RẠP HƯNG ĐẠO
Rạp Hưng Đạo xưa của ai ?
3 Ngày Tết hay đi coi hát cải lương ở đây! Nhưng Bạn có biết :
Rạp Hưng Đạo ngày xưa của ai không?Năm 1940 tại góc đường Général Marchand và Gallieni (Nguyễn C...ư Trinh và Trần Hưng Đạo ngày nay) thường ngày vẫn có một cậu con trai khoảng 18 - 20 tuổi ngồi cặm cụi sửa vá xe đạp bên vệ đường. Thời đó người dân chính gốc thành phố còn thất nghiệp dài dài, nói chi đến những dân nhập cư từ tỉnh thành xa, do đó người ta xem việc một thanh niên sửa xe như vậy là chuyện bình thường.
Những người lui tới con đường đó, đặc biệt là những khách hàng từng đôi ba lần xe đến sửa xe ấy là một chàng trai hiền hậu, dễ thương, lại chăm chỉ, cẩn thận. Xe hư đâu sửa đó, đảm bảo chất lượng, tiền công vừa phải, đôi khi với những khách hàng già cậu ta còn tự nguyện sửa miễn phí “để làm quen”. Lâu dần, khách hàng càng lúc càng đông, thậm chí có người bị hư xe ở xa cũng ráng dẫn bộ tới, để cậu sửa. Chàng trai ấy tên là Niệm.
Một năm sau ngày ra nghề, người ta thấy chỗ bức tường phía sau lưng anh thợ sửa xe ngồi, có treo lủng lẳng vài chiếc vỏ, ruột xe đạp, cùng với một ít những phụ tùng khác. Anh giải thích “Để khi nào khách có cần thì mình thay cho tiện”. Thời đó không có chợ phụ tùng hoặc các loại phụ tùng xe được bày bán khắp nơi như ngày nay, cho nên việc phục vụ linh hoạt của cậu Niệm được bà con ủng hộ. Hai năm sau, khách hàng nhìn thấy có thêm một hai chiếc xe đạp lắp ráp hoàn chỉnh dựng ở đó. Cậu Niệm lại giới thiệu “Nhân tiện ráp sẵn, nếu bà con nào có cần thì mình nhường lại, giá phải chăng”. Tất nhiên, bởi sẵn có uy tín hàng của cậu ta ráp đến đâu bán được đến đó.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, trong lúc Sài Gòn đang hoảng loạn vì những cuộc dội bom của phi cơ đồng minh xuống thành phố, dân chúng lo chạy tránh bom, thì góc đường đó, chàng trai sửa xe vẫn cứ bám trụ với “cơ ngơi của mình, gồm 4 chiếc xe đạp vừa mới ráp, cộng với một thùng phụ tùng mới. Với cậu giữa cái chết do bom đạm và chết đói, cậu ta sợ chết đói hơn, vả lại trong đầu cậu trai nghèo này, chừng như còn nuôi một hoài bão.
Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, cũng là lúc người ta ngạc nhiên khi thấy chàng trai đó đứng ra thuê hẳn một góc nhà (chỗ căn phố mà suốt mấy năm qua cậu ta vẫn ngồi phía trước hiên nhà để hành nghề) và khai trương bảng hiệu: “Nguyễn Thành Niệm, sửa xe và bán phụ tùng xe đạp”. Thì ra, do khéo dành dụm trong nhiều năm qua, đến lúc đó cậu ta đã có được số vốn nho nhỏ, đủ để “dựng tiệm”. Cậu tâm sự với những người quen biết “Cái nghèo nó làm cho mình phải bỏ dở chuyện học hành, mà không học thì khó bề lập thân. Bây giờ chỉ có một cách là phải chí thú làm ăn phải đi lên con đường thương mại....”. 5 năm sau, đầu thập niên 50, cả một dãy phố từ đầu đường Nguyễn Cư Trinh chạy dọc theo đường Trần Hưng Đạo, đến gần đường hẻm Nguyễn Văn Dụng, đã quy về một mối, do một người làm chủ: Nguyễn Thành Niệm.
Cậu ta trúng nghề phụ tùng xe đạp là chủ yếu, nhưng cũng phải kể đến yếu tố cần kiệm và óc nhạy bén với thị trường. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một chàng sửa xe đạp tầm thường, Nguyễn Thành Niệm tậu được đến gần 30 căn phố mặt tiền đường Gallieni (Trần Hưng Đaọ). Có người nói, sở dĩ Nguyễn Thành Niệm mua được nhiều nhà như thế là bởi vì thời đó mọi người vừa trải qua một giai đoạn khủng hoảng do cuộc chiến tranh, bị lung lạc tinh thần, muốn bán rẻ nhà cửa để hồi hương lập nghiệp, nên giá nhà rẻ, và Niệm đã chộp đúng thời cơ.
Con đường “lập thân” của Nguyễn Thành Niệm đã mở rộng. Anh ta chuyển sang kinh đoanh đa dạng hơn, gồm cả phụ tùng xe gắn máy, xe hơi, máy móc cơ giới nói chung. Và thế là một công ty nhập khẩu phụ tùng xe, máy được hình thành. Công ty Indo - Comptoir của Nguyễn Thành Niệm cuối thập niên 50 là một trong 10 công ty xuất nhập khẩu phụ tùng xe cơ giới lớn nhất Sài Gòn có chi nhánh ở khắp miền Nam, vươn tới Nam Vang, Vientian, Pakse (Lào). Nguyễn Thành Niệm trở thành một tỷ phú.
Đầu thập niên 60, tại dãy phố góc đường Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo, cạnh trụ sở của công ty Nguyễn Thành Niệm, người ta thấy mọc lên một toà nhà đồ sộ với chữ hiệu trên mặt tiền rất nổi: Rạp hát Hưng Đạo. Thì ra, đúng nơi mấy chục năm trước Niệm ngồi sửa se đạp, giờ đã được dựng lên một rạp hát lớn nhất thành phố, lại do chính ông làm chủ. Có lần Nguyễn Thành Niệm đã nói với bạn bè “Cuộc đời cũng giống như một sân khấu, mình cố làm sao cho sân khấu lộng lẫy thì càng hay...”
Thượng Hồng
from Dân Sài Gòn xưa.
3 Ngày Tết hay đi coi hát cải lương ở đây! Nhưng Bạn có biết :
Rạp Hưng Đạo ngày xưa của ai không?Năm 1940 tại góc đường Général Marchand và Gallieni (Nguyễn C...ư Trinh và Trần Hưng Đạo ngày nay) thường ngày vẫn có một cậu con trai khoảng 18 - 20 tuổi ngồi cặm cụi sửa vá xe đạp bên vệ đường. Thời đó người dân chính gốc thành phố còn thất nghiệp dài dài, nói chi đến những dân nhập cư từ tỉnh thành xa, do đó người ta xem việc một thanh niên sửa xe như vậy là chuyện bình thường.
Những người lui tới con đường đó, đặc biệt là những khách hàng từng đôi ba lần xe đến sửa xe ấy là một chàng trai hiền hậu, dễ thương, lại chăm chỉ, cẩn thận. Xe hư đâu sửa đó, đảm bảo chất lượng, tiền công vừa phải, đôi khi với những khách hàng già cậu ta còn tự nguyện sửa miễn phí “để làm quen”. Lâu dần, khách hàng càng lúc càng đông, thậm chí có người bị hư xe ở xa cũng ráng dẫn bộ tới, để cậu sửa. Chàng trai ấy tên là Niệm.
Một năm sau ngày ra nghề, người ta thấy chỗ bức tường phía sau lưng anh thợ sửa xe ngồi, có treo lủng lẳng vài chiếc vỏ, ruột xe đạp, cùng với một ít những phụ tùng khác. Anh giải thích “Để khi nào khách có cần thì mình thay cho tiện”. Thời đó không có chợ phụ tùng hoặc các loại phụ tùng xe được bày bán khắp nơi như ngày nay, cho nên việc phục vụ linh hoạt của cậu Niệm được bà con ủng hộ. Hai năm sau, khách hàng nhìn thấy có thêm một hai chiếc xe đạp lắp ráp hoàn chỉnh dựng ở đó. Cậu Niệm lại giới thiệu “Nhân tiện ráp sẵn, nếu bà con nào có cần thì mình nhường lại, giá phải chăng”. Tất nhiên, bởi sẵn có uy tín hàng của cậu ta ráp đến đâu bán được đến đó.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, trong lúc Sài Gòn đang hoảng loạn vì những cuộc dội bom của phi cơ đồng minh xuống thành phố, dân chúng lo chạy tránh bom, thì góc đường đó, chàng trai sửa xe vẫn cứ bám trụ với “cơ ngơi của mình, gồm 4 chiếc xe đạp vừa mới ráp, cộng với một thùng phụ tùng mới. Với cậu giữa cái chết do bom đạm và chết đói, cậu ta sợ chết đói hơn, vả lại trong đầu cậu trai nghèo này, chừng như còn nuôi một hoài bão.
Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, cũng là lúc người ta ngạc nhiên khi thấy chàng trai đó đứng ra thuê hẳn một góc nhà (chỗ căn phố mà suốt mấy năm qua cậu ta vẫn ngồi phía trước hiên nhà để hành nghề) và khai trương bảng hiệu: “Nguyễn Thành Niệm, sửa xe và bán phụ tùng xe đạp”. Thì ra, do khéo dành dụm trong nhiều năm qua, đến lúc đó cậu ta đã có được số vốn nho nhỏ, đủ để “dựng tiệm”. Cậu tâm sự với những người quen biết “Cái nghèo nó làm cho mình phải bỏ dở chuyện học hành, mà không học thì khó bề lập thân. Bây giờ chỉ có một cách là phải chí thú làm ăn phải đi lên con đường thương mại....”. 5 năm sau, đầu thập niên 50, cả một dãy phố từ đầu đường Nguyễn Cư Trinh chạy dọc theo đường Trần Hưng Đạo, đến gần đường hẻm Nguyễn Văn Dụng, đã quy về một mối, do một người làm chủ: Nguyễn Thành Niệm.
Cậu ta trúng nghề phụ tùng xe đạp là chủ yếu, nhưng cũng phải kể đến yếu tố cần kiệm và óc nhạy bén với thị trường. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một chàng sửa xe đạp tầm thường, Nguyễn Thành Niệm tậu được đến gần 30 căn phố mặt tiền đường Gallieni (Trần Hưng Đaọ). Có người nói, sở dĩ Nguyễn Thành Niệm mua được nhiều nhà như thế là bởi vì thời đó mọi người vừa trải qua một giai đoạn khủng hoảng do cuộc chiến tranh, bị lung lạc tinh thần, muốn bán rẻ nhà cửa để hồi hương lập nghiệp, nên giá nhà rẻ, và Niệm đã chộp đúng thời cơ.
Con đường “lập thân” của Nguyễn Thành Niệm đã mở rộng. Anh ta chuyển sang kinh đoanh đa dạng hơn, gồm cả phụ tùng xe gắn máy, xe hơi, máy móc cơ giới nói chung. Và thế là một công ty nhập khẩu phụ tùng xe, máy được hình thành. Công ty Indo - Comptoir của Nguyễn Thành Niệm cuối thập niên 50 là một trong 10 công ty xuất nhập khẩu phụ tùng xe cơ giới lớn nhất Sài Gòn có chi nhánh ở khắp miền Nam, vươn tới Nam Vang, Vientian, Pakse (Lào). Nguyễn Thành Niệm trở thành một tỷ phú.
Đầu thập niên 60, tại dãy phố góc đường Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo, cạnh trụ sở của công ty Nguyễn Thành Niệm, người ta thấy mọc lên một toà nhà đồ sộ với chữ hiệu trên mặt tiền rất nổi: Rạp hát Hưng Đạo. Thì ra, đúng nơi mấy chục năm trước Niệm ngồi sửa se đạp, giờ đã được dựng lên một rạp hát lớn nhất thành phố, lại do chính ông làm chủ. Có lần Nguyễn Thành Niệm đã nói với bạn bè “Cuộc đời cũng giống như một sân khấu, mình cố làm sao cho sân khấu lộng lẫy thì càng hay...”
Thượng Hồng
from Dân Sài Gòn xưa.
HÀN LÂM NGUYỄN PHÚ THỨ * NĂM THÂN NÓI CHUYỆN KHỈ
Năm Thân Nói Chuyện Khỉ
(Bính Thân từ 08-02-2016 đến 27-01-2017)
.v.v.
hoặc là:
- Nuôi Ong tay áo, nuôi Khỉ dòm nhà
- Rung cây nhát Khỉ
- Nhăn nhó như Khỉ ăn Gừng ...
Giờ Thân = là giờ bắt đầu từ 15 giờ đến đúng 17 giờ chiều.
Tháng Thân = là tháng bảy của năm âm lịch.
