VƯỜN THƠ
TIẾNG
HÁT LOÀI CHIM DI
1-
Hỡi bầy chim trên khóm rừng già
hoiũ đàn ngựa hỡi đàn ngựa hoang
trên cánh đồng khô
hãy thức dậy từ giờ
nghe tiếng hát và nghe lời giục giã
Hãy tiếp tục bước đi
đi suốt một ngày
một tháng
một năm
một đời
Một đời
sống
chết
không nguôi
Hãy mang đi những điều dang dở
hãy bước đi trên vô tận con đường
sẽ có gì trọn vẹn?
một niềm vui
mấy nỗi buồn!
2-
Hỡi trái tim
đời đời là máu đỏ
đời đời là yêu thương
sao cả trăm năm
trên quê cha khốn khổ
trên đất mẹ nhục nhằn
khổ đau và bội bạc
3-
Hỡi thân yêu
trăm nghìn lần yêu dấu
cuộc biển dâu làm vỡ vụn tinh cầu
thời gian qua chưa đủ mờ dĩ vãng
nên lòng còn trên chóp đỉnh thương
đau
nên lòng còn trăm nghìn lời muốn
nói
nên tình còn trăm nghìn điều mến
thương
trong nỗi ngây ngất không cùng
hãy ném hồn lên đỉnh ngọn sầu đông
uống cạn sương mai giữa bầu trời
lạnh giá
4-
Nếu im lặng như một chấp nhận
nếu bước đi như một an bài
nói làm gì
để một đời không nguôi thao thức
thêm nhọc nhằn cho toan tính ngày
mai
5-
Hãy uống đi
uống cạn khối tình sầu nhung nhớ
hãy nghĩ về cuộc trùng phùng
là giả thuyết
ước mơ
hãy tạm quên ngày đau thương khổ
nạn
để được yêu nhau hơn cả bao giờ
6-
Trời sẽ nắng và cây rừng hoang sẽ
dậy
Bầy chim di sẽ vỗ cánh bay về
Ngày sẽ tới và mặt trời sẽ mọc
Hỡi loài người vội vã tỉnh cơn mê
SONG
NHỊ
THE
MIGRANTS’ SONG
1.
Oh flocks of birds over the
withered woods that fly
hoiũ đàn ngựa and hordes of horses
that waver in the fields so dry!
Wake up right now and from now on,
you all,
to listen to this passionate song
and pressing call!
Continue to advance, be strong,
all of a day long,
even a month to be bound,
a year round,
or a whole life!
A life with strife
between vital breath
and death
without end.
Take away with you what still needs
to mend!
Go forwards on the infinite way!
What will be completed to repay?
a pleasure to gain:
how much pain!
2.
Oh our heart, rose-bud,
eternally with red blood
and with love for ever,
why through a century, howsoever,
in our fatherland so many a
tribulation,
in our motherland so much
degradation,
there have been wretched and
treacherous!
3.
Oh our affectionate, precious,
thousand and thousand times dear,
the great change has pulverized our
human sphere!
Time elapsed has not sufficiently
dimmed our past,
our souls still are on the peak of
pangs at full blast;
thus our hearts still have million
words to say,
in our feelings limitless loving
things still stay.
Within our never-ending thrill,
drink emptying the morning dew in
the cold sky!
4.
If we keep silent as an acceptance
to abide by,
if our moves are conceived as a
fate,
then what is helpful to debate,
so that all life we can never
subside our sorrow
but just add difficulties to our
plans for tomorrow!
5.
Well, let us drink,
drain to the dregs the grief and
gloom in our think!
Let us visualize the time of our
return
albeit a supposition as we yearn,
a dream, whatever.
Let us just temporarily bury dolor
in endeavor
in order to love one another more
than ever.
6.
The jungle trees will awake in the
bright dome
of the sky, the migratory birds
will flap back home.
Our days will come and the sun will
rise to blaze.
Oh humankind, hurry up to get up
from the maze!
