Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 28 October 2016

TRUNG CỘNG

TIN TỨC VÀ BÌNH LUẬN VỀ TRUNG CỘNG

Biến động tài chính Trung Quốc, những triệu chứng tiên báo đáng ngại

Biến động tài chính Trung Quốc, những triệu chứng tiên báo đáng ngại
 
Bảng thông tin tại thị trường chứng khoán Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh chụp ngày 11/01/2016)REUTERS/China Daily

Sau khi đã mất gần 10% trong tuần đầu tiên năm 2016, thị trường tài chính Thượng Hải và Thẩm Quyến tiếp tục đổ dốc. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sau khi phá giá đồng tiền, lại nâng giá nhân dân tệ, với hy vọng tạm xua tan viễn cảnh nổ ra một cuộc chiến tiền tệ. Những quyết định « trống đánh xuôi kèn thổi ngược » của các giới chức tài chính càng gây hoang mang.

Trong tuần lễ đầu của năm 2016, Trung Quốc đã hai lần phải đóng cửa thị trường chứng khoán trước khi kết thúc phiên giao dịch, khi chỉ số của Thượng Hải và Thẩm Quyến giảm quá ngưỡng 7 %. Thế nhưng biện pháp « cúp cầu chì » này, được ban hành từ mùa hè 2015, đã không đủ sức trấn an các cổ đông và giới đầu tư. Để đến giữa tuần, Bắc Kinh bãi bỏ biện pháp đóng cửa các sàn chứng khoán một cách cưỡng ép.
Lại cũng trong tuần lễ đầu tiên của năm mới, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ thêm 0,51 %- và đây là lần thứ 8 trong năm Bắc Kinh sử dụng biện pháp này. Đồng tiền Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất so với đô la kể từ tháng 3/2011. Nhưng chỉ vài ngày sau Trung Quốc lại nâng giá nhân dân tệ.
Cả hai biện pháp nói trên – đóng cửa cưỡng ép thị trường tài chính và thao túng tỷ giá hối đoái, đều không giúp hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến lấy lại được cân bằng.
Kèm theo đó, thị trường tài chính từ Hồng Kông đến Tokyo, Seoul đều tụt giá khoảng 2%. Các nước Châu Á lo ngại, nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ, thì từ Nhật Bản đến Hàn Quốc và kể cả các đối tác thương mại nhỏ hơn trong vùng cũng sẽ phải phá giá đơn vị tiền tệ theo gương Trung Quốc để bảo đảm được mức xuất khẩu.
Vì muốn xua tan lo ngại từ phía các nước láng giềng, Bắc Kinh trong hai ngày 9 và 11/01/2016 đã vội vàng tăng giá nhân dân tệ trở lại. Nhưng không còn một ai nghi ngờ về những ý đồ của Trung Quốc. Mọi người chuẩn bị tinh thần một « cuộc chiến tiền tệ » sẽ sớm mở ra.
Nhưng trước khi đề cập đến vấn đề « chiến tranh tiền tệ », ban Việt ngữ RFI đã đặt câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về các biện pháp « chữa cháy » được gọi là « cúp cầu chì » mà các giới chức tài chính Trung Quốc đã đề ra từ khủng hoảng hồi mùa hè 2015 với hy vọng bình ổn được các sàn chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến.
Tường lửa chống hỏa hoạn chứng khoán không còn hiệu quả ?
RFI : Xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục nói về Trung Quốc, về những biến động tài chính tại nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu. Thưa anh, Bắc Kinh đã dùng những biện pháp « không tự nhiên » để kiểm soát các hoạt động tài chính. Thế nhưng mà các biện pháp đó đều phản tác dụng. Vậy xin anh giải thích một cách dễ hiểu những biện pháp « cúp cầu chì » của Trung Quốc gồm những gì và vì sao, chúng đã bị hủy bỏ chỉ sau có sau 4 ngày áp dụng đầu năm 2016 ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi gọi đó là “ cho nổ cầu chì ”. Áp dụng quy luật vật lý là khi dòng điện quá tải thì có thể làm cháy hệ thống cung cấp điện nên người ta cho điện chạy qua một cầu nối bằng chì. Nếu điện quá nóng thì cầu chì bị chảy và điện hết chạy nên hệ thống khỏi bị cháy. Đây là biện pháp an toàn để phòng ngừa hỏa hoạn.
Trở lại chuyện Trung Quốc, hồi tháng 7/2015 đã có vụ sụt giá cổ phiếu hơn 40%, trị giá khoảng năm ngàn tỷ đô la. Khi ấy, Hội đồng Kiểm soát Chứng khoán Bắc Kinh có hàng loạt biện pháp chống đỡ như vừa bơm thêm tiền vào trị trường vừa cấm các nhà đầu tư thuộc loại " đại gia " có trên 5% cổ phần của doanh nghiệp và giới điều hành các doanh nghiệp yết giá trên thị trường không được bán cổ phiếu cho đến ngày 08/01/2016. Thật ra, thị trường cổ phiếu Trung Quốc trên hai sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến cũng đã có sẵn một cầu chì là nếu giá sụt quá 10% thì tự động tắt máy, ngưng giao dịch.
Thế rồi, vào ngày 01/01/2016 Bắc Kinh lập thêm một cầu chì khác là cho tắt điện nếu giá sụt quá 5%. Nào ngờ là khi thị trường mở cửa hôm Thứ Hai 04/01/2016 thì giới đầu tư lớn nhỏ gì cũng bán tháo để rút vốn bỏ chạy khiến giá sụt 7% và cầu chỉ nổ. Hôm đó Trung Quốc phải đóng cửa sàn chứng khoán Thượng Hải sớm hơn dự kiến. Rồi, tới ngày hôm sau, thị trường vừa mở có 10 phút đã mất giá 5% nên bị ngưng giao dịch trong 15 phút. Khi bật lại thì có 5 phút giá lại sụt thêm, tổng cộng mất 7%, nên họ dẹp luôn thị trường hôm đó ! Trung Quốc vừa đạt kỷ lục là có ngày giao dịch chứng khoán ngắn nhất thế giới, chưa đầy 30 phút, kể cả 15 phút ngừng chơi vì nổ cầu chì. Thật ra hôm đó, khách chỉ mua bán trong có 780 giây thôi!
Suy đi tính lại thì giới hữu trách cho rằng chính biện pháp an toàn ở mức 5% mới làm giới đầu tư e ngại nên chiều Thứ Năm mồng 07/09/2016 các giới chức tài chính Trung Quốc thu hồi biện pháp này. Nhưng ta đừng quên rằng vẫn còn cầu chì 10% kia ! Riêng tôi còn dự đoán là cổ phiếu xứ này có thể mất thêm sáu, bảy phần trăm nữa trong những tuần tới.
Lo ngại khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá của đồng tiền
RFI : Vì sao giới đầu tư lại e ngại và gây thiệt hại như vậy khi mà các đại gia có trên 5% phần vốn vẫn chưa được phép bán ra trước ngày mùng tám Tháng Giêng ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Sau những biến động và hốt hoảng trong có mươi phút bốc khói người ta mới tìm hiểu thêm và biết được vài ba chuyện, một cách bán chính thức.
Thứ nhất, ngày 05/01/2016, giới đầu tư được lệnh miệng rằng hạn kỳ cấm bán là mùng tám Tháng Giêng sẽ được triển hạn, kéo dài. Tức là sau mùng tám vẫn có lệnh cấm bán. Điều ấy khiến nhà đầu tư càng thêm lo sợ và bán được ít nhiều gì thì cứ bán.
Chuyện thứ hai là Ngân hàng Trung ương đã lặng lẽ phá giá đồng yuan-nhân dân tệ -còn được gọi là đồng nguyên thêm 0,51% trong ngày.
Tôi nghĩ chính là yếu tố hối đoái hay ngoại hối ấy mới gây hốt hoảng cho thị trường vì trước đấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cố trấn an thị trường rằng Bắc Kinh có chính sách hối đoái ổn định khi giàng đồng tiền của mình vào một rổ ngoại tệ có 13 đồng bạc khác nhau.
Thực tế thì đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được giao dịch trên hai trị trường “ nội ” và “ ngoại ” khác nhau. « Nội » là mua bán bên trong, ngoại là buôn bán với các thị trường khác bên ngoài qua cửa Hồng Kông trong kế hoạch quốc tế hóa vị trí của đồng nhân dân tệ. Thế rồi, người ta thấy đồng tiền Trung Quốc sụt giá 1,5% trên thị trường nội và 1,7% trên thị trường ngoại. Sai biệt giữa hai thị trường đó đã mở rộng đến mức kỷ lục. Điều ấy có nghĩa là giới đầu tư quốc tế dự đoán rằng đồng nhân dân tệ trên thị trường ngoại sẽ còn sụt giá nữa.
Hốt hoảng vì khả năng đối phó kém cỏi của Bắc Kinh
RFI : Phải chăng là giới lãnh đạo kinh tế của Bắc Kinh đang dọ dẫm và khả năng quản lý rất tệ của họ lại càng gây thêm lo ngại cho các thị trường trên thế giới ? Hậu quả sẽ ra sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi thấy có hai vấn đề trong này. Thứ nhất là khả năng quản lý, thứ hai là thực lực kinh tế. Về khả năng quản lý, người ta thấy ra bốn vấn đề.
Đầu tiên là dù Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung trách nhiệm kinh tế vào tay mình và còn muốn trực tiếp can thiệp thay vì phân quyền cho nhân vật lãnh đạo đứng thứ hai là là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Các cơ quan hữu trách như Hội đồng Chứng khoán, Ngân hàng Trung ương và cơ quan quản lý ngoại hối lại không có hành động phối hợp.
Điều ấy mới giải thích vấn đề thứ hai là Bắc Kinh có chính sách dời đổi, co giật và mâu thuẫn. Thí dụ như việc đặt thêm một cầu chì quá hẹp và đột ngột phá giá đồng bạc.
Vấn đề thứ ba là dùng bộ máy hành chính can thiệp vào một thị trường thật ra chưa có luật lệ hay quy củ rõ rệt. Điển hình là biện pháp ngoại hối trên thị trường giao dịch đồng nhân dân tệ - tức đồng nguyên ở hải ngọai nhằm phát huy vai trò ngoại tệ dự trữ của đồng bạc theo kỳ hạn của Qũy Tiền tệ Quốc tế. Với hậu quả ngược là nhà nước càng chạy theo thị trường này thì đồng tiền Trung Quốc trên thị trường ngoại càng tuột ra khỏi tầm tay của họ.
Vấn đề thứ tư là Bắc Kinh không biết cách truyền đạt thông tin hay giải thích cho thị trường biết là họ muốn gì. Dù là hôm cuối tuần vừa qua, giới quản lý thị trường ngọai hối trấn an thế giới rằng hệ thống tài chính của Trung Quốc cơ bản là ổn định và lành mạnh, nhưng không ai tin là giới lãnh đạo Bắc Kinh nắm vững tình hình thực tế, hoặc tệ hơn vậy, Bắc Kinh bị cho là còn muốn che giấu điều gì đó nguy ngập hơn.
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
RFI : Vẫn nói về khả năng quản lý và thông tin như anh vừa phân tích, xin anh nêu cho vài thí dụ cụ thể.
Nguyễn Xuân Nghĩa : Hôm mồng 05/01/2016, khi thị trường sụt giá thì Bộ Thương Mại cho hay là trong 11 tháng đầu năm 2015, đầu tư ngoại quốc vào thị trường Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục là 126 tỷ đô la.Cùng ngày, Hội đồng Kiểm soát Chứng khoán lại gia hạn cấm bán cổ phiếu sau ngày 08/01/2016 như vừa nói.
Song song, thống kê nhà nước cho biết năm 2016 hơn 600 tỷ đô la đã ra khỏi thị trường nội địa và dự trữ ngoại tệ sụt mất 513 tỷ đô la.
Mâu thuẫn ở đây là vì sao đầu tư vào Trung Quốc tăng mà lượng tư bản tẩu tán ra ngòai cũng tăng ? Những con số trái ngược ấy càng gây hoài nghi cho thị trường, nên thị trường chứng khoán vừa mở cửa là thiên hạ " bỏ chạy ", hoặc giới đầu tư hối đoái tiếp tục bán tháo đồng nhân dân tệ vì chờ đợi giá thấp hơn và hậu quả sẽ bào mỏng kho dự trữ để ứng phó với nhiều sức ép còn nguy ngâp hơn.
Dự trữ ngoại tệ Trung Quốc bị « bào mỏng »
RFI : Đấy là về khả năng quản lý, còn về thực lực kinh tế thì sao, thưa anh ? Nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng với trị giá là 6.000 tỷ đô la, thị trường cổ phiếu có suy sụp thì cũng chẳng gây hậu qủa kinh tế quá tai hại cho Trung Quốc. Nhưng biện pháp liên hệ đến tỷ giá đồng nhân dân tệ và sự kiện dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh đã bị hao hụt nặng mới có hậu qủa trầm trọng hơn. Hậu quả ấy là gì ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Chúng ta được biết dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm 108 tỷ nội trong tháng 12/2015. Chiều hướng ấy tiếp tục cùng nhịp độ tẩu tán tư bản ra khỏi thị trường Hoa lục và sẽ là bài toán nan giải cho Bắc Kinh.
Nói về thực lực thì từ năm nay trở đi, đà tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc sẽ giảm, và kinh tế xứ này đi vào chu kỳ suy trầm, không thể đạt mức 6,5% như chỉ tiêu vừa công bố. Trong khi ấy thất nghiệp lại bắt đầu tăng, với hậu quả xã hội và chính trị rất nghiêm trọng.
Vì vậy, Bắc Kinh sẽ lại phải bơm tín dụng kích thích kinh tế dù núi nợ chất đống từ nạn tổng suy trầm năm 2008 đã vượt quá 280% của GDP. Theo đà này thì trong năm 2016, họ sẽ phải bơm thêm một lượng tiền tương đương với từ hơn 5.000 tỷ đến gần 6.000 tỷ đô la.
Cùng với biện pháp bơm tiền chưa chắc đã công hiệu, Bắc Kinh sẽ còn phải hạ lãi suất làm đồng tiền Trung Quốc càng mất giá và tư bản càng tháo chạy. Lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn giảm giá đồng nhân dân tệ một cách chậm rãi, tiệm tiến nhưng biến động thị trường có thể khiến họ tuột tay như đã tuột tay trên thị trường cổ phiếu vào tuần qua.
Sóng thần tài chính Trung Quốc 2016 còn nguy hơn cơn bão tiền tệ 2008 ?
RFI : Nếu Bắc Kinh tiếp tục phá giá đồng bạc – trong giả thuyết lý tưởng là một cách tiệm tiến, có trật tự như vậy - thì liệu ta có thể gọi là một biện pháp lũng đoạn hối đoái hay chăng và liệu thế giới có chứng kiến một trận chiến ngoại tệ giữa các nước hay không?