Khi viết năm nay là năm Giáp Thân, tôi lại nhớ năm Giáp Thân (1884) xa xưa, cóảnh hưởng lịch sử quê hương mình. Bởi vì, năm này Pháp thấy nước ta yếu nên lại làm áp lực buộc ký kết thêm hòa ước thứ tư do Ông Patenôtre đại diện Pháp Hoàng ký tên, nên gọi là hòa ước Patenôtre tức Hòa Ước Giáp Thân 1884. Đây là ý đồ của Pháp lấy hết nước ta, để đặt nền đô hộ tại Việt-Nam gần 100 năm, sau khi Pháp thảm bại trận Điện Biên Phủ năm Giáp Ngọ1954 .
Nhân đây, nói về Tết năm con Khỉ cầm tinh, xin trích dẫn một trong những món ăn liên quan đến con Khỉ, trong dịp Bà Từ Hi Thái Hậu, đời nhà Thanh Trung Hoa, khoản đãi phái đoàn sứ thần thuộc các quốc gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý.
Đó là món Não Hầu tức Óc Khỉ như sau :
Mọt Sách sưu tầm và tường thuật).
Hơn nữa, vì loài Khỉ là loài chống lại được các bịnh thông thường, cho nên người ta thường nuôi nó ở trước nhà để cho con cháu ít bịnh hoặc nuôi chung với chuồng hay tàu Ngựa để tránh bịnh cho Ngựa.
Các chuyện huyền thoại về loài Khỉ rất nhiều như : Tề Thiên Đại Thánh đi thỉnh kinh Tam Tạng cùng với thầy Huyền Trang và Trư Bát Giới - Bạch Viên Tôn Các ( Bạch Viên tức con Vượn Trắng ) - Đười Ươi Giữ Ống .v.v. trong dân gian đã kể quá nhiều, ai cũng biết nên không thể kể lại mất nhiều thì giờ.
Khi bàn đến tuổi Khỉ thuộc năm Giáp Thân, xin trích dẫn nhắc lại sự liên quan như sau :
Giáp Thân và Giáp Dần có cùng mạng Thủy, cho nên muốn tính năm sanh thuộc mạng gì
trong Ngũ Hành, chúng ta phải nhớ câu : Hán(Thủy) Địa(Thổ) Siêu (Hỏa) Sài(Mộc) Thấp
(Thủy) (nếu cần xem lại trang 375 quyển thượng đã dẫn).
Tuổi Thân được Tam Hạp là : Thân, Tý và Thìn. Bởi vì, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của
Ngũ Hành thì : Thân có hành Kim, Tý có hành Thủy và Thìn có hành Thổ, cho nên chúng ta
phân tách từng cặp tuổi chỉ thấy tuổi Thân được tương sanh với tuổi Tý và tuổi Thìn như sau :
cặp Thân và Tý có :
Hành Kim (Thân) sanh hành Thủy(Tý), cho nên được tương sanh. Bởi vì, hành Kim bị sanh
xuất và hành Thủy được sanh nhập.
cặp Thân và Thìn có :
Hành Thổ (Thìn) sanh hành Kim (Thân), cho nên được tương sanh. Bởi vì, hành
Thổ bị sanh xuất hành Kim được sanh nhập. Trong khi, hành Thổ(Thìn) khắc hành Thủy (Tý)
cho nên bị tương khắc. Bởi vì, hành Thổ được khắc xuất và Thủy bị khắc nhập. Do vậy, cặp tuổi Thìn và Tý xem như Không Được Tương Hạp, chỉ có tuổi Thân được TƯƠNG H P cả tuổi Thìn và tuổi Tý mà thôi hay nói khác đi, tuổi Thân được Nhị Hạp cả tuổi Thìn và tuổi Tý. ngoài ra, tuổi Thân thuộc chi dương, kết hợp với 5 can dương, có hành gì ? xin trích dẫn như sau :
Các tuổi Thân Thuộc hành gì?
giáp Thân Thủy
Bính Thân Hỏa
Mậu Thân Thổ
Canh Thân Mộc
Nhâm Thân Kim
Trước khi tạm kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn thời gian 10 năm những năm con
Khỉ vừa qua và sắp tới có Hành như thế nào? để cống hiến quý bà con đồng hương nhàn lãm
hoặc xem mình có phải sanh đúng năm Thân hay không như dưới đây :
Tên Năm Thời Gian Hành Gì?
Mậu Thân 02-02-1908 đến 21-01-1909 Thổ
Canh Thân 02-02-1920 đến 07-02-1921 Mộc
Nhâm Thân 06-02-1932 đến 25-01-1933 Kim
Giáp Thân 25-01-1944 đến 12-02-1945 Thủy
Bính Thân 12-02-1956 đến 30-01-1957 Hỏa
Mậu Thân 30-01-1968 đến 16-02-1969 Thổ
Canh Thân 16-02-1980 đến 04-02-1981 Mộc
Nhâm Thân 04-02-1992 đến 22-01-1993 Kim
Giáp Thân 22-01-2004 đến 08-02-2005 Thủy
Bính Thân 08-02-2016 đến 27-01-2017 Hỏa
Nhân dịp bước sang năm Bính Thân kính chúc tất cả quý bà con đồng hương
được An Lạc và mọi nhà được Hạnh Đạt và Đắc Thành Như Ý.
Hàn Lâm NGUYỄN-PHÚ-THỨ
Mừng Xuân Bính Thân 2016
- Nuôi Ong tay áo, nuôi Khỉ dòm nhà
- Rung cây nhát Khỉ
- Nhăn nhó như Khỉ ăn Gừng ...
Giờ Thân = là giờ bắt đầu từ 15 giờ đến đúng 17 giờ chiều.
Tháng Thân = là tháng bảy của năm âm lịch.
Khi viết năm nay là năm Giáp Thân, tôi lại nhớ năm Giáp Thân (1884) xa xưa, cóảnh hưởng lịch sử quê hương mình. Bởi vì, năm này Pháp thấy nước ta yếu nên lại làm áp lực buộc ký kết thêm hòa ước thứ tư do Ông Patenôtre đại diện Pháp Hoàng ký tên, nên gọi là hòa ước Patenôtre tức Hòa Ước Giáp Thân 1884. Đây là ý đồ của Pháp lấy hết nước ta, để đặt nền đô hộ tại Việt-Nam gần 100 năm, sau khi Pháp thảm bại trận Điện Biên Phủ năm Giáp Ngọ1954 .
Nhân đây, nói về Tết năm con Khỉ cầm tinh, xin trích dẫn một trong những món ăn liên quan đến con Khỉ, trong dịp Bà Từ Hi Thái Hậu, đời nhà Thanh Trung Hoa, khoản đãi phái đoàn sứ thần thuộc các quốc gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý.
Đó là món Não Hầu tức Óc Khỉ như sau :
Vùng Thiên Hòa Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông có một rừng cây Lê gọi là Ngọc
Căn Lê, trái Lê trị được các bịnh nhiệt uất, can thận và ho kinh niên.
Rừng Lê có rất nhiều Khỉ, chúng nó ăn hết cả trái. Nhờ ăn Ngọc Căn Lê
nên thịt Khỉ nơi đây rất ngon thơm, lại chữa được bịnh loạn óc, tê liệt
và bán thân bất toại. Về dược tính óc khỉ quí hơn thịt gấp bội. Dân
chúng trong vùng tìm đủ cách bảo vệ rừng Lê, nhưng không có kết quả, bởi
giống Khỉ nơi đây có ba xoáy, tinh khôn, né tránh thợ săn và bẫy rập
một cách tài tình.
Tương truyền, Bà Từ Hi Thái Hậu xuống chiếu phải bắt cho đưọc 200 con
Khỉ tơ,chưa thay lông lần nào, mỗi con được trọng thưởng 10 lượng vàng
ròng. Con số này quánhiều, thợ săn không thể đáp ứng đủ số, về sau Tây
Thi giảm bớt xuống chỉ con 80 con, đểđáp ứng 5 thực khách dùng một con.
Khỉ mang về được nuôi bằng thức ăn tinh khiết, bổdưỡng, ngoài ra còn tắm
gội sạch sẽ. Mặt khác, lại cho đóng 80 cái hộp tròn giống như cáitrống
nhỏ mở ra khép vào được, một mặt trống có khoét lỗ tròn vừa đủ diện tích
cho cái đầub con Khỉ ló lên kèm theo một cái gông làm cho con Khỉ không
thể cục cựa được. Trước khi bắt đầu món ăn nầy, bầy Khỉ được tắm rửa
lần chót, xịt nưóc hoa thơm ngát vá cho uống một loại thuốc để tất cả
năng lực, tinh túy con Khỉ tập trung lên n bộ, óc Khỉ vì lẽ ấy sẽ gia
tăng chất bổ bội phần. Muốn cho các quan khách Tây Phương bớt thấy sự dã
man, ăn uống được mạnh miệng đồng thời làm cho món ăn mang ít nhiều ý
nghĩa lịch sử, Thanh triều còn cho các con
Khỉ vận triều phục, đội mão, vẽ mặt, mang râu giống như một đại quan của
triều đình, trên cổ đeo một tấm bảng nhỏ ghi rõ tên họ, tuổi tác cùng
quan chức thuở sanh tiền. Những con Khỉ đó tượng trưng cho những nịnh
thần, gian tặc ... khả ố nhứt, gian ác nhứt, bị dân chúng oán ghét tận
xương tủy như : Tần Cối, Bí Trọng, Vưu Hồn, Bàng Hồng, Trương Bang
Xương, Mao Diên Thọ ...phải chịu chết để đền tội với đất nước.
Khi tiếng khánh ngọc từ tay Bà Từ Hi Thái Hậu trổi lên để báo hiệu đến
món não hầu, thì nội thị dọn ra mỗi bàn một cái lồng chứa Khỉ cho 5 thực
khách. Kế tiếp tên nội thị một tay gỡ mão, một taydùng búa bằng ngà nhỏ
giáng xuống đầu Khỉ, động tác này đã được tập luyện thuần thục từ trước
để chỉ cần một búa duy nhứt là đủ đưa con Khỉ sang bên kia thế giới.
Cùng lúc ấy nhạc đệm trổi lên và tên nội thị sẽ ngâm nga một câu theo
tiếng nhạc, đại ý như Mao Diên Thọ đã thụ hình hay Tần Cối đã đền xong
tội phản thần. Đoạn tên nội thị lập tức dùng một tấm lụa bạch đậy kín
toàn bộ cái đầu con Khỉ, chỉ chừa một lỗ thật nhỏ vưà đủ đưa cái muỗng
bạc vào múc khối óc Khỉ. Não Hầu được xối lên bằng nước sâm nóng hổi cho
tái đi, bớt đỏ. Lúc thực khách vừa múc óc Khỉ ra ngoài, nội thị dùng
nĩa bạc gạt bỏ phần da đầu và nhũng mảnh sọ bể để khách dễ dàng thưỡng
thức nhiều ít tùy thích. (tài liệu này do
Mọt Sách sưu tầm và tường thuật).
Hơn nữa, vì loài Khỉ là loài chống lại được các bịnh thông thường, cho nên người ta thường nuôi nó ở trước nhà để cho con cháu ít bịnh hoặc nuôi chung với chuồng hay tàu Ngựa để tránh bịnh cho Ngựa.
Các chuyện huyền thoại về loài Khỉ rất nhiều như : Tề Thiên Đại Thánh đi thỉnh kinh Tam Tạng cùng với thầy Huyền Trang và Trư Bát Giới - Bạch Viên Tôn Các ( Bạch Viên tức con Vượn Trắng ) - Đười Ươi Giữ Ống .v.v. trong dân gian đã kể quá nhiều, ai cũng biết nên không thể kể lại mất nhiều thì giờ.
Khi bàn đến tuổi Khỉ thuộc năm Giáp Thân, xin trích dẫn nhắc lại sự liên quan như sau :
Giáp Thân và Giáp Dần có cùng mạng Thủy, cho nên muốn tính năm sanh thuộc mạng gì
trong Ngũ Hành, chúng ta phải nhớ câu : Hán(Thủy) Địa(Thổ) Siêu (Hỏa) Sài(Mộc) Thấp
(Thủy) (nếu cần xem lại trang 375 quyển thượng đã dẫn).
