unday, December 27, 2015
TRẦN TƯ, NGƯỜI TÙ XUYÊN THẾ KỶ
Người tù bất khuất, xuyên thế kỷ Trần Tư đã được tự do
Chí Sĩ Trần Tư
Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao) - Theo
nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh đi từ Washington DC hôm nay 25
tháng 9 năm 2014 thì ông Trần Tư, một tù nhân chính trị với bản án
chung thân, chấp hành án tại trại giam Ba Sao, Nam Hà đã được phóng
thích vào ngày 24 tháng 9 và vừa về đến gia đình tại số nhà 23 Đường Số
10, khu phố 4, phường An Phú, quận Hai, Sài gòn vào lúc 5 giờ sáng hôm
nay, giờ Việt Nam. Điện Thoại: (+84)942 305 591.
Xin được nhắc lại rằng Ông Trần Tư sinh ngày 20 tháng 01 năm 1941 trong
một gia đình Công Giáo tại làng Phủ Cam, xã Thủy Trường quận Hương Thủy,
tỉnh Thừa Thiên, nay là phường Phước Vĩnh, thành Phố Huế. Là cựu học
sinh trường Pellerin từ năm 1952 cho đến năm 1959, là một trong những
học trò cưng của ba vị Bề trên Frère Jérôme, Frère Antonin, và Frère
Camille. Năm 1960, ông Trần Tư nhập ngũ, được huấn luyện thành hạ sĩ
quan thông dịch viên tùng sự trong một đơn vị thuộc Lực Lượng Đặc Biệt
của Quân Đội Đồng Minh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Sau năm 1975, ông
Trần Tư không ra trình diện ban quân quản Sài Gòn để tập trung cải tạo
mà trốn về Miền Tây tìm đường vượt biên và ông đã bị bắt, bị đưa đi cải
tạo tại trại giam K1, Cái Tàu, thuộc V 26 Bộ Công An, nằm trên địa bàn
huyện U Minh, tỉnh Minh Hải từ năm 1976 cho đến năm 1981.
Thầy Giáo Anh Ngữ Trần Tư tại trại tỵ nạn Panatnikhorn, Thái Lan
Năm 1986 ông Trần Tư vượt biên thành công đến trại tỵ nạn Panatnikhom
Thái Lan, nơi ông đã phục hoạt Liên Đoàn Hướng Đạo Sinh La Vang để trợ
giúp đồng bào tỵ nạn trong trại, đặc biệt, với sự trợ giúp của tổ chức
COERR, ông Trần Tư đã thành lập Trung Tâm Giảng Dạy Tiếng Anh cho người
tỵ nạn tại các trại Panatnikhom, Sathu và Sikiw trước khi ông được đến
định cư tại Ontario, California, Hoa Kỳ vào cuối năm 1986.
Ông Trần Tư tại California |
Sau 4 năm định cư tại Hoa Kỳ, vào năm 1990 ông Trần Tư nhập nội trong
vai một nhà từ thiện, về ủy lạo quần áo, thuốc Tây và sữa bột cho các
bệnh nhân Phong đang điều trị tại trại phong Thanh Bình, xã An Khánh,
Thủ Thiêm, bên kia sông Sài Gòn. Trong chính thời gian về nước làm từ
thiện này, ông Trần Tư đã xây dựng và phát triển được Liên Đảng Cách
Mạng Việt Nam, một tổ chức chính trị xã hội nhằm tập hợp những người yêu
nước có khát vọng chấn hưng dân tộc, quang phục quê hương và đấu tranh
một cách ôn hòa nhằm giành lại tự do dân chủ và nhân quyền cho dân tộc
Việt Nam.
Năm 1993, lần thứ hai ông Trần Tư trở về Việt Nam để tiếp tục kiện toàn
tổ chức và phát triển đội ngũ của Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam cũng như
để phổ biến phương hướng đấu tranh mới trong tình hình thế giới có nhiều
chuyển biến tích cực, nhất là sự sụp đổ hoàn toàn của các nước cộng sản
ở Đông Âu. Không may là ngay sau khi về đến Sài Gòn chưa hoạt động được
bao lâu thì ông Trần Tư đã bị bắt giữ.
Cơ quan an ninh của CSVN tiến hành khám xét nhà của ông ở gần Giáo Xứ
Thiên Thần, tại số 354 thuộc Khu An Bình, An Phú, quận Thủ Đức, và đã
tịch thu một số tài liệu của tổ chức cùng số hiện kim là 195.000 Đô La
Mỹ. Với chứng cứ là các tài liệu về dân chủ, nhân quyền và về phương
hướng đấu tranh ôn hòa cùng với số tiền gần 200.000 Mỹ Kim được phát
hiện tại nhà, ông Trần Tư bị tòa án của CSVN tại Sài Gòn xét xử và kết
án tù chung thân với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền.
Sau khi bị kết án tù, ông Trần Tư bị đưa ra thi hành án tại trại tù A20
Xuân Phước, ở một thung lũng Tử Thần thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú
Yên. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1994 sau một vụ nổi dậy của các tù nhân
chính trị tại đó, bộ công an CSVN đã chuyển ông Trần Tư cùng một số tù
chính trị trọng phạm như Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đình
Huy, Thượng Tọa Thích Hải Đăng, ông Trương Văn Sương, ông Lê Trọng
Quang, Trần Mạnh Quỳnh, Lý Tống cùng hàng trăm tù chính trị khác ra Bắc,
giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà. Với chế độ tù đày khắc nghiệt, đói
khát triền miên, bệnh tật không thuốc men điều trị, trong điều kiện
thời tiết quá cực đoan, không ít tù nhân đã vĩnh viễn gởi lại nắm xương
tàn ở nhà tù nhỏ đó.
Một số tù nhân khác còn sống sống sót đã lần lượt mãn án tù và đã trở về
với gia đình. Một số khác có quốc tịch Mỹ thì được sự can thiệp của
chính phủ Mỹ và đã được trở về Mỹ như các anh Lý Tống, Jimmy Quỳnh.
Riêng ông Trần Tư, vì mới là thường trú nhân của Hoa Kỳ, nhưng chưa nhập
quốc tịch, nên không được sự can thiệp của chính phủ Mỹ, lại do tinh
thần quật cường, bất khuất của một cựu quân nhân QLVNCH cùng chí hiên
ngang của một tù nhân chính trị, ông Trần Tư đã không cúi đầu trước bạo
quyền, không khuất phục trước chế độ cộng sản, và luôn nêu cao dũng khí
của một huynh trưởng Hướng Đạo trước các tên giám thị và cán bộ quản
giáo, nên ông vẫn tiếp tục bị giam cầm bị hành hạ tại nhà tù nhỏ Ba Sao,
khi đến nay ông đã bước sang tuổi 72, với ngót 20 năm tù đày lao lý.
Có một điều cần được minh bạch ở đây là khi ông Trần Tư bị cơ quan an
ninh của cộng sản bắt giam và kết án tù chung thân với tội danh âm mưu
lập đổ chính quyền, dù không có bất cứ bằng chứng nào mang tính chất bạo
lực về hoạt động lật đổ chính quyền của ông Trần Tư mà chỉ có một số
tài liệu về các cuộc Cách Mang Nhung ở Ba Lan và Đông Âu cùng với số
tiền 195.000 Mỹ Kim mà cơ quan an ninh đã thu giữ như là một bằng chứng
để buộc tội ông âm mưu lật đổ chính quyền. Trong khi đó, những người
thuộc tổ chức của ông Trần Tư ở hải ngoại thì hoàn toàn làm ngơ trước
bản án tù chung thân mà nhà cầm quyền CSVN đã tuyên phạt ông, bởi trong
tổ chức một số người vu cáo rằng ông Trần Tư biển thủ số tiền 195.000 Mỹ
Kim đó để mua đất, sắm nhà cho vợ con ở Sài Gòn, thật oan khuất cho một
chính khách đã dấn thân, đã hy sinh tất cả mọi phúc lợi của bản thân,
của gia đình khi định cư trên đất Mỹ, thành lập được ASIA TRAVEL với lợi
tức hàng trăm ngàn Mỹ kim mỗi năm, để trở về xây dựng cơ sở, kiện toàn
tổ chức để đấu tranh cho quê hương được tự do, cho dân tộc hưởng đầy đủ
các quyền làm người.
Để minh oan cho tù nhân chính trị Trần Tư, chúng tôi đã liên lạc với các
tổ chức Human Rights Watch Asia, Amnesty International và được họ cung
cấp biên bản tịch thu số hiện kim khi công an tiến hành khám xét tư gia
của ông tại Sài Gòn. Chúng tôi xin phép được đăng tải biên bản khám xét
và tịch thu tài liệu cũng như tiền bạc của cơ quan an ninh Việt Nam khi
họ bắt giam ông Trần Tư với mong mỏi các chiến hữu của tù nhân Trần Tư
xóa bỏ định kiến và những nghi hoặc về hành động biển thủ số tiền
195.000 Mỹ kim của tổ chức mà suốt cả một thời gian dài họ đã nghi oan
cho ông Trần Tư. Ngay khi chưa nhận được biên bản khám xét và tịch thu
tang vật này, chúng tôi đã hoàn toàn tin vào sự trong sáng của tù nhân
chính trị Trần Tư, bởi một người từng thừa hưởng một nền giáo dục căn
bản của các Frère ở trường Pellerin, là một giáo dân có lòng tin kính
như ông lại được trưởng thành trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa và khá
thành đạt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Hoa Kỳ thì ông Trần Tư
không phải là hạng người “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” để đổi lấy
cuộc đời tù ngục bằng một số tiền không bằng lợi tức hàng năm của ông
như thế.
Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam hân đón mừng chí sĩ
Trần Tư, một người tù xuyên thế kỷ vừa rời khỏi địa ngục trần gian. Xin
chúc mừng bà Nguyễn Ngọc Hoa và đại gia đình sắp được đoàn tụ với người
chồng, người cha khả kính vì đáp đền ơn tổ quốc, nợ núi sông mà phải
lụy vòng lao lý ngót phần tư thế kỷ.
Cũng theo nguồn tin từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ
tại Sài Gòn đã đến thăm hỏi sức khỏe và đang hoàn thiện hồ sơ xuất cảnh
để người tù bất khuất Trần Tư được sớm trở về Hoa Kỳ đoàn tụ với gia
đình trong vài ngày tới.
Mong rằng các tổ chức và cá nhân đang hoạt động vì dân chủ nhân quyền
cho Việt Nam, các cựu tù nhân chính trị kịp thời ghé qua thăm gặp và
chúc mừng chí sĩ, người bạn tù bất khuất Trần Tư trong những ngày ngắn
ngủi ông lưu lại Việt Nam.
TRẦN TƯ, NGƯỜI TÙ TỊNH KHẨU BẤT KHUẤT
Tôi nhận được điện thoại của anh Trần Tư (TT) từ Florida cách đây khoảng
1 tháng và sau đó anh gọi lại khi đã move về Nam Cali. TT được trả tự
do tại Việt Nam ngày 25/9/2014 và trở về Mỹ ngày 25/12/2014, cách nay
đúng 1 năm. (Hình TT, ở giữa, hàng 3, có dấu X, chụp với Gia đình và
Chức sắc họ đạo Tân Mỹ, Thừa Thiên, Huế, và chụp với đứa cháu sau khi ở
tù về, tổng cộng 27 năm, hai đợt tù.)
Tôi hỏi tại sao anh không gọi tôi ngay khi tới Mỹ thì TT cho biết anh
thực hiện lời nguyện Cấm Phòng và Tịnh Khẩu một năm nên không liên lạc
với bất cứ ai, kể cả gia đình. Điều đặc biệt là Chính phủ Hoa Kỳ, qua
Thượng nghị sĩ John McCain, đã bảo lãnh toàn bộ gia đình TT qua Mỹ trong
khi TT đang ở tù qua 5 đợt:
id="x_yiv4494626088yui_3_16_0_1_1451165903689_4407" style="font-size:
small;">Đợt 5: Con dâu Trang và các cháu nội qua Mỹ năm 2013.
Tôi định đi Florida thăm TT thì anh đã về Orange County. Nhân Christmas
và New Year từ San Diego tôi định xuống thăm anh một tuần từ ngày 23/12,
nhưng không ngờ phải về ngày 24/12 vì "long thể bất an." Tôi chỉ kịp
đãi TT một chầu Lobster tại Red Lobster, do tiền của Thành, một bạn trẻ
tại San Diego, ái mộ tôi và TT, yểm trợ. (Thành là người đã dựng tấm
bảng lớn FREEDOM FOR VIETNAM tại nhà mình, ở địa thế cao, chồm ra ngoài
đường lớn nên xe qua lại gần ngã tư Foster St và Imperial St, tại San
Diego đều thấy. Tôi chụp hình tại đây hôm Thành mới ghé thăm nhà.
