TRẦN QUANG THÀNH * CỘNG SẢN LÀ ĐẢNG CƯỚP
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi: Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng cướp
Lời giới thiệu: Từ tháng 8/1945 khi cướp được chính quyền,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cai trị đất nước bằng nền chuyên
chính vô sản - một chế độ độc tài toàn trị khắc nghiệt - các quyền làm
người, các nguồn tài nguyên của đất nước, tài sản của nhân dân bị cướp
đoạt. Việt Nam ngày càng lún sâu vào con đường tụt hậu so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Đời sống người dân lao động ngày càng
khó khan, cơ cực.
Từ thành phố Huế, Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã tố cáo những thủ đoạn
cướp đoạt thô bạo của đảng cộng sản và khẳng định đảng CSVN là một đảng
cướp.
Cuộc phỏng vấn do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện.
Nhà báo Trần Quang Thành: Thưa linh mục Phan Văn Lợi. Việt Nam
ta suốt 70 năm qua đã chịu sự thống trị của đảng CSVN. Ở miền Bắc là 70
năm, ở miền Nam là 40 năm. Người CSVN khi lên cầm quyền ở VN, họ rất tự
hào về chuyện họ đã cướp được chính quyền. Chữ “cướp” của họ, họ rất tự
hào. Linh mục nghĩ sao về việc “cướp” của đảng CS? Khác thế nào với
những việc cướp khác?
Linh mục Phan Văn Lợi: Kính thưa Quý vị, về việc đảng CS tự hào
đã “cướp”, chúng ta có nhiều điều để nói. Tôi xin được trình bày qua hai
điểm chính. Thứ nhất là nhận xét chung về việc cướp của đảng CS, và thứ
hai là đối tượng cướp, tức là đảng CS đã cướp những gì của Dân tộc VN.
I- Nhận xét chung
- Phạm vi cướp: Thông thường, một đảng cướp có phạm vi hoạt động
trong một khu vực nhỏ: một ngôi nhà, một cơ sở, hoặc cùng lắm là một
vùng nào đó. Và tức khắc bị nhà cầm quyền trấn áp tiêu diệt. Đảng CS thì
khác, nó cướp bóc cả một quốc gia, nó khống chế cả một dân tộc. Tiếng
nước ngoài gọi là banditisme international: Hệ thống cướp bóc quốc tế.
- Mức độ cướp: Vì đã cướp được chính quyền và chủ trương toàn trị
trong tư cách một nhà cầm quyền, nên đảng CS cướp toàn diện từ vật chất
đến tinh thần, từ cá nhân đến tập thể, như ta sẽ thấy dưới đây
- Phương cách cướp: Có 2 phương cách: bạo lực và dối trá, đúng như bản chất của đảng CS.
- Bạo lực hành chánh và bạo lực vũ khí. Bạo lực hành chánh này
gồm có những bộ luật tước đoạt các nhân quyền và dân quyền, bộ máy hành
chánh địa phương gây khó dễ hay đòi hối lộ, từ khước hay chấp thuận cách
tùy tiện. Bạo lực vũ khí có thể là lực lượng trấn áp đông đảo gồm công
an, quân đội, dân phòng, côn đồ, với dùi cui, hơi cay, còng sắt, vũ khí,
nhà tù.
- Nhồi nhét dối trá và cưỡng bức dối trá. Nhồi nhét dối trá là
bịa ra những điều không có thật về lãnh tụ (ví dụ cuốn Những mẩu chuyện
về đời hoạt động của Bác Hồ, của tác giả Trần Dân Tiên vốn là chính ông
Hồ), về thành tích của đảng, về đối phương, bịa ra các anh hùng cách
mạng (như Lê Văn Tám) để buộc người dân (nhất là giới trẻ) tin theo.
Khẩu hiệu “Nghe theo đảng, nói theo đài” là cái mà chúng ta thường nghe
nhắc tới. Cưỡng bức dối trá là buộc người dân phải sống trong dối trá,
không được nói lên điều mình cảm thấy, điều mình suy nghĩ, sống hai
lòng, kẻo phải thiệt hại vào bản thân, vào gia đình.
- Tác giả thiết kế việc cướp: Nhìn cho sâu, sẽ thấy đó là người
đã thiết lập chế độ và đảng CS ở Liên Xô, tức Vladimir Illich Lenine,
tiếp đó Staline đã khai triển phương cách, thủ đoạn cướp chính quyền,
rồi các lãnh tụ Cộng sản tại mỗi quốc gia mà họ nắm quyền.
Đó là những nhận xét chung về việc cướp của đảng CS.
II- Các đối tượng cướp
TQT: Đảng CS đã bộc lộ sự cướp đó từ năm 1945. Linh mục có thể
nói rõ hơn về việc đi cướp của đảng CS với chính quyền mà họ nắm ở Việt
Nam được không?
PVL: Trong hơn 70 năm ở miền Bắc và 40 năm khắp cả nước, chúng ta
thấy đảng CS đã cướp được 7 thứ. Chúng tôi gọi là 7 đối tượng cướp của
nhà cầm quyền CS. Số 7 thường chỉ sự trọn vẹn.
1- Cướp quyền lực chính trị bằng quân đội và bằng quốc hội
- Trước tiên là cướp chính quyền từ chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim
năm 1945. Điều này, ngày nay ai cũng rõ. Việt Minh cướp chính quyền,
buộc chính phủ Trần Trọng Kim phải từ chức và vua Bảo Đại phải thoái vị,
để nhường chỗ cho Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh và đảng CS. Sau đó, đảng
CS còn thanh toán các đảng phải quốc gia như Việt Nam Quốc dân đảng,
đảng Đại Việt (vụ án phố Ôn Như Hầu năm 1946),
- Tiếp đó, cướp chính quyền từ chính phủ hợp pháp VNCH mà cuối cùng là
chính phủ Nguyễn Văn Thiệu. Bịa ra danh nghĩa “Chống Mỹ cứu nước” để dốc
toàn lực miền Bắc xâm lăng chế độ Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam. Trong
công cuộc ăn cướp này, có sự trợ giúp của Nga, Tàu và nhiều nước Cộng
sản Đông Âu.
- Sau khi cướp toàn bộ đất nước, CS quay sang cướp chủ quyền từ tay nhân
dân bằng thể chế tam quyền phân công thay vì tam quyền phân lập. Hành
pháp, lập pháp, tư pháp đều là công cụ trong tay đảng. Đảng phân công
cho mỗi ngành. Mới đây, đảng họp đại hội lần thứ 12, lại tự tiện chọn
trước thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội là những con người mà
nhân dân nhìn vào đã thất vọng ngay, thậm chí lo sợ.
- Thiết lập một Quốc hội mà tuyệt đại đa số là đảng viên, qua một cuộc
bầu cử độc diễn, giả tạo và cưỡng bức. Quốc hội trở thành đảng hội. Dân
biểu trở thành đảng biểu.
2- Cướp sự thật bằng độc quyền thông tin.
- Con người sống, xã hội vận hành nhờ tôn trọng sự thật, nhưng đảng CS
lại đoạt hết sự thật. Ngay khi vừa cướp chính quyền ở Hà Nội, thì Việt
Minh đã nắm ngay tất cả những phương tiện truyền thông, đài phát thanh,
các nhà máy in, các cơ sở sản xuất giấy và buôn bán giấy. Báo Cứu Quốc
của mặt trận VM trước đây phát hành bí mật, nay ra công khai từ ngày
24-8-1945. Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận của nhà nước VM, xuất bản số
đầu tiên ngày 5-12-1945. Việt Minh thành lập ban chỉ đạo báo chí và văn
sĩ, huấn luyện cán bộ tuyên truyền cho chế độ để hướng dẫn quần chúng.
Đảng cũng hoàn toàn cấm mọi báo chí khác không phải của đảng (dù của tư
nhân hay của tôn giáo). Sau khi xâm chiếm VNCH, đảng cũng làm y như vậy.
Ngoài ra đảng còn mở chiến dịch tịch thu thiêu hủy những sách báo của
chế độ cũ mà đảng gọi là “văn hóa phản động Mỹ ngụy”, mở chiến dịch tấn
công, bắt bớ, bỏ tù những nhà báo, nhà văn mà đảng gọi là “lực lượng
biệt kích văn hóa chống chế độ”
- Hiện giờ thì đảng nắm trong tay mọi tờ báo đủ loại (báo in, báo tiếng,
báo hình, báo điện tử), quản lý hết mọi tổng biên tập, biên tập viên,
phóng viên dưới quyền Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Mỗi tuần đều họp
các tổng biên tập để ra chỉ thị nói gì, viết gì, không ai được chệch ra
ngoài.
- Đảng cướp sự thật bằng cách trấn áp mọi ai dám tìm hiểu, công bố hay
bênh vực sự thật. Bằng nhiều bộ luật và khoản luật về thông tin, về báo
chí, về internet, bằng lực lượng công an mạng, bằng dư luận viên cấp cao
và cấp thấp vốn nằm trong Hội đồng Lý luận trung ương, Học viện chính
trị Hồ Chí Minh hoặc là đám dư luận viên mà mỗi ngày dùng lời lẽ vu
khống, tục tằn để tấn công các nhà dân báo trên mạng. Rồi với biện pháp
tịch thu sách báo, dựng tường lửa, đánh sập trang mạng, vu không thóa
mạ, bắt bỏ tù. Ông Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm), ông Nguyễn Ngọc Già là
vài ví dụ tiêu biểu.
- Đảng cũng cướp sự thật bằng cách tước đoạt máy ảnh, máy quay, máy vi
tính của công dân, để phi tang mọi dấu vết. Thông tư của Bộ Công an do
đích thân Bộ trưởng Trần Đại Quang, người mới được đề cử làm Chủ tịch,
ký tháng trước, quy định các nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung
tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông. Theo
thông tư đó thì cảnh sát giao thông từ ngày 15/2 “có quyền kiểm tra giấy
tờ của người ngồi trên phương tiện đang bị kiểm soát”, và “được trưng
dụng các loại phương tiện”. Một điểm gây tranh cãi nhất trong thông tư
là đoạn nói cảnh sát giao thông “được trưng dụng các loại phương tiện
giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ
thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng
các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”. Công luận cho
rằng các cảnh sát từ đây sẽ “thủ tiêu” một cách hợp pháp các bằng chứng
về hành vi ăn hối lộ mà người dân quay lén bằng cách “trưng dụng” điện
thoại của họ. Từ “trưng dụng” này chất chứa rất nhiều ý nghĩa.
Trên đây là nói về những thông tin thời sự, sự thật thường ngày. Nhưng
đảng CS cũng cướp sự thật lịch sử bằng cách bóp méo, xuyên tạc những sự
kiện lịch sử mà đảng thấy không có lợi cho mình hoặc bịa đặt những điều
mà đảng thấy hữu ích cho quyền cai trị của đảng. Việc này được thực hiện
trong các sách nghiên cứu sử hay giáo khoa sử. Thế nhưng nó đã gây phản
tác dụng là chẳng nhà nghiên cứu nghiêm túc nào sử dụng tài liệu của
đảng và hầu hết học sinh, sinh viên, thầy giáo đều khinh môn học sử, chê
giáo khoa sử.
3- Cướp tinh thần (tâm hồn) giới trẻ bằng độc quyền giáo dục.
Đảng chủ trương giáo dục giới trẻ không thành những công dân ý thức, tự
do, độc lập và trưởng thành nhưng thành những thần dân ngoan ngoãn, mù
quáng và nô lệ. Ngoan ngoãn nghe lời đảng và mù quáng đi theo đảng, Đảng
chủ trương hồng hơn chuyên, nặng về chính trị hơn văn hóa. Ngay từ nhỏ,
trẻ đã được dạy thói quen gian dối và lừa đảo, kỹ năng theo dõi và báo
cáo, khuynh hướng báo thù và bạo lực. Điều này ai cũng thấy rõ.
Việc cướp tinh thần giới trẻ còn thể hiện qua việc đoàn thể hóa giới trẻ
bằng đội thiếu nhi Tiền phong, đoàn thanh niên Cộng sản, để vừa nhồi
sọ, vừa cưỡng tâm những tâm hồn trẻ trung đó.
Rồi qua việc đảng viên hóa những nhà quản lý giáo dục và những lãnh đạo
giáo dục (tức các hiệu trưởng) để họ luôn chấp hành đường lối giáo dục
của đảng. Ngoài ra đảng còn làm băng hoại lương tâm và đức hạnh của các
cô thầy. Bệnh thành tích, nạn đổi tình hay đổi tiền lấy điểm, não trạng
cấm cản học sinh sinh viên biểu tình yêu ước, phê phán chế độ, đòi hỏi
dân chủ… là những ví dụ.
Cướp tinh thần giới trẻ bằng cách chính trị hóa sách giáo khoa, nhất là
các môn sử, văn và công dân, để giới trẻ chỉ thấy đảng là đạo đức văn
minh, là thiên tài kiệt xuất, đỉnh cao trí tuệ, “bác Hồ” là nhân vật
xuất chúng, tâm gương thập toàn, vĩ nhân số một của lịch sử Việt Nam.
Đảng còn xuyên tạc Việt sử là một lịch sử chống Tàu, và có âm mưu xóa
dần môn sử để làm cho giới trẻ không còn lòng yêu nước thương nòi, lòng
tự hào dân tộc, lòng quý chuộng các tổ tiên anh hùng, nhất là để dễ dàng
chấp nhận việc Việt Nam lệ thuộc Tàu, sát nhập vào Tàu.
4- Cướp lương tâm con người và đạo đức xã hội bằng cách tạo ra một văn hóa mới và một bầu khí vô thần.
- Đảng đẻ ra một thứ văn hóa riêng của chế độ gọi là văn hóa xã hội chủ
nghĩa. Nguyễn Khoa Điềm, từng đứng đầu ban Văn hóa Tư tưởng trung ương,
có đưa ra khái niệm “văn hóa đảng” (từ đó đẻ ra thêm “làng văn hóa”,
“khu phố văn hóa”, “gia đình văn hóa”. Từ nhiều năm nay, đảng phát động
chủ trương tôn thờ lãnh tụ, thần thánh hóa Hồ Chí Minh, đặt tượng ông ta
trong nhiều đình chùa, bên cạnh các thành hoàng, các anh hùng dân tộc.
Thậm chí còn gọi vong linh của ông, chiêm bái thờ lạy ông như một vị
Phật (đạo bác Hồ!).
- Đảng tạo ra một thứ đạo đức riêng của chế độ, gọi là đạo đức cách mạng
(từ ngữ này phát xuất từ chính ông Hồ). Thứ đạo đức có có hai nguyên
tắc chủ yếu: (1) mọi cái gì có lợi cho cách mạng, cho đảng đều là chân,
thiện, mỹ, dù trong thực chất có thể là dối trá, ác tà, xấu xa, đê tiện;
(2) cứu cánh biện minh cho phương tiện, nên có thể dùng những cách thức
vô đạo đức nhất để tiến đến mục tiêu.
- Đảng tìm cách tiêu diệt các tôn giáo bằng bạo lực hành chánh hay bạo
lực vũ khí, làm cho tôn giáo biến mất sự hiện hữu hay biến mất bản chất
của mình, biến các lãnh đạo tinh thần hoặc thành những công cụ tuyên
truyền, hoặc thành những tác nhân thỏa hiệp, hoặc thành những chậu kiểng
trang trí, hoặc thành những con chó câm (nói theo kiểu Công giáo, tức
là có nhiệm vụ sủa lên để báo động, nhưng lại không sủa). Đảng tìm cách
tạo ra những khu vực hoàn toàn vắng bóng tôn giáo, đặc biệt tại những
vùng sâu vùng xa, nơi các bản làng dân tộc thiểu số, hoặc tại khu đô thị
mới Thủ Thiêm chẳng hạn. Xóa hết, không cho có chùa nào, nhà thờ nào,
dòng tu nào hiện diện. Để những nơi đó chỉ còn ý của đảng, luật của đảng
điều khiển lương tâm và xã hội.
5- Cướp tài nguyên quốc gia bằng độc quyền sở hữu đất đai và ưu đãi kinh tế nhà nước.
- Đảng đặt ra nguyên tắc hết sức bất công và man rợ: “Tài nguyên đất đai thuộc sở hữu của nhà nước”,
nhân dân chỉ có quyền sử dụng. Cán bộ địa phương, đảng viên sở tại dùng
chiêu bài quy hoạch để tước đoạt đất đai mà nông dân giữ từ bao đời, để
chia chác cho nhau hoặc bán đứt hay cho người ngoại quốc thuê mướn.
Cưỡng chế bằng bạo lực, bồi thường kiểu giết dần mòn, tức là dùng công
an, côn đồ để cướp lấy, đánh đập, áp chế người đang giữ đất đai; sau đó
thí cho một số tiền bồi thường không đủ để họ tiếp tục sống, thậm chí
không đủ để mua một mảnh đất mới, một ngôi nhà mới.
Cướp tài sản còn bằng cách bóc lột công nhân với mức lương rẻ mạt (lương
công nhân VN vào hạng rẻ nhất thế giới), rồi với những điều kiện sinh
hoạt tồi tệ, với việc cấm đoán thành lập công đoàn riêng của mình.
Bằng việc xuất khẩu công nhân ra nước ngoài để trước hết lấy tiền đăng
ký/ký quỹ của họ (cả trăm triệu) từ những con người rất nghèo khổ, rồi
bỏ mặc họ cho sự bóc lột của các ông chủ ngoại quốc mà không mấy khi can
thiệp.
- Đảng còn cướp tài nguyên quốc gia bằng cách đem lãnh hải (đảo, vùng
biển), lãnh thổ (rừng, đất, cảng) nhượng, bán cho nước ngoài hoặc cho
người ngoại quốc (đặc biệt Trung Quốc) thuê mướn 50 năm, thậm chí 70
năm, như tại Vũng Áng. Nhất là những vị trí mang tính cách chiến lược,
có tầm quan trọng quốc phòng. Quý vị thấy phi trường quân sự Nước Mặn ở
Đà Nẵng, bây giờ bị vây chung quanh bởi những ngôi nhà, những khu đất
của người Tàu. Tại sao lại để như vậy?
- Rồi với chủ trương kinh tế quốc doanh chủ đạo, ưu đãi các công ty và
tập đoàn nhà nước, đó là cướp cơ hội kinh doanh bình đẳng của các doanh
nghiệp tư nhân. Cho nên từ mấy năm nay đã có hàng trăm ngàn doanh nghiệp
tư nhân phải phá sản vì không có đủ điều kiện để tồn tại trong nền kinh
tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa này.
