RÙA HỒ GƯƠM
Rùa Hồ Gươm & Người Hà Nội
Wed, 01/20/2016 - 00:10 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Chỉ đạo thông tin: trong không khí vui tươi, hân hoan chào đón đại hội đảng, báo chí tạm thời không đăng tin cụ ruà ở hồ gươm chết.
Tin nhắn văn bản
Sách Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trãi có ghi:
“Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.”
Câu chuyện về Cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm, tất nhiên, không chỉ ngừng ngang đó. Gần 600 năm sau – nhà báo Hải Diệp, trong chuyên đề Nhật Ký Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long – có ghi: “... vào ngày khai mạc Đại lễ (1/10) cụ đã nổi vào buổi sáng... với người dân Thủ đô, vào dịp Đại lễ sự xuất hiện của cụ Rùa luôn gợi lên một cảm thức linh thiêng bên hồ Gươm huyền thoại.”
Ông Trương Duy Nhất, ngó bộ, không bằng lòng lắm với ghi nhận (vừa nêu) nên lầu bầu phản đối:
“Hồ bẩn, ngột ngạt, rùa phải ngóc đầu nhoi lên mặt nước để thở thì bị gán cho tích này điềm nọ, đến mức báo chí còn thổi rằng đó là cụ rùa thiêng ngoi lên để... chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội. Mô Phật! May mà rùa không biết nói!”
“Trung tâm nghiên cứu và cộng đồng môi trường (CECR) vừa công bố kết quả nghiên cứu về môi trường của 120 hồ, ao, đầm, thủy vực lớn nhỏ của 6 quận trung tâm Hà Nội.Theo
đó, chỉ có 6 hồ đạt yêu cầu chất lượng ở tất cả các chỉ tiêu nghiên
cứu, chiếm tỷ lệ 5%, phần lớn các ao hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ, nồng độ
oxy hòa tan dưới mức tiêu chuẩn cho phép.Hơn 80% hàng lang bờ bị ô
nhiễm, và đang đứng trước nguy cơ bị lấn chiếm để xây nhà, bãi đỗ xe,
trở thanh bãi tập kết phế liệu,rác thải sinh hoạt.
“Theo CECR, nguyên nhân gây ô nhiễm chính là do nước thải sinh hoạt và một phần nước thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống hồ. Ngoài ra, hiện tượng đổ phế thải xây dựng, đổ đất, lấn chiếm ao hồ… cũng làm giảm đáng kể diện tích ao hồ, nhiều hồ đang dần biến mất.”
Riêng mức độ ô nhiễm của hồ Linh Quang, xem ra, có vẻ (hơi) vượt chỉ tiêu – theo lời nhà báo Hải Hà,
“Gần 50 năm nay, hồ Linh Quang chưa một lần được nạo vét. Nước hồ đen đặc bốc mùi hôi thối, mực nước nơi sâu nhất cũng chỉ hơn 1 mét, còn lại toàn là bùn và rác do người dân đổ xuống để lấn chiếm. Vừa qua khi phát hiện các ca tả ở phường Văn Chương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu nước hồ để xét nghiệm và phát hiện phẩy khuẩn tả cũng như nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác... ”
Cùng với sự “tôi luyện khả năng chịu đựng” sự hôi thối của ao/hồ, sức “chai lỳ” của người Tràng An (trước hệ thống sông cống dơ bẩn và tù đọng) cũng vô cùng đáng nể – theo như (nguyên văn) cách dùng từ của phóng viên Việt Hưng:
“Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ… và còn rất nhiều con sông nữa, trước kia mang dòng nước chảy khắp Hà Nội, cùng với hệ thống các ao hồ đã có tác dụng điều hoà, giảm bớt cái nóng oi bức của miền Bắc.
Giờ đây, với tốc độ phát triển chóng mặt của Hà Nội cả về kinh tế và dân số, các dòng sông này đổi tên thành những ‘cống nước thải’ , mang đầy rác rưởi và bốc mùi hôi thối khó chịu. Người dân sống gần ‘cống’ lâu ngày đã tôi luyện khả năng chịu đựng, chai lỳ trước mùi hôi thối và môi trường ô nhiễm. Bằng chứng là họ vẫn cứ đời này qua đời khác sống ‘mạnh khỏe’ cạnh những dòng sông chết ấy, vẫn quần áo thơm tho ngẩng cao đầu bước đường, bỏ lại sau lưng mùi tanh nồng của nước thải...”
Người dân khu Hào Nam ngồi chơi bên cái cống nồng nặc mùi rác thải. Nguồn: Dân Trí.
Với hệ thống sông hồ “tanh nồng” như thế, người Hà Nội – tất nhiên – phải dùng nước bẩn. Sự bẩn thỉu được phóng viên Châu Như Quỳnh mô tả là “hãi hùng” khi nhìn thấy ở khu vực Thanh Trì – Hà Nội – trong bát “nước sạch” vừa được xả từ vòi, nhiều con giun màu đỏ, có chiều dài khoảng từ 0,5-1,5cm bơi ngoe nguẩy, hết nổi lên lại lặn xuống.
Giun trong bát nước vừa được lấy từ vòi. Nguồn: Dân Trí
Tiến sĩ Trần Văn Nhị (Viện Khoa học & Công nghệ) cho biết:”Ngày ngày, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội phải uống nguồn nước chứa những chất độc có khả năng gây ung thư cao mà không biết đến bao giờ mới được sử dụng nước sạch hoàn toàn.”
Bụi mù mịt ở đường Láng - Hòa Lạc. Ảnh: Thu Huyền
Thở không khí bụi bặm và ngột ngạt khói xe, sống bên cạnh sông hồ hôi thối, dùng nước uống không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu thụ những loại thực phẩm độc hại ... (chắc) không phải là “độc quyền” của người dân Hà Nội. Tôi e rằng người dân Việt, ở rất nhiều thành phố khác nữa, cũng đang sống trong môi trường (bệnh hoạn) tương tự.
Hà Nội chỉ may mắn hơn những địa phương khác ở chỗ có một Cụ Rùa. Sự xuất hiện bất thường, đều đặn, của sinh vật này – trong thời gian qua – là một tín hiệu (không lành) về tình trạng môi sinh của cả cộng đồng.
Điều không may là “tín hiệu” này không được đánh giá đúng mức. Mọi nỗ lực của UBNDTP Hà Nội đều chỉ chăm chú vào “cá thể” của Cụ Rùa thôi, và cả nước (xem chừng) cũng đều đồng tình như thế cả.
E là đã đến lúc phải tỉnh dậy đi thôi, muộn lắm rồi!
Chỉ đạo thông tin: trong không khí vui tươi, hân hoan chào đón đại hội đảng, báo chí tạm thời không đăng tin cụ ruà ở hồ gươm chết.
Tin nhắn văn bản
Sách Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trãi có ghi:
“Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.”
Câu chuyện về Cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm, tất nhiên, không chỉ ngừng ngang đó. Gần 600 năm sau – nhà báo Hải Diệp, trong chuyên đề Nhật Ký Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long – có ghi: “... vào ngày khai mạc Đại lễ (1/10) cụ đã nổi vào buổi sáng... với người dân Thủ đô, vào dịp Đại lễ sự xuất hiện của cụ Rùa luôn gợi lên một cảm thức linh thiêng bên hồ Gươm huyền thoại.”
Ông Trương Duy Nhất, ngó bộ, không bằng lòng lắm với ghi nhận (vừa nêu) nên lầu bầu phản đối:
“Hồ bẩn, ngột ngạt, rùa phải ngóc đầu nhoi lên mặt nước để thở thì bị gán cho tích này điềm nọ, đến mức báo chí còn thổi rằng đó là cụ rùa thiêng ngoi lên để... chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội. Mô Phật! May mà rùa không biết nói!”
Thằng chả ăn nói báng bổ, tầm bậy
tầm bạ (thấy rõ) vậy mà hoàn toàn ... không trật! Đại Lễ
Ngàn Năm Thăng Long đã qua nhưng “cụ rùa thiêng (vẫn cứ) ngoi lên
để chào mừng” khiến cho ký giả Kỳ Duyên sốt ruột: “Về hiện tượng Cụ Rùa nổi lên trên mặt nước quá nhiều lần – không còn là bình thường, mà ở góc độ sinh học, là bất thường. Khi đó, Cụ không còn là ngắm phố phường, con cháu lại qua. Mà dường như Cụ đang ngóng con cháu hãy giúp Cụ.... nhiều người dân Hà Nội kinh hoàng nhận ra, mình Cụ Rùa đầy vết lở loét, dấu hiệu rõ ràng nhất của nước hồ nhiễm bẩn quá nặng.” Dù chưa bao giờ nhìn thấy Cụ Rùa, và cũng chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Hà Thành, tôi cũng “kinh hoàng” chết mẹ (luôn) vì “Chín Mươi Lăm Phần Trăm Hồ Ao Hà Nội Bị Ô Nhiễm” – theo như tường thuật ký giả Hương Thu: |
“Theo CECR, nguyên nhân gây ô nhiễm chính là do nước thải sinh hoạt và một phần nước thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống hồ. Ngoài ra, hiện tượng đổ phế thải xây dựng, đổ đất, lấn chiếm ao hồ… cũng làm giảm đáng kể diện tích ao hồ, nhiều hồ đang dần biến mất.”
Riêng mức độ ô nhiễm của hồ Linh Quang, xem ra, có vẻ (hơi) vượt chỉ tiêu – theo lời nhà báo Hải Hà,
“Gần 50 năm nay, hồ Linh Quang chưa một lần được nạo vét. Nước hồ đen đặc bốc mùi hôi thối, mực nước nơi sâu nhất cũng chỉ hơn 1 mét, còn lại toàn là bùn và rác do người dân đổ xuống để lấn chiếm. Vừa qua khi phát hiện các ca tả ở phường Văn Chương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lấy mẫu nước hồ để xét nghiệm và phát hiện phẩy khuẩn tả cũng như nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột khác... ”
Cùng với sự “tôi luyện khả năng chịu đựng” sự hôi thối của ao/hồ, sức “chai lỳ” của người Tràng An (trước hệ thống sông cống dơ bẩn và tù đọng) cũng vô cùng đáng nể – theo như (nguyên văn) cách dùng từ của phóng viên Việt Hưng:
“Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ… và còn rất nhiều con sông nữa, trước kia mang dòng nước chảy khắp Hà Nội, cùng với hệ thống các ao hồ đã có tác dụng điều hoà, giảm bớt cái nóng oi bức của miền Bắc.
Giờ đây, với tốc độ phát triển chóng mặt của Hà Nội cả về kinh tế và dân số, các dòng sông này đổi tên thành những ‘cống nước thải’ , mang đầy rác rưởi và bốc mùi hôi thối khó chịu. Người dân sống gần ‘cống’ lâu ngày đã tôi luyện khả năng chịu đựng, chai lỳ trước mùi hôi thối và môi trường ô nhiễm. Bằng chứng là họ vẫn cứ đời này qua đời khác sống ‘mạnh khỏe’ cạnh những dòng sông chết ấy, vẫn quần áo thơm tho ngẩng cao đầu bước đường, bỏ lại sau lưng mùi tanh nồng của nước thải...”
Người dân khu Hào Nam ngồi chơi bên cái cống nồng nặc mùi rác thải. Nguồn: Dân Trí.
Với hệ thống sông hồ “tanh nồng” như thế, người Hà Nội – tất nhiên – phải dùng nước bẩn. Sự bẩn thỉu được phóng viên Châu Như Quỳnh mô tả là “hãi hùng” khi nhìn thấy ở khu vực Thanh Trì – Hà Nội – trong bát “nước sạch” vừa được xả từ vòi, nhiều con giun màu đỏ, có chiều dài khoảng từ 0,5-1,5cm bơi ngoe nguẩy, hết nổi lên lại lặn xuống.
Tiến sĩ Trần Văn Nhị (Viện Khoa học & Công nghệ) cho biết:”Ngày ngày, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội phải uống nguồn nước chứa những chất độc có khả năng gây ung thư cao mà không biết đến bao giờ mới được sử dụng nước sạch hoàn toàn.”
Để khắc phục tình trạng này, ông đưa ra một lời khuyên (vô cùng) giản dị: “Trong khi chờ đợi phép màu từ phía các nhà chức trách, mỗi hộ dân nên tìm cách tự cứu lấy mình.”
Tự cứu bằng cách nào ?
Cầu Trời mưa xuống chăng?
Việt Nam vốn là nơi xuất sứ của câu thành ngữ “hiền như một ngụm nước mưa” mà, phải không?
Dạ phải nhưng đó là chuyện đã xưa rồi, hồi trào phong kiến hay
trào thực dân kìa. Kịp tới khi cách mạng về thì ở xứ sở
này không còn cái gì mà hiền (hay lành) được nữa, kể cả nước
mưa. Ông Dương Hồng Sơn, Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Môi Trường, tuyên bố:
“Ở Việt Nam, lượng mưa axit đã chiếm 30%, có nơi tới 50% số lần mưa…
gây tác hại không nhỏ đối với con người, cơ sở hạ tầng, sản xuất… Những
báo cáo của mạng lưới quan trắc quốc gia cho thấy, mưa axit từ nước
ngoài vào Việt Nam đang tăng lên…” (Mưa Độc Có Thể Tàn Phá Hệ Hô Hấp Của Con Người).
Nước ngoài là nước nào vậy cà?
Dân chúng Miên, Lào, Miến Điện không mấy ai có “cơ hội” được đụng
chạm gì nhiều tới máy móc. Họ đâu có làm gì ra khói, ngoại trừ
những lúc họ nướng khoai, sao có thể tạo ra mưa acid được, cha
nội?
Vậy thì khói thải ở đâu ra? Phải có lửa ở chỗ nào đó mới được chớ, đúng
không? Không có lửa sao có khói, mấy cha? Lò dò một chập, tui tìm được
xuất xứ của nguồn khói lạ (nguyên nhân gây ra “mưa axit từ nước ngoài vào nước ta”) qua một bài viết ngắn, bằng Anh Ngữ: “Transboundary sulfur pollution & Vietnam.”
Tác giả, một chuyên gia về khí quyển hiện sinh sống tại nước Úc, bày tỏ
sự quan ngại rằng ở Ðông Nam Á có những quốc gia chỉ tạo ra những lượng
lưu huỳnh rất nhỏ nhưng lại phải chịu nhận sự tích tụ của loại hóa chất
này (rất lớn) từ những lân bang. Việt Nam và Nepal là hai “nạn nhân”
điển hình, trong vùng, về tệ trạng này.
