Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 31 October 2016

NGUYỄN TƯONG THỤY = VIETTUSAIGON = HÀ THÚC KÝ

NGUYỄN TƯỜNG THỤY * KINH NGHIỆM MYANMA

Chuyến đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của Myanmar


Thắng lợi rực rỡ của phong trào dân chủ trong cuộc bầu cử tự do ở Myanmar ngày 8/11/2015 đã mở ra cho đất nước này một cơ hội xây dựng một thể chế dân chủ. Sự kiện đã lan tỏa đến Việt nam gây hưng phấn cho giới hoạt động dân chủ khiến cho những người hoạt động dân chủ vừa phấn khởi, vừa nhìn lại phong trào dân chủ ở đất nước mình.
Nắm bắt được những nỗi trăn trở của những người hoạt động dân chủ ở quốc nội, Đảng Việt Tân đã tổ chức một chuyến đi thăm Myanmar nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền.
Mục tiêu của chuyến thăm là học hỏi kinh nghiệm của Myanmar từ thời phong trào còn đối diện với những khó khăn cơ bản như Viêt nam hiện nay cho đến những nỗ lực trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.
Tại Myanmar, phái đoàn sẽ gặp gỡ các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội dân sự và truyền thông Myanmar để rút ra những kinh nghiệm trong từng lĩnh vực hoạt động.
Chương trình của chuyến đi sẽ có những nội dung chính:
1. Gặp gỡ các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội dân sự và truyền thông Myanmar.
2. Thảo luận bàn tròn về nhân quyền với một số tổ chức ở Myanmar.
3. Thắp nến cho Dân chủ Việt Nam nhân ngày Quốc tế Nhân quyền và thăm các di tích lịch sử liên quan đến công cuộc đấu tranh của người dân Myanmar.
Chương trình cuộc thăm Myanmar sẽ diễn ra trong 3 ngày: 7,8,9 năm 2015.
Số thành viên từ Việt Nam đã có mặt tại Myanmar là 7 người. 
Có 6 người bị chặn xuất cảnh không đi được là Nhà văn Phạm Thành, Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Nhà hoạt động Trương Văn Dũng, Lê Sỹ Bình, Mục sư Hoàng Hoa và Nhạc sĩ Văn Cung.
Ngày đầu tiên, vào lúc 15 giờ chiều nay, Đoàn đã Gặp gỡ Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ  (NLD)
Tại trụ sở của Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, phái đoàn đã được đón tiếp bởi ông Nyan Win phát ngôn nhân đảng NLD, và sau đó là cuộc trò chuyện với ông Tin Oo, Chủ tịch Danh Dự của NLD.
Tướng Tin Oo cùng với bà Aung San Suu Kyi là một cặp bài trùng không thể thiếu của cuộc đấu tranh dân chủ Miến Điện. Cả hai đã kết hợp vào năm 1988 để thành lập đảng NLD.
Trong hơn một giờ trò chuyện, ông Tin Oo đã chia sẻ nhiều bài học về phong trào. Khi được cho biết rất nhiều người Việt Nam sung sướng với kết quả thắng cử vừa qua, ông nói: "Đừng! Khoan hãy mừng vội. Đó chỉ là một chặng đường và chúng tôi chưa thành công. Chúng tôi còn nhiều điều phải làm để đất nước này khá hơn, thật sự dân chủ."
Với câu hỏi điều gì đã giúp các ông thành công trước 30 năm đàn áp của nhà cầm quyền? Ông nói: "Lòng dân. Chúng tôi luôn đi sát với lòng dân. Chúng tôi hiểu họ và đấu tranh cho họ, là tiếng nói của họ." Ông chia sẻ thêm "và phải bất bạo động. Đó là chính sách và kim chỉ nam của chúng tôi. Chúng tôi chống lại mọi hành vi bạo động kể cả việc trả thù với những người trong quân đội đã từng hành hạ, cầm tù chúng tôi. Bất bạo động, phải bất bạo động."

Đoàn gặp gỡ Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ
Trước đó, trên đường đến trụ sở của đảng NLD, đoàn đã dừng chân trước cổng nhà bà Aung San Suu Kyi, một căn nhà bình dị bên bờ hồ Inya là nơi ở, và cũng là chốn giam giữ bà bởi nhà cầm quyền quân phiệt suốt 15 năm trời từ năm 1989 đến 2010. Cũng tại nơi đây, đằng sau cánh cửa sắt bà đã từng xuất hiện mỗi cuối tuần để chào đón những thường dân Myanmar có cảm tình, đến thăm hỏi và bày tỏ sự ủng hộ của họ với bà.
Bên cổng sắt lạnh lùng này vẫn có những chòm hoa nở rộ. Giữa sự kìm kẹp khủng bố, lòng bất khuất đã đơm hoa dân chủ.

 Trước cổng nhà bà  Aung San Suu Kyi

Các thành viên trong đoàn đến thăm Myanmar
Cuối buổi chiều, đoàn tham quan chùa Shwedagon
Trong hai ngày tới, Đoàn sẽ có hững hoạt động như sau:
@ Gặp gỡ Đài Tiếng nói dân chủ Myanmar (Democratic Voice of Burma) phát thanh từ năm 1992
@ Gặp gỡ Hội tương trợ Tù nhân chính trị (Assistance Association for Political Prisoners, AAPP). Hội Tương Trợ Tù Nhân Chính Trị được thành lập tại Thái Lan, nay có trụ sở ở Miến Điện. 
@ Thảo luận Bàn tròn Bài học từ Myanmar tại Myanmar Innovation Lab, Phandeeryar, cùng đại diện các tổ chức dân chủ Việt Nam & Miến Điện.          
@ Gặp gỡ Nhóm Sinh viên thế hệ 88 (88 Generation Students Group) Vào giai đoạn 1988, họ là những sinh viên trẻ tuổi, lãnh đạo phong trào xuống đường của sinh viên đòi độc lập cho Miến Điện. Nhiều người trong số này đã bị cầm tù với những bản án chung thân.
@ Sinh hoạt với tổ chức FREEDOM HOUSE (tại Phandeeryar). Đây là một trong các tổ chức phi chính trị lớn của Hoa Kỳ, chuyên về vấn đề tự do chính trị. 
@ Gặp gỡ tổ chức Khởi hành Myanmar (Myanmar Egress). Tổ chức này thành lập năm 2006 nhằm hỗ trợ các hoạt động xã hội dân sự. 
@ Gặp gỡ tổ chức Thế hệ cơn sóng (Generation Wave) Tổ chức này được thành lập năm 2007 ngay sau cuộc xuống đường của các sư sãi (Saffron Revolution), bị đàn áp đẩm máu bởi nhà cầm quyền quân phiệt.
@ Hoạt động cuối cùng của Đoàn là buổi tối ngày 9/12/2015 là thắp nến cho Dân chủ Việt Nam nhân ngày Quốc tế Nhân quyền.
Mặc dù không thể có mặt ở Đất nước Myanmar cổ kính và xinh đẹp, chúng tôi luôn cảm ơn Đảng Việt Tân đã chân tâm, tận tình, chu đáo hết mức đối với chúng tôi trong chuyến thăm này. Tuy nhiên, 7 người có mặt sẽ thay mặt chúng tôi cất lên tiếng nói khát khao dân chủ - một sự khao khát tự nhiên của con người mà lâu nay, đảng cộng sản Việt nam ngang nhiên tước đoạt của chúng tôi.
Xin chúc cho chuyến thăm Myanmar của những người đấu tranh cho dân chủ thành công mỹ mãn.
7/12/2015
NTT
Bài có sử dụng thông tin thông tin và hình ảnh của các bạn trong đoàn.

