Friday, May 16, 2014
TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG
Biển Đông : Thủ tướng Việt Nam kêu gọi người dân « bảo vệ Tổ quốc »
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi chính quyền địa phương lập lại
trật tự và đảm bảo an toàn người và tài sản tại các khu vực có bạo loạn
chống Trung Quốc những ngày gần đây.
REUTERS/Stringer
Trong một tin nhắn điện thoại di động SMS gởi đi tối qua và
đến được người thuê bao điện thoại ở Việt Nam sáng nay, 16/05/2014, thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi người dân Việt Nam « đề cao tinh thần yêu
nước, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ». Nhưng ông Nguyễn Tấn
Dũng cũng yêu cầu mọi người không để « kẻ xấu » lợi dụng, kích động làm
những việc quá khích « gây tổn hại đến lợi ích và hình ảnh đất nước ».
Về phần Chủ tịch nước của Việt Nam hôm nay mới lên tiếng về
Biển Đông. Theo tin báo chí trong nước, tiếp xúc với các cử tri ở Sài
Gòn hôm nay, ông Trương Tấn Sang đã khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn
khoan trong phạm vi 200 hải lý là « vi phạm » và Việt Nam phải đấu
tranh. Nhưng ông Sang cũng yêu cầu là đừng nghe những « tin không tốt »
và phải đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước « bằng biện pháp hòa bình ».
Theo tin báo chí trong nước, sáng nay, tại Thanh Hóa, lại có khoảng
5.000 công nhân của công ty thuộc tập đoàn Hồng Phúc xuống đường tuần
hành để phản đối Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương-981 đặt ở vùng biển
của Việt Nam. Tờ Thanh Niên cho biết, lãnh đạo Tập đoàn Hồng Phúc đã
cho công nhân được nghỉ làm từ chiều 15/055 đến hết ngày 17/05 để tham
gia tuần hành.
Nhưng câu hỏi được đặt ra cho đến ngày hôm nay vẫn là : ai đứng đằng
sau những bạo loạn ở Bình Dương và Hà Tĩnh ? Tại Hội nghị Đoàn chủ tịch
của Tổng Liên đoàn Lao động, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam Mai Đức Chính Việt Nam hôm nay khẳng định là trong vụ bạo loạn nói
trên, công nhân đã bị lợi dụng bởi những kẻ có tổ chức.
Theo ông Chính, các « đối tượng kích động gây bạo loạn » có tổ chức
rất chặt chẽ, cụ thể là họ đã chuẩn bị sẵn quốc kỳ, áo với số lượng lớn,
đã sao chụp bản đồ tất cả doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, đã dùng bộ
đàm để liên lạc với nhau khi tuần hành. Thậm chí có nơi, những « đối
tượng » này còn phát tiền cho công nhân đi biểu tình. Phó Chủ tịch Tổng
Liên đoàn Lao động cho biết thêm rằng hầu như những người bị bắt không
phải là công nhân. Ở Bình Dương đã có trên 800 người bị bắt, trong số
này 300 người có thể bị khởi tố.
Tuy nhiên, về vụ bạo động ở Hà Tĩnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn
Thanh Liêm, trả lời VietnamNet khẳng định đây chỉ là « yếu tố tự phát »
của quần chúng, từ biểu tình ôn hòa cho đến vi phạm pháp luật, chứ theo
ông, chưa có cơ sở để chứng minh vụ bạo loạn là « có sự tổ chức, chuẩn
bị, có chỉ đạo từ đầu đến cuối của thế lực bên ngoài ».
Sau các cuộc biểu tình ngày Chủ nhật 11/05, trên mạng hiện đang lan
truyền lời kêu gọi xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc vào Chủ
nhật tới 18/05 ở Việt Nam. Tại Pháp, một cuộc biểu tình phản đối Trung
Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, theo lời kêu gọi của một nhóm gọi là
Tập thể Việt Nam, sẽ diễn ra cuối chiều nay ở quảng trường Trocadero ở
Paris, từ 17h đến 19h. Tập thể người Việt tỵ nạn Cộng sản tại Pháp thì
kêu gọi tập hợp biểu tình từ 15 giờ đến 18 giờ ngày mai ở khu vực cầu
Alma, Paris, tức là gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp.
Hạm đội 7 muốn tăng hợp tác với VN
Cập nhật: 10:54 GMT - thứ năm, 15 tháng 5, 2014
Hải quân Hoa Kỳ một lần nữa đề
nghị tăng các chuyến thăm tới Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng về
tranh chấp biển đảo ngày càng leo thang giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong một thông cáo gửi tới hãng tin Reuters,
phía Hoa Kỳ khẳng định lại mong muốn thiết lập quan hệ hải quân chặt chẽ
hơn với Việt Nam.Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Hôm 02/05 Trung Quốc đưa giàn khoan
Hải Dương 981 vào vùng biển do cả hai quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền,
gây ra biểu tình chống Trung Quốc ở nhiều địa điểm khác nhau trên Việt
Nam.
Phát ngôn viên và chỉ huy Hạm đội 7, ông William
Marks viết trong thư trao đổi với Reuters: “Chúng tôi quan tâm tới việc
kết nối các đối tác trên Biển Đông và hoan nghênh việc tăng cường các
chuyến thăm cảng với Việt Nam.”
Viên chức quân sự Mỹ nói rằng hải quân nước này
không thay đổi việc điều động do căng thẳng Trung – Việt, nhưng hàng
ngày vẫn điều máy bay do thám bay trên vùng Biển Đông.
Tàu chỉ huy của Hạm đội 7 là tàu khu trục USS Blue Ridge, hiện cũng đang ở trong vùng biển Đông.
Reuters dẫn nhận định của ông Carl Thayer, một
chuyên gia về quân sự Việt Nam từ Học viện Quốc phòng Úc, nói ông tin
rằng Hà Nội nên chớp lấy cơ hội để mở rộng hợp tác với Hoa Kỳ, trong đó
có cả chia sẻ thông tin tình báo.
Ông Carl Thayer cũng cho rằng, đây là “lựa chọn duy nhất” vào lúc này, và sẽ có lợi ích “lâu dài cho Việt Nam”.
Soái hạm Mỹ chạm trán tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông
(Dân trí) - Tàu chỉ huy hạm đội 7 của hải quân Mỹ USS Blue Ridge
đã có cuộc chạm trán với 2 tàu chiến của hải quân Trung Quốc trên Biển
Đông mới đây, hải quân Mỹ cho biết.
>> Tàu chiến Mỹ-Trung suýt đâm nhau trên Biển Đông
Hai chiến hạm Trung Quốc trong cuộc giáp mặt với soái hạm Mỹ.
Theo hải quân Mỹ, soái hạm USS Blue Ridge đã giáp mặt 2 tàu chiến
Trung Quốc là Hengshui, một tàu khu trục lớp 054A, và Lanzhou, một tàu
khu trục lớp 052C, hôm 5/5.
Trong cuộc chạm trán, một trực thăng MH-60 Sea Hawk từ Phi đội trực
thăng tác chiến trên biển số 12 đã được điều động cất cánh từ tàu USS
Blue Ridge để chụp ảnh 2 chiến hạm Trung Quốc.
Cuộc giáp mặt trên diễn ra cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang lên cao.
Đây không phải lần đầu tiên chiến hạm Mỹ giáp mặt các tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông.
Hồi tháng 12 năm ngoái, một tàu tuần dương hạm của Mỹ đã suýt va
chạm với một tàu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông, gây ra những lo ngại
về nguy cơ đụng độ giữa hai nước tại vùng biển này.
Soái hạm USS Blue Ridge của hải quân Mỹ.
Được thiết kế là một trong 2 tàu chỉ huy lớp Blue Ridge của hải quân Mỹ, USS Blue Ridge đã bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ từ năm 1970 và sứ mệnh chính của nó là cung cấp chỉ huy, điều khiển, truyền thông, máy vi tính và hỗ trợ tình báo cho hạm đội 7 đóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Con tàu hiện đang được triển khai tại căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.
Soái hạm Mỹ chạm trán tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông 10 7 185
An Bình
Theo Navy.mil
http://dantri.com.vn/dong-a/soai-ham-my-cham-tran-tau-chien-trung-quoc-tren-bien-dong-872332.htm
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/wh-were-behind-violent-protest-nn-05162014123213.html
Kẻ xấu dụ dỗ, trả tiền cho công nhân đi tuần hành gây rối
Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng những cuộc tuần hành ôn hòa của công nhân để gây rối (ảnh minh họa) – Ảnh: Lê Lâm
Đặc vụ Trung Quốc kích động biểu tình bạo động?
Tình hình Việt Nam đang diễn biến nghiêm trọng, ngoài biển thì việc
mất chủ quyền đã rõ ràng. Bên trong thì những cuộc biểu tình sôi sục
trong tình trạng mất kiểm soát ở nhiều nơi gây thương vong cho hàng trăm
người Hoa và người Việt, số người chết theo Reuters là 21 người. Trong
bối cảnh đầy bế tắc và bất lợi, Việt Nam thực hiện một bước nhỏ không
mang nhiều ý nghĩa là lưu hành công hàm phản kháng Trung Quốc tại Liên
Hiệp Quốc.
Trước phong trào biểu tình qui tụ hàng ngàn tới hàng chục ngàn người ở
nhiều nơi mà chính quyền đã mất kiểm soát khá lâu, khiến cho hàng trăm
công ty nước ngoài bất kể quốc tịch bị đốt phá ở Bình Dương, cũng như
diễn biến nghiêm trọng nhất xảy ra hôm 14/5 ở Vũng Áng Hà Tĩnh với thiệt
hại nhân mạng. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nói:
“Phải rất mừng khi thấy nhân dân còn tỏ thái độ khi thấy đất nước
bị lâm nguy bị xâm chiếm. Nếu họ buông xuôi, họ không thiết tha gì với
việc đất nước bị xâm chiếm như vậy thì điều đó là cực kỳ nguy hiểm.
Những người lãnh đạo đất nước phải hiểu dân mình đang muốn gì, đang
trông mong gì ở mình trước hiểm họa đối với tổ quốc.
Chúng tôi, những người đã tổ chức biểu tình, những người đã xuống
đường vừa ra một lời kêu gọi công bố vào chiều hôm qua (14/5), trong đó
thái độ của chúng tôi rất minh bạch và rõ ràng quyết liệt phản đối Trung
Quốc xâm chiếm lãnh thổ của chúng ta và chính quyền phải có một thái độ
dứt khoát và rõ rệt về hành động xâm chiếm lãnh thổ đó nhưng kêu gọi
dân chúng phải rất bình tĩnh trước những sự việc đó, khi họ xuống đường
không được xâm phạm tài sản và tính mạng của người khác. Và chúng tôi
cũng cho rằng, những sự việc manh động đó là có bàn tay của những đặc vụ
Trung Quốc nhúng tay vào để gây ra những biến loạn đó và họ lấy cớ để
có thái độ với Việt Nam.”
Và chúng tôi cũng cho rằng, những sự việc manh động đó là có bàn tay của những đặc vụ Trung Quốc nhúng tay vào để gây ra những biến loạn đó và họ lấy cớ để có thái độ với Việt Nam.- Nhà báo Nguyễn Quốc Thái
Chúng tôi nêu câu hỏi là có bằng chứng nào cho thấy đặc vụ Trung Quốc
giật dây kích động biểu tình bạo lực. Ông Nguyễn Quốc Thái đáp lời:
“Không bao giờ những người xúi giục kích động lại dán trên trán
của họ: tôi là người được sai bảo để kích động vụ này cả. Nhưng sự nhận
xét của đa số quần chúng và của anh em chúng tôi thì cho rằng, những
công nhân vốn dĩ hiền hòa đột nhiên họ có thái độ như vậy và có dấu chỉ
là có nhiều người lạ mặt ở trong đám biểu tình. Đó là điều cơ quan cảnh
sát điều tra phải làm rõ.”
Tất cả báo chí do nhà nước quản lý đều đưa tin hôm 15/5 Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã gởi công điện yêu cầu toàn bộ hệ thống chính quyền
phải bảo đảm an ninh trật tự và trấn an nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tướng
Việt Nam đề cao việc nhân dân cả nước tham gia biểu tình phản đối Trung
Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam là hành
dộng chính đáng.
Tuy nhiên người đứng đầu chính phủ Việt Nam chỉ đạo phải ngăn chặn và
xử lý thích đáng những người có hành vi kích động, manh động trong các
cuộc biểu tình. Chính quyền phải tuyên truyền vận động nhân dân không
nghe lời kích động của kẻ xấu. Tuy không dùng từ bồi thường thiệt hại
cho các doanh nghiệp nước ngoài bị đốt phá trong các cuộc biểu tình vừa
qua, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo chính quyền phải thực hiện ngay
những biện pháp phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm ổn định
và trở lại hoạt động sản xuất bình thường.
Ngày 15/5 trong cuộc họp báo tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đã cho lưu hành trong Liên Hiệp Quốc
công hàm phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt
Nam và tùy vào diễn biến tình hình, Việt Nam sẽ có những giải pháp phù
hợp. Theo Thanh Niên Online, ông Lê Hải Bình đã nói như vậy khi trả lời
câu hỏi trong trường hợp Trung Quốc không rút giàn khoan thì Việt Nam
có đưa sự việc ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hay không.
Sự kiện Việt Nam lưu hành công hàm phản đối Trung Quốc tại Liên Hiệp
Quốc mang ý nghĩa gì trên thực tế. Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Luật
quốc tế Đại học Luật TP.HCM, thành viên quỹ nghiên cứu Biển Đông cho
rằng Việt Nam đã đưa sự phản đối lên một mức cao hơn.
“Biện pháp phản đối sử dụng công hàm tức là chính thức về mặt nhà
nước. Và Liên Hiệp Quốc là tổ chức có quyền lực lớn nhất ở trên toàn cầu
này, thì nó cho thấy một thái độ rất mạnh mẽ của Việt Nam trong phản
đối này.”
Trong những ngày qua báo chí Việt Nam đưa nhiều tin bài với các ý
kiến theo đó Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hoặc đưa vấn
đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ
trương Diễn đàn Xã hội Dân sự kêu gọi nhà nước nhanh chóng thực hiện các
biện pháp cần thiết. Ông nói:
Hành động cụ thể bây giờ là khởi kiện ngay lập tức, nêu vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ...và chỉ có những biện pháp như thế mới có thể ngăn ngừa được.
- TS Nguyễn Quang A
“Hành động cụ thể bây giờ khởi kiện ngay lập tức, nêu vấn đề này
ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc … Làm như thế để nâng cái giá chính
trị mà Trung Quốc phải trả trong hành động này của họ và chỉ có những
biện pháp như thế mới có thể ngăn ngừa được. Tất nhiên là chúng ta cố
gắng tránh hết những chuyện đụng tới vũ lực. Nhưng mà tất cả những biện
pháp nhất là pháp lý và ngoại giao thì phải tiến hành khẩn cấp càng
nhanh càng tốt.”
Đưa vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan bất hợp pháp trên vùng biển
Việt Nam ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ gây một tiếng vang lớn.
Tuy vậy nó có rất nhiều trở ngại và có thể nhìn thấy trước kết quả. Thạc
sĩ Hoàng Việt phân tích:
“Điều kiện đưa ra Hội đồng Bảo thì phải là những vấn đề đe dọa hòa
bình và an ninh của khu vực, của thế giới. Khái niệm thế nào là đe dọa
an ninh hòa bình của khu vực hay thế giới thì phải thuyết phục cộng đồng
quốc tế. Nhưng mà phản ứng của quốc tế về vấn đề này cũng dè đặt, chỉ
có một số quốc gia lên tiếng chính thức. Thí dụ như Hoa Kỳ, còn những
quốc gia khác cũng chưa đưa ra một tiếng nói rõ ràng. Nga, Ấn Độ những
quốc gia mà Việt Nam trông đợi thì cho đến hết ngày 14/5 cũng chưa lên
tiếng.
Như vậy nếu Việt Nam thuyết phục được Hội đồng Bảo an trong đó có 5
cường quốc rằng tình trạng này ảnh hưởng an ninh hòa bình của khu vực,
của thế giới thì đó là điều rất khó khăn. Và vấn đề thứ hai Trung Quốc
là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, Trung Quốc nắm quyền phủ
quyết. Nghị quyết nào bất lợi cho Trung Quốc thì họ sẽ phủ quyết và cuối
cùng nghị quyết đó sẽ không được thông qua nếu chỉ cần một thành viên
không đồng ý nó phủ quyết nó. Khả năng đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an rất
khó khăn.
Ý kiến của giới trí thức, các nhà hoạt động dân quyền kiến nghị nhà
nước kiện Trung Quốc ra tòa Trọng tài quốc tế theo Công ước Liên Hiệp
Quốc về Luật Biển. Nếu làm việc này như Philippines đã hành động với
Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải chuẩn bị những gì và có thể thu lượm được
những kết quả như thế nào. Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu Biển
Đông, giảng viên Luật quốc tế ở TP.HCM nhận định:
“Phải đặt vấn đề thế này, thứ nhất kiện để làm gì, kiện gây tiếng
vang quốc tế là một chuyện. Nhưng theo tôi nếu có kiện thì kiện chỉ là
một trong nhiều biện pháp. Xem vụ kiện Philippines với Trung Quốc, để
xây dựng hồ sơ pháp lý Philippines mất ít nhất 1 năm. Khi Hội đồng trọng
tài được thành lập mà thụ lý hồ sơ đó cho đến giải quyết mất ít nhất ba
năm. Nếu trong ba bốn năm như thế mà Việt Nam không có một biện pháp
đầu tiên thực tế để giữ được các vùng biển của mình, thì khi mà đưa được
vụ kiện ra, Việt nam có khi không còn biển nữa thì còn gì để kiện. Thực
tế Trung Quốc đã chiếm rồi thì còn gì mà kiện nữa.”
Tranh chấp của Việt Nam và Trung Quốc cốt lõi ở vấn đề chủ quyền quần
đảo Hoàng Sa. Trên thực tế Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam Cộng Hòa
năm 1974. Báo Tuổi Trẻ Online trích lời ông Dương Danh Huy thuộc Quỹ
nghiên cứu Biển Đông nhận định rằng, khó khăn pháp lý là hiện nay không
có tòa án hay tòa trọng tài nào có thẩm quyền để xác định quần đảo Hoàng
Sa thuộc về nước nào, không có tòa án nào có thẩm quyền để vạch ranh
giới vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước, hoặc xác định vùng đặc quyền
kinh tế thuộc quần đảo Hoàng Sa vươn ra đến đâu. Như vậy tức là không
có tòa nào có thẩm quyền để công nhận quan điểm của Việt nam hay Trung
Quốc.
Người cộng sản Việt Nam từ chỗ là đồng chí với Trung Quốc đã trở
thành thù địch và trải qua cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1979.
Thế nhưng đến năm 1990 Hà Nội-Bắc Kinh đã bình thường hóa bang giao
trên tinh thần 16 chữ vàng và 4 tốt. Chính sách thân Trung Quốc và nằm
trong quỹ đạo của Bắc Kinh do Đảng Cộng sản Việt chủ trương đang phải
trả giá đắt.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/wh-were-behind-violent-protest-nn-05162014123213.html
T.Hằn
16/05/2014 15:55
(TNO) Thông tin về các điểm nóng công nhân tham gia tuần hành phản đối Trung Quốc là nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị cuộc họp Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ 6.
********
Nguồn:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140516/ke-xau-du-do-tra-tien-cho-cong-nhan-di-tuan-hanh-gay-roi.aspx
16/05/2014 15:55
(TNO) Thông tin về các điểm nóng công nhân tham gia tuần hành phản đối Trung Quốc là nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội nghị cuộc họp Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ 6.
