Thursday, November 26, 2015
NGUYÊN HẠNH * NỮ TÙ NHÂN
Đã quá lâu chúng tôi không đi xe hơi đường xa, xe Molotova này do tài xế
công an CS lái thả giàn, mặc cho chúng tôi ngồi sau thùng xe lắc lư
nghiêng ngả, nhất là khi xe rẽ vào đường rừng vừa dốc vừa nhiều ổ gà,
quanh co, khúc khuỷu, xe chạy như lăn lộn, ngoằn ngoèo làm cho chúng tôi
ngất ngư, choáng váng.
Xe dừng lại khoảng giữa trưa trong một khoảng sân rộng, hai tên công an
đàng trước nhảy ra gọi chúng tôi xuống xe, chuyền nhau những giỏ xách
xuống theo. Trời nắng gắt, chúng tôi tìm bóng mát trước một gian nhà lợp
tranh dài và cao, ngồi bệt xuống đất, dựa vào nền nhà, trong lúc chờ
đợi tên công an trưởng xa chạy đi đâu đó, có lẽ đi báo cho văn phòng
trưởng trại biết chúng tôi đã đến.
Đang đưa mắt nhìn quang cảnh chung quanh, một bầu trời rộng lớn bao trùm
một doanh trại xa lạ, có nhiều dãy nhà tranh ngang dọc, phên là những
thân tre đóng sát vào nhau, bỗng nghe trong nhà có những tiếng gọi khẽ
tên mỗi chúng tôi. Giật mình xoay vào nhà chúng tôi thấy qua các khe hở
lấp lánh những ánh mắt nhìn ra, không thấy được toàn mặt nên không biết
là những ai trong đó. Hình như họ đang giới thiệu chúng tôi với nhau.
Một toán công an theo nhau xuống nhận chúng tôi. Bọn công an gay gắt và
hỗn xược hơn bên bộ đội. Việc đầu tiên là điểm danh, sau đó là lục soát
"hành lý" cá nhân chúng tôi đem theo.
- Các chị bày đồ đạc ra để khám xét!
- Ai cho các chị dùng dao găm? Các chị đem theo để làm gì đây?
- Đó là những con dao rỉ sét chúng tôi lượm được ở hố rác các trại cũ dùng để làm cỏ.
- Không được! Ở đây cấm dùng. Để riêng những đồ bằng nhôm, sắt, tôn, thép ra một bên.
Chúng tôi nhìn một cách tiếc rẻ những đồ đạc bị tịch thu, những đồ đạc
nghèo nàn thân thuộc đã theo chúng tôi hơn ba năm qua, đã giúp chúng tôi
rất nhiều trong lao động ở năm trại trước.
- Các chị nào có dao, kéo, đồng hồ tự giác bỏ ra hết đây, khi nào chuyển trại chúng tôi sẽ trả lại.
Chúng tôi nghe mà rụng rời, thất vọng. Tại sao lại "chuyển trại" nữa mà
không nói là "khi nào về"? Mới đến đây, thật là thân gái dặm trường,
chẳng biết những gì sẽ chờ đợi chúng tôi, sẽ xảy đến ở nơi khỉ ho cò gáy
này...
Lại những câu đón tiếp khô khan, dằn mặt thường lệ:
- Các chị đến đây phải tuyệt đối tuân theo nội quy trại, lao động tích
cực, không được có những hành động chống đối, trốn trại sẽ có những biện
pháp cứng rắn đối với các chị, v.v... và v.v...
Có tiếng mở khóa và tiếng dây xích rổn rảng ở đầu nhà. Họ chỉ cho chúng
tôi đến đàng kia để vào nhà bằng một khung cửa hẹp. Trong nhà có hai
tầng sạp toàn bằng tre, một lớp chúng tôi nằm ở sàn trên, một lớp nằm ở
dưới. Rất đông người, trong số đó, toán nữ sĩ quan Cảnh Sát VNCH đi
trước đều ở đây, gặp lại nhau rất mừng rỡ, lăng xăng lo lắng cho chúng
tôi. Các chị sắp chỗ cho chúng tôi để đồ đạc sắp ở đầu nằm và treo lủng
lẳng trước mặt móc vào phía dưới của sạp trên. Tôi thiếp đi một lúc lâu,
khi tỉnh dậy, tôi mơ màng nghe chung quanh nói chuyện lao xao:
- Chị ấy rất yếu, mỗi lần chuyển trại phải di chuyển bằng xe là chị đều bị ngất xỉu.
- Khuấy cho chị ấy một ly nước chanh đi!
Trên đời có những chuyện rất nhỏ, như ly nước chanh chẳng hạn, mà chúng
ta nhớ suốt đời, vì đó là một niềm an ủi thân thương trong những ngày
hoạn nạn...
Tôi ngồi dậy cùng với các chị, kể cho nhau nghe về trại cũ, trại mới.
Bây giờ mới biết là mình đã được chuyển đến một trại giam có phiên hiệu
Z30D cạnh ngọn núi Mây Tào thuộc địa phận Hàm Tân.
Trong nhà này chúng tôi còn ở chung với nhiều chị thuộc thành phần khác,
những chị nữ dân biểu, công chức cao cấp của VNCH, các chị vượt biên bị
bắt, các chị mang tội phản động, có hành động chống đối, âm mưu lật đổ
"Chính Quyền Cách Mạng," và cả các nữ cán bộ, đảng viên CS bị khép tội
bội phản hoặc thâm lạm của công... Các chị em phản động là những phụ nữ
từng làm những việc rất có lý tưởng, thường tiếp tế vào rừng cho anh em
kháng chiến sau 1975, mở quán cà phê chiêu gọi thanh niên tham gia hoạt
động trong các mật khu.
Về các chị em cán bộ CS thì thật là buồn cười. Họ đã từng là các mẹ, các
chị của "chiến sĩ CS," nuôi ăn, che giấu, làm giao liên, trà trộn trong
dân, nằm vùng ở thôn quê, ở thành thị. Trước năm 1975 bị VNCH bắt, túng
quá phải khai sự thật, chỉ điểm, làm cho các tên CS bị lùng bắt. Nay
"giải phóng" thành công, các con, các em biết được nên bắt các mẹ các
chị vào tù lãnh án 10 năm, 15 năm.
Sau 1975, có chị được CS chiếu cố, phân công, cho lên xe Jeep VNCH để
lại, oai phong lẫm liệt đến tiếp thu các quận, các tiểu khu, nào ngờ khi
giở các hồ sơ còn lưu lại của chế độ cũ, thấy những tờ giấy cam kết do
các chị ký tên, chứng tỏ các chị đã được chiêu hồi và hứa hẹn sẽ làm
việc cho cả hai phía để cung cấp tin tức của CS, thế là các chị lãnh án
vào ở chung với chúng tôi. Bây giờ họ đã mở mắt ra để thấy rõ thế nào là
CS nên rất quý mến chúng tôi.
Ba năm trước đây, chúng tôi do bộ đội CS quản lý, nhà giam trống trải vì
cửa bị gỡ hết, tuy gió lùa, mưa tạt, nhưng chúng tôi được đi lui đi tới
trong khuôn viên trại thoải mái hơn, tuy chung quanh trại đều có vòng
đai kẽm gai rất kiên cố.
Nay, lần đầu tiên ở trong nhà tù có cửa khóa, thế là kể từ đây chúng tôi
chính thức ở trong chế độ giam cầm của công an CS, tù đày thật sự. Vậy
mà sau đó, đến kỳ cho viết thư về nhà, tôi có câu: "Đã mấy tháng nay rồi
không nhìn thấy trăng sao, mặc dầu bị tù túng nhưng vẫn cố gắng lao
động tốt để được mau về.". Thư đó đã bị giữ lại, và tôi bị gọi lên Ban
Chỉ Huy nghe xài xể:
- Nhà Nước nuôi các chị như vậy mà các chị gọi là ở tù à? Giữ các chị để
các chị học tập trở thành con người tốt, con người mới Xã Hội Chũ Nghĩa
để sống cho hợp với nếp sống văn minh, văn hóa mới mà chị cho là ở tù.
Cúp thư kỳ này!"
Tất cả ở Z30D này đều quá mới lạ một cách hãi hùng đối với chúng tôi.
Trong trại không có nước, không có giếng, không có bể nước. Tắm giặt đều
ở các khu suối thật xa sau giờ lao động trên đường về. Vì vậy, muốn có
nước dùng để rửa mặt đánh răng, vệ sinh, chúng tôi phải đi lao động mỗi
ngày, xách theo xô để lấy nước về mà dùng. Những ai bệnh hoạn không đi
ra ngoài được, mấy chị em khác về chia xẻ cho một phần nhỏ nước. Chúng
tôi có một cách tắm ở nhà rất ư là hà tiện, dùng một cái ly thật nhỏ để
dội từng giọt.
Số nữ tù nhân "chính trị" chúng tôi ở đây có 64 người chia làm hai đội
để sinh hoạt và lao động. Mỗi sáng, đến giờ kẻng đánh, hai đội nữ sắp
hàng hai ra bãi ngồi xổm xuống để đội trưởng điểm danh, báo cáo số hiện
diện, số người bệnh, rồi nghe gọi tên đội để lần lượt nối đuôi nhau ra
khỏi cổng trại, chia đi các phía rừng để lao động.
Bãi tập hợp rộng bao la, anh em tù từ tứ phía đến hội tụ cả hàng ngàn
người. Từ trên một chòi canh cao, một tên cán bộ đứng gọi loa tên từng
đội. Gió lồng lộng thổi. Cảnh tượng thật bi hùng. Cả một lực lượng đáng
kể tụ họp đây kia, trong chốn đọa đày lao khổ này! Nhìn các đội nam thất
thểu đi ra cổng, từng hàng đôi rách rưới, áo quần vá chằng và đụp,
người đi những đôi dép mòn, kẻ chân không, đội nón rách bươm, hoặc nón
vải bạc thếch, hoặc đầu trần, chúng tôi liên tưởng đến các "Cái
Bang"!... Những con người đó trước đây đã từng là các cấp chỉ huy ưu tú,
các chiến sĩ từng xông pha chiến trận thật anh dũng hào hùng... Họ đã
dâng hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc, cho quê hương, để đồng bào được
sống yên lành trong tự do, no ấm.
Có những người tuổi đã cao, tóc đã bạc muối tiêu, thân thể gầy còm đi thất thểu trong các toán, đôi mắt không còn nét tinh anh!
Về phía chúng tôi, nào có hơn gì! Chắc chắn các anh nhìn chúng tôi cũng có những cảm nghĩ tương tự...
Từ bãi tập họp ra đến bãi lao động phải đi vào rừng sâu, cách nhà giam
vài ba cây số. Chúng tôi lại cuốc đất, làm cỏ, đánh vồng trồng khoai,
bắp, đậu, mồ hôi nhễ nhại. Chúng tôi lao động giáp ranh với đội nam, do
đó lén nghe thì thầm nhiều tin tức mới lạ.
Đặc biệt nhất với chúng tôi là phải tắm suối. Sau giờ lao động, dọn dẹp
cuốc xẻng cất vào "nhà lô" để trở về, chúng tôi được dẫn đến một bờ suối
để tắm. Đi kèm chúng tôi lúc nào cũng có một nữ quản giáo và một nam
cán bộ võ trang. Đến suối, tên võ trang đứng xa hơn, nữ quản giáo đứng
trên bờ nhìn xuống chúng tôi để canh giữ. Chúng tôi không được bơi ra xa
vì bên kia bờ suối là một gò đất có nhiều bụi cây rậm mà trước đây đã
có hai cô trốn trại bơi qua đó, băng vào rừng, nhưng sau đó bị bắt lại.
