NGUỒN GỐC TỪ O.K
Từ Đâu Có Chữ OK?
<
K
hông ai có thể ngờ một từ xuất phát từ một trò đùa đã trở thành một sản phẩm vĩ đại nhất của nước Mỹ.
Không ai có thể ngờ một từ xuất phát từ một trò đùa đã trở thành một sản phẩm vĩ đại nhất của nước Mỹ, vì nó phản ánh văn hóa, tư duy của dân Mỹ, và trên thế giới không ai không dùng đến nó.
Ông Allan Metcalf viết nguyên một cuốn sách về OK. Ông nói OK không chỉ là một từ vĩ đại, nó còn là một từ quan trọng, một sản phẩm thành công nhất mà người Mỹ đã xuất khẩu đi khắp thế giới. Nó còn bao gồm triết lý sống và cách suy nghĩ của người Mỹ.
Ông nói cái hay của nó là chỉ vỏn vẹn hai mẫu tự mà vừa đẹp, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm.
Nó còn mang tính thực dụng của người Mỹ. Nó không hàm ý mọi chuyện đều hoàn hảo, vượt mức mong đợi, mà chỉ mang tính trung lập, có người còn gọi là ba phải.
Khi có ai hỏi bạn có khỏe không, bạn trả lời tôi OK, như vậy không có nghĩa là bạn khỏe như voi và cũng không có nghĩa là bạn đang bệnh liệt giường.
Có nhiều giai thoại về xuất xứ của OK, ở đây chỉ xin kể ba giai thoại.
Thứ nhất, từ này bắt đầu do một trò đùa. Ngày 23/3/1839, một tờ báo ở Boston dùng từ này đầu tiên, và giải thích rằng “ok” là viết tắt của “all correct,” mọi thứ đều chính xác. Nhưng tại sao lại chính xác khi “o” không bắt đầu cho “all” và “k" không bắt đầu cho “correct?” Do đó, ngay từ đầu, những gì gọi là chính xác cũng chưa hẳn là chính xác, mà chỉ là OK.
Thứ hai, một năm sau đó, 1840, ông Martin Van Buren ra tranh cử tổng thống lần nữa. Ông này vốn xuất thân từ khu Kinderhook của New York. Những người ủng hộ ông tái tranh cử gọi ông là lão già ở Kinderhook - Old Kinderhook - và nhiều nơi trên nước Mỹ lập ra những nhóm ủng hộ ông, lấy tên là OK Club. Thế là cái từ này gây ồn ào trở lại.
Thứ ba, người ta đồn rằng Tổng thống Andrew Jackson, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1829 - 1837 thường hay phê “OK” vào các văn thư trình lên ông để tỏ ý chấp thuận. Trong vòng 20 năm sau đó, các vị lãnh đạo trong các ngành nghề khác bắt chước lối phê này để ra điều mình cũng làm như tổng thống. Tác giả Allan Metcalf nói sự thực Tổng thống Andrew Jackson không hề phê “OK” vào các văn thư, nhưng tin đồn đó đã tạo ra một phong trào và giúp biến từ này thành một từ thông dụng.
Tác giả Allan Metcalf vẫn còn dạy môn Anh ngữ tại trường cao đẳng MacMurray ở thành phố Jacksonville, tiểu bang Illinois. Ông còn là Tổng thư ký lâu năm của hội các nhà Phương ngữ Hoa Kỳ.
Ông vẫn cố vận động để cả nước Mỹ xem ngày 23/3 là ngày OK Day để kỷ niệm ngày từ này xuất hiện đầu tiên.
Ông nói ngoài ông ra còn một người nữa, Thomas Harris, cũng viết một quyển sách có tựa 'I'm OK -- You're OK.' Theo ông, sách này phản ánh tâm lý yêu chuộng tự do của người Mỹ:
"'I'm OK' có nghĩa là tôi có thể làm những gì tôi muốn. 'You're OK' có nghĩa là bạn có thể làm những gì bạn muốn. Có thể là chúng ta không làm giống nhau, nhưng như vậy cũng OK”.
Theo Viện khoa học nghiên cứu nhân tài nhân lực
hông ai có thể ngờ một từ xuất phát từ một trò đùa đã trở thành một sản phẩm vĩ đại nhất của nước Mỹ.
Không ai có thể ngờ một từ xuất phát từ một trò đùa đã trở thành một sản phẩm vĩ đại nhất của nước Mỹ, vì nó phản ánh văn hóa, tư duy của dân Mỹ, và trên thế giới không ai không dùng đến nó.
Ông Allan Metcalf viết nguyên một cuốn sách về OK. Ông nói OK không chỉ là một từ vĩ đại, nó còn là một từ quan trọng, một sản phẩm thành công nhất mà người Mỹ đã xuất khẩu đi khắp thế giới. Nó còn bao gồm triết lý sống và cách suy nghĩ của người Mỹ.
Ông nói cái hay của nó là chỉ vỏn vẹn hai mẫu tự mà vừa đẹp, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm.
Nó còn mang tính thực dụng của người Mỹ. Nó không hàm ý mọi chuyện đều hoàn hảo, vượt mức mong đợi, mà chỉ mang tính trung lập, có người còn gọi là ba phải.
Khi có ai hỏi bạn có khỏe không, bạn trả lời tôi OK, như vậy không có nghĩa là bạn khỏe như voi và cũng không có nghĩa là bạn đang bệnh liệt giường.
Có nhiều giai thoại về xuất xứ của OK, ở đây chỉ xin kể ba giai thoại.
Thứ nhất, từ này bắt đầu do một trò đùa. Ngày 23/3/1839, một tờ báo ở Boston dùng từ này đầu tiên, và giải thích rằng “ok” là viết tắt của “all correct,” mọi thứ đều chính xác. Nhưng tại sao lại chính xác khi “o” không bắt đầu cho “all” và “k" không bắt đầu cho “correct?” Do đó, ngay từ đầu, những gì gọi là chính xác cũng chưa hẳn là chính xác, mà chỉ là OK.
Thứ hai, một năm sau đó, 1840, ông Martin Van Buren ra tranh cử tổng thống lần nữa. Ông này vốn xuất thân từ khu Kinderhook của New York. Những người ủng hộ ông tái tranh cử gọi ông là lão già ở Kinderhook - Old Kinderhook - và nhiều nơi trên nước Mỹ lập ra những nhóm ủng hộ ông, lấy tên là OK Club. Thế là cái từ này gây ồn ào trở lại.
Thứ ba, người ta đồn rằng Tổng thống Andrew Jackson, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1829 - 1837 thường hay phê “OK” vào các văn thư trình lên ông để tỏ ý chấp thuận. Trong vòng 20 năm sau đó, các vị lãnh đạo trong các ngành nghề khác bắt chước lối phê này để ra điều mình cũng làm như tổng thống. Tác giả Allan Metcalf nói sự thực Tổng thống Andrew Jackson không hề phê “OK” vào các văn thư, nhưng tin đồn đó đã tạo ra một phong trào và giúp biến từ này thành một từ thông dụng.
Tác giả Allan Metcalf vẫn còn dạy môn Anh ngữ tại trường cao đẳng MacMurray ở thành phố Jacksonville, tiểu bang Illinois. Ông còn là Tổng thư ký lâu năm của hội các nhà Phương ngữ Hoa Kỳ.
Ông vẫn cố vận động để cả nước Mỹ xem ngày 23/3 là ngày OK Day để kỷ niệm ngày từ này xuất hiện đầu tiên.
Ông nói ngoài ông ra còn một người nữa, Thomas Harris, cũng viết một quyển sách có tựa 'I'm OK -- You're OK.' Theo ông, sách này phản ánh tâm lý yêu chuộng tự do của người Mỹ:
"'I'm OK' có nghĩa là tôi có thể làm những gì tôi muốn. 'You're OK' có nghĩa là bạn có thể làm những gì bạn muốn. Có thể là chúng ta không làm giống nhau, nhưng như vậy cũng OK”.
Theo Viện khoa học nghiên cứu nhân tài nhân lực
HOÀNG ANH TUẤN * CHỦ NGHĨA THỰC DÂN VỀ HÀNG HẢI
Chuyện Thời sự & Xã hội
(i) (Chuyện cuối Năm ta về Trung quốc)
Hoàng Anh Tuấn: Chủ nghĩa thực dân về hàng hải
(Đại sứ Vietnam ở Nam Dương)
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, hôm 25/1 vừa có bài viết trên tờ Jakarta Post nói về điều mà ông gọi là "Các diễn biến gây quan ngại ở Biển Đông". BBC Tiếng Việt xin lược giới thiệu bài viết này.
"Thế giới bước vài năm 2016 với bổn phận phải đối phó với nhiều thách thức đáng lo lắng, từ sự bùng phát xung đột giữa Iran và Ả rập Saudi tới việc Bắc Triều Tiên thử bom khinh khí; tới các cuộc tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, Burkina Faso, Indonesia và Pakistan.
Thêm vào các quan ngại an ninh này là hành động chưa có tiền lệ của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi đang tiềm tàng nguy cơ xảy ra những tai ương nghiêm trọng ở một trong những khu vực quan trọng nhất về địa chiến lược trên thế giới."
Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn điểm qua các diễn biến như việc Trung Quốc xây dựng, cơi nới đảo nhân tạo ở Trường Sa hay bay thử xuống Đá Chữ Thập và cho rằng các hoạt động đó cho thấy "ý định tiếp tục chiếm cứ và thống lĩnh khu vực quan trọng cho giao thương Đông Nam Á và thế giới cũng như lưu thông hàng hải" của Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh việc tàu bay Trung Quốc vi phạm vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam, chứng tỏ "Bắc Kinh không có ý định tuân thủ quy định và thông lệ" quốc tế.
Chủ nghĩa thực dân về hàng hải
Ông Tuấn cho rằng rõ ràng "hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại lời nói" của chính họ.
"Các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng mở rộng phạm vi hoạt động trong khu vực, có những bước đi ngày càng nguy hiểm..."
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn đưa ra nhiều điều khoản công ước quốc tế mà ông cho rằng Trung Quốc đã vi phạm.
Vị đại sứ Việt Nam thẳng thắn chỉ ra rằng Trung Quốc vẫn đang tìm cách "thống trị toàn bộ Biển Đông". "Trung Quốc khó mà chối cãi rằng nước này đang theo đuổi cách tiếp cận chỉ có thể gọi bằng từ chủ nghĩa thực dân về hàng hải [maritime colonialism] đối với Biển Đông". Ông nói việc làm của Trung Quốc chính là lý do tại sao quá trình thương lượng giữa Asean và Trung Quốc về Quy tắc Ứng xử (COC) kéo dài nhiều năm nay mà không có tiến bộ đáng kể.
Bài viết mạnh mẽ của ông Hoàng Anh Tuấn kết thúc bằng các khuyến nghị rằng Trung Quốc cần chấm dứt tất cả các hoạt động cải tạo cơi nới đảo vốn đang thay đổi hiện trạng và dẫn đến quân sự hóa Biển Đông. Ông cũng nói Trung Quốc cần thực thi Tuyên bố chung về Ứng xử của các bên (DOC), phấn đấu đạt thỏa thuận COC với Asean và giải quyết các bất đồng dựa trên luật pháp quốc tế vì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực "cũng phục vụ lợi ích lâu dài của Trung Quốc".
*** Nguyễn Gia Kiểng : Trung Quốc - Phải chăng chỉ khủng hoảng về kinh tế?
Trần Quang Thành (TQT): Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng,
Vào nửa đầu tháng Giêng năm 2016 này tình hình ở Trung Quốc và 2 nước lân bang của Trung Quốc có nhiều vấn đề khiến thế giới quan tâm.
Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến đang sụt giảm nghiêm trọng và có ngày phải đóng cửa. Ô nhiễm môi trường đến mức nghiêm trọng đang dẫn đến hàng nghìn xí nghiệp có nguy cơ phải phá sản. Trung Quốc cải tổ quân sự. Còn ở hai nước lân bang thì phía Đông Bắc Á Bắc Hàn thử thành công bom khinh khí, còn nước 4 tốt của Trung Quốc là Việt Nam ở Đông Nam Á sau một năm đấu đá nhau kịch liệt bước vào đại hội Đảng lần thứ 12. Ông Nguyễn Gia Kiểng có bình luận gì về Trung Quốc và hai nước lân bang này ạ?
(i) (Chuyện cuối Năm ta về Trung quốc)
Hoàng Anh Tuấn: Chủ nghĩa thực dân về hàng hải
(Đại sứ Vietnam ở Nam Dương)
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, hôm 25/1 vừa có bài viết trên tờ Jakarta Post nói về điều mà ông gọi là "Các diễn biến gây quan ngại ở Biển Đông". BBC Tiếng Việt xin lược giới thiệu bài viết này.
"Thế giới bước vài năm 2016 với bổn phận phải đối phó với nhiều thách thức đáng lo lắng, từ sự bùng phát xung đột giữa Iran và Ả rập Saudi tới việc Bắc Triều Tiên thử bom khinh khí; tới các cuộc tấn công khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ, Burkina Faso, Indonesia và Pakistan.
Thêm vào các quan ngại an ninh này là hành động chưa có tiền lệ của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi đang tiềm tàng nguy cơ xảy ra những tai ương nghiêm trọng ở một trong những khu vực quan trọng nhất về địa chiến lược trên thế giới."
Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn điểm qua các diễn biến như việc Trung Quốc xây dựng, cơi nới đảo nhân tạo ở Trường Sa hay bay thử xuống Đá Chữ Thập và cho rằng các hoạt động đó cho thấy "ý định tiếp tục chiếm cứ và thống lĩnh khu vực quan trọng cho giao thương Đông Nam Á và thế giới cũng như lưu thông hàng hải" của Trung Quốc.
Ông nhấn mạnh việc tàu bay Trung Quốc vi phạm vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam, chứng tỏ "Bắc Kinh không có ý định tuân thủ quy định và thông lệ" quốc tế.
Chủ nghĩa thực dân về hàng hải
Ông Tuấn cho rằng rõ ràng "hành động của Trung Quốc đã đi ngược lại lời nói" của chính họ.
"Các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng mở rộng phạm vi hoạt động trong khu vực, có những bước đi ngày càng nguy hiểm..."
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn đưa ra nhiều điều khoản công ước quốc tế mà ông cho rằng Trung Quốc đã vi phạm.
Vị đại sứ Việt Nam thẳng thắn chỉ ra rằng Trung Quốc vẫn đang tìm cách "thống trị toàn bộ Biển Đông". "Trung Quốc khó mà chối cãi rằng nước này đang theo đuổi cách tiếp cận chỉ có thể gọi bằng từ chủ nghĩa thực dân về hàng hải [maritime colonialism] đối với Biển Đông". Ông nói việc làm của Trung Quốc chính là lý do tại sao quá trình thương lượng giữa Asean và Trung Quốc về Quy tắc Ứng xử (COC) kéo dài nhiều năm nay mà không có tiến bộ đáng kể.
Bài viết mạnh mẽ của ông Hoàng Anh Tuấn kết thúc bằng các khuyến nghị rằng Trung Quốc cần chấm dứt tất cả các hoạt động cải tạo cơi nới đảo vốn đang thay đổi hiện trạng và dẫn đến quân sự hóa Biển Đông. Ông cũng nói Trung Quốc cần thực thi Tuyên bố chung về Ứng xử của các bên (DOC), phấn đấu đạt thỏa thuận COC với Asean và giải quyết các bất đồng dựa trên luật pháp quốc tế vì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực "cũng phục vụ lợi ích lâu dài của Trung Quốc".
*** Nguyễn Gia Kiểng : Trung Quốc - Phải chăng chỉ khủng hoảng về kinh tế?
Trần Quang Thành (TQT): Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng,
Vào nửa đầu tháng Giêng năm 2016 này tình hình ở Trung Quốc và 2 nước lân bang của Trung Quốc có nhiều vấn đề khiến thế giới quan tâm.
Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến đang sụt giảm nghiêm trọng và có ngày phải đóng cửa. Ô nhiễm môi trường đến mức nghiêm trọng đang dẫn đến hàng nghìn xí nghiệp có nguy cơ phải phá sản. Trung Quốc cải tổ quân sự. Còn ở hai nước lân bang thì phía Đông Bắc Á Bắc Hàn thử thành công bom khinh khí, còn nước 4 tốt của Trung Quốc là Việt Nam ở Đông Nam Á sau một năm đấu đá nhau kịch liệt bước vào đại hội Đảng lần thứ 12. Ông Nguyễn Gia Kiểng có bình luận gì về Trung Quốc và hai nước lân bang này ạ?
Nguyễn Gia Kiểng (NGK): Trước hết tôi xin có một nhận xét về sự khác biệt giữa Việt Nam và Triều Tiên. Mặc dầu hai nước lệ thuộc Trung Quốc rất nặng nề, nhưng mức độ nặng nề đó khác nhau. Việt Nam thì ban lãnh đạo muốn lệ thuộc Trung Quốc để tồn tại nhưng một phần quan trọng trong đảng cầm quyền - đảng cộng sản - và gần như toàn bộ nhân dân Việt Nam không muốn tình trạng đó. Cho nên mức độ lệ thuộc Trung Quốc khác nhau. Tôi nghĩ là trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ không còn lệ thuộc Trung Quốc nữa. Mức độ lệ thuộc Trung Quốc sẽ một ngày một giảm đi. Không giống như chế độ ở Triều Tiên, một chế độ vô lý ở mức mà người ta không thể nghĩ là nó có thực. Vậy thì phải xét bản chất của nó.