Anh TT và tôi, hai người hình như ở 2 thái cực ngược nhau, nhưng lại hợp
nhau. Ở Mỹ, TT dành nhiều thời gian đi bộ, tập Yoga còn tôi thì suốt
ngày ngồi ôm computer biên soạn Thi Nhân Bách Khoa Từ Điển Việt-Anh. Anh
có một trí nhớ đặc biệt. Khi briefing về Yoga, anh thao thao bất tuyệt
về hơn 200 huyệt đạo, trong đó có 21 Luân xa phụ và 7 Luân xa chính tức 7
tuyến nội tiết gồm: Tuyến Sinh dục, tuyến Tụy, tuyến Thượng thận, tuyến
Ức, tuyến Giáp, tuyến Tùng, tuyến Yên. Anh còn sửa một chữ của Thiền sư
Tuệ Tĩnh, ông tổ ngành Y, VN trong câu:
Bế kinh, Dưỡng khí, Tồn thần
Thanh tâm, Quả/Diệt dục, Thủ chân, Luyện hình.
bởi theo TT, "Quả dục" tức "ít dục" chưa đạt bằng "Diệt dục," hoàn toàn
diệt bỏ dục tính. (Điều này cũng trái với châm ngôn của tôi: "Making
love is the best way to keep in shape!"). Chỉ có hình thức "Tout nu" khi
TT ngồi luyện Yoga và "tout nu" khi LT ngồi luyện computer là tương
đồng. 5 giờ chiều anh đi ngủ đến 12 giờ khuya. Tôi hỏi: "Sao anh ngủ
trái với nguyên tắc ngày, đêm của Trời-Đất?" TT bảo: "Trời-đất cũng phải
theo nguyên tắc của mình!" Bởi thế tôi phải đi kiếm mối giải trí tối
một mình và được Thanh AF, bạn Phi công cùng Phi đoàn, cho biết SBTN
đang tổ chức Party Giáng Sinh. Không đâu tổ chức ăn uống sang bằng đây,
bởi có đủ những món tôi thích khẩu: Losbter, Sushi, Beef Steak... Tuy
vậy, tôi chỉ cụng ly cùng các người bạn trẻ mới gặp có thiện cảm với các
Phi vụ của mình do chầu Red Lobster còn đầy bụng.
Đang hào hứng cụng ly với đủ thứ coctails do các bạn mời, tôi bỗng chợt
thấy mình thức dậy trong xe giữa đêm lạnh giá. Hôm sau gọi điện thoại
hỏi, tôi có say không và ai đưa tôi ra xe, thì anh bạn chủ tiệm vàng trả
lời: Đang nhậu vui vẻ thì anh biến mất tiêu, tụi em tìm khắp nơi không
thấy. Suốt đêm chịu lạnh nằm trong xe vì không muốn lãnh ticket DUI của
cảnh sát, hôm sau tôi gần tắt thở. Do đó sau khi được Giàu đầu bạc, một
Phi công bạn chiêu đãi ăn sáng tại Quán Hỷ, tôi đành bye-bye TT trở về
San Diego dưỡng thương. Tôi khoái nhất món "bánh canh" tại đây, nhưng
quên tên của món, chỉ đến khi cô chiêu đãi viên hỏi: "Không phải bún,
mỳ, hủ tiếu, phở mà có nước thì chắc là bánh canh?" Lúc đó tôi mới gật
đầu! TT nhớ tên 200 huyệt đạo, trong khi tôi lại quên tên cả món "hẩu
xực" của mình, dù kém TT 6 tuổi. Thật là chuyện khó tin nhưng có thật.
Sau 7 lần Tuyệt thực kiêm Tuyệt ẩm, tôi giờ bắt đầu quá trình mất trí
nhớ, đặc biệt quên tên và chữ số. Tôi đi gấp đến nỗi quên chụp chung với
TT một bức ảnh. Bởi vậy tôi nhắn Giàu đầu bạc (tên do có mái tóc bạch
kim đẹp hơn tóc Tài tử Đoàn Châu Mậu ngày xưa) chụp với TT hình mới nhất
để post theo đây.
Các khác chính giữa tôi và TT trong thời gian ở tù là: TT áp dụng biện
pháp "Tịnh Khẩu" trong lúc tôi lại "Động Khẩu." Trong suốt 21 năm, 6
tháng, 20 ngày (Từ 5/3/1993 đến 25/9/2014), đặc biệt thời gian ở Ba Sao,
Nam Hà, TT chủ trương phớt lờ, không thèm trả lời bất cứ ai, ngoại trừ
Đại Tá Trưởng trại Nguyễn Tiến Lấn khi có việc quan trọng. Anh suốt ngày
đêm đi đi, lại lại trong phòng mình hoặc ngồi Yoga, mặc cho cán bộ kêu
réo, gọi tên. Tôi do chủ trương "Động Khẩu," nên hở là "độp" lại ngay,
với giọng quát tháo ồm ồm khá lớn đầu trên xóm dưới đều nghe. Đến nỗi
cán bộ An ninh Nam cứ phải lập đi lập lại câu: "Ai có nàm gì đâu mà nại
'nên cơn' nữa rồi?" hay cán bộ Chanh trực trại: "Bììììình tĩĩĩĩĩnh,
bììììình tĩĩĩĩĩnh, có gì từ từ giải quyết!" trước khi bỏ chạy, đến nổi
Thầy Tuệ Sĩ phải than: "Anh dữ quá anh Lý Tống à! Mỗi lần anh quát lớn
là các cán bộ quíu chạy như vịt!" (Nhờ lối nói kéo dài chữ Bììììình
tĩĩĩĩĩnh của cb Chanh mà tôi phân biệt được giữa cách phát âm của dấu
hỏi và dấu ngã!)
Chỉ có một lần duy nhất tôi áp dụng biện pháp "Tịnh Khẩu" của TT. Đó là
lần tôi định trốn trại chung với TMQ. Tôi bảo: "Nếu mỗi tối đám cai tù
hỏi: Anh Quỳnh, anh Tư, anh Tống... ngủ chưa, mà chúng ta cứ phải trả
lời 'chưa ngủ' thì khi ta đi trốn, họ hỏi, không nghe tiếng trả lời, sẽ
lộ chuyện vắng mặt của mình. Vậy từ hôm nay các bạn: TMQ, A Quý tuyệt
đối giữ im lặng, không trả lời thì chuyện trốn trại sắp đến mới an toàn
được." Đêm đầu tiên áp dụng, tay vệ binh gác đêm không nghe ai trả lời
bèn chạy về phòng trực báo cáo. Cán bộ trực nghe vậy hốt hoảng xách chùm
chìa khóa chạy vào, mở cửa ngoài, phóng qua sân rộng 4 mét vào tới 2
cửa sát phòng, đập rầm rầm và hỏi: "Anh Quỳnh ngủ chưa?" Lúc đó TMQ buộc
lòng phải trả lời: "Chưa ngủ." Anh ta qua 2 phòng kế tiếp, TT rồi A
Quý, cũng đập cửa rầm rầm và hỏi lớn như vậy nên hai người buộc phải trả
lời: "Chưa ngủ." Đến phòng tôi, phòng chót, dù anh ta đập cửa, la lối,
tôi vẫn "Tịnh Khẩu." Y thò tay qua 2 lần cửa, nắm mùng tôi giật xuống,
đến khi thấy rõ tôi còn nằm bên trong y mới chịu bỏ đi dù không nghe tôi
trả lời.
Sáng hôm sau, ông Th/Tá Thắng Trại Phó, xuống phòng gặp tôi, hỏi sao tôi
không chịu trả lời, tôi gằn giọng bảo: "Tôi có tật khi đang ngủ, bị
đánh thức là có thể nổi cơn điên! Cũng may là ông gác không mở luôn 2
cửa cuối vào phòng tôi, nếu làm như vậy tôi đã bóp cổ ông ta chết rồi.
Tôi báo cho ông biết trước, dặn họ đừng làm phiền tôi, để tránh cảnh
chết người rồi ân hận không kịp!"
Tôi post lại 5 bài có liên quan đến Trần Tư để quý vị xem:
TUYỆT THỰC TRẠI TÙ BA SAO, NAM HÀ của Lý Tống
CHIẾN SĨ ĐỖ HƯỜN ĐÃ HY SINH TRONG NHÀ TÙ CS của Lý Tống
TRẦN TƯ - NGƯỜI TÙ THẦM LẶNG BẤT KHUẤT của Lê Minh
THÂN PHẬN CỦA MỘT TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM BỊ QUÊN LÃNG của Nguyễn Thu Trâm
THƯ KHÁNG NGHỊ VỀ CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN HIỆN NAY do 4 chúng tôi:
Đoàn Viết Hoạt, Trần Tư, Trần Mạnh Quỳnh và Lý Tống cùng ký tên.
CHÚC MỪNG TÙ NHÂN BẤT KHUẤT XUYÊN THẾ KỶ TRẦN TƯ - NGƯỜI BẠN TÙ CÙNG
TRẠI GIAM XUÂN PHƯỚC, BA SAO - VỪA THOÁT KHỎI "NHÀ TÙ NHỎ" VC. MONG ANH
SỚM THOÁT "NHÀ TÙ LỚN" ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG LẠI KHÔNG KHÍ TỰ DO TRONG NHỮNG
NGÀY THÁNG CÒN LẠI CỦA TUỔI GIÀ.
LÝ TỐNG
Cám ơn nhà báo Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao)
đã nhanh chóng phổ biến TIN VUI đến Đồng Bào về việc Người Tù Bất Khuất
Xuyên Thế Kỷ TRẦN TƯ vừa thoát khỏi gông cùm đè nặng trong suốt 20 năm
tù đày lao lý tại Trại Giam Ba Sao, Nam Hà.
Bài báo rất giá trị, trung thực và đầy tính nhân bản. Tuy nhiên có một
điểm cần điều chỉnh trong đoạn: "Sau khi bị kết án tù, ông Trần Tư bị
đưa ra thi hành án tại trại tù A20 Xuân Phước, ở một thung lũng Tử Thần
thuộc huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Đến ngày 28 tháng 10 năm 1994 sau
một vụ nổi dậy của các tù nhân chính trị tại đó, bộ công an CSVN đã
chuyển ông Trần Tư cùng một số tù chính trị trọng phạm như Giáo Sư Đoàn
Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đình Huy, Thượng Tọa Thích Hải Đăng, ông
Trương Văn Sương, ông Lê Trọng Quang, Trần Mạnh Quỳnh, Lý Tống cùng hàng
trăm tù chính trị khác ra Bắc, giam giữ tại trại tù Ba Sao, Nam Hà" bởi
4 người chúng tôi: Lý Tống, Trần Tư, Đoàn Viết Hoạt, Trần Mạnh Quỳnh
cùng A Quý đã bị chuyển ra Bắc sau vụ Vượt Ngục Trại Giam Xuân Phước
thất bại của cá nhân tôi vào tháng 2/1994.
Tôi post lại 2 bài "TUYỆT THỰC TẠI TRẠI TÙ BA SAO, NAM HÀ" và "CHIẾN SĨ
ĐỖ HƯỜN ĐÃ HY SINH TRONG NHÀ TÙ CS" có liên quan đến TRẦN TƯ để bổ túc
thêm những điểm thiếu sót.
TUYỆT THỰC TRẠI TÙ BA SAO , NAM HÀ
Sau vụ vượt ngục thất bại tại Trại Tù A20 Xuân Phước vào tháng 2/1994,
tôi bị giam phòng kỷ luật vừa đúng 1 tuần thì Cục Trại Giam quyết định
chuyển tôi ra Bắc để tránh "lịch sử lập lại." Bốn "đầu vụ" khác vô can
bị vạ lây là Đoàn Viết Hoạt, Trần Tư, Trần Mạnh Quỳnh và A Quý. Sau một
chuyến xe dài vất vả tay chân bị kòng từ Xuân Phước đi Ba Sao , Nam Hà,
chúng tôi bắt đầu học Nội Quy 1 tuần. Hôm kết thúc khóa học, tôi được
lệnh đọc bài thu hoạch trước mặt 4 bạn tù có câu kết luận: “Tôi trở về
đây để thay đổi và cải thiện Luật pháp, Nội quy chứ không phải để chấp
hành, tuân thủ các luật lệ lạc hậu, lỗi thời tại VN” và “Tôi sẽ phấn đấu
cải tạo đến chừng nào chế độ này tốt mới về. Nếu không sẽ 'tự phóng
thích!'” (tức vượt ngục) thay vì viết theo công thức áp đặt của nhà tù:
“Tôi nguyện phấn đấu học tập tốt, lao động tốt, chấp hành nội quy tốt,
cải tạo tốt sớm trở thành công dân lương thiện để được cách mạng khoan
hồng cho về !"
Để dễ theo dõi, Ban Giám đốc nhập chúng tôi vào đội đập đá làm việc
trong Trại. Sau vài tuần, Trại nâng chỉ tiêu làm công tác đập đá ngày
càng nặng nhọc, trong thời tiết ngày càng nóng gắt vì đang chuyển sang
mùa hè. Bụi đá mù mịt ngột ngạt, dăm đá bắn đầy mặt mũi làm mặt kiếng
kính cận bị rỗ lỗ chỗ. Lại xảy ra vụ một Thầy Chùa Linh Mụ bị tù hình sự
hành hung. Thấy tình hình căng thẳng, tôi quyết định Tuyệt Thực từ ngày
1/4/1994 chống lại việc bóc lột sức lao động và dùng tay tù hình sự uy
hiếp tù chính trị và tôn giáo. Các bạn ủng hộ tôi bằng cách tẩy chay
không lao động và Đoàn Viết Hoạt soạn thảo Nam Hà Kháng Nghị Thư để 4
người cùng ký.
Sợ tôi uống nước lạnh trong lúc Tuyệt Thực có thể sinh bệnh, Trần Tư lúi húi đun nước sôi thường trực và Trần Mạnh Quỳnh rỉ tai:
- Tôi có một ít sâm. Ông nên ngậm sâm để giữ sức.
Tôi từ chối bảo:
- Khi Tuyệt Thực bất tỉnh càng sớm càng tốt. Sự bất tỉnh giúp chấm dứt
các cơn đau đớn và đối phương chỉ quan tâm giải quyết khi mình bất tỉnh
hoặc sắp chết.
