TIN VIỆT NAM
THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH NHẬN GIẢI THƯỞNG TRẦN VĂN BÁ
Cộng Hòa Thời Báo xin chúc mừng Thượng Tọa Thích Thiện Minh vừa
nhận Giải Thưởng Trần Văn Bá và giới thiệu sơ lược đến bạn
đọc tiểu sử của Thượng Tọa và lời phát biểuThượng Tọa từ
Việt Nam.
Thượng tọa Thích Thiện Minh, thế danh Huỳnh Văn Ba, lãnh hai án chung
thân vào năm 1979 và 1986 vì lý do tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất vận động cho tự do tôn giáo đòi hỏi phục hồi quyền sinh
hoạt pháp lý cho Giáo hội ngay từ sau năm 1975.
Năm 1976, ngôi chùa Vĩnh Bình do Thượng tọa làm trú trì ở Bạc Liêu bị cầm quyền cộng sản chiếm dụng làm nhà kho cho xã đội, sau đó ủi sập chùa để xây chợ và công viên. Thượng tọa quyết liệt phản đối bằng nhiều văn thư gửi ra Trung ương ở Hà Nội. Thượng tọa bị bắt vào năm 1979, từ đó đến nay 26 năm ròng, Thượng tọa bị cấm cố tại Trại Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Ðồng Nai.
Vào năm 1995, Thượng tọa cùng với 200 tù nhân chính trị đấu tranh đòi hỏi nhân quyền và bỏ điều 4 trên Hiến pháp.
Sang năm 1996, Thượng tọa lại cùng với 200 tù nhân chính trị đấu tranh yêu sách Nhà nước cải thiện chế độ nhà tù cho tù nhân chính trị. Vì vậy Thượng tọa Thiện Minh bị đưa vào trại K1 nằm sâu trong rừng, biệt giam, xiềng tay xích chân suốt 3 năm ròng.
Ngày 2 tháng 12 năm 1997, Ủy ban Nhân quyền LHQ tuyên dương Thượng tọa Thích Thiện Minh là người tù bị bắt bớ trái phép. Sang tháng 10 năm 1998, Giáo sư Abdelfattah Amor, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo trên thế giới đi Việt Nam điều tra đã đến trại Xuân Lộc thăm Thượng tọa.
Nhờ áp lực quốc tế qua chính giới Âu Mỹ và các tổ chức nhân quyền quốc tế, năm ngoái Thượng tọa được giảm án chung thân xuống 20 năm tù. Theo nguyên tắc, Thượng tọa sẽ mãn án vào năm 2006. Nhưng trong kỳ ân xá nhân dịp Tết Ất Dậu, 2005, Thượng tọa có tên trong danh sách sáu tù nhân vì lương thức được trả tự do trước thời hạn.
Hôm nay tại Paris Pháp Quốc đã trao Giải Thưởng Trần Văn Bá cho Thượng Tọa.
Hàng ngàn công nhân công ty Triumph đình công tại Việt Nam
05.01.2016
Hàng ngàn công nhân của hãng sản xuất đồ lót quốc tế Triumph Việt Nam
hôm thứ Hai đã tập trung tại TP. Hồ Chí Minh để phản đối quyết định cắt
giảm lương.
Các công nhân địa phương cho biết, Triumph Việt Nam đã công bố tăng 5%
tiền lương, tương đương 400.000 đồng (khoảng 17.8 đôla Mỹ), theo các quy
định có liên quan của Việt Nam.
Tuy nhiên, công ty này đã công bố cắt giảm mức lương mới. Theo đó, công
ty sẽ giảm 2.5% trong tổng số 5% mức lương tăng hàng năm.
Sau nhiều lần đàm phán, đại diện công ty hứa sẽ thông tin chính thức về
mức lương vào chiều 31/12/2015 nhưng đến ngày hôm đó công ty vẫn không
có thông báo.
Để phản đối quyết định cắt giảm lương, nhiều công nhân đã đình công từ
ngày 31 tháng 12 năm 2015. Đến sáng thứ Hai, hàng ngàn công nhân đã tập
trung tại trụ sở chính của công ty tại tỉnh Bình Dương, và sau đó là chi
nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Các công nhân đã tự giải tán trong cùng ngày, sau khi đại diện công ty
thông báo rằng việc tăng 5% lương sẽ không có sự thay đổi.
Triumph là công ty sản xuất đồ lót quốc tế được thành lập vào năm 1886 tại Đức và trụ sở chính được đặt tại Thụy Sĩ từ năm 1977.
Theo Xinhua, Tiền Phong
http://www.voatiengviet.com/content/hang-nghin-cong-nhan-cong-ty-triumph-dinh-cong-
|
Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện
Cập nhật : 09:50 | 08/01/2016
Thay
vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay
tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.
Hàng chục tấn rác thải y
tế độc hại lẽ ra phải bị tiêu hủy theo đúng quy trình nghiêm ngặt tại
những cơ sở được cấp phép lại đang được “âm thầm” sơ chế tại một trong
những cơ sở khám - chữa bệnh lớn và uy tín nhất Việt Nam: Bệnh viện Bạch
Mai (Hà Nội). Để rồi, những phế phẩm vô cùng nguy hại này được tái chế
thành những sản phẩm nhựa tại những cơ sở sản xuất thủ công ngay ngoại
thành Hà Nội, và rất có thể chúng trở thành những chiếc thìa nhựa, cốc
nhựa mà người dân vẫn sử dụng hằng ngày.
Việc tuồn bán, gian dối,
tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm
đau đầu nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này từng diễn ra ở VN và
không ít lần đã bị dư luận cực lực lên án, chứ không phải đây là lần đầu
nhóm PV chúng tôi “bắt tận tay day tận trán” được. Tuy nhiên, sự coi
thường luật pháp, coi thường tính mạng con người, làm liều với các mầm
độc (mà cả thế giới bắt buộc phải tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt)
đến mức này thì… đúng là quá sức tưởng tượng.