NGUYỄN THỊ TỪ HUY * MÔN SỬ

Môn sử ở trường phổ thông : đa dạng quan điểm và sự thật lịch sử


Nhân cuộc thảo luận đang diễn ra gần như trên phạm vi toàn xã hội về vị trí thê thảm của môn lịch sử trong Dự thảo chương trình giáo dục tổng thể do Bộ Giáo dục ban hành trong khuôn khổ dự án cải cách giáo dục mà BGD đang thực hiện, tôi xin giới thiệu lại ở đây bài phỏng vấn một giáo viên Pháp dạy môn lịch sử ở cấp trung học cơ sở, từng công bố trên tạp chí Tia sáng. Tựa đề do tôi đặt lại.
Khi có thời gian tôi sẽ trở lại với dự thảo về cải cách chương trình môn sử, một cách cụ thể.
Tạm thời xin nêu ra đây mấy câu hỏi : 
1/ Nếu coi việc rút bỏ thời lượng của môn sử và đem nó tích hợp với hai môn khác là một sự cải cách, thì cải cách này sẽ mang lại kết quả hay hậu quả nào ? Cải cách này liệu có góp phần giải quyết các vấn đề hiện tại mà môn lịch sử đang gặp phải hay không ? Những người thiết kế chương trình có hình dung tới kết quả hay hậu quả của các đề xuất do mình đưa ra ?
2/ Tên gọi của môn lịch sử, trên thực tế, không tồn tại trong Dự thảo, nó đã được thay thế bằng một tên mới « Công dân và Tổ quốc ». Tên gọi này cho thấy, môn lịch sử thậm chí không có được sự bình đẳng với hai môn mà nó tích hợp : giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng. Điều này, cộng với sự giảm thiểu thời lượng đến mức thảm hại của môn sử (Theo ông Bùi Mạnh Hùng cho biết, môn « Công dân và Tổ quốc » có 105 tiết/năm, như vậy, giả sử thời lượng của môn sử bình đẳng với hai môn còn lại cho dù nó hoàn toàn không có mặt trong tên gọi của môn học, thì nó cũng chỉ có hơn 30 tiết/năm), đã gây nên nỗi lo âu cho nhiều bộ phận xã hội trước nguy cơ về sự biến mất của môn lịch sử. Nguy cơ này có thật hay không ? Khi hình dung về nguy cơ này, nhiều người nghĩ đến ý kiến của Havel, nguyên tổng thống Tiệp Khắc, về việc trong chế độ toàn trị không có lịch sử, và đồng thời nghĩ đến việc lịch sử đã bị viết lại như thế nào và bị xuyên tạc một cách có hệ thống như thế nào trong các chế độ cộng sản.
3/ Nếu nguy cơ môn lịch sử biến mất là có thật, và nếu BGD và những người soạn dự thảo chương trình cương quyết không thay đổi quan điểm của mình, nếu việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo chương trình giáo dục cũng có cùng bản chất với việc lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo hiến pháp sửa đổi vừa qua : dân đóng góp ý kiến thì cứ đóng góp, phần quyết định thuộc về những người nắm quyền lực, và khi quyết định người nắm quyền không thèm đếm xỉa đến ý kiến của dân, thì trong trường hợp này, xã hội cần phải làm gì để ký ức lịch sử của toàn dân tộc không bị xóa bỏ ?
4/ Những người bảo vệ xu hướng rút bỏ tối đa thời lượng môn sử và tích hợp để biến nó thành một bộ phận của môn « Công dân và Tổ quốc » cho rằng : « không nên quan niệm giáo dục lịch sử trong nhà trường là phải dạy các kiến thức của khoa học Lịch sử một cách hệ thống ».
Trong khi đó quan điểm của giáo viên sử ở Pháp (tôi trích nguyên văn từ bài phỏng vấn dưới đây) : « Các chương trình cũng phản ánh sự tiến triển của khoa học lịch sử. Cuối thời kỳ thống trị bởi cái gọi là Biên niên sử (Annales), từ những năm 1980, khoa học Lịch sử là nơi các thành tố chính trị và văn hóa được đánh giá trong tương quan với kinh tế và xã hội, và các chủ đề nghiên cứu cũng chia cắt với nhau thành những chủ đề nhỏ hơn. »
Vì sao có sự khác nhau trong quan niệm về môn sử ở trường phổ thông, khác nhau đến mức trái ngược như vậy ?
5/ Cuối cùng : trong nhìn nhận của nhiều người, việc « tích hợp » môn sử có lẽ cho thấy giáo dục Việt Nam bị chính trị hóa một cách sâu sắc như thế nào, và những người soạn chương trình bị chính trị chi phối một cách đau đớn đến như thế nào.
Tuy nhiên, nếu quả thật không phải như vậy, nếu quả thật những người thiết kế chương trình lần này có tự do đề xuất ý tưởng của mình và không bị cái vòng kim cô của Ban Tuyên giáo siết chặt, thì mong rằng chúng ta có thể chứng kiến việc những người soạn chương trình có tự do thay đổi ý tưởng, dựa trên việc phân tích thực tế xã hội chính trị của Việt Nam hiện thời, dựa trên việc tiếp thu lòng dân và nỗi niềm của tầng lớp trí thức.
Tự do thay đổi Dự thảo còn là biểu hiện của lương tâm và trách nhiệm của những người làm chương trình đối với thế hệ trẻ và đối với vận mệnh dân tộc.
Paris, 26/11/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Môn sử ở trường phổ thông: đa dạng quan điểm và sự thật lịch sử
Nguyễn Thị Từ Huy (NTTH):
Trước hết, xin cám ơn ông đã cho tôi dự tiết ông dạy về chủ nghiã Quốc-Xã ở lớp 9.  Tôi theo dõi ông làm việc với một nửa lớp, gồm những học sinh chậm tiến. Nhưng tôi không cảm thấy là học trò của ông gặp khó khăn, vì ông đã thúc đẩy các em nói ra các ý kiến của mình, giúp các em hiểu bài, nắm được các khái niệm và những hiện tượng phức tạp khó nắm bắt, như hệ ý thức Quốc-Xã, như chủ nghĩa bài Do Thái, như khái niệm chuyên chế ...  Tôi nhận thấy ông không nói nhiều, mà đặt nhiều câu hỏi. Khi học trò không trả lời được ngay, ông đưa ra các gợi ý hoặc ông nêu câu hổi theo cách khác. Tôi thấy ông tỏ ra rất kiên nhẫn để hướng các học trò tới các mục tiêu bài học phải đạt được. Tôi có thể hình dung thấy việc ông chuẩn bị bài giảng chẳng đơn giản chút nào, ông đã đưa ra bốn lược đồ và học sinh phải tự phân tích dưới sự hướng dẫn của ông. Xin ông làm ơn giải thích chi tiết hơn về phương pháp làm việc của ông cũng như về mục đích chính xác của bài dạy này?
Dominique Delmas:
Một trong những mục tiêu có tính thách thức trong chương trình Sử học lớp 9 trung học cơ sở là làm cho học sinh hiểu rõ hai nhà nước toàn trị thế kỷ thứ 20, là nhà nước Đức Quốc-Xã và nhà nước kiểu Stalin, làm sao chỉ ra cho các em thấy hai nhà nước đó có gì giống nhau và có gì khác nhau.
Tôi hoàn toàn tôn trọng phương pháp suy diễn, xuất phát từ các tư liệu lịch sử để đi tới phát hiện hệ ý thức, các mục tiêu và cách thức hoạt động trong thực tiễn của các chế độ toàn trị, nên tôi đã nghĩ đến việc sử dụng các hình ảnh thị phạm trong đó có cả lược đồ và biểu tượng, tôi làm như vậy vì 4 lý do chính sau đây:
-       Bằng cách thêm dần, trong quá trình thày trò cùng làm việc, từng yếu tố một vào lược đồ mang hình ảnh thị phạm, ta xây dựng được khái niệm trong tâm trí học sinh theo cung cách tiệm tiến.
-       Bằng cách diễn đạt thị phạm các khái niệm vừa tổng quát vừa trừu tượng đó, ta sẽ giúp học sinh tiếp nhận các khái niệm một cách dễ dàng thoải mái hơn.
-       Việc dùng các hình ảnh được xây dựng theo cùng một cung cách triển diễn và dùng cả các ký hiệu chung khiến cho việc so sánh hai hệ thống được dễ dàng hơn.
-       Ta có thể giúp học sinh làm việc bằng cách yêu cầu các em chuyển từ ngôn ngữ này [thị phạm – ND thêm] qua ngôn ngữ khác [nói và viết – ND thêm] bằng cách yêu cầu các em tái tạo lại các lược đồ dưới dạng văn bản viết.
Điểm cuối cùng vừa nói lắm khi cũng rắc rối. Có khi các em quên diễn đạt lại một số yếu tố trong lược đồ, khi thì các em không tìm được yếu tố ngôn ngữ cần cho cách biểu đạt khác, và cũng có khi các em không tái tạo lại lược đồ trước theo một lô gich chặt chẽ nhất quán (trật tự từ hệ ý thức sang các mục tiêu sang hành động thực tiễn và các dẫn chứng).
Trong ba hình thức văn bản viết cơ bản mà khoa Sử học yêu cầu: loại chuyện tự sự, bảng biểu diễn một tình huống, và việc mô tả có suy lý một hiện tượng lịch sử hoặc một khái niệm rút ra từ hiện tượng đó, thì dạng văn bản cuối cùng này hay gặp rắc rối hơn cả. Điều đó có nhiều lý do: việc tạo dựng [lại trong tâm lý học sinh – ND thêm] không tuân thủ một lô gích tuyến tính hoặc một lô gích theo chủ đề, nên người học cần làm chủ được những thuật ngữ phức tạp đồng thời cũng cần biết cách đi từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, nghĩa là đi con đường quy nạp, ngược với con đường diễn dịch, (từ những tư liệu cụ thể đến tổng quát hóa) được ứng dụng khi học.
Về cách thức làm việc, chị đã hoàn toàn thấy rõ những gì tôi tìm cách thực hiện. Cách tôi sắp đặt các bảng nhằm tạo thuận lợi cho cả những trao đổi và việc lắng nghe lẫn nhau. Việc phát biểu ý kiến và việc đưa ra các giả thuyết đều được khuyến khích tối đa nhằm củng cố sự tự tin và độ tin cậy lẫn nhau giữa các học trò phần lớn đều thuộc diện gặp khó khăn[1]. Các buổi làm việc chung theo cách thức đối thoại đan xen nhau với các buổi khác để trẻ em được làm việc độc lập hoặc theo từng cặp đôi. Khi đó việc trao đổi với giáo viên mang tính cá thể hơn và thích hợp với từng học trò riêng rẽ. Cũng có cả hình thức hoạt động học khác là cách viết bài mà không ít học sinh cho đến lúc này vẫn gặp khá nhiều khó khăn.
NTTH
Giá mà được ông cho biết về sách giáo khoa Sử học trường phổ thông thì hay vô cùng. Ông là tác giả sách Sử học dùng trong trường này, ông có thể chia sẻ với chúng tôi những gì liên quan đến cấu tạo sách giáo khoa của ông, về nguyên tắc biên soạn, và cả về chương trình Sử học bậc trung học cơ sở của nước Pháp?
Dominique Delmas
Sách giáo khoa được biên soạn bởi những nhóm giáo viên thường là do tổ chức IPR thanh sát (IPR viết tắt của Inspecteurs Pédagogiques Régionnaux là Thanh tra Sư phạm Khu vực phụ trách đánh giá các giáo viên trung học). Tại từng trường, các giáo viên bỏ phiếu chọn một trong số những sách giáo khoa được in ở các nhà xuất bản khác nhau (có chừng tám nhà xuất bản như thế). Ở trường phổ thông cơ sở (collège), sách giáo khoa được phát không, nhưng trường trung học phổ thông (lycée) thì không như vậy.
Các tác giả sách giáo khoa biên soạn dựa trên những chương trình học chính thức quy định các nội dung hoặc các chủ đề, đôi khi các nhóm biên soạn có chọn lựa khác, nhưng đều phải có những thực hành đặc biệt thí dụ như huấn luyện cách học tự sự hoặc nghiên cứu tác phẩm nghệ thuật như là chứng nhân của Lịch sử. Ở Pháp, do thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc cho tới 16 tuổi, học sinh từ lớp 6 tới lớp 9 phải học cho xong những giai đoạn lớn của Lịch sử kể từ thời Cổ đại tới thế giới đương đại. Chương trình học tập trung vào Pháp và châu Âu. Các không gian lịch sử được mở rộng dần, từ vùng Địa Trung Hải tới Đại Tây Dương, rồi tuần tự tới các vùng khác trên thế giới. Cũng có vài chuyên đề riêng nhưng ngắn gọn học ở lớp 6 về triều đại Gupta của Ấn Độ và thời nhà Hán của Trung Hoa, ở lớp 5 có bài về các vương quốc và đế quốc Tây Phi châu thế kỷ thứ X và XV. Các chương trình cũng phản ánh sự tiến triển của khoa học lịch sử. Cuối thời kỳ thống trị bởi cái gọi là Biên niên sử (Annales), từ những năm 1980, khoa học Lịch sử là nơi các thành tố chính trị và văn hóa được đánh giá trong tương quan với kinh tế và xã hội, và các chủ đề nghiên cứu cũng chia cắt với nhau thành những chủ đề nhỏ hơn.
Như chị đã thấy, các chương sách đều có những trò chơi đan xen với các tư liệu khác nhau để các giáo viên lấy từ đó ra để tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong các trò chơi và tư liệu đó nhất thiết phải có một «bài học» dưới một hình thức trình bày sáng sủa và dễ hiểu, mà người học phải tìm ra được phần căn bản của chủ đề được đề cập tới. Sách giáo khoa cũng phải chịu những ràng buộc từ phía nhà xuất bản: maket và cách dàn trang đôi khi rất áp đặt rất hà khắc, yêu cầu về tính hấp đãn (để ve vãn người mua và người dùng …) đôi khi lại dẫn tới sự đơn giản hóa quá mức. 
NTTH :
Ông dạy những nội dung nào về Lịch sử Pháp cho học sinh lớp 9? Liệu những sự kiện coi là nhạy cảm (như chiến tranh Algérie) có được đem dạy không?
Dominique Delmas :
     Ở lớp 9, học trò học lịch sử Pháp thế kỷ XX.  Chương trình học ưu tiên cho ba thời điểm nổi trội: nước Pháp thời kỳ giữa hai cuộc Đại chiên thế giới, nước Pháp thời Đức Quốc-Xã chiếm đóng, phe Kháng chiến và phe Hợp tác với Đức, sau cùng là Đệ Ngũ Cộng hòa từ năm 1958 cho tới thời điểm hiện nay. Cuộc chiến Algérie được học trong chương về giải trừ chế độ thực dân. Dần dà, với vấn đề này và nhiều vấn đề khác nữa, như vấn đề về Thời bị Đức chiếm đóng, cùng với những thay đổi thế hệ và những tiến bộ trong nghiên cứu, thực tại được bóc trần ở mọi kích tấc, kể cả những thứ khó xử nhất hạng đốí với ký ức quốc gia dân tộc. Trong Thế chiến 2 chẳng hạn, đó là những vấn đề về vai trò của chính phủ Vichy và vai trò của một số người Pháp trong các vụ bắt bớ người Do Thái và đàn áp người kháng chiến, hoặc trong cuộc chiến tranh Algérie thì có những vấn đề về tội ác chiến tranh và tra tấn.
Liên quan đến Lịch sử nước Pháp đương đại được dạy ở bậc Trung học cơ sở, có bốn yếu tố chính yếu trong những năm 1970 đã giúp vào việc nghiên cứu những phương diện đối lập nhau trong những giai đoạn lịch sử nhất định: sự thay đổi các thế hệ, những công trình của các nhà nghiên cứu đôi khi là các nhà nghiên cứu người nước ngoài như nhà viết sử người Mỹ, Paxton, tác phẩm của ông về chính quyền Vichy đã gây sốc tại Pháp[2], sức mạnh phản kháng trước và sau Biến cố tháng Năm 1968, sau nữa là những đòi hỏi của các thế hệ con cháu muốn được nghe tiếng nói và ký ức của những người thiểu số (Người Pháp gốc Algérie vẫn gọi là Pieds-Noirs, người «lính địa phương»  Algérie  vẫn gọi là người Harkis, những chiến binh Mặt trận Giải phóng Dân tộc Algérie -FLN- trên đất Pháp).
Các sách giáo khoa được viết tự do về những tội ác gắn liền với chế độ thực dân hoặc vấn đề về những cuộc nổi loạn năm 1917 trong Thế chiến thứ nhất. Với những giai đoạn lịch sử xa hơn nữa, các quan điểm có khác nhau. Thế nên, ở lớp 8 Trung học cơ sở, triều đại của Louis XIV không chỉ được nghiên cứu dưới lăng kính hành động của nhà vua và giới tinh hoa mà cũng còn được xem xét theo các điều kiện của người dân thời đó. Về nước Pháp thế kỷ 20, có hai vấn đề gai góc nhất, như tôi đã nói, là giai đoạn Chiếm đóng và giai đoạn giải trừ chế độ thực dân, nhất là về cuộc chiến tranh Algérie. Về giai đoạn Chiếm đóng, những vấn đề liên quan đến chính sách Do Thái của chính quyền Vichy và sự tham gia vào chính sách này của người dân Pháp và một bộ phận chính quyền và tổ chức chính trị cũng được xem xét thẳng thắn hơn, đây là một dẫn chứng: trong sách giáo khoa có những tư liệu cho thấy một người Pháp mặc quân phục Đức trên vai có phù hiệu Pháp và cả những tư liệu khác cho thấy cảnh sát Pháp tham gia càn quét người Do Thái rồi chở họ đi trên những xe buýt tịch thu của lực lượng du kích kháng chiến RATP. Cũng có những tài liệu tương tự về thái độ và dư luận công chúng rất đa dạng, có vẻ như hồi ban đầu tỏ ra đi theo phe đa số của thống chế Pétain và cứ thay đổi tiến bộ dần trải qua thời kỳ kéo dài bốn năm chiếm đóng. Sau hết, chuyện chiến tranh Algérie, Sử học dạy ở nhà trường cố gắng cho thấy sự đa dạng trong quan điểm và cố không che dấu sự tàn bạo của các cuộc đụng độ: phe khủng bố và việc đàn áp phe khủng bố. Nhưng các cuộc tranh cãi vẫn còn nóng hổi, một khi vị trí quan trọng vẫn dành cho việc dạy Sử học trong nhà trường Pháp. Mới cách đây vài năm thôi đã có dự luật trình Quốc Hội cho phép nhà trường thừa nhận phương diện tích cực của chế độ thực dân.
                     Phạm Toàn dịch từ tiếng Pháp
---
1 Thiếu tự tin dường như là một đặc tính của học sinh Pháp. Khi tham dự các test quốc tế của tổ chức Hợp tác và Phát triển châu Âu OCDE, đa số học sinh Pháp chọn cách không-trả lời thay vì chọn cách có thể sai, các em học sinh Pháp chiếm số đông trong đám ngồi im thin thít hơn là rơi vào nguy cơ sai lầm.
2 Tác giả chứng minh rằng đường lối chính trị của chính quyền Vichy không chỉ là hệ quả của những áp lực và mệnh lệnh của quân chiếm đóng.

VIẾT TỪ SAIGON * CỘNG SẢN HÈN NHÁT

Xét lại khái niệm “Hèn với giặc mà ác với dân”


Đây là khái niệm có lẽ đã rất cũ kĩ trong chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Chí ít là nó cũng cũ kĩ từ những năm 1988, khi bãi đá Gạc Ma, Trường Sa nhuộm máu của 64 chiến sĩ bộ đội và trên bàn tròn hội nghị nơi đất liền những lãnh đạo Cộng sản Việt Nam vẫn nói cười, bắt tay với lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc. Và mãi cho đến bây giờ, trải qua không biết bao nhiêu biến cố, người dân Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng đã cô đơn chống chọi, cô đơn chịu đựng, cô đơn thương tích và cô đơn chết, thậm chí cô đơn mang xác đồng loại vào đất liền… Trong lúc lãnh đạo cấp cao của Cộng sản Việt Nam vẫn bắt tay, vẫn khúm núm cụng ly với Tập Cận Bình và cả một quốc hội trở thành đám cừu trong lời thuyết giảng của đạo sĩ họ Tập.
Ai đã xử tệ với dân và khúm núm với giặc?
Có lẽ đã quá cũ, nhưng thử một lần nữa đặt lại câu hỏi: Vì sao nói công an, nhà cầm quyền Cộng sản hèn với giặc mà ác với dân? Dựa vào những bằng chứng nào để đưa ra nhận xét này?
Để trả lời câu hỏi trên, vấn đề cần minh định ở đây chính là trả lời đâu là dân, đâu là giặc, vì sao gọi là giặc? Nói về người dân, con số gần một trăm triệu nhân dân chưa hẳn là dân, có khi thành phần giặc chiếm trong đó cũng không ít và chúng phản lại nhân dân bằng nhiều cách như tham nhũng, rút ruột tài nguyên, tàn phá môi trường, tham quyền cố vị, không có tài nhưng ưa nắm quyền, buôn bán ma túy, tuyên truyền đồi trụy nhằm làm cho nhân dân bị phiến diện về mặt tư tưởng và tư duy ngày càng tụt hậu, bóp méo giáo dục thành một loại tuyên tuyền chính trị, bán nước bằng đi đêm quyền lực và loa mồm…
Tất cả những kẻ đó đều là giặc, là những kẻ đi ngược với nhân loại, đi ngược với nhân dân và không thể gọi cách nào khác ngoài “phản động”, “giặc”. Và loại phản động này, loại giặc này là loại giặc nội ứng, chúng giống như những con giun bên trong cơ thể đất nước. Còn một loại giặc khác, đó là giặc ngoại xâm.
Tự tiện vẽ đường biên giới lấn vào lãnh thổ quốc gia khác; Mang quân sang bắn giết nhân dân quốc gia khác; Dùng bàn tròn chính trị để đe nẹt nước yếu hơn mình nhằm biến lãnh thổ của nước đó trở thành đơn vị hành chính của quốc gia mình; Dùng đòn kinh tế để xâm lấn, biến nền kinh tế nước khác thành một con rối trong tay mình và tha hồ thao túng; Dùng đòn ngoại giao bề trên để tìm cách đưa người, đưa quân sang âm thầm phá hoại nội tạng của quốc gia khác. Và đáng sợ hơn là dùng đến cả súng đạn để giết dân của quốc gia khác trong lúc người dân nước đó đang hoạt động, làm ăn ngay trong lãnh thổ, lãnh hải của họ… Tất cả những hành vi trên đều là hành vi của giặc, của quân cướp nước.
Theo logic này, nhân dân Việt Nam sẽ là ngót nghét một trăm triệu người sau khi trừ đi chừng mười triệu kẻ ăn hại, bán nước, phản động và phản lại sự tiến bộ của loài người. Và con số mười triệu kia chính là giặc nội ứng cho kẻ ngoại xâm đang ngày đêm lăm le bờ cõi. Giặc ngoại xâm ở đây không ai khác chính là Cộng sản Trung Quốc, kẻ đã nhiều lần gây hấn, giết tróc và tổ chức chiến tranh nhiều mặt trên lãnh thổ Việt Nam.
Trở lại vấn đề hèn với giặc, ác với dân. Câu hỏi tiếp theo sẽ là ai đã hèn với giặc? Nếu nhìn từ bên ngoài thì dễ dàng nhận thấy nhà nước Cộng sản Việt Nam cùng với hệ thống công an trị của họ đã hèn với giặc và ác với dân. Bằng chứng cho việc này là suốt bốn mươi năm nay, kể từ khi hai miền đất nước được thu nạp vào triều đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa, người dân luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi đụng chuyện với công an mặc dù chưa biết ai đúng ai sai.
Và gần đây nhất, tình trạng người bị tạm giam chết trong đồn công an vì bị tra tấn, sau đó trá hình bằng kịch bản tự tử ngày càng nhiều, con số đã lên vài trăm người chỉ trong vòng chưa đầy năm năm. Hình ảnh cảnh sát giao thông, công an bảo vệ trật tự chưa bao giờ mang lại sự bình an cho người dân khi ra đường nếu không muốn nói họ là những hung thần có thể gây nguy hiểm, gây thiệt hại cho người dân khi ra đường. Tình trạng công an giao thông dùng xe phân khối lớn ép xe người đi đường xảy ra tai nạn chết người và công an giao thông ngang nhiên tát tai người đi đường, đánh người đi đường đến chết, bẻ gãy tay, đạp lên mặt người đi đường là chuyện không hề lạ ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, mỗi khi giới trí thức, văn nghệ sĩ và học sinh sinh viên cũng như nhiều tầng lớp khác trong nhân dân đứng lên biểu tình ôn hòa, kêu gọi lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải… Đều bị công an đàn áp thô bạo, đánh đập không thương tiếc.  Những dân oan đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của họ trên công viên Lý Tự Trọng, vườn hoa Mai Xuân Thưởng cũng từng bị đánh đập, đã có người chết vì bị đánh đập…
Tất cả những hành vi trên đây đều cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản và hệ thống công an của họ đã không những không đối xử tốt với dân mà còn rất thô bạo, tàn ác và thiếu hẳn tình người, tính người trong việc đối đãi với nhân dân – người đã ngày đêm đóng thuế, đưa thân gánh chịu nợ công và bán sức lao động rẻ rúng cho nước ngoài để nuôi chế độ, nuôi hệ thống nhà nước.
Trong khi đó, tất cả những biệt khu của người Trung Quốc trên đất Việt Nam từ Bình Dương cho đến Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Tây Nguyên… Đều chung một tình trạng là công an địa phương, thậm chí công an cấp huyện, cấp tỉnh cũng không được vào bên trong, Phó Chủ tịch tỉnh, có khi Chủ tịch tỉnh cũng không được vào bên trong nếu người Trung Quốc chưa đồng ý. Đó là chưa muốn nói đến nhiều trường hợp công an Việt Nam đứng ra bảo vệ cho các ông chủ người Trung Quốc cưỡng phá tài sản, phá rừng trồng của người dân Việt Nam.
Với người Việt Nam thì chèn ép, đánh đập, khủng bố tinh thần, giết tróc nhưng với người Trung Quốc, mặc dù họ trái khoáy, làm càn thì vẫn cứ dung túng, thỏa hiệp, tiếp tay, thậm chí cúi luồn, làm nô bộc… Gần đây nhất là hai vụ nổi cộm, một vụ người Trung Quốc bị bắn chết tại thành phố Đà Nẵng và vụ ngư dân Trương Đình Bảy bị “tàu lạ” bắn chết trên ngư trường Việt Nam ngoài biển Đông.
Vụ người Trung Quốc bị bắn chết thì hàng trăm công an vào cuộc để truy tìm hung thủ, điều tra làm rõ vụ việc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho gia đình người Trung Quốc kia. Trong khi đó, ngư dân Việt Nam bị bắn chết, dường như cảnh sát biển Việt Nam và công an hình sự Việt Nam chỉ có mặt trên bờ, ở cảng Sa Kỳ. Họ vừa đứng đợi chiếc tàu chở xác ngư dân mệt mỏi và lẻ loi sau ba ngày lênh đênh trên biển đưa anh Bảy vào bờ lại vừa theo dõi, quan sát và cản trở báo chí tác nghiệp. Ngành công an cũng như cả hệ thống nhà nước Cộng sản Việt Nam không hề có động thái nào nhằm chia sẻ nỗi mất mát của người dân cũng như điều tra, lấy lại công bằng và quyền được sống của ngư dân Trương Đình Bảy.
Bộ ngoại giao Việt Nam lại đưa ra những lời phản đối vô thưởng vô phạt và càng ngày càng lạt như nước ốc, chẳng đâu vào đâu bởi nó lặp đi lặp lại quá nhiều như một thứ tâm thần hoang tưởng kèm hội chứng nói bâng quơ. Hễ cứ chạm cơn thì nói, nói không cần biết sẽ ra sao và được gì, không cần biết đúng sai…!
Ai là giặc?
Điều đó chỉ chứng minh một vấn đề duy nhất là nhà nước và công an Cộng sản đã hèn với giặc mà ác dân nếu nhìn từ bên ngoài. Nhưng, nếu nhìn sâu vào bản chất, khái niệm này cũng chưa đúng lắm. Bởi lẽ, một kẻ tiếp tay cho giặc để tàn hại nhân dân, đồng tộc, đồng bào của mình, một kẻ đã bán đứng lãnh thổ, lãnh hải quốc gia vì quyền lực đảng, quyền lực phe nhóm thì bản chất của họ là giặc.
Ở đây, câu hỏi cần đặt ra là ai đã xâm lược Việt Nam trên mọi chiến tuyến từ kinh tế đến văn hóa, giáo dục, sức khỏe, tư tưởng và cả lãnh thổ, lãnh hải? Có thể trả lời dễ dàng là hiện nay, giặc ngoại xâm Việt Nam là Cộng sản Trung Quốc. Và câu hỏi tiếp theo là ai đã nội ứng, tiếp tay cho Cộng sản Trung Quốc xâm lược Việt Nam? Câu trả lời cũng rất rõ ràng và nhanh chóng là đảng Cộng sản Việt Nam cùng hệ thống và bộ máy nhà nước của họ.
Bởi chính đảng Cộng sản Việt Nam đã ký công hàm 1958 công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc; Chính đảng Cộng sản Việt Nam đã ký thỏa ước Thành Đô 1990 để theo đó dần biến Việt Nam thành một tỉnh lị của Trung Quốc; Và cũng chính Cộng sản Việt Nam đã một mặt đào tạo ra những thế hệ máu lạnh thông qua giáo dục, đầu độc người dân bằng việc thả lỏng hàng Trung Quốc trên đất Việt cũng như đàn áp dân chủ, đàn áp người yêu nước chống Trung Quốc.
Tất cả những chỉ dấu trên đây đều chứng minh đảng Cộng sản Việt Nam là một loại giặc nội ứng, sẵn sàng đạp lên sinh mệnh dân tộc để được vinh thân phì gia. Và càng ngày, hệ thống quyền lợi của họ càng cao ngất, đè bẹp mọi quyền lợi của nhân dân.
Đến đây, khái niệm “hèn với giặc mà ác với dân” dành chỉ đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ không còn phù hợp, không đúng nữa. Mà phải nói rõ bản chất bằng một khái niệm khác, đó là “khom lưng với bề trên và phản động với dân tộc”. Tôi viết bài này với tất cả sự chân thành dành cho đảng Cộng sản, bởi vì chân thành nên tôi không thể xuyên tạc hay bóp méo bản chất bằng những khái niệm lệch lạc. Đã đến lúc trả đúng khái niệm về với bản chất của đảng đang cầm quyền!

