Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 26 October 2016

ĐẢO BIỂN = CỘNG SẢN NGỤY TẠO LỊCH SỬ= NÓI LÁI

TS ĐẶNG HUY VĂN _ * ĐÃ 40 NĂM CON THẦM ĐỢI BA

ĐÃ 40 NĂM CON THẦM ĐỢI BA 
 
Vào dịp đầu năm mới 2014, tôi tình cờ gặp lại một ngư dân đang buồn bã lang thang trên bến cảng Đà Nẵng. Anh này là người em họ một người bạn của tôi. Đến chơi nhà anh bạn, tôi đã tình cờ quen anh ta cách đây bảy tám năm. Anh ta cho biết, hiện nay cả đội tàu cá của anh đang tạm nghỉ ở nhà để dưỡng máy và chờ tình hình xem thế nào rồi mới dám ra khơi. Vì kể từ ngày 1/1/2014, muốn ra khơi đánh bắt cá là phải có giấy phép của chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quôc. Rồi anh kể, ba anh ấy ngày 19/1/1974 đã bị giặc Tàu đánh chìm cùng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10, nhưng không tìm thấy xác nên má con anh ấy vẫn tin rằng, ba anh nay vẫn sống, có thể trên một hòn đảo hoang nào đó giữa Thái Bình Dương.


Cũng vì muốn tìm tin tức của người ba xấu số nên anh ta đã trở thành một ngư dân chuyên nghiệp đánh cá trên biển cả. Anh ấy hi vọng, ba anh sẽ quay trở về để cùng đồng đội của mình đòi lại Hoàng Sa và đuổi hết bè lũ Lê Chiêu Thống thân Tàu ra khỏi nước nhằm giành lại độc lập tự do và Biển Đông cho Tổ Quốc. Anh ấy nói, cứ gọi tên anh là "một ngư dân Hoàng Sa".

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giặc Tàu cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 19/1/1974, tôi xin lược ghi lại vài dòng tâm sự của người "ngư dân Hoàng Sa" đó và xin gửi tới những đồng đội của ba anh ấy đang sống trên khắp thế giới lời chúc Năm Mới 2014 Hạnh Phúc, Bình An và luôn hướng lòng về Tổ Quốc!

(Viết theo lời tâm sự của "một ngư dân Hoàng Sa")

Đã bốn mươi năm con thầm đợi ba!
Đã bốn mươi năm
Con thầm đợi chờ ba!
Sát Tết Giáp Dần chia tay
Chưa một lần ba trở lại
Ngày đó con mới lên năm
Cứ ngồi chờ ba, chờ mãi
Má bảo ba sẽ quay về
Sao chưa thấy, thưa ba?Đêm đêm chờ tin
Từ những tiếng tàu hụ khơi xa
Với chút hi vọng mong manh
Ba đã bị dạt vào đảo vắng
Nhưng từ tháng tư năm 75
Những con tàu rời bến cảng
Mãi mãi không quay về
Con vẫn đợi tin ba!Má và con chỉ biết rằng
Ba đã chiến đấu giữ Hoàng Sa
Nhưng giặc Tàu quá đông
Đã bắn trúng HQ 10 bị đắm
Con hi vọng ba bơi được ra xa
Rồi bị lạc vào đảo vắng
Như chú Rô Bin Xơn
Ba từng kể con nghe
Và mong một ngày gần đây
Ba sẽ lại quay về!Từ năm lên 18
Con đã theo tàu đi đánh cá
Cùng những ngư dân ra khơi
Để mong đợi tin ba
Con từng theo tàu cá nhiều lần
Ra quần đảo Hoàng Sa
Mấy lần bị Trung Quốc đánh đuổi
Phá hỏng tàu, cướp cá
Một lần tàu của chúng con
Bị dạt vào đảo đá
Giữa muôn ngàn cánh chim
Như ẩn hiện bóng hình ba!Trong sâu thẳm trái tim
Con tin ba còn sống
Có thể trên một hòn đảo hoang
Giữa biển Thái Bình Dương
Và trái tim ba
Luôn hướng về đất cảng
Vẫn yêu má và con
Cùng nội ngoại thân thương!Ba ơi!
Nơi đảo xa ba có nhớ nhà không?
Ở quê hương má cùng con
Quanh đời cứ làm thuê lầm lũi
Nay già yếu má ở nhà trông cháu nội
Con là ngư dân suốt tháng ngày
Trên biển cả mênh mông
Sao nay lũ giặc Tàu
Cấm đánh cá Biển Đông?Theo con, Biển Đông
Là của Việt Nam, chứ ba?
Ngày ba còn ở nhà, ông nội vẫn
Ra Biển Đông đánh cá
Nay tàu của Trung Quốc rõ ràng
Sao báo đảng gọi chúng là "tàu lạ"?
Lạ ở chỗ nào
Hay vì đã cưỡng chiếm Hoàng Sa?
Phá hoại kinh tế nước mình
Và hà hiếp dân ta?Vậy mà sao có người
Còn thân bọn Tàu cộng, hở ba?
Hay họ là cánh tay nối dài
Của kẻ thù truyền kiếp?
Bởi Bắc Thuộc một ngàn năm
Có ai người không biết?
Mà còn rước giặc xâm lăng
Về giày xéo mẹ cha?Xin ba hãy trở về với non nước quê nhà!
Vì chỉ có ba và các đồng đội năm xưa
Mới có thể cùng toàn dân cứu nước
Bởi Lê Chiêu Thống thời nay
Là tay sai quân xâm lược
Nhằm gìn giữ ngai vàng
Bán rẻ núi sông ta!
Như cách đây 56 năm
Viết công hàm
Dâng quần đảo Hoàng Sa!
Sau năm 79
Dâng Mục Nam Quan cho giặc
Sau năm 2000 dâng Bô xít Tây Nguyên
Cùng nhiều đất rừng Miền Bắc... Ba hãy về đây để nhìn hình ảnh xót xa
Ôi! Những ông già lưng còng
Đứng hát Tiến Quân Ca!Hà Nội, 15/1/2014
TS ĐẶNG HUY VĂN
__._,_.___

Posted by: MAN PHAN

PHU MANH NGUYÊN *PHẢN ĐỘNG VỚI TIẾN BỘ CỦA DÂN TỘC

PHẢN ĐỘNG VỚI TIẾN BỘ CỦA DÂN TỘC
 
Học sinh miền Nam Việt Nam lúc đó được xem như tầng lớp học sinh xuất sắc của Á Châu và ngang ngữa thế giới văn minh!
Chỉ riêng lớp 12 của tôi, đã có ba bạn đậu Tú Tài II Tối ưu (18-20 điểm/20) số và được học bỗng toàn phần của Úc (1ban) Mỹ (2 bạn)
Trong số ba người thì hết hai bạn là những người học sinh xuất thân từ những gia đình nghèo rớt mồng tơi. 
Khi tôi chở một trong những bạn ấy ra phi trường Tân Sơn Nhất để đi Úc, thì hành trang đi du học vỏn vẹn của bạn ấy chỉ là một bộ áo quần sơ mi tươm tất bạn bè góp mua tặng, đang mặc trên người và một cái túi xách nhỏ, trong đó có ...,một cái quần tà lỏn, một cái áo thun lót, một cái bàn chải, một cây kem đánh răng, vậy thôi! 
Sáng sớm trời lạnh tất cả điều mặc áo len nhưng khi nhìn thấy cáo áo lên của hắn -là tên chuẩn bị đi Úc, quá sờn cũ đến độ ...thê thảm, tôi bên cởi cái áo len của tôi mới hơn tặng hắn. Vì dẫu sao mình không cũng không muốn người Việt của mình bị "mất mặt" với thế giới khi đi du học với ...một cái áo len sờn rách cũ kỹ như thế! 
Điều ấy là một chứng minh hùng hồn rằng, trong một nền giáo dục và xã hội công bằng, tự do, dân chủ thật sự của miền Nam cũ, bạn không cần phải chạy vay lo lót để được thi đậu hay phải hối lộ để dành giựt được một xuất học bỗng. Cho dù bạn là con nhà nghèo ..."rớt mồng tơi", nếu b
ạn học giỏi, Thì bạn vẫn có cơ hội để vươn lên, có thể dành được học bổng để vào các trường đại học danh tiếng trên thế giới mà không cần phải lo lót quan chức gì cả.
Khi các bạn đó tốt nghiệp tại những trường đại học của nước ngoài, cả ba đều tốt nghiệp hạng Ưu.
Ngoài ba Tối ưu , trong lớp có thêm 3 bạn khác đậu Ưu (16-18/20) gần nữa lớp đậu Bình (14-16/20). Nhưng dĩ nhiên, cũng có nguyên cớ, bọn này được học ở một trường Trung Học n
i tiếng tiếng ở miền Trung, cộng thêm vào đó, có một yếu tố quan trọng khác là thầy cô rất yêu nghề, không bị chi phối và bị áp lực bởi chính trị do vậy học sinh được thừa hưởng một phương cách giáo dục tốt nhất và đa chiều.
Các sách cũng như giáo án giáo khoa điều được dựa vào hai nền văn học tân tiến là Pháp và Mỹ. Chương trình giáo khoa được giảng dạy tương đương với Pháp và Mỹ. Do vậy khi anh em chúng tôi sang bất cứ Pháp hay Mỹ đều được công nhận bằng cấp tương đương.
Sau 1975, do sự đàn áp và khủng bố trí thức, ngu dân của chế độ cộng sản, thêm vào đó với
đầu óc bè phái và được lãnh đạo bởi những trình độ văn hóa dốt nát của những người cộng sản từ bưng biền ra, và từ ngoài Bắc vào, đã khiến cho hai phần ba trí thức và nhân sĩ hoảng sợ và chán ngán, bỏ chạy trốn ra khỏi Việt Nam, tạo nên một cuộc khủng hoảng chảy máu chất xám trầm trọng, kinh khủng không thể tưởng, gây thiệt hại cho đất nước không biết bao nhiêu, trải qua nhiều thế hệ.
Tôi có hai anh bạn thân là bác sĩ và một số bạn dược sĩ sau khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, thoạt đầu, họ cương quyết ở lại để xây dựng và giúp đỡ đồng bào, đất nước. Nhưng sau khi chịu sự đầy đoạ bởi những vị giám đốc của bệnh viện là những người y tá, y sĩ từ trong rừng ra, giống như ông Nguyễn Tấn Dũng, đã khủng bố tinh thần, trịch thượng, nạt nộ, đe dọa, chụp mũ phản động và coi những vị bác sĩ, dược sĩ này như tôi tớ và những kẻ ăn mày sự an toàn bản thân. Bởi vì những vị giám đốc "rừng rú", "chân còn dính phèn", này luôn cho ra những mệnh lệnh NGU DỐT của một kẻ không có chuyên môn-áp đặt lên những người có chuyên môn, đồng thời, luôn đi đôi với sự đe dọa của "cái mũ phản động" nếu chống lại mệnh lệnh -như đã nói, cực kỳ "hai lúa"!
Chán nản và mệt mỏi đồng thời vì sự an toàn của bản thân, không còn cách nào khác hơn là mọi người phải kiếm đường vượt biển, hoặc bằng bất cứ phương tiện nào, miễn là có thể tránh xa cái chế độ bất nhân và nguy hiểm là được!
Phải mất bao nhiêu công sức cha mẹ, tiền bạc, cơm gạo, công sức dạy dỗ của thầy cô, bao nhiêu đầu tư đào tạo của xã hội để tạo nên một chuyên gia, một bác sĩ, hoặc một kỷ sư. Nhưng
chế độ cộng sản Việt Nam đã ngu xuẩn xua đuổi những con người tài năng này, biến họ thành những thiên tài phục vụ cho những đất nước xa xôi -mà những đất nước đó không hề tốn một xu một cắc để đào tạo nên những nhân tài này!
Đây là một tội ác cực kỳ man rợ, đầy tính chất ngu xuẩn và phá hoại đối với dân tộc!
Thật là ngậm ngùi khi phải nhìn thấy bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu những được con người ưu tú tài năng mà bây giờ lại phải đi phục vụ cho những đất nước xa xôi mà không phải là quê hương và tổ quốc của mình!
Đồng thời những hậu duệ của thế hệ bác sĩ, dược sĩ, các kỹ sư, các chuyên gia trốn chạy đó , lại là những cái tài năng quý giá thừa hưởng những gien di truyền cực tốt của cha mẹ và như thế vô hình chung người cộng sản Việt Nam bởi vì cái ngu dốt "cán vố" của mình đã đưa dân tộc từ hết từ thảm họa này đến thảm họa nọ!
Ngu và dốt "cán vố" (cán bộ với hàm răng ...vố) không còn chừa chỗ cho ai để ngu và dốt hơn thế nữa.
Bọn họ chỉ giỏi tài cướp bóc, hù dọa, đàn áp và khủng bố!
 

TRẦN GIA PHỤNG * MÔN LỊCH SỬ


Về môn lịch sử tự chọn


GS. Trần Gia Phụng




Ngày 5-8-2015, bộ Giáo Dục và Đào Tạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”. Dự thảo chương trình nầy khá ôm đồm, trong đó có một môn học gây tranh cãi ồn ào từ mấy tháng nay là môn lịch sử ở bậc trung học, được bản dự thảo chương trình của bộ GD-ĐT đề nghị chuyển đổi từ một môn học bắt buộc thành môn tích hợp ở cấp trung học cơ sở (THCS) và môn tự chọn ở cấp trung học phổ thông (THPT). Cấp THCS là cấp 2, tương đương trung học đệ nhất cấp thời Việt Nam Cộng Hòa. Cấp THPT là cấp 3, tương đương trung học đệ nhị cấp thời VNCH.


Nhiều nhà giáo, nhiều nhà nghiên cứu sử, kể cả các sử gia trong nước, cho rằng làm như thế là hạ giá môn lịch sử, đứng ra tổ chức hội thảo và mời chức sắc bộ GD-ĐT đến thảo luận. Ngày 15-11-2015, tại Hà Nội, cuộc hội thảo mang tên “Môn lịch sử trong giáo dục phổ thông”, diễn ra cuộc tranh luận giữa một bên là đại diện bộ GD-ĐT, và bên thứ hai là các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên trung học. Cuộc hội thảo đi đến kết quả là “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” (tục ngữ).


