Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 October 2016

VIETTUSAIGON=CÔNG VIÊN ĐẤT NUNG Ở HỘI AN = NGUYỄN KHẮC NGỮ

VIETTUSAIGON * AFFAIR VIỆT CỘNG

Một cú áp phe ở đại hội 12 đảng CSVN

Cho đến lúc này, mọi chuyện dường như đã rõ, đại hội 12 đảng CSVN không nằm ngoài một vấn đề căn cốt của CSVN, đó là giữ đảng và chia chác quyền lực. Và cũng đến thời điểm hiện nay, có thể nói rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công. Không có ai thất bại trong cuộc chơi này của họ, chỉ có nhân dân là thất bại và thiệt thòi nhiều nhất, một kiểu thiệt thòi bị mất gà trong lúc xem tuồng.
Vì sao lại nói rằng cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đều thành công? Và nhân dân thiệt thòi như thế nào để gọi là mất gà trong lúc xem tuồng?
Về vấn đề thành công của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Với Nguyễn Phú Trọng, có thể mọi chuyện đã lộ rõ, ông ta nắm gần như ba phần tư cái ghế Tổng Bí Thư trong tay và Nguyễn Tấn Dũng về vườn.
Nếu nhìn bên ngoài, người ta dễ nhầm lẫn rằng Nguyễn Tấn Dũng đã bị Nguyễn Phú Trọng hất cẳng về vườn. Nhưng thực tế không hẳn vậy, bởi Dũng chơi cờ nước đôi. Cái nước đôi này mang lại nhiều lợi thế cho Dũng, vừa cài cắm được lớp kế tiếp vừa hợp thức hóa được sự tham quyền cố vị và nếu có tai tiếng thì Trọng cũng mang tai tiếng nhiều hơn.
Bởi ngay từ đầu, từ những năm 2000, Dũng đã tính đến chuyện cất nhắc Phượng và Nghị, sau đó là Triết. Cả ba người con của Dũng đều được đưa vào vị trí chủ chốt ở các tỉnh và đây là tấm ván đà tốt nhất để tiến thẳng lên trung ương đảng. Đương nhiên, với kinh nghiệm bản thân của một anh y tá miệt vườn chuyển sang ngành công an, ra trung ương làm Thống đốc ngân hàng (vừa làm vừa học tại chức đại học luật TP. Hồ Chí Minh) và sau đó làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng, hô mây gọi gió… Thì việc tạo được tấm ván đà, sau đó tư vấn, tham mưu cho Phượng, Nghị, Triết để thế hệ này tiếp tục nắm quyền bính không phải là khó đối với Dũng (nếu như chế độ CS còn tồn tại đến lúc đó!).
Và chiêu bài xin rút là chiêu bài đắc dụng nhất của Dũng hiện nay. Giả sử như có hai phe gồm phe Dũng và phe Trọng thì đến nay, phe Dũng vẫn mạnh hơn phe Trọng rất nhiều, bởi cái Dũng cần đã có, đó là Nghị chính thức bước lên sàn đấu Ủy viên ban chấp hành Trung ương. Và đây là sàn đấu mà Nghị có nhiều lợi thế nhất.
Vì giả sử như Dũng đắc cử Tổng Bí thư trong đại hội 12, ông ta sẽ được gì? Có thể nói là không được gì cả nếu không nói là với tình hình kinh tế như hiện tại, một đống nợ nhà nước đang đuổi theo sau lưng và chính trị, xã hội rối ren, tình hình biển đảo có hàng trăm mối nguy càng lúc càng thọc thẳng vào sườn… Trong khi đó, khả năng thay đổi thể chế khi chức TBT nằm trong tay Dũng là rất thấp bởi bản thân Dũng còn tính đến đàn con chính trị của mình.
Và khi Dũng về vườn, mặc dù đó không phải là sự tiếc nuối của nhân dân nhưng nếu đem ra cân đo đong đếm giữa Dũng, Phúc, Trọng, Quang… Thì rõ ràng người dân sẽ chọn Dũng thay vì các nhân vật kia. Riêng khối đảng viên Cộng sản sẽ có không ít trường hợp xuýt xoa tiếc khi Dũng bị đẩy về vườn.
Trong khi đó, nếu Dũng ở lại thì chắc chắn sẽ chịu quá nhiều áp lực và thách thức. Dũng đã khéo léo chơi nước cờ xin không tái ứng cử. Bởi khi chơi nước cờ này, dù ai nói ngược nói xuôi gì thì Dũng vẫn nắm chắc cái thanh danh “xin rút” và nếu có ở lại thì “do nhân dân, do đảng bắt ở lại phục vụ”. Khác xa với Trọng ngay từ đầu đã để lộ rõ tham vọng bám chặt ghế TBT.
Và chuyến này, chắc chắc Dũng sẽ cười thầm, thở phào nhẹ nhõm khi nghĩ đến tương lai chính trị của các con ông ta với hàng trăm mối thiện cảm khi ông về vườn trong độ sung sức, hoàn toàn trái ngược với Trọng đã bắt đầu kèm nhèm, nói năng có khi lú lẩn.
Và  Dũng hơn Trọng ở điểm là khi Dũng về vườn thì con của Dũng đã có ghế trên trung ương. Không chừng, Trọng muốn ngồi lại nửa nhiệm kì để chờ đợi một Nguyễn Phú... A, B, C nào đó được cất nhắc cũng nên?! Rõ ràng là lựa chọn ngồi lại ghế TBT ở đại hội 12 là một lựa chọn không mấy thông minh của Trọng.
Lựa chọn “xin rút” và để lại một mối thiện cảm, thậm chí tiếc nuối với các đồng chí để rồi thế hệ sau lên kế tiếp là một lựa chọn khôn khéo hơn nhiều. Nhìn chung, đại hội 12 CSVN là một cú áp phe mà cả Dũng và Trọng đều có cái thành công riêng của họ. Bởi đây là một vở tuồng lớn mà mỗi diễn viên trên sân khấu chính trị này có cách diễn cương như rất thuần thục, đến nỗi khán giả không thể nào nhận biết cái tát tai tóe lửa trên sân khấu kia là thật hay là giả, nó có chứa sự thù hận, căm ghét nào đằng sau cánh gà hay không?!
Và vở diễn li kì, hấp dẫn đến độ người xem mất gà cũng không biết. Cái sự mất gà dễ nhìn thấy nhất là một lượng lớn tiền của nhân dân phải đổ vào cho việc tổ chức đại hội với các cuộc diễu binh bảo vệ đại hội, mọi hoạt động hành chính bị ngưng trệ từ trung ương tới địa phương và thị trường chứng khoán Việt Nam tuột dốc thê thảm.
Bởi nền kinh tế Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường như người ta tưởng mà là nền kinh tế phụ thuộc chính trị với cái tên mỹ miều “thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bất kỳ tay nào đang được tung hê là đại gia, người giàu nhất Việt Nam… gì đó đều có thể bị bắt, bị tù. Bởi mọi hoạt động kinh tế của những tay gọi là đại gia này hoàn toàn dựa dẫm vào quyền lực nhóm và sẵn sàng dẫm đạp lên đồng loại để làm giàu. Chính vì các băng nhóm đại gia này mà hầu hết tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá đến mức trơ trọi, đất đai bị tùng xẻo, tiếng dân oán kêu thấu trời…
Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế không sản xuất nổi một con ốc cho ra hồn và vay nước ngoài nợ chồng nợ chất, phụ thuộc vào xuất khẩu sức lao động, xuất khẩu tài nguyên là chính.
Và khi các phe nhóm tronng tập hợp quyền lực CSVN đấu đá nhau, sẽ có nhiều mảnh văng, nhiều cuộc thanh trừng… Và ,mỗi cuộc thanh trừng là một lần đất nước bớt đi một kẻ phá hoại và nhân dân lại phải còng lưng mà gánh hậu quả hắn đã phá hoại. Trong khi đó, dàn diễn viên trên sân khấu CSVN ngày càng đông thêm, mà càng đông thì nhân dân lại phải mất công coi tuồng, coi kịch, rồi lại mất gà, lại xót xa. Nhân dân bao giờ cũng là những khán giả thiệt thòi và xót xa vì mất của!
Nhưng có vẻ như lần này, nhân dân mất để được còn và đảng Cộng sản Việt Nam còn để lại mất! Khi thế nước đã xoay chuyển thì càng cố bẻ ngược lái càng mau chết!

NS.TUẤN KHANH * TƯƠNG LAI VIỆT NAM

Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao?