Trao đổi với Thanh Niên Online chiều nay 16.5, ông Mai Đức Chính, Phó
chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cho biết theo phản ánh của
công nhân và cán bộ công đoàn cơ sở tại Bình Dương, có một số trường
hợp, một nhóm đối tượng dụ dỗ, trả tiền cho công nhân đi tuần hành gây
rối. Khi hỏi, công nhân nói các đối tượng này đưa tiền để mua cờ và mua
áo.
Đáng chú ý, chúng còn thuê cả đối tượng đầu gấu xăm trổ đầy mình đi biểu tình với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có tổ chức.
Hầu hết được xác định không phải là công nhân ở các nhà máy. Ngoài photo bản đồ các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, các đối tượng này còn sử dụng xe máy và bộ đàm liên lạc. Đồ nghề mang theo còn có dao, kiếm và bom xăng để đốt công ty.
Hầu hết được xác định không phải là công nhân ở các nhà máy. Ngoài photo bản đồ các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, các đối tượng này còn sử dụng xe máy và bộ đàm liên lạc. Đồ nghề mang theo còn có dao, kiếm và bom xăng để đốt công ty.
Ở Bình Dương hiện đã bắt trên 800 người và phân loại trên 300 người có thể bị khởi tố.
“Sáng nay, chúng tôi vừa nhận thêm thông tin có một số đối tượng nhắn
tin cho công nhân tập trung đi biểu tình vào ngày 18.5 và sẽ được trả
từ 200.000 – 300.000 đồng. Điều đáng nói, chúng còn yêu cầu mang theo
trẻ em tham gia biểu tình để các lực lượng không thể trấn áp. Chúng tôi
đang xác định lại thông tin, đồng thời báo cáo cơ quan chức năng để có
biện pháp kịp thời”, ông Chính nói.
Theo ông Chính, tình hình ở các KCN tại Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM đã tạm lắng. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Tại KCN Vũng Áng (Hà Tĩnh) có 2 nhóm công nhân xô xát, có 1 người
chết và 149 người bị thương. Ngày 15.5, Cơ quan cảnh sát điều tra Hà
Tĩnh đã khởi tố vụ án và tạm giam 76 người.
Trong sáng nay, tuần hành đã lan ra các tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
“Trước tình hình trên, Tổng Liên đoàn lao động đã bàn bạc và đưa ra
các giải pháp chỉ đạo công đoàn cơ sở, ngăn ngừa tuần hành tự phát ở tất
cả các địa phương trên toàn quốc. Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam Đặng Ngọc Tùng cũng đã ra lời kêu gọi công nhân bình tĩnh, giải
thích cho công nhân hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước kiên quyết đấu
tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển nước ta.
Không tuần hành tự phát, chỉ tuần hành tình đúng chỗ, đúng nơi quy
định”, ông Chính cho hay.
T.Hằn********
Nguồn:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140516/ke-xau-du-do-tra-tien-cho-cong-nhan-di-tuan-hanh-gay-roi.aspx
Nhiều kẻ xấu đã lợi dụng những cuộc tuần hành ôn hòa của công nhân để gây rối (ảnh minh họa) – Ảnh: Lê Lâm
GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
Giải pháp duy nhất cho đảng CSVN để bảo vệ chủ quyền quốc gia
Trung Quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự rất hùng hậu. GDP và chi phí quân sự đều đứng thứ hai trên thế giới. Nền kinh tế luôn đòi hỏi nguồn nguyên, nhiên liệu rất lớn cho sự phát triển. Bởi vậy, việc tìm kiếm các nguồn nguyên, nhiên liệu luôn được ưu tiên trong chính sách bành trướng của Trung Quốc.
Chúng ta hãy cùng suy xét xem quốc gia nào trong khu vực châu Á -
Thái Bình Dương là mục tiêu bành trướng đầu tiên của Trung Quốc?
Nhìn lên phía Bắc của Trung Quốc là một nước Nga hùng mạnh về quân sự
và rất cứng rắn trong vấn đề chủ quyền quốc gia. Hải quân Nga không
nhân nhượng mà đã nổ sung vào tàu cá của TQ khi xâm phạm lãnh hải của
họ. TQ còn thua kém Nga rất nhiều về tiềm lực quân sự. Do vậy, TQ không
thể bành trướng sang nước Nga.
Nhìn sang phía Đông là Hàn Quốc và Nhật Bản, Đài Loan. Họ đều hùng
mạnh về kinh tế, quân sự và là đồng minh của Mỹ. Mỹ có hiệp ước an ninh
với Nhật và Hàn, có luật về bảo vệ Đài Loan. TQ không thể bành trướng về
phía Đông.
Nhìn sang phía Tây là các nước Trung Á, là vùng đệm chiến lược của
Nga. Tiếp đó là Afganistan, quân Mỹ và Nato đang đóng quân ở đó. Tiếp
đến Pakistan đang là đồng minh của TQ. Còn Ấn Độ là cường quốc kinh tế,
quân sự, là đối thủ ngang sức của TQ. Tiếp theo là Miến Điện, đang là
đồng minh, đối tác tốt của TQ. Nhưng tương lai, Miến Điện có thể là đồng
minh của Mỹ và phương Tây.
Phía Nam là Philippines và Việt Nam. Philippines có hiệp ước an ninh
với Mỹ và là đồng minh lâu năm của Mỹ. TQ không thể tùy tiện mà bành
trướng sang Philippines.
Việt Nam có biển Đông với trữ lượng dầu khí, khoáng sản và thủy hải
sản dồi dào. Kinh tế kém phát triển và phụ thuộc nhiều vào TQ về nguồn
nguyên liệu. Chi phí quốc phòng chỉ bằng 1/30 của TQ. Lực lượng hải quân
và không quân chỉ bằng 1/3 hạm đội Nam Hải của TQ. Việt Nam không có
đồng minh để có thể giúp đỡ quân sự, chuyên gia quân sự, hậu cần, thông
tin tình báo,… nếu sảy ra xung đột. Chính quyền và đảng CS cầm quyền thì
tham nhũng, nhu nhược và không đoàn kết, đánh mất niềm tin và sự ủng hộ
của nhân dân.
Bởi vậy, Việt Nam là mục tiêu yếu nhất và dễ nhất trong chiến lược
bành trướng của TQ. Và thực tiễn đã, đang và sẽ chứng minh điều này.
Chiến lược bành trướng của TQ đối với VN
Hiện tại và tương lai, Trung Quốc không sử dụng quân sự để tấn công
đánh chiếm các đảo của VN ở quần đảo Trường Sa trước. Mà TQ đang và sẽ
tiếp tục sử dụng chiến thuật lấn chiếm từng bước vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của VN. Họ tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự, bán quân
sự, dân sự với số lượng áp đảo để tiếp tục duy trì và đặt các dàn khoan
mới. Mỗi năm, họ có thể đặt từ 2-3 dàn khoan và từng bước lấn chiếm cho
tới khi hết các vùng biển có tiềm năng dầu khí của VN.
Các giải pháp đối phó của VN:
Việt Nam chỉ đưa các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư ra thực thi
công vụ, thì chẳng khác gì con muỗi cắn vào mông con voi. Chỉ tự thiệt
hại về kinh tế, tài sản, thương vong về người mà trong khi TQ vẫn tiếp
tục lấn chiếm.
Việt Nam sử dụng quan hệ ngoại giao để kêu gọi và được cả thế giới
ủng hộ, lên tiếng, thì đó cũng chỉ là những phát ngôn, tuyên bố chính
trị, ngoại giao. TQ vẫn trơ mặt mà tiếp tục lấn chiếm. Lợi ích quốc gia
về kinh tế, chính trị, an ninh của họ vẫn quan trọng hơn. Các nước khác
dù ghét TQ nhưng vẫn là đối tác kinh tế của họ.
Việt Nam kiện TQ ra các tòa án quốc tế và thắng kiện. VN cũng không
đủ sức mạnh để dùng các phán quyết, bản án đã thắng đó để thi hành án,
thực thi phán quyết với TQ. Thắng kiện nhưng không đòi lại được chủ
quyền lãnh hải quốc gia.
Cuối cùng là Việt Nam phải dùng giải pháp quân sự để bảo vệ chủ quyền
lãnh hải quốc gia. VN không có đồng minh và tiềm lực quân sự lại thua
kém TQ. TQ sẽ mượn cớ VN dùng vũ lực giải quyết tranh chấp, TQ sẽ uy
hiếp trên đất liền và dùng toàn bộ sức mạnh tiêu diệt lực lượng quân sự
của VN trên biển, đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa. Lúc đó, người
VN muốn rửa chân ở biển cũng phải xin phép TQ. Việt Nam không thể một
mình, đơn phương dùng giải pháp quân sự với TQ.
Vậy, giải pháp nào để VN có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia của mình?
Phần II: Giải pháp cho đảng CSVN để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia.
Muốn bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia, muốn phát triển kinh
tế, hội nhập quốc tế và trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế,
quân sự. Việt Nam phải xây dựng được các mối quan hệ đồng minh chiến
lược. Từ đó VN có đủ sức mạnh về quân sự cùng với sự giúp đỡ của các
đồng minh thì mới có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia.
Lựa chọn quốc gia để xây dựng mối quan hệ đồng minh: Có hai quốc gia mà VN có thể lựa chọn để xây dựng mối quan hệ đồng minh.
Thứ nhất là Nga, nhưng Nga đang sa lầy ở Ukraine, bị Mỹ và các nước
phương Tây bao vây, cấm vận. Mâu thuẫn, tranh chấp giữa Nga với Mỹ và
các nước phương Tây sẽ còn kéo dài. Bởi vậy, Nga rất cần TQ để buôn bán,
làm ăn. Đồng thời, Nga cũng cần TQ trong các liên kết chính trị, kinh
tế để đối phó với phương Tây. Do vậy, Nga không bao giờ muốn làm phật
lòng TQ để xây dựng quan hệ đồng minh với VN chống TQ. Thực tế, từ khi
TQ xâm lược VN trên biển Đông, Nga chưa lên tiếng để bênh vực cho VN.
Thậm chí, Nga còn mong TQ và VN có mâu thuẫn, chiến tranh với nhau để
Nga bán vũ khí và làm TQ suy yếu một phần.
Chắc chắn, Nga sẽ không bao giờ đồng ý xây dựng mối quan hệ đồng minh với VN.
Thứ hai là Mỹ, Mỹ luôn luôn muốn VN đứng về phía Mỹ, cùng chia sẻ mối
quan tâm và lợi ích trên biển Đông. Nước Mỹ với tiềm lực kinh tế, quân
sự hùng mạnh của họ, Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng không chỉ giúp VN phát
triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Mà còn bán vũ khí, viện trợ vũ khí,
cung cấp thông tin tình báo, hỗ trợ hậu cần, huấn luyện,…. Giúp VN có đủ
năng lực đối phó với TQ trên biển Đông.
Khi VN đã xây dựng được quan hệ đồng minh với Mỹ, thì VN sẽ dễ dàng
trong việc xây dựng quan hệ đồng minh với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada,
các nước phương Tây và Nato. Từ đó VN sẽ nhanh chóng phát triển về kinh
tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng đủ sức bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Làm sao để xây dựng mối quan hệ đồng minh với Mỹ?
Trở ngại lớn nhất và duy nhất là vấn đề nhân quyền và dân chủ. Nước
Mỹ chỉ có thể xây dựng mối quan hệ đồng minh với một nước VN dân chủ và
tôn trọng nhân quyền.
Vậy muốn xây dựng được quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ để có thể bảo vệ
được chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế đất nước. Đảng CSVN phải
thả hết tù chính trị, cải thiện và tôn trọng các quyền con người. Công
nhận và cho phép các tổ chức chính trị, đảng phái chính trị thành lập và
hoạt động bình đẳng. Sửa đổi Hiến pháp, luật bầu cử và tiến hành bầu cử
tự do, công bằng.
Làm được điều này, đảng CSVN không chỉ xây dựng được quan hệ đồng
minh chiến lược với Hoa Kỳ. Mà còn hòa hợp, hòa giải dân tộc và đoàn kết
được tất cả người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước trong việc xây
dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.
Giải pháp duy nhất mà VN có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia đó là
đảng CSVN phải cải thiện và tôn trọng nhân quyền, dân chủ hóa xã hội.
Xây dựng các mối quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ và các cường
quốc phương Tây.
Hà Nội, ngày 14-5-2014
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/solution-f-commumist-party-nvdai-05162014093204.html
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chủ tịch Cao trào Nhân bản đấu tranh cho nhân quyền bên trong Việt Nam. Trong tình hình thời sự có nhiều biến động hiện nay, từ Sài Gòn ông lên tiếng với đài RFA về các đối sách với Trung Quốc.
Khi quần chúng phản ứng mạnh
Kính Hòa: Kính chào Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ông là một nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền bên trong Việt Nam. Vừa qua thời sự Việt nam có nhiều diễn biến, từ việc Trung quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam dẫn đến sự phản ứng của các tổ chức dân sự mặc dù không được nhà nước cho phép, rồi đến các cuộc bạo loạn ở các khu công nhân. Nhận xét đầu tiên của bác sĩ về vấn đề này như thế nào ạ?
BS Nguyễn Đan Quế: Diễn biến vừa qua là những vấn đề nóng bỏng của thời sự Việt Nam. Tôi có thể nói với anh như thế này, Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng; và ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu chính phủ đang bị đặt trước một tình thế khó xử và nguy hiểm.
Đó là không chống Trung Quốc xâm lược thì mất nước, còn chống lại thì mất đảng. Nói chung phản ứng của quần chúng rất là mạnh. Có một tia sáng cuối đường hầm.
Có một điều mới tác động đến tình hình chính trị Việt Nam ngày hôm nay đó là sự hoạt động mạnh mẽ của các xã hội dân sự. Bộ chính trị không còn con đường nào khác ngoài chuyện dân chủ hóa đất nước, dân chủ hóa Việt Nam ngay tức khắc.
Đó là giải pháp duy nhất để cứu nguy dân tộc. Chính phủ do dân bầu ra mới có chính nghĩa, có căn bản pháp lý, có hậu thuẫn, để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của đất nước chúng ta ở biển Đông.
Lãnh đạo bối rối
Kính Hòa: Có những quan sát cho thấy là trong các cuộc biểu tình được kêu gọi bởi 20 tổ chức dân sự, hay là cuộc bạo động của công nhân ở các khu công nghiệp dường như được sự bật đèn xanh của chính phủ. Bác sĩ có nhận thấy như vậy không?
BS Nguyễn Đan Quế: Sức mạnh quần chúng đang lên thì Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xuống Biển Đông thì cái sức mạnh đó tăng lên ghê gớm lắm. Đó là rõ ràng không thể chối cãi đến ngày hôm nay, và theo tôi nó còn lên nữa.
Sự bối rối của bộ chính trị về mọi mặt trong cái chuyện đối phó như thế nào, rồi quần chúng mất tin tưởng, hàng ngũ rối loạn đủ mọi thứ. Thế thì chúng ta không cần nói chuyện đèn xanh hay đèn đỏ.
Bộ chính trị chẳng có cách nào khác là cố gắng thích ứng. Mà cố gắng thích ứng thế nào đi nữa thì phong trào đòi dân chủ và nhân quyền vẫn tiếp tục đi lên.
Không lệ thuộc tí nào vào cái gọi là đèn xanh hay đèn đỏ của bộ chính trị trong thời điểm này nữa. Dù có đòn ngón, cài người, tổ chức biểu tình giả hiệu, thì theo tôi tình thế bế tắc vẫn không tránh khỏi mà nếu không khéo lại lộ ra những chuyện khác đưa vào thế kẹt hơn nữa, anh sẽ bị phản tác dụng.
Chúng tôi không cần biết đèn xanh hay đèn đỏ, mà chắc chắn trong tình hình này, việc chính chúng tôi làm là buộc đảng cộng sản Việt Nam, bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam phải dân chủ hóa ngay.
Khởi đầu là Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư, Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng và cùng toàn bộ Bộ chính trị phải từ chức ngay lập tức.
Phải dựa vào dân, dân chủ hóa đất nước
Kính Hòa: Vừa rồi ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có lời tuyên bố mạnh mẽ lên án Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Miến Điện. Bác sĩ nghĩ thế nào về điều đó?
BS Nguyễn Đan Quế: (cười) Thì tôi nói rồi, không chống thì mất nước, mà chống thì mất đảng. Thế quần chúng đang lên như vũ bão thì đảng cộng sản dường có vẻ muốn dựa vào.
Mà dựa vào thì mất đảng, vậy thì dù anh có tuyên bố thế nào đi nữa thì không có tác động bao nhiêu đến diễn biến của tình hình trong thời điểm này nữa. Dù Nguyễn Phú Trọng có nói gì chăng nữa, dù cho đến nay không dám nói tiếng nào.
Nói trắng ra là có một đường thoát là nhân dân, dân chủ hóa. Có một cái tuyên bố nào để cái đảng của anh ít thiệt hại nhất, chứ còn tham quyền cố vị thì theo chúng tôi ở thời điểm này sức mạnh quần chúng không cho phép chuyện đó.
Kính Hòa: Xin hỏi Bác sĩ câu cuối là bác sĩ nghĩ như thế nào về trách nhiệm và tương lai của Cao trào Nhân bản trong một tương lai dân chủ hóa của Việt Nam?
BS Nguyễn Đan Quế: Phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của đất nước ta hiện nay là một phong trào quần chúng tự phát. Trong đó Cao trào Nhân bản chỉ là một bộ phận. Tất cả các tổ chức, các nhóm, các hội đoàn tuân theo ba nguyên tác chính.
Thứ nhất là đến với. Mọi người đến với tổ chức, đến với phong trào, và đến với đường lối mới cho tự do dân chủ ở đất nước chúng ta.
Thứ hai là không phân biệt gì hết, trai gái tuổi tác, ai là người biến đường lối mới thành hiện thực, tức là dân chủ hóa đất nước, thì người đó có nhiệm vụ phải cống hiến, phải hy sinh, để hoạt động cho đất nước vào lúc này.
Và cái nguyên tắc thứ ba là đường lối mới dân chủ hóa chỉ đạo đầu ốc cho tất cả những anh em đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Kính Hòa: Cám ơn bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã dành thì giờ cho đài Á châu tự do thực hiện cuộc phỏng vấn này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-be-done-in-this-time-kh-05152014160611.html
lịch sử Việt Nam không thể chống lại hay giành chiến thắng trong
các cuộc chiến tranh với các cường quốc quân sự khác mà không có ai
chống lưng cho mình. Vậy thì trong tình hình hiện nay, để có thể chống
lại sự thôn tính lãnh thổ của Trung Quốc, tôi thấy chỉ có thể có Mỹ là
nước duy nhất trên thế giới có đủ sức mạnh quân sự, kinh tế, và cả chính
trị.
với nhau thì mới tồn tại.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/itw-with-dr-cu-huy-ha-vu-05162014133903.html
Làm gì trong tình hình rối ren hiện nay?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chủ tịch Cao trào Nhân bản đấu tranh cho nhân quyền bên trong Việt Nam. Trong tình hình thời sự có nhiều biến động hiện nay, từ Sài Gòn ông lên tiếng với đài RFA về các đối sách với Trung Quốc.
Khi quần chúng phản ứng mạnh
Kính Hòa: Kính chào Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, ông là một nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền bên trong Việt Nam. Vừa qua thời sự Việt nam có nhiều diễn biến, từ việc Trung quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam dẫn đến sự phản ứng của các tổ chức dân sự mặc dù không được nhà nước cho phép, rồi đến các cuộc bạo loạn ở các khu công nhân. Nhận xét đầu tiên của bác sĩ về vấn đề này như thế nào ạ?