- Cần phải nói thêm việc ăn cắp tài sản của công dân tại phi trường, bưu
điện; ăn cướp tài sản của công dân bởi lực lượng công an. Công an bây
giờ không phải chỉ chận đánh những nhà đấu tranh, dân oan, mà kèm theo
đó là cướp máy móc, thậm chí cướp tiền, đôi khi còn lột sạch quần áo của
họ.
6- Cướp công lý bằng cách công cụ hóa bộ máy tư pháp
Chúng ta thấy từ cảnh sát điều tra, kiểm sát công tố đến quan tòa xét xử
hầu như luôn toa rập với nhau. Bản kết luận điều tra của cảnh sát cũng
được công tố duyệt xét ngay tắp lự rồi quan tòa cứ theo đó mà tuyên án,
nhất là trong các vụ án chính trị. Trong nhiều vụ án kinh tế, nhiều khi
cũng có sự toa rập như vậy. Xin lấy ví dụ vụ án “Con ruồi Tân Hiệp
Phát”.
Trong giai đoạn điều tra, không cho bị can có sự trợ giúp của luật sư,
trái lại còn dùng nhiều biện pháp để bức cung bị can, ngõ hầu sớm có kết
luận điều tra mà trong đó thế nào bị can cũng có tội, không nhiều thì
ít.
Công an điều tra, kiểm sát công tố, quan tòa xét xử còn thản nhiên nhận
hối lộ của bên nguyên hay bên bị để làm lệch cán cân công lý
Ngoài ra, không mời thân nhân, không triệu tập nhân chứng, không cho
luật sư trình bày đầy đủ. Ví dụ mới nhất là vụ sơ thẩm và phúc thẩm của
em Nguyễn Mai Trung Tuấn.
Ngăn chặn công dân tham dự các phiên tòa để công dân chứng kiến được đâu
là công lý. Ngăn chặn để có thể cướp công lý mà không sợ người ta dò
xét.
Một hình cướp công lý khác là mới đây còn đánh cả luật sư. Trong vụ “bụi
đường Chương Mỹ”, hai luật sư đã bị đánh khi muốn đi tìm công lý cho em
Đỗ Đăng Dư. Nhiều luật sư khác còn bị đe dọa, như luật sư Võ An Đôn
chẳng hạn.
7- Cướp ý chí của công dân bằng một bộ máy trấn áp
Trấn áp qua một hệ thống theo dõi, kiểm soát, trấn áp rộng rãi: công an,
quân đội và Mặt trận Tổ quốc (trong đó có các xã hội dân sự quốc doanh;
các tổ chức này đều khống chế các thành viên để cướp ý chí của họ).
Cướp ý chí đó vì mục đích gì?
- để làm cho người dân dửng dưng trước những tệ trạng và thảm nạn trong xã hội,
- để làm cho người dân bất quan tâm trước an nguy của đất nước, trước
việc đảng và nhà cầm quyền quỵ lụy kẻ thù phương Bắc. Bằng chứng là đảng
đã trấn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
- để làm cho người dân không dám bàn chuyện chính trị và tham gia hoạt động chính trị (bằng khẩu hiệu “Để đảng và nhà nước lo!”)
- để làm cho người dân sợ hãi không dám phản kháng đòi lại các quyền con người, quyền công dân và quyền đất nước.
Ngoài ra và cụ thể hơn, đó là cướp ý chí của các đảng viên đến nỗi họ
không dám rời bỏ đảng dù cuối cùng biết đảng chỉ là một tổ chức tội ác;
rồi cướp ý chí các nhà tu hành là những người có phận sự trước hết và
trên hết là công bố và bênh vực sự thật, đòi hỏi và bảo vệ công lý.
Nhưng có rất nhiều nhà tu hành hoàn toàn im lặng trong khi bổn phận của
họ là phải lên tiếng vì công lý và sự thật. Điều ấy chứng tỏ đảng đã
cướp ý chí của họ rồi. Và đây là mối nguy cho đạo.
Trên đây là 7 đối tượng cướp mà chúng tôi thiết nghĩ có thể cho thấy phạm vi, tầm mức ăn cướp của đảng CSVN.
Kết luận:
TQT: Thưa Lm PVL, 70 năm dưới nền chuyên chính vô sản của cả
nước, đặc biệt 40 năm qua sau khi miền Nam rơi vào tay CS, chế độ công
an trị ngày càng xuất hiện. Họ dùng hai gọng kìm, một là bạo lực trên
thể xác, hai là bạo lực trên tinh thần để khép cổ nhân dân ta. Nhưng
phải chăng nhân dân ta đã chịu khuất phục họ hay đang dần dần phá tan
hai gọng kìm đó?
PVL: Phải nói thật rằng 70 năm ăn cướp của đảng CS đã làm cho đất
nước tan hoang, văn hóa suy đồi, đạo đức tiêu biến, kéo theo nhiều hậu
quả khác là nền giáo dục xuống cấp, kinh tế lụn bại, môi trường ô nhiễm,
nhất là quốc phòng ngày càng bấp bênh. Nhưng chính thái độ, hành vi ăn
cướp bằng bạo lực và dối trá đó đã gây một dị ứng nơi con người. Con
người tự nhiên dị ứng với bạo lực và dối trá, chỉ chấp nhận công lý, sự
thật và tình thương. Nên chúng ta thấy chính sách ăn cướp mọi mặt của
nhà cầm quyền làm cho người dân ngày càng công phẫn. Những việc lên
tiếng của cá nhân, của tập thể, của các tổ chức xã hội, của các tổ chức
tôn giáo ngày càng mạnh để đòi lại sự thật: sự thật về các vụ việc, sự
thật về lịch sử, sự thật về bộ mặt xã hội, sự thật về đảng CS. Người ta
còn lên tiếng đòi lại công lý: công lý cho mình, công lý cho toàn dân,
công lý cho đất nước. Người dân cũng lên tiếng để đòi lại tất cả những
gì nằm trong quyền con người, quyền công dân như tự do ngôn luận, tự do
tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do lập đảng
mà đã bị đảng CS tước đoạt. Đó là những dấu hiệu cho thấy người dân ngày
càng muốn thoát khỏi ách của cái tổ chức ăn cướp “hợp pháp” này, để
giành lại mọi quyền cho mình, cho toàn dân, để toàn dân có thể sống
trong tự do, no ấm, phát triển.
TQT: Thưa linh mục, thời buổi nào đất nước ta cũng rất coi
trọng vai trò của trí thức. Trí thức góp phần rất tích cực để khai sáng
dân trí. Thời phong kiến cũng vậy, thời thực dân xâm lược cũng vậy. Ngày
nay, trong thời buổi đất nước đang bị đe dọa bởi họa phương Bắc và họa
cộng sản cũng vậy. Nhưng khi so sánh thì nhiều người thấy rằng việc khai
sáng dân trí trong thời có nguy cơ tái Bắc thuộc và nguy cơ CS này có
lẽ yếu hơn trong thời gian trước. Linh mục nghĩ sao về vấn đề này?
PVL: Như chúng tôi trình bày ở trên, CS triệt tiêu ý chí, triệt
tiêu ý thức của người dân, nhất là giới sĩ phu, giới trí thức, giới lãnh
đạo tinh thần (dân sự và tôn giáo) để làm cho người dân không còn được
sự hướng dẫn của những trí tuệ. Ngay từ đầu, chúng ta đã thấy CS bách
hại, đàn áp giới trí thức qua vụ Nhân văn Giai phẩm, sau đó qua các cuộc
trấn áp các nhà trí thức sau khi chiếm được miền Nam, như tịch thu sách
vở, bắt bớ các nhà văn nhà báo, các nhà tu hành. Việc đó vẫn còn tiếp
tục, để làm cho việc khai dân trí không thể nào đạt được mức độ cần
thiết. Mà khi đã không khai dân trí được, thì không thể chấn dân khí và
càng không thể hậu dân sinh theo kiểu nói của cụ Phan Chu Trinh. Thời
bây giờ, đảng đã làm cho nhiều trí thức (đại đa số) im lặng, trùm chăn.
Xin lấy ví dụ rất cụ thể: mới đây Hội Giáo chức Chu Văn An được thành
lập, nhưng cho tới bây giờ, số các thành viên có lẽ vỏn vẹn đếm trên đầu
ngón tay. Đáng lẽ các nhà trí thức phải vào hội này ồ ạt để chấn hưng
văn hóa, chấn hưng giáo dục rồi từ đó chấn hưng tinh thần dân tộc VN
TQT: Linh mục vừa đặt vấn đề trí thức phải ngày càng tỉnh ngộ,
đừng trùm chăn nữa, góp phần với nhân dân để đấu tranh thoát khỏi họa
CS. Vậy để toàn dân chặn đứng được đảng cướp này để họ không tiếp tục
hoành hành cướp tinh thần, cướp của cải của đất nước ta, thì chúng ta
phải làm gì thưa linh mục?
PVL: Thưa Quý vị, chỉ có một điều quan trọng duy nhất là phải
tống cổ đảng cướp này, không cho nó nắm quyền lực toàn trị, không cho nó
tiếp tục cướp của người dân về vật chất lẫn tinh thần. Phải làm sao để
cho đất nước chỉ còn có những con người hoạt động dưới sự giám sát của
nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và vì ích lợi của nhân dân mà
thôi, chứ không vì ích lợi của nhóm, của đảng mình. Mong rằng tất cả mọi
người VN trong lẫn ngoài nước đứng dậy để trước hết tiêu diệt chủ nghĩa
CS tàn hại tâm trí, giải thể chế độ CS tàn hại xã hội, và đuổi đảng CS
ra khỏi ghế quyền lực, vì họ đã chỉ làm những điều tai hại cho đất nước
từ 70 năm qua mà thôi.
TQT: Xin chân thành cảm ơn Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi.
SỔ TAY TƯỞNG NĂNFG TIẾN
Danh Hiệu & Nhãn Hiệu
Wed, 02/03/2016 - 05:30 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Thực sự, việc tôi được đặc cách phong tặng danh hiệu NSƯT từ trước giờ chưa có tiền lệ ... Sự nhìn nhận của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý văn hoá cho thấy đã có sự cởi mở hơn trong việc xét danh hiệu.
Hoài Linh
Cuối năm, báo Lao Động hớn hở cho biết một tin vui:
“479 nghệ sĩ xúc động khi được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú... Chúc mừng các nghệ sĩ được nhận danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao đóng góp của đội ngũ những người có tài năng nghệ thuật, tâm huyết, được đồng nghiệp quý mến, công chúng tin yêu.”
Bên dưới bản tin (vui) tin thượng dẫn – buồn thay – chỉ có vỏn vẹn hai cái phản hồi, cả hai đều hơi ngán ngẩm:
pham van long - 10:41 AM - 11/01/2016
Phong tặng nghệ sĩ quá nhiều ...,sẽ tiếp tục phong tặng... ,giống như phong tặng quá nhiều Tướng lỉnh..., phong tặng anh hùng ,huân chương lao động...,hàng loạt giáo sư tiến sĩ ...có lẽ ra đường gặp các ông các bà hết , hiếm gặp dân đen bao nhiêu , nhưng XH vẫn xuống cấp ,kinh tế chậm phát triển ,đất nước luôn nguy cơ bị xăm lấn ,khoa học kỹ thuật thuộc loại kém của ĐNA
tranngochung - 05:43 PM - 10/01/2016
Không biết đến khi nào mới chấm dứt việc phong tặng các danh hiệu bắt chước nước ngoài đã quá lỗi thời này???
Hổng dám “bắt chước” đâu! Ban phát danh hiệu, huy hiệu, bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận, giấy ghi công, bằng tuyên dương, bằng tưởng thưởng, và đủ kiểu (đủ cỡ) huân chương, huy chương hay huy hiệu ... – xưa nay – vẫn là “sở trường” của nước CSVN mà.
Ảnh: vuonraulochung
Chả riêng gì những nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu văn nghệ, đám quan chức trên sân khấu chính trị cũng vẫn được chính phủ ban phát bằng khen hay danh hiệu đều đều – theo như lời than phiền của nhà báo Nguyễn Duy Xuân và nhà giáo Hà Văn Thịnh.
- Nguyễn Duy Xuân: Một thực tế đang diễn ra ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước là hầu như các danh hiệu thi đua cao quí hoặc khen thưởng danh giá hàng năm đều “chia” cho lãnh đạo theo lệ đến hẹn lại lên, lần trước anh lần này tôi. Phải chăng trong bối cảnh hiện nay người lao động không còn có cơ hội để thể hiện mình ? Chả nhẽ chỉ có tầng lớp lãnh đạo mới là hạt nhân của phong trào thi đua yêu nước ? Khi người lao động đứng ngoài “cuộc chơi” thì liệu phong trào ấy còn có ý nghĩa, tác dụng gì ?
- Hà Văn Thịnh: Đến cả cái danh hiệu thi đua cũng giành hết phần của dân ...
Nói nào ngay thì quả là qúi vị quan chức có “giành” nhưng sao “hết” được mà lo, ông giáo? Cái gì chớ bánh vẽ thì ở nước ta có bao giờ mà thiếu. Dân có phần riêng của họ chớ. Phần này được chế biến theo công thức “đại táo” và phân phối theo phương thức ... đại trà.
Ở đâu mà không có đám “nông dân giác ngộ” hay “công nhân tiên tiến.” Số còn lại nếu không là “trí thức yêu nước” thì cũng cũng là “chiến sĩ thi đua,” “tư sản tiến bộ,” hay “nghệ sĩ nhân dân,” hoặc “nhà giáo ưu tú” cả.
Ở bình diện tập thể, cùng với những gia đình thuộc diện chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ ... còn có vô số những gia đình mẫu mực và gia đình văn hóa nữa. Nhiều nơi còn nới rộng phạm vi gia đình ra tới đơn vị làng xã (văn hoá) luôn, cho nó tiện việc sổ sách.
Ảnh: vnexpress Ảnh: nguoixudoai
Cuối năm 2015, báo Công An Nhân Dân tổng kết:
“Cả nước ta hiện nay có 22 triệu gia đình trong đó có 19 triệu gia đình đạt chuẩn ‘Gia đình văn hoá’, đạt tỉ lệ 85, 03 %. Theo số liệu này, chứng tỏ số lượng gia đình văn hoá của ta đã tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái... Thật hoang mang với sự tồn tại của ‘gần 19 triệu gia đình văn hoá’ trong một khí quyển văn hoá như bây giờ!”
Các anh “công an” cũng làm bộ than “hoang mang” cho nó có vẻ tình cảm (chút xíu) vậy thôi, chớ họ thuộc nằm lòng danh sách số gia đình không được ban phát danh hiệu, và bị dán nhãn hiệu là “gia đình phản động,” “gia đình có kẻ vượt biên, “gia đình có kẻ đi tù” ... Và tất cả đều sẽ bị hành cho tới bến.
Tới lúc đó thì người dân mới hiểu thấm thía nỗi lo âu của những kẻ “bị đảng ruồng bỏ” (hay “trừng phạt”) đáng sợ ra sao:
“Khi danh sách cử tri được trương lên quanh khu bầu cử từ nhiều ngày trước đó, vợ chồng tôi nhìn nhau mà đọc thấy mối lo không thành lời: Trong những dòng chữ ghi tên họ cử tri chi chít như kiến bò kia có tên tôi không? Không có tên trong danh sách đi bầu thì không chỉ nhục nhã cho mình, cho vợ mà còn khốn nạn suốt đời mình, khốn nạn suốt đời con.
Vợ tôi đi thám thính, làm như có việc ra Ngã Sáu mua bán cái gì đó, ghé qua xem danh sách như những người vô công rỗi nghề và trở về nhà cố nén để khỏi reo lên: ‘Có tên bố nó. Em xem rồi. Bùi Ngọc Tấn. Mười. Điện Biên Phủ.’ Tôi như vừa qua được căn bệnh hiểm nghèo, thoát khỏi chứng ung thư di căn, dù vẫn còn lo có người nào đó gửi đơn lên trên phản đối. Tôi lại được vào Nhân Dân rồi! Tôi lại đứng trong hàng ngũ những người được đảng lãnh đạo rồi! Không bị đảng ruồng bỏ trừng phạt nữa!
Tôi đem dán cái chứng chỉ dấu son Gia Đình Văn Hóa Mới, vốn liếng chính trị và tài sản lớn nhất của gia đình, ngay phía trên bàn tiếp khách của tôi và cũng là bàn học của các con tôi. Nơi đập vào mắt mọi người. Để ai đến nhà cũng thấy ngay, biết gia đình tôi đã lại được là một gia đình bình thường như mọi gia đình khác, hơn thế còn là một gia đình văn hóa mới. (Bùi Ngọc Tấn. Hậu Chuyện Kể Năm 2000. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2015).
Đã có biết bao nhiêu người Việt vì bị dán cho một cái nhãn hiệu (địa chủ, phú nông, Nhân Văn, xét lại, tư sản ...) mà bỏ mạng. Đôi khi, chỉ cần một cái nhãn rất lờ mờ là (“có vấn đề”) cũng đủ để ... tàn đời trong ngõ hẹp:
“Thảm cảnh đầu tiên mà tôi và gia đình phải chịu đó là cái đói... Vợ tôi đã nghĩ đến chuyện bán thuốc lá bên lề đường để kiếm sống, nhưng làm sao có được mớ vốn ban đầu và có chút tiền để bôi trơn móng vuốt làm khó của những tên công an hay cán bộ thuế, để chúng để yên cho chúng tôi khó khăn kiếm sống? ... Tôi không thể ra đạp cyclo như một số đồng nghiệp trẻ đang làm, không phải vì chuyện ‘thiên hạ xầm xì’ mà chỉ vì tôi đã không còn ở tuổi để làm chuyện đó: hoặc người ta không dám gọi tôi, hoặc nếu có, số tiền công còm cõi của một hai chuyến đi không đủ để mua thuốc cho tôi lại sức với cái thân thể đã tiều tuỵ lắm rồi...”
“Chúng tôi có một con chó do bạn bè cho. Nó rất khôn và chúng tôi yêu nó lắm. Nhưng nó đã già và chúng tôi không còn khả năng mua cho nó thịt và những thức ăn tăng sức, nó không còn sức đứng lên trong chuồng, ngẩng đầu nhìn tất cả chúng tôi, với một ánh mắt tin yêu của loài vật, chắc chắn với những dòng nước mắt và một nỗi buồn sâu thẳm vì đã đến lúc phải rời chủ. Chúng tôi bật khóc khi nó nấc những hơi thở cuối cùng...” [Nguyễn Mạnh Tường, Un Excommunié – Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectuel. Trans Nguyễn Quốc Vĩ – “Kẻ Bị Mất Phép Thông Công, Hà Nội 1954-1991: Bản Án Cho Một Trí Thức” (Thông Luận Online)].
