Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 31 October 2016

THƠ = LÊ VĂN TÁM

Tuesday, November 24, 2015

VƯỜN THƠ


THI NHÂN HOÀI CẢM
Tôi là kẻ ly hương từ nước Việt
Ðến xứ người sau cuộc chiến nổi trôi
Ba mươi năm dường quên hẳn nụ cười
Thương quê Mẹ dầm chan mưa nắng hạ

Tôi đã sống nơi đây, vùng đất lạ
Theo dòng đời ân sũng của Hoa Kỳ
Mang trong lòng một ước nguyện khi đi
Ngày trở lại huy hoàng cho Tổ Quốc

Dân Việt tôi vẫn ngàn đời bất khuất
Nêu chí hùng văn hiến mấy ngàn năm
Vì chiến chinh lê kiếp sống âm thầm
Nhiều đêm nhớ … lệ sầu rơi trăn trở !

Nơi viễn xứ muôn đời tôi vẫn nhớ
Lũy tre xanh, đồng lúa chín thơm vàng
Liễu buông mình tha thướt dưới đêm trăng
Gà gáy sáng vang lên trong xóm nhỏ…

Ở nơi đây cũng vầng trăng sáng tỏ
Nhưng tìm đâu hình ảnh của quê tôi
Mùa xuân về trong lặng lẽ đơn côi
Bao giờ nhỉ…sum vầy xuân nước Việt !

Sống nơi này dân Việt tôi đã biết
Nghĩa cử ân nhân bác ái của Hoa Kỳ
Tật nguyền, già nua cùng bệnh nan y
Họ cũng vẫn đưa vòng tay đón nhận

Họ săn sóc chu toàn bao bổn phận
Trợ cấp chi tiêu, ai cũng ấm lòng
Chẳng nệ hà cực khổ dẫu thu đông
Sương buốt lạnh trắng đêm dài không ngủ…

Họ đã bỏ xương tàn bao chiến sĩ
Nơi nước tôi vì lý tưởng muôn đời
Ðược gì đâu…đành ly biệt đôi nơi
Trời Nam đất Mỹ lệ tuôn tuôn tràn !

Họ cố quên niềm đau trong dĩ vãng
Cứu giúp dân tôi chẳng nệ sang hèn
Ân sũng này ngày thêm một lớn lên
Ơn chính phủ Hoa Kỳ xin ghi đậm…

nguyễn phan ngọc an - Thanksgiving 2015



THƯ TÙ
Muốn nói cùng em cả vạn điều
Mà rồi chẳng nói được bao nhiêu,
Mặc dù đã định trong tâm trước
Mà  gặp  nhau  là  ý  bạt  phiêu!

Cũng có  vài điều  có nhớ ra
Mà vì  bên cạnh  lắm  người ta,
Và vì thẳng mặt mà phân-tích
Thì quá... sỗ-sàng, quá... khổ-qua...

Nên mượn lời thơ  để giãi-bày
Nỗi lòng ấp-ủ bấy lâu nay ...
Em ơi, bình-tĩnh nghe anh nói:
Ta hãy vươn lên khỏi cảnh này!

Ta đã yêu nhau thuở trẻ-trung,
Xây nên tổ ấm  đẹp vô cùng.
Cõi  trần  ví  thử  bình-yên  cả
Thì đã trọn đời hưởng phúc chung.

Với bát cơm ngon, tấm áo lành,
Người đời bắt buộc phải đua tranh.
Phũ-phàng cuộc sống làm lem-lấm
"Hai trái tim vàng, một mái tranh".

Anh cứ ngây-ngây dại-dại hoài,
Lợi-quyền cấp-chức gác ngoài tai.
Nửa đời mẫn-cán cam cơ-cực,
Đơn độc khư-khư luyện đức+tài (!)

Anh đã (là khôn hay dại đây?)
Nằm ngoài tất cả mọi vòng vây .
Thức trong giấc ngủ, trong mơ tỉnh;
Bảo-bọc hồn hoa trong xác cây.

Anh đã (đương-nhiên là dại rồi!)
Tự mình đày đọa chính mình thôi!
Lại còn ép-uổng con và vợ
Thiếu-thốn quanh năm chật-vật hoài.

Bạn-lứa: đô-la với hạt xoàn!
Chồng người: đại-phú với cao-quan!
Chồng em thủ-phận nghèo, cô-thế;
Chẳng chịu chen chun, chỉ chịu gàn!

