Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 31 October 2016

MỸ,TRUNG CỘNG=VIỆT CỘNG = VIỆT KHANG

HOÀNG THANH TRÚC * MỸ VÀ TRUNG CỘNG

Đại bàng Mỹ sải cánh - Rồng Bắc Kinh nghiến răng

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Khác với hồi đầu năm 2013 khi Mỹ phái chiến hạm tối tân vừa ra lò USS Freedom đến tăng cường đồn trú tại Singapore, Bắc Kinh chỉ phản ứng chiếu lệ thì lần này ngày 7/12/2015, Mỹ điều động máy bay trinh sát săn ngầm P8 Poseidon hiện đại nhất của quân đội Mỹ tới Singapore Trung Quốc phản đối kịch liệt chỉ trích việc Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng với Singapore, trong đó coi việc điều động máy bay trinh sát Poseidon tới đồn trú tại quốc đảo này là quân sự hóa khu vực.
Reuters trích dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Quân đội Trung Quốc đang “theo dõi chặt chẽ” thỏa thuận giữa Mỹ và Singapore về việc triển khai các máy bay trinh sát P8 Poseidon: "Chúng tôi đang quan tâm sát sao tới diễn biến tình hình, và hy vọng hợp tác quốc phòng song phương giữa Mỹ và Singapore có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực, chứ không phải là ngược lại"(1), Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố ngắn gọn vào cuối ngày 8/12. Cùng ngày 8/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích việc Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng với Singapore, trong đó có việc Washington triển khai máy bay trinh sát P8 Poseidon tới quốc gia Đông Nam Á này. Hãng tin AP dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Doanh tuyên bố rằng, sự hiện diện mạnh mẽ của quân đội Mỹ sẽ đi ngược lại lợi ích của các nước trong khu vực. (!?)
Trong khi đó tại một cuộc hội thảo tổ chức tại Washington hôm 9/12, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói rằng Singapore đã đồng ý việc triển khai P8 và tuyên bố thêm rằng, tiếp tục triển khai P8 là thêm một bước “cụ thể hóa” các cam kết của Washington về việc hoạt động như một lực lượng gìn giữ sự ổn định ở khu vực Đông Nam và châu Á. Theo Reuters, trong một tuyên bố chung, hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Singapore hoan nghênh việc triển khai các máy bay trinh sát Poseidon tại Singapore. Tờ New York Time dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, việc
Mỹ triển khai các máy bay trinh sát Poseidon tại Singapore ​​sẽ trở thành hoạt động thường xuyên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và 
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen 
ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tại Mỹ (Ảnh Asia Channel).
Tháng 4 - 2013 Chiến hạm USS Freedom đến trú đóng tại Singapore 
Bắc Kinh hậm hực cũng phải thôi. Xét thấy Singapore tuy là quân cờ nhỏ nhưng rất quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến “đại cục” và trên bàn cờ Biển Đông của Trung Quốc đang bày ra ngày 7/11/2015 Tập Cận Bình đã đến đảo quốc sư tử với kỳ vọng (dù không nói ra) vào mối liên hệ huyết thống chủng tộc cùng cội nguồn, tin tưởng thủ tướng họ Lý và CP/Singapore sẽ ít nhất là nể mặt mà trung lập hay độc lập trong quỷ đạo “xoay trục về Châu Á” của Mỹ để có lợi cho Bắc Kinh hơn, nhưng bối cảnh diễn ra đã cho thấy kỳ vọng ấy là hảo huyền bởi giá trị mậu dịch giữa Sing - Trung và Sing - Mỹ là ngang nhau, toàn bộ nền quốc phòng Singapore chẳng có một thứ gì là made in China cả, quân đội nước này do Anh Quốc và Israel (Do Thái) tạo lập theo khuôn mẫu Israel, vũ khí hạng nhẹ tầm trung nhập từ Israel hạng nặng từ Mỹ và Châu Âu vì vậy nhấn mạnh tên Singapore trong các từ ngữ phản đối chỉ như là dọa dẫm bởi “giận quá mất khôn” của Bắc Kinh mà thôi.
Có chăng là con “Đại bàng - P8 Poseidon” Mỹ bay tới Singapore móng vuốt nó có phần rất bén nhọn, đầy đe dọa, khiến con rồng Bắc Kinh lo lắng lên cơn giận dữ…
P-8 Poseidon: “chuyên gia truy tìm & tấn công tàu ngầm”

(Ê kíp tác chiến bên trong P-8 Poseidon) - "Cùng một hệ thống radar, thay vì trên tàu chiến khi được sử dụng trên không thì diện tích kiểm soát là gấp 500 lần so với trên biển. P-8A của Mỹ đóng vai trò kiểm soát trên không ngoài sự tấn công trực tiếp bằng vũ lực rất mạnh của chính mình nó còn hướng dẫn các tàu chiến trên biển tập trung kiểm tra, giám sát hay tấn công các vùng trọng điểm chìm hay nổi một cách chính xác, nó được tổng hợp nhiều loại kỹ thuật thủ đoạn mới để nâng cao xác suất năng lực dò tìm đối với các mục tiêu ngầm dưới nước" (Chuyên gia quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác) (2)
Tiềm năng tấn công uy lực là một đặc điểm khác của P-8 Poseidon, nó trang bị từ 8 quả ngư lôi săn ngầm trở lên, có thể bám theo tấn công liên tục đối với mục tiêu dưới nước, với khả năng treo vũ khí nhiều trong thân của P-8 Poseidon làm cho nó có năng lực tấn công tàu ngầm đa dạng hơn chiến đấu cơ khu trục thông thường.
Tuy nhiên không chỉ có thế - Mà một nguyên nhân sinh tử tiềm ẩn sâu xa khác đã làm cho Bắc Kinh nhảy nhổm như ngồi trên lữa hiện nay. Leo lên nền kinh tế số 2 thế giới thì mức tiêu thụ “năng lượng” (dầu mỏ) của Trung Quốc củng lên theo tương ứng thứ hạng 2 thế giới (10 triệu thùng/ngày) Tàu Cộng vẫn kiên định với cái “CNXH/CS phải gió” nên từ rất sớm Bắc Kinh rất lo lắng cho sự an toàn của con đường vận chuyển dầu, nguồn nhiên liệu sống còn, một khi nếu không may va chạm với người “cảnh sát quốc tế” tư bản tự do Mỹ. Nhiều kế hoạch khác nhau được Bắc Kinh vạch ra để bảo đảm nguồn dầu khí không bị tắc ngẽn...
Ngày 30/8/2010, đường ống dẫn dầu dài hơn 1.000km từ Đông Siberi đến mỏ dầu Đại Khánh (Đông Bắc Trung Quốc) đã được khánh thành. Theo thỏa thuận phía Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc khoảng 15 triệu tấn dầu thô (100 triệu thùng) năm trong vòng 20 năm (từ 2011-2030). Lượng dầu thô dự kiến vận chuyển của đường ống này sẽ chiếm 7% lượng nhập khẩu hàng năm của Trung Quốc. Số dầu thô nhập khẩu này đáp ứng nhu cầu của Tập đoàn khí đốt dầu mỏ Trung Quốc CNPC và Nhà máy lọc dầu liên doanh Rosneft tại Thiên Tân. 
Năm 2011 TQ hoàn thành tuyến đường ống Trung Á. Khí đốt được cung cấp từ những mỏ khí của các quốc gia Karachaganak, Tengiz, Kashagan, Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan đến Tân Cương TQ, Toàn tuyến đường ống dài 1.833 km trị giá 7,3 tỷ usd.
Ngày 28/7/2013, khí đốt từ Myanmar đã bắt đầu được vận chuyển qua tuyến đường ống dẫn khí từ Myanmar tới Trung Quốc, Tiếp đến ngày 28/1/2015 ống dẫn dầu cũng đưa vào hoạt động sau khi hai nước khánh thành phần đường ống kép song song dầu và khí dài 793km trị giá 2,5 tỷ USD. Đường ống này có khả năng vận chuyển 22 triệu tấn dầu/năm = 154 triệu thùng (1 tấn = 7 thùng dầu) Đây được coi là động thái của Bắc Kinh trong việc đa dạng hóa nguồn và đường vận chuyển năng lượng nhập khẩu cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. 
Hệ thống đường ống vận chuyển dầu (màu đen) 
và khí đốt (màu đỏ) từ Myanmar vào lãnh thổ Trung Quốc. 
Nhưng những biến chuyển chính trị khu vực thay đổi nhanh hơn Bắc Kinh tiên liệu, nhất là tại Myanmar, việc TT/Thein Sein nước này mạnh dạn mở cửa cho làn gió tự do dân chủ thổi vào dẫn đến ngày 19/11/2012- TT/Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Myanmar, rồi năm sau 20/5/2013 Tổng Thống /Myanmar Thein Sein viếng thăm Mỹ hội đàm cùng TT/Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng, tiếp theo ngày 19/8 cùng năm bà Aung San Suu Kyi lãnh tụ đảng đối lập Myanmar đã đến Mỹ hội đàm thân mật cùng TT/Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc và sau đó là lệnh “cấm vận” Myanmar được xóa bỏ gần hết, cuối cùng là Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi thắng cử áp đảo tại QH Myanmar khiến cho cái nút thắt quan hệ ngầm gần 2 thập niên trước giữa Bắc Kinh và giới quân sự độc tài Myanmar trở nên lỏng lẻo hơn bao giờ hết kéo theo quyền lợi và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tại xứ chùa vàng giảm sút, nó càng chao đảo dữ dội hơn khi Mỹ chậm mà chắc đang tiến vào Myanmar sân sau Trung Quốc, cho dù Bắc Kinh cũng còn trong tay một quân bài tẩy là hơn 1 triệu người Kachin gốc Myanmar và hơn 130 nghìn người cùng sắc tộc Myanmar đang sống ở Vân Nam Trung Quốc, đây là một trong các nhóm sắc tộc phía Đông Bắc nước này hay làm phức tạp trong mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar.
2012 - TT/Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Myanmar

20/5/2013 TT/Myanmar Thein Sein - TT/Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng

19/8/2012 TT/Mỹ Barack Obama và bà Aung San Suu Kyi tại Tòa Bạch Ốc
Như nói phần trên, Trung quốc đã nhìn thấy nguy cơ việc bị gián đoạn trong vận chuyển dầu nên cố gắng tìm nguồn cung và đường đi cho dầu thô chủ động hơn trên đất liền nhưng với sức tiêu thụ 10 triệu thùng/ngày những thành quả mà TQ đã đạt được là rất khiêm tốn, chỉ khoảng 20% nhu cầu, lại còn phải đối diện với nguy cơ chính trị bấp bênh tại Myanmar.
80% lượng dầu mỏ nhập khẩu còn lại hiện nay của Trung Quốc đều phải đi qua eo biển Malacca, nằm giữa (con hẻm biển) có tới 3 quốc gia có chủ quyền: Malaysia - Indonesia và cuối con “hẻm” để thoát ra Biển Đông là Singapore mà tại đây thì Mỹ đang cắm một chốt “quân sự” kiểm soát trên biển, trên không…
Đường vận chuyển dầu và khí đốt đi qua “con hẻm” Malacca (Singapore)
Hoàn toàn có lý do để Tàu Cộng “la làng” khi Mỹ điều động máy bay trinh sát săn ngầm P8 Poseidon hiện đại nhất tới Singapore, vì bởi toàn bộ tàu ngầm hiện nay (cũ và mới) của Tàu Cộng đều không có khả năng “tàng hình”. Tính năng tàng hình là ngoài sự kết hợp giữa thân hình trụ, thiết bị chống ồn và cô lập âm thanh phát ra khi hoạt động thì đặc biệt hơn hết là “bí mật” phần giáp vỏ dùng vật liệu thế hệ mới hấp thu bức xạ sóng âm mà Tàu ngầm Ohio Mỹ -Nhật là điển hình, tàu ngầm lớp Ohio chưa bao giờ bị phát hiện bởi tàu ngầm Liên Xô hay các hệ thống dò tìm khác.
Việc khi “ngộ biến” Tàu Cộng dùng tàu ngầm lạc hậu hiện nay của mình để hộ tống tàu vận chuyển dầu thô sẽ thật sự là phiêu lưu trước sát thủ săn ngầm “P8 Poseidon” Mỹ.
Không biết trong bối rối như vầy liệu ông Tập Cận Bình có cho khám lại cái bào thai “Kênh đào Kra Isthmus” mà hơn 3 thế kỷ qua vẫn còn là thai nghén. 
Ý tưởng cắt ngang vùng đất hẹp nhất phía Nam của Thái Lan để xây dựng một kênh đào lớn nhất châu Á này có từ thế kỷ 17 (1677 - do người Pháp đề xuất). Hơn 100 năm trước, vua Xiêm (Thái Lan) là Chualalongkorn tiếp tục gợi ý việc này. Tuy nhiên, lúc đó Thái Lan không đủ kinh phí, nên dự án bị trì hoãn. Đây là một dự án mà Bắc Kinh từng hào hứng theo đuổi nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu, nhất không còn phải đi qua eo biển Malacca. Năm 2005, Trung Quốc ngỏ ý muốn hợp tác với Thái Lan tiến hành dự án đào kênh Kra này với chi phí 20 tỷ USD Nhưng bối cảnh chính trị Thái Lan lúc đó không thuận lợi…
Kênh đào “Kra” Isthmus dự kiến cắt ngan nơi hẹp nhất Thái Lan (102km) nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Kênh đào “Kra” còn sâu, rộng hơn cả Kênh đào Panama (trong ảnh)
Theo phát thảo dự án đã thỏa thuận công bố, kênh đào hai chiều sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m. (sâu, rộng hơn cả Kênh đào Panama) Việc xây dựng sẽ hoàn tất trong vòng 10 năm, với chi phí 28-30 tỷ usd. “Kra Isthmus” được ví như kênh đào Panama của châu Á Nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Liang Yunxiang, giáo sư Học viện Quốc tế, Đại học Bắc Kinh nhận định, kênh đào có ý nghĩa chính trị và chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc. Dự án không chỉ giúp tăng cường khu vực tự do thương mại giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà còn giảm sự phụ thuộc của nước này vào khu vực eo biển Malacca.
Nó giúp cắt ngắn tuyến đường biển, giảm thời gian vận chuyển xuống 2-5 ngày, do đó, giảm chi phí và thúc đẩy các cảng biển ở Hong Kong và đại lục phát triển. Ngoài ra, lý do lớn nhất để Trung Quốc tham gia dự án này là e ngại Mỹ có thể phong tỏa tuyến đường biển qua eo biển Malacca, cắt đứt nguồn cung cấp dầu cho Trung Quốc một khi xảy ra xung đột. 
Tuy nhiên, dự án có những rủi ro chính trị nhất định, vì liên quan chặt chẽ tới môi trường chính trị của các nước trong khu vực Đông Nam Á nhất là quan hệ Mỹ - Thái, vì một khi hoàn thành Trung Quốc có thể thu xếp giành được quyền quản lý kênh đào ở mức độ nào đó TQ sẽ có quyền từ chối tàu chiến hay thương thuyền của một số quốc gia nhất định đi qua kênh đào, trong nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á. 
Gần đây nhất sau 3 thế kỷ, dự án trên lại tiếp tục được bàn đến, thời kỳ Phó Thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh ông đã chuẩn bị xin chính quyền chuẩn thuận cho ông làm một cuộc điều tra chi tiết về dự án đầy tham vọng này. Ông Chavalit tuyên bố Ngân hàng Phát triển Châu Á về nguyên tắc đã đồng ý hỗ trợ cho dự án này của Thái Lan, tất nhiên với điều kiện nó không vấp phải sự phản đối của các nước châu Á. 
Tóm lại, đối với Trung Quốc, xây dựng được và kiểm soát Kênh đào Kra tại Thái Lan sẽ là “của trời ban tặng” về mặt chiến lược, nhưng ngược lại nó là "mối lo an ninh và chính trị" đối với Thái Lan, nước chủ nhà, trong cộng đồng láng giềng khối Asean - Một khi Kênh đào Kra hình thành nó sẽ tranh giành ưu thế hiện nay của các cảng ở Malaysia, Singapore trên hải trình đe dọa chủ quyền biển đảo của Việt nam, nổi cộm hơn nữa chính sách bành trướng bằng sức mạnh quân sự trên biển Đông, Trung Quốc đang đối mặt với thái độ nghi ngờ của các nước láng giềng do lo ngại an ninh và sự không chắc chắn tiềm ẩn trong ý đồ của Trung Quốc bao trùm khu vực thì giấc mơ đường vận chuyển dầu thô né tránh được yết hầu Malacca của Tàu Cộng củng chỉ là giấc mơ thôi.
12/12/2015
_________________________________________
Tham khảo:

HỘI NGHI XIII

Hội nghị 13 'đề cử Bộ Chính trị'

  • 14 tháng 12 2015
Image copyright Chinhphu
Image caption Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu khai mạc hội nghị
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN lần thứ 13 khai mạc sáng thứ Hai 14/12 sẽ "bỏ phiếu biểu quyết đề cử Bộ Chính trị và Ban Bí thư" khóa XII.
Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu khai mạc hội nghị cho hay "Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương về kết quả chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương; nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII".
Đây là "một trong bốn nội dung lớn, trọng tâm sẽ được thảo luận và quyết định" tại hội nghị 13.
Cụ thể, các ủy viên Trung ương sẽ bỏ phiếu biểu quyết danh sách các ủy viên Trung ương khóa XI trong độ tuổi và các ủy viên quá tuổi nhưng thuộc trường hợp “đặc biệt” để tiếp tục tái cử khóa XII.
Các ủy viên này sẽ bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhận sự "đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi" tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII; bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Thông báo chính thức về hội nghị 13 nói: "Theo quy trình công tác nhân sự, các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI (cả chính thức và dự khuyết) viết phiếu giới thiệu các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi ứng cử bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt".
Như vậy cho tới hết kỳ hội nghị này, các ủy viên đã có thể có thông tin về sắp xếp nhân sự Đảng ở cấp cao nhất. Tuy nhiên, các thông tin này sẽ được giữ kín cho tới kỳ ̣Đại hội XII vào đầu năm tới.
Thông thường các hội nghị trung ương kéo dài khoảng một tuần.
Được biết có thể từ nay tới khi bắt đầu Đại hội, được cho sẽ tiến hành vào cuối tháng 1/2016, sẽ còn một kỳ hội nghị trung ương nữa.

PHẠM CHÍ DŨNG * TÌNH HÌNH VIỆT CỘNG

Hội chứng chúa chổm: Đảng đối mặt với cận cảnh ‘nhất thể hóa’ ra sao?

Một cảnh sát đứng phía trước tấm áp phích biểu tượng cộng sản bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội ngày 15/1/2011. Một cảnh sát đứng phía trước tấm áp phích biểu tượng cộng sản bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội ngày 15/1/2011.
x
Một cảnh sát đứng phía trước tấm áp phích biểu tượng cộng sản bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội ngày 15/1/2011.
Một cảnh sát đứng phía trước tấm áp phích biểu tượng cộng sản bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội ngày 15/1/2011.
Ngay trước mắt là việc thực hiện phương án “nhất thể hóa cơ quan đảng và cơ quan chính quyền” - như một cách co hẹp bắt buộc quyền lực bên đảng trong thực tế, bất kể điều 4 Hiến pháp vẫn chưa hết dương dương tự đắc.
Nợ đảng
Chưa bao giờ kể từ cơn khủng hoảng giá - lương - tiền năm 1985, “gia cảnh” ngân sách của khối đảng lại “tang tóc” như vào cuối năm 2015 này.
Khủng hoảng đang hành quân theo đúng phương châm “dân chủ từ dưới lên”. Ngay sau vụ “Thành ủy Bạc Liêu”, lại đến “Cà Mau không còn tiền để trả lương cho công chức”.  
Như một phản ứng dây chuyền, hai vụ việc trên chỉ xảy ít ngày sau khi nổ ra cơn địa chấn “ngân sách trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng mà không biết phân bổ cho cái gì” - một tiết lộ vào đầu tháng 11/2015 của Ủy viên Trung ương đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh về tình trạng thê thảm của ngân sách quốc gia.
Hiện tình, Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau đang thâm hụt ngân sách trầm trọng, nợ khoảng 300 tỷ đồng và nhiều khoản nợ không biết lấy đâu ra tiền để chi trả. Nhưng bi đát nhất là cơ quan này không còn đủ tiền để trả lương cho công nhân viên chức.
Trong khi đó và là “láng giềng” của Cà Mau, không chỉ thâm lạm về tài chính, Thành ủy Bạc Liêu còn bị bệnh viện đòi tiền và phát sinh đủ thứ hổ lốn. Đây là một vụ bê bối và quá xấu mặt đối với giới lãnh đạo của địa phương đã có quá dư dả truyền thống về bê bối này.
Thậm chí dư luận đang đặt câu hỏi về TP. HCM. Từ giữa năm nay đã lộ dần thông tin về tình trạng nợ nần không thể dửng dưng của chính quyền địa phương này. Một tờ báo trong nước hé lộ: việc khá nhiều đất “vàng”, dự án khủng bị chậm tiến độ cũng khiến cho TP. HCM nặng gánh với món nợ vay để triển khai dự án.
Đơn cử như tại khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Quận 2, chậm tiến độ hơn 10 năm, tới thời điểm này mới triển khai gần xong khâu giải phóng mặt bằng. Để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi đầu tư xây dựng một phần hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và chi trả các khoản lãi vay, chính quyền thành phố này đã phải bỏ ra 29.068 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách thành phố chỉ là 12.063 tỉ đồng, nguồn tiền khai thác quỹ đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, tiền thu từ bố trí quỹ nhà, đất tái định cư 4.035 tỉ đồng và vốn vay thương mại từ các tổ chức tín dụng đến nay là 12.970 tỉ đồng.
Thực tế khó che giấu là TP. HCM đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc trả nợ gốc và lãi vay giai đoạn 2015 - 2016. Cụ thể, năm 2015 trả lãi vay là 902 tỉ đồng, năm 2016 trả nợ gốc đến hạn là 5.241 tỉ đồng và lãi vay phát sinh là 828 tỉ đồng. Ngoài ra, nhu cầu vốn đầu tư cho khu đô thị mới Thủ Thiêm trong thời gian tới là “rất lớn”. Một phó chủ tịch thành phố này phải thừa nhận: Trong tình hình ngân sách thành phố rất hạn chế, khả năng vay vốn từ những ngân hàng lớn cũng rất khó khăn vì đã hết hạn mức, chỉ còn nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất từ các dự án đầu tư vào dự án để hoàn trả vốn vay, lãi vay và để đáp ứng về nhu cầu vốn đầu tư trong thời gian tới. Vậy mà tới nay khu đô thị Thủ Thiêm rộng tới 700 ha mới chỉ có lác đác một vài dự án được triển khai xây dựng…
‘Chào mừng đại hội đảng 12’
Càng gần Đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, hội chứng chúa chổm của các cơ quan đảng lại càng lộ rõ. Một số tỉnh thành nhỏ trở thành nạn nhân đầu tiên bị cắt ngân sách chi cho khối đảng lẫn chính quyền.
Trong nhiều năm trước, nhiều vụ việc lem nhem tài chính đảng đã bị các cơ quan chức năng giấu biệt cả ở cấp địa phương lẫn trung ương. Lý do đơn giản là khối đảng không muốn vạch áo cho người xem lưng. Do đó dư luận xã hội ít khi được chứng kiến những vụ việc tung tóe như “thành ủy Bạc Liêu” hay “Cà Mau hết tiền trả lương”, mặc dù hàng năm Ủy ban kiểm tra trung ương vẫn phát đi vài báo cáo, trong đó thông báo ngắn gọn đã kỷ luật lãnh đạo X, cán bộ Y… ở vài ba địa phương nào đó.
Nhưng hiện tượng các vụ “Thành ủy Bạc Liêu” và “Cà Mau hết tiền trả lương” mau chóng lan truyền trên báo chí nhà nước lại cho thấy hai nguồn cơn: đã đến lúc đảng cầm quyền không còn che giấu nổi những khuất tất trong nội bộ. Chi tiết nữ nhân viên kế toán thuộc Văn phòng thành ủy Bạc Liêu không những bất hợp tác trong việc báo cáo thu chi tài chính mà còn cầm bình trà đập bể ngay trước mặt phó bí thư thành ủy Bạc Liêu đã cho thấy một không khí hỗn quân hỗn quan đang trào dâng vượt mặt đảng.
Cũng có khả năng một thế lực chính trị - nằm ở cấp địa phương và có thể cả cấp trung ương - muốn lợi dụng vụ việc lùm xùm về tài chính để mượn tay báo chí nhằm triệt hạ thế lực chính trị khác. Khả năng này là có cơ sở, do thời điểm xảy ra vụ “Thành ủy Bạc Liêu” và “Cà Mau hết tiền trả lương” ngay trước Đại hội đảng 12.
Nạn cạn kiệt ngân sách trung ương lại dẫn đến tình trạng thắt chặt đối với ngân sách bên đảng (khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm cho các cơ quan trung ương), cũng như đối với các cơ quan tỉnh ủy, thành ủy cấp địa phương.
Từ giữa năm nay, đã có nhiều thông tin ngoài lề về khả năng ngân sách khối đảng năm 2016 sẽ bị co hẹp rất đáng kể. Đó cũng là nguồn cơn dẫn đến hiện tượng một số lãnh đạo tỉnh thành liên tục tổ chức đoàn đi nước ngoài trước khi “hạ cánh” (như vụ cán bộ sắp về hưu đi nước ngoài học… xổ số) - một động tác “xài cho hết số dư”, bất chấp ngân sách bị nọc ra chịu trận cay đắng.
Đồng hành với phong trào một số lãnh đạo trung ương và tỉnh thành tìm đường đưa con cái “hót hay nhảy giỏi” của họ vào những chức vụ trong mơ, những vụ việc bê bối tài chính như “thành ủy Bạc Liêu” và “Cà Mau hết tiền trả lương” đã tiếp thêm một dấu hiệu rất rõ rệt về cơn khủng hoảng trong đảng cầm quyền đang dần lan rộng trước, trong và cả sau Đại hội 12.
Nhất thể hóa
Không còn nghi ngờ gì nữa, 2016 sẽ là năm mà hầu bao khối đảng lẫn chính quyền bị thắt chặt nặng nề. Những địa chỉ có thói quen vung vít tiền chùa cùng nạn nhũng nhiễu tràn lan như Bạc Liêu, Cà Mau và một số tỉnh thành khác sẽ trở thành những nơi “vỡ hụi” đầu tiên. Tiếp sau đó có thể là một số tỉnh thành lớn hơn, kể cả TP. HCM. Và cuối cùng, địa chỉ được bao cấp ngân sách hoàn toàn và có ưu thế nhất về chính sách ưu ái là các cơ quan đảng ở trung ương cũng sẽ không thoát khỏi số phận bị “đá ngược”.
“Khó khăn ngân sách” lại tác động không nhỏ đến chính trị và “đoàn kết nội bộ” cùng xu thế “nhất thể hóa”.
Được gợi ra từ trước năm 2000, cho tới nay “nhất thể hóa” chưa bao giờ đi vào thực tiễn từ những người “còn đảng còn mình”. Vai trò “đảng tiên phong lãnh đạo” là một lý do quá bền vững để các cấp tỉnh ủy, thành ủy và trung ương không cần nhúng tay điều hành mà vẫn đương nhiên được hưởng nguồn đóng thuế khổng lồ từ dân đen và doanh nghiệp. Bộ máy đủ chủng loại gồm tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo, kinh tế, nội chính, dân vận… đã khiến các cấp ủy đảng trở nên một cơ chế siêu quyền lực mà chẳng cần đếm xỉa gì đến nhu cầu sáp nhập với các cơ quan cùng chức năng bên khối chính quyền.
Chỉ từ năm ngoái đến năm nay mới có một địa chỉ tạm đi đầu trong thử nghiệm “nhất thể hóa”. Nhưng cái ví dụ Quảng Ninh như vậy vẫn là quá ít ỏi. Còn giờ đây, tình cảnh gấu ó trong đảng về vung tay quá trán và nạn thủng túi đang có đà tiếp liền sau những vụ mâu thuẫn ghê gớm về lợi ích và quyền lực. Xu hướng phân rã của khối đảng cũng vì thế sẽ được đẩy nhanh hơn, mà ngay trước mắt là việc thực hiện phương án “nhất thể hóa cơ quan đảng và cơ quan chính quyền” - như một cách co hẹp bắt buộc quyền lực bên đảng trong thực tế, bất kể điều 4 Hiến pháp vẫn chưa hết dương dương tự đắc.
Khi đó và hãy thử tưởng tượng, lực lượng “công an nhân dân luôn trung thành với đảng” - bị nợ lương hoặc bị cắt giảm lương - liệu có còn đủ kiên trung với đảng để tiếp tục nhũng nhiễu, sách nhiễu và đàn áp nhân dân hay không?
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.

