NGUYỄN BÁ CHỔI * HÔ DÂM TẶC
Đàn bà Việt Nam thời Xã Nghĩa
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)
- Có thể nói không oan chút nào, rằng trên thế giới này, tự cổ chí kim,
từ Đông sang Tây, Bắc xuống Nam, trên miền núi dưới miền xuôi, không có
dân tộc nào mà thân phận đàn bà lại bi thảm đến độ như Việt Nam dưới
thời Xã Nghĩa.
Trước hết tác giả, theo chế độ “xin-cho”, mở ngoặc để “làm rõ” ý nghĩa
của hai chữ “đàn bà“ dùng trong bài này là để chỉ chung nữ giới, không
phân biệt già trẻ lớn bé.
Tác giả cũng mong quý vị Dờ Lờ Vờ (DLV) chịu khó đọc cho hết bài để phát
huy tinh thần Bốn Tốt: hiểu biết tốt, sáng mắt tốt, diễn biến tốt, tiến
bộ tốt hầu thực sự trở thành những nhà Kách mạng giác ngộ... tốt, (cộng
lại trước sau vị chi là Năm Tốt). Khi đã làm tốt rồi thì từ bỏ cái nghề
vu vơ và không lương thiện chút nào đeo đuổi bấy lâu nay là Sờ
Bờ/S.B... (Tác giả xin lỗi phải viết tắt, vì viết đầy đủ ra hơi bị khó
coi), hầu tránh cho con cháu muôn đời mai sau của quý vị mỗi khi nghe
con vật giữ nhà bốn cẳng “gâu gâu” giữa ban ngày, nhìn quanh quẩn xa gần
mà chẳng thấy bóng dáng ai, động tịnh gì, chúng lại nhớ tới cha mẹ, ông
bà, tổ tiên mình xưa kia... Đóng ngoặc.
Đóng cái ngoặc xong, tác giả xuống hàng rồi ngồi đó; thừ người ra vì
bỗng dưng, không muốn cũng phải khóc, khi mới bắt đầu nghĩ tới những bé
gái bất hạnh đã bị đẩy vào vòng tay một lão già dâm tặc.
Già dâm tặc tức trâu già háu gặm cỏ non thì xưa nay trong cõi người ta
không phải là hiếm, nhưng cái hiếm lạ đời chỉ nước VN từ sau ngày đổi
tên thành CHXHCNCC mới có, là “cha già dâm tặc”; gọi là “cha già dâm
tặc”vì lão ta được băng lão dựng nên, sau khi cướp ngon ơ chính quyền,
bắt dân cả nước gọi là “cha già”, buộc mọi người học tập “đạo đức” lão;
phải tung hô, tôn thờ hơn cả người có đạo phụng thờ đấng chí tôn, các
thần thánh.
Một trường hợp điển hình là “cái X.” (Đèn Cù), một bé gái miền núi thật
thà chất phác và xinh xắn “được” Kách Mạng tuyển chọn, tưởng đi phục vụ
việc lặt vặt cho“ông cụ” trong hang Pac Bó, nhưng “phục vụ việc lặt vặt”
đó không phải là nhu cầu của cha già DT; nhu cầu thiết thực của chủ
động (hang Pac Bó) nằm ở chỗ khác: chỗ thầm kín và qúy báu nhất của đàn
bà.
Cái thảm họa của “cái X.” do cha già DT gây nên, nó khủng khiếp kinh
hoàng như thế nào thì những ai không sợ sự thật đều đã biết qua lời kể
lại, không phải do bọn phản động, nhưng bởi chính những người đi theo
Kách mạng đã từng một thời sát cánh bên “ông cụ” (Vũ Thư Hiên/Đêm Giữa
Ban Ngày; Trần Đĩnh/Đèn Cù).
Từ bé, bị lừa như Nông Thị Xuân (sau phải có với “bác” hai đứa con là cô
Nghĩa và cậu Trung). Lên tuổi choai choai, bị gạt như Nông thị Ngát
(mang thai với “ông cụ” xong là bị bắt “chém vè ” đi xa thật xa để phi
tang, để cho phòi ra thằng cu Mạnh. tưởng thiên hạ không ai hay “chính
chủ” của đứa bé là thằng phải gió nào).(1)
Đó là hai “o” con nít, chưa kể vô số cháu gái từ Miền Nam mang vú sữa ra
dâng người được “ông cụ” âu yếm hỏi cháu mắc tiểu không, để rồi sau đó
có thể là như “cháu ngoan” Huỳnh Thị Thanh Xuân, 15 tuổi, “lần gặp bác
Hồ tôi bị mất trinh” (2).
Còn các cô đã lớn khôn, tới độ chín mùi, nước nôi đầy đủ, bị bác chơi
quỵt, cưới lèo, con số nạn nhân cũng không ít, nhưng vì họ là dân Pháp,
dân Nga, Tàu, nên không kể ra đây, vì bài viết chỉ đề cập đến nạn nhân
đồng bào ruột thịt của “ông cụ”.
Nếu thân phận đàn bà Việt Nam thời xã Nghĩa chỉ có bấy nhiêu thì cũng
tạm cho qua đi - “Khéo dư nước mắt khóc bầy cháu xui”- thông cảm cho
“bác” lúc đó “đang gặp khó khăn”, “đang trong hoàn cảnh chiến tranh”,
hay “vừa ra khỏi chiến tranh”, hoặc “do hậu quả Mỹ Ngụy để lại” v.v...
Nhưng đó chỉ là ba cái chuyện lưa thưa, dăm nạn nhân lẻ tẻ. Dưới thời Xã
Nghĩa, đàn bà Việt Nam phải chịu nghìn cay vạn đắng khôn lường.
Kẻ đói nghèo bị lưà, người giàu có cũng bị gạt. Kẻ lừa gạt lại không ai
xa lạ hơn là “bác và đảng”, qua Phong trào Cải Cách Ruộng Đất và Đấu tố:
giết đại ân nhân của “Kách Mạng”; quỵt phần quả thực (tài sản tịch thu
của địa chủ) đã hứa với những người bần cùng đói khổ bị dụ dỗ đi đấu tố
người chẳng hề ân oán gì với mình.
Những bà mẹ, hy sinh để con đi đánh giặc xâm lăng. Đánh giặc xong, con
sống sót trở về. Chưa kịp vui khi nghe loa phường văng vẳng “Chiến thắng
Điện Biên, Bộ đội ta kéo về Thủ đô giữa mùa hoa nở...”, mẹ đã bị du
kích đến nhà lôi ra trói quỳ giữa sân đình làng để Tòa án Nhân dân xử
tội Địa chủ Phản động; phần con, đảng dắt trên đường vào Trại Chỉnh huấn
để “được”tẩy não “Tư sản ác ôn”.
Đấu tố mãi rồi cũng hết nạn nhân, hoàn thành “chỉ tiêu” “Mao chủ tịch”
đích thân đưa ra cho “bác Hồ” là phải “bình và đấu” dân ta tối thiểu là
5% mỗi địa phương, mặc dầu có nơi dân toàn nghèo xơ xác, bác cũng phải
kiếm cho ra.
Chiến tranh hết, Cải cách qua, những tưởng từ đây các bà các chị yên ổn
vác cuốc ra đồng, ai dè lại bị bác đảng bắt vác súng vào đánh đồng bào
Miền Nam cho ông Liên Xô và ông Trung Quốc.
