Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 31 October 2016

VIỆT KIỀU VIỆT CỘNG = TRUYỆN TÙ = VÕ ĐẠI TÔN

NGUYỄN THANH TY * GÀ VÀ CÁO



Gà Trống Và Cáo *










Chuyện xưa:


Truyện cổ tích dân gian kể rằng một buổi sáng tinh mơ nọ, có con gà trống đang đứng trên cành cây trong vườn cất tiếng gáy vang, báo hiệu cho nông gia một ngày mới bắt đầu thì một con chồn ở cạnh bìa rừng chợt xuất hiện. Cáo muốn bắt gà ăn thịt, tính nhảy lên vồ, nhưng sợ gà bay lên cao hơn nên suy nghĩ dùng mưu kế để lừa.


Bằng giọng đường mật hết sức ngọt ngào, Cáo ngước mặt nói:


- Anh gà trống thân mến của tôi ơi! Tiếng gáy của anh nghe hay lắm nhưng vẫn không bằng của cha anh. Ngày xưa, mỗi lần gáy ông ấy vươn cổ cao lên và nhắm mắt lại nên giọng nghe thánh thót, véo von hơn nhiều. Nếu anh bắt chước được như cách cha anh thì tiếng gáy của anh sẽ có “chất lượng cao” và sẽ “cực kỳ hoành tráng” nhất trong làng này.


Gà trống nghe bùi tai, thích chí, tưởng thật, liền nhắm tít hai mắt lại, rướn cổ lên thật cao, cố gáy cho hay bằng cha mình. Chỉ đợi có giây phút đó, cáo phóng lên nhe hàm răng chơm chởm bén như dao cạo, ngoạm vào cổ gà, chạy biến vào rừng.


Chuyện nay:


Sau năm 1975, bầy gà trống, gà mái, gà già, gà trẻ, gà giò, cả gà con mới nở… ở miền Nam đều bị bầy cáo cộng của họ Hồ ly truy đuổi, bắt ăn thịt, nhai xương, đã bỏ chuồng, bỏ của chạy thục mạng ra biển, vào rừng, vô núi… để tìm đường trốn thoát nanh vuốt của chúng.


Hồ cáo vốn dĩ là loài chỉ biết đi ăn trộm, ăn cướp để sống, hoặc chỉ chuyên ăn bám, hút máu kẻ khác để tồn tại chớ không biết tự mình kiếm ăn. Chỉ mươi năm sau, tài nguyên, của cải trong nước đã bị cạn kiệt, mọi người đều lâm cảnh nghèo xơ xác, đời sống cơ cực lầm than khốn khổ, không còn gì béo bở nữa để chúng xà xẻo, kiếm chác liếm láp nên cả bọn bị đói giơ xương, nhe răng, vêu mõm.


Chúng liền nhón chân, nghễnh cổ nhìn ra hải ngoại, xa nửa vòng trái đất, một nơi có nhiều bò sữa và gà tồ rất thơ ngây, ngờ nghệch, dễ tin đang sống sung túc, phây phả. Đám bò sữa, gà tồ này chính là nạn nhân khi trước đã bị chúng rượt cắn chí chết. Từ hai bàn tay trắng với cái quần xà lỏn lúc bỏ chạy, giờ đây đứa nào cũng nhà lầu, xe hơi trông béo ngậy, béo phây phây rất bắt mắt. Trông mà thèm nhỏ rãi. Chúng đã tìm ra một nơi có thể vớ bẫm. Phen này chắc hẵn kiếm ăn to. (Tú Xương)


Ngược dòng thời gian, mươi năm trở lại đây nếu không nhờ sữa và đô của chúng gửi về tiếp máu thì dòng họ Hồ cáo nhà ta đã ra ma nằm ngoài hoang dã rồi.


Đang lúc thập tử nhất sinh chờ “chuyển sang từ trần” đi theo Boác, bỗng được sâm nhung, loại đô tươi màu xanh, của đám gà hải ngoại luôn dễ mũi lòng từ bi, bác ái, đổ về ồ ạt để cứu sống cái thây ma sắp đi chuyến tàu suốt. Từ một, hai tỉ đô ban đầu dần dà đến nay lên tới con số 8 tỉ đô mỗi năm. Đảng Hồ cáo nhờ đó sống lại. Mà còn sống khoẻ, sống hùng nữa. Hồ ly già, chồn trẻ, cáo tơ… con nào, con nấy giờ đây đều béo tốt phương phi, mặt đỏ tía, bóng nhẫy, bụng phệ ra như bụng ông địa múa lân, trở thành bọn tư bản đỏ.


Ăn no, giàu có, hưởng thụ phè phỡn xong, Hồ cáo bỗng giật mình, sờ sau gáy, nghiệm ra rằng cái đám gà tồ, bò sữa này sở dĩ chúng nó sớt máu ra nuôi ta mập thây, mập mặt cũng chỉ là sự bất đắc dĩ vì thân nhân ruột thịt chúng còn kẹt lại chốn hang hùm, ổ cáo đành phải bấm bụng tiếp tế về cứu nguy người nhà chứ chúng có thương xót gì mình. Rồi đây chúng sẽ “phăng teo” chúng ta lúc nào không hay khi chúng có đủ sức mạnh. Thực lực của chúng hiện nay như “lưỡi gươm treo trên đầu”. Nỗi lo gan ruột như bệnh nan y đáng sợ . Phải nghĩ cách “quản lý” chúng lại thật chặt mới được. Vừa kiểm soát chúng, vừa bóp cổ, móc hầu bao chúng mới là kế vẹn toàn.


Thế là bọn Hồ cáo khẩn cấp họp nhau lại tính kế, giở bổn cũ ngón nghề gião quyệt ra soạn lại, bày ra một cú lừa khác, một kịch bản tinh vi hơn, thâm độc hơn để “ngoạm cổ” những con gà ngờ nghệch ở hải ngoại.


Đó là trò lừa gạt mới có tên là Nghị quyết 36. Trò lừa này được che dấu dưới lớp sơn xanh xanh, đỏ đỏ trông rất loè loẹt bằng những từ ngữ đầy nhân ái, đậm đà bản sắc dân tộc như: “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học – công nghệ, hoạt động văn hóa – nghệ thuật” để dụ khị mấy con gà tồ to xác nhưng rất ngu ngơ và nhẹ dạ.


Chúng đeo mặt nạ che mặt, giở giọng lưỡi ngon ngọt gọi đám gà tha phương cầu thực xứ người là “khúc ruột ngàn dặm” là “máu thịt của Việt Nam” là “bộ phận không thể tách rời”, là đủ thứ ngọt mật thay cho lời sĩ nhục năm xưa là “đồ đĩ điếm, phản quốc, bám chân đế quốc liếm bơ thừa sữa cặn” để ca bài ca con cá nó sống vì nước, rù quến đám gà thơ ngây có trí nhớ rất ngắn, đem tiền của, tài sản dành dụm bấy lâu về làm “Doanh nhân kiều bào” góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, nhưng thực chất là để nuôi béo chúng.


Đổi lại, cáo hứa sẽ dọn đại yến “chùm khế ngọt” với “thịt tươi sống chân dài” để chiêu đãi và sẵn sàng hết lời xun xoe, bợ đỡ, ca tụng, tung hê đám gà tồ u tối là “Dziệt kiều yêu nước”.


Bước đầu kịch bản Nghị quyết 36 đã thu được kết quả mùa gặt ác. Đảng Hồ đã vớ bẩm được mấy vố khá.


Xin kể ra đây vài trường hợp tiêu biểu của đám gà tồ ngờ nghệch đã bị cáo ngoạm cổ.


Được bọn cáo họ Hồ ve vãn vuốt đầu, xoa trán, một số gà tồ lưu vong sướng rên người, vội quên ngay cái cảnh lúc vừa chạy vừa vãi phân trong quần, đã hè nhau nhắm mắt kéo về… nộp mạng cho bầy cáo xơi tái.


Con gà trống Nguyễn Trung Trực, “khúc ruột ngàn dặm” Úc, về đầu tư ngân hàng, bảo hiểm bị cáo vét sạch túi lập tức. Dziệt kiều Hòa Lan, Trịnh Vĩnh Bình, vua chả giò, bán hết cơ sở kinh doanh sở tại, mang tiền về hang cáo đầu tư ngành dầu hỏa không những bị cáo tước lột trắng tay mà còn bị bỏ tù. “Bộ phận không thể tách rời” Pháp, mông xừ Nguyễn Gia Thiều, về đầu tư ngành viễn thông cũng bị cáo gài độ cho tán gia bại sản và tù tội. Dziệt kiều Nhật, con gà tồ Nguyễn An Trung, về Việt Nam đầu tư, làm Giám đốc Công ty SàiGòn Ôtô rồi cũng vào tù. Con gà tía Nguyễn Đình Hoan, Dziệt kiều Mỹ yêu nước mà không yêu Xã hội chủ nghĩa, về đầu tư giáo dục, chỉ hai năm sau liền bị vu khống tội gian lận rồi vào tù, của cải mất hết, trắng tay lại còn bị cấm rời Việt Nam.


Nhưng hài hước, đắng cay nhất là Dziệt kiều gà mồi Trần Trường ở Nam Cali, làm Việt gian tay sai cho Hồ cáo, treo thờ hình Hồ râu và nón cối trong tiệm bán đồ điện tử của mình, bị người Việt tị nạn ở Little SaiGon phản đối đòi dẹp bỏ hình tượng tên sát nhân. Lúc đầu, hắn ta chống trả lại rất hung hăng con bọ xít nhưng cũng không thoát được công lý nên cuối cùng chịu trói tay, ngồi tù ba tháng. Khi được thả, hắn bồng tống vợ con chạy về Việt Nam làm Dziệt kiều yêu chủ nghĩa xã hội, đầu tư đào ao nuôi cá. Hắn hí hửng tưởng thế nào cũng được cáo tưởng thưởng cho “chùm khế ngọt” và cái giấy ban khen chức danh anh hùng cỡ như Lê văn Tám (phịa) hay Nguyễn văn Trỗi (dỏm).


Ai dè Việt gian gà mồi Trần Trường bị bọn cáo xúm lại cướp sống ngay ao cá, hè nhau vặt trụi không còn một cọng lông. Cái mào gà đỏ tươi dùng để ăn nói, giờ bị xơ xác lốm đốm như hoa khế. Loại “mồng gà hoa khế” của bệnh hoa liễu. Trần Trường biến thành Trần Truồng, truồng như nhộng, trắng mắt, trắng tay, quay về lại Cali – Little SaiGon, vác mặt mo tới Sở An Sinh Xã Hội của đế quốc Mỹ, ca bài ca xã hội chủ nghĩa giẫy chết để xin tiền trợ cấp “Queo phe” sống qua ngày.


Hãy còn nhiều ví dụ lắm lắm. Chẳng hạn như đám ca kỹ, nhạc sĩ “bất tri vong quốc hận” nghe lời cáo dụ dỗ, về mua nhà ở cái gọi là “Làng nghệ sĩ”. Mua xong, nằm chưa nóng chiếu đã bị cáo cướp nhà, đuổi chạy có cờ, cười đau, khóc hận mà không dám hé môi một lời than thở. Như bọn “trí ngủ” bằng cấp đầy đầu vì hám danh mà chịu hèn. Bác sĩ họ Bùi tên Vô Tâm là một điển hình.


Như bọn ký dỏm ở Bolsa hám tiền quên nhục, thậm thò, thậm thụt, đi đường lòn giao du với cáo, lợi dụng nền tự do, dân chủ của nước sở tại, làm báo in hình cờ máu, viết lời ca tụng công đức loài Hồ ly mà cứ ngụy biện là truyền thông phải độc lập hai chiều. Nếu bọn này về Việt Nam viết báo ca ngợi đảng nọ, tổ chức kia ở hải ngoại mà đảng Hồ không tiếp đãi một chầu “cái lỗ mũi ăn trầu, cái đầu bịt khăn đống” ngay, thì đồng bào tị nạn ở hải ngoại sẽ giở nón mà bái phục. Còn ngược lại, bị bọn cáo đục cho phù mỏ thì e rằng lúc đó có hối cũng không kịp.