VIỆT KHANG RA TÙ

 

 Nhạc sĩ Việt Khang được trả tự do

Bạn bè đón ca sĩ Việt Khang trở về (Ảnh: Facebook Tung Do).
Bạn bè đón ca sĩ Việt Khang trở về (Ảnh: Facebook Tung Do).
Để được vào TPP, Việt Nam đồng ý một số nhượng bộ bao gồm sửa đổi hoặc ra luật mới chấp nhận cho công nhân lập công đoàn độc lập và đình công
Nhạc sĩ Việt Khang, tác giả hai ca khúc nổi tiếng “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu” hôm nay 14/12 mãn hạn bản án 4 năm tù giam vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”.
Nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang. Anh bị bắt vào năm 2011 sau khi hai nhạc phẩm này được anh trình bày và phổ biến lên Youtube gây sự chú ý đặc biệt của công luận trong và ngoài nước.
Tôi rất cảm ơn, rất vui mừng trước sự quan tâm của mọi người. Tôi khỏe. Tôi về nãy giờ được khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ. Sức khỏe và tinh thần của tôi hiện giờ chưa ổn định vì đường sá xa xôi, xe cộ trục trặc. Đi về quá mệt, ăn uống không được. Về đây, nhiều người thương mến đón tôi, chào hỏi...Cho nên, đầu tiên tôi rất cảm ơn sự quan tâm của quý ông bà, cô bác, anh chị em. Tôi xin cảm ơn tất cả.
Việt Khang càng nổi bật khi tên tuổi của anh trở thành nguồn cảm hứng cho một chiến dịch vận động chữ ký quy mô chưa từng có của người Việt trong và ngoài nước gửi thẳng vào Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Mỹ tăng áp lực buộc Hà Nội tôn trọng nhân quyền, phóng thích Việt Khang cùng các tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam.
Trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ lúc 5 giờ chiều nay, nhạc sĩ Việt Khang vui mừng chia sẻ cảm giác được tự do sau những ngày trong ngục tối:
“Tôi rất cảm ơn, rất vui mừng trước sự quan tâm của mọi người. Tôi khỏe. Tôi về nãy giờ được khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ. Sức khỏe và tinh thần của tôi hiện giờ chưa ổn định vì đường sá xa xôi, xe cộ trục trặc. Đi về quá mệt, ăn uống không được. Về đây, nhiều người thương mến đón tôi, chào hỏi. Mọi người vừa về, tôi mới được nghỉ ngơi một lát. Giờ tôi chuẩn bị đón con tôi về. Tôi về tới giờ chưa gặp được con tôi nữa. Cho nên, đầu tiên tôi rất cảm ơn sự quan tâm của quý ông bà, cô bác, anh chị em. Tôi xin cảm ơn tất cả. Tôi rất cảm kích tấm lòng của tất cả mọi người dành cho tôi.”
Nhạc sĩ Việt Khang được trả tự do
Anh cũng không dấu được nỗi xúc động trước tình cảm và sự quan tâm của mọi người dành cho anh, đặc biệt là  nhạc sĩ Trúc Hồ, người khởi xướng chiến dịch thỉnh nguyện thư, đưa tiếng nói tranh đấu cho tự do của cộng đồng người Việt vào Tòa Bạch Ốc hồi năm 2012.
“Anh Trúc Hồ làm cho tôi…phải nói không thể nào tả được tình cảm của anh ấy dành cho tôi. Tôi rất cảm kích, rất vui và hạnh phúc khi hay tin anh dành tình cảm hết sức đặc biệt cho tôi. Tôi rất cảm ơn.”
"Anh Là Ai" và "Việt Nam Tôi Đâu" được bắt nguồn từ những bức xúc trước các vụ bắt bớ, đàn áp của nhà cầm quyền đối với các cuộc biểu tình từ Sài Gòn tới Hà Nội chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam. Đặc biệt bài hát “Anh là Ai” được gắn liền với hình ảnh người biểu tình bị công an đạp tấn công đẫm máu trong các cuộc xuống đường bày tỏ lòng yêu nước.
Anh Trúc Hồ làm cho tôi…phải nói không thể nào tả được tình cảm của anh ấy dành cho tôi. Tôi rất cảm kích, rất vui và hạnh phúc khi hay tin anh dành tình cảm hết sức đặc biệt cho tôi. Tôi rất cảm ơn.”
Cũng từ cảm xúc đó, Việt Khang đã tham gia hội Tuổi Trẻ Yêu Nước có mục tiêu tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền của người dân.
Cuối tháng 10/2012, anh bị tuyên án 4 năm tù, 2 năm quản chế trong cùng phiên xử với nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, người lãnh 6 năm tù và 2 năm quản chế về cùng tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Bản án của hai nhạc sĩ trẻ  đã khiến thành tích nhân quyền của Việt Nam bị rớt hạng thêm nữa với rất nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới
.http://www.voatiengviet.com/content/nhac-si-viet-khang-duoc-tra-tu-do/3101880.html



Việt Khang trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi được trả tự do

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-12-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
dotung-620
Nhạc sĩ Việt Khang (giữa) ngày ra tù.
Courtesy of haedc.org
Nhạc sĩ Việt Khang sau bốn năm thụ án với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước được trả tự do vào sáng ngày 14/12/2015.
Từ nhà riêng tại thành phố Mỹ Tho nhạc sĩ Việt khang dành cho đài Á châu tự do cuộc phỏng vấn sau đây, do Kính Hòa thực hiện.
Kính Hòa: Đầu tiên xin chúc mừng anh được trả tự do! Sức khỏe anh hiện thế nào ạ?
Nhạc sĩ Việt Khang: Tôi khỏe nhưng mới ra tù nên sức khỏe chưa ổn định.
Kính Hòa: Anh được trả tự do ngày hôm qua…
Nhạc sĩ Việt Khang: Tôi mới về đây thôi chứ không phải hôm qua, tôi đi xe từ trại giam về đến đây là 3, 4 giờ chiều.
Kính Hòa: Mấy giờ thì họ đưa anh ra cổng trại giam để người nhà đưa về?
Nhạc sĩ Việt Khang: Không, không có người nhà, mà người ta đưa tôi về. Tôi còn cái án quản chế hai hay ba năm gì đó. Người ta không cho người thân đón tôi, mà trong nhà trại có người đưa tôi về. Sáng đi từ trại là 7 giờ, rồi người ta còn ghé ăn uống nữa. Tôi thì ăn uống không được, lý do là tâm trạng biết ở nhà đang chờ, xe cộ lại chậm chạp.
Kính Hòa: Cảm tưởng của anh như thế nào khi được trả tự do mặc dù còn bị quản chế?
Nhạc sĩ Việt Khang: Tôi cảm thất rất hạnh phúc sau những gì xảy ra với tôi. Bốn năm tôi xa nhà, bốn năm đó đổi lại là rất nhiều người đã thuwong mến tôi, luôn muốn tôi có sức khỏe để vượt những khó khăn mà tôi bắt buộc phải trải qua. Tất cả những tấm lòng đó tôi không thể nói được bằng lời vì không thể tả nó bằng lời.
Tôi cảm thấy rất sung sướng và hạnh phúc, đồng bào đã yêu thuwong tôi, đồng bào cảm thông, luôn muốn rằng tôi khỏe mạnh để vượt qua  những khó khăn của cuộc sống của tôi cũng như của con đường tôi đi.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những sự quan tâm, động viên, những lời cầu nguyện cho tôi, tất cả những gì mà các ông bà cô bác, các anh chị, các bạn, các em đã dành cho tôi, và tôi ghi nhận cái điều đó. Trong cuộc đời của tôi tôi không thể tưởng tượng ra những gì mà đồng bào cũng như bà con đã thương mến tôi như vậy, tôi cảm ơn rất nhiều.
Kính Hòa: Bây giờ nhìn lại các nhạc phẩm anh sáng tác, mà vì những nhạc phẩm đó anh bị tù đày, anh có cảm thấy một sự hối tiếc hay không?
Nhạc sĩ Việt Khang: Chắc chắn là tôi không hối tiếc. Tất cả những gì tôi làm cũng góp một phần chứ không phải là vô nghĩa đối với tôi. Tôi góp một phần để nói lên tiếng nói của trái tim của người Việt nam.
Tôi là một người nghệ sĩ thì yêu nước theo cái cách của một nghệ sĩ, có gì đâu mà hối tiếc. Tôi được sự cảm thông của rất nhiều người, cảm thông cho nỗi niềm trong bài hát của tôi. Bao nhiêu đó thôi là tôi cũng cảm thấy hạnh phúc.
Kính Hòa: Dự định trước mắt và lâu dài của anh như thế nào? Anh có tiếp tục con đường nghệ thuật hay không?
Nhạc sĩ Việt Khang: Tôi phải sắp xếp lại chuyện gia đình, vì gia đình cũng có những chuyện lớn xảy ra với tôi, tôi phải có thời gian sắp xếp.
Còn công việc thì là kiếp tằm nhả tơ, ai trong giới nghệ sĩ như tôi cũng vậy thôi, khó mà bỏ nghề lắm. Ca hát, chơi nhạc, làm đệp cho đời, cái đó là tất nhiên.
Kính Hòa: Cảm ơn anh Việt Khang đã dành cho chúng tôi những giây phút quí báu khi anh vẫn còn mệt mỏi. Chúc anh có nhiều sức khỏe tiếp tục con đường nghệ thuật mà anh nói với chúng tôi.
Nhạc sĩ Việt Khang: Cám ơn anh và tất cả những người đã quan tâm đến tôi.