BS Nguyễn Đan Quế: Diễn biến vừa qua là những vấn đề nóng bỏng của thời sự Việt Nam. Tôi có thể nói với anh như thế này, Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng; và ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu chính phủ đang bị đặt trước một tình thế khó xử và nguy hiểm.
Đó là không chống Trung Quốc xâm lược thì mất nước, còn chống lại thì mất đảng. Nói chung phản ứng của quần chúng rất là mạnh. Có một tia sáng cuối đường hầm.
Có một điều mới tác động đến tình hình chính trị Việt Nam ngày hôm nay đó là sự hoạt động mạnh mẽ của các xã hội dân sự. Bộ chính trị không còn con đường nào khác ngoài chuyện dân chủ hóa đất nước, dân chủ hóa Việt Nam ngay tức khắc.
Đó là giải pháp duy nhất để cứu nguy dân tộc. Chính phủ do dân bầu ra mới có chính nghĩa, có căn bản pháp lý, có hậu thuẫn, để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của đất nước chúng ta ở biển Đông.
Lãnh đạo bối rối
Kính Hòa: Có những quan sát cho thấy là trong các cuộc biểu tình được kêu gọi bởi 20 tổ chức dân sự, hay là cuộc bạo động của công nhân ở các khu công nghiệp dường như được sự bật đèn xanh của chính phủ. Bác sĩ có nhận thấy như vậy không?
BS Nguyễn Đan Quế: Sức mạnh quần chúng đang lên thì Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xuống Biển Đông thì cái sức mạnh đó tăng lên ghê gớm lắm. Đó là rõ ràng không thể chối cãi đến ngày hôm nay, và theo tôi nó còn lên nữa.
Sự bối rối của bộ chính trị về mọi mặt trong cái chuyện đối phó như thế nào, rồi quần chúng mất tin tưởng, hàng ngũ rối loạn đủ mọi thứ. Thế thì chúng ta không cần nói chuyện đèn xanh hay đèn đỏ.
Bộ chính trị chẳng có cách nào khác là cố gắng thích ứng. Mà cố gắng thích ứng thế nào đi nữa thì phong trào đòi dân chủ và nhân quyền vẫn tiếp tục đi lên.
Không lệ thuộc tí nào vào cái gọi là đèn xanh hay đèn đỏ của bộ chính trị trong thời điểm này nữa. Dù có đòn ngón, cài người, tổ chức biểu tình giả hiệu, thì theo tôi tình thế bế tắc vẫn không tránh khỏi mà nếu không khéo lại lộ ra những chuyện khác đưa vào thế kẹt hơn nữa, anh sẽ bị phản tác dụng.
Chúng tôi không cần biết đèn xanh hay đèn đỏ, mà chắc chắn trong tình hình này, việc chính chúng tôi làm là buộc đảng cộng sản Việt Nam, bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam phải dân chủ hóa ngay.
Khởi đầu là Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư, Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng và cùng toàn bộ Bộ chính trị phải từ chức ngay lập tức.
Phải dựa vào dân, dân chủ hóa đất nước
Kính Hòa: Vừa rồi ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có lời tuyên bố mạnh mẽ lên án Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Miến Điện. Bác sĩ nghĩ thế nào về điều đó?
BS Nguyễn Đan Quế: (cười) Thì tôi nói rồi, không chống thì mất nước, mà chống thì mất đảng. Thế quần chúng đang lên như vũ bão thì đảng cộng sản dường có vẻ muốn dựa vào.
Mà dựa vào thì mất đảng, vậy thì dù anh có tuyên bố thế nào đi nữa thì không có tác động bao nhiêu đến diễn biến của tình hình trong thời điểm này nữa. Dù Nguyễn Phú Trọng có nói gì chăng nữa, dù cho đến nay không dám nói tiếng nào.
Nói trắng ra là có một đường thoát là nhân dân, dân chủ hóa. Có một cái tuyên bố nào để cái đảng của anh ít thiệt hại nhất, chứ còn tham quyền cố vị thì theo chúng tôi ở thời điểm này sức mạnh quần chúng không cho phép chuyện đó.
Kính Hòa: Xin hỏi Bác sĩ câu cuối là bác sĩ nghĩ như thế nào về trách nhiệm và tương lai của Cao trào Nhân bản trong một tương lai dân chủ hóa của Việt Nam?
BS Nguyễn Đan Quế: Phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của đất nước ta hiện nay là một phong trào quần chúng tự phát. Trong đó Cao trào Nhân bản chỉ là một bộ phận. Tất cả các tổ chức, các nhóm, các hội đoàn tuân theo ba nguyên tác chính.
Thứ nhất là đến với. Mọi người đến với tổ chức, đến với phong trào, và đến với đường lối mới cho tự do dân chủ ở đất nước chúng ta.
Thứ hai là không phân biệt gì hết, trai gái tuổi tác, ai là người biến đường lối mới thành hiện thực, tức là dân chủ hóa đất nước, thì người đó có nhiệm vụ phải cống hiến, phải hy sinh, để hoạt động cho đất nước vào lúc này.
Và cái nguyên tắc thứ ba là đường lối mới dân chủ hóa chỉ đạo đầu ốc cho tất cả những anh em đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Kính Hòa: Cám ơn bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã dành thì giờ cho đài Á châu tự do thực hiện cuộc phỏng vấn này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-be-done-in-this-time-kh-05152014160611.html
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Xóa bỏ độc tài mới giữ được nước!
Việt-Long: Ông nhận định ra sao về chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam?
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Không phải riêng tôi mà tất cả
mọi người Việt Nam đều rõ chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông
nói chung và với Việt Nam nói riêng. Từ hằng nghìn năm nay Việt Nam
luôn là mục tiêu xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bao nhiêu triều
đại của nước ta đã phải chống chọi với các triều đại Trung Hoa trong
suốt chiều dài lịch sử hai nước. Điều này thì ai cũng rõ.
Bây giờ tại sao Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vào
thời điểm này? Có rất nhiều lý do. Thứ nhất, đó là sự tiếp tục chính
sách bành trướng mà nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc kế thừa từ các
triều đại phong kiến trước đây của Trung Hoa. Vấn đề thứ hai là Trung
Quốc luộn tận dụng cái gọi là "liên thông tư tưởng", cái gọi là "đồng
chí Cộng Sản" với nhà cầm quyền Việt Nam để ép nhà cầm quyền Cộng Sản
Việt nam nhường đất đai. Nếu không nhường, Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ
lực đánh chiếm. Họ biết rằng hiện nay cái thế của Việt Nam nói chung,
hay cái thế của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam là vô cùng yếu, cực kỳ
yếu, rất cô đơn trong thế giới ngaày nay.
Trung Quốc đã chuẩn bị phương án chiến tranh với Việt
Nam ngay sau vụ đặt giàn khoan. Không phải bây giờ tôi mới nói, mà từ
tháng ba năm 2010 tôi đã phân tích rất rõ là Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ
lực để thôn tính lãnh thổ Việt Nam thì Việt Nam bắt buộc phải tìm đồng
minh, cụ thể là các cường quốc quân sự, để chống lưng cho Việt Nam, vì
Việt Nam không thể tiến hành chiến tranh mà không có sự chống lưng của
các cường quốc khác.
Tôi đã nói trong giai đoạn chống thực dân Pháp, Việt Nam
đã có sự ủng hộ rất tích cực của Liên Xô, Trung Quốc. Đến giai đoạn
chiến tranh việt nam vừa qua, mà tôi gọi là cuộc nội chiến, có sự tham
gia của Mỹ, Việt Nam có thể tiến hành chiến tranh đi đến thống nhất Việt
Nam, cũng nhờ có sự chống lưng của Liên Xô và Trung Quốc, cụ thể với
những vũ khí và các phương tiện hậu cần. Đến năm 1979 khi Trung Quốc
Cộng Sản đánh người em thân thiết Việt Nam Cộng Sản thì Việt Nam Cộng
Sản cũng phải dựa vào một đồng minh Cộng Sản khác là Liên Xô, một cường
quốc.
Như vậy xét về
Chính vì thế, vào tháng 7 tháng 8 năm 2010 khi tiếp tục
trả lời phỏng vấn của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, tôi khẳng định: "đồng hành
quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại"
Việt-Long: Có nhiều ý kiến trong nước cũng
muốn chống Trung Quốc nhưng không muốn liên minh, liên kết với Hoa Kỳ.
Câu hỏi là trước khi có những biện pháp liên quan đến quân sự, có thể
dùng những biện pháp ngoại giao hay pháp lý nào đó đối với Trung Quốc
được không?
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Tôi khẳng đinh rằng đối với một
cường quốc mà nay có thể nói là cường quốc số 2 trên thế giới, không
có biện pháp ngoại giao, chính trị, pháp luật nào, kể cả công pháp quốc
tế có thể nhổ được giàn khoan của Trung Quốc ra khỏi vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam, có thể ngăn cản Trung Quốc sử dụng vũ lực tiếp tục
đánh chiếm nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cho nên việc đảng Cộng sản, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt
Nam nói là dựa vào luật biển quốc tế, vào bản tuyên bố về ứng xử trên
biển Đông mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN, chỉ là những thứ để mị
dân. Trên thực tế người ta hiểu rõ rằng không một lời nói nào, kể cả
bằng ngoại giao, kể cả bằng chính trị, kể cả đưa ra tòa án quốc tế - tôi
chưa muốn nói đến chuyện Trung Quốc không nhìn nhận thì cũng không giải
quyết được trong thủ tục tòa án quốc tế - mà giải quyết được vấn đề.
Nó chỉ làm mất đi thời gian vô cùng quý báu, vô cùng cấp
thiết vô cùng khẩn cấp để tìm ngay một lực lượng hỗ trợ thực tế cho
Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ cho Việt Nam. Đó là liên minh quân sự với
Hoa Kỳ...
Việt-Long: Nhưng Hoa Kỳ đã từng bắt tay với
Trung Quốc và bỏ Việt Nam Cộng Hòa, thì liệu bây giờ Hoa Kỳ có trở lại
cứu Việt Nam Cộng Sản hay không?
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Mỗi tình thế lịch sử lại khác
nhau. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, mục đích của Hoa Kỳ là đúng, vừa
là đúng vừa có cái không đúng. Đúng là tìm cách chống chủ nghĩa Cộng
Sản, thiết lập một chế độ dân chủ. Đó là cái đúng. Nhưng sự không hiểu
biết, hay cái sai lầm, là không biết tới chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, là
tính thống nhất của người Việt Nam.
Người Việt Nam dù Nam hay Bắc cũng đều muốn nước mình
thống nhất thành một khối. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh từ thời 12 sứ
quân đã có ông Đinh Bộ Lĩnh thống nhất thành nước Đại Cồ Việt. Qua đến
nhiều đời sau, những thời kỳ chia cắt như Trịnh Nguyễn phân tranh, cũng
được nhà Tây Sơn thống nhất, rồi nhà Tây Sơn ba anh em chia ba cõi, thì
nhà Nguyễn của chúa Nguyễn Phúc Ánh cũng thống nhất lại dưới triều vua
Gia Long. Việt Nam luôn luôn phải thống nhất, đó là điều người Mỹ không
thấu đáo.
Điểm thứ hai, người Mỹ ở xứ dân chủ Mỹ chỉ cho phép
chính phủ tiến hành những cuộc chiến tranh nhất định vì những mục tiêu
của Hoa Kỳ. Nhưng nếu cuộc chiến tranh kéo dài quá thì sự kiên nhẫn mất
đi. Và cần nói Mỹ không chỉ bắt tay với Trung Quốc mà cả với Liên Xô, để
nhờ các nước lớn bảo đảm cho nền độc lập của VNCH, nhưng không thành...
Việt-Long: Liệu bây giờ Mỹ có sẵn lòng đối đầu quân sự với Trung Quốc để bảo vệ cho nước Việt Nam ngày nay không?
Ts. Cù Huy Hà Vũ: Tôi nghĩ nếu Mỹ và Việt Nam có
liên minh quân sự thì đương nhiên Mỹ dám đối đầu quân sự với Trung Quốc,
nhưng Trung Quốc không dám đối đầu quân sự với Mỹ, Trung Quốc không dám đối đầu quân sự với Mỹ.
Có nhiều lý do. Lý do thứ nhất, về mặt hải quân, và các thiết bị chiến
tranh trên biển, thì Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam hằng chục lần thôi,
chứ so với Mỹ thì chưa đâu vào đâu cả. Đánh nhau có Mỹ tham chiến thì
Trung Quốc sau khi bị đánh bại tan tác chắc lại phải mua vũ khí của Mỹ!
... mà lúc đó Mỹ bán hay không lại là chuyện khác. Đấy là về mặt quân
sự.
Cái thứ hai, hiện giờ Mỹ giữ của Trung Quốc hơn 1 nghìn
tỉ đô la trái phiếu mà Trung Quốc mua của chính phủ Mỹ; đối đầu quân sự
với Mỹ là tính chuyện đốt hơn nghìn tỷ đô la rồi đấy! Người Trung Quốc
là người rất giỏi về nguyên tắc chung về kinh doanh. Họ không bao giờ
muốn mất tiền. Nơi nào đầu tư là chỉ muốn sinh lãi, không bao giờ muốn
mất tiền cả. Vậy tôi nói, cả về khía cạnh quân sự và kinh tế, Trung Quốc
không dám, chứ không nói là thử, Trung Quốc không dám đối đầu quân sự
với Mỹ.
Và tôi nói chỉ cần Mỹ liên minh quân sự với Việt Nam
thôi, thì Việt Nam có thể, bằng khả năng được Mỹ hỗ trợ, kể cả những
thiết bị chiến tranh quan trọng, thì có thể nhổ cái giàn khoan, thậm chí
trong tương lai còn có thể thu hồi quần đảo Hoàng Sa. Tôi nói rằng một
khi Mỹ liên minh quân sự với Việt Nam thì chúng ta, những người Việt Nam
trong và ngoài nước, có niềm tin rằng lãnh thổ của chúng ta không những
được bảo toàn mà còn có khả năng được thu hồi những phần nào bị Trung
Quốc cướp mất.
Còn cái giá phải trả, là mất cái đảng Cộng sản Việt Nam,
thì tôi không cho đó là cái giá... Chỉ có đất nước tồn tại mãi, quốc
gia tồn tại mãi, nếu biết giữ chứ không biết giữ mà đầu hàng thì mất
hết, chứ không thể tồn tại mãi. Về nguyên tắc thì quốc gia tồn tại nhưng
các chính thể, chế độ chính trị thì sẽ được thời gian loại trừ để tìm
chế độ chính trị nào thích hợp nhất. Và tất nhiên cho đến giờ thì tôi
cũng như tuyệt đại đa số trên thế giới đều thấy rằng chỉ có chế độ cộng
hòa dân chủ, có sự cạnh tranh của nhiều đảng phái
Vậy đảng Cộng sản Việt Nam hay ban lãnh đạo đảng Cộng
sản Việt Nam chừng nào còn coi mình là người Việt Nam thì phải biết,
theo tôi là tốt nhất phải biết nên đứng ra tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự
do, kêu gọi tất cả mọi xu hướng xã hội, các lực lượng chính trị Việt
Nam ra dự cuộc bầu cử này.
Tất nhiên tôi không đòi hỏi phải bỏ đi cái đảng Cộng
sản, mà họ vẫn có quyền tồn tại như một đảng chính trị ở Việt Nam và
tranh đua trong cuộc bầu cử có quốc tế giám sát để đảm bảo sự công
bằng. Tôi thấy đó là chuyện tốt nhất và cũng tránh cho đảng Cộng sản
Việt Nam bị đào thải một cách đau đớn.như tôi đã từng tuyên bố nhiều
lần.
Một khi người dân muốn thay đổi chế độ một cách hoà bình
mà đảng Cộng sản không nghe thì chỉ còn một cách khác là thay đổi bằng
bạo lực thì bắt buộc (ĐCS) sẽ phải sụp đổ trong máu thì lúc ấy... Bản
thân tôi không mong muốn chuyện đấy. Ý muốn cá nhân không mong muốn
nhưng thực tế sẽ là câu trả lời. Vì thế một lần nữa ở đây, tôi kêu gọi:
"ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÃY VÌ LỢI ÍCH CỦA DÂN TỘC VIỆT
NAM, HÃY VÌ LỢI ÍCH CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM MÀ TIẾN HÀNH NHỮNG BƯỚC ĐI
KHẨN CẤP NGAY TỨC KHẮC ĐỂ DÂN CHỦ HÓA CHẾ ĐỘ.
TRƯỚC HẾT HÃY TRẢ TỰ DO CHO TẤT CẢ CHO NHỮNG NGƯỜI BẤT
ĐỒNG CHÍNH KIẾN, XÓA BỎ TOÀN BỘ NHỮNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐÀN ÁP CON
NGƯỜI, BẮT ĐẦU TIẾN HÀNH TỔ CHỨC BẦU CỬ DÂN CHỦ ĐA ĐẢNG.
TRÊN CƠ SỞ ĐÓ, HOA KỲ, LÀ QUỐC GIA DUY NHẤT TRÊN THẾ
GIỚI HIÊN NAY, CÓ THỂ GIÚP VIỆT NAM BẢO VỆ THÀNH CÔNG LÃNH THỔ TRƯỚC SỰ
XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC."
Việt-Long: Cám ơn ông Cù Huy Hà Vũ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay. Kính chào quý vị.
Wednesday, May 14, 2014
Wednesday, May 14, 2014
CUỘC TRANH ĐẤU CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC
Giới trí thức lên tiếng về tình hình VN hiện nay
Tình hình trong nước hiện nay được nhận định là rất sôi động khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mỗi khi có những diễn biến như thế, giới trí thức lại lên tiếng và có những đề nghị cho chính quyền.
Nhận định tình hình
Tin tức trên các mạng truyền thông từ trong cũng như ngoài nước suốt
hơn 10 ngày hướng mạnh đến những diễn biến tại khu vực Biển Đông sau khi
Trung Quốc công khai đặt giàn khoan của họ tại khu vực chỉ cách đảo Lý
Sơn của Việt Nam 119 hải lý.
Nhiều người dân tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Sài
Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinh … đều tỏ ra bất bình trước hành động mà họ
cho là ngang ngược xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như thế. Nhóm gồm 20
tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đã ra kêu gọi người dân tham gia biểu
tình để bày tỏ thái độ trước việc Trung Quốc gây hấn.
Một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra vào các ngày 9, 10
và 11 tháng 5 vừa qua ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng và Cần Thơ. Dù có một
số điểm bị ‘bàn ra nói vào’, nhưng chính quyền đã không mạnh tay như hồi
năm 2007, 2011 đối với các biểu tình viên. Tiếp đến là những cuộc diễu
hành biểu tình chống Trung Quốc, mà theo tin nói có đập phá, như tại các
khu công nghiệp Bình Dương, Thủ Đức, Đồng Nai, Thái Bình, Hà Tĩnh…
Tôi muốn đưa ra một biện pháp ba điểm: lịch sử, ngoại giao và pháp luật quốc tế. Trong ba điểm này thì cái sau là hệ quả sinh ra cái trước.
- Ông Nguyễn Ngọc Già
Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, nguyên giáo sư giảng dạy tại
trường Đại học Xây Dựng Hà Nội nói về những cuộc biểu tình chống Trung
Quốc vừa qua như sau:
Tôi có theo dõi, ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có dăm
ba nghìn người; rồi những ông như Huỳnh Tấn Mẫm, giáo sư Tương Lai lên
(nói) vẫn bị ‘bọn đương chức, đương quyền’ phá quấy. Huy động thanh
niên, sinh viên đến thì một nửa đến quậy phá. Có thể nói cũng làm nổi
lên được phong trào của nhân dân tại một số thành phố lớn, chứ còn cả
toàn quốc thì ‘bình chân như vại’, chả có ai thấy gì đâu! Tại vì điều đó
chẳng qua chỉ là sự tự phát của một số người nào đó, chứ bản thân Đảng
này, chính quyền này đã làm được gì đâu?
