SƠN TRUNG * NGƯỜI BỐ LIỆT SĨ
NGƯỜI BỐ LIỆT SĨ
SƠN TRUNG
Thôn Mai Sơn là một làng quê hẻo lánh, ở cạnh Trường Sơn. Thôn xóm cũng khá đông đúc khoảng vài trăm nóc gia. Dân chúng làm nghề hái củi, đốt than ,làm rẫy và làm nghề nông. Đất miền núi khô cằn, quanh năm đa số ăn khoai, bắp, sắn thay cơm. Cách thôn độ vài cây số là một ga nhỏ. Từ trước 1945 cho đến nay, ga Mai Sơn đã nổi danh trộm cướp. Ban đêm bọn cướp phục kích tại các chỗ vắng trên đường từ ga về. Họ ẩn nấp tại các khu đồi sim rập rạp, chờ khách từ ga về lẻ tẻ không đề phòng là họ xông ra cướp đồ đạc của cải của khách. Công an cũng làm ngơ vì không làm gì được vì trong công an cũng có nhiều đạo tặc. Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa. Người trong huyện đã nghe danh ga Mai Sơn trộm cướp khiến cho họ một là không dám đi xe lửa, hai là nếu đi xe lửa,họ chọn xuống ga vào lúc ban ngày.Và dù đêm hay ngày, họ phải chờ nhau đi thành đoàn mới dám đi qua truông Mai Sơn.Làng này văn học cũng khá, thầy Bảo dạy lớp nhất của tôi ở tại làng này. Lớp tôi đã đến nhà thầy một lần trong dịp thân mẫu của thầy tạ thế. Ngôi nhà của thầy là một nhà gạch lợp ngói khá khang trang. Trong vườn trồng ổi, mít và cau , cây trái sum sê.
Sửu và Khoai là hai học sinh cùng ở thôn Mai Sơn, cùng học trường trung học Vĩnh Hòa, là một trường cấp hai cách Mai Sơn vài cây số. Hai người cùng một lứa tuổi. Sửu mạnh khoẻ và đẹp trai hơn Khoai. Lúc học lớp bảy, cả hai cùng yêu Mai là một nữ sinh khá xinh đẹp, người thôn Thượng . Sửu chiếm được trái tim của Mai khiến cho Khoai đau khổ, ghen tức.
Nhưng mối tình này cũng như hoa sớm nở chiều tàn vì gia đình Mai bỏ
làng đi kinh tế mới tại Pleiku. Năm sau, cả mấy tỉnh miền Trung liên
tiếp bị đói , mất mùa và bão lụt. Học sinh nghỉ học hàng loạt. Lúc này
nhà nước cũng có chính sách sa thải công nhân viên. Các công xưởng chỉ
có giám đốc và thủ kho là vào chánh ngạch, còn tất cả là hợp đồng.
Trường cấp hai Vĩnh Hòa cũng chung số phận, một nửa trường đóng cửûa và
một nửa giáo viên thất nghiệp. Sửu và Khoai cùng đi bán nước chè trên
xe lửa. Sửu nhanh nhẹn hơn, kiếm được nhiều tiền hơn Khoai cho nên Khoai
càng hận thù Sửu.
Bố Khoai là một bần cố nông, đã có thành tích đấu tố địa chủ thẳng tay, đuợc vào đảng viên từ năm 1953, hiện phụ trách ủy viên an ninh xã. Năm Khoai 17 tuổi , bố Khoai vận động cho Khoai làm việc xã đội. Khi viên xã đội trưởng lên làm việc tại huyện đội, Khoai leo lên chức xã đội trưởng, có nhiệm vụ trông coi quân sự trong xã, trong đó có việc bắt lính. Lúc này, Sửu được một người bà con mách nước, khuyên Sửu xin cho đi học Trường Công Nhân tại trung ương. Sửu thi và đậu nhưng khi kết quả gửi về xã thì bị bố con Khoai nhận chìm, họ ghi tên Sửu vào danh sách tân binh rồi tháng sau, Sửu đuợc trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, và phải lên đường đi Căm Pu Chia làm nghĩa vụ quốc tế.
Sửu và các trai trong xã được ở chung một trung đội, cứ ba người là một tổ tam tam, đi đâu cũng có nhau. Không biết trong hồ sơ của Sửu, xã ủy đã phê như thế nào mà viên chính ủy đại đội và viên trung đội trưởng luôn luôn nhìn Sửu bằng cặp mắt hận thù, hoặc thiếu thiện cảm.
Cuộc chiến ở Căm Phu Chia thật gay go. Ban ngày, họ là bạn đấy, nhưng ban đêm, bất cứ người Căm Pu Chia nào cũng sẵn sàng nhả đạn vào lính Việt.
Bố Khoai là một bần cố nông, đã có thành tích đấu tố địa chủ thẳng tay, đuợc vào đảng viên từ năm 1953, hiện phụ trách ủy viên an ninh xã. Năm Khoai 17 tuổi , bố Khoai vận động cho Khoai làm việc xã đội. Khi viên xã đội trưởng lên làm việc tại huyện đội, Khoai leo lên chức xã đội trưởng, có nhiệm vụ trông coi quân sự trong xã, trong đó có việc bắt lính. Lúc này, Sửu được một người bà con mách nước, khuyên Sửu xin cho đi học Trường Công Nhân tại trung ương. Sửu thi và đậu nhưng khi kết quả gửi về xã thì bị bố con Khoai nhận chìm, họ ghi tên Sửu vào danh sách tân binh rồi tháng sau, Sửu đuợc trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, và phải lên đường đi Căm Pu Chia làm nghĩa vụ quốc tế.
Sửu và các trai trong xã được ở chung một trung đội, cứ ba người là một tổ tam tam, đi đâu cũng có nhau. Không biết trong hồ sơ của Sửu, xã ủy đã phê như thế nào mà viên chính ủy đại đội và viên trung đội trưởng luôn luôn nhìn Sửu bằng cặp mắt hận thù, hoặc thiếu thiện cảm.
Cuộc chiến ở Căm Phu Chia thật gay go. Ban ngày, họ là bạn đấy, nhưng ban đêm, bất cứ người Căm Pu Chia nào cũng sẵn sàng nhả đạn vào lính Việt.
Chiều xuống, lính Việt không dám ra khỏi trại. Ban ngày hành quân trong
rừng, hễ vừa đặt lưng ngồi dựa gốc cây chưa đầy năm phút là quân PoL
Pot đã bắn hạ. Họ dùng súng Trung cộng có ống ngắm rất chính xác. Khắp
nơi là mìn, là bẫy đủ thứ. Nhất là mìn do Trung cộng chế tạo. Nó không
nổ lớn, gây thiệt mạng, nhưng cái độc hiểm là gây cụt tay, cụt chân.
Chết là hết chuyện nhưng không chết mới gây thiệt hại cho đối phương.
Này nhé, khi một người chết, các đồng đội vẫn có thể xông lên, nhưng
khi một người bị thương thì hai người khác phải tới giúp bạn, đưa bạn về
trạm xá. Như vậy mỗi quả mìn loại đuợc ba tay súng.
Một người chết nằm xuống người ta chỉ đào lỗ chôn, và thế là xong,
nhưng khi một lính bị thương, nhà nước phải tốn thuốc men, cơm gạo nuôi
nấng, và còn bao nhiêu chuyện khác nữa như là bác sĩ, y tá, trạm xá,
xe chuyển vận?. Khi người thương binh xuất viện, xã hội phải mang gánh
nặng.
Nhà nước phải kiếm việc cho thương binh, hoặc phải nuôi nấng, trợ cấp
nhà cửa,luơng thực, tiền bạc cho họ. Nếu không đủ, họ sẽ bất mãn. Họ
ngang nhiên đi buôn lậu, mở sòng bài, chứa gái , cướp của hoặc đi biểu
tình, phản đối, gây ra biết bao tệ trạng xã hội. Nhưng cái đau khổ cho
lính Việt ở Căm Pu Chia là cô đơn, vì bốn bề là kẻ thù, dù bất cứ người
Miên nào, dù là phe Pol Pot, phe Sihanouk hay phe Son Sen cũng đều
muốn giết người Việt.
Trong một trận tập kích, quân Pol Pot đông bấp ba, tiêu diệt trọn đại đội của Sửu. Sửu và vài người bạn trong đại đội bị bắt làm tù binh. Sửu bị quân Pol Pot đánh đập, tra tấn dã man. Sửu đã chết đi sống lại không biết mấy phen. Sau một thời gian bị nhốt chuồng cọp, Sửu và các tù binh khác bị giam trong rừng. Ban ngày họ phải lên rừng đốn cây, hoặc trồng khoai sắn dưới roi vọt của những tên Khmer đỏ. Ban đêm về trại, họ bị nhốt lại dưới những hầm sâu có nắp đậy.
Ngày tháng trôi qua, Sửu bị bắt đã ba năm. Ở trong tù, Sửu không còn ý thức được thời gian, và Sửu cũng không biết một chút tin tức về thế giới bên ngoài. Cha me, anh em, làng xóm đã trở thành dĩ vẵng, một quá khứ xa xăm của muôn năm trước.
Trong một trận tập kích, quân Pol Pot đông bấp ba, tiêu diệt trọn đại đội của Sửu. Sửu và vài người bạn trong đại đội bị bắt làm tù binh. Sửu bị quân Pol Pot đánh đập, tra tấn dã man. Sửu đã chết đi sống lại không biết mấy phen. Sau một thời gian bị nhốt chuồng cọp, Sửu và các tù binh khác bị giam trong rừng. Ban ngày họ phải lên rừng đốn cây, hoặc trồng khoai sắn dưới roi vọt của những tên Khmer đỏ. Ban đêm về trại, họ bị nhốt lại dưới những hầm sâu có nắp đậy.
Ngày tháng trôi qua, Sửu bị bắt đã ba năm. Ở trong tù, Sửu không còn ý thức được thời gian, và Sửu cũng không biết một chút tin tức về thế giới bên ngoài. Cha me, anh em, làng xóm đã trở thành dĩ vẵng, một quá khứ xa xăm của muôn năm trước.
Một hôm, không biết quân Son Sen hay quân Sihanouk tấn công trại. Binh sĩ Khmer đỏ chống cự mãnh liệt nhưng cuối cùng phải rút lui vì thiệt hại quá lớn trước vũ lực quá mạnh của địch. Vì bị tấn công quá rát, quân Khmer đỏ đã không kịp giết tù binh trước khi rút. Nhưng cuộc tấn công đã làm một số tù nhân chết và bị thương. Sửu và các bạn tù khác nhân dịp tháo chạy. Cùng chạy trốn với Sửu có Nựu là một người ở thôn Lâm Hạ, là một thôn cách Mai Sơn vài ba cây số. Cả hai cứ ban ngày nấp trốn, ban đêm bương bải vượt suối trèo non mới về đến gần một làng xóm Miên. Họ vẫn tiếp tục ngày trốn, đêm di chuyển để tránh tai mắt dân Miên và Khmer đỏ.
Một đêm nọ, cả hai đến một ngôi chùa khá lớn. Cả hai tính vào chùa kiếm
chác. Họ tính vào trộm thức ăn, và vàng bạc. Những ngày sang đất Miên,
Sửu và Nựu đã theo chân các đồng đội vào các chùa đập phá tượng Phật
lấy vàng. Kẻ lấy chân, người lấy tay, bẻ thành từng miếng nhỏ cho dễ
chia nhau, dễ cất giấu và mua bán. Sửu đã lấy được một số vàng bạc,
châu báu để trong ba lô nhưng sau cuộc tấn công cuả Khmer đỏ, tài sản
của anh thu vén đuợc đã mất sạch.
Nay hai chàng cũng muốn trở lại nghề cũ, mong kiếm chác chút ít để sinh
sống trong cơn túng quẫn. Hai anh buớc vào chùa đã nửa đêm nhưng khi
buớc vào đại điện, họ bị phát giác. Nựu nhanh chân chạy thoát, riêng
anh bị một nhà sư nắm lại, anh phải dùng dao đâm một nhát, nhà sư ngã
xuống, máu tuôn như suối. Cả chùa xôn xao cứu chữa nhà sư, anh chạy
thoát đuợc và theo kịp Nựu. Cả hai anh cứ ngày trốn, đêm đi, đến gần
biên giới Việt Miên. Hai anh làm đủ nghề, gánh thuê, gặt mướn, nhiều
khi trộm cướp nữa mới có đủ tiền mua vé xe lửa và sắm sửa hành trang về
quê.
Ba năm trước, gia đình anh đã nhận được thư của đơn vị gửi về làng báo tin anh tử trận, và tên anh đã được nằm trong danh sách liệt sĩ của tỉnh. Theo luật lệ hiện hành, gia đình liệt sĩ mỗi quý ( ba tháng) được lãnh khoảng 30 ngàn đồng tương đương $3 CAN, nhưng vì tỉnh nghèo, huyện nghèo hoặc bị xén bớt, gia đình anh chỉ nhận được vài ký khoai, sắn hoặc bắp tượng trưng. Ngay cả các giáo viên cũng vậy. Trong khi các giáo viên cấp hai ở Sài gon lãnh hai trăm ngàn mỗi tháng, giáo viên cấp hai ở đây lãnh 30 kí lúa mỗi tháng ( tương đương 14 ký gạo).
Ba năm trước, gia đình anh đã nhận được thư của đơn vị gửi về làng báo tin anh tử trận, và tên anh đã được nằm trong danh sách liệt sĩ của tỉnh. Theo luật lệ hiện hành, gia đình liệt sĩ mỗi quý ( ba tháng) được lãnh khoảng 30 ngàn đồng tương đương $3 CAN, nhưng vì tỉnh nghèo, huyện nghèo hoặc bị xén bớt, gia đình anh chỉ nhận được vài ký khoai, sắn hoặc bắp tượng trưng. Ngay cả các giáo viên cũng vậy. Trong khi các giáo viên cấp hai ở Sài gon lãnh hai trăm ngàn mỗi tháng, giáo viên cấp hai ở đây lãnh 30 kí lúa mỗi tháng ( tương đương 14 ký gạo).