Lần đầu tiên, cảnh chúng tôi tắm suối thật kinh hãi, không thể tưởng
tượng nổi có ngày phải như thế! Toán chị em đã về đây từ trước nhanh
nhẹn cởi quần áo để trên bờ đá, trần truồng nhảy xuống thật tự nhiên.
Chúng tôi khiếp sợ! Làm sao như vậy được?! Khó quá! Chúng tôi để nguyên
quần áo đi xuống nước. Thấy chúng tôi ngần ngại, các chị kêu lên:
- Cởi đại ra đi! Không kịp đâu! Chỉ có mười lăm phút vừa tắm vừa giặt.
Lần đầu tụi em cũng như mấy chị, nhưng sau quen đi, không thể làm khác
được.
Trời cao trong xanh, những làn mây chiều nhẹ trôi. Suối nước rất đẹp. Có
những phiến đá để áo quần. Chúng tôi lúng túng. Thật xấu hổ không chịu
được! Phụ nữ VN xưa nay vốn kín đáo, e ấp, thẹn thùng. Thẹn với cả trời,
đất, cỏ, cây!...
- Các chị kia nhanh lên, hết giờ rồi, đi về!
Cởi dần ra dưới nước... Ngày đầu tiên tắm và giặt đều không sạch vì chậm
chạp quá. Ngày thứ hai thôi đành cởi áo trước để đi xuống nước vậy,
nhưng cũng không kịp. Và ngày thứ ba trở đi phải đánh liều, hễ đến suối
là phải lo cởi gấp hết, nhảy ùa xuống, vừa tắm vừa giặt gấp rút mới kịp
giờ. Chúng tôi có cảm tưởng như một bầy tiên nữ từ trên trời xuống trần
gian bị lấy thu mất đôi cánh, như trong thời tiền sử... Thật đáng
thương, thật tủi nhục không thể nào chấp nhận được! Càng tệ hại hơn, có
đôi khi tắm chưa xong, chợt nhìn lên bờ cao, thấy thấp thoáng người đầu
tiên của đám tù nam trên đường về sắp tới.
- Nam, nam! Các chị em la lên.
Thế là nhanh như cắt, chúng tôi nhảy lên bờ vơ vội áo quần để mặc đi về, mặt ai nấy đỏ như gấc.
Đã xong đâu! Trên đường về, đi ngang qua chiếc cầu tre, từ xa đã thấy
một toán nam đang tắm dưới cầu, thế là chúng tôi phải ngẩng mặt lên nhìn
trời mà đi..
Ôi! Chúng tôi đã đi lui về thời kỳ ăn lông ở lỗ...
Họ đã đối xử với chúng tôi như thế!
Có lần nữ quản giáo bệnh nghỉ, chỉ có tên võ trang đưa đi để canh gác
chúng tôi lao động. Khi về đến suối để tắm, tên kia cứ đứng trên bờ cao
trân trân nhìn xuống. Làm sao chúng tôi tắm được!
- Anh đi ra xa, đứng vậy làm sao chúng tôi tắm!
- Không! Các chị tắm nhanh lên!
- Thôi chúng tôi không tắm nữa, đi về!
- Có gì đâu mà không tắm? Ngày bữa gì!
- Nhất định chúng tôi không tắm.
- Thế nhỡ các chị trốn đi thì sao?
- Bảo đảm chúng tôi không trốn. Biết đường nào mà trốn?
- Không tin được!
- Đi về! Nhất định phải đi về thôi!
Chúng tôi hăng hái toan bước lên bờ đường. Tên kia nhượng bộ:
- Thôi được rồi, tôi nhìn qua phía kia. Các chị xuống tắm đi!
Tên công an võ trang ngồi xổm xuống nhìn ra phía khác.
Nhỡ anh ta quay lại thì sao?!
Đành phải xuống tắm thật nhanh mà mắt cứ phải coi chừng tên kia quay lại.
Những công việc lao động cực nhọc đến đâu, chúng tôi cũng ráng chịu
được, cũng không làm chúng tôi đau khổ, bị chà đạp phẩm giá bằng cách
phải đi tắm suối ở Hàm Tân (Z30D).
Thời cuộc đã làm cho chúng tôi là những kẻ sa cơ, gánh chịu vô vàn khổ
nhục, nhưng vẫn tin tưởng rằng mọi hoàn cảnh đều sẽ có một lối thoát,
nếu ta giữ vững được lòng tin.
Ở mỗi trại tù, mỗi sự hành hạ khác nhau. Và còn biết bao nhiêu mẩu
chuyện, giai thoại về những người "Tù Cải Tạo," như những chuyện "Nghìn
Lẻ Một Đêm," kể sao cho hết được!
THAI NC * THẰNG BÉ TỴ NẠN
Chuyện Thằng Bé Tỵ Nạn Bất Đắc Dĩ | |
---|---|
| Contributed by: phuochung | Views: 6.603 ThaiNC Tùng khẽ nhếch vai để cái túi đi học đeo sau lưng trở lại tư thế gọn gàng. Nó ngoái cổ ra sau kiểm tra lần cuối cẩn thận, và đẩy cửa, giữ vẻ thản nhiên bước vô nhà.
Nó kinh ngạc khi thấy "Dad" John của nó đăm chiêu đi qua đi lại trong
phòng khách. "Ủa, sao hôm nay ổng về sớm vậy cà?" Tùng nghĩ thầm. Thấy
Tùng đi vào, ông mừng rỡ chạy lại ôm nó.
-Ồ, con đã về! Con đi đâu làm ta lo quá!
-Con đi học về, Dad!
Đang hoan hỉ, ông John bỗng xịu xuống, trở nên nghiêm khắc. Ông buông Tùng ra, đứng lên lạnh lùng:
-Con nói dối. Hôm nay nhà trường điện thoại cho "Mom" nói con không đi học khiến ta phải bỏ làm về kiếm con cả ngày nay.
Thằng Tùng sợ đến rụng rời tay chân. Trời ơi, vậy là lộ tẩy rồi! Nó mới
nghỉ học có một ngày, đã gọi về nhà? Cái trường chi quái ác. nó vẫn cố
chống chế:
-Con đi học thiệt mà Dad.
-Đừng dối ta, đó là một thói xấu. Hãy cho ta biết chuyện gì xảy ra, và
con đã làm gì vì ta đã gọi cảnh sát, tí nữa ta và mom phải báo cáo với
họ.
Nghe hai chữ "cảnh sát", Tùng càng hoảng. Câu chuyện không nhỏ như nó
nghĩ. Hồi còn ở quê nhà, thỉnh thoảng nó cũng trốn học mấy lần đi tắm
sông với tụi bạn, có ai hay đâu. Qua đây mới lần đầu tiên đã bị bắt tại
trận. Tùng cảm thấy vừa lo vừa ngượng ngùng vì lỡ nói dối bố mẹ nuôi
nó. Nó đỏ mặt ngượng nghịu cúi đầu, không dám nhìn ông John.
Giữa lúc Tùng chưa biết trả lời như thế nào thì cánh cửa bật mở. Bà Linda, "Mom" của nó hớt hải đi vào, nói không ra hơi:
-Kiếm khắp nơi mà vẫn không...
Bà ta ngưng lại khi thấy Tùng đứng đó. Bà trợn xòe mắt như không tin ở
chính mình, kêu lên, "Lạy chúa tôi!", quên hết cơn mệt chạy lại ôm
choàng Tùng.
-Con đi đâu cả ngày?
Vừa nói, bà Linda vừa nhìn thằng bé từ đầu đến chân xem nó có bị xây
xát trầy trụa chỗ nào không. Thái độ đầy quan tâm của "mom" làm Tùng
thêm bối rối, cúi gầm mặt. Sau khi xem xét và thấy Tùng vẫn lành lặn, bà
Linda yên tâm nắm tay nó kéo vào bếp.
-Tội nghiệp con tôi, chắc nó đói rồi, vào đây mẹ lấy pizza cho ăn.
Nhưng ông John đã cản lại:
-Khoan đã, tí nữa rồi ăn. Tùng phải nói chuyện gì khiến con nghỉ học không xin phép hôm nay. Lát nữa cảnh sát sẽ lại đây đó.
-Ông sao gấp quá, để cho con ăn xong rồi hỏi cũng được mà.
-Bà thương nó quá không được. Nên nhớ nó mới qua và chưa rành luật lệ. Tôi phải biết nó đã làm gì để trả lời với họ chứ.
Nghe ông John nói, bà Linda không biết làm sao hơn, cúi xuống dỗ Tùng:
-Cũng được. Tùng nói cho mom biết tại sao con không tới trường hôm nay
đi. Nếu con chỉ đi chơi mà không làm gì bậy, mom sẽ tha. Lần sau đừng
như vậy nữa.
-Con, con...
Thằng Tùng ấp úng, nó biết nói sao bây giờ? Đã đành nó trốn học và nói
dối là hai lỗi lớn. Nhưng nào phải nó đi chơi hay làm gì bậy đâu.
-Con đi... shopping.
-Shopping ư? Con mua gì ở đó? Hai ông bà ngạc nhiên.
Tùng tháo cái túi đi học trên lưng xuống. Lúc này, ông bà John và Linda
mới chú ý đến cái túi gồ ghề hơn mọi ngày trên lưng thằng bé. Nó cẩn
thận lấy ra một gói giấy: cái xe lửa chạy bằng pin.
Ông John thảng thốt:
-Con lớn rồi sao còn chơi cái đồ này?
-Tiền đâu con mua nó? Bà Linda tiếp.
-Con đi bỏ báo mua cái này cho em con ở Việt Nam.
Thằng Tùng bỗng bật khóc. Nó như được cởi mở tấm lòng.
Hai ông bà John và Linda nhìn nhau. Họ linh cảm đứa con nuôi trước mặt
đang mang một tâm sự chồng chất mà nó giấu kín. Nguyên nhân sự nghỉ học
của nó hôm nay có lẽ bắt nguồn từ đó...
Tâm sự của thằng Tùng: Nó là một thuyền nhân bất đắc dĩ.
Nói ra thì có vẻ hi hữu, nhưng trên đời có nhiều chuyện xảy ra một cách
kỳ cục không ai có thể liệu định được. Và một trong những cái “ kỳ cục”
đó đã xảy ra với Tùng hơn một năm trước đây, khi nó vẫn còn mang giỏ
mía ghim lang thang trên bến đò Kiên Lương mỗi buổi chiều kiếm thêm chút
tiền giúp đỡ gia đình.
Đúng ra nhà thằng Tùng cũng không nghèo lắm. Trước ngày giải phóng, ba
nó là Trung Úy Pháo binh đóng ở Cà Mau, má nó làm cô giáo tiẻu học.
Nhưng tai họa đã giáng xuống gia đình Tùng sau ngày 30/4 năm đó. Ba nó
phải đi học tập cải tạo. Tưởng chỉ có 10 ngày là xong, ai ngờ đến 6 năm
sau, khi Tùng rời quê nhà vẫn chưa gặp lại ba. Má nó bị cho nghỉ dạy vì
là "vợ sĩ quan Ngụy". Gia đình Tùng khốn đốn từ đó. Đã mất việc, lại
thêm phải nuôi ba nó trong tù, má Tùng phải tất tả làm đủ mọi việc để
nuôi bốn miệng ăn. Ban ngày bà ra chợ trời, buôn đi bán lại, tối về bà
phải nhận may vá thêm cho anh em Tùng đủ điều kiện cắp sách đến trường.
Cuộc sống mỗi ngày mỗi khó khăn. Tính, em nó, còn nhỏ chưa biết gì
nhiều, nhưng Tùng đã lớn, dù nó chỉ học lớp Sáu. Sự nghèo khổ và nhọc
nhằn đã khiến Tùng khôn trước tuổi để thấy những sợi tóc bạc ngày càng
rậm trên nét mặt khắc khổ của má. Những lần bà phải đôn đáo vay mượn
trong mỗi dịp gửi đồ tiếp tế cho ba nó trong tù...đã đẩy Tùng ra ngoài
xã hội.