SONG NHỊ
Translation by THANH-THANH
TRONG MƠ
Ngoài song ta đứng ngẩn ngơ
Bên song em vẫn thờ ơ lạnh lùng
Tiếc gì một nụ môi hồng
Một tia mắt ấm mà không trao mời?
Để ta lạc lõng giữa trời
Nắng vàng từng giọt rã rời pha phôi.
Bên này ta vẫn đơn côi
Ngẫm buồn thân phân nổi trôi tháng ngày
Đêm về uống rượu thật say
Ngỡ như em mở vòng tay đợi chờ.
Thì thôi em cứ thờ ơ
Còn ta, ta sống trong mơ một mình!
LÝ TỐNG
SOLITARY DREAMS
Outside here I was standing, an astounded fool;
Behind the window-frame you remained cool.
Why to spare just a smile on your lips, rosy, tender?
Why to save even an warm regard, not to render?
So that I myself felt lost in the inapposite place
With each yellow sunbeam in a withering space.
On this side I have still been always alone
Reflecting upon my plight, a plankton grown.
Every night I rely on wine to booze – gee! –
To imagine your opening arms intended for me.
Well, do continue to be chilly in the extreme!
As for me, I live my life in each solitary dream!
Translation by THANH-THANH
GIẤC TÀN THU
Mùa thu đã qua
Tình thu đã xa
Rừng thu trụi nhánh
Treo hồn xót xa
Tàn thu bước qua
Lá thu bay xa
Mùa đông lạnh buốt
Giờ em cũng xa
Nghe tiếng mưa rơi
Chưa thấm môi khô
Thu vàng cây cối
Trong lòng đất thô
Nụ cười xế bóng
Như áng mây chiều
Thu vào mùa vọng
Từng chiếc đổ xiêu!
Rồi thu vắng em
Mùa đông với đêm
Nhìn trăng lạnh buốt
Thèm một lời ru
Còn chiếc lá đơn
Tình thu buốt thêm
Tuyết rơi ngoài ngỏ
Tình tôi gì hơn?
NGHIÊU MINH
TƯỢNG MAO BỊ PHÁ
Khánh thành tượng Mao Trạch Đông bằng vàng trị giá 16 triệu đô la
Tượng Mao Trạch Đông bằng vàng, kim cương và cẩm thạch được trưng bày tại Thâm Quyến, Quảng Đông ngày 13/12/2013.REUTERS/Stringer
Một bức tượng Mao Trạch Đông trị giá trên 16 triệu đô la đã được khai
trương hôm nay 13/12/2013 tại Thâm Quyến. Đây là ví dụ mới nhất cho thái
độ không nhất quán của đảng Cộng sản Trung Quốc về việc tổ chức kỷ niệm
sinh nhật lần thứ 120 của người đã khai sinh ra nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa.
Bức tượng cao 80 cm, nặng trên 50 kg đã được khánh thành tại thành phố
Thâm Quyến đang phát triển nhanh chóng. Cách đây vài thập kỷ, Thâm Quyến
chỉ hơi lớn một làng chài, và sự thịnh vượng của thành phố này là hình
ảnh thu nhỏ cho sự chuyển đổi của Trung Quốc từ thời kỳ nền kinh tế chỉ
huy của Mao Trạch Đông cho đến nay.
Theo đài phát thanh Trung Quốc, bức tượng diễn tả Mao Trạch Đông ngồi tựa vào ghế, đôi chân bắt chéo. Một đội ngũ 20 nghệ sĩ đã mất tám tháng để hoàn tất tác phẩm trị giá 100 triệu nhân dân tệ (16,5 triệu đô la), được làm nổi bật với các loại đá quý, đặt trên bục cẩm thạch trắng. Đài này không cho biết ai đã đặt hàng hay chi trả cho bức tượng này.
Tuy nhiên đã xuất hiện những dấu hiệu mâu thuẫn từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc về những hoạt động kỷ niệm sinh nhật lần thứ 120 của Mao Trạch Đông, ngày 26/12.
