Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday 27 October 2016

KINH TẾ MAO TRẠCH ĐÔNG =GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

DƯƠNG KẾ THẰNG * KINH TẾ MAO TRẠCH ĐÔNG




Dương Kế Thằng – Nền chính trị hại dân của Mao trong thời kì Đại Nhảy vọt ở Trung Quốc: 

 Lời nói đầu cho cuốn “Bia mộ” (3) Tháng 8 23, 2012
Bùi Xuân Bách, Phạm Nguyên Trường, Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Trong hệ thống cực quyền, những nấc thang bên trên có đặc điểm là quyền lực tập trung vào tay chỉ một số người, điều đó không chỉ tước đoạt quyền của người dân mà còn biến các quan chức cấp cao của chính phủ trung ương thành những người thừa hành của một lãnh tụ tối cao. Những nấc thang thấp lại mang đặc điểm là nô bộc tuyệt đối. Từ đỉnh xuống đáy, hoàn toàn không có sự độc lập về tính cách và tư duy, tất cả đều phải ngoan ngoãn quy  phục những kẻ có quyền trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng áp dụng cơ cấu quyền lực theo kiểu kim tự tháp như Tần Thủy Hoàng vậy. Trên đỉnh tháp chỉ có một nhúm người, đấy là Ban Thường vụ Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, mà Mao Trạch Đông chính là đầu não. Mao có quyền quyết định tất cả mọi vấn đề, trên thực tế, ông ta có địa vị rất giống với địa vị của một hoàng đế. Ngoài chức vụ là người lãnh đạo Đảng và đứng đầu nhà nước, ông ta còn là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, điều đó tạo điều kiện cho ông ta kiểm soát lực lượng vũ trang và có quyền lực cực kì lớn. Những người khác trên đỉnh kim tự tháp quyền lực kính trọng và sợ Mao và thường xuyên lo lắng làm sao giữ được chức vụ của mình. Thế là, chế độ chuyên chính vô sản của Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành chế độ chuyên chính của cá nhân Mao Trạch Đông.
Mặc dù về danh nghĩa Mao Trạch Đông là người lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng trên thực tế ông ta chính là vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, mà lại là vị hoàng đế quyền lực nhất trong số những vị hoàng đế đã từng cai trị Trung Quốc. Trong thời kì ở Diên An, đã có lần Mao hỏi người phiên dịch tiếng Nga của mình là Sư Triết (師哲) về sự khác nhau giữa Tổng thống và Hoàng đế. Sư Triết trình bày một cách có hệ thống, trên cơ sở kiến thức chính trị của ông, nhưng Mao cười lớn và nói: “Trên thực tế, cũng chỉ là một thôi!”. Năm 1951, người ta đã trình Mao danh sách những khẩu hiệu chào mừng ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 để ông ta phê duyệt, ông ta tự mình thêm vào câu: “Mao Chủ tịch muôn năm!” Rõ ràng là ông ta đã tự coi mình là một hoàng đế rồi.
Năm 1955, theo mong muốn của Mao, chính sách kinh tế chuyển sang “tiến nhanh” được thể hiện bằng chỉ tiêu sản lượng cao với tốc độ lớn, kết quả là tạo ra áp lực chung trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Việc thu mua quá nhiều ngũ cốc đã làm nhiều nông dân chết đói ngay từ năm 1956. Chu Ân Lai, Trần Vân và những người khác ban đầu không có ý định chống lại Mao, nhưng do những yêu cầu của thực tiễn công tác, họ đã áp dụng những biện pháp sửa sai nhằm “chống lại sự nóng vội trong phát triển kinh tế” (gọi là “phản mạo tiến” – 反冒進). Mao nổi đóa, Chu Ân Lai suýt bị mất chức. Năm 1958, khi Mao trở nên cuồng tín, những quan chức khác đã theo đuôi ông ta và chỉ mãi đến cuối năm 1958, đầu năm 1959, sau khi xảy ra những hậu quả cực kì trầm trọng họ mới chịu áp dụng những biện pháp sửa sai. Tuy nhiên, khi bị Bành Đức Hoài phê bình ở hội nghị Lư Sơn, Mao lập tức quay ra chống lại Bành; ông ta không những bác bỏ những biện pháp sửa sai mà còn tăng cường thúc đẩy những chính sách sai lầm của năm 1958. Kết quả là những chính sách đã từng làm nhiều nông dân chết đói tiếp tục kéo dài thêm ba năm nữa.
Trong thời gian đó, cả nước chỉ có một nhà tư tưởng, một người có thẩm

 quyền về mặt l‎ý luận, đấy chính là Mao Trạch Đông. Tư tưởng của Mao là hệ tư tưởng lãnh đạo cả nước và toàn thể nhân dân. Là người nắm được quyền lực tối thượng cả về chính trị lẫn quân sự, đồng thời là “ánh sáng” tư tưởng, Mao là hiện thân của nền chính trị thần quyền thế tục, hợp nhất trung tâm của quyền lực với trung tâm của chân lí. Mọi ý kiến bất đồng đều bị coi là tà đạo, còn nói gì đến hi vọng có đảng đối lập. Người dân không chỉ không dám phê phán chính sách của nhà nước, mà nếu có sự bất mãn ở trong đầu thì nỗi khiếp sợ cũng làm họ kìm nén ngay thái độ phê phán trước khi nó phát ra ở đầu môi. Sự “thống nhất” về mặt tư tưởng diễn ra như thế đấy, “tất cả mọi người cùng cười, khóc và chửi bới cùng một giọng”.[i]
Sự sợ hãi và dối trá do chế độ toàn trị gây ra còn là những điều kiện căn bản để hệ thống có thể tiếp tục hoạt động. Sợ hãi gây ra dối trá. Chính phủ có quyền trừng phạt và tước đoạt của người ta bất cứ thứ gì. Trừng phạt và tước đoạt gây ra sợ hãi. Người càng có nhiều thì càng sợ nhiều vì trừng phạt sẽ làm cho anh ta mất mát nhiều hơn. Quan chức và trí thức có nhiều hơn người dân thường và kết quả là họ thậm chí còn sợ hãi hơn và thể hiện “lòng trung thành” với hệ thống hơn. Nhằm thỏa mãn và tự vệ, họ tham gia vào cuộc ganh đua một mất một còn về khả năng nói dối và giả vờ tin vào những điều dối trá. Những phát biểu của các quan chức, các ngành khoa học xã hội, nghệ thuật, phương tiện truyền thông đại chúng, trường học, thậm chí khẩu hiệu dán trên mọi bức tường, tạo ra và truyền bá những điều dối trá từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, tiếp tục lừa dối và nô dịch quần chúng nhân dân.
Cơ cấu tổ chức giống hệt nhau như thế thịnh hành trên tất cả các địa phương của Trung Quốc và cùng thực hiện những chính sách rập khuôn. Mỗi người đều sống trong một tổ chức do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, cùng hô những khẩu hiệu như nhau, cùng sử dụng những câu cửa miệng về chính trị như nhau, cùng tham gia những hội nghị có nội dung như nhau vào cùng một thời điểm giống nhau. Sự đồng nhất hóa của xã hội Trung Quốc có nghĩa là bất cứ thảm họa nào do chính sách sai lầm gây ra cũng có thể ảnh hưởng tới cả nước, và không nạn nhân nào có thể thoát được. Trong những chương sau độc giả sẽ thấy những hoàn cảnh tương tự tại những tỉnh cách xa nhau cả ngàn dặm, đấy là kết quả không thể tránh khỏi của chính sách đồng nhất hóa về mặt chính trị.
Trong cái kim tự tháp quyền lực này, các quan chức ở mọi tầng nấc đều là nô lệ của tầng  trên và tìm mọi cách nịnh hót họ bằng mọi phương tiện sẵn có, đồng thời lại hành động như những ông chủ chuyên chế đối với tầng dưới. Vì tất cả đều muốn tiến lên nấc thang cao hơn, nhưng nỗi sợ mất vị trí hiện thời của họ, dù là nô lệ, còn lớn hơn nữa. Họ tin tưởng một cách mù quáng vào lãnh đạo, sùng bái quyền lực, ngả theo những xu hướng đang giữ thế thượng phong và cam chịu mọi thứ xảy ra với mình. Quyền lực càng tập trung thì đấu đá trong nội bộ càng mạnh. Đấu đá càng mạnh thì Mao Trạch Đông càng sợ mối đe dọa của những người xung quanh ông ta và những vụ thanh trừng của ông ta lại càng dữ dội hơn. Trong cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt và tàn nhẫn n

ày người ta sẵn sàng nói dối và bán đứng đồng đội nhằm thăng tiến và bảo vệ chính mình.
Trong quá trình quản lí, ý của cấp trên ở mỗi nấc tiếp theo lại được nâng dần lên, tiếng nói của cấp dưới càng lên cao càng bị đè nén thêm. Càng lên cao sai lầm của cấp trên càng bị buông lỏng cho nên hậu quả của chúng cũng tai hại hơn. Tình hình thực tế ở cấp thấp nhất lại được những tầng nấc bên trên che đậy, mỗi tầng phủ lên thêm một lớp, kết quả là những người lập chính sách cấp cao hoàn toàn không nắm được sự thật. Bằng cách đó, những chính sách sai lầm bị gia tăng bởi cả ý kiến phản hồi tích cực và tiêu cực và chỉ bị phát hiện khi thảm họa đã xảy ra. Việc sửa chữa những sai lầm này lại không được làm gây phương hại tới uy tín của lãnh tụ, cho nên sửa sai không bao giờ đạt được hiệu quả mong muốn. Nông dân là người gánh chịu tai họa.
Trong hệ thống phong kiến trước đây, người dân có quyền im lặng. Hệ thống toàn trị tước đoạt cả quyền đó. Trong hết phong trào chính trị này đến phong trào chính trị khác, trong những cuộc họp và hội nghị đủ mọi cấp và mọi kích cỡ, mỗi người buộc phải “thể hiện quan điểm”, “trình bày suy nghĩ” và “trải lòng ra” với Đảng. Mỗi người phải mở toang những chỗ thầm kín nhất trong lòng mình cho Đảng kiểm tra. “Trình bày quan điểm” trong tình hình chính trị căng thẳng buộc người ta phản bội lại chính lương tâm của mình và đánh mất khả năng kiểm soát đối với phần còn lại cuối cùng trong tâm hồn mình. Sự tự hạ nhục được lặp đi lặp lại như thế đã đưa người ta đến việc chà đạp liên tục lên những thứ mà họ coi trọng nhất và tâng bốc những thứ mà trước đây họ khinh bỉ nhất. Bằng cách đó, hệ thống toàn trị đã tạo ra sự thoái hóa đặc tính dân tộc của người Trung Quốc. Tình trạng điên rồ và sự tàn nhẫn mà người dân thể hiện trong “Đại nhảy vọt” và “Đại Cách mạng Văn hóa” là kết quả của sự thoái hóa đó và cũng là “thành tựu” vĩ đại của hệ thống toàn trị.
Chế độ không coi cái giá phải trả hoặc áp bức là quá lớn trong khi thực hiện những lí tưởng cộng sản, mục tiêu tối cao của toàn dân. Nông dân chịu gánh nặng chủ yếu của quá trình thực hiện những lí tưởng này: họ gánh trên vai chi phí của công nghiệp hóa, tập thể hóa, bao cấp cho các thành phố và thói xa xỉ của các cán bộ trên mọi tầng nấc.
Phần lớn cái giá này được áp đặt thông qua sự độc quyền mua và bán của nhà nước. Nông dân phải bán sản phẩm của mình cho chính phủ với giá không thể bù đắp được chi phí sản xuất. Ngũ cốc do nông dân sản xuất trước hết và trên hết là để đáp ứng nhu cầu của dân thành thị đang gia tăng một cách nhanh chóng. Việc hệ thống này sử dụng những biện pháp hành chính nhằm áp đặt bằng bạo lực quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi sự gia tăng nhanh chóng dân cư trong thành phố và sản phẩm nông nghiệp dành cho xuất khẩu để đổi lấy máy móc. Vì vậy mà không thể để nông dân ăn no được và thu mua chính là ăn cướp ngũ cốc của nông dân.

