Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 October 2016

PHỐ TÂY Ở SÀI GÒN=DƯƠNG NGUYỆT ÁNH=

 PHỐ TÂY Ở SÀI GÒN
Từ nhiều năm trở lại đây, ba con phố Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Đề Thám nằm trên địa bàn quận 1, TP.HCM là địa điểm khá nổi tiếng đối với khách du lịch nước ngoài và cả người dân thành phố. Nơi đây được mệnh danh là phố Tây giữa lòng Sài Gòn, bởi đơn giản ở đây có rất nhiều Tây, đặc biệt là Tây balo, Tây du lịch bụi.




Ồn ào và náo nhiệt với đủ thứ tiếng và màu da là ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến khu phố Tây. Ba con phố Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão, Đề Thám không quá dài nhưng có đến hàng trăm dịch vụ lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng ăn uống, quán cafe, quán bar, hàng tạp hóa và cửa hàng thời trang tập trung san sát nhau tại đây. Ngoài ra, trong những con hẻm, phố Tây chật kín bởi hàng quan và các tấm biển cho thuê phòng trọ, với chất lượng phục vụ tương ứng cho khách du lịch tiết kiệm, đặc biệt là “Tây ba lô” và khách du lịch “bụi” ở mức giá trung bình và rẻ. Đây được xem là khu phố đa quốc gia, đa văn hóa bởi nơi đây không chỉ có khách du lịch phương Tây mà còn có du khách từ những nước châu Á và khách du lịch trong nước.


pho-tay-bui-vien-skcs_vn-3


Trước đây khu vực này là khu vực vắng người nên việc giao thương buôn bán không mấy tấp nập. Nhưng kể từ năm 2009 đến nay, nơi đây trở nên đông đúc hơn, thường xuyên diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí và thu hút nhiều tiểu thương đến đây làm ăn sinh sống. Đa số người dân sinh sống ở đây đều là người Việt Nam tuy nhiên vẫn có nhiều du khách nước ngoài quyết định chọn nơi đây là nơi cư trú sinh sống và làm việc. Người dân bản xứ nơi đây học ngoại ngữ để giao tiếp với khách quốc tế, còn người nước ngoài thì học cách “nhập gia tùy tục”, những con người ở đây sống với nhau chan hòa, cởi mở, thân thiện.



Phố Tây dường như là một khu phố không ngủ. bởi nhịp sống về đêm ở đây cùng náo nhiệt và ồn ào. Bắt đầu từ 7 giờ tối, dưới ánh đèn đủ màu sắc từ ba con đường Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão và Đề Thám, khu phố Tây trở nên nhộn nhịp lạ thường với đông đúc người qua lại. Những quán bia hai bên vỉa hè chật kín chỗ ngồi, xa xa đâu đó là tiếng nhạc xập xình vọng ra từ những quán cafe, quán bar gần đó.
biabet

Điểm đặc biệt khiến nhiều người lưu luyến phố Tây không chỉ vì không khí vui vẻ, náo nhiệt mà còn là vì ẩm thực đa sắc màu nơi đây. Có thể nói, đây chính là nơi hội tụ những nét tinh hoa ẩm thực trên



thế giới. Nghe đến phố Tây chắc nhiều ngời nghĩ giá cả mọi thứ ở đây sẽ đắt đỏ nhưng thực tế không phải như vậy. Nơi đây tập trung nhiều Tây nhưng là “Tây ba lô”, Tây du lịch bụi” nên giá cả ở đây ở mức bình dân, không hề đắt.



Mỗi tối, dọc các con đường trên phố Tây hàng loạt các quán ăn, quán nhậu bình dân mở ra. Nổi bật nhất phải nhắc đến đó là bia bệt và các món nướng đủ các loại hải sản, dê, bò, cánh gà, chân gà,… Ăn uống ở đây cũng không cầu kì, chỉ có những chiếc ghế nhựa đặt san sát nhau là thực khách có thể tha hồ thưởng thức và trò chuyện với bạn bè, muốn ngồi bao lâu cũng được.



Cũng giống như các khu phố dành cho dân du lịch ở tất cả các nước, phố Tây Sài Gòn lúc nào cũng nhộn nhịp khách từ khắp nơi đổ về. Các dịch vụ vì thế cũng nhanh chóng mọc lên phục vụ nhu cầu của khách đến như: tour trong ngày của các hãng lữ hành, cho thuê xe máy và xe đạp, massage chân, hàng tiêu dùng… biến những con phố chỉ vẻn vẹn vài trăm mét thành điểm bán hàng nhộn nhịp.

hem


Khách sạn ở phố Tây có đủ các loại. Từ những phòng nghỉ bình dân đến những khách sạn sang trọng, đắt tiền. Những khách sạn nằm trong các con hẻm thì có giá cả vừa phải hơn và yên tĩnh hơn. Tuy nhiên, khách du lịch đi bụi cũng không cầu kỳ nhiều về chỗ ở, họ chỉ cần một nơi nghỉ chân sạch sẽ, có phòng tắm. giường ngủ là đủ vì cả ngày họ đi ở ngoài chỉ có tối đến mới về nghỉ ngơi rồi mai lại đi tiếp.


 111-7ed63
Không chỉ có du khách nước ngoài mà khách du lịch trong nước cũng chọn phố Tây là nơi để nghỉ lại. Bởi khách sạn ở đây giá rẻ, lại nằm ngay trung tâm thành phố, chỉ cần đi qua vài con phố là đã đến chợ Bến Thành, nhà hát thành phố, nhà thờ Đức Bà,…







Vào những dịp lễ như giáng sinh, năm mới, halloween,… phố Tây càng nhộn nhịp và đông đúc hơn với nhiều hoạt động náo nhiệt thu hút nhiều sự quan tâm của khách du lịch và người dân thành phố.
Phố Tây từng được tạp chí hướng dẫn du lịch nổi tiếng và được du khách ưa thích Lonely Planet đưa vào danh sách hướng dẫn cho du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.


DIỄN VĂN CŨA KHOA HỌC GIA DƯƠNG NGUYỆT ÁNH



Ánh xin trân trọng kính chào tất cả quý vị.

Trước hết, Ánh xin chân thành cảm tạ ông Lê Văn Trang, BS Chủ Tịch Đào Bá Ngọc và Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng Montreal đã có nhã ý mời Ánh đến đây để gặp gỡ và thưa chuyện với quý vị. Và quan trọng hơn hết, Ánh xin cảm ơn sự hiện diện của tất cả quý vị hôm nay, nhất là những quý vị ở xa đã phải lái xe nhiều giờ để đến đây. Chưa sang đến Montreal mà từ mấy tuần trước Ánh đã nhận được nhiều điện thư chào đón ân cần, Ánh xin nhân dịp nầy trân trọng ghi nhận và tri ân những thịnh tình này, và biết là Ánh sẽ còn phải cố gắng thật nhiều nữa thì mới xứng đáng.

