Tuesday, December 22, 2015
DAVID E. BROWN
Nhìn xa hơn 2016: Có lẽ cơ hội tốt cuối cùng cho ĐCSVN để sửa lại cho đúng
Posted by phamtayson on 21/12/2015
Đôi lời: Brooking là Viện Nghiên cứu chính sách lâu đời
nhất ở Washington. Thành lập năm 1916, Brookings được nhiều người xem
là một trong những think-tank có uy tín nhất ở Mỹ và là một trong các
viện nghiên cứu ảnh hưởng nhất thế giới. Các bài viết về tình hình chính
trị ở Việt Nam đăng trên Brookings, giúp người Mỹ có cái nhìn mới nhất
về mối quan hệ giữa hai nước.
___
Tác giả: David E. Brown
Dịch giả: Trần Văn Minh
14-12-2015
Đối với Hoa Kỳ, thời kỳ của một “Trung Quốc đang trỗi dậy” là một thách
thức mới. Đối với Việt Nam, đó là sự lặp lại câu chuyện một ngàn năm [bị
đe doạ]. Tham vọng thống trị trên toàn Biển Đông của chế độ Bắc Kinh đã
bào mòn tính chính danh của chính quyền cộng sản Hà Nội. Thật trùng
hợp, nhà cầm quyền ở Hà Nội đang có những cử động hướng về một thỏa
thuận chiến lược với Washington.
Mối quan hệ Việt-Mỹ đang phát triển hiện nay có dáng vẻ một số phận địa chính trị muộn màng nhưng chắc chắn. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi trong các bộ phận của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm toàn quyền, trong số những người ngoài đảng (96% trong số 93 triệu người Việt Nam), ý niệm liên kết mật thiết với Mỹ rất được hoan nghênh. Sự thịnh vượng hiện tại và tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận đến thị trường Mỹ và các đồng minh, và đến công nghệ và vốn của họ. Tuy nhiên, tự bản thân Việt Nam phải có can đảm chính trị để cải cách những luật pháp quốc nội đang hạn chế khả năng để biến sự tiếp cận vào thị trường thành một nguồn phồn vinh.
Mối quan hệ Việt-Mỹ đang phát triển hiện nay có dáng vẻ một số phận địa chính trị muộn màng nhưng chắc chắn. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi trong các bộ phận của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm toàn quyền, trong số những người ngoài đảng (96% trong số 93 triệu người Việt Nam), ý niệm liên kết mật thiết với Mỹ rất được hoan nghênh. Sự thịnh vượng hiện tại và tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận đến thị trường Mỹ và các đồng minh, và đến công nghệ và vốn của họ. Tuy nhiên, tự bản thân Việt Nam phải có can đảm chính trị để cải cách những luật pháp quốc nội đang hạn chế khả năng để biến sự tiếp cận vào thị trường thành một nguồn phồn vinh.
Bốn mươi năm sau khi kết thúc, cuộc chiến với Mỹ không còn dấy lên những
cảm xúc mạnh ở Việt Nam. Hầu như không có ngoại lệ, người Việt Nam nhấn
mạnh rằng họ không mang thù hận, một khái niệm bắt đầu chính thức từ
năm 1988 khi Hà Nội thực hiện chính sách đối ngoại “thêm bạn bớt thù”.
Khi đó, chính quyền không có lựa chọn nào khác; các nỗ lực sau khi thống
nhất đất nước để công hữu hóa nông nghiệp, xây dựng ngành công nghiệp
nặng từ dưới lên và phân bổ hàng hóa theo một kế hoạch trung ương đã
thất bại, như các cố vấn Liên Xô của Việt Nam đã dự đoán. Vào thời điểm
đó, chính khối Xô Viết đang sụp đổ, và cũng đi theo là sự trợ giúp huynh
đệ đã giữ cho nền kinh tế Việt Nam chỉ đủ sống còn trước lệnh cấm vận
thương mại do Mỹ tổ chức.
Về nội bộ, Hà Nội chủ trường đổi mới, hay cải cách kinh tế. Đại
hội Đảng đã mở đường cho Việt Nam đi vào ‘kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa,’ một cái gì đó có vẻ giống chủ nghĩa tư bản. Thật vậy, động lực
tư bản đã nổi lên lấp đầy khoảng trống kinh tế mà các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) phục vụ yếu kém. Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp nhà nước
không bị giải tán, cũng như – mặc dù nông nghiệp không còn bị công hữu
hóa – không thực sự trả lại quyền sở hữu đất đai cho nông dân.
Quá trình chuyển đổi kinh tế-xã hội không hoàn chỉnh đó đã vận hành khá
tốt trong hai thập niên. Năm này đến năm khác, kinh tế Việt Nam tăng
khoảng 7% mỗi năm. Xuất khẩu gạo và cá, cà phê và hạt điều tăng vọt. Các
nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan cung cấp kiến thức và vốn
cho các ngành công nghiệp lắp ráp giày dép và hàng may mặc. Hầu như tất
cả mọi người đã khá hơn. Mặc dù sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng rõ
rệt, sự chênh lệch này cũng chủ yếu nhắc tới mong ước làm giàu.
Đến năm 2007, Việt Nam được thu nhận vào Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), và trở thành một trụ cột của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) với thu nhập bình quân đầu người lên đến 1000 USD, 10 lần so với
mức năm 1989. Chính quyền Hà Nội đã gầy dựng hàng chục mối quan hệ hợp
tác với nước ngoài. Đặc biệt đáng kể là mở rộng và làm sâu sắc hơn mối
quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Mặc dù mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và với Mỹ được đẩy đi
bằng một tính thực dung, nhưng ý thức hệ đã đặt định những quan hệ đó.
Luôn luôn cận kề một cách khó chịu và đòi hỏi sự tôn trọng của một người
em dành cho người anh cả, Trung Quốc là một vấn đề trọng tâm cho các
triều đại của Việt Nam cả hơn một ngàn năm. Phần lớn thời gian đó, hai
quốc gia cũng khá hòa thuận với nhau. Sự giao tiếp của giới ưu tú với
Trung Quốc đã định hình văn hóa Việt Nam. Đoàn quân của Hồ Chí Minh
không thể bào mòn quân đội Pháp và Mỹ mà không có sự trợ giúp huynh đệ
từ Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Sau này, khi Hà Nội chọn đi theo Bắc
Kinh một cách muộn màng trên “con đường tư bản chủ nghĩa”, lãnh đạo Việt
Nam dành ưu tiên cao cho các đối tác Trung Quốc đặt mối quan hệ với các
cấp của Đảng và nhà nước.
Tuy nhiên, sự hợp tác với Bắc Kinh thường dễ bị đụng chạm. Chủ đề quen
thuộc của lịch sử Việt Nam là sự chống cự thành công chống lại quân xâm
lược. Như tất cả các học sinh Việt Nam đều biết, các đội quân xâm lược
thường nhất là người Trung Hoa. Năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã bị thất bại
khi ông ấy cố tình “dạy cho Việt Nam một bài học” sau việc phế truất chế
độ Pol Pot ở Campuchia.
Sau khi quan hệ ngoại giao được khôi phục vào năm 1995, Hoa Kỳ trở thành
một thị trường hấp dẫn cho hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, ĐCSVN tiếp
tục cảm nhận được một sự đe dọa. Mặc dù đảng cầm quyền đã từ bỏ hầu hết
chủ nghĩa Mác, họ vẫn mang đậm nét Lê Nin trong quyết tâm nắm chặt đời
sống chính trị của Việt Nam. Đối với các quan chức có trách nhiệm về an
ninh nội địa tại Việt Nam, Mỹ vẫn chưa từ bỏ các ý định thù địch. Người
Mỹ chỉ đơn giản trở nên tinh tế hơn, truyền thông của Đảng nói, tuyên
truyền “khái niệm xã hội dân sự” và “âm mưu thúc đẩy thế lực diễn biến
hòa bình.”
Chừng nào nền kinh tế của Việt Nam bùng phát và Trung Quốc thuyết phục
được các nước láng giềng rằng tiến trình trỗi dậy thành cường quốc sẽ
xảy ra trong hòa bình, thái độ nghiêng về phía Trung Quốc của chế độ Hà
Nội và mong muốn của công chúng có mối quan hệ ấm áp hơn với Hoa Kỳ là
một bất đồng có thể quản lý được.
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, chính quyền Hà Nội đã thất bại trong việc
ứng phó với sự suy thoái toàn cầu nghiêm trọng. Khi thị trường xuất khẩu
của đất nước giảm mạnh trong năm 2008, lãnh đạo Việt Nam giải quyết
bằng cách thúc đẩy nhu cầu trong nước cho đến khi khách hàng nước ngoài
quay trở lại. Họ làm việc này chủ yếu bằng cách điều hướng tín dụng tới
khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Điều ngạc nhiên là rất ít nỗ lực
được bỏ ra để giám sát cách các DNNN nầy dùng sự hào phóng của Ngân hàng
Nhà nước. Phần lớn tín dụng đi vào các đề án phát triển bất động sản
không liên quan đến ngành kinh doanh thông thường của các DNNN. Cũng có
một phần khá nhiều đi vào việc mua lại hoặc tạo ra các ngân hàng mới rồi
sau đó tạo ra thêm tín dụng và cho các cổ đông của họ vay lại.Trong năm 2010, bong bóng bất động sản bị vỡ. Người vay lũ lượt bị vỡ nợ, các ngân hàng nhà nước bị mắc kẹt với một tỷ lệ khổng lồ các món nợ xấu. Các kiểm tra viên cho rằng khoản nợ này hiện nay tổng cộng ít hơn 4% tài sản của hệ thống ngân hàng; các cơ quan xếp hạng tín dụng ngoại quốc nhất định rằng con số thực tế là gần 15%.
Thêm nữa, tập đoàn đóng tàu Vinashin mà Hà Nội đã bơm vào 4 tỷ USD, cần phải được giải cứu. Kẻ kế tiếp rơi vào phá sản là công ty vận chuyển đường biển và điều hành cảng biển, Vinalines. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng khen tặng cả hai công ty như là một mô hình mới cho các doanh nghiệp nhà nước.
Trong khi đó vào năm 2009, Bắc Kinh lại khơi lên tuyên bố quyền bá chủ của Trung Quốc “từ thời cổ đại” trên toàn vùng Biển Đông. Ngoài khơi bờ biển dài của Việt Nam, tàu Trung Quốc gia tăng sách nhiễu ngư dân Việt Nam và can thiệp vào cách hoạt động thăm dò dầu và khí đốt.
Kết nối với mạng, dân chúng lên tiếng
Những sự kiện này trùng hợp với một cuộc cách mạng thông tin. Mặc dù từ lâu đã có một thành phần nhỏ bất đồng chính kiến với nhà nước CHXHCNVN, họ không có phương tiện để đến với số lượng lớn khán giả cho đến khi có sự bùng nổ của Internet. [1] Từ 200.000 người dùng vào năm 2000, số người tham gia mạng điện toán tại Việt Nam đã tăng lên đến 40 triệu người, khoảng 55% người Việt trên 14 tuổi.
Khi ngày càng nhiều người dân tham gia vào mạng, họ tìm thấy một môi trường đầy dẫy ý kiến khác biệt về các chủ đề mà phương tiện truyền thông hợp pháp của Việt Nam bị cấm không được loan tải. Hiện nay, ngoài tầm với sự kiểm duyệt của chế độ, các trang blog loan tải những vấn đề công cộng quan trọng nhận được hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Tài khoản Facebook, trong đó hơn 30 triệu người Việt truy cập thường xuyên, đầy dẫy đàm thoại về chính trị.
Ví dụ, người lướt mạng trong năm 2008 đã biết được rằng chính phủ đã cấp giấy phép cho Công ty Nhôm Trung Quốc khai thác mỏ bauxite ở vùng cao nguyên. Cuộc thảo luận hồi đầu nhấn mạnh đến những tác động xã hội và môi trường của dự án, nhưng ngay sau đó biến thành cuộc tranh luận công khai chưa từng có về sự nhượng bộ của đảng và nhà nước trước Trung Quốc, gây thiệt hại cho an ninh quốc gia.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế của Việt Nam trở nên trầm trọng hơn. Năm 2011 chính quyền bị buộc phải thắt chặt tín dụng. Một số lớn nhà kinh tế kết luận rằng, động lực do chính sách đổi mới giải tỏa đã bốc hơi. Tâm trạng quần chúng thì cáu kỉnh. Người ngoài đảng thì được công khai trút sự bất mãn lên nhau. Có lẽ công an đang lắng nghe, nhưng những nhà bất đồng chính kiến cảm nhận sự an toàn trong số lượng, và có nhiều chuyện để than phiền: sự phá sản của hàng trăm ngàn doanh nghiệp và các nhà đầu tư nhỏ, tham nhũng vặt, sự tàn bạo của cảnh sát, việc đi đến chăm sóc sức khỏe và giáo dục không công bằng, điện bị cắt liên tục và thái độ hòa giải của chính quyền đối với các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở ngoài biển.
Bế tắc
ĐCSVN rõ ràng cũng đang gặp khó khăn. Rất ít trong số những người sáng lạn và giỏi nhất chọn nghề theo Đảng. Những người chọn lĩnh vực công chức thường ít quan tâm đến hệ tư tưởng; mục tiêu chính của họ là danh lợi. Theo nhà phân tích Alexander Vuving, nhiều cán bộ cao cấp của Đảng không phải bảo thủ và cũng không cấp tiến, nhưng chỉ đơn giản là những kẻ cơ hội đã tìm được một trạng thái yên ổn. [2] Vuving giải thích như sau: Chủ nghĩa tư bản cho nhiều cơ hội để kiếm lợi nhuận, trong khi chủ nghĩa cộng sản cung cấp độc quyền quyền lực. Sự hỗn hợp của hai yếu tố tạo điều kiện cho việc dùng tiền để mua quyền lực và sử dụng quyền lực để kiếm tiền.
Có lẽ vì quá nhiều các lãnh đạo của họ đã đầu tư vào vị thế hiện tại, ĐCSVN từ lâu đã không thể giải quyết một số vấn đề. Như đã được thấy, một trong những vấn đề đó là lập trường của Việt Nam, một mặt, đối với Trung Quốc, và mặt kia với các nước phương Tây. Một vấn đề khác là vai trò của nhà nước trong kinh tế; nhà nước có nên tham gia vào kinh tế, thông qua việc kiểm soát nhiều doanh nghiệp lớn, hay cần tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và tập trung vào việc tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp tư nhân phát triển? Ngoài ra, đã có cuộc tranh luận liên hồi trong nội bộ đảng về quản lý thông tin (trong khi thập niên qua, khả năng kiểm soát phương tiện thông tin của nhà nước đang vuột đi) và về việc liệu các hoạt động của đảng nên bị ràng buộc bởi pháp luật và chịu sự khảo sát của quan tòa độc lập.
Tại Đại hội Đảng vào năm 2001, 2006 và 2011, mặc dù đã có nhiều cuộc tranh cãi về nạn tham nhũng lan rộng, quản lý yếu kém và tính chính danh của Đảng đang suy thoái, sự đồng thuận về cải cách đích thực đã vượt quá tầm tay. Mỗi lần đại hội, các chức vụ được phân phối chủ yếu với quan điểm để nhằm duy trì sự cân bằng giữa các phe phái và khu vực. Cán bộ lớn tuổi về hưu và cán bộ trẻ được thăng chức, nhưng bế tắc chính sách vẫn còn đó.
Người của thời khắc?
Với một cách lắt léo – cụ thể là, thông qua một bước đi táo bạo để khai trừ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – ĐCSVN tìm cách giải quyết những vấn đề này. Dũng đã gây lo sợ cho các đồng chí trong Bộ Chính trị khi ông ấy một cách rõ ràng và năng động xây dựng một mạng lưới chính trị của những người ủng hộ. Đầu tiên là một phó thủ tướng và sau đó là người đứng đầu chính phủ, ông Dũng có khá nhiều sự bảo trợ để phân phát. Ông cố gắng tạo nên hình ảnh một người khôn khéo về các vấn đề thế giới và có khuynh hướng cải cách. Trong một nhóm cầm quyền coi trọng trách nhiệm tập thể, tham vọng của thủ tướng nổi bật lên.
Tới giữa năm 2012, đa số áp đảo trong Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên đã bỏ phiếu loại bỏ ông Dũng. Trong tình hình như vậy, phản ứng thông thường là ra đi một cách lặng lẽ. Ông Dũng từ chối. Ông thu về các món nợ chính trị và chiến thắng với sự đảo ngược bất ngờ quyết định của Bộ Chính trị tại một cuộc họp Ủy ban Trung ương Đảng hai tháng sau đó. Được biết, cuộc đấu tranh không gay go. Kể từ đó, Dũng đã điều hành nhà nước Việt Nam hầu như sự hợp tác của các đồng nghiệp ở Bộ Chính trị không còn cần thiết.