Có hơn không. Dẫu sao thì đó cũng là một niềm an ủi cho gia đình thương
binh liệt sĩ. Gia đình Sửu chỉ có hai chị em. Chị Hợi của Sửu lấy chồng
người cùng thôn, đã được hai con. Bố Sửu 60 tuổi, làm ruộng, lúc rảnh
lên rừng hái củi về bán tại chợ Dinh. Nhưng ông còn một nghề nữa là
thỉnh thoảng kiếm ăn tại ga. Một đêm như thường lệ, cha của Sửu phục
kích tại truông. Trời mưa to, gió lớn. Ông thấy từ xa đi tới là một
người mang áo mưa nhựa, đi xe đạp, vai mang hành lý cồng kềnh. Ông mừng
rỡ vô cùng. Ông tiến tới và đánh liên tiếp chục gậy trên đầu khiến nạn
nhân bể óc, máu và óc bắn tứ phía. Người đó ngã xuống, ông đem vùi
nông xác xuống một cái hố. Ông lấy xe đạp và mọi thứ trên người kể cả
áo quần, đồng hồ, viết máy rồi nhanh nhẹn ra về.
Vài tháng sau đó, Nựu tìm đến nhà Sửu. Anh chào bố Sửu rồi hỏi:
- Anh Sửu đâu rồi?
Bố Sửu ngạc nhiên vô cùng. Ông nói:
-Sửu đã tử trận từ lâu, ở nhà đã đuợc giấy đơn vị báo tin Sửu đã hy sinh trong khi làm nghĩa vụ quốc tế tại Kăm Pu Chia.
Nựu bèn thuật lại mọi chuyện, kể từ khi hai đứa ở chung một trung đội, rồi bị Khmer đỏ bắt làm tù binh, sau cả hai trốn thoát và cùng về quê một lần trên tàu Thống Nhất.
Bố Nựu hỏi:
- Các anh trốn thoát, tại sao lại không gửi thư về nhà?
Nựu đáp:
- Chúng con luôn luôn ở trong rừng, không có giấy bút, không có tem, không thấy bưu điện ở đâu cả, lúc cuối mua đuợc vé thì hối hả lên tàu, cho nên không thể nào viêt thư được.
Nựu nói tiếp:
- -Con và anh Sửu cùng xuống tàu Thống Nhất tại nhà ga Mai sơn lúc 12 giờ đêm 23 tháng 8, cách đây bốn tuần, lúc trời mưa gió. Thế thì anh Sửu đi đâu? Thật là lạ lùng!
Vài tháng sau đó, Nựu tìm đến nhà Sửu. Anh chào bố Sửu rồi hỏi:
- Anh Sửu đâu rồi?
Bố Sửu ngạc nhiên vô cùng. Ông nói:
-Sửu đã tử trận từ lâu, ở nhà đã đuợc giấy đơn vị báo tin Sửu đã hy sinh trong khi làm nghĩa vụ quốc tế tại Kăm Pu Chia.
Nựu bèn thuật lại mọi chuyện, kể từ khi hai đứa ở chung một trung đội, rồi bị Khmer đỏ bắt làm tù binh, sau cả hai trốn thoát và cùng về quê một lần trên tàu Thống Nhất.
Bố Nựu hỏi:
- Các anh trốn thoát, tại sao lại không gửi thư về nhà?
Nựu đáp:
- Chúng con luôn luôn ở trong rừng, không có giấy bút, không có tem, không thấy bưu điện ở đâu cả, lúc cuối mua đuợc vé thì hối hả lên tàu, cho nên không thể nào viêt thư được.
Nựu nói tiếp:
- -Con và anh Sửu cùng xuống tàu Thống Nhất tại nhà ga Mai sơn lúc 12 giờ đêm 23 tháng 8, cách đây bốn tuần, lúc trời mưa gió. Thế thì anh Sửu đi đâu? Thật là lạ lùng!
Bố của Sửu ngẩn ngơ, choáng váng. Ông ra sân tiễn Nựu ra về. Ông nhìn thấy chiếc xe đạp của Nựu khóa để ngoài sân , rất giống chiếc xe chiến lợi phẩm của ông.
Ông hỏi:
-Xe này anh mua ở đâu?
Nựu đáp:
-Con và anh Sửu ghé một tiệm ở Sài Gòn, cùng mua hai chiếc xe đạp hiệu Giải Phóng, màu sắc, và kích thước giống nhau như đúc, giá mỗi chiếc 200 đồng, thật là rẻ..
Lúc này thì ông đã rõ. Vì chiếc xe đạp, vì mấy thước vải, vì cái đài, chính ông đã giết thằng con yêu quý của ông
Wednesday, January 20, 2016
CÁNH DÙ LỘNG GIÓ * ĐẠI HỘI XII
Khơi mào vấn đề Đại Hội 12 sáng nay
Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Hôm
nay thứ tư ngày 20/01/2016 CSVN lại tổ chức Đại Hội Đảng lần thứ 12 để
bầu các chức danh tứ trụ quyền lực nhất CSVN. Các Ủy viên Trung Ương
đảng sáng sớm đã hồ hởi phấn khởi hăng hái quyết tâm chuẩn bị bước vào
bàn hội nghị để đề cử và bầu ra chức danh tứ trụ (nói theo cách nói của
VC bây giờ).
Đấu trường sẽ là nơi các Ủy Viên sáp vào đấu đá nhau giữa 2 phe Nguyễn
Lú Trọng và Nguyễn Tấn X. Gọi cho nôm na một chút là phe Bảo Thủ và phe
Cấp Tiến chúng ta thường hay gọi theo nghĩa đen là phe Mafia Đỏ (trung
thành với chủ nghĩa CS) và phe Mafia Xanh (đồng Dollar xanh).
Cũng có nghĩa là các ông chủ nhà ta cứ ngóng cổ lên chờ xem những Osin
thời @ ngồi rung đùi bầu lên 4 tay Osin gộc để tiếp tục đè đầu cỡi cổ
Nhân Dân thêm một nhiệm kỳ mới.
Kỳ họp lần trước phe Mafia Đỏ Nguyễn Phú Trọng tự biên tự diễn dùng Nghị
Quyết 244 của Bộ Chính Trị đề cử 4 chức danh, trong đó có Nguyễn Phú
Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, phớt lờ
phe Nguyễn Tấn Dũng nhưng Nguyễn Thiện Nhân và các Ủy Viên Trung Ương
đảng không đồng ý vì vi phạm điều lệ đảng từ trước đến giờ là BCT không
có quyền được đề cử những chức danh tứ trụ ngoài các Ủy viên Trung Ương
Đảng ra. Cho thấy tình hình càng ngày càng trở lên phức tạp, một phe
muốn ngồi lỳ tại chỗ cho dù sắp sửa xuống lỗ như Trọng Lú, một phe cấp
tiến muốn cải cách với những khuôn mặt trẻ hơn như Nguyễn Thiện Nhân, Vũ
Đức Đam, Nguyễn Bình Minh.
Người Dân có cảm giác như kỳ đại hội này rất quyết liệt, vì các phe phái
bất đồng chính kiến với nhau về vấn đề nhân sự. Để đi được đến kết quả
cuối cùng, còn nhiều gay cấn và tranh cãi.
Nọ nay Thủ Tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng im lặng không phát biểu gì
thêm về vấn đề này, kỳ họp lần trước NTD chỉ cười nửa miệng khi kết thúc
cuộc họp Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước khi bế mạc, NTD không thèm vỗ
tay, tới phút chót mới vỗ tay có vẻ gượng ép, tính cách của NTD ai cũng
biết rồi, vừa âm mưu, thủ đoạn và quyết đoán, lại nắm trong tay đám Côn
An và Quân Đội mà chịu bó tay ngồi chờ kỷ luật hay bị truy tố khi phe
Nguyễn Phú Trọng thắng thế ư? Chưa đến giờ phút chót chưa biết được quả
banh sẽ lọt về tay ai.
Trước đó NTD đã ban phát nhiều ơn huệ, bổng lộc cho một số lớn Ủy Viên
Trung Ương các Chủ Tịch Tỉnh Thành trong cả Nước nên cũng có thể các Ủy
Viên này, "Ăn cây nào, rào cây nấy", sóng gió phong ba, bão táp chưa
biết sẽ sảy ra lúc nào khi cơn sóng ngầm đang cuồn cuộn bên dưới lòng
đại dương.
Phe Nguyễn Phú Trọng là đám xưa nay được hứa nếu thắng cử sẽ giữ nguyên
chức vụ như cũ, nửa khóa sau sẽ bổ sung thêm Phạm Quang Nghị lên thay
thế. Nguyễn Phú Trọng chỉ ban phát cho phe mình lý luận giáo điều chủ
nghĩa Maclemao, lời hứa nhiều quyền lực cho những kẻ cùng phe cánh chứ
không thấy Dollar xanh lấp lánh như NTD đã mua chuộc các Ủy viên khác.
Cũng có thể sau đại hội này có nhiều diễn biến phức tạp sảy ra, nếu phe
Nguyễn Phú Trọng thắng cuộc thì VN sẽ nhanh chóng đổi thẻ CMND và xài
tiền Nhân Dân Tệ thay đồng Dollar. VN có nguy cơ sát nhập với Trung Cộng
nhanh hơn dự tính. Nếu phe Nguyễn Tấn Dũng thắng, thì mọi việc sẽ lấy
đồng Dollar làm chuẩn trong nước.
Chưa ai đoán được cục diện sẽ đến mức độ nào, tương lai của Tổ Quốc sẽ
ra sao, nhưng nhìn thấy cái cách đấu đá nhau trong Nghị Trường CSVN thì
có thể đoán ngay được sóng gió có thể sẽ mạnh dần lên cấp 12, nếu không
có giải pháp tối ưu nào để 2 phe cùng đi đến quyết định cuối cùng.
Chúng ta cũng thường nghĩ, CS chỉ có thể thay đổi mới khá được, chứ
trong đảng CSVN ai lên thì VN vẫn cứ y như cũ có khi còn tệ hơn vì có
nguy cơ chiến tranh hay mất nước vào tay ngoại bang xâm lược./.
Ngày 20/01/2016.
Monday, January 18, 2016
HỆU MINH * BAO TẢI TIỀN CỦA NGƯỜI VIỆT
Bao Tải Tiền Của Người Việt Và Dự Định Bán Nhà Của Phó TT Mỹ - Hiệu Minh
Tại Việt Nam, đối với người khá giả, chuyện mua nhà bằng bao tải tiền là hết sức bình thường nhưng ở nước Mỹ thì khác.
Viết câu chuyện này tôi nhớ người quen sang Washington DC, nhờ đưa đi mua sắm. Khi vào trung tâm mua sắm Potomac Mills lớn nhất của Virginia, anh ta tìm mua cái thắt lưng giá khoảng 500-700 đô la Mỹ.
Hồi đó tôi đã công tác ở DC được 5 năm, khá thuộc khu mua sắm này vì đồng hương sang nhất định phải đến đó. Nhưng tôi chưa bao giờ biết cái thắt lưng 500 đô la.
Cái có giá nhất mà tôi nghiến răng mua là đồ của Brooks Brothers khoảng 60 đô la thì phải. Còn lại dùng đồ của Bostonian khoảng 14-16 đô la.
Tìm không nổi, người quen tỏ vẻ coi thường nước Mỹ. Đương nhiên do lỗi của tôi không biết những cửa hàng sang trọng chứ không phải nước Mỹ không có những thắt lưng hàng ngàn đô la.
Lần khác có cô bạn từng là đồng nghiệp ở viện cũ sang nhà chơi cùng với các bạn khác. Cô ngạc nhiên thấy nhà tôi bé (townhouse – nhà liền kề) chỉ có ba phòng bé, phòng ăn và phòng khách.
Đối với tôi một người làm công ăn lương đó là hết khả năng chi trả tiền vay ngân hàng hàng tháng.
Cô bảo, Mỹ chán nhỉ, nhà thì bé tý, thấy anh chị phải đi chợ, rửa bát lau nhà, lo hết mọi việc gia đình. Chả bù cho nhà cô, có osin lo mọi việc, nhà 4 tầng mặt bằng hàng trăm m2, lúc nào cũng như khách sạn 5 sao.
Nghe cô nói tôi chẳng biết giải thích thế nào.
Đối với người Mỹ làm công ăn lương thì việc sở hữu một ngôi nhà thật của mình là rất khó. Họ chỉ có thể vay ngân hàng để mua nhà trả góp.
Thông thường ngân hàng sẽ kiểm tra khả năng tài chính và cho vay để mua một ngôi nhà mà tiền trả hàng tháng bằng khoang 1/3 tháng lương.
Ngân hàng khôn chán, ngoài chi trả tiền nhà (mua trả góp hay thuê) thì gia đình còn phải chi tiền cho ăn uống, đi lại, xe hơi và các nhu cầu khác. Cho vay vượt khả năng tài chính thì ngân hàng sẽ mất tiền vì người vay vỡ nợ.
Một ngôi nhà giá 500 ngàn đô la có thể ước tính ra lương của chủ là bao nhiêu. Cứ cho là mỗi tháng phải chi 2 ngàn đô la cho cả tiền lãi và gốc cho cái nhà thì lương phải cỡ 6 ngàn đô la/tháng.
Ngân hàng cho vay khoảng 450 ngàn và trả trong vòng từ 20 đến 30 năm vì 50 ngàn (10%) là tiền trả trước, nếu không có thì lãi suất rất cao.
Trong suốt cuộc đời làm việc nếu may mắn sẽ trả hết nợ lúc về hưu. Phần đông lúc hưu phải bán nhà to mua nhà bé hay chuyển vào căn hộ rẻ tiền mới đủ chi trả.
Người ta ước tính khoảng 25% dân Mỹ thực sự làm chủ ngôi nhà của mình, còn lại họ nợ ngân hàng tới lúc rời bỏ thế giới này.
Tại Việt Nam, đối với người khá giả, chuyện mua nhà bằng bao tải tiền là hết sức bình thường. Nhà có giá hàng trăm ngàn đô hay vài triệu đô vẫn dùng tiền mặt. Mua đứt bán đoạn, ít khi vay ngân hàng để trả góp.
Người giàu dư tiền mặt chẳng cần ngân hàng, người nghèo không đủ tín chỉ để ngân hàng cho vay.
Dài dòng thế để hiểu việc ông Joe Biden định bán nhà để chữa bệnh ung thư cho con. Nhưng phần ông lấy về sau khi bán sẽ không được bao nhiêu vì phần còn nợ ngân hàng phải trả lại ngân hàng.
Có lẽ ông Joe Biden bán nhà riêng vì muốn ở nhà bé hơn, chi phí thấp hơn.
Theo thông lệ, gia đình Phó tổng thống được dinh cơ do chính phủ trả tiền trong thời gian tại nhiệm. Tổng thống ở trong Nhà Trắng, nhưng Phó tổng thống phải ở ngoài vì lý do an ninh, hai người không thể ở cạnh nhau.
