Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 October 2016

TIN ĐẠI HỘI VIỆT CỘNG

CHU CHỈ NAM * ĐẠI HỘI 12

Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam

Chu Chi Nam (Danlambao) - Còn mấy tuần nữa sẽ diễn ra Đại Hội đảng thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Đã từ mấy năm nay, ít ra là một năm, đảng này đã khua chiêng gõ mõ, quảng cáo cho đại hội này. Nhưng từ trước tới giờ, 11 lần đại hội đã qua, chúng ta thấy gì? Tuy Đại hội chưa xảy ra, nhưng người ta cũng có thể đoán được một phần nào nội dung: Đó là bình mới, rượu cũ.
Chúng ta hãy cùng nhau chẩn đoán nội dung rượu cũ bình mới như thế nào:

Bình mới, đó là nhân viên có thể thay đổi hay vẫn còn một số nhân viên cũ, cộng thêm với một số nhân viên mới. Nhưng bản chất của nó không thay đổi: Đó là vẫn là một đảng cộng sản; vẫn là một đảng lợi dụng thời cơ, dựa vào ngoại quốc để cướp quyền và dùng bất cứ phương tiện gì, dù là ác ôn, để giữ chính quyền; vẫn là một đảng mang tính cách tiểu nhân, theo lời nói người xưa "Tiểu nhân nói chuyện người; trung nhân nói chuyện đời; đại nhân nói chuyện sự".
I) Đó vẫn là một đại hội mang bản chất cộng sản, vì hiến pháp cộng sản vẫn còn đó, vẫn lấy lý thuyết Mác Lê làm nền tảng, chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử và không công nhận quyền tư hữu; mặc dầu lý thuyết này là một lý thuyết không tưởng, đã áp dụng thất bại hoàn toàn trong gần một thế kỷ qua, ngay ở những nước là cái nôi của chế độ cộng sản, như Liên sô và Đông Đức..
Những người như ông Gorbatchev, bà Angela Markell, một người là cựu Tổng bí thư, một người là đương kim Thủ tướng Đức, đã lớn lên, sống ở Đông Đức, quê hương của Karl Marx. Không thể nói những người này không hiểu cộng sản.
Ông Gorbatchev thì tuyên bố: “Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản; nhưng ngày hôm nay, tôi phải đau buồn tuyên bố rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo.”
Bà Merkell, trong một dịp kỷ niệm ngày Bức tường Bá linh sụp đổ, có nói: “Cộng sản chỉ biết gieo hận thù và chia cắt, như xây Bức tường này.”
II) Đó là một đảng dựa vào ngoại quốc để cướp chính quyền, rồi cũng dựa vào ngoại quốc, làm bất cứ chuyện gì để giữ chính quyền.
Thực vậy, nếu nói những đảng cộng sản, không riêng gì Việt Nam, mà ngay từ cái đảng đầu tiên do Lénine thành lập đã là đảng dựa vào ngoại quốc để cướp chính quyền, rồi tiếp đến đảng của Mao, đảng của Hồ v.v...
Xin nhắc lại một tý lịch sử: Đệ Nhất thế chiến (1914 -1918) gồm 2 phe: Phe đồng minh có Pháp, Anh, Nga của Nga hoàng Nicolas II, rồi sau có Hoa Kỳ. Phe Trục gồm có Đức, Đế quốc Áo Hung và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Gần cuối thế chiến, Đức không thể nào đương đầu cùng một lúc với 2 mặt trận: Mặt trận Đông Bắc với Nga và Mặt trận Tây nam với Pháp, muốn dồn lực lượng vào mặt trận Tây nam. Lợi dụng thời cơ, Lénine lúc đó đang sống lưu vong ở Thụy Sĩ, đã tuyên bố: “Hòa bình bằng bất cứ giá nào, dù phải nhượng đất để có hòa bình và có quyền.”
Chính vì vậy, mà Bộ tham mưu Đức đã lợi dụng thời cơ, đưa Lénine về rồi giúp đỡ cướp chính quyền. Một khi cướp được chính quyền, thì Lénine nhường 1/3 lãnh thổ trong đó có cả Ukraine, cho Đức, rồi tìm mọi cách để giữ chính quyền.
Việc cướp chính quyền của Hồ Chí Minh vào ngày 19/8/1945 cũng tương tự, lợi dụng thời kỳ cuối Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945), dựa vào ngoại quốc Liên sô và Trung cộng.
Chính vì vậy mà Đức Đạt lai Lạt ma có nói: “Cộng sản là một loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là một loài trùng độc, sinh sôi nẩy nở ở trong rác rưởi của cuộc đời.”
Và một khi có được chính quyền rồi thì dùng phương pháp của Lénine để cai trị dân qua cái loa, cái còng và cái súng.
Cái loa để tuyên truyền, bưng bít, tráo đổi sự thật, vẽ ra thiên đàng không tưởng. Cái còng là khi dùng cái loa mà vẫn không nghe, thì dùng cái còng để bỏ tù. Khi bỏ tù rồi mà vẫn không nghe, thì dùng cái súng để thủ tiêu.
Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Bộ Công an cộng sản Việt Nam, có tuyên bố trước những người bị “cải tạo, học tập”:
“Hồ Chí Minh có thể là một kẻ độc ác; Nixon có thể là một người vĩ đại; người Mỹ có thể đã có chính nghĩa. Nhưng chúng tôi đã thắng và người Mỹ đã bị đánh bại, bởi vì chúng tôi đã thuyết phục được người dân là Hồ Chí Minh là một người vĩ đại, Nixon là một kẻ giết người, người Mỹ là những kẻ xâm lược. Yếu tố then chốt là kiểm soát được người dân và quan điểm của họ. Chỉ có chủ nghĩa Mác Lê mới cho phép làm điều đó. Không ai trong các anh thấy sự kháng cự đối với chế độ của những người cộng sản. Vì vậy đừng suy nghĩ về chuyện đó. Quên nó đi.” (Mai Chí Thọ - Theo lời tường thuật của Đoàn văn Toại - trong New York Times - 29/3/1981 - Lời phát biểu trước những người trí thức bị học tập cải tạo).
Chúng ta nên nhớ là từ năm 1981 tới nay, thế giới đã thay đổi, Liên Sô, Đông Đức, thành trì cách mạng của chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ. Thế giới ngày hôm nay với Internet, cộng sản không còn có thể bưng bít thông tin, cai trị với cái loa, cái còng và cái súng nữa. Nhưng giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, vẫn không ý thức điều đó, vẫn cố bám víu vào phương pháp Mác Lê này để kéo dài quyền hành.
Đại hội đảng thứ 12 vẫn không ra ngoài ý đồ đó.
Đó là bản chất thứ nhì của rượu cũ.
III) Bản chất thứ 3 của rượu cũ bình mới, đó là một đảng có tính cách tiểu nhân.
Thật vậy, các cụ ngày xưa có nói: “Tiểu nhân nói chuyện người; trung nhân nói chuyện đời; đại nhân nói chuyện sự”.
Đại hội đảng thứ 12 đã được nói từ lâu nay, ít nhất là một năm, nhưng chúng ta chỉ thấy nói về chuyện người, chuyện ai lên chức Tổng Bí thư, ai giữ chức Thủ tướng, nào là Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ chức cũ, nào là Nguyễn Tấn Dũng sẽ lên thay, nhưng chúng ta có thấy họ nói đến kế hoạch, chương trình giải pháp những vấn đề căn bản, nóng bỏng của quốc gia dân tộc không (chuyện sự)? Phải đương đầu với vấn để biển Đông thế nào? Đâu là chương trình để tránh sự tụt hậu kinh tế, sự cạnh tranh bị tụt dốc? Đâu là kế hoạch để đương đầu với tình trạng giáo dục bị xuống thang, đạo đức xã hội bị băng hoại.
Chương trình của Nguyễn Tấn Dũng là thế nào, của Nguyễn Phú Trọng là làm sao? Khác nhau ở chỗ nào? Đâu là chương trình của những người mới có thể thay thế Trọng và Dũng, như Nguyễn sinh Hùng, Trần đại Quang.
Dù sao Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền, người Tổng bí thư rất quan trọng.
Ở những nước tân tiến, dân chủ, mỗi lần có cuộc tranh cử tổng thống, những ứng cử viên đều đưa ra những chương trình, công khai minh bạch trước quốc dân, để họ so sánh rồi bàu.
Gần đây có 2 bức thư, một bức thư tố cáo Nguyễn Tấn Dũng, rồi một bức thư trả lời lại. Cả 2 đều nặc danh, không có tính cách quang minh chính đại, của người quân tử như các cụ thường nói, mà dấu dấu, diếm diếm của kẻ tiểu nhân.
Đây là đặc tính thứ ba của bình mới, rượu cũ của Đại Hội Đảng lần thứ 12.
Đại hội đảng thứ 12 cũng chỉ là một bản cũ soạn lại, tranh giành quyền hành của một nhóm người, mặc quyền lợi của quốc gia dân tộc.
Ông Yakolev, cựu Ủy viên Bộ chính trị đảng cộng sản Liên sô, có nói về giới lãnh đạo cộng sản:
“Đó là loài sâu bọ. Con mới đẻ nằm lên xác con già. Con già đè lên xác con trẻ. Nhưng trong đó có con khỏe nhất, leo lên chỗ cao nhất. Nhưng để đạt đến địa vị này, nó đã phải giẵm lên xác không biết bao con khác.”
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại Hội đảng thứ 12 sắp diễn ra, cũng không tránh khỏi quy luật này. (1)
Paris ngày 03/01/2016


TRẦN HOÀNG LAN * ĐẠI HỘI 12

Đại hội 12 - cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt, bất ngờ

Trần Hoàng Lan (Danlambao) - Ở Việt Nam ngày nay các câu "phi thương bất phú”, “nhất bản vạn lợi” (không buôn bán thì chẳng thể giàu và buôn bán là nghề sinh lợi nhiều nhất) đã lỗi thời vì có một nghề làm giàu nhanh hơn nghề đi buôn, đó là nghề “làm cán bộ". Ai còn hồ nghi xin mời hãy vào mạng để chiêm ngưỡng phòng khách của cựu tống bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nhà thờ họ của đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, biệt thự của cựu tổng thanh tra Trần Văn Truyền. Hình ảnh cặp ngà voi, chiếc trống đồng, vườn rau sạch, bức tượng đồng bán thân đắt tiền, bộ bàn ghế dát vàng... do các báo nhà nước chụp quyết không thể là ngụy tạo được.