Nguyễn Xuân Nghĩa :
Thật ra, do yêu cầu của kinh tế nội địa, quốc gia nào cũng có biện pháp ảnh hưởng
đến giá trị hay hối suất đồng bạc của mình, hoặc là qua việc cắt lãi suất tới sàn như Hoa Kỳ đã thi hành từ năm 2008 đến năm 2015, hay là qua việc bơm tiền theo phương pháp “ quantitative easing ”, như Ngân hàng Trung ương Âu châu, Nhật Bản đang áp dụng và Hoa Kỳ đã áp dụng từ 2008 đến 2013.
Trung Quốc cũng sẽ đi vào chu kỳ ấy và tất nhiên là điều ấy từ một nền kinh tế có sản lượng đứng hạng nhì thế giới sẽ gây ra nhiều biến động. Nhưng khó đoán hơn cả là những biến động ấy có khi lại là hậu quả bất lường mà chính Bắc Kinh không dự trù nổi khi cứ phản ứng một cách lụp chụp với sự hốt hoảng.
Người ta cứ lầm tưởng rằng Bắc Kinh có những mục tiêu trường kỳ và làm gì cũng đắn đo suy nghĩ. Sự thật lại chẳng như vậy như cả thế giới đã thấy tuần qua.
Sau cùng, hậu quả đáng ngại nhất cho thế giới không chỉ có khả năng quản trị rất kém hay thực lực đối phó có hạn khi dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc bị bào mỏng trong khi doanh nghiệp có thể vỡ nợ dây chuyền. Hậu quả là uy tín chính trị của một đảng độc quyền có đầy tham vọng cả an ninh lẫn kinh tế trong một quốc gia có quá nhiều dị biệt về nhận thức lẫn lợi tức và có sức ly tâm rất mạnh.
Biến cố tuần qua tại Trung Quốc có thể báo hiệu nhiều thay đổi chính trị và gây chấn động tài chánh còn nặng hơn những gì chúng ta đã thấy vào năm 2008.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160112-bien-dong-tai-chinh-trung-quoc-nhung-trieu-chung-tien-bao-dang-ngai


 