Quốc hội Hà Nội cũng vào cuộc. Sau nhiều cuộc thảo luận, quốc hội Hà Nội đưa ra quyết định ngày 27-11-2015, yêu cầu bộ GD-ĐT tiếp tục giữ môn lịch sử là môn học độc lập trong chương trình trung học như cũ. Tuy nhiên quyết định của quốc hội Hà Nội không phải là quyêt định cuối cùng.


Cuộc tranh luận về bộ môn lịch sử hiện nay ở trong nước xoay quanh chuyện là nên sắp môn lịch sử trung học vào môn học bắt buộc hay môn học tích hợp hoặc tự chọn? Như thế, các giáo viên, các nhà nghiên cứu sử học, chỉ thảo luận cách thức giảng dạy bộ môn lịch sử ở bậc trung học như thế nào, mà không đi vào điểm căn bản cốt yếu của vấn đề là vì lý do sâu xa nào đưa đến việc bộ GD-ĐT chuyển môn lịch sử từ một môn học bắt buộc thành môn học tích hợp hoặc tự chọn? Nguồn gốc của vấn đề là ở đó.


CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC CỘNG SẢN




Hồ Chí Minh (HCM), Mặt trận Việt Minh và đảng Cộng Sản (CS) cướp chính quyền và lập chính phủ đầu tiên ngày 2-9-1945. Bộ trưởng Giáo dục là Vũ Đình Hòe. Chương trình giáo dục lúc đầu vẫn theo chương trình Hoàng Xuân Hãn của chính phủ Trần Trọng Kim. Hồ Chí Minh cải tổ chính phủ lần thứ ba ngày 3-11-1946, thì Nguyễn Văn Huyên làm bộ trưởng giáo dục, Nguyễn Khánh Toàn làm thứ trưởng.


Nguyễn Khánh Toàn, người Thừa Thiên, sinh năm 1905, vào học Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội năm 1923, rời trường năm 1926, không được cấp bằng tốt nghiệp vì theo lời Toàn, nhà trường cho rằng Toàn chống chính phủ. Năm 1928 Toàn đi Pháp, rồi qua Nga, vào học ở Học viện Thợ thuyền Đông phương (Université des travailleurs d’Orient) từ năm 1928 đến năm 1931, có tên Nga là Minin, có vợ Nga. Sau đó, Toàn ở lại Liên Xô, phụ trách việc giúp đỡ những học sinh Việt Nam mới đến. (Vy Thanh, KYTB Lò đào tạo cán bộ sách động của Quốc Tế Cộng Sản, tập 1, California: 2013, tt. 477-483.) Năm 1939, Nguyễn Khánh Toàn cùng Nguyễn Ái Quốc (HCM) qua Trung Hoa, cùng đến Diên An, căn cứ của CS ở bắc Trung Hoa. Toàn ở lại Diên An, đến năm 1946 mới trở về Việt Nam. (Hoàng Văn Chí, Từ thực dân đến cộng sản [nguyên bản Anh văn], Mặc Định dịch, Paris: 1962, tt.79-81.)


Tuy chỉ là thứ trưởng, nhưng Nguyễn Khánh Toàn là người du nhập và áp dụng chính sách giáo dục từ Liên Xô vào Việt Nam. Đó là chính sách “giáo dục phục vụ chính trị” do bộ trưởng Giáo dục Liên Xô là Kalenikov (?) đưa ra. (Theo lời kể của những nhà giáo lão thành, đã từng tham dự khi còn trẻ, khóa huấn luyện chương trình cải tổ giáo dục năm 1946 của Nguyễn Khánh Toàn.)


Chính sách giáo dục phục vụ chính trị, phục vụ đảng là chính sách giáo dục nền tảng của đảng CSVN, được áp dụng từ năm 1946 cho đến ngày nay, không thay đổi. Điều nầy dễ hiểu vì dưới chế độ CS, không phải chỉ riêng ngành giáo dục, mà tất cả các ban ngành đều phải phục vụ đảng. Hai ví dụ nổi tiếng là “quân đội ta trung với đảng…” (lời HCM), hoặc “công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình” (khẩu hiệu hiện nay của ngành công an CS).


Phát biểu tại lớp học tập chính trị các giáo viên cấp 2 và cấp 3 miền Bắc, dạy từ lớp 6 đến lớp 12, tại Hà Nội ngày 13-9-1958, HCM nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.” (Báo Nhân Dân ngày 14-9-1958.) Câu nầy được nhà trường Bắc Việt Nam (BVN) xem là tư tưởng vĩ đại về giáo dục của HCM, thật ra được HCM dịch lại lời của Quản Trọng thời Xuân thu (722-479 TCN) bên Trung Hoa: “Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân.” (Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa; kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây; kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người.) (Quản Tử, chương “Quyền tu”.)


Như thế, HCM và đảng CSVN thấy rõ tầm chiến lược đường dài quan trọng của ngành giáo dục. Quân đội và công an đều phải trung thành với đảng CS, vậy dứt khoát giáo dục cũng phải trung thành với đảng CS. Giáo dục phục vụ chế độ, có nghĩa là đảng CS đặt sẵn cái cày trước con trâu. Trâu ơi! Cứ thế mà tiến bước theo con đường xã hội chủ nghĩa.


Giáo dục phục vụ chế độ nghĩa là giáo dục phải có tính đảng; giáo viên phải vững chắc lập trường đảng, giáo khoa phải đầy đủ tính đảng. Nền giáo dục phục vụ chế độ nhắm đào tạo những con người hồng (đảng tính) hơn chuyên (chuyên môn), đồng thời là những con người biết vâng lời đảng CS, hơn là biết suy nghĩ độc lập.


Nói trắng ra, nền giáo dục dưới chế độ CS, từ đại học xuống tới mẫu giáo, không được độc lập mà phải phục vụ đảng, nghĩa là lệ thuộc hoàn toàn vào chủ trương chính trị của đảng CS.


Xin chú ý là giáo dục phục vụ chế độ thì tất cả các bộ môn trong chương trình giáo dục, đều phục vụ chế độ, trong đó có môn lịch sử. Cộng sản Việt Nam rất chú trọng đến ngành lịch sử nói chung và môn lịch sử trong trường học nói riêng. Môn lịch sử trong trường học được CS dùng để tuyên truyền về chủ nghĩa CS, về phong trào CS Việt Nam, về các lãnh tụ CS, đặc biệt về HCM, về hoạt động và thành quả của đảng CSVN từ khi thành lập năm 1930 cho đến ngày nay, nhứt là giai đoạn từ khi giành được chính quyền năm 1945 cho đến thành công năm 1975…


Chính sách giáo dục nầy về sau được củng cố thêm bằng luật số 11/1998/QH10 của Quốc hội Hà Nội, áp dụng từ ngày 2-9-1998, theo đó: “…Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân…lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”


LỊCH SỬ THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA




Lịch sử là những hoạt động của loài người, đã xảy ra trong quá khứ của loài người, liên hệ đến đa số loài người. Vì là những sinh hoạt đã xảy ra trong quá khứ, nên không ai có thể ngược dòng thời gian để sửa đổi quá khứ, nghĩa là không ai có thể sửa đổi được lịch sử.


Môn lịch sử, sử học, hay sử ký trình bày lại quá khứ loài người như quá khứ đã xảy ra, hay cố gắng trình bày quá khứ càng trung thực càng tốt. Muốn trình bày quá khứ trung thực, đúng sự thật đã xảy ra, thì yếu tố tối cần thiết đầu tiên cho người viết sử là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng mới có thể viết được sự thật lịch sử.


Chỉ mới ngang đây, bắt đầu xuất hiện hai mâu thuẫn lớn giữa chính sách giáo dục CS với môn lịch sử: 1) Một bên là giáo dục (trong đó có môn lịch sử) phục vụ đảng, phục vụ chế độ CS, còn một bên là trình bày quá khứ trung thực như quá khứ đã xảy ra, trung lập, không sửa đổi, không phục vụ ai cả. 2) Chế độ CS là chế độ độc tài, toàn trị, chuyên chế, không có tự do, trong khi muốn trình bày trung thực quá khứ thì phải có tự do ngôn luận, tự do tư tưởng.


Dưới chế độ CS độc tài toàn trị bưng bít, để giải quyết hai mâu thuẫn nầy, CS chỉ cần một động tác rất dễ dàng và đơn giản là CS không cần sự thật quá khứ, mà để phụcvụ đảng, thì CS tùy tiện viết lại lịch sử, sửa đổi lịch sử theo nhu cầu của đảng CS. Nói cách khác, lịch sử của CS không phải là sự thật quá khứ, mà là thứ lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là lịch sử biên tập lại theo quyết định của đảng CS, nhằm tuyên truyền và làm lợi cho CS.


Có khi vì nhu cầu tuyên truyền, CS bịa đặt ra những câu chuyện dối trá rồi đưa vào lịch sử, như chuyện “Lê Văn Tám”. Người sáng tác chuyện Lê Văn Tám là sử gia hàng đầu của CS là Trần Huy Liệu. Trước khi chết năm 1969, Trần Huy Liệu hối hận, nhờ sử gia Phan Huy Lê cải chính khi nào có cơ hội. Phan Huy Lê đã cải chính điều nầy tại Hà Nội vào tháng 2-2005, xác nhận chuyện Lê Văn Tám không có thật. (Người Việt Online, 20-3-2005.) Tuy đã được cải chính, sách giáo khoa sử CS đến nay vẫn còn ca ngợi “anh hùng”Lê Văn Tám…


Loại lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể phổ biến trong không gian bưng bít dưới chế độ độc tài. Tại Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1975, ngoài sách vở, báo chí, tài liệu của CS, không có bất cứ nguồn sách vở, tài liệu, báo chí nào khác, để so sánh, đối chiếu, nên CS ưa viết gì thì viết, vẽ vời rồng rắn tự do trong các sách giáo khoa sử CS.


Hơn nữa, “giáo khoa là pháp lệnh”. Thầy cô giáo không được giảng dạy ra ngoài giáo khoa. Học sinh nhắm mắt học theo giáo khoa, không được bàn cãi. Nếu có người, nhất là những người lớn tuổi, phát hiện giáo khoa sử CS không đúng sự thật, cũng đành phải im tiếng, vì lên tiếng phê bình sách giáo khoa là bị ghép tội chống đảng, phản động, và sẽ bị tù tội… (Kinh nghiệm vụ Nhân Văn-Giai Phẩm làm cho mọi người khiếp sợ.)


Việc soạn thảo và in sách giáo khoa được kiểm soát chặt chẽ. Những người soạn sách phải là đảng viên có lập trường CS vững vàng và sách giáo khoa phải được duyệt xét thật kỹ càng trước khi in. Ngoài ra, để kiểm soát đời sống văn hóa quần chúng, CS độc quyền phân phối giấy in, quốc doanh các nhà in, các phương tiện truyền thông, đài phát thanh, báo chí, sách vở, văn học, nghệ thuật, điện ảnh, giải trí, và hoàn toàn không có một tạp chí tư nhân.


ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI CUỘC



Sau biến cố năm 1975, chiếm được Nam Việt Nam (NVN), CS tiếp tục bế quan tỏa cảng, thống trị đất nước một cách chặt chẽ. Nhà cầm quyền CS tịch thu, tiêu hủy toàn bộ sách vở, báo chí NVN mà CS kết tội là “văn hóa đồi trụy”. Ngoài việc bắt quân nhân công chức chế độ Cộng hòa đi tù dài hạn không tuyên án, CS còn bắt bớ, tù đày những nhà văn hóa, những văn nghệ sĩ NVN không theo CS, đóng cửa những nhà xuất bản, đưa vào quốc doanh những nhà sách, những nhà in. Chủ đích của CS là xóa bỏ toàn bộ nền văn hóa NVN, giống như vào thế kỷ 15, nhà Minh xóa bỏ văn hóa Đại Việt.


Dầu CS dốc hết sức tiêu diệt văn hóa NVN, nhưng CS vẫn bất lực trong việc triệt tiêu di sản văn hóa NVN. Di sản văn hóa NVN gồm hai phần: 1) Di sản văn hóa dân tộc cổ truyền được bảo tồn và lưu truyền ở NVN sau năm 1954, mà ở BVN bị CS tiêu diệt. 2) Nền văn hóa mới từ Âu Mỹ du nhập và phát triển trong 21 năm tự do dân chủ ở NVN. Chính di sản văn hóa NVN lan truyền trên toàn quốc làm thay đổi xã hội sau năm 1975.


Ngoài ra, còn có thêm các yếu tố thời cuộc mới, cũng giúp cho dân chúng Việt Nam, dầu bị CS kềm kẹp, vẫn tự học hỏi và thay đổi nếp sống, nâng cao nhận thức chính trị, văn hóa.


Đó là sau biến cố năm 1975, phong trào di tản rồi vượt biên ra nước ngoài lánh nạn CS càng ngày càng rầm rộ. Người Việt ra nước ngoài tập hợp thành cộng đồng người Việt hải ngoại hết sức năng động khắp nơi trên thế giới. Sau một thời gian ổn định cuộc sống ở nước ngoài, người Việt hải ngoại chẳng những gởi tiền, gởi hàng hóa, thuốc men về cứu trợ gia đình, bà con, mà còn chuyển nhiều thông tin, kiến thức, sách báo, tài liệu văn hóa, chính trị, lịch sử về nước.


Cũng sau năm 1975, CS áp dụng chính sách kinh tế chỉ huy, làm cho đất nước càng ngày càng nghèo đói, kiệt quệ. Để tự cứu mình, từ năm 1985, CS bắt đầu thay đổi. Lúc đầu, sự thay đổi khá chậm chạp, nhưng rồi nhanh dần.


Vì muốn hội nhập vào dòng sống quốc tế hiện đại, CS đành phải dần dần mở cửa rộng hơn. Công nghệ truyền thông thế giới tràn vào Việt Nam; mạng lưới thông tin quốc tế (Intermet) bao trùm trời đất. Dù CS cố gắng bưng bít, dựng lên những bức tường lửa, luồng gió văn hóa tự do dân chủ từ nước ngoài càng ngày càng xâm nhập Việt Nam.


Do ảnh hưởng của các yếu tố trên đây, dân chúng trong nước dần dần tự mở rộng hiểu biết, tiếp thu thêm nhiều điều mới lạ, càng ngày càng khám phá thêm nhiều sự thật lịch sử, càng phát hiện thêm những dối trá, lừa bịp trong tài liệu, giáo khoa sử của CS.