Bao nhiêu cái gương văn nghệ sĩ, trí thức, ký giả trong nước bị bầm dập, tả tơi, tù tội với loài chồn cáo vì viết bài “chệch sang lề trái” mà bọn ký dỏm ở Bolsa cứ nhắm mắt giả mù, bưng tai giả điếc đâu thèm biết.


Chuyện băng đảng Hồ cáo năm 2009: Đại hội Việt kiều tại hang Pắc Pó Ba Đình


Từ 21 đến 23 tháng 11 năm 2009 tại Hà Nội sẽ diễn ra cái gọi là “Hội nghị người VN ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất”, đại ngôn là “Hội nghị Dziệt kiều”, do Bộ Ngoại giao CS triệu tập, với chủ đề: “Vì một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước”.


Theo cáo già Trần Trọng Toàn, phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước Về Người Việt Nam ở Hải ngoại loan báo là theo dự kiến sẽ có khoảng chín trăm con gà tồ, người Việt hải ngoại, từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ về (nạp mạng) tham dự Hội nghị.


Cũng theo lời đường mật ngọt xớt của cáo già Trần Trọng Toàn đang ve vãn thì đám gà hải ngoại sẽ cùng đám cáo (tức hàng lãnh đạo cao cấp của đảng, của bộ máy cai trị CS trung ương lẫn địa phương), ngồi lại với nhau thảo luận 4 chuyên đề: “Xây dựng cộng đồng người Việt ở nước ngoài đoàn kết vững mạnh, thành đạt và hướng về đất nước”, “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc trong cộng đồng người VN ở nước ngoài”, “Chuyên gia, trí thức kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước” và “Doanh nhân kiều bào góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước”.


Mới nghe qua thấy giống y chuyện ngụ ngôn của Tây.


Chuyện ngụ ngôn gà và cáo của Lã Phụng Tiên (Jean de La Fontaine) thế kỷ 17


Bài thơ ngụ ngôn bằng tiếng Phú Lãng Sa, “Con gà và con cáo”, của Lã Phụng Tiên như lời sấm ký tiên tri từ thế kỷ 17 đến nay, đã ứng vào cái gọi là “Hội nghị Việt kiều” trúng phóc, không sai một ly ông cụ, đã được học giả Nguyễn văn Vĩnh dịch ra chữ Quốc ngữ. Trích đoạn:


Trên cành cây con gà trống đậu,


Đã khôn ngoan lại láu việc đời.


Hồ ly đến ngọt mấy lời:


- Đôi ta hết giận, tới thời hòa an.






Nay trong khắp thế gian thân ái


Tình anh em tôi lại thưa anh,


Xuống đây hôn cái tỏ tình;


Trăm nơi còn phải chạy nhanh mới cùng.





Rầy mặc sức vẫy vùng đi lại,


Tôi với anh hết hại lẫn nhau.


Từ đây anh chớ lo âu,


Khi nào có việc muốn cầu đến em,






Gọi một tiếng ngày đêm cũng lại,


Xuống đây hôn gọi ngãi đồng bào.


Gà rằng: Mừng rỡ xiếc bao!


Tin này biết lấy cách nào tỏ vui!





Đọc đoạn đầu lời cáo chiêu dụ gà của bài thơ ngụ ngôn khiến người ta nhớ lại lời Hồ cáo năm 1954 cũng đã kêu gọi “chuyên gia, trí thức kiều bào ở hải ngoại về quê hương góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước”, nhiều con gà trống có tiếng gáy tầm cỡ trên thế giới, đã ngây thơ, tin sái cần cổ, ba chân bốn cẳng về nước, góp sức cho bọn cáo… ăn cướp, rồi bị cáo ngược đãi đến nỗi phải đi ăn mày, ăn xin cho đến chết.


Kinh nghiệm đau thương, tàn khốc của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Tiến sĩ Trần Đức Thảo, Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện… vẫn còn dấu ấn đậm nét trong sách sử cận đại.


Với 2 bằng tiến sĩ lúc mới 23 tuổi tại Pháp, Luật sư Tường nghe lời Hồ kêu gọi, về nước tham gia “cách mạng”. Năm 1956 vì viết bài phê bình những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, ông đã bị tước hết mọi chức vị, quyền lợi, bị khai trừ và sống nghèo đói lây lất cho đến chết.


Tiến sĩ triết học Trần Đức Thảo cũng bị cáo lừa, năm 1951 rời Pháp, về Bắc Việt tham gia kháng chiến. Vì đố kỵ tài năng, sở học của ông nên Hồ già khinh khi, chỉ giao cho ông việc dịch các truyền đơn sang pháp ngữ. Năm 1956, lấy cớ ông viết một bài về vấn đề phát triễn tự do dân chủ cho nhóm Nhân Văn Giai phẩm, Hồ kết tội ông là phần tử phản động rồi tước hết mọi phương tiện sống. Tiến sĩ Thảo phải lang thang đi xin ăn cho đến cuối đời.


Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, về nước năm 1963, sau một đời cúc cung phục vụ cho Hồ, gọi là phục vụ Đảng, phục vụ đất nước, cuối cùng cũng bị Hồ khai trừ vì dám viết “Thất trảm sớ” gởi cho Quốc hội CS…


Tích cũ như thế còn chuyện đời nay thì sao? Đã có con gà tồ nào ở hải ngoại “hồ hỡi phấn khởi” vỗ cánh bay về với cáo chưa?


Theo tin đài BBC ngày 09/11/09 loan tải thì: “Một số nhân sĩ và trí thức người Việt hàng đầu tại Mỹ và Úc, và Âu Châu đã không tham dự hội nghị. Lý do họ đưa ra là “không nhận được giấy mời” và cũng “không quan tâm”. Nguồn tin khác nói rằng đa số đại biểu là Việt kiều Đông Âu (thành phần du học hoặc xuất khẩu lao động trốn ở lại sau ngày bức tường Bá Linh sụp đổ). Và những Việt kiều đã sống ở Việt Nam trong nhiều năm (như loại NCK và PD).


Tổ chức Đại hội Việt kiều tại Hà Nội lần này đảng cầy cáo CS Việt Nam nhắm đến mục đích gì?.


Lần này, có lẽ tiền không phải là mục tiêu chính yếu. Sau 20 năm cái gọi là đổi mới theo “kinh tế thị trường” mở cửa đón bọn tư bản mũi lõ dốc hầu bao vào nước đầu tư, chào mời “khúc ruột ngàn dặm” đem đô la về thăm quê hương và “ăn khế ngọt”, mỗi năm bầy cáo đã thu vén nhiều tỉ bạc, chia chác cho nhau bỏ túi riêng, mà phải là bạc đô xanh của đế quốc Mỹ, in hình Washington chứ không thèm đô “đồng” in hình già râu đâu nhé. Giờ thì bọn chúng trở thành tư bản đỏ giàu sụ, giàu “khủng”, đi xe hơi, ở nhà lầu, đi đánh bạc ở Las Vegas, vác gậy chơi gôn… nên tiền đối với chúng “vô tư”, không thành vấn đề.


Cái mà chúng nhắm đến là lực lượng chống cộng ở hải ngoại ngày càng phát triễn vững mạnh thành một thế lực rất đáng gờm cho chúng. Nhân số người Việt hải ngoại hiện nay đã lên đến gần 4 triệu có đủ nhân lực, tài chánh, kinh tế và chất xám đủ sức để đánh gục chế độ độc tài của chúng. (Kịch bản Nghị quyết 36 ở trên đã nói rõ: vừa quản lý vừa móc hầu bao)


Chuyện thu hút nhân tài, trí thức, chất xám… chỉ là khẩu hiệu của sự dối trá, gạt gẫm, che mắt bề ngoài. Hãy nhìn vào trong nước là đủ biết. Mới đây thôi, cả một viện IDS mệnh danh là “túi khôn” xã hội Việt Nam, qui tụ toàn những trí thức hàng đầu của cả nước còn phải bị bức tử, phải tự giải thể, cuốn cờ, xếp trống vì cái Nghị định số 97 của con cáo giảo quyệt Nguyễn Tấn Dũng không dung chứa thì cái đám trí thức ở nước ngoài là cái thá gì? Toàn là CIA cài vào cả!!! Đảng ta đâu có khờ mà tin dùng! Vã lại Đảng Hồ cũng chẳng cần trí thức để làm gì. Đảng chỉ cần súng và bạo lực. Cái đảng cần là xã hội ổn định, bền vững. Đất nước lạc hậu, nghèo đói, ngu dốt bao nhiêu thì đảng càng dễ cai trị bấy nhiêu.


Âm mưu tổ chức Hội nghị Việt kiều lần này của chúng là dùng Hội nghị như một cái bẫy ly gián để phá nát cộng đồng hải ngoại. Sách lược “mãn thiên hoa vũ”, rãi nón cối, dép râu đầy trời làm ung thối hết các tổ chức chống cộng của người Việt hải ngoại.


Mưu thâm độc của chúng là bắt chước Chu Du mượn tay Tưởng Cán để giết Thái Mạo, Đô đốc hải quân của Tào Tháo trong trận Xích Bích nổi tiếng thời Tam Quốc phân tranh. Hoặc mưu Tào Tháo hay dùng là mời tướng địch ra trước đầu ngựa ở trận tiền để giả vờ nói cười thăm hỏi vớ vẩn mấy câu rồi quay ngựa về trại, gây sự nghi ngờ, ly gián cho phía đối nghịch. Kế hiểm này áp dụng lúc nào cũng thành công.


Chúng có thể để cho đám gà tồ hải ngoại về dự Hội nghị tha hồ nói nhăng nói cuội, có khi còn phát biểu móc họng, đâm hông, chúng cũng không “ke”, dù 4 đề tài nêu ra có vẻ rất trái cựa là “Xây dựng kiện toàn một cộng đồng người Việt tại hải ngoại”. Rõ ràng là lòi đuôi chồn của đảng cáo muốn thò cánh tay lông lá của mình ra nước ngoài kiểm soát người Việt tị nạn CS.


Kế hoạch chúng sẽ đi từng bước như sau:


- Gửi thư mời công khai đến tất cả những nhân vật chống cộng có uy tín ở hải ngoại.


Những người này dù không tham gia, không đi dự cũng bị cộng đồng nghi ngờ, xa lánh, cô lập.


- Trao tặng bằng khen, chụp hình chung lưu niệm, đăng tràn lan trên 700 tờ báo đảng để nhiều người cùng thấy, cùng biết càng tốt.


Thế là những “Dziệt kiều yêu nước” này khi trở lại hải ngoại sẽ bị thân bại danh liệt tức khắc. Cộng đồng sẽ xa lánh chúng như lánh hủi.


- Thời gian Hội nghị lưu trú tại Việt Nam, mấy con gà trống yêu “xã nghĩa” sẽ được cáo cha, cáo con mồi chài, lôi kéo, chiêu đãi nhiều màn “mỹ nhân chân dài” rồi bí mật chụp hình, quay phim để làm cái cán “ri mốt” điều khiển từ xa.


Đám gà tồ hám gái sụp bẫy này sẽ răm rắp nghe lệnh cáo suốt đời, cam tâm cúi mặt làm Việt gian tay sai cho chúng, nếu không thì sẽ lãnh thẹo từ chết đến bị thương. Cái mưu độc này gọi là cấy sinh tử phù.