Lưu Thiếu Kỳ đã có lần công nhận một cách thẳng thắn như sau:
Hiện nay có mâu thuẫn giữa số lượng ngũ cốc mà nhà nước cần với số lượng ngũ cốc mà nông dân muốn bán, và đây là mâu thuẫn cực kì nghiêm trọng. Nông dân muốn bán cho nhà nước số ngũ cốc dư thừa sau khi họ đã được ăn no. Nếu chính phủ chỉ thu mua sau khi nông dân đã ăn no thì những người khác sẽ không đủ ăn: đấy là công nhân, giáo viên, các nhà khoa học và những người thành thị khác. Nếu những người này không đủ ăn thì sẽ không thể công nghiệp hóa được và sẽ phải giảm bớt quân đội đi, không thể xây dựng nền quốc phòng được.[ii]
Lưu Thiếu Kỳ nói đúng, và điều đó chứng tỏ rằng trong hệ thống này, chính phủ không muốn cho nông dân ăn no. Sự thiếu hụt ngũ cốc sau khi nông dân đã bán “phần thặng dư” của họ cho chính phủ là một trong những nguyên nhân làm nhiều người chết đói đến như thế.
Trong khi ở thành phố tiến hành quốc hữu hóa thì ở nông thôn tiến hành tập thể hóa. Tài liệu chính thức gọi đây là “phong trào hợp tác hóa nông nghiệp”. Trên thực tế “hợp tác” và “tập thể” là hai thứ khác nhau. Hợp tác được xây dựng trên cơ sở lợi ích cá nhân, còn tập thể thì tước đoạt lợi ích của người ta. Hợp tác là các bên cùng có lợi và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở sở hữu tư nhân, còn tập thể thì xóa bỏ sở hữu tư nhân vì lợi ích của sở hữu công cộng. Trung Quốc tiến hành không phải là phong trào hợp tác hóa mà là tập thể hóa. Tập thể hóa nông nghiệp đã tước đoạt các quyền và lợi ích của nông dân. Cơ sở kinh tế cho việc thiết lập chế độ toàn trị là phủ nhận quyền sở hữu tư nhân và phủ nhận lợi ích cá nhân. Không có phong trào tập thể hóa nông nghiệp thì hệ thống toàn trị không thể tồn tại được ở Trung Quốc.
Tập thể hóa nông nghiệp đưa vào tập thể tất cả các phương tiện sản xuất. Nông dân và cán bộ đội sản xuất không có quyền quyết định trồng cây gì, diện tích trồng là bao nhiêu và bằng phương tiện gì. Trong quá trình hợp tác hóa, nông dân được giữ lại một ít đất, đủ để trồng rau cho gia đình sử dụng, nhưng vào năm 1958 mảnh đất nhỏ này cũng bị tập thể hóa nốt. Tất cả sản phẩm nông nghiệp, trong đó có lương thực thực phẩm, bông và dầu ăn đều bị nhà nước mua hết. Đảng ủy và chính quyền cấp trên của xã quyết định mỗi người nông dân được sử dụng bao nhiêu ngũ cốc và loại ngũ cốc nào. Buổi sáng dân làng tập trung lại để nghe lãnh đạo đội phân công lao động, họ làm việc cùng nhau dưới sự lãnh đạo của đội trưởng.
Khi độc quyền của nhà nước trong việc mua và bán đã trở thành hiện thực thì tất cả các mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của cả dân thành thị lẫn nông thôn đều được cung cấp qua hệ thống tem phiếu của nhà nước. Những tờ tem phiếu này chỉ được đổi lấy hàng hóa tại khu vực mà người sở hữu đăng kí hộ khẩu mà thôi. Hệ thống đăng kí hộ khẩu rất chặt chẽ, muốn rời khỏi khu vực, dù trong một thời gian ngắn, cũng phải có giấy thông hành do chính quyền địa phương cấp, lại phải mang theo tem lương thực, phiếu dầu ăn cùng các loại tem phiếu khác. Khi đến nơi còn phải trình giấy tờ cho công an địa phương để đăng kí thì mới được ở và được sử dụng tem phiếu để mua lương thực và dầu ăn. Tem phiếu có hai loại: tỉnh và toàn quốc. Tem phiếu toàn quốc được sử dụng bên ngoài tỉnh mà người đó cư trú, muốn nhận loại tem này thì phải trình giấy thông hành do Sở/Ty Công an tỉnh cấp.
Ngoài nông nghiệp, nông dân không được làm bất cứ việc gì khác, muốn rời khỏi làng phải được phép của đội trưởng sản xuất. Như vậy là, công việc và đời sống của người nông dân bị chính quyền giới hạn chặt chẽ trong khuôn khổ. Nhu yếu phẩm thì được tập thể (Công xã Nhân dân), nằm dưới sự quản lí chặt chẽ của chính quyền, cung cấp. Nếu xảy ra sai lầm trong chính sách làm cho tập thể không thể cung cấp được những món hàng nhu yếu phẩm này thì người nông dân bị trói chân trói tay, chỉ có chết, không có lối thoát nào khác.
Công xã Nhân dân là từ hợp tác xã nông nghiệp mà ra, đây là chế độ toàn trị đã phát triển trên một tầng cao mới. Sự hợp nhất của bộ máy quản lí chính quyền và quản lí làng xã trong các Công xã Nhân dân tạo ra bộ máy quản lí hành chính cơ sở của nhà nước và xã hội dựa trên sự hợp nhất về mặt xã hội. Quá trình này không chỉ hợp nhất bộ máy quản lí nhà nước với bộ máy quản lí sản xuất mà còn làm cho tất cả các hoạt động kinh tế đều phụ thuộc vào mục tiêu chính trị, làm cho tất cả tài sản đều nằm dưới quyền kiểm soát của quan chức nhà nước và đem cơ cấu tổ chức của chính phủ thay thế cho gia đình, tôn giáo và tất cả những hình thức tổ chức xã hội khác.
Khi các Công xã Nhân dân vừa được thành lập, người ta đã áp dụng hệ thống phân phối liên kết việc cung cấp và hệ thống tem phiếu với tiền lương. Hệ thống tem phiếu là phương tiện “cung cấp” cho người dân thường, thông qua các quan chức tất cả các cấp, những món nhu yếu phẩm mà họ cần dùng mỗi ngày. Đây là điều kiện để các quan chức kiểm soát không chỉ tài sản của công xã mà thông qua nhu yếu phẩm, họ còn kiểm soát cả các thành viên của công xã nữa. Nếu các quan chức không “cung cấp” thì thành viên công xã không thể nào sống được. Vì chính phủ không có đủ lượng hàng hóa cung cấp cho nên hệ thống tem phiếu chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Nhưng nó đã gây ra lãng phí khủng khiếp, đặc biệt là về lương thực thực phẩm.
Trong năm 1958 có một giai đoạn khi bộ đội được đưa về sống cùng với dân, gọi là quân sự hóa tổ chức, áp dụng chiến thuật tác chiến vào sản xuất và tập thể hóa đời sống hàng ngày. Công việc của cả đàn ông lẫn đàn bà trong Công xã Nhân dân được tổ chức song song với luyện tập quân sự như là cách kết hợp hoạt động quân sự. Thông qua những dự án lớn như “Sản xuất thép đại trà”, “Đại thủy nông” và “Sản xuất nông nghiệp đại trà”, các quan chức sắp xếp, tập trung và chỉ huy nông dân theo lối nhà binh.
Nhà ăn tập thể và nhà trẻ biến cách sống truyền thống với gia đình là đơn vị thành cách sống tập thể với đội sản xuất là đơn vị. Mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ gia đình. Sau khi chức năng kinh tế của gia đình, như một đơn vị kinh tế và phương tiện tồn tại đã bị xóa bỏ, người nông dân không còn có thể dựa vào lao động của mình để tìm kiếm thức ăn từ tự nhiên được nữa, mà phải dựa hoàn toàn vào nhà nước, dựa vào nhà ăn của công xã, đấy là nơi cung cấp cho họ đồ ăn, thức uống.
Nhà ăn công xã là nguyên nhân chính làm nhiều người chết đói. Quá trình hình thành nhà ăn công xã diễn ra đồng thời với việc xóa bỏ đơn vị gia đình và cướp bóc tài sản của nông dân. Bếp trong từng gia đình bị đập bỏ, dụng cụ nấu nướng, bàn và ghế thì bị đưa vào nhà ăn công xã. Tất cả lương thực thực phẩm và củi đun được đưa về nhà ăn công xã, tất cả gia súc, gia cầm và rau xanh đều do thành viên công xã thu hoạch. Một số nơi, chỉ có nhà ăn công xã mới được xây ống khói.
Thiệt hại đầu tiên do nhà ăn công xã gây ra là mất mát lương thực. Trong hai tháng hoạt động đầu tiên, tất cả các thành viên công xã, không phụ thuộc vào đóng góp của họ trong quá trình sản xuất, đều ăn ở nhà ăn công xã. Lúc đó lo lắng của Mao và các nhà lãnh đạo khác về việc “sẽ làm gì nếu có quá nhiều lương thực” được truyền xuống tới tận quần chúng. Nông dân cảm thấy rằng Trung Quốc có nhiều lương thực và khi số lương thực hiện nay hết thì chính phủ sẽ cung cấp thêm. Một số công xã sử dụng hết số lương thực mà họ có ngay từ cuối năm 1958 và chờ nhà nước bổ sung, nhưng chẳng bao giờ có.