Suốt 20 năm chiến tranh, chỉ trên đường Trường Sơn thôi, chị em bộ đội
dân công đã trải qua những gì? Trong cuốn Tiểu thuyết Vô Đề, tác giả
Dương Thu Hương cũng là một “chiến sĩ gái” “đi B” ghi lại chuyện anh bộ
đội cụ Hồ tên Quân. Đại khái - trích một đoạn - như sau:
“Trên đường về phép quay ngược lại phía bắc, Quân gặp một trạm giữa rừng mà người trách nhiệm là một lính cái xấu xí bản thỉu và hôi hám vì vừa chôn xong ba xác người vừa bị chết. Vì cô đơn và sinh lý dồn nén nên đã thành một con thú thèm khát đến cùng cực và đã có hành động như hiếp dâm chàng sĩ quan trẻ tuổi...” (3)
Rồi sau ngày gọi là “Đại thắng Mùa Xuân”, “hoàn thành nghĩa vụ cao cả là
“giải phóng Miền Nam”, số phận của hàng chục vạn chị em phụ nữ miền Bắc
ngày đi B còn phơi phới hoa xuân thì ra sao? Ta hãy đọc họ kể về họ.
một chút, như sau đây. Vẫn Dương Thu Hương, trong một tác phẩm khác,
“Chốn Vắng”:
“Còn trong cuộc sống thì có lẽ mọi người đều biết rằng sau cuộc chiến
tranh này hàng vạn người đàn bà chết già bởi vì không có ai lấy họ nữa
và họ bị dồn vào những nông trường xa xôi, những nông trường trồng cam ở
Hòa Bình và các tỉnh miền núi khác, trồng cam, trồng lạc, trồng sắn và
những nông trường toàn đàn bà đến nỗi ở một cái chân trời không bao giờ
hiện lên một người đàn ông nào cả. Và nếu có một vài thi thoảng hiện lên
một người đàn ông thì đối với họ đấy là những cái hạnh phúc rất là hiếm
hoi, mặc dù nó chỉ là một cái thứ hạnh phúc vay mượn và chụp giật.”
Đó là sơ qua về đàn bà dân Việt Miền Bắc. Còn các bà các chị dân Việt ở Miền Nam thì sao?
Thực dân vừa cút đi, quốc gia kiến thiết. Vừa được cuộc sống thanh bình
ấm no, khi không, “thuở trời đất trổi cơn gió bụi” CS, khiến cho không
chỉ “khách má hồng” mà “khách” má nhăn nheo cũng “nhiều nỗi truân
chuyên”. Không được như người chinh phụ năm xưa được an toàn nơ quê nhà,
chỉ lo cho chồng ngoài trận tiền, người vợ lính VNCH thời “Giải Phóng”,
có khi “không chết người trai khói lửa”, mà “chết người vợ con ở hậu
phương”, vì xe đò bị mìn nổ, trường học bị đạn pháo.
Rồi đến khi bị phỏng hai hòn, chồng đi tù, vợ vưà phải không biết làm gì
để sống, nuôi con và nuôi chồng đói chết trong nhà tù của “bên thắng
cuộc”; không ít bà, chị còn bị đuổi ra khỏi nhà, lùa đi đày gọi là vùng
kinh tế mới, mẹ con chơ vơ giữa chốn rừng thiên nước độc. Lo được một
chuyến thăm chồng, gánh gồng ra Bắc, có khi còn bị bọn dẫn đường rừng
chúng hãm hiếp...
Trên đây là đôi nét“sơ bộ” về những thảm cảnh đàn bà Việt Nam hai miền
Bắc Nam phải chịu, thế giới không ai có. Nhưng ngày nay sau 40 năm thống
nhất đất nước, sạch bóng quân thù, lại lù lù trên đường quê, nhấp nhô
giữa thành phố hàng hàng lớp lớp các bà các chị Dân Oan. Trong đó có
người chịu không thấu uất ức đã tự tìm đến cái chết; có bà phải cùng con
gái tuột sạch quần áo trên người mình để chống lại côn an và chó nghiệp
vụ đến cưỡng chế gia sản cuối cùng của mình.
Có nơi đâu trên thế gian này bị giống như VN tôi thời xã nghĩa, một lúc
hàng chục thiếu nữ phải trần truồng, đứng xếp hàng ngang, quay trước
quay sau, để cho vài khách người Đại Hàn, Đài Loan tuổi tác có ngời đáng
bậc cha ông ngắm nghía lựa chọn để mua qua dịch vụ đưa về nước làm vợ?
Có nhà cầm quyền nước nào như nhà cầm quyền XHCNCC là im thin thít trước
việc báo nước ngoài quảng cáo cho một cơ sở dịch vụ rao gã bán một loạt
thiếu nữ với hình ảnh và ghi rõ ràng là đồng bào mình?
Có đàn bà nước nào bị làm khó dễ, bị hạn chế hay bị ngăn cấm nhập cảnh
vào Singapore như đàn bà Việt Nam đang bị quốc gia này đối xử?
Tới đây, người viết thấy bủn rủn tay chân, hai mắt mờ đi và tự nhủ, làm
sao khả năng mình có thể mô tả hết được sự thống khổ nhục nhằn của thân
phận Đàn bà Việt Nam dưới thời Xã Nghĩa. Bèn ngưng nơi đây và chỉ còn
biết: Tội quá đi thôi, đàn bà Việt Nam thời Xã Nghĩa!!!
______________________________________
Chú thích:
NGUYÊN THẠCH * CHUYỆN MÈO
Chuyện mèo
Nguyên Thạch (Danlambao)
- Cô Sáu, có "nick name" Sáu Xạo mất chồng khi tuổi hẳn còn trẻ. Có cô
bạn thân thấy tội nghiệp đem tặng cho con mèo để mà ôm ấp, để mà hủ hỉ
cho có bầu bạn. Một năm sau, cô bạn ghé thăm:
- Ủa con mèo dễ thương thông minh đâu Sáu?
- Tao bóp cổ nó chết rồi.
- Sao vậy?
- Có tay đàn ông kia giàu lắm, thương tao, anh ấy thường ôm và hỏi nó:
"Cái của cô chủ tròn hay méo?", lúc nào nó cũng trả lời: Méo! Tao đã
giết nó vì nó dám nói lên sự thật.
Trời sinh mèo, thứ nhất là để bắt chuột, thứ đến là để nói lên mọi sự
trên thế gian này hầu như là: Méo. Không hề có một con mèo nào trên cõi
đời này cất lên tiếng "tròn hay thẳng" cả. Những con mèo ví như những
con người tranh đấu, luôn nêu lên sự thật một cách hiển nhiên theo bản
tính bẩm sinh, mà đảng CSVN là chị Sáu.
Bởi có tên thường gọi là Sáu Xạo nên chị Sáu không bao giờ muốn nghe sự
thật. Cái "Bác Hồ" của chị, nó có méo hay lệch,"nô he" hay rậm rạp, hôi
hám hay mọc nấm, đó là chuyện cực kỳ riêng tư, tựa như "bí mật quốc gia"
mà không ai có quyền bật mí ra sự thật.
