Saturday, February 20, 2016
VIỆT MỸ
Việt Nam có thực sự quan trọng với Hoa Kỳ?
- 19 tháng 2 2016
Một ý kiến trong thảo luận Bàn tròn thứ Năm
của BBC Tiếng Việt đặt ra câu hỏi rằng liệu Việt Nam có thực sự quan
trọng đối với Hoa Kỳ khi Tổng thống Obama đã nhiều lần tới châu Á nhưng
chưa từng đến Việt Nam.
"Vì vậy mà chúng ta đặt ra câu hỏi, liệu Việt Nam có quan trọng đến mức như thế đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong khu vực hay không," bà Thảo Griffiths, đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam phát biểu với tư cách cá nhân hôm 18/02.
Xem video thảo luận giữa các khách mời tại: http://bbc.in/249MlHD
Chia sẻ ý kiến trên, nhà báo Trần Nhật Phong từ California nhận xét thêm, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam "còn có nhiều điều bất đồng trong hồ sơ quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là về nhân quyền".
Nhà báo, đạo diễn Trần Nhật Phong cũng dự đoán rằng, có khả năng ông Obama sẽ phải hủy chuyến thăm Việt Nam vào tháng Năm "do đây là thời điểm bầu cử quan trọng ở Hoa Kỳ. Và nếu có bất kỳ điều gì xảy ra trên trường quốc tế mà tác động trực tiếp tới Hoa Kỳ".
Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng viện Chiến lược Ngoại giao, Học viện Quan hệ Quốc tế cho biết, lựa chọn thời điểm tháng Năm là quyết định của phía Hoa Kỳ.
"Nhưng dù tháng nào đi nữa, thì tổng thống Mỹ sang Việt Nam và đặt chân đến Việt Nam là điều đáng mừng," ông Thái nói.
Ai tiếp đón?
Trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt nếu Tổng thống Hoa Kỳ tới thăm vào thời điểm Việt Nam dự tính có đợt bầu cử quan trọng, thì sẽ là thủ tướng mới hay thủ tướng cũ tiếp đón ông Obama, Tiến sỹ Trần Việt Thái cho rằng, nhiều khả năng là giàn lãnh đạo mới, tuy ông chưa rõ chuyến thăm của Hoa Kỳ dự định vào ngày nào.
"Ngày 20/05 sẽ có bầu cử Quốc hội. Hiện nay chưa biết chuyến đi diễn ra vào thời điểm nào của tháng Năm. Nhưng nếu là sau bầu cử, thì có lẽ là ban lãnh đạo mới sẽ tiếp đón.
"Còn hiện nay tôi chưa biết chính xác thời điểm khi nào ông ấy sẽ sang nên không trả lời chính xác được," ông Thái bổ sung thêm với BBC sau chương trình, rằng dù là "mới hay cũ", thì Việt Nam cũng sẽ tiếp đón Hoa Kỳ một cách long trọng.
Tiến sỹ Jonathan London nhận xét ông rất ấn tượng với hình ảnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands vừa qua.
"Nhìn vào quan hệ Việt Nam và Mỹ mà cụ thể hơn là giữa ông Obama và Nguyễn Tấn Dũng rất thân thiện, mà là một nhà quan sát tôi thấy rất ấn tượng."
Hoa Kỳ - Asean - Trung Quốc
Trái với quan điểm của Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng cuộc họp thượng đỉnh Hoa Kỳ - Asean ở Sunnylands không tạo được bước đột phá, đa số khách mời trong chương trình của BBC nhận xét đây là hoạt động ngoại giao quan trọng.
Học giả từ Học viện Quốc tế, ông Trần Việt Thái nói, từ năm 1977 đến nay, "chưa bao giờ quan hệ Mỹ - Asean bước nhanh như trong khoảng thời gian trở lại đây dưới thời của ông Obama".
"Nếu so sánh như vậy, có chiều sâu lịch sử một chút thì ta thấy rằng quan hệ Mỹ - Asean đã có bước tiến rất dài. Nếu nhìn vào bản Tuyên bố chung gồm 17 điểm thì bản thân tôi đếm được 10 chữ Commitment [cam kết], 9 chữ Share [chia sẻ].
"Có thể nói là hiếm có tuyên bố nào mà mức độ cam kết sâu rộng như vậy," ông Thái nói.
Bà Thảo Griffiths chỉ ra ba điểm thành công của hội nghị tại Sunnylands, mà đặc biệt đối với Việt Nam là quyết định thăm Việt Nam vào tháng Năm và thăm Lào vào tháng Chín.
Bên cạnh đó, "các bên đã đưa ra được thống nhất 17 nguyên tắc để xây dựng quan hệ chiến lược như vậy là đã có bước tiến rất rõ rệt, đưa ra được nguyên tắc cụ thể.
"Và điều này gãi đúng chỗ ngứa của các nước Asean vì không chỉ Việt Nam lo sợ rằng Hoa Kỳ trở lại rồi lại có thể ra đi."
"...Sunnylands là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên diễn ra với tự thân của nó chứ không phải bên lề bất kỳ một hội nghị nào khác," bà Thảo nói.
Bình luận về bản Tuyên bố chung không nhắc tới Trung Quốc và cụ thể biển Đông, ông Jonathan London cho rằng điều này không quan trọng.
"Ai cũng biết con voi trong phòng là ai, ai có hành động bành trướng, ai có động thái quá đáng. Quan trọng là nội dung của những gì mà họ đã tuyên bố rõ ở hội nghị."
Hôm 17/02 có thông tin cho biết Trung Quốc đã phát triển hệ thống hỏa tiễn trên đảo nhân tạo ở vùng đảo Hoàng Sa. Việt Nam cũng đã gửi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo ngày 18/02 rằng Trung Quốc sẽ họp với khối Asean vào tháng 9/2016.
Tiến sỹ Trần Việt Thái cho rằng Asean đang ở vào thế 'rất đẹp', nhưng vấn đề là khối này "sẽ cư xử như thế nào khi cuộc chơi đang ngày càng mở ra và sự can dự của các nước lớn vào cuộc chơi ở biển Đông ngày một thú vị."
Hồ sơ nhân quyền
Các khách mời trong chương trình có ý kiến khá khác nhau về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Nhà quan sát Việt Nam, tiến sỹ xã hội học Jonathan London cho rằng vấn đề này cần được tiếp cận theo cách khác, và "hy vọng những lãnh đạo mới được chọn ra có thể cho thế giới biết rằng họ thực sự quan tâm vấn đề nhân quyền".
"Tôi rất muốn biết trường hợp của anh Nguyễn Hữu Vinh - anh Ba Sàm - sẽ được đề cập như thế trong vài tháng trước chuyến đi của Obama sang Việt Nam," Tiến sỹ London nói.
Trong phỏng vấn thực hiện tại Việt Nam, phóng viên Nguyễn Hoàng cũng đưa ra câu hỏi về vấn đề với Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Vụ trưởng ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao Việt Nam.
Ông Trường cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có những tiêu chuẩn khác biệt, "không thể mang những khuôn mẫu của Hoa Kỳ áp đặt cho Việt Nam".
"Nêu thì cứ nêu, còn chúng ta cứ để những vấn đề này cho cuộc sống nó tự giải quyết," Tiến sỹ Trường hiện cũng là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế (CSSD) trả lời.
Tuy nhiên nhà báo Trần Nhật Phong từ California cho rằng, trả lời của Tiến sỹ Trường cho thấy, "đối với họ [Việt Nam], nhân quyền là chuyện để trao đổi, không phải là quyền của con người được tôn trọng.
"Văn hóa có thể khác biệt nhưng quyền con người không thể khác biệt."
Ông nói thêm, trái với hy vọng về tương lai của Tiến sỹ Jonathan London, ông không hy vọng nhiều vào tình trạng nhân quyền của Việt Nam.
Bà Thảo Griffiths cũng nhận xét, vấn đề không thể 'tự nó giải quyết', mà tuy Hoa Kỳ và Việt Nam còn nhiều khác biệt, nhưng trong 'hành trình mới' - theo như cách gọi của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, thì hai bên cùng tập trung vào những điểm tương đồng.
"Đồng thời hai bên cùng phải nỗ lực để quan điểm về những khác biệt này được gần nhau hơn nữa, chứ tự nó không thể tự giải quyết được."
Xem lại thảo luận chi tiết về chiến lược ngoại giao, lợi ích của các bên và vấn đề nhân quyền tại: http://bbc.in/249MlHD
]
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160218_sunnylands_obama_visit_vietnam
Mỹ-Việt: 'Quan hệ chung lớn hơn cá nhân'
- 19 tháng 2 2016
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói sẽ không có một yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' duy nhất trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
BBC: Tổng thống Obama nói rằng "TPP cho phép Hoa Kỳ - chứ không phải các quốc gia như Trung Quốc – soạn ra luật lệ và lộ trình trong thế kỷ 21, đặc biệt quan trọng trong một khu vực năng động như khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Liệu có khả thi để đưa ra các luật chơi tương tự nhằm đối phó với các vấn đề như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hay không?
BBC: Hoa Kỳ đã kêu gọi dừng cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng đã đưa tàu chiến vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Vậy ông nghĩ liệu có yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' hay không?
Tôi không nghĩ rằng sẽ có một biến cố giọt nước làm tràn ly duy nhất. Đã và đang có ba khía cạnh diễn ra. Thứ nhất là về pháp lý. Đã có vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế ở The Hague. Tôi nghĩ rằng yếu tố này sẽ góp phần tác động tới tiến trình ngoại giao. Thứ hai là tiến trình ngoại giao liên quan đến việc bảo đảm rằng tất cả các quốc gia trong khu vực cam kết hệ thống pháp luật chứ không phải ỷ mạnh hiếp yếu. Và thứ ba là có quá trình xây dựng năng lực cho các quốc gia trong khu vực.
Việt Nam đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình, Philippines đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình. Và chúng tôi đang ở khu vực này. Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực này. Chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động trong khu vực này theo luật pháp quốc tế.
BBC: Ông có theo dõi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 không? Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vừa có các khuôn mặt mới trong lãnh đạo Đảng tại các thành phố này và họ ít nhiều là giới kỹ trị. Một số người tỏ ra khá bất ngờ trước kết quả bầu chọn lãnh đạo cấp cao trong kỳ Đại hội Đảng. Liệu cá nhân ông có thấy “ngạc nhiên” về dàn lãnh đạo mới của Việt Nam?
Chúng tôi theo dõi Đại hội Đảng vừa qua rất cẩn trọng và với sự quan tâm rất lớn. Điều khiến tôi thấy quan tâm nhiều nhất trước hết là đã có các quyết định sớm về việc nhất trí cho chính sách hội nhập quốc tế. Thứ hai là việc tán thành TPP.
Tôi nghĩ cả hai quyết định về chính sách đó là các yếu tố để tôi tiếp tục lạc quan rất nhiều về quỹ đạo của mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam.
Xét về mặt nhân sự, tôi nghĩ rằng mối quan hệ song phương thì lớn hơn bất kỳ các cá nhân nào. Vì vậy, thực tế là có những thay đổi về thế hệ mới vừa khởi sắc chỉ là điều tốt đẹp mà thôi. Và thực tế rằng Đảng Cộng sản Việt Nam rất rõ ràng khi ủng hộ TPP và tiếp tục hội nhập quốc tế chỉ có thể là điều tích cực cho mối quan hệ với Hoa Kỳ.
BBC: Giới cổ súy cho nhân quyền và dân chủ nói về thực trạng "có vấn đề" ở Việt Nam, cụ thể như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do tôn giáo... Nhân quyền dường như là một trong những trở ngại chính ngăn cản Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác toàn diện hơn. Ông lạc quan ở mức nào rằng chủ đề nhân quyền này có thể được cải thiện hoặc được thay đổi?