ĐÒI TỪ BỎ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Hàng trăm nhân sĩ trí thức VN gửi thư ngỏ đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin

Một trong những yêu cầu chính của thư ngỏ là: Dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nguyễn Viết Dũng bị tuyên án, Nguyễn Phương Uyên bị bắt

Toà án Việt Nam tuyên án Nguyễn Việt Dũng, 29 tuổi, 15 tháng tù vì mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đó, có tin Nguyễn Phương Uyên vừa bị bắt ở Saigon
Hàng trăm nhân sĩ trí thức Việt Nam gửi thư ngỏ lên Bộ Chính trị đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin và cải cách toàn diện để tiến tới dân chủ, trước khi diễn ra Đại Hội Toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, khai mạc ngày hôm nay 14/12 tại Hà Nội.
Thư ngỏ nêu lên 3 yêu cầu chính, ngoài việc từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, nhóm nhân sĩ trí thức còn yêu cầu Hà Nội ngăn chận mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, thoát khỏi sự lệ thuộc của Bắc Kinh về cả kinh tế lẫn chính trị và xã hội, đồng thời sửa đổi Hiến Pháp, thực hiện các quyền tự do dân chủ của người dân, xây dựng kỷ cương xã hội, sửa đổi luật đất đai.
Trong số những người ký tên vào bức thư ngỏ này có Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, và nhiều cựu quan chức, nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước, kể cả ông Nguyễn Đình Đầu, Giáo sư Hoàng Tụy, ông Nguyễn Mạnh Can, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Đình An, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Quảng Nam - Đà Nẵng, ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Tp Hồ Chí Minh…
Tính cho tới hôm nay, đã có 127 người ký tên. Theo Dân Làm Báo, thư ngỏ còn yêu cầu thay tên nước và đổi cả tên đảng, cùng với việc thay đổi triệt để hệ thống chính trị vì ‘tương lai của dân tộc’.
Từ Paris, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (UBBVQLNVN) có trụ sở tại Paris hôm nay 14/12, cũng góp tiếng kêu gọi các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu hãy áp lực Việt Nam cam kết cải tiến nhân quyền tại cuộc Đối thoại Nhân quyền lần thứ 5 giữa EU–Việt Nam. Trong cuộc trao đổi ngắn với Ban Việt ngữ Đài VOA, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyển Làm Người Việt Nam, ông Võ văn Ái (VVA) phát biểu:
Ông VVA: “Dạ thưa UBBVQLN thúc đẩy Liên Âu phải áp lực đối với nhà cầm quyền Việt Nam để cải tiến vấn đề nhân quyền một cách cụ thể thay vì tiếp nhận những lời hứa hão mà Hà nội hay thường làm trong các cuộc đối thoại nhân quyền. Và như chúng ta biết vào ngày mai (15/12) sẽ có một cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 5 giữa Liên Âu và Việt Nam, và vì vậy chúng tôi đã kêu gọi Liên Âu hãy cẩn thận trong lần này và làm thế nào để có được một sự cải tiến vì nhân quyền trong một bối cảnh hiện nay khi mà các nhà tranh đấu cho nhân quyền, các blogger, các nhà báo và các xã hội dân sự đang bị đàn áp một cách khốc liệt trong những ngày vừa qua.”
VOA: Thưa ông, 127 nhân sĩ trí thức Việt Nam vừa lên tiếng kêu gọi Bộ Chính trị từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, theo chân Myanmar để tiến tới dân chủ, xin ông cho biết ý kiến?
Ông VVA: “Dạ đây là điều chúng tôi rất là hoan nghênh, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng chúng ta đã có từ năm 1975 khi chiến tranh chấm dứt thì chủ nghĩa cộng sản đã cầm quyền từ Nam cho tới Bắc, và trong suốt 40 năm qua chúng ta thấy có một điều rất rõ rằng ngay trên vấn đề kinh tế cũng không thể nào phát triển được. Thì muốn cho vấn đề phát triển đất nước để có thể theo kịp các nước láng giềng thì phải có một thể chế dân chủ, đa đảng, có như vậy thì mới có thể có tất cả các thành phần dân tộc tham gia trong việc phát triển đất nước, phát triển kinh tế, cũng như đem lại cái đời sống đạo lý hiện nay đang bị suy thoái trầm trọng thông qua những tệ nạn xã hội đang xảy ra trong xã hội Việt Nam hiện nay.”

SAO NAM * NGƯỜI TÙ

Người Tù Cải Tạo Vượt Ngục
Sao Nam Trần Ngọc Bình.
Đã hai ngày rồi, người mang rau cho nhà bếp của trại tù Phong Quang là anh đội phó chứ không phải là anh đội trưởng Rau Xanh như mọi ngày (anh em tù chúng tôi phải tự cải thiện đời sống bằng cách tự trồng rau.) Không kềm nổi sự tò mò, tôi dọ dẫm khi anh đội phó đến giao rau lần thứ ba:
Bộ anh C. đau hay sao mà anh đi thay thế vậy kìa!
Tuy mới chỉ sống với chế độ "người dò xét người" có 3 năm thôi, nhưng anh đội phó quả là nhạy bén vì đã tạo được thói quen như người dân miền Bắc khi phải sống trong cái xã hội "đỉnh cao của sự người dò xét người" trong đó mỗi người dân trước khi nói điều gì đều phải trông trước trông sau xem có người thứ ba nào đó ở gần hay không vì sợ người thứ ba quá "tiến bộ" sẽ đi báo cáo mình thì phiền, nên khi thấy không ai ở gần bèn nói nhỏ vừa đủ cho tôi nghe:
 C. trốn trại rồi.
Nghe đến đây, tự nhiên tôi mường tượng đến đôi cách chim tung trời tim đường đến tự do mà lòng thầm mơ ước mình cũng có dịp may như người bạn tù của mình nay đã vỗ cánh bay cao, bay xa tít về cuối chân trời, thoát ly được gông cùm xiềng xích nơi ngục tù tăm tối. Vì tự ngàn xưa và chắc chắn là cho đến ngàn sau thì cái chân lý rất đơn giản mà ai ai cũng phải công nhận là đúng, là không sai chạy dù một ly, đã được diễn tả trong câu "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" (Một ngày trong tù thì bằng cả ngàn năm ở ngoài).
Kể từ hôm đó, những anh em tù chúng tôi sau khi bị xúc động về việc này, có bàn ra tán vào thì cũng chỉ rỉ tai nhau rồi đâu lại vào đấy, lại lao động triền miên cho đến mệt lử, chiều về ăn chén cơm tù độn khoai, hay sắn hoặc cái "chuông xe đạp mỏng teng" (đây là chữ anh em dùng để chỉ chiếc bánh mì luộc) rồi lên "chuồng" cố dỗ giấc ngủ cho qua cơn đói để rồi sáng mai lại trở lại kiếp tù lao động khổ sai không án nên chẳng biết ngày nào "tung cách chim tìm về tổ ấm" để gặp lại những người thân trong gia đình để "cho bõ lúc sầu xa cách nhớ".
Kiếp tù đầy cứ lặng lẽ trôi qua và lời của bản nhạc ngày xưa tự nhiên lại trở về trong ký ức trong đêm trường nỉ non tiếng côn trùng:
Ngày nào gặp nhau, yêu nhau rồi sống bên nhau
Những tưởng dài lâu như trăng như sao cho đến bạc đầu
Nào ngờ giờ đây ta ly tan giữa cơn lạc loài
Giữa chốn u mê đêm đêm một người nhớ thương một người
Phải chăng "giữa chốn u mê" mà tác giả muốn nói tới ở đây hay là đã "tiên tri" được đó là chốn lao tù, mà quả thật thế, chốn lao tù cho dù đã được ngụy trang là "Trại Cải Tạo" thì bản chất vẫn không thay đổi, đâu có đánh lừa được ai, ngay cả đến con nít cũng thắc mắc khi được mẹ cho biết là: "Ba đi học tập" thì bé đã hỏi lại mẹ: "Ủa, sao đi học lâu quá vậy, sao không về nhà?". Vào thời kỳ đó và ngay cả cho đến bây giờ, dù cho ở "trong" hay "ngoài" thì chỉ khác nhau ở chỗ tù lớn hay tù nhỏ mà thôi. Chả thế mà ca sĩ kiêm nhạc sĩ TVT đã chẳng phát biểu khi vượt thoát đến được bến bờ tự do:"Ở trong nước cái cột đèn, nếu nó đi được, nó cũng đi."để nói về tâm trạng của người dân Miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 75 đó sao.
Một thời gian sau đó, một cán bộ trong trại răn đe:
- Các anh đừng tưởng trốn trại mà không bị bắt lại là lầm to.
Thế nhưng sau lời răn đe đó, chúng tôi thấy anh C. vẫn là "bóng chim tăm cá" và ai ai trong đám anh em tù cũng cho là Trại chỉ hăm he để chúng tôi khỏi noi theo tấm gương vĩ đại của anh C. mà thôi chứ anh C. đã thật sự tung cánh về miền tự do rồi.
Nhưng, lại chữ "nhưng" quái ác vẫn thường trở lại làm tiêu tan giấc mộng đẹp trong đời sống bình thường của chúng tôi, riêng tôi cứ mở to mắt nhìn mà cứ tưởng như mình ngủ mê vì trong đám tù chúng tôi di chuyển về Trại Nam Hà vào cuối năm 78, hôm đó có anh C. bị "mợ Tám" khóa chặt một tay còn tay kia thì bị còng dính vào tay của một anh nữa, mà tôi không biết tên, anh này thì một cánh tay còn bị băng bột có lẽ bị gẫy hay sao đó, nghĩa là cứ hai người chung nhau một còng để mà hưởng cái hạnh phúc không độc lập mà cũng chẳng có tự do của người tù khốn khổ mỗi khi chuyển trại. Mãi về sau này, chúng tôi mới biết lý do sự chuyển trại là do bọn Tàu sắp tấn công và xâm lăng Việt Nam như cha ông họ đã làm đối với dân tộc ta từ ngàn xưa vì đó là giấc mộng Đại Hán mà dân tộc họ luôn ấp ủ trong tâm khảm.
Trại tù nào cũng giống trại tù nào, khi đến trại mới lại "học tập" đường lối, chính sách của đảng và Nhà Nước, lại khai lý llịch và anh em chúng tôi không ai bảo ai, người nào cũng có một mẫu khai dự phòng nên lại lấy mẫu khai này rồi điền vào " chỗ trống cho hợp nghĩa" thế là xong.

Một hôm, tại khu A ở trại tù Nam Hà, chúng tôi bị tập trung ra sân để nghe nói chuyện, người nói không xưng tên, chức vụ, đây vẫn là thói quen làm việc "ban đêm", thói quen giấu diếm của những người làm những việc tự thấy là không chính trực mà thói quen này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, mà điển hình là khi họ ký hiệp ước dâng một phần "máu thịt" của mẹ Việt Nam cho kẻ thù truyền kiếp mà không dám công khai cho toàn dân biết và các thói quen này cũng đã nói lên cái bản chất coi thường, khinh rẻ người "chủ" của chế độ như Cộng Sản vẫn luôn luôn rêu rao để mị dân. Hắn ta chỉ nói là: Quân Tàu xâm lăng Việt Nam và chúng ta đã bị thua đậm, thế thôi và nhấn mạnh, nếu cần, sẽ sử dụng khả năng sẵn có của "các anh" tức là của đám tù khốn khổ chúng tôi để "bảo vệ quê hương". Cay đắng cho tụi tôi chưa, bị kết án đủ thứ tội nhưng không dám đưa chúng tôi ra xử công khai và giờ đây sau 4 năm tù thì được "người ta" cho biết là chúng tôi vẫn còn có một quê hương để mà bảo vệ.
Đọc đến đây chắc quý bạn đọc thân mến sẽ tự hỏi:
"Ô hay cái ông này, chẳng thấy đâu là câu chuyện tù vượt trại gì hết, cứ thấy ông nói lòng nói vòng hoài à!"
Vâng, thưa quý vị, hình như càng lớn tuổi thì người ta càng tin vào thuyết định mệnh an bài mà ông Trời đã dành cho mỗi người:
Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần, phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Kiều.

Tôi, như trong câu Kiều nói trên, đã phải chịu "phong trần" từ năm 1979 là năm tôi biết được phần đầu của câu chuyện và mãi cho tới năm 1985 tức là 6 năm sau, khi có cái may mắn thoát chết vì bệnh phù thũng để rồi qua bao lần chuyển trại và có lẽ do định mệnh hay do ông Trời sắp xếp nên đã được nằm cạnh anh C. và mừng hết lớn, tôi không quên hỏi anh về câu chuyện trốn khỏi trại tù hồi đó.
Khi được hỏi, anh ra hiệu cho tôi ra khỏi buồng tù và sau đây là lời kể chuyện của anh.
Lúc ở trại Phong Quang, nơi đội Rau Xanh trồng rau thì lại gần lò gạch do tù hình sự đảm trách. Trong những lúc giải lao, thì tụi này thường hay ngồi cùng với mấy anh em tù hình sự, mới đầu thì hai bên còn giữ ý, sau một thời gian thì điếu thuốc qua, bi thuốc lào lại nên đã dần dần thu hẹp lại khoảng cách biệt và từ đó trong câu chuyện đã có sự thân mật dẫn đến sự trao đổi tâm tình.
Tù hình sự phần đông là những người nghèo khổ, giáo dục gia đình hầu như không nên đa số ăn nói lỗ mãng, mở miệng là các loại " hỏa tiễn made in North Viet Nam" như đ...m..., đ....b... bay ra ầm ầm, làm choáng váng người nghe, phải nói như vậy là để thấy sự sa đọa về giáo dục, về con người của "xã hội chủ nghĩa Miền Bắc"; vì khi bị giam chung với tù hình sự Miền Nam ở Long Giao những anh em tù này tuy là hình sự nhưng tôi không bao giờ thấy các anh em này sử dụng các loại "hỏa tiễn" nói trên. Câu nói của họ khi tiếp xúc với chúng tôi luôn luôn tỏ ra có sự trân trọng và tỏ ra rất lễ độ, và mỗi lần trông thấy anh em chúng tôi ở phía xa xa là không ai bảo, họ đều chào to bằng câu là "Đại bàng gẫy cánh se sẻ cụt đuôi" và trong cung cách vẫn tỏ ra có sự thương mến tụi tôi tuy rằng chúng tôi là những người thất thế.
Các cán bộ Cộng Sản, khi thuyết giảng vẫn thường rêu rao là Miền Nam đồi trụy có tới 300,000 đĩ điếm và trộm cắp đầy rẫy, cứ làm như là trong thiên đường của Cộng Sản là thiên đường thật sự nên không có tù hình sự ! Thế thì các trại tù như Phong Quang, Nam Hà và còn biết bao nhiêu nữa ở Miền Bắc chắc là để nhốt muỗi hay sao đây!
Trong số các anh em tù hình sự đó, tôi để ý thấy một anh rất ít nói, nét mặt lúc nào cũng đăm chiêu, tư lự, lân la tôi làm quen, ngay từ lời nói đầu tiên, tôi giật mình vì nhận ra anh ấy là người Quãng Ngãi, cùng quê với tôi, và cứ mỗi ngày một chút dần dần hai chúng tôi hiểu nhau nhiều hơn và một khám phá nữa càng làm tôi giật mình hơn nữa, không những cùng tỉnh mà còn cùng làng nữa, vì khi nhắc đến những bậc vai vế trong làng thì cả anh ấy và tôi đều cùng biết rõ như là bàn tay có 5 ngón!
Cho đến một hôm, khi tình bạn đã đậm nét thì chúng tôi lại khám phá thêm ra là chúng tôi còn có họ hàng xa nữa. Đến đây thì, anh TTB, ta cứ gọi tắt là B. cho tiện, mới tiết lộ:
"Trung Quốc và Việt Nam không thuận, có muốn vượt trại không?"
Tôi hỏi lại B:
"Vượt trại thì được rồi nhưng còn gia đình B thì sao?"
Đến đây B. mới cho biết, trước khi bị tù, anh ta làm ở Đại Sứ Quán Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Đông Đức, mỗi khi có cuộc họp báo hay biến cố quan trọng nào ở Tây Bá Linh thì đều phải tham dự và viết báo cáo gởi về Việt Nam. Đi cùng có 2 người nữa, và mỗi người đều có một khẩu súng lục với chỉ thị nếu ai định đào tị sang Thế Giới Tự Do thì khẩu súng sẽ làm nhiệm vụ của nó, nói nôm na là phải thanh toán, phải giết người vì người đó đã bị "nọc độc của chế độ tư bản" làm hư hỏng và lần nào cũng vậy, cả ba phải canh chừng lẫn nhau, dĩ nhiên trong 3 người thì B là chính còn 2 người kia là "cai tù" tuy rằng điều này không ai nói cho biết.