Nhà ăn công xã đẩy các thành viên vào hoàn cảnh cực kì tồi tệ. Người xếp hàng rất dài, ai đến chậm thì nhịn. Trong các khu vực miền núi, nơi cư dân sống rải rác, nhà ăn nằm rất xa, mang được về đến nhà thì thức ăn đã nguội hết. Chất lượng thức ăn thật là khủng khiếp. Khi lương thực cạn kiệt, thành viên công xã mang rau dại đến nhà ăn để nấu, những món này còn tệ hơn nữa. Tình hình này làm cho nạn đói còn tệ hại hơn. Nhưng nhà ăn công xã lại trở thành nơi chứa chấp đặc quyền đặc lợi của cán bộ; họ bao giờ cũng tìm cách ăn cho no, nạn tham nhũng hoành hành cùng với việc tịch thu một cách bất hợp pháp số lương thực thực phẩm vốn đã ít làm cho các thành viên công xã đã đói càng đói thêm.
Chức năng quan trọng nhất của nhà ăn công xã là áp đặt “chuyên chính vô sản” lên dạ dày của mỗi người. Khi nhà ăn công xã bắt đầu hoạt động, đội trưởng sản xuất liền trở thành đội trưởng của cả nhà ăn, những người tỏ ra bướng bỉnh có thể bị tước luôn khẩu phần. Trên thực tế, nhà ăn công xã buộc dân làng phải đưa thìa xúc thức ăn của họ cho lãnh đạo, và bằng cách đó, đưa mạng sống của mình vào tay lãnh đạo; không còn được cầm thìa múc lấy thức ăn, dân làng mất ngay quyền kiểm soát chính mạng sống của mình. Ở một số chỗ trong tác phẩm này, tôi đã tìm được bằng chứng về sự kiện làm thế nào mà việc tịch thu lương thực thực phẩm tại một số địa phương đã làm người dân chết đói. Hàng ngàn người đã chết một cách oan ức vì bị cán bộ cơ sở đánh đập hoặc ngược đãi. Dương Úy Bình (楊蔚屏), ủy viên Ban Thư kí Tỉnh ủy Hà Nam, trong “Báo cáo về sự kiện ở Tín Dương” đề ngày 15 tháng 10 năm 1960, đưa ra những số liệu cụ thể như sau: 2.104 người ở huyện Cận Quang Sơn (僅光山) và huyện Hoàng Xuyên (潢川) bị đánh cho đến chết, 254 người ở huyện Hoàng Xuyên bị đánh đến mức trở thành tàn phế. Không chỉ dân làng mà cả những cán bộ địa phương có thái độ bất hợp tác cũng bị giết và bị đánh. Ở làng quê, cái gọi là chuyên chính vô sản, trên thực tế, đã trở thành chế độ chuyên chế của cán bộ, những kẻ có quyền lực lớn có thể đối xử rất tàn tệ với người dân và thuộc cấp dưới quyền.
Trong quá trình công xã hóa, có chiến dịch gọi là chống lại “báo cáo láo về sản lượng và phân phối lén lút” và tổ chức nhà ăn công xã, những người có thái độ lừng chừng, những người lén lút ăn hạt giống của công xã vì đói quá, những người không đủ sức tham gia vào những dự án thủy lợi lớn, bị trừng phạt rất dã man. Có hàng chục biện pháp trừng phạt khác nhau, trong đó có treo lên xà nhà rồi đánh, quỳ trong một thời gian dài, đưa đi diễu trên đường phố, bắt nhịn ăn, đứng dưới nắng hay ngoài trời lạnh, cắt tai hay biện pháp gọi là “đậu xào” (nạn nhân bị những người đứng xung quanh thay nhau xô đẩy và đánh đập). Tất cả đều khủng khiếp, đều không thể nào chịu đựng nổi.
Ở công xã Bành Tân (彭新), huyện La Sơn (羅山), địa khu Tín Dương, 16 đảng viên dự bị tham gia đánh người đã được “trả công” bằng việc chính thức kết nạp vào Đảng. Một người không được kết nạp vì không chịu tham gia vụ đánh người nói trên. Một số chương và phần trong tác phẩm này có trình bày bằng chứng rằng có nhiều trường hợp bị chết vì bị đánh đập tại một số tỉnh. Cần phải nói rằng những trường hợp này được đưa ra ánh sáng trong chiến dịch sửa sai diễn ra vào năm 1961. Đa số trường hợp xảy ra ở những đội sản xuất “lạc hậu” “hạng ba”, và không phải đội sản xuất nào cũng xảy ra những vụ bi kịch như thế. Dẫu sao, cái gọi là những đội sản xuất “lạc hậu”, theo Mao, chiếm tới một phần ba tổng số đội trong cả nước, một tỉ lệ phải nói là quá cao.
Trong những điều kiện bình thường, khi nạn đói xảy ra, dân chúng thường kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài hay chạy sang những vùng khác. Nhưng trong hệ thống chính quyền của Trung Quốc lúc đó, dân làng không có quyền tìm kiếm sự giúp đỡ hay chạy đi nơi khác. Các quan chức mọi cấp sử dụng mọi phương tiện họ nắm trong tay nhằm ngăn chặn tin tức về nạn đói để nó không lan truyền ra thế giới bên ngoài. Sở Công an kiểm soát tất cả thư từ và giữ lại những bức thư gửi ra những khu vực khác. Thị ủy Tín Dương buộc bưu điện địa phương giữ lại 12.000 bức thư kêu gọi trợ giúp từ bên ngoài. Nhằm ngăn chặn, không cho tin tức về nạn đói lan truyền ra ngoài, cả làng bị đặt trong tình trạng nội bất xuất ngoại bất nhập, người dân bị cấm không được ra khỏi nhà. Những người tị nạn, tức là những người đã tìm cách trốn được, bị dẫn đi diễu hành trên đường phố, bị đánh hay trừng phạt bằng những biện pháp khác như những kẻ “lang thang”.
Đa số chịu đựng, một ít người chống đối hệ thống đã bị nó nghiền nát. Trước một hệ thống chính trị tàn nhẫn như thế, quyền cá nhân đơn giản là không tồn tại. Hệ thống giống như một cái khuôn đúc; kim loại dù có rắn đến mức nào, nhưng một khi đã bị đun chảy và đổ vào khuôn thì sẽ có hình dạng giống như nhau cả. Dù là ai, sau khi đi qua hệ thống toàn trị, tất cả đều trở thành một người có hai bộ mặt nhìn vào hai hướng khác nhau: bạo chúa hay nô lệ, tùy thuộc vào vị trí của anh ta với cấp trên hay cấp dưới của mình. Mao Trạch Đông là người làm ra cái khuôn đó (nói một cách chính xác hơn, ông ta là người kế tục và hoàn thiện mô hình chuyên quyền độc đoán), và chính ông ta, ở khía cạnh nào đó, cũng là đày tớ của chính cái khuôn đó. Trong khuôn khổ của hệ thống này, hành động của cá nhân Mao là hành động có ý thức, nhưng ở mức độ nào đó những hành động này lại nằm ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Không ai, thậm chí cả Mao, có đủ sức chống lại hệ thống. Mặc dù ông ta đã sớm nhận thức được những vấn đề nổi lên vào năm 1958 và đã đưa ra một số chỉ thị nhằm chỉnh đốn lại, nhưng không có kết quả. Theo logic của thời đó và trong khuôn khổ thịnh hành lúc đó, những cái hiện nay là vô lí rành rành thì lúc đó lại là có lí và là chuyện thường ngày.
Chế độ toàn trị là chế độ lạc hậu nhất, dã man nhất và phi nhân nhất so với tất cả những chế độ khác trong thế giới hiện đại. Vài chục triệu người vô tội chết trong một nạn đói kéo dài ba năm là hồi chuông báo tử cho hệ thống này. Phong trào giáo dục xã hội chủ nghĩa và Cách mạng Văn hóa diễn ra sau đó đã không những không cứu được hệ thống mà còn làm cho nó trở thành vô phương cứu chữa.
Sau hơn 20 năm cải cách kinh tế, hệ thống toàn trị đã trở nên linh hoạt hơn; các Công xã Nhân dân đã bị giải tán từ lâu, độc quyền của nhà nước trong việc mua và bán cũng đã bị bãi bỏ, và người dân đã có quyền tìm kiếm và phát triển cách sống của mình thông qua thị trường. Trung Quốc đã trải qua một cuộc chuyển hóa cực kì to lớn. Nhưng vì hệ thống chính trị vẫn không thay đổi, những thay đổi ngoạn mục trong lĩnh vực kinh tế và xã hội chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng kinh tế mà thôi. Biểu hiện rõ nhất của mâu thuẫn này là việc phân phối một cách bất bình đẳng thành quả và giá phải trả của công cuộc cải cách. Những người phải trả giá đắt nhất cho công cuộc cải cách lại là những người được hưởng lợi ít nhất, và trong một số trường hợp còn trở thành thành viên của tầng lớp bị thua thiệt nữa. Những người phải trả giá ít nhất cho công cuộc cải cách lại là những người hưởng lợi nhiều nhất và trở thành thành viên của giai cấp đặc quyền đặc lợi. Những vụ lạm dụng đan xen với nhau trong nền kinh tế thị trường chỉ nhằm thu lợi nhuận và quyền lực không hạn chế của chế độ toàn trị đã gây ra vô vàn bất công và làm gia tăng sự bất bình trong đa số thuộc tầng lớp dưới.
Trong thế kỉ mới, tôi tin rằng những người cầm quyền cũng như người dân thường đều nhận thức một cách thực tâm rằng hệ thống toàn trị đã đi tới giai đoạn cáo chung rồi. Vấn đề bây giờ là làm sao giảm thiểu được những biến động xã hội và thiệt hại khi hệ thống thay đổi. Đây là vấn đề cần phải xem xét. Tôi tin rằng nếu mỗi người đều tiếp cận vấn đề không phải từ quyền lợi cá nhân hay quyền lợi của nhóm mà vì quyền lợi của xã hội rộng lớn hơn và tiến hành lựa chọn một cách có ý thức nhằm thực hiện công cuộc cải cách thì chúng ta có thể tìm được biện pháp nhằm giảm đến mức tối thiểu cú sốc và thiệt hại mà nó gây ra. Cơ sở của nền kinh tế thị trường đã tạo ra nền tảng kinh tế vững chắc cho hệ thống chính trị dân chủ, còn xã hội toàn trị thì đã nới lỏng thành xã hội hậu toàn trị rồi. Thị trường phát triển cùng với quá trình dân chủ hóa. Tôi tin chắc rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ chứng kiến chế độ toàn trị được thay thế bằng chế độ dân chủ. Và ngày đó sẽ chẳng còn xa nữa.
Bằng tác phẩm này, tôi đã dựng trước bia mộ cho ngày tàn của hệ thống toàn trị, để cho các thế hệ sau biết rằng trong giai đoạn chuyển tiếp của lịch sử, tại một số nước người ta đã từng thiết lập nên một hệ thống nhân danh “giải phóng nhân loại” nhưng kết quả thực sự lại là sự nô dịch con người. Hệ thống này tự quảng bá là “Đường lên thiên đàng” nhưng trên thực tế lại là “Đường tới diệt vong”.
Nguồn: Tạp chí “Trung Hoa đương đại” (2010), số 19 (66), tháng 9, trang 755-776). Bản tiếng Anh.
Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra; © 2012 Bùi Xuân Bách, Phạm Nguyên Trường, Phạm Vũ Lửa Hạ
___________________________
Lời cảm tạ: Chúng tôi, những người dịch, xin chân thành cám ơn những người bạn thân đã cổ vũ và giúp đỡ rất nhiều, chẳng hạn như tìm giúp cho bản tiếng Hán, bớt thời gian quý báu của mình đọc trước bản dịch và đóng góp nhiều ý kiến xác đáng.
Lưu ý về chú thích:
- Chú thích của tác giả sẽ viết tắt là TG.
- Chú thích của người dịch bản tiếng Anh sẽ viết tắt là TA.
- Chú thích của người dịch bản tiếng Việt sẽ viết tắt TV.
- Tên riêng nào (chỉ còn có hai cái) chúng tôi chưa tra được nguyên văn tiếng Hán, đành phỏng đoán sát nhất và đánh dấu hoa thị (*).

[i] TA: Trong những trang sau tác giả gán trích dẫn này cho tác phẩm Luật pháp (The Laws) của Plato, được Karl R. Popper dẫn lại trong Xã hội mở và những kẻ thù của nó (The Open Society and Its Enemies).
[ii] TG: Lưu Thiếu Kỳ, “Diễn văn tại Hội nghị công tác mở rộng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, 27 tháng 1 năm 1962, in trong Tuyển tập Lưu Thiếu Kỳ, tập 2 (Bắc Kinh: Nhân dân xuất bản xã, 1985), trang 441–442.


GIẢI PHÓNG MIỀN NAM



Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !





Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc. Bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ.









Những chiếc đồng hồ Seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn giốt cục mịch của Nga . Những chiếc quạt Nhật, Mỹ đứng cạnh anh quạt con cóc của Bắc Việt và anh quạt tai voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì công so với cú .









Quạt tai voi của Liên Xô


Những cái đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.









Đài VEC206 củ chuối của Liên Xô Ôi





Chúng tôi khi đó tự hỏi . Ơ hóa ra dân trong Nam toàn dùng những thứ này à ? Hàng hóa tiêu dùng toàn đồ tốt như vậy chứng tỏ xã hội trong đó phải phát triển hơn chúng tôi và những nhà sản xuất ra thứ đó sẽ phải coi trọng con người hơn những nhà sản xuất của Liên Xô và Bắc Việt.









Tiếp đó lại là nguồn sách và truyện rất phong phú được giấu kín để đưa chui ra Bắc vì chúng tôi chủ trương đốt sạch sách báo trong Nam . Ôi văn hóa trong Nam phong phú và đa dạng quá . Rất nhân văn và điều đó làm chúng tôi thấy rất hoang mang bởi làm sao mà tẩy não được người miền Nam bây giờ Học tập cải tạo của chúng tôi nhằm mục đích để tẩy não người nam đã thất bại thảm hại bởi thấy các học viên toàn ngủ gật .









Động não mãi chúng tôi cũng nhận ra rằng dùng kiến thức của khỉ thì không thể giáo dục được con người . Nếu cứ để cái văn minh của miền Nam mà tràn ra Bắc thì vô cùng nguy hiểm cho chế độ của chúng tôi . Một kế thượng sách là chúng tôi cứ giam mẹ nó lâu dài là các bác miền Nam hết đường về để chúng tôi bớt đi cái lo dân chí.