Đầu năm 2016 này, tập đoàn bán lẻ Walmart của Mỹ công bố cho biết họ đóng cửa đến 154 điểm buôn bán trên toàn nước Mỹ. Nếu tính luôn từ năm 2010 đến này, đã có 269 cửa hàng Walmart đóng cửa trong tổng số 11.000 cửa hàng của tập đoàn này trên toàn thế giới. Con số nhìn vào thì không lớn, nhưng các chuyên gia kinh tế đánh giá đó là bước khởi đầu sự sa sút quan trọng của tập đoàn Walmart.
Việc đóng cửa hàng loạt của tập đoàn Walmart có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những lý do luôn được người dân Mỹ quan tâm, đó là làn sóng chỉ trích các hệ thống bán lẻ của Walmart đã tận dụng nguồn hàng giá rẻ làm từ Trung Quốc, gây thương tổn cho nền kinh tế nước nhà, cũng như gây thiệt hại cho quyền lợi của hàng trăm ngàn người lao động Mỹ.
Việc nhập siêu hàng từ Trung Quốc trong chiến lược tạo giá cạnh tranh tuyệt đối của Walmart thoạt đầu có vẻ như được người tiêu dùng ủng hộ, thế nhưng dần dần người ta nhận ra rằng, việc bán hàng giá rẻ đó cũng là một cách hủy diệt quốc gia. 
Amy Traub, nhà phân tích chính sách kinh tế hàng đầu của Mỹ, đã từng tố cáo việc ích kỷ tạo lợi nhuận của các công ty thích nhập hàng rẻ từ Trung Quốc đang tàn phá ngành công nghiệp Mỹ. Riêng với Walmart, bà Amy từng nêu bảng phân tích 10 điểm vô cùng nguy hại. Trong đó, đáng lo ngại nhất là im lặng đẩy mạnh nạn thất nghiệp ở nước Mỹ, lên đến 400,000 người (số liệu 2015), đổi bằng con số 20.000 công nhân Trung Quốc bị bóc lột bằng giá lao động rẻ mạt. Không chỉ riêng Ưalmart, mà tất cả các công ty, hãng xưởng đang có khuynh hướng đặt mua hàng giá rẻ từ Trung Quốc đều phải đối diện với lời chỉ trích nặng nề rằng đã đã khiến một lớp công nhân Mỹ chỉ có thể sống bằng lương tối thiểu, đói nghèo, và các nhà máy nội địa phải đóng cửa.
Trong những ngày ở Mỹ vào năm ngoái, tôi chứng kiến những nhóm xã hội dân sự đấu tranh quyết liệt cho quyền lợi lao động và kinh tế của nước Mỹ. Các nhân viên của các hệ thống bán hàng này được lệnh đi tìm và gỡ bỏ các miếng dán trên các kệ hàng, do các nhà hoạt động xã hội chia nhau đi gắn vào, hoặc đứng trước cửa các cửa hàng đó, với nội dung rất mạnh mẽ “Hãy tẩy chay Walmart”, “Đây không phải là nơi có hàng được sản xuất từ nước Mỹ”, “Hàng Trung Quốc từ Walmart đang hủy diệt nước Mỹ”… Trong làn sóng ấy, các món hàng được sản xuất từ Mỹ, lúc này được in nhãn “made in USA” thật to và kiêu hãnh trên sản phẩm, được mọi người chọn mua như một cách chống lại sự xâm lăng hàng hóa từ Trung Quốc hoặc như mọt động thái ái quốc. Rõ ràng là ở một nơi có ý thức, ngay cả việc được hưởng thụ hàng hoá giá rẻ, người ta cũng phải giật mình và hỏi rằng “rồi công nhân mình sẽ sống ra sao?”.
Người của mình rồi sẽ sống ra sao? Đó là câu hỏi như đang bị lãng quên.
Những mùa hoa trái, nuôi giữ của Việt Nam hàng năm cứ luôn bị hụt hẩng do thương lái Trung Quốc hứa hẹn rồi biến mất trong một chuỗi kế hoạch độc ác. Nông dân ngồi khóc ròng trên vệ đường, người trồng trọt đổ bỏ và cho heo, bò ăn để đỡ xót của vẫn diễn ra hàng năm. Vẫn chưa thấy một quan chức nào đủ dũng khí đập bàn và quát lên rằng “rồi nông dân mình sẽ sống ra sao?”.
Sự lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc bởi lòng tham và dốt nát về nội lực quốc gia đang giết mòn đất nước. Cứ nhìn vào số nhập siêu của Việt Nam đối với hàng Trung Quốc mà kinh sợ: Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – tiến sĩ Lê Quốc Phương cho hay con số nhập siêu không ngừng tăng qua các năm, từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên đến 28,9 tỉ USD vào năm 2014, tức tăng 144 lần. Năm 2015, con số còn cao hơn nữa.
Hiện tại ở Việt Nam, các công ty lớn, vỗ ngực tự xưng là thành đạt là “made in Việt” như Tôn Hoa Sen, Number One (Tân Hiệp Phát)… rồi mới đây là Trà Ô long Tea + Plus của Pepsi cũng đều lệ thuộc nặng nề vào nguồn hàng của Trung Quốc. Tiến sĩ Lê Quốc Phương cho biết trong 94 ngành nghề của Việt Nam, đã có tới 40 ngành chết dính với nguồn từ Trung Quốc. Đó là chưa nói đến độ kém chất lượng của thương phẩm, các sản phẩm độc hại của Trung Quốc đang bủa vây người Việt như một cuộc hủy diệt im lặng, cũng không thấy ai có đủ một trái tim Việt Nam thương giống nòi mà kêu gọi “rồi người Việt mình sẽ sống ra sao?”.
Nhưng bên cạnh đó, mọi người dân Việt Nam cũng cần phải tự hỏi: Hàng Trung Quốc dễ dàng nhập vậy, đem lại nhiều vấn nạn như vậy, mà nhiều năm, sao lắm cơ quan hải quan, kiểm tra tốn kém tiền thuế dân, vẫn “ra vẻ” bất lực. Hơn 300 tấn hoa quả độc hại của Trung Quốc mà từ năm 2014, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản của Việt Nam gửi công văn sang Bắc Kinh, đòi Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu Trung Quốc trả lời vì sao cố ý nhập vào Việt Nam, đến 2016 vẫn không thấy hồi âm. Vì sao? Vì cơ quan đồng cấp của Bắc Kinh coi thường Việt Nam, hay vì có quá nhiều uẩn khúc ở cửa khẩu khiến mọi thứ phải im lặng? Loại im lặng mà tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu của trường Đại học Việt Đức từng nói rằng loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có giá 1 đồng, nhưng nhờ đút lót 3 đồng nên cái gì cũng trôi.
Cái gì cũng trôi, số phận con người, nội lực của một quốc gia cũng trôi đi.
Đã từng có các bài báo, các lời kêu gọi người Việt hãy mua hàng giúp nhau, cứu nhau và những lúc xốn xang, khốn khó. Giữa những lúc thương lái Trung Quốc cười gằn và biến mất, để lại một thị trường của những nong dân Việt nghèo và cả tin đầy những hoảng loạn. Nhưng người Việt tự mình khong thể gồng gánh nhau, níu nhau sống mà thiếu một chính sách quyết liệt với anh “bạn vàng”, mà vốn lâu nay các quan chức có trách nhiệm vẫn vẫn hô hoán với màu sắc sân khấu.
Tết Bính Thân này, hàng trung Quốc lại ngập các cửa khẩu Việt Nam. Những tiếng lo lắng lại bật lên ở nhiều nơi. Những trái dưa hấu, những quà bánh, những cành hoa đẫm mồ hôi người nông dân nghèo Việt Nam lại phải gồng gánh trận đấu không cân sức: hàng giá rẻ và sự tiếp tay của trục ác hám lợi, quên cả đất nước mình. Những mùa Tết mà nông dân buồn thiu chở đầy thuyền hoa Tết ế ẩm trở lại quê, những hàng trái cây bán thảo bán đổ để lấy chút tiền vốn… có thể sẽ tái hiện lại ở năm nay. Thật xót xa. Tôi bỗng lại nhớ những tấm băng-rôn mà những người lao động Mỹ căng trên các ngã đường vào Walmart: “Bring our America Back” (Hãy trả lại nước Mỹ của chúng tôi). Mùa xuân này, tôi cũng muốn giăng một biểu ngữ như vậy, “Hãy trả lại một Việt Nam!”, một Việt Nam của tôi!