Cái thời khốn nạn này, may quá, đã qua. Những cái nhãn hiệu “nguy hiểm chết người” (phản động, tư sản, xét lại, hữu khuynh, vượt biên, phản kháng ...) nay không còn giết chết được ai mà còn khiến cho bao người lấy làm ... vinh dự. Đã thế, không ít những bản án tù của nhà nước CHXHCNVN còn “phong thánh” hay “chấp cánh” cho nạn nhân.
Hình ảnh “vinh quang” khi dân oan Cấn Thị Thêu bước ra khỏi nhà giam đã khiến cho nhà thơ Nguyễn Tường Thụy phải thốt lên vì xúc động: “Chưa một người tù nào được đón rước long trọng và dạt dào tình cảm đến thế.”
Tương tự, thân mẫu của Việt Khang cũng đã chia sẻ nỗi hân hoan (và niềm hãnh diện) của bà với thông tín viên BBC vào ngày nhạc sĩ mãn hạn tù: “Ngày về của Khang rất ấm áp vì có rất nhiều người cùng chí hướng từ xa đến đón và chúc mừng.”
Nhãn hiệu cùng với mọi hình thức trừng phạt không còn hiệu lực, đã đành, danh hiệu và phần thưởng cũng chả còn khiến cho người nhận lãnh lấy làm vinh dự nữa. Ngày 28 tháng 8 năm 2011, nhật báo Người Việt buồn bã loan tin:
“Bốn nhà văn lớn từ chối giải thưởng Nhà Nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Gia đình nhà văn Sơn Nam là người mới nhất muốn rút khỏi danh sách đề cử hai giải thưởng văn học trong nước năm nay, là giải Nhà Nước và giải Hồ Chí Minh. Các nhà văn, nhà thơ Nguyễn Khoa Ðiềm, Nguyên Ngọc, Sơn Tùng, cũng xin rút ra khỏi danh sách dự giải.”
Ngày 20 tháng 01 năm 2013, Báo Mới ái ngại cho hay tiếp:
“Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012: Chưa trao đã bị từ chối. Trong bức thư gửi lên Chủ tịch và Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Y Ban nêu rõ lý do không nhận bằng khen của Hội: Tôi từ chối không nhận bằng khen. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi không thừa nhận Ban giám khảo này. Tại sao tôi lại phải chấp nhận một Ban giám khảo không đủ Tâm đủ Tầm đủ Tài?”
Vô tài, và bất đức không phải chỉ là những thuộc tính “dành riêng” cho nhân sự của Ban Giám Khảo – Hội Nhà Văn Việt Nam. Theo BBC, vào hôm 9 tháng 1 năm 2013, Nghệ sỹ Kim Chi (người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng Việt Nam) còn tuyên bố:
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.”
Ảnh: Dân Trí
Qua năm nay, may thay, mới có nhân vật cảm thấy “vinh dự” vì được Đảng và Nhà Nước phong tặng là Nghệ Sĩ Ưu Tú. Báo Dân Trí, số ra ngày 10 tháng 1 năm 2016, hân hoan loan báo: “ ... lần đầu tiên một nghệ sĩ hải ngoại được đặc cách nhận danh hiệu này.” Đây là một (D) anh hề, Hoài Linh!
Thực sự, việc tôi được đặc cách phong tặng danh hiệu NSƯT từ trước giờ chưa có tiền lệ ... Sự nhìn nhận của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý văn hoá cho thấy đã có sự cởi mở hơn trong việc xét danh hiệu.
Hoài Linh
Cuối năm, báo Lao Động hớn hở cho biết một tin vui:
“479 nghệ sĩ xúc động khi được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú... Chúc mừng các nghệ sĩ được nhận danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao đóng góp của đội ngũ những người có tài năng nghệ thuật, tâm huyết, được đồng nghiệp quý mến, công chúng tin yêu.”
Bên dưới bản tin (vui) tin thượng dẫn – buồn thay – chỉ có vỏn vẹn hai cái phản hồi, cả hai đều hơi ngán ngẩm:
pham van long - 10:41 AM - 11/01/2016
Phong tặng nghệ sĩ quá nhiều ...,sẽ tiếp tục phong tặng... ,giống như phong tặng quá nhiều Tướng lỉnh..., phong tặng anh hùng ,huân chương lao động...,hàng loạt giáo sư tiến sĩ ...có lẽ ra đường gặp các ông các bà hết , hiếm gặp dân đen bao nhiêu , nhưng XH vẫn xuống cấp ,kinh tế chậm phát triển ,đất nước luôn nguy cơ bị xăm lấn ,khoa học kỹ thuật thuộc loại kém của ĐNA
tranngochung - 05:43 PM - 10/01/2016
Không biết đến khi nào mới chấm dứt việc phong tặng các danh hiệu bắt chước nước ngoài đã quá lỗi thời này???
Hổng dám “bắt chước” đâu! Ban phát danh hiệu, huy hiệu, bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận, giấy ghi công, bằng tuyên dương, bằng tưởng thưởng, và đủ kiểu (đủ cỡ) huân chương, huy chương hay huy hiệu ... – xưa nay – vẫn là “sở trường” của nước CSVN mà.
Ảnh: vuonraulochung
Chả riêng gì những nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu văn nghệ, đám quan chức trên sân khấu chính trị cũng vẫn được chính phủ ban phát bằng khen hay danh hiệu đều đều – theo như lời than phiền của nhà báo Nguyễn Duy Xuân và nhà giáo Hà Văn Thịnh.
- Nguyễn Duy Xuân: Một thực tế đang diễn ra ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước là hầu như các danh hiệu thi đua cao quí hoặc khen thưởng danh giá hàng năm đều “chia” cho lãnh đạo theo lệ đến hẹn lại lên, lần trước anh lần này tôi. Phải chăng trong bối cảnh hiện nay người lao động không còn có cơ hội để thể hiện mình ? Chả nhẽ chỉ có tầng lớp lãnh đạo mới là hạt nhân của phong trào thi đua yêu nước ? Khi người lao động đứng ngoài “cuộc chơi” thì liệu phong trào ấy còn có ý nghĩa, tác dụng gì ?
- Hà Văn Thịnh: Đến cả cái danh hiệu thi đua cũng giành hết phần của dân ...
Nói nào ngay thì quả là qúi vị quan chức có “giành” nhưng sao “hết” được mà lo, ông giáo? Cái gì chớ bánh vẽ thì ở nước ta có bao giờ mà thiếu. Dân có phần riêng của họ chớ. Phần này được chế biến theo công thức “đại táo” và phân phối theo phương thức ... đại trà.
Ở đâu mà không có đám “nông dân giác ngộ” hay “công nhân tiên tiến.” Số còn lại nếu không là “trí thức yêu nước” thì cũng cũng là “chiến sĩ thi đua,” “tư sản tiến bộ,” hay “nghệ sĩ nhân dân,” hoặc “nhà giáo ưu tú” cả.
Ở bình diện tập thể, cùng với những gia đình thuộc diện chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ ... còn có vô số những gia đình mẫu mực và gia đình văn hóa nữa. Nhiều nơi còn nới rộng phạm vi gia đình ra tới đơn vị làng xã (văn hoá) luôn, cho nó tiện việc sổ sách.
Ảnh: vnexpress Ảnh: nguoixudoai
Cuối năm 2015, báo Công An Nhân Dân tổng kết:
“Cả nước ta hiện nay có 22 triệu gia đình trong đó có 19 triệu gia đình đạt chuẩn ‘Gia đình văn hoá’, đạt tỉ lệ 85, 03 %. Theo số liệu này, chứng tỏ số lượng gia đình văn hoá của ta đã tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái... Thật hoang mang với sự tồn tại của ‘gần 19 triệu gia đình văn hoá’ trong một khí quyển văn hoá như bây giờ!”
Các anh “công an” cũng làm bộ than “hoang mang” cho nó có vẻ tình cảm (chút xíu) vậy thôi, chớ họ thuộc nằm lòng danh sách số gia đình không được ban phát danh hiệu, và bị dán nhãn hiệu là “gia đình phản động,” “gia đình có kẻ vượt biên, “gia đình có kẻ đi tù” ... Và tất cả đều sẽ bị hành cho tới bến.
Tới lúc đó thì người dân mới hiểu thấm thía nỗi lo âu của những kẻ “bị đảng ruồng bỏ” (hay “trừng phạt”) đáng sợ ra sao:
“Khi danh sách cử tri được trương lên quanh khu bầu cử từ nhiều ngày trước đó, vợ chồng tôi nhìn nhau mà đọc thấy mối lo không thành lời: Trong những dòng chữ ghi tên họ cử tri chi chít như kiến bò kia có tên tôi không? Không có tên trong danh sách đi bầu thì không chỉ nhục nhã cho mình, cho vợ mà còn khốn nạn suốt đời mình, khốn nạn suốt đời con.
Vợ tôi đi thám thính, làm như có việc ra Ngã Sáu mua bán cái gì đó, ghé qua xem danh sách như những người vô công rỗi nghề và trở về nhà cố nén để khỏi reo lên: ‘Có tên bố nó. Em xem rồi. Bùi Ngọc Tấn. Mười. Điện Biên Phủ.’ Tôi như vừa qua được căn bệnh hiểm nghèo, thoát khỏi chứng ung thư di căn, dù vẫn còn lo có người nào đó gửi đơn lên trên phản đối. Tôi lại được vào Nhân Dân rồi! Tôi lại đứng trong hàng ngũ những người được đảng lãnh đạo rồi! Không bị đảng ruồng bỏ trừng phạt nữa!
Tôi đem dán cái chứng chỉ dấu son Gia Đình Văn Hóa Mới, vốn liếng chính trị và tài sản lớn nhất của gia đình, ngay phía trên bàn tiếp khách của tôi và cũng là bàn học của các con tôi. Nơi đập vào mắt mọi người. Để ai đến nhà cũng thấy ngay, biết gia đình tôi đã lại được là một gia đình bình thường như mọi gia đình khác, hơn thế còn là một gia đình văn hóa mới. (Bùi Ngọc Tấn. Hậu Chuyện Kể Năm 2000. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2015).
Đã có biết bao nhiêu người Việt vì bị dán cho một cái nhãn hiệu (địa chủ, phú nông, Nhân Văn, xét lại, tư sản ...) mà bỏ mạng. Đôi khi, chỉ cần một cái nhãn rất lờ mờ là (“có vấn đề”) cũng đủ để ... tàn đời trong ngõ hẹp:
“Thảm cảnh đầu tiên mà tôi và gia đình phải chịu đó là cái đói... Vợ tôi đã nghĩ đến chuyện bán thuốc lá bên lề đường để kiếm sống, nhưng làm sao có được mớ vốn ban đầu và có chút tiền để bôi trơn móng vuốt làm khó của những tên công an hay cán bộ thuế, để chúng để yên cho chúng tôi khó khăn kiếm sống? ... Tôi không thể ra đạp cyclo như một số đồng nghiệp trẻ đang làm, không phải vì chuyện ‘thiên hạ xầm xì’ mà chỉ vì tôi đã không còn ở tuổi để làm chuyện đó: hoặc người ta không dám gọi tôi, hoặc nếu có, số tiền công còm cõi của một hai chuyến đi không đủ để mua thuốc cho tôi lại sức với cái thân thể đã tiều tuỵ lắm rồi...”
“Chúng tôi có một con chó do bạn bè cho. Nó rất khôn và chúng tôi yêu nó lắm. Nhưng nó đã già và chúng tôi không còn khả năng mua cho nó thịt và những thức ăn tăng sức, nó không còn sức đứng lên trong chuồng, ngẩng đầu nhìn tất cả chúng tôi, với một ánh mắt tin yêu của loài vật, chắc chắn với những dòng nước mắt và một nỗi buồn sâu thẳm vì đã đến lúc phải rời chủ. Chúng tôi bật khóc khi nó nấc những hơi thở cuối cùng...” [Nguyễn Mạnh Tường, Un Excommunié – Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectuel. Trans Nguyễn Quốc Vĩ – “Kẻ Bị Mất Phép Thông Công, Hà Nội 1954-1991: Bản Án Cho Một Trí Thức” (Thông Luận Online)].
Cái thời khốn nạn này, may quá, đã qua. Những cái nhãn hiệu “nguy hiểm chết người” (phản động, tư sản, xét lại, hữu khuynh, vượt biên, phản kháng ...) nay không còn giết chết được ai mà còn khiến cho bao người lấy làm ... vinh dự. Đã thế, không ít những bản án tù của nhà nước CHXHCNVN còn “phong thánh” hay “chấp cánh” cho nạn nhân.
Hình ảnh “vinh quang” khi dân oan Cấn Thị Thêu bước ra khỏi nhà giam đã khiến cho nhà thơ Nguyễn Tường Thụy phải thốt lên vì xúc động: “Chưa một người tù nào được đón rước long trọng và dạt dào tình cảm đến thế.”
Tương tự, thân mẫu của Việt Khang cũng đã chia sẻ nỗi hân hoan (và niềm hãnh diện) của bà với thông tín viên BBC vào ngày nhạc sĩ mãn hạn tù: “Ngày về của Khang rất ấm áp vì có rất nhiều người cùng chí hướng từ xa đến đón và chúc mừng.”
Nhãn hiệu cùng với mọi hình thức trừng phạt không còn hiệu lực, đã đành, danh hiệu và phần thưởng cũng chả còn khiến cho người nhận lãnh lấy làm vinh dự nữa. Ngày 28 tháng 8 năm 2011, nhật báo Người Việt buồn bã loan tin:
“Bốn nhà văn lớn từ chối giải thưởng Nhà Nước, giải thưởng Hồ Chí Minh. Gia đình nhà văn Sơn Nam là người mới nhất muốn rút khỏi danh sách đề cử hai giải thưởng văn học trong nước năm nay, là giải Nhà Nước và giải Hồ Chí Minh. Các nhà văn, nhà thơ Nguyễn Khoa Ðiềm, Nguyên Ngọc, Sơn Tùng, cũng xin rút ra khỏi danh sách dự giải.”
Ngày 20 tháng 01 năm 2013, Báo Mới ái ngại cho hay tiếp:
“Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2012: Chưa trao đã bị từ chối. Trong bức thư gửi lên Chủ tịch và Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Y Ban nêu rõ lý do không nhận bằng khen của Hội: Tôi từ chối không nhận bằng khen. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi không thừa nhận Ban giám khảo này. Tại sao tôi lại phải chấp nhận một Ban giám khảo không đủ Tâm đủ Tầm đủ Tài?”
Vô tài, và bất đức không phải chỉ là những thuộc tính “dành riêng” cho nhân sự của Ban Giám Khảo – Hội Nhà Văn Việt Nam. Theo BBC, vào hôm 9 tháng 1 năm 2013, Nghệ sỹ Kim Chi (người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng Việt Nam) còn tuyên bố:
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.”
Ảnh: Dân Trí
Qua năm nay, may thay, mới có nhân vật cảm thấy “vinh dự” vì được Đảng và Nhà Nước phong tặng là Nghệ Sĩ Ưu Tú. Báo Dân Trí, số ra ngày 10 tháng 1 năm 2016, hân hoan loan báo: “ ... lần đầu tiên một nghệ sĩ hải ngoại được đặc cách nhận danh hiệu này.” Đây là một (D) anh hề, Hoài Linh!
ĐẶNG PHÙNG QUÂN * KHÁI HƯNG -từ Hồn Bướm Mơ Tiên đến Băn Khoăn
Khái Hưng
KHÁI HƯNG -từ Hồn Bướm Mơ Tiên đến Băn Khoăn
ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Bài viết Về tiếu thuyết của Khái Hưng (đăng trong Khái Hưng, thân thế và tác phẩm, tiểu luận văn học của 7 tác giả, tập san Nam Hà xuất bản nâm 1972), in lại vào Triết Học và Văn chương, ( Lửa Thiêng xuất bản năm 1974).Tưởng cũng để nhớ lại kỷ niệm: chuyên đề về Khái Hưng là do Trần Phong Giao, vừa rời tạp chí Văn, đứng ra chủ trương tập san Nam Hà với mục tiêu rõ rệt là thực hiện những chuyên đề văn chương, liên lạc với riêng từng tác giả để mời viết. Với bản tính cẩn trọng, sau khi đã nhận bán tháo rồi đưa nhà in, đọc và sửa bản in thử, Trần Phong Giao đi xe gắn máy đến tư gia các tác giả cộng tác để đưa những bản này tận tay từng người liên hệ, nhờ duyệt lại lần cuối trước khi cho in. Tôi nghĩ, thiện ý của Trần Phong Giao đáng được ca ngợi khi thực hiện chuyên đề mở đầu tập san dành cho Khái Hưng, nhả văn đã bị kẻ địch thủ tiêu trong cảnh tranh tối tranh sáng thời loạn (1947). Hành cung văn chương không để cho những kẻ sát nhân bước vào. Công lý ấy không bao giờ thay đổi.