Đến lúc đem thân đi ở tù
Anh không để lại một đồng xu!
Một mình mọi việc em lo-liệu;
Viễn-ảnh tương-lai quá mịt-mù.

Em đã lo cho con học-hành
Lại còn lo tiếp-tế cho anh.
Hùn hoài tổ-hợp hàng không chạy;
Bụng hiếm khi no, bệnh khó lành!

Thân-thích lià xa hoặc mạt-thời;
Gia-tài sự-nghiệp hóa ma-trơi!
Nhà không bán được, người ta chiếm!
Thuế nặng, hàng cao, chạy hụt hơi!

Con lớn theo nhau đi lấy chồng,
Còn đàn con nhỏ yếu gia-công.
Em ngày một mệt, đau, gầy, yếu:
Cực-khổ trăm đường, chịu nổi không?

Em ạ! Ngày xưa, gái góa chồng:
Ba năm
* tang-chế thế là xong!
Khổng Nho nghiêm-nghiệt chuyên vây thắt
Mà đã buông lơi cả một vòng!

Anh có còn gì để lại đâu?
Cho em: chỉ một khối ưu sầu!
Năm năm
* đằng đẵng là thôi hết:
Môi đã phai son, má nhạt mầu!
*Thế mà tác-giả đã bị "cải-tạo" hơn 12 năm!

Anh gửi về em lòng nhớ ơn,
Và lời... tạ tội – Biết gì hơn!
Cầm như anh đã thành thiên-cổ:
Sông đã vơi khô, núi đã sờn!

Hãy gạt anh ra khỏi cuộc đời!
Đừng còn bận-bịu nữa, em ơi!
Vai gầy gánh nợ khôn kham nặng:
Em có toàn-quyền thở, thảnh-thơi!

Có rẽ chia nào không đớn đau?
Lấy lòng mà hiểu chút lòng nhau:
Chấp-kinh đành phải tòng-quyền vậy!
Lỡ một hành-nhân: lọt cả tàu ...

Rồi, một ngày kia... em sẽ quên,
Như hơi gió nhẹ thoảng ngoài hiên,
Bớt buồn rưng-rức trong muôn một
Mới vợi trong anh mối muộn phiền!...


                       
"Nhà Trắng" (Thôn 5) 1980
                          THANH-THANH
                (trong tập thơ "Cơn Ác-Mộng")

ÐỐI-THOẠI NGƯỜI VÀ THƠ          

                             I                                                                                              
Ngàn trang thơ nào đã nói được gì                           
Qua vui khổ suốt đời mình mài miệt?                  
Bởi chút mình có: đời nào cần-thiết                                
Mà cái đời cần: mình lại tay không!                             
Thôi, thì đành thôi – ngày tháng lặng thầm               
Một ngày sống mong một ngày đẹp nghĩa              
Sáu mươi tuổi trời chờ ra nghĩa-địa                           
Vẫy tay cuộc đời ngậm đắng nuốt cay!                
Có phải khổ đau chắp cánh thơ bay                         
Nếu quả thế còn gì không mơ ước?                              
Cuộc trần truân chuyên thực, hư trái ngược                       
Ngàn trang thơ toại ý được câu nào?                          
Thi ca đỉnh cao – biển vẫn sóng gào                        
Sức mòn mỏi, ý cùng năng-lực tận                          
Canh cánh bên lòng trĩu đau mối hận              
Thương quê-hương xa xót nỗi cơ-cầu!               
Viễn khách chiều, đêm ngồi nhớ rừng sâu                    
Thời oanh liệt qua – tiếp thời khốn kiếp!              
Rũ chiến y khoác áo tù oan nghiệt                             
Tổ-quốc ơi! chúng con tội tình gì?!                                  
Tháng sáu bảy lăm Mẹ tiễn con đi                             
Ngày trở lại cỏ xanh mồ lặng ngắt                               
Tim quặn thắt máu hằn lên đôi mắt                                  
Thơ giúp được gì trước nỗi quằn đau.          
                      
