Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 28 October 2016

TIN QUỐC TẾ = VIỆT CỘNG =

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài thôn tính Việt Nam của Trung Quốc

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chờ để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 5/11/2015.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chờ để đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội, ngày 5/11/2015.
Trong cuộc chiến giành chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội XII của đảng này nhóm họp chính thức vào ngày 21/1 tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thảm bại trên các “mặt trận’”: đạo đức (tham nhũng nghiêm trọng, dùng quyền lực làm giàu cho người trong gia đình, cài đặt con cáii vào các vị trí quyền lực theo kiểu “gia đình trị”…), kinh tế (các tập đoàn kinh tế Vinashin, Vinalines do Thủ tướng trực tiếp lập ra và điều hành sụp đổ tan tành, tài chính quốc gia cạn kiệt dẫn đến mức chính phủ phải vay quốc tế để đảo nợ…). Vì vậy, Nguyễn Tấn Dũng và phe ông ta chỉ còn bấu víu vào lá bài “chống Trung Quốc, bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam”. Thế nhưng, oái ăm thay, đây lại chính là tử huyệt lớn nhất của Nguyễn Tấn Dũng vì mọi chứng cứ đều cho thấy Nguyễn Tấn Dũng không chỉ nhất thời bán nước cho Trung Quốc mà nghiêm trọng hơn, thực hiện hành vi phản bội Tổ quốc này một cách có hệ thống.
Chống Trung Quốc ảo nhưng bán nước cho Trung Quốc thật
Trong bài trả lời phóng viên quốc tế tại Philippines ngày 21/5/2015, tức gần 3 tuần sau khi Trung Quốc ngang nhiên cắm giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.”
Nguyễn Tấn Dũng và phe ông ta chỉ còn bấu víu vào lá bài “chống Trung Quốc, bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam”. Thế nhưng, oái ăm thay, đây lại chính là tử huyệt lớn nhất của Nguyễn Tấn Dũng vì mọi chứng cứ đều cho thấy Nguyễn Tấn Dũng không chỉ nhất thời bán nước cho Trung Quốc mà nghiêm trọng hơn, thực hiện hành vi phản bội Tổ quốc này một cách có chủ ý.
Thế là ngay lập tức đã dậy lên một làn sóng tụng ca Nguyễn Tấn Dũng, kể cả trong giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, nào là “Thủ tướng là khí phách Việt Nam”, nào là “Thủ tướng là anh hùng dân tộc”, “phát biểu của Thủ tướng có giá trị như một lời hô thoát Trung”. Thậm chí có người mơ nghĩ đây là “đèn xanh” cho tự do biểu tình để bày tỏ lòng ái quốc trước thảm họa mất nước….
Thế nhưng phẫn uất thay cho những người Việt Nam yêu nước thơ ngây (nếu quả thực như vậy), việc Nguyễn Tấn Dũng “chống Trung Quốc” hoàn toàn là “ảo”.
Điều dễ nhận thấy nhất là cái tên “Trung Quốc” thậm chí “giàn khoan Hải Dương-981” đã không hề xuất hiện trong tuyên bố của Nguyến Tấn Dũng. Không dám vạch mặt, chỉ tên kẻ xông vào cướp nhà mình thì sao có thể là “anh hùng”, là “khí phách”!
Còn nếu “chín bỏ làm mười”, cứ cho là Nguyễn Tấn Dũng nói bóng gió đến Trung Quốc đi thì “nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” không thể là không hành động, không thể không “đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế” như Dũng đã tuyên bố.
Thế nhưng như mọi người đã thấy, cho đến nay Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã không hề có lá đơn nào khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế trong khi nước này không ngừng bồi đắp các đảo và bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở biển Đông thành các căn cứ quân sự, liên tục cho tàu thuyền đâm chìm các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam và mới đây nhất, liên tục xâm phạm không phận của Việt Nam...
Chẳng những thế, Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng SaTrường Sa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 nhưng đã 3 năm rưỡi trôi qua mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn kiên quyết không ban hành nghị định hướng dẫn thi hành. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng bằng thủ thuật hành chính đã vô hiệu hóa văn bản pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam!
Một sự thật hiển nhiên là trong khi Nguyễn Tấn Dũng đã không cho người dân Việt Nam và thế giới một cơ hội nào để được “một thấy” sau khi đã “trăm nghe” về lập trường “chống Trung Quốc” hay “thoát Trung” của ông ta thì Việt Nam đã bị Nguyễn Tấn Dũng trong hai nhiệm kỳ Thủ tướng của mình quẳng thẳng thừng vào miệng con trăn phàm ăn có tên “bành trướng Trung Quốc”.
Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012 nhưng đã 3 năm rưỡi trôi qua mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn kiên quyết không ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng bằng thủ thuật hành chính đã vô hiệu hóa văn bản pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam!
Về lãnh thổ, hầu hết những khu vực xung yếu về an ninh – quốc phòng của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm cứ dưới vỏ bọc các dự án kinh doanh.
Dọc biển thì từ Quảng Ninh (Nhiệt điện Mông Dương 2 tại Cẩm Phả, khu công nghiệp Texhong Hải Hà tại Móng Cái…), Hải Phòng (Nhiệt điện Thủy Nguyên…),  Hà Tĩnh (khu công nghiệp Fomosa gồm cảng Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương tại Kỳ Anh), Quảng trị (Công ty chăn nuôi tại Cửa Việt) cho đến Khu du lịch mũi Cửa Khẻm ở chân đèo Hải Vân (Thừa Thiên - Huế), các khu Trung Quốc dọc bờ biển Đà Nẵng, Bình Định (Khu kinh tế Nhơn Hội tại Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát),  Bình Thuận (Nhiệt điện tại Vĩnh Tân), Ninh Thuận (Nhà máy titan tại Sơn Hải), Trà Vinh (Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải) … Trên đất liền thì từ Cao Bằng, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến Tây Nguyên, địa bàn chiến lược bậc nhất của Việt Nam (Nhà máy khai thác bauxite tại Nhân Cơ, Tân Rai)… Cộng vào đó là khoảng 400 ha rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn cho thuê 50 năm.
Nghiêm trọng không kém là cùng với sự chiếm cứ này là thủ đoạn Hán hóa dân cư khi người Trung Quốc lấy vợ Việt, sinh con đẻ cái…. Đích thân Nguyễn Tấn Dũng còn nới rộng biên độ Hán hóa đó khi chỉ đạo chính quyền Hà Tĩnh cho Trung Quốc thuê Vũng Áng 70 năm thay vì 50 năm theo quy định của Luật Đất đai!
Về kinh tế, Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc hầu như toàn bộ. Nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, từ 15,9% vào 2005 (năm trước khi Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng) với 2,67 tỷ USD lên tới 29,8% vào năm 2015 với 32,3 tỷ USD trong khi 90% các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia (công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…) đều nằm trong tay nhà thầu Trung Quốc. Việc đồng Nhân dân tệ hiện khuynh đảo thị trường tài chính Việt Nam chỉ là hệ quả tất yếu của tình trạng này mà thôi.