Khái Hưng nhà văn
Khái Hưng trước hết đối với chúng ta là một nhà văn với đầy đủ ý nghĩa của từ ngữ. Tất cả tác phẩm của ông đã xuất bản chứng tỏ điều đó - những truyện dài thường được quen xếp vào các loại tiểu thuyết lý tưởng, tiểu thuyết xã hội (phong tục), tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết lịch sử, những tập truyện ngắn, kịch và một loại sách hồng (truyện nhi đồng). Một nhà văn với đầy đủ ý nghĩa, đã trang điểm cho toàn bộ tác phẩm văn với những bài nghị luận, khảo luận bên lề - những bài nghị luận khởi sự cho con đường dẫn vào văn chương đăng trên Phong Hóa, hay trên Văn Học tạp chí (với bút hiệu "Bán than") và Ngày Nay sau này. Điều thiết yếu tôi muốn nới đến là dưới nhãn quan của phần lớn lớp người đọc bây giờ của Khái Hưng chỉ biết đến những tác phẩm văn chương của ông - những tác phẩm đã xuất bản, có thể coi như trọn vẹn - Khái Hưng thực sự như một nhà văn. Điều này thiết yếu phân biệt ông với Nhất Linh hay Thạch Lam là những người cùng trong Tự Lực Văn đoàn. Ông đã không làm công việc của Nhất Linh, hay đúng hơn không có cơ hội, là dùng kinh nghiệm viết tiểu thuyết qua nhiều năm để kiểm thảo lại công trình viết của mình:
"Viết để làm gì, viết về thứ gì, cái đó không quan trọng. Cái quan trọng nhất là viết có hay không tức là nghệ thuật có cao không."[1]
Cuốn biên khảo của Nhất Linh, thật vậy, chỉ đáng kể vì có tính cách tự phê bình - nghĩa là mang một ý kiến trung thực và chín chắn về các tác phẩm trong đời của ông. Ý kiến đó là ý kiến sau cùng vì kể từ đó, ông không thể viết tiểu thuyết được nữa. Trái ngược hẳn với Nhất Linh, cuốn Theo Giòng của Thách Lam là một dự tưởng về cuốn tiểu thuyết chưa bao giờ hoàn tất, cuốn tiểu thuyết không thể khả hữu:
"Tôi tưởng quyển tiểu thuyết hay nhất - hay công dụng nhất - là quyển tiểu thuyết sẽ làm cho ta biết yêu, ham muốn yêu, không phải yêu một người, nhưng yêu mọi người, không phải một vật, nhưng yêu mọi vật."[2]
Khái Hưng đã đến với chúng ta, đối với chúng ta không rào đón trước bằng một lời nào, không biện luận sau bằng một quan niệm nào, ông là một nhà văn chỉ lặng lẽ nới với người đọc qua những văn phẩm đã xuất bản - truyện ngắn, truyện dài, kịch và ngay cả những mẩu đoản văn trào lộng nữa. Người đọc muốn cảm nhận, phán đoán thế nào tùy ý. Nhưng chúng ta cũng không quên trên những tờ "Ngày Nay - Kỷ nguyên mới" và "Việt Nam" xuất bản vào năm 1945, ông đã viết nhiều bài tham luận chính trị. Dĩ nhiên những bài này không đóng góp gì cho văn chương của ông. Điều muốn nói đến ở đây, ông là một nhà văn dấn thân - để phủ nhận hình dung từ lý tưởng người ta quen khoác cho những tiểu thuyết Hồn Bướm Mơ Tìên., Nửa Chừng Xuân, Trống Mái. Tại sao lại gọi là tiểu thuyết lý tưởng? Vũ Ngọc Phan trả lời: "Một tiểu thuyết mà tác giả dựng lên những cái cao quá, người ở thế gian này không thể nào có được"[3]. Định nghĩa này
thật sai lầm ngay từ bản chất vì tiểu thuyết tự yếu tính đã là giả tưởng. Không thể xác định được những tiêu chuẩn nào, dưới khía cạnh nào đó của thực tại, của cuộc đời để đo lường cái gì "cao quá, người ở thế gian này không thể nào có được" đem áp dụng thành một phạm trù cho tiểu thuyết [4]. Thế giới của tiểu thuyết là thế giới của giả tưởng - nếu muốn đem đối chiếu đời sống thường nhật (vốn là đời sống trong điều kiện) với đời sống trong văn chương thì rõ rệt chỉ đưa ra một khả hữu này phản ảnh trong muôn vàn những khả hữu khác, hay đúng hơn, muốn tự phản ảnh trong thế giới của tiểu thuyết. Điều đó dẫn đến thất bại. Thật vậy, người đọc không thể đòi hỏi nơi tiểu thuyết, nhân vật phải như thế này, phải như thế này, phải như thế kia. Sự đòi hỏi đó chỉ thể hiện lòng khát khao giả tưởng, cho nên có một "tiểu thuyết của con người" (Simenon).
Đòi hỏi nơi người đọc biểu tỏ sự bất lực của mình bởi vì rõ rệt người đọc rơi vào cuộc thai đố của tiểu thuyết - tìm kiếm những giải đáp nhưng rốt cuộc vẫn bị lừa vì những lối đi quanh co, ẩn náu trong tác phẩm là những con đường dẫn vào mê cung; từ đó người đọc phải tham dự, nghĩa là đồng hóa với nhân vật để tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của tiểu thuyết, nhưng ở đây người đọc không còn đứng bên ngoài để phán đoán nữa mà trở thành nhân vật của một tiểu thuyết khác, khả hữu tuy chưa bao giừ thực hiện. Cho nên lý luận theo một lối phê bình cổ điển thường là lý luận của con người ở đời sống thường nhật, giải quyết công việc, sự đời một cách minh mẫn hữu lý nhưng không phải là lý luận văn chương, nói rõ hơn, lý luận của người ngoại cuộc; tôi có thể mượn ngay trường hợp Vũ Ngọc Phan làm thí dụ: Để chứng tỏ Hồn Bướm Mơ Tiên là một tiểu thuyết lý tưởng, ông lý luận: Thà một gái như Lan nhiễm đạo Phật từ lâu nên có cái tư tưởng thoát tục đã đành, còn Ngọc một sinh viên trường Cao đẳng, một người tây học, lại si tình đến nỗi quyết chí theo đuổi "chú tiểu Lan" để tra cho ra gái, mà lại có thể có cái tư tưởng viển vông ấy giữa lúc tình yêu đang bồng bột thì kể cũng một điều lạ. [5] Trong lý luận trên, trước hết chúng ta nhận thấy có một mẫu người "tây học", một phạm trù cứng nhắc - nghĩa là không có Ngọc nữa, mà có thể là bất kỳ danh xưng nào trong phạm trù trên; sau nữa nhà phê bình đòi hỏi nhân vật phải trở thành chứ không phải đã tại hữu như thế; sự lầm lẫn của nhà phê bình bất lực là chỉ nhìn dựa trên điều mà nhà văn viết ra chứ không nhìn thấy như trong tác phẩm của nhà văn; có một bộ diện khác của tác phẩm nhưng bộ diện ấy cũng hàm ngụ nơi bộ diện này, nghĩa là lưỡng diện mặt và trái đều trùng hợp gián tiếp nhưng không thể lồng vào nhau được trong giả tưởng, tự biết là giả, là cuộc chơi, là tiểu thuyết. Cho nên một Ngọc nhân vật trong tiểu thuyết và một sinh viên trường Cao đẳng trong cuộc chơi ngoài đời có thể trùng hợp với nhau, nhưng cả hai đều là hai tự do mà người khác không thể đòi hỏi họ phải trở thành như thế nào. Mặt khác, trong lý thuyết của văn chương như thể tiểu thuyết có những tổ hợp khả hữu về tương quan giữa nhà văn, nhân vật và người đọc: xét về vị thế, có cái nhà văn biết mà người đọc và nhân vật chưa biết, có cái nhân vật biết mà người đọc cũng như nhà văn đều không biết ...
Không có tiểu thuyết lý tưởng. Như đã viết ở trên, tôi gọi Khái Hưng là một nhà văn dấn thăn, ông đã viết thực sự như một cuộc dấn thân vào đời và ông đã hành động thực sự, độc lập với văn chương như một cuộc dấn thân vào chính trị. Những bài viết chính trị không thêm hay bớt gì cho tác phẩm văn chương của ông nhưng nói lên ý nghĩa sự khả hữu của văn chương. Không có gì phong phú nơi tác phẩm của nhà văn, một thứ ngôn ngữ như phương tiện để tác động chính trí với những lý luận chính trị thích ứng cho hành động và một thứ ngôn ngữ như chất liệu để làm văn chương, để viết, không phải chuyển vận một chứng từ, một giải thích hay một luân lý nhưng để mô tả, để khai phá ngôn ngữ, nghệ thuật viết văn. Khái Hưng đã có cả hai và mặc dầu những bài viết chính trị ngày nay đã rơi vào quên lãng, người đọc chỉ còn có những tác phẩm văn của ông, không có gì đáng tiếc, vì trước hết với tác phẩm đã xuất bản, đối với chúng ta, ông là một nhà văn.
Thật vậy, phải phân biệt con người nhà văn với con người hành động nơi Khái Hưng. Nói đúng ra, nếu người đọc không biết tới cuộc đời, tiểu sử của ông thì con người hành động nơi Khái Hưng là một điều khác.Thật xa lạ. Những nhân vật của ông là những con người với những mảnh đời riêng của họ, mang một thân phận trong thế giới bị bủa vây, bận bịu bởi công việc làm, những mối bận tâm hàng ngày và nghịch cảnh của họ, của riêng họ. Có thể nói nhà văn không can dự vào đó. Nhà văn không làm ông thần phù phép tạo ra những nhân vật hành động, xử trí theo mối dục vọng thích thú của riêng mình; nhà văn cũng không trút niềm tâm tưởng hoài vọng của mình ẩn nấp sau nhân vật để bắt nhân vật hành động, suy tưởng theo niềm tâm tưởng đó. Càng không thể đọc văn Khái Hưng để liên tưởng đến con người làm chính trị sau này của ông, đã cùng vứi Hoàng Đạo sang Trung Hoa để liên kết với những đảng cách mạng ở hải ngoại; cũng như quyết đoán nhân vật trong tiểu thuyết của ông là dự phóng cho con người dấn thân vào cách mạng sau này. Điều đó có nghĩa: nhân vật của ông không phải là một hiện hữu thiếu hụt trong hoàn cảnh giới hạn của tác giả hay một sinh thành sắp tới trên không gian quy chiếu của tác giả. Người đọc Nhất Linh đôi lúc có thể lẫn lộn mơ hồ Dũng (của Đôi Bạn, Đoạn Tuyệt) với Nhất Linh, đôi lúc thấy tác giả quyến rũ nhân vật, đôi lúc thấy nhân vật thu hút tác giả - cho đến khi tác giả không còn đối diện với tấm gương-nhân vật nữa mà hiện thân vảo hành động.. Nhưng người đọc Khái Hưng không bị rơi vào tấm gương đối diện đó nơi tác phẩm Khái Hưng.
Người ta có thể gọi ông là "nhà văn của thanh niên" - theo Vũ Ngọc Phan; hay ông chính là "một nhà tiểu thuyết triết học" - theo Trương Tửu. Trong cả hai trường hợp, ngoài những lý do Vũ Ngọc Phan và Trương Tửu đưa ra, ít nhất đã chứng tỏ sau cùng Khái Hưng chính là nhà văn biết sử dụng mẫu mực ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác phẩm, ngôn ngữ của tác giả - một ngôn ngữ của tiểu thuyết. Ông là nhà văn của thanh niên, với những ngôn ngữ dành phần cho người đọc tham gia vào cuộc đam mê đối thoại với tác phẩm và tác giả. Vũ trụ văn chương của ông, trong hai chiều hướng tương giao của tác phẩm và của bản đọc, của người viết và của người đọc, là vũ trụ thanh niên. Có một vũ trụ, sự sáng tạo thể hiện ở đó - thể hiện chính văn chương như một Sáng Tạo, một Nghệ Thuật. Bởi vì nếu không có văn chương hiện diện đâu đó trong vũ trụ này, thì những người thanh niên chỉ thấy đối đầu với một xã hộ, một thế giới lạnh nhạt với kích thước tuổi tác, ý nghĩa của đời mình. Trước hết phải nói (ông thành công?) Khái Hưng đã được nhìn nhận ở đó. Hãy mượn ngay lời của người đương thời với ông, Vũ Ngọc Phan:
"Hiện nay, nhà văn mà được nam nữ thanh niên ưa chuộng, được họ coi là người hiểu tâm hồn họ hơn cả, có lẽ chỉ có Khái Hưng. Độc giả của ông không phải chị thợ nhà máy diêm hay anh tài vặn ô tô như một vài nhà tiểu thuyết chủ trương những thuyết cạn hẹp và thông thường, độc giả của ông thuộc hạng thanh niên trí thức, mà trong số ấy phần đông là bạn gái. Khái Hưng là văn sĩ của thanh niên Việt Nam cũng như Alfred de Musset là thi sĩ của thanh niên Pháp thuở xưa" [6 ]
Tôi đã mượn những dòng mở đầu về Khái Hưng của Vũ Ngọc Phan để giới thiệu kích thước của nhà văn trong thời đại ông đã xuất hiện. Vấn đề nếu có được đặt ra : hoặc là nhãn hiệu "nhà văn của thanh niên" không nói lên ý nghĩa gì cả; hoặc là nhân vật của Khái Hưng đã vén mở, tạo dựng ra một mẫu người, hình ảnh của thanh niên ở thời đại ông làm sống lại một thế hệ còn đang khai phá, nhưng còn đối với chúng ta, con người hôm nay chưa biết đi chọn lựa hình ảnh nào - cả một thế hệ vẫn còn đi tìm nhân vật cho thời đại của chính mình, thì sao ?
Điều này dễ đưa người ta đến quan niệm đọc Khái Hưng như một sự đọc lại. Nhưng ai đọc lại? Chắc hẳn, cho đến nay chưa có nhà biên khảo nào được coi như chuyên tâm nghiên cứu Khái Hưng, để quan niệm đọc lại Khái Hưng ngõ hầu bổ túc hay duyệt lại những ý kiến trước đây của mình. Còn nếu quan niệm đọc lại một nhâ văn, một tác phẩm chỉ vì nhà văn ấy, tác phẩm ấy đã thuộc hẳn về quá khứ, đã quá quen biết với chúng ta ? Quan niệm này khá hẹp vì một tác giả, một tác phẩm dầu lớn, dầu danh tiếng trong những gì đã được viết ra, xuất hiện nơi bản đọc đối với chúng ta vẫn thuộc về hiện tại. Một Khái Hưng trước đó trong khi viết và một Khái Hưng bây giờ nơi bản viết vẫn giữ nét thanh sắc đầy hứa hẹn. Còn đối với người đọc thuần túy, tác phẩm luôn luôn là một phiêu lưu kỳ thú trong mỗi lần đọc, cảm nhận những khám phá mới, đi vào bằng những đường dây khác biệt mà bản đọc không lúc nào trùng hợp với một bản đọc trước đó, bởi vì chính tác phẩm - tiểu thuyết tự bản chất không phải là để kể lại. Người ta không kể lại Nửa Chừng Xuân, người ta lại càng không thể kể lại Hồn Bướm Mơ Tiên. Hạnh là một trường hợp khác nữa, một đoản thiên tiểu thuyết không thể để kể lại, ngay cả tóm lược, bởi vì nếu kể lại được thì tính chất của tiểu thuyết ấy biến mất. Tiểu thuyết của Khái Hưng là trường hợp điển hình loại có cốt truyện để minh chứng dẫu sao tiểu thuyết vẫn khác biệt với chuyện kể (conte). Thế giới của chuyện kẻ là thế giới của trẻ thơ, của lời nói; người kể chuyện chưa là một nhà văn, ông mới chỉ nói và trẻ em nghe không nhàm chán những câu chuyện được kể đi kể lại nhiều lần, không thay đổi - chuyện kể chính là một chân lý đã ở đó. Thế giới của tiểu thuyết là thế giới của người lớn, cốt truyện vẫn chỉ có bấy nhiêu đó nhưng người đọc vẫn không dừng phiêu lưu vào một thế giới tưởng chừng như đầy hứa hẹn, và chân lý vẫn chưa phải ở đó, hay vẫn còn phải đi tìm chân lý hay chính đi tìm nhân vật của chính mình.
Hồn Bướm Mơ Tiên
Hồn Bướm Mơ Tiên chính là nhân vật trong trí tưởng của tác giả. Đây là một cuốn tiểu thuyết nhưng có thể coi như một (tác phẩm) thơ bởi vì tác giả đã sáng tạo không phải để phản ảnh lại thế giới, nhưng chính để tìm ra một thế giới trong cảnh vực của mình. Hồn Bướm Mơ Tiên như Nhất Linh giới thiệu, là một truyện tình dưới bóng Từ bi; thế giới ấy hiện ra xây dựng một khung cảnh thực, dưới bóng Từ bi, người đọc có thể hiểu là một khung cảnh tôn giáo - chùa Long Giáng - chứa đựng một chuyện tình cao thượng và trong sạch; dường như mấy điều dẫn vào tiểu thuyết nhằm bảo đảm với người đọc sẽ gặp một lãnh địa trang nghiêm, ở đó ái tình xẩy đến rất mơ hồ, cũng như những con người yêu nhau trong linh hồn, trong lý tưởng. Dường như tình dục vẫn hiện diện, ở ngay bên trong thế giới những con người yêu nhau trong linh hồn, như một đối trọng, nghĩa là nếu không có tình dục xác thịt như một điều cấm, thì không thể có ái tình lý tưởng như một điều không-cấm, và như vậy giữa lý tưởng và xác thịt, giữa xác thịt và linh hồn có một sự đã thực hiện, ở bên trong điều này và điều kia, sự hiện diện của xác thân như một vắng mặt của tình dục; có một sự đồng ý giữa hai giới vực đó như khi nhân vật nói:
" Giá tấm lòng của đôi ta cũng được cảm hóa như thế ?"
Câu truyện tình dưới bóng từ bi chỉ là một tiểu thuyết khác không được viết ra, trong đó ái tình lý tưởng chính là tình yêu hiện thân của xác thịt, bởi vì lý tưởng chỉ có ý nghĩa khi hàm ngụ một điều cấm. Cũng như sự loạn luân, nếu đời sống tình dục trong tôn giáo không phải là điều cấm, thì không có gì để nói đến nữa. Cho nên nhà văn là người được cho phép đối với tất cả, đôi khi đã nói đến những gỉ không thể khả hữu. Dưới một khía cạnh nào đó, Hồn Bướm Mơ Tiên là tiểu thuyết đã được tìm ra trong dự tưởng của Tự Lực Văn Đoàn - tiểu thuyướmết ấy không hạn hẹp của một thời nhưng ở trong không gian và thời gian, trừ khi điều cấm kia không còn nữa. Dưới bóng Từ bi, thế giới của Hồn Bướm Mơ Tiên đã vượt ra những ước lệ giới hạn của xã hội, người ta không đòi hỏi triệt hủy, đả phá những điều kiện khốn khổ, những xiềng xích bất công của một thời xã hội, nhưng là một thế giới không thể từ bỏ được, bởi vì thế giới ấy phải hiện hữu để đem lại ý nghĩa cho lý tưởng là nền tảng của tiểu thuyết ấy. Người ta không thể nói đến Hồn Bướm Mơ Tiên ở một hoàn cảnh giới hạn nào khác. Cũng như những dòng mở đầu của một tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên chính là tiểu thuyết mở đầu cho một giòng văn chương - chúng ta không thể quên tính cách quan trọng hữu hiệu của tiểu thuyết này:
Quyển Hồn Bướm Mơ Tiên là quyển truyện thứ nhất của Tự Lực Văn Đoàn và lại là quyển truyện thứ nhất của ông Khái Hưng.[7]
Có thể nói ông đã thành công. Nếu chỉ có riêng một cuốn Hồn Bướm Mơ Tiên, tiểu thuyết này cũng đủ tạo dựng tác phẩm chính trong đời Khái Hưng vậy. Thật vậy, nếu như nhà triết học chỉ cố công trong suốt cuộc đời để xây dựng một ý tưởng duy nhất, bởi vì tư tưởng rốt cuộc chính là một ý tưởng duy nhất, (phải chăng Léon Brunschvicg đã thâu tóm chí lý khi nhận định: Triết gia là con người chỉ có một ý tưởng ?), nỗ lực của nhà văn chính là đi tìm trong cuộc đời viết của mình một tác phẩm. Một chọn lựa. Một bản viết hơn hẳn những bản viết khác.