- Tiếp theo sau Hội nghị là những chuyến công du tới tấp của những cáo cao cấp đến các nước “thăm” các “Đại biểu Dziệt kiều”, đáp lại thâm tình giao du. Sẽ có màn ôm cổ, bá vai, hôn môi, nút lưỡi để phổ biến trên Ti vi, trên báo giấy, báo mạng.


Những “Đại biểu” bị thăm và bị chụp hình bất đắc dĩ này sẽ ôm cái “oan Thị Mầu” với cộng đồng mà cả biển nước Nam Hải cũng rửa không sạch.


- Bước kế tiếp, bọn Việt gian của Nghị quyết 36, nằm vùng trong các tổ chức chống cộng sẽ rỉ tai bỏ nhỏ ông A, ông B, bà C, Cô D… lúc về Việt Nam đã có đi đêm với cán bộ này, lãnh đạo nọ…


Vân vân và vân vân…


Và kết quả tất nhiên sẽ phải xãy ra đối với các tổ chức cộng đồng hải ngoại giống như trường hợp bà mẹ Tăng Sâm hết tin con mình, phải bỏ trốn vì ba lần nghe hàng xóm liên tục báo tin con mình giết người.


Tóm lại một câu, về kế sách kinh bang tế thế làm cho nước dân giàu nước mạnh thì đám chồn cáo lãnh đạo Việt Nam dốt đặc cán mai, ngu hết cỡ thợ mộc, ngu lâu đến độ “bó tay chấm cơm”, làm cho đất nước suy thoái, lạc hậu, đói nghèo nhưng về mưu mô giảo quyệt, tráo trở, lừa gạt, hiểm ác, gian manh để đi ăn cướp, để tham nhũng… thì rất siêu, được xếp đứng đầu thế giới, người Việt Quốc gia phải chào thua. Hồi trước đã thua, bây giờ cũng tiếp tục thua. Thua dài dài.


Rồi đây, nơi đất tạm dung của gần 4 triệu người tị nạn CS sẽ nổi lên một trận cuồng phong, đầy gió tanh mưa máu, do phe ta đánh với phe mình chí chết chưa chắc đã chịu thôi để có thời gian bình tâm ngồi nhìn lại trắng đen, phải trái, để nhân ra ai là bạn, ai là thù.


Bọn chồn cáo ở hang Bắc Bộ sẽ xoa tay đắc chí, cười rằng Nghị quyết 36 đã thành công! đại thành công! thắng lợi! đại thắng lợi! Từ nay chúng cứ gối cao ngủ kỹ chẳng phải lo gì nữa.


Và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục quằn quại rên siết dưới bàn tay bạo tàn của đảng Hồ cáo thêm vài ba chục năm nữa.


Nhưng nói như trên thì có vẻ bi quan thái quá. Chẳng lẽ, đa số trí thức hải ngoại, nhất là thế hệ trẻ, đều là một giuộc tệ như nhau cả sao?


Theo đài BBC, trong số 900 “Đại biểu Dziệt kiều” hết phân nửa là ở Đông Âu, thuộc phe xã nghĩa ta rồi. Khỏi phải bàn chi cho tốn giấy mực. Từ hang ổ Hồ ly ra đi, dĩ nhiên Dziệt kiều Đông Âu, một số ít thôi, không dám vơ đũa cả nắm, vì ở với Boác bao nhiêu năm đã hãi “nắm dzồi”, “ăn cây nào rào cây ấy” là đúng với tư tưởng và đạo đức Boác rồi! Ngôn gì nữa? Một nửa còn lại, chia đổ đồng cho 100 nước và lãnh thổ, mỗi nơi chỉ có 9 ngoe thì đủ sức làm nên trò trống gì mà đám chồn cáo hy vọng sẽ là những “hột giống đỏ” hòng quậy nát cộng đồng?


Chắc chắn sẽ có những con gà khôn ngoan nổi bật lên trên đám gà tồ ngu ngơ kia biết nhìn xa trông rộng, rõ được âm mưu xảo trá của lũ chồn hôi dùng trí khôn, kế hay chống trả, phản kích lại chúng như con gà “khôn ngoan lại láu việc đời” của Lã Phụng Tiên lừa lại con cá


Gà rằng: Mừng rỡ xiết bao!


Tin này biết lấy cách nào tỏ vui?


Lời anh nói thì tôi xem trọng.


Kìa xa xa thấy bóng chó săn,


Hai anh đang chạy lại gần


Ý chừng cũng một tin thân ái này!


Đợi tôi đó xuống ngay lập tức,


Để bốn ta cùng được hôn nhau…


Hồ ly nghe chửa dứt câu,


Vội vàng một mạch cắm đầu chạy nhanh.





Nói rồi cẳng bốn chân ba,


Nghĩ mưu không đắt, Hồ ta giận mình.


Gà thấy hắn thất kinh đắc ý:


Lừa thằng gian thích chí dường bao!


Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng. Tuy biết rõ âm mưu thâm độc của lũ Hồ ly đang dùng quỷ kế của Chu Du, Tào Tháo ly gián, chia rẽ khối người Việt chống cộng thành năm bảy mảnh, chúng dễ bề “kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế và phương tiện hoạt động đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới” để từ đó làm bàn đạp tiến lên đánh phá các tổ chức chống cộng, ta phải có sách lược rõ ràng, chắc chắn, quyết liệt để ngăn chận và tiêu diệt chúng.


Nghị quyết 36 được bọn Hồ cáo phát động rầm rộ từ năm 2004 đến nay với một ngân quĩ khổng lồ, một lượng cán bộ đông đảo xâm nhập hải ngoại bằng nhiều ngã, nhiều ngách với đủ phương tiện truyền thông, truyền hình, báo chí, văn nghệ, băng nhạc, Duyên dáng Việt Nam, dạy học tiếng Việt… tổ chức nơi nào cũng đều bị người Việt hải ngoại bẻ gãy hết nên kết quả chúng không thu lượm được bao nhiêu theo như ý đồ mong muốn.


Lượng kiều hối đầu tư của người Việt đổ vào Việt Nam chưa đầy 2 tỉ Mỹ Kim giống như con trâu rụng mỗi cái lông đuôi. Trí thức, chuyên viên, doanh gia về nước “ăn khế ngọt” xây dựng đất nước đến nay, chỉ đếm được trên đầu ngón tay, so với hơn nửa triệu nhân tài thuộc lứa tuổi trẻ Việt Nam đang phục vụ khắp toàn cầu.


Cái đau rát mặt, tháu cáy nhất của đảng Hồ ly là đã bắt tay bang giao với Mỹ, Úc, Pháp, Canada… cả mười năm rồi mà vẫn không thể nào treo được lá cờ máu lên bất kỳ nơi đâu. Chỉ thấy cờ vàng ngạo nghễ tung bay khắp nơi trên thế giới, bất cứ nơi nào có người Việt tị nạn Cộng sản, dù ngày nay lá cờ vàng không còn đất Mẹ để ôm ấp trong vòng tay nữa.


Trong những ngày sắp tới, sau cái “Đại hội Dziệt Kiều”, được bọn cáo tung hê trơ tráo là “Tiểu Diên Hồng” này, chúng ta hãy chờ xem đám chồn cáo ở hang ổ Bắc Bộ phủ và đám gà mồi “ Dziệt kiều yêu nước” vừa được choàng vòng hoa, khăn quàng đỏ, trao bằng khen sẽ múa may quay cuồng diễn trò khỉ, trò tiều gì trên sân khấu hải ngoại đây!


Dù chúng có nhe nanh, múa vuốt hung hăng con bọ xít đối với dân lành trong nước đến đâu đi nữa nhưng khi bè lũ kéo nhau ra hải ngoại để bị gậy kiếm ăn, tức khắc bị cộng đồng người Việt tị nạn sẵn sàng chờ đón, bẻ không còn cái răng để húp cháo.


Và dĩ nhiên cái màn chui cửa hậu để trốn của lãnh đạo đảng ta sẽ cứ tái diễn dài dài.


Chó cậy gần nhà, chồn cáo cũng chỉ giỏi cậy gần hang ổ để gieo tai, tác ác với kẻ hiền.


Đừng thấy tình hình cộng đồng hải ngoại hiện nay đang rối reng như giỏ cua, loay hoay kèn cựa lôi kéo nhau mà bỏ bụng hí hửng mừng thầm. Hãy thử thò tay vào giỏ cua xem sao!


Không tin hả? Cứ thử đi! Sẽ biết đá biết vàng ngay!