Ông Nguyễn Ngọc Già, một người có nhiều bài viết trên các trang mạng, có nhận định:
Theo như điều mà chúng ta hay nói là ‘phần nổi của tảng băng’, thì
tôi cho rằng ‘tảng băng’ đó đang trôi vào vùng biển cạn, và nguy cơ
ngày càng rõ ràng, tảng băng đó đang tan chảy ra do nhiệt độ đang nóng
lên, có thể nói rất nóng. Cả khối băng khổng lồ đó sẽ biến thành hằng
triệu khối nước, và tôi tin rằng nó sẽ tạo ra một ‘trận lũ lụt chính
trị’, và cả an ninh quốc phòng, an ninh nội địa cho Việt Nam hôm nay.
Tại Bình Dương vào ngày 13 tháng 5 đã nổ ra một cuộc biểu tình với
những hình ảnh quá khích đập phá các nhà xưởng mà người ta cho rằng của
các chủ đầu tư đến từ Trung Quốc. Nhiều người cũng đang lo ngại những
hành vi như thế liệu có xuất hiện trong những ngày tới hay không?! Liệu
có trở thành ngòi nổ cho một dạng chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay không?
Và dẫn đến những hậu quả tai hại hay không? Đó là những câu hỏi rất khó trả lời.
Đề nghị giải quyết
Trước tình hình được cho là ‘nóng’ như hiện nay, những người trí thức
và quan tâm đến vận mệnh đất nước có những suy nghĩ thế nào về biện
pháp mà chính quyền cần tiến hành để đối phó, giữ vững ổn định cho đất
nước?
Ông Nguyễn Ngọc Già đưa ra giải pháp:
Tôi muốn đưa ra một biện pháp ba điểm: lịch sử, ngoại giao và pháp
luật quốc tế. Trong ba điểm này thì cái sau là hệ quả sinh ra cái
trước.
Trước tiên tôi muốn nói đến yếu tố lịch sử. Tôi cho rằng đã đến
lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử. Cần phải bạch hóa mối quan hệ
Việt- Trung, ít nhất tính từ thập niên 50- đó là lý do xuất hiện công
hàm Phạm Văn Đồng, cho đến thập niên 90- Hội nghị Thành Đô. Ngay cả ông
Nguyễn Cơ Thạch sau hội nghị đó đã phải thốt lên ‘một thời kỳ Bắc thuộc
rất nguy hiểm đã bắt đầu’. Nói tóm lại, biện pháp thứ nhất phải trả lại
sự thật cho lịch sử một cách khách quan, không thiên vị. Từ đó sẽ phơi
ra ( chắc chắn theo tôi) mỗi bên đều có lỗi- giới cầm quyền Việt Nam,
giới cầm quyền Trung Quốc. Tôi cho rằng phải có đủ dũng khí để nhìn
thẳng vào sự thật, và phía Việt Nam cần phải chủ động có kế hoạch xin
lỗi lịch sử.
Từ đó tôi đưa đến biện pháp thứ hai là vấn đề ngoại giao. Từ lịch
sử mà dám xin lỗi trước dân tộc Việt Nam, trước nhân dân Trung Hoa, lúc
đó hình ảnh của Việt Nam mới được cải thiện, mới lấy lại uy tín. Lúc đó
mới nói được việc tranh thủ tình cảm, sự ủng hộ của thế giới. Chứ còn
như hiện nay, sự kêu gọi ủng hộ thế giới trong 10 ngày qua, những phát
ngôn của các nước trong ASEAN, hoặc là Mỹ, Nhật… chỉ là những ngoại giao
chừng mực, chung chung. Như vậy khi có đủ dũng cảm xin lỗi lịch sử một
cách rõ ràng như vậy, tôi tin rằng phía nhà cầm quyền Trung Quốc buộc họ
phải bối rối và có thể họ tạm thời ‘án binh, bất động’.
Tôi nghĩ rằng nếu muốn đưa đất nước Việt Nam tiến lến thì phải có những nhân tố mới mà hiện nay tôi chưa thấy xuất hiện. Nhân tố ấy phải xuất hiện từ trong đảng. Từ trong đảng phải xuất hiện một lực lượng nào đó ly khai ra.
- GS. Nguyễn Đình Cống
Có thể xảy ra hai tình huống: một họ sẽ suy nghĩ lại, và trong
trường hợp tốt nhất họ sẽ ngồi xuống đàm phán với phía Việt Nam ( nhưng
cần nhấn mạnh lại không có chỗ cho giới cầm quyền đương quyền hiện nay).
Trường hợp thứ hai, họ sẽ có những hành vi, hành động mạnh bạo hơn nữa;
lúc đó chúng ta mới nói đến điểm thứ ba là pháp luật quốc tế. Khi mà
chúng ta đã sử dụng pháp luật quốc tế là chúng ta đã trả lại sự thật cho
lịch sử, chúng ta đã cải thiện được hình ảnh của Việt Nam qua ngoại
giao, đối ngoại.
Đối với giáo sư Nguyễn Đình Cống thì dường như chưa thể có được những đổi thay như mong đợi của người dân Việt Nam lâu nay:
Tôi nghĩ rằng nếu muốn đưa đất nước Việt Nam tiến lến thì phải có
những nhân tố mới mà hiện nay tôi chưa thấy xuất hiện. Nhân tố ấy phải
xuất hiện từ trong đảng. Từ trong đảng phải xuất hiện một lực lượng nào
đó ly khai ra. Trước hết phải ly khai chủ nghĩa Mác- Lê nin, loại bỏ chủ
nghĩa cộng sản đi, quay về với dân tộc, quay về với những lý thuyết
phát triển nào đó mới được. Nhưng lực lượng ấy hiện nay tôi chưa thấy
manh nha xuất hiện gì cả. Chứ không thể tin vào những ông đang cầm quyền
hiện nay đâu!
Trong mấy năm qua, nhiều nhân sĩ- trí thức cũng như một số vị lãnh
đạo tinh thần của các tôn giáo lớn ở Việt Nam từng đưa ra những kiến
nghị cho chính quyền Hà Nội. Đơn cử như Kiến nghị của Nhóm 72, Nhận định
của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Công bố của Những Công dân Yêu nước…
Tất cả nêu lên thực trạng của đất nước và những việc chính quyền phải
làm để chấn hưng và phát triển. Tuy nhiên, những kiến nghị đó cho đến
lúc này đều không được lắng nghe.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/intellig-suggest-f-vn-situation-gm-05142014163437.htmlỨng xử của lãnh đạo VN về quan hệ với TQ
Quan hệ phức tạp Việt Trung lại thêm phức tạp và nguy hiểm với việc giàn khoan dầu Hải Dương của Trung quốc được kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam. Bộ ngoại giao Việt nam đã có những phản ứng tức thời, tuy nhiên đảng cộng sản Việt nam lại có những phản ứng chậm trễ như mọi khi.
Tiến sĩ Vũ Tường, thuộc khoa chính trị học, đại học Oregon dành cho Kính Hòa buổi phỏng vấn ngắn về chủ đề này nói riêng, và một số vấn đề khác có liên quan đến chính trị Việt nam.
Kính Hòa: Thưa ông, câu hỏi đầu tiên xin đặt cho ông là,
như ông biết, sự kiện giàn khoan Trung quốc hiện nay là một sự kiện lớn
gây phản ứng lớn nơi dân chúng Việt nam. Bộ ngoại giao cũng đã lên tiếng
phản đối, nhưng mà cũng giống như những lần trước, tức là có sự phản
đối từ phía hành pháp, phía Bộ ngoại giao, nhưng mà về mặt đảng thì
những tờ báo của đảng phản ứng rất chậm trễ, bản thân ông Nguyễn Phú
Trọng thì không nói lời nào hết. Theo kinh nghiệm quan sát chính trị
Việt nam thì ông có thấy rằng có phải là có một sự phân công trong đảng
những người phản đối và những người không bao giờ phản đối không ạ?
Cái từ "phân công" anh dùng rất là hay. Tôi nghĩ là có một sự phân công nhưng tôi không biết đó là ngầm hay là tình thế nó bắt buộc phải như thế...
- TS Vũ Tường
TS Vũ Tường: Cái từ "phân công" anh dùng rất là hay. Tôi nghĩ
là có một sự phân công nhưng tôi không biết đó là ngầm hay là tình thế
nó bắt buộc phải như thế, tại vì bên đảng họ vẫn không đồng ý cái chính
sách làm căng thẳng với Trung quốc. Họ vẫn muốn bảo vệ quan hệ tốt với
đảng cộng sản Trung quốc. Thành ra là họ không muốn phản đối Trung quốc.
Kính Hòa: Từ trước tới giờ giới quan sát từ bên ngoài hay
nói rằng có hai nhóm, nhóm thân Trung quốc và nhóm thân phương Tây hơn.
Theo ông thì cái điều đó chính xác tới mức nào?
TS Vũ Tường: Điều đó khá chính xác đó anh. Nhóm thân phương
tây hơn như anh vừa nói là bên phía nhà nước, Bộ ngoại giao, đặc biệt là
Bộ ngoại giao. Còn nhóm thân Trung quốc thì là bên Đảng, bên tuyên
giáo, rồi công an, quân đội.
Kính Hòa: Theo ông thì quân đội và công an thuộc nhóm thân Trung quốc?
TS Vũ Tường: Vâng tôi nghĩ là như vậy.
Kính Hòa: Có nhiều người nghĩ rằng chuyện này (giàn khoan)
là một chuyển biến chính trị lớn trong quan hệ Việt nam Trung quốc, thì
liệu nó có ảnh hưởng gì không đối với tương quan lực lượng hai phe
(trong đảng)?
TS Vũ Tường: Tôi nghĩ là có chứ anh. Nếu Trung quốc vẫn tiếp
tục những bước đi gây căng thẳng ngoài biển Đông thì sẽ làm suy yếu cái
phe thân Trung quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Việt nam. Họ phản ứng thế
nào? Họ có đủ khả năng để duy trì quyền lực của họ không thì chuyện đó
mình phải chờ xem, mình chưa biết được. Nhưng mà rõ ràng là điều đó làm
cho quyền lực của họ yếu đi.
Kính Hòa: Cách nay không lâu, tại Miến Điện, trong hội nghị
thượng đỉnh ASEAN thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lên tiếng mạnh mẽ tố
cáo hành vi của Trung quốc, thế thì trong sự hợp lý thì có phải ông
Dũng thuộc phe không thân với Trung quốc không?
TS Vũ Tường: Dạ ông Dũng thì có nhiều học giả như Alex Vuving
thì cho rằng ông ấy chỉ thân tiền thôi. Tức là cái gì có tiền là ổng
làm. Có thể đây là ông ấy thấy là cơ hội để ông ấy phát triển quyền lực
và phe cánh của ông ấy trong chính phủ, trong đảng. Ông ấy mới đứng ra
nhận cái vai trò này, có những tuyên bố như vậy. Trước đây ông ấy cũng
có một tuyên bố tương tự trong một phiên họp của Quốc hội và cũng nhận
được nhiều ủng hộ của dân chúng, đặc biệt là những người muốn có hành
động mạnh mẽ hơn với Trung quốc.
Liệu VN có đơn độc?
Kính Hòa: Từ cái tuyên bố lúc trước của ông Dũng mà ông vừa
đề cập đến cái tuyên bố vừa rồi, thời gian gần đây cũng có lời đồn rằng
liệu Việt nam sẽ thay đổi theo cái gọi là mô hình Putin không?
TS Vũ Tường: Vâng cái này cũng khó đoán. Ông Dũng thì ổng có
khả năng làm việc đó, nhưng ổng có làm được không là chuyện khác. Có
những người cũng muốn bảo vệ phe nhóm và quyền lực của họ. Thành ra là
không biết ông Dũng có đủ khả năng và quyền lực để thu tóm mà trở thành
một Putin của Việt nam hay không? Cái việc ấy khó mà biết được, theo tôi
thì cái lực của ông ấy không đủ để ông ấy làm việc đó. Trừ khi có những
yếu tố bên ngoài như là Trung quốc tiếp tục gây hấn ở biển Đông làm cho
phe bảo thủ yếu đi nhiều. Hoặc những yếu tố bên trong nào đó làm ông ấy
mạnh lên, còn hiện giờ thì cái cán cân lực lượng không đủ cho ông ấy.
Tôi nghĩ là ASEAN có thể giúp Việt nam trong một chừng mực nhất định nếu mà nội bộ Việt nam thống nhất trong cách xử lý vấn đề này.
- TS Vũ Tường
Kính Hòa: Dạ xin đặt cho ông câu hỏi cuối cùng. Đó là quan
hệ với các quốc gia ASEAN. Ông là một chuyên gia về Indonesia, thì ông
thấy là ASEAN có giúp đỡ gì không trong quan hệ Việt Trung? Và vai trò
của Indonesia trong tương lai là như thế nào?
TS Vũ Tường: Tôi nghĩ là ASEAN có thể giúp Việt nam trong một
chừng mực nhất định nếu mà nội bộ Việt nam thống nhất trong cách xử lý
vấn đề này. Và Việt nam cũng có thể kéo thêm được các đồng minh của
ASEAN như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Mỹ vào trong cuộc. Và ASEAN có thể nghiêng
về hướng đó. Vấn đề là khả năng và lập trường của chính phủ Việt nam
tạo được sự đồng thuận nội bộ, có những hành động cương quyết đối với
Trung quốc thì có thể tạo nên sự ủng hộ mạnh hơn từ những nước đang
“ngồi trên hàng rào”, tiếng Anh gọi là Wait and See, là chờ xem. Và như
thế ASEAN sẽ ủng hộ Việt nam mạnh hơn. Nhưng mà như bây giờ thì họ vẫn
chưa thấy Việt nam có sự đồng thuận.
Còn về Indonesia thì nước này ngày càng có nền kinh tế phát triển ổn
định hơn, nền dân chủ của họ cũng hoạt động tốt hơn. Tương lai của họ sẽ
đóng vai trò lớn hơn trong ASEAN. Tuần trước có một báo cáo nói rằng
Indonesia hiện có nền kinh tế đứng hàng thứ 10 trên thế giới tính theo
sức mua. Tôi cho là Indonesia sẽ có vai trò lớn hơn. Có điều là người có
triển vọng trở thành Tổng thống sắp tới là ông Jokowi được cho là thiếu
kinh ngiệm quốc tế. Không biết là ông ấy có muốn đóng một vai trò tích
cực trong Đông Nam Á không?
Kính Hòa: Cám ơn ông dành thì giờ cho đài Á châu tự do.
TS Vũ Tường: Cám ơn anh.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-leader-behav-over-cn-relation-kh-05142014162104.html
Tổ quốc lâm nguy - Lúng túng đối nội đối ngoại
Nhà nước Việt Nam bối rối trước làn sóng biểu tình chống Trung Quốc dẫn tới bạo động, trong bối cảnh chưa đạt được sự ủng hộ quốc tế để đối phó với vụ giàn khoan Trung Quốc tạo đặt bất hợp pháp ngoài khơi Bình Định và được 80 tàu vũ trang bảo vệ. Nhiều ý kiến cho rằng tổ quốc đang thực sự lâm nguy và chưa nhìn thấy đối sách thích hợp.
Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên luật quốc tế Đại học Luật TP.HCM, thành viên quỹ nghiên cứu Biển Đông cho rằng đất nước đang trong một giai đoạn rất khó khăn có thể hiểu là lâm nguy. Ông nói:
"Theo tôi, Việt Nam đang trong tình trạng nhiều lâm nguy, nhưng lâm nguy ở đây không phải là tình trạng tan vỡ đến nơi. Lâm nguy ở đây là chúng ta có rất nhiều vấn đề từ nội địa và cho đến vấn đề từ bên ngoài. Kẻ thù bên ngoài thì đang tấn công trên biển, mặc dù chưa nổ ra tiếng súng, nhưng cá nhân tôi vẫn gọi đó là cuộc chiến tranh không tiếng súng, nó cũng khốc liệt không kém gì chiến tranh cả.
Thứ hai là những vấn đề nội địa, trong đó liên quan đến phát triển kinh tế và gần đây là phong trào biểu tình dẫn tới bạo động, hôm qua (13/5) có một số vùng vẫn còn khó khăn trong việc kiểm soát, nhưng bây giờ Việt Nam đã kiểm soát được. Tuy vậy nó cho thấy chính phủ Việt Nam có nhiều vấn đề không lường tới trước được, để mà phản ứng tới những vấn đề như vậy.
Tình trạng biểu tình dẫn tới bạo động đúng là Chính phủ có lẽ còn lúng túng và gần như không có một chiến lược trước, để đối phó trước khi biểu tình đó xảy ra. Còn vấn đề bên ngoài thì rất là khó khăn và nếu chúng ta không có thái độ kiên quyết làm việc với Trung Quốc để họ thấy rõ rằng họ sẽ thất bại khị họ có âm mưu đó với Việt Nam, thì khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục những hành động như vậy và nó sẽ ở một mức độ cường độ cao hơn, thậm chí còn khốc liệt hơn.”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp vừa rồi không nêu vấn đề Biển Đông … tôi nghĩ về đối nội là một thiếu sót quá lớn.
- GSTS Nguyễn Thế Hùng
Trò chuyện với chúng tôi, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, một nhà
hoạt động dân quyền hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng cho rằng Việt Nam
lúc thì cấm người dân biểu tình dù ôn hòa, lúc thì để mất kiểm soát. Một
trong những yếu kém lớn nhất về đối nội của Việt Nam xuất phát từ chính
sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan lãnh đạo toàn diện của đất
nước. GSTS Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp vừa rồi không nêu
vấn đề Biển Đông, một người đứng đầu…với chế độ cộng sản Tổng Bí thư là
người cao nhất mà trong vấn đề trọng đại giặc đã đến sân cắm chốt, vi
phạm chủ quyền nghiêm trọng đến thế mà không có ý muốn dứt khoát gì
trong đại hội… tôi nghĩ về đối nội là một thiếu sót quá lớn.”
GSTS Nguyễn Thế Hùng phân tích thêm về chuyện Việt Nam không tranh thủ được sự ủng hộ cụ thể của các nước thế giới. Ông nói:
“Đối ngoại thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ở Hội nghị
ASEAN vừa rồi, tôi thấy chỉ là những phát biểu bình thường, không thể
khác được. Và bây giờ tại sao thế giới người ta thờ ơ với Việt Nam,
người ta nói chung chung, nói ủng hộ nhưng không có gì mạnh mẽ. Trước
đây khi Philippines bị Tàu giành bãi Cỏ May thì Việt Nam cũng không lên
tiếng ủng hộ, đảo Senkaku của Nhật Bản bị Trung Quốc tranh giành thiết
lập ADZ thì Việt Nam cũng không lên tiếng.
Như vậy chuyện đúng với người ta mà mình làm im ngậm miệng ăn
tiền, tới lúc mình bị thì ai hô hào cho mình. Rồi tới chuyện một nước
thù địch chiếm đất lấy dần lãnh thổ mình, nó đầu độc dân mình bằng nhiều
hình thức, như thực phẩm độc hại, rồi lấn đất lấn rừng, lấn biên giới
thì mình lại nói đó là quan hệ “4 tốt 16 chữ vàng” là nước anh em, có gì
đóng cửa cùng giải quyết. Bây giờ người ngoài nhìn vào người ta nói anh
em chúng nó, để chúng nó đóng cửa giải quyết với nhau. Kiểu như thế,
kiểu mình nói nửa nạc nửa mỡ thì thế giới văn minh đâu có cơ sở nào để
ủng hộ mình mạnh mẽ.”
Làm sao để được quốc tế ủng hộ?
