy ban khen là
gia đình yêu nước, đã có công với cách mạng.
Sau 1945, đệ nhị thế
chiến chấm dứt, Việt Minh cướp chính quyền. Một số dân chúng vì nạn đói,
vì sợ cộng sản và thực dân Pháp nên đã bỏ nước sang Lào, Miên, Xiêm La,
hoặc Pháp. Những người Việt Nam sinh sống tại Xiêm La ngày càng đông,
và những người theo phe cộng sản càng mạnh. Năm 1954, hiệp định Geneve
chia đôi Việt Nam.
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa giao thương với Xiêm
La tức Thái Lan, và đặt tòa đại sứ tại Bangkok. Những đảng viên cộng sản
Việt Nam ra mặt công khai hoạt động. Họ ra sức vận động Việt kiều tại
Thái Lan về xây dựng đất nước. Chính sách này cũng được phát triển nhiều
nơi như Pháp, Lào, Miên. . .Họ bảo đất nước ngày nay cần nhiều bàn tay
đóng góp. Việt Nam nay đã tiến lên xã hội chủ nghĩa, nông dân có ruộng
cày, thoát khỏi cảnh làm nô lệ cho bọn phú nông địa chủ; xã hội bây giờ
không còn nạn người bóc lột người.
Sinh viên học sinh được tự do học
hành, không phài đóng học phí mà còn được chính phủ nuôi ăn học, cấp
sách vở cho đến khi thành tài. Trong nước ai cũng có công ăn việc làm,
không ai thất nghiệp. Họ gửi tặng ông nhiều sách báo, có nhiều thơ ca,
âm nhạc và tiểu thuyết ca ngợi sự lãnh đạo tài ba của đảng và chính phủ.
Trần Thế Vinh tuy sinh tại Thái Lan, nhưng được nghe cha ông ca tụng về
con người và đất nước Việt Nam, nay lại được nghe thêm những lời tuyên
truyền của cộng sản nên càng thêm yêu nước, và càng nhớ quê hương. Ông
luôn luôn mở đài Hà Nội, và và những bài thơ, bản nhạc đã gieo vào
lòng ông tình yêu quê hương, tổ quốc.
Quê hương là chùm khế ngọt. ..
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học,
Con về rợp bướm vàng bay
. . . . . . . .
Quê hương là cầu tre nhỏ,
Mẹ về nón lá nghiêng che.
Là hương hoa đồng cỏ nội,
Bay trong giấc ngủ đêm hè. . .
Lúc bấy giờ công việc buôn bán ngày càng khó khăn khiến Trương Thế Vinh chán nản. Nay được cán bộ cộng sản kêu gọi và khuyến khích, vì vậy ông quyết định trở về góp sức xây dựng quê hương. Ông nay được ban khen là gia đình có công với cách mạng. Nếu về Việt Nam chắc ông sẽ được đảng và nhà nước quý trọng. Con đường tương lai rộng mở trước mắt ông.
Ta về ta tắm ao ta!
Ông muốn trở về tắm ao ta, về làm người hùng cứu nước, còn hơn là sống ở quê người, dù là triệu phú cũng có mặc cảm là kẻ tha phương cầu thực, kẻ lưu đày, là công dân bậc hai !
Ôi! Nước ta nay đã độc lập,
không còn bọn thực dân Pháp xâm chiếm quê hương. Vì thực dân Pháp mà
nhân dân ta khốn khổ điêu tàn . Vì thực dân Pháp mà tổ phụ ông phải bỏ
quê hương mà đi. Nay là một dịp để ông trở về quê hương, về 36 phố
phường Hà Nội và năm cửa Ô xưa! Tình yêu quê hương không còn là một mớ
tình cảm bâng khuâng mà đã biến thảnh sự thực. Ông lo bán nhà cửa, hàng
hóa và các cơ sở kinh doanh thu được năm trăm lượng vàng và mười ngàn
đô la Mỹ. Sau khi đã thanh toán mọi thứ, ông đã đến tòa đại sứ Việt Nam
tại Vọng Các (Bangkok) ghi tên hồi hương. Toà đại sứ Việt Nam tại Thái
Lan đã lo mọi sự. Tất cả Việt kiều tại Thái Lan sẽ cùng nhau về Việt Nam
bằng đường hàng không sang Cambodge rồi từ đó sẽ đi xe ô tô hay máy bay
về Việt Nam.
Sau khi đoàn Việt kiều Thái Lan về đến Cambodge, họ được chuyển ngay lên xe ô tô Liên Xô là loại xe bốn bề kín mít chở ngay về Quảng Bình Việt Nam. Khi về đến biên giới Việt Nam, cả đám được cán bộ cộng sản đeo súng yêu cầu xuống xe để vào một trung tâm, bốn bề rào kín và có lính gác.
Họ bảo các Việt kiều tạm ở lại đây một thời gian để học tập đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Họ ra lệnh các Việt kiều tập họp lại, gia đình nào theo gia đình đó.Họ bảo mọi người không được ra khỏi trung tâm nếu không được trung tâm cho phép. Họ đưa mọi người vào hội trường. Viên thủ trưởng tỏ ra rất lịch sự. Ông nói:
Chào các đồng bào và các đồng chí,
Hôm nay tôi xin thay mặt mặt đảng và chính phủ chào mừng những người con yêu trở về tổ quốc.
Ông vừa dứt lời, mọi người vui vẻ hoan hô, tiếng vỗ tay nghe vang như tiếng pháo.
Tiếp theo, ông nói:
Thưa các đồng chí và đồng bào,
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những người ngoại quốc đã ước mơ trong một đêm được trở thành người Việt Nam. Các đồng bào và đồng chí nay đã thành người nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.Trước tiên, yêu cầu mọi người giao nộp thẻ căn cước, thẻ quốc tịch và khai sinh ngoại quốc để Nhà nước làm thủ tục hành chánh.
Ông nói xong thì lui bước, để cho một đại biểu khác lên tiếng yêu cầu đồng bào làm bản tự khai hồ sơ, lý lịch, nhất là phải kê khai vàng bạc, kim cương, hạt xoàn và đô la. Trong khi mọi người tập trung ở hội trường, cán bộ cộng sản đã vào phòng khám xét hành lý của Việt kiều. Những ai có chìa khóa va ly hay khóa các hộp kín, họ đến bảo nhỏ giao nộp chìa khóa cho họ làm thủ tục kiểm tra. Ngay hôm đó, họ bắt mọi người giao nộp vàng, kim cương, nữ trang và đô la.
Ông cán bộ nói:
Đảng phải giữ tài sản cho đồng bào vì sợ bọn biệt kích Mỹ ngụy cướp của giết người.. Cứ yên tâm đưa chính phủ giữ dùm, rồi chính phủ sẽ trả lại cho các gia đình sau khi tình hình đã được ổn định.
Các gia đình Việt kiều được cán bộ rút sổ tay, xé giấy viết biên nhận bằng những tờ giấy vàng úa xấu xí với những giòng chữ nghệch ngoạc, không rõ chữ viết và con số, và cũng không ghi ngày tháng, tên chủ nhân tài sản cũng như chữ ký và tên người nhận:
Đã nhận 300 miếng kim loại bề ngoài màu vàng. . . Đã nhận một ngàn tiền nước ngoài. . . Đã nhận hai mươi viên đá nhỏ óng ánh. . .
Tiếp theo, mọi người làm thủ tục y tế. Mọi người phải vào phòng kín, cởi hết áo quần để y sĩ khám xét. Không thử máu, không nghe tim mạch, mà chỉ khám tổng quát. Thủ tục này thì cũng nhanh thôi, ngoại trừ những ai còn cất giấu tài sản trong người là bị tịch thu và bị phê bình, kiểm thảo.
Đến đây thì các Việt kiều đã biết mình đã lầm, đã mắc gian kế. Họ cũng như Thúy Kiều trong ngày đầu gặp Mã giám sinh đã kêu lên:
Xem gương trong bấy nhiêu ngày,
Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già!.
Vài ngày sau, các Việt kiều được phân phối về các thôn xóm ở miền Bắc. Gia đình Trương Thế Minh được phân phối về một làng ở Quảng Bình. Ông chất vấn cán bộ :
-Chúng tôi xin về Hà Nội là quê hương của tôi và đã được tòa đại sứ Việt Nam ở Bangkok chấp thuận. Nay sao các ông lại bắt tôi về Quảng Bình?
Tên cán bộ trong ban Việt kiều yêu nước nói:
- Nay chúng ta đang xây dựng Hà Nội thành một thủ đô to lớn và văn minh hơn mười, hơn trăm lần xưa. Hà Nội tương lai sẽ có những tòa cao 100, 200 tầng, vĩ đại hơn Mỹ. Vi là xây cất chưa xong, nên chưa có nhà cho đồng bào ở. Vậy ông tạm ở lại Quảng Bình một thời gian, rồi sẽ đưa gia đình về Hà Nội sau.
Biết rằng phản đối cũng vô ích cho nên
gia đình ông phải lên xe về Quảng Bình. Gia đình ông được đổ xuống quốc
lộ I, rồi được công an dẫn bộ tới một làng nhỏ, cách quốc lộ vài cây
số. Làng này cho ông một miếng đất ven sông để ở và canh tác. Nơi ông ở
là bãi sông vắng, cách xa xóm làng vài cây số. Ông là một kẻ ngụ cư.
Hơn nữa, ông là một kẻ nguy hiểm. Dân làng không ai dám giao thiệp cùng
gia đình ông vì họ coi gia đình ông như một những kẻ gián điệp từ ngoại
quốc về để phá hoại xã hội chủ nghĩa. Tiền của mất sạch, gia đình ông
trở thành kẻ bần cùng nhất nước, cô đơn nhất nước. Thư ông gửi đi không
có hồi âm. Ông không nhận được lá thư nào từ Thái Lan hay Hà Nội.
Ở
Thái Lan, ông có tài sản, bạn bè, nhưng về đây, quê hương Việt
Nam,Trương Thế Vinh và gia đình bị lưu đày và cấm cố. Gia đình ông vì
yêu nước mà trở về nay lại bị coi là kẻ thù của dân tộc. Sống ở Thái
Lan, ông tự coi là người xa lạ, nay về Việt Nam, ông lại trở thành người
xa lạ trên quê hương mình. Ông suy nghĩ xa gần mà lòng đau như cắt. Ông
trách ông ngu dại. Nước Thái Lan đã cho ông nương tựa, giúp ông làm
giàu, con cái ông học hành thành tựu, thế mà ông bỏ Thái Lan mà về Việt
Nam, về quê mẹ, nhưng quê mẹ đã giết gia đình ông, cướp đoạt tài sản và
hy vọng của ông! Kẻ sát nhân cướp bóc chính là những kẻ mà ông đã nuôi
nấng, kẻ đã rao giảng tự do, nhân đạo và bình đẳng! Ông đã bỏ mồi bắt
bóng! Ông là người ngu xuẩn nghe theo những lời phỉnh nịnh để rồi làm
hại mình và con cháu!
Vài năm sau, chiến tranh Việt Mỹ
bùng nổ, miền Bắc bắt thanh niên nam nữ “sinh bắc tử nam”. Trương Thế
Minh có một trai, một gái. Con trai ông phải vào bộ đội rồi tử thương
tại chiến trường miền Nam. Con gái ông phải đi thanh niên xung phong,
lâm bệnh rồi chết trên Trường Sơn. Hai vợ chồng cắng đắng nhau. Bà trách
ông nhẹ dạ tin lời kẻ cướp. Bà không chịu nổi đời sống kham khổ và nỗi
uất hận về bị lường gạt nên mắc bệnh, không thuốc men mà chết. Còn
ông, trong cơn đau khổ, uống rượu say rồi chửi cộng sản. Kết cuộc ông bị
công an bắt bỏ tù rồi chết trong trại tù Thái Nguyên.
PHẠM TRẦN * NHỚ MẬU THÂN
Tết Bính Thân không quên Mậu Thân Huế
Phạm Trần (Danlambao)
- Cách nay 48 năm, truyền thống Tết của Dân tộc Việt Nam đã bị người
Cộng sản nhuộm máu đỏ khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa với cuộc tấn công
quân sự từ đêm Giao thừa (31/1/1968), sau đó biến thành chiến dịch quân
sự kéo dài đến hết năm 1968.
Người Cộng sản gọi đó là “cuộc tiến công nổi dậy và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền”,
nhưng không hề có cuộc nổi dậy nào của người dân miền Nam. Cũng không
có bất cứ thị trấn hay thành phố nào của miền Nam bị quân Cộng sản chiếm
đóng vĩnh viễn.
Quan trọng hơn, không có nhóm dân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nào đã bỏ
đất, bỏ nhà để chạy về phía Cộng sản mỗi khi quân Cộng sản tràn đến.
Thương vong đôi bên, kể cả của Quân đồng Đồng minh của VNCH gồm Hoa Kỳ,
Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand, đã nằm yên trong quá khứ. Những con
số không thể kiểm chứng chính xác cũng đã mục nát trong lòng đất.
Nhưng mỗi khi Tết đến, không người dân nào của VNCH lại không nhớ đến
nỗi kinh hoàng của các vụ lính Cộng sản thảm sát và chôn tập thể người
dân Huế, diễn ra từ sáng sớm ngày 31/01/1968. Sau đó tiếp tục kéo dài
trong 26 ngày giao tranh giành quyền làm chủ Huế với Quân đội VNCH và
Hoa Kỳ.
Cho đến năm 2012, qua 12 Tập phim “Mậu Thân 1968” của Đạo diễn
(Bà) Lê Phong Lan, quá khứ tội ác chiến tranh ở Huế của người Cộng sản
đã được che đậy cẩu thả để đạt mục tiêu duy nhất là: đổ tội cho phía
VNCH và Hoa Kỳ đã gây ra phần lớn chết chóc cho dân lành.
Nhưng bộ phim được gọi là lịch sử lệch lạc này dù, khởi đầu do Lan bỏ
tiền ra thực hiện, nhưng sau khi hoàn tất lại được Đài Truyền Hình Việt
Nam mua chiếu độc quyền nhằm bạch hóa trách nhiệm cho quân Cộng sản là
chính.
Vì vậy báo đài của Nhà nước đã nhanh chóng kết luận: “Cái gọi là
"cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế
Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải
phóng và lính Mỹ.”
Sự thật còn đó
Chuyên Mậu Thân 1968, trong nhiều năm được xếp vào loại “nhạy cảm” đối
với nhân dân miền Bắc và phe Cộng sản trong Nam, thường gọi quen thuộc
là Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam).