ĐINH TỪ THỨC * ĐIỂM PHIM




Những ngày cuối cùng ở Việt Nam và phép lạ bị lãng quên


Đinh Từ Thức


Last Days in Vietnam là bộ phim tài liệu mới nhất về những ngày cuối cùng trước khi VNCH tan rã vào 30 tháng Tư, 1975. Trước đây đã có hai bộ phim tài liệu với nội dung tương tự: The Fall of Saigon và The Lucky Few. Bộ phim mới này đã gây tiếng vang trước khi được phổ biến rộng rãi.
Last Days in Vietnam do Rory Kennedy, con gái út của Bộ Trưởng Tư Pháp và Nghị Sĩ bị ám sát Robert Kennedy, sản xuất cho hệ thống PBS, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nam VN rơi vào tay cộng sản. Bộ phim này mới được chiếu ra mắt tại một số rạp ở California, và Washington DC vào tháng 9 và đầu tháng 10, 2014, và sẽ được cho chiếu rộng rãi vào tháng Tư, 2015. Vì nội dung tương tự, có người tưởng lầm đây là một trong hai bộ phim cũ được chiếu lại. Thật ra, The Fall of Saigon do Michael Dutfield sản xuất cho Discovery Channel đã ra đời từ 1995, nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất Sài Gòn.
Còn The Lucky Few do Hải Quân Hoa Kỳ (US Navy) sản xuất năm 2010, vào dịp kỷ niệm 35 năm ngày mất miền Nam VN, ghi lại vai trò của hộ tống hạm USS Kirk trong cuộc di tản của toàn thể hạm đội VNCH từ Sài Gòn tới Philippines.
“Hậu sinh khả uý”, tuy cùng là những tài liệu và nhân vật thật, nhưng bộ phim mới nhất có những ưu điểm so với hai bộ phim trước. Về mặt kỹ thuật, Last Days in Vietnam được chiếu ở rạp, với màn ảnh lớn và âm thanh tốt, làm tăng cảm giác của người xem. Về nội dung, tuy cũng là phim tài liệu như hai bộ phim trước, nhưng phim này “có đầu có đuôi” như một cuốn phim truyện. Xem xong, ngoài những hình ảnh đặc biệt, có khi lần đầu tiên được thấy, cuốn phim còn để lại trong lòng người xem những điều đáng suy nghĩ, về danh dự, về trách nhiệm, và tình người.
Từ hoà bình không danh dự…
Cuốn phim đã bắt đầu bằng hình ảnh và tài liệu về kết quả Hội nghị Hoà bình Paris 1973: Chấm dứt chiến tranh trong danh dự. Nhưng những người ký tên vào Hiệp Định, và những người long trọng hứa bảo vệ hoà bình bằng mọi giá đã coi thường danh dự của mình. Sau khi quân chiến đấu Mỹ rút khỏi Việt Nam, và sau khi Tổng Thống Nixon phải từ chức vì vụ Watergate, chiến tranh tiếp diễn tàn ác hơn trước khi có hiệp định hoà bình.
Frank Snepp, một cựu nhân viên CIA xuất hiện trong phim, nói Hiệp Định Paris là một ‘tuyệt tác mơ hồ” (masterpiece of ambiguity), hàm ý văn bản Hiệp định Hoà bình thiếu rõ ràng, khiến cộng sản Hà Nội có thể gia tăng chiến tranh, chiếm trọn miền Nam trong hai năm. Nhận định này không chính xác. Với Cộng Sản, những người theo cơ hội chủ nghĩa, khi đặt bút ký vào một thoả hiệp, là nắm lấy một điểm tựa đề chờ cơ hội, bất chấp văn bản thoả hiệp rõ ràng hay mơ hồ. Dù văn bản thiếu rõ ràng, khi cơ hội chưa tới, họ vẫn có thể chờ. Khi Nixon từ chức vào năm 1974, và Quốc Hội Hoa Kỳ bác yêu cầu tháo khoán 722 triệu Mỹ kim cuối cùng đã hứa viện trợ cho Sài Gòn, là cơ hội trời cho, Hà Nội không còn sợ Mỹ trừng phạt, dù hiệp định hoà bình rõ ràng hay không, họ vẫn tăng tốc cuộc chiến chiếm trọn miền Nam.
Bằng chứng là Hiệp Định đình chiến Genève 1954 đã quy định rõ ràng các viên chức thuộc chính quyền Quốc Gia phải vào phía Nam, và phe Việt Minh phải tập kết ra phía Bắc vĩ tuyến 17.
Nhưng, lãnh đạo hàng đầu của cộng sản như Lê Duẩn, đã cố tình vi phạm Hiệp Định ngay khi nó mới được bắt đầu thi hành, đã lên tầu cho mọi người thấy, rồi nửa đêm trốn ở lại, đặt cơ sở cho cuộc chiến sau này.
Với những người cộng sản, và đôi khi cả những người không cộng sản, danh dự chỉ là cái vỏ bọc cho cơ hội.
Chỉ hai năm sau khi Washington và Hà Nội đạt được “hoà bình trong danh dự” tại Paris, bản đồ VN dưới vĩ tuyến 17 đã bị nhuộm đỏ trong nháy mắt, đưa tới hồi kết không thể tránh: Mỹ rời khỏi Việt Nam. Nhưng ra đi như thế nào, vào lúc nào, và với ai, là điều không đơn giản.
Đến trách nhiệm của người đi
Quân Mỹ chiến đấu đã rút hết khỏi VN từ sau Hiệp Định Paris, tuy vậy, vẫn còn lại mấy ngàn người Mỹ là nhân viên ngoại giao, các chuyên viên kỹ thuật, kiến thiết, doanh nhân, ngân hàng…. Mỹ có trách nhiệm đưa hết người Mỹ về nước, và trách nhiệm cả với những người Việt đã tin tưởng, cộng tác, hay làm việc cho Mỹ. Vào tháng Tư, tin tình báo cho biết quân cộng sản cố lấy Sài Gòn để mừng sinh nhật HCM vào ngày 19 tháng 05, 1975. Mỹ cố gắng hoàn tất việc ra đi vào cuối tháng Tư. Ngược dòng với những người đôn đáo cố gắng ra đi, có những người từ ngoại quốc liều lĩnh quay lại Sài Gòn, như cựu đại uý bộ binh Mỹ Stuart Herrington, cố gắng xoay xở đưa bạn bè hoặc thân nhân người Việt ra đi. Có bốn kế hoạch ra đi đã được dự trù:
đầu tiên là máy bay thương mại,
thứ nhì là máy bay quân sự,
kế tiếp là tầu thuỷ,
cuối cùng là máy bay trực thăng ra Hạm Đội số 7.
Các kế hoạch trên đã không thể thực hiện như dự tính. Những ngày cuối tháng Tư 1975, có tới năm ngả di tản khỏi Sài Gòn:
1- Đi theo ngả DAO, diễn ra trong mười ngày cuối cùng của tháng Tư, dành cho nhân viên quân sự người Mỹ, người Việt và thân nhân hoặc những người quen biết. Đây là cuộc di tản sớm nhất, kín đáo nhất, do một số giới chức quân sự Mỹ chủ trương, không qua sự đồng ý chính thức hoặc dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền VNCH. Có người đã dùng chữ “lậu” (black-ops) để chỉ ngả ra đi này, bằng máy bay quân sự Mỹ, lúc đầu là máy bay vận tải C-141 và C-130, từ Tân Sơn Nhứt tới căn cứ không quân Mỹ Clark Airbase ở Philippines. Sau khi Tân Sơn Nhứt và khu DAO tại đây bị pháo kích sáng sớm 29-04, trực thăng được sử dụng để chở người ra Hạm Đội 7. Rất ít hình ảnh được phổ biến cả từ nơi đi và nơi đến của ngả di tản này.
2- Đi theo ngả Toà Đại Sứ Mỹ. Đây là cuộc di tản ồn ào nhất, lộ liễu nhất, và được chú ý nhiều nhất, bắt đầu từ sáng 29, chấm dứt sáng sớm hôm 30 tháng Tư, sẽ nói thêm.
3- Đi bằng tầu Hải Quân VNCH, rời Sài Gòn tối 29, tập trung ở Côn Sơn ngày 30 tháng Tư, tới căn cứ Hải Quân Mỹ ở Subic Bay, Phi Luật Tân, ngày 07 tháng Năm, sẽ nói ở cuối bài.
4- Một số cá nhân hoặc nhóm, một mình hoặc cùng với thân nhân đi bằng trực thăng loại nhỏ Huey của VNCH, một số không đủ nhiên liệu bay xa, được cho đáp xuống hộ tống hạm Mỹ USS Kirk, hoạt động gần đất liền hơn Hạm Đội 7. Vì không đủ chỗ chứa, 13 trực thăng sau khi đáp đã bị đẩy xuống biển. Số đông hơn đủ nhiên liệu bay tới Hạm Đội 7, gần 20 tầu, dưới quyền chỉ huy từ soái hạm Blue Ridge, xếp hàng chờ đợi cách Vũng Tầu khoảng trên ba chục cây số. Tướng Nguyễn Cao Kỳ tự mình lái trực thăng chở Tướng Ngô Quang Trưởng cũng đáp xuống Blue Ridge. Một quân nhân Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ kể lại, nhìn lên trời lúc đó, trực thăng tị nạn đông như đàn ong về tổ. Có 5 chiếc bị đụng bể khi đáp, mảnh vỡ bay tứ tung, xuýt gây tai nạn. Một chiếc rớt xuống biển.
Điều lạ trong Last Days in Vietnam, vào thời máy quay phim còn rất hiếm, không rõ bằng cách nào bộ phim đã có được hình ảnh chuyến đi đầy kịch tính của gia đình thiếu tá phi công Nguyễn Văn Ba, từ khi ông lái chiếc trực thăng khổng lồ CH-47 đáp xuống sân vận động gần nhà, đón vợ và ba con nhỏ, bay đến USS Kirk. Trực thăng quá lớn, dài hơn 30 mét và nặng trên 10 tấn, nếu đáp xuống, có thể gây tai nạn, hoặc làm đắm tầu. Ông Ba đã tài tình cho máy bay quần rất thấp, hai con và vợ với con gái út một tuổi lần lượt nhảy xuống, để những bàn tay thuỷ thủ đỡ lấy. Riêng ông Ba, đã điều khiển cho trực thăng nghiêng về một phía, tạo thế cho cỗ máy trị giá trên 30 triệu đô la “chổng gọng” trên mặt biển, cùng lúc phóng ra từ phía kia, lặn xuống để tránh những mảnh vỡ khi máy bay chạm nước. Mọi người hồi hộp căng thẳng chờ đợi, rồi reo hò mừng vui thấy đầu ông nhô lên khỏi mặt nước. Không phải chỉ có mình thiếu tá Ba và vợ con ông là những người liều lĩnh. Những ai tự nguyện đứng dưới bụng chiếc trực thăng nặng hơn hai chục ngàn cân để đỡ người nhảy xuống, cũng là những người can đảm cùng mình; chỉ một sơ sẩy nhỏ, cũng toi mạng.
Trực thăng CH-47 lái bởi Thiếu tá Phi công Nguyễn Văn Ba bay xà trên USS Kirk.
5- Đi bằng tầu buôn vào sáng 30 tháng Tư, như Việt Nam Thương Tín, Trường Xuân, xà lan, và nhiều tầu nhỏ khác. Ngả di tản này cũng đầy hiểm nguy gian khổ. Chính trên boong tầu Việt Nam Thương Tín, nhà văn nhà báo Chu Tử đã thiệt mạng vào trưa 30-04 vì mảnh đạn pháo kích của cộng sản bắn đuổi theo người ra di, trước cửa sông Lòng Tảo, ngang Vũng Tầu. Tầu Trường Xuân chở tới bốn ngàn người, vớt từ nhiều thuyền nhỏ, thiếu thốn đủ thứ, gian nan tới được Hồng Kông.
Còn một cuộc ra đi nữa bằng tầu, từ Cần Thơ, ít người biết tới. Khi được phỏng vấn về cuốn phim Last Days in Vietnam, Rory Kennedy cho biết đã có đầy đủ tài liệu về chuyến đi này, nhưng sợ quá rườm rà, đã loại khỏi bộ phim.
Ông Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Cần Thơ, khi được lệnh sử dụng hai trực thăng để ra đi cùng những nhân viên người Mỹ, đã không đành lòng bỏ lại các nhân viên người Việt và thân nhân của họ, sợ họ sẽ bị cộng sản bách hại. Vì tình người, hành động theo lương tâm, ông bỏ trực thăng, dùng tiền của mình mua hai chiếc tầu, chở tất cả 450 người rời lãnh sự quán theo sông ra biển. Hành trình cũng đầy gian nan, vừa bị bắn, vừa bị phía hải quân VNCH cản trở. Cuối cùng cũng ra tới biển.
Cuốn phim Last Days in Vietnam chỉ chú trọng nhiều tới cảnh ra đi từ Toà Đại Sứ, không có cảnh tới Hạm Đội 7; một phần cảnh tới USS Kirk, và ít hơn về quang cảnh trên Hạm Đội Việt Nam. Hoàn toàn vắng bóng cuộc ra đi theo các ngả 1 và 5. Ấy là chưa kể cuộc di tản của không quân VNCH, trước đó các phi công đã được lệnh lái một số phi cơ chiến đấu qua Thái Lan.
Người khổng lồ chậm chạp
Vì tình hình biến chuyển quá nhanh, sau khi phi trường Tân Sân Nhứt bị pháo kích vào đêm 28 rạng sáng 29, phá hư một số máy bay, đường băng, và hai Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ thiệt mạng tại khu vực DAO, chỉ còn kế hoạch cuối cùng được thi hành:
Di chuyển bằng trực thăng từ Toà Đại Sứ ra Hạm Đội 7. Mật hiệu tập trung để ra đi bằng mẩu tin “thời tiết Sài Gòn nóng 105 độ F và đang lên”, tiếp theo là bài White Christmas được phát đi trên đài radio quân đội Mỹ vào khoảng hơn 10 giờ sáng 29. Những ai đợi lúc đó mới rời nhà, coi như quá trễ. Trước Toà Đại Sứ đã đông nghẹt, khó chen chân vào. Theo nhân chứng Jim Kean, sĩ quan chỉ huy Đại Đội C Thuỷ Quân Lục Chiến có nhiệm vụ canh giữ Toà Đại Sứ, số đông lúc đó khoảng 10 ngàn người.
Thi hành một công tác lớn, dù là cỡ chiến dịch, thường chỉ do một bộ chỉ huy ra lệnh. Kế hoạch của Mỹ rút khỏi VNCH vào ngày cuối cùng liên hệ tới nhiều cơ quan, nhiều cấp chỉ huy khác nhau, ở rải rác trên nửa địa cầu, trải rộng 12 múi giờ. Vì thế, đã gặp nhiều trục trặc và chậm trễ đáng tiếc.
Tổng Thống Ford và Ngoại Trưởng Kissinger trực tiếp theo dõi, và ra chỉ thị từ Bạch Ốc. Đón người là Hạm Đội 7, chỉ huy từ soái hạm Blue Ridge, dưới quyền bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii. Phương tiện di chuyển và nhân sự thi hành thuộc Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến, chỉ huy từ chiến hạm Okinawa. Người chỉ huy tại hiện trường Sài Gòn là Đại Sứ Martin.
Sau khi tự mình tới Tân Sơn Nhứt quan sát những thiệt hại do cộng sản pháo kích gây ra vào hồi sáng sớm, Đại Sứ Martin đồng ý di tản theo kế hoạch cuối cùng bằng 75 trực thăng của TQLC, chở người từ Toà Đại Sứ ra thẳng Hạm Đội 7. Một số người không thể vào được Toà Đại Sứ đã được bốc từ các địa điểm khác bằng trục thăng nhỏ, đưa vào khu DAO ở TSN, lên trực thăng lớn ra Hạm Đội 7. Bức hình nổi tiếng thế giới, chụp những người nối đuôi nhau trên cầu thang dẫn lên trực thăng, nhiều người vẫn tưởng là đậu trên nóc Toà Đại Sứ. Thật ra, đó là toà nhà ở số 22 đường Gia Long, bên dưới là trụ sở USAID, tầng trên cùng do CIA sử dụng.
Kế hoạch “Frequent Wind” được chính thức loan báo bắt đầu vào lúc 10:51 sáng 29 tháng Tư. Nhưng vì các cấp chỉ huy mỗi thành phần trách nhiệm phải liên lạc, thảo thuận và xác nhận với nhau, rồi cấp thừa hành phải đợi lệnh từ cấp chỉ huy trực tiếp của mình. Kết quả là mãi tới 12:15 PM kế hoạch mới được lệnh thi hành. Nhưng vẫn còn điều cần làm sáng tỏ, ví dụ, giờ nào là giờ chính thức; giờ GMT, giờ Washington, giờ Hawaii, giờ Okinawa, hay giờ Sài Gòn? Rồi vì quá nhiều thông tin viễn liên được gửi qua gửi lại giữa các cấp chỉ huy, hệ thống truyền tin bị quá tải, trục trặc. Cuối cùng, đến 3 giờ chiều, kế hoạch mới thực sự bắt đầu. Chiếc CH-53 đầu tiên bốc người từ Toà Đại Sứ đáp xuống tầu Blue Ridge vào lúc 3:40. Nếu không có những trục trặc chậm trễ này, khoảng thời gian phí phạm từ gần 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, đã giúp được hàng ngàn người đi thoát.