Kính thưa quý vị,

Đây là lần đầu tiên mà Ánh tham dự lễ Giỗ Tổ và Quốc Hận được tổ chức chung vào cùng một ngày, và cái buồn lần này cũng vì thế mà thấm thía hơn so với mọi năm. Vì Ngày Giỗ Tổ là để nhớ ơn dựng nước và mở mang bờ cõi của tiền nhân, mà ngày nay nước thì đang mất dần vào tay Trung Cộng, tài nguyên VN thì đang bị cho không hay sang nhượng với giá rẻ mạt. Thế hệ hậu sinh như chúng ta thì ngậm ngùi với lễ Quốc Hận, còn những đứa con bất hiếu như Đảng CSVN thì đang mặc sức phung phí và làm băng hoại hết gia tài của mẹ VN.
Bốn mươi năm trước, khi ngồi trên chiếc phi cơ trực thăng bay ra biển Đông trong buổi sáng cuối cùng, dù chưa đủ lớn để hiểu thấu hết cái tai họa to lớn sắp đổ xuống đầu người dân miền Nam nói riêng và cả tổ quốc VN nói chung, nhưng Ánh cũng đã đủ lớn để biết lần ra đi này sẽ là vĩnh biệt. Vĩnh biệt 15 năm tuổi thơ tự do và bình yên của Ánh trong vòng tay bao bọc của chiến sĩ VNCH, và vĩnh biệt VNCH. Cái cảm giác đau đớn nhất lần đầu tiên trong đời là khi đứng nhìn tầu Hải Quân của mình hạ lá cờ của VNCH xuống và thay thế bằng cờ Hoa Kỳ để được phép cặp bến Phi Luật Tân, rồi khóc vì biết mình từ đây là một người vô tổ quốc, rồi lo sợ cho những người còn ở lại, những người đang cố thoát mà không thoát được, thương nhất là những chiến sĩ của mình còn đang cố chiến đấu đến viên đạn sau cùng và thương binhcủa mình đang còn trong các Quân Y Viện. Ánh tự hỏi số phận của họ rồi ra sao, ai lo cho họ, và cho vợ con họ.
Bây giờ thì tất cả chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra cho những người ở lại. Quân dân miền Nam đã phải chịu đựng một cuộc trả thù tàn bạo nhất, man rợ nhất trong lịch sử dân tộc bởi chính những người đồng chủng, những người từng rêu rao với cả thế giới là họ chiến đấu để giải phóng cho miền Nam. Còn nhớ những ngày sau 30/4/75 Đảng đã tuyên bố là "Chỉ Có Đế Quốc Mỹ là kẻ chiến bại. Toàn thể nhân dân VN, kể cả những viên chức, binh sĩ miền Nam, đều là những người chiến thắng...", và "nhân dân miền Bắc chúng tôi, và đồng bào ruột thịt miền Nam sẽ cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam hùng mạnh…" Đã có nhiều người tưởng rằng Đảng muốn thật tâm "Hòa Hợp Hòa Giải" mà không hiểu rằng đấy chỉ là thủ đoạn của Đảng để lừa cho các nạn nhân ngoan ngoãn hợp tác và không kháng cự nữa. Sau đó trong số “những đồng bào ruột thịt miền Nam” đã có cả trăm ngàn người bị xử tử ngay lập tức. Mấy triệu người đi tù và trong số đó hơn trăm ngàn người đã chết trong những nhà tù khổ sai được mệnh danh là trại cải tạo. Lớp không phải đi tù thì bị bóc lột vơ vét đến tận cùng xương tuỷ qua hàng loạt chiến dịch đổi tiền và những trò gian manh khác của chính quyền để cướp tài sản của dân, rồi nhà tan cửa nát, gia đình ly tán, rồi bị đầy đi cái gọi là vùng kinh tế mới, cũng là nơi vùi thây của hàng trăm ngàn người dân vô tội khác.
Còn quân dân miền Bắc thì sao? Ban đầu họ ngỡ ngàng trước sự trù phú của miền Nam, trước những dấu vết rất hiển nhiên của một nền tự do dân chủ dù chỉ mới được xây dựng trong 20 năm.Một thí dụ là cái tài sản đáng kể về văn chương, thi ca, âm nhạc, nghệ thuật của miền Nam. Từ ngỡ ngàng họ đi đến tức giận vì nhận ra mình bị lừa, vì đã tin lời Đảng hy sinh xương máu để giải phóng một miền Nam không cần và không muốn giải phóng chút nào. Tệ hại hơn nữa là khi họ hiểu ra rằng họ đã hy sinh xương máu để ăn cướp miền Nam cho Đảng thì đúng hơn. Và sau khi ăn cướp được rồi, Đảng chia nhau hết và trở thành giai cấp tư bản Đỏ để phung phí tài nguyên quốc gia và hưởng thụ. Còn những con người ngày trước còng lưng hy sinh cho Đảng đi ăn cướp thì nghèo vẫn hoàn nghèo, khổ vẫn hoàn khổ, rồi vẫn chung số phận Dân Oan bị cướp đất cướp ruộng y như dân miền Nam. Bẽ bàng nhất là những kẻ phản bội VNCH, đã từng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản hoặc hăng hái đi theo cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Họ tưởng rằng sẽ được Đảng đền ơn trọng hậu, nhưng không ngờ bị Đảng trở mặt phản bội, quyền không được chia mà lợi cũng hụt. Những tấm bằng ban khen, tuyên dương liệt sĩ gì gì chỉ là mớ giấy lộn. Khi họ sáng mắt ra thì đã muộn.
Trong khi các quốc gia Á Châu khác như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Mã Lai, v.v…, dồn mọi nỗ lực xây dựng đất nước, đã đưa đất nước họ lên hàng phú cường chỉ vỏn vẹn trong vài thập niên, thì ngay sau khi chiếm được miền Nam đảng CS đã đưa toàn cõi VN đi thụt lùi lại cả hằng 50 năm. Còn nhớ sau 30/4/75 những tiện nghi cuả một xã hội tân tiến ở miền Nam như TV, tủ lạnh, điện thoại v.v... biến mất hết. VN là một nước nông nghiệp mà cả nước phải ăn bo bo, khoai sắn độn cơm. Rồi đảng CSVN lại tiếp tục làm tay sai cho CS Liên Xô gây ra thêm hai cuộc chiến tranh với Campuchia và Trung Cộng, phung phí thêm mấy trăm ngàn sinh mạng thanh niên Việt, tiêu diệt thêm tiềm năng dân tộc. Cũng vì cái chế độ độc ác, man rợ đó mà cả triệu người bỏ nước ra đi bằng cách vượt biên, vượt biển. Theo thống kê cuả Liên Hiệp Quốc thì có khoảng 900,000 thuyền nhân VN đã đến được bến bờ tự do và họ ước tính rằng cứ mỗi một người thoát được thì có 2 người khác đã bỏ mình trên đường tìm tự do, tức là đã có khoảng gần 2 triệu người thiệt mạng.
Đói nghèo và thất học thường dẫn đến suy đồi đạo đức, khi con người tìm mọi cách để thoát ra cái đói nghèo và sẵn sàng trả bằng những giá đắt nhất, nhất là khi cái giàu sang xa xỉ và vô đạo đức của giai cấp lãnh đạo diễn ra nhan nhản trước mặt. Và cái thành phần phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất bao giờ cũng là thành phần ở vào thế yếu nhất, đó là phụ nữ và trẻ em. Trong lịch sử hơn 4000 năm văn hiến của chúng ta, chưa bao giờ có sự kiện hàng lớp phụ nữ và trẻ em VN bị bán ra nước ngoài để làm nô lệ tình dục, hoặc những cảnh nhục nhã ê chề cuả các thiếu nữ VN khoả thân sắp hàng để cho ngoại kiều lựa như lựa một món hàng. Đó là chuyện của những người dân VN nghèo khổ. Chuyện của giai cấp lãnh đạo giàu có thì sao? Đạo đức của họ còn suy đồi tệ hại hơn. Không có gì xấu hổ, nhục nhã bằng những tấm bảng viết bằng tiếng VN để cảnh cáo không được ăn cắp ở những nước Á Châu có nhiều khách du lịch từ VN. Nếu đã đủ tiền để đi du lịch thì chắc chắn là không đến nỗi đói nghèo mà phải làm liều.
Vì sao mà ra nông nỗi này? VN chúng ta đã bao lần bị ngoại bang đô hộ và bóc lột, cả ngàn năm Bắc thuộc tăm tối, cả 80 năm đọa đày dưới tay thực dân Pháp, cả triệu người chết đói vì phát xít Nhật, mà giấy rách vẫn giữ được lề, không bao giờ đi đến sự nhục nhã tột cùng như bây giờ. VN ngày nay là một quốc gia có chủ quyền, với đảng cầm quyền là người VN, mà tại sao VN lại thụt lùi thảm hại về cả vật chất lẫn tinh thần như thế, tại sao phụ nữ VN và trẻ em VN lại bị đẩy vào bước đường cùng như thế, tại sao tình trạng VN lại tồi tệ hơn cả khi bị ngoại bang đô hộ và một trời một vực so với thời VN từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông?