                         II                                                                                              
Chưa nói được gì cũng bởi do đâu                          
Vốn vô tội – thơ một đời nghiệp dĩ                               
Người và thơ từng khi cùng ngã quị                                  
Ngoài thơ ra ai chung thuỷ bên ngườỉ               
Những lúc đớn đau thơ ban nụ cười                          
Phút sa ngã ai vực người đứng dậy?                            
Bốn mưới năm hơn, thơ – người tình thuở ấy                      
Cùng ra chiến trường, vào ngục tối oan khiên! 
Sáng mắt sáng lòng thơ khơi dậy niềm tin                      
Giờ tuyệt vọng chính thơ là ngọn đuốc               
Mười ba năm oan khiên ai người thân thuộc              
Dỗ giấc khuya đông đói rét nhục nhằn?             
Áo trấn thủ sao bằng thơ chăn ấm                                
Ấp ủ hình hài gầy đét ma trơỉ                           
Quản bút còn đây thưa chuyện cùng đời                 
Bát sắn nhạt – ơn thơ – thìa muối mặn!              
Quên đành sao tháng năm dài lận đận                 
Sống tới giờ này và giữ vững niềm tin            
Tiếp hơi thở – thơ người tình tử, sinh                            
Xếp, gác bút ai bên đời để sống?
                                                       
                            III                                                                                             
Ngọn đuốc, kiếm thép, nụ hồng, chăn bông              
Làn gió nhẹ giữa trưa đời oi bức                        
Tạ lỗi, hàm ân qua suy tư chợt thức                               
Tâm nguyện cùng thơ xin trọn nghĩa một đời!        
          
             LÊ NGUYỄN 

DIALOGUE BETWEEN MAN AND MUSE

                     
                                       I                                                                     I
What have expressed thousands of pages of verse
Through ups and downs of life I have been absorbed in?
Because that little bit I got life does not need,
But what life wants has been impossible for me to win!
Well, so be it! – Months after months silently
I have lived and wished it a meaningful one each day.
Sixty years old, I just await going to the grave-yard
Bidding farewell to this world, a long thorny bitter way.
Is it that misery sets Pegasus on wing?
And if it is so, why of it do I not dream?
In this painful existence truth and falsehood contradict,
How many lines please me amongst so many a ream?
Poetry reaches heights – waves still wail at sea;
Power worn out, ability exhausted, will in degeneration,
I suffer agony in deep heart, laden with resentment,
To pity my native country submerged in tribulation.
At dusk, at night, this stranger sits missing the jungle,
The past heroic period – followed by the arduous time!
To take off fatigues, put on prisoner’s uniforms:
Oh motherland!  Had we committed what crime?
In June nineteen seventy five, my mom saw me off;
On my return, over her cold tomb green grass grew.
My heart hurt, grudge blood rose to my eyes:
What was the use of rhymes in such writhing rue?
                                      II            
For what reason, Poety has not spoken up anything?
Originally innocent – poetry is my predestined career.
Man and Muse have had times fallen down together:
Besides my ballad stanzas who else is my loyal dear?
Wherever I feel distress, you offer me your smile;
Whenever I tumble, it is you who help me rise again.
For over forty years – poetry since then as my lover
Accompanied me on each battlefield and in each chain!
You opened my eyes and mind, aroused my belief;
In my hour of despair, you were my very torchlight.
Through thirteen unjust years you were my intimate
To soothe my hunger, cold, shame in each winter night.
The quilted jacket could not yield warmth as the verse
That replaced a blanket to wrap up my body in disfavor.
My pen is still here to tell the story to the world:
To the insipid manioc, Poetry’s grace was to add savor.
How can I have the heart to forget the long hard years?
You reinforced my breath, my life and death lover -
Poetry - for me to survive and to hold firm to my faith!
To cease writing, lose my joy of life, who would cover?
                                       III                           
You, bright torch, sharp sword, fresh rose, warm blanket,
Cool breeze in the earthly stifling noon full of slime!
I apologize, I owe your favour, in awoken reflection
I heartily pledge devotion to you, Poetry, all lifetime.
                                 Translation by THANH-THANH
NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI
Từ một nước xa xôi đầy gian khổ
Thêm chiến tranh tàn phá nát quê hương 
Dân tộc tôi vì thời cuộc nhiễu nhương
Ôm mối hận ra đi tìm đất sống
Trên thế giới có bao nhiêu thành phố
Dân Việt tôi chẳng thiếu mặt nơi nào
Từ những vùng tuyết phủ núi đồi cao
Thân tỵ nạn xin bằng lòng tất cả
Bốn mươi năm bềnh bồng nơi xứ lạ
Người gặp cơ may nên cửa nên nhà
Tạo công danh xứng mặt Việt Nam ta
Cũng có kẻ thân tàn theo vận nước
Bốn mươi năm bao nhiêu là ân phước
Của Hoa Kỳ, Ðức, Pháp, Úc, Canada
Giúp dân tôi trong cuộc sống vừa qua
Có đầy đủ cả tinh thần và vật chất
Chúng tôi đã thấy rồi trên đất khách
Thấy tự do, báo chí thấy nhân quyền
Thấy văn minh tân tiến khắp mọi miền
Siêng làm việc, học hành là thành đạt
Xin cảm ơn bao tấm lòng nhân ái
Bằng lời thơ chân thật của tim tôi
Nguyện trong tâm dân Việt sẽ một đời
Tận tâm phục vụ nơi mình định cư.
NPNA
THE HUMANE HEARTS
From a far-away hardship-ridden country,
A war-ravaged native land sunk in welter,
My people, trying to survive troubled times,
Swallowed resentment to flee and seek shelter.
How many cities there are on the globe,
My Vietnamese compatriots are in most present;
Even on the snow-covered high mountain areas,
We, as refugees, willingly accepted, pleasant.
Twenty seven years adrift in this new country,
Many have luckily succeeded getting homes to own,
Creating positions and fame worthy of being Viet,
Though some with their old state into perils thrown.
Twenty seven years, so much favor and felicity!
The US, Germany, France, Canada, Australia, so on
Have so far helped our folks in their lives with
Physical and intellectual comforts to build upon.
As for me... ten years in this foreign land
I have witnessed freedoms, press, human rights,
Civilization, modernization everywhere
As hard working, hard studying lead to heights.
Thank you for all of your humane hearts
With my genuine rhymes of inmost laudation.
We Vietnamese communities pledge devotion
To lifetime service to every resettlement nation...
THANH-THANH translator English
Bai tho Nhung Tam Long Nhan Ai cua Ngoc An
Kỷ niệm mùa lễ Tạ Ơn 2015