Mô hình kinh tế Trung Quốc sản sinh khủng hoảng

media 
Một công nhân xây dựng ăn tối tại công trường ở tỉnh An Huy. Ảnh tư liệu.REUTERS/Stringer/Files
Kinh tế thị trường « định hướng xã hội chủ nghĩa » của đảng Cộng sản Trung Quốc đe dọa bản thân Hoa lục và thế giới : cội nguồn gây khủng hoảng, mối đe dọa hàng đầu, vấn nạn không giải pháp, chứng khoán xáo trộn, Bắc Kinh bất lực … là những tựa lớn và phân tích trên báo chí Pháp hôm nay 08/01/2016.
Trên trang nhất, Le Monde chơi chữ với hàng tựa đậm : " La Chine, danger économique numéro un" (Trung Quốc , nguy hiểm kinh tế số một). Thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến, sau khi lao dốc ngày đầu tuần, đã sụt thêm 7% trong ngày thứ tư trong vòng 29 phút và cũng sụt thêm 7% trong ngày thứ năm.
Sàn giao dịch lao đao, đồng tiền bị phá giá và tình trạng phát triển kinh tế chậm lại của Trung Quốc đã gây hiệu ứng lo âu trên toàn cầu. Les Echos thì cho rằng Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc đã phải can thiệp với hàng loạt biện pháp khẩn cấp : hạ giá đồng nguyên (nhân dân tệ), giới hạn bán cổ phần, bơm tiền mặt vào thị trường nhưng hủy bỏ « cầu chì an ninh tự động » 7%. Theo Le Figaro, Trung Quốc đang làm thị trường tài chính thế giới lao đao và càng lúc càng lo ngại rơi vào một cuộc khủng hoảng mới. Ngân hàng Thế giới cũng báo động : nguy cơ kinh tế, tài chính, xã hội, địa chính trị đều gia tăng khắp địa cầu.
Vì sao nên nỗi ?
Theo Le Figaro, Trung Quốc đang ở trong thời kỳ « lột vỏ » đầy nguy hiểm và nhiều chướng ngại. Thứ nhất là không còn gây đuợc niềm tin và thứ hai là giá nhân công lên cao. Trong bối cảnh tình hình địa chiến lược trên toàn cầu có nhiều bất trắc, giá nhiên liệu giảm, căng thẳng ở Trung Đông và quả bom H của Bắc Triều Tiên, giới đầu tư mất hết tin tưởng vào nền kinh tế thứ hai của thế giới.
Một nhà kinh tế độc lập tại Thượng Hải nhận định : năm 2016 sẽ vô cùng khó khăn. Ngay giới tài phiệt Trung Quốc cũng « hốt của mà chạy », đầu tư vào ngành công nghệ tiên tiến và thị trường địa ốc của Tây phương để được an toàn ở Canada, Hoa Kỳ hay Úc. Trong vòng ba tháng cuối năm, 367 tỉ đôla đã bị tẩu tán ra khỏi Trung Quốc. Dấu hiệu nguy hiểm thấy rõ là công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc, đầu tàu của kinh tế quốc gia đã « hụt hơi ».Chính sách « tái cấu trúc » lãnh vực quốc doanh là cuộc cải cách « khó nhất » về mặt xã hội của Chủ tịch Tập Cận Bình. Vì thế, chính quyền mới có thái độ do dự. Thái độ do dự này đang làm cho thị trường tài chính bất an.
Guồng máy kinh tế Hoa lục « trục trặc » và đáp án xã hội dân sự
Cũng cùng nhận định, Liberation, trong bài « Mô hình Trung Quốc : cỗ máy khủng hoảng », dưới bức ảnh một người trung niên mặt đăm chiêu, nói rõ thêm : công nghiệp thiếu sức cạnh tranh, mãi lực của dân thấp, đầu cơ địa ốc, tẩu tán tài sản, đầu tư bỏ chạy là tình trạng khốn đốn của cường quốc kinh tế số hai thế giới.
Cho dù chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin nhưng vẫn phải báo cáo chỉ số Hoạt động của ngành công nghiệp PMI (Purchasing Managers Index), suy yếu. Tin này là « ngọn lửa châm vào thùng thuốc súng » làm giới đầu tư và đầu cơ bán tống bán tháo cổ phần.
Thị trường Trung Quốc còn mất hấp dẫn vì ba lý do : một là tiền lương tăng lên trung bình 8% trong những năm gần đây, làm doanh nghiệp chỉ muốn dời nhà máy sang các nước khác. Thứ hai là sức mua của người dân không cao và thứ ba là bong bóng địa ốc đang sắp vỡ vì những người có tiền không mua mà còn bán ra để chạy sang Úc, sang Mỹ.
Theo nhật báo cánh tả, Trung Quốc không phải là « cứu tinh của thế giới » như được mô tả trước đây. Ngược lại, chế độ kinh tế có định hướng này đang trở thành bất ổn định mà nhiều nhà kinh tế dự báo sẽ hạ cánh một cách « thô bạo ».
Nhưng trên La Croix, trong bài « Trung Quốc làm thế giới lo ngại » chuyên gia Christophe Despas lạc quan hơn cho là chế độ Trung Quốc kiểm soát được tình hình, cho dù phải mất nhiều thời gian. Điều chắc chắn là Trung Quốc không có chiến lược nào ngoài « chiến lược đánh đâu đỡ đó ».
Nhật báo kinh tế Les Echos đưa giải pháp : chính tệ nạn tham ô là căn bệnh trầm kha của Trung Quốc và nhiều nước đang phát triển. Toa thuốc đầu tiên là phải trao trách nhiệm việc nước cho « xã hội công dân ».
Trong cái bất hạnh của Trung Quốc, cũng tạo ra cái rủi và cái may cho nhiều nước : Trong nhóm « thua » có Đài Loan, Đại Hàn, Nhật, Mỹ Đức phải giảm xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhóm « thắng » có Việt Nam, Indonesia « hốt » tiền đầu tư bỏ Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Le Monde, phải chờ thực tế trả lời.
Trung Quốc, thủ phạm bắt cóc các nhà phát hành sách báo Hồng Kông chỉ trích chế độ ?
Phải gần ba tháng sau ngày ba chủ nhân và hai nhân viên của một nhà phát hành sách tại Hồng Kông bị mất tích bí ẩn mà người thứ năm là ông Lý Ba đúng vào ngày 01/01/2016 và phải chờ đến khi Ngoại trưởng Anh lên tiếng quan ngại « số phận công dân Anh Lý Ba » thì Hoa lục mới hé lộ thông tin đầu tiên nhưng chỉ liên quan đến ông Lý Ba mà thôi . Theo Libération, ngày thứ ba vừa qua, bà vợ ông Lý Ba nhận được điện thư của chồng gửi từ Thẩm Quyến viết « ông tự ý » sang Hoa lục để « trợ giúp một vụ điều tra ». Vấn đề là giấy thông hành sang Trung Quốc của ông lại để ở nhà.
Chi tiết thứ hai là cho dù chữ viết là của ông Lý Ba nhưng cách hành văn là theo tiếng Quan thoại trong khi hai vợ chồng nạn nhân là dân Hồng Kông, chỉ dùng tiếng Quảng Đông. Nói cách khác, ông Lý Ba còn sống nhưng rõ ràng là ông bị áp chế . Các Hiệp hội Nhân quyền tin rằng ông Lý Ba bị chính quyền Hoa lục bắt cóc.
Bà vợ ông Lý Ba đã rút lại đơn kiện đòi cảnh sát Hồng kông điều tra vụ « mất tích đáng lo » sau khi nhận được điện thư.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc bắt cóc các chủ nhân và nhân viên nhà sách Causebay Books ? Nhà phát hành này sắp xuất bản quyển sách về « người tình đầu tiên » của ông Tập Cận Bình. Trong khi đó thì Hoàn Cầu Thời Báo của chế độ vẫn khẳng định nhà phát hành « đưa tin đồn thất thiệt với ý đồ xấu ».
Trên trang « hình ảnh », Liberation đưa đến độc giả dự án xây tượng Mao Trạch Đông khổng lồ sơn vàng cao 36,60 mét đặt ở tỉnh Hà Nam (đang thực hiện) nhân 40 năm ngày giỗ của nhân vật lãnh đạo Trung Hoa mà các sử gia ghi lại đã « gây ra cái chết cho 30 triệu dân » trong chính sách « đại nhảy vọt » hoang tưởng. (Theo tin AFP 08/01/2016, chỉ một tuần sau khi bức ảnh trên được loan trên mạng thì bức tượng của Mao bị phá hủy không rõ vì sao).
Indonesia: 50 năm sau, vụ thảm sát những người cộng sản vẫn là điều cấm kỵ
Indonesia : 50 năm sau, vụ thảm sát đảng viên đảng Cộng sản và tình nghi vẫn còn là chuyện cấm kỵ là đề tài châu Á thứ ba trên Libération. Quân đội Indonesia đã giết bao nhiêu người trong vụ thủ tiêu những đảng viên Cộng sản hoặc tình nghi theo Cộng sản vào năm 1965, thời nhà độc tài Suharto ?
Nhật báo cánh tả Pháp lật lại trang sử này qua hai trang phóng sự dài, phỏng vấn các sử gia và nạn nhân sống sót. Các nguồn tin khác nhau đều nói đến con số 500.000 ngàn đảng viên hoặc họat động cho tổ chức được xem là « mối đe dọa cho quốc gia » đã bị giết. Nhưng, cựu Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt lúc sắp lâm chung tiết lộ là đến 3 triệu người.
Từ 50 năm qua, các thế hệ cầm quyền cho đến hiện nay, trừ Tổng thống Joko Widodo, đều là con cháu của những người đã dính líu với chế độ Suharto. Dó là lý do tại sao vụ thảm sát này không bao giờ được nhắc đến cho dù trong sách sử ca tụng công lao cố Tổng thống Suharto.Theo một học sinh 17 tuổi, ở nhà trường em được giải thích « cộng sản là kẻ ác, Tổng thống Suharto là anh hùng cứu nguy cho đất nước ».
Khói lửa Trung Đông
Vào lúc Liên Hiệp Quốc thành công trong việc thuyết phục quân đội Syria và lực lượng nổi dậy trao đổi nhau mở vòng vây tiếp tế cho các ngôi làng bị kẹt giữa hai làn đạn gần thủ đô Damas, không hẹn mà nên, Le Monde và La Croix đều có bài tường thuật về thảm nạn dân làng Madaya ở Syria, bị quân đội của Damas và Hezbollah- Liban bao vây cô lập từ mùa hè 2015. Nạn đói và giá một ký gạo 250 đôla đã làm nhiều người ăn cỏ mà sống.
Trong khi đó, Le Figaro chú ý đến vụ Daech đặt bom « gây biển máu » Libya trong vụ khủng bố tự sát giết chết 60 người ở Zliten, bên bờ Địa Trung hải. Trên trang bìa, nhật báo cánh hữu đăng ảnh một « tay khủng bố » bị bắn chết, xác nằm trước cơ quan cảnh sát quận 18 Paris ngày 07/01 đúng một năm sau ngày toà soạn tuần báo Charlie Hebdo bị tấn công.
Platini, c’est fini
FIFA đã hết rồi đối với Michel Platini. Tất cả các báo đều loan tin này sau khi cầu thủ vô địch bóng đá Pháp tuyên bố bỏ cuộc đua tranh ghế chủ tịch FIFA vì bị treo giò 8 năm.
Con người sinh ra để….mập
Một tin khác, trong lãnh vực y tế, cũng đáng được nghiền ngẫm : trên trang Sức Khỏe của Le Figaro, nhà nghiên cứu Anh Quốc Daylan Thomspon thông báo chứng minh được con người được tạo hóa sinh ra để mập béo. Lý do là bộ não của chúng ta biết rõ ích lợi của chất béo và cơ thể cần nhiên liệu chất béo, để hoạt động.
 


 Chứng khoán Trung Quốc sụt mạnh

  • 4 tháng 1 2016




 



Image copyright AFP
Image caption Thị trường Thượng Hải sụt mạnh

Giao dịch trên thị trường chứng khoán Thượng Hải đã bị tạm đình chỉ sau khi chỉ số Shanghai Composite sụt tới 7%.
Thoạt tiên phiên giao dịch bị đình chỉ 15 phút để điều chỉnh sau khi thị trường sụt 5%.
Tuy nhiên giá cổ phiếu tiếp tục giảm khiến các nhà điều hành phải quyết định đóng cửa sớm.
Trước đó thăm dò trong các nhà sản xuất cho thấy thêm tín hiệu xấu cho nền kinh tế.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) do tạp chí Caixin và Markit Economics công bố giảm xuống 48,2 điểm trong tháng 12, là tháng sụt giảm thứ 10 liên tiếp trong hoạt động sản xuất.
Dưới 50 điểm có nghĩa ngành sản xuất của Trung Quốc bị suy giảm và trên 50 mới là tăng trưởng.
Chỉ số PMI, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được công bố sau khi một khảo sát khác ở các công ty lớn hơn cũng cho thấy 5 tháng liền thuyên giảm hoạt động.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 6,9% xuống 3.296,66 điểm trước khi giao dịch bị đình chỉ.
Theo quy định điều chỉnh mới được áp dụng từ 4/1, thị trường giảm 7% sẽ dẫn đến đình chỉ giao dịch.
Chỉ số Hang Seng ở Hong Kong giảm 2,8% xuống còn 21.293,13 điểm.

Toàn cảnh châu Á

Bắt đầu phiên giao dịch năm mới 2016 cả châu Á đều chung xu hướng suy giảm.
Chỉ số Nikkei 225 ở Nhật Bản giảm 3,1% xuống 18.450,98 điểm sau khi đồng yen mạnh lên gây áp lực lên các nhà xuất khẩu.
Thị trường Á châu cũng chịu ảnh hưởng từ sụt giảm ở thị trường Hoa Kỳ.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,5% xuống 5.270,50 trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 2,2% xuống 1.918,76 điểm.
 http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/01/160104_china_shares_plunge

Chứng khoán TQ phục hồi rồi lại giảm

  • 5 tháng 1 2016


 
Image copyright AFP

Cổ phiếu Trung Quốc vẫn bất ổn vào sáng thứ Ba 5/1, sau khi tạm ngừng giao dịch hôm thứ Hai vì sụt giảm mạnh đến 7%, dẫn đến đợt bán tháo cổ phiếu toàn cầu.
Chỉ số Shanghai Composite đã tăng 0,8% lên 3.324,27 điểm sau khi mở cửa với giá thấp hơn đến 3%.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng cũng đảo chiều, tăng 0,1% lên 21.342,09 điểm.
Sau đó, chỉ số Shanghai Composite lại giảm 0,3%, xuống còn 3,287.71 điểm.
Sáng thứ Hai 4/1, giao dịch ở Thượng Hải bị đình chỉ sau khi đợt sụt giảm kích hoạt cơ chế ngắt mạch mới.
Các nhà quản lý nói họ có thể hạn chế mua bán trong hôm thứ Ba để kìm chế sụt giảm.
Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc cho biết họ sẽ xem xét hạn chế tỷ lệ cổ phiếu mà các nhà đầu tư chính có thể bán ra trong một khoảng thời gian.
Ngân hàng Trung ương cũng bất ngờ bơm 130 tỷ Nhân dân tệ (19,94 tỷ USD) vào thị trường để kìm lãi suất cho vay, trong một động thái trấn an nhà đầu tư.

Sẽ còn biến động?