Chị Sáu vừa xạo lại vừa độc ác, chị sẵn sàng bóp chết con mèo dễ thương
mà người bạn của chị trân quí trao tặng để có hơi hám trong những lúc
chị đơn cô chiếc bóng, không ai thăm, không ai chơi. Tuy thế, chị vẫn
không cần con mèo với bản chất nêu lên sự thật, cho dẫu nó mượt mà mềm
mại cỡ nào, mà chị chỉ cần những con chuột lúp ló quanh co sau thùng đồ
ăn, hủ gạo, sợ tiếng động và thường hay chạy trốn mỗi khi có mèo phát
hiện. Chị quí nhất là những con chuột chuyên núp trong những cái đục
bình đắt tiền theo hình dáng ngư ông xem cảnh Biển Đông tựa như cái ao
nhà hoặc "núi liền núi, sông liền sông" mang đầy "triết lý" ba Tàu.
Lịch sử của đảng ta hay lịch sử của đảng Tàu đều giống nhau như rập
khuôn, đảng CSVN "định hướng tư duy" đảng Tàu làm sao, đảng tao làm vậy,
hễ Tàu làm cái gì, ta làm theo cái đó bởi thiên triều là vạn tuế. Tàu
có "Cuộc cách mạng Đại văn hóa", ta có chiến dịch "Xét lại chống đảng"
qua Nhân Văn Giai Phẩm, Tàu tham ô, ta cũng tham ô, quan chức Tàu đem
tiền vượt biên ra ngoại quốc, quan ta cũng chuyển tiền qua Mỹ hoặc các
nước tự do để có sẵn bãi đáp phòng khi hữu sự.
Tàu lạnh lùng vô cảm trước những nạn nhân, ta cũng vậy. Côn an Tàu hiếp
đáp đánh đập dân của họ một cách dã man, côn an ta cũng không kém phần
man dã. Tàu ăn cắp bản quyền trí tuệ, ta ăn cắp siêu thị hay ngay cả cây
đinh con ốc, riêng chuyện ăn thai nhi hay bắt cóc người mổ nội tạng thì
ta có đủ gan và đủ trình độ để bắt chước chưa, vấn đề này xin dành cho
bạn đọc góp ý trả lời.
Các cá nhân, các hội đoàn, các phong trào vùng lên đấu tranh, gióng
tiếng nói để cảnh báo cho toàn dân hay cộng đồng quốc tế về thảm cảnh,
thực trạng của Việt Nam đều bị đảng CSVN hoặc tiêu diệt ngay từ trong
trứng nước bằng cách hoặc tăng cường sự đàn áp dã man hầu đảng có thể
tiếp tục mụ mị, gian dối lẫn hung bạo để duy trì sự cai trị như câu
chuyện hôm nay: Chị Sáu bóp chết con mèo vì nó dám nói lên sự thật rằng
"cái Bác Hồ" của chị là méo, hoàn toàn méo.
VIÊN LINH * NGHỀ VĂN
Nghề văn: quán xá và ngộ nhận
Viên Linh
1- Ngành nghề nào cũng có nhiều mặt, như một ngôi nhà thế giá mở cửa
hướng Ðông Nam và những căn nhà khác không chọn được ánh sáng mặt trời,
do tình thế hoàn cảnh do thời gian dựng nghiệp hay lúc sa cơ lỡ vận, một
kẻ chân ướt chân ráo táp vào đâu đó cho qua cơn giông bão đường xa lỡ
chuyến, hay lúc hiểm nghèo tối tăm mặt mũi, hoặc bám được vào một tấm
ván lênh đênh, bị dòng hạ lưu cuốn hút lúc tỉnh ra mừng rỡ thấy mình nằm
trên một mớ lục bình trôi nổi dập dềnh còn sống, thôi thì sống được là
may, làm gì cũng chẳng làm sao.
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi. Văn chương báo chí là nghề tự do, ai vào cũng được, không cần xuất trình chứng minh thư, nhất là văn chương lưu vong hải ngoại những năm đầu, quần thể ông cũng là thằng, trí thức một xã hội tan rã làm cu-li rửa bát quét đường cho một tập thể doanh nhân trù phú. Và chỉ cần năm trăm tự biên tự diễn cậu trở thành nhà bình luận, cô trở thành thi sĩ, thiếu gì các tờ báo nhất là báo mạng đăng liên tiếp trường kỳ những “bài thơ” không niêm không luật, không âm điệu, chỉ có ý nghĩ, đừng nói tới thi ngữ hay văn phong.
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi. Văn chương báo chí là nghề tự do, ai vào cũng được, không cần xuất trình chứng minh thư, nhất là văn chương lưu vong hải ngoại những năm đầu, quần thể ông cũng là thằng, trí thức một xã hội tan rã làm cu-li rửa bát quét đường cho một tập thể doanh nhân trù phú. Và chỉ cần năm trăm tự biên tự diễn cậu trở thành nhà bình luận, cô trở thành thi sĩ, thiếu gì các tờ báo nhất là báo mạng đăng liên tiếp trường kỳ những “bài thơ” không niêm không luật, không âm điệu, chỉ có ý nghĩ, đừng nói tới thi ngữ hay văn phong.
Ký giả Lê Kim Ðính thời còn cộng tác với The New York Times, cùng tác
giả Viên Linh trên tàu du ngoạn chạy bằng hơi nước trên sông Hudson, New
York, 1978. (Hình: Viên Linh cung cấp)
Còn nhớ năm 1982 tôi tới Phở Ngon ở góc đường Ward và Bolsa, chỗ nhà
hàng Kim Sơn bây giờ, chủ quán là Cao Thi, em ruột người bạn học của tôi
hồi ở Sài Gòn, gặp Mai Thảo ở đấy. Hồi 1978 còn ở miền Ðông, một người
bạn nay đã quá cố là anh Lê Kim Ðính làm cho tờ New York Times và tôi đã
lái xe đưa Mai Thảo từ Virginia lên New York, đúng ra là New Jersey
ngoại ô thành phố, trao anh vào tận nhà người anh ruột của anh là ông
cựu Thẩm Phán Nguyễn C.Q.
Mai Thảo và tôi ngồi ngoài xe, anh Ðính cầm mảnh giấy có ghi địa chỉ
tiến vào một ngôi nhà nọ. Lúc ấy đã hơn 10 giờ tối. Cửa mở hé rồi đóng
lại ngay, tôi nghe tiếng nói của một người đàn ông Việt. Ðính quay ra,
đứng lại cách xe vài chục thước, gọi tôi. Có gì đây chỉ chúng tôi biết
nên anh mới vẫy tôi ra. Lạ lắm. Ðúng nhà ông Q. nhưng ông nói như mắng
mình. Làm sao bây giờ? Làm sao là làm sao? “Ổng này nói tại sao các anh
lại đến nhà tôi?” Anh Ðính vốn rất ít nói, lúc ở Saigon anh thuê một căn
phòng trên đường Catinat, gần Quốc Hội, còn vợ con ở trang trại ở Thủ
Ðức, nuôi hai con chó berger cao lớn. Chỉ biết Ðính làm cho nhật báo New
York Times, nên ngay 1975 anh được báo này bảo trợ mang về cư ngụ ở
Queens, tôi có tới nhà một bận
. Nhà anh đầy bạn, nhưng cũng không tiện mang Mai Thảo về, còn Mai Thảo lại vừa từ nhà tôi lên đến đây. Từng cùng làm chung một tòa soạn, một phòng, cho hai tờ báo khác nhau, từ 1961 tới 1966, là Kịch Ảnh và Nghệ Thuật, tôi có dịp gặp bà cụ mẹ anh Mai Thảo, có lần cụ ngồi cả giờ ở tòa báo, tôi có biết người anh kế của Mai Thảo là Nguyễn Ðăng Viên, song chưa bao giờ được gặp người anh cả, quyền huynh thế phụ của anh, là người đang trách chúng tôi ngay trong căn nhà kia. Cuối cùng chúng tôi kết luận, chuyện của họ mình không cần biết, mình chỉ giúp đưa bạn tới đây, tìm ra ngôi nhà mà bạn muốn đến, cứ đưa bạn vào trong nhà là mình hoàn tất nhiệm vụ. Ðợi cho Mai Thảo khuất sau cánh cửa, cửa đóng lại, chúng tôi rời New Jersey.