Chúng tôi vẫn tăng cường nhồi sọ dân Bắc là văn hóa miền Nam là đồ trụy , Vô nhân tính nhưng chúng tôi vẫn cố gắng cóp nhặt tiền để mua những đồ tiêu dùng của miền Nam và chỉ những cán bộ mới đủ tiền sở hữu chúng Và nhân dân miền Bắc của chúng tôi cũng dần dần vỡ ra rất nhanh rằng tại miền Bắc đang thực hiện chủ trương ngu dân và thần tượng hóa Đảng cùng lãnh tụ Trước 30/4 ngày Bác Hồ mất dân Bắc chúng tôi đứng dưới mưa bên loa công cộng khóc quá bố đẻ mình chết .









Bác Lê Duẩn nghẹn ngào đọc điếu văn như cảm súc trào dâng hóa ra sau này mới biết Bác Duẩn giả vờ khóc vì Bác Duẩn đã hạ bệ Bác Hồ từ những năm 1960 , Thế mà Bác Duẩn cũng rớm nước mắt như đúng rồi . Có lẽ Bác Duẩn đã học Bác Hồ về diễn xuất trong vụ cải cách ruộng đất. Những người Bắc chúng tôi khi từ Nam ra lại thành một cái loa tuyên truyền kín đáo về văn minh miền Nam và thế là đồng bào miền Bắc chúng tôi lại nối tiếp con đường của người Nam thi nhau đu chân vịt tàu vượt biên sang tư bản để được cùng giãy chết với công dân bên đó. Ôi !!!!! vô cùng tồi tệ .









Khi kế hoạch ngu dân của chúng tôi bị phá sản. Nhân dân nhìn lãnh đạo và công an như nhìn kẻ thù . Ngồi quán nước thì 99% chửi chế độ quả thật không thể tồi tệ hơn. Giá mà đừng có giải phóng miền Nam để giờ này lãnh đạo chúng tôi vẫn là những thần tượng của nhân dân và đến đâu cũng được nhân dân vỗ tay sờ mông sờ đít và khóc rưng rức thì hạnh phúc biết mấy dẫu biết rằng đó chỉ là sự biểu cảm của những bộ não đã bị tê liệt vì thuốc lú nhưng như vậy chúng tôi vẫn thấy hạnh phúc dâng trào mặc dù dân chúng tôi khi đó chắc chắn vẫn đang ăn bo bo.













Thật sai lầm khi giải phóng miền Nam !
















Nam Ròm






*****









Zip Zippo: Tui tin chắc rằng tác giả bài viết ngắn này đã nói thay được cho suy nghĩ của người miền Bắc khi họ nghĩ về miền Nam sau ngày 30.4.1975. Xét ở mặt nào đó thì phải nói là miền Nam đã giải phóng được tư tưởng của miền Bắc.






Michael Nguyen : Đọc bài viết của bạn Nhơn Cao thì mình cũng xin tản mạn đôi điều về miền nam qua lời của bố mẹ và ông bà. Chuyện có thật quanh quẩn ở làng xóm mình thôi.









Ngày xưa ấy, khi mà người dân miền bắc là ông bà nội mình di cư vào Nam năm 1954, xuất phát từ tỉnh Thái Bình bây giờ, vì ông nội làm bên y tế nên xin được cái giấy để đưa bà nội của bố mình, tức là mẹ của ông nội ra Hải Phòng để chữa bệnh, thực chất là đi lên tàu của quốc tế do cố Tổng thống Diệm bấy giờ xin tài trợ được.






Khi ra tới Hải Phòng thì kế hoạch bị lộ, bố mình bị một chú bộ đội dẫn đi mất (sau này các cụ bảo người ta dẫn con để buộc bố mẹ ở lại). May mắn sao phút cuối thì ông bà nội tìm được bố mình do bố mình khóc to quá gây chú ý, còn chú bộ đội kia nhận là bố của bố mình nhưng bố mình bảo không phải, thế là mấy người nước ngoài dẫn bố mình tới chỗ trẻ lạc và ông bà nội mình tìm được con để lên tàu vào nam.









Thời mới vào ông bà kể rằng sướng lắm, được chính phủ cấp đất đã khai hoang, được trợ cấp ăn uống ba năm nhưng nghe đâu nhiều hơn ba năm, mà các cụ thì chả quen ăn bơ và pho mát nên toàn đổ cái lon phomat loại 4 lít ra gốc bầu gốc bí để lấy cái lon múc nước. Rồi chính phủ cho máy cày đi khai hoang ruộng hồi đó toàn cỏ lác với cỏ lăn, sau này khi cuộc sống đã yên ổn thì lại gặp chiến tranh.









Hồi đó cứ nghe nói việt cộng về là cả làng phải bỏ chạy vì ở ngoài bắc các cụ đã biết thế nào là việt cộng,mà mấy ông việt cộng đánh nhau thì cũng thôi, cứ nhè làng xóm dân ở mà chui vô đó đánh du kích nên dân phải bỏ làng mạc lại để cho quân chính phủ về đánh. Em của bà ngoại mình có chồng đi lính mà nghe đâu bảo là được mang theo vợ con ở trong mấy trại gia binh thì phải, nghe bà kể là làm vợ lính sướng lắm, sau đó ông tử trận năm mậu thân, về sau bà được cấp tiền tử sĩ tương đương một gia tài hồi bấy giờ, nếu so sánh thời giá bây giờ cỡ 6 tỉ vì số tiền đó mua được 6 mẫu ruộng, mà bây giờ 6 mẫu là 6 tỉ, mấy cậu thì được chính phủ nhận vô trường gì quên tên rồi nhưng được nuôi ăn học tới 18 tuổi.









Thời gian sau thì lính “giải phóng ” miền nam vô, xưng là lính cụ Hồ vô giải phóng miền nam, mang toàn nồi đất với mấy thứ đồ nguyên thủy vào để tặng nhân dân vì nghe nói miền nam khổ cực lắm.






Rồi các chú xin một bữa cơm. Thú thật là lúc đó ông bà nội sợ vãi cả cứt ra nên vội nấu cơm cho các anh ấy, lúc mang nồi gang với nồi nhôm ra nấu thì các chú ấy tròn mắt hỏi có phải bác là quan chức gì không mà nhà nấu cơm bằng nồi ấy, ông nội bảo ở đây ai cũng thế cả, các chú tẽn tò ra. Có chú kia hỏi bố thường ngày ăn cơm với gì? bố mình ngây thơ bảo thường là thịt heo, chú bên cạnh nhổ nước bọt đánh toẹt bảo ” nói phét, ăn thế có mà đào đất lên ăn à” . ông nội bảo ở đây ai cũng thế cả. Rồi sau “giải phóng” có bà cụ kia vô Nam thăm bà con, ghé nhà mình hỏi thăm, vừa mệt vừa đói nên hỏi xin bát chè tươi, ông nội đưa cho ly sữa nóng bà ấy uống một ngụm rồi nhổ toẹt ra đất bảo” xứ khổ, bát chè không có mà uống”









Có anh kia cũng vào Nam thăm bà con, vô quán thấy đá lạnh lạ quá mua làm quà, chú ấy cho vô bọc ni lông quấn kỹ rồi xách theo. vô tới nhà bà con mở ra thì chả còn gì chú ấy bảo “tiên sư bố bọn ăn cắp, giấu kỹ thế mà cũng lấy được, xứ man rợ” còn nhiều chuyện lắm và bảo đảm là sự thật nhé, à có chú kia thấy xe máy chả biết là cái gì hỏi một ông chú thì ông chú bảo đó là tivi, thế là chú ấy viết thư về nhà bảo ở trong nam tivi chạy đầy đường.






Thêm một số hình ảnh vào thời điểm 1975 sau khi bắc cộng tràn vô miền Nam và thấy được cuộc sống của dân miền Nam VNCH tại Sài Gòn Xưa như thế nào.



Nam Ròm xem loạt hình lần này …thấy hông ưa hông thích gì đi nữa thì cứ mà chửi …. cho hả giận ….nhưng làm ơn đừng chửi tục tĩu quá lố giùm cái nha …. cám ơn nhiều .












































































Dang Nguyen: Về thăm quê miền Bắc …mang hành trang và quà cầm tay nè









Hùng Đinh: Bây giờ không có phân biệt Bắc hay Nam, chỉ phân biệt 3 triệu và 90 triệu thôi à.









TRƯỜNG CHINH KÊU GỌI



MỘT TÀI LIỆU LỊCH SỬ QUAN TRỌNG:

"Việt Minh (tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam) vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc".
Tờ nhật báo Tiếng Dội số 462 * Năm thứ 3 đề ngày thứ Sáu 24 Aout 1951, Âm lịch 22 tháng Bẩy (thiếu) năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của chủ nhiệm Trần Chí Thành, tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản Lý, 216 đường Gia Long, Sài Gòn, có bài mang tựa đề "Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc," cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:
ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM THỨ VII
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
SỐ 284/ LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH HẠNH PHÚC


~~~~~~~~~~~~


THƯ ĐẶNG XƯƠNG HÙNG

Thư ngỏ gửi đồng bào người Việt hải ngoại
Ông Đặng Xương Hùng. Nguồn ảnh: internet
Ông Đặng Xương Hùng. Nguồn ảnh: internet

Ông Đặng Xương Hùng. Nguồn ảnh: internet
Genève, ngày 14 tháng 2 năm 2016
Tôi là Đặng Xương Hùng, từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và ly khai khỏi chế độ từ 10/2013. Hiện tôi đang tị nạn chính trị tại Thụy sĩ. Tôi muốn viết thư ngỏ này để chia sẻ một vài tâm sự với quý đồng bào, nhất là đối với những ai vẫn còn liên hệ và hợp tác với chính quyền trong nước.
Đầu tiên, chúng ta nên cần nhất quyết khẳng định lại với nhau rằng : sự hiện diện của chúng ta, hơn ba triệu người Việt nằm rải rác khắp nơi trên toàn thế giới, là cuộc trốn chạy chế độ cộng sản, đi tìm tự do và tìm sự khai sáng văn minh cho chính bản thân chúng ta. Các quốc gia đã đón tiếp chúng ta cũng chỉ vì những lý do nêu trên.
Tôi dự định viết thư ngỏ này đã lâu, với thắc mắc rằng : tại sao chúng ta đang trốn chạy cộng sản, mà vẫn còn nhiều người tiếp tục liên hệ, hợp tác và giúp đỡ chính quyền cộng sản trong nước ? Một trong những lý giải của tôi, đó là : có thể là họ nghĩ, chế độ cộng sản trong nước đã thay đổi, không còn tính chất cộng sản như trước nữa.
Trước đây, tôi phần nào chia sẻ suy nghĩ này. Bản thân tôi cũng luôn hy vọng, một ngày đẹp trời, chế độ cộng sản trong nước thay đổi. Đó là điều đáng mừng cho dân tộc, cho đất nước. Nhưng tới nay, thời điểm sau Đại hội đảng 12, chúng ta đã có thể khẳng định với nhau rằng : đảng cộng sản không thay đổi và họ sẽ không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi.
Nội dung các văn kiện đại hội đảng và việc sắp xếp nhân sự vừa qua, đưa đến cho tôi một kết luận rằng: đảng cộng sản Việt Nam chỉ muốn xây dựng một Chế độ đảng trị vững mạnh, chứ họ không nghĩ tới việc xây dựng một Quốc gia Việt Nam hùng mạnh.
Đó là những kết luận chính, mà tôi mong muốn được chia sẻ cùng quý đồng bào.
Do vậy, chớ nên nhầm lẫn rằng những nỗ lực của tất cả những cá nhân đang liên hệ và hợp tác với chính quyền trong nước, là để góp phần xây dựng đất nước, như đảng cộng sản đang tuyên truyền. Mà đó chính là hành động gián tiếp giúp sức để đảng cộng sản củng cố chế độ đảng trị của mình. Gián tiếp làm phương hại, gây khó khăn cho phong trào đấu tranh của đồng bào trong nước. Gián tiếp gây sự phân hóa không đáng có trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Đẩy xa mọi cố gắng mang lại dân chủ, nhân quyền cho đất nước.
Một số đồng bào, còn ngây thơ bỏ tiền mua nhà tại Việt Nam, với tính toán nào đó, cho một ngày mai còn rất xa vời. Mà họ chưa nhìn thấy rằng, người dân trong nước đang bị cướp đất hàng ngày. Lực lượng dân oan đang ngày càng đông đảo. Luật quy định: đất đai là của toàn dân, chỉ để lòe bịp và che dấu thực tế hiển hiện, đất đai là của đảng. Rất dễ một ngày nào đó, sẽ xuất hiện hàng loạt Việt kiều oan !!!
Đảng và nhà nước đang dựa vào quỹ đất đai để « cải thiện » sự yếu kém trong phát triển kinh tế. Sự giầu lên kinh khủng của hàng ngũ tư bản đỏ hiện thời cũng phần lớn là từ đất đai. Mở rộng vô tội vạ Hà nội cũng là nhằm để tăng quỹ đất, tăng giá đất ruộng đồng của nông dân, biến thành những dự án béo bở. Nguy cơ mất nước cũng sẽ từ đây mà ra.
Thư cũng đã dài, để kết thúc ở đây, tôi xin viết lại một câu chuyện của người Indiens Nam Mỹ. Câu chuyện như sau:
« Khu rừng bị cháy. Mọi con vật đều tìm cách để thoát thân. Chỉ riêng có chú chim sâu nhỏ, bay đi, bay lại tìm nước, và mang trong mỏ của mình giọt nước nhỏ bé thả xuống khu rừng. Nhìn thấy như vậy, con Tatou đã hỏi: – Này chim sâu, bạn đang làm gì vậy, bạn tưởng là bạn sẽ dập tắt đám cháy bằng những giọt nước đó ư? Chim sâu trả lời : – Không, tôi không tin như vậy, nhưng tôi đang làm phần việc của mình. »
Từ bỏ đảng, ly khai khỏi chế độ, tôi cũng chẳng hề hy vọng làm yếu đi đảng cộng sản, lại càng không hề nghĩ sẽ làm sụp đổ được chế độ cộng sản, mà chỉ đơn thuần là hành động – hành động theo con tim mình mách bảo.
Cứ mỗi độ xuân về, hàng triệu đồng bào hải ngoại lại mong ngóng một ngày được trở về trên mảnh đất quê hương thanh bình. Bất hợp tác với chế độ hiện thời là « giọt nước nhỏ của chú chim sâu » mà tôi thông qua thư ngỏ này, gửi lời tâm sự chân thành đến tất cả quý đồng bào tị nạn cộng sản Việt Nam ở khắp năm châu.
Xin gửi đến quý đồng bào lời chúc an lành cho Xuân Bính Thân 2016.
Đặng Xương Hùng
(̣Xin nhắc lại  Đặng Xương Hùng nguyên là Vụ phó ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, xin tỵ nạn chính trị tại Thụy Sĩ từ 2013 khi đang tại chức  Lãnh sự Việt Nam tại Genève - Thụy sĩ (2008-2012)




TRUYỆN BUỒN

  Thấy mà buồn !
 
                                             
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã góp nhiều bài kể lại những sinh hoạt sống động. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Rất mong người Việt tại Hải Ngoại học hỏi được đức tính tốt “Biết Tự Trọng” của người Mỹ để cộng đồng người Việt được vẻ vang hơn.


1.
 
Một hôm ghé chợ Quang Minh trên đường Brookhurst, trước chợ có thùng báo, tôi bỏ 25 cents để lấy tờ báo thì có hai ông và một bà chạy lại nói:
- ông cho tôi xin một tờ.
Tôi gặp cảnh này hoài, đột nhiên tôi nhăn mặt, thò tay vào thùng rút ra một tờ báo và đóng sập cửa thùng báo lại trước sự chưng hửng của những người đứng đợi. Tôi lấy trong túi ra 3 đồng quarter đưa cho mỗi người một đồng và nói các ông bỏ vào thùng và lấy ra một tờ báo đem về đọc, chứ đừng bỏ một quarter mà lấy ra nhiều tờ coi không được, có một người Mỹ đang đứng kia nhìn mình kìa. Tôi định nói vài điều nữa thì người đàn bà ném đồng quarter trả lại và nói:
-  Đồ phách lối.
Tôi sợ quá bỏ đi một nước không dám quay lại, đi qua chỗ người Mỹ đang đứng, tôi nhìn thấy ông giơ một ngón tay cái lên tôi nói:
-Thank you.
Cảnh này tôi thấy xảy ra hoài, có ông bỏ vào một đồng quarter rút ra ba bốn tờ báo. Tôi nghĩ rằng ông lấy về cho bạn bè mỗi người một tờ, chứ lấy đi bán thì họ lấy cả thùng mà lấy vào lúc sáng sớm, sau khi nhân viên đi bỏ báo vào thùng vừa đi khỏi thì họ bỏ vào thùng một quarter, lấy hết xấp báo mới bỏ vào, chỉ để lại một tờ trong thùng thôi. Tôi đã theo dõi hai thùng báo ở trước chợ Hòa Bình, lúc sáng sớm mà thùng nào cũng chỉ còn một tờ thôi. Đó là những người đi lấy trộm báo để bán lại, họ đi từ lúc sáng sớm, canh cho báo vừa được bỏ vào thì họ lấy ra, lúc đó ít người qua lại không ai để ý.
Làm ra tờ báo biết bao công sức của nhiều người, những người phải nặn tim, nặn óc viết ra những bài có giá trị để cho bạn đọc, còn những phóng viên phải ra ngoài lấy tin tức hoặc làm phóng sự có khi phải "xông pha ra trận tuyến trước lằn tên mũi đạn" để đem về tin tức sốt dẻo cho độc giả. Không thiếu gì những người đã hy sinh vì công vụ được đưa lên trên truyền hình, trên báo chí. Một tờ báo chỉ có 25 cents, muốn đọc ta nên mua một tờ về đọc, đừng có chờ đợi người ta mở thùng báo ra lại xin một tờ, coi không được, không giống ai hết. Thấy mà buồn !
2.
 
Một hôm ở quán ăn Thành Mỹ ra, đang loay hoay de xe thì có một thanh niên dộng vào cửa xe của mình bằng cái búa, không phải búa đóng đinh mà là một cái rìu, nói rằng:
-Ở trên Pomona, bây giờ không có tiền đổ xăng về, xin vài đồng.
Thấy cái búa sợ quá, riu ríu móc tiền ra cho nó vài đồng để nó đi cho rồi. Đúng là "xin đểu", từ ngữ thường thấy xuất hiện trên mạng báo chí trong nước. Vậy là kiểu này bắt đầu được "xuất khẩu". Thấy mà buồn !

3.
 
Con gái tôi làm ở Sở Xã Hội ở Santa Ana, xe để ở parking dưới hầm, thế mà khi đi làm ra một hôm thấy xe bị đập bể kiếng phía trước, trong khi trong hầm không có xe nào bị đập bể cả, phải thay kiếng mới mất bốn năm trăm.
- Trong sở con có gây thù oán với ai không?
- Làm gì có, bố.
- Thế con làm phần hành gì?
- Con coi về child support.
- Tức là đi kiếm những người cha không trả tiền nuôi con bắt phải trả để đỡ cho chính phủ phải cấp dưỡng phải không?
- Dạ đúng.
- Vậy thì thủ phạm là những người đó.
- Con tiếp xúc với nhiều sắc dân lắm, Mỹ có, Mễ có, Việt Nam có, Trung Hoa có... biết ai là thủ phạm.
- Còn ai trồng khoai đất này.
- Bộ bố biết hả?
- Người Việt mình chứ ai.
- I don't think so.
- Này nhé, người Việt mình khi chạm đến quyền lợi của họ, họ bực mình lắm tìm cách trả thù.
- Nhưng đây con đòi họ trả cho chính phủ mà.
- Biết vậy họ vẫn tìm cách trả thù cho bỏ ghét, chỉ có người Việt mình mới tìm ra đường đi nước bước của con, biết con đậu xe chỗ nào mà đập kiếng xe của con. Cả trăm xe đậu chỗ đó mà chỉ có mình xe con bị đập, còn những sắc dân khác họ hơi đâu làm những chuyện ruồi bu đó.