Cho đến một hôm, Tòa Đại Sứ nhận được công điện của Bộ Ngoại Giao trao tặng cho B. một huân chương vì những thành quả đạt được và triệu hồi B. về nước để nhận, dĩ nhiên Ông Đại Sứ rất mừng và cho làm tiệc tiễn hành một nhân viên xuất sắc dưới quyền khiến ông được thơm lây theo như phong tục của người Việt ta.
Khi về tới nơi, anh ta mới bật ngửa vì chỉ thấy Công An "dàn chào" cẩn thận không cho gặp mặt vợ con dù chỉ là 1 phút và đưa vào trại tù ngay lập tức với lý do trong những bài viết gởi về, "người ta" đã khám phá ra là B. đã manh nha những tư tưởng phản động, chỉ "manh nha" thôi, chứ không có bằng chứng gì là phạm tội đâu nhé mà đã bị kết án rồi, không cần tòa án xét xử dù cho chỉ có hình thức thôi, vì tòa án cũng là của đảng mà.

Tới đây thì mình mới hiểu thật rõ câu "độc tài đảng trị" ghê gớm như thế nào, vì nếu có cách gì mà đảng "nắm" được không khí thì chắc chắn là đảng sẽ chẳng ngại ngần gì mà không phân phối để nắm chặt thêm quyền thống trị hơn nữa như là đảng đã từng làm với chế độ tem phiếu. Bị tù rồi, thì mới thấy ở nước ta trong chế độ Cộng Sản, dù đêm hay ngày thì người "chủ" chỉ thấy có ban đêm mà thôi mà là đêm không cùng, chừng nào mà cái chế độ tàn ác này còn tồn tại, trong khi đó thì "tớ" mới có cả ngày lẫn đêm để tìm tòi, suy nghĩ tùy nghi sử dụng bàn tay sinh sát của mình để làm tình làm tội và bóc lột "chủ", xua "chủ" đi giải phóng miền Nam để chết thay cho "tớ"!
"Còn vợ của tôi ư, hiện nay bà ấy đang dạy học ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, thế nhưng bị kết tội như tôi, nhất là tội về "tư tưởng", thì kể như tiêu tán đường rồi và mình nên kiếm chước "tẩu vi thượng sách" là hơn và cứ coi như mình hay vợ mình đã chết thì mình mới dễ dàng quyết định. Đây là dịp để mình thử thời vận như các cụ ta vẫn thường nói:
"Được ăn cả, ngã về không", vả lại, đời tôi kể như bỏ rồi!"
Kế đến anh nói một câu gở miệng:
"Đằng nào cũng chết, không chết trước thì cũng chết sau mà".
Rồi như một thi sĩ chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, B. , tằng hắng lấy giọng rồi ngâm khe khẽ:
"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tới
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm."
Như vậy, đối với B. thì đã xong, ngoài ra tôi còn rủ thêm được người bạn thân của tôi là Th. T/N. cùng tôi trốn trại nữa, N. là bạn thân của tôi từ hồi nào đến giờ. Là người trầm tĩnh, kín đáo, N. rất dè dặt từng lời nói do đó mới có thể bảo mật được kế hoạch trốn trại vì người Pháp đã chẳng có câu: "Sự bí mật của hai người là sự bí mật của tất cả mọi người" đó sao và đúng như sự đánh giá của tôi, N. quả thật đã không phụ sự kỳ vọng mà tôi tin tưởng nơi anh.
Việc nhín chút cơm, chút muối thì B. lo, cho đến ngày đã định, chúng tôi kiếm cớ vào rừng lấy củi về nấu nước cho anh em rồi dông một mạch. Vì tù đông nên mỗi đội khoảng từ 35 đến 40 người được cấp phát một đôi thùng để nấu nước uống phát cho anh em ngay tại hiện trường lao động, còn nhà bếp của Trại chỉ lo việc ẩm thực mà thôi.
Cứ ngày nghỉ đêm đi, vì nếu đi ban ngày dân thấy thì bị lộ, chẳng bao lâu thì đã đến con sông phân chia ranh giới hai nước vì trại tù Phong Quang chỉ cách Trung Quốc có 16 cây số đường chim bay mà thôi.

Tới được nơi đây thì cả ba đã quá mệt mỏi, nên sau khi thảo luận tất cả đều đồng ý là hãy nghỉ cho khỏe rồi lúc mát trời vào lúc xế chiều sẽ đốn chuối làm bè qua sông, tự do đã ở trong tầm tay chỉ với ra là nắm, là bắt được liền vì nhìn qua phía bờ bên kia chúng tôi đã thấy một vài người Hoa đang làm ruộng đầu đội nón rộng vành ờ phía xa xa, và đó là sơ sót thật là đáng trách khiến về sau này chúng tôi cứ ân hận mãi. Thật là không có cái dại nào giống cái dại nào, cơ hội đã đến lại để vuột mất, y chang cái túi khôn của người Tây Phương đã được diễn tả trong câu: "Thời gian và cơ hội không chờ đợi ai cả".
Sau khi đã quyết định như vậy rồi, chúng tôi mỗi người tìm một bụi cây rồi chui và ngủ, và vì quá mệt mỏi nên cả ba đều ngủ quên đến khi nghe tiếng chó sủa thì lúc đó trời đã tối đen, B. vội lao mình xuống sông nhưng không kịp nữa rồi, một tràng AK vang lên trong đêm trường tịch mịch và tiếp theo đó là một tràng AK nữa khi Th.TN. lao mình tiếp theo cùng với B. Riêng phần tôi, một con chó berger Đức ở đâu gầm gừ lao tới mõm đớp chặt ống quần khiến tôi không cục cựa gì được, một tên Công An chĩa súng AK vào ngay mặt tôi, miệng quát lên:
"Động đậy ông bắn chết bây giờ."
Sau đó là màn đòn thù liên tiếp giáng xuống, khỏi cần nói cũng biết là thê thảm đến như thế nào rồi, riêng B. vì đạn trúng tim nên chết tại chỗ, còn N. thì đạn trúng cánh tay phải nên bị gẫy tay. Khi về đến trạm Công An biên phòng lại một trận đòn thù còn thê thảm hơn thế nữa khi họ khám phá ra là chúng tôi là tù trốn trại chứ không phải là những người buôn lậu.
Cuộc trốn trại không thành công nhưng tôi vẫn tự hào là tôi và những người cùng tham gia đã giữ được bí mật đến phút chót, đã qua mặt được đám cai tù chỉ có một điều ân hận là không biết cái chết của anh B. có được thông báo cho gia đình anh ấy không, chắc chắn là nếu có, thì họ cũng giấu nhẹm lý do anh ấy bị chết, vì đó là bản chất của họ.

Tôi tự an ủi là phần tinh anh của con người không bao giờ chết, chả thế mà trong Kiều có câu:
"Thác là thể phách, còn là tinh anh."
Và chắc chắn là anh B. khi qua bên kia thế giới vĩnh hằng anh đã không còn điều gì ân hận vì phần tinh anh của anh giúp anh biết được là anh đã chết và chết như một con người tự do.
Sao Nam Trần Ngọc Bình.

Sunday, December 13, 2015

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Đi Lào & Đi Thái


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Among the roughly 2 million Myanmar workers, 300,000 Cambodians and 50,000 Vietnamese in Thailand, many are working illegally…
THE NATION July 3, 2014

Bữa trước, Tuấn Khanh đặt ra một câu hỏi khá bất ngờ và ngỗ nghĩnh: “Người Việt cố giàu lên, để làm gì?” Tiếc có điều là câu trả lời (cũng của chính ông) lại không được bất ngờ hay thú vị gì cho lắm: họ cần có nhiều tiền chỉ để tìm cách cho mình hay con em rời xa quê hương!

Coi: ở một xứ sở mà tới cái cột đèn cũng chịu không nổi, và còn nhấp nhổm muốn đi thì ai mà không lo kiếm đường để chạy – hả Trời?
Nghe vậy, ông nhạc sĩ (nghe) dám giận lắm à nha. Thì tui cũng nói (cho vui) vậy thôi, chớ chuyện “cột đèn có chân” nay đã xưa rồi. Ghi nhận của Tuấn Khanh về cung cách “lặng lẽ  gói ghém ra đi thật xa” của dân Việt (e) cũng không hoàn toàn đúng nữa, ít nhất thì cũng không đúng đối với người dân ở Hoà Vang/Đà Nẵng – theo tường thuật của hai ông Lê Minh & Hữu Trung, trên tờ Vietnamnet, vào hôm 4 tháng 10 năm 2015:
“Trong số hàng chục nhà tầng, biệt thự được xây gần đây, to lớn và lộng lẫy nhất huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phải kể đến ngôi biệt thự của ông Nguyễn Bảy – ông chủ thầu xây dựng nổi tiếng của làng trên đất Lào. Đó là một khối nhà 3 tầng, đồ sộ giữa không gian làng quê yên bình. Nơi cổng vào được ông Bảy cho xây dựng hàng rào cách điệu rất quy mô.

Biệt thự ở Hoà Vang. Ảnh: Vietnamnet
Câu chuyện về làng giàu và những nông dân đi chân đất, cưỡi ô tô sang lấy vợ ngoại về làng xây biệt thự như ông Bảy không hiếm. Bí thư chi bộ thôn 5, ông Trương Văn Phẩm, nhẩm tính trong thôn có cả chục người như ông Bảy. Phần lớn họ đi lên từ đôi bàn tay trắng, vài người qua Lào làm ăn rồi cưới luôn vợ Lào và chung sống khá hạnh phúc.
Nhờ đó, bộ mặt làng quê thay đổi hẳn. Đường bê tông được xây dựng. Nhiều người đi Lào đứng ra đóng góp tiền làm đường, kéo điện thắp sáng, góp sức đưa thôn 5 đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2014 vừa qua.”