Được nghe, thủ tướng là một kẻ cơ hội khôn lanh, đã đáp lại sự nóng lòng của quần chúng về sự thay đổi. Trong một bài phát biểu đầu năm được hoan nghênh rộng rãi hai năm trước, ông Dũng đã thông qua một ý tưởng cấp tiến rằng: công việc của nhà nước là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bình thường phát huy tiềm năng sáng tạo của họ. Ông đã phân bổ nội các của ông với những nhà quản lý tài năng và hiện nay, các nguồn tin cho biết, ông chăm chú lắng nghe ý kiến của một thế hệ kinh tế gia thông minh được du học cao ở phương Tây.
Những nhà kinh tế đó cho rằng trừ khi cải cách cơ cấu để mang trở lại tốc độ tăng trưởng lên 7% hoặc 8% hàng năm và năng suất lao động gia tăng, Việt Nam sẽ không đạt tới hạng bậc của các nền kinh tế tiên tiến. Đó là do tỷ lệ sinh sản giảm mạnh; lực lượng lao động trẻ, có khả năng, và mức lương tương đối thấp của đất nước – “cơ cấu dân số vàng” – sẽ bắt đầu co lại vào năm 2025. Chính phủ dường như đã lắng nghe lời khuyên. Văn phòng chính phủ đã điều chỉnh các quy định để tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài. Cả vốn và công nghệ đang tràn vào Việt Nam. Việt Nam là một thành viên sáng lập của Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được ký tắt vào đầu tháng 11. Tuy nhiên, điều vẫn đang được mong chờ là hành động kiên quyết để thu nhỏ khu vực kinh tế Nhà nước và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân nội địa.
Trục xoay của Việt Nam
Chính sách đối ngoại, ông Dũng nói, là hoàn toàn về “xây dựng lòng tin chiến lược.” Trong cuộc theo đuổi bá quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã đánh mất lòng tin của Việt Nam; Mỹ đang trên đường đạt tới – và đó là một sự thay đổi mang tính thời đại, củng cố thêm vị thế của các nhà cải cách Việt Nam.
Khi Bắc Kinh gửi giàn khoan dầu HD-981 vào khu vực có tiềm năng dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 6 năm 2014 (*), họ có lẽ mong đợi chỉ có sự van xin không hiệu quả từ phía Hà Nội. Thật vậy, hầu hết các ủy viên Bộ Chính trị đã đáp ứng đúng như thế. Tuy nhiên, ông Dũng phản ứng bằng cách ra lệnh cho các tàu tuần duyên và tàu đánh cá Việt Nam quấy rối đội tàu của Trung Quốc. Sự phản kháng gan dạ của họ đã khuấy lên sự lên án Trung Quốc ở nước ngoài và khuấy động niềm tự hào ở quốc nội.
Sau khi Bắc Kinh rút giàn khoan dầu về, giới bảo thủ trong Đảng thừa nhận rằng một tư thế hạ mình về phía Bắc Kinh không còn ngăn ngừa được sự xâm lược. Vì thế, Việt Nam khởi sự tái cân lại quan hệ với hai cường quốc. Trong những tháng sau đó, ủy viên cao cấp của cái gọi là phe thân Trung Quốc của Đảng đã đến từng người một thăm Washington. Cuộc thăm viếng đã được các nhà ngoại giao Mỹ và Việt Nam sắp xếp rất kỹ lưỡng, và các tín hiệu đều tốt. Một năm sau cuộc đối đầu với Trung Quốc, lãnh đạo đảng hàng đầu của Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã gặp Tổng thống Obama tại phòng Bầu Dục.
“Đó thực sự là một cuộc họp lịch sử. Tòa Bạch ốc thừa nhận cơ cấu chính trị của Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng”, ông Trọng đánh giá sau đó.
Một nhà cải cách khác thường và một chương trình cải cách
Tại Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm tới, ĐCSVN sẽ quyết định ai lãnh
đạo Đảng cho đến năm 2020. Cưỡi sóng bởi một chuỗi những thành công
chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng là người được nhiều hy vọng không chỉ để
nắm lấy vị trí lãnh đạo Đảng, mà còn có thể để cài đặt thân tín vào chức
Thủ tướng và các vị trí quan trọng khác. Ông Dũng có vẻ như sẵn sàng
xuất hiện từ Đại hội với quyền kiểm soát Đảng và nhà nước nhiều hơn bất
cứ ai kể từ Tổng Bí thư Lê Duẩn, nửa thế kỷ trước.
Tuy nhiên, triển vọng về một Đảng trưởng quá cam kết đầy những cải cách
có thể kích hoạt một phản ứng “chọn bất cứ ai ngoài Dũng”. Nhà quan sát
Việt Nam kỳ cựu, Carl Thayer, phân tích rằng đó là lý do tại sao các
cuộc họp Ban chấp hành Trung ương để chuẩn bị cho Đại hội 12 dường như
có rất ít tiến bộ. Đối với nhiều người trong Đảng, đặc biệt là trong các
tổ chức cấp tỉnh, thành phố và trong từng doanh nghiệp nhà nước, hiện
trạng đang rất thoải mái. Với một số ít Đảng viên, ý thức hệ vẫn còn
quan trọng; họ xem lời hứa của ông Dũng về sự cởi mở hơn trong chính phủ
như là một mật hiệu về các thực nghiệm nguy hiểm với đa nguyên. Nhưng,
đối với đa số, mối quan hệ ràng buộc họ với Đảng là lợi ích riêng tư.
Ngoài Đảng, trừ một tập hợp bất đồng chính kiến vẫn tương đối nhỏ, người
Việt Nam hiện nay không ở trong tâm trạng cách mạng. Xuất khẩu đang
bùng nổ. Thu nhập bình quân hàng năm đã nhích lên đến hơn 2000 USD, gấp
đôi so với mức năm 2007. Thông thường, người Việt ngoài đảng chỉ hy vọng
rằng Đảng sẽ tự sửa chữa lỗi lầm và cung cấp cho Việt Nam lớp lãnh đạo
cương quyết, đứng đắn và công bằng. Họ sợ sự hỗn loạn có thể sẽ đến với
nỗ lực để tháo dỡ sự cai trị độc đảng. Càng mạnh mẽ theo đuổi chương
trình cải cách, ông Dũng càng được giới bên ngoài đảng yêu thích, đặc
biệt là với tầng lớp kinh doanh và chuyên gia của đất nước.
Tuy nhiên, để thành công trong vai trò nhà cải cách, ông Dũng phải
thuyết phục thành phần đảng viên của ông vứt bỏ “xã hội chủ nghĩa thị
trường” (có nghĩa là, sự tham gia trực tiếp vào nền kinh tế) và tập
trung vào quản lý kinh tế tiên tiến. Chính sách nên nhằm mục đích tạo
điều kiện cho các nhà sản xuất Việt Nam có được tín dụng và công nghệ
cần thiết để gia nhập chuỗi giá trị xuất khẩu. Nông dân nên được quyền
sở hữu trên mảnh đất họ cày. Doanh nghiệp nhà nước vừa bị thua lỗ lẫn
kém sức cạnh tranh phải được giải tán. Phe giáo điều sẽ chống lại, nhưng
ý nghĩa kinh tế này thật thuyết phục. Ý nghĩa chính trị cũng vậy: hành
động cải cách có tính quyết định sẽ bảo đảm vị thế lãnh đạo của Đảng
trong nhiều năm tới.
David Brown, nhà ngoại giao Mỹ về hưu, từng làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn từ 1965-1969.
https://anhbasam.wordpress.com/2015/12/21/6214-nhin-xa-hon-2016-co-le-co-hoi-tot-cuoi-cung-cho-dcsvn-de-sua-lai-cho-dung/#more-157550HOANG HAI THUY * TRƯỜNG ÐỜI LÊ VĂN TRƯƠNG
TRƯỜNG ÐỜI LÊ VĂN TRƯƠNG
Posted on December 18, 2012 by hoanghaithuy
Năm tôi 11, 12 tuổi, tôi đọc tiểu thuyết Trường Ðời của Nhà Văn Lê Văn Trương, tôi đọc tiểu thuyết Giông Tố của Nhà Văn Vũ Trọng Phụng, Tôi đã viết nhiều lần:
“Ai hỏi những tiểu thuyết nào có ảnh hưởng đến việc tôi thích viết truyện, tôi trả lời: Trường Ðời của Lê Văn Trương, Giông Tố của Vũ Trọng Phụng.”
Trước năm 1945 tôi théc méc về 5 chữ “Phổ Thông Bán Nguyệt San” in trên trang bià những quyển tiểu thuyết như quyển “Trường Ðời.” “Phổ Thông Bán Nguyệt San” là cái gì? Mấy ông anh tôi, các ông chú, ông cậu tôi có nhiều ông thích đọc tiểu thuyết, tôi hỏi nhưng không ông nào trả lời được. Những năm xưa ấy tôi không chú ý đến dòng chữ nhỏ “Tạp chí văn học ra đầu tháng và giữa tháng” nằm dưới hàng chữ “Phổ Thông Bán Nguyệt San.” Mà có chú ý tôi cũng không hiểu nghĩa. Nhiều năm sau, khi cuộc đời không còn những quyển tiểu thuyết “Phổ Thông Bán Nguyệt San” tôi mới biết Phổ Thông Bán Nguyệt San là tờ báo tháng ra hai kỳ, Nhà Xuất bản Tân Dân dùng cách này để được dễ dàng trong việc kiểm duyệt sách, Như vậy mỗi tháng Nhà Tân Dân xuất bản 2 quyển tiểu thuyết, đều đều trong nhiều năm. Một nhà xuất bản mỗi tháng in ra hai quyển tiểu thuyết phải kể là nhiều. Một kỷ lục trong số những nhà xuất bản Việt từ ngày Việt Nam có Nhà Xuất Bản Tiểu Thuyết.
Tôi không biết sau chiến tranh năm 1946 ông Lê Văn Trương trở về Hà Nội năm nào, tôi chỉ thấy ít nhất ông cũng trở về sống ở Hà Nội hai, ba năm trước năm 1954 là năm ông vào Sài Gòn. Về Hà Nội sau năm 1946,, ông Lê Văn Trương, Nhà Văn viết nhiều tiểu thuyết nhất Việt Nam, nhiều tiểu thuyết của ông rất “ăn khách”, không viết gì cả. Nguồn sáng tác của ông bị cạn. Một truyện ngắn ông cũng không viết. Vào Sài Gòn năm 1954 ông cũng không viết qua một trang tiểu thuyết nào. Thời gian đầu ông tìm những tiểu thuyết đã xuất bản của ông, nhiều quyển ông lấy ở những nhà cho mướn truyện, đem đến dạm bán cho mấy tờ báo, đề nghị nhà báo mua, đăng. Theo lệ, nhân viên những nhà báo nhận tác phẩm dạm bán không trả lời không mua ngay, mà nói:
“Ðể chúng tôi đọc. Tuần sau ông trở lại.”
Tuần sau ông LV Trương trở lại, nhà báo đưa trả mấy quyển truyện của ông:
“Truyện này không hợp với báo chúng tôi. Xin gửi lại ông.”
Nhà Văn LV Trương bắt đền:
“Trong lúc báo ông giữ tác phẩm của tôi, có người hỏi mua, tôi không có tác phẩm để bán. Báo ông làm tôi bị thiệt hại..”
Nhà báo phải bồi thường cho ông một khoản tiền. Tôi – CTHÐ – chứng kiến chuyện tôi vừa kể ở toà báo Ngôn Luận.
Sau 1954 Sài Gòn tái bản những tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Bằng, Khái Hưng, nhưng không tái bản một tiểu thuyết nào của Lê Văn Trương. Tôi không biết tại sao.
Ông Lê Văn Trương là nhà văn Việt Nam – có thể là duy nhất – có đàn em viết truyện, ông sửa lại rồi ký tên ông đem bán cho nhà xuất bản. Vì ông nổi tiếng, vì truyện ông có nhiều người mua đọc, nên cứ truyện ký tên ông là nhà xuất bản mua. Người Pháp gọi những người viết truyện loại này là nègre. Hai ông đàn em viết truyện cho ông Lê Văn Trương ký tên làm tác giả là ông Ðặng Ðình Hồng, và ông Tân Hiến. Hai ông này cùng vào Sài Gòn năm 1954. Cả ba ông cùng nghiện thuốc phiện.
Tôi thấy từ ngày vào Sài Gòn ông Lê Văn Trương không làm qua một công việc gì cả. Ông nghiện thuốc phiện nặng. .Ðời sống của ông đi vào tình trạng thiếu đói, vất vả, cực khổ. Từ năm 1960 ngày ngày ông lang thang đi tìm người quen để xin tiền, giới văn nghệ sĩ Sài Gòn gọi việc đi xin tiền người quen này là “đi cốc.”
Khoảng năm 1958 hai ông Hoàng Xứ Lào Phoumi và Phouma tranh quyền làm Thủ Tướng Chính Phủ. Mỗi ông Hoàng có một số quân sĩ, hai ông dùng quân đội đánh nhau, những cuộc binh biến xẩy ra liên miên trên đấi Ai Lao. Nguồn cung cấp thuốc phiện cho Sài Gòn thời ấy là Ai Lao. Thuốc phiện từ Lào về Sài Gòn bằng đường hàng không. Một lần xẩy ra cuộc binh biến, phi trường Vientiane bị đóng cửa nhiều ngày. Nguồn thuốc phiện từVientiane về Sài Gòn phải ngừng. Thuốc phiện trở thành khan hiếm ở Sài Gòn. Những nhà buôn thuốc phiện không bán hàng ra, có bán thì cầm chừng, và bán giá đắt. Giới đệ tử của Phù Dung Tiên Nữ rơi vào tai kiếp không có thuốc hút. Dân Hít Tô Phê – Hít Thuốc Phiện – có thể nhịn ăn vài ngày nhưng nhịn thoóc một bữa thì không được. Không có thoóc. có tiền cũng khó mua được thoóc. Mà 90/100 dân Hít Tốp là dân nghèo, không phải nghèo thường mà là nghèo mạt rệp, nghèo đến con rêp cũng không sống nhờ được.
Thời ấy Sài Gòn có câu:
“Phu-mi, Phu-ma đánh nhau. Phu-mơ chết.”
Phu-mơ: fumeur: người hút.
Trong cơn bĩ cực ấy có ông nghiện nghĩ ra chuyện lấy sái thuốc phiện nấu với nước, lọc cho hết chất sạn, than, tro, dùng ống chich hút chất nước sái thuốc phiện chích thẳng vào mạch máu. Chất thuốc phiện vào máu, người nghiện phê ngay trong nháy mắt. Ðang hút 100 đồng, chỉ cần chích 10 đồng là người nghiện phê hơn hút. Nhưng việc chích – dân nghiện gọi là choác – làm hại cơ thể người chích gấp nhiều lần việc hút. Chích 1 năm hại người bằng hút 10 năm. 10.000 người nghiện hút may ra có một, hai người bỏ được hút, người choác thì 10.000 người chết cả 10.000 người.
Ông Lê Văn Trương trở thành dân choác. Người ông khô đét, da ông đen sạm. Bà vợ sống với ông từ Hà Nội trước 1946 tới ngày ông qua đời ở Sài Gòn là bà Ðào. Bà này không phải là vũ nữ Dancing Fantasio mà là bà cô đầu.
Trên Internet bài viết về Nhà Văn Lê Văn Trương do một người Hà Nội – Việt Cộng – viết có đoạn như sau:
CTHÐ: Ðoạn trên có những sự kiện không đúng: ông Lê Văn Trương không viết gì khi ông trở về Hà Nội, không có chuyện vào Sài Gòn ông làm thầu khoán, viết báo, tái bản sách, làm nhân viên Ðài Phát Thanh Quốc Gia. Bệnh nghiện làm ông suy nhược cả thể xác và tinh thần. Chuyện ông bị gọi vào Phủ Tổng Thống “làm việc” vì ông trùng tên với một người đả kích bà Ngô Ðình Nhu là chuyện bịa em nhỏ lên ba cũng không tin. Chuyện bịa cho thấy sự ngu dốt của người bịa.
Tú Kếu có bài thơ về Nhà Văn Lê Văn Trương:
Theo tôi người bị ông Lê Văn Trương cốc tiền nhiều nhất ở Sài Gòn những năm 1960 là ông Nguyễn Vỹ. Hai ông thân nhau từ những năm 1940. Trong Hồi Ký “Những văn nghệ sĩ theo tôi biết” ông Nguyễn Vỹ kể ông không hút thuốc phiện, không uống rượu, không thích đi hát cô đầu, ông thường phản đối những ông bạn ông sống trụy lạc, nghiện ngập. Một hôm – theo ông Nguyễn Vỹ kể – ông Lê Văn Trương cùng vài ông khác kéọ ông Nguyễn Vỹ đi hát cô đầu cho bằng được. Nể bạn, ông Vỹ đi theo. Sáng ra các ông chuồn hết, bỏ ông Vỹ nằm lại. Kiểu nằm nhà cô đầu này được các ông nhà văn tiền chiến – “tiền chiến”: trước chiến tranh Việt Pháp 1946-1954 – gọi là “nằm va-li.”
