NHỮNG CÁCH THÔNG BỒN CẦU
NHỮN G CÁCH THÔNG BỒN CẦU GIẢN DỊ
Cách thông tắc bồn cầu
là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi đây là vấn đề hầu hết sẽ
xảy ra ít nhiều trong mỗi gia đình, trong quá trình xử dụng bồn cầu, bể
phốt sẽ có những lúc chúng ta vô tình làm rơi vật dụng cá nhân vào trong
bể phốt, bồn cầu, khiến cho đường ống dẫn chất thải, nước thải bị tắc
nghẽn, gây ra tình trạng ùn ứ tắc nghẽn.
William Cường hướng dẫn cách thông bồn cầu hiệu quả
Hôm nay chuyên viên kỹ thuật thông hút bể phốt
William Cường sẽ hướng dẫn các bạn cùng quý khách hàng 7 cách làm thông
tắc bồn cầu đơn giản, hiệu quả cao, với những trường hợp đơn giản các
bạn có thể tự làm một cách nhanh chóng, gọn lẹ.
Cách 1. Cách thông tắc bồn cầu với Pittong cao su
Nếu như trong quá trình sử dụng các bạn phát hiện bể phốt, bồn cầu của nhà bạn có dấu hiệu bị tắc nghẽn ùn ứ,
thì điều đầu tiên chúng ta phải làm đó chính là việc các bạn phải giữ
cho bồn cầu, bể phốt không bị trào nước và chất thải ra ngoài. Để làm
được điều này các bạn không được cố xả nước để mong muốn thoát khỏi tình
trạng tắc nghẽn, việc này sẽ không khắc phục được tình trạng tắc mà ngược lại khiến cho chất thải, nước thải
bị trào ngược trở lại và tràn ra nhà vệ sinh của các bạn, gây ra tình
trạng mất vệ sinh nghiêm trọng cùng với mùi hôi sẽ lan tỏa ra khắp nơi.
Khi thông bồn cầu tranh để chất thải tràn ra ngoài
- Để tránh tình trạng trên các bạn không được xả nước
- Mở nắp két nước và kéo van nước của bồn cầu, bể phốt không cho nước chảy từ trên bồn chứa nước xuống két nước.
Sau khi đã xử lý được các bước trên, nếu như chất thải và nước thải đã bị tràn ra khỏi bồn cầu, bệ phốt thì chúng ta nhanh chóng dùng giấy báo, khăn giấy … những vật dụng có thể dùng để hút nhanh chóng chất thải, nhanh chóng dải ra những nơi bị chất thải tràn ra nền nhà vệ sinh, tiếp đó là các bạn nên bật quạt thông gió, giúp cho việc giảm thiểu đi mùi hôi khó chịu lan tỏa ra những khu vực khác trong nhà.
Dùng các vật dụng để thấm chất thải khi bị tràn ra ngoài
Xác định đồ vật rơi và làm tắc bể phốt, bồn cầu là loại vật dụng với
kích thước to hay nhỏ để chúng ta tiến hành xử dụng Pittong cao su sao
cho phù hợp, chúng ta cần phải xử dụng Pittong lớn, để tạo ra sức ép tốt hơn và hiệu quả hơn trong quá trình xử lý tắc bể phốt, tắc bồn cầu, đến bước này các bạn xử dụng Pittong cao su để tạo ra sức ép đẩy các vật dụng gây tắc nghẽn thoát khỏi đường ống thoát chất thải, nhưng trước hết các bạn cần phải nhúng Pittong cao su vào trong nước ấm để nó mềm ra và tạo ra được tính hiệu quả cao hơn nhất.
Sau khi Pittong đã được xử lý nhằm tăng hiệu xuất ở mức cao nhất, chúng
ta tiến hành đặt Pittong vào trong bể phốt, bồn cầu sau cho đầu của
Pittong nằm chính giữa và bao quanh được đầu đường ống dẫn chất thải và
chúng ta thực hiện thao tác đẩy mạnh từ trên xuống, rồi lại kéo lên khi
đã chạm thành bể phốt, bồn cầu, nhưng nhớ lưu lý là luôn giữ cho Pittong
ngập trong nước, nếu bị bạn nước các bạn có thể đổ thêm nước để tăng
tính hiệu quả cao nhất.
Cách thông bồn cầu hiệu quả với Pittong
Các bạn thực hiện thao tác này một cách đều đặn và mạnh, một cách đều
đặn và tiếp tục cho đến khi nước bắt đầu thoát được một cách tự nhiên,
có thời gian sẽ phải lên đến 15 – 20 phút cho cả quá trình xử lý. Khi
vật làm tắc bể phốt đã được đẩy ra khỏi đường dẫn chất thải, các bạn
tiến hành xả nước và thực hiện lại một vài lần đẩy Pittong nước nhằm
tăng tính hiệu quả và tạo lực đẩy vật thể lạ xuống hẳn bể chứa
Cách 2 : Cách thông tắc bồn cầu tại nhà với Baking Soda và dấm
Nếu như bồn cầu, bể phốt nhà bạn đã có dấu hiệu tắc nghẽn
thì cũng như ở phần trên William Cường cũng đã khuyến cáo các bạn không
nên cố xả nhiều nước vì điều này có thể sẽ làm cho các chất thải, nước thải bị trào ngược và tràn ra ngoài khiến cho nhà vệ sinh của các bạn bị ô nhiễm và mùi hôi có thể lây lan sang các phòng khác.
Với các trường hợp bị tắc nghẽn bể phốt, bồn cầu bởi các vật dụng như giấy vệ sinh quá nhiều khiến cho đường ống thoát chất thải bị tắc, hoặc chất thải có nhiều chất sơ và rắn cũng khiến cho bể phốt, bồn cầu bị tắc nghẽn, ùn ứ … Với trường hợp này các bạn có thể xử dụng một loại hỗn hợp gồm có Baking Soda, dấm và nước ấm, với hỗn hợp này cũng sẽ giúp các bạn thông tắc bồn cầu, bể phốt một cách hiệu quả.
Đầu tiên trong quá trình tạo hỗn hợp trên các bạn đun nóng khoảng 3 lít
nước vì nếu ít nước quá sẽ không giúp cho quá trình thông tắc bồn cầu
được hiệu quả, sau đó chúng ta sẽ để cho nước trở về trạng thái ấm ấm,
vì nếu để nước ở nhiệt độ quá nóng rất có thể sẽ khiến cho sứ của bồn
cầu, bể phốt của bạn bị vỡ, nứt.
Cách thông tắc bồn cầu với Baking Soda
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nước ấm, Baking Soda và dấm,
chúng ta tiến hành đổ 1 cốc Baking Soda và 2 cốc giấm vào trong bể
phốt, bồn cầu, hỗn hợp này sẽ tạo ra một quy trình phản ứng hóa học làm
mềm và tan chất thải, giấy và một số vật dụng khác, từ đó giúp cho quá
trình thông tắc bồn cầu, bể phốt trở nên nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Nhưng nếu như các bạn không tìm được Baking Soda và Dấm
thì các bạn cũng có thể thay thế bằng cách xử dụng nước rửa chén, bát,
với những thành phần có chứa trong hỗn hơn đó cũng sẽ giúp cho các vật
dụng, chất thải làm tắc nghẽn mềm ra, giúp thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn.
Lưu ý : Với hỗn hợp Baking Soda, Giấm và nước ấm hay hỗn hợp nước
rửa bát, chén không có tác dụng với các vật dụng gây tắc nghẽn như đồ
chơi bằng nhựa, vật dụng bằng sắt …
Đổ thêm nước ấm sau khi đã cho Baking Soda và Dấm
Sau khi chúng ta đã đổ Baking Soda và Dấm vào bể phốt,
bồn cầu thì tiếp đó các bạn đổ nước ấm một cách nhẹ nhàng từ thành của
bồn và với mực nước ngập một nửa của bồn. Với hỗn hợp đã có trong bể
phốt, bồn cầu các bạn đậy nắp bể phốt, bồn cầu lại và để chúng qua đêm, hỗn hợp tạo ra phản ứng giúp cho các chất thải,
vật dụng làm tắc tan ra và mềm hơn và bồn cầu, bể phốt sẽ thoát khỏi
tình trạng bị tắc nghẽn, ùn ứ một cách hiệu quả. Nếu như sau khi đã làm
theo đúng hướng dẫn mà vẫn không hết được tình trạng tắc nghẽn, thì các
bạn có thể áp dụng với Pittong, móc treo quần áo để tắc tính hiệu quả.
Để ngâm hỗn hợp Baking Soda, Dấm và nước ấm qua một đêm
Cách 3: Cách thông tắc bồn cầu với móc treo quần áo.
Đầu tiên các bạn lấy một chiếc móc quần áo được xử dụng thường ngày trong gia đình và duỗi chúng ra theo một cách tự nhiên, tiếp đó các bạn quấn giẻ
vào một đầu của móc treo quần áo, điều này sẽ giúp cho quá trình chúng
ta thực hiện thông bồn cầu sẽ tránh được sự tác động giữa đầu móc treo
quần áo với bồn cầu, vì dây treo rất có thể sẽ làm hư hại sứ của bồn cầu, bể phốt nhà bạn.