Hồn Bướm Mơ Tiên không phải chỉ là một tiểu thuyết biểu thị sự khả hữu của điều cấm, còn là một lịch sử của những sự bí mật và văn chương mang ý nghĩa đi khai phá. Thật vậy, nhà văn là người đem lại cho chúng ta một điều gì, trước hết một điều gì đáng nói, đáng thổ lộ - nếu chưa viết ra, sự việc vẫn còn dày đặc, vẫn còn im lìm ở đó - nhưng khi một vết nứt đã đào sâu trong kinh nghiệm, thực tại mở ra, điều gì đã được viết ra đem lại ý nghĩa cho thực tại. (Những đứa trẻ đói vẫn gục chết ở khắp nơi, lầm than, khốn khổ trên thế giới này, những đứa trẻ bất hạnh ấy không cần đến những quyển sách, nhưng nếu văn chương không khả hữu, những quyển sách không được cần thiết viết ra thì có ý nghĩa nào xác định cái chết kia khốn khó ? Viết chính là biến đổi, song trước hết vạch ra ý nghĩa của biến đổi...) cho nên ngay cả điều gì tầm thường, quen thuộc nhất cũng biến thành một cái khác, một cái mới; sự vật cũng lên tiếng, cũng đòi hỏi. Nói như Bernard Eikhenbaum, truyện ngắn là một ẩn ngữ, tiểu thuyết tương ứng với câu thai, câu đố.
Hồn Bướm Mơ Tiên gồm những bí mật, đặt ra vấn đề của những bí mật. Khung cảnh câu chuyện được đặt vào trong một cảnh chùa ở miền trung du Bắc Việt, dẫn người đọc vào những cảnh đời sống khác hẳn miền hạ du phẳng lỳ và buồn tẻ.
Ngọc: Sinh viên của trường Canh Nông ở Hà Nội lên chơi vãn cảnh chùa.
Lan: Chú tiểu, người có nước da trắng mát, tiếng nói dịu dàng, trong trẻo như tiếng con gái. Ngọc ngờ Lan là gái nên tự hẹn phải tìm ra sự bí mật này. Ở đây người đọc đứng về phía Ngọc, theo dõi những hành vi cử chỉ, lời nói của Lan để đi khám phá ra sự bí mật của (hắn). Sự bí mật này chính là điều người ta chưa biết rõ, chưa nhìn thấy - bằng mắt. Sự bí mật này chính là phản ứng bảo vệ và khởi nguyên sự hiện diện của nhân vật kia, con bài chưa lật trong tay tác giả. Chỉ có nhân vật kia và tác giả biết rõ niềm bí mật ấy - ông chưa viết ra. Nhưng ông đã cho Ngọc/nhân vật và người đọc một chữ chìa khóa, một cái tên: Thi. Như vậy, nếu khám phá ra điều bí mật ấy, tước bỏ niềm bí mật của riêng hắn, con người không còn là gì hết, người đọc, tác giả và nhân vật Ngọc đi tiêu diệt một ảnh tượng: chú tiểu. Chính nhân vật kia ý thức điều đó nên không ngừng che giấu, lẩn trốn bởi vì biết được một điều bí mật này, chính là hành vi chứng tỏ sự trịch thượng tự tôn ở phía kia - như phản ứng của chú tiểu (lạnh lùng đáp): Ông khinh tôi quá.
Lần này không biết là lần thứ mấy, ông chế riễu tôi, ông coi tôi là một người con gái.[8]
Cũng như những chữ dẫn khởi của câu thai đố, cái tên đem lại cho Ngọc một ý nghĩa trực tiếp để tìm ra lời giải đáp. Nhưng điều bí mật vẫn còn ẩn dấu trong những chiều hướng của thai đố. Đến khi Ngọc đã yên trí, chàng đã chắc chắn rằng chú (Lan) là gái cải trang [HBMT, tr. 62] thì niềm bí mật bao bọc bởi những ý nghĩ mới, cần phải đoán ra: Tình yêu cứu vãn nhân vật sắp sửa bị phóng thể kia, không phải để chia cách nhưng để đưa nhân vật này bước vào thế giới của nhân vật kia.
Thôi, ta yêu mất rồi !
Mà chính thế. Phải cái tay của thần Ái tình mới có thể bài trí một cảnh u ám, buồn rầu nên cảnh dịu dàng âu yếm như thế được. Ngọc lại cười: Nhưng mà ta cũng ngộ nghĩnh thật. Lên ở chùa mới biết yêu là có thú vị... Song chẳng lẽ ta cứ yêu xuông, yêu bóng mãi thế này sao ? Thế thì cũng uổng, thà chả yêu cho xong. [HBMT, tr. 65]
Tình yêu hàm ngụ sự bí mật thứ nhất này. Yêu không phải là chiếm hữu nhưng là nhận diện sự bí mật, nên ngay từ ban đầu, khi quyết tâm khám phá ra Lan là gái không phài Ngọc bắt buộc Lan hiện nguyên hình con người thực như một nhân vị nhưng đòi hỏi Lan phải là người yêu. Bởi vậy có một sự chuyển hoán những dấu hiệu: Lan là từ ngữ mang ý nghĩa và Thi là từ ngữ có ý nghĩa. Ngọc đã yêu nên phải tìm cho ra bí mật, nhưng không phải cứ yêu mãi chú Lan mà phải được phép yêu cái linh hồn thực của chú Lan mới được, cái linh hồn ấy là cô Thi. Yêu là phải được NHÌN, nên đã phá bung sự bí mật bằng cái nhìn, nghĩa lả phải kiểm chứng bằng mắt rõ rệt Lan là gái. Hiển nhiên, khởi sự, con người không thể yêu nhau trong lý tưởng (điều vô nghĩa) nhưng phải yêu thực sự một con người trước đã - tình yêu có lý tưởng chăng là vì rất đơn giản, bình thường của người nam và người nữ - con người của xác thân mời gọi. Để cố tìm cho biết Lan là gái, Ngọc đã nhìn thấy cô Thi qua làn vải nâu quấn ngực che dấu đôi vú của người đàn bà. Nhưng tình yêu cô Thi không thể có được, tình yêu ấy tự bản chất đã không hiện hữu nên sự bí mật kia cũng không khả hữu. Sự bí mật này tiêu diệt, qua những biến dạng nội tại, tạo ra một sự bí mật khác:
Tôi chỉ còn ... có một cái chết. Nếu tôi có thể thố lộ can trường cho ông biết vì sao tôi phải cải trang, vì sao tôi phải quy y đầu Phất. Nhưng sự bí mật ấy, thì tôi nhất định sống để dạ, chết mang đi. [HBMT, tr. 86]
Sự bí mật này khác hẳn sự bí mật trên, ở đây người đọc cũng như tác giả và Lan biết rõ, hàm ngụ lời thề. Chính vì vẫn giữ được điều bí mật này nên Lan trở lại bảo vệ được bản ngã tự tại của mình. Do đó hai nhân vật, người này cũng như người kia đã nói với nhau được bằng một thứ ngôn ngữ thông cảm, hiểu được; họ cùng nói về sự bí mật nhưng niềm bí mật xưa mang ý nghĩa mới. Tình yêu và lời thề hoán chuyển lẫn cho nhau. Ở đây sự bí mật không phải chỉ là sự cải nam trang của Lan, nhưng còn là tình yêu của Lan không thể thổ lộ ra được. Con người mang theo niềm bí mật gậm nhấm mình. Cái đó có thể giết mình, không phải chỉ là cho người biết điều bí mật, nhưng còn nuôi dưỡng trong mình một thực tại che giấu hãy còn là điều bí mật với ý thức của ta. Lan bị những điều bí mật (giả trai + tình yêu + lời thề) sâu xé, nắm giữ những điều bí mật, ít ra là đối với những kẻ nào khác, nhưng lại bất lực trước điều bí mật của chính lòng mình đặt ra, câu hỏi về định mệnh khắt khe của mình.
Nên Hồn Bướm Mơ Tiên là lịch sử của những bí mật ngay trong bản văn, đôi lúc tác giá tưởng chừng như vén mở tất cả mọi điều bí mật, đôi lúc người đọc tưởng chừng khám phá ra hết bí mật - dường như bí mật có đó và không có ở đó. Sự bí mật hàm ngụ trong những tương quan, giữa vị thế của những người biết và không biết, cũng như nơi sự chuyển dịch nội tại của các sự bí mật. Ban đầu là sự bí mật về hình dạng xác thân, qua sự bí mật của lời thề, kết thúc là sự bí mật cải nam trang vì lời thề đó thuộc về tình yêu; xác thân dẫn đến tình yêu nhưng lời thề ngăn cấm không cho yêu, nhưng yêu mới dùng đến lời thề và lời thề mới bắt xác thân phải che giấu, nhưng nếu không có xác thân người nữ đã không đặt ra tình yêu. Sự bí mật cấu tạo ra hình dạng của bản văn vì thế. Nên dầu có lang thang, chìm đắm trong thế giới của mộng ảo, của trí tưởng con người cũng phải đi tìm, khám phá điều bí mật riêng mình...
Băn Khoăn
Thanh Đức (hay Băn Khoăn) là nhân vật khác trong ttrí tưởng của tác giả. Nếu tác phẩm đầu tay của Khái Hưng là cuộc phiêu lưu của hữu thể vào thế giới mộng ảo của ái tình lý tưởng (Hồn Bướm Mơ Tiên), tác phẩm sau cùng này là cuộc phiêu lưu khác vào thế giới thực của ái tình hụt hẫng. Thế giới càng mở rộng, chiều sâu càng nông dần, những bí mật của cuộc đời phơi trải trên những dấu hiệu hiện thực của tâm lý học, kích thước của nhân vật lớn hơn - đó chính là bước đường tiến hóa trong toàn bộ tiểu thuyết của Khái Hhưng. Hiện hữu của tha nhân trong văn phẩm Khái Hưng mang một tầm vóc đa diện, là cả một vấn đề khích lệ để chúng ta đào sâu hơn trong một dịp khác. Tha nhân như ẩn số trong Hồn Bướm Mơ Tiên, (thay tên Vân vào tên Thi, điều bí mật thứ nhất được rọi chiếu) trong Nửa Chừng Xuân xuất hiện như môt đe dọa biến đổi thế giới của tình nhân thành thế giới đổ vỡ, là troisième đáng ghét trong Thừa Tự. Nhưng trong Băn Khoăn, tha nhân mang một bộ diện khác hẳn, hàm hồ, ám ảnh như một tấm gương đối diện là một phần thiếu sót của đồng thể. Suốt câu truyện, Thanh Đức xuất hiện như một hình bóng được tô điểm đậm dần, rõ rệt hơn qua những nhân vật khác. Thanh Đức không chỉ là nhân vật phụ như lối xếp đặt thông thường trong tiểu thuyết nhưng là tha nhân tất yếu như vậy đối với đồng thể. Sự hiện diện của tha nhân như vậy là sự hiện diện vắng mặt theo dõi trong tri tưởng của tác giả, của người đọc và ở đó nó đồng hóa trong một tất yếu nội tại nơi các nhân vật khác.
Nhưng Băn Khoăn trước hết không chỉ là một trạng thái tâm lý dàn trải trên các hoàn cảnh cấu tạo và chi phối nhân vật nhưng hàm ngụ một ý thức phóng tới trước, dự tưởng cho ý chí mãnh liệt và tự do đi tìm cho riêng mình. Dự phóng của sự việc diễn ra được dẫn vào bằng một toàn bộ những xung đột ám ảnh phác thảo nơi các nhân vật.
Cảnh khởi sự băn khoăn vì một tra vấn: "Để làm gì ?" nên đã đi tìm và chấp nhận trong đó sự thử thách thúc đẩy nỗ lực chinh phục không ngừng. Mỗi chinh phục tạo ra mưu toan mới, là một giai đoạn để vượt qua. Rốt cuộc, chinh phục cũng không biết để chiếm hữu được gì, hay chỉ thất bại ?
Hảo ở vào vị thế ngược hẳn: Đẹp là mục đích của đời nàng. Đạt được mục đích là cứu cánh biện minh cho mọi phương tiện. Tất cả đều được phép, không phải chỉ đi tìm hay đã tìm thấy rồi một cách dĩ nhiên.
Thanh Đức là con người luôn luôn đi chinh phục, nhưng là một phần thiếu sót khác của Cảnh vì ông không đi tìm, không muốn thất bại. Thanh Đức giống Hảo ở chỗ chấp nhận mọi phương tiện để tới mục đích.
Bản đọc Băn Khoăn do dụng ý của tác giả xếp đặt thành hai phần cân đối: Phần I gồm 10 chương phân cảnh rõ rệt chung quanh môi trường của Cảnh: Sống trong những mưu toan chinh phục, chiếm đoạt tình yêu của Lan Hương để rồi lại bỏ rơi, đi chinh phục người đàn bà khác, Hảo. Phần II gồm 10 chương đặt trọng tâm trong xã hội của Hảo. Sống là giàu, mạnh và đẹp. Tất cả diễn biến xẩy ra trong phần này đều để phô trương quan niệm đó. Hảo với quan niệm ấy đã ngự trị trong xã hội này. Ở phần I, Cảnh là nhân vật chủ động hướng tới Hảo; sang phần II, nhường chỗ cho Hảo chủ động.
Băn Khoăn là một lịch sử của những chinh phục, nỗ lực của con người tìm kiếm không ngừng, chinh phục không có nghĩa là chiến thắng, bởi vì chinh phục là chấp nhận thất bại để rồi tìm thấy nơi thật sự thử thách không ngừng. Cho nên thất bại là dấu hiệu của sự sung sướng bướng bỉnh, người đọc có thể tiếp nhận ngay ở những dòng mở đầu cún tiểu thuyết.
Cảnh rời trường Cao đẳng trở về nhà, lòng hớn hở, trí thảnh thơi, chàng vừa đến xem bảng và không thấy có tên mình trong số ngưởi được vào vấn đáp kỳ thi tốt nghiệ trường Luật. Chàng sung sướng nghĩ thầm:"Hú vía ! Thực là hú vía ! Nếu đỗ thì mình chẳng biết đời mình sẽ ra sao, sẽ xoay về ngã nào".[BK, Xb Văn Nghệ, tr. 5]
Dường như sự bướng bỉnh ấy là dấu hiệu của quan niệm hoài nghi không thể cứu vãn được, nhưng ý nghĩa của đời người cũng chỉ tìm thấy ở đó. Đỗ là xác định cho cuộc đời tương lai một vị trí rõ rệt, đó là ngừng chinh phục, song nếu không còn phải tiếp tục vô nghĩa như thế là đạt tới mục đích, là dừng hẳn, là chết: "Học để làm gì ? và đỗ để làm gì ?" Rồi câu hỏi ấy trở nên ám ảnh dòng dã hàng tháng, ám ảnh kỳ cho tới khi nẩy ra câu trả lời mới thôi. Câu trả lời ấy là : "Học chẳng để làm gì ráo. Đỗ cũng chẳng lợi ích gì cho chàng, cho tương lai của chàng". Rồi chàng lý luận ầm ỹ trong nguyên tắc, quan niệm, ý nghĩa của cuộc sống, của đời mình. Luận lý cho tới lúc đến một kết cục chán nản, đau đớn: Sống không mục đích, đời là vô vị". [Sdt, tr. 14-15).
Cũng như bản văn gồm hai phần, trong đó phần thứ nhất đã sửa soạn cho phần thứ hai, cuộc đời của nhân vật dẫn từ thời kỳ này qua thời kỳ khác: Chàng cũng tự nhận thấy rầng chính thời kỳ thứ nhất đã sửa soạn cho thời kỳ thứ hai, và hỗn loạn đã do cái trật tự này mà nẩy nở ra.[Sdt, tr. 19]
Phần thứ nhất của tiểu thuyết: Cảnh sống trong cơn khủng hoảng của hỗn loạn, tìm kiếm ý nghĩa để làm đầy sự nhâm chán. Chàng đi chinh phục Lan Hương, đạt tới tình yêu rồi tình cờ gặp Hảo (người đàn bà hãy còn lạ mặt mà anh em chàng thường bàn tán sẽ là vợ kế của cha).
Phần thứ hai của tiểu thuyết: Cảnh cảm thấy lãnh đạm khi nhận được những lá thư tình của Lan Hương và theo đuổi cuộc chinh phục Hảo.
Dường như Hảo là mặt bên kia của sự hỗn loạn Cảnh không nhìn thấy. Nếu Cảnh chưa tìm thấy mục đích của đời sống, ngược lại Hảo đã ý thức được một quan niệm chắc chắn. Đẹp, đó là mục đích của đời nàng.[Sdt, tr. 146] Đẹp ở đây là cái mốc ở bên kia của cuộc chinh phục. Tới được mục đích là làm được một việc đẹp đẽ ở đời, và người thắng trận tự nhiên đẹp đẽ tăng lên bội phần. Triết lý ấy, quan niệm ấy về đời, trời như phó bẩm cho nàng... Rồi tuổi nàng lớn lên, triết lý ấy, quan niệm ấy càng rõ rệt thêm, càng dần dần ăn sâu mãi vào tâm khảm nàng, đến nỗi nay đã thành một chân lý, một sự dĩ nhiên không cần phải lý luận để tìm thấy. Sống là giàu, mạnh và đẹp. Sống là thắng, ở đời chỉ có những kẻ giàu mạnh và đẹp là đáng kể. Ngoài ra coi như không có gì nữa.[Sdt, tr. 202]
Giàu, mạnh và đẹp là những từ ngữ phác họa những chinh phục trong Băn Khoăn. Cảnh đi chinh phục Lan Hương với tất cả nhiệt thành (vượt qua thời hỗn loạn để tiến tới trật tự) để rồi bỏ rơi Lan Hương đi chinh phục Hảo (từ trật tự trở lại hỗn loạn). Thanh Đức - cha chàng đi chinh phục Hảo bằng tiền, từ con với nguyên cớ tiền, để rồi thất bại trong mục đích lấy Hảo và lôi cuốn theo cuộc chinh phục tiền (mỏ vàng). Hảo ngả theo Thanh Đức để đạt tới mục đích có nhiều tiền, nhưng khi gặp Cảnh, nàng lại rung động trước hiện thân giàu mạnh của Cảnh. Sống là thắng, những kẻ đi chinh phục gặp nhau nhưng không nhân vật nào có ưu thế hơn kẻ khác. Ngay cả Hảo, nàng không bị Thanh Đức hay Cảnh khuất phục vì nàng đã có thái độ quyết định; không lấy người nào để tránh cảnh gia đình kẻ khác bị xáo trộn là một điều không đẹp.
