NGUYỄN GIA KIỂNG * CUỘC GIẢI PHẨU
Nguyễn Gia Kiểng
Cuộc giải phẫu hiểm nghèo của Đảng Cộng Sản
“Nếu chủ trương ban lãnh đạo cộng sản là kiên trì theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lênin và duy trì chế độ độc tài đảng trị, họ chắc chắn sẽ thất bại kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, cho đảng của họ… Ngược lại thay vì là nạn nhân họ có thể là tác nhân của tiến trình dân chủ hóa
10-2-2016
Đảng Cộng Sản không ngừng lặp lại khẩu hiệu chống các biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. Hai cụm từ này, mà bài này gọi chung là “tự chuyển hóa”, có nghĩa gần như nhau trong ngôn ngữ của họ. Tự diễn biến có nghĩa là tạo ra những thay đổi trong nội bộ đảng, khiến đảng tự chuyển hóa, nghĩa là thay đổi bản chất để trở thành một đảng khác và ứng xử một cách khác trong nội bộ cũng như đối với xã hội. Có thể nói với đại hội 12 vừa qua Đảng Cộng Sản đã bắt đầu thực hiện điều mà nó đã thề sẽ chống lại tới cùng, nghĩa là tự chuyển hóa.
Nguyễn Phú Trọng đã thành công, sau một cuộc đấu kéo dài gần bảy năm, điều mà trước ông Võ Văn Kiệt và Lê Khả Phiêu đã thất bại. Thành tích của ông Trọng là đã dứt điểm được cái mà ta có thể gọi là “đảng cầm quyền trong đảng”. Chưa chắc Nguyễn Phú Trọng đã ý thức hết được tầm quan trọng của biến cố mà ông vừa góp phần quyết định tạo ra.
Thanh lý nhà nước Nguyễn Tấn Dũng?
Thất bại của Nguyễn Tấn Dũng là một biến cố rất lớn cho cả Đảng Cộng Sản lẫn Việt Nam. Trong 41 năm Đảng Cộng Sản cầm quyền trên cả nước có thể nói Nguyễn Tấn Dũng đã cầm quyền 19 năm, chín năm với tư cách phó thủ tướng thường trực bên cạnh ông thủ tướng mờ nhạt Phan Văn Khải và mười năm với chức vụ thủ tướng. Quyền hành của ông đã lấn át cả hai tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng. Ông đã sắp đặt và khống chế guồng máy nhà nước bao gồm bộ máy hành chính và các doanh nghiệp nhà nước chiếm 2/3 trọng lượng kinh tế quốc gia. Không có gì là quá đáng nếu gọi nhà nước CSVN trong thời qua, nhất là mười năm gần đây, là “nhà nước Nguyễn Tấn Dũng”.
Sự ra đi của ông Dũng vì thế sẽ kéo theo những đảo lộn tương tự như một cuộc đảo chính. Sẽ có những thanh trừng lớn, một phần vì những người lãnh đạo mới, những đối thủ đã hạ được ông Dũng sau một cuộc đấu đá gay go, có nhu cầu loại bỏ những tay chân của ông Dũng, nhưng lý do quan trọng hơn là họ bắt buộc phải làm như thế bởi vì hầu hết những chức vụ có một tầm quan trọng nào đó trong “nhà nước Nguyễn Tấn Dũng” đều do mua mà được chứ không phải do khả năng và kinh nghiệm. Một khi đã mua được chức, ưu tư đầu tiên của các quan chức này là lấy lại vốn và làm giàu chứ không phải là trách nhiệm với cơ quan hay doanh nghiệp mà họ điều khiển. Những người này phải bị thay thế, tham nhũng đã là nét đậm nhất của chính quyền Nguyễn Tấn Dũng.
Những người cầm quyền mới càng có lý do để cáo buộc ông Dũng vì tình trạng đất nước mà ông để lại. Phải nói là di sản của Nguyễn Tấn Dũng quá bi đát. Việt Nam đã tụt hậu hẳn so với các nước trong vùng và trở thành gần như một thuộc địa của Trung Quốc. Thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc lên tới trên 32 tỷ USD chưa kể số hàng nhập lậu, hầu hết các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng đều được giao cho các công ty Trung Quốc và được thực hiện một cách cẩu thả bất chấp mọi cam kết. Bất tài và tham nhũng là mẫu số chung của các cơ quan chính quyền và các doanh nghiệp nhà nước. Không những thế đất nước còn đang đứng trước nguy cơ phá sản vì số nợ công báo động.
Nhưng họ sẽ thay thế hàng trăm hàng ngàn quan chức đủ loại và đủ cấp của ông Dũng bằng những người nào? Họ chỉ có những con người do chế độ cộng sản và nhà nước Nguyễn Tấn Dũng tạo ra, nghĩa là những con người trong tuyệt đại đa số không khác gì những tay chân của ông Dũng về đạo đức và tài năng, có thể chưa có cơ hội để tham nhũng nhưng cũng chưa thạo việc. Đảo lộn là chắc chắn, nhưng thất bại còn chắc chắn hơn.
Lý do đầu tiên là vì kinh nghiệm của mọi quốc gia đã chứng tỏ rằng người ta không thể cải thiện một chính quyền tham nhũng để nó hết hay bớt tham nhũng, giải pháp duy nhất chỉ là thay thế nó bằng một chính quyền khác. Những thay đổi mà chúng ta sắp chứng kiến sẽ có mức độ xáo trộn và đổ vỡ của một thay đổi chính quyền nhưng lại không có sự phấn khởi và tác động tâm lý của một thay đổi chính quyền bởi vì những người lãnh đạo cao nhất vẫn là những người cũ, dù là ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang hay ông Nguyễn Xuân Phúc. Riêng việc ông Trần Đại Quang làm chủ tịch nước còn là một xúc phạm đối với dân tộc Việt Nam.
Lý do thứ hai, quan trọng không kém, là những sai phạm không phải chỉ do lỗi của Nguyễn Tấn Dũng mà cũng do bản chất của chế độ. Nguyễn Tấn Dũng chỉ đã làm trầm trọng hơn những tật nguyền bẩm sinh của mọi chế độ cộng sản. Chủ nghĩa Marx tự nó đã là một chủ nghĩa vô đạo đức bởi vì đối với Marx các giá trị đạo đức chỉ là sản phẩm của giai cấp tư sản để duy trì quyền lực; giai cấp vô sản sẽ có những giá trị đạo đức riêng của nó, những giá trị mà Marx không nói tới nhưng sau này được Lênin định nghĩa như là tất cả những gì có lợi cho đảng cộng sản. Như thế có nghĩa là cướp của, giết người, nói dối, bội ước v.v. và tất cả những gì bình thường được coi là tội ác đều trở thành đạo đức nếu có lợi cho Đảng Cộng Sản. Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra là một đệ tử trung thành của Lênin khi ông nói rằng đòi phi chính trị hóa quân đội và công an là thiếu đạo đức. Với một quan niệm đạo đức bệnh hoạn như vậy tham nhũng là hậu quả tự nhiên vì tham nhũng – được định nghĩa như là sự lợi dụng công quyền để mưu lợi cho cá nhân – không gì khác hơn là một vi phạm đạo đức. Khi đạo đức – đạo đức thực sự chứ không phải đạo đức Mác-Lênin – vắng mặt thì tham nhũng ngự trị là điều tất nhiên. Như người ta đã thấy, tất cả mọi chế độ cộng sản đều tham nhũng ở mức độ nghiêm trọng.
Những hình ảnh như vụ Vinashin này sẽ thành quen thuộc
Trong những ngày sắp tới chính quyền cộng sản sẽ phải thanh toán nhà nước Nguyễn Tấn Dũng trong những điều kiện không khác một bệnh nhân phải phải qua một cuộc giải phẫu hiểm nghèo dù biết trước là sẽ không qua khỏi.
Dân chủ trong nội bộ đảng?
Không những thế chế độ còn phải trải qua một cuộc giải phẫu hiểm nghèo khác. Lần đầu tiên Đảng Cộng Sản sẽ phải thử nghiệm điều mà các các cấp lãnh đạo của nó thường nói tới nhưng chưa lường được hậu quả, đó là một mức độ “dân chủ trong nội bộ đảng”. Cuộc giải phẫu này cũng sẽ không thành công vì trái ngược với bản chất của chế độ.
Tất cả các đảng cộng sản về bản chất đều là những đảng khủng bố. Khi chưa có chính quyền họ là những tổ chức khủng bố phá hoại, khi đã giành được chính quyền họ thiết lập một nhà nước khủng bố. Sức mạnh của các đảng và chế độ cộng sản chủ yếu là sức mạnh của những lực lượng khủng bố, nghĩa là họ có thể làm tất cả những gì cần làm để đạt mục đích, điều mà các nhà nước và tổ chức bình thường không thể tự cho phép. Nhưng một đảng khủng bố đòi hỏi lãnh đạo thống nhất và kỷ luật tuyệt đối trong nội bộ; đảng viên có thể bị trừng trị chỉ vì bị nghi ngờ có tư tưởng dao động hay có những quan hệ không minh bạch. Đó chính là trường hợp của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng đã mạnh lên, giành được chính quyền và tồn tại được tới ngày nay nhờ một kỷ luật thép, nghĩa là một thứ độc tài trong nội bộ. Kỷ luật thép đó được duy trì bởi một nhóm cầm quyền trong đảng có tất cả mọi quyền hành và có thể thanh trừng bất cứ ai. Nhóm này khống chế đảng và dùng đảng để khống chế phần còn lại của xã hội. Ở mỗi giai đoạn họ là những người có vị thế thuận lợi nhất để thực hiện mục tiêu chính của Đảng. Mới đầu là Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp khi mục tiêu chính của Đảng là tiêu điệt các đảng phái không cộng sản để giành độc quyền đấu tranh giành độc lập và dùng chiêu bài độc lập để tiến hành cuộc nội chiến thiết lập chế độ cộng sản. Kế đến là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khi mục tiêu của Đảng là chinh phục miền Nam vì hai người này hiểu biết miền Nam nhất. Sau đó, kể từ giữa thập niên 1980, là Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh và Đỗ Mười, những người chủ trương thần phục Trung Quốc và được Trung Quốc yểm trợ, khi Đảng cần cầu hòa với Trung Quốc để tồn tại. Sơ đồ quyền lực này đã bắt đầu lung lay khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và chế độ phải thích nghi với một thế giới đã thay đổi, nhưng những người lãnh đạo đã không có đồng thuận về thay đổi những gì và với nhịp độ nào.
Quyền lực của Lê Đức Anh và Đỗ Mười đã bị sứt mẻ khi họ gặp sự chống trả của Võ Văn Kiệt một người có nhiều công lao và được cảm tình đáng kể trong Đảng và nhất là khi họ phải chật vật để loại Lê Khả Phiêu mà chính họ đã đặt vào chức vụ tổng bí thư. Lý do là vì Lê Khả Phiêu muốn thoát khỏi sự kiểm soát của họ để có thể phần nào nới lỏng sự kìm kẹp của Đảng Cộng Sản đối với xã hội Việt Nam, thí dụ như muốn có những bộ trưởng và phó thủ tướng không phải là đảng viên cộng sản. Để loại bỏ được Lê Khả Phiêu cái giá phải trả là cả Lê Đức Anh lẫn Đỗ Mười cũng phải bỏ chức vụ cố vấn cho phép họ trực tiếp can thiệp vào các vấn đề của Đảng và nhà nước. Đỗ Mười sau đó dần dần chìm đi, còn lại Lê Đức Anh. Trước đại hội 11, tháng 01/2011, Lê Đức Anh đã có gắng hết sức để áp đặt Nguyễn Tấn Dũng vào chức vụ tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Bản hiến pháp 2013 thực ra đã được phe Lê Đức Anh chuẩn bị từ trước năm 2010 cho Nguyễn Tấn Dũng. Tuy vậy Nguyễn Tấn Dũng đã không giành được chức tổng bí thư trong đại hội 11 vì quá nhiều vụ bê bối bị phanh phui, như vụ Vinashin, vụ cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn, dự án Bôxit Tây Nguyên v.v. Thế lực của Lê Đức Anh chỉ đủ để giữ cho Nguyễn Tấn Dũng chức vụ thủ tướng, dù là một thủ tướng lấn áp cả tổng bí thư đảng. Và một lần nữa nó lại bị suy giảm. Sau cùng, như người ta đã thấy, trong đại hội 12 nó không còn đủ mạnh để cứu Nguyễn Tấn Dũng
Sau đại hội 12 này với sự thất bại của Nguyễn Tấn Dũng giai đoạn Lê Đức Anh hoàn toàn chấm dứt. Đảng Cộng Sản từ nay không còn nhóm cầm quyền trong đảng để duy trì một kỷ luật thép nữa và sẽ ít nhiều phải thực hiện dân chủ trong nội bộ. Họ sẽ khám phá ra rằng không thể duy trì chế độ độc tài nếu không có độc tài ngay trong nội bộ đảng. Cuộc giải phẫu của Đảng Cộng Sản để chuyển hóa từ một đảng có bản chất khủng bố thành một đảng có ít nhiều thảo luận dân chủ trong nội bộ cũng sẽ thất bại. Kinh nghiệm các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Xô cũ cho thấy không một đảng cộng sản nào chịu đựng được cuộc giải phẫu này. Tất cả đều tan rã và biến mất. Gorbachev và Yeltsin tuy chống nhau nhưng đều có cùng một nhận xét rằng các chế độ cộng sản chỉ có thể xóa bỏ chứ không thể cải tổ. Đó cũng sẽ là số phận của chế độ cộng sản Việt Nam.
Tiếp tục thách thức lương tâm thế giới?
Số phận này có thể đến sớm hơn mọi dự đoán bởi vì chế độ đang trong tình trạng nguy ngập. Tất cả đều bế tắc và nhà nước rất có thể sẽ phá sản vì không còn vay được nợ mới để trả nợ cũ nữa, trong khi Trung Quốc cũng đã quá chao đảo để có thể là một chỗ dựa. Hơn lúc nào hết Việt Nam cần sự giúp đỡ của các nước dân chủ giàu mạnh và sẽ không thể tiếp tục thách thức lương tâm thế giới với những vi phạm nhân quyền thô bạo. Cho tới nay nhiều người vẫn bi quan cho rằng Hoa Kỳ và các cường quốc dân chủ trước hết quan tâm tới quyền lợi của họ và sẽ không làm gì khác ngoài một vài tuyên bố lên án nguyên tắc nếu chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói dân chủ. Đúng là họ sẽ không làm gì nhưng từ nay điều mà ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam sợ nhất lại chính là Hoa Kỳ và các nước dân chủ sẽ không làm gì. Họ cần được giúp đỡ và sẽ nhượng bộ để được giúp đỡ. Đảng Cộng Sản không có tinh thần hòa giải dân tộc nhưng họ cũng không ngoan cố. Họ có thể làm tất cả khi cảm thấy lâm nguy, như cầu hòa và thần phục Trung Quốc sau khi đã mạt sát Trung Quốc đủ điều như một kẻ thù không đội trời chung.
Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông chắc chắn là không muốn dân chủ. Họ muốn kéo dài chế độ toàn trị thêm vài trăm năm nữa nếu có thể được nhưng họ sẽ không có chọn lựa nào khác hơn là nhượng bộ trước nguyện vọng dân chủ hóa. Họ sẽ bị bắt buộc phải làm điều họ vừa không muốn làm vừa không biết làm và sẽ thất bại.
Còn những người dân chủ?
Những vấn đề bắt buộc phải giải quyết mà bị trì hoãn quá lâu có thể sẽ không còn giải pháp khi người ta bắt buộc phải giải quyết. Ban lãnh đạo cộng sản khóa 12 phải thay thế toàn bộ guồng máy nhà nước mà Nguyễn Tấn Dũng để lại và sẽ không làm được. Cùng một lúc Đảng Cộng Sản cũng phải tự chuyển hóa từ một đảng có bản chất khủng bố sang một đảng có dân chủ nội bộ và cũng sẽ không làm được. Không những thế họ lại còn đang đứng trước nguy cơ phá sản gần kề. Tình trạng của Đảng Cộng Sản hiện nay không khác tình trạng của một bệnh nhân già yếu kiệt quệ phải giải phẫu cùng một lúc hai chứng bệnh không cứu chữa được nữa. Kết quả có thể biết trước.
Ảnh: internet
Tuy vậy sự so sánh giữa chính trị và y học dĩ nhiên có giới hạn. Vẫn có lối thoát cho những người cộng sản, cho mọi người cộng sản, dù không có tương lai cho Đảng Cộng Sản. Nếu chủ trương của Nguyễn Phú Trọng và ban lãnh đạo cộng sản là kiên trì theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lênin và duy trì chế độ độc tài đảng trị thêm mười năm nữa họ chắc chắn sẽ thất bại kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, cho đảng của họ và cho chính họ. Ngược lại, thay vì là nạn nhân họ có thể là tác nhân của tiến trình dân chủ hóa và sẽ đi vào lịch sử như thế.
Còn những người dân chủ? Chúng ta sẽ phải chờ đợi một giai đoạn xáo trộn với nhiều khó khăn cho đồng bào về mặt kinh tế và xã hội. Nhưng đồng thời đây cũng là một cơ hội rất lớn mà chúng ta không thể bỏ lỡ. Chúng ta cần một lực lượng dân chủ và một cố gắng chung thay vì những hoạt động và sáng kiến cá nhân. Chúng ta cần tìm đến với nhau trong một dự án chính trị cho đất nước.
Tuesday, February 9, 2016
TƯƠNG LAI TRUNG CỘNG
Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang (Nguyễn Gia Kiểng)
Nguyễn Gia Kiểng
Tập Cận Bình thừa kế một Trung Quốc tương tự như Liên Xô của Gorbachev cuối thập niên 1980. Gorbachev đã thất bại khi cố làm những thay đổi cần thiết, Tập Cận Bình trái lại từ chối làm một việc phải làm. Hậu quả chắc chắn sẽ bi đát hơn…”
Khi nhận định về Trung Quốc các chuyên gia thường quên hai điều rất cơ bản. Một là Trung Quốc là một thế giới hay một đế quốc - hay một thiên hạ theo cách nói của người Trung Quốc- chứ không phải là một nước, do đó không thể lý luận và dự đoán về nó như người ta thường làm với một quốc gia. Hai là Trung Quốc vốn sẵn có một văn hóa nghi lễ lấy hình thức để tạo ấn tượng về nội dung, có khi để che giấu nội dung. Văn hóa này đã được tăng lên nhiều lần dưới chủ nghĩa cộng sản mà một đặc tính nền tảng là che đậy sự thực.
Cho đến nay thực trạng Trung Quốc đã được che đậy dưới lớp vải điều hào nhoáng của một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục khiến nhiều người quên rằng kinh tế không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất của Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc hết thuốc chữa
Hãy nói ngay về lớp vải điều đó. Trong gần ba thập niên Trung Quốc đã gây kinh ngạc cho thế giới vì tỷ lệ tăng trưởng liên tục trên 10%. Tỷ lệ này được hạ xuống 8%, rồi 7% trong những năm gần đây. Các con số chính thức của Trung Quốc dĩ nhiên là không chính xác nhưng điều có thể thấy được là hàng hóa Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường thế giới, các công trình xây dựng hoành tráng và các cao ốc đồ sộ mọc lên khắp nơi, tư bản Trung Quốc đầu tư vào mọi quốc gia, từ Châu Phi đến Châu Âu, Châu Mỹ qua Việt Nam, Lào và Campuchia. Ảnh hưởng Trung Quốc tỏa rộng. Có những dự đoán theo đó Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trong một tương lai gần.
Nhưng rồi bắt đầu có những ngờ vực. Năm 2001 có cuốn sách The Coming Collapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc) gây được tiếng vang lớn. Bạn bè đã tóm lược cho tôi cuốn sách này ; nó sai vì phạm một trong hai sai lầm cơ bản đã được nói ở đầu bài này nghĩa là lý luận về Trung Quốc như một quốc gia. Dần dần quan điểm của các quan sát viên về Trung Quốc thay đổi hẳn. Mới đầu người ta tự hỏi liệu Trung Quốc có thể lâm vào khủng hoảng không ? Rồi Trung Quốc sẽ lâm vào khủng hoảng lúc nào ? Và bây giờ câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ còn che đậy được tình trạng suy thoái bao lâu nữa và lúc đó tương lai Trung Quốc sẽ ra sao ?
Tất cả những đèn báo động đều đã đỏ rực. Nợ công của Trung Quốc được ước lượng bởi mọi định chế thẩm định (rating agencies) là ở mức 300% GDP, nghĩa là cao một cách nghiêm trọng. Nhưng con số này có thể chỉ là một phần của sự thực bởi vì không bao gồm những khoản nợ không chính thức hoặc không hợp pháp đầy rẫy trong xã hội Trung Quốc. Thí dụ như tình trạng tuyệt đại đa số các công ty nhà nước lớn mượn tiền của ngân hàng trung ương với lãi suất ưu đãi rồi cho các công ty nhỏ hoặc tư nhân vay lại với lãi suất cao, hay phần lớn các chính quyền địa phương không khai đúng số nợ.
Kinh tế Trung Quốc dựa trên xuất khẩu nhưng xuất khẩu đã giảm hẳn từ sau cuộc khủng hoảng 2008. Trong năm 2014 vừa qua, ngoại thương Trung Quốc đã sụt 11% (xuất khẩu giảm 3,3%, nhập khẩu giảm 22%), dầu vậy tỷ lệ tăng trưởng chính thức vẫn là 7,3%. Nhưng làm sao một nền kinh tế đặt nền tảng trên xuất khẩu lại có thể tăng trưởng 7,3 % trong khi ngoại thương suy sụp ?
Công ty tham vấn Lombard Street Research của Anh, vẫn sử dụng những dữ kiện của chính quyền Trung Quốc nhưng tính lại một cách nghiêm chỉnh hơn, cho biết tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2014 chỉ là 1,7%. Tuy vậy ngay cả tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn này cũng không thể có vì dựa trên những số liệu sai, thí dụ như các công ty sản xuất rồi bỏ vào kho vì không bán được hàng nhưng vẫn kể vào sản xuất, và khi sản phẩm đã hư hỏng cũng không khai v.v.
Một chỉ số đo lường lòng tin vào một nền kinh tế là chỉ số chứng khoán. Cuối năm 2007 chỉ số chứng khoán SSE của Trung Quốc lên tới cao điểm 6.000. Sau đó là cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 làm tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới đều suy sụp. Ngày nay hầu như tất cả các chỉ số chứng khoán đều đã phục hồi được mức độ của năm 2007, các chỉ số của Mỹ, Đức và Nhật còn vượt xa mức 2007, nhưng chỉ số SSE của Trung Quốc vẫn chỉ quanh quẩn ở con số 4.000.
Lòng tin vào tương lai của kinh tế Trung Quốc còn thể hiện qua một con số khác. Kết quả của một cuộc thăm dò của Hurun Research Institute (Thượng Hải) và vừa được học giả David Shambaugh nhắc lại trên Wall Street Journal cho thấy 64% các đại gia Trung Quốc đã hoặc đang chuẩn bị di chuyển ra nước ngoài. Tư bản Trung Quốc đang tháo chạy. Một hiện tượng khác mà Shambaugh cho biết là chính quyền Mỹ đang theo dõi sự kiện rất nhiều phụ nữ Trung Quốc giầu có sang Mỹ sinh đẻ để con có quốc tịch Mỹ. Nếu tương lai Trung Quốc tươi sáng tại sao những người được ưu đãi nhất lại bỏ đi ?
Trong mọi tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài các doanh nhân Trung Quốc không còn giấu giếm nữa. Họ nói thẳng là họ đang sản xuất với mức lời rất thấp hoặc lỗ nhưng vẫn phải sản xuất theo kế hoạch.
Nhưng kế hoạch nào ? Từ năm 2008 trong khi mọi quốc gia cố gắng vùng vẫy để ra khỏi cuộc khủng hoảng thì Trung Quốc đã có một chọn lựa khác hẳn. Đó là coi như không có khủng hoảng và bơm tiền ồ ạt vào sinh hoạt kinh tế, đẩy mạnh chi phí công cộng và ngành xây dựng để giữ nguyên mức độ tăng trưởng, với hậu quả là số nợ công tăng gấp bốn lần, các kho hàng của các công ty đầy ứ và rất nhiều thành phố ma xuất hiện tại rất nhiều nơi. Khủng hoảng càng che giấu lâu bao nhiêu thì càng trầm trọng thêm bấy nhiêu và bây giờ nó không còn giải pháp.