Thông tắc bồn cầu với móc treo quần áo
Với đầu móc treo đã được bị giẻ chúng ta tiến hành thông tắc bằng cách luồn dây móc vào trong họng của bể phốt, bồn cầu, toilet và đẩy sâu vào trong đến khi cảm giác chạm vào vật làm tắc nghẽn thì các bạn tiếp tục đẩy mạnh vào trong đồng thời lắc qua lắc lại sẽ giúp đẩy vật làm tắc nghẽn thoát khỏi họng của bồn cầu, bể phốt.
Luồn móc treo quần áo vào họng bể phốt
Sau khi chúng ta thấy nước thải trong bồn cầu, bể phốt rút đi và cảm giác không còn chạm vào vật dụng làm tắc nghẽn nữa thì chúng ta xả nước để kiểm tra, nếu nước thoát một cách bình thường thì là đã thành công, còn nếu như nước vẫn thoát chậm dãi, thì các bạn thao tác lại với móc treo vài lần nữa, nếu như vẫn tình trạng vẫn không thay đổi thì chúng ta phải xử dụng với dụng cụ dài hơn để đi vào sâu hơn bên trong được ống thoát nước, thoát chất thải.
Lưu y : Khi làm thông bồn cầu bằng móc treo quần áo hoặc với các cách
khác các bạn phải đeo găng tay cao su để đảm bảo vệ sinh và tránh những
lúc nước thải và chất thải văng lên.
Cách 4 : Thông tắc bồn cầu với khoan dây cáp.
Khoan dây cáp là một trong những dụng cụ linh hoạt và được thiết kế giành riêng cho việc quá trình thông tắc bồn cầu, chính vì thế mà khoan dây cáp sẽ không làm tổn hại đến bồn cầu nhưng tính hiệu quả lại rất cao.
Sử dụng khoan dây cáp để thông tắc bồn cầu hiệu quả
Đầu tiên các bạn luồn đầu dây cáp vào bên trong bể phốt và đẩy sâu vào trong cho đến khi cảm thấy gặp phải vật gây tắc nghẽn, bước tiếp theo là các bạn thực hiện động tác vừa xoay vừa đẩy dây cáp theo chiều vào trong, với mục đích nhằm đánh tan vật gây tắc nghẽn, giúp chúng thoát khỏi đường ống thoát nước
Luôn dây cáp vào bên trong đường ống thoát nước của bồn cầu
Nếu như trong quá trình quay và đẩy khoan dây cáp mà thấy phản ứng ngược
trở lại gây ra cảm giác rất khó quay đây cáp thì các bạn phải xoay ngược
lại đồng thời rút ngược dây cáp ra phía ngoài, sau đó lại tiếp tục quay
và đẩy dây cáp vào trong. Với hành động này các bạn có thể phải thực
hiện mất vài phút, khi cảm giác không còn vật cản nữa.
Vừa quay vừa đẩy dây cáp vào trong để đánh tan vật làm tắc bồn cầu
Sau đó các bạn tiến hành xả nước để kiểm tra bồn cầu đã hết tắc
nghẽn hay chưa, nếu nước khi xả rút một cách tự nhiên thì thông tắc bồn
cầu đã thành công còn nếu nước chạy chậm thì vấn đề chưa được giải quyết, các bạn cần phải thực hiện lại công việc trên vài lần nữa để tính hiệu quả cao hơn.
xả nước để kiểm tra tính hiểu quả khi thông tắc bồn cầu bằng khoàn dây cáp
Cách 5 : Thông tắc bồn cầu với máy hút bụi đa năng.
Thông tắc bồn cầu với cách sử dụng máy hút bụi đa năng để
đảm bảo được việc chúng ta có thể hút nước và hút các vật dụng một cách
hiệu quả, bởi nếu như các bạn dùng máy hút bụi khô thông thường để hút
nước sẽ khiến cho chúng bị hư hỏng ngay lập tức
Máy hút bụi đa năng hiệu quả trong quá trình thông tắc bể phốt
Đầu tiên các bạn phải dùng máy hút đa năng để hút toàn bộ nước còn trong bể phốt ra ngoài, sau đó các bạn luôn ống hút qua họng của bể phốt, tiếp đó dùng khăn ướt để quấn quanh ống hút và bịt toàn bộ khoảng không còn lại ngay tại họng của bể phốt, để tạo ra một độ kín nhất định.
Hút toàn bộ nước có trong bồn cầu để thực hiện thông tắc
Sau đó các bạn dùng một tay để giữ phần khăn đã được quấn quanh ống và dí chặt vào họng bể phốt tạo ra độ kín tránh việc không khí bên ngoài bị tràn vào làm giảm áp xuất, tiếp theo đó là các bạn bật máy hút lên để máy hút tạo ra một lực hút để hút vật làm tắc ra ngoài. Sau khi đã hút được vật gây ra tình trạng tắc nghẽn ra ngoài thì các bạn tiến hành xả nước để thử nghiệm xem việc thông tắc bồn cầu bằng máy hút bị da năng đã thành công chưa nhé, nếu chưa thì thực hiện lại vài lần như thế, tính hiệu quả sẽ rất cao nếu như các bạn làm đúng theo tiêu chí được các chuyên viên thông hút bể phốt của William Cường hướng dẫn.
Vật làm tắc sẽ được hút ra ngoài nhanh chóng và hiệu quả
Cách 6 : Thông tắc bồn cầu với các sản phẩm Enzyme.
Với cách này thì rất đơn giản chỉ cần các bạn tìm và mua được những sản phẩm có chứa thành phần Enzyme làm tan cũng như phân hủy được chất thải, nhưng lưu ý những sản phẩm cứ chứa Enzyme này chỉ có tác dụng với các thực phẩm như rau, củ quả … chứ không có tác dụng trên các sản phẩm như đồ chơi trẻ em, khăn vải … Các bạn tiến hành theo như hướng dẫn trên sản phẩm của nhà sản xuất để tăng tính hiệu quả cao nhất nhé, nhưng hầu hết thì những sản phẩm này cần phải có thời gian để chúng thực hiện quá trình phân hủy cũng như làm tan các chất thải, thường thì các nhà sản xuất khuyên nên để chúng qua một đêm.
Thông tắc bồn cầu với dung dịch có chứa thành phần Enzyme
Cách 7 : Thông tắc bồn cầu với nước xả hóa chất.
Với cách làm thông tắc bồn cầu với nước xả hóa chất này
thì các bạn có thể mua được ở rất nhiều nơi như cửa hàng tạp hóa …nhưng
đây sẽ là phương pháp cuối cùng nếu như các bạn đã thử làm thông tắc bồn cầu với 6 cách mà các chuyên viên thông hút bể phốt của William Cường đã chia sẻ ở bên trên, vì với chất tẩy rửa hóa chất này sẽ rất độc hại với người, động vật và môi trường.
thông tắc bồn cầu với nước xả hóa chất
Nếu như bạn chắc chắn về vật dụng rơi và làm tắc bồn cầu hoặc để đảm bảo về tính an toàn sức khỏe và môi trường thì các bạn nên gọi ngay tới Hotline : 0981918349 để được các chuyên viên kỹ thuật thông hút bể phốt của William Cường tư vấn cũng như phục vụ quý khách hàng một cách tốt nhất với chi phí rẻ nhất nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe gia đình và bảo vệ môi trường.
Khi thông tắc bồn cầu cần với nước xả hóa chất cần phải cẩn thận
Còn nếu trong một số trường hợp đặc biệt các bạn vẫn cần phải sử dụng nước xả hóa chất thì điều đầu tiên cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đưa ra vì khi sử dụng nước xả hóa chất cũng có thể sẽ làm cho bồn cầu của bạn bị hư hại. Các bạn cần đổ một lượng nhất định vào nhà vệ sinh và chắc chắn là đang làm theo đúng hướng dẫn chỉ định của nhà sản xuất, điều này sẽ giúp cho việc hóa chất không bị rơi vãi hoặc phán tán trong nhà vệ sinh của bạn, lưu ý một điều là các bạn không bao giờ được sử dụng pittong ngay sau khi đổ hóa chất, vì điều này sẽ làm cho hóa chất bắn lên tay, hoặc lên người của bạn gây ra những tác hại về sức khỏe.
Trong quá trình sử dụng hóa chất các bạn đeo khẩu trang và phải mở cửa
nhà vệ sinh và cửa thông gió để cho mùi hóa chất được thoát ra ngoài,
giảm đi tỉ lệ bạn sẽ hít phải mùi hóa chất độc hại này.