Tài liệu mà tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp trích dẫn (R. Arndt, G. Carmichael, J. Roorda – Seasonal source-receptor relationships in Asia, Journal of Atmospheric Environment,
Vol. 32, No. 8, 1988, pp. 1937-1406) được phổ biến từ năm 1988 lận.
Hơn hai mươi năm sau, ông Dương Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Môi trường thuộc Viện Khoa học Khí tượng – mới từ tốn cho công luận
biết là “hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đáng giá tổng thể ảnh
hưởng của mưa axit,” dù vẫn theo lời ông: “Mưa độc có thể tàn phá hệ hô hấp của con người” (VnMedia 23/12/2008).
Mà dân Việt thì rõ ràng không cần thêm “khói lạ” của ông bạn
láng giềng vĩ đại. Khói nhà vốn đã có dư rồi, theo đánh giá
của GS.TS.Vũ Hoan – Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội:
"Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội đang ở mức
báo động đỏ. Nồng độ bụi lơ lửng ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép 5–6 lần thậm chí có nơi trên 10 lần. Lượng khí thải độc
hại như CO2, SO2, CO3, NO, CO… ngày càng gia tăng và tác động tiêu cực
tới con người, môi trường."
"Vào giờ cao điểm, nồng độ bụi tính trung bình của riêng TP Hà Nội
gấp 4 lần tiêu chuẩn cho phép, nồng độ khí CO cao hơn 2,5 lần, hơi xăng
cao hơn 12,1 – 2000 lần tiêu chuẩn cho phép. Người dân sống quanh các
điểm nóng giao thông có biểu hiện triệu chứng rõ tới sức khoẻ như kích
thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật..."
“Hà Nội phải chịu đựng âm thanh hỗn tạp của còi xe, tiếng động
cơ, tiếng ồn tại các công trường xây dựng và hàng loạt tạp âm khác làm
cho môi trường không khí trở nên chật chội ngột ngạt.”
Bụi mù mịt ở đường Láng - Hòa Lạc. Ảnh: Thu Huyền
Thở không khí bụi bặm và ngột ngạt khói xe, sống bên cạnh sông hồ hôi thối, dùng nước uống không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu thụ những loại thực phẩm độc hại ... (chắc) không phải là “độc quyền” của người dân Hà Nội. Tôi e rằng người dân Việt, ở rất nhiều thành phố khác nữa, cũng đang sống trong môi trường (bệnh hoạn) tương tự.
Hà Nội chỉ may mắn hơn những địa phương khác ở chỗ có một Cụ Rùa. Sự xuất hiện bất thường, đều đặn, của sinh vật này – trong thời gian qua – là một tín hiệu (không lành) về tình trạng môi sinh của cả cộng đồng.
Điều không may là “tín hiệu” này không được đánh giá đúng mức. Mọi nỗ lực của UBNDTP Hà Nội đều chỉ chăm chú vào “cá thể” của Cụ Rùa thôi, và cả nước (xem chừng) cũng đều đồng tình như thế cả.
E là đã đến lúc phải tỉnh dậy đi thôi, muộn lắm rồi!
Trong lòng Hà Nội
21.01.2016
Người ta thường nghĩ đến gì khi nhắc đến trong lòng Hà Nội? Hẳn là mặt
Hồ Gươm màu xanh ngọc với Tháp Rùa nhỏ nhắn giữa lòng hồ, và bên dưới
mặt hồ là linh vật trăm năm nằm lặng yên, chứng kiến biết bao sự kiện
đổi thay của đất kinh kỳ. “Cụ” rùa – linh vật của đất Hà thành ngày
19/1/2016 đã mất. Tuy nhiên, thông tin “cụ” mất vừa được các báo đưa lên
chưa đầy một giờ đồng hồ đã phải đồng loạt gỡ xuống vì nghe đâu đó việc
dư luận xôn xao sẽ gây ảnh hưởng đến kỳ Đại hội XII vào ngày 20/1. Nghe
quả thật ấu trĩ, nhưng ở Việt Nam thì những việc như thế kể ra vẫn thấy
hợp lý vô cùng.
Mà khoan nhắc đến việc trọng đại kia, ta quay trở lại với “cụ” rùa. Dân
tình thủ đô không ngớt nhắc về “cụ”, về những sự kiện lớn lao của đất
nước nhiều năm gần đây khi mà “cụ” vô tình nổi lên bơi lòng vòng quanh
hồ và cảm thấy buồn bã nuối tiếc khôn cùng cho sự ra đi của “cụ”. Có hẳn
một bài phân tích về những lần “cụ” nổi lên và kết luận sâu sắc về khả
năng giao cảm linh thiêng kỳ lạ của “cụ”. Năm 2000, vào thời khắc bắn
pháo hoa đón chào năm mới cũng như đón chào một thiên niên kỷ mới, “cụ”
liên tục nổi lên mặt hồ khiến nhiều người dân thủ đô phải rơi lệ. Tháng
11/2006, vào dịp Thủ đô Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động đón mừng hội
nghị APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, “cụ” cũng xuất hiện trước
sự chứng kiến của đông đảo người dân thủ đô và du khách quốc tế. “Cụ”
càng trở nên linh thiêng hơn khi nổi lên đúng dịp đại lễ 1000 năm Thăng
Long Hà Nội, và gần đây nhất là trong lễ đại tang Đại tướng Võ Nguyên
Giáp ngày 13/10/2013 khi linh cữu của ông được đưa về đất mẹ Quảng Bình.
Có lẽ không ai đặt ra nghi vấn rằng phải chăng “cụ” nổi lên đơn giản vì
dân tình đang làm náo loạn mặt hồ lặng yên? Đại lễ, năm mới, phố xá
trưng đèn khắp lối, pháo hoa bắn không ngớt, “cụ” nổi lên coi “tụi bây”
đang làm gì mà không cho mình nghỉ, có khi lấy làm phiền lòng lắm lắm.
Dù sao đó cũng chỉ là một cách nghĩ hài hước vậy thôi. Điều tôi thực sự
băn khoăn, đó là chúng ta có đang thực sự coi “cụ” rùa như linh hồn của
đất Hà Thành hay không? Việc “cụ” mất đang được quan tâm hết mực rồi
liệu sẽ chìm nghỉm như một tin lá cải cũ kĩ ngày hôm qua? Sẽ phũ phàng
như một gáo nước lạnh tạt vào mặt bất cứ người dân nào đang sống tại thủ
đô rằng thực chất chẳng có một “cụ” rùa nào, đó chỉ là một loài động
vật sống lâu năm chậm chạp không hơn không kém. Đảm bảo có cả ngàn người
sẵn sàng miệt thị dè bỉu kẻ to gan ấy. Mới chỉ năm trước có tin đồn
thất thiệt về việc “cụ” rùa mất, mà đã bị dọa khởi tố lên tòa chứ chẳng
đùa. Nhưng thực sự, nếu coi rùa là một linh vật, thì tại sao việc “cụ”
bao nhiêu tuổi cũng không có sách vở nghiên cứu chính thức nào kiểm
chứng? Và ngay cả việc bảo đảm một môi trường sống xanh sạch đẹp cho
“cụ”, chính quyền không có kế sách bảo vệ, cá nhân người dân cũng không
bận tâm?
Cuối năm 2010 đầu năm 2011, “cụ” rùa đã 2 lần nổi lên, thậm chí tiến đến
gần bờ, đưa chân trước bị lở loét cào cào lên thành hồ. Người dân xung
quanh cũng từng thấy “cụ” nổi lên cõng trên lưng giống rùa tai đỏ - một
loại động vật ăn tạp, được xếp vào 1 trong 100 loại sinh vật xâm hoại
nguy hiểm nhất thế giới. Có vô số người đã ngang nhiên (hay quá hồn
nhiên) thả loại rùa này xuống hồ với mục đích phóng sinh, hoặc có lẽ như
một cách an ủi “cụ” rùa nhà có thêm con đàn cháu đống quay quần xung
quanh cho đỡ đơn độc. Quả thật, “cháu chắt” cứ thế mà bám víu lên mai
mềm mà gặm nhấm “cụ”. Ba tháng sau ngày nổi lên “kêu cứu”, “cụ” mới được
đưa lên hồ chữa trị. Không rõ sau đó môi trường nước có được cải tạo
hơn chăng hay “cháu chắt” nhà tai đỏ vẫn còn tự do giữa lòng hồ tiếp tục
sinh đẻ thêm giống nòi để ngự trị “vùng giang sơn” của “cụ” rùa già yếu
kia.
Nếu đứng từ xa mà nhìn xuống lòng Hà Nội, Hồ Gươm xanh biếc như hòn
ngọc, trong vắt và đẹp đẽ. Nhưng tiến gần lại thì thật khó tin vào mắt
mình. Hàng trăm thứ rác trôi nổi dọc bờ tường như hộp sữa, hộp bánh, que
kem, túi nhựa… Thi thoảng có vài người lao công đi quanh hồ vớt rác.
Vớt xong thì ngay lập tức đâu lại vào đấy. Mấy năm gần đây, khu vực nội
thành rộ lên phong trào “countdown” đếm ngược vào dịp Tết tây. Đếm ngược
xong là bờ hồ đón chào năm mới bằng cả ngàn mớ rác và hoa lá cây cỏ bị
dẫm nát bươm. Không rõ mùng 1 tháng Giêng năm nay “cụ” rùa có nổi lên mà
ngắm nhìn Hà Nội những ngày cuối cùng trước khi nhắm mắt hay chăng?
Cái hồn của thủ đô, không phải chỉ riêng “cụ” rùa đang bơi lội tung tăng
dưới mặt hồ giữa lòng Hà Nội. Mà đó còn là “Gánh hành phở nóng trước
chợ Đông Xuân… Rồi hàng xôi, hàng bánh cuốn nóng, hàng bánh tây chả…”,
là “Hàng Mứt, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh”, là “những phố cũ, hẹp
và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống
từng bậc như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo…” và, còn là
cái hồn nằm bên trong mỗi người dân đang ngày ngày đi qua bờ hồ liễu rủ
rêu xanh, cái hồn nhẹ nhàng thanh thoát không xô bồ sân si, mang tình
yêu vùng đất cổ như yêu chính bản thân mình, là biết nghĩ và biết giữ
cho sạch cho đẹp như gìn giữ cho chính tâm hồn mình, giản dị và thanh
khiết. “Cụ” rùa mất đi, Hà Nội mất đi một phần những gì tốt đẹp cuối
cùng còn ở lại giữa đất kinh kỳ ngàn năm, mà ngay ngày sau đó, người ta
cũng nhanh chóng bỏ mặc và lãng quên.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng
Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý
của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ
Hoa Kỳ.
TIN TỨC VÀ HÌNH ẢNH VIỆT NAM
Chợ hoa Tết Phước Lộc Thọ
Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2016-01-21
2016-01-21
Chợ hoa Phước Lộc Thọ mở ngay phía trước khu thương mại Phước Lộc Thọ,
trung tâm Little Saigon, vừa khai trương cuối tuần qua, như một lời báo
hiệu ngày Tết Nguyên Đán đang về rất cận trên xứ người.
Nét Xuân độc đáo của Little Saigon
Ngày còn ở Sài Gòn, khái niệm chợ hoa chợ Tết dường như được phân định
khá rõ ràng. Nghe rủ “đi chợ hoa” là có thể hình dung ra đến đó chỉ có
hoa là hoa, bao nhiêu hoa đẹp nhất, tươi nhất người ta đều để dành mang
đến chợ hoa mà thi thố, mà trưng bày, mà mua bán. Lúc nghe kêu “đi chợ
Tết” thì trong đầu ắt hiện lên hình ảnh của vô vàn các loại mứt được gói
bằng những lớp giấy kính trong đủ màu sặc sỡ, của hàng chồng bánh trái,
từ bánh chưng bánh tét, đến bánh tổ, bánh dày, bánh in, bánh gói, rồi
nhiều loại trái cây – dưa hấu, mãng cầu, xoài cát, dừa tươi, đu đủ, rồi
rau củ, thịt thà, giò lụa và những gian hàng đồ mã...
Sang đến Mỹ, trong khi Tết chỉ còn trong tâm tưởng của nhiều người ở các
tiểu bang hiếm hoi người Việt, thì ngay tại Little Saigon, không khí
Tết lại tưng bừng, nhộn nhịp chẳng kém quê nhà, chỉ khác là nghe rủ đi
“chợ hoa Phước Lộc Thọ” hay “chợ Tết Phước Lộc Thọ” thì nó cùng một
nghĩa như nhau.
Kể từ khi ra đời, chợ hoa Tết Phước Lộc Thọ gần như trở thành nơi không
thể không dừng chân của người Việt xa xứ ở miền Nam California khi cái
lành lạnh của mùa Tết tràn về.
Đến Phước Lộc Thọ vào dịp này, loại hoa người ta bắt gặp nhiều nhất
không phải là đào hồng, đào phai, đào Nhật hay mai Mỹ, mai vàng biểu
tượng cho ngày Tết, mà hoa lan bao trùm tất cả.
Thật khó có thể kể được có bao nhiêu loại lan được trưng bày và mua bán
nơi đây, bởi ngay cả chủ nhân từng gian hàng cũng không thể nói hết được
các loại lan mình có. Họ chỉ có thể vắn tắt, là “gian hàng này có lan
rừng, lan hồ điệp, lan Úc, lan Nhật, lan hài, lan vũ nữ, cát lan, phong
lan, địa lan...” Mỗi loại lan như vậy lại có thêm vô số màu trắng, tím,
vàng, xanh, hồng, đỏ,... Lan còn là sự pha trộn của nhiều màu, theo
nhiều kiểu cách ngẫu hứng mà thiên nhiên “nghĩ” ra, để làm sao cho nó
lúc nào cũng xứng đáng với danh xưng “Nữ hoàng” của muôn hoa.
Chị Tuyết Nguyễn, chủ gian hàng Tuyết’s Orchids đã góp mặt suốt 13 năm qua nơi chợ hoa Phước Lộc Thọ, cho biết:
“Tuyết là người đã từng yêu lan, chơi lan nên Tuyết rất là quý lan
nên Tuyết đi tìm tất cả những loại lan lạ từ khắp các nơi nên khi họ đến
gian hàng tuyết thì họ rất là thích vì nó có đầy các giống hoa lạ và
hiếm quý. Tuyết có những cây hoa lan rẻ nhất là $10, chưng được 3 đến 4
tháng, còn những chậu mắc nhất là $2000- $3,000 là những chậu nhập từ
nước ngoài vô, như của Úc, hoặc của Châu Phi. Giá người ta mua nhiều
nhất là hồ điệp từ $10 đến $15, $25, rồi những chậu lan đất từ $35-$40.”