Dinh thự của Phó tổng thống nằm ở trong khu gọi là đài thiên văn Hải quân Mỹ (United States Naval Observatory) ở phía đông bắc thủ đô Washington DC, được bảo vệ cẩn mật không khác gì Nhà Trắng.
Hết nhiệm kỳ, Tổng thống hay Phó tổng thống đều phải về “quê” hưởng thú điền viên. Tổng thống được hưởng lương hưu khoảng 200 ngàn đô la/năm, tương đương với lương của Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới.
Phó tổng thống không được hưởng lương hưu một cách tự động như Tổng thống mà phụ thuộc vào số năm làm tại Hạ viện hay Thượng viện. Phó tổng thống phải có ít nhất 2 năm làm việc mới được hưởng chế độ hưu.
Năm 2008, khi tranh cử cùng với Tổng thống Obama, Joe Bidden thông báo về lương năm của hai ông bà là 245 ngàn đô la trong 10 năm liền. Làm Phó tổng thống lương của ông là 230 ngàn đô la.
Như ông nói với báo chí, ông không có tiền tiết kiệm hay cổ phiếu, hết nhiệm kỳ sẽ sống dựa hoàn toàn vào tiền hưu trí do một số năm tại nhiệm ở Quốc hội Hoa Kỳ.
Tin cho hay, trong chương trình phỏng vấn của Đài CNN hôm 11-1, ông Joe Biden cho biết có lần chia sẻ với cấp trên trong một bữa ăn trưa cùng nhau rằng:
Nếu con trai Beau Biden buộc phải từ chức Tổng chưởng lý bang Delaware vì căn bệnh ung thư não, ông Biden và phu nhân Jill sẽ phải bán nhà để chi trả viện phí.
Khi đó Tổng thống Obama đã có một lời đề nghị xúc động:
“Tôi sẽ đưa anh tiền, bất cứ điều gì anh cần, tôi sẽ giúp đỡ. Đừng bán nhà, anh Joe. Tôi không nghĩ chúng ta phải dùng cách này. Hãy hứa với tôi điều đó” – ông Biden trích lại lời của Tổng thống Obama trong cuộc phỏng vấn.
Đối với người Mỹ thì điều đó không có gì ngạc nhiên nếu Phó tổng thống phải bán nhà chữa chạy cho con. Bởi trong một hệ thống quản lý minh bạch, những gì thuộc về tài sản chung không được động đến.
Tiền thuế của dân không thể dùng cho mục đích cá nhân, không thể là cái kho vàng lộ thiên để các quan chức đào bới.
Người thân trong gia đình bị ốm đau, Phó tổng thống phải tự bỏ tiền chi trả. Không có bệnh viện nào chữa chạy miễn phí cho con của một người chỉ vì ông ta là Phó tổng thống.
Với lương 230 ngàn đô la/năm, ông Biden khó mà đủ tiền trả viện phí cho con, nếu như biết rằng mỗi lần chạy xạ tốn kém từ 5 nghìn đến 10 nghìn đô la tùy ca bệnh.
Dù được bảo hiểm chi trả 80% nhưng phần 20% còn lại cũng là con số rất lớn nếu việc đó kéo dài vài năm. Nếu phải bán nhà chẳng có gì ngạc nhiên vì cái nhà đang ở vượt quá chi trả của gia đình.
Một người sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn đô la để mua cái thắt lưng da sẽ không thể hiểu tại sao Joe Biden không có sổ tiết kiệm, không có cổ phiếu, sống dựa vào lương hưu ít ỏi sau khi rời nhiệm sở.
Mua nhà bằng bao tải tiền, người Việt ngạc nhiên khi thấy đồng bào mình nai lưng ra kiếm tiền để có giấc mơ Mỹ, thì họ sẽ càng ngạc nhiên hơn khi thấy một Phó tổng thống Hoa Kỳ hùng mạnh nhất thế giới phải bán nhà chạy chữa cho con.
Tuyên ngôn Độc lập Mỹ đã viết “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”, nghĩa là bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về trách nhiệm và bình đẳng trước pháp luật.
Dân thường phải bán cơ nghiệp chữa chạy cho con thì tại sao Phó tổng thống không phải làm chuyện đó? Không hiểu đó là sức mạnh hay sự yếu kém của nước Mỹ, xin nhường lời cho bạn đọc.
HM. 14-1-2016
Tại Việt Nam, đối với người khá giả, chuyện mua nhà bằng bao tải tiền là hết sức bình thường nhưng ở nước Mỹ thì khác.
Viết câu chuyện này tôi nhớ người quen sang Washington DC, nhờ đưa đi mua sắm. Khi vào trung tâm mua sắm Potomac Mills lớn nhất của Virginia, anh ta tìm mua cái thắt lưng giá khoảng 500-700 đô la Mỹ.
Hồi đó tôi đã công tác ở DC được 5 năm, khá thuộc khu mua sắm này vì đồng hương sang nhất định phải đến đó. Nhưng tôi chưa bao giờ biết cái thắt lưng 500 đô la.
Cái có giá nhất mà tôi nghiến răng mua là đồ của Brooks Brothers khoảng 60 đô la thì phải. Còn lại dùng đồ của Bostonian khoảng 14-16 đô la.
Tìm không nổi, người quen tỏ vẻ coi thường nước Mỹ. Đương nhiên do lỗi của tôi không biết những cửa hàng sang trọng chứ không phải nước Mỹ không có những thắt lưng hàng ngàn đô la.
Lần khác có cô bạn từng là đồng nghiệp ở viện cũ sang nhà chơi cùng với các bạn khác. Cô ngạc nhiên thấy nhà tôi bé (townhouse – nhà liền kề) chỉ có ba phòng bé, phòng ăn và phòng khách.
Đối với tôi một người làm công ăn lương đó là hết khả năng chi trả tiền vay ngân hàng hàng tháng.
Cô bảo, Mỹ chán nhỉ, nhà thì bé tý, thấy anh chị phải đi chợ, rửa bát lau nhà, lo hết mọi việc gia đình. Chả bù cho nhà cô, có osin lo mọi việc, nhà 4 tầng mặt bằng hàng trăm m2, lúc nào cũng như khách sạn 5 sao.
Nghe cô nói tôi chẳng biết giải thích thế nào.
Đối với người Mỹ làm công ăn lương thì việc sở hữu một ngôi nhà thật của mình là rất khó. Họ chỉ có thể vay ngân hàng để mua nhà trả góp.
Thông thường ngân hàng sẽ kiểm tra khả năng tài chính và cho vay để mua một ngôi nhà mà tiền trả hàng tháng bằng khoang 1/3 tháng lương.
Ngân hàng khôn chán, ngoài chi trả tiền nhà (mua trả góp hay thuê) thì gia đình còn phải chi tiền cho ăn uống, đi lại, xe hơi và các nhu cầu khác. Cho vay vượt khả năng tài chính thì ngân hàng sẽ mất tiền vì người vay vỡ nợ.
Một ngôi nhà giá 500 ngàn đô la có thể ước tính ra lương của chủ là bao nhiêu. Cứ cho là mỗi tháng phải chi 2 ngàn đô la cho cả tiền lãi và gốc cho cái nhà thì lương phải cỡ 6 ngàn đô la/tháng.
Ngân hàng cho vay khoảng 450 ngàn và trả trong vòng từ 20 đến 30 năm vì 50 ngàn (10%) là tiền trả trước, nếu không có thì lãi suất rất cao.
Trong suốt cuộc đời làm việc nếu may mắn sẽ trả hết nợ lúc về hưu. Phần đông lúc hưu phải bán nhà to mua nhà bé hay chuyển vào căn hộ rẻ tiền mới đủ chi trả.
Người ta ước tính khoảng 25% dân Mỹ thực sự làm chủ ngôi nhà của mình, còn lại họ nợ ngân hàng tới lúc rời bỏ thế giới này.
Tại Việt Nam, đối với người khá giả, chuyện mua nhà bằng bao tải tiền là hết sức bình thường. Nhà có giá hàng trăm ngàn đô hay vài triệu đô vẫn dùng tiền mặt. Mua đứt bán đoạn, ít khi vay ngân hàng để trả góp.
Người giàu dư tiền mặt chẳng cần ngân hàng, người nghèo không đủ tín chỉ để ngân hàng cho vay.
Dài dòng thế để hiểu việc ông Joe Biden định bán nhà để chữa bệnh ung thư cho con. Nhưng phần ông lấy về sau khi bán sẽ không được bao nhiêu vì phần còn nợ ngân hàng phải trả lại ngân hàng.
Có lẽ ông Joe Biden bán nhà riêng vì muốn ở nhà bé hơn, chi phí thấp hơn.
Theo thông lệ, gia đình Phó tổng thống được dinh cơ do chính phủ trả tiền trong thời gian tại nhiệm. Tổng thống ở trong Nhà Trắng, nhưng Phó tổng thống phải ở ngoài vì lý do an ninh, hai người không thể ở cạnh nhau.
Dinh thự của Phó tổng thống nằm ở trong khu gọi là đài thiên văn Hải quân Mỹ (United States Naval Observatory) ở phía đông bắc thủ đô Washington DC, được bảo vệ cẩn mật không khác gì Nhà Trắng.
Hết nhiệm kỳ, Tổng thống hay Phó tổng thống đều phải về “quê” hưởng thú điền viên. Tổng thống được hưởng lương hưu khoảng 200 ngàn đô la/năm, tương đương với lương của Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới.
Phó tổng thống không được hưởng lương hưu một cách tự động như Tổng thống mà phụ thuộc vào số năm làm tại Hạ viện hay Thượng viện. Phó tổng thống phải có ít nhất 2 năm làm việc mới được hưởng chế độ hưu.
Năm 2008, khi tranh cử cùng với Tổng thống Obama, Joe Bidden thông báo về lương năm của hai ông bà là 245 ngàn đô la trong 10 năm liền. Làm Phó tổng thống lương của ông là 230 ngàn đô la.
Như ông nói với báo chí, ông không có tiền tiết kiệm hay cổ phiếu, hết nhiệm kỳ sẽ sống dựa hoàn toàn vào tiền hưu trí do một số năm tại nhiệm ở Quốc hội Hoa Kỳ.
Tin cho hay, trong chương trình phỏng vấn của Đài CNN hôm 11-1, ông Joe Biden cho biết có lần chia sẻ với cấp trên trong một bữa ăn trưa cùng nhau rằng:
Nếu con trai Beau Biden buộc phải từ chức Tổng chưởng lý bang Delaware vì căn bệnh ung thư não, ông Biden và phu nhân Jill sẽ phải bán nhà để chi trả viện phí.
Khi đó Tổng thống Obama đã có một lời đề nghị xúc động:
“Tôi sẽ đưa anh tiền, bất cứ điều gì anh cần, tôi sẽ giúp đỡ. Đừng bán nhà, anh Joe. Tôi không nghĩ chúng ta phải dùng cách này. Hãy hứa với tôi điều đó” – ông Biden trích lại lời của Tổng thống Obama trong cuộc phỏng vấn.
Đối với người Mỹ thì điều đó không có gì ngạc nhiên nếu Phó tổng thống phải bán nhà chữa chạy cho con. Bởi trong một hệ thống quản lý minh bạch, những gì thuộc về tài sản chung không được động đến.
Tiền thuế của dân không thể dùng cho mục đích cá nhân, không thể là cái kho vàng lộ thiên để các quan chức đào bới.
Người thân trong gia đình bị ốm đau, Phó tổng thống phải tự bỏ tiền chi trả. Không có bệnh viện nào chữa chạy miễn phí cho con của một người chỉ vì ông ta là Phó tổng thống.
Với lương 230 ngàn đô la/năm, ông Biden khó mà đủ tiền trả viện phí cho con, nếu như biết rằng mỗi lần chạy xạ tốn kém từ 5 nghìn đến 10 nghìn đô la tùy ca bệnh.
Dù được bảo hiểm chi trả 80% nhưng phần 20% còn lại cũng là con số rất lớn nếu việc đó kéo dài vài năm. Nếu phải bán nhà chẳng có gì ngạc nhiên vì cái nhà đang ở vượt quá chi trả của gia đình.
Một người sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn đô la để mua cái thắt lưng da sẽ không thể hiểu tại sao Joe Biden không có sổ tiết kiệm, không có cổ phiếu, sống dựa vào lương hưu ít ỏi sau khi rời nhiệm sở.
Mua nhà bằng bao tải tiền, người Việt ngạc nhiên khi thấy đồng bào mình nai lưng ra kiếm tiền để có giấc mơ Mỹ, thì họ sẽ càng ngạc nhiên hơn khi thấy một Phó tổng thống Hoa Kỳ hùng mạnh nhất thế giới phải bán nhà chạy chữa cho con.
Tuyên ngôn Độc lập Mỹ đã viết “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”, nghĩa là bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về trách nhiệm và bình đẳng trước pháp luật.
Dân thường phải bán cơ nghiệp chữa chạy cho con thì tại sao Phó tổng thống không phải làm chuyện đó? Không hiểu đó là sức mạnh hay sự yếu kém của nước Mỹ, xin nhường lời cho bạn đọc.
HM. 14-1-2016
\\nguồn “Blog Hiệu Minh”
TAP GHI HUY PHU7O7NG
Những Người Ở Lại - Tạp Ghi Huy Phương
Người ta thường nói: “Chúng ta đi mang theo quê hương!” Nhưng quê hương là gì? Phải chăng đó là ngôn ngữ, thói
quen trong cuộc sống, câu hò, giọng hát và miếng ăn, thức uống hàng
ngày. Nhưng quê hương đâu phải chỉ có vậy, và như vậy là hết!
Bước
chân lên bờ mà người ta gọi đó là mảnh đất tự do, bước chân xuống đất
một phi trường nào đó mà người ta gọi là đất hứa, chẳng mấy chốc mà
chúng ta đã quên hết. Mang theo quê hương nhưng chúng ta đã bỏ lại rất
nhiều thứ, như người chăn chiên bỏ bầy chiên lại cho lũ sói rừng. Chúng
ta bỏ lại người sống lẫn người chết, người chết đã đành, người sống thì
cũng như người đã chết. Người sống hôm nay là những anh em thương binh
quặt què của chúng ta, những người trong một đất nước tối đen mà mắt
mình thì không còn trông thấy ánh sáng, sống đời sống lây lất trong cái
thảm cảnh lê lết của những ngày tháng vô vọng còn lại.