.youtube.com/embed/KmUj6c7sFJ0" frameborder="0" allowfullscreen>
i
Monday, November 30, 2015
VĂN QUANG * CON ĐƯỜNG ĐẾN NGHĨA ĐỊA
Con đường đến nghĩa địa của người dân VN rất gần
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, để báo chí phát
triển được thì cần “cắt bớt” nguồn ngân sách đối với báo chí. Hiện có trên 800
cơ quan báo chí, nhưng chỉ trên 200 tự chủ, còn gần 500 cơ quan nhà nước nuôi.
Ông nói: “Báo chí phát triển cần bớt chuyện nhà nước nuôi. Nên tính toán lại,
quy hoạch quan trọng nhất là nhà nước hạn chế tối đa việc cấp ngân sách, nuôi
quá nhiều, tỉnh nào cũng có báo, nhiều địa phương trợ cấp đầu vào rồi lại bắt
các nơi mua báo.”
Văn Quang
Trong tháng 11 này, 16 ông Bộ Trưởng trong chính phủ VN được mời ra trả lời
trước phiên họp Quốc Hội đã làm dư luận đặc biệt chú ý. Tất cả được truyền hình
trực tiếp cho người dân theo dõi. Tất nhiên chỉ có một số người nhàn rỗi hoặc
những nhà trí thức muốn nhìn vào thực trạng những vấn để “nóng” nhất của xã hội
hiện nay mới dành thì giờ ngồi trước màn hình ti vi. Còn những người dân lao
động không những phải vật lộn với miếng cơm manh áo hàng ngày mà thật ra họ
chẳng còn muốn chú ý gì đến những cuộc họp, những câu trả lời, những lời hứa
trên các bàn hội nghị bởi đời sống của họ chẳng thay đổi gì và đôi khi họ cũng
không đủ tầm hiểu biết qua những lời phát biểu đầy… văn hoa hoặc khôn khéo tránh
né của các ngài có thẩm quyền.
Có chăng chỉ còn là dư luận qua các báo và
ngày nay qua các trang facebook của các cá nhân hay của một nhóm nào
đó.
Nhiều đại biểu bật cười khi nghe Bộ Trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời chất
vấn.
Nhưng người dân còn tin vào báo chí VN nữa không lại là vấn đề khác.
Hầu như mở bất kỳ tờ báo chính thức nào ở VN, độc giả cũng chỉ thấy đều giống
nhau y chang. Cả đến lối viết, cách diễn tả cũng giống nhau cứ như chép từ một
“bài mẫu” cho học sinh theo đó mà “cóp.” Khó tìm được một tờ báo nào có phong
cách độc đáo của riêng mình. Nếu có chỉ là vài bài điều tra phóng sự về “cuộc
đời, ái tình, sự nghiệp” của mấy cô ca sĩ, người mẫu trong làng Showbiz hoặc
những vụ cướp của giết người rùng rợn, ghen tuông, đâm chém của những cặp vợ
chồng ngoại tình… Rồi báo nọ lại sao y nguyên văn của báo kia. Cho nên chỉ cần
xem một tờ báo là biết hết.
Cũng nhờ cuộc họp này, bị các ông Đại biểu
quốc hội (ĐBQH) chất vấn, truy hỏi nên bây giờ người dân mới biết. Chính phủ đã
bỏ ra hàng ngàn tỉ để nuôi báo chí.
VN có bao nhiêu tờ báo ăn lương nhà nước
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, có nhiều cơ quan báo chí do nhà nước thành
lập, được bao cấp tài chính, dẫn đến gánh nặng về ngân sách. “Nhiều báo nhà nước
cấp tiền in báo rồi lại mua báo đó. Báo được chuyển đến cho các cơ quan, đơn vị
để đọc, song có đọc hay không thì chúng ta chưa biết. Có đại biểu phản ánh, tờ
báo được phát nhưng không đọc.” Bây giờ người dân mới được biết con số “báo nhà
nước đông vui” như thế này. Trong khi báo chí nước ngoài đều là của tư
nhân.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, để báo chí phát triển được thì cần
“cắt bớt” nguồn ngân sách đối với báo chí. Hiện có trên 800 cơ quan báo chí,
nhưng chỉ trên 200 tự chủ, còn gần 500 cơ quan nhà nước nuôi. Ông nói: “Báo chí
phát triển cần bớt chuyện nhà nước nuôi. Nên tính toán lại, quy hoạch quan trọng
nhất là nhà nước hạn chế tối đa việc cấp ngân sách, nuôi quá nhiều, tỉnh nào
cũng có báo, nhiều địa phương trợ cấp đầu vào rồi lại bắt các nơi mua
báo.”
Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng Lê
Như Tiến cho rằng: “Có loại hình ngân sách bao cấp hoàn toàn, thậm chí bao cấp
cả trụ sở, phương tiện đi lại; tự chủ một phần; tự chủ hoàn toàn, có lãi nộp
ngân sách. Nhưng số lượng cơ quan báo chí được bao cấp chiếm đa số.” Và “chiếc
bánh ngân sách nhỏ mà có nhiều đối tượng cần ưu tiên đầu tư hơn như đồng bào
nghèo, vùng xa, miền núi.”
Có bao nhiêu ông nhà báo
Cũng trong cuộc họp này, chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, ông Thuận Hữu thông
tin, báo chí phát triển rất nhanh chóng, mỗi năm thêm 1,000 nhà báo, trong nhiệm
kỳ vừa qua Hội nhà báo kết nạp hơn 5,000 hội viên. Vậy tổng cộng nhiều năm qua
trở lại đây, ở VN hiện nay có tất cả đến vài trăm ngàn nhà báo chứ không
ít!
Nói thẳng ra có tới 500 tờ báo hoàn toàn ăn lương nhà nước và được “phụ
cấp” cả trụ sở, xe cộ và những thứ khác. Như thế báo chí trở thành một thứ cơ
quan nhà nước và người làm báo trở thành công chức rồi. Công chức phải thi hành
mệnh lệnh của nhà nước, “ăn cơm chúa múa tối ngày,” đó là nhiệm vụ “thiêng
liêng” của quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận sao? Mỗi năm có thêm một ngàn
ông được cấp thẻ nhà báo, trong nhiệm kỳ của ông chủ tịch hội nhà báo đương
nhiệm có tới năm ngàn ông được công nhận là nhà báo. Như thế đồng nghĩa với việc
có thêm 5,000 ông công chức. Không biết trong số đó có bao nhiêu ông nhà báo đáp
lại được nguyện vọng chính đáng của người dân thấp cổ bé miệng? Khi là công chức
rồi họ có được quyền nói tiếng nói tự do của lương tâm nghề nghiệp
không?
Cứ đọc vài tờ báo VN trên mạng internet là bạn đọc nước ngoài có
thể giải đáp được câu hỏi này.
Các ông Bộ Trưởng đã trả lời như thế nào trước Quốc Hội
Trở lại với cuộc “truy vấn” các ông Bộ Trưởng của các ông Dân biểu Quốc Hội.
Có quá nhiều vấn đề rất nóng được các ông ĐBQH mang ra chất vấn 16 ông Bộ Trưởng
trong kỳ họp vừa qua. Người dân ngồi nghe đôi khi cảm thấy sốt ruột, đôi khi cảm
thấy thích thú vì sự “truy hỏi” gắt gao. Đôi khi lại mắm môi suy nghĩ chẳng hiểu
ông Bộ Trưởng trả lời cái gì. Hỏi một đằng, trả lời một nẻo, chạy vòng vo đến
nỗi ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhiều lần nhắc nhở các bộ trưởng đi
vào đúng trọng tâm câu hỏi.
Đôi khi người dân lại cũng phải cười theo mấy
ông ĐBQH. Thí dụ như trong câu hỏi Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Hoàng Tuấn Anh phần trả lời chất vấn chiều 17/11 vừa qua là một điển
hình.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi: “Bao giờ du lịch Việt Nam bằng
Thái Lan, Malaysia, Singapore?”
Bộ trưởng dõng dạc: “Tôi bỏ ngỏ cho nhiệm kỳ
tiếp theo trả lời việc này, tôi không dám trả lời.” Hội trường rộ lên tiếng
cười. Nhưng chưa hết, ông Hoàng Tuấn Anh còn “chọc cười” mấy lần nữa.
Lan
man về các thế mạnh của du lịch Việt Nam, Bộ trưởng nói, khi Việt Nam tổ chức
IPU 132, có một vị phó tổng thống đã đến Bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch tìm
gặp cho được Bộ trưởng để hỏi về kinh nghiệm, bài học mô hình phát triển làng
văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam thế nào. Các đại biểu lại
cười.
Chuyển sang thế mạnh khác, Bộ trưởng nhấn mạnh, ẩm thực Việt phong
phú, dồi dào. Ông diễn tả: “Đi các hội chợ quốc tế, món phở và nem rán của chúng
ta cũng nổi tiếng. Ngay như nón lá của chúng ta tại hội chợ triển lãm Milan ở Ý,
nón lá là sản phẩm xếp thứ 4, hấp dẫn.” Quốc hội lại cười vang trước sự hào hứng
của ông Bộ trưởng.
Hội trường Quốc Hội vui nhộn thật!