Tự mình làm con tin
Qua lời phát biểu của các viên chức xuất hiện trong Last Days in Vietnam, cũng như theo quan điểm của một số bài điểm phim, Đại Sứ Martin là một người thiển cận, không biết rõ tình hình, và cứng đầu. Mãi đến những ngày cuối cùng, ông vẫn không chịu thừa nhận tình trạng tuyệt vọng của VNCH, không chính thức cho thi hành cuộc triệt thoái khỏi VN. Và cho đến ngày chót, ông vẫn cưỡng lại lệnh ra đi, cố ở lại cho đến lúc không thể trì hoãn thêm.
Người viết bài này nghĩ rằng Đại Sứ Martin là một người có tinh thần trách nhiệm cao, sáng suốt, và rất nặng tình với người Việt Nam.
Mọi người thừa biết, không có võ khí của Nga, Tầu, miền Bắc không thể đánh miền Nam, và không có sự giúp đỡ của Mỹ, miền Nam không thể ngăn được bước tiến của miền Bắc. Ngay cả những nước mạnh hơn, và trong thời bình, như Tây Đức và Nam Hàn, mỗi nơi cũng cần tới mấy chục ngàn quân Mỹ đồn trú thường trực, để đối phó với cộng quân khi cần. Cho nên, giây phút Mỹ chính thức cuốn gói rời Sài Gòn, là tín hiệu toàn miền Nam rơi vào tay cộng sản. Xã hội sẽ náo loạn, ngay cả người Mỹ cũng khó rút đi an toàn. Đợi cho đến sáng 29, sau khi có điện văn chính thức của tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu, yêu cầu Mỹ rút trong vòng 24 giờ, Đại Sứ Martin mới chính thức thi hành kế hoạch di tản.
Như vậy, trên danh nghĩa, Mỹ ra đi vì bị đuổi, không phải tự ý bỏ đi. Sau này, qua một cuộc phỏng vấn, được hỏi tại sao đuổi Mỹ trong tình trạng nguy ngập như thế, ông Mẫu cho biết đã làm theo yêu cầu của Đại Sứ Martin.
Chiều 29 tháng Tư, Toà Đại Sứ có hai bãi đáp dành cho hai loại trực thăng CH-46 trên nóc nhà, và CH-53 dưới sân đậu xe, sau khi đã đốn một cây me lớn. Washington chỉ thị Đại Sứ Martin ra đi sớm, và người Mỹ đi ưu tiên. Ông Martin không chống lại lệnh thượng cấp, nhưng chần chừ không chịu đi. Đồng thời, quy định người đi trên mỗi chuyến bay theo tỉ lệ khoảng 10 người có một người Mỹ. Ngoài ra, một số nhân viên toà đại sứ Nam Hàn, đã vào được Toà Đại Sứ Mỹ, luôn yêu cầu được ưu tiên ra đi, nhưng chỉ được đối xử như mọi người.
Phi công định ngừng cầu không vận khi trời tối. Toà Đại Sứ yêu cầu tiếp tục, cam kết có đủ ánh sáng, bằng cách gom một số xe hơi lại, cùng chạy máy, mở đèn pha chiếu thẳng vào bãi đáp. Hơn 9 giờ rưỡi tối, có lệnh từ Hạm Đội 7 chấm dứt kế hoạch vào lúc 11 giờ. Ông Đại Sứ vẫn yêu cầu tiếp tục. Khoảng nửa đêm, lại có lệnh chỉ còn 20 chuyến bay nữa, trong khi vẫn còn 850 người chờ được bốc, chưa kể 225 Quân nhân Thuỷ Quân Lục Chiến. Bên ngoài, vẫn còn hàng chục ngàn người.
Khoảng 4 giờ sáng 30 tháng Tư, Đại Uý phi công Gerald L. “Gerry” Berry, được lệnh đáp chiếc CH-46 trên nóc Toà Đại Sứ, và phải đợi đến khi Đại Sứ Martin lên máy bay, mới được cất cánh. Ông Martin vĩnh biệt nhiệm sở lúc 4:58 phút. Sau ông, chỉ còn những chuyến bay chở Thuỷ Quân Lục Chiến ra đi. Ông Martin đã tự biến mình thành con tin, để Bạch Ốc không thể ngừng sớm cuộc di tản. Tuy nhiên, ông đã không thành công hoàn toàn; số người kẹt lại trong khuôn viên Toà Đại Sứ khoảng trên dưới 400.
Tư Lệnh Hạm Đội 7, Phó Đô Đốc George Steele, cũng có cùng quan điểm:
“Một điều không được biết nhiều là Đại Sứ Martin tìm cách đề mang đi một số lớn người Việt từ Toà Đại Sứ. Nó có vẻ như một con số bất tận, và người cùng máy móc của chúng tôi bắt đầu thấm mệt…Tôi không muốn cho bắt ông. Nhân vật số ba của Đại Sứ Quán đáp xuống Blue Ridge xác nhận báo cáo rằng Đại Sứ bệnh và kiệt sức. Qua lòng thành đối với các đồng nghiệp Việt Nam của chúng ta, ông đã cố gắng giữ cho cuộc di tản kéo dài bất tận, và theo quan điểm của tôi, ráng giữ cho nó tiếp tục bằng cách tự mình không ra đi” (*).
Phép lạ bị lãng quên
Trong một bài phổ biến trên RFA sau khi xem Last Days in Vietnam, Tổng Biên Tập của đài này là nhà báo lão thành Dan Southerland viết:
Cuốn phim cũng kể câu chuyện về Richard Armitage, khi đó 30 tuổi, sĩ quan cố vấn của hải quân Việt Nam, về sau đảm nhiệm những chức vụ cao cấp trong Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời các Tổng thống Reagan và Bush.
Armitage làm việc chặt chẽ với hạm trưởng tàu Kirk cùng các sĩ quan hải quân khác để đưa 30 chiếc tàu của Hải quân Việt Nam cùng với mấy chục tàu đánh cá và tàu vận tải đầy người tị nạn trốn chạy khỏi Việt Nam. Đài Truyền thanh Quốc gia (NPR của Hoa Kỳ) trong phóng sự riêng về chiến hạm USS Kirk, đã viện dẫn thống kê cho thấy có tới 30 ngàn người chen chúc nhau trên những con tàu này. Một số tàu không thể nhúc nhích được, tàu khác phải kéo đi. Nhiều chiếc khác bị vô nước. Thật là một phép lạ khi đoàn tàu ấy, với sự giúp đỡ của người Mỹ, đã vượt được cả ngàn dặm về hướng đông để đến được bờ bến Philippines an toàn.
Nếu gọi đây là “phép lạ” thì người viết bài này, nhờ may mắn có mặt trên chiến hạm HQ-3, soái hạm của đoàn tầu Việt Nam, có thể nói rõ những ai đã làm được phép lạ này, và họ đã bị lãng quên ra sao.
Sau này, xem các bộ phim The Fall of Saigon, Lucky Few, và Last Days in Vietnam, tôi mới được biết Đại Tá Hải Quân Đỗ Kiểm, là người được trao trách nhiệm tổ chức đưa toàn bộ hạm đội VN ra đi, để khỏi rơi vào tay cộng sản. Trên HQ-3, tôi cứ đinh ninh Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh là người chỉ huy chuyến đi. Trên tầu, còn nhiều tướng lãnh cao cấp hơn, nhưng chỉ thấy Tướng Minh (thuỷ thủ gọi là “Đô đốc Minh” – hình như trong hải quân, ai đeo sao cũng được gọi là “Đô Đốc”) qua lại, đôn đốc, ra chỉ thị, hay lên tiếng trên hệ thống loa phát thanh. Chiều 30 tháng Tư 1975, ba chục chiếm hạm của VNCH tập trung ở Côn Sơn, đa số chở đầy người tị nạn, chưa biết sẽ đi đâu. Được hỏi, Tướng Minh nói vẫn chưa biết đi đâu. Ông thêm: Có một sĩ quan liên lạc sắp đến từ Hạm Đội 7, ông này sẽ cho biết mình đi đâu. Với thái độ phấn khởi, Tướng Minh tiết lộ thêm: “Tay” này còn trẻ, rất có cảm tình với Hải Quân VN, tên là Richard Armitage, biết nói tiếng Việt, có tên Việt là Trần Văn Phú, vì thánh tổ hải quân VN họ Trần, Văn là tên đệm của đa số đàn ông VN, Phú là giầu = rich, từ tên Richard. Khi ông Armitage, thường phục, từ tầu liên lạc nhỏ leo lên HQ-3, đã được Tướng Minh chào đón nồng nhiệt. Sáng 01 tháng 05, sau khi vớt thêm một số người từ Côn Sơn, cũng như một số người xuống tầu nhỏ trở về, đoàn tầu được lệnh nhổ neo, trực chỉ Philippines.
Nhìn toàn cảnh, đoàn chiến hạm VNCH xếp hàng ba, mỗi hàng 10 chiếc, cùng di chuyển trên mặt nước yên lặng xanh như thuỷ tinh, giống như trong một cuộc thao diễn khổng lồ, rất ngoạn mục. Ban đêm, đoàn tầu lên đèn sáng trưng, như cả một thành phố di chuyển. Nhưng thực trạng, đó là những chiếc tầu rất cũ, Mỹ đã phế thải trước khi viện trợ cho VN tái sử dụng. Không hiểu trong tài khoản viện trợ, chúng đã được định giá ra sao. Có thể dân Mỹ vẫn tưởng, tiền thuế của họ đã được dùng để mua tầu mới viện trợ cho VN. Đoàn tầu di chuyển rất chậm, có chiếc phải ròng dây kéo đi. Có chiếc bị nước vào, phải phân chia người tị nạn sang các tầu khác, rồi bị bắn chìm. Đi từ Côn Sơn đến Phi, bình thường, chỉ mất hai ngày hai đêm. Đoàn tầu Việt Nam đã phải đi ròng rã trong một tuần.
Hộ tống hạm Mỹ USS Kirk đã hướng dẫn, săn sóc, tận tình giúp đỡ, tiếp tế thuốc men và thực phẩm. Nhưng Hạm Trưởng Jacobs, cũng như sĩ quan liên lạc Armitage, không phải là các nhà phù thuỷ có tài hô phong hoán vũ, “bốc” cả đoàn tầu với 30 ngàn người tị nạn đem từ Việt Nam qua Phi. Cái “phép lạ” làm được công việc này, chính là đoàn thuỷ thủ Hải Quân VNCH.
Đại tá Đỗ Kiểm cho biết, chủ đích của kế hoạch là đem tất cả đoàn tầu ra đi, và thuỷ thủ cùng thân nhân đi càng nhiều càng tốt. Nhưng trước ngày đi, trong khi tướng lãnh và sĩ quan cao cấp biết trước để chuẩn bị, tổ chức cho thân nhân và bạn hữu ra đi, tất cả thuỷ thủ bị cấm trại trăm phần trăm. Trước khi ra đi, họ chỉ được vài giờ về đón gia đình. Sợ không sửa soạn kịp, hoặc không kịp trở lại sẽ mang tội đào ngũ, nhất là chưa biết sẽ đi đâu, đa số quyết định đi luôn. Hôm sau tại Côn Sơn, sau khi biết lệnh đầu hàng, một số đã xuống tầu nhỏ trở về.
Những thuỷ thủ còn gắn bó với tầu, trên nguyên tắc, vì quân ngũ không còn tồn tại, họ không còn bổn phận phục vụ và tuân lệnh cấp trên. Không ai còn quyền ra lệnh, sai bảo họ nữa. Họ, đương nhiên biến thành người tị nạn, như bất cứ ai khác, muốn làm thì làm, không muốn thì thôi. Cũng chẳng còn chính quyền để trả lương cho họ. Tập thể thuỷ thủ này đã làm việc trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, cả về tinh thần, và vật chất.
Về tinh thần, trong khi cấp trên của họ, và cả những người ngoài không quen biết mà họ đang phục vụ, đem được gia đình, bạn hữu đi theo, riêng họ, nặng trĩu lo âu, không biết gia đình ra sao.
Điều kiện làm việc của họ khó khăn hơn, chật chội hơn, thiếu thốn hơn, vất vả hơn, vì phải làm thay cho những người vắng mặt, và giúp đỡ hàng ngàn người tị nạn. Từ người lái tầu tới thợ máy, vẫn phải giữ cho mọi việc hoạt động đều đặn. Riêng phần việc nhà bếp gia tăng gấp bội, vừa phải phục vụ các thượng khách và gia đình, vừa phải cung cấp cơm cháo cho đồng bào tị nạn. Trong tình trạng như vậy, các thuỷ thủ vẫn cố gắng chịu đựng, làm việc trong kỷ luật, trật tự, và tinh thần trách nhiệm, đưa đoàn tầu và người tị nạn tới bến.
Thật ra, chẳng có phép lạ nào hết. Đó chỉ là thành tích đáng kính phục của các thuỷ thủ Hải Quân VNCH, những đơn vị cuối cùng trong quân lực vẫn còn hoạt động theo đội ngũ, một tuần sau lệnh đầu hàng, để phục vụ đồng bào.
Trong gần 40 năm qua, đã có những cuộc gặp gỡ của đông đảo người tị nạn, để cảm ơn Hạm Đội 7, cảm ơn USS Kirk, nhưng chẳng thấy ai nhắc đến, ghi ơn, hay vinh danh những người lính Hải Quân VN đã tạo thành tích được coi như “phép lạ”.
* * *
Trong một bài đăng trên New York Times ngày 04 tháng 09, 2014, nhà điểm phim A. O. Scott viết rằng “Bây giờ, thời gian đã qua lâu, liên lạc Mỹ Việt đã bình thường, sẽ là điều tốt nếu được nghe tiếng nói của một vài người từ phía bên kia, để được biết những người lính đã suy nghĩ như thế nào khi họ vào Sài Gòn lúc người Mỹ ra đi”. Nhà điểm phim này chắc chưa có cơ hội xem The Fall of Saigon ra đời cách đây 20 năm. Lúc ấy, Mỹ Việt vừa tái lập bang giao, và hai người phía bên kia đã có cơ hội lên tiếng trong phim, là Trần Văn Trà, và viên sĩ quan cấp tá chỉ huy đoàn quân tiến vào Sài Gòn. Không cần nhớ rằng chỉ hai năm trước 1975, phía bên kia đã ký vào Hiệp Định Hoà Bình Paris, quy định nhân dân miền Nam sẽ định đoạt tương lai của mình, Tướng Trà nói rằng: Mong đợi thương thuyết vào phút chót chỉ là ước mơ tuyệt vọng của những kẻ biết mình thua cuộc, chúng tôi đã dứt khoát đạt chiến thắng bằng quân sự. Còn viên sĩ quan cấp tá, đề cập việc binh sĩ VNCH cởi bỏ quân phục sau lệnh đầu hàng, nói: “Họ phải làm như vậy, vì biết rằng, đối với những người đã cầm súng bắn vào Quân Đội Nhân Dân, thế nào chúng tôi cũng phải tiêu diệt.”
Cho nên, trong Last Days in Vietnam, không có tiếng nói của phía bên kia, là điều hay. Nếu không, nó sẽ làm hư cả cuốn phim, như để một vài con ruồi đáp vào tô phở ngon.
Last Days in Vietnam, như đã trình bầy, tuy khá hơn hai bộ phim tài liệu trước có cùng nội dung, nhưng cũng chỉ mới trình bầy được một phần, chừng ba chục phần trăm, về toàn cảnh những gì xẩy ra trong mấy ngày cuối tháng Tư cách đây 40 năm. Tuy vậy, đối với nhiều người gốc Việt, bộ phim này cũng đáng giữ làm kỷ niệm, và cho con cháu coi, để chúng biết được một phần, ông bà cha mẹ chúng đã ra đi trong hoàn cảnh như thế nào. Chẳng biết mười năm sau, trong dịp kỷ niệm 50 năm, có còn phim nào, với thêm hình ảnh mới nữa không?
Có một cảnh vào ngày cuối ở Sài Gòn, chưa ai có được, và có lẽ chẳng ai có, đã được Larry Berman kể trong Perfect Spy. Đó là cảnh diễn ra chiều 29 tháng Tư: Sau hai lần đến trước Toà Đại Sứ Mỹ mà không vào được, theo chỉ dẫn của Dan Southerland, ký giả của báo Christian Science Monitor, “Điệp Viên Hoàn Hảo” của Hà Nội là Phạm Xuân Ẩn chở Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, vốn được coi là “Trùm mật vụ” của Đệ Nhất VNCH, tới trụ sở CIA ở 22 Gia Long. Ông Tuyến đến đúng lúc cánh cổng đang hạ xuống, và chuyến trực thăng chót đang sửa soạn cất cánh. Được Ẩn đẩy vào, ông Tuyến chạy vội lên nóc nhà. Một cánh tay từ trực thăng đưa ra kéo bổng ông lên. Đó là tay Tướng Trần Văn Đôn, thành viên nhóm đảo chánh, đã từng hạ lệnh bắt và đầy ông Tuyến ra Côn Đảo.
Phụ lục
Xem Videos bên dưới
The Fall of Saigon (ITN Source)