Một
người tù binh còn lành lặn, còn lại sau chiến tranh, đã mất đơn vị,
không còn hàng ngũ, lạc bạn bè trên trận địa, sống giữa thù hận, kỳ thị,
sống đã là một chuyện đau khổ. Chúng ta nghĩ thế nào một người thất
trận, mù hai mắt, cụt hai chân, không còn hai tay, giữa rừng người thắng
trận kiêu ngạo mà vô nhân tính, mà không thể chết.
Không
ít người chỉ còn biết sống trong tình thương của người qua đường không
quen biết, mà người qua đường cũng không cần biết con người khốn khổ đó
là ai, khi chúng ta còn ngồi trong ghế nhà trường, sống hạnh phúc trong
một thành phố chan hòa ánh sáng, nơi quán cà phê hay những đêm vũ
trường, bên bữa cơm gia đình ấm cúng khi họ còn ba ngày lương khô, hai
cấp số đạn, băng rừng lội suối.
Chúng
ta có gần 100 vị tướng lãnh, những người mà “cấp bậc là xương máu của
thuộc cấp,”(*) được may mắn ra đi trước khi Sài Gòn thất thủ, bỏ lại gần
một triệu quân tinh nhuệ, hàng chục nghìn thương binh bị đuổi ra khỏi
quân y viện, đã có ai có cái ý nghĩ kêu gọi đồng bào ở hải ngoại nghĩ ra
chuyện “lon gạo thương binh.” Phải đợi đến 20 năm sau, mới có những
người bạn đồng ngũ, mới ra khỏi nhà tù tập trung, thoát nạn, quần tụ nơi
đây, ngồi lại với nhau, nghĩ cách kiếm đồng tiền cho bạn bè. Cho đến
bây giờ, mỗi năm, cả thế giới, nhiều lắm là chúng ta mới có khoảng $2
triệu cho thương binh, trong con số $13 tỷ gửi về Việt Nam, mà đã có
người kêu la bài bác, hô hào thương binh ngưng nhận tiền cứu trợ, vì
đồng tiền gửi về này, giúp cho chế độ Cộng Sản vững mạnh và sống còn!
Có
người còn dạy khôn các cơ quan cứu trợ thương binh ngưng gửi tiền giúp
cho các thương binh, để dành năng lực ủng hộ cho một cuộc vận động không
tưởng. Cũng có người dối trá với chính mình, khi khai tử đồng đội, cho
rằng việc cứu trợ thương binh là một việc làm “dối trá,” vì bây giờ, sau
40 năm, làm gì còn có thương binh nữa!
Về
việc đối xử với thương binh thua trận của chính phủ Cộng Sản hiện nay,
thì chính phóng viên trong nước, Bùi Minh Quốc cũng đã công nhận: “Chính
sách của chính quyền Việt Nam lâu nay từ sau 1975 tới nay rất tệ. Tức
là họ phân biệt đối xử và họ không quan tâm tới cái quyền sống của số
anh chị em thương phế binh của phía VNCH này.”
Việc
cởi mở “có giới hạn” như những diễn tiến liên quan đến thương binh VNCH
tại chùa Liên Trì hay Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn trong thời gian gần
đây, và chưa lúc nào danh xưng Việt Nam Cộng Hòa được nói đến nhiều như
hôm qua, hôm nay sau 40 năm bị chôn vùi và lăng mạ. Nhưng những điều này
cũng không thay đổi được cuộc sống đen tối của những người đã chịu khổ
40 năm qua, nhất là những anh em ở xa vùng phố thị. Điều đáng buồn hơn
là ngoài các chức sắc tôn giáo, một triệu người miền Nam trong 3 triệu
người Sài Gòn hôm nay, vì đang chạy theo “cơm áo gạo tiền,” hay ký ức đã
xói mòn, như người mất trí, chẳng còn ai lo âu, đoái hoài đến những
người anh em năm cũ.
Trước
khi nói đến những gì mà những người có lòng ở hải ngoại đang cố gắng
tìm con đường sống cho các thương binh, công việc cấp bách hiện nay là
tăng cường sự cứu trợ, vì con số thương binh chết càng ngày càng nhiều,
vì tuổi tác, bệnh tật và đói nghèo. Hãy nhìn thẳng vào sự thật, anh em
thương binh cần chén cơm, viên thuốc hơn là những lời hứa hẹn hão huyền.
Chiến
dịch “Một Gia đình-Một Thương Binh” đã được Hội HO Cứu Trợ TPB phát
động cách đây vài ba năm, tuy thấy đơn giản, nhưng thật khó khăn. Người
có hảo tâm dễ dàng gửi đến hội một số tiền, nhưng thấy phiền phức khi
phải có trách nhiệm, cưu mang lấy một gia đình, thường trực vài ba năm,
lo lắng cho họ. Đồng tiền bảo trợ giờ đây ấm áp thêm những lời thăm hỏi,
thấm đượm tình người.
Chiến
dịch này không phải là để trút gánh nặng cho quần chúng, để các hội
đoàn thiện nguyện phủi tay, đóng cửa, mà chỉ là lời kêu gọi sự quan tâm
của chúng ta đối với từng hoàn cảnh riêng của mỗi một người, mà người
cho kẻ nhận gặp nhau trong sự ân cần, gần gũi.
Công
việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn đầy tình người, lẽ tất nhiên là khó khăn
hơn khi chúng ta gửi đến các hội thiện nguyện một số tiền, mà thường là
chúng ta chẳng hề quan tâm đến người nhận là ai.
Chỉ
tính riêng những gia đình những người cựu quân nhân trong tập thể cựu
tù nhân chính trị, hay những quân nhân đã vượt thoát ra đi vào những
ngày cuối cùng của cuộc chiến, là những người đã từng chiến đấu bên cạnh
anh em thương binh ngày nay, đôi khi còn là cấp chỉ huy, con số này lên
đến hằng trăm nghìn. Một trăm nghìn gia đình bảo trợ cho 15,000 hồ sơ
thương binh, không phải là chuyện khó khăn không làm được, nhưng cũng
phải nói đây là chuyện khó khăn.
Phần
lớn, có những chuyện chúng ta hay quên phải có người khác nhắc nhở,
phần lớn chúng ta “có lòng” nhưng trong cuộc sống lại thường “vô tâm,”
chúng ta đi nhưng thường ít khi quay đầu ngó lại.
Có
những người chết cho chúng ta được sống, có những người thương tật cho
chúng ta lành lặn, có những người đành ở lại để chúng ta có cơ hội ra
đi.
Tạp ghi Huy Phương
Sunday, January 17, 2016
TS. PHAN VĂN SONG * KHAI BÚT
Khai Bút Đầu Năm: Từ Thời Tiết Đến Thời Sự — Cuối Năm Dỡ Cười, Qua Năm Dỡ Khóc
Noël Au Balcon, Pâques Au Tison; Giáng Sanh Tắm Nắng Bao Lơn, Phục Sanh Lò Sưởi Ôm Mền Ngồi Quanh. Cuối Năm Dỡ Cười, Qua Năm Dỡ Khóc – Jean Qui Rit À Noël, Pleurera À Pâques.
Sáng nay, mồng một Tết tây, dậy sớm đón năm mới, ngày mới, ra nhà kiếng sau vườn để uống cà phê, ngắm vườn, chợt thấy cây mimosa trổ bông vàng rộ. Hưởng Tết năm nay với bông mimosa vàng đẹp. Thật đại phước ! Nhớ Tết ta ở quê nhà với cây mai vàng truyền thống ! Nỗi nhớ dâng trào, da diết ! Thật thú vị ! Cám ơn Chúa cho cuối đời con món quà quý giá !
Lần
đầu tiên, trên nửa đời người trên đất Pháp, mới được thấy hoa mimosa nở
giữa mùa đông, và trong vườn nhà. Quý hóa thay ! Lạy Chúa, mong trời
đừng trở lạnh đột ngột, vì chỉ cần một sáng sương gíá xuống là tiêu tùng
đời hoa lá ! Đúng là được hưởng «Noël au balcon – Ngồi bao lơn hưởng
Giáng Sanh ! ». Nhìn Mimosa rộ hoa giữa mùa đông, nhớ câu thơ cổ Việt :
« Thuợng Uyển nhứt chi hoa- Thượng Uyển một cành hoa » (Mạc Đĩnh Chi 1286-1350)
(Mà
nhà tôi, thượng uyển thật, vì vườn cao hơn nhà đến sáu nất thang, chúng
tôi phải « leo » lên vườn) Mong rằng không có câu thán : «Vân tán,
tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết » !
1/ Mimosa Nở Giữa Đông, Giáng Sanh Ngồi Bao Lơn :
2015
đã qua, một năm đầy bất hạnh, đầy chết chóc và nước mắt cho xứ Pháp !
Đầu năm, tháng giêng khủng bố giết các nhà báo, giết cảnh sát, giết dân
Do Thái. Cuối năm, tháng mười một, khủng bố bắn giết người bừa bãi giữa
Paris. Nước Pháp hai lần gặp nạn. Suốt cả năm 2015 sống trong không khí
lo âu, phòng bị, hết vô tư, hết phóng túng, sống thả, yêu đời.
2015
đã qua. Suốt cả năm, dân chúng Pháp, dân chúng thành phố Paris, quê
hương của Tình Yêu, quê hương của Hồn Nhiên, quê hương của Yêu Đời không
còn nữa. Kể từ nay, dân Paris, dân Pháp, dòm trước ngó sau. Như phe ta
dạo nào, thời chinh chiến, sống với nỗi lo Việt Cộng pháo kích bừa bãi,
sống trong lo âu, sống trong cẩn thận, khi ra đường, lúc họp hành, khi
nhóm chợ, lúc hội họp, khi ca hát ngoài đường, ngoài phố, không còn
thoải mái nữa. Đi du lịch, đến nhà ga, sân bay, phải khám, phải xét, đi
cinê, coi hát, đi siêu thị, nhà hàng, cũng lắm vất vã, phải sắp hàng, dơ
tay cao hơn đầu cho nhơn viên an ninh khám xét, nâng, rờ, bóp, nắn, hay
đi qua máy rà điện tử. Những hình ảnh ấy, của những năm tháng ở Việt
Nam, ở Sài Gòn, thời chiến tranh vương vấn trong ký ức suốt ngày đầu năm
nay.
2016 đến với mùa Đông ấm áp, lôi tôi trở về quá khứ Việt Nam. Đó là do thời tiết !
2016 đến với không khí chiến tranh lôi tôi trở về quê hương. Đó là do thời sự !
2016
sáng đầu năm, thời tiết của mùa Đông ấm áp đang ru hồn tôi, đưa tôi trở
về thời niên thiếu, với cái thoan thoản hơi lạnh dễ thương của Đà Lạt
thuở ấy. Mimosa vàng rộ giữa trong vườn nhà, nơi xứ tây, gợi nhớ hàng
cây Anh Đào đỏ hồng, rực rở, dọc con đường từ cây cầu vượt hồ Xuân Hương
dẫn đến chợ Hòa Bình cũ, năm nào. Mimosa vàng, vàng như mai rừng nở rộ,
của Rừng Ái Ân, của những buổi chiều Chúa Nhựt, được « sortie », vào
rừng hái trái mát mát để ăn – sau nầy qua Pháp mới biết tên tây trái ấy
là Fruit de la Passion, rất được ưa chuộng ở âu tây dưới dạng nước uống.
Mùa
Đông 2015 nầy, thời tiết xứ Pháp đúng thật là đăc biệt. Suốt Mùa Vọng,
cả tháng 12, tuy đang tiết đông mà trời vẫn ấm. Dĩ nhiên, khi kể chuyện
thời tiết nghịch lý ấy với bạn bè « phe ta », dù với người đà chục năm
xa nhà, do cái gốc, cái gác, do cái vốn liếng của dân xứ nóng, nên ai
cũng gất gù khoái, dẫu là trái mùa. Riêng dân Pháp thật sự bản địa, mới
thất vọng với cái mùa Đông « không có tuyết rơi » !
Sao
cái thời tiết kỳ dị của mùa Đông nầy làm thằng tui nhớ nhà quá ? Chưa
lúc nào nhớ nhà bằng lúc nầy ! Cả một khung trời, bao nhớ nhung, bao
vương vấn, đặc biệt do nơi cái lạnh sơ sơ, đầy tình cảm của những buổi
sáng Đà Lạt mờ sương giá của thuở nhỏ. Thời ấy, những năm 1952, 53, của
cái thuở ban đầu đầy thiếu thốn, của những năm tháng đầu, thuở mới nhập
cư Đà Lạt, « mồ côi địa dư », « bị » cha mẹ gởi nội trú Trường Thiếu
Sanh Quân. Nhớ mãi những buổi dậy sớm với kèn báo thức, rửa mặt đánh
răng chải đầu bằng nước lạnh – sau nầy, sống 7 năm với nội trú ở Lycée
Yersin cũng thế, cũng vệ sanh sáng, chỉ với nước lạnh. Chỉ khi tắm, một
tuần một lần, mới có nước nóng thôi. Vệ sanh xong, quân phục chỉnh tề,
giường chiếu ngăn ngắn, draps kéo thẳng nếp, mền nén kỹ, bốn góc vuốt
nếp thẳng thắng, couvre-lit vuốt không một nếp nhăn. Xong ! Sẳn sàng,
đứng chờ ở hành lang cuối giường ! Sắp hàng, « Nghiêm, bước đều, bước –
Fixe, en avant, marche, ọt đơ, ọt đơ – un deux, un deux », xuống lầu
(đếm bước, một hai, một hai, là cách đếm quân hành theo quân kỷ Pháp ;
về sau – năm 1956 ? Quân đội VNCH đếm một, hai, ba, bốn). Xuống lầu,
vẫn bước đều, diễn hành qua sân trường còn đầy hạt sương trong ánh đèn
vàng vọc, để vào phòng học – salle d’étude, ôn bài và sửa soạn hành
trang đi học, trước khi vào réfectoire – nhà bàn, ăn sáng. Ăn sáng xong,
lại sắp hàng, lại ọt xê rê – en ordre serré, lên xe mười bánh, chở đến
Trường Yersin để học chữ. Một xe hướng tiểu học Petit Lycée nằm cạnh
đường đi đến Thác Cam Ly, một xe hướng Grand Lycée, nằm trên đường đi
Saint Benoît, cạnh Nha Địa Dư và Ga Đà Lạt. Hai anh em chúng tôi đi
Petit Lycée, năm 52/53 Song học 8ème, Toàn học 11ème.
