ĐẠI BIẾN ĐAI HỘI 12
THỦ ĐÔ SẮP CÓ BIẾN!
01/06/2016
Có dư luận cho rằng nhân dân không có tắt sắt trong tay tại sao đảng phải sợ hãi mà mang quân đội, mang xe tăng đến thủ đô dữ dằn vậy?
Hay là bọn họ, gà cùng ...một đảng chuẩn bị chơi gian lận với nhau?
Thật ra, mấy thằng phe phái trong đảng thì không đáng sợ bởi khi bọn nó có lên mình có xuống, thì nó ăn nhiều, mình ăn ít cũng là cùng cộng sản Việt gian phản động phản quốc, phản dân tộc, cùng là "thần kinh khốn nạn" với nhau thôi, có gì đâu mà phải lo!
Còn thằng Tàu thì không phải lo rồi bởi vì thằng Tàu coi đảng Cộng sản Việt Nam như con cháu trong nhà!
Chỉ có nhân dân trong tay không có tất sắt mới.... lại là đối- tượng-kẻ-thù nguy hiểm đáng sợ. Bởi vì ý dân là ý trời mà khi dân nó nổi điên, nó vùng lên được thì 10 đảng cũng đi đời nhà ma một cách thê thảm. Mà hơn ai hết Cộng sản Việt Nam biết rõ sức mạnh quần chúng là vô địch như thế nào!
Đảng sợ nhân dân hơn bất cứ thứ gì trên đời này bởi vì đảng đã cai trị, cướp tài sản,đàn áp và bóc lột nhân dân còn tàn nhẫn hơn là bọn thực dân Pháp, do vậy nhân dân mà vùng lên được thì đảng có nước ...từ chết tới bị thương!
Loạng quạng bị dân treo ngược lên như Musolini ở Ý, hay bị tử hình thê thảm như vợ chồng nhà độc tài Caucescu ở Hung ga ri.
Do vậy đảng không thể bao giờ chấp nhận và có thể chịu nỗi cái gọi là nhân-dân-vùng-lên làm cách mạng, mà không tàn sát hoặc cho nhân dân tắm máu bằng xe tăng, súng đạn đang tăng cường cho thủ đô, theo lịnh của ...Tập!
Nhân dân, đó mới chính là kẻ thù mà đảng quan tâm và lo sợ!
Đề nghị đồng bào tránh xa nơi mấy thằng "thần kinh khốn nạn" đang họp đại hội đảng nếu không thì ..banh xác đó!
Ghi chú: anh Ba X hay phe nào thân Mỹ cũng coi chừng bị đảo chính! Không biết có hay không, nhưng khi NS Hùng qua triều lạy Mao và Tập, Tập có rỉ tai NS Hùng gì đó, mà Hùng hớn hở, miệng lắp bắp: "Diêu kế! Diệu kế!"
Tên "thần kinh khốn nạn" Nguyễn Sinh Hùng vừa đi Bắc Kinh "triều lạy" về. Đồng bào còn nhớ chứ?
Điều động xe tăng súng đạn, lính tráng đến thủ đô là để đảo chánh là kế độc (mà độc thiệt!) của Tập Cận Bình, đề phòng một khi phe "con cháu của Hán triều" thất thế!
Phe X "thân Mỹ" nào đó, cũng ráng mang quân về thủ đô đi. Đánh nhau, đồng vào xem cho vui, đỡ bắn pháo hoa dịp tết chi cho tốn tiền!
Cái phe này mới đỡ ..."thần kinh khốn nạn" hơn một tí!
CÓ MỘT ĐIỀU QUÊN NÓI VỚI "PHE TA": đồng bào, đồng hương nhớ sẵn sàng nhé, rũi phe thân Tàu mà đảo chánh là phe ta phải "nỗi điên" tiếp tay cho phe thân Mỹ ngay để bầu một Tổng Thống mới như Boris Yeltsin ở Nga. Kỳ này, hy vọng nếu xảy ra như vậy, đồng chí Ba X chắc thành Tổng thống chứ chẳng phải là Tổng Bí Thư rồi!
Đồng bào, đồng hương còn nhớ vụ sụp đỗ của cộng sản Liên Xô không? Tụi cộng sản "cà chớn" Liên Xô (tương tự phe Nguyễn Phú Trọng) đảo chánh, bắt nhốt Gorbachev ở Crimea xong rồi, bọn chúng xách xe tăng (như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng dự định làm ở tại thủ đô Hà Nội hiện nay) đến áp đảo tại thủ đô Max-cơ-va, nhưng may mắn là có ông Boris Yelsin leo lên cái pháo tháp của một xe tăng để thách thức bọn cộng sản LX cuồng tín, "cà chớn"!
Boris Yeltsin (01/02/1931- 23/04/2007) trong năm 1991 là Chủ Tịch Hội Đồng Tối Cao Sô Viết của Liên Xô, và Mikhail Gorbachev la Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Liên Xô (ĐCSLX)
Vào ngày 18/08/1991, phe cực đoan trong đảng, chống lại "chủ trương cải cách" (perestroika) đã đảo chánh, bắt giam Gorbachev tại Crimea. Ông Boris Yeltsin cùng ngày đã khẩn cấp chạy đến Toà Nhà Sô Viết Tối Cao, leo lên pháp tháp của một chiếc xe tăng, để thách thức và đối đầu với cuộc đảo chánh, trong lúc quân đội bao vây chặt chẻ Toà SVTC. Chiếc xe tăng này thuộc một đơn vị quân đội được điều động đến để hoàn tất cuộc đảo chánh, theo lệnh của nhóm cực đoan.
Sau một bài diễn văn hùng hồn để đời, và trước một số đông kinh khủng của quần chúng, quân đội đã chuyển phe, và thế là vận may cho nhân loại đã được thiên định. Không ai có thể đoán được thế giới ngày hôm nay và tương lai của nó sẽ tiếp tục kinh hoàng như thế nào nếu quân đội không chuyển theo Ông Yeltsin và nhân dân Thủ Đô Mạc Tư Khoa khi ấy. Sau đó, Ông Yeltsin trở thành Tổng Thống của Cộng Hoà Liên Bang Nga.
Do vậy yếu tố nhân dân là yếu tố quyết định trong đại hội đảng này để chọn một ...tổng thống đó bà con!
Bà con có sẵn sàng chưa?!
TÔI HỎI LẠI LẦN NỮA, BÀ CON CÓ SẴN SÀNG CHO MỘT TỔNG THỐNG BA X CHƯA?
"On 18 August 1991, a coup against Gorbachevwas launched by the government members opposed to perestroika. Gorbachev was held in Crimea while Yeltsin raced to the White House of Russia (residence of the Supreme Soviet of the RSFSR) in Moscow to defy the coup, making a memorable speech from atop the turret of a tank onto which he had climbed. The White House was surrounded by the military but the troops defected in the face of mass popular demonstrations. By 21 August most of the coup leaders had fled Moscow and Gorbachev was "rescued" from Crimea and then returned to Moscow. Yeltsin was subsequently hailed by his supporters around the world for rallying mass opposition to the coup."
http://m.vietnamnet.vn/vn/chuyen-trang/oto-xemay/282743/dan-xe-boc-thep-chong-khung-bo-bao-ve-dai-hoi-dang.html
http://www.vanews.org/2016/01/gay-can-en-cung.html?m=1
Phu Manh Nguyen
PHẠM TÍN AN NINH * CUỘC TRÙNG PHÙNG
Cuộc trùng phùng bi thảm
Monday, August 10, 2015
Monday, August 10, 2015
Phạm Tín An Ninh
Theo
đoàn quân tiếp thu Sài Gòn mà lòng ông Hai Chi rối như tơ vò. Ông và
hầu hết các đồng chí của ông ngơ ngác tưởng như chuyện mộng mị không thể
nào xảy ra. Chính đơn vị của ông bị đánh tan tác gần như phải xóa sổ
trong mùa Hè 1972, đến nay vẫn chưa bổ sung xong, và đám bộ đội còn sống
sót cũng chưa kịp hoàn hồn. Vậy mà Ban Mê Thuột mất, Tây Nguyên, Vùng
2, đến Vùng 1 có lệnh bỏ, để rồi cả miền Nam thất thủ chỉ trong vòng 45
ngày. Có lẽ những người ngồi trong Bộ Chính Trị ngoài Hà Nội cũng còn
bất ngờ, huống hồ Hai Chi, chỉ mang quân hàm thiếu tá, làm sĩ quan hậu
cần của một sư đoàn nằm tận vùng rừng núi Tây Nguyên heo hút...
Từ
ngày vào bộ đội, ông Hai Chi luôn bị điều về những đơn vị chiến đấu. Nhờ
phước đức mấy đời nên còn sống cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Không chết, nhưng trên người, và có thể cả trong lòng ông còn mang nhiều thương tích.
Vết thương nặng nhất khi đơn vị ông bị B.52 giội bom trong trận Hạ Lào. Tiểu đoàn do ông làm thủ trưởng chỉ còn lại dưới 50 người.
Nhờ
thương tích ấy ông được điều về Sư Ðoàn 320 làm cán bộ hậu cần. Mùa Hè
năm 1972, cả sư đoàn từng mang danh là Sư Ðoàn Ðiện Biên hay Sư Ðoàn
Thép này gần như bị xóa sổ, khi Tướng Hoàng Minh Thảo
tung vào trận địa Kontum với ý đồ chiếm lấy Tây Nguyên, làm bàn đạp
tiến xuống đồng bằng. Nhờ làm việc ở hậu cần nên ông Hai Chi sống sót để
cuối tháng 4, 1975 có mặt trong đoàn quân ngơ ngác về tiếp thu Sài Gòn.
Hai Chi chỉ là bí danh. Tên thật của ông là Nguyễn Công Chính, con cả của một gia đình gốc tiểu tư sản. Quê ở Hải Phòng.
Trước
54 gia đình làm chủ một tiệm bán xe đạp và sản xuất căm bánh xe ( nan
hoa). Bố mẹ sinh được năm người con, nhưng cả ba cô con gái mất sớm, chỉ
còn hai cậu con trai, Hai Chi và người em út, nhỏ hơn đến mười một
tuổi.