Rác thải y tế tại bệnh viện |
Giữa lòng Hà Nội, trong
một bệnh viện hàng đầu quốc gia, họ mua cả máy móc về, thuê nhân công,
có “người trong cuộc” đứng ra quản lý, tổ chức cắt rửa dây và ống truyền
dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh
phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp. Sơ chế xong, họ bỏ vào bao
tải, và xe tải của doanh nghiệp ở làng tái chế nhựa ra vào công khai
“cẩu” hàng đi. Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể
trên tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái
chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen
thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.
Tận mục “công xưởng tái chế rác thải độc hại”
Sau thời gian dài chúng
tôi tiến hành theo dõi, sự thật khó tin đã lộ ra. Phía sau lưng nhà xác,
nhà tang lễ của Bệnh viện Bạch Mai, có một khu vực xử lý rác thải rất
rộng rãi. Ở đó có các căn nhà nhỏ, có cả khu xử lý nước thải máy móc
chạy ầm ầm. Đêm về, đứng bên ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy cả khu vực
tối om, chuột cống chạy qua chạy lại, chúng lục lọi các mẫu bệnh phẩm
được đặt ơ hờ trong các túi nylon đính thương hiệu “Bệnh viện Bạch Mai”.
Chuột to tày bắp chân rúc rích lạch xạch tha lôi rác y tế, bông băng
sũng máu, chai lọ hóa chất thừa... Nơi đây đang ẩn chứa một “bí mật đau
lòng” về rác thải độc hại.
Đi qua sườn của nhà tang
lễ, chúng tôi thấy một khu cổng sắt gỉ, khóa và xích cũng rỉ nát bẩn
thỉu. Trên tầm cao độ 2 - 3m, có một tấm biển cũ, to đùng và… sai chính
tả: “Khu thu gom lưu trữ xử lý chất thải tập trung. Khu xử lý nước thải.
Không nhiệm vụ miễn vào”.
Bốn xe tải chở rác thải y tế độc hại “hiên ngang” ra khỏi BV Bạch Mai để tới các cơ sở tái chế |
Đi sâu vào qua cổg khu lưu
trữ và xử lý chất thải của BV Bạch Mai thì gặp những cái thùng màu vàng
(rác thải độc hại) và màu đen (có biển cảnh báo khẩn cấp: “Chất thải y
tế nguy hại, gây độc tế bào phóng xạ”). Chỗ nguy hại bậc nhất là căn
phòng khá kiên cố, ở đó treo biển: “NHÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI”. Bên
cạnh là khu vực có lẽ được tận dụng để tái chế, sơ chế, lôi ống dịch,
xilanh vấy máu ra cọ rửa nghiền nát, đem bán tống bán tháo, nó vẫn được
trưng tấm biển cũ: “NHÀ GIAO CA”. Ở đó có cả máy nghiền xilanh ra “miếng
nhựa” rồi bỏ bao tải đem bán. Họ đầu tư rất quy mô, máy chạy ào ào, màu
cũ bẩn, ghỉ sét.
Theo đúng quy định, thì
sau khi nhân viên được Bệnh viện thuê thu gom rác thải y tế, loại độc
hại và loại không độc hại trong những cái túi và những cái thùng chứa
rác có bánh lăn khác nhau, họ sẽ tập kết vào nơi tập trung, xử lý hoặc
trung chuyển để đem đi tiêu hủy theo hợp đồng với các công ty có trách
nhiệm và có công nghệ đặc biệt. Nhưng, căn phòng đầy bông băng, dây
truyền dịch, kim tiêm và cái nào cũng có thuốc thang, hóa chất, đặc biệt
là các ống máu có khi to bằng cổ tay, có nhiều ống dây truyền loằng
ngoằng. Các kim tiêm nhọn hoắt cắm vào xi lanh đỏ máu thì dĩ nhiên ai
trông cũng hãi hùng. Nhiều ống truyền, dây truyền từ khoa Thận nhân tạo
(lọc máu, chạy thận) xuống, đỏ, tanh đến mức khủng khiếp.
Những nhân viên ở đây vẫn
bình thản mở nắp các thùng rác thải y tế độc hại màu vàng mà họ biết rất
rõ là cái gì. Họ bới tung nó lên, bông băng, kim tiêm vứt ra một cái
khay to bằng nửa cái giường cá nhân, họ chọn riêng ống truyền dịch, dây
truyền bằng nhựa ra. Họ cắt nhỏ các dây truyền ống truyền, rồi xả nước
rửa bỏ máu mủ. Cắt bỏ các nút và khớp nối nhựa ra. Cắt để phân loại
nhựa, nhựa trắng và nhựa màu, nhựa cứng và nhựa mềm, theo yêu cầu của
đối tác mua hàng thường xuyên bằng xe tải. Đến lượt xi lanh, họ nhổ bỏ
mũi tiêm sắt nhọn hoắt, cho tất cả vào máy nghiền, máy nổ đinh tai nhức
óc, xi lanh cứng quèo vỡ vụn thành hạt như đỗ xanh màu trắng ngà. Xi
lanh có cái đầu pít tông màu đen. Họ cứ nghiền tất rồi tìm cách lọc
riêng nhựa trắng và nhựa đen riêng ra. Nước thải mà họ xả ra thì chắc
chắn là… nhắm mắt cũng biết rất kinh hoàng.
Sự thật kinh hãi
Trong lần đầu chúng tôi
xâm nhập bí mật khu vực này, có một nam nhân viên đang xịt rửa xe rác
đuổi quầy quậy chúng tôi ra, dù chúng tôi vào vai học tập kinh nghiệm xử
lý rác và giới thiệu “đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn” (sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra kẽ hở nhỏ
xíu đó trong quản lý người “thực tập” ở đây có thể giúp các PV đột nhập
được). Giữa lúc đó, hai xe tải chở nhựa phế thải, nhựa sơ chế về Hưng
Yên tái chế.
Trong ngôi nhà “Lưu giữ
chất thải nguy hại” có 2 người đang mở nắp các xe rác màu vàng (rác thải
nguy hại) ra để chọn lựa, phân loại, rửa ráy, xay nghiền. Một phụ nữ,
nghe nói là cán bộ y tế về nghỉ chế độ đang cắt từng ống truyền dịch,
dây truyền ra thành từng khúc. Chị ngồi trên cái ghế con, ngồi xổm bệt ở
một khu vực được thiết kế như sân giếng để rửa ráy. Ở đó có một cái bồn
nhựa màu xanh, có rãnh thoát nước, có ca nhựa, dao, kéo. Bên cạnh bồn
rửa là các tấm biển cảnh báo ai nhìn cũng sợ “Hóa chất thải có chứa
thành phần nguy hại”, “Dược phẩm gây hại tế bào”, với xe chứa rác được
cảnh báo nhiễm khuẩn tế bào hoặc phóng xạ, với la liệt trong nhà ngoài
sân là xe chứa rác thải độc hại màu vàng.