Năm 2013 khi mới lên cầm quyền, Tập Cận Bình ra lệnh giới hạn khối lượng tiền tệ bằng cách tăng lãi suất và kiểm soát tín dụng. Ông đã phải nhanh chóng từ bỏ biện pháp này -đúng trên nguyên tắc- trước nguy cơ sụp đổ tức khắc ; không những thế, chính quyền Bắc Kinh còn phải bơm tiền nhiều hơn nữa cho các ngân hàng và công ty. Sự kiện này chứng tỏ kinh tế Trung Quốc không có thuốc chữa, sự sụp đổ chỉ còn là một vấn đề thời gian. Thời gian đó có thể rất gần vì ngay cả biện pháp bơm tiền cũng không còn hiệu quả nhất thời của nó nữa. Năm 2013 nhiều công ty muốn vay tiền mà không được, hiện nay đại đa số các công ty từ chối vay vì không biết dùng tiền để làm gì.
Một sự kiện khác cũng chứng tỏ kinh tế Trung Quốc không cứu vãn được. Giải pháp tự nhiên khi mô hình hướng ngoại không còn theo đuổi được nữa là tăng cường thị trường nội địa. Đó là điều Trung Quốc đã làm nhưng đã chỉ khiến kinh tế Trung Quốc nguy ngập hơn. Từ năm 2010, Trung Quốc đã liên tục tăng lương công nhân 10% mỗi năm với hy vọng là họ sẽ mua sắm nhiều hơn, nhưng mức tiêu thụ nội địa không hề gia tăng vì người công nhân Trung Quốc chỉ dùng khoản lợi tức mới có để tiết kiệm, phòng hờ khi đau ốm. Tuy vậy biện pháp tăng lương công nhân này đã có tác dụng làm tăng giá thành và khiến hàng hóa Trung Quốc khó bán trên các thị trường thế giới. Sự sút giảm của xuất khẩu cũng do nguyên nhân này. Trung Quốc hiện đã mất gần hết các thị trường tại Châu Âu.
Chừng nào kinh tế Trung Quốc sẽ thực sự sụp đổ ? Câu trả lời là : khi chính quyền Bắc Kinh thú nhận. Nhưng họ có sẽ thú nhận không ? Hiện nay niềm tin rằng kinh tế Trung Quốc "có sụp cũng còn lâu" chủ yếu là ở chỗ Trung Quốc vẫn còn khoảng 2.000 tỷ USD công khố phiếu của Mỹ và 1.000 tỷ Euros công khố phiếu Châu Âu. Mặc dù số tiền này chẳng là bao so với số nợ công của Trung Quốc -ít nhất 30.000 tỷ USD- nhưng nó đem lại ảo tưởng là Trung Quốc vẫn còn giầu có vì vẫn còn tiền cho Mỹ và Châu Âu vay. Bắc Kinh sẽ không đụng tới những số tiền này. Có nhiều triển vọng là họ sẽ tiếp tục như hiện nay cho đến khi thực trạng suy sụp trở thành hiển nhiên đối với mọi người.
Đất nước Trung Quốc đang bị hủy diệt
Nhưng kinh tế suy thoái không phải mối nguy lớn nhất của Trung Quốc. Mối nguy lớn nhất là môi trường. Không khí tại các tỉnh phía Bắc ô nhiễm tới mức không còn thở được nữa ; nước vừa rất thiếu vừa nhiễm độc.
Một nghiên cứu phối hợp của bốn trường đại học MIT (Mỹ), Avraham Ebeinstein (Do Thái), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Thanh Hoa (Trung Quốc) công bố tháng 7-2013 tiết lộ một sự kiện kinh khủng : tuổi thọ trung bình của khối 500 triệu người dân các tỉnh phía Bắc đã giảm 5 năm rưỡi trong thập niên 1990 chủ yếu vì môi trường ô nhiễm. Mùa hè 2007 trên chuyến bay từ Tây An tới Côn Minh tôi đọc trên báo China Daily, tờ báo tiếng Anh của chính quyền Trung Quốc, một nghiên cứu theo đó gần một nửa số sông của Trung Quốc đã hết nước.
Tháng 3/2013, một nghiên cứu công phu -từ năm 2010 đến năm 2012- của Bộ Thủy Nguồn và Viện Quốc Gia Thống Kê của chính quyền Bắc Kinh đưa ra những con số chính xác một cách đáng sợ : Trung Quốc chỉ còn 22.909 con sông, trên 28.000 con sông đã biến mất. Mỗi con sông còn lại phải đem nước cho một diện tích khoảng 100 km vuông. Như vậy có nghĩa là từ 2007 đến 2012 tình trạng thiếu nước đã xấu đi nhiều thay vì được cải thiện. Nghiên cứu này cũng cho thấy có 400 thành phố hiện chỉ dùng nước bơm từ lòng đất lên. Kết luận của nghiên cứu này là thay vì gia tăng cung cấp nước từ nay chính sách quốc gia phải chuyển sang khuyến khích dân chúng tiết kiệm nước.
Tình trạng xuống cấp nguy ngập của môi trường chỉ một phần rất nhỏ do thiên nhiên, phần rất lớn là do chính sách tăng trưởng kinh tế hoang dại bất chấp môi trường. Cần lưu ý là bảo vệ thiên nhiên không phải là ưu tư của văn hóa Trung Hoa và Việt Nam truyền thống, trái lại người ta ca tụng những anh hùng có chí lớn "sẻ núi lấp sông". Nó cũng hoàn toàn vắng mặt trong chủ nghĩa cộng sản.
Vài năm trước tôi đọc một bài phóng sự trên báo Le Monde nói về một con sông có cái tên ngộ nghĩnh là Nộ Giang, nghĩa là dòng sông giận dữ, chảy từ Trung Quốc sang Myanmar. Lý do khiến người ta đặt tên như vậy là vì nước sông chảy rất mạnh. Nhưng ngày nay con sông này còn có một lý do chính đáng khác để nổi giận : nó trở thành nơi đổ rác chính thức của các thị xã chung quanh. Chính quyền địa phương xây rất nhiều bệ bê tông để các xe rác của các thị xã có thể đổ rác xuống sông một cách an toàn. Mỗi ngày hàng trăm tấn rác đủ loại được dòng nước cuốn sang Myanmar và trở thành một vấn đề của Myanmar.
Một xe đổ rác của sở rác thị xã đang đổ rác suống sông Nộ Giang
Năm 2007 tại Bắc Kinh tôi không nhìn thấy mặt trời dù biết nó ở ngay trên đầu mình vì đang giữa trưa và trời rất nóng. Không khí đục ngầu vì khói từ các nhà máy không xử lý khí thải. Tôi hỏi anh hướng dẫn viên từ bao lâu rồi anh không còn nhìn thấy mặt trời nữa. Anh ta không nhớ.
Bầu trời Hoa Bắc
Năm 2000 lượng nước trung bình của mỗi người Trung Quốc chỉ bằng 15% mức trung bình thế giới. Bây giờ tình trạng còn bi đát hơn nhiều. Tại các tỉnh phía Tây trước đây phải đào sâu xuống 30m mới tìm được nguồn nước, bây giờ phải đào xuống 100m, mặt đất cứng như bê tông. Đó là hậu quả của việc trồng bông để xuất khẩu quần jean. Một đất nước trước hết là đất và nước, khi đất đã cằn cỗi, không khí và nước đã ô nhiễm đến nỗi không thở được và uống được thì cũng chẳng còn gì để nói. Đất nước Trung Quốc đang bị hủy diệt. Đó là lý do chính khiến rất nhiều người muốn rời Trung Quốc bằng mọi giá. Họ sợ chết.
Một chế độ tuyệt vọng
Mối nguy nghiêm trọng thứ hai, cũng nghiêm trọng hơn hẳn sự suy thoái của kinh tế, là bế tắc chính trị. Các quan sát viên theo dõi tình hình Trung Quốc đều đồng ý rằng đàng sau chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình là cố gắng tập trung quyền hành về trung ương và về tay ông.
Tham nhũng chỉ là lý cớ. Chính Tập Cận Bình cũng tham nhũng, nếu không làm sao ông có thể có một tài sản trị giá trên 200 triệu USD ? Không khác gì thủ tướng Ôn Gia Bảo trước đây tỏ ra rất quan tâm đến dân nghèo để rồi người ta phát giác ra rằng ông có hơn 2 tỷ USD. Các phe đảng của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang chắc chắn không khoanh tay chờ bị thanh toán. Chủ nghĩa Mác-Lenin đã bị lố bịch hóa và không thể là xi măng gắn bó 85 triệu đảng viên cộng sản với nhau nữa, chỉ còn lại sự tranh giành quyền lực và quyền lợi.
Các tỉnh cũng không thể chịu đựng mãi ách thống trị của trục Bắc Kinh - Thượng Hải và sự chênh lệch giữa các vùng. Chưa kể là với sự sút giảm bi thảm của nguồn nước một cuộc chiến tranh giành nước tương tự như ở Trung Đông có thể diễn ra ; trên thực tế đã có xung đột giữa các tỉnh, thậm chí giữa các huyện trong cùng một tỉnh, để tranh giành những con sông vừa cạn vừa ô nhiễm.
Cần nhắc lại để nhấn mạnh rằng, Trung Quốc là một thiên hạ chứ không phải là một nước, lòng yêu nước đối với một người Trung Quốc chủ yếu là một tình cảm địa phương. Không cứ gì các sắc dân thiểu số, tuy cùng được gọi là người Hán nhưng một người Hán ở Côn Minh hoàn toàn không nhìn những người Hán ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải như những đồng bào. Quan hệ giữa các tỉnh Trung Quốc còn lỏng lẻo hơn nhiều so với quan hệ giữa các nước Châu Âu, đôi khi còn mang những thù hận chưa được hóa giải của quá khứ.
Trong suốt dòng lịch sử dài của nó, sự thống nhất của Trung Quốc đã chỉ được duy trì bằng bạo lực và tàn sát. Thí dụ như giữa thế kỷ 19 để dẹp cuộc khởi nghĩa ly khai của Hồng Tú Toàn nhà Thanh đã tàn sát 70% dân chúng các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và 90% dân chúng tỉnh Quý Châu. Tinh thần dân tộc của người Trung Quốc hầu như không có. Chính vì thế mà các nước rất nhỏ bé và chậm tiến như Mông Cổ và Mãn Châu đã có thể thiết lập những ách thống trị lâu dài. Các triều đại Nguyên, Thanh sau cùng đã cáo chung vì tham nhũng và lỗi thời chứ không phải vì là những ách thống trị ngoại bang.
Bế tắc chính trị của chế độ cộng sản Trung Quốc cũng đã chứng tỏ không có lối thoát. Khi mới lên cầm quyền Hồ Cẩm Đào đã muốn nới lỏng dần dần những quyền con người cơ bản với hy vọng chuyển hóa dần dần về dân chủ trong trật tự nhưng trong những năm cuối, nhất là từ năm 2011 trở đi, ông đã phải đảo ngược chính sách và gia tăng đàn áp. Năm 2013 Tập Cận Bình lên cầm quyền với một chủ trương rõ rệt : từ chối cải tổ chính trị, tăng cường độc quyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và thanh trừng mọi khuynh hướng ly tâm trong đảng. Tập Cận Bình thừa kế một Trung Quốc tương tự như Liên Xô của Gorbachev cuối thập niên 1980. Gorbachev đã thất bại khi cố làm những thay đổi cần thiết nhưng ít ra cũng đã tránh cho Liên Xô một sự sụp đổ trong hỗn loạn. Tập Cận Bình trái lại từ chối làm một việc phải làm. Hậu quả chắc chắn sẽ bi đát hơn.
Nhưng việc phải làm đó là gì ? Đó chính là sự chuyển hóa bắt buộc về dân chủ. Các tiến bộ về giao thông và truyền thông đã thay đổi hẳn thế giới, kể cả Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế trong ba thập niên qua cũng đã cho người Trung Quốc thêm sức mạnh. Họ đã hiểu rằng con người phải có những quyền căn bản, họ muốn và ngày càng có thêm khả năng để đòi hỏi những quyền đó.
Nhưng vấn đề là Trung Quốc không thể tồn tại với lãnh thổ và dân số hiện nay dưới một chế độ dân chủ vì các vùng của Trung Quốc quá khác nhau và cũng không muốn chia sẻ một tương lai chung. Vấn đề cũng là chủ nghĩa cộng sản, chất keo gắn bó các vùng với nhau, đã trở thành ghê tởm. Trên trang Web www.ninecommentaries.com do phong trào Thoái Đảng thiết lập từ tháng 11/2014 hàng ngày trên 50.000 người tuyên bố ly khai với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Số người ly khai hiện đã lên quá 200 triệu.
Lịch sử Trung Quốc nói chung là sự lặp lại của cùng một kịch bản, một kịch bản chưa thay đổi vì thể chế chính trị vẫn còn là một thể chế tập trung chuyên chính. Kịch bản đó như sau : một chính quyền được dựng lên trong hoàn cảnh xã hội tan hoang và kiệt quệ ; chính quyền thành công trong những năm đầu và xã hội dần dần hồi sinh ; xã hội càng hồi sinh thì nhu cầu kiểm soát càng lớn và chính quyền càng cần tăng cường bộ máy cai trị ; bộ máy quan liêu vì thế tiếp tục phình ra và sau cùng trở thành mạnh hơn quyền lực chính trị ; kết quả là quyền lực chính trị suy yếu dần và tích lũy mâu thuẫn, cuối cùng bị một lực lượng khác đánh đổ sau một cuộc xung đột làm xã hội suy kiệt ; và kịch bản bắt đầu lại từ số không. Kịch bản này hiện đã tới màn cuối dưới chế độ cộng sản. Tập Cận Bình đang cố xiết lại để ngăn ngừa sự xuất hiện của một lực lượng mới.
Khi Nguyễn Tấn Dũng lặp đi lặp lại là "nhất quyết không để nhem nhúm những tổ chức đối lập", ông ta chỉ nhắc lại một ám ảnh của quan thầy Bắc Kinh.
Phải lo ngại cái gì ?
Chế độ cộng sản Trung Quốc còn trụ được bao lâu nữa ?
Như đã nói ở đầu bài này, đừng nên quên rằng Trung Quốc không phải là một quốc gia mà là một thế giới, một thiên hạ hay một đế quốc tùy cách nhìn, do đó sự thay đổi chế độ sẽ không nhanh chóng như trong một quốc gia mà sẽ diễn ra một cách tương tự như sự tàn lụi của một đế quốc. Các giai đoạn cuối trào của các đế quốc nói chung và của Trung Quốc nói riêng thường kéo dài khá lâu. Tuy nhiên chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi dồn dập. Các diễn biến có thể nhanh hơn rất nhiều.
Càng nhanh hơn vì một lý do khác. Chế độ cộng sản Trung Quốc tồn tại từ sau cuộc thảm sát Thiên An Môn dựa trên hai hợp đồng bất thành văn miễn cưỡng.
Hợp đồng thứ nhất là nhân dân chịu đựng chế độ toàn trị, và cả sự tàn phá của môi trường, với điều kiện là Đảng Cộng Sản duy trì được một mức tăng trưởng kinh tế cao. Ôn Gia Bảo tỏ ra đã hiểu thỏa hiệp này khi ông nói rằng nếu mức tăng trưởng xuống dưới 8% thì sẽ có bạo loạn. Hợp đồng này ngày nay đã chấm dứt vì kinh tế suy thoái.
Hợp đồng thứ hai là quần chúng Trung Quốc chịu đựng bất công xã hội để cho một thiểu số làm giầu với thỏa hiệp ngầm là như thế họ sẽ có thêm vốn để gia tăng đầu tư thúc đẩy kinh tế. Hợp đồng này đã bị phản bội khi những người giầu có bỏ ra nước ngoài mang theo tài sản. Sự phẫn nộ có thể bùng nổ rất dữ dội.
Có cần lo sợ sự sụp đổ của chế độ cộng sản và sự tan vỡ gần như chắc chắn của Trung Quốc không ? Mối nguy thường được nói tới là chính quyền Bắc Kinh có thể gây hấn với bên ngoài để kêu gọi đoàn kết dân tộc và làm dịu những mâu thuẫn bên trong. Nhiều người đang lo âu trước việc Trung Quốc xây những phi trường trên những đảo nhân tạo tại Biển Đông. Nhưng sự lo ngại này không cần có. Nó là do cách nhìn Trung Quốc như một quốc gia thay vì một đế quốc.
Thực tế cho thấy các đế quốc chỉ gây hấn trong những giai đoạn cường thịnh, trái lại rất nhu nhược đối với bên ngoài trong những giai đoạn cuối trào, để dồn sức đương đầu với những khó khăn bên trong. Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Trong những lúc suy vi, các hoàng đế Trung Quốc không những không xâm chiếm các biên quốc mà còn phải cống hiến những quý phi, có khi cả những công chúa, cho các vua các nước nhỏ chung quanh để cầu an. Chuyện Chiêu Quân cống Hồ chỉ là một trong rất nhiều thí dụ. Việt Nam và thế giới sẽ không phải lo ngại một sự gây hấn nào.
Cũng không cần lo ngại cho người Trung Quốc. Trung Quốc có phân chia thành bốn hay năm nước thì đó cũng vẫn là những nước lớn bậc nhất thế giới, nhưng đồng điệu hơn và hợp lý hơn Trung Quốc hiện nay. Điều mà chúng ta có thể chúc cho người Trung Quốc là những thay đổi cần thiết sẽ diễn ra trong hòa bình.
Thiên triều sụp đổ
Câu hỏi bao giờ chế độ cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ không đặt ra, hoặc đặt ra một cách rất khác, đối với chế độ cộng sản Việt Nam. Đối với một chư hầu, một đế quốc coi như đã sụp đổ khi không còn là một chỗ dựa nữa.
Đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam, chế độ cộng sản Trung Quốc coi như đã sụp đổ. Nó đang quá bối rối với những khó khăn nội bộ để có thể hỗ trợ cho chế độ cộng sản Việt Nam. Bắc Kinh lo cho mình cũng chưa xong còn mong gì giúp được ai. Họ sẽ phải buông Việt Nam và Triều Tiên dù không muốn như Liên Xô đã từng phải buông Đông Âu trước đây. Nhưng chế độ cộng sản Việt Nam lại rất cần bám lấy Trung Quốc.
Trong cuộc tiếp xúc ngày 26/6/2014 tại Sài Gòn, ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không cải chính lời phát biểu của chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, theo đó Trung Quốc thỏa thuận viện trợ cho Việt Nam 20 tỷ USD và cho vay 100 tỷ USD. Chế độ cộng sản Việt Nam rất cần yểm trợ tài chính này bởi vì do hậu quả của bất tài và tham nhũng kinh tế Việt Nam thực ra đang ở trong tình trạng phá sản.
Theo phát biểu của chính ông Trương Tấn Sang tháng 11/2014 tại quốc hội thì tình trạng kinh tế Việt Nam "rất không thoải mái". Ba phần tư số thu ngân sách (khoảng 30 tỷ USD năm 2014, giảm nhiều so với năm 2013) được dùng để trả lương, phần còn lại không đủ để trả nợ. Nói gì tới những chi tiêu tối cần thiết khác.
Một điều cần được nhìn thật rõ là Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa bao giờ là một đảng tự lập. Nó luôn luôn dựa vào một thế lực bên ngoài nào đó. Ra đời như một phân bộ của Đệ Tam Quốc Tế, nó đã tranh đấu, rồi cầm quyền, với sự bảo trợ của Liên Xô hoặc Trung Quốc, hoặc cả Liên Xô lẫn Trung Quốc. Giữa thập niên 1980 khi Liên Xô suy yếu và không còn bảo trợ được nữa, nó đã vội vã bỏ ngay lập trường thù địch để xin được phục tùng Trung Quốc. Trái với một nhận định hời hợt không phải Bắc Kinh cố thu phục Hà Nội mà chính Hà Nội đã cầu khẩn và làm tất cả để được lệ thuộc Trung Quốc. Trong mấy năm gần đây khi Liên Bang Nga có vẻ mạnh lên ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng đã cố gắng tranh thủ sự hỗ trợ từ Nga. Văn hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một văn hóa chư hầu.
Tất cả những tính toán và kỳ vọng của họ đều đã hoặc đang sụp đổ. Nước Nga của Putin đã bại sụi sau cuộc phiêu lưu Ukraine. Đến lượt Trung Quốc cũng chao đảo và sắp sụp đổ. Rất có thể là chính Bắc Kinh đã nói với Hà Nội là hãy tìm những nguồn hỗ trợ khác vì họ không còn khả năng giúp đỡ ai cả. Điều đó có thể giải thích những chuyến công du Hoa Kỳ dồn dập của các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam gần đây, kể cả chuyến đi sắp tới của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những chuyến thăm viếng này đều do sáng kiến của Hà Nội.
Lịch sử không phải chỉ sắp sang trang mà đang sang trang. Mọi người Việt Nam đều phải sáng suốt để tránh những ngộ nhận tai hại. Những thành viên bộ chính trị và ban bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể thù ghét nhau vì tranh giành quyền lực và quyền lợi, nhưng họ đều hoàn toàn đồng ý với nhau là phải dựa vào Trung Quốc để duy trì chế độ độc tài toàn trị. Tất cả đều chống dân chủ. Tất cả đều đồng ý rằng "đi với Tầu thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng" và tất cả đều đồng ý chẳng thà mất nước chứ không mất đảng. Không có một ngoại lệ nào cả.
Nhưng bây giờ họ không còn chọn lựa nào khác là đi với Mỹ ("Mỹ" phải được hiểu là các nước dân chủ) vì họ không dựa vào Trung Quốc được nữa. Chiến lược của họ trong lúc này chỉ là cố kéo dài thời gian hấp hối của chế độ và làm mất thêm thời giờ của nước ta trong cuộc chạy đua về tương lai, dù chúng ta đã mất quá nhiều thời giờ và đã quá chậm trễ. Chúng ta không được quyền có một ngộ nhận nào cả.
Mọi ưu tư của chúng ta phải dồn vào cố gắng để đất nước bước vào kỷ nguyên dân chủ một cách nhanh chóng nhất trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc để chúng ta có thể lập tức cùng nắm tay nhau chinh phục tương lai.
Nguyễn Gia Kiểng
(04/2015)
Nguyễn Gia Kiểng
Tập Cận Bình thừa kế một Trung Quốc tương tự như Liên Xô của Gorbachev cuối thập niên 1980. Gorbachev đã thất bại khi cố làm những thay đổi cần thiết, Tập Cận Bình trái lại từ chối làm một việc phải làm. Hậu quả chắc chắn sẽ bi đát hơn…”
Khi nhận định về Trung Quốc các chuyên gia thường quên hai điều rất cơ bản. Một là Trung Quốc là một thế giới hay một đế quốc - hay một thiên hạ theo cách nói của người Trung Quốc- chứ không phải là một nước, do đó không thể lý luận và dự đoán về nó như người ta thường làm với một quốc gia. Hai là Trung Quốc vốn sẵn có một văn hóa nghi lễ lấy hình thức để tạo ấn tượng về nội dung, có khi để che giấu nội dung. Văn hóa này đã được tăng lên nhiều lần dưới chủ nghĩa cộng sản mà một đặc tính nền tảng là che đậy sự thực.
Cho đến nay thực trạng Trung Quốc đã được che đậy dưới lớp vải điều hào nhoáng của một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục khiến nhiều người quên rằng kinh tế không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất của Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc hết thuốc chữa
Hãy nói ngay về lớp vải điều đó. Trong gần ba thập niên Trung Quốc đã gây kinh ngạc cho thế giới vì tỷ lệ tăng trưởng liên tục trên 10%. Tỷ lệ này được hạ xuống 8%, rồi 7% trong những năm gần đây. Các con số chính thức của Trung Quốc dĩ nhiên là không chính xác nhưng điều có thể thấy được là hàng hóa Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường thế giới, các công trình xây dựng hoành tráng và các cao ốc đồ sộ mọc lên khắp nơi, tư bản Trung Quốc đầu tư vào mọi quốc gia, từ Châu Phi đến Châu Âu, Châu Mỹ qua Việt Nam, Lào và Campuchia. Ảnh hưởng Trung Quốc tỏa rộng. Có những dự đoán theo đó Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ trong một tương lai gần.