Thành ngữ “nằm va-li” đi vào ngôn ngữ ăn chơi Việt từ việc theo thể thức Hotel của Pháp ngày xưa, khách mướn phòng khi đi mới trả tiền mướn phòng. Khách có thể đi công việc rồi lại về hotel. Va-li của khách để trong phòng là vật bảo đảm việc khách sẽ trở lại. Do đó có những ông khách để lại hotel những cái va-li rách, trong va-li không có gì đáng giá, để đi mà không trả tiền mướùn phòng. Lại có chuyện những ông văn sĩ thời ông Lê Văn Trương xuống xóm hát cô đầu mà không có tiền trả chầu hát, nhưng các ông cứ đến hát, ăn hút, sáng hôm sau các ông để một ông nằm va-li ở nhà cô đầu, mấy ông kia về các tòa báo chạy tiền đến trả.
Ông Nguyễn Vỹ vào Sài Gòn một hai năm trước năm 1954. Khác với ông Lê Văn Trương, ông Nguyễn Vỹ viết truyện, làm thơ, làm báo rất nổi đình đám ở Sài Gòn. Và Nhà Văn Nguyễn Vỹ thành công. Ông là chủ nhiệm tuần báo Phổ Thông, làm thủ lĩnh Thi Ðoàn Bạch Nga – các ông ký giả gọi Thi Ðoàn này là Thi Ðoàn Ngỗng Trắng – có thời ông làm chủ nhiệm Nhật báo Dân Ta. Ông ngồi cả ngày ở tòa báo đường Phạm Ngũ Lão, ông LV Trương đến tìm ông Nguyễn Vỹ rất dễ. Mỗi lần ông LV Trương chỉ cốc 100 đồng là ông đủ choác một ngày. 100 đồng không lớn. Khổ nỗi ngày nào cũng phải cúng ông 100 đồng thì số tiền đó là vấn đề.
Khoảng năm 1971, 1972 một lần tôi đến tiệm hút của chủ nhân Ba Lân, Bàn Cờ, Sài Gòn. Nghe nói Ba Lân là con trai một nhà hớt tóc ở Hà Nội. Anh theo mấy ông đàn anh đi hát cô đầu. Anh nghiện hút và lấy một bà cô đầu làm vợ. Ðến tiệm Ba Lân khoảng 4 giờ chiều, tôi thấy một bà trạc 50 tuổi ngồi trong phòng khách. Lên lầu, Ba Lân hỏi tôi:
“Có thấy bà ngồi dưới nhà không?”
“Thấy.”
“Biết ai đó không?”
“Ai?”
“Bà Ðào, vợ ông Lê Văn Trương đấy. Bà ấy chờ vợ tôi về để vay tiền.”
Vợ Ba Lân – là cô đầu xưa, là bạn bà Ðào – đi đánh chắn, sáu, bẩy giờ tối mới về nhà.
Tôi thương vẻ mặt buồn của bà Ðào. Ngay tuần ấy tôi đăng Lời Kêu Gọi anh em Ký giả góp tiền giúp Bà Vợ ông Lê Văn Trương. Tiền quyên đưa cho Minh Vồ, chủ nhiệm Tuần Báo Con Ong. Ông Trần Tấn Quốc gửi giúp 5.000 đồng. Trong thư ngắn ông viết cho tôi có câu:
“Chỉ có người viết truyện mới thương xót người viết truyện.”
Số tiền quyên được khoảng 40.000 đồng. Bà Ðào cùng một người con đến toà báo Con Ong nhận tiền. Sau đó Nữ diễn viên Thẩm Thúy Hằng cho người mời bà Ðào đến nhà, hỏi mua bản quyền tiểu thuyết Bốn Bức Tường Máu để làm phim. Thẩm Thúy Hằng trả bà Ðào 100,000 đồng.
Một hôm có anh tên là Dư đi tìm tôi. Anh này không phải là ký giả mà quen nhiều ký giả. Dư nói:
“Có người quen tao nhờ tao đến nói với mày là ông Lê Văn Trương đã bán bản quyền tiểu thuyết Bốn Bức Tường Máu cho anh ta..”
Tôi biết ngay Dư, và người bạn anh ta, muốn gì. Họ muốn tôi cho Thẩm Thúy Hằng biết chuyện ông Lê Văn Trương đã ký giấy bán bản quyền tiểu thuyết Bốn Bức Tường Máu cho họ. Nay Thẩm Thuýy Hằng muốn làm phim Bốn Bức Tường Máu thì phải điều đình với họ, tức là phải chi cho họ khoản tiền. Tôi bảo Dư:
“Chúng mày tồi lắm. Chúng mày đưa ông Trương trăm bạc, chúng mày bắt ông ấy ký cái gì mà ông ấy không ký. Nay thấy có người mua, chúng mày định làm tiền. Chúng mày cứ đến nói cho Thẩm Thúy Hằng biết, tao không dính vào chuyện này.”
Internet ghi Nhà Văn Lê Văn Trương có 5 người con ra đời ở Hà Nội trước năm 1954, 5 người này sống ở Hà Nội. Ở Sài Gòn có cô Lan làm vũ nữ ở Dancing Tự Do, cô này có tên là Lan Khùng. Cô này là con gái ông Lê Văn Trương.
Tôi viết vài đoạn về tiểu thuyết Trường Ðời.
CTHÐ: Ðoạn mở đầu Trường Ðời gợi tôi nhớ đến đoạn mở đầu tiểu thuyết La Peau de Chagrin của Balzac. Nhân vật Trọng Khang, vai chính tiểu thuyết Trường Ðời, làm nghề buôn gỗ ở nơi ngày xưa người Bắc gọi là mạn ngược. Bè gỗ của chàng thả trôi trên sông Hồng về Hà Nội, gặp bão, bè vỡ, gỗ trôi mất hết, chàng hết vốn. Còn 200 đồng, Trọng Khang vào sòng bạc đánh để gỡ lại vốn. Việc làm ngớ ngẩn đến em nhỏ lên ba cũng không làm.
Ðây là đoạn Trọng Khang gặp nữ nhân vật chính là Marie Khánh Ngọc:
Trọng Khang và Marie Khánh Ngọc nói với nhau về Súng:
CTHÐ bàn loạn: Nhà Văn tác giả Trường Ðời quên, hay không biết, trong thời gọi là thời Pháp thuộc, chính phủ Bảo Hộ Pháp không cho phép người An Nam có súng lục. Người An Nam thời ấy được cấp giấy phép mua súng săn thú, đa số là súng bắn chim, nhưng súng lục là loại súng có thể bắn chết người thì Chính phủ Bảo Hộ tuyệt đối cấm. Ngay cả đến Vua Bảo Ðại – tôi chắc – cũng không có súng lục. Ông Trọng Khang chỉ là ông lái buôn gỗ, ông lái gỗ này cần gì đến súng lục mà có súng lục? Ông Lái Gỗ không có việc gì phải sang đất Tầu giặc cỏ như rươi. Cô Marie Khánh Ngọc du học ở Pháp mới về nước, cô có bằng Tiến sĩ, làm ký gì mà cũng lưng đeo một khẩu súng lục nhỏ? Việc ông Nam Long người Việt, thầu làm một đoạn đường bên Tầu, đã là chuyện khó tin, ông Nhà Thầu này còn mang theo mấy khẩu súng trận – súng mousqueton chỉ lính khố xanh, khố đỏ mới có – là chuyện làm tôi phi-nỉ lô đia: tôi hết lời bàn loạn.
Ðây là chuyện hút thuốc phiện trong Trường Ðời:
“Ai hỏi những tiểu thuyết nào có ảnh hưởng đến việc tôi thích viết truyện, tôi trả lời: Trường Ðời của Lê Văn Trương, Giông Tố của Vũ Trọng Phụng.”
Trước năm 1945 tôi théc méc về 5 chữ “Phổ Thông Bán Nguyệt San” in trên trang bià những quyển tiểu thuyết như quyển “Trường Ðời.” “Phổ Thông Bán Nguyệt San” là cái gì? Mấy ông anh tôi, các ông chú, ông cậu tôi có nhiều ông thích đọc tiểu thuyết, tôi hỏi nhưng không ông nào trả lời được. Những năm xưa ấy tôi không chú ý đến dòng chữ nhỏ “Tạp chí văn học ra đầu tháng và giữa tháng” nằm dưới hàng chữ “Phổ Thông Bán Nguyệt San.” Mà có chú ý tôi cũng không hiểu nghĩa. Nhiều năm sau, khi cuộc đời không còn những quyển tiểu thuyết “Phổ Thông Bán Nguyệt San” tôi mới biết Phổ Thông Bán Nguyệt San là tờ báo tháng ra hai kỳ, Nhà Xuất bản Tân Dân dùng cách này để được dễ dàng trong việc kiểm duyệt sách, Như vậy mỗi tháng Nhà Tân Dân xuất bản 2 quyển tiểu thuyết, đều đều trong nhiều năm. Một nhà xuất bản mỗi tháng in ra hai quyển tiểu thuyết phải kể là nhiều. Một kỷ lục trong số những nhà xuất bản Việt từ ngày Việt Nam có Nhà Xuất Bản Tiểu Thuyết.
Tôi không biết sau chiến tranh năm 1946 ông Lê Văn Trương trở về Hà Nội năm nào, tôi chỉ thấy ít nhất ông cũng trở về sống ở Hà Nội hai, ba năm trước năm 1954 là năm ông vào Sài Gòn. Về Hà Nội sau năm 1946,, ông Lê Văn Trương, Nhà Văn viết nhiều tiểu thuyết nhất Việt Nam, nhiều tiểu thuyết của ông rất “ăn khách”, không viết gì cả. Nguồn sáng tác của ông bị cạn. Một truyện ngắn ông cũng không viết. Vào Sài Gòn năm 1954 ông cũng không viết qua một trang tiểu thuyết nào. Thời gian đầu ông tìm những tiểu thuyết đã xuất bản của ông, nhiều quyển ông lấy ở những nhà cho mướn truyện, đem đến dạm bán cho mấy tờ báo, đề nghị nhà báo mua, đăng. Theo lệ, nhân viên những nhà báo nhận tác phẩm dạm bán không trả lời không mua ngay, mà nói:
“Ðể chúng tôi đọc. Tuần sau ông trở lại.”
Tuần sau ông LV Trương trở lại, nhà báo đưa trả mấy quyển truyện của ông:
“Truyện này không hợp với báo chúng tôi. Xin gửi lại ông.”
Nhà Văn LV Trương bắt đền:
“Trong lúc báo ông giữ tác phẩm của tôi, có người hỏi mua, tôi không có tác phẩm để bán. Báo ông làm tôi bị thiệt hại..”
Nhà báo phải bồi thường cho ông một khoản tiền. Tôi – CTHÐ – chứng kiến chuyện tôi vừa kể ở toà báo Ngôn Luận.
Sau 1954 Sài Gòn tái bản những tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Bằng, Khái Hưng, nhưng không tái bản một tiểu thuyết nào của Lê Văn Trương. Tôi không biết tại sao.
Ông Lê Văn Trương là nhà văn Việt Nam – có thể là duy nhất – có đàn em viết truyện, ông sửa lại rồi ký tên ông đem bán cho nhà xuất bản. Vì ông nổi tiếng, vì truyện ông có nhiều người mua đọc, nên cứ truyện ký tên ông là nhà xuất bản mua. Người Pháp gọi những người viết truyện loại này là nègre. Hai ông đàn em viết truyện cho ông Lê Văn Trương ký tên làm tác giả là ông Ðặng Ðình Hồng, và ông Tân Hiến. Hai ông này cùng vào Sài Gòn năm 1954. Cả ba ông cùng nghiện thuốc phiện.
Tôi thấy từ ngày vào Sài Gòn ông Lê Văn Trương không làm qua một công việc gì cả. Ông nghiện thuốc phiện nặng. .Ðời sống của ông đi vào tình trạng thiếu đói, vất vả, cực khổ. Từ năm 1960 ngày ngày ông lang thang đi tìm người quen để xin tiền, giới văn nghệ sĩ Sài Gòn gọi việc đi xin tiền người quen này là “đi cốc.”
Khoảng năm 1958 hai ông Hoàng Xứ Lào Phoumi và Phouma tranh quyền làm Thủ Tướng Chính Phủ. Mỗi ông Hoàng có một số quân sĩ, hai ông dùng quân đội đánh nhau, những cuộc binh biến xẩy ra liên miên trên đấi Ai Lao. Nguồn cung cấp thuốc phiện cho Sài Gòn thời ấy là Ai Lao. Thuốc phiện từ Lào về Sài Gòn bằng đường hàng không. Một lần xẩy ra cuộc binh biến, phi trường Vientiane bị đóng cửa nhiều ngày. Nguồn thuốc phiện từVientiane về Sài Gòn phải ngừng. Thuốc phiện trở thành khan hiếm ở Sài Gòn. Những nhà buôn thuốc phiện không bán hàng ra, có bán thì cầm chừng, và bán giá đắt. Giới đệ tử của Phù Dung Tiên Nữ rơi vào tai kiếp không có thuốc hút. Dân Hít Tô Phê – Hít Thuốc Phiện – có thể nhịn ăn vài ngày nhưng nhịn thoóc một bữa thì không được. Không có thoóc. có tiền cũng khó mua được thoóc. Mà 90/100 dân Hít Tốp là dân nghèo, không phải nghèo thường mà là nghèo mạt rệp, nghèo đến con rêp cũng không sống nhờ được.
Thời ấy Sài Gòn có câu:
“Phu-mi, Phu-ma đánh nhau. Phu-mơ chết.”
Phu-mơ: fumeur: người hút.
Trong cơn bĩ cực ấy có ông nghiện nghĩ ra chuyện lấy sái thuốc phiện nấu với nước, lọc cho hết chất sạn, than, tro, dùng ống chich hút chất nước sái thuốc phiện chích thẳng vào mạch máu. Chất thuốc phiện vào máu, người nghiện phê ngay trong nháy mắt. Ðang hút 100 đồng, chỉ cần chích 10 đồng là người nghiện phê hơn hút. Nhưng việc chích – dân nghiện gọi là choác – làm hại cơ thể người chích gấp nhiều lần việc hút. Chích 1 năm hại người bằng hút 10 năm. 10.000 người nghiện hút may ra có một, hai người bỏ được hút, người choác thì 10.000 người chết cả 10.000 người.
Ông Lê Văn Trương trở thành dân choác. Người ông khô đét, da ông đen sạm. Bà vợ sống với ông từ Hà Nội trước 1946 tới ngày ông qua đời ở Sài Gòn là bà Ðào. Bà này không phải là vũ nữ Dancing Fantasio mà là bà cô đầu.
Trên Internet bài viết về Nhà Văn Lê Văn Trương do một người Hà Nội – Việt Cộng – viết có đoạn như sau:
Buồn chán, nhân bệnh gan cũ tái phát ông đến Ủy ban Hành chính Kháng
chiến Liên khu III (lúc ấy đóng ở Xích Thổ, tỉnh Ninh Bình) xin phép
được về thành (Hà Nội) chữa bệnh (1953). Về lại Hà Nội, ông cộng tác với
báo Mới ở Sài Gòn, và viết sách.
Ðầu năm 1954, ông vào Sài Gòn làm thầu khoán, viết báo, tái bản sách.
Năm 1959, ông làm việc cho Ðài Phát thanh Sài Gòn được một thời gian thì
gặp chuyện không may: Vì trùng tên với một người dám đả kích bà Cố vấn
Ngô Ðình Nhu (tức Trần Lệ Xuân), ông bị gọi vào Phủ Tổng Thống làm việc.
Mặc dù đã minh oan và cả sau khi sự việc đã rõ, bà Trần Lệ Xuân vẫn
dửng dưng không đính chính. Ông bị Ðài Phát thanh sa thải. Cảnh nhà hết
sức quẫn bách cộng thêm nỗi sách in ra không bán được, công việc kinh
doanh cũng đình đốn.
Ngày 25 tháng 2 năm 1964, Lê Văn Trương mất tại một căn nhà hẹp ở hẻm
Bùi Viện, Sài Gòn (nay thuộc phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh), trong cảnh nghèo đói và tật bệnh, lúc 58 tuổi.
Ngưng trích bài trên Internet.CTHÐ: Ðoạn trên có những sự kiện không đúng: ông Lê Văn Trương không viết gì khi ông trở về Hà Nội, không có chuyện vào Sài Gòn ông làm thầu khoán, viết báo, tái bản sách, làm nhân viên Ðài Phát Thanh Quốc Gia. Bệnh nghiện làm ông suy nhược cả thể xác và tinh thần. Chuyện ông bị gọi vào Phủ Tổng Thống “làm việc” vì ông trùng tên với một người đả kích bà Ngô Ðình Nhu là chuyện bịa em nhỏ lên ba cũng không tin. Chuyện bịa cho thấy sự ngu dốt của người bịa.