Khi ông đang học Y khoa
ở Ðại Học Hà Nội, thì trận chiến Ðiện Biên Phủ kết thúc với sự thắng
lợi của phe Việt Minh để Pháp phải ký Hiệp Ðịnh Genève, chia đôi đất
nước.
Từ
vĩ tuyến 17 trở ra cả miền Bắc thuộc về Cộng Sản. Làn sóng di cư đổ xô
về Hải Phòng, quê ông, nơi có những chiếc tàu há mồm chở họ vào Nam.
Bị
lực lượng Việt Minh tìm mọi cách ngăn chặn, nên khi ông về đến được Hải
Phòng, thì nhà cửa đã bị tich thu, không tìm được bố mẹ và người em trai
của mình. Ông phải bỏ Hải Phòng, bỏ cả con đường trở thành bác sĩ, lên
sống với một bà dì trên Ý Yên, Nam Ðịnh.
Nhờ có trình độ học vấn và phấn đấu liên tục để giấu đi gốc gác con nhà tiểu tư sản, ông được cho theo học khóa sĩ quan.
Nhưng
sau này, khi hầu hết bạn bè cùng khóa lên đến cấp đại tá, thiếu tướng,
giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội hay công an, có người còn
lọt vào Bộ Chính Trị, thì ông Hai Chi cứ vẫn là thiếu tá tiểu đoàn
trưởng và cuối cùng, sau khi bị thương, được điều về làm cán bộ hậu cần
của một đơn vị bại trận, cần thời gian để “biên chế,” bổ sung.
Giữa
tháng 3, 1975 Ban Mê Thuột mất, rồi Quân Ðoàn II và Quân Ðoàn I gần như
xóa sổ, sau những kế hoạch triệt thoái tồi tệ nhất trong lịch sử chiến
tranh, để cuối cùng ngày 30 tháng 4, 1975 cả miền Nam rơi vào tay Cộng
sản.
Sư
Ðoàn 320 từ Tây Nguyên cũng được tăng cường cho đoàn quân tiến về Sài
Gòn, khi Cộng quân bị các đơn vị VNCH chặn đánh tại tuyến Long Khánh gần
hai tuần lễ gây tổn thất khá nặng nề.
Chiến
tranh kết thúc, ông Hai Chi được chỉ định bổ sung cho đoàn cán bộ tiếp
thu Tổng Kho Long Bình của QLVNCH bỏ lại. Sau thời gian quân quản, ông
là một trong số những cán bộ may mắn được “biên chế” ở lại miền Nam.
Nhiệm vụ của ông là kiểm kê và tổ chức chuyển hàng trong các kho về miền Bắc.
Từng
đoàn xe liên tục từ Nam ra Bắc suốt ngày đêm, chở theo các loại chiến
lợi phẩm, không những đã tịch thu được của quân đội hay chính phủ mà của
cả dân chúng miền Nam, nhất là sau kế hoạch
"
Ðánh Tư Sản.” Lúc
này trong dân gian truyền miệng một câu nói khá đau lòng mà lý thú: Ðất
nước thống nhất để miền Nam thì nhận họ, còn miền Bắc thì nhận “hàng.”
Như
con chuột gầy sa hủ nếp, ông Hai Chi trở nên giàu có. Ngôi biệt thự tại
thành phố Biên Hòa tịch thu từ gia đình một tư sản gốc Hoa được cấp cho
ông, cũng là nơi để ông cất giấu hàng ngàn cây vàng kiếm được.
Một
năm sau, vợ và đứa con trai của ông cũng từ ngoài Bắc được chuyển vào ở
với ông. Học đòi một chút vương giả, bà vợ muốn có người ở, phụ bà lau
nhà rửa bát và để cho bà có người sai vặt. Nhưng ngại nếu thuê mướn một
người lớn, chuyện “làm ăn” và cả sinh hoạt trong nhà dễ bị “tai vách
mạch rừng” lọt ra ngoài, nên sau khi bàn tán kỹ lưỡng, vợ chồng Hai Chi
quyết định đi xin một đứa con nuôi. Vừa có một đứa đầy tớ không mất tiền thuê, vừa được tiếng nhân từ, giữ “truyền thống đạo đức cách mạng.”
Vợ
chồng ông Hai Chi tìm đến các viện cô nhi để tuyển lựa “đối tượng.” Ông
bà muốn có một đứa con gái khoảng 7-8 tuổi, khỏe mạnh và mặt mày sáng
sủa. Cuối cùng vợ chồng cũng được như ước muốn. Khi bà soeur “quản
nhiệm” cô nhi viện Biên Hòa dắt con bé ra giao, bà chỉ cho biết con bé
tên Phượng, 8 tuổi.
Bố
mẹ đã chết trong trận đánh Long Khánh. Có người thấy nó ngồi khóc trên
vỉa hè nên mang về nhà nuôi. Một thời gian sau “giải phóng” gia đình này
trở nên túng quẫn, không có đủ cơm ăn, đúng lúc con bé lại bệnh hoạn
không sai bảo gì được, nên đã mang cháu đến giao cho cô nhi viện. Lúc ấy
cô nhi viện cũng lâm vào cảnh khốn khó, nhưng các soeur không nỡ chối
từ, chia bớt phần ăn của mình, lo chữa trị và nuôi dưỡng cháu lành bệnh,
ngày một khỏe mạnh, xinh xắn.
Thực
ra, thì soeur quản nhiệm biết bố của Phượng là lính Cộng Hòa, qua lời
kể dù không rõ ràng lắm của cháu, nhưng trong thời buổi nhá nhem còn đầy
không khí hận thù lúc ấy, soeur luôn dặn dò Phượng phải giấu kín điều
này không cho ai biết. Ông Hai Chi làm khai sanh cho con bé, đặt tên
Nguyễn Thị Hồng Phượng, để nhớ tới thành phố “Hoa Phượng Ðỏ” Hải Phòng,
quê hương ông.
Những
năm 1978-1979, bọn cầm quyền Cộng Sản muốn đuổi những người Việt gốc
Hoa ra khỏi nước nhằm cướp hết tài sản của họ, bày ra chiến dịch quái
đản, được người ta đặt tên là “Ra đi bán chính thức.”
Nhờ biết tiếng Hoa
và có nhiều kinh nghiệm trong các đường dây mua bán, ông Hai Chi lại
được “đồng chí” Mười Vân (tên trên giấy tờ là Nguyễn Hữu Giộc), giám đốc
công an tỉnh Ðồng Nai móc nối vào tổ chức “đen,” vừa đi tìm những người
Việt gốc Hoa giàu có (và cả những người không phải gốc Hoa nhưng chịu
chi nhiều vàng để nhận hồ sơ Hoa kiều giả), vừa cho đám đàn em lập ra
những toán “lâm tặc” chiếm cứ, làm chủ các khu rừng, chặt hết gỗ quý
đóng tàu bán với giá rất cao cho các nhóm người Hoa “ra đi bán chính
thức.”
Bọn họ mở nhiều xưởng cưa, nhiều cơ sở đóng tàu. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hai Chi đã trở thành đại gia, một nhà tư bản đỏ đầy quyền lực.
Bé
Hồng Phượng lớn lên theo nhịp độ phát đạt của gia đình ông Hai Chi cùng
nỗi cơ cực của một ô-sin. Ðiều may mắn duy nhất, cũng có thể do ông bà
Hai Chi muốn tránh tiếng xấu, Phượng được cho đi học lớp đêm, và nhờ vào
tính thông minh cần mẫn, Phượng học rất giỏi.
Ðiều may mắn khác, nhưng lại trở thành tai họa cho Phượng, là càng lớn Phượng càng xinh đẹp.
Năm lên 16, nhan sắc của Phượng đã làm si mê bao cậu học trò. Và người
say mê nhất lại là Diệp, thằng con trai duy nhất của ông bà Hai Chi.
Diệp
lớn hơn Hồng Phượng 3 tuổi và khi ấy đang là sinh viên của trường Ðại
Học Bách Khoa. Mỗi lần Phượng ra ngoài, Diệp tìm mọi cách đi theo, ngăn
chặn bất cứ gả con trai nào muốn tán tỉnh Phượng, lấy cớ là anh trai của Phượng. Ở nhà, Diệp thường bênh vực Phượng, trách cứ mẹ đã bắt cô em nuôi phải làm quá nhiều công việc.
Chưa
bao giờ Diệp tỏ ra mình là một ông anh nhân từ tốt bụng như lúc này.
Hơn nữa cậu ta cũng nể nang, tôn trọng nết na hiền thục cùng sự khôn
ngoan của Phượng. Bà Hai Chi vốn nuông chiều cậu quí tử nên không dám
làm Diệp buồn lòng. Ðiều này làm bà khó chịu, nhưng đó không phải là
điều mà bà quan ngại.
Ðiều lo âu nhất của bà chính là ông Hai Chi, mỗi lần bà bất ngờ bắt gặp đôi mắt của ông chồng say đắm nhìn cô con gái nuôi trong tuổi dậy thì xinh đẹp, cũng là con bé ô-sin của nhà bà.
Ngày
xưa, sau khi kết thúc chiến tranh, ông cũng nể nang cái tình bao năm
chờ đợi và thương cảm cảnh khổ của bà, nhưng kể từ ngày kiếm ra nhiều
tiền, ông tỏ ra uy quyền và lơ là chăn gối với bà.
Bà
tìm mọi cách để giữ chồng. Nhờ người giới thiệu một số bác sĩ giải phẫu
thẩm mỹ tiếng tăm ở Sài Gòn, chịu bỏ ra một số tiền khá lớn, bà là một
trong những người Hà Nội 75 sửa sắc đẹp sớm nhất.
Nhờ
tài năng của mấy ông bác sĩ miền Nam còn sót lại, nhan sắc của bà có khá
hơn nhiều lắm, nhưng so với những cô gái miền Nam, thì bà vẫn chỉ thuộc
loại hàng phế thải được “tân trang” phần bên ngoài. Không đủ hấp dẫn ông chồng đang trên đà “đổi mới tư duy.”