NGUYỄN VŨ BÌNH * HOÀNG MINH CHÍNH

Cụ Hoàng Minh Chính - Người tạo ra những con đường (Bài 1 - Nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh cụ Hoàng Minh Chính)


     Đầu năm 2001, sau khi thôi việc tại Tạp chí Cộng sản, tôi có dịp gặp gỡ làm quen với các nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có Cụ Hoàng Minh Chính. Ấn tượng gặp gỡ đầu tiên là một cụ già nhỏ nhắn nhưng có giọng nói sang sảng vượt xa sức vóc của bản thân cùng một đôi mắt tinh anh. Trong suốt những năm qua, những ảnh hưởng và sự giúp đỡ, dìu dắt của Cụ đối với tôi và gia đình không thể nói hết bằng lời. Nhưng trên hết tôi nhận thức được những đóng góp vô cùng to lớn của Cụ đối với phong trào Dân chủ Việt Nam.
Người tạo ra những con đường
     Trong công cuộc vận động Dân chủ, chúng ta đã biết tới những bài viết của các nhà đấu tranh Dân chủ, những người phản tỉnh, những nhà văn, những trí thức quan tâm tới vận mệnh đất nước. Chúng ta cũng biết tới những kiến nghị thư, phản kháng thư tập thể ban đầu từ ba đến năm người tham gia ký và tăng dần số người theo thời gian. Những đơn thư tố cáo, tố giác tham nhũng, lạm quyền được truyền tay nhau và hình thức ban đầu của tổ chức là Hội (cụ thể là Hội Chống tham nhũng). Vậy thì những hình thức đấu tranh đó từ đâu ra? Có phải đột nhiên chúng ta có được ngay những hình thức đấu tranh mà hiện nay đã trở nên rất bình thường hay đó là một cuộc đấu tranh vô cùng kiên nhẫn, bền bỉ, khôn ngoan và rất can trường của những người đi trước. Không cần phải suy nghĩ nhiều chúng ta cũng có thể trả lời rằng đó chính là kết quả của một quá trình đấu tranh âm thầm, gian khổ trong một môi trường vô cùng khắc nghiệt của những người đi trước. Những người đã bước những bước chân đầu tiên, đã tạo ra những lối mòn, những đường mòn mà sau này trở thành những con đường để cho các thế hệ kế tiếp bước đi và phát triển nó. Trong số những người đầu tiên đó thì Cụ Hoàng Minh Chính là người có công đầu và lớn nhất. Đây chính là đóng góp quan trọng nhất, vĩ đại nhất của Cụ Hoàng Minh Chính đối với phong trào Dân chủ Việt Nam.
     Ngay từ những ngày còn ở Tạp chí Cộng sản, tôi đã được đọc một số bài viết ngoài luồng và sau này tôi được biết xuất phát điểm của những bài viết đó chính là từ nhà Cụ Hoàng Minh Chính. Khi đã tới nhà Cụ, tôi được Cụ phát cho những bài viết. Tôi thấy có vài ba người khi thì đến lấy bài đi phô tô coppy, khi thì mang mấy chục bản để đi tán phát. Thời gian đầu thì số lượng không nhiều (vài ba chục bản), nhưng sau đó thì số lượng ngày càng nhiều hơn đến một, hai trăm bản. Và tôi còn được biết những bản này sau khi tới một số địa điểm còn được nhân lên rất nhiều bản nữa.
     Những ngày đầu tới gặp Cụ Hoàng Minh Chính, tôi còn được thấy Cụ và một số người đấu tranh Dân chủ rất hồ hởi và vui vẻ vì các Cụ vừa ký vào một kháng nghị thư mà tôi không nhớ nội dung nhưng được các Cụ nói là “Năm cụ già trên một chiếc xe tăng”. Sau đó một thời gian thì những kháng nghị thư, kiến nghị tập thể đó số người tăng lên rất nhanh 10 người, 18 người,..
     Một điều đặc biệt nữa là tôi thấy nhà Cụ rất đông khách, gần như lần nào tôi tới cũng đều gặp khách đang ở nhà Cụ. Khách của Cụ thì đầy đủ các thành phần: nông dân, công nhân, trí thức, cựu chiến binh... tất cả đều được Cụ tiếp đón với một thái độ nhiệt tình, trân trọng và cởi mở. Có một lần Cụ chỉ vào tập bài viết (khoảng vài ba gang tay) và nói: “Cháu tưởng là để có được những cái này như ngày hôm nay mà đơn giản à?” – Vâng, tôi biết là không hề đơn giản. Cụ đã mất hàng chục năm trời kiên nhẫn tìm ra và âm thầm thực hiện cách thức để thông tin tới các tầng lớp trí thức, những người quan tâm tới vận mệnh dân tộc mà sau này Nhà nước Việt Nam đã định hình thành hẳn một tội danh: “Tán phát các tài liệu chống lại chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước”
Người bảo trợ về tinh thần cho các nhà đấu tranh Dân chủ, nhất là những người trẻ tuổi
     Có thể nói, bất cứ người tham gia đấu tranh Dân chủ nào ngay khi bước vào cuộc đấu tranh đều tìm đến với Cụ. Có thể là đều đã được nghe danh tiếng của Cụ, có thể là biết rằng đến gặp Cụ sẽ được gặp gỡ, quen biết với những người đấu tranh Dân chủ khác. Và quả thực khi đến với Cụ tất cả đều được Cụ trân trọng, quan tâm và giúp đỡ không khía cạnh này thì khía cạnh khác. Khi đã đến được với Cụ thì mọi người đều yên tâm như đứng dưới một mái nhà chung có Cụ là trụ cột cho các hoạt động chung của phong trào Dân chủ. Tôi đã được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người đấu tranh Dân chủ và những người này dù xuất thân, hoàn cảnh, tính cách rất khác nhau thậm chí có những người không hợp, không ưa nhau nhưng khi nói tới Cụ Hoàng Minh Chính thì tất cả đều phải công nhận Cụ là thủ lĩnh tinh thần của những người đấu tranh Dân chủ. Những người trẻ tuổi như tôi, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang được Cụ đặc biệt quan tâm bởi vì chúng tôi là những người trẻ tuổi đầu tiên đã tham gia vào cuộc đấu tranh dân chủ đến với Cụ. Ngay từ những ngày đầu gặp gỡ, Cụ đã quan tâm hỏi han về hoàn cảnh gia đình, các con và Cụ rất hay cho quà các cháu nhỏ khi tôi tới thăm Cụ. Sau này tôi được biết, Cụ đã giúp đỡ vợ và các con tôi rất nhiều trong những ngày tôi ở tù. Cụ như một người cha đối với vợ chồng tôi và như một người ông đối với các cháu nhỏ. Tôi rất tâm đắc với Phạm Hồng Sơn khi anh nói rằng tình cảm của Cụ đối với anh em mình thì rất bao la.
Người giữ vai trò tập hợp của phong trào Dân chủ
     Tôi không được tham gia và chứng kiến cuộc đấu tranh Dân chủ thời kỳ sôi động 2005 – 2006 nên không rõ những hoạt động của Cụ giai đoạn này. Nhưng thời gian gần hai năm hoạt động bên Cụ trước khi bị bắt, tôi nhận thấy rõ vai trò tập hợp của Cụ trong phong trào Dân chủ. Từ việc tổ chức phân công người trong việc phát tán tài liệu Dân chủ, việc tổ chức kháng nghị, kiến nghị tập thể đến các cuộc gặp gỡ, trao đổi chung của các nhà đấu tranh Dân chủ cho tới việc hình thành Hội chống tham nhũng Cụ đã thể hiện được vai trò thủ lĩnh, tập hợp được các nhà Dân chủ trong các hoạt động đấu tranh với mục tiêu chung. Để có được vai trò tập hợp đó, Cụ đã được mọi người thừa nhận cái tâm trong sáng, ngọn lửa đấu tranh cho Tự do Dân chủ vô cùng mạnh mẽ cũng như khả năng tổ chức và nhìn nhận, phân công từng con người vào công việc cụ thể. Đối với cá nhân tôi, Cụ là lãnh tụ của phong trào Dân chủ không cần phải bàn cãi. Vậy nên, tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe được tin nhóm này, nhóm kia đã phản đối Cụ khi Cụ có ý kiến đại diện cho phong trào Dân chủ.
    Tôi vẫn thường tâm niệm với bản thân, và cũng có lúc tâm sự với người này, người kia, cụ Chính là người thầy của tôi trong hoạt động thực tiễn và người thầy về bản lĩnh. Tôi đã có những kỷ niệm, những bài học mà Cụ đã dạy cho tôi cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Khi tôi làm đơn xin thành lập đảng Tự do – Dân chủ (2/9/2000), tôi có chuyển lá đơn và bài viết ( “Việt Nam và con đường phục hưng đất nước”) tới những nhà Dân chủ với hy vọng họ sẽ chuyển tài liệu đó ra nước ngoài. Nhưng mấy tháng liền tôi không nhận được hồi âm và khi đó tâm trạng của tôi rất bức xúc. Khi đã gặp gỡ cụ Chính và những người đấu tranh Dân chủ khác, tôi được biết cụ Chính là người đã giữ tài liệu đó nhưng không chuyển ra nước ngoài. Tôi vẫn rất bức xúc. Nhưng sau đó một thời gian, tôi đã hiểu ra và thầm cảm ơn Cụ vì Cụ đã giải thích là khi đó chưa biết tôi là ai, thật giả thế nào và quan trọng hơn là Cụ lo khi chuyển những tài liệu đó ra ngoài có thể tôi sẽ bị bắt, và Cụ muốn bảo vệ tôi. 
     Kỷ niệm thứ hai là năm 2002, thời gian trước khi tôi bị bắt, tôi và một số người nữa đã đề nghị Cụ tái lập đảng Dân chủ. Chúng tôi đề nghị và áp lực lên Cụ rất mạnh mẽ nhưng Cụ cương quyết từ chối. Khi đó tôi chưa có kinh nghiệm nên không thừa nhận sự giải thích của Cụ là thời điểm đó chưa chín muồi và nếu thực hiện sẽ bị đàn áp nặng nề, dẫn tới tổn thất rất lớn cho phong trào Dân chủ mà bao nhiêu năm mới xây dựng được như vậy. Sau này khi ở trong tù, tôi đã công nhận là Cụ đúng và có nhắn người ra ngoài nói với Cụ là tôi hoàn toàn đồng ý với Cụ về việc đó. 
     Một kỷ niệm nữa cho thấy Cụ là người rất thực tế, khi thấy những ý kiến đúng là thực hiện ngay. Năm 2001, trong một lần ra thăm nhà cụ Trần Độ, gặp cả ông Phạm Quế Dương ở đó. Tôi thấy cụ Trần Độ hỏi ông Phạm Quế Dương về Hội Chống tham nhũng và ông Lê Khả Phiêu, sau đó hai người cười khà khà với nhau. Tôi có gặp và hỏi Cụ Chính về chuyện này. Cụ Chính nói rằng đây là việc đang tiến hành, cháu nghe thì biết vậy. Đang có kế hoạch lôi kéo ông Lê Khả Phiêu đứng ra lập Hội Chống tham nhũng. Ban đầu tôi cũng không chú ý lắm đến việc này, nhưng sau đó suy nghĩ kỹ tôi thấy ý tưởng đó là rất hay. Tôi có tới nhà Cụ Chính và trao đổi lại với Cụ. Tôi hỏi Cụ là nếu ông Lê Khả Phiêu không tham gia thì sao, hoặc nếu ông Lê Khả Phiêu tham gia nhưng sau đó bị áp lực mà bỏ giữa chừng thì thế nào? Chúng ta sẽ từ bỏ việc này hay sao? Vậy chỉ còn cách là Bác cháu mình tự làm thôi. Cụ Chính nói “đúng rồi”, để Bác trao đổi với ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê ngay. Và sau đó có việc thành lập Hội Chống tham nhũng.
     Nói về bản lĩnh của Cụ Hoàng Minh Chính, tôi không đủ tư liệu để viết. Nhưng trong phạm vi mà tôi nhận thức và cảm nhận được thì đúng là tôi còn phải học tập Cụ rất nhiều. Nói về bản lĩnh thì có hai vấn đề quan trọng. Đó là bản lĩnh để đương đầu với sự đàn áp và bản lĩnh để giữ vững ngọn lửa đấu tranh cách mạng trong những hoàn cảnh khó khăn, cô đơn. Với cá nhân tôi, bản lĩnh để đương đầu với sự đàn áp tôi có thể theo được Cụ nhưng còn bản lĩnh để giữ vững ngọn lửa nhiệt tình cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn, cô đơn và kiên trì cách mạng thì tôi còn phải học tập ở Cụ rất nhiều. Những ngày gặp Cụ khi Cụ còn tỉnh táo, qua trao đổi tôi biết Cụ có nhiều nỗi ưu tư về phong trào Dân chủ hiện nay. Hai Bác cháu trao đổi và đều hiểu được những khó khăn và phức tạp của phong trào Dân chủ. Nhưng khi nói chuyện với những người khác, Cụ vẫn thể hiện được tinh thần lạc quan. Tôi rất mừng là những ngày tháng cuối Cụ đã rất vui khi nghe được tin về Thanh niên - Sinh viên xuống đường biểu tình chống Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa. Tôi luôn tin là hiện nay ở một nơi nào đó, Cụ vẫn đang dõi theo từng bước đi của phong trào Dân chủ và phù hộ cho phong trào Dân chủ sớm có được thành công, đất nước sẽ có Dân chủ, nhân dân được Tự do trong một ngày không xa nữa.
     Tôi xin có câu đối nôm na để tiễn đưa Cụ về cõi vĩnh hằng:    
     Vì Độc lập hiến trọng tuổi thanh xuân!
     Vì tự do hy sinh cả cuộc đời!
      Cầu chúc linh hồn Cụ về cõi Niết Bàn!
                                                      Hà Nội, ngày 16 tháng 2 năm 2008
                                              (tức ngày mồng 10 tháng Giêng năm Mậu Tý) 
                                                                Nguyễn Vũ Bình
Hà Nội, ngày 16/11/2015