Mỗi chiều sau khi đi học về, Tùng đi bán mía ở bến đò Kiên Lương. Nó vô
vườn mua rẻ mấy cụm mía về lóc vỏ, và chặt thành từng khúc nhỏ khoảng
bằng đốt ngón tay. Xong rồi nó đi kiếm tre, gọt thành những cây nhỏ, mỗi
đầu cây tẻ thành sáu nhánh nhỏ khác, vót nhọn, và gắn mía vào, vậy là
thành một ghim. Mía ghim.
Nó không bán ở chợ vì ở đó đã có nhiều thằng nhỏ khác bán. Ra nghề sau
nên Tùng phải chịu khó lặn lội ra tận bến đò. Tại đây cũng tấp nập không
kém chi ở chợ, nhất là vào buổi chiều. Ghe thuyền là một trong những
phương tiện giao thông chính của xứ Rạch Giá đầy mương rạch này. Khách
hàng của Tùng phần đông là mấy bác xích lô, hay xe ba gác, hoặc những
người từ thôn xóm chung quanh khi tan chợ trở về. Ngồi trên ghe gió
chiều hiu hiu, có ghim mía nhai đỡ buồn miệng, khỏi phải lóc vỏ, bỏ cùi,
mà giá lại rẻ mạt: có 50 xu. Nhai xong nhổ bã xuống rạch là xong, thật
tiện.
Công việc làm ăn của Tùng tiến hành suông sẻ. Mỗi ngày nó kiếm được ít
tiền đưa cho má để dành mua quà nuôi ba nó. Cuộc đời bán mía ghim của
Tùng không biết sẽ kéo dài bao lâu, nếu một ngày nọ...
Hôm đó Tùng ế hàng. Bán từ chiều đến gần tối mịt rồi mà rổ mía vẫn còn
vơi nửa. Điệu này hôm nay nó huề vốn là may. Đáng lẽ Tùng về nhà, nhưng
nó vẫn ráng kiên nhẫn ở lại. Biết đâu còn nhiều người về bến đò trễ
cũng nên. Đang thơ thẩn tìm khách, nó nghe gọi:
-Mía.
Tùng mừng húm thấy một thanh niên từ chiếc ghe lớn nãy giờ đậu im lìm dưới chân cầu đi ra.
-Mía bao nhiêu một xâu?
-Dạ 50 xu.
-Mày còn mấy xâu?
-Để coi. 1,2,3... 32 xâu.
-Tao mua hết, vị chi là 16 đồng phải không?
Đang mừng nghe nói được mua hết, Tùng khựng lại khi thấy anh thanh niên
đưa tờ 100 còn mới toanh. Tiền đâu mà thối? Nãy giờ nó mới bán được có
hai mươi mấy đồng, thêm mười đồng tiền lẻ má nó đưa để thối lại, cộng
chung cũng chưa đến bốn chục. Tùng lúng túng:
-Anh có tiền lẻ cho em xin, em không có đủ tiền thối.
Hơi ngần ngừ một chút, anh thanh niên nói:
-Thôi cho mày luôn đó nhỏ.
Tùng tưởng mình nghe lầm, nó trợn mắt nhìn anh thanh niên, ông khách
rộng lượng nhất trong cuộc đời bán mía mà nó đã gặp. Bỗng nhiên nó nhận
thấy cái anh này sao lạ quá, nhứt định không phải là dân ở đây. Nhất là
ảnh ốm và trắng, không giống dân bản xứ ở đây ai cũng nở nang và đen
sạm. Nó chợt nghĩ đến những tin đồn mà nó đã nghe, không dằn được, buột
miệng hỏi:
-Có phải anh ở Sài gòn xuống đây vượt biên không?
Người thanh niên tái mặt, anh quăng hết mấy xâu mía xuống sông và chụp
lấy thằng Tùng, bụm miệng nó lại. Diễn biến xảy ra quá đột ngột nên Tùng
không kịp phản ứng, chống cự một cách vô vọng, và bị người thanh niên
vác xuống thuyền.
Tùng cố vùng vẫy thật kịch liệt, chân nó đạp tùm lum làm văng luôn một
chiếc dép xuống sông. "Trời ơi, cha này định làm gì đây? Vượt biên thì
cứ vượt biên. Tui có đi báo công an đâu mà bắt tui?" Nhưng nó chỉ ú ớ
không thành lời.
Đem Tùng xuống khoang tàu và đóng cửa lại, người thanh niên cầm một cây
sắt dí trước mặt Tùng, "ngồi im, làm ồn tao đập chết thả xuống sông".
Tùng hoảng sợ thôi vùng vẫy. Thanh niên đè nó xuống sàn, và thả tay ra.
Bây giờ Tùng mới hơi hoàn hồn chút đỉnh và đưa mắt nhìn quanh. Trời đất
ơi! Cái khoang thuyền bé xíu mà đầy những người là người, già trẻ lớn
bé, đàn ông lẫn đàn bà, hầu hết đều lạ hoắc từ đâu tới.
Một người đàn bà ngồi gần cất giọng hỏi:
-Thằng nhỏ nào vậy? Sao tự nhiên bắt nó?
Hùng, người thanh nhiên phân trần:
-Tui định mua ít mía mang theo, ai ngờ thằng này biết mình sắp "đi" nên
phải đem nó xuống đây đó chứ, lỡ nó đi la tùm lum là bể hết, tù rã đám.
Tùng mếu máo:
-Em đâu biết gì đâu, thả em về đi anh ơi, hu hu!
Đám người vượt biên ngơ ngác nhìn nhau. Hùng lại lên tiếng:
-Mày không biết thực không?
-Thiệt mà, cho em về đi.
Anh Hùng quay sang nói với mấy người trong ghe:
-Coi bộ thằng này chỉ tình cờ thôi, nhưng vì an toàn, khi nào mình khởi hành mới thả nó ra được.
-Hu hu! Em về trễ má em đi kiếm.
Một người đàn bà khác lại dỗ nó:
-Thôi em chịu khó ngồi đây chút xíu, tí nữa anh Hùng cho em về nhà...Đây chị cho em một trăm mang về cho má.
Bà nhét vào túi áo nó tờ giấy bạc. Nếu ngày thường, có lẽ Tùng đã la lên su
ng sướng, bữa nay nó phát tài rồi. Nhưng không hiểu sao nó chỉ cảm thấy lo lắng, linh cảm điều gì bất thường.
Điều bất thường đã đến. Đang im lặng bỗng có tiếng gấp rút gõ cửa.
-Ai đó? Hùng hỏi.
-Tui, Tư đây Hùng, mở cửa mau.
Một người đàn ông ló đầu vào thở hổn hển:
-Lộ rồi, đám kia bị bắt hết và tụi du kích sắp đến đây đó, nhổ neo dông liền đi.
Cả khoang thuyền rúng động nghe tin dữ. Từng khuôn mặt hốt hoảng. "Chết
cha, làm sao bây giờ?". "Lên bờ trốn". "Khổ thân tôi"... Mỗi người một
câu, không ai còn nhớ đến Tùng đang ngồi một góc. Nó cũng lo lắng không
kém. Lỡ tụi du kích tới đây thấy nó cùng đám vượt biên này thì mười
cái miệng nói cũng không xuôi. Nó mà đi tù thì chỉ khổ cho má nó.
Anh Hùng hồi nãy cũng la lên:
-Bà con bình tĩnh. Bây giờ ai mà lên bờ là bị chôp liền. Đằng nào ghe cũng chuẩn bị rồi, ta đi luôn.
Vài tiếng hô lên đồng ý.
-Anh Hùng nói đúng, mình đi luôn may ra kịp.
-Một liều ba bảy cũng liều.
-Nhưng thằng em tui chưa tới mà?
-Thân ông lo chưa xong, còn lo ai? Muốn đi tù chung cho vui hả?
-...
-Vậy thì mình đi, Hùng lên tiếng. Ai lên phụ tôi kéo cái neo sau, còn anh Tư chuẩn bị lái.
Mọi người đã đồng lòng, chia nhau công việc để ghe có thể rời bến.
Lúc này thằng Tùng muốn trốn lên cũng không ai buồn để ý. Nhưng, có lẽ
số phận đã an bài, cái số của nó phải sống xa gia đình nên Tùng cứ nằm
yên run rẩy, nó cũng sợ đám du kích sắp đến như mấy người trên ghe. Tùng
cảm thấy vừa mệt vừa đói, đầu óc choáng váng. Nó cảm thấy cái ghe
chuyển động, tiếng lâm râm cầu nguyện của những người đàn bà trong
khoang...và thiếp đi lúc nào không biết.
Thế là chiều hôm đó, trên chuyến tàu vượt biên vội vàng đã mang theo
một hành khách không mong đợi: thằng bán mía ghim ở bến đò Kiên Lương.
Tàu đi được bốn ngày thì được tàu Mỹ vớt đưa vào bờ Mã Lai, và đến
Pulau Bidong sau đó. Mọi người trên đảo ai nghe câu chuyện của Tùng cũng
đều gật gù cho là...số mệnh, không ai có thể vượt biển một cách kỳ cục
như thằng Tùng.
Hôm đó sau khi tỉnh dậy, nó cảm thấy khát đến khô cả cổ, bèn mò dậy kiếm nước uống. Anh Hùng thấy nó trước tiên trên boong.
-Cha chả, thằng bán mía, sao mày còn ở đây?
-Cho em miếng nước.
Hùng đưa cho nó ly nước. Uống xong, Tùng bắt đầu tỉnh trí và nhớ lại mọi việc.
-Trời ơi, mấy anh cho em về nhà chớ đi đâu đây?
Nó hốt hoảng nhìn chung quanh. Trời đã tối lắm rồi, có lẽ tàu chạy xuôi
xẻ cũng được mấy tiếng và đang tiến dần ra cửa biển.Bốn bề chỉ thấy
nước mênh mông. Xa xa một vài ánh đèn chập chờn từ những tàu đánh cá hay
một trạm gác nào đó, leo lét. Thỉnh thoảng lại thấy vài cụm sậy thấp
thoáng trong bóng đêm dày đặc.
Ba bốn người từ dưới khoang đi lên, họ cũng chợt nhớ ra thằng Tùng. Một bà ái ngại hỏi anh Tư lái tàu:
-Mình đi xa chưa? Hay là tấp lại chỗ nào cho thằng nhỏ lên rồi đi tiếp?
-Trời đất, bộ giỡn sao chớ? Tối um vầy biết đâu mà vô. Rồi lại tụi du kích nghe tiếng ra túm hết cả tàu thì bà tính sao đây?
-Nhưng mà cũng phải cho thằng nhỏ về nhà chứ.
Tùng thút thít năn nỉ:
-Không sao đâu chú ơi, chú cho tàu chạy vào gần bờ rồi cháu nhảy xuống bơi vô được mà.
-Nói thiệt với mày nghe nhỏ, không phải tao ác hay là gì hết. Nhưng mày
là dân ở đây thì cũng biết, đằng kia toàn là rừng sậy không hà, mày bơi
chưa tới là đã lún sình ngủm củ tẻo rồi. Mà tao cho ghe vô gần hơn thì
cũng lún luôn, chết cả đám. Thôi mày đi theo tụi tao luôn đi. Được đi
Mỹ "chùa" không tốn một cắc mà còn than gì nữa? Tao sợ má mày hay tin
mày đi rồi bả còn mừng nữa à.
Thằng Tùng thất vọng nhìn chung quanh. Nó biết chú Tư nói thiệt. Nó bơi
như rái cũng khó qua nổi mấy vũng lầy trước khi vào đất liền. Tùng ngồi
xuống ôm mặt tấm tức, tự xỉ vả mình ham tiền ở lại trễ tại bến đò làm
chi cho bị... tai bay vạ gió như vầy...
