RỒI SẼ MỘT NGÀY
TÔI RẤTSỢ
RỒI SẼ MỘTNGÀY
Tôi rất sợ
rồi sẽ một ngày
hình Mao Trạch Đông rất to
đóng khung thật đẹp
treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà
Những lá cờ
nền đỏ, 5 ngôi sao vàng
một lớn, bốn nhỏ
phần phật tung bay khắp phố
Những con đường
Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trưng Vương
gợi những trang sử hào hùng, bất khuất
thay bằng những cái tên Tàu lạ hoắc.
Tôi rất sợ
rồi sẽ một ngày
cầm trong tay tấm Chứng Minh Nhân Dân
tên của mình được phiên âm
đọc lên như người nói ngọng
Những đứa trẻ Việt Nam đến trường
xì xồ tiếng Quảng Đông, Quan Thoại
đọc Ngũ Kinh, Tứ Thư
Truyện Kiều của Nguyễn Du
vứt vào sọt rác
Và tôi cũng rất sợ
rồi sẽ một ngày
trên bản đồ thế giới
mảnh đất hình chữ S
với cái tên Việt Nam thân thiết
thành Khu Tự Trị Ngoại Biên (1)
không còn nằm trong Liên Hiệp Quốc
vì đã mất tư cách thành viên
Tuổi trẻ Việt Nam
trong cơn tủi nhục, hận thù, cuồng nộ
sẽ đào mồ cuốc mả Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng
phanh thây Đỗ Mười (2)
bằm nát thi thể Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, NguyễnTấn Dũng
đổ vào hố xí
Nhưng có làm được việc ấy cũng quá trễ
không thể lật ngược thế cờ
dân tộc Việt Nam vĩnh viễn mất tự do
vĩnh viễn làm nô lệ
Hỡi tất cả 90 triệu người Việt Nam!
Hỡi toàn thể cộng đồng người Việt hải ngoại!
không còn là chuyện viển vông
cái ngày đáng sợ ấy
đang sờ sờ trước mắt
bằng Hội Nghị Thành Đô (3)
Đảng Cộng Sản đã cam tâm bán nước
Ngay bây giờ
Chúng ta hãy noi gương người Miến Điện (4)
cùng cất tiếng nói
đồng loạt đứng lên
đất nước đang thậm chí nguy nan
nếucứ “lửng lơ con cá vàng”
cáingày đáng sợ ấy … sẽ đến.
Sài Gòn ngày 22 tháng 11 năm 2015
Một thầy giáo dậy Văn yêu nước
LHD
LHD
CHÚ THÍCH:
1/ Trong
tài liệu tuyệt mật liênquan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng
định thông tin dưới đây nằmtrong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội
và Thành phố Hồ Chí Minh củacơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi
chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạnghi rõ “… Vì
sựtồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước
Việt namđề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai
nước. Phía Việtnam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn
có giữa hai đảng vànhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ
tịch Hồ Chí Minh dày côngxây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong
muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận vàđề nghị phía Trung quốc để Việt nam
được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộcchính quyền Trung ương tại Bắc
kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông,Tây Tạng, Quảng tây…. Phía
Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên,cho thời hạn phía
Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giảiquyết các
bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộcTrung
quốc”. (http://www.vantholacviet.org/news-2259/5/Tin-quo%CC%81c-ngoa%CC%A3i/Wikileaks--TQ-cho-Viet-nam-duoc-huong-quy-che-Khu-tu-tri-truc-thuoc-CQ-Trung-uong-tai-Bac-kinh.html)
2/
Tham dựHội Nghị Thành Đô về phía VN có: Nguyễn Văn Linh (TBT đảng CSVN)
làm trưởng đoàn,Phạm Văn Đồng (Cựu Thủ Tướng) làm cố vấn, Đỗ Mười (Thủ
Tướng) là thành viên.NVL và PVĐ đã chết, Đỗ Mười (98 tuổi) vẫn còn sống.
Phía TQ có Giang Trạch Dân(TBT) và Lý Bằng (Thủ Tướng).
3/ Nhóm họptrong 2 ngày tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên TQ.
4/
Đảng LiênMinh Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) Miến Điện của bà Aung San Suu
Kyi đã thắng cử vàgiành được quyền thành lập chính phủ trong cuộc bầu cử
tự do đầu tiên vào đầutháng 11/2015 sau 25 năm dưới chế độ độc tài,
quân phiệt. (theo VOA và BBC)
Tuesday, November 24, 2015
VĂN QUANG THIÊN HẠ SỰ
Trộm cắp từ sân bay đến thành phố
(VienDongDaily.Com
- 20/11/2015)
Vậy xin hỏi các quan ở sân bay Tân Sơn Nhất từ bao
năm nay, các ông đã điều tra được những vụ tham nhũng và nhũng nhiễu khách hàng
nào? Chẳng thấy các ông báo cáo cho nhân dân được biết.
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn
Có hai nguyên nhân “đáng sợ” nhất của thời đại kinh tế suy thoái và đạo đức băng hoại cùng bọn quan lại tham nhũng, đó là nạn mại dâm và trộm cướp hoành hành ở khắp nơi. Kỳ trước tôi đã tường thuật với bạn đọc về tệ nạn mại dâm ở TP Sài Gòn. Kỳ này tôi tường thuật về nạn trộm cắp ngay tại Sân bay Tân Sơn Nhất và giữa Sài Gòn.
Đã hơn một lần tôi kể với bạn đọc về những điều trái tai gai mắt ở sân bay Tân Sơn Nhất, một sân bay lớn nhất nước và lưu ý du khách nào đến Sài Gòn cũng phải đề phòng tệ nạn này. Nhất là chuyện tham nhũng, chuyện vòi tiền của các “quan chức” làm việc trực tiếp với khách. Thế nhưng vở kịch nhơ bẩn đó vẫn cứ diễn ra hàng ngày, hàng giờ trước mắt thiên hạ, rồi đến chuyện ăn cắp hành lý của khách đi máy bay.
Cho đến nay cũng chẳng thay đổi được gì. Cho nên sân bay này, năm nay vẫn được “vinh dự” xếp vào loại Tệ Nhất Châu Á.
Theo bảng xếp hạng năm 2015 của trang web The Guide to Sleeping in Airports, Tân Sơn Nhất được xếp hạng đứng thứ tư trong danh sách sân bay tệ nhất châu Á. Năm 2014, sân bay này cũng bị liệt vào danh sách tệ nhất do trang web trên bình chọn. Tức là hai năm liền đều tệ như nhau.
Ngoài ra, hành khách còn phàn nàn tín hiệu wifi kém, phòng vệ sinh bẩn và hạn chế lựa chọn trong các nhà hàng.
Lời khuyên được trang web đưa ra là “Nếu ghé qua Tân Sơn Nhất, hành khách nên cẩn thận giữ tài sản có giá trị và cầm một số tiền nhỏ trên tay.”
Người VN nào chẳng xấu hổ khi đọc bản tin này được loan truyền khắp thế giới.
Thật ra đã nhiều lần từ ông Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải họp các quan chức đầu ngành tại sân bay để “dằn mặt” và điều chỉnh tình trạng này. Quan nào cũng nhận một tí khuyết điểm, xin cấp tốc chấn chỉnh ngay.
Lần này cũng vậy, khi nhận được bản tin đáng xấu hổ kia, Giám đốc Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất Đặng Tuấn Tú thừa nhận một số đánh giá của website về chất lượng phục vụ ở sân bay này là đúng, chẳng hạn như chất lượng wifi, đặc biệt là ở ga quốc tế. Ông hứa: "Chúng tôi sẽ chọn nhà cung cấp khác và chắc chắn từ đây đến cuối năm vấn đề này sẽ được khắc phục."
8 năm nữa mới khắc phục được
Ngoài ra, Giám đốc Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất cũng thừa nhận một số dịch vụ tại sân bay còn chưa tốt như: dịch vụ taxi vẫn còn lộn xộn; bãi giữ xe máy nhiều lúc phải ngưng nhận; thái độ của nhân viên sân bay, nhân viên các hãng chưa đúng mực.
Ông Tú cũng cho biết thêm, từ đầu năm đến nay sân bay Tân Sơn Nhấtđã đón hơn 21.7 triệu lượt hành khách. Dự tính đến cuối năm, số lượt khách đạt 26 triệu lượt, vượt quá quy hoạch của nhà ga. Với tốc độ tăng trưởng này, chỉ hai năm nữa Tân Sơn Nhất sẽ đón trên 30 triệu lượt khách. Ông nói:
"Sẽ phải tiếp tục chịu đựng cảnh quá tải này ít nhất tám năm nữa trước khi sân bay Long Thành đưa vào sử dụng. Với điều kiện như thế này, chúng tôi cố gắng duy trì chất lượng dịch vụ ở mức có thể đáp ứng nhu cầu. Ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an ninh an toàn, dành những tiện ích cộng cộng theo tiêu chí cho phép."
Về nạn tham nhũng, phiền hà hành khách để kiếm tiền cũng vậy. Mười năm trước đã đặt ra và các quan cũng hứa khắc phục. Nhưng mọi chuyện vẫn êm ru bà rù, bởi tệ nạn này có cả một đường dây từ dưới lên trên, ai “khắc phục” ai đây?! Lại cái bài ca muôn thuở ở đâu cũng gặp “chúng tôi sẽ cho điều tra và xử lý nghiêm, không dung túng cho tiếu cực.”
Vậy xin hỏi các quan ở sân bay Tân Sơn Nhất từ bao năm nay, các ông đã điều tra được những vụ tham nhũng và nhũng nhiễu khách hàng nào? Chẳng thấy các ông báo cáo cho nhân dân được biết.
Ngay trong thành phố tình trạng trộm cướp càng trầm trọng
Cũng đã hơn một lần tôi tường thuật những vu “Cướp Sài Gòn.” Nhưng cho đến nay tình trạng cướp giật trở nên tinh vi và liều lĩnh hơn. Thậm chí tiền của cất trong két sắt cũng bị kẻ trộm phá két lấy hết. Nhất là các vụ trộm cướp ngày nay lại có những đứa trẻ mới 12, 13 tuổi và có cả những ông bà già sáu bảy chục tuổi cũng dàn cảnh để ăn cướp. Tình hình quả thật đáng báo động đỏ khiến người dân khiếp sợ. Ở đâu cũng mất an ninh. Tính mạng và tài sản có thể mất bất cứ lúc nào.
Băng cướp 10-15 tuổi sẵn sàng đâm, chém du khách ở trung tâm Sài Gòn
Nhóm cướp quy tụ gần chục người, có tuổi đời chỉ từ 10 đến 15 tuổi, gồm: H.H.L (14 tuổi), P.N.T (13 tuổi), N.H.T (12 tuổi), N.C.T, V.T.K, L.V.T.H (đều 15 tuổi). Ngoài ra, còn có các tên “nhí” khác đã bỏ trốn và đang bị công an truy lùng.
Trong băng cướp nhí này, tỏ ra “số má, lì lợm” nhất đám là N.H.T. Nghi can này nói với phóng viên khi đang bị giữ ở trụ sở công an rằng “có sức chơi thì có sức chịu chứ sợ gì”!
Nhóm cướp này bị Công an Q.1 bắt quả tang vào rạng sáng 27-10 khi vừa dùng dao tấn công một cặp tình nhân đang ngồi hóng mát ở khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ trên đại lộ Võ Văn Kiệt, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1 để cướp một điện thoại di động và 2 triệu đồng. Công an Q. 1 cho biết thêm:
Đây cũng là nhóm cướp đã chém trọng thương một du khách người Đức, anh Sepastian Gretz tại bờ kè kênh Tàu Hủ, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, cướp 600.000 đồng, một ĐTDĐ và một ống kính máy ảnh vào rạng 19/10. May mà công an điều tra ra, trả lại tiền tài vật dụng cho du khách.
Ra tay tàn bạo, không hề sợ hãi
Công an cho biết thêm chi tiết rợn người: Anh Sepastian Gretz bị nhóm cướp đâm chém gần chục nhát chưa kể phải chịu thêm nhiều cú đập chí mạng bằng gậy và gạch ở đầu.
Anh này sau đó được người dân và công an chuyển vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, hiện đã xuất viện.
Kẻ ra tay tàn bạo nhất trong vụ này cũng chính là N.H.T. mới 12 tuổi khai nhận chính mình là kẻ trực tiếp dùng dao kề vào cổ của nam du khách, sau đó đâm nạn nhân gần chục nhát trước khi đồng bọn bồi thêm những khúc cây, cục gạch vào đầu cho đến khi anh Sepastian Gretz bất tỉnh mới buông tay.
Khi cả nhóm bị bắt vào buồng giam, chúng không hề sợ hãi. Buổi ngày 28/10 phóng viên báo Thanh Niên ghé trụ sở công an P. Nguyễn Thái Bình - nơi đang giữ các nghi can trong băng cướp nhí. Anh kể: Tại đây, chúng tôi nhìn thấy có sáu thiếu niên, trong đó có một bé gái hơn 10 tuổi liên quan đến sự việc cũng bị giữ để lấy lời khai.
Cả sáu em, đứa nằm dưới nền nhà, đứa ngồi tựa lưng vào tường trong căn phòng chừng 10 mét vuông đã được chốt chặt bởi một ổ khoá. Trông mặt mày các em hốc hác nhưng tất cả đều vui vẻ, cười nói chuyện trò rôm rả. Cả băng vô tư cười nói huyên thuyên và chẳng màng để ý đến mọi thứ xung quanh hay có chút biểu hiện gì bày tỏ sự ăn năn, sợ sệt về tội lỗi mà chính mình gây ra cách đó vài giờ.
Cả sáu em cho biết tất cả đều đã nghỉ học, trong đó có hai em học đến lớp 5, một em học lớp 4, một em học lớp 3 và số còn lại chưa một lần được đến trường. Các em cho biết trước khi đi cướp, cả chúng lang bạt khắp nơi và làm đủ mọi việc để kiếm sống nhưng không có được nhiều tiền lại vất vả nên quy tụ bạn bè thành lập băng nhóm chuyển sang “nghề cướp.”
Vợ chồng già 70 tuổi dàn cảnh ăn vạ chàng trai đi xe SH
Một bạn đọc kể lại câu chuyện hi hữu giữa thành phố:
Những chiêu lừa ngoạn mục mà tôi gặp ở thành phố này không hiếm, nhưng có những điều nếu không chứng kiến, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ tin là nó có thật. Câu chuyện tôi kể ra đây có lẽ sẽ khiến các bạn lắc đầu ngao ngán vì không ngờ, bất kể tuổi tác nào người ta cũng đều có những thủ đoạn lừa đảo khác nhau.
Hôm ấy, khoảng 7 giờ tối tôi mới đi làm về. Trên đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn siêu thị Lotte, Quận 7), trời hơi mưa lất phất, người cũng thưa thớt hơn, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng khiến tôi thật sự cảm thấy xấu hổ, xấu hổ thay cho họ - những con người đáng lẽ ra phải được người khác tôn trọng về bề dày tuổi tác.
Đi phía trước tôi là một anh chàng chạy chiếc xe SH khá sành điệu, bảnh trai. Không như những cậu thanh niên choai choai phóng nhanh, rú ga, nẹt pô âm ĩ, anh ta đi rất từ tốn và luôn đi sát vào trong lề đường.
Đi cách anh chàng kia không xa là một đôi vợ chồng già chạy chiếc xe honda Dream. Nhìn qua, tôi nghĩ họ khoảng tầm chưa tới 70 tuổi, họ đi rất nhanh và luôn cố vượt mặt tôi để leo đến gần vị trí chiếc xe SH kia.
Thủ đoạn ăn vạ bất ngờ
Thế rồi, cứ thế cụ ông lao lên phía trên. Ông quay lại dặn cụ bà rằng: "Ôm cho chặt.” Vừa dứt lời, cụ ông tông vào đuôi chiếc SH kia, loạng choạng, họ ngã nhào xuống đất. Ngay lập tức, cụ bà la lối om sòm, cụ ông hét toáng lên: "Ối bà con ơi, tôi bị xe tông gần chết rồi.”
Chứng kiến cảnh ấy, tôi biết ngay là dàn cảnh anh vạ. Rõ ràng, cú va chạm kia, người đi xe SH không hề có lỗi, anh ta đi trước rất từ tốn, hai vợ chồng cụ ông kia cố tình đâm vào đuôi xe của anh ta.
Khi họ vừa ngã xuống, một người đàn ông đi chiếc Sirius vượt lên, dừng xe lại túm cổ áo anh chàng đi xe SH kia định đánh và bắt anh ta đền tiền vì gây tai nạn. Anh chàng kia không kịp nói gì đã bị anh ta chặn họng, cụ ông cụ bà kia thì cứ rên la như thể nặng lắm. Thấy vậy, anh chàng kia đành phải đưa cho cặp vợ chồng già kia một số tiền, tôi không biết bao nhiêu, tuy nhiên, tôi vừa lên tiếng định nói thì ngay lập tức đằng sau có kẻ đánh mạnh vào xe tôi và nói: "Đi đi, giang hồ đấy, lo chuyện bao đồng nó đánh cho.” Tên túm cổ anh SH kia chỉ vào mặt tôi và dằn mặt, đồng thời mấy kẻ khác cố đẩy tôi đi thật nhanh.
Thật không ngờ, một cặp vợ chồng đã vào cái tuổi gần 70 lại có thể nghĩ ra những kiểu ăn vạ, đòi tiền trắng trợn một cách đáng xấu hổ như vậy. Đúng là cuộc sống này thật khó lường, chuyện lừa đảo nào cũng có thể xảy ra và có lẽ ra đường bây giờ trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người chúng ta.
Những cảnh ăn cắp vặt
Tôi chỉ tường thuật vài chuyện lớn, còn ăn cắp, ăn cướp vặt diễn ra hàng ngày hàng giờ trên tất cả các các đường phố, dù là phố đông người. Chẳng thiếu gì những cô gái đang phóng xe gắn máy bị bọn cướp bám theo xà vào cướp dây chuyền, cướp điện thoại, cướp bất cứ thứ gì đeo trên xe.
Ngay ở cổng bệnh viện giữa quận 5, một bà cũng bị 10 tên dàn cảnh cướp mất chiếc dây chuyền bạch kim, trị giá khoảng 5 triệu đồng. Còn ở ngay giữa TP Hà Nội, bạn hãy nhìn bất kỳ cái gì để trước cửa cũng phải khóa chặt, ngay cả tấm sắt nhỏ dùng làm lối dẫn xe máy lên hiên cũng phải khóa, tấm bảng hiệu của nhà nước cũng được khóa cẩn thận.
Bạn đã thấy tình hình an ninh ở VN ngày nay như thế nào.
Hết thuốc chữa!
Văn Quang (20-11-2015)
Có hai nguyên nhân “đáng sợ” nhất của thời đại kinh tế suy thoái và đạo đức băng hoại cùng bọn quan lại tham nhũng, đó là nạn mại dâm và trộm cướp hoành hành ở khắp nơi. Kỳ trước tôi đã tường thuật với bạn đọc về tệ nạn mại dâm ở TP Sài Gòn. Kỳ này tôi tường thuật về nạn trộm cắp ngay tại Sân bay Tân Sơn Nhất và giữa Sài Gòn.
Đã hơn một lần tôi kể với bạn đọc về những điều trái tai gai mắt ở sân bay Tân Sơn Nhất, một sân bay lớn nhất nước và lưu ý du khách nào đến Sài Gòn cũng phải đề phòng tệ nạn này. Nhất là chuyện tham nhũng, chuyện vòi tiền của các “quan chức” làm việc trực tiếp với khách. Thế nhưng vở kịch nhơ bẩn đó vẫn cứ diễn ra hàng ngày, hàng giờ trước mắt thiên hạ, rồi đến chuyện ăn cắp hành lý của khách đi máy bay.
Cho đến nay cũng chẳng thay đổi được gì. Cho nên sân bay này, năm nay vẫn được “vinh dự” xếp vào loại Tệ Nhất Châu Á.
Sân bay Tân Sơn Nhất đã được nâng cấp cuối
năm 2014 song vẫn bị xếp hạng tệ nhất châu Á.
Khi đến sân bay TSN phải cẩn thận giữ tài sản có giá trịTheo bảng xếp hạng năm 2015 của trang web The Guide to Sleeping in Airports, Tân Sơn Nhất được xếp hạng đứng thứ tư trong danh sách sân bay tệ nhất châu Á. Năm 2014, sân bay này cũng bị liệt vào danh sách tệ nhất do trang web trên bình chọn. Tức là hai năm liền đều tệ như nhau.
Ngoài ra, hành khách còn phàn nàn tín hiệu wifi kém, phòng vệ sinh bẩn và hạn chế lựa chọn trong các nhà hàng.
Lời khuyên được trang web đưa ra là “Nếu ghé qua Tân Sơn Nhất, hành khách nên cẩn thận giữ tài sản có giá trị và cầm một số tiền nhỏ trên tay.”
Người VN nào chẳng xấu hổ khi đọc bản tin này được loan truyền khắp thế giới.
Thật ra đã nhiều lần từ ông Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải họp các quan chức đầu ngành tại sân bay để “dằn mặt” và điều chỉnh tình trạng này. Quan nào cũng nhận một tí khuyết điểm, xin cấp tốc chấn chỉnh ngay.
Lần này cũng vậy, khi nhận được bản tin đáng xấu hổ kia, Giám đốc Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất Đặng Tuấn Tú thừa nhận một số đánh giá của website về chất lượng phục vụ ở sân bay này là đúng, chẳng hạn như chất lượng wifi, đặc biệt là ở ga quốc tế. Ông hứa: "Chúng tôi sẽ chọn nhà cung cấp khác và chắc chắn từ đây đến cuối năm vấn đề này sẽ được khắc phục."
8 năm nữa mới khắc phục được
Ngoài ra, Giám đốc Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất cũng thừa nhận một số dịch vụ tại sân bay còn chưa tốt như: dịch vụ taxi vẫn còn lộn xộn; bãi giữ xe máy nhiều lúc phải ngưng nhận; thái độ của nhân viên sân bay, nhân viên các hãng chưa đúng mực.
Ông Tú cũng cho biết thêm, từ đầu năm đến nay sân bay Tân Sơn Nhấtđã đón hơn 21.7 triệu lượt hành khách. Dự tính đến cuối năm, số lượt khách đạt 26 triệu lượt, vượt quá quy hoạch của nhà ga. Với tốc độ tăng trưởng này, chỉ hai năm nữa Tân Sơn Nhất sẽ đón trên 30 triệu lượt khách. Ông nói:
"Sẽ phải tiếp tục chịu đựng cảnh quá tải này ít nhất tám năm nữa trước khi sân bay Long Thành đưa vào sử dụng. Với điều kiện như thế này, chúng tôi cố gắng duy trì chất lượng dịch vụ ở mức có thể đáp ứng nhu cầu. Ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an ninh an toàn, dành những tiện ích cộng cộng theo tiêu chí cho phép."
Về nạn tham nhũng, phiền hà hành khách để kiếm tiền cũng vậy. Mười năm trước đã đặt ra và các quan cũng hứa khắc phục. Nhưng mọi chuyện vẫn êm ru bà rù, bởi tệ nạn này có cả một đường dây từ dưới lên trên, ai “khắc phục” ai đây?! Lại cái bài ca muôn thuở ở đâu cũng gặp “chúng tôi sẽ cho điều tra và xử lý nghiêm, không dung túng cho tiếu cực.”
Vậy xin hỏi các quan ở sân bay Tân Sơn Nhất từ bao năm nay, các ông đã điều tra được những vụ tham nhũng và nhũng nhiễu khách hàng nào? Chẳng thấy các ông báo cáo cho nhân dân được biết.
Ngay trong thành phố tình trạng trộm cướp càng trầm trọng
Cũng đã hơn một lần tôi tường thuật những vu “Cướp Sài Gòn.” Nhưng cho đến nay tình trạng cướp giật trở nên tinh vi và liều lĩnh hơn. Thậm chí tiền của cất trong két sắt cũng bị kẻ trộm phá két lấy hết. Nhất là các vụ trộm cướp ngày nay lại có những đứa trẻ mới 12, 13 tuổi và có cả những ông bà già sáu bảy chục tuổi cũng dàn cảnh để ăn cướp. Tình hình quả thật đáng báo động đỏ khiến người dân khiếp sợ. Ở đâu cũng mất an ninh. Tính mạng và tài sản có thể mất bất cứ lúc nào.
Băng cướp 10-15 tuổi sẵn sàng đâm, chém du khách ở trung tâm Sài Gòn
Nhóm cướp quy tụ gần chục người, có tuổi đời chỉ từ 10 đến 15 tuổi, gồm: H.H.L (14 tuổi), P.N.T (13 tuổi), N.H.T (12 tuổi), N.C.T, V.T.K, L.V.T.H (đều 15 tuổi). Ngoài ra, còn có các tên “nhí” khác đã bỏ trốn và đang bị công an truy lùng.
Trong băng cướp nhí này, tỏ ra “số má, lì lợm” nhất đám là N.H.T. Nghi can này nói với phóng viên khi đang bị giữ ở trụ sở công an rằng “có sức chơi thì có sức chịu chứ sợ gì”!
Nhóm cướp này bị Công an Q.1 bắt quả tang vào rạng sáng 27-10 khi vừa dùng dao tấn công một cặp tình nhân đang ngồi hóng mát ở khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ trên đại lộ Võ Văn Kiệt, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1 để cướp một điện thoại di động và 2 triệu đồng. Công an Q. 1 cho biết thêm:
Đây cũng là nhóm cướp đã chém trọng thương một du khách người Đức, anh Sepastian Gretz tại bờ kè kênh Tàu Hủ, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, cướp 600.000 đồng, một ĐTDĐ và một ống kính máy ảnh vào rạng 19/10. May mà công an điều tra ra, trả lại tiền tài vật dụng cho du khách.
Ra tay tàn bạo, không hề sợ hãi
Công an cho biết thêm chi tiết rợn người: Anh Sepastian Gretz bị nhóm cướp đâm chém gần chục nhát chưa kể phải chịu thêm nhiều cú đập chí mạng bằng gậy và gạch ở đầu.
Anh này sau đó được người dân và công an chuyển vào bệnh viện cấp cứu kịp thời, hiện đã xuất viện.
Kẻ ra tay tàn bạo nhất trong vụ này cũng chính là N.H.T. mới 12 tuổi khai nhận chính mình là kẻ trực tiếp dùng dao kề vào cổ của nam du khách, sau đó đâm nạn nhân gần chục nhát trước khi đồng bọn bồi thêm những khúc cây, cục gạch vào đầu cho đến khi anh Sepastian Gretz bất tỉnh mới buông tay.
Khi cả nhóm bị bắt vào buồng giam, chúng không hề sợ hãi. Buổi ngày 28/10 phóng viên báo Thanh Niên ghé trụ sở công an P. Nguyễn Thái Bình - nơi đang giữ các nghi can trong băng cướp nhí. Anh kể: Tại đây, chúng tôi nhìn thấy có sáu thiếu niên, trong đó có một bé gái hơn 10 tuổi liên quan đến sự việc cũng bị giữ để lấy lời khai.
Cả sáu em, đứa nằm dưới nền nhà, đứa ngồi tựa lưng vào tường trong căn phòng chừng 10 mét vuông đã được chốt chặt bởi một ổ khoá. Trông mặt mày các em hốc hác nhưng tất cả đều vui vẻ, cười nói chuyện trò rôm rả. Cả băng vô tư cười nói huyên thuyên và chẳng màng để ý đến mọi thứ xung quanh hay có chút biểu hiện gì bày tỏ sự ăn năn, sợ sệt về tội lỗi mà chính mình gây ra cách đó vài giờ.
Cả sáu em cho biết tất cả đều đã nghỉ học, trong đó có hai em học đến lớp 5, một em học lớp 4, một em học lớp 3 và số còn lại chưa một lần được đến trường. Các em cho biết trước khi đi cướp, cả chúng lang bạt khắp nơi và làm đủ mọi việc để kiếm sống nhưng không có được nhiều tiền lại vất vả nên quy tụ bạn bè thành lập băng nhóm chuyển sang “nghề cướp.”
Vợ chồng già 70 tuổi dàn cảnh ăn vạ chàng trai đi xe SH
Một bạn đọc kể lại câu chuyện hi hữu giữa thành phố:
Những chiêu lừa ngoạn mục mà tôi gặp ở thành phố này không hiếm, nhưng có những điều nếu không chứng kiến, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ tin là nó có thật. Câu chuyện tôi kể ra đây có lẽ sẽ khiến các bạn lắc đầu ngao ngán vì không ngờ, bất kể tuổi tác nào người ta cũng đều có những thủ đoạn lừa đảo khác nhau.
Hôm ấy, khoảng 7 giờ tối tôi mới đi làm về. Trên đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn siêu thị Lotte, Quận 7), trời hơi mưa lất phất, người cũng thưa thớt hơn, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng khiến tôi thật sự cảm thấy xấu hổ, xấu hổ thay cho họ - những con người đáng lẽ ra phải được người khác tôn trọng về bề dày tuổi tác.
Đi phía trước tôi là một anh chàng chạy chiếc xe SH khá sành điệu, bảnh trai. Không như những cậu thanh niên choai choai phóng nhanh, rú ga, nẹt pô âm ĩ, anh ta đi rất từ tốn và luôn đi sát vào trong lề đường.
Đi cách anh chàng kia không xa là một đôi vợ chồng già chạy chiếc xe honda Dream. Nhìn qua, tôi nghĩ họ khoảng tầm chưa tới 70 tuổi, họ đi rất nhanh và luôn cố vượt mặt tôi để leo đến gần vị trí chiếc xe SH kia.