 

  Cụ Hoàng Minh Chính và việc lập Hội Chống tham nhũng (Bài 2 - Nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh Cụ Hoàng Minh Chính)


     Sinh thời, trong quá trình đấu tranh dân chủ mấy chục năm, cụ Hoàng Minh Chính rất quan tâm và luôn đau đáu vấn đề tổ chức của phong trào dân chủ. Thực tế, Cụ đã hai lần thực hiện việc lập tổ chức. Sự kiện phục hoạt đảng Dân Chủ Việt Nam vào tháng 6/2006,  khi đó tôi còn đang ở trong tù, nên không biết được gì về quá trình chuẩn bị cũng như các diễn biến xảy ra. Nhưng vụ việc chuẩn bị lập tổ chức lần đầu tiên của Cụ Chính, đó là Hội Nhân dân ủng hộ Đảng và nhà nước Chống tham nhũng (gọi tắt là hội Chống tham nhũng) thì tôi là người được bàn bạc và tham gia từ đầu tới cuối. Có lẽ, có rất ít người tham gia trực tiếp và có thể kể lại một cách khách quan những gì xảy ra của quá trình chuẩn bị thành lập, cũng như việc đàn áp của an ninh thời kỳ đó.


     Bài viết trước (Cụ Hoàng Minh Chính - Người tạo ra những con đường) tôi đã có đề cập, khi tôi đến nhà Cụ Chính, đặt vấn đề lập hội Chống tham nhũng, theo ý tưỏng sẵn có của Cụ Chính và những nhà đấu tranh dân chủ, Cụ Chính đã đồng ý. Tôi nhớ không nhầm thì hôm đó là ngày 20/8/2001, vô tình tôi đã lưu vào đầu một thời điểm quan trọng trong công việc của hai bác cháu. Như vậy, quá trình chuẩn bị tới khi bị bắt giữ, bị đàn áp chỉ trong vòng hai tuần lễ. Cụ Chính mời ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê (khi đó đang ở Hà Nội) tới nhà bàn bạc. Các buổi thảo luận thường có 5-7 người tham gia gồm: Cụ Hoàng Minh Chính, Nguyễn Vũ Bình, ông Phạm Quế Dương, ông Trần Khuê, ông Hoàng Tiến, ông Trần Dũng Tiến, thỉnh thoảng có tiến sĩ Nguyễn thanh Giang và một vài người khác. Sau một thời gian bàn bạc sôi nổi và khá vô tư, không hề quan tâm chuyện bảo mật, cả nhóm đã thống nhất được một số vấn đề. Tên gọi của Hội là Hội Nhân dân ủng hộ Đảng và nhà nước Chống tham nhũng, viết tắt là Hội Chống tham nhũng. Có một lá đơn xin thành lập hội Chống tham nhũng do ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê đứng tên ký. Lá đơn được gửi đi vào ngày 02/9/2001. Nhưng lá đơn chỉ có tính chất thông báo, còn việc tiến hành lập Hội, mọi người tự làm, không cần sự cho phép. Cụ Chính và mọi người thống nhất cử ông Phạm Quế Dương là đại diện cho Hội (có thể gọi là chủ tịch Hội) ở miền Bắc, ông Trần Khuê, phó chủ tịch Hội phụ trách phía Nam. Ban đầu mọi người đều suy tôn Cụ Chính làm chủ tịch, nhưng Cụ từ chối và nói, cần có người ở phía sau để hoạt động cho hiệu quả. Tất cả đều biết rằng, tuy Cụ không làm chủ tịch, hội trưởng nhưng vẫn là người có tiếng nói quyết định sau cùng, không chỉ trong việc lập Hội Chống tham nhũng. Mọi người cũng thống nhất, Hội Chống tham nhũng sẽ có một tập san (tạp chí) Chống tham nhũng, do ông Phạm Quế Dương làm chủ nhiệm kiêm tổng biên tập, ông Hoàng tiến làm phó tổng biên tập, Nguyễn Vũ Bình làm thư ký tòa soạn. Ông Phạm Quế Dương đã đồng ý để Hội có thể lấy một phòng nhỏ nhà ông được chia ở tầng 1, quay mặt ra sân của khu tập thể 37 Lý Nam Đế, để làm văn phòng của Hội Chống tham nhũng. Tất cả mọi công tác chuẩn bị đã xong, theo kế hoạch, ngày 05/9/2001, mọi người đi viếng đám tang cụ Phạm Thị Tề (vợ cụ Vũ Đình Huỳnh, mẹ ông Vũ Thư Hiên) sau đó sẽ quay về nhà Cụ Chính ở 26 Lý Thường Kiệt để làm Lễ thành lập.



     Sáng ngày 03/9/2001, tất cả đã bị bắt, khoảng trên dưới 20 người. Cá nhân tôi nhận được điện thoại, Cụ Chính bị bắt và khám nhà, tôi liền phóng xe ra ngay nhà Cụ. Tới nơi, tôi có gặp cụ Ngọc, vợ cụ Chính và rất nhiều người, có cả công an mặc sắc phục và an ninh mặc thường phục. Bác Ngọc có nói, ông Chính bị bắt rồi Bình ạ. An ninh liền hỏi và bắt tôi ngay, đưa về công an phường Trần Hưng Đạo gần đó vài tiếng, sau đó đưa về sở công an làm việc tiếp. Tôi làm việc đến tối thì được về nhà, hôm sau lên sở công an làm việc tiếp. Liên tục trong ba ngày như vậy, sau đó thêm hai ngày cách quãng nhau, tổng cộng 5 ngày, sáng đi lên sở công an, trưa ăn cơm và nghỉ tại đó, chiều làm việc tiếp đến tối thì về nhà. Cụ Chính ngay từ khi bị bắt đã tuyên bố bất hợp tác và tuyệt thực, tuyệt ẩm ngay. Một cụ già hơn 80 tuổi, bị bệnh tiền liệt tuyến không ăn, không uống ở sở công an là điều không ai đủ can đảm để giữ lại. Chính vì vậy, ngay chiều tối ngày hôm đó (03/9), Cụ Chính đã được về nhà và sau đó cũng không phải làm việc gì nữa. Sau này tôi được biết, có ba người bị sở công an bắt lên làm việc là Cụ Chính, ông Phạm Quế Dương và tôi. Ông Trần Khuê bị ép đưa lên máy bay về Sài Gòn và làm việc với an ninh trong gần một tháng. Trong vụ việc này, có gần chục người bị bắt lên công an quận thẩm vấn, nhưng chỉ kéo dài trong khoảng nửa ngày, một ngày. Một số bị bắt đưa ra các đồn công an phường làm việc, cũng chỉ trong vòng một ngày.
     Trong vụ việc bàn bạc lập Hội Chống tham nhũng, cũng như ứng

xử với an ninh khi bị bắt, tạm giữ làm việc, tôi có hai kỷ niệm khá sâu sắc với Cụ Hoàng Minh Chính. Khi đó, mọi người phân công tôi làm thư ký cho tập san Chống tham nhũng, và cũng gần như thư ký của toàn Hội, ông Phạm Quế Dương không đi được xe máy nên mọi người giao cho tôi trách nhiệm đưa ông Phạm Quế Dương đi các nơi giao dịch. Cụ Chính đã quan tâm và nói luôn, tôi làm như vậy cần phải có thù lao, phụ cấp và Cụ đã lấy luôn 100 USD để đưa tôi ngay. Tôi từ chối nhưng không được. Điều này chứng tỏ cụ rất quan tâm tới mọi người, sâu sát và quyết đoán. Khi sự việc không thành công, tôi đã gửi lại Cụ số tiền đó. Một kỷ niệm nữa, Cụ đã nói với mọi người, nếu xảy ra việc gì, tất cả mọi người sẽ nói tôi (Nguyễn Vũ Bình) không tham gia gì cả. Khi gặp Cụ ở sở công an (vô tình đi vệ sinh gặp Cụ), Cụ cũng nói cháu không tham gia gì vào việc này. Cụ rất có ý thức bảo vệ tôi, bảo vệ lớp trẻ.
     Đến giờ phút này, khi ngồi viết lại những sự việc đã xảy ra khi xưa, tôi vẫn còn hình dung ra hình ảnh một cụ già quắc thước, có tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và đầy tình người. Đó chính là người thầy của tôi, Cụ Hoàng Minh Chính./.
Hà nội, ngày 27/11/2015
N.V.B

TUẤN KHANH * QUÁI VẬT

Đối diện con quái vật


Thái độ công dân đối với quốc gia mình, phản ánh rất nhiều điều để nghĩ. Nó có thể người tay hân hoan vỗ tay cười, và có thể khiến từng cá nhân gục mặt khóc âm thầm.
Tháng 11/2015, sau khi nước Pháp bị tấn công bởi quân IS, số lượng thanh niên xin tòng quân để bảo vệ tổ quốc và đáp trả lại những kẻ đã giết hại đồng bào mình tăng gấp bốn lần. Các cơ sở tuyển quân của Pháp cho biết họ bất ngờ trước các lời xin nhập ngũ và các thư thắc mắc về tiêu chuẩn nhập ngũ lên đến 1500 hồ sơ, mỗi tuần. Theo ước tính, từ đây đến năm sau, Pháp sẽ nhận thêm 25.000 tân binh nữa. Hầu hết các lý do trong đơn xin nhập ngũ, được ghi rõ rằng họ muốn bảo vệ tổ quốc mình.
Tổ quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.
Nước Pháp không phải là ngoại lệ. Vụ khủng bố ngày 9/11/2001 ở Mỹ cũng đã khiến tinh thần ái quốc của người Mỹ đa chủng tộc lên cao bất ngờ. Các thống kê cho thấy chỉ một tháng sau vụ đánh vào toà tháp đôi, trang mlive.com cho biết hàng chục ngàn thanh niên đã xin đăng lính vào nhiều binh chủng, đặc biệt ghi rõ là họ sẳn lòng đi đến bất cứ nơi đâu để tiêu diệt kẻ tấn công vào đất nước mình, người dân của mình. Năm 2002, nước Mỹ đón nhận thêm 80.000 tân binh. Tình trạng bùng nổ bất ngờ này làm gợi nhớ số lượt đăng lính tăng vọt sau vụ người Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941.
Đọc những tin tức này, những ai yêu lẽ phải và mang trong mình lòng tự hào dân tộc đều có thể ứa nước mắt vì xúc động. Dâng hiến cuộc sống cho tổ quốc mình và giờ phút nguy nan, là niềm hãnh diện và cao quý mà không phải nền giáo dục nào, văn hoá nào cũng có thể may mắn có được.
Đã từ nhiều năm nay, các bản tin về tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt mỗi lúc càng nhiều, càng hung hãn. Tàu "bạn hữu nghị" từ phương Bắc tràn xuống, cướp, giết, bắt cóc... kể cả bao vây đường biển của Việt Nam - nói chính xác là một cuộc xâm lăng trong thời đại mới. Thanh niên Việt trong đời sống xã họi chủ nghĩa đã làm gì?
Thật kinh ngạc, tăng dần theo thời gian là số lượng cha mẹ đưa con cái đi du học, đi xa đất nước như một cuộc đào thoát lớn lao và kiên nhẫn, bao gồm trong đó là các bậc phụ huynh có chức vụ, miệng luôn hô hào xây dựng đất nước và tồn tại hoà bình, 16 chữ vàng với Bắc Kinh.
Bối cảnh Việt Nam luôn thấp thỏm trước các lời đe doạ sẽ bị tiến và chiếm trong 24 giờ của báo chí chính thống Trung Quốc, thì thống kê cho thấy nạn trốn nghĩa vụ quân sự cũng tăng cao bất ngờ. Thậm chí. Trên các trang mạng xã hội, giới thanh niên nồng nhiệt bàn với nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự. Thậm chí cẩm nang có 17 cách thoát chuyện đi lính được chia sẻ khắp nơi. Mệt mỏi đối phó với tình trạng này, năm 2013, Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cũng đã từng đề nghị cho phép hợp pháp việc không phải đi lính, bằng việc đóng tiền thế thân.
Quả là một nghịch cảnh mà lịch sử Việt Nam từ thời sơ khai đến giờ mới có. Một dân tộc từng đánh bại mọi quân đội ngoại bang, ngay cả lúc túng cùng nhất, lại rơi vào thảm cảnh như vậy. Lẽ nào dân tộc Việt Nam hôm nay không còn yêu nước, hay không còn tin vào những món hàng vũ trang quân sự "khủng" hàng đầu thế giới vẫn được thông tin là đã về đến, đã trang bị cho cho quân đội nước mình?
Đây là một vấn đề thật đáng suy nghiệm lâu dài, nhưng để trả lời nhanh, rõ ràng con người đang mất niềm tin. Trong mọi sự hy sinh cho tổ quốc mình, chắc chắc nhân dân không ngại, nhưng họ muốn sự dâng hiến của mình phải có ý nghĩa. Và thật là ngu ngốc, nếu chết không cho ai, để làm gì, và chết thay một cách ngu ngốc.
Ngày 29/11/2015, thêm một ngư dân Việt bị bắn chết thảm thương trên biển ở Trường Sa, Quảng Ngãi. Ông bị bắn không có thông báo, không có lời cảnh cáo, bị bắn đến 2 phát đạn vào một cơ thể chỉ biết quăng lưới và thả câu.
Người ngư dân này bị bắn chết trên biển, bởi niềm tin được thúc giục từ các nhà lãnh đạo trên bờ vẫn thúc giục rằng hãy cứ ra khơi và cứ đánh bắt như một cách "thực thi chủ quyền của tổ quốc". Những người còn sống hãi hùng đã đưa thi thể của người ngư dân này về đất mẹ, thật cô đơn, vì bởi hàng trăm hải lý đầy kẻ thù đó, cũng có những tàu cảnh sát biển đi tuần tra "khống", báo cáo láo để ăn tiền dầu, tiền hoạt động, để vui vẻ an sinh trên bờ.
Người ngư dân bị bắn chết ngày 26/11, đến ngày 30 thì thi thể mới giao được cho gia đình. Thế nhưng trong những ngày di chuyển về nhà, chiếc tàu này thật cô đơn vì chỉ có một mình, dù đã báo với bộ đội biên phòng chuyện mình bị tấn công và có người tử nạn. Không có tàu kiểm ngư nào ra đón, không có ai đi cùng nỗi kinh hoàng của họ trong chuyến quay về. Mọi trang thiết bị hiện đại trên biển luôn được tuyên truyền, như chỉ nặng phần trình diễn cùng sự thờ ơ của chính quyền.
Dân tộc Việt Nam hôm nay mới đáng thương làm sao, đi biển mà yếu ớt như trẻ nhỏ. Ai cũng có thể bắt nạt. Ai cũng có thể cướp và giết. Láng giềng thì mặt cười thân thiện, quay lưng thì tay súng, tay dao. Nhưng đáng thương hơn bao giờ hết là chuyện ngư dân chết trên biển đã ngày càng nhiều và thường hơn, còn những người trên bờ nghe chuyện tang thương ngoài khơi, giờ chỉ mệt mỏi, nhíu mày thương hại mà cũng không thấy cần phải làm gì.
Người Việt Nam như đang được các chính sách đối ngoại của chế độ tập quen dần thói quen ích kỷ, sợ mình bị mất mát, nhưng lại im lặng và chọn lựa thay thế bằng mất mát của những ngư dân nghèo khó. Nó giống như những câu chuyện cổ tích về các ngôi làng xưa phải hiến tế ai đó cho con quái vật để được yên. Vẫn có những người tin rằng việc hiến tế không bao giờ đến lượt mình, và mỗi ngày vẫn ăn ngon ngủ yên với những con cá đẫm máu đồng loại. Họ không muốn một cuộc chiến đối diện thẳng với con quái vật vì chỉ sợ mất mát cho riêng họ.
Cũng như những ngôi làng khiếp nhược và u mê ấy, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng chúng ta sẽ mất - mất rất nhiều - thậm chí mất tất cả, mà các loại quái vật không cần mất sức cho bất kỳ một cuộc chiến tranh nào. Và những người lãnh đạo ngôi làng, nếu không có dũng khí để đối diện với cái ác để bảo vệ mọi người, thì họ tồn tại để làm gì?