Tình yêu của chinh phục trong Băn Khoăn là thứ tình yêu hấp dẫn. Cảnh đã khổ công để chinh phục được tình yêu của Lan Hương, nhưng khi gặp Hảo, chàng không cưỡng lại được ý muốn yêu Hảo vì chính nàng mới là con người thích hợp với quan niệm hỗn loạn của sự sống mà trong vô thức, chàng đi tìm kiếm. Ngay cả tình cha con của Thanh Đức cũng vậy: Ông yêu Cảnh cũng có một phần vì tính tình cha con giống nhau, và vì hai người cùng những thị hiếu mãnh liệt như nhau. Nhưng ông yêu Cảnh nhất vì một sự hấp dẫn thiên nhiên. Ông yêu Cảnh như yêu một người bạn thân, lần đầu thoáng gặp nhau là yêu nhau liền.[Sdt, tr. 252]
Trong Hồn Bướm Mơ Tiên, khởi sự của tình yêu cũng bắt nguồn từ lực hấp dẫn. Ngọc đã yêu ngay Lan từ lúc còn tưởng Lan là trai. Ẩn ngữ của thái độ trong Băn Khoăn là người đàn bà nào đó sắp sửa làm vợ Thanh Đức (người đàn bà đó là ai để có thể chinh phục được Thanh Đức ?) nhưng khi Cảnh khám phá ra ẩn ngữ, lại rơi vào ẩn ngữ khác đặt ra với chính mình. Có một liên tục mở đóng của biện chứng tạo thành sự kết hợp các dấu hiệu trên cấu tượng của bên văn:
Mở Đóng Kết
I II III IV...
HBMT : Tình yêu nhận diện trên xác thân Lời thề Tình yêu lý tưởng ....
BK : Tình yêu đi tìm sự chinh phục Vô luân Tình yêu tan rã ....
Yêu lý tưởng hay tan rã đều dẫn tới bất khả. Nhà văn dẫn chúng ta tới một liên tưởng bất khả IV: Nếu nhân vật là con người khác, trường hợp được đặt ra như một phản chứng (nếu Lan là cô Thi [HBMT], nếu người được yêu là Lan Hương [BK]; nhưng người ta không thể thay thế ý nghĩa mang biểu thị và ý nghĩa được chỉ thị). Sự chọn lựa trong tình yêu rõ rệt như phương trình hàm số: X (yd) → y - d; dấu ( - ) với đúng ý nghĩa của nó là loại trừ: yêu là chấp nhận hữu thể như thế, không thể như thế khác, đối lập với hàm hồ; chính vì thế tình yêu loại trừ kẻ thứ ba toàn diện.
Tiểu thuyết "Tâm lý"
Ý thức văn chương nơi Khái Hưng được trình bày rõ rệt trong các tác phẩm của ông - đi tìm chân lý của sự sống hay đi tìm nhân vật của chính mình - khi ông đã nhiều lần chứng tỏ nỗi khát vọng của công việc viết như một ý định khẳng định, hay một phương tiện thể hiện cái tiếng nói sâu xa kia của ý thức. Viết không phải chứng tỏ là đã chọn lựa một nghề cao quý hơn những nghề khác, nhưng để xác định sự hiện diện, vượt từ cái bên trong của chủ thể đóng kín để vươn ra cái bên ngoài của hình trạng khách quan mở ngỏ, sự chứng thực ở một thời: Viết không phải là làm công việc phán xét nhưng "chỉ tả ra những cảnh ngộ, những hình trạng, những tính tình của một xã hội, của một thời đại"[9]. Miêu tả, điều này muốn xác định vị thế chọn lựa của nhà văn nói với người đọc hãy đón nhận văn phẩm như một mục đích tột cùng, duy nhất tự tại ngay chính nơi bản văn, không biểu tượng cho bất kỳ cơ cấu vô thức nào hay không biểu hiện của bất kỳ quan niệm triết lý nào; bản văn sau cùng chỉ là diễn ngôn của chính nó. Mặt khác, nhà văn nhìn thực tại với một nhiệm ý rõ rệt, nhìn dưới khía cạnh thẩm mỹ "bằng óc nhà nghệ thuật tìm tòi để viết, chớ không phải bằng cảm giác một người đã sống", viết khách quan như sự phân định giữa chữ nghĩa và sự vật, nhưng viết không phải là nhìn toàn diện thực tại (một cách tổng quát) mà phú cho thực tại một ý nghĩa tất yếu (khách quan), cho nên thực tại trong bản văn là một chất liệu kết dệt qua những nhận xét của nhà văn để hoàn thành toàn bộ tác phẩm, tiết hợp những khả hữu trên cái thực, đi từ quyển tiểu thuyết thứ nhất đến quyển tiểu thuyết sau cùng - như trường hợp Khái Hưng, từ Hồn Bướm Mơ Tiên tới Băn Khoăn: những khả hữu cấu tạo thành sự sáng tạo tiểu thuyết, phân định nhà văn viết, dựng ra những điều mà người khác không viết, tạo thành thế giới khác. Chất liệu trong Băn Khoăn mà chúng ta thử đi tìm hiểu xem những khả dĩ tiết hợp như thế nào:
(1) Tiền là yếu tố căn bản, là nền tảng khí hậu cho một xã hội này khác biệt với các xã hội khác ở ngay trong lòng tiểu thuyết. Khái Hưng đã khéo léo trong việc tách rời xã hội đặc thù này ra khỏi những xã hội khác để trình bày những nhân vật của giả tưởng thật sống động. Điều nào phân định xã hội giả tưởng của tiểu thuyết ? - Nguyên tắc thẩm mỹ. Ý nghĩa thẩm mỹ là hàm ngụ một giá trị và giá trị đó chính là tiền bởi vì tiền là giá trị sinh lực (sống là giàu...). Xã hội sống động biểu thị sự xa hoa, sức mạnh (Hảo coi Thanh Đức như một viên đại tướng thao lược, dàn thế trận hiểm hóc để đánh bại quân địch, tới được mục đích nghĩa là làm được một việc đẹp đẽ ở đời và người thắng trận tự nhiên đẹp đẽ tăng lên bội phần). Ở trên mức độ giá trị này, tiền hàm ngụ ý nghĩa mở/đóng; mở chỉ thị tình yêu ẩn giấu sau những giao ngộ đáng ngờ đã được chinh phục, đóng diễn tả hành vi che đậy một tình yêu đã sẵn sàng vén lộ (tiền là phương tiện đã đưa Thanh Đúc kết thân được với Hảo, nhưng lại là cái cớ để Thanh Đức từ con mà không muốn biểu lộ sự ghen) - như vậy tiền có giá trị lưỡng tính: TIỀN//TIỀN vừa có tính cách khẳng định/lại phủ quyết.
(2) Xã hội đặc thị cho vũ trụ quan của Khái Hưng trong toàn bộ tác phẩm; vũ trụ quan này tiêu biểu cho tất cả ý thức hệ nuôi dưỡng nhân vật cử hoạt, lý luận, giao ngộ trong tất cả giả tưởng riêng của mình, chấp nhận cuộc chơi và luật lệ riêng của mình; rõ rệt là không có xã hội nói chung, chỉ có những xã hội không phân chia giai cấp, hay khuynh loát, tranh đấu, thông cảm nhưng có những xã hội xa lạ, lạnh nhạt, gia nhập để sống:
Sống là thắng, ở đời chỉ có những kẻ giàu mạnh và đẹp là đáng kể. Ngoài ra, coi như không có gì nữa. Hay có mà mình không bận tâm đến thì cũng vậy. Mỗi người phải sống trong cái xã hội của mình. Phải quên những xã hội khác.[10]
Hạnh không thể ham muốn họ, vì thấy họ xa mình quá, thấy họ như muốn sống một xã hội cách biệt hẳn cái xã hội mình sống.
Hai người đàn bà kia cũng chỉ là hai người trong xã hội xa lạ ấy. Còn bận lòng đến họ làm gì ?
Hạnh sung sướng vì cho rằng đã tìm được chân lý của sự sống.[11]
Những xã hội của Khái Hưng không có cửa sổ, không có không gian, thời gian, hay đúng hơn kết dệt nhau trên một thực tại giả tưởng tiểu thuyết.
(3) Khoa học: dưởng như khi nói đến Tự Lực Văn Đoàn, người ta đều nghĩ ngay đến chủ trương của nhóm ắy là bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng tinh thần khoa học. Tiểu thuyết của Nhất Linh, Thế Lữ hay Hoàng Đạo thể hiện điều đó. Xây dựng một ý định, lập thuyết rồi dàn xếp câu chuyện, hành vi và ngôn ngữ của nhân vật theo chiều hướng ấy - Khái Hưng không mắc phải khuyết điểm đó. Có một bộ dạng "khoa học" duy nhất trong tiểu thuyết của Khái Hưng ngụ một ý thật cao (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) trên bình diện siêu hình học "không phải cái khoa học vật chất tầm thường ngày nay", còn trong bản văn, như một xảo thuật phi nhân quả để kết dệt, dự tưởng những điều quanh co, ẩn náu chung quanh ẩn ngữ của câu chuyện (chuyển mạch từ phần I sang phần II trong Băn Khoăn, xếp đặt không tình cờ cho cuộc gặp gỡ của ba nhân vật then chốt trong tiểu thuyết đưa ra những dữ kiện dự tưởng cho người đọc tham dự vào tấn kịch...). Bộ dạng "khoa học" ấy, kỳ lạ như những ám hiệu của thai đố, biện biệt khúc chiết như quy luật của cuộc chơi, chính là khoa tử vi, tri thức chiêm nghiệm thực tiễn với nguyên tắc tất định của vũ trụ (trong đó mọi việc xảy ra trên trái đất từ việc nhỏ như lỗ kim, cho chí việc lớn như núi Thái Sơn đều theo đúng định luật của tạo hóa [12]). Vũ trụ giả tưởng là vũ trụ chọn lựa, sự tình cờ thuộc về yếu tính của thiên nhiên, nhưng tất yếu thuộc về tiểu thuyết. Nhà văn là ông chủ trong cuộc chơi, xác định những quy lệ theo nguyên tắc tất định của riêng mình.
(4) Hạnh phúc chỉ là một sự kiện thuộc về ngôn ngữ, một dấu hiệu của từ ngữ - dấu hiệu hiện hữu nhưng không phải là một khái niệm, ít ra đối với Khái Hưng trong các bài viết của ông. Từ ngữ "hạnh phúc" dường như trở thành một tiếng mẫu, ám ảnh trong các bản văn của nhiều tác giả trong Tự Lực Văn Đoàn, nơi Khái Hưng, Nhất Linh cũng như Thạc Lam. Trong mạch văn của họ, tiếng hạnh phúc xuất hiện rải rác đây đó, đôi khi ẩn nấp, đôi khi chìm lẫn như những trợ từ trong câu văn, bao dung trong không gian, diễn tiến theo quá trình dao động của chu kỳ. Đó là những tiếng quen thuộc của một thời, có thời giá như những đồng tiền được lưu hành ở một thời như những tiếng thời thượng ở một thời khác. Trong văn của Khái Hưng, hạnh phúc như một phẩm từ khác: hạnh phúc/đẹp, hay chỉ thị của esse in subjecto (cf: "Hạnh cho tên mình là một sự mỉa mai"), mang một chức phận dựa vào liên từ theo cách est in subjecto (cf: "Hạnh phúc chỉ ở trong sự yên lặng"; Nhất Linh:"Hạnh phúc chỉ ở trong lòng mình"), như một khí hậu (cf: Hạnh phúc mênh mang vừa theo khí trời thấm vào tâm hồn chàng" Băn Khoăn, tr. 236). Hạnh phúc như một chân lý chưa tới: Hạnh phúc thì ai cũng có, cũng được hưởng, nhưng phải mất công tìm [13], hay như một viễn đích đã khám phá ra:
Hạnh phúc của tôi... nếu mục đích đời người là tìm hạnh phúc thì tôi đã tới mục đích rồi [14] như thể viễn đích của điều kiện nhân tính.
Bản tính của con người là quên. Mà muốn đi tới hạnh phúc lại cần phải quên [15] như một thái độ của dự phóng.
Ta hy sinh hạnh phúc mà ta mới tưởng sẽ được hưởng thì ta càng nên hy sinh lắm [16]. Là một sự kiện của ngôn ngữ, tiếng "hạnh phúc" có thể thay thế bằng một tiếng khác dưới một quan niệm khác, tùy thuộc theo quy luật của văn pháp và luật lệ cuộc chơi. Nhưng tiếng hạnh phúc đã trở thành ẩn ngữ mầu nhiệm trong văn chương của Khái Hưng. Phải chăng, do sự ngộ nhận, người ta thường đi tìm hạnh phúc trong tác phẩm hay mệnh danh một nhâ văn là nhà văn hạnh phúc ?
Tiểu thuyết của khái Hưng sau cùng, là những tiểu thuyết tâm lý - không phải vì đề ra những vấn đề của một thời đại, hiện thân tác phẩm của một thời kỳ, nhưng là mang những dấu hiệu của đời sống xã hội, những khát vọng, tâm tưởng, hoài niệm biểu tượng của một tinh thần như thế, tinh thần của con người cử hoạt trong thừi đại này khác biệt với thời đại khác, nói khác đi, phản ảnh đời sống của những dấu hiệu này trong lòng đời sống xã hội. Nhà văn, trong chiều hướng của ông, khác biệt với khoa học, không đi nghiên cứu đời sống của những dấu hiệu nhưng chỉ đi mô tả đời sống này. Ông cất lời lên trong chữ nghĩa để diễn đạt đời sống của ngôn ngữ, chứ không nhằm định vị như một nhà ngữ học đi khảo sát khoa ký hiệu học này. Cho nên kỹ thuật của văn chương vẫn là kỹ thuật tâm lý. Ký hiệu học hãy còn là một chương trong khoa tâm lý học của Hegel, hiểu như một khoa học về tinh thần đi xác định tự nội nơi chủ thể tự quy (sujet pour soi). Trong Hồn Bướm Mơ Tiên, ý nghĩa của hai chữ ngọc lan tiêu biểu cho tình yêu nẩy nở, những dấu hiệu dữ kịện trong cuộc điều tra của Ngọc để khám phá Lan là gái (nhị trùng bản ngã nơi chú tiểu, đôi lúc là Lan, đôi lúc là Thi; xem trang 60: Lại đi..., Lan như tắc họng không nói được, hai giọt nước mắt long lanh dưới cặp mi đen quầng; trang 107: Bỏ chùa đi trốn đến tu ở một ngôi chùa khác - lặp lại hành động trước đây của Thi: bỏ nhà trốn đi tu), tình yêu lý tưởng trong sự tiêu diệt nhị trùng bản ngã khi con người kia hoàn toàn hiện thân là Lan. Những khát vọng ghi khắc dấu hiệu của vẻ Đẹp, của Danh Vọng, của Hạnh Phúc trong các tiểu thuyết khác (như Trống Mái, Gia Đình, Thừa Tự, Băn Khoăn, v.v...) cũng như quyển tiểu thuyết đầu tiên mang lại hoạt tính sáng tạo của những dấu hiệu, một thời, một đời - trong ký lực phát sinh (Mnémosyne) của đời sống thường nhật. phải chăng nhà văn đã thể hiện nguồn sáng tạo phát sinh, không còn có tính cách tự kỷ, cá nhân nhưng hòa đồng trong ký lực của đời sống, chung nơi người khác, cho nên tác phẩm tạo dựng có thể của một người, nhiều người ? Khái Hưng chính là nhâ văn trong nguồn sáng tạo phát sinh đó, với những tác phẩm viết chung cùng Nhất Linh và Trần Tiêu.
Đặng Phùng Quân ------------------------------
[1] Nhất Linh, Viết và Đọc Tiểu thuyết, tr. 13 (Xb Đời Nay)
[2] Thạch Lam, Sdt, tr. 47 (Chữ in nghiêng do người viết muốn nhấn mạnh)..
[3] Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Quyển IV, tập thượng, tr. 15.
[4] Về điểm này, Dương Quảng Hàm tỏ ra thận trọng hơn những người đi sau. Khi bàn về Khái Hưng, ông không gọi các tác phẩm trên của Khái Hưng là tiểu thuyết lý tưởng, nhưng nhận xét chúng "thiên về mặt lý tưởng và có thi vị riêng".
[5] Vũ Ngọc Phan, Sdt, tr. 15.
[6] Vũ Ngọc Phan, Sdt, tr. 13.
[7] Tựa của Nhất Linh (ngày 27/5/1933)
[8] Khái Hưng, Hồn Bướm Mơ Tiên, tr. 36 (Xb Phượng Giang, 1958),
[9] Khái Hưng, Nửa Chừng Xuân, tr. 82 (Xb Phượng Giang)
[10] Khái Hưng, Băn Khoăn, tr. 202. (Xb Văn Nghệ)
[11] Khái Hưng, Hạnh, tr.81 (Xb Phượng Giang)
[12] Khái Hưng, Băn Khoăn, tr. 210.
[13] Khái Hưng, Dọc Đường Gió Bụi, tr. 27.
[14] Khái Hưng, Hồn Bướm Mơ Tiên, tr. 87.
[15] Khái Hưng, Sdt. tr. 104.
[16] Khái Hưng, Nửa Chừng Xuân, tr. 280.
ĐẶNG PHÙNG QUÂN
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2016
NGUYỄN THỊ THÊM * NĂM BÍNH THÂN
Tuổi Khỉ Và Năm Bính Thân - Nguyễn Thị Thêm
Còn khoảng hai tuần nữa là năm con khỉ về rồi.