Vậy mà trong ghe, Tùng lại được đi định cư sớm nhất. Nó ở đâu có 3,4
tháng thì được hội nhà thờ bảo lãnh sang làm con nuôi của ông bà John và
Linda, một cặp vợ chồng Mỹ không con cái.
Mấy tuần đầu ở đảo, Tùng nhớ nhà, nhớ ba má, nhớ thằng Tính em nó và
khóc hoài. Nó giận tất cả mọi người trong ghe đã ép uổng nó đi theo.
Chuyến ghe nó đi thật thuận buồm xuôi gió, không hải tặc, không đói
khát. Mấy người lớn tuổi nói trong ghe có "quí nhân" đi theo nên được
tai qua nạn khỏi. Và họ bảo nhau quí nhân đó chính là thằng Tùng. Đâu có
ai vượt biên một cách bất ngờ như nó đâu. Hồi đó hải tặc lộng hành, ít
có ghe tị nạn nào thoát khỏi, vậy mà ghe nó đi êm ru. Vì vậy ai cũng
thương và tử tế với nó, họ chia nhau an ủi và nuôi nấng Tùng trong suốt
thời gian ở trại vì nó không có ai thân nhân ở nước ngoài cả.
Đêm trước khi Tùng lên đường, mọi người mở tiệc tiễn "quí nhân". Mỗi
người một lời khuyên nhủ làm Tùng cảm động quên hết giận hờn. họ nói
riết, Tùng cũng tin là tại số phận của nó phải như vậy. Đây là ý của
Trời Phật muốn giúp nó ra nước ngoài ăn học để một mai thành tài giúp đỡ
cha mẹ lúc tuổi già. Cuộc sống bon chen lúc còn bán mía ở bến đò Kiên
Lương và biến cố vừa qua đã làm cho trí óc Tùng tiến một bước dài.
Trước khi từ giã, anh Hùng, người đã bắt nó xuống tàu hôm nọ nắm tay nó xem bói. Anh vỗ tay xuống bàn, la lên:
-Trời ơi, bà con coi bàn tay thằng này nè. Cái đường xuất ngoại của nó
dài và rõ như vầy thì đúng là số của nó phải đi du học rồi. Nói thiệt,
nếu hôm dó tui không nắm cổ nó kéo xuống ghe thì cũng có người khác làm
mờ.
***
Bốn tháng sau khi đến Mỹ, Tùng nhận được lá thư đầu tiên của má nó từ
Việt nam gởi sang. Còn gì mừng hơn được nhìn lại nét chữ của người mẹ
thân thương từ quê nhà. Nó ngấu nghiến đọc đến thuộc lòng cả lá thư mà
vẫn cứ đọc. Lại có cả thư của thằng Tính nữa chứ, em nó viết: "Em là
Tính em của anh nè anh Tùng, anh còn nhớ em hôn? “ Tùng đang khóc cũng
suýt bật cười đọc dòng chữ ngây thơ trên. "...Ba có viết thơ về nói bị
đau bao tử mà má không có tiền mua thuốc. Em muốn đi bán mía như anh
nhưng má không cho, má sợ em cũng bị bắt đi Mỹ luôn má ở nhà một mình
buồn. Anh ráng đi làm như anh con Hà rồi gởi thuốc về cho ba nghe. Mà
anh cũng nhớ mua cho em cái xe lửa điện như của con Hà vậy nghe, em ở
nhà một mình buồn quá. Nhớ nhe anh Tùng..."
Dòng chữ ngây thơ của em nó làm Tùng khắc khoải. Ba nó đang bệnh trong
tù, mà thuốc Tây ở chợ trời thì Tùng dư biết là mắc lắm, làm sao mua
nổi? Chưa kể má nó thiệt thà có khi còn mua nhầm thuốc giả nữa. Còn cái
xe lửa điện. Tùng nhớ hồi ở Rạch giá mỗi lần nhìn chị em con Hà gần nhà
chơi cái xe lửa điện của anh tụi nó từ ngoại quốc gởi về mà mơ ước
cũng có một cái, nhất là thằng Tính, mê cái xe lửa kinh khủng. Tùng
chìu em, vác cuốc đi đào đủ một lon sữa bò đầy giun để con Hà cho gà ăn
thì nó mới cho chơi chung. Đến bây giờ em nó vẫn còn mơ ước cái xe
lửa.
Tùng muốn xin tiền bố mẹ nuôi để nó mua đồ, nhưng lại không dám. Ông bà
John và Linda thương nó như con ruột, chăm lo cho nó ăn học đầy đủ, nên
nó không muốn xin thêm điều gì làm phiền ông bà. Tùng quyết định đi
làm để tự mình kiếm tiền. Mà làm gì bây giờ nhỉ? Bán mía như ở Việt Nam
ư? Mỹ họ đâu có ăn mía ghim. Mía họ đóng hộp để lạnh, khi nào ăn thì
khui ra là xong. Tùng đâu thấy thằng Mỹ con nào bán mía ngoài đường.
May sao thằng Tâm bạn chung lớp chỉ nó gia nhập làng bán báo. Gì chứ
bán báo ở Mỹ dễ ợt, người ta đặt mua hàng tháng, bọn nó chỉ đem bỏ từng
nhà là xong. Và Tùng đi bỏ báo.
Hôm qua mới được lãnh lương nên sáng nay nó và thằng Tâm rủ nhau nghỉ
học để mua đồ. Đã lỡ giấu bố mẹ nuôi từ đầu nên Tùng phải nhờ thằng Tâm
chỉ dẫn. Thằng này qua đây đã lâu mà lại thường theo anh chị nó sắm đồ
nên rất rành đường xá. Đầu tiên, hai thằng đến tiệm thuốc tây Việt Nam
có bán loại thùng thuốc đóng sẵn. Tùng nhờ người bán hàng chỉ loại
thùng có thuốc trị bao tử để gởi về. Xong xuôi cả hai lại đáp xe bus
tới mấy tiệm bán đồ chơi để Tùng tìm mua cái xe lửa điện cho em nó.
Lang thang mãi rồi Tùng cũng kiếm được cái vừa ý, và nhất là hợp với
túi tiền nhỏ nhoi của nó.
Có điều thằng Tùng chưa rõ là nhà trường Mỹ không giống như ở Việt Nam.
Trước kia nó có trốn học đi coi đá banh, hay tắm sông với bạn bè mấy
ngày cũng không ai để ý. Nhưng ở Mỹ, con nít thường được chú ý, cho nên
khi cô giáo buổi sáng thấy Tùng vắng mặt không xin phép đã gọi điện
thoại về nhà. Câu chuyện đổ bể...
Ông John và bà Linda im lặng nhìn nhau. Họ đi từ ngạc nhiên này đến
ngạc nhiên khác. Đứa con nuôi của họ chỉ mười mấy tuổi đầu đã trải qua
bao lận đận, và cuộc đời của nó thật hi hữu. Đây hẳn là ý Chúa. Chúa đã
mang thằng nhỏ đầy tình nghĩa trong trái tim son trẻ kia về đặt trong
sự thương yêu của hai người để giúp nó được lớn lên trong một xã hội tự
do, bác ái, và để cho nó có cơ hội giúp đỡ cha mẹ nó tận bên kia Thái
Bình Dương.
Bà Linda ôm Tùng trong lòng, bà cũng khóc tự hồi nào.
-Ôi, con yêu dấu của mẹ. Cha mẹ không trách con nữa. Con thật là một đứa con ngoan.
***
Lúc bà nội Tùng còn sống, nó thường nghe bà kể chuyện ông lão ăn mày
nghèo khổ, một đêm trong miếu cổ nằm mộng thấy mình trở thành quan Tể
tướng, giàu sang quyền quí, sống cuộc đời cực kỳ hạnh phúc. Giật mình
tỉnh dậy trời chưa sáng, tất cả đều hết, ông lại là kẻ ăn mày nghèo khó
giữa đêm tối âm u...
Tùng mong mình cũng như lão ăn mày nọ. Tất cả chỉ là một giấc mơ. Nó
ước ao một sáng thức dậy, thấy mình vẫn còn nằm trên chiếc giường tre ở
quê nhà, nghe tiếng gà gáy, tiếng lục đục của má nó sửa soạn ra chợ.
Thấy chân thằng Tính gác trên bụng và hơi thở phì phò trên má... Cho đến
khi cảm giác êm ái của chiếc giường nệm và cái lạnh cuối năm của xứ
người đưa nó về thực tại. Có những đêm Tùng nằm mơ thấy mình trở về Rạch
Giá, lang thang trên bến đò với rổ mía, gặp lại ba má, bạn bè, để rồi
tỉnh dậy trong tiếc nuối ngẩn ngơ.
Đêm nay Tùng lại nằm mơ thấy mình về Việt Nam. Giấc mơ kỳ lạ. Nó thấy
"Dad" John lái xe chở nó và "Mom" Linda chạy trên xa lộ Mỹ, vậy mà khi
ổng quẹo vào exit là đã tới...Rạch Giá môt cách ngon lành. Tùng vào nhà
gặp má nó, thằng Tính, và điều mừng rỡ nhất là có cả ba nó nữa. Ông hết
ở tù rồi. Tùng khệ nệ khiêng thùng quà mà nó dành dụm từ mấy tháng nay
vào cho má nó. Nào vải, nào thuốc... và dĩ nhiên có cả cái xe lửa điện
cho thằng Tính nữa. Rồi trong khi má nó và "Mom" làm cá rô kho tiêu
trong bếp, "Dad" John và ba nó ngồi nhậu thật tương đắc. Ngoài sân,
thằng Tính lui cui chơi cái xe lửa, thỉnh thoảng khoái chí cười nắc nẻ.
Tùng cảm thấy mình thật hạnh phúc. Nó đã có ba má, rồi lại có cả "Dad"
và "Mom" nữa, tất cả đều yêu thương nó. Ô hay, ai nói Việt Nam và Mỹ xa
lắm cả một đại dương chứ với Tùng, nó thấy thật gần gũi, nhất là trong
những giấc mơ như vầy.
ThaiNC
|
ANH QUỐC -TRUNG CỘNG
Anh và TQ 'xây đắp quan hệ vàng'
- 21 tháng 9 2015
Bộ trưởng Tài chính Anh, ông George Osborne sang thăm Trung Quốc
trong vòng 5 ngày và nêu ra tiêu chí xây đắp 'quan hệ vàng' hai bên.
Chuyến thăm đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô và Urumqi, thủ phủ của
khu tự trị Tân Cương của ông Osborne, còn có mục tiêu chuẩn bị cho
chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình sắp tới.Trong bài viết trên trang The Guardian trước khi sang Bắc Kinh, ông Osborne, nhân vật cao cấp thứ nhì trong chính phủ Anh, ca ngợi bang giao với Trung Quốc là 'quan hệ vàng' (golden relationship).
Ông cũng bác bỏ lo ngại về biến động thị trường chứng khoán ở Trung Quốc vừa qua và cho rằng giới quan sát kinh tế cần nhìn sự tăng trưởng của Trung Quốc trong dài hạn.
Tại Bắc Kinh hôm 21/9, Bộ trưởng George Osborne đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trung Quốc Mã Khải để xúc tiến trao đổi thương mại và văn hóa giữa hai nước.
Hai ông cũng đi xem kịch cùng nhau và ông Osborne còn công bố lập quỹ 7 triệu bảng Anh nhằm giúp Trung Quốc quảng bá văn hóa tại Anh Quốc và để trưng bày các tác phẩm như bút tích của William Shakespeare và Arthur Conan Doyle ở Trung Quốc.