Chúng ta nên nhớ lại thời chiến tranh Triều
Tiên. Vào mùa hè 1950, chế độ Bắc Triều Tiên mở cuộc tổng tiến công hòng
thôn tính quốc gia Nam Cao Ly, bây giờ gọi là Hàn Quốc. Chỉ trong một
thời gian ngắn họ đã đẩy lùi được quân đội Hàn Quốc xuống tận cùng phía
Nam. Nhưng sau đó gặp sự phản công rất mạnh của quân đội Liên Hợp Quốc,
chủ yếu là Hoa Kỳ. Trong một thời gian rất ngắn quân đội Bắc Triều Tiên
hầu như đã bị tiêu diệt và khi bị dồn tới tận sông Áp Lục thì chỉ còn
khoảng 10 ngàn người mà thôi. Lúc đó Trung Quốc đã quyết định nhảy vào
cứu vãn chế độ Triều Tiên. Họ đã gửi gần 2 triệu quân. Phải nói là quân
đội Triều Tiên từ đó thuần túy là quân đội Trung Quốc. Và sau đó họ đỡ
đầu chế độ Triều Tiên, sử dụng Triều Tiên như một căn cứ quân sự, một
phần của họ, để làm những điều họ không muốn thế giới buộc tội họ vì đã
làm. Nhưng dần dần thế giới cũng đã nhìn ra. Càng ngày càng có nhiều
quan sát viên, nhiều chính phủ nhận định những việc chế độ Triều Tiên
làm thực ra là làm theo chỉ thị ngầm của Trung Quốc. Cho nên khi chế độ
Triều Tiên thử bom khinh khí - bom hydrogen - người ta nhìn vấn đề như
là chính Trung Quốc thử trái bom đó, mượn tay bắc Triều Tiên để làm áp
lực với thế giới. Càng ngày càng có những lập luận buộc tội Trung Quốc.
Cho nên tôi nghĩ trong tương lai tình thế có lẽ sẽ khó khăn hơn cho
Trung Quốc vì họ không còn giấu giếm và đánh lừa được dư luận thế giới
nữa.
Bây giờ trở lại vấn đề thị trường chứng khoán của Trung Quốc. Quả nhiên nó rất trầm trong. Hai tuần lễ đầu năm nay thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm hơn 15%. Riêng tại Thẩm Quyến là trung tâm công nghiệp của Trung Quốc thị trường chứng khoán giảm 24%.
Từ đó chúng ta có thể rút ra một vài kết luận:
- Một là kinh tế Trung Quốc suy sụp một cách không thể đảo ngược được. Đây không phải là lần đầu tiên. Trong sáu tháng qua thế giới đã sống trong sự hồi hộp của sự xuống giá của thị trường chứng khoán Trung Quốc ở Thẩm Quyến cũng như ở Thượng Hải.
- Kết luận thứ hai nó cũng có phần quan trọng của nó là nền công nghiệp Trung Quốc sụp đổ; đó là vì nhiều xí nghiệp công nghiệp Trung Quốc chủ yếu được niêm yết giá tại thị trường Thẩm Quyến mà thị trường Thẩm Quyến trong 2 tuần sút giảm 24%. Như vậy là sự sụt giảm quan trọng. Nền kinh tế Trung Quốc cho đến ngày hôm nay có thể tóm tắt một câu là họ dựa trên sản xuất và nhân công rẻ, thực tế là họ xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính đảng cộng sản đã là nguyên nhân. Nhưng chính sách đó ngày hôm nay đã thất bại.
Người ta đã nói nhiều tới sự suy sụp của Trung Quốc, vào giờ này tôi nghĩ không còn ai ngờ vực rằng sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc không thể đảo ngược được nữa.
Nói về trường hợp Việt Nam tôi cũng xin nói thêm về tình trạng rất mới nhân sự kiện Trung Quốc gửi các chuyến bay đến quần đảo Trường Sa. Trên 50 chuyến bay của họ đã đáp lên đảo Chữ Thập, một đảo đá họ đã chiếm được của Việt Nam và biến thành một phi trường lớn. Sự kiện này rất nghiêm trọng. Chúng ta đã để cho họ xây căn cứ ở đó thì tất nhiên có ngày máy bay của họ sẽ đáp xuống. Trong tương lai nó có thể là một căn cứ về hàng hải, nhưng cũng có thể nó là một căn cứ quân sự. Nó sẽ làm thay đổi hẳn những dữ kiện về địa lý chính trị trong vùng. Nó đe dọa một cách nghiêm trọng hải phận của Việt Nam cũng như không phận của Việt Nam.
Một lần nữa chúng ta cần nhắc lại trước năm 1988 Trung Quốc không có hiện diện tại Trường Sa. Trung Quốc chỉ có mặt ở Trường Sa sau khi đã đánh chiếm sáu đảo của Việt Nam. Tôi đã có bài phân tích và nhiều người đã phân tích là cuộc đánh chiếm sáu đảo đá của Việt Nam tại Trường Sa thực ra nó là một sự dàn cảnh của ban lãnh đạo lúc đó do bộ ba Nguyễn Văn Linh - Lê Đức Anh - Đỗ Mười, nhưng chủ yếu là Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh. Họ đã chủ trương dâng một phần quần đào Trường Sa cho Trung Quốc để đổi lấy ơn huệ được lệ thuộc Trung Quốc. Chúng ta đừng quên là quân đội Trung Quốc chỉ đánh chiếm chính thức những đảo này vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1988. Nhưng họ đã đem hải quân đến đó từ tháng Giêng mà Việt Nam không hề có một phản ứng nào hết, và sau khi họ tấn công đánh chiếm sáu hòn đảo tàn sát 74 chiến sĩ hải quân của Việt Nam thì chính quyền Việt Nam chỉ ra một cái thông cáo phản đối chiếu lệ rất ngắn ngủi và sau đó một hai tháng bộ chính trị họp tuyên bố từ này Trung Quốc là bạn. Hiến pháp Việt Nam được sửa đổi để bỏ lời nói đầu coi Trung Quốc là thù địch. Như vậy chúng ta thấy có một sự kiện rất nghịch lý là Trung Quốc trở thành bạn của Việt Nam sau khi xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam, đánh chiếm sáu hòn đảo của Việt Nam, tàn sát hải quân của Việt Nam.
Cũng đừng quên là trong khi Trung Quốc đánh chiếm có một sự kiện quân sự rất đáng chú ý là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho không quân không được can thiệp. Sự thật lúc đó nếu không quân Việt Nam can thiệp thì có thể tiêu diệt được lực lượng hải quân rất sơ sài của Trung Quốc trong nháy mắt. Sở dĩ Trung Quốc đã chiếm được là vì chính quyền cộng sản Việt Nam, những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam đã âm mưu để cho Trung Quốc chiếm. Cho nên ngày hôm nay chúng ta thấy tình trạng trong tương lai rất phức tạp thì húng ta phải nhắc tới trách nhiệm rất nặng nề của Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh. Có lẽ theo tôi, trong thế kỷ 20 này đó là hai người có tội nặng nhất đối với đất nước Việt Nam.
TQT: Người ta chứng kiến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Họ có ba thập niên liên tục tăng trưởng tới 10%. Rồi 5 năm gần đây tuy mức tăng trưởng nó có khựng lại nhưng vẫn là mức 7%. Mức này phải nói rằng nhiều nước mơ mà không được. Phải chăng những con số Trung Quốc đưa ra là ảo. Thực trạng kinh tế Trung Quốc hiện nay là thế nào thưa ông?
NGK: Trước hết chúng ta đừng nên quên Trung Quốc vẫn là một chế độ cộng sản và đặc tính của mọi chế độ cộng sản là họ bưng bít sự thật. Họ đưa ra những con số dối trá. Nhiều khi dối trá một cách lộ liễu. Thí dụ năm 2014, ngoại thương của Trung Quốc, xuất nhập khẩu của Trung Quốc, đã giảm 11% trong khi con số tăng trưởng của Trung Quốc vẫn là 7,5%. Đối với một người có một chút lý luận câu hỏi đặt ra là làm thế nào một nền kinh tế chủ yếu đặt nền tảng trên xuất khẩu lại có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng 7,5% trong khi mức xuất nhập khẩu giảm 11%? Không thể có. Thực trạng này nó khiêu khích lô-gich nhiều quá, cho nên có một công ty tư vấn về tài chính tại Anh là công ty Lombard Street đã dùng những con số của chính Trung Quốc để tính lại một cách đúng đắn và thấy tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc chỉ là 1,7% thôi. Nhưng ngay cả con số 1,7% này cũng không thể tin được vì khi xuất khẩu đã giảm sút nặng nề đến như vậy thì tăng trưởng kinh tế làm gì có, kinh tế phải suy thoái thôi. Những con số của Trung Quốc không đáng tin chút nào.
Đầu tháng 4/2014 tôi có viết bài "Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang" tôi đã phân tích rằng tình hình kinh tế Trung Quốc không có thuốc chữa. Nhận xét của tôi có lẽ nó không nghiêm khắc bằng nhận xét của ông Lý Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc. Cũng vào giai đoạn đó ông Lý Khắc Cường nói rằng: "Từ nay chúng ta phải tuyên chiến với mô hình kinh tế và nếp sống của chúng ta", một lời tuyên bố rất nặng nề. Khi nói tuyên chiến với một cái gì đó người ta phải coi nó là thù địch. Ông Lý Khắc Cường tuyên bố mô hình kinh tế của Trung Quốc sai hoàn toàn. Nói chung từ trước đến giờ nó đặt trên nền tảng sản xuất tối đa với giá thật rẻ để xuất khẩu được nhiều. Nói cách khác họ xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên nhân. Thế nhưng mà làm như thế cũng không được về mặt kỹ thuật và kinh tế thuần túy; ngay cả nếu chúng ta bỏ qua khía cạnh chính trị và nhân đạo mô hình đó vẫn là sai. Lý do là vì từ trước đến nay một nền kinh tế lành mạnh luôn luôn phải đặt nền tảng trên một thị trường nội địa lành mạnh. Đó là điều anh em chúng tôi trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã nhận định. Vào năm 2001, khi mô hình Trung Quốc được cả thế giới ca tụng, anh em chúng tôi có đưa một dự án chính trị Thành Công Thế Kỷ 21 trong đó chúng tôi đã nhận định mô hình Trung Quốc là rất sai. Đó là mô hình bất chấp con người, bất chấp môi trường và bất chấp cả các qui luật kinh tế. Trong thảo luận anh em chúng tôi còn nói nếu mô hình tăng trưởng của Trung Quốc mà đúng thì phải dẹp hết các trường đại học về kinh tế và hủy bỏ hết các cuốn sách kinh tế. Ngày hôm nay rõ ràng mô hình dựa trên xuất khẩu không thể tiếp tục được. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008 Trung Quốc đã cố gắng phát triển thị trường mội địa. Đây là một cố gắng theo chiều hướng đúng nhưng rất khó khăn. Đặc tính của thị trường nội địa là mình không thể phát triển nó một cách đột ngột như phát triển xuất khẩu được mà phải phát triển nó một cách đều đặn, tuần tự và với nhiều cố gắng kiên nhẫn và liên tục. Nhưng điều đó Trung Quốc không làm. Trung Quốc cho rằng muốn tăng cường thị trường nội địa phải tăng lương cho công nhân để công nhân có tiền mua sắm. Nhưng người công nhân Trung Quốc không được bảo đảm về sức khỏe cho nên khi có được một phần gia tăng về lương bổng thì họ dùng số tiền mới có thêm được để dành, phòng mỗi khi yếu bệnh. Cho nên chính sách phát triển thị trường nội địa một cách nhanh chóng của Trung Quốc đã thất bại. Nó chỉ đưa đến kết quả ngược lại là làm giá cả các hàng hóa của Trung Quốc trở thành đắt đỏ và khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm lại càng giảm đi nhanh hơn. Chính sách phát triển thị trường nội địa tuy vẫn phải tiếp tục nhưng không thể thực hiện dễ dàng như họ nghĩ. Từ đầu mùa hè năm 2014 họ đưa ra một chiến dịch mới để thay thế cho một chiến dịch họ vẫn làm từ trước tức là dùng chi phí công cộng và dùng những công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, dùng các công trình xây dựng bất động sản. Trong một thời gian họ đã giấu được sự suy thoái nhưng cuối cùng họ đã tạo ra những thành phố ma, những chung cư không có người ở, những đường cao tốc không có xe chạy; cuối cùng khiến số nợ công của Trung Quốc gia tăng lên một cách đáng sợ.
Từ mùa Hè năm 2014 họ có một tham vọng mới, đó là biến Thượng Hải và Thẩm Quyến thành những trung tâm tài chính quốc tế tương đương với New York và London. Kết quả là một năm sau, năm 2015, chúng ta chứng kiến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Thượng Hải. Và đầu năm nay sau khi Trung Quốc đã bỏ ra hàng trăm tỷ đô la để cứu vãn thì chúng ta thấy thị trường Trung Quốc nó đi vào một giai đoạn suy thoái mới. Lần này Trung Quốc tuyên bố bỏ cơ chế đóng cửa ở thị trường chứng khoán tự động, nghĩa là cứ để cho thị trường chứng khoán từ từ mà sụt xuống, còn nếu muốn cố gắng cứu vãn thì bơm thêm tiền vào mua những cố phiếu bị đe dọa cứu được phần nào hay phần đó. Nhưng tôi thấy đây chỉ là một sự đầu hàng. Cái gì vừa xảy ra đúng là chứng tỏ thị trường chứng khoán Trung Quốc không cứu vãn nổi và nền kinh tế Trung Quốc nói chung không có lối thoát.
TQT: Cũng trong bài "Khi Thiên triều sụp đổ, và lịch sử sang trang" ông có nói là vấn đề kinh tế không phải là nghiêm trọng lắm đối với Trung Quốc mà vấn đề nghiêm trọng, cực kỳ nghiêm trọng, đối với Trung Quốc là vấn đề môi trường và chính trị. Tại sao lại như vậy và những nhận định ấy bây giờ còn đúng không thưa ông?
NGK: Bây giờ còn đúng hơn trước, thưa ông Trần Quang Thành. Chúng ta không nên quên là trong tháng 12, tháng cuối cùng của năm 2015, Bắc Kinh đã phải đóng cửa các nhà máy, đóng cửa các trường học, các công sở trong vòng một tuần lễ. Các hoạt động ở Bắc Kinh ngừng trệ trong vòng một tuần lễ là vì ô nhiễm của không khí đã đạt đến mức độ không thể chịu đựng được nữa. Muốn hiểu rõ hơn tình hình bi đát của môi trường Trung Quốc chúng ta hãy tham khảo một vài con số do Tổ Chức Y Tế Thế Giới đưa ra. Mức độ không khí bình thường là từ 10 đến 12 microgram/m3 hạt mịn. Hạt mịn là những hạt cực nhỏ có thể chui vào vào phổi vì đường kính dưới 2,5 micron. Nó chui vào trong phổi làm cho phổi cứng người ta không thở được nữa và nó có thể làm người ta chết vì ung thư hoặc chết vì không thở được nữa. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới mức độ không khí bình thường là từ 10 đến12 microgram hạt mịn trong một mét khối. Mức độ được cho là nguy ngập đến tính mạng là 25 microgram/m3. Nhưng ở Trung Quốc những ngày nào tốt là 80 microgram/m3. Có ngày nó lên tới 200 microgram/m3. Ở tỉnh Hà Bắc có ngày lên tới 1.400 microgram/m3, tức là gần 60 lần mức độ nguy hiểm chết người. Phải nói là tình hình ô nhiễm không khí ở Trung Quốc ghê gớm lắm. Nhưng đó không phải là tất cả. Trung Quốc cũng là một nước rất thiếu nước. Hiện nay quá nửa các dòng sông ở Trung Quốc không có nước nữa. 400 thành phố hoàn toàn không có nước trên bề mặt phải hút nước từ lòng đất lên để dùng. Chiều sâu để hút được nước ngày càng xuống. Ở các tỉnh như vùng Tân Cương, Sơn Tây phải đào sâu xuống gần 100 mét mới hút được nước lên. Tình trạng nước ở Trung Quốc rất nguy ngập. Đất nước Trung Quốc đang bị phá hủy. Đây là hậu quả chính sách của Trung Quốc trong hơn 30 năm qua trong đó Trung Quốc đã kỹ nghệ hóa tối đa bất chấp môi trường, bất chấp cả con người. Cho nên ngày nay các chuyên gia trên thế giới không nhìn thấy giải đáp.
Năm 2000 Trung Quốc đã bỏ ra hơn 5 tỉ đô-la để nghiên cứu làm sao cứu được sông Dương Tử. Sau khi sài hết 5 tỉ đô-la đó các chuyên gia kết luận là không tài nào cứu được sông Dương Tử cả và mọi sự sống sẽ biến mất. Ngày nay nạn thiếu nước ở Trung Quốc có thể đưa đến nội chiến. Đã có trường hợp có những tỉnh hoặc những huyện trong một tỉnh giao chiến với nhau để giành một con sông. Có thể nói vấn đề môi trường của Trung Quốc cũng không có giải đáp.