Thủ đoạn ăn vạ bất ngờ
Thế rồi, cứ thế cụ ông lao lên phía trên. Ông quay lại dặn cụ bà rằng: "Ôm cho chặt.” Vừa dứt lời, cụ ông tông vào đuôi chiếc SH kia, loạng choạng, họ ngã nhào xuống đất. Ngay lập tức, cụ bà la lối om sòm, cụ ông hét toáng lên: "Ối bà con ơi, tôi bị xe tông gần chết rồi.”
Chứng kiến cảnh ấy, tôi biết ngay là dàn cảnh anh vạ. Rõ ràng, cú va chạm kia, người đi xe SH không hề có lỗi, anh ta đi trước rất từ tốn, hai vợ chồng cụ ông kia cố tình đâm vào đuôi xe của anh ta.
Khi họ vừa ngã xuống, một người đàn ông đi chiếc Sirius vượt lên, dừng xe lại túm cổ áo anh chàng đi xe SH kia định đánh và bắt anh ta đền tiền vì gây tai nạn. Anh chàng kia không kịp nói gì đã bị anh ta chặn họng, cụ ông cụ bà kia thì cứ rên la như thể nặng lắm. Thấy vậy, anh chàng kia đành phải đưa cho cặp vợ chồng già kia một số tiền, tôi không biết bao nhiêu, tuy nhiên, tôi vừa lên tiếng định nói thì ngay lập tức đằng sau có kẻ đánh mạnh vào xe tôi và nói: "Đi đi, giang hồ đấy, lo chuyện bao đồng nó đánh cho.” Tên túm cổ anh SH kia chỉ vào mặt tôi và dằn mặt, đồng thời mấy kẻ khác cố đẩy tôi đi thật nhanh.
Thật không ngờ, một cặp vợ chồng đã vào cái tuổi gần 70 lại có thể nghĩ ra những kiểu ăn vạ, đòi tiền trắng trợn một cách đáng xấu hổ như vậy. Đúng là cuộc sống này thật khó lường, chuyện lừa đảo nào cũng có thể xảy ra và có lẽ ra đường bây giờ trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người chúng ta.
Những cảnh ăn cắp vặt
Tôi chỉ tường thuật vài chuyện lớn, còn ăn cắp, ăn cướp vặt diễn ra hàng ngày hàng giờ trên tất cả các các đường phố, dù là phố đông người. Chẳng thiếu gì những cô gái đang phóng xe gắn máy bị bọn cướp bám theo xà vào cướp dây chuyền, cướp điện thoại, cướp bất cứ thứ gì đeo trên xe.
Ngay ở cổng bệnh viện giữa quận 5, một bà cũng bị 10 tên dàn cảnh cướp mất chiếc dây chuyền bạch kim, trị giá khoảng 5 triệu đồng. Còn ở ngay giữa TP Hà Nội, bạn hãy nhìn bất kỳ cái gì để trước cửa cũng phải khóa chặt, ngay cả tấm sắt nhỏ dùng làm lối dẫn xe máy lên hiên cũng phải khóa, tấm bảng hiệu của nhà nước cũng được khóa cẩn thận.
Bạn đã thấy tình hình an ninh ở VN ngày nay như thế nào.
Hết thuốc chữa!
Văn Quang (20-11-2015)
Nguồn: http://www.viendongdaily.com/trom-cap-tu-san-bay-den-thanh-pho-M8P5gfcu.html
HOANG THANH TRUC * CỘNG SẢN PHI NHÂN
CS-XHCN và mất hết tính người
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Sáng
sớm chủ nhật, thay cho tập thể dục tôi đi bộ một mạch 2 cây số lên nhà
ông Bác ruột mà tôi biết thường ngày giờ này ông vẫn hay ngồi uống trà
lướt tin tức trên laptop sau khi tưới mấy giò lan trước sân. Đúng vậy,
nhìn qua cửa cổng Bác tôi ngồi một mình vừa lắc đầu vừa cười tủm tỉm với
cái màn hình máy tính. Như người nhà, lòn tay mở cổng bước vào, sà
xuống ghế đá ngồi kề bên tôi nhìn ké laptop, trên màn hình thấy có mấy
tấm ảnh một người đàn ông trẻ đứng thẳng 2 chân và cụt một chân ngồi xin
ăn như người hành khất nhưng lại nhe răng cười rất tươi. Vừa rót tách
trà cho tôi, chép miệng lắc đầu ngao ngán Bác nói: “Sống gần hết đời
người (87 tuổi) từ thời thực dân qua thời ông Diệm (TT/Ngô Đình Diệm)
chưa bao giờ thấy cái cảnh “mất hết tính người” như thời xã hội chủ
nghĩa này”…
Đẩy tách trà về phía tôi giọng nói Bác não nề: “Thanh niên lưng dài
vai rộng lành lặn tay chân mặt mày sáng sủa nhưng không lo làm ăn lương
thiện như thiên hạ lại bày trò lừa bịp dối trá giả người tàn tật để mọi
người rủ lòng thương hại bố thí, khi bị phát hiện vạch mặt đã không biết
xấu hổ lại còn đưa mặt ra cười tươi rói như hãnh diện với việc làm hạ
cấp của mình… thiệt là hèn mạt nhục nhã, không hiểu là con người hay con
gì, sao thời đại văn minh nhưng xã hội XHCN chúng ta lại phát sinh ra
những loại người mà không còn chút “tính người” như thế này…”
Đóng kịch tàn tật bên cái máy Cassette hỗ trợ
Gã “cái bang” này vừa bị lật tẩy - chỉ cần 5 phút hóa trang là biến hình
từ thanh niên khỏe mạnh lành lặn thành bị cụt chân... để ngồi xin ăn.
Nghe Bác nói tôi chú ý lướt qua dòng tin kèm theo mấy tấm ảnh…
Qua một thời gian theo dõi thủ đoạn, 9 giờ sáng 19-11, đội CSGT (Công an TP Phan Thiết) bắt giữ và giao cho Công an xã
tạm giam chờ xử lý đối tượng Trần Văn Lượm (SN 1991, ngụ thôn Hà Giang,
xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) vì hành vi lừa đảo, hóa
trang giả người tàn tật lường gạt mọi người để ăn xin. Thủ đoạn của
Lượm là sử dụng quần áo rộng, rách nát, sau đó ngồi bệt gập một chân vào
trong lấy mông đè lên, giả bị cụt chân do tai nạn rồi lê lết tại các
chợ, nơi đông người, dùng cái máy Cassette để kế bên phát ra lời kể lể
van xin để xin tiền. Trung bình mỗi ngày, đối tượng này kiếm được 300 -
400 ngàn đồng từ những người đi chợ cả tin và khách qua đường mềm lòng
thương hại, ngồi chỉ hơn 1 giờ (sáng 19-11) Lượm đã kiếm được 270 ngàn
đồng tiền lẻ bỏ trong xô.
Có điều dù bị Công an bắt giữ thay vì phản xạ ăn năn hối lỗi thì hắn vẫn
cười rất tươi dưới ống kính!? Một kiểu cười tự tin với mình và ngạo mạn
với xã hội xem như “trò ảo thuật” lợi dụng lòng tốt của mọi người để
kiếm tiền này là bình thường, rất phản cảm, tôi nhìn thật kỷ gương mặt
“dị nhân” rồi cũng lắc đầu… Bác tôi hớp ngụm trà hỏi tôi qua tròng kính
lão: Con nghĩ sao?
Tôi xin phép Bác, vừa lướt ngón tay trên bàn phím vừa cười buồn trả lời:
Cũng không lạ gì đâu Bác! Đây là hệ lụy tất nhiên từ “nhân quả” thôi…
Click Enter, tôi chỉ vào laptop hỏi: Bác Hai biết “nhân vật” này không?
Bác tôi sửa lại gọng kính nhìn rồi bật cười phá lên: Còn ai nữa? Đây là
nhân vật huyền thoại “Thạch Sanh Lê Văn Tám chém chằn tinh” bằng thân
mình bốc lửa mà nhà nước “đảng mình” sáng tác giúp nhân dân giải trí chớ
ai…
Tôi cũng bật cười nói với Bác: Bác nhìn xem cái bảng tên đường ở Hà Nội rất hài hước…
Nhân vật kháng chiến?
Khác với con thú (thú vật) - Nhân vật bắt buộc phải là con người, nhất
là “nhân vật kháng chiến” càng phải là người mới được được “tổ chức”
huấn luyện kháng chiến, mà tổ chức đảng CSVN thì không bao giờ thâu nhận
một kẻ bá vơ trôi sông lạc chợ, không biết rõ bất cứ chi tiết nào về
nhân thân lai lịch tông tích ở đâu lại đưa vào tổ chức mình. Dấu chấm?
(trên cái bảng này) vô hình trung xác định con người này là không thể có
thật, nhưng lại khẳng định là một “nhân vật kháng chiến”(!?) và được
vinh dự ngang hàng với tên nhiều “nhân vật” anh hùng tiền nhân lịch sử
khả kính có thật khác trên những con đường. Thâm chí sự lừa bịp dối trá
này vẫn điềm nhiên dù công luận xã hội đã nghiêm túc lên tiếng xác nhận
cảnh báo là “nhân vật” này không có thật…
Giáo sư Phan Huy Lê một trong những chuyên gia hàng đầu về Lịch Sử Việt Nam - Nguyên Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử
“Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có
sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi nó được xây dựng
trên cơ sở khách quan, chân thực” - Giáo sư Phan Huy Lê
Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu (tác giả câu chuyện Lê văn Tám) là: “Sau
này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại (cải chính)
giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa, vì biết đâu sau này có người lại
cất công đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận
là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng này (vố dĩ không có
thật). Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là
trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.” GS
Phan Huy Lê nhấn mạnh sau khi giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn
Tám do GS Trần Huy Liệu phác họa trên cái nền một chuyện kể lại chứ
không hề có thật.
Thêm nữa, một cậu bé (trên dưới 10 tuổi) tẩm xăng vào người
rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo
được mấy bước, không thể chạy được qua cánh cổng kho xăng có lính gác
nghiêm ngặt với khoảng cách mấy chục mét để làm cháy nổ kho xăng. GS
Trần Huy Liệu đã tự trách mình là thiếu cân nhắc về khoa học nên hư cấu (bịa chuyện) có chỗ chưa hợp lý. Đây là ý kiến của GS Trần Huy Liệu mà sau này có trao đổi với vài bác sĩ để xác nhận thêm (về phản xạ của thiếu niên khi cơ thể bị đốt cháy) - GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám (*)
Riêng Bác Hai tôi còn nói thêm, thập niên 1945-1955 Bác tôi đang là một
trong số ít học sinh trường Lê Quý Đôn thời Jean Jacques Rousseau
(Quartier indigène) Sài Gòn lúc ấy như trong lòng bàn tay, phố Catinat
(Đồng Khởi) là bộ mặt sinh hoạt của thực dân Pháp vùng Viễn Đông, lúc
nào cũng có “nhật trình” (báo chí) thân cánh tả hay hữu trong xã hội
nước Pháp bày bán cho giới thượng lưu thì nếu có “Một gương hi sinh
vô cùng dũng cảm. Một chiến sĩ ta tẩm dầu vào mình tự làm mồi lửa đã đốt
được kho dầu Simon Piétri, lửa cháy luôn hai đêm hai ngày.” Như lập
luận của tuyên giáo “đảng Ta” thì ắt phải có đăng tin trên các nhật
trình của mẫu quốc Pháp, cánh hữu hoặc tả (thời điểm đó) mà Tàng Thư văn
khố Đông Dương tại Pháp có tiếng là nơi lưu trữ không sót một “hạt bụi”
quá khứ nào thì tại sao mấy nhà “sử học” CSVN không qua đó mà sao lục
hay photo để mang về dẫn chứng cho “Thạch Sanh Lê Văn Tám”? Nói chung là
loại trí thức cuồng tín CS/XHCN theo đóm ăn tàng chỉ tưởng tượng bịa
chuyện viết láo theo đơn đặt hàng vì cơm áo, không có nhân cách… Bác tôi
chiêu ngụm trà rồi cười hề hề…
Tôi chỉ cho Bác xem thêm mấy tấm hình liên quan Lê Văn Tám và ngán ngẩm:
Một kẻ vô lại hèn mạt như “nhân vật” lừa bịp mọi người, ăn xin lòng từ
tâm của thiên hạ nói trên thì bán rẻ chỉ nhân cách của chính hắn ta
thôi. Còn một đảng phái, chế độ mà mang sự lừa bịp dối trá ra ca ngợi
biểu dương và nhân lên việc xấu xa thiếu trung thực ấy vào giáo dục thì
không chỉ một mà có thêm nhiều kẻ hạ đẳng nhân cách dối trá để trục lợi
như trên là hệ lụy “nhân quả” nhãn tiền trong xã hội là tất nhiên.
Lừa Bịp đi vào Giáo Dục
Lừa Bịp được quảng cáo
Lừa Bịp được ngợi ca
Rau nào thì sâu nấy. Như chọn vai diễn cho từng bộ phim, một nhân vật
không có thật thì nó mới phù hợp với một chủ nghĩa xã hội cộng sản không
hề có thật.
23/11/2015
LÊ NGUYỄN * HÔ CHÍ MINH
Tại sao tôi viết sự thật Hồ Chí Minh?
Le Nguyen (Danlambao)
- Những ai sống trong nước độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam can đảm
viết hoặc vượt qua sợ hãi nói lên, phổ biến sự thật Hồ Chí Minh đều trải
nghiệm sự phản ứng đủ kiểu, đủ trò của các tên phò đảng, thần tượng Hồ,
với sự hổ trợ tích cực của lực lượng công an mạng (CAM) thay nhau “xa
luân chiến” tấn công nhiều hướng nhằm làm cho nản chí để không thể tiếp
tục cất tiếng nói lên sự thật Hồ Chí Minh. Cụ thể là thấy không thể lung
lay ý chí, không thể đánh gục người nói lên sự thật Hồ Chí Minh trên
mặt lý luận thì các tên chịu trách nhiệm làm công tác “tư tưởng” trên
mạng xã hội Facebook, trên các trang báo lề dân đổi chiến thuật cho côn
an vào cuộc khủng bố tinh thần, bao vây kinh tế, gây khó khăn về mặt cư
trú...
Cuối cùng nếu các biện pháp cứng rắn kể cả việc giả dạng côn đồ hành
hung tét đầu chảy máu vẫn không bịt được miệng những người dám vạch trần
đạo đức giả, bộ mặt gớm ghiếc thật của Hồ Chí Minh thì những tên cộng
sản tôn thờ chủ nghĩa tam vô, đổi chiến thuật chơi trò tâm lý xuống nước
nhỏ rao giảng đạo lý truyền thống dân tộc thay cho “đạo đức cách mạng”
của gian hùng Hồ chí Minh truyền dạy.
Nói đến đạo lý dân tộc những tên côn an tư tưởng thường hay nói đến lời
dạy “nghĩa tử là nghĩa tận” theo truyền thống dân tộc Việt Nam. Nghĩa tử
là nghĩa tận theo quan niệm của người xưa có nghĩa là người chết là
hết, là dứt nợ trần gian, mọi oán giận, thù ghét trong lúc sống do họ
làm sai, gây tội ác đều nên tha thứ bỏ qua và cần ứng xử có tình có
nghĩa bời là con người không ai là không có lỗi lầm nên khi họ trở về
với cát bụi thì người sống cần mở lòng bao dung tha thứ cầu mong cho họ
ra đi thanh thản, thôi vướng bận bụi trần.
Quan niệm nghĩa tử là nghĩa tận của tổ tiên nòi Việt nghìn đời truyền
lại thực sự là “tài sản quý báu”, là hoàn toàn đúng đắn, không việc chi
để bàn cãi. Nó không phải như tài sản “ghê sợ” của Mao-Hồ để lại cho
cộng sản Việt Nam - những đứa con hoang của Tàu vẫn cứ ra rả đòi bảo vệ,
phát huy? Thiết nghĩ cần hiểu rõ là những tên cán bộ, quan chức cộng
sản “rao giảng” nghĩa tử là nghĩa tận, có thực tâm làm theo lời rao
giảng hay không - hay nghĩa tử là nghĩa tận trong đầu của chúng chỉ là
công cụ nhằm che dấu bản chất gian manh, dối trá, vô đạo đức của người
cộng sản vốn có?
Quan sát thực tiễn đời sống xã hội chủ nghĩa không khó để thấy, các quan
chức cộng sản hô hào “lời hay ý đẹp” ca tụng dàn dựng “người tốt việc
tốt” chỉ để phục vụ công tác tuyên truyền dối trá, phục vụ mục tiêu
chính trị chứ chúng không hề tôn trọng lời khuyên dạy truyền đời như
quan niệm nghĩa tử là nghĩa tận theo đạo lý truyền đời của truyền thống
Việt Nam.
Cụ thể là lãnh đạo đảng, nhà nước, các cán bộ, đảng viên cộng sản thường
ca bài ca con cá “nghĩa tử là nghĩa tận” chỉ khi nào thấy ai đó nói lên
sự thật vô đạo đức, gian manh, độc ác của Hồ Chí Minh với dẫn chứng
không thể chối cãi làm chúng bất lực không thể phản bác, không thể bịt
mồm được.
Thực chất nghĩa tử là nghĩa tận trong ý nghĩ của những tên cộng sản vô
đạo là xúi giục, cắt cử côn đồ cướp diễn đàn, ngăn chận bằng hữu đọc
điếu văn chia buồn, giằng xé các băng tang trên các vòng hoa phúng điếu,
gây rối trật tư như đã từng diễn ra trong đám tang của công thần chế độ
- những người có công dựng nên chế độ cộng sản, gồm có tang lễ của
tướng Trần Độ nguyên phó chủ nhiệm tổng cục chính trị, Hoàng Minh Chính
nguyên viện trưởng viện triết học Marx-Lênin, luật gia Lê Hiếu Đằng có
45 năm tuổi đảng, giữ nhiều chức vụ cao trong đảng, nhà nước...
Việc rình rập cướp băng rôn, ngăn chận bạn bè, thân hữu đến chia buồn
đưa tang cho người quá cố của đám côn đồ làm theo lệnh trên giao còn
diễn ra thô bạo, hung ác hơn đối với đám tang của bà Đặng Kim Liên mẹ
của blogger Tạ Phong Tần, của mẹ Lợi mẹ của blogger Phạm Thanh
Nghiên...và kinh khủng hơn nữa cho cái gọi là nghĩa tử là nghĩa tận của
quan chức cộng sản, là có một số vụ việc chúng đánh chết người trong lúc
tạm giam, tạm giữ rồi cướp xe tang, cướp quyền cử hành tang lễ, tự
quyết định chọn nơi chôn cất của gia đình nạn nhân... là sự thật đã đang
xảy ra trong cái gọi là nhà nước dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, ai cũng thấy. Thế mà đám cháu ngoan các loại của bác vẫn mồm
loa mép vãi, nghĩa tử là nghĩa tận không biết ngượng mồm.
Đáng sợ hơn nữa là việc các tên cháu ngoan lưu manh, phi nhân tính do Hồ
nuôi trồng trong chuồng hoa cứt lợn. Chúng hò hét, hô hào nghĩa tử là
nghĩa tận nhưng chúng không để yên cho Hồ yên giấc nghìn thu. Chúng cãi
lời, không hỏa thiêu xác Hồ như lời Hồ dặn trong di chúc khi đi gặp cụ
tổ Mác-Lê trong lúc sống. Hồ chết chúng mổ bụng moi gan... phơi thây bác
của chúng ở quảng trường Ba Đình để buôn bán mưu cầu lợi danh nhằm lừa
gạt một bộ phận không nhỏ “đồng chí” mù đảng, cuồng Hồ ngây thơ tưởng
nhầm là chúng kính trọng, tôn thờ Hồ. Thật ra là lũ cháu ma đầu, lưu
manh ra sức đánh bóng, lợi dụng xác Hồ cho mục tiêu kinh doanh quyền,
lợi, danh...của chúng. Chỉ cần với cái đầu tỉnh táo thì sẽ không khó để
nhận ra ý đồ đen tối của đám lãnh đạo ma đầu, lưu manh không còn tính
người này.
Có lẽ những ai sống trong thời bao cấp đói meo hẳn còn nhớ, là nếu giả
vờ kính yêu, xếp hàng ở đầu vào thăm “lăng bác” thì đầu ra sẽ có bánh mì
bỏ vào cái bụng trống rỗng của mình, là sự thật của đoàn người rồng rắn
vào lăng “bác Hồ”. Chuyện giở trò để người dân vào “lăng bác” để phục
vụ tuyên truyền cho mục tiêu chính trị thời nay có chút thay đổi, có
chút tinh vi nhưng cũng không thể che dấu, lộ ra xảo thuật của tuyên
giáo làm cơ sở tuyên truyền, là hằng ngày đoàn người lũ lượt vào lăng
bác thể hiện tấm lòng yêu kính bác(?)
Sự thật số đông người vào thăm “lăng bác” là thuộc tổ chức, đoàn thể,
công ty quốc doanh trực thuộc đảng, nhà nưóc được xếp đặt, ban thưởng đi
viếng “lăng bác” do ngoan ngoãn như đàn cừu của họ. Một số khác “xếp
hàng”vào lăng bác khá đông đảo là do các tour du lịch đến Hà Nội đều
được “chỉ đạo” phải có hạng mục viếng “lăng bác” để tạo ảo giác, để lừa
gạt người nước ngoài lẫn Việt kiều về thăm quê hương đi du lịch, thấy
giòng người xếp hàng rồng rắn vào “lăng bác” ngộ nhận tưởng là người vào
lăng bày tỏ lòng tôn kính Hồ Chí Minh để những đứa lãnh đạo lưu manh
phục vụ mục đích kinh doanh trên xác chết của Hồ!
Đảng cộng sản độc quyền cai trị đất nước Việt Nam với đám lãnh đạo lưu
manh, không những sử dụng xảo thuật dàn dựng tuyên truyền cho chuyện
thăm lăng Hồ để phục vu mục tiêu mị dân mà còn xây dựng hình tượng Hồ
Chí Minh như là thần thánh, là vĩ nhân.
Để biến tên tội đồ Hồ thành vĩ nhân, thành thánh cộng sản Việt Nam bỏ ra hàng núi tiền, hàng rừng người để tuyên truyền “Hồ là ông tiên hiền dịu thánh thiện, không biết đến mùi đàn bà, một lòng vì dân, vì nước...”
nhằm tạo hào quang giả tạo cho hình tượng Hồ chí Minh và đưa hình ảnh
Hồ vào chương trình giáo dục cưỡng bức, nhồi sọ, tẩy não trẻ con từ mầm
non cho đến lúc trưởng thành. Song song với việc cưỡng bức giáo dục là
chúng gia tốc, ráo riết xây tượng đài, dựng đền thờ miếu mạo và đưa
tượng Hồ Chí Minh vào đình chùa, ngồi ngang hàng cùng Phật, Thánh - có
cả mổ trâu lấy máu làm phép hô thần nhập tượng, với cả bầy sư sãi gõ mõ,
tụng kinh đầy màu sắc mê tín dị đoan, có hàng đoàn quan chức lũ lượt
đến bái lạy ra vẻ thành khẩn, sùng kính Hồ...
Với việc xây tượng đài tràn lan cho tội đồ Hồ Chí Minh. Với chương trình
giáo dục cưỡng bức bịp bợm tâng bốc tư tưởng, đạo đức không hề có của
Hồ để kinh doanh thu lợi từ xác chết Hồ Chí Minh của đám lãnh đạo lưu
manh đương quyền càng làm cho những phẫn uất dồn nén của người dân vào
tội ác do Hồ gây ra trong lòng nhân dân Việt Nam càng bộc phát mạnh mẽ,
gay gắt, quyết liệt, quyết tâm tố cáo, vạch trần sư thật Hồ Chí Minh
hơn.
Thế thì những việc làm của đám lãnh đạo ma đầu, của đám cháu ngoan lưu
manh có phải là thực hiện quan niệm nghĩa tử là nghĩa tận đối với Hồ Chí
Minh hay làm thế là nhắc nhớ, chọc ghẹo cho người dân Việt Nam, nạn
nhân của Hồ không thể quên quá khứ, đào mồ cuốc mả dựng đầu Hồ lên mắng
chửi cho hả giận? Lỗi đó do ai tạo ra? chắc chắn không phải do dân mà là
do cháu ngoan các loại khơi dậy vết thương sắp lành mặt của tội đồ Hồ
Chí Minh gây ra.
Thật ra nếu không có đám lãnh đạo lưu manh lôi kéo xác Hồ làm “sản phẩm
kinh doanh” thì người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam giàu truyền thống
bao dung tha thứ, thấm nhuần lời dạy nghĩa tử là nghĩa tận của người xưa
đã tha tội, đã quên tội ác Hồ Chí Minh lâu rồi. Người dân gay gắt với
tội ác của Hồ cũng là do cái bọn cháu mang danh hiệu “cháu ngoan bác Hồ”
nhưng cực kỳ lưu manh của Hồ, cứ dựng đầu Hồ dậy đặt ở đầu đường xó
chợ, ở hang cùng ngõ hẻm, ngó đâu cũng thấy như trêu ngươi để mưu cầu
lợi danh, tư túi bằng tiền thuế của dân, trong lúc một bộ phận không nhỏ
người dân còn nghèo đói cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, trẻ con thì
phải đu dây qua sông đi học và sống như loài thú hoang.
Vậy những ai viết lên, phổ biến sự thật Hồ Chí Minh có phải là đi ngược
lại quan niệm nghĩa tử là nghĩa tận của truyền thống tổ tiên nòi Việt?
Không, hoàn toàn không! Hồ chết là hết, viết lên sự thật Hồ Chí Minh là
làm theo quan niệm sống bao dung tha thứ của tổ tiên nòi Việt ngàn đời,
là muốn đám cháu ngoan lưu manh của Hồ hãy để yên cho Hồ, đừng lợi dụng
xác Hồ, đừng kinh doanh quyền lực, quyền lợi trên xác chết Hồ nữa. Viết
về sự thật Hồ Chí Minh để những đứa cháu ngoan mù đảng, mê muội Hồ tôn
kính Hồ, thần tượng Hồ như vĩ nhân, như thần thánh phải tỏ thái độ, phải
lên tiếng ngăn chận đám cháu ngoan lưu manh thôi làm điều vô đạo, đừng
kinh doanh xác Hồ nữa, hãy để cho Hồ an giấc nghìn thu, như là cách cho
đám mê muội Hồ tỏ lòng hiếu kính tôn thờ Hồ.
Vẫn biết Hồ Chí Minh là tội đồ của dân tộc Việt Nam, là tội phạm chống
nhân loại nhưng khi đặt bút viết sự thật Hồ Chí Minh, tâm tôi an bình,
trí tôi trong sáng và lòng không gợn chút hận thù Hồ Chí Minh theo đúng
tinh thần bao dung tha thứ nghĩa tử là nghĩa tận của tổ tiên nòi Việt.
Viết lên sự thật Hồ Chí Minh chỉ mong rằng các cháu ngoan bác hồ các
loại hãy buông tha cho Hồ, đừng bắt Hồ làm “thánh” phục vụ tâm địa xấu
xa ích kỷ của mình nữa và hãy trả Hồ về đúng vị trí lịch sử như Hồ vốn
có. Viết sự thật Hồ Chí Minh là tôi không muốn vướng bận những trang sử
đen tối do Hồ vấy bẩn, là muốn lật sang trang mới để viết lên những dòng
tươi đẹp hào hùng, bất khuất cho lịch sử Việt Nam tương lai như tổ tiên
đã từng làm rạng danh nòi Việt trong hơn bốn ngàn năm dựng nước, giữ
nước, mở nước, cứu nước của dân tộc Việt Nam.
NGUYỄN TRỌNG DÂN * KINHTẾ TRUNG CỘNG
Kinh tế quốc doanh của Trung Cộng phá sản!
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Theo
chân tập đoàn quốc doanh sắt thép Sinosteel rung rinh vỡ nợ vì không
trả nổi đúng hạn 135 triệu Mỹ kim tiền lời từ nợ công phiếu là đến tập
đoàn quốc doanh sản xuất xi-măng lớn nhất Trung Cộng có tên là Shanshui
Cement Group hồi thứ ba tuần qua cũng đành tuyên bố không thể trả nổi
500 triệu Mỹ Kim nợ tiền lời từ nợ công phiếu do chính phủ bán ra. Đây
là một vụ default, tức là một vụ thất tín trả nợ lớn nhất trong lịch sử
của Trung Cộng.
Việc cả hai đại công ty quốc doanh này, Sinosteel và Shanshui cùng nhau
lần lượt vỡ nợ mở màn một giai đoạn vỡ nợ liên tục cho các tập đoàn kinh
tế quốc doanh, vốn được coi là đầu tàu cho nền kinh tế của Trung Cộng.
Thật ra, cho rằng hai tập đoàn quốc doanh này mở màn cho sự sụp đổ của
nền kinh tế quốc doanh Trung Cộng là quá lạc quan bởi sự sụp đổ này
không phải một sớm một chiều mà có, mà đã được báo trước bằng sự sụp đổ
vỡ nợ liên tục của các công ty quốc doanh khác trước cả hai tập đoàn
này.
Trước đó, tháng Ba năm 2014, tập đoàn Shanghai Chaori Solar Energy
Science & Technology Co. bị default; tháng Giêng năm nay, tập đoàn
địa ốc Kaisa Group Holdings Ltd bị default; tháng Tư, tập đoàn sản xuất
thiết bị năng lượng Baoding Tianwei Group bị default.