Saturday, December 5, 2015


SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Gặp Một Nhà Thơ Ở Thủ Đô Nước Thái


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

VN là một cường quốc về thơ!
Nguyễn Quang Thiều


Cách đây chưa lâu, ông Bùi Minh Quốc đã phán (một câu) rằng “thơ thiêng lắm.” Mọi thứ thiêng liêng trên cõi đời này, tất nhiên, đều rất nên tôn kính. Nhưng riêng chuyện thơ thẩn, tôi cảm thấy có hơi hơi nghi ngại nên xin mạn phép được rà lại (chút xíu) cho nó chắc ăn.
Tôi không quen nhưng biết khá nhiều thi sĩ rất nặng tình với thi ca. Cuộc sống của họ, tuy thế, không hề được thơ phú phù bật, phù hộ hay phù trợ gì ráo trọi; đã vậy, thi nhân còn bị đời hành cho bầm dập và te tua thấy rõ!
Nguyễn Thị Hoài Thanh là một trong những vị này:
 “Thời con gái chị vốn xinh đẹp. Nhất dáng nhì da. Chị được cả hai. Nhưng hồng nhan đa truân. Hai lần kết hôn, hai lần ly dị. Vẻ đẹp của tuổi ba muơi đang chín. Cái sắc đẹp không chủ đã gây cho chị biết bao nhiêu khó khăn, nhiều khi cả nguy hiểm nữa. Hình như Nguyễn Thị Hoài Thanh sinh ra là để gặp rắc rối và vuợt qua những rắc rối khó khăn. Chịu đựng và vượt qua một cách thản nhiên bình tĩnh, không kêu ca như cuộc đời vốn như vậy ...
Có việc gì mà không trải qua. Hãy kể những việc chính: Công nhân xi măng, thợ điện Hải Phòng điện khí, thợ điện công ty xây lắp, công nhân bóc lạc công ty xuất nhập khẩu, đứng máy bào cuốn xí nghiệp gỗ Trương Công Định, công nhân công ty xếp dỡ, cấp dưỡng công ty vật liệu kiến thiết, súc sạc ắc qui Công Ty Quốc Doanh Đánh Cá Hạ long…Đó là chưa kể còn đi giao bánh rán, bánh mì, kẹo lạc, làm và bán nước mắm … Đồng luơng không đủ nuôi mình mà còn phải nuôi con …” (Bùi Ngọc Tấn. “Một Mơ Ước Về Kiếp Sau.” Viết Về Bè Bạn. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2005).







Thảo nào mà thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh đọc nghe như một tiếng thở dài, dù (rất) khẽ:
Sông Cấm ơi! Sông như người bạn mới quen
Thân thiết thế mà sao không hiểu được
Chiều tan ca tôi đi bên dòng nước
Sông với tôi, với bóng là ba
Bóng tôi nghiêng với bao la
Sông mang về biển
Bóng tôi còn nguyên vẹn không sông?
Sông Cấm chả hiểu có mang được “nguyên vẹn” bóng  người “về biển” hay không nhưng chị Thanh, tiếc thay, đã không giữ được nguyên vẹn hình hài của chính mình:
“Tai nạn xẩy ra ngay ngã Sáu, gần nhà tôi. Chị nằm ngất trên đường mưa dầm ngày tết, mặt đường sền sệt một thứ nước bùn hoa. Cánh tay dập nát, xương gẫy… Chị bảo người nhà xin cho người tài xế đã gây ra tai nạn vì người ta không cố ý, người ta cũng khổ như mình. (Bùi N.T. sđd, trang 111-112).
Sau đó, sau khi bị thương tật, Nguyễn Thị Hoài Thanh không bao giờ còn được “khổ như” nhiều người dân Việt (trung bình) khác nữa. Ở vào bước đường cùng, loay hoay mãi vẫn không lối thoát, chị đành bỏ nhà vào Nam đi … mót!
Với dân Việt thì gặt lúa, bẻ bắp, rỡ khoai, rỡ lạc là những sinh hoạt quen thuộc hàng ngày. Mót lúa, mót bắp, mót khoai, mót lạc cũng là những sinh hoạt quen thuộc khác – với những người không có một hòn đất ném chim, như ... Nguyễn Thị Hoài Thanh.
Có chiều, ở Đồng Xoài, chị đang ngồi chơi vẩn vơ đùa nghịch với những cây hoa mắc cở (trong khi chờ người ta rỡ đậu phụng xong để mót) thì ý thơ chợt đến:
Chiều lặng ngồi trên cây xấu hổ
Lá thẹn thò sau đám cỏ rối bời
Hãy ngoảnh mặt lại đây
Có gì đâu mà mắc cở
Chỉ mình ta bầu bạn với ta thôi.

Có gì đâu mà mắc cở? Vậy mà tôi cứ xấu hổ mãi vì quê hương đất nước của mình (“một cường quốc về thơ”) đã để cho một thi nhân phải ... đi mót lạc!
Đi mót, nghĩ cho cùng, vẫn đỡ hơn đi xin như hoàn cảnh đau lòng (hơn) của một nhà thơ khác:
“Lật hồ sơ Dương Ánh Dương, thấy ông ghi thế này: Họ và tên: Dương Thân Mật. Sinh năm 1950. Bút danh: Dương Ánh Dương. Nghề nghiệp: ăn mày …
Mình bật cười. Mấy ông văn nghệ sĩ chỗ nào cũng tếu táo được. Hồ sơ lý lịch là chuyện nghiêm túc, các ông vẫn đùa như thường. Mục Đã đi nước ngoài lần nào chưa anh Lê Văn Thảo trả lời : dễ gì! Mục Chức vụ cao nhất đã kinh qua anh Đỗ Chu trả lời: Đàn anh Hữu Thỉnh. Vui nhất là Mục Quá trình tham gia cách mạng. Thằng Trung Dũng sinh sau đẻ muộn, lớn lên đã hết chiến tranh, suốt ngày chỉ đi học và vẽ, chẳng làm gì tốt cho cách mạng. Không biết ghi thế nào, nó ghi: Ngày Bác Hồ mất, gia đình có tổ chức khóc Bác. Hi hi...

Té ra không phải, Dương Ánh Dương không đùa, anh hành nghề ăn mày đã mấy chục năm rồi. Thằng Vinh nói oa chà, chuyện ông này đúng là một bi kịch rất đặc biệt. Vinh khoa chân múa tay kể, nói ông này xuất thân là giáo viên cấp 3. Năm 1975 đói quả bỏ dạy đem vợ vào Sài Gòn kiếm sống. Chưa đầy năm thì vợ bỏ anh theo bạn vượt biên. Buồn chán anh tìm về một làng chài ở Nha Trang làm thuê kiếm ăn qua ngày, làm được đồng nào thả vào hũ rượu đồng đó. Ngày đi đánh cá thuê, vá lưới thuê, xẻ mực thuê… tối về uống rượu làm thơ đọc thơ giải khuây.
Có người thương lấy làm chồng, sinh được đứa con, vợ chồng sống đắp đổi qua ngày tạm gọi là hạnh phúc. Không ngờ anh đi tàu đánh cá, luýnh quýnh thế nào đó bị ngã cuốn vào chân vịt, gãy chân tay, chấn thương sọ não bán thân bất toại, nằm liệt giường hai năm. Sau vài năm ra sức chạy chữa cho anh, nợ nần chồng chất, bà vợ thấy cùng đường đành ôm con bỏ đi. Anh phải lê lết ăn mày từ đó. (Nguyễn Quang Lập. “Gã Ăn Mày Thi Sĩ.”  Bạn Văn 2. NXB Hội Nhà Văn: Hà Nội, không rõ năm xuất bản).
Chiều qua, tại Thái Lan, tôi tình cờ lại gặp thêm một nhà thơ nữa. Ông cũng đang “ở bước đường cùng,” dù không bị tai nạn hay thương tật gì ráo trọi. So với Nguyễn Thị Hoài Thanh và Dương Ánh Dương, Dương Văn Nam thuộc vào một thế hệ khác, và thời đại khác: Thời Internet. Chính những “bài thơ phê phán chế độ” trên FB đã khiến ông phải “tìm đường chạy trốn” – theo như thông tin của blogger Huỳnh Bá Hải, đọc được trên trang Thông Luận:
“Lại thêm một người đấu tranh cho dân chủ từ Việt Nam sang Bangkok lánh nan. Đó là ông Dương Văn Nam, sinh năm 1970 quê ở Bắc Giang. Ông Nam là nông dân hay làm thơ phê phán chế độ và ủng hộ cho dân chủ...
Anh em dân chủ ở khu vực phía Bắc hay gọi ông với biệt danh chất phác: ‘Nhà thơ nông dân’. Trên đường chạy trốn đợt khủng bố gần đây nhất của công an Việt cộng, anh ‘nông dân làm thơ’ đến được Bangkok cùng với đôi dép tổ ong.”

Dương Văn Nam ở Bắc Giang
Tôi nhận ra ngay người đồng hương không nhờ vào “đôi dép tổ ong” mà vì ánh mắt ngơ ngác, và lạc lõng của Dương Văn Nam, giữa lòng thủ đô Vọng Các. Tôi bước đến trước mặt ông, đọc khẽ mấy câu thơ (những vần thơ mà tôi đã làm hơn ba mươi năm trước, khi bước chân ra Bangkok lần đầu) để làm quen:
Chiều về trên xứ lạ
Xe ngược xuôi trăm đường
Trăm ngàn khuôn mặt lạ
Mong một người đồng hương ...
Chút xíu nữa “thằng chả” ôm chầm ngay lấy tôi vì ngạc nhiên, và vì cảm động:
  • Thế bác cũng là người Việt à?
  • Vâng.
  • Bác cũng biết nàm thơ à?
  • Vâng.
  • Em nàm nông nhưng thỉnh thoảng cũng có nàm thơ ... Nếu không vì thơ chưa chắc em đã phải bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ, bỏ con nưu nạc đến tận nơi này.
Tôi đã tiếp xúc với không ít những nông dân Việt Nam đang đẩy xe bán kem, bán nước dừa, bán trái cây, hay phụ bếp trong những tiệm ăn ở Thái Lan. Họ lâm vào cảnh tha phương cầu thực giản dị chỉ vì mất đất đai, và không tìm được kế sinh nhai ở quê nhà. Đây là lần đầu tiên tôi mới gặp một người “nàm nông nhưng thỉnh thoảng cũng có nàm thơ” phải bỏ nước ra đi chỉ vì những câu thơ chân chất (y như đất và khoai bắp) của mình đã xuất hiện trên face book:
lương tâm các mác tuyệt vời
muốn cho nhân loại sướng đời muôn năm
nhưng vì chủ thuyết oái oăm
khi đem thí nghiệm không thành cái chi
chỉ thành xã hội ngu xi
dân thì khổ nhục quan thì sướng rên
sướng vì độc đảng triền miên
quan tham hút máu dân đen đời đời



Dương Văn Nam (phải) ở Bangkok. Ảnh chụp tháng 11/2015.
Tôi mời Dương Văn Nam vào quán bên đường uống mấy chai bia, và nghe ông tâm sự:
  • Vừa sang đến đây em được giới thiệu đi làm phụ hồ ngay cho ông Trần Thanh Hải nhưng ông ấy không trả cho cắc bạc nào cả ...
  • Cha này tên là Hải Xây Dựng. Bà con H’mông của mình ở xóm chợ Dênh Chơn Lơn cũng than phiền là ông ấy hay mướn người tị nạn làm việc rồi quỵt tiền, hay chỉ trả tượng trưng thôi, vì biết chắc là chả ai dám thưa kiện gì cả.
  • Bây giờ em chưa biết tính nàm sao, có người khuyên đi bán kem. Bác nghĩ thế lào?
  • Bán kem thì chả cần phải vốn liếng gì vì xe kem của chủ nhưng đẩy xe từ sáng đến tối cũng chỉ được chia khoảng ba bốn trăm baht, nghĩa là chừng mươi mười đô la hay nhỉnh hơn chút xíu thôi.
  • Thì em cũng chỉ cần đến thế thôi. Vợ em nó đi nàm ô sin ở Macao đã đủ tiền gửi về nhà để nuôi bố mẹ hai bên, với hai cháu bé rồi.
Nói xong nét mặt của Dương Văn Nam trông thư giãn hẳn. Ông tợp một ngụm bia cực lớn như một cách tự thưởng vì vừa tìm ra được sinh lộ giữa cảnh khốn cùng.
So với chuyện đi mót Nguyễn Thị Hoài Thanh, hay đi xin của Dương Ánh Dương ngày trước thì “viễn tượng” đi bán hàng rong tuy không huy hoàng nhưng (ngó) dễ coi và đàng hoàng hơn thấy rõ. Thế nước (quả) đang lên, dù không nhanh lắm. Tuy chậm nhưng không chóng thì chầy “Việt Nam (sẽ) là một cường quốc về thơ.” Nghĩ cho cùng thì thơ thiêng thật, chỉ e là “không thiêng lắm” thôi!

NGUYỄN THIÊN- THỤ * HỒI KÝ HÀ THÚC KÝ






HỒI KÝ HÀ THÚC KÝ (1920- 2008)

NGUYỄN THIÊN- THỤ


Ông Hà Thúc Ký sinh tại làng La Chữ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên trong một gia đình khoa bảng. Sau khi đỗ Tú Tài ông ra Hà Nội học Đại Học và đỗ Kỹ Sư Thủy Lâm và đến năm 1943 thì lên đường làm Phó Quận Trưởng Thủy Lâm tại Cà Mau. Sau khi Nhật đảo chánh Pháp năm 1945, ông trở về Huế và tham gia Kháng Chiến tại Mặt Trận Lào trên con đường số 9 với tư cách là Trưởng Ban Đặc Vụ Quân sự. Ít lâu sau, vì bị cán bộ chính ủy Việt Minh tại đó phao vu là


thành phần phản động, ông đành phải rời bỏ hàng ngũ Kháng Chiến và ra Hà Nội. Tại đây ông gặp bạn bè cùng lứa và gia nhập Đại Việt Quốc Dân Đảng do Ông Trương Tử Anh thành lập năm 1939,cùng một thời với những đảng viên của đảng này như Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Vũ Trứ, Đặng Văn Sung, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Tất Ứng, Bùi Diễm v.v…








Năm 1953, ông vào Sài Gòn và được bầu vào Hội Đồng Chủ Tịch Trung Ương Đảng Bộ Đại Việt Quốc Dân Dảng. Vì Đảng Trưởng Trương Tử Anh bị mất tích, Hội Đồng này tạm thời thay thế Đảng Trưởng để lãnh đạo Đảng. Ông cũng tham gia vào Phong Trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình năm 1954 cùng với một số nhân sĩ và giáo phái Miền Nam như Cao Đài và Hòa Hảo…


Năm 1955, vì bất đồng chính kiến với chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, và vì có liên quan đến vụ biến động Ba Lòng ở Miền Trung, ông bị kết án (vắng mặt) khổ sai chung thân, rồi đến tháng 11, 1958 thì bị bắt và biệt giam cho đến sau ngày đảo chính ngày 1 tháng 11, 1963 mới được ra khỏi tù…


Sau Tết Mậu Thân, để đối phó với Cộng Sản , ông vận động 6 đảng lớn có thực lực ở Việt Nam là Dân Xã Đảng (Hòa Hảo), Lực Lượng Đại Đoàn Kết, Nhân Xã Cách Mạng Đảng, Lực Lượng Tự Do Dân Chủ, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội với mục đích đoàn kết lại những chính đảng chống Cộng…


Vào đầu năm 1988. ông cũng nỗ lực cùng với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Bùi Diễm để tiến tới việc thống nhất lại Đại Gia Đình Đại Việt. Một bản thông cáo với chữ ký của 3 người được gửi tới các cấp của các hệ phái Đại Việt và được công bố ngày 27 tháng 3, 1988. Trong lúc những nỗ lực kết hợp được tiến hành đều đặn thì không may Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy từ trần….