Chỉ có hai vấn đề đáng nói
Đó chỉ là vài chi tiết sống trong cuộc chất vấn được các báo gọi là “chưa
từng có” tại VN. Nhưng nhìn chung toàn thể Quốc Hội đã thực hiện phiên chất vấn
với sự tham gia giải trình của đầy đủ thành viên Chính Phủ. Kết thúc có 16 bộ
trưởng, trưởng ngành, 3 phó thủ tướng, Chánh án, Viện trưởng viện kiểm sát trực
tiếp trả lời những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành của mình.
Có quá
nhiều vấn đề rất “nóng” được mang ra chất vấn. Nhiều vấn đề như thái độ của VN
trước hiểm họa Biển Đông, chuyện thay đổi về chương trình học lịch sử, đã và
đang được rất nhiều độc giả từ trong nước đến nước ngoài đang bàn tán xôn xao.
Tôi không thể tường thuật hết ở đây. Chỉ xin tóm tắt hai vấn đề liên quan thiết
thực đến đời sống của người dân hiện nay.
Đó là chuyện tham nhũng, lãng
phí ngân sách. Vấn đề an toàn thực phẩm cho người dân để không phải “ăn gì cũng
chết.” Những vấn đề này hầu như kỳ nào mấy ông ĐBQH cũng nêu ra, chẳng có gì
mới. Cái mới là các ông Bộ Trưởng trả lời như thế nào để diệt được hết tham
nhũng và làm thế nào ngăn chặn được hàng loạt thực phẩm độc hại đang giết ngấm
ngầm người dân.
Hiện tượng tham nhũng được đại biểu Nguyễn Anh Sơn nêu
bật dưới hình ảnh so sánh "dân vật lộn từng đồng, cán bộ giàu lên nhanh chóng.”
Đại biểu Lê Như Tiến cũng miêu tả "quan chức nhà nước thường tăng tốc tham
nhũng, cả về tần suất và cường độ vào thời điểm hoàng hôn nhiệm kỳ.” Tức là gần
hết nhiệm kỳ, quan chức mạnh tay làm chuyến tàu vét, bổ nhiệm thăng chức tùm
lum, cái gì cũng đút túi, ăn của dân không chừa thứ gì.
Nói về thực phẩm
bẩn, nhiễm chất độc hại, đại biểu Trần Ngọc Vinh nói: "Có lẽ chưa bao giờ con
đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn như bây giờ.”
Trong tuần sau tôi
sẽ tường thuật chi tiết hơn về hai vấn đề này và đi tìm nguyên nhân tại sao
những tệ nạn này vẫn cứ ngày một tăng hơn chứ không giảm.
Thất vọng vì phiên chất vấn này
Sau phiên họp, tờ báo mạng VnExpress ngày 19-11-2015 giật hàng tít lớn:
“Phiên chất vấn chưa từng có không như kỳ vọng.” Đó là cách viết của báo chí VN.
Phải nói thẳng ra là người dân thất vọng vì phiên chất vấn này. Hầu hết các ông
ấy chỉ nói loanh quanh, chưa đưa ra được một giải pháp nào cụ thể để diệt tham
nhũng trái lại tham nhũng ngày càng tàn tệ hơn. Và cũng chưa có biện pháp nào
hữu hiệu để ngăn chặn thực phẩm độc hại. Cho nên ông ĐB Vinh mới ví “con đường
đến nghĩa trang của người dân Việt quá ngắn.”
Nhưng con đường đến bệnh
viện vì đủ thứ bệnh của người Việt còn ngắn hơn, nhất là bệnh ung thư. Đến bệnh
viện là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người Việt hiện nay từ dân trung lưu đến
người nông dân. Đến bệnh viện mà không có tiền thì cứ nằm đầu hè chờ chết, còn
đưa bảo hiểm ra thì được chữa toàn thuốc rẻ tiền, thuốc nội, bệnh viện đã chật
cứng vẫn cứ cố nhét thêm, dù nằm chung hai, ba người một giường, nằm luôn dưới
gầm giường hay nằm ngoài hè.
Người dân chưa được nghe, chưa được thấy một
hy vọng nào từ những câu trả lời của các ông Bộ Trưởng ngăn chặn thực phẩm độc
hại đang âm thầm giết hại người dân.
Các ông Đại biểu dân nhận xét thế nào?
Nói với báo chí bên hành lang Quốc Hội, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho biết đợt
chất vấn này sẽ "đòi nợ" Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường về vụ bôi trơn sổ đỏ.
"Tôi đã nói thẳng rồi, Bộ trưởng còn nợ mà không trả. Bộ trưởng đã làm văn bản
gửi Hà Nội và thanh tra có kết luận gửi cơ quan điều tra cả năm nay rồi mà không
thấy tung tích đâu nữa, chứng cứ thì rõ ràng nhưng không làm gì.”
Nói cho
rõ là ông Bộ Trưởng chẳng làm gì sau khi trả lời chất vấn, xong rồi là thôi,
quên nó đi. Đồng thời, ông sẽ tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp về vấn đề
phân bón giả. Trong các phiên thảo luận kinh tế xã hội vừa qua, ông đã đưa vấn
đề này ra và nhận được nhiều phản hồi từ cử tri cả nước. Nhân dân cho biết không
chỉ tình trạng phân bón giả mà còn giống cây trồng, vật nuôi. Cái gì cũng có thể
làm giả khiến người nông dân cực khổ vô cùng.
Ông Cương nói: "Đó là chưa
kể nạn lừa đảo tràn về nông thôn như bán hàng đa cấp, góp quỹ từ thiện… Ai sẽ là
người bảo vệ cho người nông dân, vừa yếu thế vừa nghèo khổ, đã dẫm chân xuống
bùn rồi còn bị vùi xuống bùn đen.”
Nói tóm lại các ngài Bộ Trưởng chưa
làm gì để người dân tin tưởng vào ngày mai sẽ có cuộc sống khá hơn. Tương lai
vẫn cứ “vùi xuống bùn đen.” Con đường ra nghĩa địa của người nông dân VN quả
thật ngắn. Nhưng chết không lo bằng sống khổ sở, lay lắt, lại còn bị bọn quan
lại bòn rút, chèn ép thì sống khổ hơn chết.
Văn Quang (27-11-2015)
TIẾU LÂM LIÊN XÔ
;10 chuyện tiếu lâm hay nhất thời Liên Xô do báo The Times (Anh) bình chọn
Giải nhất:
Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo tôi có đồng hồ ngoại”.
Sau đây là 9 giải còn lại:
2) Trong một túp lều ở thảo nguyên có một ông lão đang hấp hối.
Có tiếng gõ cửa dồn dập
- Ai đấy? – ông lão hỏi.
- Thần chết, - có tiếng đáp.
- Lậy chúa tôi! – ông già nói – Cứ tưởng là KGB
3) Báo Sự Thật nói rằng tất cả thư từ gửi tới tòa soạn đều được tiếp nhận một cách trọng thị. Người gửi cần ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình và của những người thân nhất trong gia đình.
4) Tại sao bao giờ KGB cũng đi thành nhóm 3 người?
Trả lời: một người biết đọc, một người biết viết, người thứ ba có nhiệm vụ theo dõi hai tay có học đó.
5) Leonid Brejnev thăm chính thức Pháp. Người ta đưa ông thăm quan Paris. Ông được đưa đến Điện Élysée, nhưng cũng như mọi khi, mặt ông vẫn lạnh như tiền. Rồi người ta đưa ông đến viện bảo tàng Louvre, nhưng vẫn không ai thấy phản ứng gì. Rồi người ta đưa ông tới Khải hoàn môn, nhưng vẫn không thấy một tí biểu hiện nào trên nét mặt hết. Cuối cùng, đoàn xe đến tháp Eiffel. Brejnev vô cùng kinh ngạc. Ông ta quay sang những người dẫn đường Pháp và hỏi: “Này, ở Paris có đến 9 triệu người… Các vị chỉ cần một tháp canh thôi ư?”
6) Stalin quyết định vi hành quanh thành phố xem công nhân sống như thế nào, một lần ông ta bí mật ra khỏi Điện Cẩm Linh. Sau đó ông rẽ vào rạp chiếu bóng. Phim vừa hết thì quốc ca vang lên và trên màn ảnh xuất hiện hình Stalin. Tất cả đều đứng dậy và hát quốc ca, riêng Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tỏ vẻ rất hài lòng. Rồi ông ta thấy một người ngồi phía sau ghé vào tai thì thầm: “Này đồng chí, tất cả chúng tôi đều cảm thấy như thế, nhưng hãy tin tôi đi, đứng dậy sẽ an toàn hơn rất nhiều”.
7) Một công dân Liên Xô tiết kiệm đủ tiền mua ô tô. Sau khi trả tiền, người ta nói với anh là ba năm nữa sẽ được nhận xe.
- Ba năm nữa lận! – Anh ta nói – Tháng mấy?
- Tháng tám.
- Tháng tám à? Ngày mấy?