Thời gian qua thật nhanh, mới ngày nào háo hức tiễn anh ngựa đi để rước anh dê vào nhà. Mấy người tuổi ngựa thở phào nhẹ nhõm vì qua năm tuổi mọi việc xui xẻo không may sẽ qua đi, hân hoan chào một năm mới nhiều hy vọng.
Thế là hương hoa, trà quả trân trọng đón anh dê vào nhà. Dê là một con vật mà những người thích gái đẹp tôn làm sư phụ. Con vật được người ta yêu thích cũng nhiều mà chọc ghẹo cũng lắm. Con Dê tượng trưng cho sự sung mãn, nhiều năng lượng và sức sống. Năm con dê đem lại nhiều niềm tin và hy vọng. Bởi vì con dê không nằm trong bảng đen xung khắc "Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu", " Dần, Thân, Tỵ , Hợi, tứ hành xung". Cho nên người nào ở tuổi con nào cũng thoải mái, vui vẻ đón anh dê võng lọng vào nhà.
Đặc biệt mấy bác nhà ta, tuổi thanh niên phơi phới hay tuổi hồi xuân, thấy năm con dê hợp với mình, cũng trẻ ra được vài ba tuổi.
Với thời đại mới hiện nay, khó phân biệt nữ nam, người ta lại thích mấy người đàn ông có tính hơi dê một chút. Có dê mới thể hiện được giới tính của mình. Có tính dê, nghĩa là thấy con gái đẹp thì thích nhìn và trong lòng ao ước. Thì đó mới chính là đàn ông thật sự. Còn nhìn đàn bà, con gái đẹp mà trong lòng phẳng lặng như mặt nước hồ thu thì phải mở dấu ngoặc cho bản thân mình. Có phải chăng mình nghiêng về một hệ khác.
Người đàn ông thích gái không có gì là xấu, miễn biết dừng lại đúng lúc, đúng nơi. Biết đặt lý trí và tình cảm đúng chỗ. Biết tôn trọng cái đẹp và biết trái tim mình đặt ở chỗ nào. Đàn bà luôn luôn đẹp. Không đẹp tại sao người ta gọi là phái đẹp. Mỗi người phụ nữ có một nét đẹp riêng. Nét đẹp đó tiềm ẩn hay lộ ra ngoài tùy người đối diện. Phụ nử ra đường trang điểm, ăn mặc đẹp há không phải để người ta ngắm hay sao? Cho nên khi thấy một người phụ nữ đẹp, ta dừng lại chiêm ngưởng không có gì là xấu mà đó là lịch sự và tôn trọng cái đẹp của tạo hóa.
Trong các loài vật, dê là một giống vật rất mạnh về vấn đề giao phối. Trong một thời gian ngắn, nó có thể giao phối với rất nhiều ả dê cái mà không mệt mõi. Tạo hóa tạo ra mỗi loài đều có một đặc tính riêng và sự ưu đãi đó không phải ai muốn cũng được. Loài người không thể so bì vấn đề này với con dê. Bởi vì ông trời đã tặng cho con người một bộ óc tuyệt vời, đôi tay , đôi chân khéo léo. Những cái mà con người có, con dê không thể nào có được, thì những cái con dê làm được, con người cũng không nên ham hố muốn thực hiện y như vậy.
Khi còn trẻ tuổi, sinh lực tràn đầy, không cần uống thuốc gì cũng xuân tình phơi phới. Nhưng đã đến lúc tuổi già ầm ập đến mà còn muốn sung sức như thời trai tráng thì nên coi lại. Cái gì vượt quá khả năng thì tức nước vỡ bờ. Coi chừng ngon lành đâu không thấy mà còn hủy hoại cuộc đời.
Chuyện gì thì chuyện, chứ chuyện gối chăn càng ráng càng hư sự. Thuốc men giải quyết cấp thời, nhưng hậu quả về sau không phải nhỏ. Mấy ông vua ngày xưa có quyền lực, tiền tài sẳn trong tay. Bao nhiêu thức ăn ,thuốc men quý hiếm, cung phụng cho vua thỏa mãn tình dục. Thế nhưng nhìn lại ông vua nào cũng chết sớm. Đó là hậu quả của sự hoang dâm vô độ, ngược với tự nhiên.
Năm tới là năm con khỉ. một con vật có tên trong danh sách tương hợp " Thân, Tý, Thìn tam hạp " và cũng nằm trong bảng tương khắc " Dần, Thân, Tỵ, Hợi, tứ hành xung" Cho nên mấy người tuổi thân đôi khi tình duyên lỡ làng hay thất bại chua cay vì cái bảng tương khắc hại người này.
Con khỉ là một con vật hay bắt chước. Nó có bốn chân nhưng hai chân trước hoạt động , cầm nắm không thua loài người. Nó cũng rất khôn ngoan và nhạy bén. vì vậy những người tuổi khỉ rất thông minh, lanh lẹ nhưng không kém phần phá phách nghịch ngợm khi còn trẻ.
Bởi tánh" khỉ khọt" hay bắt chước và linh hoạt như người nên trong những gánh xiếc đa phần đều có một hay vài con khỉ làm trò. Nó có thể chạy xe đạp, nhào lộn, điều khiển chó và làm nhiều trò xiếc rất tuyệt vời.
Có một điều đặc biệt là khỉ cái có kinh như con người. Khi sinh chỉ sinh một con duy nhất, cũng có vú cho con bú. Các con vật khác cũng bú mẹ, nhưng nó chỉ nằm hay đứng cho con bú. Nhưng loài khỉ không như vậy. Nó bồng con trên tay và thật ân cần cho con bú như loài người. Khi nhìn một con khỉ mẹ âu yếm cho con bú ta thấy một tình mẫu tử thiêng liêng nơi loài vật. Nó bảo vệ con bằng tất cả mạng sống của mình
Khi ta vào vườn thú để xem khỉ, hình ảnh vui vui đập vào mắt là hình ảnh khỉ bắt chí cho nhau rồi đưa lên miệng cắn rất thành thạo và tự nhiên. Hình ảnh này cũng giống một vài bà má nhà quê ngày xưa hay ra ngồi trước nhà bắt chí hay tước trứng chí cho con. Nhưng các bà má quê mình không nhăn chí mà bỏ xuống đất hay để giữa hai móng tay cái đè cho chí chết phát ra một tiếng " tách" vui tai.
Một hình ảnh về khỉ có tính cách triết lý dạy đời đó là hình ảnh ba con khỉ trong các bức hình hay trên những phù điêu.
Bức phù điêu xuất xứ từ hơn 400 năm về trước ở đền Toshogu bên Nhật Bản. Trên đó có ba con khỉ có gương mặt rất hiền nhưng hóm hỉnh, thông minh. Con thứ nhất lấy hai tay che mắt, con thứ hai dùng hai ngón tay bịt lỗ tai, con thứ ba xòe hết cở bàn tay ra che miệng.
Hành động này của ba chú khỉ ngầm ra một thông điệp " không thấy, không nghe và không nói"
Không thấy không phải nhắm mắt làm ngơ mọi việc, mà là không nhìn đời mằng cặp mắt thành kiến nhỏ nhen Không vì thấy cái lợi trước mắt mà đánh mất danh dự và bản ngã của mình. Che mắt lại là nhìn tự tâm mình để không bị hào nhoáng bên ngoài vọng động. Là không bị chấp ngã bởi cái nhìn không thấu đáo.
Bịt hai lỗ tai là không nghe những điều xấu, những lời ong tiếng ve bên ngoài , vì con người hay dùng miệng lưỡi để dèm pha người khác. Bịt tai không phải để điếc mà để nhắn gửi thế gian hãy gạn lọc và dùng lý trí, dùng tâm lành để đánh giá những lời nói bên ngoài.
Bịt miệng, không phải để im lặng mà mà ngầm khuyên nhủ nên nói những gì đáng nói. Nói những lời tốt, đẹp và lợi ích. Cái miệng tạo khẩu nghiệp. Có những lời nói giúp người khác vui sống, cũng có lời nói giết người không dao. Miệng lưỡi ác độc ví như rắn rít hại người. Nói lời vị tha như bông hoa xinh đẹp. Bịt miệng lại ngụ ý cẩn thận trong lời nói. Nói ít nhưng hàm xúc, ý nghĩa đem lợi lạc cho người khác.
Hình ảnh ba con khỉ này cũng đã được một chủ cửa hàng ở Sedney (Australia) đặt ngay trên nóc với gương mặt dường như hơi say say với hàng chữ " See no evil. hear no evils, talk no evils" ( không thấy điều xấu, không nghe điều xấu, không nói lời xấu)
Trong bộ Jataka cũng có kể chuyện tích tiền thân Đức Phật đã hiện thân là một con khỉ chúa, lấy thân mình nối với sợi dây treo thành chiếc cầu để cứu cả đàn khỉ thoát qua cơn hồng thủy. Như vậy loài khỉ còn được chứng minh cho sự hy sinh vì đồng loại.
Chuyện Tây Du Ký của tác giả Thừa Ân đã có một con khỉ hết sức tài ba, ngang tàng nhưng cũng vô cùng nghĩa khí. Đó là Tôn Ngộ Không. Ông miêu tả Tôn Ngộ Không là một con khỉ sinh ra từ đá nên không cha không mẹ. Nhờ trí thông minh, khôn ngoan thiên phú đã học được tất cả phép biến hóa thần thông. Không sợ trời, không sợ đất Tôn Ngộ Không đã quậy phá Thiên Đình và chỉ khuất phục dưới bàn tay Phật Tổ Như Lai . Tuy vậy, khi phò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, Tôn Ngô Không lại hết sức phục tùng Sư Phụ, đã giác ngộ và vượt bao nhiêu khó khăn để giúp Đường Tăng thỉnh bộ kinh về nước.
Bộ tiểu thuyết này đã vẽ lên một con khỉ thật đáng kính trọng về tài ba, nhưng cũng rất dễ thương tinh nghịch và trung thực . Lồng vào câu chuyện là triết lý cao siêu của Phật Giáo nên đã lôi cuốn hàng triệu triệu độc giả trên khắp thế giới.
Người Mỹ họ yêu thương súc vật, cây cỏ thiên nhiên. Họ không ăn thịt khỉ, thịt chó, mèo... Đối với họ những con vật này rất đáng yêu và như một thành viên trong gia đình. Mỗi khi con vật bị bệnh họ sẳn sàng bỏ một số tiền lớn để trả cho bác sĩ, bệnh viện và chi phí thuốc men. Khi không thể cứu được nó, họ chi tiền để bác sĩ chích thuốc để con vật ra đi nhẹ nhàng.
Người Trung Hoa, người Việt Nam ta lại dựa vào các con vật để định vị cho một năm. Và mạng số một đứa bé sinh ra gắn liền với ngày sinh, giờ sinh và con vật tượng trưng đó. Thế nhưng đúng lý ra phải tôn trọng, yêu thương, kính nễ thì ta lại không hề thương xót nó. Ta ăn thịt một cách tự nhiên và dã man.
Con chó, một con vật khôn ngoan, trung thành và có nghĩa bậc nhất, lại là món ăn khoái khẩu của những người miền Bắc. Con mèo nhỏ nhắn dễ thương, lại là con vật rất kiêng kỵ " Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang" thế mà vẫn ăn thịt mèo. Loài khỉ là loài vật chẳng làm hại gì ai vẫn được tìm cách bắt giết để ăn thịt đến gần như tuyệt chủng.
Ác độc hơn, họ ăn óc khỉ một cách dã man và ghê rợn. Họ bắt chước cách ăn uống tàn độc của bà Từ Hi, Thái Hậu bên Tàu. Bắt một con khỉ còn sống để dưới bàn có khoét một cái lỗ. Để cái sọ khỉ của con vật lồi lên trên cái lỗ đó. Dùng dao chặt ngang một phát. Cái sọ văng ra, một bộ óc trắng phao hiện lên trong tiếng kêu thảm thiết của con vật. Vậy mà họ thản nhiên, phè phởn múc cái chất bầy nhầy, trắng tinh đó ăn và uống rượu. Ngon đâu không biết nhưng nghiệp sát sanh sẽ theo họ suốt đời. Những đại gia nhiều tiền rững mỡ, học cách làm sang, sống kiểu thượng lưu cũng vênh vang bỏ tiền để hưởng thụ cái cảm giác giết chóc dã man, và món ăn kinh dị đó. Khi nghe đến đảo khỉ ở VN, tôi lại nghĩ đó là nơi bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ loài khỉ. Nhưng không, nơi đó vô tình là địa điểm để người ta lấy óc khỉ làm một món ăn tàn độc nhất thế giới.
Riêng tôi cũng có rất nhiều kỷ niệm về khỉ.
Hồi nhỏ tôi rất thích nhà bà Bảy tôi. Bà có sân rộng và phía sau trồng nhiều ổi và cây ăn trái. Những cây ổi, cây mận, chùm ruột, quít, mãng cầu trái thật sai và ngon lắm. Bà không có con cháu đông, nên cháu họ là anh em tôi hay đến thăm bà. Nói đến thăm là cách nói ngoài miệng vậy thôi. Nhưng chủ ý là rũ nhau đi ăn trái cây. Nhưng, có điều là chúng tôi không thể thường xuyên thực hiện được ý đồ.
Vì sau vườn, ngay cây ổi trái to ngon nhất, bà Bảy tôi có hai kẻ giữ vườn thân tín: Đó là con hai con khỉ bà nuôi từ lâu lắm.
Hai con khi được cột ngay gốc cây ổi sau nhà bằng hai sợi dây xích dài khiến nó có thể đi ra xa hơn và bảo vệ không cho ai đến hái trái cây trong vườn.
Đó là một con đực và một con cái. Không có ai, hai vợ chồng nhà khỉ ngồi bắt chí cho nhau một cách âu yếm, tình điệu. Nhưng khi có kẻ lạ mặt thì chúng buông nhau ra, chia hai chiến tuyến để phòng thủ. Chúng buông ra những tiếng khẹt khẹt và la chí chóe cho bà Bảy tôi trong nhà biết là có người đột nhập vườn sau.
Cái mặt nó gườm gườm, nhảy nhót thấy ghét. Nó ít thân thiên với ai, dù mấy ông anh tôi đã nhiều lần dùng trái cây dụ dỗ nó.
Nó thoắt một cái là leo tuốt lên cây, nhảy từ cành này qua cành khác gọn nhẹ. Bà Bảy tôi nhiều lúc cũng thả nó ra để nó được tự do,. Nó không chạy đi mà chỉ loanh quanh nhảy nhót trong khu vườn um tùm cây trái.
Vì là con cháu, nên mỗi khi chúng tôi đến, bà Bảy ra vườn hái cho ít trái cho ăn rồi bà trở vô nhà. Con nít như tụi tôi, bao nhiêu đó đâu có đủ cho sự thòm thèm, nên chúng tôi vẫn muốn hái thêm. Nhưng hai con vật tinh khôn này luôn " Làm trò Khỉ" cản trở. Chúng luôn coi anh em tôi là địch nên cứ thấy chúng tôi mon men tới cây nào là chúng chạy tới la lối và múa may nhảy nhót để cản đường.
Phải nói là bà Bảy tôi đã tìm được một người bảo vệ cần mẫn và ít tốn kém.Không có người nào giữ vườn tốt hơn hai con khỉ trung thành này. Nhà bà trồng chuối nhiều lắm, một lần chặt vài quày. Những trái chuối chín là thức ăn của khỉ. Khi nó ăn nó độn hai bên má hai cục trông rất buồn cười. Mỗi khi ông bà Bảy tôi ra vườn, nó nhảy lên vai mừng rỡ. Cuộc sống của hai vợ chồng gìa của ông bà Bảy tôi gắn liền buồn vui với hai con khỉ này.
Có nhiều người hay nhạo báng " Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà" để ám chỉ những người bội bạc, vong ân phụ nghĩa. Con khỉ không biết có mang tiếng oan không, vì tôi thấy nó rất trung thành với chủ . Khi sống, nó làm tròn bổn phận giữ vườn. Khi bà Bảy tôi mất, chúng nó buồn rầu bỏ ăn. Hai con vật không còn nhảy nhót la lối hay đùa vui như trước. Một thời gian sau nghe đâu nó cũng chết.. Ông Bảy tôi đào một cái lỗ ngay nơi cột chúng ở sau vườn và chôn chúng ở đó. Thật là một loài vật có nghĩa có tình, chắc chi con người mình được như nó.
Thêm một người có nuôi khỉ trong gia đình tôi là nhà Ba Năm của tôi. Ông là chồng của người dì thứ Năm của tôi. Trong gia đình bên ngoại, chúng tôi đều gọi các người dì bằng má và kèm theo thứ để phân biệt. Các con của dì tôi gọi ba má tôi là ba má Sáu. Có lẽ để cho nó thân mật ruột rà hay để khẳng định " Không cha níu chân chú, không mẹ níu vú dì"
Ba Năm tôi làm thầy Pháp, một nghề chuyên trị tà ma quý ám. Ông không ở nhà lớn mà ra cuối vườn sau cất một cái am để làm nơi tu hành và trị bệnh. Cái đặc biệt là ông cũng nuôi một con khỉ để giữ nhà.
Con khỉ này ông không cột lại mà cứ thả nó đi lanh quanh nơi cái am ông ở. Tôi rất sợ nó dù nó không làm gì tôi. Nhưng cái không gian mờ ão đầy những hình ảnh thờ cúng làm tôi sợ tất cả những gì hiện diện nơi này.
Con khỉ được dượng rễ tôi coi là người bạn , người con trong nhà. Nó cũng giống như con khỉ của bà Bảy tôi kêu lên khi có người lạ vào khu vực gần nhà. Nó làm những đứa bé vào trị bệnh nép bên mẹ cho dượng rẽ tôi làm phép. Nó góp phần tạo nên một cái gì đặc biệt trong cái không gian u tịch ở đây.
Nghe đâu ba Năm tôi được một người đi rừng biếu tặng . Khi mới đem nó về nó có đã có con. Một con khỉ con èo ọp, bệnh hoạn. Ông đã hết lòng chăm sóc cả mẹ lẫn con, nhưng con khỉ con không sống được. Khỉ mẹ cứ ôm con vào lòng không chịu buông ra. Nó kêu lên những tiếng não lòng bi thiết. Nó bỏ cả ăn uống thật tội nghiệp.
Khi má tôi dẫn tôi đến đây, mặt nó buồn nhăn nhúm thảm hại. Thật đúng với câu người ta thường ví von."Mặt nhăn như mặt khỉ". Má tôi hỏi Ba Năm tôi:
- Sao con Mai buồn quá vậy anh Năm?