Chủ tịch Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền đã yêu cầu cắt giảm những buổi tiệc tùng sang trọng và các chi tiêu hoang phí khác. Tháng trước khi thăm nhà Mao Trạch Đông ở Hồ Nam Tập Cận Bình đã tuyên bố với các cán bộ là các hoạt động kỷ niệm phải « trang trọng, đơn giản và thiết thực ».
Tờ Global Times vốn thân cận với ban lãnh đạo đảng, hôm qua cho biết một sự kiện mang tên « Đỏ nhất là Mặt Trời và thân yêu nhất là Mao chủ tịch » sẽ diễn ra tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh được tính vào chi phí « Lễ hội tân niên ». Ban lãnh đạo đảng thông báo cho các nhà tổ chức bất kỳ sự kiện nào về Mao Trạch Đông đều phải được duyệt trước.
Theo Global Times, một bộ phim truyền hình dài 100 tập dự kiến được phát vào tháng 12 trên đài truyền hình trung ương sẽ không được chiếu, thay vào đó là một loạt phim về các lãnh đạo quân đội Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc cho biết tỉnh Hồ Nam đã chi ra 15,5 tỉ nhân dân tệ (2,54 tỉ đô la) cho 16 dự án liên quan đến sự kiện này, kể cả việc tôn tạo một trung tâm du lịch, xây dựng các ga xe lửa cao tốc và xa lộ.
Đài phát thanh Trung Quốc nói rằng sau khi trưng bày tại Thâm Quyến, bức tượng bằng vàng này sẽ được đặt tại đài kỷ niệm Mao Trạch Đông tại quê nhà của ông là huyện Thiều Sơn (Shaoshan), thành phố Tương Đàm (Xiangtan) tỉnh Hồ Nam.
Theo đài phát thanh Trung Quốc, bức tượng diễn tả Mao Trạch Đông ngồi tựa vào ghế, đôi chân bắt chéo. Một đội ngũ 20 nghệ sĩ đã mất tám tháng để hoàn tất tác phẩm trị giá 100 triệu nhân dân tệ (16,5 triệu đô la), được làm nổi bật với các loại đá quý, đặt trên bục cẩm thạch trắng. Đài này không cho biết ai đã đặt hàng hay chi trả cho bức tượng này.
Tuy nhiên đã xuất hiện những dấu hiệu mâu thuẫn từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc về những hoạt động kỷ niệm sinh nhật lần thứ 120 của Mao Trạch Đông, ngày 26/12.
Chủ tịch Tập Cận Bình từ khi lên nắm quyền đã yêu cầu cắt giảm những buổi tiệc tùng sang trọng và các chi tiêu hoang phí khác. Tháng trước khi thăm nhà Mao Trạch Đông ở Hồ Nam Tập Cận Bình đã tuyên bố với các cán bộ là các hoạt động kỷ niệm phải « trang trọng, đơn giản và thiết thực ».
Tờ Global Times vốn thân cận với ban lãnh đạo đảng, hôm qua cho biết một sự kiện mang tên « Đỏ nhất là Mặt Trời và thân yêu nhất là Mao chủ tịch » sẽ diễn ra tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh được tính vào chi phí « Lễ hội tân niên ». Ban lãnh đạo đảng thông báo cho các nhà tổ chức bất kỳ sự kiện nào về Mao Trạch Đông đều phải được duyệt trước.
Theo Global Times, một bộ phim truyền hình dài 100 tập dự kiến được phát vào tháng 12 trên đài truyền hình trung ương sẽ không được chiếu, thay vào đó là một loạt phim về các lãnh đạo quân đội Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc cho biết tỉnh Hồ Nam đã chi ra 15,5 tỉ nhân dân tệ (2,54 tỉ đô la) cho 16 dự án liên quan đến sự kiện này, kể cả việc tôn tạo một trung tâm du lịch, xây dựng các ga xe lửa cao tốc và xa lộ.