- Ngày 2 tháng tám.
- Buổi sáng hay buổi chiều?
- Buổi chiều. Mà chuyện gì vậy?
- Buổi sáng sẽ có một thợ sửa ống nước đến nhà tôi.
8) Tại sao các cựu sĩ quan Stasi lại là những người lái taxi thông thạo nhất ở Berlin? Vì anh chỉ cần nói tên là họ đã biết anh sống ở đâu rồi.
9) Moskva những năm 1970. Mùa đông giá rét. Có tin đồn là ngày hôm sau cửa hàng bán thịt số 1 sẽ có thịt.
Ngay hôm đó trước cửa hàng đã có hàng chục ngàn người với áo khoác ấm, giày cao cổ, rượu và bàn cờ đứng thành hành dài.
Lúc 3 giờ chiều một người bán thịt đi ra và nói: “Thưa các đồng chí, Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng không đủ thịt bán cho tất cả mọi người vì vậy mà dân Do Thái nên về nhà”.
Dân Do Thái nhẫn nhục bước ra khỏi hàng. Những người khác tiếp tục đợi.
Lúc 7 giờ tối người bán thịt lại bước ra và nói: “Thưa các đồng chí, Ban chấp hành trung ương vừa gọi xuống, thông báo rằng hóa ra là không có thịt vì vậy mọi người nên về nhà”.
Đám đông tản ra, vừa đi họ vừa lầm bầm: “Bọn Do Thái khốn nạn lúc nào cũng gặp may!”.
10) Sĩ quan KGB vào công viên và trông thấy một ông già đang cầm cuốn sách. Người sĩ quan hỏi: “Ông già đang đọc gì đấy”. Ông già đáp: “Tôi đang tự học tiếng Ivrit”. “Ông học tiếng Ivrit làm gì? Thị thực đi Israel phải chờ mấy năm lận. Ông sẽ chết trước khi làm xong giấy tờ”. “Tôi học tiếng Ivrit để khi lên Thiên đàng tôi có thể nói chuyện với Abraham và Moïse. Trên Thiên đàng chỉ nói bằng tiếng Ivrit thôi”. “Thế nếu ông xuống địa ngục thì sao?” – Người sĩ quan hỏi. “Tiếng Nga thì tôi biết rồi” – ông già trả lời.
PHẠM NGUYÊN TRƯỜNG DỊCH
BẢN DỊCH ĐƯỢC THỰC HIỆN NHÂN KỈ NIỆM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
THÁI BÁ TÂN
Thái Bá Tân và những bài thơ 5 chữ
“Khẩu thơ”
Trong thời gian gần đây cộng đồng mạng rộ lên một làn sóng ngạc nhiên trước những bài thơ năm chữ xuất hiện đều đặn với cùng một chủ đề về hiện tình đất nước, đặc biệt là thái độ của tác giả đối với con người mà sự kiện và hành vi có liên quan ít nhiều ít nhiều đến thời sự.Tác giả những bài thơ 5 chữ ấy là Thái Bá Tân, một nhà văn, nhà dịch thuật và nhà giáo với nhiều chục năm trong nghề. Tác giả hiện sống và dạy học tại Hà Nội.
Tôi già rồi nên cũng muốn phá phách một tí, giả vờ ngây một tí. Già rồi thì tự nhiên lại muốn thật thà không hoa lá cành nữa.
Thái Bá Tân
Trên trang blog của tác giả, Thái Bá Tân tự bạch cuộc đời mình qua hình ảnh, tiểu sử, cũng như tác phẩm của ông từ 50 năm qua. Là một dịch giả, Thái Bá Tân có hơn ba mươi đầu sách được ông dịch ra từ các tác phẩm nổi tiếng thế giới. Ông thông thạo nhiều thứ tiếng trong dó Anh ngữ là ngoại ngữ chính. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ với hàng trăm bài ngũ ngôn, thể loại mà ông dùng khá nhiều trong thơ của ông.
Nói chuyện với chúng tôi một cách ngắn gọn ông cho biết:
“Tôi cũng viết đa dạng lắm chủ yếu là dịch nhiều hơn mặc dù đã viết 150 truyện ngắn rồi. Tôi sáng tác thơ 8 chữ cũng nhiều và dạo này tự nhiên lại sáng tác thơ 5 chữ. Chắc tại chán chán nên muốn viết dân dã một tí. Tôi già rồi nên cũng muốn phá phách một tí, giả vờ ngây một tí. Già rồi thì tự nhiên lại muốn thật thà không hoa lá cành nữa.
Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế độ vì được ăn học tử tế nhưng chuyện nào ra chuyện ấy trách nhiệm công dân thì mình phải nói.”
Gần đây Thái Bá Tân chỉ dùng một thể thơ ngũ ngôn để trang trải nội dung. Tuy độ dài ngắn khác nhau nhưng việc ông trung thành với một thể thơ duy nhất khiến nhiều người ngạc nhiên và nhanh chóng kết luận rằng tác giả quá nghèo nàn. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ từng bài thơ, người đọc sẽ thấy thể loại ngũ ngôn có lẽ là thể thơ thích hợp nhất với những gì mà Thái Bá Tân muốn gửi gấm. Nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi thơ Thái Bá Tân là “khẩu thơ” vì theo nhà văn, thơ Thái Bá Tân gần với cách mà người ta nói chuyện, bộc bạch, hay truy vấn người khác.
Hình thức là thế nhưng khác biệt quan trọng nhất làm nên loại thơ khẩu văn có lẽ là nội dung mà tác giả muốn gửi đi. Điều này tạo cho Thái Bá Tân một chỗ đứng mới, rất mới trong vườn thơ Việt Nam vốn đang đối diện với những sáo mòn khi chất sáng tạo ngày một hiếm hoi giữa một đất nước ai cũng có thể làm thơ và vì vậy thơ giống nhau không kể xiết.
Trước tiên xin được giới thiệu một bài thơ Thái Bá Tân sáng tác vào ngày 11 tháng 7 vừa qua:
Ballad về một đại đội bị bỏ rơi
“Tôi mới nghe kể lạiMột câu chuyện đau lòng.
Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.
Chuyện kể rằng, lần ấy,
Khi đánh nhau với Tàu,
Quân ta và quân địch
Cách nhau một chiếc cầu.
Bỗng từ trên có lệnh
Một đại đội xung phong
Vượt qua cây cầu ấy,
Sang bờ bên kia sông.
Thế mà lạ, sau đó,
Hai bên đang đánh nhau,
Có lệnh từ trên xuống.
Lần này lệnh phá cầu!
Câu chuyện chỉ có thế.
Một đại đội sang sông,
Rồi phá cầu, theo lệnh...
Nghe mà nhói trong lòng.
Ừ, mà một đại đội
Biên chế bao nhiêu người?
Một trăm, hay năm chục,
Bị đồng đội bỏ rơi?
Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.
Sao lòng tôi đau nhói,
Đau nhói mãi trong lòng.
Ai ra cái lệnh ấy,
Lệnh quân ta phá cầu,
Để đồng đội đơn độc
Giữa vòng vây quân Tàu?
Câu chuyện chỉ có thế,
Dù có thật hay không,
Nhưng cả một đại đội
Đã chết bên kia sông.”
Câu chuyện đánh Trung Quốc phải hy sinh cả một đại đội dưới cái nhìn nhân bản của một nhà thơ thì người chỉ huy trận chiến năm nào có thể là vô nhân, cam tâm hy sinh đồng đội một cách vội vã để đạt chiến công nhưng dù sao cũng nói lên mức tàn khốc của chiến tranh mà nói theo Nguyễn Duy “ai chiến thắng thì người dân cũng là ngưởi chiến bại” cả.
Thái Bá Tân không phải bỗng nhiên nhớ tới câu chuyện được kể từ rất lâu về trước. Ông nhắc lại câu chuyện này trong hoàn cảnh đặc biệt khi cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra trên khắp nước vào ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Bảy.
Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế độ.
Thái Bá Tân
Trận chiến cũ tuy tàn khốc nhưng là người Việt Nam không ai trong chúng ta lại cam tâm nhìn Trung Quốc lần hồi xâm lấn bờ cõi một cách trân tráo. Sức mạnh tiềm năng của dân tộc là lòng yêu nước và việc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc là một trong nhiều cách thể hiện.
Thái Bá Tân không xuống phố biểu tình nhưng tấm lòng của ông đối với người biểu tình rất rõ ràng: Chẳng những đồng tình mà ông còn kính phục và ngưỡng mộ họ. Khi nghe tin Huỳnh Thục Vy bị bắt khi đi biểu tình vào ngày 1 tháng 7 ngay hôm sau ông lập tức phản ứng qua bài thơ:
Huỳnh Thục Vy
Cháu - cô gái xinh đẹp,Đẹp cả ngoài lẫn trong.
Nhìn cháu mà cứ nghĩ
Cái đẹp của non sông.
Chúng, chính quyền, thật xấu.