- Có lý.

- Thấy mà buồn !

4.
 
Một hôm đang ngồi uống cà phê với bạn ở Factory, anh em đang tán gẫu chả để ý đến những bàn bên cạnh, ai cũng có những chuyện riêng của họ, chuyện nổ như bắp rang. Thình lình thấy một thanh niên hớt hải chạy vào tiệm tìm người quen, đến bàn bên cạnh nói:
- Đại ca, Đại ca, thằng Thành nó đụng chết người ta rồi.
Người được gọi đại ca đứng phóc dậy, tướng đúng là tay "anh chị". Đ.M. làm ăn như... rồi thầy trò phóng đi mất. Tôi chẳng biết chuyện gì xảy ra, nhưng trong bàn tôi có người bạn khều chúng tôi cúi xuống nói nhỏ:
- Đó là băng chuyên môn set-up những vụ đụng xe để lấy tiền bảo hiểm. Thằng đại ca ngồi một chỗ rồi ra lệnh cho đàn em làm, hôm nay tổ trác mới đụng chết người. Thấy mà buồn !

5.
 
Tôi đi ăn phở ở một tiệm cũng bán đủ thứ nào bún chả Hà Nội, bún xáo măng, bánh tôm Cổ Ngư, nhưng đặc biệt có phở gà đi bộ ăn ngon. Thường thường tôi lại đây hay kêu phở, tôi hay dẫn bạn bè ở xa lại ăn, họ cũng khen ngon. Theo thông lệ khi trả tiền xong thì mình cũng bỏ tiền tip tại bàn rồi đi ra nhưng người phục vụ cũng lớn tuổi nói nhỏ:
- Ông đừng bỏ tiền tip, chủ lấy hết không cho nhân viên phục vụ.
Tôi cứ đinh ninh khách hàng cho tiền tip là cho nhân viên phục vụ sao tiệm này chủ lại lấy không chia cho họ, thật là vô lý, nhờ ông ấy nói ra mình mới biết, thật hết sức nói. Nhân viên làm cho nhà hàng họ mong có thêm tiền tip, làm quần quật cả ngày 10 tiếng rốt cuộc chỉ có tiền lương tối thiểu thì thật tội nghiệp họ quá. Tiệm này mới sang cho chủ khác, không biết chủ mới có áp dụng chính sách bóc lột như chủ cũ không. Thấy mà buồn !

6.
 
Vợ chồng chúng tôi trước đây có quen một bà, một cô thì đúng hơn, cô này thuộc tuýp ăn diện, mặc đồ hiệu, xài đồ hiệu, thuộc dân sang, thỉnh thoảng chúng tôi cũng đi ăn uống và đi shopping. Đi ăn thì tôi có tham dự, còn shopping thì đàn bà họ đi với nhau, họ mua gì sắm gì tôi không để ý. Rồi một hôm nhà tôi nói:
- Cô ta ghê quá!
- Ghê làm sao?

- Em đi shopping với nó mấy lần em biết nó luôn luôn đổi giá mua hàng tốt với giá rẻ. Có lần em thấy cái áo nó mua đẹp quá mà giá có mười mấy đồng, em cũng muốn mua một cái, hỏi nó mua ở đâu chị cũng muốn mua một cái. Nó nói chỉ còn một cái, thôi mình về, thế là nó hối em ra xe, nhưng em ấm ức trong lòng, hôm sau em trở lại tiệm ấy một mình thì áo nó mua hôm qua giá 65 đồng mà nó trả có mười mấy đồng, như vậy là nó đổi giá rồi. Và mới hôm qua đây, em với nó lại Macy's, nó lựa một cái áo vào phòng thử mặc luôn trên người đi ra, em nói thử rồi sao không cởi ra để tính tiền, nó đáp tỉnh bơ:
- Áo của em mà.
Sợ quá thôi từ rày không dám đi với nó nữa. Thế là chúng tôi mất đi một người bạn. Thấy mà buồn !

7.
 
Hồi tôi học Trung học tôi theo chương trình Pháp, tôi nhớ ông thầy tên là Louvet, ông vô lớp hay nói câu:
- L'heure c'est l'heure, avant l'heure n'est pas l'heure, apres l'heure n'est plus l'heure - Giờ là giờ, trước giờ không phải là giờ, sau giờ không còn là giờ nữa.
Ông nói riết rồi chúng tôi cũng thuộc lòng câu đó và ông áp dụng cho những học trò đi trễ: lần thứ nhất ông tha, lần thứ hai ông không cho vào lớp. Nói là tha nhưng bắt lên bục kể một câu chuyện bất cứ truyện gì, nói tiếng Pháp trong vòng năm phút, nhiều anh cũng lo té đái sau không dám đi trễ nữa.

Ở bên Mỹ này có hai câu:
- Không ăn đậu không phải là Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam
Nghe đau lòng con quốc quốc quá ! Ai vinh dự được mời đi ăn đám cưới là cả một cực hình vì phải ngồi đợi hai tiếng hoặc hơn nữa mới được dự tiệc. Phần nhiều tiệc cưới người ta thường tổ chức cuối tuần, không bận bịu cho những người đi làm thì những người đi dự không có lý do gì đi trễ hết. Thế mà, cái hủ lậu ấy vẫn không bỏ được! Chả biết vì sao. Những người tự trọng, thiệp mời 6 giờ chiều người ta có đến trễ cũng 6 rưỡi là cùng, đây bắt mọi người phải đợi hơn hai tiếng mới có thể khai mạc buổi lễ. Kể cũng đau khổ cho những người phải ngồi chờ hay là những người đến trễ chứng tỏ ta đây là những nhân vật quan trọng. Tệ trạng này kéo dài từ năm này qua năm khác và vẫn còn dài dài. Bó tay ! Bây giờ chỉ còn cách trong thiệp mời nói xin quý vị đến đúng giờ không có chúng tôi phải nêu tên quý vị đến trễ, nhưng mà ai dám? Ai mà làm thế bao giờ, thôi thì cứ để tệ trạng này kéo dài mãi đi. Thấy mà buồn !


LÊ QUANG VINH * THƯ GỬI BẠN LỚP 10




THƯ GỬI BẠN LỚP 10

Nhà báo Lê Quang Vinh





Nhà báo Lê Quang Vinh thời sinh viên.

Hà Nội, ngày 18.1.2016

Năm 1992, gặp lại thầy Lê Hiền ở Ba Đồn, ông chỉ thẳng vào tôi, hô lớn: “Lê Quang Vinh – Thi sĩ trộn tiều phu một nửa”! Tôi bàng hoàng: “Ôi thầy ơi, vẫn còn nhớ tới “TẬT” của em à? Sao hồi ấy thầy biết mà “không uốn nắn” để cho trò được tốt hơn hả thầy?”. Ông liền cầm tay tôi đưa cao lên rung rung mấy cái, rồi cười “ha hả”! Hai thầy trò vừa chuyện trò vừa uống rượu suốt cả nửa ngày ngay trong nhà riêng thầy. Thầy lại nói: “Ngày xa xưa đó, mi làm thơ có bài hay rứa, tau cứ bị “ám ảnh” bởi câu thơ ni suốt mấy chục năm”... Tôi quên không hỏi, tại sao mà thầy giáo lại biết bài “thơ tình” (rất “tối kỵ phổ biến này” của tôi). Nó lộ ra từ ai, từ đứa mô? Chắc một thằng bạn muốn “tố cáo” tôi nên đã chuyển cho thầy đọc chăng? Rất may, ông giáo quá trẻ này – có lẽ chỉ hơn học trò vài ba tuổi thôi, đã “ém dẹm” chuyện tày trời “yêu đương lăng nhăng” và “làm thơ lãng mạn” của tôi dưới mái trường XHCN trong chiến tranh…


Bài báo “THĂM THẦY GIÁO CŨ CÁCH NAY 50 NĂM - NHỚ VỀ LỚP 10 THUỞ ẤY…” tôi viết sau chyến đi tìm thăm thầy giáo Lê Doãn Cần; không biết Trường C3 Nam Quảng Trạch (Trường THPT Lê Hồng Phong - Quảng Bình) có dùng để in trong tập sách kỷ niệm 50 năm - vào ngày 29/4/2016 này hay không. Trước đó, trường có đặt vấn đề với LQV là viết một bài cho trường cũ. Biết viết gì được đây để "tuyên truyền" trường ta? Là Nhà báo chuyên nghiệp đấy, nhưng thật khó; đành ngẫm nghĩ để viết ra theo cảm thức của người học trò nhỏ cách đây 50 năm thôi ("nghĩ răng ghi nấy" - trung thực rứa).

Ông giáo Cần trong bài báo, vốn “bị” quên khuấy từ năm 1970 - thời điểm (khi) ông chuyển trường cho tới nay; ông không hề được mời dự ít nhất là 3 cuộc kỷ niệm 20 năm, 30 năm và 40 năm ngày thành lập Trường C3 Nam Quảng Trạch - Trường THPT Lê Hồng Phong bây giờ, như đã diễn ra trước đây. Bởi suốt thời gian gần nửa thế kỷ qua, hai bên không có bất cứ liên lạc nào với nhau. Các thế hệ Lãnh đạo trường, giáo viên và học sinh cũ của ông giáo Cần - không một ai còn biết tới ông thầy này đang ở phương trời mô; họ chỉ “mang máng” là “Thanh Hóa” thôi... Việc tìm lại cụ, như tôi đã kể trong bài báo. Nhưng thật buồn với ông giáo Cần là, 2 lần kỷ niệm 30 - 40 năm, tôi đều được gặp khá đầy đủ những thầy cô từng dạy anh chị em chúng ta - thế hệ của thầy chủ nhiệm Lê Doãn Cần lớp 10 năm đầu tiên (đầu “chót vót”) của trường mình từ tận Sài Gòn, Hà Nội và nhiều miền quê khác tụ hội về. Tôi chụp hình các hoạt động của họ và tặng lại nhà trường 2 bộ ảnh màu đẹp, hiện vẫn được lưu giữ cẩn thận trên tủ phòng riêng thầy hiệu trưởng, lần về quê vừa rồi tôi có xem lại.


Thế đấy. Không cẩn thận, tình người - tình "thầy trò", đồng nghiệp thật nhạt như… "nước ốc" - phải không?
Dịp thăm lại trường cuối năm Ất Mùi - 2015, tôi tiếp tục tặng nhà trường 9 tấm ảnh phóng to, cỡ 35x50 cm, ép nhựa trong bảo quản cả 2 mặt, được cất giữ nguyên vẹn suốt 20 năm nay. Nội dung: “Lễ kỷ niệm 30 năm Trường THPT số 2 Quảng Trạch”. Qua phóng sự ảnh cỡ to này, nhận ra mấy thầy giáo nay không còn nữa, như thầy Lê Hiền - người xã Quảng Văn, dạy môn Toán năm tôi học lớp 8 bên trường C3 QT thời chưa phân chia; thầy Đoàn Thanh Phượng – người Hòa Ninh, dạy môn Vật lý; thầy Lại Tấn Thi - người gốc Thị xã Đồng Hới, dạy môn Văn…khiến ai xem cũng xúc động.

Năm 1992, gặp lại thầy Lê Hiền ở Ba Đồn, ông chỉ thẳng vào mặt tôi, hô lớn: “Lê Quang Vinh – Thi sĩ trộn tiều phu một nửa”! Tôi bàng hoàng: “Ôi thầy ơi, vẫn còn nhớ tới “TẬT” của em à? Sao hồi ấy thầy biết mà “không uốn nắn” để cho trò được tốt hơn hả thầy?”. Ông liền cầm tay tôi đưa cao lên rung rung mấy cái, rồi cười “ha hả”! Hai thầy trò vừa chuyện trò vừa uống rượu suốt cả nửa ngày ngay trong nhà riêng thầy. Thầy lại nói: “Ngày xa xưa đó, mi làm thơ có bài hay rứa, tau cứ bị “ám ảnh” bởi câu thơ ni suốt mấy chục năm”... Tôi quên không hỏi, tại sao mà thầy giáo lại biết bài “thơ tình” (rất “tối kỵ phổ biến này” của tôi). Nó lộ ra từ ai, từ đứa mô? Chắc một thằng bạn muốn “tố cáo” tôi nên đã chuyển cho thầy đọc chăng? Rất may, ông giáo quá trẻ này – có lẽ chỉ hơn học trò vài ba tuổi thôi, đã “ém dẹm” chuyện tày trời “yêu đương lăng nhăng” và “làm thơ lãng mạn” của tôi dưới mái trường XHCN trong chiến tranh…


Ba ông thầy này mất đi, mỗi bận bọn học trò già như tôi về thăm lại trường, trong tâm tình như bị mất đi một phần hồn vía của trường xưa...Tôi viết dòng này ra, mà rưng nước mắt – thương các thầy quá!


Tôi cũng cung cấp địa chỉ, số điện thoại thầy Lê Doãn Cần và vợ tên là Nguyễn Thị Dỵ - cô giáo từng giảng dạy môn Sinh vật tại trường Cấp 3 Nam QT từ năm học 1967 – 1968, cho lãnh đạo trường ta là thầy Phạm Quốc Thành - hiệu trưởng đương nhiệm; cho thầy Hoàng Hiếu Nghĩa - nguyên Phó hiệu trưởng trường thời ông giáo Cần công tác tại đây, nay đã nghỉ hưu. Tại nhà riêng ông giáo Nghĩa, tôi trực tiếp bấm máy để thầy giáo Nghĩa thăm hỏi, trao đổi mọi chuyện về tình hình nhà trường cũng như đông nghiệp cũ của các thầy, khá lâu và kỹ lưỡng với ông giáo Cần.