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà Việt nam là một thành viên cũng
không thể hiện sự ủng hộ Việt Nam một cách cụ thể, trong việc Trung Quốc
hạ đặt giàn khoan bất hợp pháp vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, cũng như đưa một lượng tàu vũ trang hùng hậu để bảo vệ giàn
khoan này. Việt Nam đã kiềm chế, chỉ sử dụng tàu cảnh sát biển, tàu kiểm
ngư để đối phó, nhưng hai tuần lễ vừa qua đã không thể vượt qua vành
đai bảo vệ của giàn khoan Trung Quốc. Việt Nam phải làm gì để tranh thủ
sự ủng hộ của thế giới. Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định:
“Tôi nghĩ là Việt Nam muốn tranh thủ sự ủng hộ quốc tế thì Việt
Nam phải có một chiến dịch truyền thông, một chiến dịch ngoại giao rõ
ràng. Vấn đề ở đây là Trung Quốc muốn kéo vấn đề này trở thành song
phương, nghĩa là về Hoàng Sa là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tôi nghĩ là Việt Nam muốn tranh thủ sự ủng hộ quốc tế thì Việt Nam phải có một chiến dịch truyền thông, một chiến dịch ngoại giao rõ ràng.
- Thạc sĩ Hoàng Việt
Nhưng mà việc Việt Nam mong muốn tranh thủ công luận quốc tế, thì
Việt Nam phải có một chiến dịch đối ngoại để cho thế giới thấy rằng, đây
không phải là vấn đề song phương, mà Hoàng Sa liên quan đến vấn đề rộng
hơn là toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó liên quan tới an ninh và an
toàn hàng hải Biển Đông. Nó có ảnh hưởng tới những vấn đề khác như tự do
hàng hải tự do thương mại và đặc biệt là nó ảnh hưởng toàn bộ tới hòa
bình và an ninh toàn bộ khu vực Đông Á cũng như là Châu Á Thái Bình
Dương. Có như vậy các quốc gia mới bừng tỉnh mới có hành động thích hợp
hơn.”
Theo lời Thạc sĩ Hoàng Việt, Việt Nam phải có chiến lược thật dài
thật lâu để đối phó với các hành động của Trung Quốc. Bởi vì thứ nhất
nói thẳng thừng các lực lượng của Việt Nam bao giờ cũng yếu hơn của
Trung Quốc và không thể so sánh ngang bằng.
Những hành động này của Trung Quốc cũng mới chỉ khởi đầu và nó sẽ
tiếp tục trong thời gian tới. Việt Nam vẫn đang cố gắng để đẩy cái giàn
khoan mặc dù vẫn chưa thành công. Hơn nữa ngay ở trong đất nước cũng
đang có nhiều vấn đề, trong đó có nhiều phong trào biểu tình qui tụ từ
hàng ngàn tới hàng chục ngàn người, dẫn tới hành động quá khích đốt phá
tài sản của doanh nghiệp Trung Quốc. Trong một số trường hợp chính quyền
địa phương đã không kiểm soát được tình hình.
Vẫn theo Thạc sĩ Hoàng Việt, tình hình thực tế cả phía ngoài phía
trong đều gặp khó khăn. Và điều mà nhà nước cần làm ngay là phải xây
dựng một chiến lược để đối phó với tất cả các hành vi này trong một thời
gian kéo dài.
Người Trung Quốc ở Việt Nam bỏ chạy sang Campuchia
Các
nhà đầu tư Trung Quốc chạy trốn biểu tình bạo động ở Việt Nam tại cửa
khẩu Bavet ở biên giới Campuchia-Việt Nam, ngày 14/5/2014.
Tin liên hệ
14.05.2014
Công dân Trung Quốc ở Việt Nam bắt đầu băng qua biên giới vào
Campuchia để chạy trốn các cuộc biểu tình bạo lực vì vụ xung đột ở Biển
Ðông.
Phát ngôn viên Tòa đại sứ Việt Nam ở Phnom Penh, ông Trần Văn Thông, nói
với ban tiếng Khmer của đài VOA rằng 'rất nhiều' người Trung Quốc bắt
đầu vượt biên giới vào tuần này.
“Họ (người Trung Quốc) không bị trục xuất khỏi Việt Nam”, ông nói với
ban Khmer của đài VOA, “Ðó là quyết định cá nhân. Tôi không biết lý do
tại sao người Trung Quốc không muốn sống ở đó nữa. Ông nói ông không
“biết họ có muốn đến Campuchia hay những nơi nào khác không”.
Chưa rõ số người Trung Quốc đến từ Việt Nam là bao nhiêu và các giới
chức Campuchia từ chối bình luận về những vụ vượt biên diễn ra sau khi
các nhà máy Trung Quốc và Ðài Loan bị các đám đông hỗn loạn nhắm làm mục
tiêu cho các cuộc tấn công ở miền Nam Việt Nam.
Trong khi đó, người đứng đầu của Hiệp hội người Khmer gốc Việt ở
Campuchia, ông Sem Chi, cho biết các thành viên có kế hoạch biểu tình
vào tuần này bên ngoài sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh.
“Chúng tôi sẽ tổ chức (biểu tình), nhưng phải chờ đến khi tôi trở về (từ
các tỉnh) để thảo luận với ủy ban của chúng tôi”, ông cho biết.
Nhưng phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ Campuchia Khieu Sopheak nói một cuộc biểu tình như vậy là không được phép.
“Người nước ngoài không được sử dụng lãnh thổ của Campuchia để tổ chức
biểu tình chống một nhóm người nước ngoài khác”. Ông nói. “Pháp luật
không cho phép điều đó”.
Campuchia có một nhóm dân cư người Việt khá lớn và hầu hết các thành
viên của Hiệp hội Khmer-Việt Nam được cho là thường trú nhân của
Campuchia.
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc tại Bình Dương và Ðồng Nai:
TÔ HẢI * TẦU ĐANG DỌA ĐÁNH ĐÒN
Thứ Bảy, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Nhật ký mở lần thứ 91: BỐ TẦU ĐANG DỌA ĐÁNH ĐÒN NHỮNG THẰNG CON HƯ ? NGƯỜI NGOÀI CUỘC NHƯ TỚ... TỨC ĐẾN HỘC MÁU !
(Xin lỗi mọi người khi tớ tự nhận mình là : “Người ngoài cuộc”, cốt để nói rõ Cơ sự mất đất, mất biển hôm nay tớ cũng như toàn dân không có trách nhiệm.)
Cho nên tớ không bao giờ quên được cái quan điểm “bốn biển là nhà, ta không giữ được thì để các đồng chí ta quản lý hộ có sao đâu” từ cái thời công khai chính thức nhường Hoàng Sa cho ông anh “bốn đểu” bằng giấy tờ có đóng dấu ,có quốc huy , có tên thủ tướng ký sau khi “xin vô cùng trân trọng”....
Gắng đọc đi ,hỡi những "người bạn cũ” ! nay không còn ưa tớ vì tớ hay nói “thiếu chiến thuật mềm mỏng” như mấy ông mà tớ đề cập thẳng thừng trong bài này : Hỡi các chú đang cai trị đất nước này!
Hãy nghe đây các bố Tầu của các chú đang đang dọa “đánh đòn cả dân tộc” Việt Nam chúng tôi: Bài viết của bố Tầu bằng tiếng Anh, chỉ đọc một đoạn trích thôi, tôi đã muốn tức hộc máu! Vậy mà đến hôm nay không một kẻ nào trong nhóm 16 các chú, các cô nắm trong tay vận mệnh đất nước này, dám hé răng lấy nửa lời, kể cả trong riễu văn khai mạc hội nghị chung chung ươn của các chú!
Tớ post một đoạn đã dịch cho các chú chắc chắn là… đều dốt tiếng Anh. Nhưng cũng gửi toàn văn anh Tầu nói tiếng Mỹ, đang qua sự khinh miệt các chú, chửi tuốt cả dân tộc Việt Nam, với ước mong các thứ Viện, các thứ Hàn, các thứ Lâm của các chú hãy dịch ra cho các chú xem để mà… sớm quy hàng cho nhân dân chúng tôi, cùng nhau lo toan cho một chính quyền mới!
Các chú hãy căng tai, mở to mắt ra mà nghe đây nè :
“Nếu
Việt Nam có thêm những hành động khác nữa ở quần đảo Hoàng Sa, biện
pháp trả đũa của Trung Quốc phải được nâng lên. Trung Quốc nên ước lượng
liệu Việt Nam có dám đưa tầu ra ngoài và trở thành một kẻ khiêu khích
hung hãn hơn Philippines. Nếu như thế thì Trung Quốc nên thay đổi chính
sách với Việt Nam và cho Hà Nội một bài học mà nó xứng đáng được nhận…”
Và đây nữa:
Trung Quốc đã có đủ kinh nghiệm và bài học trong quá khứ để chống lại hành động khiêu khích của Việt Nam. Và nó phải biết rằng những nhận xét về “mối đe dọa Trung Quốc” không nên trở thành gánh nặng tâm lý cho Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ không lặp lại những thỏa hiệp với Việt Nam và Philippines để đổi lấy “tiếng tốt”. Đó không phải là những gì người Trung Quốc muốn. Các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc, khả năng bảo vệ chủ quyền và tốc độ thực hiện chiến lược quốc gia của nó sẽ quyết định hành động của Trung Quốc.
Ngoài ra, sự hỗ trợ của xã hội Trung Quốc cũng là yếu tố rất quan trọng. Trung Quốc có một chính sách vừa phải. Nhưng không nước nào có thể thể hiện một khuôn mặt luôn tươi cười với thế giới.
Trung Quốc không nên tức giận một cách dễ dàng, nhưng nếu lợi ích của mình bị xâm phạm, thì sẽ thấy một hành động trả đũa mạnh. Hoạt động khoan dầu sẽ không bao giờ có thể dừng lại như ý muốn của Việt Nam. Nếu nó dừng lại, đây sẽ là một thất bại lớn trong chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Và sau đây văn bản tiếng Anh nguyên xi để chứng minh tớ không tức... nhầm:
China should show firm attitude to Hanoi
Source: Global Times Published: 2014-5-6 8:21:14
Recently, Vietnamese authorities severely harassed a deepwater drilling rig belonging to China National Offshore Oil Corp. Vietnam’s foreign ministry made a public announcement, “condemning” this drilling operation.
It is believed that the Chinese government will never compromise in face of Vietnam’s provocations. Not only because the coordinates of the rig are within the nine-dashed line, but it is close to the Xisha Islands, over which China has effective jurisdiction. Vietnam created the disturbance this time with the sole aim of winning more bargaining chips so that it can gain a better chance to prevail in the South China Sea disputes over China.
The Nansha Islands are the actual confrontation point for China and Vietnam. Vietnam dared to extend the hostility at this time because of the fact that China is dealing with islands disputes with the Philippines and Japan, and facing the challenge from Washington’s “pivot to Asia.” It speculated that China would value the peace with Vietnam, thinking even if China doesn’t compromise over the Xisha Islands, at least, it would appease Vietnam over the Nansha Islands.
China needs to make its stance clear to Vietnam. China is reluctant to see a situation in which it has diplomatic conflicts with multiple countries, but Vietnam may misinterpret such reluctance. China’s stance never implies that the nation is afraid of, and can’t afford, such a situation.
We believe Hanoi has no guts to attack China’s drilling platform directly. While responding to Vietnam’s harassment and verbal protest, China needs to show a firm attitude that it won’t back off. Hanoi can’t be given the privilege to misjudge the situation.
If Vietnam takes further actions in Xisha, the level of China’s countermeasures must be elevated. China should evaluate whether Vietnam would stick its head out and become a more aggressive provocateur than the Philippines. If so, China should alter its Vietnam policy and give Hanoi a lesson it deserves to get.
China has gained enough experience and lessons in the past to counter Vietnam’s provocations. And it must know that the “China threat” remarks shouldn’t become China’s psychological burdens.
China won’t make repeated compromises to Vietnam and the Philippines in return for “good reputation.” It is not what Chinese people want. China’s territorial claims, its ability to defend sovereignty and the pace to execute its national strategy will decide China’s action. In addition, the support of the Chinese society is also an important factor.
China follows a moderate policy. But no country can always show a smiling face to the world. China shouldn’t be angered easily, but if its interests are infringed upon, a strong retaliatory move should be expected.
The operation of the drilling can never stop as Vietnam wants. If it was stopped, this would be a major failure of China’s South China Sea strategy.
Posted in: OP-ED
tấm
ảnh mà trong cuộc họp báo lên án Việt Nam khiêu khích - bọn bành trướng
đã khẳng định lưỡi bò của chúng là hợp pháp và không thể tranh cãi!
|
Và đây nữa mới hôm nay, bố vẫn dọa sẽ đánh đòn con mạnh hơn...
Trung Quốc cáo buộc lại VN vụ giàn khoan
Ngày thứ Năm 8/5 Trung Quốc cũng mở họp báo về căng thẳng giàn khoan với Việt Nam, trong đó đại diện nước này khẳng định họ có quyền khoan dầu tại vùng biển ngoài khơi Việt Nam.
Trong khi đó Việt Nam tuyên bố phát hiện ra tàu hộ vệ tên lửa số 534 và tàu tấn công nhanh số hiệu 753 của Trung Quốc đang làm nhiệm vụ bảo vệ giàn khoan.
Cuộc họp báo chiều thứ Năm do Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi chủ trì, với chủ đề “Về việc doanh nghiệp Trung Quốc tác nghiệp tại Biển Đông”.
Trung Quốc cảnh báo Việt Nam cần rút lui khỏi khu vực đặt giàn khoan 981, nơi các tàu của hai bên đang đối đầu nhau nhiều ngày nay.
Đợt căng thẳng trên biển, được cho là gay gắt nhất trong nhiều năm nay giữa hai nước láng giềng, bắt đầu từ ngày 1/5 khi Việt Nam phát hiện ra tàu Trung Quốc đang hộ tống giàn khoan của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương (CNOOC) ở gần quần đảo Hoàng Sa mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền.
Hành động của Trung Quốc được cho là không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà trước tiên là để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố sẽ khoan dầu cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý cho tới tháng Tám.
Hiện diện của tàu vũ trang
Việt Nam đã điều tàu ra ngăn chặn giàn khoan của Trung Quốc và cáo buộc tàu Trung Quốc chủ ý đâm vào tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam, đồng thời phun vòi rồng và làm một số nhân kiểm ngư bị thương.
Về phần mình, tại cuộc họp báo 8/5 ở Bắc Kinh, Trung Quốc nói đã hết sức kiềm chế trước các "hành động khiêu khích gay gắt" của phía Việt Nam.
"Khả năng Trung Quốc nhượng bộ Việt Nam là vô cùng thấp vì điều đó có nghĩa nó giảm tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc."
Ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới Hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói: "Chính tàu Việt Nam đã khiêu khích chuyện này. Chính tàu Việt Nam đã đâm vào tàu Trung Quốc".
Theo ông Dịch, hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển ngoài khơi Việt Nam là "hoàn toàn hợp pháp lý và có cơ sở" vì đây là vùng biển "lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc".
Ông cho hay trong vòng 5 ngày, Việt Nam đã điều 35 tàu, đâm cản tàu Trung Quốc 171 lần. Ông vụ phó còn cáo buộc trong số tàu Việt Nam có tàu vũ trang, trong khi về phía Trung Quốc chỉ có tàu dân sự hoặc tàu công vụ không vũ trang.
Ông Dịch Tiên Lương tuyên bố: "Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với Việt Nam, nhưng điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải chấm dứt quấy rối ngăn cản hoạt động của Trung Quốc và phải rút ngay tàu cùng người khỏi hiện trường".
Tức
đến hộc máu mồm nhưng vẫn có chút mừng vui vì: Đây lại là một dịp để
toàn dân ta nhìn rõ nguy cơ mất nước mà đoàn kết nhau tranh đấu cho một
mục tiêu “chính quyền phải về tay toàn dân gồm những người thực yêu nước, có tài do dân bầu ra...”
Càng vui hơn khi thấy ngay chiều 9/5/ một cuộc một cuộc mít-tinh nhỏ đã công khai diễn ra ngay trước Đại Sứ Quán tầu cộng dỏm với những khẩu hiệu thẳng thừng Đả Đảo bọn Tầu cộng xâm lược và trương lên những chiến sỹ đang bị bỏ tù vì chống Tầu, vì yêu nước và đòi phải thả ngay những người này…
Tiếc thay, một lần nữa lại xuất hiện những giọng nói, những “kiến nghị” mong đảng hãy tin dân, hãy dựa vào dân để có tiếng nói chung chống lại quân xâm lược…” (?!) mà đáng buồn nhất là lời phát biểu của một “ráo sư do đảng phong” đã nói những điều cực khó nghe như sau : Phát biểu trên BBC Ráo sư Tương Lai ný nuận cách miệng như sau: “… Đây là lúc cần tập trung hậu thuẫn tuyên bố về chủ quyền của nhà nước và tránh đưa những vấn đề khác vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Ông cũng “thay mặt”cho 54 nhân sỹ - trí thức tổ chúc một cuộc "biểu tình riêng” tại Nhà Hát Thành Phố Sai-Gòn , ra cái đều mọi cuộc biểu tình khác không phải của trí thức nhân sỹ các ông ý!
Đây nè : Trả lời BBC ngày 9/5, ông cho biết nhóm của ông bao gồm 54 nhân sỹ trí thức sẽ tổ chức một cuộc mít-tinh vào sáng 11/5 trước Nhà Hát Lớn, Saigon, để phản đối hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan xuống gần quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, ông cũng cho biết cuộc mít-tinh này không liên quan đến lời kêu gọi biểu tình của 20 tổ chức dân sự được đưa ra trước đó
Về Thông báo hôm 2/5 của các nhóm dân sự.. ….Ông ý nói:
Càng vui hơn khi thấy ngay chiều 9/5/ một cuộc một cuộc mít-tinh nhỏ đã công khai diễn ra ngay trước Đại Sứ Quán tầu cộng dỏm với những khẩu hiệu thẳng thừng Đả Đảo bọn Tầu cộng xâm lược và trương lên những chiến sỹ đang bị bỏ tù vì chống Tầu, vì yêu nước và đòi phải thả ngay những người này…
Tiếc thay, một lần nữa lại xuất hiện những giọng nói, những “kiến nghị” mong đảng hãy tin dân, hãy dựa vào dân để có tiếng nói chung chống lại quân xâm lược…” (?!) mà đáng buồn nhất là lời phát biểu của một “ráo sư do đảng phong” đã nói những điều cực khó nghe như sau : Phát biểu trên BBC Ráo sư Tương Lai ný nuận cách miệng như sau: “… Đây là lúc cần tập trung hậu thuẫn tuyên bố về chủ quyền của nhà nước và tránh đưa những vấn đề khác vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Ông cũng “thay mặt”cho 54 nhân sỹ - trí thức tổ chúc một cuộc "biểu tình riêng” tại Nhà Hát Thành Phố Sai-Gòn , ra cái đều mọi cuộc biểu tình khác không phải của trí thức nhân sỹ các ông ý!
Đây nè : Trả lời BBC ngày 9/5, ông cho biết nhóm của ông bao gồm 54 nhân sỹ trí thức sẽ tổ chức một cuộc mít-tinh vào sáng 11/5 trước Nhà Hát Lớn, Saigon, để phản đối hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan xuống gần quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, ông cũng cho biết cuộc mít-tinh này không liên quan đến lời kêu gọi biểu tình của 20 tổ chức dân sự được đưa ra trước đó
Về Thông báo hôm 2/5 của các nhóm dân sự.. ….Ông ý nói:
Nào là:
"Các chiến sỹ của ta cũng đang kiên cường trụ vững, không cho kẻ cướp làm càn".