Vừa ác vừa bất minh,
Đến mức không muốn nghĩ
Đó là chính quyền mình.
Cháu như người phụ nữ
Trong tranh Delacroix,
Guidant le peuple
Mà peuple - là chúng ta.
Cháu chỉ muốn công lý,
Dân chủ và tự do.
Tự do cho cả chúng,
Mà chúng, bọn côn đồ
Lại luôn truy bức cháu,
Dùng cả cách đê hèn.
Ngẫm mà thấy phẫn nộ.
Thấy nhục cho chính quyền.
Thục Vy, bền gan nhé.
Chúc chân cứng đá mềm.
Cháu như ngọn đuốc sáng
Đang dẫn đường trong đêm.
Nói thật, bác nhìn cháu
Vừa thán phục, tự hào,
Vừa pha chút xấu hổ.
Cháu hiểu rõ vì sao.
Xin lỗi, thế hệ bác
Dựng nên chế độ này
Để bây giờ cháu khổ,
Để dân tình đắng cay.
Cái hồi bác đi Mỹ,
Thăm tượng Liberty,
Đặt hoa dưới chân tượng,
Bác chưa biết Thục Vy.
Giờ xin phép âu yếm
Đặt hoa dưới chân mày.
Mày vấp ngã, còn sức,
Nhất định bác chìa tay.
Bốn câu cuối thân thương nói với Huỳnh Thục Vy mà như nói với cả thế hệ trẻ của Việt Nam. Hai chữ “mày” trong Huỳnh Thục Vy thương yêu trìu mến bao nhiêu thì “mày” trong bài thơ “Mắng con” lại nghiêm khắc bấy nhiêu. Thái Bá Tân mắng con nhưng nhiều kẻ lớn tuổi, trí thức trùm chăn, cán bộ cao cấp bất chính lại ngẩn ngơ xấu hổ. Những kẻ lớn tuổi đời nhưng non trí tuệ ấy có thể cho Nguyễn Bá Tân là cuồng sĩ, không thức thời nhưng với những tấm lòng đang rực cơn yêu nước thì ngôn ngữ Nguyễn Bá Tân dùng như một sức mạnh khởi động trong không gian u ám hiện nay khi đất nước bị đè nặng dưới cơn sợ hãi núp dưới chiêu bài hữu nghị:
Mắng con
Mày láo, dám khuyên bốMai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua Trần?
Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.
Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.
Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, giả ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.
Thái Bá Tân vốn là người hiền lành qua những câu chuyện kể của những người quen biết ông cho thấy ông không mặn mà gì với chế độ mặc dù ông được ưu đãi nhiều lần. Ông tự ý về hưu rất sớm và chỉ chuyên chú vào việc dạy học và sáng tác. Thế nhưng kẻ sĩ trong giòng máu không cho phép ông im lặng trước những nhi nhô của một loại người cơ hội. Mắng con xong, ông mắng ngay cả Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch thành phố Hà Nội kẻ lộng ngôn khi nói rằng người đi biểu tình chống Trung Quốc đang bị thế lực phản động kích động. Thái Bá Tân viết:
Gửi ông Nguyễn Thế Thảo
Xin phép được giới thiệu,Tôi đã U bảy mươi,
Tuổi nhiều hơn ông đấy,
Tuổi gần đất xa trời.
Cho nên, xin nói thật,
Là ông còn hồ đồ.
Ông đâu phải con nít.
Hay giả vờ ngây ngô?
Tôi và những người khác
Tham gia đi biểu tình
Chống thằng Tàu xâm lược,
Thực hiện quyền của mình.
Khi nhà ông bị cướp.
Vợ con ông kêu lên,
Mà ông ngồi im lặng
Thì ông là thằng hèn.
Ông bảo rằng bọn xấu
Đang xúi giục chúng tôi,
Thế thì bọn xấu ấy
Quả là bọn không tồi.
Vì chúng còn liêm sỉ,
Còn biết ghét và yêu.
Còn yêu nước, vì vậy
Tôi mong chúng có nhiều.
Đấy là chưa nói chuyện
Chúng tôi cũng lớn rồi.
Tha không xúi chúng nó,
Đừng hòng xúi chúng tôi.
Quốc Hội ra luật biển
Để ông và mọi người
Chung sức giữ lấy đảo,
Thế mà ông, ôi trời,
Ông không chỉ im lặng,
Không tham gia biểu tình,
Mà còn nhắc người khác
Đừng để ai xúi mình.
Tôi hỏi khí không phải:
Hay thân Tàu lâu nay,
Ông đã bỏ phiếu chống
Thông qua luật biển này?
Ông ạ, ta, người lớn,
Là cứ phải lo xa.
Nói hay làm gì đấy
Nên tính trước đường ra.
Ngộ nhỡ có chiến sự,
Ta và Tàu đánh nhau.
Tàu thắng, ông có thể
Làm thái thú cho Tàu.
Nhưng có thể ngược lại,
Chẳng ai biết thế nào.
Ta thắng, tôi nghĩ thắng,
Ông ăn nói làm sao?
Lại nữa, xin nói thật,
Tôi có nghe người ta
Đồn về ông đủ chuyện,
Chuyện cái ghế ấy mà.
Trước tôi không tin lắm,
Thế mà tôi, bây giờ,
Thấy tầm ông chưa chuẩn,
Cũng buộc phải nghi ngờ.
Cũng với cung cách khẩu thơ, Thái Bá Tân dẫn người đọc đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Lần này ông nói chuyện với người cháu rể có nghề nghiệp là công an. Ông quan sát người cháu với đôi mắt vừa soi mói vừa bao dung. Ngôn ngữ ông dùng trong bài thơ có khi cay chát có khi nóng giận lại có khi tự trách mình quá khắc khe với cháu. Bài thơ sống động lạ lùng bởi ngôn ngữ mà Thái Bá Tân dùng không phải là ngôn ngữ thơ của những diễm lệ cao vời mà là một chất liệu mới kết nối thơ và người đọc qua sợi dây dân dã nhưng không thiếu sự thâm trầm vốn cần thiết trong thơ. Cái bí ẩn làm thơ Thái Bá Tân sống và thở hào hễn với đủ các cung bậc là sự thật thà, hồn nhiên không làm dáng, không trau chuốt.
Nói với cháu rể
Mày rót bác cốc nước,Rồi bác nói điều này.
Năm ngoái bác phản đối,
Không cho cháu lấy mày.
Vì sao ư? Đơn giản
Vì mày là công an.
May, giờ bác vẫn thấy
Mày ngoan, hoặc còn ngoan.
Công bằng ra mà nói,
Công an cũng chẳng sao.
Hơn thế, còn cần thiết,
Nhưng chẳng hiểu thế nào
Giờ lắm đứa tệ quá,
Đạp vào mặt người ta,
Còn giở các trò bẩn,
Đánh đập cả đàn bà.
Giả sử, mai “dự án”
Nó cướp đất nhà mày,
Mày có để lặp lại
Vụ Vân Giang gần đây?
Vợ mày đang có chửa.
Bác mừng cho chúng mày.
Nếu có đứa đạp nó,
Mày sẽ nghĩ sao đây?
Lại nữa, bác bị bắt,
Mày cứ nói thật lòng,
Người ta bảo mày bắn,
Mày có bắn bác không?
Mà bác thì mày biết,
Như mấy lão nông dân,
Làm sao mà “thù địch”,
Mà “phản động”, vân vân.
Nói thật cho mày biết,
Bác yêu đất nước này,
Người Văn Giang cũng vậy,
Hơn gấp vạn chúng mày.
Vứt mẹ cái khẩu hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?
Bác là người ngoài đảng.
Mày vào đảng, không sao,
Miễn là mày thực sự
Vì quốc dân, đồng bào.
Mày thừa biết chúng nó,
Cái bọn “vì nhân dân”
Đang ăn cướp trắng trợn,
Pháp luật chúng đếch cần.
Sống ở đời, cháu ạ,
Có nghề mới có ăn.
Làm công an cũng được,
Nhưng phải nhớ vì dân.
Mà dân là bố mẹ,
Là bác, là vợ mày.
Chứ mày nghe bọn xấu
Làm ngược lại là gay,
Là có tội, cháu ạ.
Chưa nói chuyện ở đời
Có cái luật nhân quả,
Tức là luật của trời.
Vứt mẹ cái khẩu hiệu / Còn đảng là còn mình./ Thế mai kia đảng chết / Không lẽ mày quyên sinh? Đã làm bài thơ vượt lên khỏi cái phù phiếm của ngũ ngôn. Nó tươi roi rói và hừng hực tính thời sự. Thái Bá Tân hớp hồn người nghe, người đọc trong bốn câu ngắn và bén như dao này.
Thơ Thái Bá Tân còn có một nét duyên khác lôi cuốn người đọc là sự hài hước bao lấy nỗi xót xa bên trong câu chuyện. Ông tỏ ra thẳng thắng hơn mọi người khác khi thú nhận rằng mình không hề tự hào là người Việt Nam. Câu tự bạch này không khỏi khiến lắm người tức giân nhưng cũng may không hiếm người khác lại rất đồng tình. Ông viết trong bài Tự bạch:
Tự bạch
…….Nói thật với các bác
Điều vẫn giấu xưa nay.