Tôi đồng ý rằng nhân quyền là vấn đề cản trở trong quan hệ song phương. Tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác của chúng ta không thể đạt được đầy đủ tiềm năng trừ khi có sự tiến bộ tiếp tục và bền vững đối với việc tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Chẳng hạn như việc chuẩn thuận TPP do Quốc hội Hoa Kỳ sẽ không thể là việc cứ đương nhiên được thông qua.
Vì vậy, nhân quyền là một vấn mà tôi quan tâm nghiêm túc và tôi dành rất nhiều thời gian để làm việc về vấn đề này. Tổng thống Obama nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục rằng nhân quyền kể như một phần định hình ra người Mỹ và rằng người Mỹ nói rằng chúng tôi rất coi trọng tự do ngôn luận, tự do thờ phụng, tự do báo chí và rằng Việt Nam cần tiếp tục trông đợi chúng tôi quan tâm và đề cập tới những chủ đề này với sự nhiệt thành và có tính lâu dài.
Thực ra là người đã theo dõi những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam trong 20 qua thì nay tôi nghĩ rằng có nhiều chiều hướng chung diễn ra tốt. Tôi chỉ muốn lấy một ví dụ là khi tôi đến thăm Tây Nguyên lần đầu tiên cách đây 20 năm thì thấy một chủng viện trống vắng ngoại trừ có ba tu sỹ lớn tuổi ở đó. Cách đây vài tháng tôi có tới thăm lại nơi này thì ở đó toàn người trẻ. Có khoảng 150 chủng sinh từ cộng đồng thiểu số sống gần đó, rồi có các tu sỹ trung niên, và các linh mục lớn tuổi hơn, và có rất nhiều các lớp giảng đạo tại đây.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng có nhiều điều đáng quan ngại nhưng tôi cũng nghĩ rằng theo thời gian thì đã và đang có một số tiến bộ. Và vì vậy chúng tôi ngoài lập trường cứng rắn thì thực ra cũng phải thừa nhận sự tiến bộ khi chứng kiến sự tiến bộ này.
THÔNG TIN & BÌNH LUẬN THẾ GIỚI
TQ nói Mỹ 'quân sự hóa Biển Đông'
- 19 tháng 2 2016
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông, và khẳng định đảo Phú Lâm, Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc.
Tin tức mới đây nói Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
“Từ 1959, chính phủ Trung Quốc đã thiết lập văn phòng hành chính và cơ sở liên quan của chính quyền trên đảo Vĩnh Hưng.”
“Từ nhiều năm Trung Quốc đã xây dựng và điều chuyển các thiết bị quốc phòng cần thiết.”
“Một số nước liên quan cần hiểu rõ lịch sử và dữ kiện căn bản về Nam Hải trước khi bình phẩm,” theo ông Hồng Lỗi.
Ông Hồng đáp trả bình luận của người phát ngôn ngoại giao Mỹ John Kirby, nói rằng tên lửa trên đảo Phú Lâm mới được lắp đặt và không có dấu hiệu Trung Quốc ngừng quân sự hóa trên đảo này.
Phú Lâm là đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa.
Ông Hồng Lỗi cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông.
“Mỹ liên tục gia tăng lực lượng quân đội trên Nam Hải, thường xuyên gửi tàu chiến, máy bay ra Nam Hải để do thám quân sự và gửi tàu khu trục có tên lửa và máy bay đánh bom ra Nam Sa và vùng biển xung quanh.”
“Mỹ cũng thu hút và thúc ép các đồng minh, đối tác tiến hành các chuyến đi và tập trận trên Nam Hải,” ông Hồng nói.
Cũng ngày 19/2, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.”
Ông Bình nói Trung Quốc “đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.”
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/02/160219_tq_noi_my_quansuhoa
Trung Quốc sẽ làm gì tiếp ở Biển Đông?
17 tháng 2 2016 Cập nhật lúc 22:23 ICT
Trung Quốc có thể sẽ mở vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) và đưa máy bay
quân sự tới các sân bay trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên
Biển Đông, trong một động thái có thể gây ra mất cân bằng 'rất cực đoan'
về tương quan quân sự ở khu vực.
Trung Quốc: Sẵn sàng đâm vào tàu Mỹ nếu đến gần Hoàng Sa
Chiến hạm Mỹ USS Curtis Wilbur ( trong ảnh ) đã đi vào khu vực 12
hải lý chung quanh một đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông ngày
30/01/2016.REUTERS/U.S. Navy/Mass Communication Specialist 3rd Class Declan
Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa.
Chính tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung
Quốc đã tung ra lời đe dọa kể trên trong một bài viết đăng trên một
trang mạng xã hội của tờ People’s Daily, ấn bản hải ngoại của tờ báo.
Theo bài bình luận, Trung Quốc cần phải có những hành động cứng rắn để “ dậy cho Mỹ một bài học ”, lập lại nguyên văn lời lẽ mà Bắc Kinh đã đưa ra đối với Hà Nội cách nay đúng 37 năm khi xua quân đánh vào miền Bắc Việt Nam.
Đối với tác giả bài bình luận, quần đảo Hoàng Sa - dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc từ hơn 40 năm nay – là chiến tuyến tối hậu của Trung Quốc trong việc bảo vệ khu vực Biển Đông, do đó Trung Quốc phải tỏ rõ lập trường của mình bằng những hành động cứng rắn chống lại bất kỳ một cuộc xâm nhập nào.
Biện pháp chống lại bao gồm việc áp tải tàu ngoại quốc ra khỏi khu vực, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, sẵn sàng cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Mỹ.
Bắc Kinh cũng dùng phiên bản phổ thông đại chúng của tờ Nhân Dân Nhật Báo là Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) để hù dọa Washington. Trong một bài xã luận công bố hôm qua, 18/02, tờ báo nổi tiếng với những luận điệu hiếu chiến này cho rằng Trung Quốc cần tăng cường năng lực “ tự vệ ” của mình ở Biển Đông để đối phó với các “ hành động khiêu khích càng lúc càng thường xuyên hơn từ phía quân đội Mỹ ”.
Tờ báo không ngần ngại xác định là kết quả của việc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa là “ Chiến đấu cơ của Mỹ hay của nước nào khác, sẽ cảm thấy bất an khi thực hiện các chuyến bay khiêu khích trong khu vực ”.
Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh đã rất giận dữ sau hai chiến dịch tuần tra mà hải quân Mỹ đã thực hiện bên trong vùng 12 hải lý của các đảo đá mà Bắc Trung Quốc kiểm soát, cụ thể là Đá Xu Bi, quần đảo Trường Sa vào cuối năm ngoái, và Đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm nay. Ngoài ra Mỹ còn cho B-52 bay trên không phận các đảo này.
Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, một nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Trung Quốc còn cho rằng Bắc Kinh có khả năng triển khai tên lửa chống hạm đến Hoàng Sa, bố trí thêm các loại vũ khí trên các đảo nhỏ khác trong quần đảo này, chứ không riêng gì trên đảo lớn Phú Lâm.
Theo bài bình luận, Trung Quốc cần phải có những hành động cứng rắn để “ dậy cho Mỹ một bài học ”, lập lại nguyên văn lời lẽ mà Bắc Kinh đã đưa ra đối với Hà Nội cách nay đúng 37 năm khi xua quân đánh vào miền Bắc Việt Nam.
Đối với tác giả bài bình luận, quần đảo Hoàng Sa - dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc từ hơn 40 năm nay – là chiến tuyến tối hậu của Trung Quốc trong việc bảo vệ khu vực Biển Đông, do đó Trung Quốc phải tỏ rõ lập trường của mình bằng những hành động cứng rắn chống lại bất kỳ một cuộc xâm nhập nào.
Biện pháp chống lại bao gồm việc áp tải tàu ngoại quốc ra khỏi khu vực, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, sẵn sàng cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Mỹ.
Bắc Kinh cũng dùng phiên bản phổ thông đại chúng của tờ Nhân Dân Nhật Báo là Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) để hù dọa Washington. Trong một bài xã luận công bố hôm qua, 18/02, tờ báo nổi tiếng với những luận điệu hiếu chiến này cho rằng Trung Quốc cần tăng cường năng lực “ tự vệ ” của mình ở Biển Đông để đối phó với các “ hành động khiêu khích càng lúc càng thường xuyên hơn từ phía quân đội Mỹ ”.
Tờ báo không ngần ngại xác định là kết quả của việc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa là “ Chiến đấu cơ của Mỹ hay của nước nào khác, sẽ cảm thấy bất an khi thực hiện các chuyến bay khiêu khích trong khu vực ”.
Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh đã rất giận dữ sau hai chiến dịch tuần tra mà hải quân Mỹ đã thực hiện bên trong vùng 12 hải lý của các đảo đá mà Bắc Trung Quốc kiểm soát, cụ thể là Đá Xu Bi, quần đảo Trường Sa vào cuối năm ngoái, và Đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm nay. Ngoài ra Mỹ còn cho B-52 bay trên không phận các đảo này.
Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, một nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Trung Quốc còn cho rằng Bắc Kinh có khả năng triển khai tên lửa chống hạm đến Hoàng Sa, bố trí thêm các loại vũ khí trên các đảo nhỏ khác trong quần đảo này, chứ không riêng gì trên đảo lớn Phú Lâm.
DÂY THẮT CỔ TÀU CỘNG ĐANG HÌNH THÀNH
Trước tết có nhiều tin vui về những hành động của chính phủ Hoa Kỳ nhằm siết Tàu Cộng vào phép.
1-
Sau vụ thử nghiệm thành công phiên bản chống tàu chiến của tên lửa
Tomahawk có thể bắn chìm tàu chiến cách xa 1000 dặm thì nay bộ quốc
phòng đã duyệt xin 2 tỷ mua tên lửa này nhằm bố trí canh phòng TQ . Giá
Tomahawk thông thường khoảng 1 triệu 1 trái . Giá phiên bản chống tàu
khoảng 1.5 triệu . Thêm tiền chi phí lặt vật như vậy 2 tỷ mua được 1000
trái . Đủ để Hoa Kỳ nằm xa tuốt ngoài Thái Bình Dương nhấn chìm hải quân
Tàu Khựa .
2-
Bộ trưởng Carter cho biết sau thời gian phát triển và thử nghiệm bí mật
nay ông công bố tên lửa SM-6 đã có đủ các chức năng chống tên lửa đạn
đạo, tên lửa hành trình, máy bay, mục tiêu mặt đất và tàu chiến . SM-6
có tốc độ Mach 3.5 và rất maneuverability.
3-
Bộ quốc phòng duyệt xin 2.9 tỷ mua SM-6 . Quan trọng hơn là chuẩn bị kế
hoặch bố trí SM-6 trên các hòn đảo bao vây TQ . Hiện TQ gặp khó khăn
rất lớn trong việc chống SM-6 . Nếu Mỹ bố trí SM-6 bao vây TQ thì máy
bay tàu chiến TQ coi như chỉ có thể bơi trong vũng nước nhà mà thôi.
4-
1 tỷ được duyệt xin mua tên lửa chống tàu tàng hình LRASM . Đây là vũ
khí chống chiến hạm chính của Hoa Kỳ . Nó tàng hình và có thể hoạt động
độc lập tự động trong trường hợp hệ thống vệ tinh của Mỹ ngưng hoạt động
5-
3 tỷ để mua các loại bom đạn thông minh bao gồm cả JSOW là loại bom bay
tàng hình tầm 450km có phiên bản chuyên chống tàu chiến
Phen này Tàu Khựa im thin thít
con CSVN phe than Tau,ban nuoc thi sao...???...