Về cô giáo Nguyễn Thị Dỵ - vợ ông giáo Cần, cô quê xã Thạch Quý, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hình như phải tới năm thứ 2 sau ngày thành lập trường ta (1966), mới có một giáo viên Sinh vật thứ thiệt - qua đào tạo chính quy từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, được Bộ Giáo dục và Ty Giáo dục QB điều về đây đảm trách bộ môn này. Bởi vì cả năm học lớp 10 của bọn ta, môn Sinh vật lại do thầy Mai Xuân Trang - chính cống giáo viên môn Địa lý dạy kiêm nhiệm (thực chất là "dạy ép", "dạy chay" đó thôi). Lớp 10 quan trọng thế, mà phải dạy và học kiểu đó, thì các lớp dưới làm sao mà có giáo viên chuyên Sinh giảng dạy. Lẩn đầu tiên gặp cô giáo Dỵ tại nhà riêng, khi thầy Cần đang trong bệnh viện, cô tâm sự với tôi: "Tôi vừa ra trường, chưa có "Bằng tốt nghiệp", vẫn là cô gái mới hơn 20 tuổi, người nhỏ nhắn lắm; thế mà được phân công về đất lửa Quảng Bình để giảng dạy. Chỉ mình tôi thôi. Hôm liên hoan đưa tiễn, tổ chức cùng bạn bè làm luôn lễ "tuy điệu" trước cho tôi. Chụp ảnh nhiều lắm, có cả vành tang trắng trên đầu. Sao tôi cứng rắn thế không biết, chỉ ngấn lệ thôi chứ không khóc chút nào; trong khi bạn bè - cả nam lẫn nữ, rồi mấy thầy giáo và cán bộ tổ chức của Khoa nữa...họ ôm lấy tôi khóc nhiều lắm". Đang nói tới đó, mắt bà giáo (nay đã già yếu) tự nhiên rơi lệ - Chắc là cô gặp lại tôi - một chàng trai Quảng Bình thời cô giáo còn xuân xanh ấy, "khóc bù" cho ngày 'đặc biệt" trong đời đã không ngần ngại "đưa chân" vào vùng bom đạn năm xưa...


Hôm học trò LQV từ Thủ đô Hà Nội vào TP. Thanh Hóa thăm thầy giáo cũ; giây phú đầu tiên gặp nhau, ông giáo ôm chầm lấy người "học trò hư" thuở xưa cùng đôi mắt đỏ hoe nước mắt. Tôi dâng túi quà mọn vợ chuẩn bị cho từ nhà tới tay thầy; thầy giáo vui vẻ nhận rồi để tất cả mấy thứ lên bàn thờ, Cụ thắp hương khấn rất cảm động. (LQV đã có bài viết đăng trên QTXM hôm mồng 4 - Tết Bính Thân, đăng cả ảnh thầy cúng và gửi quý anh chị bạn bè rồi).
Nhân dịp gặp tôi, thầy gửi tặng Thư viện trường, thầy hiệu trưởng Phạm Quốc Thành hiện nay của trường, thầy Hoàng Hiếu Nghĩa và cả tôi nữa, tập thơ do thầy giáo tự in. Trong tập thơ này, có mấy bài viết về Trường Nam ta, về quê hương Quảng Trạch vô cùng quý.
Hôm qua 17/2/2016, khi bài báo vừa ra công chúng, đến với bạn đọc; tôi gọi điện, nhắn tin cho cô giáo Võ Thị Thanh Thủy – Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn nhà trường; con trai thầy Lê Doãn Cần là Lê Doãn Phúc. Nhà trường thì chưa có hồi tin. Riêng Thầy Lê Doãn Cần đã gọi điện cho tôi (từ 9 đến gần 10 giờ sáng nay 18/2/2016). Qua cuộc gọi, thầy giáo bày tỏ tình cảm vô cùng sâu đậm với trường và học trò cũ. Ông cảm ơn rất nhiều và xác tín về nội dung bài báo. Ông thương học trò của mình và khẳng định: Trong lòng thầy, lớp 10 thuở ấy không có em nào là “học sinh cá biệt đâu”. Ông hoàn toàn quên việc học trò LQV đã gây phiền cho thầy chủ nhiệm. Ông nói, các em luôn ở trong trái tim thầy từng đứa một. Nào là: con Di, con Bảy, con Suê, con Nậy, con Vân, con Lâm Thị Thanh (Hợp Hòa), con Lý (họ Hoàng - thầy nhớ riêng O ni "kỹ" lắm nên nói thêm mấy thứ...), con Lý Lê (Lê Thị Lý ở Văn Hóa - Tuyên Hóa); nào là thằng Cường, thằng Đạt, thằng Quang, thằng Bằng (lé), thằng Trường, thằng Nam, thằng Khiêng, thằng Tường, thằng Sơn, thằng Dục, thằng Huyền, thằng Đoàn Thanh và em nữa LQV ạ…Các em đang hiển hiện trước mặt thầy đây này…; con Di xưa nó đẹp, cả giọng nói thầy vẫn nhớ. Thằng Cường to khỏe, lớp trưởng nhưng hay trêu con gái nhất…Từ ngày nghe lại giọng của 3 em (Vinh, Suê, Bảy), thầy càng nhớ Quảng Hòa hơn, nhớ mái trường thân yêu đóng tại thôn Cao Cựu mà người dân ở đây - Nương Cộ (của người Chăm xưa) đúng là hiền lành, tốt bụng như hạt lúa củ khoai quê hương vùng Nam thực sự đấy. Đầu bên kia sóng điện thoại, giọng ông giáo nghe như…run lên; tôi đoán ông đang chảy nước mắt…

Thầy vô tư nhắc tên từng chàng trai cô gái lớp 10 chúng ta thế, mà không hề hay biết trong số đó, có người đã vĩnh viễn "Minh – dương đôi ngã cách rồi", xa biệt thầy giáo của mình chỉ sau đó có vài năm như anh Lê Hồng Sơn. Lê Hồng Sơn người Quảng Hòa, cùng họ Lê "nội thân" với tôi; được tuyển vào học tại Trường Đại học Mỏ - địa chất. Có lần trên đường 5, đoạn Như Quỳnh – Phố Nối, tôi bất chợt gặp lại anh (điểm gặp mặt là ngã ba Phú Thụy?) đúng khi cơn mưa bão đang rất dữ dội khiến cây to đổ loạn xạ (có lẽ là hè năm 1968). Đi ngược chiều trên xe đạp (tôi hướng Hà Nội về Hưng yên, còn anh Sơn thì ngược lại), do mưa to gió lớn quá, nên xe lăn chậm, hai đứa mới nhận ra nhau. Nép vào một gốc cây xà cừ "cổ thụ" bên đường, mặt mũi áo quần đang ướt sũng, chúng tôi chỉ nói vội với nhau được vài câu về tình hình bom đạn trong quê, biết là tất cả còn sống là chia tay nhau luôn, chưa hỏi gì đến chuyện học hành, bạn bè…
Vào trường có lẽ chỉ mới sang đầu năm học thứ 2 là chàng sinh viên nét mặt lúc nào cũng tươi tắn, có cả hai lúm đồng tiền hai bên má rõ sâu này, lên đường nhập ngũ. Sơn chiến đấu và hy sinh trên mặt trận phía Nam, đến nay vẫn chưa tìm được tung tích hài cốt. Thành ra cứ mỗi bận về quê, tôi không quên ghé qua nhà bạn để thăm Mự Mỳ anh (mẹ). Tôi đã chụp nhiều ảnh cụ thân mẫu Liệt sĩ Lê Hồng Sơn cùng chân dung anh và người cha (gọi là Cậu) là cụ Lê Doãn trên bàn thờ làm kỷ niệm.

Người bạn "chia tay" chúng ta quá sớm nữa, khi tiền đồ phía trước dường như đang rất huy hoàng là anh Nguyễn Tuất - Con trai người thợ rèn tài năng là ông Nguyễn Chịt, rèn rựa chặt củi sắc lẹm mà dáng dao lại vô cùng đẹp; cùng mọi nông cụ, vật dụng gia đình khác...từ tà vẹt và đường rầy tàu hỏa thời Pháp để lại do dân Thổ Hạ cung cấp. Chỉ những lò rèn cao thủ mới "xơi tái" được món vật liệu quá khổ quá cỡ này. Sản phẩm lò rèn ông "Mẹt Chịt" (tục danh bọ anh Tuất) luôn bán chạy, nổi tiếng cả vùng 3 huyện Quảng Trạch, Bố Trạch (lên tận chợ Khương Hà để đến được tay bà con dân tộc thiểu số), Tuyên Hóa (gồm Quy Đạt - Minh Hóa bây giờ nữa)...Nhà anh Tuất ở xóm Nhân Hòa, thôn Hòa Ninh, xã Quảng Hòa. Nguyễn Tuất được tuyển vào Khoa Chế tạo máy - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; là quá "trúng tủ" với truyền thống nghề rèn của gia đình mình. Thế nhưng học chưa hết khóa, lại phải tòng quân và mắc luôn bệnh "máu trắng", rồi qua đời tại Quân y viện 304 ở Hà Nội, trước khi đi chiến đấu.


Các bạn khác bạo bệnh ra đi khi tuổi đời mới suýt soát 40 như anh Nguyễn Bằng (mắt lé) - Con người bé nhỏ nhưng mau lẹ trong "ù mọi" và "vật chắc" (đánh vật); luôn hóm hĩnh và hài hước, lại có tài độc đáo "ngoắt tai" được (vẩy tai) khiến bạn bè hả hê, vui sướng trố mắt khi xem anh mỗi lần trổ tài. Nguyễn Bằng có "hoa tay" nên chữ rất đẹp, văn viết nhiều bài xuất thần, diễn đạt lưu loát, luôn có chất tươi mới, được thầy cho đọc nhiều lần ở lớp ngay từ khi học cấp 2. Anh học Khoa điện - Đại học Bách khoa Hà Nội; rồi suôn sẻ "tốt nghiệp" với tấm bằng "Kỹ sư nồi hơi" (nhiệt điện), về công tác tại Nhà máy Bia Hà Nội. Nguyễn Bằng mất chính trên tay vợ tôi, khi Bác sĩ Xuân Hương cùng các bác sĩ khoa Tiêu hóa - 
Bệnh viện Bach Mai đang cố cấp cứu cho anh. Anh Lê Đình Thám – người học trò tài danh nhưng số phận hẩm hiu thế nào mà một học sinh đoạt đồng giải Nhất Văn lớp 10 toàn tỉnh cùng Nguyễn Hữu Trường, lại chỉ được vào học trung cấp sư phạm; chậm vợ con tới gần 40 tuổi mới biết có người đàn bà bên mình nó hay ho, quý báu như thế nào. Thám sớm bị bệnh tim nặng. Trong dịp kỷ niệm 30 năm Trường THPT số 1 Quảng Trạch 1992, theo lời tư vấn của tôi, anh ra Viện Tim mạch – Bệnh viện Bach Mai khám để chữa trị. Sau khi bác sĩ chuyên khoa khám sàng lọc cơ bản và định bệnh rõ ràng, tôi bàn với vợ là Bác sĩ Phan Thị Xuân Hương chuyển hẳn Thám về Khoa Thận – tiết niệu để trực tiếp điều tri cho anh. Quyết định này dựa trên nguyên lý: người bị tim mạch bao giờ cũng có nguyên căn từ thận – tiết niệu; hoặc ngược lai. Do đó, BS Tim mạch và Thận – tiết niệu thường xuyên hội chẩn (liên thông) trợ giúp nhau điều trị thành quy chuẩn cả rồi về phác đồ chuyên môn. 
Tuy nằm tại khoa vợ tôi, Thám luôn được các chuyên gia tim mạch thăm khám. Ra viện, vợ tôi kê đơn biệt dược đặc trị của nước ngoài cho anh. Anh Lê Đình Thám không thể có tiền để mua được các loại thuốc đó; vợ chồng tôi chủ động xin được đảm nhận chi phí này để Lê Đình Thám có được thuốc quý đem về nhà dùng. Trước khi chia tay nhau tại Bệnh viện Bach Mai, tôi có mời Hoàng Thị Lý; hôm đó thế nào mà lại thêm Nguyễn Thị Di từ Vinh ra; rồi cả Đoàn Thị Vân từ Sở Công an Hà Nội nữa, đến cùng ăn cơm với Thám ở tiệm cơm “Vinh Nga” - số 14 Lý Thường Kiệt, gần cơ quan Tòa soạn Báo Thương Mại của tôi. Trong bữa cơn, tôi nói rõ, mọi chi phí tại bệnh viện (ngoài tiêu chuẩn bảo hiểm y tế thanh toán), vợ chồng Lê Quang Vinh lo từ A đễn Z. Tôi cầm cả túi thuốc to đưa ra khoe là đã mua được thuốc đặc hiệu cho Thám điều trị tiếp sau ra viện. Tôi mong các bạn hỗ trợ thêm tiền cho Thám để về quê. Mọi người đều nhiệt tình chung tay (“của ít lòng nhiều”) giúp bạn. Có lẽ quá khó khăn, Thám không theo lâu dài hướng chữa trị ở tuyến trung ương được, nên vài năm sau là mất – khi trong nhà rất túng bấn và các con còn quá nhỏ.