Tuổi Thân được Tam Hạp là : Thân, Tý và Thìn. Bởi vì, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của
Ngũ Hành thì : Thân có hành Kim, Tý có hành Thủy và Thìn có hành Thổ, cho nên chúng ta
phân tách từng cặp tuổi chỉ thấy tuổi Thân được tương sanh với tuổi Tý và tuổi Thìn như sau :
cặp Thân và Tý có :
Hành Kim (Thân) sanh hành Thủy(Tý), cho nên được tương sanh. Bởi vì, hành Kim bị sanh
xuất và hành Thủy được sanh nhập.
cặp Thân và Thìn có :
Hành Thổ (Thìn) sanh hành Kim (Thân), cho nên được tương sanh. Bởi vì, hành
Thổ bị sanh xuất hành Kim được sanh nhập. Trong khi, hành Thổ(Thìn) khắc hành Thủy (Tý)
cho nên bị tương khắc. Bởi vì, hành Thổ được khắc xuất và Thủy bị khắc nhập. Do vậy, cặp tuổi Thìn và Tý xem như Không Được Tương Hạp, chỉ có tuổi Thân được TƯƠNG H P cả tuổi Thìn và tuổi Tý mà thôi hay nói khác đi, tuổi Thân được Nhị Hạp cả tuổi Thìn và tuổi Tý. ngoài ra, tuổi Thân thuộc chi dương, kết hợp với 5 can dương, có hành gì ? xin trích dẫn như sau :
Các tuổi Thân Thuộc hành gì?
giáp Thân Thủy
Bính Thân Hỏa
Mậu Thân Thổ
Canh Thân Mộc
Nhâm Thân Kim
Trước khi tạm kết thúc bài này, tôi xin trích dẫn thời gian 10 năm những năm con
Khỉ vừa qua và sắp tới có Hành như thế nào? để cống hiến quý bà con đồng hương nhàn lãm
hoặc xem mình có phải sanh đúng năm Thân hay không như dưới đây :
Tên Năm Thời Gian Hành Gì?
Mậu Thân 02-02-1908 đến 21-01-1909 Thổ
Canh Thân 02-02-1920 đến 07-02-1921 Mộc
Nhâm Thân 06-02-1932 đến 25-01-1933 Kim
Giáp Thân 25-01-1944 đến 12-02-1945 Thủy
Bính Thân 12-02-1956 đến 30-01-1957 Hỏa
Mậu Thân 30-01-1968 đến 16-02-1969 Thổ
Canh Thân 16-02-1980 đến 04-02-1981 Mộc
Nhâm Thân 04-02-1992 đến 22-01-1993 Kim
Giáp Thân 22-01-2004 đến 08-02-2005 Thủy
Bính Thân 08-02-2016 đến 27-01-2017 Hỏa
Nhân dịp bước sang năm Bính Thân kính chúc tất cả quý bà con đồng hương
được An Lạc và mọi nhà được Hạnh Đạt và Đắc Thành Như Ý.
Hàn Lâm NGUYỄN-PHÚ-THỨ
Mừng Xuân Bính Thân 2016
HÀN LÂM NGUYỄN PHÚ THỨ * NĂM THÂN XEM TUỔI
NĂM Thân MUỐN BIẾT TUỔI Thuận Hạp & Khắc Kỵ RA SAO?
(Bính Thân từ
08-02-2016 đến
27-01-2017)
(Trích dẫn tác phẩm Tử-Vi & Địa-Lý Thực-Hành của Gs Hàn Lâm
Nguyễn-Phú -Thứ)
(Bính Thân từ
08-02-2016 đến
27-01-2017)
(Trích dẫn tác phẩm Tử-Vi & Địa-Lý Thực-Hành của Gs Hàn Lâm
Nguyễn-Phú -Thứ)
- Những người có tuổi mạng Thủy như : Bính Tý (1936 - 1996 ...), Đinh Sửu (1937 -
1997 ...), Giáp Thân (1944 - 2004 ...), Ất Dậu (1945 - 2005 ...), Nhâm Thìn (1952 - 2012 ...),
Quý Tỵ (1953 - 2013 ...), Bính Ngọ (1906 - 1966 ...), Đinh Mùi (1907 - 1967 ...), Giáp Dần
(1914 - 1974 ...), Ất Mão (1915 - 1975 ...), Nhâm Tuất (1922 - 1982 ...) và Quý Hợi (1923 -
1983 ...).
Những người có tuổi mạng Thủy gặp năm Bính Thân thuộc mạng Hỏa, theo luật thuận hạp
hay khắc kỵ của ngũ hành, thì "mạng Thủy khắc mạng Hỏa". Bởi vì, mạng Thủy được khắc
xuất và mạng Hỏa bị khắc nhập, cho nên những người có mạng Thủy năm này mặc dù bị khắc
kỵ, nhưng tổng quát nó không bị ảnh hưởng xấu nhiều, vì những người đó có mạng khắc kỵ
với năm và cũng không có lợi bằng những người có mạng Thủy cùng năm mạng Thủy đã dẫn.
Trường hợp này, giống như người có : mạng Thổ gặp năm mạng Thủy - mạng Hỏa gặp năm
mạng Kim, mạng Kim gặp năm mạng Mộc và mạng Mộc gặp năm mạng Thổ.
2.- Đối với Thiên Can ảnh hưởng như thế nào ? :
Năm Bính gặp can Giáp Ất :
Năm này là năm có Can là Bính, thuộc mạng Hỏa và những người có tuổi Can là Giáp Ất
thuộc mạng Mộc, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì "mạng Mộc sanh mạng
Hỏa ". Bởi vì, mạng Mộc bị sanh xuất và mạng Hỏa được sanh nhập, cho nên năm này những
người có mạng Mộc dù được tương sanh, nhưng bị sanh xuất xem như bị tiêu hao tổng quát,
vì chỉ cho ra mà chẳng thâu được nguồn lợi nào đáng kể và không bằng những người có mạng
Thổ gặp năm mạng Hỏa cũng được tương sanh, vì "mạng Hỏa sanh mạng Thổ như đã dẫn.
Trường hợp này, giống như người có : mạng Thổ gặp năm mạng Kim - mạng Kim gặp năm
mạng Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Mộc và mạng Mộc gặp năm mạng Hỏa.
Năm Bính gặp can Bính Đinh :
Năm này là năm có Can là Bính, thuộc mạng Hỏa và những người có tuổi Can là Bính
Đinh, thuộc mạng Hỏa, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì có cùng mạng Hỏa,
thì xem như tương hòa, cho nên năm này có đời sống an cư & lạc nghiệp sẽ gia tăng, phát
triển về mọi mặt một cách bình thường, vì không bị khắc kỵ. Phàm ở trên đời, nếu có đời sống
ổn định bình thường, thì xem như tương sanh tốt đẹp.
Năm Bính gặp can Mậu Kỷ :
Năm này là năm có Can là Bính, thuộc mạng Hỏa và những người có tuổi Can là Mậu
Kỷ, thuộc mạng Thổ, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì "mạng Hỏa sanh
mạng Thổ ". Bởi vì, mạng Hỏa bị sanh xuất và mạng Thổ được sanh nhập, cho nên năm này
những người có mạng Thổ xem như tổng quát rất tốt, thuận lợi, tiến triển về mọi mặt để đưa
đến thành công như ý. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Hỏa gặp năm mạng
Mộc - mạng Mộc gặp năm mạng Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Kim và mạng Thổ gặp
năm mạng Hỏa.
Năm Bính gặp can Canh Tân :
Năm này là năm có Can là Bính, thuộc mạng Hỏa và những người có tuổi Can là Canh Tân
thuộc mạng Kim, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì "mạng Hỏa khắc
mạng Kim ".Bởi vì, mạng Hỏa được khắc xuất và mạng Kim bị khắc nhập, cho nên năm này
những người có mạng Kim, xem như là năm xấu tổng quát, không thể thực hiện gì kết quả
như ý. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Hỏa gặp năm mạng Thủy - mạng
Thổ gặp năm mạng Mộc - mạng Mộc gặp năm mạng Kim và mạng Kim gặp năm mạng Hỏa.
Năm Bính gặp can Nhâm Quý :
Năm này là năm có Can là Bính, thuộc mạng Hỏa và những người có tuổi Can là Nhâm Quý
thuộc mạng Thủy, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì "mạng Thủy khắc
mạng Hỏa ".Bởi vì, mạng Thủy được khắc xuất và mạng Hỏa bị khắc nhập, cho nên năm này
những người có mạng Thủy dù bị tương khắc, nhưng tổng quát nó không bị ảnh hưởng xấu
nhiều, vì những người đó có mạng khắc kỵ với năm và cũng không có lợi bằng những người
có mạng Thủy cùng năm mạng Thủy đã dẫn. Trường hợp này, giống như người có : mạng Thổ
gặp năm mạng Thủy - mạng Hỏa gặp năm mạng Kim, mạng Kim gặp năm mạng Mộc và
mạng Mộc gặp năm mạng Thổ.
3.- Đối với Địa Chi ảnh hưởng như thế nào?
Năm Thân gặp Chi Hợi Tý :
Năm này có Chi là Thân thuộc mạng Kim, những người có Địa Chi Hợi và Tý thuộc mạng
Thủy, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì "mạng Kim sanh mạng Thủy ". Bởi
vì, mạng Kim bị sanh xuất và mạng Thủy được sanh nhập, cho nên năm này những người có
mạng Thủy xem như tổng quát rất tốt, thuận lợi, tiến triển về mọi mặt để đưa đến thành công
như ý. Trường hợp này, giống như những người có : mạng Kim gặp năm mạng Thổ - mạng
Thổ gặp năm mạng Hỏa - mạng Hỏa gặp năm mạng Mộc và mạng Mộc gặp năm mạng Thủy.
Năm Thân gặp Chi Thìn Tuất Sửu Mùi :
Năm này có Chi là Thân thuộc mạng Kim, những người có Địa Chi Thìn Tuất Sửu và Mùi
tức Tứ Mộ thuộc mạng Thổ, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì "mạng Thổ
sanh mạng Kim ". Bởi vì, mạng Thổ bị sanh xuất và mạng Kim được sanh nhập, cho nên
năm này những người có mạng Thổ, dù được tương sanh, nhưng bị sanh xuất xem như bị tiêu
hao tổng quát, vì chỉ cho ra mà chẳng thâu được nguồn lợi nào đáng kể và không bằng những
người có mạng Kim gặp năm mạng Thổ cũng được tương sanh, vì "mạng Thổ sanh mạng Kim
như đã dẫn. Trường hợp này, giống như người có : mạng Thủy gặp năm mạng Mộc - mạng
Mộc gặp năm mạng Hỏa - mạng Hỏa gặp năm mạng Thổ - mạng Thổ gặp năm mạng Kim.
Năm Thân gặp Chi Dần Mão :
Năm này có Chi là Thân thuộc mạng Kim, những người có Địa Chi Dần và Mão thuộc mạng
Mộc, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì "mạng Kim khắc mạng Mộc ". Bởi vì,
mạng Kim được khắc xuất và mạng Mộc bị khắc nhập, cho nên năm này những người có
mạng Mộc, xem như là năm xấu tổng quát, không thể thực hiện gì kết quả như ý. Trường hợp
này, giống như những người có : mạng Kim gặp năm mạng Hỏa - mạng Hỏa gặp năm mạng
Thủy - mạng Thủy gặp năm mạng Thổ và mạng Thổ gặp năm mạng Mộc.
Năm Thân gặp Chi Tỵ Ngo :
Năm này có Chi là Thân thuộc mạng Kim, những người có Địa Chi Tỵ và Ngọ thuộc mạng
Hỏa, theo luật thuận hạp hay khắc kỵ của ngũ hành, thì "mạng Hỏa khắc mạng Kim". Bởi vì,
mạng Hỏa được khắc xuất và mạng Kim bị khắc nhập, cho nên năm này những người có
mạng Kim dù bị tương khắc, nhưng tổng quát nó không bị ảnh hưởng xấu nhiều, vì những
người đó có mạng khắc kỵ với năm và cũng không có lợi bằng những người có mạng Hỏa
cùng năm mạng Hỏa đã dẫn. Trường hợp này, giống như người có : mạng Kim gặp năm mạng
Mộc - mạng Mộc gặp năm mạng Thổ - mạng Thổ gặp năm mạng Thủy và mạng Thủy gặp
năm mạng Hỏa.
Năm Thân gặp Chi Thân Dậu :
Năm này có Chi là Thân thuộc mạng Kim, những người có Địa Chi Thân và Dậu thuộc mạng
Kim, thì có cùng mạng Kim, thì xem như tương hòa, cho nên năm này có đời sống an cư &
lạc nghiệp sẽ gia tăng, phát triển về mọi mặt một cách bình thường, vì không bị khắc kỵ.
Phàm ở trên đời, nếu có đời sống ổn định bình thường, thì xem như tương sanh tốt đẹp.
Để tạm kết thúc bài này, tôi xin kính chúc tất cả quý bà con đồng hương bước sang năm mới
Bính Thân được : An Khang Thịnh Đạt - Công Thành Danh Toại - Tâm Thân Thường Lạc và
Phúc Thọ Khương Ninh.
Hàn Lâm NGUYỄN PHÚ THỨ
Mừng Xuân Bính Thân 2016
THANH THƯƠNG HOÀNG * GIÓ MÙA XUÂN
GIÓ MÙA XUÂN
Truyện ngắn THANH THƯƠNG HOÀNG
Mười mấy năm trời trôi qua Thắng vẫn tưởng như mới xẩy ra ngày hôm qua. Và anh vẫn nhớ như in từng sự việc. Căn nhà của bà già, đúng hơn là một túp lều nhỏ, bốn phía được quây bởi mấy tấm ni lông và mái lợp bằng lá dừa khô.