Các nhà phân tích nói giới đầu tư đang đợi xem liệu Bắc Kinh có thể ngăn được đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc không, và liệu có biện pháp nào mới được đưa ra nữa hay không.
Nhưng Bernard Aw, phân tích gia từ công ty IG, nói Bắc Kinh dường như quan tâm tới tăng trưởng kinh tế hơn là thị trường chứng khoán.
Ông nói:"Hơn nữa, tình hình trông sẽ rất tệ nếu họ đưa thêm biện pháp mới vào trong khi biện pháp giải cứu cũ đang chờ kết quả".


 



Image copyright EPA
Image caption Thị trường Thượng Hải sụt giảm 7% chỉ trong ngày thứ Hai
Cơ chế "ngắt mạch' dẫn tới đình chỉ giao dịch toàn quốc lần đầu hôm thứ Hai 4/1 được lập ra sau đợt thị trường sụt giảm mạnh vào mùa hè vừa rồi. Cơ chế này có mục đích kiềm chế chao đảo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Đợt giảm 7% đã gây rúng động thị trường toàn cầu.
Qua đêm, chỉ số chứng khoán Mỹ sụt giảm đến 2% vì quan ngại lặp lại một thời kỳ chứng khoán Trung Quốc sụt giảm như đợt hỗn loạn hồi mùa hè vừa rồi.

Tác động của giá dầu

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông tác động lên giá dầu cũng làm giảm sự tự tin của nhà đầu tư.
Giá dầu chững lại sau khi tăng đến 4% sau căng thẳng giữa Ả rập Saudi và Iran.
Cổ phiếu Hàn Quốc cũng tăng lên khi thị trường mở cửa hơn sau khi một quan chức Bộ Tài chính nói với Reuters nếu cần thiết chính phủ sẽ hành động để ổn định thị trường.
Chỉ số Kospi đã tăng 0,8% lên 1.933,84 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hồi phục, tăng trở lại 0,4% lên 18.527,35 điểm. Trong khi đó chỉ số S&P/ASX 200 của Úc lại trái ngược, giảm 1% xuống còn 5.216,70 điểm.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/01/160104_china_shares_positive




Trung Quốc : Trận chiến phe cánh giành quyền nắm các tập đoàn kinh tế


media 

Đại bản doanh của tập đoàn Phục Tinh (Fosun International) tại Thượng Hải, ngày 14/12/2015.RETUERS/Aly Song

Thông tín viên Le Monde ở Thượng Hải trong số báo đề ngày hôm nay viết về « Cuộc chiến tranh giữa các phe phái để giành những lãnh vực hàng đầu trong nền kinh tế Trung Quốc ». Tác giả nhấn mạnh, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình thật ra là cuộc chiến đấu giành quyền kiểm soát các tập đoàn.
Mới hồi tháng 3/2015, Thường Tiểu Binh (Chang Xiaobing) còn khoe khoang về cuộc sống thanh đạm của mình. Là Chủ tịch China Unicom, công ty điện thoại lớn thứ nhì Trung Quốc, ông ta khẳng định lương tháng chỉ có 8.000 nhân dân tệ, khoảng hơn 1.100 euro.
Đến tháng 8/2015, ông lên nắm quyền China Telecom, tuy chỉ đứng hàng thứ ba nhưng có vai trò chủ đạo đối với các đường điện thoại bàn. Rồi hôm Chủ nhật 27/12, Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng loan báo ông Thường bị bắt vì « nghi ngờ vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng » - tức tham nhũng. Và không có gì thêm nữa, ngoài việc ông từ chức hôm 30/11.

Do không có thông tin chính thức, các nhà quan sát đành phải suy đoán, tìm cách ráp lại những mảnh puzzle của các vụ thay đổi lãnh đạo doanh nghiệp. Bức tranh ráp nối toàn cảnh cho thấy đây là việc thanh trừng chính trị hàng loạt, núp dưới danh nghĩa chiến dịch chống tham nhũng được đưa ra từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền uy tối thượng cách đây ba năm.
Một bức thư của một tổ chức đánh giá tín dụng đăng trên mạng tố cáo China Unicom hồi năm 2011 đã bán rẻ một tòa nhà kinh doanh ở phía tây Bắc Kinh cho một công ty do những người thân cận của tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) kiểm soát. Tướng Quách Bá Hùng vốn là Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, có nghĩa là nhân vật số hai của quân đội Trung Quốc, nay đã bị thất sủng. Lá thư tố cáo vẫn còn trên net, chứng tỏ có « mùi » chính trị, trong một đất nước vốn kiểm duyệt gắt gao.
Nhiều « mãnh hổ » phải gặm hờn trong cũi sắt
Tướng Quách Bá Hùng có tiếng là thân cận với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân – nhân vật số một Trung Quốc từ 1989 đến 2002 và vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn qua việc giựt dây sau hậu trường trong thời kỳ của người kế nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào. Tập Cận Bình hiện đang tháo gỡ các mạng lưới của ông Giang, năm nay 89 tuổi, sức khỏe đang yếu dần. Tập đoàn China Unicom mà Thường Tiểu Binh lãnh đạo trong suốt 11 năm qua, vẫn được coi là thành trì của phe Giang Trạch Dân.
Con trai ông Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng) cũng có ảnh hưởng ngầm tại công ty tiền thân của China Unicom trong giai đoạn tái cấu trúc giữa thập niên 90, thông qua các công ty đặt tại Thượng Hải. Giang Miên Hằng cũng đột ngột từ bỏ chức vụ trong ban lãnh đạo chi nhánh Thượng Hải của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vào tháng Giêng năm 2015, không hề nêu lý do.
Để khép lại năm 2015, Tập Cận Bình đã kêu gọi các ủy viên Bộ Chính trị « giáo dục nghiêm khắc con cái và các thành viên trong gia đình cũng như nhân viên, chỉnh đốn lại hành vi trong thời gian tới ». Tân Hoa Xã nêu ví dụ việc bắt giam nhiều « mãnh hổ », không chỉ tướng Quách Bá Hùng mà cả Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua).
Chu Vĩnh Khang từng làm mưa làm gió tại bộ máy an ninh, tình báo, công an Trung Quốc cho đến cuối năm 2012. Phe cánh của ông Chu cũng ngự trị tại các tập đoàn dầu lửa Trung Quốc PetroChina và Sinopec, mà nay nhiều cán bộ đã bị bắt giữ. Còn Lệnh Kế Hoạch nắm chức Chánh văn phòng Trung ương Đảng thời Hồ Cẩm Đào, có người con trai tử nạn trong chiếc xe Ferrari với hai cô gái ăn mặc hở hang hồi tháng 3/2012, thống trị nhóm bị báo chí chính thức gọi là « băng đảng Sơn Tây ».
Doanh nhân không thể không dựa vào quan chức
Theo Le Monde, mối dây liên kết giữa doanh nhân và quan chức là đặc thù của việc làm ăn tại Trung Quốc : cần phải thiết lập quan hệ với các lãnh đạo đảng mới có thể thành công. Bản thân ông Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin), người giàu nhất Trung Quốc hồi tháng 10/2015 đã nhìn nhận anh vợ của Tập Cận Bình nắm những phần vốn trong đế chế địa ốc Vạn Đạt (Wanda) của ông Vương.
Cuộc chiến giữa các phe phái chưa thấy dịu bớt, trong khi đến năm 2017 sẽ diễn ra Đại hội Đảng. Đây là dịp để thay thế một số ủy viên thường trực Bộ Chính trị và chuẩn bị người kế vị Tập Cận Bình năm năm sau đó – nếu truyền thống lâu nay vẫn được duy trì.
Bối cảnh hỗn loạn này được diễn đạt trong những đòn đánh vào giới kinh tế, như vụ nhà sáng lập tập đoàn tư nhân Phục Tinh (Fosun), người mua lại công ty du lịch Club Med của Pháp, tự dưng mất tích trong bốn ngày 10 đến 13/12.
Người ta vẫn chưa biết được ông Quách Quảng Xương (Guo Guangchang) chỉ bị thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra về Phó Thị trưởng Thượng Hải Ngải Bảo Tuấn (Ai Baojun) – từng làm nên cơ nghiệp ở tập đoàn luyện kim Baosteel, một thành trì khác của phe Giang Trạch Dân – hay không. Hay là ông lại theo chân Vương Tông Nam (Wang Zongnan), chủ tập đoàn Bright Foods đã bị kết án 18 năm tù, tuy ông đã tái xuất hiện trong một tấm hình đăng trên mạng xã hội, cho thấy đang ăn tối tại New York.
« Africa town » tại Quảng Châu
Cũng về Trung Quốc, phụ trang Le Monde đăng phóng sự ảnh mô tả « Một Quảng Châu đen ». Đó là Tiểu Bắc Lộ (Xiaobeilu), một khu phố ở Quảng Châu từ những năm 2000 trở thành nơi đóng đô của hàng ngàn nhà buôn sỉ và những thương nhân chuyên môi giới, thương lượng để đưa hàng hóa Trung Quốc sang châu Phi.
Nếu các thành phố lớn trên thế giới đều có « Chinatown », thì riêng Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông lại có thể hãnh diện là sở hữu không chỉ một, mà đến hai « Africatown ». Toàn bộ khu phố đều phục vụ cho các nhà buôn sỉ Phi châu, và cũng là đại bản doanh của các nhà môi giới chủ yếu là người Nigeria, làm trung gian giữa các nhà máy Trung Quốc và người mua hàng đến từ châu Phi.
Tấp nập nhất là Tiểu Bắc Lộ, với những tòa nhà mặt tiền lắp kính, đầy những cửa hàng trưng bày đủ loại sản phẩm. Vải vóc, dụng cụ điện tử gia đình, tóc giả…tha hồ mặc cả hợp đồng. Những con đường kế cận tràn ngập những quán ăn, nhà hàng halal và văn phòng du lịch. Khu phố này tiêu biểu cho quan hệ thương mại được Bắc Kinh dệt nên với lục địa đen.
Cam Bốt : Mafia gỗ dựa thế Hun Sen để làm giàu
Cũng tại châu Á, đặc phái viên Le Monde tại Phnom Penh trong bài viết « Ở Cam Bốt, mafia gỗ thỏa sức làm giàu », đã tố cáo các doanh nhân thân cận với Thủ tướng Hun Sen đã biến nhiều khu rừng nhiệt đới thành những súc gỗ mà không hề bị trừng phạt.
Nạn dịch phá rừng tại Cam Bốt diễn ra với tốc độ nhanh chóng nhất toàn cầu. Các doanh nhân thân thiết với ông Hun Sen, nắm quyền từ ba chục năm qua, đã cho đốn hạ nhiều khu rừng, biến những thân cây cẩm lai thành gỗ xẻ. Họ bất chấp những loại gỗ quý cần được bảo vệ, để phục vụ cho nhu cầu của giới nhà giàu Trung Quốc muốn có bàn ghế, giường tủ bằng cẩm lai, gỗ trắc, gỗ sưa.
Một nhà đấu tranh sinh thái trong nhiều tháng trời đã theo dõi một nhóm thợ rừng ngang nhiên hoạt động tại một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Cam Bốt là Virachey, ở tỉnh Rattanakiri, nơi có hệ động thực vật độc đáo. Ông núp trong những bụi cây, ghi hình lại những chiếc xe tải, tìm ra các hóa đơn…và lần đến được xuất xứ của nơi đặt hàng gỗ xẻ, đó là một tập đoàn của doanh nhân Try Pheap, có giấy phép khai thác của Nhà nước.
Theo nhà hoạt động này, vấn nạn của Cam Bốt là nạn xói mòn đất canh tác và nạn khai thác rừng bất hợp pháp. Về mặt chính thức, rừng nhiệt đới tại các khu bảo tồn được bảo vệ. Nhưng trên thực tế, chính quyền địa phương cũng như các xã trưởng thường nhắm mắt trước đồng tiền. Kiểm lâm thì yếu thế so với quân đội vốn tham gia vào việc buôn gỗ, và « bảo kê » cho các lán trại thợ rừng.
Một cây gỗ quý có thể được bán với giá đến nửa triệu đô la. Gỗ trầm hương được xuất qua đường Lào và Việt Nam để sang thị trường Trung Quốc, nơi giá một chiếc giường bằng gỗ trầm hương có thể lên đến một triệu đô la !
Tác giả bài viết kết luận, để giải thích sự sụp đổ của đế quốc Angkor trong thế kỷ 15, các nhà nghiên cứu nêu ra nhân tố khí hậu mà người Khmer thời đó không có khả năng đối phó. Còn vào đầu thế kỷ 21, vương quốc nhỏ bé ở châu Á thừa biết thách thức đang phải đối mặt.
Những kẻ khủng bố Paris trên đường chạy trốn
Hôm nay ngày đầu năm dương lịch, Le Monde là tờ báo duy nhất trong làng báo Paris có mặt vì phát hành từ chiều hôm trước. Tựa chính của số báo đầu năm được dành cho « Các vụ tấn công ngày 13 tháng 11 : Chuyện kể về cuộc chạy trốn của bọn khủng bố ».
Le Monde trong số trước đã mô tả lại toàn cảnh các các vụ khủng bố sự kiện xảy ra hôm 13/11/2015 tại Paris, thông qua việc nghiên cứu 6.000 biên bản của cảnh sát, nay tiếp tục bài cuối : « Khủng bố : Chạy trốn và truy lùng ».
Tờ báo cho biết sau các vụ khủng bố đêm thứ Sáu 13/11, số phận của Salah Abdeslam và Abdelhamid Abaaoud đã tách rời hẳn nhau. Abdeslam tìm cách bỏ trốn ngay khỏi Paris, thì Abdelhamid lại muốn tiến hành thêm những vụ tấn công mới.
Sáng hôm sau, 14/11, một thông cáo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) khoe khoang « tám người anh em mang đai chất nổ » đã tiến hành tấn công hàng loạt ở Stade de France, nhà hát Bataclan và tại các quận 10,11 và 18 của Paris. Có điều, đêm hôm ấy chỉ có bảy kẻ khủng bố tự sát đã kích hoạt đai chất nổ và chết ngay tại chỗ, còn tại quận 18 không hề xảy ra vụ nào cả.
Liệu Abdeslam, tên khủng bố tự sát thứ tám, đã thay đổi ý định vào phút chót, hay đai chất nổ của hắn bị trục trặc ?
Một bất ngờ khác nữa là trong vụ cảnh sát tấn công vào Saint-Denis, bọn khủng bố không bị chết vì 5.000 phát đạn do đặc nhiệm RAID bắn ra, mà người thì bị chết ngạt dưới đống đổ nát, kẻ khác do sức công phá của đai chất nổ mang trên người.