. Nhà anh đầy bạn, nhưng cũng không tiện mang Mai Thảo về, còn Mai Thảo lại vừa từ nhà tôi lên đến đây. Từng cùng làm chung một tòa soạn, một phòng, cho hai tờ báo khác nhau, từ 1961 tới 1966, là Kịch Ảnh và Nghệ Thuật, tôi có dịp gặp bà cụ mẹ anh Mai Thảo, có lần cụ ngồi cả giờ ở tòa báo, tôi có biết người anh kế của Mai Thảo là Nguyễn Ðăng Viên, song chưa bao giờ được gặp người anh cả, quyền huynh thế phụ của anh, là người đang trách chúng tôi ngay trong căn nhà kia. Cuối cùng chúng tôi kết luận, chuyện của họ mình không cần biết, mình chỉ giúp đưa bạn tới đây, tìm ra ngôi nhà mà bạn muốn đến, cứ đưa bạn vào trong nhà là mình hoàn tất nhiệm vụ. Ðợi cho Mai Thảo khuất sau cánh cửa, cửa đóng lại, chúng tôi rời New Jersey.
Bốn năm sau gặp lại tại Nam Calif., Mai Thảo khác hẳn, giọng pha men,
tiếng lè rè, bên cạnh là mấy cậu nhỏ cười nói to tiếng. Lúc chỉ còn hai
người, tôi phàn nàn sao anh lại ngồi rượu chè với họ, anh tặc lưỡi: “Thì
nó mời mình đi. Mình có lái xe đâu. Nó lại...” Anh phác tay chỉ lên mặt
bàn đầy ly chén. Ðó lại là lúc mới bắt đầu, sau này Mai Thảo uy quyền
hơn trong vương quốc của anh, anh không nói nữa, mà chỉ cần phán bảo,
chỉ trỏ là việc gì cũng xong. Anh từng nói anh có cả trung đội tài xế
đưa đón ở khắp các phi trường quốc tế, toàn là các văn thi sĩ có tiếng
hải ngoại. Họ tụ tập tưng bừng trên tờ Văn của tác giả “Cửa Sau,” nhưng
lạ thay, từ khi ông qua đời, lớp các văn thi sĩ này không còn thấy đâu
nữa. Họ biến đi chẳng khác gì âm binh khi phù thủy đã không còn nữa.
Làng văn làng báo không phải chỉ có thế, đó chỉ là bề mặt của một khu
ngoại thành có treo đèn kết hoa. Thế nhưng từ đó đã giăng mắc rất nhiều
ngộ nhận về thế giới những người thực sự sống bằng nghề cầm bút, là
những người không có thì giờ la cà nơi quán xá, nhà hàng ăn, tiệm cà
phê,... đời sống của họ, nơi ngoại thành, cách biệt hẳn với đời sống
trật tự của những gia đình bình thường, hay của những người chọn nghề
văn, những người làm việc không phải 8 tiếng một ngày, mà thường khi
trên 10 tiếng một ngày.
2- Có một lớp nhà văn ngang tuổi nhau, sàn sàn một lứa, ra vào quán xá
ngày xưa, “cô hàng nước,” lại rất lãng mạn, không kể tráng sĩ Lê Liêm ra
vào quán xá của người thanh nữ trong Bến Nước Ngũ Bồ của Hoàng Công
Khanh. Chàng vượt sông vào đất giặc, như Kinh Kha nhập Tần làm
thích-khách mưu giết bạo chúa Tần Thủy Hoàng, nàng chống cửa liếp ngôi
quán bên sông, chờ chàng trở lại; mà gió thu phong đã qua, mưa đông cắt
thịt đang về, còn chàng vẫn không thấy bóng...
Lớp đầu tiên là các thi sĩ say sưa chính khí, những người lo việc nước,
việc thời thế, “tám phương trời khói lửa, một mũi dao sang Tần” (Vũ
Hoàng Chương), ra đi tìm chiến hữu để mưu việc xoay lại cơ đồ:
Nhượng Tống:
Dứt tiếng ly ca ném chén vàng,
Bồi hồi từ giã đất Tuyên Quang
Biết đâu tìm thấy người trong mộng
Khéo não nùng thay chuyện dọc đường...
Ơn nặng chưa đền cho đất nước
Tình riêng tạm gửi với văn chương.(Từ Giã Tuyên Quang)
Nguyễn Bính:
Hỡi ơi! Nhiếp Chính mà băm mặt
Giữa chợ ai người khóc nhận thây?
Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?
Mơ gì Áp Tiết thiêu văn tự,
Giày cỏ gươm cùn ta đi đây!
Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Ðã dấy phong yên khắp bốn trời!(Bài Hành Phương Nam)
Ðặng Ðình Hồng:
Cho xin bát nước, cô hàng
Uống vào kẻo nửa dặm trường còn xa.
Thưa cô tôi khách không nhà
Quán chiều là chốn thiết tha tôi ngồi.
Quán chiều xưa đã lạnh rồi
Quán chiều xưa đã nhạt mùi phấn hương.
Thưa cô tôi kiếp gió sương
Con chim lạc cánh tìm đường về đây.
(Trước Cảnh Hoang Tàn)
Lớp các thi sĩ lãng mạn trong quán tha phương có thể kể ra “tam anh”
thời tiền chiến, thơ họ một khi đọc lên, lòng trai rộn rã chuyện ra đi.
Thi sĩ không phải tráng sĩ, mà lên đường vì chuyện tâm huyết nào đó.
Thâm Tâm:
Bọn ta một lớp lìa nhà
Cháo hàng cơm chợ ngồi ca lúa đồng.
...
Trai lận đận gái long đong
Chờ mong khắc khoải nản lòng dăm ba
Nẻo về gốc mẹ cỗi cha
Thuyền ai nặng chở món quà đắng cay.
(Tráng Ca)
Trần Huyền Trân:
Gối mãi đêm dài trên trên bút giấy
Chong đèn chung cạn một tâm tư
Giờ như quán vắng khi tàn khách
Ðâu những cồn mây tóc rối bù.
(Hết Cố Nhân)
Ðỗ Hữu:
Giữa ngày lạc lõng trên rừng rậm
Với nắng bâng khuâng mấy thuở nào
Với núi xanh lơ, chòi tím nhạt
Mây trời bàng bạc sầu Ai Lao.