- Đã mười mấy năm trôi qua mà mỗi lần nhớ lại cái ngày khủng khiếp ấy Thắng vẫn không khỏi rùng mình, nổi da gà. Chẳng bao giờ anh nghĩ còn sống được tới hôm nay, có lẽ do phước đức ông bà để lại. Cái ngày khủng khiếp đó diễn ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong một trận đánh ở mặt trận Long Khánh, Thắng bị thương nặng và được chuyển về Bệnh viện Cộng Hòa cấp cứu. Sau những ngày mê man Thắng hồi tỉnh mới biết mình bị cụt hai chân trên quá đầu gối và cánh tay phải. Và khi gỡ băng ở mặt ra anh biết thêm mình bị hư một con mắt. Viên đạn pháo của địch đã rớt trúng hố cá nhân của Thắng làm anh bất tỉnh từ giờ phút đó. Sau này anh được một bạn đồng đội kể lại là khi vết thương làm độc, anh mới được chuyển tới Bệnh viện Cộng Hòa.
Rồi ngày 30 tháng Tư ập xuống Thành phố Saigon, Thắng chỉ được biết tin tức một cách lơ mơ. Mặc dù vết thương chưa lành vẫn còn băng bó nhưng buổi chiều ngày hôm đó, Thắng còn nhớ như in, người ta vào Bệnh viện xua đuổi anh và các thương bệnh binh khác phải rời khỏi nơi này ngay để họ lấy chỗ chữa trị cho các đồng chí của họ. Thế là tất cả thương bệnh binh Miền Nam Việt Nam dắt díu nhau rời Bệnh viện. Thắng rời Bệnh viện, cũng như mọi người, với bộ đồ bệnh nhân và chân tay còn băng bó. Một anh bạn hạ sĩ may mắn chỉ cụt một cánh tay đã cõng Thắng ra khỏi cổng bệnh viện. Ngoài đường người người nhớn nhác qua lại với tất cả sự hoảng hốt sợ hãi. Một người trông thấy Thắng ngồi bệt bên lề đường, nói to: “Không chạy mau đi còn định ngồi đó ăn vạ sao! Chúng nó giết chết cả lũ bây giờ”. Anh bạn thương binh cõng Thắng, đang ngồi bên cạnh thở mệt, nghe vậy vội vàng đứng lên, nói với Thắng: “Thôi cậu ráng lết đi, tớ phải chuồn đây, hết sức rồi”. Dứt lời anh ta tất tả bước lẫn vào đám đông. Còn lại mình Thắng, anh đưa bàn tay còn lại che mặt khóc rưng rức. Anh không hề buồn trách người bạn bỏ đi, đó là lẽ thường tình của con người trước nguy cơ đe dọa.
Nhưng đây là lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy bơ vơ trơ trọi, đơn độc tận cùng. Từ ngày ra trận mạc với bao gian nan nguy khốn anh vẫn coi thường, nhưng lần này bỗng nhiên anh thấy sợ và bật khóc. Biết về đâu bây giờ? Quê anh tận Miền Trung xa lắc. Trừ bà mẹ già ra anh không còn một người thân. Anh có một cô bạn gái nhưng hai người chưa hề có lời cam kết sống đời. Nhất là sau trận đại hồng thủy này chắc gì cô còn sống? Mà nếu cô còn sống chắc gì đã có cơ hội gặp lại nhau. Và nếu có may mắn gặp lại nhau chăng nữa chắc gì cô đã nhận ra anh và chấp thuận những rủi ro mất mát anh đang có? Thắng bây giờ mới thấm thía câu “tứ cố vô thân”. Không nhà cửa, không gia đình, không người thân, nhất là không một đồng bạc trong túi, Thắng biết đi về đâu, biết làm gì để sống trong khi thương tật trên thân thể anh vẫn chưa lành lặn, vẫn nhức nhối vô cùng vì sự vận động và xúc động quá mức.
Mười mấy năm trời trôi qua Thắng vẫn tưởng như mới xẩy ra ngày hôm qua. Và anh vẫn nhớ như in từng sự việc. Căn nhà của bà già, đúng hơn là một túp lều nhỏ, bốn phía được quây bởi mấy tấm ni lông và mái lợp bằng lá dừa khô.
- Đã mười mấy năm trôi qua mà mỗi lần nhớ lại cái ngày khủng khiếp ấy Thắng vẫn không khỏi rùng mình, nổi da gà. Chẳng bao giờ anh nghĩ còn sống được tới hôm nay, có lẽ do phước đức ông bà để lại. Cái ngày khủng khiếp đó diễn ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong một trận đánh ở mặt trận Long Khánh, Thắng bị thương nặng và được chuyển về Bệnh viện Cộng Hòa cấp cứu. Sau những ngày mê man Thắng hồi tỉnh mới biết mình bị cụt hai chân trên quá đầu gối và cánh tay phải. Và khi gỡ băng ở mặt ra anh biết thêm mình bị hư một con mắt. Viên đạn pháo của địch đã rớt trúng hố cá nhân của Thắng làm anh bất tỉnh từ giờ phút đó. Sau này anh được một bạn đồng đội kể lại là khi vết thương làm độc, anh mới được chuyển tới Bệnh viện Cộng Hòa.
Rồi ngày 30 tháng Tư ập xuống Thành phố Saigon, Thắng chỉ được biết tin tức một cách lơ mơ. Mặc dù vết thương chưa lành vẫn còn băng bó nhưng buổi chiều ngày hôm đó, Thắng còn nhớ như in, người ta vào Bệnh viện xua đuổi anh và các thương bệnh binh khác phải rời khỏi nơi này ngay để họ lấy chỗ chữa trị cho các đồng chí của họ. Thế là tất cả thương bệnh binh Miền Nam Việt Nam dắt díu nhau rời Bệnh viện. Thắng rời Bệnh viện, cũng như mọi người, với bộ đồ bệnh nhân và chân tay còn băng bó. Một anh bạn hạ sĩ may mắn chỉ cụt một cánh tay đã cõng Thắng ra khỏi cổng bệnh viện. Ngoài đường người người nhớn nhác qua lại với tất cả sự hoảng hốt sợ hãi. Một người trông thấy Thắng ngồi bệt bên lề đường, nói to: “Không chạy mau đi còn định ngồi đó ăn vạ sao! Chúng nó giết chết cả lũ bây giờ”. Anh bạn thương binh cõng Thắng, đang ngồi bên cạnh thở mệt, nghe vậy vội vàng đứng lên, nói với Thắng: “Thôi cậu ráng lết đi, tớ phải chuồn đây, hết sức rồi”. Dứt lời anh ta tất tả bước lẫn vào đám đông. Còn lại mình Thắng, anh đưa bàn tay còn lại che mặt khóc rưng rức. Anh không hề buồn trách người bạn bỏ đi, đó là lẽ thường tình của con người trước nguy cơ đe dọa.
Nhưng đây là lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy bơ vơ trơ trọi, đơn độc tận cùng. Từ ngày ra trận mạc với bao gian nan nguy khốn anh vẫn coi thường, nhưng lần này bỗng nhiên anh thấy sợ và bật khóc. Biết về đâu bây giờ? Quê anh tận Miền Trung xa lắc. Trừ bà mẹ già ra anh không còn một người thân. Anh có một cô bạn gái nhưng hai người chưa hề có lời cam kết sống đời. Nhất là sau trận đại hồng thủy này chắc gì cô còn sống? Mà nếu cô còn sống chắc gì đã có cơ hội gặp lại nhau. Và nếu có may mắn gặp lại nhau chăng nữa chắc gì cô đã nhận ra anh và chấp thuận những rủi ro mất mát anh đang có? Thắng bây giờ mới thấm thía câu “tứ cố vô thân”. Không nhà cửa, không gia đình, không người thân, nhất là không một đồng bạc trong túi, Thắng biết đi về đâu, biết làm gì để sống trong khi thương tật trên thân thể anh vẫn chưa lành lặn, vẫn nhức nhối vô cùng vì sự vận động và xúc động quá mức.
Thắng trong lúc suy nghĩ bi quan dẫn đến tuyệt vọng, anh thấy chỉ còn có
con đường duy nhất giải thoát sự sống là lao mình vào những xe quân sự
của bộ đội cộng sản di chuyển trên đường. Tiếng động cơ rầm rầm khiến
Thắng có cảm tưởng như tiếng gầm gừ của con thú dữ đang há miệng nhe
nanh sắp sửa ăn thịt mình. Phải chết thôi. Chết để trọn vẹn với cuộc đời
người chiến sĩ bại trận: chết bởi quân thù. Nước mắt nơi con mắt độc
nhất của Thắng lại tuôn ra. Tại sao mình không chết luôn ngoài mặt trận
để khỏi phải nhận lãnh cái nhục bại trận thảm hại này? Giữa lúc Thắng cố
lết cái tấm thân tàn tật ra khỏi lề đường thì có một cánh tay níu anh
lại. Một giọng nói của người đàn bà nổi lên: “Ô hay, muốn chết hay sao
mà bò ra lòng đường đầy xe cộ!”. Thắng quay nhìn lại phía tiếng nói. Đó
là một bà già gầy gò, áo quần rách rưới. Thắng nói như trong mê sảng
không suy nghĩ: “Phải, tôi muốn chết”. “Đừng có tính bậy nào. Có phải
thương binh quân ta không? Vừa bị chúng nó đuổi ra khỏi nhà thương Cộng
hòa à?”. Dứt lời bà già dồn tất cả sức lực kéo Thắng vào trong lề đường.
Bà hỏi: “Nhà ở đâu?”. Thắng không trả lời chỉ lắc đầu. “Thế còn vợ
con?”. Thắng vẫn lắc đầu. Bà già thở dài: “Thế là vô gia cư rồi. Có phải
vì vậy mà anh định tự tử?”. Thắng vẫn lắc đầu nhưng khóe mắt anh nước
mắt lại trào ra. “Bây giờ về nhà tôi ở tạm ít ngày chịu không?”.
Không đợi Thắng “chịu không” bà già ngoắc một xích lô đạp chở hai người đi.
Mười mấy năm trời trôi qua Thắng vẫn tưởng như mới xẩy ra ngày hôm qua. Và anh vẫn nhớ như in từng sự việc. Căn nhà của bà già, đúng hơn là một túp lều nhỏ, bốn phía được quây bởi mấy tấm ni lông và mái lợp bằng lá dừa khô. Căn lều nằm trong góc sâu của một nghĩa điạ, hình như một nghĩa địa bị bỏ hoang từ lâu. Mấy ngày sau Thắng biết trong nghĩa địa này có nhiều gia đình những người ăn xin. Chính bà già ân nhân của Thắng cũng hành nghề này. Bà sáng sớm đã ra khỏi “nhà”, tới trưa mới về đưa thức ăn cho Thắng xong lại đi. Phần ăn là một tổng hợp pha trộn đủ thứ thuộc loại cơm thừa canh cặn như: cơm, canh, thịt, cá, xương, rau, đậu...Đây là đồ ăn thừa của khách ở các cửa hàng ăn uống. Lần đầu ăn Thắng thấy rờn rợn ghê ghê, nhưng rồi quen dần anh lại thấy ngon miệng. Chính những thức ăn ‘ăn xin’ này đã nuôi dưỡng Thắng, làm cho thương tật của anh mau chóng lành lặn, sức khỏe mau chóng hồi phục vì cơ thể được cung cấp đầy đủ chất bổ.
Một hôm bà già ôm về một đứa bé còn đỏ hỏn. Thắng ngạc nhiên. Bà già nói: “Má thấy nó khóc eo éo nơi thùng rác nên bồng về đây. Kiến với ruồi bu đầy mình nó. Nếu má không thấy thì chỉ vài giờ nữa thằng bé toi mạng”. Bắt đầu từ đó Thắng có bổn phận trông nom chăm sóc đứa bé. Anh tên là Thắng bây giờ trở thành kẻ thua nên để ghi nhớ cái năm thắng định mệnh của đất nước và của cả đời mình, anh đặt tên thằng bé là Nguyễn Thua. Nguyễn là họ của Thắng. Đương nhiên thằng bé trở thành con nuôi của Thắng.