 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160101-trung-quoc-tran-chien-phe-canh-gianh-quyen-nam-cac-tap-doan-kinh-te




Trung Quốc không còn che giấu tham vọng quân sự


media 
Quân đội Trung Quốc diễu binh tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, ngày 03/09/2015REUTERS/Damir Sagolj
Với ngân sách quốc phòng tăng hơn 300% trong vòng một thập niên, với tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình « thay đổi chiến lược quan trọng để thực hiện giấc mơ đại cường quân sự », Bắc Kinh khẳng định mục tiêu đi tới : củng cố sức mạnh quân sự áp đảo tại Á Châu và khả năng đương đầu với Tây phương là vũ khí hiệu quả nhất để bảo vệ quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.
Để bảo vệ các quyền lợi « cốt lõi », ngày đầu năm dương lịch 2016, một tàu cá Quảng Ngãi của ngư dân Huỳnh Thạch bị tàu « thép » Trung quốc tấn công nhiều lần và đâm chìm theo tường thuật của chính nạn nhân và một số báo chí Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo ngầm được gia cố thành đảo nhân tạo trong vùng Trường Sa và một lần nữa điều giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa.
Bình luận về tin Trung Quốc thành lập thêm các đơn vị quân đội, tiếp theo tin đóng thêm hàng không mẫu hạm, AFP cho rằng Bắc kinh sẽ gây ra những cơn « thịnh nộ » từ phía Mỹ và các quốc gia láng giềng.
Theo AFP, sự kiện hải quân và không quân Trung Quốc liên tục can dự vào những cuộc đối đầu tranh chấp biển đảo với Nhật và Philippines gây lo ngại dẫn đến xung đột võ trang.
Chính trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông với các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ ở phía nam, tại Hoa Đông với Nhật Bản ở phía bắc, Trung Quốc loan báo những thay đổi cấu trúc quan trọng trong quân đội.
Theo bản tin của Tân Hoa Xã ngày 02/01/2016 : lục quân được thống nhất chỉ huy, thành lập đơn vị yểm trợ tác chiến và đơn vị giám sát tên lửa chiến lược.
Thật ra, từ khi lên cầm quyền năm 2013, ông Tập Cận Bình đã thi hành một chiến lược xuyên suốt canh tân quân đội với hai mục tiêu song hành : tăng cường kiểm soát chính trị lực lượng võ trang và sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt quan điểm của Bắc Kinh trên trường quốc tế.
Vào tháng 11/2015, Bắc Kinh đã dự kiến một cuộc thay đổi cơ bản đặt quân đội dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ban lãnh đạo đảng Cộng sản mà nhân vật chỉ huy tuyệt đối là Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản, kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia đã có kế hoạch bớt đi 300 ngàn quân xuống còn 2 triệu để « tăng hiệu năng chiến đấu » theo binh pháp quân cần tinh chứ không cần đông. Cùng lúc, ông loại trừ hàng loạt tướng lãnh trong chiến dịch chống tham nhũng và nạn mua quan bán chức trong quân đội.
Trong báo cáo chiến lược công bố vào tháng 05/2015, Bộ Quốc phòng đã khẳng định quân đội Trung Quốc có tham vọng « củng cố và phát triển lực lượng hải quân » để « tham gia vào các chiến dịch quốc tế ». Vấn đề là bản báo cáo chiến lược cũng gián tiếp nhìn nhận Bắc Kinh sẽ gia tăng ảnh hưởng trong khu vực Á Châu khi phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân (Yang Yu Jun) nhấn mạnh vai trò của quân đội là « bảo vệ lãnh thổ chống các nước láng giềng gây hấn và can thiệp của Mỹ ».
Nhà phân tích Nghê Lạc Hùng ( Ni Le Xiong), thuộc đại học Thượng Hải, được AFP trích dẫn khẳng định : Quân đội Trung Quốc cải cách để gia tăng khả năng tác chiến của ba binh chủng hầu bắt kịp quân đội Tây Âu và Hoa Kỳ.
Hoàn cầu Thời báo, thuộc xu hướng chủ chiến, cho rằng quân đội Trung Quốc đã hội đủ những yếu tố cần thiết của một quân đội mạnh và xem Hoa Kỳ là đối tượng : Nếu Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ về quân sự thì điều này sẽ ảnh hưởng đến vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế và thái độ của các nước khác đối với Trung Quốc.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20160102-trung-quoc-khong-con-che-giau-tham-vong-quan-su-0

 

 Luật chống khủng bố TQ có gì hay và dở?

  • 4 tháng 1 2016






 



Image copyright AFP

Luật chống khủng bố được thảo luận lâu của Trung Quốc, được thông qua vào tuần trước, định hình cho cách nước này sẽ đáp trả mối đe dọa khủng bố ở trong và ngoài nước. Nhưng liệu luật này có khả năng giải quyết vấn đề tận gốc?
Trung Quốc phải đối mặt với một vấn đề kép từ khủng bố; từ bên ngoài, thực trạng khá tương tự như hầu hết các nước phương Tây phải đối mặt, tức là khi công dân và lợi ích ngày càng bị đe dọa bởi các nhóm liên kết với nhóm dân quân Nhà nước Hồi giáo hay al-Qaeda; ở trong nước, Trung Quốc có vấn đề với các cá nhân phẫn nộ với nhà nước, những người đôi khi dùng đến bạo lực chống lại công dân và bộ máy nhà nước để bày tỏ sự tức giận của họ.
Một số hoạt động khủng bố trong nước dường như được thúc đẩy bởi việc làm của cá nhân, trong khi một số bắt nguồn do bị xã hội ruồng bỏ.
Người ta có thể thấy vấn đề bị xã hội ruồng bỏ này đặc biệt xảy ra ở khu vực cận tây của tỉnh Tân Cương của Trung Quốc, nơi mà dân thuộc sắc tộc thiểu số Uighur phẫn nộ trước việc họ xem là văn hóa và bản sắc của họ bị Bắc Kinh đồng hóa.
Cũng có một số bằng chứng cho thấy một số công dân Trung Quốc đã ra nước ngoài để cầm súng tham chiến cùng với các cơ sở của IS hay al-Qaeda trên các chiến trường ở Syria, Iraq và Afghanistan, trong khi những người khác tham gia vào các trại huấn luyện ở Đông Nam Á.