Đài phát thanh Trung Quốc nói rằng sau khi trưng bày tại Thâm Quyến, bức tượng bằng vàng này sẽ được đặt tại đài kỷ niệm Mao Trạch Đông tại quê nhà của ông là huyện Thiều Sơn (Shaoshan), thành phố Tương Đàm (Xiangtan) tỉnh Hồ Nam.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20131213-khanh-thanh-tuong-mao-trach-dong-bang-vang-tri-gia-16-trieu-do-la
Trung Quốc : Tượng Mao Trạch Đông khổng lồ bị phá hủy một cách bí ẩn
Tượng Mao Trạch Đông khổng lồ được dựng lên tại Hà Nam ngày 04/01/2016.REUTERS/Stringer
Một pho tượng khổng lồ của Mao Trạch Đông, người sáng lập nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa đã vừa được dựng lên trong tuần này đã bị phá hoại,
theo một trang mạng thân chính quyền Trung Quốc.
Các hình ảnh của bức tượng Người cầm lái vĩ đại mạ vàng cao đến 37 mét,
đặt tại một cánh đồng ở tỉnh Hà Nam thuộc miền trung Trung Quốc, đã được
lan truyền khắp thế giới trong tuần này. Pho tượng Mao Trạch Đông ngồi
trên ghế bành, đôi tay bắt chéo, đã hoàn thành vào tháng 12/2015 sau
chín tháng xây dựng.
Nhưng chỉ ít lâu sau khi khánh thành, pho tượng đã bị phá hủy một phần - theo trang web thông tin People’s Net thân chính quyền Trung Quốc. Lý do bị phá hủy không được rõ.
Tuy nhiên trang này dẫn các thông tin không rõ nguồn cho biết pho tượng « chưa đăng ký và cũng chưa được chính quyền địa phương phê duyệt ». Các bức ảnh lưu truyền trên internet cho thấy một lỗ thủng rất to phía sau ót của tượng, còn đầu tượng bị phủ một màu đen.
Hãng tin Pháp AFP không liên lạc được với chính quyền.
Theo trang thông tin HMR.cn, pho tượng trị giá ba triệu nhân dân tệ (khoảng 420.000 euro) do một nhóm doanh nghiệp trong vùng tài trợ.
Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, vẫn được một bộ phận trong dân chúng Trung Quốc tôn sùng. Do bị kiểm duyệt chặt chẽ, các chiến dịch đã làm cho hàng triệu người chết, từ phong trào Đại nhảy vọt (1958 – 1962) cho đến thập kỷ diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966, hiếm khi được nhắc đến.
Đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình đã ca ngợi Mao Trạch Đông là một « nhân vật vĩ đại », áp dụng một phần lý luận và tính chất tập trung quyền lực trong thời Mao, mặc dù trong thập niên 70 đảng Cộng sản đã nhìn nhận Mao có những « sai lầm » trong quá khứ.
Trong khi nhiều cư dân mạng hoan nghênh việc dựng tượng, những người khác chỉ trích rằng tượng của Mao được dựng lên tại một vùng mà hàng triệu người đã phải chết đói trong thập niên 50 vì các chủ trương sai lầm của Nhà nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160108-trung-quoc-tuong-mao-trach-dong-khong-lo-bi-pha-huy-mot-cach-bi-an
Nhưng chỉ ít lâu sau khi khánh thành, pho tượng đã bị phá hủy một phần - theo trang web thông tin People’s Net thân chính quyền Trung Quốc. Lý do bị phá hủy không được rõ.
Tuy nhiên trang này dẫn các thông tin không rõ nguồn cho biết pho tượng « chưa đăng ký và cũng chưa được chính quyền địa phương phê duyệt ». Các bức ảnh lưu truyền trên internet cho thấy một lỗ thủng rất to phía sau ót của tượng, còn đầu tượng bị phủ một màu đen.
Hãng tin Pháp AFP không liên lạc được với chính quyền.