Sáng nào cũng như vậy, nửa giờ ngồi học, chưa tỉnh ngủ hẳn, vật vưởng,
co ro trong bộ quân phục Thiếu Sanh Quân không đủ ấm. Quần sọt, vớ cao,
giầy bố cổ cao, sơ mi cụt tay, mũ bê rê, tất cả mầu kaki vàng. Nhờ ở Đà
Lạt nên được khoát thêm áo ngoài bằng một cái blouson ngắn bằng nỉ mầu
cức ngựa và một cái khăn choàng cổ cũng bằng vãi mầu kaki. Đó là quân
phục mặc suốt cả năm. Đà Lạt không có hai mùa nóng lạnh, chỉ sáng lạnh
trưa nóng, quanh năm. Đà Lạt chỉ hai mùa, Tết nắng khô, Hè mưa lũ thế
thôi !
Tiện
đây, cũng xin nhắc đến cái tục trang phục kỳ cục của thời ấy, thời tuối
nhỏ của chúng tôi (các bạn cùng thế hệ ?). Dù ở ngoài đời dân sự, và
đặc biệt, với chúng tôi, Thiếu Sanh Quân cũng vậy. Phải lên trung học
mới được mặc quần dài, còn khi tuổi nhỏ, còn ở tiểu học là chỉ mặc quần
cụt, thời ấy, gọi tiếng Tây là quần sọt (short – ngắn, cụt), nắng mưa,
lạnh nóng gì cũng vậy. Chỉ lên Trung học mới được quần dài. Bây giờ
chẳng còn mấy ai mặc quần sọt đi làm hay đi học đâu ? Cái quần jean, thế
mà hay. Ngày nay từ con trẻ đến lão già đều bận quần jean cả ! Như Tây
nói « de 7 à 77 ans – từ 7 tuổi đến 77 tuổi » ! Hoan hô quần jean –
người việt ta bên nhà nay gọi là quần bò, tại sao bò ? Đồng phục, giàu
nghèo già cả, ai cũng mặc jean.
Việt
Cộng hơn ta chổ đó. Từ thời Cộng Sản cổ hủ, họ đã biết đồng phục rồi,
từ nông dân đến cán bộ họ đồng gọi nhau là đồng chí và họ đồng phục áo
quần vãi Nam định, quần cao trên mắc cá, áo sơ mi bỏ ngoài, dép lốp, mũ
cối thuộc địa tất cả mầu xanh « cứt ngựa ».
Trở
về thời tiết bên Pháp tháng chạp 2015 nầy. Sáng se se lạnh, trưa chiều
nắng nóng. Noël cái gì mà không có tuyết, và trời trong nắng ? Đêm 24,
Réveillon, đi lễ đêm về, trời trong sao sáng, được cả trăng 14 tròn, soi
sáng dẫn đường. Quả giống bầu trời Trung Đông đêm Chúa Ra Đời, như kể
trong Kinh Thánh, đầy ánh sáng, của xứ Palestine ngày xưa – đất Do Thái
ngày nay. Đêm Chúa Giáng Sanh ở Bê lê em, với bầu trời đầy ánh sao sáng,
với trăng tròn, với ngôi tinh cầu dẫn lộ Ba Vua và các mục đồng đến hầu
hang đá.
Riêng
nói đến mặt kinh tế, mặc ai than ai khóc, mặc gạo châu, củi quế, dân
Pháp vẫn ào ào đi chợ mua sắm quà Noël. Nô-ên đối dân tây, giống như
Tết đối với phe ta, người Việt vậy. Tây với quà Nô-ên, như chúng ta với
quà Tết, với lì xì vậy ! Nghèo giàu, mặc ! Tết nhứt, là phải mua vui,
ăn chơi, đánh bạc, thỏa thích ! Ăn uống của Tây cũng lắm trò đặc biệt.
Ta, người Việt, bánh chưng, bánh tét, dưa món, dưa chua, mứt, rượu đế,
rượu tây, báng quy, bánh ngọt …thì Tây cũng rứa, gan ngổng, gan vịt, hải
sản, sò, tôm, ăn chơi bốn món. Ngoài ngổng, vịt còn thêm gà sống thiến,
gà tây nướng, tôm càng, không thiếu món nào… đấy là món mặn ! Còn nói
về món ngọt, ngoài rượu ngọt, rượu trắng, rượu đỏ, champagne ! Còn
chocolat, bánh bûche đầy kem béo… Và cứ thế, tối thiểu gì, giàu nghèo
gì, cũng phải, ít nhứt, cũng phải… hai bửa tiệc to ngon lành cho hai
buổi giao thừa. Một tiệc cho đêm Noël, thánh thiện, gia đình ; phải là
một buổi tiệc ấm cúng, đoàn tụ, gia đình với nhau một năm một lần, chờ
Ông Già Nô ên phát quà, tặng quà ! Lúc xưa quay quần ngồi bên lỏ sưởi,
ngày nay ngồi xô pha nhưng duới chơn Cây Thông Nô ên kết hoa đèn đủ mầu
đủ sắc. Và môt bửa tiệc vào đêm giao thừa cuối năm, ăn Tết tây, tiệc
tùng xum tụ, nhảy đầm, vui vẽ, xã láng, xã giao cùng bạn bè, hàng xóm
chào Năm Mới, Chúc Lành với nhau ! Bonne Année và hát theo điệu « Ò e
Con Ma đánh đu, Tạc dăn nhảy dù, Dô Rô bắn súng ! » để tiển Năm Cũ Đón
Năm mới ! Ce n’est qu’un au revoir.
Giữa
năm, nửa Xuân, Phục Sanh đến. Nhưng năm nay, e rằng nếu theo tục ngữ
tây : «Noël au balcon », thì sợ rằng sẽ gặp « Pâques au tison- Phục
Sanh ngồi lò sưởi» ! Xuân nầy e lạnh đấy !
2/ 2016, Năm Bất Ổn Cho Âu Châu,Thường Trực Báo Động:
Suốt
2015, thời sự âu châu đã bất thường. Tình trạng an ninh được đặt cao,
quan trọng hơn tình trạng kinh tế. Lễ cuối năm Noël, Tết tây, tuy ngồi
bao lơn, nhưng Noël và Tết đến trong bầu không khí lo âu, sợ hãi. Trời
đẹp khuyến khích ra đường đấy ! Ra đường thì cũng có đó, tuy có vẻ ty tý
« ăn chơi » đó, nhưng bớt thoải mái nhiều, bớt đi nhiều tụm năm, tụm ba
la cà bát phố.
Vương
Quốc Bỉ, bãi bỏ truyền thống đốt pháo bông của thủ đô Bruxelles mừng
năm mới. Nhiều tỉnh, nhiều làng ở Pháp cũng bỏ thông lệ ấy. Hồi tưởng
Việt Nam năm xưa trước 1975 ta, cũng có những ngày Tết bị cấm đốt pháo
vậy. Quên sao Tết năm nào ? Cũng Năm Con Khỉ ấy ? Cách đây 48 năm ?
Tiếng súng AK đầy giết chóc, máu lửa, hận thù rùng rợn, trà trộn lẫn
cùng tiếng pháo vui mừng, hân hoan đón Tết, của đêm mồng 2 ấy, của năm
Mậu Thân, của năm 1968 ấy ? Việt Cộng lừa lọc, bài thơ « Tết năm nay hơn
hẳn Tết năm xưa… » của Hồ Chí Minh xua quân vào Nam, bịp dân miền Nam,
lợi dụng hưu chiến ba ngày Tết, lợi dụng quân dân cán chính Việt Nam
Cộng Hòa, đang tròn bổn phận, được phép về nhà, đang trước trả hiếu với
non sông, với tổ tiên, cha mẹ lạy cúng bà thờ ông bà, sau trả nghĩa với
gia đình, vợ con, vui chơi cùng làng xóm,… quân Cộng Sản đã lợi dụng,
nhơn cơ hội, dân quân miền Nam đang đi phép, an lành, thăm gia đình,
lộng giả thành chơn, thay pháo bằng súng AK, đồng loạt tổng tấn công các
thành phố của miền Nam Tự Do. Tết năm Con Khỉ ấy là một cái Tết đầy
tang tóc đau thương cho cả triệu đồng bào miền Nam Việt Nam. Tết năm ấy
đáng lý sum họp, đành phải ly tan, đáng lý gia đình, đành phải di tản,
chay lanh nan. Tết năm ấy, toàn dân Việt Nam Tự Do của Miền Nam Việt Nam
đã đành phải ăn Tết trong máu lửa, trong khói súng, trong chết chóc,
trong hãi hùng, trong chạy giặc, lánh nạn ! Sài Gòn Đẹp lắm, biến thành
Sài Gòn Khói lửa ! Thành phố Huế cổ kính an lành, quê hương gốc gác dòng
họ Phan chúng tôi biến thành thành phố Huế, đổ nát, điêu tàn. « Cầu
Trường Tiền sáu vài,… » : sụp đổ, « sông An Cựu, nắng đục… » : đầy máu
và xác chết. Huế, đất Thần Kinh biến thành đất Kinh Hoàng, với 5000 ngàn
người dân vô tội bị thủ tiêu, giết hại, mổ bụng hay bị đập đầu, chôn
sống.Thấm thoát sắp tròn 48 năm, thấm thoát đã sắp tròn là Bốn Vận hội
Con Khỉ, sắp tròn 4 chu kỳ tuổi Thân. Thế nhưng, những giải khăn tang
vẫn còn đó, không phai, trong ký ức người dân Huế, người trong nước hay
người hải ngoại.
Oán
ấy chưa đền, hận ấy chưa giải, chưa nói được chuyện hòa giải, xin lỗi,
phải trái, làm sao nói được hòa hợp ? Ai đã tạo ra cái từ hòa hợp ấy
vậy ? Chính cũng vì cái quan niệm hòa hợp, cái tư tưởng sai trái ấy, mà
ngày nay, đã tạo bao mối họa cho thế giới. Thế nào là Hòa Hợp ? Có phải
là phải hòa tan tất cả vào nhau, xóa bỏ tất cả những dị biệt, những đặc
biệt, tất cả gom lại một, hợp là một, là thống nhứt. Tất cả là một ?
Thật là một quan điểm hoàn toàn sai trái !
Phải
chấp nhận quan niệm đa chủng, đa tộc của xứ Mỹ. Những quan niệm
« assimilation », « hoà nhập », « hôi nhập » là những khó khăn. Ví như
nước Pháp đây, vì với cái chánh sách phải cố gắng « hội nhập » để
« sống chung » nên cố ép người ngoại sanh, ngoại tộc, ngoại tôn giáo
bản xứ, phải « ép mình » vào « cung cách » gia đình Pháp, với cái miệng
« lý thuyết » thì nói « thế tục – laïc », nhưng « thực sự » phải ép mình
vào, hội nhập vào cái mẫu chung của tập quán, tập tục, giáo dục xã
hôi, « da trắng thiên chúa giáo La Hy » ! Ngày nay, do đó nhiều hiểu
lầm, nên nhiều tai họa mới. Ngày hôm nay, nước Pháp đang tận dụng « quan
niệm Cộng Hòa », « quan niệm Thế Tục » để tạo một nước Pháp républicain
– cộng hoà, và laïc – thế tục, để tạo một không gian sanh hoạt xã hội,
một không gian « sống chung », được tạo dựng một cách độc lập, dung hòa,
ngoài các khác biệt của các khung văn hóa, ngoài những khác biệt của
các tôn giáo và tập tục truyền thống ! Đầy khó khăn, do đó, người viết e
rằng Mùa Phục Sanh năm nay, 2016 sẽ gặp nhiều cơn bảo tố. Bảo tố do
thời tiết ? Có thể ! Do kinh tế ? Cũng có thể ! Nhưng do chánh trị và
hỗn loạn xã hội chắc chắn sẽ gặp phải. Trung Đông sẽ rực lửa, Âu Châu sẽ
báo động, hỗn loạn. Chiến tranh chắc chưa đến, nhưng hỗn loạn sẽ đầy
rẫy !
Đó
là tình hình Âu Châu, nhưng cũng, đó là tình hình Mỹ Châu. Xứ Huê Kỳ
tuy đầy may mắn được hai Đại Dương che chở, xa Trung Đông, xa những lò
lửa chiến tranh. Nhưng không phải như vậy mà Huê Kỳ tránh được nạn Hồi
Giáo quá khích với những khủng bố !
3/ Và Việt Nam, và Đông Nam Á?
Trở
về Việt Nam, 40 năm đã qua, sau ngày miền Nam thất thủ, người Cộng Sản
xâm lăng thắng trận vẫn tiếp tục cầm quyền, vẫn áp đặt một chế độ chánh
trị lai căng mất gốc với một lý thuyết ngoại xâm vừa của ba ông tổ râu
xồm da trắng – Các Mác Lê Nin và Xít Ta lin, và một ông tổ Ba Tàu ở dơ
không tắm, không đánh răng súc miệng Mao Xề Đông – vẫn quản trị đất nước
với một cái nhìn kinh tế cổ lổ sỉ, lạc hậu, lỗi thời. Bắt chước Tàu,
cũng cố vai trò độc quyền quốc doanh, để làm giàu cá nhơn và Đảng, nhưng
khác với Tàu, là Tàu đưa xứ Tàu lên, Việt Cộng lại bán nước, bán
biển…cho Tàu. Chế độ thì vẫn cứ tiếp tục Đảng trị, vẫn cứ tiếp tục độc
tài, vẫn cứ tiếp tục đối nội, trị dân thì bằng dùi cui cảnh sát, đàn áp,
còn đối ngoại, giao tế người ngoài, nhứt là với anh láng giềng to đùng,
khổng lồ lưu manh Tàu, thì ngoại giao bằng « lưng cong lưỡi dẽo » « bán
hết đất nầy, nhường thêm đảo nọ », nhượng bộ « hán thuộc hoàn toàn Cộng
Sản Tàu ». Và do đó, tuy có một bài toán được đặt ra từ từng bao năm
nay, của tất cả những người Việt yêu nước, đầy tâm huyết, đầy thiện chí,
cả trong lẫn ngoài nước, là làm sao tạo cho những nhóm người Việt ấy,
trong và ngoài đất nước, gặp gở được nhau, hòa giải, kết hợp, để xây
dựng lại non sông ? Và câu trả lời rõ ràng và phủ phàng, là người Việt
Tự Do ngoài nước cùng người Việt Dân Chủ trong nước không thể làm việc
với nhau được chỉ vì đương quyền Cộng Sản không tạo điều kiện để hòa
giải được với tất cả những người thiện chí, yêu nước. Vì Chủ nghĩa Cộng
Sản quốc tế tạo những con người Cộng Sản quốc tế, nên người Cộng Sản
không còn tánh Việt, chất Việt nữa. Thật vậy, được đào tạo, huấn luyện
bởi một lý thuyết ngoại lai, nên từ người lãnh đạo đến người cán bộ hay
đến cả người đảng viên bình thường, người Việt Cộng đã mất hẳn hoàn toàn
chất Việt.