Lưng đèo quán gió mờ hun hút
Thôn bản nằm trơ dưới nắng chiều
Tai vẫn nghe đều dòng thác đổ
Người ơi! Thương nhớ biết bao nhiêu!
(Sầu Ai Lao)
Những bài thơ quán xá thời Văn học Miền Nam trước 1975:
Vũ Hoàng Chương:
Tuổi hoa ngồi rũ quán chùa,
Ðường ngang dọc những lá bùa rủ rê.
Lửa chen hơi gió tạt về
Lọt tai xác ướp: trận mê hồn nào?
Chỉ e vàng chói cửa vào
Cửa ra: núi kiếm rừng đao mịt mờ.
Ðáy ly từng giọt bơ vơ
Theo nhau rụng xuống giấc mơ đen dần.
Trông ra gái Sở trai Tần
Dòng xe cuồng chữ nối vần thơ điên
Nốt đàn nghe toàn màu đen
Chợt xanh chợt đỏ mắt đèn mồ côi.
Thấy chăng “dạ lệnh” truyền rồi,
Làm sao - chủ quán - nuốt trôi sầu này?
Chớ cười duyên, chớ xoa tay,
Rằng: mê-hồn-trận ai bày, hỏi chi!
(Ngồi Quán, Sài Gòn 1969)
Viên Linh
Lệ tôi dấu tích tôi mòn
Lên cao tiếng biển xưa dồn ngón tay
Xuống rồi quẹo ngả nào đây
Quán thưa buồn tạt bụi đầy ghế con.
Ra rồi dốc đá chon von
Trông trường giang rộng nghĩ còn quanh co.
Thôi qua con lộ sương mù
Hồn im nghe chuyến xe đò về không.
(Dấu Tích, Sài Gòn 1960)
Thành Tôn:
Vào đây ghế quạnh, khuya người
Quán như địa phủ, nhạc đời nhân gian
Quầy trơ, mắt biếc ngỡ ngàng
Thuyền ai đỗ bến lòng nàng bâng khuâng.
Hồn ta trải gió đầy sân
Tình ta, mây cũng mấy lần thu nao
Vào đây bàn nhẵn, câu chào
Quen như thân thể, lạ nào chén ly.
Ðời nhau, khói thuốc quên đi
Bên tai cổ nhạc lầm lì canh tân
Trên kia dáng bé tần ngần
Lời yêu chậm nói, tình gần tay trao.
Vào đây đèn đủ hanh hao
Bóng ai theo đến kẻ nào quay lui
Cúi đời trên chén ly, khuya
Mắt nhau một hướng, tình chia mấy trùng
Ngồi thần, góc quán mông lung
Xa nghe lời kẻ, gần chùng dáng ai.
Vào đây nhạc đĩa đầy vai
Vòng qua nhịp lặp, kim mài giọng quen
Mòn hao sợi tóc trăm năm
Khuya, mưng máu chậm. Tình, bầm tim mau.
Ngậm lòng. Quán vắng, ơn nhau
Ly trơ ghế nóng, bé chau mắt nhìn
Vào đây như một đức tin
Khói tan đóm thuốc, đời vin tay nào.
Miệng cười kín nụ lao đao
Tình chia nghĩa sớt, câu chào riêng ai
Trách gì ý lỡ lời sai
Cho nhau góc quán đêm dài dung thân.
Thôi em, trả đó tình gần
Ta xin bóng chiếc, đời cần, nhau đâu?
Vào đây ghế quạnh, khuya nhàu
Tình như cổ tích đời sau kể thầm.(Nói Với Cô Bé Ngồi Quán, 1998)
__._,_.___
SƠN TRUNG * VĂN MINH RAU MUỐNG
VĂN MINH RAU MUỐNG
SƠN TRUNG
Cũng như các lãnh đạo đảng, Lê Duẩn không biết học hành đến đâu nhưng
tài liệu đảng nói rằng ông học hết tiểu học, học trung học một năm rồi
bỏ. Đảng nói học hết Tiểu học có nghĩa là cao lắm chỉ đến lớp ba
trường làng như bác Ba! Vũ Thư Hiên bảo rằng ông ta "Vốn
là một tên bẻ ghi đường sắt trước khi trở thành nhà độc tài, Lê Duẩn
tất nhiên muốn chỉ bằng một cú gạt là bắt được con tầu quốc gia chạy
theo ý mình muốn." (DGBN, 273) . Ấy thế mà ông mơ làm triết gia thế giới hoăc it nữa là triết gia vùng như Vũ Thư Hiên đã giới thiệu.
Đó là cái kiêu ngạo cộng sản nó mọc rễ trong tim oc hầu hết đảng viên
cộng sản, dù là đảng viên cắc kế! Cái kiêu ngạo đó lại được bọn tôi tớ
trí thức nịnh hót tâng bốc làm cho họ bay bổng. Vũ Thư Hiên nhận định :
"Ðể chủ soái vui lòng, các lý thuyết gia nội hóa múa bút tạo nên hệ lý thuyết riêng của Lê Duẩn, gồm mấy điểm chủ chốt: một là xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên tinh thần làm chủ tập thể, hai là tinh thần cách mạng tiến công – tiến công không ngừng, tiến công liên tục, lấn tới từng bước, đánh đổ từng bộ phận của chủ nghĩa đế quốc dựa trên sức mạnh kết hợp của ba dòng thác cách mạng. Với tư cách lý thuyết gia hàng đầu của cách mạng Việt Nam, thái thượng hoàng hụt cũng ra công giúp rập Lê Duẩn trong mưu toan trở thành một trong những nhà kinh điển mác-xít cấp châu lục trong giai đoạn mới, để chứng minh Lê Duẩn không phải mao-ít. Trường Chinh tự lột xác hay bị lép vế, là điều đến nay còn là bí mật ( Đêm Giữa Ban Ngày,Ch.XVIII).
"Ðể chủ soái vui lòng, các lý thuyết gia nội hóa múa bút tạo nên hệ lý thuyết riêng của Lê Duẩn, gồm mấy điểm chủ chốt: một là xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên tinh thần làm chủ tập thể, hai là tinh thần cách mạng tiến công – tiến công không ngừng, tiến công liên tục, lấn tới từng bước, đánh đổ từng bộ phận của chủ nghĩa đế quốc dựa trên sức mạnh kết hợp của ba dòng thác cách mạng. Với tư cách lý thuyết gia hàng đầu của cách mạng Việt Nam, thái thượng hoàng hụt cũng ra công giúp rập Lê Duẩn trong mưu toan trở thành một trong những nhà kinh điển mác-xít cấp châu lục trong giai đoạn mới, để chứng minh Lê Duẩn không phải mao-ít. Trường Chinh tự lột xác hay bị lép vế, là điều đến nay còn là bí mật ( Đêm Giữa Ban Ngày,Ch.XVIII).
Mộng làm triết gia của ông bị Trần Đức Thảo dội cho một thùng nước lạnh.
Trần Đĩnh kể rằng Lê Duẩn mời Trần Đức Thảo đến để được nghe ca tụng,
cho nên sau khi “trình bày về đề cương về vấn đề con người” riêng cho triết gia Trần Đức Thảo nghe và khi xin Gíao sư Thảo có ý kiến… thì:
“Ngơ ngác một lát, Thảo nói: – Tôi không hiểu gì cả.”