Vốn
là con gái của một gia đình Cộng Sản, và sống bao nhiêu năm dưới chế độ
tàn ác man rợ này, bà đã học được biết bao mưu chước và thủ đoạn để hại
người. Trước mắt chồng con, bà luôn tỏ ra thương yêu nhỏ nhẹ với Phượng,
nhưng trong đầu đang bày mưu tính kế để hãm hại cô bé mồ côi tội nghiệp
này.
Ban
đầu bà tính tạo cơ hội cho Diệp, thằng con trai duy nhất của bà cướp đi
đời con gái của Phượng, để cho ông chồng già chứng kiến, bỏ cuộc, rồi
lấy cớ đuổi Phượng đi, nhưng ngẫm nghĩ thấy mưu kế này có thể là con dao
hai lưỡi, không chừng thằng quý tử của bà mê luôn Phượng và quyết lấy Phượng làm vợ thì quả là tai họa, gậy bà lại đập đúng lưng bà!
Không
thể nào để con trai một của cán bộ đại gia đi lấy con ô-sin. Cuối cùng
bà nghĩ tới tay đàn em thân tín của ông. Bà để ý mỗi lần đến nhà, thấy
Phượng là anh chàng này như kẻ mất hồn, nhìn chăm chăm vào Phượng rồi
bất ngờ giật mình, sượng sùng quay đi chỗ khác.
Hắn e ngại vì dù gì Phượng cũng là con gái nuôi của ông Hai Chi. Hắn tên Ðạt, thượng úy công an,
tay chân đắc lực của gã Mười Vân, giám đốc công an tỉnh, được “đặc
phái” tới làm việc bên cạnh ông Hai Chi trong tổ chức “đen,” móc nối đưa
người Hoa ra đi và phá rừng lấy gỗ.
Ðạt
có vợ, một con mang từ miền Bắc vào. Nghe nói cô vợ, trước kia là một
“bộ đội gái,” từng mấy năm ở trạm giao liên trên miệt Trường Sơn trong
thời “chống Mỹ,” phục viên khi chiến tranh kết thúc, nhưng con vi trùng
bệnh sốt rét rừng vẫn còn mai phục trong máu, nên trông khá xanh xao
vàng vọt.
Bà
Hai Chi biết Ðạt mê mệt cả nhan sắc lẫn thân hình của cô con gái nuôi
đang độ dậy thì, nên đã dễ dàng dụ chàng ta vào kế hoạch. Hắn ta bất ngờ
như trúng số độc đắc cặp mười, đưa tay thề xin hứa sau này sẵn sàng làm
bất cứ mệnh lệnh nào của bà.
Bà đích thân ra chợ trời tìm mua mấy gói thuốc ngủ. Tổ chức buổi cơm cuối tuần, gọi Ðạt đến nhậu nhẹt cùng chồng như mọi khi.
Trong
bữa ăn, ông Hai Chi, Ðạt và cả thằng Diệp thi nhau uống rượu ngoại. Chỉ
có bà và Phượng uống nước cam vắt do chính tay bà làm.
Trong
bếp, bà đã lén bỏ vào ly nước của Phượng mấy gói thuốc ngủ mà bà đã tán
nhỏ ra bột. Khuya hôm đó sau khi thấy Phượng thắm thuốc, ngủ say, bà mở cửa gọi Ðạt vào để hiếp Phượng.
Bà
giả vờ vào phòng nằm với chồng, chờ tiếng ho, như là một ám hiệu của
Ðạt, sau khi đã thỏa mãn cơn dục tình thèm khát bấy lâu nay. Bà chuẩn bị
lấy giọng để la lên cho cả ông Hai Chi và thằng Diệp chứng kiến cảnh Phượng đang lõa lồ sau khi ân ái với thằng đàn em thân tín của ông.
Bỗng
dưng bà nghe nhiều tiếng động và sau đó là một tiếng súng nổ chát chúa
từ phòng của Phượng. Không cần gọi, tất cả ông Hai Chi, thằng Diệp và bà
vội vàng chạy ùa vào.
Một cảnh tượng kinh hoàng. Ðạt nằm trần truồng trên vũng máu, còn Phượng nép vào góc phòng hai tay còn cầm chặt khẩu súng K54 sẵn sàng nhả đạn tiếp.
Ông
Hai Chi năn nỉ dụ dỗ mãi, Phượng mới đưa khẩu súng cho ông. Nhưng thằng
Diệp vội vàng giật lấy khẩu súng từ tay cha với ý định xử tội Ðạt.
Trong
lúc giằng co, một phát đạn nổ, may mắn không gây thêm thương tích. Tay
Thượng úy Ðạt bị thương rất nặng ở vùng bụng, được xe cứu thương chở vào
bệnh viện Biên Hòa cứu chữa, sau khi ông bà Hai Chị vội vã mặc áo quần vào cho hắn.
Thằng
Diệp hò hét chạy theo đòi giết hắn ta. Bà Hai Chi thì rất đỗi ngạc
nhiên, cứ nghĩ rằng mấy gói thuốc như vậy, nhất định sẽ làm Phượng say
ngủ mê man tới sáng, tại sao lại có thể giật súng bắn thằng Ðạt. Sau
này, bà nhờ bác sĩ thử nghiệm, kết quả: bình thường. Hóa ra thuốc bán
ngoài chợ trời chỉ là thuốc giả.
Tay Ðạt thoát chết nhưng bị cắt đi một khúc ruột và mất khá nhiều máu. Phượng bị bắt giam. Thằng Diệp đòi ra công an làm chứng, tố cáo Ðạt chủ động hiếp dâm và Phượng chỉ tự vệ.
Nhưng ông bà Hai Chi vừa quyết liệt ngăn cản vừa năn nỉ. sợ mang thêm tai họa. Bà Hai Chi lo lắng bị lộ ra cái quỷ kế ác độc của bà.
Còn
ông Hai Chi thì nghĩ Ðạt là đàn em thân tín của tay Mười Vân, giám đốc
công an tỉnh, quyền uy như ông vua một cõi. Ðến các “đồng chí” phó bí
thư, ủy viên thành ủy còn bị hắn ta lập kế bắt giam năm ngoái.
Vả lại tay Ðạt cũng chưa làm gì được thì đã ăn đạn rồi. Hắn ta chủ quan, cứ tưởng là Phượng đã say thuốc ngủ. Trút bỏ hết áo quần và cả khẩu “súng ngắn” để trên giường, trước khi đưa hai bàn tay sàm sỡ lên người Phượng.
Chưa
kịp bàng hoàng khi bất ngờ bị Phượng đạp mạnh xuống giường thì một phát
súng đã nổ vào bụng. Cuối cùng Phượng bị tạm giam để đưa ra tòa án nhân
dân, với cái tội “phản động” đã định sẵn. Các báo Sài Gòn Giải Phóng,
Thanh Niên cho đăng tải tin tức này theo chỉ thị: “Tàn dư Mỹ Ngụy dùng mỹ nhân kế ám sát cán bộ cách mạng.”
***
Trận
chiến Long Khánh, dưới tài chỉ huy của Tướng Lê Minh Ðảo, đại quân CS
bị các đơn vị VNCH chặn đánh tan tác. Ðặc biệt hai quả bom CBU được thả
xuống địa điểm “tập kết” của địch, giết cả hai trung đoàn “sinh Bắc tử
Nam.” Mang hận thù này, nên sau khi chiếm được Long Khánh, bọn chúng đã
bắn giết dã man bao người dân vô tội, trong đó có mẹ của Phượng. Khi
xông vào nhà, thấy tấm ảnh của bố Phượng treo trên vách, mang quân phục
và cấp bậc VNCH, chúng đã bắt trói mẹ Phượng dẫn đi. Phượng chạy theo
khóc kể, rồi lạc vào một nơi xa lạ đầy những xác người, sợ hãi, không
còn biết đường về. Bố của Phượng là sĩ quan thuộc một Liên Ðoàn Biệt
Ðộng Quân từ Vùng 3 tăng phái cho Vùng 2, bị bắt lúc bị thương trên
đường di tản theo Tỉnh Lộ 7B từ Pleiku vào giữa tháng 3, 1975. Ông bị
cầm tù qua rất nhiều trại. Nhiều năm sau không hề biết được tin tức vợ
con, ông nghĩ là tất cả đã chết vì biết có những trận đánh lớn tại Long
Khánh trước ngày mất nước.
Ngày 2 tháng 9 năm 1984, ông được thả. Ra tù, ông vội vã tìm về Long Khánh. Ngôi
nhà của cha mẹ để lại, nơi vợ con ông đã sống từ ngày sinh ra Phượng,
đã bị “cách mạng” tịch thu. Người chủ mới là một gã công an. Khi nghe
ông hỏi thăm vợ con mình, những người chủ đích thực của căn nhà này, gã
công an trợn mắt nhìn chằm chặp vào ông rồi thốt ra mấy tiếng cộc lốc,
lạnh lùng: “Tôi không biết, hỏi làm gì?,”
bằng
giọng đặc sệt Nghệ Tĩnh rất khó nghe. Khi đến trình diện công an xã,
ông bị chỉ định về trình diện chính quyền trong một khu kinh tế mới nằm
sâu trong núi để được tạm trú và quản chế. Một nơi ông hoàn toàn xa lạ,
không có bất cứ một người thân quen nào.
Ông
đón xe đi Biên Hòa, nơi có trại gia binh nằm bên cạnh doanh trại của đơn
vị ngày xưa. Chắc chắn là trại gia binh đã bị tịch thu, nhưng hy vọng
tìm được người tài xế và vài người lính cũ có thể còn ở lại gần đâu đó.
Họ là những người thân thiết cuối cùng còn lại trong đời ông. Ông muốn
đến thăm và tìm hiểu tình hình hầu tìm một con đường sống.
May
mắn, anh tài xế vẫn còn ở căn nhà cũ phía ngoài trại gia binh. Căn nhà
tôn mà trước kia vợ chồng anh đã hốt hai đầu hụi và mượn thêm cả một
tháng lương của ông để mua với giá rẻ, mở cái quán nước nhỏ, bán cho anh
em lính. Bây giờ cái quán không còn, nhưng anh hành nghề xe ôm với
chiếc Honda từ đời 70 còn lại, nên cuộc sống cũng đáp đổi qua ngày. Thầy
trò gặp nhau bất ngờ như từ cõi chết trở về, vừa vui mừng vừa cảm động.