Cảm thấy chưa thuyết phục bạn có thể tới các dinh thự của lãnh đạo các tỉnh hoặc tương đương. Dù có chó dữ phải đứng ngoài nhìn từ xa, bạn vẫn thấy được vẻ bề thế, khang trang của nó. Nếu vẫn chưa thỏa mãn bạn cứ tìm cơ ngơi của lãnh đạo một huyện hoặc thành phố bất kỳ, hoặc của một cán bộ cỡ vừa vừa nào đó để kiểm chứng. Công dân bình thường muốn làm giàu một cách thực sự phải là người tài, giỏi làm ăn, mạo hiểm và phải chọn được cách làm giàu phù hợp cộng với một chút may mắn. Còn với cán bộ nhất là cán bộ càng to thì việc làm giàu đối với họ càng dễ, thậm chí chẳng cần phải “làm”mà vẫn cứ “giàu”. Chẳng hạn: Ký một quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng biến đất nông nghiệp thành đất phân lô để bán ở đô thị bao giờ cũng được những người đề xuất “lại quả” vài mảnh giá trị bạc tỉ. Cất nhắc, đề bạt thậm chí kỷ luật cán bộ luôn là những cơ hội để cấp trên nhận những khoản chạy chức, chạy tội không nhỏ từ đương sự. Muốn làm những công trình, dự án béo bở mà không phải là gia đình, người thân, phe cánh của quan chức thì chỉ còn cách "lì xì" cho cán bộ có quyền phân phối. Tổ chức cưới xin, ma chay cho thân nhân của sếp luôn là dịp để cấp dưới hối lộ hợp pháp bằng cách mừng hoặc phúng những phong bì “dày bất thường”. Vì "một người làm quan cả họ được nhờ" nên nghề "làm cán bộ" còn tạo cơ hội làm giàu cho cả người thân trong gia đình, họ hàng thân cận cùng phe nhóm nữa. 
Ngoài làm giàu nhanh nghề này còn có một "nhân thân tốt" nên khi lỡ “bị lộ”, “lâm nạn”, hoặc buộc phải làm "dê tế thần", đóng vai “Lê Lai” cứu cấp trên cũng dễ dàng thoát tội hoặc chuyển từ nặng thành nhẹ. Còn nếu chẳng may bị tù cũng nhanh chóng được ân xá. Vụ án mua dâm nữ học sinh ở Hà Giang những kẻ có tội là hàng loạt quan chức tỉnh có "thân nhân tốt" nên phiên sơ thẩm được “miễn nêu tên”. Lương Quốc Dũng, Mai Văn Dâu, Trần Mai Hạnh, Phạm Sĩ Chiến... là những cán bộ cấp cao lỡ bị tù nhưng đều được nhanh chóng ra trước thời hạn. Các vụ in tiền Pôlime, PCI, PMU18, Vinashin, Vinaline vì có dính líu tới các nhân vật trong BCT nên đã được ỉm đi, khoanh lại không làm tới cùng. 
Chỉ cần kể sơ sơ như vậy cũng đủ thấy sự "hấp dẫn", sức “cuốn hút” của nghề “làm cán bộ”. Cộng với tâm lý thích làm quan vốn ăn sâu bén rễ từ hàng ngàn đời nay nên thiên hạ đua nhau: chưa được làm cán bộ thì phấn đấu, được rồi thì muốn làm to hơn, to rồi thì muốn làm to nữa, bằng đủ mọi cách. Nhưng điều 4 hiến pháp quy định đảng cộng sản lãnh đạo đất nước nên có một tiêu chuẩn bất thành văn: lãnh đạo đơn vị phải là đảng viên và phải có chân trong cấp ủy của đảng bộ cùng cấp. Chẳng han: Lãnh đạo tỉnh hoặc giám đốc một sở quan trọng nhất thiết phải là tỉnh ủy viên. Bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bộ trưởng các bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ đều phải có chân trong BCH trung ương. Tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng bộ quốc phòng, công an đương nhiên không ai ngoài các ủy viên bộ chính trị. Bởi vậy cuộc chạy đua giành các vị trí lãnh đạo chủ chốt chính là cuộc đua giành ghế cấp ủy trong các đại hội đảng bộ. Cuộc đua giữa các đồng chí (cùng phải thực hiện nghị quyết, chủ trương, đường lối của đảng) nên không có gì ngoài tranh giành, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau. Lãnh đạo cấp càng cao càng có nhiều “béo bở” do đó mức độ quyết liệt của các cuộc tranh giành nói trên tăng theo cấp của đại hội đảng bộ. Tất nhiên căng thẳng, quyết liệt hơn cả là tranh giành các ghế UVTW, UVBCT, "tứ trụ", TBT. 
Cuộc tranh giành của những kẻ có quyền, tiền vào bậc nhất, câu kết thành phe phái, đứng sau là các nhóm lợi ích khổng lồ, không loại trừ khả năng được ngoại bang hỗ trợ lại diễn ra trong bối cảnh: 5 năm trong nhiệm kỳ của đại hội 11 kinh tế đất nước bết bát, tham nhũng, lãng phí trầm trọng trong các ngân hàng, công ty, cơ quan nhà nước gây thất thoát tới hàng trăm tỷ đô làm gánh nợ công khổng lồ ngày càng chồng chất, hàng loạt các công ty doanh nghiệp trong nước phá sản, làm ra không đủ trả nên thường xuyên phải đi vay để đáo nợ. Ngoài biển, Trung Quốc cộng không ngừng gia tăng sức ép đe dọa chủ quyền nhằm chiếm trọn biển Đông qua các hành động bắt bớ ngư dân, đưa giàn khoan vào thềm lục địa, bồi đắp trái phép các đảo chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa. Đáp lại, nhà nước cộng sản Việt Nam dù tuyên bố kiên trì đường lối ngoại giao độc lập, đa phương hóa không liên minh liên kết, nhưng tỏ ra hèn đớn, ngày càng lệ thuộc mọi mặt vào Tàu cộng, đồng thời tích cực" đu dây" giữa Mỹ và Trung Quốc để giảm sức ép từ phía phần lớn người dân muốn thoát Trung. Với các động thái: Viếng thăm và ký kết hợp tác với hàng loạt quốc gia trong đó đáng kể là chuyến viếng thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ. Gia tăng đàn áp những người yêu nước chống đối Trung Quốc. Nhượng bộ để vào TPP bằng được. Các lãnh đạo cao cấp có những hành động, tuyên bố, thái độ không đồng nhất trong mối quan hệ với Trung Quốc. Làm cuộc giành quyền lực trước và trong đại hội 12 quyết liệt, bất ngờ hơn hẳn so với các đại hội trước. Cuộc tranh giành mà hầu như các diễn biến của nó đều liên quan tới số phận chính trị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 
Sau nhiệm kỳ "xuôi chèo mát mái" tích lũy được khá nhiều quyền và tiền ông Dũng đã gặp phải "sóng gió" ngay trong những năm đầu nhiệm kỳ của đại hội 11. Mở đầu là sự đổ bể của Vinashin tiếp theo là hàng loạt các tập đoàn kinh tế nhà nước khác - những" quả đấm thép trong mơ "của ông - xảy ra tham nhũng, lãng phí gây thất thoát hàng chục tỷ USD. Mặc dù không bị kỷ luật nhưng đây là cơ hội để các đối thủ vốn "ghen ăn tức ở" tận dụng nhằm hạ uy tín khởi động "cuộc chiến Ba-Tư" tiến tới hạ bệ ông. Trang blog "quan làm báo" ra đời đăng tải nhiều bài viết tấn công trực diện vào cá nhân, gia đình, thân cận của ông. Nó không hề bị chặn, phá hoại như những trang mạng "lề dân" khác chứng tỏ đã có một thế lực không hề nhỏ đứng đằng sau o bế. Đáp trả, ông Dũng đã có những tuyên bố khá cứng rắn về chủ quyền biển đảo trên các diễn đàn trong nước và quốc tế. Điều mà các lãnh đạo cao cấp khác không làm được. Hành động trên giúp ông đánh bóng tên tuổi và làm lu mờ đi phần nào hình ảnh một thủ tướng tham nhũng bất tài. Mặc dù nó được dư luận tán thưởng nhưng lại gây ngứa tai, ngứa mắt một số người, trong số đó có ông TBT Nguyễn Phú Trọng một nhân vật bảo thủ, thân Tàu khét tiếng. 
TBT đã nhập cuộc và được dư luận "phong" thành người đứng đầu phe bảo thủ, giáo điều thân Trung Quốc. Dĩ nhiên phe còn lại của ông Dũng phải được coi là cải cách, thực dụng, thân Mỹ. Lợi dụng cương vị TBT ông Trọng đã cho ra đời nghị quyết 4 về chống tham nhũng nhằm hạ bệ ông Dũng và dự kiến hội nghị TƯ 6 sẽ là thời điểm "knock out" đối thủ. Một tập tài liệu dày hàng trăm trang A4 kể tội, cùng hình ảnh nhà thờ họ hoành tráng của ông Dũng đã được phát tận tay cho các đại biểu trước hội nghị. 
Nhưng ông Dũng đã thoát hiểm một cách ngoạn mục vì đa phần các UVTƯ không tán thành với BCT kỷ luật ông. Sau thất bại này của đối thủ, giấc mơ trở thành TBT sau đại hội 12 của ông Dũng đã nhen nhóm. Vừa củng cố, thâu tóm thế lực bằng cách cất nhắc vây cánh vào các chức vụ quan trọng vừa triệt hạ đối thủ. Cái chết của trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh bị nghi ngờ là đòn trừng phạt tới những kẻ đâm ngáng đường ông. Trang "chân dung quyền lực" tố cáo một loạt các lãnh đạo cấp cao tham nhũng, tung tin "bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh bị ám sát" có thể nằm trong lộ trình thâu tóm quân đội. Tiếp tục có các phát biểu về chủ quyền biển đảo, về dân chủ nhân quyền nên ông Dũng liên tục được dư luận tung hô, kỳ vọng là một Thein Sein của Việt Nam. Và gần đây khi được Tập Cận Bình ngỏ lời mời tới thăm Trung Quốc vào năm tới thì hy vọng trở thành TBT của ông càng tràn trề. 
Sau thất bại ở hội nghị TƯ 6 tưởng như đã phải "yên bề chịu trận" qua những lời thủ thỉ với cử tri "đánh chuột sợ vỡ bình", "sang đất Phật còn phải hối lộ..." Thì bất ngờ từ hội nghị TƯ 10 nhân danh TBT, ông Trọng đã đưa ra hàng loạt tiêu chí để loại ông Dũng.
Tới thời điểm này, khi khai mạc đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 chỉ còn tính từng ngày, đã có liên tiếp 3 hội nghị bàn về nhân sự nhưng vẫn còn phải cần tới một hội nghị TƯ 14 nữa để hoàn tất danh sách bầu 4 vị trí cao nhất và TBT. Các thư tố cáo, ý kiến góp ý về chọn nhân sự dồn dập đăng tải trên các trang mạng không chính thống. Đã liên tiếp xảy ra các vụ đánh đập, bắt bớ người hoạt động trong công đoàn độc lập và luật sư nhân quyền khi TPP còn chưa ráo mực. Phải chăng đã có những kẻ cố tình phá hỏng TPP để kiếm điểm của "thiên triều" nhằm giành quyền lực? Rất có thể, vì với họ TPP chẳng có ý nghĩa gì nếu không còn chức còn quyền. Chuyến thăm Trung Quốc vào thời điểm "năm cùng tháng tận", cận kề đại hội 12 của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng càng tăng thêm yếu tố bất ngờ về vấn đề nhân sự. "Gió" đã đổi chiều hay thổi theo hướng khác? Hội nghị TƯ 14 có phải là "phút bù giờ" cuối cùng? Cuộc tranh giành quyền lực chóp bu trở nên hết sức căng thẳng, quyết liệt và đầy dẫy bất ngờ. 
Như thông lệ, kịch bản của đại hội đảng các cấp cũng như trung ương là: các đại biểu nghe báo cáo chính trị về tổng kết, đánh giá nhiệm kỳ trước, đề xuất phương hướng cho nhiệm kỳ tiếp theo hoặc lâu dài hơn, đại biểu phát biểu dưới dạng tham luận, biểu quyết nghị quyết đề ra, cuối cùng là bầu ban chấp hành khóa mới và bầu đại biểu đi dự hội nghị cấp cao hơn (nếu là đại hội cấp địa phương). Nhưng báo cáo chính trị, phương hướng, nghị quyết, tham luận vốn là món "rượu cũ" đã "hết men" từ hàng chục năm nay. Dù có được "hâm nóng" lại cũng chẳng còn hấp dẫn được ai. Thành thử, mối quan tâm nhất của các đại biểu trong đại hội là phần bầu bán vì nó cho biết cá nhân, phe cánh nào còn "ghế", còn "phần" trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Đại hội 12 thực chất là cuộc tranh giành quyền lực. Cuộc tranh giành dễ làm người ta liên tưởng tới trích đoạn "mẹ Đốp" của vở chèo cổ "Quan âm Thị Kính", tả cảnh các chức sắc tranh ăn giữa đình, trong một làng phong kiến thuở xưa. 
1/2016 


ÂU DƯƠNG THỆ * ĐẠI HỘI 12

Đại hội 12 đi về đâu? - Nguyễn Phú Trọng quyết dùng cả giải pháp bạo lực để thanh toán đối thủ trong đảng

Âu Dương Thệ (Danlambao) - Tại sao chỉ ít ngày trước ĐH 12 Nguyễn Phú Trọng phải chứng tỏ cho dư luận trong đảng và ngoài xã hội là, ta đang nắm được cả quân đội lẫn công an? Vì sao Nguyễn Tấn Dũng không chỉ đạo ngành Công an như thường lệ? Tuy đang thắng thế, nhưng tại sao phe Nguyễn Phú Trọng vẫn phải lên tiếng đe dọa phe Nguyễn Tấn Dũng và sau hai HNTU liên tiếp chức TBT về tay ai cũng chưa rõ? Tất cả những sự kiện chính trị, quân sự và an ninh dồn dập sau HNTU 13 nêu trên đây nói lên điều gì? Tín hiệu gì?...