CHÍNH SÁCH PHÒNG THỦ THỤ ĐỘNG
CỦA HOA KỲ TẠI BIỂN ĐÔNG
Đại-Dương
Bắc
Kinh thất bại trong mưu đồ khuất phục Tokyo nhằm nối liền Biển Đông
Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa trên đường tiến ra Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương.
Nhưng,
Bắc Kinh đã vấp phải một địch thủ như Nhật Bản từng chiến thắng Hải
quân Trung Hoa nên đành tập trung binh lực trong mưu đồ biến Nam Hải
thành chiếc ao nhà vào năm 2030.
Nhật
Bản đã bố trí nhiều loại hoả tiễn tại các chuỗi đảo phía Nam của Biển
Đông Trung Hoa như tính siết chặt yết hầu của Hải quân Trung Quốc.
Biển
Đông Nam Á liên quan mật thiết đến vận mệnh của 600 triệu cư dân mà còn
có tầm quan trọng về thương mại quốc tế lưu thông trị giá 5,000 tỉ USD
mỗi năm khiến Bắc Kinh phải mắc kẹt.
Sau
Đệ nhị Thế chiến, Hải quân Hoa Kỳ tự nhận trách nhiệm bảo vệ, duy trì
tự do lưu thông và an toàn hàng hải trên Biển Đông và Nam Trung Hoa.
Năm
2009, Bắc Kinh công khai mưu đồ biến Biển Nam Trung Hoa thành chiếc ao
nhà bằng các hành động ngang ngược với láng giềng, thách đố luật pháp
quốc tế buộc Hoa Kỳ phải tiến hành kế hoạch tái cân bằng lực lượng tại
Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2010.
Chính
phủ Obama tuyên bố cho đến năm 2020 sẽ điều động 60% lực lượng Hải quân
Mỹ vào CA-TBD, kể cả các loại chiến cụ tiên tiến, vũ khí tối tân nhất.
Vì
sao Hoa Kỳ không ngăn chặn được thái độ hung hãn, hành động thô bạo của
Trung Quốc đối với chủ quyền của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á và
mưu đồ độc chiếm Nam Hải?
Thứ
nhất, Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá Hoa Kỳ đang trên đà suy thoái cần
được thay thế trong vai trò siêu cường; Tổng thống Barack Obama không có
khả năng sử dụng lực lượng quân sự khi có tranh chấp hoặc xung đột.
Bảng
thăm dò dư luận mới nhất của Gallup ghi nhận chỉ có 49% người Mỹ tin
vào sự bảo vệ của lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới so với 59% hồi
năm ngoái. Quân đội Hoa Kỳ không hoàn tất nhiệm vụ như từng làm nhiều
thập niên trước. Tỉ lệ tin tưởng thấp nhất trong 23 năm khi Gallup bắt
đầu thăm dò vấn đề này. Dĩ nhiên, vị Tổng tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thứ hai, Obama đang kẹt trong các vụ xung đột nóng tại Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi, A Phú Hãn mà chưa tìm được lối ra.
Thứ ba, các chuyên gia quốc tế không tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Obama trên trường quốc tế, đặc biệt ở Biển Đông.
Giám
đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng Mỹ,
Patrick Cronin nhận xét “Chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama nửa
vời nên chẳng răn đe được Tập Cận Bình”.
Jon
Huntsman Jr, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cho biết “vấn đề Biển Đông
không có đáp án chính xác và đơn giản, bởi chẳng ai muốn thua vì nước
nào cũng coi nơi đây là giá trị cốt lõi”.
Theo
dõi phương thức lãnh đạo của Obama trong 7 năm qua thì ai cũng thấy nhà
lãnh đạo siêu cường duy nhất đã giải quyết vấn đề chỉ chú trọng đến
phần tuyên bố. Phần này dễ vì chỉ trình bày suy nghĩ chưa được kiểm
chứng mà dễ thu hút sự chú ý của dư luận.
Giai
đoạn thiết kế chính sách thì kéo dài lê thê do các viên chức trách
nhiệm cần cụ-thể-hoá phần tuyên bố chưa được suy nghĩ chín chắn, chu đáo
của Obama.
Giai đoạn thực thi chính sách thì do dự, chần chừ làm mất yếu tố đột biến, bất ngờ nên khó thay đổi cuộc diện.
Giới
chuyên gia quốc tế, viên chức thi hành thường chuẩn bị biện pháp đi
trước quyết định của Toà Bạch Ốc. Đôi khi bị Toà Bạch Ốc chặn lại như
trường hợp thực hiện chiến dịch tự do hàng hải bên trong vùng biển 12
hải lý tại Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong năm 2015 và 2016.
Tổng
thống Obama đã mời 10 nhà lãnh đạo của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến
California để nghe giảng về những điều từng phát biểu công khai “không
quân-sự-hoá, ngưng cải tạo đá thành đảo, tự kiềm chế, giải quyết tranh
chấp trong hoà bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, cam kết tiếp tục tuần
tiễu Hải quân bất cứ vùng biển nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.
Chẳng
có giải pháp cụ thể nào được nêu ra, và không chỉ trích đích danh Trung
Quốc là nguồn gốc phát sinh tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Cả
Obama và 4/10 nhà lãnh đạo hết nhiệm vụ vào cuối năm 2016 nên khó thực
hiện lời hứa.
Trong
khi đó, Fox News trích dẫn hình ảnh từ ImageSat International cho thấy 2
hệ thống phòng không HQ-9 với 8 bệ phóng cùng dàn radar đã được bố trí
tại đảo Phú Lâm (Woody Island, Vĩnh Hưng Đảo) vào khoảng 3 đến 14 tháng
2-2016.
Hoả tiễn đất-đối-không Hồng Kỳ, HQ-9, có tầm bắn 200 km nhằm tiêu diệt phi cơ, hoả tiễn phỏng theo kỹ thuật S-300P của Nga.
Chuyên
gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Tân Gia Ba, Tiến sĩ Ian
Storey nói rằng Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự tại Hoàng Sa từ
vài năm qua nhằm “phản ứng các hoạt động quân sự của Mỹ ở Nam Hải”.
Trung Quốc đã xây dựng căn cứ trực thăng tại đảo Quang Hoà (Ducan Island, Sâm Hàng Đảo).
Tư
lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris tuyên bố
trong cuộc họp báo ngắn ở Tokyo hôm 17-02-2016 “Chúng tôi không ngạc
nhiên mà đáng lo ngại, nhưng không có ý định chấm dứt chiến dịch tự do
lưu thông hàng hải, hàng không trên Biển Đông”.
Obama
giải quyết vấn đề Biển Đông bằng giai đoạn I, Tập Cận Bình giải quyết
bằng giai đoạn III nên Trung Quốc luôn luôn giữ ưu thế chiến lược.
Đề
án ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2017 lên tới 582 tỉ USD được Bộ trưởng
Quốc phòng Ashton Carter biện hộ “Nga và Trung Quốc đang chế tạo vũ khí,
hoạch định phương án tác chiến trước khi chúng ta kịp phản ứng. Do đó,
chúng ta phải có khả năng trấn áp những đối thủ tiên tiến nhất nhằm tạo
ra thiệt hại khiến chúng không thể gánh chịu nỗi mà từ bỏ hành vi khiêu
khích hoặc phải hối hận vì chọc giận người Mỹ”.
Hoa
Kỳ đã điều động 2 Hải đội Xung kích Hàng không Mẫu hạm USS Ronald
Reagan và USS John Stennis cùng đồn trú ở Nhật Bản và hoạt động trên 2
Biển Đông và Nam Trung Hoa. USS John Stennis sẽ tập trận chung với Đại
Hàn vào tháng 3-1016.
Một số tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử hạng nhất của Hoa Kỳ cũng đang hoạt động tại Đông Á.
Khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt cũng được chuyển vào Biển Đông Trung Hoa.
Nhật
Bản sẽ dùng phi cơ hải tuần P-3 Orion tuần tiễu Biển Đông và Úc Đại Lợi
cũng như Ấn Độ có thể tham gia. Tân Gia Ba cho phép phi cơ hải tuần
P-8A Poseidon đồn trú để giám sát Biển Đông.
Hoạt
động dồn dập, kể cả việc Phi Luật Tân cho phép Hoa Kỳ chọn 8 căn cứ
quân sự để đóng quân luân phiên khiến cho Bắc Kinh cảm thấy bất an, lo
sợ bị tấn công.
Tập
Cận Bình có thực sự lo sợ bị Obama tấn công hay chỉ dùng cơ hội này để
kích thích chủ nghĩa cực đoan, và tiếp tục gia tăng hoạt động trên Biển
Nam Trung Hoa, kể cả thiết lập Vùng Nhận diện Phòng không?
Đại-Dương
Feb 18, 2016
TƯỞNG NIỆM VĂN HÀO NGUYỄN VĂN VĨNH
Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh
TP
- Tân Nam tử Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) chủ bút báo Đăng Cổ tùng báo
có ba bà vợ với 15 người con. Nhưng gắn bó với ông suốt 36 năm, chịu
đựng biết bao khốn khó, chia sẻ với ông những niềm vui và tủi cực… chỉ
có bà. Sách vở viết về ông rất nhiều, nhưng hầu như không có mấy dòng
viết về bà.
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh. |
Ông như con ngựa (tuổi Nhâm Ngọ), phi trên thảo nguyên, tung hoành, ngang dọc. Còn bà giữ bếp lửa trong chiếc lều phía sau…
Bà
Đinh Thị Tính, quê quán làng Phượng Dực, Phú Xuyên, (nay thuộc Hà Nội)
là người vợ tao khang, tấm cám của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Lớn hơn
chồng một tuổi, bà tuổi Tân Tỵ. Tử vi phán: nữ mạng Tân tỵ cuộc đời tân
toan âu lo, không được sung túc vào trung vận. Tình duyên buồn bực, lao
đao.
Tử vi cũng báo hậu vận an nhàn, hợp
duyên với Nhâm Ngọ… Chẳng biết hư thực ra sao, nhưng lớn lên, năm 1900,
vào tuổi 19, bà lấy chồng.
Chồng bà làm
thông phán. Cưới xong, hai vợ chồng về Hải Phòng sinh sống. Một căn nhà
nhỏ gọn ghẽ ở phố Cầu Đất là tổ ấm của cặp vợ chồng công chức.
Năm
1901 sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Hải. Mấy năm sau, Nguyễn Văn
Vĩnh chuyển về tòa công sứ Bắc Giang, bà lại đi theo. Tại đây, năm 1904
lại thêm con trai thứ hai, đặt tên Nguyễn Giang để kỷ niệm nơi lấy giấy
khai sinh.
Chồng bà là người thông minh,
siêng năng công việc, rất có thiện cảm với thượng cấp, được sủng ái. Nên
khi Công sứ Bắc Giang Hauser được bổ nhiệm làm Đốc lý Hà Nội, ông đã
đưa cả vợ chồng bà Vĩnh về Hà Nội.
Sau
nhiều năm tần tảo, dành dụm từ Hải Phòng, Bắc Giang được ít tiền, bà
Vĩnh đã mua được một ngôi nhà nhỏ ở số nhà 39 phố Mã Mây. Nhà có hai
tầng, bên dưới dùng làm nơi sinh hoạt cho gia đình. Tầng trên là phòng
làm việc ông Vĩnh. Một gian gác nhỏ để tiếp khách
Ngôi
nhà phố Mã Mây đã gắn bó với ông bà Vĩnh 15 năm, kể từ khi ông được
theo Công sứ Bắc Giang về Hà Nội. Cũng ngôi nhà này, đã chứng kiến bao
nhiêu niềm vui, mỗi khi bà Vĩnh khai hoa. Và theo lẽ tự nhiên vốn có tạo
hoá ban phát cho con người, những người con của ông bà nối tiếp nhau
ra đời:
Nguyễn Thị Loan, sinh năm 1907
Nguyễn Thị Nội , sinh năm 1910
Nguyễn Thị Vân, sinh năm 1913
Nguyễn Dương , sinh năm 1914
Nguyễn Phổ, sinh 1917
Nguyễn Kỳ, sinh 1918
Nguyễn Thị Mười, 1919
Nguyễn Dực, 1921
Nguyễn Hồ, sinh 1923.