21/11/09


* Bài viết trước khi “Hội nghị Dziệt kiều” quần tam, tụ ngũ ở Hà Nội





NGUYỄN LỆ UYÊN * GIỮA BIỂN KHƠI

GIA BIN KHƠI
Nguyn L Uyên
truyện ngắn
        
           Mười sáu. Hăm . Bốn ba. Đủ. Rồi. Đằng trước bước”. Đông vừa xếp những viên ngói bể vừa lầm nhẩm đếm, bắt chước giọng tên giám thị già phòng 28. Mấy người ngồi dưới tàn cây cạnh ngôi nhà đổ nát nhìn hắn mỉm cười. Hắn như không thèm để ý đến ai, chăm chú với trò chơi “quái gở” suốt ngày này sang ngày khác, mỗi khi có dịp. Hắn lủi thủi, cô độc và thỉnh thoảng hình như hắn có vẻ hâm mộ dáng bệ vệ của tên giám thị. Trong đám tù phòng 28, hắn không gần gũi, vồn vã với ai, chỉ cười hoặc gật đầu mỗi khi được hỏi đến. Vậy cũng là đủ lắm rồi. Cuộc sống bên ngoài hay chính cuộc đời tù tội đang thay đổi dần tính tình hắn. Chỉ có trời mới hiểu được. Nhưng dù sao Đông cũng là tên tù dễ chịu và ít nguy hiểm nhất. Tất cả đám tù ở 28 đều mến hắn chính ở cái vẻ lầm lì, đôi khi ngơ ngẩn đó.
          Nắng đa lên cao, chói lọi, nóng bức tưởng có thể đốt cháy mặt đất ở dưới chân. Nhưng Đông vẫn cứ ngồi đếm miệt mài và thỉnh thoảng lại phá ra cười một cách lặng lẽ. Hắn hình như mặc kệ thời gian và chẳng cần để ý đến sức nóng khó chịu. Đông lặng lẽ như cái bóng nhỏ xíu hắt nghiêng xuống nền sỏi đỏ, tội nghiệp giữa đám người đủ loại thành phần trong xã hội mà nhà cầm quyền liệt vào loại cặn bã, là nguy hiểm đến an ninh quốc gia.
          Một lúc lâu sau, Đông ném vụt những viên ngói bể, bước lại ngồi xuống cạnh tôi.
“Trưa nay anh em mình ăn cơm ở đây hay về trại, anh cả?” – Đông vẫn luôn luôn
gọi tôi là anh cả.
Thúc ngồi bên cạnh bĩu môi.
“Đồ ngốc, mày tưởng anh cả mày là giám thị chắc?”.
“Thì hỏi vậy mà” – Nó nhăn răng cười mà không có một ý nghĩ nào đọng lại trên đó.
“Thôi đi ông tướng. Đằng trước bước” –Thúc chế nhạo, và cười hố hố. Mặc Thúc cười Đông vẫn cứ tiếp tục hỏi.
“Trưa rồi, không lẽ phải kéo bộ tới bảy cây số về trại?” – Đông ngây thơ một cách tự nhiên. Tôi liệng viên sỏi ra xa, chỉ tay theo hướng đó, nhưng Đông vẫn không hiểu. Tôi đành nói.
Ăn nhằm gì”.
Bỗng hắn vỗ tay reo.
“Có xe ngựa tới kìa. Ăn cơm ở ngoài này rồi.
Tôi nhìn theo. Quả thật chiếc xe ngựa cũ kỹ, xộ xệch chạy thấp thoáng sau cánh rừng thưa. Xe ra khỏi khúc quành. Tôi thấy có hai người tù già ngồi lắc sau thùng gỗ, ở trước là tên giám thị và người lính ôm khẩu súng vượt cao lên khỏi đầu. Tất cả đều lắc theo nhịp xe nẩy xóc, thỉnh thoảng huơ tay che miệng như phẩy đám bụi mù từ dưới bánh xe và vó ngựa tung lên. Đông chăm chú nhìn theo bánh xe lăn đều như thể cơn ham muốn của nó sắp sửa choàng lên người nó. Xe tới gần. Lão giám thị 28 vẫn chưa thấy trở lại. Hắn ra phía đám bắp từ lâu và ngồi lì ở đó. Tiếng Thạch gáo nổi lên đột ngột với giọng the thé.
“Bữa nay tía mình bị táo bón rồi! Đi ỉa gì lâu quá vậy, nửa tiếng đồng hồ vẫn chưa chịu vô?”
“Thằng bá láp, lão nghe bắt đi khìu nìu bây giờ!”.
“Ngồi… lâu thì chắc chắn phải có triệu chứng gì chớ. Có ai đi ỉa tới cả tiếng đồng hồ mà không mắc một bệnh gì đó?”.
“Biết đâu thằng chả đang gặp con mẹ bẻ bắp trộm?”.
“Già quéo rồi, khéo bày đặt”.
Lão giám thị gò cương ngựa dưới bóng cây. Bụi tung mù mịt. Đám tù chợt im lặng và đứng vội lên. Cả bọn bịt mũi vừa chạy ra xếp hàng ở hai bên thùng xe. Hai tên tù già ngồi trong lòng xe dụi mắt, tỉnh ngủ, hỏi lơ ngơ.
“Ủa, tới rồi hả?”.
Người lính ôm súng đứng bật dậy la:
“Làm ơn xuống lẹ đi ông nội. Đợi khiêng nữa sao?”.
Hai tên tù già đi mang cơm bẽn lẽn tụt xuống khỏi thùng gỗ, đứng cạnh tên giám thị. Một tên nói chữa cho riêng một mình nghe.
“Buồn ngủ quá, ngủ một giấc thiệt ngon”.
Tên giám thị phụ trách chuyển cơm ngạc nhiên hỏi:
“Ủa, xếp đâu rồi, sao để tụi bay lênh nghênh vậy?”
“Đi ỉa” – tiếng la ở cuối hàng nổi lên thiệt lớn.
Hắn ta đập mạnh gót giày xuống đất sỏi, nạt:
“Xỏ lá, thằng nào đó?”.
“Thưa xếp, em” – và Thạch gáo bước ra khỏi hàng, đứng thẳng đuột như một cây cau.
Tôi đứng phía sau chót nghe một tiếng bốp như người ta lấy búa đập lên đá.
“Lần sau nhớ ăn nói lễ phép – tên giám thị lầm bầm – Trưa nay một vắt. Phạt luôn
chiều. Số mấy?”.
“Dạ thưa xếp 17”.
Hắn quay sang người lính.
“Chút nữa về, anh nhớ nhắc tôi số 17”.
Người lính hình như không nghe thấy lời gã nói, mắt dõi về phía đám bắp chạy ngút ngàn ra phía biển và la lên “ổng về kià”.
Tên giám thị trại 28 vai mang súng, tay ôm bụng nhăn nhó bước ra khỏi hàng rào cây bao đám bắp. Hắn tiến về phía đám đông một cách chậm chạp và mệt nhọc.
Tới nơi hắn vất súng bừa lên gốc cây khô, ngồi bệt xuống.
“Đau bụng quá. Ăn phải cái giải gì không biết nữa!”.
Thạch gáo quay xuống phía tôi cười cười ra ý hắn đoán chính xác. Tôi cười trả lễ.
Bữa ăn trưa diễn ra thật lẹ, gọn gàng: người lính điểm danh, chấm công rồi bắt đầu phát cho chúng tôi mỗi đứa bốn vắt cơm lớn bằng thỏi đất con nít chơi nghịch, một dúm rau muống trộn muối, hai con cá trích lớn không hơn ngón tay trỏ Đông. Riêng Thạch gáo chỉ được vắt cơm với rau muống muối ớt. Hắn bị cắt mất phần cá và ba vắt cơm. Mặt hắn tiu ngỉu ngồi nhai chậm chạp từng miếng như sợ phải ăn hết, có thì giờ ngồi nghiền nát chút chất ngọt từ những hạt cơm hẩm mốc, những gốc rau muống già còn nguyên cả rễ. Hình phạt với Thạch vẫn thường xảy ra với chúng tôi, nên không ai ngạc nhiên, cắm cúi nhai, nuốt một cách chậm rãi như cố lắng nghe một chút bổ béo lẩn khuất đâu đó từ từ luồn qua hai hàm răng, trôi qua cổ họng và nằm yên vị trong cái dạ dày luôn cồn cào, thôi thúc, réo gọi. Tôi không
hơn gì bọn họ, cũng chậm chạp nhai kỹ từng cọng rau muống, nghiền thật nát chúng dưới ham hàm răng khoẻ. Nhai đến những sớ xơ già dai nhanh nhách cũng phải tưa nát ra. Lúc mới nhập trại, cả bọn đều chê loại rau khó chịu này. Thấy tôi hào hứng với những sợi rau có thể trói chặt tay người, chúng gạ đổi lấy cá, cơm.
Và bọn họ đa gọi tôi là con heo ốm o. Tôi không phản ứng. Sau này, nhân lúc cả trại được tắm biển tôi mới giải thích cho chúng hiểu rằng một ký lô rau muống chứa chất bổ dưỡng gần bằng với ký thịt bò. Chất sắt trong rau giúp chống lại các loại bệnh tật, đon roi… Bằng cớ là mấy tháng bị giam nhốt, tôi vẫn không hề suy yếu. Cả bọn tin lời tôi và đặt cho biệt danh khác: bác sĩ. Từ đó món rau vàng úng
này đắt giá hơn là cơm hẩm, cá ươn…
Ăn xong, chúng tôi lại xếp hàng nối đuôi nhau nhận từ tay người lính nửa ca nước nhỏ xíu. Tên nào đứng sau nhận được một ca thì bữa đó coi như được chúa ban phước lành cho hắn, hoặc chỉ còn được phần năm thì là trời phạt. Cho nên thằng đứng sau là kẻ chịu thiệt thòi nhiều nhất và cũng là người may mắn nhất trần gian đối với một hoàn cảnh khốn khó như thế này. Có lúc Đông nói đùa “nếu em là con
lạc đà thì sướng biết mấy”. Nó nói đúng. Ở một lúc nào đó, hạnh phúc con người chính là con vật được hoá thân. Nhưng bằng cách này hay cách khác chúng tôi lại phải phấn đấu, chống chọi và cam chịu. Chỉ có những giây phút như hôm nay mới thật là thần tiên. Sung sướng biết bao khi được ngồi dưới tán lá cây rợp bóng râm, được thong dong ngồi ngắm những cụm mây xốp nõn trắng bay ngang qua đầu, giữa bầu trời xanh lơ, hứng ngọn gió mát thấm da, nghe sóng biển vỗ ầm ì từ xa vọng về như một khúc nhạc đồng quê có bước chân trâu trên bờ ruộng, có tiếng tiêu hòa vào tiếng ễnh ương, chẫu chuộc… trong ráng chiều óng vàng chân trời xa… Ở ngoài đời, động từ ỉa nghe thật thô tục làm sao, đôi khi trở nên ghê tởm. Nhưng trong thế giới của bọn tôi, nếu có một tên giám thị bị đau bụng như hôm nay chẳng hạn thì thật ơn phước. Nếu chúng tôi cầu nguyện để hắn luôn bị mắc chứng kiết lỵ kinh niên thì thật khổ thay cho thân hắn. Nhưng thời gian hắn đang ngồi rặn… chúa ôi, quá là may mắn cho cả . Bỡi chúng tôi không phải hì hục khiêng những tảng đá to, nặng xếp thành bức tường dọc hai bên đường đi, chúng tôi không phải lặn lội tận rừng sâu chặt từng cành khô với cơ man muỗi vắt chống trả… chỉ có ngắm mây bay và nghĩ về đất liền như một miền mơ tưởng không bao giờ thành sự thực! Đất liền có những bà mẹ nối sợi dây thương nhớ bằng những sợi nước mắt mưa, có những người vợ đêm đêm lăn trở trên chiếc giường trống lạnh…
Và người yêu… Tôi luôn tự hỏi họ sẽ nghĩ gì về chúng tôi? Có một phút giây nào chợt nhớ đến nụ hôn vội vàng? Họ có bị thời gian xóa đi như thác nước? Không thể trách được. Họ cặp tay người tình mới trên đường phố, hôn say đắm trong bóng tối nhá nhem ở những rạp xi-nê với một chút giật mình cũng quá đủ cho sự hoài
nhớ, thuỷ chung, tôi nghĩ vậy. Có thứ quyền uy nào bắt họ phải mòn mỏi chờ đợi
người tình không bao giờ trở lại. Và em, em có ở trong đám đông vội vã ấy không? Em có hát bài Ngọc Lan (mà em bảo chỉ riêng cho anh) cho ai khác thay chỗ đứng của anh? Rồi cũng những nụ hôn run rẩy, vội vàng. Tôi lắc đầu, choàng tỉnh, vuột ra khỏi cơn dị mộng với nỗi hoang mang tột cùng. Chiếc xe quay về. Hai tên tù già ngồi lắc trong thùng gỗ trông như hai hũ mắm rỗng. Cây súng của người lính đặt ngang như một khúc củi mục. Đợi cho chiếc xe khuất sau rừng cây, lão giám thị 28 ra lệnh cho chúng tôi giải tán, nghỉ. Bọn tôi mỗi người tự tìm một chỗ ngã lưng vừa ý và dư hiểu tại sao hắn có biệt nhãn với chúng tôi trong những buổi trưa đi lao dịch.
Bọn tôi cũng thừa hiểu hắn tiến ra phía lùm cây xách chiếc túi da lại chỗ gốc cây có tảng đá phẳng như tấm thớt to để làm gì. Hắn ghếch chân lên đon gỗ, súng đặt trên hai vế, từ từ lôi những gói thuốc lá như khiêu gợi sự thèm muốn. Mười đồng một điếu Bastos đen, bốn chục đồng một điếu Capstan, Ruby Quân tiếp vụ mười lăm đồng, điếu con mèo có giá từ tám chục đến một trăm đồng… Bốn mươi ba thằng người bắt đầu lật bâu áo, giở cạp quần hay mò trong giải rút lôi ra những đồng tiền cong queo. Ở xa trông chúng tôi không khác một khỉ rừng đang chụm vào nhau bắt rận. Những tờ giấy bạc chìa ra, tay kia cầm vội điếu thuốc thật chặt trong tay, như sợ có người bất ngờ giật đi mất.. Khói bắt đầu bay thành cột mỏng, vương vất, tan loãng. Cả bọn chìm lú vào khói thuốc, không một lời nói, không một tiếng động. Mọi người cố tận hưởng những cảm giác sảng khoái. Đầu óc như giãn ra. Chỉ có những giây phút này, đám tù lao dịch mới có những ảo giác mông lung thoáng chốc và có ảo tưởng như mình đang sống bên ngoài vòng đai sắt, được tự do. Tôi mua hai điếu chia cho Đông. Hắn nhận lấy châm lửa. Cả tháng nay hắn chưa được người nhà tiếp tế. Dĩ nhiên, tôi là người đầu tiên phải chia sớt cho nó chút hạnh phúc bé nhỏ. Đông ngồi dựa lưng vào gốc cây. Tôi xoãi cẳng nằm dài trên bãi cỏ khô, lơ mơ nghe tiếng gió thổi rì rào trong đám lá bắp. Gió mơm man bên tai và rì rào ve vuốt trên mặt. Ngoài xa kia, biển vỗ ì ầm rồi thì thào nho nhỏ như một hợp tấu khúc khổ nhục. Tôi thiếp dần trong giấc ngủ nặng nề và mơ thấy mình đang ngồi ở vỉa hè Sài Gòn uống ly cà phê đắng ngắt.
Mười bảy. Mười tám. Hai lăm. Ba mốt. Bốn ba. Đủ rồi. Đằng trước bước. Tám mươi sáu bàn chân đen đúa, ốm o xiêu xẹo lê qua cổng sắt. Hai người lính gát vội vàng kéo tấm cửa chằng kẽm gai tua tủa, đóng kín sau khi tên tù cuối cùng bước qua khỏi lằn ngạch. Tới vòng rào thứ hai chúng tôi đứng lại điểm danh. Vào trong sân trại, điểm danh. Giải tán. Một tốp ngồi ngoài hiên. Một tốp chui vào phòng.