Sau đúng 1 tuần, Trại thành lập Tòa Án Nhân Dân để xử tội tôi. Quan Tòa
và Bồi Thẩm đoàn là những tên tù hình sự được Trại tin cậy. Khi tên
Chánh Án vừa mở lời lên án, tôi tiến về phía ý quát lớn:
- Thằng ăn cướp, ma cô, ma cạo kia. Mầy dám hỗn láo với bố mầy hả?
Nói xong tôi bất ngờ tung một quả đấm vào mặt làm y bật ngửa ra sau. Đám
cán bộ và vệ binh xông vào kịp thời kềm chế, khóa tay, đẩy tôi ra xe và
chuyển tôi ra Khu Kỷ Luật Trại Ba Sao B. Hôm sau Đoàn Viết Hoạt cũng
được chuyển ra đó. ĐVH ở phòng đầu dãy, tôi phòng cuối dãy. Đến giờ cơm
trưa, tù phục vụ đem cho tôi một mâm cơm có 3 món tươm tất thay vì tô
"canh đại dương" lỏng bỏng nước với vài cọng rau nổi lều bều như thông
lệ. Tôi bảo "tôi không ăn" và thò tay cầm gô nước uống nhưng tên cán bộ
gạt tay và nói:
- Quy định Trại nầy "không ăn không được uống!"
Tôi cãi lại:
- Tôi chỉ Tuyệt Thực chứ đâu có Tuyệt Ẩm?
Y khoát tay bảo tên tù đem mâm cơm về và gằn giọng:
- Muốn uống thì phải ăn lại đã!
Liên tiếp mấy hôm sau, mỗi lần đem mâm cơm "thịnh soạn" vào y còn cho
quay phim, chụp hình để làm bằng chứng "Trại cho ăn ngon nhưng chính tôi
từ chối ăn chứ không phải Trại cúp cơm, bỏ đói!" Thấy trò nầy diễn đi
diễn lại cố làm cho tôi "thèm" phải đầu hàng và nếu tôi có mệnh hệ nào
thì Trại có bằng chứng khỏi chịu trách nhiệm nên tôi bảo:
- Cái thứ đùi heo, cánh gà... nầy bên Mỹ cho chó nó cũng không thèm ăn
các ông tưởng quý báu lắm à? Chưa kể người ta còn nghĩ các ông cố tình
dụ tù tuyệt thực ăn vào cho mau chết bởi người tuyệt thực khi ăn lại
cũng chỉ được ăn cháo hoặc xúp vì bao tử đang yếu. Tuyên truyền kiểu nầy
quá ấu trĩ!
Từ đó Trại dẹp trò màu mè nầy nhưng việc dời bàn ngồi ăn của Đoàn Viết
Hoạt từ đầu dãy xuống cuối dãy ngay trước phòng tôi để "chọc thèm" thì
giữ nguyên vì anh Hoạt có tật ăn nhóp nhép lớn tiếng nghe rất khiêu gợi
bao tử và các hạch nước miếng của người nhịn đói. Sau 1 tuần không được
uống nước và 2 tuần không ăn, tôi cảm thấy hơi chóng mặt và chân hơi yếu
nên mỗi lần đi ra Nhà Vệ sinh tôi chống tay vào tường cho vững. ĐVH
thấy vậy bảo:
- Đấu tranh là để sống chứ đâu để chết? Nếu họ không cho uống nước, tại sao anh không uống nước nhà cầu cho đỡ khát?
Thấy có lý, sau khi rửa mặt, đánh răng và làm vệ sinh xong, tôi chơi
luôn một ca nước đầy bụng mặc dù nước dội nhà cầu rất dơ dáy, đủ thứ sét
đỏ, cặn đen vì lâu ngày bồn nước không được chùi rửa. Tên cán bộ thấy
vậy bèn bảo:
- Từ ngày mai anh sẽ không được làm vệ sinh buổi sáng nữa!
Tên tù phục vụ đem một thùng sắt đặt trong phòng tôi làm bô đi cầu, đi
tiểu. Tuy không ăn, không uống nhưng do bị bệnh tiêu chảy nên cơ quan
bài tiết vẫn tiếp tục làm việc lai rai dù là thứ nước tiểu vàng quánh
hay nước phân lỏng đen thui. Quá khát tôi năn nỉ tù phục vụ:
- Mỗi lần đổ bô, rửa xong nhớ để ít nước dưới đáy cho anh uống đỡ khát!
Không ngờ y báo lại cán bộ trực nên từ đó bô rửa xong được lau khô ráo
thay vì còn dính một ít giọt nước để tôi tranh thủ thấm môi như trước.
Tôi bắt đầu lả người vì bị cắt nước 2 tuần và Tuyệt thực được 3 tuần.
Buổi sáng tay cán bộ vào bảo tôi:
- Hôm nay có Thủ trưởng trên Bộ xuống thăm Nhà Kỷ luật. Tôi cho anh một
thau nước để đánh răng, rửa mặt cho sạch sẽ vì trông anh bèo nhèo, dơ
dáy quá.
Khi ra sân, tôi gục đầu xuống thau uống lấy uống để cho đã cơn khát
nước. Tôi uống đến mửa ra, rồi uống tiếp, đến khi không thể uống được
nữa. Xong tôi mới đánh răng, rửa mặt bằng số nước ít ỏi còn lại. Tên cán
bộ thấy vậy lắc đầu bảo:
- Từ rày anh đừng mong còn dịp tiếp xúc với nước nữa!
Đoàn Viết Hoạt khuyên tôi:
- Anh nên viết các yêu sách nộp cho Trại ngay, sợ vài hôm nữa bất tỉnh
không còn dịp để cho Trại biết điều kiện ngưng tuyệt thực.
Nghe có lý, tôi mượn giấy bút viết:
Bốn (4) Yêu Sách Tuyệt Thực:
1. Tù Chính trị và Tôn giáo không ở chung với Tù hình sự.
2. Tù Chính trị và Tôn giáo không lao động.
3. Ở riêng nhưng được sinh hoạt bình thường, tức trong giờ Tù hình sự
lao động, chúng tôi được mở cửa ra sân sinh hoạt bình thường thay vì bị
nhốt phòng kín 24/7 như những tù bị kỷ luật.
4. Được đọc sách báo tự do, thay vì chỉ đọc Báo nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân.
Từ tuần thứ ba trở đi, cô Y tá Trại mỗi ngày vào phòng giam đo mạch 2
lần. Cô khoảng 27 tuổi, dáng cao, khá đẹp nên trước kia tôi vẫn đùa
khen:
- Bác sĩ giống các cô "fashion model" quá! Sao không đi làm người mẫu lại phí nhan sắc tại Trại Tù khỉ ho cò gáy này?
Có lẽ được khen bởi tay Không Tặc hào hoa cô có vẻ chịu đèn nên rất tận
tụy và tình cảm. Nghệ thuật tuyệt thực là đừng bao giờ đóng tuồng "đau
đớn" vì không thể nào qua mắt Bác sĩ và Y tá. Mình càng "không sao" thì
họ càng nể nang. Chẳng hạn gần chết vẫn tuyên bố:
- Tuyệt thực một năm cũng chưa ăn nhằm gì huống gì chỉ mới mấy tuần lẻ tẻ!
Đến ngày thứ 28, cô Y tá khám xong luồn tay dưới áo sờ bộ xương sườn teo hết thịt da rồi nói với giọng xúc cảm:
- Mạch sắp đứng rồi. Anh sắp chết anh có biết không?
Tôi lúc đó môi đã khô nức, nước miếng đặc quánh như keo và cổ lở lói bởi
hơi thở nóng như lửa trong ống khói lò sưởi nhưng bàn tay phù thủy của
cô đã kích thích cơn động tình từ cơ thể suy kiệt sắp tàn. Người tôi
bỗng run lên trong cơn khoái cảm. "Cu con" bị đánh thức đột ngột, cựa
quậy như muốn chứng tỏ mình đã sẵn sàng "take care" nhiệm vụ canh giữ
hòa bình thế giới như lời giao ước của bác Nguyễn Minh Triết vì "Cu ba"
của bác Fidel Castro sắp... yên ngủ vĩnh viễn. Tôi kéo tay cô Y tá xuống
dưới bụng, đụng phải "ngãi thần" rồi phều phào nói đùa:
- Vậy mà sắp chết hả?
- Cô Y tá đỏ mặt, rút tay lại, mắng yêu:
- Đồ quỷ! Gần chết mà còn...
Chiều hôm đó trời bỗng nổi sấm sét và mưa giông đầu mùa đổ xuống như
thác. Không gì cay đắng bằng kẻ gần 3 tuần bị cắt nước uống nhìn nước
đổ, chảy ầm ầm ngoài sân, ngay trước mắt mình mà chịu khoanh tay. Gió
lại thổi vào mặt tiền có mái hiên rộng nên không giọt nước nào rơi tạt
vào phòng. Tôi vói tay ra cửa sổ sau, rướn người dí ống nhựa đựng thuốc
gần những giọt nước đang lăn và nhỏ giọt từ mái hiên phía trên ô cửa sổ.
Giọt nước chạy trốn như trêu ngươi. Tôi rà ống nhựa theo vết nước. Nước
tụ lại từng chút, lớn dần thành giọt tròn đủ nặng để rơi xuống. Nếu
chậm tay, giọt nước sẽ rơi ra ngoài cái miệng nhỏ bằng đồng xu 10 cents
của ống đựng thuốc. Phải mất cả 1/2 giờ tôi mới hứng được trọn vẹn "8
giọt nước cam lồ" để thấm môi, cổ họng trong khi thân thể, tay chân rã
rời vì công việc hứng nước đơn giản. Phải ở trong hoàn cảnh đó mới thấy
giá trị của từng giọt nước trong cơn khát kinh người. Như vậy trong 3
tuần cuối, tôi chỉ được uống trộm nước 2 lần và lần chót có 8 giọt nước
thấm môi.
Sáng 29/4 Đại tá Giám Đốc Trại Nguyễn Tiến Lấn đến Phòng Kỷ Luật gặp tôi. Ông bảo:
- Bác sĩ báo cho biết anh sắp chết! Anh định tuyệt thực đến chết thật sao? Vậy anh có điều kiện gì để ngưng tuyệt thực?
Tôi trả lời:
- Ông viết văn thư xác nhận sẽ thực hiện đúng Bốn (4) Yêu Sách tôi đã gửi ông.
- Chuyện thực hiện 4 Yêu Sách đó đâu có gì khó. Nhưng hợp thức hóa bằng
văn thư thì không thể được. Anh biết chúng tôi cũng có phe phái như các
anh. Chẳng hạn Th/Tá Thắng, Phó Giám Đốc, là nhân tuyển đối thủ của tôi.
Chỉ cần tôi làm gì sai nguyên tắc, ông ấy trình lên cấp trên là tôi mất
chức ngay để ông ta thế chỗ. Tôi hứa chắc sẽ thực hiện, không lẽ anh
không tin lời tôi sao?
- Thôi được. Dù ông Thiệu từng nói "Đừng nghe những gì CS nói..." nhưng
tôi chấp thuận. Xem như "take break" nghỉ dưỡng sức thôi. Nếu trong vòng
vài tuần thấy ông thất hứa, tôi sẽ tuyệt thực lại.
- Vậy ngày mai bắt đầu ăn lại được chưa?
- Ngày mốt 1/5 đi. Tôi muốn tuyệt thực nguyên tháng 4 để kỷ niệm "Tháng Quốc Hận."
Sáng 1/5, Đại Tá Lấn cho mời tôi lên văn phòng. Trên bàn bày sẵn một mâm thức ăn và một két bia. Ông bảo:
- Cả tháng rồi vừa đói vừa khát, giờ ăn bù, uống bù cho đã!
Nói xong ông mở bia rót đầy ly tôi, một ly cối bự, và ly ông, một ly nhỏ
kiểu hột mít rồi cụng ly. Tôi nhai thịt lấy nước nhả bã và uống cạn
trăm phần trăm. Phải đói khát tới giới hạn mới thấy được cái thơm ngon
của bia rượu, của thức ăn thường nhật. Đại tá Lấn thú thật:
- Hôm gặp anh, khi anh nói, miệng anh hôi thối như xác chết, tôi biết
anh sắp chết và quyết chết thật. Chúng tôi cũng thật tình nể phục anh
đó. Ông Thắng từng nói "Lý Tống chết thì còn ai để chống Cộng" tôi nghĩ
đó là câu nói thật lòng chứ không phải đùa đâu. Trại nầy từng giữ bao
nhiêu Tướng, Tá và các Quan chức cao cấp của chế độ cũ nhưng chưa từng
thấy ai như anh. Tôi đã cho thực hiện các yêu cầu của anh khi nhận được 4
Yêu Sách Tuyệt Thực. Mong rằng từ nay anh sẽ không còn lý do gì để
"quậy" nữa!