*
- HNTU 13 vẫn bế tắc tại các ghế “Tứ trụ”.

- Giành nhau các ghế cao trong HNTU không xong, lôi nhau ra bên ngoài đánh tiếp.

- Kế hoạch bao vây và phá hoại dài hạn đối thủ của Nguyễn Phú Trọng.

- HNTU 14 và ĐH 12 đi về đâu?
Ngày 21-12-15 Hội nghị trung ương (HNTU) 13 bế mạc, nhưng vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất "tứ trụ", đặc biệt là ghế Tổng bí thư (TBT), vẫn hoàn toàn bế tắc và lại phải khất tới HNTU 14, mặc dù Đại hội (ĐH) 12 đã được quyết định khai mạc vào ngày 20-1-16. Ngay ngày hôm sau, 22-12-15 trên Tạp chí CS, cơ quan lý luận của Trung ương đảng, Phó Tổng biên tập TS Nhị Lê đã viết bài Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay. Sau khi lập lại nội dung nhận định của Nguyễn Phú Trọng khi gặp cử tri Hà Nội đầu tháng 12.15 nguy cơ đối với cách mạng, trước nhất từ trong nội bộ Đảng, Nhị Lê đã kết luận “tình trạng bất bình thường đòi hỏi phải được giải quyết một cách bất bình thường và chữa trị cho bằng được! Và “chọn đúng khâu đột phá và giải quyết trên tầm tổng thể”. Bài này sau đó cũng phổ biến trên tờ CA điện tử.[1]
Ngay hai ngày đầu năm 1 và 2-1-16 người cầm đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã thân hành thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội và Bộ tư lệnh lực lượng cảnh sát cơ động. Tại Bộ Tư lênh Thủ đô đứng cạnh Nguyễn Phú Trọng là hai đại tướng Phùng Quang Thanh đương kim Bộ trưởng Quốc phòng và Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và được coi là người kế nhiệm ông Thanh. Tại Bộ tư lệnh lực lượng cảnh sát cơ động Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đã trải thảm đỏ để ông Trọng duyệt binh. [2]
Ngày 29.12.15 tại Hội nghị Công an toàn quốc tổng kết công tác năm 2015 và bàn công tác năm 2016 do Trần Đại Quang chủ trì, nhưng người chỉ đạo hội nghị lần này lại là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang [3], mặc dầu từ trước tới nay ngành Công an thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đầu năm 2015 ông Dũng còn gởi “Thông điệp năm mới” hứa hẹn dân chủ cuội, nhưng đầu năm nay hoàn toàn vắng bóng. Thay vào đó nhiều báo lề đảng phổ biến bài phỏng vấn ông Sang.[4]
Trước, trong và sau HNTU 13 các phe đang tung ra hàng loạt tin tố cáo, kết tội và mạt sát nhau, trong đó trích cả những tài liệu thuộc loại “tuyệt mật”, khiến ngay cả Bộ trưởng Công an cũng phải nhìn nhận là “rất nghiêm trọng”.[5]
Tại sao chỉ ít ngày trước ĐH 12 Nguyễn Phú Trọng phải chứng tỏ cho dư luận trong đảng và ngoài xã hội là, ta đang nắm được cả quân đội lẫn công an? Vì sao Nguyễn Tấn Dũng không chỉ đạo ngành Công an như thường lệ? Tuy đang thắng thế, nhưng tại sao phe Nguyễn Phú Trọng vẫn phải lên tiếng đe dọa phe Nguyễn Tấn Dũng và sau hai HNTU liên tiếp chức TBT về tay ai cũng chưa rõ? Tất cả những sự kiện chính trị, quân sự và an ninh dồn dập sau HNTU 13 nêu trên đây nói lên điều gì? Tín hiệu gì? 
Trong bài này người viết không làm công việc dự đoán hay phỏng đoán ai đi ai ở lại, hay ai thắng ai thua. Vì ngay cả những nhân vật chính trong cuộc vào giờ phút này chính họ cũng chưa biết số phận chính trị của họ sẽ ra sao. Mục đích chính của bài là căn cứ trên những dữ kiện chính trị, phân tích cách sử dụng quyền lực của họ trong các mưu đồ và thủ đoạn giành giựt các ghế cao, quyền lớn, tiền nhiều của một số người chính. Bài này đặt trọng tâm phân tích các tính toán và sách lược của TBT Nguyễn Phú Trọng chống các đối thủ trong đảng. (Các bài phân tích của cùng tác giả về các mưu đồ và thủ đoạn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể xem trên Web DCvaPT). Họ đã và đang toan tính giở những đòn ma giáo quỉ quyệt và tàn bạo như thế nào nhằm thanh toán giữa các “đồng chí” với nhau? Nhân dân ta, đi đầu là trí thức, thanh niên, kể cả những đảng viên phản tỉnh có thể tin vào “đạo đức”, “nhân cách” và lòng liêm sỉ của họ nữa không? Hay vẫn hy vọng là đồ tể sẽ thành bồ tát, an tâm gửi trứng cho ác? 
Hội nghị Trung ương 13 vẫn bế tắc tại các ghế “Tứ trụ”
Theo thông báo đầu tiên, HNTU 13 kéo dài từ 14 tới 22-12-15 để bàn về “tiếp thu ý kiến đóng góp” của các đảng bộ, Mặt trận tổ quốc, đảng viên và nhân dân về hai văn kiện Dự thảo Báo cáo chính trị và Kinh tế-xã hội; “tổng kết thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa 11 về xây dựng đảng”; nhân sự Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị (BCT), Ban bí thư (BBT) và Ủy ban kiểm tra trung ương (UBKTTƯ) khóa 12; “Qui chế bầu cử tại ĐH 12”. Trong đó then chốt nhất là nhân sự BCT và “Tứ trụ”.[6]
Chủ đề nhân sự đã được HNTƯ 13 bàn chính thức từ ngày Thứ 6, 18-12 tới sáng 21-12. Vì chiều 21-12 HNTƯ 13 đã chấm dứt đột ngột, sớm hơn một ngày theo chương trình ban đầu.
Về nhân sự ở cấp cao, trong diễn văn khai mạc ông Trọng đã cho biết, HNTƯ 13 sẽ thảo luận và quyết định 4 vấn đề [7]:
1. Bỏ phiếu biểu quyết danh sách các Ủy viên trung ương (UVTU) khóa 11 “trong độ tuổi” được tái nhiệm vào Khóa 12. Đây chính là cách tự bầu!
2. Bỏ phiểu biểu quyết các UVTU khóa 11 thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử vào khóa 12.Tức những người đã quá tuổi qui định nhưng đòi vẫn muốn ở lại để tiếp tục nắm các chức vụ cao.
3. Bỏ phiếu biểu quyết đề cử các đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII và UBKTTU (trong số các UVTU khóa 11 được tái cử và các UVTU mới vừa được bầu vào).
4. Các UVTU khóa 11 (chính thức & dự khuyết) “viết phiếu giới thiệu các ủy viên BCT và BBT khóa 11 - “đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi” - ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt. Đây là cách giành ghế cho phe mình!
Trong Thông báo kết thúc của HNTU 13 ngày 21. 12 cho biết, về chủ đề nhân sự đã đi tới các quyết định. [8]:
1. “Thông qua danh sách các đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII“. Tức là Ban chấp hành trung ương Khóa 11 chọn trước các Ủy viên chính thức và dự khuyết Ban chấp hành trung ương Khóa 12. Tại HNTU 12 (10.15) „Trung ương [mới chỉ] bỏ phiếu biểu quyết danh sách nhân sự lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XII (cả chính thức và dự khuyết)” [9]
2. “Thông qua danh sách các đồng chí đủ điều kiện, trong độ tuổi được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.Tức là Ban chấp hành trung ương 11 chọn sẵn các người làm ứng cử vào BCT, BBT và UBKTTU cho Khóa 12 để ĐH thông qua.”

3. “Giao Bộ Chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình Hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định.”
Về Điểm ba này trong diễn văn bế mạc, Nguyễn Phú Trọng nói hơi khác: “Các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI (cả chính thức và dự khuyết) cũng đã viết phiếu giới thiệu các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.” [10] Nếu hiểu cách này thì cả Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và một số ủy viên BCT khóa 11 đã quá tuổi qui định theo Điều lệ đảng đều không được xét. Nhưng Thông cáo chung lại nói rõ, tiếp tục xét các “trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “quá tuổi, tái cử” để nắm các ghế “tứ trụ”. Nếu trường hợp này đúng thì cả Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và một số ủy viên BCT vẫn ngấp nghé tiếp ghế TBT và 3 ghế cao khác!
Kết quả HNTU 13 dẫn tới một số kết luận: 
1. Các phe nhóm có quyền lực nhưng đối nghịch nhau trong Trung ương đảng như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, vì lợi ích riêng của mỗi phe, đã thỏa thuận ngầm với nhau cướp quyền của ĐH, từ một cơ quan có quyền lực cao nhất theo Điều lệ đảng, ĐH 12 sắp tới trở thành một cuộc họp chỉ để thông qua các quyết định của các phe trước đó tại các HNTƯ. Việc này đã diễn ra từ HNTƯ 9 (5.14) với Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng do Nguyễn Phú Trọng ký [11]. Nghĩa là, vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm, họ chỉ lợi dụng đảng như một bình phong để tranh quyền, giữ ghế và chia tiền.
2. Như vậy là xuyên qua cả hai HNTƯ 12 và 13 nhưng các phe phái, các nhóm trong Trung ương đảng vẫn bất đồng sâu sắc với nhau về những ai sẽ làm TBT, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội trong ĐH 12 sẽ diễn ra vào 20-1-16. Điều này tự chứng tỏ uy tín rất yếu của những người thuộc các “trường hợp đặc biệt” hiện còn đang ngồi ghế “tứ trụ” và BCT đã quá tuổi qui định, nhưng vẫn đòi chia phần tiếp, không ai nổi trội để được đa số HNTƯ tán thành, mặc dù họ đã ngấm ngầm và công khai vận động trong các năm qua. 
3. Họ vỗ ngực tự nhận là đảng cầm quyền, phục vụ quyền lợi nhân dân và thề thốt là để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Nhưng trong việc chọn lựa nhân sự ở cấp cao nhất có liên quan trực tiếp tới sinh mạng và đời sống của nhân dân cũng như tương lai của đất nước, họ đã cố tình khóa cửa lại, không cho nhân dân được biết và đóng góp ý kiến. Các cuộc họp của HNTU 12, 13 với chủ đề nhân sự cấp cao nhất cho Đảng và Nhà nước đã được cố tình tổ chức tù mù, che đậy, lấp liếm với các thông cáo họp hằng ngày chỉ vài dòng, không cho biết nội dung và kết quả. Vì các phe đánh phá nhau bằng nhiều thủ đoạn: “Họ đối xử với nhau 'lạnh tanh máu cá'” [12]. Câu này của Nhị Lê kết án lòng dạ của phe Nguyễn Tấn Dũng, nhưng thực tế cũng là tâm địa của phe Nguyễn Phú Trọng. 
Giành nhau các ghế cao trong HNTU không xong, lôi nhau ra bên ngoài đánh tiếp
Như phần đầu đã nói, sau 8 ngày họp HNTU 13 nhưng thắng bại giữa hai phe vẫn chưa ngã ngũ, nên chỉ một ngày sau trên Tạp chí CS đã phổ biến bài “Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay” của Phó Tổng biên tập TS Nhị Lê đã tấn công trực diện vào phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng, tuy trong cả bài không nêu danh ông trực tiếp. Tạp chí CS vẫn được coi là cái miệng của TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhị Lê đã tỏ ý cho biết là, từ sau HNTU 4 (12.11) mở màn cuộc thanh trừng chống “một bộ phận không nhỏ” trong đảng thất bại, nên nó đang mạnh lên và trở thành nguy cơ tồn vong cho chế độ:
“Qua bốn năm, từ việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, phát hiện những hiện trạng nóng bỏng, với những “tầng chìm thực thể”, như C. Mác nói, tinh vi, giảo quyệt hơn, đặt ra những thách thức ngày càng cấp bách, thật sự là nguy cơ.”
Nhị Lê liệt kê một loạt những âm mưu phá hoại của họ đang dẫn tới các nguy cơ cho chế độ:

- “Nguy cơ chệch hướng trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối chính trị”;

- “Nguy cơ buông lỏng, làm trái những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng”;

- “Nguy cơ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó đáng lo ngại là người đứng đầu suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, sa sút về phẩm hạnh và lối sống”;

- “Nguy cơ xa rời cơ sở xã hội - chính trị của Đảng”;

- “Nguy cơ vừa cát cứ, cục bộ, vừa phân ly, phá vỡ thống nhất, mà một số người đứng đầu là sự “kết tụ” dưới đủ hình thức và cấp độ, có thể làm xuất hiện “lợi ích nhóm” và những “nhóm lợi ích” làm phân rã Đảng”.
Các "nguy cơ" nêu trên của Phó Tổng biên tập Tạp chí CS, phản ảnh những nguồn dư luận cả trong đảng và ngoài xã hội là, Nguyễn Tấn Dũng đang có âm mưu nắm cả ghế TBT lẫn Chủ tịch nước để trở thành Tổng thống! Phó Tổng biên tập Tạp chí CS còn kết án gay gắt những người này là:
“Họ đối xử với nhau “lạnh tanh máu cá”, thậm chí chà xéo cả lên tình người, tình đồng chí để giành đoạt cho mình quyền lực, lợi lộc cá nhân và cho phường hội. Một số người không còn cả liêm sỉ, mà nói như người xưa: Không có liêm sỉ thì không thành người được nữa!”
Từ đó Nhị Lê đòi hỏi phải ra tay trừng trị sớm:
“Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng liên quan tới sinh mệnh, sự tồn vong của Đảng, sự mất còn của chế độ, sự thăng trầm của đất nước, sự an nguy của dân tộc, nên không thể trì hoãn giải quyết.”
Nhị Lê còn ví von ám chỉ âm mưu và tham vọng của Nguyễn Tấn Dũng như cục máu đông có thể làm con người chết bất tử; vì thế, theo ông phải có biện pháp làm “tan những cục nghẽn mạch đau đớn ấy” bằng cách “chọn đúng khâu đột phá và giải quyết trên tầm tổng thể”. Và “vì, tình trạng bất bình thường đòi hỏi phải được giải quyết một cách bất bình thường và chữa trị cho bằng được”.
Để thực hiện mục tiêu này, Nhị Lê đã hùng hổ bảo vệ cho giải pháp “tài không nệ tuổi”, dỡ bỏ mọi khuôn sáo cơ học cứng nhắc về vấn đề này. [13] Qua đó Phó Tổng biên tập Tạp chí CS đã ủng hộ và bênh vực tham vọng của Nguyễn Phú Trọng vẫn nằng nặc đòi giữ ghế TBT tiếp, mặc dù đã 71 tuổi và là người cao tuổi nhất trong BCT hiện nay. Để thực hiện tham vọng này phe Nguyễn Phú Trọng sẵn sàng đạp lên Điều lệ đảng, mặc dầu chính họ đã dựng lên! 
Việc HNTƯ 13 chấm dứt đột ngột một ngày theo chương trình dự tính, thay vì ngày 22.12 nhưng chiều 21.12 đã kết thúc, vẫn còn là một câu hỏi cho các quan sát viên theo dõi chính trị VN. Người ta ghi nhận một số sự kiện có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp tới việc này. Theo “Thông cáo báo chí” của Hội nghị thì sáng 21.12 HNTU 13 còn bàn tiếp “công tác nhân sự”. Buổi chiều “họp phiên bế mạc”. Vẫn theo Thông cáo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì và điều hành phiên họp. Những nhân vật đóng vai chính và các vấn đề giải trình tại phiên họp bế mạc là: 1. UV BCT, Thường trực BBT Lê Hồng Anh giải trình: a) “đọc Báo cáo trả lời chất vấn của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 13 khoá XI.” b) “đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương”, thảo luận về”: kiểm điểm sự lãnh đạo của BCHTƯ Khóa 11; “thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI”; “tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng.” c) đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về thời gian, nội dung và chương trình Đại hội XII. Ủy viên BCT kiêm Trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa “đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về Dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội XII; Dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội XII của Đảng.“ Đặc biệt là ủy viên BCT kiêm Trưởng ban tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh không chỉ đọc báo cáo của BCT tiếp thu và giải trình ý kiến của Trung ương đảng về Dự thảo Báo cáo chính trị, mà còn đọc cả “Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI trình Đại hội XII của Đảng.” Đúng ra phần này thuộc thẩm quyền và lãnh vực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó Ban chấp hành trung ương “đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13”.[14]
Cuối cùng TBT Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc. Đáng chú ý là trong Điểm 2 của diễn văn khi nói tới những thành quả trong kinh tế-xã hội, ngoại giao, an ninh... 5 năm qua trong nhiệm kỳ Khóa 11, Nguyễn Phú Trọng đã coi đó là công lao “Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư” [15]. Cụm từ này được Nguyễn Phú Trọng lập đi lập lại tới ít nhất 4 lần. Trong khi đó không một lần nào nhắc tới Chính phủ. Nhưng ông Trọng đã chỉ trích mạnh những khó khăn và thất bại trong kinh tế-xã hội: 
“Kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc; tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết vẫn là khâu yếu. Việc triển khai thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, chưa có những chuyển biến cơ bản. Lãnh đạo, chỉ đạo một số lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội còn hạn chế.”[16]
Tuy không một lần nào nhắc tới Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ai cũng biết, những việc nêu trên Nguyễn Phú Trọng đã chĩa mũi dùi chỉ trích thẳng vào ông Dũng, vì đây là lãnh vực thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Thủ tướng. Cả trên truyền hình tường thuật lễ bế mạc HNTU 13 cũng cho thấy giọng nói và dáng điệu tỏ ra tự tin, phấn khởi của Nguyễn Phú Trọng, trái với cách nói buồn tẻ của ông trong buổi bế mạc HNTU 12 hai tháng trước. Trong khi đó ngồi ở hàng ghế đầu lần này Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra ưu tư, lo lắng khác hẳn với cử chỉ cười ruồi bữu môi nửa miệng của ông tại buổi bế mạc HNTU 12. [17]
Ngoài ra, đúng vào ngày HNTU 13 bắt đầu thảo luận về nhân sự cấp cao (18.12) thì một thư dược gọi là “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị” đề ngày 10.12.15 được phổ biến rộng rãi trên nhiều báo điện từ lề dân [18]. Trong Thư 9 trang nêu ra 12 vấn đề liên quan tới trách nhiệm trực tiếp của Thủ tướng, lý lịch gia đình của Nguyễn Tấn Dũng; song song có trích dẫn các phần giải trình thanh minh và biện hộ cho Nguyễn Tấn Dũng của UBKTTƯ và nhiều cơ quan trong đảng và chính phủ. Đáng chú ý nữa là, trong Thư này đánh lớn mấy chữ “TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ” ( điểm 8, tr.8). 
Thực giả của Thư này vẫn còn là vấn đề tranh luận. 12 điều nêu ra trong Thư không có gì mới, đều đã được đồn đãi trong dư luận từ nhiều năm. Đáng nói ở đây là các phần trích các văn kiện của các cơ quan cao của đảng được coi là tối mật thực hay giả? Đặc biệt quan trọng nữa, có phải chính ông Dũng đã viết và phổ biến Thư này, hay phe đối thủ chính trị của ông đã viết và tung ra vào đúng dịp bàn về nhân sự cấp cao nhất của ĐH 12, với dụng ý làm hoang mang và làm tê liệt phe Nguyễn Tấn Dũng? Vì nếu ông Dũng rút ra khỏi cuộc tranh đua ghế TBT thì sẽ làm đổi hướng theo dõi của dư luận và thay đổi chương trình làm việc của HNTU 13, vì thế Hội nghị này đã nghỉ sớm một ngày? Các tài liệu “tối mật” của các cơ quan cao nhất của đảng bị tung ra bên ngoài làm cho ủy viên BCT, Bộ trưởng công an tướng Trần Đại Quang đã phải lên tiếng báo động tại “Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh thành” ngày 28.12 là “tình hình lộ lọt bí mật nhà nước xảy ra rất nghiêm trọng.” [19]
Sau khi lá Thư gởi TBT và BCT được coi là của ông Dũng thì có nhiều “kiến nghị” và thư tố cáo khác gởi cho BCT và Trung ương đảng liên quan tới việc tuyển chọn “Tứ trụ” từ bênh vực cho tới chống đối Nguyễn Tấn Dũng hoặc Nguyễn Phú Trọng. 
Dường như những thắng lợi ban đầu trong HNTU 13 phe ông Trọng đang giở các đòn chiến tranh tâm lý để biểu giương lực lượng. Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện liên tiếp trong nhiều dịp. Đáng kể như ông đã chọn thăm Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội và Bộ tư lệnh Lực lượng cảnh sát cơ động ngay trong hai ngày đầu năm. Đứng cạnh ông trong hai dịp này là các Ủy viên BCT, Bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Phùng Quang Thanh, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và được coi là người kế nhiệm ông Thanh và Bộ trưởng Trần Đại Quang, như nói ở phần đầu [20]. Nguyễn Phú Trọng muốn để cho các đối thủ và dư luận biết là, cả quân đội lẫn công an đang đứng đằng sau ông. Trong dịp kỷ niệm 70 năm bầu cử Quốc hội đầu tiên (6.1.1946- 6.1.2016) trước sự hiện diện đông đủ của các ủy viên BCT và cả hai cựu TBT, cựu Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội…người đọc diễn văn chính là Nguyễn Phú Trọng chứ không phải Nguyễn Sinh Hùng.[21]
Tại Hội nghị Công an toàn quốc ngày 29.12.15 Nguyễn Tấn Dũng đã vắng mặt, tuy rằng lãnh vực này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Người đọc diễn văn chỉ đạo lại là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đã trải thảm đỏ cùng duyệt binh với ông Sang và đã giành những lời trang trọng cám ơn sự có mặt và chỉ đạo của Trương Tấn Sang:
“Lực lượng CAND rất vinh dự, tự hào được đồng chí Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những chiến công, thành tích xuất sắc đạt được trong năm qua. Những ý kiến chỉ đạo của đồng chí là những định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thời kỳ hội nhập sâu rộng, phát triển mới của đất nước.” [22]
Kế hoạch bao vây và phá hoại dài hạn đối thủ của Nguyễn Phú Trọng