Sẽ khối anh nhảy cẫng,
Mắng thế nọ thế này.
Nhẫy cẫng thì nhảy cẫng.
Việc họ làm cứ làm.
Tôi chưa hề, thú thật,
Tự hào người Việt Nam.
Tôi đi bốn mươi nước,
Làm gì và đi đâu
Liên quan đến cái xấu,
Tôi bảo tôi người Tàu.
Một lần ở nước Bỉ,
Ngủ với một em Tây.
Nó bảo: Tàu giỏi quá!
Tôi suýt nói: Việt đây!
Duy nhất chỉ lần nọ,
Ở Havard, người ta
Khen tiếng Anh tôi giỏi.
Tôi đáp: Việt Nam mà.
Chứ nói chung là nhục.
Nhục phải làm thằng dân
Một nước giỏi nói phét,
Lãnh đạo thì ngu đần.
Riêng hai chữ “cộng sản”
Đã đủ nói phần nào.
Làm thằng dân cộng sản
Có gì mà tự hào?
Mà tự hào sao được
Khi mấy triệu dân ta
Vượt biên, thà chết biển
Hơn phải chết ở nhà!
Tự hào là yêu nước.
Yêu nước phải biểu tình.
Mà biểu tình nó oánh.
Quân ta oánh quân mình.
Nghe Thái Bá Tân kể chuyện bạn nghĩ sao? Riêng tôi khi đóng trang blog của ông lại nỗi cay đắng cứ dìm mình vào buồn bã chừng như không thề thoát ra. Thơ Thái Bá Tân rồi đây sẽ được rất nhiểu người thuộc vì nó dễ nhớ đã đành mà hơn thế nó làm cho người ta khóc người ta cười, giận dữ, khinh bỉ lẫn xót thương…chính điều này làm cho thơ Thái Bá Tân lấp lánh.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thai-ba-tan-5-words-poems-ml-07202012153951.html
THÁI BÁ TÂN
KIM DUNG ' KỲ DUYÊN
Thái Bá Tân, sinh năm 1949, tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nơi ngày xưa có truyền thống văn chương của các “ông đồ xứ Nghệ”. Thái Bá Tân có một tiểu sử khá ly kỳ. Thuộc vào loại “con cưng của chế độ” nên từ năm 1967 đến 1974 ông học khoa ngoại ngữ (phiên dịch tiếng Anh) tại Đại học Ngoại ngữ Matscova, Liên Xô.
Về nước, trong
thời gian 1975-1978, ông dạy tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà
Nội và sau đó làm biên tập viên nhà xuất bản Lao Động. Thái Bá Tân còn
là Phó chủ tịch Hội đồng Văn học Nước ngoài và là Ủy viên Ban Đối ngoại
của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông về hưu rất sớm nhưng vẫn hoạt động trong
lãnh vực văn chương và giáo dục.
Thái Bá Tân (*)
Thái Bá Tân đã xuất bản khoảng 70 đầu sách, gồm thơ dịch, truyện ngắn và thơ sáng tác. Hơn 20 năm tổ chức các lớp học thêm tiếng Anh cho sinh viên, với gần 300 người một lớp, rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên miền Bắc đã trưởng thành và thành công từ lớp học tiếng Anh của ông. Qua bài thơ Tự bạch, tác giả tâm sự:
Nói thật với các bác
Điều vẫn giấu xưa nay.
Sẽ khối anh nhảy cẫng,
Mắng thế nọ thế này.
Nhảy cẫng thì nhảy cẫng.
Việc họ làm cứ làm.
Tôi chưa hề, thú thật,
Tự hào người Việt Nam.
Ông giãi bày những điều ly kỳ về bản thân mình:
Tôi đi bốn mươi nước,
Làm gì và đi đâu
Liên quan đến cái xấu,
Tôi bảo tôi người Tàu.
Một lần ở nước Bỉ,
Ngủ với một em Tây.
Nó bảo: Tàu giỏi quá!
Tôi suýt nói: Việt đây
Duy nhất chỉ lần nọ,
Ở Havard, người ta
Khen tiếng Anh tôi giỏi
Tôi đáp: Việt Nam mà.
Thái Bá Tân tại Brussels, Bỉ
Bước sang đoạn kết của Tự bạch, Thái Bá Tân đã khiến người đọc ngỡ ngàng vì những câu thơ năm chữ rất… “phản động”!!!!
Chứ nói chung là nhục.
Nhục phải làm thằng dân
Một nước giỏi nói phét,
Lãnh đạo thì ngu đần.
Riêng hai chữ “cộng sản”
Đã đủ nói phần nào.
Làm thằng dân cộng sản
Có gì mà tự hào?
Mà tự hào sao được
Khi mấy triệu dân ta
Vượt biên, thà chết biển
Hơn phải chết ở nhà!
Tự hào là yêu nước.
Yêu nước phải biểu tình.
Mà biểu tình nó oánh.
Quân ta oánh quân mình.
Trong cuộc nói chuyện với phóng viên Mặc Lâm (bài viết đã dẫn), Thái Bá Tân tâm sự: “Tôi cũng viết đa dạng lắm, chủ yếu là dịch nhiều hơn mặc dù đã viết 150 truyện ngắn rồi. Tôi sáng tác thơ 8 chữ cũng nhiều và dạo này tự nhiên lại sáng tác thơ 5 chữ. Chắc tại chán chán nên muốn viết dân dã một tí. Tôi già rồi nên cũng muốn phá phách một tí, giả vờ ngây một tí. Già rồi thì tự nhiên lại muốn thật thà không hoa lá cành nữa. Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế độ vì được ăn học tử tế nhưng chuyện nào ra chuyện ấy, trách nhiệm công dân thì mình phải nói.”
Riêng về thơ, Thái Bá Tân đã xuất bản tập thơ “Lục ngôn thi tập” bên cạnh những bài thơ 8 chữ. Tuy nhiên, thời gian gần đây ông lại chuyên làm thơ ngũ ngôn, những vần thơ 5 chữ của ông mang tính cách thời sự về hiện tình đất nước, về những “người đương thời” có liên quan đến thời sự tại Việt Nam.
Thái Bá Tân ngày nay
Vũ Đình Liên, một nhà thơ tiền chiến, cũng đã dùng loại thơ ngũ ngôn được ngắt theo từng đoạn 4 câu để diễn tả hoài niệm về Ông đồ ngồi viết câu đối vào dịp Tết giữa cảnh tàn lụn của Nho học. Bài thơ Ông đồ đã trở thành một tác phẩm văn học về niềm hoài cổ. Có người cho rằng, nếu Vũ Trọng Phụng là ông “vua cười” (cười bật máu ra đầu ngòi bút phóng sự) thì Vũ Đình Liên phải là ông “vua khóc” (khóc tuôn ra từ những ý thơ làm lay động cả những tâm hồn vô cảm nhất):
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Thơ năm chữ của Thái Bá Tân tựa như những lời nói chuyện hàng ngày nên có người gọi đó là “khẩu thơ”. Ngôn từ trong thơ ông không cầu kỳ như Vũ Đình Liên với những “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay” hay “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ngược lại, thơ năm chữ của Thái Bá Tân rất dung dị, bình dân. Chẳng hạn như những câu mở đầu trong bài “Ballad về một đại đội bị bỏ rơi”:
Tôi mới nghe kể lại
Một câu chuyện đau lòng.
Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.
Bài ballad tiếp tục với những lời kể chuyện về cuộc chiến tranh “dạy cho Việt Nam một bài học” giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979:
Chuyện kể rằng, lần ấy,
Khi đánh nhau với Tàu,
Quân ta và quân địch
Cách nhau một chiếc cầu.
Bỗng từ trên có lệnh
Một đại đội xung phong
Vượt qua cây cầu ấy,
Sang bờ bên kia sông.
Thế mà lạ, sau đó,
Hai bên đang đánh nhau,
Có lệnh từ trên xuống.
Lần này lệnh phá cầu!
Câu chuyện chỉ có thế.
Một đại đội sang sông,
Rồi phá cầu, theo lệnh…
Nghe mà nhói trong lòng.
Ừ, mà một đại đội
Biên chế bao nhiêu người?
Một trăm, hay năm chục,
Bị đồng đội bỏ rơi?
Đoạn kết của bài ballad dẫn người đọc đến những cảm nghĩ của tác giả:
Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.
Sao lòng tôi đau nhói,
Đau nhói mãi trong lòng.
Ai ra cái lệnh ấy,
Lệnh quân ta phá cầu,
Để đồng đội đơn độc
Giữa vòng vây quân Tàu?
Câu chuyện chỉ có thế,
Dù có thật hay không,
Nhưng cả một đại đội
Đã chết bên kia sông.