Tốp khác đi quanh quẩn trong khu vực hẹp như ngóng trông, chờ đợi, tìm kiếm thứ gì. Tiếng đấm bóp bắt đầu lạch chạch nổi lên. Sau một ngày vác đá, lăn cây những bắp thịt được giãn nở dưới những bàn tay thô ráp. Tôi và Đông thay phiên nhau, kẻ nằm dán lên tấm chiếu rách, kẻ đấm ơ hờ. Đông cúi xuống hỏi nhỏ:
“Sao cả tháng nay không có chuyến tàu nào ra cả, anh?”
“Biết đâu gia đinh cậu bận” – Tôi trả lời cho qua chuyện.
“Em mong tin quá. Hôm nay là ngày hai mươi chín tháng bảy rồi. Còn một năm hai tháng hai sáu ngày là em mãn”
“Về học lại không?” – Tôi hỏi.
“Học hành gì được nữa anh. Năm nay em gần mười bốn rồi. Biết có được đi lính không nhỉ?”
“Sợ không được đi lính. Nước mình thanh bình từ hồi nào vậy?”
“Đâu biết” – Đông ngây thơ.
“Hay lấy vợ vậy” – Tôi hỏi đùa.
“Em sợ”
“Thì em đừng vác dao rượt đuổi vợ như từng rượt ông hiệu trưởngvà mấy tên cảnh sát là êm chứ gì?”
“Nhắc chi tới chuyện đó”.
Cả phòng vụt ngồi dậy im lặng. Có tiếng bước chân loạt xoạt ở bên ngoài hành lang. Đông dựng vội tôi lên như dựng một khúc cây. Trong trại này không có lệ
đấm bóp. Bị cấm ngặt. Tên tù nào lỡ bị bắt quả tang sẽ phải bị cúp khẩu phần ăn hai ngày. Cho nên giữa đám tù và bọn giám thị vẫn canh chừng nhau hoài hoài. Tiếng loạt xoạt mỗi lúc càng gần rồi ngừng hẳn trước cửa phòng 28. Tên giám thị ló đầu vào, chìa mảnh giấy, gọi:
“Ba mươi chín B đâu?”.
“Dạ, có mặt” – Tôi la lớn.
“Lên văn phòng ngay” – Giọng vừa hách dịch, vừa ban ơn.
Tôi đứng lên. Chỉ có Đông ngó tôi. Mọi người tù khác đều yên lặng, không nhúc nhích. Kêu lên kêu xuống trong trại là chuyện thường nên chẳng ai buồn để ý. Ngay cả khi những tên giám thị lôi xềnh xệch một cái xác máu me đầm đia, tả tơi như chiếc mền rách. Đám tù cũng chỉ liếc ngang thật nhanh, rồi thôi. Mỗi một thân xác ở nơi địa ngục này đều tự giữ lấy thân, cam chịu và ích kỷ. Ích kỷ trở thành bản chất tốt nhất để bảo vệ lấy mình. Tôi bước theo tên giám thị mà không thể đoán được điều gì sẽ xảy ra. Qua hai
chiếc cổng sắt và đi một đoạn khá xa, tên giám thị bảo tôi đứng chờ trước cửa văn phòng khu trại giam và bước vào trong. Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy khu vực này. Tôi dựa lưng vào thành trụ xi măng đợi vừa đưa mắt quan sát khắp lượt: những hàng cây được cắt tỉa nắn nót, lối đi trải đá cuội trắng (tôi đoán là công sức của anh em tù lặn xuống biển sâu, giữa bầy cá mập xám vớt lên), những chậu cây cảnh... Mùi hôi từ quần áo trên người xông lên tận mũi khiến tôi khó chịu. Ba ngày nay chưa được lệnh tắm rửa. Hôi hám, ghẻ lở, ốm o, chí rận, bọ chét… là dấu vết của một hình dáng rất dễ phân biệt giữa những người tù và kẻ khác ngoài đời. Bất thần có tiếng gọi:
“39B vô đi”.
Tôi lặng lẽ xô cửa bước vào.
Tên giám thị đứng dập chân, khúm núm xoa hai tay vào nhau:
“Dạ thưa sếp, đây là tên 39B phòng 28” – Rồi hắn xoay về phía tôi – “đây là ông tân giám đốc trại, phải biết lễ độ, nghe rõ chưa?”.
“Thôi được rồi, anh có thể bước ra ngoài”.
Tôi gật đầu chào ông ta. Nét mặt người trưởng trại còn hơi trẻ so với chiếc ghế ông đang ngồi, và có chút gì thởi lởi mà tôi đoán chừng là ông ta mới bước chân vào vị trí không lấy gì làm vui vẻ này. Tôi cố tìm trên đôi môi, khoé mắt, ở hàng lông mày… những nét đanh ác, dữ tợn của hầu hết những tên chúa ngục, nhưng chưa hề thấy; hay ông ta giấu kỹ đâu đó đằng sau vẻ thởi lởi kia. Chừng như hiểu được cái nhìn soi mói, dò xét của tôi, ông ta nhếch nụ cười vừa phải, hỏi:
“Thế nào?”.
Tôi nhìn xoáy vào người ông ta mà không trả lời. Ông ta đưa tay chỉ chiếc ghế đẩu trước bàn ra dấu bảo tôi ngồi xuống. Tôi chần chừ quay nhìn sang chỗ tên giám thị đứng lúc mới vào, nhưng hắn đa đi tự lúc nào.
“Không sao, anh cứ ngồi xuống”.
“Vâng, cảm ơn ông”.
“Anh đa ở đây bao lâu?”.
“Bốn năm hơn hai tháng”.
“An anh kêu bao nhiêu?”
“Năm năm”
“Tội gì?”
“Có phương hại đến an ninh quốc gía”
“Tội nặng!”
“Vâng, thưa ông”
“Ở ngoài anh hành nghề gì?”
“Đủ nghề, nhưng nghề nào cũng thất bại”
“Có một lúc anh dạy học?”
“Hai năm” – Tôi trả lời và không hiểu ông ta muốn gì.
Ông ta quẹt lửa châm hút và chìa gói thuốc mời tôi, nói tiếp:
“Hình như anh khó chịu lắm thì phải?”
Tôi đổi tư thế ngồi.
“Ở hoàn cảnh như chúng tôi, ít ai dám nói ra những điều mình suy nghĩ trong đầu”.
“Tôi không lạ. Và sau này anh có thời gian dài làm báo?”
Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu thật sự. Ông ta đa biết cả rồi, sờ sờ trong đống hồ sơ dày cộm kia, còn bắt tôi cung khai làm gì nữa? Ông ta sẽ bày những trò gì nữa đây.
Tôi tự hỏi và im lặng thay vì trả lời.
“Từ lúc bước vô phòng tới giờ, anh nghĩ tôi thế nào?”.
Tôi nhướng cặp mắt lên mà không nhìn vào cái gì. Bên ngoài có tiếng kiểng báo hiệu giờ cơm chiều.
“Hình như tôi vừa mới trả lời”
“Thôi được, kể từ hôm nay anh có thể thong thả đôi chút, không phải trở vào phòng cũ. Anh ở đây giúp tôi”.
“Cảm ơn tấm lòng tốt của ông. Tôi còn đứa em nuôi khi gặp nhau trong hoàn cảnh tai hại này! Dĩ nhiên một tội tù không được quyền làm như vậy nhưng nó còn nhỏ quá…”
Ông ta khoát tay:
“Tôi hiểu, tôi hiểu. Ngay sáng mai tôi sẽ cho đứa nhỏ đó lên với anh luôn. Nó sẽ tưới cây ngoài sân kia, được chứ? Anh có thể về phòng được rồi. Tạm biệt”.
Tôi chào ông, bước ra. Tên giám thị đứng chờ sẵn bên ngoài hành lang. Tôi bước theo hắn trở về trại với nỗi lòng hoang mang, không hiểu tại sao có trường hợp lạ lùng này?
Bọn tù đang ăm cơm. Đông nhận phần cho tôi và chờ tôi về. Tôi ngồi xuống bên nó, ăn chậm rãi. Đông có vẻ lo lắng, bồn chồn. Hắn muốn hỏi tôi nhưng nghĩ sao lại cúi xuống và nốt chỗ cơm còn lại trong ca. Tôi nuốt miếng cơm cuối cùng và lặng lẽ bỏ vào chỗ nằm.
Tiếng muỗi bay vo ve. Tiếng đập tay chan chát. Tiếng rên rỉ, lăn trở của mấy người tù già…. Tất cả tạo thành âm thanh mòn rỉ, lúc lớn lúc nhỏ không rõ ràng làm tôi nhức óc. Tôi cố nhắm mắt, bịt hai lỗ tai, nhưng thứ âm thanh mòn rỉ tàn tạ kia cứ len lén chui vào một cách trơn tru. Đôi ba lần xoay trở, nhưng ở phía nào cũng vẫn phải nghe. A, mày phải nhớ thân phận mày là một thằng tù, một kẻ mà đám đông nhân danh luật pháp đa đặt ra cho mày một chỗ đứng riêng biệt và cần phải được giáo dục lại một cách cẩn thận theo khuôn mẫu của các cá nhân tự cho mình có một quyền uy tối thượng. Luật pháp là một thứ đạo đức tuyệt đối bất khả vượt lên trên tất cả mọi ý niệm hữu hình hay siêu hình. Trước, y là một cục đất của toàn thể khối đất thấp cao, khô cứng. Nay, y phải trở thành một viên ngói hay một viên gạch, một chiếc trã nung bỡi vì chiếc máy đa uốn nắn y, không thể để mãi là cục đất được. Một ngày mày phải làm việc mười hay mười lăm tiếng, đổi lấy mấy nắm cơm và một dúm rau để thân thể còn có khả năng chống chịu nơi sơn lam chướng khí. Bắt buộc. Đó là một thứ triết lý sống theo kiểu ống thổi lửa. Bỡi vì một khi có làn hơi thổi vào, tức thì khói hay lửa phải bật ra. Mày chỉ là một nhánh củi khô thôi mà.
Những điều này đa làm khổ đầu óc tôi những ngày đầu không ít. Và dần dà, đa thành thói quen chịu đựng, như đêm người chồng phải nghe tiếng ngáy của vợ; như người giúp việc trở thành chiếc máy đa hiệu vậy. Vậy mà chiều nay đây, chính buổi chiều tai quái này đa đẩy cuộc đời tôi rẽ qua một ngõ khác. Sẽ được chút ít tự do, tôi tự nghĩ lao lung, có phải như thế chăng?
Một chuyện may trong đời tù tội? Trong đầu tôi bắt loé lên tia lửa của sự ngờ vực. Phòng 28. Văn phòng trại. Thoải mái. Đúng rồi. Chẳng có gì khác. Mày lao lực mười tiếng mỗi ngày. Mày ăn cơm hẩm. Mày rung đùi ngồi trên văn phòng. Xâu lại mày vẫn là một thằng tù, không thể là con người khác. Luật pháp đang cầm cây kềm đứng sau lưng. Phải, mày chỉ là một thằng tù chính hiệu một khi mày còn quanh quẩn trong cái hóc xó này. Bên ngoài trăng sáng vằng vặc. Trăng trải vàng trên khoảng sân rộng, trắng lóng lánh, ngả ngớn trên những tàu lá mã đề ướt đẫm sương, chói sáng và lấp lánh trên mái tôn của căn lều phía bên kia. Đông nằm cạnh tôi thở đều đặn. Hắn ngủ. Vi trùng mỏi mệt đa thấm đẫm trong cơ thể hắn. Vâng, mày chỉ là một thằng tù. Công việc mới của tôi là biên chép sổ sách. Mỗi ngày nhận bao nhiêu tù mới, loại nào; trả về đất liền bao nhiêu. Những tấn gạo, cá khô, muối… nhập kho và xuất bằng đơn vị ký lô gam… mỗi trại, mỗi phòng nhận…. Tôi điên đầu. Đông ngồi bên kia lật chồng báo cũ coi mấy bức tranh hí hoạ, cười một mình. Thỉnh thoảng nó cũng giúp tôi một vài công việc nhỏ sau khi đa tưới xong những hàng cây cảnh ngoài sân, nhưng không khí chung quanh vẫn căng thẳng, ngột ngạt đến khó thở. Tự dưng tôi nhớ tới Thạch gáo, đám bắp, những hầm đá, bãi biển và dòng suối trong veo… Chúng nhảy múa, hiện lờ mờ trên nhưng con số, cột dọc ngang. Đủ. Rồi. Đằng trước bước. Âm thanh đó lúc xa lúc gần xoáy tròn như cơn lốc quanh những cột số dài dặc trên cuốn sổ dày cộp. Chuông đổ leng keng. Một ngày nữa lại trôi qua. Tôi xếp sổ sách bước ra ngoài. Gió nồm thổi nhẹ, mát. Người y tá trưởng đi qua, mời tôi điếu thuốc. Cuộc đời tôi sao thay đổi quá nhanh như vầy? Thiệt tình tôi không thể nào hiểu nổi. Tất cả mọi người đều bắt nhìn với cặp mắt khác, làm như tôi không phải, không hề là thằng tù? Người y tá ném mẫu thuốc và dùng chân dí nát, nói:
“Anh đi khỏi, phòng 28 lắm chuyện. Bữa kia đánh giám thị. Nay lại phá ngục. Thôi đi nghe. May mắn” – Hắn vỗ vai tôi, bỏ đi.
(…) Ngày nối ngày liền đêm trôi qua chậm chạp và chán ngắt. Vẫn những dòng số nối nhau nặng trịch. Nếu được chút quyền, có lẽ tôi không ngần ngại xin ra trại với bọn Thạch, Lân, Mãnh, Thúc… với những tảng đá to, những đon cây súc nặng. Ngày tháng lướt thướt buồn tênh và vô vị… cho đến cái ngày định mệnh oan nghiệt xảy ra: tôi được lệnh ân xá trước hạn. Tôi không ngạc nhiên vì chuyện này, bỡi trước tôi đa có nhiều người. Nhưng kinh hoàng khi ngồi vào bàn ăn ở tư thất ông giám đốc. Một bữa ăn nhỏ để chia tay người tù đa giúp ông ta nhiều việc. Bàn ăn phủ khăn trắng, ba chiếc cốc thuỷ tinh, những con cá biển và thịt rừng với đèn đóm sáng choang. Một người tù và một người cai ngục đối mặt nhau. Mấy phút sau một thiếu phụ xuất hiện trong màu áo trứng sáo. Tôi đứng lên sững sờ. Người cai ngục đứng lên theo giới thiệu:
“Đây là vợ tôi, mới từ Sài Gòn ra chiều hôm qua, còn đây là anh Khâm được tự do kể từ 8 giờ sáng nay”.
Tôi gật chào như một cành cây xàu héo. Tôi nâng cốc chạm mời mà như thể chiếc cần vọt kéo gàu nước từ giếng sâu lên. Bữa ăn đến nghẹt thở. Những điều xảy ra trong cuộc sống mà người ta gọi là ngẫu nhiên sao lại rơi đúng vào trường hợp này? Tôi cắm mặt xuống đĩa thức ăn trắng bong như bữa ăn của tên tử tội trước giờ hành quyết. Không thể có một sự ngẫu nhiên tai ác như thế. Rõ ràng người thiếu phụ ngồi trước mặt tôi là Thảo, vợ tên cai ngục (ông ta đa giới thiệu rõ ràng như vậy). Ngọc Thảo đa hát cho tôi nghe bài Ngọc Lan trên dòng Bassac ở Cần Thơ ngày nào đây sao? Ngọc Thảo đa cho tôi ngồi trên xe lôi luồn sâu vào vườn mận chín ngày nào đây sao? Đôi mắt em, làn môi em, bàn tay thon mỏng của em và tấm thân em rung lên như con chim non ngày nào… khiến lòng tôi quặn thắt, đau nhói không cùng… Tôi đặt lát bánh mì xuống đĩa, đứng dậy và bước ra ngoài…
Bầu trời tối đen. Những ngôi sao li ti cao vòi vọi. Mặt sân như mặt biển mênh mông đen. Tôi ngã bổ nhào xuống biển sâu. Người thiếu phụ mặc áo màu trứng sáo thì dửng dưng đứng trên bờ đá.
Nguyễn Lệ Uyên
(trích Tập san Nhà Văn, số tháng 3.1975)
 