Câu trả lời là vì trong suốt 40 năm qua chính quyền CS không hề có một nỗ lực nào để xây dựng đất nước, không hề có một quan tâm nào đến phúc lợi của người dân nên mới ra nông nỗi này. Họ có thật sự là người VN không mà sao hành xử y như thực dân ngoại bang, chỉ lo vơ vét thật nhiều và thật nhanh mọi tài nguyên quốc gia, bất chấp những mối đại họa đường dài như tàn phá môi sinh, đốn rừng, chặt gỗ quý, tàn phá di tích lịch sử, v.v... Không chăm lo cho dân thì chớ, họ tán tận lương tâm đến nỗi công nhân VN xuất cảnh lao động bị chủ ngoại quốc đánh đập chạy đến cầu cứu mà tòa đại sứ làm ngơ không can thiệp, ngư dân VN bi tầu Trung Cộng hà hiếp ngay trong hải phận VN mà họ không phản ứng.
Và cái tội tầy đình nhất của Đảng CSVN ngày nay là vì tham vì hèn mà dâng đất dâng biển cho Trung Cộng để dựa vào Trung Cộng mà củng cố quyền lực. Ít nhất 720 cây số vuông biên giới VN, kể cả Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc và 10,000 cây số vuông biển VN gồm cả quyền khai thác hải sản đã nằm gọn trong tay Trung Cộng mà chúng không hề phải tốn một viên đạn. Chưa kể đến việc cho Trung Cộng khai thác Bauxite ở Tây Nguyên và cho Trung Cộng thuê 300,000 mẫu rừng ở 6 tỉnh miền Bắc 50 năm. Trung Cộng tha hồ di dân và đem quân đội của chúng vào những vùng này đóng chốt sẵn. Sau này nếu có xẩy ra chiến tranh Trung-Việt thì địch đã ở sẵn ngay trong lòng ta rồi, lại càng khó mà đánh bật được chúng.
Bán nước, phá hoại tài nguyên quốc gia, dập tắt tinh thần ái quốc và niềm tự hào dân tộc, bóc lột, đàn áp, khủng bố dân. Một chính quyền thực dân đỏ, một đảng lãnh đạo bất nhân bất nghĩa như thế là đại hoạ cho tổ quốc Việt Nam thì người Việt quốc gia hải ngoại không thể nào hợp tác hay hòa hợp hòa giải gì với họ được. Nhân đây, xin một lần nữa nhắc nhở những ai đã, đang hoặc có ý định hợp tác với chính quyền CS, về cái bản chất phản bội, dối trá và lừa lọc của Đảng CSVN. Cả miền Bắc đã bị lừa, đã không thiếu gì những bài viết chửi Đảng của những cựu đảng viên hay cựu cán bộ vì uất ức. Cả miền Nam đã bị lừa khi Đảng giả vờ hòa hợp hòa giải chỉ để dễ bề thẳng tay tàn sát trả thù và dễ dàng lùa cả triệu quân cán chính miền Nam vào nhà tù mà ai cũng tưởng chỉ là đi học tập vài ngày rồi về. Cả Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã bị lừa. Đây là những kẻ nai lưng hy sinh xương máu cho Đảng rồi bị Đảng trở mặt phản bội sau khi xong việc. Vậy thì huống gì là người Việt hải ngoại, thành phần đã từng bị Đảng nhục mạ vu khống là một lũ ma cô đĩ điếm tội phạm nên mới bỏ nước ra đi. Ngày nay Đảng đổi giọng quỷ quyệt gọi chúng ta là những khúc ruột ngàn dặm vì muốn biến chúng ta thành những con bò ngây thơ để cho Đảng vắt sữa. Đảng hô hào hòa hợp hòa giải để chúng ta tự nguyện làm tay sai không công giúp Đảng thi hành nghị quyết 36. Đảng dựng lên những lãnh tụ đối lập ma để sau nầy diễn kịch "VN có đa đảng" hầu che mắt thế giới, để mượn tay những kẻ nhẹ dạ thi hành âm mưu của đảng. Sau khi Đảng xong việc, đạt được mục đích, thì cái bản chất phản bội lừa lọc mới lộ ra và quý vị đó cũng sẽ là những cái vỏ chanh tội nghiệp mà Đảng sẽ không ngần ngại vứt bỏ sau khi vắt hết nước.
Vừa rồi chúng ta đã ôn lại câu chuyện tang thương của những người ở lại và quê hương bỏ lại. Còn chuyện của những người ra đi?
Trước hết, xin thành kính đốt nén hương lòng cho những người đã bỏ mình trên đường tìm tự do, những người đã chọn thà chết còn hơn sống mà như chết. Còn chúng ta, từ những người tị nạn thất thểu không nhà và vô tổ quốc năm xưa chúng ta đã trở thành công dân đầy tự tin của những quốc gia tự do dân chủ bậc nhất trên thế giới. Chúng ta đã nhanh chóng khắc phục được những khó khăn kinh tế ban đầu và dựng lên những cộng đồng vững mạnh, những khu thương mại trù phú, các công ty lớn nhỏ đầy dẫy, do người Việt làm chủ. Chúng ta thành công trong mọi ngành, từ quân sự đến khoa học kỹ thuật, văn chương nghệ thuật, từ Luật Nha Y Dược đến Thẩm Mỹ, Thời trang. Con em chúng ta đang sắp hạng đầu ở mọi cấp lớp, từ mẫu giáo đến đại học. Trong lúc người VN trong nước đi ra ngoại quốc thì tủi hổ vì bị cảnh cáo không được ăn cắp, thì chúng ta, những người Gia Nã Đại gốc Việt, người Úc gốc Việt, người Mỹ gốc Việt, v.v... đi đến đâu cũng được khen phục vì những thành quả và đóng góp không nhỏ cho quê hương mới. Sự kiện này chúng minh hùng hồn rằng nếu những người Việt trong nước có điều kiện và cơ hội như người Việt hải ngoại thì họ cũng sẽ xây dựng được một đời sống no ấm và một quốc gia phú cường. Do đó, chính Đảng CS và bè lũ thực dân Đỏ đang cai trị VN là cái lý do ngăn chặn điều kiện phát triển đất nước và hạnh phúc cho dân tộc VN.
Suốt 40 năm qua người Việt hải ngoại không chỉ lo làm lại cuộc đời trên quê hương mới. Song song với việc đó chúng ta vẫn nêu cao chính nghĩa quốc gia, vẫn tranh đấu không ngừng nghỉ cho 80 triệu đồng bào trong nước, đồng thời gắt gao lên án những tội tày trời của CSVN đối với quốc gia dân tộc. Ánh xin được liệt kê một vài thí dụ.
Chẳng hạn như cuối thập niên 70, đa số người tị nạn còn đang chân ướt chân ráo cố hội nhập vào đời sống mới, người thì làm 2, 3 jobs một lúc để dành dụm gửi tiền về VN, người thì học ngày học đêm để bắt kịp bạn đồng lớp, nhưng chúng ta vẫn bỏ giờ làm giờ học để di biểu tình tranh đấu cho thuyền nhân VN không bị đẩy trở ra biển, tổ cáo hải tặc đang giết người cướp của trên biển Đông, và kêu cứu với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. Ánh nhớ hồi đó bố mẹ Ánh rất khó, muốn xin đi đâu không phải dễ. Vậy mà Ánh xin đi tuyệt thực trước tòa Đại Sứ Mã Lai hay vắng nhà cả đêm 30 tháng 4 để làm Đêm Không Ngủ Tưởng Nhớ Quê Hương thì hai cụ cho con gái đi ngay mà không hề thắc mắc.
Một thí dụ nữa là việc tranh đấu cho những cựu tù cộng sản được đến Hoa Kỳ trong chiến dịch nhân đạo mà bên Mỹ vẫn gọi tắt là HO. Người có sáng kiến và có công đầu là bà Khúc Minh Thơ. Nếu không có chiến dịch HO thì con số những người tù chết trong vòng vài năm sau khi được thả sẽ còn cao hơn nữa, vì ở trong tù bị hành hạ đánh đập, bị bắt làm việc khổ sai và đói ăn triền miên thì thể lực hao mòn, nhiều khi lê về được với gia đình nhưng trong người mang cả trăm thứ bệnh.
Một thí dụ nữa là chuyện treo cờ vàng. 40 năm trước đã có nhiều hội đoàn không treo và chào cờ vàng trong các buổi sinh hoạt của người Việt ở hải ngoại, vì họ chủ trương phi chính trị. Chúng ta đã phải mất rất nhiều tâm huyết mới thuyết phục được họ treo và chào cờ vàng. Rồi so với hôm nay không những mình đã thuyết phục được mình mà còn thuyết phục được người. Ánh muốn nói đến sự kiện những thành phố và Tiểu Bang Hoa Kỳ có đông người Việt cư ngụ đã lần lượt công nhận cờ vàng là biểu tượng của người Mỹ gốc Việt. Nhờ vậy lá cờ thân yêu của chúng ta đang được tung bay hiên ngang ở khắp hải ngoại mà tòa các tòa Đại Sứ CS không làm gì được. Quả là cộng đồng người Việt quốc gia chúng ta đã tiến được một bước rất dài. Và một trong những người có công đầu trong cuộc vận động kiên quyết này là chị Lữ Anh Thư, một người bạn thân và đồng chí của Ánh. Một lát nữa, chị Anh Thư sẽ giúp bổ túc thêm về những thành quả của người trẻ hải ngoại trong 40 năm qua.
Một thành quả quan trọng khác là công tác trả ơn chiến sĩ. Không đâu là không có những nỗ lực gây quỹ giúp thương phế binh và cô nhi quả phụ của tử sĩ VNCH. Cộng đồng nhỏ thì làm nhỏ, cộng đồng lớn thì làm lớn. Ở những nơi đông người Việt sinh sống như California bên Mỹ thì hàng năm vẫn có đại nhạc hội Cám Ơn Anh quy tụ hàng trăm nghệ sĩ trình diễn ngoài trời suốt từ trưa đến tối bán được cả trên 10 ngàn vé và số tiền đóng góp bao giờ cũng lên trên nửa triệu đô la.