Xe sang ở Hoà Vang. Ảnh: Vietnamnet

Té ra đâu có cần phải bôn ba, xa xôi làm chi (cho má nó khi) chỉ cần nhích chân qua Lào là đủ mát trời ông Địa rồi. Thiệt là một tin vui (“giữa giờ tuyệt vọng”) cho vô số người dân Việt, trừ cái ông Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải. Ai đi về cũng sắm vài cái “xe sang” thì sớm muộn gì Hoà Vang (nói riêng) và Quảng Nam/Đà Nẵng (nói chung) cũng sẽ bị … nạn kẹt xe thôi!
Sao xứ Lào giàu có và làm ăn dễ dàng (dữ) vậy cà? Bên Miên, bên Miến (chắc) cũng như vậy luôn quá. Chỉ riêng ở đất Thái là chuyện mưu sinh, xem chừng, hơi bị khó khăn chút xíu – theo như  tiểu luận (Những Cơ Hội & Thách Đố Cho Lao Động Di Dân Việt Nam Tại Thái Lan) của Linh Mục Antôn Lê Ngọc Đức, SVD:
Lao động di dân Việt Nam tại Thái Lan có những đặc điểm chung sau đây. Thứ nhất, hầu hết đến từ các tỉnh miền bắc và miền trung, trong đó Hà Tĩnh và Nghệ An chiếm phần đa số. Ngoại trừ một số trường hợp, hầu hết xuất thân từ những gia đình nông thôn. Tuy nhiên với vùng đất hẹp hòi ở khu vực miền trung cộng thêm khí hậu khắc nghiệt nên việc mưu sinh trên mảnh đất quê hương không dễ dàng đối với họ...
Tính chất của một số công việc mà các lao động di dân Việt Nam làm tại Thái Lan lệ thuộc phần nào về tuổi tác và giới tính. Những công việc như xây dựng (cọ xang), trông bãi xe (rắp rốt), tẩm quất trong phòng vệ sinh nam (nuad hong nám) chỉ dành cho lao động nam. Các công việc giúp việc nhà (mae ban), chăm sóc người già trẻ con trong gia đình chủ thuê, bán hoa hồng dạo…thường dành cho lao động nữ. Ngoài ra những công việc như may quần áo (yep pha), bán dạo (kem, trái cây, nước giải khát), mở quầy hàng (áo quần, thức ăn, hoa quả…), bán hàng trong các cửa tiệm bán lẻ… thì cả lao động nam và nữ đều tham gia.
Nếu bước sâu vào trong bếp của một quán ăn Việt Nam ở California, bạn có thể nhìn thấy một người đàn ông Mễ (to béo, nhễ nhại mồ hôi) đang rửa chén, lau chùi, hay quét dọn gì đó ... Ông ta là người phải làm những công việc nặng nhọc nhất nơi đây, và cũng là kẻ nhận đồng lương thấp nhất – thấp dưới mức qui định (tối thiểu) của nhà nước Mỹ. Lý do, giản dị, chỉ vì đương sự nhập cư bất hợp pháp và không có quyền làm việc tại Hoa Kỳ nên phải chịu thiệt thòi.
Tương tự, bạn cũng rất dễ tìm thấy một bà Việt Nam (nhỏ thó, gầy gò, và cũng nhễ nhại mồ hôi) đang tất bật lau chùi, dọn dẹp chén đĩa ... trong một quán ăn đông khách ở Bangkok. Hoàn cảnh của người phụ nữ này, ở Thái Lan, cũng giống y như ông bạn đồng nghiệp Mexican ở U.S.A vậy.
Và bởi vậy, cả hai đều phải làm chui. Chỉ khác có điều là ông Mễ có thể lãnh cả 100 dollar tiền tươi mỗi ngày, còn bà Việt thì chỉ được trả độ 2/10 khoản đó là hết mức.
Tôi biết rõ mấy chuyện này vì ba mươi năm qua tôi sống tại California, và ba tuần qua thì tôi ở thủ đô Bangkok. Nói cho chính xác hơn là tôi đang trọ trong một cái “guest house,” gần khu Đèn Đỏ Nana (Nana Red Light District, trên đường Sukhumvit 4). Viết và đọc theo âm tiếng Việt là “Nana Soi Xì” thì ông tài xế taxi, hay xe ôm nào cũng biết.
Từ ban công của cái nhà trọ rẻ tiền này, mỗi sáng, tôi đều nhìn thấy những người đồng hương của mình lặng lẽ đi qua. Thường thì bà bán cà rem đến trước, cùng với tiếng chuông leng keng khe khẽ (nghe) hơi có vẻ rụt rè và xen lẫn một chút ý tứ. Cứ y như thể là ngay chính cái chuông bé nhỏ này đã mang sẵn chút mặc cảm là nó đang làm phiền thiên hạ vậy.

Ảnh chụp vào mùa mưa năm 2015
Bán kem thì có thể lân la, chậm rãi, và dừng lại ở bất cứ nơi đâu (vào bao lâu) cũng được. Chả ai phiền hà gì ráo vì người dân địa phương không ai làm cái nghề này. Đây gần như là “thương trường” độc quyền của “thương nhân” Việt Nam ở Thái Lan.
Những người bán trái cây hay bán nước dừa thì khác. Họ luôn luôn giáo giác, và gấp gáp. Ngay cả khi có khách gọi mua hàng thì bán xong họ cũng quầy quả đi ngay, nếu trên vỉa hè đã có một cái xe trái cây của một công dân Thái đậu sẵn gần đâu đó.
Đây là luật hè phố của Bangkok. Chỉ có người Thái mới được đặt xe ở một nơi cố định, còn đám dân bán chui thì chỉ được phép đi lướt qua thôi. Dừng lại quá lâu để chia bớt khách hàng tuy không phạm luật nhưng chạm lệ.
Va chạm kiểu này tuy không lôi thôi lớn nhưng cũng lôi thôi lắm. Nhẹ ra thì đôi lời chửi rủa, cảnh cáo. Nặng hơn, không chừng, dám một trận đòn.
Đời vẫn vốn không nương người thất thế mà!
Đến tầm 8/9 giờ khuya trở đi thì chỉ còn xe kem hay xe nước dừa, hết xe trái cây rồi. Cái nghề này bắt buộc người ta phải về sớm vì phải thức dậy rất sớm để mua hàng, và chuẩn bị làm hàng để đủ bán cả ngày.
Bán kem thì khoẻ hơn nhiều. Khỏi phải làm gì ráo. Cũng chả lỗ lã chi cả. Bán ít lời ít, bán nhiều lời nhiều nên cũng cái xe kem đó, vợ đẩy ban ngày, chồng đẩy ban đêm (hay ngược lại) cho tới khi ... gần sáng!
May là ở những khu đèn đỏ, và những khu phố Tây Ba Lô những cô gái ăn sương lấy ngày làm đêm nên khách lúc nào cũng có – chỉ tội là rất ít người thích ăn kem  tối.
Tôi về hưu (non) từ năm ngoái, ở nhà hoài cũng ớn chè đậu nên hay đi giang hồ (vặt) cho nó qua ngày. Bỗng dưng trở thành một ông “tỉ phú thời gian” nên tôi sốt sắn “tháp tùng” những xe trái cây, và những xe kem của đồng bào mình đi quanh Bangkok – bất kể đêm ngày.

Ảnh chụp vào mùa mưa năm 2015
Nếu là một nhà văn hay nhà báo thì chắc chắn tôi sẽ viết được vài bài phóng sự ngăn ngắn – kiểu như tôi đi bán kem, bán nước dừa, hay bán trái cây... gì đó. Tiếc thay, tôi lại là một thường dân nên chỉ có thể ghi lại được vài mẩu tâm sự (vụn) của những người đồng hương đang tha phương cầu thực thôi:
  • Cháu đi cả đêm như rứa mà không buồn ngủ sao?
  • Dạ, ban ngày khi vợ đẩy xe cháu đã ngủ rồi.
  • Từ đây tới gần sáng thì cháu kiếm được bao nhiêu tiền lời?
  • Ba hay bốn trăm baht, tùy bữa, nếu trời không mưa.
  • Vậy thì cũng chỉ chừng hơn 10 đô la chứ mấy. Vợ cháu cũng kiếm cỡ đó, phải không?
  • Dạ hơn chớ, ngày dễ bán hơn đêm. Nó lại chịu khó nài khách nên cũng nhiều người mua hơn.
  • Sao cháu không “nài” như nó?
  • Có nói được tiếng Thái mô mà nài!
  • Dù cháu không “nài” thì hai vợ chồng cũng kiếm được cỡ bẩy/ tám trăm baht mỗi ngày, cộng lại ít nhất cũng 600/700 Mỹ Kim mỗi tháng, đúng không?
  • Dạ, đúng?
  • Sống đủ không?
  • Dạ, đủ và còn dư được chút xíu nữa.
  • Sao mà dư được?
  • Tiền “lo” cho cảnh sát của hai đứa mỗi tháng 100 đô. Tiền “lo” visa và tiền phòng 150 nữa. Ăn chừng 150 đổ lại thôi.
  • Sao ăn ít rứa?
  • Mỗi tháng phải gửi về Nghệ An cho ông bà ngoại và ông bà nội mỗi nhà 100.
  • Để dành à?
  • Dạ không, ông bà nuôi dùm mấy đứa con nhỏ mà.
  • Như rứa là hết gần sạch rồi thì tội chi mà phải qua tuốt bên nây, ngó cơ cực quá?
  • Chớ ở nhà thì vợ chồng cháu biết làm chi ra vài trăm để nuôi con và nuôi cha mẹ.
  • !!!
  • Bán trái cây chắc lời hơn?
  • Hơn chớ nhưng tụi cháu chưa có vốn, đang để dành?
  • Vốn làm chi?
  • Để mua xe. Xe kem ni của chủ, còn xe trái cây mình phải sắm. Xe cũ cũng cả chục ngàn baht chớ đâu phải ít, bác.
  • Mấy trăm đô lận sao.
  • Dạ.
  • Rứa thì để dành tới khi mô mới đủ tiền?
  • Cũng chưa biết nữa. Bấc tới đâu dầu tới đó thôi...

Dự tính sắm xe, ngó bộ, cũng còn xa vời dữ. Và “ước mơ xa vời” này của người đồng hương đang đi bên cạnh khiến tôi chợt nhớ đến bài báo thượng dẫn (“Làng Tỷ phú: Xuất Ngoại Sắm Xe Sang, Lấy Vợ Nước Ngoài”) trên Vietnamnet:

“Hơn chục năm trước thôn 5, xã Hòa Khương là một trong những làng khó nghèo nhất nhì xã. Bây giờ, làng nghèo đã thay da đổi thịt. Nhà lầu, biệt thự, xe sang lũ lượt kéo nhau về làng mỗi khi Tết đến.”
Bộ có thiệt vậy sao, mấy cha?

VĨNH LIÊM * NGUYỄN CHÍ THIỆP

Ðọc "Trại Kiên Giam" của Nguyễn Chí Thiệp



    Sau khi cuốn hồi ký The GULAG Archipelago (Quần Ðảo Ngục Tù) của nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn (Nga) được nhà xuất bản Harper & Row (Hoa Kỳ) xuất bản năm 1973, giới văn học cũng như báo chí và truyền thông thế giới mới được biết một phần nào về chế độ lao tù của Cộng sản, đặc biệt là tại Sô Viết. Trong cộng đồng Việt Nam, trước Solzhenitsyn, năm 1969 tác giả Trần Văn Thái đã cho ra mắt cuốn hồi ký Trại Ðầm Ðùn (giải thưởng văn học nghệ thuật 1969 về bộ môn văn), nhưng có rất ít báo chí và truyền thông Việt Nam Cộng Hòa nhắc đến tác phẩm này.

    Tại hải ngoại, sau 30 tháng 4 năm 1975, tập thể người Việt tị nạn mới được hiểu rõ hơn về chế độ lao tù của Cộng sản Việt Nam qua các cuốn hồi ký như: Cùm Ðỏ của Phạm Quốc Bảo (1983), Ðại Học Máu của Hà Thúc Sinh (1985), Thép Ðen của Ðặng Chí Bình (1987), Hà Nội Báo Ðộng Ðỏ của Dương Văn Lợi (1992). Tôi đã đọc hết các quyển hồi ký này bằng một tấm lòng của một người chưa hề bị tù tội bao giờ. Nhưng càng đọc, tôi lại càng cảm thấy như chính mình đang ở trong cái hoàn cảnh nghiệt ngã ấy.

    Cùng năm 1992, tác giả Nguyễn Chí Thiệp cho ra mắt cuốn hồi ký Trại Kiên Giam nhưng tôi chưa có dịp được nhìn thấy tác phẩm, cho mãi tới hôm nay tôi mới có dịp đọc ấn bản tái bản lần thứ hai (10/2000) do văn hữu Ngô Sỹ Hân gửi tặng.

    Tôi đã lần đọc từng trang sách để cảm nhận và chia xẻ với tác giả cùng những bạn tù của ông về những nỗi khổ đau của người ngã ngựa, những tháng năm quằn quại trong lao tù Cộng Sản, những chí hướng quật khởi kiên cường, những mộng ước mai sau về một xã hội hậu Cộng Sản, v.v.. Ðọc suốt tác phẩm, tôi lắng nghe con tim mình thổn thức, xao xuyến và bồi hồi. Cảm nhận nỗi đau đớn của tác giả như chính nỗi đau đớn của mình, của dân tộc mình. Ðọc tác phẩm Trại Kiên Giam để đi tìm một ánh sáng ở cuối đường hầm, để bắt gặp những hào kiệt trong một xã hội tan rã, để gặp lại những đồng chí còn cưu mang hoài bão cho một nước Việt Nam Tự Do, v.v.

    Sau khi gấp sách lại, tâm tình lắng đọng, tôi tạm chia nội dung cuốn hồi ký Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp thành 6 phần như sau: Bối cảnh Miền Nam sau 30/4/1975, Người Cộng Sản nói về Cộng Sản, Những bài học đắng cay của chính tác giả, Những tháng năm trong lao tù Cộng Sản, Những cái nhìn thiết thực về Cộng sản, và Những mong ước và hoài bão.

I. Bối cảnh Miền Nam sau 30/4/1975
    Ở phần này, tác giả ghi lại từng chi tiết một về bối cảnh sinh hoạt của Miền Nam, nói chung, và Sài-Gòn, nói riêng, sau ngày 30/4/1975, như: sinh kế thường nhật của người dân, cảm nghĩ về chính quyền mới, sự lo lắng cho chính bản thân mình và thận phận mình, các tổ chức chống đối chế độ mới, những cuộc trình diện học tập, v.v.