Ngày tháng trôi mau. Khu nghĩa địa ngày càng đông người các nơi đổ tới định cư và biến thành một khu gia cư ồn ào náo nhiệt. Những ngôi mộ được xây cất có mái đúc giờ trở thành tổ ấm của những cặp vợ chồng ăn xin trẻ. Đó là những “căn nhà” của những kẻ chiếm ngụ từ đầu. Còn đa số “nhà” được cất trên khoảng đất chật hẹp giữa hai ngôi mộ. Một nửa dân số trong khu gia cư này thuộc thành phần ăn xin. Số còn lại thì đi làm những công việc nặng nhọc ở các xí nghiệp thủ công nhỏ của tư nhân hoặc quét dọn hốt rác tại các chợ, hoặc trộm cắp cướp giật. Khi trời sắp tối người ta mới về và sự ồn ào náo nhiệt nổi lên từ đây cho tới tận khuya. Người ta nhậu nhẹt, người ta chửi nhau rồi đánh lộn. Thằng bé Nguyễn Thua lớn lên trong môi trường đó. Sáu tuổi nó đã là một đứa trẻ khỏe mạnh và lanh lợi. Nó được cho biết bà già ăn xin là bà ngoại và bố là Nguyễn Thắng, mẹ nó bị chết vì bệnh ngay sau khi sinh nó. Nó càng lớn càng thương yêu “bố Thắng” và bà ngoại. Hàng ngày nó được bốThắng dạy đọc và viết chữ quốc ngữ.
Sau khi thân thể quen với sự tàn tật và cuộc sống mới ổn định, Thắng cố dò la tin tức mẹ mình nhưng vẫn biệt tăm. Anh cho rằng mẹ mình nếu không chết về bom đạn cũng bị chết đói rồi. Trong lúc cuộc sống đang im lìm phẳng lặng trôi thì bà mẹ nuôi của Thắng mắc bạo bệnh qua đời. Bà thường ao ước, mong muốn khi chết được chôn trong áo quan. Bà có dành dụm một số tiền nhỏ không đủ trang trải việc chôn cất. May nhờ bà con sống trong khu nghĩa địa xúm lại giúp đỡ. Xác bà được bao bọc kín bởi những tấm ni lông và ngoài cùng bó chiếu. Phải đợi tới tối khuya người ta mới lén lút đào phần trên của một ngôi mộ đất rồi đặt xác bà già vào đấy vùi đất lại. Thắng và thằng Thua ngày ngày quanh quẩn bên ngôi mộ bà già khóc lóc thảm thiết. Bà chết đi để lại cuộc sống vất vả khốn khó cho hai bố con Thắng. Cuộc đời hai người từ đây rẽ vào một khúc ngoặt mới: phải tự lực mưu sinh. Thắng nhờ người đóng giúp một tấm ván khoảng mét vuông có bốn bánh xe nhỏ. Hàng ngày thằng Thua kéo tấm ván có Thắng ngồi trên tới các ngả tư đường đông người qua lại để hành nghề ăn xin.
Nhiều đêm khuya trằn trọc không ngủ được Thắng nhớ tới những ngày tháng xưa cũ, thời gian anh sống với các bạn bè đồng ngũ. Anh nhớ nhiều tới lão trung sĩ trung đội phó, tuy hay hách sì sằng và nổi nóng chửi thề với anh em nhưng rất tốt bụng. Thắng mới đầu rất ghét lão nhưng một lần trong trận đánh, một anh tân binh bị trọng thương, lão đã vác trên vai người bạn đồng ngũ trẻ này chạy phăng phăng giữa lằn đạn địch. Khi tới chỗ an toàn thì người lính trẻ tắt thở. Lão trung sĩ đã ôm thây người lính trẻ khóc nức nở như chính con lão chết. Rồi nhớ tới thằng Tư móm, một cây hề của trung đội, thằng này không bao giờ biết buồn là gì. Hôm được tin mẹ nó chết, nó vẫn nói năng khôi hài khi mọi người đến chia buồn với nó. Nhưng Thắng đã bất chợt bắt gặp nó ôm mặt khóc khi tưởng không có ai gần bên. Và còn biết bao bạn hữu đồng ngũ thân thiết nữa.
Bây giờ không biết bọn họ ở đâu, sống hay chết. Thắng cầu nguyện cho họ không gặp phải những nỗi đoạn trường như mình. Chiến tranh đã phá hoại thân thể và đời sống anh, anh không oán trách và chấp nhận thân phận kẻ thua trận phải chịu cảnh đọa đầy nhục nhã. Nhưng trong anh vẫn còn lẩn quẩn một nỗi niềm, một uẩn khúc gì đó mà anh chưa gọi tên nó ra được. Anh đã bị các cấp chỉ huy, các bạn đồng đội và tất cả chiến hữu trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa bỏ quên? Anh phải gánh chịu nhục nhã cho tất cả những người thua trận? Anh nghe tin tức thấy nói những quân nhân may mắn chạy thoát khỏi bàn tay trừng trị của kẻ thù giờ đây đang lập nghiệp nơi nước ngoài có một đời sống no đủ, sung sướng. Và họ cũng không quên những chiến hữu trong nước. Họ đã tổ chức lạc quyên nhiều lần gửi tiền về cứu giúp, nhất là trong dịp Tết nhất. Nhưng riêng bản thân Thắng cho tới nay vẫn chưa nhận được một đồng nào. Có lẽ họ tưởng anh chết hoặc không biết địa chỉ. Ở khu đất này chỉ có địa chỉ người chết chứ làm gì có địa chỉ người sống!
Cuộc đời Thắng cứ thế sống trong sự tàn phế tối tăm nhục nhã, không một chút hy vọng, không một chút đợi chờ vào ngày mai. Đời sống ngày càng khó khăn đến nỗi nghề ăn xin cũng phải dùng tất cả mánh lới thủ đoạn mới đánh động được lòng người. Nhiều buổi hai cha con Thắng xin không đủ tiền ăn tối, phải uống nước lã cầm hơi. Thắng chịu đựng được nhưng còn thằng Thua, nó đang tuổi ăn tuổi lớn. Nó nhịn đói một bữa đã xanh mặt muốn té sỉu. Cả bầu trời u ám đen sì đang phủ xuống cuộc sống hai cha con Nguyễn Thắng. Nhiều đêm Thắng nằm mơ thấy mình nhận được tiền bạn bè đồng ngũ từ ngoại quốc gửi về, không nhiều nhưng cũng đủ để hai cha con Thắng sống cầm hơi một thời gian. Ít ra thì hai người khỏi phải hành cái nghề đốn mạt nhất xã hội này. Có được số vốn dù là nhỏ, Thắng sẽ cho thằng Thua đi bán vé số. Nhưng giấc mơ vẫn là giấc mơ. Sáng ra mở mắt thấy đời vẫn tối tăm mù mịt. Một hôm Thắng bị sốt phải nằm nhà để thằng Thua đi xin ăn một mình. Tối về, vừa thấy Thắng nó đã kêu lên: “Thua rồi Bố ơi! Cả ngày nay chẳng có ma nào bố thí một đồng!”. Thắng vuốt tóc thằng Thua an ủi: “Không sao con, ngày mai nhất định sẽ khá! Các bạn đồng ngũ của Bố ở ngoại quốc sẽ gửi tiền về. Con sẽ thoát khỏi cảnh ăn mày ăn xin này. Con sẽ đi bán vé số. Con sẽ có một cuộc sống ổn định có nhân cách”.
Nhưng rồi nhiều năm tháng trôi qua bố con Thắng cứ sống trong mỏi mòn chờ đợi, tuyệt vọng. Anh đã nhờ người viết thư cho các Báo, các tổ chức từ thiện, các hội đoàn ái hữu binh chủng ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ...
Chiều Ba mươi Tết, Thắng nằm sốt rên rỉ. Thằng Thua “đi làm” (dân ăn xin trong khu này gọi đi ăn xin là đi làm cho nó sang) từ sáng tới giờ vẫn chưa thấy về. Ngoài cơn sốt lại còn thêm cơn đói hành hạ. Các nhà hàng xóm lăng xăng sửa soạn Tết. Có nhà còn giết cả gà luộc và mùi cơm nếp bốc ra thơm lừng. Thắng kéo chiếc mền rách che kín mặt để khỏi phải ngửi thấy những cái mùi hấp dẫn ấy. Anh đang lo lắng thấp thỏm chờ đợi thằng Thua về thì có tiếng người léo nhéo: “Đấy, đúng chỗ ấy đấy! Bác Thắng ơi có khách Việt kiều tới thăm!”.
Không đợi Thắng “chịu không” bà già ngoắc một xích lô đạp chở hai người đi.
Mười mấy năm trời trôi qua Thắng vẫn tưởng như mới xẩy ra ngày hôm qua. Và anh vẫn nhớ như in từng sự việc. Căn nhà của bà già, đúng hơn là một túp lều nhỏ, bốn phía được quây bởi mấy tấm ni lông và mái lợp bằng lá dừa khô. Căn lều nằm trong góc sâu của một nghĩa điạ, hình như một nghĩa địa bị bỏ hoang từ lâu. Mấy ngày sau Thắng biết trong nghĩa địa này có nhiều gia đình những người ăn xin. Chính bà già ân nhân của Thắng cũng hành nghề này. Bà sáng sớm đã ra khỏi “nhà”, tới trưa mới về đưa thức ăn cho Thắng xong lại đi. Phần ăn là một tổng hợp pha trộn đủ thứ thuộc loại cơm thừa canh cặn như: cơm, canh, thịt, cá, xương, rau, đậu...Đây là đồ ăn thừa của khách ở các cửa hàng ăn uống. Lần đầu ăn Thắng thấy rờn rợn ghê ghê, nhưng rồi quen dần anh lại thấy ngon miệng. Chính những thức ăn ‘ăn xin’ này đã nuôi dưỡng Thắng, làm cho thương tật của anh mau chóng lành lặn, sức khỏe mau chóng hồi phục vì cơ thể được cung cấp đầy đủ chất bổ.
Một hôm bà già ôm về một đứa bé còn đỏ hỏn. Thắng ngạc nhiên. Bà già nói: “Má thấy nó khóc eo éo nơi thùng rác nên bồng về đây. Kiến với ruồi bu đầy mình nó. Nếu má không thấy thì chỉ vài giờ nữa thằng bé toi mạng”. Bắt đầu từ đó Thắng có bổn phận trông nom chăm sóc đứa bé. Anh tên là Thắng bây giờ trở thành kẻ thua nên để ghi nhớ cái năm thắng định mệnh của đất nước và của cả đời mình, anh đặt tên thằng bé là Nguyễn Thua. Nguyễn là họ của Thắng. Đương nhiên thằng bé trở thành con nuôi của Thắng.
Ngày tháng trôi mau. Khu nghĩa địa ngày càng đông người các nơi đổ tới định cư và biến thành một khu gia cư ồn ào náo nhiệt. Những ngôi mộ được xây cất có mái đúc giờ trở thành tổ ấm của những cặp vợ chồng ăn xin trẻ. Đó là những “căn nhà” của những kẻ chiếm ngụ từ đầu. Còn đa số “nhà” được cất trên khoảng đất chật hẹp giữa hai ngôi mộ. Một nửa dân số trong khu gia cư này thuộc thành phần ăn xin. Số còn lại thì đi làm những công việc nặng nhọc ở các xí nghiệp thủ công nhỏ của tư nhân hoặc quét dọn hốt rác tại các chợ, hoặc trộm cắp cướp giật. Khi trời sắp tối người ta mới về và sự ồn ào náo nhiệt nổi lên từ đây cho tới tận khuya. Người ta nhậu nhẹt, người ta chửi nhau rồi đánh lộn. Thằng bé Nguyễn Thua lớn lên trong môi trường đó. Sáu tuổi nó đã là một đứa trẻ khỏe mạnh và lanh lợi. Nó được cho biết bà già ăn xin là bà ngoại và bố là Nguyễn Thắng, mẹ nó bị chết vì bệnh ngay sau khi sinh nó. Nó càng lớn càng thương yêu “bố Thắng” và bà ngoại. Hàng ngày nó được bốThắng dạy đọc và viết chữ quốc ngữ.
Sau khi thân thể quen với sự tàn tật và cuộc sống mới ổn định, Thắng cố dò la tin tức mẹ mình nhưng vẫn biệt tăm. Anh cho rằng mẹ mình nếu không chết về bom đạn cũng bị chết đói rồi. Trong lúc cuộc sống đang im lìm phẳng lặng trôi thì bà mẹ nuôi của Thắng mắc bạo bệnh qua đời. Bà thường ao ước, mong muốn khi chết được chôn trong áo quan. Bà có dành dụm một số tiền nhỏ không đủ trang trải việc chôn cất. May nhờ bà con sống trong khu nghĩa địa xúm lại giúp đỡ. Xác bà được bao bọc kín bởi những tấm ni lông và ngoài cùng bó chiếu. Phải đợi tới tối khuya người ta mới lén lút đào phần trên của một ngôi mộ đất rồi đặt xác bà già vào đấy vùi đất lại. Thắng và thằng Thua ngày ngày quanh quẩn bên ngôi mộ bà già khóc lóc thảm thiết. Bà chết đi để lại cuộc sống vất vả khốn khó cho hai bố con Thắng. Cuộc đời hai người từ đây rẽ vào một khúc ngoặt mới: phải tự lực mưu sinh. Thắng nhờ người đóng giúp một tấm ván khoảng mét vuông có bốn bánh xe nhỏ. Hàng ngày thằng Thua kéo tấm ván có Thắng ngồi trên tới các ngả tư đường đông người qua lại để hành nghề ăn xin.