Về mặt môi trường, Việt Nam bị hủy hoại nghiêm trọng vì các dự án của Trung Quốc sử dụng các công nghệ gây ô nhiễm, đã bị đào thải ở ngay Trung Quốc (khai thác bauxite với công nghệ “thải ướt", luyện thép lò đứng, nhiệt điện …).
Về văn hóa - xã hội, dân tộc Việt Nam đang đối mặt với cái chết được báo trước với việc Chính phủ Việt Nam rắp tâm xóa bỏ môn lịch sử trong trường học cũng như với đủ loại thực phẩm độc hại được nhập ồ ạt từ Trung Quốc giết dần, giết mòn các thế hệ người Việt Nam cả hiện tại lẫn tương lai.
……
Cho dù nhất trí rằng nhà cầm quyền mà tham tàn thì trước sau gì cũng dâng lợi ích, thậm chí chủ quyền, lãnh thổ quốc gia cho ngoại bang, người đọc không thể tự hỏi tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại có thể bán nước cho Trung Quốc một cách bài bản đến như vậy!? Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc.
Việc những công dân Việt Nam lên tiếng chống Trung Quốc xâm lược bị chính quyền đàn áp khốc liệt cũng không nằm ngoài cái logic bán nước cho Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa do đã ra quyết định cho Trung Quốc khai thác bauxite tại Tây Nguyên xâm hại môi trường, an ninh quốc gia – quốc phòng và văn hóa bản địa, yêu cầu chính quyền công nhận liệt sĩ cho các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa; blogger Phạm Viết Đào lên án chính quyền quên lãng các liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979 chống xâm lược Trung Quốc … đã bị bỏ tù; blogger Nguyễn Hữu Vinh chủ trang Ba Sàm với những mục “Bá quyền Trung Quốc”, “Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa” sắp bị đưa ra xét xử cùng với cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy sau hơn 20 tháng bị giam cầm...
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nhân tưởng niệm cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, cuộc chiến biên giới 1979, cuộc chiến bảo vệ Trường Sa 1988, rồi khi Trung Quốc cắm giàn khoan dầu Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam, đâm chìm tàu, thuyền của ngư dân Việt Nam, cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam… đều bị chính quyền cấm cản, đã không ít người biểu tình bị đánh đập, bắt giam…
Đến đây, cho dù nhất trí rằng nhà cầm quyền mà tham tàn thì trước sau gì cũng dâng lợi ích, thậm chí chủ quyền, lãnh thổ quốc gia cho ngoại bang, người đọc không thể tự hỏi tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại có thể bán nước cho Trung Quốc một cách bài bản đến như vậy? Người viết bài này xin trả lời ngay rằng do có bài bản, tức không phải là hành vi của một kẻ tham tàn tự phát, nên hành vi bán nước của Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể là sản phẩm của một “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc.
Điệp viên hoàn hảo của Trung Quốc
Tiểu sử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do Thông tấn xã Việt Nam đăng tải cho thấy Nguyễn Tấn Dũng chưa bao giờ ra nước ngoài học tập và sinh sống. Thế nhưng vào năm 2009, trước khi bị bắt về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bản thân tôi đã được một sĩ quan quân đội nhiều lần tháp tùng Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Quốc cho biết: “Nguyễn Tấn Dũng nói tiếng Trung Quốc rất thạo. Ngoài những buổi hop chính thức ra, Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện trực tiếp với người Trung Quốc mà không cần phiên dịch”!
Việc Nguyễn Tấn Dũng dấu nhẹm bản thân đã từng sống tại Trung Quốc cho thấy quan hệ giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải ở “trên mức bình thường” hay nói thẳng ra, Dũng đã được Trung Quốc tuyển mộ làm “điệp viên chiến lược” có nhiệm vụ “chui sâu, leo cao” trong bộ máy quyền lực của Việt Nam để phục vụ kế hoạch từng bước thôn tính Việt Nam của nước này. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải giữ kín thông tin về việc Dũng đã sống một thời gian tại Trung Quốc để không gây bất lợi cho việc Dũng thực hiện “điệp vụ” này, nhất là trong bối cảnh người Việt Nam luôn cảnh giác với Trung Quốc để không bị Bắc thuộc một lần nữa.
Lẽ dĩ nhiên, để một người Việt Nam ở giai đoạn “tiền internet” nói thông thạo tiếng Trung Quốc thì chỉ có hai cách. Một là, sống trong khu phố Tàu như Chợ Lớn. Hai là, học tập hay sinh sống ở Trung Quốc. Ngay cả học tiếng Trung Quốc ở một trường chuyên ngoại ngữ cũng không thể nói thông thạo vì đơn giản là không có môi trường giao tiếp. Do đó, chắc chắn Nguyễn Tấn Dũng đã có một thời gian sống ở Trung Quốc bởi không có bằng chứng nào cho thấy Dũng đã từng sống ở khu phố Tàu. Kết luận này được củng cố với thông tin sau đây trên trang điện tử du học giới thiệu Đại học Bách Khoa Quế Lâm, thành phố Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc: “Về quan hệ với Việt Nam Quế Lâm là mốc son chứng nhận cho quan hệ hữu nghị Việt – Trung. Hơn nữa, Quế Lâm từng là nơi sống và làm việc của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan và hơn 20 vị lãnh đạo cao cấp của chính phủ Việt Nam”.
Thực vậy, chuyện ra nước ngoài nếu chính đáng thì không việc gì phải dấu. Chẳng hạn, trong tiểu sử cựu phó Thủ tướng Vũ Khoan trên Wikipedia có ghi rõ ông này được chính quyền Việt Nam gửi đi học tại "Dục tài học hiệu Nam Ninh” tại Quảng Tây, Trung Quốc. Vì thế việc Nguyễn Tấn Dũng dấu nhẹm bản thân đã từng sống tại Trung Quốc cho thấy quan hệ giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải ở “trên mức bình thường” hay nói thẳng ra, Dũng đã được Trung Quốc tuyển mộ làm “điệp viên chiến lược” có nhiệm vụ “chui sâu, leo cao” trong bộ máy quyền lực của Việt Nam để phục vụ kế hoạch từng bước thôn tính Việt Nam của nước này. Nói cách khác, Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc phải giữ kín thông tin về việc Dũng đã sống một thời gian tại Trung Quốc để không gây bất lợi cho việc Dũng thực hiện “điệp vụ” này, nhất là trong bối cảnh người Việt Nam luôn cảnh giác với Trung Quốc để không bị Bắc thuộc một lần nữa.
Vấn đề là liệu việc Nguyễn Tấn Dũng quyết xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam để thiết lập độc tài cá nhân như tôi đã cảnh báo trên VOA ngày 11/10 năm ngoái có nằm trong kế hoạch của Trung Quốc không?
Mục tiêu của Trung Quốc là thôn tính Việt Nam, tối đa là sáp nhập, tối thiểu là biến thành thuộc địa và để đạt mục tiêu này Trung Quốc phải dựng lên cho được ở Việt Nam một chế độ tuân phục tuyệt đối Trung Quốc. Với toan tính đó, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa cộng sản đã tan biến cùng với sự sụp đổ của Liên Xô cách đây ¼ thế kỷ, một chế độ độc tài cá nhân ở Việt Nam sẽ giúp Trung Quốc thôn tính Việt Nam nhanh hơn một chế độ độc tài tập thể mà ở đây là chế độ độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam.