Ngoài lan, dĩ nhiên chợ hoa Phước Lộc Thọ còn có thêm mai, nhiều nhất
không phải mai Việt 5 cánh mà là mai Mỹ. Có những cành đào nụ trắng nụ
hồng. Có thủy tiên trắng nhụy vàng nhụy tím. Có cúc đại đóa vàng tươi.
Có tắc ngọt trĩu quả. Có xương rồng. Có bonsai.
Chợ hoa Tết Phước Lộc Thọ còn có những gian hàng bánh mứt. Này là mứt bí, mứt dừa, mứt xoài, mứt me, mứt tắc. Này là mứt hạt sen, mứt gừng dẻo, mứt mãng cầu, mứt củ năng, mứt chùm ruột. Rồi thèo lèo, “mứt chuột”.
Đi chợ hoa Tết Phước Lộc Thọ cũng có thể mua luôn bánh chưng bánh tét,
dưa món, củ kiệu, dưa hành. Cả mít tươi, dưa hấu, nhãn Thái, mãng cầu,
thanh long, sa bô chê, chuối sứ, xoài ngâm cũng có mặt nơi đây để thỏa
mãn khẩu vị của những người con xa xứ.
Đi chợ hoa Tết Phước Lộc Thọ mua được luôn cả phong bao lì xì, chuỗi hạt
may mắn, phong liễn treo nhà. Cả những “ống heo” đủ hình đủ màu. Và
pháo - món “ăn chơi” mà giờ chỉ còn là ký ức với người trong nước.
Nhưng hơn hết, người từ nhiều nơi tìm đến chợ hoa Tết Phước Lộc Thọ chỉ cốt để tìm, để nghe cho bằng được “cái chất quê hương.”
Bà Lê Ngô ở Westminster có mặt ở chợ hoa Phước Lộc Thọ ngay ngày khai
trường hôm Thứ Sáu, 15 Tháng Giêng, dù tay xách khệ nệ những giỏ hoa vừa
mua, vẫn vui vẻ cho biết:
“Năm nào cũng đi chợ Tết cũng mua những gì lạ lạ. Thường thì mua hoa
lan. Tôi đi chợ Tết ở đây cũng 20 năm rồi, tôi ở đây 20 năm, mùa nào tôi
cũng đi hết. Đi đây là nhất thế thới giới rồi chứ ở các tiểu khác làm
gì có, chỉ có ở đây thôi. Vợ chồng tôi già cũng về đây ở, không ham đi
đâu nữa cả. Vừa ấm áp vừa vui vẻ. Người Việt đi đâu cũng lời chào cao
hơn mâm cổ, đi thấy người ta chào là vui lắm.
Tôi sẽ còn quay lại nữa chứ! Đi mua cái này chưng trong nhà chơi thôi
chứ còn mua bông kia mới là chính, mua tặng cho xui gia, tặng cho bạn
bè, rồi bánh mứt nữa, nhiều thứ lắm. Tết là tốn tiền lắm!”
Anh Hùng Nguyễn, cũng một cư dân ở thành phố Westminster, trong gương
mặt rạng rỡ đến với chợ hoa Phước Lộc Thọ, không giấu được niềm vui hồn
nhiên:
“Tết lúc nào mà không vui nên đi chợ Tết rất là vui. Lúc ở Việt Nam
còn nhỏ quá không nhớ không khí Tết như thế nào. Năm nào mở chợ Tết cũng
đi hết. Vô đây cái gì cũng thích mua hết. Hàng nào cũng thích mua hết
để ủng hộ mọi người ở đây.”
Chợ hoa chợ Tết Phước Lộc Thọ về đêm còn thu hút khách dừng chân bởi một
sân khấu ngoài trời được dựng lên, có ban nhạc hẳn hoi và ca sĩ bất đắc
dĩ không ai khác hơn chính là những người bán hàng, những khách đi chợ
hoa, nghe tiếng nhạc rộn ràng cũng ghi danh lên hát một bài gợi nhớ Xuân
xưa hay về một tình yêu đã xa
Đi chợ hoa Tết Phước Lộc Thọ, đôi khi nhiều người ra về chẳng có một
chậu hoa hay hộp mứt nào trên tay, mà nghe ra nằng nặng một nỗi hoài
hương, là vậy.
Vui buồn khi Tết đến với người Việt tại Pháp
Khác với không khí tết ấm áp nơi quê nhà, ngày Tết Nguyên Đán tại Âu châu bắt đầu bằng những cơn gió rét và những bông tuyết phủ. Giữa cái lạnh mùa đông, người Việt tại Pháp chuẩn bị Tết ra sao?
Mỗi năm, khi cái lạnh của những ngày mùa đông thật sự đến, cũng là lúc mà người Việt tại Pháp râm ran đón Tết. Mọi sự chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam được diễn ra bình lặng giữa cuộc sống đời thường. Người lớn không có cái tất bật của những ngày cuối năm, trẻ con cũng không có cái nôn nao chờ khoe áo mới. Tuy nhiên, không vì thế mà nó mất hẳn cái trang nghiêm cần phải có cho không khí Tết. Dù ở Pháp đã hơn 30 năm, gia đình anh Tài vẫn giữ đúng phong tục ông bà, dù là ông Táo bếp điện hay ông Táo bếp ga cũng được gia đình anh tiễn về Trời với những nghi lễ cần thiết. Anh Tài nói :
Thường thường trước Tết 2 tuần thì gia đình chuẩn bị đưa ông Táo, có nghĩa là 23 tháng Chạp. Theo phong tục cổ truyền thì mình cúng bánh kẹo để đưa ông Táo, sau đó thì dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa cho nó tươm tất, mua bông mua hoa để trên bàn thờ. Sau khi cúng giao thừa xong thì chính cá nhân tôi đi ra ngoài theo hướng mà mình lựa chọn, sau đó thì tôi cũng hái vài cái lộc, sau đó thì đốt nhang lạy Phật. Chính mình, mình xông nhà của mình.
Và với một người chỉ mới ở Pháp có hai năm, thì ông Táo lại càng không thể bị bỏ quên. Dù không xe, không mũ, ông Táo vẫn được chị Quý trang trọng gửi về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế. Chị Quý cười nói:
Bọn em lên lịch ngày 23, ông Công, ông Táo em cũng thắp hương như bình thường thì mình làm một mâm cơm như bên Việt Nam. Ở bên này thì nó không có cái mũ, đồ cúng ông Công, ông Táo giống như bên Việt Nam…..(cười).
23 ông Táo về trời rồi, nhà cửa lại được dọn dẹp sách sẽ để chuẩn bị đón Ngài trở lại và cũng để bắt đầu cho một năm mới, với những hy vọng mới. Tuy không có cây nêu chơi vơi trước ngõ, không có tràng pháo đỏ đong đưa trong gió, nhưng mâm ngũ quả là điều không thể thiếu trên bàn thờ Việt Nam ngày Xuân, dù là Xuân trong cái lạnh mùa Đông xứ người, anh Tài nói:
Ở trong nhà thì vấn đề đó tôi rất là tôn trọng, trên bàn thờ vẫn được bày biện giống như ở bên nhà của mình : cầu (mãng cầu) vừa (trái dừa) đủ ( đu đủ) xài (trái xoài). Trong nhà thì trang trí những nhánh hoa như bông mai, hoặc những cây có trái để cho có không khí của mùa Xuân mặc dù bên Pháp này không phải là mùa Xuân giống như ở bên nhà, bên Việt Nam nhưng mà tôi cũng ráng thay đổi thời tiết mùa đông ở bên đây thành mùa Xuân trong phạm vi gia đình của chúng tôi.
Mâm ngũ quả của gia đình chị Vĩnh thì được Âu hóa bằng những thứ trái cây địa phương khác:
Tuy tôi không ở nhà 3 ngày Tết nhưng tôi cũng kiếm mua hoa cúc về chưng, đĩa ngũ quả ở Việt Nam thì vú sửa, thơm, mảng cầu, ở đây thì pomme (táo) nho cũng đầy đủ nhưng khi mình ra chợ Tàu thì cũng có nhiều trái cây của Trung Quốc, thấy nó quá tốt nên mình sợ mình không dám mua.
Dù ngày Tết chỉ là một ngày thường trong năm ở Pháp, chị Kim Anh vẫn sắm sửa quần áo mới cho các con:
Trang trí nhà cửa, đó là điều đương nhiên ạ, rồi sắm sửa quần áo mới cho trẻ con, đó gần như là một phong tục tập quán của gia đình nhà em rồi.
Bao lì xì đầu năm cũng là một phong tục không thể thiếu. Ngoài màu đỏ thắm ngộ nghĩnh xa lạ với đứa trẻ Việt Nam được sinh ra Âu châu, những tờ giấy bạc được ủi thẳng thớm cũng đem lại niềm vui không nhỏ cho các trẻ con. Chị Vĩnh nói :
Thứ bẩy, chúa nhật các con về thì tôi cũng tổ chức một chút chút cho mấy đứa cháu. Thì cũng mua bao lì xì rồi tập cho nó biết như thế nào là Tết Việt Nam để cho nó hiểu cái thuần túy của người Việt Nam.
Nhưng, không chỉ riêng trẻ nhỏ được lì xì, có gia đình, người lớn cũng được hưởng « ké » niềm vui này. Chị Quý cho biết :
Riêng từ ngày mùng một chồng em đi làm xong cũng đến chúc Tết cô chú gọi là lì xì đầu năm.
Ở hải ngoại, những đứa con lớn lên là những con chim trưởng thành rời tổ
ấm. Cái phong tục tràn đầy niềm vui này có muốn, cũng không còn giữ
được, như anh Tài chia sẻ :
Cái phong tục lì xì thì thực ra tôi cũng rất là muốn nhưng đối với
gia đình chúng tôi thì thực ra vấn đề đó hơi khó khăn vì các con ở xa,
vì công an việc làm của nó, nó cũng không về được.
Tại Việt Nam mới tháng 1 là người ta đã râm ran bàn về những trái dưa đỏ
thắm hay những cành mai nhiều nụ. Riêng tại Pháp, cái Tết đến khá âm
thầm trong mỗi gia đình, khi các siêu thị Á châu tràn ngập các hộp bánh
mứt sặc sỡ, bung xung các cây thần tài xanh mướt thì trong nhà mọi người
vẫn chưa nghĩ đến chuyện lau lá dong gói bánh. Chị Kim Anh cho biết gia
đình chị chỉ bắt đầu gói bánh trước Tết khoảng 2 tuần:
Cho đến bây giờ thì mới là bắt đầu vào tháng Tết thôi mà em cũng đã
dành thời gian để chuẩn bị mốt số thức ăn ví dụ như là mứt, cuối tuần
bọn em sẽ mua lá chuối, lá dong về gói bánh chưng ạ.
Tuy vậy, những cái bánh chưng được sinh ra tại Âu châu ấy vẫn phảng phất rất nhiều âm hưởng quê hương bởi những nguyên liệu được mang đến từ bên kia bờ đại dương, chị Quý cho biết :
Bây giờ thì bọn em chuẩn bị nguyên liệu thôi. Bánh chưng thì gần như hôm ấy em mới luộc. Em chỉ có chuẩn bị các nguyên liệu để làm chả quế. Ngó sen thì bọn em phải mua, em đặt một số ở bên Việt Nam gửi sang cho em, lá dong cũng gửi từ Việt Nam sang.
Nhưng trễ không có nghĩ là thiếu. Chị Kim Anh cho biết năm nào chị cũng nấu đầy đủ những món ăn ngày Tết theo phong tục miền Bắc, nghĩa là :
Cái mứt là phụ thôi, còn cái chính thức là tất cả những món ăn truyền thống nhất của Việt Nam dành cho những ngày Tết, ví dụ như bánh chưng là không thể thiếu được. Cái văn hóa Văn Lang ngày xưa bánh chưng tượng trưng cho sự ấm no, no đủ thì nhất định là em phải có bánh chưng. Em cũng sẽ làm xối gấc là món xôi mang đến may mắn. Màu đỏ của món xôi đem đến may mắn cho cả năm cũng không bao giờ thiếu được, thịt đông, củ kiệu..…là những món ăn truyền thống em đều có làm hết.
Nếu Tết ở Việt Nam, ngoài đường tràn ngập người đi lễ Chùa thì ở Pháp, cái Tết chỉ là một ngày như mọi ngày. Chị Kim Anh so sánh:
Bên này nếu mình đi ra đường thì cũng chẳng ai biết ngày đấy là ngày
gì, trẻ con bên này vẫn phải đi học, người lớn vẫn phải đi làm, cho nên
không khí đã cho mình thấy sự khác biệt hẳn.
Hoặc nó diễn ra nhỏ bé, thân mật trong một vài gia đình. Chị Quý nói :
Tết năm này thì ngoài cúng Tất niên ở nhà thì bọn em có mấy chị em rủ
nhau tổ chức Tết Việt bởi vì có một số anh chị em có chồng người nước
ngoài, bọn em có khoảng 5 gia đfinh tập trung ở một ngôi nhà rộng nhất
của một người bạn. Cũng đầy đủ tất cả các món : có giò, có nem, có bánh
chưng, canh măng, giò thủ cũng như là nem chua, y như ở Việt Nam mình.
Năm nay, Pháp trải qua hai cuộc khủng bố đẫm máu, hẳn nhiên nó cũng ghi
lại dấu ấn trong tâm tưởng mọi người và không ít thì nhiều cũng ảnh
hưởng đến cuộc sống, chị Kim Anh chia sẻ :
Nước Pháp là nước đã đem đến cho mình một cuộc sống rất là tốt đẹp.
Đã sống ở Pháp, đã yêu nước Pháp, đã gắn bó với nước Pháp thì cũng coi
như đây là đất nước thứ hai. Và khi đất nước Pháp đã bị đau thương như
thế thì thực sự mình thấy rất là bị tổn thương. Đối với em thì cái Tết
năm nay về truyền thống Việt Nam thì em vẫn tổ chức, nhưng mà để háo
hức, tụ tập bạn bè vui vẻ thì em nghĩ là không.
Bên cạnh đó là nỗi lo sợ, hoài nghi, anh Tài cho biết :
Sau cuộc khủng bố vừa qua thì cũng ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày
của chúng tôi rất là nhiều, chúng tôi cũng giới hạn vấn đề đi lại ở
những nơi đông người. Chúng tôi không đi đến những khu chợ quá đông
người. Không được đi chùa hoặc chợ một cách dễ dàng vì lý do đó gia đình
cũng giới hạn khoảng 1-2 tuần nữa mới đi sắm Tết cho năm nay.