Last Days in Vietnam (2014) FULL MOVIE

https://www.youtube.c om/watch?v=y09oDChxqfY
The Lucky Few, The Story of the USS Kirk (Full DVD. English)
https://www.youtube.com/watch?v=S9svL4j9xCc



CÔNG VIÊN ĐẤT NUNG Ở HỘI AN


 CÔNG VIÊN ĐẤT NUNG Ở HỘI AN

 

Kỳ quan thế giới thu nhỏ ở công viên đất nung Thanh Hà

Được đầu tư để xây dựng Công viên Văn hóa Đất nung ở Hội An, sau 4 năm, nơi đây đã trở thành công viên gốm lớn nhất Việt Nam với khuôn viên có diện tích rộng gần 6.000 m2.

Kỳ quan thế giới thu nhỏ ở công viên đất nung Thanh Hà


Từ trước đến nay, khi nhắc đến du lịch Quảng Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn hoặc hai bãi biển đẹp ngất ngây là An Bàng và Cửa Đại. Nhưng cách Trung tâm thành phố Hội An chỉ hơn 5km còn một điểm đến thú vị và hấp dẫn mà ít người biết, đó là công viên Đất nung Thanh Hà, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn.

Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 1.Kỳ quan thế giới thu nhỏ ở công viên đất nung Thanh Hà


Công viên Đất nung ở Làng gốm Thanh Hà được đầu tư trong suốt 4 năm.

Công viên Đất nung, hay còn được gọi là Công viên gốm Thanh Hà, được khởi công xây dựng cách đây 4 năm tại Làng gốm Thanh Hà 500 năm tuổi, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An.


Công viên gốm này được kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên thiết kế và làm chủ bao gồm hai tòa nhà chính biểu trưng cho hai loại lò nung gốm của Thanh Hà. Tòa nhà bên trái biểu trưng cho “lò úp” dùng để trưng bày lịch sử, các hiện vật cổ của làng gốm Thanh Hà với ý nghĩa bảo tồn và giữ gìn truyền thống. Tòa nhà bên phải biểu trưng cho "lò ngửa" - nơi trưng bày và triển lãm các sản phẩm gốm Thanh Hà và của một số làng nghề khác như Bát Tràng, Phù Lãng, Vĩnh Long...
Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 2.


Nơi đây được xem là Công viên gốm lớn nhất Việt Nam.
Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 3.


Tại đây, du khách có thể tham quan, chụp ảnh hoặc ngồi thư giãn trong không gian của đất.

Công viên Đất nung Thanh Hà được đánh giá là công viên gốm lớn nhất, đồng thời cũng là Bảo tàng gốm “độc” nhất cả nước. Không gian công viên được cấu trúc gồm 9 khu riêng biệt: khu lò gốm, khu Bảo tàng làng nghề, khu sản phẩm làng, khu chợ đất nung, khu thế giới thu nhỏ, khu vườn sắp đặt, khu trại sản xuất, khu gốm Sa Huỳnh - Chăm, khu các làng nghề truyền thống, và khu triển lãm.
Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 4. 
Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 5.


Giữa công viên là một hồ nước bao quanh khoảnh sân tròn - biểu trưng cho chiếc bàn chuốt. Một cây cầu gỗ bắc ngang thế hiện cho việc người xưa đã lợi dụng sức nước, kết củi thành mảng và chuyển về làng nung gốm.
Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 6.

Những kỳ quan thế giới cũng được tái hiện tại đây. Trong ảnh là Nhà hát Opera Sydney (còn được gọi là Nhà hát Con Sò) của nước Úc.
Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 7.



Đền Taj Mahal, niềm tự hào của đất nước Ấn Độ, biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, đồng thời là một trong 7 kỳ quan thế giới.

Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 8.


Tượng Nữ thần Tự do - một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển ở New York cũng được tái hiện tại công viên này.

Kỳ quan thế giới thu nhỏ ở công viên đất nung Thanh Hà



đấu trường Colosseum
Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 9.


Du khách đến đây luôn bị thu hút bởi màu đỏ của gạch, màu vàng của đất nung, màu xanh của cây cỏ hòa cùng nhau.

Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 10.

Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.

Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 11. 
Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 12.


Rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và kỳ quan trên thế giới đã được tái hiện lại một cách đầy sinh động trong công viên này.

Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 13.

Khu bảo tàng gốm trưng bày các hiện vật liên quan đến quá trình phát triển của các làng nghề gốm… 
Khám phá Công viên Đất nung 22 tỷ ít người biết đến ở Hội An - Ảnh 14.


Những tác phẩm về gốm đặc sắc trong khu bảo tàng.