VÕ ĐẠI TÔN

Ông Võ Đại Tôn được trao giải "Sống Cho Người Khác" 2015

Chủ tịch UPF Australia giới thiệu ông Võ Đại Tôn
SydneyLiên hội Hòa bình Toàn cầu (chi hội Úc) đã công bố danh sách 6 nhân vật được trao tặng giải thưởng cao quý "Sống Cho Người Khác" năm 2015, trong đó có ông Võ Đại Tôn, một khuôn mặt khả kính thân quen trong các sinh hoạt đấu tranh và xã hội trong cộng đồng người Việt ở Úc và hải ngoại.
Được biết Liên hội Hoà bình Toàn cầu (Universal Peace Federation - UPF) - một tổ chức phi chính phủ (NGO) có văn phòng đại diện trên khắp thế giới - là Ủy ban Tham vấn Đặc biệt trong Hội đồng Kinh tế / Xã hội của Liên Hiệp Quốc. Sau thời gian dài thảo luận và đề cử, UPF đã quyết định trao giải cho 6 nhân vật tiêu biểu "Sống Cho Người Khác" ở Úc năm nay nhân dịp kỷ niệm lần thứ 67 ngày công bố Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ Cập 10/12. Buổi lễ trao tặng giải thưởng đã được tổ chức trọng thể nhưng thân mật tại Hội trường Oceania Peace Embassy ở Sydney vào tối Thứ Hai 07.12.2015 vừa qua.
Sáu nhân vật được trao giải năm nay gồm:
1. Ông Andrew Chalk, người sáng lập mạng lưới thiện nguyện viên của tổ chức cộng đồng Gawad Kalinga Australia nhằm giúp đỡ cho những gia đình nghèo khó trong các vùng xa xôi.
2. Bà Elizabeth Tehoiahoi Coner, một giáo viên tiểu học đã tận tụy hy sinh gần suốt cuộc đời mình cho sự giáo dục trẻ em ở Papua New Guinea cũng như ở Úc.
3. Giáo sư Tiến sĩ Babara Fugerson, năm nay 75 tuổi, đã cống hiến phần lớn thời gian trong đời cho công tác thiện nguyện trong các lãnh vực giáo dục và xã hội ở Việt Nam - từ 1967 đến 1975 - và Phi châu - từ 2009 đến nay. (Giáo sư Babara Fugerson cũng là thầy dạy của nhiều người tỵ nạn VN thế hệ thứ nhất tại Đại học New South Wales trong các khoa sư phạm, xã hội và tâm lý học).
4. Ông Kulauzovic, một người tỵ nạn từ Bosnia-Herzegovina đến Úc năm 2010 và đã thành lập Tổ chức Liên văn hóa nhằm tạo sự hòa hợp giữa những người khác biệt tôn giáo.
5. Linh mục Chris Riley, người thành lập tổ chức giúp đỡ thanh thiếu niên bụi đời "Youth Of The Street” từ năm 1991 cùng với khoảng 200 nhân viên và 400 thiện nguyện viên.
6. Ông Võ Đại Tôn, người được biết đến như một nhà hoạt động cho tự do, dân chủ và nhân quyền, đặc biệt là cho quê hương Việt Nam của ông. Là một tù nhân bị biệt giam và ngược đãi tồi tệ nhất trong hệ thống lao tù khắc nghiệt của chế độ cộng sản suốt hơn 10 năm, ông vẫn giữ được tinh thần tranh đấu kiên định cho lý tưởng của ông từ khi được trả tự do trở về Úc năm 1992.
Những người được trao giải "Living For Others" 2015 của UPF
Trong lời phát biểu nhận giải, ông Võ Đại Tôn chia sẻ ước nguyện và tâm tình riêng của ông đối với những người khác cùng vinh dự được UPF trao giải và không quên nhắc nhớ đến những nhà hoạt động đang âm thầm hy sinh cho lý tưởng "Living For Others" trên khắp thế giới. Đặc biệt, ông nhắc đến một người luôn là ngọn lửa ấm soi đường trong mọi hoạt động của ông:
"Cách nay 70 năm, tôi đã mất mẹ lúc tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi bị cộng sản giết hại, chôn sống trong một vũng cát ven sông. 12 năm sau, gia đình chúng tôi mới moi tìm được mấy khúc xương của mẹ tôi. Trước đó, khi tôi lên 7-8 tuổi, tôi thường hỏi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ muốn con làm gì khi lớn khôn? Bác sĩ, luật sư, hay là một người giàu sang?” Mẹ tôi dịu dàng nói: “Con mang trong người dòng máu của Mẹ. Đừng bao giờ làm Mẹ phải khóc vì tủi nhục. Không cần biết con sẽ trở thành ông gì, điều quan trọng là con phải trở thành người tốt. Con phải biết dùng trí óc để phân biệt điều tốt - xấu trong đời con, phải biết dùng quả tim để chia sẻ nỗi khổ đau của người khác, phải biết chia sẻ tình yêu thương và những gì con có với những kẻ bất hạnh quanh mình, cho dù một mẩu bánh mì nhỏ…”
Hơn 70 năm đã trôi qua mà lời mẹ của tôi vẫn còn ghi rõ trong dòng máu của tôi, trong trí óc và quả tim của tôi cho đến ngày hôm nay, và mỗi sáng thức dậy, tôi luôn cầu nguyện mẹ tôi dẫn dắt tôi đi đúng con đường nhân bản. Tôi biết là con người không ai toàn mỹ toàn thiện, tôi vẫn phạm phải nhiều sai lầm, sai lầm với gia đình, bạn bè, những người chung quanh, nhưng tôi vẫn cố gắng sống nên người tốt, theo lời mẹ dạy.”


LÊ VĂN * AI CHÔN CỘNG SẢN?

Ai sẽ chôn cộng sản?