Nào là:
"Lúc này, mỗi một người Việt Nam yêu nước phải đứng đằng sau tuyên bố của nhà nước, đứng sau các chiến sỹ của chúng ta, chứ lúc này lại đưa các vấn đề khác ra để làm loãng mục tiêu đi, thì đó là một sai lầm về chính trị."
Nào là:
"Sáng sớm hôm qua, tôi đã gọi điện ra Hà Nội để phản đối quyết liệt nội dung lời kêu gọi biểu tình của các tổ chức dân sự đó !!!???
"Các chiến sỹ của ta cũng đang kiên cường trụ vững, không cho kẻ cướp làm càn".
Nào là:
"Lúc này, mỗi một người Việt Nam yêu nước phải đứng đằng sau tuyên bố của nhà nước, đứng sau các chiến sỹ của chúng ta, chứ lúc này lại đưa các vấn đề khác ra để làm loãng mục tiêu đi, thì đó là một sai lầm về chính trị."
Nào là:
"Sáng sớm hôm qua, tôi đã gọi điện ra Hà Nội để phản đối quyết liệt nội dung lời kêu gọi biểu tình của các tổ chức dân sự đó !!!???
Nghe trực tiếp tiếng nói của ông “ráo sư” này trên đài BBC mà tôi phát lộn mửa về cái sự công khai “đứng đàng sau Nhà Nước” của ông để phản đối những người có ý định biểu tình phản đối “Tầu xâm lược cùng những kẻ đã mở đường cho Tầu xâm lược” (mà đến hôm nay (10/5) vẫn không có một kẻ nào to nhất trong số 16 tên vua tập thể này dám mở miệng lấy nửa lời !)
Đã thế ông ráo sư này còn cảnh cáo anh chị em rất có ý thức trong “lòng yêu nước không cộng sản dỏm” như ông là sẽ “sai lầm về chính trị” !?
Gọi điện ra Hà Nội? Gớm nhỉ! To nhỉ? - Gọi cho ai? - Cho công an để thẳng tay dẹp các nhóm “biểu tình độc lập” , không phải do các người đảng viên còn giữ nguyên thẻ đảng cùng những người thân tín của các ông này tổ chức và lãnh đạo là cái chắc chứ gần 200 “chung ương” đang bận họp bàn đại sự ghế ngồi!
Sức mấy mà nghe ông ráo sư luôn “phản biện để đảng tốt lên và ngày càng được nhân dân thêm tín nhiệm, ủng hộ”, một loại người mà mình đã cảnh báo “họ sẽ ra mặt khi… thay áo, đổi quần để thành hoặc… Yanokouvich hoặc Poutine là cái chắc!
Các bạn trẻ của tôi ơi! Hãy giữ lửa căm thù bọn cướp nước và bán nước ở trong tim! Đừng để TRÁNH VỎ DƯA LẠI GẶP … QUẢ LỪA ĐẤY !
Hãy cảnh giác trước những nhà Ný nuận Mác - Lê về vườn nhưng vưỡn ra cái đều ta đây cũng “có tí tiến bộ”, dù lúc nào họ cũng “ĐỨNG SAU LƯNG ĐẢNG- CHÍNH PHỦ” của họ!
TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG
Căng thẳng Việt-Trung là cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ
Tàu Trung Quốc (phải) dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu Việt Nam. (Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố ngày 4/5/2014).
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
- Biểu tình tại Việt Nam chống Trung Quốc đặt giàn khoan dầu
- Biểu tình phản đối TQ đặt giàn khoan dầu tại Việt Nam
- ASEAN kêu gọi tự chế trong tranh chấp Biển Đông
- Mỹ lên án TQ khiêu khích trong vụ đụng độ với VN ở Biển Đông
- Bắc Kinh: Tàu Việt Nam cố tình đâm tàu Trung Quốc ở Biển Đông
- Việt Nam, Trung Quốc đả kích nhau về vụ giàn khoan dầu ở Biển Ðông
Ðường dẫn
Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện, Tiến sĩ Trần Trường Thủy, nhấn mạnh Việt-Mỹ vẫn chưa trở thành đồng minh quân sự nếu tình hình Biển Đông chưa tới mức xảy ra đụng độ quân sự.
Tranh cãi Việt-Trung một lần nữa bùng nổ sau khi Bắc Kinh hôm 3/5 thông báo đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý theo quy định của Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, cũng như điều động 80 tàu đủ loại kể cả tàu chiến ngăn chặn không cho Việt Nam thực thi chủ quyền và cho tàu lao vào tấn công tàu Việt Nam khiến 6 nhân viên kiểm ngư Việt bị thương.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ ngày 12/5 phân tích về các bước đối phó sắp tới của Hà Nội trước sự lấn lướt mạnh mẽ từ Trung Quốc sau khi Bắc Kinh, Tiến sĩ Thủy cho biết thêm chi tiết:
Bấm vào đường dẫn dưới đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với TS Trần Trường Thủy:
Căng thẳng Việt-Trung là cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ
Tiến sĩ Trường Thủy: Sự cố lần này là một bước leo thang mới. Trước nay, Trung Quốc chủ yếu cản phá, hoặc là ở mức thăm dò thôi chứ chưa khoan. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc mang giàn khoan vào khoan ở vùng của nước khác, triển khai lực lượng trên thực địa rất rầm rộ bao gồm hải quân, tàu chiến tham gia.VOA: Với bước leo thang mới, liệu phản ứng của phía Việt Nam sẽ có những nét gì mới hơn so với những lời tuyên bố phản đối trước đây vì với những lời tuyên bố coi như Việt Nam chấp nhận thực tế hơn là thay đổi được thực trạng, thưa ông?
Tiến sĩ Trường Thủy: Không hẳn như thế đâu. Việt Nam cho tới giờ triển khai đối phó tương đối tòan diện. Thứ nhất về mặt công khai về mặt công luận, họp báo, phát ngôn. Thứ hai, trên thực địa, các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam đã có biện pháp cản trở phía Trung Quốc. Thứ ba, ở góc độ ngoại giao, chúng ta vận động sự ủng hộ của quốc tế và rất nhiều nước lên tiếng bày tỏ quan ngại như Mỹ, Nhật, Ấn, EU, Úc, ASEAN. ASEAN vừa rồi lần đầu tiên ra được tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tiếp diễn ở Biển Đông.
Đó là những bước chiến lược tương đối đồng bộ của Việt Nam. Mục tiêu là tăng cái giá mà Trung Quốc phải trả cả về ngoại giao, uy tín quốc tế, và ảnh hưởng tới tuyên truyền của Trung Quốc về chiến lược ‘phát triển hòa bình’, cho thế giới thấy rõ ý định của Trung Quốc ở Biển Đông.
VOA: Liệu cách phản ứng của Việt Nam trước nay ‘tự chế tối đa’, như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phát biểu tại thượng đỉnh ASEAN, có giúp thay đổi được tình hình không giữa các bước lấn lướt không ngừng từ phía Trung Quốc? Có sách lược nào khác hữu hiệu hơn chăng?
Tiến sĩ Trường Thủy: Đối với cộng đồng quốc tế, một nước sẽ nhận được sự ủng hộ khi nước đó thể hiện kiềm chế chứ không phải là bên khơi mào cho tranh chấp. Thứ hai là các hoạt động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Việt Nam không thể sử dụng các biện pháp đi ngược lại với luật quốc tế. Trong khuôn khổ luật quốc tế, Việt Nam có thể sử dụng các phương pháp tối đa có thể. Khái niệm ‘kiềm chế’ nên được hiểu rộng hơn như thế.
VOA: Và Việt Nam đang tính tới những bước đi như thế nào sau hành vi lần này của Trung Quốc?
Tiến sĩ Trường Thủy: Phó Thủ tướng Bộ Trưởng Ngoại giao cũng đã tuyên bố là sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia. Đó là tuyên bố cao nhất, có nghĩa là không loại trừ biện pháp nào cả.
VOA: Kể cả biện pháp võ trang?
Tiến sĩ Trường Thủy: Võ trang nên được sử dụng trong khái niệm bảo vệ và tự vệ.
VOA: Liệu Việt Nam có tính tới một vụ kiện tương tự như Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc?
Tiến sĩ Trường Thủy: Với tuyên bố không loại trừ biện pháp nào cả có thể hiểu bao gồm biện pháp sử dụng các chế tài quốc tế. Nhưng thời điểm và cách thức như thế nào là chuyện cụ thể mà các nhà chiến lược Việt Nam phải tính đến.
VOA: Ông dự đoán tình hình có thể leo thang tới mức nào? Có thể dẫn tới mức căng thẳng xung đột hay không?
Tiến sĩ Trường Thủy: Diễn biến tới giờ cho thấy hai bên cũng thể hiện mức độ kiềm chế nhất định khi dùng các tàu thực thi pháp luật hay ‘vũ khí mềm’, chứ chưa đến mức độ cạnh tranh có thể dẫn tới chìm tàu hay thương vong lớn. Mức độ được đặt trong giới hạn ‘tranh dành trên thực địa’ là chính. Theo tôi, chưa có ý chí chính trị để quyết tâm đi đến biện pháp mạnh mẽ quân sự, nhưng tất nhiên không lọai trừ yếu tố các tính toán hay các vụ va chạm hay đánh giá ý định của nhau không đúng sẽ dẫn đến các leo thang căng thẳng, không loại trừ tình huống nào cả.
VOA: Trong trường hợp xảy ra xung đột, liệu Việt Nam có nghĩ tới các phương pháp có thể ủng hộ mình về quân sự thế nào chăng để có đủ khả năng đối phó với Trung Quốc?
Tiến sĩ Trường Thủy: Ý tôi là biện pháp võ trang không phải là biện pháp tính ngay hay có khả năng xảy ra, mà là tất cả biện pháp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế cho phép thì Việt Nam không loại trừ. Chính sách của Việt Nam cũng vẫn là duy trì hòa bình, phát triển đất nước. Các nhà hoạch định chính sách cũng phải cân đối, cân bằng các yếu tố.
VOA: Về tương quan lực lượng giữa Việt Nam với Trung Quốc, giữa lúc Bắc Kinh không ngừng lấn lướt ở Biển Đông, nhiều người cho rằng yếu tố giúp Việt Nam có thể đương đầu chống cự với Trung Quốc là Hoa Kỳ. Liệu đã đến lúc Việt Nam nên xích lại gần Mỹ hơn nữa trong tình hình chung ở Biển Đông hiện nay?
Tiến sĩ Trường Thủy:Lúc mà giữa quan hệ Việt Nam
và Trung Quốc có những căng thẳng là cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ.
Trong các năm gần đây, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều
lĩnh vực. Ở đây có thể nói cũng nên đặt quan hệ Việt-Mỹ trong quan hệ
ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Việt Nam cũng không
đặt cược vào quan hệ với Mỹ. Trong quan hệ Việt-Mỹ cũng có những giới
hạn. Về việc tiến tới quan hệ đồng minh quân sự, nếu tình hình Biển Đông
chưa tới mức xảy ra đụng độ về quân sự, tôi chưa nghĩ Việt Nam và Hoa
Kỳ sẽ trở thành đồng minh mà hai nước cũng sẽ hợp tác với nhau trong các
lĩnh vực cùng lợi ích. Trong đó, Biển Đông là vấn đề hai nước có nhiều
tương đồng về lợi ích, nhất là tự do hàng hải, hòa bình-ổn định khu vực.
Cả hai bên đều quan ngại về việc một Trung Quốc lớn mạnh có đe dọa trật
tự hay không, có thật sự phát triển hòa bình hay không. Chính những
điểm đồng này sẽ thúc đẩy hai nước [Việt-Mỹ] phát triển quan hệ hơn nữa.
VOA: Một trong những yếu tố dẫn tới ‘những giới hạn’ trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay là vấn đề nhân quyền Việt Nam. Trong tình hình hiện nay giữa vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia-chủ quyền dân tộc và tháo gỡ những gúc mắc trong lĩnh vực nhân quyền để có thể xích lại gần hơn và được ủng hộ nhiều hơn từ một người bạn lớn mạnh như Mỹ, theo ông, liệu Việt Nam có sẵn lòng tháo gỡ những gúc mắc đó không?
Tiến sĩ Trường Thủy: Các quan niệm chung giữa Việt-Mỹ về nhân quyền cũng ngày càng xích lại, cũng có nhiều trao đổi nhưng tất nhiên cũng có nhiều khác biệt. Nên đặt vấn đề đó trong tổng thể quan hệ chung. Chính sách của Việt Nam gọi là ‘đối tác’ và ‘đối tượng’, tức điểm nào chung thì cùng khai thác, phát huy; điểm nào khác biệt thì cùng trao đổi để giảm điểm khác biệt đi. Nhìn tổng thể chung, phần trăm hợp tác giữa Việt-Mỹ càng được đẩy mạnh hơn trong các năm gần đây.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi này.
VOA: Một trong những yếu tố dẫn tới ‘những giới hạn’ trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay là vấn đề nhân quyền Việt Nam. Trong tình hình hiện nay giữa vấn đề bảo vệ lợi ích quốc gia-chủ quyền dân tộc và tháo gỡ những gúc mắc trong lĩnh vực nhân quyền để có thể xích lại gần hơn và được ủng hộ nhiều hơn từ một người bạn lớn mạnh như Mỹ, theo ông, liệu Việt Nam có sẵn lòng tháo gỡ những gúc mắc đó không?
Tiến sĩ Trường Thủy: Các quan niệm chung giữa Việt-Mỹ về nhân quyền cũng ngày càng xích lại, cũng có nhiều trao đổi nhưng tất nhiên cũng có nhiều khác biệt. Nên đặt vấn đề đó trong tổng thể quan hệ chung. Chính sách của Việt Nam gọi là ‘đối tác’ và ‘đối tượng’, tức điểm nào chung thì cùng khai thác, phát huy; điểm nào khác biệt thì cùng trao đổi để giảm điểm khác biệt đi. Nhìn tổng thể chung, phần trăm hợp tác giữa Việt-Mỹ càng được đẩy mạnh hơn trong các năm gần đây.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi này.
Hình ảnh các cuộc biểu tình tại Việt Nam:
Người biểu tình Việt giương biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong cuộc biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố HCM.
Tàu Trung Quốc tấn công vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả
Tàu Trung Quốc dùng ròi rồng phun vào tàu kiểm ngư Việt Nam (Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố ngày 4/5/2014).
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
- Căng thẳng Việt-Trung là cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ
- Biểu tình tại Việt Nam chống Trung Quốc đặt giàn khoan dầu
- Biểu tình phản đối TQ đặt giàn khoan dầu tại Việt Nam
- Mỹ lên án TQ khiêu khích trong vụ đụng độ với VN ở Biển Đông
- Bắc Kinh: Tàu Việt Nam cố tình đâm tàu Trung Quốc ở Biển Đông
- Việt Nam, Trung Quốc đả kích nhau về vụ giàn khoan dầu ở Biển Ðông
Video
12.05.2014
Một tàu kiểm ngư Việt Nam và 15 tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc hôm
nay phun vòi rồng vào nhau gần một giàn khoan nước sâu mà Bắc Kinh đưa
vào vùng có tranh chấp ở Biển Đông đầu tháng này.
AP dẫn nguồn tin từ truyền thông trong nước cho hay đây là lần đầu tiên tàu Việt Nam đáp trả các hành động gây hấn của Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà hai nước có tuyên bố chủ quyền.
Hai phóng viên báo Tuổi Trẻ có mặt trên tàu hôm nay tường thuật rằng đôi bên phun vòi rồng qua lại trong khoảng 1 giờ đồng hồ từ 7:30 sáng, khi tàu Việt Nam giương biểu ngữ tiếng Trung Quốc yêu cầu Bắc Kinh dời giàn khoan ra khỏi khu vực. Tờ Tuổi Trẻ nói: 'Toàn bộ thuyền viên an toàn. Chúng ta đã đáp trả thích đáng với tất cả các tàu Trung Quốc.’
Tối hôm qua 11/5, truyền thông nhà nước dẫn nguồn tin từ một giới chức tuần duyên cho hay Trung Quốc đã mở rộng phạm vi cấm tàu bè xung quanh giàn khoan lên thành 16 cây số và huy động phản lực cơ chiến đấu bay thấp bên trên các tàu Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam cho hay hôm nay các tàu Trung Quốc và máy bay bảo vệ giàn khoan Hải Dương tiếp tục ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Hà Nội nói giàn khoan của Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh khẳng định khu vực này thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
Hôm qua, chính phủ Việt Nam đã để cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra với hàng ngàn người xuống đường tại Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Đà Nẵng, bày tỏ phẫn nộ trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được truyền thông trong nước đưa tin, một dấu hiệu chứng tỏ được sự ủng hộ của nhà cầm quyền. Các cuộc biểu tình tương tự từ năm 2007 đều bị an ninh trấn dẹp mạnh tay, với nhiều người bị hành hung và bắt bớ.
Tại thượng đỉnh ASEAN hôm 11/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo hành vi của Trung Quốc là nguy hiểm và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
Đây là lời chỉ trích mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của nhà lãnh đạo Việt Nam về khủng hoảng Biển Đông, nhưng Việt Nam đã không vận động được một sự lên án chung từ Đông Nam Á đối với Bắc Kinh tại diễn đàn khu vực lần này.
AP dẫn nguồn tin từ truyền thông trong nước cho hay đây là lần đầu tiên tàu Việt Nam đáp trả các hành động gây hấn của Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa mà hai nước có tuyên bố chủ quyền.
Hai phóng viên báo Tuổi Trẻ có mặt trên tàu hôm nay tường thuật rằng đôi bên phun vòi rồng qua lại trong khoảng 1 giờ đồng hồ từ 7:30 sáng, khi tàu Việt Nam giương biểu ngữ tiếng Trung Quốc yêu cầu Bắc Kinh dời giàn khoan ra khỏi khu vực. Tờ Tuổi Trẻ nói: 'Toàn bộ thuyền viên an toàn. Chúng ta đã đáp trả thích đáng với tất cả các tàu Trung Quốc.’
Tối hôm qua 11/5, truyền thông nhà nước dẫn nguồn tin từ một giới chức tuần duyên cho hay Trung Quốc đã mở rộng phạm vi cấm tàu bè xung quanh giàn khoan lên thành 16 cây số và huy động phản lực cơ chiến đấu bay thấp bên trên các tàu Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam cho hay hôm nay các tàu Trung Quốc và máy bay bảo vệ giàn khoan Hải Dương tiếp tục ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Hà Nội nói giàn khoan của Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh khẳng định khu vực này thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
Hôm qua, chính phủ Việt Nam đã để cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra với hàng ngàn người xuống đường tại Hà Nội, Sài Gòn, Vinh, Đà Nẵng, bày tỏ phẫn nộ trước hành vi xâm lấn của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được truyền thông trong nước đưa tin, một dấu hiệu chứng tỏ được sự ủng hộ của nhà cầm quyền. Các cuộc biểu tình tương tự từ năm 2007 đều bị an ninh trấn dẹp mạnh tay, với nhiều người bị hành hung và bắt bớ.
Tại thượng đỉnh ASEAN hôm 11/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo hành vi của Trung Quốc là nguy hiểm và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
Đây là lời chỉ trích mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của nhà lãnh đạo Việt Nam về khủng hoảng Biển Đông, nhưng Việt Nam đã không vận động được một sự lên án chung từ Đông Nam Á đối với Bắc Kinh tại diễn đàn khu vực lần này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/5 tuyên bố Việt Nam sẽ thất bại trong việc áp lực Trung Quốc và một lần nữa nữa yêu cầu Hà Nội ngưng cản trở các hoạt động của Bắc Kinh.