Kể từ ngày Tập Cận Bình lên cầm quyền lại có một vấn đề nữa là cuộc khủng hoảng chính trị. Nhìn từ bên ngoài vào, có lẽ vì người Việt Nam chúng ta có quá nhiều vấn đề cho nên chúng ta không quan tấm lắm đến những vấn đề xảy ra ở Trung Quốc. Thực ra chiến dịch chống tham nhũng mà người Trung Quốc đặt một cái tên rất ngộ nghĩnh là « Đả hổ, diệt ruồi » đã gặp phải một trở ngại không thể tưởng tượng được. Nhóm thân cận của Tập Cận Bình đã không lường trước được mức độ dữ dội của nó. Lúc này Trung Quốc đang sống trong sự nghi vấn rất lớn là chế độ có thể tồn tại như thế này được hay không? Ông Tập Cận Bình nhân danh chống tham nhũng để phục hồi kinh tế nhưng trên thực tế đời sống nhân dân Trung Quốc đã sút giảm. Ông Tập Cận Bình có thể bị sụp đổ không phải vì ông đã làm gì sai mà vì ông thừa hưởng một di sản mà ông không thể nào cứu chữa được nữa.
Cho đến ngày hôm nay chế độ cộng sản Trung Quốc đã tồn tại dựa trên hai thỏa hiệp bất thành văn:
- Thỏa hiệp thứ nhất là nhân dân Trung Quốc chấp nhận để Đảng Cộng sản tiếp tục chế độ toàn trị và khước từ những tự do căn bản của họ, nhưng với điều kiện là chế độ này vẫn tạo ra được một sự tăng trưởng đều đặn ở mức độ rất cao. Như ông Ôn Gia Bảo thời trước đã nói nếu Trung Quốc không có tăng trưởng trên 8% thì sẽ có bạo loạn. Bây giờ thì không những không có tăng trưởng 8% mà kinh tế vẫn tiếp tục sa sút.
- Nguy cơ thứ hai về chính trị của Trung Quốc, do kinh tế mà đến, là sự ổn vững của Trung Quốc cũng dựa trên một thỏa hiệp bất thành văn thứ hai là người dân Trung Quốc chấp nhận để bị bóc lột, làm nhiều với lương rẻ để tích lũy tư bản cho các công ty có lời nhiều và dùng lợi nhuận đó tiếp tục đầu tư vào kinh tế. Nhưng bây giờ 2/3 những người giàu có của Trung Quốc có ý đồ rời bỏ Trung Quốc hoặc đã rời bỏ Trung Quốc. Nói một cách khác tư bản mà họ đã đổ mồ hôi nước mắt ra để tích lũy được cho các công ty ngày hôm nay đang đào thoát ra nước ngoài. Cho nên có một sự phản bội, phản bội về mô hình kinh tế, phản bội cả về đạo đức chính trị và về lòng yêu nước.
Cho nên Tập Cận Bình đang sống những ngày khó khăn. Tôi nghĩ hiện nay kinh tế tuy khó khăn nhưng nó không bằng hai vấn đề khác: Vấn đề trầm trọng nhất vẫn là môi trường và vấn đề trầm trọng thứ hai là đề khủng hoảng chính trị.
TQT: Ông có nói vấn đề thứ hai là trầm trọng khủng hoảng chính trị. Nhưng tôi thấy dường như Tập Cận Bình đang làm chủ trong vấn đề chính trị. Ông ấy mở chiến dịch chống tham nhũng tràn khắp cả nước. Người bị đụng chạm đến không phải là những quan chức bình thường mà là giới chức cao nhất Trung Quốc kể cả ông Giang Trạch Dân cũng đang có nguy cơ. Ông đang củng cố lại quân đội theo hệ thống quản lý của Quân ủy trung ương. Ông ấy tràn ra Biển Đông chiếm các hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam để làm sân bay. Máy bay hạ cánh xuống bất chấp sự phản đối. Vậy phải chăng ông ấy đang làm chủ được về chính trị?
NGK: Theo như tôi vừa nói vì chúng ta có quá nhiều vấn đề nội bộ nên chúng ta không quan sát kỹ tình hình Trung Quốc. Nhưng các chuyên gia theo dõi tinh hình Trung Quốc đều nhận định tình hình Trung Quốc rất là căng thẳng. Cố gắng của ông Tập Cập Bình càng ngày càng khó khăn.
Vấn đề là Tập Cận Bình thừa hưởng một đất nước Trung Quốc cũng tan hoang, cũng bị phân hóa từ bên trong như ông Gorbachev đã thừa hưởng ở Liên Xô năm 1985. Gorbachev đã cố gắng để cải tổ toàn diện hệ thống của Liên Xô nhưng đã không cải tổ được. Ông ấy đã thất bại, nhưng ít ra cũng đã giúp cho chế độ cộng sản Liên Xô được giải thể trong hòa bình, giúp Liên Bang Xô Viết hạ cánh an toàn, tuy cũng mất đi một số nước như Ukraine, Georgia, Khazakstan... Trái lại Tập Cận Binh từ chối những cải tổ cần thiết và đang ngày càng tích lũy nhiều khó khăn.
Điều chúng ta đáng lo ngại không phải là Trung Quốc khiêu khích trên Biển Đông hoặc khiêu khích với Nhật Bản. Chúng ta thấy gần đây họ không dám khiêu khích Nhật Bản trên hòn đảo Điếu Ngư nữa và họ cũng muốn hòa dịu với Hàn Quốc. Tại Biển Đông vì Việt Nam gần như là một nước chư hầu của họ và chấp nhận tất cả những gì họ làm nên họ còn lộng hành một tí. Nhưng tôi nghĩ tình trạng này cũng sẽ không kéo dài vì chế độ Trung Quốc đang lung lay từ bên trong theo cái lô-gich bình thường của một chế độ gần giống như một đế quốc, nghĩa là tập trung nhiều lực lượng, nhiều khối không giống nhau, không có nguyện vông sống chung, không tương đồng về mặt văn hóa, địa lý và kinh tế, sản xuất. Khi một đế quốc như vậy gặp khó khăn nó thì co cụm lại chứ nó không khiêu khích với bên ngoài.
Trái với sự lo lắng của nhiều người tôi nghĩ rằng chúng ta không phải lo sợ lắm về tình hình Biển Đông. Trung Quốc sẽ không làm tới ở một mức độ dữ dội. Tôi phải nhắc lại là do một sai lầm không thể tha thứ được của Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh họ đã có mặt ở Trường Sa, họ đã xây các đảo nhân tạo trên Trường Sa, họ xây phi trường, họ sẽ hiện diện ở đó. Sự hiện diện đó có thể mạnh trong lúc đầu, nhưng mà nó sẽ không mạnh trong tương lai khi mà Trung Quốc yếu đi. Và nếu chúng ta là một nước Việt Nam dân chủ, khai thác được đầy đủ những tài nguyên của chúng ta thì chúng ta sẽ mạnh lên và sẽ buộc Trung Quốc phải có một thái độ biết điều hơn, khiêm tốn hơn ở Biển Đông. Tôi nghĩ vấn đề Biển Đông mặc dầu là một xúc phạm lớn đối với mọi người Việt Nam nhưng nếu chúng ta có được một chế độ dân chủ lành mạnh thì những vấn đề ấy cũng không đến nỗi quá phức tạp.
TQT: Nói về vấn đề Trung Quốc và Việt Nam. Tình hình Trung Quốc theo ông vấn đề mội trường là cực kỳ nguy hiểm, kinh tế thì đang suy sụp, chính trị thì đang lủng củng từ vấn đề Nội Mông, Tây Tạng rồi ra Biển Đông. Những vấn đề ấy có tác động gì đến vấn đề Việt Nam hay không thưa ông?
NGK: Tôi nghĩ là chúng ta đang chờ đợi một biến cố lớn trong chế độ Cộng sản - Đại hội XII một tuần nữa sẽ mở ra - Vào giờ này chúng ta chưa chính thức biết được những gì họ đã quyết định với nhau, chúng ta chỉ đoán thôi mà tính tôi không thích dự đoán khi mà mình không nắm được những dữ kiện cơ bản. Tôi chỉ nắm được điều, đó tôi nghĩ rằng đã có một sai lầm trong nhận định về thái độ của Trung Quốc đối với Việt Nam. Nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc bỏ rơi ông Nguyễn Tấn Dũng vì ông Nguyễn Tấn Dũng chống Trung Quốc. Theo tôi lý do không phải như vậy. Trung Quốc không thể tìm được đồng minh nào lý tưởng hơn ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Tấn Dũng trước hết là truyền nhân của ông Lê Đức Anh, kiến trúc sư của chính sách lệ thuộc Trung Quốc. Thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng trong mười năm qua đã làm tất cả những gì mà một thủ tướng Việt Nam có thể làm để làm vừa lòng Trung Quốc. Ông đã để cho hàng hóa Trung Quốc tràn ngập vào Việt Nam như chỗ không người. Ông đã xuất khẩu một số lượng lớn hàng hóa Trung Quốc mang nhãn Made in Vietnam, đó là một trợ giúp cho Trung Quốc tuy nó cũng có lợi phần nào đối với Việt Nam, ông đã cho thuê rừng đầu nguồn, ông đã cho phép Trung Quốc thành lập những khu gần như tự trị kiểu như Vũng Áng tại Việt Nam. Và gần đây ngày 30/4/2015 ông đã lên tiếng đanh thép để lên án đế quốc Mỹ, để hô lại một khẩu hiệu mà trong vòng hơn 20 năm qua tôi không thấy một lãnh tụ cộng sản nào hô nữa là khẩu hiệu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", mà chúng ta tưởng đâu đã lùi hẳn vào quá khứ rồi. Nói chung ông Dũng có cảm tưởng là ông ấy bị Trung Quốc bỏ rơi vì thân Mỹ, thân phương Tây nên ông ấy cố gắng lấy lòng Trung Quốc bằng cách lên án, gần như tuyên chiến với Hoa Kỳ. Nhưng cuối cùng thì ông ấy mất tình cảm của các nước dân chủ, của Mỹ, nhưng không tranh thủ được sự ủng hộ của Trung Quốc. Lý do giản dị là vì Tập Cận Bình đang tiến hành môt chính sách dữ dội và khó khăn để chống tham nhũng cho nên Tập Cận Bình không thể ủng hộ ông Dũng được bởi vì ông Dũng đối với dư luận của cả thế giới và của cả mọi người là một người tham nhũng. Ngay cả những người ủng hộ ông Dũng cũng không thể chối cãi sự kiện là ông Dũng rất tham nhũng. Tập Cận Bình hiện đang ở trong tình thế khó khăn nên không thể yểm trợ ông Dũng được dù trọng lượng của Trung Quốc lên Đảng Cộng sản Việt Nam còn khá lớn.
Cho nên vào giờ này tôi có thể nói có một khúc quanh, khúc quanh đó quan trọng đến mức độ nào thì hãy đợi tương lai cho chúng ta biết vì ngay cả những người cộng sản hiện nay cũng chưa biết. Đó là sự thất sủng của ông Dũng có thể tiên liệu được.
Nhân việc nói quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tôi muốn nói tới điều này:
- Cho đến ngày hôm nay tất cả cấp lãnh đạo đảng cộng sản, dù là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng hay bất cứ ai, có thể có quan điểm khác nhau trên nhiều vấn đề nhưng họ đều đồng ý phải dựa Trung Quốc để giữ nguyên chế độ. Điều họ cần nhận định ra trước khi quá trễ là Trung Quốc không còn là chỗ dựa nữa. Trên thực tế họ đang dựa lưng vào môt bức tường bằng giấy.
- Điều thứ hai là đối với những người dân chủ Việt Nam. Nhân đại hội này tôi cũng muốn phát biểu một ý kiến. Cho đến ngày hôm nay có rất nhiều người tuy trong thâm tâm mong muốn một cách rất thành thực dân chủ cho Việt Nam, nhưng nghĩ rằng phong trào dân chủ không có lực lượng, không có tổ chức nên đàng nào dù muốn hay không chế độ này vẫn tiếp tục, cho nên phải thở dài mà thỏa hiệp với nó và hy vọng cải tổ được phần nào hay phần đó từ bên trong.
Nhưng ngày hôm này theo tôi suy nghĩ đó rất sai. Chế độ này đã phân hóa quá rồi. Nó đang sống những ngày cuối cùng và đằng nào cũng sụp đổ. Vậy thì vấn đề đối với những người dân chủ Việt Nam rất giản di: Một là chúng ta để cho đảng và chế độ này sụp đổ trong sự hỗn loạn nhường chỗ cho một khoảng trống chính trị; hai là chúng ta chuẩn bị một giải pháp chuyển hóa về dân chủ trong hòa bình, trong tinh thần anh anh em, trong tình đồng bào, trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Như vậy chúng ta phải xây dựng lực lượng. Nếu chúng ta không có lực lượng thì chúng ta phải xây dựng ra lực lượng dân chủ đó vì đàng nào nó cũng cần. Chúng ta không thể dựa vào đảng cộng sản để cải tổ được nữa bởi vì đảng cộng sản đã tích lũy quá nhiều mâu thuẫn, nó đã suy nhược đến mức không thể phục hồi được. Nó đang sống những ngày cuối cùng và đàng nào nó không thể tồn tại.
Điều tôi tin tưởng vào lúc này là có rất nhiều triển vọng Đại hội XII sẽ là đại hội cuối cùng của đảng cộng sản như là một đảng cầm quyền. Sau đó một là nó không còn nữa. Hai là nếu nó còn thì nó cũng chỉ là một đảng bình thường như các chính đảng Việt Nam khác.
TQT: Xin cảm ơn ông Nguyễn Gia Kiểng
(ii) (Chuyện cuối Năm ta về nước Nga)Quế Anh (Pv/TTXVN tại LB Nga): Điều gì chờ đợi nền kinh tế Nga trong năm 2016 ?
Câu hỏi đặt ra hiện nay với nước Nga là những chính sách của chính phủ có đủ để vực dậy kinh tế gấu Nga và điều gì chờ đợi nền kinh tế này trong năm 2016.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thường niên Gaidar vừa qua ở Moskva, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thừa nhận những thách thức đối với kinh tế Nga hiện nay là nghiêm trọng nhất trong suốt một thập kỷ qua. Tuy nhiên, ông khẳng định có thể giảm thiểu tác động từ bên ngoài ở mức độ nào đó nhờ kế hoạch chống khủng hoảng. Câu hỏi đặt ra hiện nay là những chính sách đó có đủ để vực dậy kinh tế Nga và điều gì chờ đợi nền kinh tế Nga trong năm 2016.
Cần lưu ý rằng, liên tục trong thời gian gần đây, các nhà kinh tế đã đưa ra những dự báo giá dầu sẽ giảm xuống mức còn 20USD/thùng. Là nước xuất khẩu dầu mỏ, nước Nga chắc chắn sẽ không mong muốn kịch bản này xảy ra.
Dầu mỏ đóng vai trò then chốt đối với nền kinh tế Nga, đất nước với gần một nửa doanh thu đến từ xuất khẩu năng lượng, nên chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được tâm lý lo ngại, thậm chí là hoảng loạn tại Nga khi những ngày qua, cả đồng ruble và dầu mỏ đều rớt giá. Thậm chí có những thời điểm giá dầu xuống tới mức 27 USD/thùng, điều chưa từng có trong suốt 13 năm qua. Đây thực sự là một tin không mấy tốt lành đối với nền kinh tế Nga.
Trong khi đó, dự thảo ngân sách Nga năm 2016 được xây dựng trên cơ sở giá dầu được dự báo đứng ở mức 50USD/thùng và thực tế những ngày qua đang khiến cho giới chức và các chuyên gia kinh tế nước này phải suy nghĩ lại. Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev trong một cuộc trả lời phỏng vấn giới báo chí đã phải thừa nhận rằng : "Chúng tôi hiện đang chuẩn bị các phương án nếu giá dầu giảm đến 25USD/thùng".
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kịch bản sốc là giá dầu rớt xuống 20USD/thùng. Khi đó Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2016 của Nga sẽ giảm 6%, thâm hụt ngân sách tăng đến 8% GDP, tỷ giá đồng ruble giảm xuống mức 90 ruble tương đương 1 USD và lạm phát cả năm sẽ tăng đến 12%.
Điều đáng nói là nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại kịch bản gây sốc này hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí xác suất của nó khá cao, do sự mất cân bằng giữa cung và cầu, nhất là trong bối cảnh Iran cũng đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ, sau một thời gian dài phải chịu lệnh cấm vận quốc tế.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn một tờ báo Đức mới đây, Tổng thống Nga Putin thừa nhận các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga. Theo ông thì những ảnh hưởng này trước hết "liên quan đến các khả năng của Nga trên thị trường tài chính quốc tế", điều đó đã và đang gây tổn hại nghiêm trọng đến Nga.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cho rằng, tổn hại lớn nhất hiện nay đối với Nga không đến từ những lệnh trừng phạt của phương Tây, mà bắt nguồn từ sự sụt giảm của giá dầu thế giới. Ông khẳng định, nước Nga đã phải chịu những mất mát lớn về doanh thu từ ngành năng lượng, trong khi đáng lẽ đây phải là nguồn thu chủ lực bù đắp phần nào cho những tổn thất ở các ngành kinh tế khác.
Về các lệnh trừng phạt của phương Tây, có thể thấy rõ người chịu thiệt hại không chỉ là một mình nước Nga, mà cả các quốc gia phương Tây cũng đều phải chịu chung tổn thất từ cuộc chiến trừng phạt này. Trên thực tế, khi Mỹ và các nước phương Tây phát động cuộc chiến trừng phạt Nga, liên quan việc nước này sáp nhập Crimea (Crưm), cũng như tình trạng rối ren ở Ukraine, mà phương Tây cáo buộc Nga là người liên đới chính, thì Nga cũng đã đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt đối xứng.