Phải khẳng định rằng Mao Trạch Đông và Ban lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ tin vào chủ nghĩa cộng sản đồng nhất với “Thế giới đại đồng – Bốn phương vô sản đều là anh em” cả. Ngược lại, họ chỉ coi chủ nghĩa cộng sản là công cụ giúp họ giành chính quyền ở trong nước và thực hiện bành trướng Đại Hán. Chủ nghĩa thực dụng “đặc sắc Trung Quốc” này được phát huy cao độ với thuyết “bất kể mèo trắng hay mèo đen miễn là bắt được chuột” của Đặng Tiểu Bình. Thành ra, mục tiêu của Trung Quốc là thôn tính Việt Nam, tối đa là sáp nhập, tối thiểu là biến thành thuộc địa và để đạt mục tiêu này Trung Quốc phải dựng lên cho được ở Việt Nam một chế độ tuân phục tuyệt đối Trung Quốc. Với toan tính đó, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa cộng sản đã tan biến cùng với sự sụp đổ của Liên Xô cách đây ¼ thế kỷ, một chế độ độc tài cá nhân ở Việt Nam sẽ giúp Trung Quốc thôn tính Việt Nam nhanh hơn một chế độ độc tài tập thể mà ở đây là chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực vậy, độc tài cá nhân thì hành vi, kể cả bán nước, không bị kiểm soát, ngăn cản bởi bất cứ ai. Do đó để thực hiện mục tiêu thôn tính Việt Nam, nhất là trong tình hình hiện nay khi biết chiêu lừa “đại cục – xã hội chủ nghĩa” của mình không còn hiệu nghiệm ngay cả đối với những thành phần giáo điều nhất trong ban lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc giật dây Nguyễn Tấn Dũng tiến hành giải tán đảng cộng sản để thiết lập độc tài cá nhân.
Cụ thể là, một khi Nguyễn Tấn Dũng thành công trong “đảo chính Đảng” thì kịch bản “thôn tính Việt Nam” của Trung Quốc sẽ là như sau:
Ngay lập tức, tấn công đánh chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Trường Sa của Việt Nam;
Tiếp theo, đưa quân và kèm theo đó là dân ồ ạt vào Việt Nam để thuộc địa hóa Việt Nam rồi tiến tới sáp nhập Việt Nam vào hẳn Trung Quốc. Để thực hiện màn chót Hán hóa này Nguyễn Tấn Dũng hoặc kẻ ”kế vị” Dũng sẽ cho di dân Trung Quốc nhập tịch Việt Nam đủ để đưa Việt Nam thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc trong khuôn khổ của một cuộc “trưng cầu ý dân”, y hệt cách thức Nga đã tiến hành ở Crimea để sáp nhập lãnh thổ này của Ukraine vào Nga.
Việc Nguyễn Tấn Dũng là “điệp viên chiến lược” của Trung Quốc còn lộ rõ qua cung cách nước này xây dựng và đánh bóng “uy tín” cho Dũng trong mắt người Việt Nam nói chung, các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, nhất là khi Đại hội XII của đảng này đang đến gần.
Độc tài cá nhân thì hành vi, kể cả bán nước, không bị kiểm soát, ngăn cản bởi bất cứ ai. Do đó để thực hiện mục tiêu thôn tính Việt Nam, nhất là trong tình hình hiện nay khi biết chiêu lừa “đại cục – xã hội chủ nghĩa” của mình không còn hiệu nghiệm ngay cả đối với những thành phần giáo điều nhất trong ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam, Trung Quốc giật dây Nguyễn Tấn Dũng tiến hành giải tán đảng cộng sản để thiết lập độc tài cá nhân.
Trước hết, do nắm được đặc điểm “chống Trung Quốc” của người Việt Nam nên Trung Quốc không ngần ngại dán cho Nguyễn Tấn Dũng cái nhãn “chống Trung Quốc” và qua đó “lập lờ đánh lận con đen”, làm mọi người hiểu rằng các đối thủ của Dũng trong ban lãnh đạo Việt Nam là “Lê Chiêu Thống”, là “bán nước cho giặc”. Lời bình sau đây của tờ Tuần báo Bắc Kinh số ra ngày 9/6/2015 là một ví dụ:Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân tộc và những người trẻ tuổi”!
Trung Quốc cũng bày cho Dũng kế “nói mà không làm” và Dũng đã thực hiện thành thục khi đưa ra những phát ngôn đượm màu “Sát Thát” như tại Philippines ngày 21/5/2105 mà trên tôi đã đề cập.
Ngoài ra, vận dụng “khổ nhục kế” của tổ tiên, Trung Quốc giúp Dũng lập cả chục “trang điện tử ảo” (không có tên và địa chỉ thực địa của ban biên tập) mang tên “Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (nguyentandung.org) hừng hực “thoát Trung”, thậm chí với avatar “Khởi kiện Trung Quốc” cốt lấy cho Dũng phiếu vào vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ những ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm cũng như của những đại biểu dự Đại hội XII của Đảng có tinh thần dân tộc. Chẳng hạn bài “Người đứng dậy thay tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam” đăng ngày 31/12/2015 có câu:“Chưa có một phát biểu mạnh mẽ nào lên tiếng về vấn đề này ngoại trừ tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông!
Không chỉ bằng lời nói, vẫn theo “khổ nhục kế”, Trung Quốc còn phối hợp với Nguyễn Tấn Dũng tạo sự kiện để tối đa hóa ấn tượng về một “Nguyễn Tấn Dũng chống Trung Quốc” mà ở đây là tổ chức các cuộc đập phá quy mô lớn gọi là nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc ở Bình Dương và Vũng Áng, Hà Tĩnh, dưới chiêu bài phản đối Trung Quốc cắm giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Thực vậy, các cuộc đập phá đã diễn ra với sự tham gia của cả vạn người mà lạ lùng thay, không hề có sự can thiệp của công an vốn luôn thường trực “chống bạo loạn” trong gần suốt thời gian diễn ra các sự kiện đó và cũng chỉ có 2 doanh nghiệp của Trung Quốc bị thiệt hại trong tổng số hơn 460 doanh nghiệp nước ngoài bị đập phá. Nhân đây cũng phải nói rằng việc tạo ra các cuộc “bạo loạn” này là “nhất cử lưỡng tiện”, vừa lấy điểm “ái quốc” cho Nguyễn Tấn Dũng vừa làm các doanh nghiệp nước ngoài không phải Trung Quốc sợ mà rút khỏi Việt Nam và như thế, “bất chiến tự nhiên thành”, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ “một mình một chợ” mà lũng đoạn kinh tế Việt Nam.
Kết luận lại, thảm họa Bắc thuộc mới mang tên “Nguyễn Tấn Dũng” đã hoàn toàn lộ sáng và nếu nó không bị chặn đứng kịp thời, ngay tại Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra trong 1 tuần nữa, thì toàn dân Việt Nam sẽ không còn con đường nào khác là vùng lên để tự cứu lấy mình để rồi tiếp đó dựng nên một Việt Nam thực sự Độc lập, Dân chủ, Nhân quyền và Toàn vẹn lãnh thổ.
Cuối cùng, nhằm tạo “cú hích chiến lược” cho “điệp viên chiến lược” của mình trong cuộc đua nước rút giành vị trí đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 11/2015, ngay trước thềm Đại hội XII của đảng này không kể những cái ôm hôn thắm thiết dành riêng cho Nguyễn Tấn Dũng, đã chỉ mời một mình nhân vật này sang thăm Trung Quốc trong khi Tập sang Việt Nam là theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Kết luận lại, thảm họa Bắc thuộc mới mang tên “Nguyễn Tấn Dũng” đã hoàn toàn lộ sáng và nếu nó không bị chặn đứng kịp thời, ngay tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong 1 tuần nữa, thì toàn dân Việt Nam sẽ không còn con đường nào khác là vùng lên để tự cứu lấy mình để rồi tiếp đó dựng nên một Việt Nam thực sự Độc lập, Dân chủ, Nhân quyền và Toàn vẹn lãnh thổ.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