Anh tài xế ôm chầm lấy ông, bảo hết mình lo lắng cho ông thầy. Anh bảo
vợ và thằng con trai lớn chạy đi báo tin, gọi thêm hai anh em cùng đơn
vị cũ còn ở lại trong vùng. Mỗi người góp một tay, làm mấy món nhậu uống
mừng được gặp lại ông thầy.
Men
rượu ngà ngà, nước mắt ông cũng đầm đìa vì cảm kích cái tình huynh đệ,
và nhớ tới những anh em đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại trên con đường 7B
oan nghiệt, tất cả đều chết trong tức tưởi. Bỗng tất cả im lặng hướng về
chiếc máy truyền hình nhỏ để trên tủ thờ trước mặt, khi nghe giọng nói
sắc máu của người nữ xướng ngôn viên thông báo trực tiếp phát sóng:
Tòa
Án Nhân Dân tỉnh Ðồng Nai xét xử một cô gái mang tội “phản động, âm mưu
ám sát cán bộ cách mạng.” Ông há hốc miệng, đôi mắt ráo hoảnh, khi nhìn thấy cô con gái đứng trước vành móng ngựa, hai tay bị còng, phía sau là một đám công an cả nam lẫn nữ mặt mày đằng đằng sát khí.
Cô
bé giống vợ ông như đúc. Khuôn mặt hiền lành xinh đẹp này ông đã gặp bao
nhiêu lần trong giấc mộng, suốt hơn chín năm tù. Không kịp giải thích,
ông bảo anh tài xế tìm mọi cách giúp chở ông thật nhanh đến tòa án Biên
Hòa, nơi phiên xử mới bắt đầu.
Chỉ
hơn 10 phút sau anh tài xế và ông đã có mặt. Phiên tòa đang tiếp tục
phần “buộc tội” của một bà được gọi là đại diên Viện Kiểm Sát Nhân Dân.
Ông
giật mình khi nghe tên cô con gái “thủ phạm” là Nguyễn Thị Hồng Phượng.
Ðứa con gái duy nhất của ông có tên Nguyễn Lê Tuyết Phượng. Chưa kịp
hình dung trọn vẹn hình ảnh người vợ và đứa con gái năm tuổi, khi ông
được ba ngày phép về nhà đưa cháu vào bệnh viện mổ tim rồi vội vàng chia
tay lần cuối cùng để ra đơn vị, thì một điều bất ngờ khác làm ông bàng
hoàng hơn:
Người nhân chứng được gọi lên cung khai có tên là Nguyễn Công Chính, trùng tên với ông anh cả, đã thất lạc trên ba mươi năm, sau ngày ông cùng bố mẹ di cư vào Nam.
Khi
nhìn kỹ Nguyễn Công Chính bước lên vị trí nhân chứng, ông sững sờ nhận
ra ngay, đó đúng là người anh ruột của mình. Dù dung mạo có đổi thay,
nhưng ông không thể nào nhầm lẫn được.
Với
con mắt hơi lồi và hàm răng vểnh của bao năm trước. Lúc còn bé, ông anh
còn có tên gọi trong nhà là cu Tun. Ông đứng bật dậy, định gọi lớn tên
anh mình, nhưng kịp nhớ ra đang ở trong phiên tòa, và bản thân mình cũng
là người tù chưa trình diện nơi quản chế.
Lòng
dạ rối bời, ông chưa kịp trấn tĩnh để nghe nhân chứng vừa nói điều gì,
thì bỗng có tiếng la từ hàng ghế phía trước. Một cậu thanh niên đứng bật
dậy, hét to:
-Tôi
là Nguyễn Công Diệp đã đủ tuổi để xin làm nhân chứng. Tôi chứng kiến
tận mắt, ông Thượng úy Ðạt định hiếp Phượng, cô em nuôi của tôi. Em tôi chỉ phải tự vệ bằng chính khẩu súng của ông Ðạt.
Bất chấp tiếng búa gõ và phản đối ra lệnh ngồi xuống của chủ tọa phiên tòa, cậu thanh niên vẫn tiếp tục:
-Khi
bị bắn, ông Ðạt nằm trần truồng ngay dưới giường ngủ của em tôi, chứ
không phải mặc nguyên áo quần công an như bố tôi vừa nói. Tôi phản đối.
Tất
cả nhốn nháo. Có lệnh tạm ngưng phiên tòa, buổi chiều sẽ nghị án. Ông
Trực vội vàng chạy tới Phượng, nhưng chưa kịp nói điều gì thì mấy gã
công an đã đẩy Phượng đi. Ông chạy ra hành lang tìm gặp Hai Chi. Ông ta
bỏ đi trước một mình khi vợ và đứa con trai đang còn lớn tiếng cãi nhau
.
Khi thấy có người đập mạnh trên vai, ông Hai Chi quay lại, nhưng chưa
kịp nhận ra ai. Nước mắt ràn rụa, giọng nói dường như nghẽn lại, ông
Trực cố gắng lắm mới thốt ra lời:
-Anh Cu Tun ơi! Em là Trực, Nguyễn Công Trực, em út của anh đây. Cháu Phượng là con gái của em!
Ông Hai Chi khựng lại, sững sờ, trố mắt nhìn. Trời đất như quay cuồng trước mặt khi ông vừa nhận ra đứa em thất lạc đã gọi đúng cái tên cúng cơm của mình mà cả vợ con ông cũng chưa hề biết.
Ông
kéo tay ông Trực ra xa, đến dưới một bóng cây bên kia đường vắng. Trời
đang vần vũ một cơn mưa. Cả hai đều chưa biết tung tích của nhau, nhưng
riêng ông Trực thì đã đoán ông anh của mình phải là một cán bộ Cộng Sản
cao cấp, với cái vẻ bệ vệ của ông cùng sự sang trọng của bà vợ và đứa
con trai.
Một
cảm giác rờn rợn lẫn một chút xót xa thoáng qua trong đầu ông Trực. Ông
Hai Chi căn dặn Trực tạm thời đừng tiết lộ điều gì với vợ và con trai
ông. Bởi vợ ông là một người Cộng Sản thực thụ, có thể gây bất lợi cho em mình. Ông sẽ bảo vợ, Trực là một đàn em thân tín nhưng hoạt động trong bí mật.
Ðưa Trực về nhà.
Cả một buổi trưa, ông Hai Chi tưởng mình như đang rơi xuống chín tầng
địa ngục. Ngoài trời mưa tầm tã, nhưng trong lòng ông nóng còn hơn lửa
đốt. Ông nhắm mắt ngửa mặt lên trần nhà khi nghe người em của mình cho
biết:
-Bố mẹ đã chết trong Tết Mậu Thân do pháo kích của các anh. Em bị các anh bắt giam cầm hành hạ hơn 9 năm trời, tưởng đã bỏ xác trong tù, vợ em có lẽ cũng bị các anh giết tập thể ở Long Khánh, và cháu Phượng là đứa con duy nhất của em, mới mấy tuổi đầu mà phải bị ức hiếp tù đày.
Là
một người Cộng Sản “theo thời thế,” ông Chính vẫn còn ít nhiều cái gốc
tiểu tư sản. Một chút lương tâm còn sót lại bỗng làm ông bật khóc.
Thực
ra thì ông cũng đã từng bao lần khóc thầm, khi suýt bỏ mạng ở các chiến
trường Hạ Lào, Tây Nguyên, chứng kiến những cái chết kinh hoàng và vô
nghĩa của hàng vạn thanh niên nam nữ từ miền Bắc bị cưỡng bách đi B.
Vài
lần thoáng hiện trong đầu ông hai chữ “hồi chánh,” nhưng phân vân vì khi
ấy vợ con ông ở ngoài Bắc, chắc chắn sẽ phải khốn khổ với đám cường
quyền. Ý tưởng chưa ngã ngũ thì chiến cuộc kết thúc nhanh chóng đến bất
ngờ. Ông tiếp tục “nín thở qua sông,” cố đóng cho thật khéo vai trò
“đảng viên trung kiên,” để hưởng cho tròn cái lợi danh của người “bên
thắng cuộc.”
Buổi chiều, phiên tòa tái nhóm. Ông Hai Chi xin được phản cung, thay đổi lời khai nhân chứng.
Là một đảng viên có chức quyền, lại là bạn thân của “đồng chí” Mười Vân
giám đốc ông an tỉnh, ông cũng được mấy ông bà “quan tòa” vị nể. Nhưng
tất cả đều ngỡ ngàng khi nghe ông tuyên bố:
-Lời nói của cậu con trai tôi sáng nay là đúng 100%. Chính đồng chí Thượng úy Ðỗ Hữu Ðạt đang thực hiện ý đồ hiếp dâm cháu Nguyễn Thị Hồng Phượng,
là con gái nuôi của chúng tôi, còn đang tuổi vị thành niên. Với tư cách
là một đảng viên và cán bộ nhà nước, tôi cam kết những lời xác nhận này
là hoàn toàn chính xác 100%.
Sáng
nay, vì muốn giữ danh dự cho chiến sĩ ngành công an, tôi có ý che giấu
cho anh Ðạt, nhưng rồi tôi đã kịp nghĩ ra, làm như vậy trước tòa là phạm
pháp, có tội với đảng, với nhân dân.
Bà Hai Chi tròn mắt ngạc nhiên, tức giận, trước thái độ thay đổi bất ngờ của ông chồng. Tay Thượng úy Ðạt được tòa gọi đứng lên đối chất.
Hắn ta không phản biện, vì biết tội đã quá rõ ràng, nhưng lại trút tội lên đầu bà Hai Chi. Hắn ta khai ra tất cả kế hoạch bỉ ổi của bà.
Nội vụ lại chuyển sang một hướng khác, hoàn toàn ngoài dự trù của Viện Kiểm Sát. Phiên tòa tạm ngưng để tiếp tục điều tra.
Không
khí trong nhà ông Hai Chi trở nên ngột ngạt, nhưng ông Trực cố nán lại
đây để mong được sớm gặp con gái của mình và cũng tránh bị xét hỏi giấy
tờ.