Nhưng rồi bắt đầu có những ngờ vực. Năm 2001 có cuốn sách The Coming Collapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc) gây được tiếng vang lớn. Bạn bè đã tóm lược cho tôi cuốn sách này ; nó sai vì phạm một trong hai sai lầm cơ bản đã được nói ở đầu bài này nghĩa là lý luận về Trung Quốc như một quốc gia. Dần dần quan điểm của các quan sát viên về Trung Quốc thay đổi hẳn. Mới đầu người ta tự hỏi liệu Trung Quốc có thể lâm vào khủng hoảng không ? Rồi Trung Quốc sẽ lâm vào khủng hoảng lúc nào ? Và bây giờ câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ còn che đậy được tình trạng suy thoái bao lâu nữa và lúc đó tương lai Trung Quốc sẽ ra sao ?
Tất cả những đèn báo động đều đã đỏ rực. Nợ công của Trung Quốc được ước lượng bởi mọi định chế thẩm định (rating agencies) là ở mức 300% GDP, nghĩa là cao một cách nghiêm trọng. Nhưng con số này có thể chỉ là một phần của sự thực bởi vì không bao gồm những khoản nợ không chính thức hoặc không hợp pháp đầy rẫy trong xã hội Trung Quốc. Thí dụ như tình trạng tuyệt đại đa số các công ty nhà nước lớn mượn tiền của ngân hàng trung ương với lãi suất ưu đãi rồi cho các công ty nhỏ hoặc tư nhân vay lại với lãi suất cao, hay phần lớn các chính quyền địa phương không khai đúng số nợ.
Kinh tế Trung Quốc dựa trên xuất khẩu nhưng xuất khẩu đã giảm hẳn từ sau cuộc khủng hoảng 2008. Trong năm 2014 vừa qua, ngoại thương Trung Quốc đã sụt 11% (xuất khẩu giảm 3,3%, nhập khẩu giảm 22%), dầu vậy tỷ lệ tăng trưởng chính thức vẫn là 7,3%. Nhưng làm sao một nền kinh tế đặt nền tảng trên xuất khẩu lại có thể tăng trưởng 7,3 % trong khi ngoại thương suy sụp ?
Công ty tham vấn Lombard Street Research của Anh, vẫn sử dụng những dữ kiện của chính quyền Trung Quốc nhưng tính lại một cách nghiêm chỉnh hơn, cho biết tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2014 chỉ là 1,7%. Tuy vậy ngay cả tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn này cũng không thể có vì dựa trên những số liệu sai, thí dụ như các công ty sản xuất rồi bỏ vào kho vì không bán được hàng nhưng vẫn kể vào sản xuất, và khi sản phẩm đã hư hỏng cũng không khai v.v.
Một chỉ số đo lường lòng tin vào một nền kinh tế là chỉ số chứng khoán. Cuối năm 2007 chỉ số chứng khoán SSE của Trung Quốc lên tới cao điểm 6.000. Sau đó là cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 làm tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới đều suy sụp. Ngày nay hầu như tất cả các chỉ số chứng khoán đều đã phục hồi được mức độ của năm 2007, các chỉ số của Mỹ, Đức và Nhật còn vượt xa mức 2007, nhưng chỉ số SSE của Trung Quốc vẫn chỉ quanh quẩn ở con số 4.000.
Lòng tin vào tương lai của kinh tế Trung Quốc còn thể hiện qua một con số khác. Kết quả của một cuộc thăm dò của Hurun Research Institute (Thượng Hải) và vừa được học giả David Shambaugh nhắc lại trên Wall Street Journal cho thấy 64% các đại gia Trung Quốc đã hoặc đang chuẩn bị di chuyển ra nước ngoài. Tư bản Trung Quốc đang tháo chạy. Một hiện tượng khác mà Shambaugh cho biết là chính quyền Mỹ đang theo dõi sự kiện rất nhiều phụ nữ Trung Quốc giầu có sang Mỹ sinh đẻ để con có quốc tịch Mỹ. Nếu tương lai Trung Quốc tươi sáng tại sao những người được ưu đãi nhất lại bỏ đi ?
Trong mọi tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài các doanh nhân Trung Quốc không còn giấu giếm nữa. Họ nói thẳng là họ đang sản xuất với mức lời rất thấp hoặc lỗ nhưng vẫn phải sản xuất theo kế hoạch.
Nhưng kế hoạch nào ? Từ năm 2008 trong khi mọi quốc gia cố gắng vùng vẫy để ra khỏi cuộc khủng hoảng thì Trung Quốc đã có một chọn lựa khác hẳn. Đó là coi như không có khủng hoảng và bơm tiền ồ ạt vào sinh hoạt kinh tế, đẩy mạnh chi phí công cộng và ngành xây dựng để giữ nguyên mức độ tăng trưởng, với hậu quả là số nợ công tăng gấp bốn lần, các kho hàng của các công ty đầy ứ và rất nhiều thành phố ma xuất hiện tại rất nhiều nơi. Khủng hoảng càng che giấu lâu bao nhiêu thì càng trầm trọng thêm bấy nhiêu và bây giờ nó không còn giải pháp.
Năm 2013 khi mới lên cầm quyền, Tập Cận Bình ra lệnh giới hạn khối lượng tiền tệ bằng cách tăng lãi suất và kiểm soát tín dụng. Ông đã phải nhanh chóng từ bỏ biện pháp này -đúng trên nguyên tắc- trước nguy cơ sụp đổ tức khắc ; không những thế, chính quyền Bắc Kinh còn phải bơm tiền nhiều hơn nữa cho các ngân hàng và công ty. Sự kiện này chứng tỏ kinh tế Trung Quốc không có thuốc chữa, sự sụp đổ chỉ còn là một vấn đề thời gian. Thời gian đó có thể rất gần vì ngay cả biện pháp bơm tiền cũng không còn hiệu quả nhất thời của nó nữa. Năm 2013 nhiều công ty muốn vay tiền mà không được, hiện nay đại đa số các công ty từ chối vay vì không biết dùng tiền để làm gì.
Một sự kiện khác cũng chứng tỏ kinh tế Trung Quốc không cứu vãn được. Giải pháp tự nhiên khi mô hình hướng ngoại không còn theo đuổi được nữa là tăng cường thị trường nội địa. Đó là điều Trung Quốc đã làm nhưng đã chỉ khiến kinh tế Trung Quốc nguy ngập hơn. Từ năm 2010, Trung Quốc đã liên tục tăng lương công nhân 10% mỗi năm với hy vọng là họ sẽ mua sắm nhiều hơn, nhưng mức tiêu thụ nội địa không hề gia tăng vì người công nhân Trung Quốc chỉ dùng khoản lợi tức mới có để tiết kiệm, phòng hờ khi đau ốm. Tuy vậy biện pháp tăng lương công nhân này đã có tác dụng làm tăng giá thành và khiến hàng hóa Trung Quốc khó bán trên các thị trường thế giới. Sự sút giảm của xuất khẩu cũng do nguyên nhân này. Trung Quốc hiện đã mất gần hết các thị trường tại Châu Âu.
Chừng nào kinh tế Trung Quốc sẽ thực sự sụp đổ ? Câu trả lời là : khi chính quyền Bắc Kinh thú nhận. Nhưng họ có sẽ thú nhận không ? Hiện nay niềm tin rằng kinh tế Trung Quốc "có sụp cũng còn lâu" chủ yếu là ở chỗ Trung Quốc vẫn còn khoảng 2.000 tỷ USD công khố phiếu của Mỹ và 1.000 tỷ Euros công khố phiếu Châu Âu. Mặc dù số tiền này chẳng là bao so với số nợ công của Trung Quốc -ít nhất 30.000 tỷ USD- nhưng nó đem lại ảo tưởng là Trung Quốc vẫn còn giầu có vì vẫn còn tiền cho Mỹ và Châu Âu vay. Bắc Kinh sẽ không đụng tới những số tiền này. Có nhiều triển vọng là họ sẽ tiếp tục như hiện nay cho đến khi thực trạng suy sụp trở thành hiển nhiên đối với mọi người.
Đất nước Trung Quốc đang bị hủy diệt
Nhưng kinh tế suy thoái không phải mối nguy lớn nhất của Trung Quốc. Mối nguy lớn nhất là môi trường. Không khí tại các tỉnh phía Bắc ô nhiễm tới mức không còn thở được nữa ; nước vừa rất thiếu vừa nhiễm độc.
Một nghiên cứu phối hợp của bốn trường đại học MIT (Mỹ), Avraham Ebeinstein (Do Thái), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Thanh Hoa (Trung Quốc) công bố tháng 7-2013 tiết lộ một sự kiện kinh khủng : tuổi thọ trung bình của khối 500 triệu người dân các tỉnh phía Bắc đã giảm 5 năm rưỡi trong thập niên 1990 chủ yếu vì môi trường ô nhiễm. Mùa hè 2007 trên chuyến bay từ Tây An tới Côn Minh tôi đọc trên báo China Daily, tờ báo tiếng Anh của chính quyền Trung Quốc, một nghiên cứu theo đó gần một nửa số sông của Trung Quốc đã hết nước.
Tháng 3/2013, một nghiên cứu công phu -từ năm 2010 đến năm 2012- của Bộ Thủy Nguồn và Viện Quốc Gia Thống Kê của chính quyền Bắc Kinh đưa ra những con số chính xác một cách đáng sợ : Trung Quốc chỉ còn 22.909 con sông, trên 28.000 con sông đã biến mất. Mỗi con sông còn lại phải đem nước cho một diện tích khoảng 100 km vuông. Như vậy có nghĩa là từ 2007 đến 2012 tình trạng thiếu nước đã xấu đi nhiều thay vì được cải thiện. Nghiên cứu này cũng cho thấy có 400 thành phố hiện chỉ dùng nước bơm từ lòng đất lên. Kết luận của nghiên cứu này là thay vì gia tăng cung cấp nước từ nay chính sách quốc gia phải chuyển sang khuyến khích dân chúng tiết kiệm nước.
Tình trạng xuống cấp nguy ngập của môi trường chỉ một phần rất nhỏ do thiên nhiên, phần rất lớn là do chính sách tăng trưởng kinh tế hoang dại bất chấp môi trường. Cần lưu ý là bảo vệ thiên nhiên không phải là ưu tư của văn hóa Trung Hoa và Việt Nam truyền thống, trái lại người ta ca tụng những anh hùng có chí lớn "sẻ núi lấp sông". Nó cũng hoàn toàn vắng mặt trong chủ nghĩa cộng sản.
Vài năm trước tôi đọc một bài phóng sự trên báo Le Monde nói về một con sông có cái tên ngộ nghĩnh là Nộ Giang, nghĩa là dòng sông giận dữ, chảy từ Trung Quốc sang Myanmar. Lý do khiến người ta đặt tên như vậy là vì nước sông chảy rất mạnh. Nhưng ngày nay con sông này còn có một lý do chính đáng khác để nổi giận : nó trở thành nơi đổ rác chính thức của các thị xã chung quanh. Chính quyền địa phương xây rất nhiều bệ bê tông để các xe rác của các thị xã có thể đổ rác xuống sông một cách an toàn. Mỗi ngày hàng trăm tấn rác đủ loại được dòng nước cuốn sang Myanmar và trở thành một vấn đề của Myanmar.
Một xe đổ rác của sở rác thị xã đang đổ rác suống sông Nộ Giang
Năm 2007 tại Bắc Kinh tôi không nhìn thấy mặt trời dù biết nó ở ngay trên đầu mình vì đang giữa trưa và trời rất nóng. Không khí đục ngầu vì khói từ các nhà máy không xử lý khí thải. Tôi hỏi anh hướng dẫn viên từ bao lâu rồi anh không còn nhìn thấy mặt trời nữa. Anh ta không nhớ.
Bầu trời Hoa Bắc
Năm 2000 lượng nước trung bình của mỗi người Trung Quốc chỉ bằng 15% mức trung bình thế giới. Bây giờ tình trạng còn bi đát hơn nhiều. Tại các tỉnh phía Tây trước đây phải đào sâu xuống 30m mới tìm được nguồn nước, bây giờ phải đào xuống 100m, mặt đất cứng như bê tông. Đó là hậu quả của việc trồng bông để xuất khẩu quần jean. Một đất nước trước hết là đất và nước, khi đất đã cằn cỗi, không khí và nước đã ô nhiễm đến nỗi không thở được và uống được thì cũng chẳng còn gì để nói. Đất nước Trung Quốc đang bị hủy diệt. Đó là lý do chính khiến rất nhiều người muốn rời Trung Quốc bằng mọi giá. Họ sợ chết.
Một chế độ tuyệt vọng
Mối nguy nghiêm trọng thứ hai, cũng nghiêm trọng hơn hẳn sự suy thoái của kinh tế, là bế tắc chính trị. Các quan sát viên theo dõi tình hình Trung Quốc đều đồng ý rằng đàng sau chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình là cố gắng tập trung quyền hành về trung ương và về tay ông.
Tham nhũng chỉ là lý cớ. Chính Tập Cận Bình cũng tham nhũng, nếu không làm sao ông có thể có một tài sản trị giá trên 200 triệu USD ? Không khác gì thủ tướng Ôn Gia Bảo trước đây tỏ ra rất quan tâm đến dân nghèo để rồi người ta phát giác ra rằng ông có hơn 2 tỷ USD. Các phe đảng của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang chắc chắn không khoanh tay chờ bị thanh toán. Chủ nghĩa Mác-Lenin đã bị lố bịch hóa và không thể là xi măng gắn bó 85 triệu đảng viên cộng sản với nhau nữa, chỉ còn lại sự tranh giành quyền lực và quyền lợi.
Các tỉnh cũng không thể chịu đựng mãi ách thống trị của trục Bắc Kinh - Thượng Hải và sự chênh lệch giữa các vùng. Chưa kể là với sự sút giảm bi thảm của nguồn nước một cuộc chiến tranh giành nước tương tự như ở Trung Đông có thể diễn ra ; trên thực tế đã có xung đột giữa các tỉnh, thậm chí giữa các huyện trong cùng một tỉnh, để tranh giành những con sông vừa cạn vừa ô nhiễm.
Cần nhắc lại để nhấn mạnh rằng, Trung Quốc là một thiên hạ chứ không phải là một nước, lòng yêu nước đối với một người Trung Quốc chủ yếu là một tình cảm địa phương. Không cứ gì các sắc dân thiểu số, tuy cùng được gọi là người Hán nhưng một người Hán ở Côn Minh hoàn toàn không nhìn những người Hán ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải như những đồng bào. Quan hệ giữa các tỉnh Trung Quốc còn lỏng lẻo hơn nhiều so với quan hệ giữa các nước Châu Âu, đôi khi còn mang những thù hận chưa được hóa giải của quá khứ.
Trong suốt dòng lịch sử dài của nó, sự thống nhất của Trung Quốc đã chỉ được duy trì bằng bạo lực và tàn sát. Thí dụ như giữa thế kỷ 19 để dẹp cuộc khởi nghĩa ly khai của Hồng Tú Toàn nhà Thanh đã tàn sát 70% dân chúng các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và 90% dân chúng tỉnh Quý Châu. Tinh thần dân tộc của người Trung Quốc hầu như không có. Chính vì thế mà các nước rất nhỏ bé và chậm tiến như Mông Cổ và Mãn Châu đã có thể thiết lập những ách thống trị lâu dài. Các triều đại Nguyên, Thanh sau cùng đã cáo chung vì tham nhũng và lỗi thời chứ không phải vì là những ách thống trị ngoại bang.
Bế tắc chính trị của chế độ cộng sản Trung Quốc cũng đã chứng tỏ không có lối thoát. Khi mới lên cầm quyền Hồ Cẩm Đào đã muốn nới lỏng dần dần những quyền con người cơ bản với hy vọng chuyển hóa dần dần về dân chủ trong trật tự nhưng trong những năm cuối, nhất là từ năm 2011 trở đi, ông đã phải đảo ngược chính sách và gia tăng đàn áp. Năm 2013 Tập Cận Bình lên cầm quyền với một chủ trương rõ rệt : từ chối cải tổ chính trị, tăng cường độc quyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và thanh trừng mọi khuynh hướng ly tâm trong đảng. Tập Cận Bình thừa kế một Trung Quốc tương tự như Liên Xô của Gorbachev cuối thập niên 1980. Gorbachev đã thất bại khi cố làm những thay đổi cần thiết nhưng ít ra cũng đã tránh cho Liên Xô một sự sụp đổ trong hỗn loạn. Tập Cận Bình trái lại từ chối làm một việc phải làm. Hậu quả chắc chắn sẽ bi đát hơn.
Nhưng việc phải làm đó là gì ? Đó chính là sự chuyển hóa bắt buộc về dân chủ. Các tiến bộ về giao thông và truyền thông đã thay đổi hẳn thế giới, kể cả Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế trong ba thập niên qua cũng đã cho người Trung Quốc thêm sức mạnh. Họ đã hiểu rằng con người phải có những quyền căn bản, họ muốn và ngày càng có thêm khả năng để đòi hỏi những quyền đó.
Nhưng vấn đề là Trung Quốc không thể tồn tại với lãnh thổ và dân số hiện nay dưới một chế độ dân chủ vì các vùng của Trung Quốc quá khác nhau và cũng không muốn chia sẻ một tương lai chung. Vấn đề cũng là chủ nghĩa cộng sản, chất keo gắn bó các vùng với nhau, đã trở thành ghê tởm. Trên trang Web www.ninecommentaries.com do phong trào Thoái Đảng thiết lập từ tháng 11/2014 hàng ngày trên 50.000 người tuyên bố ly khai với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Số người ly khai hiện đã lên quá 200 triệu.
Lịch sử Trung Quốc nói chung là sự lặp lại của cùng một kịch bản, một kịch bản chưa thay đổi vì thể chế chính trị vẫn còn là một thể chế tập trung chuyên chính. Kịch bản đó như sau : một chính quyền được dựng lên trong hoàn cảnh xã hội tan hoang và kiệt quệ ; chính quyền thành công trong những năm đầu và xã hội dần dần hồi sinh ; xã hội càng hồi sinh thì nhu cầu kiểm soát càng lớn và chính quyền càng cần tăng cường bộ máy cai trị ; bộ máy quan liêu vì thế tiếp tục phình ra và sau cùng trở thành mạnh hơn quyền lực chính trị ; kết quả là quyền lực chính trị suy yếu dần và tích lũy mâu thuẫn, cuối cùng bị một lực lượng khác đánh đổ sau một cuộc xung đột làm xã hội suy kiệt ; và kịch bản bắt đầu lại từ số không. Kịch bản này hiện đã tới màn cuối dưới chế độ cộng sản. Tập Cận Bình đang cố xiết lại để ngăn ngừa sự xuất hiện của một lực lượng mới.
Khi Nguyễn Tấn Dũng lặp đi lặp lại là "nhất quyết không để nhem nhúm những tổ chức đối lập", ông ta chỉ nhắc lại một ám ảnh của quan thầy Bắc Kinh.
Phải lo ngại cái gì ?
Chế độ cộng sản Trung Quốc còn trụ được bao lâu nữa ?
Như đã nói ở đầu bài này, đừng nên quên rằng Trung Quốc không phải là một quốc gia mà là một thế giới, một thiên hạ hay một đế quốc tùy cách nhìn, do đó sự thay đổi chế độ sẽ không nhanh chóng như trong một quốc gia mà sẽ diễn ra một cách tương tự như sự tàn lụi của một đế quốc. Các giai đoạn cuối trào của các đế quốc nói chung và của Trung Quốc nói riêng thường kéo dài khá lâu. Tuy nhiên chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi dồn dập. Các diễn biến có thể nhanh hơn rất nhiều.
Càng nhanh hơn vì một lý do khác. Chế độ cộng sản Trung Quốc tồn tại từ sau cuộc thảm sát Thiên An Môn dựa trên hai hợp đồng bất thành văn miễn cưỡng.
Hợp đồng thứ nhất là nhân dân chịu đựng chế độ toàn trị, và cả sự tàn phá của môi trường, với điều kiện là Đảng Cộng Sản duy trì được một mức tăng trưởng kinh tế cao. Ôn Gia Bảo tỏ ra đã hiểu thỏa hiệp này khi ông nói rằng nếu mức tăng trưởng xuống dưới 8% thì sẽ có bạo loạn. Hợp đồng này ngày nay đã chấm dứt vì kinh tế suy thoái.
Hợp đồng thứ hai là quần chúng Trung Quốc chịu đựng bất công xã hội để cho một thiểu số làm giầu với thỏa hiệp ngầm là như thế họ sẽ có thêm vốn để gia tăng đầu tư thúc đẩy kinh tế. Hợp đồng này đã bị phản bội khi những người giầu có bỏ ra nước ngoài mang theo tài sản. Sự phẫn nộ có thể bùng nổ rất dữ dội.
Có cần lo sợ sự sụp đổ của chế độ cộng sản và sự tan vỡ gần như chắc chắn của Trung Quốc không ? Mối nguy thường được nói tới là chính quyền Bắc Kinh có thể gây hấn với bên ngoài để kêu gọi đoàn kết dân tộc và làm dịu những mâu thuẫn bên trong. Nhiều người đang lo âu trước việc Trung Quốc xây những phi trường trên những đảo nhân tạo tại Biển Đông. Nhưng sự lo ngại này không cần có. Nó là do cách nhìn Trung Quốc như một quốc gia thay vì một đế quốc.
Thực tế cho thấy các đế quốc chỉ gây hấn trong những giai đoạn cường thịnh, trái lại rất nhu nhược đối với bên ngoài trong những giai đoạn cuối trào, để dồn sức đương đầu với những khó khăn bên trong. Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Trong những lúc suy vi, các hoàng đế Trung Quốc không những không xâm chiếm các biên quốc mà còn phải cống hiến những quý phi, có khi cả những công chúa, cho các vua các nước nhỏ chung quanh để cầu an. Chuyện Chiêu Quân cống Hồ chỉ là một trong rất nhiều thí dụ. Việt Nam và thế giới sẽ không phải lo ngại một sự gây hấn nào.
Cũng không cần lo ngại cho người Trung Quốc. Trung Quốc có phân chia thành bốn hay năm nước thì đó cũng vẫn là những nước lớn bậc nhất thế giới, nhưng đồng điệu hơn và hợp lý hơn Trung Quốc hiện nay. Điều mà chúng ta có thể chúc cho người Trung Quốc là những thay đổi cần thiết sẽ diễn ra trong hòa bình.
Thiên triều sụp đổ
Câu hỏi bao giờ chế độ cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ không đặt ra, hoặc đặt ra một cách rất khác, đối với chế độ cộng sản Việt Nam. Đối với một chư hầu, một đế quốc coi như đã sụp đổ khi không còn là một chỗ dựa nữa.
Đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam, chế độ cộng sản Trung Quốc coi như đã sụp đổ. Nó đang quá bối rối với những khó khăn nội bộ để có thể hỗ trợ cho chế độ cộng sản Việt Nam. Bắc Kinh lo cho mình cũng chưa xong còn mong gì giúp được ai. Họ sẽ phải buông Việt Nam và Triều Tiên dù không muốn như Liên Xô đã từng phải buông Đông Âu trước đây. Nhưng chế độ cộng sản Việt Nam lại rất cần bám lấy Trung Quốc.
Trong cuộc tiếp xúc ngày 26/6/2014 tại Sài Gòn, ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không cải chính lời phát biểu của chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, theo đó Trung Quốc thỏa thuận viện trợ cho Việt Nam 20 tỷ USD và cho vay 100 tỷ USD. Chế độ cộng sản Việt Nam rất cần yểm trợ tài chính này bởi vì do hậu quả của bất tài và tham nhũng kinh tế Việt Nam thực ra đang ở trong tình trạng phá sản.
Theo phát biểu của chính ông Trương Tấn Sang tháng 11/2014 tại quốc hội thì tình trạng kinh tế Việt Nam "rất không thoải mái". Ba phần tư số thu ngân sách (khoảng 30 tỷ USD năm 2014, giảm nhiều so với năm 2013) được dùng để trả lương, phần còn lại không đủ để trả nợ. Nói gì tới những chi tiêu tối cần thiết khác.
Một điều cần được nhìn thật rõ là Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa bao giờ là một đảng tự lập. Nó luôn luôn dựa vào một thế lực bên ngoài nào đó. Ra đời như một phân bộ của Đệ Tam Quốc Tế, nó đã tranh đấu, rồi cầm quyền, với sự bảo trợ của Liên Xô hoặc Trung Quốc, hoặc cả Liên Xô lẫn Trung Quốc. Giữa thập niên 1980 khi Liên Xô suy yếu và không còn bảo trợ được nữa, nó đã vội vã bỏ ngay lập trường thù địch để xin được phục tùng Trung Quốc. Trái với một nhận định hời hợt không phải Bắc Kinh cố thu phục Hà Nội mà chính Hà Nội đã cầu khẩn và làm tất cả để được lệ thuộc Trung Quốc. Trong mấy năm gần đây khi Liên Bang Nga có vẻ mạnh lên ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng đã cố gắng tranh thủ sự hỗ trợ từ Nga. Văn hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một văn hóa chư hầu.