KIẾP THU
Ta ví ta như ngọn gió thu
Ðêm se se lạnh thổi sương mù
Nửa khuya trở giấc cơn mê tỉnh
Mơ dáng sông hồ trong mộng du
Lòng thu xao xuyến buồn chi lạ
Lơ lửng cành hồng giữa bão giông
Gom nhặt tro tàn vùng kỷ niệm
Bao nhiêu niên kỷ lạnh trong lòng
Nàng thu ve vuốt những đài hoa
Tô thắm môi em sắc mặn mà
Bởi nắng hạ vàng oi bức quá
Thiêu mòn thân xác tháng ngày qua
Thu trải niềm riêng với thế gian
Trăng thu vằng vặc giữa mây ngàn
Cho thu hò hẹn cùng trăng gió
Mai mối đem thu đến gặp chàng
Thu đang hạnh ngộ với chàng đây
Mái tóc bồng bềnh tựa khói bay
Dáng dấp phong trần đời nghệ sĩ
Ưu tư trăn trở … dáng hao gầy
Thu ôm ấp mãi bóng hình ai
Sầu lắng từng canh, giọt vắn dài
Cho sắc thu buồn theo nỗi nhớ
Bởi thu nào phải liễu trang đài
Hồn bướm mơ tiên, ôi ảo vọng
Ước mơ, mơ ước chỉ hoài công
Vì thu như kiếp sương rơi rụng
Là ánh chiều tàn giữa nắng đông …
nguyễn phan ngọc an - 2015
 


ĐÀLẠT TRONG LỜI KINH MƯA


Chiều nay ai đón em tan trường
Đàlạt đang mưa như trút niềm thương
Em đứng dưới hiên như cành lan trắng
Tôi cũng dưới mưa bên kia đường

Và tôi theo dấu nắng cuối ngày
Nhà em trên phố mưa phùn trắng bay
Tôi vẫn đứng đây mùa đông khuya lạnh
Ngôi giáo đường xinh - lời kinh tôi, em hay?


Tôi yêu em tự thuở nào
Đi trong mưa vẫn chào
Khi phong thư vẫn còn
Chờ đến kiếp nào trao?


Tôi yêu em đến bao giờ
Khi không gian sẽ phai mờ
Hay thời gian xa bến đợi
Em có nghe từng giọt mưa nên thơ?