4/ Đồng Hương Có Thể, Nhưng Không Đồng Tổ Quốc:
Đã
ngay từ ngày đầu, đã ngay từ cái ngày cuối cùng của tháng tư đen tối
năm 1975, người công dân « bị mất nước của Việt Nam Cộng Hòa thương yêu
thua trận », đã không nhìn được nơi người lính của Quân đội Cộng sản Bắc
Việt, những đức tánh, những nhơn tánh của « một người cùng quê hương xứ
sở, cùng gốc gác người Việt mình ».
Chúng
tôi dịch từ « compatriote » thành « người đồng tổ quốc ». Chúng tôi
không dịch thành đồng hương. Chúng ta người Việt Tự Do ở Hải ngoại có
thể đồng hương với người Việt công dân Việt Nam Cộng Sản, nhưng chúng ta
không thể compatriote, đồng Tổ quốc với họ. Họ, người Việt Cộng, nói
theo đề nghị của anh bạn Giáo sư Stephen Young là những Hán Ngụy. Tổ
Quốc Họ không có nữa, vì họ đã Bán nước cho Tàu. Họ phục vụ cho Tổ quốc
Tàu !
Phải !
Đúng vậy, ngay vào dạo ấy, chúng tôi người viết, còn ở Sài Gòn, chúng
tôi nhơn chứng, đã chứng kiến và cảm nhận tâm trạng ấy của toàn người
miền Nam thất trận, là không nhận thấy nơi người miền Bắc thắng trận một
chất liệu gì gọi là compatriote cả ! Mà ngay cả người lính của quân đội
Cộng Sản miền Bắc xâm lược cũng vậy, họ đã tự xem họ như những người
lạ, đứng ngồi lớ ngớ giữa đất người. Người Sài Gòn, người miền Nam không
tìm được nhơn tánh Việt nơi người miền Bắc, mà cả người miền Bắc cũng
không nhìn được tánh gia đình họ hàng nơi người miền Nam. Họ không có
thái độ thân thiện gia đình, vì vậy họ không cảm hóa được với người miền
Nam.
Hệ
thống từ ngữ sử dụng đều là từ ngữ của người lạ thống trị, chế độ của
người lạ xâm lăng, xâm chiếm : thí dụ : chế độ quân quản, sung công,
tịch thu,… Từ ngữ sử dụng cho những chánh sách hay hành động đều là
những từ ngữ của kẻ thắng đi đày đọa dân, đuổi nhà dân, cướp của dân,
cộng với cái giọng « kẻ cả » « huấn luyện, mô phạm, dạy đời » và chưa
kể miệng lưởi « chưởi cha mắng mẹ », và với một từ ngữ ngoại lai đầy
miệt thị khinh khi để chỉ, để định nghĩa người miền Nam : « Ngụy ».
Phải, « ngụy » là một từ ngắn gọn tóm tắc tất cả. Gọi chúng ta là Ngụy,
họ đã đưa chúng ta ra khỏi quê hương xứ sở, chúng ta không còn người
Việt nữa. Chúng ta là Ngụy, là rác rến, cặn bả, vứt bỏ tận cùng của một
cái xã hội do chính họ tổ chức.
Xin
kể thêm những từ ngữ ngoại quốc như đăng ký, khẩn trương, và tốt ! Từ
ngữ « Tốt » Bắc Việt, Việt Cộng thay thế từ ngữ « Ô Kê » Huê kỳ, quốc tế
của phe ta thường dùng thế thôi ! Đều là mượn tiếng nước ngoài cả ! Lúc
ấy họ cấm chúng ta Ô Kê, có nhiều bạn tù bị còng vì chỉ gất gù lẩm bẩm Ô
Kê thôi ! Phải dùng từ Tốt !
Ngày
hôm nay, đã 40 năm qua rồi, quý bạn có tò mò hỏi thử xem có bao giờ
người Cộng sản cầm quyền, có một lúc nào đó, trong suốt thời gian qua,
đã chìa tay chào, bắt « rua », người đồng hương thua trận không ? Có bao
giờ họ dám xem người đồng hương hải ngoại hay người đồng hương miền Nam
là người đồng tổ quốc không ?
Hay
họ chỉ xem chúng ta là người đồng hương, chứ không xem chúng ta là
người đồng tổ quốc ! Và chúng ta cũng thế ! Quê hương của chúng ta mãi
mãi là Việt Nam, nhưng Tổ quốc chúng ta chắc chắn là không phải là cái
Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quái đản không giống ai kia đâu. Vì
quê hương Việt Nam đã bị Hán Thuộc, Cộng sản Thuộc rồi ! Và Truyền thống
Tổ quốc chúng ta luôn luôn chống ngoại xâm. Ngày hôm nay, những người
đang cầm quyền quê hương chúng ta có gìn giữ Tổ quốc chúng ta không ?
Không ! Vì vậy Cái Việt Nam Hán hóa đang bị Tàu xâm chiếm không còn là
Tổ quốc của người Việt Nam đương quyền nữa.
Nếu Việt Nam Thực Sự Là Tổ Quốc Của Họ ? Họ đã và phải đánh Tàu để bảo vệ Tổ quốc.
Vậy từ nay, với tôi, chúng ta không nhìn nhận họ là « compatriote » của chúng ta nữa.
Kết Luận:
Phục Sanh nầy đến, Đại hội Đảng đã xong. Tứ trụ đã bầu xong. Nhưng Ai cầm quyền đây ?
Hai
con đường đi : 1/ Nô lệ và tiếp tục nô lệ với Bốn Tứ Trụ Cặp Rằng.
Những ai sẽ tiếp tục làm anh Cả của bọn Cặp Rằng cai quản cái đồn điền
Việt Nam ?
2/
Hay ai đây ? Tứ Trụ nào đây ? Sẽ là người mở cửa đón Dân chủ, mở cửa
đón nhơn tài phục vụ đất nước. Với tiềm lực, tài năng, hải ngoại đầy
rẩy. Với tiềm lực, tài năng tuổi trẻ đất nước năng động sẳn sàng. Với
ngoại quốc sẳn sàng ngoại viện, trong trường hợp thứ hai nầy, xây dựng
lại Việt Nam, cũng cố lại Việt Nam sẽ không khó khăn gì. Và
Dù nhóm nào, dù phe nào, dù nhơn vật nào đi nữa. Ván bài Xập Xám Chướng cho tương lai Việt Nam chỉ có hai đường binh thôi :
1/
hoặc binh y chang Tàu, chỉ biết có Tàu, mọi chuyện đều rập khuôn, nhờ
Tàu. Tàu sống, ta sống. Tàu chết, ta chết. Hãy nhìn thằng Tàu đang là số
hai kinh tế thế giới, với những dự án khổng lồ, đồ sộ, trong một không
gian kinh tế, môi trường khổng lồ, chớ tưởng bở. Tàu to đấy, nhưng hiện
nay đầy gian nan, đồng Yuan nguyên tệ đang xập tiệm, thị trường chứng
khóa đang bị hai lần phải đóng cửa để cứu mạng, môi trường đầy bụi bặm, ô
nhiểm, kinh tế xuất cảng đang ế ẩm …thì binh theo Tàu chỉ có chết tới
bị thương.
2/
Đại Hội Đảng nếu khôn ngoan, biết làm Cách Mạng, biết Cải Cách biết
Canh Tân, mở điều kiện hợp tác với những người Dân Chủ trong nước, nói
chuyện hợp tác với người Tự Do hải ngoại, vứt đi tất cả những rào cản lý
thuyết lỗi thời Mác Xít, Mao Ít, Hồ Ít…
Dẹp
Điều 4, Dẹp Đảng Cộng Sản. Thừa cơ hội ngàn năm một thuở Tàu -Tập đang
bị khủng hoảng kinh tế tái chánh nội địa tiền bạc của cải, vứt bỏ hắn
đi.
Mở
cảng cho Âu Mỹ đầu tư. Mở vòng tay tiếp đón bạn bè ASEAN, mở cửa hàng
buôn bán với thế giới. Nay đã vào TPP, chần chờ gì nữa … Nếu làm được
vậy, Việt Nam chẳng chốc sẽ tìm lại tự hào dân tộc, tạo niềm tin cho
công dân, và… tìm lại được Tổ Quốc, Dân Tộc và Truyền Thống Đại Việt !
Mong Thay !
Hồi Nhơn Sơn, Khai Bút Tết Tây 2016
Phan Văn Song
TRÀ MI * HÀNH TRÌNH NGƯỜI VIỆT TẠI MỸ
‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’
Hành Trình Cộng Đồng Việt Trên Đất Mỹ' do Người Việt Books xuất bản. (Hình: Triết Trần/Người Việt)
17.01.2016
1 triệu 700 ngàn người Việt đang sinh sống trên đất Mỹ kể từ sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975.
Họ là ai, họ sinh tồn bằng cách nào, hội nhập ra sao, và hiện nay phát triển tới mức nào trên bến bờ tự do mà họ đã đánh đổi bằng máu và nước mắt để được đặt chân tới đây?
Đó có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều người, nhất là thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh.
Các bạn sẽ tìm được những giải đáp sâu sắc và thú vị qua tác phẩm ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’ do nhật báo Người Việt vừa phát hành, điểm lại 40 năm cộng đồng Việt hiện diện và trưởng thành tại Hoa Kỳ, từ khổ đau mất mát vươn tới những thành tựu đáng hãnh diện.
Tập sách trên 700 trang của nhiều tác giả chứa đựng những câu chuyện thật được ký giả Người Việt thu thập từ những chuyến thực tế ‘lên rừng-xuống biển’ trải dài khắp các tiểu bang có đông người Việt sinh sống và những câu chuyện do chính độc giả Người Việt ghi lại từ trải nghiệm bản thân.
Để chia sẻ đến các bạn niềm tự hào về cộng đồng Việt Nam tại Mỹ, Tạp chí
Thanh Niên VOA hôm nay có cuộc trao đổi với những người góp phần làm
nên quyển sách: phóng viên Đỗ Dũng và Ngọc Lan, hai trong số các tác giả
chủ chốt trong tập sách.
Đỗ Dũng: ‘Hành trình’ nghĩa là chưa kết thúc. Sách nói lên tất cả những gì người Việt hội nhập, đạt được, và làm nên lịch sử ở Mỹ trong 40 năm. Cuộc hành trình đó sẽ còn tiếp tục.
Ngọc Lan: Nhìn lại chặng đường đã qua, quyển sách này bắt đầu bằng hồi ức những ngày cuối tháng 4/1975, dấu mốc mở ra sự hiện diện của người Việt trên đất Mỹ, hồi ức về cuộc di tản 1975, về sự kiện Babylift, về hành trình vượt biên, về những ngày đầu định cư tại Hoa Kỳ, về tù nhân chính trị HO, cộng đồng người Việt ở Nam-Bắc Cali và nhiều nơi khác đã hình thành và phát triển thế nào. Đó là nội dung chính của ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’
Trà Mi: Điểm son của tác phẩm này so với các tác phẩm khác cùng chủ đề?
Đỗ Dũng: Điểm đặc biệt của cuốn sách này là báo Người Việt gửi phóng viên tới những nơi tập trung người Việt đông nhất. Chúng tôi đưa ra một bức tranh khá đầy đủ, sử dụng những số liệu thống kê chính thức, đồng thời đi phỏng vấn để thu thập câu chuyện của các cá nhân. Bất kỳ người Việt nào đọc sách này cũng sẽ tìm thấy chính mình trong đó và nhìn thấy tương lai người Việt chúng ta sẽ đi về đâu.
Trà Mi: Trong số các mẫu chuyện góp phần vào hành trình này, anh có thể kể một câu chuyện anh cho là thú vị nhất?
Đỗ Dũng: Một trong những câu chuyện thú vị nhất tôi ghi lại là nghề làm thịt bò của người Việt tại Mỹ. Có những người không có tiếng Anh hoặc không có nghề hoặc sang đây nghề của họ không còn thực dụng, họ tìm tới những nghề đơn giản nhất để mưu sinh. Trong số này có một số người đi vào nghề mổ bò và thành công từ hai bàn tay trắng trở thành chủ nhân hoặc giám đốc những hãng chế biến thịt bò. Tôi đã gặp một trong những người như thế ở Nebraska, rất giàu có. Ông hiện làm chủ 150 căn hộ, mấy cái nhà hàng, và là một cổ đông rất lớn của hãng thịt bò Nebraska Beef. Những câu chuyện này cho thấy đây là đất nước của cơ hội, những người Việt chịu khó đã tận dụng cơ hội đó tối đa và họ đã thành công.
Ngọc Lan: Nơi mình đi xa nhất là Hawaii, tìm hiểu được
công việc đánh bắt cá ngừ đại dương của người Việt ở đó. Rất thú vị vì
trên đất Mỹ, tại một bến cảng của Mỹ mà số đông thành công nhất ở đó lại
là người Việt mình.
Trà Mi: Đi nhiều, viết nhiều về sự phát triển của cộng đồng Việt tại Mỹ, anh Dũng thấy thế mạnh của cộng đồng Việt ở Mỹ so với cộng đồng Việt ở các nước khác là gì?
Đỗ Dũng: So với các cộng đồng Việt tại các nơi khác ngoài Việt Nam, về mặt chính trị, cộng đồng Việt ở Mỹ là mạnh nhất. Trong 40 năm qua chúng ta có gần 50 vị dân cử Mỹ gốc Việt. Chúng ta có thượng nghị sĩ tiểu bang, dân biểu tiểu bang, cựu phụ tá Bộ trưởng Tư pháp Đinh Đồng Phụng Việt. Trong quân đội chúng ta có tướng Lương Xuân Việt. Trong tòa án, ngoài một số chánh án cấp tiểu bang, chúng ta còn có bà Jacqueline Nguyen hiện là chánh án tòa kháng án liên bang, tòa số 9 lớn nhất nước Mỹ, trông coi mười mấy tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ…
Trà Mi: So với các cộng đồng bạn trên nước Mỹ, chị Lan thấy cộng đồng Việt có điểm mạnh nào?
Ngọc Lan: Đó là sự cần cù, chịu khó. Qua những gì mình
đi, mình viết trong quyển sách này, mình nhìn thấy một cộng đồng Việt
hiện diện ở đây bắt đầu từ sự đổ nát, tan thương đứng lên nơi này khẳng
định được mình, phát triển và thành công.