Khoản tiền này cũng giúp cho Nhà hát Opera Hoàng gia có chương trình huấn luyện cho sinh viên Trung Quốc và để tổ chức Liên hoan tình yêu Trung Quốc (Love China Festival) ở London trong ba năm.
Cùng thời gian diễn ra chuyến thăm, Anh và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận đầu tư xây dựngnhà máy điện hạt nhân trên 24 tỷ bảng ở Anh, dự kiến vận hành trong 60 năm.
Vào tháng 10 năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ sang thăm Anh Quốc.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/09/150921_osborne_china_golden_relatioship
Dùng Mao tuyển chỉ trích cắt giảm chi tiêu
- 26 tháng 11 2015
Người phụ trách tài chính của đảng Lao động đối lập, ông John McDonnell, cáo buộc Bộ trưởng Tài chính, ông George Osborne, là “mù chữ tuyệt đối về kinh tế” trong bài phát biểu về Ngân sách Chi tiêu, trong đó ông trích dẫn Chủ tịch Mao của Trung Quốc.
Ông cũng tấn công chính sách thắt lưng buộc bụng và nói đảng Lao động đã thắng trong vấn đề cắt giảm cảnh sát.
Bộ trưởng Tài chính gác kế hoạch cắt giảm các khoản tín dụng thuế và cam kết bảo vệ ngân sách cảnh sát trong tuyên bố về Ngân sách Chi tiêu mùa thu của ông, nhờ những khoản tiền từ ngân sách công được dôi ra nhiều hơn so với dự kiến.
Các tài liệu về Ngân sách Chi tiêu cũng cho thấy kinh phí cho các đảng chính trị đối lập sẽ bị cắt giảm – và nó sẽ khiến đảng Lao động mất hơn một triệu bảng mỗi năm.
Trong bài phát biểu quan trọng nhất của ông tại Hạ viện kể từ khi trở thành người phụ trách tài chính của Đảng đối lập, ông McDonnell nói chính phủ đã không đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách và mô tả việc quay ngược hẳn lại trong vấn đề tín dụng thuế là một “thất bại”.
Ông nói Bộ trưởng Tài chính nói thắt lưng buộc bụng sẽ chỉ kéo dài năm năm, và mọi người sẽ “cảm thấy thực sự bị phản bội” bởi bị thêm các cắt giảm chi tiêu.
Sau khi đề cập mối quan hệ giữa Vương Quốc Anh và chính phủ Trung Quốc, ông McDonnell nói: “Để hỗ trợ đồng chí Osborne làm việc với những người đồng chí mới của ông, tôi mang tới cho ông cuốn Sách Đỏ của Chủ tịch Mao.”
‘Quan hệ mới’
Sau khi Chủ tịch Hạ viện, ông John Bercow, lên tiếng ổn định các dân biểu đảng Bảo Thủ, ông McDonnell đã trích dẫn từ cuốn Mao tuyển: “Chúng ta phải học cách làm kinh tế từ tất cả những người biết làm.“Bất kể họ là ai, chúng ta phải quý trọng họ như thầy cô, học hỏi từ họ một cách trân trọng và tận tâm. Tuy nhiên chúng ta không được giả vờ biết những điều chúng ta không biết.”
Lẳng cuốn Mao tuyển sang phía ông Osborne, ông McDonnell nói thêm: “Tôi nghĩ cuốn Mao tuyển sẽ hữu ích cho ông trong mối quan hệ mới lập được của ông.”
Nhặt quyển Mao tuyển lên, Bộ trưởng Tài chính nói đây là “bản sao có chữ kí cá nhân” của ông McDonnell.
Sau đó, thư kí phụ trách tài chính của đảng Lao động đối lập, bà Seema Malhotra, nói với BBC News rằng ông McDonnel đã nhấn mạnh thực tế rằng “ông George Osborne không nên bán tài sản của chúng ta cho chính phủ nước ngoài khi ông chính không đầu tư vào đất nước này.”
Chris Leslie, người tiền nhiệm của ông McDonnell, nói việc giơ cuốn Mao tuyển ra là “việc làm sai lầm”.
“Tôi không nghĩ rằng nó đạt được điều mà John muốn, tuy nhiên John có thể giải thích câu đùa của ông cho những người không hiểu nó”, ông Leslie nói thêm.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/11/151126_uk_spending_review_mao_red_book
Phiên xử Biển Đông: Anh bị TQ 'giật dây'?
- 26 tháng 11 2015
Anh đã chính thức yêu cầu là “nhà quan sát trung lập” trong vụ xử
Philippines kiện Trung Quốc về đường chín đoạn tại phiên tòa ở The
Hague.
Tuy nhiên, thời điểm Bộ Ngoại giao Anh quan tâm tới tranh chấp lãnh thổ Trường Sa cho thấy có khả năng bị Trung Quốc chi phối, theo báo The Guardian tại Anh.
"Động thái của Anh khiến Philippines ngạc nhiên, tạo đồn đoán tằng việc London tham gia là có sự phối hợp với Bắc Kinh sau chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước," bài của báo này bình luận.
Anh bấy lâu nay nay không thể hiện lập trường đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại các đảo và bãi đá tại Biển Đông.
Ngày 24/11, Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, đã bắt đầu phiên đầu tiên sau khi thụ lý đơn của Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Phiên điều trần kín dự kiến kéo dài đến 30/11 với sự tham gia của các quan sát viên từ Nhật Bản, Singapore, Úc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Báo The Guardian nói họ tin là Hoa Kỳ đã khước từ yêu cầu của Anh đề nghị được quan sát phiên xử vì Anh không có dính líu gì tới chủ quyền lãnh thổ tại khu vực này.
Hiện chưa rõ Bộ Ngoại giao Anh định quan sát toàn bộ phiên xử hay không.
Hồi tháng Tám năm nay Ngoại trưởng Anh kêu gọi tự do hàng hải và hàng không tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông nhưng không chỉ trích Trung Quốc.
Ông Philip Hammond nói rằng Anh quan tâm rất nhiều tới sự ổn định tại Biển Đông và không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền.
"Chúng tôi muốn việc tuyên bố chủ quyền được giải quyết bằng các biện pháp thông qua luật lệ chứ không phải sức mạnh, theo cách phù hợp với ổn định và hòa bình lâu dài cho khu vực, tự do đi lại trên biển và trên không, và phù hợp với luật pháp quốc tế," ông Hammond nói trước cử tọa là sinh viên tại Bắc Kinh.
Hồi giữa năm 2014, Bộ Ngoại giao Anh tiết lộ đã nói chuyện với Trung Quốc để nêu quan ngại về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên Biển Đông.
Quốc vụ Khanh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hugo Swire khi đó ra tuyên bố nói việc hạ đặt giàn khoan ở “vùng biển tranh chấp” đã dẫn tới “căng thẳng gia tăng” trên biển và rằng Anh đã “nêu vấn đề với chính phủ Trung Quốc ở cấp bộ”.
Trong chuyến thăm Anh hồi đầu năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với Thủ tướng David Cameron rằng Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Anh trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Tuyên bố chung của hai bên chỉ lặp lại những lập trường quen thuộc như ‘đảm bảo tự do hàng hải’ và ‘giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế’.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/11/151126_anh_muon_tham_du_phien_xu_bien_dong
Trung Quốc đầu tư vào điện hạt nhân ở Anh
- 21 tháng 9 2015
Theo một thỏa thuận mới ký, Trung Quốc sẽ đầu tư vào dự án nhà máy
điện hạt nhân Hinkley Point ở Anh, trong đó chính phủ Anh đóng góp 2 tỷ
bảng.
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne hiện đang thăm Trung Quốc.Ông nói thỏa thuận mới đạt được với nước chủ nhà sẽ thúc đẩy dự án mà công ty năng lượng Pháp EDF làm chủ đầu tư nhưng bị chậm trễ lâu nay.
Ông bộ trưởng cũng cho rằng nó sẽ giúp hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Anh quốc và Trung Quốc trong việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử.
EDF hoan nghênh thỏa thuận nhưng chưa nói bao giờ sẽ tái khởi động dự án.
Hồi đầu tháng công ty này thừa nhận dự án ở Hinkley, Somerset, đáng ra phải bắt đầu sản xuất điện vào năm 2023, sẽ bị chậm trễ.
Hồi tháng Hai công ty này nói chưa quyết định có đầu tư vào nhà máy này hay không.
Dự án đầu trong 20 năm
Dự án nhà máy điện hạt nhân tổng trị giá 24,5 tỷ bảng Anh là dự án điện hạt nhân đầu tiên của Anh quốc trong 20 năm nay và dự tính sẽ hoạt động trong khoảng 60 năm.Khoản 2 tỷ bảng mà chính phủ cam kết sẽ được lấy từ nguồn Chương trình phát triển hạ tầng của nhà nước, vốn có nhiệm vụ cung cấp tài chính cho các dự án khó huy động vốn tư nhân.
EDF mãi không tìm được đầu tư cho dự án Hinkley, mà theo chính phủ sẽ cung cấp 7% nhu cầu năng lượng của Anh quốc bắt đầu từ 2023.
Vincent de Rivaz, giám đốc điều hành công ty EDF Energy, nói thông báo của ông bộ trưởng tài chính là "tiến bộ nhằm đạt quyết định đầu tư cuối cùng" vào dự án.
Thế nhưng giám đốc khoa học của tổ chức môi trường Greenpeace, Tiến sỹ Doug Parr thì nói khoản cam kết của ông George Osborne đồng nghĩa với ký kết thảm họa về lâu về dài.
Ông nói: "Thay vì buộc hai thế hệ người tiêu dùng Anh phải trả hàng tỷ bảng cho các công ty của chính phủ nước ngoài, ông Osborne cần đầu tư vào một hệ thống năng lượng mềm dẻo, thông minh và sạch, đủ cung cấp điện năng cho nước Anh trong thế kỷ 21 mà không để lại cả núi chất thải phóng xạ".
Bộ trưởng Năng lượng Anh Amber Rudd nói với báo Financial Times bà muốn Bắc Kinh nắm vai trò chủ đạo trong việc xây các nhà máy điện nguyên tử mới ở Anh.
Bà Rudd cũng cho hay Trung Quốc sẽ chỉ đạo xây dựng một nhà máy điện do nước này thiết kế ở Bradwell, Essex.
Công đoàn Unite hoan nghênh việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân của chính phủ nhưng cho rằng không nên cho phép Trung Quốc xây dựng nhà máy ở Anh vì công nghệ hạt nhân của nước này "chưa được kiểm chứng".
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/09/150921_uk_china_nuclear_plant
Bạn vàng: Khi tư bản cần tiền cộng sản
- 21 tháng 10 2015
Nhìn từ góc độ sự kiện và báo chí, ngày đầu của chuyến thăm cấp nhà
nước đưa ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tới Anh là ngày
trời đẹp khác thường.
Hôm qua thứ Ba, tiết thu ở London có chút nắng chứ không mưa ào ạt như hôm nay.Nhờ thế mà đoàn xe ngựa sơn son thiếp vàng của Hoàng gia Anh chở vị thượng khách Trung Quốc vào Điện Buckingham long lanh hẳn lên.
Bà Bành thay mấy bộ đồ nhưng đều là màu kem, màu sáng, còn cô Kate mặc màu đỏ trong bữa quốc yến.
Có tờ báo chạy tựa 'Kate's little red look' (xem trên trang The Sun ở dưới).
Câu này ngoài nghĩa đen là 'váy đỏ' còn ám chỉ giới quý phái Anh 'liếc duyên với nước Trung Hoa Đỏ'.
Nhưng khi bước vào lâu đài Westminster, ông Tập không nói 'Đảng ta, nhân dân ta' mà nhắc đến câu "dân vi quý" của Trung Hoa cổ đại để tỏ ra không lép vế trước một nền dân chủ lâu đời, uy nghi.