Ai theo dõi sát tình hình nội bộ ĐCSVN dưới thời Nguyễn Phú Trọng làm TBT đều thấy một số điểm chính sau: 1. Để Nguyễn Phú Trọng nắm ghế TBT Khóa 12 (1.2011) cánh ông Trọng đã phải thỏa thuận ngầm với cánh ông Dũng bằng cách bỏ qua vụ Vinashin vào 2010, không kết án ông Dũng mà còn để cho làm Thủ tướng tiếp. 2. Nhưng sau khi nắm chắc ghế TBT, Nguyễn Phú Trọng bắt tay thanh toán Nguyễn Tấn Dũng, mở đầu với phong trào chỉnh đảng từ HNTƯ 4 (12.2011) với khẩu hiệu “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”, với điểm cao là “Hội nghị Cán bộ toàn quốc” cuối tháng 2.12 phát động phong trào Tự phê bình và Phê bình rộng lớn chưa từng có. HNTU 5 (5.12) ông Trọng giành chức Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng. HNTU 6 (10.12) tính dùng Ban chấp hành trung ương ép Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức Thủ tướng, nhưng đã thất bại. Ông Trọng buồn bực phát khóc. 3. Sau đó cánh “Đồng chí X” còn quật lại bẻ gãy danh sách các ứng cử viên vào BCT của phe Nguyễn Phú Trọng và đưa Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân vào BCT tại HNTƯ 7 (5.13) .4. Tại HNTƯ 10 (1.15), trong cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” các ủy viên BCT, Nguyễn Phú Trọng lại tụt lại đằng sau, trong khi ấy Nguyễn Tấn Dũng lại được đa số lớn Trung ương đảng tín nhiệm.[23]
Từ những thất bại đau đớn này phe Nguyễn Phú Trọng đã thay đổi chiến lược từ trong nội bộ đảng tới ngoại giao với những trọng tâm chính: 1. Tái lập các Ban kinh tế và Nội chính trung ương để nắm lại túi tiền và điều động nhân sự. 2. Sử dụng phương thức “tập trung dân chủ” để sửa đổi Điều lệ bầu cử trong Trung ương đảng, BCT và ĐH đảng để vô hiệu hóa phe Nguyễn Tấn Dũng. 3. Chuẩn bị nhân sự ở “cấp chiến lược” để đưa vây cánh vào Trung ương đảng nhằm nắm lại đa số trong các HNTU.[24] 4. Cải thiện bộ mặt ngoại giao, đặc biệt với Hoa Kỳ, để gây uy tín lại trong đảng và xã hội. 
Trong hoạt động ngoại giao, chuyến thăm Mỹ tháng (6-10.7.15) là một “động tác giả chuyển trục” của Nguyễn Phú Trọng [25]. Chiêu thuật ngoại giao “đồng sàng dị mộng” giúp phe ông Trọng cải thiện bộ mặt bị kết án là “bảo thủ và cúi đầu trước Bắc kinh” trong đảng và ngoài xã hội nhằm tạo lại thanh thế đang bị phe Nguyễn Tấn Dũng đe dọa. Việc chấp nhận một số điều kiện để VN trở thành thành viên tương lai của TPP (Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương) vào đúng dịp HNTU 12 cũng là chiến thuật nhằm phá vỡ sự công kích của phe Nguyễn Tấn Dũng và qua đó mở rộng vây cánh. [26]
Cùng với các thủ pháp ngoại giao, phe Nguyễn Phú Trọng còn thực hiện một loạt các biện pháp gài thân tín vào Trung ương đảng khóa 12. GS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng lý luận trung ương, liền sau HNTƯ 13 đã cho biết, trong thời gian qua Ban tổ chức trung ương và Ban tuyên giáo trung ương - hai cánh tay mặt của phe Nguyễn Phú Trọng - “mở tới 6 lớp đào tạo lý luận đặc biệt. Tất cả ứng viên vào TW khóa XII bắt buộc phải qua những lớp đó.” [27] Nhiều “cán bộ cấp chiến lược” này hiện nay đã trở thành ủy viên Trung ương khóa 12, hoặc là cán bộ chủ chốt ở trung ương và nhiều địa phương. Quan trọng nhất và cũng là độc tài gian hiểm nhất là “Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng” do Nguyễn Phú Trọng ký sau HNTU 9 (5.14). 
Khoản 3 trong Điều 13 của Quyết định này ghi rõ: Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.” [28]
Nghĩa là dưới danh nghĩa “tập trung dân chủ”, nắm đa số trong BCT nên phe Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng BCT làm cơ quan độc quyền thao túng ĐH 12 trong việc cử và bầu các người vào các ghế “tứ trụ”. Sự độc tài, lộng quyền thao túng của phe Nguyễn Phú Trọng đã đến mức không thể tưởng tượng được, vì tại HNTU 13 Nguyễn Phú Trọng đòi bắt trên 1500 đại biểu dự ĐH 12 phải viết bằng tay đề cử những người vào BCH Trung ương hoặc vào 4 chức vụ cao nhất, chủ chốt trong Đảng”.[29]
Khi mỗi đại biểu phải viết bằng tay những người mình muốn đề cử thì đã để lộ rõ, liền sau đó có thể diễn ra những cuộc tiếp xúc trực tiếp với những đại biểu muốn bầu người không thuộc cánh của Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu này sẽ phải chịu nhiều áp lực từ mua chuộc tới đe dọa để thay đổi quyết định. Nghĩa là nguyên tắc dân chủ bầu cử kín đã hoàn toàn bị thủ tiêu tại ĐH 12
Như vậy là rút kinh nghiệm từ những thất bại đau đớn từ HNTU 6 tới HNTU 10, nên phe Nguyễn Phú Trọng lập kế hoạch phản công và lần này đi tới quyết định, sẵn sàng ra tay dùng cả các biện pháp đe dọa đến bạo lực đối phó với các “đồng chí” chống lại.
Hội nghị trung ương 14 và Đại hội 12 đi về đâu?
HNTU 14 (11-13.1.16) sẽ được coi là trận đánh quyết định cho phe Nguyễn Phú Trọng trong việc giành ghế trong Tứ trụ, nhất là chức TBT. Nhưng chưa có nghĩa là đạt tới chiến thắng dứt khoát. Các phe - tuy miệng vẫn gọi nhau là đồng chí - tiếp tục dùng mọi thủ đoạn từ hạ cấp tới nham hiểm từ công khai tới ngấm ngầm, trong đó dùng cả tiền bạc và quyền lực làm vật trao đổi, thậm chí cả đe dọa và bạo lực để tranh thủ trên 1500 đại biểu tại ĐH 12 từ 20-28.1.15 . 
Trong suốt nhiệm kỳ 5 năm (1. 2011-1.2016) thay vì BCT và Ban chấp hành trung ương đoàn kết để tập trung tâm trí, sức lực và tiền của xây dựng đất nước theo tiêu chí chính họ hứa là, “làm cho dân giầu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Nhưng thay vì thế, suốt 5 năm qua hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ lợi dụng danh nghĩa đảng và nhà nước dùng quyền lực, phương tiện và tiền bạc của nhân dân để thanh toán và phá hoại lẫn nhau, giành giựt ghế cao và tự do tham nhũng, lập phe nhóm lợi ích và gia đình trị! Chính vì thế VN đang thua cả Cambodia và Lào! Nhiều chuyên viên VN và quốc tế, nêu câu hỏi, tại sao VN không muốn tiến lên!
Quyền và tiền đã làm các đồng chí hại nhau, giết nhau; cho nên nhân dân, đi đầu là trí thức và thanh niên, và cả đảng viên phản tỉnh đều bị cả hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng càng khinh thường và thẳng tay đàn áp. Những tiếng nói chân thành, các thư thúc giục dân chủ và canh tân của trí thức, chuyên viên và thanh niên đều bị nhóm cầm đầu toàn trị bỏ ngoài tai hay vứt vào sọt rác. Tờ Công an nhân dân ngày 21.12 kết án gay gắt “Thư ngỏ” của 127 người gồm nhiều đảng viên cộng sản tên tuổi kêu gọi phải dân chủ hóa đảng. Lợi dụng Mỹ và Liên minh Âu châu phải tập trung giải quyết chiến tranh ở Syrien, Irak và làn sóng tị nạn, chế độ toàn trị ở VN đang mở các cuộc khủng bố các luật sư, trí thức và thanh niên; nuốt chửng những lời cam kết quốc tế, cụ thể như các tiêu chuẩn về tôn trọng các tổ chức dân sự, các nghiệp đoàn công nhân và nhân quyền... Họ cũng đang chụp mũ và đe dọa các đảng viên phản tỉnh là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Trong khi đó cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trước sau như một vẫn quị lụy, cúi đầu trước Tập Cận Bình. Họ không hổ thẹn hay ngượng ngùng long trọng tiếp đón, vồ vập họ Tập như trong dịp ông ta sang Hà Nội vào đầu tháng 11.15 để vảnh tai nghe những lời ca “16 chữ vàng và 4 tốt” [30]; hay chuyến đi của Nguyễn Sinh Hùng tới Bắc kinh và thăm lăng Mao - một bạo chúa từng giết hàng chục triệu người Trung quốc, kể cả các đồng chí thân cận nhất - vào cuối tháng 12 vừa qua [31]. Giữa khi ấy Tập Cận Bình tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông, biến cải các đảo chiếm được của VN thành các căn cứ quân sự, mở thao diễn quân sự lớn ngay trên biển Đông. Trong khi đó, nhiều tàu đánh cá của ngư dân VN tiếp tục bị săn đuổi, giết hại và gây thương tích. Họ tôn thờ một chế độ toàn trị Bắc kinh, mù quáng đến nỗi không nhận ra là chế độ này đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả trong chính trị lẫn kinh tế. Cụ thể như cuộc khủng hoảng tài chính chứng khoán lại đang tái bùng nổ trong những ngày vừa qua!
Họ đang trát bùn lên mặt nhau, tự đánh mất tư cách lãnh đạo. Cho nên dù ông Trọng hay ông Dũng ở hay đi cũng không thay đổi được tình thế. Một người thì tham quyền, cực kỳ bảo thủ, giáo điều, muốn kéo đất nước trở lại thời kỳ đầu của Thế kỉ 20. Người kia thì ham quyền, hám danh, gia đình trị. Cả BCT hiện nay cũng thế, đều xôi thịt, cá mè một lứa, đồng lõa. Họ đã đánh mất tư cách. Thực tế thì ĐCS không còn nữa, chỉ còn một vài cá nhân và nhóm lợi ích núp bóng đảng để giữ quyền, tham nhũng và đàn áp nhân dân. Vì thế chế độ này không thể tồn tại được!
Ngay cả cựu đại sứ và đảng viên Nguyễn Trung đã đưa ra kết luận về “tình đồng chí” ở đỉnh cao trước ĐH 12 giữa những người có quyền lực cao nhất: “Đất nước chỉ còn lại là miếng mồi ngon cho lợi và quyền để giằng xé nhau giữa cá nhân này và cá nhân kia, giữa nhóm lợi ích này và nhóm lợi ích kia.”
“Đại hội XII có thể sẽ đi vào lịch sử là Đại hội tồi tệ nhất kể từ sau 30-04-1975 cho đến nay!” [32]
9.1.2016
______________________________________
Ghi chú
[1] Tạp chí CS
[2] Quân đội nhân dân (QĐND) và Công an nhân dân (CAND) 1-2.1.16 
[3] CAND 29.12 
[4] Phỏng vấn đầu năm, Vietnamnet (VNN) 30.12 
[5] VNN 28.12 
[6] Nguyễn Phú Trọng diễn văn khai mạc, Cộng sản (CS) 14.12 
[7] Như trên 
[8] CS 21.12 
[9] Cùng tác giả, Cuộc biến thể thoái hóa của ĐCS: Từ đảng trị sang nhóm trị và nay đang trở thành gia đình trị 
[10] Nguyễn Phú Trọng, diễn văn bế mạc, CS 21.12 
[11] Toàn văn Quyết định này xem Infonet 22.12.15 
[12] Như 1 
[13] Như 1 
[14] CS 21.12 
[15] Như trên 
[16] Như trên 
[17] Như 9, Video diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng HNTU 12: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Media/Media.aspx?cm_id=6153&type=1&co_id=0 
[18] Blog Basam 18.12 
[19] VNN 28.12 
[20] Như 2 
[21] CS 6.1.16 
[22] CAND 29.12.15 
[23] Cùng tác giả, 2 năm làm TBT của Nguyễn Phú Trọng phần 2 và 3: http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2013/adt2.htm 
[24] VOV 3.1.16 
[25] Cùng tác giả, Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ: Đồng sàng dị mộng, mượn gió bẻ măng 
Con đường của chúng ta, những người dân chủ vững bước tiến lên http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2015/adt317.htm
[26] Như 9 
[27] VOV 3.1.16 
[28] Infonet 22.12.15 
[29] PGS, TS Phạm Xanh, Khoa Lịch sử, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội. -nói cùng với Hoàng Chí Bảo trong cuộc phỏng vấn của VOV 3.1 
[30] Họ Tập xỏ mũi Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, nhưng không đánh lừa được nhân dân VN! 
[31] Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung quốc, Đài Bắc kinh 24.12 và VNN 26.12 
[32] Nguyễn Trung, Ngày đầu năm 2016, ước mong gì cho tổ quốc? Viet-Studies 2.1. 
Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử: 
Email: dcvapt@gmail.com