Tôi "đá" hết 12 chai bia lớn, 2 đĩa đồ nhắm và thơ thới ra về. Tôi được
dẫn vào dãy nhà số 18 nằm cuối Trại. Thì ra đúng như Đại tá Lấn nói,
Trại đã chuẩn bị sẵn một chỗ ở mới còn "đạt" hơn đòi hỏi của tôi. Dãy
nhà có 4 phòng, 2 phòng đầu rộng 4X8 mét dành cho Trần Mạnh Quỳnh và
Trần Tư. Hai phòng cuối cùng khổ nhưng ngăn đôi thành 4x4 mét, mặt trước
dành cho A Quý và tôi, mặt sau là 2 Phòng Kỷ luật. Riêng Đoàn Viết Hoạt
bị chuyển đi Nhà Tù khác. Mỗi phòng có 2 giường đúc, một bồn nước và
một nhà cầu. Trước mỗi phòng còn được xây thêm sân rộng 4x4 mét để chúng
tôi sinh hoạt trong giờ tù đi lao động. Mỗi sáng phòng mở cửa 6 AM, tù
phục vụ kéo giây bơm nước vào từng phòng. Tôi tập "công phá" 1 giờ bằng
cách đấm, đá và đánh đầu vào tường bê tông cốt sắt, xong tắm rửa, đọc
sách, tập đánh đàn guitar. Trần Tư thì ngồi Yoga hoặc tập thể dục bằng
cách đi lại hàng giờ. 11AM những món order hôm trước được đem vào để phe
ta tự nấu nướng. Trần Mạnh Quỳnh và A Quý chuyên trị nấu ăn nên thỉnh
thoảng mời chúng tôi vài món ăn đặc chế. Tôi suốt đời "cơm hàng cháo
chợ" nên đành nhờ tay tù phục vụ nấu dùm. 3PM, cán bộ trực mở cửa để
chúng tôi ra sân chung lớn để đánh vũ cầu, chăm bón hoa hay nuôi gà. 6PM
sau tiếng kiểng chiều, chúng tôi cho gà "vào chuồng" trước rồi mình
"vào chuồng" sau.
Nhà Trần Mạnh Quỳnh gửi vào Trại cuốn sách Tiểu sử Mao Trạch Đông do Bác
sĩ riêng của ông viết. Tôi đọc trước cả nhiều thân hữu tại Mỹ. Nói
chung, dãy phòng 17, 18 của Khu Biệt Giam (dành cho các nhân vật đặc
biệt) là một "Thiên Đàng hạ giới" trong chốn lao tù đày đọa của VC. Bởi
vậy khi có người lên án: Cha Lý hay các Nhà đấu tranh "bị biệt giam" và
tranh đấu cho họ được ra chung sống với Tù hình sự là quý vị hoàn toàn
không hiểu công lao của nhóm 4 người ký Nam Hà Kháng Nghị Thư đã tranh
đấu kiên cường thế nào để đạt được thành quả hi hữu này.
Cuộc tuyệt thực tại Ba Sao, Nam Hà, hoàn toàn thắng lợi nhờ yếu tố
"thiên thời": Đúng thời điểm VC cần bang giao và cần quy chế tối huệ
quốc của Mỹ. Yếu tố thứ nhì là "nhân bất tri" thay vì "nhân hòa," tức VC
thời đó không biết rằng các Nhà Chính trị Mỹ thuộc loại "lip service"
(chỉ nói để nói), họ thực sự chỉ là những con "cọp giấy" như VC từng bêu
rếu. Bây giờ thì VC quá rành Mỹ nên có đủ cách "play game" với Mỹ. Nếu
tuyệt thực xảy ra vào thời điểm nầy, 4 yêu sách trở thành 4 miếng ván
đóng hòm chôn tôi rồi!
CHIẾN SĨ ĐỖ HƯỜN ĐÃ HY SINH TRONG NHÀ TÙ CS
Hôm 14-8-2000, sau mấy ngày vắng nhà trở về, tôi nhận được message cuả
chị Phạm Thị Qúy, vợ anh Đỗ Hườn, thông báo anh đã qua đời trong nhà tù
CS. Qua điện thoại, tôi biết được Đỗ Hườn bị bệnh đái đường nặng, và
trong một cơn stroke, anh ngã té, bị bại xuội, và cuối cùng đã qua đời.
VC đoán bệnh biết anh sắp chết nên định thả anh vào ngày “Quốc Khánh”
2-9-2000 để chứng tỏ sự “nhân đạo” của chúng. Nhưng Đỗ Hườn đã không
được may mắn chết bên ngoài nhà tù và bên cạnh thân nhân mình. Cuối cùng
nhờ kiên trì yêu sách, xác anh được phép chôn bên “ngoài” nghiã trang
nhà tù, và gia đình phải trả một số tiền lớn để mua một miếng đất nhỏ an
táng anh gần điạ phận nhà tù Ba Sao, Nam Hà.
Cũng cần nhắc lại, sự kiện Không Tặc máy bay, rải 50 ngàn tờ truyền đơn
trên không phận Sài Gòn ngày 4-9-1992 đã tạo nên một cơ hội hãn hữu, nên
ngay sau đó có 2 nhóm chớp thời cơ gấp rút về VN hoạt động. Đỗ Hườn
thuộc nhóm Liên Đảng Cách Mạng Việt Nam gồm người từ các tổ chức Phục
Việt Dân Tộc Đảng, Quốc Dân Đảng, Đảng Duy Dân, và Mặt Trận Dân Tộc Tự
Quyết hợp lại. Nhóm về nước gồm 14 người, trong đó có 5 người từ Mỹ là
Trần Tư, Nguyễn văn Muôn, Phạm Đức Hậu, Đỗ Hồng Vân và Đỗ Hườn; 3 người
từ Pháp là Phạm Văn Thành, Lê Hoàn Sơn và Phạm Anh Dũng; và một người
từ Canada là Nguyễn Ngọc Đăng; còn 5 người ở tại VN.
Tổ chức Liên Đảng CMVN phát động Chiến Dịch Đông Xuân vào đầu tháng
3-1993, với mục tiêu tiến hành đồng loạt, kết hợp lực lượng quốc nội và
hải ngoại, rải truyền đơn, phá nổ khách sạn nổi 5 sao trên sông Sài Gòn,
tượng đài cáo Hồ, chợ Bến Thành, chợ An Đông, khách sạn Rex, Chợ Lớn,
chợ Kim Biên, đánh cháy một số khu, đánh chiếm đài phát thanh và đài
truyền hình ở Sài Gòn và Vũng Tàu, đánh sập cầu Phan Thiết trên quốc lộ
1, tổ chức biểu tình, cướp chính quyền, lập Chính Phủ Lâm thời, xoá bỏ
nhà nước CSVN. (Tờ Sài Gòn Giải Phóng đăng lời BÁO ĐỘNG khẩn cấp ở trang
đầu về những dự định phá hoại của “Tổ chức phản động nước ngoài” để dân
chúng đề phòng cả tháng trước khi nhóm Trần Tư bị bắt. Nhiều thân nhân
tù cho biết tình hình bên ngoài rất căng thẳng, các ngõ đường đều bị
chận xét rất gắt.) Đầu tháng 3-1993, khi kế hoạch của Liên Đảng CMVN
chưa kịp thi hành thì tổ chức bị phát hiện, các thành viên bị bắt với
các tang vật bị tịch thu gồm: 199.066 đô la Mỹ, 29 ký chất nổ TNT, 218
kíp nổ, hơn 5 mét giây cháy chậm, 2 loa phóng thanh, 1 máy fax, 2 điện
thoại di động, xe ô tô, mô tô, băng cờ, băng video ghi hình buổi ra mắt
và băng cassette ghi lời kêu gọi quần chúng v.v…
Phiên toà xử “Âm mưu lật đổ Chính quyền” cuả nhóm Trần Tư tại Sài Gòn
kéo dài 3 ngày, từ chiều ngày 23-8-1993, kết thúc với 3 án chung thân,
còn lại từ 3 năm đến 20 năm tù. Năm người có quốc tịch Mỹ và Pháp, và ba
người chưa có quốc tịch Mỹ, Pháp nhưng nhờ có sự vận động tích cực của
các chính khách Mỹ, Pháp nên đã được phóng thích cuối năm 1998 sau gần 6
năm tù. Trần Tư và Đỗ Hườn đều bị án chung thân, vừa không có quốc tịch
Mỹ, vừa không được vận động, nên tiếp tục bị giam giữ.
Để xác định giá trị cuả các chiến sĩ đấu tranh, thông thường sự thẩm định được căn cứ trên những cơ sở sau:
- Công tác đã thực hiện được trong thời gian hoạt động.
- Khí phách trong thời gian bị giam cầm. Tính cách này thường được xét
qua hai nhân tố đặc thù: Sự kiên định trước thử thách qua hình thức chịu
đựng nhục hình và thiếu thốn vật chất.
1- TRẦN TƯ
Trần Tư (tức Nguyễn Duy Khương, Peter Trần), sinh ngày 20.1.1941 tại
Thừa Thiên, ngụ tại Cali . Tham gia tổ chức Liên Đảng từ tháng 12.1992,
được phong làm Phó Thủ tướng, đặc trách ngoại giao cuả Chính Phủ Lâm
Thời. Ngày 17.1.93 Trần Tư được cử về nước mở văn phòng du lịch Asia
Travel tại 214 Nguyễn Tri Phương Sài Gòn để làm nơi liên lạc giữa thành
viên trong nước và ngoài nước, trực tiếp truyền đạt chỉ thị, giao nhiệm
vụ và nhận tiền phân phát cho các thành viên để hoạt động.
Trần Tư giữ được khí phách và danh dự trong thời gian ở Trại Ba Sao, Nam
Hà. Các sự kiện sau đây nói lên được tính cách kiên cường cuả Trần Tư:
- Trần Tư thường ngồi Yoga suốt ngày, không thèm trả lời bất cứ cán bộ
nào ngoại trừ tay Đại tá Giám thị trưởng. Trong những cuộc đối thoại hãn
hữu này, các phòng bên cạnh thường nghe được tiếng cười cao ngạo, xấc
xược cuả Trần Tư khi đối diện Chuá ngục.
- Trần Tư bị đổi đi Trại B, Ba Sao, vì dám đốp chát lại Chuá ngục. Số
là hôm đó tay Đại tá Nguyễn Tiến Lấn vào thăm, vừa kể công đã cho Trần
Tư chụp hình chung với gia đình trong dịp Tết, vừa huênh hoang khoe
thành tích Trại Ba Sao được phong tặng “Danh Hiệu Anh Hùng.” Tưởng rằng
sẽ nhận được câu chúc tụng theo phép lịch sự thông thường, không ngờ bị
Trần Tư độp ngay: “Xin lỗi! Nhờ chúng tôi mà ông và trại mới nhận được
danh dự đó. Nếu không được 'hân hạnh' phụ trách giam giữ chúng tôi, và
nếu chúng tôi đi trốn, thì làm gì có được danh hiệu anh hùng!” Thế là
cuộc cãi vã xảy ra, và Chuá ngục đã trả thù, đì Trần Tư đi trại B, nơi
mọi điều kiện ăn ở, sinh hoạt đều tồi tệ hơn trại A.
Trong nhà tù, Trần Tư rất hào phóng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những
người tù nghèo khổ, mặc dù bản thân không lấy gì làm dư giả mới trân
trọng tấm lòng Nhân thật sự cuả Trần Tư.
Với Trần Tư, chúng ta có bổn phận phải quan tâm, phải tranh đấu để anh
được trở về với không khí tự do sau gần 8 năm bị quên lảng trong nhà tù
CS. Trần Tư đau tim khá nặng. Mặc dù tập luyện kiên trì, Trần Tư, do
bệnh hoạn cộng với tuổi già, cùng với tâm lý bị bỏ rơi, có thể rồi cũng
sẽ tiếp tục con đường bi thảm cuả Đỗ Hườn, nếu chúng ta không quyết liệt
đấu tranh để Chính phủ Mỹ và các Tổ chức Nhân quyền can thiệp cứu Trần
Tư kịp thời.
2- ĐỖ HƯỜN
Đỗ Hườn (tức Bùi Phán, Morier Bùi) sinh ngày 12-12-1938, tại Bình Thuận,
thường trú tại Cali, là Đại Úy Quân Y, đơn vị cuối cùng đóng tại Cần
Thơ, tham gia tổ chức tháng 12-1992 và được phong chức Thiếu tướng Tư
lệnh Vùng 1 & 2, đặc trách từ Quảng Trị đến Bình Thuận. Ngày 17.1.93
Đỗ Hườn về VN cùng Trần Tư. Ngày 6.3.93 Đỗ Hườn bị bắt khi đưa 6 người
từ Phan Thiết và Đồng Nai vào Sài Gòn với mục đích bảo vệ Chính Phủ Lâm
Thời, với tang vật 5 mét vải xanh chuẩn bị may khăn làm ám hiệu.
Trong thời gian ở trại Xuân Phước, Đỗ Hườn sống khắc khổ, kiên định lập
trường, giữ vững tư cách của người chiến sĩ QLVNCH. Với đôi kính lão và
khổ người bề thế, Đỗ Hườn có dáng dấp cuả một tu sĩ hơn là một chiến sĩ,
phong thái đĩnh đạc và nghiêm nghị. Dưới chế độ nhà giam CS, tù nhân
thường lâm vào cảnh “một cổ hai tròng,” vừa chịu sự kềm kẹp của cai ngục
vừa bị sự khống chế cuả đám tù “đại bàng, đầu gấu” hình sự. Trong hoàn
cảnh căng thẳng đó, Đỗ Hườn chưa bao giờ tìm cách lấy lòng cán bộ quản
giáo, quản chế để được yên thân hoặc nhận ân huệ, và Đỗ Hườn rất bản
lãnh khi bị tù hình sự đe doạ. Có lần một tên “đại bàng” xâm xâm đi vào
khu nhà chúng tôi tại Trại Xuân Phước, vừa đi vừa chửi lớn: “Đ.M. thằng
già mang kính. Già bố sẽ “cào bằng” theo già, đừng giỡn mặt với các bố!”