Nãy giờ chúng ta đã ôn lại hai câu chuyện, câu chuyện tang thương của những người ở lại và câu chuyện đầy tự hào của những người ra đi. Trong bối cảnh này, câu hỏi lớn nhất là người Việt hải ngoại cần phải làm gì cho tương lai dân tộc. Mà tương lai của một dân tộc thì luôn luôn nằm trong tay những người trẻ. Vậy câu hỏi chính xác hơn là chúng ta cần làm gì để khuyến khích tuổi trẻ hải ngoại tiếp tay với những người trẻ trong nước bảo vệ quê hương và tiếp tục tranh đấu cho tự do nhân quyền. Thật vậy, ngoài việc giúp con em chuẩn bị cho tương lai cá nhân, phụ huynh chúng ta còn cần giúp đào tạo một thế hệ mới cho tương lai dân tộc Việt Nam.
Việc làm này có viển vông không, khi mà VN đang sắp sửa mất nước vào tay Trung Cộng đến nơi rồi. Thưa câu trả lời là không viển vông. Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, VN đã từng bị Tàu đô hộ cả ngàn năm mà hàng mấy mươi thế hệ người VN từ đời này sang đời khác vẫn nuôi dưỡng được lòng ái quốc bền bỉ và ý chí quật cường đề cuối cùng dành lại độc lập. Đó là vì cha ông ta đã nỗ lực gìn giữ cái tinh thần dân tộc cho con cháu. Nhờ đó, ta luôn ý thức được mình là người Việt và tự hào mình là người Việt, dù nền văn minh của ta có bị kẻ thống trị cướp nhận là của họ, dù lịch sử của ta có bị bôi xoá hay xuyên tạc, và văn hoá của ta bị pha loãng đi để tiêu diệt niềm tự hào dân tộc của ta và đồng hoá ta thành người Tàu. Soi tấm gương này của cha ông, ngày nào chúng ta còn nỗ lực hun đúc tinh thần dân tộc cho con cháu thì nhất định ta không sợ mất nước, và dẫu có mất thì cũng sẽ dành lại được khi thời cơ thuận tiện.
Nếu câu hỏi là đối với tuổi trẻ VN ở hải ngoại, nỗ lực hun đúc tinh thần dân tộc này có thực tế không khi con em chúng ta sinh ra và lớn lên ở đây, thì xin thưa câu trả lời là khó nhưng không phải không làm được. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta đã phải hàng hàng lớp lớp bỏ quê hương ra đi vì không chấp nhận cộng sản. Nhưng chúng ta không phải là dân tộc duy nhất đang trải rộng trong thế giới tự do. Hãy lấy một thí dụ là người Do Thái. Họ đã tha phương đi khắp nơi mà vẫn không mất hồn Do Thái, và cuối cùng đã làm được cái chuyện không tưởng là vận động cả thế giới cho họ lập quốc. Ngày nay, họ đang lợi dụng vị thế chính trị và kinh tế của họ ở những nước bên ngoài để hỗ trợ đắc lực cho người dân bên trong nước Do Thái được tự do và trường tồn. Nếu người Do Thái làm được thì sao ta không làm được. Nếu thế hệ con em chúng ta trở thành những nhà chính trị kinh tế thương gia chuyên viên lỗi lạc, nắm những cơ phận then chốt trong guồng máy các quốc gia lớn trên thế giới, nhưng luôn giữ được tinh thần VN thì dù sinh ra và lớn lên ở bất cứ đâu, họ vẫn sẽ có những quan tâm tự nhiên cho đất nước và dân tộc VN.
Nhân dịp này Ánh cũng xin bày tỏ mối lo ngại rất lớn không phải của riêng Ánh mà của tất cả chúng ta trước sự phá sản tinh thần VN đang diễn ra trong nước. Chúng ta là một dân tộc với cả một lịch sử kiêu hùng và một nền văn minh phong phú, từ trống đồng cho đến phong tục thờ cúng tổ tiên và những sinh hoạt tự trị nơi làng xã ngay cả dưới thời phong kiến. Ngày nay vì muốn lấy lòng Trung Cộng, nhà nước CS đang lặng lẽ bôi xóa đi những trang sử chống Bắc xâm lẫm liệt của ta. Mới năm ngoái, chúng ra chỉ thị bãi bỏ những ngày kỷ niệm quan trọng như kỷ niệm Trưng Vương ở cấp quốc gia mà chỉ cho làm ở địa phương nơi có đền thờ hai bà thôi. Nguy hiểm hơn là luận điệu văn hóa của ta là toàn vay mượn từ Trung Hoa, và tinh thần vọng ngoại, ưa chuộng tất cả những gì của người và chê bai của mình. Chúng ta chắc chắn sẽ mất nước khi chúng ta tự đánh mất đi hồn nước. Còn đất còn biển mà mất văn hóa, mất lịch sử, mất đi từ hào dân tộc, rồi thay vào là tinh thần nô lệ, Hán hoá thì có khác gì đã mất nước rồi. Nếu ta không giữ được quê hương ở trong chúng ta thì làm sao giữ được quê hương bên ngoài?
Trong tình huống này, nhu cầu giáo dục tuổi trẻ VN để huy động niềm tự hào dân tộc trở thành cấp thiết. Bước đầu tiên là dậy cho con em một hiểu biết tường tận và chính xác về lịch sử VN, và những anh hùng, anh thư của dân tộc. Điều khó khăn là phụ huynh chúng ta không có tài liệu sẵn sàng cho mục đích này. Hơn nữa, nếu muốn nhắm vào giới trẻ hải ngoại, chúng ta cần phải soạn thảo những tài liệu này bằng anh ngữ, pháp ngữ v.v... Muốn gây được phong trào học sử trong giới trẻ, chúng ta cần có những bài viết ngắn, gọn để tóm lược những mốc lịch sử quan trọngP đồng thời xoáy vào những giai đoạn lịch sử oai hùng nhất và đề cập thật nhiều đến những người trẻ hào hùng VN qua bao thời đại. Khi nói về họ, ta cần nhấn mạnh đến tuổi tác và thân thế của họ, thí dụ như Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản mới 16 tuổi đã tự điều khiển một đạo quân chống giặc Mông Cổ và lập bao chiến công lừng lẫy, Lý Đông A mới 15 tuổi đã theo nhà cách mạng Phan Bội Châu và 22 tuổi đã thành lập và làm tổng thư ký Đại Việt Duy Dân Cách Mệnh Đảng để đấu tranh chống Pháp. Trương Tử Anh thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng lúc chỉ mới 25 tuổi. Nguyễn Thái Học thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng ở tuổi 25.
Song song với việc dạy sử, chúng ta cần trang bị cho con em những hiểu biết căn bản về văn hóa của người VN, nhất là những văn hóa cổ, đặc thù của ta. Mình phải biết rõ cái gì của mình, nhất là những cái hay, cái đẹp của mình trước khi để ý học hỏi và so sánh với những cái hay cái đẹp của người. Có như vậy mình sẽ có những chọn lựa khôn ngoan để cầu tiến nhưng vẫn giữ được bản sắc và niềm tự hào dân tộc. Có như vậy thì không sợ Hán hoá, sợ mất đi hồn VN. Có như vậy thì mới giữ vững được cái VN bên trong chúng ta để bảo vệ cái VN bên ngoài.
Thế hệ tị nạn và di dân đầu tiên bao giờ cũng phải lo chuyện cơm áo và ổn định đời sống. Nay chúng ta đã xong bước đầu và đã thiết lập được những cộng đồng Việt trù phú ở nhiều quốc gia tân tiến. Con em chúng ta đang sắp hạng đầu ở học đường và đang thăng tiến rất nhanh trong nghề nghiệp. Đây là lúc chúng ta cần thực hiện bước kế tiếp là đẩy mạnh tuổi trẻ VN vào tiến trình khôi phục và phát huy tinh thần dân tộc. Nói một cách khác là sau khi phải bỏ quê hương ra đi nay ta đã hoàn hồn, bây giờ thì ta cần lo đến bước kế tiếp là giữ hồn, nhất là trước tình huống VN hiện nay. Ánh xin trân trọng kêu gọi sự chung sức của những vị học giả, sử gia trong và ngoài nước cho vấn để cấp thiết nầy. Chúng ta có rất nhiều hội đoàn đa số cho mục đích ái hữu, tương tế, và từ thiện. Đây là lúc chúng ta cần cho mọc lên như nấm những hội nghiên cứu về sử, về nguồn gốc, văn hóa, và phong tục VN.
Những lời nói sau cùng xin được dành cho những người trẻ VN và xin mượn tựa đề của một tác phẩm của cố văn sĩ Duyên Anh có tên là “Mơ Thành Người Quang Trung”, một trong những anh hùng chống Bắc xâm vĩ đại nhất của lịch sử VN.
Vâng, tất cả chúng ta xin hãy mơ thành người Quang Trung,
và xin hãy là người Quang Trung.