Tú Kếu có bài thơ về Nhà Văn Lê Văn Trương:
Nhớ Một Lần Bác Trương
Một lần tôi gặp bác lang thangBác gọi tôi sang giọng vội vàng“Ðằng ý có tiền cho tớ ít”Ðường trưa bốc khói nắng chang chang
Lúc ấy tôi đang quả thật nghèoTiền lương viết báo chẳng bao nhiêuTay không lúng túng sờ trong túi“Còn mỗi trăm đồng bác tạm tiêu”
“Một trăm tốt quá “mẹc xi vu”Chính phủ mày xem chúng nó mùVăn nghệ như tao mà bị đóiTrách nào không khổ bọn dân ngu.”
Bác nói tôi nghe mủi cả lòngNgày xưa có thuở bác thành côngMột thời hiển hách ngôi thần tượngTiền bạc ê hề như nước sông!
Thấm thoắt qua đi đã hết thờiBây giờ bác rách chẳng ai chơiCái đời văn nghệ buồn hơn chóThua thiệt riêng mình thua thiệt thôi
Từ đấy đôi lần nhớ bác TrươngLòng tôi se thắt nghĩ mà thươngThương mình, thương bác, thương đồng nghiệpMuốn dứt tơ tằm sợi vấn vương
Con tằm dứt ruột nhả tơ dâuRút cuộc hồn đơn nặng gánh sầuNhân thế lập lờ đôi mắt giấyChiều tà bóng xế ngẫm càng đau
— Tú Kếu Trần Ðức Uyển
Tú Kếu tả cảnh Nhà Văn Lê Văn Trương trong những ngày tàn tạ đi lang
thang tìm người quen để xin tiền ở Sài Gòn. Ông chỉ xin tiền người quen,
Tôi – CTHÐ – nhiều lần xuống tinh thần khi thấy ông Lê Văn Trương đứng
ở cửa những toà báo chờ người quen để cốc tiền.Theo tôi người bị ông Lê Văn Trương cốc tiền nhiều nhất ở Sài Gòn những năm 1960 là ông Nguyễn Vỹ. Hai ông thân nhau từ những năm 1940. Trong Hồi Ký “Những văn nghệ sĩ theo tôi biết” ông Nguyễn Vỹ kể ông không hút thuốc phiện, không uống rượu, không thích đi hát cô đầu, ông thường phản đối những ông bạn ông sống trụy lạc, nghiện ngập. Một hôm – theo ông Nguyễn Vỹ kể – ông Lê Văn Trương cùng vài ông khác kéọ ông Nguyễn Vỹ đi hát cô đầu cho bằng được. Nể bạn, ông Vỹ đi theo. Sáng ra các ông chuồn hết, bỏ ông Vỹ nằm lại. Kiểu nằm nhà cô đầu này được các ông nhà văn tiền chiến – “tiền chiến”: trước chiến tranh Việt Pháp 1946-1954 – gọi là “nằm va-li.”
Thành ngữ “nằm va-li” đi vào ngôn ngữ ăn chơi Việt từ việc theo thể thức Hotel của Pháp ngày xưa, khách mướn phòng khi đi mới trả tiền mướn phòng. Khách có thể đi công việc rồi lại về hotel. Va-li của khách để trong phòng là vật bảo đảm việc khách sẽ trở lại. Do đó có những ông khách để lại hotel những cái va-li rách, trong va-li không có gì đáng giá, để đi mà không trả tiền mướùn phòng. Lại có chuyện những ông văn sĩ thời ông Lê Văn Trương xuống xóm hát cô đầu mà không có tiền trả chầu hát, nhưng các ông cứ đến hát, ăn hút, sáng hôm sau các ông để một ông nằm va-li ở nhà cô đầu, mấy ông kia về các tòa báo chạy tiền đến trả.
Ông Nguyễn Vỹ vào Sài Gòn một hai năm trước năm 1954. Khác với ông Lê Văn Trương, ông Nguyễn Vỹ viết truyện, làm thơ, làm báo rất nổi đình đám ở Sài Gòn. Và Nhà Văn Nguyễn Vỹ thành công. Ông là chủ nhiệm tuần báo Phổ Thông, làm thủ lĩnh Thi Ðoàn Bạch Nga – các ông ký giả gọi Thi Ðoàn này là Thi Ðoàn Ngỗng Trắng – có thời ông làm chủ nhiệm Nhật báo Dân Ta. Ông ngồi cả ngày ở tòa báo đường Phạm Ngũ Lão, ông LV Trương đến tìm ông Nguyễn Vỹ rất dễ. Mỗi lần ông LV Trương chỉ cốc 100 đồng là ông đủ choác một ngày. 100 đồng không lớn. Khổ nỗi ngày nào cũng phải cúng ông 100 đồng thì số tiền đó là vấn đề.
Khoảng năm 1971, 1972 một lần tôi đến tiệm hút của chủ nhân Ba Lân, Bàn Cờ, Sài Gòn. Nghe nói Ba Lân là con trai một nhà hớt tóc ở Hà Nội. Anh theo mấy ông đàn anh đi hát cô đầu. Anh nghiện hút và lấy một bà cô đầu làm vợ. Ðến tiệm Ba Lân khoảng 4 giờ chiều, tôi thấy một bà trạc 50 tuổi ngồi trong phòng khách. Lên lầu, Ba Lân hỏi tôi:
“Có thấy bà ngồi dưới nhà không?”
“Thấy.”
“Biết ai đó không?”
“Ai?”
“Bà Ðào, vợ ông Lê Văn Trương đấy. Bà ấy chờ vợ tôi về để vay tiền.”
Vợ Ba Lân – là cô đầu xưa, là bạn bà Ðào – đi đánh chắn, sáu, bẩy giờ tối mới về nhà.
Tôi thương vẻ mặt buồn của bà Ðào. Ngay tuần ấy tôi đăng Lời Kêu Gọi anh em Ký giả góp tiền giúp Bà Vợ ông Lê Văn Trương. Tiền quyên đưa cho Minh Vồ, chủ nhiệm Tuần Báo Con Ong. Ông Trần Tấn Quốc gửi giúp 5.000 đồng. Trong thư ngắn ông viết cho tôi có câu:
“Chỉ có người viết truyện mới thương xót người viết truyện.”
Số tiền quyên được khoảng 40.000 đồng. Bà Ðào cùng một người con đến toà báo Con Ong nhận tiền. Sau đó Nữ diễn viên Thẩm Thúy Hằng cho người mời bà Ðào đến nhà, hỏi mua bản quyền tiểu thuyết Bốn Bức Tường Máu để làm phim. Thẩm Thúy Hằng trả bà Ðào 100,000 đồng.
Một hôm có anh tên là Dư đi tìm tôi. Anh này không phải là ký giả mà quen nhiều ký giả. Dư nói:
“Có người quen tao nhờ tao đến nói với mày là ông Lê Văn Trương đã bán bản quyền tiểu thuyết Bốn Bức Tường Máu cho anh ta..”
Tôi biết ngay Dư, và người bạn anh ta, muốn gì. Họ muốn tôi cho Thẩm Thúy Hằng biết chuyện ông Lê Văn Trương đã ký giấy bán bản quyền tiểu thuyết Bốn Bức Tường Máu cho họ. Nay Thẩm Thuýy Hằng muốn làm phim Bốn Bức Tường Máu thì phải điều đình với họ, tức là phải chi cho họ khoản tiền. Tôi bảo Dư:
“Chúng mày tồi lắm. Chúng mày đưa ông Trương trăm bạc, chúng mày bắt ông ấy ký cái gì mà ông ấy không ký. Nay thấy có người mua, chúng mày định làm tiền. Chúng mày cứ đến nói cho Thẩm Thúy Hằng biết, tao không dính vào chuyện này.”
Internet ghi Nhà Văn Lê Văn Trương có 5 người con ra đời ở Hà Nội trước năm 1954, 5 người này sống ở Hà Nội. Ở Sài Gòn có cô Lan làm vũ nữ ở Dancing Tự Do, cô này có tên là Lan Khùng. Cô này là con gái ông Lê Văn Trương.
Tôi viết vài đoạn về tiểu thuyết Trường Ðời.
Chương 1
Tháng Tám, năm 1935, một chàng tuổi trẻ bước vào sòng bạc Pakha.
Lúc ấy vào khoảng tám giờ đêm. Những chiếc “tai-cong-tắng” ném cái ánh
lửa trắng tinh, chiếu một quang cảnh hỗn độn trong một bầu không khí làm
mửa ra dạ dày.
Chàng tuổi trẻ vừa giẫm chân lên cái ngưỡng cửa đã in dấu bụi của bao
con người máu mê thì liền bị cái mùi hôi hám bắt ngừng ngay lại. Thốt
nhiên, chàng đưa tay lên che mũi và miệng, rồi lẩm bẩm:
– Chà chà.. Thế này thì sống làm sao được?
Chàng không sống được nhưng những con người ở trong vẫn sống được, sống
say mê, sống sôi nổi, chung đúc bao nhiêu nguồn sống lên cái diện tích
nhỏ xíu của mấy đồng tiền sấp ngửa, dồn dập tất cả cảm giác vào cái khắc
– cái khắc ngắn ngủi nhưng dài bằng cả một thời gian vô tận – của chiếc
bát đồng lúc lật ra.
Ngưng trích.CTHÐ: Ðoạn mở đầu Trường Ðời gợi tôi nhớ đến đoạn mở đầu tiểu thuyết La Peau de Chagrin của Balzac. Nhân vật Trọng Khang, vai chính tiểu thuyết Trường Ðời, làm nghề buôn gỗ ở nơi ngày xưa người Bắc gọi là mạn ngược. Bè gỗ của chàng thả trôi trên sông Hồng về Hà Nội, gặp bão, bè vỡ, gỗ trôi mất hết, chàng hết vốn. Còn 200 đồng, Trọng Khang vào sòng bạc đánh để gỡ lại vốn. Việc làm ngớ ngẩn đến em nhỏ lên ba cũng không làm.
Ðây là đoạn Trọng Khang gặp nữ nhân vật chính là Marie Khánh Ngọc:
Sáng hôm sau, lúc Trọng Khang ra đứng cửa nhìn ông Phó đóng ngựa cho
mình đi thăm Khôi thì thấy một người con gái ăn mặc quần áo cưỡi ngựa,
chân đi giày ủng, lưng đeo một khẩu súng lục nhỏ, tay ve vẩy một chiếc
roi ngựa bằng sừng từ phiá chợ đi lại.
Người con gái ấy trạc hai mươi hai, hai mươi ba, cắt tóc ngắn theo lối
đầm, trang điểm một cách rất Tây phương. Cách đi đứng tỏ ra là một người
bạo dạn. Trong Khang đoán ngay là con gái ông chủ thầu.
Nàng đi đến trước mặt Trọng Khang, hỏi bằng tiếng Pháp:
“Con ngựa này của ngài đấy ư? Ngài có thể cho phép tôi được xem một tí không?”
Ngưng trích’Trọng Khang và Marie Khánh Ngọc nói với nhau về Súng:
Trường Ðời: “Chà, khẩu súng lục ngài đeo sao to thế? Hình như nặng lắm thì phải. Ðến vài cân.”
“Chả mấy. Hơn ba cân”
“Thế thì lúc bắn thế nào?”
“Dùng nó quen đi. Tôi cho là không nặng. Chúng tôi sống cái đời rừng
núi, phải cần đến thứ súng Mauser này mới bắn được xa. Chứ thứ súng của
cô, không bắn xa đượïc mấy. Ði ngựa mà lại đeo súng trường thì bất tiện
lắm.”
“Súng của ngài bắn xa được bao nhiêu?”
“Có thể được hai cây số.”
“Thế cơ à? Bao nhiêu phát?”
“Hai mươi bốn phát. Sang đến đất Tầu những thứ súng này cần lắm. Bên đó giặc cỏ như rươi.”
“Ba tôi cũng đem theo mười mấy khẩu súng trận. Sang đến địa phận Tầu lại
có lính của chính phủ Vân Nam đón chúng tôi. Ông có thể cho tôi xem
khẩu súng của ông được không?”
“Xin vâng, nhưng mời cô vào trong này.”
*
Khánh Ngọc hấp tấp hỏi ngay:
“Ông bắn giỏi lắm à?”
“Tôi có thể bắn vỡ một quả trứng ngoài ba mươi thước.”
Ngưng trích.CTHÐ bàn loạn: Nhà Văn tác giả Trường Ðời quên, hay không biết, trong thời gọi là thời Pháp thuộc, chính phủ Bảo Hộ Pháp không cho phép người An Nam có súng lục. Người An Nam thời ấy được cấp giấy phép mua súng săn thú, đa số là súng bắn chim, nhưng súng lục là loại súng có thể bắn chết người thì Chính phủ Bảo Hộ tuyệt đối cấm. Ngay cả đến Vua Bảo Ðại – tôi chắc – cũng không có súng lục. Ông Trọng Khang chỉ là ông lái buôn gỗ, ông lái gỗ này cần gì đến súng lục mà có súng lục? Ông Lái Gỗ không có việc gì phải sang đất Tầu giặc cỏ như rươi. Cô Marie Khánh Ngọc du học ở Pháp mới về nước, cô có bằng Tiến sĩ, làm ký gì mà cũng lưng đeo một khẩu súng lục nhỏ? Việc ông Nam Long người Việt, thầu làm một đoạn đường bên Tầu, đã là chuyện khó tin, ông Nhà Thầu này còn mang theo mấy khẩu súng trận – súng mousqueton chỉ lính khố xanh, khố đỏ mới có – là chuyện làm tôi phi-nỉ lô đia: tôi hết lời bàn loạn.
Ðây là chuyện hút thuốc phiện trong Trường Ðời:
Cơm xong, Trọng Khang thấy mặt Khánh Ngọc vẫn cứ bần thần, đem lòng ái
ngại. Chàng thấy thương cái yếu ớt của người đàn bà ẩn trong cái thân
thể mỹ miều của nàng. Chàng khẽ bảo:
“Tôi có một cách làm cho những dây thần kinh của cô lại yên tĩnh được
ngay. Nhưng chỉ sợ cụ không bằng lòng. Tôi thú thật với cô chính lòng
tôi bây giờ cũng thấy xao động nhưng cái việc nó bắt thế thì phải thế.”
“Ông bảo có cách gì? Tôi chắc ba tôi bằng lòng. Ba bằng lòng trước đi nào.”
“Ừ, ông Trọng Khang đã đề nghị ra thì chắc là hay và hiệu nghiệm.”
“Bây giờ chỉ có cách : tôi cho nó đem một cái bàn đèn về đây, cô hút ba
điếu tự khắc hết ghê mình ngay. Thuốc phiện có phép mầu nhiệm làm trấn
tĩnh lòng người ta.”
Khánh Ngọc vỗ tay:
“Thế thì tốt quá. Tôi chưa được hút thuốc phiện bao giờ. Tôi nghe người
ta nói hút vào đi mây, về gió sướng lắm. Ông cho người đi lấy đi. Tưởng
cái gì chứ cái ấy thì ba tôi bằng lòng ngay. Mẹ tôi nói lâu lâu ba tôi
cũng có hút.”
Ông Nam Long biểu đồng tình:
“Ừ, phải đấy. Ðã lâu không hút, hút một vài điếu cũng hay. Ông Trọng Khang ở trong rừng nhiều, chắc cũng hay hút.”
“Vâng. Lâu lắm tôi mới hút. Nhưng đã hút một lần thì hút thật nhiều để cho thật say.”
Khánh Ngọc nhìn chàng:
“Ông không sợ nghiện à?”
“Nghiện. Nghiện ở mình. Một người đã để cho thuốc phiện bắt phải nghiện
thì người ấy là một người hèn. Nói thí dụ nếu một ngày kia mà tôi có
nghiện thì chính tự tôi làm cho tôi nghiện chứ không phải thuốc phiện
bắt tôi phải nghiện được. Ông Giáp đã hút bao giờ chưa?”
“Có, tôi có hút vài lần cho nó biết mùi, nhưng về sau thấy tuy có khoái một tí nhưng gãi khổ quá tôi lại thôi.”
…
Khánh Ngọc hút liền ba điếu đã thấy hơi lảo đảo, hơi thôi, nhưng nàng
cũng nhắm mắt giả say, không ngồi dậy, để được huởng cái thú nằm cạnh
người mà mình yêu mến.
…
Một giờ sau cửa mở. Người mang chăn, quần áo, người gánh củi, ngươi bưng một mâm cháo. Lại kèm cả một cái bàn đèn.
Một tên giặc ra dáng là đàn anh trong bọn nói với Trọng Khang:
“Lão gia tôi bảo bưng bàn đèn xuống để các tiên sinh hút cho đỡ buồn. Lão gia tôi bận việc không thể xuống hầu tiếp được.”
Trọng Khang khêu ngọn đèn dầu lạc:
“Tối nay Vương Lão gia có bụng tốt mời thì ta hút cho thật say. Nhưng
mai có mời thì ta phải khước đi. Bởi vì ở vào cái cảnh buồn như thế này,
cứ hút mãi thì nghiện mất.”
“Phải đấy. Hôm nay ông cho tôi hút say. Tôi thấy trong người buồn bã thế nào ấy.”
“Hút thì có thể hết buồn. Nhưng cái lối này gọi là lấy thuốc độc mà chữa bệnh đây. Bệnh khỏi, thuốc độc ngấm vào người.”