Nhưng tại sao lại cho là “nhạy cảm”? Mời Độc giả đọc lại những gì tôi (Phạm Trần) viết Tháng 01 năm 2013:
“Lê Phong Lan nói: “Vì sao mọi người phía ta tránh nhắc đến Mậu Thân,
đó là vì sự tổn thất của quân đội nhân dân Việt Nam ở sự kiện này quá
nhiều. Tâm sự với tôi khi trả lời phỏng vấn, nhiều chỉ huy các sư đoàn
dạn dày chiến trận còn khóc nức lên vì thương lính. Đó là lý do duy
nhất”.
Quả nhiên về phương diện quân sự thì cả quân miền Bắc và du kích
trong Nam đã thiệt hại rất nặng. Theo các ước tính quân sự thì trong
cuộc tấn công Mậu Thân, CSVN đã vận động từ 323,000 đến 595,000 quân
chính quy và địa phương trong Nam để thực hiện kế hoạch chống lại khoảng
1 triệu 200 quân VNCH và Hoa Kỳ với dự kiến chiếm đóng nhiều vùng lãnh
thổ của VNCH.
Tuy nhiên kế hoạch hồ hởi của Hà Nội đã bị quân và dân VNCH được sự
yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ đánh bại. Khoảng từ 85,000 đến 100,000 quân
Cộng sản bị loai khỏi vòng chiến, so với thiệt hại của đồng minh có trên
6,000 tử thương, ngót 30,000 bị thương và trên 1,000 quân bị mất tích.
Thương vong thường dân, tính riêng tại Huế cũng đã có từ 5,000 đến
6,000 người chết và mất tích, đa số bị quân Cộng sản thảm sát bằng nhiều
hình thức, kể cả chôn sống hay đập đầu cho chết vì muốn tiết kiệm đạn
để chiến đấu.
Nhưng phía Cộng sản đã liên tiếp phủ nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho bom đạn của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa gây ra.
Vì vậy, theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì bà Lê Phong Lan cho
rằng: “Thấy trên mạng có quá nhiều thông tin sai lệch về sự kiện lịch
sử này, tới nỗi các thế hệ sinh sau 1975 không còn biết đâu là thông tin
sai, đâu là thông tin đúng vì vậy lại càng quyết tâm để làm phim.”
Báo Công an TP HCM ngày 25-01-013 cho biết: “Để hoàn tất bộ phim có
đề tài khó này, đạo diễn đã gặp, phỏng vấn tại VN và Mỹ đến 200 nhân
chứng cả ba phía Quân đội nhân dân VN, quân đội Mỹ và những người trong
bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa để tìm ra sự thật. Ra mắt đúng vào
dịp kỷ niệm 45 năm cuộc tổng tấn công Mậu Thân.”
Rồi bà Lê Phong Lan còn lý giải thêm rằng: “12 tập phim, tôi chỉ muốn
tập trung đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao Mỹ - một cường quốc,
lại can dự vào công việc của một nước nhỏ bé bằng cách phân tích bối
cảnh, tình hình, lật lại hồ sơ tư liệu, tìm hiểu ý nghĩa thật sự của Mậu
Thân 1968.” (Đài Truyền hình Việt Nam)
“Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến,
họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là
sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải
phóng miền Nam Việt Nam.
Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã
phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm
lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật.
Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng
ca vĩ đại của quân dân Việt Nam.”
Vẫn theo người đạo diễn này thì: “Nhiều câu chuyện lịch sử ít người
biết được lật lại. Một trong số đó là sự kiện 26 ngày đêm tại Huế từng
bị cho là "cuộc thảm sát đẫm máu” được mô tả trong cuốn sách Dải khăn sô
cho Huế của nhà văn chế độ cũ - Nhã Ca.”
Báo Dân Việt (23-01-2013) trích lời bà này viết rằng: “Chị nói, nhiều
người đã dựa vào cuốn sách “Vành khăn xô cho Huế” của tác giả Nhã Ca để
dựng nên những chuyện vô cùng sai lệch về Mậu Thân 1968, làm oan uổng
cho rất nhiều người. (Chú thích: Tên đúng là “Giải Khăn Sô Cho Huế”-Phạm
Trần)
Trong cuốn sách đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị vu oan là dẫn đầu
một cánh quân đi thảm sát các nhân viên công quyền và người dân Huế,
thực tế, trong thời điểm ấy, ông Tường vẫn ở trên chiến khu. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng chịu một nỗi oan tương tự, ông chỉ dẫn đầu một
toán học sinh, sinh viên nhưng Nhã Ca cũng viết ông dẫn quân đi thảm
sát. Tất cả các nhân chứng mà đạo diễn Phong Lan gặp, trong đó có nguyên
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định không có một vụ thảm sát nào.
Các nhà báo quốc tế yêu cầu được tiếp cận với những hố chôn người tập
thể như cáo buộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa nhưng họ cũng bị từ
chối. Một nhân chứng đạo diễn Phong Lan đã gặp và phỏng vấn là nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn cho biết, quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ
luật, không hề có chuyện thảm sát.”
Tuy nhiên cũng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nói với Nhà văn Thụy
Khuê trong cuộc phỏng vấn cho chương trình tiếng Việt đài Phát thanh
Quốc tế Pháp (Radio France International, RFI) ngày 12/07/1977 rằng:
“Trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, của Nhã Ca in sau biến cố Mậu Thân,
tác giả cũng nói rằng: Phủ (tức là tôi), không về Huế, và nếu có về thì
chắc cũng không giết người. Tôi thành thật cảm ơn chị Nhã Ca đã dành cho
tôi điều nhìn nhận khách quan rất quan trọng này, dù trong cảnh tượng
máu lửa hỗn quan hỗn quân của Huế Mậu Thân.
Đã không có mặt ở Huế thì làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường- lại có
thể làm cái việc ghê gớm gọi là "đồ tể" Mậu Thân ở Huế được?”
Như vậy thì bà đạo diễn Lê Phong Lan có nói và làm phim đúng không?
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, thành
viên của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố
Huế đi theo Cộng sản trong vụ Mậu Thân, còn đối đáp như sau :
Thụy Khuê: Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xảy ra trong một trình tự như thế nào?
HPNT: Huế Mậu Thân đã xảy ra cách đây gần 30 năm. Sách vở, tài liệu
đã được công bố từ nhiều phía của cuộc chiến, khá đầy đủ, có thể làm cơ
sở cho những phân tích khoa học để giải phẫu một cuộc chiến mà thật ra,
không thể đơn giản tách riêng ra trong biến cố Mậu Thân. Điều quan trọng
còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã
ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về
những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu,
do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân.
Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân
tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.
Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những
người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải một chính
sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như
vậy, đã không xẩy ra ở những địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả
trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối
địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.
Thụy Khuê: Vậy, theo anh, ai trách nhiệm những thảm sát ở Huế?
HPNT: “Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ cá nhân nào. Xin
trích dẫn theo trí nhớ một ý tưởng trong hồi ký của chính ông Lê Minh,
tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân: Dù bởi lý do nào đi nữa, thì trách
nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là
trách nhiệm của tôi. Qua bài hồi ký tâm huyết này, đã được công bố trên
tạp chí Sông Hương, Huế, và sau đó, nếu tôi không nhớ lầm, đã được dịch
và in toàn bộ trên báo Mỹ Newsweek, tác giả, Lê Minh (lúc đó đã nghỉ
hưu), còn nhắc nhở rằng, điều quan trọng có thể làm, và phải làm bây
giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách
minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong
sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ.”
Những tiếng nói khác
Ông Đinh Lâm Thanh, trong Bài thuyết trình trong dịp tưởng Niệm 40
năm biến cố Mậu Thân tổ chức tại Paris ngày 02.03.2008, nói: “Tại Huế,
CS lùng bắt thành phần quân-cán-chính, tập trung dân để tổ chức đấu tố,
bắn giết, chôn sống tại chỗ một số và dẫn những người còn lại theo làm
tù dân - tôi nói tù dân, vì tù là những người dân vô tội - trước rút lui
tháo chạy trước sức tấn công mãnh liệt của QLVNCH và Đồng Minh.
Nếu tính nạn nhân tại Huế, ngoài số quân nhân, cảnh sát, nhân viên
cán bộ hành chánh về nghỉ Tết cũng như những người sống tại địa phương
làm việc cho chính quyền Sài Gòn bị Cộng sản bắn ngay tại chỗ là 1.892
người. Ngoài ra người ta còn tìm được 2326 tử thi thường dân trong 22 hố
chôn tập thể tại những địa điểm như Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Bãi
Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, Phía đông Huế, Lăng Tự
Đức, Lăng Đồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Đông Ba, Trường An, Ninh Hạ,
Trường Vân Chí, Chợ Thông, Chùa Từ Quang, Chùa Từ Đàm, Lăng Gia Long,
Đồng Di, Vịnh Thái, Phú Lương, Phú Xuân, Thượng Hòa, Thủy Thanh, Vĩnh
Hưng và Khe Đá Mài.
Mỗi hố chôn tập thể từ 5, 7 người đến trên 400 nạn nhân như ở Khe Đá
Mài. Những nạn nhân nầy bị thảm sát một cách dã man như: Cột chùm nạn
nhân lại với nhau và đốt cháy bằng xăng, bắt ngồi trên mìn rồi cho nổ
tan xác, chặt đầu, bắn vào ót, đập chết bằng bá súng, đóng cọc từ dưới
bàn tọa lên đến cổ, trói tay chân thành từng chùm rồi xô xuống hố chôn
sống. Nạn nhân là thường dân vô tội tuổi từ 15 trở lên, gồm có sinh viên
học sinh, 6 linh mục là các cha Bửu Đồng, Hoàng Ngọc Bang, Lê Văn Hộ,
cha Guy và cha Urbain (dòng Thiên An), và cha Cressonnier (Hội Thừa sai
Paris), 5 thầy dòng gồm 3 sư huynh dòng Thánh Tâm là thầy Hec-Man, thầy
Mai Thịnh và thầy Bá Long, 2 sư huynh dòng Lasan là thầy Agribert và
thầy Sylvestre. Hai thầy dòng Lasan bị bắt và bị chôn sống chung một hố
với linh mục Bửu Đồng tại Sư Lỗ, quận Phú Thứ. Ngoài ra Cộng sản còn
giết các giáo sư đại học người nước ngoài trong lúc họ đang dạy ở đại
học Y khoa Huế và thân nhân họ hàng của những người phục vụ dưới chế độ
VNCH. Người ta ước lượng tại thành phố Huế có gần 5.000 người bị Cộng
sản giết trong vòng mấy tuần lễ.
Những người lớn tuổi còn sống tại Huế là những nhân chứng sống. Trong
đó có hai thanh niên nguyên là học sinh trung học, nay đã 56 tuổi, trả
lời phỏng vấn của các nhà báo ngoại quốc. Người thứ nhất tên Tuấn cùng
với những học sinh khác đã bị CSBV bắt đào lỗ chôn sống 5 người tại Gia
Hội ngay trong ngày đầu tiên khi CS vừa chiếm Huế. Học sinh thứ hai, xin
giấu tên, ở Phủ Cam bị bắt đi theo đoàn tù dân đưa chôn sống ở Khe Đá
Mài. Cả hai học sinh nầy nhờ một phép nhiệm mầu nào đó họ đã thoát được
và sống sót đến ngày hôm nay.” (Khối 8406Tự do Dân chủ cho Việt Nam,
01-2009)
Hai Linh mục Phan Văn Lợi và Nguyễn Hữu Giải hiện còn sống ở Việt Nam kể lại như sau:
“…tại núi Ba Tầng (núi Bân), phía Nam thành phố Huế. Ngôi mộ này lưu
giữ hơn 400 bộ hài cốt chủ yếu bốc từ Khe Đá Mài nhưng đã bị chính quyền
cộng sản phá đổ trụ bia và để cho hoang phế suốt 32 năm trời…
“Trong toàn bộ biến cố Tết Mậu Thân, có lẽ những gì xảy ra tại Huế là
đau thương và đánh động hơn cả, có lẽ cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài là
rùng rợn, dã man và thê thảm nhất. Tiếc thay, theo sự am hiểu của chúng
tôi, hình như người ta chỉ biết đến kết cục của nó là hàng trăm bộ hài
cốt dồn lại một đống dưới khe sau khi thịt thối rữa bị nước cuốn đi lâu
ngày, từ đó suy diễn ra sự việc hơn là biết rõ diễn tiến của toàn bộ sự
việc kể từ lúc nạn nhân bắt đầu bị dẫn đi đến chỗ hành quyết”. (Đối
Thoại online, 17-01-2008)
Hai linh mục Lợi và Giải cho biết họ họ gặp một nhân chứng sống lúc
bấy giờ ông ta mới 17 tuổi cũng bị bắt theo đoàn người bị đưa đi giết ở
Khe Đá Mài nhưng may mắn lợi dụng lúc đêm tối nên ông đã trốn thoát và
hiện còn sống ở trong nước đã kể lại:
“Hồi ấy, tôi mới 17 tuổi, đang là học sinh trung học đệ nhị cấp. Vì
tình hình bất an, gia đình tôi đã từ quê chạy về thành phố, cư ngụ tại
giáo xứ Phủ Cam, thôn Phước Quả, xã Thủy Phước, tỉnh Thừa Thiên (nay gọi
là phường Phước Vĩnh, thành phố Huế) từ mấy năm trước... Khuya mùng Một
rạng mùng Hai Tết, tôi nghe tiếng súng nổ khắp nơi và được tin Việt
Cộng đã chiếm nhiều nơi trong thành phố Huế... Cả gia đình tôi cũng như
nhiều giáo dân ở Phủ Cam đều chạy đến ẩn núp trong nhà thờ để tránh bom
đạn. Lính Nghĩa quân của xã và một số quân nhân về phép chiến đấu bên
ngoài để bảo vệ đồng bào. Sau mấy ngày, không có tiếp viện nên chiều
mùng 5 Tết (3 tháng 2 / 1968) phải rút chạy... Khuya mùng 5 Tết, Việt
Cộng tràn vào nhà thờ bắt những người từ 15 tuổi đến ngoài 50 tuổi bất
kể là học sinh hay thường dân... và tuyên bố ‘cho đi học tập trong vòng 3
ngày sẽ trở về’ trong đó có tôi... Sáng hôm sau, chúng tôi bị dẫn đi
theo đường xe lửa từ Phủ Cam ra Bến Ngự và đến chùa Từ Đàm... Tại đây
tôi thấy Việt Cộng rất đông vừa du kích địa phương vừa bộ đội miền
Bắc... Ngôi nhà 5 gian thì 4 gian đã đầy người bị bắt từ mấy ngày trước,
còn một gian để giam giữ những người mới bị bắt... Tôi gặp những người
quen như ông Tín (thợ chụp ảnh), ông Hồ (thợ hớt tóc), anh Trị (con ông
Ngọc người đánh đàn trong nhà thờ), ông Hoàng (Đông y sĩ ở Chợ Xép), hai
người con trai ông Thắng (làm nghề nấu rượu nuôi heo), hai người con
trai ông Vang (nhạc sĩ thổi kèn đồng), anh Thịnh (con ông Năm), hai anh
em Bình và Minh (con ông Thục), anh Minh (16 tuổi, con ông Danh nhân
viên Công Ty Thủy Điện Huế) đều là học sinh... Chúng tôi ngồi tại chùa
Từ Đàm suốt cả một ngày từ sáng tới tối không được ăn uống gì cả... Họ
đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy để viết bản ‘khai lý lịch’ tên,
nghề nghiệp, tên cha mẹ, sinh quán ở đâu... Ai khai gian sẽ bị đem ra
bắn... Tôi thấy một số người bị trói vào gốc cây bồ đề và bị đem ra bắn
chôn ngay trong sân chùa, trong đó có anh Hoàng Sự (Cảnh Sát) mà tôi
biết tên. Họ cho một vài người về nhắn với gia đình tiếp thế lương thực
và quần áo, thuốc men cho những người đang bị giam giữ... Khi trời sẩm
tối, họ bắt chúng tôi ra ngồi xếp hàng giữa sân chùa. Một anh cán bộ
tuyên bố:
- Anh em yên tâm, Cách Mạng sẽ đưa anh em đi học tập trong 3 ngày rồi sẽ cho về với gia đình! Bây giờ chúng ta lên đường!.