Phẫn nộ chính







 



Image copyright AP
Image caption Tân Cương, nơi xảy ra nhiều vụ mà Trung Quốc mô tả là hoạt động "khủng bố".
Các luật mới cố gắng đối phó với những vấn đề kép nhưng dường như không hình thành khuôn khổ rõ ràng làm thế nào để ngăn chặn những người bị lôi kéo vào mạng lưới khủng bố cũng như ngăn họ bị cuốn vào ý thức hệ của khủng bố ngay từ khi trứng nước. Các luật này có tạo ra một khuôn khổ chính thức nhằm chống khủng bố ở nước ngoài, thông qua việc gửi lực lượng an ninh Trung Quốc ra nước ngoài để đối phó với các mối đe dọa.
Điều đó tự nó là một sự thay đổi đáng kể - tạo điều kiện cho Bắc Kinh có sự lựa chọn để điều lực lượng của mìnhra nước ngoài, đi ngược lại với nguyên tắc có từ lâu của Trung Quốc là không can thiệp vào việc bên ngoài.
Nhưng lực lượng an ninh Trung Quốc ngày càng tăng cường sự hiện diện trên thế giới trong khuôn khổ như gìn giữ hòa bình và luật mới này đơn giản là để tăng cường thêm phạm vi hoạt động này.
Vấn đề của Trung Quốc trở nên thực sự phức tạp khi xảy vụ đánh bom ở Bangkok, Thái Lan, hồi tháng Tám năm nay, khi một nhóm liên kết với một mạng lưới Uighur- Thổ Nhĩ Kỳ để một thiết bị nổ bên ngoài một ngôi đền nổi tiếng nơi có nhiều du khách Trung Quốc tới lễ. Hai mươi đã thiệt mạng, đa số người sắc tộc Trung Quốc.
Lý do chính xác cho vụ tấn công này vẫn chưa được rõ ràng, mặc dù dường như là một phần của một làn sóng phẫn nộ lớn phản đối Trung Quốc và Thái Lan trục xuất cưỡng bức một số lượng lớn người Uighur đã trốn từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Nhìn chung, vụ tấn công là một phần mở rộng của vấn đề khủng bố trong nước của Trung Quốc. Sự phẫn nộ của người Uighur lúc đầu chủ yếu châm ngòi cho các cuộc tấn công chống lại nhà nước ở Tân Cương dần dần đã lan ra khắp Trung Quốc (bao gồm cả các vụ lớn ở Bắc Kinh và Côn Minh) và nay lan ra cả ở nước ngoài.
Vấn đề là, trong khi người ta thấy rõ ràng rằng luật mới cố gắng để đối phó với hành vi của những vấn đề này - bằng cách thiết lập các khuôn khổ qua đó có thể bị giam giữ và truy nã người ở nước ngoài – thì điều chưa rõ là luật mới này sẽ giải quyết sự phẫn nộ tiềm ẩn đằng sau hoạt động khủng bố này thế nào.

Bài học từ Vương quốc Anh





 
Image copyright Other
Nhiều việc đã được thực hiện ở Anh để giải quyết thực trạng cực đoan với chương trình nhằm ngăn ngừa hoặc bắt các đối tượng trước khi họ trở nên cực đoan.
Chương trình phòng ngừa này tập trung vào việc phát triển mối quan hệ mạnh mẽ với các cộng đồng thiểu số và cố gắng kết nối với các cá nhân vốn cảm thấy bị nhà nước xa lánh.
Điểm gây tranh cãi là nhiều khu vực của bộ máy nhà nước từ y tế đến giáo dục đã được thiết lập trong chương trình nghị sự của chính phủ nhằm tìm cách để lái người ta ra khỏi con đường bạo lực trước khi họ bị cuốn vào con đường này.
Đây là yếu tố quan trọng không có trong cách tiếp cận mới của Trung Quốc. Trong khi có một số cuộc thảo luận ở Trung Quốc liên quan đến các bộ phận khác nhau của nhà nước tham gia ngoài giới an ninh, có vẻ như không có cuộc thảo luận về cách giải quyết các nguyên nhân cơ bản của thực trạng cực đoan.
Có một số bằng chứng cho thấy ít nhất là nhà nước Trung Quốc suy nghĩ về vấn đề này. Lãnh đạo Tập Cận Bình đã thảo luận cách tiếp cận không dùng tới an ninh để chống khủng bố, và Bộ trưởng Công an Mạnh Kiến Trụ đã nói về những nỗ lực mở rộng hoạt động chống cực đoan, nhưng tư duy này dường như không được phản ánh trong luật mới được thông qua.
Thay vào đó, luật mới dường như rất tập trung vào các mặt thực tế của nỗ lực chống khủng bố - việc sử dụng vũ lực để đơn giản là ngưng các mạng lưới và sự lây lan tư tưởng; một số biện pháp về tiềm năng mạnh tới mức trên thực tế có thể gây hại cho cả đôi bên.
Trung Quốc không phải là trường hợp duy nhất- cách tiếp cận của Anh đã phải đối mặt với cáo buộc cho rằng nó có nguy cơ làm người Hồi giáo trẻ tại Anh bị xa lánh - nhưng tại Vương quốc Anh thì ít nhất tranh luận công khai và thảo luận về các vấn đề này là thành tố quan trọng trong việc hoạch định chính sách công và chương trình hành động là một trong số các biện pháp liên tục ứng phó với các mối đe dọa và đón nhận phản hồi của công chúng với chủ nghĩa cực đoan.
Nếu Trung Quốc muốn có thể giải quyết đúng và có hiệu quả vấn đề khủng bố ở trong nước và ở nước ngoài, Bắc Kinh cũng cần phải bắt đầu suy nghĩ theo cách này. Họ cần phải tìm một cách để không chỉ làm gián đoạn mạng lưới khủng bố mà còn để hiểu được tại sao người ta bị cuốn vào hoạt động khủng bố ngay từ đầu và làm thế nào có thể giải quyết vấn đề này.
Raffaello Pantucci là Giám đốc Nghiên cứu An ninh Quốc tế tại Royal United Services Institute.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/01/160104_china_terrorism_legislation_analysis

Hong Kong quan ngại vụ bắt nhân viên hiệu sách

  • 4 tháng 1 2016





 
Image copyright EPA
Image caption Ông Lương Chấn Anh nói cảnh sát Trung Quốc không có quyền hoạt động tại Hong Kong

Cảnh sát Trung Quốc không có quyền hoạt động tại Hong Kong, người đứng đầu đặc khu hành chính Lương Chấn Anh nói giữa lúc đang có những lo ngại về việc một người bán sách địa phương bị giới chức ở đại lục bắt giữ.
Lý Ba là người đàn ông thứ năm có liên quan tới một cửa hàng bán sách chỉ trích chính phủ Trung Quốc bị mất tích kể từ tháng Mười tới đây.
Dân biểu địa phương Albert Ho nói rằng ông Lý, còn được biết đến với tên gọi Paul Lee, đã bị bắt cóc và đưa sang đại lục.
Sự biến mất của những người này đã làm dấy lên quan ngại về việc Trung Quốc đang làm xói mòn tính độc lập pháp lý của Hong Kong.
"Chính quyền và tôi rất quan ngại về vụ việc," ông Lương, người từng bị chỉ trích là đã quá nương theo ý Bắc Kinh, nói.
Ông nhấn mạnh rằng "không có chỉ dấu" về việc có điệp viên Trung Quốc, nhưng nói thêm: "Nếu các nhân viên thực thi pháp luật của Trung Quốc tới làm bổn phận tại Hong Kong thì đó là điều không thể chấp nhận."
Bộ Ngoại giao Anh nói họ đang điều tra về các tường thuật nói ông Lý có thể có hộ chiếu Anh.





 
Image copyright BBC Chinese
Image caption Hiệu sách Causeway Bay đã đóng cửa một ngày sau khi ông Lý Ba mất tích
Ông Lý Ba biến mất hồi tuần trước.
Vợ ông nói ông đã gọi điện cho bà từ Thâm Quyến và nói với bà rằng ông đang giúp đỡ một cuộc điều tra.
Bà nói giấy phép trở về, là loại giấy tờ mà tất cả các công dân Hong Kong phải xuất trình khi vào Trung Quốc, thì vẫn ở nhà, điều mà dân biểu Albert Ho coi là bằng chứng cho thấy ông có lẽ đã bị các nhân viên an ninh buộc phải đi.
Ông Lý là người đã nêu nghi vấn báo động khi bốn đồng nghiệp của ông tại hiệu sách Causeway Bay (tên tiếng Hoa là Đồng La Loan Thư Điếm) và nhà xuất bản có liên quan, Mighty Current, bị mất tích hồi tháng Mười.
Việc ông mất tích hôm thứ Tư tuần trước khiến một số người nghi rằng vụ việc có liên quan tới một cuốn sách mà nhà xuất bản có kế hoạch tung ra, nói về những người đàn bà từng xuất hiện trong cuộc đời Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ sau khi ông đã kết hôn với bà Bành Lệ Viện.
Nhà sách Causeway Bay đã đóng cửa một hôm sau khi ông Lý mất tích.
Hiện giới chức Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố chính thức gì, nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo bản tiếng Trung gần đây đã có bài chỉ trích các cáo buộc nói mô hình "một quốc gia, hai chế độ" đang bị gây phương hại.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/01/160104_hongkong_bookseller_kidnap_claims_concern

 

Hoàng đế và quan lại: từ Tần đến Tập

  • 4 tháng 1 2016
Tuần đầu năm mới 2016, chứng khoán Shanghai Composite sụt luôn 7%, một dấu hiệu xấu cho kinh tế Trung Quốc.







Cùng ngày, một hiệu sách chuyên phê phán Bắc Kinh ở Hong Kong báo có năm nhân viên mất tích, người mới nhất có hộ chiếu Anh.
Phái dân chủ Hong Kong nghi rằng họ bị công an Trung Quốc bắt cóc.
Cuốn sách của tiệm Đồng La Loan (Causeway Boostore) sắp ấn hành chỉ nói đến ‘bạn gái cũ’ của ông Tập Cận Bình nhưng cũng đủ làm bà Bành ‘nổi cơn tam bành’, theo một số tờ báo tiếng Anh.
Chuyện này xảy ra trong bối cảnh cơn sốt ‘sùng bái cá nhân’ ở Trung Quốc ngày càng tăng.
Một biên tập viên BBC Tiếng Trung nói ‘thật đáng buồn khi Trung Quốc không thoát ra được cái bóng của Mao’ sau bao nhiêu năm Khai phóng, giao tiếp với Phương Tây.






 
Image copyright People Daily
Image caption Truyền thông Trung Quốc sung sướng khi có người nước ngoài hát bài ca ngợi Tập Đại đại 'đẹp trai, hấp dẫn'
Nhưng vì sao lại có chuyện viết bài hát, dựng phim, lập phong trào tụng ca ‘Cha Tập mẹ Bành’ như hiện nay?
Ngày cuối năm 2015, giáo sư Uông Tranh (Wang Zheng) từ Seton Hall University ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài trên The Diplomat về thuyết ‘tôn thờ lãnh tụ’ ở Trung Quốc.
Theo ông, thuyết này nói từ thời Tần (221-206 trước Công nguyên) đến nay, chính trị Trung Hoa không thay đổi.
Nếu hoàng đế yếu thì quan lại và bộ máy sẽ lấn át, biến người đứng đầu thành tượng trưng, bất lực.
Nếu hoàng đế mạnh thì sẽ dùng mọi cách để mạnh hơn nữa, trong triều trảm tham quan, nhốt thái giám, ngoài cõi trừng trị vương hầu làm loạn.
Càng mạnh hoàng đế sẽ càng nghĩ mình là thiên tử thật rồi.
Ngài sẽ được cả nước xúm vào tôn thời, ca ngợi và đám quan lại tạo ra vầng hào quang để che mắt vua, cuối cùng tách vua khỏi thực tại.