LỊCH SỬ THEO ĐINH HƯỚNG XHCN BỊ PHÁ SẢN


Trong khi trình độ hiểu biết của dân chúng và của sinh viên, học sinh được âm thầm nâng cao, nhà cầm quyền CS vẫn giữ lối tuyên truyền cũ, vẫn tiếp tục giảng dạy môn lịch sử theo kiểu phục vụ đảng CS, và theo sách giáo khoa (pháp lệnh) do CS soạn thảo.


Theo chương trình, cấp THCS thi tốt nghiệp cuối năm lớp 9, và cấp THPT thi tốt nghiệp cuối năm lớp 12. Hai lớp nầy cách nhau ba năm, nhưng học cùng giai đoạn lịch sử từ năm 1930 là năm đảng CS được thành lập cho đến năm 2000. Tuy cùng giai đoạn, chương trình lớp 12 mở rộng nhiều hơn so với lớp 9.


Vì là chương trình thi tốt nghiệp lấy bằng cấp, nên giáo viên phải dạy kỹ và học sinh phải học kỹ giai đoạn nầy. Trải qua hai kỳ thi (lớp 9 và lớp 12) nên giai đoạn nầy được dạy kỹ và học kỹ hai lần. Đảng CS được thành lập năm 1930 nên CS rất chú trọng đến giai đoạn nầy.


Trong giai đoạn nầy, ngoài chiến tranh 30 năm từ 1946 đến 1975, CS còn có hai cuộc chiến quan trọng mà CS gọi là chiến tranh “Bảo vệ biên giới Tây Nam” tức chiến tranh Cambodia năm 1978; và chiến tranh “Bảo vệ biên giới phía Bắc” tức chiến tranh chống Trung Cộng xâm lược năm 1979. Cả hai cuộc chiến nầy gây hậu quả trầm trọng cho người Việt. (Đã có nhiều sách báo viết đến.)


Điều đáng nói là sách Lịch sử lớp 12 viết về giai đoạn nầy, do bộ GD-ĐT soạn và in lần thứ sáu năm 2014, tt. 206-207, trình bày cả hai cuộc chiến quan trọng trên chỉ trong 23 dòng chữ, kể cả tiểu đề, chiềm khoảng 2/3 trang sách. (Cũng trong sách nầy, trận Điện Biên Phủ năm 1954 chiếm 6 trang; trận Sài Gòn năm 1975 chiếm 5 trang.)


Còn chuyện Trung Cộng xâm lăng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì sách không viết đến. Điều nầy có nghĩa là CSVN tránh nói đến vì đã nhượng hai quần đảo nầy cho TC.


Đó là giai đoạn lịch sử 1930-2000. Còn lịch sử Việt Nam trước đó, tức từ khi lập quốc đến năm 1930, thì được CS sắp vào chương trình các lớp không thi, tức các lớp 6, 7, 8 (PTCS) và 10, 11 (PTTH). Giai đoạn nầy lâu dài hơn, lại là thời kỳ tổ tiên chúng ta chống Trung Hoa để giành độc lập và bảo vệ độc độc lập. Cộng sản lơ là giai đoạn nầy, chẳng những vì đảng CS chưa thành lập, mà còn vì những chiến công vang dội của tổ tiên chúng ta làm kinh động Trung Hoa, và nhất là nuôi dưỡng và hun đúc tinh thần chống ngoại xâm Bắc phương của người Việt Nam..


Các em học sinh càng ngày càng nhận chân rõ những dụng ý trong nội dung môn sử phục vụ chế độ nên đâm ra chán học môn sử, chứ không phải vì các em không thích học môn sử. Sử gì mà khi nào CS cũng thắng, địch cũng thua; chỉ biết ca tụng Liên Xô, TC một cách lạ lùng.


“Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ,Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào.Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ,Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao…”
(Việt Phương, “Cuộc đời như vợ của ta ơi”, tập thơ Cửa mở.)
[Việt Phương từng là thư ký riêng của Phạm Văn Đồng.]


Khi chưa cải tổ, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông gồm bốn môn thi bắt buộc là ngữ văn, toán, ngoại ngữ, và một môn tự chọn trong số các môn còn lại: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý. Có nhiều nơi, nhất là ở thành phố, rất ít học sinh chọn thi môn sử. Ví dụ trong năm 2015 ở Sài Gòn, trường Bùi Thị Xuân (quận 1), trong 630 học sinh dự thi THPT chỉ có 9 em chọn thi môn sử; trường Lê Thị Hồng Gấm (quận 3), có 400 học sinh dự thi THPT, thì chỉ có 10 em chọn thi môn sử. Trường Long Trường (quận 9), trong 540 học sinh chỉ có 20 em chọn thi môn sử. (Báo VNEpress, trong nước ngày 8-5-2015.)


Từ đó, nhà trường CS gặp nhiều khó khăn trong việc dạy môn lịch sử. Khó khăn đầu tiên là nền tảng chính sách giáo dục CSVN hiện nay trong nước vốn được minh định bằng luật số 11/1998/QH10 của Quốc hội Hà Nội, áp dụng từ ngày 2-9-1998: “…Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân…lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”


Thực tế ngày nay ai cũng biết chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời và bị đào thải từ sau biến cố Đông Âu năm 1990-1991. Ngày 25-1-2006, quốc hội Âu Châu họp tại Strasbourg (Pháp) lên án chủ nghĩa CS là tội ác chống nhân loại. Còn “tư tưởng Hồ Chí Minh”, thì chính HCM xác nhận “Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác- Lê nin.” (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tt. 150-152. Nguyễn Văn Trấn là một cán bộ CS cao cấp ở miềnNam.)


Sinh viên, học sinh không còn tin chủ nghĩa Mác-Lênin và biết rõ HCM không có tư tưởng, nhưng nhà cầm quyền CS lại không chịu thừa nhận thực tế nầy, mà vẫn “kiên định lập trường”, bắt học sinh phải học. Làm sao học sinh không chán ngấy?


Càng ngày càng nhiều sự thật lịch sử được đưa ra ánh sáng, như chuyện về HCM, về Nhân Văn-Giai Phẩm, về Cải cách ruộng đất, về cuộc tấn công NVN… Vì vậy học sinh lại càng nghi ngờ tính cách trung thực, khách quan của giáo khoa sử CS.


Giáo khoa sử CS luôn luôn bôi đen, mạ lỵ địch thủ chính trị của BVN, là NVN hay Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sách sử CS cho rằng VNCH là “ngụy quân, ngụy quyền”, nhưng ngày nay, thực tế cho thấy VNCH đã tận tình chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ tự do dân chủ và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ. Gần đây, một người Hà Nội đã viết như sau: “Người ta gọi các anh là “quân ngụy”,/ Bởi các anh là lính Việt Nam Cộng Hòa./ Nhưng tôi gọi các anh là liệt sĩ,/ Bởi các anh ngã xuống vì Hoàng Sa.” (Phan Duy Kha, 14-1-2014,http://phanduykha.wordpress.com.)


Thêm một chuyện nữa. Trong chiến tranh 1946-1975, Trung Cộng (TC) viện trợ mạnh mẽ cho CSVN. Sau năm 1975, CSVN chạy theo Liên Xô, nhưng Liên Xô sụp đổ năm 1991. Cộng sản quay qua đầu phục TC. Trung Cộng giúp CSVN duy trì quyền lực, nhưng ép CSVN ký hiệp ước nhượng ải Nam Quan, nhượng biển, nhượng đảo cho TC. Trung Cộng trở thành quan thầy của CSVN.


Trong khi đó, lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm phương bắc, tức chống Trung Hoa xâm lăng. Lịch sử Việt Nam đã hun đúc tinh thần chống ngoại xâm mạnh mẽ nơi nhân dân Việt Nam, đến nỗi ngày 29-12-2014, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phải than lên rằng: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.” (Phát biểu của bộ trưởng Phùng Quang Thanh ngày 29-12-2014. Tin báo chí trong và ngoài nước ngày 30-12-2014.)


Chỉ cần vài ví dụ thật đơn giản trên đây, cũng đủ thấy chẳng những ngành giáo dục mà cả chế độ CS rất lúng túng, khó khăn khi lịch sử đích thực của tổ tiên Việt Nam được phổ biến rộng rãi.


RƯỢU CŨ BÌNH MỚI


Để giải quyết những khó khăn trên đây, bộ GD-ĐT/CS cải tổ chương trình trung học, đưa ra “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”, theo đó bộ GD-ĐT đề nghị chuyển đổi môn lịch sử từ một môn học bắt buộc thành môn tích hợp và môn tự chọn.


Về lịch sử tích hợp, ở cấp THCS (cấp 2, tương đương trung học đệ nhất cấp), môn lịch sử được tích hợp với các môn khác, nghĩa là không phải là học môn sử riêng biệt như chương trình cũ, mà là một hình thức mới, kết hợp và lồng ghép lịch sử với một số môn liên hệ vào nội dung chủ đề các bài học.


Về lịch sử tự chọn, ở cấp THPT (cấp 3, tức trung học đệ nhị cấp), ngoài các môn học bắt buộc là toán, ngữ văn [Việt văn], ngoại ngữ, công dân với tổ quốc, học sinh được tự chọn một môn trong số các môn học còn lại là lịch sử, địa lý, hóa học, sinh học, vật lý…


Trong cả hai trường hợp, dự thảo chương trình mới chỉ thay đổi cách dạy môn lịch sử ở trường học, và tránh không đả động gì đến đến điều quan trọng cốt yếu là chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, nghĩa là môn lịch sử vẫn phải lệ thuộc vào đường lối chính sách của đảng CS, truyên truyền cho đảng CS.


Làm như thế, học sinh được âm thầm tách xa khỏi môn sử, vì ở cấp THCS, môn sử được kết hợp với các môn khác; còn ở cấp THPT, học sinh gần đến tuổi trưởng thành, bắt đầu chú ý đến thời sự, hiểu biết rộng rãi hơn, không thích môn lịch sử phục vụ chế độ, thì có con đường khác để học, không vướng bận chuyện học sử.


Đây là một diệu kế kín đáo của bộ GD-ĐT trong việc cải tổ chương trình trung học lần nầy, vừa duy trì môn lịch sử phục vụ chính trị theo chủ trương của đảng CSVN; vừa làm phai lạt môn sử, lại mở một lối đi khác cho những học sinh không thích học môn lịch sử phục vụ chính trị. Các em không thích môn sử nầy, thì các em có sẵn con đường tránh đi chỗ khác, cho được việc đảng, khỏi thắc mắc.


Lúc đó, bộ GD-ĐT và nhà trường CS sẽ có lý do chính đáng để đổ lỗi cho học sinh: Học sinh không học môn lịch sử là do học sinh tự quyết định, là vì học sinh thích học các môn khác hơn, là vì học sinh có năng khiếu các môn khác hơn, hoặc là vì các môn khác dễ học hơn môn sử …, chứ không phải vì lỗi về cách giảng dạy của nhà trường, hay lỗi của chương trình môn lịch sử do bộ GD-ĐT đưa ra, hay lỗi tại bản chất môn lịch sử phục vụ chính trị làm cho học sinh chán ghét. Thâm thúy đến thế là cùng.


KẾT LUẬN


Chủ trương chính sách giáo dục của chế độ CS là giáo dục phục vụ chính trị, phục vụ đảng CS. Nhiệm vụ của nền giáo dục CS đã được khẳng định rõ ràng chắc nịch như thế, không tranh cãi và không bao giờ thay đổi. Từ năm 1945, CS nhiều lần thay đổi chương trình giáo dục, nhưng chỉ thay đổi cách thức tổ chức các lớp trung tiểu học (hệ 10 năm, hệ 12 năm), chứ không thay đổi nội dung giảng dạy, không thay đổi chính sách giáo dục, và luôn luôn duy trì môn lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các sách sử CS hay giáo khoa sử CS, dù ai viết, luôn luôn cùng một luận điệu, một kết luận như nhau, chỉ thay đổi từ ngữ và hành văn mà thôi.


Nói cho cùng, dưới chế độ CS lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là bản tường thuật hay bản báo cáo hoạt động và thành tích của đảng CS. Cũng có thể nói, lịch sử theo định hướng xã hội chủ nghĩa là loại bánh mà Chế LanViên đã viết: “Chưa cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ”. (Bánh vẽ – trích Di cảo của Chế Lan Viên). Học sinh chán ăn bánh vẽ, chán đọc báo cáo, chứ học sinh không chán môn lịch sử.


Chủ trương giáo dục phục vụ chính trị tự bản thân đã làm giảm nhẹ giá trị của bộ môn lịch sử, làm cho lịch sử không còn trung thực, thiếu khách quan. Chắc chắn thầy cô giáo, những nhà nghiên cứu sử trong nước dư biết điều nầy, nhưng vì yêu sử, yêu nghề, lại ở vào cảnh “cá chậu chim lồng”, không thể lên tiếng nói thẳng, đành phải gắng sức vớt vát được phần nào hay phần ấy. Thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu sử quan tâm, hội thảo như thế nào cũng vô ích. Có nói cũng dư thừa. Đàn gãy tai trâu mà thôi.


Những mâu thuẫn giữa chính sách giáo dục của CS và tính chất môn lịch sử không bao giờ có thể giải quyết được nếu chế độ CS còn tồn tại trên đất nước Việt Nam. Chỉ khi nào đảng CSVN và chế độ CSVN bị giải thể, thì lịch sử Việt Nam mới được giải thoát, khỏi bị kềm kẹp, khỏi bị sửa dổi, bóp méo, và khi đó lịch sử mới tái hiện đầy đủ như quá khứ oai hùng của dân tộc đã diễn ra.


Khi đó, môn lịch sử trong trường học mới tự do, trong sáng, trung thực và trở lại vị trí xứng đáng mà mọi người trông đợi. (Trích Lịch sử sẽ phán xét, xuất bản tháng 6-2016.)


(Toronto, 19-2-2016


__._,_.___


Posted by: Gia Cat
Reply via web post

THÂN TRỌNG SƠN * NÓI LÁI



Nói lái mà chơi, nghe lái chơi

THÂN TRỌNG SƠN





Đúng bọi rồi, dừng chân ơm căn đi thôi.
Nếu anh không ngại, tôi sẽ mời anh đến quán mộc tồn gần đây, quán lão Điền đó.
Điền nào, Điền đô người Bắc phải không ?