Rồi họ dùng dây điện thoại trói tay chúng tôi ra phía sau lưng từng
người một, rồi dùng dây kẽm gai nối 20 người làm một toán. Tôi đếm được
trên 25 toán như thế (tất cả 500 người). Một người địa phương đi nhìn
mặt anh em chúng tôi và nói với nhau:
- Không thấy Trọng Hê và Phú Rỗ trong số giáo dân Phủ Cam ở đây.
(Anh Trọng con ông Hê và anh Phú là hai thanh niên ở Phủ Cam có võ
nghệ mà giới du đãng ở Huế biết tiếng. Hai anh đã chạy theo lính Nghĩa
Quân xã rút lui khi Việt Cộng vào nhà thờ! Những người bị bắt đến đây
đều là dân lành vô tội).
Họ dẫn chúng tôi đi vào đường bên trái Đàn Nam Giao, vòng qua Dòng
Thiên An, đến lăng Khải Định, vòng phía sau trụ sở Quận Nam Hòa, ra đến
bờ sông Tả Trạch (Thượng nguồn sông Hương)... Đến bờ sông, Việt Cộng cho
chặt cây lồ ô (nứa) làm bè để tất cả đoàn người vượt qua sông (khu vực
lăng Gia Long), thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc (vùng núi tranh). Từ
đó, chúng tôi bắt đầu đi sâu vào rừng, ban đêm, trời lạnh lắm, khi lên
đồi, lúc xuống lũng, lúc lội qua khe... Khoảng 30 bộ đội miền Bắc dẫn
chúng tôi đi, họ dùng đèn pin hay đuốc để soi đường, chúng tôi đi trong
rừng tre nứa và cây cổ thụ dày đặc... Khoảng nửa đêm, chúng tôi được
dừng lại để nghỉ và mỗi người nhận được một vắt cơm. Chúng tôi đoán đã
đi được trên 10 cây số rồi! Chúng tôi ngồi gục đầu dưới cơn mưa, cố gắng
ngủ một chút để lấy sức còn phải đi tiếp... Bỗng như có linh tính báo
trước, người tôi run lên bần bật... Tôi nghe hai tên bộ đội nói nhỏ với
nhau:
- Trong vòng 15-20 phút nữa sẽ thủ tiêu hết bọn nầy!
Tôi liền ghé miệng vào tai thằng bạn bị trói ngay trước mặt:
- Tụi mình ráng mở dây trốn đi! Mười lăm phút nữa là bị bắn chết hết đó!
Trời mưa, dây điện trơn trợt, lát sau, chúng tôi mở được giây nhưng vẫn ngồi yên sợ chúng biết. Tôi nói nhỏ:
- Hễ tao vỗ nhẹ sau lưng là tụi mình chạy nghe!
Bọn Việt Cộng đánh thức chúng tôi dậy, một tên nói lớn cho mọi người nghe:
- Chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Ai có vàng, tiền, đồng hồ, bật
lửa... thì đem nộp, không được giữ trong người... Học tập xong sẽ được
trả lại...”
Thế là bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô vải. Tên bộ
đội đứng gần chúng tôi còn mang trên vai cả chục cái radio mà chúng đã
cướp được của dân ở thành phố... Một tay mang súng, một tay mang các thứ
vừa cướp được, hắn đi chậm lại cách xa mấy tên kia một quãng... Chúng
tôi bắt đầu xuống dốc, nghe tiếng nước chảy róc rách... Tôi vỗ nhẹ vai
thằng bạn và cả hai chúng tôi vung tay và nhanh nhẹn phóng ra khỏi hàng.
Tôi đá mạnh và tên bộ đội mang nhiều radio... Hắn ngã nhào! Hai chúng
tôi lao vào rừng...
Trời tối, rừng già chúng không giám đuổi theo... Khi nghe tiếng đoàn
người đi khá xa, chúng tôi mới bò ra khỏi chỗ ẩn núp và đi ngược trở
lại... Chừng 15-20 phút sau, chúng tôi bỗng nghe từ phía dưới vọng lên
tiếng súng AK, rồi lựu đạn nổ vang rền... Một góc rừng rực sáng! Chen
vào đó tiếng khóc la khủng khiếp... không hiểu sao lúc đó, tai tôi nghe
rất rõ ràng... Lúc đó khoảng 12-12 giờ 30 khuya... đầu ngày 8 Tết
(6/2/1968). Về sau tôi mới biết chỗ đó là Khe Đá Mài...” (Bài thuyết
trình của cựu Dân biểu VNCH Nguyễn Lý Tưởng tại cuộc hội thảo về chiến
tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center (Lubbock, Texas) từ ngày 13
đến 15/3/2008)
Đối diện sự thật
Ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Cải táng Nạn nhân Cộng sản Tết Mậu Thân
nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008: “Các hố cách khoảng nhau. Một
hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm,
nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra.
Trên thi hài còn thấy những dây lạc trói lại, cả dây điện thoại nữa,
trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số
người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng…”
Vẫn theo RFA thì Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên mặt trận hệ thống
Truyền thanh quốc gia VNCH, đã có mặt tại Huế từ ngày 5 đến 29 Mậu Thân
và đi theo nhiều nhóm tìm hầm chôn tập thể kể lại cảm giác của ông:
“Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác
tập thể. Cảm giác của tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các
hình ảnh đó…
“Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1.000 người. Khui lên, đầu của
họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại.
Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống”. (RFA online
ngày 1-2-2008)
Trong bài nói chuyện tại buổi 40 năm Tưởng niệm Tết Mậu Thân, Việt
Báo Gallery, thứ Bảy 29-3-2008, Nhà văn Nhã Ca tác giả “Giải Khăn Sô Cho
Huế” nói:
“Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông
Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, cộng sản khai diễn cuộc
tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân-không hề có người lính
Cộng Hòa nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân
chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành hình,
thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị
đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Ròi bọ…
“Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn
sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên
hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè
lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng
ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đã bị chôn sống. Khi xác đào lên,
thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân
mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn…Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức
sống..”
“Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đã bị chôn sống như thế”. (Việt Báo ngày 31-3-2008)
Cư sĩ Trí Lực, người đã chôn cất những xác chết nằm lại sau biến cố Mậu Thân kể lại với RFA về nỗi kinh hoàng của ông:
“Hai mươi sáu ngày sau, sau khi Cố đô Huế bình định trở lại thì tôi
tận mắt chứng kiến những hầm chôn tập thể được khai quật lên từ vùng Bãi
Dâu Gia Hội, những người xấu số đã bị trói quật lại sau lưng và có
những mảnh xương sọ bị vỡ nát. Cảnh kinh hoàng là cộng sản đã chon sống
bao nhiêu người dân vô tội.
“Nhà văn Đinh Lâm Thanh, hiện sống ở Pháp, cũng là chứng nhân của biến cố Mậu Thân kể:
“Gia đình của tôi vùng Phủ Cam là một, vùng An Vân Thượng là hai, Gia
Hội là ba. Bà con xa bà con gần của bên họ ngoại của tôi gồm cả thảy 12
người. Trong 12 người đó, có người bị chôn sống, có người bị bắn tại
chỗ, có người bị chặt đầu, có người bị mổ bụng”. (RFA online ngày
7-2-2012)
Ông Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên Huế kể lại
trong“cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center
(Lubbock, Texas) từ ngày 13 đến 15/3/2008”: “Mồ chôn tập thể: Các nạn
nhân bị thảm sát tại Huế và Thừa Thiên được tìm thấy tại trường tiểu học
Gia Hội, chùa Therevada, Bãi dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng Viện, khu vực
phía Tây Huế gần lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa
Đông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, Chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần
lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Đông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh,
Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thượng Hòa, Vinh Hưng, Khe
Đá Mài... tất cả 23 địa điểm tại tổng cộng 2326 xác chết (sọ người). Còn
khoảng trên 3,000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đã được thân
nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích... không biết họ
đã bị giết chết và chôn xác ở đâu?!
Dã man nhất là tại Khe Đá Mài (thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc,
quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên) Việt Cộng đã dùng súng trung liên, đại
liên, lựu đạn và mìn giết tập thể các nạn nhân, vất xác xuống dưới khe,
lâu ngày thịt thối rữa bị nước cuốn đi, chỉ còn 428 sọ người, xương
người dồn lại một đống. Người ta đã dựa vào các dấu vết còn lại của nạn
nhân như áo len, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa (ID)... để biết được
thân nhân của mình đã chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó. Đa số
những nạn nhân nầy là giáo dân bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam vào đêm mùng 5
Tết (3 tháng 2/1968) Người ta cũng tìm thấy vết tích của hai ông Lê Hữu
Bôi (chủ tịch sinh viên Phật tử năm 1963) và Lê Hữu Bá (sĩ quan Quân
Cảnh) tại Khe Đá Mài. Các em học sinh như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh
(16 tuổi), Nguyễn Duyệt (17 tuổi) và nhiều bạn trẻ khác thuộc giáo xứ
Phủ Cam cũng bị VC giết hại tại đây...”
Lê Phong Lan nói thật không?
Trái với những lời kể này, Bà Lê Phong Lan cho biết bà đã phỏng vấn
ông Lê Khả Phiêu - người chỉ huy một trung đội trong sự kiện Mậu Thân
1968 tại Huế; lãnh đạo Thanh niên phật tử tranh đấu ở Huế theo Cộng sản
nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân; nhà báo Mỹ Stanley Karnow, cựu phóng
viên tờ Washington Post Don Lux; GS sử học Larry Berman, và cả những
người lính từ hai phía.
Bà nói: “Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó.
Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc
lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như
phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm
quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm
lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều
thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.”
Nhưng, “ông Trương Như Tảng (cựu Bộ trưởng Tư pháp Cộng hòa miền Nam Việt Nam,
về sau ly khai chính phủ và vượt biên sang sống lưu vong ở Pháp), thì
trong cuộc chiếm đóng Huế, một số lớn người đã bị xử tử vì thuộc thành
phần phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (viên chức, cảnh sát, sĩ
quan, chính trị gia, địa phương quân...) nhưng cũng có người bị giết mặc
dù không tham gia chiến trận. Ông dẫn lời một người bạn rằng do kỷ luật
kém ở một số đơn vị, một số thường dân cũng nhân dịp hỗn loạn để trả
thù nhau nên đã có những vụ giết hại vô cớ. Một bản báo cáo của Mặt trận
Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4
năm 1968 ghi nhận, họ đã "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát,
790 tên ác ôn, sáu đại úy, 1 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều sĩ quan trừ
bị…" trong cuộc chiếm đóng Huế.” (Tài liệu trích theo Hồi ký của ông
Trương Như Tảng trên Internet)
Ngoài ra, báo cáo chính thức sau Mậu Thân ở Huế còn cho biết: “Một vụ
thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết 4 bác sĩ người Đức sang
giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Y Khoa Huế. Trong bài viết
“The Vietcong Massacre at Hue,” xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên
Elje Vannema, kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ
Raymund Discher cùng Alterkoster đã bị giết trong tháng Hai năm 1968
tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa
dặm, nơi người ta tìm thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp,
có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn
xuyên qua đầu và ót.”
Như vậy thì Đạo diễn Lê Phong Lan đã biết gì về Mậu Thân ở Huê?
Bài báo năm 2013 của tôi kết luận: “Chẳng nhẽ những người sống sót và
nhân chứng đã bịa đặt ra chuyện thảm sát để vu oan cho quân Cộng sản
hay bà Lê Phong Lan đã cố tình làm phim để chạy tội cho quân Cộng sản?
Dù cho thế nào thì cũng sẽ có ngày vụ giết thường dân vô tội ở Huế
trong vụ Mậu Thân 1968 sẽ được bạch hóa vì lịch sử và những nạn nhân,
hay con cháu của những người bị lính Cộng sản tàn sát ở Huế vẫn còn đó.
Ngay cả những oan hồn do họng súng, dao găm, búa rìu hay dây nhợ cột vào
thân nối nhau bị đẩy xuống hố vẫn còn vất vưởng ở khắp thành phố Huế và
vùng phụ cận.
Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đã cố quên đi nỗi đau buồn khi
mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay thì bà Lê Phong Lan thay vì đem đến cho
họ món quà Tết thì bà lại cố tình lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người
bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn
chưa khô trên thành phố Huế."(hết trích)
Và Tết Bính Thân năm nay (2016) , tôi vẫn hình dung được máu của những
người dân vô tội xứ Huế sẽ lại hiện lên. Bởi vì, trong khi sự thật vẫn
đang ở trước mắt thì các sách giáo khoa Lịch Sử của Bộ Giáo dục Việt
Nam, cho đến bây giờ, vẫn không dám nói đến
thảm sát ở Cố Đô. -/-
(Tết Bính Thân)
BĂC KỲ CAI TRỊ NAM KỲ
Miền Nam tiếp tục bị Bắc thuộc
K’tem (Danlambao)
- Đại hội thứ 12 của đảng CSVN đã kết thúc. Trong khi theo dõi ĐH,
người dân biết trong hai phe tranh giành, phe nào thắng thể cũng vẫn
đảng CS là lực lượng tối cao cầm quyền. Biết thế người dân vẫn mong một
nhân vật mới trong vai trò lãnh đạo. Không phải người ta trông cậy gì ở
gương mặt mới này nhưng người ta mong thế vì người ta mong muốn có sự
thay đổi. Thêm nữa, qua những màn tung tin bôi xấu, hạ gục nhau để tranh
chức trong những ngày ĐH, người ta mong sự tranh giành quyền lực đạt
đến cực điểm, để qua cuộc tranh giành tế bào đảng bị phá vỡ, để sự thay
đổi đến nhanh hơn. Nhưng sau ĐH, mọi người thất vọng. Triển vọng thay
đổi không đến, ít ra là năm nữa, và không chừng có thể triền miên.