Tất cả những tính toán và kỳ vọng của họ đều đã hoặc đang sụp đổ. Nước Nga của Putin đã bại sụi sau cuộc phiêu lưu Ukraine. Đến lượt Trung Quốc cũng chao đảo và sắp sụp đổ. Rất có thể là chính Bắc Kinh đã nói với Hà Nội là hãy tìm những nguồn hỗ trợ khác vì họ không còn khả năng giúp đỡ ai cả. Điều đó có thể giải thích những chuyến công du Hoa Kỳ dồn dập của các cấp lãnh đạo cộng sản Việt Nam gần đây, kể cả chuyến đi sắp tới của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những chuyến thăm viếng này đều do sáng kiến của Hà Nội.
Lịch sử không phải chỉ sắp sang trang mà đang sang trang. Mọi người Việt Nam đều phải sáng suốt để tránh những ngộ nhận tai hại. Những thành viên bộ chính trị và ban bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể thù ghét nhau vì tranh giành quyền lực và quyền lợi, nhưng họ đều hoàn toàn đồng ý với nhau là phải dựa vào Trung Quốc để duy trì chế độ độc tài toàn trị. Tất cả đều chống dân chủ. Tất cả đều đồng ý rằng "đi với Tầu thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng" và tất cả đều đồng ý chẳng thà mất nước chứ không mất đảng. Không có một ngoại lệ nào cả.
Nhưng bây giờ họ không còn chọn lựa nào khác là đi với Mỹ ("Mỹ" phải được hiểu là các nước dân chủ) vì họ không dựa vào Trung Quốc được nữa. Chiến lược của họ trong lúc này chỉ là cố kéo dài thời gian hấp hối của chế độ và làm mất thêm thời giờ của nước ta trong cuộc chạy đua về tương lai, dù chúng ta đã mất quá nhiều thời giờ và đã quá chậm trễ. Chúng ta không được quyền có một ngộ nhận nào cả.
Mọi ưu tư của chúng ta phải dồn vào cố gắng để đất nước bước vào kỷ nguyên dân chủ một cách nhanh chóng nhất trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc để chúng ta có thể lập tức cùng nắm tay nhau chinh phục tương lai.
Nguyễn Gia Kiểng
(04/2015)
100 Năm Nữa, Trung quốc Mới Dân Chủ
30/03/200700:00:00(Xem: 3178)
"Một trăm năm nữa, Trung Quốc mới dân chủ,” đó là lời nói của Ô. Thủ
Tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao). Ô. Ôn Gia Bảo không là vua Tàu như Ô. Hồ
Cẩm Đào thì cũng là phó vương của Đảng Nhà Nước CS Trung Quốc, gọi tắt
là Trung Cộng cho gọn. Ô. Hồ Cẩm Đào, còn hơn vua Tàu nữa vì Ô. là Chủ
tịch Đảng CS, kiêm Chủ tịch Nước, kiêm Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương trong
chế độ CS do Đảng lãnh đạo Nhà Nước, quản lý Nhân dân, làm chủ Đất Nước
Trung Quốc. Trung Quốc là một nước đông dân nhứt hành tinh Trái Đất
này. Một tỷ 3 người hậu duệ của nền văn hóa Hoàng Hà, một trong vài nền
văn minh cổ đại còn tồn tại. Chỉ cần 1 tỷ 3 người đó đồng hè nhảy một
cái là Trái Đất có thể bị nghiêng. Tiền dư, ngoại tệ sở hữu của TC đã
trên 1.000 tỷ mua hãng xe hơi lớn nhứt của Mỹ cũng được. Vua Tàu xưa kia
tự xưng mình là Thiên Tử. Trung Hoa là trung tâm, các quốc gia dân tộc
khác xung quanh khác chỉ là man di, di tộc. Còn bây giờ bước chân khổng
lồ của TC đã đặt ở Phi Châu, Châu Mỹ La tinh là sân sau của Mỹ rồi. Là
Thiên tử xưa hay nay, vua Tàu không nói giỡn: "Quân bất hí ngôn mà.."
Nên lời của Thủ Tướng Trung Cộng phó vương On gia Bảo nói một trăm năm
nữa, Trung Quốc mới dân chủ là lời nói "nghiêm túc", nói "long trọng",
"cực kỳ nghiêm trọng". Có chạy nhựt trình đàng hoàng, đọc được trên Nhân
dân Nhựt báo, tiếng nói của đảng CS Trung Quốc, và loan truyền khắp thế
giới nhanh như ánh sáng trong thời đại Tin Học, trên bản tin của Thông
tấn xã AP, đài Á châu Tự do của Mỹ và báo Internet Gazeta Wyborcza và
báo ngày Dziennnik của Ba Lan hẳn hòi - gần đây.
May cho người dân Trung Quốc, Ô. Phó Vương Ôn Gia Bảo không để ý Loài Người đã bước qua đầu thiên niên kỷ thứ 3, nên Ô. còn lấy thế kỷ làm đơn vị thời gian trị vì, nên nói 100 nữa Trung Quốc mới dân chủ. Chớ nếu Ô Phó Vương nhớ triều đại CS đang ở thiên niên kỷ thứ 3 và nói 1.000 năm nữa Trung Quốc mới dân chủ, thì người dân Trung Hoa còn phải chịu số kiếp thần dân của Cộng sản thêm 993 năm nữa.
Ô. Phó Vương Ôn gia Bảo nói ra như một nhà tiên tri truyền phán những lời sấm ký. Nhưng Ô. "biện chứng" bằng “duy vật sử quan" của chủ nghĩa CS mà thiên hạ đã không buồn nhắc đến nữa vì nó đã thất bại, sai lầm nhan nhản, chết yểu ngay tại cái nôi CS là Liên xô và Đông Âu, chưa đầy 75 tuổi. Ô. Phó Vương truyền rằng, Trung Quốc hiện đang ở ''giai đoạn đầu" của chủ nghĩa xã hội. Dân chủ sẽ đến cùng với ''sự trưởng thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa". Thể chế dân chủ chưa phù hợp với Trung Quốc, còn quá sớm. Thế thì khi nào" Có thể sau 100 năm nữa - Ô Phó Vương nhấn mạnh.
Thế cho nên, Ô Phó Vương phán "Trước hết là phải tập trung để giữ nhịp độ tăng trưởng sản xuất và đảm bảo an ninh xã hội, là mục tiêu của xã hội chủ nghĩa", Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chánh tức của Đảng Nhà Nước TC biết lại rõ từng chữ, từng lời như vậy, sai cái phết có thể mất chức, tù mọt gông dễ như chơi.
Nhớ xưa Ô Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), Chánh vì Vương của TC, cha đẻ của chủ nghĩa "Con mèo trắng, còn mèo đen, con nào bắt chuột được cũng tốt" đã "chuyển hệ tư duy Cộng sản sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Nhờ thế mà con khủng long CS Á châu thoát được cái chết như Liên xô, chết vì đột quị kinh tế. Thế giới Tự do, nhứt là Mỹ, tưởng có thể dùng kinh tế để "chuyển hóa" chánh trị độc tài đảng trị toàn diện của TC một phần nào nên viện trợ hào phóng và đầu tư ào ạt, giúp Trung Quốc. Nhưng Đảng CS cầm quyền ở TC chỉ mở rộng kinh tế mà khóa chặt chánh trị. Trong thời Chánh vì Vương Đặng Tiểu Bình "đổi mới kinh tế" và sau tuổi già sức yếu rút lui chỉ làm Thái Thượng Hoàng có lần nói 50 năm nữa Trung Quốc có dân chủ. Nay Thái Thượng Hoàng Đặng tiểu Bình đã qua đời, về với Mắc Lê của Thế giới Đại Đồng, Phó Vương Ôn gia Bảo là một đồ đệ trung thành lại nhơn gấp đôi thời gian TQ mới dân chủ lên gấp đôi là 100 năm. Theo đà này đồ đệ kế tiếp của cặp bài trùng Hồ- Ôn có thể nhơn lên gấp ba, gấp bốn, gấp năm không chừng, tức ba, bốn, năm trăm năm nữa Trung Quốc mới có dân chủ.
Vua Tàu nào cũng muốn muôn năm. Tần thỉ Hoàng sai hàng binh đoàn đi kiếm thuốc trường sinh. Lăng tẩm Ông có hàng ngàn binh gia bằng đất nung canh giữ mới vừa khai quật. Nhưng có vua chúa nào thoát khỏi lẽ vô thường của cuộc sống hay sức mạnh của người dân nổi dậy khi triều đại bị thoái hóa, ách cai trị quá nặng nề. Thường những lúc sắp suy tàn là lúc các vua Tàu có những lời đanh thép nhứt với dân, lời muôn năm nhứt về triều đại, Ô. Phó Vương Ôn gia Bảo tuyên bố 100 năm nữa Trung Quốc mới dân chủ tức nói 100 năm nữa triều đại CS hãy còn. Ô. phải nói như vậy vì ngay trong đảng CS, thành phần cấp tiến đã đòi hỏi, làm áp lực cải cách chánh trị vì Đảng đã quá xa rời quần chúng, quá tham nhũng, phung phí nhân tài vật lực của quốc gia dân tộc Trung Hoa, tạo hố sâu ngăn cách nghèo giàu thành thị nông thôn quá rộng. Đảng đã cho xì bất mãn của dân qua việc cho bầu cử chánh quyền xã ấp, nhưng áp lực dân chủ của thời đại và tiến hóa của dân trí ngày càng tăng. Nhiều nguy cơ có thể làm xã hội Trung Cộng nổ chụp, tiêu tan cơ đồ CS.
Nhưng lời hứa 100 năm nữa TQ mới của Ô Phó Vương Ôn gia Bảo, liệu dân tộc Trung Hoa hậu duệ của một trong vài nền văn minh lớn của thế giới còn lại, có tin, có chịu hay không"
May cho người dân Trung Quốc, Ô. Phó Vương Ôn Gia Bảo không để ý Loài Người đã bước qua đầu thiên niên kỷ thứ 3, nên Ô. còn lấy thế kỷ làm đơn vị thời gian trị vì, nên nói 100 nữa Trung Quốc mới dân chủ. Chớ nếu Ô Phó Vương nhớ triều đại CS đang ở thiên niên kỷ thứ 3 và nói 1.000 năm nữa Trung Quốc mới dân chủ, thì người dân Trung Hoa còn phải chịu số kiếp thần dân của Cộng sản thêm 993 năm nữa.
Ô. Phó Vương Ôn gia Bảo nói ra như một nhà tiên tri truyền phán những lời sấm ký. Nhưng Ô. "biện chứng" bằng “duy vật sử quan" của chủ nghĩa CS mà thiên hạ đã không buồn nhắc đến nữa vì nó đã thất bại, sai lầm nhan nhản, chết yểu ngay tại cái nôi CS là Liên xô và Đông Âu, chưa đầy 75 tuổi. Ô. Phó Vương truyền rằng, Trung Quốc hiện đang ở ''giai đoạn đầu" của chủ nghĩa xã hội. Dân chủ sẽ đến cùng với ''sự trưởng thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa". Thể chế dân chủ chưa phù hợp với Trung Quốc, còn quá sớm. Thế thì khi nào" Có thể sau 100 năm nữa - Ô Phó Vương nhấn mạnh.
Thế cho nên, Ô Phó Vương phán "Trước hết là phải tập trung để giữ nhịp độ tăng trưởng sản xuất và đảm bảo an ninh xã hội, là mục tiêu của xã hội chủ nghĩa", Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chánh tức của Đảng Nhà Nước TC biết lại rõ từng chữ, từng lời như vậy, sai cái phết có thể mất chức, tù mọt gông dễ như chơi.
Nhớ xưa Ô Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping), Chánh vì Vương của TC, cha đẻ của chủ nghĩa "Con mèo trắng, còn mèo đen, con nào bắt chuột được cũng tốt" đã "chuyển hệ tư duy Cộng sản sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Nhờ thế mà con khủng long CS Á châu thoát được cái chết như Liên xô, chết vì đột quị kinh tế. Thế giới Tự do, nhứt là Mỹ, tưởng có thể dùng kinh tế để "chuyển hóa" chánh trị độc tài đảng trị toàn diện của TC một phần nào nên viện trợ hào phóng và đầu tư ào ạt, giúp Trung Quốc. Nhưng Đảng CS cầm quyền ở TC chỉ mở rộng kinh tế mà khóa chặt chánh trị. Trong thời Chánh vì Vương Đặng Tiểu Bình "đổi mới kinh tế" và sau tuổi già sức yếu rút lui chỉ làm Thái Thượng Hoàng có lần nói 50 năm nữa Trung Quốc có dân chủ. Nay Thái Thượng Hoàng Đặng tiểu Bình đã qua đời, về với Mắc Lê của Thế giới Đại Đồng, Phó Vương Ôn gia Bảo là một đồ đệ trung thành lại nhơn gấp đôi thời gian TQ mới dân chủ lên gấp đôi là 100 năm. Theo đà này đồ đệ kế tiếp của cặp bài trùng Hồ- Ôn có thể nhơn lên gấp ba, gấp bốn, gấp năm không chừng, tức ba, bốn, năm trăm năm nữa Trung Quốc mới có dân chủ.
Vua Tàu nào cũng muốn muôn năm. Tần thỉ Hoàng sai hàng binh đoàn đi kiếm thuốc trường sinh. Lăng tẩm Ông có hàng ngàn binh gia bằng đất nung canh giữ mới vừa khai quật. Nhưng có vua chúa nào thoát khỏi lẽ vô thường của cuộc sống hay sức mạnh của người dân nổi dậy khi triều đại bị thoái hóa, ách cai trị quá nặng nề. Thường những lúc sắp suy tàn là lúc các vua Tàu có những lời đanh thép nhứt với dân, lời muôn năm nhứt về triều đại, Ô. Phó Vương Ôn gia Bảo tuyên bố 100 năm nữa Trung Quốc mới dân chủ tức nói 100 năm nữa triều đại CS hãy còn. Ô. phải nói như vậy vì ngay trong đảng CS, thành phần cấp tiến đã đòi hỏi, làm áp lực cải cách chánh trị vì Đảng đã quá xa rời quần chúng, quá tham nhũng, phung phí nhân tài vật lực của quốc gia dân tộc Trung Hoa, tạo hố sâu ngăn cách nghèo giàu thành thị nông thôn quá rộng. Đảng đã cho xì bất mãn của dân qua việc cho bầu cử chánh quyền xã ấp, nhưng áp lực dân chủ của thời đại và tiến hóa của dân trí ngày càng tăng. Nhiều nguy cơ có thể làm xã hội Trung Cộng nổ chụp, tiêu tan cơ đồ CS.
Nhưng lời hứa 100 năm nữa TQ mới của Ô Phó Vương Ôn gia Bảo, liệu dân tộc Trung Hoa hậu duệ của một trong vài nền văn minh lớn của thế giới còn lại, có tin, có chịu hay không"
CHUYỆN KHỈ NĂM KHỈ
1. Thói nổ một tấc tới trời của bọn cán ngố việt cộng:
- Sau năm 1975, chúng ta thường nghe những tên cán ngố việt cộng kể chuyện đánh Mỹ. Nào là đồng chí Phạm Tuân lái máy bay Mig đi diệt bọn giặc lái của Mỹ. Trước hết, ÐỂ TIẾT KIỆM XĂNG cho nhà lước, đồng chí cho máy bay núp trong một đám mây, TẮT MÁY và ngồi rình! Khi máy bay Mỹ bay đến gần, thình lình đồng chí Tuân bay vọt ra rồi bắn tan xác máy bay Mỹ!
- Cán ngố việt cộng thấy nhiều người ca ngợi Mỹ về những thành tựu không gian thì đâm ra nóng mặt. Nào là Mỹ đã đưa vệ tinh lên mặt trăng, lên sao Hỏa, sao Kim ..v..v.. Cho nên cán ngố ta cũng kể về thành tựu không gian của Niên Xô, nổi trội hơn Mỹ rất nhiều, đó là:
- Ối dào, phi thuyền bay lên mặt trăng, sao Hỏa, sao Kim nà quá tầm thường! Các đồng chí Niên xô nhà ta đã chế tạo được PHI THUYỀN BAY LÊN MẶT TRỜI, thế mới kinh chứ nị!
Nhiều người thấy vô lý, liền bắt bẻ:
- Mặt trời tỏa ra sức nóng vài triệu độ, làm sao phi thuyền tới được, cha nội?
Cán ngố ta bèn tư duy ... sáng tạo, giải thích:
- Các bác chẳng hiểu gì cả. Phi thuyền của Niên Xô bay vào ban đêm thì nàm sao bị lóng (nóng) được chứ!!!
2. Ðổ thừa mọi chuyện xấu xa là do Mỹ Ngụy gây ra:
Sau năm 1975, người dân miền Nam thường xuyên bị nghe những
điệp khúc sau đây, như những cây đinh đóng vào tai người dân qua hệ thống loa phát thanh của phường, "phát thanh" 12 giờ mỗi ngày!
- Nọc độc văn hóa của Mỹ Ngụy
- Cuộc sống đồi trụy của Mỹ Ngụy
- Những thất bại về kinh tế cũng do ... Mỹ Ngụy gây ra! Ví dụ như xây building (VC gọi là nhà cao tầng), xây cầu, mới sử dụng được có vài tháng thì bị nứt, bị nghiêng, thì đó là do tàn dư của Mỹ Ngụy, do bọn CIA gây ra!
3.Ngoài Bắc gì cũng có
Một câu chuyện xảy ra tại ngã ba Ông Tạ, sau năm 1975, tại một quán thịt chó:
Người dân tò mò hỏi mấy tên cán ngố:
- Ở ngoài Bắc có cà phê không anh?
Cán ngố tự hào, nổ vung xích chó:
- Ối giời ơi, thiếu gì. Ăn không hết phải xuất khẩu sang Cu Ba đấy chứ nị!
- Có cà chua không?
- Ối giời ơi, ăn không hết, phải xuất khẩu đi khắp thế giới chứ nị!
- Có cà pháo không?
- Ối giời ơi ăn không hết, phải xuất khẩu sang Niên Xô đấy chứ nị!
- Có cà rem không?
- Ối giời ơi, ăn không hết phải ÐEM PHƠI KHÔ, đem xuất khẩu sang các lước xã hội chủ nghĩa anh em đấy chứ nị!
Thấy mấy tên cán ngố này quá vô liêm sỉ, trơ trẽn nên một người dân đã hỏi thẳng:
- Vậy chớ, ở ngoài Bắc có CÀ CHỚN, CÀ CHÁO, CÀ GIỰT không vậy?
Ðây là lần đầu tiên tên cán ngố nghe những chữ như "cà chớn", "cà giựt". Hắn không biết đây là gì. Nhưng không lẽ thú nhận là mình không biết thì quê xệ quá, mất mặt xã hội chủ nghĩa! Chắc đây cũng là một loại trái cây hay thực phẩm gì đây. Hắn nghĩ thầm. Do đó, hắn tiếp tục nổ vung xích chó:
- Ối giời ơi, cà giật, cà chớn ấy à, ăn không hết, nhà lước phải đem đi xuất khẩu khắp lơi trên thế giới ấy chứ!!!
Ðến đây thì mọi người dân bu quanh tên cán bộ đồng loạt cười ầm lên, rồi họ tự động giải tán. Ðù mẹ, thôi hết ý kiến rồi! Thầy chạy!
4 . Mua nội tạng
Một Quan chức Đại gia tham nhũng rất giàu, nhưng bị bệnh nan y sắp chết, bác sĩ Tề nói muốn sống thì phải thay nội tạng. Ông ta lập tức bay ra chợ đen nội tạng bên Trung Quốc.
Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim.Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là : tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo… nhưng mắc nhất trong cửa hàng là một trái tim cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm :
- Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả ?
- Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm.
Sao hiếm ?
- Ây dà, nị hông thấy sao ? Cả ngàn thằng cộng sản mới có 1 thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó , mua đi.
Ông nhà giàu mua trái tim cộng sản. Sau đó , qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu…nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước cộng sản. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm :
- Cái này nó hiếm nên mắc phải không ?
Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt !
- Tốt ra sao ?
- Tốt lắm chứ ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua đi
Ông nhà giàu mua cái bao tử đó.Cuối cùng, chỉ còn tiệm bán não. Ở đây cũng có đủ loại não như 2 tiệm trước, nhưng mắc nhất cũng là não của người cộng sản. Lần này ,vừa thấy cái não mắc nhất đó, ông ta nói ngay :
- Lấy tôi cái này, cái này mắc vậy chắc vừa hiếm lại vừa tốt ?
- Nị khéo chọn ghê ! Cả triệu thằng công sản mới có 1 thằng có não, mà nó ít khi xài tới lắm nên còn mới ! Còn tốt ở chỗ là mỗi khi nó động não suy nghĩ tức là nó sắp có tiền !
- Sau năm 1975, chúng ta thường nghe những tên cán ngố việt cộng kể chuyện đánh Mỹ. Nào là đồng chí Phạm Tuân lái máy bay Mig đi diệt bọn giặc lái của Mỹ. Trước hết, ÐỂ TIẾT KIỆM XĂNG cho nhà lước, đồng chí cho máy bay núp trong một đám mây, TẮT MÁY và ngồi rình! Khi máy bay Mỹ bay đến gần, thình lình đồng chí Tuân bay vọt ra rồi bắn tan xác máy bay Mỹ!
- Cán ngố việt cộng thấy nhiều người ca ngợi Mỹ về những thành tựu không gian thì đâm ra nóng mặt. Nào là Mỹ đã đưa vệ tinh lên mặt trăng, lên sao Hỏa, sao Kim ..v..v.. Cho nên cán ngố ta cũng kể về thành tựu không gian của Niên Xô, nổi trội hơn Mỹ rất nhiều, đó là:
- Ối dào, phi thuyền bay lên mặt trăng, sao Hỏa, sao Kim nà quá tầm thường! Các đồng chí Niên xô nhà ta đã chế tạo được PHI THUYỀN BAY LÊN MẶT TRỜI, thế mới kinh chứ nị!
Nhiều người thấy vô lý, liền bắt bẻ:
- Mặt trời tỏa ra sức nóng vài triệu độ, làm sao phi thuyền tới được, cha nội?
Cán ngố ta bèn tư duy ... sáng tạo, giải thích:
- Các bác chẳng hiểu gì cả. Phi thuyền của Niên Xô bay vào ban đêm thì nàm sao bị lóng (nóng) được chứ!!!
2. Ðổ thừa mọi chuyện xấu xa là do Mỹ Ngụy gây ra:
Sau năm 1975, người dân miền Nam thường xuyên bị nghe những
điệp khúc sau đây, như những cây đinh đóng vào tai người dân qua hệ thống loa phát thanh của phường, "phát thanh" 12 giờ mỗi ngày!
- Nọc độc văn hóa của Mỹ Ngụy
- Cuộc sống đồi trụy của Mỹ Ngụy
- Những thất bại về kinh tế cũng do ... Mỹ Ngụy gây ra! Ví dụ như xây building (VC gọi là nhà cao tầng), xây cầu, mới sử dụng được có vài tháng thì bị nứt, bị nghiêng, thì đó là do tàn dư của Mỹ Ngụy, do bọn CIA gây ra!
3.Ngoài Bắc gì cũng có
Một câu chuyện xảy ra tại ngã ba Ông Tạ, sau năm 1975, tại một quán thịt chó:
Người dân tò mò hỏi mấy tên cán ngố:
- Ở ngoài Bắc có cà phê không anh?
Cán ngố tự hào, nổ vung xích chó:
- Ối giời ơi, thiếu gì. Ăn không hết phải xuất khẩu sang Cu Ba đấy chứ nị!
- Có cà chua không?
- Ối giời ơi, ăn không hết, phải xuất khẩu đi khắp thế giới chứ nị!
- Có cà pháo không?
- Ối giời ơi ăn không hết, phải xuất khẩu sang Niên Xô đấy chứ nị!
- Có cà rem không?
- Ối giời ơi, ăn không hết phải ÐEM PHƠI KHÔ, đem xuất khẩu sang các lước xã hội chủ nghĩa anh em đấy chứ nị!