Nếu như nền kinh tế Nga lao đao vì đòn trừng phạt của phương Tây, thì bản thân nhiều quốc gia Châu Âu cũng đang "ngấm đòn đau" từ chính các biện pháp trừng phạt mà họ áp đặt lên Nga, cũng như từ các đòn trả đũa của Moskva.
Kể từ năm 2014, đặc biệt là từ thời điểm cuối 2014 đến nay, nền kinh tế Nga trải qua bao nốt trầm. Từ việc giá dầu mỏ liên tục phá đáy mới, đồng nội tệ ngày càng mất giá, khiến cho đời sống của chính người dân Nga lâm vào khó khăn, nhiều nhu cầu, nhiều khoản chi tiêu buộc phải cắt giảm.
Tuy vậy, dù bức tranh kinh tế Nga hiện chủ đạo là những mảng màu u ám, giới chức Nga tin rằng chính những khó khăn hiện nay là động thực thúc đẩy Moskva cải cách các chính sách và cấu trúc nền kinh tế. Và nếu triển khai được những chính sách hợp lý, nước Nga có thể vượt qua được những khó khăn kinh tế hiện tại và trụ vững trong năm 2016, được dự báo sẽ còn nhiều biến động.
*** Hùng Tâm (Người Việt): Vì sao Liên bang Nga hốt hoảng?
"Sự sợ hãi của ngươi mới làm ta hãi sợ...".
Về bối cảnh thì trả lời phỏng vấn của Moskovsky Komsomoltes, hôm Thứ Ba 26, ông Nikolai Patrushev cho rằng, “Hoa Kỳ đang có ý đồ làm suy yếu Liên Bang Nga để lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước Nga,” và rằng “Hoa Kỳ không loại bỏ kich bản Liên Bang Nga sẽ tan rã.”
Từ một bình luận gia hè phố thì nhận xét ấy quả là không đáng kể. Nhưng Patrushev đang là bí thư (tổng thư ký) của Hội Đồng An Ninh, cố vấn thân tín của Tổng Thống Vladimir Putin sau khi cầm đầu hệ thống tình báo liên bang Federal Security Service (FSB) của Nga! Quan điểm của một nhân vật có ảnh hưởng trong ban Tham mưu của Putin có trọng lượng khác hẳn và đáng để chúng ta theo dõi. Lãnh đạo Nga thực tin như vậy, hay muốn quần chúng Nga tin như vậy? Mà tại sao?
Hồ sơ Người Việt sẽ tìm hiểu chuyện ấy mà liên tưởng đến... Trung Quốc!
Sự hợp lý của nỗi sợ hãi
Nhìn vào quan điểm của một người có thế lực, chúng ta có thể - và nên - nêu ra vài giả thuyết về nguyên nhân. Nhận xét này của ông Patrushev là thực lòng? Hay chỉ là tìm cách giải thích những khó khăn hiện nay của nước Nga cho quần chúng và gán tội cho Hoa Kỳ? Mà Hoa Kỳ có tính toán như vậy không?
Quả thật là kinh tế Liên Bang Nga đang kiệt quệ, lương bổng và lợi tức của người dân suy sụp cùng trị giá của đồng Rúp - tuột đến mức kỷ lục - nên việc Moscow giải trình nguyên nhân là một ý đồ của Mỹ có sự hợp lý, ít ra về chính trị. Mục tiêu không chỉ là đổ lỗi cho Hoa Kỳ, mà là trình bày sự thể dưới một ánh sáng khác: Liên Bang Nga đang là nạn nhân của một kế hoạch thâm độc của ngoại bang và Chính Quyền Putin hay Điện Kremlin là thế lực sau cùng đang cố bảo vệ quyền lợi của nước Nga. Kết luận là mọi người Nga yêu nước phải sát cánh đứng sau chế độ Putin. Thủ đoạn chính trị này không là điều mới lạ. Nhưng sự thật có khi còn trầm trọng hơn vậy. Chúng ta cần hiểu ra cái đầu hay tâm trí của lãnh đạo Nga.
Mươi năm trước, Vladimir Putin nhận định rằng sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết là một thảm họa của thế kỷ 20. Đấy là cách suy luận của ông ta, và có lẽ của nhiều người Nga. Cũng Putin đã lên tiếng ca tụng Josef Stalin - không vì những lý do như chúng ta có thể hiểu. Theo Putin, Stalin đã đánh giá sai dự tính của Hitler khi ký Hòa ước với Đức Quốc Xã vào năm 1939, rốt cuộc lại bị Đức tấn công vào năm 1941. Nhưng sau khi đã lầm, Stalin khai thác vụ Đức tấn công thành lợi thế chính trị để xây dựng sự đoàn kết của nhà nước Liên Xô với quần chúng, dưới sự lãnh đạo của ông ta. Việc người dân có phê phán sai lầm 1939-1941 của Stalin hay không lại hết tầm quan trọng trước các sư đoàn Đức Quốc Xã. Tổ quốc đang lâm nguy và Hồng Quân Liên Xô dưới sự lãnh đạo của đồng chí Stalin là hàng rào bảo vệ sau cùng. Nghĩa là Putin chậm rãi khôi phục lại giá trị của Stalin. Ngày nay, Ban tham mưu của ông cùng dùng lý luận ấy khi chĩa mũi dùi vào Hoa Kỳ. Nhưng chúng ta còn phải đi xa hơn vậy.
Sự thật bên trong hậu trường
Nếu suy ngẫm thêm, chúng ta nên thấy ra hai vấn đề khác biệt: 1/ Kinh tế Liên Bang Nga đang trôi vào khủng hoảng; 2/ Điện Kremlin đang gỡ nguy bằng những lập luận hơi lạ, phi lý mà cũng có vẻ hợp lý.
Nhưng thế nào là phi lý mà hợp lý?
Thứ nhất, nói về ý đồ của Hoa Kỳ nhằm thôn tính tài nguyên của Liên Bang Nga là phi lý. Nước Mỹ có quá nhiều tài nguyên thiên nhiên, và nếu thiếu thì đã có thể tìm ra ngay tại lục địa Nam-Bắc Mỹ (Tân Bán Cầu), thí dụ như dầu khí của Canada và Mexico. Nước Mỹ còn có loại tài nguyên giá trị nhất là khả năng sáng tạo rất linh động. Thí dụ như kỹ thuật khai thác đá phiến thành dầu để mau chóng dẫn đầu thế giới về sản lượng.
Kịch bản “ý đồ thâm độc của Mỹ đế” là chuyện phi lý. Trong quá khứ, quả tình là Đức hay Nhật đã từng mơ ước khai tác tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của Nga, nhưng chưa tiến đến giai đoạn đau đầu là chiếm đoạt, biến chế rồi chuyên chở lượng tài nguyên ấy về nước. Hoa Kỳ thì chưa khi nào tính như vậy vì có giải pháp rẻ hơn ở nhà hay ở nơi khác.
Chuyện kia là Hoa Kỳ mong ước Liên bang Nga bị sụp đổ cũng vậy. Khi Liên Xô tan rã rồi sụp đổ, Âu Châu đã hứng nhiều mảnh vụn và Liên Bang Nga kế thừa phần còn lại, trong một tình trạng tương đối ổn định và đấy là một ưu điểm chiến lược của Chính quyền George W. H. Bush khi thảo luận và chuẩn bị với Chủ Tịch Mikhael Gorbachev. Ngày nay, nếu Liên Bang Nga rã thành từng mảng thì chuyện gì xảy ra, và những ai có lợi? Lãnh thổ Nga tiếp cận với các nước Bắc Âu, Tây Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, vài nước Trung Á và Trung Quốc. Ngoại trừ Trung Quốc may ra có lợi khi nhận một mảnh vỡ của Nga, chứ các nước kia thì không.
Và chắc chắn là Hoa Kỳ sẽ chẳng xơ múi gì, có khi còn phải đi chữa lửa! Huống hồ, Liên Bang Nga còn có một khi vũ khí hạch tâm và cả vạn hỏa tiễn dài ngắn lớn nhỏ. Với kịch bản là cố tình làm cho nước Nga tan rã thì Mỹ sẽ gặp ác mộng khủng bố có vũ khí chiến lược tung hoành từ Trung Á tới Âu Châu và cả Hoa Kỳ!
Vấn đề thật ở đây - ngoài mọi tính toán của Hoa Kỳ - là Liên bang Nga có thể tự tan rã. Và Putin cùng giới chức hữu trách về an ninh đều biết như vậy!
Chúng ta đi xa hơn nữa khi nhìn vào bài toán kinh tế. Đã chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô rồi sự suy yếu của Liên Bang Nga dưới triều đại Boris Yeltsin, khi lên lãnh đạo 15 năm về trước, Putin muốn cải thiện tình hình và được lợi thế là dầu thô từ 26 đô la một thùng đã trong tám năm vọt giá lên quá 100 đô la. Nhờ vậy, Putin củng cố được nội bộ với ngân sách và dự trữ tương đối sung túc hơn, và còn có thể chinh phục lại những mảng đã mất của Liên Xô, là Georgia 2008 và Ukraine 2014. Nhưng nỗi khó khăn của ông là không thể cải cách và đa dạng hóa kinh tế, khiến cho kho lẫm đều tùy thuộc vào năng lượng, và vào các trung tâm quyền lợi lẫn quyền lực là các tổng công ty quốc doanh.
Khi dầu thô sụt giá, kinh tế sa sút, các trung tâm này bị thiệt hại trong khi ngân sách liên bang hết tiền mua chuộc sự trung thành của các địa phương. Sự rạn nứt và tan rã xuất phát từ đó.
Chính quyền Putin đành bám vào những lập luận phi lý để biện minh, giải thích. Nhưng nỗi sợ hãi ấy của họ mới là điều đáng sợ. Thế giới không thể đoán trước được phản ứng của một kẻ cùng đường, có máu lạnh và có vũ khí tàn sát! Vì vậy, lời phát biểu của ông Nikolai Patrushev mới có trọng lượng ghê người!
Hoa Kỳ sẽ làm gì?
Đã phải trình bày đến đây thì cố đi xa hơn một chút - cho tới mé vực .
Hoa Kỳ không muốn mà dù có muốn thì cũng chẳng thể đưa quân vào Liên Bang Nga để bảo vệ trật tự, gìn giữ ổn định và nhất là kiểm soát được các kho võ khí chiến lược khi Điện Kremlin nghiêng đổ. Các trung tâm nghiên cứu hay Ngũ Giác Đài cùng hệ thống tình báo Mỹ có thể theo dõi, phân tách và dự đoán kịch bản tan rã, nhưng không hề và cũng chẳng thể đề nghị giới lãnh đạo chuẩn bị can thiệp, như Putin hay Patruschev đang ám chỉ.
Cùng lắm, và đây là giải pháp “khả thể,” Hoa Kỳ chỉ có khả năng yểm trợ hoặc can thiệp vào các nước ở vòng ngoại vi của Liên Bang Nga, như ba nước Cộng Hòa Baltic hay Belarus và nhất là Ukraine. Đấy là nhu cầu có mặt tại vùng trái độn để chặn trước những miểng vụn có thể sẽ tung tóe trong những năm tới.
Mà càng chuẩn bị trước như vậy lại càng chứng minh rằng Putin có lý! Đầu năm 2016, chúng ta đang gặp một kịch bản lạ thường và cực kỳ nguy hiểm.
Kết luận ở đây là gì?
- Rất khó suy luận với những người mắc bệnh tự kỷ ám thị mà cầm súng.
- Lãnh đạo Trung Quốc cũng suy nghĩ chẳng khác gì Kremlin.
(iii) (Chuyện cuối Năm ta về Việt Nam)
Trần Kỳ Trung: Suy nghĩ của một người dân về thành công đại hội Đảng
Đại hội đảng lần thứ 12, sau ngày 28/1 trên báo chí, đài, ti vi… do nhà nước quản lý, ban tuyên giáo chỉ đạo sau những bài xã luận, bình luận, rồi lại một điệp khúc “Thành công tốt đẹp”. Với tôi, một người dân, có suy nghĩ: Nếu nói đại hội “thành công” mà người dân theo dõi đại hội, chỉ thấy đại hội gần như dành hai phần ba thời gian để bầu ra một Ban chấp hành trung ương, một Bộ chính trị mới???
Không lẽ “thành công” chỉ có một việc đó sao!
Người dân như tôi, muốn nói, sau đại hội, người dân tin rằng đảng sẽ có những quyết sách đúng đắn, dẫn dắt đất nước Việt Nam này về tương lai tươi sáng, một đất nước Việt Nam văn minh, dân chủ, quyền con người được tôn trọng thực sự. Vị thế của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam được các nước, các nền văn hóa trên thế giới nể trọng.
Ai cũng mong, sau đại hội đảng lần thứ 12, đất nước Việt Nam sẽ chuyển mình, trước hết trong nội bộ đảng, các ông lãnh đạo hãy thể hiện sự đoàn kết, không vì lợi ích phe nhóm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, một lòng một dạ vì nhân dân, vì dân tộc. Thật buồn ở nước ta, những vị trí lãnh đạo của đảng, nhà nước không do nhân dân bầu ra mà do trong đảng, cụ thể ở đây là quyết định của Bộ chính trị và Trung ương đảng. Dù điều đó không đúng với mong muốn của người dân nhưng chúng tôi buộc phải chấp nhận.
Trong cơ chế theo quy định của Hiếp pháp do các ông thảo ra, có cho thành lập đảng đối lập đâu, nên bây giờ chúng tôi biết trông mong vào ai? Chỉ duy nhất có đảng cộng sản, đảng cộng sản của các ông nắm quyền đất nước này suốt mấy chục năm, nhà nước, quốc hội, các hội đoàn trong mặt trận… cũng của các ông. Các ông xây dựng được một lực lượng quân đội, công an lớn mạnh, không một thế lực nào trong nước, kể cả những thế lực ở nước ngoài mà các ông gọi là “phản động” có thể địch lại được.
Các ông giữ được đoàn kết, vì dân tộc, vì quyền lợi đất nước thì sức mạnh của đảng cộng sản tăng lên, quyền lãnh đạo được giữ vững, không ai có thể phá hoại, giành quyền lãnh đạo đó. Ngược lại nếu nội bộ lãnh đạo trong trung ương đảng cộng sản không đoàn kết, vì lợi ích phe nhóm cấu kết với nhau, dựa vào những thế lực lớn nước ngoài phản động như nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay để triệt hạ lẫn nhau…chính các ông tự hủy hoại thanh danh, tự mình làm yếu sức mạnh của chính mình, dẫn đến mất sự chính danh lãnh đạo, kinh tế suy đồi, xã hội hỗn loạn. Lúc đó, không còn con đường nào khác nhân dân sẽ tự phát nổi dậy, máu lại đổ.
Là người dân trải qua những cuộc chiến tranh, chúng tôi không bao giờ muốn điều đó ở trên đất nước mình, và tôi tin, nếu các ông còn tâm trí bình tĩnh, sáng suốt đi theo con đường dân tộc, cũng không muốn đất nước ta đi vào con đường đó.
Sau đại hội, nghĩa là mọi việc an bài, bình tâm, hết chuyện phải nhìn trước, ngó sau, cũng không phải tính toàn từng đường đi, nước bước để giành quyền lãnh đạo, tôi mong lãnh đạo trong trung ương đảng cộng sản, các ông ngồi lại, hãy nhìn những việc làm được và chưa được để có những việc hợp lòng dân. Rõ nhất, một người dân như tôi, không bao giờ tin rằng, nhà cầm quyền Trung Quốc lại có thể là một “láng giềng tốt” với người dân, với đất nước Việt Nam. Hàng ngày, hàng giờ họ vẫn nuôi tham vọng thôn tính bằng được Việt Nam.
Người dân nhìn thấy, các ông lãnh đảng cộng sản Việt Nam chắc thấy rõ hơn người dân: Bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp sự phản ứng quyết liệt của người dân Việt Nam, trên đất liền nhà cầm quyền Trung Quốc cho quân lấn đất. Ngoài biển họ vẫn đưa người, khí tài đến xây dựng các sân bay, xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo thuộc chủ quyền của nhà nước Việt Nam. Họ còn cho người giả danh kỹ sư, công nhân, người du lịch… trà trộn vào cộng đồng người Việt, để làm nội ứng khi đất nước ta có biến. Kinh tế nước ta, họ không từ một thủ đoạn nào để làm suy yếu từ in tiền giả, phá giá, hàng giả, trộn chất độc vào thực phẩm đầu độc người ăn… Một nhà cầm quyền ác độc như thế, không lẽ gọi đó là bạn “tốt”!!!
Với ban lãnh đạo đảng khóa mới phải có đối sách đúng, nhất là dựa vào ý nguyện của người dân, vào dư luận quốc tế tiến bộ. Coi vận mệnh sống còn của dân tộc lớn hơn vận mệnh đảng để đề ra một đường lối đúng đoàn kết trong dân, đoàn kết trong đảng, thu phục sự ủng hộ quốc tế, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, chặn đứng được âm mưu bành trướng xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Sau đại hội đảng, ban lãnh đạo đảng, cụ thể ở đây là trung ương đảng và BCT phải có một đường lối mới, không mắc vào sai lầm của đường lối cũ. Nếu như ban chấp hành trung ương cũng như Bộ chính trị của khóa này “khai tâm” thực sự cao thượng, khoan dung, độ lượng, biết lắng nghe cùng ngồi lại với những nhà tri thức chân chính, những tướng lĩnh về hưu còn nặng lòng với vận mệnh dân tộc để tìm con đường sáng cho dân tộc. Dũng cảm từ bỏ những học thuyết Mác – Lê Nin lỗi thời mà không còn mấy nước trên thế giới trọng dụng, thả tự do cho tất cả những tù nhân, chỉ vì bất đồng chính kiến, mà phải vào tù. Đây thực sự là những người yêu nước chân chính, trong những người đó, có rất nhiều nhà tri thức thông minh, có bản lĩnh mà những nhà lãnh đạo đảng cộng sản có thể bắt tay cùng vạch ra đường lối để đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, thoát khỏi sự trì trệ trong quản lý cũng như chính sách.