Rồi mai kia nghe tiếng hạc chào
Dù hai đứa có ngồi đợi mưa
Và không đưa đón như ngày xưa ấy
Mong vẫn dìu nhau qua bên kia đường!


NGHIÊU MINH

Monday, November 23, 2015

SỬ HỌC CỘNG SẢN VÀ LÊ VĂN TÁM



VAN MỘC CƯ SĨ BÌNH


Bản chất cộng sản dối trá, tàn bạo và nền giáo dục của cộng sản là giáo dục ngu dân. Văn hoá, chính trị, kinh tế cộng sản là phi dân chủ, phản quốc, hại dân. Phải xóa bỏ cộng sản, phải cắt bỏ toàn bộ khối u cộng sản không phải chỉ xoa bóp bên ngoài theo kiểu các ông đạo sờ!
Không phải bỏ môn sử, môn văn mà phế bỏ mọi tàn tich cộng sản để xây dựbng một nền giáo dục mới, xã hội mới và quốc gia mới.
Nay cộng sản hở môi muốn bỏ môn sử chăng qua trong lịch sử Việt Nam có nhiều trang chống Trung quốc xâm lược, bọn tay sai Bắc kinh sợ phật lòng chủ nên tạ sự mà nói vậy
Vạn Mộc cư sĩ

 Từ 'tích hợp' môn sử tới 'bó đuốc' Lê Văn Tám

22 tháng 11 2015 Cập nhật lúc 23:08 ICT
Sử gia Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Đại học Maine, Hoa Kỳ, chia sẻ kinh nghiệm về việc dạy học môn lịch sử từ trong nhà trường phổ thông tới Đại học ở Mỹ.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 22/11/2015, Giáo sư Long đã cho biết kinh nghiệm về giảng dạy tích hợp môn lịch sử trong nhà trường của Mỹ ra sao, cũng như việc 'phân luồng' hướng nghiệp học sinh như thế nào gắn với việc dạy và học.
Ông cũng đưa ra lời khuyên về dạy và học môn lịch sử ở nhà trường nên ra sao, liên quan cuộc tranh luận hoặc bất đồng về giảng dạy môn lịch sử ở giáo dục phổ thông của Việt Nam hiện nay.



Giáo sư Long cũng phân tích về việc nên hay không nên giảng dạy sử học 'đa chiều' khi bình luận về trường hợp trên truyền thông xã hội Việt Nam gần đây xuất hiện 'thách thức' đề nghị nhà trường và ngành giáo dục ở Việt Nam cho 'dạy học môn sử đa chiều' mà có thể được hiểu là không nên chỉ giảng dạy 'một chiều theo lối tuyên truyền' hoặc theo 'quan điểm đảng và nhà nước'.
Sử gia cũng bình luận về thái độ cần có của giới sử học và giáo giới ngành sử để xử lý những vấn đề, sự kiện, nhân vật được cho là ngụy tạo và gây tranh cãi từ trong quá khứ như trường hợp biểu tượng anh hùng 'đuốc sống' Lê Văn Tám của Việt Nam.

Tại sao 'nói láo'?

Trả lời câu hỏi của BBC xem liệu có cách thức nào 'giải quyết' ổn thỏa câu chuyện này không, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói:
"Trước hết là chuyện Lê Văn Tám ấy, khi dạy lịch sử mình phải lặp lại tại sao người ta đã lập lên chuyện Lê Văn Tám, bởi vì cái này nó trở thành vấn đề lịch sử của Việt Nam.
"Nếu mà một đất nước, một dân tộc mà nói láo, thì phải hiểu là tại sao mình nói láo?
"Mình nói láo là vì mình yêu nước phải không?
"Nếu mà yêu nước mà nói láo như vậy có thể là không đúng. Thì mình phải học được bài học lịch sử này.
"Vấn đề này tôi đã nói không phải là vấn đề lịch sử nữa, mà nó là vấn đề xã hội, vấn đề luân lý, nó là vấn đề con người," sử gia từ Hoa Kỳ nói với BBC.
Quý vị có thể theo dõi một cuộc Tọa đàm Bàn tròn của BBC với sự tham gia của Giáo sư Ngô Vĩnh Long về thực hư môn sử bị 'xóa sổ' trong trường học tại Việt Nam ở đâyở đây.

CHRIS BARANIUK * MỸ TICH TRỮ DẦU

Vì sao Mỹ cất giấu 700 triệu thùng dầu?