Sau khi rời BV Bạch Mai, 4 xe tải tập trung về làng Khoai, thôn Minh Khai. |
Một nhân viên nam trẻ hơn
tên T cho biết là mình làm kiểu “hợp đồng” với khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn của BV Bạch Mai để tái chế kiếm thêm thu nhập (?). Đeo găng tay,
anh này vừa nhặt kim tiêm ném vào một sàn sắt, nhặt bông băng đầy xú uế
sau sử dụng ném vào cái túi ở bên cạnh hông, nhặt dây truyền ống truyền
nhựa ném cho chị trung niên tên là H kia cắt gọt. Chúng tôi hỏi sao phải
cắt, họ bảo cắt thì mới dốc được hết máu mủ ra khỏi dây. Và, phải cắt,
phá vỡ, nghiền nát thì mới kết thúc hình dáng rác hải y tế độc hại của
nó, tránh cơ quan chức năng “tóm cổ”…
--
Hân hoan chào đón và cảm ơn những đóng góp đứng đắn, hữu ích, và thiết thực của bạn. DĐKT dành cho tất cã mọi người để đóng góp những đề tài liên quan đến kinh tế cũng như tôn giáo, chính trị, y tế-sức khỏe, đời sống gia đình-xã hội,giáo dục,giao thông, tình yêu,v.v..NGOẠI TRỪ KHIÊU DÂM. Không được đã kích, bài bác, và mạ lỵ cá nhân, hội đoàn, và tôn giáo. Tôn trọng ý kiến của thành viên đễ diễn đàn tiến triễn tốt đẹp. Người đăng hay chuyển tin hoàn chịu trách nhiệm về nội dung tin tức.
Moderator: BDH9qt@gmail.com;
Cần lấy tên ra khỏi nhóm, email: usaelection+unsubscribe@googlegroups.com, và theo chĩ dẫn;
Đăng bài, email: usaelection@googlegroups.com;
Ghi tên gia nhập, email: usaelection+owners@googlegroups.com;
Đọc các email đã đăng, vào: https://groups.google.com/d/forum/usaelection;
Hân hoan chào đón và cảm ơn những đóng góp đứng đắn, hữu ích, và thiết thực của bạn. DĐKT dành cho tất cã mọi người để đóng góp những đề tài liên quan đến kinh tế cũng như tôn giáo, chính trị, y tế-sức khỏe, đời sống gia đình-xã hội,giáo dục,giao thông, tình yêu,v.v..NGOẠI TRỪ KHIÊU DÂM. Không được đã kích, bài bác, và mạ lỵ cá nhân, hội đoàn, và tôn giáo. Tôn trọng ý kiến của thành viên
Moderator: BDH9qt@gmail.com;
Cần lấy tên ra khỏi nhóm, email: usaelection+unsubscribe@googlegroups.com, và theo chĩ dẫn;
Đăng bài, email: usaelection@googlegroups.com;
Ghi tên gia nhập, email: usaelection+owners@googlegroups.com;
Đọc các email đã đăng, vào: https://groups.google.com/d/forum/usaelection;
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Fri 2016-01-08 1:42 AM
Newsletters
Một mặt trận hai kẻ thù
Giặc cộng bán nước, giặc tầu xâm lăng
Đề nghị đầu năm: Để (yên) cho 'Người' về Sơn La
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) -
Tôi sống nhiều về nội tâm nên rất thích những người tính tình
hướng nội. Ba nhân vật mà tôi đặc biệt có thiện cảm, trong
thời gian gần đây, là bà Lê Linh Lan, ông Nguyễn Hoằng, và ông Nguyễn Thanh Sơn.
Cả ba vị đại sứ này đều có sáng kiến "đột xuất" là đặt
tượng đài và điện thờ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh ngay trong
khuôn viên sứ quán.
Đại Sứ Ba Lan cùng phu nhân đang trong nghi lễ “nhập hồn vào tượng Bác.” Ảnh và chú thích: Đàn Chim Việt
Tượng ông Hồ Chí Minh trong không gian tâm linh của Đại Sứ Quán VN tại Nga. Ảnh và chú thích: BBC
Dâng hương trước bàn thờ Bác tại Đại sứ quán Việt Nam. Ảnh: Việt Hòa/Mexico
Qúi vị đại sứ Việt Nam tại Nga, Tây Ban Nha, và Ba Lan - rõ ràng - đều là những nhân vật thức thời. Chớ qua “bốn mươi năm không treo được cờ sao ra ngoài khuôn viên sứ quán” thì tìm đâu ra nơi để mà dựng tượng đài cho Bác. Chỗ nào thiên hạ cũng xua tay, lắc đầu quầy quậy.
Ngày 3 tháng 9 năm 2015 vừa qua, VOA buồn bã loan tin:
Việc
hội đồng thị trấn Newhaven, Sessex, Anh chấp nhận kế hoạch của Đại sứ
quán Việt Nam định dựng một bức tượng mới nhìn ra bến cảng đã gây tranh
cãi tại cả địa phương lẫn trên mạng trực tuyến.
Dân biểu địa phương Maria Caulfied đã kêu gọi từ bỏ kế hoạch dựng bức tượng Hồ Chí Minh, và gọi ông là “một nhà độc tài cộng sản quá cố đã gây ra hàng trăm ngàn cái chết...”
Mấy hôm sau (hôm 8 tháng 9 năm 2015) trang vietinfo.eu lại âu sầu loan một tin buồn khác, liên quan đến dự tính dựng tượng của Bác ở nước Cộng Hoà Séc: “Sau nhiều ý kiến và văn bản phản đối của các tổ chức và cá nhân, thành phố Chrastava đã bác bỏ ‘giấc mơ’ này của ông Đại sứ.”