Nhiều đêm khuya trằn trọc không ngủ được Thắng nhớ tới những ngày tháng xưa cũ, thời gian anh sống với các bạn bè đồng ngũ. Anh nhớ nhiều tới lão trung sĩ trung đội phó, tuy hay hách sì sằng và nổi nóng chửi thề với anh em nhưng rất tốt bụng. Thắng mới đầu rất ghét lão nhưng một lần trong trận đánh, một anh tân binh bị trọng thương, lão đã vác trên vai người bạn đồng ngũ trẻ này chạy phăng phăng giữa lằn đạn địch. Khi tới chỗ an toàn thì người lính trẻ tắt thở. Lão trung sĩ đã ôm thây người lính trẻ khóc nức nở như chính con lão chết. Rồi nhớ tới thằng Tư móm, một cây hề của trung đội, thằng này không bao giờ biết buồn là gì. Hôm được tin mẹ nó chết, nó vẫn nói năng khôi hài khi mọi người đến chia buồn với nó. Nhưng Thắng đã bất chợt bắt gặp nó ôm mặt khóc khi tưởng không có ai gần bên. Và còn biết bao bạn hữu đồng ngũ thân thiết nữa.
Bây giờ không biết bọn họ ở đâu, sống hay chết. Thắng cầu nguyện cho họ không gặp phải những nỗi đoạn trường như mình. Chiến tranh đã phá hoại thân thể và đời sống anh, anh không oán trách và chấp nhận thân phận kẻ thua trận phải chịu cảnh đọa đầy nhục nhã. Nhưng trong anh vẫn còn lẩn quẩn một nỗi niềm, một uẩn khúc gì đó mà anh chưa gọi tên nó ra được. Anh đã bị các cấp chỉ huy, các bạn đồng đội và tất cả chiến hữu trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa bỏ quên? Anh phải gánh chịu nhục nhã cho tất cả những người thua trận? Anh nghe tin tức thấy nói những quân nhân may mắn chạy thoát khỏi bàn tay trừng trị của kẻ thù giờ đây đang lập nghiệp nơi nước ngoài có một đời sống no đủ, sung sướng. Và họ cũng không quên những chiến hữu trong nước. Họ đã tổ chức lạc quyên nhiều lần gửi tiền về cứu giúp, nhất là trong dịp Tết nhất. Nhưng riêng bản thân Thắng cho tới nay vẫn chưa nhận được một đồng nào. Có lẽ họ tưởng anh chết hoặc không biết địa chỉ. Ở khu đất này chỉ có địa chỉ người chết chứ làm gì có địa chỉ người sống!
Cuộc đời Thắng cứ thế sống trong sự tàn phế tối tăm nhục nhã, không một chút hy vọng, không một chút đợi chờ vào ngày mai. Đời sống ngày càng khó khăn đến nỗi nghề ăn xin cũng phải dùng tất cả mánh lới thủ đoạn mới đánh động được lòng người. Nhiều buổi hai cha con Thắng xin không đủ tiền ăn tối, phải uống nước lã cầm hơi. Thắng chịu đựng được nhưng còn thằng Thua, nó đang tuổi ăn tuổi lớn. Nó nhịn đói một bữa đã xanh mặt muốn té sỉu. Cả bầu trời u ám đen sì đang phủ xuống cuộc sống hai cha con Nguyễn Thắng. Nhiều đêm Thắng nằm mơ thấy mình nhận được tiền bạn bè đồng ngũ từ ngoại quốc gửi về, không nhiều nhưng cũng đủ để hai cha con Thắng sống cầm hơi một thời gian. Ít ra thì hai người khỏi phải hành cái nghề đốn mạt nhất xã hội này. Có được số vốn dù là nhỏ, Thắng sẽ cho thằng Thua đi bán vé số. Nhưng giấc mơ vẫn là giấc mơ. Sáng ra mở mắt thấy đời vẫn tối tăm mù mịt. Một hôm Thắng bị sốt phải nằm nhà để thằng Thua đi xin ăn một mình. Tối về, vừa thấy Thắng nó đã kêu lên: “Thua rồi Bố ơi! Cả ngày nay chẳng có ma nào bố thí một đồng!”. Thắng vuốt tóc thằng Thua an ủi: “Không sao con, ngày mai nhất định sẽ khá! Các bạn đồng ngũ của Bố ở ngoại quốc sẽ gửi tiền về. Con sẽ thoát khỏi cảnh ăn mày ăn xin này. Con sẽ đi bán vé số. Con sẽ có một cuộc sống ổn định có nhân cách”.
Nhưng rồi nhiều năm tháng trôi qua bố con Thắng cứ sống trong mỏi mòn chờ đợi, tuyệt vọng. Anh đã nhờ người viết thư cho các Báo, các tổ chức từ thiện, các hội đoàn ái hữu binh chủng ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ...
Chiều Ba mươi Tết, Thắng nằm sốt rên rỉ. Thằng Thua “đi làm” (dân ăn xin trong khu này gọi đi ăn xin là đi làm cho nó sang) từ sáng tới giờ vẫn chưa thấy về. Ngoài cơn sốt lại còn thêm cơn đói hành hạ. Các nhà hàng xóm lăng xăng sửa soạn Tết. Có nhà còn giết cả gà luộc và mùi cơm nếp bốc ra thơm lừng. Thắng kéo chiếc mền rách che kín mặt để khỏi phải ngửi thấy những cái mùi hấp dẫn ấy. Anh đang lo lắng thấp thỏm chờ đợi thằng Thua về thì có tiếng người léo nhéo: “Đấy, đúng chỗ ấy đấy! Bác Thắng ơi có khách Việt kiều tới thăm!”.
Khách Việt kiều tới thăm! Một sự việc mà Thắng mong ước, mòn mỏi chờ đợi
từng ngày bấy lâu nay! Thắng tung chăn ngồi dậy. Khách là một người đàn
bà xa lạ. Thắng trố mắt nhìn. “Ông có phải là Nguyễn Thắng trước ở binh
chủng B.?”. Người đàn bà hỏi, dọng nói nhỏ nhẹ lịch sự. “Vâng, đúng là
tôi”. Nhìn thân thể đại tàn phế của Thắng khách sững sờ xúc động. Bà
quay mặt đi lấy khăn giấy lau vội mấy giọt nước mắt. Thấy khách lạ Việt
kiều sang trọng quá bộ tới xóm nhà mả này, một số người hiếu kỳ xúm lại
coi và xì xào bàn tán. “Ông có thể cho tôi biết số quân?”.Thắng đọc ngay
số quân và tên đơn vị của mình. Anh đã thuộc làu từ khi nhập ngũ. “Ông
có còn nhớ trung sĩ La không?” khách hỏi. Thắng kêu lên: “Ô, lão trung
sĩ trung đội phó hách sì sằng, hơi một chút là la lối om sòm!
Tôi làm sao quên lão được!”. Khách cười: “Tôi là vợ của lão trung sĩ ấy
đây!”. Thắng trố mắt nhìn khách chột dạ: “Tôi xin lỗi. Tuy ông ấy rất
khó tính nhưng anh em trong trung đội đều quý mến ông ấy”. Người đàn bà
hạ dọng nói nhỏ cho Thắng đủ nghe: “Hôm nay tôi đem số tiền quyên góp
của anh em ở nước ngoài về tặng ông”. Hai tai Thắng ù lên và đầu óc
chuếnh choáng. Anh muốn nghe người khách nhắc lại lần nữa để biết chắc
là mình không nghe lầm. Khách ngại ngùng đưa mắt nhìn những người đang
đứng vây quanh. Thắng biết ý nói to:”Đây là người bà con của tôi ở Mỹ về
thăm tôi. Mong bà con cô bác giải tán để chúng tôi được tự nhiên chuyện
trò”.
Khi mọi người bỏ đi hết, khách lạ mở bóp lấy mấy tờ giấy bạc đô la trao
cho Thắng. Hai tay Thắng run lên khi nhận tiền. “Có thư của các bạn ông
gửi ông đây. Chẳng bao giờ họ quên ông đâu, chỉ vì không có địa chỉ của
ông nên sự cứu trợ hôm nay mới tới. Mong ông đừng buồn phiền oán trách
là anh em họ vui rồi. Thôi giờ tôi xin phép. Ít ngày nữa tôi sẽ trở lại
thăm ông và nhận thư ông gửi cho bạn bè, nhất là cho ông trung sĩ hách
sì sằng thường nhắc tới ông luôn”. Khách vừa đi khỏi thì thằng Thua về.
Mặt nó dài ra méo sệch: “Vẫn thua to Bố ơi. Thiên hạ mải lo sắm Tết quên
chuyện bố thí. Thế là Tết này bố con mình đành...”. Thằng Thua chưa nói
hết câu Thắng đã cất tiếng cười lớn - tiếng cười mà thằng Thua mới nghe
thấy lần đầu ở Bố mình. “Bố con mình phen này đổi đời rồi con ạ. Con
nghe xem có phải gió mùa Xuân đang tới không?”. Trong lúc thằng Thua còn
ngơ ngác không hiểu Bố nó nói gì thì Thắng đưa cánh tay độc nhất còn
lại ôm nó vào lòng ghì chặt và nói tiếp qua hai hàng nước mắt rưng rưng:
“Gió mùa Xuân bên kia bờ đại dương đã thổi tới nhà bố con mình mang
theo tình người, tình đồng ngũ đầy ắp. Nhất định ngày mai Mùng Một Tết
sẽ là ngày mở đầu cho những tháng năm tốt đẹp. Thế mà bao năm qua Bố cứ
tưởng…”.
THANH THƯƠNG HOÀNG
THANH THƯƠNG HOÀNG
VƯỜN THƠ
NHỚ XUÂN XƯA
Sơn Trung
Tương giang! Tương giang!
Đôi bờ mênh mang,
Nhìn nhau mà chẳng thấy
Lệ thành hàng
Lòng nát tan
Nhớ xuân xưa
Đêm giao thừa
Bên anh, em ngồi kề
Cùng nâng ly rựợu nồng
Cùng thưởng thức miếng mứt trắng
Cùng ngắm chậu cúc vàng
Cùng chờ đợi xuân sang.
Năm nay xuân lại đến
Tương giang! Tương giang.
Đôi bờ mênh mang.
Một mình trong phòng vắng,
Lòng cay đắng
Em ơi!
Sơn Trung
NGƠ NGÁC CÕI NGƯỜI
đời lưu lạc mỗi ngày là một tuổi
dài vô cùng nhưng không đủ xót xa
ta hổ thẹn muốn giấu người tất cả
giấu được người, nhưng đâu giấu được ta
ta hổ thẹn muốn giấu người tất cả
giấu được người, nhưng đâu giấu được ta
thư viết cho người mấy lần không gởi
ta đốt để nhìn làn khói trắng bay
từng chữ của ta hóa thân trong lửa
ta cũng cháy vèo sao vẫn chưa hay
*
ta biết người chờ từng giây từng phút
bó gối quê nhà nhẫn nhục chờ trông
ta thẹn làm người tự do viễn xứ
ngó lại đời mình trùng điệp số không
bó gối quê nhà nhẫn nhục chờ trông
ta thẹn làm người tự do viễn xứ
ngó lại đời mình trùng điệp số không
đã hẹn với người sao ta chợt khóc
sống phải làm người xứng đáng đương nhiên
tội nghiệp thân ta trót già trước tuổi
ngơ ngác cõi người hiu hắt đuốc thiêng
ngơ ngác cõi người hiu hắt đuốc thiêng
xin gửi về người niềm tin chưa chết
cùng giòng thơ và chút nhớ thương
cùng giòng thơ và chút nhớ thương
thơ hơi mặn vì hình như có máu
có lá cờ vàng đắp mặt quê hương.
có lá cờ vàng đắp mặt quê hương.
LUÂN HOÁN
BEWILDERED ABROAD
To an exile, each day seems one more year to drain;
Quite long, but not enough comparing with my pain.
And my shame, I want to hide it from everybody;
I can hide it from others, but from myself: in vain.
The letters many times were written but not sent;
I burnt them to stare at where the white smoke bent.
Each word of mine became in the fire incarnate:
I was burnt too, but not aware of what that meant.
Quite long, but not enough comparing with my pain.
And my shame, I want to hide it from everybody;
I can hide it from others, but from myself: in vain.
The letters many times were written but not sent;
I burnt them to stare at where the white smoke bent.
Each word of mine became in the fire incarnate:
I was burnt too, but not aware of what that meant.
*
I am aware that you've been waiting each second,
At home, inactive, patiently expecting some beckon.
Feeling ashamed of being a free man abroad,
I look at my life and find a repeated zero to reckon.
At home, inactive, patiently expecting some beckon.
Feeling ashamed of being a free man abroad,
I look at my life and find a repeated zero to reckon.
I made you the promise, but why I suddenly cry?
To be a worthy being is to live up to one's good ply.