  • 23 tháng 11 2015



 
Image copyright Getty

Có một thứ quan trọng và quý giá đang được cất giấu âm thầm dọc theo bờ biển ở vùng Vịnh của nước Mỹ.
Gần 700 triệu thùng dầu đang được cất giấu an toàn dưới lòng đất tại bốn địa điểm. Một hệ thống bao gồm 60 đường hầm dưới lòng đất làm thành ‘Dự trữ Dầu hỏa Chiến lược’ (SPR) khổng lồ của Hoa Kỳ.

Tại sao phải trữ dầu?

Kho dự trữ này được lập khoảng 40 năm trước và giờ đây đã có nhiều kho dầu lớn khác nữa nằm rải rác trên toàn cầu.
Rất nhiều nước đã đổ hàng tỷ Mỹ kim xây dựng những cơ sở tích trữ và còn nhiều cơ sở nữa đang được hình thành.
Thế nhưng tại sao các nước muốn cất giấu dầu dưới lòng đất?
Câu chuyện bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng hồi 1973.
Khi đó, các nhà xuất khẩu dầu thuộc khối Ả-rập đã cắt nguồn cung cho các nước phương Tây nhằm đáp trả việc Mỹ ủng hộ Israel trong Cuộc chiến Yom Kippur.
Thế giới lệ thuộc vào dầu của vùng Trung Đông đến nỗi giá dầu tăng chóng mặt và chẳng lâu sau nước Mỹ phải ra định mức đối với người tiêu dùng ở các trạm đổ xăng.



Có nơi không còn một giọt dầu. Người ta lo sợ nguy cơ bị trộm xăng và một số ít người đã vác cả súng ra canh giữ xe hơi.
Một vài năm sau, Mỹ bắt đầu xây dựng SPR và tích trữ dầu thô đầy trong các hang động.
Kịch bản được tính tới là một khi xảy ra việc nguồn cung dầu bị gián đoạn nghiêm trọng, nước Mỹ sẽ có nguồn dự trữ của riêng mình để khắc phục việc giá dầu bị đẩy cao và làm giảm áp lực lên thị trường thế giới.
Một trang web chính phủ Mỹ viết: “Trữ lượng khổng lồ của SPR... khiến nó trở thành một công cụ răn đe nghiêm trọng đối với hành động cắt đứt nguồn cung dầu và là một công cụ trọng yếu trong chính sách ngoại giao.”
Tuy nhiên, đó là một ý tưởng khôn ngoan nhưng rất tốn kém. Ngân sách trong năm nay để duy trì SPR là 200 triệu đô la.

‘Vòm muối’

Bob Corbin ở Bộ Năng lượng Mỹ là người chịu trách nhiệm đảm bảo cho số tiền này được chi tiêu hợp lý.
“Tất cả những địa điểm tích trữ của chúng tôi đều nằm ở những nơi mà chúng tôi gọi là vòm muối,” ông giải thích. “Dầu thô không thẩm thấu qua được muối cho nên chúng là nơi tích trữ tuyệt vời."
Corbin, người đã có 22 phục vụ trong lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, tự hào với bốn nơi cất giấu này. Chúng được đặt từ Baton Rouge thuộc tiểu bang Louisiana đến điểm cất trữ lớn nhất đặt tại thành phố nhỏ Freeport thuộc bang Texas.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn trên mặt đất thì chúng ta sẽ chẳng thấy gì – chỉ là một số miệng giếng và đường ống.
Những miệng giếng này đi sâu đến hàng ngàn bộ vào hệ thống hầm ngầm dưới lòng đất và có thể đưa nước vào ở áp lực lớn để lấy dầu thông qua quá trình gọi là chuyển chỗ.
Corbin cho biết quản lý những cơ sở như vậy đi kèm với thách thức riêng.
Chẳng hạn như những đường hầm bằng muối không phải ổn định hoàn toàn. Đôi khi một phần tường hay trần của những đường hầm này sẽ bị đổ xuống gây hư hại hệ thống và phải cần được thay thế cẩn thận.