Bài phát biểu của ông bằng tiếng Trung toát lên vẻ nhã nhặn và nếu có chút gì tỏ ra uy quyền thì đã bị lời dịch của một phụ nữ Anh làm mềm hẳn đi.
Nét mặt ông David Cameron khi ngồi nghe không được thoải mái, tự nhiên.
Chủ tịch Quốc hội Anh, ông John Bercow khi đón chào ông Tập đã nhắc khéo "vị khách châu Á trước ngài được mời phát biểu tại đây là bà Aung San Suu Kyi".
Ông Tập không nói được tiếng Anh nên có vẻ giữ ý trong các tình thế bắt tay, chào và chụp ảnh chung.
Bên cần tiền...
Sang ngày thứ Tư, London đổ mưa và tin về vụ hãng thép vốn Ấn Độ, Tata Group sa thải vài nghìn nhân viên tại Anh sau khi đổ lỗi cho "hàng rẻ nhập về từ Trung Quốc" đã chiếm lĩnh báo chí, truyền hình.
Nói cho công bằng, cảnh "tư bản đi cầu cạnh cộng sản" để nhận tiền đầu tư không phải chỉ xảy ra với Anh.
Theo báo The Guardian, trước Anh thì Pháp và Đức cũng đã mong có được "quan hệ đặc biệt" để nhận đầu tư, đơn đặ̣t hàng từ quốc gia hơn một tỷ dân do 80 triệu đảng viên cộng sản làm chủ.
Trang Telegraph điểm ra các công trình hợp tác Anh - Trung, từ xe bus chạy điện đến công viên giải trí Paramount Pictures, nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point...tổng cộng trên 46 tỷ USD.
Trung Quốc đã đầu tư ra khắp nơi và chuyện vào Anh xem ra không lạ.
Nhìn vào sức mạnh Trung Quốc, có lẽ ta nên biết ơn hàng trăm triệu người dân còng lưng trong hàng vạn công xưởng mỗi ngày để kéo đoàn tàu kinh tế toàn cầu chạy không ngừng.
Ô nhiễm và lãng phí thì có thật đấy nhưng cỗ máy đó ngưng chạy thì nhiều nước khốn đốn.
Anh thoát suy thoái kinh tế nhưng các vấn đề cơ bản vẫn còn.
Như sự mất cân đối Nam - Bắc về kinh tế.
Bộ trưởng Tài chính George Osborne hy vọng đưa hỏa xa cao tốc của Trung Quốc vào nối khu đô thị phía Bắc nước Anh, nơi các ngành truyền thống như dệt may, khai khoáng, điện than sa sút từ hàng chục năm qua.
Ông Osborne đã bị giới thức giả phê là "đặt cược vào Bắc Kinh nhiều quá" khi mà kinh tế Trung Quốc đang có các dấu hiệu nguy hiểm.
Hiện điều gây tranh cãi nhất là quyết định cho Trung Quốc tham gia dự án điện hạt nhân Hinkley ở Somerset, miền nam nước Anh.
Nhưng nhìn vào các hình ảnh đăng tải, ai cũng thấy, Hinkley đã quá cũ kỹ vì dùng công nghệ của thập niên 1960.
Kế hoạch hiện đại hóa cơ sở này bao năm nay bàn mãi mà không xong vì cả Anh và đối tác Pháp đều thiếu tiền.
Nay, Trung Quốc sẽ tham gia chừng 1/3 vốn, gây ra quan ngại về an ninh năng lượng.
Về mặt truyền thông, chuyến đi gây ngạc nhiên nhưng cũng là dịp để báo giới Anh nêu ra các chủ đề nhân quyền, tự do tôn giáo ở Trung Quốc.
Đài BBC trong ngày đã chạy một phóng sự của John Sudworth, phóng viên từ Thượng Hải, không rõ bằng cách nào mà đến được một tu viện của các nhà sư Tây Tạng ủng hộ Dalai Lama để nêu chuyện cấm đoán tôn giáo.
Trong khi báo chí Hong Kong viết về chuyến thăm của ông Tập sang Anh, BBC Tiếng Trung lấy bình luận từ cả những thanh niên trong phong trào Ô Vàng.
Có lẽ cảm thấy báo chí Anh không 'tâm phục khẩu phục' trang Hoàn Cầu cảnh báo đừng trông đợi quan hệ 'bạn vàng' (golden friendship) biến thành 'cuộc tình nở rộ' (full-blown love affair) giữa Trung Quốc và Anh.
Vì có vẻ như chuyến đi hiện ra nhu cầu thực dụng quá rõ của hai bên.
Chưa kể, như Willy Lam bình luận từ Hong Kong, Trung Quốc rất mong chuyến thăm của ông Tập 'thành công' sau chuyến thăm sang Hoa Kỳ bị cho là không ra sao.
...bên cần hào nhoáng
Nhưng dù sao thì nhu cầu cần Trung Quốc là có thật ở Anh.Vì Anh có trình độ công nghệ nhưng thiếu cả tiền và nhân lực (bởi lao động bản địa già đi) để làm các dự án lớn.
Mà đối tác có hai thứ đó là Trung Quốc.
Nếu không nhanh chân thì dân Trung Quốc cũng lão hóa, sức sản xuất giảm.
Phái mời mọc đầu tư từ Trung Quốc có lẽ đã nghĩ vậy nên hơi vồn vã quá, khiến một phần dư luận thấy lố.
Còn về các giá trị của cuộc sống thì phần vốn nhỉnh hơn vẫn đang thuộc về Anh và một số nước châu Âu.
Cũng không phải từ bây giờ giới giàu có từ Nga, Trung Đông và Trung Quốc mới thích sang Anh làm ăn, sinh sống.
Ngoài môi trường sống còn khá sạch, có trật tự, nhân quyền, pháp luật, Anh vẫn giữ các nghi lễ cổ kính tạo ra cho người giàu cảm giác được làm sang.
Ở Nga và Trung Quốc vốn đã diệt hết hoàng gia thì nhu cầu hoài cổ này lại còn cao hơn nữa.
Nhớ lại Hoàng đế Phổ Nghi đã từng bị bắt cho đi cải tạo rồi buộc phải vào Đảng để chứng tỏ nước Trung Hoa Mới ưu việt.
Nên chăng ta cứ coi như họ chỉ muốn có thêm một trải nghiệm thú vị như đi thăm bảo tàng hay trường quay Hollywood mà thôi.
Vì thế giới này sau một thời nháo nhào thì các thứ tân và cựu hóa ra lại bổ sung cho nhau, đôi khi nghịch cảnh, đôi khi hài hòa.
Đằng sau đó thì luôn luôn là chuyện đồng tiền đi liền quan hệ mà thời nào cũng thế.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/10/151021_uk_china_pomp_and_money
VIỆT NAM CHÙM KHẾ ĐỘC
Mới đây, ca sĩ Mỹ Kyo York đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình về chuyện "dở khóc dở cười" khi đi máy bay ở VN thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Mới đây, trên trang facebook cá nhân, nam ca sĩ Mỹ Kyo York vừa
chia sẻ câu chuyện về những thói hư, tật xấu của người Việt Nam khi đi
máy bay. Đây là những sự việc diễn ra thường ngày được Kyo York
ghi chép sau mỗi hành trình bay của mình. Ngay sau khi đăng tải, status
đã nhận được gần 30 ngàn lượt like và hàng ngàn comment bình luận.
Xếp hàng chỉ dành cho những ai không đủ trình “giành hàng, giật lối”…
đôi khi còn bị cho là “những kẻ thích thể hiện văn hóa, vì ai mà không
vội” thế là chẳng bao giờ có một hàng thẳng.
Mang dao kéo, chất lỏng, gà vịt bị chặn tại hải quan, nhưng không hiểu
sao cua biển bò lóc nhóc trên máy bay khi đã cất cánh trên bầu trời,
chưa kể mùi cá mắm và các mùi lạ mà không ai biết phải xử lý thế nào.
Sợ nhất cái cảnh, mấy ông bụng thì bự mà khoái cởi trần trùng trục trên
máy bay, ngồi gần đã sợ mà còn nói to, văng vãi ướt đầy đầu…
Sợ hơn là mấy ông không thể ý thức được rằng đôi vớ và đôi chân đầy đầu…
Sợ hơn là mấy ông không thể ý thức được rằng đôi vớ và đôi chân mình có "mùi hương" lấn át hơn cả mùi của hãng nước hoa “chờ - nel” nên vẫn vô tư gác lên phía trước hoặc vắt đôi vớ (tất) lên giữa kẻ ghế của người ngồi trước như ở nhà riêng.
Sợ hơn là mấy ông không thể ý thức được rằng đôi vớ và đôi chân mình có "mùi hương" lấn át hơn cả mùi của hãng nước hoa “chờ - nel” nên vẫn vô tư gác lên phía trước hoặc vắt đôi vớ (tất) lên giữa kẻ ghế của người ngồi trước như ở nhà riêng.
Mắc cười nhất là khi tiếp viên thông báo: “Xin quý khách vui lòng đừng
đi lại trong lúc này” thì có người đứng lên đi lại rồi mạnh miệng bảo
“mắc vệ sinh không cho đi, đi ở ghế cho chúng mày dọn à?”
Nguy hiểm nhất là mấy bác tò mò ngồi cạnh cửa thoát hiểm, máy bay đang o
o trên không trung, bỗng nhiên nổi hứng muốn ngắm trăng sao gió mát gì
đó tự nhiên thò tay mở cửa, may là phát hiện kịp… (hú hồn hú vía).
Trường hợp máy bay vừa hạ cánh, Cơ trưởng thông báo xin vui lòng không
sử dụng điện thoại cho đến khi tín hiệu máy bay dừng hẳn và đèn bật
sáng… Thì các cặp tình nhân: kẻ trong khoang, người ngoài đứng đón cứ vô
tư mở điện thoại tám “Em mới đáp, mới đáp… Anh đợi em chút xíu nha”,
“Anh mới xuống phi trường, em ở đâu…” Làm như họ kiềm chế đợi nhau 1,2
phút là bật ngửa ra xỉu vậy… hoặc trường hợp ngược lại cũng vậy máy bay
đang cất cánh: “ Alo, vậy thôi nha, có gì em về mình gặp nhau, giờ em
lên bầu trời rồi chút nữa là mất sóng điện thoại không nói được đâu, nhớ
anh quá à… chụt”.
Tội nhất là ai ngồi gần mấy người say rượu mà còn không biết điều, hà hơi, ói mửa, dựa ngủ mà còn chửi thề với người bên cạnh…
Có trường hợp thấy thương hơn là trách, khi máy bay vô vùng thời tiết
xấu, giật giật mới mấy cái, có chị nhảy dựng lên khóc lóc “cho em xuống,
cho em xuống đi… em không muốn chết…” – Bộ mấy trăm hành khách muốn
chết lắm hay sao chị. Bình tĩnh chút đi… mấy đứa con nít đi cùng nhìn
phản ứng của chị mà khóc ré lên …
Người ta đã thông báo dặn dò không được lấy áo phao bên dưới ghế ngồi
khi chưa có tín hiệu cho phép, thì cứ vô tư thò tay xuống dưới lấy, khi
bị nhắc nhở thì đối đáp “kiểm tra xem có không, lỡ quên để chỗ của tôi,
xảy ra tay nạn ai chịu trách nhiệm” – Rồi! bó tay.
Sợ nhất là đi máy bay mà lọt vô một nhóm người thiếu lịch sự, lên máy
bay như nhà của mình, nói chuyện như một cái chợ, chuyến bay ngắn 1,2
tiếng mà tưởng như dài hàng thế kỷ vì bị tra tấn bởi câu chuyện của ông
này bà kia, tám um xùm từ khi cất cách cho đến lúc đón taxi về nhà.