Thấy mấy tên cán ngố này quá vô liêm sỉ, trơ trẽn nên một người dân đã hỏi thẳng:
- Vậy chớ, ở ngoài Bắc có CÀ CHỚN, CÀ CHÁO, CÀ GIỰT không vậy?
Ðây là lần đầu tiên tên cán ngố nghe những chữ như "cà chớn", "cà giựt". Hắn không biết đây là gì. Nhưng không lẽ thú nhận là mình không biết thì quê xệ quá, mất mặt xã hội chủ nghĩa! Chắc đây cũng là một loại trái cây hay thực phẩm gì đây. Hắn nghĩ thầm. Do đó, hắn tiếp tục nổ vung xích chó:
- Ối giời ơi, cà giật, cà chớn ấy à, ăn không hết, nhà lước phải đem đi xuất khẩu khắp lơi trên thế giới ấy chứ!!!
Ðến đây thì mọi người dân bu quanh tên cán bộ đồng loạt cười ầm lên, rồi họ tự động giải tán. Ðù mẹ, thôi hết ý kiến rồi! Thầy chạy!
4 . Mua nội tạng
Một Quan chức Đại gia tham nhũng rất giàu, nhưng bị bệnh nan y sắp chết, bác sĩ Tề nói muốn sống thì phải thay nội tạng. Ông ta lập tức bay ra chợ đen nội tạng bên Trung Quốc.
Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim.Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là : tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo… nhưng mắc nhất trong cửa hàng là một trái tim cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm :
- Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả ?
- Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm.
Sao hiếm ?
- Ây dà, nị hông thấy sao ? Cả ngàn thằng cộng sản mới có 1 thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó , mua đi.
Ông nhà giàu mua trái tim cộng sản. Sau đó , qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu…nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước cộng sản. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm :
- Cái này nó hiếm nên mắc phải không ?
Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt !
- Tốt ra sao ?
- Tốt lắm chứ ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua đi
Ông nhà giàu mua cái bao tử đó.Cuối cùng, chỉ còn tiệm bán não. Ở đây cũng có đủ loại não như 2 tiệm trước, nhưng mắc nhất cũng là não của người cộng sản. Lần này ,vừa thấy cái não mắc nhất đó, ông ta nói ngay :
- Lấy tôi cái này, cái này mắc vậy chắc vừa hiếm lại vừa tốt ?
- Nị khéo chọn ghê ! Cả triệu thằng công sản mới có 1 thằng có não, mà nó ít khi xài tới lắm nên còn mới ! Còn tốt ở chỗ là mỗi khi nó động não suy nghĩ tức là nó sắp có tiền !
Monday, February 8, 2016
THƠ THÁI BÁ TÂN
Những bài thơ của Thái Bá Tân
NÓI THẲNG
Cứ nói thẳng cho gọn:
Ở nước ta bây giờ
Không ai tin cộng sản,
Có tin chỉ giả vờ.
Tôi nghĩ gì nói ấy,
Nói thiện ý, thật lòng.
Vậy xin hỏi các bác:
Các bác có tin không?
Làm sao tin được cái
Mà ta không biết gì,
Thậm chí không tồn tại?
Vậy thì nói thật đi.
Xã hội sẽ tự chết,
Mà không phải chờ lâu,
Khi làm theo năng lực,
Hưởng thụ theo nhu cầu.
Nước của người chủ xướng
Cái thuyết này, Lênin,
Cũng đã từ bỏ nó,
Vậy sao ta còn tin?
Ta, thằng dân, nghĩ thế.
Còn lãnh đạo thì sao?
Lãnh đạo càng không thể
Tin vào cái tầm phào.
Họ có mắt, họ thấy.
Họ cũng có cái đầu,
Lại đi nhiều, biết lắm.
Họ không hề ngu đâu.
Nghĩa là ta, nói thẳng,
Không ngốc, không ngây thơ,
Từ dân đến lãnh đạo,
Đang chơi trò giả vờ.
Có cần thiết không nhỉ?
Không, không cần, theo tôi,
Trước ta ngu không biết,
Giờ biết rồi thì thôi.
Mọi cái có hoàn cảnh.
Cũng đừng nên trách nhau.
Cần thiết thì chung sức
Mà làm lại từ đầu.
Nước là của tất cả.
Tất cả phải chung vai,
Gác bất đồng, thù hận
Để nước có tương lai.
Hà Nội, 25. 2012
Cứ nói thẳng cho gọn:
Ở nước ta bây giờ
Không ai tin cộng sản,
Có tin chỉ giả vờ.
Tôi nghĩ gì nói ấy,
Nói thiện ý, thật lòng.
Vậy xin hỏi các bác:
Các bác có tin không?
Làm sao tin được cái
Mà ta không biết gì,
Thậm chí không tồn tại?
Vậy thì nói thật đi.
Xã hội sẽ tự chết,
Mà không phải chờ lâu,
Khi làm theo năng lực,
Hưởng thụ theo nhu cầu.
Nước của người chủ xướng
Cái thuyết này, Lênin,
Cũng đã từ bỏ nó,
Vậy sao ta còn tin?
Ta, thằng dân, nghĩ thế.
Còn lãnh đạo thì sao?
Lãnh đạo càng không thể
Tin vào cái tầm phào.
Họ có mắt, họ thấy.
Họ cũng có cái đầu,
Lại đi nhiều, biết lắm.
Họ không hề ngu đâu.
Nghĩa là ta, nói thẳng,
Không ngốc, không ngây thơ,
Từ dân đến lãnh đạo,
Đang chơi trò giả vờ.
Có cần thiết không nhỉ?
Không, không cần, theo tôi,
Trước ta ngu không biết,
Giờ biết rồi thì thôi.
Mọi cái có hoàn cảnh.
Cũng đừng nên trách nhau.
Cần thiết thì chung sức
Mà làm lại từ đầu.
Nước là của tất cả.
Tất cả phải chung vai,
Gác bất đồng, thù hận
Để nước có tương lai.
Hà Nội, 25. 2012
TRÍ THỨC
Thương cái thằng trí thức,
Mặc dù chúng khá đông,
Không được thành giai cấp
Như hai bác công, nông.
Mà thằng này lạ lắm.
Phải nói cực kỳ hiền.
Lại nhũn nhặn, lễ độ,
Đến mức tưởng hắn hèn.
Thế mà hắn bị ghét,
Bị coi là cục phân,
Dù hắn ăn mặc đẹp
Và sạch hơn nông dân.
Trước tưởng chỉ Trung Cộng,
Giờ mới biết Nga Xô,
Tức ông Lênin hói,
Gọi hắn cục cứt bò.
Còn chúng ta, Việt Cộng,
Ta lịch sự hơn người,
Chỉ nói “đào tận gốc”,
Xóa hắn khỏi cõi đời.
Người ta còn bắt hắn
Phải phục vụ công nông,
Tức nhân dân, quần chúng,
Tận tụy và thực lòng.
Nhân dân là tối thượng,
Vì đã nuôi hắn ăn.
Cứ như thằng trí thức
Không phải là nhân dân.
Vậy là khổ thân hắn,
Mà hắn thì hiền khô.
Chỉ lặng lẽ làm việc,
Thật thà đến ngây ngô.
May nhờ hắn, cục cứt,
Mà ta có trong nhà
Cái ti-vi, tủ lạnh,
Cái vi tính, bếp ga,
Rồi cả cái Ipad,
Cái Iphone, Vertu,
Rồi sách báo, tranh ảnh,
Ừ, cả bao cao su…
Nôm na là những cái
Mà thiếu cục cứt này
Thì “nhân dân đích thực”
Đếch có dùng hàng ngày.
Hóa ra hắn cũng quí
Như giai cấp công nông.
Hắn cày trên trang giấy,
Các bác cày ngoài đồng.
Vậy thì tôi không hiểu
Sao người ta xưa nay,
Có chủ trương, bài bản
Cứ thù ghét thằng này.
PS
Thằng trí thức tôi nói
Là hàm ý những ai
Đúng nghĩa trí thức thật,
Có tâm và có tài.
Chứ mấy thằng xôi thịt,
Mua danh để lòe người,
Bọn ăn tục nói phét,
Tôi là tôi đếch chơi.
Hà Nội, 18. 7. 2012
KHẨU HIỆU
Hình như cả thế giới
Chỉ bốn nước, đó là
Việt Nam và Trung Quốc,
Triều Tiên và Cu ba
Là còn có khẩu hiệu.
Không những có mà nhiều.
Không những nhiều mà lớn.
Không những lớn mà điêu.
Khẩu hiệu đỏ rực phố.
Khẩu hiệu đỏ rực làng.
Khẩu hiệu trong phòng họp,
Nền đỏ và chữ vàng.
Mà khẩu hiệu gì nhỉ?
À, thi đua, muôn năm.
Muôn năm cái gì nhỉ?
Muôn năm cái quyết tâm.
Hình như có qui luật
Là không gì trên đời
Muôn, muôn năm, mãi mãi,
Cả vật và cả người.
Vậy thì sao khẩu hiệu
Lại cứ hô muôn năm?
Hay nghĩ cứ hô mãi
Là sẽ thành muôn năm?
Nói thật với các bác,
Tôi không dám ra ngoài
Vì sợ thằng khẩu hiệu
Làm lóa mắt, ù tai.
Lại còn thi đua nữa.
Mà thi đua cái gì?
Làm việc tốt, học tốt?
Thôi, đừng vờ, quên đi.
Chỗ thân tình, hỏi thật,
Vừa họp thi đua xong,
Có ai trong các bác
Làm việc tốt hơn không?
Hình như trên thế giới
Chỉ bốn nước, đó là
Việt Nam và Trung Quốc,
Triều Tiên và Cu Ba
Là có cái thằng ấy,
Thằng thi đua, phong trào.
Thi đua là yêu nước.
Không thi không yêu sao?
Cũng chỉ bốn nước ấy
Dẫu dân kêu nhiều lần,
Có hộ khẩu, và đất
Là sở hữu toàn dân.
Nếu phải hô khẩu hiệu,
Tôi chỉ hô một câu:
“Đả đảo các khẩu hiệu!”
Nói thật, không đùa đâu.
NHỮNG CÂU NÓI NỔI TIẾNG VỀ CỘNG SẢN
Khi có một người béo
Đứng cạnh một người gầy.
Không có nghĩa người béo
Ăn mất phần người gầy.
Nhưng đó lại là cách
Người cộng sản từ lâu
Quan niệm về gốc rễ
Của sự nghèo và giàu.
Cộng sản là học thuyết
Rõ ràng sai, rất sai,
Đến mức chỉ trí thức
Mới không thấy nó sai.
Tư bản chia thịnh vượng
Tất nhiên không đồng đều.
Cộng sản thì ngược lại,
Chia cái nghèo rất dều.
Tư bản và cộng sản
Có một điểm tương đồng:
Cả hai cùng cố gắng
Xóa bỏ sự bất công.
Tư bản làm điều ấy,
Cho phép dân tự do.
Cộng sản thì ngược lại
Tước của dân tự do.
Tư hữu là thuộc tính
Của loài người xưa nay.
Cộng sản đã thất bại
Chính vì lý do này.
Không thể có tư bản
Nếu không có tự do.
Không thể có cộng sản,
Nếu cho phép tự do.
Cộng sản là vũ khí
Nguy hiểm nhất xưa nay
Trong lịch sử nhân loại.
Và chính vũ khí này
Đã gây nên cái chết
Của một trăm triệu người.
Lớn hơn mọi cuộc chiến
Trong thế kỷ hai mươi.
Tư bản và cộng sản
Rất khác nhau, tất nhiên.
Đó là sự khác biệt
Giữa hai miền Triều Tiên.
Tư bản không hoàn hảo,
Nhưng nó vẫn tuyệt vời.
Có thể tuyệt vời nhất
Trong lịch sử loài người.
Bất chấp cả cái chết,
Từ cộng sản, nhiều người
Trốn chạy sang tư bản
Để làm lại cuộc đời.
Đó là sự lựa chọn
Giữa cái đúng, cái sai.
Giàu có và nghèo khổ,
Tự do và độc tài.
Giao cộng sản quản lý
Sa mạc Sahara,
Thì năm năm sau đó,
Hay thậm chí chỉ ba,
Sa mạc sẽ hết cát.
Vì sao, vì anh này
Lãng phí và thất thoát
Là vô địch xưa nay.
Để có được cộng sản
Trên đất nước Việt Nam,
Hai triệu người phải chết,
Chiến tranh hàng chục năm.
Nay họ học tư bản
Để làm giàu, lạ thay.
Vậy vì sao phải chết
Hai triệu con người này?
NGỦ DẬY, XEM ĐẠI HỘI ĐẢNG, NGHĨ VẨN VƠ
Giật mình, thậm chí sợ,
Nghe bài Quốc Tế Ca.
Giờ có bao nhiêu nước
Hát nó, ngoài nước ta.
“Vùng lên, hãy phá bỏ…
Hỡi giai cấp công nông.
Vì tương lai tươi sáng
Một thế giới đại đồng”…
Đã thế kỷ hăm mốt,
Thời hội nhập, toàn cầu
Còn “vùng lên”, “lật đổ”.
Ta đang đi về đâu?
Đại hội đảng hoành tráng,
Khí thế rất hào hùng.
Thế mà có đứa nói
Đại hội lần cuối cùng.
Muốn biết một đất nước
Có dân chủ hay không.
Hãy xem đất nước ấy
Có đối lập hay không.
Nước nào đối lập mạnh,
Ở đấy dân chủ cao.
Nước nào “nhất trí lớn”,
Thì chẳng có tẹo nào.
Ngẫu nhiên ư? Có thể.
Cũng có thể là không -
Nước nào nhiều màu đỏ,
Nước ấy lắm bất công.
Màu đỏ - màu cách mạng,
Bạo lực và chiến tranh
Mà người phải hứng chịu
Lại chính là dân lành.
“Phải sáng suốt lựa chọn
Người có đức có tài”.
Đúng lắm, nhưng xin hỏi:
Chọn từ đâu, chọn ai?
Là vì, trong danh sách
Được bầu chọn lần này
Toàn những khuôn mặt cũ,
Đầy tai tiếng lâu nay.
Không có khuôn mặt mới
Thì chọn ai, ngoài mình.
Đúng là một cách nói
“Sáng suốt” và “tài tình”.
Thường các bác cộng sản
Là ghét Mỹ nhất đời.
Nhưng chính họ, cộng sản,
Lại yêu Mỹ nhất đời.
Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc,
Trùm cộng sản trước đây,
Có một câu chân thật
Về nước Mỹ thế này:
“Thực tế là thực tế,
Được chứng mình từ lâu:
Nước nào bạn với Mỹ,
Nước ấy sẽ mạnh giàu”.
Sau câu nổi tiếng ấy,
Hắn sang Mỹ, và rồi
Chính hắn, trùm cộng sản
Đã đội mũ cao bồi.
Ông Lê-nin, ông Mác
Đã chết ở nước mình.
Nhưng hai ông vẫn sống
Với đảng ta quang vinh.
Thường những người cộng sản
Không hiểu Mác, Lê-nin.
Những người chống cộng sản
Rất hiểu Mác, Lê-nin.
Nếu ngẫu nhiên được chọn
Vào chức tổng bí thư,
Xin thề có trời đất,
Nhất định tôi khước từ.
Vì làm anh cộng sản
Không có gì hay ho.
Làm trùm của cộng sản
Lại càng không hay ho.
Tôi rất sợ cộng sản.
Sợ từ xưa đến nay.
Nhất là sợ nhân quả
Và nghiệp báo sau này.
Nói chung là rất nản.
Chỉ hy vọng mỏng manh
Thằng Tàu Cộng sụp đổ
Sẽ đỡ cho nước mình.
Mà nó sẽ sụp đổ.
Chắc không phải chờ lâu.
Vậy thì mong nó sụp.
Tiên sư cái thằng Tàu.
--
Thân quý,
KINH TẾ , CHINH TRỊ TRUNG CỘNG
TQ: Quỹ dự trữ ngoại tệ giảm kỷ lục
- 8 tháng 2 2016
Quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm mất 99,5 tỷ đôla trong tháng Giêng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nói.
Ở mức 3,23 nghìn tỷ đôla, Trung Quốc vẫn là nước có mức dự trữ ngoại tệ cao nhất thế giới.
Nhà đầu tư lo sợ
Giới chức Trung Quốc lo sợ về việc đồng tiền tệ nước này bị mất giá nhanh chóng, bởi điều đó sẽ tác động xấu và làm bất ổn nền kinh tế.Do đó Trung Quốc đã cố gắng duy trì tình trạng mất giá của đồng nhân dân tệ ở mức có thể kiểm soát. Tuy nhiên, đây là điều rất khó đạt được.
Các nhà đầu tư đã tìm cách rút tiền ra khỏi các khoản đầu tư đắt giá bằng đồng nhân dân tệ, và có những đồn đoán về nguy cơ đồng tiền này còn tiếp tục mất giá nữa.
Để bình ổn tình hình, Trung Quốc đã tiến hành việc bán đồng đôla và mua đồng nhân dân tệ.
Nước này cũng áp dụng các chiến thuật khác nữa, như việc kiềm chế các đồn đoán về tiền tệ và ra lệnh các ngân hàng hải ngoại phải duy trì mức dự trữ nhân dân tệ.
Bình luận về việc xuống giá của đồng nhân dân tệ, kinh tế gia kỳ cựu George Magnus để ý rằng hiện đang có sự "bối rối" về chính sách ngoại tệ của Trung Quốc.
"Rõ ràng là chuyện này không thể để tiếp diễn lâu được," ông viết trên Twitter, có ý liên hệ tới sự giảm sút của quỹ dự trữ ngoại tệ.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/02/160208_china_currency_reserves_plunged
Ông Lý Quang Diệu cảnh báo về TQ
19 Tha 2013 16:33 GMT
Trung Quốc phải tránh những sai lầm của Đức và
Nhật Bản trong thế chiến hai trong cuộc cạnh tranh siêu cường hiện nay,
đó là lời cảnh báo của cựu Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu trong một
cuốn sách mới ra.
Ông Lý năm nay 89 tuổi cho rằng Trung Quốc cũng cần phải tránh bài học của Nga Xô trong chạy đua vũ trang, tránh đối đầu với Mỹ, và dự đoán Trung Quốc và giới lãnh đạo mới sẽ không lựa chọn một thể chế cho phép tự do dân chủ.
Trong cuốn sách “Lý Quang Diệu: Cái nhìn về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới của một bậc thầy”, của các tác giả Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne, dựa trên các cuộc phỏng vấn với ông và các tư liệu, ông Lý được trích dẫn nói:
“Trung Quốc phải tránh sai lầm của Đức và Nhật. Cuộc cạnh tranh quyền lực, ảnh hưởng và các nguồn tài nguyên của họ trong thế kỷ trước đã dẫn tới hai cuộc chiến khủng khiếp.
“Sai lầm của Nga là đã chi phí quá nhiều vào quân sự mà quá ít vào công nghệ dân sự cho nên kinh tế đã sụp đổ.”
Ông Lý cảnh báo về thất bại của Trung Quốc nếu chạy đua với người Mỹ. Ông nói:
“Tôi tin rằng lãnh đạo Trung Quốc đã học được rằng nếu bạn chạy đua vũ trang với Mỹ, bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ tự phá sản. Do vậy nên khiêm tốn, cười thầm trong vòng 40 hoặc 50 năm nữa.”
“Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội tuyệt đối. Nhưng tính sáng tạo của nó sẽ không bao giờ theo kịp người Mỹ bởi vì văn hóa của nó không cho phép sự trao đổi tự do và thách đố giữa các ý tưởng.”
Nhà cựu lãnh đạo được cho là còn có ảnh hưởng tại châu Á và Đông Nam Á cho hay ông không tin vào một nước Trung Quốc của dân chủ tự do.
Ông Lý được các tác giả cuốn sách trích lược nói tiếp:
“Nếu Trung Quốc như thế, nó sẽ sụp đổ. Nếu bạn tin rằng sắp có một cuộc cách mạng dân chủ nào đó ở Trung Quốc, bạn đã sai.”
Về đường hướng hiện đại hóa của nước này, ông dự đoán: “Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sẵn sàng thử mọi phương pháp ngoại trừ dân chủ trong một hệ thống đa đảng.”
Ông Lý giải thích điều này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc “tin rằng nó cần có sự độc quyền về quyền lực thì mới giữ được ổn định” và rằng Đảng còn “sợ mất đi sự kiểm soát của trung ương đối với các tỉnh lỵ” hay địa phương.
“Ông ấy (Tập Cận Bình) là một người kín đáo, không phải theo nghĩa là ông ấy không nói chuyện với bạn, mà theo nghĩa ông ấy không bao giờ phản lại ý thích hoặc đi ngược lại điều gì mà ông ấy đã không thích.
“Luôn luôn có một nụ cười nhã nhặn trên mặt ông ấy, dù là bạn có nói hay không một điều gì đó làm ông ấy khó chịu. Ông ấy có một tâm hồn sắt đá.”
Mới đây, trong một tài liệu nội bộ không công bố ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình được trích dẫn khi tới thăm tỉnh Quảng Đông, nói với các cán bộ lãnh đạo về nhu cầu giữ ổn định ở Trung Quốc, theo tiết lộ của New York Times.
Ông được dẫn lời nói: “Vì sao Liên Xô tan rã? Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ? Một lý do quan trọng là các lý tưởng của họ đã bị dao động...
Tờ báo Mỹ cho rằng thời gian lên nắm quyền lực tối cao của ông Tập Cận Bình chưa lâu, mới chừng vài ba tháng, do đó có thể để “đứng vững” trước các đối thủ tối cao, và cũng có thể vẫn trung thành với những niềm tin của mình, như điều mà ông Lý Quang Diệu tin là bản chất của tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập đã chọn phương án “siết chặt sự an toàn” quyền lực của Đảng.
Và do đó, các cải cách chính trị, thể chế dân chủ khả dĩ làm thay đổi vị thế độc tôn của Đảng cộng sản hay cải cách dân chủ sâu sắc có thể còn là 'xa vời'.
Tiếp tục về kinh nghiệm của Liên Xô cũ, ông nói: “Cuối cùng, cái gì Liên Xô nhận được là một lời lặng lẽ của Gorbachev tuyên bố giải thể Đảng Cộng sản, một chính đảng lớn đã ra đi,
“Mà cuối cùng, không có ai là một con người thực thụ, không có ai bước ra để kháng cự cả,” nhà lãnh đạo vừa kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào hối thúc việc bảo vệ Đảng, khi rút tỉa bài học một cách cứng rắn.
Ông Lý năm nay 89 tuổi cho rằng Trung Quốc cũng cần phải tránh bài học của Nga Xô trong chạy đua vũ trang, tránh đối đầu với Mỹ, và dự đoán Trung Quốc và giới lãnh đạo mới sẽ không lựa chọn một thể chế cho phép tự do dân chủ.
Trong cuốn sách “Lý Quang Diệu: Cái nhìn về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới của một bậc thầy”, của các tác giả Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne, dựa trên các cuộc phỏng vấn với ông và các tư liệu, ông Lý được trích dẫn nói:
“Trung Quốc phải tránh sai lầm của Đức và Nhật. Cuộc cạnh tranh quyền lực, ảnh hưởng và các nguồn tài nguyên của họ trong thế kỷ trước đã dẫn tới hai cuộc chiến khủng khiếp.
“Sai lầm của Nga là đã chi phí quá nhiều vào quân sự mà quá ít vào công nghệ dân sự cho nên kinh tế đã sụp đổ.”
Ông Lý cảnh báo về thất bại của Trung Quốc nếu chạy đua với người Mỹ. Ông nói:
“Tôi tin rằng lãnh đạo Trung Quốc đã học được rằng nếu bạn chạy đua vũ trang với Mỹ, bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ tự phá sản. Do vậy nên khiêm tốn, cười thầm trong vòng 40 hoặc 50 năm nữa.”
'Không chọn dân chủ'
Tin vào khả năng cường quốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc, cựu Thủ tướng Singapore dự đoán:“Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội tuyệt đối. Nhưng tính sáng tạo của nó sẽ không bao giờ theo kịp người Mỹ bởi vì văn hóa của nó không cho phép sự trao đổi tự do và thách đố giữa các ý tưởng.”
Nhà cựu lãnh đạo được cho là còn có ảnh hưởng tại châu Á và Đông Nam Á cho hay ông không tin vào một nước Trung Quốc của dân chủ tự do.