KINH DOANH NỘI TẠNG TẠI TRUNG QUỐC




 Chợ đen nội tạng ở Trung Quốc

  • 12 tháng 8 2015

You need to install Flash Player to play this content.

Một người mẹ đáng ra không bao giờ phải thực hiện quyết định này: lựa chọn xem trong hai đứa con của mình, ai là người được sống.
Đây là quyết định mà bà Liên Vinh Hoa, 51 tuổi, phải trải qua.
Cả hai con trai của bà bị bệnh tăng u rê huyết – chứng bệnh dẫn tới suy thận.
Nhưng chỉ có một trong hai người được nhận thận từ người mẹ. Cha họ bị huyết áp cao và không thể hiến nội tạng.
Trong căn hộ nhỏ đi thuê, bà Liên vẫn đau đớn khi nhắc lại thời gian đó.
“Tôi không biết vì sao cả hai con trai tôi cùng bệnh,” bà nói với tôi, nước mắt ròng ròng.
Cuối cùng, có người quyết định giùm bà. Người con trai cả, Lý Hải Thanh, 26 tuổi, quyết định nhường cho em mình, Hải Tùng, 24 tuổi.
“Tôi muốn nhường thận cho em vì em trẻ hơn và có cơ hội hồi phục tốt hơn,” Hải Thanh nói. Cậu buộc phải bỏ dở trường y do bệnh nặng.
“Tất nhiên tôi vẫn hy vọng được thay thận trước khi quá muộn. Nhưng nếu không được, tôi phải tiếp tục đi lọc máu.”

Image caption Lý Hải Thanh quyết định nhường thận cho em trai
Nhưng cơ hội thay thận rất ít – Trung Quốc thiếu trầm trọng các cơ quan nội tạng.
Suốt nhiều năm, Trung Quốc vẫn lấy nội tạng của các tử tù để đáp ứng nhu cầu.
Sau khi bị quốc tế lên án, Bắc Kinh nói từ đầu năm 2015 đã ngừng cách làm này – tuy các quan chức thừa nhận sẽ rất khó để đảm bảo quy định được tuân thủ.
Nay chính quyền nói sẽ chỉ dựa vào nguồn hiến tặng nội tạng của người dân.
Trung Quốc lập ngân hàng nội tạng mà trên lý thuyết, có thể cung cấp tới những người phù hợp và có nhu cầu cấp thiết.
Nhưng các nhà chỉ trích cho rằng hệ thống này dễ bị lạm dụng và những người có quan hệ sẽ được ưu tiên.
Có lẽ vấn đề lớn nhất và trước tiên mà chính quyền đối mặt là thuyết phục được người dân tham gia hiến nội tạng.
Rất nhiều người Trung Quốc tin rằng thân thể là thiêng liêng và phải được chôn cất toàn vẹn nhằm thể hiện sự tôn kính với tổ tiên.
Đa số vì lý do này mà tỉ lệ hiến tặng ở đây thấp nhất trên thế giới – 0,6 trên 1 triệu người, so với 37 trên 1 triệu người ở Tây Ban Nha.

Bán thận


Chính quyền nói hơn 12.000 ca thay nội tạng sẽ được thực hiện trong năm nay – con số lớn hơn so với khi còn dùng nội tạng tử tù.
Nhưng với khoảng 300.000 người cần đến nội tạng, chợ đen có cơ hội phát triển nhanh chóng.
Sau nhiều tuần điều tra, một nam thanh niên bán thận đồng ý nói chuyện với tôi với điều kiện ẩn danh.
Vén áo phông lên, anh chỉ cho tôi thấy vết sẹo dài nơi nội tạng của anh đã được lấy ra.
Người thanh niên 21 tuổi nói anh bán thận với giá 7.000 USD để trả nợ chơi cờ bạc.
Anh mô tả lại thế giới tối tăm, bí mật nơi những người buôn bán nội tạng làm việc sau khi sắp xếp vụ trao đổi qua mạng.

Image caption Người thanh niên bán thận nói anh bị bịt mắt và được chở tới nông trại có phòng mổ được trang bị đầy đủ
“Lúc đầu tôi được mang tới bệnh viện để lấy mẫu máu và khám sức khỏe,” cậu nói với tôi.
“Sau đó tôi đợi ở khách sạn trong vài tuần cho tới khi những người buôn bán tìm được người phù hợp.
“Rồi một hôm, một chiếc xe hơi tới đón tôi. Người lái xe bắt tôi phải bịt mắt. Chúng tôi đi khoảng nửa tiếng trên đoạn đường xóc lên xóc xuống.
“Khi bỏ băng bịt mắt ra, tôi thấy mình đang ở một nông trại. Bên trong là phòng mổ được trang bị đầy đủ. Có bác sỹ và y tá mặc đồng phục.
“Người phụ nữ nhận thận của tôi cũng ở đó cùng gia đình. Chúng tôi đã không nói chuyện.
“Tôi rất sợ nhưng bác sỹ sau đó đã cho tôi ngủ. Tôi tỉnh dậy ở một nông trại khác – thận tôi đã ra đi.
“Người mua thận muốn được sống còn tôi muốn tiền.”

Image caption Trung Quốc trước đây vẫn lấy nội tạng của các tử tù nhưng đã tuyên bố ngừng từ đầu năm 2015
Đây là câu chuyện lạ lùng mà chúng tôi chưa thể kiểm chứng độc lập.
Nhưng nó hé mở cho thấy ngành kinh doanh bất hợp pháp mà những người buôn bán dùng chiến thuật kiểu quân đội để giấu nó trong bóng tối.
Một trong những người không muốn mua nội tạng bất hợp pháp là Lý Hải Thanh. Em trai anh đã được cấy thận của người mẹ.
Anh muốn được ghép thận đến mức tuyệt vọng nhưng nói anh sẽ chỉ chấp nhận thận hợp pháp.
Trong lúc chờ đợi ca mổ sống còn, anh phải tới bệnh viện ba lần mỗi tuần để lọc máu.
Cuộc sống của anh như đang tạm ngừng. Anh mong một ngày kia sẽ tạo lập được doanh nghiệp riêng thành công nhưng giấc mơ đó có thể sẽ không bao giờ đến.
Cũng giống như nhiều người khác ở đây, anh sợ mình sẽ chết trước khi được ghép thận.
 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/08/150811_china_organs_black_market



Trung Quốc và những vụ mua bán nội tạng kinh hoàng

author Thứ Sáu, ngày 03/05/2013 07:03 AM (GMT+7)

(Dân Việt) (Dân Việt) - Vấn nạn “thu gom”, mua bán, cấy ghép nội tạng người trái phép ở Trung Quốc (TQ) được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm từ tháng 8.2012, khi công an TQ triệt phá một đường dây buôn bán tạng người sống.