Tuy nhiên, với chị Quý, cái Tết Việt Nam chỉ diễn ra trong gia đình, nên
ảnh hưởng của các cuộc khủng bố vừa qua hầu như không nhận thấy, chị
nói :
Hầu như Tết năm nào ngày 30 và mùng một Tết đều có múa lân, rất là
đông người. Năm nay em không biết lượng người ra đường có hạn chế hay
không, cái đó thì em không biết, nhưng với em thì em thấy nó chẳng ảnh
hưởng là vì mấy anh chị em tập trung ở nhà. Tết là cho gia đình, mình
không có đi ra bên ngoài giống như Tết của Tây.
Và, nếu ở Việt Nam, Tết là dịp để mọi người tụ họp về gia đình như những
con chim tìm về tổ ấm thì ở Tây phương, cái Tết đôi khi diễn ra âm
thầm, lạnh lẽo và cô độc như cuộc sống tại đây. Hai chữ « Xuân về »
không hẳn mang lại niềm vui mà còn nhắc nhở đến sự cô đơn của tuổi già,
nhắc đến những hoài niệm về quá khứ, chị Vĩnh ngậm ngùi :
Mỗi năm tôi vẫn làm những mà các con nó lớn hết, nó ra ngoài nó sống,
mà Tết thì rơi vào những ngày không có ngày nghĩ nên Tết chỉ là họp
những bạn già rồii đi đến một nơi nào đó để chơi thôi. Sợ nhất, sợ nhất là những
ngày Tết, đặc biệt là gia đình tôi là gia đình Cha Mẹ anh em đông nên ở
đây rất là cô đơn, rất là buồn, mình sống quá buồn đi, cho nên mình
phải đi tìm những bạn già mình đi chỗ khác mình chơi….(sụt sùi)…
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Chắc chị đời nào quên nhắc nhở:
- Xa nhà, rượu uống có say không?
Em gửi về đây một tấm lòng
Chắc chị đời nào quên nhắc nhở:
- Xa nhà, rượu uống có say không?
( Trích từ bài thơ « Xuân tha hương » của thi sĩ Nguyễn Bính)
Người Việt tị nạn ở Thái ăn Tết ra sao?
Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-01-21
2016-01-21
Hiện nay, ở Thái Lan có gần 1.000 người Việt tị nạn cộng sản, họ là những người không thể trở về quê hương, vậy họ đón tết cổ truyền của dân tộc như thế nào?
Đón tết quê hương trên đất Thái Lan
Những người Việt hiện đang tị nạn tại Thái Lan họ là những người không thể trở về quê hương vì họ bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây khó dễ bằng cách này hay cách khác, có người thì vì niềm tin tôn giáo, có người thì vì hoạt động chính trị… cũng vì lý do đó mà họ buộc phải rời bỏ quê hương để mong tìm cho mình một nơi an toàn để sống mà không bị chính quyền cộng sản Việt Nam làm khó dễ.Tuy họ bị chính quyền cộng sản Việt Nam gây khó dễ buộc họ phải bỏ nước ra đi, nhưng trái tim họ vẫn luôn hướng về quê hương là nơi quê cha đất tổ, nơi cội nguồn của họ, nơi đó vẫn đang còn những người thân và bạn bè của họ sinh sống.
Đây với cái Tết thứ 3 mà tôi phải đón chịu ở nơi xứ người, cái tết làm tôi cảm giác thấy cô đơn, lạc lõng, khi chỉ tôi ngồi trong phòng một mình, tôi ước mong và thèm được sum họp với gia đình, người thân, bạn bè.
-Anh Trịnh Nguyễn
Cũng vì lý do đó mà ngày tết cổ truyền của quê hương dân tộc họ không
bao giờ quên, đó là phong tục tập quán là nếp sống văn hóa đã khắc ghi
trong tâm trí họ.
Anh Trịnh Nguyễn một người bị truy nã vì tội tuyên truyền chống phá nhà
nước theo điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam, anh bị kết tội vì tham gia
rải truyền đơn tẩy chay cuộc bầu cử năm 2011 tại Nghệ An, hiện anh đã
trải qua 3 cái tết trên đất Thái Lan anh chia sẻ, anh rất buồn khi phải
ăn tết ở xa, nhất là trong đêm giao thừa, nhưng vì lý tưởng đã chọn nên
anh chấp nhận, anh cũng cho biết là một người Việt Nam mang trong mình
da vàng máu đỏ, nên dù ở xa nhưng anh vẫn luôn hướng về quê hương nhất
là trong những ngày tết của dân tộc, vì vậy nên dù ở Thái Lan anh cùng
với một số bạn bè cùng tổ chức 1 cái tết nhỏ để nhớ về quê hương.
Anh Nguyễn tiếp lời:
“Đây với cái Tết thứ 3 mà tôi phải đón chịu ở nơi xứ người, cái tết
làm tôi cảm giác thấy cô đơn, lạc lõng, khi chỉ tôi ngồi trong phòng một
mình, tôi ước mong và thèm được sum họp với gia đình, người thân, bạn
bè. Cái cảm mà tôi thấy buồn nhất là khi mỗi đêm giao thừa lại đến.”
Anh Mười một người đến từ Tây Nguyên, anh đã tị nạn ở Thái Lan từ năm
2008 và từng đó năm anh chưa biết thế nào là tết, anh chỉ nghe nói thôi,
vì theo anh tết là phải có mứt, bánh chưng… nhưng anh chẳng có gì cả,
và trong những năm đó anh chưa từng tổ chức tết, nhưng đến ngày mùng 1,
2, 3 tết anh đều xin nghỉ làm để ở nhà. Tuy nhiên, năm nay gặp mặt được
một số anh em nên anh sẽ tổ chức một cái tết nhỏ, thật ấm cúng, thật ý
nghĩa để chung vui với quê hương:
“Từ ngày anh rời khỏi Việt Nam rồi anh qua Thái chỉ nghe là ngày tết ở
Việt Nam mình thôi, còn tổ chức không chỉ dành hết thời gian mà ví dụ:
từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 3 mình chỉ làm rồi ở nhà mình mua cái gì
mình ăn tết, nhưng mà không có bánh tét, không có mứt chỉ làm đại khái
nhớ tết của quê hương mình thôi. Làm một cái tết nho nhỏ như mua mứt,
bánh trái gì tổ chức ngồi để mà nhớ ngày lễ thôi.”
Ngoài những người Việt tị nạn sống rải rác trên đất Thái Lan thì ở đây
có một cộng đoàn của những người Hmong theo đạo Tin Lành, họ sống gần
với nhau để có thể thực hành niềm tin tôn giáo và có thể giúp đỡ nhau,
như vậy thì mỗi dịp tết đến xuân về họ cũng luôn tập trung lại với nhau
để cùng chia sẻ niềm vui trong những ngày tết. Những người Hmong khi đi
tị nạn họ thường đưa cả gia đình theo, có nhiều em bé sinh ra ở Thái
Lan, nên mỗi dịp tết họ vẫn luôn có những món quà để tặng cho con cháu
mình trong ngày tết, điều này giúp cho con cháu của họ biết được truyền
thống và cội nguồn của dân tộc mình. Hiện nay cộng đồng Hmong theo đạo
Tin Lành này có 130 nhân khẩu.
Một thầy truyền đạo người Hmong đến từ Cao Bằng xin được giấu tên chia
sẻ với chúng tôi, cuộc sống của những người Hmong sống ở đây khá khó
khăn nên họ không tự tổ chức tết cho mình được và họ luôn trông mong vào
sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để có thể tổ chức một cái tết nho nhỏ:
“Chúng tôi đang sống lưu vong nhưng mà đó là một cái năm, đó là
truyền thống của người Sắc Dân chúng tôi. Như ở trong nước thì tất cả
mọi dân đều có một truyền thống nhưng mà truyền thống nói riêng của
người Sắc dân thiểu số H'mông chúng tôi thì ngày nào bất cứ chúng tôi
sống ở đâu không có cái chi ăn, không có cái gì để mừng tết nhưng chúng
tôi vẫn có tổ chức cầu nguyện Chúa để nhận năm mới và cầu nguyện Thượng
Đế ban phước cho mọi người để cho có sự bình an năm mới. Còn chúng tôi
đang sống bất hợp pháp thế này thì chúng tôi cũng không làm lớn mà làm
nhỏ thôi.”
Ước mơ cho quê hương khi sang năm mới
Là những người con phải sống xa quê hương vì chế độ cộng sản, nhưng họ luôn hướng về quê hương và luôn mong cho quê hương luôn được phát triển giàu mạnh, người dân có được tự do dân chủ, có tự do tôn giáo, được tự do ngôn luận…Cầu mong sao quê hương đổi mới, mình ước mong từ đó lâu lắm rồi nhưng điều đó phụ thuộc vào thời gian thôi để nhân dân mình được tự do, được hạnh phúc, ấm no.
-Anh Mười
Anh Mười luôn ước mong cho quê hương được đổi mới để người dân được sống tự do, ấm no và hạnh phúc:
“Cầu mong sao quê hương đổi mới, mình ước mong từ đó lâu lắm rồi
nhưng điều đó phụ thuộc vào thời gian thôi để nhân dân mình được tự do,
được hạnh phúc, ấm no.”
Anh Trịnh Nguyễn cũng có mong ước cho quê hương và có lời chúc tết đền mọi người:
“Tôi mong sao cho đất nước Việt Nam thay đổi và phát triển, các quyền
căn bản của người dân được thực thi, nhất là quyền tự do ngôn luận, để
không còn có người phải rời bỏ quê hương nữa. Chúc những người dân Việt
Nam ở trong và ngoài nước đón tết vui vẻ và tôi cũng cầu mong cho mọi
người trên thế giới được được sức khỏe, và bình an.”
Ngoài những điều mong ước cho quê hương thì thầy truyền đạo người Hmong
còn mong muốn những người Hmong đang sinh sống trên đất Việt Nam hiểu
biết thêm về pháp luật và nhân quyền quốc tế để tự bảo vệ mình và có thể
báo cáo cho quốc tế về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo của họ:
“Sang năm mới tôi hi vọng vì bây giờ càng ngày thì người H'mông ở
trong nước, người theo tôn giáo hay không càng ngày thì họ càng giao
tiếp chung với các ngoại giao, các tổ chức như xã hội dân chủ trong nước
càng ngày họ càng hiểu rõ về vấn đề nhân quyền. Tôi hi vọng nếu có
nhiều người đứng ra đấu tranh về nhân quyền thì hi vọng sau này tương
lai ở trong nước của người H'mông sẽ được thay đổi.”
Anh Trịnh Nguyễn cũng chia sẻ với chúng tôi, mặc dù pháp luật Việt Nam
có quy định về tự do ngôn luận và đã ký công ước về nhân quyền quốc tế
về tự do tôn giáo, nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam đã không tôn
trọng pháp luật cũng như công ước mình đã ký, nên chính quyền cộng sản
Việt Nam vẫn luôn bắt bớ những người bất đồng chính kiến và đe dọa đến
tự do tôn giáo của người Việt Nam, điều đó dẫn đến nhiều người Việt Nam
phải bỏ quê hương sang Thái Lan để đi tị nạn.
Rượu bia ngày Tết
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-01-08
2016-01-08
Hầu hết từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu cũng bốc mùi rượu bia và inh ỏi tiếng hát lè nhè mỗi khi lễ lạc, Tết nhứt. Chuyện này trở thành một biểu trưng văn hóa Việt Nam.
Bia rượu và tinh thần yêu nước
Một cán bộ lão thành người Đà Nẵng, từng có thâm niên công tác hơn mười năm tại Hà Nội, chia sẻ: “Hồi xưa có rượu gạo, rượu mía, rượu nếp than, nói chung là rượu thông thường. Hồi đó ăn qua qua loa mấy miếng cóc ổi vậy chứ có gì đâu mà ăn, cứ như vậy mà uống. Bây giờ thì nhậu cao cấp rồi, nó uống gấp bảy, tám lần ngày xưa. Rượu gạo thì dân hạ lưu người ta uống thôi chứ dân có tiền thì uống rượu ngoại, trung lưu thì uống bia, rượu Volka. Nói chung bây giờ người ta ăn nhậu cao cấp lắm rồi…!”.
Theo ông này, trong suốt bốn mươi năm kể từ năm 1975, Việt Nam có thể thiếu lương thực, thiếu tự do, thiếu công bằng văn minh nhưng không bao giờ thiếu rượu bia. Bởi rượu bia là một kích thích tố nằm trong chiến lược bảo vệ đảng và giữ sự bình an cho đất nước.
Giải thích thêm cái điều gọi là bảo vệ đảng và giữ sự bình an cho đất nước, vị cán bộ lão thành này nói rằng tuy rượu bia khiến người ta trở nên mất tính người nhưng cũng chính rượu bia giúp cho người ta không bao giờ mất tính đảng. Bởi chỉ có đảng, nhà nước mới đảm bảo đời sống luôn có rượu bia và luôn có những cơn say thấy trời đất một màu rạng rỡ, tươi xanh.
Giải thích thêm, vị này nói rằng trong thời kinh tế tập trung bao cấp, mặc dù thiếu lương thực trầm trọng nhưng người ta vẫn cứ nấu rượu mía, rượu sắn, rượu ngô và số lượng không hạn chế. Đồng hành với rượu sắn, rượu ngô, rượu bắp có các chương trình văn nghệ quần chúng, hát cho dân tôi nghe. Mặc dù đói khổ, thiếu mọi thứ nhưng không bao giờ thiếu tiếng hát cổ động cũng như không bao giờ thiếu rượu.
Đến thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hàng loạt các nhãn hiệu rượu bia xuất hiện và ban đầu, rượu bia là thứ hàng hóa đánh thuế rất thấp, mãi đến khi có quá nhiều công ty rượu bia cạnh tranh và hầu như men rượu đã ngấm vào tận chân tơ kẻ tóc của các thế hệ Việt Nam, lúc này mặc dù rượu bia bị đánh thuế tương đối cao nhưng các dịch vụ hớt tóc ôm, massage, karaoke mọc ra đầy rẫy và rượu bia, tiếng hát vẫn cứ bay bổng, làm cho người ta đam mê đeo duổi nhưng trận say và những cơn đắm mình trong dục vọng… Có nhiều thanh niên khi nói chuyện, chỉ cần hỏi về tình hình đất nước thì người ta sẵn sàng trả lời rằng không có thời gian để ăn nhậu thì lấy đâu thời gian để mà quan tâm chuyện khác.