Nhưng bên cạnh triển vọng thay đổi không còn, sau ĐH thứ 12, người dân
chợt nhận ra ý nghĩa của sự mất cân bằng có tính địa phương trong việc
định đoạt nhân sự đảng. Điều này đến từ tiêu chí dành cho chức TBT và tỷ
số nhân sự trong bộ phận cấp cao của đảng.
Người dân VN vốn hiền hòa, nhất là người miền Nam, bản tính dễ dãi,
người ta không chú trọng lắm về con người vùng nào miền nào, miễn là mọi
người sống và san sẻ cơ hội sống hài hòa với nhau. Nhưng từ ĐH này ý
niệm phân biệt vùng miền được khơi lại bởi chính TBT đảng CS Nguyễn Phú
Trọng, người tiếp tục lãnh đạo đảng CS và cai tri đất nước ít ra là năm
năm nữa.
Người ta không quên trong cuộc vận động nhân sự cho ĐH thứ 12 vừa rồi.
Chính phe Nguyễn Phú Trọng khẳng định tiêu chí cho chức TBT: “Một, phải là người miền Bắc; hai, phải là người có lý luận; ba, không có tham vọng quyền lực”.
Một người có lý luận, không có tham vọng quyền lực, và có đủ tính chất
của người lãnh đạo mà không phải là người miền Bắc thì sao? Hắn không
được làm lãnh đạo?
Yếu tố miền Bắc được nêu ra ở đây biểu lộ tính cách đố kỵ, tỵ hiềm và
tính chất muốn ngồi trên. Tinh thần muốn ngồi trên làm kẻ thống trị
không chỉ biểu lộ lúc này ở giai đoạn ĐH thứ 12 này mà nó tiềm tàng đã
lâu, trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Ở giai đoạn đó, bộ
phận tuyên truyền của đảng CS luôn tạo vai trò “bề trên” của miền Bắc
bằng cách tạo ấn tượng là miền Bắc hy sinh mọi thứ từ tiền bạc, lương
thực, nhân mạng dành cho cuộc chiến giải phóng miền Nam, giải phóng con
dân miền Nam. Chính vì hành vi “hy sinh cho miền Nam” này mà sau khi
miền Nam bị giải phóng, những cán bộ, quân nhân miền Bắc bước vào miền
Nam với thái độ của kẻ thống trị. Thái độ thống trị đặt lên phần đất
miền Nam hơn 40 năm qua chưa đủ. Lần này, qua ĐH thứ 12, tư thế lãnh đạo
cả nước của yếu tố miền Bắc lại được khẳng định lần nữa.
Nếu để ý dò lại danh sách của ủy viên ở những bộ phận cấp cao của đảng
CSVN, số người gốc miền Bắc vẫn cao hơn số người gốc miền Nam (từ vĩ
tuyền 17 trở vào). Trong danh sách ủy viên Bộ Chính trị mới có hết 13
người gốc miền Bắc, 2 người gốc miền Trung và 4 người gốc miền Nam. Cùng
với tỷ lệ tương tự, trong danh sách ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
70% là người có gốc miền Bắc. Tỷ lệ này khiến người ta chú ý đến yếu tố
“cân bằng nhân sự” trong mọi hoạt động của đảng. Cuốn sách ‘Bên Thắng Cuộc’ của Huy Đức cũng hé lộ sự lưu ý của lãnh đạo đảng về nhân sự vùng miền.
Làm gì làm đảng vẫn nhớ đến đòi hỏi của đại biểu gốc miền Nam để cho Võ
Văn Kiệt tham gia vào việc tranh ghế Thủ tướng với Đỗ Mười. Làm gì làm
đảng vẫn nhớ đến hành động “xé rào” của Võ Văn Kiệt, một nhân vật miền
Nam, mở ra cho miền Nam hưởng một chính sách kinh tế thực dụng phản giáo
điều, từ đó kích thích tiềm lực kinh tế của miền Nam từ lâu đã bị đánh
sập. Dù sự xé rào giúp người dân dễ sống hơn để người dân cung phụng
“cơm ăn áo mặc” cho đảng, nhưng đặc tính miền Nam này vẫn làm đảng khó
chịu và cảnh giác.
Sự khó chịu và cảnh giác vừa rồi, qua ĐH thứ 12, được tập trung vào một
nhân vật miền Nam khác. Đó là Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Phú Trọng lo ngại
nếu Nguyễn Tấn Dũng nắm chức vụ tối cao, NTDũng sẽ đẩy đất nước đi chệch
hướng khỏi con đường Xã hội chủ nghĩa.
Mới đây nhà báo Atsushi Tomiyama đã viết một bài với tựa đề rất nóng
‘How Southern roots, and perhaps China, dashed Dung’s hopes’ (Gốc gác
miền Nam, và có lẽ TC, đã làm tiêu tan hy vọng của (NT) Dũng như thế
nào) trên Nikkei Asian Review (1).
Theo Atsushi Tomiyama: “Many party members are also reluctant to accept a
top leader from the south. All eight general secretaries, going back to
founding father Ho Chi Minh, came from the northern or central
regions.”
(Nhiều đảng viên không sẵn lòng chấp nhận người đến từ miền Nam trong
vai trò lãnh đạo cao nhất. Cả tám đời Tổng Bí thư, kể từ thời sáng lập
của cha già Hồ Chí Minh, đều là người từ miền Bắc hay Trung.)
Atshushi Tomiyama có thể đúng khi cho rằng chính gốc gác miền Nam đã hại NTDũng.
Trong đảng đã từng có nhiều đánh giá về đảng viên gốc miền Nam qua tính
chất khoán đạt, cởi mở, ngạo nghễ, thích làm anh hùng và ít chịu vâng
lời của vùng miền mà họ xuất thân. Cả bộ máy đảng và cả nước thừa hưởng
cuộc “xé rào” và sự trỗi dậy của tiềm lực kinh tế Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đảng sẵn sàng thừa hưởng sự phát triển mà miền Nam mang lại nhưng họ
không chấp nhận tính chất miền Nam.
Xa hơn nữa bóng ma ‘Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ’ của Nam bộ vẫn còn lảng vàng.
Cũng liên quan đến vùng miền Atsushi Tomiyama viết: “There is a
widespread notion that North Vietnam liberated South Vietnam. Many
Vietnamese think the country owes its current prosperity to northern
forces. And it is widely accepted that the offspring of those who served
in the North Vietnamese Army should get preferential treatment when it
comes to educational and employment opportunities.”
(Đã có quan niệm rộng khắp cho rằng miền Bắc VN đã giải phóng miền Nam
VN. Nhiều người cho rằng sự giàu mạnh hiện nay là do công lao của lực
lượng miền Bắc. Và cũng có sự chấp nhận rộng rãi rằng con em của những
người phục vụ trong quân đội miền Bắc nên được đãi ngộ với cơ hội học
hành và việc làm.)
Có lẽ địa bàn tác nghiệp của Atsushi Tomiyama ở tại Hà nội khiến ông ta
có nhận xét như vậy. Và sự tiếp xúc của ông cũng quanh quẩn trong địa
bàn này cho phép ông viết như thế. Nhưng những nhận xét này khơi dậy vết
thương nhức nhối khác. Không người miền Nam nào chấp nhận con em của
những người phục vụ trong quân đội miền Bắc lấy hết cơ hội học hành và
làm ăn.
Hiện nay, hầu hết tại miền Nam, giả dụ những người gốc Bắc vào Nam, nắm
các vai trò trong chính quyền hay làm ăn sinh sống hay canh tác đất đai
mọi nơi, nói một thứ tiếng khác thì chắc chắn đó là THỰC DÂN. Và không
cần giả dụ những người mới vào sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 với một thứ
tiếng Việt khác âm sắc cũng không khác gì thực dân. Thực dân Pháp đến
đất này cũng nắm chính quyền, cũng làm ăn sinh sống, cũng canh tác đất
đai nhưng họ đến và thiết lập. Còn những lực lượng CS từ miền Bắc mà
Atsushi Tomiyama cho là “giải phóng” đến bằng sự chiếm lấy và đuổi người
khác ra để họ vào, và, quan trọng hơn, tiêu diệt hết những tiềm lực
kinh tế mà miền Nam đang có.
Lãnh đạo đảng CSVN và bộ máy đảng luôn nhắc nhở toàn dân cả nước về cái
ơn thống nhất, qua đó một bộ phận người miền Bắc vào dự phần đời sống ở
miền Nam. Và lãnh đạo đảng cùng bộ máy đảng luôn nhắc nhở toàn dân miền
Nam cái ơn được giải phóng để người miền Nam trải nghiệm cuộc sống mà
dân miền Bắc phải sống, và đồng thới mất đi tiềm lực kinh tế mà sau này
“chính sách cởi trói” cho phép nền kinh tế này chạy lại. Và từ cái ơn
này mà chức TBT cùng với quyền cai trị được đảng mặc định phải là “người
miền Bắc”. Và sự mặc định này đi liền với ý niệm thực dân mà người miền
Nam nhận ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Trong lịch sử đã có nhiều lần “Bắc Thuộc”. Những cuộc Bắc Thuộc đó đến
từ các chế độ phong kiến Tàu. Nhưng lần Bắc Thuộc này đến từ miền Bắc
qua sự mặc định của đảng. Và nếu nói thêm một chút lần Bắc Thuộc này dân
Sài Gòn có một Bí thư Thành ủy là Đinh La Thăng từ Nam Định.
______________________________________
Chú thích:
PAULUS LÊ SƠN * THOÁT CỘNG SẢN
Thoát khỏi cộng sản là niềm vui lớn lao nhất của đời tôi
Paulus Lê Sơn
- Trong mấy ngày tết vừa qua, nhiều người đặt vấn đề với tôi về nhiều
câu chuyện trong bối cảnh xã hội và chính trị Việt Nam trong năm mới và
nhiệm kỳ mới của đảng cộng sản. Tôi xin ghi lại một số câu chuyện ra đây
cho mọi người tư vấn thêm cho tôi.
- Điều gì làm anh vui sướng nhất trong cuộc đời?
- Năm nay tôi 31 tuổi, tôi cảm thấy rằng điều hạnh phúc lớn lao nhất của
tôi là bản thân tôi, người thân của tôi, dân tộc và đất nước Việt Nam
thân yêu của tôi thoát ách cộng sản là tôi vui sướng, hạnh phúc nhất
rồi.
- Vậy anh không sợ những điều xấu nhất sẽ xảy đến với mình khi nói lên quan điểm, chính kiến của mình ư?
- Thưa, tôi thấy cuộc đời mình cần phải làm gì đó thật có ý nghĩa. Trước
đây tôi nói với nhiều người câu nói ''hãy biết mình là ai trong cuộc
đời này'' Biết mình là ai để mà sống sao cho thật có ý nghĩa. Thân phận
tro bụi thì trở về cho bụi. Khi đang sống thì hãy sống cho đến chết, chứ
đừng chết khi còn đang sống, đó chính là phương châm sống của đời tôi.
- Đất nước Việt Nam sẽ ra sao trong năm mới này?
- Tôi nghĩ mọi sự đều là ý trời, nhưng mỗi người hãy cố gắng tập nói lên
tiếng nói và hành động vì tình yêu với chính mình, tha nhân và đất
nước. Lên án cái xấu và đổi thay cái xấu. Chúng ta nếu không sợ thì chắc
chắn đất nước chúng ta sẽ phát triển và thay đổi. Từ cổ chí kim, đất
nước đã phải trải qua biết bao biến cố đau thương và có những sự hi sinh
mất mát to lớn để đổi thay từ những chế độ ngu muội, dốt nát và tàn ác.
Nếu ngày nào còn những chế độ đó thì Việt Nam còn có những con người
dám đứng lên để thay đổi và tôi tin rằng năm mới, Việt Nam chúng ta sẽ
đổi mới.
- Gần đây có nhiều người không thuộc đảng cộng sản tự ứng cử vào đại biểu quốc, anh thấy thế nào?
- Rất tốt, điều đó là tuyệt vời, trước hết chúng ta hãy phân định rạch
ròi các giá trị cốt lõi, đừng nên đánh đồng chúng. Những người tự ứng cử
đại biểu quốc hội là những người mạnh mẽ lên tiếng đòi thực thi đa
nguyên về chính trị, góp phần xóa nhòa và dần phá bỏ một cái định chế
của đảng cộng sản ''đảng cử dân bầu''. Tuy nhiên, như chúng ta có thể
nhìn nhận trong bối cảnh sinh hoạt chính trị độc tài tại Việt Nam do
cộng sản nắm quyền thì những người tự ứng cử ít có cửa lọt. Nhưng, tôi
thấy họ là những chìa khóa và sức bật để dần dần mở cánh cửa chính trị
tại Việt Nam rộng mở hơn. Và dù muốn hay không thì đảng cộng sản cũng
thấy những tác động đó đang làm cho thế và lực của họ trở nên mỏng manh
hơn so với trước đây.
- Anh có thể nhận thấy cộng sản sẽ đàn áp phong trào dân chủ Việt Nam trong nhiệm kỳ mới này của họ không?
- Đàn áp tiếng nói đối lập là bản chất của họ, và họ đã, đang và sẽ tiếp
tục đàn áp. Nhưng thời thế đã dần rộng mở hơn. Người dân họ quen với sự
đàn áp, họ sẽ hết sợ hãi hơn, khi họ vượt ngưỡng sợ hãi họ sẽ bung lên,
đó là tác dụng ngược của đảng cộng sản khi dùng súng đạn và nhà tù. Hơn
nữa, với thế giới phẳng như ngày hôm nay, muốn tồn tại đảng cộng sản
phải tham dự sâu rộng hơn với quốc tế. Đó cũng là một thách thức lớn đối
với họ trong những năm tới trong vấn đề dân chủ và nhân quyền tại Việt
Nam.
Năm mới mong sao đất nước đổi thay và thoát ách cộng sản là tôi mừng.
THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
'Hơn 170 người Thượng ở Campuchia không phải là người tị nạn'
12.02.2016
Những người Thượng đang xin tị nạn ở Campuchia không đủ điều kiện để xin
tị nạn và sẽ bị trả về lại Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia
cho biết.