Ông bà Vĩnh và các con. |
Những người con của bà, đều là nam
thanh nữ tú. Trong đó Nguyễn Thị Vân xinh đẹp có năng khiếu âm nhạc,
chơi dương cầm tài năng, đến nỗi có lần người Pháp đánh tiếng mai mối
cho Vĩnh Thụy (tức Bảo Đại sau này).
Nguyễn
Giang vừa là nhà thơ, vừa là họa sĩ, điêu khắc, có tên tuổi trong cuốn
Thi nhân Việt Nam. Nguyễn Dực, có công lắp đặt hệ thống âm thanh cho Lễ
tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945 tại Ba Đình, rồi thành một trong những người
mở đầu ngành phát thanh đất nước. Đặc biệt Nguyễn Phổ từng làm công tác
tình báo, từng chịu đa truân…
Trọn 36
năm làm vợ của một công chức, rồi làm chủ những tờ báo, bà Vĩnh đã trải
qua những niềm vui hãnh diện, tự hào. Nhưng thật trớ trêu, cuộc đời mang
đến cho bà những khổ đau, vò xé và có những khi không tài nào đứng dậy
được. Bà phụng thờ nhà chồng, trọn đạo làm vợ, làm mẹ.
Hơn
hai chục năm, sinh nở 12 bận, nuôi con mình, con chồng, lần lượt tất cả
hơn chục đứa, đứng mũi chịu sào, chèo chống, nuốt nhịn những nỗi cay
đắng âm thầm. Ấy là hai lần ông Vĩnh lấy thêm vợ bé. Mà những người đến
sau, đều tài năng trẻ đẹp hơn hẳn mình.
Ba trong bốn tố nữ của bà Vĩnh. |
Bà vẫn tìm được cách để sống
chung, để không làm lỡ sự nghiệp của chồng. Ngần ấy năm, bà lẽo đẽo theo
chồng đồng cam cộng khổ. Lúc ra Hải Phòng buôn bán, khi lên Bắc Giang
heo hút gió rừng. Tất cả là vì chồng, vì sự nghiệp của ông mà bà đứng
đằng sau làm hậu thuẫn.
Năm ông Vĩnh mất,
bà vào tuổi 55, chẳng còn trẻ nhưng cũng chưa thể già. Lại một mình
đưa con thuyền đi lên phía trước, khi bánh lái đã gãy!
Rồi cái đận, ông Vĩnh và các con Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Ngược Pháp (tức nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, con riêng của chồng), Nguyễn Thị Loan nối tiếp nhau bỏ bà tìm về nơi vĩnh viễn, bà tan nát cõi lòng.
Trọn
10 năm (1932-1942), bà Vĩnh 5 lần chít khăn tang, một lần tang chồng,
bốn lần tang con. Những vành khăn trắng buốt lạnh cứ chồng đè lên nhau,
quặn thắt trên đầu người đàn bà khổ hạnh.
Kinh
hoàng nhất là những ngày tháng năm 1936. Đúng là họa vô đơn chí. Đám
tang ông Vĩnh ngày 8-5, thì chỉ 4 tháng sau, (tháng 9 năm 1936), giữa
lúc mồ chưa xanh cỏ, đất chưa khép liền… thì người mua được số tài sản
phát mại, đòi quyền sử dụng đất và ép gia đình bà phải chuyển ngay mộ
đi, trả lại khuôn đất.
Đã đến lúc sa cơ
thất thế, chẳng còn đường nào khác. Con cháu đành phải đào mộ lên để
chuyển về quê. Mỗi nhát cuốc bập xuống mồ, như mũi dao khía vào trái tim
bà.
Nhìn những bàn tay nhợt nhạt, run
rẩy chuyển thi hài ông từ chiếc quan tài bằng kẽm, sang chiếc quan tài
gỗ, bà như đứt từng khúc ruột, bởi như thế có khác chi ông Vĩnh bị chết
hai lần?
Đất làng Phượng Dực thuộc vùng
chiêm trũng. Ngôi mộ lúc mới hung táng, còn nằm trên mảnh đất khô khan.
Mùa mưa úng lụt đã biến thành cái hồ mênh mông nước. Ông Vĩnh nằm chìm
trong dòng nước của quê mình. Những ngày ấy, bạn hữu, gia đình có muốn
thắp cho ông nén hương, cũng đành đứng từ xa bái vọng.
Câu
ca “Sống ngâm da, chết ngâm xương” chỉ những vùng chiêm trũng, bây giờ
vận vào ông… Hình ảnh ấy bà Vĩnh còn chôn chặt trong lòng….
Bà
cũng chưa thể cắt nghĩa tại sao cuộc đời ông lại rất gần với nước? Ngày
đầu tiên mua ngôi nhà Mã Mây, rất gần sóng nước sông Hồng. Lần chuyển
đến ở số 25 Nguyễn Gia Thiều, thì lưng nhà quay về hồ Thiền Quang ngày
đêm thì thầm tiếng sóng. Rồi chuyển đến nhà 13-15 Thụy Khuê, hướng bốn
mùa sóng nước Tây Hồ. Cho đến lúc ông chết, là chết trên sông, chứ không
phải một cái túp lều nào trên đất.
Cuối cùng khi về với cố hương, ông Vĩnh vẫn cứ chìm trong nước. Hóa ra số ông sống chết với nước?
Những
tưởng đến ngày hòa bình, là yên hàn, gia đình được đoàn tụ. Ai ngờ hoàn
cảnh thận phận mỗi người lại tạo nên cảnh chia lìa. Nguyễn Dương,
Nguyễn Hải và mẹ con bà ba Suzanne và Nguyễn Hiến vào Nam, Nguyễn Phùng
thì ở Pháp, kẻ đông người tây, tan đàn xẻ nghé.
Rồi
2 cú sét quất xuống gia đình năm 1955 cải cách ruộng đất: Nguyễn Dực
con trai bà bị bắt suýt nữa bị tử hình, may được cứu thoát. Còn Nguyễn
Phổ thì bị đi tù, với lời thị phi làm gián điệp nằm vùng phá hoại miền
Bắc… Bà Vĩnh đã vào tuổi 74 xưa nay hiếm.
Bấy
giờ ngoài Bắc chỉ có 4 người: Nguyễn Giang đã về nước, sống bằng vẽ
tranh, Nguyễn Kỳ 37 tuổi, Nguyễn Thị Mười 36 tuổi, Nguyễn Hồ 32… mỗi
người có thân phận riêng. Họ sống co mình lại. Bà Vĩnh như con chim sợ
cây cong, lúc nào cũng thon thót giật mình.
Khốn khổ nhất là cái lần con trai Nguyễn Phổ bị đi tù, liên can đến vụ cháy nhà máy in Tiến Bộ năm 1955 (mà sau 23 năm, Nguyễn Phổ mới được giải oan, được trả lại quyền lợi, được phân nhà và tặng thưởng Huân chương kháng chiến).
Ngôi
nhà số 25 Nguyễn Gia Thiều bị tịch thu, bà phải về ở nhà con trai
Nguyễn Giang số 59 - Trần Quốc Toản. Sống chung với vợ chồng con trai
được vừa 8 năm (1955-1963), thì tự nhiên nhà chức trách yêu cầu thu lại,
vì ngôi nhà không đủ cơ sở pháp lý. Cũng may họ đổi cho hai căn hộ
khác.
Một là căn hộ rộng 24m2 ở số 34 phố Lê Đại Hành, và một nhà khác ở 119 phố Triệu Việt Vương, có 2 buồng, rộng 36m2. Bà cụ già goá bụa, lúc ấy 82 tuổi, không thể sống một mình ở căn nhà 24m2,
càng không thể về sống chung với vợ chồng Nguyễn Giang, bởi quá chật
chội. Các con trai bà lại bàn nhau đưa mẹ về nhà Nguyễn Dực ở 43 Hàng
Bài.
Khổ thay, ngôi nhà này lại là của bố vợ Nguyễn Dực cho con gái và con rể ở nhờ!
Năm
1964. Tiếng máy bay Mỹ bắt đầu gầm rú ở Vịnh Hạ Long, dư âm của một
cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ phát động, đang đến
gần. Đâu đó người ta rục rịch bàn nhau câu chuyện sắp đi sơ tán.
Trong
bối cảnh ấy, người vợ cả của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, đành phải chia
tay các con cháu, bỏ lại phía sau đất Hà thành, từng gắn bó bao nhiêu kỷ
niệm, cả niềm vui và cay đắng, cả thiên đường và địa ngục, trở về quê
chồng Phượng Dực (Hà Đông cũ) sinh sống, thoát khỏi những ánh mắt nhìn
ghẻ lạnh của người đời.
Bà về đây sống
với người con nuôi của chú ruột chồng, tên là Nguyễn Văn Vần. Đây là đất
hương hoả từ đời các cụ để lại. Ông Vần đã giữ gìn, để bây giờ bà quả
phụ học giả Nguyễn Văn Vĩnh mới có chốn nương thân.
Bà
Vĩnh sống âm thầm như thế, đến năm 1965 thì qua đời, hưởng thọ 84 tuổi,
không dám nghĩ tới ngày gặp lại người con bị oan sai mà tù tội. Bà Vĩnh
cũng chẳng ngờ rằng, người con dâu của bà (vợ Nguyễn Phổ) phải vào tận
miền nam sinh sống, rồi đến tuổi 62 còn xuống tóc tu ở tịnh xá Tòng Lâm,
Sài Gòn, với pháp danh Trí Tuệ, tới chức Tỳ kheo.
Lúc
còn sống bà từng chịu quá nhiều đàm tiếu. Người ta đồn thổi rằng Nguyễn
Văn Vĩnh không làm tay sai cho Tây, làm sao có nhiều tiền tài, sản
nghiệp lớn đến vậy? Ý nói ngôi nhà số 13-15 Thụy Khuê bên cạnh hồ Tây…
Thực
ra ông Schneider, một công chức Pháp, từng công tác với Nguyễn Văn Vĩnh
về làm báo. Sau 38 năm làm việc ở Việt Nam, năm 1918 ông đến tuổi về
hưu. Vì cảm phục, yêu mến Nguyễn Văn Vĩnh, mà trước khi về Pháp,
Schneider đã nhượng lại cho ông Vĩnh toàn bộ nhà in, cơ sở thiết bị và
hai tờ báo (Trung Bắc tân văn và Học báo - tức Đông Dương tạp chí đã bị
Toàn quyền Sarraut đóng cửa). Ông trở thành chủ nhà in, chủ nhiệm hai
tờ báo nói trên.
Nhờ có vốn, ông Vĩnh tậu
ngôi nhà 13 và 15 ở Thụy Khuê, hướng gió mát Tây hồ để cho vợ con sinh
sống. Nhưng đến năm 1935 thì bị ngân hàng phát mại, hóa giá.
Bãi
bể nương dâu, thời vận xoay vòng, cuối cùng nhà của ông chủ báo Đăng Cổ
tùng báo, Đông Dương tạp chí… sau nay vẫn được chọn làm Tòa soạn một tờ
báo ngành của nước ta.