Được như thế, nhân dân, nhất là tầng lớp yêu nước, trí thức chân chính rất vui mừng.
Sau đại hội đảng, với ban chấp hành trung ương và bộ chính trị mới, có nhiều nhà lãnh đạo trong trung ương cũng như bộ chính trị của khóa trước còn trụ lại. Tôi cho rằng, điều này cũng là điều may, và biết đâu, chính những ông, bà này sẽ có ý thức thay đổi phương thức lãnh đạo, hợp với yêu cầu thời đại, hợp với đòi hỏi chính đáng của người dân. Là bởi, khóa trước ban lãnh đạo trung ương cũng như bộ chính trị không có biện pháp “chữa trị dứt điểm” để nạn tham nhũng phát triển vô hạn độ, nạn phe cánh, nhóm lợi ích bộc lộ rõ rệt gây nên sự mất đoàn kết trong nội bộ đảng, điều này diễn ra ngày càng nặng đẩy sự điều hành kinh tế, quản lý đất nước vào chỗ khó khăn, không thống nhất, mạnh ai, nấy làm.
Tôi nghĩ rằng, các ông, các bà trong ban chấp hành trung ương cũng như Bộ chính trị khóa mới, từng ở khóa cũ, phải nhận ra vấn đề này, không lặp lại vết xe đổ đó. Chỉ có như thế mới tạo ra uy tín của mình, mới chứng tỏ sự lựa chọn của các đại biểu đi dự đại hội đảng lần thứ 12 cho các ông, các bà vào trung ương cũng như bộ chính trị là đúng đắn.
Cũng mong sau đại hội đảng lần này đảng và nhà nước Việt Nam có những chính sách cụ thể thông thoáng, không nghi kị, đại lượng, chân tình… tập hợp được sự ủng hộ của người Việt Nam đủ mọi thành phần, đủ mọi tầng lớp trong và ngoài nước cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam mới trong đoàn kết, yêu thương. Hãy rộng lòng với bà con người Việt ở hải ngoại không gợi lại hận thù, phân biệt.
Nếu nói thành công đại hội đảng, tôi tin, không phải do hơn năm nghìn bộ đội, công an cùng khí tài quân sự hiện đại bảo vệ nên được an toàn tuyệt đối. Cũng không phải thành công do hơn một nghìn đại biểu bỏ phiếu thống nhất chọn ra những người vào BCH Trung ương, BCT theo đúng dự kiến. Đại hội thành công lại càng không phải rất ít có ý kiến phản biện, mà thống nhất cao… Sự thành công đó, nếu nhắc đến chỉ là sự nhất thời, bó hẹp trong một đại hội do có sự sắp đặt trước, không thực chất.
Sau đại hội đảng, nếu lòng tin của dân vào đảng được tăng lên do đảng gần dân, nghe dân và làm theo những điều dân muốn, là bầu ra được những người lãnh đạo có uy tín đủ tâm, đủ tầm được toàn dân ủng hộ lãnh đạo đất nước, là đề ra được chiến lược bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đưa đất nước tiến đến nền văn minh, dân chủ được thế giới công nhận. Đó mới là thành công đúng nghĩa của hai từ này.
*** Ts Nguyễn Văn Tuấn: Bộ Chính Trị khóa 12 có gì mới?
Tôi lại sắp làm phiền một số bạn khi trả lời câu hỏi trên, vì sẽ có một câu trả lời … nhạy cảm. Thật tình, dù không muốn bị tẩy não, nhưng vẫn khó mà tránh được những bàn luận chung quanh những kết cục của đại hội XII của đảng CSVN. Một trong những kết cục đó là thành phần trong Bộ chính trị. Khi so sánh với BCT XI, tôi thấy BCT XII có hai cái mới liên quan đến phân bố vùng miền và trình độ học vấn.
BCT Khoá XII có 19 người, tăng 3 người so với BCT Khoá XI. Nhưng điểm đáng chú ý là nhìn vào danh sách thấy rất nhiều người miền Bắc. Thật vậy, trong số 19 người thì có đến 14 người (tức gần 3/4) là từ miền ngoài. Trong khi đó, BCT XI, có 9/16 (hay 56%) là người miền Bắc. Nói cách khác, tỉ lệ uỷ viên BCT XII từ miền Bắc tăng 31% so với BCT XI. Thật ra, sự phân bố trên cũng khá phù hợp với thực tế là 70% đảng viên là người miền Bắc (1).
Một dữ liệu khác cũng thú vị không kém là trình độ học vấn. Năm nay, BCT XII có đến 10 người (tức hơn phân nửa) có bằng tiến sĩ. Nhưng BCT XI chỉ có 7/16 là tiến sĩ. Như vậy, tỉ lệ uỷ viên tiến sĩ tăng 20%. Sẽ rất thú vị nếu có được con số uỷ viên TƯ đảng có bằng tiến sĩ, nhưng chưa biết con số này sẽ lấy từ đâu.
Càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng ngay cả BCT bên Tàu, nơi mà VN bắt chước, cũng có ít tiến sĩ hơn VN. Trong số 25 người trong BCT Tàu, chỉ có 5 người có bằng tiến sĩ (2).
Chẳng những số tiến sĩ áp đảo, mà con số giáo sư và phó giáo sư trong BCT XII cũng rất đáng nể. Có đến 6 người mang hàm GS/PGS: Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, và Tô Lâm. Chưa thấy nơi nào mà giới cầm quyền tối cao lại có nhiều người mang hàm giáo sư như ở VN.
Nếu người nước ngoài nhìn vào danh sách uỷ viên BCT và biết được trình độ học vấn của họ thì sẽ rất nể phục VN. Nếu nghĩ rằng trình độ học vấn có tương quan với phát triển kinh tế, thì có thể họ sẽ suy luận rằng VN là nước rất phát triển. Nhưng trong thực tế, VN là một nước nghèo và hay “ăn xin”. Ăn xin nhiều đến nỗi giới ngoại giao nước ngoài hỏi chừng nào VN hết ăn xin (3). Thật ra, (nói vui một chút), ở VN có một sự tương quan cao giữa số quan chức có bằng tiến sĩ và vay/xin ODA: theo thời gian, con số tiến sĩ càng nhiều thì số tiền vay/xin ODA càng cao!
Nói tóm lại, BCT XII năm nay có đến 3/4 là người miền Bắc; và hơn phân nửa có bằng tiến sĩ, và trong số đó có 6 người mang hàm giáo sư. Tôi nghĩ dù muốn hay không thì cũng phải đặt vấn đề phân bố vùng miền ở nước ta, vì chính người cao nhất trong đảng từng nói một câu mang tính phân biệt vùng miền. Chúng ta phải tìm hiểu tại sao ông ấy nói như thế. Không nên giấu giếm khi vấn đề đó nó tồn tại và có ảnh hưởng đến suy nghĩ của người dân. Người dân hỏi tại sao một cộng đồng đóng góp quá nhiều cho nền kinh tế quốc dân, nhưng cộng đồng đó lại thiếu sự đại diện tương ứng trong đảng và trong các cơ quan công quyền. (Source: FB NguyenVanTuan)
(1) Việt Nam vẫn còn chia cách: vết thương chậm hồi phục, ít có triển vọng cho con cái của đồng minh Mỹ (Bloomberg/ BS).
(2) Bằng cấp của các bộ trưởng Việt Nam, China, Mĩ, và Úc (Nguyễn Văn Tuấn).
(3) Theo ông Lê Đăng Doanh thuật lại trong một buổi báo cáo cho trung ương đảng với cách nói thẳng và không màu mè: “[…] Tôi xin báo cáo rất chân thành với các anh là ra đấy chỉ khổ tâm thôi. Nhiều thằng nó nói với tôi là chúng mày định ngửa tay đi ăn xin đến bao giờ nữa? Chúng mày là người thông minh, có học, về mặt nào đấy chúng mày không kém gì chúng tao cả… Tại sao chúng mày cứ ăn xin miết thế. Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến như thế là thế nào? Chúng mày cứ đề ra cái mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng có đi ăn xin nữa được không? Nó nói với tôi trắng trợn và thẳng lắm chứ, y nguyên như tôi nói với các anh chị.”
(2) Thơ Luân Hoán:
HẠNH PHÚC QUANH TA
(tặng họa sĩ Lê Ký Thương),
bác phu xe này trông quen quen
dáng vẻ như là một nhà văn
nhìn lui ngó tới là thi sĩ
ủa lạ, phải là họa sĩ... chăng ?
điếu thuốc trên tay khói bốc hơi
bay lên nựng nhẹ vành nón cời
hình như trên nón bài thơ mới
và nét vẽ lên cả cuộc đời
trông bác hiền khô mỉm mỉm cười
hương thừa trí thức chắn con ngươi
mũi cao má thẳng còn ngon lắm
đủ để yêu chơi vài ba người
áo diện theo quần màu quê hương
sáng tươi không bợn chút phiền buồn
cần lao không hẳn là vất vả
lòng biết yêu đời chơi tới luôn
sạch sẽ cặp chân diện sandal
toàn bộ gió ngoài thật ngon lành
cái xe cũng bảnh như ông chủ
chuẩn bị khai chân cuộc viễn hành
thú thật tôi ngờ bác phu xe
giỡn chơi cho giống sắp hành nghề
mượn xe ai đó mà chụp ảnh
một cách vẽ tranh cũng rất phê
cuộc sống buồn vui vạn cảnh tình
người người chen chúc cùng mưu sinh
ước chi tất cả đều hạnh phúc
như bác phu xe ở trong hình !
(10.22 AM- 05.01.2016)
GIỌNG GÁY QUÊ HƯƠNG
cu cườm cu đất cũng là cu
giọng gáy trầm buồn tự thiên thu
không hiểu từ đâu âm thanh ấy
u uẩn man man lời mẹ ru
giọng gáy như là tiếng quê hương
tình trời tình đất đẫm nhớ thương
bổng trầm vang vọng niềm thao thức
gói ghém điệu ngân của ruộng vườn
cõi tạm bơ vơ rước chim về
mong rằng nghe gáy đỡ nhớ quê
ngờ đâu giọng thổ buồn như khóc
bấm bụng cho đi nỗi não nề
chia biệt chim liền mười bốn năm
bây giờ mới có dịp nhìn thăm
qua hình ảnh chụp đưa lên mạng
chim vẫn giữ nguyên dáng triết nhân
mười chín tuổi rồi có ít đâu
con chim chân chất chẳng ưu sầu
riêng ta thao thức linh tinh chuyện
buồn thật vu vơ chẳng đuôi đầu
(8.53 PM-04.01.2016)
NHỚ VỀ MỘT CHỖ SỐNG LÂU NĂM
chỗ ở tôi xưa, nay chuyển mình
"phồn hoa giả tạo" hết lung linh
dán bùa độc đảng: phồn hoa thật
ít nhất hiện trên những tấm hình
Đà Nẵng tôi xưa giờ thế này
nhà cao đường rộng đêm như ngày
đèn soi thay nắng, đời đang sáng
góc tối mơ hồ đọng lá cây
phố xá thênh thang lóe mặt hàng
tây tàu giày dép nối như đan
tiếng Anh tiếng Pháp chen môi hót
làm nhẹ nhàng dần giọng Quảng Nam
đã hết du côn vắng ăn mày
may ra còn được một vài tay
đại gia phương bắc vào lập nghiệp
cộng tác cùng đôi mống cướp ngày
thành phố vùng lên mở mang cầu
một dòng sông ngắn chợt chen nhau
cầu quay khép mở theo tàu chạy
cầu lửa phun chơi dưới dạng rồng
nghe nói không lâu dưới đáy sông
métro rộng sẽ lưu thông
quận 3 giờ đã là thành phố
đại lộ thênh thang Phạm Văn Đồng
người ký văn thư nhượng chủ quyền
phố tàu nương bóng đã làm duyên
quán ăn tụ điểm ăn chơi lớn
lập sẵn pháo đài, chuyện dĩ nhiên
xin sửa sớm cho mặt lề đường
phẳng bằng sẽ tạo nét dễ thương
người tàu tiếp quản không lo vấp
giữ sức bành thêm về Nam phương
Đà Nẵng vang danh nhất nước rồi
sao tôi lạc hậu thấy không vui
hóa ra thật sự tôi mất gốc
thỉnh thoảng xì ra nỗi ngậm ngùi
(10.32 AM-04.01-2016)
.........................................................................................................................
Kính,
NNS
NGUYỄN NHƠN *XUÂN TRÊN NÚI HOÀNG LIÊN
XUÂN TRÊN NÚI HOÀNG LIÊN
Những mùa xuân tù đày trên đất Bắc
NGUYỄN NHƠN
Đầu Đông năm 76, hai ngàn tù cải tạo
Miền Nam lênh đênh trên chiếc tàu Hồng Hà trên đường ra Bắc. Đổ bộ lên
Bãi Cháy, Hải Phòng.Đoàn tù chia thành hai nhóm. Một hướn
g về Cao Bằng - Lạng Sơn tiến phát. Một quẹo trái thẳng về Hoàng Liên
Sơn. Sau một ngày và gần một đêm rong ruổi, đoàn tù nhóm tôi đặt chân
xuống "Trại Cải Tạo Trung Ương Số 1", Lào Cai lúc 3 giờ sáng. Đường vào
các phòng giam chật hẹp, đèn đóm lập lòe, chốc chốc hiện ra khung cửa
hẹp, trông giống hệt cảnh Địa ngục A Tỳ, vẽ trên vách các ngôi chùa cổ
Miền Nam.
Mùa Đông năm đó thời tiết thật là khắc nghiệt, đó là lời của bọn cai tù
nhận định như vậy. Ban ngày còn được 5-7 độ C, ban đêm dưới 0 độ. Đội 11
chúng tôi khi đó chưa được phân công chẻ tăm mành xuất khẩu nên được
xua đi, xa cách trại 5-3 cây số, cuốc đất trồng mì (sắn). Theo "kỹ thuật
thâm canh tăng vụ xã nghĩa hiện đại" thì ... hốc mì phải vuông vức 4
tấc, sâu 3 tấc, rồi bỏ phân xanh xuống, tức là quơ lá cây rừng bỏ xuống
đầy hốc, lấp đất lại, ủ năm ba bửa mới bỏ hom mì xuống. Trong Nam, chỉ
cần cuốc một cuốc, bỏ hom mì xuống, lấy chân gạt đất lắp lại là xong.
Còn ở đây, đồi núi toàn sỏi đá, không làm như trên thì hom mì không làm
sao bắt rễ nổi. Cho nên phải làm như vậy chớ chẳng phải kỹ thuật xã
nghĩa cái mụ nội gì! Đội 11 triển khai đội hình, tức là dàn hàng một
vòng quanh ngọn đồi trọc, vì trước đó tù hình sự đã phát xong lùm bụi
rồi, bắt đầu cuốc dần lên đỉnh. Sức tôi lúc đó cầm cuốc còn không vững,
lại thêm trời lạnh như cắt, tay chưn run lập cập, dẫu cho có dùng hết
"tinh thần cách miệng tiến công", ra sức cố cù lừ cuốc xuống thì chỉ
thấy sỏi đá văng tứ tung mà lưỡi cuốc không ăn xuống được bao nhiêu! Tên
cai tù trẻ nhìn tôi, lắc đầu ngán ngẩm, bèn bảo tôi chạy đi gom chà,
đốt một đống lửa to cho nó ngồi sưởi ấm. Nghỉ giữa buổi, chúng cho phép
anh em xúm quanh đống lửa, sưởi ấm một lúc. Nhìn anh em mặt mày tái
xanh, tái xám, ngồi ủ rủ giống như một lũ u hồn, oan khuất. Lại thêm gió
giật từng cơn, đã lạnh càng thêm giá buốt, tôi cám cảnh sanh tình, đặt
tên cho ngọn đồi đó là "Đỉnh Gió Hú" cho nó văn chương, thơ mộng. Chiều
xuống, sương mù giăng mắc, gió rét căm căm, bọn tù lầm lủi bước. Về đến
trại, trời đã tối mịt mùng. Nuốt vội một chén đá duy nhất củ mì băm mà
nơi đây gọi là "sắn dui" là cai tù đã lùa vào phòng giam, khóa lại. Ai
nấy lật đật giăng mùng. Bao nhiêu mền chiếu đều đem ra quấn vào người.
Riêng tôi, lấy hết mền chiếu trải phía dưới, quấn quanh người tấm nệm
mỏng của trại tù, ngồi dựa vách run rẩy, chống lạnh cho đến khi mệt mỏi,
thiếp đi. Phòng giam chật hẹp, chứa 50 nhân mạng mà lúc nầy vắng lặng
như nhà mồ vì không ai đủ sức cựa quậy, đi lại. Thuở nhỏ, ở Miền Nam ấm
áp quanh năm nên nghe ông già, bà cả ví von "lạnh thấu xương, lạnh nứt
da, nứt thịt hoặc lạnh trong xương lạnh ra" đều không hiểu nổi. Lúc này
tuổi ngoài 40 mới hiểu được thế nào là cái lạnh trên núi rừng Việt Bắc.