Trong mỗi câu của đoạn hội thoại trên đều có nói lái, một hình thức sử dụng ngôn ngữ khá phổ biến, người quen dùng, nghe nói là hiểu ngay. Đơn giản như đang giỡn, nói lái chỉ là cách hoán đổi phụ âm đầu của hai từ (đói bụng > đúng bọi ) , ai cũng thực hành được, chẳng những trong đời thường mà còn đưa vào tác phẩm văn chương như là một biện pháp chơi chữ khá thú vị.


Nếu chưa quen nói xin mời bạn nghe lái trước đã.


NÓI LÁI TRONG ĐỜI THƯỜNG .


Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá “ hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng” , người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm...


Ngoài những lúc vô tình như vậy, mọi người đều cố ý nói lái nhiều lắm. Từ nhỏ, ai cũng biết nghịch ngợm trêu chọc bạn với những cái tên. Thái thì Thái dúi, Thái giếng, Thọ thì Thọ lỗi, Điền thì Điền đô, Đức thì Đức cống ... Còn những tên như Thu, Tốn, Bắc ... sẽ có rất nhiều cách gán ghép để nói lái lại nghe không thanh nhã chút nào. Chưa kể những người có tên bắt đầu bằng chữ Đ, trẻ đến mấy cũng bị gọi bằng Cụ ! Học giả Vương Hồng Sển, lớn tuổi còn dạy học, sinh viên có khi gọi Thầy, có khi gọi Cụ để tỏ lòng kính trọng. Thầy dặn : Gọi tôi bằng họ, Cụ Vương, hay bằng tên, Cụ Sển, đều được, nhưng với thầy Vi Huyền Đắc thì nhớ chỉ được gọi là Cụ Vi.


Có khi các văn nghệ sĩ nói lái tên mình để đặt bút danh. Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, Lê Đức Vượng biến thành bút danh Vương Đức Lệ. Và, bạn có tin không, văn hào VOLTAIRE của Pháp ( 1694-1778 ), tên thật là François Marie AROUET, lấy tên thành phố quê hương là Airvault ( thuộc vùng Deux Sèvres ) nói lái là Vault – Air để có bút danh Voltaire đó !


Tuổi nhỏ nghịch ngợm trêu chọc nhau bằng những câu như " Mi là cái đồ ức căn bồng sơ chuối đỏ lọ cháy “ hoặc “ Ai đi đó ?” và trả lời “ O đi ......”


Có khi nói lái chỉ để đùa chơi, không có hậu ý gì ( Ôm nhiều thì yếu, yêu nhiều thì ốm , chà đồ nhôm chôm đồ nhà... ) nhưng cũng có lúc nói lái có ý nghĩa phê phán chỉ trích ( đấu tranh thì tránh đâu , thủ tục đầu tiên là tiền đâu , Nguyễn Y Vân , vẫn y nguyên, Vũ Như Cẩn , vẫn như cũ, Bùi Lan , bàn lui... ).


Có thể nói lái bằng cách dùng cả chữ Hán rồi dịch ra. Mộc tồn là cây còn tức là con cầy, vậy quán mộc tồn là quán thịt chó ! ( Nhiều nơi cũng gọi là Cờ tây, dễ hiểu hơn ). Còn nói đại phong để chỉ lọ tương thì phải đi lòng vòng một chút : đại phong là gió to, gió to thì chùa đổ, chùa đổ thì tượng lo, tượng lo là lọ tương !


Cũng có khi bịa ra những câu, có vẻ như câu đối, dùng từ Hán Việt, nghe rất kêu:


Giai nhân tái đắc, giai nhân tử,
Anh hùng khai đống, anh hùng tiêu.


Thật ra chỉ để cài vô mấy chữ " tái đắc ", " khai đống ", nói lái lại là hiểu liền!


Mấy ông bạn nhậu thường hay nói : Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Chẳng cần quan tâm đến ý nghĩa cả câu, chỉ tách riêng hai chữ cuối rồi giải thích: bôi thiểu > biểu thôi – ( biểu = bảo ) : Uống rượu gặp bạn hiền có Trời mới biểu thôi ! Nhắc đến mấy ông này phải nói đến tài nói lái, nhất là mấy ông trong hội "hoàng gia", nhậu món mực mấy ông hỏi có mực ngò không, món lươn thì hỏi lươn sao không có rau dền, gọi dưa leo thì dặn nhớ thái dọc đừng thái ngang, ăn món lẩu thì đòi phải đun bằng cồn lỏng, tốt nhất là cồn nhập từ bên Lào ! Lúc uống trà thì dặn đừng lấy trà Thái đức.


Có kiểu nói lái tưng tửng, có mà không, không mà có, ai hiểu thì cười, không hiểu cũng chẳng sao. Con gái thời nay thích nhất những chàng trai có chỗ đứng./ Đừng nói tui hay đánh vợ. Tui có đánh thiệt đâu, chẳng qua là đánh mẹo thôi ! / Tui không làm ăn chi nữa, chỉ sống nhờ lương thôi. / Nếu không biết làm sương cho sáo thì cứ thử lấy tóc mà may...


Một ứng dụng độc đáo là dùng nói lái như một thứ mật mã , chỉ người nói người nghe hiểu với nhau. “ Lôi thi lừng đì lói ní lữa nĩ , lụi tị lỏ nhỉ lô vi lìa kì " . Nói kiểu này, người ta dùng quy ước chọn một từ và thêm dấu thanh - sắc huyền hỏi ngã ...- đặt trước từ muốn nói và nói lái lại; trường hợp này từ được chọn là li và thêm dấu thành lí, lì, lỉ lĩ, lị ... . Vậy giải mã câu trên là : (Lôi thi) li thôi ( lừng đì) lì đừng lí nói lĩ nữa lị tụi lỉ nhỏ li vô lì kìa = Thôi đừng nói nữa, tụi nhỏ vô kìa.


NÓI LÁI TRONG DÂN GIAN


Trong dân gian, hầu như ở miền nào cũng có nghe truyền tụng những sản phẩm nói lái, hoặc câu đố, câu đối, hò vè, thơ ca không rõ tác giả ...


Câu đố :


Những câu đố sử dụng nói lái không khó giải vì thường lời giải đã có sẵn :
- Khoan mũi, khoan lái, khoan khứ, khoan lai
Bò la, bò liệt đố ai biết gì? - (đáp: khoai lang).
- Con gì ở cạnh bờ sông,
Cái mui thì nát cái cong thì còn - (đáp: con còng - cong còn nói lái thành con còng)
- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng - (đáp: ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn - (đáp: con ngựa)
- Miệng bà ký lớn, bà ký banh
Tay ông cai dài, ông cai khoanh - (đáp: canh bí, canh khoai)
- Ông cố ngoài Huế ông cố ai. (đáp : cái ô )
- Ông đánh cái chen, bà bảo đừng. (đáp : cái chưn đèn - chen đừng ) .


Câu đối :


Phần lớn câu đối có sử dụng nói lái đều không đạt những yêu cầu nghiêm ngặt (đối ý, đối nghĩa, đối thanh ... ) của loại hình này, chỉ thể hiện sự dụng công nói lái thôi .
Nhiều câu ai cũng biết :
- Kia mấy cây mía.
Có vài cái vò.
- Con cá đối nằm trên cối đá.
Mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Thời kỳ đời sống khó khăn, hình ảnh người thầy giáo phải tháo giày, giáo chức phải dứt cháo là cảm hứng cho nhiều câu đối :
- Kỹ sư đôi lúc làm cư sĩ
Thầy giáo lắm phen cũng tháo giày.
- Thầy giáo tháo giày đi dép lốp
Nhà trường nhường trà uống nước trong
- Thầy giáo tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án dán áo;
Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nhòa cả hương, dùng lương hưu lưu hương.
Một câu khác, cũng nói lái liên tiếp như vậy :
- Chê số đời, chơi số đề, cầu giải số, cố giải sầu, càng cố càng sầu;
Cầm cái đuốc, cuốc cái đầm, soi đầy ốc, xốc đầy oi, càng soi càng xốc.
Rất ngắn gọn, mà không kém thú vị :
- Chả lo gì, chỉ lo già.
Nỏ muốn chi, chỉ muốn no.


Thơ ca, hò vè :


Trong loại hình thơ ca, hò vè cũng có thể tìm thấy nhiều câu nói lái :
- Mắm nêm ăn với quả cà
Vắng anh Tử Trực đâu mà biết ngon.
( Không kể chuyện Lục Vân Tiên đâu ! Chơi chữ đó : ăn mắm nêm với cà mà thiếu quả ớt thì không ngon. Ớt ? Thì tử là con, trực là ngay , con ngay > cay ngon, là ớt chứ gì nữa ! )
- Bụi riềng trồng ở bờ ao
Chú Mộc Tồn quấn quít ngày nào cũng xin.
( mộc tồn : cây còn, con cầy, đã nói ở đoạn trên )
- Bài hò đối đáp sau đây phát triển từ cách nói lái cá đối cối đá :


Nữ :
Hát tình hát nghĩa đã qua
Bây giờ hát lái mới biết là hơn thua
Mẹ mua con cá đối lúc trưa
Để trên cối đá sao bây giờ mất tiêu
Chàng chỉ giùm con cá đối ở đâu
Hay mèo tha giấu ngoài rào sau mất rồi!


Nam :
Cá mắm chuyện của nữ nhi
Bậu còn vô ý thì chuyện gì cho nên
Con mèo đuôi cụt nhà bên
Biết mẹ đi mua cá nó leo lên mút đuôi kèo
Mẹ xách con cá đối nó nhìn theo
Thấy để trên cối đá nó khều liền tay
Lần sau nhớ lấy lần này
Thấy mẹ mua cá đem ngay cất liền.


- Bài khác : xin để ý từng cặp nói lái ngay trong mỗi câu :
Cá có đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi ?
Anh ra đây em vẽ cho một nơi cá nhiều.
Anh ngồi đây ngày đôi ba lượt
Biết mất công mong cất con cá diếc lên
Để anh về làm giống nhân trên ruộng đồng.


- Một câu hò ở Nam bộ , giải rõ ra thì tục, nhưng mới nghe qua khó nhận thấy :


Thằn lằn đeo cột thằn lằn trốn
Cá nằm trong đăng, cá mắc kẹt đăng
Anh với em nhân ngãi đồng bằng
Dù xa duyên nợ nhưng cột lằn đừng xa.


Có những bài không rõ tác giả ; trong bài sau đây, cách nói méo trời méo đất thật là tài tình :


Yêu em từ độ méo trời
Khi nào méo đất mới rời em ra .


Bài này đọc lên nghe rất tục :


Ban ngày lặt cỏ tối công phu
Đậu ủ lâu ngày hóa đậu lu
Ngày ta địa chủ, đêm tu đạo
Đạo chi lạ rứa: "Đạo ù ù".


Từ thập niên 50 của thế kỷ trước bài sau đây được nhắc đến nhiều, hẳn là phản ảnh thời cuộc :


Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi
Chiến khu thu cất chú khiêng rồi
Thi đua thắng lợi thua đi mãi
Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi.


NÓI LÁI TRONG VĂN HỌC


Trong văn xuôi hình như ít thấy nói lái, hoặc tản mác nên khó phát hiện. Tác giả sở trường món này chắc phải là Vương Hồng Sển (1902- 1996 ). Rải rác trong tác phẩm " Hơn nửa đời hư " ông chen vô mấy chữ " ủ tờ ", " mống chuồng " , dễ thấy là tiếng lái của " ở tù ", " muốn chồng ". Khi nhắc lại kỷ niệm chuyến du lịch thăm Đài Loan và Nhật Bản, ông kể chuyện cùng người bạn Pháp trọ ở một khách sạn, mặc tạm áo kimono để sẵn trong tủ: "Đến cái áo kimono màu sặc sỡ, mỗi phòng trọ đều có treo sẵn cho khách mượn, Menken và tôi chưa quen, vừa xỏ tay vào, tấm thân bồ tượng áo che không khuất, trống trước trống sau, đứa " lù coi ", đứa " lắc cọ ", áo nhột nhột, cảnh thật buồn cười". Cũng chính tác giả của " Saigon năm xưa", " Saigon Tạp pín lù " đã đặt tên cho xe thổ mộ là xe u mê, và giải thích: " vì sàn xe bằng gỗ cứng, khách ngồi bệt trên sàn, ê ẩm bàn trôn, nhứt là khách phụ nữ đều phải ê mu, nói lái cho bớt tục".


Còn trong thơ ca thì nói lái không thiếu.
Tác giả đầu tiên phải nhắc đến tất nhiên là HỒ XUÂN HƯƠNG.


...Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trái gió cho nên phải lộn lèo. (Kiếp Tu Hành)


...Quán sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo.
Chày kình, tiểu để suông không đấm,
Tràng hạt, vải lần đếm lại đeo. (Chùa Quán Sứ)


...Đang cơn nắng cực chửa mưa hè,
Rủ chị em ra tát nước khe. ( Tát nước )


...Thú vui quên cả niềm lo cũ
Kìa cái diều ai nó lộn lèo. ( Quán Khách )


Nhà thơ trào phúng TÚ MỠ ( Hồ Trọng Hiếu, 1900-1976 ) có bài " Lỡm cô Ngọc Hồ " với hai câu nói lái phong cách Hồ Xuân Hương:


HỒ tù ngán nỗi con rồng lộn
NGỌC vết thương tình kẻ cố đeo
(Nhắn khách Băng Tâm ai đó tá
Mỹ danh hai chữ, nghĩ buồn teo.)


THẢO AM NGUYỄN KHOA VY ( 1881-1968 ) nhà thơ miền Sông Hương Núi Ngự cũng rất nổi tiếng với những bài thơ nói lái :


Lũ quỷ nay lại về lũy cũ
Thầy tu mô phật cũng thù tây.


Trông khống vô phòng thấy trống không
Chứa chan sầu lệ chán chưa chồng
Dòng châu lai láng dầu chong đợi
Bóng nhạn lưng chừng, bạn nhóng trông
Nhòm ngó đã cùng nơi ngã đó
Mơ mồng bên cạnh gối mền bông
Đêm thâu mưa gió đâu thêm mãi,
Xông lướt đi tìm phải xước lông.