Lê Văn (Danlambao) - Chưa bao giờ trong suốt ngàn năm lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt, số mạng của một đảng ngoại lai, mại bản đã dựng lên chế độ phá nước một cách toàn diện như đảng cộng sản VN - mà thời "cực thịnh" của nó chính là thời "cực mạc" của dân tộc - cuối cùng phải đến hồi giãy chết.
Như là định luật "già phải chết", nhưng tại sao tuổi thọ của đảng CSVN đến hôm nay già hơn so với các đcs Nga hay Đông Âu? Vì sao nó sống lâu nhỉ? Đó là vì từ chính cái đặc điểm hình thành của nó: đảng cộng sản Việt Nam không phải được dựng lên từ đạo quân chiến thắng của Stalin sau thế chiến thứ II như các đảng cộng sản ở Đông Âu - mà ngược lại nó có nền móng vững chắc hơn do quá trình hoạt động lâu đời từ thời 1920, đã trải qua các thời kỳ chống Pháp và ám hại các tổ chức không cộng sản yêu nước khác, phóng tay cướp chánh quyền, máy móc du nhập cuộc cải cách ruộng đất sắt máu của Trung cộng hồi 1954, vụ Nhân Văn giai phẩm, các vụ xét lại chống đảng ở miền Bắc, dùng bạo lực đánh chiếm miền Nam, tập trung cải tạo và tịch thu tài sản của Dân-Quân-Cán-Chính VNCH, đánh tư sản, diệt địa chủ, triệt hạ công thương nghiệp, đuổi Hoa kiều và tổ chức bán bãi vượt biên sau 1975... một đảng cộng sản đã cướp, đã giết và bị giết hàng triệu người để đạt địa vị thống trị ngày nay!!! 
Không những thế, chế độ cộng sản tại Việt Nam được xây dựng trên một chủ thuyết chánh trị sai lầm, trái với nhân tính, gây thống khổ cho nhân dân Việt Nam suốt hơn nữa thế kỷ qua, xô đẩy đất nước vào vực thẳm của chiến tranh, áp bức, tàn bạo, lạc hậu và khốn cùng. Đáng ghê tởm hơn nó đang biến thái thành một đảng vừa hèn với giặc, vừa ác với dân, một đảng tuy mang danh cộng sản nhưng thực chất là một tập đoàn Mafia tham nhũng lộng hành, nối giáo cho giặc có hệ thống và rất dã man độc ác. 
Việc vỡ nợ đã xảy ra ở Bạc Liêu, Cà Mau, nay 14 bệnh viện ở Đắk Lắk... chỉ là những khởi đầu cho sự sụp đổ toàn diện của tiến trình tự hủy. 
Khi hàng loạt các ban ngành khác từ trung ương đến địa phương lần lượt hết tiền, khi quản lý kinh tế đến điều hành xã hội, từ việc phân phối tiện ích công cộng, trật tự xã hội, đến duy trì an toàn giao thông, phân phối điện nước, thực phẩm... lần hồi tê liệt thì điều gì sẽ đến?
Chưa bao giờ ngày mà chế độ cộng sản xụp đổ lại càng hiển hiện gần hơn và người sẽ chôn chế độ đã được chính chế độ cho biết.
Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) diễn ra sáng ngày 5/12, đồng chủ tọa diễn đàn - Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa đã băn khoăn đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới” (vì hết tiền). 
Ông Thủ tướng khẳng định chính là "nhân dân, là 92 triệu dân trong nước và 4 triệu hải ngoại"!!!
Nhưng đáng lẽ bà Kwakwa phải hỏi thêm rằng ai là thủ phạm cho sự vỡ nợ hết tiền nầy và nếu 92/4 triệu dân đều "cười khẩy - lắc đầu" với ông Thủ tướng thì ngày tận của cộng sản đã đến. 
Cái chết của csVN chính là sự hồi sinh cho dân tộc Việt... nó phải đến thôi!
11.12.2105

PHẠM TRẦN * CUỐI NHIỆM KỲ

Màn kịch múa rối cuối nhiệm kỳ

Phạm Trần (Danlambao) - Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng loan báo Đại hội đảng XII sẽ diễn ra nội trong 3 tháng đầu năm 2016. Tuy nhiên, ông nói rằng: “Công tác nhân sự đang triển khai tích cực theo từng bước, từng khâu, chặt chẽ, bài bản, chắc chắn nhưng cũng rất khó khăn.”
Việc chọn nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các lãnh đạo chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đã được chuẩn bị từ năm 2014, nhưng đến gần ngày Đại hội mà vẫn còn nhiều khó khăn, tại sao?
Thứ nhất, vì tình trạng tham nhũng, lãng phí và kê khai tài sản của các cấp lãnh đạo, những kẻ cơ hội và các nhóm lợi ích trong đảng chưa được làm rõ đã khiến đảng viên hoang mang, nhân dân ta thán.
Thứ hai, ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng, đạo đức và lối sống khiến nhân dân bất bình, xa lánh đảng. 
Thứ ba, tình trạng chia rẽ, chống đối, nói xấu nhau, gây bè, kết cánh để kèn cựa, tranh chức tranh quyền trong hệ thống cai trị đã khiến phát sinh tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ đe dọa sự sống còn của đảng.
Vì vậy, ông Trọng đã nói với cử tri hai Quận Ba Đình và Hoàn Kiếm ngày 8/12 (2015): “Dân than phiền từ bộ phận hư hỏng đảng nên vì thế cán bộ phải gương mẫu, cơ sở phải vững chắc... Đây là những điều đặt ra tại Đại hội tới, làm sao có đội ngũ lãnh đạo kiên định, trình độ nhưng gắn với dân, được nhân dân ủng hộ. Như thế thì bản thân người đó phải trong sáng chứ tham nhũng hư hỏng thì dân có tin được không? Cho nên người dân lo là đúng. Vì thế xây dựng Đảng là then chốt, trong đó cán bộ là nhân tố quyết định như lời Bác Hồ đã nói “đức là gốc”; hay Nguyễn Du nói trong truyện Kiều: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vì vậy quan trọng chọn người phải có phẩm chất tốt, tuyệt đối trung thành với dân, với Đảng.” (trích báo Đại Đoàn Kết/Mặt trận Tổ quốc)
Nhưng ông Trọng là người đứng đầu đảng. Ông cũng là người chịu trách nhiệm làm cho đảng trong sạch như đã quy định trong Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ban hành ngày 16/01/2012.
Vậy tại sao ông Trọng lại phát ngôn như người ngoài? Nhân dân cũng chưa thấy ông Trọng và các lãnh đạo chủ chốt khác gồm các ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết họ đã chống tham nhũng và xây dựng đảng như thế nào mà dân vẫn còn phải ta thán?
Bằng chứng - Trương Tấn Sang
Dân kêu vì chính Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đã nhìn nhận trong bài viết tháng 11/2015: “Từ Đại hội VI của Đảng đến nay, không có nhiệm kỳ nào Trung ương Đảng không có nghị quyết về xây dựng Đảng, về đổi mới chỉnh đốn Đảng, về công tác cán bộ. Nhưng có một điều hết sức quan ngại là chúng ta đã tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, với nhiều biện pháp, nhiều cuộc vận động nhưng kết quả vẫn còn khá khiêm tốn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi mà thậm chí có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng.” (trích báo Nhân Dân, 20/11/2015)
Sự mất lòng tin lớn nhất của dân vào đảng trước ngày Đại hội XII là tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, tinh vi và phức tạp.
Điều này chứng tỏ cán bộ, đảng viên đã không coi lời dạy “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của ông Hồ Chí Minh ra gì. Họ đã tự do tham nhũng, nhưng lại thờ ơ trước hiểm họa xâm lăng của Tàu cộng. 
Trong suốt thời gian có cuộc khủng hoảng Tàu cộng đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/7/2014, Quốc hội không dám ra Nghị quyết lên án Tàu cộng. Các đảng bộ địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội của đảng trong Mặt trận Tổ quốc cũng không dám lên tiếng phản đối Bắc Kinh.
Ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị (16 người) đã quyết định mọi việc nên trách nhiệm hoàn hoàn thuộc về họ.
Cuộc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong toàn đảng, toàn dân bắt đầu từ ngày 03-02-2007, vì vậy đã như nước đổ đầu vịt.
Từ năm 2007, Đảng đã nâng cấp tham nhũng từ “tệ nạn” lên “quốc nạn”. Mánh khóe tham nhũng càng ngày càng tinh vi, phức tạp. Hang cùng ngõ hẻm nào trong hệ thống cũng có tham nhũng sống chung với dân. Chúng cười vào mũi lãnh đạo và thách đố nhân dân đi tố cáo.
Kẻ tham nhũng không đơn độc mà đã được tổ chức thành các “nhóm lợi ích” để cùng nhau chia phần, có tổ chức, tập đoàn bao che cho nhau và bảo vệ nhau.
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang là người bạo miệng than phiền về nạn tham nhũng hơn ba lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng. 
Từ năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói nhiều câu ấn tượng về tình trạng tham nhũng lãng phí, nhưng giải quyết thì không thấy.
Đối với ông Sang thì cứ mỗi lần về Sài Gòn tiếp xúc với cử tri là cả nước được nghe ông ta thán tham nhũng như người đứng ngoài nhìn vào.
Từ tháng 10 năm 2014, ông Sang đã nói với cử tri: “Chúng tôi theo dõi cũng biết tham nhũng tinh vi, không phải một người riêng lẻ mà dây mơ rễ má, nó hình thành nhóm xâu chuỗi, bao che, bảo vệ cho nhau. (báo Tiền Phong, 15/10/2014)
Một năm sau thì sao, hãy bắt đầu với phát biểu của ông Sang ngày 5/12/2015. Ông nói: “Nhà nước đã thực hiện rất nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng nhưng hiện vấn nạn này còn “hết sức nghiêm trọng”. Trước thềm đại hội Đảng, vấn đề này càng nóng bỏng và gay gắt... Trong phòng chống tham nhũng chúng tôi thấy chưa làm tròn trách nhiệm của mình.

“... điều đáng buồn nhất là nhìn vào bảng xếp hạng tham nhũng của Việt Nam so với thế giới.