Nguồn: AP, Tuoi Tre, VOV
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam:
Người biểu tình Việt giương biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong cuộc biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố HCM.
http://www.voatiengviet.com/content/tau-trung-quoc-tan-cong-voi-rong-tau-vietnam-dap-tra/1912733.html
Tiếp tục vòng đàm phán về TPP tại Thành phố Hồ Chí Minh
DR
Hôm nay, 12/05/2014, vòng đàm phán về Hiệp định tự do mậu
dịch xuyên Thái Bình Dương lại tiếp tục ở Sài Gòn. Mục tiêu là nhằm
đạt được một thỏa thuận để chuẩn bị cho cuộc họp ở cấp Bộ trưởng, sẽ
được tổ chức vào ngày 19/05 tại Singapore.
Trong bốn ngày thương lượng, đại diện 12 nước tham gia TPP sẽ
tập trung giải quyết những vấn đề gai góc còn gây bất đồng như thuế
quan, trong một số lĩnh vực rất nhậy cảm như nông phẩm, sở hữu trí tuệ
và cải cách các doanh nghiệp Nhà nước.
Tại vòng thương lượng hồi tháng Hai vừa qua tại Singapore, các nước đã không đạt được đồng thuận, chủ yếu do các bất đồng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, liên quan đến các điều kiện tiếp cận thị trường nông phẩm và xe hơi.
Sau cuộc họp Thượng đỉnh Nhật-Mỹ, tại Tokyo, ngày 24/04, Tổng thống Barack Obama cho biết là hai bên đã đồng ý thúc đẩy vòng đàm phán.
Ông Akira Amari, Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách hồ sơ TPP nói với Kyodo rằng Mỹ và Nhật đã tìm được « công thức » cho phép tiến tới một thỏa thuận giữa hai nước.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140512-tiep-tuc-vong-dam-phan-ve-tpp-tai-thanh-pho-ho-chi-minhTại vòng thương lượng hồi tháng Hai vừa qua tại Singapore, các nước đã không đạt được đồng thuận, chủ yếu do các bất đồng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, liên quan đến các điều kiện tiếp cận thị trường nông phẩm và xe hơi.
Sau cuộc họp Thượng đỉnh Nhật-Mỹ, tại Tokyo, ngày 24/04, Tổng thống Barack Obama cho biết là hai bên đã đồng ý thúc đẩy vòng đàm phán.
Ông Akira Amari, Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách hồ sơ TPP nói với Kyodo rằng Mỹ và Nhật đã tìm được « công thức » cho phép tiến tới một thỏa thuận giữa hai nước.
Lần đầu tiên tại Thượng đỉnh ASEAN, lãnh đạo Việt Nam công khai tố cáo Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (trái) cùng với Tổng thống Miến Điện
Thein Sein và phu nhân Khin Khin Win tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở
Naypyidaw ngày 11/05/2014.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Hôm qua, 11/05/2014, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN, ở Miến Điện, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã công khai tố
cáo Trung Quốc có « hành động cực kỳ nguy hiểm », « đe dọa trực tiếp đến
hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông », khi « ngang
nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và
máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam ».
Theo lãnh đạo chính phủ Việt Nam, các tàu hộ tống của Trung
Quốc « rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng »
vào các tàu Việt Nam. Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh, hành động của Trung
Quốc « vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 » cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên
trên Biển Đông – DOC mà Trung Quốc đã ký kết.
Đây là lần đầu tiên, kể từ đầu tháng 5 khi Trung Quốc đưa giàn khoan
khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam, một lãnh đạo cấp cao trong « bộ tứ »
chóp bu của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam (Tổng Bí Thư, Chủ tịch
nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội), công khai tố cáo Trung Quốc.
Trước đó, mới chỉ có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh, (không phải Ủy viên Bộ Chính trị) lên tiếng.
Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông giữa Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Brunei - thành viên ASEAN và Trung Quốc đã có từ lâu. Tổng
thống Philippines Benigno Aquino đã nhiều lần tố cáo hành động ngang
ngược của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền. Thế nhưng, cho đến
trước Thượng đỉnh ở Miến Điện, chính quyền Việt Nam hầu như không lên
tiếng công khai tại diễn đàn này, chỉ vận động hành lang, ngầm ủng hộ
các đề nghị của Philippines.
Theo giới quan sát, những bình luận của Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng
mạnh mẽ một cách khác thường so với truyền thống cố hữu của ASEAN trong
các hội nghị của khối này, nhưng Việt Nam không thành không trong việc
thuyết phục được các nước khác ASEAN có lập trường chung lên án đích
danh Trung Quốc.
Trong bản thông cáo chung được công bố hôm qua, các lãnh đạo ASEAN đã
không nêu cụ thể vụ tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà chỉ bày
tỏ « các quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông »
và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng các
biện pháp hòa bình.
Ông Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc Trung tâm nghiên
cứu chiến lược và quốc tế, tại Washington, cho rằng, rõ ràng Việt Nam và
Philippines « muốn có một điều gì đó mạnh hơn thế ».
ASEAN hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận chung, một số nước chịu
sức ép mạnh mẽ của Trung Quốc. Do vậy, theo giáo sư Carl Thayer, chuyên
gia về Châu Á, trong bài trả lời phỏng vấn dành riêng cho RFI Tiếng
Việt, thì « Việt Nam đã ghi được một thắng lợi nhỏ về ngoại giao khi hội
nghị các Ngoại trưởng ASEAN tại Miến Điện ra được một thông cáo riêng
về tình hình Biển Đông. Đây là một động thái quan trọng bởi vì thông
thường, tất cả những gì nói tới Biển Đông đều bị gạt ra khỏi thông cáo
chung. Bản thông cáo này cũng không nêu tên Trung Quốc, nhưng lại nói rõ
là các Ngoại trưởng quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên
Biển Đông, đã làm gia tăng tình hình căng thẳng tại khu vực. Tuyên bố
này làm cơ sở cho các lãnh đạo ASEAN ra thông cáo chung của Thượng đỉnh
».
Thái độ mạnh mẽ của Việt Nam tại Thượng đỉnh ASEAN cũng như việc khối
này ra được các tuyên bố về tình hình căng thẳng tại Biển Đông tạo sức
ép đối với Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ qua phản ứng của Bắc Kinh.
Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua
Chunying), đã vội vã lên tiếng cho rằng hồ sơ Biển Đông không phải là
một vấn đề giữa Trung Quốc và khối ASEAN.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140512-lan-dau-tien-tai-thuong-dinh-asean-lanh-dao-viet-nam-cong-khai-to-cao-trung-quoc-g
“Phản đối của nhân dân Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam,” ông nói. “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên nghiên cứu nghiêm túc để mà thấy được những mặt sai trái của mình và có những hành động cho đúng với quốc tế.”
Về tuyên bố của khối Asean tại hội nghị thượng đỉnh hôm 11/5 tại Nay Pi Taw, thủ đô Miến Điện, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam nhận định rằng ‘Asean đã đoàn kết’ vì ‘có tiếng nói chung trên vấn đề Biển Đông’.
Mặc dù không nêu tên Trung Quốc cũng như không lên án hành động đưa giàn khoan của Trung Quốc vào Biển Đông nhưng ông Khiêm cho rằng tuyên bố chung của Asean ‘như thế là quá đủ rồi’.
“Asean có tuyên bố chung về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhắc lại phải tôn trọng luật pháp trên biển mà các nước phải thực thi, thể hiện rõ thái độ rất rõ ràng của Asean trong vụ việc giàn khoan,” ông nói.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140512_phamgiakhiem_oil_rig.shtml
Biểu tình ở VN 'sẽ tác động đến TQ'
Cập nhật: 11:57 GMT - thứ hai, 12 tháng 5, 2014
Media Player
Hôm Chủ nhật ngày 11/5,
người dân Việt Nam đã đồng loạt xuống đường ở Hà Nội, Đà
Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh để phản đối việc Trung Quốc đưa
giàn khoan HD-981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam.
Trao đổi với BBC, ông Phạm Gia Khiêm, cựu
ủy viên Bộ Chính trị, cựu phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại
giao Việt Nam, nói các cuộc biểu tình này sẽ có tác động đến
phía Trung Quốc.“Phản đối của nhân dân Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam,” ông nói. “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên nghiên cứu nghiêm túc để mà thấy được những mặt sai trái của mình và có những hành động cho đúng với quốc tế.”
Về tuyên bố của khối Asean tại hội nghị thượng đỉnh hôm 11/5 tại Nay Pi Taw, thủ đô Miến Điện, nhà ngoại giao kỳ cựu của Việt Nam nhận định rằng ‘Asean đã đoàn kết’ vì ‘có tiếng nói chung trên vấn đề Biển Đông’.
Mặc dù không nêu tên Trung Quốc cũng như không lên án hành động đưa giàn khoan của Trung Quốc vào Biển Đông nhưng ông Khiêm cho rằng tuyên bố chung của Asean ‘như thế là quá đủ rồi’.
“Asean có tuyên bố chung về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhắc lại phải tôn trọng luật pháp trên biển mà các nước phải thực thi, thể hiện rõ thái độ rất rõ ràng của Asean trong vụ việc giàn khoan,” ông nói.
Báo Wall Street Journal:
“Việt Nam đã có những động thái chuẩn bị đối phó việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép“
Đăng Bởi Một Thế Giới -
Ảnh: Hải quân Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo
Dưới
đầu đề "Vietnam seeks to be a tough adversary to China" - tạm dịch:
"Việt Nam sẽ là đối thủ mạnh đối với Trung Quốc", tờ Wall Street
Journal (Mỹ) nhận định: "Trước khi căng thẳng ở giàn khoan diễn ra, Việt
Nam đã hoàn tất những bước đi củng cố sức mạnh quân sự".
Một Thế Giới xin trích dịch bài báo này:
"Để đối phó với sự khiêu khích ngày càng tăng của láng giềng phía
bắc, các lãnh đạo đã quyết phải đầu tư mạnh vào khả năng quân sự tiên
tiến, nhất là hải quân, để Bắc Kinh phải suy nghĩ "ít nhất là 2 lần"
trước khi đe dọa quyền lợi của Việt Nam.
Việt Nam đã phát triển sức mạnh quân sự,
gồm mua các chiến hạm hiện đại cùng tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Các lãnh
đạo quân sự nói mục tiêu không phải để ganh đua với quân sự Trung Quốc,
nhưng để đề phòng Bắc Kinh sử dụng vũ lực. Họ nói sẽ không nổ súng
trước, nhưng sẵn sàng bắn trả.
Nhà phân tích an ninh khu vực Ian Storey
thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), nói "Việt Nam đã đặt mua
các vũ khí mới để đề phòng Trung Quốc và nếu bị chèn ép, thì để chứng tỏ
họ có thể cho Trung Quốc sặc máu mũi”.
Hạm đội tàu ngầm mới gồm 6 chiếc lớp
Kilo của Nga, sẽ là "viên kim cương trên vương miện” trong hệ thống
phòng thủ của Việt Nam một khi đi vào hoạt động. Nhưng hiện mới chỉ nhận
2 chiếc, và hạm đội sẽ còn mất một thời gian nữa mới hoạt động đầy đủ.
Và ngay cả khi toàn bộ số hàng đặt mua đã được giao, Việt Nam vẫn còn kém Trung Quốc về sức mạnh quân sự.
Hải quân Trung Quốc sở hữu một hạm đội
60 khu trục hạm nhỏ và lớn,theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cùng 35 tàu ngầm tấn
công, dù tất cả số này không hoạt động ở biển Đông.
Việt Nam có nhiều khí tài quân sự tiên
tiến khác cùng số tàu ngầm đắt giá: 6 chiếc khu trục hạm nhỏ Gepard 3.9,
10 tàu chiến tấn công nhanh Molniya từ Nga, 2 hộ tống hạm Sigma hiện
đại mua từ Hà Lan.
Các tàu này đều nhanh, một số thuộc diện
tàng hình, dạng tàu trang bị tên lửa chống tàu có khả năng ngăn chặn
tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải.
Nga cũng giúp Việt Nam chuẩn bị một cơ
sở sản xuất tên lửa chống tàu ở Việt Nam, trong khi trang bị cho không
quân Việt Nam các chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2.
Theo Tim Huxley, giám đốc tổ chức chuyên
gia an ninh IISS-Asia, Hà Nội cũng đang xem xét nhiều loại máy bay
chiến đấu của châu Âu, gồm chiếc Eurofighter Typhoon, và chiếc Gripen
của Saab (Thụy Điển) nhằm tăng cường sức mạnh không quân.
Nếu có các chiến đấu cơ châu Âu hiện
đại, Hà Nội sẽ có ưu thế trước Bắc Kinh vốn bị cấm mua các khí tài quân
sự do lâu nay Trung Quốc bị cấm vận vũ khí. Nhưng Trung Quốc đang tự
phát triển dòng máy bay chiến đấu mới.
Ông Huxley nhận định: Việt Nam sẽ không
chuẩn bị kho vũ khí để so kè với Trung Quốc, nhưng họ quyết tâm hiện đại
hóa quân đội hiệu quả để giúp định hướng cách hành xử trong tương lai
của Trung Quốc: “Việt Nam có thể không đánh thắng Trung Quốc, nhưng họ
có thể tiến hành cuộc kháng cự đẫm máu với Trung Quốc.
Ông Huxley nói thêm: “Người Việt Nam là
những đối thủ nghiêm túc”, từng đương đầu với Mỹ và Trung Quốc trong các
thập niên 1960-1970.
Một số người ở Việt Nam hỏi liệu việc một mình chuẩn bị đối phó quân sự sẽ đủ để ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc.
Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban biên giới quốc gia Việt Nam
nói: “Việt Nam phải tăng cường các động thái ngoại giao nhiều hơn. Có lẽ
đã đến lúc Việt Nam nhanh chóng kiện Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc”.
Ý ông Trục là noi theo Philippines đã kiện Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải ra Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc.
Nhưng ông Storey nói Trung Quốc đã không chịu tham gia phiên tòa
ấy, điều khiến Hà Nội sẽ nhận định là cần trang bị thêm các vũ khí mới:
“Những vụ việc như Trung Quốc đưa ra giàn khoan lớn sẽ chỉ làm Việt Nam
tăng tốc hiện đại hóa quân sự”.
>> “Chim ưng” Mỹ sẽ do thám tàu chiến Trung Quốc trên biển Đônghttp://motthegioi.vn/quoc-te/viet-nam-da-co-nhung-dong-thai-chuan-bi-doi-pho-viec-trung-quoc-dat-gian-khoan-trai-phep-70308.html
Vụ giàn khoan 981: Việt Nam ‘kiềm chế, tránh đối đầu’ với Trung Quốc
Tàu Trung Quốc dùng ròi rồng phun vào tàu kiểm ngư Việt Nam (Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố ngày 4/5/2014).
Một giới chức của Cục Kiểm ngư Việt Nam, cơ quan được giao nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam cùng với lực lượng Cảnh sát
biển, đã cho biết như vậy hôm 13/5 trong khi tin từ trong nước cho hay,
các tàu của Việt Nam ‘nhận lệnh tiến sâu vào khu vực giàn khoan 981’.
Theo ông Phùng Quang Khải, phía Việt Nam sẽ tiếp tục ‘tuyên truyền để
Trung Quốc rút giàn khoan’, và ông cho hay, nếu Trung Quốc tiếp tục có
hành động cản trở thì Việt Nam ‘sẽ có các biện pháp bảo đảm an toàn cho
các lực lượng của mình’.
Trước hết, ông xác nhận với VOA Việt Ngữ về vụ việc tàu Việt Nam và Trung Quốc bắn vòi rồng vào nhau hôm 12/5.
Ông Phùng Quang Khải:Khi lực lượng kiểm ngư của Việt Nam tác nghiệp trên biển. Mình yêu cầu, tuyên truyền cho Trung Quốc phải rút giàn khoan của Trung Quốc về. Mình vào mình tuyên truyền như vậy thì Trung Quốc cho nhiều tàu vây tàu của mình rồi cho hai tàu dùng súng bắn nước, vòi rồng, bắn vào tàu của mình. Vòi rồng nó bắn vào thì nó bị bay mất một số thiết bị trên tàu đó như là cái loa phát thanh đó.
VOA: Đây có phải lần đầu tiên hai bên đối đầu nhau không?
Trước hết, ông xác nhận với VOA Việt Ngữ về vụ việc tàu Việt Nam và Trung Quốc bắn vòi rồng vào nhau hôm 12/5.
Ông Phùng Quang Khải:Khi lực lượng kiểm ngư của Việt Nam tác nghiệp trên biển. Mình yêu cầu, tuyên truyền cho Trung Quốc phải rút giàn khoan của Trung Quốc về. Mình vào mình tuyên truyền như vậy thì Trung Quốc cho nhiều tàu vây tàu của mình rồi cho hai tàu dùng súng bắn nước, vòi rồng, bắn vào tàu của mình. Vòi rồng nó bắn vào thì nó bị bay mất một số thiết bị trên tàu đó như là cái loa phát thanh đó.
VOA: Đây có phải lần đầu tiên hai bên đối đầu nhau không?
Khi lực lượng kiểm ngư của Việt Nam tác
nghiệp trên biển. Mình yêu cầu, tuyên truyền cho Trung Quốc phải rút
giàn khoan về. Mình tuyên truyền như vậy thì Trung Quốc cho nhiều tàu
vây tàu của mình rồi cho hai tàu dùng súng bắn nước, vòi rồng, bắn vào
tàu của mình...
Ông Phùng Quang Khải, Cục Kiểm ngư Việt Nam
Ông Phùng Quang Khải:Nhiều lần rồi chứ, nhưng mình
hết sức kiềm chế. Mình không tự vệ lại. Nhưng mà riêng hôm qua thì
riêng một tàu của mình thì bị 5 cái nó ép, và hai cái tàu của nó ở hai
bên mạn. Nó dùng vòi rồng của nó phun vào tàu của mình. Các chiến sỹ của
mình đã phải chống chọi bằng cách là phải tránh cái miệng vòi của Trung
Quốc. Nếu mà bị nó phun trực diện vào cabin, nếu mà nó vỡ kính thì toàn
bộ các thiết bị trên buồng lái của con tàu sẽ bị hư hỏng hết.
Thuyền trưởng của mình cũng phải tác nghiệp cho tàu tránh vòi rồng của
Trung Quốc và hai tàu nó ép hai bên mạn, buộc mình cũng phải dùng vòi
rồng của mình để đáp trả lại. Sau khi mà có sự đáp trả như vậy thì Trung
Quốc bị rối loạn đội hình của nó thế là mình cũng ngăn chặn được việc
đó.
VOA: Hiện thời Cục Kiểm ngư đã triển khai bao nhiêu tàu gần giàn khoan của Trung Quốc?
Ông Phùng Quang Khải:Cục Kiểm ngư có khoảng 14 chiếc. Hiện nay Trung Quốc có khoảng trên dưới 80 tàu trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng gần 30 tàu, trong đó tàu kiểm ngư chỉ có khoảng một phần hai còn lại là tàu của cảnh sát biển và của công ty Bình Minh. Tương quan lực lượng thì mình lúc nào chỉ có khoảng 1/3 so với tàu của Trung Quốc thôi. Sở dĩ tại sao mình không huy động tàu của mình ra nữa là bởi vì đây là chủ quyền của mình, và mình chỉ có nhiệm vụ ra ngăn chặn và mình tuyên truyền để cho Trung Quốc rút giàn khoan này về thôi, tránh tình trạng đối đầu.
VOA: Hiện thời Cục Kiểm ngư đã triển khai bao nhiêu tàu gần giàn khoan của Trung Quốc?