   
Chiến dịch truy quét của công an TQ được phát động sau vụ một nam học sinh 17 tuổi bán thận để kiếm 3.500 euro mua iPhone và iPad! Hiện tính mạng cậu này đang trong tình trạng nguy kịch do hậu quả của lần phẫu thuật. Trên các trang mạng TQ xuất hiện không ít các rao vặt “Hãy bán một quả thận để mua iPad!”.
Kẻ đăng tin cho biết sẽ trả khoảng 4.000USD cho một quả thận và việc cắt lấy thận diễn ra trong vòng 10 ngày. Giới cò mồi yêu cầu người muốn bán gan, thận phải có chiều cao trên 1m7, cân nặng trên 75kg, tuổi dưới 30, sức khỏe tốt, chức năng gan, thận tốt, tất cả những tiêu chí này đều phải được xác minh bằng phiếu khám sức khỏe của bệnh viện, có xét nghiệm vi-rút viêm gan B, ảnh màu 4x6 mới chụp.
Bọn cò mồi hứa bao ăn, ở trong thời gian chờ, chịu chi phí kiểm tra sức khỏe và các phụ phí. Nhiều mục rao vặt còn "khuyến mại" thêm tiền tàu xe đi về, tiền tiêu vặt trong thời gian chờ bán nội tạng, “phong bì” hậu tạ không dưới 1.000 tệ của "bên mua"...
Các nạn nhân của đường dây buôn bán nội tạng người bất hợp pháp với những vết sẹo dài trên cơ thể
“Quái vật ăn thịt người”
Năm 2012 còn có một vụ án kinh hoàng hơn. Tân Hoa xã vào ngày 27.5.2012 lần đầu tiên xác nhận vụ bắt giữ Zhang Yongming 56 tuổi, nghi can giết người hàng loạt ở tỉnh Vân Nam rồi đem nội tạng ra chợ bán. Kết quả điều tra cho biết trong 4 năm, Zhang đã giết 11 thanh thiếu niên trong tổng số 17 người được thông báo mất tích tại làng Nanmen, nơi y sinh sống.
Theo hồ sơ vụ án, Zhang đã bất ngờ tấn công các nạn nhân từ phía sau khi họ đi bộ một mình gần nhà y. Sau khi giết các nạn nhân, Zhang chặt xác, đốt và chôn thi thể để tiêu hủy bằng chứng. Đến nay, nhà chức trách chưa tiết lộ động cơ giết người của Zhang. Tuy nhiên, nhiều tin đồn cho rằng đây là một vụ ăn thịt người kinh hoàng nhất ở Vân Nam. Dân làng đều gọi Zhang là "Quái vật ăn thịt người". Ngày 28.7.2012, Tòa án Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) tuyên tử hình Zhang.
Trước đó, dân TQ kinh hoàng với vụ án giết người lấy nội tạng để bán hồi năm 2006: người ăn xin Đồng Cách Phi 40 tuổi bị 4 nông dân ở huyện Hành Đường (tỉnh Hà Bắc) do Vương Triều Dương cầm đầu bắt giam.
Sau đó Vương tìm tới một đối tượng môi giới ở Quảng Châu, nhờ liên hệ với một số bác sĩ phao tin y có người quen ở tòa án và trại giam cho biết có một tử tù đang chờ ra pháp trường. Rồi Vương và đồng bọn giết chết Đồng, sau đó nói với bệnh viện đó là tử tù vừa bị xử bắn, và bán nội tạng của nạn nhân cho bệnh viện với giá gần 15.000 tệ. Nghi ngờ, các bác sĩ báo cáo lãnh đạo bệnh viện và công an. Vương bị bắt ngay sau đó.
Zhang bị kết án tử hình
“Mua” được các bệnh viện
Năm 2010, Tòa án khu Hải Định (Bắc Kinh) đã đưa ra xét xử một đường dây buôn bán nội tạng người, qua đó hé lộ những thủ đoạn tàn nhẫn trong thế giới ngầm này. Vụ việc bắt đầu sau khi Dương Niệm, một thanh niên 19 tuổi, tố cáo với công an về việc bị các đối tượng lừa bán gan nhưng không trả đủ tiền.
Niệm nhà nghèo, nghe tin bán nội tạng có thể có nhiều tiền nên đã lên mạng internet tìm người môi giới và gặp ngay một tay "cò mồi" báo giá: "Bán thận giá 45.000 tệ, bán gan giá 40.000 tệ”. Chịu giá trên, Niệm gặp các đối tượng để tiến hành bán gan. Qua tay hai cò, Niệm được đưa đến Lưu Cường Thắng, một ông trùm buôn nội tạng ở Bắc Kinh.
Tay trùm này làm giả chứng minh thư "hô biến" Niệm thành cháu ruột của người nhận gan trong thời gian chỉ một tuần, vì theo quy định của pháp luật TQ, những người cho - nhận nội tạng phải là vợ-chồng, người thân trực hệ hoặc người thân bàng hệ trong phạm vi 3 đời. Sau hơn 10 giờ phẫu thuật, Niệm chỉ còn lại 40% buồng gan.
Thế nhưng sau khi xuất viện, Niệm chỉ nhận được 25.000 tệ. Trùm Thắng giữ lại 10.000 tệ với lý do "phí ăn ở, làm thủ tục". Không chấp nhận lý do này, Niệm tìm đến chỗ ở của Thắng và bị đuổi đánh. Đường cùng, nạn nhân báo công an và từ những thông tin này, đường dây buôn nội tạng bị đưa ra ánh sáng pháp luật. Tuy nhiên, theo lời khai của Thắng, đường dây của y chỉ là “cò con”. Y nói: "Em bị bắt là do mới vào nghề, kinh nghiệm còn non.
Thị trường chợ đen mua bán nội tạng người lớn tới mức không thể tưởng tượng nổi. Những người như em chỉ là con tép trong ổ tôm kềnh thôi. Tất cả các bệnh viện trung ương cấp 3 trở lên có thể phẫu thuật cấy ghép nội tạng đều bị những người như bọn em “mua hết”, cả nước có hơn 100 bệnh viện như vậy thì anh thử tính xem thị trường nội tạng chợ đen lớn đến cỡ nào?".

Nguồn cung cấp nội tạng cho cho thị trường "chợ đen" ở Trung Quốc phần lớn là dân nhập cư
Cầu cao, cung thấp
Thống kê từ Bộ Y tế TQ cho thấy khoảng 1,5 triệu dân cần được cấy ghép cơ quan nội tạng mới, nhưng mỗi năm chỉ có khoảng 10.000 ca được thực hiện do thiếu nguồn hiến tặng. Tình trạng này dẫn tới "chợ đen" buôn bán nội tạng người. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, thận chiếm 75% các thương vụ mua bán nội tạng trên toàn cầu. Trong năm 2010 có 106.879 ca ghép nội tạng ở 95 quốc gia thành viên, cả hợp pháp và bất hợp pháp.
Kỹ thuật phẫu thuật cấy ghép nội tạng được bắt đầu thực hiện thành công ở các bệnh viện TQ từ những năm 1960 và nhanh chóng phát triển, đến nay trình độ phẫu thuật cấy ghép lâm sàng của nước này chỉ đứng sau Mỹ.
Năm 2004, TQ thực hiện hơn 13.000 ca cấy ghép nội tạng, dù có vài người sau đó bị chết nhưng nhìn chung việc ghép tạng đã cứu sống hàng ngàn người. Dù số ca cấy ghép tạng giảm xuống còn bình quân 11.000/năm vào năm 2005, TQ vẫn là nước có số ca cấy ghép tạng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc hiến tặng nội tạng rất hạn chế ở TQ, vì nó đi ngược lại văn hóa truyền thống vốn cho rằng thận, gan và tim có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với con người. Nhưng TQ không phải là nước duy nhất thiếu nguồn cung nội tạng. Đã có thị trường mua bán nội tạng “đen”, thậm chí xuyên biên giới (thường qua Ấn Độ).
Tháng 3.2010, Tổng hội Chữ thập đỏ TQ triển khai hoạt động cổ động hiến các bộ phận cơ thể người sau khi chết để cứu người khác trên 10 tỉnh, thành, nhằm thu thập, đón tiếp và hướng dẫn làm các thủ tục hiến tặng đối với những người tình nguyện. Ông Vương Bình - người phụ trách chỉ đạo hoạt động này - cho hay cơ quan ông đã xúc tiến thành lập bộ máy vận động hiến cơ thể sau khi qua đời cho việc cứu chữa các bệnh nhân hiểm nghèo cần cấy ghép ở cấp trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc. Bộ máy này gồm hội quyên hiến, văn phòng, tổ chuyên gia nhận các bộ phận cơ thể từ người hiến. Theo kế hoạch của đợt thử nghiệm thiết lập văn phòng quyên hiến các bộ phận cơ thể người phục vụ mục đích nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ của 10 tỉnh sẽ có lực lượng chuyên trách đi thu thập thông tin các đối tượng có tiềm năng, có thiện chí hiến cơ thể cho y học sau khi qua đời, đặc biệt tập trung vào các đối tượng mang bệnh hiểm nghèo không thể điều trị được. Tuy nhiên, do mới triển khai, tính chất công việc lại đặc biệt nhạy cảm vì tâm lý người dân chưa quen việc hiến xác, nên ít nhất cũng phải mất vài năm nữa công việc này mới có thể có những kết quả bước đầu.
Lấy nội tạng tử tù
Nhiều báo cáo cho biết nội tạng của người bị tử hình ở TQ bị lấy đem đi bán trên thị trường thế giới vào giữa những năm 1980, khi một luật ra đời năm 1984 cho phép thu hoạch nội tạng từ các tử tù nếu được người thân của tử tù đồng ý, hoặc khi xác của tử tù không có người nhận. Cựu Thứ trưởng Y tế TQ Huang Jeifu năm 2005 thừa nhận hơn 95% nội tạng cấy ghép ở nước này là lấy từ các tử tù. Ông còn nói thêm bản thân ông thực hiện khoảng 100 ca ghép thận mỗi năm.
Tuy nhiên, từ năm 2007, Tòa án tối cao TQ hủy bỏ quyết định quyền chuẩn y tử hình, số lượng tử tù đã giảm trông thấy. Quy định tử tù phải có văn bản xin tình nguyện hiến nội tạng mới được chuẩn y đã làm giảm 2/3 nguồn cung nội tạng cho phẫu thuật cấy ghép.
Nhu cầu thực tế ngày càng bức xúc, nguồn cung lại bị cắt giảm nghiêm trọng đã thúc đẩy sự ra đời của một "ngành kinh tế", "thị trường nội tạng chợ đen". Ở thị trường này, người bán, người mua, môi giới, bệnh viện đều có lợi, họ phối hợp chặt chẽ với nhau và mỗi thành phần phụ trách một khâu tạo thành dịch vụ trọn gói hoàn chỉnh.
Không chỉ phục vụ các đối tượng bệnh nhân là người TQ, thị trường cung cấp nội tạng người ở đất nước trên 1,3 tỷ dân này còn tạo ra “du lịch cấy ghép nội tạng”. Chỉ tính riêng trung tâm phẫu thuật cấy ghép nội tạng Đông Phương (trực thuộc Bệnh viện số 1 Thiên Tân) vào năm 2006 đã thực hiện thành công 600 ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng, trong đó số bệnh nhân đến từ Nhật Bản, Mỹ, Saudi Arabia... chiếm quá nửa.
Năm 2009, thông tin 17 khách du lịch Nhật sang TQ phẫu thuật cấy ghép nội tạng đã khiến dư luận TQ quan tâm, Bộ Y tế nước này phải vào cuộc điều tra và ra thông báo gửi các bệnh viện, phẫu thuật cấy ghép cơ quan nội tạng phải được ưu tiên cho người dân TQ.
Truyền thông TQ cho biết hiện những trường hợp cần phẫu thuật cấy ghép gan, thận ở các bệnh viện được ghép nội tạng ở nước này đều phải xếp thứ tự chờ đợi vài tháng, hoặc có thể dài hơn. "Cụ thể đợi bao lâu còn phụ thuộc tình hình thực tế. Chi phí cấy ghép gan, thận bình quân 100.000 tệ/ca một nguồn tin cho biết.
Giá tham khảo ngoài thị trường "chợ đen" thậm chí cao hơn gần gấp đôi. Một cò mồi tên Vương ở Giang Tô đưa ra mức giá trọn gói 180.000 tệ bao gồm chi phí trả cho người bán thận, làm xét nghiệm, phong bì cho bác sĩ, thủ tục giấy tờ, thậm chí người này còn cho biết có thể "bố trí" được bệnh viện và bác sĩ thực hiện phẫu thuật theo yêu cầu của gia đình người bệnh.
Khi phóng viên hỏi đối tượng, tại sao bệnh viện chính quy chỉ thu 100.000 tệ mà bọn họ đòi tới 180.000 tệ thì nhận được câu trả lời tỉnh queo: "Thận của bệnh viện là lấy từ người chết anh ơi, hàng của bọn em là hàng sống, chất lượng giống nhau làm sao được, tiền nào của nấy mà!".
Đầu năm 2007, Bắc Kinh lần đầu tiên công bố những quy định cấp quốc gia về cấy ghép nội tạng con người, nghiêm cấm các tổ chức và cá nhân buôn bán nội tạng dưới mọi hình thức. Luật Hình sự sửa đổi năm 2011của TQ có ba điều khoản về tội phạm liên quan buôn bán nội tạng, theo đó những kẻ bị kết tội tổ chức buôn bán nội tạng người có thể phải đối mặt với án tù hơn 5 năm kèm phạt tiền nặng. Những kẻ bị kết tội "cưỡng ép hiến nội tạng, lấy nội tạng của người khác hay của trẻ vị thành niên" có thể phải đối mặt với mức án dành cho tội giết người.
Dù vậy, trong một cuộc họp báo năm 2010 ở Madrid (Tây Ban Nha), cựu Thứ trưởng Huang cho biết từ năm 1997-2008, TQ đã thực hiện hơn 100.000 ca cấy ghép nội tạng người, trong đó hơn 90% tạng lấy từ tử tù. Vào tháng 2.2012, ông Huang cho biết nạn lấy nội tạng từ tù nhân vẫn tồn tại ở TQ, nhưng chính phủ đã quyết tâm dẹp bỏ nó trước năm 2015 bằng cách phát động phong trào hiến tạng quốc gia.
Một số quốc gia buôn bán nội tạng nhiều nhất
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc (LHQ), hiện ngoài Trung Quốc, một số quốc gia khác như Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Mozambique, Israel, Ai cập, Moldova… được cho là những quốc gia có ngành “công nghiệp” du lịch ghép tạng phát triển hàng đầu thế giới. Ngoài ra, nguồn thận từ các nước còn được bán cho những người giàu có ở các quốc gia vùng Vịnh, Anh và Mỹ.
Buôn bán nội tạng là phạm pháp và hơn thế nữa Luật Nhân đạo quốc tế cấm sử dụng nội tạng và mô của tù binh, kể cả khi có sự đồng ý của họ. Nạn buôn bán nội tạng phục vụ cho các ca cấy ghép đang gia tăng ở nhiều nơi, đặt ra yêu cầu phải có sự hợp tác quốc tế đối phó với vấn đề này. Mới đây, tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), LHQ và Liên minh châu Âu đã công bố một bản nghiên cứu chung, trong đó đề xuất nghiên cứu và soạn thảo Công ước quốc tế mới về chống buôn bán nội tạng, mô, tế bào của con người.
Theo Thế giới & Hội nhập