Theo trang thông tin HMR.cn, pho tượng trị giá ba triệu nhân dân tệ (khoảng 420.000 euro) do một nhóm doanh nghiệp trong vùng tài trợ.
Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, vẫn được một bộ phận trong dân chúng Trung Quốc tôn sùng. Do bị kiểm duyệt chặt chẽ, các chiến dịch đã làm cho hàng triệu người chết, từ phong trào Đại nhảy vọt (1958 – 1962) cho đến thập kỷ diễn ra cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966, hiếm khi được nhắc đến.
Đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình đã ca ngợi Mao Trạch Đông là một « nhân vật vĩ đại », áp dụng một phần lý luận và tính chất tập trung quyền lực trong thời Mao, mặc dù trong thập niên 70 đảng Cộng sản đã nhìn nhận Mao có những « sai lầm » trong quá khứ.
Trong khi nhiều cư dân mạng hoan nghênh việc dựng tượng, những người khác chỉ trích rằng tượng của Mao được dựng lên tại một vùng mà hàng triệu người đã phải chết đói trong thập niên 50 vì các chủ trương sai lầm của Nhà nước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160108-trung-quoc-tuong-mao-trach-dong-khong-lo-bi-pha-huy-mot-cach-bi-an
Trung Quốc : Tượng Mao không trụ được vì sức ép công luận
Tượng Mao Trạch Đông ở Hà Nam. Ảnh chụp ngày 04/01/ 2016.CHINA OUT AFP PHOTO
Dư luận từ đầu tuần đã xôn xao về bức tượng Mao khổng lồ, cao 37 mét
được mạ vàng và tốn đến 3 triệu yuan tại tỉnh Hà Nam. Pho tượng này mất
đến 9 tháng thi công và đã hoàn thành trong tháng 12/2015. Nhưng bức
tượng dựng lên để tưởng nhớ đến người thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa lại có một đời sống quá ngắn ngủi. Theo một cổng thông tin
điện tử thân chính quyền vào hôm qua, 08/01/2016, chính quyền Trung Quốc
đã cho âm thầm tháo dỡ pho tượng.
Theo thông tín viên đài RFI Delphine Sureau tại Thượng Hải, chính quyền
Trung Quốc đã phải dẹp bỏ bức tượng dưới áp lực của công luận :
« Mao ngồi trên ghế bành, tay bắt chéo và vẻ đăm chiêu… Pho tượng to lớn mạ vàng, phong thái đáng ngờ, đã trở thành trò cười cho thiên hạ…
Tại Trung Quốc cũng vậy, hàng ngàn cư dân mạng đã dám chỉ trích tác phẩm 37 mét này… vì pho tượng Mao khổng lồ đó tốn đến 3 triệu nhân dân tệ - tương đương với 420.000 euro, nhờ vào sự tài trợ của một nhóm doanh nhân của một ngôi làng tại Hà Nam, miền trung Trung Quốc.
Cũng chính tại tỉnh Hà Nam, mà hàng triệu người đã chết vì đói trong những năm 1950, hậu quả của chính sách « Đại nhảy vọt », một chính sách cải cách do chính Mao đề ra.
Trên các trang mạng xã hội, cư dân mạng tự hỏi : « Tại sao lại không sử dụng số tiền đó để cải thiện giáo dục, chất lượng sống tại vùng nghèo đói này ? »
Vào lúc chiến dịch chống lãng phí đang rầm rộ diễn ra, hành động tuyên truyền về một thời đại khác cũng khiến giới lãnh đạo trung ương cũng phải nghiến răng nghiến lợi. Kể từ khi lên cầm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình truy lùng nạn tham nhũng và các chi tiêu vô bổ.