How pitiful is my condition, aged ahead of age,
Bewildered to watch the sacred torchlight stultify.
Bewildered to watch the sacred torchlight stultify.
Let me convey to you my undying faith as our base,
Together with nostalgia and my rhymes to embrace:
Together with nostalgia and my rhymes to embrace:
My verse tastes salted for there appears to be blood
And the yellow flag to cover our motherland's face.
And the yellow flag to cover our motherland's face.
Translation by THANH-THANH
SỚM MAI NGÓ XUỐNG
" Đường ta rộng thênh thang tám thước"
-thơ Tố Hữu
-------
-------
Sớm mai dậy trên cao tầng ngó xuống
Người / xe đi như kiến dưới đường
Ở xứ này khác thường/ không tưởng
Người chen nhau về ở phố phường.
Xưa là những cánh đồng trồng lúa
Nay "chung cư" chi chít mọc lên
- một mục đích : xây nhà để bán
Chẳng làm đường, không có công viên...
Xưa một xã "bốn nghìn" dân ở
Nay tăng lên tới "bốn vạn" người
Vẫn bộ máy "hai mươi cán bộ"
Cai quản sao khi đã "lên đời" ?
Những vỉa hè mở đầy "chợ Cóc"
Trường học xưa đã lập "nhà hàng"
-Người già thì ngồi nhà tán róc
Trẻ em thì len lỏi lang thang...
Trai tráng đi làm về "ngồi Quán"
hết "Bia hơi" lại Quốc lủi "lè nhè",
Những cô vợ đảm đang "chịu trận"
Nào bán bưng, chạy chợ mải mê...
Xứ này nghèo...ăn chơi xả láng
ra giêng hai "lễ hội" tràn trề
Đi vay mà ăn, bán đất mà uống
"Mắc kê nô" con nợ đầm đìa...
Đang tự sướng : đi ra thế giới
(làm Ô sin, cửu vạn, mánh mung...)
(làm Ô sin, cửu vạn, mánh mung...)
Không đọc sách lại mong "đổi mới"
có khác nào "há miệng chờ Sung..."?
Đang hứng khởi : "thành công Đại Hội"
Hi vọng Lãnh đạo mới ra tay
Quyết tiến lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
"Định hướng" này sáng láng cả trời mây.
Chung cư phố Hàn - Hà Nội 27-1-2016
NGUYỄN KHÔI
HÀ NỘI - RÉT 6 ĐỘ C
(Gửi Lê Vy- Sài Gòn)
Cứ tưởng là "thôi" không rét nữa
Ai ngờ Hà Nội : 6 độ C
Trung Quốc khắp miền dưới O độ
Bão tuyết khùng lan xứ Hoa Kỳ...
Trời rét căm căm Hà Nội "mừng" :
Áo lông, len, dạ... giở ra "trưng"
-Dân xóm trồng hoa yên tâm TẾT
-Cửa hàng áo rét được mùa "cung"...
Khổ cánh lang thang không nhà cửa
Ăn xin, làm mướn ngụ gầm cầu
Loa Phường sang sảng mừng Đại Hội
Dân nghèo hi vọng... chắc không lâu ?
Thời tiết cực đoan toàn cầu hóa
Giá dầu tụt dốc... quá cả mơ
Thân già bó gối ngồi chờ NẮNG
Mịt mùng cóng lạnh cả hồn Thơ.
Hà Nội 24-1-2016 NGUYỄN KHÔI
MÙA XUÂN CHIẾN SĨ
Xuân lại về, ôi mùa xuân chiến sĩ
Nhớ làm sao mái ấm những chiều mưa
Lũy tre xanh, hàng liễu rũ đong đưa
Như điệp khúc ru hồn người ly khách
Xuân lại về, nhắc ta lời son sắt
Dẫu phiêu bồng đâu quên chữ bại vong
Thân ngục tù hờn căm cơn vọng động
Xót quê hương cho lệ ứa thiên thu
Bao giờ đây, ta trở về quê cũ
Bên mộ phần Cha Mẹ buổi đầu xuân
Nén hương thơm thêm cõi lòng uất nghẹn
Vì non sông chữ hiếu chẳng chu toàn
Bao giờ đây gặp người yêu áo trắng
Mắt rưng rưng lịm chết tiễn người đi
Em ngây thơ nào biết trước điều chi
Lần chia biệt là trọn đời đôi ngả
Tay trong tay ta nghẹn ngào từ giã
Ðời lưu vong luôn hướng vọng trời Nam
Ðể mỗi mùa én lượn báo xuân sang
Ðành gạt lệ xót xa niềm cố quốc
Bốn mươi năm tuyết sương pha mái tóc
Nửa cuộc đời chôn chặt nợ quê hương
Nửa đời sau ly xứ với đoạn trường
Ai hiểu thấu niềm đau người chiến sĩ ?
Xuân vẫn đến, xuân buồn bao thế kỷ
Ðã hết rồi mơ ước vuột tầm tay
Hy vọng tàn theo gió lững lờ bay
Xuân viễn xứ mang mang sầu chiến sĩ …
nguyễn phan ngọc an - xuân 2016
NGUYỄN THÀNH TRÍ * RÙA MU MỀM
Về con rùa mu mềm Hà Nội
Nguyễn Thành Trí (Danlambao) - Đúng ra con rùa mu mềm (softshell turtle) có tên khoa học là Rafetus Swinhoei,
nó là loại rùa nước ngọt lớn nhất. Nhận dạng của nó đáng chú ý cái đầu
rùa dài có cái miệng giống như mõm heo, hai mắt ở phần trên đầu, khác
với các loại rùa thông thường có hai mắt ở hai bên. Kích thước của nó
dài trên 1mét, rộng trên 7tấc và cân nặng khoảng 150kg. Mu rùa mềm của
nó dài và rộng trên 5tấc. Đầu rùa dài trên 2tấc và rộng trên 1tấc. Con
rùa đực nhỏ hơn con rùa cái, nhưng nó có đuôi to, dài hơn. Con rùa mu
mềm có thể sống trên 100 năm. Nó là một trong những loài rùa quí hiếm
nhất trên thế giới.
Con rùa mu mềm tại Hồ Hoàn Kiếm, hay Hồ Gươm, Hà Nội đã được nhìn thấy
và chụp hình của nó trong năm 2008 và thỉnh thoảng trong những năm gần
đây. Có một số ý kiến của các nhà sinh học Việt Nam cho rằng con rùa tại
hồ Hoàn Kiếm có thể là một loài riêng có tên gọi là Rafetus Leloii. Có lẽ họ đặt tên Leloii lấy từ gốc Vua Lê Lợi để gọi riêng biệt con Rùa Hồ Gươm, hay con Rùa Mu Mềm Hà Nội để phân biệt với con Rùa Mu Mềm Hoa Lục
Hiện tại chỉ còn 3 con rùa mu mềm đang sống gồm có 2 con ở Tây Viên Tự,
Tô Châu, Hoa Lục; con thứ 3 ở hồ Đồng Mô, Hà Tây, Việt Nam. Con thứ 4
tại hồ Hoàn Kiếm đã chết vào ngày 19/1/2016. Con rùa mu mềm gần như sắp
tuyệt chủng do việc bắt giết để làm thức ăn ở địa phương, cũng như sử
dụng mu và xương rùa trong đông y Trung Hoa.
Chúng ta hãy xem xét những hình chụp được của con Rùa Mu Mềm Hà Nội và con Rùa Mu Mềm Hoa Lục.
Rùa Mu Mềm Hoa Lục
Một cách khách quan nhận thấy rằng con Rùa Mu Mềm Hoa Lục khỏe mạnh,
không bị lỡ loét trên da; trong khi con Rùa Mu Mềm Hà Nội có vẻ bệnh
hoạn, trên da đang bị lỡ loét nhiều chỗ. Trong năm 2011 các viên chức
VN có trách nhiệm bảo tồn động vật quí hiếm ở VN đã vớt con Rùa Mu Mềm
Hà Nội này lên từ Hồ Hoàn Kiếm để chăm sóc sức khỏe của nó.
Rùa Mu Mềm Hà Nội
Nếu họ thực sự biết quí trọng nó vì nó là một loài rùa mu mềm hiếm có
trên thế giới và sắp bị tuyệt chủng, thì sau khi đã điều trị cho nó khỏe
mạnh, được lành các chỗ lỡ loét, họ đã không bao giờ thả nó xuống sống
trở lại trong một cái hồ nước đầy ô nhiễm ở Hà Nội. Ngược lại, họ phải
để cho nó được sống trong một môi sinh thích hợp, trong sạch, có người
luôn quan sát, chăm sóc nó.
Tiếc thay! những kẻ cầm quyền ở Hà Nội không biết quí trọng các động vật
hiếm có như con Rùa Mu Mềm Hà Nội; hơn nữa, nó lại là một biểu tượng
Thần Rùa Vàng chống giặc Tàu xâm lược trong Việt Sử oai hùng. Con Rùa Mu
Mềm Hà Nội chắc chắn không phải Con Rùa Mu Mềm Hoa Lục và không thể nào
đồng hoá nó vì nó là Thần Rùa Vàng đích thực là niềm tự hào dân tộc
Việt Nam đã đang và sẽ luôn tranh đấu để giành lại độc lập, tự do cho tổ
quốc.
Rất rõ ràng chính những kẻ cầm quyền CSVN ở Hà Nội đã giết chết con Rùa
Mu Mềm Hà Nội, cũng như họ đã không biết quí trọng những cái vô giá của
đất nước và con người Việt Nam.
Sài Gòn,
Monday, January 25, 2016
VĂN QUANG * PHONG BÌ
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Nhận phong bì là chuyện tất nhiên
Trong bài trước tôi
chưa thể tường thuật chi tiết về vụ cán bộ Hải quan TP Sài Gòn vừa bị bắt vì nhận
phong bì, vì chi tiết quá dài và chưa thể phân tích hết những dư luận và thực
trạng của các quan chức ngành Hải Quan VN.
Thật ra chuyện đó chẳng
có gì mới, chẳng có gì phức tạp và khó hiểu. Người dân VN nào chẳng biết, cứ
làm cán bộ Hải Quan hay ngành thuế vụ mà không giàu có là thằng ngốc. Trên các
diễn đàn mạng 2 ngày qua, giới doanh nghiệp xuất nhập khẩu kháo nhau rằng “Nguyễn
Tường Duy xui, phải “đen” lắm mới bị tóm chứ tiêu cực trong hải quan thì có gì
lạ đâu”.
Không muốn ăn, nó cũng
“tự động” đút cho mà ăn, thế thì ngu gì không nhận. Từ xưa tới nay có ông nào từ
chối đâu, dù có thanh liêm đến đâu mà tiền nó tự nhiên chui vào nhà thì “phải
nhận” chứ. Nhận kiểu ô-tô-ma- tích thế rồi thành thói quen, thằng nào không đưa
là láo, phải “phạt nặng”. Cho nên người dân đã gọi đó là “nghề nhận phong bì”.
Đó là một “nghề” cứ như được toàn xã hội công nhận vậy. Vậy thì chuyện anh cán bộ
Nguyễn Tường Duy (48 tuổi), thuộc Đội kiểm soát hải
quan, Cục Hải quan TP Sài Gòn chỉ trong 3 ngày nhận tới hơn 60 cái phong bì
trong đó có tới 1 tỉ đồng, chẳng làm ai ngạc nhiên. Người ta chỉ bàn tán số tiền
đó nhiều hay ít thôi. Dư luận chia làm hai phe. Phe cho là nhiều vì 1 tỉ đồng
dày cộm, dù toàn giấy 500 ngàn cũng chất đầy một túi, làm sao ông ta vác được.
Phe cho là ít vì có những doanh nghiệp lớn chơi hàng lậu phải hối lộ một lần
vài tỉ đồng là thường và ông cán cỡ tầm trung này tất phải có xe hơi, chở một tỉ
còn rộng chán, thừa chỗ cho cả vài cô chân dài quá giang. Kết luận chẳng ai đúng,
chẳng ai sai, họ cười rộ cho đỡ buồn trong ngày giáp Tết và lo lắng cho tương
lai nước nhà đi vào ngõ cụt thôi.
Chi tiết “ khôi hài” về vụ bắt giữ anh cán bộ Hải quan này
Báo Người Đưa Tin thông
tin việc Cục An ninh Tiền tệ (A84) - Bộ Công an đã bắt khẩn
cấp ông Nguyễn Tường Duy (SN 1968), thuộc Đội Kiểm soát Cục Hải quan TP. Sài Gòn vào ngày 29/12/2015 như sau: Khi ông Duy vừa vừa
đáp chuyến bay từ Trung Quốc về trong chiều muộn khi đến sân bay Tân Sơn Nhất
(TP. Sài Gòn) thì đã lọt vào tầm ngắm của lực lượng an
ninh.