Kỳ quan thế giới thu nhỏ ở công viên đất nung Thanh Hà

TRẦN THẾ ĐỨC * CÁI THUỞ BAN ĐẦU

Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy
Trần Thế Đức
(Úc châu)
Thường thì những người có danh, có chức mới viết hồi ký khi về già. Tôi chỉ là một nhà giáo bình thường, chẳng có gì to lớn cả, nên chẳng bao giờ nghĩ đến việc tự viết về mình. Tuy nhiên, qua bao năm sống còn, nghĩ lại mình cũng còn những điều đáng nhớ nên mạo muội ghi lại.
Trong cuộc đời chúng ta, biết bao mốc thời gian, biết bao biến cố xảy ra, nhất là những ai đã sống trong những ngày tàn khốc nhất trên đất nước Việt Nam trong những năm khói lửa (1945-1975). Không nhắc tới những biến cố trên đất nước, trong cuộc đời mình, một mốc thời gian quan trọng là  lúc quyết định chọn nghề sau khi rời mái trường trung học.
Thời niên thiếu của tôi (cuối thập niên 1950 và đầu 1960), không có cố vấn học đường, cố vấn nghề nghiệp, và những tài liệu hướng dẫn về các ngành học ở đại học cũng như các trường chuyên nghiệp như ngày nay ở các nước tiên tiến. Tài liệu duy nhất mà chúng tôi biết là cuốn sách nhỏ “Đây Đại Học” do sinh viên công giáo soạn và tái bản nhiều lần. Ở trường, các thày trẻ, mới ra trường, cũng là những người hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tâm. Khi tôi học lớp đệ nhị ở trường trung học Chu Văn An Sài Gòn (1961-1962), thày Phạm Xuân Lương, một thày giáo trẻ, mới tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, coi chúng tôi như những đứa em, và hướng dẫn chúng tôi rất nhiều.
Đối với những kẻ con nhà nghèo như tôi, lời khuyên của thày là nên học Đại Học Sư Phạm, vì thời gian học chỉ có ba năm, lại có học bổng (1500 đồng một tháng) có tí tiền tiêu xài, không cần xin cha mẹ. Vào thời đó, đây là một số tiền lớn, vì lương công chức (thư ký phù động) khoảng trên 2000 đồng, lương chuẩn uý 2200 đồng ăn tô phở chỉ tốn 5 đồng, ly cà phê 2 đồng. Từ đó tôi thấy con đường đi trước mắt: Đại Học Sư Phạm. Nhưng học môn gì? Tôi học ban A, khoa học thực nghiệm, nên định học môn vạn vật, theo gót các thày Nguyễn Văn Đỉnh (vị thày chuyên dạy ban A, với phương pháp thật dễ hiểu) và Nguyễn Ngọc Quỳnh (người có hai bàn tay lả lướt thành những hình tuyệt đẹp như những bức tranh của họa sĩ, mà khi thày xóa bảng, chúng tôi cứ tiếc).
Đôi khi thày Quỳnh biểu diễn bằng cả hai bàn tay với đủ lọai phấn màu. Ngoài ra, chúng tôi có thể hỏi các anh chị của bạn bè, những người đi trước. Một người bạn tôi có ông anh học rất giỏi, năm nào cũng lãnh phần thưởng là những chồng sách cao, khi còn học Chu Văn An. Sau khi đậu tú tài, anh thi đậu vào trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc. Tôi rất mê ngành nông nghiệp mà anh đang học. Anh phải đi thực tập hàng tháng trời, khi thì ở các đồn điền cao su Long Khánh, Bình Dương, khi thì ở các đồn điền trà Bảo Lộc – Lâm Đồng. Đọc cuốn luận văn sau khi thực tập của anh (Ngành trồng trà ở Bảo Lộc – Lâm Đồng), tôi rất thích. Nhưng tôi không thể mơ tới trường này được, vì trong kỳ thi tuyển có bài toán ban B, còn bài vạn vật trình độ ban A. Tôi học ban A thì làm sao làm nổi bài toán ban B.
Trường trung học Chu Văn An của tôi gần như là trường ban B. Thế mà tôi lại chọn ban A. Lớp ban A của tôi tập trung những  kẻ cùng thân phận như tôi (dốt hoặc sợ môn toán), nhưng lại là nơi khởi đầu của nhiều bạn học giỏi đã chọn con đường thật dài và sáng giá: y khoa đại học, để trở thành bác sĩ. Những người bạn thân của tôi từ thời đệ thất đều khuyên và rủ tôi cùng vào APM (Année Préparatoire de Medecine = dự bị y khoa) với họ. Nhưng hoàn cảnh của gia đình tôi quá eo hẹp, 7 năm học thật quá dài. Tôi đành chọn con đường ngắn hơn chút ít: nha khoa, chỉ học 5 năm. Chó ngáp phải ruồi, tôi đậu (họ tuyển 30 ngưởi trong số 800 thí sinh dự thi). Thế là tôi học dự bị nha khoa (APD = Année Prépatoire Dentaire) ở Đại Học Khoa Học, kế bên Đại Học Sư Phạm.
Hơn 10 mạng ban A chúng tôi thi vào ban vạn vật Đại Học Sư Phạm, nhưng chỉ có một đứa duy nhất đậu. Học ban A thì phải “tụng” vạn vật cho kỹ. Tôi thuộc  cả đến những chỗ xuống hàng và mọi hình vẽ trong cuốn sách dày cộm, thế mà vẫn ăn vỏ chuối. Ban vạn vật thực là khó: khoảng 1000 thí sinh, trường Đại Học Sư Phạm chỉ lấy có 15 người. Người bạn cùng lớp với tôi đậu được là do đâu? Có lẽ do tài khéo tay của anh ta (vẽ thật đẹp như họa sĩ), và cũng do bài Anh văn nữa. Kỳ thi có một bài vạn vật và bài Anh văn (dịch Anh - Việt).
Tôi học dự bị nha khoa, giờ rảnh thì cùng bạn bè lang thang khắp nơi: hầm MPC, Đại Học Sư Phạm,... chờ giờ học sắp tới. Bỗng tôi thấy bên Đại Học Sư Phạm tấp nập với những tà áo thướt tha. Đại Học Sư Phạm đang nhận đơn thi tuyển cho niên khoá sắp tới. Tôi gặp lại bạn bè Chu Văn An cũ, đang học ở những Đại Học không mấy chắc ăn (Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa) cũng nộp đơn thi vào sư phạm cho yên.
Người ta nộp đơn thì tôi cũng lấy bằng tú tài ra và điền đơn, đâu có mất mát gì. Nhưng thi vào môn nào? Ban Vạn Vật thì tôi đã tiêu tùng từ năm trước, không dám đụng đến nữa. Anh Văn và Việt Văn thì làm sao địch nổi bọn ban C. Thôi thì nộp vào ban Sử Địa vậy, vô thưởng, vô phạt, ai cũng như ai. Đến ngày thi, tôi cũng đi thi. Thế mà chó ngáp phải ruồi, tôi đậu, thứ hạng cũng khá cao trong 40 thí sinh trúng tuyển, trong khoảng 1000 người dự thi. Bao nhiêu bạn bè của tôi đều không thấy tên. Năm trước, khi thi vào ban Vạn Vật, tôi còn mở sách ra dò lại bài. Chứ bây giờ, tôi đi chơi chứ có định học đâu mà ôn bài.
Sau này, sau khi học Sử Địa ở Đại Học Sư Phạm , tôi ngẫm nghĩ tại sao mình lại đậu? Tôi nhớ  mang máng đề thi lúc đó là: “ Tình hình thế giới giữa hai thế chiến”. Tôi đoán: khi làm bài thi, tôi đã làm đúng phương pháp sử mà sau này tôi được học: phân tích, tổng hợp, giải thích sự kiện. Đó là những ý niệm tôi rút ra khi học sử ở trung học, khác với lối học thuộc lòng ngày, tháng, năm, tên vua này, vua nọ...chán ngấy. Hồi đó, tôi không hài lòng về cách dạy Sử, Địa của vài thày khi còn học ở những lớp dưới. Tôi nghĩ: bài như thế thì phải dạy học sinh thế này, thế kia, chứ bắt học sinh học thuộc lòng thì còn gì hay nữa. Tôi đã nghĩ ra phương pháp phản hồi đối với bài dạy, mà sau này, khi học sư  phạm tôi mới được biết.
Sử, Địa ở trung học, bị coi là môn phụ, môn ăn chơi. Nhưng tôi lại thấy học Sử như đọc truyện nên tôi nắm được những sự kiện chính, những mốc thời gian. Môn Sử khiến cho con người tôi lúc thì nóng bừng lên, lúc thì giận tím gan (phản hồi). Môn Sử tạo cho con người tinh thần yêu nước, yêu non sông, đất Việt. Còn Địa Lý, tôi có cảm tưởng như mình được đi du lịch khắp năm châu bốn biển, biết được nhiều nơi, nhiều dân tộc trên thế giới và rút ra những bài học cho đất nước mình. Có lẽ Sử, Địa đã thấm vào trong tim óc tôi từ lâu, nên tôi đã làm bài thi đúng phương pháp và may mắn thi đậu.
Trước ngày khai giảng ban Sử Địa, tôi coi thời khóa biểu niêm yết trước văn phòng hành chánh, thấy giờ học cũng nhàn nhạ nên thử vào xem sao. Tôi cứ tưởng sẽ được gặp các vị nổi tiếng trong lãnh vực Sử Địa như ông bà Tăng Xuân An, giáo sư Phan Khoang, sử gia Phạm Văn Sơn,.... Nhưng trên thời khóa biểu chỉ thấy tên các vị giáo sư mà trước kia tôi chưa hề nghe tiếng: Phạm Cao Dương, Phạm Đình Tiếu, Lâm Thanh Liêm, Nguyễn Thế Anh, .... cả mấy ông Tây nữa (Teulières, Flamand). Vị giáo sư đầu tiên mà tôi được gặp là giáo sư Phạm Cao Dương. Những giây phút đầu tiên chúng tôi học với thày không phải là bài sử, mà là những lời hướng dẫn cho chúng tôi con đường chúng tôi nên theo, nên làm. Theo  thày, trong lãnh vực Sử, Địa và văn hóa của người Việt Nam, còn rất nhiều điều mà người Việt Nam chúng ta chưa nghiên cứu, chẳng hạn lịch sử mỹ thuật Việt Nam chưa có những công trình nghiên cứu sâu xa. Còn sử Việt Nam, từ trước tới nay, người viết sử chỉ nhìn dưới khía cạnh lịch sử chính trị, mà không nhìn dưới khía cạnh lịch sử văn minh. Quả thực thật mới mẻ đối với tôi. Thày đã hé mở cho chúng tôi biết sử là gì. Thày còn nhắc: mình không làm thì ai làm? Tôi nhớ lại, khi còn học ở trung học, các thày tôi nhắc tới những công trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam do người Pháp thực hiện. Có những ông tây da trắng, mũi lõ ngồi hút thuốc lào cùng với các bác nông dân trên bờ ruộng để tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Người Pháp làm đựơc thì tại sao mình không làm được? Vả lại họ nghiên cứu cách nay mấy chục năm rồi, nước ta, dân ta đã có nhiều thay đổi. Những lời đầu tiên của giáo sư Phạm Cao Dương khiến tôi suy nghĩ và cảm thấy hứng khởi. Giáo sư Phạm Cao Dương đã xoáy vào tim bọn sinh viên mới bước chân vào đại học. Tôi thấy cũng hay. Mình sống, làm được chút gì cũng vui. Dạy trung học chỉ có 16 giờ mỗi tuần, nghĩa là chỉ có bốn buổi, còn quá nhiều thời giờ rảnh rỗi, mình có thể làm việc khác, tìm hiểu về văn hóa, sử, địa của địa phương mình, và rộng ra của nước Việt Nam chúng ta. Tôi tìm thấy nguồn vui. Những lời nói đầu tiên của Giáo sư Phạm Cao Dương khi tôi bước chân vào Đại Học Sư Phạm của đã tạo nên bước ngoặt có tính cách quyết định trong cuộc đời tôi.
Hôm sau, giáo sư Lâm Thanh Liêm cũng khuyến khích chúng tôi nên ghi danh học Sử Địa ở Đại Học Văn Khoa và đi vào con đường nghiên cứu địa lý. Những lời tâm huyết của thày là nguồn khích lệ lớn lao cho 40 lính mới chúng tôi: nửa lớp ghi danh học năm dự bị ở Đại HọcVăn Khoa. Một số bạn không ghi danh ở Đại Học Văn Khoa vì còn học tiếp bên Luật Khoa mà họ đã theo đuổi từ trước, hoặc bận bịu dạy thêm ở trường tư, kiếm cơm nuôi gia đình.
Ngoài giáo sư Phạm Cao Dương, chúng tôi học với giáo sư Phạm Đình Tiếu. Thày Phạm Đình Tiếu lôi cuốn chúng tôi với tính tình cởi mởi, gần gũi với học trò. Phong cách thân mật vớí học trò, làm việc hăng say hết mình của thày đã thấm vào con người chúng tôi. Sau này, khi ra trường, những nhà giáo chuyên về Sử Địa của lớp chúng tôi thường lăn xả vào những sinh hoạt trong trường mà những người chuyên dạy tư thường tránh né: tổ chức những sinh hoạt xã hội, trại du khảo, trại công tác, đảm nhận chức vụ hiệu đoàn phó (hiệu trưởng là hiệu đoàn trưởng). Có những bạn phải nhận chức vụ hiệu trưởng, giám học ngay từ năm đầu tiên nhận nhiệm sở. Những sinh hoạt trong trường khiến đời sống trong trường học không chỉ là phấn trắng, bảng đen, sách vở. Chính những sinh hoạt này tạo nên sự khắng khít giữa thày, trò, trường, lớp mà không sách vở nào tạo nên được. Ngoài Sử Địa và Việt Văn, có thày cô dạy môn nào đào tạo  học sinh trở thành những người có tâm hồn Việt Nam? Từ thế hệ chúng tôi, học sinh không còn nhìn ông thày Sử Địa qua môn học hệ số 2, môn phụ. Sử Địa không còn là môn mà bất cứ ai cũng dạy được.
Trước kia, Sử Địa do những giáo chức không chuyên môn đảm nhận vì Đại Học Sư Phạm chưa cung cấp đủ thày cô giáo. Còn chúng tôi do Đại Học Sư Phạm đào tạo vững vàng về kiến thức chuyên môn, tự tin về khả năng sư phạm, lấy lại uy tín cho bộ môn Sử Địa. Có những bạn cùng khóa chúng tôi đã “hớp hồn” học sinh: “Sau này em sẽ học Đại Học Sư Phạm, môn Sử Địa, giống thày”. Không biết các bạn tôi đúng hay sai? Khi “thôi miên” học sinh vào môn học mà nhiều người vẫn coi thường, khiến học sinh không chọn những con đường khác, nghề khác là điều thiệt thòi cho các em. Tương tự như thế, thày giáo trẻ mới ra trường khiến cô nữ sinh nào đó bị say lòng, dù anh ta không tỏ bày hay làm điều gì trái với chức năng  của nhà giáo, cũng là điều đáng tiếc, vì nếu không gặp ông thày thần tượng của em, biết đâu em chẳng gặp được chàng trai nào đó có chức, có danh hơn ông thày tỉnh lẻ. Tuy nhiên, ông thày dạy Sử Địa tạo được ảnh hưởng đối với tương lai của học sinh đã chứng tỏ sự thành công của nhà giáo.
Khi học với giáo sư Lâm Thanh Liêm về những môn địa hình thái học (Géomorphologie) và bản đồ (Cartographie) tôi thấy hay. Khi học ở lớp đệ tam (1960-1961), tôi thật uể oải với môn địa chất học mà tôi phải chịu đựng nhiều giờ trong tuần, ban A mà. Nhưng nay, đất đá là những dạng cụ thể ở các địa hình, trên đất nước Việt Nam và trên thế giới, là thực tế bên ngoài nhà trường, tôi lại thấy gần gũi. Môn học này nhẹ nhàng đối với tôi. Giáo sư Lâm Thanh Liêm mới từ Pháp về, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ đệ tam cấp ở đại học Sorbonne, Paris, một trường đại học nổi danh.
Một môn mới lạ đối với những người mới bước chân vào lãnh vực chuyên môn về Sử là môn Bình giảng sử liệu do giáo sư Nguyễn Thế Anh giảng dạy. Tôi thích thú với môn này, vì những dữ kiện của quá khứ nói lên rất nhiều điều sống động, mình khám phá ra biết bao điều đã chìm vào thời gian đã qua: xã hội, kinh tế, chính trị, giải thích những biến cố từ sâu trong quá khứ.... Giáo sư Nguyễn Thế Anh cũng mới từ Pháp về, với bằng thạc sĩ.  Theo hệ thống giáo dục Pháp, người có văn bằng thạc sĩ là giáo sư đại học thực thụ, chứ không phải thạc sĩ là tên gọi văn bằng sau cử nhân như trong nước quy định như hiện nay.
Những ngày đầu bước chân vào Đại Học Sư Phạm khiến tôi thơ thới, hân hoan. Tôi cùng các bạn cùng lớp sang ghi danh ở Đại Học Văn Khoa, nằm ở đường Nguyễn Trung Trực (sau này là Giám Sát Viện và thư viện quốc gia). Đây là trung tâm thành phố Sài Gòn, sát bên đường Lê Thánh Tôn, đi bộ vài trăm mét là tới đại lộ Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, kem Mai Hương, nước mía Viễn Đông, ... Sau giờ học, chúng tôi có thể đi bát phố hoặc ngồi quán cà phê ngắm các bóng hồng thướt tha trên đường Lê Lợi, hoặc ghé vào rạp xi nê khi có phim hay. Tôi ghi danh với mục đích vui chơi nhiều hơn là học.
Trường Đại Học Văn Khoa không có những đại giảng đường khang trang như những đại học khác. Phòng học ở đây nằm trong những căn nhà bệ rạc không thua gì khu “chuồng ngựa” trường Chu Văn An của tôi. Sinh viên dự bị nhiệm ý Sử Địa phải học chung nhiều môn với các sinh viên chọn nhiệm ý khác, nên lớp học nào cũng đông nghẹt. Các cô thường đi sớm dành chỗ cho nhau ở các hàng ghế đầu giống như đi xem kịch vậy. Mặt mũi mình không thể tranh giành với các bóng hồng, lại lười đi sớm, nên tôi thường ngồi phía sau lưng các bóng hồng, hoặc đứng ngoài cửa sổ mà ngóng vào trong nghe giảng. Trường xập xệ như vậy, nhưng thày trò không màng những thứ vật chất tầm thường trên thế gian và hướng tới những cái hay, cái đẹp.
Tại Đại Học Văn Khoa, tôi thấy những môn học thật nhẹ nhàng, bay bướm. Cũng may, thời khoá biểu ở Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm không trùng nhau nhiều nên tôi có thể đi học được và không sợ bị mất bài. Nếu có trùng với Đại Học Sư Phạm thì tôi mượn vở “lấy cua” của bạn bè.
Tôi không chủ đích học văn chương, nhưng những giáo sư văn chương khiến tôi thấy đi học cũng thích thú. Nghe giáo sư Nguyễn Văn Trung nói chuyện về văn chương, về nhà văn (Nhà văn, người là ai?) cũng hấp dẫn.
Còn mỗi buổi học với linh mục Thanh Lãng là một bài nói chuyện lý thú về văn chương, không uổng công đứng mỏi chân ở ngoài cửa sổ ghi chép.
Văn chương ở đại học, dù chỉ ở cấp thấp nhất (năm dự bị) cũng khác với văn chương tôi học ở trung học. 
Tôi cũng phải học môn chữ Hán. Tưởng rằng thứ chữ này thật khó nuốt, nhưng giáo sư Lưu Khôn đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi. Với cách dạy của thày, tôi thấy học loại chữ này không khó, nhưng mình phải bỏ thời gian với nó. Qua những bài học đầu tiên, tôi nhận ra tính thâm thúy của người Tàu qua lối viết của họ. Sau này tôi sẽ bỏ thời giờ nhiều hơn để học thứ chữ này để có khả năng đọc được những bản văn cổ viết bằng chữ Hán.
Thế là ở Đại Học Văn Khoa, tôi cũng thấy học mà vui.
 Sau khi ngao du ở cả hai trường Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa, tôi quyết định “xin chọn nơi này làm quê hương”. Lý do là học ở những nơi này rất nhẹ nhàng, không mệt nhọc như học Anatomie, Physique, Chimie, ... Đến trường lại thấy mướt mắt, cuộc đời cũng có niềm vui. Tìm hiểu sâu xa về văn hóa dân tộc, nghiên cứu về đất nước, lịch sử dân tộc mình  cũng là nguồn vui. Sau này, khi học ở Đại Học Văn Khoa, được dịp dự những buổi trình tiểu luận cao học (thời đó chưa có tiến sĩ) hoặc tìm hiểu những đề tài nghiên cứu ở bậc cao học, tôi nhận ra đó là những khám phá về đời sống  của dân tộc mình.
Một lý do nữa khiến tôi chọn nghề dạy học là nhà giáo vẫn cón chút giá trị tinh thần trong xã hội. Vào thời tôi, nhà giáo vẫn được quý trọng. Bạn bè tôi có anh chị dạy học ở tỉnh cho biết thày cô giáo phải ăn uống trong tiệm đàng hoàng, chứ không được ngồi ở các quán bên lề đường hay trong chợ. Nếu không phải là thày cô giáo thì ăn uống ở đâu cũng chẳng ai để ý. Thày giáo mà giao du với cô nào thì ngày hôm sau cả trường đều biết và xầm xì. Các anh sĩ quan cặp bồ với cô này, cô nọ lại là chuyện thường. Tôi không muốn mọi người kính nể, cũng rất sợ được coi là tấm gương cho mọi người, chỉ muốn nói rằng nhà giáo vẫn còn được xã hội quý mến. 10 năm sau, xã hội thay đổi, danh dự của nhà giáo tuy có sứt mẻ, nhưng xã hội vẫn nể vì những bậc thay mặt cha mẹ dạy dỗ con cái của họ.
Còn về vật chất thì ngành giáo được chính phủ ưu đãi hơn các công chức hạng A khác: chỉ số lương  của giáo sư trung học đệ nhị cấp mới vào nghề là 470, trong khi tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh hoặc Cao Đẳng Nông Lâm Súc chỉ số lương là 430. Sinh viên Đại Học Sư Phạm được học bổng 1000 đồng mỗi tháng, trong khi sinh viên trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc phải xin học bổng, nếu được chấp thuận thì được 700 đồng mỗi tháng. Với tiền học bổng hàng tháng, tôi không cần phải xin cha mẹ hoặc đi dạy kèm nữa. Bạn tôi ở tỉnh về Sài Gòn học, với số tiền học bổng này, anh ta đủ trang trải tiền trọ và tiền ăn hàng tháng. Lương giáo sư trung học đệ nhị cấp mới ra trường thời đó khoảng 9000 đồng mỗi tháng. Nếu dạy thêm một số giờ (vì thiếu người dạy), lương sẽ trên 10 000 đồng / tháng. Đây là mức lương rất cao (gấp 5 lần lương của thư ký). Với số lương này, tôi nghĩ cuộc sống sẽ đầy đủ. Tôi không mong làm giàu, chỉ mong cuộc sống yên ổn, an nhàn.
Nếu tôi học xong nha khoa, làm sao tôi có được vài trăm ngàn đồng để mua máy làm răng? Dược sĩ không có tiền mở nhà thuốc tây thì cho mướn bằng. Còn nha sĩ thì không thể cho mướn bằng được. Thời đó, người mình chưa có thói quen đi khám răng và điều trị ở nha sĩ.  Khi đau răng hoặc làm răng giả thì người ta đến thợ trồng răng.
Tôi đã quyết định bỏ Nha Khoa và theo học Đại Học Sư Phạm song song với Đại Học Văn Khoa.Thế là dạy học là nghề và nghiệp của tôi. Tôi vui với học trò, vui với việc nghiên cứu Sử Địa. Thế hệ chúng tôi chưa làm được việc gì to lớn cho đất nước, nhưng rất vui vì đã đem hết khả năng của mình đào tạo mầm non cho đất nước. Đất nước Việt Nam còn đau thương, còn chiến tranh, nhưng chúng tôi rất tự tin vì đã được đào tạo thành những nhà giáo đầy đủ khả năng chuyên môn, đầy nhiệt huyết để đào tạo thế hệ mai sau thành những người có lòng và có khả năng xây dựng đất nước. Dù các môn Sử, Địa  đòi hỏi tinh thần khách quan và khoa học, nhưng qua những dữ kiện đó, lòng yêu nước vẫn nảy mầm trong học sinh và các em không hổ thẹn là người Việt Nam. Song song với nghề nghiệp, một số chúng chúng tôi tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu rộng hơn trong những lãnh vực sử và địa.
Khi chúng tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm thì một bạn đã trình tiểu luận cao học Địa Lý và bốn người hoàn tất văn bằng cử nhân giáo khoa Sử Địa. Tới ngày 30-4-1975 thì:
  • Hai người hoàn tất văn bằng cử nhân giáo khoa Sử Địa. Hai anh này không học tiếp lên cao học vì một anh say mê với các môn kinh tế ở Đại Học Luật Khoa. Còn anh kia thì bận bịu với việc dạy học ở tỉnh nhà.
  • Một người hoàn tất cao học Sử, do giáo sư Nguyễn Thế Anh bảo trợ.
  • Hai người đậu cao học Địa Lý, do giáo sư Lâm Thanh Liêm bảo trợ. Hai người này qua được năm thứ nhất chuyên khoa Địa Lý, chuẩn bị luận án tiến sĩ chuyên khoa Địa Lý.