Cho nên một buổi sáng tàn Đông, nhằm ngày Chúa Nhật, cai tù mở cửa trễ.
Đang ngồi thiêm thiếp, bất đồ anh bạn nằm bên cạnh mở tung cửa sổ ra.
Ngoài song cửa hoa rừng nở rộ một màu trắng xóa khắp núi đồi, báo hiệu
mùa Xuân đến. Chỉ trong một thoáng, tôi cảm thấy trong lòng bừng nở một
sức sống mới: Sự HỒI SINH của Mùa Xuân. Cho nên sau nầy, khi đọc Thiền
Luận của Suziki, dẫn bài "Hài cú" của một thi sĩ Nhật Bản, nhìn một đóa
hoa đơn côi bên vệ đường, cảm tác nên, để dẩn giải về nguyên lý "Chẳng
phải một, chẳng phải hai" của Thiền Đạo, tôi cảm nhận được liền. Cũng
tương tự, khi đọc bài Xuân Thiền cuả Trúc Lâm Trần Nhân Tôn:
Niên thiếu chưa từng hiểu sắc không
Xuân về hoa nở, rộn trong lòng
Đến nay hiểu được điều không sắc
Xuân đến, giường Thiền, ngắm rụng hồng
Hoặc giả hai câu trứ danh:
Đừng tưởng Xuân tàn, hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước, MỘT CÀNH MAI
Tết năm đó, trên núi rừng Hoàng Liên, chúng tôi có một điều vui nhỏ, mỗi
người được một cặp bánh chưng nhân đậu, có một lát thịt mở đàng hoàng,
tuy nhỏ và mỏng. Đáng ghi nhớ là một sự kiện chấn động: Đó là tin hai
người tù cải tạo Miền Nam toan vượt ngục, bị bắt lại. Ngày mồng ba tết
năm đó, toàn phân trại K1 tập hợp tại Hội trường để nghe viên Chúa ngục
xỉ mắng và đe dọa về vụ nầy. Về sau, biết được hai người anh em dũng cảm
nầy là: Thiếu Tá TQLC Tôn Thất Thiện Nhơn và một Trung Tá HQ dường như
tên là Phát.
Đó là cái Tết đầu tiên trên đầu phía Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Về sau,
khi từ phòng kỷ luật ra, anh Nhơn được bố trí về Đội 11 chẻ tăm mành
của chúng tôi. Lúc nầy đã sang Hè, trời nóng như thiêu, như đốt. Cột kèo
bằng tre nứa, giữa trưa nổ đom đóp.Trong một buổi họp đội do tên quản
giáo chủ trì, anh T3 Nhơn liền cho nổ bom, long trời, lở đất, chấn động
cả toàn trại. Chẳng là vừa khi khai họp, một tên "ăng ten" hèn nhát đứng
lên tố cáo, "Nhờ ơn Bác đảng nuôi cho ăn học, nhà cao, cửa rộng, áo
quần lành lặn, mà có người còn phát ngôn phản động... ". Tên nầy chưa
kịp chỉ danh ai thì anh T3 Nhơn đã hùng hổ đứng vụt lên, bất kể cai tù
dọa nạt, hô lớn như vầy: " Đồ bợ đít, ngồi xuống. Tao chẳng những không
biết ơn mà tao thù, tao oán. Bởi vì bác đảng mà thân tao tù tội, gia
đình tan nát, đói khát, rách rưới tả tơi. Còn nhà cao, cửa rộng hả? Coi
kìa! cái phòng giam chật hẹp, nóng như thiêu đó giống như Hỏa ngục A tỳ.
Đồ bợ đít hỗn xược! Câm miệng, không thôi tao dọng vỡ mồm". Trước tình
cảnh lỡ khóc, lỡ cười, tên cai ngục bèn đứng dậy ... dong thẳng một lèo
... vì không có võ trang bảo vệ.
Mùa Xuân năm Kỷ Mùi 78 kế tiếp là một cái Tết buồn. Đêm 29 Tết, bác Hồ
Đắc Trung cựu Dân Biểu và Tỉnh Trưởng Tây Ninh bị đau ruột trầm trọng.
Trại chở đi Bệnh Viện Lào Cai cấp cứu, mãi không thấy về, không biết
thân xác vùi dập nơi đâu! Đó là cái chết đầu tiên của người tù cải tạo
Miền Nam trên núi rừng Hoàng Liên. Lại thêm năm đó, trại cạn láng rồi
nên mỗi thằng tù chỉ được phát cho một cặp bánh chưng mỏng lét, ruột
toàn khoai lang. Đến nổi bọn cai ngục mắc cở, chống chế, "Thôi mấy anh
ăn đỡ cái Tết xoàng ở đây để năm tới về nhà ăn Tết vui hơn".
Mà quả có thế thật, vì cuối tháng sáu năm đó, toàn trại, trừ hình sự và
các anh Biệt Kích Miền Nam bị giam cầm ở đây từ trước, được lịnh chuẩn
bị di chuyển. Có điều ... KHÔNG phải về NAM mà là về Trại Tân Lập, Vĩnh
Phú, về phía hữu ngạn sông Hồng. Trại nầy nổi danh là "MỒ CHÔN TÙ CẢI
TẠO MIỀN NAM"! Vốn nó là trại cải tạo địa phương cải sang. Nhà cửa lụp
xụp, lợp toàn bằng lá cói, lương thực dự trữ không có. Cho nên chỉ sau
đó một tháng, xãy ra trận "dịch chết đói" mà họ gọi văn hoa là "suy dinh
dưởng". Có trên một trăm anh em tù cải tạo Miền Nam, rải rác khắp 5
phân trại, nhất là phân trại K1, K2, ngã gục, vùi thây khắp các đồi
trồng khoai mì.
Mùa Xuân năm Canh Thân 79, vì suốt năm dài không nhận được chút ít tiếp
tế nào của gia đình từ trong Nam gởi ra, nên sức dự trữ trong cơ thể cạn
rồi, ai nấy đều phờ phạc, lửng lơ như xác chết chưa chôn. Tuy nhiên,
tôi có một kỷ niệm cuối cùng với Đại Tá Nguyễn Văn Của, Tỉnh Trưởng Bình
Dương. Tết năm đó, họ để cho tù đi lại các khu, thăm hỏi nhau. Khu tôi ở
cách khu ĐT Của chỉ một bức tường cao. Tôi qua đó tìm thăm Ông. Thấy
tôi, ông bước lại bá cổ, mừng rở. Tôi dang ra nhìn Ông đùa, "Coi bộ còn
khá lắm". Ông vừa chửi thề, vừa kéo lưng quần ra, "Coi nè, lưng quần tao
hụt cả tấc vầy! Được, được cái nỗi gì!" Lúc nầy quả thật Ông Tỉnh
Trưởng đã ốm yếu quá rồi. Tôi chỉ đùa cho Ông vui vậy thôi. Mùa Đông năm
ấy, Ông bị phổi có nước. Mặc dầu anh em ở Bệnh xá, cũng là tù cải tạo,
tận tình giúp đở, nhưng mà Ông yếu quá, quỵ xuống vĩnh viển.
Ngày chôn Ông, tôi đang cuốc đất bên vệ đường. Chống cuốc, đứng nhìn anh
em đội Cải Lương quảy chiếc hòm dã chiến, đầu cao đầu thấp, lắt lẻo
bước đi, trông thật thảm thương. Đàng sau chiếc hòm đong đưa đó, không
có một ai thương khóc tiễn đưa. Tôi đứng đó, thầm khóc tiễn Ông mà cũng
khóc cho thân phận khốn khổ của chính mình. Nói rằng khóc thầm là bởi
vì, nếu chảy nước mắt mà bọn cai tù hay ăng ten nhìn thấy thì vừa bị
chửi, vừa bị làm kiểm điểm về tội "không yên tâm cải tạo".
Hồi đó, mùa Đông năm nào hay nói cho đúng là bắt đầu từ đầu tháng 9 tức
là mới đầu Thu là tôi bắt đầu ôm bụng, rên rỉ cho đến hết Đông qua Xuân.
Cho nên kể từ khi ĐT Của thượng đồi chè, tức là chôn bên cạnh đồi trồng
trà, anh em thường kháo nhau, "không biết mùa Đông năm nay Phó Nhơn có
qua khỏi không hay là lên đồi chè làm Phó cho Ông Của?". Tôi nghe thấy
được, liền dẫy ra, "Ổng có kêu thì kêu thằng Vinh đó! Nó là Phó của ổng
chớ can hệ gì tới tao."
Tuy nói đùa như vậy mà suýt tí nữa thì tôi đã theo Ông Của thật. Giữa
tháng 12 năm 80, tôi đau một trận, thập tử, nhất sinh. Không phải ví von
mà thật sự là như vậy. Đêm đó, khoảng 10 giờ, tôi bắt đầu lên cơn đau.
Đến nửa đêm, chịu không nổi, la hét dữ dội, kêu lính gác, đòi cho đi
Bệnh xá. Tên nầy lém lỉnh, dở trò hoãn binh, bảo chờ đi kêu cai ngục mở
khóa cửa. Tôi chỉ biết lăn lộn, rít lên từng cơn. Gần sáng, tôi chịu hết
nổi, làm liều, bước lại cửa sổ, thò tay qua song sắt, kêu toáng lên,
xin cho một mủi Atropine. Thằng lính gác có biết trô pin, trô péc cái
gì, nạt lại bảo chờ một chốc là mở khóa. Tới sáng, lả người nên khi cửa
phòng giam được mở, tôi chỉ lờ mờ nhận thấy anh Mai, Đội phó Đội Rau
Xanh, quấn mền, bồng đi. Đến Bệnh Xá, anh vừa đặt xuống là tôi bất tỉnh
nhân sự. Từ đó về sau, tôi không biết gì nữa.Tỉnh lại thì đã nửa đêm,
lại bắt đầu rên rỉ. Anh Lang cũng là tù cải tạo, được cử làm y tá trực
Bệnh Xá, nghe thấy, bước lại nhỏ nhẹ bảo, "Cả Bệnh Xá chắt chiu mãi mới
có được 5 ống Atropine. Từ sáng đến giờ, thấy anh đau đớn quá, không cầm
lòng được, đã chích cho anh hết rồi. Bây giờ, dẫu còn thuốc cũng không
dám chích cho anh nũa. Thôi, ráng ẩn nhẫn cho qua cơn." Tôi dật dờ, khi
tỉnh, khi mê như vậy trải qua 4 ngày, đêm. Sáng ngày thứ năm, thấy tôi
có vẽ tỉnh táo, anh Lang cầm một ống thuốc đưa ra trước mặt tôi, không
rõ là thứ thuốc gì, miệng nói, "Thuốc nầy khá mạnh, anh liệu sức kham
nổi không, tôi chích cho." Tôi cùng đường rồi, đánh liều, đưa tay ra.
Quả nhiên, mủi kim chích chưa kịp rút ra, tôi cảm thấy như có ai cầm búa
tạ đập mạnh vào ngực. Vừa tức thở, vừa nghe khí huyết nhộn nhạo, dâng
lên, dâng lên. Sức sống từ mười đầu ngón tay, ngón chân thoát ra khỏi
thân thể. Tôi kêu lên, "Anh Lang ơi! Tôi mệt quá!" mà nghe văng vẳng như
tiếng của ai đó chớ không phải tiếng của mình. Tôi mơ hồ nghe thấy anh
bảo, "Nằm xuống, nằm xuống." Nếu tôi nghe lời anh, nằm xuống, có lẽ đã
đi luôn rồi! May sao, tôi chỉ chống hai tay ra sau cho vững, nủa nằm,
nửa ngồi, cố ngáp ngáp thở. Đợt thứ nhứt vừa hạ xuống, đợt nhộn nhạo thứ
hai lại bùng lên. Có điều lạ lùng là lúc nầy tôi không cảm thấy đau đớn
gì. Trí óc vẫn sáng suốt. Nhìn ra bên ngoài, buổi sáng mùa Đông mà lại
có ánh nắng vàng le lói. Đồi núi dường như nhảy múa, khi gần khi xa. Tôi
thầm than, "Cả đời không làm gì ác, sao đành phải vùi thây nơi rừng núi
xứ lạ, quê người?" Rồi cố gắng hít thở. Bỗng nhiên, tất cả đều lắng
xuống, thân tâm cảm thấy êm ả lạ thường. Đến nỗi khi về lại giường, nằm
xuống đi vào giấc ngủ cô miên, êm đềm như chưa từng thấy.
Hồi đó, tôi chưa đọc Kinh Phật nên không lý giải được hiện tượng kể
trên. Về sau, trong những năm cày cuốc trên Khu Kinh Tế Mới Bảo Lộc, tôi
lần mò đọc Kinh Luận mới vỡ lẽ. Nếu hồi đó tôi hiểu được lẽ "Tùy Thuận
Duyên Giác", yên lặng nằm xuống, có lẽ đã dứt nghiệp từ khi ấy. Nhưng vì
không hiểu biết, tôi lại cưỡng cầu, lại còn dấy lên "một niệm" oan
khuất nên lại tái sinh. Nói cho rõ thì như vầy: Đạo Phật giải thích về
Nghiệp bằng hình ảnh một mủi tên, ví như thân mạng. Nghiệp lực là sức
mạnh phóng mủi tên thân mạng lao đi. Nghiệp dứt, mủi tên hết đà rơi
xuống, thân mạng cũng dứt theo. Lúc đó, tôi đâu hiểu lý nầy nên mới
cưỡng cầu, dấy lên một niệm oan khuất, tạo ra một Nghiệp Lực mới, đẩy
mủi tên thân mạng tiếp tục duyên nghiệp mới.
Trên đây là những MÙA XUÂN TRÊN NÚI HOÀNG LIÊN, bởi vì nói là Tân Lập,
Vĩnh Phú, kỳ thật nơi đó vẫn là một thung lũng hẹp nằm giữa rặng Hoàng
Liên trên Đất Bắc
Xuân năm nay là bắt đầu năm thứ năm, sống trên đất Mỹ. Bốn Mùa Xuân qua
đều không cảm thấy gì là Tết. Hội Tết ở đây, dẫu cho tổ chức khéo léo
cách mấy cũng không thể tạo nên "không khí" của Ngày Tết nơi Quê Nhà.
Con lân múa trong Hội Chợ Mỹ không thể nào sinh động như con cù giỡn
pháo trên đường phố quê tôi. Con cù râu bạc đó làm thế nào sánh được với
con cù râu bạc của Hội Chùa Bà, xứ THỦ, Bình Dương.
Tìm đâu thấy cành mai vàng rực rở của Ngày Tết ở Quê Nhà!? Tìm đâu thấy
cảnh trẻ em mặc quần áo Tết sặc sỡ, vui đùa trên hè phố, thỉnh thoảng
đốt trái pháo chuột nổ tì tạch!? Cho nên ngày Tết, cứ nằm nhà, ngâm
Kiều, giải khuây:
Ngày Xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Hoặc giả, xót thân 15 năm lưu lạc phong trần thì ngâm Kiều vịnh:
Tấm lòng nhi nữ thương mà trách
Chẳng trách chi Nàng, trách Hóa công
Nguyễn Nhơn
Cuối Đông 1994
PHONG CHÂU * NĂM THÂN NÓI CHUYỆN KHỈ
Năm Thân nói chuyện Khỉ
Phong Châu
Năm Thân nói chuyện Khỉ (Phong Châu)
Lấy tay che mắt, bịt hai tai và bịt miệng ý nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ, với phương châm là không nhìn những việc xấu, không nghe những lời nói xấu và không nói những điều xấu xa.
Một ngày cuối năm con Dê, ông Tám đang nằm thẳng cẳng trên Sofa xem phim Tề Thiên Đại Thánh thì bà Tám từ sau vườn, tay cầm một cái kéo tỉa cây xồng xộc bước vào đến ngay chỗ ông Tám cất giọng soprano:
- Ông có biết giờ này là mấy giờ rồi không?
Ông Tám vẫn không thay đổi vị thế nằm, trả lời gọn ơ:
- Chắc cũng gần mười giờ.
Bà Tám nghe thế bèn quay người vừa bước đi vừa nói lớn:
- Ông cứ nằm với con khỉ đột đó, trưa nay khỏi cơm nước gì cả…
Ông Tám không trả lời, tiếp tục coi đoạn Tề Thiên đang rút thiết bảng đánh với ma vương dưới chân núi Ngũ Hành. Ông không thấy đói vì vừa mới nốc một ly cà phê sữa đặc nên chẳng quan tâm đến lời đe dọa bỏ đói của bà Tám. Ông đã từng nghe bà Tám nhiều lần hăm he như thế nhưng rồi đâu vẫn vào đấy, nghĩa là đến giờ cơm bà vẫn ới ông vào bàn ăn như không có chuyện gì xảy ra.
Cơm nước xong, ông Tám lại bước đến ngồi ở sofa, ông không mở Tivi coi Tề Thiên mà lật tờ báo Xuân ra đọc. Bà Tám tiếp tục làm phận sự của người nội trợ. Xong đâu đó bà đến ngồi bên cạnh ông Tám dịu giọng:
- Ông đọc cái gì vậy?