Tờ Cambodia Daily hôm thứ Năm dẫn lời Tướng Khieu Sopheak, người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia, nói: “Chúng tôi đã phỏng vấn họ, và nếu họ rớt phỏng vấn, chúng tôi sẽ trả họ về Việt Nam. Cho tới nay, chúng tôi biết là hầu hết họ đều bị rớt bởi vì họ nhập cảnh bất hợp pháp”.
Tướng Khieu Sopheak nói thêm:
“Họ đã đi bằng đường rừng và những kẻ buôn người đã đưa họ sang đây”.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia cho biết toàn bộ nhóm người này sẽ sớm bị trả về Việt Nam.
Trước đó, hôm 20/1, sau cuộc họp với giữa Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng với người đại diện khu vực của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), ông James Lynch, chính phủ Campuchia đưa ra thông báo nói hơn 170 người Thượng xin tị nạn sẽ bắt đầu làm thủ tục, sau nhiều tháng bị ngăn cản.
Cambodia Daily xác nhận với các giới chức của UNHCR và Tổ chức giúp đỡ người tị nạn của Dòng Tên hôm thứ Tư cho biết thủ tục ghi danh, làm hồ sơ thậm chí còn chưa bắt đầu.
Làn sóng mới của người Thượng tị nạn trốn sang Campuchia bắt đầu từ hồi tháng 10/2014.
Hầu hết đều cho biết họ là nạn nhân của những vụ đàn áp tôn giáo ở Việt Nam và nói họ sẽ bị trừng phạt nếu bị trả về, nhưng nhiều giới chức Campuchia không chịu thừa nhận là những người này có lý do chính đáng để lo sợ sẽ bị bách hại khi về Việt Nam.
Tờ Cambodia Daily hôm thứ Năm dẫn lời Tướng Khieu Sopheak, người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia, nói: “Chúng tôi đã phỏng vấn họ, và nếu họ rớt phỏng vấn, chúng tôi sẽ trả họ về Việt Nam. Cho tới nay, chúng tôi biết là hầu hết họ đều bị rớt bởi vì họ nhập cảnh bất hợp pháp”.
Tướng Khieu Sopheak nói thêm:
“Họ đã đi bằng đường rừng và những kẻ buôn người đã đưa họ sang đây”.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia cho biết toàn bộ nhóm người này sẽ sớm bị trả về Việt Nam.
Trước đó, hôm 20/1, sau cuộc họp với giữa Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng với người đại diện khu vực của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), ông James Lynch, chính phủ Campuchia đưa ra thông báo nói hơn 170 người Thượng xin tị nạn sẽ bắt đầu làm thủ tục, sau nhiều tháng bị ngăn cản.
Cambodia Daily xác nhận với các giới chức của UNHCR và Tổ chức giúp đỡ người tị nạn của Dòng Tên hôm thứ Tư cho biết thủ tục ghi danh, làm hồ sơ thậm chí còn chưa bắt đầu.
Làn sóng mới của người Thượng tị nạn trốn sang Campuchia bắt đầu từ hồi tháng 10/2014.
Hầu hết đều cho biết họ là nạn nhân của những vụ đàn áp tôn giáo ở Việt Nam và nói họ sẽ bị trừng phạt nếu bị trả về, nhưng nhiều giới chức Campuchia không chịu thừa nhận là những người này có lý do chính đáng để lo sợ sẽ bị bách hại khi về Việt Nam.
Theo Cambodia Daily, Shanghai Daily
Chia rẽ Bắc-Nam trong lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam?
Tại Đại hội Đảng 12, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu tiếp tục vị trí tổng bí thư, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng rút lui khỏi cuộc đua.
11.02.2016
Một tờ báo có tiếng của Nhật nhận định rằng gốc gác miền nam cũng như
yếu tố Trung Quốc có thể là lý do khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
“trượt” chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua.
Mở đầu bài phân tích có tựa đề “Gốc gác miền nam, và có thể là Trung Quốc, đã làm tan nát hy vọng của ông Dũng như thế nào”, tờ Nikkei Asian Review
viết rằng “chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 41 năm qua, nhưng cuộc
tranh giành quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản vừa qua cho thấy chia rẽ
nam – bắc vẫn là một yếu tố chính trên chính trường” Việt Nam.
Tại Đại hội Đảng 12 cuối tháng trước, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu tiếp tục vị trí tổng bí thư, sau khi ông Dũng rút lui khỏi cuộc đua.
Tại Đại hội Đảng 12 cuối tháng trước, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu tiếp tục vị trí tổng bí thư, sau khi ông Dũng rút lui khỏi cuộc đua.
Tờ báo thuộc sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất
của Nhật Bản bình luận rằng “nếu ông Dũng là biểu tượng của miền nam có
định hướng kinh tế, thì ông Trọng là đại diện cho cộng sản miền bắc”, và
rằng “đại hội đảng vẫn nắm chắc quyền lực chính trị”.
Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và
chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như
vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai
muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả.
Tờ báo dẫn lời một nguồn tin giấu tên nói rằng các chính trị gia miền
nam đã tìm cách để ông Dũng được tham gia cuộc đua vào chức tổng bí thư.
Tuy nhiên, theo Nikkei, nhiều đảng viên miễn cưỡng, không muốn chấp nhận người đứng đầu đảng từ miền nam. Tờ báo viết rằng từ thời ông Hồ Chí Minh, tất cả 8 tổng bí thư đều xuất thân từ miền bắc hoặc miền Trung.
Tuy nhiên, theo Nikkei, nhiều đảng viên miễn cưỡng, không muốn chấp nhận người đứng đầu đảng từ miền nam. Tờ báo viết rằng từ thời ông Hồ Chí Minh, tất cả 8 tổng bí thư đều xuất thân từ miền bắc hoặc miền Trung.
Tờ báo của Nhật Bản nhận xét rằng theo “luật bất thành văn, một quan
chức từ miền nam không thể đứng đầu đảng, và đó là trở ngại không chỉ
riêng đối với ông Dũng”.
Nikkei viết thêm: “Quan điểm chung cho rằng Bắc Việt đã giải
phóng miền nam Việt Nam nên nhiều người Việt nghĩ rằng sự thịnh vượng
hiện nay là nhờ các lực lượng miền bắc”.
Ngoài ra, theo tờ báo, nhiều người cũng chấp nhận rằng “con cái của
những ai chiến đấu trong quân đội miền bắc phải nhận được nhiều đãi ngộ
hơn về các cơ hội giáo dục cũng như việc làm”.
Nhà quan sát tình hình chính trị ở trong nước, ông Nguyễn Thanh Giang,
nhận định với VOA Việt Ngữ rằng “các khóa gần đây, đặc biệt là khóa 11,
sự phân biệt vùng miền không lộ liễu”. Ông nói thêm:
“Đặc biệt sang khóa 12 này, thành phần miền nam trong trung ương và
trong Bộ Chính trị co nhỏ lại một cách rất là thảm hại. Đấy là do thủ
đoạn của ông Nguyễn Phú Trọng. Trong nhận thức không chỉ của nhân dân mà
còn trong đảng nữa, không có chuyện kỳ thị miền nam, và thậm chí bây
giờ người ta cũng thừa nhận rằng dân miền nam năng động, có tinh thần
công nghiệp và có sáng kiến tổ chức xã hội”.
Tờ báo Nhật Bản nhận định rằng gốc gác miền
nam cũng như yếu tố Trung Quốc có thể là lý do khiến Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng “trượt” chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua.
Trong số 19 tân ủy viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội 12, có 13
người gốc miền bắc; miền nam có 4 người và miền trung có 2 người.
Các trang mạng tiếng Việt “lề trái” thời gian qua lan truyền một câu
phát biểu được cho là của ông Nguyễn Phú Trọng tại một cuộc họp bàn nhân
sự, nói rằng “tổng bí thư phải là người có lý luận và phải là người
miền bắc”.
Tuy nhiên, trên các trang báo do nhà nước quản lý không thấy trích dẫn
câu nói này của ông Trọng. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với nhà
lãnh đạo đảng của Việt Nam để phỏng vấn về câu nói gây tranh cãi, bị coi
là gây chia rẽ vùng miền này.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang nhận định thêm rằng, trong những năm sắp tới, tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam “vẫn trì trệ, do người cầm đầu, do tổng bí thư giáo điều và cổ hủ”.
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang nhận định thêm rằng, trong những năm sắp tới, tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam “vẫn trì trệ, do người cầm đầu, do tổng bí thư giáo điều và cổ hủ”.
Trong nhận thức không chỉ của nhân dân mà còn trong đảng nữa, không có
chuyện kỳ thị miền nam, và thậm chí bây giờ người ta cũng thừa nhận rằng
dân miền nam năng động, có tinh thần công nghiệp và có sáng kiến tổ
chức xã hội...
Chính vì điều đó, ông Giang cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam bị Trung
Quốc kiềm chế”, và “đất nước Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung Quốc”.
Trong khi đó, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á ở Singapore, cho rằng “việc gán cho một nhóm nào đấy trong
nội bộ của đảng là thân Trung Quốc hay thân Mỹ hơi phiến diện và không
chính xác”. Học giả trẻ này nói thêm:
"Theo quan sát của tôi, nhìn tổng thể, khi nói về chủ quyền và quan hệ
với Trung Quốc, tôi nghĩ có một sự đồng thuận ở một mức độ nào đấy.
Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và
chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như
vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai
muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Trong bối cảnh biển Đông đang nóng
lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy, không ai
muốn bị coi là thân Trung Quốc vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị
của họ.”
Bình luận về quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh, tờ Nikkei viết rằng “ở phía sau
hậu trường [chính trị Việt Nam] lẩn quất bóng dáng của Trung Quốc, và dù
nước này không gây tác động trực tiếp, nhưng rõ ràng có ảnh hưởng”.
Tờ báo của Nhật cũng nói tới chuyến công du của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng tới Trung Quốc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm
23/12, trước đại hội đảng, rồi cho rằng “các chuyên gia ngờ rằng họ cũng
nói tới việc tái bổ nhiệm ông Trọng làm tổng bí thư”.
Tờ báo viết thêm rằng “không có bằng chứng về việc Bắc Kinh can thiệp
vào cuộc đua lãnh đạo ở Hà Nội, nhưng chính quyền này có ảnh hưởng lớn
đối với chính trị Việt Nam”.
Theo Nikkei, Thủ tướng Dũng “rõ ràng không phải là ứng viên ưa thích của
Bắc Kinh” vì từng có các tuyên bố cứng rắn về biển Đông, nhất là phát
biểu rằng “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”.
Tuy nhiên, trước khi diễn ra kỳ họp quan trọng của Đảng Cộng sản Việt
Nam cuối năm ngoái, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh từng
khẳng định rằng “Trung Quốc không thể tác động vào Đại hội 12”.
VN: 21.000 người đi cấp cứu vì tai nạn, đánh nhau, ngộ độc trong dịp Tết
11.02.2016
Báo chí Việt Nam trong các ngày 10 và 11 tháng 2 trích dẫn các con số
chính thức của các Bộ Y tế và Công an cho hay trong 3 ngày Tết số người
phải cấp cứu vì tai nạn giao thông là 17.000, vì đánh nhau là 2.000 và
vì ngộ độc thức ăn hoặc say rượu là 2.000. Bộ Y tế nói tổng số người vào
viện khám cấp cứu trên cả nước là gần 90.000 ca.
Riêng về tai nạn giao thông, các con số của Bộ Công an và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy từ ngày 29 Tết đến hết ngày 3 Tết có 101 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn.
Điều đáng chú ý là vào ngày mùng 3 Tết (tức 10 tháng 2), số vụ tai nạn tăng mạnh so với các ngày 29 và mùng 1 Tết, với 57 vụ tai nạn, làm chết 37 người, 65 người bị thương.
Nếu không tính ngày mùng 3 Tết, Ủy ban An toàn giao thông cho biết, trong 3 ngày từ 29 Tết đến mùng 2 Tết, tai nạn giao thông lại giảm mạnh so với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2015. Cụ thể, số vụ giảm từ 182 xuống 104, và giảm từ 107 người chết xuống 64.
Về nguyên nhân, báo chí Việt Nam dựa vào báo cáo và số liệu của Bộ Y tế đưa ra nhận định rằng nhiều tai nạn giao thông xảy ra do vào dịp Tết cổ truyền người dân sử dụng rượu bia nhiều.
Riêng về tai nạn giao thông, các con số của Bộ Công an và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy từ ngày 29 Tết đến hết ngày 3 Tết có 101 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn.
Điều đáng chú ý là vào ngày mùng 3 Tết (tức 10 tháng 2), số vụ tai nạn tăng mạnh so với các ngày 29 và mùng 1 Tết, với 57 vụ tai nạn, làm chết 37 người, 65 người bị thương.
Nếu không tính ngày mùng 3 Tết, Ủy ban An toàn giao thông cho biết, trong 3 ngày từ 29 Tết đến mùng 2 Tết, tai nạn giao thông lại giảm mạnh so với cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2015. Cụ thể, số vụ giảm từ 182 xuống 104, và giảm từ 107 người chết xuống 64.
Về nguyên nhân, báo chí Việt Nam dựa vào báo cáo và số liệu của Bộ Y tế đưa ra nhận định rằng nhiều tai nạn giao thông xảy ra do vào dịp Tết cổ truyền người dân sử dụng rượu bia nhiều.
Lạm dụng rượu bia trong những ngày Tết không
chỉ dẫn đến nhiều tai nạn giao thông mà cũng là nguyên nhân trực tiếp
của nạn đánh nhau.
Theo Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, tại một số tỉnh và thành phố,
trong đó có Hà Nội, Thanh Hoá, TP. HCM, tình trạng người đi mô tô, xe
máy không đội mũ bảo hiểm, chở 3, chở 4, lạng lách đánh võng, đi ngược
chiều, vượt đèn đỏ vẫn diễn ra. Thậm chí, nhiều cha mẹ chở con trên
đường không đội mũ bảo hiểm cho con. Những trường hợp lái xe ra đường
sau khi uống rượu bia diễn ra khá phổ biến tại nông thôn.
Tại thủ đô Hà Nội, trang tin tức Dân Trí nhận xét “trong những ngày Tết,
luật giao thông đường bộ dường như có cũng như không”. Một phóng sự ảnh
với hơn 30 bức ảnh của trang tin cho thấy người dân thản nhiên đi 3 đến
4 người trên 1 xe máy, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, dàn hàng
ngang, vừa lái xe vừa nhắn tin, gọi điện thoại, thậm chí thản nhiên vi
phạm luật kể cả nhìn thấy Cảnh sát Giao thông ở các ngã 3 ngã tư.