Image copyright Getty
Image caption Quan lại Trung Hoa luôn muốn kiểm soát hoàng đế
Đây là vòng quay từ các thời vua chúa, đến Mao, và nay đến cả Tập Cận Bình.
Trong bài có tên 'Between Bullying and Flattery: A Theory on Chinese Politics' (tạm dịch: Giữa đe dọa và nịnh hót: một thuyết về chính trị Trung Quốc'), Giáo sư Uông Tranh nói phong trào ngợi ca ông Tập được nhà nước Trung Quốc, Đảng Cộng sản và chính ông ta thúc đẩy.
Về thăm Trung Quốc mấy tháng trước, vị giáo sư còn thấy mọi phòng khách sạn nay có cuốn sách dạy về trị nước của ông Tập, “hệt như mọi khách sạn Phương Tây có Kinh Thánh”.
Ông Uông Tranh cho rằng ông Tập Cận Bình đang rơi vào ‘vết xe đổ’ của quá khứ và điều này không có gì hay, bởi theo thuyết về vua chúa nói trên, “cuối cùng thì đám quan lại sẽ thắng”.
Nếu muốn cắt đứt nghiệp chướng này, ông Tập cần “cải cách mạnh bộ máy ở Trung Quốc”, và việc đầu tiên là cấm bộ máy tuyên truyền tung ra các chiến dịch tô vẽ chính mình, giáo sư Uông viết.






 
Image copyright Getty

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/01/160104_xi_jin_ping_personality_cult


KHOA HỌC

 


 Vật thể lạ Tuyên Quang là rác vũ trụ?

  • 4 tháng 1 2016
Image copyright AP NASA
Image caption NASA nói hiện có nửa triệu mảnh vệ tinh, rác vũ trụ bay quanh quỹ đạo Trái Đất

Vụ một số 'vật thể lạ' rơi xuống Tuyên Quang đang thu hút sự chú ý của dư luận, giới chức Việt Nam và đặt ra nhiều câu hỏi.
Nhưng 'vật thể lạ' rơi xuống từ không trung không còn là chuyện lạ trên thế giới, thậm chí xảy ra khá thường xuyên, từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Brazil.
Trong tiếng Anh gọi là 'space debris' hay 'space junk', chúng chỉ đơn giản là 'rác vũ trụ' tức các mảnh, bộ phận rơi ra của của ngành công nghệ không gian, vệ tinh hoặc ống phóng hỏa tiễn.
Khi chúng có hình tròn, báo chí tiếng Anh gọi là 'orb' (khối cầu) nhưng cũng không thiếu các vật thể hình ống.
Đa số là các khối có vỏ titan chứa nhiên liệu (titanium fuel tank) cho nhiều bộ phận của tàu vũ trụ, vệ tinh.
Khi rơi vào bầu khí quyển, do bay với tốc độ nhanh và cọ sát với không khí, chúng thường gây bốc cháy và có thể bị mất các vỏ bọc hợp chất hoặc dây dẫn nhưng phần kim loại bên trong thường không bị sao.
Mới nhất đây, giới chức Thái Lan ghi nhận 'vật thể bay' chiếu sáng bầu trời nước họ đến từ vụ phóng vệ tinh ở Kazakhstan hôm 11/12/2015.
Một bản đồ theo dõi các mảnh vỡ của tên lửa Nga sản xuất cho biết các mảnh vỡ bay vào Trái Đất hôm 2/1/2016, theo báo Anh, tờ Telegraph.
Các báo châu Âu cũng mới trong tháng 11/2015 mô tả trong cùng một ngày, cả làng Calasparra ở Murcia, Tây Ban Nha và thị trấn Sakarya Karasu, Thổ Nhĩ Kỳ đều ghi nhận hiện tượng có khối kim loại tròn rơi từ trên trời xuống.
Rồi dân ở một làng nữa là Villavieja, không xa Calasparra, Tây Ban Nha cũng ghi nhận thêm một vật thể tròn rơi xuống.
Image copyright
Image caption Các khối tròn thế này đã rơi xuống châu Âu và Nam Mỹ
Với trọng lượng khác nhau, từ 8 đến 20 kg, các vật thể này là những bộ phận của vệ tinh hoặc các cấu trúc của máy móc, phương tiện vận tải hàng không vũ trụ.
Nhưng còn hàng chục nghìn các mảnh, khối, viên nhỏ hơn, có khi chỉ bằng quả bóng, hiện đang bay trên khoảng không.
Cơ quan Hàng không Không gian Hoa Kỳ, NASA được báo Anh trích lời nói hiện có tới 500 nghìn mảnh 'rác vũ trụ' đang bay vòng quanh Trái Đất như hình minh họa trên của BBC Mundo bằng tiếng Tây Ban Nha trong một bài về hiện tượng này.
Image copyright BBC World Service
Image caption Một giải pháp là dùng lưới 'vợt' vệ tinh đã quá hạn sử dụng trước khi chúng vỡ thành mảnh nhỏ
Đây không chỉ là một vấn đề gây nguy hiểm cho các vệ tinh và các chuyến bay vào không gian mà còn có thể gây tai nạn trên mặt đất khi chúng rơi xuống.
Vì thế, NASA có chương trình theo dõi, giám sát các khối rác lớn để đảm bảo an toàn cho vận tải không gian.
Giữa năm 2015, Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) lên một chương trình mang tên e.Deorbit để dọn rác không gian của Trái Đất.
Một trong số các giải pháp là dùng lưới rộng thu về các vệ tinh đã quá hạn sử dụng trước khi chúng bị va đập hoặc tự tan vỡ thành các mảnh nhỏ, khó thu lượm hơn.
Một cách nữa là đẩy các 'nghĩa địa vệ tinh' sang vùng trên biển Thái Bình Dương vốn ít người ở phía dưới, làm giảm đi nguy cơ gây tai nạn.
Image copyright BBC World Service
Image caption Các mảnh vỡ từ công nghệ không gian gây lo ngại an toàn hàng không vũ trụ
Tuy nhiên, ngân khoản chừng 150 triệu euro cho chương trình này sẽ chỉ được thông qua cuối 2016.
Theo trang space.com, Nga cũng có thể đã tái khởi động một chương trình 'diệt vệ tinh' mang tên Object 2014-28E mà Phương Tây nghi là có cả mục tiêu quân sự.
Hồi trước, Liên Xô từng có dự án mang tên 'Istrebitel Sputnikov' nhưng Moscow nói đã ngưng trong thập niên 1990.
Ngoài lo ngại an toàn, các quốc gia cũng nêu ra lo ngại an ninh trên không gian một khi va chạm vô tình hoặc có điều khiển xảy ra.
 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/01/160104_vn_metal_objects_no_mystery

Kim cương từ trên trời rơi xuống

  • 12 tháng 6 2015
Image caption Những hạt kim cương lơ lửng trong vũ trụ (Hình: NASA/JPL Caltech/T. Pyle/SSC SPL)

Một số thiên thạch rơi xuống Trái Đất có chứa những hạt kim cương nhỏ xíu. Một nghiên cứu mới đưa ra giả định rằng chúng được tạo ra từ một hành tinh bí ẩn đã tan vỡ từ lâu.
Vào năm 2008, một thiên thạch lao vào bầu khí quyển của Trái Đất và nổ tung trên sa mạc Nubian của Sudan.
Đây là lần đầu tiên một thiên thạch được xác định và theo dõi trước khi va chạm với Trái Đất, và các “thợ săn thiên thạch” đã đổ xô tới nơi.
Nhiều mảnh vỡ của thiên thạch được đặt tên là Almahata Sitta này đã được thu thập.
Người ta nhanh chóng phát hiện ra là có kim cương nằm trong các mảnh đá của thiên thạch này.
Thực ra chuyện này cũng không gây ngạc nhiên lắm, vì một vài loại thiên thạch cũng thường chứa kim cương. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nói rằng những hạt kim cương này lớn hơn nhiều so với bất kỳ hạt kim cương nào từng được tìm thấy trong các thiên thạch trước đó.
Theo các nhà khoa học, điều này chứng tỏ những hạt kim cương đó đã được tạo ra một cách bất thường. Kim cương lớn thường hình thành bên trong những khối đá cực lớn, phải cỡ như một hành tinh.
Image caption Một mảnh thiên thạch Almahata Sitta (Hình: Peter Jenniskens/SETI Institute/NASA Ames)

Nếu lập luận của họ là chính xác, thì những viên kim cương này phải đến từ một hành tinh tồn tại từ khi hệ mặt trời được hình thành, và sau đó bị tan vỡ.
Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Geochimica et Cosmochimica Acta.
Masaaki Miyahara từ Đại học Hiroshima ở Nhật Bản và các đồng nghiệp đã kiểm tra các mẫu thiên thạch. Phần lớn là những hạt kim cương nhỏ xíu, cỡ khoảng 40 micromet (tức 0,004mm), tuy vậy, cũng có một viên có kích thước tới gần 100 micromet (tức 0,01mm).
Tuy nhiên, một số hạt trông giống như bị vỡ, và các hạt đó đều vỡ theo cùng chiều như nhau.
Điều này cho thấy các hạt kim cương nhỏ là mảnh vỡ từ một viên kim cương lớn hơn.
Người ta cho rằng kim cương trong thiên thạch được hình thành khi các tiểu hành tinh va chạm với nhau. Cú va chạm đủ mạnh để nén carbon thành những hạt kim cương nhỏ xíu.
Nhưng những viên kim cương này có vẻ quá lớn, cho nên giải thích theo cách đó thì có vẻ không phù hợp.
Image caption Các hành tinh được hình thành từ các mẩu đá nhỏ kết hợp lại với nhau (Hìnht: Mark Garlick/SPL)
Thay vào đó, các tác giả cho rằng có thể có hai cách để hình thành những viên kim cương này.
Có thể là những viên kim cương được hình thành từ quá trình tích tụ từ từ các nguyên tử carbon đơn nhất trong lớp khí mỏng ở ngoài vũ trụ. Nhưng cách giải thích này không hợp lý lắm.
Khả năng lớn hơn là kim cương được hình thành bên trong một "planetesimal” - vi thể hành tinh, tức là một khối đá không đủ lớn để được coi là một hành tinh, nhưng lại lớn hơn các tiểu hành tinh nhiều.
Vi thể hành tinh này hẳn là đã tồn tại vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành hệ mặt trời, trước khi các hành tinh được tạo ra và chuyển động theo quỹ đạo của chúng.
Nếu đó là sự thật, vi thể hành tinh này đã tan rã thành từng mảnh từ rất lâu rồi, và thiên thạch Almahata Sitta chỉ là một phần của nó.
Chúng ta chẳng thể chắc chắn điều này có thật sự xảy ra hay không, và đó chỉ là một phép ngoại suy lớn từ vài hạt kim cương trong một mảnh thiên thạch.
Nhưng có điều chắc chắn rằng, hệ mặt trời ban đầu chỉ là một khoảng không gian hỗn loạn với vô vàn khối đá, băng chuyển động lung tung, va đập vào nhau.
Bản gốc tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.


SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Từ Nguyễn Hữu Đang đến Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Văn Đài


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Quản giáo hống hách như các "cô mậu" thời bao cấp.
Đoan Trang
Có lẽ vì tuổi đời chưa được nhiều, và vì không am hiểu rõ  về phong tục cùng tập quán của dân tộc Việt nên mới đầu năm/ đầu tháng – thay vì kiêng cữ cho nó lành – blogger Đoan Trang đã buông đôi lời không được nhã nhặn cho lắm đối với bộ công an (nói chung) và giới quản giáo coi tù (nói riêng) như sau:
Quản giáo hống hách như các "cô mậu" thời bao cấp...
Buổi sớm 2/1/2016, Hà Nội vẫn hơi lạnh và mờ mờ tối như những sáng mùa đông khác, nhưng chị Lê Thị Minh Hà (vợ blogger Ba Sàm) và chị Vũ Minh Khánh (vợ luật sư Nguyễn Văn Đài) đã dậy từ sớm để chuẩn bị đồ tiếp tế, mang vào trại B14 nuôi chồng.
Đây là lần thăm nuôi đầu tiên của họ trong năm 2016. Từ tháng 11 vừa qua, Trại tạm giam B14 (thuộc Cục An ninh Điều tra, Bộ Công an) đã lên lịch “gửi quà” cho người bị tạm giam, tạm giữ trong cả năm 2016. Theo đó, mỗi tháng Trại ấn định hai ngày cho thân nhân đến thăm nuôi người bị nhốt bên trong - nói trắng ra là NUÔI, vì chẳng ai sống nổi nếu không có đồ tiếp tế mà chỉ dựa vào trại.
Có đến đây mới thấy vô vàn cái bất cập và vô nhân đạo của hệ thống nhà tù, trại giam ở Việt Nam. Hay nói đơn giản hơn, đây là nơi mà sự chà đạp quyền con người trong xã hội được thể hiện một cách thô thiển và trêu ngươi nhất...
Cán bộ quản giáo nắm quyền xét duyệt đồ thăm nuôi, coi như có toàn quyền quản lý dạ dày của người bị giam, nên oai lắm, hống hách lắm, hét ra lửa mửa ra khói y như mậu dịch viên thời bao cấp. Ở họ, toát lên một thái độ kỳ lạ: luôn sẵn sàng ngồi lên đầu dân ngay lập tức, nếu thấy dân có vẻ run, yếu thế, dễ bị bắt nạt.
 Trong căn phòng đăng ký chật chội ở bên ngoài trại (là nơi người nhà khai báo và gửi đồ vào trong trại, cán bộ tiến hành kiểm tra, kiểm duyệt, cân đong đo đếm v.v.), luôn nghe thấy tiếng cán bộ la lối: “Chị Vinh đâu nhở?”, “Bà X. khai xong chưa? Làm cái gì lâu thế?”. Hễ viết sai một chữ là người đi thăm nuôi phải làm lại tờ khai mới, trong khi liên tục bị thúc giục, quát lác xơi xơi.
Chị Lê Thị Minh Hà đang nộp phiếu gửi đồ cho trại thì Thiếu tá Nguyễn Thị Kim Oanh, số hiệu 204-291, cao giọng: “Lần sau đi thăm nuôi thì chị đi một mình thôi. Một mình chị. Nhá”. Chị Hà hỏi có chuyện gì, cô thiếu tá này trỏ tay vào mấy bạn trẻ đi cùng (đưa chị Hà và chị Khánh đến trại): “Thì chị nhìn đấy. Họ đến đây làm mất trật tự”.
Thiếu tá Nguyễn Thiện Khánh, số hiệu 009-268, tranh thủ ngay: “Mời các anh chị ra ngoài. Đi về. Về”. Mọi người bực bội: “Chưa xong việc, về cái gì mà về?”.
Cô Kim Oanh lại hống hách: “Tôi không làm việc với các anh các chị. Tôi chỉ làm việc với chị Hà đây thôi. Nhá. Mời các anh chị về”...
Khách quan mà nói thì qúi vị quản giáo của trại giam B14 đã làm việc hoàn toàn theo “đúng qui trình,” và ngôn từ  của họ (nghe) cũng đâu đến nỗi nào:
- Chị Vinh đâu nhở?
- Bà X. khai xong chưa? Làm cái gì lâu thế?
- Mời các anh chị ra ngoài. Đi về. Về.
Thì cũng ông/bà hay anh /chị đàng hoàng, chứ có phải là thằng này/ con nọ gì đâu – đúng không? Thế mà Đoan Trang vội vàng kết luận là “quản giáo hống hách như các cô mậu thời bao cấp!"
Tôi e rằng nhà báo của chúng ta cũng chả rõ gì mấy về cái thời bao cấp này đâu. Trong lúc nóng giận cô chỉ nói (đại) thế thôi.
Muốn biết thực/hư ra sao, phải nghe qua đôi lời từ những người tù thời đó kìa. Trước hết, xin giới thiệu ông Nguyễn Hữu Đang, một người tù nổi tiếng hồi thập niên 60, nói qua (chút xíu) về nội qui của trại mình:
“Án bao nhiêu năm chẳng quan trọng, chẳng đáng kể. Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới – không, anh không nhận được chút gì của bạn bè hay gia đình. Anh không có quyền nhận thăm nom, không tiếp xúc với bên ngoài. Anh chỉ sống chuyên giữa các anh với nhau, những người tù, những tù nhân chính trị. Thế giới của anh, nhân loại đối với anh là 200 người tù – không có những người đồng tổ quốc, đồng công dân; với anh, không có gì hết, chỉ có 200 người đồng ngục cùng một số phận…”
Kế tiếp là một người tù nổi tiếng (không kém) khác, cũng bị bắt giam vào năm 1959, ông Kiều Duy Vĩnh:
"Mẹ tôi đến Bộ Công An ở phố Trần Bình Trọng hỏi về anh con bị tù. Gác cửa không cho vào. Nhưng từ nhà tôi ở chợ Hôm ra hồ Thiền Quang chưa đến 1 km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi đi đâu là mẹ tôi lại tạt vào Bộ Công An quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.
Mẹ tôi cứ đến hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ phải trả lời. Nhưng cũng mất hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ trại tù Cổng Trời: Công Trường 75A Hà Nội. Mẹ tôi lại hỏi tiếp: Thế cái công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này? Họ bảo họ không biết...” 
Đến thập niên 70 thì tình trạng ở trại giam ở Việt Nam đã được cải thiện rất đáng kể, tử tế hơn thấy rõ. Thân nhân người tù được cho biết nơi giam giữ và được cho phép vào thăm nom, và chuyện trò với phạm nhân – theo lời của người tù Bùi Ngọc Tấn:
“Hắn bước lên bậc cấp. Người đầu tiên hắn nhìn thấy là ông Thanh Vân. Vợ hắn và Bình ngồi ở phía cuối chiếc bàn hình chữ nhật to dài. Ông Thanh Vân ngồi đầu này.
- Báo cáo ông, tôi có mặt.
Ông Thanh Vân chỉ tay vào một cái ghế ở giữa:
- Anh ngồi xuống. Trại giải quyết cho anh được gặp chị ấy, nhưng anh không được nhận đồ tiếp tế.
Lại thế nữa. Nhưng thôi. Không đề nghị, không van xin. Đồ tiếp tế là những thứ cứu sống mình nhưng cũng không là gì cả. Điều quan trọng là được gặp vợ, hai vợ chồng đôí thoại. Được nhìn nhau. Được nhìn Bình, người bạn không bao giờ bỏ hắn.
Những câu đối thoại không biết bắt đầu từ đâu, luôn bị ám ảnh bởi sợ hết giờ. Những câu đối thoại có sự hiện diện của ông quản giáo, chỉ là những điều dối trá. Thì thôi, hãy nói cho nhau nghe những điều dối trá. Chúng ta đã học cách nghe những lời dối trá để qua đấy biết được sự thật. Ông Thanh Vân đã lại lúi húi vào quyển sách giáo khoa. Lần này là quyển Vật lý lớp 10. Ông là một người vừa thâm canh, vừa quảng canh trí tuệ.
Vợ hắn lên tiếng trước:
- Anh có khoẻ không?
Hắn nhìn vợ. Nhìn thẳng vào mắt vợ. Vợ hắn cũng nhìn vào mắt hắn. Hai người nhìn nhau. Họ đọc trong mắt nhau tình yêu thương, nỗi khổ cực, sự đau đớn, niềm tin, sự phẫn uất, nỗi tuyệt vọng, lòng xót thương không bờ bến, sự khao khát bên nhau và nỗi hận không làm được cả vũ trụ nổ tung lên...
Hắn thở dài.
Hắn không muốn thở dài trước những ông quản giáo, vì hắn cho rằng tiếng thở dài của người tù sẽ đem lại niềm vui cho họ. Hắn không muốn tỏ ra mềm yếu trước mặt người khác. Nhưng lúc này tiếng thở dài là cái van xả xúp-páp an toàn. Nếu không người hắn sẽ nổ tung lên mất. Cả người hắn như một quả núi lửa, nghẹn ngào...
Ngọc giàn giụa nước mắt, những dòng nước mắt lặng lẽ. Hắn nhìn vợ không bằng lòng. Cái nhìn ấy muốn nói: Đừng khóc em. Có ai thương chúng mình đâu. Những giọt nước mắt của em anh không trả được."  (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 31- 34).
Đến đây – hy vọng – bà Lê Thị Minh Hà, bà Vũ Minh Khánh, cũng như nhà báo Đoan Trang, nếu không hoàn toàn hạ hoả thì cũng đã nguôi (giận) phần nào. Từ thời Nguyễn Hữu Đang đến thời của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Văn Đài mới có hai thế hệ, hay nửa thế kỷ thôi – chỉ một cái chớp mắt của lịch sử chứ mấy – vậy mà lịch sử của hệ thống lao tù ở nước ta đã tiến một bước rất dài, gần như là nhẩy vọt (great leap forward) chứ đâu phải bỡn.
Lịch sử (vốn) tính bằng thế kỷ mà, không thể nào vội vàng được. Và cũng chả phải vội làm gì. Cứ từ từ vì  sẽ còn nhiều thế hệ người Việt vào tù nữa, nếu chế độ hiện hành vẫn còn có thể tiếp tục hoành hành ở Việt Nam.

No comments:

Post a Comment