Thế là, Lê Duẩn vòng ra sau GS Thảo, vòng tay
ôm GS Thảo nhấc lên, giộng xuống đất mấy cái cho hả giận… rồi bỏ vào
trong nhà. Sau đó, GS Trần Đức Thảo kể lại với Trần Đĩnh: "Duẩn chẳng
hiểu gì về chủ nghĩa Mác…". Rồi Trần Đức Thảo thì thầm vào tai Trần
Đĩnh: “Làm sao Duẩn lại Mác-xít được?”(ĐC, 435- 441)
Ông ta lại còn muốn làm khoa học gia. Trần Đĩnh cho biết tinh thần khoa học của ông Lê thuộc loại đỉnh cao trí tuệ:
Ban văn hoá của báo cho biết anh Lê
Duẩn quan tâm đến đời sống dân lắm. Anh đã hỏi kỹ anh Phạm Ngọc Thạch
rằng một bát cơm ăn với rau muống luộc có khác một bát cơm ăn với rau
muống xào không. Khi nhờ phân tích khoa học cao siêu, (tôi ngứa tay thêm
mấy chữ này vào đây) biết là có khác nhau...” cơ bản” thì anh Duẩn đã
chỉ thị hãy cố sao cho “về cơ bản” dân ta được ăn nhiều rau muống xào
mà” cơ bản” bớt luộc đi. Nói “về cơ bản” vì phấn đấu cho có thêm mấy
triệu thìa mỡ mỗi ngày “về cơ bản” không dễ!... Tôi nghĩ ngay việc gì
phải Phạm Ngọc Thạch nghiên cứu, cứ bày lên bàn ông Duẩn hai dúm cơm,
một rang mỡ, một không là kiến nó cho ý kiến nó ngay không phải chờ Phạm
Ngọc Thạch chỉ thị cho ngành y tế. ((ĐC, Ch.IX, 128) .
Lê Duẩn bao giờ cũng biểu dương lòng thương dân bằng mồm. Ông tuyên truyền khá hay. Lúc sinh thời, nhân dịp Tết 1976, Lê Duẩn từng tuyên bố rằng:
“ | Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh (Wikipedia-Lê Duẩn) | ” |
Theo lời của Trần Phương, Lê Duẩn từng nói với ông: "Cầm quyền mà không lo nổi cho dân một bộ quần áo thì cầm quyền là nghĩa thế nào? Anh muốn làm gì thì làm nhưng phải lo đủ cho người dân một bộ quần áo... Tôi vẫn nhớ, có lần trong những năm 60, trong một cuộc họp ở Đồ Sơn, Anh đã nổi nóng với Chính phủ: "Chúng ta cầm quyền mà không lo nổi rau muống và nước lã cho dân thì nên từ chức đi...". Anh Tô (Phạm Văn Đồng) không nói một lời. Tôi rất thông cảm với Anh về cái khó của Chính phủ. Muốn có rau muống thì phải có gạo. Muốn có nước lã (nước máy) thì phải có ngoại tệ. Cả hai thứ đó, Chính phủ đều gặp khó khăn (Wikipedia. Lê Duẩn).
Nhưng cho đến nay, chỉ có đảng viên mới có xe hơi bạc triệu, hàng chục villa và tiền gửi ra ngoại quốc còn dân thì mất nhà, mất đất... mà chẳng thấy ai từ chức!
Trong chế độ cộng sản, khi lãnh tụ đột xuất " phát tiết", hàng vạn ninh thần cất tiếng bốc thơm! Nghe quốc vương nghiên cứu, tìm hiểu về rau muống, Phạm Văn Đồng cũng tỏ ra quan tâm đến khoa học và nhân dân. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng: “một ký rau muống có chứa chất bổ dưỡng ngang với một ký thịt bò”.( Cánh Cò. Rau muống và thịt bò. http://www.rfavietnam.com/node/2836 )
Người ta cho rằng dân Quảng bướng bỉnh, ương ngạnh nhưng Phạm Văn Đồng không ở vào trường hợp này. Ông ta là thủ tướng lâu đời nhất vì thời nào ông cũng vâng dạ, gió chiều nào che chiều ấy nên sống lâu, ngồi bền! Vũ Thư Hiên cho ta biết ý kiến của các đảng viên cao cấp phê bình Phạm Văn Đồng:
Phạm Văn Đồng than thở: “Tôi là thủ tướng lâu nhất thế giới và cũng là thủ tướng khổ nhất thế giới. Làm thủ tướng thật, tôi chẳng có quyền gì hết….”
“Ông Ưng văn Khiêm bình luận: Anh chàng này có một cái tội: đó là biết
mình không có quyền làm bất cái chi không có phép Ba Duẫn với Sáu Thọ mà
lại không dám từ chức. Ông Trần Văn Giầu hóm hỉnh: “Cái đít con người
ta có trí nhớ. Nó nhớ cái ghế.” Tôi được nghe Phạm Văn Đồng nói chuyện
nhiều lần. Ông tỏ ra là người biết nhiều hiểu rộng, nhưng tôi thấy ít ai
nói chuyện vô duyên như ông.” (trang 294)
“…Mai
Lộc vốn rất sùng kính Phạm Văn Đồng buồn rầu nói với tôi: “Thần tượng
của tôi sụp đổ rồi. Không ai mời ông ta cứ đòi đến, leo lên bục mà ba
hoa, chẳng ai buồn nghe mà vẫn cứ nói.”
“Phạm văn Đồng, theo bà (mẹ tác giả) nhận xét là người không xấu, nhưng
ba phải, vụng về và vô tích sự…Dư luận ca ngợi ông liêm khiết, ông đứng
đắn, nhưng những ai quen biết ông đều hiểu ông không làm nổi trò gì
trong những việc lẽ ra ông phải làm….
“…Ông
không nuốn mất lòng một ai, nhất là mất lòng cấp trên. Quả nhiên đúng.
Một đồng chí cũ thương mẹ tôi đến nói với Phạm Văn Đồng chuyện cha tôi
bị bắt. Ông nghe rồi thở dài nói: “Việc tập thể quyết định, tôi làm gì
được!” ( DGBN, trang 27)
Tố Hữu rồi Nguyễn Chí Thanh cũng lớn tiếng phụ họa với ông chủ cho tròn
phận tôi, và cũng để chứng tỏ trình độ khoa học đỉnh cao trí tuệ của
loài người.
Trần Đĩnh cho biết Giữa năm 1963, Nguyễn
Chí Thanh có bài đăng trang nhất báo Nhân Dân kêu gọi tiết kiệm lương
thực. Hợp tác xã cha chung không ai khóc, năng suất thấp, thóc gạo
thiếu, biện pháp duy nhất thích hợp là bóp miệng lại, Thanh nay liệt bún
vào bảng xa xỉ phẩm. Viết hẳn: Tại sao phải ăn bún?
Lúc Tố Hữu mở bữa thịt chó khao in tiểu
sử Cụ, chưa hợp tác hóa nông nghiệp, bún ê hề, Thanh ca ngợi thiên tài
bếp núc dân tộc thể hiện ở tổ hợp bún, thịt chó, mắm tôm. Từ ngày hợp
tác hoá nông nghiệp, quản lý hết thóc gạo thịt thà, kể cả chó, thiên tài
bếp núc gần như tiêu ma. Một cá nhân bèn dám lớn tiếng truy hỏi dân
tộc: “Sao phải ăn bún?” và nổ bộc phá vào nền móng thiên tài ẩm thực dân
tộc!