Dương Nguyệt Ánh - 5/2015



VĂN QUANG * VIỆT NAM KHỔ ĐAU

Cuối năm dân còn khổ, quan đi du lịch bằng tiền của dân
Buổi tuyên dương các đại lý, khách hàng của Công ty XSKT tỉnh Bình Phước. Ảnh Báo Bình Phước

Cuối năm dân còn khổ, quan đi du lịch bằng tiền của dân

Văn Quang 


Vào những ngày cuối năm thường các quan lớn có lý do và có thì giờ nghỉ ngơi. Có một cái “mốt thời thượng” mà các ngài tìm đủ cách để đi “du hí” với nhiều danh nghĩa khác nhau. Nào là tiệc tất niên, nào mừng thưởng công, nào vinh danh người tốt việc tốt… Nếu làm đúng cũng chẳng có gì đáng nói tuy rằng những thứ đó tiêu tốn công quỹ tức là tiền của nhân dân, nhưng có hàng chục danh nghĩa để các quan lợi dụng. Ở đây tôi chỉ nói đến một kiểu lợi dụng đang bị dư luận của người dân rầm rộ lên án. Đó là việc có nhiều tỉnh cử đoàn đại biểu đi nước ngoài “học tập kinh nghiệm”. Hết học làm xổ số đến học cách chống ngập lụt… Ối, nước mình chậm tiến thì thiếu gì cái để học. Học làm cái bù loong, học cách giáo dục, học chống tham nhũng và học cả cách làm quan thanh liêm… cái gì cũng phải học. Học được là tốt.
Nhưng oái oăm thay hầu hết những vị được cử đi học lại toàn là những vị sắp hết nhiệm kỳ, nói trắng ra là học xong thì về hưu nghỉ khỏe! Đây là một kiểu “đền ơn đáp nghĩa” của các quan với nhau chứ anh dân đen chẳng ăn thua gì đến cái mục học hành của quý vị. Đó là một thứ “lợi ích nhóm” cũng nằm trong hiện tượng “gia đình trị” và “một người làm quan cả họ được nhờ”. Còn người dân chỉ nai lưng ra làm đầu tắt mặt tối, thậm chí không đủ ăn mà còn phải đóng đủ thứ thuế cho làng, cho xã méo cả mặt.
Vậy mà vào thời gian này có những tỉnh thản nhiên tổ chức những chuyến đi nước ngoài cho các quan học hỏi, tốn hàng tỉ đồng cho mỗi chuyến đi. Mời các bạn hãy xem vài tỉnh hí hởn tổ chức những chuyến đi này.
Tỉnh Bình Phước cử cán bộ đi Canada học cái gì?
Vào những ngày cuối năm này tỉnh này quyết định cử một đoàn cán bộ hơn 30 người sang Canada học tập làm…. xổ số! Chi phí chuyến đi hết khoảng 1,5 tỷ đồng, do Công ty Xổ số Bình Phước tài trợ (Doanh nghiệp kinh doanh xổ số là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% vốn). Như thế chẳng khác nào lấy tiền của dân cho các quan ăn chơi.
Và đặc biệt hơn nữa là đoàn cán bộ này gồm hầu hết là quan chức sắp nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu. Nào là nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Phó CT thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh. Mấy ông này đi học làm xổ số để làm gì nhỉ? Nhìn đúng thực chất đó chỉ là một cái cớ để các quan có dịp đi chơi bằng tiền của dân.
Trước đó, năm 2014, tỉnh này cũng đã cử hai đoàn đi “học tập kinh nghiệm” tại Singapore và Malaysia, nguồn kinh phí phần lớn cũng của công ty xổ số tỉnh cung cấp.
Làm quan thời nay sướng thật!
Hơn thế Bình Phước chưa phải là tỉnh dư dả gì. Cách đây hai năm, 2013, Bộ Tài chính đã phải tạm ứng từ ngân sách TƯ cho tỉnh này 200 tỷ đồng nhằm tháo gỡ khó khăn, bảo đảm nguồn cân đối ngân sách thực hiện các chính sách chế độ, nhiệm vụ của năm.
Đây là một việc làm đã bị cấm, bởi trước đó, năm 2012, Văn phòng CP đã từng có công văn truyền đạt chỉ đạo của Chính phủ cấm lợi dụng chức vụ để đi nước ngoài bằng tiền doanh nghiệp (báo Thanh Niên, ngày 29/12/2012). Công văn này yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu, hạn chế tối đa việc đi công tác nước ngoài, dành thời gian tập trung chỉ đạo, xử lý công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đó là chuyện công việc mà còn phải cân nhắc, nữa là chuyện du lịch, đi chơi bằng “tiền chùa”.
Nhưng công văn chính phủ thì mặc công văn, đường ta ta cứ đi, tiền chùa ta cứ xài.
Cái bệnh này không được chấn chỉnh nên cái đà “ăn cướp tiền của dân để đú đởn” ấy vẫn cứ tiếp tục và còn được một số tỉnh khác noi theo.
Tiền Giang cử cán bộ sang Hà Lan học chống ngập lụt
Tháng 12 năm 2014, tỉnh Tiền Giang cử hai đoàn cán bộ hưu trí sang hẳn Mỹ cũng để học làm xổ số (theo báo Tuổi Trẻ, ngày 1/12). Tháng 11-2015 vừa mới đây, tỉnh Tiền Giang còn quyết định cử đoàn cán bộ sang Hà Lan và Nga học tập kinh nghiệp xây dựng các công trình chống nước biển dâng, chống ngập, do tác động của biến đổi khí hậu. Điều đáng nói, cũng toàn các cán bộ lãnh đạo sắp nghỉ hưu, và một số doanh nghiệp nhưng chẳng dính dáng gì đến đê điều, ngập lụt.
Các vị sắp về hưu, không tham gia vào Ban chấp hành tỉnh ủy khóa mới (2015 – 2020) đi “tham quan, học tập kinh nghiệm” để làm gì nhỉ? Chẳng lẽ các vị đó khi nghỉ hưu ở Tiền Giang thì chống ngập úng cho… nhà mình?
Quảng Nam cho 26 quan ông và 3 phu nhân quan đi học làm du lịch
Bất chấp khốn khó về ngân sách, hàng loạt quan chức tỉnh Quảng Nam ở thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ” (tức là sắp về hưu) vẫn được sang tận Nam Phi học tập kinh nghiệm.
Trong danh sách 26 người đi học tập Nam Phi của Quảng Nam lần này có ba phu nhân của các quan chức, 15 người đã và sắp về hưu, số còn lại không tái cử ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2015-2020 vì… hết tuổi.
Đoàn này do ông Lê Phước Thanh – nguyên bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh – làm trưởng đoàn.
Ngoài ông Thanh còn có hàng loạt quan chức chủ chốt của tỉnh Quảng Nam đã cuối nhiệm kỳ và không tái cử gồm: ông Trần Kim Hùng – phó chủ tịch HĐND tỉnh, ông Lê Văn Lai – đại biểu Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Dung – trưởng Ban dân vận Tỉnh ủy, ông Ngô Văn Hùng – trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy.
Rồi hàng loạt bí thư huyện ủy sắp và đã về hưu như ông Nguyễn Tiến (bí thư huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện Núi Thành), ông Nguyễn Văn Khương (bí thư Huyện ủy Duy Xuyên), ông Nguyễn Thế Tài (bí thư Huyện ủy Bắc Trà My)…
Đáng chú ý, trong danh sách khách mời còn có thiếu tướng Phan Như Thạch (nguyên giám đốc công an tỉnh) cùng vợ và hai người khác cũng là vợ các quan chức.
Trong quyết định 2977/QĐ-UBND cử đoàn cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu ký nêu rõ: “Đi khảo sát các cơ sở du lịch, dịch vụ, thương mại; học tập kinh nghiệm về công tác quy hoạch, xây dựng các đô thị, khu kinh tế, quản lý du lịch, bảo tồn thiên nhiên tại Nam Phi”. Thời gian chín ngày từ ngày 5-9 đến 13-9-2015.
“Có học được gì đâu”
Khi được hỏi có làm việc với lãnh đạo ban quản lý khu bảo tồn này để học hỏi kinh nghiệm gì không, ông Nguyễn Tiến (Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Núi Thành) nói: “Họ đưa đến khu rừng mà trên tivi hay đưa về động vật hoang dã đấy! Đến coi được 2 con tê giác, 5-6 con ngựa vằn, mấy con chồn và 6-7 con voi”
Hỏi có học được gì không thì ông Tiến bảo: “Không học được gì. Họ nhốt trên xe, tới nơi rồi thả xuống. Chỉ thấy mấy con tê giác ăn cỏ. Có học được gì đâu!”
Còn ông Trần Kim Hùng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh thì chẳng cần giấu giếm: “Đã nói đi cái đoàn “ưu đãi” cho những người không tái cử nhiệm kỳ mới. Không phải đi học hỏi gì hết.”
Tôi chỉ tường thuật vài chuyện như thế bạn đọc đã có thể nhìn rõ sự lộng hành quyền chức của các quan lãnh đạo địa phương như thế nào. Đến đây mời bạn theo dõi phản ứng của người dân qua câu trả lời của ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khi trả lời câu hỏi vì sao nhiều cán bộ tỉnh vào thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ” vẫn đi Nam Phi “học tập kinh nghiệm” làm du lịch.
Thế nào là “phải đạo”
Bài phỏng vấn của phóng viên báo Tuổi Trẻ khá dài, tôi chỉ tường thuật vài câu hỏi chính của phóng viên. Khi được hỏi:
* PV: Chuyến đi này còn có khách mời là ba phu nhân của các cán bộ. Họ tự chi hay cũng lấy từ ngân sách?
– Ông chủ tịch Đinh Văn Thu – phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trả lời: Trong quyết định tôi ký đã ghi rõ những người nằm trong danh sách từ 1 đến 23 là kinh phí từ ngân sách (nguồn lợi kinh doanh kinh tế Đảng). Còn những người đi thêm là vợ của các cán bộ thì họ phải tự lo thôi.
*PV: Trong lúc ngân sách tỉnh còn đang khó khăn, đời sống của người dân còn nghèo, việc đi Nam Phi như thế có lãng phí không, thưa ông?
– Ông chủ tịch: Mục tiêu đã được thảo luận trong tập thể thường vụ Tỉnh ủy. Đây là thảo luận của tập thể, mà sử dụng nguồn như vậy tôi thấy là cũng “phải đạo” đối với một số đồng chí có chức danh trong cấp ủy, thường vụ đã tham gia công tác Đảng.
Chính vì chữ “phải đạo” này của ông Thu đã bị hàng ngàn người dân viết trên các báo hoặc facebook phản đối dữ dội, báo Tuổi Trẻ Online đã tổng kết mời bạn cùng đọc một số lời phản bác thẳng thắn đôi khi gay gắt đó:
– Bạn đọc Mai Tấn Điệu viết:
“Cái “đạo” mà ông Thu nói là “đạo chích”. Ai cũng biết tiền ngân sách đi học tập kinh nghiệm chỉ là lý do để thanh toán thôi…”.
– Tự nhận mình là người con Quảng Nam, nhiều bạn đọc góp ý rằng thay vì nhận ra cái sai để điều chỉnh, đằng này quan đứng đầu tỉnh lại bao biện, thật không thể chấp nhận được!
– Tâm sự với tư cách người đồng hương cùng chủ tịch Thu, bạn đọc Học viết: “Chúng tôi là đồng hương ở Quảng Nam – Đà Nẵng tại Sài Gòn. Chúng tôi làm việc cật lực và tiết kiệm từng đồng nhưng về quê thấy cảnh trẻ học không sách vở, không xe đạp đi. Chúng tôi phải ủng hộ và kêu gọi đóng góp để gởi về hằng năm cho các em ở Quảng Nam có điều kiện ăn học. Xin hỏi các ông bà dùng ngân sách đi du lịch là phải đạo là thứ đạo gì?”.
– Cùng suy nghĩ này, bạn đọc Ngọc Tú bổ sung: “Có nhiều loại đạo lắm ông Thu ơi: đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa, đạo nhạc, đạo thơ,… và cả đạo chích nữa. Không biết ông theo cái đạo nào mà tổ chức chuyến đi tốn kém tiền của đó?”.
– Thậm chí nỗi bức xúc của người dân đã được bạn đọc xuất khẩu thành thơ. Cụ thể, bạn đọc có nick name là Quang Nom (bạn này viết bằng ngôn ngữ địa phương):
“Quê mình nghèo lắm Quảng ơi,
Ăn chơi vừa phải, kẻo đời đi toi.
Mi đi du lịch cuối thời,
Hoàng hôn nhiệm sở ai mời mà đi?…
“.
– Cùng với cách thể hiện này, bạn đọc Nguyễn Thị Vạn công kích thẳng thừng:
Hỡi ông chủ tịch Quảng Nam
Học “đạo” làm người đâu phải đi xa
Chi bằng ông xuống với dân
Nhìn xem dân khổ, dân nghèo thế kia
Tiền kia ông hãy giúp dân
Dân nhà còn khổ quan thì đi chơi…”.