Ba Năm tôi nói;
- Con nó mới bị chết đó dì Sáu. Con nó èo ọt quá, tui hết sức rồi mà cứu không nỗi. Hôm nay nó còn chạy tới chạy lui, chớ mấy hôm trước nó buồn đến bỏ ăn . Tội lắm.
Khỉ là một con vật có tình mẫu tử giống như con người. Nó sẳn sàng bảo vệ con tới cùng nếu có ai muốn làm hại con của nó. Bởi vậy người ta hay nói một câu về tình thương con của giống vật này" Rầu rĩ như con khỉ chết con"
Con khỉ nhỏ là hình ảnh gắn liền với cái am của ông dượng rễ tôi. Nó không hại ai, không cắn hay kéo áo, kéo quần ai. Nhưng đối với mọi người, khi bước tới nơi đây, con khỉ này có tác động rất mạnh về tâm linh. Con khỉ chạy tới chạy lui, nhảy nhót bên người thầy Pháp như thêm hình ảnh một Tôn Ngộ Không đang ra tay trị ma, diệt quỷ. Mặc dù người dượng rễ tôi nuôi nó không có dụng ý đó. Nhưng dù muốn dù không nó vẫn đem lại cho nghề nghiệp của ông một lợi thế không nhỏ.
Làm Thầy Pháp là một định mệnh nào đó không cắt nghĩa được gắn liền với số mạng ba Năm tôi chứ không phải là nghề nghiệp mà ông chọn. Trước kia ông là một người nông dân bình thường chân chất. Nhưng rồi ông trở nên mẫn cảm với những căn bệnh kỳ lạ, có khả năng nhìn thấy và có oai lực với những thề giới vô hình. Thù lao cho ông chỉ là vài lon gạo hay cây trái trong vườn nhà. Nhưng nếu có người cần mà ông không giúp thì y như rằng ông bị bệnh. Rồi lần lần ông rút về nơi này như một người biệt lập với gia đình. Vợ con tự lo lấy cuộc sống, còn ông với con khỉ như hai thầy trò không thể cách xa nhau.
.......Khi nhà chồng tôi đem trầu cau dạm ngỏ, má tôi bèn về nhà ba Năm tôi nhờ coi dùm tuổi hai đứa. Ông phán một câu chắc như bắp rang:
- Con Chín tuổi Tý, thằng đó tuổi Thân hai tuổi này rất hợp. " Thân, Tý, Thìn tam hạp". Mạng hơi khắc có xa cách, trở ngại lúc đầu. Nhưng mai sau về già có lọng vàng lọng bạc che đầu sung sướng lắm.
Má tôi nghe xong khoái đê mê, tuyên bố :
-Tiền hung nhưng hậu kiết. Miễn về sau cuộc đời nó sung sướng là tui mừng
Nghe lời ông anh rễ, bà đồng ý gả tui lấy chồng tuổi khỉ. Cái tuổi:
Tuổi thân con khỉ ở lùm,
Chuyền qua chuyền lại té ùm xuống sông.
Cái tuổi mà người ta hay than thở:
Người ta tuổi dậu tuổi mùi.
Còn tôi sao lại ngậm ngùi tuổi thân.
Cái tuổi nói theo giọng Nam Kỳ quốc của tôi là đủ nản mớ đời. " Tủi Thân"
-Tủi Thân có nghĩa là buồn thân phận. Một con người lúc nào cũng thấy thân phận mình bạc bẽo đến buồn tủi thì làm sao mà vui được" Cho nên ông chồng tôi cũng ba chìm bảy nổi với cái tuổi của mình. Mà khi người cầm lái con thuyền chông chênh trên sóng nước thì người trên thuyền cũng chịu chung số phận long đong.
Cũng có một thời gian tôi lạc lõng nơi quê chồng, xém một chút tôi đã ngồi buồn than thở:
- Má ơi đừng gả con xa,
Chim kêu, khỉ hú biết nhà má đâu.
Mà nghĩ cho cùng con khỉ này là do tôi chọn chứ má tui có ép uổng tôi đâu. Nơi đây cũng non nước hữu tình chứ không phải là nơi " Khỉ ho cò gáy " mà tôi than trách cha mẹ. Chỉ khổ nỗi đó là thời buổi đổi đời sau 1975, thân vợ lính hay bị chính quyền CS " Rung cây nhát khỉ" hoặc "Giết gà dọa khỉ" tìm cách trù dập tối đa nên đôi lúc mặt mày tôi " Nhăn nhăn như khỉ ăn ớt" thiệt xấu xí vô cùng.
Mà cũng lạ, nhà tôi có tới 3 người tuổi thân.: Chồng, con gái lớn và hai đứa cháu ngoại. Vị chi trong nhà có 4 con khỉ, già trẻ đều có. Ngày còn nhỏ sợ khỉ, rồi cuối cùng tôi có 4 người tuổi thân cầm tinh con khỉ. Có phải con người sinh ra mạng số ứng theo tuổi con gì hay không? Một câu hỏi khó trả lời cho chính xác. Bởi con người không phải ai cùng tuổi này cũng khổ. Sướng hay khổ còn tùy thuộc nghiệp mạng của mình. Cùng một tuổi nhưng người giàu kẻ nghèo, người sang kẻ khó. Người ta đổ thừa là tại ngày sinh, giờ sinh hay mạng của từng người.
Còn tôi, thử xem ba cha con, ông cháu khỉ nhà tôi ra sao:
Ông "khỉ già" nhà tôi mất cha từ năm lên ba, Mẹ già ở vậy nuôi con ăn học.
Má chồng tôi kể với giọng nghẹn ngào:
-Ba mi mất lúc hắn mới 3 tuổi. Hắn đội mấn, mặc áo tang, tay chống gậy trúc đi theo mấy người trong họ đến lo đám ma. Hắn thích thú với bộ đồ mới, giả bộ làm ăn mày.
-Ôn ơi Ôn! mần ơn cho con xin lon gạo. Rồi hắn cười đi qua người khác xin tiếp. Thỉnh thoảng lại hỏi thăm để tìm cha khoe áo mới, làm ai cũng mủi lòng.
Năm hắn đậu kỳ thi tuyển vào trường Nguyễn Hoàng rồi vào Quốc Học, một mình hắn vào Quảng Trị, vào Huế để tiếp tục việc học. Hắn như một con khỉ con đi theo mấy bà đi bán hàng để ngồi chung. Lơ xe tưởng là con cái họ nên không đòi tiền. . Hắn ở trọ nhà một ông thầy bán thuốc Bắc. Mỗi ngày xắc thuốc, thái thuốc để trừ tiền nhà, tiền cơm, mạ đở phải lo
Khi vào Sài gòn học, hắn xin vào viện Bảo Anh. Nhờ nơi này hắn không lo cái ăn, cái ngủ. Mấy Ma Soeur cũng thương hắn lắm. Mạ nghèo lại nhà quê, đâu có đủ sức lo cho con ăn học tới nơi tới chốn. Một mình hắn nơi xứ lạ quê người tự lo cho mình vừa học vừa làm. Cái tuổi con khỉ nó gian nan , khổ cực lắm mi ơi!
Tôi hỏi:
-Thế hồi nhỏ ảnh có "liếng khỉ " không má?
- Khỏi nói mi nờ!. "Thằng khỉ" này hồi nhỏ nhiều "Trò khỉ" lắm. Hắn thông minh nhưng tánh tính cương trực, khó chịu hay lỗi phải. Rồi bà kể với giọng thật vui:
- Mi biết mụ Khóa phải không? Có một lần mạ sai hắn tới nhà mụ Khóa xin ít rau thơm. Mụ Khóa nói rau chưa cắt được rồi kêu hắn về đi. Hắn về nhà rồi lựa lúc mụ Khóa đi khỏi, hắn lấy một mớ lúa thảy trong đám rau rồi cúc cu kêu gà tới. Chừng mụ Khóa về, nguyên đám rau thơm bị gà bươi tan nát hết. Mụ chửi tối trời .
Một lần nhà bên ngoại có giỗ, hắn chạy qua chơi tính có chi thì phụ! Ôn Hương nói đùa :" Còn sớm mà! Chưa có chi en mô. Mi qua đây chi sớm rứa?"
Hắn về nhà, không cho mạ đi kỵ. Cứ tao bước tới một bước là hắn kêu :"Mạ! Đi về!" " Mạ ! Đi về"Tao với hắn cứ thụt tới thụt lui cả buổi trời. Mà nhà ôn Hương với nhà mình có xa mô. Ôn phải nhờ người tới gọi. Chừng biết ra, Ôn phải tới xin lỗi rồi kêu hắn qua ăn kỵ. Hắn đi nhưng không hề đụng đũa. Hắn còn nhỏ mà gan lớn lắm mi nờ.
Vậy đó " Ông khỉ già " nhà tôi một mình một thân nơi quê người. Rồi đi lính, đi tù CS 8 năm. Qua xứ người với gia đình vợ con, anh em không có ai ở bên này nên đôi lúc cũng cảm thấy cô đơn.
Con gái lớn tôi cũng tuổi khỉ: Mậu Thân.
Nghe năm sinh con bé cũng cảm thấy buồn,vì nhớ những ngày đầu năm bao nhiêu người chết trong những hầm chôn tập thể. Một năm tuổi không thể nào quên.
Con "Khỉ nhỏ" nhà tôi rất xinh đẹp dễ thương, nhưng cũng lớn gan lắm. Tôi thì không bao giờ đánh con, chỉ phạt quỳ. Khi nào biết lỗi đến xin thì sẽ được tha. Một lần ba nó. "Ông khỉ già "gặp cái gan "con khỉ nhỏ". Ông tức quá tát nó một cái chảy cả máu mồm. Lúc thấy máu chảy nó sợ quá khóc vang trời làm tôi mất cả hồn vía. Ông chồng tôi biết lỗi, sau đó dẫn con đi Chợ Cồn mua cho cây dù hoa mà nó yêu thích. Hai cha con hay nhắc lại kỷ niệm này mỗi khi nhớ lại chuyện xưa.
Con gái tôi chưa từng biết sợ là gì. Chơi với con trai là nó quật cho mấy đứa hàng xóm khóc ngất vì đau. Càng đau nó càng chịu trận, đến tôi cũng phải chịu thua nết lì của nó.
Dù là con gái, thân hình nhỏ nhắn, trắng trẻo, đẹp gái nhưng tánh tình nó không ẻo lã nhát gan như người ta. Khi tôi sợ từng con chuột, con ván, con đỉa, con lươn, con rắn thì đối với con tôi mấy con vật đó nó kể như pha.
Mẹ chồng tôi mua lươn về, tôi không dám lại gần vì sợ. Con gái tôi bắt từng con nhát mẹ chạy vòng vòng. Rồi đích thân nó làm thịt nấu ăn cho mệ. Một lần tôi về quê chồng đi xuống ruộng về bị đỉa đeo mà tôi không hay. Chừng ngó lại chân thì con đỉa hút máu no tròn phát khiếp. Tôi mặt mày xanh lè vì sợ. Con gái tôi bắt con đỉa, lấy dao chặt nát trả thù cho mẹ. Nó thả lên tấm lá chuối phơi cho khô bỏ ghét. Mưa xuống một bầy đỉa sống lại ngo ngoe dễ sợ. Nó hốt hết bỏ vô bếp lửa nướng thành tro. Còn tôi thì chịu thua.
Một lần nó bắt được một ổ chuột con. Nó đem đặt vào hộc tủ bà trưởng toán. Bà này mở ra hét lên một tiếng rồi ngất xỉu. Xém chút nữa là gặp tai họa.
Ngày chồng tôi đi tù cải tạo. Do khí hậu ám chướng trên núi rừng Việt Bắc. Người anh xanh xao da mặt vàng khè vì sốt rét rừng tưởng chết. Thuốc men tiếp tế giới hạn không thể chữa hết căn. Người ta bày một bài thuốc diệt tận gốc sốt rét: Bắt trùn hổ làm muối xả ăn vô sẽ hết. Tôi thì bó tay, nhưng con gái tôi hằng ngày đi ra đồng đào trùn hổ. Những con trùn thật to bằng ngón tay nó bắt đem về. Lộn ruột ra ngoài làm sạch sẽ, bằm làm thành thịt chà bông. Mỗi ngày làm một ít, đến khi thăm nuôi được một lon guigoz đem lên cho ba. Chồng tôi nhờ ăn thịt này mà hết hẳn sốt rét rừng.
Trong nhà, những việc như cắt cổ gà, cổ vịt, đở đẻ cho chó, cho heo hay thiến chó thiến heo gì con gái tôi làm tất. Nó ít khi khóc, nhưng khi buồn, nó buồn rất lâu. Trong nó tiềm ẩn một cái gì nội tâm sâu lắng.
Người tuổi thân theo tôi thấy rất bản lĩnh. Khi đã quyết định điều gì rồi thì đeo đuổi tới cùng. Trong bản thân họ tiềm tàng một nghị lực và một sự kiêu hảnh ngang chướng khó thay đổi. Tuy nhiên không hiểu người khác thế nào, nhưng hai con khỉ lớn nhà tôi đều rất hay "tủi thân". Một sự tủi thân ngấm ngầm, sâu thẳm
Còn hai con khỉ cháu thì sao? Bây giờ không biết được ngày sau sẽ ra sao? nhưng thật lòng mà nói chúng nó thiệt là "Liếng khỉ "vô cùng. Không có cái " Khỉ khô", " Khỉ mốc " " Khỉ gió" gì mà nó cũng nhảy nhót " Làm trò khỉ" cho cả nhà coi.
Hai con " Khỉ cháu" này rất dễ thương và vui tính. Khi những ngày lễ Halloween người ta hóa trang cô tiên hay công chúa thì hai chị lại thích làm superman hay vẽ mặt mày để dọa người khác. Chúng rất náo động và cũng rất thông minh.
Trong bầy cháu 10 đứa của tôi, hai con khỉ này năng động nhất và có lắm trò vui . Nó thật lém lỉnh và cũng thật nghịch ngợm dễ thương.
Ông " Khỉ già " nhà tui bây giờ hết làm trò khỉ được rồi. Để đồng vợ đồng chồng tôi cũng thành một "Con khỉ già vợ" để ngồi thu lu trong nhà cho xứng đào xứng kép.
Nhiều khi dìu chồng lên xuống cầu thang , tắm rửa hay đút cơm cho ăn tôi lại nghĩ đến một thời oanh liệt của chàng. Bây giờ có lẽ đã hết oanh chỉ còn liệt. Hai con khỉ già đôi lúc nằm hai giường đối diện nhìn nhau để thấy tình già ấm áp biết bao. Nếu vắng đi một người thì nửa còn lại sẽ buồn trong cô lẻ.
Trời Cali năm nay lạnh nhiều hơn năm rồi. Hai con khỉ già vào phòng mở sưởi ngó nhau nhe răng cười tình cho qua ngày tháng. Mà khi nhe răng còn thảm thương hơn vì răng cỏ đi du lịch khá nhiều. Còn lại mấy cái thì xệu xạo- buồn vào hồn không tên- không dám nhai mà nhai cũng trớt quớt. Cho nên thức ăn chính của chàng là soup đã dược xay với cơm rồi ăn như trẻ con thật thảm. Đúng là tuổi khỉ thích chuối, vì tới giờ này món trái cây tráng miệng thịnh hành nhất của "Ông khỉ Già" nhà tôi là chuối.
Tết đã gần về, chỉ còn hai tuần nữa là ông chồng tôi bước vào năm tuổi của mình. Bao nhiêu chiếc "Cầu Khỉ " chông chênh, cheo leo trong cuộc đời anh ấy đã phải vất vả vượt qua. Những chiếc "Cầu Khỉ " định mệnh, khó khăn đã làm tâm trí anh hoảng loạn, thân thể suy nhược . Hy vọng đã bước vào tuổi thất thập cổ lai hy, anh ấy sẽ được an lành và tận hưởng những ngày có "Lọng vàng, lọng bạc " che như lời ông Ba Năm tôi nói.
Thế nào là lọng vàng lọng bạc? Tôi cũng không rõ vì suốt đời tôi chưa từng được võng lọng xênh xang. Nhưng kể từ khi lên máy bay rời khỏi cái thiên đường mà anh ấy phải đến Ủy Ban Xã ký giấy chứng nhận mỗi tháng một lần , thì chúng tôi như nhẹ người đi nhiều lắm. Gánh nặng nợ máu với nhân dân bị áp đặt đã được tháo xuống. Mọi sự lo sợ phập phòng được giải tỏa. Những cái nhìn, lời nói khó nghe khỏi cần bịt tai cũng không còn ảnh hưởng. Mắt mở ra để thấy thế giới tươi đẹp. Miệng được nói những điều mình nghĩ. Được đứng trên hai chân của mình để làm lại cuộc đời.
Thật ra sự đóng góp của chúng tôi đối với đất nước Hoa Kỳ này thật nhỏ nhoi so với những gì chúng tôi được thừa hưởng. Bởi vì khi qua đây tuổi cũng không còn trẻ, sức lực cạn kiệt, kiến thức nhỏ nhoi, mẹ già, con dại. Nhưng không vì vậy chúng tôi bị ghẻ lạnh vứt ra ngoài xã hội. Chúng tôi được sống bình an và không bị khuấy nhiểu.
Bây giờ, khi tuổi đã về hưu không còn làm việc được. Những quyền lợi và sự chăm sóc y tế dành cho người già chẳng khác nào một chiếc lọng đã che mát cho hai con khỉ già chúng tôi yên ổn sống trong những ngày cuối đời.
Cái lọng vàng lọng bạc vô hình đó là một đất nước tự do và có luật pháp. Là một quốc gia lấy hiến pháp làm kim chỉ nam trong đời sống. Và dù tuổi con gì vẫn thấy mình có phước báo được hít thở không khí tự do hạnh phúc thực sự ở đây. Tuổi con gì không còn là vấn đề lớn. Sự học hỏi, tiến bộ và sự dấn thân mới là cái chính để tạo một cuộc sống có ý nghĩa. Cái ý nghĩa đích thực của con người không phải là giàu có để hưởng thụ mà là biết chia sẻ, cho ra trong tình thương yêu.
Và tôi! Gì thì gì, được ở bên cạnh cuộc đời "Ông khỉ già nhà tôi" Cầm lọng che cho chồng để anh có những ngày thật an lành và khỏe mạnh cũng là một niềm hạnh phúc. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một người vợ lính cầm tinh con chuột. Một con chuột nhắt dễ thương.
Chúc mừng năm mới Bính Thân đến với mọi người.
Nguyễn thị Thêm.
20/01/16
No comments:
Post a Comment