Ông Tám trả lời:
- Đọc cái con khỉ.
Bà Tám biết ông Tám đang đọc báo xuân Bính Thân năm con khỉ nên bà không cáu gắt khi nghe ông trả lời “đọc cái con khỉ”.
Bà xuống giọng hỏi ông Tám:
- Hôm trước anh chị Hai bên Cali qua nhà mình chơi có nói bây giờ ảnh chỉ như hai con khỉ già sống cui cút ở nhà là sao? Bộ ảnh chỉ đều tuổi Thân hết hay sao?
Ông Tám tay vừa lật mấy trang báo vừa lơ lửng hỏi lại:
- Thế bà và tui tuổi gì?
Bà Tám hơi chưng hửng, nghĩ bụng, cha này chưa trả lời mà còn hỏi lại là sao vậy?
- Tui tuổi con heo còn ông tuổi con chó chứ tuổi gì nữa!
Ông Tám cười:
- Không phải đâu bà ơi, bà và tui dù có con gì đi nữa thì hiện tại tui với bà cũng đã biến thành hai con khỉ già rồi, giống như anh Hai chị Hai vậy thôi.
Bà Tám trợn mắt:
- Bộ ông điên rồi hả?
- Điên đâu mà điên. Bà thử nghĩ coi, như tuổi của bà và của tui sống lủi thủi trong căn nhà này mà không giống hai con khỉ già thì giống cái con gì chứ?
Bà Tám tỏ vẻ bực mình:
- Tại sao là khỉ già? Ông nói tui nghe coi.
Giọng ông Tám càng tỉnh:
- Bà đừng có mà tại sao với lại tại trăng, ai nói sao tui nói vậy chứ có biết cái khỉ khô gì đâu…
Không được ông Tám trả lời chuyện hai con khỉ già, lại nghe ông Tám nói hai chữ “khỉ khô” khiến bà Tám không khỏi thắc mắc:
- Ông đào ở đâu ra mà hết khỉ già rồi lại khỉ khô, cái gì là khỉ khô? Ông nói đi…
Ông Tám trả lời ngay:
- Khỉ khô không phải là bắt khỉ đem phơi khô làm khô khỉ để nhậu. Khỉ khô là người ta nói đến những người không biết gì hết, như bà hỏi tui hai con khỉ già mà tui không biết thì gọi là không biết cái khỉ khô gì hết…Tui còn nghe ta nói khỉ mốc nữa kìa…Ví dụ như tui hỏi bà có biết sự tích hai con khỉ già hay không, bà ú a ú ớ không biết thì tui gọi bà là chẳng biết cái con khỉ mốc gì cả…Thiệt tình…chừng này tuổi đầu rồi mà có những chữ nghe nhiều người nói, tôi cũng chẳng hiểu được ngọn ngành ý nghĩa của nó ra làm sao cả… khỉ thiệt…
Bà Tám nghe ông Tám nói đến khỉ già, khỉ khô, khỉ mốc tưởng là xong chuyện nên định đứng lên. Ông Tám thấy vậy bèn lên tiếng:
- Bà cứ ngồi yên đó đi, tui sẽ nói thêm chuyện khỉ cho bà nghe để mai mốt ai có hỏi thì bà biết mà trả lời.
Nghe thế bà Tám lớn giọng:
- Nãy giờ ông có biết gì về khỉ già khỉ khô khỉ mốc gì đâu mà biểu tui nghe cho biết…thiệt là vớ vẩn…
Bà Tám định đứng lên lần nữa nhưng đã bị ông Tám nắm tay kéo lại. Bà Tám hơi bực mình:
- Ông đừng có làm trò khỉ nghe, nói gì thì nói lẹ để cho người ta đi dọn dẹp nhà cửa.
Ông Tám mở mắt thật to ngạc nhiên khi nghe bà Tám vừa nói đến hai chữ “trò khỉ”. Mặt ông vui hẳn lên:
- Ấy ấy, có phải bà vừa mới nói hai chữ trò khỉ phải không? Hay lắm hay lắm! Vậy mà tui cứ tưởng bà không biết cái khỉ mốc gì hết. Bà nói cho tui biết ý nghĩa của hai chữ trò khỉ là gì nào. Bà mà nói trúng thì tui bao bà vé máy bay qua Cali ăn tết với anh Hai chị Hai khỉ già cho vui.
Bà Tám hơi ngượng, nguýt ông Tám một cái:
- Tui không biết trò khỉ là gì, ông biết thì nói đi. Nhưng mà thôi, không nói đến trò khỉ, ông biết gì về con khỉ thì kể cho tui nghe cũng được rồi…
Ông Tám uống một ngụm nước rồi đặt ly lên bàn, chậm rãi:
- Vậy trong khai sanh của bà tên là gì? Nói tui nghe coi.
Bà Tám hơi sững sốt:
- Ông đã biết tên tui dạo còn lẽo đẽo đi theo hết con đường này đến con đường nọ ở Sài Gòn, giờ hỏi là ý gì, tên cúng cơm của tui là Mai. Lê Thị Mai, sao? Có gì không?
Ông Tám lại cười:
Tui không có quên đâu bà ơi, bà đúng là Lê Thị Mai, thế bà có hiểu tên Mai của bà là gì không?
Bà Tám trả lời ngay:
- Mai là hoa mai, hoa mai vàng chứ gì mà ông thắc mắc.
Ông Tám bật cười ha hả:
- Đúng rồi. Tên của bà là Mai. Nhưng Mai đây không phải là hoa mai mà mai là khỉ, bà có biết không?
Bà Tám hơi gắt:
- Ông đừng có đem tên cúng cơm của tui mà ra nói xàm nói bậy nghen.
Ông Tám xuống giọng:
- Trên thế gian này ai mà không biết mai là khỉ. Tui ở miệt vườn Cà Mau và biết dân miệt dưới đó thường nói câu: “Tháng ba cơm gói ra Hòn. Muốn ăn trứng nhạn phải lòn hang Mai”. Theo tiếng địa phương mai ở đây có nghĩa là Khỉ chứ chẳng phải là hoa mai hoa mốt gì cả. Trong hang toàn khỉ là khỉ mà dân miệt đó đã từng lòn ngang qua hang để ra đảo (hòn) hốt trứng chim nhạn mang về ăn, đặc biệt vào mùa xuân hàng năm, cả ngàn cả vạn con nhạn đen kéo về tụ ở mấy hòn tha hồ mà đẻ trứng. Hình như khi nói đến con khỉ thì người ta muốn ám chỉ những điều không được hay đẹp, như cụ Tú Xương đi thi rớt có than rằng “Ới thi là thi. Ới khỉ là khỉ”. Theo thuyết tiến hóa của ông Charles Darwin thì giống khỉ là thủy tổ của loài người. Khỉ biến thành người phải mất cả triệu triệu năm. Nhưng ở Việt Nam sau tháng tư bảy lăm, người ta nói từ người biến thành khỉ chỉ có mấy năm thôi, nguyên do là mấy cái ông râu xồm Các Mác, ông đầu hói Lê Nin, ông dơ Mao Xáng và bác Cáo (vốn ở hang Pắc Bó) đều là những danh nhân thế giới chủ trương “thuyết thụt lùi” để phản đối thuyết tiến hóa của ông Charles Darwin. Lại có cái ông Ngô Thừa Ân bên Tàu chế ra bác Tề Thiên nhảy từ Hỏa Sơn ra rồi theo Thầy Đường Tăng đến Tây Trúc thỉnh kinh và nhiều phen đã cứu thầy trò Tam Tạng. Như vậy xét ra, giòng giống của bác Tề Thiên đâu phải dở như thiên hạ thường chê bai. Tội nghiệp cho bác ấy quá! Người ta cũng nói Hầu là Khỉ nữa. Nhà văn Đặng Tiến có kể theo giai thoại “Vào thời Trịnh Khải -1783, thế lực chúa Trịnh đang suy tàn, nhưng vẫn còn kẻ theo nịnh bợ. Đặng Kim đã làm đến tước “hầu” mà còn xin làm con nuôi nhà chúa nên đổi tên là Trịnh An. Một hôm trên tường vôi nhà Hầu có người vẽ một cây cổ thụ đang xiêu đổ, lá cành trơ trụi, gốc rẽ ngả nghiêng, trên cây có con khỉ đang nằm ngủ, bên cạnh có hai câu thơ:
- Khỉ ơi tỉnh dậy đi thôi
Đừng chờ cây đổ đi đời nhà mi.
Hầu tỉnh ngộ, từ quan, lấy lại tên cũ. Về sau khi Trịnh Khải đổ, ông tránh được nạn.
Trở lại chuyện của thế kỷ 20, mấy cha ghẻ lở trong rừng (vì sống với khỉ) được về thành, mặt mày hớn hở và để trả thù “vặt” đã bắt đưa đi đày hàng triệu người Miền Nam vào chốn rừng sâu nước độc mà người ta goi là chốn “khỉ ho cò gáy”. Cái này mới thiệt là ngộ, khỉ cũng biết ho là chuyện không có trên thế gian này, vậy mà ở nước Nam ta lại có mới thiệt là lạ. Mấy chú khỉ kêu khẹt khẹt thì tui có nghe chứ chưa bao giờ nghe chú ho cả. Còn cái chuyện “cò gáy” mới lạ hơn nữa… khó tin giống như cả nhân loại không tin là có cả triệu con người bị đày vào những chốn rừng thiêng nước độc, kể cả ông già bà lão phụ nữ trẻ em cũng được đưa vô thiên đàng “kinh tế mới “ “khỉ ho cò gáy”…
Đang thao thao bất tuyệt bỗng ông Tám đưa mắt nhìn sang bà Tám thì thấy bà mắt đã lim dim nhắm, không biết đã ngủ hay con` thức để nghe. Ông lặng lẽ đứng lên, đến mở cửa tủ lạnh lấy ra một chai bia, ra phòng trước nhâm nhi một mình trong khi bà Tám bắt đầu phát ra tiếng ngáy ro ro…
***
Sau bữa cơm chiều, chờ cho bà Tám dọn dẹp đâu đó, ông Tám lại ngồi trước màn ảnh Tivi với bình trà nóng. Vì trong căn nhà rộng mà chỉ có hai con khỉ già nên hai ông bà thường ngồi bên nhau nói chuyện, lúc thì nhắc đến mấy đứa con đứa cháu ở xa, lúc thì nhắc đến mây người thân còn sống ở Việt nam, cũng có lúc bàn qua chuyện “chính chị chính em” sau khi nghe tin tức của đài Việt đài Mỹ…chuyện mưa chuyện nắng chuyện ăn chuyện uống…cùng chuyện xăng nhớt xe cộ…
Ông Tám chờ cho bà Tám ngồi xuống mới lên tiếng:
Lúc trưa bà biểu tui kể chuyện khỉ mà bà ngáy kho` khò lúc nào…hóa ra tui chỉ nói cho khỉ nghe thôi hả?
- Thôi nha! ông đừng có đem cái tên Mai Khỉ của tui ra chọc nữa nha, liệu hồn ông đó…còn chuyện gì thì ông cứ kể tiếp, tui nhắm mắt nhưng nghe hết những gì ông nói, hay lắm…
ng Tám đặt ly trà xuống bàn, nhìn bà Tám rồi nói:
- Tui với bà già rồi…thôi không nói chuyện khỉ già khỉ non nữa. Tui sẽ kể chuyện về mấy con khỉ vì năm nay là năm con khỉ như bà biết đó. Nói tới năm con khỉ, ai trong chúng ta mà quên được cái tết Mậu Thân dạo 1968 là Việt Cộng thừa dịp dân chúng Miền Nam ăn tết, chúng mở các mặt trận trên toàn lãnh thổ Miền Nam mà chúng gọi là cuộc tổng nổi dậy của nhân dân Miền Nam. Nặng nhất là tại cố đô Huế, chúng đã sát hại trên năm nghìn người dân vô tội…cho nên cứ đến năm con khỉ thì người Việt ta, nhất là người dân xứ Huế không thể nào quên được biến cố đau thương này.
Thấy bà Tám im lặng ra điều suy tư, ông Tám lên giọng:
- Thôi, không nhắc chuyện buồn Mậu Thân nữa.
Rồi ông bất chợt hỏi bà Tám:
- Thế lúc con` nhỏ có bao giờ bà coi mấy chú khỉ làm xiếc không?
Bà Tám bị hỏi bất ngờ nhưng cũng trả lời ngay:
- Hồi tui còn học ở tỉnh, nhà gần chợ nên cũng có thấy mấy gánh hát Sơn Đông bán thuốc dán thuốc xức răng gì đó thường hay đánh trống khua chiêng bên hông chợ để rao bán, xen vào mấy màn ảo thuật và cũng có hai ba con khỉ con làm trò vui cho mấy người đi chợ bu quanh xem, nhưng đông nhất vẫn là bọn trẻ con. Mấy con khỉ làm đủ trò…nào là cưỡi xe đạp, lộn nhào và còn hút thuốc phì phèo nữa…trông rất vui. Bọn con gái tụi tui cũng đứng lại coi mãi miết…
- Thế bà có biết có bao nhiêu loài khỉ không? Thế bà có biết có bao nhiêu loài khỉ không?
- Ông đã mói rồi còn gì…khỉ khô khỉ mốc khỉ gió …Bà Tám trả lời Ông Tám đưa tay ra dấu.
- Không phải mấy thứ khỉ mốc đó đâu.Không phải mấy thứ khỉ mốc đó đâu.Tui muốn nói là mấy giống khỉ như là khỉ đột, đười ươi, khỉ đỏ đít, vượn… là đồng chủng với nhau chứ mấy loại khỉ bà nhắc đến là người.
Bà Tám gật gù cười vì bà đánh lừa ôngBà Tám gật gù cười vì bà đánh lừa ông Tám, làm cho ông tưởng rằng bà không biết mấy giống khỉ như ông vừa kể. Bà Tám vói:
- Nếu ông còn nhớ chuyện Nếu ông còn nhớ chuyện khỉ thì kể tiếp cho tui nghe.
Nghe thế, ông Tám bèn Nghe thế, ông Tám bèn bưng ly trà uống.
- Tui nói bà nghe nghen…Tui còn nghe người ta hay dùng hai chữ “bú dù” để chỉ con khỉ nữa đó. Tui nói bà nghe nghen…Tui còn nghe người ta hay dùng hai chữ “bú dù” để chỉ con khỉ nữa đó. Hình như mấy người Bắc ưa nói hai chữ “bú dù” lắm. Còn những chuyện có dính dáng đến con khỉ thì trong dân gian cũng nhiều lắm. Mặt của mấy chú khỉ lúc nào cũng nhăn nhăn nên người ta gọi là khỉ ăn ớt, rồi khỉ sợ mắm tôm, lúc no nê rổi rảnh thì khỉ ngồi bắt rận, chải lông; kẻ hay dọa người là rung cây nhát khỉ, miệt vườn miệt quê ngày xưa thì hay đi cầu khỉ, công xúc tu sĩ cũng gọi là. Ông Tám đang liên miên Ông Tám đang liên miên
- Vậy ông có biết chuyện người ta ăn óc khỉ.
Ông Tám cũng định nói chuyện ăn óc khỉ, nghe bà Tám hỏi, ông thích thú:
- Chuyện này bắt nguồn từ việc bà Từ Hi Thái Hậu đời nhà Thanh bên Tàu đãi ăn óc khỉ năm Giáp Thân 1874 bà Từ Hi Thái Hậu thết đãi các sứ thần tây phương bằng cách ra lệnh bắt 200 con khỉ để làm 140 món ăn trong đó có món óc khỉ. Theo sử sách Tàu thì việc chuẩn bị thết đãi này được chuẩn bị suốt 11 tháng 6 ngày với 1750 người phục vụ, tốn kém công quỹ tới 374 ngàn lượng vàng để đãi 400 thực khách suốt 7 ngày đêm. Chỉ nghe vài con số đã thấy kinh hoàng quá. Khỉ được cho ăn mặc như các vị đại quan mà bà ta cho là nịnh thần, gian tặc như Tần Cối, Bí Trọng (không phải Tổng bí… Trọng Lú), Bàng Hồng, Mao Diên Thọ…để trong một chiếc lồng chỉ nhô cái đầu lên phía trên. Khi được lệnh của Từ Hi Thái Hậu thì một vị quan dùng một chiếc dao bằng ngà gọt ngang chỏm đầu con khỉ, xong dùng muỗng bạc múc óc khỉ ra rồi rưới lên đó nước sâm nóng, xong dâng mời đến các vị khách…Nghe mà rợn cả người, dã man quá. Hiện nay trong nước nhiều chức sắc nhà nước và đám gọi là đại gia lại bày trò ăn óc khỉ để sống lâu sống thọ…
Bà Tám nghe ông Tám kể đến đó cũng thấy rùng mình kinh sợ nên khoác tay bảo ông Tám:
- Thôi thôi… ông ngưng kể chuyện đó đi, nghe khiếp quá. Hay là để tui kể vài chuyện khỉ mà tui biết cho ông nghe, tui cũng vừa nhớ ra vài chuyện đây
Ông Tám vỗ đùi:
- Vậy mà bà nói là không biết khỉ mốc gì hết,kể cho tui nghe coi.