Nhìn vào hiện tượng “hoàng hôn nhiệm kỳ” với đủ các thủ đoạn vội vàng ký thăng quan tiến chức cho bà con anh em bạn bè, vơ vét đủ thứ, lợi dụng đủ kiểu của các quan người dân nào chẳng thấy xấu hổ và đau lòng, họ còn biết tin tưởng vào đâu?!
Văn Quang
Đầu tháng 1 năm 2016

Monday, January 4, 2016

TIN TỨC VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM

 

      LỰC LƯỢNG BẢO VỆ ĐẠI HỘI XII

TIN LIÊN QUAN
    ="Đại hội Đảng 12 sẽ có 1.510 đại biểu tham dự">Đại hội Đảng 12 sẽ có 1.510 đại biểu tham dự
"Đại hội Đảng lần thứ XII khai mạc ngày 21.1.2016">Đại hội Đảng lần thứ XII khai mạc ngày 21.1.2016


"Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ 6">Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ 6 Buổi sơ duyệt xuất hiện nhiều loại khí tài, trang thiết bị hiện đại >Sáng 5.1, Bộ Công an phối hợp của Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức sơ duyệt phương án bảo vệ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng tại Quảng trường  (quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an





Tham gia buổi sơ duyệt có khoảng 5.200 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Việt Nam, 125 ô tô, mô tô đặc chủng và trực thăng. Trong số 125 ô tô đặc chủng, có nhiều chiếc được trang bị vũ khí có sức chiến đấu cao.
dien-tap-bao-ve-DH12 
dien-tap-bao-ve-DH12

Xe đặc chủng, khí tài hiện đại của Bộ Tư lệnh thủ đô


Đáng chú ý, nhiều vũ khí tối tân được trang bị nhằm bảo vệ an toàn tối đa cho sự kiện Đại hội Đảng 12 diễn ra vào cuối tháng 1 này. Trong đó, phải kể đến xe bọc thép Hummer H2 được trang bị trung liên PKM 7,62 mm.
dien-tap-bao-ve-DH12 

dien-tap-bao-ve-DH12

Xe chống đạn dùng chống bạo loạn, khủng bố có khả năng lội nước sâu tới 1 m
Xe Ford F550 Super Duty được lắp hệ thống giáp bọc thép cấp độ B6, có thể phóng thang đôi với độ cao 7,6 m, chuyên phục vụ chống khủng bố; xe chống đạn RAM 2000 MKIII do Israel sản xuất có hai súng máy 7,62 mm và đại liên 12,7 mm…


dien-tap-bao-ve-DH12

Xe đặc chủng được trang bị cho lực lượng Cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ chống khủng bố
Tại buổi sơ duyệt, an ninh được bảo vệ nghiêm ngặt, phương tiện giao thông, người dân bị cấm qua lại khu vực diễn ra các hoạt động diễn tập.
dien-tap-bao-ve-DH12 








dien-tap-bao-ve-DH12


Xe chuyên dụng của Cảnh sát PCCC có khả năng năng vươn cao 56 m
Trước đó, để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ buổi lễ và diễn tập, Công an thành phố Hà Nội thông báo tuyến đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo trước sân Vận động Mỹ Đình (thành phố Hà Nội) sẽ bị cấm toàn bộ phương tiện trong 4 ngày (27.12 và 5,7,9.1.2016).
 
Dồn dập đơn thư về lãnh đạo Việt Nam
  • 30 tháng 12 2015




Image copyright xinhuanet
Image caption Báo trong nước xác nhận đơn thư tố cáo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) là ‘mạo danh’.

Vài tuần trước khi Đại hội Đảng 12 khai mạc tại Hà Nội, mạng xã hội xuất hiện nhiều đơn thư, status ‘liên quan đến lãnh đạo’.
Hôm 30/12, báo Tuổi Trẻ thông báo một lãnh đạo Văn phòng Chính phủ mô tả điều họ gọi là đơn thư xuất hiện trên mạng internet tố cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là đơn thư ‘mạo danh’.
Đơn thư theo vị lãnh đạo Văn phòng Chính phủ khẳng định là ‘mạo danh’ đã xuất hiện trên một số trang blog và mạng xã hội gần đây”, Tuổi Trẻ viết.
Theo lá đơn đề ngày 9/12, ông Phúc bị một người tự nhận là ‘cán bộ lão thành nghỉ hưu tại Tam Kỳ, Quảng Nam’ đề nghị thanh tra “khối tài sản khổng lồ của ông”.
“Người ký tên đơn thư tố cáo này là ‘Nguyễn Đức Hạnh, cán bộ Văn phòng Chính phủ’ với nội dung về việc sắp xếp cán bộ của tổ chức này.
Tuổi Trẻ đưa tin lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đã giao Vụ Tổ chức cán bộ xác minh thông tin, cho thấy Văn phòng Chính phủ không có cán bộ như nêu trên.
Hôm 28/12, tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh thành, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang nói: “Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước xảy ra rất nghiêm trọng”.

'Suy đoán không có cơ sở'




You need to install Flash Player to play this content.
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 29/12, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, bình luận:
"Bây giờ trên trang mạng đưa nhiều thông tin của người này, người kia, những người lãnh đạo Đảng và nhà nước phát biểu thế này, phát biểu thế kia, theo văn bản này kia.
"Mà tôi nghĩ theo quy định của Việt Nam, những văn bản đó là văn bản tối mật, mà tự nhiên lại bị bung lên trên mạng...
"Đó là những tài liệu thuộc loại gọi là bí mật, mà bây giờ tự nhiên lại đưa ra công khai, thì đó là hoạt động không bình thường, và như vậy thì an ninh, an toàn trong các chủ trương, chính sách, các văn bản này nọ thì không biết thực giả như thế nào...
"Có một phát biểu của ông Bộ trưởng Bộ Công an như thế, thì chắc là ông phải có trách nhiệm điều tra, làm rõ hoặc là có biện pháp ngăn chặn hiệu quả...
"Tôi đã từng trả lời là phải khởi tố vụ án làm lộ bí mật của cơ quan nhà nước, thì lúc đó mới điều tra biết được ai là ai và tại sao và ai đứng đằng sau được, chứ bây giờ suy đoán thì không có cơ sở," luật sư Thuận nói.
Giới quan sát đánh giá tranh giành quyền lực cho các vị trí lãnh đạo cao nhất thường được gọi là "tứ trụ" là nguyên nhân chính dẫn tới sự trì hoãn và kéo dài thêm các hội nghị trung ương so với các kỳ đại hội trước.
Trong giai đoạn diễn ra Hội nghị Trung ương 13, một bức thư được mô tả của một ủy viên Bộ Chính trị gửi Tổng bí thư Trọng xuất hiện trên mạng xã hội gây xôn xao và được chia sẻ nhiều.
Một trang tin tiếng Anh đã tóm tắt lại nội dung lá thư trong đó người được cho là Thủ tướng Dũng giãi bày một loạt những cáo buộc liên quan đến phát biểu của ông về Trung Quốc và cuộc sống gia đình ông.
Cách đây khoảng một năm trên mạng xuất hiện một trang tin có tên Chân dung Quyền lực cũng từng phát tán các cáo buộc liên quan tới một số chính khách cấp cao, tài sản của gia đình họ và con cái họ tại Việt Nam mặc dù không đăng tải bài nào về cá nhân Thủ tướng Dũng.
Trang này ngưng cập nhật từ cuối tháng Một năm nay và không bị chặn tại Việt Nam.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/151230_leaders_pre_congress