Năm 1992, ông hợp tác với Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn theo tinh thần đã được đồng ý với Giáo Sư Huy từ trước để tái lập lại Đại Việt Quốc Dân Đảng, nhưng việc kết hợp gặp trở ngại nên ông trở về với tổ chức Đại Việt Cách Mạng. Trong 3 kỳ Đại Hội liên tiếp 1995, 1999 và 2003, ông được bầu làm Chủ Tịch Đảng. Vì lý do sức khoẻ, trước ngày Đại Hội VI, ông tuyên bố rút lui và trong một bức tâm thư tháng 10, năm 2006, ông ủy quyền cho ông Bùi Diễm đứng ra triệu tập Đại Hội. Tại Đại Hội lần thứ VI, ngày 26 tháng 5, 2007, ông Bùi Diễm đã được bầu làm Chủ Tịch Tân Ban Chấp Hành Trung Ương thay thế ông Hà Thúc Ký… Ông Hà Thúc Ký qua đời lúc 12 giờ 10 chiều ngày 16 tháng 10, năm 2008 (nhằm ngày 18 tháng 9 năm Mậu Tý) tại bệnh viện Holy Cross, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ, hưởng thọ 89 tuổi.



                                                 A. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

Quyền hồi ký “Sống Còn Với Dân Tộc” của Hà Thúc Ký khổ trung bình, dài 371 trang, bìa cứng, giấy trắng, ấn loát rõ ràng, trình bày trang nhã, do Phương Nghi ấn hành năm 2009.


Khởi đầu, ông cho biết mục đich của ông viết quyển Sống Còn Với Dân Tộc” là để nhớ lại quá khứ chiến tranh của Việt Nam và những tranh đấu nhưng thất bại của bản thân ông:


Cuốn sách này một phần lớn là những hồi ức về cuộc đời tôi, xuyên suốt qua quá trình hoạt động cách mạng và chính trị theo dòng lịch sử của đất nước từ thập niên 1930 cho đến ngày nay. (Thay Lời Tựa )


Ðã ba mươi năm qua, quang cảnh ly loạn của đô thành Sài gòn ngày ấy như còn lung linh ẩn hiện trước mắt tôi, tiếng người, tiếng xe, tiếng đạn pháo, tất cả mọi thứ âm thanh hỗn loạn đó như còn vang dội nhức nhối trong tim tôi. Bởi vậy, mở đầu tập hồi ký này, tôi muốn nhắc lại ngày ấy như nhắc đến một món nợ chưa trả nổi. Ở vào cái ngày đen tối ấy, bản năng hoạt động của con người tôi, trong tình huống đó, trở nên hoàn toàn bất lực, như đầu hàng trước thiên định! (Ch. I)


Tác phẩm này cũng là một sự nhìn lại quảng đường đã qua, một bản kiểm điểm về hành động trong suốt cuộc đời:


“Tôi nghĩ đã đến lúc cần phải kiểm điểm lại những gì mình đã làm suốt một đời người cho việc đóng góp vào công cuộc chung có ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước. Những việc làm của tôi, nếu có thể cho đó là một sự nghiệp cách mạng và chính trị thì sự nghiệp này có đem lại lợi ích cho Tổ Quốc và Dân Tộc hay không, cũng như hành động của tôi, phải hay trái, đúng hay sai…”


Năm năm trước khi rời bỏ trần gian, tuổi đời đã 83, ông vẫn thao thức, băn khoăn đã “Làm được gì cho đất nước?” “Còn có hy vọng nào để đóng góp cho xứ sở nữa không?” (tr. 362).


Quyển Hồi ký này cũng là một lời tạ lỗi vì đã không làm tròn nhiệm vụ, một niềm đồng cảm với những người đã bỏ nước ra đi, một nỗi xót thương cho người ở lại, một câu cảm tạ những đồng chí,và đồng bào và một hồi hướng cho những người ở lại biển đông.Đến bến tự do, ông đau khổ nghĩ đến những đồng bào đã nằm yên trong biển cả, và những người phải ợ lại chịu đựng một chế độ độc tài tàn bạo: 


Từ ngày rời xa quê cha đất tổ đến nay thấm thoát đã gần ba mươi năm, nay viết chương mở đầu này, đưa hồi ức lui về những ngày hoảng loạn của tháng tư đen năm ấy, trước hết tôi xin đốt nén hương lòng để tưởng nhớ những người ra đi mong tìm đất sống nhưng không may đã phải vùi thây trong gió bão biển khơi hoặc bỏ thân vì nạn hải tặc. Sau nữa, tôi muốn san sẻ nỗi niềm đau thương, chua xót, với những kẻ ở vào cái thế chẳng đặng đừng phải bỏ nước ra đi, nhưng ra đi không trót lọt, bị kẹt lại ở quê nhà, để phải cắn răng chịu đựng một cuộc sống đắng cay, tủi nhục, tù tội, đọa đày. Tôi cũng muốn ký thác nơi chương mở đầu này mấy dòng cảm nghĩ chân thành phát xuất từ đáy tâm tư để ngợi khen sự thủy chung của các đồng chí, sau khi thoát khỏi ngục tù cải tạo Cộng sản, liền tìm về với đảng, tinh thần bất khuất vẫn không sa sút. Tôi cũng xin cảm tạ đồng bào đã từng ủng hộ tôi trên con đường dài đấu tranh cho Ðộc Lập Tự Do của quê hương đất nước(Ch.I).


Ngoài ra tác phẩm còn muốn truyền lại cho thế hệ sau kinh nghiệm xưong máu của đảng Đại Việt và nhân dân Việt Nam:


“…những sự việc tường thuật trong tập hồi ký này sẽ là một tặng phẩm tinh thần trao lại cho các đồng chí của tôi và các bạn trẻ sau này để ít nhiều giúp được họ một vài kinh nghiệm trên con đường tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc (370)..


Hồi ký của ông cũng là di chúc cho các đảng viên Đại Việt. Ông hy vọng các đồng chí của ông “đây là một vài lời thành khẩn nhắn nhủ các anh chị em đồng chí của tôi, những người bạn đồng hành đã cùng tôi một lòng kiên trì theo đuổi lý tưởng phục vụ dân tộc qua tất cả những giai đoạn thăng trầm của đất nước.”mạnh dạn cố gắng tiếp nối trên con đường chông gai mà chúng ta đã đi từ mấy chục năm qua cho đến ngày đất nước thực sự có tự do dân chủ” ....con đường chông gai mà các anh chị em đã đi qua từ mấy chục năm qua , kế tục truyền thống cách mạng của cố đảng trưởng Trương Tử Anh là con đường chính nghĩa. Anh chị em hãy mạnh dạn cố gắng tiếp nối trên con đường đó cho đến ngày đất nước thực sự có Tự Do, Dân chủ... Trong một tương lai không xa, những người tranh đấu cho tự do, dân chủ và công bằng xã hội cho dân tộc cùng với thế hệ của những người trẻ ở trong nước và ngoài nước, sẽ có cơ hội đóng góp cho xứ sở như tôi vẫn hằng mong ước mà chưa được như ý nguyện. Và để cho cơ hội sớm đến, anh chị em có bổn phận phải yểm trợ những cố gắng của đồng bào đang can đảm tranh đấu ở quê nhà bằng tất cả sự nhiệt tâm của người dân đối với đất nước thân yêu.”(365- 369).


Quyển Hồi ký của ông cho chúng ta biết nhiều sự kiện lịch sử:



1. Về Cộng sản:

Ông kết tội cộng sản:đảng CSVN đã lợi dụng lòng yêu nước của đồng bào chống Pháp, nhưng chủ đích là mưu đồ bành trướng chủ nghĩa cộng sản quốc tế hầu đưa đất nước vào vòng nô lệ Nga, Tàu. Họ đã tàn sát các đảng phái quốc gia, bóc lột, đàn áp và giết hại nhân dân:

-Sau khi cướp được chính quyền, Việt Minh đã nhanh chóng ký sắc lệnh giải tán Đại Việt Quốc Dân Đảng… Nhưng trước đó 3 đảng đã liên kết thành lập Quốc Dân Đảng Viêt Nam với sự long trọng chào mừng của ông Ngô Thiết Thành đại diện Trung Hoa Quốc Dân Đảng…Chỉ từ khi Việt Minh ký với Pháp hiệp đinh sơ bộ 6-3-1946 để cho quân Pháp kéo vào trú đóng các thành phố và thị xã phía bắc vĩ tuyến 16, thay thế quân đội Trung Hoa rút về Tàu sau khi đã giải giới quân đội Nhật, Việt Minh mới tìm cách diệt trừ đảng phái Quốc Gia.”(tr.113)

- Ông đã cảm “thấy xót xa cho bao nhiêu người dân đã bị chết oan ức bởi cái gọi là tòa án nhân dân của Việt Minh trong giai đoạn hỗn quân, hỗn quan sau ngày 18 tháng 8-1945 (tr. 82). Qua các vụ Ôn Như Hầu ở Hà Nội và Chiêm Sơn ở Quảng Nam, ông đã thấy rõ “Người Cộng sản mang dã tâm sát hại các lực lượng cách mạng có xu hướng Quốc Gia để giành độc quyền yêu nước.” (tr. 118)

- “Phát triển thì có nhưng từ một khởi điểm quá thấp nên ‘tụt hậu’ so với các nước láng giềng vẫn là một nguy cơ trước mắt. Còn về chính trị thì khỏi nói, ai đã từng sống ở Việt Nam cũng đều được dịp chứng kiến những cảnh đàn áp dân chủ một cách thô bạo hay những hình thức chà đạp tôn giáo một cách trắng trợn”(tr.367).



2. Về Bảo Đại:

Ông không tán đồng chương trình của Bảo Đại nhưng ông không chống đối.Ông khen ngợi cựu hoàng đã có công lao không nhỏ với đất nước trong giai đoạn 1945-1955 qua việc tranh thủ với Pháp để giải tán chính phủ Nam Kỳ tự trị; thành lập lưc lượng liên tôn chống Cộng.



3. Thành tích của Đại Việt 


Ông đã xây dựng cơ sở ở Miền Trung, nhiều đảng viên đã thành công trong cuộc chống cộng như Trần Điền, tỉnh trưởng Quảng Trị. Có nhiều nhân vật quan trọng đã tham gia đảng Đại Việt.

Vào cuối năm 1945, Đảng Trưởng Trương Tử Anh bí mật cử 2 đồng chí đầu tiên là Nhân và Tín vào Nam Kỳ để lập cơ sở và phát triển Đảng. Nhân là bí danh của GS Phạm Đăng Cảnh, có một thời gian làm Giám Đốc Nha Tư Thục Bộ Quốc Gia Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. GS Cảnh hiện ở Rennes, Pháp. Tín là bí danh của GS Nguyễn Tấn Thành, thuộc trường Đại Học Luật Khoa, Sài Gòn. GS Thành đã qua đời tại Niles, Pháp, hơn 10 năm trước đây. Một người thứ 3 được cử vào Nam là Lễ. Lễ hay Mười Lễ là bí danh của Nguyễn Văn Hướng, về sau, năm 1967, làm Tổng Thư Ký Phủ Tổng Thống cho TT Thiệu, trong những ngày đầu của chế độ nền đệ II Cộng Hòa. Có một người khác được đưa vào sau là Nghĩa, được nói là bí danh của Nguyễn Văn Kiểu, anh ruột của TT Thiệu, làm Đại Sứ tại Đài Loan cho đến khi Việt Cộng chiếm miền Nam Việt Nam.

Sau 1963, Đảng Đại Việt chia rẽ. Ông viết

“Hiện tượng này bề ngoài có vẻ như một sự chia rẽ về phương hướng hoạt động nhưng thực ra giữa những tổ chức mối tình thân vẫn được giữ lại như tình anh em trong một đại gia đình” (iv).

Ra hải ngoại, ông cố tái tổ chức đảng Đại Việt: trang 364 anh viết “Đại Việt Cách Mạng do đó mà được tổ chức lại, hàng ngũ những đảng viên đã có thành tích hoạt động từ trong nước nay được đặt biệt cũng cố và tăng cường bởi một lớp người mới thuộc thế hệ trẻ… Đại Việt Cách Mạng hoạt động trở lại với một lề lối làm việc mới, thực tập dân chủ ngay trong sinh hoạt của đảng và từ bí mật chuyển sang công khai… tất cả với mục đích cố gắng góp sức với các đoàn thể và tổ chức quốc gia bạn trong công cuộc chung mưu cầu tự do, dân chủ cho dân tộc (tr.364).



4.Vụ chiến khu Ba Lòng.

Ba Lòng là chiến khu của Việt Cộng, quân đội quốc gia có nhiệm vụ đến tiếp thu chiến khu này. Nhưng rồi lại có lệnh ngưng hành quân, và đoàn quân bị trừng trị:

"Tỉnh Trưởng đề nghị lên Trung Ương qua Tòa Đại Biểu Chính Phủ Trung Phần kế hoạch phối trí lực lượng và đã được chấp thuận như sau: Tỉnh có 10 đại đội Cảnh Bị (sau này gọi là Bảo An, rồi sau cùng là Địa Phương Quân) được sử dụng để tiếp thu căn cứ của VC. Mỗi đại đội gồm 150 người. Riêng tại căn cứ Cùa và Ba Lòng, lực lượng tiếp thu là 4 đại đội. Sau khi tiếp thu, Ba Lòng sẽ trở thành một quận hành chánh kiểu mẫu. Đại Úy Nguyễn Ngọc Cứ được tỉnh trưởng cử làm Quận Trưởng, kiêm Tiểu Đoàn Trưởng. Sau Tết Nguyên Đán (1955), trong khi chờ đợi sự vụ lệnh chính thức làm Quận Trưởng, Đại Úy Cứ được lệnh Tỉnh Trưởng đem hai đại đội lên Ba Lòng trước để chuẩn bị tiếp thu và gây dựng cơ sở. Đại Úy Cứ chia lực lượng ra làm hai cánh: một đại đội đi đường thủy, ngược sông Thạch Hãn và một đại đội đi đường bộ lên Cam Lộ, vào Ba Lòng qua ngả Kho Muối.



Hai đại đội còn lại tiếp tục ở Thị Xã, chờ làm lễ xuất quân chính thức, rồi lên đường.

Sau đó ít hôm, Tỉnh Trưởng Trần Điền ký sự vụ lệnh bổ nhiệm Đại Úy Cứ làm Quận Trưởng, kiêm Tiểu Đoàn Trưởng Cảnh Bị Ba Lòng, đồng thời ấn định ngày 19 tháng 2, năm 1955 làm lễ xuất quân. Buổi lễ được tổ chức trọng thể trước tòa Hành chánh Tỉnh, dưới sự chủ tọa của Tỉnh Trưởng Trần Điền để tiễn đưa tân Quận Trưởng và 2 đại đội Cảnh Bị còn lại lên đường.



Vào 8 giờ sáng ngày 19 tháng 2 năm 1955, trong lúc đang làm lễ xuất quân trước Tòa Hành Chánh Tỉnh Quảng Trị, đột ngột nhận được công điện từ Huế đánh ra, ra lệnh đình chỉ chiếm đóng Ba Lòng. Tỉnh Trưởng Trần Điền quyết định rằng đoàn quân cứ tiến hành theo chương trình đã định. Ông sẽ thương nghị với thượng cấp".



Tỉnh Trưởng Trần Điền và Thiếu Tá Hoàng Văn Hiền, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Bị (Bảo An) Tỉnh về trình diện Tòa Đại Biểu Chính Phủ ở Huế. Quyết định của Trần Điền bị Đại Biểu Chính Phủ coi là "bất tuân thượng lệnh'. Sau đó, Tỉnh Trưởng được ra về, còn Thiếu Tá Hiền bị đưa sang Nha Bình Trị giam lỏng. Trần Điền phản đối và đòi ở tù tại Huế cùng với Thiếu Tá Hiền.



Ông Ngô Đình Cẩn cho mời GS Nguyễn Văn Mân của Đại Việt đến, ra một tối hậu thư là các đơn vị ở Ba Lòng phải trở về thị xã và nộp tất cả võ khí. Ông Cẩn còn nặng lời rằng không tuân lệnh, thì sẽ bị dẹp, tới lúc đó tất cả sẽ vào ngồi tù. GS Mân khẳng khái trả lời: "Chúng tôi hân hạnh ở tù dưới chế độ cụ Ngô."

Năm ngày sau, Bộ Tư Lệnh Quân Khu II ra lệnh cho một tiểu đoàn Bộ Binh, một đại đội Thiết Giáp đưa Thiếu Tá Hiền về Quảng Trị, đến thẳng văn phòng Tỉnh Đoàn Bảo An, buộc ký lệnh thu hồi tất cả võ khí của các đại đội ở các quận và thị xã đem về nộp vào kho của tỉnh đoàn, buộc Thiếu Tá Hiền ra lệnh cho tiểu đoàn ở Ba Lòng trở về thị xã. Sau đó Thiếu Tá Hiền được trả tự do và tước hết quyền hành. Ngay chiều hôm đó, Thiếu Tá Hiền đi thẳng lên Ba Lòng. Ngoài ra, vì thấy chính quyền quyết định như vậy, Thiếu Tá Phạm Văn Bôn, Chỉ Huy Trưởng Tiểu Đoàn Khinh Quân 610 đang đóng quân ở Quảng Nam và Đại Úy dù Phạm Văn Đồng với một trung đội Dù nghe tin như vậy, tuyên bố ly khai và kéo quân về Ba Lòng.