Trọng Khang tiêm luôn cho Giáp ba điếu.
Ðến khi đưa mời Khánh Ngọc, Khánh Ngọc từ chối:
“Ðêm qua tôi đã hút rồi.”
“Cô không thích thì thôi. Nhưng tôi, tôi hút hết chỗ thuốc này, để thử
sống lại cái đời lười biếng mơ màng một đêm xem sao. Thứ đời ấy đã lâu
lắm tôi không được sống. Nay có cơ hội, sao lại bỏ qua?”
( .. .. .. )
Trọng Khang ngồi dậy, đánh sái mà không trả lời. Và từ đấy chàng chỉ hút mà không nói chuyện gì nữa.
Ngưng trích.
CTHÐ tái bàn loạn: Chuyện ông Lái Gỗ Trọng Khang, cô Tiến sĩ Marie Khánh
Ngọc có súng lục đã là chuyện lạ rồi, đến chuyện ông Trọng Khang cho cô
Khánh Ngọc hút thuốc phiện để cô hết buồn thì tôi chạy luôn. Thế rồi
khi cô Khánh Ngọc đòi đi tắm suối làm cho ông Lái Gỗ Người Hùng Trọng
Khang, người xa ba mươi thước bắn súng lục Mauser 24 viên đạn vỡ quả
trứng vịt lộn, ông Tấn sĩ Bị Thịt Francois Giáp, cô Tấn sĩ Ða Tình Khánh
Ngọc, ông Nhà Thầu Khù Khờ Nam Long bị anh Tướng Giặc Cỏ Tầu, bắt cóc,
đòi tiền chuộc mạng. Bốn người bị giam trong hang đá, Anh Tướng Giặc Tầu
cho đàn em bưng vào hang một khay đèn thuốc phiện để các vị tù nhân hút
cho đỡ buồn trong khi chờ đợi người nhà mang bạc vạn đến chuộc mạng.
Ông Lái Gỗ bắn súng vô địch phoong phoong khêu đèn tiêm thuốc hút thoải
mái, ông lại còn kẽo kẹt đánh sái nữa.
Lần thứ hai tôi hết nước nói.
Trường Ðời, Giông Tố, hai tiểu thuyết tôi đọc năm tôi 10
tuổi, hai tiểu thuyết làm tôi có mộng viết tiểu thuyết, cả hai tác phẩm
cùng có nhiều đoạn các nhân vật Hít Tô Phê. Trong Giông Tố, khi Long vừa đến gặp Nghị Hách, Nghị Hách hỏi:
“Biết tiêm thuốc phiện không?’
Long trả lời biết. Và thế là chàng thư ký Long lên nằm bên bàn đèn ngoay ngoáy tiêm thuốc cho Nghị Hách hút.
Ông Giáo Tú Anh khi đến tiệm hút tìm Long cũng nằm bên bàn đọi tiêm thưốc cho Long hút.
Một lần nữa tôi fi-ní lô đia.
Monday, December 21, 2015
DƯỠNG SINH
***
Chân dung của “dược vương” Tôn Tư Mạo.
Tôn Tư Mạo (581–682) vốn là vị thầy thuốc trứ danh với y thuật cao thâm cùng những bí kíp sống trường thọ được lưu lại trong "Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương".
Trong lịch sử, Tôn Tư Mạo là người sinh sống thời Tùy Đường, Kinh Triệu, Hoa Nguyên (nay là vùng đất Thiểm Tây, Điệu Huyện, Trung Quốc). Từ nhỏ, thể chất của ông đã yếu đuối. Nhưng khi lớn lên với ý chí học y cứu người, ông đã được người dân đương thời phong cho danh hiệu “dược vương”.
Trường thọ an khang nhờ 6 động tác đơn giản từ Dược Vương
MOGO Khuyên; Trường thọ an khang nhờ 6 động tác đơn giản từ Dược Vương
Tất cả kinh nghiệm quý báu của đời mình đều được ông tổng hợp lại trong
"Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương" (gồm 30 quyển ghi lại các phương thuốc cứu
nguy đáng giá đáng ngàn vàng) ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của
nền y học cổ truyền Trung Quốc. Cuốn sách cũng được đánh giá là bộ bách
khoa toàn thư sớm nhất về y học lâm sàng.
Sinh thời, ông không nhận chức phong trong triều đình mà hành y tế thế
và ở ẩn tại Dược Vương Sơn. Ông đã vượt lên bệnh tật, cống hiến nhiều
thành tựu cho nền y học và hưởng thọ đến gần 102 tuổi nên còn được gọi
là “thần tiên”. Hiện nay, tượng và miếu thờ Tôn Tư Mạo vẫn còn tại Ngũ
Đài Sơn.
Dưới đây là 6 động tác đơn giản từ Dược Vương khuyến nghị giúp bạn trường thọ an khang.
1/. Động tác 1: Xoa bụng.
Bạn chà xát hai bàn tay vào nhau cho đến khi nóng lên rồi đặt một tay
vòng quanh rốn và xoa bụng thuận theo chiều kim đồng hồ, phạm vi xoa từ
hẹp đến rộng.Thực hiện 1 lần/ ngày, mỗi lần liên tục 36 vòng.
Công dụng chữa bệnh:
+ Tăng lượng máu lưu thông ở vùng bụng.
+ Nâng cao khả năng co dãn của các cơ trong thành dạ dày và đường ruột.
+ Thúc đẩy chức năng của hệ thống limpha.
+ Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tăng sự hấp thụ thức ăn.
+ Ổn định sự hoạt động của hệ bài tiết, đào thải cặn bã.
Xoa bụng mỗi ngày sẽ cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa.
2/. Động tác 2: Luyện tập co cơ hậu môn.
Khi hít sâu vào, bạn cũng đồng thời co cơ hậu môn lại và nín thở trong vài giây, sau đó vừa thở ra vừa thả lỏng cơ hậu môn. Thực hiện kiểu vận động dưỡng sinh này mỗi ngày 30 lần, liên tục vào buổi tối.
Công dụng chữa bệnh:
+ Nâng cao sinh lực.
+ Hỗ trợ hệ bài tiết.
+ Phòng ngừa nhiều bệnh và tốt cho sức khỏe.
Bài tập hít thở và co thắt hậu môn rất tốt cho sức khỏe.
3/. Động tác 3: Nghiêng đầu, xoay cổ.
Bạn đứng thẳng lưng, hai tay chống hông, lần lượt cúi đầu lên xuống, nghiêng qua phải rồi quay về vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với bên trái, mỗi bên 6 lần. Ngoài ra, có thể thực hiện động tác xoay cổ chậm rãi theo vòng tròn thuận chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ, mỗi chiều 6 lần.
Công dụng chữa bệnh:
+ Giữ đầu óc luôn linh hoạt.
+ Ngăn chặn các cơn đau nhức xương cổ.
Động tác giúp phòng ngừa các bệnh về khớp cổ.
4/. Động tác 4: Xoay hông và nhấn huyệt mệnh môn.
Bạn đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai rồi xoay hông và hai tay cũng đưa
theo thân người. Khi xoay hông sang trái, tay phải của bạn đưa về phía
trước và chạm nhẹ vào vùng bụng dưới, tay trái thì đưa ra phía sau chạm
nhẹ vào huyệt mệnh môn. Luân phiên đổi bên và đổi tay. Thực hiện động
tác liên tục 50 lần/ ngày.
Công dụng chữa bệnh:
+ Giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh.
+ Tàng giữ thận khí.
+ Ngừa đau dạ dày.
+ Chống đau thắt lưng.
Huyệt mệnh môn.
5/. Động tác 5: Xoay khớp gối.
Bạn đứng chụm hai chân và sát hai đầu gối lại với nhau, hơi cúi người rồi đặt hai bàn tay lên trên hai đầu gối. Sau đó, xoay gối thuận theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Thực hiện mỗi chiều 20 lần/ ngày.
Công dụng chữa bệnh:
+ Giữ khớp gối khỏe mạnh và chống đau nhức xương khớp.
Đứng chụm xoay đầu gối.
6/. Động tác 6: Xoa bàn chân và nhấn huyệt dũng tuyền.
Bạn dùng tay phải xoa bàn chân trái và tay trái xoa bàn chân phải, xoa từ gót chân lên đến đầu ngón chân rồi lại xoa ngược về phía gót chân. Mỗi lần thực hiện được tính là một lần, bạn phải thực hiện động tác 36 lần. Tiếp theo, dùng hai ngón tay cái day nhấn huyệt dũng tuyền ở mỗi bàn chân khoảng 50 lần.
Công dụng chữa bệnh:
+ Nâng cao tính phản xạ của các cơ quan trong cơ thể.
+ Giúp các cơ quan luôn khỏe mạnh.
+ Tăng cường sức khỏe.
Huyệt dũng tuyền.
Tin chắc rằng bạn và gia đình sẽ luôn vui khỏe mỗi ngày nếu thường xuyên thực hiện 6 động tác giúp trường thọ trên.
***
LÊ MINH NGUYÊN * HÔI NGHI TU XIII
Thấy gì qua Hội Nghị Trung Ương 13 đảng CSVN
Lê Minh Nguyên (Danlambao)
- Hội Nghị Trung Ương 13 kéo dài 8 ngày từ 14/12 đến 21/12/2015, có thể
nói là dài hơn thường lệ để giải quyết vấn đề nhân sự cấp cao, với ý
muốn dứt điểm để đi vào Đại Hội 12 từ 20-28/1/2016 mà không cần có thêm
Hội Nghị Trung Ương 14. Tuy nhiên, nó đã không thành công và buộc phải
có thêm TU14, có lẽ là vào đầu tháng Giêng 2016.
Qua bài phát biểu bế mạc TU13 của ông TBT Nguyễn Phú Trọng (1) và tường trình của Thông Tấn Xã VN (2) nó cho ta thấy những nét đáng chú ý sau đây:
Nổi bật nhất là sự tương tranh bất phân thắng bại giữa phe ông Trọng và
phe ông Dũng để quyết định ai trong tứ trụ, nhất là chức vụ Tổng bí thư,
cho nên TU13 dù đã kéo dài bất thường nhưng bế mạc như thằn lằn cụt
đuôi và phải cần thêm TU14 dù ngày đại hội chỉ còn đúng một tháng. Vì
vậy TU14 sẽ có hai nét chính: giải quyết nhân sự cho tứ trụ và có vai
trò như một tiền đại hội. Các phe sau TU13 trở về hậu cứ chuẩn bị thêm
binh mã để đánh tiếp.
TU13 đã thông qua các văn kiện đại hội, các văn kiện này vẫn theo đường mòn cũ, không có gì gọi là đột phá, vẫn là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", chỉ nhấn mạnh "chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần", vẫn "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" tức
đảng vẫn đứng trên luật pháp và sử dụng luật pháp như một công cụ, vẫn
báo động "tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống,
'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong nội bộ".
Lo sợ ông Dũng tập trung quá nhiều quyền lực mà dẹp bỏ cơ chế vua tập
thể, cũng như kín đáo phê bình ông Dũng vi phạm kỷ luật đảng, ông Trọng
nói "thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương", và muốn quản lý chặt chẽ việc giới thiệu cán bộ mới "thực hiện chủ trương quản lý biên chế thống nhất trong toàn hệ thống chính trị."
Ông Trọng nói rằng "Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư đã kịp thời, linh hoạt điều chỉnh trọng tâm chỉ đạo, điều hành theo
hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy
trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội", "Những thành quả đạt
được trong nhiệm kỳ qua là kết quả sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của
Đảng". Ông không nhắc gì đến vai trò của Chính Phủ, nghĩa là tất cả
các thành tựu, kể cả thành tựu kinh tế là công của Đảng do ông Trọng
lãnh đạo chứ không phải là công của Chính Phủ do ông Dũng lãnh đạo.
Ông Trọng ca ngợi chủ trương quỵ luỵ Trung Quốc và cho đó cũng là công của Đảng do ông lãnh đạo "Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bình tĩnh, tỉnh táo,
xử lý các tình huống một cách khôn khéo, đúng đắn... bảo đảm môi trường
hòa bình, ổn định để phát triển đất nước."
Ông Trọng vẫn theo chủ trương độc tài (dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức dân
chủ tập trung) độc đảng (đại đoàn kết dân tộc hay chấp nhận hệ thống
chính trị hiện tại để có đoàn kết) qua câu ông nói "Dân chủ xã hội
chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy",
"Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn kiên định,
vững vàng về chính trị, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ".
Sự mâu thuẫn có tính cách khôi hài là một mặt ông hô hào "đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí",
nhưng một mặt ông bảo vệ giai cấp thống trị không để nhà nước pháp
quyền dùng công cụ luật pháp để đụng tới những cán bộ tham nhũng, nên
chỉ kêu gọi "Với tinh thần thẳng thắn tự phê bình và phê bình", tức kỹ luật bằng sợi dây kinh nghiệm rút hoài không hết như ông Nguyễn Bá Thanh đã nói.
Ông Trọng cho biết TU13 đã thông qua danh sách các đảng viên trong Ban
Chấp Hành TU cũ còn tuổi cũng như đã quá tuổi nhưng được hưởng sự ngoại
lệ, để vào BCHTU mới của ĐH12. TU13 cũng thông qua danh sách những đảng
viên vào Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TU. TU13 có giới
thiệu (nhưng chưa thông qua) các đảng viên trong Bộ Chính Trị, Ban Bí
Thư cũ (K11) vào tứ trụ của ĐH12.
Trên RFA, blogger Kami (3) cho rằng "màn đấu đá tranh chức, giành quyền trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN đang diễn ra hết sức quyết liệt và đầy kịch tính" và "việc Việt nam thoát ra khỏi sự cương tỏa của Trung quốc về mọi mặt là điều không hề dễ dàng chút nào". Tuy đề nghị đảng CSVN nên tách ra làm hai, blogger Kami có vẻ nghiêng về giải pháp ông Dũng khi viết "phải
chọn được những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh
chính trị để có những quyết định đột phá cho tương lai. Để mang lại lợi
ích thiết thực cho đất nước và dân tộc trong thời điểm mà người ta hy
vọng sẽ có việc cải cách mạnh mẽ từ ông Nguyễn Tấn Dũng."
Tuy nhiên, blogger Kami cho rằng ông Dũng là "cái gai trong mắt nhà
cầm quyền Bắc kinh, một thế lực chính trị khổng lồ trên thế giới thì ông
Dũng là quá nhỏ bé. Ông Nguyễn Tấn Dũng có muốn cũng khó có thể trái ý
Bắc Kinh". Điều này có hai ý nghĩa, thứ nhất là ông Dũng không thể
chống nỗi TQ nếu ông Dũng thực sự muốn chống, cho nên ông sẽ bị loại
trong cuộc tranh chấp quyền lực này. Thứ hai, ông Dũng chống TQ là động
tác giả, như nhà báo Huy Đức đã post video cảnh ông Dũng và ông Tập Cận
Bình ôm nhau thắm thiết khi ông Tập qua thăm VN hôm 5-6/11/2015 trong
khi các ông Trọng, Sang, Hùng chỉ bắt tay mà thôi, và việc ông Tập chỉ
mời duy nhất ông Dũng qua thăm TQ.
Tin chưa được kiểm chứng nói rằng ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ công du TQ
truớc cuối tháng 12 này. Điều này, nếu thật, cho thấy yếu tố TQ trong
vấn đề ảnh hưởng lên ĐH12, nhất là vấn đề nhân sự là yếu tố không thể
được xem nhẹ. Ông Hùng có lẽ sẽ rút lui sau ĐH12 và ông Hùng có ân oán
với ông Dũng vì sân sau của ông là ngân hàng Đại Dương (Hà Văn Thắm bị
bắt) bị ông Dũng đánh. Điều khôi hài là trong khi ông Hùng trả đòn ông
Dũng, ông Hùng tỏ ra là một nhà cải cách và cởi mở (trước khi về vườn).
Một điều khá lạ là blogger Kami cho rằng việc trang Ba Sàm "phát tán
bức Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng... là một tính
toán có chủ ý. Vì ai cũng biết chủ trang blog này vốn là tay chân của
4Sang, kẻ thù của 3X và người ta muốn dư luận hiểu rằng lá thư trên là
do phe chống Nguyễn Tấn Dũng tuồn ra ngoài. Đây là một chiêu 'gắp lửa bỏ
tay người' của phe ông Dũng." Đây là một tin khá mới và người phụ trách trang Basam phủ nhận, trang này cho biết (4)
là "nhận được một số trang tài liệu thuộc dạng “tuyệt mật” nhưng không
có điều kiện kiểm chứng... Phổ biến những thông tin này trên trang Ba
Sàm, không nhằm mục đích ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào".