TS Luật Cù Huy Hà Vũ

Tác giả là một nhà bất đồng chính kiến và tù nhân chính trị Việt Nam, đã ba lần khởi kiện Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về các quyết định trái Hiến pháp và pháp luật, hiện là học giả tại Đại học Northwestern, Hoa Kỳ.
. http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-dung-trong-van-bai-thon-tinh-vietnam-cua-trung-quoc/3145965.html



Thứ bảy, 16/01/2016

Bước ngoặt hậu chiến, Mỹ thấy Việt Nam là đồng minh tiềm tàng

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (giữa) trả lời báo giới tại Hà Nội ngày 26/1/2015.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (giữa) trả lời báo giới tại Hà Nội ngày 26/1/2015.
Khi ông Ted Osius đến Việt Nam với tư cách là nhà ngoại giao hồi những năm 1990, ông bị cấm bàn về chất da cam - chất gây rụng lá mà Mỹ đã rải xuống quân địch trong Chiến tranh Việt Nam.
Hai thập niên sau, chính sách của Mỹ đã thay đổi. Ông Osius, giờ là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, giám sát các nỗ lực chung để dọn sạch dioxin trong đất đai ở Việt Nam và chăm sóc những người dân địa phương tiếp xúc với hóa chất này.
Hôm thứ Năm, tại một hội nghị kỷ niệm 20 năm quan hệ song phương, ông Osius phát biểu: “Chúng tôi đã biến một lãnh vực từng có xung đột lớn thành một lĩnh vực mà chúng tôi đang hợp tác rất nhiều với Việt Nam”. Ông nói thêm: “Và chúng tôi đang thảo luận chân tình về quá khứ chung. Tôi tin rằng cách duy nhất để vượt qua quá khứ là phải nói trung thực về nó”.
Cùng lúc Washington nhận trách nhiệm về lịch sử, bước ngoặt trong vấn đề chất da cam thể hiện sự chuyển đổi sâu sắc mà quan hệ Việt - Mỹ trải qua. Giờ đây, khi cuộc chiến đã ở lại phía sau, hai nước đã đẩy mạnh trao đổi thương mại và giáo dục, cùng nêu ra quan ngại giống nhau về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực, và liên tiếp có các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao.
Về thương mại, Hà Nội và Washington là những nước đầu tiên hoàn tất đàm phán song phương về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương có 12 nước thành viên. TPP sẽ tăng cường tình hữu nghị Mỹ - Việt, song các quan chức hai bên đều cố giảm nhẹ những suy nghĩ cho rằng tình hữu nghị ấy là để đối trọng với Trung Quốc. Tại hội nghị, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên bác bỏ điều mà ông gọi là những “tin đồn” cho rằng tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đang đẩy Việt Nam vào vòng tay Mỹ.
“Không có chuyện chúng tôi lợi dụng mối quan hệ này để đối trọng với bên kia”, ông Niên nói. “Đó không phải là chính sách của chúng tôi”.
Ông cho rằng hai nước đang xích lại gần nhau hơn vì lợi ích tổng thể của đôi bên. Năm ngoái, khi tổng thống Mỹ Obama đón tiếp vị tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam lần đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc, ông Niên đã thắp hương. “Tôi xúc động tự đáy lòng”, ông bộc bạch.
Nhưng Trung Quốc cũng là nguyên nhân làm TPP hấp dẫn hơn đối với Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê ở Hà Nội, Việt Nam  nhập hàng hóa trị giá 4,2 tỷ đôla hồi tháng 11 so với mức xuất khẩu 1,5 tỷ đôla. Để giảm bớt sự lệ thuộc vào quốc gia vừa-bạn-vừa-thù lâu đời và thu hẹp thâm hụt thương mại với Trung Quốc, Việt Nam cần tìm những đối tác thương mại thay thế trong TPP.
Cả Washington lẫn Hà Nội đều có mối lo chung là Bắc Kinh đang hành động hung hăng ở Biển Đông có tranh chấp. Trong tháng này, Trung Quốc đã đáp thử máy bay xuống Đá Chữ Thập, là một hòn đảo nhân tạo mà họ mới xây dựng trong quần đảo Trường Sa.
Vào lúc Trung Quốc đang trỗi dậy, cựu Bộ trưởng Công Thương Trương Đình Tuyển nói về TPP như một cách thức để Mỹ thể hiện sức mạnh ở châu Á.
Ông nói: “Tôi nghĩ Mỹ cần TPP hơn Việt Nam”.
Nếu như Washington cảm thấy lo ngại về Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á khác dường như là những đối tác hiển nhiên của Mỹ hơn là cựu thù Hà Nội. Philippines có liên minh quân sự với Mỹ. Thái Lan là bạn lâu đời. Indonesia có nền kinh tế lớn nhất khu vực. Không nước nào trong số họ tham gia TPP.
Nhưng một số nhà phân tích lập luận rằng những nước láng giềng này không có đủ ý chí chính trị để dỡ bỏ các rào cản bảo hộ mậu dịch. Trong khi đó, Việt Nam đã “liên tục tăng cường các bước cải tổ nền kinh tế”, theo lời bà Wendy Cutler, Phó chủ tịch Viện Chính sách Hội châu Á.
Bà thúc giục Việt Nam đầu tư hơn nữa vào đào tạo kỹ năng, nghiên cứu, hạ tầng và công nghệ để tăng mạnh năng suất và tăng thứ bậc trong chuỗi giá trị.
Việt Nam cũng có một đòi hỏi với Mỹ. Việt Nam muốn được công nhận có nền kinh tế thị trường, mà nhờ đó họ sẽ tránh được các vụ kiện bán phá giá. Một số người coi các mức giá trần và tỷ giá hối đoái cố định của Việt Nam là những biện pháp kiểm soát phi thị trường. Thế nhưng chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ cũng bị ví như việc thao túng tiền tệ vì việc in tiền của chính phủ tác động đến tỷ giá hối đoái.
Trong khi đó, Việt Nam và Mỹ đang có tiến bộ trong những lĩnh vực khác. Chẳng hạn như Mỹ chi xấp xỉ 10 triệu đôla mỗi năm để rà phá bom mìn chưa nổ ở Việt Nam. Mỹ hỗ trợ cho người khuyết tật Việt Nam có thể liên quan đến chiến tranh ở 9 tỉnh, và ông Osius nói lần nào trở về Washington ông cũng đều ra sức vận động để Hoa Kỳ hỗ trợ thêm cho Việt Nam.