Câu chuyện 18 năm trước của năm người con của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh
Ngày
31/1/1995 tại Hà Nội, nhân dịp đón xuân mới, năm anh em ruột cùng nhau
ngồi tâm sự, hồi tưởng lại những người anh ruột quá cố của mình là bác
sỹ Nguyễn Hải; nhà thơ, nhà báo, nhà dịch thuật và là họa sỹ Nguyễn
Giang. BBT chúng tôi xin được biên tập lại những ghi chép của buổi gặp
tâm sự này, vừa để giới thiệu với các quý vị độc giả một cách khái quát
về hai người con trai đầu của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, vừa để tưởng nhớ
đến những người đã khuất trong số năm con người của buổi tâm sự này. Đây
cũng là một lối hành sử theo tập quán và đạo lý của người Việt từ lâu
đời. Thường cứ đến cuối năm, giáp Tết, người ta hay hồi tưởng, nhớ đến
những người thân đã mất. Cầu cho vong linh của các bậc tiên liệt, luôn
được mát mẻ và linh thiêng!
Năm người em của Nguyễn Giang chụp trong buổi gặp mặt năm 1995.
Thứ tự từ trái sang phải: Bùi Tường Trác (em rể, chồng của bà Nguyễn Thị Mười),
Nguyễn Kỳ, Nguyễn Phổ, Nguyễn Hồ và Nguyễn Dực.
Ông
Nguyễn Giang sinh ngày 4/8/1904 tại tỉnh Bắc Giang, là con trai thứ hai
của học giả Nguyễn Văn Vĩnh và cụ bà Đinh Thị Tính, năm đó cụ Vĩnh làm
việc tại Tòa xứ Bắc Giang. Cũng như người con đầu, cụ Vĩnh lấy tên địa
danh nơi mình đang sống và làm việc để đặt tên con. Năm 1901, cụ làm
việc cho Tòa xứ Hải Phòng, nên người con đầu có tên là Nguyễn Hải
(1901-1938). Năm 1906, cụ Vĩnh được chuyển về làm việc tại Tòa Đốc lý Hà
Nội. Cụ bà Vĩnh lặn lội thu vén, mua được một ngôi nhà nhỏ trên phố Mã
Mây. Tại đây, hai anh em Nguyễn Hải và Nguyễn Giang đã cùng nhau đi học
vỡ lòng ở trường Trí Tri số 37 phố Hàng Quạt.
Cho đến năm 1923, Nguyễn Hải và Nguyễn Giang có thêm 8 người em nữa cùng ở tại ngôi nhà 34 (39)(1)phố Mã Mây. Từ năm 1918 đến năm 1921, hai anh em cùng nhau học tại trường Lít-xê Anbe-Sarô (Lycéc Albert Sarraut).
Nguyễn Giang vẽ bút chì năm 1935. Bức họa người em trai Nguyễn Phổ.
Năm
1920, sau khi Nguyễn Văn Vĩnh dịch thành công một loạt các câu truyện
hài kịch của Môlie (Molière) từ Pháp văn sang chữ Quốc ngữ, như: “Trưởng
giả học làm sang”, “Người biển lận”, “Người bệnh tưởng”… Cụ thấm nhuần
triết lý sống của các nhà văn hóa khai sáng châu Âu. Cụ bất bình sâu sắc
với lối sống trưởng giả, hợm mình của loại người coi vật chất là nhất,
coi danh vị là nhất, và cụ muốn quảng bá lối tư duy tiến bộ của các bậc
thánh hiền. Nguyễn Văn Vĩnh đã quyết định tổ chức đóng và diễn để trình
bày nội dung của các tác phẩm này trước công chúng, đồng thời quảng bá
một loại hình nghệ thuật mới của Âu châu trước người dân Việt, đó là
kịch nói. Cho đến lúc đó, đối với người Việt Nam cả hai nội dung là
truyện hài kịch và kịch nói đều mới lạ.
Thật
đáng tiếc, vì để thực hiện công việc này, cụ Vĩnh đã động viên các con
trai lớn của mình cùng bố tham gia đóng các vai trong vở kịch để thể
hiện tác phẩm, đồng thời mời thêm một vài người quen cùng tham gia. Anh
Nguyễn Hải lúc này đã mười chín, đôi mươi, cụ Vĩnh đặt vào vai Cléonte
trong vở kịch “Trưởng giả học làm sang”. Sắm vai nữ, cụ Vĩnh đã mượn một
người con gái có tên Tửu.
Ảnh Nguyễn Hải chụp tại Paris năm 1930
Vở
kịch được trình diễn ngay trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội, một sân
khấu quá sang trọng và dễ làm các diễn viên xúc động. Thật không ngờ,
anh Nguyễn Hải và cô đào Tửu đã phải lòng nhau và yêu nhau thật. Mọi
chuyện trở nên phiền toái và nan giải… Để thoát khỏi sự việc ngoài mong
muốn này, hai cụ quyết định dồn tiền và đưa cả hai anh em Nguyễn Hải và
Nguyễn Giang đi học xa… sang Pháp.
Nguyễn Giang đã nhờ anh mà được đến Paris diễm lệ, mảnh đất, nơi đã làm thay đổi bao nhiêu bậc danh tài trong lịch sử…
Hai
anh em Nguyễn Hải và Nguyễn Giang đều đỗ tú tài toàn phần. Nguyễn Hải
đã thi và đỗ vào học tại Đại học Y khoa ở Paris. Riêng Nguyễn Giang, vì
học ban A nên đã được học cả tiếng Latin và Hy Lạp, hình như anh Giang
đã say mê văn chương từ đây. Nguyễn Giang quyết định theo học tự do và
sống luôn tại “xóm” Mông-Mác (Mont Matre), vốn là nơi quy tụ nhiều sinh
viên, học sinh du học của các nước khác nhau. Trong số những người bạn
thân nổi tiếng của anh Giang, có họa sỹ Anđrê Mácsan (André Marchand)
người Pháp và Komatsu Kiyoshi người Nhật Bản(2). Nguyễn Giang
đã sống và chịu ảnh hưởng lớn của môi trường này, sau này anh trở thành
họa sỹ thực thụ. Trong gia đình đã chứng kiến: suốt cuộc đời họa sỹ của
Nguyễn Giang, anh đã vẽ và có đến hàng trăm tác phẩm, cả bút sắt và cả
tranh sơn dầu.
Năm 1930, khi Chính phủ
thuộc địa đã thực sự mâu thuẫn và tìm cách loại trừ con người và ảnh
hưởng của Nguyễn Văn Vĩnh ra khỏi đời sống chính trị xã hội, họ đã tịch
thu cơ sở vật chất, bắt đóng cửa các tòa báo do cụ là chủ bút, các cơ sở
xuất bản, cùng với giới tài phiệt Thực dân, họ dựng lên sự kiện vỡ nợ…
Tất cả đều vì Nguyễn Văn Vĩnh đã không chấp nhận những chính sách và
đường lối cai trị của Chính quyền Thực dân. Chính lúc này, cũng là lúc
anh Nguyễn Hải đỗ bác sỹ và trở về Việt Nam. Việc trở về Việt Nam trong
bối cảnh những khó khăn của gia đình ngày càng chồng chất, đã cản trở
không ít những ước vọng của bác sỹ Nguyễn Hải trong việc hành nghề. Anh
đã phải chấp nhận làm tạm tại một bệnh viện ở tỉnh Ninh Bình. Một năm
sau, anh trở về Hà Nội và mở phòng khám tư tại số 6 phố Nam Ngư. Sau
giai đoạn này, anh mắc bệnh lao. Đó là quãng thời gian vô cùng khó khăn
đối với y học khi chưa có thuốc kháng sinh. Anh quyết định vào miền Nam
với hy vọng được tĩnh dưỡng. Nhưng căn bệnh hiểm nghèo càng ngày càng
hành hạ anh và anh đã qua đời tại Rạch Giá khi mới có 37 tuổi.
Cũng
những khó khăn như người anh cả đã trải qua, anh Nguyễn Giang không còn
hy vọng được sự trợ giúp của thày mẹ. Tuy vẫn ở lại Paris nhưng lại
chưa có được mảnh bằng nào. Cụ bà Vĩnh đã gồng mình, khuyên con và cam
kết sẽ trợ giúp tài chính cho anh Giang ở lại Pháp thêm 3 năm nữa, mục
đích là để học và lấy được bằng cấp, khỏi lãng phí cả chục năm trời đã
qua. Vốn bản tính khoáng đạt, thông minh không thiếu, chỉ trong ba năm,
Nguyễn Giang đã đỗ cử nhân luật tại Paris.
Năm
1933, anh Nguyễn Giang trở lại Việt Nam. Gia đình lúc này đã dần rơi
vào cảnh khánh kiệt. Cụ Vĩnh đang vật lộn với sự o ép điên cuồng của
Chính quyền Thực dân. Liên tiếp các cuộc mặc cả về chính trị giữa Chính
phủ và Nguyễn Văn Vĩnh kéo dài hết năm này sang năm khác. Những miếng
ngon nức nở dành cho Nguyễn Văn Vĩnh cũng không làm lay chuyển được lập
trường chính trị của cụ. Nào ghế Thượng thư, nào Bắc đẩu Bội tinh, nào
sẽ được tháo nợ… Cụ bà Vĩnh vẫn với bản chất của người đàn bà hàng phố,
vừa nghiến răng chịu đựng, vừa lao vào việc buôn bán kiếm từng hào, vẫn
kiên cường nuôi dạy cả đàn con có đến quá cả tiểu đội.
Thật
lạ, với hoàn cảnh nguy cấp như trên, nhưng anh Giang vẫn luôn lạc quan.
Anh lạc quan đến mức kéo cả nhà hưởng ứng theo, nào vẽ tranh, nào làm
thơ, nào tổ chức triển lãm… Năm 1934, anh Nguyễn Giang đã chọn trong cả
trăm bức vẽ của mình ra 30 bức. Anh đóng khung trang trọng, anh xin phép
cả nhà để mời khách đến giới thiệu và thưởng lãm. Không khí cả nhà tưng
bừng, khách khen ngợi, đánh giá và tán thưởng hết lời… Làm cho không
khí trong gia đình bớt được sự ngột ngạt, căng thẳng do Chính quyền gây
ra. Họa sỹ Tô Ngọc Vân đã viết bài nhận xét Nguyễn Giang và đăng trên
báo Nước Nam mới ngày 16/5/1935 (BBT.chúng tôi sẽ cho đăng bài viết này trong thời gian sớm nhất).
Cũng
vào năm tháng cơ cực này của gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn
Giang, lần đầu tiên, với sự giúp đỡ của người em ruột là Nguyễn Dương
(1914-1967) đã cho xuất bản tập thơ “Trời xanh thẳm”. Tập thơ bao gồm
các bài thơ do anh sáng tác theo thể Đường luật khi còn ở Pháp. Cuốn
sách được minh họa bằng tranh vẽ của người bạn Pháp là họa sỹ André
Marchand. Quan điểm của Nguyễn Giang là: vẽ tranh và làm thơ đều có
những nguyên tắc giống nhau. Cả hai công việc này đều cần sự rung động
của tâm hồn, đều cần không gian và những tiêu chí cụ thể. Hỡi ôi, Nguyễn
Giang biết rất rõ rằng, tranh vẽ không nuôi được họa sỹ và thơ làm ra
cũng chẳng nuôi nổi thi sỹ. Những năm tháng này anh vẫn phải sống nhờ mẹ
nên cũng chưa dám lập gia đình!