Image caption Mỹ từng phải áp định mức xăng dầu cho người dân trong cuộc khủng hoảng 1973
Các công nhân cũng không thể nào đi vào trong những đường hầm này, do đó cũng giống như việc khai thác dầu từ giếng tự nhiên, công việc lấy dầu từ đường hầm phải được điều khiển từ xa.
Tuy nhiên, người ta dùng một số thiết bị đặc biệt để giúp thấy được những gì bên trong.
“Theo chu kỳ khi những đường hầm này trống trơn thì chúng tôi có thể chụp ảnh dò sóng âm,” Corbin cho biết. "Cách làm này cho phép ta nhìn được theo góc nhìn ba chiều."
Một số đường hầm có hình dạng rất thú vị, ông cho biết thêm. Ví dụ như có một khoang chứa trông giống như một chảo rán cực lớn.
Trước đây, Mỹ từng dựa vào SPR để vượt qua những lúc khó khăn.
Có thể kể đến thời gian Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, khi mà việc xuất khẩu dầu bị gián đoạn, hay trong cơn bão Katrina hồi năm 2005 khi yêu cầu sử dụng dầu khẩn cấp đã được phê chuẩn trong vòng 24 giờ kể từ khi bão đổ vào.

Dự trữ dầu trên toàn thế giới

Tuy nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất đổ nhiều tiền của vào kho dự trữ dầu chiến lược.
Nhật Bản cũng có một loạt những địa điểm nơi họ cất giữ trên 500 triệu thùng dầu trong những thùng chứa lớn trên mặt đất.
Cơ sở ở Shibushi chẳng hạn, được đặt nằm ngoài khơi. Sau trận động đất và sóng thần hồi năm 2011, đã có những lời kêu gọi nước Nhật mở rộng kho dự trữ dầu để phòng những cuộc khủng hoảng trong tương lai vốn sẽ một lần nữa gây khó khăn cho nguồn cung dầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) giám sát việc phân phối dầu từ nhiều cơ sở dự trữ trên toàn thế giới.



Image caption Thoả thuận quốc tế đòi hỏi các quốc gia thành viên phải trữ đủ lượng dầu ít nhất tương đương 90 ngày nhập khẩu
Martin Young, người đứng đầu Bộ phận Chính sách Khẩn cấp của IEA, nói: “Khi một quốc gia ký kết gia nhập IEA thì họ sẽ có nhiều nghĩa vụ và một trong những nghĩa vụ chính là họ phải có nguồn dự trữ dầu tương đương với lượng nhập khẩu trong 90 ngày.”
Không phải nước nào cũng có vòm muối để cất giữ dầu dưới lòng đất.
Cũng như không phải nước nào cũng có cơ sở tích trữ chuyên dùng lớn dùng để tích trữ dầu.
Như nước Anh chẳng hạn, là nước không có vòm muối, cũng chẳng có cơ sở tích trữ.
“Nghĩa vụ của Anh là giữ cho lượng dầu ở những nơi sản xuất hiện tại ở trên mức thông thường,” Young cho biết. Lượng dầu này được các công ty bí mật để qua một bên để chính phủ có thể tiếp cận ngay lập tức khi cần thiết.
Hai nước không phải là thành viên của IEA, ́n Độ và Trung Quốc, trong những năm gần đây cũng đã đổ tiền của vào kho dự trữ SPR của họ.
Đặc biệt, Trung Quốc có những kế hoạch đầy tham vọng.
Họ hy vọng rằng nhiều cơ sở tích trữ khác nhau nằm rải rác trên khắp đất nước rốt cuộc sẽ giúp họ trữ được lượng dầu nhiều như Mỹ.
Trung Quốc không có các đường hầm muối và do đó phải dùng đến các phương tiện tích trữ tốn kém hơn nhiều, đó là dùng những bồn chứa trên mặt đất.
Những bồn chứa này có thể dễ dàng được nhìn thấy trên bản đồ Google Earth và trên những hình ảnh vệ tinh – ta chỉ cần tìm những dãy đốm trắng lớn.
Địa điểm tích trữ ở Trấn Hải (Zhenhai) là một trong số này và hiện đang trữ hết công suất, 33 triệu thùng.

Dùng SPR để thao túng giá dầu?