Lạm dụng rượu bia trong những ngày Tết không chỉ dẫn đến nhiều tai nạn giao thông mà cũng là nguyên nhân trực tiếp của nạn đánh nhau trong một số ngày gần đây, báo chí Việt Nam cho hay, trích dẫn thông tin của Bộ Y tế. Bộ này cho biết 3 ngày Tết có gần 2.000 ca khám, cấp cứu do đánh nhau khiến 10 người tử vong. Bộ so sánh rằng tổng số ca cấp cứu giảm đến 83% so với 3 ngày Tết năm ngoái nhưng số người tử vong lại tăng lên. Năm 2015, cả nước có 4 trường hợp tử vong trong các vụ đánh nhau.
Lạm dụng rượu bia trong những ngày Tết không chỉ dẫn đến nhiều tai nạn giao thông mà cũng là nguyên nhân trực tiếp của nạn đánh nhau trong một số ngày gần đây, báo chí Việt Nam cho hay, trích dẫn thông tin của Bộ Y tế. Bộ này cho biết 3 ngày Tết có gần 2.000 ca khám, cấp cứu do đánh nhau khiến 10 người tử vong. Bộ so sánh rằng tổng số ca cấp cứu giảm đến 83% so với 3 ngày Tết năm ngoái nhưng số người tử vong lại tăng lên. Năm 2015, cả nước có 4 trường hợp tử vong trong các vụ đánh nhau.
Ngoài những người tới bệnh viện do tai nạn và đánh nhau, gần 2.000 người
khác phải cấp cứu mà một phần trong số đó cũng do say rượu, số còn lại
do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thông tin của Bộ Y tế cho hay. Họ
cũng nói chưa có báo cáo về vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt nào.
Theo Thanh Nien, Suckhoedoisong, Dan Tri, Nguoi Lao dong.
http://www.voatiengviet.com/content/so-nguoi-nhap-vien-vi-tai-nan-danh-nhau-ngo-doc-tang-trong-dip-tet/3186619.htmlGiàu nghèo ở Việt Nam ‘phân cực rõ’, triệu phú tăng nhanh
11.02.2016
Có tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” trong 20 năm tiến
hành đổi mới vừa qua ở Việt Nam, trong khi có nhận định rằng người siêu
giàu ở Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới trong 10 năm tới.
Theo báo cáo mới công bố có tên “Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới”, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết rằng “sự phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam có xu hướng phân thành hai cực rõ rệt”.
Khái niệm “mức sống” trong cuộc nghiên cứu kéo dài từ đầu những năm 90 cho tới năm 2012 được đo lường qua các dữ liệu về: thu nhập, chi tiêu ngoài ăn uống và giá trị tài sản nơi ở chính.
Theo ông Kính, nếu thể hiện bằng biểu đồ, hệ thống phân tầng xã hội ở
Việt Nam có hình kim tự tháp với tầng lớp cao (phần chóp) theo thứ tự từ
trên xuống bao gồm lãnh đạo, quản lý; doanh nhân và chuyên gia có
chuyên môn cao. Tầng lớp giữa gồm nhân viên, công nhân, buôn bán dịch
vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tầng lớp thấp bao gồm lao động giản đơn và
nông dân.
Về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng lo ngại và là sự quan tâm của công luận. Khoảng cách giàu nghèo đó không được thể hiện một cách đầy đủ qua các con số bởi vì ở Việt Nam có một khối lượng tiền lớn vẫn được sử dụng bằng tiền mặt, cho nên việc kiểm soát thu nhập thực của người ta rất khó khăn. Đã có những hiện tượng mà báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và con cái tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí. Đấy là điều đáng lo ngại của Việt Nam, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo ấm để mặc, cũng như có cuộc sống rất là khó khăn. Tôi hy vọng rằng điều đó sẽ được chú ý và sẽ được cải thiện trong thời gian sắp tới đây, khi mà Việt Nam có những bước cải cách thể chế và sẽ công khai, minh bạch hơn quá trình kiểm soát thu nhập của người dân.”
Trong khi đó, theo dự báo của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ “tăng nhanh nhất thế giới trong một thập kỷ tới”.
Theo công ty tư vấn có trụ sở ở London, trong 10 năm tới, số người có
tài sản từ 30 triệu đôla trở lên ở quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng hơn
gấp đôi, lên con số 300 người với tỷ lệ tăng hơn 150%.
Thống kê mới nhất của Knight Frank cho biết rằng hiện Việt Nam có 116 người siêu giàu, và cho tới năm 2024, Việt Nam sẽ có 3 tỷ phú đôla.
Tiến sỹ Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ rằng người siêu giàu ở Việt Nam “do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng”.
Kinh tế gia này nói thêm rằng họ là những người “không có đóng góp gì mới về khoa học và công nghệ”.
Hồi năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, được tạp chí Forbes đánh giá là tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam
http://www.voatiengviet.com/content/giau-ngheo-o-vietnam-phan-cuc-ro-trieu-phu-tang-nhan/3186541.html
http://www.voatiengviet.com/content/ong-dinh-la-thang-se-la-nguyen-ba-thanh-cua-saigon/3183104.html
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình được báo chí Việt Nam trích lời nói sai phạm kinh tế phát hiện ra được trong giai đoạn 2011-2015 lên tới số tiền tương đương 9,3 tỷ USD.
Phát biểu trong một cuộc họp trước Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Thái Bình cho biết, giai đoạn 2011 – 2015, Thanh tra Chính phủ đã triển khai 37.390 cuộc thanh tra hành chính và trên 783.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
"Qua thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh những sai phạm trong quản lý...
phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế với số tiền là 208.540 tỷ đồng."
Đây là khoản tiền 9,3 tỷ USD, nếu tính vào thời giá tháng 2/2016.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thái Bình cũng được báo chí trích lời nói Thanh tra Chính phủ "đã kiến nghị thu hồi gần 119.400 tỷ đồng".
Ngoài ra cơ quan này cũng kiến nghị thu hồi "19.230 héc-ta đất; kiến nghị xử lý kỷ luật 6.460 tập thể, 22.700 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 297 vụ, 355 người".
Ông Nguyễn Thái Bình xác nhận:
"Tình trạng vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính vẫn còn xảy ra ở không ít địa phương."
Ngoài ra, Bộ trưởng Nội vụ cũng nói:
"Năng lực, trình độ, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; tình trạng tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu vẫn chưa được khắc phục."
"Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, nhiều địa phương đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao."
Hồi cuối năm 2015, chính Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng cũng nói "chống tham nhũng khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau".
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trong báo cáo năm 2015 đã đặt Việt Nam vào hạng 112/168 về tham nhũng trên toàn cầu.
Bảng xếp hạng của tổ chức có trụ sở tại Berlin công bố hôm 27/1/2016 đánh giá cảm nhận về tham nhũng từ người làm doanh nghiệp và các chuyên gia trước nạn tham nhũng ở 168 quốc gia.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/02/160209_vn_economic_mismanagement
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-canh-cao-giua-luc-my-an-can-nhac-tuan-tra-bien-dong/3187074.html
Theo báo cáo mới công bố có tên “Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới”, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết rằng “sự phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam có xu hướng phân thành hai cực rõ rệt”.
Khái niệm “mức sống” trong cuộc nghiên cứu kéo dài từ đầu những năm 90 cho tới năm 2012 được đo lường qua các dữ liệu về: thu nhập, chi tiêu ngoài ăn uống và giá trị tài sản nơi ở chính.
Đã có những hiện tượng báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu
nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và con cái tiêu xài một cách xa hoa,
lãng phí. Đấy là điều đáng lo ngại của Việt Nam, trong khi một số người
dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần
áo ấm để mặc...
Về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng lo ngại và là sự quan tâm của công luận. Khoảng cách giàu nghèo đó không được thể hiện một cách đầy đủ qua các con số bởi vì ở Việt Nam có một khối lượng tiền lớn vẫn được sử dụng bằng tiền mặt, cho nên việc kiểm soát thu nhập thực của người ta rất khó khăn. Đã có những hiện tượng mà báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và con cái tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí. Đấy là điều đáng lo ngại của Việt Nam, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo ấm để mặc, cũng như có cuộc sống rất là khó khăn. Tôi hy vọng rằng điều đó sẽ được chú ý và sẽ được cải thiện trong thời gian sắp tới đây, khi mà Việt Nam có những bước cải cách thể chế và sẽ công khai, minh bạch hơn quá trình kiểm soát thu nhập của người dân.”
Trong khi đó, theo dự báo của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ “tăng nhanh nhất thế giới trong một thập kỷ tới”.
Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng lo ngại và
là sự quan tâm của công luận. Khoảng cách giàu nghèo đó không được thể
hiện một cách đầy đủ qua các con số bởi vì ở Việt Nam có một khối lượng
tiền lớn vẫn được sử dụng bằng tiền mặt, cho nên việc kiểm soát thu nhập
thực của người ta rất khó khăn.
Thống kê mới nhất của Knight Frank cho biết rằng hiện Việt Nam có 116 người siêu giàu, và cho tới năm 2024, Việt Nam sẽ có 3 tỷ phú đôla.
Tiến sỹ Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ rằng người siêu giàu ở Việt Nam “do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng”.
Kinh tế gia này nói thêm rằng họ là những người “không có đóng góp gì mới về khoa học và công nghệ”.
Hồi năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, được tạp chí Forbes đánh giá là tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam
http://www.voatiengviet.com/content/giau-ngheo-o-vietnam-phan-cuc-ro-trieu-phu-tang-nhan/3186541.html
Ông Đinh La Thăng sẽ là ‘Nguyễn Bá Thanh của Sài Gòn’?
09.02.2016
Với nhiều tuyên bố hùng hồn như “bộ trưởng là tư lệnh ngành, phải cho
tôi toàn quyền”, nhiều người kỳ vọng rằng ông Đinh La Thăng sẽ “quyết
liệt” trên cương vị tân Bí thư thành ủy Sài Gòn.
Cùng với ông Hoàng Trung Hải, Bí thư thành ủy Hà Nội, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận Tải có nhiều phát ngôn thẳng thừng mới được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ dẫn đắt đảng bộ ở thành phố từng được coi là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
5 năm lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, ông Thăng đã có nhiều tuyên bố làm tốn giấy mực của báo chí như “bộ trưởng là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền”.
Trả lời báo giới hồi năm 2011, sau khi được phe chuẩn chức Bộ trưởng, ông Thăng nói: "Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội".
Với những tuyên bố không kiêng nể, tân Bí thư thành ủy được nhiều người coi là một “Nguyễn Bá Thanh của Sài Gòn”.
Ông Thanh từng làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng và cũng từng có những phát ngôn mà truyền thông trong nước cho là “ấn tượng” như “cán bộ bây giờ phải biết xấu hổ” hay “phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải chán sống”.
Người qua đời vì bệnh ung thư hồi đầu năm ngoái còn tuyên bố không khoan nhượng với tham nhũng với phát ngôn rằng “sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền không nói nhiều”.
Dù được nhiều người đặt kỳ vọng vào một “Nguyễn Bá Thanh mới”, ông Trần Bang, một người dân sinh sống ở Sài Gòn, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc so sánh giữa ông Thanh và ông Thăng “hơi khập khiễng”. Cựu chiến binh này nói thêm:
“Ông Nguyễn Bá Thanh là người Quảng Nam mà thành phố Đà Nẵng tách ra từ Quảng Nam, sát Quảng Nam nên ông Thanh hiểu dân Đà Nẵng hơn. Với tính cách dứt khoát, và với hiểu biết của ông ấy thì ông ấy có thể làm được ở Đà Nẵng, tạo ra một thành phố sạch đẹp, quy củ so với các thành phố khác ở Việt Nam, dù nó còn nhiều vấn đề như vụ Cồn Dầu hay các bất công khác còn chưa giải quyết được. Còn ông Đinh La Thăng, tôi cho rằng Sài Gòn này nó khác. Tôi không dám chắc là ông ấy sẽ làm được như cái thời ông làm được ở Bộ Giao thông Vận Tải. Văn hóa thành phố Sài Gòn, người dân ở đây, những người dưới quyền hoặc nguồn cán bộ mà ông có thể sử dụng được ở Sài Gòn nó khác các nơi khác. Tôi không thể nghĩ rằng ông ấy sẽ làm được như ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng.”
Ông Bang nói thêm rằng “quản lý thành phố thì không phải như quản lý một bộ chuyên sâu về một lĩnh vực”, và ông cho rằng thách thức lớn nhất mà ông Thăng phải đối mặt đó là vấn đề nhân sự do khác biệt về “vùng miền”.
Cuối tháng trước, ông Thăng đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm một trong số gần 20 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam.
Sau đó, hôm 5/2, ngay sau khi được giao nhiệm vụ mới là Bí thư thành ủy
TP HCM, ông Thăng nói rằng áp lực lớn nhất của ông lúc này là phải nhận
trách nhiệm lãnh đạo một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục,
khoa học công nghệ, đầu tàu có sức hút và lan tỏa lớn của khu vực phía
nam, là đầu mối giao lưu hội nhập quốc tế…”
Khi thông tin ông Thăng về Sài Gòn được đăng tải, một bạn đọc tên Sang viết trên một diễn đàn rằng “với bản lĩnh của người dám nói dám làm tôi chúc ông bí thư sẽ là người dẫn dắt TP HCM là thành phố số một của khu vực ASEAN”.
Trong khi đó, bà Dương Thị Tân, một người dân TP HCM, nói với VOA Việt Ngữ rằng bà “không kỳ vọng gì nhiều”:
“Khi ông ấy vào đây, đương nhiên ông ấy phải đối diện với nhiều cái có thể không thuộc chuyên môn của ông ấy. Suy đoán theo tác phong của ông Đinh La Thăng, thì ông ấy có vẻ là một người kiên quyết, có thể làm cái này, có thể làm cái kia. Tôi nghĩ rằng dù làm một công việc gì đi chăng nữa, ông ấy cũng tuân thủ, quán triệt ý đảng. Ai thì tôi không biết, nhưng bản thân tôi không kỳ vọng gì nhiều ở những người cũng hay hô lớn lắm nhưng chưa biết làm được cái gì. Trừ khi ông ấy làm được một việc gì đấy thì tôi tin, ông ấy làm được, còn bây giờ để nói trước những việc ông ấy sẽ làm thì chúng tôi không kỳ vọng gì nhiều.”
Mới đây nhất, ông Thăng đã yêu cầu cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, cũng như kỷ luật nghiêm những cán bộ có liên quan tới đề xuất mua hơn 160 toa xe cũ của Trung Quốc.