Tôi ngồi gần đó bèn hỏi: “Thằng già mang kính là ai vậy?” Tên côn đồ
bèn chỉ Đỗ Hườn đang đi bách bộ trước sân trại. Tôi nạt: “Mẹ mày, thằng
bố láo. Ông đó không già hơn bố mày sao mày dám kêu là thằng già và tại
sao lại chửi người ta.” Thấy tôi đột nhiên nhảy vào can thiệp, tên anh
chị tù hình sự bèn xuống giọng phân trần: “Ở đây ngoại trừ ‘đại ca Không
Tặc’ là tụi em đặc biệt kính nể, còn tất cả mọi thằng từ già đến trẻ,
từ hình sự đến chính trị đều phải ‘đóng thuế’ cả. Thằng già này đã không
chịu đóng thuế, lại còn dám cự nự. Thằng em sẽ ‘cào bằng,’ sẽ ‘xả láng’
với nó.” Nghe thế tôi bèn xông tới chộp cổ nó, quát lớn: “Tao sẽ vặn cổ
hết tụi mầy nếu thằng nào dám bố láo vào khu này bắt địa.” Tên mặt rằn
lúc đó mới chịu lủi đi.
Thời ở tù danh hiệu "Không Tặc" được báo chí áp đặt cho tôi đã trở thành
"Thần Hộ Mệnh" che chở tôi. Trước khi chuyển tôi đến Khám Chí Hòa, cai
ngục tại đây đã "quảng cáo" free cho tôi bằng cách thông báo cho đám tù
Khu Tử hình: "Tên Không tặc sẽ được chuyển về giam giữ tại đây. Hắn là
tên cực kỳ nguy hiểm, từ Mỹ trở về, một mình dám cướp phi cơ Airbus,
khống chế Phi hành đoàn và 200 hành khách để rải truyền đơn kích động
nhân dân đứng dậy lật đổ chế độ. Các anh phải theo dõi và báo cáo Trại
khẩn cấp nếu thấy hắn định phá trại hoặc vượt ngục!" Với đám anh chị xã
hội đen, Không tặc cướp máy bay được xếp hạng "Siêu Cao thủ," dữ dằn hơn
cả cướp biển tức hải tặc, cướp núi như các đại vương "Lương sơn bạc,"
bọn khủng bố Hồi giáo IS ôm bom tự sát, bọn cướp bắt cóc con tin, kể cả
các hảo hớn cướp pháp trường, cướp nhà băng (như 10 tên cướp nhà băng
khét tiếng ở Mỹ,http://www.baomoi.com/10-ten-cuop-nha-bang-khet-tieng-o-My/104/4401713.epi
Phải được chứng kiến cảnh các tù khác tình nguyện làm “gà” phục vụ từ
cai ngục đến “đại bàng, đầu gấu,” toán trưởng, nhà trưởng, “ăng ten”
gộc, và những tù nổi tiếng mới thấy được mục đích trở về, sự kiên định
lập trường và tư cách Đỗ Hườn sống trong nhà tù CS là đáng trân trọng.
Tôi muốn nêu lên một vài sự kiện cụ thể để đồng bào so sánh và đánh giá
đúng sự hy sinh cuả Đỗ Hườn, một chiến sĩ rời gia đình thân thương lên
đường về nước có mục đích, có kế hoạch cụ thể mặc dù chưa thực hiện
được; đã giữ vững lập trường, khí phách, tư cách trong cảnh tù đày khốn
cùng. Chúng ta cần phải tận dụng những phương tiện hiện có như truyền
thông, báo chí, các tổ chức đấu tranh, các tổ chức nhân quyền … để lên
án chế độ lao tù cuả CS, bắt chúng phải chịu trách nhiệm trước công lý
về cái chết cuả Đỗ Hườn. Và chúng ta cần phải chia sẻ với chị Đỗ Hườn
không chỉ về tình cảm, tinh thần, mà còn về vật chất để gia đình chị có
thể lo được mộ phần tươm tất, khỏi tủi vong linh người quá cố. Qua cái
chết cuả chiến sĩ Đỗ Hườn, chúng ta phải tranh đấu để bạo quyền CS phải
thả Trần Tư, một chiến sĩ khác đã hoàn toàn bị quên lãng trong thời gian
qua.
LÝ TỐNG
THƯ BẰNG PHONG
KTG. NGUYỄN XUÂN NGHĨA, ANH LÀ AI?
BẰNG PHONG ĐẶNG VĂN ÂU
Thành phố Westminster, Quận Cam, Ngày 27 tháng 12 năm 2015
Thưa anh Nguyễn Xuân Nghĩa,
Trước
kia, tôi dùng Nguyễn Đắc Xuân – thằng bạn học thuở thiếu thời – là
thằng cộng sản tép riu nổ sảng, nó khoe nó đi theo Cách Mạng (!) là đi
làm lịch sử, để nói cho nó hiểu rằng những thứ cộng sản từ chóp bu trở
xuống như Hồ Chí Minh, Trường Chinh Đặng Xuân Khu, Phạm văn Đồng, Võ
Nguyên Giáp … chẳng
có thằng nào học và hiểu biết lịch sử cả. Nếu chúng nó có học lịch sử
thì không đời nào chúng nó đi không làm tay sai cho giặc Tàu! Tôi dùng
chữ “thằng” để gọi những người cao tuổi hơn mình không phải vì tôi vô
lễ. Giản dị là tôi khinh những đứa phản quốc, bán nước.
Tôi nghĩ chàng nhạc sĩ trẻ tuổi Việt Khang đặt tựa bài hát “Anh Là Ai?”
cũng vậy. Công An Việt Cộng (CAVC) chỉ là loại côn đồ tép riu, không
phải là đối tượng xứng đáng cho Việt Khang đặt câu hỏi. Cho nên, vừa rồi
tôi viết bài có tựa đề “VIỆT KHANG ĐẶT CÂU HỎI THỜI ĐẠI: ANH LÀ AI?”
là để chứng minh cho độc giả thấy rằng đó là câu hỏi đặt ra cho tất cả
những người Việt Nam từ phía Cộng Sản sang phía Quốc Gia, thuộc thế hệ
Cha Ông đã làm gì để cho thế hệ con cháu như chàng phải nhận lấy hậu quả
đớn đau này. Đó là câu hỏi nêu lên vấn đề Lương Tri và Trách Nhiệm có
tầm vóc thời đại mà chúng ta sống trong thời đại này phải có bổn phận
trả lời. Nếu chúng ta tảng lờ quay mặt đi thì chúng ta không xứng đáng làm CON NGƯỜI VIỆT NAM của thời đại mà ta đang sống.
Thưa anh Nguyễn Xuân Nghĩa,
Anh
là nhân vật kỳ bí và tài tình, xuất chiêu tuyệt đẹp. Rất nhiều lần tôi
muốn nêu lên câu hỏi “Anh là ai?”, nhưng chưa có dịp. May nhờ có anh nhà
báo Mỹ – A. C. Thompson –
làm thiên phóng sự “Terror In Little Saigon” thì tôi thấy đây là lúc để
đặt vấn đề với anh. Tôi đánh giá anh cao lắm; còn những thứ như Hoàng
Cơ Định, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Kim Huờn chỉ là loại tép riu. Tôi sẽ
giải thích sau.
Ngày
30 Tháng 4 năm 1975, Cộng sản Hà Nội hoàn thành cuộc xâm lăng; chứ
không phải giải phóng nhân dân Miền Nam ra khỏi sự đô hộ của Hoa Kỳ như
họ rêu rao. Nếu họ giải phóng thì đồng bào không dính dáng tới chế độ
VNCH không hớt hãi rời bỏ quê hương. Cộng Sản “cướp” chính quyền bằng
khuynh đảo. Cho nên, ưu tiên của họ là tận diệt tất cả mầm mống có thể
khuynh đảo họ:
1/
Lừa tất cả quân, cán, chính đi học tập ngắn hạn, nhưng đày ải, hành hạ
kéo dài hàng chục năm nhằm làm kiệt quệ ý chí phấn đấu của đối phương.
2/
Tổ chức kháng chiến giả để lừa những phần tử Chống Cộng không chịu đi
trình diện. Phao tin đồn “Thống tướng” Nguyễn Cao Kỳ, “Đại tướng” Ngô
Quang Trưởng đã về chiến khu để lãnh đạo nhân dân vùng lên. Mục đích để
biết ai tỏ ra “hồ hỡi, phấn khởi” là tóm nốt; giống như bắt chước “bách
gia tranh minh, bách hoa tề phóng” (trăm nhà đua tiếng, trăm hoa đua nở)
của Mao Trạch Đông để dựng lên phong trào “Trăm Hoa Đua Nở” nhằm hốt trọn văn nghệ sĩ nào có máu phản động.
Đó
là thủ đoạn ở quốc nội. Ở quốc ngoại, Cộng Sản cũng tìm cách triệt tiêu
những ai mưu đồ phục quốc. Trước hết, họ gửi điệp viên sang Pháp, giả
vờ là thành phần Nam Bộ trong cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng
Miền Nam bất mãn cộng sản Miền Bắc, sẵn sàng làm nội ứng để tổ chức cuộc
đảo chánh nhằm mục đích giành Miền Nam cho người Miền Nam. Cho nên
những người như Lê Quốc Túy, Trần văn Bá, Hồ Thái Bạch, Mai văn Hạnh, Lê
Quốc Quân… toàn là người Miền Nam họp nhau năm 1981 thành lập Mặt Trận
chỉ Giải phóng Miền Nam mà thôi. Về sau Mặt Trận Lê Quốc Túy mới chính
thức đặt tên là Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng
Việt Nam.
Mặt Trận Lê Quốc Túy không băng rừng, họ dùng xuồng máy đổ bộ vào Cà Mâu theo sự chỉ dẫn của điệp viên VC đã xâm nhập vào tổ chức.
Rút cục, nhân sự, vũ khí đều bị bắt “trọn gói” (chữ VC thường dùng).
May mà Lê Quốc Túy bị lên cơn suyễn không thể tham dự, nên thoát chết.
Kết quả là 5 người bị xử tử hình, 3 người tù chung thân và 13 người bị
tù từ 8 đến 20 năm. Mai văn Hạnh được TT. Giscard D’ Estaing can thiệp
nên được trả về Pháp. Tôi đã từng gặp riêng Lê Quốc Túy ở Hoa Kỳ.
Thưa anh Nguyễn Xuân Nghĩa,
Trong
khi tôi đang đánh nhau với cộng sản ngoài chiến trường ở VN, thì anh
đang học ở trường Cao Đẳng Thương Mại ở Paris (Hautes Études
Commerciales Paris). Trong khi tôi hoạt động trong Ủy Ban Tranh Đấu cho
Nhân Quyền Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn với Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, thì
anh đang làm việc cho bọn Cộng Sản tại Sài Gòn sau 1975 cùng với cựu Phó Thủ tướng Nguyễn văn Hảo đặc trách kinh tế trong chính phủ của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu
Trước
năm 1975, tôi không quen biết Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, nhưng sau này
cùng nhau sinh hoạt trong Ủy Ban Tranh Đấu Nhân Quyền Cho VN, có lẽ do
cơ duyên sao đó, tôi được ông Minh ưu ái, nên thường bàn bạc với nhau về
chuyện Nước Non. Tôi rất mến mộ Tướng Minh ở tinh thần dấn thân, tinh
thần hòa đồng với anh em; nhưng đồng thời tôi cũng khám phá ra nơi ông
là một con người có nhiều thủ đoạn, khát khao làm lãnh tụ một cách cuồng
nhiệt. Khát vọng
làm lãnh tụ khiến cho ông Minh bất chấp nguyên tắc đấu tranh cách mạng
bạo lực, quyết dùng mọi phương tiện để đạt mục đích một cách nhanh
chóng. Mẫu người đó muốn người cộng sự với mình chỉ biết tuân thủ mệnh
lệnh; chứ không chấp nhận bất cứ ai góp ý, bàn bạc, cho nên rất dễ bị kẻ
nào có ý đồ xấu dùng sự xu nịnh, tâng bốc mê hoặc để dẫn dắt đến thất
bại. Thiết nghĩ Đỗ Thông Minh chia tay ông Hoàng Cơ Minh cũng nhìn thấy ở
ông Minh những đặc điểm giống như tôi thấy, nên nhanh chân giã từ Mặt
Trận?
Do
đâu tôi khám phá ra khát vọng của Tướng Minh? Thấy ông làm thợ sơn quá
vất vả, một hôm tôi nói: “Anh Minh, tại sao anh không đi xin việc như
Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng làm cho hãng Xerox, có phải đỡ mệt hơn không?”
Tướng Minh cười cười trả lời: “Cậu không biết Hitler xuất thân là anh
thợ sơn mà về sau làm rúng động thế giới à?”. Thật ra, Hitler chưa bao
giờ là thợ sơn. Giấc mơ của Hitler là trở thành họa sĩ (Peintre trong
tiếng Pháp). Hitler thi vào trường Mỹ thuật , bị đánh rớt vì tranh vẽ
của Hitler giống tranh vẽ của kiến trúc sư; chứ không giống như tranh
nghệ thuật. Qua câu trả lời của Tướng Minh, dù là đùa, thì nó cũng biểu
hiện cá tính của ông sau nhiều ngày đêm tranh luận với tôi. Đối với nhân
loại, Hitler là con Quỷ. Tướng Minh nuôi giấc mơ Hitler thì dễ trở
thành… quỷ !
Tôi nghe nhiều nguồn tin, trong đó có nguồn tin từ luật sư Nguyễn văn Chức, nhà báo Cao Thế Dung, anh là cháu của Mười Cúc Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản.