Còn BÙI GIÁNG , có người gọi là nhà thơ Bán Dùi vì là Ông ưa nói lái. Kiểu nói lái của Bùi Giáng thật khác người, không cần người đọc có hiểu hay không. Ông thường dùng những từ như: tồn lưu, lưu tồn, tồn liên, liên tồn, tồn lí tí ngọ, tồn lập tập trung, tồn lập tập họp...


Lọt cồn trận gió đi hoang
Tồn liên ở lại xin làn dồn ra
(Mưa nguồn)


Cá ở ngoài khe có ít nhiều
Cồn lau cỏ lách có hoang liêu
Em về có hỏi răng ri rứa
Nhắm mắt đưa chân có bận liều.
(Bờ trần gian)


Bài "Trong bàn chân đi" đầy dẫy những chỗ nói lái nhưng thật khó mà hiểu được :


Có mấy ngón
Năm ngón
Mười ngón
Món người
Non ngắm
Nắm ngon
Hoặc là năm ngón nón ngăm
Màu đi trên nước cá tăm chuyên cần
Nón ngăm dặm bóng xoay vần
Đọng nơi góp tụ và chần chờ đưa.
( ... )


Có nhiều nhà thơ lúc cao hứng cũng lái ngay một bài, tinh nghịch và bất ngờ thú vị. Đó là NGUYỄN THÁI DƯƠNG:


Mực ngò, mực ngó, mực ngằn
Mực, bao nhiêu mực chẳng bằng mực nghi
Chao ôi bất luận mực gì
Vẫn thua mực ngút li bì sớm hôm.


Và cả BÙI CHÍ VINH, người có thể " khạc ra thơ " ( chữ dùng của chính tác giả trong hồi ký ) mọi nơi mọi lúc mọi đề tài, có bài Đảo Ngữ Hành lái từ đầu đến cuối:


Hành đảo ngữ kể từ GIẢI PHÓNG
Thi ca làm PHỎNG DÁI niêm vần
Muốn in báo phải làm đầy tớ
Nhưng ta nào phải kẻ lòn trôn


Ta nào phải là ông Hàn Tín
Phò Lưu Bang phản bạn lừa thầy
KỸ SƯ vì thế thành CƯ SĨ
THẦY GIÁO từ đây chịu THÁO GIÀY


Họp ĐỒNG CHÍ thấy toàn ĐÌ, CHỐNG
XÔ VIẾT ngày nay khoái XIẾT VÔ
Hình treo LỘNG KIẾNG như LIỆNG CỐNG
Ðể thằng TO DỰ hét TỰ DO


Chú đeo BẢNG ĐỎ mà BỎ ĐẢNG
Mượn SAO VÀNG che đậy SANG GIÀU
CĂNG BỒNG nhờ nói CÔNG BẰNG nhỉ
LƯU MANH nào lại chẳng LANH MƯU?


Theo CHÍNH PHỦ ai ngờ CHÚ PHỈNH
Vào CHIẾN KHU thì bị CHÚ KHIÊNG
Mồm ĐÁNH MỸ mà tâm ĐĨ MÁNH
TIỀN ĐÂU? chú chặn họng ĐẦU TIÊN


GIÁO CHỨC đói meo đành DỨT CHÁO
Làm NHÀ THƠ vô bót NHỜ THA
THIÊN TÀI không đủ THAI TIỀN hả?
CẤT ĐUỐC về quê CUỐC ĐẤT à!


KHIẾN CHÁN ta làm thơ KHÁNG CHIẾN
Gào THI ĐUA chú bịp THUA ĐI
LÀM THƠ mà LỜ THAM mới nhục
THÌ CẤY cày mất đất THẤY KỲ


LÃNH TỤ sạch nhờ ôm TỦ LẠNH
BẨN NGƯỜI DO bác BỎ NGƯỜI DÂN
BÁC ĐI quá sớm thành BI ĐÁT
NGHỆ SĨ tụi con NGHĨ XỆ quần.


Nói lái qua vài câu, vài bài thơ đã là thú vị, vậy mà nhà thơ VÕ QUÊ xứ Huế dai sức, dài hơi, làm luôn một tập gần 50 bài . Khởi đầu là một bài cảm tác từ trận lụt kinh hoàng năm 1999 ở Huế:


Trời lụt ca nhi cũng trụt lời
Trời đong mưa lũ xuống trong đời
Vái lạy lụt tan lành váy lại
Đời cho du khách dạo đò chơi.


Bài thơ nhanh chóng được " xuất bản miệng " rộng rãi trong thân hữu, tạo cảm hứng cho tác giả tiếp tục sự nghiệp thái lơ của mình, gom góp lại thành tập NGƯỢC XUÔI THẾ SỰ, do nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 2011.


Đầu năm thi tứ nằm đâu?
Sắc màu nhân thế đượm sầu mắt ai?
Ngược dòng thế sự láng lai
Lang thang nhặt lái một vài câu chơi!


Có nhiều bài bỡn cợt vui vui kiểu như bài đùa các bợm rượu:


Một chai mai chột, coi chừng!
Nhị chai nhai chị tưng tưng ngà ngà
Ba chai là bai nghe cha!
Bốn chai cẩn thận kẻo mà bái chôn
Ngũ chai ngai chủ hùng hồn
Sáu chai sai cháu bếp cồn luộc tôm!


Hoặc là TỰ HỎI:


Viết câu chi đó?
Có viết chi đâu!
Trống rỗng tim, đầu
Tìm đâu chữ nghĩa...


Và TỰ TRÀO:


Mùa lễ hội thơ hoa lỗi hệ
Lục bát đành lạc bút từ khuya
Đợi lâu mới biết đâu có lợi
Bìa treo đây mai ruột đầy bia?


Nhiều nhất là những trăn trở của nhà thơ trước những vấn đề thời sự:


Dầu xăng tăng giá dạ giăng sầu
Đầu tiên trăn trở bạc tiền đâu
Giật gấu vá vai theo vật giá
Thâu đêm nhức nhối nghĩ thêm đau!


Hoặc:


Biến chất điếm đàng đi chiếm đất
Cánh đồng xoang bởi quán đồng xanh
Hối mại chức quyền gieo mối hại
Lanh mưu thoái hóa thật lưu manh!


Và:


Dân mình hiến đất xây trường
Quan tham lấn đất trầy xương thầy trò
Học đường lắm nỗi sầu lo
Quan tham thì vẫn trùm sò dài lâu.


Lần vô danh lợi hại dân lành
Tranh thùng tranh thủ mới trung thành!
Đầy tớ vét tiền bao tờ đấy
Giành nhau tham nhũng chúng giàu nhanh


Thơ lái Võ Quê, thông minh, dí dỏm, thâm trầm và sâu sắc, không chỉ là những lời cười cợt mua vui.


Tóm lại, nói lái là một hình thức sử dụng ngôn ngữ khá thú vị nhưng phải lưu ý một điều là, cũng như chuyện tiếu lâm, nói lái thường có yếu tố tục. Vấn đề là phải nói sao cho đúng nơi, đúng lúc, đúng liều lượng, nhẹ nhàng dí dỏm. Nói lái thể hiện tính khôi hài, óc châm biếm, đôi khi rất thông minh, sáng tạo bởi có nhiều cách nói lái. Nói lái nhiều lần liên tiếp theo kiểu Thầy giáo tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án dán áo là lái dồn. Nói lái mà gây phản cảm, làm khó chịu người nghe là lái dở, lái dỏm. Còn lái giỏi là nói kín đáo, bất ngờ, có khi không nhận ra được ngay. Chẳng hạn khi ăn thịt chồn, bạn chỉ cần nói con chồn có cái lạ là không bao giờ đi tới trước (để cho mọi người suy ra là chồn đi lùi ! ) . Chẳng hạn khi đứng trước nhiều giống hoa lạ, có ai hỏi tên bạn cứ trả lời đây là hoa " khiết bông “ chứ đừng vội thú nhận là bạn không biết, thế nào người ta cũng nói cái hoa lạ quá mà tên nghe cũng lạ. Cũng là hoa, nhưng nên nhớ đừng nói với bạn gái là " em rạng rỡ như hoa dã quỳ ”. Người ta giận đó! Lái kiểu này là lái ( giả ) đò.


Trong một truyện ngắn, nhà văn Y BAN kể chuyện một bà vợ chạy chữa bệnh liệt dương cho chồng bằng đủ loại thực phẩm, thuốc men đều không hiệu quả, nên mới nghĩ tới một bài thuốc dân gian. " Bài thuốc này gồm 3 vị : Hà thủ ô, cỏ thiên, và trứng vịt lộn ". Người đọc cứ thắc mắc, hà thủ ô với trứng vịt lộn thì ai cũng biết, nhưng cỏ thiên là cỏ gì ? Tác giả bật mí : Ba vị thuốc đó gọi tắt là HÀ THIÊN LỘN, có thể do tâm lý ông chồng không thấy hứng thú khi gần vợ, cho ông đi tìm ... , may ra hết bệnh ! Nói lái kiểu đó chắc phải gọi là lái ( bóng ) gió !


Vậy thì, bạn cứ thử nói lái đi, nhiều kiểu lắm và kiểu nào cũng có luật của nó. Nếu bạn không ngại luật nói thế tức là bạn đã biết nghệ thuật nói lái rồi đó.


Đọc xong bài này, nếu bạn thấy nóng trong người vì những chỗ ( có vẻ ) không thanh tao lắm thì tôi xin tạ tội bằng cách mời bạn một ly nước " bất hiếu ". ??? Chẳng có gì bí mật khi tôi bật mí thế này: tôi mời một ly đá chanh! Ủa, đánh cha mà không phải bất hiếu sao?






THÂN TRỌNG SƠN


__._,_.___


Posted by: Gia Cat

Monday, February 22, 2016

PUTIN VÀ NƯỚC NGA



Thảm cảnh sắp tới của chế độ Putin và nước Nga


Trường Sơn chuyển ngữAlexander J. Motyl



Đã từng có thời Tổng thống Nga Vladimir Putin gần như bất khả chiến bại. Tuy nhiên, Putin và chính quyền của ông giờ đây đã kiệt sức, bối rối, và tuyệt vọng. Càng ngày, giới bình luận của cả Nga và phương Tây càng tin rằng nước Nga đang đến gần bờ vực suy thoái sâu, nếu không muốn nói là viễn cảnh sụp đổ hoàn toàn khả thi.





Tổng thống Nga Vladimir Putin chụp ảnh selfie với các thành viên của tổ chức thanh niên quân đội yêu nước “Vympel” (The Pennant), ngày 4 tháng 11 năm 2015. Ảnh: Natalia Kolesnikova


Chuyển biến về quan điểm





này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Năm ngoái, bản chất của chính quyền Nga hiện tại đã hiện rõ qua cách họ cướp vùng Crimea, cũng như lập trường đối đầu của họ trong chính biến Donbas. Khi ấy, nền kinh tế của quốc gia này vẫn duy trì được sự ổn định vốn còn trong giai đoạn trì trệ. Putin đã tìm được cách qua mặt cả giới hoạch định chính sách phương Tây và dư luận nước Nga. Tiếng tăm của ông đã đạt đến đỉnh cao. Bây giờ chỉ có thứ danh tiếng ấy còn gượng được; mọi phương diện khác của nước Nga đã tệ hơn trước rất nhiều. Những biến cố ở Crimea và Donbas đã trở thành gánh nặng với nền kinh tế và tạo nên sự hao hụt không nhỏ về tài nguyên của nước Nga. Cuộc nội chiến ở Ukraine giờ đã đi vào bế tắc. Giá năng lượng đang tới hồi sụp đổ, còn nền kinh tế Nga thì chìm trong suy thoái. Những biện pháp trừng phạt mà Putin khởi xướng để chống lại Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, và phương Tây giờ chỉ tiếp tục làm tổn hại đến nền kinh tế Nga. Trong khi đó, cách chính quyền Nga can thiệp vào Syria khiến họ càng thêm sa lầy.


Thực tế của nước Nga đương đại có lẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với những thông tin trong bài viết sơ sài này về những ngày ảm đạm của xứ sở bạch dương. Đất nước này đang kẹt giữa gọng kìm của ba cuộc khủng hoảng tạo ra bởi những chính sách mang tính đối đầu của Putin, và cách nước Nga giải quyết vấn đề ở Ukraine và Syria chỉ càng làm tình hình thêm trầm trọng.


Cuộc khủng hoảng thứ nhất là cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Nga đang rơi tự do. Việc giá xăng dầu không còn khả năng tăng trở lại trong một sớm một chiều đã quá đủ tồi tệ với nước Nga rồi. Nhưng màn sương giữa ban ngày chưa dừng lại ở đó, nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên năng lượng của Nga giờ đã hoàn toàn lạc hậu, không mang tính cạnh tranh, và còn chưa được hiện đại hóa, và điều bi thảm nhất là nền kinh tế này vẫn sẽ ở nguyên tình trạng như vậy chừng nào nó còn là công cụ đắc lực cho giới chóp bu chính trị ở Nga.


Cuộc khủng hoảng thứ hai là cuộc khủng hoảng của chính quyền Putin đang tới ngày tan rã. Hình ảnh của chính quyền độc tài kiểu Putin được hy vọng là có thể tạo ra một trật tự “quyền lực theo chiều dọc” có khả năng duy trì trật tự cho bộ máy hành chính của nước Nga, cũng như loại trừ tham nhũng và tập hợp giới tinh hoa của những vùng thuộc Nga và không thuộc Nga dưới ý chí của Moscow. Tuy nhiên, thực tế là chế độ tập trung quyền lực đã hoàn toàn tạo ra tác dụng ngược, nó đã phân mảnh bộ máy hành chính, khuyến khích giới quan chức theo đuổi lợi ích riêng của họ, và tạo điều kiện cho giới tinh hoa của từng vùng ngày càng trở nên ngỗ nghịch, trường hợp Ramzan Kadyrov, quân tốt của Putin ở Chechnya, là một ví dụ điển hình.