Ông Hai Chi đích thân làm đơn bảo lãnh Phượng được tại ngoại. Cha con gặp nhau trong ngỡ ngàng. Phượng không nhận ra cha mình.
Nhưng
huyết thống phụ tử rất nhiệm màu, hơn nữa khi nghe ông Trực bảo “phía
dưới ngực bên trái của con có một vết sẹo dài khi con mổ tim,” Phượng òa
khóc và ôm chặt lấy cha. Trong lòng Phượng như vừa mới nở ra một đóa
hoa tươi thắm nhất.
Giữa
tháng 10, 1984, khi phiên tòa chưa tái nhóm thì tại tỉnh Ðồng Nai xảy
ra một biến cố lớn, làm xôn xao cả nước, đặc biệt đối với dân chúng miền
Nam, sau hơn chín năm vẫn chưa kịp nhận ra hết bộ mặt thật của những
người Cộng Sản:
Mười Vân Nguyễn Hữu Giộc, đảng viên cao cấp, con hùm xám Nam Bộ một thời, đang là giám đốc công an tỉnh Ðồng Nai bị bắt.
Ðích thân “đồng chí” bộ trưởng công an, âm thầm đưa cả một lực lượng công an chuyên nghiệp và tin cẩn từ Hà Nội vào Sài Gòn lập kế bắt Mười Vân ngay trong phòng họp. Lục soát tư dinh và nhiều nơi khác, công an tịch thu hơn 2000 cây vàng và cả trên 500 kg vàng cùng hột xoàn các loại.
Ngày
1 tháng 11, 1984, một phiên tòa đặc biệt được khẩn cấp triệu tập tại
thành phố Biên Hòa, dưới sự “chủ trì” và xét xử của Viện Kiểm Sát Nhân
Dân và Tòa Án Nhân Dân Tối Cao. Phiên tòa đặt dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ
của “đồng chí” Trần Quyết, bí thư Trung Ương Ðảng, viện trưởng Viện Kiểm
Sát Nhân Dân Tối Cao.
Mười Vân bị xử tử hình. Bản án sơ thẩm cũng là chung thẩm, được thi hành cấp kỳ sau một tuần tại trường bắn Long Bình.
Lần đầu tiên báo chí tại Sài Gòn được đăng tải tin tức phiên tòa mà thủ phạm là một ông lớn,
đảng viên cao cấp. Người ta cũng biết được có những chiếc tàu chở người
Hoa đã bị bỏ đói, nhận chìm, ngoài bờ biển Cát Lái, Rạch Giá, Phú Quốc
và vài nơi khác ở miền Trung, làm chết rất nhiều người. Và khắp cả nước
bàn tán về chuyện cướp bóc, tham nhũng, ăn chia không đều giữa những
người Cộng Sản!
Sau
đó nhiều phiên tòa đặc biệt khác được tiếp tục, xử những người đồng lõa,
trong đó có cả mấy ông bà trong Tòa Án Nhân Dân Ðồng Nai.
Nhờ
đó, vụ án của Phượng bị bỏ quên, không còn ai nhắc tới. Nhưng ông Hai
Chi và cả tay thượng úy công an Ðỗ Hữu Ðạt lại dính vào vụ án lớn. Bởi cả hai đều là cánh tay đắc lực của gã Mười Vân.
Biết không thể nào vượt qua số phận, ông Hai Chi tự động đến trình diện trưởng ban điều tra của “ban chuyên án,” và xin giao nộp 800 cây vàng, ông khai là Mười Vân nhờ giữ hộ.
Và cũng nhờ ông khai thêm những đường dây làm ăn của Mười Vân, nên ủy ban bắt thêm một số đàn em, trong đó có Thượng úy công an Ðỗ Hữu Ðạt,
tịch thu thêm cả 3000 cây vàng, gồm cả 800 cây được giấu kỹ dưới hồ
nước sau nhà một đàn em thân tín của Mười Vân, phải điều xe cần trục câu
lên.
Tất nhiên với dạn dày kinh nghiệm, ông Hai Chi kịp thời tẩu tán một số vàng. Ông vội vàng móc nối một đường dây quen biết cũ, tung vàng ra để gởi cha con ông Trực, dắt theo Diệp, thằng con trai duy nhất của ông vượt biển khẩn cấp ra khỏi nước.
Nhờ tàu Cap Anamur cứu vớt trên biển, bố con ông Trực và Diệp được đến định cư tại Tây Ðức.
***
Mùa
Hè năm 1990, trong một dịp sang thăm người bạn thân cùng tù Hoàng Liên
Sơn lúc trước, tôi được gặp anh Nguyễn Công Trực, một cựu sĩ quan Biệt
Ðộng Quân, là bạn láng giềng thân thiết với người bạn tù của tôi. Anh đã
kể cho tôi nghe về những ngày cuối cùng của đơn vị anh trên Tỉnh Lộ 7B -
từ Pleiku di tản xuống Tuy Hòa, và cả câu chuyện trùng phùng bi thảm này. Tôi
cũng được nói chuyện với cháu Phượng, cô con gái hiền thục xinh xắn của
anh, vừa mói tốt nghiệp dược sĩ. Chúng tôi cũng đến thăm cậu Diệp, con
trai của ông bà Hai Chi, cũng là cháu ruột của anh. Diệp đang sống chung với cô vợ người Ðức và đứa con trai hai tuổi.
Tôi
cũng được biết ông Hai Chi, nhờ “thành khẩn khai báo,” nên được hưởng
khoan hồng với 20 năm tù. Vợ ông, bà Hai Chi bị án 6 năm tù về tội đồng
lõa và tàng trữ vũ khí, vàng bạc phi pháp.
Bà chết trong tù sau 2 năm thụ án, do chính tay công an Ðỗ Hữu Ðạt, người bị giam cùng trại, đánh lén bằng cuốc trong giờ lao động, để trả mối thù xưa.
Hắn ta nghĩ rằng chính bà đã lập mưu để hại hắn, chứ Phượng không hề bị bà cho uống thuốc ngủ.
Hắn ta cũng nghi ngờ ông Hai Chi đã khai hắn là tay chân đắc lực của
Mười Vân, Ðỗ Hữu Ðạt đã từng giết người bịt miệng, nên nhà cửa bị tịch
thu cùng với bản án 49 năm tù.
Và
sở dĩ có phiên tòa và vụ án làm xôn xao cả nước thời ấy, hoàn toàn không
phải chống tham nhũng mà chỉ vì bọn chúng không ăn chia đồng đều. Tay
Mười Vân đã dành riêng cho mình một số vàng quá lớn, và từng làm mưa làm
gió, qua mặt đám đàn anh, không còn xem trung ương ra thể thống gì.
Về sau tôi còn biết thêm: Sau khi ông Hai Chi giảm án ra tù, được con trai bảo lãnh sang Ðức. Nhưng ông đã quẫn trí, thường ngồi thẫn thờ nhìn lên trời cao, lúc khóc lúc cười. Ông qua đời năm 2006.
TS. PHẠM CAO DƯƠNG * SỬ HỌC VIỆT CỘNG
Lịch sử nào cho tuổi trẻ học đường VN?
Ts Phạm Cao Dương
Trong một bài tham luận nhan đề “Lịch Sử, Sự Thật và Sử Học” đăng trên tờ Đoàn Kết số 403, ấn hành vào tháng 6 năm 1988 tại Paris, nước Pháp, có lẽ in lại từ tờ Tổ Quốc số tháng Giêng năm 1988, Hà Văn Tấn, một sử gia có uy tín đương thời [i], đã nêu lên một số những nhận định quan trọng liên hệ đến tình trạng nghiên cứu lịch sử nước nhà ở miền Bắc hồi trước năm 1975 và ở toàn quốc từ sau năm này.
Đối với những người làm công việc nghiên cứu lịch sử, bài viết của
Giáo Sư Hà Văn Tấn có thể được coi là đơn giản và ngắn cho một vấn vô
cùng rộng lớn và là chủ yếu trong sinh hoạt tư tưởng nói riêng và văn
hóa nói chung ở Việt Nam hiện tại; nhưng đối với những người theo dõi
các biến chuyển xảy ra ở trong nước trong ngót ba thập niên vừa qua, nó
đã phản ảnh một sự thay đổi trong cách nhìn những công trình sử học đã
được thực hiện, từ đó cuộc sống, điều kiện làm việc và ước vọng của các
nhà sử học Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa là như thế nào.
Vào thời điểm bài của Hà Văn Tấn được viết, người ta đã kỳ vọng rất
nhiều vào một sự thay đổi và sự thay đổi này đã được tờ Tổ Quốc gắn liền
với công cuộc mà người Cộng Sản gọi là đổi mới.[ii]
Điều này tiếc thay đã không xảy ra. Ngược lại, sau ngót ba mươi năm
nền sử học lại lâm vào một tình trạng nhiều người cho là khủng hoảng:
môn Sử có một lúc đã bị loại khỏi chương trình học của bậc trung học phổ
thông, sau đó được Quốc Hội Việt Nam quyết định giữ lại; nhưng những
người quan tâm đến vấn đế này và tương lai của nền giáo dục Việt Nam vẫn
không mấy tin tưởng mà vẫn còn thắc mắc là sử nào sẽ được dạy và dạy
như thếnào?
Trở về với bài của Giáo Sư Hà Văn Tấn, trong phần giới thiệu bài này, tờ Tổ Quốc đã viết: “Trong
cuộc đổi mới ở trong nước, có lẽ các nhà khoa học xã hội là giới im
lìm, thụ động nhất. Liệu bài phê bình của Hà Văn Tấn có phải là con én
báo hiệu mùa xuân của một ngành đáng ra phải đi đầu trong việc suy nghĩ,
nghiên cứu, và đặt lại một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất
nước?””
Mở đầu bài tham luận, Hà Văn Tấn dẫn hai câu cuối cùng trong bài thơ cuối cùng của mười bốn bàiMạn thuật của Nguyễn Trãi:
Ai ai đều đã bằng câu hết
Nước chẳng còn có Sử Ngư![iii]
và ông viết:
“”Thật
là cay đắng khi mà mọi người bị uốn cong như lưỡi câu, và chẳng ai nói
lên sự thật nữa, chẳng còn ai như Sử Ngư nữa. Sử Ngư là người chép sử
nước Vệ đời Xuân Thu nổi tiếng vì thẳng thắn, trung thực.