Ngày 30 tháng tư năm 1975 là một biến cố đau thương của toàn dân Việt Nam. Khi nón cối, dép râu, nón tai bèo dẫm nát Sài Gòn, vào chiếm trường học, thì cuộc đời đã chấm dứt. Thân phận chúng tôi là thân phận những kẻ chiến bại, những kẻ được kẻ chiển thắng cho tạm dung. Chúng tôi bám lấy trường chỉ để bám lấy sự sống cho gia đình, để khỏi bị tống ra ngoài thành phố mà người ta gọi là đi kinh tế mới. Bọn con trai chúng tôi trong khóa 7 Đại Học Sư Phạm may mắn không phải đi tù cải tạo, vì chúng tôi chỉ học quân sự 9 tuần, mang cấp bậc khóa sinh dự bị sĩ quan. Các bạn từ khóa 6 trở về trước và khóa 8 trở về sau đều phải nếm mùi tù cải tạo vì mang cấp bậc sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, biệt phái.
Trong xã hội cộng sản, mình chỉ được nói những gì mà đảng cho nói, nói mà chẳng ai tin, ngay cả chính mình. Những nhà giáo tạm dung như chúng tôi muốn yên thân thì chấp nhận thân phận những con vẹt để sống cho qua ngày. Người bạn cùng lớp với tôi dạy ở trường trung học Pétrus Ký (nay là Lê Hồng Phong) vạ mồm vạ miệng nói trước lớp: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Thế là đám học trò đoàn, đảng báo cáo với ban giám hiệu và ngay ngày hôm sau, anh bị đuổi khỏi trường. Khi mới tiếp xúc với cộng sản, anh ta chưa nhận ra được cách sống cho thích hợp.
Bản chất nhà giáo là sống chân thật nên khó xoay sở trong lúc tình thế nhiễu nhương. Một số rất ít người lanh lợi tháo vát thì kiếm sống thêm trên đường phố: buôn bán thuốc tây chui, quần áo cũ... Chúng tôi được đào tạo về cả Sử lẫn Địa, nhưng họ chỉ định dạy một môn Sử, hoặc Địa. Sử của cộng sản là sử đảng, sử bác. Khi Việt Cộng mới chiếm Sài Gòn, tôi muốn biết xem lối viết Sử của họ ra sao, nên tìm cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam tập I để đọc. Ngay trang đầu là hình Hồ Chí Minh to tổ bố. Vậy là gì? Hồ Chí Minh được đặt trước các bậc tổ tiên của dân Việt , trước cả các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ,... Sau đó là lời nhắn nhủ của thủ tướng Phạm Văn Đồng: “ ... Các đồng chí phải chứng minh cho được thời kỳ chiếm hữu nô lệ....” . Như thế:
  • Thủ tướng Phạm Văn Đồng là nhà hành chánh, nhà chính trị, mà các người gọi là nhà viết sử của chế độ phải tuân lệnh thì loại văn mà họ viết ra chỉ để vừa lòng xếp, chứ không phải là kết quả của cuộc nghiên cứu khách quan.
  • Họ đặt cái cày đi trước con trâu, tìm con bò cho vừa cái chuồng.  Chưa nghiên cứu mà phải tìm cho được thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam.