VIỆT NAM NGUỒN CUNG CẤP NỘI TẠNG VÔ TẬN CHO TRUNG CỘNG

alt

Phạm Văn Hiến - Chuyện những thiếu nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Cộng xảy ra hằng ngày. Biết bao nhiêu đường dây lừa bán những cô gái Việt Nam nhẹ dạ sang TC bị phát hiện và còn biết bao nhiêu đường dây hoạt động trong bóng tối chưa được phát hiện? Thị trường buôn bán gái Việt sang Trung Cộng, kẻ bán người mua tuy âm thầm nhưng rất sôi động. Chính quyền rất khó kiểm soát nhất là đồng bào sắc tộc vùng cao, tiếp giáp với biên giới Việt – Trung thường xuyên xảy ra hàng loạt phụ nữ bị mất tích một cách bí ẩn như trường hợp hơn 100 cô dâu Việt mất tích đã kể trên.
Đặc điểm của những thiếu nữ sắc tộc vùng cao miền Bắc Việt Nam, phần đông sắc đẹp của họ tuy không mặn mà, nhưng ưu điểm của họ là rất dồi dào sức khỏe mà giá cả lại bèo. Những đường dây kinh doanh nội tạng ở Hoa Lục chỉ cần bỏ ra tối đa là 3.000 USD để mua một cô gái Việt miền núi, rồi đưa vào lò mổ nội tạng, họ có thể bán một qủa thận của nạn nhân với giá vài chục ngàn Mỹ kim. Nếu bán được một qủa tim hay lá gan sẽ được giá cao hơn rất nhiều. Sau khi lấy nội tạng, xác chết sẽ bị vất vào lò thiêu hoặc vất xuống biển làm mồi cho cá mập để phi tang.

alt


Thế là xong! Đây là kỹ nghệ “KINH DOANH ĐẪM MÁU” của đường dây mua bán nội tạng tại Hoa Lục, giá mua một cô gái VN chỉ có 3.000 USD, nhưng thu lợi nhuận gắp 10 lần rất dễ phát tài.
Sau đây là những đường dây lừa bán phụ nữ Việt Nam sang TC được phát hiện trong thời gian gần đây. Xin nêu các trường hợp điển hình:
(1) Các thôn bản thuộc xã Đôn Phục (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An), là vùng đất bị ám ảnh bởi các thiếu nữ đến độ tuổi “trăng tròn” là đột nhiên bị mất tích. Trưởng CA xã tên Vi Uy Tín cho biết tình hình tại địa phương, xã Đôn Phục là một xã nghèo, có 3.722 nhân khẩu và trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Tín cho biết, từ năm ngoái cho đến nay, trên địa bàn xã đã có 15 phụ nữ rơi vào diện bị lừa bán sang TQ. Dừng chân tại Trường Trung học Xã Đôn Phục, thầy Trần Viết Nam, Phó hiệu trưởng cho biết 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, các em học sinh bỏ học nhiều nhất là học sinh khối lớp 8, lớp 9 vì ở độ tuổi nầy các em có thể đi lao động và bọn xấu chủ yếu lừa gạt những em còn trẻ khỏe mạnh để bán sang TQ.

alt


(2) Thượng tá Nguyễn Thế Nghiệp, trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm, CA tỉnh Quảng Nam, cho biết: Cơ quan nầy vừa bắt thêm 4 đối tượng được xem là chân rết trong đường dây buôn bán phụ nữ xuyên quốc gia do vợ chồng Li Xue Liang, SN 1968 (TQ) và Nông Thị Bé SN 1984 (ngụ tại tỉnh Lạng Sơn) cầm đầu. Ngoài ra, đường dây còn có một số đối tượng bị bắt là Lương Thị Mằn (SN 1989), Cụt Văn Yên (SN 1982), Lương Thị Lan (SN 1992) cùng cư ngụ tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và Vi văn Hữu (SN 1993) ngụ tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quang Nam. Được biết đây là nhóm đối tượng chuyên lừa các cô gái dân tộc thiểu số ở Quảng Nam đưa sang Hoa Lục bán cho các đầu nậu để bán dâm hay đưa họ vào các lò mổ lấy nội tạng?

(3) Qua số liệu thống kê của CA huyện Bắc Hà, từ năm 2008 trở lại đây, tại xã Bản Phố có 78 phụ nữ mất tích bí ẩn, họ đi khỏi bản làng không rõ nguyên nhân cả năm trời không một tin tức hồi âm. Nhiều khả năng những phụ nữ Bản Phố bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin để bị lừa đảo đưa sang bên kia biên giới bán.

alt


Từ đầu năm 2010 đến nay, Bản Phố có hơn 30 người bị dụ dỗ lừa sang TC bán. Những cô gái nầy được đưa lên Mường Khương, biên giới Xín Mần (Hà Giang), Cửa khẩu Lào Cai… rồi đưa sang Tàu. Thường giá cả mỗi người vào khoảng 10 – 15 triệu đồng (khoảng 750 USD). Giờ đây, gia đình nào có con gái từ 12 đến 18 không dám cho con đi chợ phiên vì sợ bị kẻ xấu lừa gạt, dụ dỗ bán qua Tàu.
(4) Chuyện 8 cô gái tuổi từ 18 – 20 bị những chàng trai họ Sở hào hoa đất Cảng lừa bán sang Tàu làm gái mại dâm bởi chính những người tình của mình. Những chàng trai họ Sở lừa bán bạn gái của mình sang Tàu với giá từ 20 – 25 triệu đồng (khoảng 1.000 USD). Trong đường dây “Họ Sở” chuyên lừa tình các thiếu nữ nhẹ dạ bán sang Tàu đã sa lưới pháp luật gồm những tên lưu manh: Nguyễn Xuân Trường, Vũ Duy Mạnh và Trịnh Văn Cường.
(5) Trao đổi với báo chí mới đây, Trung tá Nguyễn Đức Long, Phó trưởng CA Tp Móng Cái, Quảng Ninh cho biết, từ tháng 7/2014 nghi ngờ đối tượng Ngân Văn Trọng (SN 1995) thường trú tại Bản Sao, Xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, thường xuyên qua lại biên giới Việt – Trung có biểu hiện là tội phạm mua bán người. Đến 18 giờ ngày 7/9/2014, phát hiện Ngân Văn Trọng vừa từ Nghệ An ra Móng Cái dẫn theo một nhóm phụ nữ đang dừng chân tại nhà nghỉ Hải Đăng thuộc khu 2, Trần Phú, Móng Cái. Lực lượng CA Tp. Móng Cái đã kịp thời giải thoát cho Tăng Thị Niệm, Mong Thi Thỏa, Kha Thị Diệp và Vi Thị Thuần và tên Ngân Văn Trọng đã sa lưới pháp luật.

Theo Thứ trưởng Y Tế Trung Cộng Huang Jiefu vừa tuyên bố, bắt đầu từ 1/1/2015, chính phủ nước này cho biết sẽ ngưng lấy nội tạng của tử tù, thay vào đó nguồn cung cấp sẽ đến từ những công dân tự nguyện. Hiện tại, 38 trung tâm ghép tạng của TC sẽ ngưng sử dụng nội tạng của tử tù và chuyển sang các nguồn cung cấp khác. Ngành Y tế Trung Cộng sẽ thiếu hụt nội tạng, dẫn đến tình trạng “thắt cổ chai” cung không đủ cầu. Do đó, họ đánh giá Việt Nam là nguồn cung cấp nội tạng vô tận cho kỹ nghệ “KINH DOANH ĐẪM MÁU” giá lại rẻ mạt, mua nội tạng của một cô gái VN qua đường dây buôn bán phụ nữ chỉ trả tối đa 3.000 USD mà thu lợi nhuận tới 87.000 USD làm giàu dễ dàng quá!
Để thỏa mãn nhu cầu cấy ghép nội tạng ngày càng cao, TC xuất hiện nhiều đường dây nuôi người như nuôi thú trong chuồng để lấy nội tạng. Các cô gái Việt Nam bị các đường dây buôn bán phụ nữ đưa sang Hoa Lục sẽ được phân tán và vỗ béo trong các chuồng nuôi người để chờ ngã giá. Nếu được trả đúng giá thì các cô gái nầy bị đưa vào lò mổ nội tạng. Nếu chỉ bán được một quả thận thì nạn nhân được đưa trở lại “CHUỒNG NUÔI NGƯỜI” nghỉ dưỡng để chờ bán nội tạng lứa sau như bán tim, gan thì xác chết của họ sẽ được phi tang bằng nhiều cách, đem chôn hoặc quăng xuống biển nuôi cá mập…

Từ đầu năm 2012 tới nay, trên toàn quốc đã phát hiện hơn 300 vụ mua bán phụ nữ với gần 380 đối tượng, 490 nạn nhân. Hầu như ở địa phương nào cũng xảy ra tình trạng nầy, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới Việt – Trung như tỉnh miền núi Lào Cai, có đường biên giới dài gần 200 km, một cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và nhiều đường mòn tự phát và đường biên giới bỏ ngõ nên rất khó kiểm soát nạn buôn lậu và nạn buôn người qua đường biên giới là một thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền địa phương.
Cần phải làm gì để triệt phá loại tội phạm nghiêm trọng nầy để giữ gìn an ninh trật tự xã hội và làm thế nào phá vỡ các đường dây buôn bán phụ nữ Việt Nam qua biên giới phía Bắc? Đó là nhiệm vụ của chính quyền CHXHCNVN. Riêng tôi, chỉ còn có một cách là xin quý vị độc giả trong và ngoài nước, giúp đỡ bằng cách phát tán bài viết nầy đến mọi tầng lớp đồng bào, đặc biệt đồng bào ở vùng nông thôn và vùng núi xa xôi hẻo lánh miền Bắc, hãy đề cao cảnh giác đừng để bọn buôn người lừa đảo bán qua bên kia biên giới phía Bắc là “TỰ SÁT”.
Xin cám ơn quý Vị
Phạm Văn Hiến
Cựu Hiệu Trưởng Trường Đại Học Đồng Tháp
 

No comments:

Post a Comment