Trong
thư phản đối của kỹ sư Nguyễn Tùng (PTS, 72 tuổi, công dân CH
Séc. Cựu cán bộ Viện Hàn Lâm Khoa Học Tiệp Khắc) trên trang Đàn Chim Việt, có đoạn:
“Việc
bia kỷ niệm được sản xuất và chi trả từ tiền của người dân nghèo khổ
Việt Nam hay là từ đóng góp của cách doanh nghiệp Việt Nam dưới sức ép của Đại sứ quán là một điều sỉ nhục với chúng tôi.”
Nội
dung bức thư thượng dẫn tuy hơi gay gắt nhưng những luận điểm
nêu ra đều rất hợp lý, và được diễn đạt bằng ngôn từ tương
đối ôn hoà/lịch sự. Điều đáng tiếc là độc giả, có vị, đã
ghi lại đôi ba phản hồi (nghe) không được nhã nhặn gì cho lắm:
Reply: Chổ nào có lỗ trống là đảng và nhà nước ta tìm đủ mọi cách - mua chuộc quan chức địa phương - để nhét bác Hồ vào... Đúng là mặt dầy, mày dạn!
Mà
đâu phải cứ “mặt dầy, mày dạn” và cứ muốn “nhét Bác Hồ
vào” chỗ nào cũng được. Đến như dân Lào mà họ cũng rẫy nẩy
lên đành đạch:
Laotians Bristle at Plan to Erect Ho Chi Minh Statue in Vientiane... “I think it’s strange to erect a monument to Ho Chi Minh in Laos,” a Laotian said in an RFA call-in show recently...
“We
are an independent country. If Lao leaders do this, it may indicate
some deeper plan that [the citizens] don’t know about. In the future,
this land may no longer belong to Laos...”
A
third caller said that a statue of Ho Chi Minh in the capital was
“unnecessary,” questioning what the former Vietnamese president had done
for Laos to deserve such an honor. “On the contrary, he pulled the
people of Laos into the Vietnam war,” the caller said.
(Dự
án dựng tượng Hồ Chí Minh tại thủ đô Vientiane bị nhân dân Lào giận dữ
phản đối… người dân Lào đã công khai phản đối qua đài phát thanh RFA:
“Thật là lạ lùng nếu dựng tượng HCM ở thủ đô Lào”, “Lào là một nước độc
lập. Phải chăng đây là ý đồ của giới cầm quyền Lào muốn lệ thuộc vào
Việt Nam?” “HCM
đã làm gì ích lợi cho nhân dân Lào mà được cái vinh dự này? Trái lại,
ông ta đã lôi kéo nhân dân Lào vào chiến tranh Việt Nam...” - Hoàng Ngọc-Tuấn chuyển ngữ).
Hiền
hậu và dễ chịu cỡ như xứ Lào mà “nhét vào” còn không lọt
thì Bác (đành) qui cố hương thôi. Nhớ cái thưở Người về Cao
Bằng, mấy mươi năm trước, thiệt là bồi hồi và cảm động hết
biết luôn:
Bác về... im lặng. Con chim hót
thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ. Tố Hữu
Thưở
ấy, cả chim lẫn người đều hay... hót, và hót hay. Chim chóc ở
Việt Nam, bây giờ, chả còn mấy con sống sót. Loại người có năng khiếu ca hót - ở đất nước này, cỡ như cái ông Tố Hữu - cũng đều chết tiệt cả rồi.
Bởi
vậy, lần này Bác lại về nhưng không thấy chim chóc và người
ngợm líu lo như trước nữa - dù Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Sơn La đã
thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ, với vốn đầu tư của dự án lên
đến 1.400 tỷ đồng (“phát xuất từ tình cảm”) với sự đồng thuận của cả Đảng và Nhà Nước.
Không đứa nào ca hót/tán tụng (đã đành) cả lũ còn đồng loạt bàn ra, hoặc bàn lui:
- PGS. TS Trương Thị Thông: Con số 1400 tỷ là quá lớn đối với một tỉnh miền núi còn nghèo như Sơn La.
- Đại Biểu Quốc Hội Cao Sỹ Kiêm:
Việc Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La quyết định ra nghị quyết thông qua
đề án xây dựng tượng đài với tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng là
điều không thể chấp nhận được.
- Ông Phan Đình Tân,
Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ VHTT&DL: ...trong hoàn cảnh
hiện nay, và nhất là năm nào Chính phủ cũng phải cấp tiền cho Sơn La thì
không nên.
- Kỹ sư Bùi An:
Không ai cấm một người bán vé số bước vào tiệm và gọi tô phở bò Kobe có
giá bằng 1/3 thu nhập của mình, nhưng ai cũng biết là không nên làm
vậy.
Ô hay, chớ nếu “không nên làm vậy” thì làm sao khác đây - cha nội? Bác
đã bị nhân dân hữu sản (và vô sản) trên toàn thế giới kỳ thị
“tới bến” rồi thì phải tìm một chỗ để Người về chớ. Mà
ngoài Sơn La ra thì còn chỗ nào an lành hơn được nữa?
Wecome to Sơn La. Ảnh: VOV
Báo Thế Giới Mới vừa rầu rĩ cho hay đây nè:
Người Việt Nam yêu cầu Facebook lập lại tên Sài Gòn thay vì TP Hồ Chí Minh. Trong
thỉnh nguyện thư gửi Mark Zuckerberg, nhà sáng lập trang mạng xã hội
Facebook, ông Nghĩa Bùi, cư dân thành phố Allen của tiểu bang Texas nói
rằng hàng ngàn, và có thể là hàng triệu người sử dụng Facebook được sinh
ra tại Sài Gòn, Việt Nam, muốn thiết lập địa danh đúng nơi đã xuất phát
là Sài Gòn, thay vì thành phố Hồ Chí Minh, không chính xác về phương
diện địa lý lẫn chính trị.
Người
Việt Nam khắp thế giới có nguồn gốc xuất thân là Sài Gòn đều muốn
Facebook xác lập nơi mà họ xuất thân trên mạng Facebook một cách chính
xác. Người sử dụng Facebook cho rằng, đây là sự kiện có ý nghĩa đối với
tất cả mọi nơi trên thế giới lâu nay bị buộc phải chấp nhận một cái tên
xa lạ đối với họ.