............
“
Ngày nay chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà nhìn thẳng vào sự
thật, nói rõ sự thật là yêu cầu của nhân dân, của đất nước. Đã đến lúc
những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rằng: Sử bút của
mình đã thật nghiêm chưa, đã viết đúng sự thật lịch sử hay chưa?””
Hà Văn Tấn đã không trực tiếp trả lời câu hỏi kể trên
nhưng gián tiếp người ta hiểu là chưa! và nói trắng như qua lời giới
thiệu của tờ Tổ Quốc, ông là người viết bài đầu tiên phê bình một số
bệnh ấu trĩ của nền sử học (Mácxít, chữ chua thêm của người viết bài
này) Việt Nam từ ba bốn chục năm nay.”Sự ấu trĩ này đã được Hà Văn Tấn
vạch ra qua hai phần nghiên cứu chuyên môn là phê phán sử liệu và miêu
tả sử liệu một bên, giải thích và đánh giá sử liệu một bên.
Gs Trần Văn Giàu và phu nhân (ngồi) cùng các qui vị đứng từ trái: GS. Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Hà Văn Tấn và GS. Phan Huy Lê.
Trong sự phê phán sử liệu và miêu tả sử liệu, theo Hà Văn
Tấn nhiều công trình nghiên cứu sử học của Hà Nội đã sử dụng những
nguồn sử liệu gián tiếp một cách thiếu thận trọng để tìm hiểu lịch sử
hiện đại, lịch sử đảng Cộng Sản cũng như lịch sử của thời xa xưa, từ đó
đã mắc phải những sai lầm trầm trọng.
Ba trường hợp điển hình đã được ông nêu ra là trường hợp của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư, trường hợp quyển Binh Thư Yếu Lược và trường của một bức thư của Hồ Chí Minh gửi các học sinh. Bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư thường
được người ta hiểu là của Lý Thường Kiệt. Nhưng theo Hà Văn Tấn không
có một sử liệu nào cho biết điều này cả và do đó không một nhà sử học
nào có thể chứng minh điều này được.
Cũng theo ông thì quyển Binh Thư Yếu Lược là
một quyển sách giả từ đầu đến cuối, đã được các nhà nghiên cứu ở Viện
Hán Nôm của Hà Nội chứng minh là giả nhưng khi viết về cuộc kháng chiến
chống Nguyên hay về Trần Hưng Đạo, một số người vẫn sử dụng quyển sách
giả này. Thậm chí có lãnh tụ đã trích dẫn nó trong diễn văn của mình.
Còn bức thư của Hồ Chí Minh thì sai rất nhiều so với văn bản đầu tiên
còn được cất giữ ở Cục Lưu Trữ Trung Ương.[iv] Nhiều văn kiện khác, theo Hà Văn Tấn, cũng vậy.
Trong việc giải thích và đánh giá sử liệu, tác giả của
bài tham luận đã chỉ trích các nhà sử học Mácxít Hà Nội đã mắc bệnh
thiên lệch, do đó đã bỏ qua nhiều sự thực lịch sử. Để chứng minh, ông
đã nêu lên sự kiện là do nhu cầu phải tập trung tinh lực cho cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, các nhà viết sử chỉ chú ý đến các trang sử
chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, trong khi hàng loạt những vấn đề
về kinh tế, xã hội đã không được chú ý đến một cách đầy đủ. Đồng thời
cũng để đề cao truyền thống, các vị này thường chỉ đánh giá một chiều,
chỉ nhìn thấy cái tốt và dường như không chấp nhận có truyền thống xấu.
Trong địa hạt kỹ thuật, ông cho việc đề cao quá đáng truyền thống kỹ
thuật của người Việt như trường hợp của ông Nghè Vũ Hữu hồi cuối thế kỷ
XVI , người đã tính đủ số gạch xây tường không thừa, không thiếu một
viên là một việclàm lố bịch. Cũng vậy đối với cách định giá truyền thống
làng xã cổ truyền hay các nhân vật lịch sử.
Nhìn chung và đứng về phương diện nghiên cứu sử học thuần
túy mà xét, những nhận xét của Hà Văn Tấn kể trên là rất nghiêm chỉnh
và vô tư, khách quan, đặc biệt khi ông viết về những nhận định của các
nhà sử học Hà Nội về các nhân vật lịch sử. Ông viết:
“ “Cũng thường thiên lệch, khi
chúng ta đánh giá các nhân vật lịch sử. Con người là cả một hệ thống
những mối liên hệ phức tạp, bị qui định bởi các điều kiện xã hội, tự
nhiên và lịch sử. Thiếu một sự xuất phát từ chủ nghĩa lịch sử dường như
là căn bệnh chung của chúng ta. Một số người đã chê trách các nhân vật
lịch sử vì họ không giống ta. Một số lại quá yêu các nhân vật đó, đến
chỗ miêu tả tư duy và hành động của họ cứ y như là họ đã được học tập
chủ nghĩa Mác-Lênin”.”
Nhưng chi tiết hơn và kỹ hơn để tìm kiếm những triệu
chứng của sự đổi mới, người đọc khó có thể đồng ý với người viết lời
giới thiệu trên tờ Tổ Quốc, chưa nói tới chuyện đi xa hơn, dù cho người
ta có tính lạc quan cho rằng Hà Văn Tấn đã mượn lời Nguyễn Trãi để nói
lên tâm trạng của mình, đặc biệt khi ông viết:
“Cho đến nay đọc câu thơ
Nguyễn Trãi, chúng ta vẫn như tê tái với nỗi đau của ông. Làm sao có thể
sống nổi trong một xã hội mà mọi sự thật đều bị che đậy hay xuyên tạc.
Trong những thời kỳ như vậy, người chép sử, nhà sử học, những người nói
lên sự thật, không biết bị dằn vặt đến thế nào?””
Lý do chính yếu khiến cho người ta phải dè dặt là những
sự bất ổn - tôi không muốn dùng hai chữ ấu trĩ của báo Tổ Quốc mà tôi
nghĩ là quá nặng - kể trên chỉ là những bất ổn có tính cách cục bộ nhất
thời do một cá nhân hay một số các nhà nghiên cứu sử hay liên hệ đến sử
học mắc phải, còn bản chất của nền sử học Mác- Xít thì vẫn còn nguyên
vẹn. Các nhà sử học ở miền Bắc thời trước năm 1975 và ở toàn quốc Việt
Nam kể từ sau năm 1975, những đồng nghiệp của Hà Văn Tấn vẫn tự coi là
người Mácxít; đồng thời cũng theo Hà Văn Tấn có nhiều học giả tư sản vẫn
nghi ngờ tính cách khách quan của sử học, do đó trách nhiệm của những
người này là phải bác bỏ những luận điệu đó bằng cách chứng minh rằng
nền sử học của họ có khả năng đạt được sự thật khách quan thay vì tiếp
tục góp thêm chứng cứ cho những luận điệu đó.
Có điều ai cũng biết là ở chế độ Cộng Sản kết quả của
những công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn trong các ngành học,
đặc biệt là sử học, kể cả những tác giả lớn, không được tự do phổ biến
mà phải qua nhiều sự kiểm soát vô cùng kỹ càng nếu không nói là khắt khe
trước khi được đem ấn hành bởi các cơ sở của nhà nước. Vậy tại sao các
sơ hở kể trên lại có thể xảy ra được? Lỗi ấy nếu đổ cho cá nhân các
nhà nghiên cứu thì thật là tội nghiệp cho họ. Còn nếu không đổ lỗi cho
họ thì đổ lỗi cho ai bây giờ? Không lẽ bảo nó là lỗi của cả chế độ hay
đúng hơn của chính chủ nghĩa Mác-Lênin mà quan điểm của chủ nghĩa này đã
được các nhà sử học Việt Nam của chế độ vận dụng để tìm hiểu lịch sử
nước nhà chỉ là một phần.
Trong bài tham khảo kể trên, trong phần nói về truyền
thống đánh giặc giữ nước trong lịch sử dân tộc, Hà Văn Tấn viết rằng: “Các nhà viết sử chỉ chú ý đến các trang sử chống ngoại xâm…” Nhưng một sử gia khác, Văn Tạo,Viện Trưởng Viện Sử Học, trong “Lời Giới Thiệu” tác phẩm Sử Học Việt Nam Trên Đường Phát Triển do Ủy ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam thuộc Viện Sử Học biên soạn [v], cũng như trong bài Khoa học lịch sử Viêt Nam trong mấy chục năm qua in trong tác phẩm này [vi], lại khẳng định một cách rõ ràng là Đại Hội Lần Thứ IV của Đảng đã chỉ ra rằng: Nhiệm
vụ hàng đầu của các ngành khoa học xã hội (trong đó có sử học -Văn Tạo
chú thích thêm) là tiếp tục làm sáng tỏ những đường lối, chính sách của
cách mạng Việt nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và trên cơ sở
tổng kết những kinh nghiệm cách mạng đã tích lũy được[vii] và sử học có thể cần thiêt phải đóng góp một phần nhất định của mình vào nhiệm vụ trọng đại này[viii] nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước hiện nay”[ix].
Các tác giả khác có bài in trong tác phẩm kể trên cũng
luôn luôn nói tới (hay bắt buộc phải nói tới) vai trò lãnh đạo của Đảng
và nhiệm vụ của sử học theo chiều hướng tương tự. Nguyễn Hồng Phong lại
còn nói rõ hơn về nhiệm vụ chính trị của sử học trong phần mở đầu của
bài viết của ông như sau:
“”Bởi vì sự phát triển của
khoa học không bao giờ chỉ là do những nhu cầu đại học, có tính hàn lâm
viện, hoặc do sự xuất hiện những tài năng bác học nào đó, mà trước hết
là do yêu cầu của cuộc sống, của thực tiễn đấu tranh và phát triển xã
hội, cho nên sử học, một bộ môn khoa học xã hội có tính cách chiến đấu,
tính chính trị cao, đã phát triển mạnh trong hai cuộc kháng chiến vừa
qua, nhất là thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước là
có thể cắt nghĩa được.”