Riêng về Sinosteel và Shanshui đã khánh kiệt về tài chánh trước đó và được Bắc Kinh vung tiền cứu vãn thông qua công khố phiếu. Sinosteel có được 20 tỷ Nhân Dân tệ từ Bắc Kinh do chính phủ bán công phiếu và nay đại công ty quốc doanh này không thể trả nổi tiền lời từ công phiếu chính phủ. Đại công ty Shanshui cũng chung số phận như Sinosteel báo hiệu nền kinh tế quốc doanh chỉ đạo từ trung ương của Trung Cộng đang mỗi lúc mỗi tiến gần hơn đến bờ vực của phá sản.
Riêng về Sinosteel và Shanshui đã khánh kiệt về tài chánh trước đó và được Bắc Kinh vung tiền cứu vãn thông qua công khố phiếu. Sinosteel có được 20 tỷ Nhân Dân tệ từ Bắc Kinh do chính phủ bán công phiếu và nay đại công ty quốc doanh này không thể trả nổi tiền lời từ công phiếu chính phủ. Đại công ty Shanshui cũng chung số phận như Sinosteel báo hiệu nền kinh tế quốc doanh chỉ đạo từ trung ương của Trung Cộng đang mỗi lúc mỗi tiến gần hơn đến bờ vực của phá sản.
Theo nhận định của các nhà kinh tế, Bắc Kinh chưa từng có kinh nghiệm
điều hành đất nước khi kinh tế suy thoái nên hành động và tính toán của
Bắc Kinh hết sức cưỡng ép, điên rồ và chỉ làm cho tình hình kinh tế thêm
tồi tệ.
Lãnh vực sản xuất của đất nước đang bị thu hẹp mà Bắc Kinh cứ tiếp tục
đầu tư cưỡng ép vào sản xuất thì tránh sao không khỏi lao xuống hố nhanh
hơn dự tính. Khi sản xuất thu hẹp, đầu tư phải nhiều hơn cho các cải
cách an sinh xã hội, trong đó có việc gia tăng thu nhập của giới tiêu
thụ lao động trong nước, cải thiện giáo dục và hỗ trợ các ngành kinh tế
dịch vụ để tạo thêm công ăn việc làm với thu nhập khá hơn so với lãnh
vực sản xuất lắp ráp. Có như thế, nhu cầu nội địa sẽ gia tăng đủ sức bù
lại nhu cầu xuất khẩu đang bị hạn hẹp, kích thích sản xuất bùng phát trở
lại để phục vụ thị trường nội địa.
Đằng này Bắc Kinh lại tiếp tục chèn ép lương bổng lao động làm sức mua
nội địa tiếp tục suy giảm, cố cưỡng ép đầu tư sản xuất và tìm đủ cách
đẩy mạnh xuất khẩu cũng như gia tăng các đề án xây dựng điên rồ nhằm
kích cầu nhưng tạo ra hoang phí cho tài lực đất nước vì những công trình
xây dựng chẳng giúp ích gì cho dân sinh và phục hưng kinh tế.
Vào giữa năm 2014, giới tài chánh thế giới đã lên tiếng báo động cho Bắc
Kinh nhìn thấy nợ của các tập đoàn kinh tế quốc doanh độc quyền của
Trung Cộng chiếm gần 125 % GDP nhưng Bắc Kinh vốn ngoan cố, không chịu
sửa đổi sách tài chánh khiến qua năm 2015 thì tình hình càng trở nên tệ
hại.
Dựa trên báo cáo của McKinsey Global Institute vào quý Hai năm 2014, thống kê chi tiết nợ nần của Trung Cộng như sau:
Bản thống kê trên cho thấy chính các đại công ty quốc doanh là gánh nặng
nợ nần lớn nhất của nền kinh tế Trung Cộng và sẽ kéo cả nước đi xuống
hố khủng hoảng vỡ nợ trong nay mai không thể tránh khỏi nếu không nhanh
chóng cải tổ hủy bỏ kinh tế quốc doanh. Càng cố chấp duy trì hệ thống
kinh tế quốc doanh thì thảm họa đổ vỡ kinh tế càng nặng nề mà thôi.
Tuy nhiên, không thấy có dấu hiệu Bắc Kinh chịu từ bỏ đường lối kinh tế
độc tài đảng trị của mình dù biết rõ thảm họa đổ vỡ sẽ xảy ra.
Chủ nghĩa Cộng sản độc tài toàn trị, bất luận là ở quốc gia nào, bất
luận là có thực thị kinh tế tư bản hay không thực thi kinh tế tư bản,
thì trước hay sau gì cũng đều đem đến thảm họa tan nát cho kinh tế xã
hội và môi trường của đất nước mà thôi, không hề có ngoại lệ.
17/11/2015
Nguồn tham khảo:
HỒI KÝ PHẠM VĂN LIỄU
Phạm Văn Liễu
Lưới người, kẻ gian tà có thể thoát,
Nhưng lưới Trời, không thể nào thoát nổi.
Từ sau ngày 29 tháng 12 năm 1984, Hoàng Cơ Minh, với tư cách Chủ tịch Mặt Trận, (không do ai bầu hoặc đề cử ) đồng thời cũng là Chủ tịch Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc (chưa bao giờ được thành lập) ký quyết định số 037/ HĐKCTQ giải nhiệm ông Trần Trung Sơn (Phạm văn Liễu), Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, Minh mất hết sự tin yêu của mọi giới đồng bào, lẩn trốn chiến hữu, lẩn trốn đồng bào, lẩn trốn dư luận, một thời đã kỳ vọng ông như một lãnh tụ sáng giá tại hải ngoại.
Minh thường sống tại Hawaii hay Nhật Bản.
Do sự bầy mưu, hiến kế của cặp bài trùng Nguyễn Xuân Nghĩa và Hoàng Cơ Định, Minh trở lại Thái Lan, cố làm sao tạo ra một tiếng vang, chứng tỏ cho dư luận thấy là Minh vẫn chỉ huy chiến đấu ở quốc nội. Phải tạo được tiếng vang dội ngược về hải ngoại thì Hoàng Cơ Định mới có lý do tiếp tục moi hầu bao của chiến hữu và đồng bào.
Vì áp lực của Tòa đại sứ Cộng Sản VN ở Vọng các (Bangkok), Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội Thái Lan có ý định giải tán căn cứ của ông Minh, tại tỉnh Ubon Ratchathani, có khoảng từ 40 tới 50 người, vũ khí phần lớn là súng trường M1, một ít lựu đạn, do Tướng hồi hưu Sutsai cung cấp với giá cắt cổ.
Ông Minh chạy đôn chạy đáo tìm mọi cách liên lạc, bắt mối với các Tướng lãnh Thái, đặc biệt là Tướng phụ trách biên thùy miền Nam và Tướng quân khu Ubon. Tháng 7 năm 1987, Bộ Tổng Tư Lệnh quân lực Thái ra quyết định dời căn cứ của ông Minh lên vùng Bắc, trấn đóng tại Mukdahan, giữa Ubon Ratchathani và Nakhon Phanom. Từ Nakhon Phanom đi lên hướng Bắc, theo dọc biên giới sẽ tới thị trấn Nong Khai, bên kia sông Mékong là Vien tiane (Vạn Tượng) của vương quốc Lào. Từ Nong Khai theo lộ 13 xuống phía Nam dẫn tới thị trấn Udon Thani.
Tháng 8 năm 1987, ông Minh cho lệnh chuyển trại lên miền Bắc, lộ trình bám sát biên giới Thái Lào. Thời gian này, không còn những cấp chỉ huy nhiều kinh nghiệm chiến trường rừng núi, như đại tá Dương văn Tư, trung tá Lê Hồng. Chung quanh ông Minh toàn những thuộc hạ thân tín chưa bao giờ tham dự chiến trận trong rừng như Nguyễn trọng Hùng, sĩ quan phòng 7, Trần thiện Khải, sĩ quan hải quân, Võ Hoàng, một thanh niên hăng say, nhiệt huyết, nhưng chỉ biết cầm bút, chưa lần nào cầm súng.
Ngô Chí Dũng, con chim đầu đàn của tổ chức Người Việt Tư Do cũng không còn nữa.
Hoàng Cơ Minh có tật thích được tôn sùng cá nhân và có tính hiếu sát, đã từng hạ lệnh xử tử 18 kháng chiến quân Mặt Trận tại khu chiến.
Trong chuyến dời căn cứ lên miền Bắc, đích thân ông cựu phó đề đốc hải quân chỉ huy cuộc hành quân chuyển trại, xuyên qua rừng núi biên thùy Thái Lào. Không biết ông Minh có lưu tâm đề phòng trong số kháng chiến quân đi theo ông có nhiều người bất mãn vì ông đã hạ sát anh em, bằng hữu của họ. Manh nha trả thù cho anh em, bằng hữu và lo ngại cho chính bản thân họ, mấy người này trốn khỏi hàng ngũ, đi báo cho quân Pathet Lào trấn đóng trong vùng. Quân Pathet Lào tuy không tinh nhuệ, nhưng được trang bị vũ khí, đạn dược đầy đủ, quen thuộc vùng chúng trấn đóng, bao vây toán quân do ông cựu Tư lệnh lực lượng thủy bộ chỉ huy.
Cuộc nổ súng giữa hai bên xẩy ra, vang dội núi rừng. Kháng chiến quân lần lượt ngã gục, ông Minh và mấy người thân cận cũng không thoát khỏi cái chết. Một số kháng chiến quân bị địch bắt hay đầu hàng. Tất cả người chết về phía Mặt Trận được chôn vùi sơ sài ngay tại chỗ. Quân Pathet Lào không hay biết là trong số người chết có chủ tịch Hoàng Cơ Minh, lãnh tụ kháng chiến Việt Nam. Pathet Lào báo cáo cho CSVN về cuộc chạm súng ở Hạ Lào và giao những tù hàng binh cho CSVN. Sau khi khai thác tù hàng binh Mặt Trận, CSVN mới biết là Chủ tịch Hoàng Cơ Minh đã tử trận, xác được chôn chung với kháng chiến quân chết trận. Chúng bắt tù hàng binh quay lại chiến trường chỉ nơi chôn xác Hoàmg Cơ Minh. Vì xác đã được chôn cả tháng trước đây, nên khi bới lên để chụp hình, một bên mặt đã bị nát.
Tháng 10, 1987, đài phát thanh và báo chí Lào loan tải bản tin chiến sự là đã tiêu diệt lực lượng Hoàng Cơ Minh. Tháng 12, 1987, báo Nhân Dân của đảng CSVN và báo Quân Đội Nhân Dân chính thức loan tin về phiên tòa xử các kháng chiến quân bị bắt trong cuộc chạm súng tại Nam Lào và loan tải chi tiết về cái chết của chủ tịch Mặt Trận Hoàng Cơ Minh kèm theo hình ảnh.
Hai tờ báo, một của đảng, một của Quân đội Nhân dân đã ra liền 3 số báo, tường thuật chi tiết, rõ ràng trận đánh ở Nam Lào, cái chết của Hoàng Cơ Minh.
Tuy nhiên, ở hải ngoại, bọn đầu lĩnh kế thừa Mặt Trận nhất quyết không nhìn nhận là Hoàng Cơ Minh đã chết.
Dư luận ở hải ngoại rất nôn nao khi được tin Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh và nhiều chiến sĩ thân thương đã hy sinh trên chiến trường Lào cho chính nghĩa. Tất cả đều mong đợi Tổng vụ hải ngoại chính thức công bố tin này, sẽ làm lễ truy điệu và vinh danh những người con yêu đã nằm xuống cho công cuộc giải phóng Việt Nam. Nhưng viện vào lý do không công bố tổn thất nhân sự có ảnh hưởng tới tinh thần toàn bộ cơ sở của Mặt Trận, bọn đầu lĩnh nhất quyết tuyên bố :
- “Chủ tịch Hoàng Cơ Minh vẫn còn sống và vẫn lãnh đạo công cuộc kháng chiến tại quốc nội.”.
Thậm chí, trong những số báo Kháng Chiến ra hàng tháng, ông vụ trưởng vụ Tuyên Vận vẫn còn viết và cho đăng những tin tức tưởng tượng như là lực lượng kháng chiến dưới quyền lãnh đạo của chiến hữu Hoàng Cơ Minh đã chiếm hết xã này tới quận nọ, nơi nào cũng đặt ủy ban kháng quản, sau khi tiêu diệt hết các ủy ban xã, ủy ban quận của Cộng Sản.
Đồng bào hải ngoại đọc những loại tin “tức mình” này, rất khâm phục cặp bài trùng Hoàng Cơ Định - Nguyễn Xuân Nghĩa với hai bộ óc có trí tưởng tượng tuyệt vời của một tiến sĩ hóa học tốt nghiệp tại Pháp và một chuyên viên kinh tài tốt nghiệp trường Cao Đẳng Thương Mại tại Paris.
Không xác nhận hay phủ nhận mọi tin tức đưa ra từ kẻ thù để bảo mật thực lực. Đây là bài học 4 không bắt đoàn viên học thuộc lòng:
- “Không nghe, không thấy, không biết và không nói “cóp nhặt của cộng sản.
Dư luận thương cho ông Minh đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Nam Lào, dư luận sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của ông Minh đã không có tín nghĩa, đã gian tham tiền bạc, đã lừa dối chiến hữu, đã lường gạt đồng bào.
Trường hợp, chính những người anh em ruột thịt và những tay chân thủ túc của ông Minh ở hải ngoại lên tiếng về cái chết thảm khốc của ông Minh, đồng bào và nhất là các chiến sĩ hải quân sẽ làm lễ truy điệu, vinh danh cựu phó đề đốc và các kháng chiến quân đã vị quốc vong thân.
Mặt Trận và gia đình giòng họ Hoàng Cơ sẽ lấy lại được uy tín một dạo đã lên tới tuyệt đỉnh và đã tắt lịm vì những tai tiếng xấu xa.
Trường hợp ông Minh thật quả chưa chết mà báo chí đảng và quân đội nhân dân bịa ra cái chết của ông Minh đăng liên tiếp trong 3 ngày, trường hợp không ra hải ngoại như đi chợ thời trước đây, ông Minh tìm cách lên tiếng với những phương tiện truyền thông hiện đại (như kiểu thâu tiếng và hình vào băng video của tên trùm khủng bố OSAMA BIN LADEN xứ A Phú Hãn bây giờ) , thì đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ còn cách bôi tro trát trấu lên mặt, đâu còn dám tòi mặt mo ra với thế giới bên ngoài. Nhưng ông Minh không làm được vì ông đã thực sự chết ở Nam Lào.
Dư luận thương cho ông Minh, nhưng thấy thái độ úp mở, dối trá, bất nhân của những đầu lĩnh Mặt Trận, dư luận phê phán những tên này cố tình che dấu tin tức để tẩu tán tài sản, nếu tuyên bố thực sự ông Minh và toàn bộ kháng chiến quân đã chết, bị bắt hay đầu hàng, tức là Mặt Trận quốc nội không còn ai nữa làm sao mà tiếp tục quyên tiền.
SỰ THỰC VỀ CÁI CHẾT CỦA PHÓ ĐỀ ĐỐC HOÀNG CƠ MINH.
Tháng 2 năm 1999, các ông Bùi Bỉnh Bân và Hồ Anh Tuấn tố giác với dư luận Nam California, Mặt Trận là Mafia, khống chế các đoàn thể, tìm mọi cách xen lấn vào các cộng đồng người Việt hải ngoại để phá hoại, đưa người của Mặt Trận vào các vị thế lãnh đạo, dùng tiền bạc mua chuộc và thao túng. Mặt Trận giật giây giới trẻ, dụ dỗ giới trẻ hăng say và đầy nhiệt huyết vào một tổ chức ngoại vi lấy tên là Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu.
Cũng do sáng kiến của Nguyễn Xuân Nghĩa, Mặt Trận lập ra hai tổ chức ngoại vi :
1/ Tổ chức Liên Minh Việt Nam Tự Do trao cho ông Nguyễn Tư Mô, giáo sư đại học Nha Khoa làm chủ tịch. Giáo sư Mô là người mà ông Hoàng Cơ Minh đã nhiều lần tính đem thay thế cụ Phạm Ngọc Lũy trong vai trò chủ tịch PTQGYTKC.
2/ Hội Chuyên Gia Việt Nam, lôi cuốn những chuyên viên trẻ nhẹ dạ, trao cho kỹ sư Vũ Quý Kỳ, cư ngụ tại Atlanta, Georgia, chạy theo ông Minh cuối tháng 12 năm 1984. Rất nhiều bạn trẻ đã tham gia hoạt động tích cực với hoài bão đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho quê hương. Lý tưởng của họ rất cao đẹp, suy tư của họ rất trong sáng, thẳng thắn, tinh thần của họ rất mãnh liệt. Nhưng đáng tiếc họ đã bị lừa, và bị lừa một cách hèn hạ, nhục nhã. Dư luận cho là hầu hết các thành viên của “Hội Chuyên Gia Việt Nam” đâu có biết rõ thân thế của vị chủ tịch của họ, ông Vũ Quý Kỳ, người đã từng là tay chân thân tín trong nhiều năm trời của ông Tướng tham nhũng, trùm buôn lậu, cánh tay đắc lực của Tonton Nguyễn văn Thiệu. Họ có biết đâu họ đang bị khai thác nhiệt huyết và năng lực quý giá nhằm phục vụ quyền lợi riêng tư của Mặt Trận . Các bạn trẻ trong “Hội Chuyên Gia Việt Nam” bị bọn người tham tàn, xảo quyệt mượn danh nghĩa các bạn, các chuyên viên trẻ và tài năng, để xây dựng đất nước. . .với cộng sản, để nói với cộng sản Hà nội rằng có chúng tôi đây, có Mặt Trận đây! Chúng tôi sẵn sàng xóa bỏ hận thù để cùng quý ông bắt tay xây dựng đất nước, phục vụ đồng bào, đưa đất nước theo kịp đà văn minh của thế giới.
Thời gian này, anh em Hoàng Cơ Long, Hoàng Cơ Định rút vào bóng tối, đưa các cháu gọi bằng cậu, con ông bà Đỗ Thúc Vịnh, Hoàng Thị An (chị ruột của Minh, Long,Định ) như Đỗ Hoàng Ý, Đỗ Hoàng Phiệt ở Houston, Texas, Đỗ Hoàng Điềm đại diện Măït Trận tại miền Nam California.
Cũng trong thời gian này, Nguyễn Xuân Nghĩa cóp nhặt theo đường lối của đảng cộng sản, đảng là nòng cốt, tuyển chọn những người chỉ biết có đảng, đảng là trên hết, vòng ngoài là Mặt Trận, như Mặt Trận Việt Minh. Nghĩa thành lập đảng Việt Tân làm nòng cốt cho MTQGTNGPVN. Hành động này làm cho nhiều đoàn viên Mặt Trận bất mãn vì không được tuyển chọn vào đảng Việt Tân với hai thủ lãnh mới là Hoàng Cơ Định và Nguyễn Xuân Nghĩa.
Giữa tháng 4 năm 1999, luật sư trẻ tuổi Hoàng Duy Hùng cư ngụ tại Houston, Texas phổ biến tài liệu: “Sự thật về cái chết của Phó đề đốc Hoàng cơ Minh”. Luật sư Hoàng Duy Hùng cả quyết là ông Hoàng Cơ Minh đã chết tại Nam Lào vào tháng 8 năm 1987. Luật sư Hùng chỉ trích nặng nề Mặt Trận mưu toan những ý đồ đen tối, khi vẫn nhất quyết ông Hoàng Cơ Minh còn sống và vẫn lãnh đạo kháng chiến trong quốc nội. Luật sư Hùng còn cáo buộc Mặt Trận là một tổ chức buôn lậu, “buôn xương bán máu “ các chiến sĩ, tội đồ của dân tộc. Mặt Trận trong nước đã hoàn toàn tan rã sau cái chết của ông Hoàng Cơ Minh, lãnh đạo Mặt Trận ở hải ngoại là những con người bất xứng.
Năm 1987, luật sư Hoàng Duy Hùng gia nhập Đại Việt Cách Mạng của ông Hà Thúc Ký, năm 1991, về nước hoạt động bị Việt cộng bắt. Nhờ chính phủ Hoa Kỳ can thiệp, năm 1993, ông được chính quyền cộng sản trả tự do.
Trong thời gian bị giam giữ, ông Hùng đã được những bạn đồng tù nguyên là các tù hàng binh của Mặt Trận kể cho ông nghe về cái chết của ông Hoàng Cơ Minh.
Luật sư Hoàng Duy Hùng được sự liên kết của nhóm ông Nguyên Khôi, bà Đoan Trang ở San José, Bắc California, nhóm ông Hồ Anh Tuấn ở Orange County, Nam California, nhóm cựu đại tá Trương như Phùng ở Houston, Texas, lập ra “diễn đàn công luận” thách thức Mặt Trận đối chất. Dĩ nhiên là Mặt Trận tránh né việc công khai đối chất này, vì biết rõ là phần thua sẽ về phía mình, thủ lãnh Hoàng Cơ Minh đã thực sự bỏ thây tại Nam Lào.
Luật sư Hùng xuất bản một cuốn sách về cái chết của Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh, tựa đề “Lột mặt nạ MTQGTNGPVN” phổ biến rộng rãi trong khối người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, làm sáng tỏ dư luận về sự dối trá, gian giảo, lừa bịp của bọn đầu lĩnh Mặt Trận.
Nhân dịp Tết Trung Thu, Cộng Đồng Việt Nam ở Houston tổ chức cuộc rước đèn cho các em thiếu nhi. Bọn đầu mục Mặt Trận lợi dụng cơ hội, tới phát không lồng đèn “thiếu nhi đi chân đất, đội nón cối, với ngôi sao dẫn đầu” cùng khẩu hiệu “vì các cháu thiếu nhi, toàn dân ta kháng chiến”. Mặt Trận tuyên bố, câu nói đó là của chủ tịch Hoàng Cơ Minh. Nhưng các đoàn thể và người Việt tại Houston thì cho câu nói đó của Hồ Chí Minh, lên tiếng phản đối, tố cáo trước dư luận Mặt Trận làm tay sai cho cộng sản và phá thối cộng đồng, làm nhục cả đến trẻ em.
Báo chí ở Houston dã viết:
- “Cái Nghiệp của ông Hoàng Cơ Minh thật là nặng. Đã chết thảm, chết không toàn thây, chết mất xác, chết thật đau đớn, và sau khi chết hương hồn vẫn không yên. Nhà Phật thường dùng chữ Nghiệp để giải thích cho những điều bất hạnh gặp trong đời. Một bầy đầu lĩnh bất tài, vô tướng, có tiền trong tay cũng chỉ múa may quay cuồng, bắng nhắng như một lũ phường tuồng, đi thực hiện lồng đèn nêu cao chính nghĩa cộng sản thay vì chính nghĩa quốc gia. Thật là tiền ngập đến cổ, muốn nuốt cho trôi cũng phải có một khả năng tối thiểu. Khả năng này, nhóm lãnh đạo Mặt Trận hiện nay, thật là thiếu vắng.
Trăm, bia đá cũng mòn,
Ngàn năm, bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Không hiểu vì nguyên do nào mãi đến giữa năm 2001, bọn đầu lĩnh Mặt Trận chính thức khai tử cho phó đề đốc Hoàng Cơ Minh cùng số kháng chiến quân đã tử trận.
Nhà báo Nguyên Thanh bên Úc Đại Lợi, trong bài Chuyện Dông Dài với tựa đề :
Việt Cộng cứu Mặt Trận
Hay
Mặt Trận cứu Việt Cộng
Bài viết mở đầu bằng hai câu thơ:
Anh linh Liệt Sĩ hỏi Hoàng Cơ . . .
Định bịp dân ta tới bao giờ ?
Băng nhóm Tội Đồ Dân Tộc Mặt Trận Hoàng Cơ Định sau khi trình diễn một màn xác nhận “Muộn màng sau mười bốn năm gian dối để rửa tiền” sự tử trận của Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh cùng vài Liệt sĩ, đã bị mọi người nguyền rủa thậm tệ.
Ông bác sĩ “chiến hữu” Đặng Vũ Chấn là một cán bộ cao cấp trong “Băng Đảng” được cử qua Úc để thanh minh thanh nga, cứu nguy băng đảng.
Nhà báo Nguyên Thanh viết:
- Chúng tôi không thắc mắc về chuyện có kháng chiến hay không có kháng chiến. Chúng tôi chỉ thắc mắc về những nghĩa binh còn đang bị nhốt trong lao tù cộng sản, về mấy ngôi mộ không tên trong chiến khu, về cái chết không minh bạch của Trung Tá Lê Hồng, về sự mất tích của kháng chiến quân thứ thiệt Ngô Chí Dũng.
Đừng dùng sự lừa bịp để che đậy điều gian dối.
Sự bưng bít về cái chết của thủ lãnh, của chính anh ruột của mình từ năm 1987 mà mãi cho tới năm nay, 2001, mới “ậm ừ truy điệu” cho qua chuyện, là một thái độ hết sức Tắc Trách và Vô Lương Tâm. Sự gian dối này kéo dài 14 năm. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết Âm lịch, báo Kháng chiến lại có Thư chúc Tết đồng bào của chủ tịch Hoàng Cơ Minh (bản văn giả mạo này, dư luận biết rất rõ là thiên tài Tuyên Vận đã sáng tạo ra). Hành động ấy, liệu có thể gọi là Hành Động Lường Gạt Đại Quy Mô trải rộng toàn cầu không? Hành Động khinh khi sự hiểu biết của người dân Việt hải ngoại không? Nếu không gọi là Lường Gạt thì gọi bằng chữ nghĩa gì? Ngây thơ ư ???
Vậy sau khi chính thức công nhận cái chết của người lãnh đạo tối cao của tổ chức, Mặt Trận nghĩ gì về câu hỏi:
- “Ai là tác giả của các lá thư chúc Tết đồng bào ??????”.
Ma quỷ đâu có viết được, phải là người, vậy người đó là ai ??????
Với chính sách bốn không, (không biết, không nghe, không thấy, không nói), Mặt Trận cứ câm miệng hến, theo đúng câu ngạn ngữ :
Lời nói là bạc, Im lặng là vàng.
Mặt Trận chỉ thích vàng thôi !!!
Đây là chủ trương của nhóm đầu lĩnh Mặt Trận hiện nay, trường kỳ, bất di bất dịch.
VỤ ÁN TRỐN THUẾ CỦA CÔNG TY NAKAMURA.
Ngày 22 tháng 4 năm 1991, cảnh sát thành phố San José, Bắc California đã câu lưu Hoàng cơ Định, vợ Định, (Phan Thị Hà) cùng ba bộ hạ Nguyễn Kim Hườn, Nguyễn Tấn Bính và Phan Duy Cần. Năm bị cáo trên sẽ bị xét xử 26 điều khoản về các tội âm mưu (conspiracy), khai gian thuế (false statement on tax return), trốn thuế (tax evasion), và không khai thuế (failure to file tax return).
Bản cáo trạng do một Đại Bồi Thẩm Đoàn (Grand Jury) biểu quyết nhằm truy tố :
1/ Định Cơ Hoàng, aka Dean Nakamura, Vu Quang, Phan vu Quang,
2/ Hà Phan Hoang,
3/ Binh Tan Nguyen, aka Le van Nam,
4/ Huon Kim Nguyen, aka Steven Nakashima,
5/ Can duy Phan, aka James Masuda,
về các tội danh: âm mưu (conspiracy), khai gian thuế (false statement on tax return), trốn thuế (tax evasion), không khai thuế (failure to file tax return).
Tổng cộng là 26 tội danh.
Với số tiền bạc lường gạt được của chiến hữu và đồng bào cùng tiền lợi tức của các cơ sở kinh tài, bọn đầu lãnh Mặt Trận đem ra bảo lãnh số tiền thế chân rất cao, lo việc tại ngoại cho những kẻ bị bắt giữ trong vụ án trốn thuế. Tuy nhiên, theo thông luật, tòa án đã bắt bọn người này phải nộp sổ thông hành, để không trốn đi ra nước ngoài được, nhất là Nhật Bản, vì mấy người này đều lấy tên Nhật. Gian manh nữa là Hoàng Cơ Định, trong thời gian tại ngoại lập ra Quỹ Công Lý, kêu gọi chiến hữu và đồng bào đóng góp tài chánh trang trải tiền thuê mướn luật sư biện hộ. Dư luận nặng nề chỉ trích Hoàng Cơ Định là con người vô liêm sỉ, đã gian tham, lại trốn thuế, nay lại lập ra quỹ công lý để moi tiền những người nhẹ dạ hay bị đe dọa. Thành thử, cũng không thâu được bao nhiêu.
Đồng tiền đâm toạc tờ giấy, án lệnh truy tố bọn người gian dối được hủy bỏ ngày 15 tháng sáu năm 1966.
Tuy nhiên, tòa án lương tâm và công luận còn tồn tại mãi mãi. Hình ảnh 5 nhà lãnh tụ Mặt Trận bị còng tay và đẩy lên xe cây, đồng bào San José khó có thể quên.
VỤ MẶT TRẬN KIỆN BÁO CHÍ.
Đầu năm 1994, tôi nhận được điện thoại của anh Vũ Ngự Chiêu, tức nhà văn Nguyên Vũ, giám đốc nhà xuất bản và phát hành Văn Hóa, yêu cầu tôi ra làm chứng cho vụ ba đầu lĩnh Mặt Trận, Hoàng Cơ Định, Nguyễn Xuân Nghĩa và Trần Xuân Ninh kiện nhà văn Nguyên Vũ, giám đốc nhà xuất bản Đa Nguyên, đã cho in và phát hành cuốn hồi ký chính trị Mặt Trận, những sự thực chưa hề được kể của nhà văn Cao Thế Dung năm 1992. Suy nghĩ một lúc, tôi nhận lời, anh Vũ Ngự Chiêu là bạn tôi, tình thân như ruột thịt, Nguyên Vũ hay Chính Đạo là nhà văn có nhiều tác phẩm và bài phân tách chính trị, tôi ưa thích .