Bức
thư ngỏ được tung ra chưa đầy 43 phút đồng hồ đã được 3,000 người tán
đồng. Nghĩa Bùi, cư dân Allen, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ là người từ 2
ngày trước đã ký tên vào thỉnh nguyện thư đòi xác lập tên Sài Gòn trên.
Rất nhiều người Việt Nam từ Úc, Malaysia, Houston, Hoa Kỳ và đông nhất vẫn là người dân Sài Gòn đều cho rằng, Sài Gòn mới là tên đúng của thành phố Sài Gòn xưa, chớ không phải là Hồ Chí Minh. Quý bạn đọc có thể ký tên vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu Facebook hiển thị tên Sài Gòn thay vì Hồ Chí Minh bằng cách log in vào change.org, đang cần thêm 1,891 người nữa để đạt được 10000 người ủng hộ.
Những em bé Sơn La ngực trần, chân không dép giữa mùa Đông. Ảnh: tiin.vn
Cái
thành phố rực rỡ tên vàng, rõ ràng, không còn rực rỡ và an
ninh nữa. Hà Nội (e) rồi cũng vậy thôi. Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ Lăng
Bác chỉ chận được bom đạn hay chất nổ thôi, chứ làm sao ngăn
nổi tâm tư sôi nổi của người dân:
“Chúng
ta đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua
ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem
riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu
trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể
xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng
lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu
nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…”
Bác đâu có thể nằm yên mãi trong lăng được khi mà bệnh viện hết tiền trả lương cho bác sĩ, bệnh nhân thì chen chúc mấy mạng trên một giường, và nợ công thì chất chồng hàng ngàn Mỹ Kim trên lưng của đám dân đen khố rách áo ôm.
Ngay
cả ở nhà riêng của (nguyên) T.B.T Nông Đức Mạnh, người vốn
được coi là có liên hệ cốt nhục tình thâm, Bác ngồi cũng không
nóng đít. Báo Tiền Phong chỉ mới “nhá” ra có mỗi tấm hình
thôi mà dân chúng đã chửi như tát nước!
Bởi vây, với tất cả lòng thành, tôi xin đề nghị: Thôi, hãy để (yên) cho Người về Sơn La đi.
Giáo sư Ngô Bảo Châu quan ngại: “Trẻ
con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ
ra 1.400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh.” Ông
giáo có thể là một nhà toán học có tâm nhưng chắc chắn
thiếu tầm, cái tầm của những người chuyên hành nghề cách
mạng.
Những
vùng đất đói, nghèo, dốt nát... không chỉ là chốn lý tưởng
cho cách mạng nẩy mầm mà còn là nơi an toàn cho... cách mạng
(khi cần) có chỗ lánh thân nữa. Xét theo tiêu chuẩn này thì Sơn
La, rõ ràng, hội đủ điều kiện "lý tưởng" để Bác về nương
náu.
Chớ có chỗ nào an toàn hơn được? Còn Người an toàn thêm được bao lâu (nữa) thì lại là chuyện khác. Đã đến nông nỗi này rồi thì được ngày nào biết ngày ấy thôi.
TS. PHẠM CAO DƯƠNG * NGÀY XUÂN
Ngày Xuân, Lại Nói Chuyện Tháng Giêng
Posted By: Phạm Cao Dương, TSon: January 07, 2012In: VĂN HOÁ - GIÁO DỤC, TÀI LIỆU ĐẶC BIỆTNo Comments
Print Email
Nói chuyện tháng Giêng là đề tài tôi viết để gửi đăng trên một số các báo xuân ở hải ngoại cách đây nhiều năm. Câu chuyện xoay quanh một số các từ ngữ từ sau năm 1975, vì lý do này hay lý do khác, hầu như không còn được dùng nữa. Người ta, đặc biệt là một số các xướng ngôn viên của các đài phát thanh, đã dùng những từ ngữ khác để thay thế. Trong số đó có từ ngữ tháng Giêng, từ ngữ dùng để gọi tháng đầu tiên của một năm. Thay vì gọi hay đọc tháng này là tháng Giêng, người ta gọi hay đọc nó là tháng Một. Lý do có lẽ là vì khi viết người ta dùng số 1 cho tiện dụng . Từ đó, tháng Chạp trở thành tháng Mười Hai, viết bằng số 12, và tháng Một tất nhiên không còn là tháng Mười Một nữa. Nhớ lại bài học thuộc lòng mà tôi có dịp học hồi còn nhỏ trong đó có các câu:
Tháng Giêng ăn tết ở nhà……….
Tháng một, tháng chạp nên công hoàn toàn.
mà thỉnh thoảng tôi vẫn thất các thầy cô ở các trường Việt ngữ hiện tại thường nhắc tới, tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy một chuyện bình thường người ta không nên để xảy ra, vẫn xảy ra. Đây không phải là chuyện bảo thủ hay không bảo thủ dù là chuyện liên hệ tới ngôn ngữ, mà ngôn ngữ vốn có tính chất qui ước và luôn thay đổi. Có điều qui ước hay không qui ước, thay đổi hay không thay đổi, người nói vẫn không thể vì lý do gì đi chăng nữa làm mất đi tính cách chính xác và phong phú của ngôn ngũ mình sử dụng. Một thí dụ điển hình là người Mỹ nói riêng, và dân của những nước nói tiếng Anh, nói chung, cũng ở vào trường hợp tương tự nhưng họ đã không làm như vậy. Khi viết để cho tiện họ và không chính thức họ vẫn dùng các con số 1 cho tháng Giêng, 2 cho tháng Hai … liên tục cho đến số 12 cho tháng Chạp trong cách ghi ngày tháng của họ. Nhưng khi phải ghi một cách đầy đủ một cách hình thức và tránh nhầm lẫn họ vẫn viết rõ là January, February … December. Còn khi nói, khi đọc, chính thức hay không chính thức, họ luôn luôn dùng các tiếng này chứ không bao giờ dùng các con số thay thế.