Ghê gớm hơn, có nhiều thanh niên trẻ nhưng khi hỏi về nạn xâm lăng của Trung Quốc, nói chuyện về đường lưỡi bò và những người Trung Quốc xuất hiện khắp nơi trên đất Đà Nẵng thì anh ta ù ù cạc cạc trả lời: “Trung Quốc à, quán nhậu đó ở đâu? Lưỡi bò trộn hay lưỡi bò luộc, bao nhiêu một dĩa…”. Vị này cho rằng cách hỏi như vậy, cho dù cố tình hay vô ý cũng đều cho thấy một điều duy nhất là phần đông các thế hệ Việt Nam bị chìm vào bia rượu và gái gú, hầu như họ không quan tâm đến ngay cả tương lai bản thân họ. Vì không quan tâm đến bản thân nên người ta cũng không quan tâm gì chuyện đất nước, dân tộc.
Vị này nói rằng ông phải nói dài dòng về rượu bia và thế hệ trẻ như vậy để thấy rằng hầu như rượu bia đã làm tràn ngập tâm hồn nhiều thế hệ, làm cho người ta trở nên ngu đần và chỉ biết ăn, uống, phè phỡn. Chỉ trong dịp lễ Tết dương lịch 2016 này, có nhiều nhóm thanh niên, phụ nữ, lão thành tụ tập nhậu nhẹt. Đương nhiên chi phí này một phần do chính quyền địa phương hỗ trợ gọi là xây dựng phong trào và một phần khác do họ tự đóng góp.
Vị cán bộ hưu trí này tỏ ra thất vọng khi nói về thực trạng xã hội đầy rẫy rượu bia, sự vong thân và tính máu lạnh, quay lưng với dân tộc, quốc gia. Ông nói rằng trước đây, mỗi khi xuân về Tết đến, người ta nhấp một ngụm rượu trên môi để cảm nhận hơi ấm và hương vị của một năm mới, một mùa xuân. Còn hiện tại, những dịp năm hết Tết đến, cảm giác lẻ loi, bất lực và mất hết niềm tin vào xã hội ngày càng hiện rõ.
Người Trung Quốc đã thắng
Một vị khác tên Đồng, sống ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ thêm: “Thế bây giờ báo đài nó đăng đầy rẫy ra đấy. Nói chung là Trung Quốc đầy đường. Hôm qua tôi đọc báo thấy ở Khánh Hòa mỗi ngày có chín chuyến bay chở Trung Quốc sang. Còn thanh niên mình thì làm gì nào? Uống rượu, chơi gái, đua xe, đánh hội đồng… Đến bao giờ mà tụi Trung Quốc nó sang nó ngồi trên bàn ông bà của người Việt thì lúc đó không biết tụi thanh niên làm gì nữa?!”.
Theo ông Đồng, có thể nói rằng hiện tại, người Trung Quốc đã thắng trong mưu đồ xâm lược của họ bởi sự tiếp tay của nhà nước. Ông Đồng nói rằng một quốc gia có thể bị thua về kinh tế, thất bại về chiến thuật trong chiến tranh nhưng người ta còn dũng khí, còn tinh thần yêu nước nghĩa là con hy vọng. Đằng này, suốt mấy chục năm nay, dựa vào sự mở của của nhà nước Việt Nam, hầu hết men rượu và độc dược của Trung Quốc đã dồn vào Việt Nam, nhanh chóng biến đa số nhân dân Việt Nam thành những thực thể bạc nhược, yếu đuối và thiếu vắng tinh thần yêu nước cũng như nỗi trăn trở về cộng đồng, dân tộc.
Và một khi đa phần nhân dân yếu đuối, bạc nhược thì kẻ xâm lăng cũng chẳng phải tốn kém gì nhiều cho công cuộc xâm lăng, đô hộ của họ. Hiện tại, có thể nói rằng người Trung Quốc đã đạt được mục đích và đã thực hiện được âm mưu của họ. Bởi hiếm thấy một dân tộc nào mà số lượng người mê hát, mê gái và mê nhậu nhiều như dân tộc Việt Nam hiện tại. Người ta mất tự do nhiều thứ, kể cả mất tự do bày tỏ chính kiến nhưng người ta lại rất tự do nhậu nhẹt và tự do chửi thề trên bàn nhậu.
Năm hết Tết đến, những tiếng hô trên bàn nhậu, những dàn karaoke lại thỏa sức bung hết cỡ, dân ăn nhậu gọi là ‘chơi tẹt gas’. Theo ông Đồng, đây cũng là thời điểm mà mọi cá tính của dân tộc thể hiện rõ nét nhất. Nếu nói một cách chính xác, phải nói rằng cá tính dân tộc Việt Nam sau bốn mươi năm không thể không kể đến cá tính rượu đứng và bia ôm.
Hay nói cách khác, những ngày giáp Tết cũng là những ngày mà căn tính của dân tộc hiện ra rõ nét nhất. Một dân tộc luôn tuôn tràn bia rượu nhưng lại khô khan lòng yêu nước cũng như thiếu vắng sự quan tâm đến cộng đồng, xã hội. Có lẽ chính vì vậy mà người Trung Quốc mặc sức tung hoành ngang dọc ở các thành phố lớn Việt Nam
Blog / Cao Huy Huân
Cái Tết bây giờ sao lắm nỗi lo?
21.01.2016
Hôm nay có người bạn nhắn tin cho tôi rằng Tết đến là lại thấy rầu. Tôi
hỏi “Ở Việt Nam, Tết là lúc ông bà con cháu sum họp một nhà, sao mày lại
chán? Ở hải ngoại, cực chẳng đã bà con chưa có điều kiện về, đành phải
làm mâm cơm và mấy món ăn truyền thống để nhớ ngày Tết Việt, mày sống ở
trên đất mẹ đất cha mà than thở về những ngày ấm cúng sum họp là sao?”
Không phải về quê ăn Tết là dễ đâu!
Đứa bạn tôi phân trần Tết nào mà Tết chẳng vui, nhưng Tết bây giờ nó khác với những cái Tết ngày xưa. Nhìn xung quanh, ai cũng hối hả, không chỉ Hà Nội mà còn ở Sài Gòn. Họ hối hả không phải vì tranh thủ làm cho xong vài ba việc còn thừa còn thiếu để về nhà với gia đình, mà họ hối hả vì phải tranh dành chật vật từng cái vé tàu, vé xe, thậm chí là từng món hàng giảm giá.
Cuộc sống phồn hoa đô thị của những thành phố lớn thu hút hàng triệu người lũ lượt kéo nhau về Hà Nội, Sài Gòn lập nghiệp, nuôi ước mơ làm giàu – thứ ước mơ trở thành hiện thực với lắm kẻ gặp may; nhưng đôi khi cũng trở thành hư vô với hàng triệu người cần lao mà cái nghèo vẫn đeo đuổi như những anh chàng si tình bám theo những cô gái đôi mươi.
Thật ra thì Sài Gòn, Hà Nội cũng chẳng phải vắng cái tình, cái nghĩa. Hàng chục ngàn vé xe, vé tàu giá rẻ, thậm chí là miễn phí cho những chị công nhân, những anh khuân vác, những sinh viên nghèo khó có cơ hội về nhà. Nhưng cái phần còn lại của xã hội chốn phồn hoa không phải là nhỏ. Ra đường bây giờ không thiếu cảnh người ta chen lấn, xô đẩy, thậm chí là chơi xấu nhau để kiếm những tấm vé nhàu nát với cái giá trên trời để có thể về quê kịp thời đón hoa đào, hoa mai bắt đầu bung cánh. Tết về, cái bon chen, bộn bề lại nhiều như lá trong rừng!
Đích thân ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã thẳng thắn quở trách “Có mỗi việc bán vé ở cả bến xe với ga Sài Gòn mà truyền hình đưa hơn một tuần nay. Phải vào kiểm tra đi, liệu có tiêu cực, có hết vé không hay có thể có 2 ngày hết còn ngày khác vẫn còn?”. Dù quyết liệt đến vậy nhưng giá vé tăng 200 – 300% vẫn cứ được rao bán nhan nhản ngoài đường, thậm chí trong các trạm xe, buộc dân bải bấm bụng bỏ tiền mua để về nhà khi ba mẹ, vợ chồng hay con cái đang nheo nhóc đợi chờ đồ Tết. Tốn kém là vậy, nhưng tình trạng nhồi nhét khách, chạy quá tốc độ, có khi các xe còn đua nhau để tranh đón khách. Mạng người treo lửng cành cây!
Không phải năm nay ông Đinh La Thăng nói riêng và lãnh đạo ngành giao thông vận tải nói chung mới đưa ra đề nghị toàn bộ lực lượng thanh tra phối hợp với công an trong dịp Tết, cố gắng làm sao giảm được nhồi nhét khách, tăng giá vé, cò vé để người dân đi lại thuận lợi, lên tàu lên xe thoải mái, không chen chúc nhau. Mà hầu như năm nào, các vị lãnh đạo cũng lên tiếng quyết liệt. Nhưng mọi thứ diễn ra trên thực tế: ngoài bến xe, trong bến tàu, trên những chuyến xe ngược xuôi xuôi ngược như chính số phận của không ít người dân... đều mang lại nỗi sợ, thậm chí được ví như những thách thức trường kỳ mà tất cả những ai muốn về quê ăn Tết đều phải trải qua.
‘Chặt chém’ và lạc hậu
Hiếm nơi nào mà như nhà mình, nạn chặt chém người du lịch hay du khách lại diễn ra bạo liệt, kéo dài suốt trong những năm qua. Giá thành các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đồng loạt tăng như thể là thông lệ. Đứa bạn tôi ở Hà Nội bảo “đi uống cafe mà gửi cái xe mất 30 ngàn đồng, còn đắt hơn cả tiền uống nước chè ngoài phố”. Người ta tận dụng tất cả mọi nơi, từ cái đường đi chung đến lề đường, vỉa hè, thậm chí là lòng lề đường để bày bán tất cả những gì người ta có thể bán với mức giá trên mây, và cười gật gù với nhau rằng như thế mới là không khí Tết.
Hôm Tết Tây vừa rồi, trước khi Việt Nam tổ chức bắn pháo hoa ở nhiều thành phố lớn trong đó có Hà Nội và Sài Gòn, tôi bảo trong bụng “thế nào báo chí cũng kéo nhau đưa tin rác nhiều như nêm sau khi chương trình pháo hoa mừng năm mới kết thúc”. Năm nào mà chả vậy, ấy nhưng năm nay còn có vẻ tệ hại hơn. Ngay cả các chậu hoa, thảm cỏ, các cây xanh hai bên vệ hồ Tây bị giẫm đạp nát không thương tiếc, những người qua đường nhìn lại mà chỉ biết lắc đầu cảm thông cho những người công nhân vệ sinh ngồi ngao ngán trước bãi chiến trường sau vài giờ “đón Tết”.
Nhưng cái nạn chặt chém, xả rác bừa bãi, không tôn trọng công trình công cộng dường như vẫn chưa phải là đề tài nóng so với những thủ tục lễ hội có phần bạo lực, bị truyền thông phản ánh và lên án dữ dội trong những năm gần đây. Năm 2014, 2015 đón Tết bằng hàng loạt các hủ tục “chặt chém” động vật hiểu theo đúng nghĩa đen, tôn sùng đó là hành động tạo phúc, dựng lộc cho cửa nhà. Mặc cho những người truyền gửi những thông điệp về nhân đạo “dù là con vật thì chết cũng phải đàng hoàng, việc hành quyết dã man không mang về ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa bạo lực”; những người đồ tể vẫn giơ cao lưỡi dao chém tới tấp để cầu mong may mắn, an lành (!?).
Đó là chưa kể đến các tập tục liên qua đến “cướp” hay “giật”, vốn thu hút hàng ngàn người – quá sức kiểm soát của ban tổ chức. Số lượng “lộc trời cho” trong các chùa, đình thì hữu hạn, trong khi cuộc sống khó khăn, chật vật suốt một năm đã khiến lượng người mong năm mới đổi đời tăng đến mức chóng mặt. Hàng trăm, hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, đạp lên nhau và thậm chí dùng bạo lực như bạo động để tranh dành những mẫu vải, mẫu giấy đỏ vàng nhỏ xíu để mang về nhà. Dù thế nhưng báo chí đưa tin năm nay, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) hôm 19-1 cho biết vẫn tổ chức nghi lễ cướp hoa tre trong Lễ hội đền Gióng ở đền Sóc dịp Tết Bính Thân sắp tới song sẽ có biện pháp để đảm bảo “cướp an toàn”. Dư luận ai nấy cũng giật mình nhớ lại “Mùa lễ hội lần trước, vào sáng ngày 24-2-2015, tại Lễ hội đền Gióng, khi kiệu giò hoa tre vừa vào đền Thượng, hàng chục thanh niên lao đến giằng xé, xô đẩy nhau để cướp lộc tạo nên cảnh hỗn loạn trên sân đền. Có thông tin cho rằng một số thanh niên mặc lễ phục hộ tống đã cầm thanh tre vụt vào đám đông. Sự việc tạo hình ảnh phản cảm trong một sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội”.
Tết là ngày sum họp gia đình, kể cho nhau nghe những câu chuyện một năm dài, truyền cho nhau lửa để tiếp tục một năm mới đầy sức khỏe và hạnh phúc. Nhưng cái Tết bây giờ, bên cạnh sự háo hức dường như có vẻ teo tóp dần, thì cái Tết sao mang lại lắm nỗi lo?
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không phải về quê ăn Tết là dễ đâu!
Đứa bạn tôi phân trần Tết nào mà Tết chẳng vui, nhưng Tết bây giờ nó khác với những cái Tết ngày xưa. Nhìn xung quanh, ai cũng hối hả, không chỉ Hà Nội mà còn ở Sài Gòn. Họ hối hả không phải vì tranh thủ làm cho xong vài ba việc còn thừa còn thiếu để về nhà với gia đình, mà họ hối hả vì phải tranh dành chật vật từng cái vé tàu, vé xe, thậm chí là từng món hàng giảm giá.
Cuộc sống phồn hoa đô thị của những thành phố lớn thu hút hàng triệu người lũ lượt kéo nhau về Hà Nội, Sài Gòn lập nghiệp, nuôi ước mơ làm giàu – thứ ước mơ trở thành hiện thực với lắm kẻ gặp may; nhưng đôi khi cũng trở thành hư vô với hàng triệu người cần lao mà cái nghèo vẫn đeo đuổi như những anh chàng si tình bám theo những cô gái đôi mươi.
Thật ra thì Sài Gòn, Hà Nội cũng chẳng phải vắng cái tình, cái nghĩa. Hàng chục ngàn vé xe, vé tàu giá rẻ, thậm chí là miễn phí cho những chị công nhân, những anh khuân vác, những sinh viên nghèo khó có cơ hội về nhà. Nhưng cái phần còn lại của xã hội chốn phồn hoa không phải là nhỏ. Ra đường bây giờ không thiếu cảnh người ta chen lấn, xô đẩy, thậm chí là chơi xấu nhau để kiếm những tấm vé nhàu nát với cái giá trên trời để có thể về quê kịp thời đón hoa đào, hoa mai bắt đầu bung cánh. Tết về, cái bon chen, bộn bề lại nhiều như lá trong rừng!
Đích thân ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã thẳng thắn quở trách “Có mỗi việc bán vé ở cả bến xe với ga Sài Gòn mà truyền hình đưa hơn một tuần nay. Phải vào kiểm tra đi, liệu có tiêu cực, có hết vé không hay có thể có 2 ngày hết còn ngày khác vẫn còn?”. Dù quyết liệt đến vậy nhưng giá vé tăng 200 – 300% vẫn cứ được rao bán nhan nhản ngoài đường, thậm chí trong các trạm xe, buộc dân bải bấm bụng bỏ tiền mua để về nhà khi ba mẹ, vợ chồng hay con cái đang nheo nhóc đợi chờ đồ Tết. Tốn kém là vậy, nhưng tình trạng nhồi nhét khách, chạy quá tốc độ, có khi các xe còn đua nhau để tranh đón khách. Mạng người treo lửng cành cây!
Không phải năm nay ông Đinh La Thăng nói riêng và lãnh đạo ngành giao thông vận tải nói chung mới đưa ra đề nghị toàn bộ lực lượng thanh tra phối hợp với công an trong dịp Tết, cố gắng làm sao giảm được nhồi nhét khách, tăng giá vé, cò vé để người dân đi lại thuận lợi, lên tàu lên xe thoải mái, không chen chúc nhau. Mà hầu như năm nào, các vị lãnh đạo cũng lên tiếng quyết liệt. Nhưng mọi thứ diễn ra trên thực tế: ngoài bến xe, trong bến tàu, trên những chuyến xe ngược xuôi xuôi ngược như chính số phận của không ít người dân... đều mang lại nỗi sợ, thậm chí được ví như những thách thức trường kỳ mà tất cả những ai muốn về quê ăn Tết đều phải trải qua.
‘Chặt chém’ và lạc hậu
Hiếm nơi nào mà như nhà mình, nạn chặt chém người du lịch hay du khách lại diễn ra bạo liệt, kéo dài suốt trong những năm qua. Giá thành các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đồng loạt tăng như thể là thông lệ. Đứa bạn tôi ở Hà Nội bảo “đi uống cafe mà gửi cái xe mất 30 ngàn đồng, còn đắt hơn cả tiền uống nước chè ngoài phố”. Người ta tận dụng tất cả mọi nơi, từ cái đường đi chung đến lề đường, vỉa hè, thậm chí là lòng lề đường để bày bán tất cả những gì người ta có thể bán với mức giá trên mây, và cười gật gù với nhau rằng như thế mới là không khí Tết.
Hôm Tết Tây vừa rồi, trước khi Việt Nam tổ chức bắn pháo hoa ở nhiều thành phố lớn trong đó có Hà Nội và Sài Gòn, tôi bảo trong bụng “thế nào báo chí cũng kéo nhau đưa tin rác nhiều như nêm sau khi chương trình pháo hoa mừng năm mới kết thúc”. Năm nào mà chả vậy, ấy nhưng năm nay còn có vẻ tệ hại hơn. Ngay cả các chậu hoa, thảm cỏ, các cây xanh hai bên vệ hồ Tây bị giẫm đạp nát không thương tiếc, những người qua đường nhìn lại mà chỉ biết lắc đầu cảm thông cho những người công nhân vệ sinh ngồi ngao ngán trước bãi chiến trường sau vài giờ “đón Tết”.
Nhưng cái nạn chặt chém, xả rác bừa bãi, không tôn trọng công trình công cộng dường như vẫn chưa phải là đề tài nóng so với những thủ tục lễ hội có phần bạo lực, bị truyền thông phản ánh và lên án dữ dội trong những năm gần đây. Năm 2014, 2015 đón Tết bằng hàng loạt các hủ tục “chặt chém” động vật hiểu theo đúng nghĩa đen, tôn sùng đó là hành động tạo phúc, dựng lộc cho cửa nhà. Mặc cho những người truyền gửi những thông điệp về nhân đạo “dù là con vật thì chết cũng phải đàng hoàng, việc hành quyết dã man không mang về ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa bạo lực”; những người đồ tể vẫn giơ cao lưỡi dao chém tới tấp để cầu mong may mắn, an lành (!?).
Đó là chưa kể đến các tập tục liên qua đến “cướp” hay “giật”, vốn thu hút hàng ngàn người – quá sức kiểm soát của ban tổ chức. Số lượng “lộc trời cho” trong các chùa, đình thì hữu hạn, trong khi cuộc sống khó khăn, chật vật suốt một năm đã khiến lượng người mong năm mới đổi đời tăng đến mức chóng mặt. Hàng trăm, hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, đạp lên nhau và thậm chí dùng bạo lực như bạo động để tranh dành những mẫu vải, mẫu giấy đỏ vàng nhỏ xíu để mang về nhà. Dù thế nhưng báo chí đưa tin năm nay, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) hôm 19-1 cho biết vẫn tổ chức nghi lễ cướp hoa tre trong Lễ hội đền Gióng ở đền Sóc dịp Tết Bính Thân sắp tới song sẽ có biện pháp để đảm bảo “cướp an toàn”. Dư luận ai nấy cũng giật mình nhớ lại “Mùa lễ hội lần trước, vào sáng ngày 24-2-2015, tại Lễ hội đền Gióng, khi kiệu giò hoa tre vừa vào đền Thượng, hàng chục thanh niên lao đến giằng xé, xô đẩy nhau để cướp lộc tạo nên cảnh hỗn loạn trên sân đền. Có thông tin cho rằng một số thanh niên mặc lễ phục hộ tống đã cầm thanh tre vụt vào đám đông. Sự việc tạo hình ảnh phản cảm trong một sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội”.
Tết là ngày sum họp gia đình, kể cho nhau nghe những câu chuyện một năm dài, truyền cho nhau lửa để tiếp tục một năm mới đầy sức khỏe và hạnh phúc. Nhưng cái Tết bây giờ, bên cạnh sự háo hức dường như có vẻ teo tóp dần, thì cái Tết sao mang lại lắm nỗi lo?
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chuyện cái phong bì
Năm hết Tết đến, chiếc phong bì xã hội chủ nghĩa lại phát huy công năng của nó.
Phong bì hình tháp
Bà Thủy, chủ một cửa hàng tạp hóa ở Châu Ổ, Quảng Ngãi, chia sẻ: “Kèm ít quà cái là là nó kẹp tiền vô. Nó làm tất tần tật mọi cơ hội chứ không đợi gì Tết đâu. Cứ đến dịp lễ lạc gì là nó đua nhau kẹp phong bì bởi đó là cơ hội mà…!”Kèm ít quà cái là là nó kẹp tiền vô. Nó làm tất tần tật mọi cơ hội chứ không đợi gì Tết đâu. Cứ đến dịp lễ lạc gì là nó đua nhau kẹp phong bì bởi đó là cơ hội mà…!Theo bà Thủy, mỗi năm, số lượng phong bì bà bán ra vào dịp Tết ước chừng hai ngàn chiếc. Hiện tại, số lượng phong bì cửa hàng bà bán ra đã lên đến hai ngàn rưỡi chiếc mặc dù còn hơn tháng nữa mới đến Tết. Điều đó cho thấy văn hóa phong bì năm nay có phát triển hơn năm trước.
-Bà Thủy
Bà Thủy cho biết thêm là nếu tính tổng cộng số lượng phong bì tiêu thụ trong toàn huyện dịp Tết này, có thể lên đến cả triệu chiếc bởi chỉ riêng xã của bà đã lên đến hàng chục vạn chiếc được tiêu thụ. Cửa hàng bà Thủy chỉ là một cửa hàng nhỏ, trong đó, các cửa hàng lớn có thể tiêu thụ đến cả vạn chiếc mỗi dịp Tết.
Bà Thủy nói rằng hầu hết khách hàng tiêu thụ phong bì đều là thư ký các cơ quan nhà nước, mỗi cô thư ký có thể mua vài chục, vài trăm phong bì. Hỏi ra thì các cô này cho biết là mua giùm cho đồng nghiệp, cấp trên của họ. Và hầu hết đều mua ở các cửa hàng, thông qua các thư ký chứ các cơ quan không tự đặt hàng. Bởi đặt hàng sẽ gây dị nghị trong cơ quan và rất có thể điều đó sẽ lọt ra bên ngoài.
Thường thì phong bì được dùng kèm với một giỏ quà, gồm chai rượu, kẹo bánh và một phong bì. Chiếc phong bì chứa tiền là trung tâm, trọng điểm của giỏ quà. Thường thì số tiền tùy vào quan hệ, tùy vào cấp bậc mà lớn nhỏ khác nhau. Có một điều chắc chắn là một nhân viên bình thường trong cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, mỗi dịp Tết, anh chị ta sẽ tốn ít nhất là mười phong bì.
Con số mười phong bì này được chia đều với các cấp trên, từ sếp quản lý trực tiếp đến các sếp cao nhất trong cơ quan. Hầu như bất kì nhân viên nào muốn tồn tại, muốn làm việc một cách ổn định, không bị hỏi thăm về bằng cấp thì đều phải thuộc lòng văn hóa phong bì, quà tặng vào các dịp lễ, Tết.
Và thường thì các sếp cấp trên cũng không bao giờ dùng phong bì của cấp dưới mà dồn hết số tiền của cấp dưới đi lễ Tết thành một phong bì dày cộm để đi cho cấp trên nữa. Nhìn chung, mô hình phong bì xã hội chủ nghĩa có phân cấp rõ ràng, nhiều chiếc phong bì nhỏ với số tiền vừa của cấp nhỏ như những viên gạch làm móng cho những chiếc phong bì lớn hơn. Và người được thụ hưởng những chiếc phong bì lớn nhất, không phải chi cho ai, có lẽ phải là những quan chức đầu huyện, đầu tỉnh và trung ương kẻ ngồi trên đỉnh tháp quyền lực.
Bà Thủy nói thêm rằng sở dĩ phong bì ở các huyện, các xã bán chạy là vì các cấp nhân viên quèn đều nằm ở các tỉnh, các huyện. Và đây cũng là nơi có vấn đề nhất về bằng cấp, có thể nói rằng hiện tại, khi mà số lượng cử nhân tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp mỗi năm lên đến hàng ngàn người nhưng hầu hết cán bộ cấp xã, huyện và tỉnh đều là cán bộ chuyên tu, tại chức.
Họ không hề có đủ kiến thức chuyên môn bởi quá trình học chuyên tu, tại chức của họ không hề nghiêm túc, phần đông ghi danh cho có tên, sau đó đút lót mỗi kì thi để có tấm bằng tốt nghiệp, rồi nộp bằng cho cơ quan để được tăng lương. Chính vì muốn được tăng lương, được hợp thức hóa chức vụ và trình độ nên hầu hết giới cán bộ địa phương đều vấp phải tình trạng dốt kiến thức nhưng lại giỏi chui luồn, hối lộ, đội trên đạp dưới. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng một đất nước đầy rẫy các loại hình phong bì mỗi khi lễ Tết.
Phong bì và đời cán bộ
Một cán bộ về hưu, tên Việt, đưa ra nhận định: “Ờ Tết thì mua chai rượu, đó là tùy theo thằng, có đứa nó mua chai Chivas. Nói chung là nó đi vậy chứ có nhiều dịp khác nữa, không riêng gì Tết nhất, thường là sinh nhật của sếp, sinh nhật vợ sếp, con sếp. Hồi còn đương chức thòi nó săn đón vậy chứ khi về hưu rồi thì cũng vậy thôi, vắng tanh, không thấy ma nào tới…!”Theo ông Việt, một đời làm cán bộ, điều gắn kết và để lại dấu ấn nặng nhất có lẽ là văn hóa phong bì. Bởi chính phong bì đã tung hê, cho người lãnh đạo cơ quan thấy mình là vua một xứ, thấy mình tiền hô hậu ủng, có người bưng bê và cúi đầu vâng phục.
Nhưng cũng chính lãnh đạo đó, như bản thân ông Việt chẳng hạn, ông cảm thấy trống trải và cô độc khi về hưu. Bởi chỉ cần nhận quyết định về hưu là mọi chuyện khép lại, có khi nguyên cả một cái Tết không có bất kỳ đồng nghiệp nào đến thăm bởi có thể họ bận bịu đến thăm và quà cáp cho sếp mới.
Nói chung là nó đi vậy chứ có nhiều dịp khác nữa, không riêng gì Tết nhất, thường là sinh nhật của sếp, sinh nhật vợ sếp, con sếp. Hồi còn đương chức thòi nó săn đón vậy chứ khi về hưu rồi thì cũng vậy thôi, vắng tanh, không thấy ma nào tới…!Thậm chí, với một sếp đã nghỉ hưu, việc suy tư về cuộc đời trong lúc rảnh rỗi có cả những phút giây nghĩ về thân phận cùng những chiếc phong bì. Thân phận và giá trị của một cán bộ nhà nước được thể hiện qua số lượng phong bì, quà cáp mà cấp dưới mang đến biếu tặng chứ không thể hiện trên quá trình công tác, cống hiến xã hội. Mà nói về cống hiến cho xã hội, có lẽ rất khó để tìm ra một thứ gì cụ thể cho một cán bộ để ông ta, bà ta có thể nhớ lại, nghĩ đến trong quá trình công tác.
-Ông Việt
Nhìn chung, văn hóa và quan hệ nơi công sở là văn hóa quà cáp và phong bì, quan hệ ở đây đậm tính cá lớn nuốt cá bé, kẻ ở dưới thì phải chấp nhận bề trên đạp trên đầu trên cổ và ngược lại, bị bề trên đạp bao nhiêu thì người ta lại đạp cấp dưới của mình bấy nhiêu để bù vào cái nhục của một quan chức. Ông Việt cho rằng đất nước này sẽ còn rất chậm phát triển, thậm chí rất khó để phát triển khi mà cái phong bì hiện hữu không mang ý nghĩa tình người, nó như một thứ bằng chứng của văn hóa hối lộ, đút lót, đội trên đạp dưới.
Vẫn còn hơn một tháng nữa mới đến dịp Tết Nguyên Đán nhưng hầu như kể từ đầu tháng 12 dương lịch, văn hóa và hoạt động của phong bì xã hội chủ nghĩa bắt đầu rầm rộ, trở nên hối hả. Tết nào cũng như Tết nào, ở Việt Nam, giới cán bộ quan chức vẫn là giới sử dụng phong bì nhiều nhất và đó là một truyền thống xã hội chủ nghĩa. Truyền thống của chuyện phong bì đi trước chuyện làng nước theo sau.
Và điều này, theo ông Việt, khi văn hóa phong bì phát triển lên đỉnh cao thì câu chuyện mất nước sẽ là câu chuyện đương nhiên của Việt Nam. Bởi kẻ bành trướng Trung Quốc có một lợi thế khi bước vào Việt Nam để mua đất hay làm bất kì thức gì, họ cũng là một quốc gia biết sử dụng phong bì một cách hữu hiệu nhất. Không biết trong dịp Tết này, có bao nhiêu cái phong bì khủng của người Trung Quốc đã lọt qua cửa nhà quan chức Việt Nam?
Câu hỏi của ông Việt làm cho câu chuyện phong bì tại Việt Nam trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Sắm đồ Tết
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-01-04
2016-01-04
Sắm áo quần Tết cho con, cho cha mẹ, người thân, câu chuyện này đã thành nếp quen thuộc của người Việt, ngoài ý nghĩa tìm ra một sắc màu mới cho năm mới, nó còn chứa cả đạo lý làm người, cả sự thể hiện tình cảm, sự ân cần của cha mẹ dành cho con cái, con cái dành cho cha mẹ già… Tuy nhiên, câu chuyện sắm áo quần Tết của giới lao động nghèo tại Việt Nam lại là một đề tài nặng nề bởi mỗi đồng bỏ ra để sắm quần áo Tết còn chứa cả sự cân nhắc, tính toán và nỗi lo thiếu trước hụt sau…
Nhịn ăn để mặc hay nhịn mặc để ăn?
Chị Nguyệt, một lao động hiện đang làm việc tại khu công nghiệp Sóng Thần 2, Bình Dương, chia sẻ: “Nói qua thì tạm được thôi chứ còn… Người ta nhà quan chức, giàu có, làm ăn kinh doanh có tiền thì người ta xài thoải mái mới nghĩ đến áo quần mới đẹp đẽ chứ mình không có tiền thì mình ăn mặc bình thường thôi. Mua đại áo quần ngoài đường cho nó có mới vậy thôi, mua cho có vậy thôi chứ đâu dám nghĩ nhiều…”.
Chị Nguyệt có cách nói chuyện khá hóm hỉnh khi ví von người lao động nghèo với hai hình ảnh hai vị thần trong truyền thuyết dân gian, đó là ông “nhịn ăn để mặc” và ông “nhịn mặc để ăn”. Nghĩa là trong mỗi người lao động nghèo Việt Nam đều có cả hai ông này hiện hữu.
Nếu như ông nhịn ăn để mặc có áo quần xúng xính, bóng mượt, đẹp đẽ nhưng thân hình ốm o, gầy mòn bởi thói quen nhịn ăn để mua sắm áo quần thì ngược lại, ông nhịn mặc để ăn chỉ đóng chiếc khố sơ sài, rách tả tơi nhưng được cái là chiếc bụng khá bự và thân thể mập mạp, mạnh khỏe.
Nhưng nếu đưa cả hai ông này để so sánh với một con người bình thường thì dể dàng nhận ra cả hai ông đều thiếu thốn, đều thuộc diện nghèo. Bởi nếu giàu, người ta không bận tâm đến chuyện nhịn thứ nào để bổ sung cho thứ nào, không cần phải nghĩ mình nên nhịn ăn để mặc hay nhịn mặc để ăn.
Giới lao động người Việt làm thuê trong các khu công nghiệp cũng vậy, đa phần đều nghèo khổ, thiếu thốn, nếu muốn mặc đồ đẹp thì phải nhịn ăn, ngược lại, muốn ăn đầy đủ dinh dưỡng một chút thì phải nhịn mặc.
Người ta nhà quan chức, giàu có, làm ăn kinh doanh có tiền thì người ta xài thoải mái mới nghĩ đến áo quần mới đẹp đẽ chứ mình không có tiền thì mua đại áo quần ngoài đường cho nó có mới vậy thôi chứ đâu dám nghĩ nhiều…Giải thích thêm, chị Nguyệt nói rằng trên thực tế, người lao động Việt Nam vẫn có một cơ hội duy nhất để lựa chọn, để được cả ăn no và mặc đẹp nhưng con đường này nhanh chóng đưa người ta đến nghĩa địa hoặc mất danh dự, phẩm hạnh. Tuy rằng nói là con đường nhưng nó có hai nhánh, hoặc là chọn ăn thực phẩm Trung Quốc, mặc áo quần Trung Quốc, hoặc là vẫn ăn ngon mặc đẹp, không chạm đến hàng Trung Quốc nhưng phải bán mình.
- Chị Nguyệt, Bình Dương
Ở hướng thứ nhất, theo chị Nguyệt đây là hướng chọn của đại đa số chị em công nhân trong các khu chế xuất, đó là cuối năm, mua vài bộ áo quần của Trung Quốc bán theo diện đồ bành dọc các nẻo đường từ Bắc chí Nam, muốn mua tại Sài Gòn, Bình Dương cũng có mà về quê mua cũng có. Còn hằng ngày, thực phẩm giá rẻ như chân gà đông lạnh, thịt heo đông lạnh, thịt gà đông lạnh đều không có nguồn gốc, xuất xứ và tuy không nói ra thì ai cũng biết đó là hàng Trung Quốc.
Với mức lương trung bình từ hai triệu rưỡi đồng tới năm triệu đồng, hầu hết giới lao động làm thuê trong các khu công nghiệp đều cảm thấy ngột ngạt, không đủ sống. Với riêng chị Nguyệt, mức lương ba triệu đồng mỗi tháng, trong đó chi phí ăn uống, điện nước, thuê phòng trọ và đổ xăng xe máy để đi làm mỗi ngày đã đội lên đến hai triệu. Một triệu đồng còn lại gánh cả chi phí card điện thoại hằng tháng, quà cáp gia đình ở quê và dự trữ phòng khi đau ốm, hữu sự. Có thể nói đời sống của chị Nguyệt hiện tại là “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, cái triết lý “cố gắng ăn mắm mút dòi để tồn tại” là triết lý chung, được chuyển hóa thành nguyên tắc sống của giới lao động nghèo Việt Nam.
Chính vì quá khó khăn nên mỗi dịp lễ Tết, người lao động trông chờ vào tiền thưởng, tiền Tết để mua sắm áo quần, quà cáp cho quê nhà. Nhưng nếu như mua các loại áo quần có tên tuổi, thương hiệu như Blue, Levis, Piacardin… Thì người lao động có mơ cũng không dám bén mảng tới các cửa hàng này. Bởi mỗi tháng lương của lao động Việt Nam không mua đủ một chiếc quần bò ở những cửa hàng Pie Cardin, Levis và không mua nổi một bộ áo quần ở Blue. Lựa chọn của người lao động vẫn là áo quần bán trôi nổi trên thị trường, miễn sao nhìn vừa mắt, không quá tệ.
Và cái câu hỏi “nhịn ăn để mặc hay nhịn mặc để ăn” vẫn là câu hỏi thường trực của người lao động nghèo Việt Nam.
Vật giá âm thầm leo thang
Ông Trung, cán bộ quản lý cho một công ty trong khu công nghiệp Sóng Thần 2, Bình Dương, chia sẻ: “Lương quản lý (mới) chừng bảy tám triệu chứ không có hơn. Thì mình cứ tiêu pha, xài co cụm vậy thôi chứ không dám tiêu xài gì đâu. Thì khéo ăn thì no khéo co thì ấm vậy thôi!”.
Với mức lương hơn mười lăm triệu đồng mỗi tháng của một cán bộ quản lý, ông Trung thú nhận là ông chưa bao giờ cảm thấy sống thoải mái. Và mặc dù cả hai vợ chồng đều làm cán bộ quản lý trong khu công nghiệp, nếu cộng lương của hai người lại cũng được khoản tiền gần ba chục triệu đồng mỗi tháng nhưng việc chọn trường tốt cho con học hành và mua sắp áo quần an toàn, ăn uống an toàn cũng đã làm tiêu tốn gia đình ông một số tiền không nhỏ.
Ông Trung cho rằng trên lý thuyết, ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn giữ quan điểm là đồng tiền Việt Nam chênh lệch giá không đang kể trong ba năm nay, hay dựa theo tỉ giá hối đoái, tỉ giá vàng thì đồng tiền Việt Nam ổn định. Nhưng trên thực tế, câu chuyện hoàn toàn không phải là vậy.
Lương quản lý (mới) chừng bảy tám triệu chứ không có hơn. Thì mình cứ tiêu pha, xài co cụm vậy thôi chứ không dám tiêu xài gì đâu. Thì khéo ăn thì no khéo co thì ấm vậy thôi!.Bởi trước đây ba năm, nếu có đám giỗ, một gia đình không có điều kiện kinh tế có thể đi chợ với hai trăm ngàn đồng cũng có thể nấu được một mâm trầm trà cúng ông bà. Nhưng hiện tại, cầm hai trăm ngàn đồng đi chợ, chỉ đủ mua hai nải chuối, hai bình hoa cúng và vài cái bánh chưng. Muốn nấu một mâm trầm trà để cúng giỗ, mất ít nhất cũng là một triệu đồng.
- Ông Trung, Bình Dương
Điều này cho thấy đồng tiền Việt Nam không đảm bảo giá trị trong ba năm nay và nó liên tục mất giá trên thị trường. Ông Trung nói rằng nếu như một người lao động nghèo đi chợ, chỉ có một cách là mua vài bó rau, một ít cá lộn xộn và một ít thịt heo loại dỏm mới có thể tồn tại qua ngày. Nếu như đi chợ cho đầy đủ dưỡng chất, cầm hai trăm ngàn đồng bước vào chợ, khi ra khỏi chợ không còn đồng nào nhưng thức ăn vẫn chỉ là tạm an toàn chứ không hẳn đầy đủ dinh dưỡng.
Mà với người lao động, mỗi ngày đi chợ hai trăm ngàn đồng là chuyện không thể xảy ra. Một ngày đi chợ của người lao động thường dao động từ bốn chục ngàn đồng đến bảy chục ngàn đồng, tùy thuộc vào bậc lương của họ cao hay thấp mà chi tiêu. Với bốn chục ngàn đồng khi đi chợ, chắc chắn thứ người ta mang về không bao giờ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng.
Năm hết Tết đến, với giới lao động nghèo Việt Nam, những người chưa bao giờ biết chiếc phong bì quà cáp là gì nếu họ không va chạm với công an khu vực hay dân phòng, chưa bị bắt chẹt thì nỗi lo lấy đâu ra tiền để sắm áo quần mới cho con cái, mua mét vải may áo mới cho mẹ già vẫn là nỗi lo đau đáu khó tả.
Và có vẻ như giữa cái xã hội mà với những kẻ ăn trên ngồi trốc, với giới quan lại rượu thịt ê hề, áo quần toàn tiền triệu, hàng hiệu, kệnh cỡm, hợm hĩnh… Thì những bộ áo quần Tết nặng nghĩa tình, nặng lòng hiếu hỉ của giới lao động nghèo như một nét chấm phá làm cho ngày Tết trở nên ý nghĩa và ấm áp tình người!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/purchasing-the-new-clothes-for-children-in-tet-festival-ttvn-01042016103621.html
Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’
17.01.2016
1 triệu 700 ngàn người Việt đang sinh sống trên đất Mỹ kể từ sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975.
Họ là ai, họ sinh tồn bằng cách nào, hội nhập ra sao, và hiện nay phát triển tới mức nào trên bến bờ tự do mà họ đã đánh đổi bằng máu và nước mắt để được đặt chân tới đây?
Đó có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều người, nhất là thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh.
Các bạn sẽ tìm được những giải đáp sâu sắc và thú vị qua tác phẩm ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’ do nhật báo Người Việt vừa phát hành, điểm lại 40 năm cộng đồng Việt hiện diện và trưởng thành tại Hoa Kỳ, từ khổ đau mất mát vươn tới những thành tựu đáng hãnh diện.
Tập sách trên 700 trang của nhiều tác giả chứa đựng những câu chuyện thật được ký giả Người Việt thu thập từ những chuyến thực tế ‘lên rừng-xuống biển’ trải dài khắp các tiểu bang có đông người Việt sinh sống và những câu chuyện do chính độc giả Người Việt ghi lại từ trải nghiệm bản thân.
Để chia sẻ đến các bạn niềm tự hào về cộng đồng Việt Nam tại Mỹ, Tạp chí
Thanh Niên VOA hôm nay có cuộc trao đổi với những người góp phần làm
nên quyển sách: phóng viên Đỗ Dũng và Ngọc Lan, hai trong số các tác giả
chủ chốt trong tập sách.
Đỗ Dũng: ‘Hành trình’ nghĩa là chưa kết thúc. Sách nói lên tất cả những gì người Việt hội nhập, đạt được, và làm nên lịch sử ở Mỹ trong 40 năm. Cuộc hành trình đó sẽ còn tiếp tục.
Ngọc Lan: Nhìn lại chặng đường đã qua, quyển sách này bắt đầu bằng hồi ức những ngày cuối tháng 4/1975, dấu mốc mở ra sự hiện diện của người Việt trên đất Mỹ, hồi ức về cuộc di tản 1975, về sự kiện Babylift, về hành trình vượt biên, về những ngày đầu định cư tại Hoa Kỳ, về tù nhân chính trị HO, cộng đồng người Việt ở Nam-Bắc Cali và nhiều nơi khác đã hình thành và phát triển thế nào. Đó là nội dung chính của ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’
Trà Mi: Điểm son của tác phẩm này so với các tác phẩm khác cùng chủ đề?
Đỗ Dũng: Điểm đặc biệt của cuốn sách này là báo Người Việt gửi phóng viên tới những nơi tập trung người Việt đông nhất. Chúng tôi đưa ra một bức tranh khá đầy đủ, sử dụng những số liệu thống kê chính thức, đồng thời đi phỏng vấn để thu thập câu chuyện của các cá nhân. Bất kỳ người Việt nào đọc sách này cũng sẽ tìm thấy chính mình trong đó và nhìn thấy tương lai người Việt chúng ta sẽ đi về đâu.
Trà Mi: Trong số các mẫu chuyện góp phần vào hành trình này, anh có thể kể một câu chuyện anh cho là thú vị nhất?
Đỗ Dũng: Một trong những câu chuyện thú vị nhất tôi ghi lại là nghề làm thịt bò của người Việt tại Mỹ. Có những người không có tiếng Anh hoặc không có nghề hoặc sang đây nghề của họ không còn thực dụng, họ tìm tới những nghề đơn giản nhất để mưu sinh. Trong số này có một số người đi vào nghề mổ bò và thành công từ hai bàn tay trắng trở thành chủ nhân hoặc giám đốc những hãng chế biến thịt bò. Tôi đã gặp một trong những người như thế ở Nebraska, rất giàu có. Ông hiện làm chủ 150 căn hộ, mấy cái nhà hàng, và là một cổ đông rất lớn của hãng thịt bò Nebraska Beef. Những câu chuyện này cho thấy đây là đất nước của cơ hội, những người Việt chịu khó đã tận dụng cơ hội đó tối đa và họ đã thành công.
Ngọc Lan: Nơi mình đi xa nhất là Hawaii, tìm hiểu được công việc
đánh bắt cá ngừ đại dương của người Việt ở đó. Rất thú vị vì trên đất
Mỹ, tại một bến cảng của Mỹ mà số đông thành công nhất ở đó lại là người
Việt mình.
Trà Mi: Đi nhiều, viết nhiều về sự phát triển của cộng đồng Việt tại Mỹ, anh Dũng thấy thế mạnh của cộng đồng Việt ở Mỹ so với cộng đồng Việt ở các nước khác là gì?
Đỗ Dũng: So với các cộng đồng Việt tại các nơi khác ngoài Việt Nam, về mặt chính trị, cộng đồng Việt ở Mỹ là mạnh nhất. Trong 40 năm qua chúng ta có gần 50 vị dân cử Mỹ gốc Việt. Chúng ta có thượng nghị sĩ tiểu bang, dân biểu tiểu bang, cựu phụ tá Bộ trưởng Tư pháp Đinh Đồng Phụng Việt. Trong quân đội chúng ta có tướng Lương Xuân Việt. Trong tòa án, ngoài một số chánh án cấp tiểu bang, chúng ta còn có bà Jacqueline Nguyen hiện là chánh án tòa kháng án liên bang, tòa số 9 lớn nhất nước Mỹ, trông coi mười mấy tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ…
Trà Mi: So với các cộng đồng bạn trên nước Mỹ, chị Lan thấy cộng đồng Việt có điểm mạnh nào?
Ngọc Lan: Đó là sự cần cù, chịu khó. Qua những gì mình đi, mình
viết trong quyển sách này, mình nhìn thấy một cộng đồng Việt hiện diện ở
đây bắt đầu từ sự đổ nát, tan thương đứng lên nơi này khẳng định được
mình, phát triển và thành công.
Trà Mi: Người Việt tị nạn vào Mỹ cũng kéo theo hệ quả về gánh nặng xã hội cho người dân bản xứ bên cạnh những thành quả đóng góp về kinh tế. 40 năm qua, cán cân hệ quả-thành quả đó hiện nay thế nào theo ghi nhận của anh Dũng?
Đỗ Dũng: Thật sự chưa có thống kê nghiêm túc nào về chuyện này, mình cũng khó biết. Thoạt đầu khi người Việt tới đây dĩ nhiên là gánh nặng, nhưng đây là sự đầu tư rất có lợi cho nước Mỹ. Tất nhiên vẫn có những người chưa thành công, vẫn nhờ vào trợ cấp welfare của chính phủ Mỹ. Nhưng khi người Việt bắt đầu đủ lông đủ cánh, họ ‘bung ra’ đóng thuế lại cho nước Mỹ, đóng góp lại cho nước Mỹ.
Trà Mi: Cộng đồng Việt tại Mỹ đang đối diện những cơ hội và thách thức trước mắt ra sao?
Đỗ Dũng: Đất nước này còn rất nhiều cơ hội, chúng ta chưa trải ra hết được. Trong số những thách thức phía trước có sự khác biệt giữa những người Việt mới qua đây định cư theo vợ-chồng bảo lãnh hay du học và những người Việt sang đây từ sau chiến tranh, sự cách biệt giữa những nạn nhân chiến tranh và những người không phải là nạn nhân chiến tranh. Làm sao xóa bỏ được sự ngăn cách đó chính là thách thức của cộng đồng Việt tại Mỹ hiện nay.
Trà Mi: So với các cộng đồng bạn, có những thách thức nào đối với cộng đồng Việt trong quá trình phát triển vươn lên tại Mỹ?
Ngọc Lan: Nhìn ngay Little Saigon, nơi đông người Việt sinh sống nhất, thách thức về ngôn ngữ vẫn là một trở ngại rất lớn dù hội nhập được, làm ăn sinh sống được. Nếu vượt qua được rào cản đó thì sự thành công của người Việt trong dòng chính sẽ còn nhiều hơn nữa. Đối với thế hệ Việt trưởng thành ở đây, thách thức của họ chính là người gốc Á ở Mỹ vẫn được đối xử không giống như người bản xứ chính gốc. Cho nên, nó đòi hỏi người Việt, dù là thế hệ mới, một sự nỗ lực rất nhiều so với người bản xứ.
Trà Mi: Với hành trình nhìn lại-nhìn tới, những người tham gia vào cuốn sách này muốn nhắn gửi điều gì với độc giả, nhất là những độc giả trẻ?
Đỗ Dũng: Từ cuốn sách này mình sẽ nhìn thấy những ưu điểm của cộng đồng Việt Nam để tiếp tục phát triển. Tôi hy vọng không chỉ người Việt mà các cộng đồng khác cũng đọc được cuốn sách này để hiểu biết hơn về cộng đồng Việt Nam, và từ đó, những người làm chính sách của Hoa Kỳ sẽ có những chính sách thích hợp hơn với cộng đồng người Việt.
Họ là ai, họ sinh tồn bằng cách nào, hội nhập ra sao, và hiện nay phát triển tới mức nào trên bến bờ tự do mà họ đã đánh đổi bằng máu và nước mắt để được đặt chân tới đây?
Đó có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều người, nhất là thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh.
Các bạn sẽ tìm được những giải đáp sâu sắc và thú vị qua tác phẩm ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’ do nhật báo Người Việt vừa phát hành, điểm lại 40 năm cộng đồng Việt hiện diện và trưởng thành tại Hoa Kỳ, từ khổ đau mất mát vươn tới những thành tựu đáng hãnh diện.
Tập sách trên 700 trang của nhiều tác giả chứa đựng những câu chuyện thật được ký giả Người Việt thu thập từ những chuyến thực tế ‘lên rừng-xuống biển’ trải dài khắp các tiểu bang có đông người Việt sinh sống và những câu chuyện do chính độc giả Người Việt ghi lại từ trải nghiệm bản thân.
Quyển sách bắt đầu bằng hồi ức những ngày cuối tháng 4/1975, dấu mốc mở
ra sự hiện diện của người Việt trên đất Mỹ, hồi ức về cuộc di tản 1975,
về sự kiện Babylift, về hành trình vượt biên, về những ngày đầu định cư
tại Hoa Kỳ, về tù nhân chính trị HO, cộng đồng người Việt ở Nam-Bắc Cali
và nhiều nơi khác đã hình thành và phát triển thế nào..
Đỗ Dũng: ‘Hành trình’ nghĩa là chưa kết thúc. Sách nói lên tất cả những gì người Việt hội nhập, đạt được, và làm nên lịch sử ở Mỹ trong 40 năm. Cuộc hành trình đó sẽ còn tiếp tục.
Ngọc Lan: Nhìn lại chặng đường đã qua, quyển sách này bắt đầu bằng hồi ức những ngày cuối tháng 4/1975, dấu mốc mở ra sự hiện diện của người Việt trên đất Mỹ, hồi ức về cuộc di tản 1975, về sự kiện Babylift, về hành trình vượt biên, về những ngày đầu định cư tại Hoa Kỳ, về tù nhân chính trị HO, cộng đồng người Việt ở Nam-Bắc Cali và nhiều nơi khác đã hình thành và phát triển thế nào. Đó là nội dung chính của ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’
Trà Mi: Điểm son của tác phẩm này so với các tác phẩm khác cùng chủ đề?
Đỗ Dũng: Điểm đặc biệt của cuốn sách này là báo Người Việt gửi phóng viên tới những nơi tập trung người Việt đông nhất. Chúng tôi đưa ra một bức tranh khá đầy đủ, sử dụng những số liệu thống kê chính thức, đồng thời đi phỏng vấn để thu thập câu chuyện của các cá nhân. Bất kỳ người Việt nào đọc sách này cũng sẽ tìm thấy chính mình trong đó và nhìn thấy tương lai người Việt chúng ta sẽ đi về đâu.
Trà Mi: Trong số các mẫu chuyện góp phần vào hành trình này, anh có thể kể một câu chuyện anh cho là thú vị nhất?
Đỗ Dũng: Một trong những câu chuyện thú vị nhất tôi ghi lại là nghề làm thịt bò của người Việt tại Mỹ. Có những người không có tiếng Anh hoặc không có nghề hoặc sang đây nghề của họ không còn thực dụng, họ tìm tới những nghề đơn giản nhất để mưu sinh. Trong số này có một số người đi vào nghề mổ bò và thành công từ hai bàn tay trắng trở thành chủ nhân hoặc giám đốc những hãng chế biến thịt bò. Tôi đã gặp một trong những người như thế ở Nebraska, rất giàu có. Ông hiện làm chủ 150 căn hộ, mấy cái nhà hàng, và là một cổ đông rất lớn của hãng thịt bò Nebraska Beef. Những câu chuyện này cho thấy đây là đất nước của cơ hội, những người Việt chịu khó đã tận dụng cơ hội đó tối đa và họ đã thành công.
Bất kỳ người Việt nào đọc sách này cũng sẽ tìm thấy chính mình trong đó và nhìn thấy tương lai người Việt chúng ta sẽ đi về đâu.
Trà Mi: Đi nhiều, viết nhiều về sự phát triển của cộng đồng Việt tại Mỹ, anh Dũng thấy thế mạnh của cộng đồng Việt ở Mỹ so với cộng đồng Việt ở các nước khác là gì?
Đỗ Dũng: So với các cộng đồng Việt tại các nơi khác ngoài Việt Nam, về mặt chính trị, cộng đồng Việt ở Mỹ là mạnh nhất. Trong 40 năm qua chúng ta có gần 50 vị dân cử Mỹ gốc Việt. Chúng ta có thượng nghị sĩ tiểu bang, dân biểu tiểu bang, cựu phụ tá Bộ trưởng Tư pháp Đinh Đồng Phụng Việt. Trong quân đội chúng ta có tướng Lương Xuân Việt. Trong tòa án, ngoài một số chánh án cấp tiểu bang, chúng ta còn có bà Jacqueline Nguyen hiện là chánh án tòa kháng án liên bang, tòa số 9 lớn nhất nước Mỹ, trông coi mười mấy tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ…
Trà Mi: So với các cộng đồng bạn trên nước Mỹ, chị Lan thấy cộng đồng Việt có điểm mạnh nào?
Trong số những thách thức phía trước có sự khác biệt giữa những người
Việt mới qua đây định cư theo vợ-chồng bảo lãnh hay du học và những
người Việt sang đây từ sau chiến tranh, sự cách biệt giữa những nạn nhân
chiến tranh và những người không phải là nạn nhân chiến tranh. Làm sao
xóa bỏ được sự ngăn cách đó chính là thách thức của cộng đồng Việt tại
Mỹ hiện nay.
Trà Mi: Người Việt tị nạn vào Mỹ cũng kéo theo hệ quả về gánh nặng xã hội cho người dân bản xứ bên cạnh những thành quả đóng góp về kinh tế. 40 năm qua, cán cân hệ quả-thành quả đó hiện nay thế nào theo ghi nhận của anh Dũng?
Đỗ Dũng: Thật sự chưa có thống kê nghiêm túc nào về chuyện này, mình cũng khó biết. Thoạt đầu khi người Việt tới đây dĩ nhiên là gánh nặng, nhưng đây là sự đầu tư rất có lợi cho nước Mỹ. Tất nhiên vẫn có những người chưa thành công, vẫn nhờ vào trợ cấp welfare của chính phủ Mỹ. Nhưng khi người Việt bắt đầu đủ lông đủ cánh, họ ‘bung ra’ đóng thuế lại cho nước Mỹ, đóng góp lại cho nước Mỹ.
Trà Mi: Cộng đồng Việt tại Mỹ đang đối diện những cơ hội và thách thức trước mắt ra sao?
Đỗ Dũng: Đất nước này còn rất nhiều cơ hội, chúng ta chưa trải ra hết được. Trong số những thách thức phía trước có sự khác biệt giữa những người Việt mới qua đây định cư theo vợ-chồng bảo lãnh hay du học và những người Việt sang đây từ sau chiến tranh, sự cách biệt giữa những nạn nhân chiến tranh và những người không phải là nạn nhân chiến tranh. Làm sao xóa bỏ được sự ngăn cách đó chính là thách thức của cộng đồng Việt tại Mỹ hiện nay.
Trà Mi: So với các cộng đồng bạn, có những thách thức nào đối với cộng đồng Việt trong quá trình phát triển vươn lên tại Mỹ?
Ngọc Lan: Nhìn ngay Little Saigon, nơi đông người Việt sinh sống nhất, thách thức về ngôn ngữ vẫn là một trở ngại rất lớn dù hội nhập được, làm ăn sinh sống được. Nếu vượt qua được rào cản đó thì sự thành công của người Việt trong dòng chính sẽ còn nhiều hơn nữa. Đối với thế hệ Việt trưởng thành ở đây, thách thức của họ chính là người gốc Á ở Mỹ vẫn được đối xử không giống như người bản xứ chính gốc. Cho nên, nó đòi hỏi người Việt, dù là thế hệ mới, một sự nỗ lực rất nhiều so với người bản xứ.
Trà Mi: Với hành trình nhìn lại-nhìn tới, những người tham gia vào cuốn sách này muốn nhắn gửi điều gì với độc giả, nhất là những độc giả trẻ?
Đỗ Dũng: Từ cuốn sách này mình sẽ nhìn thấy những ưu điểm của cộng đồng Việt Nam để tiếp tục phát triển. Tôi hy vọng không chỉ người Việt mà các cộng đồng khác cũng đọc được cuốn sách này để hiểu biết hơn về cộng đồng Việt Nam, và từ đó, những người làm chính sách của Hoa Kỳ sẽ có những chính sách thích hợp hơn với cộng đồng người Việt.
No comments:
Post a Comment