Ông Lý được các tác giả cuốn sách trích lược nói tiếp:
“Nếu Trung Quốc như thế, nó sẽ sụp đổ. Nếu bạn tin rằng sắp có một cuộc cách mạng dân chủ nào đó ở Trung Quốc, bạn đã sai.”
Về đường hướng hiện đại hóa của nước này, ông dự đoán: “Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sẵn sàng thử mọi phương pháp ngoại trừ dân chủ trong một hệ thống đa đảng.”
Ông Lý giải thích điều này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc “tin rằng nó cần có sự độc quyền về quyền lực thì mới giữ được ổn định” và rằng Đảng còn “sợ mất đi sự kiểm soát của trung ương đối với các tỉnh lỵ” hay địa phương.
'Tâm hồn sắt đá'
Đặc biệt ông Lý Quang Diệu, qua cuốn sách, còn bộc lộ nhận xét của ông về tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình. Chính trị gia lão làng này được trích dẫn nói:“Ông ấy (Tập Cận Bình) là một người kín đáo, không phải theo nghĩa là ông ấy không nói chuyện với bạn, mà theo nghĩa ông ấy không bao giờ phản lại ý thích hoặc đi ngược lại điều gì mà ông ấy đã không thích.
“Luôn luôn có một nụ cười nhã nhặn trên mặt ông ấy, dù là bạn có nói hay không một điều gì đó làm ông ấy khó chịu. Ông ấy có một tâm hồn sắt đá.”
Mới đây, trong một tài liệu nội bộ không công bố ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình được trích dẫn khi tới thăm tỉnh Quảng Đông, nói với các cán bộ lãnh đạo về nhu cầu giữ ổn định ở Trung Quốc, theo tiết lộ của New York Times.
Ông được dẫn lời nói: “Vì sao Liên Xô tan rã? Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ? Một lý do quan trọng là các lý tưởng của họ đã bị dao động...
Tờ báo Mỹ cho rằng thời gian lên nắm quyền lực tối cao của ông Tập Cận Bình chưa lâu, mới chừng vài ba tháng, do đó có thể để “đứng vững” trước các đối thủ tối cao, và cũng có thể vẫn trung thành với những niềm tin của mình, như điều mà ông Lý Quang Diệu tin là bản chất của tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập đã chọn phương án “siết chặt sự an toàn” quyền lực của Đảng.
Và do đó, các cải cách chính trị, thể chế dân chủ khả dĩ làm thay đổi vị thế độc tôn của Đảng cộng sản hay cải cách dân chủ sâu sắc có thể còn là 'xa vời'.
Tiếp tục về kinh nghiệm của Liên Xô cũ, ông nói: “Cuối cùng, cái gì Liên Xô nhận được là một lời lặng lẽ của Gorbachev tuyên bố giải thể Đảng Cộng sản, một chính đảng lớn đã ra đi,
“Mà cuối cùng, không có ai là một con người thực thụ, không có ai bước ra để kháng cự cả,” nhà lãnh đạo vừa kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào hối thúc việc bảo vệ Đảng, khi rút tỉa bài học một cách cứng rắn.
http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/world/2013/02/130219_lee_kuan_yew_on_china.shtml
Kinh tế Trung Quốc sụp đổ sẽ cứu cả Biển Đông"
Giáo sư Bùi Mẫn Hân, ảnh: Aspenideas. |
Cách đây không lâu, nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện những thách thức cả về lực hấp dẫn lẫn những dự báo. Bất chấp những năm tăng trưởng mất cân bằng, Bắc Kinh đã dựa vào đầu tư để tăng sức mạnh nền kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
Sự say xưa trong tăng trưởng tín dụng từ năm 2009 đã mang lại tỉ lệ nợ lên tới gần 300% GDP, một mức độ nguy hiểm đối với một nền kinh tế trên trung bình đã không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Bong bóng bất động sản có lẽ là lớn nhất thế giới đã hình thành nhưng mới chỉ bị rò rỉ chứ chưa sụp đổ hoàn toàn.
Tăng trưởng kinh tế tưởng chừng "bất khả chiến bại" này đã khuyến khích Bắc Kinh theo đuổi một chính sách đối ngoại đầy tham vọng nhưng cũng rủi ro nhất trong vài năm qua.
Nhiều thành viên trong giới tinh hoa Trung Quốc đã xem sự suy giảm của Hoa Kỳ và phương Tây là không thể đảo ngược, trong khi sự trỗi dậy của Trung Quốc với họ là không gì cản nổi. Chính sự kiêu căng, ngạo mạn này đã dẫn đến việc Trung Nam Hải theo đuổi các chính sách kinh tế và an ninh mà chắc chắn sẽ chôn di sản của Đặng Tiểu Bình xuống mồ sâu.
Thay vì duy trì cách tiếp cận giấu mình chờ thời, Bắc Kinh đã mở rộng rất nhiều cam kết kinh tế ở nước ngoài và bắt đầu công khai thách thức trật tự an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Mỹ đang có chủ trương xoay trục.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã cam kết hơn 100 tỉ USD góp vốn cho Ngân hàng Hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ Con đường Tơ lụa mới, một loạt tổ chức tài chính và các cơ cấu được thiết kế để bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài, tích cực cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế hiện có như Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới.
Trong thế giới đang phát triển, Trung Quốc cũng đặt cược nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn. Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đã cho vay gần 120 tỉ USD từ năm 2005. Ở châu Phi, Trung Quốc đầu tư và cho vay ước tính vượt trên 100 tỉ USD.
Đối mặt với một đối thủ được hậu thuẫn của 4 ngàn tỉ USD dự trữ ngoại tệ, tất cả những gì phương Tây có thể làm là lo lắng và công khai phàn nàn về sự phá hủy môi trường cũng như quyền con người mà Trung Quốc gây ra trong các dự án đầu tư ở nước ngoài.
Ông Tập Cận Bình, ảnh: CNBC. |
Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã cố tình gác lại các tranh chấp khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm ở Hoa Đông và Biển Đông, những người kế nhiệm họ hiện nay ở Trung Nam Hải đã có cách tiếp cận đối đầu nhiều hơn với niềm tin (sai lệch) rằng, với sức mạnh phát triển nhanh chóng về kinh tế và quân sự, Trung Quốc không cần phải tôn trọng lợi ích và sự nhạy cảm của Hoa Kỳ cùng đồng minh, đối tác trong khu vực.
Kết quả là chỉ trong 2 năm qua, Trung Quốc đã leo thang gây hấn bằng cách đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) gây tranh cãi ở Hoa Đông và bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông.
Bây giờ động lực của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng dừng lại và điểm yếu của nó đã bộc lộ có thể thấy rõ, câu hỏi rõ ràng đặt ra là liệu Bắc Kinh còn có thể tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại diều hâu của mình hay không.
Căn cứ vào những hành vi của Trung Quốc trong quá khứ và những hạn chế cứng hiện tại, có vẻ như nếu có bất kỳ điều gì tích cực xuất hiện trong nền kinh tế Trung Quốc thì đó sẽ là một chính sách ngoại giao bớt hung hãn hơn.
Tập Cận Bình lựa chọn chính sách đối ngoại mang lại những rủi ro lớn, trong khi chủ nghĩa thực dụng và thận trọng lại là cách làm việc của những người tiền nhiệm thời hậu Mao Trạch Đông.
3 người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều nhận thức rất rõ sự chênh lệch về sức mạnh giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Như vậy họ có những nhượng bộ chính sách đối ngoại đáng kể khi nền kinh tế yếu kém.
Đặng Tiểu Bình đã không để vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Mỹ - Trung, còn Giang Trạch Dân kiềm chế rất lớn trong vấn đề Đài Loan cuối thập niên 1990 để Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Trung Quốc vào WTO.
Nếu tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn đòi hỏi phải xuất khẩu nhiều hơn sang phương Tây, sẽ không thể tưởng tượng nổi rằng Bắc Kinh có thể thành công trong nhiệm vụ này khi tiếp tục chính sách bành trướng mạnh mẽ ở Biển Đông.
Đồng thời, sự suy giảm kinh tế trong nước cũng hạn chế đáng kể năng lực của Bắc Kinh để tài trợ cho các dự án kinh tế khổng lồ và nguy hiểm mà Trung Quốc theo đuổi ở các nước đang phát triển.
Với giá cả hàng hóa giảm và các luận cứ kinh tế không rõ ràng trong các dự án này, dư luận có thể mong đợi một làn sóng vỡ nợ trong những năm tới, nó sẽ làm Bắc Kinh lúng túng và kiểm tra năng lực của Trung Nam Hải có thể tiếp tục "rót tiền vào hang thỏ" đến bao giờ.
Quan trọng hơn, sự tiếp tục suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải bố trí lại nguồn lực tài chính hạn chế của mình để duy trì tăng trưởng trong nước, vì đảng Cộng sản Trung Quốc có giữ được quyền lãnh đạo hay không phụ thuộc vào điều này.
Tập Cận Bình sẽ buộc phải lựa chọn giữa "vinh quang ở bên ngoài" và sự sống còn của chế độ, không có gì nghi ngờ về việc ông sẽ lựa chọn cái nào. Vì vậy hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là "bệnh phu châu Á" thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ, giáo sư Bùi Mẫn Hân bình luận.
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Kinh-te-Trung-Quoc-sup-do-se-cuu-ca-Bien-Dong-post161346.gd
Đồng Nhân dân tệ sẽ phải phá giá
Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm (Danlambao)
- Nhìn vào đường biểu diễn đồng Nhân dân tệ, đồng bạc Trung cộng so với
Đô la trên thị trường tiền tệ, ngưới ta thấy vào ngày 16/4/2012, đồng
nhân dân tệ mất giá 1% so với Đô la, ngày 15/3/2014, mất gần 2%, ngày
11/8/2015 mất 2%, ngày 29/1/2016 mất gần 10%, mặc dầu trước đó mấy
tháng, ngày 30/11/2015, Quĩ Tiền tệ quốc tế (FMI), đã tuyên bố chính
thức chấp nhận Đồng tiền Trung cộng vào Giỏ những đồng tiền được dùng
trong việc trao đổi thương mại quốc tế.
Trước
sự kiện đó, có người tiên đoán rằng Đồng Nhân dân tệ nhất định phải phá
giá, không những đồng tiền, mà còn cả nền kinh tế và ngay cả chế độ.
Đó là Trường phái Bi quan.
Trường
phái Bi quan có ông Georges Sorros, nhà tài phiệt, chuyên gia về thị
trường chứng khoán. Có người đã cho rằng ông là tác nhân chính của khủng
hoảng kinh tế châu Á vào năm 1997; bắt đầu bằng sự biến động thị trường
chứng khoán ở Thái lan, rồi lây lan sang Mã lai, Nhật bản v.v..., mà
hậu quả còn dây dưa cho tới ngày hôm nay. Như kinh tế Nhật cho đến ngày
hôm nay vẫn còn gượng dậy một cách khó khăn.
Tất
nhiên trong trường phái này cũng còn nhiều nhà bình luận, kinh tế gia
và tài chính khác, ngay cả người Trung cộng, như giáo sư Trương duy
Nghênh, của 1 trường đại học nổi tiếng tại Bắc kinh. Tại Diễn đàn Kinh
tế thế giới Davos, ở Thụy sỹ, ông có đưa ra một bài tham luận về kinh tế
Trung cộng vào năm 2011.
Theo
ông thì: Nền kinh tế Trung cộng đang chao đảo. Mô hình kinh tế cũ, hàng
thập kỹ trước đây, dựa trên xuất khẩu hàng hóa rẻ và bắt chước, được
điều khiển bởi những doanh nghiệp nhà nước, mô hình này đã lỗi thời.
Nhưng các ông chủ doanh nghiệp nhà nước này vẫn bình chân như vại. Cũng
có những doanh nghiệp nhận thấy rằng họ cần phải cải tổ và sáng tạo để
bắt kịp đà tiến triển của thị trường thế giới, nhưng họ chỉ là những hạt
cát trong sa mạc quan lại, phẩm trật, tham nhũng và hối lộ.
Mặc
dầu cũng có một đề xuất của Trung Ương Đảng và Quốc vụ viện, yêu cầu
thay đổi cách sinh hoạt của những doanh nghiệp nhà nước. Nhưng cũng chỉ
trên giấy tờ. Thực tế ít được áp dụng.
Theo ông, sự tách rời chính quyền khỏi những doanh nghiệp nhà nước rất khó khăn vì những lý do sau đây:
-
1) Sự chi phối của chính quyền quá nặng nề vào nền kinh tế: Bề
ngoài là kinh tế tư doanh, nhưng bên trong vẫn là kinh tế quốc doanh,
ngay một quyết định nhỏ của một hãng bậc trung cũng phải đợi chỉ thị của
Trung Ương.
-
2) Thiếu động lực: Tại những doanh nghiệp nhà nước, không ai có
thẩm quyền, phần lớn là thư lại, đợi lệnh từ cấp trên, không dám tự lấy
quyết định, thiếu sáng kiến. Không có sự thúc ép từ trên xuống dưới, làm
việc cho có lệ, đưa đến tình trạng « Cha chung không ai khóc, ruộng
chung không ai cày, nhà chung không người chăm sóc «.
-
3) Quản lý thiển cận: Phần lớn giới lãnh đạo doanh nghiệp nhà
nước có một cái nhìn rất thiển cận, thư lại, tinh thần ỷ lại, chờ lệnh,
vì họ là những người được bổ nhiệm, không dựa trên tài cán kinh tế, kinh
doanh, óc sáng tạo trong ngành này, mà dựa trên tiêu chuẩn chính trị,
vâng lời.
-
4) Chi tiêu ngân sách tùy tiện, pha phí quá độ, cái đáng tiêu thì
không tiêu, cái không đáng tiêu thì tiêu. Tiền phần lớn tiêu vào lương
bổng, chạy chọt cấp trên, tham nhũng, chứ không tiêu vào nghiên cứu,
phát minh, nên không theo kịp nền kinh tế hiện đại.
-
5) Lạm phát lương và lạm phát nhân công: Tiêu chuẩn một hãng
xưởng lớn mạnh bị đánh giá sai, là dựa trên tiêu chuẩn nhiều nhân công,
nhân công được trả lương cao, chứ không phải là hãng xưởng đó làm ra
những sản phẩm xuất sắc, giá trị trên thị trường, có nhiều phát minh
sáng kiến về khoa học và về quản trị hãng xưởng.
Ngoài
ra, năm 2015 vừa qua, những người bi quan còn nêu ra vụ tháo chạy người
và tiền bạc ra ngoại quốc và mấy lần thị trường chứng khoán bị tụt dốc.
Theo nhiều cuộc thăm dò thì đến 75% dân giầu có mà phần đông là quan
chức đều muốn ra ngoại quốc sống, đến 85% là muốn gửi con và người nhà
ra ngoại quốc, rồi có dịp sẽ theo sau. Số tiền dân Trung cộng gửi ra
ngoại quốc vào cùng năm lên đến 1 ngàn tỷ $. Mấy vụ thị trường chứng
khoán tụt dốc như vào tháng 8 tháng 9 năm 2015, làm cho Trung cộng mất
vào khoảng 3600 tỷ $, tương đương với tổng sản lượng của nước Đức, cường
quốc thứ 4 trên thế giới. Vào tháng Giêng năm 2016, thị trường chứng
khoán Trung cộng mở 2 ngày, ngày thứ hai mồng 4 và ngày thứ năm mồng 7,
mỗi ngày không đầy 30 phút, rồi phải tự động đóng cửa, vì chỉ số giao
dịch trên thị trường bị tụt giá trên 7%. Theo nhiều cơ quan nghiên cứu,
thì 2 lần tụt giá đầu năm TC mất tới 2000 tỷ $, mỗi lần 1000 tỷ $.
Riêng
vụ mất giá thị trường chứng khoán vào tháng 8 năm 2015 liên quan đến
gần 200 triệu người Tàu, mà phần lớn là giai tầng trung lưu.
Sự
kiện này làm người ta nhớ đến một giai thoại về tướng Tưởng giới Thạnh.
Vào năm 1923, Tôn dật Tiên có ký Hiệp ước thân thiện với Lénine. Sau đó
ông gửi Tưởng giới Thạch, tay em của ông, sang Liên sô học. Nhưng ông
này chỉ ở đó một tháng rồi về. Người ta hỏi ông: Tại sao Tướng quân
không ở bên đó để học. Ông trả lời: Tôi không có gì để học. Sau ông nói
tiếp: Một con người không có xương sống thì suốt đời chỉ nằm và bò,
không bao giờ đứng lên được. Xương sống của một xã hội là giai tầng
trung lưu. Cộng sản chủ trương tiêu diệt giai tầng này, nên tôi không có
gì để học.
Hai
trăm triệu người Trung cộng, phần lớn là trung lưu, vì thị trường chứng
khoán mà trắng tay, mất hết tin tưởng vào kinh tế Trung cộng, nay tìm
cách khôi phục lòng tin của họ thật quả là khó. Đấy là chưa nói có thể
đây là mầm mống cuộc nội loạn hay cách mạng tương lai.
Từ
những cái nhìn đó, những người bi quan cho rằng, sớm muộn Trung cộng
lại phải phá giá chính thức đồng Nhân dân tệ. Và hơn thế nữa nền kinh tế
và ngay cả nền chính trị, dựng lên bởi Đặng tiểu Bình, nay đã trở lên
lỗi thời. Cần phải cải tổ, sửa đổi.
Sửa đổi có thành công hay không? Đây là một câu hỏi lớn.
Một
nhà tư tưởng chính trị lớn người Pháp, ông Tocqueville (1805-1859)
trong quyển l’Ancien Régime et la Révolution (Chế độ cũ và Cách mạng)
được xuất bản năm 1856, có viết: "Giai đoạn nguy hiểm nhất cho một chế
độ, đó là lúc nó bắt đầu cải tổ". Ông muốn nói đến chế độ của vua Louis
16 và cuộc cách mang Pháp 1789.
Chính
giới Trung cộng cũng đã ý thức điều này, nhất là sự sụp đổ của chế độ
Liên Sô qua cuộc cải tổ của Gorbatchev vẫn là cái gương trước mắt, nên
Ban Tư tưởng và Ý thức hệ của Trung ương đã bắt cán bộ đọc quyển sách
này.
Học nhưng ý thức được là một chuyện, tránh được lại là một chuyện khác.
Ngược
lại cũng có Trường phái Lạc quan, cho rằng Đồng Nhân dân tệ không phải
bị phá giá chính thức, mặc dầu có sự dao động trên thị trường. Và xa hơn
nữa, kinh tế Trung cộng sẽ từ từ phục hồi, chế độ sẽ bền vững.
Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét vấn đề, không những về Đồng Nhân dân tệ, mà cả nền kinh tế và tương lai chế độ Trung cộng.
Thực
ra, nói về sự phá giá đồng bạc, thì ít nhất có 2 cách phá giá, phá giá
chính thức và phá giá không chính thức, và phá giá có nghĩa là so với
một cái gì, so với vàng hay so với một đồng bạc nào khác. Ngày hôm nay
người ta thường so với Đô la Hoa kỳ. Như vào giữa năm 2015, chính quyền
Trung cộng đã chính thức phá giá đồng bạc của mình 2 lần, lên tới 4,5%
so với Đô la. Tuy nhiên có sự phá giá bán chính thức trên thị trường
tiền tệ, chính phủ tìm cách bán Nhân dân tệ ra, và thu Đô la vào. Nếu
chúng ta lấy thí dụ một thị trường nào đó, Tổng số tiền Nhân dân tệ là
Tn chia cho Tổng số tiến Đô là là Td, thì chúng ta sẽ có giá trị Đồng
Nhân dân tệ so với Đô la:
Tn/Td = giá trị Nhân dân tệ so với Đô la.
Nay
một người nào đó hay chính chính phủ Trung cộng tìm cách thẩy Nhân dân
tệ ra thị trường và mua Đô la vào, thì tất nhiên Tổng số Nhân dân tệ sẽ
tăng, Tổng số Đô là sẽ giảm, làm cho Nhân dân tệ mất giá và Đô la lên
giá.
Hay ngược lại để làm tăng giá đồng Nhân dân tệ.
Đây
là chính sách tiền tệ mà Chính quyền Trung cộng đã thi hành từ ngày mở
cửa thị trường vào năm 1978 cho tới những năm gần đây.
Nhưng
tại sao vào ngày 28/01/2016 vừa qua, khi trên thị trường tiền tệ, Đồng
Nhân dân tệ bị xuống giá, thì chính Thủ tướng Trung cộng, Lý khắc Cường
lại điện thoại cho bà Christine de Lagarde, Giám đốc Quĩ tiền tệ thế
giới (FMI), xác định rằng Trung cộng không có ý định phá giá Đồng Nhân
dân tệ, dù là bán chính thức hay chính thức.
Câu
hỏi đến với chúng ta là tại sao? Vì như vừa nói, từ xưa đến giờ, Trung
cộng luôn tìm cách phá giá bán chính thức đồng bạc của mình so với Đô la
nhằm mục đích khuyến khích xuất cảng, giúp đỡ những nhà xuất cảng, vì
sự buôn bán hiện nay phần lớn là bằng Đô la. Nay Đô la lên giá, thì sự
trao đổi có lợi hơn cho những nhà xuất cảng Trung cộng.
Để trả lời câu hỏi trên, có một số nguyên do:
-
Vì đồng Nhân dân tệ mới được chấp nhận ngày 30/11/2015, vào giỏ
những đồng bạc để trao đổi trên thị trường. Trung cộng mới ăn mừng,
không muốn mất uy tín.
-
Dù sao hiện nay cũng có một số nước chung quanh buôn bán với
Trung cộng, như Nhật bản, Nam Hàn, Đài loan, Việt Nam, Úc v.v..., và có
dự trữ một số đồng Nhân dân tệ; Trung cộng muốn giữ chữ tín để tiếp tục
buôn bán trong tương lai.
-
Trung cộng sắp tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng 9 sắp
tới, Trung cộng không muốn bị chỉ mặt là cường quốc phá vỡ sự ổn định
tiền tệ thế giới, tìm cách cạnh tranh bất chính, qua chính sách tiền tệ,
như Trung cộng đã làm từ trước.
-
Mặc dầu xa cách, nhưng kinh tế Trung cộng cũng rất bị ảnh hưởng
bởi kinh tế Hoa ký, và hiện nay là mùa tranh cử tổng thống, Trung cộng
không muốn các ứng cử viên dùng Trung cộng, tố cáo như một nguyên do đưa
đến sự bất ổn kinh tế thế giới và những khó khăn của kinh tế Hoa kỳ.
Cũng
từ đó mà có Trường phái Lạc quan cho rằng mặc dù dao động, nhưng đồng
Nhân dân tệ sẽ ổn định, như nền kinh tế Trung cộng và ngay cả hệ thống
chính trị Trung cộng.
Những
người theo Trường Phái lạc quan này phải kể đầu tiên là Tập cận Bình,
sau đó là Lý khắc Cường và người tin cẩn của họ Tập, lo về kinh tế, đó
là Lưu Hạc (Liu He), năm nay 63 tuổi, có học ở Hoa kỳ, đứng đầu Tổ kinh
tế Trung Ương Đảng. Tất nhiên ngoài những người đó ra, còn thêm một số
nhà kinh tế, bình luận gia thế giới.
Nhưng một câu hỏi nữa lại đến với chúng ta là liệu chính quyền Trung cộng có đủ phương tiện để làm việc này hay không.
Cũng theo Trường phái Lạc quan thì là có. Họ nêu ra một số lý do sau đây:
-
Kinh tế Trung cộng, mới bắt đầu phát triển mấy chục năm, mà nay
đã leo lên hàng kinh tế thứ nhì trên thế giới, nếu tính theo Tổng sản
lượng (10 000 tỷ $), chỉ sau Hoa kỳ (17 000 tỷ $), đã tăng trưởng một
thời gian dài với 2 con số, nay chậm lại, với 1 con số, như năm 2015 là
vào khoảng 6,8 %. Đây là một hiện tượng bình thường. Không có chi đáng
hốt hoảng, lo ngại.
-
Số dự trữ ngoại tệ, với con số khổng lồ trước đây là vào khoảng 4
850 tỷ $, cho tới cuối năm 2015 đã mất đi vào khoảng hơn 1 500 tỷ, còn
lại 3 300 tỷ $. Con số này cũng còn lớn để giúp chính phủ tung ra thị
trường để cứu đồng Nhân dân tệ.
-
Mặc dầu phát triển chậm lại, nhưng cán cân ngoại thương vẫn thặng
dư, năm 2 015 vừa qua là thặng dư 3,2%, tức 320 tỷ $, trung bình mỗi
ngày gần 1 tỷ. Với con số này Trung cộng cũng đã có thể xoay sở trên thị
trường.