Về ông Trương Tấn Sang, có tin cho rằng trước đây ông liên minh với ông
Trọng, sau đó bỏ ông Trọng, kết với ông Dũng để chia ghế trong tứ trụ,
nhưng khi thấy ông Trọng có thể thắng lại bỏ ông Dũng để kết với ông
Trọng trở lại và tố chính phủ ông Dũng tham nhũng. Blogger Kami cho rằng
"các phe phái trong nội bộ Đảng CSVN dùng truyền thông để 'đấu pháo'
nhằm hạ uy tín của nhau... Đó là những bài viết đánh thẳng vào Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng của những đàn em ông Trương Tấn Sang." Trang
Basam lâu nay làm cho đảng CS nhức đầu vì phê bình cả đảng và cả tứ trụ,
cho nên nếu Basam là "tay chân" của một ông hay lăng ba di bộ và sớm
đầu tối đánh thì là một điều khá lạ.
Tóm lại, TU13 tuy dài ngày nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề nhân sự
trong tứ trụ, văn kiện vẫn còn ở thời đại khủng long, những người quan
sát biết chắc phe ông Trọng bảo thủ giáo điều, nhưng vẫn chưa biết rõ
phe ông Dũng sẽ như thế nào trên mặt bằng chính trị, tuy đã biết phần
nào về mặt bằng kinh tế.
Cuộc đấu đá phản ảnh nhiều khía cạnh của đất nước, từ tranh chấp quyền
lực nội bộ cho đến vấn đề ý thức hệ, từ ngoại giao quốc phòng nên
nghiêng về tây phương hay nghiêng về TQ cho đến có nên cởi mở chính trị
hay không, từ ưu tiên bảo vệ đảng hay ưu tiên bảo vệ đất nước cho đến
duy trì nguyên trạng hay tốc độ thay đổi ra sao. Sự chiến thắng của một
bên sẽ định hướng VN trước ngã ba đường.
Nhưng để đi vào đại lộ của dân tộc thì trước tiên vẫn là làm sao thoát khỏi gông cùm của đảng CSVN.
22.12.2015
_______________________________________
MINH ANH * GIÁ DẦU
Giá dầu thô rẻ : Ai được, ai thua ?
Nhà máy lọc dầu Sheaiba ở Irak. Ảnh chụp ngày 29/03/2015.REUTERS/Atef Hassan/Files
Giá dầu thế giới trong vòng xoáy tụt giảm mà không ai có thể dự đoán
được ngày kết thúc. Mức sản xuất chưa bao giờ cao, nhưng nhu cầu lại tụt
giảm trong khi lượng tồn kho ngày càng nhiều. Tính từ tháng 6/2014, giá
dầu thô trên thế giới tụt giảm đến hơn gấp ba lần, hiện ở mức 35-40
đô-la/thùng. Đối với các nước tiêu thụ, mức giảm này sẽ giúp thúc đẩy
tăng trưởng. Nhưng các nước sản xuất bị ảnh hưởng mạnh mẽ. La Croix số
ra ngày 21/12/2015 có bài giải thích đề tựa « Giá dầu thô rẻ : Ai được, ai thua ? ».
Thúc đẩy tăng trưởng tại các nước tiêu thụ
Kẻ cười, người khóc, là nhận định đầu tiên của nhật báo công giáo La Croix. Nói một cách tổng quát, giá dầu rẻ « có một tác động tích cực đáng kể về hoạt động và tài chính công », theo như phân tích của viện Terra Nova đưa ra hồi tháng 5/2015. Nhất là khu vực đồng euro, giá dầu thô giảm là một trong ba cột trụ chính để hồi phục kinh tế, cùng với hai giải pháp giảm giá đồng euro và lãi suất sàn.
La Croix lấy trường hợp nước Pháp làm ví dụ cụ thể. Tính chung cả các hộ gia đình và doanh nghiệp trong năm nay, hóa đơn năng lượng Pháp giảm 20 tỷ euro. Điều đó giúp tăng sức mua cho đối tưọng thứ nhất và rộng đường tài chính cho đối tượng thứ hai.
Nghiên cứu của Terra Nova cho thấy rõ : « Trên phương diện cán cân mậu dịch, giá dầu giảm sẽ cho phép nước Pháp giảm đến hơn phân nửa thâm hụt thương mại ».
Tuy nhiên, nhật báo cảnh báo là giá dầu thô giảm không chỉ toàn có tác động tích cực. Một số chuyên gia kinh tế, đứng đầu là ông Mario Draghi, thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang lo ngại giá dầu giảm sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát. Đây cũng là một cái bẫy mà khối euro bằng mọi giá phải tránh cho được.
Dầu thô giảm giá : Tin vui cho môi trường ?
Nhưng theo La Croix, điều nghịch lý là dầu thô thế giới sụt giá có thể sẽ là một tin vui cho môi trường. Cho đến lúc này, nhiều dự án khai thác dầu khí ở những khu vực còn nguyên sơ đã bị đình lại, nhất là ở vùng Bắc Cực, nơi được cho có đến 15% nguồn dự trữ dầu và 30% khí cần được khai thác.
Hoạt động khai thác cát dầu tại Canada, vốn bị giới bảo vệ môi trường chỉ trích là một thảm họa cho môi trường cũng bị chậm lại. Theo La Croix, sự trì trệ trong lãnh vực này không phải là do có xem xét đến yếu tố môi trường, mà chủ yếu đến từ nguyên nhân tài chính, buộc các tập đoàn khai thác phải giảm bớt mức sản xuất.
Các nước sản xuất bị ảnh hưởng, xuất khẩu Châu Âu cũng vạ lây
Giá dầu thế giới giảm sẽ không kích thích tăng trưởng như những gì đã nói cách đây một năm. Ông Denis Ferrand, giám đốc viện Rexecode nhấn mạnh : « Lợi ích có được từ giá dầu giảm bắt đầu bị mất dần do nguồn thu tại các nước sản xuất bị mất đi ».
Các quốc gia Ả Rập khai thác dầu đã quen với lối sống dựa theo mức dầu thô 100 đô-la/ thùng. Theo ước tính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, với mức giá tụt giảm đến hơn 3 lần, chỉ còn ở mức 30-40 đô-la/thùng, thâm thủng tích gộp lại cả 6 quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh có lẽ sẽ phải đạt đến 180 tỷ đô-la. Trong khi mà, chỉ cách đây có hai năm (2013) thặng dư mậu dịch là 183 tỷ đô-la.
Hiện tại, các nước này sống nhờ vào nguồn dự trữ. Nhưng các nguồn này sẽ cạn đi rất nhanh. Trong trường hợp giá dầu thô vẫn giữ nguyên mức giá hiện nay, Ả Rập Xê Út, Bahrein và Oman có lẽ sẽ phải dùng hết các khoản tiết kiệm trong vòng 5 năm, IMF cảnh báo.
Còn tại Nga, nơi có nguồn dự trữ dầu khí chiếm đến 70% nguồn xuất khẩu và ¼ Tổng sản phẩm nội địa GDP, các dự phóng cho năm 2016 đã trở nên lỗi thời. Mức tăng trưởng sau khi bị giảm xuống còn ở 3,7% trong năm 2015, có lẽ chỉ còn ở 0,7% cho năm tới nhưng với điều kiện giá một thùng dầu là 50 đô-la.
Đối mặt với tình trạng cắt giảm ngân sách đầu tư, nhiều hãng khai thác dầu lớn buộc phải cắt giảm bớt nhân sự hay tiến hành sáp nhập. Chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, Halliburton, tập đoàn khai thác dầu lớn thứ hai đã mua lại hãng lớn thứ ba, Baker Hugues.
Bầu cử Tây Ban Nha : Chấm dứt thời kỳ hai cực chính trị
Bầu cử Quốc hội tại Tây Ban Nha thu hút sự quan tâm của một số báo Pháp. « Bất ngờ Podemos » là hàng tít nhỏ nhận định của Libération. Hôm Chủ nhật 20/12/2015, 36,5 triệu cử tri Tây Ban Nha lần đầu tiên được kêu gọi đi bỏ phiếu Quốc hội.
Kết quả bầu cử lần này, đảng Dân tộc bảo thủ cầm quyền chỉ được 121 đại biểu trên tổng số 350 (ít hơn nhiều so với con số 186 năm 2011), đảng Xã hội PSOE cứu vãn được vị trí thứ hai nhưng chỉ còn có 96 đại biểu so với 110, đảng cực tả Podemos đã gây bất ngờ khi lần đầu tiên vươn lên thành chính đảng thứ ba với 69 đại biểu và cuối cùng là cánh trung Ciudadanos với 39 ghế.
Như vậy là trong cuộc « Bầu cử Quốc hội Tây Ban Nha : Rajoy, một người thắng cuộc sẽ phải cần đến các đồng minh », như tít nhận định của Le Figaro trên trang nhất. Kết quả trên cho thấy người dân Tây Ban Nha chấm dứt thời kỳ thống trị của hai đảng lớn khi bầu ra một Nghị viện do 4 đảng thống trị.
Thủ tướng Rajoy thắng cử sít sao, buộc phải tìm kiếm các liên minh để có thể điều hành đất nước. Đây sẽ là một bài toán « hóc búa ». Ngoài việc phải tiến hành các cuộc thương lượng để thành lập chính phủ liên minh, cuộc bầu cử lần này còn cho thấy có sự chao đảo trong nền chính trị Tây Ban Nha.
Sẽ không bao giờ có chuyện « bổn cũ soạn lại » trong cách làm chính trị theo như phân tích của thông tín viên nhật báo tại Madrid. Cả hai đảng mới Podemos và Ciudadanos đã phá vỡ thế cân bằng tồn tại từ nhiều năm nay giữa đảng Xã hội và đảng Dân tộc.
Rajoy trả giá đắt cho phép mầu kinh tế
Thế nhưng trong cuộc bầu cử lần này, vấn đề « kinh tế » và « việc làm » là những bận tâm chính của cử tri Tây Ban Nha. Le Monde và Libération lần lượt có hai bài viết đề tựa « Tây Ban Nha đi bầu trên sự khắc khổ » và « Phép mầu Tây Ban Nha với cái giá của sự bấp bênh ».
Theo Libération, cách đây bốn năm, đất nước gần như bên bờ vực phá sản. Giờ tăng trưởng đã trở lại nhưng đòi hỏi sự hy sinh của người lao động. Từ khi ông Rajoy lên cầm quyền, một loạt các chính sách khắc khổ « gây mất lòng dân » đã được đề ra như không tăng lương, tăng thuế, giảm chi tiêu công.
Đến năm 2014, chính quyền ông Rajoy tuyên bố tiết kiệm được 150 tỷ euro, tránh được tình trạng vỡ nợ như Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Thất nghiệp giảm xuống dưới ngưỡng 25% (hiện ở mức 21,2%) và tăng trưởng trở lại ở mức 3,2% trong năm 2015.
Nhưng theo Libération, một trong những nguyên nhân khiến cử tri Tây Ban Nha quay lưng lại với đảng Dân tộc là chính sách cải cách thị trường lao động, đưa ra hồi mùa xuân năm 2012, giảm tiền bồi thường sa thải. Thị trường lao động đúng là đã trở nên linh hoạt hơn, xuất khẩu đã tăng trở lại, nhưng lại kém chất lượng hơn. Tính chất bấp bênh cũng cao hơn. Trong số 10 hợp đồng lao động được ký kết, có 9 hợp đồng lao động bán thời gian hay có thời hạn, nhất là trong các lãnh vực khách sạn, vốn được cho là chỉ mang tính « thời vụ ».
Một tình trạng « cực kỳ bấp bênh » theo như cáo buộc của hai nghiệp đoàn lao động lớn CCOO và UGT. Theo cả hai nghiệp đoàn này, « chính sách cải cách lao động đã làm cho thị trường linh động đến mức giới chủ tự cho mình quyền lạm dụng, vì họ biết rằng chỉ cần một người lao động có một hành động phản đối nhỏ thôi, có cả hàng trăm người khác sẵn sàng thay thế ».
Syria : Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua, nhưng …
Lần đầu tiên kể từ khi nội chiến bùng nổ tại Syria cách nay bốn năm, Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã đạt được một đồng thuận để chấm dứt cuộc xung đột tại đây. Le Monde chạy tựa loan báo : « Thỏa thuận quyết định về Syria tại Liên Hiệp Quốc ».
Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu 18/12/2015 đã nhất trí thông qua một lộ trình chính trị cho Syria. Một nghị quyết đầu tiên về hồ sơ này sau bốn năm chiến sự, với nhiều lần gặp phải sự phản đối của Nga. Một cuộc nội chiến làm hơn 250.000 người chết bất kể bên nào, gần 5 triệu người tị nạn và hơn 8 triệu người phải di dời nơi khác.
Mục tiêu của nghị quyết là tìm kiếm một thỏa thuận cho « tiến trình chuyển tiếp chính trị », theo đó bước đi quan trọng nhất là tiến hành triển khai một Hiến pháp mới và đi đến việc « tổ chức một cuộc bầu cử tự do và hợp thức trong vòng 18 tháng tới ».
Tuy nhiên, các báo đều lưu ý nghị quyết không đề cập đến số phận ông Bachar al-Assad. Trái với yêu cầu trước đây của phương Tây xem việc ra đi của Tổng thống Syria như là một điều kiện tiên quyết, nghị quyết lần này chỉ nói rằng « chính người dân Syria quyết định vận mệnh tương lai đất nước ».
Về mặt hình thức, nghị quyết thông qua mang tính « lịch sử » như nhận xét của Le Monde. Đó cũng là « Một hy vọng mong manh về giải pháp cho Syria » như quan sát của La Croix. Tuy các bên đều hài lòng nhưng vẫn cực kỳ cẩn trọng.
Bởi vì, về hồ sơ Syria « Liên Hiệp Quốc tuy thống nhất nhưng việc chấm dứt chiến sự vẫn còn xa vời » như nhận định của Le Figaro. Đối với phe đối lập Syria, nghị quyết được tuyệt đại đa số thông qua là không thực tế.
Khi bàn về việc lên danh sách các nhóm « khủng bố », mỗi nước trình bày một danh sách riêng của mình, con số nhóm « khủng bố » dao động theo từng quốc gia.
Điểm bất đồng thứ hai là lệnh ngừng bắn. Liên minh quốc gia Syria CNS, được Phương Tây ủng hộ, yêu cầu lệnh ngừng bắn này cũng phải được phía Nga áp dụng. Do bởi kể từ khi tham chiến vào cuối tháng 9/2015, Matxcơva chủ yếu không kích vào quân nổi dậy ôn hòa hơn là Daech.
Dẫu sao đi chăng nữa, nghị quyết cũng cho thấy « Sự khôn khéo của cuộc thương lượng », như lời bình của La Croix. Điều đó đã làm hài lòng đức Giáo hoàng Phanxicô, ngay từ khi nhậm chức đã không ngừng kêu gọi giải pháp ngoại giao.
Hôm Chủ Nhật, Ngài đã tuyên bố : « Đối với Syria, tôi muốn bày tỏ niềm vui khôn xiết của tôi về thỏa thuận mà quốc tế thông qua. Tôi mong mỏi cả thế giới tiếp tục nỗ lực theo đuổi hướng đi đó và đạt được một thỏa thuận qua thương lượng ».
Nói tóm lại, « Syria : Nhất trí đồng thuận thoát khủng hoảng, nhưng … », cho thấy tương lai cho đất nước vẫn còn khá mù mịt, như tựa đề bài phân tích của Libération.
Đan Mạch muốn ra luật tịch thu tài sản người tị nạn
Cũng trên Libération nhưng liên quan đến hồ sơ người tị nạn tại Đan Mạch. Theo thông tín viên nhật báo khu vực Bắc Âu, chính quyền Copenhagen đã đề ra 34 biện pháp nhằm hạn chế bớt dòng người tị nạn. Trong số đó, biện pháp tịch thu tài sản có trị giá trên 400 euro đang gây ra cơn bão tranh cãi. Libération ngao ngán lắc đầu đề tựa : « Đan Mạch ảo tưởng về những chiến lợi phẩm của người tị nạn ».
Tờ báo nhận định : « Chính quyền Đan Mạch không thiếu tính sáng tạo để làm nản chí những người xin tị nạn vào nước này ». Mùa hè năm 2015, Bộ trưởng Hội nhập đã trả rất nhiều tiền cho các trang quảng cáo trên các báo của Li-băng để cho những ai muốn đến tị nạn hiểu rằng họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xin giấy tạm trú tại Đan Mạch.
Không chỉ dừng ở đó, chính quyền nước này mới đây còn đi xa hơn nữa khi đưa ra một dự thảo luật gồm 34 biện pháp siết chặt hơn nữa các điều kiện tiếp nhận, trong số đó có cả việc tịch thu các món đồ có giá trị của người tị nạn ngay khi họ đặt chân đến nước này.
Dự thảo đưa ra sẽ cho phép cảnh sát lục soát hành lý những người mới đến nhằm trưng thu tất cả những gì được cho là có giá trị quá 3.000 couron (400 euro), ngoài trừ các món đồ như nhẫn cưới, điện thoại cầm tay và đồng hồ.
Chính quyền Đan Mạch lập luận là « đất nước được xây dựng theo cách là nếu quý vị có tài sản, quý vị hãy tự xoay sở lấy. Chừng nào quý vị không có gì cả, thì cộng đồng mới hỗ trợ. Đây chính là trường hợp của những người hưởng trợ cấp xã hội, do đó cũng sẽ được áp dụng tương tự cho cả người tị nạn ».