Trong hoàn cảnh kể trên, bảo rằng các nhà viết sử chỉ chú
ý đến các trang sử chống ngoại xâm thì quả là tội nghiệp cho họ. Nhu
cầu đã được nêu lên, mục tiêu đã được vạch rõ, đường lối, quan điểm đã
có sẵn coi như ánh sánh soi đường, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin
bách chiến bách thắng, qua những văn kiện, những nghị quyết của Đảng,
bằng những lời căn dặn của các lãnh tụ như Trường Chinh..., với tư cách
thay mặt cho Trung Ương Đảng trong hội nghị tổng kết 10 năm công tác sử
học (tháng 12 năm 1963), các nhà sử học kể trên còn có thể làm gì khác
hơn là ráng sức tuân theo, không còn con đường nào khác.
Trong khi đó trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, người
ta không thể loại ra ngoài ý muốn, sự thích thú, khả năng và kinh
nghiệm chuyên môn của người làm công tác. Không có cảm tình, không cảm
thấy thú vị, không thấy việc làm hấp dẫn, người ta khó có thể chuyên
tâm, dốc hết thì giờ, lòng dạ vào công tác được. Những lỗi lầm do đó dễ
dàng bị nhắm mắt bỏ qua, đặc biệt khi những lỗi lầm đó lại phục vụ cho
nhu cầu chính trị liên hệ tới nhiệm vụ mà ngành sử học bị Đảng đòi hỏi
phải có, dẫn xuất từ Đảng tính và chiến đấu tính của nó.
Cũng vậy, sử học đã mất đi tính cách nghệ thuật phần nào
nó có. Trường hợp của Văn Tạo khi ông viết và cho xuất tác phẩm Sử Học
và Hiện Thực là điển hình trong đó ông đã dùng 10 chương để viết về 10
cuộc đổi mới trong lịch sử Việt Nam[x].
Sách được xuất bản năm 1999, sau hơn mười năm chính sách đổi mới được
thi hành và chế độ Cộng Sản tỏ ra vẫn còn vững mạnh. Hai chữ đổi mới đã
được ông dùng song hành với hai chữ cải cách và thay thế cho hai chữ
cách mạng thông dụng trước đó, đặc biệt trong thời gian người Cộng Sản
mới chiếm được miền Nam., thời cách mạng đã trở thành đồng nghĩa với chế
độ, với chính quyền, với quyền uy, với quyền sinh, quyền sát.
Liên hệ tới sự thực và sử học, sau Hà Văn Tấn, Trần Quốc
Vượng , một sử gia kiêm giáo sư sử học uy tín khác của miền Bắc Việt Nam
thời trước năm 1975 và của cả Việt Nam sau năm này, trong dịp qua Mỹ
vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 khi cho xuất bản một tuyển
tập trong đó có 5 bài viết của ông ở hải ngoại dưới nhan đề Trong Cõi, Những Ý Kiến về Lịch Sử, Truyền Thống và Hiện Trạng Dân Tộc của Một Sử Gia Trong Nước[xi] cũng hé mở cho người thấy ít nhiều chi tiết quan trọng.
Tiếc rằng, nói như lời của Nhà Xuất Bản của tác phẩm này,
ông chỉ là con chim lạ đến đây ngứa cổ hót chơi, nhưng lại không được
hót trên quê hương mình[xii]. Người ta chờ đợi ông viết thêm nhưng cũng theo nhà xuất bản sách của ông: “Sau
này, chúng tôi đã đọc được một số bài viết đả kích đích danh cá nhân
của ông trên các báo chí nhà nước. Ông được cho nghỉ dạy, cô lập, về hưu
non, với số lương hàng tháng mà ông cho là chỉ vừa đủ uống 3 chai bia
(ông vẫn đùa với chính mình). Chúng tôi cũng nghe nói, tên tuổi của ông,
cũng như Bùi Tín hay Dương Thu Hương, đã trở nên một điều cấm kị trên
những cơ sở truyền thông trong nước”.[xiii]
Mới hơn và được nhiều người biết tới hơn là sự tiết lộ
của một sử gia kiêm giáo sư uy tín khác, Phan Huy Lê. Giáo Sư Phan Huy
Lê ngoài tư cách là một giáo sư sử học với nhiều công trình xuất bàn có
giá trị còn là chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, khi trả lời một
cuộc phỏng vấn của Nhật Báo Người Việt xuất
bản ở Orange County thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ, ngày 18 tháng
Ba năm 2005 và được lập lại trong cuộc phỏng vấn của ký giả Khôi Nguyên,
cũng của Nhật báo Người Việt và được đăng trong giai phẩm Xuân Bính
Tuất của báo này về hình tượng anh hùng Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn
toàn không có thật[xiv] cũng như một số nhân vật lịch sử khác như Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn....
Theo Giáo Sư Lê, nhân vật Lê Văn Tám này do Trần Huy
Liệu, một sử gia tiền bối của ông, người đã từng làm viện trưởng Viện Sử
Học và chủ biên của tờ Nghiên Cứu Lịch Sử trong
thời chiến tranh, ngụy tạo ra và Trần Huy Liệu có nhờ Giáo Sư Lê sau
này nói lại khi có dịp. Giáo Sư Lê có hứa là sẽ công bố sự thật một
cách dầy dủ trong nay mai thôi và khuyên độc giả hãy kiên nhẫn chờ.
Nhưng không cần phải có thêm chi tiết, chỉ riêng với mấy chữ hoàn toàn không có thật là
đủ để người ta đánh giá Trần Huy Liệu và những công trình của sử gia
Mácxít này, cũng như của một phần không nhỏ của những công trình của nền
sử học Mácxít Việt Nam. Nhiều câu hỏi cần phải được đặt ra và các người
nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong tương lai sẽ phải vô cùng vất vả mới
tìm ra sự thật.
Đó là chưa kể tới nguồn gốc bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền
trong chính phủ đầu tiên của Trần Huy Liệu trong chính phủ lâm thời Hồ
Chí Minh thời cuối năm 1945. Một người cầm đầu guồng máy tuyên truyền mà
lại cầm đầu ngành sử học ở trong nước thì ngành sử học ấy sẽ là như thế
nào?
Bên cạnh Trần Huy Liệu, ta cũng cần phải kể thêm Trần Văn
Giàu, một giáo sử học tiên khởi khác của nền sử học Mác xít Việt Nam,
người đã bị người dân miền Nam, đặc biệt là các tín đồ của Phật Giáo Hòa
Hảo tố giác là đã có trách nhiệm trong vụ ám hại Giáo Chủ Huỳnh Phú Xổ
của họ cũng như nhiều nhân vật lịch sử của miền Nam khác trong đó có Bùi
Quang Chiêu. Ông Trần Văn Giàu vẫn còn sống và đã giữ im lặng khi bị
hỏi về sự kiện này kể cả hỏi trực tiếp ở trong nước cũng như khi ông
sang Pháp, viện cớ “là chuyện đã xảy ra lâu rồi và vì hồi đó Cách Mạng
cò ấu trĩ” theo lời một giáo sư đại học Việt Nam ở Pháp.
Không trả lời khi bị hỏi phần nào cho phép người hỏi tự
trả lời rằng điều mình muốn biết là có thật, không còn gì phải thắc mắc
nữa nhất là cho một sự kiện quan trọng như vậy. Nhưng đó mới chỉ là một
vấn đề liên hệ tới con người như là một con người bình thường. Trong
phạm vi nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu ngụy tạo ra sự kiện, ngụy
tạo ra nhân vật là một việc làm không thể tha thứ được. Tuy nhiên có một
điều người ta thắc mắc là các vị giáo sư tiên khởi của nền sử học
Mácxít Việt Nam này đã được huấn luyện ở đâu và như thế nào để sau này
lãnh những nhiệm vụ mà họ được trao phó?
Bây giờ nói tới quan điểm Mácxít, quan điểm được những
người Cộng Sản Việt Nam (phân biệt với các sử giavà các nhà sử học) ca
tụng như một nền sử học tiến bộ của cả nhân loại, là siêu việt. Quan
điểm này đã hình thành từ trong hoàn cảnh của thế giới tây phương của
hơn một thế kỷ trước, căn cứ vào những hiểu biết về lịch sử nhân loại,
được hiểu là nhân loại tây phương của hơn một thế kỷ trước và bởi một
nhà tư tưởng có căn bản học vấn và kiến thức nặng về triết học hơn là sử
học, ở đây là triết học và sử học của thế giới tây phương thời đó. Từ
đó tới nay nhân loại đã không dậm chân tại chỗ và sử học đã trở thành
một khoa học vừa độc lập vừa tổng hợp.
Những thành quả của sử học trong hơn một thế kỷ qua ở hay
về tất cả các lục địa, Âu Châu, Á Châu, Mỹ Châu chắc chắn đã vượt xa
khả năng nhận định của một cá nhân rất nhiều, nếu nói một cách khiêm
nhường như vậy. Các nhà sử học bị gán cho, bị bắt buộc phải, hay
tự nhận là Mác xít Việt Nam trong hoàn cảnh của ít ra là quá khứ trước
đây, chắc chắn đã không có dịp thấy được tất cả những tiến bộ đó. Thế
nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng các vị này đã đưa ra những nhận xét như
đã hết thời rồi các quan điểm coi sử học như là sử ký, tức chỉ ghi lại
những sự kiện lịch sử mà thôi, hay sử học tư sản và phong kiến chỉ qui
vào nhiệm vụ xác định sử liệu miêu tả biến cố..., hay các sử gia phong
kiến, tư sản coi lịch sử chủ yếu là lịch sử cá nhân xuất chúng, còn quần
chúng nhân dân thì bị gạt ra ngoài đối tượng của sử học, xem lịch sử là
sự kết hợp ngẫu nhiên những mặt sinh hoạt và hoạt động khác nhau của
con người trong xã hội, mà trong đó hoạt động trí thức, hoạt động tư
tưởng, văn hóa... có vai trò chi phối, thậm chí quyết định nhất, xem
lịch sử chỉ là những hoạt động của những cộng đồng người đã đạt tới một
trình độ văn minh nào đó.