Ông Duy không về thẳng nhà mà qua ngay nhà mẹ của ông ở quận 1 (TP Sài Gòn) để lấy những hầu
bao. Số phong bì hơn 60 cái để tại nhà này (chưa mở) được ông gom bỏ vào một
túi ny-lông xách mang ra để về nhà thì bị các trinh sát của Cục A84 ập vào bắt
giữ. Số tiền này như nguồn tin xác nhận,
tổng cộng gần 1 tỷ đồng được các doanh nghiệp buộc phải chung chi trong 5 ngày,
tương đương khoảng thời gian ông du hí bên Trung Quốc.
Một tờ
báo khác cho biết, từ nguồn đơn tố giác kèm theo bằng chứng ghi hình quả
tang, ban đầu cơ quan an ninh xác định, ông Duy đã ép buộc hơn 200 lượt người cống
nạp tiền. Theo đó, thủ đoạn của ông Duy là áp đặt luật cho một container được
thông quan không có dấu hiệu khả nghi là 2 triệu đồng một container và container chứa hàng hóa “có vấn đề” là 15 triệu đồng/container. Nói rõ hơn là những container chứa hàng lậu, hàng “đểu”.
Bộ Tài Chính biết
nhưng … im lặng?
Hành vi lộng hành áp dụng luật riêng để ép doanh nghiệp có hàng hóa xuất
nhập qua các cảng tại TP. Sài Gòn thuộc quyền
quản lý của Cục Hải quan TP. Sài Gòn được ông
Duy áp đặt trong suốt thời gian kể từ khi có nguồn đơn thư tố cáo kèm theo các
clip video ghi nhận quả tang được Cục A84 tiếp nhận và thụ lý trong nhiều
tháng. Khi xác định có sai phạm quá rõ ràng của cán bộ Duy, cơ quan an ninh đã
liên liên lạc với một lãnh đạo của Bộ Tài chính để đề nghị yêu cầu phía ngành hải quan phối hợp điều tra.
Cần nói rõ thêm, bên Tổng Cục Hải quan (đơn vị thuộc Bộ Tài chính quản
lý) có hẳn sự hiện diện Cục Hải quan điều tra chống buôn lậu. Cục này được
thành lập theo Quyết định số 1016/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính và Quyết
định số 2055/QĐ-BTC ngày 12/8/2010, có nhiệm vụ quyền hạn thực thi tố tụng theo
quy định. Song, rất tiếc trước thông tin Cục A84 cung cấp, phía Bộ đã….không trả
lời! Không hiểu vì sao.
Cả 3 anh em kéo nhau vào làm cán bộ Hải Quan
Theo hồ sơ của báo Người Đưa Tin thu thập được, những anh em trong nhà Nguyễn
Tường Duy đều có điểm khởi nguồn truyền thống từ lực lượng hải quan tỉnh An
Giang. Trong đó Duy là anh cả trong gia đình. Khi nhắc đến nhóm anh em của Nguyễn
Tường Duy nhiều cán bộ hải quan làm việc lâu năm trong ngành của khi về hưu hay
đang đương nhiệm đều lắc đầu “chúng nó ăn kinh lắm!”.
Ngoài Duy làm việc tại Đội Kiểm soát Hải thuộc Cục Hải quan TP. Sài Gòn còn có 2 người em khác đang đương nhiệm Đội Trưởng
thuộc Chi Cục Hải quan Cát Lái (KV1) và Chi Cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư.
Có thể mối liên hệ “dây mơ rễ má” này đã hình thành liên minh để bày ra cuộc
chơi áp đặt luật riêng, gây nhũng nhiễu cho doanh nghiệp?
Theo báo An ninh Tiền Tệ dẫn lời của một cán bộ hải quan nhận định: “Chúng lộng hành quá mức, làm việc có tâm một
tí, chứ ai dí doanh nghiệp vào đường cùn như vậy. Sự việc này trong nội bộ đều
biết, nhưng đâu dám. Vấn đề vì sao, Duy từ một cán bộ hải quan được sa thải bởi
Cục Hải quan tỉnh An Giang giờ lại chui sâu trong lực lượng Cục Hải quan TP. Sài Gòn mà ngang nhiên áp dụng luật chơi cho riêng mình
như vậy. Không phải Duy một mình dễ dàng lộng hành như vậy?”.
Hai ông em cũng tham chẳng kém gì ông anh cả
Không phải riêng bậc anh cả như Nguyễn Tường Duy bây giờ bị phía cơ quan an ninh “lật mặt” mà trước đó trong
chuyên án của Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an cũng đã khởi tố, bắt giam
Nguyễn Văn Thanh, cán bộ của cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang), em ruột Duy.
Ở vụ án này, Thanh trong vai trò là Đội trưởng thủ tục, tổng hợp đã cùng
sếp trưởng cửa khẩu Hải quan Khánh Bình cùng các anh em khác nhận lời của hai nhân viên ở Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn ký khống
các tờ khai hải quan xuất khẩu thuốc lá Caraven “A” cho doanh nghiệp này với thỏa
thuận hưởng lợi 0,3% trên trị giá hàng hóa ghi trong tờ khai. Số tiền kiếm được
từ việc ký khống giấy tờ được chia theo tỷ lệ như sau: 5% cho bếp ăn tập thể và
tiếp khách của Chi cục Hải quan Khánh Bình; 25% cho cá nhân sếp trưởng Chi Cục;
sếp phó là 15%; Nguyễn Văn Thanh cùng một đồng nghiệp nữa được chia cùng mức được
12%....
Ôi cái sự chia chác mới rành rọt làm sao, thế
thì suốt ngày các quan chỉ nhắm vào các vụ có cơ hội làm tiền này. Bất chấp thằng
dân đang cùng khổ, nhà nước nợ đầm đìa.
Người thứ ba cũng nhanh tay ăn đút lót
Trước khi Nguyễn Tường Duy và Nguyễn Văn Thanh đưa tay vào còng thì
tháng 6/2014, PC46 Công an TP. Sài Gòn cũng đã khởi
tố bắt tạm giam một người thứ ba trong gia đình Duy
là Nguyễn Phước Tường (45 tuổi, nhân viên Chi Cục Hải quan KV3, thuộc Cục Hải
quan TP. Sài Gòn cùng
nhiều bị can khác thuộc Cục Hải quan TP. Sài Gòn để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng”.
Hành vi của nhóm này được xác lập và trở thành tội phạm khi được tòa
phán quyết. Tháng 12/2013, công ty Tân Nhật Huy Vĩnh Đạt và công ty Nhất Minh lập
10 tờ khai hải quan nhập khẩu 10 container hàng. Theo khai báo, các container
chứa máy móc, thiết bị điện, đèn trang trí... với tổng trị giá là 930 triệu đồng.
Số hàng này được Chi cục Hải quan khu vực 3 ký xác nhận kiểm hoá với tỉ lệ 5%
và thông quan cùng ngày. Riêng Nguyễn Phước Tường đã móc nối, ăn chia với những
người làm thủ tục nhập khẩu để không kiểm tra hàng hoá có giá trị lên nhiều tỷ
đồng. Song, Tường sau khi thụ án trong trại giam thì mất.
Bị kỷ luật vẫn được đưa lên làm ở chỗ tốt hơn
Một chi tiết đáng kinh ngạc khác là trước đây ông Duy cũng từng làm việc
tại Cục hải quan An Giang nhưng bị kỷ luật và sau đó chuyển đến công tác tại
Hải quan TP. Sài Gòn. Một cán bộ bị kỷ luật mà vẫn được đổi đến một chỗ ngon
lành hơn. Ai đã ký quyết định điều động này? Có vấn đề gì mờ ám ở đây.
Theo người đứng đầu Cục Hải quan TP. Sài Gòn, quy định này đồng nghĩa
với việc những cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức hải quan bị xử lý hình sự do
vi phạm pháp luật (nhưng được hưởng án treo) vẫn không bị sa thải khỏi ngành
hải quan mà chỉ chuyển vị trí công tác (không cho làm quản lý, lãnh đạo) hoặc
cách chức đối với cán bộ có chức vụ lãnh đạo, quản lý (nhưng vẫn còn làm trong
ngành hải quan).
Theo ông Cường, quy định trên không có tính răn đe, công bằng, nhất là
trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Nhưng theo luật pháp và nguyện vọng của người
dân là những tên tham nhũng phải trả lại hết tài sản cho nhà nước, phải đuổi ra
khỏi ngành, phải bị ngồi tù và tù thật nặng mới mong bớt được nạn tham nhũng đã
thành “thâm căn cố đế” ở VN rồi.
Công an xã và huyện bị tố trắng trợn “cướp” tiền
của dân
Chính vì những cái gọi là “kẽ hở” của pháp luật
và sự “nhẹ tay” cho đàn em của các quan trên làm cho tham nhũng lộng hành. Cho
nên mới đây tại Nghệ An lại xảy ra vụ Công
an xã và huyện bị tố trắng trợn “cướp” tiền của dân. Chuyện có nhiều tình tiết
khá khôi hài, tôi chỉ tóm tắt nội dung vụ này.
Những ngày cuối tháng 12/2015, PV báo Dân trí tại Nghệ An nhận được đơn
tố cáo của anh Vi Hải Đức (SN 1972, trú tại xã Châu Hoàn, huyện vùng sâu vùng
xa Qùy Châu, Nghệ An) “tố” một số cán bộ công an xã Châu Hoàn và Công an huyện
Quỳ Châu trắng trợn cướp tiền của vợ anh.
Trong đơn tố cáo nêu rõ: Vào chiều ngày 16/12/2016, vợ anh là chị Lữ Thị
Miền (SN 1970), đi xe gắn máy từ nhà
lên huyện Quế Phong vay tiền của một người dì để mua trâu bò làm trang trại,
phát kinh tế. chị Miền vay tổng số tiền là
493.000.000 đồng.
Đến khoảng 17h cùng ngày (16/12/2015), chị Miền về đến
địa bàn bản Na Cống, xã Châu Hoàn thì gặp một tổ công tác công an xã Châu Hoàn
đang đi tuần.
Trong tổ công tác bao gồm các ông: Lữ Đức Năm - Trưởng công an xã, Lô
Văn Thanh - Phó công an xã, Hà Văn Tuyên - Phó công an xã, Lữ Văn Dũng và Lữ Tự
Nhiên - đều là công an viên xã Châu Hoàn. Cũng trong tổ công tác này còn có một
anh Công an huyện Qùy Châu tên là Giáp. Khi thấy chị Miền, tổ công tác gồm những người trên yêu cầu chị dừng xe
để kiểm tra. Sau khi rà soát trên xe thấy một túi bóng đen chứa trong đó số tiền
lớn, tổ công tác đã “ép” chị Miền phải cởi bỏ áo, cởi quần ngay tại đường để kiểm
tra trên người chị. Sau khi kiểm tra, khám xét trên người chị Miền không có gì
đáng nghi, tuy nhiên tổ công tác này vẫn một mực bắt chị Miền phải về trụ sở để
giải quyết.
Xin tiền để bồi dưỡng và biếu sếp
Chị Miền kể với phóng viên báo Dân Trí: “Tôi đi
vay tiền về chứ có làm gì vi phạm pháp luật đâu mà họ lại bắt tôi và còn dọa sẽ
bỏ tù. Sau một hồi họ lại xin tôi cho 5 triệu để bồi dưỡng, rồi xin thêm 10 triệu
để biếu xếp. Tiền đi vay về nên tôi không cho. Rồi họ nói sẽ bắt tôi đưa ra huyện,
rồi cho tôi vào tù, lúc đó họ dọa vậy tôi sợ lắm”.
Nhưng rất may là vụ này bị báo chí phát hiện nên
số tiền trên đã được phía công an xã, huyện (1 cán bộ công an huyện) đã
trả lại cho gia đình anh anh Vi Hải Đức rồi. Thế là ăn cướp cạn
không thành đành phải nhả ra. Song không hề có một biện pháp kỷ luật nào cho
nhóm cướp cạn giữa ban ngày đó.
Phải chăng sự chia chác đã làm cho tình trạng
người dân bị đè đầu bóp cổ tiếp diễn khắp nơi. Tất nhiên còn nhiều vụ người dân
bị cướp mà đành im miệng vì bị đe dọa, bị dằn mặt bằng đủ mọi thủ đoạn đen tối
nhất. Tội nghiệp cho người dân Việt, không tiền cũng chết, có tiền cũng chết.
Văn Quang 21-1-2015
Hình:
01- Nguyễn Tường Duy (SN 1968), cán bộ Đội Kiểm
soát thuộc Cục Hải quan TP. Sài Gòn vừa bị bắt.
02- Đơn tố cáo của anh Vi Hải Đức gửi tới cơ
quan chức năng và báo Dân trí
03- Chị Lữ Thị Miền kể lại mình bị công an bắt cởi
áo giữa trời giá rét
04- Anh Vi Hải Đức chỉ tay về phía cọc tiền được
vợ mình treo trên xe bị công an lấy về lập biên bản
05- Căn nhà của gia đình chị Miền ở miền núi
No comments:
Post a Comment