Việt Nam: Càng ngán Trung Quốc, càng thân Hoa Kỳ


mediaTổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng, 07/07/2015.REUTERS/Jonathan Ernst
Trong loạt bài nói về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiêu dụ thêm bạn bè và khách hàng ở Châu Á, cũng như nhằm khẳng định vị thế ngày càng áp đảo ở châu lục này, nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 28/12/2015 đã nói về quan hệ Việt-Trung. Theo tờ báo này, chính thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông đã khiến Việt Nam ngả nhiều hơn về phía cựu thù Hoa Kỳ.
Theo ghi nhận của The Washington Post, khi đến thăm Việt Nam vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp rất trọng thể với nghi thức bắn 21 phát đại bác. Vinh dự hiếm thấy là nguyên thủ Trung Quốc được phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Nhưng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình cổ vũ tình hữu nghị Việt-Trung thắm thiết đã được đón nhận bằng một sự im lặng nặng nề và với vài tiếng vỗ tay lác đác khi ông chấm dứt bài phát biểu. Trên gương mặt cử tọa hội trường Quốc hội hôm ấy lộ rõ vẻ chán chường, thờ ơ, thậm chí thù nghịch.
The Washington Post trích lời một quan chức Việt Nam, xin được miễn nêu tên vì đây là vấn đề “nhạy cảm”, cho biết là bầu không khí hôm ấy “rất căng thẳng”.
Tờ báo nhắc lại rằng Trung Quốc tỏ ý muốn giúp các nước láng giềng Châu Á xây những công trình cơ sở hạ tầng mà những quốc gia này đang rất cần, dưới danh nghĩa khôi phục Con đường tơ lụa xưa kia. Việt Nam cũng cần tiền, nhưng lại sợ mưu đồ ẩn giấu đằng sau.
The Washington Post trích lời ông Trần Trường Thủy, một chuyên gia ở Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng: “ Chúng tôi rất nghi ngờ, bởi vì chúng tôi không biết mục tiêu thật sự của họ là gì. Đằng sau dự án Con đường tơ lụa trên biển, Trung Quốc có thể đẩy mạnh tuyên truyền cho chủ quyền của họ”.
Tờ báo cũng ghi nhận sự tương phản giữa chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình với chuyến công du Việt Nam của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000. Vào năm đó, hàng chục ngàn bạn trẻ đã đứng đợi tới khuya để đón vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ đến thăm kể từ sau chiến tranh Việt Nam, còn khi Chủ tịch Trung Quốc đến thăm vào tháng trước, chẳng có đám đông nào hân hoan chào đón.
Một ví dụ cho thấy Việt Nam khó có thể tin tưởng Trung Quốc, đó là dự án đường sắt đô thị do Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội đã bị trễ đến 3 năm so với dự kiến và tốn kém thêm 57% với với ngân sách dự trù. Chính Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã nói rằng, nhiều lần, ông muốn thay nhà thầu Trung Quốc, nhưng không thể làm được do các quy định của những khoản vay.
Ấy là chưa kể Trung Quốc thường chuyển giao những công nghệ lỗi thường cho Việt Nam, bất chấp các tiêu chuẩn về môi trường, đưa lao động của họ sang, thay vì tuyển mộ nhân công địa phương. Các công ty Trung Quốc cũng thường trúng thầu nhờ đưa giá thấp một cách vô lý, để rồi sau đó tính chi phí cao hơn.
Nhưng yếu tố khiến cho quan hệ Việt –Trung gần như gặp khủng hoảng, đó là vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng 05/2014, dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Bắc Kinh, với nhiều nhà máy Trung Quốc và Đài Loan bị đốt phá. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, vào lúc đó đã có lời kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương họp khẩn cấp để thảo luận về việc thiết lập một liên minh với Hoa Kỳ. Nhưng đến tháng 07/2014, Bắc Kinh đã rút giàn khoan đi và cuộc họp khẩn cấp của Ban Chấp hành đã không diễn ra. Tuy nhiên, việc cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được thúc đẩy thêm.
The Washington Post thống kê là trong 12 tháng qua, đã có đến 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị thăm Washington, và khoảng 6 quan chức cấp chính phủ Mỹ đã đến Việt Nam. Tổng thống Obama lần đầu tiên cũng đã tiếp một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà trắng vào tháng 07/2015 và dự kiến đi thăm Việt Nam vào năm tới.
Vào tháng 10/2014, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí Việt Nam và đang giúp Hà Nội nâng cao khả năng của lực lượng tuần duyên để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng dấu hiệu rõ rệt của việc Hà Nội thắt chặt quan hệ với Washington, đó là việc Việt Nam gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, do Mỹ khởi xướng. Hà Nội hy vọng là hiệp định TPP sẽ giúp họ bớt phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Theo The Washington Post, mặc dù trong đảng có một phe bảo thủ thân Bắc Kinh còn rất mạnh, việc có nhiều ủy viên Bộ Chính trị đi thăm Washington trước khi thay đổi ban lãnh đạo vào năm tới đã là điểm đáng quan tâm. Tờ báo trích lời ông Trần Trường Thủy: “ Đảng cũng phải chú ý đến công luận. Không ai muốn tỏ ra mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi quốc gia hoặc không muốn tỏ ra quá nhân nhượng Trung Quốc”.
Nhưng theo tờ báo này, Việt Nam biết mình rất cần đến quan hệ tốt với Trung Quốc. Lịch sử và vị trí địa lý không cho phép Hà Nội biến Bắc Kinh thành kẻ thù. Việt Nam sẽ không bác bỏ những đầu tư của Trung Quốc, nhưng sẽ chọn lựa kỷ càng hơn và chắc chắn là sẽ không còn tin vào thiện tâm của Bắc Kinh.
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20151229-viet-nam-cang-ngan-trung-quoc-cang-than-voi-my

 HÀ NỘI DẪM ĐẠP NHAU ĐÊM  MỪNG 2016

Tham dự các chương trình chào năm mới 2016, nhiều bạn trẻ bất chấp đu cây, trèo qua lan can, ngồi bên bờ sông để tận mắt xem biểu diễn. Thậm chí, nhiều người đã ngất xỉu vì chen lấn trong đám đông. 
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào

Biển người đổ về khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) lúc 22h tối 31/12 chờ thời khắc chuyển sang năm mới 2016 khiến cho khu vực này hỗn loạn. Hàng chục nghìn người chen nhau trên phố Đinh Tiên Hoàng (gần tượng đài Lý Thái Tổ) để xem chương trình nghệ thuật.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào

Hàng rào bảo vệ khu vực sân khấu bị đạp đổ ngay từ sớm.



Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào

Quá phấn khích, nhiều nam thanh niên nhảy cả lên nóc xe hò reo, cổ vũ.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào

Nhiều giày dép bị chủ nhân bỏ lại vì các lý do khác nhau.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào

Không ai chịu nhường ai. Các bồn hoa, cành cây cũng bị giẫm nát.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào

Thanh niên tận dụng mọi khoảng trống, trèo lên cây đón xem ca nhạc.\
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào

Thanh niên này trèo lên cả cây xem chương trình chào đón năm mới
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
23h30, nhiều phụ nữ không chịu nổi cảnh xô đẩy đã ngất lăn giữa dòng người. Ước tính khoảng hơn chục người bị tình trạng giống như cô gái trong ảnh.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Nhiều chị em phụ nữ bị ngất xỉu vì chen lấn
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Trong số này có cả nam giới cũng bị xỉu tại trận.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Hàng loạt trường hợp buộc phải nhờ bạn bè, người thân cõng ra về vì quá sức.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Cô gái Phạm Thanh Thảo (sinh năm 2002, nhà ở quận Hoàng Mai) cho biết, em đi cùng 3 người bạn nam chen chân vào sân khấu tượng đài Lý Thái Tổ từ 23h đến 23h30. Do không tiếp cận được sân khấu em đã vội quay ra nhưng vì lượng người chen lấn quá nhiều, Thảo bị ngạt thở và đuối sức.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Hiện trường để lại sau khi người dân ra về.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Vào lúc sau 0h, một số thanh niên trèo cây tạo dáng chụp ảnh. 
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Còn tại TP HCM, nhiều bạn trẻ bất chấp biển cấm vẫn trèo qua lan can, ngồi bên bờ sông chờ xem bắn pháo hoa mừng năm mới
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Bất chấp biển cấm và bờ kè dốc, người bán hàng rong vẫn mạo hiểm đi xuống mời hàng
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào

Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Khi màn bắn pháo hoa bắt đầu, một bộ phận giới trẻ trèo cả lên nóc trung tâm điều khiển phố đi bộ.
Đón năm mới 2016, Bờ Hồ, Lễ hội đếm ngược, chen lấn, trèo rào
Sau màn bắn pháo hoa là rác ngập tràn con phố

Phát biểu của ông Trần Đại Quang 'có hàm ý'?

3 tháng 1 2016 Cập nhật lúc 19:53 ICT
Nhà báo độc lập, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng bình luận phát biểu của Bộ trưởng Công an Việt Nam, Tướng Trần Đại Quang về việc 'lọt lộ bí mật nhà nước' thời gian trước Đại hội Đảng lần thứ 12.
Trao đổi với BBC từ Sài Gòn, ông Phạm Chí Dũng nói:




"Tôi cho là lời nói, lời lẽ của ông Bộ trưởng Bộ Công an, ông Trần Đại Quang, trong bối cảnh hiện nay đặc biệt có hàm ý liên quan đến hàng loạt tài liệu được cho là từ trong nội bộ ra.
"Đó là những tài liệu 'mang tính chất khai báo' của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa và gần đây nhất là những tài liệu ghi lại những cuộc gọi, lời nhắn từ 'một lãnh đạo rất cao cấp' của Việt Nam với những nhà báo.
"Tài liệu đó được đưa lên mạng một cách công khai và lan truyền với tốc độ kinh hoàng.
"Rất nhiều trang mạng và Facebook đã lấy lại và không thể ngăn chặn được.
"Cho nên tôi nghĩ rằng gần như chắc chắn lời nói của Bộ trưởng Bộ Công an 'liên quan tới' những tài liệu này," Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập của Việt Nam ( IJAVN) nói với BBC.
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/01/160103_phamchidung_on_trandaiquang


  Ấn Độ lập trạm vệ tinh ở Việt Nam để giám sát Biển Đông




mediaLogo của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (India Space Research Organisation, ISRO).Wikipedia
Theo The Economics Times hôm nay 04/01/2016, Ấn Độ sẽ có được một vị trí chiến lược tại Biển Đông, khi trạm giám sát vệ tinh mới đang chuẩn bị đi vào hoạt động và kết nối với một trạm khác đặt tại Indonesia, trước tham vọng chủ quyền của TrungQuốc trong khu vực.\
Trạm theo dõi, thu thập và xử lý dữ liệu vệ tinh của Ấn Độ được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, trị giá 23 triệu đô la, sẽ được Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) kích hoạt trong thời gian ngắn sắp tới. Ân Độ cũng đã có một trạm theo dõi tương tự đặt tại Brunei.
Theo tờ báo, trạm giám sát vệ tinh này sẽ mang lại vị thế chiến lược quan trọng cho Ấn Độ tại Biển Đông, hiện đang là trung tâm gây căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines trong vài năm qua. Ngoài Ấn Độ, một số quốc gia ASEAN, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã bày tỏ quan ngại trước các chiến thuật hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Từ năm 2014, Ấn Độ luôn nhấn mạnh vấn đề tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo để xác quyết chủ quyền. Việt Nam và Philippines đã lên tiếng phản đối các hoạt động xây dựng trên vì diễn ra trong vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế của hai nước này.
Căng thẳng lại tăng lên với việc Trung Quốc cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập ở Trường Sa, khiến Việt Nam phải lập tức lên án Bắc Kinh vi phạm nghiêm trọng chủ quyền.
The Economics Times cho rằng việc Ấn Độ lập trạm giám sát vệ tinh ở Việt Nam là điều đáng hoan nghênh, giúp tăng cường vai trò của New Delhi tại Đông Nam Á. Tuy nhiên tờ báo cũng thắc mắc vì sao không thể lập trạm vệ tinh theo dõi khu vực biên giới Ấn Độ - Pakistan. 
 http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160104-an-do-lap-tram-ve-tinh-o-viet-nam-de-giam-sat-bien-dong