Anh Đặng Văn Cường như đã kể trong bài viết, khoảng 50 – 55 là qua đời do suy thận nặng. Anh Hoàng Văn Duy (học Ba Lan về, công tác tại Ty Thương nghiệp Quảng Bình) con đông, cuộc sống nghèo khổ phải về hưu "một cục”; rồi ngày ngày lên rừng hái củi và đào đá cảnh bán cho ngườ làm "hòn non bộ" (xây bể "sơn thủy hữu tình"). Anh qua đời cách đây mấy năm trong khốn khó. Tôi là nhà báo của Ngành Thương Mại, Duy cũng là cán bộ cũ của ngành này; nên nhiều dịp về công tác tỉnh nhà, tôi hay qua nhà tìm anh và mời xuống Đồng Hới ăn uống, nhậu nhẹt. Mỗi bận thế, tôi luôn đề đạt anh Trịnh Đình Yên, sau là anh Trần Văn Dũng – các "đương kim" giám đốc Sở Thương Mại Quảng Bình tặng quà và chút tiền tiêu. 

Anh Đinh Xuân Hướng lúc khoảng 40 tuổi đã bị sỏi thận và phải mổ phanh (hình như ở nước ngoài). Chính sỏi thận đẫn tới cao huyết áp và chưa tới 60 - đang đương nhiệm Cục phó Cục Hàng không dân dụng VN, đã bị tai biến mạch máu não khi vào công tác ở Đà Nẵng. Cách nay mấy tháng, Đinh Xuân Hướng qua đời tại TP. Hồ Chí Minh, sau mấy năm phải chạy thận nhân tạo do suy thận nặng. Anh Hướng là người bạn vô cùng đôn hậu, luôn có nụ cười quyến rũ mọi người. Anh tốt với gia đình tôi lắm. Nhớ năm 1992, vợ tôi được cử sang Nhật Bản học kỹ thuật cao về thăm khám phi lâm sàng các bệnh thận - tiết niệu; ngày giờ trên vé máy bay thế nào đó mà trục trặc vào phút chót (khi đăng ký bay). Đinh Xuân Hướng đã phải gọi điện sang Pháp để thương thảo đặt chỗ lại - một việc vô cùng phức tạp thuở đó, vì tiền vé là do phía nước ngoài tài trợ, họ mua vé từ một hãng hàng không của Pháp. Hồi ấy, 1 tấm vé máy bay quốc tế dày như cuốn sổ nhỏ, nhiều màu sắc, chi chít bao nhiêu kịch mục (chỉ dẫn) bằng chục thứ tiếng nước ngoài phức tạp chứ không như bây giờ. Mấy năm sau Bác sĩ Xuân Hương lại sang Mỹ học về "Điều trị bệnh nhân trước và sau ghép thận" để chuẩn bị ghép tạng tại VN, còn rắc rối mọi thứ nữa khi hai nước chưa "bình thường hóa quan hệ" và VN còn bị quốc tế "cấm vận". Bọn tôi lại phải nhờ Hướng bày vẽ tỉ mĩ nữa không là chẳng xong. 

Mới nhất, giáp Tết Bính Thân, chị Đoàn Thị Vân (học Tiệp Khắc về, công tác trong ngành Công an, cấp bậc Thượng tá) ra đi sau tai biến mạch máu não trước đó gần 1 năm, thật thương tâm. Khi vào thăm thầy chủ nhiệm, tôi bật máy ảnh để thầy gặp lại học trò Đoàn Thị Vân qua chục bức hình chụp được trước đó có 2 ngày (đang nằm bất động tại nhà). Vân mất, tôi chưa muốn báo thầy biết, chỉ sợ ông buồn; nhưng Nguyễn Thị Bảy lại “láu táu” báo luôn khi chưa đưa đám. Ông liền gọi điện ra Hà Nội dặn tôi chia buồn và thắp hương giùm.
Vẫn biết “máy tạo sinh sinh, hóa hóa; việc tử sinh là lẽ thường tình” (đương nhiên), nhưng như thế Lớp 10 chúng ta là đã quá sớm chịu nhiều mất mát vô chừng. Tôi cũng vừa được tin, bạn Lê Quế (sống tại Đà Nẵng); Huỳnh Đặng Phằng (sống gần thị trấn Hoàn Lão - Bố Trạch) đang lâm bệnh nặng. Nghe đâu cả hai đều phải nằm một chỗ rồi (tin chưa kiểm chứng).
LQV rất muốn quý anh chị - bạn bè phê bình, chỉ giáo, chia sẻ những kỷ niệm của lớp 10 ta (không phiên hiệu) một thuở thể hiện trong bài báo “THĂM THẦY GIÁO CŨ CÁCH NAY 50 NĂM - NHỚ VỀ LỚP 10 THUỞ ẤY…”. Đặc biệt tới dịp "50 năm mới có một ngày - 29/4/2016" này, chúng ta tụ họp về miền quê yêu dấu Nam Quảng Trạch - để cùng nhau ôn lại và tri ân những Nhà giáo đã cống hiến hết mình, trọn đời cho Sự nghiệp Giáo dục nước nhà; cho mỗi một chúng ta để trưởng thành, dựng xây đất nước như quý thầy cô...


LQV

23 giờ 38' - 18/2/2016
LQV
23 giờ 38′ – 18/2/2016


\


Hai vợ chồng thầy Cần. Thầy với học trò cũ Lê Quang Vinh.



Hôm nay 19/2/2016 vào lúc 12:29 PM
Cong Nguyen dinh Ðến Le VInh


 
GS Nguyễn Đình Cống


Đọc các bài viết của Nhà báo Lê Quang Vinh về kỷ niệm thời đi học (Trường cấp 3 Quảng Trạch thời chiến tranh chống Mỹ) và chuyến thăm thầy giáo cũ Lê Doãn Cần làm tôi khá xúc động.


Trong các tình bạn thì tình bạn cùng chiến hào là thiêng liêng vì cùng sống chết, thứ đến tình bạn học, đặc biệt khi học trong điều kiện gian khổ, là trong sáng, vô tư, không vướng vào danh lợi, để lại nhiều kỷ niệm đẹp suốt đời.


Một trong những điều vui thú nhất của các bạn học cũ là được cùng nhau ôn lại các kỷ niệm thời đi học, đặc biệt là những chuyện éo le, dở khóc dở cười do sáng kiến kết hợp với thiếu kinh nghiệm của tuổi trẻ; là những chuyện vui, giai thoại về thầy cô. Thật là hạnh phúc khi cùng nhau quên hết thực tại của xã hội để cùng nhau quay lại thời gian, đắm mình về những ngày quá khứ đầy gian khổ mà rất bình đẳng, rất thơ mộng.


Với thầy giáo già về hưu, một trong những hạnh phúc là được học trò cũ đến thăm, được nghe về những thành công cũng như những bài học cuộc đời của từng người, để cùng ôn lại một thời đáng nhớ, để vui cùng vớihọc trò cũ, để bổ sung kiến thức về cuộc đời, về xã hội do học trò mang đến, để tăng thêm niềm vui cuộc sống.


Tôi, trước khi trở thành thầy giáo già, về hưu thì đã có thời gian dài là học trò, có nhiều thầy cũ. Tôi đã chứng kiến, đã cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cả hai trường hợp, khi tôi đến thăm thầy cũ và khi đón nhận học trò cũ đến thăm. Đó là những phút giây hạnh phúc. Vui nhất là khi nghe các học trò cũ tuổi ngoài 70, kể lại những “giai thoại” về tôi mà chủ yếu là do sinh viên “sáng tác” và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Những bài viết của Nhà báo Lê Quang Vinh, chứng tỏ tình cảm thầy trò, tình cảm bạn học khá sâu sắc, rất đáng trân quý.


Rất hoan nghênh những bài như vậy.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống – 80 tuổi.


Ý KIẾN BẠN ĐỌC GỬI QUA E-MAIL:

guyen Quang Hai

Ðến

Le VInh

17 tháng 2 lúc 9:40 PM

Em đã đọc trọn bài của Bác, hay và tình cảm quá. Nó làm em và chắc mọi người cũng vậy, nhớ lại thời học trò thân yêu.


Có được những bài như của Bác, khi mọi người đọc sẽ liên tưởng, nhớ về một thời gian khó mà đầy yêu thương, để rồi lại tìm đến nhau với tấm lòng và tình cảm yêu thương hơn.


Cám ơn Bác rất nhiều.

em Quang Hải.

sy mai <maixuansy.tbdtcd@gmail.com>
Ðến

Le VInh <vinhhoaninh@yahoo.com>

15 tháng 2 lúc 11:27 AM

Đọc đoạn tin (bài) anh về thăm thầy Cần; nhìn ảnh thấy thầy khoẻ mạnh, tôi rất mừng. Những năm học cấp III tuy không học văn của thầy Lê Doãn Cần, nhưng là học sinh của trường, nên em vẫn biết rõ thầy. Hồi đó thầy – trò mình đều vất vả, thiếu thốn mọi thứ nên không mấy ai khoẻ mạnh. Năm mươi năm đã trôi qua, nhưng thầy vẫn mạnh giỏi thật quá mừng. Chúc thầy và gia đình hạnh phúc trong cuộc sống!

Tiến sĩ Mai Xuân Sĩ – người Thọ Linh, xã Quảng Sơn; du học Ba Lan – vào cấp 3 Nam Quảng Trạch sau LÊ Quang Vinh 3 – 4 năm (?).

2016-02-12 9:45 GMT+07:00 Le VInh <vinhhoaninh@yahoo.com>


hong van Nguyen <hongvan1268@gmail.com>

Ðến

Le VInh

Hôm nay 18/2/2016 vào lúc 6:39 P:

50 năm – nửa thế kỷ, gần một đời người, vậy mà những kí ức lại tươi rói như vừa mời hôm qua! Thật lạ kỳ! Từ tên gọi, hình ảnh thày giáo Lê Doãn Cần, đến những người bạn cùng chung lớp 10 ngày xưa ấy của nhà báo Lê Quang Vinh đã lần lượt hiện ra trong từng câu chữ. Mỗi con người, mỗi số phận, mỗi tính cách, mỗi miền quê nơi họ sinh ra, nơi họ sống, học tập và làm việc đều được nhắc đến như là minh chứng cho sự am tường tới tận “chân tơ kẽ tóc” của một cố nhân dù đã nhiều năm xa xứ – Nhà báo Lê Quang Vinh. Giữa thời buổi “cơ chế thị trường này” còn có được mấy ai nặng lòng với hồn quê như thế? Vả lại, cũng không dễ gì viết lại chuyện xưa, nếu không có một trí nhớ hơn người?

Câu chuyện của nhà báo Lê Quang Vinh đâu chỉ là chuyện trường, chuyện lớp như kiếu “đơn đặt hàng” của mấy cuốn kỷ yếu thông thường. Cứ cái mạch của câu chuyện, tôi e là Ban Biên tập của trường cấp 3 nào đó chưa chắc đã đủ dũng cảm để chọn bài đăng. Bởi độ sắc lẹm, lạnh lùng của câu chữ đã đưa người đọc đến những vấn đề lớn lao hơn, vấn đề mang tính thời cuộc và cả “chính chị, chính em” nữa. Lớp hậu sinh, khi mà tuổi đời chưa bằng tuổi một ngôi trường 50 năm ấy, liệu có dám “thưa thốt” hay chỉ nên “dựa cột mà nghe”? Trân quí món quà tinh thần của nhà báo Lê Quang Vinh nhân dịp đầu xuân 2016, kiên nhẫn đọc; sau vài lần đọc đi đọc lại, cũng ngộ ra một chữ Tình sâu nặng: Tình người! Kính chúc nhà báo Lê Quang Vinh luôn mạnh khỏe, luôn tràn đầy năng lượng để viết, để sẻ chia!

Ninh Giang,18 tháng 2 năm 2016

Thạc sĩ Ngữ văn Nguyễn Thị Hồng Vân – Phó Hiệu trưởng trường THPT Ninh Giang – Hải Dương.

Vào 17:01 Ngày 18 tháng 02 năm 2016, Le VInh <vinhhoaninh@yahoo.com> Le Huong


Den Le VInh


Hôm nay 19/2/2016 vào lúc 1:45 PM

Ba bài thơ hay quá chú ạ. Sau 50 năm mà chú viết lại rành rành từng chi tiết tỉ mỉ, từng kỉ niệm, tên thầy cô – bạn bè cùng dáng vẻ, tính nết, sở trường…thật đáng quý trọng và thú vị. Chú nhắc lại việc “cử tuyển” hồi đó như thế các ông bà được “cử tuyển” chắc ngại lắm. Các thầy cô chắc chắn vô cùng tự hào về người học trò tình nghĩa, giỏi giang như chú.



Le Huong (Cô giáo Lê Lan Hương - GV Trường tiểu học Quỳnh Mai - quận Hai Bà Trưng - TP. Hà Nội)
 Vào 17-02-2016 19:33, "Le VInh" <vinhhoaninh@yahoo.com>


 

No comments:

Post a Comment