Thoáng đó, nhiều năm đã trôi qua. Vì bận rộn với cuộc sống thường ngày, tôi không có dịp theo dõi chuyện này và bây giờ, khi viết bài này, chúng ta đang ở tháng Giêng của năm mới tây nhưng tháng Giêng của năm mới ta thì chưa tới, nên tôi chưa thể nói là bà con ta hiện tại có còn cái tật sử dụng tiếng Việt một cách bừa bài, cẩu thả như vậy nữa không. Nói như vậy vì nói tới tháng Giêng tây nhiều người đã dùng chữ Một, tháng Một và tôi hy vọng các vị này dành hai chữ tháng Giêng cho tháng đầu năm âm lịch. Tuy nhiên nhiều vị khác cũng cảnh cáo tôi là đừng lạc quan hão, đồng thời thỉnh thoảng tôi cũng thấy có người đề cập đến vấn đề này như nói đến một nỗi buồn tiếng Việt. Sự trong sáng và phong phú của ngôn ngữ của chúng ta dường như mỗi ngày một bị thui chột trước cuộc sống mới nặng về thực tế và lúc nào cũng tất bật, vội vã. Người ta đã nại đủ cớ, kể cả ngang ngược tự cho mình là đúng để muốn nói sao thì nói, muốn viết sao thì viết không theo một nguyên tắc nào cả, nhất là khi mọi người, vì lý do này hay lý do khác, kể cả lười biếng, thiếu suy nghĩ, dễ dãi chạy theo thời thượng hay để phá bỏ những gì thuộc một thời xưa cũ.
Bây giờ nói tới chuyện mới. Gọi là mới, nhưng thực sự thì chuyện này đã xảy ra từ hơn mười năm trước. Hồi đó là năm 1995, hai mươi năm sau khi chế độ cộng hòa ở Miền Nam không còn nữa. Để tưởng nhớ tới biến cố quan trọng nhưng vô cùng phức tạp đối với dân tộc Việt Nam này, đài BBC của người Anh, một dân tộc nổi tiếng là lạnh lùng và thực tế, khác hẳn với người Pháp, đã phỏng vấn một số người Việt về sự khác biệt trong cuộc sống của người Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc sau hai chục năm thống nhất đầy bi thương này. Một trong số những người được phỏng vấn là Giáo Sư Sử Học Trần Quốc Vượng thuộc trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tôi không nhớ rõ là để trả lời câu hỏi nào Giáo Sư Vượng đã có dịp đưa ra nhận xét của mình khi đề cập tới tiếng Việt ở Miền Nam. Đại khái câu nói của ông là ông và nhà văn Nguyễn Tuân, một nhà văn rất nổi tiếng trong thời tiền chiến với lối viết tùy bút vô cùng ý nhị, vô cùng bóng bẩy, nặng tính chất hoài cổ của ông, rất lấy làm đắc ý về một câu nói của đồng bào Miền Nam là “vậy mà không phải vậy”.” Phát biểu thế thôi, Giáo Sư Vượng đã không giải thích thêm. Người nghe muốn hiểu sao thì hiểu và áp dụng vào khía cạnh nào của cuộc sống thì áp dụng, trong đó có cả sự kiện Miền Bắc đã dùng bạo lực đánh bại Miền Nam để thống nhất đất nước và tình trạng thống nhất hai chục năm sau đó. Thay vào đó, với thói quen nói lên sự thực của một người dạy và viết sử và với bản tính bộc trực, ông đã thêm một chữ khác hay được dùng ở miền Nam là chữ “nên” khác với chữ “phải” ở Miền Bắc. Với chữ “phải” này, ông chú thích thêm rằng “Đó là tiếng của cán bộ”. Tôn trọng Giáo Sư Trần Quốc Vượng dù cho bây giờ ông đã không còn nữa và để độc giả được thong thả suy luận, theo đúng với tinh thần ra vô thong thả của người Miền Nam, tôi chỉ thuật lại nội dung đại khái của cuộc phỏng vấn này và không bàn rộng hơn nữa.
Trở lại chuyện mùa xuân và tháng giêng. Cũng trong bài học thuộc lòng kể trên, câu thứ hai của bài này là:
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè…
Hội hè trong sinh hoạt cổ truyền ở Miền Bắc Việt Nam tượng trưng cho tinh thần và cuộc sống hồn nhiên, vui tươi, thoải mái, hoàn toàn tự do không bị ràng buộc của người Việt truyền thống, sau những ngày lao động vất vả với đầy dẫy những lo âu mà trên từ vua chúa, quan lại, dưới đến các nhà đạo đức tôn sùng Khổng giáo hay các bô lão ở các xã thôn đều phải tôn trọng. Người ta đã mở hội để không chỉ riêng dân trong làng vui chơi mà luôn cả dân từ các làng khác hay từ các thành phố về tham dự.
Mùa xuân ấy ông tôi lên tận tỉnh
Đón tôi về xem hội ở làng bên…
ững hội hè này trong suốt thời Pháp thuộc vẫn đều đặn được mở với tất cả những tiết mục mà một số vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người trẻ của thế hệ hiện tại. Trừ một số hội chùa hay một số hội đền, đa số các hội được người ta “trẩy” là để vui chơi, để gặp gỡ và nếu có phải lễ thì lễ ít hơn là hội. Chữ lễ do đó hầu như không được dùng mà chỉ có chữ hội hay hội hè hay hội hè đình đám cho cả trăm hội ở khắp trong nước, ở miền núi cũng như khắp miền xuôi, từ hội đền như Hội Đền Hùng, Hội Đền Kiếp Bạc, … hội chùa như Hội Chùa Hương, Hội Chùa Keo, … hội phủ như Hội Phủ Giầy… đến các hội làng. Tất cả đều là hội. Không hề có hội lễ. Lý do rất đơn giản. Đó là vì hội là mục đích chính và lễ là phụ. người trẩy hội là để vui chơi, để xem hội. Còn có lễ thì càng tốt mà không lễ thì cũng chẳng sao, không bắt buộc. Người Việt bản chất rất bao dung về tôn giáo, tín ngưỡng. Không phải chỉ qua ngôn ngữ bình thường mà qua thi ca, sau này là tiểu thuyết ….người ta cũng thấy phản ảnh rõ rệt điều này. Nhưng đó là chuyện của quá khứ. Sau một thời gian bị lãng quên vì chiến tranh và vì cách mạng, các hội hè cổ truyền của người Việt, do nhu cầu bảo tồn truyền thống của dân tộc, nhu cầu phát triển du lịch hay nhu cầu thuần túy chính trị…, đã được mở lại. Đây là một cố gắng đáng khích lệ. Nhưng từ hội hè theo đúng tinh thần của những biến cố đặc trưng cho một nếp sống đã tồn tại từ nhiều ngàn năm, đổi sang lễ hội, người ta đã vô tình làm mất đi ý nghĩa hồn nhiên, căn bản ban đầu của một hình thức biểu hiện cuộc sống tập thể ở nông thôn thời xưa của người Việt vậy.