Do đó, pho tượng này đã không thể kháng cự lại được trước sức ép. Mao đã bị hạ bệ một cách âm thầm, bị cắt thành ba khối…
Nhưng vì sự tôn trọng đối với « Người cầm lái vĩ đại », một tấm khăn đen được phủ lên đầu tượng ». http://vi.rfi.fr/chau-a/20160109-trung-quoc-tuong-mao-khong-tru-duoc-vi-suc-ep-cong-luan
« Mao ngồi trên ghế bành, tay bắt chéo và vẻ đăm chiêu… Pho tượng to lớn mạ vàng, phong thái đáng ngờ, đã trở thành trò cười cho thiên hạ…
Tại Trung Quốc cũng vậy, hàng ngàn cư dân mạng đã dám chỉ trích tác phẩm 37 mét này… vì pho tượng Mao khổng lồ đó tốn đến 3 triệu nhân dân tệ - tương đương với 420.000 euro, nhờ vào sự tài trợ của một nhóm doanh nhân của một ngôi làng tại Hà Nam, miền trung Trung Quốc.
Cũng chính tại tỉnh Hà Nam, mà hàng triệu người đã chết vì đói trong những năm 1950, hậu quả của chính sách « Đại nhảy vọt », một chính sách cải cách do chính Mao đề ra.
Trên các trang mạng xã hội, cư dân mạng tự hỏi : « Tại sao lại không sử dụng số tiền đó để cải thiện giáo dục, chất lượng sống tại vùng nghèo đói này ? »
Vào lúc chiến dịch chống lãng phí đang rầm rộ diễn ra, hành động tuyên truyền về một thời đại khác cũng khiến giới lãnh đạo trung ương cũng phải nghiến răng nghiến lợi. Kể từ khi lên cầm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình truy lùng nạn tham nhũng và các chi tiêu vô bổ.
Do đó, pho tượng này đã không thể kháng cự lại được trước sức ép. Mao đã bị hạ bệ một cách âm thầm, bị cắt thành ba khối…
Nhưng vì sự tôn trọng đối với « Người cầm lái vĩ đại », một tấm khăn đen được phủ lên đầu tượng ». http://vi.rfi.fr/chau-a/20160109-trung-quoc-tuong-mao-khong-tru-duoc-vi-suc-ep-cong-luan
Dân làng Trung Quốc dựng tượng Mao Trạch Đông khổng lồ
Một nhóm dân làng và doanh nhân Trung Quốc cùng góp tiền dựng một bức tượng cố chủ tịch Mao Trạch Đông khổng lồ tại tỉnh Hà Nam
Bức tượng Mao Trạch Đông khổng lồ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. |
Bức tượng Mao Trạch Đông cao 36 m, tiêu tốn 3 triệu nhân dân tệ (gần
460.000 USD), được dựng lên tại huyện Thông Hứa, gần thành phố Khai
Phong, tỉnh Hà Nam, theo Guardian.
Các doanh nhân và dân làng ở Thông Hứa bắt đầu xây tượng cố chủ tịch
Trung Quốc Mao Trạch Đông từ tháng 3 năm ngoái và hoàn thành vào giữa
tháng 12. Tượng bằng bê tông và sơn màu vàng.
Liu Jianwu, đứng đầu trung tâm nghiên cứu Mao Trạch Đông Trung Quốc, nói
bức tượng được thiết kế để "tưởng nhớ nhà lãnh đạo". Một số người sử
dụng mạng xã hội Trung Quốc chỉ trích hành động dựng tượng, cho rằng số
tiền này nên dùng để xóa đói giảm nghèo.
Trung Quốc phá tượng Mao Trạch Đông
Hải Võ |
Hãng AFP (Pháp) đưa tin, bức tượng Mao Trạch Đông sơn vàng gây chú ý ở Trung Quốc những ngày qua đã bất ngờ bị nhà chức trách địa phương cho phá dỡ.
Thông tin trên được báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo xác nhận hôm 8/1. Chính
quyền địa phương cho hay, bức tượng lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông
được xây dựng mà không qua đăng ký, thẩm định, hiện đã bị phá dỡ.
Trước đó, truyền thông nước này hôm 5/1 đồng loạt đưa tin, người dân một
thôn thuộc huyện Thông Hứa, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã góp tiền xây
dựng bức tượng Mao Trạch Đông cao 36.6 mét, với tổng chi phí 3.000.000
NDT (460.000 USD).