"Chính quyền đã dồn họ vào thế phải chống đối dù biết rằng đằng nào cũng gặp nguy hiểm". Anh em sĩ quan gốc Đại Việt quyết định "đã bị dồn vào chân tường, thì chỉ còn cách là 'họ đánh thì mình đỡ'. Đằng nào cũng vào tù, nhưng ngẩng mặt mà vào tù, không chịu áp bức, không chấp nhận sự bất công."



Đệ Nhị Quân Khu điều động 3 tiểu đoàn thiện chiến nhất để lập thành Đòan Quân Thứ Lưu Động lên Ba Lòng. Sau đợt tấn công đầu tiên không vào được mục tiêu, vì Chỉ Huy Trưởng chiến dịch là Trung Tá Phan Văn Cách không có ý định 'tàn sát lẫn nhau'. Bộ Tư Lệnh đệ II Quân Khu đưa Trung Tá Lê Văn Nghiêm lên thay thế. Quân đội dùng công binh mở đường để đem đại bác vào tận Đá Nổi để tác xạ vào Ba Lòng. Cầm cự đến ngày 9 tháng 3, năm 1955, quân trú phòng bị bất ngờ khi quân chính phủ tiến vào phía sau, chiếm kho đạn và lương thực. Ba Lòng thất thủ. Lực lượng Đại Việt rút về Ba Hi, bên kia biên giới Lào.



Ngày 10 tháng 3, Ban chỉ huy quyết định giải tán lực lượng. Th. Tá Hiền và Đại Úy Cứ dẫn một số anh em về Quảng Trị. Họ bị giam ỏ nhà lao Thừa Thiên cho đến 1977, Tòa quân sự Huế mới đưa ra xét xử. Còn chừng 100 người ở lại và lén về ẩn náu tại làng Ven. Tại đây, một số chết dần vì bệnh tật, hoặc sa vào tay Việt cộng. Ít người khác lẻn về Huế, rồi cuối cùng cũng bị bắt.

Chung cuộc,Tỉnh trưởng Trần Điền bị cách chức và loại ra khỏi ngạch công chức. Những sĩ quan chỉ huy Ba Lòng, người thì bị án tù, khổ sai và một số vắng mặt bị khổ sai chung thân.[...].



Sự việc này bắt nguồn từ ở mối nguy cơ mất chức của viên Đại biểu Chính Phủ tại Trung Phần Việt nam: Nguyễn đôn Duyến.

Trong cuộc viếng thăm Quảng Trị vào đầu năm 1955, Thủ tướng Diệm ngợi khen Tỉnh Trưởng Trần Điền về thành quả đã đạt được, ban cấp Bảo Quốc Huân Chương, chấp thuận kế họach tiếp thu các căn cứ VC, và lại công khai nói rõ ý định của Thủ Tướng Diệm là sẽ đưa Trần Điền làm Đại Biểu Trung Phần.

Kẻ sắp bị mất chức trong trường hợp như vậy như Nguyễn đôn Duyến phải tìm cách diệt kẻ "thù" của mình. Có như thế, thì mới giữ được ghế của mình. Dưới triều Ngô, ai cũng biết có nhiều trung tâm quyền lực trong nội bộ gia đình của TT Diệm :Giám Mục Ngô đình Thục, Ngô đình Nhu, Ngô đình Cẩn. Những nhân vật này được coi là trung tâm quyền lực thực tại ( de-facto), nghĩa là không có chức vụ chính thức trong chính quyền, ngay cả đến luật pháp căn bản để thiết lập ra quyền lực ấy cũng không có. Và mọi người đều hiểu rằng họ là Cố Vấn của Ông Diệm. TT Diệm là người nắm quyền chính thống , được Hiến Pháp ban cấp quyền hành. Chính ông nhiều khi lại không hành sừ quyền của mình liên quan đến những vấn đề của quốc gia. Quyền hành của TT Diệm bị chi phối bởi những người thân trong gia đình của ông. Chi phối ở đây không có nghĩa là anh em ông Diệm gây ảnh hưởng đối với trung tâm quyền lực chính thống là ông Diệm, mà là hạn chế quyền hành của ông, có khi thay thế hay vướt quá cả quyền hành của ông. Vì nhu nhược trước các hành động của các trung tâm quyền lực khác của gia đình, mà nhất là gia đình có truyền thống phong kiến, Ông Diệm không dám hay không thể nắm hay hành sử quyền hành mà Hiến Pháp, hay là gọi là do quốc dân giao phó.

Nhờ quyền hành rất lớn như thế của ông Cố vấn và là người đỡ đầu, ông Duyến đi tới quyết định chấm dứt kế hoạch tiếp thu Ba Lòng đã được ông Diệm chấp thuân từ trước và đã bắt đầu thi hành một phần rồi. Lại ra lệnh chấm dứt vào đúng phút chót là lúc tổ chức "lễ xuất quân" để đánh vào mặt và hạ uy tín Trần Điền. Lệnh của ông Duyến dù có trái với quyết định trước đó của chính ông Diệm, nhưng lệnh ấy vẫn được ông Diệm hợp thức hóa bằng cách trừng phạt, và bắt bớ, truy tố "các kẻ thù" của ông Duyến về tội "phá rối trị an", và "vi phạm an ninh quôc gia". Tỉnh trưởng Trần Điền là mục tiêu của ông Duyến. Ông Trần Điền và các sĩ quan Đại Việt trong công tác tiếp thu chiến khu Ba Lòng, dù sẵn sàng chấp nhận phải đổ máu, là nạn nhân của tranh chấp quyền hành trong gia đình Nhà Ngô. Lệnh hủy bỏ kế hoạch tiếp thu Ba Lòng của ông Duyến được ông cố vấn Cẩn chính thực "bao yểm" khi ông Cẩn mời GS Nguyễn văn Mân tới "nhà", để "chỉ thị" rằng sĩ quan Đại Việt phải giải giới về trình diện tại Quảng trị, nếu không sẽ bị bỏ tù.

Tôi có gọi điện thoại nói chuyện với cựu Thượng Nghị Sĩ Mân , hiện tại ở Texas về vấn đề này. TNS Mân xác nhận rằng có trả lời ngay ông Cẩn rằng " Đại Việt chúng tôi rất vui mừng ở tù dưới triều đại cụ Ngô". Hành động của chính quyền địa phương đã dồn sĩ quan Đại Việt vào vị trí phải chống trả lại , nghĩa là họ quyết định "ngẩng đầu lên mà đi". Cũng vì hành vi "ngẩng đầu mà đi" này đối với người em của ông Diệm, là Cố Vấn Cẩn, mà GS Mân bị tòa án quân sự phạt tù 6 năm, dù GS Mân không có một hoạt động nào dính líu đến vụ Ba Lòng. Lý do được viện dẫn trong bản án là : phá rối trị an và vi phạm an ninh quốc gia.(221)



5.Việc chống Ngô Đình Diệm. 


"Từ 1956, Đại Việt bị chính quyền dồn vào tình thế bất lợi. Các hoạt động của Đảng không những bị ngưng trệ và càng ngày càng lâm vào bế tắc".

Đề làm sáng tỏ vấn đề này, hồi 1992 , BS Nguyễn tôn Hoàn kể với tôi rằng " sau khi ông Diệm ở Mỹ về, thì thái độ của ông ấy thay đổi hẳn. Trước khi xuất ngoại, vì tôi là người đứng đầu phong trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình để vận động yểm trợ ông ấy. Ông ấy còn dặn ông Nhu rằng cần phải vận động khối Hòa Hảo và Cao Đài và phải nhờ BS Hoàn giúp liên lạc và giới thiệu. Ông Diệm còn nói rằng hai giáo phái đó không chấp nhận hợp tác với ông Nhu. BS Hoàn phải đích thân đưa ông Nhu đến gập các nhà lãnh đạo của hai khối này để giải quyết vấn đề hợp tác để ủng hộ ông Diệm. Nay thấy ông Diệm tỏ vẻ thờ ơ và có thêm được tin tức về âm mưu đàn áp đối lập đã lộ rõ. Ngay trong giai đoạn đầu cũng đã có tin việc thủ tiêu Nguyễn bảo Toàn, Vũ tam Anh …. Tôi thấy có một mối nguy hiểm cho tôi. Tôi đến gập ông Diệm và nói rằng tôi cần đi ngoại quốc. Ông Diệm hỏi tai sao tôi muốn đi như vậy. Tôi trả lời thẳng với ông Diệm rằng: " Nêu tôi ở lại, có ngày anh sẽ giết tôi." Kế đó, ông Diệm gọi ông Nhu vào văn phòng, bảo ông Nhu: " làm thủ tục để BS Hòan xuất ngoại."



Rồi, ngày 3 tháng 4 năm 1957, Tòa án quân sự Sài gòn xử tù một số đảng viên Đại Việt thuộc Xứ Bộ Miền Nam trong số này có ông Phan thông Thảo; và ngày 7 tháng 10,1958 , tòa quân sự Nha Trang cũng xử một số Đảng viên Đại Việt. Thí dụ Bà Trương thị Thỉnh, em ruột của Đảng trưởng là một nạn nhân, bị 3 năm tù. Tất cả bị qui tội "phá rối trị an" và bị án tù, dù họ không có liên hệ gì đến vụ Ba Lòng. Ngoài ra, Trương tử An, một em ruột khác của Đảng trưởng Đại Việt bị thủ tiêu vào giai đoạn này.



Dưới chế độ Ngô đình Diệm, tác giả sa vào vòng tù tội từ tháng 10 năm 1956 mãi cho tới ngày 3 tháng 11 năm 1963 ( hơn năm năm, kể cả biệt giam tại sà lim), sau ngày đảo chính, mới được thả. Với cách thức đối đãi với tù nhân (như đã mô tả trong cuốn hồi ký này)- một người đã từng cộng tác trong một số phong trào trước đó, để chống lại thực dân và cộng sản, có cả phong trào Đại Đoàn Kết và Hòa Bình là để ủng hộ chính Ngô đình Diệm giành đoạt chính quyền với mục đích xây dựng một quốc gia độc lập và tự do, ngoài ra, vợ và con út của tác giả ( mới chỉ có 3 tháng tuổi) cũng bị giam cầm gần 3 năm, chỉ vỉ chồng và cha tham gia chống đối chế độ, tác giả trong suốt cuốn hồi ký không có một chữ hay câu văn ngụ ý đến oán hận nhà Ngô mà ngược lại còn ca tụng, thương tiếc (tr.360).

Ông đã ghi lại những đau khổ trong nhà tù họ Ngô. Ông bị giam trong tù chứ không được “lao động khổ sai” như bản án. Ông đã nếm đủ các mùi vị và thưởng thức đủ các cung bậc của giam cầm, đói, lạnh, ốm đau trong tù và cách đối xử của chế độ Ngô Đình Diệm với tù nhân (tr. 226). Nhưng trong lòng không chút oán hờn cá nhân ai. Ông nhắc lại những khổ nhục của tù nhân chỉ với mục đích “nhắn nhủ các thế hệ mai sau có người nào ở địa vị lãnh đạo đất nước xem đây là kinh nghiệm… phải có nhân đạo vì người ta đã mất tự do, đừng cướp mất luôn lẽ sống của họ.” (tr. 226).



6. Phê bình người Mỹ 


Vai trò của Mỹ ở Việt Nam qua sự nhận xét về thời Đệ I và Đệ II Cộng Hòa đi đến một kết luận chung dựa vào những kinh nghiệm đã trải qua. Thực ra nếu nói đến sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam (kể từ đầu thập niên 50) thì sự can thiệp này đã có từ thời còn chiến tranh Đông Dương cho đến lúc Mỹ rời khỏi Việt Nam. Trên căn bản chính sách của Mỹ luôn luôn vẫn ngăn Cộng sản (containment policy).

Qua từng giai đoạn, trước tiên Mỹ giúp Pháp chống Việt Minh, sau đó ủng hộ giài pháp Bảo Đại, ủng hộ giải pháp Ngô Đình Diệm và cuối cùng can thiệp trực tiếp bắng cách gửi quân sang Việt Nam, tất cả chỉ là tùy thời đưa ra lập luận này hay lập luận khác, chứ chưa bao giờ thực sự là vì dân tộc Việt Nam mà người Mỹ can thiệp vào Việt Nam.

Nếu có thể gán cho Mỹ một thiện ý nào đó thì phải nghĩ rằng họ tưởng có sức mạnh quân sự thì làm gì cũng được. Dẹp được Việt Minh thì sẽ giúp được chế độ không Cộng Sản ở Miền Nam đứng vững. Nhưng rồi chiến tranh kéo dài, dư luận nội bộ sốt ruột buộc họ phải tìm cách sớm chấm dứt chiến tranh. Chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh là phương thức để đạt mục tiêu đó trong danh dự. Nhưng danh dự thật ra đã bị hoen ố bởi quyết định cuối cùng của họ, bỏ rơi một nước nhỏ đồng minh đã tin cậy vào họ. Đây là một vết nhơ trong lịch sử Hoa Kỳ.

Nhìn lại lịch sử nước nhà trong mấy nghìn năm, tổ tiên ta đã từng tự lực tự cường chống ngoại xâm.

Song, trong thế giới ngày nay với sự toàn cầu hóa, chúng ta cần phải có đồng minh. Tất cả các nước, kể cả các nước đại cường, đều ở trong thế liên lập.

Các quốc gia phải sát cánh với nhau, nương tựa vào nhau để sinh tồn và phát triển. Cùng kết minh ước với nhau thì cường quốc hay tiểu nhược quốc đều phải coi nhau ngang hàng, nhất là đừng phản bội nhau . Tiếc rằng đồng minh Mỹ đã gây nhiều áp lực đối với chính quyền Miền Nam, nhất là dưới chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tuy là người được tiếng khôn ngoan nhưng ỷ lại vào Mỹ quá mức nên dần dà để mất chủ quyền quốc gia rồi đưa đến sự bại trận của Việt Nam Cộng Hòa khi đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi. Đó là một bài học để đời cho các vị lãnh đạo đất nước.

7. Phê bình Ngô Đình Diệm

"Chế độ chuyên chính và độc tôn của nhà Ngô ngày càng thấy rõ và đối lậpkhông còn đất đứng. Ngày 4-3-1956, chính quyền tổ chức Quốc Hội LậpHiến để soạn thảo Hiến Pháp. Thành phần Dân Biểu Lập Hiến gồm 123 người. Tất cả các giai đoạn của tiến trình hình thành Hiến Pháp, từ côngviệc biên soạn đến thảo luận, biểu quyết và ban hành, nhất nhất đều phải thông qua sự chỉ đạo của Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Ngày 20-10-1956, HiếnPháp được ban hành. Việt Nam Cộng Hòa được khai sinh với Tổng Thống Chế, mọi quyền hành được tập trung hoàn toàn vào tay Tổng Thống. Ngàyban hành Hiến Pháp được chọn làm ngày Quốc Khánh. Song hành với cơ cấu chính quyền, các ông họ Ngô còn tổ chức Đảng Cần Lao Nhân Vị . Từquân, cán, chính đến dân sự, mọi người ào ạt gia nhập đảng cầm quyền đểmưu cầu địa vị, áo cơm. Có người chất vấn cán bộ chủ chốt của Đảng CầnLao Nhân Vị về chủ trương của đảng thì được trả lời một cách thản nhiên :

" Chủ trương nằm trọn trong Hiến Pháp 26-10-1956 ".

Như vậy, Đảng Cần Lao Nhân Vị và chính quyền Ngô Đình Diệm tuy hai mà một : Đảng Cần Lao bao trùm lên mọi cơ cấu quốc gia, kể cả quân đội.Vào lúc bấy giờ ở Việt Nam chỉ còn có hai đảng : Đảng Cộng Sản ở Miền Bắc, và Đảng Cần Lao ở Miền Nam. Ở cả hai miền, tiếng nói đối lập bị bịt miệng bằng nhà tù." ( trang 218 ) Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, mặc dù chế độ Ngô Đình Diệm đã mắc phải những lỗi lầm nghiêm trọng, nhất là những năm cuối cùng, nhưng trong 9 năm cầm quyền, chế độ Diệm có nắm được chủ quyền quốc gia - tuy không hẳn trọn vẹn - và với quốc sách "Ấp Chiến Lược" dù kết quả không hoàn toàn như quốc sách đề ra, nhưng cũng chận được phần nào Cộng Sản Miền Bắc xâm nhập Miền Nam để làm lủng đoạn chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Sự xụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa một phần do những lỗi lầm nghiêm trọng mà ai cũng thấy, nhưng nguyên nhân sâu xa là sự thay đổi thái độ của chính quyền Diệm đối với đồng minh Mỹ. Ông Diệm muốn nắm lấy chủ quyền toàn vẹn. Điều này không phải là sai, nhưng khổ nỗi, trong lúc đồng minh của mình chưa tới lúc muốn xóa bỏ ván cờ trên bàn cờ Việt Nam mà họ bày biện cả công cả của lẫn sinh mạng binh sĩ của họ trong 9 năm ròng rã thì hậu quả là sự phản ứng của họ mà ta đã thấy. Liên kết với đồng minh, nhất là đồng minh Mỹ, thì như chơi với dao hai lưỡi, và đây cũng là một bài học cho các nhà lãnh đạo mai hậu suy gẫm.