Còn hàng loạt dân tộc bị coi là dã man đều bị loại ra bên
lề đối tượng của sử học... Thật là đáng tiếc! Phải chi những nhận xét
này chỉ áp dụng giới hạn vào Việt Nam thì may ra còn có thể chấp nhận
được. Từ những qui luật đã có sẵn, người ta đã buộc các sử gia Việt Nam
phải tìm ra những giai đoạn - cũng được vạch sẵn - phát triển của dân
tộc, cũng nguyên thủy, cũng chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa..vân...vân...
Trong khi đó thì các sự kiện căn bản liên hệ tới toàn thể mọi khía cạnh của cuộc sống của dân tộc chưa được khôi phục một cách đầy đủ, trọn vẹn và chính xác, cũng như các tài liệu chưa được sưu tầm đầy đủ và cặn kẽ, vô tư vì hoàn cảnh chiến tranh, nghèo nàn, chậm tiến của đất nước.
Trong khi đó thì các sự kiện căn bản liên hệ tới toàn thể mọi khía cạnh của cuộc sống của dân tộc chưa được khôi phục một cách đầy đủ, trọn vẹn và chính xác, cũng như các tài liệu chưa được sưu tầm đầy đủ và cặn kẽ, vô tư vì hoàn cảnh chiến tranh, nghèo nàn, chậm tiến của đất nước.
Người ta không thể chỉ dựa trên một khía cạnh đơn thuần
của tổ chức xã hội, luôn cả một khía cạnh của sinh hoạt của một xã hội ở
một thời điểm nào đó để xác định bản chất nào đó , từ đó qui luật phát
triển của xã hội đó. Lý do là vì đời sống con người phức tạp, xã hội
con người do đó không đơn giản để người ta có thể qui về một lý luận có
tính cách nhất nguyên và quyết định.
Nhưng những người chủ trương theo quan điểm Mácxít phải
hiểu là tại sao ở các nước không Cộng Sản, nơi các sử gia không có Đảng
lãnh đạo, không có các lãnh tụ căn dặn, chỉ đường lại không mấy ai theo
Mácxít. Lý do là vì trong việc tìm hiểu quá khứ vô cùng phong phú, vô
cùng phức tạp của một dân tộc, nói riêng, của cả loài người, nói chung,
người ta không muốn tự đóng khuôn mình vào một đường lối duy nhất để rồi
phải uốn cong các sự kiện lịch sử, các biến cố lịch sử theo một phong
cách lý luận đã có sẵn, giống hệt như khi đi du ngoạn trên một cánh đồng
đầy hoa cỏ, chim muông mà phải đi theo một con đường độc đạo vào lúc
mặt trời đã khuất, dưới ánh sáng của môt ngọn đèn bấm.
Người du ngoạn trong trường hợp này chỉ còn nhận ra sự
vật bằng thị giác qua ánh sáng của ngọn đèn bấm mà thôi, còn bao nhiêu
những chỗ khác đã bỏ sót, những hiện tượng khác đã không thấy được. Bao
nhiêu giác quan khác đã không được sử dụng. Đó là ta chưa nói tới hình
thể, màu sắc của sự vật dưới ánh sáng của ngọn đèn bấm đã bị đổi dạng,
đổi màu. Các giai đoạn của quá khứ của dân tộc đó đã bị gán cho những
cái tên chưa chắc đã có. Giới nông dân bị biến thành giai cấp trong khi
thực sự thì trong những thế kỷ trước và luôn cả trong thế kỷ vừa qua
hoạt động kinh tế căn bản của giới này có gì khác hơn là làm ruộng và đa
số người Việt Nam ai chẳng xuất thân từ giới làm ruộng.
Làm gì có một giai cấp nông dân, làm gì có một giai cấp
của những người làm ruộng với tất cả những điều kiện hình thành và tồn
tại của nó giống như ở các nước tây phương hay Ấn Độ thời cổ. Ở đây
người ta phải ghi nhận một thái độ khách quan của một số các nhà sử học
Hà Nội khi các vị này đã khẳng định là không có nô lệ trong xã hội cổ
Việt nam, mặc dầu để làm vừa lòng chế độ, các vị này đã phải đã nói đến
chế độ nô tì. Cũng vậy khi nói đến vấn đề suy tàn của chế độ bị gọi là
phong kiến trong lịch sử nước nhà. Nhưng tất cả đã bị ngừng ở đó.
Sử học ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 50 và 60 của
thế kỷ trước và luôn cả trong hiện tại (hy vọng người viết không hoàn
toàn đúng ở thời điểm này) vẫn do Đảng lãnh đạo, vẫn chỉ có một chủ
nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường, vẫn coi Hồ Chí Minh là người đặt
nền móng, vẫn có những lãnh tụ như Trường Chinh, Lê Duẩn căn dặn, chỉ
đường, vẫn phải mang nhưng tính như tính đảng, tính chiến đấu, với những
mục tiêu giai đoạn, kể cả mục tiêu chống bá quyền của Trung Quốc, mục
tiêu chống Mỹ cứu nước, chống những thế lực thù nghịch...bây giờ là hỗ
trợ đổi mới, vẫn chỉ có những nhà xuất bản do nhà nước quản lý. Nói
cách khác, sử học luôn luôn phải lý luận theo quan điểm nhị nguyên, luôn
luôn có ta và địch, có yêu nước và phản quốc, có cách mạng và phản cách
mạng... Con én Hà Văn Tấn - nếu quả thật là con én - còn rất lâu mới
kéo theo được cả đàn én để đem lại mùa xuân như câu hỏi người viết lời
giới thiệu bài tham luận của ông nêu lên trên báo Tổ Quốc non hai chục
năm trước đây.
Các nhà sử học Mácxít Việt Nam như vậy có nhiều phần còn
phải giữ im lặng một cách xót xa hay ít ra là trong dằn vặt - dùng chữ
của Hà Văn Tấn - trước những vấn đề trong đại và căn bản của đất nước, y
hệt họ đã giữ im lặng trước vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
trong những thập niên 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ trước. Cũng vậy, các
vị này cũng phải tránh né một số vấn đề liên hệ tới Chủ Tịch Hồ Chí Minh
và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong nửa thế kỷ qua hay xa hơn nữa,
vì nói gì được khi Hồ Chí Minh đã được thần thánh hóa coi như biểu tượng
của chế độ cũng như của chính phủ do ông thành lập. Dè dặt nhưng những
ai đã để tâm theo dõi lịch sử nước nhà vẫn có quyền chờ đợi và hy
vọng. Chờ đợi và hy vọng câu trả lời cho câu hỏi đã được Hà Văn Tấn nêu
lên: ‘Đã đến lúc những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rẳng “Sử bút của mình đã thật nghiêm chưa, đã viết đúng sự thật lịch sử chưa?””
Để kết luận,
người ta có thể nói rằng nền sử học Mácxít Việt Nam, phân biệt với nền
sử học Việt Nam dù là ở miền Bắc trước năm 1975 và trên toàn quốc sau
năm 1975, với những thành tích sửa đổi văn bản, ngụy tạo nhân vật, uốn
cong các dữ kiện lịch sử, tránh né sự thật hay chỉa đưa ra một phần sự
thật, chắc chắn thay vì mở đường cho việc tìm hiểu lịch sử nước nhà sẽ
làm cho các nhà sử học tương lai phải mệt nhọc lắm mới tìm ra được một
số không nhỏ những sự thực...
Nỗi chua xót,
dằn vặt và cay đắng của Hà Văn Tấn phải chăng phần lớn nằm ở chỗ này,
chưa kể dù muốn hay không ông cũng vẫn là người Việt Nam và là người
Việt Nam yêu nước, một nhà sử học và một người thày cả đời làm bạn với
bảng đen, phấn trắng và với những thế hệ tương lai. Tất cả những hoạt
động của ông cũng như của hai sử gia đồng nghiệp với ông không cho phép
ông lẩn tránh và nhất là chấp nhận những gì phản lại sự thật.
Phạm Cao Dương
[i] Bài này sau được in lại trong tác phẩm nhan đề Một Số Vấn Đề Lý Luận Sử Học của tác giả do Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội ấn hành năm 2007, tr. 29-40.
[ii] Gọi
là đổi mới nhưng thực sự thì đó chỉ là một sự trở lại với cuộc sông
bình thường của nhân loại hay của một dân tộc sống bình thường, diễn
tiến bình thường , không trải qua những đột biến, nhất là đột biến bằng
bạo lực..
[iii] Nguyên Trãi Toàn Tập. Hà Nội: Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Viện Sử Học, 1976, tr. 407.
[iv] Hà
Văn Tấn không nói rõ thư gửi năm nào. Nếu là bức thư mở đầu bằng câu
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn...” thì đúng là bức
thư mà mọi học sinh trung và tiểu học thời đó, thời 1945 -1946, trong
đỗ có người viết bài này, đã phải đọc và học thuộc lòng và nhớ mãi. Một
câu hỏi được đặt ra là phải chăng Hồ Chí Minh là người đầu tiên và
chính thức gọi cacù học sinh ở tuổi con nhỏ nhất hay cháu nội ngoại của
mình là em, là các em thay vì các con mở đầu cho một cách xưng hô mới
giữa thày và trò trong học đường Việt Nam về sau này. Trước đó nó chỉ
được dùng bỉ các huấn luyện viên thể dục .
[v] Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1981
[vi] Sử Học Việt Nam Trên Đương Phát Triển, tr. 9 - 35.
[vii] - nt -, tr.7.
[viii] - nt -
[ix] - nt -, tr.10.
[x] Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1999.
[xi] Garden Grove, California, USA, 1993.
[xii] - nt - , tr. 286.
[xiii] - nt - , tr. 287.
[xiv] Khôi
Nguyên, Trò truyện cùng Giáo Sư Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội Khoa Học Lịch
Sử Việt Nam, Ai sẽ viết lịch sử của người Việt tị nạn, trong Người
Việt, Giai Phẩm Xuân Bính Tuất 2006, Westminster, California, tr. 45 -
48..
No comments:
Post a Comment