Bức tượng được khởi công từ 28/3/2015 và đến hôm 16/12 vừa qua thì cơ bản hoàn thành.
Tuy nhiên, Nhân dân Nhật báo dẫn lời một quan chức Cục văn hóa huyện
Thông Hứa cho rằng khu vực người dân xây dựng bức tượng không phải là
điểm du lịch hoặc di tích văn hóa nên không cần qua phê duyệt.
Bộ phận phụ trách vườn rừng địa phương cũng cho biết họ chỉ quản lý các
công trình điêu khắc, tượng đài... trong thành phố chứ không quản lý khu
vực nông thôn.
Quan chức thuộc Cục tài nguyên đất đai huyện Thông Hứa hôm 8/1 xác nhận
với Nhân dân Nhật báo về vụ phá dỡ tượng nói trên, nhưng cho biết "không
rõ nguyên nhân phá dỡ".
Theo AFP, một số hình ảnh lan truyền trên mạng Internet chưa được xác
thực, cho thấy một lỗ hổng lớn phía sau bức tượng khổng lồ màu vàng và
phần đầu màu đen.
Tại sao Trung Quốc lại dỡ bỏ bức tượng Mao Trạch Đông khổng lồ?
Tại sao Trung Quốc lại dỡ bỏ bức tượng Mao Trạch Đông khổng lồ?
Tác giả: Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: X Toàn
11 Tháng Một , 2016
Ảnh chụp bức tượng cố Chủ tịch Mao Trạch Đông lúc đang được xây dựng ở
huyện Thông Hứa, Khai Phong thuộc miền trung tỉnh Hà Nam, Trung Quốc,
vào ngày 4 tháng 1 năm 2016. (Nguồn: STR/AFP/Getty Images)
Mới đây dù đang trong giai đoạn hoàn tất
nhưng bức tượng Mao Trạch Đông khổng lồ màu vàng ròng đã bị dỡ bỏ. Bức
tượng có màu vàng, cao 36.5 mét, được dựng trong tư thế hai bàn tay đặt
trên đùi, ngồi trên đỉnh một khung thép ở phía trước một bãi đất hoang ở
huyện Thông Hứa, thành phố Khai Phong thuộc miền trung tỉnh Hà Nam,
Trung Quốc. Bức tượng bị dỡ bỏ chỉ hai ngày sau khi các hình ảnh về bức
tượng được đưa tin trên các phương tiện truyền thông phương Tây và bị
chế giễu rộng rãi trên mạng Internet Trung Quốc.
Theo tờ The New York Times,
các đội phá dỡ đã bắt đầu dỡ bỏ bức tượng tại huyện Thông Hứa, tỉnh Hà
Nam vào sáng ngày 07 tháng 1. Đến hôm thứ sáu (8 tháng 1), bức tượng đã
bị dỡ bỏ. Bức tượng nhà độc tài, cựu lãnh đạo chế độ Trung Cộng Mao
Trạch Đông có giá trị lên đến 3 triệu nhân dân tệ (465.000 USD), nó được
tài trợ và xây dựng dưới sự bảo trợ của một doanh nhân địa phương đồng
thời là một cán bộ Đảng có quyền thế ở Thông Hứa.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước nay vẫn luôn gắng sức để thực
hiện các hoạt động tưởng niệm Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo Đảng nổi bật
nhất nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất. Mặc dù hình tượng của ông Mao
chỉ có tính hào nhoáng, không có giá trị thực sự (như việc khuôn mặt của
ông được dùng để trang trí cho các vật kỷ niệm bán cho du khách trên
thị trường), nhưng việc xây dựng và phá bỏ nhanh chóng bức tượng Mao ở
Hà Nam mang một ý nghĩa có tính biểu tượng, các chuyên gia nhận định.