Riêng đối với ông Diệm, cá nhân tôi đã từng ngưỡng mộ chí sĩ Ngô Đình Diệm từ ngày tôi còn sinh viên. Cái cảm tình của tôi đối với vị Thượng Thư từ chức của ngày xa xưa ấy là do "hữu xạ tự nhiên hương" từ nơi con người thật của ông, chứ vào thời điểm đó chưa có những bài ca "Suy tôn Ngô Tổng thống" và "Ngô Tổng thống muôn năm". Kíp đến giai đoạn ông Diệm lên cầm quyền, ông Diệm ở địa vị cao tột đỉnh thì tôi đi vào tù. Đến nay, ông đã nằm xuống thì cái tình cảm của người sinh viên đã dành cho ông ngày ấy lại trở về với tôi, mỗi khi bất chợt nghĩ tới ông, tôi vẫn bùi ngùi tiếc thương con người đích thực của ông, cả một đời nặng lòng lo toan đất nước.(350-360)



8. Phê bình Nguyễn Văn Thiệu 


Sau 1968, Hà Thúc Ký và các đảng phái đã hợp tác với Nguyễn Văn Thiệu theo đề nghị của đại sứ Bunker

Nói về việc tướng Phát thế ông làm Tổng Trưởng Nội Vụ, và việc gia nhập Đại Việt của ông Phát, ông Thiệu, ông Khiêm, ông viết “Tướng Lâm Văn Phát thay thế tôi. Tướng Phát cũng là đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng. Tướng Phát tuyên thệ gia nhập đảng hồi còn mang quân hàm Đại Tá, một lần với Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Trần Thiện Khiêm, do anh Nguyễn Tôn Hoàn và tôi đứng chủ trì lễ tuyên thệ.” (tr. 255).



Năm 1972, ông cùng với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Trần Quốc Bửu thành lập Mặt Trận Tự Quyết.

Sau này ông Thiệu lập Đảng Dân Chủ thì ông muốn dùng luật chính đảng để loại các đảng phái khác kể cả các đảng có gốc Đại Việt mà ông đã từng tuyên thệ gia nhập. Nguyễn Văn Thiệu bỏ qua các đảng phái để tiến tới độc tài. Ông viết:



Chỉ sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm chấm dứt, sang thời quân nhân, Đệ nhị Cộng hòa thì Đại Việt có cơ hội hoạt động nhiều hơn.

Ông Hà Thúc Ký ra tranh cử tổng thống năm 1967 nhưng thất bại. Tuy thế, ông trúng cử dân biểu và cùng một số nhân vật của Đại Việt tham gia Lưỡng viện Quốc hội.

Sau Tết Mậu Thân, để đối phó với Cộng Sản, ông vận động 6 đảng lớn có thực lực ở Việt Nam là Dân Xã Ðảng (Hoà Hảo), Lực Lượng Ðại Ðoàn Kết, Nhân Xã Cách Mạng Ðảng, Lực Lượng Tự Do Dân Chủ, Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt Cách Mạng Ðảng để thành lập Mặt Trận Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội với mục đích đoàn kết lại những chính đảng chống Cộng. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó là Chủ Tịch Chủ Tịch Ðoàn của Mặt Trận.

Năm 1972, ông cùng với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Trần Quốc Bửu thành lập Mặt Trận Tự Quyết.

Tác giả cuốn Sống Còn Với Dân Tộc khi nói về Mặt Trận bị giải thể, nhấn mạnh rằng các thành viên trong Chủ Tịch Đoàn ra đi "không kèn , không trống" . Trái lại, lễ khai mạc được tổ chức tại rạp Rex ở Sàigòn, long trọng, 'rầm rộ'.

Tại sao như vậy, tôi nghĩ rằng TT Nguyễn văn Thiệu , chủ tịch Mặt Trận cảm thấy đã đạt mục tiêu về phía Mỹ đòi hỏi rồi, và không cần có lực lượng nào hẫu thuẫn nữa. Đó là chưa kể đến sự kiện là suốt trong thời gian gọi là hoạt động của Mặt Trận, chẳng có gì xảy ra, ngoài một số buổi họp chiếu lệ, tẻ nhạt, của các chủ tịch trong Chủ tịch đoàn chỉ có tính cách tượng trưng để quảng cáo hay tô vẽ vẻ đẹp cho chế độ. Ông Thiệu cũng chẳng đến họp. Người ta có cảm tưởng rằng các chính đảng tham dự bị TT Thiệu cầm chân. Sau đó, hầu hết các chính đảng có chân tromg Mặt Trận đứng vào vị trí chống đối với TT Thiệu.

Các sự kiện này đưa đến một giải thích thứ hai là âm mưu của TT Thiệu là tiến tới độc tài. Ông Thiệu cho lập đảng Dân Chủ với phương tiện của chính quyền để nắm trọn quyền hành trong tay, dù trước đó đã phải ứng cử độc diễn. Với Luật ủy Quyền được Quốc Hội thông qua để chuẩn bị ứng cử nhiệm kỳ 3, với qui chế chính đảng mới thay thế qui chế đã ban hành trước, TT Thiệu đã lộ rõ âm mưu này. Sắc Luật 060 vào ngày 27 tháng 12, 1972 ( trước ngày hết hạn ủy quyền), đòi hỏi các chính đảng phải tái tổ chức trên phạm vi toàn quốc hay là bị giái tán. Rồi đến các luật lệ tiếp theo ban hành vào tháng 5, 1973, giải tán 26 chính đáng hợp pháp. Các đảng đó đã hội đủ điều kiện và đã đăng ký ở Bộ Nội Vụ theo luật Qui Chế Chính Đảng và đang hoạt động. Nay chỉ để một mình Đảng Dân Chủ của TT Thiệu hoạt động mà thôi.

Từ 1969, TT Thiệu quá say mê củng cố quyền hành, tập trung nỗ lực quốc gia vào mục tiêu này để tiến tới nắm trọn quyền hành trong tay. TT Thiệu đồng thời cố gắng làm sói mòn lực lương chính trị quốc gia, đến nỗi vào tháng tư 1975, không còn ai cộng tác vào lúc phải huy động mọi lực lượng chính trị, cải tổ nội các để đối đầu với Tổng Công Kích của VC nhằm chiếm đoạt Miền Nam.

Thực là thảm thương cho quân dân Miền Nam.

Năm 1974, sau khi “Quy chế chính đảng” được Tổng thống Thiệu ban hành, ông Hà Thúc Ký đưa đơn ra tòa kiện ông Thiệu vi hiến.

Nhận định về cá nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Hà Thúc Ký cho biết ông Thiệu tuy là người khôn ngoan, nhưng lại quá ỷ vào Mỹ, nên dần dà để mất chủ quyền quốc gia, rồi đưa đến sự bại trận của Việt Nam Cộng Hòa khi bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi.(350-360)



Gần cuối Hồi Ký, ông cũng cho biết vài vấn đề:

- Câu chuyện sẽ kể dưới đây gọi là chuyện hậu trường là do một nhân vật trọng yếu trong chính quyền kể lại. Hư thực không dám bảo đảm nhưng nếu có thực thì theo chiều hướng của câu chuyện được nghe, cục diện Miền Nam có thể hoàn toàn thay đổi.

Nhớ lại thời Đệ Nhất Cộng Hòa, lúc Hội Nghị Genève kết thúc, trước mặt Thủ Tướng Miền Bắc Phạm Văn Đồng, Ngoại Trưởng Trung Cộng Chu Ân Lai mời Ngoại Trưởng Miền Nam Trần Văn Đỗ sang thăm chính thức Bắc Kinh. Thủ Tướng Toàn Quyền Ngô Đình Diệm không chấp nhận lời mời của Trung Cộng. Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, cũng có một trường hợp tương tự như vậy xẩy ra, mà nhân chứng là Tùy Viên Quân Sự tòa Đại Sứ Việt Nam tại Đài Loan và là người thân tín của Đại Sứ Nguyễn Văn Kiểu, bào huynh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Một gián điệp Trung Cộng họ Mã ngụy trang dưới lốt chủ tiệm thuốc Bắc, lập nghiệp ở Hồng Kông, đã bắt liên lạc với viên Trung Tá Tùy Viên khi người này có việc sang Hồng Kông. Tên gián điệp này đề nghị nếu Tổng Thống Miền Nam đi với họ thì sau khi đôi bên thỏa thuận, Trung Cộng sẽ cắt ống dẫn dầu mà họ yểm trợ bấy lâu nay cho Bắc Việt. Viên Trung Tá về Đài Loan trình lại tự sự với Đại Sứ Kiểu. Nghe xong, Ông Kiểu răn đe :

"Anh mà tiết lộ chuyện này ra là chu di tam tộc đó nghe không !"

Cả hai người lãnh đạo Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều từ chối đề nghị bắt tay với Trung Cộng. Chung quy là ai cũng sợ Mỹ, không ai dám tương kế tựu kế để lấy cái lợi về phần mình.(354-360)

- Năm 1974, sau khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa, Hội Đồng Nội Các nhóm họp để thảo luận việc truy tố Trung Cộng xâm lược trước tòa án quốc tề La Haye. Hầu hết các thành viên Hội Đồng Nội Các đều phát biểu sôi nổi đối với hành động ngang ngược của Trung Cộng. Mọi người đều biểu lộ niềm thương tiếc và lòng cảm phục đối với các quân nhân đã bỏ mình trong trận chiến trên biển cả nhất là đối với Trung Tá Hải Quân Ngụy Văn Thà đã tuẫn tiết theo tàu. Một vài vị nêu lên sự kiện có mặt một viên Trung Úy Mỹ trong số những người bị Trung Cộng bắt làm tù binh, cũng như tin có một phi cơ của Hạm đội 7 bay lảng vảng trên vùng biển giao chiến, để lên tiếng phàn nàn thái độ " Thủ khẩu như bình " của Hoa Kỳ trước hành động ngang nhiên xâm lược của Trung Cộng. Tất cả thành viên Hội Đồng Nội Các nhất loạt tán đồng dự tính của bộ Quốc Phòng tổ chức đón tiếp rầm rộ các binh sĩ từ Hoàng Sa trở về và long trọng làm lễ truy điệu Trung Tá Ngụy Văn Thà. Suốt buổi họp, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm không nói gì. Ông không bày tỏ quan điểm, không tán đồng cũng như không phản bác ý kiến của bất cứ người nào, cũng không đưa ra quyết định nhất thời phải làm gì. Khi không còn ai nói gì thêm, ông từ tốn yêu cầu mọi người chờ một vài hôm nửa, để thu góp thêm tin tức. Rồi ông cười, nửa đùa nửa thật, nói rằng ông nghe người ta bảo người Mỹ đã thỏa hiệp để Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Sau khi nghe ông Khiêm nói như vậy, mọi người hiểu rằng trong vụ này chẳng còn gì bàn thảo nữa (350-360.

- Thật vậy, ít lâu sau, khi người Mỹ công khai để lộ ý định rút ra khỏi Việt Nam, để cho Bắc Việt thôn tính Nam Việt, nhưng mặt khác, người Mỹ ngại rằng vạn nhất sau khi tiếp quản Hoàng Sa, Bắc Việt giao cho Liên Xô sử dụng làm căn cứ tầu ngầm thì điều này sẽ là nguy cơ lớn cho cả Mỹ lẫn Trung Cộng. Dù sao thì điều phỏng đoán này cũng chỉ là giả thuyết, vì về các mặt địa hình, địa thế, Hoàng Sa không được như Cam Ranh hay Đà Nẵng để trở thành căn cứ quân sự quan trọng. Tuy nhiên, việc người Mỹ làm ngơ trước hành động xâm lược của Trung Cộng cho ta nhận chân được thực tế là quốc gia nào cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của nước họ, thân phận nhược tiểu trước sau vẫn là con cờ thí ! Đó là quy luật muôn đời của lẽ mạnh yếu, sống còn của mọi dân tộc trên quả đất này. (354-360)



- Hơn 30 trang cuối, tác giả nói về những ngày cuối cùng của VNCH và nỗi đau xót của tác giả trước “những cảnh tượng tủi nhục mà thân nhân, bạn bè và đồng chí phải chịu đựng trong những trại cải tạo tại nơi quê nhà” (tr. 362).



                     B. PHÊ BÌNH  TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Qua sự nghiệp đã qua của ông và qua bản Hồi ký, chúng ta công nhận ông là người yêu nước, đã tranh đấu cho chính nghĩa quốc gia. Ông là một trong những nhân tài của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên ông không có tầm nhìn xa. Ở một vai trò lãnh đạo đảng, và từng ở trong bộ máy chính quyền, thế mà ông không nhìn thấy trước con đường thối lui của Mỹ tại Việt Nam và Châu Á Thái Bình Dương. It nhất sau 1973, hiệp định Paris ký kết, ông phải thấy chiến lược của Mỹ đã thay đổi. Phải chờ đến cuối 1974, gặp Nguyễn Cao Kỳ nói cho ông biết tình hình, ông mới tá hỏa tam tinh!

Ông cho rằng cả hai người lãnh đạo Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều từ chối đề nghị bắt tay với Trung Cộng. Chung quy là ai cũng sợ Mỹ, không ai dám tương kế tựu kế để lấy cái lợi về phần mình (354-360). Nhiều tài liệu nói rằng hai ông Nhu Diệm đã muốn bắt tay với phe cộng sản chứ không phải là không. Còn hai đời Tổng thống, trong Dinh Độc lập có cả đàn Việt Cộng, thành thử lời trách cứ của ông thành ra không đúng. Nhưng mình là tiểu quốc, làm gì mà qua mặt Nga, Trung Cộng và Mỹ? Hai phe Nam Bắc đều là quân tốt, làm sao mà tự chủ, tự quyền?Vấn đề quan trọng là phải họp tác với anh em chứ không phải xé ráo, ăn mãnh! Luật giang hồ không cho phép.xé rào. Tại Mỹ, vài ông tiến sĩ, luật sư, giáo sư tuyên bố nghe anh hùng lắm nào là tự quyền, tự chủ, sáng tạo, độc lập nhưng rồi cái tinh thần và lý thuyết cao cả đó   thực ra là làm  tay sai Việt Cộng! Té ra họ chỉ là trí thức lưu manh!

 
Anh em Ngô Đình Diệm chết là vì mưu lợi về mình  và kiêu ngạo tuyệt đỉnh mà quên thân phận mình. Dương Văn Minh khôn nên đã từ chối đề nghị Vanuxem cầu cứu Trung Cộng. Không lẽ một người quốc gia, một chính trị gia danh tiếng, một bậc lãnh tụ đảng Đại Việt, lại kém hơn Dương Văn Minh võ biền? Điều này cho thấy Hà Thúc Ký không phải là tay chính trị gỉỏi giang và khôn ngoan..! Ông tưởng ông tài giỏi, có muu thần chước quỷ. Tại sao ông không đặt câu hỏi: Tại sao từ 1954 cho đến nay, Trung Cộng một mặt ủng hộ Bắc Việt, một mặt luôn ve vản miền Nam? Ông mà giơ hai tay trần chụp lấy đề nghị của Trung Cộng là chụp lấy bình nước sôi ngàn độ! Ông mà làm tổng thống hay thủ tướng thì ông chết trươc và quốc gia này cũng tiêu vong!


Trong khi Hồ Chí Minh và bọn thủ hạ gian manh, tàn ác, phần nhiều chính trị gia quốc gia, nhất là chính trị gia Việt Nam Quốc Dân đảng, Đại Việt ...có danh mà không có thực. Một số thiếu khôn ngoan và đi vào ngã chấp , vô tài vô đức chỉ nhờ vào Tưởng Giới Thâch được vài ngàn quân đã tự cho lá cái thế  cho nên   Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh chẳng ai chịu ai,   Phan Huy Quát xung khắc với Phan Khắc Sửu và  bị phe Nguyễn Văn Thiệu  phá hoại , để đến nỗi trả quyền lãnh đạo cho quân nhân.

 Huỳnh Thúc Kháng, , Trần Văn Tuyên . Trần Văn Hương, đều là con tốt trong tay người. Mỗi lần một nhóm Đại Việt mới ra đời thì giá trị của các ông  ấy sụt xuống mấy chục điểm trong trong lòng nhân dân Việt Nam. Có hay ho gì trò chia rẽ? Đó chỉ là một cách bày ra cho người ta thấy cái áo  cánh của các ông nay đã rách bấy ra trăm mảnh rồi!

No comments:

Post a Comment