Họ bảo anh là cán bộ cộng sản được gửi ra nước ngoài để triệt hạ Mặt
Trận Hoàng Cơ Minh. Riêng tôi thì không, bởi vì trong cuộc nội chiến VN,
gia đình nào cũng có người ở phía bên này hoặc ở phía bên kia. Tôi chỉ
theo dõi, quan sát hành động của đối tượng để đánh giá mà thôi. Vả lại,
tôi rất không ưa sự chụp mũ vô căn cứ.
Nhân có phim “Terror In Little Saigon” ra đời, anh mới viết bài “Ba Cuộc Phỏng Vấn Và Hai Năm Phóng Vấn” đăng trên tuần báo Sống ngày 15 tháng 11 năm 2015. Qua bài viết đó, tôi nhận thấy có một số sự kiện mà tôi cần đặt câu hỏi: “Anh Là Ai?”.
Nhớ có lần xem cái Video Clip “Giờ Giải Ảo” với chủ đề “Trọng Thủy – Mỵ
Nương thời nay” do anh cùng nhà báo Đinh Quang Anh Thái diễn xuất, tôi
cũng muốn thử giải ảo để độc giả nhận xét anh là ai nhé. Nếu tôi giải
không đúng, anh cứ việc lên tiếng phản bác, còn nếu anh im lặng thì độc
giả sẽ hiểu anh là ai.
Anh kể anh tham gia Mặt Trận vì câu nói của ông Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”
Và anh kể chuyện ông Hoàng Cơ Minh nhận công tác đi tìm người Mỹ mất
tích (MIA) trong chiến tranh VN được ông Richard Armitage giao phó để
tương kế tựu kế dàn dựng cuộc kháng chiến mà không thèm hỏi ý kiến Hoa
Kỳ là thêm một lý do để anh tham gia, thì tôi không tin. Là một người
thông minh, anh không thể nào tham gia một tổ chức mà ông “Lãnh Tụ” thà
chết trong rừng như một tên thảo khấu (chứ không thèm tuân theo nguyên
tắc và quy luật đấu tranh cách mạng và cái ông “Lãnh Tụ” đó dám trở mặt
với Hoa Kỳ trong khi còn lệ thuộc giấy tờ để vào đất Thái). Không! Anh
không phải là loại người bồng bột để tham gia một cách phiêu lưu như
vậy. Dù anh có máu “lãng mạn cách mạng” chăng nữa, anh cũng không liều
lĩnh đến thế. Anh tham gia có chủ đích làm quân sư; chứ không giống như
Trung tá Lê Hồng và hàng chục “kháng chiến quân” tình nguyện ôm súng
xuyên rừng vào Việt Nam mà nội địa chưa có cơ sở hạ tầng.
Trong
bàn bạc tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, tôi đã cảnh báo ông Hoàng
Cơ Minh rằng nếu ông cứ khăng khăng theo chủ trương của ông thì chắc
chắn trước sau gì ông cũng trở thành thảo khấu. Nay anh lặp lại hai chữ “thảo khấu” thốt
ra từ cửa miệng ông Minh càng xác minh cho mọi người thấy rằng ông Minh
là lãnh tụ một tổ chức đấu tranh không hề có sách lược, chiến lược gì
cả, chỉ làm liều để thà làm tên “thảo khấu” hơn là phải làm người tị nạn
ngày ngày đi sơn nhà để kiếm cơm độ nhật!
Trong “Hồi Ký Một Đời Người”, cụ Phạm Ngọc Lũy đã đề cập đến Nguyễn Xuân Nghĩa như sau:
-
Người có nhiều sáng kiến nhất về Đại Hội (Chính Nghĩa) là Phạm Dương
Hiển, cũng là người giới thiệu Nguyễn Xuân Nghĩa từ San Francisco sang
giúp Đại Hội. (tr. 110)
-
Sau Đại Hội, Hoàng Cơ Minh đã lấy lại sức, không còn bị sốt rét như hôm
tới Virginia, cho biết sẽ để Nghĩa giữ chức vụ Tuyên Vận. Quả thực, sau khi nghe lời này, tôi toát mồ hôi. Trực giác đã giúp tôi nhận ra có cái gì bất thường….( tr.120 )
- Khi Hoàng Cơ Minh cho biết đưa Nghĩa vào chức vụ Ủy Viên Tuyên Huấn, tôi đã nói:“
Nghĩa đã ở lại với CS năm năm, nên cần một thời gian để hiểu Nghĩa, để
tìm hiểu công việc Nghĩa đã làm khi ở lại Sài Gòn. Nghĩa có rất nhiều
khả năng, làm việc thâu đêm suốt sáng không biết mệt… nhưng càng tài
giỏi bao nhiêu, một khi gây tai hại thì tai hại sẽ to lớn không lường
được. Giữ một nhiệm vụ có ảnh hưởng đến sinh mệnh MT thì cần phải đắn
đo, suy nghĩ…”.
Tuy ở cùng nhà 6604 Lee Highway gần hai tháng, không một lần nào tôi
nói với Nghĩa về chi tiết công việc tôi đã làm ở các nơi, và cũng không
hề hỏi Nghĩa những ngày Nghĩa ở lại Sài Gòn. (tr. 139,140)
-
Mở đầu phiên họp, Liễu buộc tội Nghĩa từ khi vào MT luôn luôn gây bất
hòa giữa người này với người kia, như công kích Đinh Mạnh Hùng, cư xử
không tốt với Nguyễn Bích Mạc. Báo Kháng Chiến dưới sự trông coi của Nghĩa đã được sử dụng để gây chia rẽ,
mượn lời Lê Hồng (Đặng Quốc Hiền) để mạt sát tập thể quân đội. Giới
sinh viên, văn nghệ sĩ, Phật giáo … đều có lời than phiền. Thoạt đầu,
Liễu cho rằng Nghĩa còn quá trẻ nên nông nổi, cho đến khi Ủy ban Phản
Gián An Ninh khuyến cáo nên thay thế Nghĩa ở chức vụ Tuyên vận. Vì
Nghĩa, sau 75 tiếp tục ở lại Việt Nam, đã cộng tác với Nguyễn văn Hảo, không hề phải đi học tập cải tạo,
đó là chưa kể đến yếu tố Nghĩa là cháu của Tổng Bí Thư VC Nguyễn văn
Linh đang gây nghi vấn trong dư luận. Vì sinh mệnh của MT, đây là vấn đề
an ninh nên chỉ hội ý với Ủy Ban An Ninh mà không triệu tập phiên họp
Tổng Vụ (tr. 224)
- Trần Xuân Ninh, sau khi nghe những lời nói đi đáp lại đã dằn từng tiếng:“Tôi có cảm tưởng Nghĩa là nguyên nhân của mọi sự việc, Nghĩa đứng đầu lá thư nặc danh, Nghĩa gây ảnh hưởng với chiến hữu Chủ tịch, với chiến hữu Định. Vậy có phải đúng Nghĩa là nguyên nhân của mọi sự rắc rối, và như thế có đúng không ?”. (tr.226)
-
Ngày 23, Nguyễn tường Bá đã nói câu chót buổi họp: “Nếu chiến hữu Định
tiếp tục nghe và tin theo chiến hữu Nghĩa thì vấn đề còn nhiều khó khăn
lắm! ”. (tr. 228)
-
Liễu không dằn được, nói tiếp: “Tôi chưa hề làm gì để rung thang cả.
Chiến hữu Chủ tịch đề cập đến vấn đề thay thế Tổng Vụ Trưởng, còn hải
ngoại chưa hề bảo quốc nội phải từ chức dù công việc không tiến triển.
Không phải Nguyễn Nam viết lá thư gửi đi các nơi. Những người khác đã
viết để Nguyễn Nam ký tên.. ” ( tr.236 )
-
Hoàng Cơ Định (Phan Vụ Quang) vẫn giọng gay gắt: “Không nên buộc tội
người vắng mặt. Nếu bảo rằng không ai có quyền, chỉ là phân chia trách
nhiệm thì Tổng vụ Trưởng có quyền gì giải nhiệm Vụ trưởng Nguyễn Đồng
Sơn (Nghĩa). Tôi đề nghị mời chiến hữu Đồng Sơn tham dự phiên họp. Phải
để Đồng Sơn có tiếng nói..”(tr.237).
Khi
công thành danh toại, cảnh “lục súc tranh công” giành nhau miếng đỉnh
chung mà sinh ra phân hóa là chuyện thường thấy. Nhưng khi đang mưu đồ
việc lớn, muốn thành công, ắt mọi người phải đoàn kết như keo sơn mới
đúng. Là một quân sư cho Mặt Trận đang mưu đồ việc lớn, anh âm mưu chia rẽ người này với ngưới kia là một điều phi lý. Anh chuyên viết thư nặc danh là
một hành động không xứng đáng với một con người bình thường; chứ đừng
nói là một quân sư. Anh hành động mờ ám (viết thư nặc danh), vì anh có
chủ đích.
Tôi
đã hỏi ông Phạm văn Liễu tại sao anh là người tiến cử Nguyễn Xuân Nghĩa
với Hoàng Cơ Minh, mà cuối cùng anh lại bị Nghĩa xúi dục Hoàng Cơ Minh
cách chức? Ông Liễu đáp: “Thằng Nghĩa nó dùng miệng lưỡi rắn đâm bị thóc
chọc bị gạo và khổ nhục kế để lấy lòng Hoàng Cơ Minh. Hễ Hoàng Cơ Minh
nằm trên giường là nó nằm ngay dưới sàng nhà cạnh ông Minh”. Câu này ông
Liễu cũng nói với ông Nguyễn văn Chức nữa. Tôi tin rằng Đại tá Trần
Minh Công cũng nghe ông Liễu nói như thế.
Năm
1988 cựu Đại sứ Bùi Diễm thuyết phục được các đảng viên cao cấp Đại
Việt họp nhau để thống nhất Đảng về một mối. Sau phần nghi thức khai
mạc, cụ Cung Đình Quỳ – 92 tuổi –
phát biểu đầu tiên. Cụ đã hài tội các anh Đặng văn Sung, Nguyễn Tôn
Hoàn, Hà Thúc Ký, Nguyễn Ngọc Huy, Bùi Diễm, Đặng văn Đệ, Nguyễn văn
Canh v… v… đã không đoàn kết nhau để chiến thắng cộng sản. Cụ muốn kể từ
nay các đồng chí phải dốc hết tâm huyết đoàn kết một lòng để cùng nhau phất ngọn cờ Đại Việt giải phóng Việt Nam.
Sau bài nói hùng hồn của đồng chí cao niên nhất, các anh lớn đều bắt
tay xin lỗi nhau, rưng rưng thú tội và thề sẽ quyết tâm. Mỗi người luân
phiên phát biểu chừng ba phút. Tới lượt tôi, tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ lời
nói hùng hồn của đồng chí Cung Đình Quỳ, nhưng có một điểm tôi không
đồng ý. Mọi người hướng mắt nhìn về tôi để chờ xem tôi nói điều gì. Tôi
chậm rãi thưa: “Tôi không đồng ý với câu “từ nay chúng ta phất ngọn cờ Đại Việt để giải phóng Việt Nam. Nói
như thế, có nghĩa là Đại Việt vẫn mang tinh thần cục bộ. Tại sao chúng
ta không cùng các tổ chức khác để phất ngọn cờ Dân Tộc? Một mình Đại
Việt dù đoàn kết keo sơn đến mấy cũng không thể triệt hạ nổi cộng sản”.
Các nhân vật tham gia buổi họp năm 1988 còn sống là các anh Bùi Diễm,
Đào Nhật Tiến, Nguyễn văn Canh, Lê Tấn Trạng và Nguyễn văn Ánh chắc còn
nhớ điều tôi nói trong buổi họp.
Năm
1989, Đảng Đại Việt Thống Nhất ra đời, thấy cụ Nguyễn Tôn Hoàn và cụ Hà
Thúc Ký làm Đồng Chủ tịch thì tôi đề nghị Chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng –
cựu Tư lệnh Nhảy Dù – cùng ra khỏi Đảng vì hai vị lãnh đạo vẫn đặt nặng
chức chưởng. Tại sao không nhường nhau để một người là Chủ Tịch, một
người là Phó Chủ Tịch, mà phải là Đồng Chủ Tịch? Kể từ đó, tôi không
tham gia đảng phái nào khác.
Thưa anh Nguyễn Xuân Nghĩa,
Ngày
29 tháng 12 năm 1984 Mặt Trận vỡ làm đôi do phân hóa nội bộ, mà vấn đề
quan trọng nhất là tài chánh không minh bạch. Ông Phạm văn Liễu và ông
Phạm Ngọc Lũy đòi Hoàng Cơ Định phải báo cáo sự chi tiêu một cách rõ
ràng. Sự đòi hỏi đó là hợp lý, nhưng ông Minh bênh vực em, còn cách chức
ông Liễu mà anh không ngăn cản, tức là anh đồng lõa với việc ông Minh
làm kháng chiến để ông em – Hoàng Cơ Định – nắm túi tiền. Ở trường hợp
đó, tôi sẽ ra khỏi tổ chức vì ông Minh lem nhem, không xứng đáng làm
lãnh tụ. Anh vẫn bám trụ, tức là anh có ý đồ hùa theo phần tử xấu trong
tổ chức để sau này dễ bề khuynh đảo.
Khi
cao trào kháng chiến lên tột đỉnh, ông Phạm văn Liễu nổi đình nổi đám
hơn cả ông Hoàng Cơ Minh, nhờ vào tài hùng biện kích động quần chúng.