Ngồi nhầm số ghế là cố ý - vì muôn ngàn lý do: thích ngắm cảnh, muốn
ngồi gần bạn, gần người đẹp, đơn giản vì thích ngồi không đúng số ghế…
Điều tối kỵ lên máy bay mà toàn nói chuyện thảm họa, tai nạn về máy bay
như trong phim một cách vô tư đối với một số nước có thể bị xử phạt và
cấm bay.
Còn hàng ngàn tình huống khác như: đeo phone trong lúc máy bay cất cánh -
bị nhắc nhở thì chửi lại tiếp viên, trường hợp cự cãi, đánh nhau , chửi
lộn, đánh ghen, xách nhằm hành lý, trộm cắp cũng có chứ không phải
không … Những trường hợp Kyo tôi nói không loại trừ hãng hàng không nào,
vì tất cả đều có thể xảy ra…
Liệt kê ở đây để cho quý vị đã từng bay, chưa từng bay hoặc mơ ước được
bay… nếu có dịp bay thì biết mà hạn chế những tình huống xấu ảnh hưởng
đến mọi người xung quanh nếu mình từng gây ra mà chính mình cũng không
biết.
Mọi hành vi của bạn sẽ nói lên giá trị của con người bạn, vì vàng bạc
kim cương, vải vóc,… chỉ là thứ ngụy trang cho đến khi bạn thể hiện hành
vi của mình.
Ngay sau khi đăng tải, các chia sẻ của Kyo York đã nhận được nhiều phản
hồi tích cực của cư dân mạng. Đại đa số ý kiến cho rằng những tình trạng
này rất hay thường xuyên xảy ra ở Việt Nam và ý thức đi máy bay của
người Việt Nam vô cùng kém.
Bạn Hoàng Anh cho rằng: "Là người Việt Nam khi đọc được những dòng này
của Kyo York tôi cảm thấy rất xấu hổ. Chuyện đi máy bay đã thể hiện tính
cách "bần nông", thiếu văn minh của người Việt. Hi vọng chúng ta sẽ có ý
thức tốt hơn để không tiếp tục tái diễn những điều này nữa".
Cùng chung quan điểm, bạn Ngọc Lan cho rằng: "Còn rất nhiều lí do khác
ngoài những lí do Kyo York đã kể. Thực sự ý thức đi các phương tiện giao
thông công cộng của người Việt Nam vô cùng tồi tệ, cảnh chen lấn, xô
đẩy, tư lợi cá nhân xảy ra thường ngày. Cảm ơn anh vì những dòng chia sẻ
rất thẳng thắn và tâm huyết trên".
Chàng ca sĩ người Mỹ Kyo York là một con người rất yêu quê hương đất
nước Việt Nam, khi đến dải đất hình chữ S công tác và du lịch, anh đã
cảm mến và ở lại đây nhiều năm. Ngoài việc tham gia các hoạt động trong
showbiz, Kyo York đã tham gia rất nhiều dự án từ thiện để giúp đỡ bà
con, người dân khó khăn ở những cao, vùng dân tộc thiểu số. Các dự án
của anh hướng đến việc xây dựng các trường học từ thiện, cung cấp các
nhu cầu yếu phẩm cho người dân, cung cấp giống và cây trồng để người dân
phát triển kinh tế.
Du khách đến VN được khuyên "phải biết tự bảo vệ tính mạng"
(VienDongDaily.Com - 27/10/2015)
Xấu hổ vì thói xấu đi máy bay của một số người Việt
Nói
chuyện điện thoại, nói to, để con la hét, khóc lóc mà không dỗ, hút
thuốc... trên máy bay là những tật xấu của nhiều người Việt khi đi máy
bay.
A lô, đang hạ cánh nhé!
Theo quy định, hành khách chỉ được sử dụng điện thoại sau khi máy bay dừng hẳn nhưng khi vừa đáp xuống sân bay và máy bay còn lăn bánh trên đường băng thì hầu hết hành khách người Việt đều mở điện thoại và nhắn tin, gọi điện cho người thân để thông báo mình đã hạ cánh.
A lô, đang hạ cánh nhé!
Theo quy định, hành khách chỉ được sử dụng điện thoại sau khi máy bay dừng hẳn nhưng khi vừa đáp xuống sân bay và máy bay còn lăn bánh trên đường băng thì hầu hết hành khách người Việt đều mở điện thoại và nhắn tin, gọi điện cho người thân để thông báo mình đã hạ cánh.
Nhiều người thản nhiên dùng điện thoại khi máy bay đang bay, hay gọi điện oang oang khi máy bay đang cất, hạ cánh.
Một cư dân mạng tên Tuấn Linh chia sẻ: Cách đây 2 hôm mình bay từ TP.HCM ra HN, máy bay bay tới HN do thời tiết xấu, bay mấy vòng trên bầu trời rồi trở lại Huế, lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh, cái cô bé bên cạnh dáng người mẫu, mặt diễn viên nhận được điện thoại, chuông đổ liên hồi. Cô ấy không nghe. Bên cạnh mình là cái cô người Mỹ nhìn cô mặt diễn viên kia không thiện cảm. Lúc sau tiếng chuông điện thoại lại đổ, cô kia nghe máy, bảo là đang hạ cánh ở Huế bla bla... Thế là cái cô Mỹ cạnh mình nhoài người sang định giựt điện thoại cô kia và nói: "Ọp phôn ..ọp phôn".
Cô Mỹ phàn nàn với tiếp viên, cô tiếp viên xinh đẹp nhắc nhở. Cô kia tức
quá bảo, chị có giỏi thì tắt hộ em cái, rồi đưa cái máy lên, hoá ra cái
máy hỏng màn hình đen thui... Cô Mỹ lắc đầu vẻ không hài lòng. Máy bay
vừa hạ cánh một cái tức là chưa dừng hẳn thì đằng sau hàng loạt chuông
điện thoại reo lên. Mấy bạn Tây bên cạnh xì xồ đủ kiểu, cái cô người Mỹ
bên cạnh mình mặt đần ra chả hiểu chuyện gì, mình cũng vậy mặt cũng thộn
hết cả lên...
Trước đó, một hành khách tên Kim Ngân kể, một lần cô đi du lịch, có một
bác ngồi gần cô không hề tắt điện thoại trong suốt cả chuyến bay. Khi cô
nhẹ nhàng nhắc thì bác cự cãi: “Bác để trong túi chứ có mở ra đâu”.\
Một cư dân mạng có nick K.Vchia sẻ: Một lần chị bay đi công tác, ngồi
bên cạnh là một anh chàng cao to. Từ khi lên máy bay là miệng anh ấy
điện thoại không ngừng với đối tác về một sân golf rất đẹp ở Sóc Sơn.
"Thế rồi, anh quay sang em mời em cùng đi với anh ấy. Rồi chưa kịp chờ
em nói gì, anh đã điện thoại cho một đối tác khác, giọng oang oang vang
vọng cả khoang... Từ khi đặt bờ mông xuống ghế, anh đã gọi khoảng 10
cuộc, may quá, máy bay đã chạy taxi, anh dừng lại. Có lẽ do quá mệt, anh
bèn nằm dang hai chân hai tay ra, em thề là cái ghế to thế mà anh đạp
cả vào chân em, miệng gào xin một cái mền. Anh kể về tài sản của anh...
Rồi anh ngả ghế ra cái rầm, ô hay máy bay vừa cất cánh thôi mà, chưa ổn
định độ cao. Và anh lăn ra ngủ, tiếng anh ngáy yêu không chịu được. Rồi
tiếp viên phục vụ món ăn, anh vẫn ngủ nên không chỉnh ghế và tiếp viên
cũng ngại không nhắc. Anh chợt tỉnh dậy, quơ lấy cái khăn ăn đeo vào cổ
và ăn tất tần tật những gì dọn ra, xỉa răng tanh tách, miệng ngậm tăm và
vẫn tán tỉnh em. Rồi anh dùng khăn lau mặt, lau cổ, lau gáy, lau lưng
như mới tắm xong rồi anh lại ngủ ngáy o o hồn nhiên".
Một hành khách khác tên Mỹ Uyên kể, trong một chuyến du lịch, bay cùng
cô từ TP.HCM ra Phú Quốc có một cô gái rất xinh, dáng đẹp, da trắng, ăn
mặc rất sành điệu. Khi máy bay đang trên không, cô gái này vô tư mở điện
thoại rồi nói rất to: “Alo, em đang bay. Đang bay qua biển anh nhé”.
Ngay lập tức, tất cả hành khách trên máy bay quay lại nhìn cô như người
ngoài hành tinh, nhiều người bấm bụng cười.
Hút thuốc
Hiện nay, hầu như tất cả các chuyến bay của một số hãng hàng không đều
là chuyến bay không hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử. Tuy nhiên một số
hành khách vẫn "phớt lờ" quy định này và trốn vào buồng vệ sinh để hút
thuốc. Chị T.Y, 22 tuổi, một tiếp viên hàng không, cho biết dù đã phát
loa thông báo nhưng nhiều người vẫn không bỏ được cơn ghiền thuốc dù
chuyến bay chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ.
;Người ngoại quốc nói ban đêm Việt Nam không có chỗ đi chơi an toàn, còn ban ngày thì đi đâu cũng sợ. <
SÀI GÒN - Trước tình trạng giật đồ, chém người cướp của diễn ra như cơm
bữa mỗi ngày khiến du khách nước ngoài e ngại, các công ty tổ chức du
lịch và các cơ quan công lực đang tăng cường khuyến cáo nhằm giúp du
khách chủ động hơn trong bảo vệ tài sản và tính mạng. Nói chung thì du
khách được khuyên không nên đi riêng lẻ, rất nguy hiểm. Một phó thủ
tướng cũng đã nêu ra sáu điều gây lo sợ cho người ngoại quốc khi đặt
chân đến Việt Nam.
Trong mấy ngày qua, chỉ tại Sài Gòn và liên quan đến người ngoại quốc,
người ta được biết có một tên cướp phóng xe như bay, giật túi xách của
hai du khách người Mã Lai Á ở quận 3; một du khách Đức bị chém và cướp
tiền vào rạng sáng. Còn du khách gốc Việt bị cướp là chuyện hiển nhiên.
Tin tức về những vụ cướp này đang khiến người ngoại quốc rất ngần ngại
khi đến Việt Nam.
Vào chiều thứ Hai, công an phường 6, quận 3 bắt Dương Thiện Tính, 29
tuổi, vì tội cướp một cặp nam nữ người Mã Lai Á đang đi bộ trên lề đường
và có mang túi xách. Tính đã áp sát và ra tay giật túi xách của nữ du
khách rồi bỏ chạy. Nhờ có cảnh sát phát hiện và rượt theo, cuối cùng
Tính bị đạp ngã xe và bị còng tay. Chiếc túi xách bên trong có một điện
thoại iPhone 5 và 100 đô Singapore được trao trả lại cho nạn nhân.
Ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám Đốc Sở Du Lịch, cho biết trong chín tháng từ
đầu năm nay, tại thành phố Sài Gòn không thôi đã xảy ra 124 vụ cướp
giật, xâm phạm tài sản liên quan đến du khách ngoại quốc, điều này khiến
họ có tâm lý bất an khi du lịch. Đó chưa kể những du khách bị cướp tài
sản nhưng không đủ thời gian trình báo, hoặc ngại việc bất đồng ngôn ngữ
và rồi lại gặp phiền toái với công an.
"Chúng tôi đang triển khai các trạm thông tin về những điểm đến, thực
trạng an ninh tại các khu vực cho du khách," ông Khánh nói với báo chí
trong nước hôm thứ Hai vừa qua. "Ngoài các khách đi theo tour có hướng
dẫn viên, khách đi lẻ cũng phải được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết
để họ tự bảo vệ mình."