Những ngày kế tiếp, tôi nhận được điện thoại của ông Cao Thế Dung, tác giả cuốn hồi ký chính trị Mặt Trận, những bí mật chưa hề tiết lộ về Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh và đặc biệt là tổ chức K 9, cũng yêu cầu tôi ra làm chứng cho vụ ông bị nhóm ba đầu lĩnh Mặt Trận kiện .
Tôi đã nhận lời ra làm chứng cho nhà văn Nguyên Vũ, tôi không chần chừ nhận lời. Ông Cao thế Dung, tôi đã biết từ ngày ở Saigon, qua Hoa Kỳ, ông là chiến hữu trong Mặt Trận. Thêm nữa, ông là nhà văn và nhà báo can đảm, không sợ bạo lực, viết lên những sai trái, nhem nhuốc, gian giảo của Mặt Trận.
Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, chủ báo Văn Nghệ Tiền Phong (VNTP) cũng gọi cho tôi yêu cầu tôi ra làm chứng về vụ ông bị ba người đầu lĩnh Mặt Trận thưa ra tòa, vì báo VNTP đã cho đăng tải những bài viết của Lê Kính Dân “Ai giết vợ chồng ký giả Lê Triết”, Lê Bằng Phong và Chu Tri Lục viết khen tặng và phụ họa bài của Lê kính Dân.
Tôi nhận lời yêu cầu của ông Nguyễn Thanh Hoàng, ông Hoàng với tôi quen biết nhau từ ngày tôi theo học trên trường Võ Bị Dalat năm 1952, và những ngày sau khi ông làm chủ những tờ báo Ngôn Luận, Văn Nghệ Tiền Phong ở Saigon, kể cả thời gian tỵ nạn qua Hoa Kỳ, ông Hoàng với tôi vẫn là bạn có giao hảo tốt.
Ngoài sự quen biết và tình bằng hữu, tôi nhận lời yêu cầu của cả ba người, ra làm chứng là vì chính nghĩa, vì công đạo, vì công lý, tôi không muốn thấy nhóm đầu lĩnh Mặt Trận hiện nay mang tiền bạc phi nghĩa ra, định làm hại ba người trong giới văn bút, báo chí.
Ngày 13 tháng 5 năm 1994, Luật sư Kleven, thầy cãi cho phe nguyên đơn, có Hoàng Cơ Định đi theo đến Austin, Texax, lấy lời khai của tôi, nhân chứng cho phía bị cáo.
Tôi trưng ra những tài liệu chứng minh Hoàng Cơ Định là một con người sảo trá, gian manh, bạo tàn. Trước đó, tôi tra cứu tự điển dịch mấy chữ nhận xét về anh em họ Hoàng Cơ, như bịp bợm, dối trá, lường gạt, phản bội, v.v. . .ra tiếng Anh cho đúng. Tưởng tôi có tài liệu thành văn, luật sư Kleven đòi xem và ghi vào biên bản.
Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng cho biết đã nhờ một luật sư Mỹ biện hộ, tên là Richard D. Givens ở Redwood City. Nhà văn Nguyên Vũ cho biết đã nhờ được luật sư Nguyễn Tâm có văn phòng tại San Jose, biện hộ, chỉ có ông Cao Thế Dung lấy lý do nghèo nàn, không có tiền thuê mướn luật sư, được tòa cho tự biện hộ.
Phiên tòa chính thức bắt đầu từ ngày 5 tháng 12 năm 1994 tại tòa Thượng Thẩm hạt Santa Clara ngay trung tâm thành phố San José.
Ngày 12 tháng 12 năm 1994, tôi đáp máy bay qua San José, tới phi trường được Nguyên Vũ và cựu chiến hữu Vũ hữu Dũng đã chờ sẵn, đưa tôi về nhà anh Dũng. Chiêu cũng ở đó, sau này có thêm Cao Thế Dung tới. Tội nghiệp anh chị Dũng đã phải thu xếp việc ăn ngủ cho ba chúng tôi, lại phải lo la-de (beer) cho nhà văn Cao Thế Dung.
Nguyên Vũ trình bầy là giai đoạn đầu của phiên tòa hộ. Phiên tòa do ông Thẩm phán Joseph F. Biafore, Jr. điều hợp. Nguyên Vũ cười nói:
- “Anh biết không, việc xét xử vai trò xã hội của các nguyên đơn mới thật quan trọng, vì nó quyết định phần nào kết quả vụ án. Trong các vụ án hộ hay dân sự (civil), luật pháp Mỹ có những điều khoản khác nhau tùy theo “vai trò xã hội” của nguyên đơn . Nếu nguyên đơn là thường dân (private citizen) họ được luật pháp bảo vệ rất kỹ. Nhưng nếu phe nguyên đơn là người của đám đông hay nhân vật cộng đồng (pubic figures), họ phải chấp nhận sự chỉ trích của giới báo chí và dư luận. Ngày 7 tháng 12, 1994, sau nhiều ngày tranh cãi của hai phía luật sư, thẩm phán Biafore phán quyết các nguyên đơn là người của đám đông. Ngược lại, phía bị cáo không được nhắc nhở gì đến vụ án trốn thuế của vợ chồng Hoàng Cơ Định và thuộc hạ. Tiếp đến là việc lựa chọn 12 vị bồi thẩm chính thức và 2 dự khuyết cũng thật gay cấn, phải mất 2, 3 ngày mới xong.”.
Tuy nhiên, Nguyên Vũ khẳng định, thế nào phía bị cáo cũng thắng kiện.
Nguyên Vũ và tôi hàn huyên đủ mọi chuyện về phiên tòa, phe nguyên đơn, phe bị cáo, điểm mạnh, điểm yếu của hai phe. Nguyên Vũ nhấn mạnh về trường hợp Cao Thế Dung. Điểm yếu nhất của ông Dung là không có luật sư, phải tự biện hộ, Anh ngữ giới hạn, phải dùng thông dịch viên. Ông Dung ăn nói lưu loát, nhưng nhiều khi đi quá trớn vì hăng say, tuy nhiên khiêm tốn, nhã nhặn, gây được cảm tình của Bồi thẩm đoàn. Luật sư Nguyễn Hữu Liêm được phe bị cáo mời biện hộ cho ông Dung, nhưng luật sư Liêm chỉ nhận sẽ thủ vai trò “cố vấn”.
Phe nguyên đơn, Hoàng Cơ Định nhất thời tưởng là mạnh. Thái độ kiêu căng, ngạo mạn, mặt trơ, trán bóng, lúc nào cũng vênh lên, cậu ấm con quan, kẻ cả ta đây, tốt nghiệp tiến sĩ từ bên Pháp, lắm tiền nhiều bạc, dù tiền bạc toàn là thứ phi nghĩa, tham lam, gian giảo, làm mất cảm tình của Bồi thẩm đoàn.
Tôi lắng nghe Nguyên Vũ trình bầy, tôi có ý kiến:
- “Ba bị cáo, Cao Thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng và Nguyên Vũ như ba tay chèo trên một con thuyền nhỏ trong cơn sóng gió, không những phải vững tay chèo, không sợ sệt, không rối trí, không nản lòng, mà còn phải liên kết chặt chẽ, chung sức, ba người như một. Nếu có một người nhảy ra khỏi thuyền, thuyền sẽ đắm, cả ba người sẽ đắm theo thuyền. Vậy phải liệu trông nhau, bảo nhau, giúp nhau, bình tĩnh, chịu đựng, trí óc lúc nào cũng giữ cho tỉnh táo, sáng suốt. Anh nghĩ Nguyên Vũ thừa biết những điều anh vừa nói, anh tin vào Nguyên Vũ thừa nghị lực và khả năng để thực hiện việc giữ cho con thuyền khỏi đắm.”.
Tôi cũng có ý kiến về sự thông cảm, kết hợp giữa hai luật sư, Richard Givens và Nguyễn Tâm. Hai vị luật sư, một Mỹ, một Việt, phải hướng dẫn khéo léo các bị đơn, các nhân chứng, cung khai ở tòa, kẻ nâng, người đỡ, né chỗ mạnh, tìm chỗ yếu, chỗ sơ hở của phe nguyên đơn mà khai thác triệt để.
Nói tóm lại, việc thắng bại cho phiên tòa là do ở sự đoàn kết một lòng của ba bị cáo và sư liên kết, phối hợp giữa hai luật sư.
Tôi đề nghị Nguyên Vũ bàn với luật sư Nguyễn Tâm triệu tập một phiên họp đông đủ có mặt cả bị cáo, chứng nhân và luật sư vào ngày chủ nhật ngay tại văn phòng luật sư Tâm, để thông qua những điểm cốt yếu, vai trò của từng người, chiến lược và chiến thuật áp dụng để đi tới toàn thắng. Trong buổi họp, tôi đề nghị, sau mỗi buổi tòa, ba bị cáo tới nhà anh Vũ Hữu Dũng họp, để khai thác những ưu khuyết điểm của từng người phía mình và những ưu khuyết điểm phía nguyên đơn, ngày hôm sau, ra đòn cho thật đúng.
Bên phía nguyên đơn đưa ra hai nhân chứng, An Nguyễn tức Nguyễn Kiển Thiện Ân, hồi còn ở Saigon, làm Thứ Trưởng của chính phủ Nguyễn Văn Lộc (1967-1968), qua Hoa Kỳ làm thông dịch viên các tòa án hạt Santa Clara. Ông Nguyễn Ngọc Bích, khai trước tòa, du học tại Mỹ năm 1956, tốt nghiệp đại học Princeton, về nước làm viện trưởng đại học Mékong từ 1972-1975.
Cá nhân tôi biết ông Bích nhiều, cùng với anh em ông là các ông Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn ngọc Phách, Nguyễn Ngọc Nhạ, v.v. . .Tôi không hiểu tại sao ông Bích lại nhận lời ra làm chứng cho phía nguyên đơn.
Bên bị đơn, thoạt đầu, Nguyễn Thanh Hoàng mời ông Hoàng Xuân Yên, tức ký giả Hoàng Xuyên, nhưng ông Yên từ chối không nhận. Ông Nguyễn Đạt Thịnh từ Hawaii bay qua San José làm nhân chứng theo lời mời của nhà văn Nguyên Vũ, nhưng sau Nguyên Vũ quyết định chỉ đưa ông chủ báo Diều Hâu lên bục nhân chứng nếu cần.
Rốt cuộc, có Vũ Hữu Dũng, cựu trung tá Nguyễn Xuân Phác, (một thời làm chủ báo Dân Tộc, Dân Việt và rồi Người Việt Bắc Cali. Ông là người đầu tiên đã công bố những gian lận, tham tàn của Hoàng Cơ Minh và anh em, giòng họ) và tôi là nhân chứng của phía bị đơn.
Tôi không thể nêu ra đây, trong cuốn sách này, tất cả chi tiết phiên tòa, như cuốn “Một ngày có. . . 26 giờ “, bút ký của Nguyên Vũ về vụ án lịch sử Báo Chí Hạ Đo Ván Mật Trận. . . Kháng Chiến William Nakamura, dầy 300 trang, và cuốn “Mặt Trận kiện Báo Chí”, tường thuật của Trần Củng Sơn diễn tiến từng ngày về phiên tòa Mặt Trận Kiện Báo Chí vào cuối năm 1994, dầy hơn 200 trang, vì đây chỉ là một chương, trong tập 3 cuốn hồi ký Trả Ta Sông Núi khoảng 30 trang giấy. Tôi chỉ viết những chuyện “ái, ố, hỷ, nộ” đã xẩy ra trong phiên tòa.
Người đặc biệt trong số 3 bị đơn, nhà văn Cao Thế Dung đã là một minh tinh sáng chói trong suốt phiên tòa:
1/ Ông Dung đã trình diện trước thẩm phán và các bồi thẩm hình ảnh một nhà văn trên 60 tuổi, nghèo đến độ không có tiền mướn luật sư, khiêm tốn và lịch sự, nhưng đủ can đảm đương đầu với thứ móng vuốt vô hình của bạo lực, gian trá và lươn lẹo, đương đầu với mãnh lực của kim ngân.
2/ Ông Dung nổi bật với hai điểm trong bài diễn văn, ông nói với giọng từ tốn, khiêm cung, nhưng rất đanh thép, cao giọng, khi hai lần chỉ thẳng vào ba nguyên đơn “Mặt Trận là ba người này, ba người này là Mặt Trận.”.
Hay nhất là mỗi lần đến lượt ông được kêu lên trả lời hoặc cung khai, ông bước ra vái ông thẩm phán, vái bồi thẩm đoàn, vái luôn cả các bạn bè, thân hữu ngồi dưới ghế thính giả. Thái độ của ông Dung gây xúc động và cảm tình của bồi thẩm đoàn.
3/ Phía nguyên đơn, luật sư Kleven, dụng tâm đánh mạnh vào điểm nghi ngờ ông Dung không có bằng tiến sĩ (PhD hay được gọi là Doctor) mà dám nói là có.
Ông Dung trả lời về điểm này rất vui, ông nói thưở nhỏ, nhà nghèo, không đủ tiền cho ông đi học, ông phải đi chăn trâu độ nhật, tối về tự học dưới ánh trăng hay ánh lửa bếp. Ông cố học đỗ bằng tiểu học. Luật sư Kleven đánh tiếp:
- “Ông Dung, ông cho chúng tôi biết, ông có bằng trung học không?”.
Họ Cao không trả lời thẳng vào câu hỏi, nói:
- “Sau khi tôi đỗ tiểu học, bố mẹ tôi lần lượt qua đời, tôi phải qua ở nhờ bà cô tôi. Bà bảo tôi, cháu đã có bằng tiểu học, cháu nên cố học lấy bằng thành chung (trung học), cô sẽ cố làm nuôi cháu ăn học. Tôi học trung học ở trường phủ (nhà quê).
Cứ mỗi lần ông nói về việc học hành của ông trong sự nghèo nàn của gia đình, ông lại chỉ vào mặt Hoàng Cơ Định và Hoàng Cơ Long nói :
- “Tôi đâu có được học hành ở những trường to lớn trên thành phố như những người này. Ông cha chúng trước kia làm quan tham nhũng, hối lộ, giúp giặc Pháp dẹp những phong trào kháng chiến, nhiều tiền bạc nuôi chúng ăn học trong sự cao sang, giầu có, trường to, trường tốt.”.
Luật sư Kleven nhiều lần giơ tay “objection !” (phản đối), nhưng quan tòa vẫn cho tiếp tục.
Ông Dung tiếp tục kể :
- “Tôi cố gắng học, đỗ cả hai bằng tú tài. Bà cô tôi bảo, cháu học được lắm, người ta học đỗ cử nhân, cháu nên cố gắng học lấy bằng cử nhân.”.
Nghe lời bà cô, tôi học tiếp cũng trong sự nghèo nàn, chật vật về cuộc sống nương tựa bà cô tôi. Tôi đỗ bằng cử nhân. Ông lại quay về phía anh em họ Hoàng Cơ, nói gay gắt như ở trên. Luật sư Kleven giơ tay “objection”, ông tòa cho tiếp tục. (Tôi nghĩ ông thẩm phán muốn tìm hiểu vấn đề giáo dục của Việt Nam như thế nào, nên mỗi lần luật sư nguyên đơn giơ tay “objection”, ông vẫn tiếp tục cho ông Dung nói tiếp.)
Luật sư Kleven hỏi:
- “Ông Dung, ông cho chúng tôi biết, ông có bằng tiến sĩ không?, Trường nào và năm nào?”.
Ông Dung không trả lời thẳng vào câu hỏi, ông nói vòng quanh:
- “Sau khi tôi đậu bằng cử nhân, tôi vừa đi dậy học vừa tiếp tục học lấy tiến sĩ. Tôi đâu có cha ông làm quan, tham nhũng, vơ vét tiền bạc của dân nghèo, thăng quan tiến chức vì làm bầy tôi hữu hiệu cho giặc Pháp xâm chiếm và cai trị nước Việt Nam, để được gửi đi học tận bên Pháp như bọn người này”.
Ông Dung vừa nói vừa chỉ vào Hoàng Cơ Định. Luật sư Kleven giơ tay “objection”, ông tòa vẫn cho ông Dung tiếp tục.
Luật sư Kleven:
- “Ông Dung, ông không trả lời câu hỏi của tôi, chúng tôi muốn biết, ông có bằng tiến sĩ không? Trường nào cấp bằng cho ông ? “.
Họ Cao vòng vo tam quốc, trả lời:
- “Tôi có đậu bằng tiến sĩ, tôi không theo học trường đại học nào ở Hoa Kỳ, tôi cũng không học ở bên Pháp như tên này”, ông lại chỉ vào Hoàng Cơ Định Luật sư Kleven không nén được sự sốt ruột, lên tiếng:
- “Ông Dung (Mr. Dung, đáng lẽ phải kêu ông Dung là Dr. Cao), ông nói, ông có bằng tiến sĩ bên Pháp, ông cho biết trường nào?”.
Ông Dung lại vòng vo trả lời:
- “Tôi học bên Pháp, nhưng tôi không qua Pháp như tên này (lại chỉ vào Hoàng Cơ Định), tôi học par correspondant (hàm thụ). Anh em, thân hữu ngồi dưới ghế thính giả lo quá, không hiểu ông Dung trả lời ra sao. Luật sư Kleven:
- “Ông Dung, tôi chỉ hỏi ông tốt nghiệp tiến sĩ trường nào?”.
Họ Cao trả lời vẫn với giọng ẫm ờ :
- “À, tôi tốt ngiệp tiến sĩ tại một trường ở Paris, trường “Ecole Universelle de Paris “. Vì tôi học hàm thụ, nên nhà trường gửi bằng qua đường bưu điện tới cho tôi. Tôi nhận được bằng, nghĩ đến công ơn của bà cô tôi, đã mất, tôi đem tấm bằng ra mộ bà cô tôi, cúng vái, khấn khứa xong, tôi bật lửa đốt tấm bằng cho cô tôi ở dưới suối vàng biết là tôi đã đậu tiến sĩ.”.
Cả tòa, kể cả ông thẩm phán, các bồi thẩm và thính giả, như coi một cuốn phim hay, nín cười không nổi.
Buổi tối, tôi bàn với Vũ hữu Dũng và Nguyên Vũ, trêu chọc Cao Thế Dung một tí cho vui. Khi chị Dũng dọn cơm ra, tôi yêu cầu chị lấy hai lon la de Budweiser để thưởng ông Dung, bữa nay diễn xuất quá hay ở tòa. Tôi lại nói:
- “Kỳ này về, tôi sẽ làm một cuốn phim bộ, ông Dung thủ vai chính, như một hiệp sĩ, mặc quần áo toàn mầu trắng, đầu chít khăn tang trắng, trên lưng đeo thanh bảo kiếm, tay mặt cầm tấm bằng, vai trái đeo một bị lon Budweiser. Khi ra tới mộ bà cô, hiệp sĩ họ Cao để các thứ đeo trên người xuống trước ngôi mộ, đoạn lấy lửa đốt tấm bằng, miệng khấn vái, hôm nay cháu ra thăm mộ cô, cháu đốt mảnh bằng tiến sĩ, để dưới suối vàng cô biết là cháu đã đỗ bằng tiến sĩ, như lúc sanh tiền cô vẫn mong đợi. Khấn vái xong, Cao tráng sĩ rút thanh kiếm ra khỏi vỏ, múa mấy đường kiếm, vừa múa vừa ca :
- “Ta tráng sĩ họ Cao hề, gặp thời nhiễu nhương hề. Ta không sợ bạo lực hề, ta không sợ mãnh lực kim ngân hề. Ta tráng sĩ họ Cao hề. Quyết dẹp tan bọn gian tà hề. Quét sạch nhiễu nhương trong cộng đồng hề. Cho đồng bào sống yên vui hề.
Múa xong bài kiếm, ca hết bài ca, tráng sĩ họ Cao ngồi xếp vòng tròn trước mộ bà cô, lấy ra một miếng thịt bò khô, mở la de ra nhậu.
Khi uống xong sáu lon la de, tráng sĩ họ Cao lại đeo bảo kiếm trên vai, đứng lên vái mấy vái, rồi lên đường hành hiệp.”.
Vũ Hữu Dũng và Nguyên Vũ vỗ tay tán thưởng, phàn nàn không được đóng chung với Cao Thế Dung trong cuốn phim. Còn họ Cao tuy vui trong bụng, nhưng nhăn mặt lắc đầu nói:
- “Anh Bảy trêu đàn em quá, em khai là ra mộ bà cô đốt bằng là có chủ đích, em muốn bảo chúng nó rằng “bằng cái mả mẹ tụi bay”.
Luật sư Kleven bên nguyên đơn, hết truy ông Cao Thế Dung về bằng cấp không được, ông truy qua là ông Dung có tham gia Mặt Trận hay không? (theo phía nguyên đơn khẳng định với ông là ông Dung chưa bao giờ tham gia Mặt Trận, ông Dung có mặt trong các buổi họp của Ban Chấp Hành TVHN là do ông Tổng vụ Trưởng dẫn đến.)
Một buổi tòa, luật sư Kleven chất vấn :
- “Ông Dung, ông cho chúng tôi biết ông có tham gia Mặt Trận không?”. (lưu ý là luật sư Kleven luôn kêu ông Dung là Mr. Cao, không lần nào ông kêu là Dr. Cao). Ông Dung được anh em căn dặn là khi luật sư hỏi, cứ bình tĩnh suy nghĩ cho kỹ càng rồi hãy trả lời, không nên hấp tấp, vội vàng.
Chúng tôi nghĩ tiếng Anh của ông đủ để nghe biết luật sư chất vấn gì cũng như trả lời, nhưng ông Dung đã yêu cầu được một thông dịch viên giúp. Bà Tô Hà là thông dịch viên hữu thệ được tòa mời tới giúp ông Dung. Khi thấy luật sư Kleven hỏi về việc ông Dung có là thành viên của Mặt Trận hay không, anh em mừng quá, ông Dung chỉ việc xuất trình tờ quyết định của Tổng vụ Trưởng Trần Trung Sơn ký và đóng dấu, cho ông Dung làm Chủ nhiệm Ủy Ban Chính Trị của Tổng vụ hải ngoại là bên nguyên đơn trắng mắt. Không hiểu ông Dung nghe bà Tô Hà dịch sao, ông ngẩn mặt suy nghĩ, và trả lời dõng dạc “không” (no). Anh em ngồi dưới hàng ghế thính giả nhăn mặt, lắc đầu, không hiểu sao ông Dung lại trả lời “không”.
May là đúng lúc đó ông Thẩm phán ra hiệu nghỉ trưa, chiều họp tiếp.
Trong bữa cơm trưa, anh em hỏi ông Dung, ông nghĩ sao, mà lại trả lời “không”.
Ông Dung nhăn nhó nói :
- “Tôi nghĩ họ đặt bẫy tôi, tôi nghe bà thông dịch viên dịch lại, tôi tưởng họ hỏi tôi là tôi có tham gia Mặt Trận Giải Phóng không, (Mặt Trận Giải Phóng do cộng sản Hànội lập ra), vì vậy tôi trả lời không.
Giận quá, tôi nói :
- “Thế tiếng Anh của ông cũng không nghe hiểu là họ hỏi gì sao?.”.
Buổi chiều, ông Dung xin được xuất trình bản quyết định và xin sửa lại cho đúng.
Thế là hai điểm mà luật sư Kleven xoáy vào ông Dung để chứng minh là ông Dung nói dối, man trá trước tòa, nếu như vậy thì cuốn Mặt Trận và những bài viết trên báo VNTP, ông Dung cũng đã dối trá, viết không có chứng cớ, gieo vạ cho ba nguyên đơn. Chỉ cần hạ một ông Dung là kéo theo cả ba bị đơn thua kiện.
Cả hai điểm, ông Dung đều qua được.
Bây giờ, đến lượt những chuyện hỷ, nộ phía nguyên đơn.
Khi luật sư Richard Givens hỏi Hoàng Cơ Định:
Hỏi : Mặt trận có vào sổ bộ (tức đăng ký, register) không?
Đáp : Không !
Hỏi : Mặt trận có giữ sổ sách quyên góp tiền không ?
Đáp : Không !
Hỏi : Mặt trận có đóng thuế không ?
Đáp : Không !
Phản ứng của Bồi thẩm đoàn, một bồi thẩm đoàn hầu như chưa biết gì về Mạt Trận và sinh hoạt cộng đồng Việt Nam, sau mấy câu đối đáp này rõ ràng bất lợi cho Hoàng Cơ Định và phía nguyên đơn.
Ba tiếng trả lời “No” khô gọn, chẳng một chút ngại ngùng, ngượng ngập của Hoàng Cơ Định bộc lộ bản chất con người bạo ngược, tham tàn và sự lường gạt có tính toán của anh em họ Hoàng Cơ.
Một buổi tòa khác, khi luật sư Nguyễn Tâm xin trình tòa chứng liệu (exhibit) một xấp hình, trong đó có một tấm hình chụp mấy ngày sau khi Hoàng Cơ Minh chết ở Hạ Lào hơn 7 năm trước.
Luật sư Tâm từ tốn yêu cầu Hoàng Cơ Định lật tới hình thi hài của ông Minh, cao giọng hỏi:
- “Ông Hoàng Cơ Định, ông có nhận ra ai trong hình đó không?”.
Hoàng Cơ Định chỉ liếc mắt qua tấm hình, thản nhiên đáp:
- “Không”.
Thật là bất nhân, bất nghĩa, táng tận lương tâm, một người vẫn cho mình là con giòng, cháu giống, được nuôi ăn học, đỗ đạt đến cấp tiến sĩ Pháp, nỡ đang tâm không nhìn nhận tấm hình thi hài của chính người anh ruột mình.
Luật sư Tâm không chịu tha, ông hỏi Hoàng Cơ Định về cái chết của Hoàng Cơ Minh :
Định trả lời :
- “Tôi tin rằng anh tôi vẫn còn sống.”.
Nguyên đơn thứ hai, y sĩ Trần xuân Ninh, sinh ngày 4-10-1936 tại Hànội, tốt nghiệp y khoa vào năm 1963. Sau khi miền Nam mất, ông Ninh đi cải tạo 2 năm, qua Hoa-Kỳ năm 1979, tạm cư tại Hayward, Bắc California, hành nghề tại Chicago. Theo ông Ninh, người con trai độc nhất của vợ chồng ông bị chết thảm trên đường vượt biển tìm tự do, lý do đó, ông rất thâm thù cộng sản. Ông gia nhập Mặt Trận năm 1984.
Qua sự hướng dẫn của luật sư Kleven, với lối trình bày lưu loát, hoạt bát, ông Ninh đã tự tạo cho mình hình ảnh một vị y sĩ tận tâm về chức nghiệp, yêu thương đồng bào, nòi giống, quyết tâm lật đổ bạo quyền cộng sản, mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Cách diễn xuất của ông Ninh cùng với sự nể vì đối với giới y sĩ, ông Ninh phần nào đã gây được thiện cảm của Bồi thẩm đoàn. Ông Ninh chủ trương chiến dịch chống kinh tài cộng sản và cấm du lịch Việt Nam. Dư luận trên Chicago cho rằng y sĩ Ninh đã cho đàn em đốt nhà một người Việt tên Lâm Tôn chống lại lệnh cấm, đã về thăm quê hương.
Luật sư Givens hỏi :
Hỏi : Ông Ninh, ông biết chuyện gì xẩy ra cho ông Lâm Tôn sau chuyến đi về Việt Nam không?
Đáp : Ông ta bị vợ ly dị.
Hỏi : Ông biết việc có người đốt nhà ông Lâm Tôn không?
Đáp : Tôi chỉ biết nhà ông Lâm Tôn bị cháy.
Luật sư Nguyễn Tâm chất vấn ông Ninh về cái chết của Hoàng Cơ Minh. Bằng chứng của phía bị đơn số 258, tức hồ sơ hình ảnh về Mặt Trận được trao cho ông Ninh. Chỉ vào tấm hình chụp thi hài ông Minh, luật sư Tâm hỏi :
Hỏi : Y sĩ Ninh, xin cho biết ông có nhận ra ai trong tấm hình đó không ?
Đáp : Không.
Hỏi : Theo ông, ông Hoàng Cơ Minh còn sống hay đã chết ?
Đáp : Tôi nghĩ rằng ông Minh còn sống. (ông Ninh không dám quả quyết mà nói tôi nghĩ rằng).
Nguyên đơn thứ ba được mời lên bục nhân chứng là ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tức Nguyễn Đông Sơn. Dư luận toàn thể người Việt tỵ nạn cộng sản kết tội ông là nằm vùng cho cộng sản, được gài vào Mặt Trận để phá hoại. Nhiều người còn cho là chính ông Nghĩa đã mật báo cho cộng sản biết đường lối chuyển trại của ông Minh, phục kích để tiêu diệt ông Minh và các kháng chiến quân. Ông Nghĩa đã rời Mặt Trận trước khi xẩy ra vụ án thuế khóa, ông đã cộng tác với cơ quan an ninh của Hoa-Kỳ, nên đã không bị câu lưu cùng với năm đầu lĩnh của Mặt Trãn tại hải ngoại.
Ông Nghĩa giữ thái độ hòa nhã với phía bị đơn.
Dưới sự hướng dẫn của luật sư Kleven, ông Nghĩa khai, sinh ngày 11-11-1944 tại Hànội. Cha là Nguyễn văn Hiếu, kỹ sư công chánh, anh em thúc bá ruột với Nguyễn Văn Linh tức Mười Cúc, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam từ 1986 tới 1991.
Ông Nghĩa tốt nghiệp trường Cao đẳng thương mại tại Paris, với bằng HEC (Hautes Etudes Commerciales).