Ngày
1/5/1936, ngày đại họa của gia đình học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Suốt một
thời gian dài, Chính quyền Thực dân đã mặc cả đi mặc cả lại với Nguyễn
Văn Vĩnh. Họ muốn gì? Họ muốn Nguyễn Văn Vĩnh phải chấm dứt việc viết
bài, chỉ cần chấm dứt việc viết bài là sẽ triệt tiêu được ảnh hưởng mang
tính tư tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh đối với xã hội, đối với những khuynh
hướng đòi cải cách, đòi tự do, dân chủ và bình đẳng. Bất chấp những
“phần thưởng”, những ưu ái của chính thể, cuối cùng, Nguyễn Văn Vĩnh đã
chọn con đường sang Lào tìm vàng (theo sự “dàn xếp” của Chính phủ Thuộc
địa). Cụ chọn con đường này, vì không muốn phản bội lại lý tưởng mình đã
theo đuổi. Cụ Vĩnh từ biệt vợ, các con, cháu để đi vào nơi thâm sơn
cùng cốc, đến với một loại hình “công việc” hoàn toàn xa lạ, nhưng trong
lòng cụ vẫn hy vọng sẽ gặp may (Thông qua loạt bài phóng sự cuối cùng
của ông viết từ Sê Pôn gửi về) và… sẽ được trở về để vẫn sẽ được cầm
bút!
Sau cái đêm mưa gió não nùng trên
dòng sông Sê Băng Hiêng ở miền Nam nước Lào, cụ đã không bao giờ trở
lại. Sáng ngày 2 tháng 5 năm 1936, người ta tìm thấy Nguyễn Văn Vĩnh,
một thân một mình, trên một con thuyền độc mộc lênh đênh giữa dòng nước,
toàn thân đã tím đen… “Người ta” thông báo: “Ông chết vì sốt rét và
kiết lỵ…!”
Nguyễn Văn Vĩnh ra đi trong
cảnh nhà sa sút, sự nghiệp bị nghiền nát, tai tiếng về chuyện “vỡ nợ”
làm cho những người thân không ngửng đầu lên được. Cụ bà Vĩnh quyết
định, cử người sang Sê Pôn (Tchépone) để làm tang cho cụ ông, sau 3 năm
sẽ cho cải táng và đưa cốt về quê là làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực,
huyện Thường Tín, phủ Hà Đông (nay là Phú Xuyên Hà Nội).
Vào
cái ngày bi thương ấy, khi gia đình Nguyễn Văn Vĩnh đang lúng túng
trước cái tin sét đánh, người em rể của học giả Nguyễn Văn Vĩnh là bác
sỹ Trần Văn Lai (1894-1975)(3) đã đứng ra đề nghị xin được gánh vác việc tang lễ cho người anh vợ của mình. Bác sỹ Trần Văn Lai đã tìm đến Hội Tam điểm(4) và Hội Nhân quyền Hà Nội(5)
kết hợp với Nhà tang lễ Louis Chức đưa ba người trong gia đình cụ Vĩnh
sang Sê Pôn rước thi thể Nguyễn Văn Vĩnh về quàn tại trụ sở Hội Tam điểm
ở 117 đường Gambeta (nay là phố Trần Hưng Đạo) Hà Nội. Cùng với bà
Suzan Vĩnh, anh Giang đã đi “đón” bố về… Vậy nhưng sự kiện cay đắng này,
đã làm thay đổi cuộc đời của thi sỹ Nguyễn Giang.
Cho
đến lúc đó, Chính quyền Đông Dương cũng như Thực dân Pháp đã hoàn thành
mục đích tàn ác, hạ gục con người bất khuất Nguyễn Văn Vĩnh, con người
đã làm khuynh đảo cả guồng máy chính trị, đe dọa sự tồn vong của chế độ
thực dân ở Đông Dương. Cũng chính Nguyễn Văn Vĩnh là người Việt Nam hiếm
hoi hiểu được sâu sắc nguồn gốc, bản chất, tính cách của dân tộc Pháp
và cả sự ám muội trong chủ trương bóp nghẹt dân tộc An Nam của những
người Pháp thực dân. Nguyễn Văn Vĩnh đã hiểu người Pháp đến mức họ không
còn bình tĩnh mỗi khi nghe đến tên mình. Không phải chỉ một vài ai đó
giật mình khi chứng kiến ba ngày tang lễ tiễn đưa Nguyễn Văn Vĩnh (từ 6
đến 8/5/1936) đã minh chứng sự quý trọng vô bờ của các tầng lớp dân
chúng thủ đô, của các nhân sỹ hàng đầu Việt Nam, của chính các thành
viên tiến bộ trong bộ máy cai trị là người Pháp. Họ không phải chỉ đến
tiễn đưa Nguyễn Văn Vĩnh bằng việc ngả mũ chào vĩnh biệt, mà còn cả bằng
những bài điếu văn lắng đọng với giấy trắng mực đen, ca ngợi, kính
trọng và tiếc thương con người được vinh danh là Người công dân vĩ đại.
Dù
bản chất của Chính quyền là nham hiểm nhưng họ vẫn bị giày vò… bởi lẽ
bản thân Chính quyền Thực dân, bản thân những người Pháp đến Đông Dương
đô hộ cũng không thể phủ nhận được sự xuất chúng, tài năng thiên phú và
con người nhân ái của Nguyễn Văn Vĩnh cùng với những đóng góp xuất sắc,
tiêu biểu cho nền văn hóa Pháp Việt, là cây cầu nối của hai nền văn hóa
Đông-Tây, nên họ đã lập tức nghĩ ngay đến việc“đền bù”, đúng hơn là sám
hối trước nước cờ đã rồi.
Ngay trong
những ngày tang lễ đau thương của gia đình Nguyễn Văn Vĩnh, nhà thơ
Nguyễn Giang đã nhận được thông báo của ngài (Đại biện) Toàn quyền Đông
Dương là Giăng Luiz Renơ Rôbin (Jean Louis Rene Robin) nhờ bác sỹ Trần
Văn Lai chuyển tới ý kiến rằng: muốn giúp đỡ Nguyễn Giang để kế tục sự
nghiệp và vai trò của cha. Đặc biệt là phụ trách tờ Đông Dương tạp chí
và Trung tâm sách Âu Tây tư tưởng!
Đúng
10 ngày sau, để phản hồi ý kiến của ngài Toàn quyền, Nguyễn Giang đã
đặt bút viết loạt bài “Món nợ văn chương” (La dette poetique) đăng liên
tục trong gần 20 số trên tờ báo Nước Nam mới – L’Annam nouveau.
Xin được chứng minh nhận định nêu trên bằng chính bài điếu văn của một
người Pháp tiến bộ là nhà báo Henri Tirard đọc trong đám tang Nguyễn Văn
Vĩnh ngày 8/5/1936 như sau: “Rất tiếc là ông Nguyễn Văn Vĩnh, một
trí thức An Nam và Pháp đã phải đấu tranh chống lại bọn tài phiệt thuộc
địa, chính nó đã buộc ông phải rời bỏ con đẻ của ông, tờ báo Nước Nam
mới. Nó cũng đã buộc ông phải trở thành một kẻ đi tìm vàng, một loại
hình công việc mà Nguyễn Văn Vĩnh không được chuẩn bị, và điều đó đã
giết chết ông…”.
Sau
1945, anh Giang đi kháng chiến, đóng tại Thái Nguyên. Năm 1947, sau khi
diễn ra vụ nhẩy dù của lính Pháp tại Bắc Cạn, cơ quan nơi ông tham gia
làm việc tan tác, anh chị Nguyễn Giang bỏ về tản cư ở Phúc Yên và bị Ủy
ban Kháng chiến bắt giữ. Sau khi được tha, năm 1948, anh Giang trở lại
Hà Nội làm Giám đốc Đại chúng Học vụ và làm việc cho Nhà Xuất bản Hoành
Sơn.
Nguyễn Giang vẽ bút chì năm 1935. Bức vẽ cô Nghiêm Thị Kim Thanh, sau đó Nguyễn Giang cưới làm vợ năm 1938.
Ảnh chụp ông bà Nguyễn Giang năm 1953 tại Hà Nội.
Từ năm 1955 đến 1961 là Phó Hiệu trưởng trường Albert Sarraut Hà Nội.
Ngày 10/4/1969, anh Nguyễn Giang qua đời tại Hà Nội sau một thời gian đau màng não.
Từ
cõi lòng sâu thẳm, Nguyễn Giang cũng muốn theo gót người cha của mình
trong nghiệp làm văn hóa. Xin khái quát một số những sản phẩm, tác phẩm
đã được xuất bản mà anh đã để lại để chúng ta cùng biết:
Sách dịch:
Tác giả Sếc xpia (Shakespeare) có: Kịch Giấc mộng đêm hè.
Macbet.
Hamlet.
Racine có: Andromarque
Victor Hugo có: Hernanie
Chuyện cổ Grim
Hômmerơ (Homère) có: Iliat và Ôđixê ( Iliade et L’Odyssée)
Etsyle có: Quân Ba Tư, Prômêtê bị xích
Xôphôclơ có: Antigon, Vua Ơđíp, Êlectrơ
Một số bi kịch của Ơripit và hài kịch của Arixtophan
Danh nhân Âu Mỹ
Tập thơ “Trời xanh thẳm”
Sách dạy tiếng Việt “cách đặt câu”
Những
ngày cuối năm, ngẫm lại chuyện xưa, năm anh em chúng tôi không thể
không bùi ngùi, cay đắng nghĩ về những mất mát của thầy mẹ mình, của các
anh chị mình. Chúng tôi ghi lại những dòng này, vừa để chia sẻ với
những người thân, vừa để con cháu đừng quên quá khứ xót xa của các bậc
sinh thành để coi đó là những điều nhắc nhở, đừng sống thiển cận và ích
kỷ!
Nhân dịp Tết Ất Hợi, chúng tôi mừng cho nhau một mùa Xuân mới luôn luôn khỏe mạnh và đón Tết vui vẻ.
Tết Ất Hợi
Ngày 31/1/1995 Năm người em ruột của các anh
Nguyễn Hải, Nguyễn Giang,
Nguyễn Dương và Nguyễn Nhược Pháp.
Ghi chú:
Khi gặp nhau tại buổi tâm tình này, năm anh em chúng tôi gồm:
Nguyễn Phổ 79 tuổi, Nguyễn Kỳ 77 tuổi, Nguyễn Thị Mười 75 tuổi, Nguyễn Dực 74 tuổi và Nguyễn Hồ 72 tuổi.
Người ghi chép: Nguyễn Kỳ
Hiệu đính và chú thích: Nguyễn Lân Bình
Chú thích:
(1) Trong gia đình, đều nói số nhà là 34 phố Mã Mây. Nhà văn Nguyễn Vỹ và một vài người cùng thời lại khẳng định là 39.
(2) Mời xem bài: “Komatsu Kiyoshi và Cuộc tái ngộ”.
(3)
Bác sỹ Trần Văn Lai là Thị Trưởng đầu tiên của Hà Nội trong giai đoạn
Chính phủ Trần Trọng Kim. Thị Trưởng Trần Văn Lai là người đã quyết định
đổi tên các phố mang tên Pháp sang tên Việt.
Sau 1954 là Thứ Trưởng Bộ Thương binh Xã hội.
Năm 1964 là Đại biểu Quốc hội nước VNDCCH.
Năm 2011 đã đặt tên phố Trần Văn Lai tại khu đô thị Mỹ Đình – HN.
(4) Hội Tam điểm: tiếng Pháp: Franc-maçonnerie tiếng Anh: Freemasonry. Hiểu theo tiếng Việt là Nền tảng tự do.
Là
Hội đoàn có xuất xứ từ thế kỷ 17 ở nước Anh, lúc đầu bao gồm các công
nhân xây dựng tiến bộ hoạt động kín (Tam điểm chính là mật hiệu chỉ ba
góc của chiếc êke – giải thích của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu). Tôn chỉ
của hội là hành động vì sự tiến bộ của nhân loại.