Bà Tám tằng hắng giọng:
- Ừa…kể thì kể...ông nghe nè: Lúc nãy ông có nói vượn và khỉ cũng chung một chủng loại. Tui nhớ đến hai câu ca dao hay câu hò câu hát gì đó nhắc đến con vượn…“Má ơi đừng gả con xa. Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu…” Chuyện này tui nghe má tui nói là ngày xửa ngày xưa… hình như là vào thời chúa Nguyễn thì phải, lúc đó đám con gái thường là “khuê môn bất xuất” đến khi cha mẹ gả chồng thì theo chồng, dù xa xôi đến đâu cũng phải chịu. Ở đây là nói đến mấy cô gái lấy chồng theo lệnh chúa Nguyễn vào tận Miền Nam khai khẩn đất hoang, đường sá xa xôi cách trở, nhớ mẹ nhớ cha cũng chẳng biết đường nào mà mò về cho nên mong cha mẹ cứ gả con cho mấy cái thằng ở làng bên cho gần cũng đặng…Còn nữa, nhớ năm học đệ lục đệ ngũ gì đó, lâu quá quên mất tiêu, có học đến tác giả Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm Lục Vân Tiên cũng có câu nhắc đến con vượn hú khi Nguyệt Nga trở về Hà Khê… “ Thôi thôi em hỡi Kim Liên. Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê. Trải quả dấu thỏ đàng dê. Chim kêu vượn hú tứ bề nước non”. Thôi! Tui nhớ có chừng ấy thôi. Ông còn gì kể tiếp đi, chuyện khỉ coi bộ cũng hấp dẫn phải không ông?
Ông Tám vỗ tay khen bà Tám:
- Năm sáu chục năm rồi mà bà còn nhớ mấy câu ca dao câu thơ thiệt là giỏi, chủ nhật này tui phải đưa bà xuống phố ăn phở mới được. Bây giờ tui cũng mới nhớ là có con khỉ bay lên không gian ở thế kỷ trước, đám khỉ thấy vậy chứ cũng có ích cho các cuộc thí nghiệm khoa học lắm chứ, nhất trong lãnh vực y khoa và khám phá không gian. Bà nghe nghen…Con vật đầu tiên được phóng vào quỹ đạo không gian là một cô khỉ thuộc giống khỉ sóc của xứ Péru sinh năm 1957 được gọi là Miss Baker. Cô nàng bay vào không gian và trở về trái đất bình an vô sự vào ngày 28 tháng 5 - 1959 bằng hỏa tiễn Jupiter của Hoa Kỳ, lên tới độ cao 360 dặm, thời gian ở trong không gian là 16 phút. Cô nàng Baker chết vào ngày 29tháng 11 - 1984 tại Alabama, hưởng dương 27 tuổi. Sau đó có chú khỉ thuộc giống tinh tinh cũng được cơ quan Nasa phóng ra vũ trụ vào ngày 31 tháng 11 - 1961 nhưng chỉ mới bay mới 6 phút thì bị thu hồi cho rớt xuống Đại Tây Dương, chú khỉ có tên là Ham an toàn trở về sống ở sở thú Washington 17 năm, qua đời lúc 25 tuổi tại North Carolina…Nhiều lần khỉ được huấn luyện để đưa vào không gian như Liên Xô trước đây và ngay cả quốc gia Iran cũng đã có lần phóng một anh khỉ vào không gian…khỉ cũng thuộc loại thông minh không kém gì tui với bà…hì hì.
Bà Tám nghe ông Tám diễu dở nên xua tay:
- Cứ ngồi đây mà nghe ông cà kê dê ngỗng chuyện khỉ thì đói meo đó…thôi, tui đi nấu cơm…
***
Tối đến ông Tám lại dụ khị bà Tám ngồi nghe ông kể tiếp chuyện khỉ. Bà Tám vừa nể chồng, cũng vừa muốn nghe nên không lên tiếng. Ông Tám bắt đầu:
- Dạo còn ở Việt Nam, trước và sau 1975, lúc tui đổi về công tác ở thủ đô Sài Gòn, tui có nghe và đọc trên các tờ báo văn học nghệ thuật nói đến thi sĩ Bùi Giáng. Ông Bùi Giáng là thi sĩ có biệt tài làm thơ rất nhanh và ngôn ngữ trong thơ của ông cũng nhiều khi không hiểu nổi như chính con người của ông khi ông tự ví mình là đười ươi thi sĩ. Nào là “Đi về giũ áo đười ươi. Đăm chiêu khách địa từ người tặng ta” nào là “Ấy là thơ thuở chưa điên. Ở trang dấu ngoặc quàng xiêng reo đời. Bấy giờ xoang điệu đười ươi. Diệu hoa lầu các ngậm ngùi dấn thân”. Đọc mấy câu thơ trên, thú thật với bà là tui chỉ cảm nhận một điều gì đó ngông ngông nghênh nghênh nơi thi sĩ Bùi Giáng chứ chẳng hiểu đích thực nội dung ông muốn nói là gì. Có điều, nếu ông tự gọi mình là “đười ười thi sĩ ” cũng không có gì quá đáng. Sau tháng tư 75 tui thường thấy ông lang thang khắp phố phường Sài Gòn, thiệt tội nghiệp cho một tài danh…
Ông Tám vừa ngưng câu chuyện “đười ươi thi sĩ ” thì bà Tám đột nhiên hỏi:
- Nè ông, ông có biết mấy hình tượng ba con khỉ bịt mắt bịt tai bịt miệng không?
Ông Tám định chấm dứt câu chuyện khỉ đã dài dòng nhưng nghe bà Tám hỏi thế, ông tiếp: Gì chứ chuyện đó ai mà chẳng biết. Đó là bộ hình tượng Tam Không:
Không nhìn, không nghe, không nói. Tượng ba chú khỉ lấy tay che mắt, bịt hai tai và bịt miệng ý nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ, với phương châm là không nhìn những việc xấu, không nghe những lời nói xấu và không nói những điều xấu xa.
Nguồn gốc triết lý này xuất phát từ tông phái Thiên Thai (?) bên Trung quốc được đề cập đến trong tác phẩm “Không thấy Không nghe Không nói” từ thế kỷ thứ 8. Tư tưởng này khi du nhập vào Nhật Bản với hình tượng ba con khỉ “Tam Không” là tác phẩm của nhà điêu khắc Hidari Jingoro (1594-1634) được thờ ở đền Toshogu ở Nikko. Theo ngôn ngữ Nhật thì:
- Nizaru: Tôi không nhìn điều xấu.
- Kikazaru: Tôi không nghe điều xấu.
- Iwazaru: Tôi không nói điều xấu.
Sau này ông Gandhi bên Ấn Độ, người chủ trương tranh đấu bất bạo động đã luôn mang theo bên mình bộ tượng “Tam Không” này…
Ông Tám định tiếp tục bình luận về ba con khỉ “Không Không Không” thì chuông nhà reo.
Bà Tám vụt đứng lên bước ra phía cửa trước; ông Tám nói với theo:
- Sắp nhỏ hẹn chiều nay ghé ăn cơm, bà mở cửa cho tụi nó vào và sửa soạn cơm nước cho rồi. Tôi sẽ phụ bà một tay…
Phong Châu
Tết Bính Thân 2016
Saturday, January 30, 2016
HA MINH THANH * TÔ HUY RỨA, TIẾN SĨ DỐT NHẤT Ở VIỆT NAM
TÔ HUY RỨA, TIẾN SĨ DỐT NHẤT Ở VIỆT NAM
Nguồn : Phạm Quý Trinh TTXVN Nhật Bản21:08 11/01/2014và đã đăng trên hoangtrunghaihuelua.blogspot.
Thứ sáu tuần rồi, tui đi thông dịch cho anh Tô Huy Rứa ở Nhật khi anh ta hội kiến với ông tỉnh trưởng tỉnh Nara. Nói thật, tui đi dịch cũng nhiều cho quan chức cao cấp của Việt Nam sang đây, nhưng chưa thấy ai dốt như anh Rứa này.
Hội kiến, mà ông tỉnh trưởng của Nhật là người nói; còn anh Rứa thì trả lời bằng cách cầm tờ giấy do ai đó viết sẵn để anh ta đọc. Ông tỉnh trưởng Nhật nói: “Tôi nghe tiếng tiên sinh là Trưởng Ban Lý Luận Trung Ương Đảng CSVN, rất hân hạnh được tiên sinh ghé thăm tỉnh của tôi và diện kiến. Tôi là người thích triết học Mác, hân hạnh được nghe tiên sinh chỉ giáo.”
Anh Rứa nghe mình dịch xong, cầm tờ giấy viết sẵn lên, đọc, tự giới thiệu một hơi nào là Trưởng Ban Lý Luận Trung Ương Đảng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Tiến Sĩ Triết Học, chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống tư tưởng lý luận cho Đảng CSVN v.v.. Anh ta đọc khoảng 15 phút, dài quá nhớ sao hết! Mình chỉ còn thuộc lòng cái đoạn này: ”Chúng tôi kiên định lập trương xây dựng xã hội chủ nghĩa với giai cấp công nhân làm nòng cốt… ” Tóm lại, mình cũng chẳng biết anh ta đang nói, chào hỏi xã giao với quan chức ngoại quốc ở Nara hay là đọc diễn văn báo cáo chính trị tại Hội Trường Ba Đình.
Đang nhắm mắt, nhắm mũi dịch cái bài diễn văn của anh Rứa thì đột nhiên tỉnh trưởng Nara lên tiếng ngắt lời: “Tiên sinh nói rằng Đảng CSVN kiên định lập trường xây dựng chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân làm tiên phong nòng cốt thì tôi còn hiểu; nhưng mà cái câu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cái gì vậy? Theo tôi, kinh tế thị trường tức là theo nền kinh tế tự do của Tư Bản chủ nghĩa; mà theo nền kinh tế thị trường, tức là phủ nhận toàn bộ các giá trị học thuyết của Mác, khi đã chấp nhận cho dân làm giàu thì đồng nghĩa chấp nhận sự bóc lột sức lao động theo cách nói của Mác. Mà đã chấp nhận sự bóc lột giai cấp công nhân thì tức là đã cho toàn bộ lý luận đầy tính nhân văn của Mác vào sọt rác rồi. Mà đã cho lý luận Mác vào sọt rác thì còn kiên định trên con đường theo Mác là nghĩa làm sao? Tiên sinh nói mâu thuẫn quá, tôi thật sự không thể lý giải được.”
Tới đây thì anh Rứa bí đường, nên nói đại là con đường của Đảng CSVN đang đi, được chứng minh bằng sự thành công của Trung Quốc. Nghe tới đó Tỉnh Trưởng Nara cũng ngán tới cổ rồi. Mình ngồi bên, nói thêm cho ông ta bằng tiếng Nhật: “Ông không biết đó thôi, dân VN tui nói thằng này là thằng ngu nhất nước Việt. Cả 80 triệu người Việt đều biết con đường XHCN là con đường thê thảm. Chỉ có thằng này nó không biết mà thôi. Ông làm ơn đừng có nói chuyện Triết Học làm quái gì với thằng này. Tiến sĩ giấy đó ông ơi. Ông hỏi một hơi nữa, nó mắc cỡ vì bị lộ tẩy cái dốt và xạo đó thì khó nói chuyện tiếp.”
Ông tỉnh trưởng nghe xong, cười tủm tỉm và nói không biết cho mình hay cho anh Rứa: “Tiếc rằng Nhật Bản không có Hội Đồng Lý Luận Trung Ương vạch ra đường đi cho dân chúng. Hy vọng lần sau có cơ hội gặp tiên sinh nhờ chỉ giáo thêm.”
Nghe tới đây, mình nói với anh Rứa: “Tui ở Nhật lâu. Nhật Bổn mà nghe kiểu vuốt lưng như vầy là họ hết muốn nói chuyện với mình rồi đó. Nói gì lẹ lẹ, rồi đi mẹ cho rồi.” Anh Rứa hơi quê, kể cũng tội nghiệp. Ở VN, anh quen nói chuyện với dân theo kiểu học thuộc lòng, đâu có ai dám ngắt ngang lời anh. Không ngờ bị Nhật Bổn phang ngang một phát, còn bị họ tỏ ý khinh rẻ nữa, làm anh hết đường đỡ. Nhật đang ghét Trung Quốc tới cổ, anh lại đem Trung Quốc ra mà khen thì chẳng biết anh có được ai dạy cho học về ngoại giao để anh ra nước ngoài hay không!!!
Mình về khách sạn, nằm ngủ, nghĩ tới ”cuộc họp” đó mà mắc cười. Biết vậy, từ chối từ đầu, đừng đi cho khỏi nhức đầu.
Hà Minh Thành
Thứ sáu tuần rồi, tui đi thông dịch cho anh Tô Huy Rứa ở Nhật khi anh ta hội kiến với ông tỉnh trưởng tỉnh Nara. Nói thật, tui đi dịch cũng nhiều cho quan chức cao cấp của Việt Nam sang đây, nhưng chưa thấy ai dốt như anh Rứa này.
Hội kiến, mà ông tỉnh trưởng của Nhật là người nói; còn anh Rứa thì trả lời bằng cách cầm tờ giấy do ai đó viết sẵn để anh ta đọc. Ông tỉnh trưởng Nhật nói: “Tôi nghe tiếng tiên sinh là Trưởng Ban Lý Luận Trung Ương Đảng CSVN, rất hân hạnh được tiên sinh ghé thăm tỉnh của tôi và diện kiến. Tôi là người thích triết học Mác, hân hạnh được nghe tiên sinh chỉ giáo.”
Anh Rứa nghe mình dịch xong, cầm tờ giấy viết sẵn lên, đọc, tự giới thiệu một hơi nào là Trưởng Ban Lý Luận Trung Ương Đảng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Tiến Sĩ Triết Học, chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống tư tưởng lý luận cho Đảng CSVN v.v.. Anh ta đọc khoảng 15 phút, dài quá nhớ sao hết! Mình chỉ còn thuộc lòng cái đoạn này: ”Chúng tôi kiên định lập trương xây dựng xã hội chủ nghĩa với giai cấp công nhân làm nòng cốt… ” Tóm lại, mình cũng chẳng biết anh ta đang nói, chào hỏi xã giao với quan chức ngoại quốc ở Nara hay là đọc diễn văn báo cáo chính trị tại Hội Trường Ba Đình.
Đang nhắm mắt, nhắm mũi dịch cái bài diễn văn của anh Rứa thì đột nhiên tỉnh trưởng Nara lên tiếng ngắt lời: “Tiên sinh nói rằng Đảng CSVN kiên định lập trường xây dựng chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân làm tiên phong nòng cốt thì tôi còn hiểu; nhưng mà cái câu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cái gì vậy? Theo tôi, kinh tế thị trường tức là theo nền kinh tế tự do của Tư Bản chủ nghĩa; mà theo nền kinh tế thị trường, tức là phủ nhận toàn bộ các giá trị học thuyết của Mác, khi đã chấp nhận cho dân làm giàu thì đồng nghĩa chấp nhận sự bóc lột sức lao động theo cách nói của Mác. Mà đã chấp nhận sự bóc lột giai cấp công nhân thì tức là đã cho toàn bộ lý luận đầy tính nhân văn của Mác vào sọt rác rồi. Mà đã cho lý luận Mác vào sọt rác thì còn kiên định trên con đường theo Mác là nghĩa làm sao? Tiên sinh nói mâu thuẫn quá, tôi thật sự không thể lý giải được.”
Tới đây thì anh Rứa bí đường, nên nói đại là con đường của Đảng CSVN đang đi, được chứng minh bằng sự thành công của Trung Quốc. Nghe tới đó Tỉnh Trưởng Nara cũng ngán tới cổ rồi. Mình ngồi bên, nói thêm cho ông ta bằng tiếng Nhật: “Ông không biết đó thôi, dân VN tui nói thằng này là thằng ngu nhất nước Việt. Cả 80 triệu người Việt đều biết con đường XHCN là con đường thê thảm. Chỉ có thằng này nó không biết mà thôi. Ông làm ơn đừng có nói chuyện Triết Học làm quái gì với thằng này. Tiến sĩ giấy đó ông ơi. Ông hỏi một hơi nữa, nó mắc cỡ vì bị lộ tẩy cái dốt và xạo đó thì khó nói chuyện tiếp.”
Ông tỉnh trưởng nghe xong, cười tủm tỉm và nói không biết cho mình hay cho anh Rứa: “Tiếc rằng Nhật Bản không có Hội Đồng Lý Luận Trung Ương vạch ra đường đi cho dân chúng. Hy vọng lần sau có cơ hội gặp tiên sinh nhờ chỉ giáo thêm.”
Nghe tới đây, mình nói với anh Rứa: “Tui ở Nhật lâu. Nhật Bổn mà nghe kiểu vuốt lưng như vầy là họ hết muốn nói chuyện với mình rồi đó. Nói gì lẹ lẹ, rồi đi mẹ cho rồi.” Anh Rứa hơi quê, kể cũng tội nghiệp. Ở VN, anh quen nói chuyện với dân theo kiểu học thuộc lòng, đâu có ai dám ngắt ngang lời anh. Không ngờ bị Nhật Bổn phang ngang một phát, còn bị họ tỏ ý khinh rẻ nữa, làm anh hết đường đỡ. Nhật đang ghét Trung Quốc tới cổ, anh lại đem Trung Quốc ra mà khen thì chẳng biết anh có được ai dạy cho học về ngoại giao để anh ra nước ngoài hay không!!!
Mình về khách sạn, nằm ngủ, nghĩ tới ”cuộc họp” đó mà mắc cười. Biết vậy, từ chối từ đầu, đừng đi cho khỏi nhức đầu.
Hà Minh Thành
No comments:
Post a Comment