Ra hải ngoại ông Nghĩa tham gia Mặt Trận từ tháng 6 1984 với chức Vụ Trưởng vụ Tuyên Vận. Luật sư Nguyễn Tâm chất vấn ông Nghĩa về việc tại sao không phải đi cải tạo như các công chức cao cấp khác trong chính quyền miền Nam. Ai là tác giả bài viết ký tên Nguyễn Xuân Nghĩa trên một tạp chí cộng sản chiến dịch chống kinh tài cộng sản và du lịch Việt Nam.
Luật sư Tâm lại xoáy vào việc sống, chết của Hoàng Cơ Minh. Nhìn vào tấm hình Hoàng Cơ Minh một lúc, ông Nghĩa ấp úng nói:
- “Tôi không biết ai trong tấm hình.”.
Trả lời câu hỏi, Hoàng Cơ Minh còn sống hay đã chết, ông Nghĩa đáp:
- “Tôi không biết .” (I don’t know).
Khi luật sư Tâm vặn hỏi, tại sao trước đây ông tuyên bố ông Hoàng Cơ Minh còn sống. Ông Nghĩa đáp:
- “Vì ngày ấy, tôi còn ở trong Mặt Trận.”.
Không biết ông Nghĩa có dụng ý gì khi trả lời như trên. Câu nói này chứng tỏ sự gian dối của các đầu lĩnh Mặt Trận. Sự kiện này khiến Hoàng Cơ Định và Trần Xuân Ninh không dấu được sự bất mãn. Phía bị đơn cũng không che dấu được sự vui mừng, tin tưởng sẽ nắm phần thắng.
Phải nhìn nhận là những nhân chứng phe bị đơn, từ Vũ hữu Dũng, tới tôi và Nguyễn Xuân Phác đã làm tròn trách nhiệm. Nhất là anh Nguyễn Xuân Phác đã nhấn mạnh y sĩ Ninh là con người có hai bộ mặt, y sĩ Ninh giống hệt như y sĩ Jekyll và ông Hyde trong một cuốn phim. Có lúc ông ta rất dễ thương, là một y sĩ tài giỏi. Nhưng có lúc ông ta lạnh lùng, tính toán, cực đoan, có khả năng làm bất cứ gì để đạt mục tiêu.
Ông Phác cũng khai trước tòa, sau những loạt bài chỉ trích Mặt Trận, tòa báo của ông bị đập phá, cá nhân ông bi đe dọa. Với sự hướng dẫn của luật sư Tâm, ông Phác khai thêm là tờ báo Dân Việt của ông phải đóng cửa vì các cơ sở thương mại sợ móng vuốt của Mặt Trận, rút hết quảng cáo.
BẠO LỰC ĐI VÀO TÒA.
Buổi tòa nào cũng có hai ba nhân viên FBI và thám tử Zwemke tới tham dự . Ngày 21 –12- 1994, tòa vẫn họp như thường lệ. Hôm nay, có lẽ Hoàng Cơ Định nghĩ là phía nguyên đơn nắm chắc phần thắng vụ kiện nên động viên đại lực lượng đến tòa để làm áp lực và biểu dương khí thế đấu tranh. Đoàn viên Mặt Trận ngồi kín cả phía bên nguyên đơn, tràn qua cả phía bị đơn.
Phiên tòa buổi sáng vừa tan, Bồi thẩm đoàn còn đang lục tục rời phòng xử, nhân viên FBI và cảnh sát vừa bước ra khỏi hành lang, ông Cao thế Dung rời chỗ ngồi bước về phía tôi. Nhanh như cắt, Đoàn trọng Thê, K 9, chạy lao tới phía tôi đang đứng, dơ tay dí vào ngực tôi, dáng điệu hung bạo và sừng sộ, gằn giọng nói với tôi:
- “Sao anh không mang theo Nguyễn Bích Mạc mà anh mang mấy con dogs này tới đây?
Tôi điềm nhiên, dịu dàng trả lời Thê ngắn gọn, kẻ cả. Trực giác thấy điều gì bất thường, bị đơn Cao Thế Dung nhìn nhanh về phía Hoàng Cơ Định thì bắt gặp đôi mắt đầy căm thù, còn Hoàng Cơ Long đôi mắt long lên sòng sọc.
Vì đây là trong Tòa, tôn trọng luật pháp, tôi kêu cảnh sát can thiệp, Thê, Long bước nhanh ra khỏi phòng xử. Định chối cãi không có ra lệnh. Bà Thụy Giao, chủ báo Xây Dựng đã mô tả rất đầy đủ trên mặt báo về cái trò vũ phu, bạo lực, coi thường pháp luật, của Mặt Trận, đã đặt tên cho họ qua tựa đề “Chứng nào tật ấy.”.
Ngày cuối của phiên tòa kéo dài đằng đẳng 14 ngày. Phía nguyên đơn kéo nhau đến tòa đông, thật đông. Cả hai phía, đơn và bị sẽ đọc bài biện hộ cuối cùng.
Luật sư Givens, Cao thế Dung (tự biện hộ), và luật sư Nguyễn Tâm, lần lượt đọc bài biện hộ cuối cùng. Luật sư Givens khẳng định trên thực tế, cả ba nguyên đơn không có danh thơm gì mà mất, họ chỉ là những kẻ xấu, gây ra đủ mọi tội ác trong cộng đồng người Việt, họ chỉ có xú danh.
Các bị đơn cũng không hề “cẩu thả” hay “ác ý” mà thực sự tin tưởng những điều đã viết hay phổ biến. Cao thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng không hề viết sai sự thực.
Luật sư Givens đòi bên nguyên đơn phải đưa ra bằng chứng, phải chứng minh vì ba bài báo viết sai, cố tình vu oan, phỉ báng, khiến các nguyên đơn bị mất danh tiếng, đau ốm, sầu khổ. Thế nhưng, không những các nguyên đơn không trưng ra được bằng chứng là ba bài báo hoàn toàn sai, là cố tình vu oan, giáng họa làm hại nguyên đơn, cả ba nguyên đơn đâu có đau ốm, sầu khổ, vì không trưng ra được một giấy tờ hay hóa đơn đi khám bác sĩ. Nữ ký giả Thụy Giao tường thuật rất trung thực y như bản văn (transcript) của Tòa.
Ông Cao thế Dung, trong bài biện hộ, có câu nói đi vào lịch sử cộng đồng hải ngoại, “Sự thực là người biện hộ cho tôi, công lý là quan tòa của tôi”. (Truth is my defense, justice is my judge). Ông Dung kết thúc bằng một câu làm cho không khí phòng xử bớt căng thẳng: “Merry Christmas and Happy New Year “.
Bài diễn văn biện hộ của luật sư Nguyễn Tâm rất xuất sắc. Ông ôn tồn trình bày thảm cảnh của cộng đồng người Việt phải sống dưới móng vuốt, áp lực đen của Mặt Trận, như đám mây đen che phủ kín, không thấy ánh mặt Trời. Các bị đơn là những người can đảm đứng lên dùng bút mực xuyên thủng đám mây đen đó.
Ông Tâm mong rằng Bồi thẩm đoàn có một biểu quyết lịch sử, xác định các bị đơn không phạm lỗi gì.
Gần 5 giờ chiều, thẩm phán Biafore yêu cầu các vị Bồi thẩm vào phòng kín. Bản phán quyết (verdict) được thẩm phán Biafore trao cho bà Lục sự.
Bà lục sự cao giọng tuyên đọc:
- “Các bị đơn, Cao thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng và Nguyên Vũ đều được xác định là “không hề có một lời nào sai trái”. (did not make any false statement) về phe nguyên đơn.
Bà lục sự hắng giọng đọc to: “Số phiếu là 11 trên 1.”.
Như vậy, phiên tòa kết thúc với kết quả như mọi người mong đợi, đó là thế tất thắng của công lý, chính nghĩa thắng hung tàn.
Nhưng còn những cái chết đầy nghi vấn của ký giả Đạm Phong ở Houston, của một nhân viên tòa báo VNTP trong vùng Virginia, cuộc ám sát hụt ông Cao Thế Dung ở Maryland, và luật sư Nguyễn văn Chức ở Houston, tiếp là vụ thảm sát vợ chồng ký giả Lê Triết, mà cơ quan an ninh đang ráo riết truy tầm thủ phạm, với đầy đủ bằng chứng rõ rệt, truy tố về hình tội. Dư luận cộng đồng người Việt hải ngoại cầu mong Lưới Trời Lồng Lộng không cho bọn hèn hạ, tham tàn trốn thoát, làm sạch sẽ, quang đãng khí Trời cộng đồng.
Trên máy bay về lại Austin, Texas, tôi nghĩ đến ông Hoàng Cơ Minh, tôi thấy ái ngại, thương tâm.
Mở cuốn 2, Hồi Ký Một Đời Người của cụ Phạm Ngọc Lũy, tôi mang theo để coi lại những điều giữa ông Hoàng Cơ Minh và cụ Lũy, có thể dùng trong phiên tòa, tôi mở đến đoạn cụ Lũy phỏng vấn ông Trần Minh Công, sau sự sụp đổ của Mặt Trận.
Ông Công đã kết luận cuộc phỏng vấn :
1/ Làm việc nước mà đầu óc và lòng dạ không lớn, sẽ không làm được.
2/ Cho dù một tổ chức có to lớn và thành công đến đâu mà lãnh đạo dở cũng sẽ thất bại.
Tôi cho rằng đó là một bài học tốt cho các bạn trẻ sau này. Bài học này cũng đã gây cho tôi nhiều cay đắng và phiền muộn.
Tôi rất thông cảm với ý kiến của anh Trần Minh Công, tôi cám ơn anh Công đã nêu lên những ý kiến xác đáng, thâm tâm tôi cũng nghĩ đúng như anh.
Quay lại chuyện ông Hoàng cơ Minh, cựu phó đề đốc Hải Quân, tôi mường tượng ra một hình ảnh: Ông cựu phó đề đốc đã tạo ra một con tầu ma, con tầu bằng giấy mà những gia đình đặt ở hàng mã, cúng rồi đem đốt. Con tầu ma không bao giờ được hạ ïthủy. Trên con tầu, ông Minh có khoảng 40 - 50 tay chèo, toàn là những thanh niên, trai tráng nhiệt thành. Con tầu ma, khi được những tay chèo hay thủy thủ đoàn khiêng đến một nơi khác, gặp lửa, chiếc tầu bị cháy, hạm trưởng tới thủy thủ đoàn đều bị chết gần hết, ngoài những người nhanh chân nhẩy ra ngoài, nhưng cũng bị phỏng nặng .
“Cửu long giang, chưa qua mà vĩnh biệt
Chốn biên thùy, ấp ủ nỗi lòng đau.”
. . .
Phạm Văn Liễu
Hồi ký Trả Ta Sông Núi
TỪ MẶT TRẬN Ðến ÐẢNG VIỆT TÂN
PHUNG NGOC SA
Mặt trận nói trên là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, hay Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, thường gọi tắt là Mặt Trận (MT); Ðảng Việt Tân, do tiếng ghép của những chữ Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng.
I- / Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam.
Nhờ sưu tầm, chúng tôi được biết có nhiều sách báo viết về MT, nhưng có lẽ quyển hồi ký “Trả Ta sông Núi 3” phát hành tại Hoa Kỳ trong năm 2004 của cựu đại tá Phạm Văn Liễu, nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải Ngoại của MT, (kể từ khi thành lập năm 1981 cho đến ngày “tan vỡ” vào cuối năm 1984) là một tài liệu chứa đựng nhiều chi tiết khả tín và có tính cách thuyết phục. Lý do: Ông là nhân vật đóng vai chính trong việc tổ chức và sáng lập MT viết.
Khi công khai hoạt động, theo hệ thống tổ chức và phân nhiệm, MT được chia ra làm 2 bộ phận:
- Trong nước: Do Tổng vụ Quốc Nội: Nhiệm vụ là trực tiếp chiến đấu để lật đổ bạo quyền cộng sản, người lãnh đạo là phó đề đốc Hoàng Cơ Minh.
- Tại ngoại quốc: Do Tổng vụ Hải Ngoại: Ðặc trách xây dựng và phát triễn cơ sở hậu cần, vận động với cộng đồng người Việt trên thế giới, góp công góp của, giúp kháng chiến trong nước; người đứng đầu là cựu đại tá Phạm Văn Liễu.
Hoạt động song hành với MT còn có Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến do ông Phạm Ngọc Lũy, hội trưởng Hội Trường Xuân (1), một người đạo đức và rất được tín nhiệm của đồng
một người đạo đức và rất được tín nhiệm của đồng hương Việt Nam lúc bấy giờ làm Chủ tịch; ông Lũy phụ trách kêu gọi đồng bào Việt Nam khắp thế giới đặc biệt là những người có cảm tình vì từng chịu ân của ông tích cực tham gia ủng hộ tổ chức kháng chiến trong nước.
Xin sơ lược qua về đại tá Phạm Văn Liễu, tác giả 3 quyển hồi ký “trả ta sông núi”, đặc biệt trong quyển 3 có ghi rõ nhiều sự kiện liên quan tới MT.
Ðược biết, cựu đại tá Phạm Văn Liễu, nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải Ngoại của MT là người đã từng đãm nhận chức vụ Tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia dưới thời nội các của bác sĩ Phan Huy Quát vào những năm 1965-1966.
- Trước đó, vào những năm 1945-1946, ông Liễu là một thanh niên yêu nước đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ Mặt Trận Quốc Dân Ðảng để chống nhau với Mặt Trận Việt Minh cộng sản. Oạng được cử theo học khóa huấn luyện quân sự tại trường Lục Quân Yên Báy, trung tâm nầy do các giáo quan Nhật Bản trực tiếp đào tạo và giảng dạy. Bị thất bại trong cuộc chiến đấu chốạng bọn Việt Minh cộng sản nên ông phải lưu lạc sang Tàu. Trở về nước, ông theo học và tốt nghiệp khóa 5 trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt năm 1952. (Người viết tốt nghiệp khóa 8 -1953).
- Là sĩ quan theo học khoá I Sĩ Quan Hải Quân Việt Nam. Kế đó được giao phó nhiệm vụ thành lập và là Tư Lệnh đầu tiên của Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.Thất bại trong cuộc đảo chính chốạng chế độ Ngô Ðình Diệm năm 1960, ông phải lưu vong tị nạn chính trị tại Cao Miên.
- Sau năm 1975, đại tá Liễu may mắn thoát nạn cộng sản và định cư tại Hoa Kỳ. Mặc dù tuổi tác đã cao, gia đình tuy mới tạm ổn định, nhưng vốn mang dòng máu tự hào cách mạng, ông đã kết nghĩa với phó đề đốc Hoàng Cơ Minh và cả hai cùng nhau thề nguyện mang hết ý chí, khả năng vận động kết hợp tất cả chiến hữu thành một khối để thành lập một mặt trận tiêu diệt chế độ CSVN. Tiếc thay, ông bị thất bại, “Họa hổ bất thành khuyển” (Vẽ con cọp thành con chó). Công cuộc giải phóng quốc gia tới đâu thì không thấy, nhưng chính ông đã vô tình giúp một số người vì quyền lợi phe nhóm làm mất chính nghĩa của MT. Ngoài ra, do những việc thu nhập tiền bất chính, cộng thêm các hành vi lừa gạt đã làm cho bầu không khí chính trị tại hải ngoại bị vẩn đục, tập thể người Việt tị nạn phân tán chia rẽ. Mất niềm tin và nghi ngờ lẫn nhau.
Theo giới thông hiểu nội tình, thì không phải vì ông Liễu cùng ban tham mưu của ông thiếu hiểu biết về các nhân vật mà họ liên kết khi thành lập MT nên làm hỏng đại sự, mà thực ra do ông vì quá tự tin, nghĩ mình là một pháp sư cao tay ấn, có khả năng tạo ra âm binh, thì cũng đũ bản lãnh để điều khiển chúng. Tiếc thay, trong vai phù thủy, ông đã không đũ sức hô phong hoán vũ điều khiễn âm binh, lại thiếu đề phòng nên bị chúng quật lại diệt luôn phù thủy và khiến ông trở thành một kẻ tòng phạm.
Tuy nhiên, điều đáng khâm phục là trước khi bước vào hoàng hôn cuộc đời, tác giả còn có can đảm nói lên sự thật, vạch ra những lỗi lầm của MT và nhờ tài liệu đó, chúng ta biết được là MT đã phản lại sự nghiệp chống cộng giải phóng quê hương. Việc làm của tác giả là một hành động xám hối và là một tiếng chuông cảnh tĩnh cho những ai dễ tin, đặc biệt là tuổi trẻ rút kinh nghiệm mà xa lánh tổ chức nầy.
Trước đây, lúc còn sinh hoạt và đặc trách bộ phận An Ninh trong một chính đảng; do sự giúp đở của các đồng chí và một số nhân vật từng tham gia MT. Chúng tôi đã thu thập được nhiều tin tức liên quan đến MT. Ðem đối chiếu nó với các tài liệu ghi trong sách của ông Cao Thế Dung, hồi ký Trả Ta Sông Núi 3 (Trtsn) của đại tá Phạm Văn Liễu, chúng tôi biết được là trong quá trình 23 năm hoạt động, kể từ khi thành lập năm 1981 cho đến lúc tuyên bố giải tán để cho ra đời đảng Việt Tân vào ngày 19-9-04, MT chưa lập được một thành tích gì khả dĩ giúp dân cứu nước, mà chỉ thành công trong kế hoạch kinh tài có lợi cho phe nhóm, và xây dựng được một hệ thống bán phở. Vì thế, người đời mới chế diễu, đổi tên MT đáng lẽ là một công cụ đấu tranh chống cộng thành ra”Mặt Trận Phở Bò”. Phần còn lại MT chỉ tạo cho mình một hình ảnh không mấy tốt đẹp là: - Dối trá lừa gạt - Hù dọa làm tiền và sử dụng bạo lực..
* Dối trá lừa gạt: Từ hình thức lẫn nội dung. Xin trưng dẫn một vài vụ điển hình:
1- Ngay từ lúc khởi sự, người đứng đầu quốc nội đã mưu đồ buôn bán kháng chiến dưới hình thức lập chiến khu giả để câu khách kiếm tiền. Ý định đó bị phản đối, MT lại đi thuê đất ở Thái Lan lập căn cứ địa chiến đấu. Theo hồi ký “trả ta sông núi” (trtsn) ở trang 195 ông Liễu viết, khu chiến của ông Hoàng Cơ Minh, là một mảnh đất rừng mà ông ta đã thuê lại của tướng Thái Lan tên Sutsai.Thử hỏi, lập khu chiến mà phải thuê đất của một tướng Thái, là một bọn được coi lưu manh, tham nhũng bậc nhất thì làm sao tiến hành tổ chức kháng chiến được: Với bọn Thái nầy, khi vòi được tiền, chúng tạm để yên, nhưng khi CSVN ngả giá cao hơn, là bọn tướng tá Thái trở mặt và bán đứng ta ngay. Kinh nghiệm cụ thể: Một chiến hữu của chúng tôi nhờ quen biết với đại tá Sauvageot, (tên Việt là Nguyễn Hữu Hai) đặc trách công tác tìm M.I.A (Người Mỹ mất tích) tại sứ quán Hoa Kỳ, Bangkok, Thái Lan. Trước kia, ông là một cố vấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Xây Dựng Nông Vũng Tàu mà tôi thường xuyên liên lạc. Là một người Mỹ sành tiếng Việt, thuộc lòng quyển Kiều; bạn tôi được đại tá Sauvageot thuận cho tham gia công tác tìm MIA. Nhưng chiến hữu nầy vì không đồng ý để bọn Thái Lan hướng dẫn lộ trình nên bị chúng kiếm cớ trục xuất ra khỏi đất Thái trong vòng 24 giờ.
Thuê đất của bọn Thái lập chiến khu, mướn thường dân Lào làm lính đóng kịch, giả làm kháng chiến quân (trtsn 200-204) để trang trí cho buổi lễ ra mắt Khu Chiến và tuyên bố Cương Lĩnh Chính Trị của MT đã là một hành động lừa dối, nhưng có thể tha thứ được, vì dù sao buổi đầu cũng cần đánh bóng thổi phồng để huyên truyền có lợi cho đại cuộc. Nhưng ông Hoàng Cơ Minh, (HCM) Tổng Vụ Trưởng Quốc Nội (TVQN) chỉ quanh quẩn trên đất Thái, Nhật hoặc Hawaii thế mà ông dám phịa ra là đã quy tụ được 36 tổ chức trong nước, và đã có trên 10.000 tay súng (trtsn 320) thì quá đáng.
- Làm cò mồi, đòi Cách Mạng, tức vận dụng tầng lớp chống cộng hãy lật đổ bạo quyền, đòi tự do dân chủ. Với chiêu bài nầy tung ra thì ai chẳng thích, mọi người đều muốn, chắc chắn số tiền buôn bán hai chữ Tự Do ắt sẽ thâu vôạ nhiều hơn kháng Chiến trước.
Người viết cảm thấy quá kinh sợ trước âm mưu nầy, và xin thông báo với quý vị: Trước đây, chúng ta từng lên án CSVN dùng vũ khí của khối cộng sản cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa; đặt ách thống trị, chà đạp nhân quyền, bóp chết tự do. Nay, đảng VT hậu thân của MT, một tổ chức từng kiếm được nhiều tiền, sẵn phương tiện họ sẽ tìm cách “gom bi”, cài người nắm các tổ chức, đoàn thể tại hải ngoại, đợi lúc mà bọn VC vì xu thế thời đại, buộc chúng phải chấp nhận dân chủ, (dân chủ giả hiệu) thì lớp người đó sẵn sàng đứng ra làm đối lập cuội, bắt tay với bạo quyền trong nước tiến hành dân chủ qua giải pháp “Mỗi người dân một lá phiều”, ắt lúc đó chúng ta sẽ bị thua cộng sản một cách thê thảm, và keo nầy còn thua đậm hơn bị đầu hàng vào ngày 30-4-75. Lý do: CSVN nắm đa số, vẫn giữ quyền lực; ta chỉ là một thiểu số vừa là đối lập cuội. Chính hành động nầy chúng ta đã tạo chính nghĩa cho CSVN và giúp chúng tiếp tục thống trị dân tộc Việt Nam.
PNS.
LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNG
Lưới người, kẻ gian tà có thể thoát,
Nhưng lưới Trời, không thể nào thoát nổi.
Từ sau ngày 29 tháng 12 năm 1984, Hoàng Cơ Minh, với tư cách Chủ tịch Mặt Trận, (không do ai bầu hoặc đề cử ) đồng thời cũng là Chủ tịch Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc (chưa bao giờ được thành lập) ký quyết định số 037/ HĐKCTQ giải nhiệm ông Trần Trung Sơn (Phạm văn Liễu), Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại, Minh mất hết sự tin yêu của mọi giới đồng bào, lẩn trốn chiến hữu, lẩn trốn đồng bào, lẩn trốn dư luận, một thời đã kỳ vọng ông như một lãnh tụ sáng giá tại hải ngoại.
Minh thường sống tại Hawaii hay Nhật Bản.
Do sự bầy mưu, hiến kế của cặp bài trùng Nguyễn Xuân Nghĩa và Hoàng Cơ Định, Minh trở lại Thái Lan, cố làm sao tạo ra một tiếng vang, chứng tỏ cho dư luận thấy là Minh vẫn chỉ huy chiến đấu ở quốc nội. Phải tạo được tiếng vang dội ngược về hải ngoại thì Hoàng Cơ Định mới có lý do tiếp tục moi hầu bao của chiến hữu và đồng bào.
Vì áp lực của Tòa đại sứ Cộng Sản VN ở Vọng các (Bangkok), Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội Thái Lan có ý định giải tán căn cứ của ông Minh, tại tỉnh Ubon Ratchathani, có khoảng từ 40 tới 50 người, vũ khí phần lớn là súng trường M1, một ít lựu đạn, do Tướng hồi hưu Sutsai cung cấp với giá cắt cổ.
Ông Minh chạy đôn chạy đáo tìm mọi cách liên lạc, bắt mối với các Tướng lãnh Thái, đặc biệt là Tướng phụ trách biên thùy miền Nam và Tướng quân khu Ubon. Tháng 7 năm 1987, Bộ Tổng Tư Lệnh quân lực Thái ra quyết định dời căn cứ của ông Minh lên vùng Bắc, trấn đóng tại Mukdahan, giữa Ubon Ratchathani và Nakhon Phanom. Từ Nakhon Phanom đi lên hướng Bắc, theo dọc biên giới sẽ tới thị trấn Nong Khai, bên kia sông Mékong là Vien tiane (Vạn Tượng) của vương quốc Lào. Từ Nong Khai theo lộ 13 xuống phía Nam dẫn tới thị trấn Udon Thani.
Tháng 8 năm 1987, ông Minh cho lệnh chuyển trại lên miền Bắc, lộ trình bám sát biên giới Thái Lào. Thời gian này, không còn những cấp chỉ huy nhiều kinh nghiệm chiến trường rừng núi, như đại tá Dương văn Tư, trung tá Lê Hồng. Chung quanh ông Minh toàn những thuộc hạ thân tín chưa bao giờ tham dự chiến trận trong rừng như Nguyễn trọng Hùng, sĩ quan phòng 7, Trần thiện Khải, sĩ quan hải quân, Võ Hoàng, một thanh niên hăng say, nhiệt huyết, nhưng chỉ biết cầm bút, chưa lần nào cầm súng.
Ngô Chí Dũng, con chim đầu đàn của tổ chức Người Việt Tư Do cũng không còn nữa.
Hoàng Cơ Minh có tật thích được tôn sùng cá nhân và có tính hiếu sát, đã từng hạ lệnh xử tử 18 kháng chiến quân Mặt Trận tại khu chiến.
Trong chuyến dời căn cứ lên miền Bắc, đích thân ông cựu phó đề đốc hải quân chỉ huy cuộc hành quân chuyển trại, xuyên qua rừng núi biên thùy Thái Lào. Không biết ông Minh có lưu tâm đề phòng trong số kháng chiến quân đi theo ông có nhiều người bất mãn vì ông đã hạ sát anh em, bằng hữu của họ. Manh nha trả thù cho anh em, bằng hữu và lo ngại cho chính bản thân họ, mấy người này trốn khỏi hàng ngũ, đi báo cho quân Pathet Lào trấn đóng trong vùng. Quân Pathet Lào tuy không tinh nhuệ, nhưng được trang bị vũ khí, đạn dược đầy đủ, quen thuộc vùng chúng trấn đóng, bao vây toán quân do ông cựu Tư lệnh lực lượng thủy bộ chỉ huy.
Cuộc nổ súng giữa hai bên xẩy ra, vang dội núi rừng. Kháng chiến quân lần lượt ngã gục, ông Minh và mấy người thân cận cũng không thoát khỏi cái chết. Một số kháng chiến quân bị địch bắt hay đầu hàng. Tất cả người chết về phía Mặt Trận được chôn vùi sơ sài ngay tại chỗ. Quân Pathet Lào không hay biết là trong số người chết có chủ tịch Hoàng Cơ Minh, lãnh tụ kháng chiến Việt Nam. Pathet Lào báo cáo cho CSVN về cuộc chạm súng ở Hạ Lào và giao những tù hàng binh cho CSVN. Sau khi khai thác tù hàng binh Mặt Trận, CSVN mới biết là Chủ tịch Hoàng Cơ Minh đã tử trận, xác được chôn chung với kháng chiến quân chết trận. Chúng bắt tù hàng binh quay lại chiến trường chỉ nơi chôn xác Hoàmg Cơ Minh. Vì xác đã được chôn cả tháng trước đây, nên khi bới lên để chụp hình, một bên mặt đã bị nát.
Tháng 10, 1987, đài phát thanh và báo chí Lào loan tải bản tin chiến sự là đã tiêu diệt lực lượng Hoàng Cơ Minh. Tháng 12, 1987, báo Nhân Dân của đảng CSVN và báo Quân Đội Nhân Dân chính thức loan tin về phiên tòa xử các kháng chiến quân bị bắt trong cuộc chạm súng tại Nam Lào và loan tải chi tiết về cái chết của chủ tịch Mặt Trận Hoàng Cơ Minh kèm theo hình ảnh.
Hai tờ báo, một của đảng, một của Quân đội Nhân dân đã ra liền 3 số báo, tường thuật chi tiết, rõ ràng trận đánh ở Nam Lào, cái chết của Hoàng Cơ Minh.
Tuy nhiên, ở hải ngoại, bọn đầu lĩnh kế thừa Mặt Trận nhất quyết không nhìn nhận là Hoàng Cơ Minh đã chết.
Dư luận ở hải ngoại rất nôn nao khi được tin Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh và nhiều chiến sĩ thân thương đã hy sinh trên chiến trường Lào cho chính nghĩa. Tất cả đều mong đợi Tổng vụ hải ngoại chính thức công bố tin này, sẽ làm lễ truy điệu và vinh danh những người con yêu đã nằm xuống cho công cuộc giải phóng Việt Nam. Nhưng viện vào lý do không công bố tổn thất nhân sự có ảnh hưởng tới tinh thần toàn bộ cơ sở của Mặt Trận, bọn đầu lĩnh nhất quyết tuyên bố :
- “Chủ tịch Hoàng Cơ Minh vẫn còn sống và vẫn lãnh đạo công cuộc kháng chiến tại quốc nội.”.
Thậm chí, trong những số báo Kháng Chiến ra hàng tháng, ông vụ trưởng vụ Tuyên Vận vẫn còn viết và cho đăng những tin tức tưởng tượng như là lực lượng kháng chiến dưới quyền lãnh đạo của chiến hữu Hoàng Cơ Minh đã chiếm hết xã này tới quận nọ, nơi nào cũng đặt ủy ban kháng quản, sau khi tiêu diệt hết các ủy ban xã, ủy ban quận của Cộng Sản.