Sau phải có chế độ đổi tem gạo lấy bún để duy trì tổ hợp thiên tài (ĐC, Ch.XX)
Thật ra có một thời đảng bách chiến bách thắng đã cấm phở, cháo, bánh cuốn... vì đó là sản phẩm phong kiến và tư bản. Sao các ông này giống Pol Pot căm thù trà và cà phê đã phá hủy các đồn điền cà phê, trà, phá hủy quốc lộ để trồng khoai sắn và xuyên tâm liên! Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan cũng đi Tây về đấy!May phước bún được cứu sống chứ không bị ông tướng nông dân kết án tử hình vì tội phong kiến, tư bản, phản động, là kẻ thù của nhân dân, đã phá hoại kinh tế XHCN!
Thật ra có một thời đảng bách chiến bách thắng đã cấm phở, cháo, bánh cuốn... vì đó là sản phẩm phong kiến và tư bản. Sao các ông này giống Pol Pot căm thù trà và cà phê đã phá hủy các đồn điền cà phê, trà, phá hủy quốc lộ để trồng khoai sắn và xuyên tâm liên! Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan cũng đi Tây về đấy!May phước bún được cứu sống chứ không bị ông tướng nông dân kết án tử hình vì tội phong kiến, tư bản, phản động, là kẻ thù của nhân dân, đã phá hoại kinh tế XHCN!
Một cán bộ cộng sản dưới tên Tri Lê viết rẳng ốc
sên có nhiều đạm; ăn 7kg lá khoai mì cũng bổ tương đương bằng 1kg thịt
bò; thịt cóc, nhái đều có nhiều đạm; rồi phổ biến làm “thủy sâm”; me-xừ
Lý Ban, bí thư đảng đoàn bộ ngoại thương (thời kỳ Phan Anh làm bộ trưởng
và Nguyễn văn Đào làm thứ trưởng), cũng là phái viên của Trung cộng tại
Việt Nam, thì ra công phổ biến cách nhịn ăn, sáng sớm uống độ 2 lít
nước âm ấm.
Mấy ông trên là trí thức XHCN, còn có ông bác sĩ tốt nghiệp Đại Học Pháp cũng thuộc hạng trí tuệ đỉnh cao khi theo hùa với các trí thức vô sản. Đó là bác sĩ Nguiyễn Khắc Viện.
Mấy ông trên là trí thức XHCN, còn có ông bác sĩ tốt nghiệp Đại Học Pháp cũng thuộc hạng trí tuệ đỉnh cao khi theo hùa với các trí thức vô sản. Đó là bác sĩ Nguiyễn Khắc Viện.
Báo Cộng sản đăng về phát minh ghê gớm của ông Viện:
“Nhân một buổi về tham quan hợp tác xã vùng đồng bằng sông Hồng, Viện
được chứng kiến một hoạt cảnh sinh động, điễn hình tiên tiến.. Một chị
đội trưởng hợp tác xã vừa thổi cơm bằng rơm, vừa thuyết minh “cơ cấu tổ
chức” hợp tác xã, chế độ vần công, cách thức điều hành xã viên, phân
chia nông phẩm, phân phối phân bón, thuốc trừ sâu, thực hiện nghĩa vụ
thuế nông nghiệp.. Chị vừa trình bày vấn đề trọng đại, vừa thổi mồi rơm;
lửa hắt ánh hồng lên khuôn mặt tươi trẻ, hiện thực vẽ đẹp cao quý của
người lao động trong chế độ ưu việt-chế độ xã hội chủ nghĩa-
Chế độ triệt tiêu “hiện tượng người-bóc
lột-người” mà trí tuệ siêu việt Karl Marx, Engel hằng tiên tri, nay Bác
Hồ hiện thực trên đất nước Việt Nam giàu đẹp, sau cuộc chiến thắng trời
long đất lỡ, đánh bại hai tên đế quốc sừng sõ, ghê gớm nhất của nhân
loaiï, thực dân Pháp và Ðế quốc Mỹ.” Ông đề nghị một cách khôn ngoan
trong loạt bài báo (có tính khoa học cao): “Người Việt nên thay đổi “cơ
cấu bữa ăn cổ truyền với thuần gạo tẻ” (và thay vì gọi là “cơm độn” mà
nên gọi là “cơm trộn”) bằng: “cơ cấu mới: gạo-ngô-khoai-sắn”- vì
ngô-khoai-sắn có nhiều chất sắt hơn trong một hàm lượng so với gạo tẻ.”
Viện trích dẫn nghiên cứu của Tiến sĩ nông học Phạm Hoàng Hộ: “Mười cân
rau muống bổ dưỡng bằng một cân thịt bò”. Viện vạch rõ, cũng từ một
nghiên cứu khoa học, “rau muống có nhiều chất sắt hơn thịt bò!” Ðấy là
câu chuyện của 20 năm trước. Nay, thành quả nghiên cứu nghiêm túc của
Viện Sĩ Nguyễn Khắc Viện, điển hình “trí thức xã hội chủ nghĩa” được hệ
thống hóa và nâng cấp qua cuốn sách: ViêtNam, Une Longue Histoire.
(CHẤT VẤN NHÀ VĂN PHAN NHẬT NAM
Nguyễn khắc Viện, là bạn của Trần Đức Thảo, trong Nhân Văn Giai Phẩm,
Trần Đức Thảo bị búa rìu, khiến vợ ông, bà Nguyễn Thị Nhất phải bỏ ông
mà theo Nguyễn Khắc Viện. Bà ta được họ Hồ thưởng cho cái ghế vụ trưởng
Vụ Mẫu giáo thuộc bộ giáo dục. Khi một số những nhà “ khoa học trí tuệ
đỉnh cao ” của Bắc Việt Nam, theo lệnh của Tố Hữu, cố chứng minh rằng “7 ki-lô lá sắn bổ tương đương 1 kg thịt bò, ngô bổ hơn gạo và ốc sên có nhiều đạm v.v…”,
Dù đảng không phân công, ông cũng ngữa tay xin việc đã nhanh nhẩu hưởng ứng chủ trương “rau cỏ hóa bữa ăn của toàn dân” bằng bài “rau muống” đăng trên tờ Văn-hóa. Sau tháng 4-1975, người miền Bắc khi vào Nam trở ra đều khen nhà cửa, thành thị, đường xá v.v… của miền Nam, thì ông Viện cũng hăng tiết vịt lớn tiếng chửi sự đê nhục của những xa-lộ ở miền Nam và hết lời ca ngợi cùng tự hào về những đường ổ gà, sống trâu ở miền Bắc, đúng mẫu mực của họ Hồ là “Mỹ mà xấu” , nghĩa là cái gì của “ta” cũng đều “tốt” và cái gì của “ngụy” cũng đều “xấu”! Ôi! Chó chạy trước mang! Và "bảo hoàng hơn vua". Người ta nói mấy tên tân tòng thường cuống tín như vậy đó! Ông Viện quả là nhiệt tình theo cộng sản thế mà không hiểu sao sau này ông chống đảng, đến nỗi dư luận cho là ông bị Đỗ Mười bức tử! Không biết lúc từ bên Pháp về ông hy vọng gì. ươc mơ gì mà liều thân, liều mạng, bất cố liêm sỉ như vậy?