 http://www.voatiengviet.com/content/buoc-ngoat-hau-chien-my-thay-viet-nam-la-dong-minh-tiem-tang/3147258.html





Bắc Triều Tiên là nguồn gây bất ổn lớn nhất vùng Đông Bắc Á?

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự lễ trao giải thưởng cho các nhà khoa học hạt nhân và những người đóng góp cho thành công của vụ thử nghiệm bom hydro ngày 13/1/2016.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự lễ trao giải thưởng cho các nhà khoa học hạt nhân và những người đóng góp cho thành công của vụ thử nghiệm bom hydro ngày 13/1/2016.

Hoa Kỳ đang gia tăng các nỗ lực ngoại giao với các nước trong cuộc đàm phán 6 bên nhằm đưa ra một phản ứng mạnh mẽ và thống nhất đối với vụ thử nghiệm hạt nhân do Bắc Triều Tiên thực hiện mới đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry sẽ đi thăm châu Á ‘trong tương lai gần’, theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao John Kirby.
Ông Kirby hôm 14/1 nói rằng chính phủ Mỹ hậu thuẫn việc tăng sức ép đối với Bắc Triều Tiên, và đề cập tới biện pháp đã được Hạ viện thông qua về các biện pháp chế tài nghiêm ngặt để Bình Nhưỡng không tiếp cận được nguồn ngoại tệ mà nước này cần cho chương trình hạt nhân của họ.
Ông Kirby nói: “Chúng tôi chia sẻ các quan ngại của quốc hội về việc Bắc Triều Tiên tiếp tục vi phạm cam kết của họ và không thực thi các nghĩa vụ quốc tế của họ. Chúng tôi mong được tiếp tục làm việc với quốc hội nhắm tới mục tiêu chung của chúng ta là tăng áp lực và các biện pháp chế tài để ép Bắc Triều Tiên phải có những sự lựa chọn tốt hơn”.
Trong khi đó, Phó Ngoại trưởng Mỹ Tony Blinken sẽ tới thăm Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Trung Quốc trong những ngày tới đây để thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực, và về ‘cam kết sắt đá’ của Mỹ đối với an ninh của các đồng minh trước những hành động khiêu khích mới đây của Bắc Triều Tiên.
Trả lời câu hỏi của Đài VOA qua trang Twitter trước khi lên đường, ông Blinken nói rằng Mỹ và Trung Quốc đều quan tâm tới sự ổn định của khu vực, trong khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, là tên gọi chính thức của Bắc Triều Tiên, là “nguồn bất ổn lớn nhất” trong khu vực.
Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ 3 của ông Blinken tới vùng Đông - Bắc Á trong 11 tháng qua, từ khi ông lên nắm giữ chức vụ hiện tại.
http://www.voatiengviet.com/content/bac-trieu-tien-la-nguon-gay-bat-on-lon-nhat-vung-dong-bac-a/3147473.html