Đồng bào hải ngoại đọc những loại tin “tức mình” này, rất khâm phục cặp bài trùng Hoàng Cơ Định - Nguyễn Xuân Nghĩa với hai bộ óc có trí tưởng tượng tuyệt vời của một tiến sĩ hóa học tốt nghiệp tại Pháp và một chuyên viên kinh tài tốt nghiệp trường Cao Đẳng Thương Mại tại Paris.
Không xác nhận hay phủ nhận mọi tin tức đưa ra từ kẻ thù để bảo mật thực lực. Đây là bài học 4 không bắt đoàn viên học thuộc lòng:
- “Không nghe, không thấy, không biết và không nói “cóp nhặt của cộng sản.
Dư luận thương cho ông Minh đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Nam Lào, dư luận sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm của ông Minh đã không có tín nghĩa, đã gian tham tiền bạc, đã lừa dối chiến hữu, đã lường gạt đồng bào.
Trường hợp, chính những người anh em ruột thịt và những tay chân thủ túc của ông Minh ở hải ngoại lên tiếng về cái chết thảm khốc của ông Minh, đồng bào và nhất là các chiến sĩ hải quân sẽ làm lễ truy điệu, vinh danh cựu phó đề đốc và các kháng chiến quân đã vị quốc vong thân.
Mặt Trận và gia đình giòng họ Hoàng Cơ sẽ lấy lại được uy tín một dạo đã lên tới tuyệt đỉnh và đã tắt lịm vì những tai tiếng xấu xa.
Trường hợp ông Minh thật quả chưa chết mà báo chí đảng và quân đội nhân dân bịa ra cái chết của ông Minh đăng liên tiếp trong 3 ngày, trường hợp không ra hải ngoại như đi chợ thời trước đây, ông Minh tìm cách lên tiếng với những phương tiện truyền thông hiện đại (như kiểu thâu tiếng và hình vào băng video của tên trùm khủng bố OSAMA BIN LADEN xứ A Phú Hãn bây giờ) , thì đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ còn cách bôi tro trát trấu lên mặt, đâu còn dám tòi mặt mo ra với thế giới bên ngoài. Nhưng ông Minh không làm được vì ông đã thực sự chết ở Nam Lào.
Dư luận thương cho ông Minh, nhưng thấy thái độ úp mở, dối trá, bất nhân của những đầu lĩnh Mặt Trận, dư luận phê phán những tên này cố tình che dấu tin tức để tẩu tán tài sản, nếu tuyên bố thực sự ông Minh và toàn bộ kháng chiến quân đã chết, bị bắt hay đầu hàng, tức là Mặt Trận quốc nội không còn ai nữa làm sao mà tiếp tục quyên tiền.
SỰ THỰC VỀ CÁI CHẾT CỦA PHÓ ĐỀ ĐỐC HOÀNG CƠ MINH.
Tháng 2 năm 1999, các ông Bùi Bỉnh Bân và Hồ Anh Tuấn tố giác với dư luận Nam California, Mặt Trận là Mafia, khống chế các đoàn thể, tìm mọi cách xen lấn vào các cộng đồng người Việt hải ngoại để phá hoại, đưa người của Mặt Trận vào các vị thế lãnh đạo, dùng tiền bạc mua chuộc và thao túng. Mặt Trận giật giây giới trẻ, dụ dỗ giới trẻ hăng say và đầy nhiệt huyết vào một tổ chức ngoại vi lấy tên là Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu.
Cũng do sáng kiến của Nguyễn Xuân Nghĩa, Mặt Trận lập ra hai tổ chức ngoại vi :
1/ Tổ chức Liên Minh Việt Nam Tự Do trao cho ông Nguyễn Tư Mô, giáo sư đại học Nha Khoa làm chủ tịch. Giáo sư Mô là người mà ông Hoàng Cơ Minh đã nhiều lần tính đem thay thế cụ Phạm Ngọc Lũy trong vai trò chủ tịch PTQGYTKC.
2/ Hội Chuyên Gia Việt Nam, lôi cuốn những chuyên viên trẻ nhẹ dạ, trao cho kỹ sư Vũ Quý Kỳ, cư ngụ tại Atlanta, Georgia, chạy theo ông Minh cuối tháng 12 năm 1984. Rất nhiều bạn trẻ đã tham gia hoạt động tích cực với hoài bão đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho quê hương. Lý tưởng của họ rất cao đẹp, suy tư của họ rất trong sáng, thẳng thắn, tinh thần của họ rất mãnh liệt. Nhưng đáng tiếc họ đã bị lừa, và bị lừa một cách hèn hạ, nhục nhã. Dư luận cho là hầu hết các thành viên của “Hội Chuyên Gia Việt Nam” đâu có biết rõ thân thế của vị chủ tịch của họ, ông Vũ Quý Kỳ, người đã từng là tay chân thân tín trong nhiều năm trời của ông Tướng tham nhũng, trùm buôn lậu, cánh tay đắc lực của Tonton Nguyễn văn Thiệu. Họ có biết đâu họ đang bị khai thác nhiệt huyết và năng lực quý giá nhằm phục vụ quyền lợi riêng tư của Mặt Trận . Các bạn trẻ trong “Hội Chuyên Gia Việt Nam” bị bọn người tham tàn, xảo quyệt mượn danh nghĩa các bạn, các chuyên viên trẻ và tài năng, để xây dựng đất nước. . .với cộng sản, để nói với cộng sản Hà nội rằng có chúng tôi đây, có Mặt Trận đây! Chúng tôi sẵn sàng xóa bỏ hận thù để cùng quý ông bắt tay xây dựng đất nước, phục vụ đồng bào, đưa đất nước theo kịp đà văn minh của thế giới.
Thời gian này, anh em Hoàng Cơ Long, Hoàng Cơ Định rút vào bóng tối, đưa các cháu gọi bằng cậu, con ông bà Đỗ Thúc Vịnh, Hoàng Thị An (chị ruột của Minh, Long,Định ) như Đỗ Hoàng Ý, Đỗ Hoàng Phiệt ở Houston, Texas, Đỗ Hoàng Điềm đại diện Măït Trận tại miền Nam California.
Cũng trong thời gian này, Nguyễn Xuân Nghĩa cóp nhặt theo đường lối của đảng cộng sản, đảng là nòng cốt, tuyển chọn những người chỉ biết có đảng, đảng là trên hết, vòng ngoài là Mặt Trận, như Mặt Trận Việt Minh. Nghĩa thành lập đảng Việt Tân làm nòng cốt cho MTQGTNGPVN. Hành động này làm cho nhiều đoàn viên Mặt Trận bất mãn vì không được tuyển chọn vào đảng Việt Tân với hai thủ lãnh mới là Hoàng Cơ Định và Nguyễn Xuân Nghĩa.
Giữa tháng 4 năm 1999, luật sư trẻ tuổi Hoàng Duy Hùng cư ngụ tại Houston, Texas phổ biến tài liệu: “Sự thật về cái chết của Phó đề đốc Hoàng cơ Minh”. Luật sư Hoàng Duy Hùng cả quyết là ông Hoàng Cơ Minh đã chết tại Nam Lào vào tháng 8 năm 1987. Luật sư Hùng chỉ trích nặng nề Mặt Trận mưu toan những ý đồ đen tối, khi vẫn nhất quyết ông Hoàng Cơ Minh còn sống và vẫn lãnh đạo kháng chiến trong quốc nội. Luật sư Hùng còn cáo buộc Mặt Trận là một tổ chức buôn lậu, “buôn xương bán máu “ các chiến sĩ, tội đồ của dân tộc. Mặt Trận trong nước đã hoàn toàn tan rã sau cái chết của ông Hoàng Cơ Minh, lãnh đạo Mặt Trận ở hải ngoại là những con người bất xứng.
Năm 1987, luật sư Hoàng Duy Hùng gia nhập Đại Việt Cách Mạng của ông Hà Thúc Ký, năm 1991, về nước hoạt động bị Việt cộng bắt. Nhờ chính phủ Hoa Kỳ can thiệp, năm 1993, ông được chính quyền cộng sản trả tự do.
Trong thời gian bị giam giữ, ông Hùng đã được những bạn đồng tù nguyên là các tù hàng binh của Mặt Trận kể cho ông nghe về cái chết của ông Hoàng Cơ Minh.
Luật sư Hoàng Duy Hùng được sự liên kết của nhóm ông Nguyên Khôi, bà Đoan Trang ở San José, Bắc California, nhóm ông Hồ Anh Tuấn ở Orange County, Nam California, nhóm cựu đại tá Trương như Phùng ở Houston, Texas, lập ra “diễn đàn công luận” thách thức Mặt Trận đối chất. Dĩ nhiên là Mặt Trận tránh né việc công khai đối chất này, vì biết rõ là phần thua sẽ về phía mình, thủ lãnh Hoàng Cơ Minh đã thực sự bỏ thây tại Nam Lào.
Luật sư Hùng xuất bản một cuốn sách về cái chết của Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh, tựa đề “Lột mặt nạ MTQGTNGPVN” phổ biến rộng rãi trong khối người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, làm sáng tỏ dư luận về sự dối trá, gian giảo, lừa bịp của bọn đầu lĩnh Mặt Trận.
Nhân dịp Tết Trung Thu, Cộng Đồng Việt Nam ở Houston tổ chức cuộc rước đèn cho các em thiếu nhi. Bọn đầu mục Mặt Trận lợi dụng cơ hội, tới phát không lồng đèn “thiếu nhi đi chân đất, đội nón cối, với ngôi sao dẫn đầu” cùng khẩu hiệu “vì các cháu thiếu nhi, toàn dân ta kháng chiến”. Mặt Trận tuyên bố, câu nói đó là của chủ tịch Hoàng Cơ Minh. Nhưng các đoàn thể và người Việt tại Houston thì cho câu nói đó của Hồ Chí Minh, lên tiếng phản đối, tố cáo trước dư luận Mặt Trận làm tay sai cho cộng sản và phá thối cộng đồng, làm nhục cả đến trẻ em.
Báo chí ở Houston dã viết:
- “Cái Nghiệp của ông Hoàng Cơ Minh thật là nặng. Đã chết thảm, chết không toàn thây, chết mất xác, chết thật đau đớn, và sau khi chết hương hồn vẫn không yên. Nhà Phật thường dùng chữ Nghiệp để giải thích cho những điều bất hạnh gặp trong đời. Một bầy đầu lĩnh bất tài, vô tướng, có tiền trong tay cũng chỉ múa may quay cuồng, bắng nhắng như một lũ phường tuồng, đi thực hiện lồng đèn nêu cao chính nghĩa cộng sản thay vì chính nghĩa quốc gia. Thật là tiền ngập đến cổ, muốn nuốt cho trôi cũng phải có một khả năng tối thiểu. Khả năng này, nhóm lãnh đạo Mặt Trận hiện nay, thật là thiếu vắng.
Trăm, bia đá cũng mòn,
Ngàn năm, bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Không hiểu vì nguyên do nào mãi đến giữa năm 2001, bọn đầu lĩnh Mặt Trận chính thức khai tử cho phó đề đốc Hoàng Cơ Minh cùng số kháng chiến quân đã tử trận.
Nhà báo Nguyên Thanh bên Úc Đại Lợi, trong bài Chuyện Dông Dài với tựa đề :
Việt Cộng cứu Mặt Trận
Hay
Mặt Trận cứu Việt Cộng
Bài viết mở đầu bằng hai câu thơ:
Anh linh Liệt Sĩ hỏi Hoàng Cơ . . .
Định bịp dân ta tới bao giờ ?
Băng nhóm Tội Đồ Dân Tộc Mặt Trận Hoàng Cơ Định sau khi trình diễn một màn xác nhận “Muộn màng sau mười bốn năm gian dối để rửa tiền” sự tử trận của Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh cùng vài Liệt sĩ, đã bị mọi người nguyền rủa thậm tệ.
Ông bác sĩ “chiến hữu” Đặng Vũ Chấn là một cán bộ cao cấp trong “Băng Đảng” được cử qua Úc để thanh minh thanh nga, cứu nguy băng đảng.
Nhà báo Nguyên Thanh viết:
- Chúng tôi không thắc mắc về chuyện có kháng chiến hay không có kháng chiến. Chúng tôi chỉ thắc mắc về những nghĩa binh còn đang bị nhốt trong lao tù cộng sản, về mấy ngôi mộ không tên trong chiến khu, về cái chết không minh bạch của Trung Tá Lê Hồng, về sự mất tích của kháng chiến quân thứ thiệt Ngô Chí Dũng.
Đừng dùng sự lừa bịp để che đậy điều gian dối.
Sự bưng bít về cái chết của thủ lãnh, của chính anh ruột của mình từ năm 1987 mà mãi cho tới năm nay, 2001, mới “ậm ừ truy điệu” cho qua chuyện, là một thái độ hết sức Tắc Trách và Vô Lương Tâm. Sự gian dối này kéo dài 14 năm. Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết Âm lịch, báo Kháng chiến lại có Thư chúc Tết đồng bào của chủ tịch Hoàng Cơ Minh (bản văn giả mạo này, dư luận biết rất rõ là thiên tài Tuyên Vận đã sáng tạo ra). Hành động ấy, liệu có thể gọi là Hành Động Lường Gạt Đại Quy Mô trải rộng toàn cầu không? Hành Động khinh khi sự hiểu biết của người dân Việt hải ngoại không? Nếu không gọi là Lường Gạt thì gọi bằng chữ nghĩa gì? Ngây thơ ư ???
Vậy sau khi chính thức công nhận cái chết của người lãnh đạo tối cao của tổ chức, Mặt Trận nghĩ gì về câu hỏi:
- “Ai là tác giả của các lá thư chúc Tết đồng bào ??????”.
Ma quỷ đâu có viết được, phải là người, vậy người đó là ai ??????
Với chính sách bốn không, (không biết, không nghe, không thấy, không nói), Mặt Trận cứ câm miệng hến, theo đúng câu ngạn ngữ :
Lời nói là bạc, Im lặng là vàng.
Mặt Trận chỉ thích vàng thôi !!!
Đây là chủ trương của nhóm đầu lĩnh Mặt Trận hiện nay, trường kỳ, bất di bất dịch.
VỤ ÁN TRỐN THUẾ CỦA CÔNG TY NAKAMURA.
Ngày 22 tháng 4 năm 1991, cảnh sát thành phố San José, Bắc California đã câu lưu Hoàng cơ Định, vợ Định, (Phan Thị Hà) cùng ba bộ hạ Nguyễn Kim Hườn, Nguyễn Tấn Bính và Phan Duy Cần. Năm bị cáo trên sẽ bị xét xử 26 điều khoản về các tội âm mưu (conspiracy), khai gian thuế (false statement on tax return), trốn thuế (tax evasion), và không khai thuế (failure to file tax return).
Bản cáo trạng do một Đại Bồi Thẩm Đoàn (Grand Jury) biểu quyết nhằm truy tố :
1/ Định Cơ Hoàng, aka Dean Nakamura, Vu Quang, Phan vu Quang,
2/ Hà Phan Hoang,
3/ Binh Tan Nguyen, aka Le van Nam,
4/ Huon Kim Nguyen, aka Steven Nakashima,
5/ Can duy Phan, aka James Masuda,
về các tội danh: âm mưu (conspiracy), khai gian thuế (false statement on tax return), trốn thuế (tax evasion), không khai thuế (failure to file tax return).
Tổng cộng là 26 tội danh.
Với số tiền bạc lường gạt được của chiến hữu và đồng bào cùng tiền lợi tức của các cơ sở kinh tài, bọn đầu lãnh Mặt Trận đem ra bảo lãnh số tiền thế chân rất cao, lo việc tại ngoại cho những kẻ bị bắt giữ trong vụ án trốn thuế. Tuy nhiên, theo thông luật, tòa án đã bắt bọn người này phải nộp sổ thông hành, để không trốn đi ra nước ngoài được, nhất là Nhật Bản, vì mấy người này đều lấy tên Nhật. Gian manh nữa là Hoàng Cơ Định, trong thời gian tại ngoại lập ra Quỹ Công Lý, kêu gọi chiến hữu và đồng bào đóng góp tài chánh trang trải tiền thuê mướn luật sư biện hộ. Dư luận nặng nề chỉ trích Hoàng Cơ Định là con người vô liêm sỉ, đã gian tham, lại trốn thuế, nay lại lập ra quỹ công lý để moi tiền những người nhẹ dạ hay bị đe dọa. Thành thử, cũng không thâu được bao nhiêu.
Đồng tiền đâm toạc tờ giấy, án lệnh truy tố bọn người gian dối được hủy bỏ ngày 15 tháng sáu năm 1966.
Tuy nhiên, tòa án lương tâm và công luận còn tồn tại mãi mãi. Hình ảnh 5 nhà lãnh tụ Mặt Trận bị còng tay và đẩy lên xe cây, đồng bào San José khó có thể quên.
VỤ MẶT TRẬN KIỆN BÁO CHÍ.
Đầu năm 1994, tôi nhận được điện thoại của anh Vũ Ngự Chiêu, tức nhà văn Nguyên Vũ, giám đốc nhà xuất bản và phát hành Văn Hóa, yêu cầu tôi ra làm chứng cho vụ ba đầu lĩnh Mặt Trận, Hoàng Cơ Định, Nguyễn Xuân Nghĩa và Trần Xuân Ninh kiện nhà văn Nguyên Vũ, giám đốc nhà xuất bản Đa Nguyên, đã cho in và phát hành cuốn hồi ký chính trị Mặt Trận, những sự thực chưa hề được kể của nhà văn Cao Thế Dung năm 1992. Suy nghĩ một lúc, tôi nhận lời, anh Vũ Ngự Chiêu là bạn tôi, tình thân như ruột thịt, Nguyên Vũ hay Chính Đạo là nhà văn có nhiều tác phẩm và bài phân tách chính trị, tôi ưa thích .
Những ngày kế tiếp, tôi nhận được điện thoại của ông Cao Thế Dung, tác giả cuốn hồi ký chính trị Mặt Trận, những bí mật chưa hề tiết lộ về Mặt Trận Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh và đặc biệt là tổ chức K 9, cũng yêu cầu tôi ra làm chứng cho vụ ông bị nhóm ba đầu lĩnh Mặt Trận kiện .
Tôi đã nhận lời ra làm chứng cho nhà văn Nguyên Vũ, tôi không chần chừ nhận lời. Ông Cao thế Dung, tôi đã biết từ ngày ở Saigon, qua Hoa Kỳ, ông là chiến hữu trong Mặt Trận. Thêm nữa, ông là nhà văn và nhà báo can đảm, không sợ bạo lực, viết lên những sai trái, nhem nhuốc, gian giảo của Mặt Trận.
Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, chủ báo Văn Nghệ Tiền Phong (VNTP) cũng gọi cho tôi yêu cầu tôi ra làm chứng về vụ ông bị ba người đầu lĩnh Mặt Trận thưa ra tòa, vì báo VNTP đã cho đăng tải những bài viết của Lê Kính Dân “Ai giết vợ chồng ký giả Lê Triết”, Lê Bằng Phong và Chu Tri Lục viết khen tặng và phụ họa bài của Lê kính Dân.
Tôi nhận lời yêu cầu của ông Nguyễn Thanh Hoàng, ông Hoàng với tôi quen biết nhau từ ngày tôi theo học trên trường Võ Bị Dalat năm 1952, và những ngày sau khi ông làm chủ những tờ báo Ngôn Luận, Văn Nghệ Tiền Phong ở Saigon, kể cả thời gian tỵ nạn qua Hoa Kỳ, ông Hoàng với tôi vẫn là bạn có giao hảo tốt.
Ngoài sự quen biết và tình bằng hữu, tôi nhận lời yêu cầu của cả ba người, ra làm chứng là vì chính nghĩa, vì công đạo, vì công lý, tôi không muốn thấy nhóm đầu lĩnh Mặt Trận hiện nay mang tiền bạc phi nghĩa ra, định làm hại ba người trong giới văn bút, báo chí.
Ngày 13 tháng 5 năm 1994, Luật sư Kleven, thầy cãi cho phe nguyên đơn, có Hoàng Cơ Định đi theo đến Austin, Texax, lấy lời khai của tôi, nhân chứng cho phía bị cáo.
Tôi trưng ra những tài liệu chứng minh Hoàng Cơ Định là một con người sảo trá, gian manh, bạo tàn. Trước đó, tôi tra cứu tự điển dịch mấy chữ nhận xét về anh em họ Hoàng Cơ, như bịp bợm, dối trá, lường gạt, phản bội, v.v. . .ra tiếng Anh cho đúng. Tưởng tôi có tài liệu thành văn, luật sư Kleven đòi xem và ghi vào biên bản.
Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng cho biết đã nhờ một luật sư Mỹ biện hộ, tên là Richard D. Givens ở Redwood City. Nhà văn Nguyên Vũ cho biết đã nhờ được luật sư Nguyễn Tâm có văn phòng tại San Jose, biện hộ, chỉ có ông Cao Thế Dung lấy lý do nghèo nàn, không có tiền thuê mướn luật sư, được tòa cho tự biện hộ.
Phiên tòa chính thức bắt đầu từ ngày 5 tháng 12 năm 1994 tại tòa Thượng Thẩm hạt Santa Clara ngay trung tâm thành phố San José.
Ngày 12 tháng 12 năm 1994, tôi đáp máy bay qua San José, tới phi trường được Nguyên Vũ và cựu chiến hữu Vũ hữu Dũng đã chờ sẵn, đưa tôi về nhà anh Dũng. Chiêu cũng ở đó, sau này có thêm Cao Thế Dung tới. Tội nghiệp anh chị Dũng đã phải thu xếp việc ăn ngủ cho ba chúng tôi, lại phải lo la-de (beer) cho nhà văn Cao Thế Dung.
Nguyên Vũ trình bầy là giai đoạn đầu của phiên tòa hộ. Phiên tòa do ông Thẩm phán Joseph F. Biafore, Jr. điều hợp. Nguyên Vũ cười nói:
- “Anh biết không, việc xét xử vai trò xã hội của các nguyên đơn mới thật quan trọng, vì nó quyết định phần nào kết quả vụ án. Trong các vụ án hộ hay dân sự (civil), luật pháp Mỹ có những điều khoản khác nhau tùy theo “vai trò xã hội” của nguyên đơn . Nếu nguyên đơn là thường dân (private citizen) họ được luật pháp bảo vệ rất kỹ. Nhưng nếu phe nguyên đơn là người của đám đông hay nhân vật cộng đồng (pubic figures), họ phải chấp nhận sự chỉ trích của giới báo chí và dư luận. Ngày 7 tháng 12, 1994, sau nhiều ngày tranh cãi của hai phía luật sư, thẩm phán Biafore phán quyết các nguyên đơn là người của đám đông. Ngược lại, phía bị cáo không được nhắc nhở gì đến vụ án trốn thuế của vợ chồng Hoàng Cơ Định và thuộc hạ. Tiếp đến là việc lựa chọn 12 vị bồi thẩm chính thức và 2 dự khuyết cũng thật gay cấn, phải mất 2, 3 ngày mới xong.”.
Tuy nhiên, Nguyên Vũ khẳng định, thế nào phía bị cáo cũng thắng kiện.
Nguyên Vũ và tôi hàn huyên đủ mọi chuyện về phiên tòa, phe nguyên đơn, phe bị cáo, điểm mạnh, điểm yếu của hai phe. Nguyên Vũ nhấn mạnh về trường hợp Cao Thế Dung. Điểm yếu nhất của ông Dung là không có luật sư, phải tự biện hộ, Anh ngữ giới hạn, phải dùng thông dịch viên. Ông Dung ăn nói lưu loát, nhưng nhiều khi đi quá trớn vì hăng say, tuy nhiên khiêm tốn, nhã nhặn, gây được cảm tình của Bồi thẩm đoàn. Luật sư Nguyễn Hữu Liêm được phe bị cáo mời biện hộ cho ông Dung, nhưng luật sư Liêm chỉ nhận sẽ thủ vai trò “cố vấn”.
Phe nguyên đơn, Hoàng Cơ Định nhất thời tưởng là mạnh. Thái độ kiêu căng, ngạo mạn, mặt trơ, trán bóng, lúc nào cũng vênh lên, cậu ấm con quan, kẻ cả ta đây, tốt nghiệp tiến sĩ từ bên Pháp, lắm tiền nhiều bạc, dù tiền bạc toàn là thứ phi nghĩa, tham lam, gian giảo, làm mất cảm tình của Bồi thẩm đoàn.
Tôi lắng nghe Nguyên Vũ trình bầy, tôi có ý kiến:
- “Ba bị cáo, Cao Thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng và Nguyên Vũ như ba tay chèo trên một con thuyền nhỏ trong cơn sóng gió, không những phải vững tay chèo, không sợ sệt, không rối trí, không nản lòng, mà còn phải liên kết chặt chẽ, chung sức, ba người như một. Nếu có một người nhảy ra khỏi thuyền, thuyền sẽ đắm, cả ba người sẽ đắm theo thuyền. Vậy phải liệu trông nhau, bảo nhau, giúp nhau, bình tĩnh, chịu đựng, trí óc lúc nào cũng giữ cho tỉnh táo, sáng suốt. Anh nghĩ Nguyên Vũ thừa biết những điều anh vừa nói, anh tin vào Nguyên Vũ thừa nghị lực và khả năng để thực hiện việc giữ cho con thuyền khỏi đắm.”.
Tôi cũng có ý kiến về sự thông cảm, kết hợp giữa hai luật sư, Richard Givens và Nguyễn Tâm. Hai vị luật sư, một Mỹ, một Việt, phải hướng dẫn khéo léo các bị đơn, các nhân chứng, cung khai ở tòa, kẻ nâng, người đỡ, né chỗ mạnh, tìm chỗ yếu, chỗ sơ hở của phe nguyên đơn mà khai thác triệt để.
Nói tóm lại, việc thắng bại cho phiên tòa là do ở sự đoàn kết một lòng của ba bị cáo và sư liên kết, phối hợp giữa hai luật sư.
Tôi đề nghị Nguyên Vũ bàn với luật sư Nguyễn Tâm triệu tập một phiên họp đông đủ có mặt cả bị cáo, chứng nhân và luật sư vào ngày chủ nhật ngay tại văn phòng luật sư Tâm, để thông qua những điểm cốt yếu, vai trò của từng người, chiến lược và chiến thuật áp dụng để đi tới toàn thắng. Trong buổi họp, tôi đề nghị, sau mỗi buổi tòa, ba bị cáo tới nhà anh Vũ Hữu Dũng họp, để khai thác những ưu khuyết điểm của từng người phía mình và những ưu khuyết điểm phía nguyên đơn, ngày hôm sau, ra đòn cho thật đúng.
Bên phía nguyên đơn đưa ra hai nhân chứng, An Nguyễn tức Nguyễn Kiển Thiện Ân, hồi còn ở Saigon, làm Thứ Trưởng của chính phủ Nguyễn Văn Lộc (1967-1968), qua Hoa Kỳ làm thông dịch viên các tòa án hạt Santa Clara. Ông Nguyễn Ngọc Bích, khai trước tòa, du học tại Mỹ năm 1956, tốt nghiệp đại học Princeton, về nước làm viện trưởng đại học Mékong từ 1972-1975.
Cá nhân tôi biết ông Bích nhiều, cùng với anh em ông là các ông Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn ngọc Phách, Nguyễn Ngọc Nhạ, v.v. . .Tôi không hiểu tại sao ông Bích lại nhận lời ra làm chứng cho phía nguyên đơn.
Bên bị đơn, thoạt đầu, Nguyễn Thanh Hoàng mời ông Hoàng Xuân Yên, tức ký giả Hoàng Xuyên, nhưng ông Yên từ chối không nhận. Ông Nguyễn Đạt Thịnh từ Hawaii bay qua San José làm nhân chứng theo lời mời của nhà văn Nguyên Vũ, nhưng sau Nguyên Vũ quyết định chỉ đưa ông chủ báo Diều Hâu lên bục nhân chứng nếu cần.
Rốt cuộc, có Vũ Hữu Dũng, cựu trung tá Nguyễn Xuân Phác, (một thời làm chủ báo Dân Tộc, Dân Việt và rồi Người Việt Bắc Cali. Ông là người đầu tiên đã công bố những gian lận, tham tàn của Hoàng Cơ Minh và anh em, giòng họ) và tôi là nhân chứng của phía bị đơn.
Tôi không thể nêu ra đây, trong cuốn sách này, tất cả chi tiết phiên tòa, như cuốn “Một ngày có. . . 26 giờ “, bút ký của Nguyên Vũ về vụ án lịch sử Báo Chí Hạ Đo Ván Mật Trận. . . Kháng Chiến William Nakamura, dầy 300 trang, và cuốn “Mặt Trận kiện Báo Chí”, tường thuật của Trần Củng Sơn diễn tiến từng ngày về phiên tòa Mặt Trận Kiện Báo Chí vào cuối năm 1994, dầy hơn 200 trang, vì đây chỉ là một chương, trong tập 3 cuốn hồi ký Trả Ta Sông Núi khoảng 30 trang giấy. Tôi chỉ viết những chuyện “ái, ố, hỷ, nộ” đã xẩy ra trong phiên tòa.
Người đặc biệt trong số 3 bị đơn, nhà văn Cao Thế Dung đã là một minh tinh sáng chói trong suốt phiên tòa:
1/ Ông Dung đã trình diện trước thẩm phán và các bồi thẩm hình ảnh một nhà văn trên 60 tuổi, nghèo đến độ không có tiền mướn luật sư, khiêm tốn và lịch sự, nhưng đủ can đảm đương đầu với thứ móng vuốt vô hình của bạo lực, gian trá và lươn lẹo, đương đầu với mãnh lực của kim ngân.