Tháng 11 năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được trao giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. với khoản tiền thưởng 400.000 franc (tương đương 80.000 USD) nhưng liệu khó nuốt trôi, ông phải cúng dường cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm NT)..
Dù đảng không phân công, ông cũng ngữa tay xin việc đã nhanh nhẩu hưởng ứng chủ trương “rau cỏ hóa bữa ăn của toàn dân” bằng bài “rau muống” đăng trên tờ Văn-hóa. Sau tháng 4-1975, người miền Bắc khi vào Nam trở ra đều khen nhà cửa, thành thị, đường xá v.v… của miền Nam, thì ông Viện cũng hăng tiết vịt lớn tiếng chửi sự đê nhục của những xa-lộ ở miền Nam và hết lời ca ngợi cùng tự hào về những đường ổ gà, sống trâu ở miền Bắc, đúng mẫu mực của họ Hồ là “Mỹ mà xấu” , nghĩa là cái gì của “ta” cũng đều “tốt” và cái gì của “ngụy” cũng đều “xấu”! Ôi! Chó chạy trước mang! Và "bảo hoàng hơn vua". Người ta nói mấy tên tân tòng thường cuống tín như vậy đó! Ông Viện quả là nhiệt tình theo cộng sản thế mà không hiểu sao sau này ông chống đảng, đến nỗi dư luận cho là ông bị Đỗ Mười bức tử! Không biết lúc từ bên Pháp về ông hy vọng gì. ươc mơ gì mà liều thân, liều mạng, bất cố liêm sỉ như vậy?
Tháng 11 năm 1992, Nguyễn Khắc Viện được trao giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. với khoản tiền thưởng 400.000 franc (tương đương 80.000 USD) nhưng liệu khó nuốt trôi, ông phải cúng dường cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm NT)..
GS Phạm Hoàng Hộ cũng như Nguyễn Khắc Viện là trí thức từ Pháp về nhưng ở với Cộng sản thì cũng hóa thành vượn! Trong Trại Kiên Giam, Nguyễn Chí Thiệp đã suy nghĩ về ông, một trí thúc bậc nhất của miền Nam:
Không biết khi “đặt hàng” Việt Cộng có đủ
khả năng để đi vào các điểm chi tiết hay không, nhưng những nhà trí thức
miền Nam đầu hàng giai cấp muộn màng đó (nếu đầu hàng giai cấp sớm đã
trở thành đảng viên Cộng Sản) ra sức dùng ngòi bút ca tụng và tô hồng
chế độ đến người đọc phải ngượng ngùng cho giá trị của chữ nghĩa. Nhưng
người dân Việt Nam thực tế, người ta hiểu rõ giá trị của thịt bò là thịt
bò, rau muống là rau muống, rau muống không thể là thịt bò xanh
(bíp-tết xanh). Có người ao ước một lúc nào đó có dịp để đói với nhà trí
thức Phạm Hoàng Hộ dăm ba ngày, rồi dọn mâm cơm với thịt bò và mâm
khoai mì với rau muống để nhà trí thức chọn lựa món ăn (Trai Kiên Giam, Ch. V)
Phạm Hoàng Hộ còn đi xa hơn việc nhận đơn đặt hàng. Ông đã "báo công" với Cộng đảng. Nguyễn Chí Thiệp cho biết thêm:
Miền Nam ngày xưa đâu biết củ mì củ sắn, đâu phải xếp hàng mua rau muống, mua củi đâu cần tính kí! Sau này văn minh Bắc Kỳ tràn vào làm xã hội và con người biến dạng. Một bà người Nam, vợ trung tá cảnh sát kể rằng ngày trước nghe nói ngoài Bắc mua rau muống phải xếp hàng, bà cười ngất bảo bọn Bắc kỳ di cư xạo, mua rau muống cần gì phải xếp hàng! Sau 1975, dân Nam Kỳ mới sáng mắt sáng lòng:
Nhờ Việt cộng, nhờ bác Hồ,
Dân Nam mới biết bo-bo là gì.
Nhờ công đánh đuổi Thiệu Kỳ,
Dân Nam mới biết củ mì củ khoai.
Công ơn Bác đảng anh tài
Xếp hàng cả buổi mua vài bó rau!
Chỉ có sen gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn còn phần lớn các vật bị ném xuống ao tù nước đọng đều hóa ra rong rêu, cặn bã, rác rến.và sình lầy
Phạm Hoàng Hộ còn đi xa hơn việc nhận đơn đặt hàng. Ông đã "báo công" với Cộng đảng. Nguyễn Chí Thiệp cho biết thêm:
Ông Phạm Hoàng Hộ viết báo kể công rằng chính ông đã viết
bài về sự nguy hại của chất độc khai quang, nên tôm cá ở khu vực sông Cửu Long
và bờ biển Việt Nam có nhiễm chất dioxine. Sau bài viết của ông Phạm Hoàng Hộ
các khế ước xuất cảng tôm cá qua Nhật và Tân Gia Ba bị bãi bỏ, ông Hộ tiếp tục
làm công tác tuyên truyền bằng cách đưa ra lý luận “một nước đã bị Cộng sản hóa
rồi không quay trở lại!”.
Ông còn viết những bài chứng minh khoai mì, rau muống là những chất bổ dưỡng – ba ký rau muống bằng một ký thịt bò – rau muống là bíp tết xanh. Trần Kim Thạch kể công đã viết bài báo chứng minh thềm lục địa Việt Nam không có dầu hỏa để đánh tan hy vọng của người miền Nam về một nguồn tài nguyên mới trong khi Mỹ giảm viện trợ. (Trai Kiên Giam, IX)
Ông còn viết những bài chứng minh khoai mì, rau muống là những chất bổ dưỡng – ba ký rau muống bằng một ký thịt bò – rau muống là bíp tết xanh. Trần Kim Thạch kể công đã viết bài báo chứng minh thềm lục địa Việt Nam không có dầu hỏa để đánh tan hy vọng của người miền Nam về một nguồn tài nguyên mới trong khi Mỹ giảm viện trợ. (Trai Kiên Giam, IX)
Miền Nam ngày xưa đâu biết củ mì củ sắn, đâu phải xếp hàng mua rau muống, mua củi đâu cần tính kí! Sau này văn minh Bắc Kỳ tràn vào làm xã hội và con người biến dạng. Một bà người Nam, vợ trung tá cảnh sát kể rằng ngày trước nghe nói ngoài Bắc mua rau muống phải xếp hàng, bà cười ngất bảo bọn Bắc kỳ di cư xạo, mua rau muống cần gì phải xếp hàng! Sau 1975, dân Nam Kỳ mới sáng mắt sáng lòng:
Nhờ Việt cộng, nhờ bác Hồ,
Dân Nam mới biết bo-bo là gì.
Nhờ công đánh đuổi Thiệu Kỳ,
Dân Nam mới biết củ mì củ khoai.
Công ơn Bác đảng anh tài
Xếp hàng cả buổi mua vài bó rau!
Chỉ có sen gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn còn phần lớn các vật bị ném xuống ao tù nước đọng đều hóa ra rong rêu, cặn bã, rác rến.và sình lầy
No comments:
Post a Comment