Ngôn ngữ là phương tiện để truyền đạt nhưng không phải chỉ là thuần túy truyền đạt mà còn là một biểu hiện của tinh thần, của nếp sống và rộng ra là của văn hóa của người sử dụng và của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. Coi là phương tiện, người ta có thể sử dụng nó một cách tùy hỷ nhưng điều này chỉ nên áp dụng cho những gì liên hệ tới cuộc sống tạm bợ hàng ngày. Đối với những phạm vi khác liên hệ tới quá khứ và tương lai lâu dài hơn, người sử dụng phải vô cùng thận trọng hầu tránh làm mất đi những tính cách chính xác, trong sáng và phong phú của ngôn ngữ mà mình yêu mến và có may mắn được dùng vậy. Việc làm nói ra thì dễ nhưng thực hiện và thường xuyên thực hiện, bắt đầu tự nhắc nhở là nhắc nhở người khác không dễ chút nào.
Phạm Cao Dương
www.vietthuc.org
Posted By: Phạm Cao Dương, TSon: January 07, 2012In: VĂN HOÁ - GIÁO DỤC, TÀI LIỆU ĐẶC BIỆTNo Comments
Print Email
Nói chuyện tháng Giêng là đề tài tôi viết để gửi đăng trên một số các báo xuân ở hải ngoại cách đây nhiều năm. Câu chuyện xoay quanh một số các từ ngữ từ sau năm 1975, vì lý do này hay lý do khác, hầu như không còn được dùng nữa. Người ta, đặc biệt là một số các xướng ngôn viên của các đài phát thanh, đã dùng những từ ngữ khác để thay thế. Trong số đó có từ ngữ tháng Giêng, từ ngữ dùng để gọi tháng đầu tiên của một năm. Thay vì gọi hay đọc tháng này là tháng Giêng, người ta gọi hay đọc nó là tháng Một. Lý do có lẽ là vì khi viết người ta dùng số 1 cho tiện dụng . Từ đó, tháng Chạp trở thành tháng Mười Hai, viết bằng số 12, và tháng Một tất nhiên không còn là tháng Mười Một nữa. Nhớ lại bài học thuộc lòng mà tôi có dịp học hồi còn nhỏ trong đó có các câu:
Tháng Giêng ăn tết ở nhà……….
Tháng một, tháng chạp nên công hoàn toàn.
mà thỉnh thoảng tôi vẫn thất các thầy cô ở các trường Việt ngữ hiện tại thường nhắc tới, tôi không khỏi bùi ngùi khi thấy một chuyện bình thường người ta không nên để xảy ra, vẫn xảy ra. Đây không phải là chuyện bảo thủ hay không bảo thủ dù là chuyện liên hệ tới ngôn ngữ, mà ngôn ngữ vốn có tính chất qui ước và luôn thay đổi. Có điều qui ước hay không qui ước, thay đổi hay không thay đổi, người nói vẫn không thể vì lý do gì đi chăng nữa làm mất đi tính cách chính xác và phong phú của ngôn ngũ mình sử dụng. Một thí dụ điển hình là người Mỹ nói riêng, và dân của những nước nói tiếng Anh, nói chung, cũng ở vào trường hợp tương tự nhưng họ đã không làm như vậy. Khi viết để cho tiện họ và không chính thức họ vẫn dùng các con số 1 cho tháng Giêng, 2 cho tháng Hai … liên tục cho đến số 12 cho tháng Chạp trong cách ghi ngày tháng của họ. Nhưng khi phải ghi một cách đầy đủ một cách hình thức và tránh nhầm lẫn họ vẫn viết rõ là January, February … December. Còn khi nói, khi đọc, chính thức hay không chính thức, họ luôn luôn dùng các tiếng này chứ không bao giờ dùng các con số thay thế.
Thoáng đó, nhiều năm đã trôi qua. Vì bận rộn với cuộc sống thường ngày, tôi không có dịp theo dõi chuyện này và bây giờ, khi viết bài này, chúng ta đang ở tháng Giêng của năm mới tây nhưng tháng Giêng của năm mới ta thì chưa tới, nên tôi chưa thể nói là bà con ta hiện tại có còn cái tật sử dụng tiếng Việt một cách bừa bài, cẩu thả như vậy nữa không. Nói như vậy vì nói tới tháng Giêng tây nhiều người đã dùng chữ Một, tháng Một và tôi hy vọng các vị này dành hai chữ tháng Giêng cho tháng đầu năm âm lịch. Tuy nhiên nhiều vị khác cũng cảnh cáo tôi là đừng lạc quan hão, đồng thời thỉnh thoảng tôi cũng thấy có người đề cập đến vấn đề này như nói đến một nỗi buồn tiếng Việt. Sự trong sáng và phong phú của ngôn ngữ của chúng ta dường như mỗi ngày một bị thui chột trước cuộc sống mới nặng về thực tế và lúc nào cũng tất bật, vội vã. Người ta đã nại đủ cớ, kể cả ngang ngược tự cho mình là đúng để muốn nói sao thì nói, muốn viết sao thì viết không theo một nguyên tắc nào cả, nhất là khi mọi người, vì lý do này hay lý do khác, kể cả lười biếng, thiếu suy nghĩ, dễ dãi chạy theo thời thượng hay để phá bỏ những gì thuộc một thời xưa cũ.