Giá dầu thô xuống mức thấp nhất 12 năm qua

Bảng niêm yết giá dầu tại một trạm dịch vụ ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/12/2015.
Bảng niêm yết giá dầu tại một trạm dịch vụ ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/12/2015.
Dầu thô dồi dào và nhu cầu năng lượng suy yếu từ nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đã đẩy giá dầu thô toàn cầu xuống tới mức thấp nhất trong 12 năm qua vào hôm thứ Ba.
Giá dầu tụt xuống dưới mức 30 đôla một thùng trong một khoảng thời gian ngắn, giảm mạnh từ mức 100 đôla một thùng ở đỉnh điểm vào tháng 6 năm 2014.
Một tập đoàn thương mại trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ cho biết giá dầu thấp đang làm giảm đầu tư vào những cơ sở sản xuất, và cuối cùng sẽ hạn chế sản lượng dầu.
Trong một báo cáo được công bố hôm thứ Ba, các chuyên gia của chính phủ cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ giảm đi gần 700.000 thùng mỗi ngày trong năm nay, là mức giảm hàng năm đầu tiên kể từ năm 2008.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho biết người lái xe ở Mỹ có thể sẽ trả ít hơn 53 cent một lít (khoảng 2 đôla một gallon) xăng trong năm nay. Họ cũng dự đoán giá dầu và giá khí đốt thiên nhiên thấp và thời tiết mùa đông dịu nhẹ sẽ khiến chi phí sưởi ấm thấp hơn cho nhiều người Mỹ trong mùa đông này.
Giá thấp dự kiến sẽ làm chậm tăng trưởng sản lượng khí thiên nhiên trong hai năm tiếp theo, trong khi xuất khẩu khí đốt của Mỹ sẽ tăng lên.
Những chuyên gia năng lượng cũng cho rằng, giá khí đốt thiên nhiên thấp đang tạo điều kiện cho sự chuyển dịch khỏi việc sử dụng than đá trong ngành sản xuất điện, khiến sản lượng than đá sụt giảm ở Mỹ. Trong khi đó, việc sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo được để sản xuất điện dự báo sẽ tăng khoảng 10% trong năm nay.
 http://www.voatiengviet.com/content/gia-dau-tho-xuong-muc-thap-nhat-12-nam-qua/3142177.html

 Thông điệp liên bang cuối cùng của Obama 

13 tháng 1 2016

 
Image copyright Getty
Image caption Đây là Thông điệp liên bang thứ tám và cuối cùng của Obama

Tổng thống Barack Obama đọc Thông điệp liên bang cuối cùng tới toàn dân Mỹ với nội dung lạc quan và hy vọng.
Bài diễn văn bắt đầu lúc khoảng 09:00 sáng giờ Việt Nam.
Trong đó ông tổng thống được trông đợi nhấn mạnh các thành quả của chính phủ mình thay vì đưa ra các chính sách mới.
Ông Obama cũng được trông đợi sẽ đưa ra một số các chủ đề chính mà các đồng nghiệp Dân chủ của ông có thể tận dụng trong quá trình vận động cho cuộc bầu cử tới.
Tuy nhiên một cuộc trưng cầu ý kiến mới đây cho thấy 7/10 người dân Mỹ không chia sẻ quan điểm lạc quan của ông tổng thống.
Thống đốc bang South Carolina Nikki Haley sẽ đọc diễn văn đáp từ của phe Cộng hòa.
Trong bài diễn văn của mình, ông Obama kêu gọi người dân Mỹ tận dụng các cơ hội mà thay đổi trên thế giới mang lại và chiến thắng sợ hãi.
Ông nói tương lai của nước Mỹ chỉ có thể như mong muốn nếu như người dân "hoàn thiện nền chính trị" và hợp tác với nhau.
"Nền chính trị tốt đẹp không phải là chúng ta phải thống nhất mọi thứ. Tuy nhiên dân chủ đòi hỏi các công dân có sự tin tưởng cơ bản với nhau.
Trước khi ông Obama đọc diễn văn, 10 lính thủy Mỹ bị Iran bắt sau khi tàu của họ gặp sự cố và đi vào vùng biển của Iran. Có thể họ sẽ được trả tự do vào thứ Tư 13/1 này.

'Tập trung vào tương lai'

Image copyright AFP
Image caption Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ tới nghe diễn văn của chồng

Ông Obama nói trước cử tọa: "Trong phát biểu cuối cùng của tôi tại đây, tôi không muốn chỉ nói về năm tới".
"Tôi muốn tập trung vào 5 năm tới, 10 năm tới và sau đó nữa. Tôi muốn tập trung vào tương lai của chúng ta."
Ông nói trong năm nay Quốc hội Mỹ có thể thông qua các điều luật như cải cách tư pháp hình sự và chống lạm dụng thuốc chữa bệnh.
Ông đề cập tới nhu cầu bảo vệ trẻ em trước tình trạng bạo lực súng đạn và chủ đề tăng lương tối thiểu.
Ông nói các chương trình phúc lợi như Medicare và An ninh Xã hội cần được củng cố.
Ông tổng thống kêu gọi người dân và các nghị chấm dứt sự chia rẽ trong chính trị và "thay đổi hệ thống để phản ánh những sự tốt đẹp của [xã hội] chúng ta.
Obama cũng chỉ trích trực diện người đang chạy đua chức ứng viên của đảng Cộng hòa, ông Donald Trump.
"Khi các chính trị gia phỉ báng người Hồi giáo, khi nhà thờ đạo Hồi bị phá phách, trẻ em bị bắt nạt, thì những điều đó không làm chúng ta an toàn hơn."
"Đó không phải là phản ánh sự thật mà là sai trái... Và nó phản bội lại giá trị của con người và đất nước chúng ta."

Tổng thống Obama : Nước Mỹ chưa bao giờ mạnh như hiện nay


media 
 
Tổng thống Mỹ Barack Obama: Hoa Kỳ vẫn là đại cường hàng đầu thế giới.REUTERS/Evan Vucci/Pool
Hôm qua 12/01/2016 theo truyền thống, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc bài diễn văn cuối cùng trước lưỡng viện Quốc hội, tổng kết tình hình Hoa Kỳ sau hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với nhà báo Phạm Trần ở Washington DC về vấn đề trên.
Nhà báo Phạm Trần - Hoa Kỳ13/01/2016 - Thụy My Nghe

2016: Việt nam giữa những thách thức hội nhập và hy vọng đổi mới


media 
 
Nhà báo Trần Tiến Đức (Ảnh : Facebook Tien Duc Tran)
Nếu như năm 2015 đánh dấu  bằng một loạt sự kiện quan trọng đối với Việt Nam trên con đường tiếp tục hội nhập quốc tế. Đó là việc ký Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, hiệp định tự do mậu dịch với Châu Âu và Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức hình thành từ ngày 31/12/2015. Những sự kiện đó được đánh giá sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam nhưng đồng thời cũng không ít thách thức đang ở phía trước.
 Nhân dịp năm mới 2016, từ Sài Gòn, nhà báo Trần Tiến Đức, qua điện thoại viễn liên đã dành cho RFI cuộc phỏng vấn đầu năm để nói về những quan sát, đánh giá của ông về thời sự Việt Nam :
Nhà báo Trần Tiến Đức - Việt Nam 01/01/2016 Nghe

THÔNG TIN & BÌNH LUẬN VỀ VIỆT CỘNG


 Sẽ có bất ngờ phút chót ở Đại hội 12?