 

Lào: Bí mật cánh đồng Chum và cuộc chiến VN

  • 2 tháng 1 2016








 
Image copyright Jarryd Salem

Một lượng du khách hiếm hoi khi đến nơi xa xôi hẻo lánh này của Lào sẽ bắt gặp những cánh đồng chum cổ xưa, làm từ đá. Ai đẽo ra những cái chum đá này, và họ đẽo để làm gì?
Bụi tung mù mịt phía sau khi tôi chạy chiếc xe gắn máy nhảy chồm chồm trên con đường đầy ổ gà ở ngoại vi Phonsavan, một thị trấn cỡ trung nằm cách thủ đô Vientiane của Lào 400km về phía đông bắc.
Núi non trùng điệp khiến con đường quanh co gấp khúc liên tục cho đến khi những ngọn núi nhấp nhô nhường chỗ cho vùng đồng bằng trải rộng.
Khi tôi vượt qua một người địa phương đang lùa đàn bò, ông chỉ ngón tay thô ráp về hướng mà tôi đi để xác nhận tôi đang chạy đúng hướng.
Tôi giảm ga, lái tấp vô lề.
Rõ ràng tôi đang đến gần Cánh đồng Chum, di tích bằng đá ấn tượng nhất của Lào. Thế nhưng cả khu vực gần như vắng bóng du khách.

Chưa có lời giải

So sánh với những nước láng giềng ở Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam, ta cảm giác như Lào bị thế giới lãng quên.






 
Image copyright Jarryd Salem
Image caption Cánh đồng Chum
Mặc dù có những báu vật như thành phố cổ Luang Prabang ở miền bắc, nơi được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới, nhiều du khách thường chỉ đến điểm ăn chơi ồn ào Vang Vieng, một điểm dừng chân vui chơi được nhiều du khách ba lô xuôi dòng Nam Song ưa thích.
Tuy nhiên tôi không tìm nơi vui chơi: mục đích của tôi là tìm đến một bí ẩn đã 2.500 tuổi mà chưa từng có lời giải đáp thỏa đáng.
Hầu như không được các du khách biết đến, Cánh đồng Chum là nơi có hàng ngàn chiếc chum đá có từ thời kỳ đồ sắt nằm rải trên một diện tích hàng trăm cây số vuông trong vùng núi non bao quanh Phonsavan – một con đường vòng xa xôi so với những lộ trình bình thường.
Nằm rải rác ở những vị trí dường như hoàn toàn ngẫu nhiên, một số chum có kích thước rất lớn – cao đến 3 mét, rộng đến 1 mét và nặng hơn vài tấn.
Xương người và các nắp đậy bằng đá cũng được tìm thấy trong khu vực.
Đến nay, người ta vẫn chưa biết thực sự thì những cái chum đá này dùng để làm gì và ai đã tạo ra chúng.

Nơi chôn người?

Căn cứ vào kích thước của chúng và xương người được tìm thấy gần đó, một số nhà khảo cổ cho rằng chúng là nơi chôn cất thời tiền sử của một nền văn minh cổ đại nằm trải dài suốt một tuyến giao thương đã bị quên lãng từ lâu nối giữa lưu vực sông Mekong với vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.





 
Image copyright Jarryd Salem
Image caption Các chum đá nằm rải rác khắp nơi
Một số người khác thì tin rằng những chiếc chum được dùng như dụng cụ đặt xác người chết vào chờ tự phân hủy hết trong giai đoạn đầu của nghi thức tang lễ, trước khi được đưa đi hỏa táng hoặc được đưa đi làm phần nghi thức tang lễ tiếp theo.
Sau khi thi thể phân hủy hoàn toàn, tro cốt sẽ được đưa vào chum; một thi thể khác sẽ được đặt vào và vòng nghi lễ cho những người quá cố khác sẽ lại được lặp lại.
Giải thiết này càng được củng cố với tập quán chôn cất truyền thống của các hoàng tộc ở Đông Nam Á.
Chẳng hạn như với các nhân vật hoàng gia Thái, thi thể người quá cố được hỏa táng nhiều tháng sau khi họ qua đời.
Thi thể của họ được chuyển từ chum này sang chum khác cho đến nghi thức hỏa táng sau cùng với niềm tin linh hồn người chết sẽ đi qua một giai đoạn chuyển hóa dần dần, rời bỏ dương gian và đi vào thế giới tâm linh.
Thêm vào đó, mép của mỗi chiếc chum được cho là để giữ những chiếc nắp đậy lại cho đến khi thi thể phân hủy. Điều này càng chứng minh thêm cho giả thiết này.
Tuy nhiên, người dân địa phương thì có cách lý giải thú vị hơn.
Một số người cho rằng những chiếc chum đá này được tạo ra để chưng cất rượu mạnh từ gạo, và chúng được những kẻ khổng lồ trong truyền thuyết dùng để ăn mừng chiến thắng trước kẻ thù.
Những người khác thì cho rằng những chiếc chum này là để chứa rượu whisky của một người khổng lồ khát nước sống gần vùng núi non của Phonsava.
Tuy nhiên, sự thật là không ai biết được bí mật đằng sau những chiếc chum cổ này.
Phần lớn khu vực Cánh đồng Chum rộng lớn vẫn hạn chế không cho công chúng tiếp cận.




 
Image copyright Jarryd Salem
Image caption Đến nay người ta vẫn chưa lý giải được những chum đá này là do ai tạo ra, và mục đích để làm gì
Trong tổng số 60 địa điểm thì du khách chỉ có thể đến thăm bảy.
Địa điểm số một, với hơn 300 chiếc chum và một hang động đá vôi tự nhiên, là nơi giúp chúng ta biết được nhiều nhất về bí ẩn xung quanh những chiếc chum này.

Bí ẩn hang đá vôi

Hồi đầu thập niên 1930, nhà địa chất học và nhà khảo cổ học nghiệp dư người Pháp có tên là Madeline Colani đưa ra giả thiết rằng hang động này được dùng làm nơi hỏa táng và tro cốt sau đó sẽ được để trong những chiếc chum tiểu để chôn cất.
Theo giả thiết của bà, đây là nơi thực hiện các nghi thức chôn cất cổ đại và nó đưa ra cách giải thích về nơi những thi thể người chết được đưa đi sau khi phân hủy.
Những bằng chứng được tìm thấy trong hang, bao gồm những mảnh xương, răng người đã củng cố thêm cho giả thiết này.
Tuy nhiên người dân địa phương không tin vào giải thiết này.
Họ cho rằng hang động đá vôi được sử dụng như một lò nung lớn, và những chiếc chum được đúc từ những vật liệu tự nhiên như da thú, đất sét, đường và cát và sau đó được nung lên.
Bước trên cánh đồng, tôi để ý thấy hàng chục những dấu hiệu đánh dấu màu đỏ và màu trắng được đặt cẩn thận trên mặt đất – những dấu hiệu của một bí mật còn bức bối hơn.

Dày đặc bom mìn từ Cuộc chiến Việt Nam

Phonsavan nằm trên hành lang bay của các chiến đấu cơ Mỹ trong thời Chiến tranh Việt Nam và trở thành nơi cắt xả không chính thức của 270 triệu quả bom chùm, khiến nơi này trở thành điểm bị ném bom nặng nề nhất thế giới nếu tính bình quân đầu người.






\



Image copyright Jarryd Salem
Image caption Lượng bom mìn dày đặc các phi cơ Mỹ trút xuống hồi Chiến tranh Việt Nam khiến phần lớn diện tích khu vực trở thành nơi không thể sử dụng được
Khoảng 80 triệu quả bom trong số này không nổ sau khi rơi xuống mặt đất, khiến cho khu vực trở nên nguy hiểm và nhiều vùng đất xung quanh Cánh đồng Chum không thể sử dụng được.
Du khách đến đây chỉ được đi vào những chỗ đã được dọn sạch bom mìn và được đánh dấu.
Tổ chức Tư vấn Bom mìn (MAG), một tổ chức phi chính phủ, cho biết có hơn 50.000 người dân Lào đã thiệt mạng hoặc bị thương vì những trái bom chưa nổ tính từ năm 1964 tới nay.
Mặc dù đã có nỗ lực từ năm 1994 để dọn bom mìn nhưng cũng phải mất gần một thế kỷ nữa để đưa vùng đất này trở thành nơi an toàn, nếu tốc độ rà phá bom mìn được duy trì như hiện nay.
Trung tâm hướng dẫn du khách của MAG đặt trên con đường chính của Phonsavan đem đến cho chúng ta cái nhìn chi tiết và đau lòng về những vấn đề do lịch sử để lại.
Nhìn xung quanh, ta có thể thấy thiệt hại do bom mìn hiển hiện ở khắp nơi; mặt đất lỗ chỗ và nhiều chiếc chum đá bị nứt, vỡ hay bị phá hủy hoàn toàn.
Đặt tay lên mép một chiếc chum nằm cách nơi có thể còn một trái bom chùm chưa nổ chỉ vài mét, tôi nhìn vào bên trong chiếc chum to lớn.
Bất cứ lời giải thích nào về bí ẩn thời xa xưa cũng đã trôi qua từ lâu, chỉ còn lại mạng nhện và nước đọng.
Thời gian và chiến tranh có lẽ đã khiến chúng ta không còn cơ hội hiểu được ai đã tạo nên những kỳ quan này và tại sao.
Chẳng có du khách nào khác xung quanh, đó là một bí ẩn mà tôi tự suy ngẫm cho riêng mình.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel.

No comments:

Post a Comment