2/ Ông Dung nổi bật với hai điểm trong bài diễn văn, ông nói với giọng từ tốn, khiêm cung, nhưng rất đanh thép, cao giọng, khi hai lần chỉ thẳng vào ba nguyên đơn “Mặt Trận là ba người này, ba người này là Mặt Trận.”.
Hay nhất là mỗi lần đến lượt ông được kêu lên trả lời hoặc cung khai, ông bước ra vái ông thẩm phán, vái bồi thẩm đoàn, vái luôn cả các bạn bè, thân hữu ngồi dưới ghế thính giả. Thái độ của ông Dung gây xúc động và cảm tình của bồi thẩm đoàn.
3/ Phía nguyên đơn, luật sư Kleven, dụng tâm đánh mạnh vào điểm nghi ngờ ông Dung không có bằng tiến sĩ (PhD hay được gọi là Doctor) mà dám nói là có.
Ông Dung trả lời về điểm này rất vui, ông nói thưở nhỏ, nhà nghèo, không đủ tiền cho ông đi học, ông phải đi chăn trâu độ nhật, tối về tự học dưới ánh trăng hay ánh lửa bếp. Ông cố học đỗ bằng tiểu học. Luật sư Kleven đánh tiếp:
- “Ông Dung, ông cho chúng tôi biết, ông có bằng trung học không?”.
Họ Cao không trả lời thẳng vào câu hỏi, nói:
- “Sau khi tôi đỗ tiểu học, bố mẹ tôi lần lượt qua đời, tôi phải qua ở nhờ bà cô tôi. Bà bảo tôi, cháu đã có bằng tiểu học, cháu nên cố học lấy bằng thành chung (trung học), cô sẽ cố làm nuôi cháu ăn học. Tôi học trung học ở trường phủ (nhà quê).
Cứ mỗi lần ông nói về việc học hành của ông trong sự nghèo nàn của gia đình, ông lại chỉ vào mặt Hoàng Cơ Định và Hoàng Cơ Long nói :
- “Tôi đâu có được học hành ở những trường to lớn trên thành phố như những người này. Ông cha chúng trước kia làm quan tham nhũng, hối lộ, giúp giặc Pháp dẹp những phong trào kháng chiến, nhiều tiền bạc nuôi chúng ăn học trong sự cao sang, giầu có, trường to, trường tốt.”.
Luật sư Kleven nhiều lần giơ tay “objection !” (phản đối), nhưng quan tòa vẫn cho tiếp tục.
Ông Dung tiếp tục kể :
- “Tôi cố gắng học, đỗ cả hai bằng tú tài. Bà cô tôi bảo, cháu học được lắm, người ta học đỗ cử nhân, cháu nên cố gắng học lấy bằng cử nhân.”.
Nghe lời bà cô, tôi học tiếp cũng trong sự nghèo nàn, chật vật về cuộc sống nương tựa bà cô tôi. Tôi đỗ bằng cử nhân. Ông lại quay về phía anh em họ Hoàng Cơ, nói gay gắt như ở trên. Luật sư Kleven giơ tay “objection”, ông tòa cho tiếp tục. (Tôi nghĩ ông thẩm phán muốn tìm hiểu vấn đề giáo dục của Việt Nam như thế nào, nên mỗi lần luật sư nguyên đơn giơ tay “objection”, ông vẫn tiếp tục cho ông Dung nói tiếp.)
Luật sư Kleven hỏi:
- “Ông Dung, ông cho chúng tôi biết, ông có bằng tiến sĩ không?, Trường nào và năm nào?”.
Ông Dung không trả lời thẳng vào câu hỏi, ông nói vòng quanh:
- “Sau khi tôi đậu bằng cử nhân, tôi vừa đi dậy học vừa tiếp tục học lấy tiến sĩ. Tôi đâu có cha ông làm quan, tham nhũng, vơ vét tiền bạc của dân nghèo, thăng quan tiến chức vì làm bầy tôi hữu hiệu cho giặc Pháp xâm chiếm và cai trị nước Việt Nam, để được gửi đi học tận bên Pháp như bọn người này”.
Ông Dung vừa nói vừa chỉ vào Hoàng Cơ Định. Luật sư Kleven giơ tay “objection”, ông tòa vẫn cho ông Dung tiếp tục.
Luật sư Kleven:
- “Ông Dung, ông không trả lời câu hỏi của tôi, chúng tôi muốn biết, ông có bằng tiến sĩ không? Trường nào cấp bằng cho ông ? “.
Họ Cao vòng vo tam quốc, trả lời:
- “Tôi có đậu bằng tiến sĩ, tôi không theo học trường đại học nào ở Hoa Kỳ, tôi cũng không học ở bên Pháp như tên này”, ông lại chỉ vào Hoàng Cơ Định Luật sư Kleven không nén được sự sốt ruột, lên tiếng:
- “Ông Dung (Mr. Dung, đáng lẽ phải kêu ông Dung là Dr. Cao), ông nói, ông có bằng tiến sĩ bên Pháp, ông cho biết trường nào?”.
Ông Dung lại vòng vo trả lời:
- “Tôi học bên Pháp, nhưng tôi không qua Pháp như tên này (lại chỉ vào Hoàng Cơ Định), tôi học par correspondant (hàm thụ). Anh em, thân hữu ngồi dưới ghế thính giả lo quá, không hiểu ông Dung trả lời ra sao. Luật sư Kleven:
- “Ông Dung, tôi chỉ hỏi ông tốt nghiệp tiến sĩ trường nào?”.
Họ Cao trả lời vẫn với giọng ẫm ờ :
- “À, tôi tốt ngiệp tiến sĩ tại một trường ở Paris, trường “Ecole Universelle de Paris “. Vì tôi học hàm thụ, nên nhà trường gửi bằng qua đường bưu điện tới cho tôi. Tôi nhận được bằng, nghĩ đến công ơn của bà cô tôi, đã mất, tôi đem tấm bằng ra mộ bà cô tôi, cúng vái, khấn khứa xong, tôi bật lửa đốt tấm bằng cho cô tôi ở dưới suối vàng biết là tôi đã đậu tiến sĩ.”.
Cả tòa, kể cả ông thẩm phán, các bồi thẩm và thính giả, như coi một cuốn phim hay, nín cười không nổi.
Buổi tối, tôi bàn với Vũ hữu Dũng và Nguyên Vũ, trêu chọc Cao Thế Dung một tí cho vui. Khi chị Dũng dọn cơm ra, tôi yêu cầu chị lấy hai lon la de Budweiser để thưởng ông Dung, bữa nay diễn xuất quá hay ở tòa. Tôi lại nói:
- “Kỳ này về, tôi sẽ làm một cuốn phim bộ, ông Dung thủ vai chính, như một hiệp sĩ, mặc quần áo toàn mầu trắng, đầu chít khăn tang trắng, trên lưng đeo thanh bảo kiếm, tay mặt cầm tấm bằng, vai trái đeo một bị lon Budweiser. Khi ra tới mộ bà cô, hiệp sĩ họ Cao để các thứ đeo trên người xuống trước ngôi mộ, đoạn lấy lửa đốt tấm bằng, miệng khấn vái, hôm nay cháu ra thăm mộ cô, cháu đốt mảnh bằng tiến sĩ, để dưới suối vàng cô biết là cháu đã đỗ bằng tiến sĩ, như lúc sanh tiền cô vẫn mong đợi. Khấn vái xong, Cao tráng sĩ rút thanh kiếm ra khỏi vỏ, múa mấy đường kiếm, vừa múa vừa ca :
- “Ta tráng sĩ họ Cao hề, gặp thời nhiễu nhương hề. Ta không sợ bạo lực hề, ta không sợ mãnh lực kim ngân hề. Ta tráng sĩ họ Cao hề. Quyết dẹp tan bọn gian tà hề. Quét sạch nhiễu nhương trong cộng đồng hề. Cho đồng bào sống yên vui hề.
Múa xong bài kiếm, ca hết bài ca, tráng sĩ họ Cao ngồi xếp vòng tròn trước mộ bà cô, lấy ra một miếng thịt bò khô, mở la de ra nhậu.
Khi uống xong sáu lon la de, tráng sĩ họ Cao lại đeo bảo kiếm trên vai, đứng lên vái mấy vái, rồi lên đường hành hiệp.”.
Vũ Hữu Dũng và Nguyên Vũ vỗ tay tán thưởng, phàn nàn không được đóng chung với Cao Thế Dung trong cuốn phim. Còn họ Cao tuy vui trong bụng, nhưng nhăn mặt lắc đầu nói:
- “Anh Bảy trêu đàn em quá, em khai là ra mộ bà cô đốt bằng là có chủ đích, em muốn bảo chúng nó rằng “bằng cái mả mẹ tụi bay”.
Luật sư Kleven bên nguyên đơn, hết truy ông Cao Thế Dung về bằng cấp không được, ông truy qua là ông Dung có tham gia Mặt Trận hay không? (theo phía nguyên đơn khẳng định với ông là ông Dung chưa bao giờ tham gia Mặt Trận, ông Dung có mặt trong các buổi họp của Ban Chấp Hành TVHN là do ông Tổng vụ Trưởng dẫn đến.)
Một buổi tòa, luật sư Kleven chất vấn :
- “Ông Dung, ông cho chúng tôi biết ông có tham gia Mặt Trận không?”. (lưu ý là luật sư Kleven luôn kêu ông Dung là Mr. Cao, không lần nào ông kêu là Dr. Cao). Ông Dung được anh em căn dặn là khi luật sư hỏi, cứ bình tĩnh suy nghĩ cho kỹ càng rồi hãy trả lời, không nên hấp tấp, vội vàng.
Chúng tôi nghĩ tiếng Anh của ông đủ để nghe biết luật sư chất vấn gì cũng như trả lời, nhưng ông Dung đã yêu cầu được một thông dịch viên giúp. Bà Tô Hà là thông dịch viên hữu thệ được tòa mời tới giúp ông Dung. Khi thấy luật sư Kleven hỏi về việc ông Dung có là thành viên của Mặt Trận hay không, anh em mừng quá, ông Dung chỉ việc xuất trình tờ quyết định của Tổng vụ Trưởng Trần Trung Sơn ký và đóng dấu, cho ông Dung làm Chủ nhiệm Ủy Ban Chính Trị của Tổng vụ hải ngoại là bên nguyên đơn trắng mắt. Không hiểu ông Dung nghe bà Tô Hà dịch sao, ông ngẩn mặt suy nghĩ, và trả lời dõng dạc “không” (no). Anh em ngồi dưới hàng ghế thính giả nhăn mặt, lắc đầu, không hiểu sao ông Dung lại trả lời “không”.
May là đúng lúc đó ông Thẩm phán ra hiệu nghỉ trưa, chiều họp tiếp.
Trong bữa cơm trưa, anh em hỏi ông Dung, ông nghĩ sao, mà lại trả lời “không”.
Ông Dung nhăn nhó nói :
- “Tôi nghĩ họ đặt bẫy tôi, tôi nghe bà thông dịch viên dịch lại, tôi tưởng họ hỏi tôi là tôi có tham gia Mặt Trận Giải Phóng không, (Mặt Trận Giải Phóng do cộng sản Hànội lập ra), vì vậy tôi trả lời không.
Giận quá, tôi nói :
- “Thế tiếng Anh của ông cũng không nghe hiểu là họ hỏi gì sao?.”.
Buổi chiều, ông Dung xin được xuất trình bản quyết định và xin sửa lại cho đúng.
Thế là hai điểm mà luật sư Kleven xoáy vào ông Dung để chứng minh là ông Dung nói dối, man trá trước tòa, nếu như vậy thì cuốn Mặt Trận và những bài viết trên báo VNTP, ông Dung cũng đã dối trá, viết không có chứng cớ, gieo vạ cho ba nguyên đơn. Chỉ cần hạ một ông Dung là kéo theo cả ba bị đơn thua kiện.
Cả hai điểm, ông Dung đều qua được.
Bây giờ, đến lượt những chuyện hỷ, nộ phía nguyên đơn.
Khi luật sư Richard Givens hỏi Hoàng Cơ Định:
Hỏi : Mặt trận có vào sổ bộ (tức đăng ký, register) không?
Đáp : Không !
Hỏi : Mặt trận có giữ sổ sách quyên góp tiền không ?
Đáp : Không !
Hỏi : Mặt trận có đóng thuế không ?
Đáp : Không !
Phản ứng của Bồi thẩm đoàn, một bồi thẩm đoàn hầu như chưa biết gì về Mạt Trận và sinh hoạt cộng đồng Việt Nam, sau mấy câu đối đáp này rõ ràng bất lợi cho Hoàng Cơ Định và phía nguyên đơn.
Ba tiếng trả lời “No” khô gọn, chẳng một chút ngại ngùng, ngượng ngập của Hoàng Cơ Định bộc lộ bản chất con người bạo ngược, tham tàn và sự lường gạt có tính toán của anh em họ Hoàng Cơ.
Một buổi tòa khác, khi luật sư Nguyễn Tâm xin trình tòa chứng liệu (exhibit) một xấp hình, trong đó có một tấm hình chụp mấy ngày sau khi Hoàng Cơ Minh chết ở Hạ Lào hơn 7 năm trước.
Luật sư Tâm từ tốn yêu cầu Hoàng Cơ Định lật tới hình thi hài của ông Minh, cao giọng hỏi:
- “Ông Hoàng Cơ Định, ông có nhận ra ai trong hình đó không?”.
Hoàng Cơ Định chỉ liếc mắt qua tấm hình, thản nhiên đáp:
- “Không”.
Thật là bất nhân, bất nghĩa, táng tận lương tâm, một người vẫn cho mình là con giòng, cháu giống, được nuôi ăn học, đỗ đạt đến cấp tiến sĩ Pháp, nỡ đang tâm không nhìn nhận tấm hình thi hài của chính người anh ruột mình.
Luật sư Tâm không chịu tha, ông hỏi Hoàng Cơ Định về cái chết của Hoàng Cơ Minh :
Định trả lời :
- “Tôi tin rằng anh tôi vẫn còn sống.”.
Nguyên đơn thứ hai, y sĩ Trần xuân Ninh, sinh ngày 4-10-1936 tại Hànội, tốt nghiệp y khoa vào năm 1963. Sau khi miền Nam mất, ông Ninh đi cải tạo 2 năm, qua Hoa-Kỳ năm 1979, tạm cư tại Hayward, Bắc California, hành nghề tại Chicago. Theo ông Ninh, người con trai độc nhất của vợ chồng ông bị chết thảm trên đường vượt biển tìm tự do, lý do đó, ông rất thâm thù cộng sản. Ông gia nhập Mặt Trận năm 1984.
Qua sự hướng dẫn của luật sư Kleven, với lối trình bày lưu loát, hoạt bát, ông Ninh đã tự tạo cho mình hình ảnh một vị y sĩ tận tâm về chức nghiệp, yêu thương đồng bào, nòi giống, quyết tâm lật đổ bạo quyền cộng sản, mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Cách diễn xuất của ông Ninh cùng với sự nể vì đối với giới y sĩ, ông Ninh phần nào đã gây được thiện cảm của Bồi thẩm đoàn. Ông Ninh chủ trương chiến dịch chống kinh tài cộng sản và cấm du lịch Việt Nam. Dư luận trên Chicago cho rằng y sĩ Ninh đã cho đàn em đốt nhà một người Việt tên Lâm Tôn chống lại lệnh cấm, đã về thăm quê hương.
Luật sư Givens hỏi :
Hỏi : Ông Ninh, ông biết chuyện gì xẩy ra cho ông Lâm Tôn sau chuyến đi về Việt Nam không?
Đáp : Ông ta bị vợ ly dị.
Hỏi : Ông biết việc có người đốt nhà ông Lâm Tôn không?
Đáp : Tôi chỉ biết nhà ông Lâm Tôn bị cháy.
Luật sư Nguyễn Tâm chất vấn ông Ninh về cái chết của Hoàng Cơ Minh. Bằng chứng của phía bị đơn số 258, tức hồ sơ hình ảnh về Mặt Trận được trao cho ông Ninh. Chỉ vào tấm hình chụp thi hài ông Minh, luật sư Tâm hỏi :
Hỏi : Y sĩ Ninh, xin cho biết ông có nhận ra ai trong tấm hình đó không ?
Đáp : Không.
Hỏi : Theo ông, ông Hoàng Cơ Minh còn sống hay đã chết ?
Đáp : Tôi nghĩ rằng ông Minh còn sống. (ông Ninh không dám quả quyết mà nói tôi nghĩ rằng).
Nguyên đơn thứ ba được mời lên bục nhân chứng là ông Nguyễn Xuân Nghĩa, tức Nguyễn Đông Sơn. Dư luận toàn thể người Việt tỵ nạn cộng sản kết tội ông là nằm vùng cho cộng sản, được gài vào Mặt Trận để phá hoại. Nhiều người còn cho là chính ông Nghĩa đã mật báo cho cộng sản biết đường lối chuyển trại của ông Minh, phục kích để tiêu diệt ông Minh và các kháng chiến quân. Ông Nghĩa đã rời Mặt Trận trước khi xẩy ra vụ án thuế khóa, ông đã cộng tác với cơ quan an ninh của Hoa-Kỳ, nên đã không bị câu lưu cùng với năm đầu lĩnh của Mặt Trãn tại hải ngoại.
Ông Nghĩa giữ thái độ hòa nhã với phía bị đơn.
Dưới sự hướng dẫn của luật sư Kleven, ông Nghĩa khai, sinh ngày 11-11-1944 tại Hànội. Cha là Nguyễn văn Hiếu, kỹ sư công chánh, anh em thúc bá ruột với Nguyễn Văn Linh tức Mười Cúc, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam từ 1986 tới 1991.
Ông Nghĩa tốt nghiệp trường Cao đẳng thương mại tại Paris, với bằng HEC (Hautes Etudes Commerciales).
Ra hải ngoại ông Nghĩa tham gia Mặt Trận từ tháng 6 1984 với chức Vụ Trưởng vụ Tuyên Vận. Luật sư Nguyễn Tâm chất vấn ông Nghĩa về việc tại sao không phải đi cải tạo như các công chức cao cấp khác trong chính quyền miền Nam. Ai là tác giả bài viết ký tên Nguyễn Xuân Nghĩa trên một tạp chí cộng sản chiến dịch chống kinh tài cộng sản và du lịch Việt Nam.
Luật sư Tâm lại xoáy vào việc sống, chết của Hoàng Cơ Minh. Nhìn vào tấm hình Hoàng Cơ Minh một lúc, ông Nghĩa ấp úng nói:
- “Tôi không biết ai trong tấm hình.”.
Trả lời câu hỏi, Hoàng Cơ Minh còn sống hay đã chết, ông Nghĩa đáp:
- “Tôi không biết .” (I don’t know).
Khi luật sư Tâm vặn hỏi, tại sao trước đây ông tuyên bố ông Hoàng Cơ Minh còn sống. Ông Nghĩa đáp:
- “Vì ngày ấy, tôi còn ở trong Mặt Trận.”.
Không biết ông Nghĩa có dụng ý gì khi trả lời như trên. Câu nói này chứng tỏ sự gian dối của các đầu lĩnh Mặt Trận. Sự kiện này khiến Hoàng Cơ Định và Trần Xuân Ninh không dấu được sự bất mãn. Phía bị đơn cũng không che dấu được sự vui mừng, tin tưởng sẽ nắm phần thắng.
Phải nhìn nhận là những nhân chứng phe bị đơn, từ Vũ hữu Dũng, tới tôi và Nguyễn Xuân Phác đã làm tròn trách nhiệm. Nhất là anh Nguyễn Xuân Phác đã nhấn mạnh y sĩ Ninh là con người có hai bộ mặt, y sĩ Ninh giống hệt như y sĩ Jekyll và ông Hyde trong một cuốn phim. Có lúc ông ta rất dễ thương, là một y sĩ tài giỏi. Nhưng có lúc ông ta lạnh lùng, tính toán, cực đoan, có khả năng làm bất cứ gì để đạt mục tiêu.
Ông Phác cũng khai trước tòa, sau những loạt bài chỉ trích Mặt Trận, tòa báo của ông bị đập phá, cá nhân ông bi đe dọa. Với sự hướng dẫn của luật sư Tâm, ông Phác khai thêm là tờ báo Dân Việt của ông phải đóng cửa vì các cơ sở thương mại sợ móng vuốt của Mặt Trận, rút hết quảng cáo.
BẠO LỰC ĐI VÀO TÒA.
Buổi tòa nào cũng có hai ba nhân viên FBI và thám tử Zwemke tới tham dự . Ngày 21 –12- 1994, tòa vẫn họp như thường lệ. Hôm nay, có lẽ Hoàng Cơ Định nghĩ là phía nguyên đơn nắm chắc phần thắng vụ kiện nên động viên đại lực lượng đến tòa để làm áp lực và biểu dương khí thế đấu tranh. Đoàn viên Mặt Trận ngồi kín cả phía bên nguyên đơn, tràn qua cả phía bị đơn.
Phiên tòa buổi sáng vừa tan, Bồi thẩm đoàn còn đang lục tục rời phòng xử, nhân viên FBI và cảnh sát vừa bước ra khỏi hành lang, ông Cao thế Dung rời chỗ ngồi bước về phía tôi. Nhanh như cắt, Đoàn trọng Thê, K 9, chạy lao tới phía tôi đang đứng, dơ tay dí vào ngực tôi, dáng điệu hung bạo và sừng sộ, gằn giọng nói với tôi:
- “Sao anh không mang theo Nguyễn Bích Mạc mà anh mang mấy con dogs này tới đây?
Tôi điềm nhiên, dịu dàng trả lời Thê ngắn gọn, kẻ cả. Trực giác thấy điều gì bất thường, bị đơn Cao Thế Dung nhìn nhanh về phía Hoàng Cơ Định thì bắt gặp đôi mắt đầy căm thù, còn Hoàng Cơ Long đôi mắt long lên sòng sọc.
Vì đây là trong Tòa, tôn trọng luật pháp, tôi kêu cảnh sát can thiệp, Thê, Long bước nhanh ra khỏi phòng xử. Định chối cãi không có ra lệnh. Bà Thụy Giao, chủ báo Xây Dựng đã mô tả rất đầy đủ trên mặt báo về cái trò vũ phu, bạo lực, coi thường pháp luật, của Mặt Trận, đã đặt tên cho họ qua tựa đề “Chứng nào tật ấy.”.
Ngày cuối của phiên tòa kéo dài đằng đẳng 14 ngày. Phía nguyên đơn kéo nhau đến tòa đông, thật đông. Cả hai phía, đơn và bị sẽ đọc bài biện hộ cuối cùng.
Luật sư Givens, Cao thế Dung (tự biện hộ), và luật sư Nguyễn Tâm, lần lượt đọc bài biện hộ cuối cùng. Luật sư Givens khẳng định trên thực tế, cả ba nguyên đơn không có danh thơm gì mà mất, họ chỉ là những kẻ xấu, gây ra đủ mọi tội ác trong cộng đồng người Việt, họ chỉ có xú danh.
Các bị đơn cũng không hề “cẩu thả” hay “ác ý” mà thực sự tin tưởng những điều đã viết hay phổ biến. Cao thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng không hề viết sai sự thực.
Luật sư Givens đòi bên nguyên đơn phải đưa ra bằng chứng, phải chứng minh vì ba bài báo viết sai, cố tình vu oan, phỉ báng, khiến các nguyên đơn bị mất danh tiếng, đau ốm, sầu khổ. Thế nhưng, không những các nguyên đơn không trưng ra được bằng chứng là ba bài báo hoàn toàn sai, là cố tình vu oan, giáng họa làm hại nguyên đơn, cả ba nguyên đơn đâu có đau ốm, sầu khổ, vì không trưng ra được một giấy tờ hay hóa đơn đi khám bác sĩ. Nữ ký giả Thụy Giao tường thuật rất trung thực y như bản văn (transcript) của Tòa.
Ông Cao thế Dung, trong bài biện hộ, có câu nói đi vào lịch sử cộng đồng hải ngoại, “Sự thực là người biện hộ cho tôi, công lý là quan tòa của tôi”. (Truth is my defense, justice is my judge). Ông Dung kết thúc bằng một câu làm cho không khí phòng xử bớt căng thẳng: “Merry Christmas and Happy New Year “.
Bài diễn văn biện hộ của luật sư Nguyễn Tâm rất xuất sắc. Ông ôn tồn trình bày thảm cảnh của cộng đồng người Việt phải sống dưới móng vuốt, áp lực đen của Mặt Trận, như đám mây đen che phủ kín, không thấy ánh mặt Trời. Các bị đơn là những người can đảm đứng lên dùng bút mực xuyên thủng đám mây đen đó.
Ông Tâm mong rằng Bồi thẩm đoàn có một biểu quyết lịch sử, xác định các bị đơn không phạm lỗi gì.
Gần 5 giờ chiều, thẩm phán Biafore yêu cầu các vị Bồi thẩm vào phòng kín. Bản phán quyết (verdict) được thẩm phán Biafore trao cho bà Lục sự.
Bà lục sự cao giọng tuyên đọc:
- “Các bị đơn, Cao thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng và Nguyên Vũ đều được xác định là “không hề có một lời nào sai trái”. (did not make any false statement) về phe nguyên đơn.
Bà lục sự hắng giọng đọc to: “Số phiếu là 11 trên 1.”.
Như vậy, phiên tòa kết thúc với kết quả như mọi người mong đợi, đó là thế tất thắng của công lý, chính nghĩa thắng hung tàn.
Nhưng còn những cái chết đầy nghi vấn của ký giả Đạm Phong ở Houston, của một nhân viên tòa báo VNTP trong vùng Virginia, cuộc ám sát hụt ông Cao Thế Dung ở Maryland, và luật sư Nguyễn văn Chức ở Houston, tiếp là vụ thảm sát vợ chồng ký giả Lê Triết, mà cơ quan an ninh đang ráo riết truy tầm thủ phạm, với đầy đủ bằng chứng rõ rệt, truy tố về hình tội. Dư luận cộng đồng người Việt hải ngoại cầu mong Lưới Trời Lồng Lộng không cho bọn hèn hạ, tham tàn trốn thoát, làm sạch sẽ, quang đãng khí Trời cộng đồng.
Trên máy bay về lại Austin, Texas, tôi nghĩ đến ông Hoàng Cơ Minh, tôi thấy ái ngại, thương tâm.
Mở cuốn 2, Hồi Ký Một Đời Người của cụ Phạm Ngọc Lũy, tôi mang theo để coi lại những điều giữa ông Hoàng Cơ Minh và cụ Lũy, có thể dùng trong phiên tòa, tôi mở đến đoạn cụ Lũy phỏng vấn ông Trần Minh Công, sau sự sụp đổ của Mặt Trận.
Ông Công đã kết luận cuộc phỏng vấn :
1/ Làm việc nước mà đầu óc và lòng dạ không lớn, sẽ không làm được.
2/ Cho dù một tổ chức có to lớn và thành công đến đâu mà lãnh đạo dở cũng sẽ thất bại.
Tôi cho rằng đó là một bài học tốt cho các bạn trẻ sau này. Bài học này cũng đã gây cho tôi nhiều cay đắng và phiền muộn.
Tôi rất thông cảm với ý kiến của anh Trần Minh Công, tôi cám ơn anh Công đã nêu lên những ý kiến xác đáng, thâm tâm tôi cũng nghĩ đúng như anh.
Quay lại chuyện ông Hoàng cơ Minh, cựu phó đề đốc Hải Quân, tôi mường tượng ra một hình ảnh: Ông cựu phó đề đốc đã tạo ra một con tầu ma, con tầu bằng giấy mà những gia đình đặt ở hàng mã, cúng rồi đem đốt. Con tầu ma không bao giờ được hạ ïthủy. Trên con tầu, ông Minh có khoảng 40 - 50 tay chèo, toàn là những thanh niên, trai tráng nhiệt thành. Con tầu ma, khi được những tay chèo hay thủy thủ đoàn khiêng đến một nơi khác, gặp lửa, chiếc tầu bị cháy, hạm trưởng tới thủy thủ đoàn đều bị chết gần hết, ngoài những người nhanh chân nhẩy ra ngoài, nhưng cũng bị phỏng nặng .
“Cửu long giang, chưa qua mà vĩnh biệt
Chốn biên thùy, ấp ủ nỗi lòng đau.”
. . .
Phạm Văn Liễu
Hồi ký Trả Ta Sông Núi
PHUNG NGOC SA
Mặt trận nói trên là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, hay Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, thường gọi tắt là Mặt Trận (MT); Ðảng Việt Tân, do tiếng ghép của những chữ Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng.
I- / Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam.
Nhờ sưu tầm, chúng tôi được biết có nhiều sách báo viết về MT, nhưng có lẽ quyển hồi ký “Trả Ta sông Núi 3” phát hành tại Hoa Kỳ trong năm 2004 của cựu đại tá Phạm Văn Liễu, nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải Ngoại của MT, (kể từ khi thành lập năm 1981 cho đến ngày “tan vỡ” vào cuối năm 1984) là một tài liệu chứa đựng nhiều chi tiết khả tín và có tính cách thuyết phục. Lý do: Ông là nhân vật đóng vai chính trong việc tổ chức và sáng lập MT viết.
Khi công khai hoạt động, theo hệ thống tổ chức và phân nhiệm, MT được chia ra làm 2 bộ phận:
- Trong nước: Do Tổng vụ Quốc Nội: Nhiệm vụ là trực tiếp chiến đấu để lật đổ bạo quyền cộng sản, người lãnh đạo là phó đề đốc Hoàng Cơ Minh.
- Tại ngoại quốc: Do Tổng vụ Hải Ngoại: Ðặc trách xây dựng và phát triễn cơ sở hậu cần, vận động với cộng đồng người Việt trên thế giới, góp công góp của, giúp kháng chiến trong nước; người đứng đầu là cựu đại tá Phạm Văn Liễu.