Narongpand Lisapahanya, một nhà phân tích dầu khí tại tập đoàn đầu tư CLSA, nói rằng việc Trung Quốc đổ tiền của vào các cơ sở SPR tất cả đều nằm trong kế hoạch của hoạch để được xem như là một siêu cường toàn cầu.
“Nếu anh là một siêu cường thì anh cần phải có dự trữ dầu. Giả sử xảy ra tình trạng một siêu cường khác có sự cố về năng lượng nên yêu cầu mở kho dự trữ dầu thì Trung Quốc có thể tham gia cung cấp một phần lượng dầu cần đến.”
Trong khi sự phát triển của các kho dự trữ dầu trên thế giới nhìn chung được hoan nghênh thì cũng có một số người lo ngại rằng các nước nằm ngoài IEA có thể dùng kho dự trữ của họ để chi phối giá dầu toàn cầu bằng cách bán tháo số dầu dự trữ này vào những cơ hội thích hợp.



Image caption Một điểm dự trữ dầu của Nhật, nhìn từ Google Map
Dĩ nhiên, việc làm giảm tác động của giá dầu tăng cao là mục đích ban đầu của việc cho ra đời các cơ sở SPR.
Carmine Difiglio thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ giải thích: “Bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi tác động của giá dầu nội địa tăng vọt là mục đích của SPR vào năm 1975 và nó vẫn là mục đích của SPR ngày nay.”
Nhưng có một lằn ranh quan trọng cần phải phân biệt giữa việc này và việc sử dụng SPR cho mục đích thao túng giá dầu trên thị trường thế giới.
Về điểm này, Martin Young nhấn mạnh: “Kho dự trữ dầu không phải dùng để kiểm soát giá cả như thế. Chúng dùng để khắc phục sự thiếu hụt dầu trên thị trường do sự gián đoạn nguồn cung.”

Nên sử dụng SPR như thế nào?

Tuy nhiện, hiện vẫn đang tiếp tục có tranh luận về việc kho SPR sẽ được sử dụng như thế nào.
Một số người cho rằng việc mở kho cần phải được thực hiện quyết liệt, hơn trong khi những người khác đặt vấn đề liệu nước Mỹ có luôn tận dụng được hết lợi thế của việc có kho SPR, ước tính trị giá khoảng 43,5 tỷ Mỹ kim, hay không.
Mặc dù vậy, ít người ủng hộ ý tưởng thay đổi căn bản cách sử dụng kho dự trữ SPR ở Mỹ cũng như ở các nước khác.
Trọng tâm hoàn toàn vẫn là chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp và giảm nhẹ tác động của việc giảm nguồn cung.



Image caption Những nước không có nơi cất trữ dầu được yêu cầu phải để sẵn dầu dư ở các cơ sở sản xuất
Chính phủ các nước và IEA chuẩn bị cho việc này bằng cách tính toán họ sẽ lấy ra bao nhiêu dầu từ SPR trong trường hợp khủng hoảng.
Thậm chí có những công ty chuyên hỗ trợ cho việc này, chẳng hạn như EnSys.
EnSys đã phát triển một mô hình tinh vi trên máy tính để giả định những biến động giá dầu trong tương lai.
Công nghệ này giúp EnSys tư vấn cho những nước hiện đang nắm giữ SPR về việc khi nào và tại sao họ nên xem xét mở kho dự trữ dầu cho các nhà máy lọc dầu địa phương.
Như Martin Tallett, giám đốc điều hành của EnSys, giải thích: đó là cuộc chơi của các con số. Sản lượng dầu nhập khẩu sẽ bị thiếu hụt bao nhiêu thùng trong lúc khủng hoảng và cần phải mở kho lượng dầu bao nhiêu để bù đắp cho tác động của việc này?
Trong lúc chính phủ các nước và các cơ quan năng lượng tiếp tục lên kịch bản cho tình huống xấu nhất thì dự trữ dầu vẫn đang ngày càng tăng thêm.
Rõ ràng là Hoa Kỳ và nhiều nước khác tin rằng SPR là một cách đầu tư hiệu quả.
Tuy nhiên, dù cho công tác chuẩn bị cho được làm cặn kẽ tới đâu thì vẫn có khả năng xảy ra chuyện trong tương lai, dầu không được chuyển kịp thời từ các kho dự trữ chiến lược tới những nơi cần thiết.
Vậy liệu tình trạng như hồi 1973 có lặp lại không?
Bob Corbin là một trong những người tin rằng không. "Tôi không muốn đồn đoán về việc chuyện gì có thể hay không thể xảy ra," ông nói. "Chúng ta đã sẵn sàng đưa dầu đi vào bất kỳ khi nào chúng ta cần."
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/11/151123_why-the-us-hides-700-million-barrels-of-oil-underground_vert_fut

No comments:

Post a Comment