Năm ngoái, sau khi xảy ra hại sự cố làm một người chết và ba người bị thương tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có sử dụng vốn và nhà thầu của Trung Quốc, ông Thăng đã gay gắt chỉ trích đối tác từ quốc gia láng giềng và tuyên bố rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.
Sau đó, ông Thăng bị Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.
Cùng với ông Hoàng Trung Hải, Bí thư thành ủy Hà Nội, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận Tải có nhiều phát ngôn thẳng thừng mới được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ dẫn đắt đảng bộ ở thành phố từng được coi là “Hòn ngọc Viễn Đông”.
5 năm lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, ông Thăng đã có nhiều tuyên bố làm tốn giấy mực của báo chí như “bộ trưởng là tư lệnh ngành, phải cho tôi toàn quyền”.
Trả lời báo giới hồi năm 2011, sau khi được phe chuẩn chức Bộ trưởng, ông Thăng nói: "Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội".
Sài Gòn này nó khác. Tôi không dám chắc là ông ấy [Đinh La Thăng] sẽ làm
được như thời ông làm được ở Bộ Giao thông Vận Tải. Văn hóa thành phố
Sài Gòn, người dân ở đây, những người dưới quyền hoặc nguồn cán bộ mà
ông có thể sử dụng được ở Sài Gòn nó khác các nơi khác. Tôi không thể
nghĩ rằng ông ấy sẽ làm được như ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng.
Ông Thanh từng làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng và cũng từng có những phát ngôn mà truyền thông trong nước cho là “ấn tượng” như “cán bộ bây giờ phải biết xấu hổ” hay “phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải chán sống”.
Người qua đời vì bệnh ung thư hồi đầu năm ngoái còn tuyên bố không khoan nhượng với tham nhũng với phát ngôn rằng “sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền không nói nhiều”.
Dù được nhiều người đặt kỳ vọng vào một “Nguyễn Bá Thanh mới”, ông Trần Bang, một người dân sinh sống ở Sài Gòn, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc so sánh giữa ông Thanh và ông Thăng “hơi khập khiễng”. Cựu chiến binh này nói thêm:
“Ông Nguyễn Bá Thanh là người Quảng Nam mà thành phố Đà Nẵng tách ra từ Quảng Nam, sát Quảng Nam nên ông Thanh hiểu dân Đà Nẵng hơn. Với tính cách dứt khoát, và với hiểu biết của ông ấy thì ông ấy có thể làm được ở Đà Nẵng, tạo ra một thành phố sạch đẹp, quy củ so với các thành phố khác ở Việt Nam, dù nó còn nhiều vấn đề như vụ Cồn Dầu hay các bất công khác còn chưa giải quyết được. Còn ông Đinh La Thăng, tôi cho rằng Sài Gòn này nó khác. Tôi không dám chắc là ông ấy sẽ làm được như cái thời ông làm được ở Bộ Giao thông Vận Tải. Văn hóa thành phố Sài Gòn, người dân ở đây, những người dưới quyền hoặc nguồn cán bộ mà ông có thể sử dụng được ở Sài Gòn nó khác các nơi khác. Tôi không thể nghĩ rằng ông ấy sẽ làm được như ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng.”
Ông Bang nói thêm rằng “quản lý thành phố thì không phải như quản lý một bộ chuyên sâu về một lĩnh vực”, và ông cho rằng thách thức lớn nhất mà ông Thăng phải đối mặt đó là vấn đề nhân sự do khác biệt về “vùng miền”.
Cuối tháng trước, ông Thăng đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm một trong số gần 20 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam.
Suy đoán theo tác phong của ông Đinh La Thăng, thì ông ấy có vẻ là một
người kiên quyết, có thể làm cái này, có thể làm cái kia. Tôi nghĩ rằng
dù làm một công việc gì đi chăng nữa, ông ấy cũng tuân thủ, quán triệt ý
đảng. Ai thì tôi không biết, nhưng bản thân tôi không kỳ vọng gì nhiều ở
những người cũng hay hô lớn lắm nhưng chưa biết làm được cái gì.
Khi thông tin ông Thăng về Sài Gòn được đăng tải, một bạn đọc tên Sang viết trên một diễn đàn rằng “với bản lĩnh của người dám nói dám làm tôi chúc ông bí thư sẽ là người dẫn dắt TP HCM là thành phố số một của khu vực ASEAN”.
Trong khi đó, bà Dương Thị Tân, một người dân TP HCM, nói với VOA Việt Ngữ rằng bà “không kỳ vọng gì nhiều”:
“Khi ông ấy vào đây, đương nhiên ông ấy phải đối diện với nhiều cái có thể không thuộc chuyên môn của ông ấy. Suy đoán theo tác phong của ông Đinh La Thăng, thì ông ấy có vẻ là một người kiên quyết, có thể làm cái này, có thể làm cái kia. Tôi nghĩ rằng dù làm một công việc gì đi chăng nữa, ông ấy cũng tuân thủ, quán triệt ý đảng. Ai thì tôi không biết, nhưng bản thân tôi không kỳ vọng gì nhiều ở những người cũng hay hô lớn lắm nhưng chưa biết làm được cái gì. Trừ khi ông ấy làm được một việc gì đấy thì tôi tin, ông ấy làm được, còn bây giờ để nói trước những việc ông ấy sẽ làm thì chúng tôi không kỳ vọng gì nhiều.”
Mới đây nhất, ông Thăng đã yêu cầu cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, cũng như kỷ luật nghiêm những cán bộ có liên quan tới đề xuất mua hơn 160 toa xe cũ của Trung Quốc.
Năm ngoái, sau khi xảy ra hại sự cố làm một người chết và ba người bị thương tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có sử dụng vốn và nhà thầu của Trung Quốc, ông Thăng đã gay gắt chỉ trích đối tác từ quốc gia láng giềng và tuyên bố rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.
Sau đó, ông Thăng bị Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.
VN phát hiện 'sai phạm kinh tế 9 tỷ đô'
- 9 tháng 2 2016
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình được báo chí Việt Nam trích lời nói sai phạm kinh tế phát hiện ra được trong giai đoạn 2011-2015 lên tới số tiền tương đương 9,3 tỷ USD.
Phát biểu trong một cuộc họp trước Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Thái Bình cho biết, giai đoạn 2011 – 2015, Thanh tra Chính phủ đã triển khai 37.390 cuộc thanh tra hành chính và trên 783.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Đây là khoản tiền 9,3 tỷ USD, nếu tính vào thời giá tháng 2/2016.
Ngoài ra cơ quan này cũng kiến nghị thu hồi "19.230 héc-ta đất; kiến nghị xử lý kỷ luật 6.460 tập thể, 22.700 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 297 vụ, 355 người".
'Vi phạm kỷ cương'
Có vẻ như các phát hiện trên xảy ra ở địa phương vì phát biểu của ông Nguyễn Thái Bình được nêu ra tại Hội nghị toàn quốc về hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND tại Quốc hội hôm 02/2.Ông Nguyễn Thái Bình xác nhận:
"Tình trạng vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính vẫn còn xảy ra ở không ít địa phương."
Ngoài ra, Bộ trưởng Nội vụ cũng nói:
"Năng lực, trình độ, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; tình trạng tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu vẫn chưa được khắc phục."
"Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, nhiều địa phương đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao."
Hồi cuối năm 2015, chính Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng cũng nói "chống tham nhũng khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau".
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trong báo cáo năm 2015 đã đặt Việt Nam vào hạng 112/168 về tham nhũng trên toàn cầu.
Bảng xếp hạng của tổ chức có trụ sở tại Berlin công bố hôm 27/1/2016 đánh giá cảm nhận về tham nhũng từ người làm doanh nghiệp và các chuyên gia trước nạn tham nhũng ở 168 quốc gia.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/02/160209_vn_economic_mismanagement
TQ cảnh cáo giữa lúc Mỹ, Ấn cân nhắc tuần tra chung ở Biển Đông
12.02.2016
Trung
Quốc hôm thứ Năm cảnh báo rằng sự can thiệp từ những nước bên ngoài đe
dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đáp lại tin tức cho hay Mỹ và Ấn Độ
đang thảo luận về những cuộc tuần tra hải quân chung ở vùng biển đang
tranh chấp này.
"Sự hợp tác giữa bất kỳ nước nào không được nhắm vào bên thứ ba," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hồi đáp email của Reuters về bản tin mà hãng thông tấn này loan tải hôm thứ Tư.
"Những nước bên ngoài khu vực phải ngưng thúc đẩy việc quân sự hóa ở Nam Hải (tức Biển Đông), chấm dứt đe dọa chủ quyền và an ninh quốc gia của của những nước ven biển nhân danh 'tự do hàng hải' làm tổn hại đến hòa bình và ổn định của khu vực."
Mỹ muốn những đồng minh trong vùng của mình và những nước châu Á khác có lập trường thống nhất chống lại Trung Quốc ở Biển Đông, nơi mà căng thẳng đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc xây dựng bảy hòn đảo ở quần đảo Trường Sa.
Ông Hồng cũng kêu gọi các bên thận trọng và tránh để bị thao túng để rồi cuối cùng gây tổn hại đến lợi ích riêng của chính mình.
Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với Reuters trong tuần này rằng, Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức những cuộc hội đàm về những cuộc tuần tra hải quân chung mà có thể bao gồm ở Biển Đông. Hải quân Ấn Độ chưa bao giờ tuần tra chung với những nước khác và một phát ngôn viên của hải quân nước này nói với Reuters rằng không có sự thay đổi trong chính sách của chính phủ là chỉ tham gia một nỗ lực quân sự quốc tế dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc.
Ấn Độ có tranh chấp biên giới đất liền từ lâu với với Trung Quốc, và đã tăng cường sự hiện diện hải quân vượt xa Ấn Độ Dương trong những năm gần đây. Một chỉ huy của hải quân Ấn Độ cho biết Ấn Độ điều tàu chiến tới Biển Đông gần như thường xuyên.
"Sự hợp tác giữa bất kỳ nước nào không được nhắm vào bên thứ ba," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hồi đáp email của Reuters về bản tin mà hãng thông tấn này loan tải hôm thứ Tư.
"Những nước bên ngoài khu vực phải ngưng thúc đẩy việc quân sự hóa ở Nam Hải (tức Biển Đông), chấm dứt đe dọa chủ quyền và an ninh quốc gia của của những nước ven biển nhân danh 'tự do hàng hải' làm tổn hại đến hòa bình và ổn định của khu vực."
Mỹ muốn những đồng minh trong vùng của mình và những nước châu Á khác có lập trường thống nhất chống lại Trung Quốc ở Biển Đông, nơi mà căng thẳng đã gia tăng kể từ khi Trung Quốc xây dựng bảy hòn đảo ở quần đảo Trường Sa.
Ông Hồng cũng kêu gọi các bên thận trọng và tránh để bị thao túng để rồi cuối cùng gây tổn hại đến lợi ích riêng của chính mình.
Một quan chức quốc phòng Mỹ nói với Reuters trong tuần này rằng, Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức những cuộc hội đàm về những cuộc tuần tra hải quân chung mà có thể bao gồm ở Biển Đông. Hải quân Ấn Độ chưa bao giờ tuần tra chung với những nước khác và một phát ngôn viên của hải quân nước này nói với Reuters rằng không có sự thay đổi trong chính sách của chính phủ là chỉ tham gia một nỗ lực quân sự quốc tế dưới lá cờ của Liên Hiệp Quốc.
Ấn Độ có tranh chấp biên giới đất liền từ lâu với với Trung Quốc, và đã tăng cường sự hiện diện hải quân vượt xa Ấn Độ Dương trong những năm gần đây. Một chỉ huy của hải quân Ấn Độ cho biết Ấn Độ điều tàu chiến tới Biển Đông gần như thường xuyên.
Mỹ cải chính : Tuần tra chung với Ấn Độ chưa bao gồm Biển Đông
C
hiến hạm INS Satpura của Ấn Độ.Wikipédia
Sau một loạt thông tin báo chí theo đó giới chức quốc phòng Mỹ-Ấn Độ đã
thảo luận về khả năng Hải Quân hai nước tuần tra chung tại nhiều khu
vực, kể cả Biển Đông, bộ Quốc Phòng Mỹ hôm qua 10/02/2016 đã vội vàng
cải chính. Theo Lầu Năm Góc, hai bên đã mở đàm phán « không chính thức » về việc tuần tra chung, nhưng vùng Biển Đông đã không được thảo luận.
Một quan chức quốc phòng Mỹ xin giấu tên đã tuyên bố : « Tôi có thể xác nhận rằng một số cuộc thảo luận không chính thức về khả năng hai nước mở những cuộc tuần tra chung đã diễn ra ». Tuy nhiên, quan chức này khẳng định tiếp : « Chúng tôi không biết gì về bất kỳ một cuộc thảo luận nào về việc gộp Biển Đông vào các khu vực tuần tra chung ».
Theo hãng tin Ấn Độ PTI, các cuộc thảo luận không chính thức gần đây chủ yếu tập trung vào khả năng hai nước cùng nhau tuần tra trong Ấn Độ Dương rộng lớn, cho phép hai nước kiểm soát được tuyến đường biển chiến lược này.
Còn theo Reuters, trích dẫn một nguồn tin từ chính quyền New Delhi, vấn đề tuần tra chung Mỹ-Ấn đã được nêu lên vào tháng 12/2015 vừa qua khi bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar ghé thăm bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii.
Dù rất thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc, trước các động thái lấn lướt của Bắc Kinh, nhiều khi không cần kiêng nể New Delhi, Ấn Độ đã ngày càng tăng cường sự hiện diện hải quân của mình tại Biển Đông, liên tục phái chiến hạm ghé thăm các cảng ở vùng Đông Nam Á, một điều rất ít khi xẩy ra một vài năm trước đây.
Theo một sĩ quan chỉ huy của Hải Quân Ấn Độ, điểm đến của đa số tàu chiến Ấn Độ được phái đến Biển Đông là Việt Nam, một đất nước nhanh chóng tăng cường năng lực quân sự để sẵn sàng đối phó với khả năng nổ ra xung đột với Trung Quốc tại Biển Đông.
Ấn Độ cũng đã cấp cho Việt Nam 100 triệu đô la tín dụng để mua tàu tuần tra và đang đào tạo thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại căn cứ của mình ở Ấn Độ. Dù vậy, theo Reuters, khả năng Ấn Độ cùng Mỹ tuần tra ở Biển Đông là một điều trước mắt chưa thể xẩy ra.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160211-tuan-tra-my-an-bd-qt-qs Theo hãng tin Ấn Độ PTI, các cuộc thảo luận không chính thức gần đây chủ yếu tập trung vào khả năng hai nước cùng nhau tuần tra trong Ấn Độ Dương rộng lớn, cho phép hai nước kiểm soát được tuyến đường biển chiến lược này.