Trà Mi: Người Việt tị nạn vào Mỹ cũng kéo theo hệ quả về gánh nặng xã hội cho người dân bản xứ bên cạnh những thành quả đóng góp về kinh tế. 40 năm qua, cán cân hệ quả-thành quả đó hiện nay thế nào theo ghi nhận của anh Dũng?
Đỗ Dũng: Thật sự chưa có thống kê nghiêm túc nào về chuyện này, mình cũng khó biết. Thoạt đầu khi người Việt tới đây dĩ nhiên là gánh nặng, nhưng đây là sự đầu tư rất có lợi cho nước Mỹ. Tất nhiên vẫn có những người chưa thành công, vẫn nhờ vào trợ cấp welfare của chính phủ Mỹ. Nhưng khi người Việt bắt đầu đủ lông đủ cánh, họ ‘bung ra’ đóng thuế lại cho nước Mỹ, đóng góp lại cho nước Mỹ.
Trà Mi: Cộng đồng Việt tại Mỹ đang đối diện những cơ hội và thách thức trước mắt ra sao?
Đỗ Dũng: Đất nước này còn rất nhiều cơ hội, chúng ta chưa trải ra hết được. Trong số những thách thức phía trước có sự khác biệt giữa những người Việt mới qua đây định cư theo vợ-chồng bảo lãnh hay du học và những người Việt sang đây từ sau chiến tranh, sự cách biệt giữa những nạn nhân chiến tranh và những người không phải là nạn nhân chiến tranh. Làm sao xóa bỏ được sự ngăn cách đó chính là thách thức của cộng đồng Việt tại Mỹ hiện nay.
Trà Mi: So với các cộng đồng bạn, có những thách thức nào đối với cộng đồng Việt trong quá trình phát triển vươn lên tại Mỹ?
Ngọc Lan: Nhìn ngay Little Saigon, nơi đông người Việt sinh sống nhất, thách thức về ngôn ngữ vẫn là một trở ngại rất lớn dù hội nhập được, làm ăn sinh sống được. Nếu vượt qua được rào cản đó thì sự thành công của người Việt trong dòng chính sẽ còn nhiều hơn nữa. Đối với thế hệ Việt trưởng thành ở đây, thách thức của họ chính là người gốc Á ở Mỹ vẫn được đối xử không giống như người bản xứ chính gốc. Cho nên, nó đòi hỏi người Việt, dù là thế hệ mới, một sự nỗ lực rất nhiều so với người bản xứ.
Trà Mi: Với hành trình nhìn lại-nhìn tới, những người tham gia vào cuốn sách này muốn nhắn gửi điều gì với độc giả, nhất là những độc giả trẻ?
Đỗ Dũng: Từ cuốn sách này mình sẽ nhìn thấy những ưu điểm của cộng đồng Việt Nam để tiếp tục phát triển. Tôi hy vọng không chỉ người Việt mà các cộng đồng khác cũng đọc được cuốn sách này để hiểu biết hơn về cộng đồng Việt Nam, và từ đó, những người làm chính sách của Hoa Kỳ sẽ có những chính sách thích hợp hơn với cộng đồng người Việt.
Họ là ai, họ sinh tồn bằng cách nào, hội nhập ra sao, và hiện nay phát triển tới mức nào trên bến bờ tự do mà họ đã đánh đổi bằng máu và nước mắt để được đặt chân tới đây?
Đó có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều người, nhất là thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh.
Các bạn sẽ tìm được những giải đáp sâu sắc và thú vị qua tác phẩm ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’ do nhật báo Người Việt vừa phát hành, điểm lại 40 năm cộng đồng Việt hiện diện và trưởng thành tại Hoa Kỳ, từ khổ đau mất mát vươn tới những thành tựu đáng hãnh diện.
Tập sách trên 700 trang của nhiều tác giả chứa đựng những câu chuyện thật được ký giả Người Việt thu thập từ những chuyến thực tế ‘lên rừng-xuống biển’ trải dài khắp các tiểu bang có đông người Việt sinh sống và những câu chuyện do chính độc giả Người Việt ghi lại từ trải nghiệm bản thân.
Quyển sách bắt đầu bằng hồi ức những ngày cuối tháng 4/1975, dấu mốc mở
ra sự hiện diện của người Việt trên đất Mỹ, hồi ức về cuộc di tản 1975,
về sự kiện Babylift, về hành trình vượt biên, về những ngày đầu định cư
tại Hoa Kỳ, về tù nhân chính trị HO, cộng đồng người Việt ở Nam-Bắc Cali
và nhiều nơi khác đã hình thành và phát triển thế nào..
Đỗ Dũng: ‘Hành trình’ nghĩa là chưa kết thúc. Sách nói lên tất cả những gì người Việt hội nhập, đạt được, và làm nên lịch sử ở Mỹ trong 40 năm. Cuộc hành trình đó sẽ còn tiếp tục.
Ngọc Lan: Nhìn lại chặng đường đã qua, quyển sách này bắt đầu bằng hồi ức những ngày cuối tháng 4/1975, dấu mốc mở ra sự hiện diện của người Việt trên đất Mỹ, hồi ức về cuộc di tản 1975, về sự kiện Babylift, về hành trình vượt biên, về những ngày đầu định cư tại Hoa Kỳ, về tù nhân chính trị HO, cộng đồng người Việt ở Nam-Bắc Cali và nhiều nơi khác đã hình thành và phát triển thế nào. Đó là nội dung chính của ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’
Trà Mi: Điểm son của tác phẩm này so với các tác phẩm khác cùng chủ đề?
Đỗ Dũng: Điểm đặc biệt của cuốn sách này là báo Người Việt gửi phóng viên tới những nơi tập trung người Việt đông nhất. Chúng tôi đưa ra một bức tranh khá đầy đủ, sử dụng những số liệu thống kê chính thức, đồng thời đi phỏng vấn để thu thập câu chuyện của các cá nhân. Bất kỳ người Việt nào đọc sách này cũng sẽ tìm thấy chính mình trong đó và nhìn thấy tương lai người Việt chúng ta sẽ đi về đâu.
Trà Mi: Trong số các mẫu chuyện góp phần vào hành trình này, anh có thể kể một câu chuyện anh cho là thú vị nhất?
Đỗ Dũng: Một trong những câu chuyện thú vị nhất tôi ghi lại là nghề làm thịt bò của người Việt tại Mỹ. Có những người không có tiếng Anh hoặc không có nghề hoặc sang đây nghề của họ không còn thực dụng, họ tìm tới những nghề đơn giản nhất để mưu sinh. Trong số này có một số người đi vào nghề mổ bò và thành công từ hai bàn tay trắng trở thành chủ nhân hoặc giám đốc những hãng chế biến thịt bò. Tôi đã gặp một trong những người như thế ở Nebraska, rất giàu có. Ông hiện làm chủ 150 căn hộ, mấy cái nhà hàng, và là một cổ đông rất lớn của hãng thịt bò Nebraska Beef. Những câu chuyện này cho thấy đây là đất nước của cơ hội, những người Việt chịu khó đã tận dụng cơ hội đó tối đa và họ đã thành công.
Bất kỳ người Việt nào đọc sách này cũng sẽ tìm thấy chính mình trong đó và nhìn thấy tương lai người Việt chúng ta sẽ đi về đâu.
Trà Mi: Đi nhiều, viết nhiều về sự phát triển của cộng đồng Việt tại Mỹ, anh Dũng thấy thế mạnh của cộng đồng Việt ở Mỹ so với cộng đồng Việt ở các nước khác là gì?
Đỗ Dũng: So với các cộng đồng Việt tại các nơi khác ngoài Việt Nam, về mặt chính trị, cộng đồng Việt ở Mỹ là mạnh nhất. Trong 40 năm qua chúng ta có gần 50 vị dân cử Mỹ gốc Việt. Chúng ta có thượng nghị sĩ tiểu bang, dân biểu tiểu bang, cựu phụ tá Bộ trưởng Tư pháp Đinh Đồng Phụng Việt. Trong quân đội chúng ta có tướng Lương Xuân Việt. Trong tòa án, ngoài một số chánh án cấp tiểu bang, chúng ta còn có bà Jacqueline Nguyen hiện là chánh án tòa kháng án liên bang, tòa số 9 lớn nhất nước Mỹ, trông coi mười mấy tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ…
Trà Mi: So với các cộng đồng bạn trên nước Mỹ, chị Lan thấy cộng đồng Việt có điểm mạnh nào?
Trong số những thách thức phía trước có sự khác biệt giữa những người
Việt mới qua đây định cư theo vợ-chồng bảo lãnh hay du học và những
người Việt sang đây từ sau chiến tranh, sự cách biệt giữa những nạn nhân
chiến tranh và những người không phải là nạn nhân chiến tranh. Làm sao
xóa bỏ được sự ngăn cách đó chính là thách thức của cộng đồng Việt tại
Mỹ hiện nay.
Trà Mi: Người Việt tị nạn vào Mỹ cũng kéo theo hệ quả về gánh nặng xã hội cho người dân bản xứ bên cạnh những thành quả đóng góp về kinh tế. 40 năm qua, cán cân hệ quả-thành quả đó hiện nay thế nào theo ghi nhận của anh Dũng?
Đỗ Dũng: Thật sự chưa có thống kê nghiêm túc nào về chuyện này, mình cũng khó biết. Thoạt đầu khi người Việt tới đây dĩ nhiên là gánh nặng, nhưng đây là sự đầu tư rất có lợi cho nước Mỹ. Tất nhiên vẫn có những người chưa thành công, vẫn nhờ vào trợ cấp welfare của chính phủ Mỹ. Nhưng khi người Việt bắt đầu đủ lông đủ cánh, họ ‘bung ra’ đóng thuế lại cho nước Mỹ, đóng góp lại cho nước Mỹ.
Trà Mi: Cộng đồng Việt tại Mỹ đang đối diện những cơ hội và thách thức trước mắt ra sao?
Đỗ Dũng: Đất nước này còn rất nhiều cơ hội, chúng ta chưa trải ra hết được. Trong số những thách thức phía trước có sự khác biệt giữa những người Việt mới qua đây định cư theo vợ-chồng bảo lãnh hay du học và những người Việt sang đây từ sau chiến tranh, sự cách biệt giữa những nạn nhân chiến tranh và những người không phải là nạn nhân chiến tranh. Làm sao xóa bỏ được sự ngăn cách đó chính là thách thức của cộng đồng Việt tại Mỹ hiện nay.
Trà Mi: So với các cộng đồng bạn, có những thách thức nào đối với cộng đồng Việt trong quá trình phát triển vươn lên tại Mỹ?
Ngọc Lan: Nhìn ngay Little Saigon, nơi đông người Việt sinh sống nhất, thách thức về ngôn ngữ vẫn là một trở ngại rất lớn dù hội nhập được, làm ăn sinh sống được. Nếu vượt qua được rào cản đó thì sự thành công của người Việt trong dòng chính sẽ còn nhiều hơn nữa. Đối với thế hệ Việt trưởng thành ở đây, thách thức của họ chính là người gốc Á ở Mỹ vẫn được đối xử không giống như người bản xứ chính gốc. Cho nên, nó đòi hỏi người Việt, dù là thế hệ mới, một sự nỗ lực rất nhiều so với người bản xứ.
Trà Mi: Với hành trình nhìn lại-nhìn tới, những người tham gia vào cuốn sách này muốn nhắn gửi điều gì với độc giả, nhất là những độc giả trẻ?
Đỗ Dũng: Từ cuốn sách này mình sẽ nhìn thấy những ưu điểm của cộng đồng Việt Nam để tiếp tục phát triển. Tôi hy vọng không chỉ người Việt mà các cộng đồng khác cũng đọc được cuốn sách này để hiểu biết hơn về cộng đồng Việt Nam, và từ đó, những người làm chính sách của Hoa Kỳ sẽ có những chính sách thích hợp hơn với cộng đồng người Việt.
Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ
Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹi
Tại Little Saigon, nơi đông người Việt sinh sống nhất, thách thức về
ngôn ngữ vẫn là một trở ngại rất lớn dù hội nhập được, làm ăn sinh sống
được. Nếu vượt qua được rào cản đó thì sự thành công của người Việt
trong dòng chính sẽ còn nhiều hơn nữa. Đối với thế hệ Việt trưởng thành ở
đây, thách thức của họ chính là người gốc Á ở Mỹ vẫn được đối xử không
giống như người bản xứ chính gốc. Cho nên, nó đòi hỏi người Việt, dù là
thế hệ mới, một sự nỗ lực rất nhiều so với người bản xứ.
Anh Phạm Phú Thiện Giao: "Về ưu điểm, thứ nhất, rõ ràng là cộng đồng Việt Nam phát triển về số lượng rất nhanh. Thứ hai, cộng đồng Việt Nam vươn lên rất nhanh và trưởng thành cũng khá nhanh . Còn những khó khăn mang tính khách quan của người Việt đó là thu nhập trung bình của cộng đồng Việt ở Mỹ không cao so với các cộng đồng gốc Á khác. Trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta có sự phát triển rất nhanh nhưng chưa hẳn có thành tựu về giáo dục mạnh như cộng đồng gốc Nhật, Ấn, hay Hàn Quốc tại Mỹ. Điều này khách quan ở chỗ các cộng đồng đó đã có mặt ở Mỹ cả trăm năm nay rồi. Người Việt mới 40 năm thôi. Cho nên, nếu xét về giá trị tuyệt đối thì mình không bằng họ. Nhưng nếu xét trên tốc độ phát triển thì rõ ràng mình rất nhanh."
Chủ bút của tòa soạn Người Việt, người biên tập ấn phẩm ‘Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ’, nói quyển sách này ngay từ buổi đầu đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của độc giả khắp nơi:
"Bán được khá nhiều. Mình có in một số lượng để bán ở địa phương. Đối với các độc giả ở xa, mua qua internet, mình in sách theo yêu cầu, cần bao nhiêu in bấy nhiêu. Việc in ấn được thực hiện qua các nhà in của Amazon cung cấp nên rất linh hoạt."
Anh Giao cho biết thêm về quá trình chuẩn bị cuốn sách đánh dấu 40 năm tạo dựng tương lai từ hai bàn tay trắng của cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ:
"Toàn bộ sự chuẩn bị kéo dài hơn 1 năm. Khoảng gần cuối năm 2014, chúng tôi đã chuẩn bị để gửi rất nhiều phóng viên đi các tiểu bang trong nước, tới các cộng đồng lớn, để viết về cuộc sống của người Việt Nam ở đó. Ngoài ra, ngay từ đầu năm 2015, chúng tôi phát động cuộc tham dự viết chung với nhật báo Người Việt để hình thành cuốn sách có thể tổng quát về hành trình của người Việt Nam từ sau năm 1975 tại Mỹ. Nên đọc cuốn sách này. Một hình ảnh có tính lịch sử được xây dựng một cách khách quan vẫn là một điều tốt cho những người thuộc thế hệ sau."