Tôi được người anh thúc bá là Đặng văn Đệ giới thiệu với ông Liễu. Trước
sự hào hứng của ông Liễu, tôi nói với ông ta rằng “anh là người hữu
dũng vô mưu, thùng rỗng kêu to thôi”. Ông anh tôi và ông Liễu, cả hai
người rất giận. Tôi giải thích: “Anh
đang đi bán món hàng mà nhà sản xuất chưa chế tạo, trước sau gì cũng
bể. Rút cục, anh nào giữ tiền, anh đó có quyền lực và anh với hai bàn
tay trắng sẽ chẳng còn ai theo.”
Tôi
không phải tiên tri. Nhưng trong thời đại kim tiền, phe nào nắm tài
chánh, phe đó có thế lực. Trong cuộc họp vào ngày 29 tháng 12 năm 1984
diễn ra tại San José của phe ông Hoàng Cơ Minh ít đoàn viên tham dự hơn
phe hai ông Đại tá Phạm văn Liễu và Trần Minh Công tổ chức tai Orange
County, nhưng rút cục Mặt Trận đẻ ra Đảng Việt Tân nhờ có tiền trả lương cán bộ.
Phe ông Liễu dần dần lùi vào bóng tối. Không ai dám phủ nhận lòng nhiệt
thành của các ông Phạm văn Liễu, Trần Minh Công, Phạm Ngọc Lũy, nhưng
đồng thời các ông cũng đáng bị khiển trách vì đã kém luận lý để bị Phó
Đề đốc Hoàng Cơ Minh dẫn dắt vào cuộc phiêu lưu đầy tai tiếng. Tôi không
theo ông Hoàng Cơ Minh vì tôi ý thức quy luật đấu tranh cách mạng: Không bao giờ phát động quần chúng trước khi có nội lực.
Là
quân sư, anh không can ngăn ông Hoàng Cơ Minh để râu, mặc bà ba đen,
quấn khăn rằn giống hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh – một tội đồ dân tộc –
tôi nghĩ, anh có thâm ý. Trên tờ Kháng Chiến, anh phổ biến tên ông Hoàng Cơ Minh bằng ba chữ tắt “HCM”, tôi nghĩ, anh không vì sơ ý.
Viết
bài “JE SUIS CHARLIE” hồi đầu tháng Giêng năm 2015, tôi nói rằng tôi
coi Mặt Trận là nghi phạm trong cái chết của nhà báo Đạm Phong và vợ
chồng Lê Triết, vì không có tang chứng. Nhưng về cái chết của ông Hoàng Cơ Minh, tôi khẳng định các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh, Nguyễn Kim Huờn là thủ phạm.
Phó Đề đốc tuyên bố Mặt Trận có 10 ngàn quân và 36 tổ chức ở nội địa
tham gia kháng chiến là tuyên bố láo, mà chắc chắn ban lãnh đạo Mặt Trận
biết rõ hơn ai hết. Vậy ông Minh lên đường về nước để tìm cái chết vì
lãnh tụ bị bẽ mặt do sự lừa dối và vì sợ phe ông Liễu tố giác về cái
chết của ký giả Đạm Phong liên lụy đến những việc làm khuất tất của
mình. Ông Minh thà chết như tên thảo khấu trong rừng Thái Lan hơn là bị chung thân bóc lịch trong tù. Ông
Minh không phải là anh hùng như người ta tưởng, như Việt Tân tuyên
dương. Ông Mình hèn vì không dám đối diện với công lý và bất nhân vì dẫn
những người yêu nước chết theo mình một cách vô lối.
Lịch sử không thể tha thứ cái tội của ông Minh và mưu đồ của anh đẩy ông Minh vào chỗ chết.
Nếu tôi là quân sư, tôi sẽ khuyên ông Minh đứng ra giải thích với đồng bào như sau: “Trước
đây, Mặt Trận dùng đất Thái Lan làm bàn đạp để xâm nhập Việt Nam nhằm
đưa cán bộ về xây dựng hạ tầng cơ sở nội địa, chờ cơ hội đứng lên lật đổ
bạo quyền Việt Cộng. Nhưng tình thế đã đổi khác, Thái Lan hiệp thương
với Việt Cộng, nên dự án xâm nhập bất thành. Chúng tôi chuyển đấu tranh
cách mạng bạo lực sang đấu tranh chính trị. Số tiền do đồng bào đóng góp
bấy lâu nay Mặt Trận sẽ dùng để xây dựng cộng đồng, đào tạo thế hệ trẻ
cho chiến lược dài lâu, nếu thế hệ chúng tôi chưa đạt được”.
Tôi tin anh Nghĩa thừa sức nghĩ ra điều như tôi trình bày ở trên, nhưng
anh không ngăn cản ông Minh, vì anh muốn ông Minh … phải bị hy sinh.
Hoàng Cơ Định không cản anh mình, vì biết chắc số tiền cả chục triệu
đô-la do Mặt Trận quyên góp được sẽ về tay mình. Mỗi người có một mưu
tính riêng. Còn hai anh chàng Trần Xuân Ninh, Nguyễn Kim Huờn chỉ là
hạng theo đuôi, bảo sao nghe vậy.
Trong bài “Ba Cuộc Phỏng Vấn Và Hai Năm Phóng Vấn”,
anh Nghĩa tiết lộ anh biết ông Minh chết ba năm sau ngày gặp gỡ lần
đầu. Ông Minh chết, anh Nghĩa cùng một lúc đảm nhiệm chức vụ Tuyên vận
và Kế hoạch, tức anh Nghĩa là đầu não (Mastermind) quyết định mọi
chuyện, đúng không? Cái việc Chủ tịch Hoàng Cơ Minh viết thư từ chiến
khu quốc nội gửi thư ra thăm đồng bào hải ngoại vào dịp Tết Nguyên Đán, chúc các cháu nhi đồng trong dịp Tết Trung Thu và những phóng sự các trận đánh
của “Kháng chiến quân” hạ sát Công An Việt Cộng đăng trên tờ Kháng
Chiến đều do anh ngụy tạo; chứ ai vào đấy? Ai dám qua mặt ông Tổng Tuyên
Vận? Chắc chắn anh biết những tin vịt đó sẽ một ngày bị bại lộ, uy tín
anh sẽ cháy ra tro, tại sao anh vẫn làm? Bởi vì anh có chủ đích?
Trong
đời người, “CHỮ TÍN” là quan trọng nhất. Làm tiền bất chính sẽ bị quần
chúng khinh khi, phỉ nhổ. Tại sao anh dám hy sinh danh dự của mình? Phải
chăng anh âm mưu chuyện gì ghê gớm hơn?
Anh
là kinh tế gia thượng thặng, vì được các đài VOA, RFA, RFI thường xuyên
phỏng vấn. Mỗi lần anh đoán thị trường lên xuống đều trúng phóc, thì
với số tiền kếch sù của Mặt Trận, anh chỉ ngồi nhà “chơi” chứng khoán,
cũng đủ đem về cho Mặt Trận hàng chục triệu đô-la một cách danh chính
ngôn thuận. Anh đâu cần dùng CỜ VÀNG dán trên những cái lon xin tiền
đồng bào yểm trợ kháng chiến đặt lây lất nơi chợ búa, nhà hàng ăn? Hình
thức đem CỜ VÀNG đi ăn xin chẳng khác gì những Mẹ Mìn đi bắt trẻ con,
rồi đánh đập cho què tay què chân để đưa tới đám đông lạy ông đi qua lạy
bà đi lại. Anh chà đạp biểu tượng thiêng liêng của người Chống Cộng mà
không ai dám hé môi. Anh cao cường thiệt!
Theo
“kháng chiến quân” Phạm văn Thành nhận định, sau cái chết của ông Minh,
cán bộ mất niềm tin, Mặt Trận có nguy cơ tan rã, nhưng nhờ Nguyễn Xuân
Nghĩa bay sang Âu Châu gây dựng lại, nên Đảng Việt Tân mới tồn tại tới
ngày hôm nay. Tôi đánh giá nhận định của anh Phạm văn Thành là đúng, bởi
vì ngoài anh Nghĩa ra, những thứ như Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh,
Nguyễn Kim Huờn chẳng có khả năng gì để xây dựng đảng Việt Tân.
Tôi
chưa hề đọc thấy Hoàng Cơ Định viết một bài tham luận chính trị nào cho
ra hồn. Anh ta chỉ biết thấy ai viết bài bênh vực Việt Tân thì vội nhảy
ra khen và tâm đắc. Hai chữ “Tâm đắc” được ông Định xài hoài, nghe mà
phát chán. Hoàng Cơ Định đáng khinh vì khi luật sư công tố ở Tòa đưa tấm
hình Hoàng Cơ Minh nằm chết, hỏi có biết người này là ai không, thì
Hoàng Cơ Định lắc đầu nói không! Nói “không” là vì lúc đó Mặt Trận vẫn
cương quyết xác nhận Hoàng Cơ Minh còn sống! Thật tội nghiệp ông Hoàng
Cơ Minh, đến thằng em mình cũng không dám nhìn nhận mình!
Trần Xuân Ninh mang danh bác sĩ, nhưng tối dạ, cứ ở lỳ trong đảng Việt Tân cho đến khi bị khai trừ (tức là bị đuổi) thì mới thốt lên Việt Tân đi chệch hướng. Hướng nào? Sao không nói?
Còn
Nguyễn Kim Huờn thì chỉ biết “Xì, Già, Đầm, Bồi …” trong cỗ bài cào
theo như bạn cùng đơn vị Đào Vũ Anh Hùng từng tiết lộ. Chiều mồng 5
tháng 7 năm 2013, tại nhà một anh em Không Quân, Nguyễn Kim Huờn đến
chào tôi. Tôi bảo: “Anh còn nợ Phạm Đăng Cường và tôi một lời xin lỗi”.
Huờn vội vã nói: “Tôi ra khỏi Việt Tân rồi mà, anh Âu!”. Tôi bỉu môi.
Huờn nắm lấy tay tôi, quả quyết nói: “Anh hãy nhìn vào mắt tôi đây này!
Tôi nói thật mà, anh Âu!”. Tôi gỡ tay Huờn ra và nói: “Tôi mắc mớ gì
phải nhìn vào mắt anh để biết sự thật? Anh hãy tổ chức cuộc họp báo để
thông báo với quần chúng kia kìa! Giống như anh đã họp báo khai trừ Trần
Xuân Ninh dạo trước ấy! Cái ngày anh khai trừ Trần Xuân Ninh, tôi đã
biết sẽ chẳng bao lâu anh cũng bị Việt Tân cho nghỉ việc, vì vai trò bù
nhìn của anh đã cáo chung, vì anh chẳng có khả năng để họ dùng”. Từ ngày
gặp gỡ đó cho đến nay, tôi chẳng biết Nguyễn Kim Huờn trốn ở đâu mà
không ra mặt trong khi mọi người xôn xao về vụ “Terror in Little
Saigon”. Một sĩ quan VNCH đi làm kháng chiến, mà lẩn tránh như thế, tôi
cho là rất tồi.
Thành
phần lãnh đạo vừa không có khả năng, vừa tồi cho nên anh Nghĩa thao
túng thế nào cũng được, là phải! Hai nhân vật Phạm văn Liễu, Phạm Ngọc
Lũy được coi là “lão thành” bị anh đá văng ra khỏi tổ chức mà chỉ biết
cười đau khóc hận bằng hai tập hồi ký dày cộm thì ai nấy đều nhìn nhận
anh nguy hiểm thật! Giống như năm nào Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo đã nói về
anh ở Paris.
Thưa anh Nguyễn Xuân Nghĩa,
Tôi
làm mất lòng nhiều người lắm, vì quen thói nói thẳng thừng. Sau khi tôi
đọc bản thảo bài phóng sự do ký giả Hoàng Xuyên theo chân Phó Đề đốc
Hoàng Cơ Minh về “khu chiến”, tôi khuyên ông Nguyễn Thanh Hoàng – Chủ
nhiệm tờ Văn Nghệ Tiền Phong – không nên đăng, bởi vì tôi biết đó không
phải là sự thật. Ông Hoàng giận tôi lắm, đáp lớn gần như mắng tôi: “Các
anh Đại Việt có cái tật chê bai người khác, hèn gì không đoàn kết được
với ai!” Tôi không phản ứng lại, chỉ nhún vai đáp: “Wait and See”! Đau
thay, sự đoàn kết của ông Chủ nhiệm VNTP với ông Hoàng Cơ Minh mang lại
kết quả vác chiếu ra tòa vì bị anh kiện cái tội phỉ báng. Ông Hoàng về
sau thân tôi lắm! Mỗi lần xuống Houston, ông đều mời tôi đi ăn để phân
bua: “Giá như ngày đó tôi nghe lời anh!”.
Tôi
làm mất lòng Đại tá Cảnh sát Phạm văn Liễu, Thượng Nghị sĩ Nguyễn văn
Chức, Đại tá KQ. Vũ Thượng Văn, Trung tá KQ. Đàm Thượng Vũ, Trung tá KQ.
Phạm Hữu Thế … vì tôi nói sự thật về Mặt Trận cho họ nghe. Khi Mặt Trận
mới tan vỡ, luật sư Nguyễn văn Chức viết bài bào chữa, ví sự tan vỡ của
Mặt Trận giống như “cơn sốt vỡ da” của đứa trẻ trước khi bước sang giai
đoạn trưởng thành. Tôi trêu ông: “Luật sư hay thiệt! Các ông luật sư đều có biệt tài biện bác để biến một kẻ có tội thành vô tội, hoặc ngược lại!”.
Luật sư Chức giận tôi lắm, có lẽ ông nghĩ ông là Thượng Nghị sĩ thì
trình độ nhận thức chính trị phải hơn anh chàng phi công lái máy bay.