Cuộc khủng hoảng thứ ba là cuộc khủng hoảng của chính Putin, với tư cách là trụ cột của trật tự nước Nga, rõ ràng ông đã không còn giữ được quyền kiểm soát tối thượng. Kể từ sau thời khắc ông quyết định ngăn chính quyền Ukraine ký Hiệp định Liên kết với Liên minh châu Âu năm 2013, ông đã phạm từ sai lầm chiến lược này đến sai lầm chiến lược khác. Hình ảnh nam tính có vẻ hấp dẫn mà ông dày công xây dựng giờ chẳng còn nhiều tác dụng nữa, và nỗ lực động viên những người hâm mộ bằng việc xuất bản sách về những tuyên ngôn của ông, cũng như một bộ lịch Putin trông thật nực cười và tuyệt vọng.


Vấn đề chủ yếu của Putin, cũng như của nước Nga – là vấn đề của một hệ thống kinh tế–chính trị không chịu thay đổi. Một nền kinh tế chỉ có thể chìm trong bất ổn lâu dài như vậy khi bị thao túng bởi một bộ máy quan liêu hành động vì chính nó và đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích của đất nước. Theo đó, một hệ thống độc tài tham nhũng cần phải có nhà độc tài trung tâm của nó, nghĩa là một người điều phối và cân bằng lợi ích và tham vọng của những tầng lớp thượng lưu. Điểm khác biệt của Putin so với những nhà độc tài ngày trước là đã biến mình thành một nhân vật trung tâm có tính hợp pháp bởi sức trẻ và xung năng tưởng chừng vô hạn của ông. Tuy nhiên, sau cùng, mọi kẻ lãnh đạo như vậy đều trở thành nạn nhân của cái tôi của chính họ, cũng như Stalin, Hitler, Mao, và Mussolini, những kẻ chưa bao giờ tự nguyện từ nhiệm. Do đó, nước Nga đang bị kẹt trong tình thế tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, cái vỏ dưa của một hệ thống lỗi thời và cái vỏ dừa của một hệ thống trì trệ. Trong tình cảnh như vậy, ông Putin sẽ ngày càng trở thành cái cớ hợp pháp cho chủ nghĩa Sô vanh, chủ nghĩa đế quốc, cũng như chủ nghĩa chủng tộc của người Nga.


Bởi vì không một vấn đề nào trong mớ hỗn độn này có thể được giải quyết sớm, nước Nga càng lúc càng có vẻ sẽ chìm vào một “thời điểm khó khăn” kéo dài, một quá trình suy thoái có thể chuyển biến từ bất ổn xã hội thành thay đổi chế độ và thậm chí là sự sụp đổ của nhà nước. Dĩ nhiên, mọi nỗ lực dự đoán về tương lai nước Nga đều liều lĩnh, nhưng rõ ràng ngày nào Putin còn nắm quyền, ngày đó nước Nga còn ảm đạm. Putin, kẻ đã tuyên bố sẽ cứu rỗi nước Nga, giờ đã trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của quốc gia này. Hiện tại, Hoa Kỳ, Châu Âu, cũng như các nước láng giềng của Nga đều đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.


Những nhân tố của sự bất ổn


Một số nhà phân tích vẫn bác bỏ khả năng xảy ra bất ổn lớn ở Nga bởi sự yếu kém của phe đối lập, giới lãnh đạo của lực lượng này vẫn thiếu sức hút, trong khi uy tín của Putin còn ở đỉnh cao. Thực ra những yếu tố này không quan trọng như vẻ ngoài. Hầu hết các cuộc cách mạng đã xảy ra như kết quả của khủng hoảng ở bề sâu; chỉ có rất ít cuộc cách mạng mang tính tự phát. Chính trong giai đoạn mà mọi người cố gắng ổn định và tái cấu trúc hệ thống như vậy mà các nhà lãnh đạo với sức lôi cuốn đã xuất hiện. Và danh tiếng trên toàn quốc chưa bao giờ giữ vai trò quá quan trọng đối với một phong trào hay một nhà lãnh đạo kiểu như hệ thống điện ở thủ đô, cũng như với giới tinh hoa chính trị và kinh tế.


Hãy tưởng tượng rằng ba cuộc khủng hoảng trên sẽ tiếp tục diễn biến trầm trọng, bởi thực sự có rất nhiều khả năng dẫn đến kịch bản như vậy. Trong trường hợp đó, gần như mọi phương diện của xã hội Nga sẽ càng tiến gần đến viễn cảnh hỗn loạn. Khi tình trạng lạm phát và thất nghiệp ngày càng tăng, trong khi mức sống giảm, sự bất mãn của giới công nhân, cũng như sự bất ổn của xã hội sẽ ngày một gia tăng. Đến lúc này, ngay cả giới tinh hoa chính trị và kinh tế cũng ngày càng không hài lòng khi nước Nga bế tắc trong ba cuộc khủng hoảng. Thân thế và tài sản của họ sẽ ở vào hoàn cảnh dễ bị tổn thương hơn, nghĩa là họ càng có lý do để tán thành lựa chọn thay thế Putin và hệ thống của ông. Tương tự như vậy, giới trí thức thành thị, học sinh, và các chuyên gia sẽ tái khám phá nhu cầu của họ và đóng góp chất xám của họ vào tiến trình tái cấu trúc.


Khi tình trạng hỗn loạn trong hệ thống và tình trạng trì trệ trong tầng lớp tinh hoa tiếp diễn, ngay cả những thành phần Đại Nga trong lực lượng vũ trang (quân đội, dân quân và cảnh sát mật) cũng sẽ phải tìm kiếm lựa chọn thay thế Putin và hệ thống đổ nát do ông cai trị. Như vậy, binh sĩ và lính đánh thuê đang tham chiến ở Ukraine và Syria có thể trở về nhà và thúc đẩy quan điểm cấp tiến trong cả nước. Ở bên ngoài lảnh thổ Nga, 21 nước cộng hòa không thuộc Liên bang Nga cũng có thể khẳng định quyền lực của họ.


Trong 18 năm qua, ông Putin đã có thể xoa dịu mọi sự bất mãn dựa trên ba phương tiện mà những nhà độc tài hay sử dụng để duy trì quyền lực. Ông tạo ra sự ủng hộ thông qua cơ hội trời cho là giá năng lượng tăng cao. Bên cạnh đó, ông củng cố lực lượng cưỡng chế và đàn áp sự bất mãn. Và bằng cách quảng cáo sự nam tính và sức sống, cũng như lời hứa tái sinh nước Nga trong hình ảnh của mình, ông đã tạo ra được động lực của ý thức hệ để hỗ trợ ông và chế độ của ông. Tuy nhiên, bởi những sai lầm của ông và sự phân rã của hệ thống do ông tạo dựng, Putin hiện không còn sở hữu các nguồn tài lực ngày xưa, và hình ảnh của ông giờ đã bị hoen ố rất nhiều. Và vì thực tại của một nước Nga đang ngày càng giống một nhà nước bất hảo không có khả năng đánh bại Ukraine và ngày càng sa lầy vào Trung Đông, ý tưởng về sự vĩ đại của một nước Nga mới đang mất dần sức hấp dẫn của nó. Kết quả là, ông Putin giờ đây gần như dựa hoàn toàn vào lực lượng trấn áp để duy trì quyền lực và duy trì chế độ của ông. Do đó ông phụ thuộc vào sự đồng lòng của họ để đi hết hành trình cai trị này với ông. Và Putin, nhà độc tài của chế độ vừa thông qua luật cho phép cảnh sát mật bắn người biểu tình, hiểu rõ điều đó hơn ai hết.




Trấn áp lực lượng trấn áp


Việc dựa vào các lực lượng vũ trang hoàn toàn có thể trở thành một canh bạc nguy hiểm. Hoàn toàn có thể xảy ra tình huống họ không muốn sử dụng vũ lực khi phải đối mặt với một đám đông người biểu tình dựa vào nhân dân. Điều này đã xảy ra với hầu hết các chế độ toàn trị, những chế độ đã theo đuổi con đường viền nổi khả năng của cảnh sát và triển khai các nhân viên ở xa quê nhà của họ. Trong điều kiện Putin vẫn còn uy tín lớn như vậy, và việc tổ chức biểu tình ở các tỉnh heo hút của Nga luôn tiềm ẩn nhiều bất trắc, khả năng lớn nhất là biểu tình sẽ được tổ chức ở Moscow, nơi đã xảy ra trường hợp tương tự vào năm 2011–2012, và ở các khu vực cận lãnh thổ Nga như Tatarstan, Bashkortostan, Yakutia, Dagestan và Ingushetia, nơi mà sự đoàn kết dân tộc hoàn toàn có thể áp đảo được nỗ lực cưỡng chế. Nếu phụ nữ và người lao động tham gia vào các cuộc chính biến như vậy, lực lượng cưỡng chế càng ít có khả năng răm rắp tuân theo mệnh lệnh và bắn vào dân chúng.


Hiện nay, một cuộc cách mạng như vậy vẫn chưa thể xảy ra; nhưng vào giữa năm 2004 và giữa năm 2013, không ai hình dung được cuộc Cách mạng Cam hoặc Cách mạng Euromaidan ở Ukraine. Chính Putin cũng hiểu rằng một hình thức cách mạng như vậy không thể lường trước được, bởi vì đó là hoa trái của những cành cây bén rễ từ sự bất mãn, ức chế, tức giận, cực đoan, và hy vọng tiềm tàng. Dẫu cho hệ thống kinh tế–chính trị ở Nga được vận hành bởi một cơ chế khác thường, cũng như sự bất lực trước thay đổi, cơ hội xảy ra kịch bản như vậy luôn tăng theo từng năm. Các cuộc biểu tình có thể được châm ngòi bởi một sự kiện bất ngờ, một khoảnh khắc đột ngột của giọt nước làm tràn ly và đẩy dân chúng xuống đường. Ngòi nổ có thể là bất cứ điều gì, từ một khoảnh khắc sơ hở trên truyền hình của Putin đến một hành động tàn bạo của cảnh sát và thậm chí là một ngọn lửa thảm khốc. Không ai có thể dự đoán những cú sốc như vậy, nhưng khi hệ thống càng rệu rã thì khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền càng cao.


Một kịch bản khác là có thể lực lượng trấn áp không thể ngăn chặn lực lượng của tầng lớp tinh hoa chống chế độ âm mưu tiến hành “đảo chính cung đình” (palace coup) hoặc thúc đẩy tiến trình đòi sự độc lập ở khu vực cận lãnh thổ Nga. Mặc dù Tổng thống Putin đã xây dựng một thể chế độc tài với hình thức gần tương tự như chế độ Phát xít của Đức và chế độ Mussolini của Ý, lực lượng trấn áp trong lịch sử Nga hiện đại, ngay cả trong thời Stalin, vẫn không thể là một nhà nước trong nhà nước có khả năng giám sát trọn vẹn tầng lớp giới tinh hoa. Do vậy, sự trung thành hoặc trung lập của giới tinh hoa của Nga chưa bao giờ ổn định. Giới chính trị Nga hoàn toàn hiểu rằng, giống như Mikhail Khodorkovsky, người doanh nhân Nga với khuynh hướng chống đối đã phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Putin và ở trong tù nhiều năm vì tội lừa đảo, họ có thể bị trừng phạt nếu dám quay giáo trở cờ; nhưng họ cũng biết rằng, trong những thời điểm ngặt nghèo nhất, Điện Kremlin cũng cần họ như họ cần điện Kremlin, nếu không muốn nói là còn cần nhiều hơn thế.


Làm thế nào kịch bản đảo chính cung đình hay khu vực ly khai có thể xảy ra? Lịch sử của Liên bang Soviet và nước Nga hiện đại có thể cung cấp đầy đủ dẫn chứng cho kịch bản này. Sau cái chết của Stalin, người kế nhiệm ông đã tự tay thủ tiêu lãnh đạo của toàn bộ lực lượng cảnh sát mật thời Stalin, là Lavrentii Beria, vào năm 1953. Năm 1964, đến lượt Nikita Khrushchev bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cung đình. Trong 1998–99, việc ông Putin bước vào chính trường Nga là kết quả của một thỏa thuận sau cuộc đảo chính của giới tinh hoa và sau đó Tổng thống Boris Yeltsin lên nắm quyền.


Đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga, mỗi nhà nước đã tự tuyên bố chủ quyền trong giai đoạn khủng hoảng của cuộc Cách mạng 1917–1921, cũng như trong thời kỳ chiếm đóng của Đức là giai đoạn 1941–1943, và cũng trong đỉnh điểm của khủng hoảng Perestroikacủa Mikhail Gorbachev vào giai đoạn 1987–1991. Lòng trung thành của tầng lớp tinh hoa Nga phụ thuộc vào khả năng Putin trả lương cho họ. Cũng như chính cái cách giới tinh hoa chính trị và kinh tế đổ xô ủng hộ Putin trong những năm thịnh vượng, nghĩa là từ năm 1998 đến năm 2013, họ sẽ vì chính lý do ấy mà từ bỏ Putin trong những thời khắc bi thảm sắp đến.


Trong khi đó, giới tinh hoa ở những quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga, đặc biệt là vùng Tatarstan giàu dầu mỏ và vùng Yakutia giàu kim cương – có thể là những người đầu tiên muốn nới lỏng mối quan hệ với Moscow, bởi vì họ có thể có tham vọng gắn liền với chủ nghĩa dân tộc, và khoảng cách địa lý giúp họ ít bị đe dọa hơn. Tựu trung, khi tầng lớp tinh hoa thấy rằng họ có thể trực diện công kích chế độ, căng thẳng sẽ đến đỉnh điểm và “hiệu ứng đoàn tàu” (bandwagon effect) chống Putin hoàn toàn có thể xảy ra. Một số thậm chí có thể âm mưu chống Putin và tìm cách loại trừ hoặc thủ tiêu ông.