Việt Hà, phóng viên RFA
2016-01-14

Email
000_Hkg10176006.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng (thứ ba từ trái), Chủ tịch VN Trương Tấn Sang (thứ 3 từ phải), Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (thứ 2 từ trái), và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (phải) tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 40 ngày 30/4 tổ chức tại TPHCM hôm 30/4/2015
AFP photo


Hội nghị trung ương 14 Đảng cộng sản Việt Nam vừa kết thúc trước đại hội đảng chỉ một tuần với một loạt các quyết định cần phải được đưa ra, trong đó có những quyết định liên quan đến nhân sự quan trọng, trong bối cảnh có những căng thẳng ngay trong nội bộ đảng. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc trường đại học New South Wales, Australia, nhận định sức ép về thời gian chính là sức ép về thỏa hiệp trong việc lựa chọn nhân sự của đại hội lần này. Ông cũng nhận định, rất có thể sẽ có những kết quả ngạc nhiên ở cuối kỳ đại hội đối với nhiều người. Việt Hà của đài chúng tôi có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Carl Thayer về vấn đề này.

Căng thẳng trong nội bộ đảng có tiếp tục?

Trước hết nói về những thông tin liên quan đến việc lựa chọn nhân sự cho 4 vị trí đứng đầu của Đảng Cộng sản nhiệm kỳ tới, giáo sư Carl Thayer cho biết:
GS Carl Thayer: Thông tin duy nhất mà tôi nghe được là bộ chính trị đã đề nghị lên Ban chấp hành trung ương hội nghị 14 cho phép gia hạn thêm 1 năm tại chức đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và trong lúc đó thì họ sẽ tìm người thay thế. Điều này cũng tương tự như hồi năm 1996 khi tổng bí thư Đỗ Mười được yêu cầu ở lại thêm nửa nhiệm kỳ và sau đó khoảng hơn một năm thì ông Lê Khả Phiêu lên thay. Cho nên điều này đã có tiền lệ. Nhưng Bộ Chính trị đa phần không ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng. Họ đã muốn kỷ luật ông Dũng trước kia nhưng Ban chấp hành trung ương đã cứu ông ta cho nên cho đến giờ vẫn chưa rõ là liệu ông Dũng có còn duy trì được sự ủng hộ từ Ban chấp hành trung ương hay không. Về danh sách các ứng cử viên thì Việt Nam giữ bí mật rất kỹ nhưng các trang blog, trang mạng thì có rất nhiều bình luận, và đồn đoán nhưng tôi chưa nghe được gì cụ thể ngoài một số tên như ông Tô Lâm, thứ trưởng bộ công an hiện tại có nhiều khả năng sẽ là bộ trưởng bộ này, và ông Trần Đại Quang là Bộ trưởng bây giờ sẽ có chức cao hơn trong đảng cộng sản.
Nếu Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Tổng Bí Thư thì ông ta sẽ chọn một người của mình làm Thủ tướng. Người khác sẽ nói nếu như vậy thì ông ta quá mạnh nhưng cuối cùng thì phía bên kia thuộc bên Tổng bí thư cũng sẽ nhận được một vị trí cho nên là sẽ cân bằng.
-GS Carl Thayer
Việt Hà: Nếu đúng là ông Trọng ở lại thêm 1 năm nữa thì theo ông nguyên nhân vì sao đảng cộng sản Việt Nam lại có sự lựa chọn này?
GS Carl Thayer: Điều này chắc là do những bế tắc. Từ lâu đã có những đồn đoán là ông Nguyễn Tấn Dũng đang tìm kiếm cơ hội trở thành tổng bí thư và điều này là chưa có tiền lệ. Ông ta sẽ phải về hưu cùng với một số ủy viên Bộ chính trị khác là những người đã quá 65 và đã phục vụ hai nhiệm kỳ. chưa từng bao giờ trong lịch sử của các đại hội đảng cộng sản Việt Nam khi mà một quan chức cấp cao như thế rời khỏi chức vụ và lấy một chức vụ cao khác trong 4 vị trí cao nhất của đảng. Đã có một liên minh được hình thành xung quanh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước để chặn ông Dũng… Có nhưng thông tin nói về gia đình ông, về tham nhũng… nói chung là rất nhiều những điều phức tạp để nhắm vào ông nhằm tìm ra những điểm yếu của ông.
Việt Hà: Ông cũng đã nói đến gần đây về sự thay đổi trong bầu chọn nhân sự mới của Đảng mà theo đó các ứng cử viên không được bầu bởi ban chấp hành trung ương ở hội nghị mà phải do ban chấp hành trung ương khóa cũ đề cử. Theo ông tại sao lại có sự thay đổi này?
GS Carl Thayer: Thay đổi này đến từ chỉ thị 244 của bộ chính trị quy định rằng một người không thể là ứng cử viên của ban chấp hành trung ương trừ khi người đó đã được ban chấp hành trung ương cũ chấp nhận là ứng cử viên.
be-mac-dang-622.jpg
Hội nghị Trung ương 14 Đảng Cộng sản Việt Nam trong ngày làm việc hôm 13/1/2016.
Theo tôi được nghe thì vấn đề này đáng ra đã phải được tranh luận rất gay gắt tại hội nghị 14. Ở đại hội đảng trước, trước khi chỉ thị này được đưa ra, các đại biểu có quyền đề nghị ứng cử viên và họ đã làm vậy và có một số người đã được đề bạt bao gồm cả con trai thủ tướng. Cho nên hệ thống của những người cũ vẫn muốn kiểm soát sự chuyển giao. Trong hai đại hội đảng trước, các đại biểu đề nghị họ được quyền có tiếng nói, sử dụng cái gọi là tập trung dân chủ để nói rằng chúng tôi được bầu chọn dân chủ và chúng tôi có quyền, chúng tôi không muốn chỉ có một lựa chọn cho chức Tổng Bí Thư. Họ không được lựa chọn nhưng họ được quyền bầu không chính thức. Sau đó thì 1.400 đại biểu đã bỏ phiếu bầu cho những ứng cử viên làm tổng bí thư và bỏ phiếu cho ban chấp hành trung ương mới và ban chấp hành trung ương mới được cung cấp một danh sách và họ bỏ phiếu bầu chọn Bộ chính trị. Sau đó họ chọn một người làm Tổng Bí Thư. Cuối cùng thì Nông Đức Mạnh đã được chọn. Cho nên một ứng cử viên duy nhất đã được chọn. Vào lúc này thì vẫn chưa rõ là liệu tinh thần dân chủ như trước kia sẽ xuất hiện ở đại hội này hay không. Như là một phản ứng đối lại với việc kiểm soát chặt chẽ thì theo tôi Nguyễn Tấn Dũng trong một bối cảnh mở và minh bạch sẽ có nhiều khả năng trở thành tổng bí thư mới. Đó là một dự báo lớn từ tôi nhưng Việt Nam không mở như vậy, ngoài ra thì hệ thống chính trị của Việt Nam cũng không phải là một hệ thống mà người thắng cuộc được tất cả. Cho nên nếu Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Tổng Bí Thư thì ông ta sẽ chọn một người của mình làm Thủ tướng. Người khác sẽ nói nếu như vậy thì ông ta quá mạnh nhưng cuối cùng thì phía bên kia thuộc bên Tổng bí thư cũng sẽ nhận được một vị trí cho nên là sẽ cân bằng. Và cuối cùng thì căng thẳng trong nội bộ đảng vẫn sẽ tiếp tục.