Các hãng lữ hành cũng đưa ra khuyến cáo cho những du khách đi chơi đêm.
Ông Phan Huê, giám đốc công ty du lịch Vòng Tròn Việt cho biết, nhiều du
khách đến Việt Nam phàn nàn ngoài việc không có chỗ chơi đêm thì ra
đường là điều làm họ cảm thấy mất an toàn. Họ sợ gặp phải những tình
huống chèo kéo, đeo bám, móc túi, cướp giật.
Hôm 19/10, hai du khách người Đức khi đang ngồi hóng mát ở khu vực bờ kè
kênh Tàu Hủ đã bị một nhóm thanh niên dùng dao chém thương tích rồi
cướp tiền và tài sản chấn động dư luận.
"Tôi khuyến cáo du khách khi ra đường không mang theo tài sản quý giá,
túi xách, nữ trang, máy ảnh, để tránh những rủi ro," ông Huê khuyên.
Bà Đặng Linh Chi, giám đốc công ty du lịch Sắc Việt, cho biết, khi đặt
tour, các khách nước ngoài cũng thường hỏi bà về tình hình an ninh trật
tự ở mỗi vùng miền có trong lịch trình. Bà cho biết khách Tây Phương rất
chú trọng đến vấn đề an toàn và họ sẽ e ngại nếu cảm thấy tình hình
không tốt.
Mỗi khi khách hỏi như vậy, bà đều giải thích ở mỗi nơi ngoài những khung
cảnh thiên nhiên tươi đẹp thì cũng tồn tại tệ nạn. Theo bà Linh Chi,
điều quan trọng là du khách nắm được thông tin, biết tự bảo vệ tính mạng
và tài sản của mình bằng cách tuân thủ các quy định của nước sở tại,
không đi chơi quá khuya, nên đi theo nhóm.
Trong mùa hè năm nay, Phó Thủ Tướng CSVN Vũ Đức Đam từng nhìn nhận với
báo chí rằng du khách có ít nhất sáu nỗi sợ khi đến Việt Nam. Đó là:
- Tình trạng ăn xin bám theo du khách và ăn cắp vặt
- Thức ăn thiếu vệ sinh và thiếu an toàn
- Nhiều rác rưởi, thiếu nhà vệ sinh sạch
- Và bất lịch sự trong lời nói, cử chỉ.
Sau khi nên sáu điều trên, ông Đam nhận xét về tình trạng thiếu văn hóa
của người Việt như sau, “Chúng ta có thể nghèo nhưng nếu làm những điều
đó tốt thì không chỉ đưa du lịch lên mà còn đưa văn hóa lên, giúp đất
nước phát triển.”
Trung Quốc thì vừa ô nhiễm vừa lo bị nổ hóa chất, Thái Lan thì sợ nổ bom, Campuchia thì sợ chính trị bất ổn dễ bạo động, rốt cuộc Việt Nam, luôn được quảng cáo là một đất nước thân thiện, nhiều điểm du lịch hấp dẫn và ẩm thực phong phú trở thành điểm đến lý tưởng.
Tuy nhiên điều đó chỉ đúng ở ban ngày.
Đến hẹn lại ra… vỉa hè uống bia
Còn sau 12 giờ đêm, hàng quán đóng cửa, các điểm vui chơi tắt hết đèn, mọi con đường chìm vào bóng tối, chỉ còn lưa thưa những quán café, quán nhậu và bia vỉa hè còn hoạt động. Điều đó với người Việt Nam thì có vẻ bình thường, nhưng với khách du lịch nước ngoài – những người vốn đã quen với những hoạt động vui chơi về đêm thì họ thật sự “không có nơi nào để tiêu tiền.” Không ít người than phiền rằng cứ đến đêm họ không biết đi đâu ngoài việc đến quán cafe hoặc... ra vỉa hè uống bia cỏ.
Thực tế những chỗ giải trí mở cửa qua 12h cũng có, nhưng theo không ít du khách thì đó thường là những quán bar lớn nằm trong các khách sạn 5 sao với chi phí đắt đỏ, bởi vậy nó "nằm ngoài tầm với" của các du khách đi du lịch theo tour hoặc du lịch "bụi".
Đó không phải là vấn đề của riêng nhóm bạn của Roberto, mà là sự bất cập trong công tác khai thác du lịch tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Phát biểu trên tờ Thanh niên, ông Trần Vĩnh Lộc – Giám đốc Công ty du lịch Lạc Hồng - cho biết các du khách nước ngoài ở Việt Nam 5 ngày mà thường chỉ tiêu khoảng 100 USD (không kể phí tham quan vì nằm trong giá tour) để mua vài đồ lưu niệm rẻ tiền. Còn ban đêm, họ chẳng có gì để tiêu tiền, mặc dù ở nước ngoài đó là khoảng thời gian họ tiêu nhiều tiền nhất trong ngày.
Không có gì chơi, lấy đâu ra chỗ tiêu tiền?
Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty du lịch Viettravel, mỗi ngày một khách quốc tế đến Việt Nam “tiêu không quá 50 USD, trong khi đó người Việt đến Thái Lan có thể tiêu đến 100 USD/ngày và đến Hàn Quốc, Nhật Bản thì có thể tiêu đến 120-150 USD/ngày.” - Ông nhận xét trong cuộc phỏng vấn của báo Thanh Niên.
Vậy vấn đề là gì? – Theo ông Kỳ, hiện du lịch Việt Nam mới chỉ khai thác du lịch theo tour, còn các khoản thu ngoài xã hội thì chưa tốt, các hoạt động vui chơi giải trí ban đêm ở Việt Nam chưa nhiều, nếu có thì cũng chưa phù hợp với đại đa số du khách. Ngoài ra, việc khống chế thời gian vui chơi về đêm với các quán bar, vũ trường và các quán café cũng khiến không chỉ du khách mà cả những người Việt Nam sau ca làm tối không có nơi để “xả stress”.
Xã hội có người làm ca 3 (ca tối và đêm), thì chẳng nhẽ họ không được phục vụ sao? Tại sao một thành phố lại để nó chết vào ban đêm như thế?” – trích lời ông Đoàn Kỳ Thanh, sáng lập viên khu Zone 9 từng rất nổi tiếng tại Hà Nội - trả lời trên Thanh Niên.
Nghịch lý thay khi Việt Nam luôn muốn thu hút nhiều du khách nước ngoài nhưng lại đặt ra hàng loạt rào cản với các dịch vụ giải trí. Tại các thành phố du lịch nổi tiếng, cuộc sống về đêm luôn có sức sống rất đặc biệt, dù Tp. HCM và Hà Nội không thể tạo ra một sức sống như vậy thì ít ra cũng nên tạo không gian để cuộc sống về đêm được phát triển. Điều này sẽ tạo ra nguồn doanh thu còn lớn hơn rất nhiều tiền bán tour hay phí tham quan.
Theo Thanh Niên
Thanh Thanh (Depplus.vn/MASK)
Không có chỗ chơi đêm, du khách nước ngoài buộc phải… đi ngủ sớm
14:00 | 25/08/2015
Sau 12 giờ đêm, khi tất cả những điểm
vui chơi ngoài trời đều tắt đèn, khách du lịch nước ngoài chỉ có duy
nhất một lựa chọn: Uống bia rồi về nhà ngủ.
Trung Quốc thì vừa ô nhiễm vừa lo bị nổ hóa chất, Thái Lan thì sợ nổ bom, Campuchia thì sợ chính trị bất ổn dễ bạo động, rốt cuộc Việt Nam, luôn được quảng cáo là một đất nước thân thiện, nhiều điểm du lịch hấp dẫn và ẩm thực phong phú trở thành điểm đến lý tưởng.
Tuy nhiên điều đó chỉ đúng ở ban ngày.
Đến hẹn lại ra… vỉa hè uống bia
Còn sau 12 giờ đêm, hàng quán đóng cửa, các điểm vui chơi tắt hết đèn, mọi con đường chìm vào bóng tối, chỉ còn lưa thưa những quán café, quán nhậu và bia vỉa hè còn hoạt động. Điều đó với người Việt Nam thì có vẻ bình thường, nhưng với khách du lịch nước ngoài – những người vốn đã quen với những hoạt động vui chơi về đêm thì họ thật sự “không có nơi nào để tiêu tiền.” Không ít người than phiền rằng cứ đến đêm họ không biết đi đâu ngoài việc đến quán cafe hoặc... ra vỉa hè uống bia cỏ.
Không có chỗ chơi ban đêm, du khách nước ngoài chủ yếu chỉ uống bia rồi đi ngủ sớm (Ảnh: VOV)
Thực tế những chỗ giải trí mở cửa qua 12h cũng có, nhưng theo không ít du khách thì đó thường là những quán bar lớn nằm trong các khách sạn 5 sao với chi phí đắt đỏ, bởi vậy nó "nằm ngoài tầm với" của các du khách đi du lịch theo tour hoặc du lịch "bụi".
Đó không phải là vấn đề của riêng nhóm bạn của Roberto, mà là sự bất cập trong công tác khai thác du lịch tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Phát biểu trên tờ Thanh niên, ông Trần Vĩnh Lộc – Giám đốc Công ty du lịch Lạc Hồng - cho biết các du khách nước ngoài ở Việt Nam 5 ngày mà thường chỉ tiêu khoảng 100 USD (không kể phí tham quan vì nằm trong giá tour) để mua vài đồ lưu niệm rẻ tiền. Còn ban đêm, họ chẳng có gì để tiêu tiền, mặc dù ở nước ngoài đó là khoảng thời gian họ tiêu nhiều tiền nhất trong ngày.
Không có gì chơi, lấy đâu ra chỗ tiêu tiền?
Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Công ty du lịch Viettravel, mỗi ngày một khách quốc tế đến Việt Nam “tiêu không quá 50 USD, trong khi đó người Việt đến Thái Lan có thể tiêu đến 100 USD/ngày và đến Hàn Quốc, Nhật Bản thì có thể tiêu đến 120-150 USD/ngày.” - Ông nhận xét trong cuộc phỏng vấn của báo Thanh Niên.
Vậy vấn đề là gì? – Theo ông Kỳ, hiện du lịch Việt Nam mới chỉ khai thác du lịch theo tour, còn các khoản thu ngoài xã hội thì chưa tốt, các hoạt động vui chơi giải trí ban đêm ở Việt Nam chưa nhiều, nếu có thì cũng chưa phù hợp với đại đa số du khách. Ngoài ra, việc khống chế thời gian vui chơi về đêm với các quán bar, vũ trường và các quán café cũng khiến không chỉ du khách mà cả những người Việt Nam sau ca làm tối không có nơi để “xả stress”.
Zone 9 - Một trong những "chốn ăn chơi" rất hút khách trước kia ở Hà Nội. (Ảnh: VNEconomy)
“Xã hội có người làm ca 3 (ca tối và đêm), thì chẳng nhẽ họ không được phục vụ sao? Tại sao một thành phố lại để nó chết vào ban đêm như thế?” – trích lời ông Đoàn Kỳ Thanh, sáng lập viên khu Zone 9 từng rất nổi tiếng tại Hà Nội - trả lời trên Thanh Niên.
Nghịch lý thay khi Việt Nam luôn muốn thu hút nhiều du khách nước ngoài nhưng lại đặt ra hàng loạt rào cản với các dịch vụ giải trí. Tại các thành phố du lịch nổi tiếng, cuộc sống về đêm luôn có sức sống rất đặc biệt, dù Tp. HCM và Hà Nội không thể tạo ra một sức sống như vậy thì ít ra cũng nên tạo không gian để cuộc sống về đêm được phát triển. Điều này sẽ tạo ra nguồn doanh thu còn lớn hơn rất nhiều tiền bán tour hay phí tham quan.
Theo Thanh Niên
Thanh Thanh (Depplus.vn/MASK)
No comments:
Post a Comment