    Nhờ có óc quan sát tinh tường, sự nhận thức sâu sắc và sự nhận định chính xác, tác giả đã diễn tả sự hiểu biết về Cộng Sản của người dân Miền Nam một cách tổng quát như sau: "Cái hiểu biết quá đơn sơ về Cộng Sản nên đa số chỉ nghĩ là phải khổ và chịu khổ được, chịu ăn mặc xấu xí được là có thể sống yên thân trong chế độ Cộng Sản". (trang 25) Chính sự hiểu biết quá đơn sơ ấy đã xui người dân Miền Nam phải miễn cưởng chấp nhận một cuộc đổi đời bi thảm bằng chính xương máu và nước mắt của mình.

    Nói tóm lại, tâm lý chung của người dân Miền Nam lúc bấy giờ là: "Tâm lý đứng núi nầy trông núi nọ, tình hình chính trị tồi tệ của miền Nam, sự kém hiểu biết về Cộng sản làm nhiều người không còn sợ Cộng sản". (trang 31) Không còn sợ Cộng sản nữa, nhưng họ cũng không biết phải làm gì để diệt trừ chúng, mặc dù "Ða số dân Saigon không chịu mang dép râu đội mũ tai bèo". (trang 26) Bởi vì họ đã nhìn thấy tận mắt hình ảnh của người lính Bắc Việt: "Người lính giải phóng trông ngờ nghệch, lúng túng trước cảnh rộn rịp và to lớn của Saigon, phần lớn họ rất trẻ". (trang 26) Thế mà người dân Miền Nam đã bị Cộng sản đánh lừa một cách đau đớn: "Giờ đây mấy lon gạo cứu đói là lý do buộc họ phải ra khỏi thành phố về quê sản xuất theo chính sách. Họ có cảm tưởng bị đánh lừa". (trang 31) Càng bị đánh lừa thì người dân càng thấm thía nỗi đau: "Người dân nghèo mới vỡ lẽ, cách mạng đem lại vinh quang và công bình cho người nghèo trong tổ chức của họ, còn dân nghèo muôn đời vẫn là người chịu đựng trước tiên những đau khổ, áp bức theo chính sách phải đi ra khỏi thành phố trước cả mấy ông 'ngụy quân', 'ngụy quyền' ". (trang 32)

II. Người Cộng Sản nói về Cộng Sản
    Không ai hiểu rõ Cộng sản bằng chính người Cộng sản. Chính vì thế mà chính quyền VNCH đã có chính sách chiêu hồi và sử dụng những người chiêu hồi ấy vào những công tác tình báo và tâm lý chiến, chẳng hạn như Thượng Tá Tám Hà và nhà văn Xuân Vũ, v.v. Cho tới ngày 30/4/1975 chính tác giả Nguyễn Chí Thiệp, mặc dù là một công chức trung cấp, cũng chưa có cái nhìn rõ rệt về Cộng sản cho nên ông đã quyết định ở lại để rồi sau đó phải nhận lãnh 12 năm tù.

    Sau 30/4/1975, một người chú họ của tác giả từ Hà Nội vào thăm thân nhân ở Ðà Nẵng. Khi thấy Nguyễn Chí Thiệp còn ở lại VN, ông ta ngạc nhiên hỏi: "Tại sao cháu không đi Mỹ? Về đến Ðà Nẵng, gặp chị (mẹ tôi) nói cả gia đình ở lại Saigon. Cháu không đi nước ngoài thật vô lý". (trang 36) Nhờ lần gặp đầu tiên với chú Bình (kỹ sư của Bắc Việt) tác giả mới có dịp tìm hiểu về bộ mặt thật của Cộng sản và dứt khoát chọn một thái độ.

    Chú Bình nói thẳng và nói thật với Nguyễn Chí Thiệp về chính sách trả thù của Cộng sản như sau: "Cháu đừng nghĩ trả thù chỉ là giết chếthọ sẽ không giết nhưng họ sẽ đưa đi các trại tập trung cải tạo không có ngày về". (trang 37)

    Về chủ trương của Cộng sản, chú Bình cho biết: "Ðảng chủ trương phá bỏ luân lý cũ, phá vỡ trật tự xã hội, đưa trẻ con ra ngoài xã hội, nhưng Ðảng lại quá tham lam, họ muốn sử dụng đứa trẻ mà không cưu mang nó, bắt gia đình phải nuôi nó, Ðảng chỉ dạy cho nó hận thù và những phương pháp đấu tranh. Họ phủ nhận tình thương giữa con người với nhau". (trang 38)

    Sau khi nhìn thấy tận mắt cái vết tích của sự phồn vinh của Miền Nam trước 30/4/1975, chú Bình tiết lộ về cách xảo quyệt của hệ thống tuyên truyền của Miền Bắc như sau: "Ở miền Bắc người ta đều hiểu sai về miền Nam, hệ thống tuyên truyền của Hà Nội đã mô tả xã hội miền Nam cực kỳ xấu xa, lạc hậu và nghèo đói". (trang 39)

    Ðể trả lời câu hỏi của Nguyễn Chí Thiệp "Tại sao người ta bất mãn mà không có chống đối tích cực?", chú Bình cho biết: "Không chống đối vì sức đối kháng đã bị tiêu diệt. Nghệ thuật cai trị của Cộng sản là tiêu diệt sức đề kháng của nhân dân. Chính sách công an nhan dân và nhân dân hộ khẩu nhằm thi hành mục tiêu đó". (trang 47)

    Chú Bình căn dặn tác giả:" Ðừng mong đợi tụi nó (CS) làm gì cho đất nước. Chú là đảng viên, chú được đi nhiều nơi, chú có suy nghĩcác khuyết điểm của chế độ Cộng sản là bản chất không phải là hiện tượng, vậy nên nếu có hy sinh cũng vô ích mà thôi". (trang 49)

    Nói tóm lại, "Giai cấp lãnh đạo ở miền Bắc là một triều đình tập hợp chung quanh vị Hoàng đế là lãnh tụ, cấu kết quyền lợi, dua nịnh lãnh tụ để bảo vệ quyền lợi hiện có và con đường tiến thân". (trang 56)

III. Bài học đắng cay của chính tác giả
    Sau khi được chú Bình giải thích cặn kẽ về Cộng sản, tác giả mới thấy được sự sai lầm trong quyết định ở lại, ông tự thú nhận như sau: "Lúc đó tôi mới biết hết hậu quả của một quyết định sai của tôi. Ở lại, không những tôi bị tù đầy, mà gia đình tôi cũng bị trả thù bằng chính sách phân biệt đối xử. Tôi đã nghĩ một cách sai lầm là nếu tôi có bị hoàn cảnh lịch sử bỏ rơi, thì con em tôi còn nhỏ có thể được lớn lên như là một người Việt Nam bình thường. Tôi bắt đầu thấy chính sách trả thù của Cộng sản còn độc ác hơn là tắm máu". (trang 39)

    Tác giả thố lộ tâm sự: "Những suy nghĩ làm tôi càng ân hận vì quyết định không di tản, cái quyết định ở lại thật ngu xuẩn, chỉ vì nhất thời bức xúc, tức tối những người lãnh đạo đê hèn, bỏ chạy trước địch quân mà không chiến đấu". (trang 131-132)

IV. Những tháng năm trong lao tù Cộng sản     Tác giả thuật lại cái đói lần đầu tiên trong đời ở trong trại tù Cộng sản: "Tôi đã thèm ăn từ lâu, khởi đầu là thèm đường, rồi thèm mỡ, bây giờ thèm đủ thứ, chén cơm hẩm với nước muối bây giờ quá ngon, không đủ no, ăn vào lưng lửng nhưng ngày nào cũng mong tới giờ cơm, mỗi bữa ăn tôi cố ngồi nhai từng muỗng, nhai thật kỹ, miếng cơm thành ngọt hơn, phải chú ý nhai và kềm để cái lưỡi không cuốn nuốt miếng cơm xuống, lơ đãng một tí là miếng cơm mới đưa vào mồm đã chạy tuột xuống cuống họng một cách tự nhiên và nhanh chóng". (trang 141)

    Chỉ mới bốn tháng nằm tù mà cơn đói đã hành hạ người tù rất là khổ sở: "Kể từ thứ năm tuần đó tôi được nhận quà lần đầu tiên. Ngồi ăn vội vàng những món nhà gửi, chỉ mới bốn tháng ăn cơm với muối mà tôi như con ma đói, cái gì cũng thèm, cũng ăn qua từ ngọt đến mặn, cắn vào miệng chưa kịp nhai đã vội nuốt, ăn bụng đã no mà mắt vẫn thèm, miệng vẫn chảy nước dãi và muốn ăn nữa". (trang 169)

    Về sự thâm độc của Cộng sản, tác giả cho biết: "Cộng sản Việt Nam thâm độc hơn. Chúng giữ kẻ thù của chúng lại để làm nô lệ, làm con vật sản xuất trong các trại tập trung mà chúng không tốn kém gì vì người tù phải tự làm lấy ăn và còn phải nuôi bọn cai tù và đóng góp cho ngân sách nhà nước. (trang 171) Và Cộng sản vắt từ giọt máu của người tù ở trong trại cải tạo. Người tù đem sức ra làm lao động đến kiệt sức và chết ở đó
". (trang 251)

    Tiêu chuẩn khẩu phần cho tù nhân ở trại tù Long Khánh như sau: "Trưa và tối mỗi bữa một chén cơm độn khoai mì với nước muối, nên mới có hơn hai năm cải tạo mà những người trình diện trông đã tiều tụy lắm. Lương thực mỗi ngày cắt dần phần gạo, thời gian đầu ăn toàn cơm nhưng gạo hẩm, sau nửa cơm nửa ngô, rồi ngô được thay bằng khoai mì khô. Mức độ độn tăng dần theo thời gian, 50% độn, rồi 75%, 80%, rồi đến cuối năm 1978 mỗi tuần trại Long Khánh chỉ ăn 2 bữa cơm, 12 bữa ăn còn lại chỉ ăn khoai mì khô". (trang 249)

    Khi tù nhân ra đến trại Xuân Lộc thì khẩu phần lại teo rút đi vì cán bộ hậu cần thông đồng với cán bộ quản giáo nhà bếp để ăn chận số phần ăn của tù. Tác giả viết:  "Chúng tôi được anh em đội nhà bếp thông báo trong lần chở bắp đi đổi khoai mì, cán bộ hậu cần và cán bộ quản giáo nhà bếp thông đồng nhau chở về 10 tấn khoai mì thối của kho thực phẩm huyện Xuân Lộc. Trại sản xuất chính là ngô trắng, ngô dùng ăn độn là phần tự túc của trại cùng với phần tiêu chuẩn gạo của Bộ Nội Vụ. Theo công thức đổi các loại lương thực của nhà nước Việt Cộng đề ra là gạo = 2 ngô = 3 khoai lang = 4 khoai mì tức 1 kg [gạo] đổi 4 kg khoai mì. Như vậy tiêu chuẩn phần ăn là 15 kg gạo cho mỗi người tù trong một tháng; nếu độn 50% thì đáng lẽ phải ăn 7.5 kg gạo + 15 kg ngô hoặc 7.5 kg gạo + 22.5 kg khoai lang hay 30 kg khoai mì (sắn). Nhưng quản lý trại đã ăn gian chỉ cho ăn 7.5 kg gạo + 7.5 kg ngô, hoặc 7.5 kg khoai các loạitức là giảm lược tiêu chuẩn tổng cộng chỉ 15 kg dù ăn loại lương thực nào. Ðó là bước gian lận thứ nhất. Bước thứ hai là chúng đem ngô trắng [do] chúng tôi sản xuất ra kho huyện đổi thành ngô đỏ. Ðến năm 1978 thì mức độ độn càng cao, chúng càng ăn gian qua bước thứ ba là đem ngô đổi khoai mì khô." (trang 266)

    Vì thế nên cách ăn ở trong tù các tù nhân cũng phải ăn có phương pháp: "Hôm nào ăn ngô là tốt nhất, bốc từng hạt ngô vừa nhai vừa đếm, mỗi hạt ngô nhai thành 50 hay 100 lần thật kỹ, nhai kỹ hơn cả kiểu ăn Osawa gạo lức muối mè. Nhai nhiều lần không nuốt thì hạt ngô cũng biến vào cổ lúc nào không hay. Lại tiếp tục nhai đến hạt khác. Thường thường mỗi bữa ăn từ hơn 250 đến 260 hạt, lần nhiều nhất được 267 hạt và có lần ít chỉ được 187 hạt". (trang311)

    Tới năm thứ ba trong tù (1979), tác giả diễn tả thân thể của mình như sau: "Nằm nắn bóp thân thể hàng ngày, sờ rõ những khoản lồi lõm trên đầu, trên mặt, ở cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, đầu gối, chỗ nào cũng lòi ra, hai cái mông đã teo hết thịt, xương mông lồi ra chạm vào bệ nằm đau điếng khi chuyển trở mình". (trang 312)

    Miếng ăn ở trong tù là một nhu cầu tối quan trọng, nhất là những người bị nhốt trong xà lim lâu ngày như Nguyễn Chí Thiệp. Tác giả thuật lại như sau: "Nằm mãi xà lim, kiểm lại thân thể và những nhu cầu đòi hỏi, tôi tưởng mỡ với đường là quan trọng; nhưng khi thèm muối mới thấy muối còn quan trọng hơn cả đường mỡ. Không có muối con người cứ mỏi mệt dần dần, mỏi từ thớ thịt đến từng khớp xương. (trang 315) Ông viết tiếp: Nhắc tới thịt tôi cũng rỏ nước miếng, nuốt liền mấy lần nước miếng vẫn ứa ra đầy mồm. Tôi đang thèm mọi thứ, đã 38 ngày ăn lạt, không có tí muối, người đã rã rượi, mỏi nhừ, chỉ cần một muỗng nước muối đã là hạnh phúc lắm đừng nói đến đường hay một miếng thịt, nhất là miếng mỡ heo". (trang 322)

    Tác giả diễn tả giá trị của miếng thịt và cục đường ở trong xà lim như sau: "Chết và Sống đối với người tù kỷ luật tính hàng ngày, hàng giờ. Một món thức ăn vô cùng quan trọng, có thể kéo dài thêm sự sống một thời gian ngắn, không chừng trong thời gian đó lại được thả ra, lúc đó thì lại sống trở lại, giá trị miếng thịt, cục đường nó ngang với sự sống trong hoàn cảnh này". (trang 322)

    Ở trại tù Xuân Lộc tương đối ít khắc nghiệt hơn trại tù Xuân Phước (tức trại Kiên Giam) mà người tù còn bị miếng ăn dằn vật đến như thế, thử tưởng tượng ở trại tù Kiên Giam người tù nhân bị bao tử hành hạ tới bực nào!