Sức ép về thời gian chính là sức ép về nhượng bộ

Việt Hà: Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng được chọn như ông nói và ông ta chọn một người của mình vào chức Thủ tướng thì theo ông ai là gương mặt sáng giá cho vị trí này?
GS Carl Thayer: Tôi nói điều khác hẳn với nhiều người khác nghĩ. Tôi nghĩ là nếu mà ông ta được chọn làm Tổng Bí Thư và ông ta được làm theo cách của mình thì sẽ có rất nhiều những mặc cả dữ dội và trao đổi giữa hai phía. Sẽ rất có thể người được chọn không phải là người mà ông ta muốn. Chúng ta nghe những cái tên như Nguyễn Xuân Phúc rồi Nguyễn Thiện Nhân. Một khi họ đã quyết định được người nào làm Tổng Bí Thư rồi thì họ sẽ tính đến những vị trí khác để đạt được sự cân bằng. Trong trường hợp họ gia hạn thời gian tại chức cho ông Tổng Bí thư thì đây sẽ là một bước đi sai lầm cho Việt Nam vì Việt Nam cần phải hội nhập với quốc tế. Cộng đồng quốc tế muốn có một sự đảm bảo về hướng đi sắp tới của Việt Nam… Về phần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ở chức lãnh đạo của mình ông đã đề bạt những quan chức trẻ tuổi hơn và được đào tạo ở phương Tây, những người đã được thử thách ở địa phương. Văn phòng của Thủ tướng trở nên có quyền lực hơn, các bộ cũng có thêm quyền lực hơn so với trước kia.
Việt Hà: Nếu đúng là ông Trọng ở lại thì Việt Nam sẽ có thay đổi gì và thách thức gì?
Cho nên sức ép về thời gian chính là sức ép về nhượng bộ. Họ có bế tắc nhưng họ phải lựa chọn khi thời hạn đến… cho nên sẽ có ngạc nhiên hay không? Theo tôi có thể có.
-GS Carl Thayer
GS Carl Thayer: Trong trường hợp như vậy thì sẽ là một sự tiếp tục của bế tắc… bộ chính trị của Việt Nam có 16 người trong đó 7 người sẽ ở lại, 2 người còn quá trẻ tức còn quá mới, ít nhất 5 người cho 4 vị trí cao nhất, và đó là điểm sai trong hệ thống của Việt Nam vì nó giống như là một người ở vị trí được đề bạt vào chức mà anh ta không thể đảm đương nổi nên khi chọn những người vào vị trí quan trọng như Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội thì sẽ là một trong những người trẻ như Nguyễn Thị Kim Ngân chẳng hạn. Bằng việc đợi thêm một năm nữa, họ sẽ phải tìm một người cho vị trí Tổng Bí Thư, phải chọn người từ danh sách các ủy viên Bộ chính trị mới nhưng họ phải trì hoãn thì liệu Việt Nam có muốn hòa nhập, liệu họ có thể chấp nhận ngoại lệ cho một người có thể mang vào văn phòng của Tổng Bí Thư những khả năng mới. Có thể là trừ trường hợp Đỗ Mười, chưa có một ai trong vị trí Tổng Bí Thư bao gồm cả Tổng Bí Thư hiện tại có kiến thức về kinh tế thế giới. Nguyễn Phú Trọng cũng đã làm một điều trong di sản của mình là ông đã đến phòng bầu dục, người tiền nhiệm của ông đến Australia, ông đến thăm Nhật Bản, châu Âu. Nhưng điều tôi muốn nói là các nước dân chủ khác không có hệ thống 1 đảng tương ứng đã bắt đầu chấp nhận vai trò của Tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam. Điều này không nên để bị bỏ phí phạm. Tổng Bí Thư không thể là một người chỉ nói với những trang giấy viết sẵn cho mình mà phải là người có thể hành động độc lập, thực hành quyền lực của mình như là một lãnh đạo thực sự thay vì chỉ phản ánh những lợi ích nội địa. Cho nên đối với Việt Nam, (nếu Trọng được ở lại thêm 1 năm) thì đó sẽ là một năm mất đi, một sự đình trệ trong khi họ cố tìm người mới cho chức Tổng Bí Thư.
Việt Hà: Ngoài hai gương mặt Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, ông còn thấy những gương mặt sáng giá nào khác cho chức Tổng Bí Thư?
GS Carl Thayer: Trước đó đã có các gương mặt như Phạm Quang Nghị nhưng ông ta cũng không làm được gì, rồi Trần Đại Quang có nhiều khả năng trong rada quan sát của tôi nhưng theo tôi ông ta đại diện quá mức cho phía bảo thủ, nắm quyền kiểm soát an ninh, và điều này làm cho các lãnh đạo khác lo lắng. Cho nên câu trả lời của tôi là tôi không thực sự thấy ai cả. Nhưng mà chúng ta cũng không thể biết được. Ngay trong đảng thôi đã có ai trước đó nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu trường học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh sẽ là một Tổng Bí Thư.
Việt Hà: Theo ông thì liệu chúng ta có nên trông đợi một sự bất ngờ vào cuối đại hội lần này không?
GS Carl Thayer: Theo tôi trong nội bộ đảng cũng có đủ sự đa đảng để tôi có thể nói là có thể sẽ có sự ngạc nhiên vào cuối đại hội. Chúng ta không thể biết được với những gì đang diễn ra, chúng ta có đại hội sắp diễn ra rồi lại đến Tết cho nên họ hoặc là phải có kết quả bây giờ hoặc phải đẩy lùi lại đến tháng 3. Cho nên sức ép về thời gian chính là sức ép về nhượng bộ. Họ có bế tắc nhưng họ phải lựa chọn khi thời hạn đến… cho nên sẽ có ngạc nhiên hay không? Theo tôi có thể có.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

No comments:

Post a Comment