Bây giờ nói tới chuyện mới. Gọi là mới, nhưng thực sự thì chuyện này đã xảy ra từ hơn mười năm trước. Hồi đó là năm 1995, hai mươi năm sau khi chế độ cộng hòa ở Miền Nam không còn nữa. Để tưởng nhớ tới biến cố quan trọng nhưng vô cùng phức tạp đối với dân tộc Việt Nam này, đài BBC của người Anh, một dân tộc nổi tiếng là lạnh lùng và thực tế, khác hẳn với người Pháp, đã phỏng vấn một số người Việt về sự khác biệt trong cuộc sống của người Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc sau hai chục năm thống nhất đầy bi thương này. Một trong số những người được phỏng vấn là Giáo Sư Sử Học Trần Quốc Vượng thuộc trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tôi không nhớ rõ là để trả lời câu hỏi nào Giáo Sư Vượng đã có dịp đưa ra nhận xét của mình khi đề cập tới tiếng Việt ở Miền Nam. Đại khái câu nói của ông là ông và nhà văn Nguyễn Tuân, một nhà văn rất nổi tiếng trong thời tiền chiến với lối viết tùy bút vô cùng ý nhị, vô cùng bóng bẩy, nặng tính chất hoài cổ của ông, rất lấy làm đắc ý về một câu nói của đồng bào Miền Nam là “vậy mà không phải vậy”.” Phát biểu thế thôi, Giáo Sư Vượng đã không giải thích thêm. Người nghe muốn hiểu sao thì hiểu và áp dụng vào khía cạnh nào của cuộc sống thì áp dụng, trong đó có cả sự kiện Miền Bắc đã dùng bạo lực đánh bại Miền Nam để thống nhất đất nước và tình trạng thống nhất hai chục năm sau đó. Thay vào đó, với thói quen nói lên sự thực của một người dạy và viết sử và với bản tính bộc trực, ông đã thêm một chữ khác hay được dùng ở miền Nam là chữ “nên” khác với chữ “phải” ở Miền Bắc. Với chữ “phải” này, ông chú thích thêm rằng “Đó là tiếng của cán bộ”. Tôn trọng Giáo Sư Trần Quốc Vượng dù cho bây giờ ông đã không còn nữa và để độc giả được thong thả suy luận, theo đúng với tinh thần ra vô thong thả của người Miền Nam, tôi chỉ thuật lại nội dung đại khái của cuộc phỏng vấn này và không bàn rộng hơn nữa.
Trở lại chuyện mùa xuân và tháng giêng. Cũng trong bài học thuộc lòng kể trên, câu thứ hai của bài này là:
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè…
Hội hè trong sinh hoạt cổ truyền ở Miền Bắc Việt Nam tượng trưng cho tinh thần và cuộc sống hồn nhiên, vui tươi, thoải mái, hoàn toàn tự do không bị ràng buộc của người Việt truyền thống, sau những ngày lao động vất vả với đầy dẫy những lo âu mà trên từ vua chúa, quan lại, dưới đến các nhà đạo đức tôn sùng Khổng giáo hay các bô lão ở các xã thôn đều phải tôn trọng. Người ta đã mở hội để không chỉ riêng dân trong làng vui chơi mà luôn cả dân từ các làng khác hay từ các thành phố về tham dự.
Mùa xuân ấy ông tôi lên tận tỉnh
Đón tôi về xem hội ở làng bên…
ững hội hè này trong suốt thời Pháp thuộc vẫn đều đặn được mở với tất cả những tiết mục mà một số vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người trẻ của thế hệ hiện tại. Trừ một số hội chùa hay một số hội đền, đa số các hội được người ta “trẩy” là để vui chơi, để gặp gỡ và nếu có phải lễ thì lễ ít hơn là hội. Chữ lễ do đó hầu như không được dùng mà chỉ có chữ hội hay hội hè hay hội hè đình đám cho cả trăm hội ở khắp trong nước, ở miền núi cũng như khắp miền xuôi, từ hội đền như Hội Đền Hùng, Hội Đền Kiếp Bạc, … hội chùa như Hội Chùa Hương, Hội Chùa Keo, … hội phủ như Hội Phủ Giầy… đến các hội làng. Tất cả đều là hội. Không hề có hội lễ. Lý do rất đơn giản. Đó là vì hội là mục đích chính và lễ là phụ. người trẩy hội là để vui chơi, để xem hội. Còn có lễ thì càng tốt mà không lễ thì cũng chẳng sao, không bắt buộc. Người Việt bản chất rất bao dung về tôn giáo, tín ngưỡng. Không phải chỉ qua ngôn ngữ bình thường mà qua thi ca, sau này là tiểu thuyết ….người ta cũng thấy phản ảnh rõ rệt điều này. Nhưng đó là chuyện của quá khứ. Sau một thời gian bị lãng quên vì chiến tranh và vì cách mạng, các hội hè cổ truyền của người Việt, do nhu cầu bảo tồn truyền thống của dân tộc, nhu cầu phát triển du lịch hay nhu cầu thuần túy chính trị…, đã được mở lại. Đây là một cố gắng đáng khích lệ. Nhưng từ hội hè theo đúng tinh thần của những biến cố đặc trưng cho một nếp sống đã tồn tại từ nhiều ngàn năm, đổi sang lễ hội, người ta đã vô tình làm mất đi ý nghĩa hồn nhiên, căn bản ban đầu của một hình thức biểu hiện cuộc sống tập thể ở nông thôn thời xưa của người Việt vậy.
Ngôn ngữ là phương tiện để truyền đạt nhưng không phải chỉ là thuần túy truyền đạt mà còn là một biểu hiện của tinh thần, của nếp sống và rộng ra là của văn hóa của người sử dụng và của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. Coi là phương tiện, người ta có thể sử dụng nó một cách tùy hỷ nhưng điều này chỉ nên áp dụng cho những gì liên hệ tới cuộc sống tạm bợ hàng ngày. Đối với những phạm vi khác liên hệ tới quá khứ và tương lai lâu dài hơn, người sử dụng phải vô cùng thận trọng hầu tránh làm mất đi những tính cách chính xác, trong sáng và phong phú của ngôn ngữ mà mình yêu mến và có may mắn được dùng vậy. Việc làm nói ra thì dễ nhưng thực hiện và thường xuyên thực hiện, bắt đầu tự nhắc nhở là nhắc nhở người khác không dễ chút nào.
Phạm Cao Dương
www.vietthuc.org
No comments:
Post a Comment