Còn theo Reuters, trích dẫn một nguồn tin từ chính quyền New Delhi, vấn đề tuần tra chung Mỹ-Ấn đã được nêu lên vào tháng 12/2015 vừa qua khi bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar ghé thăm bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tại Hawaii.
Dù rất thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc, trước các động thái lấn lướt của Bắc Kinh, nhiều khi không cần kiêng nể New Delhi, Ấn Độ đã ngày càng tăng cường sự hiện diện hải quân của mình tại Biển Đông, liên tục phái chiến hạm ghé thăm các cảng ở vùng Đông Nam Á, một điều rất ít khi xẩy ra một vài năm trước đây.
Theo một sĩ quan chỉ huy của Hải Quân Ấn Độ, điểm đến của đa số tàu chiến Ấn Độ được phái đến Biển Đông là Việt Nam, một đất nước nhanh chóng tăng cường năng lực quân sự để sẵn sàng đối phó với khả năng nổ ra xung đột với Trung Quốc tại Biển Đông.
Ấn Độ cũng đã cấp cho Việt Nam 100 triệu đô la tín dụng để mua tàu tuần tra và đang đào tạo thủy thủ tàu ngầm Việt Nam tại căn cứ của mình ở Ấn Độ. Dù vậy, theo Reuters, khả năng Ấn Độ cùng Mỹ tuần tra ở Biển Đông là một điều trước mắt chưa thể xẩy ra.
Bất bình Bắc Kinh, Mỹ đưa lá chắn đến Hàn Quốc
Một góc căn cứ huấn luyện ở Pha Châu - Paju, Hàn Quốc (Ảnh chụp ngày 08/02/2016)REUTERS
Mỹ- Hàn Quốc thảo luận bố trí hệ thống lá chắn THAAD tối tân tại Hàn Quốc là điều tối kỵ đối với Trung Quốc. Sự kiện này làm nổi bật bất đồng sâu rộng giữa Washington và Bắc Kinh trong việc đối phó với tham vọng trang bị vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng với nhiều hệ quả bất lợi cho Bắc Kinh.
Vài giờ sau khi Bắc Tiều Tiên loan báo đưa một vệ tinh vào quỹ đạo hôm
Chủ nhật 07/02/2016, quân đội Mỹ và Hàn Quốc thông báo mở đàm phán để
trang bị cho Seoul hệ thống lá chắn đánh chận tên lửa từ trên không
trung THAAD ( Terminal High Altitude Area Defense) .
Theo thứ trưởng bộ Quốc Phòng Hàn Quốc Yoo Jeh Seung, mục đích chính của THAAD là « mối de dọa càng ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên » buộc Seoul phải tăng cường khả năng phòng thủ.
Theo các chuyên gia quốc tế thì không thể nào phủ nhận lập luận của Hàn Quốc sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm đến lần thứ tư một quả bom hạt nhân vào ngày 16/01 và ba tuần sau lại phóng tên lửa đạn đạo ngụy trang dưới hình thức hỏa tiễn mang vệ tinh.
Ben Goodlad, chuyên gia quốc phòng của viện nghiên cứu IHS Aerospace, Defence and Security nhận định, Seoul có nhu cầu tự vệ phải cải tiến hệ thống vũ khí quốc phòng với hệ thống lá chắn THAAD.
Một công hai việc : bắc cự Kim Jong Un, tây kềm Tập Cận Bình ?
Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu chiến lược còn có một lý do khác thúc đẩy Mỹ ủng hộ yêu cầu của Hàn Quốc trang bị lá chắn THAAD mà từ trước đến giờ chỉ được đặt ở đảo Guam cách vùng duyên hải Trung Quốc đến 3000 km. Theo AFP, thông điệp của Mỹ là nhắm vào Trung Quốc.
Vì Trung Quốc là kẻ bảo trợ, là đồng minh của chế độ Bình Nhưỡng cho nên Washington và Seoul gây áp lực để Bắc Kinh phải có thái độ cứng rắn hơn thay vì chỉ « tỏ ý quan ngại » rồi thôi .
Vấn đề là Trung Quốc cũng có lý do, cũng không muốn phản ứng mạnh vì sợ Bắc Triều Tiên sụp đổ, bán đảo Triều Tiên thống nhất trong chế độ thân Tây phương. Do vậy, Hoa Kỳ không thể nào thuyết phục được Trung Quốc, trong thể chế chính trị hiện nay, chận đứng tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân mà Bình Nhưỡng xem là « lá chắn » bảo vệ triều đại họ Kim.
Theo nhận định của chuyên gia Joe Wit, do thất vọng vì thái độ của Trung Quốc, Mỹ và đồng minh Hàn Quốc nảy sinh ý định đem hệ thống chống hỏa tiễn THAAD đến phía nam vĩ tuyến 38. Thông điệp này mang ý nghĩa cảnh báo giới lãnh đạo Trung Quốc là quyền lợi an ninh của chính họ đang bị tác động vì thái độ thiếu hợp tác.
Trung Quốc lập tức phản ứng. Một mặt họ « lấy làm tiếc » vụ tên lửa của Kim Jong Un , mặt khác họ tuyên bố « rất bận tâm » vì hệ thống lá chắn của Mỹ. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thì việc bố trí THAAD tại Hàn Quốc chỉ làm « căng thẳng nghiêm trọng thêm » và « tác hại đến nỗ lực chống chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng ».
Trên thực tế, Bắc Kinh sợ THAAD sẽ là « tai mắt » của Mỹ, theo dõi nhất cử nhất động của hệ thống tên lửa chiến lược của Trung Quốc cho đến tận vùng Tây An ở tây bắc xa xôi.
Hiện nay, Hàn Quốc dựa trên hai lá chắn : hệ thống tên lửa chống tên lửa Patriot của Mỹ cung cấp và vũ khí phòng không do chính Hàn Quốc chế tạo chận đánh tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Song song với nỗ lực an ninh quốc phòng, tổng thống Park Geun Hye cũng tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc mà thí dụ điển hình là, vào tháng 8/2015, bà đích thân sang Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm Thế chiến thứ hai kết thúc bất chấp khuyến cáo của Washington.
Qua hệ Trung Quốc - Hàn Quốc cải thiện, nhưng Bắc Kinh vẫn giữ lập trường bất di bất dịch trong hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, làm Hàn Quốc thất vọng.
Seoul buộc phải phát tín hiệu bất bình : Nếu Trung Quốc không « quản lý » được đồng minh của mình thì Mỹ-Hàn Quốc sẽ có cách.
Theo AFP, tình hình rõ ràng là nguy hiểm. Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ không thống nhất một lập trường chung với Bắc Triều Tiên thì tình hình căng thẳng hiện nay sẽ xấu thêm.
Một đồng minh khác của Mỹ là Nhật Bản cũng đang tính chuyện trang bị THAAD. Hoa Kỳ sẽ bị áp lực của các đồng minh châu Á xin được bảo vệ. Thay vì ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, một cuộc chạy đua vũ trang sẽ gây bất ổn toàn khu vực.
Theo thứ trưởng bộ Quốc Phòng Hàn Quốc Yoo Jeh Seung, mục đích chính của THAAD là « mối de dọa càng ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên » buộc Seoul phải tăng cường khả năng phòng thủ.
Theo các chuyên gia quốc tế thì không thể nào phủ nhận lập luận của Hàn Quốc sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm đến lần thứ tư một quả bom hạt nhân vào ngày 16/01 và ba tuần sau lại phóng tên lửa đạn đạo ngụy trang dưới hình thức hỏa tiễn mang vệ tinh.
Ben Goodlad, chuyên gia quốc phòng của viện nghiên cứu IHS Aerospace, Defence and Security nhận định, Seoul có nhu cầu tự vệ phải cải tiến hệ thống vũ khí quốc phòng với hệ thống lá chắn THAAD.
Một công hai việc : bắc cự Kim Jong Un, tây kềm Tập Cận Bình ?
Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu chiến lược còn có một lý do khác thúc đẩy Mỹ ủng hộ yêu cầu của Hàn Quốc trang bị lá chắn THAAD mà từ trước đến giờ chỉ được đặt ở đảo Guam cách vùng duyên hải Trung Quốc đến 3000 km. Theo AFP, thông điệp của Mỹ là nhắm vào Trung Quốc.
Vì Trung Quốc là kẻ bảo trợ, là đồng minh của chế độ Bình Nhưỡng cho nên Washington và Seoul gây áp lực để Bắc Kinh phải có thái độ cứng rắn hơn thay vì chỉ « tỏ ý quan ngại » rồi thôi .
Vấn đề là Trung Quốc cũng có lý do, cũng không muốn phản ứng mạnh vì sợ Bắc Triều Tiên sụp đổ, bán đảo Triều Tiên thống nhất trong chế độ thân Tây phương. Do vậy, Hoa Kỳ không thể nào thuyết phục được Trung Quốc, trong thể chế chính trị hiện nay, chận đứng tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân mà Bình Nhưỡng xem là « lá chắn » bảo vệ triều đại họ Kim.
Theo nhận định của chuyên gia Joe Wit, do thất vọng vì thái độ của Trung Quốc, Mỹ và đồng minh Hàn Quốc nảy sinh ý định đem hệ thống chống hỏa tiễn THAAD đến phía nam vĩ tuyến 38. Thông điệp này mang ý nghĩa cảnh báo giới lãnh đạo Trung Quốc là quyền lợi an ninh của chính họ đang bị tác động vì thái độ thiếu hợp tác.
Trung Quốc lập tức phản ứng. Một mặt họ « lấy làm tiếc » vụ tên lửa của Kim Jong Un , mặt khác họ tuyên bố « rất bận tâm » vì hệ thống lá chắn của Mỹ. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thì việc bố trí THAAD tại Hàn Quốc chỉ làm « căng thẳng nghiêm trọng thêm » và « tác hại đến nỗ lực chống chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng ».
Trên thực tế, Bắc Kinh sợ THAAD sẽ là « tai mắt » của Mỹ, theo dõi nhất cử nhất động của hệ thống tên lửa chiến lược của Trung Quốc cho đến tận vùng Tây An ở tây bắc xa xôi.
Hiện nay, Hàn Quốc dựa trên hai lá chắn : hệ thống tên lửa chống tên lửa Patriot của Mỹ cung cấp và vũ khí phòng không do chính Hàn Quốc chế tạo chận đánh tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Song song với nỗ lực an ninh quốc phòng, tổng thống Park Geun Hye cũng tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc mà thí dụ điển hình là, vào tháng 8/2015, bà đích thân sang Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm Thế chiến thứ hai kết thúc bất chấp khuyến cáo của Washington.
Qua hệ Trung Quốc - Hàn Quốc cải thiện, nhưng Bắc Kinh vẫn giữ lập trường bất di bất dịch trong hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, làm Hàn Quốc thất vọng.
Seoul buộc phải phát tín hiệu bất bình : Nếu Trung Quốc không « quản lý » được đồng minh của mình thì Mỹ-Hàn Quốc sẽ có cách.
Theo AFP, tình hình rõ ràng là nguy hiểm. Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ không thống nhất một lập trường chung với Bắc Triều Tiên thì tình hình căng thẳng hiện nay sẽ xấu thêm.
Một đồng minh khác của Mỹ là Nhật Bản cũng đang tính chuyện trang bị THAAD. Hoa Kỳ sẽ bị áp lực của các đồng minh châu Á xin được bảo vệ. Thay vì ngăn chận tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, một cuộc chạy đua vũ trang sẽ gây bất ổn toàn khu vực.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160208-bat-binh-bac-kinh-my-dua-la-chan-den-sat-nach-trung-quoc
Bắc Triều Tiên hành quyết tổng tham mưu trưởng quân đội
Tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên Ri Yong-Gil đọc diễn
văn trong một hội nghị tại Bình Nhưỡng, ngày 24/08/2014 (Ảnh chụp lại
từ video do Bắc Triều Tiên công bố)REUTERS
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hôm nay 10/02/2016 đưa tin, tổng tham mưu
trưởng quân đội Bắc Triều Tiên Ri Yong-Gil đã bị xử tử đầu tháng Hai
này vì tội lập một phe phái chính trị và tham nhũng. Đây là vụ mới nhất
trong một loạt các vụ thanh trừng các quan chức cao cấp kể từ khi Kim
Jong-Un lên cầm quyền
Tướng Ri Yong-Gil thường được nhìn thấy tháp tùng lãnh tụ chế độ Bình
Nhưỡng trong các chuyến đi thanh tra, nhưng báo chí Nhà nước Bắc Triều
Tiên đã không còn nhắc đến tên của ông khi tường thuật về một cuộc họp
quan trọng của Đảng hoặc về lễ ăn mừng vụ phóng tên lửa hôm Chủ nhật vừa
qua.
Yonhap trích dẫn một nguồn tin thông thạo về tình hình Bắc Triều Tiên nói rằng vụ xử tử tổng tham mưu trưởng cho thấy Kim Jong-Un vẫn chưa cảm thấy an tâm về sự kiểm soát của ông đối với quân đội Bắc Triều Tiên, vốn có thế lực rất mạnh.
Hiện giờ cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc chưa có bình luận gì về thông tin nói trên. Tháng 5 năm ngoái, chính cơ quan này đã loan tin về vụ xử tử bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Triều Tiên Hyon Yong-Chol bằng súng phòng không. Bình Nhưỡng chưa hề xác nhận tin này, nhưng kể từ đó ông Hyon Yong-Chol không còn được nhìn thấy hay được nhắc tới.
Yonhap trích dẫn một nguồn tin thông thạo về tình hình Bắc Triều Tiên nói rằng vụ xử tử tổng tham mưu trưởng cho thấy Kim Jong-Un vẫn chưa cảm thấy an tâm về sự kiểm soát của ông đối với quân đội Bắc Triều Tiên, vốn có thế lực rất mạnh.
Hiện giờ cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc chưa có bình luận gì về thông tin nói trên. Tháng 5 năm ngoái, chính cơ quan này đã loan tin về vụ xử tử bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Triều Tiên Hyon Yong-Chol bằng súng phòng không. Bình Nhưỡng chưa hề xác nhận tin này, nhưng kể từ đó ông Hyon Yong-Chol không còn được nhìn thấy hay được nhắc tới.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160210-bac-trieu-tien-hanh-quyet-tong-tham-muu-truong-quan-doi
Nhật không cấm đốt pháo như VN và TQ
11 tháng 2 2016 Cập nhật lúc 12:30 ICT
11 tháng 2 2016 Cập nhật lúc 12:30 ICT
Cũng ở châu Á nhưng Nhật Bản không cấm đốt pháo như Việt Nam và Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment