VĂN QUANG * TẠ QUANG KHÔI
Vê Cu,
Không biết tao đã gửi cho mày truyện này chưa? Ðây là truyện cuối cùng cuả tao. Hết xí quách rồi, không viết gì được nũa. Truyện này không dài mà cũng không ngắn, chỉ dở dở ương ương thôi. Tiện thể gửi cho CTHÐ xem chơi.
Khói.
Trên đây là đoạn thư ngắn ông Nhà Văn Tạ Quang Khôi, hiện sống và viết ở Virginia, Kỳ Hoa, gửi qua I-Meo Internet cho bạn ông là ông Nhà Văn Quang hiện sống ở Sài Gòn, Việt Nam. Nhân tiện ông TQ Khôi gửi bản “Truyện Cuối Cùng” của ông cho CTHÐ – tức là Tui – nên tui mới được đọc truyện cuối cùng của ông Tạ, và sáng nay tôi viết bài này.
Ông TQ Khôi gọi ông Văn Quang là Vê Cu – VQ – như năm xưa – trước năm 1975 – các ông văn nghệ sĩ Sài Gòn thường gọi ông Nhà Văn Vũ Khắc Khoan là VêCaCa – VKK – tiếng gọi thân thương. Ông TQ Khôi vì nước da của ông trắng như bông bưởi nên được các ông văn nghệ sĩ gọi là Tạ Ống Khói. Ông TQK còn có cái tên thứ ba là TêCuKa. TQK. Ông ký tên là “Khói” dưới đoạn thư ông gửi ông VQ như quí vị thấy trên đây.
Năm 1956 khi tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong – Chủ nhiệm Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng – Số 1 ra đời ở Sài Gòn, ông Tạ Quang khôi – thanh niên Hà Nội dzô Sài Gòn năm 1954 – viết truyện dài Mưa Gió Miền Nam trên VNTP. Cùng khi ấy ông Mai Thảo giữ Trang Thơ VNTP. Ông không ký tên Mai Thảo, ông ký tên gì tôi không nhớ, và ông chỉ giữ Trang Thơ VNTP chừng hai, ba tháng là ngừng để lo việc biên tập Tạp Chí Sáng Tạo. Cùng khi ấy tôi được viết phóng sự Vũ Nữ Sài Gòn trên VNTP.
Tôi gặp ông TêCuKa lần đầu trong tòa soạn Văn Nghệ Tiền Phong. Ngoài việc viết tiểu thuyết, ông là nhà giáo. Có lẽ vì nặng chất mô phạm nên ông TQK là người viết truyện có đời sống ngang bằng, sổ ngay – tức đàng hoàng — nhất trong giới viết truyện có nhiều người sống bê tha, bê bối.
Ngày vui, ngày buồn, tháng hồng, tháng sám, năm sớm, năm muộn rồi cũng qua mau. Ba chìm, bẩy nổi, chín lênh đênh trong cuộc biển dâu quốc nạn, rồi tôi và vợ con tôi cũng sang được Kỳ Hoa. Tháng 10 năm 1994 khi tôi đến Virginia được khoảng 10 ngày, nhiều lúc tôi còn tưởng như tôi đang sống ở Sài Gòn, ông TQK – tức ông Tạ Quang Khôi – đến đón tôi, đưa tôi đi xem phong cảnh Washington DC. Sau 1975 bà vợ ông qua đời ở Sài Gòn, năm 1980 ông dắt các con ông vượt biên sang Mỹ. Ở Virginia, ông từng làm vài năm trong tòa soạn Văn Nghệ Tiền Phong. Nay ông đã retire. Trên xe đi, ông nói:
“Tao đưa mày đi mua quần áo. Ngày tao đến Mỹ, các bạn cho bố con tao quần áo cũ. Tao tủi thân lắm. Nay có bạn đến, tao đưa đi mua quần áo mới. Một bộ thôi, nhưng là đồ mới. Mày chọn cho mày một bộ, chọn cho vợ mày một bộ.”
Văn Quang, Uyên Thao và tôi ra đời năm 1933; Tạ Quang Khôi cao tuổi nhất trong ba chúng tôi. Tôi nghi ông vào cõi đời này năm 1930, có thể là năm 1928. Từ 10 năm nay ông sống một mình trong một apartment Bộ Xã Hội Mỹ dành cho những người già có tiền thu nhập thấp: Old Senior Low Income. Ông sống rất thư thái với hai dàn máy computer, một dàn để viết, một dàn để sơ-cua. Sống một mình nhưng ông không buồn một ly ông cụ nào. Mấy năm nay vì tuổi già, ông mắt mờ, tai điếc, tâm trí ông vẫn minh mẫn. Nay thấy ông cho biết ông ngưng viết vì tuổi cao, tôi bùi ngùi vừa thương ông vừa thương thân. Tôi cũng sắp không còn viết được nữa như ông. Thay vì viết tiếc thương ông khi ông không còn ở đời này, tôi viết về ông ngay khi ông còn sống.
Saturday, January 2, 2016
TỰ DO NGÔN LUẬN 234
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Số 234
Trangtuổi đó vào tù, ở 4 năm rưỡi cho biết lễ độ cùng với cha mẹ nó. Thế là mai mốt ra tù,
Trangtuổi đó vào tù, ở 4 năm rưỡi cho biết lễ độ cùng với cha mẹ nó. Thế là mai mốt ra tù,
chúng chẳng còn hồn vía và tiền bạc nào mà đi kiện! Chưa hết, công an ta còn ra tay
mạnh mẽ đối với bọn luật sư nay bày trò “bênh vực nhân quyền”. Hai tên Trần Thu
Nam và Lê Văn Luân đã nếm được bài học này ngày 03-11 sau khi dám tới gia đình
thằng bé Đỗ Đăng Dư tại thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ
để quyết làm rõ chuyện nó bị đánh đến tử vong trong trại tạm giam. Ta đã cho người
của ta phục kích chúng trên đường, tẩn cho chúng một trận thừa chết thiếu sống.
Sau đó công an Hà Nội ta giải thích (được Đài tiếng nói VN phổ biến lại) là thằng bé
Đỗ Đăng Dư bị đánh đến chết do rửa bát bẩn và hai luật sư bị đánh trọng thương do
làm văng bụi đường! Và nhân dân đã hoàn toàn đồng thuận!
Về mặt xã hội, đảng ta đã luôn giữ được sự ổn định. Ổn định là cần thiết để phát
triển. Ổn định là dấu hiệu đảng ta đã tạo được sự đoàn kết. Thành ra những kẻ nào
gây mất trật tự thì đảng ta phải dùng bạo lực nhà nước, chuyên chính vô sản. Thằng
Nguyễn Viết Dũng mặc áo quân ngụy là không được, gây chia rẽ, phải cho nó vào
trại và lãnh án tù. Chế độ ta là chế độ pháp quyền, của dân, do dân, vì dân; Hà Nội
của ta từng được tôn vinh (bởi các nước xã hội chủ nghĩa anh em) là “thành phố của
nhân quyền”, tại sao tên luật sư Nguyễn Văn Đài còn lập ra cái gọi là Ủy ban Nhân
quyền rồi Trung tâm Nhân quyền, lợi dụng Ngày Nhân quyền Quốc tế để từ Hà Nội
vào tận Nghệ An mà ra rả bài học nhân quyền? Chính vì thế y đã bị công an ta kéo
ra khỏi xe Taxi, lôi lên xe Camry, lột hết tiền, điện thoại, tất cả những gì có trong
người, lột luôn cả áo khoác rồi đấm, toàn nhằm vào mặt mà đấm, sau đó bỏ y ở bãi
tắm Cửa Lò. Mới đây thì ta tống giam y luôn, để y khỏi gây rối cho đại hội 12 của
đảng bằng chiêu trò tạo ra phong trào “diễn biến hòa bình” ngay trong nội bộ đảng.
Nhờ thế mà tước hiệu “nhân vật của năm” -một danh hiệu rất vinh quang- được
giành cho công an ta, bất chấp lối gọi “lưu manh đỏ” của bọn phản động.
Sau việc ta được vào TPP với lời cam kết của Thủ tướng là cho thành lập công
đoàn độc lập (cam kết để qua ải, để lừa bọn tư bản ngu ngốc thôi, như ta đã dùng
cái ghế Hội đồng Nhân quyền LHQ và chữ ký nơi Công ước Chống tra tấn để làm
bình phong che chắn những hành động bạo lực nhà nước của ta), bọn rận chủ và
bọn kích động công nhân liền tưởng bở. Chúng đã đến Yupoong xúi họ kiện công ty
này vì định đuổi việc mấy ngàn lao động. Thế là hai tên Minh Đức và Minh Hạnh lãnh
được bài học nhớ đời. Cách đây vài hôm thôi, mấy tên khác định rải truyền đơn có in
lời Thủ tướng để hô hào công nhân thoát khỏi Liên đoàn Lao động của đảng ta. Ta
bắt ngay thằng Hoàng Bình, tên giữ truyền đơn, vu cho hắn gây tai nạn xe cộ rồi bỏ
chạy để đưa vào đồn phường Hoà Thạnh, SG, cho nó ăn “cơm sườn” và “cơm đùi”
no nê. Hai chục tên khác đến tiếp cứu thì bảy đứa đã được các chiến sĩ công an tiếp
đón tận tình bằng dùi cui và nắm đấm!
Nếu bọn chúng xuống đường đông đảo hàng ngàn hàng vạn, như công nhân
Pou Yuen từng làm tại Sài Gòn vào tháng 3, khi đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội cho
mình, như giáo dân Yên Lạc từng làm tại Nghệ An vào tháng 10 khi công khai phản
đối ta vu khống giáo xứ đã lấn đất của trường để làm đường vào nhà thờ. Lúc đó
đảng ta mới nhường bước trước số đông đoàn kết này. Vì cái duy nhất mà đảng ta
sợ chính là số đông dám phản kháng trong tinh thần đấu tranh bất bạo động. Liệu
điều này liệu có khả năng xảy ra với phong trào rận chủ không? Dân Miến đã có
những cuộc biểu tình bất bạo động với hàng trăm ngàn người trong nhiều năm để
đòi làm chủ. Đã có hàng ngàn người dám vào tù, đã có hàng trăm người hy sinh cả
tính mạng. Chính lực lượng số đông trong nước là nhân tố quyết định, làm nên sự
thắng lợi của bọn phản động. Những tác động từ quốc tế sẽ là vô nghĩa, nếu không
có số đông phản kháng từ trong nước. Và như thế, mỗi cuối năm em lại có thể báo
cáo thành tích của đảng ta, thể hiện câu “mọi lợi quyền đều vào tay mình”. BBT
NHẬT KÝ TÔ HẢI
70 NĂM TRƯỚC, GIỮA ĐÊM GIAO THỪA TÂY, CÓ MỘT CON SÓI ĐƠN ĐỘC ĐÃ RỜI BẦY…
Nó chính là mình, một anh cả trong gia đình họ Tô 7 anh em, một tên Vệ quốc đoàn đã quyết “ra đi giết sạch quân thù” dù “da ngựa bọc thây lòng này vẫn vui…” Nhưng ông Trời không cho mình “hy sinh” mà bắt mình phải sống đến hôm nay do sau có một tuần tập ắc ê, lăn, lê, bò, toài, thì “chiến sỹ cách mạng” Tô Hải lăn đùng ra… sốt thương hàn thập tử nhất sinh, nằm viện hơn một tháng, thế là lỡ béng mất chuyến Nam Tiến mà một loạt 7 thằng lớp mình đều đã… ra đi mà chẳng đứa nào “có ngày trở về”…(trừ cái tên Bùi xuân Vĩnh sau này được trở thành bác sỹ nổi tiếng ở Sài-gòn), sau mấy trận đì đẹt đánh Tây ở cầu Thị Nghè rồi bị thương lại quay đầu ra Bắc).
Cả gia đình họ Tô, từ 9/1945, chuyên chốn chạy cộng sản. Lọt lưới, lạc đường là ông anh cả Tô Hải mắc lưỡi câu cộng sản nên lạc đường, đơn đôc, đau khổ suốt đời |
Riêng mình thì cái số Trời đã định hay sao ấy mà suốt thời kỳ chuyển từ “Thanh Niên Tiền Phong Phan Anh” sang “Tự vệ chiến đấu” rồi sang “Vệ Quốc Đoàn”, lúc nào cũng bị sao quả tạ chặn đường không cho làm gì theo ý muốn. Mình định vào vai một Gary Cooper, Ken Maynar, Eroll Flynn…, ngựa hồng, côn bạt” (Colt barrilet, súng lục ổ quay), xông pha nơi chiến trận trăm phát, diệt trăm thằng găngxtơ cướp nước ta! Nhưng ngay từ những ngày đầu “hăng tiết vịt” và quáng gà ấy, mình đã bị mắc phải cái “lưỡi câu cộng sản”do mấy tay trùm biết rất rõ: với cái loại tiểu tư sản trí thức như mình thì nên “câu” và xử dụng vào việc gì để trở thành một “công cụ đắc lực nhất”? Từ cái Tiểu đoàn Thái Bình của Dương Hữu Miên và Nam Voi, mình được điều về Bộ Tư Lệnh Chiến Khu 3 rồi nhận quyết định về Phòng Quân Nhu đóng quân tại Hải Phòng…Nhiệm vụ: Phiên dịch cho các phi vụ buôn lậu vũ khí giữa trùm bấu xấu Đinh Đồng, Trưởng Ban Quân trang Ngô Kim Tài và lũ sĩ quan “thoái hóa”..Pháp!
“Trong quyết định điều động có chữ ký của chính ủy Lê Quang Hòa tớ còn nhớ câu cuối rất chi là “quân lệnh như sơn”: Đúng 12 giờ trưa ngày 1/1/1946, Trung đội trưởng Tô Hải phải trình diện tại số…đường Cát Dài Hải Phòng nhận nhiệm vụ mới!……Chẳng có Tết Tây, Tết Ta gì xất!
Thế là, chiều 31/12, cán bộ của Bộ Tư Lệnh Tô Hải phấn khởi nhảy lên xe chở quân trang của Quân Nhu cho tiểu đoàn Thái Bình, “tót” ngay về nhà chào từ biệt cha mẹ và các em để lên đường nhận “nhiệm vụ quan trọng”!
Nào ngờ…..giữa bữa cơm chiều tất niên Tây, vừa nghe xong chưa hết chi tiết chuyện mình được giao nhiệm vụ cách mạng mới ra sao, ông bố mình đập ngay cái cốc rượu Dubonnet xuống bàn thét lên bằng tiếng Tây: “Fou? Tu es fou?”… “Điên? Mày điên à? Mày sẽ chỉ trở thành cái gỉẻ rách của bọn cộng sản mà thôi!” (ông dùng chữ “chiffon”)
Cứ tưởng, từ ngày ông không chịu được chế độ làm việc dưới trướng của một tên cộng sản được cử về lãnh đạo cái sở P.T.T (Sở Giây thép tức Bưu điện) Thái Bình nhỏ bé này, ông đã kiên quyết bỏ việc, lương cao, bổng lộc nhiều… đến gần một năm nay, nên ông không nắm được tình hình chính trị đã đổi thay, mình đã vô tư trả lời: “Không đâu bố ạ! Tình hình chính trị thế giới đã buộc cụ Hồ phải tuyên bố giải tán đảng cộng sản từ hôm 11 tháng 11 rồi! Bố không đi làm nữa nên không biết đó thôi! Từ nay nước ta không còn đảng Cộng Sản nữa đâu bố ạ! Quốc tế bắt giải tán hết rồi!...Nếu không thì đồng minh nó không công nhận!”
Nào ngờ, như lửa bị đổ thêm dầu, ông đứng phắt lên, vớ cốc nước limonade La Rue lạnh như có đá hất thẳng vào mặt tôi và quát to “Cút! cút ngay! Mày tin cộng sản hơn bố mày, tin ở cái bọn lừa bịp cướp của giết người ấy hơn tao, thì… cút hẳn cho khuất mắt tao! Theo bọn chúng, đến lúc thất bại, vác xác trở về, tao tống cổ ra ngoài đường đó”!
Câu nói cuối cùng này của ông, vang mãi trong tôi suốt 70 năm trời….kích động cái thằng con “ngựa non háu đá” như tôi quyết làm nên “một cái gì đó” để chứng minh là: “ông sai, mình đúng”!
Nào ngờ, cuộc kháng chiến bùng nổ…
Mình, bố mẹ mình và 6 đứa em không bao giờ gặp lại nhau được nữa để mình không còn dịp quì xuống dưới chân bố, nhận tội với ông: “Bố đúng! Con sai!” Và nỗi đau của con là cứ phải ôm cái sai đó mà tồn tại trong giả tạo, đau khổ suốt cuộc đời…Bố đừng chửi con nữa!”
Bố ơi! Cho đến hôm nay, đúng 70 năm, bố vứt vào mặt con cái câu: “Vác xác về tao tống cổ ra ngoài đường đó!” lại vang trong tim con hàng năm mỗi khi năm mới đến, nhưng con không sao quay về với gia đình được nữa vì bố cứ bỏ đi, đi, đi mãi, không bao giờ chịu sống một giờ dưới sự cai trị của cộng sản: Kháng chiến chống Pháp chấm dứt thì bố đưa cả gia đình chạy vô Nam. Chiến tranh huynh đệ tương tàn kết thúc thì….cả gia đình đã vứt hết nhà cửa, tài sản, .. chạy “loạn..cộng sản”, sang Mỹ! Bình tro cốt của bố cũng theo các em sang yên nghỉ ở Cali vì các em sợ bố không chịu nằm yên nghỉ ở cái nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi vì sợ bọn cộng sản nó khai quật lên để trả thù một lão già có tới 2 đứa con, và một rể “ác ôn chống cộng”; 1 trung tướng lục quân, 2 đại tá không quân của “ngụy quyền Sài-gòn, tay sai đế quốc Mỹ!”
Chính cái câu nói cuối cùng của ông với mình “Vác xác về tao tống cổ ra ngoài đường đó!” là câu nói mình đã ghi ngay trên trang đầu cuốn “Hồi Ký của một thằng hèn” (*) kèm theo câu “Kính dâng cuốn hồi ký này lên hương hồn cha tôi như lời tạ tội…..” để nơi nước Trời, ông tha thứ phần nào cho thằng con ngỗ ngược, tự kiêu, bướng bỉnh đã vì câu nói đó mà đã sớm giã từ ông mãi mãi…..và cũng để các em mình, bên kia Thái Bình Dương, chúng nó hiểu được: Sở dĩ mình không sớm “trở về” như Ngọc Bích, như Canh Thân, như Hoàng Thi Thơ…được, chẳng qua chỉ vì…sợ ông “đuổi cổ” đó mà thôi chứ đâu phải là “kiên trì cách mạng” cách méo gì!
Còn bố mình, dù về văn hóa ông còn kém mình một lớp (ông chỉ đỗ díp-lôm còn mình thì Tú Tài 1) nhưng cái đầu và trái tim của ông nó lớn, nó nhạy bén và nhất là thực tế lịch sử mà ông đã sống và trải nghiệm qua hai cuộc chiến tranh thế giới, đã dạy ông nhiều điều còn lâu mình mới nghĩ tới nổi…Nên ông không bị lừa!
Ông là người có học, có đọc, và quá hiểu cộng sản với những tội ác nó đã gây ra trên thế giới này nên trước sau như một, ông không thể tin nó, càng không thể cộng tác với nó! Và ông đau vì có một thằng con cả, cũng được học hành như ông nhưng mê muội, lạc đường, đi theo cộng sản không chịu nghe lời ông ….
Nhưng chắc trong thâm tâm ông, thằng con mất dạy này không đến nỗi đáng sợ, đáng ghét như những thằng lưu manh dùng chủ nghĩa cộng sản làm một thứ mồi câu để câu những kẻ khố rách, áo ôm và những tên trí thức nửa mùa quáng gà (như mình), đi theo chúng để “nhân danh cách mạng vô sản”, để “xây dựng thế giới đại đồng”, để… “làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu”, để… cộng hết sản của mọi người lại, xây cho bản thân chúng một chế độ đại phong kiến, tư bản đỏ phát xít hóa …mà một dúm chúng nó sẽ lên ngôi vua truyền cho con cháu suốt đời!
Những điều này, làm sao lúc ấy, một chú học trò mới 18 tuổi đầu như mình biết được. Vậy mà tự ái nổi đùng đùng, ngay đêm đó, mình lẳng lặng trở về doanh trại đơn vị cũ, ngủ tạm trên bốn chiếc ghế của văn phòng cụ Nam Voi, kê ghép thành giường cho qua đêm, để sáng hôm sau, bám theo đoàn xe của Phòng Quân Nhu mới, chở quân trang cho Tiểu đoàn, quay về Hải Phòng….với niềm vui vì “tưởng là được” và nỗi buồn “mất mát có thật” xen lẫn nhau ngay những bước đi đầu tiên trên con đường cách….cái mạng!
Và mình đã trở thành con sói xa bầy suốt 70 năm trời từ cái ngày 1/1/ 1946 - 1/1/2016 đó!
Xuân 2016 còn sót lại 4 cụ già, lớn nhất đã 84, 82, nhỏ nhất cũng lên 75 mới gửi ảnh cho ông anh gợi nhớ đến gia đình và gợi ý cho bài viết khai xuân Tây! |
Mỗi năm, khi cái ngày dễ nhớ và đáng nhớ này đến, mình lại nghĩ về bố mình, về mẹ mình, về 6 đứa em, những người mình yêu thương nhất nhưng do mình đã sai lầm mà đi theo cộng sản nên “mất họ” suốt đời! Một thứ “mất” đáng tiếc nhất trong ngàn thứ “mất hết” mà chỉ có thể xảy ra ở những nơi cộng sản tạm thời chiến thắng….Nó thôi thúc mình, dù đã bước sang tuổi 89 (Tây) được 3 tháng 3 ngày và chỉ còn có 37 ngày nữa là 90 tuổi (Ta) cũng phải làm một chút gì đó để nuôi hy vọng sẽ có một ngày 5 anh em họ Tô còn sót lại (còn thiếu cậu em út không có trong ảnh) sẽ gặp nhau giữa đất Sài-Gòn này….
Ngày ấy (Lạy Trời đến sớm) mình sẽ thắp 3 nén nhang trên bàn thờ bố mẹ để rồi được nói to:
“Bố mẹ ơi! Chúng con đã gặp nhau giữa quê hương đã được giải phóng khỏi bọn cộng sản mà bố ghét nhất rồi bố ạ!”
(*) Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, Virginia, USA 2009
PHAN VĂN SONG * TRUNG CỘNG
Năm Tàn Tháng Tận Ngó Thằng Tàu, Thương Thằng Mình — Tàu : Chuyển Hướng Trong Bối Rối, Những Nạn Nhơn của Hạ Cánh Kinh Tế An Toàn.
Phải giữ vững lập trường, phải giữ vững luật lệ : không gì đúng hơn khi áp dụng những căn bản ấy, ngày nay, cho xứ Tàu. Nhứt là khi có những đột biến, những biến chuyển, những khủng hoảng kinh tế (và cả những khủng hoảng môi trường). Xi Jinping-Tập Cận Bình, người học trò của Mao XeDong-Mao TrạchĐông về quan niệm quản trị độc tài, độc tôn, chỉ có độc nhứt một ưu tư, từ ngay lúc vừa nắm quyền năm 2012, là, phải bằng mọi giá, giựt về trong tay mình, toàn quyền quản trị, toàn bộ Đảng Cộng sản Tàu, toàn bộ xã hôi Tàu, để sửa soạn một cuộc hạ cánh kinh tế an toàn, không thể tránh được của nước Tàu.
1. Tàu: Chuyển Hướng Kinh Tế hay Cũng Cố Quyền Lực?
Như
tờ nhựt trình Tàu « Công dân Nhựt Báo » đã đăng, sau khi đưa tin cựu
Tổng trưởng Zhou Yongkang bị tuyên án : « Không một ai được đứng trên
Hiến Pháp, Pháp luật và Kỷ luật của Đảng (Cộng sản Tàu) » !
Nhơn
danh cuộc chiến chống tham nhũng, Chủ tịch Tập của xứ Tàu và Đảng Cộng
sản Tàu « siết bù lon » các cán bộ và các lãnh đạo Đảng Cộng sản Tàu với
những bắt bớ, truy tố ngoạn mục, và song song, cũng thừa cơ hội, « chơi
luôn », với những tố cáo, những truy tố, những tuyên án, « xơi tái
luôn » bắt nhốt, giam cầm, đày đọa tất cả những loại « rào cản » đường
tiến công của Đảng Cộng sản Tàu, như các loại « xã hội dân sự », hoặc
các cá nhơn, như các nhà văn hóa, các nhà trí thức, các đối lập dân sự, ở
đủ các loại, ở đủ các mọi thành phần.
Vừa
qua, Tập Chủ tịch nhà ta buộc 50 nhà đại tư bản, đại kỷ nghệ gia toàn
xứ Tàu, bỏ thời gian quý báu của mình – vì thời gian đối với họ là vàng
là bạc là tiền là của – bỏ cả « một tháng trời của cái thời khóa biểu
quý giá » của một đại gia đang thời hái tiền của mình để … « học tập cải
tạo », học tập để … đi đúng « đường lối Đảng », đặc biệt trong con
đường « chống tham nhũng » ! Chỉ có một ngoại lệ cho một nhơn vật thôi !
Đó là, Jack Ma, đại gia và tài tử số một của giới truyền thông thế
giới : chủ nhơn và nhà sáng lập Alibaba, hệ thống số một của Tàu, về
ngành thương mại điện toán. « Jack Ma không cần học tập cải tạo, vì Jack
Ma tự mình, đã là một chánh ủy rồi ! », một nhà báo dấu tên nói. Nói
tóm lại, mặc những phát biểu, mặc những tuyên bố rất « tư bản chủ nghĩa,
kinh tế thị trường » ở Davos, hay ở những diễn đàn của thế giới tự do,
Jack Ma thuộc nhóm « gà nhà » của họ Tập, và cũng thuộc thành phần vẽ
đường vẽ lối cho nền chánh trị Tàu !
Song
song với cuộc kiểm soát tình hình chánh trị đảng, một cuộc chuyển hướng
chánh sách kinh tế cũng được thực hiện để tránh viễn ảnh một cuộc khủng
hoảng xã hội đương nhiên. Năm 2008, Tàu may mắn thoát được nạn khủng
hoảng quốc tế, do một chánh sách tài chánh, khá táo bạo để giữ mức phát
triển. Và may mắn thay, nếu nguồn tài chánh ấy tạo được sức phát triển
cho ngành xây cất, địa ốc, thì ngày nay, cũng chính ngành địa ốc ấy lại
đang tạo một bong bóng khổng lồ rất nguy hiểm cho tương lai. Qua những
năm 2013-2014, nguồn tài chánh ấy lại được dùng để hổ trợ thị trường
chứng khoán, hầu tạo của cải, tài sản cho giới tư sản thuộc giai cấp
trung bình của xã hội Tàu. Thế nhưng, cái gì thái quá cũng nguy hiểm !
Thị trường chứng khoán, chẳng chốc, lại tạo ra bong bóng, và, bong bóng
đã nổ bùng hồi tháng 6, tháng 7 vừa qua ! Để cứu thị trường chứng khoán,
(và cứu các nhà tiểu tư sản đầu tư Tàu) nhà nước Tàu (theo tin hành
lang Golden Sachs) tung ra gần 130 Tỷ euros ! Và chưa hết, trong cái
nạn, lại gặp cái khổ, ngành kỷ nghệ Tàu lại gặp khó khăn, ế ẩm, do giá
lao động công nhơn Tàu cao, lương bổng thợ thuyền Tàu bấy lâu nay tăng
giá, mất sức hấp dẫn. Nhưng lương bổng công nhơn Tàu tăng cũng do chánh
sách của Đảng (Đại hội Đảng thứ 18, quyết định tăng lương công nhơn để
nâng mãi lực, và tăng ngành dịch vụ). Và lay hoay, việc gì đến cũng phải
đến, đồng Nguyên phải hạ giá ! Thế giới lại la làng, cho rằng Tàu muốn
gây chiến tranh ngoại tệ. Làm gì Tàu dám làm ! Chỉ vì bí quá thế thôi !
Hạ đồng Nguyên, Tàu chỉ có mong xuất cảng hàng hóa nhiều hơn thôi !
Nhưng
cái việc chắc chắn là những kết quả « nửa trúng nửa trật- nửa ly nước
đầy hay nửa ly nước lưng» của các anh phù thủy kinh tế Tàu chứng minh
cho chúng ta rõ rằng, là thời vận đỏ của anh Tàu cũng bắt đầu hết rồi !
Hết sức đi lên của nền kinh tế của anh Tàu rồi. Ngày nay nền kinh tế
Tàu đã lên đụng nóc nhà rồi, giờ chỉ còn tụt thôi ! Ráng cho lắm, cái
thời con số phát triển ở chung quanh con số 10 % một năm hết rồi, bây
giờ phải ăn mừng (thắng lợi !) với những con số hoặc 4 hoặc 5 % một năm
thôi !
Và
nền kinh tế thế giới ? Ảnh hưởng thế nào ? Tùy cách hạ cánh của Tàu
thôi ! Nếu từ từ đáp, nhẹ nhàng, an toàn, bánh xe hạ xuống, flaps hạ,
bớt máy từ từ, đường xuống thoai thoải, cần lái kéo tròn … everything’s
OK thì các xí nghiệp Tàu, tuy nợ ngập đầu, tuy nước dâng tới cổ, nhưng
còn giữ đầu khỏi nước, vẫn còn thở được, và các quốc gia ngoại quốc –
các quốc gia xuất cảng nguyên liệu, như Ba Tây-Brésil hay Phi Châu – có
thể uyển chuyển đáp ứng. Nhưng nếu hạ cánh vội vàng, gấp gáp, kéo thắng
tay vội vàng, đạp cả thắng chưn, thi ôi thôi, thị trường thương mại
quốc tế sẽ hỗn loạn, tan vỡ, đem đến một cuộc khủng hoảng lớn, hậu quả
vô lường.
Và với cuộc khủng hoảng, sẽ tạo những nạn nhơn :
2. Đời Sống Công Nhơn Tàu Bất Ổn, Xã Hội Tàu Hỗn Loạn
Nếu
anh « dân công – mingong », từ những làng mạc xa xôi của tận cùng xứ
Tàu đã kéo nhau về các thành thị để xây dựng thành những đại đô thị, đã
đưa xứ Tàu từ nghèo nàn lạc hậu, lên hàng đầu thế giới, và với cuộc
khủng hoảng, anh cũng là những nạn nhơn đầu tiên.
Baoshan,
nằm cạnh biên giới thành phố Shanghai-Thượng Hải, khổng lồ với 23 triệu
dân, cách nửa giờ lái xe với khu phố Pudong, hoàng tráng với các nhà
chọc trời, với các cửa kiếng chiếu sáng coóng dưới ánh mặt trời ban
ngày, với hàng ngàn ánh điện thắp sáng một góc trời về đêm, là một khu
tuy thuộc ngoại ô thành phố Shanghai, nhưng là khu toàn là dân lao động
cư ngụ. Nghèo nàn, với những ngõ hẻm chật hẹp, bẫn thỉu, với những mái
nhà xiêu vẹo, với những giếng nước đen ngòm với những thùng nước đục
ngầu khi kéo lên…
Đây
là bề trái của cái mề-đay sặc sở của một nước Tàu, vươn lên quá nhanh,
tuy chiếm chức đệ nhứt thế giới về hàng kinh tế, nhưng lại không đủ sức
trãi đều lợi tức cho dân chúng mình, nên có con số lợi tức đầu người
thuộc hàng thấp kém của thế giới. Nước Tàu giàu nhứt thiên hạ ! Đúng,
phải ! Dân Tàu nghèo mạt rệp, phải xuất cảng, di dân, tha hương cầu
thực, cũng đúng luôn ! Đây là nghịch lý của xứ Tàu.
Nước
Tàu nay, như một nước Quân chủ thời Trung Cổ với Nhà Vua, quan chức,
thương gia giàu có, tiền rừng bạc biển, còn thằng dân chỉ là thứ dân,
thần dân, bần dân,… như le serf của các seigneurs français, hay các
moujiks của các koulaks nga …thời Nga Hoàng. Cộng sản Tàu hay Việt ngày
nay có khác chi Vua Chúa quân chủ xưa ?
Khu
Baoshan, gồm rất nhiều cư dân thuộc các dân công – mingong tạm trú. Tạm
trú vì với chế độ « houkou- hộ khẩu », họ không được thành phố Shanghai
chấp nhận. Họ phải trở về lại quê quán khi hết có hợp đồng việc làm,
mặc dù sau khi đã, cư ngụ và làm việc cả những năm tháng dài ở
Shanghai ! Một « dân công-mingong » chỉ là một công nhơn di dân tạm trú.
Dong Haiqiang là một dân công, anh năm nay 38 tuổi, quê ở Hồ Nam, cũng
như cả triệu dân công khác, anh rời nơi chôn nhao cắt rún để đi tìm
miếng sống, tìm một cuộc sống khác và tìm một tương lai khác cho gia
đình ở lại quê nhà. Cũng như cả triệu dân công, anh đã tham gia xây dựng
nước Tàu huy hoàng của thế kỷ 21. Từ sáu năm nay, anh mỗi sáng vào
những công trường xây cất ở Pudong, tối về ngủ ở Baoshan, ăn uống đè
sẻn, ngủ tạm ngủ nhờ, tiền lam lũ có bao nhiêu dành dụm gởi về quê nuôi
bố mẹ và vợ con. Mỗi năm một lần vào dịp Tết anh về thăm gia đình một
tuần. Dân công là là loại công nhơn rẻ tiền, ai sai gì làm đó lao động
không được chăm sóc, không có luật lệ bảo đảm, một loại nô lệ tân thời.
Dân
công ngày nay là nạn nhơn đầu tiên của sự xuống dốc của nền kinh tế
Tàu. Từ nghề lái xe tải hàng chuyên chở từ những nhà máy đến bến cảng để
đưa hàng lên tàu xuất cảng, hay bốc hàng từ cảng chở về nhà kho, ngày
nay anh phải sắp hàng xin việc, nhập cảng hay xuất cảng đều sa sút. Nghề
anh, một nghề thuộc loại sang (tài xế xe tải), nếu làm đủ 7 ngày trên 7
trong tuần có thể kiếm được 10 ngàn nguyên tệ-yuans (1400 euros- 1100
dollarsUS). Giảm xuất nhập cảng, lương anh sụt khoảng 30%. Không đủ chi
phí nuôi vợ con và bố mẹ ở quê nhà. Anh và gia đình anh là những nạn
nhơn đầu tiên của tụt hậu kinh tế. Tháng 7 qua, xuất cảng Tàu giảm 8,5%,
trong đó có 12 % giảm đối với Liên Âu, khách hàng số 1 của Tàu. Nhập
cảng cũng thụt lùi 8,1%, chứng minh thị trường nội địa cũng chưa được
vững vàng gì cho lắm ! Thật là một bài toán nan giải, nhức đầu cho Tập
Chủ Tịch, Xi Xù Xì, gặp phải con số phát triển thấp nhứt từ 25 năm nay,
và có cơ làm hỏng chỉ tiêu 7% – con số dự đoán phát triển cho năm 2015 –
(Chỉ tiêu nầy do Tàu đặt ra, nhưng thế giới nghi rằng khó đạt được).
Chờ xem !
Ngày
nay, anh Dong phải đem vợ lên Baoshan, để con ở lại nhờ cha mẹ già nuôi
dưởng, và hai vợ chồng mở một tiệm bán bánh bao điểm tâm để bán cho dân
mingong, may ra kiếm thêm chút cháo cho gia đình. Wang, một mingong
khác, với khuôn mặt khắc khổ, đang ngồi ăn vội chiếc bánh bao và uống tô
nước trà. Wang, quê ở Jiangsu, đến lao động ở Shanghai từ 10 năm nay
nhận xét : « Cách đây 10 năm, khi tôi bỏ làng lên đây, công việc tìm dễ
dàng, ngày nay, rất khó khăn. Dần dần bạn bè bỏ đi hết, hoặc về quê làm
ruộng hoặc đi tìm việc ở nơi khác. Khách sạn nơi tôi trọ xưa chúng tôi
cả 200 người, nay chỉ còn độ 50 người thôi ! ». Nhưng, cũng công bằng mà
nói, 10 năm nay, lương bổng công nhơn đã tăng làm 5 lần hơn, xưa chỉ 7
euros một ngày nay đã 32 euros một ngày. Nhưng cũng vì lương bổng thợ
thuyền công nhơn cao như vậy nên ngày nay Tàu bị cạnh tranh, và nền kỷ
nghệ Tàu gặp khó khăn. Đồng nguyên-yuan cũng tăng trị giá đến 14%, kỷ
nghệ Tàu không đủ sức để cạnh tranh với các nước nghèo như Việt Nam,
BanglaDesh hay Phi Châu. Các tổ hợp kỷ nghệ thế giới dần dần dời xưởng
đem qua các quốc gia có công nhơn giá rẻ hơn.
3. Tăng Tốc Độ hay Cuộc Chay Đua Vượt Chỉ Tiêu Vô Vọng
Muốn
cạnh tranh với các quốc gia khác, chỉ còn một cách là năng cấp sản suất
– productivité hay tăng tốc độ sản xuất – surproduction. Và Anh Tàu
đang lẫn lộn hai ý niệm ấy. Nhưng vì nền kinh tế đang đi xuống, chỉ còn
cách làm nhiều thôi ! Và làm nhiều sanh ra làm ẩu, năng sức sản xuất
lên, nhưng có cái lượng lại mất cái phẩm. Nhơn giờ sản xuất lên, nhơn
nhịp sản xuất, nhưng vẫn với giàn máy vẫn cũ, hệ thống vẫn cũ, và kỷ
thuật vẫn cũ chỉ có đem lại sự mất an toàn trong sản xuất thôi. Quá tải,
máy, người chỉ một thời gian sau, là đổ vỡ, đau bệnh, và dĩ nhiên, tai
nạn… (Tai nạn nhà máy Tianjin-Thiên Tân là một thí dụ). Hệ thống kỹ nghệ
quá cũ, dùng năng lượng xưa, với những lò luyện đốt bằng than đá, với
những nhà máy điện còn dùng than đá… thì ô nhiểm chẳng chốc cũng sẽ tới
thôi ! Ngày thứ hai tuần qua Bắc Kinh báo động đỏ về ô nhiểm ! Và còn sẽ
ô nhiểm dài dài !
Tàu
có mặt ở COP 21, Tàu phải đến có mặt ở COP 21 thôi ! Tàu hứa sẽ cải tạo
hệ thống kỹ nghệ, hệ thống tiêu dùng. Nhưng đã quá trễ ! Tuy nhiên, có
còn hơn không. Cả xứ Táu nay là một quả bom « họa môi trường » nổ chậm…
Nhưng than ôi, Tàu nằm cạnh Việt Nam, Tàu chết vì ô nhiểm, thì Ta chắc
cũng ngất ngư. Nhưng đó là chuyện Ta, thũng thỉnh tính sau !
Đây
là một cuộc chạy đua vượt chỉ tiêu đi tới vô vọng – une fuite en avant.
Và một nghịch lý nữa, là cuộc chạy đua sản xuất nầy lại được các Ngân
hàng Quốc gia Tàu khuyến khích. Khuyến khích sản xuất, nhưng hàng ra ế
không xuất cảng được, ế ẩm. Quay sang, hy vọng hàng bán cho dân Tàu nội
địa tiêu thụ, bằng mọi gía nâng thị trường nội địa, vì vậy tăng lương
bổng cho công nhơn để tạo mãi lực. Lại vòng vòng, tăng lương tạo mãi
lực, nhưng giá thành cao, giá bán cao, hàng sẽ ế ! Giữ xí nghiệp hoạt
động để tạo việc làm cho công nhơn, tạo mãi lực cho công nhơn để mua
hàng ! Nhưng tất cả đều giả tạo, làm ráng, mua ráng, bán ráng, cái vòng
lẩn quẩn ấy Tàu nay vướng nặng. Chỉ số phát triển quyết giữ ở 7% cho năm
2015, chắc khó đạt lắm !
Thế
ta mới hiểu tại sao, ngày nay dân Tàu đang ùn ùn vượt biên, di tản kinh
tế. Các thủ đô âu châu đầy dân Tàu. Tàu nghèo, đói đi kiếm việc đã
đành. Tàu giàu có, làm ăn bất lương đem tiền đi trốn, để thủ cho đời con
cháu, âu cũng dễ hiểu. Các cán bộ cao cấp tham nhũng vác tiền đi trốn,
cũng dễ hiểu thông cảm. Thế nhưng, cái lạ là cả dân giai cấp trung bình,
có công ăn việc làm, nơi ăn chốn ở đàng hoàng cũng dzọt… Ở Paris và
vùng phụ cận, ở đâu các tiệm thương mãi không còn « ăn khách » như tiệm
thuốc lá, loto, tạp hóa, là Tàu mua sang lại. Ngày nay chủ Tàu đầy rẩy,
đầu đường, đầu hẻm, Tàu ! Tàu đâu cũng thấy Tàu ! Hết còn những khu đặc
biệt như quân 13, Belleville rồi, bây giờ đâu củng thấy Tàu. Rồi gái Tàu
đi Tây, làm điếm cũng đầy rẩy, nghề điếm tử tế thì đấm bóp, nào nguyên
người-complet, nào nửa người, thậm chí chỉ bóp chơn bóp cẳng. Hết đấm
bóp thì nghề cắt tóc (chỉ chưa ráy tai thôi !). Hết nghề đấm bóp, cắt
tóc … thì bán sex ! Nào đứng đường, nào complet đủ bộ, nào nửa bộ, và dễ
sợ hơn, túng thiếu quá, em đề nghị thỏa mãn nhanh chóng nơi góc cửa,
hay cả ngồi ghế đá vườn hoa chỉ với 20 euros thôi ! Và em không chừa một
ai ! Tui đây người viết, ông già trên 7 bó nầy cũng bị một em Tàu lẻo
đẻo đi theo, đề nghị … mãi không kết quả, và cuối cùng em đành xin 5
đồng euros, hay 1 đồng cũng được, vì hôm ấy trời lạnh và …em đói ! Tôi
đành cho em 5 đồng để yên thân và cũng thương hại « thân già… của em »,
vì em ngó kỹ cũng « đà có tý tuổi rồi » ! Kể chuyện cô điếm Tàu, mà
nghĩ đến các cô điếm Việt Nam lang thang tha hương cầu thực, chắc cũng
không hơn gì ! Xin lỗi tất cả bà con, tui nầy, nói chuyện thô tục nhơ
nhớp, nhưng Thúy Kiều cũng chỉ là một cô điếm được một đại nhà văn nhà
thơ kể với một giọng thơ tuyệt vời thôi. Nhưng Kiều là hồng nhan, bạc
phận, còn cô điếm Tàu của tôi nhan sắc rất tầm thường, quá tầm thường
thế sao cũng bạc phận ? Ôi hay là, đẹp cũng chết, xấu cũng chết !
« Bắt
ở trần phải ở trần, cho mai-ô (maillot-áo thun) mới được phần mai-ô ! »
là câu nhựt tụng của chúng tôi lúc ở tù Cộng sản. Có anh lấy cái ăn làm
trọng, nói « Bắt bobo phải bobo, cho cơm sắn, mới được phần sắn cơm !»
4. Ngó Về Việt Nam
Chúng
ta thử đổi tất cả những tên tuối người, địa dư, địa lý Tàu sang tên
Việt Nam. Hình ảnh chẳng khác gì, viễn ảnh tương cũng mù mờ bí lối, đen
tối như nhau. Nhưng có khác, khác chăng là thằng Tàu là tuy thằng đầu
ngọn lãnh đủ, nhưng còn dư tiền dư bạc, còn Việt Nam, chỉ ăn theo, nên
… ? Thị trường thằng Tàu lớn trên 1 Tỷ 4 người. Mỗi thằng Tàu bỏ ra 1
dollars mua hàng mỗi ngày, ta kiếm 1Tỷ 4 dollars. Một năm 365 ngày nhơn
lên 511 Tỷ dollars một năm. Đó là thị trường đó là hắn mua, còn nếu hắn
bán thì với tiềm lực như vậy hắn sẽ làm nhiều chuyện ! Nhưng may quá,
ngày nay hắn chạy theo nhiểu giấc mộng vu vơ : làm chủ Biển Đông, làm
chủ Thế giới, mở xa lộ dầu hỏa, mở xa lộ vận tải, bành trướng, xâm chiếm
kinh tế, xâm chiếm đất đai Phi Châu. Hắn lo làm giàu ở Phi Châu, nhưng
quên hẳn người dân ở xứ hắn.
Nền
kinh tế nội địa Tàu đang thời kỳ thay đổi, những mẫu phát triển và kiến
thiết kiểu cũ, dựa trên nền tảng đầu tư đã đến thời kỳ hết linh rồi !
Dịch vụ và kỹ nghệ thông tin tin học bắt đầu nhập nhưng thị trường nội
địa chưa theo kịp, còn quá dựa trên những đòi hỏi căn bản sanh tồn của
con người. Trong khi chờ đợi thị trường chuyển hướng theo đà thế giới,
thị trường chứng khoán sụt 30% vào tháng 7 vừa qua !
Khác
với khủng hoảng năm 2008 bắt đầu từ Huê Kỳ. Lúc ấy, mặc dù mất thị
trường Huê Kỳ, Tàu còn đủ sức chận được cơn sóng thần dữ dội do sự xập
tiệm của Wall Street : Tàu dám cho giàn máy xây cất thế giới chạy : 500
Tỷ dollars xây xa lộ, xây những phi trường không lồ của Tàu đã cứu nền
kinh tế thế giới và Âu Mỹ ( và đặc biệt các nhà thầu xây cất, các kiến
trúc sư Âu Mỹ), nhưng cũng tăng nợ các tỉnh các vùng của Tàu và tạo
tham nhũng cho các cán bộ chúa vùng của xứ Tàu, và cũng chẳng đem lại
những học hỏi hay kinh nghiệm gì về kỹ thuật cho công nhơn Tàu cả.
Ngày
nay, Tàu có thể cho máy in tiền chạy. Nhưng không dám, vì Tàu có tham
vọng đồng Nguyên sẽ được nhìn nhận là đồng tiền quốc tế. Giấc mơ ấy nay
đà thành tựu. Qua năm 2016 đồng Nguyên Nhơn dân tệ-Renminbi sẽ ngang
hàng với dollars, euros, pound sterling, yen nhựt để thành một ngoại tệ
quốc tế sẽ được dùng để mua bán, thương thuyết, tích trử gọi là Có quyền
Rút Vốn Đặc biệt- Special Drawing Rights-SDR. Muốn vậy đồng Yuan-Nguyên
phải giữ chữ Tín.
Nhưng
chữ Tín gì ? Khi sau khi thị trường chứng khoán trụt dốc 30% ? Trung
Ương Đảng phải dùng đại bác để cứu vãn : 144 Tỷ dollars, gần 130 Tỷ
euros, được tung ra để cứu các cổ đông Tàu. Sự thực thì, nghe thì dữ tợn
đấy nhưng chỉ có tác dụng đối với 7% xã hôi Tàu thôi. Vì 7% ấy là con
số tỷ lệ gồm các gia đình Tàu các dân cư thành phố « chơỉ » cổ phiếu
thôi – đối lại hai lần nhiều hơn đối với dân Huê kỳ. Riêng các Xí nghiệp
Tàu, chỉ có sử dụng nguồn tài chánh đầu tư 5% do tiền từ cổ phiếu.
Nhưng cái hệ luận kết quả của cuộc sụp đổ nầy là lòng tin của người âu
mỹ quen với lối lý luận âu phương. Từ lâu nay, Tàu vẫn là đầu tầu của
ngành kinh tế kỹ nghệ thế giới, ngày nay số 2, lắm lúc còn cả số một
kinh tế thế giới, Tàu không thể để thế giới âu phgương mất lòng tin. Và
trong lúc tinh thần còn bấp bênh như vậy, Tàu chơi cú « xí mứn » : ngày
11 tháng 8 năm 2015, Tàu hạ giá đồng Yuan-nguyên tệ. Chỉ trong vài giờ
Tàu đem đồng Yuan lùi trở về trị giá của năm 2011 đối với dollar. Ngang
tàng, phủ phàng, chưa từng thấy từ hai thập niên nay ! Nhưng Beijing trả
lời, đem đồng Yuan xuống để nhập bọn với các ngoại tệ trong cái rổ
« tiền quốc tế xài chung » (chuẩn bị đơn xin nhập vào tháng 11/2015) và
cũng để « cứu giá » ngành xuất cảng Tàu đang cơn nguy ngập ! Cũng có lý,
và người âu mỹ chấp nhận và bắt buộc đành bỏ qua ! Chỉ vì thèm thị
trường tiêu thụ của Tàu.
5. Một Phương Pháp Khả Thi Có Thể Cứu Kinh Tế Tàu (và Cả Việt Nam)
Kết
quả của cuộc khủng hoảng ngày nay ở Tàu, là số công nhơn thất nghiệp và
các nhà máy bỏ hoang ! Trong một chế độ mà hơn ¾ hệ thống kỹ nghệ nằm
trong tay Đảng. Các xí nghiệp các nhà máy đều là những Xí nghiệp Nhà
Nước Quốc Doanh, những Công Ty Thương Nghiệp Quốc Doanh. Công Nhơn là
công nhơn viên, nửa thợ nửa cán bộ, Đảng kiểm soát, Đảng quản trị. Đó là
những tổ chức khổng lồ, nơi núp bóng của các cán bộ quan lại, đảng
viên, đảng tử, đảng tôn, Con Ông Cháu Cha chia ghế nhau … tham nhũng,
chia nhau ăn tiền, đây là những giang sơn riêng biệt của phe ông nầy phe
quan nọ. Đó cũng là những cổ máy hút tiền, tiêu tiền xài tiền, của công
biến của tư. Công tư nhập nhằng. Xài phung phí. Phải dẹp !
Phải
thay đổi, phải biến những công ty ấy thành những công ty tư nhơn, quản
trị đàng hoàng khoa học như các công ty quốc tế tư bản. Thủ Tướng Ly
Keqiang cũng đang mơ làm một việc giống vị tiền nhiệm Zhu Rongji, năm
1990, là đã đuổi 30 triệu cán bộ khỏi những công ty quốc doanh. Nhờ vậy,
Tàu đã bước vào một kỷ nguyên mới, hiện đại với những kỹ thuật mới từ
dạo ấy. Thế nhưng, ông Lý tuy có nói đến, có nghĩ đến nhưng ông Tập còn
bận lo cũng cố địa vị cho cả hai, nên hiện thời chỉ nghĩ đến những hồ sơ
chánh trị thôi.
Việt
Nam ta cũng vậy ! Đó là khâu phải cải tổ, phải làm. Phải Tư nhơn hóa
các Doanh Nghiệp Quốc Doanh. Dẹp hết những cơ sở vô tích sự, nơi tham
nhũng, nơi ăn tiền, nơi trốn núp của những tên ăn hại vô tài bất tướng.
Tư nhơn hóa hệ thống quản trị ngân hàng, quản trị xí nghiệp, cơ sở
thương mại… Chỉ có cách ấy mới cải tổ ngành kinh tế thương mại Tàu và
Việt Nam !
Và Để Kết Luận
Trở về Baoshan và những người mingong Tàu:
Toàn
dân Baoshan cũng như toàn dân Tàu, cũng như toàn dân Việt Nam – vả cũng
như, nói rộng ra, cũng như cả nước Việt Nam, Chánh phủ Việt Nam, Quốc
hội Việt Nam, toàn cả Đảng Cộng sản Việt Nam, tất cà nói chung, tất cả
đếu là «cán bộ-công nhơn viên» làm việc, phục vụ, phục tùng, cho Đại
Công Ty Công Sản và Nhà Nước Tàu!
Ngày
nay, phe « đầy tớ Tàu quản trị Việt Nam » thì chỉ biết nhìn ghế, nhìn
Đảng, nhìn xem phải bầu ai, bỏ ai, theo ai để hưởng lợi, hưởng lộc… !
Còn
phe người dân Việt Nam? Vì bé cổ thấp miệng, bịt mắt, bịt tai, bit
miệng, giống người mingong Tàu ở Baoshan vậy! Tất cả chỉ biết nhìn,
ráng nhìn, ráng bám vào cái đời sống, bám vào cái cuộc sống, đấu tranh,
vật lộn, tranh nhau với vật giá hàng ngày, với giá xăng đang lên, với
gạo đang lên giá, vàng đang lên giá… ráng đi chợ hàng ngày, làm sao tìm
miếng thịt không độc hại, tìm miếng rau không dơ dáy, ăn qua ngày, sống
qua thời…Mãi mãi, cuối cổ, cuối đầu, NÔ LỆ!
Baoshan ngoại ô ven thành phố Shanghai, đất Tàu.
Việt Nam, ngoại ô ven biên (giới) Tàu, (đã) đất Tàu hay (còn) đất Việt ?
Cả hai vùng đất, cùng một thế giới, cùng một giấc mơ, cùng một tham vọng: sống, ăn, ngủ, thở … qua ngày, mãi mãi, nô lệ.
Ave, Caesar, morituri te salutant-Chào Cán bộ, những thằng sắp chết chào mi !
Hồi Nhơn Sơn, Tàn năm 2015
Phan Văn Song
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * VƯƠNG TÂN
Đặng Phùng Quân
Vương Tân, người thơ
Vương Tân, người thơ
"kẹt giữa bầy chó sói"
(thơ Vương Tân)
Những người làm văn nghệ mà tôi quen biết sớm nhất là Vương Tân, Xuyên Sơn, Khoa Hữu, Đồng
văn Khải vào những cuối thập niên 50s, đầu 60s. Trong số đó, có
người không bao giờ gặp lại như Xuyên Sơn, hay ra đi đã lâu như
Đồng văn Khải, có người trùng phùng không phải thời như Khoa
Hữu, song Vương Tân chỉ hội ngộ trên mạng ảo, qua chữ nghĩa. Cho
đến tin thư về Vương Tân cũng đã bỏ cuộc chơi mà đi khi năm
cùng tháng tận này.
Khi Xuyên Sơn làm thư ký tòa soạn cho tập san văn Thế Hệ vào
cuối thập niên 50s đó, không xuất bản ở Sài-gòn nhưng ở tận
vùng sông Hậu xa xôi đó (chủ nhiệm là dân biểu thời Đệ Nhất
Việt nam Cộng hòa) cho đến lúc tôi gặp mặt chàng công tử Nam
kỳ đeo kính gọng vàng ở quán cà phê trên vỉa hè đường phố
Hiền Vương Sài-gòn, thì Thế Hệ cũng đã đình bản.
Gặp lại Vương Tân vào lúc nhà thơ khoác áo ký giả Hồ Nam ở toà soạn nhật báo, có trang văn nghệ mà thỉnh thoảng tôi vẫn gửi đăng thơ, nơi tấp nập nhộn nhịp vì đất nước xã hội càng xáo trộn, khu vực truyền thông được mùa như diều gặp gió...; tôi còn nhớ có những cô nàng mới gia nhập làng báo như LTH và tôi cũng có dịp được làm phiền chở cho đi đây đó...; dạo ấy Vương Tân/Hồ Nam còn được hiệu trưởng một trường tiểu học chương trình Pháp nhờ trông nom một nhật báo mới, và Vương Tân đề nghị tôi phụ trách trang Sinh viên/thanh niên. Song tôi cũng chẳng cộng tác bao lâu vì không có thì giờ; tôi cũng không có duyên nợ với công việc làm báo. Sau đó, mỗi người một công việc khác nhau. Tôi không có dịp gặp Vương Tân. Vả chăng, những ngày tháng ngồi ở La Pagode (sau nhiều năm bỏ viết) với bạn bè, tôi cũng chưa hề thấy Vương Tân đến đó.
Cho đến những ngày ở Mỹ, với trang mạng điện tử gio-o vô tình làm nhịp cầu để chúng tôi liên lạc được với nhau. Vương Tân qua Lê thị Huệ có email của tôi, và do đó tôi mới biết nhà thơ phải bỏ đất Sài-gòn, như một cố quận về Tiền giang, tên một thành phố thân quen "Mỹ tho", song một tên đường quái đản "Lê thị Hồng Gấm (?!!)".
Gặp lại Vương Tân vào lúc nhà thơ khoác áo ký giả Hồ Nam ở toà soạn nhật báo, có trang văn nghệ mà thỉnh thoảng tôi vẫn gửi đăng thơ, nơi tấp nập nhộn nhịp vì đất nước xã hội càng xáo trộn, khu vực truyền thông được mùa như diều gặp gió...; tôi còn nhớ có những cô nàng mới gia nhập làng báo như LTH và tôi cũng có dịp được làm phiền chở cho đi đây đó...; dạo ấy Vương Tân/Hồ Nam còn được hiệu trưởng một trường tiểu học chương trình Pháp nhờ trông nom một nhật báo mới, và Vương Tân đề nghị tôi phụ trách trang Sinh viên/thanh niên. Song tôi cũng chẳng cộng tác bao lâu vì không có thì giờ; tôi cũng không có duyên nợ với công việc làm báo. Sau đó, mỗi người một công việc khác nhau. Tôi không có dịp gặp Vương Tân. Vả chăng, những ngày tháng ngồi ở La Pagode (sau nhiều năm bỏ viết) với bạn bè, tôi cũng chưa hề thấy Vương Tân đến đó.
Cho đến những ngày ở Mỹ, với trang mạng điện tử gio-o vô tình làm nhịp cầu để chúng tôi liên lạc được với nhau. Vương Tân qua Lê thị Huệ có email của tôi, và do đó tôi mới biết nhà thơ phải bỏ đất Sài-gòn, như một cố quận về Tiền giang, tên một thành phố thân quen "Mỹ tho", song một tên đường quái đản "Lê thị Hồng Gấm (?!!)".
Cũng may, qua gio-o, đọc được thơ Vương Tân:
Kẹt giữa bầy chó sói
Vung bút lên chống đỡ đến cùng
......
hay:
Đời đâu cần gì ta
Ta sống chi chật đất
những vần thơ bị vây quanh bởi bầy chó sói, những ức uất nghẹn ngào, song tuyệt vời.
Nguyễn Thiên Thụ, một người bạn khác của tôi đã dẫn thơ tình của Vương Tân:
Buổi sáng đầy cơn sốt
Nắng vàng nắng vàng run
Một mình tôi nằm khóc
Thương nhớ em vô cùng
Tình yêu vừa mới rụng
Hai đứa mình xa nhau
Những ngôi sao cách trở
Mỗi đêm một lần sầu
và nhận xét: thơ Vương Tân mang tính cách triết lý. Ông viết về thành phố, về cuộc đời và quan niệm cuộc đời buồn nôn:
Thành phố như người mù
Tiếng hát ai cô quạnh
Ngõ hẹp đêm bơ vơ
Cuộc đời người đi trốn
Thời gian những giảo hình
(Nguyễn Thiên Thụ, Văn học sử Việt nam hiện đại, tập III)
Mấy nét kỷ niệm với Vương Tân: trong Tết 2015 trên gio-o, tôi có cho bài proême Sinh bất phùng thời, qua thư điện tử, Vương Tân nói ngay: bài thơ bạn tuyệt vời. Song trí nhớ của Vương Tân cũng đáng nể, so với tuổi già, khi tôi hỏi: bạn có nhớ bài thơ của tôi trên trang văn nghệ bạn phụ trách ở nhật báo nào, và tên bài thơ, có mấy câu:
Mesdames et messieurs,
Hồn Do thái hoang vu
Lang thang ngoài đất lạ
..
được trả lời ngay: nhan đề bài thơ bạn là Hài kịch trong khi tắm, trên trang văn nghệ báo Quyết tiến.
Cái tình văn chương quý mến nhau nhiều khi chỉ từ những cái nho nhỏ thế đấy.
Thính thoảng tôi có viết về những người cầm bút quen biết đã chết, như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Nguyễn Nhật Duật, Nguyễn Xuân Hoàng khi họ mới nằm xuống.
Đây cũng là Ai điệu nhà thơ vừa qua đời: Vương Tân, mượn ngay câu thơ của chính bạn tôi:
Người chết người thương nhớ
Bâng khuâng và buồn dâng
Nguyên Ngư ơi ! Nguyên Ngư !
Tết sắp tới, Cây Mùa Xuân của những người văn nghệ cũ với nhau ở miền Nam mất đi một hình bóng thân thương đầu đàn !
VƯƠNG TÂN *BỂ DÂU
VƯƠNG TÂN
BỂ DÂU
BỂ DÂU
Huy Cận
Cả đời còn lại chỉ mỗi Lửa Thiêng
Tất cả đều là đồ bỏ
khiến con trai là Cù Huy Hà Vũ
Phải quăng đi hết để đi Mỹ
Thanh Thanh
Cùng Như Trị, Hồ Đình Phương lập nhóm Xây Dựng
Đi làm ông cò cảnh sát
Rồi trùm đặc cảnh miền Trung
Đi tù cộng sản
Thành nhà văn Lê Xuân Nhuận
vạch trần những tấn bi hài kich của cuộc đời
nhưng làm thơ vẫn là nghề của chàng
nổi tiếng dịch thơ Việt qua tiếng Anh
Lý Đợi
Học Đai học Sư Phạm
Nhưng ra đời lại cùng Bùi Chát lập nhóm Mở Miệng
Làm thơ rác và lập nhà xuất bản Giấy Vụn
khiến nhà giáo Nhã Thuyên
bị vạ lây vì viết luận văn thạc sĩ về Mở Miệng
Làm đảo điên bao nhà khoa bảng đất Bắc
nhiều bộ măt thật trơ ra
Tạ Tỵ
Phất ngọn cờ lập thể trước cả Duy Liêm
viết văn làm thơ rồi đi lính
tù cộng sản về vượt biển
ra nước ngoài viết hồi ký
về Saigon chết
còn lại mấy trang văn về đia ngục đỏ
một đời người quá long đong
Hi di Bùi Xuân Uyên
Nổi danh khi xuất bản nguyệt san Thế Kỷ ở Hà nội
viết văn nổi đình đám với Luyện Máu
về già phát khùng vì Cộng Sản
luôn nghĩ mình là vua Hùng đời thứ 18
chết trong im lặng
Hiếu Chân Nguyễn Hoạt
Viết bao nhiêu truyện dài đăng báo trong đó có Tỵ Bái
Nhưng lại thành danh với những bài báo Nói hay Đừng với bút danh Hiếu Chân
Chết trong tù khi vừa kể xong truyện tiếu lậm rồi sằng săc cười
Tấn bi hài kich của thầy đồ thời nay như thế đó
Lãng Nhân Phùng Tất Đắc
Trước đèn viết bao nhiêu chuyện đời ngang trái
Lưu vong sang Anh
Già vẫn không rời cây viết
Sáng tác thêm bao nhiêu là kịch đời
95 tuổi ra đi thanh thản
Làm bạn vong niên với trùm mật vụ Trần KimTuyến
VƯƠNG TÂN
http://www.gio-o.com/VuongTan/MongDemXuan
© gio-o.com 2015
NGUYỄN THIÊN-THỤ * NHẬT BÁO TỰ DO
NHẬT BÁO TỰ DO
NGUYỄN THIÊN-THỤ
NGUYỄN THIÊN-THỤ
So với chế độ cộng sản, thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam có khá nhiều quyền tự do, trong đó có tự do báo chí. Nước Nam từ nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, và chưa có nền tự do dân chủ như Tây phương, cho nên chúng ta chỉ có một nền tự do, dân chủ tương đối.Các chính quyền quốc gia đã thi hành chế độ kiểm duyệt, và tệ hại nhất ngày 4.8.1972, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sắc luật 007, buộc mỗi tờ nhật báo phải ký quỹ tại Tổng nha ngân khố 20 triệu đồng (bằng 500 lượng vàng). Ngày 3.9.1972, Trần Tấn Quốc ra số báo cuối cùng, trên số báo này, ông nói lời tạm biệt với bạn đọc, tuyên bố tự ý đình bản và công kích gay gắt sắc luật 007. Dẫu sao cũng vẫn có một số tờ tạp chí và nhật báo hoạt động.
Trong khi Cộng sản nắm trọn báo chí, ấn hành và xuất bản sách. tại miền Nam trước 1963, chúng ta có khoảng 50 tờ báo tư nhân, sau 1963, có khoảng vài trăm tờ báo tư nhân và rất nhiều nhà xuất bản, nhà phát hành và nhà in tư nhân. Trong số này, các nhật báo Thần Chung, Công Nhân, Tiếng Dội, Sóng Thần, Lẽ Sống, Buổi Sáng, Tiếng Dội Miền Nam, Dân Quyền.Chính Luận, Sống, Trắng Đen, Tự Do, Saigon Mới ...là nổi bật hơn cả.
Trong bài này, chúng tôi xin trình bày về nhật báo Tự Do.
Tam Lang
Tạ Quang Khôi cho biết lịch sử nhật báo Tự Do:
Nhật báo Tự Do ra đời năm 1954 là năm đầu của cuộc di cư từ Bắc vào Nam.
Nhóm chủ trương tờ Tự Do mới đầu gồm có: Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Đinh Hùng và Vũ Khắc Khoan. Ông Tam Lang đứng tên chủ nhiệm, ông Mặc Thu làm quản lý và ông Như Phong làm thư ký tòa soạn. Khi bắt đầu có nhà in, họ cần một thư ký và tôi được mướn. Lương tháng là 1,500 đồng. Có việc làm ở ngay Saigon là tôi mừng rồi, bất chấp lương cao thấp. Ngoài công việc nhà in, tôi vẫn giúp thầy cò (correcteur) sửa bản vỗ của thợ xếp chữ. Nhờ thế, tôi liên lạc thân mật với các nhân viên tòa soạn.
Báo được dân Bắc di cư ủng hộ nhiệt liệt nên số phát hành tăng nhanh mỗi ngày. Thế là nhóm chủ trương quyết định ra thêm một tờ tuần báo lấy tên là Văn Nghệ Tự Do.
Các bài đăng trong tờ nhật báo gồm có: “Chuyện hàng ngày” (film du jour) do ông Tam Lang phụ trách; ông thi sĩ Đinh Hùng viết một truyện dài dã sử “Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu” với bút hiệu Hoài Điệp Thứ Lang, một bài thơ châm biếm “Đàn Ngang Cung” với bút hiệu Thần Đăng và tranh hí họa chống cộng; ông Như Phong, ngoài công việc thư ký tòa soạn, còn viết một truyện dài tên là “Một Triệu Đồng”.
Như Phong
Khi nhóm chủ trương mở rộng, có thêm ba người: Nguyễn Hoạt, Bùi Xuân Uyên và họa sĩ Phạm Tăng. Ông Nguyễn Hoạt, ngoài việc giúp ông Như Phong về tòa soạn, còn viết một truyện dài hàng ngày, tên là “Trăng Nước Đồng Nai”. Vì làm việc quá hăng say, ông Như Phong bị lao phổi. Ông phải nghỉ nhà để chữa bệnh. Việc tòa soạn do ông Nguyễn Hoạt tạm thay thế. ”( Tạ Quang Khôi. Tôi làm báo. http://www.voatiengviet.com/content/toi-lam-bao-143514366/1120052.html )
Thụy Khuê viét về báo Tự Do:
Tự Do là nhật báo đầu tiên của người di cư, quy tụ những tên tuổi như: Tam Lang (Vũ Đình Chí), Mặc Thu (Lưu Đức Sinh), Mặc Đỗ (Đỗ Quang Bình), Vũ Khắc Khoan, Như Phong (Lê Văn Tiến); Nguyễn Hoạt (Hiếu Chân), Đinh Hùng (Hoài Điệp Thứ Lang, Thần Đăng), Phạm Tăng…
Theo lời nhà văn Mặc Đỗ: “Nghị định cho phép Tự Do xuất bản do chính tôi ký [lúc ấy ông làm việc ở Bộ Thông tin cùng với Vũ Khắc Khoan], tôi tập hợp ban chủ trương […] Có giấy phép rồi phải lo tìm vốn. May sao có tổ chức quốc tế International Rescue Committee (IRC) sẵn sàng tài trợ cho tờ báo […] Từ phút đầu tôi nghĩ ra và bàn với Khoan đồng ý cho tới ngày cuối cùng của tờ báo tuyệt đối không một ảnh hưởng nào từ bất kỳ đâu tới đường lối và hoạt động của tờ Tự Do […] Ban chủ trương (in rõ mỗi ngày trên măng-xét) chỉ có Tam Lang, Vũ Khắc Khoan, Đinh Hùng, Mặc Thu, Như Phong và tôi. […] Anh Tam Lang chủ nhiệm lo điều hành, Mặc Thu lo trị sự tiền bạc, Vũ Khắc Khoan là người trực tiếp liên lạc với J. Buttinger của IRC, tôi không dự. Sau một lượt tài trợ ban đầu, Tự Do tự nó đứng vững (lập trường hợp với độc giả di cư, tài tổ chức bán báo lo trị sự) còn có lời là khác. Tuy ở trong ban chủ trương Vũ Khắc Khoan rất ít đến toà báo và không hề viết một bài. Tôi lo cho Tự Do chạy rồi thì để anh em làm” (trích bài “Văn học Miền Nam, tờ Tự Do, nhóm Quan Điểm và Văn học hải ngoại, Mặc Đỗ trả lời Nguyễn Tà Cúc”, Khởi Hành số 98, tháng 12/2004).
Theo lời họa sĩ Phạm Tăng: Như Phong Lê Văn Tiến là linh hồn của tờ báo. Tháng giêng năm 1956, Tự Do bị đưa ra toà vì hai bài xã luận của Nguyễn Hoạt đả phá khiá cạnh tiêu cực của chính quyền và những tranh biếm họa của Phạm Tăng chế giễu bà Nhu và chế độ. Phạm Tăng được trắng án, nhưng Nguyễn Hoạt và Mặc Thu bị tù ba tháng. Ít lâu sau Tự Do đình bản. Có thể nói, Tự Do là cơ sở báo chí đầu tiên quy tụ những khuôn mặt trí thức di cư, và nó đã làm đúng vai trò của một tờ báo tự nhận là “tiếng nói của người Việt tự do” lúc bấy giờ.
(Thụy Khê. ăn học Miền Nam từ 1954 đến 1975. https://ngominhblog.wordpress.com/2014/07/16/van-hoc-mien-nam-ii/ )
Về biến cố của Nhật báo Tự Do, ban đầu Tạ Quang Khôi viết:
Nhưng tờ Tự Do không sống lâu, nội bộ lủng củng rồi…dẹp tiệm. (Ibid)
Thế Phong cũng có ý kiến như vậy . Ông viết:
" Ngoài ra, tờ nhật báo Tự Do được Mỹ tài trợ, ban đầu Tam Lang cùng một số nhà văn báo di cư như: Thượng Sỹ, Hoàng -Lan, Nguyễn-Xuân-Huy, Đinh Hùng (ký Thần Đăng), Mặc Thu, Phạm Việt Tuyền, Như Phong, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan... Sau họ chia thành phe phái, tranh chấp nhau, tự ý đóng cửa báo, loại nhau khỏi cơ sở. Sau 1956, chủ nhiệm mới Phạm Việt Tuyền, quản lý Kiều Văn Lân, nhóm này lập Cơ Sở Tự Do, in tác phẩm của Vương Hồng Sển, Nguyễn Đình Toàn, Lê Hoàng Long, Trần Đình Khải, Hoàng Đạo (tái bản), Đỗ Thúc Vịnh.( Thế Phong. Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam. PHẦN THỨ BA .MIỀN NAM: 1954 – 1956 (VIỆT NAM CỘNG HÒA. Ch.I. http://newvietart.com/index4.368.html)
Vương Tân cũng nói là do nội bộ lủng củng:
Vương Tân sang làm báo Đời Mới được ít tháng thì nội bộ báo Tự Do lục đục. Nhà báo Tam Lang chủ nhiệm báo Tự Do đưa Nguyễn Trọng Nho em giáo sư Nguyễn Văn Phú vào làm trị sư để kiểm soát quản lý Mặc Thu Lưu Đức Sinh và vạch ra nhiều cái lem nhem về tiền bạc của Mặc Thu Lưu Đức Sinh. Khi Vương Tân sang làm nhật báo Thời Đại và tuần báo Việt Chính thì đột nhiên ông Trần Chánh Thành lên làm bộ trưởng bộ Thông Tin. Nhà báo Tam Lang nhân danh chủ nhiệm báo Tự Do gửi đơn xin bộ thông tin cho nhật báo Tự Do đình bản. Nhà văn Măc Thu Lưu Đưc Sinh lúc đó đang là chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ Tự Do ức quá cho công bố một bài viết trên báo này do nhà văn Nguyễn Hoạt chấp bút nói bộ trưởng Trần Chánh Thành không ra thể thống gì và thêm rằng ông chỉ là cây đa. Văn Nghệ Tư Do vị thần nể cây đa, chứ thứ cây đa chẳng là cái thá gì. Luật sư Trần Chánh Thành bèn dùng quyền bộ trưởng thông tin đóng của báo Văn Nghệ Tư Do và dùng tòa án truy tố người viết bài Nguyễn Hoạt và chủ nhiệm là Mặc Thu Lưu Đức Sinh ra tòa. Qua biện lý cuộc tòa án Saigon ông Trần Chánh Thành dùng ảnh hưởng tống giam Nguyễn Hoạt và Mặc Thu Lưu Đức Sinh vào khám Chí Hòa. Thế là nhà văn Nguyễn Hoạt và nhà văn Mặc Thu bị đưa vào tạm giam ở khám Chí Hòa làm cho Như Phong Lê Văn Tiến phải một phen vất vả chạy ngươc chạy xuôi mấy ngày hai nhà văn này mới đươc tại ngoại. Sau vụ này bác sĩ Trần Kim Tuyến quyết định nắm tờ Tự Do. Ông xuất tướng của ông là nhà giáo Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm báo Tự Do. Nhờ ông Buttinger tiếp tục yểm trợ báo Tự Do với Như Phong Lê Văn Tiến làm chủ bút, Phạm Xuân Ninh làm quản lý. (Lê Thị Huệ, Ibid)
Nhưng sau gặp lại Như Phong tại Mỹ, Tạ Quang Khôi mới được biết sự thật:
Năm 1996, ông Như Phong sang Mỹ theo diện HO, lên Virginia chơi và ghé thăm tôi. Trong dịp này, tôi hỏi ông về chuyện lủng củng nội bộ của báo Tự Do. Ông cho biết thực sự không có chuyện lủng củng nội bộ. Sở dĩ Tự Do bị đình bản vì lý do chính trị. Phủ Tổng thống thấy báo Tự Do được dân Bắc di cư ủng hộ thì không vui, vì nhóm chủ trương và nhân viên tòa soạn không ai có đạo Thiên chúa, lại không có ai là người Trung. Thế rồi báo đình bản được ít lâu lại được xuất bản với chủ nhiệm và quản lý mới. Đó là hai ông Phạm Việt Tuyền và Kiều Văn Lân. Hai ông không những theo đạo Thiên chúa mà còn là nhân viên phủ Tổng thống. (TQK ,ibid)
Vương Tân trả lời phỏng vấn của Lê Thị Huệ:
Lê Thị Huệ: Ông nói ông là một trong những người xây dựng Nhật Báo Tự Do vào giai đoạn khởi đầu của nền đệ nhất Cộng Hòa cùng các nhà văn nổi tiếng như Mặc Đỗ, Mặc Thu,Vũ Khắc Khoan, ông có thể cho biết thêm về thời kỳ hoạt động của tờ báo nổi tiếng này.
Nguyễn Gia Trí
Vương Tân: Về chuyện làm nhật báo Tự Do, tôi đã có viết trong hồi kỳ công bố trên mạng internet. Như Vương Tân còn nhớ thì sau hiệp định Geneve chia đôi nước Việt Nam, Vương Tân theo Đoàn Sinh Viên Hà Nội mà trưởng đoàn là luật sư Trần Thanh Hiệp vào Saigon. Sống trong lều bạt trên nền khám lớn Saigon ở đường Gia Long. Thời kỳ này Vương Tân, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế , Lữ Hồ, Doãn Quốc Sĩ say sưa làm tờ báo Lửa Việt của Đoàn Sinh Viên Hà Nội. Bỗng nhiên một buổi chiều một học giả người Mỹ tên Buttinger, mà Vương Tân quen từ ngoài Hà nội, tới nói với Vương Tân rằng một tổ chức của người Mỹ, mà ông là đai diện, đã yểm trợ một số anh em văn nghệ sĩ Bắc Kỳ Di Cư ra một tờ nhật báo. Buttinger muốn Vương Tân tham gia bộ biên tập tờ báo này. Nếu Vương Tân chịu tham gia thì Như Phong Lê Văn Tiến một người khá thân với Vương Tân sẽ tới gặp Vương Tân. Nghe Buttinger nói tới Như Phong Lê Văn Tiến em kết nghĩa nhà văn Hoàng Đạo, một ngươi bạn có hỗn danh Tiến Nhật, người từng được nhà văn Nhật Kotmasu đào tạo viết văn và làm tình báo, Vương Tân hơi hứng thú. Nên trả lời ông Buttinger làm báo thì Vương Tân sẵn sàng. Tuy nhiên vấn đề là làm báo để làm gì và phục vụ ai thì Vương Tân cần phải trao đổi với Như Phong Lê Văn Tiến rồi mới quyết định được. Buttinger nói với Vương Tân có thể sáng hôm sau Như Phong Lê Văn Tiến sẽ tới gặp Vương Tân.Qủa nhiên sáng hôm sau Như Phong đi một cái xe mobilette vàng tới lều bạt gặp Vương Tân rủ đi ăn phở. – “Mình đi ăn phở Thổ Nhĩ Kỳ nhé, Như Phong Lê Văn Tiến nói. Cái quán phở này nấu theo kiểu Saigon nước phở có củ cải trắng củ cải đỏ. Nó tọa lạc tại đường Thổ Nhĩ Kỳ nên thiên hạ gọi là phở Thổ Nhĩ Kỳ. Mình ăn phở Hà nội quen rồi hôm nay đổi món” Trong tiệm phở Như Phong Lê Văn Tiến cho biết tổ chức thiện nguyện của Mỹ do ông Buttinger đại diện tại Việt Nam đã tiếp xúc với Vũ Khắc Khoan nhận yểm trợ cho anh em văn nghệ sĩ di cư ra một tờ nhật báo lấy tên là Tự Do.
Tạ Quang Khôi
Tờ báo sẽ do nhà văn Tam Lang đứng vai chủ nhiệm, nhà văn Măc Thu đứng vai quản lý, Như Phong Lê Văn Tiến làm Tổng Thư Ký tòa soan, Măc Đỗ viết xã luận, Đinh Hùng viết truyện dài làm thơ trào phúng ký bút danh Thần Đăng vẽ biếm họa ký bút danh Đào Hoa, nhà báo Tam Lang viết tạp ghi, nhà văn nhà báo Tchya Đái Đức Tuấn Mai Nguyệt viết phiếm luận, nhà báo nhà văn Nguyễn Hoạt phụ trách hệ thống thông tin tại miền Bắc (sau này Như Phong với bút danh Cô Thần làm công việc này). Như Phong Lê Văn Tiến muốn Vương Tân làm phụ tá tổng ký tòa soạn kiêm phóng viên chánh trị cho tờ Tự Do. Đến ở luôn tại tòa soạn. Theo Như Phong thì với tư cách Đổng Lý Văn Phòng bộ Thông Tin mà lúc đó bộ trưởng là bác sĩ Bùi Kiến Tín , Măc Đỗ đã ký giấy phép cho nhật báo Tư Do ra đời.
Như Phong Lê Văn Tiến không dấu diếm gì hết nói với Vương Tân đang làm thư ký riêng cho bộ trưởng Bùi Kiến Tín trong lúc Mặc Thu làm công cán ủy viên nhưng lại tiết lộ bác sĩ bộ trưởng Bùi KiếnTín sắp nghỉ làm bộ trưởng để thủ tướng Ngô Đình Diệm cải tổ chính phủ. Như Phong Lê Văn Tiến nói thêm tòa soan có nhà báo Thương Sĩ, nhà văn Vũ Bằng, nhà báo Lê Văn Vũ Băc Tiến, nhà báo Hoàng Lan, họa sĩ Phạm Tăng. Nếu Vương Tân nhận lời sẽ có lương tháng hai mười ngàn (hai mươi ngàn lúc đó mua đươc bốn lượng vàng ba số 9). Nói xong Như Phong Lê Văn Tiến đưa cho Vương Tân một cái phong bì và nói ông nên sắm một cái mobilette để đi lại cho tiện hơn xe đạp. Trước hành động của Như Phong Lê Văn Tiến Vương Tân không cách nào từ chối đành nhận phong bì. Rồi Như Phong chở Vương Tân đến hang Lucia mua một cái xe mobilette vàng hết mười bẩy ngàn đồng (trong phong bì có sáu chục ngàn tiền Đông Dương ngân hàng). Và dọn tới nhà in Long Giang số 124-126 Lê Lai bắt đầu làm báo Tư Do. Nhiệm vụ của Vương Tân tại báo Tự Do tương đối nhàn. Ngoài làm phóng viên chánh trị phải đọc lại bản sắp chữ cuối cùng xem có gì sai sót trước khi đem đúc in. Việc này là của tổng thư ký tòa soạn phải làm, nhưng Như Phong Lê Văn Tiến nhờ Vương Tân làm. Dịp này Vương Tân thường thấy nhà văn Vũ Khăc Khoan xoay trần ra viết truyện Thần Tháp Rùa và soạn bài cho số tết xuân Tự Do Vũ Khắc Khoan có tật viết là phải uống rượu. Trước mặt Vũ Khắc Khoan luôn có chai Martelle Cordon Bleu. Vũ Khắc Khoan viết trên một cuốn vở học trò 200 trang. Ông viết bằng một cây bút parker. Vũ Khắc Khoan từng tham gia nhóm Hàn Thuyên và từng được Thái Dich Lý ĐôngA tin tưởng giao làm trưởng ban kiểm tra Đảng. Tuy Vũ Khăc Khoan là người đứng ra nhận tiền của ngươi Mỹ làm báo Tự Do nhưng ông chỉ lãnh lương tháng 30.000 đồng, và đi chiếc xe gắn máy Velo Solex. Còn thua Mobilette vàng của Vương Tân.
Phạm Việt Tuyền
Người trong tòa soan duy nhất đi ô tô là nhà văn nhà báo Măc Thu Lưu Đức Sinh. Nhà văn Mặc Thu đi cái ô tô Citroen 15 ngựa do Mai Đen làm tài xế. Nhân vật Mai Đen thời tướng Nguyễn Cao Kỳ từng đóng vai đại tá Thanh Tùng phụ trách tình báo. Dịp này Vương Tân thương thấy ông Bùi Kiến Thành con trai bác sĩ Bùi Kiến Tín thay mặt ông Buttinger đến đưa tiền cho Mặc Thu Lưu Đức Sinh Nhà báo Tam Lang là chủ nhiệm báo Tự Do nhưng không có xe riêng nhà ông ở con hẻm đường Võ Tánh bên hông tòa soạn. Tam Lang thường đi bộ qua tòa soạn. Thi sĩ Đinh Hùng thì lúc nào cũng măc đồ lớn sách cái cặp to đùng đi tắc xi tới tòa soạn, ngồi viết, ngồi vẽ. Thợ xếp chữ luôn phải chờ bài của thi sĩ Đinh Hùng để sắp chữ. Được cái Đinh Hùng viết rất nhanh, nên thợ in ít phàn nàn.
Như Phong Lê Văn Tiến mang tiếng làm Thư Lý Tòa Soạn nhưng hết bay ra Hải Phòng lại lo công việc làm tình báo với bác sĩ Trần Kim Tuyến nên công việc tòa soạn gần như giao cho Vương Tân cáng đáng hết. Như Phong Lê Văn Tiến có lần nói với Vương Tân là bạn thân của Như Phong là bác sĩ quân y Trần Kim Tuyến vừa được thủ tướng Ngô Đình Diệm cử làm giám đốc sở Nghiên cứu chánh trị thay ông tòa Vũ Tiến Tuân (sở nghiên cứu chánh trị là cơ quan mật vụ của chính phủ do tướng tình báo Mỹ Lansdal gợi ý thành lập). Như Phong nói bác sĩ Trần KimTuyến đang là nhân vật quan trọng thứ ba của chế độ chỉ sau hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Vương Tân nói với Như Phong Lê Văn Tiến, ông là người viết được nên vừa viết văn vừa làm báo, chứ làm tình báo lôi thôi lắm đấy. Làm báo Tự Do đươc ba tháng Vương Tân thấy chán cái tờ báo tiếng nói Băc Kỳ Di Cư này quá, nên nói với Như Phong Vương Tân xin nghỉ. Như Phong bảo tiếc quá nhưng ông sang làm việc với ông Trần Văn Ân thì tốt thôi.
Từ đó Vương Tân sang làm báo Đời Mới với Trần Văn Ân. Tuy bỏ Tự Do nhưngVương Tân vẫn liên lạc với Như Phong và rất thích khi thấy Như Phong với bút hiệu Lý Thắng viết trường giang tiễu thuyết Khói Sóng. Như Phong là người thân với bác sĩ Trần Kim Tuyến và giúp Trần Kim Tuyến gầy dựng sở Nghiên Cứu Chánh Trị từ đâu tới cuối. Nhưng năm 1960 báo Tự Do ra số xuân Canh Tý Như Phong xin được họa sĩ Nguyễn Gia Trí bức tranh Chuột với Dưa Hấu về làm bìa báo đã khiến báo bị tịch thu cả tòa soạn. Sở dĩ xẩy ra cớ sự vì bức tranh họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ chuột với dưa hấu. Lật ngược bức tranh thì quả dưa hấu bửa đôi là bản đồ Việt Nam. Mặt mấy con chuột giống y chang mặt anh em ông Ngô Đình Diệm. Bị cảnh sát bắt Như Phong Lê Văn Tiến tuy thoát nạn nhưng cũng giã từ báo Tự Do. Và bắt đầu một phiêu liêu chánh trị mới với đám tướng trẻ. Như Phong Lê Văn Tiến là người cùng với luật sư Đinh Trịnh Chính làm dự án đưa các tướng trẻ lên cầm quyền.và tham gia chính phủ Nguyễn Cao Kỳ với tư cách ủy viên hành pháp. Nhưng ngày 30 tháng Tư năm 1975 Như Phong Lê Văn Tiến lại kẹt ở Saigon. Khi gặp Vương Tân tại phòng giam Công An Cộng Sản ở đường Trần Hưng Đạo, Như Phong Lê Văn Tiến nói tối 29 tháng tư luật sư Chính còn cho xe lại đón Như Phong xuống tầu của ông đậu tại bến Bach Đằng nhưng Như Phong đã không đi vì quyết ở lại để thực chúng những điều ông nghiên cứu về Cộng Sản và bây giờ ông thỏa mãn.
Vào tù cộng sản Như Phong được đích thân Mai Chí Thọ giám đốc công an Saigon thẩm vấn. Như Phong nói với Mai Chí Thọ các ông đang kẹt với Bắc Kinh vì chiếm miền Nam, rồi các ông còn kẹt hơn nữa. Các ông bắt văn nghệ sĩ là lầm. Bắt nhà thơ Vũ Hoàng Chương làm gì. Ông Vũ Hoàng Chương ung thư sắp chết thả ra đi để khỏi mang tiếng muôn đời. Các ông bắt nhà báo Trần Việt Sơn cũng vậy. Ông ấy ung thư sống có mất tháng nữa, để chết trong tù mang tiếng. Mai Chí Thọ nghe lời Như Phong Lê Văn Tiến nhưng bỏ tù Như Phong LêVăn Tiến. ( Lê Thị Huệ. Phỏng vấn nhà báo, nhà thơ Vương Tân.Kỳ V,
http://www.gio-o.com/Chung/VuongTanPhongVan5.htm )
Bùi Kiến Thành kể công lao phò Diệm Nhu và cái nhìn xa thấy rộng của ông. Ông là một nhà kinh tế chuyên chuyển ngân cho họ Ngô và chỉ đường mách lối việc cướp sống nhật báo Tự Do.
Tôi bên cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về tại Dinh Gia Long ngày 23 tháng 8 đó ăn cơm trưa với ông Diệm và một số Bộ trưởng, Tổng trưởng, có những nhân hào nổi tiếng của Việt Nam như ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn Châu… chúng tôi hết sức khẩn thiết làm bất cứ việc gì để ổn định tình thế, tôi ở suốt ngày suốt đêm trong dinh một thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài. Sau khi bố trí lại thì ngày nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm việc với Thủ Tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.[...].Tất cả những chuyện thâm cung bí sử, khó khăn trong thời kỳ tháng 8 tháng 9 tới tháng 12 năm 1954 thì thật sự hội lại chỉ có 4 người trong Dinh Gia Long thôi: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành. Chúng tôi bàn với nhau cái gì cần phải làm. Làm sao nắm được quân đội, làm sao đối kháng với Bình Xuyên, làm sao giải tỏa được thành phố Sài Gòn xây dựng lên một chính quyền được nhân dân ủng hộ.[...]. Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày. [...]. Tờ Tự Do là nguồn dư luận rất tốt trong thời kỳ đó, trong chánh thể đệ nhất cộng hòa.
(RFA pv ông Bùi Kiến Thành: Tại sao phải giết TT NĐ Diệm? http://hieuminh.org/2015/10/31/rfa-phong-van-ong-bui-kien-thanh-tai-sao-phai-giet-tt-diem/
Ông công nhận nhật báo Tự Do nổi tiếng nghĩa là nó có danh cho nên ông thèm thuồng mà tính kế chiếm đoạt, Ông kinh tế giỏi chuyển tiền ra ngoại quốc thoải mái mà tài nghề khác cũbng giỏi. Thế là tờ nhật báo Tự Do có uy tín nhất thời đó đã lọt vào tầm ngắm của Bùi Kiến Thành, và họ Ngô Họ phải chiếm lấy tờ Nhật báo Tự Do cho dù tờ báo này là tờ chống cộng bởi vì tờ báo này có danh!
Trong khi cộng sản thi hành đảng độc tài tòan trị thì họ Ngô thực thi gia đình trị. Trần Chánh Thành ở Cộng sản về đem tất cả kiến thức, kinh nghiệm cộng sản giúp nhà Ngô thực hiện độc tài gia đình tri. Cộng sản chú trọng tuyên truyền ý thức hệ, nắm chặt việc kiểm soát tư tưởng trong mặt trận chính trị văn hóa thì họ Ngô cũng nắm lấy hội Văn Bút Việt Nam, nơi đây có hai tướng trường kỳ trấn giữ là LM Thanh Lãng và Phạm Việt Tuyền. Về báo chí thì có Phạm Việt Tuyền,, Hà Thượng Nhân nắm nhật báo Tự Do. Nhưng họ Ngô không thể tàn bạo và ác liệt như cộng sản cho nên đám văn nghệ sĩ coi khinh cụ Diệm, bà Cố......
Bùi Kiến Thành nói ông xây dựng tờ báo Tự Do là sai.
Nhật Báo Tự Do là do dân Bắc kỳ di cư thành lập, chứ không phải do Bùi Kiến Thành, Ngô Đình Như thành lập.
Cấp giấy phép và xây dựng tờ báo là hai việc khác nhau. Hơn nữa năm 1954, nhật báo Tự Do chưa có tiếng để cho Tổng Thống phủ quan tâm dòm ngó, thèm thuồng. Phải đến khoảng 1956, nhật báo Tự Do nổi tiếng, Bùi Kiến Thành xúi họ Ngô cướp đoạt.Họ tiến hành hai bước. Trước là đấu văn sau là đấu võ. Họ đầy Hùnh Văn Lang ra đấu văn. Huỳnh Văn Lang đứng ra điều đình mua nhật báo Tự Do nhưng Tam Lang không đồng ý. Tạ Quang Khôi viết:
Một hôm ông Tam Lang sai tôi đến một building ở đường Bà Huyện Thanh Quan để gặp một đại diện của nhóm Ngân hàng. Nhóm này có ý định lấy tên báo Tự Do để ra một tờ báo riêng cho nhóm họ. Điều kiện duy nhất của ông Tam Lang là nhóm Ngân Hàng dùng lại cả tòa soạn của Tự Do cũ. Nhưng nhóm này từ chối. Thế là việc cộng tác không thành. Sau đó, nhóm Ngân Hàng xuất bản tờ nguyệt san Bách Khoa. Tờ báo này có rất nhiều uy tín trong giới văn học.(Ibid)
Vương Tân
Huỳnh Văn Lang chỉ đứng sau Ngô Đình Nhu, Bùi Kiện Thành đứng xa Huỳnh Văn Lang vì lúc đó không ai nói đến Bùi Kiến Thành. Huỳnh Văn Lang tích cực phò Ngô, cũng theo chiều hướng của Bùi Kiến Thành lấy nhật báo Tự Do làm cơ quan ngôn luận của nhà Ngô. Tại sao ông không lấy tên báo là Cần Lao, là Nhân Vị hay Ngô Gia Tạp Chí mà là Bách Khoa? Lại nữa, tờ Bách Khoa là tạp chí Tả pín lù, sao không chuyên ngành chống cộng? Hoặc là ý kiến Huỳnh Văn Lang đã bị cấp trên bác bỏ vì họ đã cướp được nhật báo Tự Do rồi thành ra Huỳnh Văn Lang lỡ bộ. Hoặc là Huỳnh Văn Lang cũng có máu văn nghệ, muốn làm chủ bút nên lập riêng Bách Khoa cho mình?
Tạp chí Bách Khoa ra đời năm 1957, như vậy cuộc điều đình mua nhật báo Tự Do phải xảy ra năm 1956. Và việc cướp đoạt báo Tự Do cũng xảy ra trong khoảng 1956.
Lúc bấy giờ Sài gòn lộn xộn, dân chúng đồn ầm lên là họ Ngô cướp báo Tự do rồi để cho Phạm Việt Tuyến, Kiều Văn Lân làm chủ. Nhất là sau 1963, việc này trở nên công khai trên các báo chí và quán cà phê. Tại sao Tạ Quang Khôi, Thế Phong là những nhà báo khá tiếng tăm lại không biết gì về việc này?
Lúc này, báo chí đóng cửa rồi mở cửa, và thay đổi chủ nghiệm, chủ bút là chuyện thường. Hơn nữa họ Ngô khôn ngoan chỉ loại trừ Tam Lang và vài người chủ chốt, trong khi đó vẫn lưu dụng các vănb thi sĩ cũ để che đậy việc thay bậc đổi ngôi trong nhật báo Tự Do. Tạ Quang Khôi viết về việc này:
Ông Như Phong vẫn làm thư ký tòa soạn, ông Nguyễn Hoạt vẫn là một nhân viên tòa soạn. Ông còn viết thêm mục “Chuyện Hàng Ngày” với bút hiệu Hiếu Chân. Mục này được đổi tên là “Nói Hay Đừng”. Ngoài Hiếu Chân còn hai người nữa cũng viết trong mục này, là nhà văn đường rừng Tchya Đái Đức Tuấn. Bút hiệu của ông trong “Nói Hay Đừng” là Mai Nguyệt. Người thứ ba là Phạm Xuân Ninh, tức Hà Thượng Nhân, với bút hiệu Tiểu Nhã. Ông nói lái “Nói Hay Đừng” thành “N… Hay Đòi”. Mục này được độc giả rất hâm mộ vì lối viết sắc bén và châm biếm của các tác giả. Một lần, Mai Nguyệt viết một bài đụng chạm tới ông Cao Văn Tường, chủ tịch quốc hội. Ông Tường đòi trừng phạt báo Tự Do. Mai Nguyệt đã không sợ, còn viết thêm một bài, gọi ông Cao Văn Tường là “Cao Tặc” (đọc lái là C.. Tao). Câu chuyện tưởng sẽ nổ lớn, nhưng nhờ có sự dàn xếp khéo léo của bác sĩ Trần Kim Tuyến mà được êm thắm. (Ibid)
Các nhà văn viết về nhật báo Tự Do, có vài chỗ không nhất thống.
(1). Nhật báo Tư Do phải đình bản và một số nhà báo bị bắt giam. Sau đó Phạm Việt Tuyền lên thay.
Thụy Khuê viết:
Tháng giêng năm 1956, Tự Do bị đưa ra toà vì hai bài xã luận của Nguyễn Hoạt đả phá khiá cạnh tiêu cực của chính quyền và những tranh biếm họa của Phạm Tăng chế giễu bà Nhu và chế độ. Phạm Tăng được trắng án, nhưng Nguyễn Hoạt và Mặc Thu bị tù ba tháng. Ít lâu sau Tự Do đình bản. (Ibid)
Thế Phong cũng nói như vậy:
Sau 1956, chủ nhiệm mới Phạm Việt Tuyền, quản lý Kiều Văn Lân, nhóm này lập Cơ Sở Tự Do (Ibid)
Nhiều tài liệu nói sự kiện này xảy ra năm Canh tí (1960)
Năm Tí vẽ tranh chuột là hợp lý. Chưa thấy tài liệu nào nói rõ Phạm Việt Tuyền làm chủ nhật báo Tự Do năm nào.
(1). Bài phỏng vấn Vương Tân của Lê Thị Huệ cho ta biết những chi tiết về nhật báo Tự Do:
+ Vương Tân nói việc này xảy ra năm canh tí 1960 và Như Phong Lê Văn Tiến phải đi trong khi Tạ Quang Khôi nói Như Phong Lê Văn Tiến ở lại.
Như Phong là người thân với bác sĩ Trần Kim Tuyến và giúp Trần Kim Tuyến gầy dựng sở Nghiên Cứu Chánh Trị từ đâu tới cuối. Nhưng năm 1960 báo Tự Do ra số xuân Canh Tý Như Phong xin được họa sĩ Nguyễn Gia Trí bức tranh Chuột với Dưa Hấu về làm bìa báo đã khiến báo bị tịch thu cả tòa soạn. Sở dĩ xẩy ra cớ sự vì bức tranh họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ chuột với dưa hấu. Lật ngược bức tranh thì quả dưa hấu bửa đôi là bản đồ Việt Nam. Mặt mấy con chuột giống y chang mặt anh em ông Ngô Đình Diệm. Bị cảnh sát bắt Như Phong Lê Văn Tiến tuy thoát nạn nhưng cũng giã từ báo Tự Do. [...].. Phải nói một cách công bằng tờ Tự Do do Phạm Việt Tuyền và Như Phong Lê Văn Tiến làm lại có chất lượng hơn thời ký đầu, nhất là mục Nói Hay Đừng do bộ ba Hiếu Chân, Mai Nguyệt, Tiểu Nhã xa luân chiến. Tên mục làm bà Ngô Đình Nhu nổi giận vì có kẻ “nói lái” bẩm bà nó chửi xéo bà rồi Tchya móc Phó Chủ Tịch Quốc Hội Cao Văn Tường là Cao Tặc[nói lái rất tục và hỗn] rồi vụ tranh bìa báo xuân Canh tý [1960] * của họa sĩ Nguyễn Gia Trí khiến cả tòa soạn bị bắt nhốt trừ Như Phong Lê Văn Tiến và Phạm Việt Tuyền. Kết quả Phạm Việt Tuyền bị mất chức chủ nhiệm về tay Kiều Văn Lân.(Lê Thị Huệ, Ibid)
+ Theo Vương Tân, lúc Ngô Đình Diệm cải tổ chánh phủ ngày 10.5.1955, ông Trần Chánh Thành đảm nhiệm chức vụ Tổng Trưởng Thông Tin, Tam Lang nộp đơn xin đành bản nhật báo Tự Do và các nhà báo chửi Trần Chánh Thành kết quả báo bị Trần Chánh Thành đóng cửa. Như vậy Phạm Việt Tuyền có thể làm chủ nhiệm nhật báo Tự Do trong khoảng 1956.
(2). Theo Đỗ Mậu, năm 1960 khi An Ninh Quân Đội đập phá nhật báo Tự Do và vây bắt các nhà báo thì họ bắt được các ông Như Phong, Phạm Việt Tuyền, và Kiều Văn Lân (hai ông Tuyền và Lân hiện ở hải ngoại). Cũng theo lệnh của ông Cố vấn thì ba ông này phải được giam giữ tại Sở An ninh Quân đội Quân khu Thủ đô.(Đỗ Mậu. Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Ch. IX)
Và cũng theo Đỗ Mậu, mục đich họ Ngô đưa Phạm Việt Tuyền làm chủ nhật báo Tự do là để gây uy tín cho chính quyền
Tờ Tự Do được ra đời để giải tỏa áp lực của một dư luận quốc tế đang lên án và đả kích nặng nề chính sách kềm kẹp báo chí gắt gao của chế độ Diệm. Vì vậy ông Ngô Đình Nhu và bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc sở Nghiên Cứu Chính Trị, bèn cho nhật báo Tự Do ra đời, ngụy trang đối lập nhằm cải chính dư luận của quốc tế và đóng vai trò giải tỏa ẩn ức cho quần chúng Việt Nam.
Nhật báo này do ông Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm và ông Kiều Văn Lân làm quản lý. Hai ông này đều là người Công giáo và lúc đó đang thật tâm ủng hộ chế độ. Một số các nhà văn và ký giả tên tuổi như các ông Như Phong, Hiếu Chân, Mặc Thu, họa sĩ Phạm Tăng được mời vào ban biên tập như là chủ lực của tờ báo. Ông Như Phong phụ trách viết quan điểm và tham luận, ông Hiếu Chân phụ trách mục “truyện phim”, ông Phạm Tăng, mục hí họa chính trị và thời sự.
Vì hoài bão muốn xây dựng một cuộc cách mạng xã hội tại miền Nam và tin tưởng vào sự đồng thuận của chính quyền, các ông Như Phong và Hiếu Chân (vốn là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng) đã viết những bài có nội dung cổ xuý cho một quan điểm chống Cộng khôn ngoan và hiệu dụng hơn, phù hợp với hiện thực của xã hội miền Nam lúc bấy giờ; đồng thời các ông cũng công khai chủ trương đánh phá những biện pháp độc tài phản dân chủ để xây dựng sức mạnh cơ bản thật sự cho miền Nam.
Vào dịp Tết Canh Tý (đầu năm 1960), nhóm Tự Do cho ra số Xuân với bức hí họa đặc biệt ở trang bìa làm sôi nổi dư luận và đem thích thú lại cho độc giả cũng như đem tai họa lại cho nhóm chủ trương. Bức tranh bìa của tờ báo vẽ sáu con chuột háu ăn, nanh vuốt bén nhọn, đang tham lam tranh nhau gậm xới một trái dưa hấu đỏ trên bản đồ miền Nam Việt Nam. Nhìn bức hí họa, ai cũng có thể thấy được thâm ý của nhóm chủ trương và người họa sĩ đã có tài phản ánh trung thực tình trạng đất nước đang bị sáu anh em ông Diệm cầm quyền tranh nhau đục khoét tài nguyên quốc gia. Chuột là con vật tượng trưng cho tuổi Tý theo quan niệm tướng số học, mà tuổi của ông Diệm lại là tuổi Canh Tý. Chuột cũng tượng trưng cho thứ thú vật dơ bẩn, thường đi kiếm ăn về ban đêm (bất chánh), và thường mang lại bệnh tật cho loài người nên ai cũng ghê tởm muốn giết đi. Sáu con chuột trên bức hí họa rõ ràng ám chỉ sáu anh em nhà Ngô: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và vợ, Ngô Đình Luyện, và Ngô Đình Cẩn. Tờ báo Xuân Tự Do bán chạy như tôm tươi và Tết năm đó, mọi người gặp nhau, câu chuyện đầu môi là bức hí họa chuột. Nhưng trong lúc dân miền Nam hả hê với bức tranh chuột của báo Tự Do thì những kẻ chủ trương lại đang gặp tai họa. (Đỗ Mậu, Ibid)
Về vụ án , có lẽ các nhà văn đã lầm lẫn ghép các vụ thành một. It nhất có hai vụ xảy ra. Một vụ 1956 và một vụ 1960 tức vụ năm con chuột ăn quả dưa hấu.
Theo Thụy Khuê, Vương Tân, khi Trần Chánh Thành làm tổng trưởng Thông Tin thì đóng cửa nhật báo Tự Do vì bài báo của Hiếu Chân, và theo nhiều nhà văn, năm 1960, họ Ngô đập phá và bắt các nhà báo.
Chúng ta không thể đọc báo Tự Do ở các thư viện để biết ngày tháng năm Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm nhất báo Tự Do. Nhưng chúng ta thấy rõ việc họ Ngô cướp báo Tự Do của dân di cư là đúng sự thật . Họ Ngô đóng tuồng con sói vá chú cừu non của La Fontaine.Đó là Ngô gia dùng cái lý của kẻ mạnh, dùng bạo lực. Muốn ăn thiịt cừu, trước tiên phải khủng bố nó, kết tội nó. Do đó`,Trần Chánh Thành lấy một vài cớ nào đó, kết tội nhật báo Tự Đo, đóng cửa nhật báo Tự Do, it lâu, có lẽ chỉ vài tháng là ông có thể ký một giấy phép cho nhật báo Tự Do tục bản do Phạm Việt Tuyền chủ nhiệm và Kiều Văn Lân làm quản lý. Các nhà báo họ Ngô làm tin tức, viết bài, Phạm Việt Tuyền đứng ra mời các nhà văn, nhà báo danh tiếng hợp tác. Thế là xong cuộc đảo chính. Ngon ơ!
Bùi Kiện Thành nói rằng ông và thủ hạ nhà Ngô xây dựng tờ nhật báo Tự Do. Câu này cũng có phần đúng. Các ông xây dựng nó khi nó đã vào tay các ông chứ không phải xây dựng từ 1955 khi tờ Tự Do mới ra đời. Các ông nắm tờ Tự Do nhưng không nắm nổi tinh thần tranh đấu của dân di cư cho nên mới có vụ tranh Chuột. Các ông tự hào đã có nhật báo Tự Do trong tay, có quân đội, pháp luật cảnh sát, An Ninh quân đội thì cần gì phải phái binh đội bao vây, đập phá và lùng bắt? Chỉ ra lệnh đóng cửa tờ báo và đưa các nhà báo ra tòa là xong. Giết gà đâu cần dao mổ trâu? Hơn nữa lúc bấy giờ dù sao sao đi nữa, chính qưyền và nhà văn vẫn có liên lạc dù là không thân mật lắm. Buttinger, Trần Kim Tuyến, Như Phong, Vương Tân, Vũ Khác Khoan... đều quen biết, đặc biệt là Buttinger, Như Phong, Trần Kim Tuyến...đều là người quốc tế, sao phải nặng tay như thế?
Đỗ Mậu tỏ ra kinh trọng Như Phong, Hiếu Chân là những con người bất khuất của nhật báo Tự Do. Bùi Kiến Thành khoe khoang thành tích phò Ngô chống Cộng và chỉ trích người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam .
Ông phê bình các tướng lãnh đảo chánh làm theo lệnh Mỹ: để làm việc này là người Mỹ mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh thấy có đau khổ chưa? (RFA pv ông Bùi Kiến Thành: Tại sao phải giết TT NĐ Diệm? http://hieuminh.org/2015/10/31/rfa-phong-van-ong-bui-kien-thanh-tai-sao-phai-giet-tt-diem/
Sao ông kêu than như vậy ? Khi mới về nước, các ông Diệm, Bùi Kiến Tín, Bùi Kiến Thành, Huỳnh Văn Lang há không phải nhờ tay CIA sao? Các ông còn nhớ hay quên Lansdale?
Chính ông nhờ tay CIA giúp tiền bạc, vũ khí và lực lượng quân sự Mỹ cho các ông mà bây giờ ông lại oán họ sao? Không có Mỹ làm sao có Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiến Tín, Bùi Kiến Thành? Ăn quả nhớ kẻ trồng cây chứ!
Nếu không lầm, nay ông cũng sống nhờ đế quốc Mỹ và tư bản đỏ đấy thôi! Chính nghĩa ở đâu? Tinh thần Dân tộc ở đâu?
Ông kết tội các tướng lãnh:
Do những ông tướng không nghiên cứu tình hình đất nước, do không hiểu lý tưởng, không hiểu được chính nghĩa như thế nào mà đi theo lời của nước ngoài để mà sát hại một tổng thống, tưởng mình làm được cái gì nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ làm được gì đâu.
Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.
Đấy là cái tội của các anh làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chết, đó là tội của các anh vì các anh không hiểu gì về chính trị, hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ suy tàn.
Luận chữ Trung, vua đầu hàng giặc, quan quân và dân chúng cũng phải đầu hàng giặc là trung hay sao? Pétain đầu hàng Đức, nếu ông là dân Pháp, ông theo Pétain hay De Gaule?
Ông xác nhận việc họ Ngô bắt tay với Việt Cộng và ông cũng như Nguyễn Văn Châu cho đó là việc mưu hòa bình.
Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản….
Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản...[...].Nếu chúng ta có cơ hội thì còn thương lượng được giữa miền Bắc với miền Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức có thể thương lượng với nhau. Chúng ta phải có nội lực có sức mạnh để mà thương lượng chứ không phải giao đất nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.
Đó là tội của những người tự cho mình giỏi hơn người khác. Không thể nào một dân tộc một đất nước nào giữ được chính nghĩa của mình bằng cách bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá làng xóm cả. Không thấy cái đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh vác súng đi theo người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy là không thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một đất nước.(RFA pv ông Bùi Kiến Thành: Tại sao phải giết TT NĐ Diệm? http://hieuminh.org/2015/10/31/rfa-phong-van-ong-bui-kien-thanh-tai-sao-phai-giet-tt-diem/
Ông nói sai vì Đông Đức sụp đổ, Đông Đức phải thống nhất một cách hòa bình với Tây Đức . Đông Đức tan rã mà Tây Đức nhân đạo nên không có tắm máu và tù đày như Việt Nam. Còn ở ta, Bắc Việt có Nga Tàu, một mình ta không thể chống Nga, Tàu. Ông tin vào họ Ngô có thể sống chung với cộng sản ư? Nhiềư tin tức cho biết ông Diệm đã đươc phong Phó chủ tịch nước. Con nai có thể ôm hôn con cọp ư? Bắt tay với cộng . sản chỉ là một cách đầu hàng cộng sản, là phản bội quốc gia và phản bội đồng minh!
Sau 1975 mà ông không thấy cái gương bọn giải phóng bị giải tán khiến cho lũ Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, Trần Thúc Linh, Nguyễn Văn Hảo, Lê Văn Hảo .. Châu Tâm Luân...phải đào tẩu?
Và cũng sau 1975, ông không thấy các linh mục, các con chiên biểu tình chống Thiệu tham nhũng và đòi hòa bình đã tan mộng vàng. Họ tưởng lập công với cộng sản thì vẫn được đặc ân như thời Pháp thuộc! Nhưng ôi thôi, Tổng giám mục đỏ Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận , linh mục Hoàng Quỳnh, bà bác sĩ Nguyễn Thị Thanh... bị tù khiến cho cái đám Thiên Chúa giáo yêu nước bỏ chạy tán loạn ra nước ngoài...
Ông nói Ngô Đình Diêm không muốn Mỹ đến Việt Nam là không nói thật. Ai đưa Ngô Đình Diệm, Bùi Kiến Thành, Huỳnh Văn Lang về Việt Nam và ai đưa Mỹ vào Việt Nam ? Ông kết tội những ai theo Mỹ bắn giết người Việt Nam, tàn phá làng xóm Việt Nam. Ông nên để Việt Cộng nói câu này. Ông nói câu này mà không thấy ngượng mồm, ngượng miệng hay sao? Chính ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Trần Chánh Thành, Bùi Kiến Tín, Bùi Kiến Thành, Huỳnh Văn Lang ...đã cùng Mỹ tiêu diệt Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo, Đại Việt.. Sao ông hay quên thế nhĩ? Xem ra ông còn tệ hơn Nguyễn Cao Kỳ!
Hơn nửa thế kỷ trôi qua,nếu ông im lặng thì mọi người sẽ bỏ qua nhưng nửa thế kỷ qua, cho đến ngày 29-10- 2015, trả lời đài RFA, ông vẫn "hồ hởi phấn khởi ", lấy làm vui thú vi vì bọn bốn người của ông (Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành) đã tiêu diệt giáo phái, đảng phái, giết hại các công dân vô tội đã theo phò tá họ Ngô như Tạ Chí Diệp, Hồ Hán Sơn, Nguyễn Bảo Toàn, Phạm Xuân Gia, Vũ Tam Anh ... và cướp đoạt tài sản dân di cư. Đó là những tội cướp của giết người, bất trung bất chính, bất nhân bất nghĩa. Về đạo đức, các ông phạm lời răn của Chúa, Phật công bình, nhân ái; về chính trị, các ông đã phạm tôi đầy dân về phía cộng sản.
Ông có biết hay không? Có gì vui trong việc cướp đoạt nhật báo Tự Do?
No comments:
Post a Comment