“Có lẽ việc dỡ bỏ một bức tượng Mao Trạch Đông lớn như vậy đánh dấu một bước ngoặt trong lập trường phê phán Mao của nhà cầm quyền Trung Quốc”
– ông Chen Kuide, Tổng Biên tập tạp chí China in Perspective.
Theo Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của chế độ, các quan chức
chính quyền địa phương cho biết nguyên nhân bức tượng bị phá bỏ là do
việc xây dựng “không được đăng ký hoặc được phê duyệt”. Tuy nhiên, ông Perry Link –
Giáo sư danh dự chuyên về Nghiên cứu Đông Á của Đại học Princeton và là
nhà quan sát Trung Quốc lâu năm, trao đổi với Thời báo Đại Kỷ Nguyên
qua email rằng: “Câu nói của các quan chức chỉ là trò xảo ngữ để hợp
pháp hóa ý muốn của ĐCSTQ”.
Giáo sư Link nói thêm: “Nhìn chung, thế tiến thoái lưỡng nan của ĐCSTQ
trong việc xử lý các di sản của ông Mao là như sau: nếu ĐCSTQ phủ nhận
ông Mao, điều này đồng nghĩa với việc Đảng tự phá hoại nền tảng quyền
lực mà Đảng đã xây dựng; còn nếu quá lạm dụng hình tượng của ông ta,
Đảng phải thực sự xem xét lại những gì mà ông Mao đã làm, trong đó có
những việc thật sự tồi tệ”.
Một mặt, ĐCSTQ ghi nhận công lao của ông Mao trong việc lật đổ Quốc Dân
Đảng và loại bỏ sự dòm ngó của phương Tây đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ĐCSTQ lại không thể bảo vệ được những ảnh hưởng gây ra từ các
chiến dịch tai hại do Mao Trạch Đông tiến hành: Tỉnh Hà Nam, nơi dựng
bức tượng Mao màu vàng rồng, là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi nạn đói tại Trung Quốc trong cuộc Đại Nhảy Vọt
1959-1962; sau đó đến cuộc Cách mạng Văn hóa dài cả thập kỷ đã phá hủy
nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và gây ra cái chết của hàng chục
triệu người dân nước này.
Mặc dù ĐCSTQ đã cố gắng đánh giá Mao Trạch Đông ở mức vừa phải – như lời
nhận xét nổi tiếng vào năm 1982 của người kế nhiệm Đặng Tiểu Bình về vị
cố lãnh đạo này: “bảy phần tốt, ba phần xấu”, nhưng sự sùng bái Mao
Trạch Đông vẫn nổi lên từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90
khi Đảng đẩy mạnh các cuộc cách mạng trong quá khứ để tăng cường tính
hợp pháp của mình, trong bối cảnh tính hợp pháp vốn đã suy yếu mà các
cuộc cải cách lại được tiến hành để mở cửa Trung Quốc. Một “cơn sốt Mao”
thứ hai nổi lên trong những năm gần đây khi sự chênh lệch thu nhập gia
tăng đã dẫn đến việc một số người tôn thờ lý tưởng xã hội chủ nghĩa của
Mao.
Hơn nữa, việc xây dựng và phá hủy nhanh chóng bức tượng nhà cựu độc tài
này có lẽ đã không thể thực hiện được sau thời điểm ông ta mất (năm
1976) cho đến những năm 90, bởi trong giai đoạn này Đảng vẫn còn nhạy
cảm với các công trình tưởng niệm, theo ông Chen Kuide – Tổng Biên tập
tạp chí tiếng Hoa trực tuyến China in Perspective.
Vậy nên “Dù cho ai đó có thể xây dựng một bức tượng thì nó cũng sẽ
bị dỡ xuống một cách bí mật và không được báo trước”, ông Chen nói trong
một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
“Có lẽ việc phá dỡ một bức tượng Mao Trạch Đông lớn như vậy đánh dấu một
bước ngoặt trong lập trường phê phán Mao của nhà cầm quyền Trung Quốc”,
ông Chen nói thêm.
No comments:
Post a Comment