V. Những cái nhìn thiết thực về Cộng sản
    Vì ngây thơ về Cộng sản nên tác giả Nguyễn Chí Thiệp đã đổi lấy một bài học bằng12 năm tù, do đó ông mới có cái nhìn thiết thực về Cộng sản: "độc lập dân tộc chỉ là một bước chiến lược. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mới là cứu cánh". (trang 45)

    Nhận xét về các lãnh tụ Cộng sản, Nguyễn Chí Thiệp tiết lộ như sau: "Họ làm lãnh tụ cách mạng là biết cách thúc đẩy toàn dân làm cách mạng, còn họ thì hưởng, gia đình họ hưởng; họ quyết tâm giải phóng miền Nam, nhưng ra chiến trường là người khác chết, con em người khác chết. Các lãnh tụ không ai có con phải vào chiến trường B cả, con của họ đi học ngoại quốc. Họ cấu kết nhau thành một tầng lớp thủ lợi riêng tư sống trên xương máu của nhân dân, cấu kết với nhau trong nước chưa đủ để củng cố địa vị, họ còn cấu kết với nước ngoài. Ông Lê Duẩn đem gả con gái cho cháu trai của Breznev bên Liên Sô không phải để giữ chắc cái ghế Tổng Bí Thư là gì". (trang 187)

    Tại sao Cộng sản chủ trương bạo lực, tập trung Dân Chủ và đấu tranh giai cấp? Tác giả Nguyễn Chí Thiệp trả lời như sau: "Ðảng Cộng sản và chủ trương bạo lực là phương tiện để các nhà lãnh đạo củng cố chính quyền độc tài của mình, biến người dân thành một công cụ sản xuất. Tập trung Dân Chủ là một thuật ngữ để biện minh cho tính độc tài, đấu tranh giai cấp là một đường lối để tiêu diệt kẻ đối lập". (trang 260)

    Tác giả than: "Chính sách của Cộng sản đã phi nhân, tàn nhẫn mà tổ chức chính quyền còn làm cho sự tàn nhẫn đó tăng thêm nữa". (trang 265) Ông viết tiếp: "Xã hội Cộng sản, con người chỉ phát triển tính ác. Tóm lại, chế độ Cộng sản được xây dựng trên một lý thuyết sai lầm, dùng hận thù làm một động lực kết hợp và phát triển, khai thác tính ác, tính xấu và tính đố kỵ bần tiện của con người; tổ chức nặng nề và thư lại nên chế độ Cộng sản là một chế độ cực kỳ xấu xa, con người Cộng sản hầu hết là những người độc ác và đê tiện. Dân chúng sống trong chế độ Cộng sản cực kỳ nghèo đói, khổ sở". (trang 272)

    Ðể trả lời câu hỏi Liệu chế độ Cộng sản có thể tồn tại lâu dài tại Việt Nam hay không?, tác giả quả quyết: "chế độ Cộng sản không thể tồn tại lâu dài ở Việt Nam, nó không phải là bất khả thay thế hay bất khả đánh đổ như những người trí thức ở Hội Trí Thức Yêu Nước lý luận". (trang 197) Vì rằng "Nó chỉ tồn tại ở bên ngoài bởi tổ chức và bạo lực áp bức, còn bên trong nó bị chính con người đào tạo ra nó từ khước". (trang 197) Tuy nhiên, tác giả cẩn thận nhắc nhở chúng ta: "Nó sẽ bị đánh đổ, nhưng muốn đánh đổ một chính quyền có sức mạnh bạo lực và có tổ chức chặt chẽ là một vấn đề rất khó khăn và đòi hỏi thời gian, không phải một sớm một chiều mà làm được như nhiều người mong muốn". (trang 197-198)

    Về phương thức chống Cộng sản ở trong nhà tù, tác giả tiết lộ như sau: "Bọn cán bộ Cộng sản được giáo dục hận thù, chúng càng thấy người tù khổ sở, đau đớn chúng càng thích thú. Chỉ có giữ cho tinh thần vững mạnh là một phương thức chống Cộng sản căn bản nhất trong nhà tù. Chịu sự hành hạ mà không tỏ ra khổ sở, vẫn dửng dưng càng làm cho bọn cán bộ Cộng sản tức tối". (trang 230)

    Nhận xét về biện pháp tẩy não của Việt Cộng, tác giả viết: "Không phải chỉ có những bài học tuyên truyền, bằng luận cứ một chiều, bằng những từ ngữ khuôn mẫu để tẩy não người tù; mà bằng cách sống hàng ngày, tạo sự sợ hãi và tuân phục cũng là một biện pháp tẩy não". (trang 254)

VI. Những mong ước và hoài bão
    Ngay cả những lúc nằm trong xà lim, Nguyễn Chí Thiệp vẫn luôn mơ ước có một cuộc chiến đấu mới: "Tôi mơ ước bạn bè của tôi và cả những người có trách nhiệm làm mất miền Nam sau khi chạy trốn thoát thân, biết kiểm điểm lại tội lỗi của mình, rút ưu khuyết điểm của cuộc chiến đấu vừa qua, gạt bỏ đi những tàn tích cũ, những thói hư tật xấu do hậu quả của lịch sử một trăm năm bị nô lệ Pháp để làm lại một cuốc chiến đấu mới. Người chiến sĩ không phải một lần thua trận là hếtđã là chiến sĩ phải đứng lên chiến đấu sau một lần bị ngã. Phải chiến đấu trở lại. Nếu sau lần ngã rồi nằm im luôn thì không xứng đáng là một chiến sĩ, không xứng đáng là một quân nhân". (trang 133)

    Ông cũng mong cả những nhà lãnh đạo Miền Nam và các Tướng lãnh hãy làm lại một cuộc chiến đấu mới: "Tôi mong Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, các Tướng lãnh đã chạy ra ngoại quốc không nằm hưởng những của cải thu gópsống cuộc sống xa hoa ở ngoại quốc. Tôi mong họ tiếp tục tập hợp lại những người đã chạy. Nhận rõ những lỗi lầm của mình với dân với nướcnếu họ không làm được như vậy, họ không xứng đáng mang danh dự là một chiến sĩ. Tôi tin tưởng vào sức sống của dân tộc, vào tinh thần chống Cộng của toàn dân đang biểu lộ rất nồng nhiệt chỉ thời gian ngắn sau khi Cộng sản chiếm hoàn toàn nước Việt Nam, thật nhạy bén khi họ nhận rõ Xã Hội Chủ Nghĩa không phải là một mô thức cần thiết để xây dựng đất nước, sự từ khước văn hóa Cộng sản ở mọi người dân Việt Nam kể cả những người nông dân trước kia đội gạo nuôi kháng chiến và kể cả tiềm tàng những người đảng viên Cộng sản có tâm huyết với sự tồn tại và phát triển của dân tộc và đất nước như chú Bình và theo như lời chú Bình, thành phần này không ít trong hàng ngũ đảng viên Cộng sản, họ chỉ chờ thời cơ là làm một cuộc chiến đấu mới". (trang133-134)

    Bởi vì "Việt cộng chiếm miền Nam không phải đã kết thúc một cuộc chiến tranh, nó chỉ kết thúc một giai đoạn lịch sử và nó khởi đầu một giai đoạn lịch sử mới". (trang 124)

    Tác giả hy vọng: "Tôi hy vọng rất nhiều vào tương lai, luôn luôn tôi có niềm tin là đất nước Việt Nam sẽ có ngày hưng thịnh trở lại, và toàn dân Việt Nam sẽ đứng lên làm một cuộc vận động lịch sử mới cho dân tộc, tất cả hầu như đã sẵn sàng chỉ còn chờ một hiệu lệnh phát khởi. Tôi tin vào sự trưởng thành của dân chúng và trong vận hội mới đó sẽ lọc lựa được những người đủ tài trí, thực tâm đối với con người, xã hội và đất nước thành người lãnh đạo tương lai và sẽ tự động đào thải những thành phần cơ hội, hoạt đầu tham vọng cá nhân". (trang 513)

    Và tác giả luôn vững tin vào một ngày mai chế độ Cộng sản sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn: "Các nước Cộng sản không thể giam hãm mãi con người và tư tưởng của dân chúng sau bức màn sắt. Những nhận thức và hiểu biết mới về con người, làm cho tư duy thuần lý, giáo điều và các cơ cấu chính trị, kinh tế trên hệ tư tưởng đó trở nên lỗi thời. Ðó là nguyên nhân sự cáo chung của chủ nghĩa Cộng sản. Cộng sàn chỉ còn lại hình thức tổ chức, ở nơi nào dân chúng và chính đảng viên Cộng sản đứng lên đấu tranh xóa bỏ tổ chức thì chế độ Cộng sản sẽ [bị] tiêu diệt hoàn toàn". (trang 526)

    Vì: "Trước kia lòng yêu nước và tình thương con người và lý tưởng công bằng bị Cộng sản tương tranh và họ ở thế hấp dẫn hơn. Ngày nay, chúng ta hoàn toàn thuận lợi ở những giá trị tinh thần này. Chỉ có những giá trị tinh thần này mới là động lực của toàn dân. Sức mạnh tinh thần cộng thêm phương tiện vật chất và kỹ thuật tổ chức là những yếu tố tất thắng của người quốc gia. Sức mạnh tinh thần đã có; chỉ còn hai yếu tố sau, như vậy, vấn đề chống Cộng ngày hôm nay sớm muộn tùy thuộc vào khả năng kết hợp thành tổ chức và sự huy động phương tiện, phương tiện có thể từ chính của chúng ta có được hay cả sự giúp đỡ của đồng minh". (trang 531)

* * *

    Ðể kết thúc "Lời Nói Ðầu của Dịch Giả" cho bản dịch cuốn hồi ký "Lời Nguyện Cầu" (in năm 1986) của Sergei Kourdakov, nhà văn Nhị Lang đã hạ bút như sau: "Thương tiếc Sergei Kourdakov, tôi quyết truyền bá những giòng chữ viết bằng máu và nước mắt của anh, để gọi là góp công cùng anh trong công cuộc đấu tranh tràng kỳ chống chủ nghĩa mác-xít vô thần và bảo vệ tín ngưỡng. Tôi cũng hy vọng tấm gương phản tỉnh của anh sẽ làm sáng mắt những kẻ nào ở đây, ở khắp thế giới, và ở Việt Nam, đã và đang rắp ranh bán rẻ linh hồn cho bọn quỷ đỏ, để đời đời bị nguyền rủa, bị chà đạp, bị khinh khi, như những thứ vi trùng ghẻ lở, như những đứa sát nhân ghê tởm mà xã hội văn minh không bao giờ dung thứ".

    Vâng, Cộng sản Việt Nam quả đúng là những thứ vi trùng ghẻ lở, những đứa sát nhân ghê tởm mà người Việt Nam không bao giờ dung thứ được.

    Người viết hy vọng cuốn hồi ký của Nguyễn Chí Thiệp và cả những cuốn hồi ký khác sẽ là những tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người Cộng sản Việt Nam mau sớm thức tỉnh mà quay đầu tạ tội với Quốc Dân, lập tức từ bỏ bạo lực, và nhường quyền lãnh đạo đất nước cho những người thực sự yêu nước và có trình độ hiểu biết cao hầu tái lập lại một xã hội công bằng, bác ái và lành mạnh để đất nước sớm vươn mình cùng những nước anh em văn minh tân tiến, hòa bình và thịnh vượng trên thế giới. Tôi cũng hy vọng tác giả cuốn hồi ký "Trại Kiên Giam" luôn luôn giữ được bầu nhiệt huyết và ý chí kiên cường của thuở nằm gai nếm mật để cùng các hào kiệt đứng lên mở một mặt trận mới cho đến ngày thắng lợi của Dân Tộc.

(Ðức Phố, ngày 5 tháng 10 năm 2002)
Vĩnh Liêm
 

No comments:

Post a Comment