Mặc
dù chính quyền Trung cộng áp dụng mọi biện pháp để ổn định đồng nhân
dân tệ, với tất cả nỗ lực để cứu nền kinh tế đang xuống dốc, nhưng có vẻ
sự khó khăn càng ngày càng nhiều hơn dự đoán và khả năng của họ. Theo
dự tính thì chính quyền sẽ chi ra khoảng 300 T ỉ $ cho năm 2016 để ngăn
đồng nhân dân tệ không bị phá giá. Nhưng chỉ trong tháng 01/2016 Trung
cộng đã 3 lần bơm tiền vào thị trường tổng cộng gần 180 tỉ (ngày 20.01
là 60 tỉ $, ngày 26.01 là 67 tỉ $ và ngày 28.01 l à 52 t ỉ). Song song
nhiều hãng xưởng ngoại quốc cũng đã quay lưng lại với Trung c ộng, theo
thống kê thì trong năm rồi số tiền đầu tư rút khỏi Trung cộng đã lên đến
cả 1 ngàn tỉ; mới đây 2000 công ty Đài loan cũng đã rút khỏi đất nước
này. Đó là chưa kể các thành phần có tiền cũng tìm đủ mọi cách chuyển
tiền ra nước ngoài. Ngay cả tỉ phú giầu nhất châu Á, ông Lý Gia Thành đã
rút vốn khỏi Trung cộng từ năm 2011.
Từ
những sự kiện trên, người ta cũng có thể nói trường phái bi quan có lý
hơn, tương lai nước Trung cộng không mấy sáng sủa như trước đây, nếu
không muốn nói là đen tối.
Paris ngày 06/02/2016
(1) Xin xem thêm những bài về Trung Cộng, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/
7 dấu hiệu kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ
Trang tin của sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq nêu 7 dấu hiệu báo hiệu nền kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ. Tương lai ảm đạm này liệu Trung Quốc có thế tránh khỏi? Một Thế Giới xin lược dịch:
Có thể bạn quan tâm
Nền kinh tế Trung Quốc (TQ) sắp sụp đổ, vì là nền kinh tế bong bóng lớn
nhất thế giới. Nay, vết nứt trên nền kinh tế này càng rộng. Đã đến lúc
TQ cần phải chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất:
TQ nắm giữ một mô hình tư bản đặc trưng mà các nhà kinh tế học thiếu
thông tin gọi đó là “mô hình mới cho sự thành công trong kinh tế”.
Nhưng mô hình TQ và nền kinh tế của đất nước sẽ sụp đổ một cách thảm
hại, như minh chứng rằng nền kinh tế do chính phủ lên kế hoạch không thể
hoạt động tốt như nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa được
cân bằng bởi nền dân chủ.
TQ đã xây dựng tất cả mọi thứ một cách quá phung phí và thừa thãi: công
suất công nghiệp, nhà cửa, văn phòng, khu thương mại, cơ sở hạ tầng...
TQ đã xây dựng mọi thứ to gấp hai lần và dài gấp hai lần, giống như bao nền kinh tế mới nổi do chính phủ điều hành khác.
Trên thực tế,”sự vung tiền” đầu tư quá mức của chính phủ từng xảy ra tại
Đông Nam Á, hậu quả là một cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 1997 đến
năm 2002.
TQ đã làm cho tình hình trở nên tệ không kém “câu chuyện của Đông Nam Á”.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Khi nào nền kinh tế TQ sụp đổ? Câu trả lời: Nó sẽ xảy ra rất sớm.
Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ này đang đến gần
Dấu hiệu 1: Gần đây, một nhà phát triển bất động sản danh tiếng
lần đầu tiên quyết định giảm giá căn hộ đến 40% khi tình hình mua bán bị
đình trệ.
Đây là một bước ngoặt gây sốc cho TQ và nó sẽ không chỉ dừng ở đó.
Những người giàu TQ xếp hàng để mua những căn hộ đồ sộ nhưng hoàn toàn bị bỏ trống với một mức giá cao ngất ngưởng.
Tại TQ, họ không có văn hóa cho thuê căn hộ mạnh mẽ. Các căn hộ 90% đều
là tự sở hữu. Họ đơn giản chỉ mua cơ sở hạ tầng và bỏ không không sử
dụng…vì vậy khi một nhà đầu tư cắt giá và tất nhiên là làm giảm giá trị
đầu tư, những người mua sẽ rất tức giận.
Nhưng xu hướng giảm giá bất động sản dường như đang lan rộng, bởi ngày
càng nhiều nhà đầu tư bị buộc phải giảm giá để thu hồi vốn và tránh việc
phá sản.
Dấu hiệu 2: Người giàu nhất TQ, sở hữu 31,9 tỉ USD là ông Lý Gia
Thành. Ông và con trai Richard đã bán đất doanh nghiệp hạng nhất trị giá
3 tỉ USD 9 tháng trước. Điều này cho thấy ông Lý đã thông minh khi bán mảnh đất trước khi bong bóng nổ.
Dấu hiệu 3: Một khảo sát của Bain & Company, tập đoàn tư vấn
quản lý toàn cầu, và của ngân hàng TQ về các gia đình giàu có, cho thấy
60% người giàu TQ đang dự tính di cư ra nước ngoài vì họ không còn tin
vào chính phủ và nền kinh tế bong bóng. Thêm
vào đó, độ ô nhiễm đã đạt đến mức không thể chấp nhận được. Những người
giàu có muốn con họ được nhận một nền giáo dục sử dụng tiếng Anh.
Dấu hiệu 4: Đa phần các nhà phát triển đầu tư có tiếng ở TQ đã
phá sản. Những nhà đầu tư này lại trở thành mối đe doạ lớn cho hệ thống
ngân hàng, nơi phát triển thông qua việc cho vay trong vài năm qua.
Thống kê mới tệ nhất chính là cao ốc, bắt đầu từ cao ốc cho thuê văn phòng, đã giảm 37% trong 4 tháng đầu năm 2013.
Dấu hiệu 5:
Nợ xấu đang gia tăng rất nhanh tại TQ. Các khoản nợ nằm trong khu vực
kinh tế tư nhân hiện đang cao hơn so với Mỹ và châu Âu, theo như biểu đồ
dưới đây.
Nó đang ở mức 190% và vẫn đang tiếp tục tăng, tổng khoản nợ khu vực tư
nhân cao hơn so với tất cả các quốc gia châu Á mới nổi vào năm 1998, khi
mà nợ tư chạm đỉnh 160% trước khủng hoảng tài chính và tiền tệ 5 năm.
Lưu ý rằng biểu đồ này không gồm tài chính và nợ công. Khi đưa các
con số này vào phân tích, ước tính tổng nợ của TQ sẽ khoảng 277% GDP,
cao hơn các quốc gia mới nổi như Brazil (152%), Ấn Độ (130%) và Nga
(78%).
Những quốc gia mới nổi không có những khoản nợ tư như quốc gia phát
triển, vì thu nhập của họ thấp và dân thành thị và các doanh nghiệp đều
có mức uy tín tín dụng thấp hơn. Vì vậy,TQ có tổng nợ khoảng 277% là
chưa từng có đối với một nước đang phát triển.
Dấu hiệu 6: Một tập đoàn nông nghiệp lớn đã đóng cửa và các nhà đầu tư không thể lấy lại được tiền vốn.
Dấu hiệu 7: Một công ty năng lượng mặt trời TQ tầm cỡ đã vỡ nợ ngay trên trái phiếu của nó – trường hợp đầu tiên xảy ra tại TQ.
Vì vậy, chính phủ đã âm thầm giải cứu và che đậy các khoản vỡ nợ và các
vết nứt kinh tế. Nhưng họ ra hiệu rằng họ đang để cho các vụ vỡ nợ xảy
ra để cho “khí thoát ra khỏi bong bóng.”
Chính phủ TQ cơ bản là không có bất kỳ một manh mối nào. Thật ra, không
có chính phủ nào có. Họ luôn nghĩ rằng họ có thể làm cho bong bóng xì
hơi từ từ, để chắc chắn họ có một chuyến đáp cánh nhẹ nhàng.
Nhưng vấn đề là “chuyến đáp cánh nhẹ nhàng” không bao giờ xảy ra trong nền kinh tế bong bóng.
Bong bóng không thể chính sửa được. Chúng chỉ nổ.
Chúng dần trở nên rất khắc nghiệt - và bong bóng của Trung Quốc là cực
đoan nhất trong tất cả - một khi chúng bắt đầu bung ra, nền kinh tế sẽ
phải hứng chịu một trận lở tuyết của quá trình vỡ nợ và mặc định rằng
chúng sẽ chồng chất lên nhau.
Bong bóng sẽ trở thành một cái hố đen vũ trụ cho nền kinh tế nói riêng cà cả đất nước TQ nói chung.
Khi nền kinh tế TQ bị “thổi bay”, sẽ không có bất cứ một chính sách nào
kích thích kinh tế đến từ Mỹ, châu Âu và Nhật để chống lại cú sốc này.
Thu Hiền - Thăng Long (theo Nasdag)
Tags : kinh tế Trung Quốc, Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc sụp đổ
http://motthegioi.vn/khoa-hoc-giao-duc/tin-tuc-cong-nghe/7-dau-hieu-kinh-te-trung-quoc-sap-sup-do-223107.html
Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp đến hồi kết thúc
Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ khi bắt đầu được thành lập, không có ngôi vị thiêng liêng như các vị vua chúa ngày xưa, cũng không phải là chính quyền thông qua quá trình dân chủ, không có tính hợp pháp, đã khiến cho ĐCSTQ luôn luôn sống trong lo sợ bị tiêu vong.
Ngày 1/10/2015, Quốc khánh Trung Quốc, một cây cổ thụ ở phía Bắc của
Quảng trường Thiên An Môn đã bị gió quật đổ. Khi đó người dân thi nhau
bình luận: “Vào một ngày đặc biệt, ở một nơi nhạy cảm, một cây cổ thụ
bị quật ngã, nó báo hiệu điều gì?”, “Rễ cây này đã bị mục nát, cũng
giống như Đảng Cộng sản Trung Quốc”; “Gió cuốn đổ cây, thiên tượng cảnh
báo, Đảng đến ngày vong”; ” Đây là tín hiệu của sự thay đổi triều đại.”
Dân chúng mỗi người đều có những ý kiến khác nhau, nhưng đều xoay quanh
chủ đề về nguy cơ sụp đổ của ĐCSTQ. Số mệnh của ĐCSTQ đã hết, không chỉ
biểu hiện trong những lời bình luận không ngớt của dân chúng, trên thực
tế, trong nội bộ ĐCSTQ cũng nhiều lần đưa ra những tín hiệu của sự sụp
đổ.
Cục Chính trị Trung ương ĐCSTQ, vào tháng 6 năm nay, đã mở một cuộc hội
nghị mở rộng, thảo luận về những nguy cơ lớn tồn tại trong xã hội, kinh
tế và chính trị. Ông Tập Cận Bình đã phát biểu trong hội nghị rằng,
ĐCSTQ đang đối diện với sự thoái hóa biến chất và đứng trước nguy cơ sụp
đổ, phải dũng cảm đối diện và thừa nhận sự thực này.
Ông Hồ Cẩm Đào trong đại hội Đảng lần thứ 18, trong lời mở màn từng nói: “Nếu như chúng ta không thể giải quyết vấn đề tham nhũng, thì nó sẽ là một đòn chí mạng, thậm chí là mất Đảng, mất nước.”
Ngày 9/9/2015 Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn, tại hội nghị “Đối thoại giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với thế giới năm 2015”, với hơn 60 đại biểu quốc tế, lần đầu tiên nói về vấn đề “tính hợp pháp” của ĐCSTQ. Ông Vương Kỳ Sơn nói: “Tính hợp pháp của ĐCSTQ bắt nguồn từ lịch sử, là do nhân tâm quyết định, là do nhân dân lựa chọn.”
Tính hợp pháp đối với chính trị, thông thường chỉ đối với một chính phủ
mà được nhân dân ủng hộ, là chỉ sự chấp thuận, đồng tình của người dân
đối với quyền lực chính trị, cũng gọi là “tính chính thống”, “tính chính đáng”.
Khi tính hợp pháp bị xói mòn thì việc thực thi quyền lực chính trị hay
phán quyết của chính phủ sẽ đứng trước nguy cơ bị sụp đổ.
Đối với “tính hợp pháp” của chính quyền ĐCSTQ thì đây là một chủ
đề rất mẫn cảm, ĐCSTQ vẫn luôn giữ kín như bưng. Nhưng ông Vương Kỳ Sơn
lần này đã chủ động nêu ra trong cuộc họp, điều này gây ra sự chú ý của
các giới và khiến dân chúng bàn tán xôn xao. Điều này cho thấy hiện tại
ĐCSTQ đã mất đi tính hợp pháp và không ngừng tiến bước đến sự suy vong.
Người dân không còn tin vào ĐCSTQ
Tháng 3/2002, Cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung quốc Giang Trạch Dân đã nói với phóng viên Washington Post: “Khi
tôi còn trẻ tôi từng tin tưởng rằng chủ nghĩa Cộng sản rất nhanh sẽ
tiến lên, nhưng hiện tại tôi không còn nghĩ như thế nữa.” Rõ ràng hiện nay tại Trung Quốc những người thực sự tin tưởng vào chủ nghĩa Cộng sản chỉ còn rất thưa thớt.
ĐCSTQ trên hình thái ý thức thì đã hoàn toàn thất bại, từ khi cải cách
mở rộng đến nay sự tin tưởng vào chính trị dường như không còn. ĐCSTQ
hiện nay đang lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về sự tín nhiệm và
tính hợp pháp. Các cấp cán bộ của ĐCSTQ hoàn toàn không tin tưởng vào
đường lối của Trung ương, bên trên lừa gạt bên dưới, bên dưới lừa gạt
bên trên, Trung ương lừa toàn Đảng, toàn Đảng lừa Trung ương. Dân chúng
không còn tin tưởng vào Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là một sự thật phổ
biến.
Tình thế khó khăn hiện nay đã trở thành một thách thức chưa từng có đối
với ĐCSTQ về sự sinh tồn và sự thống trị hợp pháp. Sự đổ vỡ của hình
thái ý thức đối với chủ nghĩa Cộng sản đã khiến ĐCSTQ không thể dùng học
thuyết của Các Mác – Lênin – Mao Trạch Đông để tiếp tục lừa gạt dân
chúng được nữa. ĐCSTQ chỉ có thể dùng phương thức cải cách phát triển
kinh tế để lấy lại sự tín nhiệm của nhân dân. Sự phát triển kinh tế trở
thành còn bài duy nhất để duy trì sự cai trị của ĐCSTQ.
Dưới sự cầm quyền của ông Giang Trạch Dân, ĐCSTQ tiến nhập vào thời đại không có quan niệm giới hạn về đạo đức, ông ta đã lựa chọn phương thức nắm quyền là cùng nhau phạm tội.
Thông qua hình thức hủ bại, ông Giang cho quan chức tham nhũng để đổi
lấy sự ủng hộ và phục tùng của họ. Do đó chốn quan trường của ĐCSTQ đã
xuất hiện tình trạng hỗn loạn chưa từng có.
Ban An toàn của ĐCSTQ đã nghe lén ông Hồ Trường Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Giang Tây nói chuyện với con trai tại hải ngoại rằng: “Con
à, hãy cố gắng ở nước ngoài , bố thấy ĐCSTQ không còn giữ được 10 năm
nữa đâu, bố và mẹ con sẽ sớm ra nước ngoài sống với con. Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Thành Khắc Kiệt nói với người tình rằng: “Mang hết số tiền này gửi ra nước ngoài, sớm muộn rồi cũng kết thúc thôi.”
Theo một báo cáo của ĐCSTQ cho biết, tại Trung Quốc có 0,4% người nắm
giữ 70% của cải, trở thành quốc gia có của cải tập trung nhất. Trung
Quốc đã trở thành quốc gia có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất trên thế
giới. Mỗi năm có 2 hội nghị là Hội nghị Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và
Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đều bị người ta ví
von là sự tụ hội của những người giàu có. Theo một thống kê cho biết, “Top 400 người giàu có nhất Trung Quốc năm 2013 của Forbes”,
trong bảng xếp hạng này thì có đến 94 người nằm trong bộ máy chính
quyền, trong đó có 52 người là Đại biểu Quốc hội khóa 12, và 42 người
nằm trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị lần thứ 12. Đến năm 2013, tổng
số tài sản của 94 người này đã lên đến hàng ngàn tỉ nhân dân tệ.
Theo truyền thông Hồng Kông, ông Vương Kỳ Sơn trong một cuộc họp của Ủy
ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã công bố những số liệu khiến người ta
kinh ngạc:
Năm 2013, 2014 các vụ án liên quan đến quan chức chính phủ hủ bại có đến 65% liên quan đến ngoại tình và mua dâm. Còn các vụ án tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế thì có đến 85% là có dính líu đến ngoại tình và mua dâm.
Hiện nay chốn quan trường của ĐCSTQ hết sức hỗn loạn, gần như không quan
nào mà không tham nhũng, không quan nào mà không mua dâm. Có rất nhiều
quan chức đã có nhiều loại hộ chiếu, sớm đã chuyển hết tài sản ra nước
ngoài, khi nào ĐCSTQ sụp đổ liền lập tức ra nước ngoài sinh sống.
Sự thống trị bất hợp pháp của ĐCSTQ
Chính quyền ĐCSTQ kể từ khi bắt đầu được thành lập, không có ngôi vị
thiêng liêng như các vị vua ngày xưa, cũng không phải là chính quyền
thông qua quá trình dân chủ, không có tính hợp pháp, đã khiến cho ĐCSTQ
luôn luôn sống trong lo sợ bị tiêu vong.
Chủ nghĩa cộng sản mang đến sự hủy diệt to lớn cho nhân loại, “Đại thanh trừng” của Liên xô, các cuộc “vận động” của các quốc gia Đông Âu, “Khmer Đỏ” của Campuchia. Còn riêng của Trung Quốc thì có, “Cải
cách Ruộng đất”, Cải cách Công Thương nghiệp”, “Tam phản”, “Ngũ phản”,
“3 năm nạn đói lớn”, “Đại Cách mạng Văn hóa”, “Thảm sát trên Quảng
trường Thiên An Môn”, “Bức hại Pháp Luân Công” … Đã trực tiếp giết hại gần 100 triệu người, và số người gián tiếp bị hại lên đến hàng trăm triệu người.
ĐCSTQ tuyên truyền rằng sẽ mang đến cho người dân “thiên đường tại nhân gian”, nhưng lịch sử đã chứng minh rằng nó đã tạo ra “địa ngục trần gian” cho nhân dân Trung Quốc. Còn cái mà Cộng sản Trung Quốc gọi là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”,
trên thực tế là lấy tài sản của người dân để chuyển đến tay của những
người thống trị. Tất cả những lời tuyên dương và hứa hẹn của ĐCSTQ đều
trở thành những lời nói suông.
Một chính quyền hợp pháp là phải bắt nguồn từ sự đồng thuận của dân
chúng, cho dù là thể chế chính trị gì đi nữa, thì sự công bằng tự do là
yêu cầu tối căn bản. Còn ĐCSTQ vĩnh viễn lấy lợi ích của bản thân bao
trùm lên hết thảy lợi ích của nhân dân và quốc gia, liên tục phạm phải
những tội ác không thể tha thứ đối với người dân. Do đó từ lịch sử cho
đến ngày hôm nay, chính quyền ĐCSTQ là hoàn toàn bất hợp pháp.
ĐCSTQ thống trị Trung Quốc hơn 60 năm
qua, đối với dân tộc Trung Hoa mà nói thì đây là một tai họa tày trời,
một cơn ác mộng. Hơn 60 năm qua đã có tới gần 100 triệu người Trung Quốc
bị giết hại. Văn hóa 5 nghìn năm của dân tộc Trung Hoa đã bị ĐCSTQ phá
hủy, môi trường bị tàn phá, ô nhiễm nặng nề, đạo đức con người đang
trượt trên dốc lớn. Các kiểu lừa gạt hãm hại, tham ô hủ bại, làm giả,
bán quan bán nước, kỹ nữ tràn lan, xã hội đen tàn sát lẫn nhau, tất cả
đã tạo thành một xã hội Trung Quốc hỗn loạn.
ĐCSTQ để duy trì sự thống trị tà ác, thì cần phải dùng đến phương pháp
bạo lực và lừa dối. Bản chất và hành vi tà ác của ĐCSTQ chỉ với mục đích
duy nhất là để duy trì sự thống trị, và để đạt được mục đích đó thì
ĐCSTQ sẵn sàng bán đứng quốc gia và người dân.
ĐCSTQ đã phạm phải tội ác tày trời với đất nước Trung Quốc và người dân
Trung Quốc, đã khiến cho trời đất phẫn nộ, người người oán trách. Càng
ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc nhận rõ bản chất tà ác của
ĐCSTQ. Đến nay lãnh đạo ĐCSTQ lần đầu tiên đã công khai thảo luận về
tính hợp pháp của ĐCSTQ, cùng với những tranh luận nảy lửa trên mạng về
Chủ nghĩa Cộng sản. Đó là sự phản ánh chân thực trên bề mặt xã hội Trung
Quốc trước nguy cơ diệt vong của ĐCSTQ. Tất cả đều báo trước ngày sụp
đổ của chính quyền ĐCSTQ đang đến rất gần.
Một
vết nứt vỡ được hình thành từ 500 năm trước đây trên tảng cự thạch ở
Quý Châu đã để lộ ra 6 chữ khắc nổi trên mặt đá như thể được viết bằng
bút lông, “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong” (nghĩa là “Đảng Cộng sản Trung
Quốc diệt vong”. Hình ảnh này được in trên vé vào cửa công viên quốc
gia tại Quý Châu. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng TrungThiên Minh biên dịch
Tác giả "thuyết TQ sụp đổ" dự đoán xung đột trên Biển Đông
Hải Võ |
Tác giả của "thuyết Trung Quốc sụp đổ" mới đây dự đoán Biển Đông có thể là điểm bùng phát Thế chiến III, trong khi Đối thoại Shangri-la được cho là sẽ thành "đấu trường Trung-Mỹ".
Đối với thái độ cứng rắn của Mỹ trên Biển Đông thời gian gần đây, Trung
Quốc cũng tỏ ra không hề kém cạnh và luôn ngang ngược tuyên bố "sẽ không
dừng các hoạt động xây dựng phi pháp tại các đảo đá ở Biển Đông".
Tờ Washington Post hôm 27/5 bình luận, hành động của Mỹ là để "đối phó
với sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh" và tái khẳng định, máy bay Mỹ
"hoàn toàn hợp pháp và đúng đắn" khi tiếp cận không phận các đảo đá bị
Trung Quốc xâm chiếm phi pháp trên Biển Đông.
Tờ báo Mỹ bình luận, Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra vội vã trong việc
thiết lập bá quyền ở khu vực, nhưng Bắc Kinh cũng không dám quá mạo hiểm
và vẫn mong tránh được xung đột với Mỹ cũng như các bên liên quan.
Trước đây, mỗi khi những biện pháp "ỷ lớn bắt nạt bé" của Trung Quốc vấp
phải sự phản đối quyết liệt từ các nước láng giềng, Bắc Kinh đều bị
buộc phải "rút lui chiến thuật".
Vì vậy, Washington Post cho rằng, Mỹ và đồng minh nên liên kết chặt chẽ
để giáng đòn vào "thành trì cát" mà Trung Quốc đang ra sức xây cất một
cách phi pháp trên Biển Đông.
Hoàn Cầu: "Biển Đông có trở thành khởi nguồn của Thế chiến III?"
Thời báo Hoàn Cầu cho hay, luật sư người Mỹ gốc Hoa Gordon G. Chang (Trương Gia Đôn) đã dự đoán - "Biển Đông sẽ trở thành khu vực tiếp theo bùng phát đối đầu quân sự nghiêm trọng".
Chuyên gia về Trung Quốc
Gordon G.Chang
Ông Gordon Chang là một chuyên gia về Trung Quốc, tác giả cuốn sách
"Trung Quốc sắp sụp đổ" (2001). Chang luôn kiên trì với dự đoán "Trung
Quốc sụp đổ" của mình và vẫn thường bị báo chí Trung Quốc đưa ra chế
giễu.