Tổng thống Nga Vladimir Putin thử tài trượt băng trong một buổi tập của các thành viên tham dự mùa giải Night Ice Hockey League ở Krasnaya Polyana, Sochi, Nga, ngày 6 tháng 1 năm 2016. Ảnh: Aleksey Nikolskyi /Reuters


Kịch bản thứ ba là lực lượng trấn áp hoàn toàn không đủ khả năng dập tắt bất mãn nếu lực lượng chống đối phản đối bạo lực và giới vũ trang quá yếu để đáp ứng. Những quân đội thua trận hoặc trải qua những kinh nghiệm chiến trường bi thảm thường dễ lâm vào tâm trạng yếu thế như vậy. Quân đội Nga hiện đang tham gia hai cuộc chiến tranh, ở Ukraine và Syria. Họ cũng có thể mở mặt trận mới ở các nước vùng Baltic hoặc Trung Á, khi Putin cố gắng gieo mầm hỗn loạn trong NATO và bảo vệ Nga trước Nhà nước Hồi giáo (còn được gọi là ISIS). Mặc dù quân đội Nga sở hữu lợi thế đáng gờm, cuộc chiến tranh gián tiếp giữa Nga và Ukraine đã kết thúc, ít nhất tình hình là như vậy, với việc Nga thôn tính được và giờ phải chịu trách nhiệm cho hai khu vực nghèo khó về kinh tế, Crimea và Đông Donbas, với rất ít hy vọng phục hồi nhanh chóng. Quan trọng hơn, dự án xây dựng nước Nga mới của Moscow, với mục đích sáp nhập tất cả vùng lãnh thổ phía đông nam của Ukraine, đã thất bại. Tóm lại, mặc dù họ đã đạt được một vài chiến thắng về mặt chiến thuật, các lực lượng vũ trang ở Nga đã phải chịu thất bại.


Còn chiến thắng ở Syria thì vẫn rất xa vời, ngay cả với viễn cảnh nước Nga đầu tư thêm lực lượng cho mặt trận này. Sớm hay muộn, những binh sĩ và lính đánh thuê bị làm nhục và đánh bại của nước Nga sẽ trở về nhà, và họ có thể trực tiếp ném cơn thịnh nộ vào chính cái chế độ đã cử họ đi chiến đấu ở xứ người. Lực lượng cảnh sát mật và các lực lượng trấn áp khác không bao giờ nên nghĩ đến việc có thể ra tay với những người lính bất mãn. Bởi lựa chọn làm phức tạp thêm tình hình chỉ càng gieo mầm cho chủ nghĩa khủng bố mới ở Nga. Ngòi nổ ở Chechnya hoàn toàn có thể được mồi lửa nếu Kadyrov bị lật đổ trong một cuộc đảo chính cung đình địa phương hoặc bị ám sát bởi cơ quan mật vụ Nga, cơ quan từ lâu đã không ưa nhân vật này. Còn phần lớn khu vực phía Bắc Caucasus vốn đã ở trong trạng thái nửa hỗn loạn. Cuộc phiêu lưu quân sự của Nga ở Syria, cũng như liên minh mở của họ chống lại người Sunni có thể không chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng với cộng đồng Sunni trong nước Nga, mà còn có thể cho ISIS lý do chính đáng để mở mặt trận ở Nga.


Làm thế nào lực lượng vũ trang hùng hậu của Nga vẫn không đủ để dập tắt phong trào bất mãn? Cuộc chiến Chechnya giai đoạn 1994–1996 cho thấy rằng lực lượng vũ trang Nga vẫn có thể bị đánh bại. Còn cuộc chiến Ukraine chứng tỏ rằng quân đội và lính đánh thuê Nga vẫn có thể bị kìm chân trong một vịnh nhỏ bởi một lực lượng yếu hơn đáng kể. Một loạt các hành động khủng bố xảy ra ở Nga trong những năm đầu ông Putin cầm quyền cho thấy rằng Nga luôn dễ bị tấn công bạo lực. Dĩ nhiên, việc dự đoán thời điểm xảy ra phong trào bạo lực chống chế độ ở Nga là bất khả thi, nhưng khi hệ thống chính trị–kinh tế phân rã ngày quay ngày, cùng với sự rối loạn trong xã hội và các tầng lớp bất mãn ngày càng nhiều, thì kịch bản như vậy càng dễ xảy ra.


Sau cơn bão


Nước Nga đang ở rất gần một cơn bão hoàn hảo, khi mọi yếu tố gây mất ổn định tụ. Trong điều kiện như vậy, kịch bản hỗn loạn toàn diện rất có thể xảy ra. Viễn cảnh cách mạng, đảo chính cung đình, và bạo lực tràn lan càng lúc càng dễ xảy ra. Kết quả hoàn toàn có thể là sự sụp đổ của chế độ hay sự tan rã của nhà nước. Dù kịch bản nào xảy ra đi chăng nữa thì ông Putin rất khó trụ qua cơn bão này.


Vậy thì thế giới phương Tây và các nước láng giềng của Nga có thể làm gì? Họ đã không thể ngăn Putin và họ càng không thể ngăn được ngày tan rã của Nga, cũng như họ đã không thể ngăn chặn ngày cáo chung của Liên bang Soviet. Lựa chọn tốt nhất là giải quyết được hậu quả là sự bất ổn toàn diện của xã hội Nga. Đặc biệt, các nước sẽ phải lo được những dòng người tị nạn, thế lan tỏa của bạo lực, và trách nhiệm bảo quản một lượng rất lớn vũ khí hạt nhân. Các quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga có thể giải quyết được hai vấn đề đầu tiên chỉ bằng cách tăng cường lực lượng tuần tra biên giới, cũng như quân đội, lực lượng cảnh sát, và bộ máy hành chính. Còn thề giới Phương Tây phải xem họ (đặc biệt là Belarus, Ukraine và Kazakhstan) như những đồng minh hoặc các quốc gia khách hàng, ổn định và an ninh ở tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ này đều rất quan trọng đối với sự ổn định và an ninh của phương Tây. Sau đó, thế giới phương Tây cũng nên hỗ trợ xây dựng một nền dân chủ thân phương Tây ổn định trong thời đại hậu Putin của nước Nga. Giới hoạch định chính sách phương Tây chắc chắn sẽ tìm được nhiều lý do để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Nga, đặc biệt là sau khi bất ổn xảy ra hàng loạt. Nhưng thực ra làm vậy chỉ phản tác dụng: về bản chất, việc hỗ trợ các lực lượng từng trấn áp nhân dân Nga chỉ khiến tình trạng giao tranh kéo dài hơn, đổ máu nhiều hơn, và sự bất ổn luôn còn đó, nghĩa là làm gia tăng khả năng vũ khí hạt nhân rơi vào tay kẻ xấu.


Sớm hay muộn, giai đoạn bất ổn của nước Nga sẽ kết thúc. Sau khi cơn địa chấn qua đi, một nước Nga nhỏ và yếu hơn và một tập thể các quốc gia và vùng lãnh thổ cận Nga vừa tuyên bố độc lập có thể giúp thế giới ổn định hơn, ít nhất là bởi vì một nước Nga của Putin, một mối đe dọa lớn cho hòa bình thế giới, sẽ có biến mất và nhân dân Nga cuối cùng có thể từ bỏ giấc mộng nước Nga Sa Hoàng đã giúp Putin nắm quyền.


Dù cơn bão sắp đến có mang lại kết quả gì, chính các nước láng giềng của nước Nga hiện tại có nhiều khả năng nhất để đảm bảo sự ổn định và an ninh khu vực thời hậu Putin, cũng như thời hậu Liên bang Soviet, đặc biệt là Ukraine, Kazakhstan và Belarus. Nếu họ vững mạnh, thiệt hại từ cơn dư chấn sẽ ở trong tầm kiểm soát. Còn nếu họ trở nên yếu đuối, làn sóng dư chấn sẽ lan truyền sang cả phương Tây. Thời điểm tốt nhất để củng cố các nước này chính là bây giờ, trước khi là những ngày ảm đạm dồn dập xuất hiện.


._,_.___


Posted by: tapchidatme@aol.com

TRẦN DU SINH * TÂN BINH MỸ GỐC VIỆT



Những Tân Binh Gốc Việt Trong Hải Quân Hoa Kỳ


Trần Du Sinh -
 19 Tháng 2 2016







Thống kê dân số Hoa Kỳ năm 2010 cho thấy sắc dân Châu Á chỉ chiếm 6% dân số, trong số đó, người Việt xấp xỉ người Phi Luật Tân với dân số trên dưới một triệu rưỡi người, đứng sau người Ấn Độ và Trung Hoa.


Thế nhưng, người Phi Luật Tân đứng đầu trong số sắc dân Á Châu trong Hải Quân Hoa Kỳ. So với người Hoa thì người Việt vẫn có nhiều quân nhân hơn. Có thể nói nôm na là vì người Phi Luật Tân có mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ vững mạnh nhất, kế đến là miền Nam Việt Nam, còn người Hoa thì chưa bao giờ là đồng minh của Mỹ. Một trong những yếu tố góp phần làm tăng lực lượng quân nhân gốc Á là cách cộng đồng nhìn nhận về nghề tuyển mộ viên quân đội và kiến thức của các cộng đồng thiểu số Á Châu về quân đội Hoa Kỳ. Có nhiều người Việt vẫn tưởng đi lính Mỹ sẽ nghèo như bộ đội Việt Nam.


Vì là dân gốc Châu Á nên tôi được điều về Phố Tàu của Los Angeles. Có thể hiểu đây là cách phân bổ hiệu quả, bởi dù sao một tuyển mộ viên gốc Á cũng có nhiều cơ hội tiếp cận với di dân Á Châu hơn, nhất là thế hệ di dân thứ nhất. Người tiền nhiệm của tôi là một anh Tàu gốc Đại Lục nói tiếng Phổ Thông. Anh này không hoàn thành chỉ tiêu, dù anh nói tiếng Phổ Thông rất chuẩn. Vào cái ngày bàn giao địa bàn, anh thú nhận với tôi một tin khá bất ngờ. Anh nói: "Người Hoa ở đây toàn là Hoa gốc Việt và người Hoa tị nạn chiến tranh. Đa số họ không muốn con cái mình đi lính vì bị ám ảnh cuộc chiến Việt Nam. Rất khó để thuyết phục họ cho con cái gia nhập quân đội. Nhưng biết đâu anh làm được, vì anh đến từ Việt Nam. Tôi chúc anh may mắn."


Một bầu trời u ám phủ đầy cửa sổ văn phòng suốt tuần lễ đầu tiên. Cái thị trường sắc dân Châu Á đang từ màu vàng bỗng chuyển sang màu xám xỉn. Tôi cứ tưởng được về đây là tôi sẽ tuyển mộ lính hơn dễ hơn khu Mỹ trắng, ai ngờ sự thật không phải vậy. Tôi chỉ bám vào cái hi vọng là Phố Tàu này có liên quan tới người Hoa Chợ Lớn và những người tị nạn từ miền Nam Việt Nam. Tôi hi vọng có chút tình đồng hương ở đây để công việc được suôn sẻ. Theo lệ thì người tuyển mộ viên mới thường được cho du di vài tháng chưa có hợp đồng quân ngũ vì chưa có kinh nghiệm và cũng vì họ cần thời gian để áp dụng kỹ năng bán hàng đặc biệt học được từ giáo trình của hãng tư vấn nhân sự Achieve Global nổi tiếng.




Những ngày đầu trong quân ngũ...


Tuần đầu tiên, sếp đưa cho tôi danh sách học sinh trung học năm cuối để gọi làm quen, tôi chỉ chọn những cái họ Châu Á. Kết quả là, cứ một chục cú phôn gọi đi là có hết chín cú bị cúp ngang hông một cách thô lỗ và khiếm nhã với đại loại mấy câu trả lời nhát gừng như "No English", "Sorry I don't speak English" hay "No Navy", "No Army". Đa số người bắt phôn là người lớn tuổi đang ở nhà, thường là phụ huynh hay ông bà. Có một mẫu số chung là những người gốc tị nạn rất sợ chữ quân đội, vì nó gợi lại quá khứ tị nạn chiến tranh và chính trị của họ.


Nản quá, tôi lục tìm danh sách những người đã từng được liên lạc bởi người tiền nhiệm nhưng không ghi danh đi lính. Tôi chọn một người mang họ Trần của tôi với lời ước thầm may mắn, tôi gọi anh là Lucky Trần. Lucky tốt nghiệp một trường trung học trên địa bàn, đang học đại học ngành kỹ sư. Lucky đã từng có ý định đi lính nhưng vì lí do nào đó mà người tiền nhiệm gốc Hoa của tôi không thuyết phục anh đặt bút ký cái khế ước bốn năm. Tôi nghĩ mình nên quên đi những kỹ năng chiêu dụ học được từ trường dạy tuyển mộ để làm quen với anh như một đồng hương Việt Nam.










... trong thời gian huấn luyện


Tôi gọi điện cho Lucky và may mắn là Lucky bắt máy. Tôi bắt đầu tìm hiểu những quan tâm của anh và nguyên nhân vì sao anh chưa đủ động lực để nhập ngũ và tại sao anh tiền nhiệm của tôi bỏ cuộc. Chúng tôi bắt đầu làm bạn, và tuần sau đó Lucky thi đậu kỳ thi tuyển và ký hợp đồng quân ngũ với nghề điện tử trong tàu ngầm. Tình cờ tôi lại phá được kỷ lục tuyển mộ trong toàn khu vực khi có hợp đồng đầu tiên trong vòng hai tuần kể từ ngày vào nghề, khi còn trong giai đoạn học việc.


Lucky Trần chính là ngôi sao may mắn của tôi. Nhưng chưa hẳn là vậy vì vẫn có đồng nghiệp Mỹ nghi ngờ tôi đem họ hàng người thân vào để đạt chỉ tiêu, vì chúng tôi cùng mang họ Trần. Họ đâu có biết là ở Việt Nam có hàng triệu người mang họ Trần hay họ Nguyễn, vì người Việt không có nhiều họ dù dân số lên tới 90 triệu người.


Dần dà rồi tôi cũng hiểu thêm về cái nghề tuyển quân này. Từ sau năm 1973, quân đội Hoa Kỳ bãi bỏ trát nhập ngũ và chiêu mộ tân binh trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Để cổ võ lòng tự nguyện quân đội có nhiều cam kết quyền lợi để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Một trong những quyền lợi thu hút tân binh gốc Á Châu là học bổng Post 9/11 GI Bill dành cho quân nhân sau khi phục vụ một khế ước tối thiểu 4 năm. Trường hợp phải giải ngũ vì lí do nhân đạo hay y tế thì người cựu binh vẫn được nhận học bổng này. Số tiền học bổng này bảo đảm cựu quân nhân được học miễn phí ở các trường đại học công, và nếu học ở đại học tư thục thì Bộ Cựu Chiến Binh (Department of Veteran Affairs- VA) sẽ trả học phí tương đương với trường đại học công đắt nhất trong cùng thành phố. Thí dụ, nếu cựu chiến binh đi học ở đại học tư danh giá và đắt đỏ nhất nhì miền Nam Cali là USC (University of Southern California) thì chính phủ sẽ trả số tiền ngang với đại học công hàng đầu trong khu vực là UCLA (University of California in Los Angeles).