Thái Bá Tân tại Cologne, Đức
Thái Bá Tân có khá nhiều bài thơ thời sự về Việt Nam – Trung Quốc, nhất là những cuộc biểu tình của những người yêu nước trước làn sóng xâm lược của giặc Tàu ngoài Biển Đông. Ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 7 là một cột mốc đáng nhớ tại Sài Gòn và Hà Nội. Nhà văn, nhà thơ không thể nào dửng dưng “cứ im mãi” mà “phải có trách nhiệm của công dân”. Ông cũng khẳng định “chẳng chống phá gì đâu” nhưng “chuyện nào ra chuyện ấy”, đó là “trách nhiệm của người công dân”.
Tấm lòng của Thái Bá Tân đối với những người yêu nước thật rõ ràng, minh bạch, không những đồng tình mà còn ngưỡng mộ họ. Khi nghe tin Huỳnh Thục Vy bị bắt khi đi biểu tình vào ngày 1 tháng 7, ngay hôm sau ông lập tức phản ứng qua bài thơ Huỳnh Thục Vy:
Cháu – cô gái xinh đẹp,
Đẹp cả ngoài lẫn trong.
Nhìn cháu mà cứ nghĩ
Cái đẹp của non sông.
Chúng, chính quyền, thật xấu.
Vừa ác vừa bất minh,
Đến mức không muốn nghĩ
Đó là chính quyền mình.
Cháu như người phụ nữ
Trong tranh Delacroix,
Guidant le peuple
Mà peuple – là chúng ta.
Cháu chỉ muốn công lý,
Dân chủ và tự do.
Tự do cho cả chúng,
Mà chúng, bọn côn đồ
Lại luôn truy bức cháu,
Dùng cả cách đê hèn.
Ngẫm mà thấy phẫn nộ.
Thấy nhục cho chính quyền.
Bài thơ đổi sang giọng điệu thân tình của người lớn tuổi nói chuyện với một cô cháu gái được coi như thông điệp của thế hệ cha ông gửi cho lớp trẻ:
Thục Vy, bền gan nhé.
Chúc chân cứng đá mềm.
Cháu như ngọn đuốc sáng
Đang dẫn đường trong đêm.
Nói thật, bác nhìn cháu
Vừa thán phục, tự hào,
Vừa pha chút xấu hổ.
Cháu hiểu rõ vì sao.
Xin lỗi, thế hệ bác
Dựng nên chế độ này
Để bây giờ cháu khổ,
Để dân tình đắng cay.
Và đây là những câu kết:
Cái hồi bác đi Mỹ,
Thăm tượng Liberty,
Đặt hoa dưới chân tượng,
Bác chưa biết Thục Vy.
Giờ xin phép âu yếm
Đặt hoa dưới chân mày.
Mày vấp ngã, còn sức,
Nhất định bác chìa tay.
Thái Bá Tân tại Hoa Kỳ
Như đã nói, ngôn ngữ trong thơ Thái Bá Tân rất bình dị, chân thật. Ở đoạn cuối, ông dùng chữ “mày” để gọi Thục Vy nhưng ta vẫn thấy chứa chan tình cảm thân thương. Cũng chữ “mày” trong bài thơ Mắng con lại mang một ý nghĩa khác hẳn:
Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua Trần?
Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.
Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.
Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, giả ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.
Thái Bá Tân “mắng” cả Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, người đã tuyên bố “những kẻ đi biểu tình chống Trung Quốc bị các thế lực phản động dựt dây”! Trong bài thơ “Gửi ông Nguyễn Thế Thảo” lời thơ của Thái Bá Tân có phần gay gắt:
Xin phép được giới thiệu,
Tôi đã U bảy mươi,
Tuổi nhiều hơn ông đấy,
Tuổi gần đất xa trời.
Cho nên, xin nói thật,
Là ông còn hồ đồ.
Ông đâu phải con nít.
Hay giả vờ ngây ngô?
Tôi và những người khác
Tham gia đi biểu tình
Chống thằng Tàu xâm lược,
Thực hiện quyền của mình.
Khi nhà ông bị cướp.
Vợ con ông kêu lên,
Mà ông ngồi im lặng
Thì ông là thằng hèn.
Ông bảo rằng bọn xấu
Đang xúi giục chúng tôi,
Thế thì bọn xấu ấy
Quả là bọn không tồi.
Vì chúng còn liêm sỉ,
Còn biết ghét và yêu.
Còn yêu nước, vì vậy
Tôi mong chúng có nhiều.
Đấy là chưa nói chuyện
Chúng tôi cũng lớn rồi.
Tha không xúi chúng nó,
Đừng hòng xúi chúng tôi.
Quốc Hội ra luật biển
Để ông và mọi người
Chung sức giữ lấy đảo,
Thế mà ông, ôi trời,
Ông không chỉ im lặng,
Không tham gia biểu tình,
Mà còn nhắc người khác
Đừng để ai xúi mình.
Tôi hỏi khí không phải:
Hay thân Tàu lâu nay,
Ông đã bỏ phiếu chống
Thông qua luật biển này?
Ông ạ, ta, người lớn,
Là cứ phải lo xa.
Nói hay làm gì đấy
Nên tính trước đường ra.
Ngộ nhỡ có chiến sự,
Ta và Tàu đánh nhau.
Tàu thắng, ông có thể
Làm thái thú cho Tàu.
Nhưng có thể ngược lại,
Chẳng ai biết thế nào.
Ta thắng, tôi nghĩ thắng,
Ông ăn nói làm sao?
Lại nữa, xin nói thật,
Tôi có nghe người ta
Đồn về ông đủ chuyện,
Chuyện cái ghế ấy mà.
Trước tôi không tin lắm,
Thế mà tôi, bây giờ,
Thấy tầm ông chưa chuẩn,
Cũng buộc phải nghi ngờ.
Thái Bá Tân tại Jerusalem
Thái Bá Tân có một người cháu rể làm công an. “Nói với cháu rể”
là tựa đề bài thơ có nhiều điều thú vị. Một lần nữa, tác giả dùng chữ
“mày” để nói chuyện phải quấy với công an. Nguyên văn như sau:
Rồi bác nói điều này.
Năm ngoái bác phản đối,
Không cho cháu lấy mày.
Vì sao ư? Đơn giản
Vì mày là công an.
May, giờ bác vẫn thấy
Mày ngoan, hoặc còn ngoan.
Công bằng ra mà nói,
Công an cũng chẳng sao.
Hơn thế, còn cần thiết,
Nhưng chẳng hiểu thế nào
Giờ lắm đứa tệ quá,
Đạp vào mặt người ta,
Còn giở các trò bẩn,
Đánh đập cả đàn bà.
Giả sử, mai “dự án”
Nó cướp đất nhà mày,
Mày có để lặp lại
Vụ Vân Giang gần đây?
Vợ mày đang có chửa.
Bác mừng cho chúng mày.
Nếu có đứa đạp nó,
Mày sẽ nghĩ sao đây?
Lại nữa, bác bị bắt,
Mày cứ nói thật lòng,
Người ta bảo mày bắn,
Mày có bắn bác không?
Mà bác thì mày biết,
Như mấy lão nông dân,
Làm sao mà “thù địch”,
Mà “phản động”, vân vân.
Nói thật cho mày biết,
Bác yêu đất nước này,
Người Văn Giang cũng vậy,
Hơn gấp vạn chúng mày.
Vứt mẹ cái khẩu hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?
Bác là người ngoài đảng.
Mày vào đảng, không sao,
Miễn là mày thực sự
Vì quốc dân, đồng bào.
Mày thừa biết chúng nó,
Cái bọn “vì nhân dân”
Đang ăn cướp trắng trợn,
Pháp luật chúng đếch cần.
Sống ở đời, cháu ạ,
Có nghề mới có ăn.
Làm công an cũng được,
Nhưng phải nhớ vì dân.
Mà dân là bố mẹ,
Là bác, là vợ mày.
Chứ mày nghe bọn xấu
Làm ngược lại là gay,
Là có tội, cháu ạ.
Chưa nói chuyện ở đời
Có cái luật nhân quả,
Tức là luật của trời.
Thái Bá Tân
Quả thật Thái Bá Tân đã “hớp hồn” người đọc qua những vần thơ năm chữ. Lúc thì dịu dàng, thân thiết… khi thì hừng hực đấu tranh như những người xuống đường. Mạc Lâm đã viết những dòng cuối trong bài “Thái Bá Tân và những bài thơ ngũ ngôn”:
“Nghe Thái Bá Tân kể chuyện bạn nghĩ sao? Riêng tôi khi đóng trang blog của ông lại nỗi cay đắng cứ dìm mình vào buồn bã chừng như không thề thoát ra. Thơ Thái Bá Tân rồi đây sẽ được rất nhiểu người thuộc vì nó dễ nhớ đã đành mà hơn thế nó làm cho người ta khóc, người ta cười, giận dữ, khinh bỉ lẫn xót thương… chính điều này làm cho thơ Thái Bá Tân lấp lánh”.
No comments:
Post a Comment