Cái gọi là “Sử” của cộng sản chỉ là một loại văn viết theo đơn đặt hàng của đảng. Sau này mới biết những nhân vật lịch sử mà học sinh bị nhồi sọ như Phan Đình Giót, Lê Văn Tám chỉ là những sản phẩm bịp bợm.
Những cuốn sách tái bản sau này của bộ Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam đã bỏ câu nói của Phạm Văn Đồng, nhưng ảnh của Hồ Chí Minh thì vẫn vậy.
Dẫn chứng như trên, tôi muốn nói: đối với cộng sản, không có môn Sử, mà chỉ có những lời tuyên truyền theo họ muốn.
Còn về Địa Lý? Làm sao mà dẫn chứng chủ nghĩa tư bản đang rẫy chết trong khi nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật vượt bậc của họ không thể bịp được đứa con nít? Lảm sao mà chứng minh: “Đồng hồ Liên Sô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”? và phản khoa học như: “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”?
Cái khổ của người trí thức không phải vì chầu chực để được nhận những hột bo bo, con cá ươn, mớ rau thối... mà là nỗi nhục cho thân phận của mình, và nỗi đau cho đất nước và dân tộc.
Người ta gọi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày đứt phim, ngày đổi đời, ngày mất nước, ngày quốc hận. Điều nào cũng đúng. Thân phận của mình mà còn không biết có yên thân không thì còn nghĩ gì tới nghiên cứu. Nghiên cứu làm sao được khi tài liệu không có. Tin tức, số liệu được công bố thì toàn là những bịa đặt. Tất cả mọi thứ trong chế độ “ưu việt nhất của loài người” phải được đảng lãnh đạo. Đảng có cần, có sai bảo thì mới được làm. Bọn nhà giáo gốc nguỵ, lý lịch ba đời đầy  rẫy những vết đen thì đảng cho yên thân là tốt lắm rồi, nói gì đến nghiên cứu. Tinh thần đâu mà nghiên cứu khi gia đình còn nheo nhóc, dạ dày còn lép xẹp.
Còn về mặt hành chánh, trường Đại Học Tổng Hợp (thay cho Đại Học Văn Khoa trước kia) chỉ công nhận văn bằng cử nhân, chứ không công nhận văn bằng cao học. Cuộc đời của nhiều người coi như đã chấm dứt từ cái ngày đen tối đó.
Vài lời ghi lại của một kẻ đã hết lòng với cả hai trường Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa Sài Gòn, nhân dịp Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ, mà đường xa vạn dặm không thể tới dự được./
 Trần Thế Đức 
 (Úc, 28-8-2015)


GS.PHẠM CAO DƯƠNG * GS. NGUYỄN KHẮC NGỮ

Sử gia trong quên lãng: Gs Nguyễn Khắc Ngữ
                    thaynkngu
NKN
NKN
NKN
 thaycopcd
 Gs Phạm Cao Dương & Gs Trần thị Khánh Vân
"Thế kỷ 21" tháng 11/1992
____________
 Sử gia Nguyễn Khắc Ngữ trong quên lãng
 Viên Linh

Trong những cuốn sách viết về sự sụp đổ của miền Nam, cuốn đầu tiên đáng kể nhất đối với người viết bài này là “Những Ngày Cuối Cùng của Việt Nam Cộng Hòa” của sử gia Nguyễn Khắc Ngữ.

Ảnh bìa hai cuốn sách giá trị của sử gia Nguyễn Khắc Ngữ (1935-1992).
 Cuốn sách ấy xuất hiện sớm sủa nhất, cuối năm 1979, viết với tấm lòng nung nấu của một thanh niên ngay từ lúc vào đời đã nghĩ đến sử, và anh viết lịch sử hiện đại với phương pháp khoa học, chỉ trong bốn năm sau ngày mất nước đã hoàn tất 430 trang giấy đánh máy chữ nhỏ. Ngày 27 tháng 5, 1978 anh đã từ Montreal gửi thư cho tôi, lúc ấy đang ở vùng tam biên Hoa Thịnh Ðốn, sau nhiều lá thư trao đổi. Chúng tôi đã trao đổi nhiều tại Sài Gòn từ những ngày cùng làm bán nguyệt san Sống đầu thập niên '60 của Hội Nạn Nhân cộng sản.
Hồi ấy sửa soạn xuất bản tạp chí Thời Tập (ra số 1 nhân tháng 4, 1979), tôi đã phỏng vấn anh: “Theo quan điểm của một sử gia, anh nghĩ gì về vụ Vẹm đốt sách?” Từ những năm đầu của thập niên '50, chúng tôi hay dùng chữ Vẹm để gọi Việt cộng, chữ này hình như là cách ghép hai chữ VM (Việt Minh) và đọc chệch đi. Những năm giữa thập niên '70, người cầm bút Việt Nam lưu vong nào không đau đớn vì chuyện cộng sản phát động sự bạo hành của máu nóng, của căm thù, của ngu dốt lên cao để thanh thiếu niên học sinh cảm thấy hứng khởi trong sự đốt sách của miền Nam? Mấy người đã gửi bài trả lời, có Mặc Ðỗ, Võ Phiến, Cao Thế Dung, Nguyễn Khắc Ngữ.
Sử gia Nguyễn Khắc Ngữ viết: “...Vụ đốt sách là chuyện dĩ nhiên của chế độ cộng sản. Ở Liên Xô khi Staline bị hạ bệ người ta đã đem cắt một số trang của cuốn ‘Bách khoa Từ điển Liên Xô’ có viết về Staline để đem đốt đi cho tuyệt tích luôn và thay vào đó bằng một bài mới tất nhiên viết không hay gì cho nhân vật này. Tuy nhiên dù cấm đoán đến thế nào, sách vở hay vẫn tồn tại. Trước kia Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò nhưng Nho giáo sau này vẫn phát triển mạnh. Mao Trạch Ðông đã phải để mấy chục năm để chống nhau với bóng ma Khổng Tử mà cuối cùng cuộc ‘Cách Mạng Văn Hóa’ lại chỉ là bản án muôn đời cho vợ con ông.”
Trong 37 năm nay có thêm nhiều cuốn sách viết về “những ngày cuối cùng” của Việt Nam Cộng Hòa, song không cuốn nào có tầm rộng lớn như cuốn sách của anh. Cuốn sách đáp ứng được các mặt của một cuốn sử hiện đại, phần giữa sách quan trọng nhất, từ “Sự thi hành Hiệp Ðịnh Paris” đến các trận đánh khác, cuộc triệt thoái tự sát ở cao nguyên, v.v... chỉ bắt đầu từ chương bảy, trang 148, còn từ đó trở ngược lên trên tác giả viết tổng quát về sự “Hình thành của chế độ Việt Nam Cộng Hòa,” qua từng chương, nhắm mỗi chương vào một lãnh vực (Tương quan Lực lượng Nam Bắc, Chính sách Cầm quyền, Kinh tế Tài chính, Văn hóa Xã hội,...). Mỗi chương anh viết một vài sự kiện quan trọng, có tính quyết định, trình bày rõ hơn trên nền một tổng quan để người đọc hiểu bao quát toàn cảnh của miền Nam, trước khi và trong khi sụp đổ. Hẳn rằng quan niệm một sử gia cũng là một phán quan, Nguyễn Khắc Ngữ kết tội và kể tội đích danh chính phủ và 5 nhân vật làm mất nước, với sự lạm dụng quyền hành và sự tham ô của họ. Anh trình bày những kế hoạch ngũ niên (kỹ nghệ, nông nghiệp, và các sự kiện). Văn hóa Xã hội được dành khoảng 40 trang, anh điểm danh các văn nghệ sĩ và các báo, một cách khái quát song khá sắc nét. Anh kể ra một số báo, những đụng chạm với chính quyền, một số nhà văn, nhà báo, và đây chính là nhờ sự xông xáo của anh trong thời gian cầm bút. Tôi nhớ Nguyễn Khắc Ngữ tất tả bước đi trên đường Hồng Thập Tự, ra vào tòa soạn bán nguyệt san Sống của ông Ngô Trọng Hiếu, trước thời ông được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm chọn làm bộ trưởng Công Dân Vụ. Chúng tôi hay gặp nhau ở đây, vì thường lui tới với Duy Sinh ngồi thường trực tại báo quán; và ở vài chỗ khác như tại Ðàm Trường Viễn Kiến của nhà văn Nguyễn Ðức Quỳnh, gần chùa Giác Minh của Hòa Thượng Ðức Nhuận. Tóc anh hớt ngắn, miệng cười rộng, hàm răng trắng làm sáng khuôn mặt không có vẻ gì là thư sinh, học giả: qua toàn thể anh là một con người hoạt động, được việc cái đã. Nguyễn Khắc Ngữ trong Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam, vừa là học giả, vừa là người hoạt động: để viết cuốn sử đầu tiên tại hải ngoại, anh đã bỏ ra bốn năm, qua 22 tiểu bang ở Hoa kỳ, các tỉnh ở Gia Nã Ðại và nhiều nước ở Âu Châu “để tìm tài liệu và phỏng vấn những người liên hệ.”
Nguyễn Khắc Ngữ sinh năm 1935 tại Duyên Hà, Thái Bình, gọi nhà văn hóa Nguyễn Ðức Quỳnh bằng cậu, học trung học Lê Quí Ðôn tại tỉnh nhà, tị nạn cộng sản lần thứ nhất năm 1954, nhập ngũ khóa 21 SVSQ Trừ Bị Thủ Ðức, ra trường phục vụ trong binh chủng Không Quân. Ngày 30 tháng 4, 1975 rời Việt Nam, định cư tại Montreal, Canada và lập gia đình tại đây, có một con trai. Anh mất vì ung thư dạ dày năm 1992.
Từ cuối thập niên '50, chàng trai Thái Bình (Thái lọ) viết truyện ngắn (Dưới bóng Hoàng Lan), viết kịch (Hỏa ngục), và cũng viết những bài nghiên cứu về ngôn ngữ Chàm, về Văn hóa Óc Eo, Phù Nam. Tới thập niên '70 chàng chú trọng hơn về Mỹ thuật Văn hóa Dân tộc, đã xuất bản “Kỹ thuật và Mỹ thuật Tranh mộc bản Việt Nam,” nghiêng qua cả chính trị và các đảng phái quốc gia, khi tình hình đất nước càng ngày càng nóng bỏng, khiến cho những kẻ có lòng không thể ngồi yên. Nguyễn Khắc Ngữ thường ký tên thật, tuy đôi khi viết bằng bút hiệu Vũ Lang, viết trên những tờ báo có tính chiến đấu (Thanh Niên, Ðất Nước, Trình bày (b không viết hoa), hay báo Khảo cổ học, Sử Ðịa. Anh tốt nghiệp Cao học Sử, giáo sư Sử học tại Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, có thời gian làm phụ tá khoa trưởng Ðại Học Kinh Tế Thương Mại Minh Ðức. Sự đóng góp của anh cho học thuật Việt Nam không phải nhỏ, với khoảng gần 20 đầu sách đủ loại, đa số là sách Sử, Ðịa, Khảo cổ học và cả Nhân chủng học. Tiếc thay anh mất sớm, ở tuổi 57. Sự ra đi của anh không những là một mất mát riêng cho gia đình, bạn hữu, mà còn làm cho Nhóm Nghiên Cứu Sử Ðịa Việt Nam mất đi một động lực chính yếu, và một thiệt hại đáng kể cho sinh hoạt văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. May thay Nguyễn Khắc Ngữ đã để lại một tác phẩm quan trọng và giá trị: Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa, cuốn sách nóng hổi về tháng 4, 1975.
(Viết để nhớ Ngữ - 4.2012)
 Viên Linh
Người Việt online
__________

No comments:

Post a Comment