"Từ nay đến khi Mỹ tung ra những hành động mạnh mẽ hơn có lẽ không
còn xa nữa. Đó là điều mà Washington phải làm, bởi Trung Quốc đã xâm
phạm đến những lợi ích của Mỹ (tại châu Á-Thái Bình Dương - PV)" - ông Chang nhận xét.
Thời báo Hoàn Cầu "tố", trong bài phát biểu hôm 27/5 tại Viện Brookings
(Mỹ), phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã "lôi Trung Quốc vào vấn đề
Ukraine".
"Vấn đề Ukraine có liên quan tới phòng thủ tập thể, cũng như năng lực
đối đầu với xâm lược (tức việc Mỹ cáo buộc Nga 'xâm lược' Ukraine - PV)
của Mỹ.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng sẽ quan tâm chặt chẽ đến tình hình Ukraine. Bọn họ muốn học tập kinh nghiệm từ đây" - ông Biden cho biết.
Nghị sĩ Michael Turner thì phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ dự đoán - "Trung Quốc có khả năng dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông".
Viện nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam
Phó GS Lý Minh Giang
Khả năng xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp Trung-Mỹ trên Biển Đông là
không lớn.Trung Quốc chưa tỏ rõ ý định sử dụng vũ lực để giữ các đảo đá
mà nước này đã chiếm đoạt trái phép trên Biển Đông mà mới chỉ quyết liệt
trên phương diện "võ mồm", xâm chiếm tài nguyên...
Shangri-la 14: "Đấu trường" Trung-Mỹ?
Trang Đa Chiều cho hay, Hội nghị diễn đàn an ninh châu Á thường niên hay
còn được biết đến với tên gọi Đối thoại Shangri-la lần thứ 14 (2015) sẽ
được diễn ra từ hôm nay (29/5) tới 31/5.
Theo trang này, đoàn đại biểu của Mỹ và Trung Quốc sẽ có những màn "đấu
khẩu nảy lửa" về vấn đề Biển Đông vốn ngày càng trở nên nghiêm trọng,
đồng thời song phương cũng sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của các bên liên quan.
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trước khi lên đường bay sang Singapore,
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 28/5 đã tuyên bố cứng rắn,
yêu cầu Trung Quốc "dừng vĩnh viễn hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép ở
Biển Đông".
Trong khi đó, Đa Chiều cho biết, đoàn đại biểu tới Shangri-la của Trung
Quốc năm nay đã trở nên "đáng gờm" hơn năm ngoái với sự dẫn đầu của
Thượng tướng Hải quân, phó Tổng tham mưu quân giải phóng Trung Quốc Tôn
Kiến Quốc.
Trước thềm Đối thoại Shangri-la, Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng nhiều lần
lên tiếng tỏ thái độ hằn học và giận dữ trước việc Mỹ đưa máy bay do
thám vào thực thi nhiệm vụ trinh sát ở các đảo đá mà Bắc Kinh chiếm đoạt
phi pháp ở Biển Đông.
Tim Huxley - giám đốc điều hành về Châu Á thuộc Viện nghiên cứu An ninh Quốc tế (IISS) - nói với VOA:
Viện nghiên cứu An ninh Quốc tế (IISS)
Tim Huxley
Tôi không kỳ vọng đối thoại lần này có thể giảm bớt căng thẳng trên Biển
Đông, nhưng mong rằng Trung-Mỹ có thể nhân cơ hội này tỏ rõ lập trường
và triển khai đối thoại đa phương.
Ông Huxley cho hay, tham gia Đối thoại Shangri-la 14 có các đại biểu đến
từ châu Á, châu Mỹ và châu Âu cùng các khu vực khác, với tổng cộng 18
Bộ trưởng quốc phòng, 10 Tổng tham mưu quân đội và 4 Thứ trưởng quốc
phòng.
Báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo hôm 28/5 đưa tin, tại Đối thoại
Shangri-la, đoàn đại biểu Trung Quốc sẽ tham gia tất cả các hội nghị
toàn thể cũng như phân nhóm, đồng thời tiến hành đối thoại với các lãnh
đạo quân đội, quốc phòng của nhiều nước.
Nhân dân Nhật báo tuyên bố, tại Singapore, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tuyên
truyền chiến lược quân sự, chính sách quốc phòng, chủ trương đối với an
ninh khu vực của Bắc Kinh.
Theo giới quan sát, Đối thoại Shangri-la được cho là khó có đột phá bởi
những gì Trung Quốc thể hiện cho thấy họ sẽ chỉ đến Singapore để huênh
hoang và tuyên bố ngông cuồng về cái mà nước này gọi là "chủ quyền" đối
với các đảo đá bị Bắc Kinh chiếm đoạt phi pháp trên Biển Đông.
Những thông điệp "cửa miệng" mà Trung Quốc phát đi như "mong muốn tăng
cường hợp tác đối thoại về an ninh, cống hiến cho việc thúc đẩy hợp tác
an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương" hầu như không nhận được bất cứ sự quan
tâm nào từ truyền thông quốc tế.
Trong một bài phân tích khác của Đa Chiều hôm 26/5, trang này nhận định
Đối thoại Shangri-la 2015 rất có khả năng là cơ hội để Mỹ chính thức
tuyên bố những chuyển biến trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của
Washington.
Theo Đa Chiều, các tuyên bố về chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình
Dương của Mỹ trước đây vốn đã được xem như "chuyện thường ngày ở huyện".
Trang này nhận định Bộ trưởng Ashton Carter cần phải thể hiện được tư
duy lãnh đạo mới để đưa các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau
trong một mối quan hệ phòng thủ mật thiết hơn.
Chuyên viên nghiên cứu John Schaus thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) nhận định:
TT nghiên cứu chiến lược & quốc tế Mỹ
John Schaus
Tại Đối thoại Shangri-la năm nay, chúng tôi kiến nghị Mỹ "định vị lại"
chính sách đối với châu Á-Thái Bình Dương. Trong bối cảnh đã có nhiều
quốc gia và đồng minh lên tiếng hy vọng Mỹ và cộng đồng quốc tế đóng vai
trò tích cực hơn trong việc gìn giữ hòa bình và tự do hàng hải tại khu
vực này, thì Mỹ nên chuyển sang chú trọng đến vấn đề "làm với ai" (doing
with), sau đó mới là "làm cho ai" (doing for).
Theo ông Schaus, các đồng minh và đối tác của Mỹ tại châu Á-Thái Bình
Dương "có đầy đủ năng lực cũng như sự tình nguyện giúp Mỹ thực hiện lợi
ích quốc gia của mình", và các quốc gia này cũng là một phần quan trọng
để Mỹ đạt được mục tiêu.
"Đồng thời, việc tăng cường mối liên kết giữa lợi ích của Mỹ và đối
tác tại châu Á-Thái Bình Dương cũng góp phần giúp quá trình thực hiện
mục tiêu chiến lược của Mỹ trở nên minh bạch và được tin tưởng hơn" - John Schaus bình luận.
Chuyên gia này cũng kiến nghị Bộ trưởng Carter tiến hành nhiều cuộc hội
đàm song phương và đa phương, với trọng tâm đặt ở 3 chủ đề lớn: An ninh
trên biển; quan hệ đối tác song phương chặt chẽ hơn; hợp tác mang tính
chất kết cấu.
Cuốn bạch thư của Bắc Kinh - Lê Phan (NV)
Mới
đây, Bắc Kinh đã lần đầu tiên trình làng chiến lược quân sự của họ qua
bạch thư đầu tiên về quốc phòng. Như tạp chí Foreign Policy nhận xét,
sách lược này hứa sẽ trả đũa cực kỳ mạnh nếu bị tấn công trong một thế
giới mà họ nhìn đâu cũng thấy đe dọa.Cuốn
bạch thư, được Quốc Vụ Viện (tức chính phủ Trung Quốc) chính thức phổ
biến, càng đáng chú ý vì nó được đưa ra trong một giai đoạn ngày càng
gia tăng căng thẳng với Hoa Kỳ qua những hành động vô cùng gây hấn của
Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp ở nơi mà thế giới gọi là Biển Nam
Trung Hoa, và Việt Nam chúng ta gọi là Biển Ðông.
Cuốn
bạch thư cũng được đưa ra khi mới hôm Thứ Hai, tờ báo lá cải của Nhân
Dân Nhật Báo, Hoàn Cầu Thời Báo đã lớn tiếng khuyến cáo là chiến tranh
với Hoa Kỳ là chuyện “không tránh được” nếu Hoa Kỳ cứ tiếp tục gây áp
lực với Bắc Kinh về những hành vi mà thực sự là bất hợp pháp của họ. Có
điều, cũng phải thêm là ở Hoa Kỳ, theo Foreign Policy, sự đồng thuận về
phải để chỗ cho Trung Quốc thăng tiếng nay có vẻ đã được thay thế bằng
một lập trường diều hâu hơn về nhu cầu phải phong tỏa một tên khổng lồ
mới nổi lên ở Á Châu.
Nhưng
Foreign Policy khẳng định là cuốn bạch thư mới này của Trung Quốc thực
sự có nhiều tiếp nối với các sách lược trong quá khứ, đặc biệt là chủ
thuyết của ông Mao Trạch Ðông về “tích cực phòng vệ,” mà tờ báo đùa bảo
được biết ở Hoa Kỳ dưới cái tên là trường phái Billy Martin về giải
quyết tranh chấp. Billy Martin, xin thêm, là một ông bầu của đội banh
baseball New York Yankees một thời và ông nổi tiếng là ưa gây sự với
trọng tài, ăn hiếp cầu thủ và ông đã từng nổi tiếng với câu nói bất hủ,
“Tôi không bao giờ đấm quả đầu tiên, tôi đấm bốn quả thứ nhì.”
Nghiêm
chỉnh mà nói cuốn bạch thư về quốc phòng này đã là một sự mới lạ. Nó
chính thức hóa một sự biến dạng của Trung Quốc trở thành một cường quốc
đại dương, với đặc biệt nhấn mạng đến các chiến dịch tấn công chứ không
phải phòng thủ. Hơn thế nói đưa ra một viễn ảnh cho một vai trò rộng lớn
hơn và toàn cầu hơn cho Giải Phóng Quân mà vốn từ trước đến nay vẫn
được coi như là một lực lượng phòng vệ. Có nhiều nơi trong cuốn bạch thư
này, lập trường diều hâu lộ rõ, phản ảnh tư tưởng của những người như
Giáo Sư Liu Ming Fu, một giáo sư của Học Viện Quốc Phòng, mà trong cuốn
Giấc Mơ Trung Quốc nói đến việc Bắc Kinh cần xây dựng một quân đội mạnh
nhất thế giới để nhanh chóng thay thế Hoa Kỳ trở thành “nhà vô địch” thế
giới. Ông Liu là người đã từng viết về liên hệ Mỹ Trung “Ðây là cuộc
tranh giành để trở thành quốc gia dẫn đầu, là cuộc xung đột để chi phối
thế giới.”
Ðiều
đáng ngạc nhiên là cuốn bạch thư tuy vậy mở dầu với một phác họa về một
khung cảnh thế giới khá tốt đẹp. Ấn bản tiếng Anh mở đầu viết, “Hòa
bình, phát triển, hợp tác và lưỡng lợi đã trở thành một trào lưu không
thể chống lại được của thời đại. Trong tương lai gần, một trận thế chiến
khó xảy ra, và tình hình thế giới được chờ đợi sẽ hòa bình nói chung.”
Nhưng
nhìn từ phía các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì mọi sự không phải đều tốt
đẹp. Những đe dọa cổ truyền cho an ninh nay lại còn bị kết hợp với những
đe dọa mới, từ khủng bố đến chiến tranh tin tặc, khiến cho có tiềm năng
có nhiều nguy hiểm. Một quốc gia đối thủ, không nêu tên, với khuynh
hướng đòi giữ vị trí lãnh đạo và ủng hộ các đồng minh hiệp ước ở cùng Á
Châu-Thái Bình Dương, cần đặc biệt chú ý. Tình hình đó được diễn tả theo
công thứ như sau “Tuy nhiên, có những đe dọa mới từ chủ nghĩa bá quyền,
chính trị quyền lực và chính sách can thiệp mới.”
Và
chính vì thế mà bạch thư đưa ra kết luận, “Trong hoàn cảnh mới, các vấn
đề an ninh quốc gia mà Trung Quốc đối diện bao gồm nhiều chủ đề hơn,
nới rộng trên nhiều khu vực lớn hơn, và trải qua một giai đoạn thời gian
dài hơn bao giờ hết trong lịch sự đất nước.” Hay như trong một đoạn
khác, “Vì hoàn cảnh địa lý chiến lược phức tạp, Trung Quốc đối diện với
nhiều đe dọa và thách thức trong mọi hướng chiến thuật và mọi lãnh vực
an ninh.”
Mà điều này đặc biệt đúng cho tình hình ở Biển Ðông.
Tuy
bạch thư hầu hết tập trung vào những vấn đề tối thượng như làm sao quân
đội Trung Quốc có thể hỗ trợ cho việc thực hiện sử “hồi xuân” quốc gia
của Trung Quốc, nó cũng đặc biệt chú tâm đến một khu vực có tiềm năng
chiến tranh đang thường được báo chí nhắc nhở tới, vấn đề Trung Quốc lấn
biển xây dựng nhưng đảo mới trên các bãi đá ngầm hay vài hòn nổi trong
quần đảo Trường Sa.
Cuốn
bạch thư viết, “Về những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và
quyền lợi lãnh hải, một số các nước láng giềng hải ngoại đã có những
hành động khiêu khích và tăng cường sự hiện diện quân sự ở những bãi cạn
và đảo của Trung Quốc mà họ đã chiếm đóng bất hợp pháp. Một số quốc gia
ngoại quốc cũng bận rộn can thiệp vào các vụ việc ở Biển Nam Trung Hoa;
một số rất nhỏ còn duy trì tuần thám gần cận từ trên không và trên biển
và thám báo chống lại Trung Quốc. Do đó một công tác lâu dài cho Trung
Quốc để bảo vệ các quyền lợi hải dương của mình.”
Bạch
thư nói rõ là điều quan trọng ở vùng biển mà chúng tôi xin chọn gọi là
Biển Ðông không phải là một vài bãi cạn, vài hòn đá, hay vài hòn đảo
không người, mà là chính bản chất của chủ quyền của Trung Quốc. Trong số
những sứ vụ quân sự của Trung Quốc trong thế giới mới này là để “bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải và duy trì an ninh và ổn định ở vùng ven
biên của Trung Quốc.”
Tờ
Foreign Policy hỏi, “Những lập trường chủ thuyết như vậy khiến cho khó
có thể tin là Trung Quốc sẽ chịu lùi bước trước trong một cuộc đối đầu
về quyền hải hành trong vùng.”
Xây
dựng một hải quân hùng mạnh đã là ưu tiên của cựu Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào,
nhưng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền thì cố gắng này đã gia
tốc.
Ðiều
còn đáng chú ý hơn nữa là một sự chuyển hướng hẳn ra khỏi quan điểm
truyền thống về quốc phòng của Trung Quốc. Cho một quốc gia đã xây dựng
Vạn Lý Trường Thành như là một sách lược quốc phòng chính, cuốn bạch thư
đã đặt ngược hẳn vấn đề, “Lối suy nghĩ cổ truyền rằng đất nặng hơn biển
phải được từ bỏ, và tầm quan trọng lớn phải được tập trung vào việc
quản lý biển và đại dương và bảo vệ quyền lợi hàng hải. Trung Quốc cần
phải phát triển một cơ cấu của một lực lượng hải quân tân tiến tương
xứng với an ninh quốc phòng và phát triển quyền lợi, bảo vệ chủ quyền và
quyền lợi hàng hải, bảo vệ sự an toàn của các hải lộ chiến lược và
quyền lợi ở hải ngoại, và tham gia vào các hợp tác hàng hải quốc tế, để
cung cấp một trợ giúp chiến lược cho việc xây dựng một cường quốc biển.”
Và
công tác đầu tiên trong việc canh tân quân đội theo cuốn bạch thư này
là về khả năng họat động xa khỏi đất nhà. Cuốn bạch thư đòi phải cải
thiện quân nhu tiếp liệu.
Cuốn
bạch thư tuy là vẫn nhắc đến ‘phòng thủ tích cực’ của chủ thuyết từ
thời ông Mao, nhưng đã đi vào chi tiết để cho thấy là hải quân và không
quân đã từ bỏ vai trò phòng thủ cổ truyền để tìm một vai trò năng động
hơn, kể cả một hải quân thực sự “biển xanh.” Bạch thư viết, “Ðể đáp ứng
đòi hỏi chiến thuật bảo vệ ngoài khơi và bảo vệ trên biển cả, hải quân
của Giải Phóng Quân sẽ chuyển từ từ tập trung vào ‘bảo vệ ngoài khơi’
sang một tập hợp ‘bảo vệ ngoài khơi’ với ‘bảo vệ biển khơi,’ và xây dựng
một cơ chế lực lượng chiến đấu hải quân kết hợp, đa năng và hữu hiệu.
Hải quân của Giải Phóng Quân sẽ tăng cường khả năng cho phòng vệ chiến
lược và phản công, hành quân hàng hải, kết hợp hành quân trên biển,
phòng thủ toàn diện và hỗ trợ toàn diện.”
Chỉ
ở đoạn cuối thì cuốn bạch thư này mới nhắc đến một cách rất không vui
vẻ gì cái mà chúng ta có thể tạm dùng danh từ hồi trước của các chế độ
Cộng Sản gọi là “nghĩa vụ quốc tế.” Cuốn bạch thư viết, “Ðể đáp ứng với
những đòi hỏi mới đến từ gia tăng quyền lợi chiến lược của đất nước,
quân đội sẽ tích cực tham gia các hợp tác vùng và quốc tế” nhưng cuốn
bạch thư cũng không quên “và bảo đảm hữu hiệu các quyền lợi hải ngoại
của Trung Quốc.”
Dầu
cho phát ngôn nhân của Ngũ Giác Ðài có biện bạch nói đến việc dầu sao
chăng nữa việc Bắc Kinh công khai chính sách là một điều tốt, sự thực là
cuốn bạch thư này là một lời tuyên chiến dài dòng với Hoa Kỳ. Bây giờ
chúng ta chờ xem Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao?
bonphuong.blogspot.ca/2015/06/cuon-bach-thu-cua-bac-kinh-le-phan-nv.html
TS NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG
Bốn điểm đáng chú ý trong Sách trắng quốc phòng Trung Quốc
TT - Chính phủ Trung Quốc vừa có màn trình diễn về “tính minh bạch”
trong quốc phòng bằng việc công bố Sách trắng dài 40 trang. Lần đầu tiên
từ năm 2011, Bắc Kinh đưa ra những chi tiết về quy mô và cơ cấu các lực
lượng vũ trang của nước này.
Phóng to |
Đây là một tài liệu phục vụ tuyên truyền đối ngoại, lời lẽ mềm mỏng hơn
giọng điệu nặng tính chỉ trích đối với các đối thủ trên nhật báo Quân Giải Phóng ra cùng ngày.
Sách trắng cho thấy mấy điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, Sách trắng ám chỉ Mỹ là bên đang gây nên “sự căng thẳng ở châu
Á - Thái Bình Dương bằng cách tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu
vực và củng cố quan hệ với các đồng minh”. Mặc dù Bắc Kinh không nêu
đích danh Mỹ nhưng thông điệp này là không thể nhầm lẫn, nhất là khi
liên kết nó với nhận định trong chương I về tình hình nhiệm vụ.
Sách trắng này nêu rõ: “Mỹ đang điều chỉnh chiến lược châu Á - Thái Bình
Dương và bối cảnh khu vực đang trải qua những biến đổi sâu sắc”. Việc
giảm thiểu giọng điệu chỉ trích Mỹ phù hợp với chủ trương của Bắc Kinh
là tìm cách lôi kéo và cải thiện quan hệ với Mỹ khi vừa diễn ra chuyến
thăm của Ngoại trưởng John Kerry.
Chủ trương này được Sách trắng nêu: “Trung Quốc theo đuổi quan niệm mới
về an ninh, dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng và theo
đuổi an ninh tổng thể và hợp tác an ninh chung”. Điều đó cho thấy Bắc
Kinh đang tìm kiếm một khuôn khổ mới cho quan hệ an ninh với các nước
lớn, trước hết là với Mỹ. Còn quan niệm mới này có liên quan gì đến quan
hệ với các nước khác (và nhỏ hơn) thì cần phải theo dõi kỹ những gì
Trung Quốc làm.
Thứ hai, Sách trắng nêu bật vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển
đảo, trong đó cho rằng “một số nước láng giềng đang có những hành động
làm phức tạp và trầm trọng thêm tình hình, và Nhật đang gây rối xung
quanh vấn đề đảo Điếu Ngư”.
Sở dĩ Sách trắng nhấn mạnh đến các thách thức từ phía hai nước lớn Mỹ và
Nhật chủ yếu là để biện minh cho việc Trung Quốc tiếp tục tăng ngân
sách quốc phòng hai chữ số hằng năm. Thế nhưng, việc Bắc Kinh đổ lỗi cho
các nước láng giềng giáp biển làm cho tình hình thêm căng thẳng và
nghiêm trọng thì chẳng khác nào “vừa ăn cướp vừa la làng”. Thái độ này
càng đáng lên án nếu xét đến việc thời gian qua lực lượng hải giám Trung
Quốc thường xuyên dùng vũ lực trấn áp ngư dân của các nước ven biển
Đông.
Sách trắng cũng không quên nhắc lại luận điệu cũ rích là Trung Quốc
“chống lại bá quyền và chính trị cường quyền nước lớn” và “sẽ không bao
giờ tìm kiếm bá quyền hoặc cư xử bá quyền”. Thế nhưng, kể từ khi điều
này được tuyên bố một cách long trọng tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung
Quốc lần thứ 17 (2007) thì Trung Quốc đã đưa cuộc xung đột trên biển
Đông lên cường độ cao.
Và kể từ khi nó được lặp lại tại Đại hội 18 (2012), Trung Quốc vẫn tiếp
tục đẩy mạnh tranh chấp, khai thác trên biển Đông. Với quy định từ ngày
1-1-2013 “chặn tàu, khám tàu, trục xuất tàu” nước ngoài đi vào biển
Đông, Bắc Kinh đã bộc lộ ý đồ thiết lập một trật tự trên biển Đông do
Trung Quốc chủ đạo.
Thứ ba, Sách trắng tiếp tục khẳng định “kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc
gia cốt lõi” khi nêu rõ “Trung Quốc là một cường quốc hải dương cũng như
trên đất liền” và hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ hỗ trợ việc thực thi
luật biển của Trung Quốc, đánh cá và khai thác dầu khí; “tuần tra và
quản lý hải giới ở vịnh Bắc bộ và khu vực biển Hoàng Sa” (Trung Quốc gọi
là Tây Sa).
Điểm được nhấn mạnh trong Sách trắng là hải quân Trung Quốc cần mở rộng
phạm vi hoạt động nhằm bảo vệ “những lợi ích hải ngoại của Trung Quốc đã
trở thành một bộ phận cấu thành các lợi ích quốc gia của Trung Quốc”,
trong đó có việc “đảm bảo an ninh cho vận chuyển năng lượng và tài
nguyên, các tuyến đường biển chiến lược, cũng như cho công dân và quyền
lợi người Trung Quốc ở hải ngoại”.
Bổ sung cho những quan điểm được nêu trong Sách trắng, tướng Trần Châu -
giám đốc Học viện Quân sự Bắc Kinh - viết trên China Daily (ngày 17-4):
“Các lợi ích an ninh của Trung Quốc kéo dài từ đất liền ra biển cả, lên
khoảng không vũ trụ, không gian mạng, từ an ninh lãnh thổ tới các lợi
ích hải ngoại, và từ các khu vực truyền thống tới các lĩnh vực phi
truyền thống”.
Thứ tư, chương IV của Sách trắng đề cao vai trò quân đội như lực lượng
quan trọng “duy trì ổn định xã hội” và “trật tự xã hội”. Với việc tăng
ngân sách quốc phòng cùng thực thi những mục tiêu đầy tham vọng về đối
nội và đối ngoại, vai trò quân đội được tăng cường một bước đáng kể cùng
với việc xác lập quyền lực của thế hệ lãnh đạo thứ năm tại Trung Quốc.
Đây là thời đại quân đội lên ngôi ở Trung Quốc.
Với vai trò ngày càng lớn ấy, quân đội Trung Quốc chắc sẽ tạo ra nhiều
phức tạp cho quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng.
No comments:
Post a Comment