Ông cho rằng ông ủng hộ Mặt Trận là đúng! Về sau, chuyện kháng chiến
càng ngày càng vỡ to ra, Thượng Nghĩ sĩ Chức viết nhiều bài miệt thị Mặt
Trận hết sức nặng nề. Giống như Chủ nhiệm Nguyễn Thanh Hoàng, luật sư
Chức không còn giận tôi nữa, mà lui tới nhà tôi uống trà và hút thuốc lá
rất thường xuyên. Ông biết ông hớ vì cả tin.
Một
hôm tôi hỏi luật sư Chức: “Anh có biết tại sao Nguyễn Xuân Nghĩa là
“Mastermind” trong Mặt Trận, cha đẻ ra Việt Tân mà lại giao cho Nguyễn
Kim Huờn làm Chủ tịch, rồi bỏ Việt Tân để nhảy sang lãnh vực truyền
thông?” Ông Chức đáp bằng tiếng Pháp: “Sa mission est accomplie” (Sứ mạng của anh ta hoàn tất). Câu trả lời của luật sư Chức khiến tôi nghĩ ngợi nhiều lắm.
Tốt nghiệp ở Pháp về, anh làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn văn Hảo đặc trách kinh tế. Khi Miền Nam rơi vào tay cộng sản, ông Hảo chẳng những không tìm cách ra nước ngoài, nhất định ở lại và cố giữ cho bằng được 16 tấn vàng để tâng công với cộng sản. Có phải anh Nghĩa được người phía bên kia móc nối để dụ Nguyễn văn Hảo ở lại?
Sở dĩ tôi hỏi anh câu này là vì hai anh em ông Trung tướng Lâm văn
Phát, Trung tá Lâm văn Phiếu ở lại vì có bà chị làm lớn ở phía bên kia
dụ ở lại, sẽ được đảng trọng dụng trong chế độ mới. Rất nhiều trường hợp
tương tự với hai ông Phát, Phiếu được móc nối lắm. Hai anh em ông Phát,
ông Phiếu vẫn bị đi tù vì tin vào lời dụ dỗ của bà chị.
Có
người hỏi anh có phải là Nguyễn Xuân Nghĩa, tác giả bài viết mạt sát
chế độ VNCH một cách thậm tệ đăng trên báo cộng sản. Anh đáp: “Ở VN có nhiều người mang tên Nguyễn Xuân Nghĩa, nhưng ông nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa ấy không phải là em”. Tôi thắc mắc tại sao sau khi anh rời khỏi VN thì không thấy ông nhà báo Việt Cộng nào ký tên Nguyễn Xuân Nghĩa nữa. Tôi chỉ biết có ông Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng, nhỏ tuổi hơn anh, đang là nhà đấu tranh dân chủ trong nước.
Là kinh tế gia, có phải anh Nghĩa là “Mastermind” giúp cộng sản Hà Nội
mở ra các chiến dịch đánh tư sản mại bản, đổi tiền, tổ chức ra đi bán
chính thức để vét tiền của dân Miền Nam? Nhờ đó anh không phải bị đi tù
giống như bao quân cán chính trong chế độ VNCH. Anh Nghĩa lên máy bay rời khỏi Việt Nam bằng đường chính thức; chứ không vượt biển, vượt biên gian khổ, hiểm nguy như bao nhiêu người khác, có lẽ anh phải nhận điều kiện gì đó với Việt Cộng? Nếu ra hải ngoại, anh không làm theo yêu cầu của VC, thì VC sẽ tố giác anh
là tác giả của những chiến dịch đánh tư sản mại bản, đổi tiền, tổ chức
ra đi bán chính thức … chắc chắn anh khó sống với đồng bào nạn nhân của
anh.
Ở lại với cộng sản 5 năm, có lẽ anh Nghĩa được cộng sản đào tạo thuần thục
về phương thức đấu tranh khuynh đảo, nên tuy nhỏ tuổi mà anh làm cho
Mặt Trận trở thành một đảng Lừa Đảo một cách ngon lành, không ai dám
đụng đến, kể cả những đoàn thể đấu tranh quang phục quê hương.
Nhà
báo A. C. Thompson tiết lộ anh có cuộc họp của Mặt Trận bàn tính thanh
toán nhà báo Đỗ Ngọc Yến, chủ nhân báo Người Việt. Anh phủ nhận cái tin
đó và mạt sát anh Thompson thậm tệ. Anh Thompson trả lời nhà báo Hà
Giang rằng anh có nói. Nếu anh Nghĩa muốn đối chất thì Thompson sẵn có
ba nhân chứng. Từ đó đến nay anh không kiện Thompson tội vu khống như
anh đã kiện các ông Nguyễn Thanh Hoàng, Cao Thế Dung và Vũ Ngự Chiêu dù
có nhiều người viết thúc đẩy anh kiện.
Qua sự kiện này, tôi hiểu bọn trong Mặt Trận hiếu sát, không có mưu lược; còn anh tha mạng Đỗ Ngọc Yến vì anh sẽ dùng Đỗ Ngọc Yến cho ý đồ tương lai.
Do đó, tôi hiểu vì sao anh không thèm làm Chủ tịch Đảng Việt Tân, vì nó
không quan trọng bằng nắm ngành truyền thông. Anh ngầm cho Đỗ Ngọc Yến
biết nhờ sự can thiệp của anh trong Mặt Trận để Đỗ Ngọc Yến phải mang ơn anh, thì anh bảo gì Đỗ Ngọc Yến cũng phải làm để đền ơn anh.
Có thể anh dàn xếp cuộc họp kín giữa Đỗ Ngọc Yến và Nguyễn Tấn Dũng mà
sau này bại lộ thì Nhật báo Người Việt bị lên án tư thông với Việt Cộng?
Tôi
viết bài “JE SUIS CHARLIE” từ đầu năm 2015, yêu cầu anh trả lời câu hỏi
của tôi “ai là người giả danh Chủ tịch Hoàng Cơ Minh viết thư từ quốc
nội gửi ra thăm đồng bào, khi Hoàng Cơ Minh đã chết từ năm 1987”, anh
không thèm trả lời. Nhưng khi nhà báo A. C. Thompson đòi phỏng vấn thì
anh sẵn sàng. Anh khen Hoàng Cơ Minh tương kế tựu kế biến việc tìm kiếm
binh sĩ Mỹ mất tích thành Kháng Chiến mà không thèm hỏi ý người Mỹ.
Trong khi Mỹ đòi phỏng vấn thì anh nhận lời ngay, điều đó chứng tỏ anh
trọng Mỹ khinh Việt, càng cho tôi thấy anh mâu thuẫn và không thành thật
trong quyết định tham gia Mặt Trận. Anh tự tin anh thừa bản lĩnh để qua
mặt nhà báo Mỹ. Không ngờ anh bị lộ chân tướng là người nói dối, vì anh không dám kiện PBS và ký A. C. Thompson.
Thực
ra sự dối trá lừa đảo của anh đã xảy ra rõ ràng nhất khi anh giả Chủ
tịch Hoàng Cơ Minh đã chết viết thư thăm đồng bào quốc ngoại. Người dân
thường lo làm ăn không hay biết đã đành, nhưng giới truyền thông phải
biết, vì tấm hình tử thi của HCM đã được báo chí Thái Lan đăng tải từ
tháng 11 năm 1987. Có một điều rất lạ là chẳng hiểu sao giới truyền
thông VN im lặng và ông Vũ Quang Ninh, một “Guru” truyền thông và những
ký giả tên tuổi khác
lại rất thân với anh, một người đi lừa. Mà anh đâu chỉ lừa thiên hạ
bằng những cao đơn hoàn tán như các anh Sơn Đông mãi võ bán dạo ở đầu
đường xó chợ? Anh lừa bằng tin tức láo.
Anh làm nhục lá CỜ VÀNG dán trên những chiếc lon xin tiền yểm trợ Kháng
Chiến để lây lất nơi chợ búa, nhà hàng ăn. Các nhà truyền thông mù hết
hay sao vậy?
Tôi đăng bài “VÀNG RƠI KHÔNG TIẾC” năm 1988, tức là vào thời điểm Hoàng Cơ Minh đã chết, Nguyễn
Kim Huờn ra lệnh đàn em đe dọa tính mạng nhân viên tòa soạn Lý Tưởng,
mà anh không ngăn, tức là anh chủ trương đàn áp tiếng nói của Quân chủng
VNCH. Thế mà những chiến sĩ Không Gian từng chinh Nam phạt Bắc đều im
thin thít. Anh Nghĩa lợi hại quá, đi chứ!
Tôi
tin anh Nghĩa không phải là cộng sản, vì anh là tay chơi điệu nghệ:
rành uống rượu ngon, mặc áo quần đẹp và thích thưởng thức giọng “ténor”
từ những tiếng hát “vượt thời gian” réo rắc bên tai mình. Nhưng căn cứ
những gì anh đã hành động từ khi anh gia nhập Mặt Trận, anh đẻ ra Việt Tân làm tan biến NIỀM TIN vào chính nghĩa phục quốc
như cụ Huỳnh văn Lang lên án thì tôi không biết anh đang ở phía nào.
Giống như tôi không thể nói Trí Quang là cộng sản vì tôi không có tài
liệu chứng minh, nhưng sau khi lật đổ xong chính quyền Tổng thống Ngô
Đình Diệm, Trí Quang tiếp tục gây rối những chính quyền kế tiếp, Trí
Quang kêu gọi đồng bào Phật tử mang bàn thờ Phật ra đường để ngăn cuộc
hành quân của VNCH truy kích giặc Cộng, tôi hỏi anh Trần Quang Thuận –
cánh tay mặt của Trí Quang – rằng Trí Quang thuộc phe quốc gia hay phe
cộng sản, thì Trần Quang Thuận nín thinh.
Việt Tân đưa ra luận điệu: “Ai mà chống Việt Tân là làm lợi cho cộng sản” hòng bịt miệng người không đồng ý những hành vi lừa đảo, khủng bố của Việt Tân.
Lẽ ra Việt Tân phải giản tán khi thua vụ kiện các ông Nguyễn Thanh
Hoàng, Cao Thế Dung, Vũ Ngự Chiêu vì tòa phán quyết các bị can vô tội,
nghĩa là sách họ viết ra là đúng sự thật.
Cuốn
phim “Terror In Little Saigon” ra đời, Việt Tân phản ứng như đứa con
nít bù lu bù loa. Điều đó chứng tỏ trong cái đảng Việt Tân chẳng có ma
nào có trí tuệ, có bản lĩnh chính trị. Trình độ ấu trĩ như vậy thì có
thể làm tay sai; chứ không thể ngồi đối diện bọn cáo già cộng sản để
thương thuyết hay hòa đàm. Sức mạnh của đảng chính trị là dựa vào quần
chúng. Nay Việt Tân bị quần chúng khinh dễ thì lấy đâu ra sức mạnh để
thương thuyết? Còn những kẻ cầm cờ chạy hiệu bên ngoài ra mặt bênh vực Việt Tân thì càng tệ hơn, bởi những lý lẽ đưa ra để bào chữa đều ngớ ngẩn giống như ông nhà văn mắc bệnh tâm thần Trần Như Huỳnh.
Cuốn
phim “Terror In Little Saigon” ra đời là cuộc trắc nghiệm của Mỹ để
đánh giá trình độ của một đảng chính trị có đông bạc và đông đoàn viên
đã trưởng thành chưa. Đồng thời đánh giá những nhà truyền thông VN “lề
phải ở hải ngoại” có làm tròn chức năng “fair, balance, accuracy” như
đạo đức nghề nghiệp đề ra không? (truyền thông “lề phải ở hải ngoại” là
truyền thông im tiếng trước cái chết của nhà báo Đạm Phong, Lê Triết và
bốc ông Nguyễn Xuân Nghĩa lên mây xanh đấy!).
Tôi
biết anh Nghĩa là người có nhiều thủ đoạn, cao tay ấn, lại được các nhà
báo “lề phải ở hải ngoại” bảo kê, mà tôi dám cả gan rà soát hoạt động
của anh, thì tôi dễ bị thanh toán bằng cách này hay cách khác. Nhưng
thây kệ! Từng xông pha nơi chiến địa như Snoul, Krek, Konpong Thom,
Konpong Chàm, Bình Long An Lộc, Bastogne … mà không chết, tức là Trời
cho sống để nói lên lời công đạo, dù có chết thì cũng là làm tròn nghĩa
vụ Người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Còn bị Việt Tân sai bọn đầu đường xó
chợ mạ lỵ thì chỉ kiêu hãnh mỉm cười, vì thân còn chẳng tiếc, tiếc chi
danh?
Tôi
không có “conflict of interest” với Việt Tân, với giới “truyền thông lề
phải ở hải ngoại” vì tôi không đảng, không sinh nhai bằng ngòi bút. Trong bài viết “Ba Cuộc Phỏng Vấn Và Hai Năm Phỏng Vấn”, anh Nghĩa dùng câu danh ngôn của nhà văn Louis Scutenaire: “Trong một xứ của người câm thì người mù mắc bệnh điếc”
, để khuyên mọi người đừng câm, mù, điếc. Tôi bèn mạo muội làm người
“Whisleblower” để độc giả thử xét xem anh Nguyễn Xuân Nghĩa là AI. Anh đứng về phía nào mà biến hải ngoại thành những người mất NIỀM TIN như cụ Huỳnh văn Lang nhận xét.
Bằng Phong Đặng văn Âu
__._,_.___
No comments:
Post a Comment