Mời các bạn cùng tìm hiểu ‘Hành Trình Cộng Đồng Việt Trên Đất Mỹ’ và chia sẻ cảm nhận với Tạp chí Thanh Niên VOA trong phần Ý kiến bên dưới bài đăng. Trà Mi hẹn gặp lại các bạn trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.
Saturday, January 16, 2016
TRANH NHAU CHỪC TƯỚC
Chủ nhật, 17/01/2016
Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là hai ứng viên hàng đầu cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ‘theo chân’ Tổng thống Putin? Đương kim thủ tướng Việt Nam vẫn là “ứng viên sáng giá” cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và nếu 'lên ngôi', ông sẽ là 'Putin của Việt Nam'
Trong bài viết có tựa đề “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam?”, ông Lâm viết rằng câu hỏi về chuyện ai là tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là điều “phức tạp nhất” trong mỗi kỳ đại hội đảng suốt nhiều thập kỷ qua.
Cuộc đua chức Tổng bí thư VN ‘căng thẳng chưa từng thấy’
"Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là hai ứng viên hàng đầu cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam."Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là hai ứng viên hàng đầu cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ ‘theo chân’ Tổng thống Putin? Đương kim thủ tướng Việt Nam vẫn là “ứng viên sáng giá” cho vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và nếu 'lên ngôi', ông sẽ là 'Putin của Việt Nam'
Trong bài viết có tựa đề “Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam?”, ông Lâm viết rằng câu hỏi về chuyện ai là tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là điều “phức tạp nhất” trong mỗi kỳ đại hội đảng suốt nhiều thập kỷ qua.
“Nhưng dấu ấn của Đại hội 12 diễn ra vào tuần tới chính là việc cuộc đua
giành vị trí cao nhất nước căng thẳng chưa từng thấy”, ông Lâm viết.
Nhà nghiên cứu từ Hawaii, Mỹ, cho rằng cuộc đua giữa ông Trọng và ông
Dũng gay cấn là bởi vì hai ông này đại diện cho “hai thái cực khác
nhau”, và “tính cách trái ngược nhau”.
“Điều cốt lõi là ông Trọng là người thủ cựu, trong khi ông Dũng lại là
người có tư tưởng tư bản; một người trung thành với các nguyên tắc,
trong khi người kia lại quan tâm tới các lợi ích”, chuyên gia gốc Việt
viết. “Không như các nhà quan sát bên ngoài nghĩ, những tích cách đó
không ngụ ý rằng ông Trọng là người thân Trung Quốc, chống phương Tây
còn ông Dũng thân Mỹ và bài Trung Quốc”.
Tiến sỹ Vũ Hồng Lâm viết thêm rằng “thực tế phức tạp hơn nhiều”, và “cả
ông Trọng lẫn ông Dũng đều không thể được miêu tả là mềm mỏng hay cứng
rắn với Trung Quốc”.
“Mỗi người kết hợp sự mềm mỏng và cứng rắn theo cách riêng”, ông Lâm viết, đồng thời nêu ra các ví dụ cụ thể.
Chưa ngã ngũ
Nhà nghiên cứu này cũng đề cập tới khả năng ông Trọng sẽ tại vị “thêm
hai năm”, rồi sau đó chuyển giao vị trí cho “ông Trần Đại Quang [Bộ
trưởng Công an] hoặc ông Đinh Thế Huynh [Trưởng ban Tuyên giáo Trung
ương]”.
Tuy nhiên, tiến sỹ Lâm cho rằng mọi chuyện sẽ chỉ ngã ngũ khi Đại hội 12
đưa “ra quyết định cuối cùng” và khi ấy câu hỏi “Ai sẽ lãnh đạo Việt
Nam?” sẽ có lời đáp.
Những ngày qua, các trang mạng “lề trái” cũng viết nhiều về chuyện đương
kim Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ “duy trì quyền lực thêm nữa”,
trong khi đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “trắng tay”. Tuy nhiên,
chưa có có quan chức nào công khai xác nhận hay bác bỏ điều đó.
Trong khi đó, báo chí trong nước dẫn lời ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, có nhiều thông tin “bịa đặt chuyện
tranh giành quyền lực trước thềm Đại hội Đảng”.
Ông Kỷ được trích lời nói: “Các thế lực xấu nói rằng trong Đảng ‘có sự
rạn nứt’, kể cả trong lãnh đạo cấp cao có sự ‘tranh giành quyền lực’,
thậm chí ‘đấu đá’. Họ dựng lên những chuyện như đồng chí A, đồng chí B
tham nhũng, lợi ích nhóm, có tội này, tội nọ. Có một số câu chuyện bịa
đặt, xuyên tạc đến mức những người giàu trí tưởng tượng cũng khó có thể
dựng lên được”.
Tin cho hay, đại hội đảng lần thứ 12 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 20 tới ngày 28/1 ở Hà Nội.
Theo báo chí trong nước, Việt Nam sẽ triển khai lực lượng an ninh hùng
hậu với “xe bọc thép chống khủng bố” để bảo vệ đại hội này.
Theo The Diplomat, Zing, VOA
KAMI * CUỘC ĐUA
Cuộc đua chưa hết?
Những tin tức đồn đoán thiếu cơ sở
Trước hết theo Thông báo về Hội nghị Trung ương 14 đã cho biết: "Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số đồng chí Uỷ viên Trung ương khoá XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XII; nhân sự là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá XII và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khoá XII với số phiếu rất tập trung.". Điều đó có nghĩa là không có chuyện bầu (kể cả là sơ bộ) các chức danh tứ trụ, mà chỉ dừng lại ở mức biểu quyết danh sách ứng viên cho các chức vụ chủ chốt - "tứ trụ" mà thôi.Bên cạnh những phỏng đoán kiểu "Hạ màn! Dũng thắng" hay thì cũng có nhưng bản tin được cho là theo các nguồn tin khả tín về kết quả bỏ phiếu cho 4 vị trí chủ chốt tại HNTW14" của trang ABS hay từ báo Người Việt, với thông tin chỉ khác nhau ít nhiều về con số đều cho rằng: "Kết quả bỏ phiếu kín đề cử cho 4 chức danh chóp bu hay gọi nôm na là “tứ trụ” bao gồm: Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư: 137/175 phiếu, Trần Đại Quang - Chủ tịch Nước: 157/175 phiếu, Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng: 153/175 phiếu và Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc Hội: 161/175 phiếu." . Thậm chí còn có thông tin "tại hội nghị 14, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ được “rất ít ủy viên trung ương giới thiệu.". Trong lúc theo VNN dưới tiêu đề "Trung ương biểu quyết nhân sự 'đặc biệt' tái cử" cho biết, Trung ương biểu quyết thông qua nhân sự đề cử là ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 11 thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khoá 12.
Do vậy có nhiều khả năng cho thấy, đây là những nhận định và thông tin không có cơ sở. Vì các lý do:
1. Danh sách đề cử các ứng viên được giới thiệu cho mỗi chức danh sẽ phải có hơn một người (>1), vì đã có vấn đề "nhân sự đề cử bổ sung". Điều đó cho thấy có sự bất hợp lý số phiếu bầu tập trung ở mức cao, ở mức xấp xỉ 80% đối với những ứng cử viên được bầu (theo danh sách nêu trên) là điều khó có thể tin. Nhất là đối với ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong lúc đối thủ của ông là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong lúc các đồn đóan cho rằng ông Dũng hiện nay đang nắm đa số trong BCHTW. Không có lẽ đã xảy ra chuyện đa số các Ủy viên Trung ương tay chân của ông Nguyễn Tấn Dũng đã đồng loạt "lật kèo" đối với ông Dũng? Đây là điều không thể có, vì những UVTW - những người đã cứu ông Dũng tại HNTW6 sẽ không bao giờ làm điều đó, nhất là trong lúc màn đấu đá giữa 2 phe của ông Trọng và ông Dũng đang quyết liệt hơn bao giờ hết.
2. Hiện nay, đa số các Ủy viên Chấp hành Trung ương rất bất bình với sự độc đóan chuyên quyền của Bộ Chính trị, dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đối với quyết định 244/QĐ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 về "QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG". Được cho là đã thu hẹp dân chủ trong Đảng, và đã vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc, trong các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương các nghị quyết hay quyết định của Bộ Chính trị, khi đưa ra trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đều bị phản bác và trả về để yêu cầu làm lại. Việc "Trung ương đã thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề cử nhân sự chức danh Tổng bí thư; đề cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH nhiệm kỳ 2016 - 2021 để Trung ương khoá 12 xem xét.". Đã khẳng định điều này và đây là một tiến bộ vượt bậc trong công tác bầu cử nhân sự cao cấp trong đảng, điều đó cho thấy quyết định của Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ quyết định 244/QĐ/TW.
3. Việc trong các cuộc họp Bộ Chính trị về công tác nhân sự cho Đại hội 12 gần đây, ông Dũng đã luôn tỏ ra không mặn mà, thậm chí là hờ hững với việc Bộ Chính trị đề cử trường hợp nhân sự "đặc biệt". Ông Dũng không chỉ đã không tự ứng cử, mà còn khẳng định rằng "TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ", thậm chí còn chủ động giới thiệu Nguyễn Phú Trọng ra ứng cử chức vụ Tổng Bí Thư tại Đại hội 12. Vì ông Nguyễn Tấn Dũng căn cứ vào Điều 11, Mục 5 của quyết định 244/QĐ/TW đã quy định rõ rằng: ”Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư ...”, thì mọi giới thiệu của Bộ Chính trị và ông Trọng không chỉ vi phạm Điều lệ Đảng mà còn vi phạm nghị quyết 244/QĐ/TW. Điều đó cho thất phương án nhân sự trình HNTW14 có nguy cơ bị các UVTW bác bỏ là cao và khả năng diễn ra đúng như dự tính. Việc đã có nhiều Ủy viên Trung ương đã giới thiệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào danh sách ứng viên chức vụ Tổng Bí thư đã phản ảnh điều đó.
4. Ngay sau khi HNTW14 kết thúc, thì trường chứng khoán Việt nam không có các diễn biến bất thường. Đặc biệt khi quan sát các định chế kinh tế, tài chính của các tập đoàn, doang nghiệp được cho là sân sau cũng như của con rể và con gái ông Dũng làm chủ cũng thì cũng chưa ko những dấu hiệu giao dịch dịch bất thường.
Ông Nguyễn Tấn Dũng khó có thể là Tổng BT
Việc ông Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Tổng bí thư của Đai hội 12 đang là mong ước của một số đông người dân Việt nam, vì họ kỳ vọng rằng ông Dũng vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các các vấn đề. Song quan trọng hơn có lẽ là dân chúng thích sự bày tỏ quan điểm rõ ràng trong vấn đề chủ quyền nói riêng hay vấn đề quan hệ với Trung quốc nói riêng. Tuy vậy, con đường tiến đến chiếc ghế chức vụ Tổng Bí Thư tại Đại hội 12 của ông Nguyễn Tấn Dũng đến lúc này không hoàn toàn dễ dàng. Bởi các lý do sau đây:1. Việc ông Dũng được bầu làm Tổng bí thư là một trường hợp hy hữu chưa từng có trong tiền lệ, vì từ trước đến nay trong Đảng CSVN chưa bao giờ có một viên chức cao cấp nào trong Bộ chính trị đã quá tuổi lại được bầu chọn giữ một chức vụ cao cấp hơn.
2. Theo các chuyên gia tướng số thì "Tháng Sửu năm Mùi bầu bán thì ắt hẳn hai ông tuổi Kỷ Sửu bị năm xung tháng hạn ( Tháng Sửu tuổi Sửu là tháng hạn, Mùi & Sửu là 1 trong 6 cặp tuổi xung gọi là Lục Xung -và 1 trong 3 cặp Tương hình , cho nên ai tuổi Kỷ Sửu sẽ khó trúng ! Còn tuổi Tuất cũng Tự hình với Mùi , Sửu nên cũng khó được ! Còn lại Giáp Thân là số tốt hơn cả !".
3. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư đã không được đa số thành viên Bộ Chính trị và lực lượng các đảng viên kỳ cựu ủng hộ, vì họ lấy lý do rằng sau khi nắm trọn các chức vụ này, ông Dũng sẽ cải cách thể chế chính trị và trở thành một vị tổng thống. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng CSVN. Thậm chí quan điểm “ai làm Tổng Bí thư cũng được, trừ ông Dũng” khá phổ biến trong đảng thiện nay.
4. Ông Nguyễn Tấn Dũng là cái gai trong Bắc kinh, một thế lực chính trị khổng lồ từ lâu nay đã thâu tóm chính trường Việt nam. Và chắc chắn, Bắc Kinh không bằng cách này thì cách khác, kể cả việc tạo xung đột về quan sự giữa 2 nước Trung - Việt là điều hoàn toàn có thể. Việc Trung quốc gây áp lực trên biển, trên không đối với Việt nam trong những ngày qua đã cho thấy điều đó. Hơn nữa, nếu để cho chiến tranh Việt - Trung lúc này là chế độ hiện nay sẽ sụp đổ. Vì thế, trong điều kiện hiện nay việc để ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ Tổng Bí thư có thỏa mãn mong đợi của đa số nhân dân và có lợi cho đất nước. Song sẽ không có lợi cho Trung quốc và phe thân Tầu, vì vậy bằng mọi cách họ sẽ phải triệt hạ bằng được ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tóm lại, cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Bí thư cũng như các chức vụ còn lại của "tứ trụ" chưa kết thúc. Mọi sự thay đổi vào phút cuối cùng của mỗi bên là điều hoàn toàn có thể. Song nguy cơ ông Nguyễn Tấn Dũng thát bại là khả năng cao. Vì vậy, con đường duy nhất của ông ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải "chặt cầu để tiến" bằng cách sử dụng tất cả các thủ đoạn có thể để lật ngược thế cờ. Lùi bước lúc này ông Dũng không chỉ sẽ trở thành vật tế thần nhà cầm quyền Bắc Kinh và của phe thân Trung quốc trong Đảng, mà các đồng chí luôn theo sát và ủng hộ ông sẽ cũng sẽ không buông tha cho ông.
Ngày 14/01/2015
Kami
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
http://www.msn.com/en-ca/?ocid=iehp
No comments:
Post a Comment