Hoạt động song hành với MT còn có Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến do ông Phạm Ngọc Lũy, hội trưởng Hội Trường Xuân (1), một người đạo đức và rất được tín nhiệm của đồng
một người đạo đức và rất được tín nhiệm của đồng hương Việt Nam lúc bấy giờ làm Chủ tịch; ông Lũy phụ trách kêu gọi đồng bào Việt Nam khắp thế giới đặc biệt là những người có cảm tình vì từng chịu ân của ông tích cực tham gia ủng hộ tổ chức kháng chiến trong nước.
Xin sơ lược qua về đại tá Phạm Văn Liễu, tác giả 3 quyển hồi ký “trả ta sông núi”, đặc biệt trong quyển 3 có ghi rõ nhiều sự kiện liên quan tới MT.
Ðược biết, cựu đại tá Phạm Văn Liễu, nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải Ngoại của MT là người đã từng đãm nhận chức vụ Tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia dưới thời nội các của bác sĩ Phan Huy Quát vào những năm 1965-1966.
- Trước đó, vào những năm 1945-1946, ông Liễu là một thanh niên yêu nước đã tình nguyện đứng vào hàng ngũ Mặt Trận Quốc Dân Ðảng để chống nhau với Mặt Trận Việt Minh cộng sản. Oạng được cử theo học khóa huấn luyện quân sự tại trường Lục Quân Yên Báy, trung tâm nầy do các giáo quan Nhật Bản trực tiếp đào tạo và giảng dạy. Bị thất bại trong cuộc chiến đấu chốạng bọn Việt Minh cộng sản nên ông phải lưu lạc sang Tàu. Trở về nước, ông theo học và tốt nghiệp khóa 5 trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt năm 1952. (Người viết tốt nghiệp khóa 8 -1953).
- Là sĩ quan theo học khoá I Sĩ Quan Hải Quân Việt Nam. Kế đó được giao phó nhiệm vụ thành lập và là Tư Lệnh đầu tiên của Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.Thất bại trong cuộc đảo chính chốạng chế độ Ngô Ðình Diệm năm 1960, ông phải lưu vong tị nạn chính trị tại Cao Miên.
- Sau năm 1975, đại tá Liễu may mắn thoát nạn cộng sản và định cư tại Hoa Kỳ. Mặc dù tuổi tác đã cao, gia đình tuy mới tạm ổn định, nhưng vốn mang dòng máu tự hào cách mạng, ông đã kết nghĩa với phó đề đốc Hoàng Cơ Minh và cả hai cùng nhau thề nguyện mang hết ý chí, khả năng vận động kết hợp tất cả chiến hữu thành một khối để thành lập một mặt trận tiêu diệt chế độ CSVN. Tiếc thay, ông bị thất bại, “Họa hổ bất thành khuyển” (Vẽ con cọp thành con chó). Công cuộc giải phóng quốc gia tới đâu thì không thấy, nhưng chính ông đã vô tình giúp một số người vì quyền lợi phe nhóm làm mất chính nghĩa của MT. Ngoài ra, do những việc thu nhập tiền bất chính, cộng thêm các hành vi lừa gạt đã làm cho bầu không khí chính trị tại hải ngoại bị vẩn đục, tập thể người Việt tị nạn phân tán chia rẽ. Mất niềm tin và nghi ngờ lẫn nhau.
Theo giới thông hiểu nội tình, thì không phải vì ông Liễu cùng ban tham mưu của ông thiếu hiểu biết về các nhân vật mà họ liên kết khi thành lập MT nên làm hỏng đại sự, mà thực ra do ông vì quá tự tin, nghĩ mình là một pháp sư cao tay ấn, có khả năng tạo ra âm binh, thì cũng đũ bản lãnh để điều khiển chúng. Tiếc thay, trong vai phù thủy, ông đã không đũ sức hô phong hoán vũ điều khiễn âm binh, lại thiếu đề phòng nên bị chúng quật lại diệt luôn phù thủy và khiến ông trở thành một kẻ tòng phạm.
Tuy nhiên, điều đáng khâm phục là trước khi bước vào hoàng hôn cuộc đời, tác giả còn có can đảm nói lên sự thật, vạch ra những lỗi lầm của MT và nhờ tài liệu đó, chúng ta biết được là MT đã phản lại sự nghiệp chống cộng giải phóng quê hương. Việc làm của tác giả là một hành động xám hối và là một tiếng chuông cảnh tĩnh cho những ai dễ tin, đặc biệt là tuổi trẻ rút kinh nghiệm mà xa lánh tổ chức nầy.
Trước đây, lúc còn sinh hoạt và đặc trách bộ phận An Ninh trong một chính đảng; do sự giúp đở của các đồng chí và một số nhân vật từng tham gia MT. Chúng tôi đã thu thập được nhiều tin tức liên quan đến MT. Ðem đối chiếu nó với các tài liệu ghi trong sách của ông Cao Thế Dung, hồi ký Trả Ta Sông Núi 3 (Trtsn) của đại tá Phạm Văn Liễu, chúng tôi biết được là trong quá trình 23 năm hoạt động, kể từ khi thành lập năm 1981 cho đến lúc tuyên bố giải tán để cho ra đời đảng Việt Tân vào ngày 19-9-04, MT chưa lập được một thành tích gì khả dĩ giúp dân cứu nước, mà chỉ thành công trong kế hoạch kinh tài có lợi cho phe nhóm, và xây dựng được một hệ thống bán phở. Vì thế, người đời mới chế diễu, đổi tên MT đáng lẽ là một công cụ đấu tranh chống cộng thành ra”Mặt Trận Phở Bò”. Phần còn lại MT chỉ tạo cho mình một hình ảnh không mấy tốt đẹp là: - Dối trá lừa gạt - Hù dọa làm tiền và sử dụng bạo lực..
* Dối trá lừa gạt: Từ hình thức lẫn nội dung. Xin trưng dẫn một vài vụ điển hình:
1- Ngay từ lúc khởi sự, người đứng đầu quốc nội đã mưu đồ buôn bán kháng chiến dưới hình thức lập chiến khu giả để câu khách kiếm tiền. Ý định đó bị phản đối, MT lại đi thuê đất ở Thái Lan lập căn cứ địa chiến đấu. Theo hồi ký “trả ta sông núi” (trtsn) ở trang 195 ông Liễu viết, khu chiến của ông Hoàng Cơ Minh, là một mảnh đất rừng mà ông ta đã thuê lại của tướng Thái Lan tên Sutsai.Thử hỏi, lập khu chiến mà phải thuê đất của một tướng Thái, là một bọn được coi lưu manh, tham nhũng bậc nhất thì làm sao tiến hành tổ chức kháng chiến được: Với bọn Thái nầy, khi vòi được tiền, chúng tạm để yên, nhưng khi CSVN ngả giá cao hơn, là bọn tướng tá Thái trở mặt và bán đứng ta ngay. Kinh nghiệm cụ thể: Một chiến hữu của chúng tôi nhờ quen biết với đại tá Sauvageot, (tên Việt là Nguyễn Hữu Hai) đặc trách công tác tìm M.I.A (Người Mỹ mất tích) tại sứ quán Hoa Kỳ, Bangkok, Thái Lan. Trước kia, ông là một cố vấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Xây Dựng Nông Vũng Tàu mà tôi thường xuyên liên lạc. Là một người Mỹ sành tiếng Việt, thuộc lòng quyển Kiều; bạn tôi được đại tá Sauvageot thuận cho tham gia công tác tìm MIA. Nhưng chiến hữu nầy vì không đồng ý để bọn Thái Lan hướng dẫn lộ trình nên bị chúng kiếm cớ trục xuất ra khỏi đất Thái trong vòng 24 giờ.
Thuê đất của bọn Thái lập chiến khu, mướn thường dân Lào làm lính đóng kịch, giả làm kháng chiến quân (trtsn 200-204) để trang trí cho buổi lễ ra mắt Khu Chiến và tuyên bố Cương Lĩnh Chính Trị của MT đã là một hành động lừa dối, nhưng có thể tha thứ được, vì dù sao buổi đầu cũng cần đánh bóng thổi phồng để huyên truyền có lợi cho đại cuộc. Nhưng ông Hoàng Cơ Minh, (HCM) Tổng Vụ Trưởng Quốc Nội (TVQN) chỉ quanh quẩn trên đất Thái, Nhật hoặc Hawaii thế mà ông dám phịa ra là đã quy tụ được 36 tổ chức trong nước, và đã có trên 10.000 tay súng (trtsn 320) thì quá đáng.
2- Chủ trương lừa gạt ngay cả trong nội bộ: Khi ông Liễu dẫn phái đoàn
hải ngoại từ Hoa Kỳ đến thăm khu chiến còn được gọi là căn cứ số 9
(trtsn 209); ông HCM đã giàn dựng cho mọi người tưởng là khu chiến nằm
sâu tận trong lãnh thổ Ai Lao, chứ không nằm trên đất Thái, nên mới bố
trí cho phái đoàn hải ngoại của ông Liễu nếạm mùi gian khổ: từ đường cái
vào khu chiến phải vượt rừng, lội suối, ngược giốc, phơi nắng tới 2
ngày và một đêm; đó là chưa nói đường đi trơn trợt quanh co, vất vả gian
nan lắm mới tới chiến khu. Thế mà khi trở ra thì chưa đầy 3 tiếng đồng
hồ đã tới đường cái, có xe chờ sẵn. Ðặc biệt, ông Hoàng cơ Minh rời
chiến khu sau, nhưng khi phái đoàn về tới Bangkok thì ông Minh đã quần
áo tươm tất chờ sẵn.. Dấu đầu bị hở đuôi.
3- Dối trá trong việc dấu nhẹm cái chết của ông Hoàng Cơ Minh:
Lúc bị giam ở trại “cải tạo” cũng như thời gian còn kẹt trong nước,
nguồn an ủi và hy vọng độc nhất của chúng tôi là nhờ vào các tin tức
liên quan đến phong trào Kháng Chiến, hoặc Hoa Kỳ sẽ cứu ra khỏi tù và
được”Tống xuất”.
Khi được thả ra từ trại tù nhỏ về sống vất vưởng trong nhà tù lớn, thì
nguồn hy vọng nói trên đã tăng gấp bội.Mặc dù bị quản chế chặt chẻ, bị
bưng bít nhưng ít nhiều vẫn tiếp nhận được tin tức kháng chiến chống
cộng, và nhờ thế cuộc sống có phần dễ thở. Khốn thay, lúc được trả quyền
công dân vào năm 1987, việc di chuyển dễ dãi đôi chút, hơn nữa vì sinh
kế phải giao thiệp biếu xén bọn công an, nhờ thế mới biết được lãnh tụ
kháng chiến HCM đã hy sinh. Mặc dầu thấy bọn công an đem cái chết của
ông Minh ra triển lãm và bêu rếu, phần lớn anh em chúng tôi vẫn cho đó
là một vụ ngụy tạo và nói láo của cộng sản. Ðến lúc thu thập đủ bằng
chứng xác thực ông HCM đã chết, thì kể như trời sập! Bao nhiêu hy vọng
đều sụp đổ tiêu tan, bỏ ăn, mất ngủ. Ấy vậy mà lúc được qua Mỹ theo
chương trình H.O vào năm 1991, và tiếp mãi nhiều năm về sau, cán bộ MT
vẫn nói là lãnh tụ HCM hãy còn sống, vẫn lãnh đạo kháng chiến; chiến
trường chống cộng vẫn sôi động: hôm nay thì đơn vị VC nầy bị phục kích,
bữa khác kho đạn của chúng bị quân kháng chiến phá hoại v.v. Chưa hết,
sẽ có thư chúc Tết của lãnh tụ HCM, cố đón chờ.
Quả thật, không có gì đáng buồn bằng lấy cái chết một người được tôn
phong làm anh hùng, đã từng hy sinh tất cả, kể cả mạng sống để đổi lấy
một số lợi lộc nào đó. Theo đánh giá, sở dĩ MT cố bưng bít dấu nhẹm cái
chết của ông HCM, vì họ chủ trương càng giữ kín và kéo dài lâu, thì số
tiền buôn bán kháng chiến càng thâu được thêm nhiều. Lý do đó, nên mới
có chuyện ông HCM bị hy sinh vào cuối năm 1987 mà mãi cho đến năm 2001,
nghĩa là 14 năm sau, MT mới chính thức khai tử ông. Và đến lúc cần phải
giải thích, thì họ lại ngụy biện: Trong một buổi hội luận trên đài Tiếng
Nước Tôi giữa ông Lê Thành Tùng và bác sĩ Ðặng Vũ Chấn, một khuôn mặt
không những hoàn toàn xa lạ với chính giới Việt Nam mà xa lạ ngay cả
trong hàng ngũ lãnh đạo MT, như bác sĩ Trần Xuân Ninh, ông Hoàng Cơ
Ðịnh, Hoàng Cơ Long, Nguyễn Kim Hườn v.v. Dịp nầy, ông Ðặng Vũ Chấn đã
nói: Tin lãnh tụ HCM bị hy sinh là do bọn VC nó tung ra, thì làm sao có
thể tin, vì thế phải cần nhiều thời giờ để kiểm chứng, lý do đó nên mới
có sự chậm trễ trong việc loan báo.
Ô hay! Phải chăng ông Ðặng Vũ Chấn quá coi thường dư luận, xem thính giả
và đồng bào trong nước cũng như hải ngoại chỉ là một lũ khờ khạo, nói
sao nghe vậy không cần lý luận phải trái. Ôạng HCM, là tư lệnh một Khu
Chiến, ngoài chiến hữu trực tiếp chiến đấu, còn có hệ thống liên lạc;
bên cạnh còn đảng Việt Tân hoạt động bí mật từ năm 1982. Thế mà không
một ai có trách nhiệm kiểm nhận và thông báo cái chết của lãnh tụ, thì
quả là một sự kiện quá vô lý.
Có lẽ khi ngẩu hứng giải thích với thính giả về cái chết của ông HCM,
ông Ðặng Vũ Chấn quên không nghĩ đến hoạt động phản gián và tuyên truyền
của bọn VC. Nếu CSVN muốn cố tình đánh phá MT, chúng đã ồ ạt tung cán
bộ và phương tiện trưng dẫn bằng cớ chứng minh là ông HCM đã chết thì MT
sẽ vô phương chống đở. Nhưng không, bọn cộng sản lại ma quái, áp dụng
kế hoạch “chim tu hú mượn ổ sáo sậu” để gài cán bộ vào hàng ngũ MT.
Dân gian ai cũng biết loại chim tu hú vốn tinh ranh, không làm tổ, chỉ
chiếm tổ sáo sậu trước là xơi trứng rồi phi tang vỏ; kế đóÔ mượn ổ đẻ
trứng. Sáo sậu nhà ta khi về tổ tưởng là trứng của mình, lo thu hết công
sức ấp trứng của tu hú. Ðến khi trứng nở, tu hú con bay theo mẹ.. CSVN
đã sao cóp y nguyên bản. Chúng biết rõ MT muốn dấu nhẹm cái chết của ông
Minh, bọn chúng tương kế tựu kế áp dụng màn “Tu hú mượn ổ sáo sậu”. Do
đó trong nước, cộng sản chỉ qua loa tuyên truyền là đảng thẳng tay tiêu
diệt bọn kháng chiến phản động, còn tại hải ngoại thì chúng áng binh bất
động, mượn cơ sở sẵn có, gài cán bộ vào tổ chức MT. Phải chăng 14 năm
là thời gian cần và đũ để phản gián VC xâm nhập và cấy “sinh tử phù” vào
một tổ chức có tiếng chống cộng tại hải ngoại.
*- Hù dọa để thu tiền.
Áp dụng bạo lực.
- Hồi ký Trả Ta Sông Núi 3 của cựu đại tá Phạm Văn Liễu tố cáo MT chủ
trương bằng mọi giá, kể cả hăm dọa để “tận thu”tiền bạc. Cụ thể trong
thư từ Thái Lan viết cho ông Liễu ngày 09-02-1982, HCM dưới tên Nhật là
Komori C Masaaki đã thúc giục hải ngoại phải đóng góp nhiều hơn nữa, nếu
cần thì phải “hù dọa” (Trtsn 399). Lý do đó mà MT đã áp dụng nhiều thủ
đoạn thu các nguồn tiền, từ: Nguyệt liễm; đóng góp của đồng bào; hàng
vạn “lon kháng chiến” đặt tại phòng mạch bác sĩ, nha sĩ, nhà hàng; tiền
của các đoàn viên tình nguyện bỏ công sức làm cuối tuần như : cắt cỏ,
dựng hàng rào, xây tường gạch v.v. (Trtsn 355) Tất cả số tiền thu được
đều chui thẳng vào túi không đáy của Vụ trưởng Vụ Tài Chánh Hoàng Cơ
Ðịnh (em ruột của HCM) một cách không phân minh; không kế toán sổ sách.
Do hành động bất hợp pháp đó mà vào ngày 22-4-1991, một số đầu lĩnh của
MT bị bắt, bị còng tay và đẩy lên xe cây vì các tội danh âm mưu khai
gian thuế, trốn thuế, và không khai thuế .( Trtsn 450)
- Có nhiều dư luận cho rằng vợ chồng anh Lê Triết cũng như nhà văn Duyên
Anh sở dĩ bị thảm sát vì phê bình những sai trái của MT. Nhưng vì thiếu
chứng cớ, vụ án được xếp lại. Tuy nhiên, bản thân người viết cũng xin
đưa ra vài bằng chứng cụ thể, MT đã bắt chước CSVN áp dụng bạo lực với
tất cả những ai không đồng ý với họ. Xin trưng dẫn 2 sự kiện dưới đây:
1-/ Vào dịp lễ Giổ Quốc Tổ năm 1994, lúc đó chúng tôi vừa mới tới định
cư tại Hoa Kỳ.Vì chưa nắm vững tình hình nên đã bộc trực lên tiếng phản
đối Ban tổ chức treo khẩu hiệu “Lể Giổ Quốc Tổ, Mừng Ngày Quốc Khánh”.
Sau đó, qua một bài viết, tôi đã phản bác và giải thích: Giổ Quốc Tổ là
một nghi lễ truyền thống; Quốc Khánh là ngày lễ dùng để đánh dấu một
giai đoạn lịch sử. Lịch sử Việt Nam cận đại đã có tới 3 ngày Quốc Khánh:
Ngày 3-8-1949, kỷ niệm ngày Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam; ngày
26-10-1956, tuyên bố nềạn Cộng Hòa và 1-11-1963 là ngày Cách Mạng, quân
đội lật đổ Ðệ I Cộng Hòa. Hơn nữa, chúng tôi đề nghị, khi chưa có quyết
định của toàn dân, thì không một ai được quyền áp đặt. Hậu quả của bài
báo: Ngày đêm nhà tôi bị quấy nhiểu; trong vòng 2 tuần, mặc dù bánh mới
vẫn bị đâm lũng làm xẹp tới 3 lần; lúc vắng nhà đồ đạt bị đập phá, vô số
cú điện thoại chủi mắng. Sau cùng, một người nói thẳng mặt tôi:“Anh đã
chống lại Mặt Trận khi phản đối việc đổi lễ Quốc Tổ thành Quốc Khánh .”
Vụ việc tôi đã trình cơ quan công lực và mãi mấy năm sau mới tạm lắng.
Tuy vậy, một người đã thông báo cho biết là tên đã bị ghi vào “sổ đen”
của MT.
2-/ Trung tuần tháng 8 năm 2004. Sau khi thu nhận tin tức từ các đài
phát thanh, ngoài ra, nhờ một số chiến hữu khác lấy tài liệu từ internet
thì biết được là một nhóm người chủ trương lấy ngày 30-4-05 làm Ngày Tự
Do Cho Việt Nam. Sau khi phối kiểm, thấy rõ đây là một mưu đồ, nên viết
để báo động: Ngoài việc tung lên các hệ thống internet, bài viết còn
đăng trên nhiều tờ báo để phổ biến. Hậu quả, một người quen bất thình
lình đến tận nhà hăm dọa: “Anh chống Mặt Trận, chống Tập thể Chiến Sĩ
của Lê Minh Ðảo, họ không giết anh nhưng sẽ đánh anh què tay không còn
bưng cơm mà ăn, đừng nói chi viết.” Tôi đã thông báo vụ trực tiếp hăm
dọa này cho cơ quan công lực và nhiều người quen. Riêng Cảnh sát họ chỉ
cười và nói: “Bộ người khùng hay sao mà trực tiếp hăm dọa, tức là đã
phạm vào điều 422 của Bộ Hình Luật California.”( Penal Code of
California, sec 422). Tiếp đó, đài Tiếng Nước Tôi (TNT) đả kích người
viết bài, và đổi lại “Ngày Ðòi Tự Do Cho Việt Nam” hoặc “Ngày Tranh Ðấu
Tự Do Cho Việt Nam”. Ðài TNT liên tục “mớm” cho thính giả tưởng lầm là
chúng tôi đã “khùng” nên chống lại việc làm chính đáng của họ (sau khi
đã lại đổi tên). Xin xem tuần báo Lập Trường số 530 trang 12, phát hành
ngày 23-9-04, quý vị thấy được phản ứng của độc giả khắp nơi về việc chủ
trương đổi ngày 30-4 thành Ngày Tự Do Cho Việt Nam. Và chắc quý vị cũng
không quên trước đây MT từng tự ý đổi ngày Giổ Quốc Tổ thành Quốc
Khánh; 30-4 thành Ngày Báo Hiếu Mẹ Cha; Tháng Tư Ðen thành Tháng Tư
Xanh. Và thắc mắc, tại sao 364 ngày còn lại trong năm không chọn, mà
buộc phải chọn 30-4. Ý đồ gì đây? Sau loạt bài nầy, chắc MT và đài TNT
sẽ ra tay, và chúng tôi sẵn sàng “ứng chiến”.
II - / Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng, gọi tắt đảng Việt Tân (VT).
Theo xác nhận trong Diễn Văn Khai Mạc của bác sĩ Trần Ðức Tường, trưởng
ban tổ chức Lễ Ra Mắt vào ngày 19-9-04 tại Berlin, Ðức quốc, thì đảng
Việt Tân là hậu thân của MT. Mặt khác, khi giải thích “Lý Do Công Khai
Hóa Ðảng Việt Tân”, ông Nguyễn Kim, chủ tịch đảng cũng xác định là đảng
tuy mới công khai hoạt động nhưng đã có mặt trên hai thập niên đấu tranh
và chính do Chủ tịch Hoàng Cơ Minh thành lập từ trong chiến khu. Và
cũng theo lời tuyên bố nói trên thì “mặc dầu lãnh đạo của đảng VT và MT
là một, nhưng MT là một trận tuyến quy tụ nhiều đoàn thể phối hợp đấu
tranh.” Xin hỏi ông Nguyễn Kim, theo tài liệu thu thập được, khi MT “tan
vỡ” vào cuối năm 1984 (Trtsn 369-378), ngoài hệ thống tiệm phở và một
số cơ sở kinh tài, thì còn tổ chức khác nào nữa mà ông nói MT là nơi quy
tụ nhiều đoàn thể đấu tranh. Phải chăng ông muốn nói đó là tổ chức Liên
Minh Việt Nam Tự Do, Hội Chuyên Gia Việt Nam và Ðoàn Thanh Niên Phan
Bội Châu v.v.. Theo giới am hiểu thì các tổ chức đó chỉ để trang trí,
chẳng gây được một thành tích nào đáng kể; ngoài ra, thấy không còn ăn
khách và trước bờ đổ vỡ tàn lụi, MT đành phải thay lông, đổi lốt để trở
thành đảng VT.
Theo tranh hý họa và bài viết đăng trên Bán Nguyệt San Ngày Nay số 535
ngày 1-10-04 thì việc đảng VT ra đời để thay MT chỉ là chuyện “rượu cũ,
bình mới”. Bài báo còn viết, trong quá khứ MT đã làm mất lòng tin của
đồng bào hải ngoại, do đó trước khi giải thể, MT phải bạch hóa hồ sơ về
số tiền đã “tận thu”của đồng bào và cũng nên giải thích việc thủ tiêu
các đoàn viên nòng cốt của MT.
Ðảng Việt Tân như xác định là hậu thân của MT và do ông HCM tổ chức, mà
theo tố cáo của đại tá Phạm Văn Liễu trong hồi kýTrả Ta sông Núi 3, ông
HCM là một nhân vật từng tạo nhiều thành tích không mấy tốt đẹp tỉ như:
dối trá, buôn bán kháng chiến, hiếu sát, từng ra lệnh xử tử 18 kháng
chiến quân tại chiến khu (trtsn 447) thì làm sao ông ta có thể đào tạo
được nhiều cán bộ dày dặn kinh nghiệm, có đạo đức cách mạng như lời phát
biểu của ông Ðặng Vũ Chấn. Ngoài ra, đảng Việt Tân là nòng cốt, MT là
tổ chức ngoại vi, mà MT thì đã để lại quá nhiều tì vết xấu xa thì làm
sao đảng VT có thể trở thành một công cụ đấu tranh có chính nghĩa được.
Nội cái danh xưng Việt Tân thôi, cũng đã không ổn mà còn gây nhiều thắc
mắc: Triết học Ðông phương đã đưa ra một hệ luận về thuyết Chính
Danh:“Danh Bất Chính;Ngôn Bất Thuận, Lý Bất Thông”(Tên không đúng, nói
không xuôi thì lý lẽ không trôi chảy). Lý lẽ không trôi chảy thì không
hành động đúng. Dưới đây là ý nghĩa 2 chữ Canh Tân Cách Mạng:
- Canh Tân, cải cách, tức chủ trương sửa đổi cho thích nghi với thời
đại. Tỉ như: Giáo Hội Canh Tân, (EÔglise de Réforme) để sửa đổi những
điều được cho là sai lầm của Giáo Hội Công Giáo Roma. Nhưng tín điều về
Thiên Chúa giáo vẫn giữ nguyên vẹn.
- Cách Mạng, là triệt để, hoàn toàn đổi mới, bứng tận gốc và bốc tận rể.
Ðã triệt để, thìợ không có chuyện nữa vời. Cải cách thì không thể chấp
nhận cách mạng.
Luận về chữ, thì danh xưng Cách Tân Cách Mạng đã tự mẩu thuẫn với nhau,
nó không hề có trong tự điển khoa học chính trị. Ðiều nầy, chắc chắn các
vị khoa bảng trong MT đã biết. Nhưng phải chăng do chi thị nào đó buộc
phải đặt tên như vậy để lập lờ đánh lận con đen? Nên nhớ, cộng sản chủ
trương phải “triệt để” nên thường lên án hàng ngũ quốc gia, tầng lớp tư
sản là bọn cải lương, tức là bọn làm cách mạng nữa vời, không dám lật đổ
và không dám triệt để khai phá, chúng chính là bọn phản động. Tướng VC
Trần Ðộ và một số nhà đòi cải cách trong nước bị khủng bố, bị hãm hại vì
muốn sửa đổi (canh tân) để làm tốt giúp đảng trường tồn, chứ đâu họ
muốn giựt sập đảng (cách mạng), thế mà bọn chóp bu cộng sản cũng không
chấp nhận nên bị chúng khủng bố cho đến chết.
Trong hoàn cảnh hiện tại, lúc chủ nghĩa cộng sản đang thoái trào, CSVN
bị lúng túng vụ tranh chấp nội bộ, đấu đá cấu xé nhau cơ hồ muốn sụp đổ;
mặc khác, tạo cơ hội thuận lợi giúp đảng thi hành nghị quyết 36 thì
không gì hay bằng chủ trương: hai bên cùng có lợi, giao cho một tổ chức
nào đó đấu thầu làm đối lập cuội tiến hành:
- Hô hào Canh Tân, tức chỉ sửa đổi đôi chút để bảo vệ chế độ (cộng sản).
Phải chăng đây là tín hiệu báo cho Hà Nội biết: Các anh hãy yên
tâm.Chúng tôi chỉ xin hợp tác làm ăn chớ không đụng tới sợi lông nào đâu
mà lo ngại.
- Làm cò mồi, đòi Cách Mạng, tức vận dụng tầng lớp chống cộng hãy lật đổ bạo quyền, đòi tự do dân chủ. Với chiêu bài nầy tung ra thì ai chẳng thích, mọi người đều muốn, chắc chắn số tiền buôn bán hai chữ Tự Do ắt sẽ thâu vôạ nhiều hơn kháng Chiến trước.
Người viết cảm thấy quá kinh sợ trước âm mưu nầy, và xin thông báo với quý vị: Trước đây, chúng ta từng lên án CSVN dùng vũ khí của khối cộng sản cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa; đặt ách thống trị, chà đạp nhân quyền, bóp chết tự do. Nay, đảng VT hậu thân của MT, một tổ chức từng kiếm được nhiều tiền, sẵn phương tiện họ sẽ tìm cách “gom bi”, cài người nắm các tổ chức, đoàn thể tại hải ngoại, đợi lúc mà bọn VC vì xu thế thời đại, buộc chúng phải chấp nhận dân chủ, (dân chủ giả hiệu) thì lớp người đó sẵn sàng đứng ra làm đối lập cuội, bắt tay với bạo quyền trong nước tiến hành dân chủ qua giải pháp “Mỗi người dân một lá phiều”, ắt lúc đó chúng ta sẽ bị thua cộng sản một cách thê thảm, và keo nầy còn thua đậm hơn bị đầu hàng vào ngày 30-4-75. Lý do: CSVN nắm đa số, vẫn giữ quyền lực; ta chỉ là một thiểu số vừa là đối lập cuội. Chính hành động nầy chúng ta đã tạo chính nghĩa cho CSVN và giúp chúng tiếp tục thống trị dân tộc Việt Nam.
PNS.
No comments:
Post a Comment