Sự việc gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ. Ông Uffe Elbaek, lãnh tụ đảng Xanh, chỉ trích tính không minh bạch của dự thảo, không những cảnh sát không đủ khả năng thẩm định giá trị đồ vật tịch thu mà còn không nêu rõ sẽ xử lý đồ tịch thu như thế nào.
Đó là chưa nói đến cách làm này tạo ra một lối suy nghĩ nguy hiểm cho rằng « người tị nạn rời Syria đến Đan Mạch chỉ để lợi dụng mô hình xã hội nước này. Một sự tái lập trình nguy hiểm cho nhận thức của chúng ta về những gì được cho là tốt hay xấu », theo như nhận định của ông Uffe Elbaek.
Nếu như biện pháp này được thông qua, việc làm này chẳng khác nào hành động cướp đoạt tài sản của người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã.
Daech chăm chút mảng thông tin
Ngoài việc tìm giải pháp hòa bình cho Syria, một mặt trận khác thế giới cũng không nên bỏ qua đó là « thông tin ». Bởi vì cuộc chiến cũng đang diễn ra trên các trang mạng xã hội. Libération dành hẳn 6 trang báo, để mở một hồ sơ điều tra về cách làm « truyền thông » của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
« Quân thánh chiến làm thông tin » là hàng tít lớn trên trang nhất của tờ báo. Những hình ảnh tuyên truyền của tổ chức khủng bố này rất dễ truy cập cho những ai muốn tìm xem và rất hiệu quả, vì IS biết cách chăm sóc các sản phẩm của mình bằng cách sử dụng các mật mã và kỹ thuật điện ảnh.
Dàn cảnh đi du lịch, quay phim dưới nước… những lời tuyên truyền ít có giảng đạo nhưng gồm nhiều bài về lịch sử và thần học. Tất cả những phim ảnh tuyên truyền đều được phụ đề bằng một chục ngôn ngữ khác nhau. Đôi khi người xem có cảm giác như đang xem một bộ phim của đạo diễn Hồng Kông John Woo.
Theo Libération, những hình ảnh đó « không những truy cập dễ dàng » mà còn rất dễ đọc, không đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều để phân tích hay một trình độ học vấn nào.Ấn tượng nhất chính là các hình ảnh đó được trau chuốt và gọt giũa rất kỹ lưỡng.
Cuối cùng tờ báo nhận xét, sở dĩ tổ chức Nhà nước Hồi giáo chăm chút kỹ lưỡng hình ảnh tuyên truyền là để « đối nghịch sự hỗn loạn của cuộc chiến với nét đẹp và sự đơn giản của cuộc sống vương quốc Hồi giáo. Tất cả những điều đó là nhằm lôi cuốn những người trẻ tuổi mong muốn một sự thuần khiết và phiêu lưu ».
Kẻ cười, người khóc, là nhận định đầu tiên của nhật báo công giáo La Croix. Nói một cách tổng quát, giá dầu rẻ « có một tác động tích cực đáng kể về hoạt động và tài chính công », theo như phân tích của viện Terra Nova đưa ra hồi tháng 5/2015. Nhất là khu vực đồng euro, giá dầu thô giảm là một trong ba cột trụ chính để hồi phục kinh tế, cùng với hai giải pháp giảm giá đồng euro và lãi suất sàn.
La Croix lấy trường hợp nước Pháp làm ví dụ cụ thể. Tính chung cả các hộ gia đình và doanh nghiệp trong năm nay, hóa đơn năng lượng Pháp giảm 20 tỷ euro. Điều đó giúp tăng sức mua cho đối tưọng thứ nhất và rộng đường tài chính cho đối tượng thứ hai.
Nghiên cứu của Terra Nova cho thấy rõ : « Trên phương diện cán cân mậu dịch, giá dầu giảm sẽ cho phép nước Pháp giảm đến hơn phân nửa thâm hụt thương mại ».
Tuy nhiên, nhật báo cảnh báo là giá dầu thô giảm không chỉ toàn có tác động tích cực. Một số chuyên gia kinh tế, đứng đầu là ông Mario Draghi, thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang lo ngại giá dầu giảm sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát. Đây cũng là một cái bẫy mà khối euro bằng mọi giá phải tránh cho được.
Dầu thô giảm giá : Tin vui cho môi trường ?
Nhưng theo La Croix, điều nghịch lý là dầu thô thế giới sụt giá có thể sẽ là một tin vui cho môi trường. Cho đến lúc này, nhiều dự án khai thác dầu khí ở những khu vực còn nguyên sơ đã bị đình lại, nhất là ở vùng Bắc Cực, nơi được cho có đến 15% nguồn dự trữ dầu và 30% khí cần được khai thác.
Hoạt động khai thác cát dầu tại Canada, vốn bị giới bảo vệ môi trường chỉ trích là một thảm họa cho môi trường cũng bị chậm lại. Theo La Croix, sự trì trệ trong lãnh vực này không phải là do có xem xét đến yếu tố môi trường, mà chủ yếu đến từ nguyên nhân tài chính, buộc các tập đoàn khai thác phải giảm bớt mức sản xuất.
Các nước sản xuất bị ảnh hưởng, xuất khẩu Châu Âu cũng vạ lây
Giá dầu thế giới giảm sẽ không kích thích tăng trưởng như những gì đã nói cách đây một năm. Ông Denis Ferrand, giám đốc viện Rexecode nhấn mạnh : « Lợi ích có được từ giá dầu giảm bắt đầu bị mất dần do nguồn thu tại các nước sản xuất bị mất đi ».
Các quốc gia Ả Rập khai thác dầu đã quen với lối sống dựa theo mức dầu thô 100 đô-la/ thùng. Theo ước tính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, với mức giá tụt giảm đến hơn 3 lần, chỉ còn ở mức 30-40 đô-la/thùng, thâm thủng tích gộp lại cả 6 quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh có lẽ sẽ phải đạt đến 180 tỷ đô-la. Trong khi mà, chỉ cách đây có hai năm (2013) thặng dư mậu dịch là 183 tỷ đô-la.
Hiện tại, các nước này sống nhờ vào nguồn dự trữ. Nhưng các nguồn này sẽ cạn đi rất nhanh. Trong trường hợp giá dầu thô vẫn giữ nguyên mức giá hiện nay, Ả Rập Xê Út, Bahrein và Oman có lẽ sẽ phải dùng hết các khoản tiết kiệm trong vòng 5 năm, IMF cảnh báo.
Còn tại Nga, nơi có nguồn dự trữ dầu khí chiếm đến 70% nguồn xuất khẩu và ¼ Tổng sản phẩm nội địa GDP, các dự phóng cho năm 2016 đã trở nên lỗi thời. Mức tăng trưởng sau khi bị giảm xuống còn ở 3,7% trong năm 2015, có lẽ chỉ còn ở 0,7% cho năm tới nhưng với điều kiện giá một thùng dầu là 50 đô-la.
Đối mặt với tình trạng cắt giảm ngân sách đầu tư, nhiều hãng khai thác dầu lớn buộc phải cắt giảm bớt nhân sự hay tiến hành sáp nhập. Chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, Halliburton, tập đoàn khai thác dầu lớn thứ hai đã mua lại hãng lớn thứ ba, Baker Hugues.
Bầu cử Tây Ban Nha : Chấm dứt thời kỳ hai cực chính trị
Bầu cử Quốc hội tại Tây Ban Nha thu hút sự quan tâm của một số báo Pháp. « Bất ngờ Podemos » là hàng tít nhỏ nhận định của Libération. Hôm Chủ nhật 20/12/2015, 36,5 triệu cử tri Tây Ban Nha lần đầu tiên được kêu gọi đi bỏ phiếu Quốc hội.
Kết quả bầu cử lần này, đảng Dân tộc bảo thủ cầm quyền chỉ được 121 đại biểu trên tổng số 350 (ít hơn nhiều so với con số 186 năm 2011), đảng Xã hội PSOE cứu vãn được vị trí thứ hai nhưng chỉ còn có 96 đại biểu so với 110, đảng cực tả Podemos đã gây bất ngờ khi lần đầu tiên vươn lên thành chính đảng thứ ba với 69 đại biểu và cuối cùng là cánh trung Ciudadanos với 39 ghế.
Như vậy là trong cuộc « Bầu cử Quốc hội Tây Ban Nha : Rajoy, một người thắng cuộc sẽ phải cần đến các đồng minh », như tít nhận định của Le Figaro trên trang nhất. Kết quả trên cho thấy người dân Tây Ban Nha chấm dứt thời kỳ thống trị của hai đảng lớn khi bầu ra một Nghị viện do 4 đảng thống trị.
Thủ tướng Rajoy thắng cử sít sao, buộc phải tìm kiếm các liên minh để có thể điều hành đất nước. Đây sẽ là một bài toán « hóc búa ». Ngoài việc phải tiến hành các cuộc thương lượng để thành lập chính phủ liên minh, cuộc bầu cử lần này còn cho thấy có sự chao đảo trong nền chính trị Tây Ban Nha.
Sẽ không bao giờ có chuyện « bổn cũ soạn lại » trong cách làm chính trị theo như phân tích của thông tín viên nhật báo tại Madrid. Cả hai đảng mới Podemos và Ciudadanos đã phá vỡ thế cân bằng tồn tại từ nhiều năm nay giữa đảng Xã hội và đảng Dân tộc.
Rajoy trả giá đắt cho phép mầu kinh tế
Thế nhưng trong cuộc bầu cử lần này, vấn đề « kinh tế » và « việc làm » là những bận tâm chính của cử tri Tây Ban Nha. Le Monde và Libération lần lượt có hai bài viết đề tựa « Tây Ban Nha đi bầu trên sự khắc khổ » và « Phép mầu Tây Ban Nha với cái giá của sự bấp bênh ».
Theo Libération, cách đây bốn năm, đất nước gần như bên bờ vực phá sản. Giờ tăng trưởng đã trở lại nhưng đòi hỏi sự hy sinh của người lao động. Từ khi ông Rajoy lên cầm quyền, một loạt các chính sách khắc khổ « gây mất lòng dân » đã được đề ra như không tăng lương, tăng thuế, giảm chi tiêu công.
Đến năm 2014, chính quyền ông Rajoy tuyên bố tiết kiệm được 150 tỷ euro, tránh được tình trạng vỡ nợ như Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Thất nghiệp giảm xuống dưới ngưỡng 25% (hiện ở mức 21,2%) và tăng trưởng trở lại ở mức 3,2% trong năm 2015.
Nhưng theo Libération, một trong những nguyên nhân khiến cử tri Tây Ban Nha quay lưng lại với đảng Dân tộc là chính sách cải cách thị trường lao động, đưa ra hồi mùa xuân năm 2012, giảm tiền bồi thường sa thải. Thị trường lao động đúng là đã trở nên linh hoạt hơn, xuất khẩu đã tăng trở lại, nhưng lại kém chất lượng hơn. Tính chất bấp bênh cũng cao hơn. Trong số 10 hợp đồng lao động được ký kết, có 9 hợp đồng lao động bán thời gian hay có thời hạn, nhất là trong các lãnh vực khách sạn, vốn được cho là chỉ mang tính « thời vụ ».
Một tình trạng « cực kỳ bấp bênh » theo như cáo buộc của hai nghiệp đoàn lao động lớn CCOO và UGT. Theo cả hai nghiệp đoàn này, « chính sách cải cách lao động đã làm cho thị trường linh động đến mức giới chủ tự cho mình quyền lạm dụng, vì họ biết rằng chỉ cần một người lao động có một hành động phản đối nhỏ thôi, có cả hàng trăm người khác sẵn sàng thay thế ».
Syria : Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua, nhưng …
Lần đầu tiên kể từ khi nội chiến bùng nổ tại Syria cách nay bốn năm, Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã đạt được một đồng thuận để chấm dứt cuộc xung đột tại đây. Le Monde chạy tựa loan báo : « Thỏa thuận quyết định về Syria tại Liên Hiệp Quốc ».
Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu 18/12/2015 đã nhất trí thông qua một lộ trình chính trị cho Syria. Một nghị quyết đầu tiên về hồ sơ này sau bốn năm chiến sự, với nhiều lần gặp phải sự phản đối của Nga. Một cuộc nội chiến làm hơn 250.000 người chết bất kể bên nào, gần 5 triệu người tị nạn và hơn 8 triệu người phải di dời nơi khác.
Mục tiêu của nghị quyết là tìm kiếm một thỏa thuận cho « tiến trình chuyển tiếp chính trị », theo đó bước đi quan trọng nhất là tiến hành triển khai một Hiến pháp mới và đi đến việc « tổ chức một cuộc bầu cử tự do và hợp thức trong vòng 18 tháng tới ».
Tuy nhiên, các báo đều lưu ý nghị quyết không đề cập đến số phận ông Bachar al-Assad. Trái với yêu cầu trước đây của phương Tây xem việc ra đi của Tổng thống Syria như là một điều kiện tiên quyết, nghị quyết lần này chỉ nói rằng « chính người dân Syria quyết định vận mệnh tương lai đất nước ».
Về mặt hình thức, nghị quyết thông qua mang tính « lịch sử » như nhận xét của Le Monde. Đó cũng là « Một hy vọng mong manh về giải pháp cho Syria » như quan sát của La Croix. Tuy các bên đều hài lòng nhưng vẫn cực kỳ cẩn trọng.
Bởi vì, về hồ sơ Syria « Liên Hiệp Quốc tuy thống nhất nhưng việc chấm dứt chiến sự vẫn còn xa vời » như nhận định của Le Figaro. Đối với phe đối lập Syria, nghị quyết được tuyệt đại đa số thông qua là không thực tế.
Khi bàn về việc lên danh sách các nhóm « khủng bố », mỗi nước trình bày một danh sách riêng của mình, con số nhóm « khủng bố » dao động theo từng quốc gia.
Điểm bất đồng thứ hai là lệnh ngừng bắn. Liên minh quốc gia Syria CNS, được Phương Tây ủng hộ, yêu cầu lệnh ngừng bắn này cũng phải được phía Nga áp dụng. Do bởi kể từ khi tham chiến vào cuối tháng 9/2015, Matxcơva chủ yếu không kích vào quân nổi dậy ôn hòa hơn là Daech.
Dẫu sao đi chăng nữa, nghị quyết cũng cho thấy « Sự khôn khéo của cuộc thương lượng », như lời bình của La Croix. Điều đó đã làm hài lòng đức Giáo hoàng Phanxicô, ngay từ khi nhậm chức đã không ngừng kêu gọi giải pháp ngoại giao.
Hôm Chủ Nhật, Ngài đã tuyên bố : « Đối với Syria, tôi muốn bày tỏ niềm vui khôn xiết của tôi về thỏa thuận mà quốc tế thông qua. Tôi mong mỏi cả thế giới tiếp tục nỗ lực theo đuổi hướng đi đó và đạt được một thỏa thuận qua thương lượng ».
Nói tóm lại, « Syria : Nhất trí đồng thuận thoát khủng hoảng, nhưng … », cho thấy tương lai cho đất nước vẫn còn khá mù mịt, như tựa đề bài phân tích của Libération.
Đan Mạch muốn ra luật tịch thu tài sản người tị nạn
Cũng trên Libération nhưng liên quan đến hồ sơ người tị nạn tại Đan Mạch. Theo thông tín viên nhật báo khu vực Bắc Âu, chính quyền Copenhagen đã đề ra 34 biện pháp nhằm hạn chế bớt dòng người tị nạn. Trong số đó, biện pháp tịch thu tài sản có trị giá trên 400 euro đang gây ra cơn bão tranh cãi. Libération ngao ngán lắc đầu đề tựa : « Đan Mạch ảo tưởng về những chiến lợi phẩm của người tị nạn ».
Tờ báo nhận định : « Chính quyền Đan Mạch không thiếu tính sáng tạo để làm nản chí những người xin tị nạn vào nước này ». Mùa hè năm 2015, Bộ trưởng Hội nhập đã trả rất nhiều tiền cho các trang quảng cáo trên các báo của Li-băng để cho những ai muốn đến tị nạn hiểu rằng họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xin giấy tạm trú tại Đan Mạch.
Không chỉ dừng ở đó, chính quyền nước này mới đây còn đi xa hơn nữa khi đưa ra một dự thảo luật gồm 34 biện pháp siết chặt hơn nữa các điều kiện tiếp nhận, trong số đó có cả việc tịch thu các món đồ có giá trị của người tị nạn ngay khi họ đặt chân đến nước này.
Dự thảo đưa ra sẽ cho phép cảnh sát lục soát hành lý những người mới đến nhằm trưng thu tất cả những gì được cho là có giá trị quá 3.000 couron (400 euro), ngoài trừ các món đồ như nhẫn cưới, điện thoại cầm tay và đồng hồ.
Chính quyền Đan Mạch lập luận là « đất nước được xây dựng theo cách là nếu quý vị có tài sản, quý vị hãy tự xoay sở lấy. Chừng nào quý vị không có gì cả, thì cộng đồng mới hỗ trợ. Đây chính là trường hợp của những người hưởng trợ cấp xã hội, do đó cũng sẽ được áp dụng tương tự cho cả người tị nạn ».