“Xấu hổ lắm! Tại sao nước mình anh hùng, oanh liệt trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm qua mấy ngàn năm mà tệ nạn tham nhũng thì đứng trên 100? Tôi cảm thấy không chấp nhận được”.(Zing.VN, 5/12/2015)
Theo lời ông Sang thì khi ông tham gia 6 đại hội đảng bộ địa phương thì thấy “nơi nào cũng đánh giá là thành công rực rỡ nhưng tiếp xúc người dân ở đâu cũng kêu... Chúng ta không đến nỗi thất bại nhưng chúng ta cần nói sự thật cho người dân biết các mảng tối, yếu kém chưa phơi bày. Càng giấu thì người dân càng mất lòng tin”. 
Nhưng “chúng ta” là ai? Ông Chủ tịch nước có là một bộ phận của “chúng ta” không? Hay là ông chỉ muốn ám chỉ đến trách nhiệm của người khác và những người đứng đầu các cơ sở đảng, tổ chức từ địa phương lên đến trung ương? 
Trách nhiệm của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở đâu trong các “mảng tối” này?
Chuyện dân mất niềm tin vào đảng thì đã có từ lâu ai cũng biết, nhưng ai trong Lãnh đạo phải có trách nhiệm nói thật với dân? Chẳng lẽ ông Chủ tịch nước cũng bị che giấu như dân nên ông mới đòi phải minh bạch?
Một trong nhưng nơi phát sinh và nuôi dưỡng tham nhũng là các Tổng Công ty của Nhà nước. Báo điện tử Zing.VN tường thuật: “Về các tổng công ty, tập đoàn nhà nước, Chủ tịch nước cho rằng dù những nơi này nhận được nguồn vốn lớn và có nhiều ưu đãi, đạt nhiều thành tựu, đóng góp ngân sách giải quyết việc làm... Tuy nhiên, một số nơi còn tình trạng hoạt động kém hiệu quả và còn tham nhũng, tiêu cực.”
Theo Zing.VN thì: “Tổ chức Minh bạch Thế giới, năm 2014, chỉ số tham nhũng của Việt Nam đứng thứ 119/174 quốc gia, vùng lãnh thổ với 31 điểm (năm 2013 là 116/177). Tại Châu Á, Singapore là quốc gia đạt vị trí cao nhất là thứ 7 trong khi Đan Mạch, New Zealand và Phần Lan là ba nước đạt thứ hạng trong sạch nhất.”
Ngày 02/12/2014, ông Sang cũng đã nói với dân Sài Gòn: “Nghị quyết của Đảng, luật của Quốc hội về phòng chống tham nhũng đã có, nhưng trong thực tế rõ ràng chúng ta chưa ngăn chặn được nạn tham nhũng. Tôi mong các cô bác anh chị khi họp tổ dân phố, đoàn thể, các tổ chức khác cũng phải mạnh mẽ đấu tranh như ở hội trường này để tạo sự chuyển động thực sự. Thứ hai nữa, chúng ta nói về sức mạnh nhân dân thì vai trò giám sát phải thể hiện thực tế, phải tăng cường giám sát. Các cơ quan chức năng phải đeo đuổi đến cùng những vấn đề nhân dân đưa ra.” (báo Pháp Luật Thành phố online).
Ông Sang khuyến khích dân đấu tranh chống tham nhũng, nhưng ai bảo đảm người tố cáo không bị các quan chức trù dập? Dân giám sát việc làm của cán bộ ư? Đảng đã nói liên miên thông điệp “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưng đó chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo. Có cho ăn vàng dân cũng không dám xông mình lôi ra kẻ tham nhũng.
Ngay đến Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ), tổ chức quy tụ hàng trăm hội đoàn chính trị và xã hội của đảng được pháp luật quy định có nhiệm vụ giám sát nhà nước và cán bộ, đảng viên mà còn không dám tổ chức điều tra tham nhũng thì người dân nhỏ bé ai dám hé răng?
Không tin cứ hỏi nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch MTTQ Phạm Thế Duyệt thì biết ngay đã có bao nhiêu vụ tham nhũng được phanh phui thành công bởi Mặt Trận?
Quốc hội cũng có vai trò giám sát của cơ quan lập pháp đấy mà có dám tổ chức đi điều tra tham nhũng đâu, nói chi đến dân?
Vì vậy không lạ khi dân đã được nghe ông Trương Tấn Sang nhìn nhận trong lần gặp cử tri quận 1 và quận 3 ngày 14/10/2014: “Bức xúc của dân là so với yêu cầu, thực tế vẫn chưa đạt. Tham nhũng chưa được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi nên chưa đạt yêu cầu”.
Một trong những cử tri dự buổi họp, bà Phạm Thị Cát (phường Cầu Kho, quận 1) nói với ông Sang: “Tôi tham gia cách mạng từ năm 1960, tố cáo chống tham nhũng rất nhiều và cũng mất rất nhiều. Mỗi lần nộp đơn, tôi như quả bóng, còn các cơ quan từ địa phương đến trung ương trở thành cầu thủ đá qua, đá lại.” (báo Tiền Phong, 15/10/2014)
Tại cuộc tiếp xúc này, ông Sang còn đưa ra sáng kiến: “Tôi đề nghị trong những cuộc tiếp xúc như thế này hoặc cô bác cứ mạnh dạn viết thư, thường xuyên liên hệ với chúng tôi cung cấp thông tin về tham nhũng. 
Chúng tôi sẽ bố trí người tiếp xúc với bà con và xác minh, xử lý, góp phần đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Để tình hình này lòng dân không yên. Kết quả chưa tốt, dân gay gắt là phải. Mong bà con hết sức kiên trì, nếu phát hiện những vấn đề gì liên quan đến tiêu cực, tham nhũng thì cộng tác với nhau góp phần đẩy lùi tiêu cực.
Sau một năm, chưa thấy bất cứ thông tin nào được Văn phòng Chủ tịch nước đưa ra xác nhận đã có hợp tác thành công giữa cử tri Sài Gòn với Chủ tịch Sang.
Ngược thời gian vào năm 2013, ông Sang thừa nhận với cử tri tham nhũng lãng phí “là một vấn đề hệ trọng”. Ông nói: “Nếu khắc phục không tốt, chống không tốt sẽ đe dọa tồn vong của chế độ, đe dọa đến sự lãnh đạo của Đảng, làm giảm sút lòng tin của người dân vào Đảng, vào chế độ”. Thật ra mà nói về văn bản đến giờ này có thiếu đâu, nhiều lắm rồi nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện không nghiêm minh.” (báo Thanh Niên, 25/06/2013)
Nguyễn Phú Trọng và tham nhũng
Về phần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì từ tháng 9/2013, ông đã nói nhiều câu ấn tượng với cử tri quận Ba Đình (Hà Nội).
Ông cũng hòa đồng bực tức với dân trước sự hoành hành của tham nhũng: “Sốt ruột, bức xúc lắm, không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng... Lãng phí cũng ghê gớm, có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền bạc...” (báo Người Lao Động, 27/09/2013).
Ông phân trần đảng “phải chống nhiều thứ như lợi ích nhóm, cục bộ, suy thoái và cả tham nhũng nhỏ”, rồi thừa nhận “Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu”.
Nhắc đến chuyện bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khi đi cơ sở về đã phải thốt lên rằng: “Tôi càng đi càng thấy buồn, người ta ăn của dân không từ một thứ gì”, ông Trọng đồng ý: “Đây là vấn đề nhức nhối. Cách đây vài chục năm, lãnh đạo ta đã nói là giặc nội xâm, quốc nạn rồi. Khi có quyền mà không kiểm soát dễ sinh ra hư hỏng. Tham nhũng là một bệnh, lãng phí cũng lớn lắm. Có những con số thống kê lãng phí còn lớn hơn cả tham nhũng”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng phải đặt câu hỏi: “Phải chăng tham nhũng đã len lỏi vào ngay cả lực lượng chống tham nhũng của chúng ta?”
Đến các cuộc tiếp xúc cử tri năm 2014 và 2015 thì cường độ than phiền tham nhũng của cử tri tuy vẫn y nguyên nhưng phản ứng của ông Trọng đã hạ nhiệt để tập trung vào công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng XII.
Tại cuộc gặp cử tri ngày 8/12/2015, ông Trọng nói: “Người dân bức xúc nhất là sự suy thoái của một bộ phận trong Đảng, mà không cẩn thận thì sẽ gây phá hoại từ trong ra, chứ không phải từ bên ngoài đâu. Cốt yếu là từng cơ sở Đảng phải vững chắc, Đảng phải trong sạch. Vậy nên băn khoăn của các cô, các bác rất đúng, mà Trung ương Đảng cũng rất lo việc đó.”
Nhưng trong cương vị Tổng Bí thư, ông Trọng đã làm gì để có “từng cơ sở Đảng phải vững chắc, Đảng phải trong sạch” hay ông cũng chỉ biết nói cho xong? 
Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã nhìn nhận tình trạng thực tại: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Sau đó, chiến dịch học tập làm theo gương Hồ Chí Minh đã rầm rộ bung ta cùng với phong trào tự phê bình và phê bình trong nội bộ đảng. Nhưng ông Trọng đã tiếp tục thất bại tại Hội nghị Trung ương 6 (từ ngày 01-10 đến ngày 15-10-2012) khi ông không vận động được Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã bị Bộ Chính trị đề nghị phải chịu một hình thức kỷ luật vì đã có những sai phạm trong chức vụ Thủ tướng.
Từ đó, uy tín lãnh đạo của ông Trọng lu mờ.
Chỉ thị đánh tham nhũng mới
Hình ảnh ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống Tham nhũng càng mờ nhạt hơn khi Bộ Chính trị, vào ngày 7/12/2015, vẫn còn phải ra Chỉ thị số 50-CT/TW để “nói về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.”
Chỉ thị này do Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký phổ biến ngày 9/12/2015 nói rằng: “Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít; một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm; thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém trên trước hết là do người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng, chưa ý thức đầy đủ hậu quả của tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, sự tồn vong của chế độ; chưa thực sự coi chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Quy định pháp luật chưa hoàn thiện, có những nội dung chưa phù hợp, khó áp dụng; một số cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-xã hội còn sơ hở, chưa theo kịp tình hình thực tiễn. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, phương tiện làm việc và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp phát hiện, xử lý tham nhũng còn bất cập. Chưa phát huy tốt vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong phát hiện và xử lý tham nhũng. Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng kết quả còn hạn chế.”
Để chữa cháy trước Đại hội đảng, Chỉ thị đặt ra 7 nhiệm vụ, theo đó tóm tắt đặt trọng tâm nhiệm vụ chống tham nhũng vào:
1-Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng... Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.
Nếu để xảy ra tham nhũng mà người đứng đầu “không chủ động phát hiện” thì sẽ bị “xử lý kịp thời... nhất là đối với trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng.”
2- Sửa luật để làm rõ công tác phát hiện và xử lý “các vụ việc, vụ án tham nhũng sát với thực tiễn” của Việt Nam và “phù hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

3- Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết tố cáo, xử lý tố giác, tin báo tội phạm, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
Tăng cường trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong giám sát công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Phát huy tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của xã hội, nhất là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, ban thanh tra nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong phát hiện tham nhũng... 
Trong phần này, chỉ thị đưa ra điểm mới là sẽ: “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đối với cơ quan, đơn vị chức năng có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.”
Điều này có nghĩa trong tương lai nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ công tác phát hiện và xử lý tham nhũng của các cơ quan, đơn vị, thay vì chỉ biết nhận báo cáo là xong.
4- Các thủ tục điều tra, xét xử tham nhũng sẽ nhanh hơn theo: “Nguyên tắc: Tích cực, khẩn trương; làm rõ đến đâu xử lý đến đó; không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử.”
Bộ Chính trị cũng hứa sẽ: “Khắc phục tình trạng hành vi tham nhũng có dấu hiệu tội phạm, nhưng chỉ xử lý kỷ luật hành chính, kinh tế” như đã và đang xẩy ra theo kiểu giơ cao đánh khẽ khiến nhân dân bất bình.

Đối với việc điều tra tài sản của kẻ tham nhũng đã thất bại từ năm 2007, Chỉ thị đòi phải: “Xác minh rõ, chính xác tài sản của người có hành vi tham nhũng; áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi tối đa tài sản do tham nhũng mà có trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.”
Đi xa hơn, “những cán bộ không tích cực thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng sẽ bị xử lý nghiêm minh.”
5- Sẽ rà soát lại để điều chỉnh tổ chức và hoạt động của “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương và ban nội chính các tỉnh ủy, thành ủy” để “ấn định cụ thể hơn về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.”
Một “mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ” sẽ được thành lập. 
Sau cùng, Chỉ thị của Bộ Chính trị hứa sẽ: “Tăng cường hợp tác có hiệu quả với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong việc xử lý tội phạm tham nhũng. Chủ động đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước; thực thi công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng theo đúng lộ trình, phù hợp điều kiện, quy định của pháp luật Việt Nam.”
Đây là lần đầu tiên, Bộ Chính trị đã đưa ra Chỉ thị có nhiều điểm mới đế chống tham nhũng, trừng phạt người đứng đầu không làm tròn nhiệm vụ và muốn thành lập một cơ chế mới chuyên trách chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị. Nhưng đề xướng này đã công bố trước vài tháng kết thúc nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và khóa đảng XI thì chẳng đem lại lợi ích gì cho dân.
Hành động của Bộ Chính trị chỉ có giá trị như màn kịch múa rối vào cuối nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và khoá đảng XI. Bộ Chính trị đã thất bại trong công tác chống tham nhũng trong suốt 5 năm, và ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã không làm tròn nhiệm vụ của một Trưởng ban Trung ương về Chỉ đạo phòng, chống Tham nhũng. 

10.12.2015

No comments:

Post a Comment