Nguyễn Văn Vĩnh gia nhập chi hội Conficius năm 1925. Chi hội có 8 người, trong đó có 5 người Việt và 3 người Pháp.
TƯỞNG NIỆM VĂN HÀO NGUYỄN VĂN VĨNH
h ngồi giữa ở hàng giữa.
Bài phỏng vấn Bác Sĩ Đính và Bà Nguyễn Nga Mỹ
của Trọng Thịnh trên báo Tiền PhongGia đình Học Giả Nguyễn Văn Vĩnh
Qua Ký Ức
của Những Người Cháu Nội
Một buổi sáng cuối thu, có người phụ nữ đã luống tuổi tìm đến văn phòng đại diện báo Tiền Phong tại TP. HCM. Bà tự giới thiệu tên là Nguyễn Nga Mỹ - con của ông Nguyễn Dương và là cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.Bà Mỹ đưa một lá đơn đề nghị nói lại cho cụ thể về hai bài viết đăng cách đây chưa lâu trên báo Tiền Phong: “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh” và bài “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” của tác giả Khúc Hà Linh.Tuy nhiên lá đơn không đứng tên bà Mỹ mà đứng tên của một người cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh khác: Ông Nguyễn Lân Đính - con ông Nguyễn Hải.Chúng tôi đã gặp cả hai người cháu nói trên của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Trong cuộc trao đổi, cả ông Đính và bà Vĩnh khẳng định, những vấn đề chưa đúng trong hai bài báo đều không lớn, nhưng có thể gây hiểu nhầm cho người đọc cũng như làm sai lệch lịch sử. Cụ thể, với bài báo “Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh”.- Chi tiết thứ nhất: học giả Nguyễn Văn Vĩnh được cải táng sau hơn 3 năm chôn cất theo đúng phong tục tập quán của người miền Bắc chứ không phải chỉ sau vài tháng như bài báo đã nêu. Bà Nguyễn Thị Mười - Con gái cụ Vĩnh sinh năm 1919 hiện vẫn còn sống và còn minh mẫn đã khẳng định điều đó.- Chi tiết thứ hai: về ngôi nhà số 25 Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) mà cụ ông và cụ bà Vĩnh đã từng sống. Ông Nguyễn Lân Đính khẳng định ngôi nhà đó là của anh em bên mẹ ông mua và cho mẹ cùng anh em ông ở từ năm 1942, tức là sau 6 năm cụ Vĩnh mất thì làm sao cụ Vĩnh có thể ở đó được. Và tới năm 1954, trước khi cả gia đình ông bà Nguyễn Hải di cư vào Nam, bà Hải đã mời bà Vĩnh về ở.- Chi tiết thứ 3: theo ông Đính, cụ bà Vĩnh là một người rất đảm đang, khéo thu vén, tần tảo nên không chỉ lo cho mười mấy người con trong đó có nhiều người thành đạt mà còn giúp đỡ chồng rất nhiều khi cụ Vĩnh gặp khó khăn về tài chính. Thậm chí dù Nguyễn Nhược Pháp là con riêng của chồng nhưng bà vẫn nhận nuôi và coi như con ruột. Trong kháng chiến chống Pháp, bà Vĩnh cũng giúp đỡ tài chính rất nhiều để các con tham gia kháng chiến.Về bài báo “Tuổi thơ Nguyễn Nhược Pháp” cũng có một chi tiết sai là “Được tin anh Hải mất trong Nam, Nguyễn Nhược Pháp buồn đau…”. Điều này là không thể bởi Nguyễn Nhược Pháp mất năm 1938, còn Nguyễn Hải mất năm 1939 thì sao người mất trước có thể buồn đau người mất sau được? Ngoài ra tên người con trai của cụ Vĩnh là Nguyễn Văn Phổ chứ không phải là Nguyễn Phổ.Trong gia tộc họ Nguyễn Văn Vĩnh, chỉ trừ Nguyễn Văn Phổ là có tên đệm chữ Văn và những người con riêng có tên đệm, còn lại các con trai cụ Vĩnh chỉ có tên và họ. Tuy nhiên đến đời thứ 3 trở đi thì đa số con trai đều được đặt tên chữ đệm là Lân còn con gái thì có tên cuối là Mỹ.Ngay từ khi còn đi học, ông Nguyễn Lân Đính đã bị nhiều người nhầm là con của gia đình nhà giáo Nguyễn Lân - Một dòng họ nổi tiếng về sự học ở Việt Nam. Ông Đính còn nhớ vào khoảng năm 1943 - 1944, khi ông đang theo học tại trường Albert Sarraut, ông có được theo học thầy Nguyễn Lân.Bà Mỹ và ông Đính cũng cám ơn tác giả Khúc Hà Linh đã quan tâm tới gia tộc của dòng họ Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, tham khảo cần có sự đối chứng kỹ hơn nữa để tránh những sai sót. Con cháu cụ Vĩnh hiện đã lên tới 6 đời với vài trăm người.Ngoài ra, cách đây 5 năm, Nguyễn Hồng Phúc – Con trai trưởng của Nguyễn Lân Chi (Cháu đích tôn của cụ Nguyễn Văn Vĩnh) đã bỏ công sức đi sưu tầm những tài liệu, hình ảnh liên quan đến gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh, trong đó có những tư liệu ghi nhận, chọn lọc và tổng hợp từ trí nhớ của rất nhiều người trong dòng tộc nên có những cơ sở khoa học để làm căn cứ khi nghiên cứu.Hiện nay, trang web nguyenvanvinh.net do Nguyễn Hồng Phúc có lưu rất nhiều tư liệu và đã được nhiều người trong dòng tộc công nhận là trang web có những thông tin chính xác nhất.Ông Nguyễn Lân Đính là con thứ 3 của ông Nguyễn Hải - Con trưởng của cụ Vĩnh. Ông Hải du học bên Pháp, nhưng giữa chừng thì về nước cưới vợ. Vợ ông Hải là bà Trần Thị Kim, con gái của ông Trần Văn Thông, Tổng đốc thành Nam Định.Bà Kim còn có người anh trai khá nổi tiếng sau này là ông Trần Văn Chương, từng làm đến chức đại sứ của Việt Nam cộng hoà tại Mỹ và có cô con gái tên Trần Lệ Xuân - nổi tiếng với vai trò bà Cố vấn - tức phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu trong chính quyền Sài Gòn.Ông Trần Văn Thông quê ở Biên Hoà nhưng được triều Nguyễn cử ra làm tổng trấn Nam Định.Sau khi cưới vợ, ông Hải đã đưa vợ sang Pháp và đã sinh hạ được hai người con là Nguyễn Lân Chi (1928) và Nguyễn Thị Khuê Mỹ (1930).Cũng trong năm này, bà Kim tiếp tục mang thai đứa con thứ 3 tại Pháp nhưng bà lại trở lại Việt Nam và sinh con tại Nam Định vào ngày 21-2-1931: Đó chính là Nguyễn Lân Đính. Tuy không phải là cháu đích tôn của cụ Vĩnh nhưng ông Đính lại có may mắn là đứa cháu được sống nhiều nhất với ông nội.Sau khi sinh 15 ngày, bà Kim đã giao ông Đính cho bên nội nuôi và ông Đính được sống một thời gian trong ngôi nhà ở Thuỵ Khuê cùng với ông bà nội và các cô chú ruột.Nhưng vì ông nội mất sớm (1936) nên trong tâm trí của đứa trẻ mới vài tuổi đầu, ông Đính chỉ nhớ là ông nội hay cho ông cháu ngồi lên đùi để ông nựng, có lần khi đi Lào về ông nội vừa bế ông khi ngồi trên ghế vừa xoay xoay chiếc lọ thủy tinh đựng mạt vàng, khoe với mọi người.Một chi tiết nữa ông Đính vẫn nhớ là có một lần do ông khóc, đòi ngồi ăn cùng bàn với mọi người nên đã bị chú Pháp (Nguyễn Nhược Pháp) tát một cái. Tuy nhiên cũng như nhiều cô chú khác, chú Pháp cũng rất chiều cháu và hay chở cháu đi chơi, thậm chí chở vào cả toà báo để xem chú làm việc.Mãi tới năm 1939, sau khi ông Hải mất tại miền Nam, bà Kim mới đưa các con ra Hà Nội sinh sống và ông Đính mới được sống cùng anh chị em ruột. Tuy nhiên ông vẫn qua lại với bà nội và các cô chú.Như nhiều cô chú trong dòng tộc Nguyễn Văn Vĩnh, ông Đính học cũng rất giỏi và tốt nghiệp tú tài 2 vào năm 1950 tại trường Albert Sarraut (nay là trường PTTH Trần Phú - Quận Hoàn Kiếm).Năm 1951, ông Đính đi du học tại Pháp và lấy bằng tiến sỹ Y khoa năm 1958 với chuyên môn về dinh dưỡng. Thời điểm đó tại Việt Nam chưa có một ai có chuyên môn sâu về dinh dưỡng đến như thế.Vì là đề tài tự đăng ký nên ban đầu ông Đính không được theo học chính quy. Và năm 1954 Pháp rút khỏi Việt Nam nên ông Đính trở thành du học sinh tự do.Muốn làm được tiến sỹ chuyên ngành dinh dưỡng, ông phải có học bổng của chính phủ. Bí quá, ông đã nhờ em gái liên lạc với Trần Lệ Xuân để nhờ giúp đỡ.Theo em gái ông kể lại thì khi nghe trình bày, bà Xuân đã nhấc điện thoại gọi cho ai đó và chỉ một tuần sau, ông đã có học bổng để tiếp tục làm luận án tiến sỹ.Năm 1959 ông Đính trở về nước (thời điểm này cả gia đình ông đã đi cư vào Nam nên ông bay thẳng từ Pháp về Sài Gòn) và tham gia làm việc tại Phòng thí nghiệm khảo cứu dinh dưỡng.Năm 1967, ông bị trưng tập vào Cục Quân y Quân lực Cộng hòa và sau đó làm Giám đốc Chương trình dinh dưỡng cho đến năm 1975.Sau khi đất nước thống nhất, ông Đính không đi nước ngoài như nhiều người mà ở lại, làm qua nhiều công việc trước khi về làm giám đốc Trung tâm dinh dưỡng trẻ em thuộc Sở Y tế TP. HCM.Tại đây, với khả năng chuyên môn của mình cùng với những mối quan hệ với nhiều tổ chức y tế trên thế giới có từ trước năm 1975, ông Đính đã cùng nhiều y bác sỹ có tâm huyết xây dựng trung tâm thành trung tâm chăm sóc, tư vấn về dinh dưỡng hàng đầu của Việt Nam.
______________________________________________
Về một hậu duệ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh
Bây giờ thì bộ phim tài liệu gia đình của gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh mang tên “Mạn đàm về Người Man di hiện đại” dài tới 4 tiếng đã được chiếu tới 30 lần, ngoài những buổi chiếu tại gia đình, Trung tâm văn hoá Pháp thì có những buổi chiếu cho hàng trăm sinh viên trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hoá và Đại học Sư Phạm Hà Nội đều nhận được những phản hồi tích cực. Đây có lẽ là bộ phim tài liệu lịch sử duy nhất về một gia tộc được làm công phu, đồ sộ và… hoàn toàn bằng kinh phí độc lập. Người dám làm một việc “không giống ai” ấy là anh Nguyễn Lân Bình, một công chức ở Bộ Ngoại giao, cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh…
Anh Lân Bình bên bộ tràng kỷ, kỷ vật duy nhất của cụ Vĩnh
I- Tôi quen anh Lân Bình từ năm 2002 khi lấy tư liệu viết bài về cha anh, ông Nguyễn Dực, người có công đặc biệt trong việc xây dựng Đài Tiếng nói Việt Nam, tháng 8 năm 1945 .Ấn tượng đầu tiên về người đàn ông này là niềm tự hào và say mê đặc biệt khi nói về gia tộc mình. Khi nghe rồi mới thấy niềm tự hào ấy hoàn toàn có lý bởi đó là gia tộc có quá nhiều người tài, nổi tiếng với những tên tuổi đã “đóng đinh” vào lịch sử văn hoá, văn học nước nhà như học giả, nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, nhà thơ Nguyễn Giang…
Khi có dịp ngồi nói chuyện với nhau, anh Bình thường nhắc nhiều về ông nội mình, một trong những người có công lớn trong việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX .
Cần phải nói một chút về học giả Nguyễn Văn Vĩnh. với tư cách là một nhà báo, dịch giả đã làm hết sức mình để chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết Quốc gia đầu thế kỷ XX.
Những nỗ lực của học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ ở Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào việc nâng cao dân trí, mở mang tri thức cho người dân Việt Nam, giúp cho dân tộc Việt Nam được dùng một thứ chữ viết riêng hiện đại, tiện lợi, trên con đường hội nhập với các dân tộc khác trên thế giới.
Trong cuộc đời mấy chục năm làm báo của mình, ông đã là chủ bút của 8 tờ báo tiếng Việt và tiếng Pháp, Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch hàng chục tác phẩm văn học, triết học, như “Kim Vân Kiều” (dịch từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ, rồi dịch từ chữ quốc ngữ sang Pháp văn); dịch “Triết học yếu lược”; rồi “Thơ ngụ ngôn” của La Fontaine; ” Ba người lính ngự lâm pháo thủ” (24 cuốn) của Alexandre Dumas; “Những người khốn khổ” của Victor Hugo; ” Miếng da lừa” của O.de Balzac… sang chữ quốc ngữ, mục đích để phổ biến chữ quốc ngữ với người Việt, đồng thời mở ra một cửa sổ giúp cho người dân tiếp cận với văn học, văn hoá thế giới…
Từng làm chủ nhà in và những tờ báo nổi tiếng nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX bằng cả tiếng Việt (Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn – Tờ nhật báo đầu tiên trong lịch sử báo chí VN ) và tiếng Pháp ( Notre Journal, L’Annam nouveau – An nam mới…), nhưng do không chịu khuất phục người Pháp mà Nguyễn Văn Vĩnh đã bị chính quyền o ép tới mức phải phá sản.
Giữa năm 1935, với lý do Nguyễn Văn Vĩnh bị vỡ nợ, chính phủ thuộc địa đã tịch thu toàn bộ tài sản của ông đem bán đấu giá, số tiền bán đấu giá vẫn chưa đủ để trả hết nợ. Người Pháp đã đưa ra 3 lựa chọn cho Nguyễn Văn Vĩnh: nếu vào Huế làm quan, sẽ được trả lại toàn bộ tài sản như cũ; Ngồi tù ở Hỏa Lò dù chỉ 1 ngày; hoặc biệt xứ sang Lào với danh nghĩa đi tìm vàng để trả nợ! Với cái “máu” của người làm báo đậm chất kẻ sĩ, ông đã lựa chọn đi Lào. Tiếng là đi tìm vàng, nhưng chỉ trong 1 tháng ở Lào, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết thiên phóng sự dài kỳ “Một tháng với những người đi tìm vàng”, gồm 11 bài đăng trên báo L’Annam Nouveau. Khi loạt phóng sự này đang dở dang thì ngày 1- 5-1936, Nguyễn Văn Vĩnh đột ngột qua đời trong một chiếc thuyền độc mộc trên sông SêPôn, một cái chết cho tới bây giờ vẫn còn là bí ẩn…
Ông Vĩnh có tới 15 người con, với những biến cố của lịch sử đất nước, đại gia đình ấy cũng phải ly tán mỗi người một nơi và cũng có những người con của ông Vĩnh gặp phải hoàn cảnh không may mắn như Nguyễn Phổ, người cùng hoạt động tình báo với nhà văn Vũ Bằng nhưng vì một sự hiểu lầm mà đã bị bắt ngồi tù oan hơn 17 năm…
Bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” do Tiến sĩ vật lý hạt nhân – hoạ sĩ Nguyễn Đình Đăng vẽ năm 2001 tại Tokyo-Nhật Bản.
Anh Bình kể : Một thời gian dài, anh hầu như không hiểu gì về lịch sử gia đình, bởi một thời, vì nhiều lý do mà ngay trong nhà cũng không dám thường xuyên treo ảnh cụ Vĩnh. Thời đi học, anh chỉ biết đơn giản rằng ông nội mình là một người tài, rồi bị phá sản… Mãi tới cuối những năm 80 lần về quê đầu tiên với người chu ruột, rồi cuối những năm 90 vì được gia tộc tin cậy giao lại cái kho tư liệu mà các bác các chú anh đã cất giữ, anh Bình mới bàng hoàng lờ mờ nhận thấy :hóa ra sự nghiệp của ông nội mình quá lớn.! Vậy mà phần đông con cháu đều biết hoặc biết rất ít về cụ… Phải làm gì để con cháu không quên cội nguồn, phải làm gì để mọi người trong gia tộc đều dược biết rằng gia tộc mình có quá nhiều những điều kỳ vĩ mà vì sao lại phải chịu nhiều thăng trầm , đắng cay đến như vậy ? Câu hỏi ấy ám ảnh Nguyễn Lân Bình nhiều năm. Cho tới năm 2006, anh quyết định với di sản đồ sộ của ông nội và các bác để lại, nên làm một bộ phim tài liệu về gia tộc mình chí ít là để con cháu trong nhà cùng biết! Ngày đó, khi nghe anh nói ý định ấy, tôi và tất cả bạn bè anh đều nghĩ có lẽ ông bạn mình..có vấn đề rồi?!
II- Giờ đây, khi bộ phim đã hoàn thành và đã chiếu tới 30 buổi cho nhiều đối tượng từ các nhà văn, nhà báo, sử học, nhà nghiên cứu văn hoá trong và ngoài nước, các nhà quản lý về văn hoá- văn nghệ, sinh viên các trường đại học và ở đâu,lúc nào cũng nhận được phản hồi tích cực. Nhắc lại hành trình suốt 1 năm làm phim, anh Bình tâm sự : “ nhiều lúc không dám nghĩ mọi chuyện lại trở thành hiện thực, vì khi bắt tay vào làm phim , không biết phải bắt đầu từ đâu và sẽ lựa chọn những chi tiết nào ? !” . Để có bộ phim dài 4 tiếng ấy, nhóm làm phim đã quay tới 1.500 phút ở Hà Tây, Hà Nội, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Lào và đi tới 5 thành phố ở Pháp.
Chuyện lo tiền làm phim cũng là điều rùng mình …” Lúc đầu, đạo diễn Trần Văn Thuỷ vì lo tôi sẽ quá tốn kém , ông bàn chỉ quay từ tư liệu trong nước thôi, bởi chỉ riêng vé máy bay khứ hồi Hà Nội- Paris đã là 20 triệu đồng/ người là giá năm 2006 . Ai cũng biết muốn có tư liệu về Việt Nam thời Pháp thuộc thì phải đến được các kho lưu trữ ở Pháp. Để cho bộ phim sinh động và sát thực dù tốn kém cũng phải đi. Nhưng tiền ở đâu khi mà những bạn bè thân thiết thì anh đều… đã vay cả rồi , anh cũng.muốn có lời với những ngừoi họ hàng song việc giải trình thật nan giải vì chính những người thân của anh cũng chưa hình dung được mục đích của anh sẽ đi về đâu ?” Anh quyết định vay ngân hàng theo thể thức thế chấp. Có lẽ đó là quyết định mạo hiểm nhất trong quá trình làm phim, kể cả có sự đồng thuận của chính gia đình nhỏ của mình thì sau này sẽ trả bằng cách nào ?!. Ở cái thế không thể lùi thì chỉ còn cách là tiến lên và sổ đỏ được mang đi “gửi” ngân hàng. Biết chuyện, những người ruột thịt của anh đều “choáng” và lo lắng trước quyết định có thể gọi là quá liều lĩnh này (mãi tới giữa năm 2007, người chú ruột của anh khi bán ngôi nhà riêng đã đưa tiền để anh đi trả ngân hàng chuộc lại sổ đỏ, lấy lại sự bình tâm cho gia đình).
III- Tôi đã xem bộ phim tài liệu dài 4 tập với thời lượng tới 215 phút và thực sự bị hấp dẫn tới phút cuối cùng, quả thực nếu thiếu đi những trường đoạn quay ở SêPôn và 5 thành phố ở Pháp với rất nhiều tư liệu và nhân vật thì chắc chắn bộ phim sẽ thiếu thuyết phục, hoặc có cố làm thì cũng sẽ khô khan.
Với một đống tư liệu “chết”, nhưng nhóm làm phim đã làm rất công phu khi không chỉ đi gặp rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học, con cháu của cụ Vĩnh ở trong và ngoài nước, rồi còn lặn lội sang Lào theo hành trình “Một tháng với những người đi tìm vàng” mà cụ Vĩnh đã đi năm 1936 từ Hà Nội sang Sê Pôn… Với cách làm phim theo kiểu kể chuyện, qua lời kể của các con, cháu và những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu xã hội có uy tín … bộ phim đã dựng lên thân thế, sự nghiệp của Học giả Nguyễn Văn Vĩnh và cả những người con tài hoa của cụ… Trong những phản hồi về bộ phim, có những lời nhận xét rất cảm động, như của Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Nguyễn Như Chính sau khi xem phim rằng “thật xúc động lòng người. Bộ phim đã dùng hình ảnh để chứng minh cho những ai còn mơ hồ về cụ do thiếu thông tin vì không có điều kiện tìm hiểu. Tôi đã nhiều lần rơi lệ khi xem hết bộ phim…”. Đặc biệt Giáo sư Sử học Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã thốt lên với chính anh Bình rằng : “Chưa bao giờ ở Việt Nam lại có một bộ phim lịch sử do cá nhân thực hiện lại không có một sự trợ giúp tài chính của bất kỳ một tổ chức nào và lại đạt được sự cuốn hút tuyệt đối đến phút chót như bộ phim này!”
IV- Bây giờ, tại ngôi nhà ở 55 ngõ Lương Sử C, Nguyễn Lân Bình vẫn lưu giữ được kỷ vật duy nhất của ông nội mình để lại, đó là bộ ghế tràng kỷ mà cụ Vĩnh đã rất cầu kỳ thuê thợ chạm khắc công phu ở các chỗ tựa hai bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine do cụ dịch. Anh Bình vẫn đang tất bật với bộ phim, anh cho biết bộ phim đã được dịch hoàn chỉnh sang tiếng Pháp, và tiếng Anh.
Một thoáng xa xăm khi anh nhìn lên bức tranh “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” của Tiến sĩ vật lý hạt nhân- hoạ sĩ Nguyễn Đình Đăng vẽ tại Tokyo treo trang trọng ở phòng thờ. Anh Bình nói : sau những biến cố của lịch sử, cháu chắt cụ Vinh giờ ở nước ngoài khá đông, mà thế hệ thứ 3, thứ 4 nhiều người không nói được tiếng Việt nên anh cho dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp để những thế hệ cháu chắt của cụ, dù ở đâu cũng sẽ hiểu được về lịch sử gia tộc của mình khi xem phim, mà lịch sử của một gia tộc cũng chính là lịch sử của một Dân tộc.
Dường như, với anh, những câu chuyện của quá khứ vẫn còn ám ảnh…
Nguyễn Thiêm
No comments:
Post a Comment