Sự việc gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ. Ông Uffe Elbaek, lãnh tụ đảng Xanh, chỉ trích tính không minh bạch của dự thảo, không những cảnh sát không đủ khả năng thẩm định giá trị đồ vật tịch thu mà còn không nêu rõ sẽ xử lý đồ tịch thu như thế nào.
Đó là chưa nói đến cách làm này tạo ra một lối suy nghĩ nguy hiểm cho rằng « người tị nạn rời Syria đến Đan Mạch chỉ để lợi dụng mô hình xã hội nước này. Một sự tái lập trình nguy hiểm cho nhận thức của chúng ta về những gì được cho là tốt hay xấu », theo như nhận định của ông Uffe Elbaek.
Nếu như biện pháp này được thông qua, việc làm này chẳng khác nào hành động cướp đoạt tài sản của người Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã.
Daech chăm chút mảng thông tin
Ngoài việc tìm giải pháp hòa bình cho Syria, một mặt trận khác thế giới cũng không nên bỏ qua đó là « thông tin ». Bởi vì cuộc chiến cũng đang diễn ra trên các trang mạng xã hội. Libération dành hẳn 6 trang báo, để mở một hồ sơ điều tra về cách làm « truyền thông » của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
« Quân thánh chiến làm thông tin » là hàng tít lớn trên trang nhất của tờ báo. Những hình ảnh tuyên truyền của tổ chức khủng bố này rất dễ truy cập cho những ai muốn tìm xem và rất hiệu quả, vì IS biết cách chăm sóc các sản phẩm của mình bằng cách sử dụng các mật mã và kỹ thuật điện ảnh.
Dàn cảnh đi du lịch, quay phim dưới nước… những lời tuyên truyền ít có giảng đạo nhưng gồm nhiều bài về lịch sử và thần học. Tất cả những phim ảnh tuyên truyền đều được phụ đề bằng một chục ngôn ngữ khác nhau. Đôi khi người xem có cảm giác như đang xem một bộ phim của đạo diễn Hồng Kông John Woo.
Theo Libération, những hình ảnh đó « không những truy cập dễ dàng » mà còn rất dễ đọc, không đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều để phân tích hay một trình độ học vấn nào.Ấn tượng nhất chính là các hình ảnh đó được trau chuốt và gọt giũa rất kỹ lưỡng.
Cuối cùng tờ báo nhận xét, sở dĩ tổ chức Nhà nước Hồi giáo chăm chút kỹ lưỡng hình ảnh tuyên truyền là để « đối nghịch sự hỗn loạn của cuộc chiến với nét đẹp và sự đơn giản của cuộc sống vương quốc Hồi giáo. Tất cả những điều đó là nhằm lôi cuốn những người trẻ tuổi mong muốn một sự thuần khiết và phiêu lưu ».
TỰ DO NGÔN LUẬN * TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM
Tù nhân lương tâm ở Việt Nam !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 233 (15-12-2015)
Đang lúc toàn thể nhân loại kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế (10-12) thì tại Hoa Kỳ, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam (thành lập năm 2008, có mặt trong nước lẫn hải ngoại) đồng thời tổ chức “Ngày Tù nhân Lương tâm VN” (khởi sự từ năm 2011) để vinh danh những con người từng bị tù vì đấu tranh cho tự do dân chủ kể từ ngày đất nước rơi vào tay CS. Sáng kiến này đã được chính quốc hội bang California vinh danh qua một nghị quyết vào năm 2012.
Thiết nghĩ, việc liên kết chuyện nhân quyền khắp hoàn vũ với chuyện tù nhân lương tâm tại VN trong cùng một ngày mang nhiều ý nghĩa. Vì có thể nói chuyện tù nhân lương tâm đang là vấn đề nhân quyền nổi trội tại Quê hương chúng ta.
Thật thế, nước CHXHCNVN, dưới sự cai trị của đảng Việt cộng, đã và đang nức tiếng khắp hoàn cầu không phải vì thành tích kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật… (tai tiếng do đội sổ trong những lãnh vực này thì có) nhưng là vì thành tích giam nhốt hàng ngàn công dân của mình trong lao ngục, những con người chỉ có một tội duy nhất là yêu tự do, chuộng công lý, thương dân tộc, chống đàn áp và ghét bạo quyền. Chính hôm 10 tháng 12 đó, người Việt trong lẫn ngoài nước đã tưởng nhớ đến tất cả họ vốn đang mòn mỏi trong tù ngục: từ những vị lãnh đạo tinh thần đã quyết đấu tranh cho tự do tôn giáo như linh mục Nguyễn Văn Lý, mục sư Nguyễn Công Chính, giáo trưởng Phan Văn Thu (và đồng đạo) đến những trí thức chuyên gia mong xây dựng một đất nước dân chủ phát triển như Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu… từ những nhà đối kháng đòi chủ quyền cho dân cho nước như Ngô Hào, Phan Ngọc Tuấn, Trần Anh Kim, các nhà dân báo đòi tự do ngôn luận như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Đình Ngọc đến những nghệ sĩ sinh viên yêu nước như Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang (mới ra tù), Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Đặng Minh Mẫn…, từ những nhà tranh đấu cho công nhân như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đến các dân oan đòi quyền sống như Hồ Thị Bích Khương, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Kim Nhàn, Trần Thị Thúy, gia đình Nguyễn Trung Can, gia đình Phùng Thị Ly và nhiều tù nhân sắc tộc.
Nhưng như người ta vẫn nói, toàn thể đất nước VN hiện giờ là một nhà tù vĩ đại, bởi lẽ trong đó đảng Cộng sản là cai ngục đang ra sức đàn áp mọi đồng bào mình, mọi công dân mình trên chính lương tri và lương tâm của họ. Thành ra, khái niệm “tù nhân lương tâm” dưới chế độ độc tài toàn trị này thiết tưởng nên đào sâu và mở rộng.
Trước hết, đảng Việt cộng đang đàn áp lương tri và lương tâm qua việc nặn ra và áp đặt một Hiến pháp hoàn toàn thể hiện cương lĩnh của đảng và khẳng định sự cai trị độc tôn của đảng. Hiến pháp áp đặt này (mới nhất là bản năm 2013 mà nhiều người vẫn tự nhiên chấp nhận, lâu lâu trích dẫn lẫn dựa vào) muốn cho toàn dân phải coi đảng như lãnh đạo độc nhất xứng đáng và nguồn suối duy nhất của chân thiện (ban lời dạy và ban ân huệ). Đảng đã thực hiện ngon ơ việc áp đặt này chính là nhờ những công cụ đã bị cướp hết lương tâm và lương tri đang ngồi trong cái gọi là Quốc hội (mà thực chất là Đảng hội với những đảng biểu, theo nghĩa đảng biểu gì thì làm nấy. Xem BBC 23-10-2015, Quốc hội VN vẫn 'Đảng chỉ thì làm'). Sở dĩ nói các đại biểu QH đã bị cướp hết lương tri và lương tâm là vì –như phân tích sâu sắc của Tiến sĩ Hà Sỹ Phu- sự thông minh và lương thiện không thể cùng tồn tại trong những đảng viên Cộng sản (họ chỉ có thể thông minh và bất lương, hay lương thiện và ngu xuẩn). Mà các “đại biểu” ấy thì không thể nói là kém thông minh được! Nhiều “vị” còn lưu danh với những câu nói để đời phản ảnh một cái trí không còn biết đâu phải trái, một cái tâm chẳng còn rõ đâu chính tà! Tháng 5 tới đây, Việt cộng sẽ lại chơi trò “đảng cử dân bầu” mà chắc chắn sẽ có vô số người hồ hởi tham gia, hay chí ít là đi bầu cho xong chuyện mà chẳng hề dám tẩy chay hay phản kháng vở hài kịch đáng tởm này (vì lương tâm đã ra chai đá và ý chí đã bị tê liệt), để lại lầm lũi đội lên đầu một đám “đầy tớ” mới tàn phá cả quê hương dân tộc.
Đảng Việt cộng tiếp đến đàn áp lương tri và lương tâm qua việc bày ra và áp đặt những bộ luật như luật đất đai, luật báo chí, luật tôn giáo, luật giáo dục, luật hội đoàn… vốn chỉ có một mục đích duy nhất là tiêu diệt các nhân quyền và dân quyền cơ bản, củng cố quyền lực đảng trị, độc tài và buộc nhân dân coi ý muốn của đảng là tối thượng. Về luật đất đai chẳng hạn, nhiều con người vẫn thản nhiên chấp nhận đất đai là sở hữu của nhà nước, nhiều tập thể lấy làm vui mừng và cảm tạ lúc được nhà nước cấp đất, đang khi bao mảnh đất thuộc quyền sở hữu lâu đời của mình bị nhà nước cướp không xin, mượn chẳng trả thì chẳng dám đòi lại. Với luật báo chí, sự khống chế của đảng đã khiến cho cả ngàn cơ quan ngôn luận (báo giấy, báo viết, báo hình, báo điện tử) và mấy chục ngàn phóng viên đều răm rắp vâng lời tổng biên tập duy nhất nằm ở ban Tư tưởng văn hóa trung ương, cúi đầu lắng nghe chị thỉ của tay này (đăng tin gì, bình luận thế nào) đầu mỗi tuần lễ. Hết thảy họ chỉ nói cùng một giọng điệu, đều cùng tung hô ca ngợi bác thiên tài, đảng quang vinh, chế độ ưu việt, nhà nước vì dân, chính sách đúng đắn, chủ trương tốt đẹp… phát xuất từ “đỉnh cao trí tuệ loài người” ngồi ở Ba Đình; đều cùng đả kích thóa mạ những ai bị đảng coi là thế lực thù địch, “đánh hội đồng” họ một cách vô liêm sỉ, đều cùng “phạm nhân hóa” các bị can “tội chính trị” trước mặt công luận, trước thời điểm xử mà chẳng thấy áy náy lương tâm. Bên cạnh đám bồi bút, phải kể đến đám nô ngôn nằm trong những chốn uy nghi, hàn lâm rất mực: đại học, học viện, viện này viện nọ, hội đồng lý luận trung ương. Tất cả đều vì đảng, vì chế độ, vì bổng lộc mà sẵn sàng trình bày dối trá, lý luận ngụy biện, nhận định sai lầm, sẵn sàng hiếp dâm ngôn từ, bóp méo chân lý, xuyên tạc lịch sử, sẵn sàng đuổi học trò của mình ra khỏi cửa vì khác chính kiến, cấm học trò của mình xuống đường để chống xâm lược… Với luật tôn giáo, đảng quả thật đã nặn ra được những giáo hội nhà nước hay tổ chức quốc doanh với những lãnh đạo tinh thần sẵn sàng để cho tinh thần của mình bị đảng lãnh đạo, sẵn sàng kết hợp nhuần nhuyễn “đạo pháp/giáo lý với xã hội chủ nghĩa”, sẵn sàng biến giáo hội mình thành lực lượng ủng hộ, loa mõ tuyên truyền hay chậu kiểng trang trí. Có lúc họ đóng vai đặc tình theo dõi dưới bộ áo chức sắc hành đạo, hay thường là bằng lòng với cơ chế “xin-cho”, cúi đầu van xin đảng ban ân huệ, chuộng được việc hơn đúng việc, để rồi trở thành những “con chó câm” (từ dùng của Giáo hoàng Bê-nê-đic-tô 16) im tiếng trước bất công, sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền, dửng dưng trước khổ đau của đồng bào, thảm trạng của đất nước và nguy cơ của dân tộc. Với luật hội đoàn, đảng đã nhốt được vào cái rọ Mặt trận Tổ quốc trên 40 xã hội dân sự phi độc lập, với mấy chục triệu thành viên, bao trùm hầu hết mọi sinh hoạt, sẵn sàng trở thành tổ chức ngoại vi cho đảng, đem ngành nghề mình tô thắm lá cờ “xã hội chủ nghĩa”, chấp nhận đặt tài năng, sở thích, quyền lợi mình dưới sự sử dụng của đảng, đi ra các diễn đàn quốc tế để lừa gạt thế giới rằng mình chính là những tổ chức xã hội dân sự đúng nghĩa.
Đảng Việt cộng còn đàn áp lương tri và lương tâm qua việc độc quyền giáo dục và độc quyền truyền thông, để làm cho tâm hồn của mọi thế hệ trẻ ra băng hoại và nô lệ, cho trí óc của toàn dân ra mờ tối và cằn cỗi, để làm cho công luận phải chấp nhận những trình bày láo khoét, những lý luận trời ơi và những phê phán ngang ngược xuất phát từ nhà cầm quyền. Đảng từng làm cho bao người trẻ dùng cả mạng sống lẫn cái chết để lót đường cho đảng đi, xây ghế cho đảng ngồi, kiếm của cho đảng hưởng qua hai cuộc chiến vô ích và vô nghĩa. Đảng đang làm cho bao tâm hồn thơ ấu bị mù quáng bởi cái chủ nghĩa phi nhân, bị mê hoặc bởi cái lý tưởng hão huyền, bị thu hút bởi cái tấm gương giả tạo. Ngoài việc nhồi vào trí các em những điều dối trá và mơ hồ, tiêm vào tâm các em thói bạo lực và lừa đảo, đảng còn làm cho ý chí các em ra bạc nhược, chỉ biết lo thành công, ưa hưởng thụ, mong đẹp lòng đảng, bất chấp số phận đau thương của đồng bào và nguy cơ tuyệt diệt của nòi giống, dửng dưng trước sự lụn bại của xã hội và sự thâm hiểm của ngoại thù. Sản phẩm đặc sắc nhất của đảng trong chuyện này chính là đã đào tạo được lũ tiểu yêu trong đoàn thanh niên CS, đám dư luận viên trên mạng hay trên đường, sẵn sàng quấy rối các lễ hội tôn giáo, các buổi tưởng niệm anh hùng, phụ trợ công an đàn áp các cuộc biểu tình yêu nước, các cuộc tụ tập ủng hộ tù nhân lương tâm, sẵn sàng xông vào nhà công dân yêu nước để phá phách hay chặn đánh họ giữa đường.
Đảng Việt cộng còn đàn áp lương tri và lương tâm qua việc xây dựng một hệ thống kiểm soát theo dõi khổng lồ gồm công an, cảnh sát chìm nổi và vô số đoàn thể trong MTTQ, để khiến cho toàn thể xã hội phải sống trong dối trá, dè chừng nhau, theo dõi nhau, để khiến cho không một người dân nào dám bày tỏ những tâm tư tình cảm cách chân thật hay bàn luận những vấn đề chính trị xã hội cách thẳng thắn, ngay giữa bè bạn hay trong chính gia đình. Riêng đối với công cụ kiểm soát theo dõi đó, đảng đã tài tình biến họ trở nên đám người máy vô cảm vô hồn, thậm chí thành bầy thú lũ quỷ hung bạo, mù quáng theo lệnh trên, mờ mắt trước tiền thưởng, sẵn sàng đánh đổ máu dân lành vô tội bất kể người già, trẻ thơ, phụ nữ, tra tấn đến chết những công dân chẳng may bị đưa vào đồn bót, trại tạm giam rồi vu khống rằng họ tự tử, bức cung những bị can bằng đủ mọi biện pháp tàn độc nhằm buộc họ phải nhận các tội chẳng hề làm để mình được có thành tích, thản nhiên dối láo trước công chúng với những lối lập luận nực cười: đương sự bị hành hung chỉ vì “lái xe văng bụi đường”, “rửa bát bẩn”! Cũng nằm trong đám công cụ mất hết lương tri và lương tâm này chính là những kẻ đạo mạo, ngồi ghế chánh thẩm các phiên tòa hình sự lẫn chính trị, sẵn sàng nhận tiền đút lót của nguyên đơn hay bị đơn, không triệu tập chứng nhân theo nhu cầu hay yêu cầu, bịt miệng luật sư hay đuổi họ ra khỏi phòng xử, tuyên kết khi chỉ còn mỗi mình bị cáo (vụ Nguyễn Viết Dũng), thản nhiên ra những án tù dài oan ức (cho Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén), hay án tử hình vô lý (cho Hàn Đức Long, Lê Văn Mạnh, Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng). Đến khi công luận vạch trần khuất tất sai trái, các quan tòa ấy ẫn không chịu phục hồi công lý cho nạn nhân.
Nói tóm lại, tại VN không chỉ có hàng ngàn công dân bị tù vì lương tâm (thật ra họ rất tự do trong tâm hồn) mà còn hàng chục triệu công dân có lương tâm bị cầm tù, cầm tù trong dối trá và sợ hãi, trong dửng dưng và vô cảm. Giam nhốt tù nhân lương tâm đã là tội nặng, đảng Việt cộng còn phạm tội nặng nề hơn khi mờ tối hóa lương tri, nô lệ hóa lương tâm, bạc nhược hóa ý chí của toàn thể Dân tộc!
BAN BIÊN TẬP
No comments:
Post a Comment