Đó là chưa kể nhiều trường tư thục danh giá hàng đầu còn có chương trình Giải Lụa Vàng (Yellow Ribbon). Theo chương trình này, trường đại học đó chỉ nhận số tiền bên VA trả và không lấy một xu nào của cựu quân nhân. Một đồng nghiệp sĩ quan của tôi mới giải ngũ được Harvard nhận vào học MBA theo chương trình Yellow Ribbon này. Bên cạnh chuyện miễn hay bao học phí, cựu binh Mỹ còn được chu cấp hàng tháng số tiền học bổng trung bình từ 1500-2500 USD mỗi tháng, số tiền này thay đổi tuỳ vào mức sống xung quanh trường đại học. Thí dụ nếu học ở UCLA trên Los Angeles thì sẽ nhận trên dưới 2000 đô, nhưng nếu học ở New York thì có thể nhận từ 2500 tới 3000 đô. Cựu binh được nhận 36 tháng khi ghi danh học, nếu ngưng một học kỳ hay ngưng học thì học bổng này sẽ ngưng nhưng không mất đi mà chờ cựu binh trở lại trường.


Điểm đặc biệt của học bổng Post 9/11 GI Bill này là nếu phục vụ quân ngũ được 6 năm, quân nhân có thể sang tên học bổng này cho người phối ngẫu, và nếu phục vụ sau 10 năm, học có thể chuyển cho con cái. Đặc điểm này nhằm để đáp ứng thực tế là sau khi phục vụ quân ngũ 20 năm, quân nhân sẽ được nhận lương hưu cả đời. Có những quân nhân không muốn đi học đại học nên sẽ lãng phí cái học bổng này, vì thế chương trình cho phép chuyển quyền lợi giáo dục này cho con cái quân nhân. Thực tế cho thấy, có nhiều quân nhân tham gia quân ngũ lúc 18 tuổi, sau khi tham gia quân ngũ 20 năm đã đủ tiêu chuẩn nhận lương hưu trọn đời bắt đầu từ tuổi 38. Người này có lựa chọn đi làm bên dân sự cho tới tuổi về hưu là 65, tức nhận hai đầu lương cho tới tuổi hưu bình thường. Suốt thời gian này, nhiều người không có nhu cầu đi học đại học nên cơ hội chuyển cho vợ con cũng chính là điểm hấp dẫn của binh nghiệp.


Không biết có phải vì cách giải thích rõ ràng như vậy mà tôi có rất nhiều khách hàng Châu Á ghi danh nhập ngũ. Nhiều người vẫn thích cái ý tưởng "hi sinh đời bố củng cố đời con", dù mới ở tuổi đôi mươi. Có lẽ đây là một đặc tính của người Việt tin vào "nước mắt chảy xuôi" mà lo cho thế hệ sau.


Nghề nào cũng có những vui buồn, và nghề tuyển mộ quân đội cũng không ngoại lệ. Vui khi đi đón tân binh mới tuyên thệ sau khi ký hợp đồng về. Vui khi người tân binh hân hoan với cái nghề được chọn cùng với những háo hức của tuổi trẻ. Nhưng đôi khi niềm vui không che lấp nhiều nỗi buồn, mà nỗi buồn tê tái nhất là khi nhìn gương mặt tuyệt vọng của những em háo hức ghi danh nhưng rớt phần sức khoẻ vì bệnh tật hay cơ địa không phù hợp. Có rất nhiều lí do để loại ứng viên ở mặt sức khoẻ, từ bệnh mãn tính, tim mạch, tiểu đường, tiền sử bệnh, tiền sử giải phẫu cho đến cân nặng. Có một em Việt Nam có lồng ngực mất cân bằng, dân gian gọi là ngực gà, bị loại nên khóc tức tưởi vì đứa bạn thân cùng lớp đã đậu sức khoẻ và đã tuyên thệ cùng ngày. Em đâu có biết là thống kê của quân đội cho thấy, chưa tới 30% dân số Mỹ từ độ tuổi 18 đến 35 đủ tiêu chuẩn gia nhập quân đội vì lí do sức khoẻ, trong đó trở ngại nhiều nhất là sự béo phì.




lễ tuyên thệ của tân binh


Nỗi buồn kế tiếp là khi chứng kiến sự tuyệt vọng của các em trẻ gốc Á Châu khi không được phép cha mẹ cho đăng lính. Có em lén ba mẹ đăng ký rồi cũng bị cha mẹ ép bỏ. Các em phải đến văn phòng với nét xấu hổ gượng gạo với những lí do vì sao em không đi. Đôi khi có em phải viện lí do nói xạo với vẻ xấu hổ không giấu được. Thường thì các bậc cha mẹ Á Châu chỉ muốn con mình vào đại học để trở thành bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, luật sư, kỹ sư hay cái gì nghe cho danh giá với bạn bè. Có nhiều tân binh Việt với gia cảnh và đặc điểm cá nhân khiến tôi không thể nào quên cho tới tận bây giờ. Có một em mà khi tôi đưa về văn phòng nói chuyện, đồng nghiệp tôi nhìn nhau cười tủm tỉm vì không tin vào phép màu. Em là một thanh niên Việt nhỏ con, da dẻ xanh xao, ốm yếu, đeo kiếng cận, và đặc biệt e thẹn, ăn nói nhỏ nhẹ mà anh sếp tôi lúc đó không hiểu em nói gì khi tới chào hỏi. Đồng nghiệp tôi đặt cho em cái tên "The quiet Vietnamese" (Người Việt thầm lặng). Còn tôi thì gọi em với cái tên Vinny, cái tên gợi liên tưởng tới chữ "winning" (chiến thắng). Đây cũng là cái tên mà em muốn đổi qua một mai khi vào quốc tịch Hoa Kỳ. Vinny mới qua định cư được khoảng 3-4 năm, học rất giỏi nhưng là học sinh cá biệt ở trường trung học vì nhà trường ngại em không hòa nhập được nên có tư vấn thường xuyên gặp em. Khi tới gặp cố vấn của trường, tôi còn được nghe thêm chữ "autism" (tự kỷ). Nhiều thầy cô giáo Mỹ tin là là em có bệnh tự kỷ. Tìm hiểu kỹ tôi biết em sống nội tâm, ít giao tiếp với bạn bè, nói năng lại quá nhỏ nhẹ làm mọi người xung quanh nghĩ em có vấn đề về hội nhập vào trường học Mỹ. Riêng khi nói chuyện với tôi, em rất sắc nét với vẻ bình thường, dĩ nhiên là tôi phải tìm câu hỏi thích hợp để hỏi, và đương nhiên là phải dùng tiếng Việt để giao tiếp.


Vinny thi đậu vào quân ngũ với điểm Toán và Anh Văn vào loại khá. Nhưng đó mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ phải là sức khoẻ, cái mà đồng nghiệp tôi không tin vào phép lạ. Lúc đó tôi có thử nói em hít đất vài cái thì em chỉ hít được hai cái, và cái tướng đi của em có dấu hiệu về xương vì dáng đi không quân bình, nghiêng về một bên vai. Trong suốt ba năm tuyển mộ của tôi, Vinny là một ca khó, nói theo ngôn ngữ y khoa, vì em rớt kỳ kiểm tra y tế tới hai lần. Lần đầu là bị chân ngắn chân dài vì tướng đi của em quá rõ ràng là em lê chân về một phía. Tôi gần như bỏ cuộc, nhưng rồi đêm đó tôi cứ băn khoăn kiểu còn nước còn tát, vừa không muốn mất một hợp đồng, vừa muốn giúp em gặp bác sĩ chuyên về xương miễn phí vì gia cảnh của em lúc đó hơi khó khăn. Nhà có ba mẹ con, mẹ Vinny đi làm bán thời gian nên cần kiệm rất nhiều để nuôi em và em trai. Vậy là tôi làm hẹn bác sĩ xương cho Vinny. Ngày Vinny đi khám xương, tôi mừng hết lớn khi nghe bác sĩ xương nói trường hợp của em có thể miễn loại (waiver) vì chiều dài của hai chân không chênh lệch nhiều lắm, sau này nếu tập thể dục nhiều hơn và tập đi thẳng người thì sẽ khắc phục được. Vinny có bộ khung xương yếu nên mới đi nghiêng qua một bên, tạo cảm giác chân ngắn chân dài. Thế nhưng niềm vui chẳng dài bằng gang tay khi lần thứ hai đi khám sức khoẻ, em lại bị đánh rớt vì vẹo cột sống. Tới đây là chấm hết, có thể đóng hồ sơ ở đây. Lúc đó đã gần qua năm mới, vừa lúc chúng tôi nghỉ phép, nên tôi đành tạm gác hồ sơ của em qua một bên.


Qua Tết, bẵng đi một thời gian tôi cũng quên mất Vinny cho đến một tháng khi chúng tôi có nguy cơ trượt chỉ tiêu vì chỉ còn vài ngày làm việc nữa mà lại thiếu một hợp đồng. Tôi rà soát lại hồ sơ ứng viên bị trượt sức khoẻ nhưng chưa chấm hết thì cái tên của em lại đứng đầu danh sách. Không hiểu tại sao tôi vẫn tin là cột sống của em bình thường, có lẽ tướng đi của em làm bác sĩ nghi em bị vẹo cột sống, biết đâu bác sĩ chuyên về cột sống lại cho là bình thường thì sao. Mà đi bác sĩ chuyên môn thường là bác sĩ ngoài nhưng quân đội trả tiền, còn bác sĩ khám sức khoẻ đi lính thường chỉ là bác sĩ đa khoa hay bác sĩ gia đình. Vậy là tôi lấy hẹn bác sĩ cột sống cho em. Và đúng là phép lạ, Vinny được chứng nhận bình thường và cuối cùng đã ký được hợp đồng đi lính, làm nghề kỹ thuật viên điện máy tàu, sau ba lần ra vào phòng khám sức khoẻ trong nhiều tháng. Đúng là phải tin vào phép lạ, cái mà đồng nghiệp tôi đã từ chối để tin.


Còn nữa, một tuần trước khi em lên đường đi huấn luyện, tôi hỏi em thử hít đất cho tôi coi. Em lặng lẽ nghe lời và gây sững sờ cho tôi và đồng nghiệp khi em hít đất được sáu chục cái. Con số 60 đi lên từ con số 2 trong một thời gian khá ngắn đã khiến sống lưng tôi lành lạnh lúc đó. Hình như trong em có một sức mạnh về tinh thần và niềm tin.






Lễ tốt nghiệp


Giờ đây Vinny đã là một trung sĩ khoẻ mạnh, giỏi nghề, thăng tiến nhanh và đã gia hạn thêm quân ngũ sau khi hoàn thành bốn năm đầu tiên. Em cũng đã trở thành huyền thoại của văn phòng tuyển mộ ở trung tâm thành phố Los Angeles. Một năm trải nghiệm vui buồn ở văn phòng ghi dấu một kỷ niệm khó quên. Có quá nhiều ngày tôi bước ra khỏi nhà lúc bảy giờ sáng nhưng về lại nhà chưa bao giờ trước bảy giờ tối. Có những ngày chở ứng viên đi vào khách sạn lúc mười giờ tối rồi đi đón một ứng viên khác lúc năm giờ sáng ở xa hàng trăm cây số để hai người kịp khám sức khỏe trước bảy giờ sáng. Nhiệm vụ bất khả thi đôi khi cũng phải biến nó thành khả thi để hoàn thành chỉ tiêu. Đó mới chính là đặc điểm của nhiệm vụ khó hàng đầu quân đội này.


Mùa lễ Tạ Ơn năm nay, tôi được lời tạ ơn của Vinny. Em giờ đây đã có thu nhập ngang với một kỹ sư điện mới ra trường. Em khoe là đã giúp đỡ được cho mẹ và em trai nhiều. Em cũng khoe là được nhận nhiều huy chương và đang ôn bài để thi lên cấp Thượng Sĩ. Âu thì cũng an ủi cho cái nghề chiêu dụ nhiều bạc bẽo này. Đôi khi để tự làm vui mình, tôi lại nhớ tới câu nói nổi tiếng của cố Tổng Thống Kennedy nói về thời gian phục vụ Hải Quân của ông trước khi trở thành tổng thống: "I can imagine no more rewarding a career. And any man who may be asked in this century what he did to make his life worthwhile, I think can respond with a good deal of pride and satisfaction: 'I served in the United States Navy." (Tôi không thể tưởng tượng ra một sự nghiệp nào tưởng thưởng hơn. Và trong thế kỷ này nếu một người được hỏi anh ta đã làm gì để cuộc sống của mình có ý nghĩa, tôi nghĩ anh ấy có thể trả lời với niềm tự hào và thỏa mãn: Tôi đã phục vụ trong binh chủng Hải Quân Hoa Kỳ).





Đây là câu nói mà hàng trăm ngàn quân nhân Hải Quân Mỹ đều thuộc nằm lòng. Và cũng như các quân nhân Hải Quân Hoa Kỳ gốc Việt khác, tôi tự hào khi cộng đồng có Đại Tá Hải Quân gốc Việt Lê Bá Hùng, người đã phủ đầy trang báo lề phải của Việt Nam khi trở về cố hương trong vai trò Hạm Trưởng Khu Trục Hạm USS Lassen và gần đây là Tư Lệnh Hải Đội Khu Trục Hạm của Đệ Thất Hạm Đội. Riêng tôi, nếu được hỏi rằng tôi đã làm gì để cuộc sống của mình có ý nghĩa, tôi sẽ ngẩng cao đầu để nói rằng: "Tôi đã đưa những con người tốt từ mọi ngóc ngách của xã hội đa sắc tộc vào Hải Quân Hoa Kỳ, trong đó có những người trẻ gốc Việt. Họ đã trở thành những người hùng của nước Mỹ."


* Mời quý độc giả xem video 8 sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ (22.5.2015) do đài Á Châu tự do (RFA) thực hiện:


Anchors Aweigh and Marines hymn


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

No comments:

Post a Comment