Ông Phùng Quang Khải:Cục Kiểm ngư có khoảng 14 chiếc. Hiện nay Trung Quốc có khoảng trên dưới 80 tàu trong khi đó Việt Nam chỉ có khoảng gần 30 tàu, trong đó tàu kiểm ngư chỉ có khoảng một phần hai còn lại là tàu của cảnh sát biển và của công ty Bình Minh. Tương quan lực lượng thì mình lúc nào chỉ có khoảng 1/3 so với tàu của Trung Quốc thôi. Sở dĩ tại sao mình không huy động tàu của mình ra nữa là bởi vì đây là chủ quyền của mình, và mình chỉ có nhiệm vụ ra ngăn chặn và mình tuyên truyền để cho Trung Quốc rút giàn khoan này về thôi, tránh tình trạng đối đầu.
Hiện nay Trung Quốc có khoảng trên dưới
80 tàu trong khi Việt Nam chỉ có khoảng gần 30 tàu. Sở dĩ không huy
động tàu ra nữa là bởi vì đây là chủ quyền của mình, và mình chỉ có
nhiệm vụ ngăn chặn và tuyên truyền để Trung Quốc rút giàn khoan này về
thôi, tránh tình trạng đối đầu.
Ông Phùng Quang Khải.
VOA: Báo chí trong nước đưa tin, hôm nay, Việt Nam đã
yêu cầu lực lượng của mình tiến gần hơn vào giàn khoan của Trung Quốc.
Liệu điều này có thể tạo thêm các căng thẳng không?
Ông Phùng Quang Khải:Đây là biển của mình, chủ quyền của mình và giàn khoan của Trung Quốc đặt trái phép ở đây thì tàu của mình phải tiến vào đến giàn khoan để mình tuyên truyền, mình yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về. Trừ trường hợp mình cứ vào mà Trung Quốc nó cứ ngăn thì nó gây khó khăn cho tác nghiệp của mình. Tuy nhiên, khó khăn đến đâu thì mình phải khắc phục, và quan điểm của mình là dứt khoát là phải bám biển và yêu cầu phía Trung Quốc phải rút.
VOA: Lực lượng kiểm ngư sẽ làm gì nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn?
Ông Phùng Quang Khải: Trường hợp mà Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây cản trở cho tàu tác nghiệp của mình thì mình cứ tiếp tục kiên trì tuyên truyền, phản đối và yêu cầu họ thôi. Thế còn khi mà Trung Quốc tiếp tục có những hành vi cản trở như đâm vào tàu của mình hay dùng vòi rồng các thứ này khác thì mình cũng phải hạn chế thiệt hại và có các biện pháp bảo đảm an toàn cho các lực lượng của mình.
Ông Phùng Quang Khải:Đây là biển của mình, chủ quyền của mình và giàn khoan của Trung Quốc đặt trái phép ở đây thì tàu của mình phải tiến vào đến giàn khoan để mình tuyên truyền, mình yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan về. Trừ trường hợp mình cứ vào mà Trung Quốc nó cứ ngăn thì nó gây khó khăn cho tác nghiệp của mình. Tuy nhiên, khó khăn đến đâu thì mình phải khắc phục, và quan điểm của mình là dứt khoát là phải bám biển và yêu cầu phía Trung Quốc phải rút.
VOA: Lực lượng kiểm ngư sẽ làm gì nếu Trung Quốc tiếp tục gây hấn?
Ông Phùng Quang Khải: Trường hợp mà Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây cản trở cho tàu tác nghiệp của mình thì mình cứ tiếp tục kiên trì tuyên truyền, phản đối và yêu cầu họ thôi. Thế còn khi mà Trung Quốc tiếp tục có những hành vi cản trở như đâm vào tàu của mình hay dùng vòi rồng các thứ này khác thì mình cũng phải hạn chế thiệt hại và có các biện pháp bảo đảm an toàn cho các lực lượng của mình.
Cập nhật tin tức chiến đấu ngoài giàn khoan ngày 13/5/2014
Written By chinh luan on Tuesday, May 13, 2014 | 9:27 AM
Nguyễn Thùy Trang
- Sáng ngày 13/5, vào lúc 8 giờ 30, các chiến sĩ trên tàu CSB-4082 chưa
kịp uống café, đã bị 3 chiếc Hải Giám và Tuần Duyên đồng loạt tấn công
từ 3 hướng, chiếc Tuần Duyên đâm vào ngang hông, làm sạt 10m lan can
tàu.
Chiếc CSB-4032 cũng cùng chung số phận,Trung Quốc đã sử dụng 3 tàu hải giám 7028, hải cảnh 46001 và một tàu không rõ số hiệu bao vây CSB-4032 của Việt Nam. Tàu Trung Quốc phun nước, tàu hải cảnh 46001 lao vào ngăn cản, đâm vào mạn trái tàu CSB-4032 làm gãy lan can, hỏng 3 thông gió trên tàu.
Tuy bị sạt lan can, chiếc CSB-4032 vẫn cố vượt qua được vòng vây, tiếp cận phía Tây giàn khoan, dùng loa có công xuất lớn yêu cầu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Trong khi đó ở phía Đông giàn khoan, chiếc Kiểm ngư 628 đã anh dũng, đột nhập vượt qua được vòng vây 10 Hải Lý, và sau đó 7 Hải Lý, chiếc 628 của Việt Nam tăng tốc độ gần đạt tới 5 Hải Lý cách giàn khoan thì bị quân hộ vệ phía địch tràn lên đông như kiến, tập trung rượt bắt chiếc Kiểm ngư 628.
Súng đại liên trên các tàu Tuần Duyên Trung Quốc quay nòng, chỉa thẳng vào như chuẩn bị bắn nát chiếc 628 của VN, không nao núng trước mũi súng quân thù, chiếc 628 vẫn lao nhanh vào giàn khoan, tới 5 Hải lý thì bị nhiều tàu Trung Quốc bao vây, chặn đầu tàu, dùng súng nước xịt bể kính, làm hỏng máy camera trước tàu và thiết bị loa phóng thanh.
Tuy nhỏ nhưng có võ, chiếc 628 của Kiểm Ngư đã lần nữa, làm cho nhóm tàu hộ vệ giàn khoan ăn ngủ không yên. Không những thế, nhiều chiếc tàu Kiểm Ngư khác cũng xông pha ngang dọc, quyết tâm đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc lấn chiếm biển Đông.
Lực Lượng Kiểm Ngư VN, mới được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 2013. Các chiến sĩ đa số là những Kiểm ngư rất trẻ nhưng đầy nhiệt huyết và tinh thần chiến đấu, cho tới ngày 13/5/2014, lực lượng Kiểm Ngư VN đã điều tổng cộng 14 tàu và 300 chiến sĩ ra giàn khoan để hỗ trợ, chiến đấu cùng Cảnh Sát Biển.
Phát biểu tại cuộc họp sáng nay, ông Nguyễn Ngọc Oai-Cục Trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, tình hình diễn biến trên thực địa ngoài biển Đông vẫn đang căng thẳng. Trung Quốc đã huy động 80 tàu trong đó có 1 tàu hộ vệ tên lửa luôn kề sát để hộ vệ cho giàn khoan và hai tàu tấn công nhanh để cản phá lực lượng của ta. Trong khi đó phía ta chủ yếu là tàu dân sự. Thậm chí, có những lúc có 3-5 tàu Trung Quốc vây quanh 1 tàu kiểm ngư của ta để cản phá chúng ta.
Mặt khác, các tàu của Trung Quốc tiếp tục dùng các vòi rồng với tốc độ bắn xa 200m có sức mạnh làm kính tàu kiểm ngư bị vỡ, thậm chí người bị bắn trúng sẽ bị quật ngã; tàu Trung Quốc còn có hành vi đâm trực diện ở góc lớn vào tàu kiểm ngư của ta, gây nguy hiểm lớn cho các kiểm ngư viên, khiến tàu của ta có nguy cơ bị đắm.
"Do vậy, mặc dù phía ta đã cố gắng né tránh nhưng thống kê đến nay đã có 9 kiểm ngư viên bị thương, song nhờ sự chăm sóc y tế kịp thời, toàn bộ tàu và các kiểm ngư viên đã hồi phục và quay trở lại điểm nóng," Cục Trưởng Nguyễn Ngọc Oai cho biết.
Hiện nay với tổng số giao động khoản 80-90 tàu, Trung Quốc đã sử dụng 9 loại tàu để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, bao gồm các tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hải giám, hải tuần, tàu ngư chính, tàu kéo cứu hộ, tàu vận tải, tàu dầu và tàu cá vỏ sắt.
Vào sáng 13/5, Trung Quốc đã điều 86 tàu hộ tống, trong đó 2 tàu quân sự gồm một tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534, một tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786.
Cục Kiểm ngư đã có đường dây nóng với các nước trong khu vực. Hàng ngày có rất nhiều cuộc gọi điện đến để chia sẻ từ đồng bào trong và ngoài nước.
Các bạn có thể gọi đường dây nóng cho Cục Kiểm theo số điện thoại 4.62737323 để hỗ trợ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ ngoài biển khơi.
Chiếc CSB-4032 cũng cùng chung số phận,Trung Quốc đã sử dụng 3 tàu hải giám 7028, hải cảnh 46001 và một tàu không rõ số hiệu bao vây CSB-4032 của Việt Nam. Tàu Trung Quốc phun nước, tàu hải cảnh 46001 lao vào ngăn cản, đâm vào mạn trái tàu CSB-4032 làm gãy lan can, hỏng 3 thông gió trên tàu.
Tuy bị sạt lan can, chiếc CSB-4032 vẫn cố vượt qua được vòng vây, tiếp cận phía Tây giàn khoan, dùng loa có công xuất lớn yêu cầu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Trong khi đó ở phía Đông giàn khoan, chiếc Kiểm ngư 628 đã anh dũng, đột nhập vượt qua được vòng vây 10 Hải Lý, và sau đó 7 Hải Lý, chiếc 628 của Việt Nam tăng tốc độ gần đạt tới 5 Hải Lý cách giàn khoan thì bị quân hộ vệ phía địch tràn lên đông như kiến, tập trung rượt bắt chiếc Kiểm ngư 628.
Súng đại liên trên các tàu Tuần Duyên Trung Quốc quay nòng, chỉa thẳng vào như chuẩn bị bắn nát chiếc 628 của VN, không nao núng trước mũi súng quân thù, chiếc 628 vẫn lao nhanh vào giàn khoan, tới 5 Hải lý thì bị nhiều tàu Trung Quốc bao vây, chặn đầu tàu, dùng súng nước xịt bể kính, làm hỏng máy camera trước tàu và thiết bị loa phóng thanh.
Tuy nhỏ nhưng có võ, chiếc 628 của Kiểm Ngư đã lần nữa, làm cho nhóm tàu hộ vệ giàn khoan ăn ngủ không yên. Không những thế, nhiều chiếc tàu Kiểm Ngư khác cũng xông pha ngang dọc, quyết tâm đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc lấn chiếm biển Đông.
Lực Lượng Kiểm Ngư VN, mới được thành lập ngày 25 tháng 01 năm 2013. Các chiến sĩ đa số là những Kiểm ngư rất trẻ nhưng đầy nhiệt huyết và tinh thần chiến đấu, cho tới ngày 13/5/2014, lực lượng Kiểm Ngư VN đã điều tổng cộng 14 tàu và 300 chiến sĩ ra giàn khoan để hỗ trợ, chiến đấu cùng Cảnh Sát Biển.
Phát biểu tại cuộc họp sáng nay, ông Nguyễn Ngọc Oai-Cục Trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, tình hình diễn biến trên thực địa ngoài biển Đông vẫn đang căng thẳng. Trung Quốc đã huy động 80 tàu trong đó có 1 tàu hộ vệ tên lửa luôn kề sát để hộ vệ cho giàn khoan và hai tàu tấn công nhanh để cản phá lực lượng của ta. Trong khi đó phía ta chủ yếu là tàu dân sự. Thậm chí, có những lúc có 3-5 tàu Trung Quốc vây quanh 1 tàu kiểm ngư của ta để cản phá chúng ta.
Mặt khác, các tàu của Trung Quốc tiếp tục dùng các vòi rồng với tốc độ bắn xa 200m có sức mạnh làm kính tàu kiểm ngư bị vỡ, thậm chí người bị bắn trúng sẽ bị quật ngã; tàu Trung Quốc còn có hành vi đâm trực diện ở góc lớn vào tàu kiểm ngư của ta, gây nguy hiểm lớn cho các kiểm ngư viên, khiến tàu của ta có nguy cơ bị đắm.
"Do vậy, mặc dù phía ta đã cố gắng né tránh nhưng thống kê đến nay đã có 9 kiểm ngư viên bị thương, song nhờ sự chăm sóc y tế kịp thời, toàn bộ tàu và các kiểm ngư viên đã hồi phục và quay trở lại điểm nóng," Cục Trưởng Nguyễn Ngọc Oai cho biết.
Hiện nay với tổng số giao động khoản 80-90 tàu, Trung Quốc đã sử dụng 9 loại tàu để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, bao gồm các tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hải giám, hải tuần, tàu ngư chính, tàu kéo cứu hộ, tàu vận tải, tàu dầu và tàu cá vỏ sắt.
Vào sáng 13/5, Trung Quốc đã điều 86 tàu hộ tống, trong đó 2 tàu quân sự gồm một tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534, một tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786.
Cục Kiểm ngư đã có đường dây nóng với các nước trong khu vực. Hàng ngày có rất nhiều cuộc gọi điện đến để chia sẻ từ đồng bào trong và ngoài nước.
Các bạn có thể gọi đường dây nóng cho Cục Kiểm theo số điện thoại 4.62737323 để hỗ trợ tinh thần chiến đấu cho các chiến sĩ ngoài biển khơi.
Nguồn: FB Nguyễn Thùy Trang
http://www.chinhluanvn.org/2014/05/nguyen-thuy-trang-sang-ngay-135-vao-luc.html
Những đám đông biểu tình chống Trung Quốc đã nổi lửa đốt 15 nhà máy
thuộc quyền sở hữu nước ngoài, và đập phá nhiều nhà máy khác ở miền Nam,
trong lúc phẫn nộ tăng cao về việc Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan dầu
trong vùng biển tranh chấp tại Biển Đông, nơi Việt Nam cho là thuộc
thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo bản tin của hãng AP, tình trạng bất ổn tại các khu công nghệ được thiết lập để thu hút đầu tư nước ngoài này là vụ bùng phát gây mất trật tự công cộng nghiêm trọng nhất tại một nước bị kiểm soát hết sức chặt chẽ trong nhiều năm qua. Sự kiện này nêu bật các nguy cơ đối với chính phủ Việt Nam, giữa lúc Hà Nội đang tìm cách kiềm chế sự giận dữ của công chúng nhắm vào Trung Quốc, và cũng muốn phản đối các hành động của Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của mình trong vùng biển này.
Vụ bất ổn xảy ra vào chiều tối thứ Ba tại một khu công nghiệp do Singapore điều hành và nhiều nơi khác sau các cuộc biểu tình có sự tham dự của hơn 20,000 công nhân tại các khu công nghiệp ở Bình Dương. Trang mạng VNExpress trích lời ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, nói rằng một số các nhóm ít người hơn tấn công các nhà máy mà họ tin là do Trung Quốc điều hành, nhưng trên thực tế một số là của Đài Loan, hay Nam Triều Tiên.
Tin của Reuters hôm nay nói rằng các nhà máy bị tấn công dữ dội nhất là thuộc các công ty trong khu công nghiệp Bình Dương và Đồng Nai, bởi vì những người biểu tình tưởng lầm các công ty này là thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.
Tin ghi các giới chức Việt Nam không cho biết rõ chi tiết về vụ bất ổn này, nhưng nói rằng cổng vào của các nhà máy này đã bị đập phá, nhiều cửa kính bị vỡ. Cảnh sát Việt Nam cho biết họ đang tiến hành điều tra.
Reuters dẫn lời một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Singapore cho biết các cơ sở của một số công ty nước ngoài đã bị xâm nhập và phóng hỏa tại Khu Công Nghiệp Việt Nam-Singapore I và II ở Bình Dương. Người phát ngôn này cho biết là chính phủ Singapore đã yêu cầu Việt Nam lập tức vãn hồi trật tự, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Reuters cũng dẫn lời ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nói với các nhà báo địa phương rằng khoảng 19.000 công nhân đã biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm nhập vào các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
AP tường trình rằng sáng hôm nay, thứ Tư, nhiều nhóm đàn ông đi trên xe gắn máy hãy còn tụ tập ở ngoài đường, và tất cả các nhà máy trong khu vực đã đóng cửa. Cảnh sát chống bạo động đã được huy động trên khắp khu vực.
Một người khác nói rằng nhiều nhà máy do nước ngoài làm chủ đã căng các biểu ngữ trên đó có những hàng chữ 'Chúng tôi yêu Việt Nam' và khẩu hiệu 'Hoàng Sa, Trường Sa - Việt Nam' mà dân chúng Việt Nam vẫn dùng trong các cuộc biểu tình phản đối âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Theo AP, ông Nam nói rằng những cuộc biểu tình hôm qua thoạt đầu diễn ra trong ôn hòa, nhưng sau đó đã bị những 'kẻ cực đoan' lũng đoạn, khiêu khích dân chúng xông vào đập phá các nhà máy.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương được trích thuật nói rằng có ít nhất 15 nhà máy đã bị phóng hỏa, và hàng trăm nhà máy khác bị đập phá hay hôi của, trong khi một số nhân viên an ninh canh gác các nhà máy này, và một số “'huyên gia nước ngoài' không rõ danh tính bị tấn công.
Tổ Hợp Công ty Formosa Plastics của Đài Loan cho biết tài sản của công ty đã bị những người hôi của làm hư hại, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Không có báo cáo về bất cứ ai bị thương.
AP dẫn lời bà Serena Liu, Chủ Tịch Phòng Thương mại Đài Loan ở Việt Nam, nói rằng tất cả mọi người ai cũng sợ hãi, bà cho biết là có một số người tìm cách lái xe khỏi Bình Dương, nhưng những người biểu tình đã dựng lên những rào cản trên nhiều trục lộ.
Tình hình diễn biến tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan dầu
trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hôm nay 14/5/2014,
thêm căng thẳng khi các tàu cảnh sát biển Việt Nam được lệnh áp sát gần
giàn khoan hơn. Trung Quốc huy động lực lượng lớn các tàu và máy bay uy
hiếp, cản trở thô bạo các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ.
Người biểu tình phẫn nộ đốt các nhà máy để phản đối Trung Quốc
Một nhân viên của công ty Trung Quốc (trái) ngăn cản người biểu tình tại Bình Dương, ngày 14/5/2014.
Tin liên hệ
- Căng thẳng tăng cao tại Việt Nam trong vụ tranh chấp với Trung Quốc
- Trung Quốc và Mỹ lại đả kích nhau về vụ giàn khoan ở Biển Đông
- Hàng trăm công nhân ở Bình Dương 'biểu tình chống Trung Quốc'
- Ông Kerry: TQ đặt giàn khoan ở Biển Đông là hành động 'gây hấn'
- Tàu Trung Quốc tấn công vòi rồng, tàu Việt Nam đáp trả
- Căng thẳng Việt-Trung là cơ hội đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ
- Biểu tình tại Việt Nam chống Trung Quốc đặt giàn khoan dầu
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
Hình ảnh/Video
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
14.05.2014
Theo bản tin của hãng AP, tình trạng bất ổn tại các khu công nghệ được thiết lập để thu hút đầu tư nước ngoài này là vụ bùng phát gây mất trật tự công cộng nghiêm trọng nhất tại một nước bị kiểm soát hết sức chặt chẽ trong nhiều năm qua. Sự kiện này nêu bật các nguy cơ đối với chính phủ Việt Nam, giữa lúc Hà Nội đang tìm cách kiềm chế sự giận dữ của công chúng nhắm vào Trung Quốc, và cũng muốn phản đối các hành động của Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của mình trong vùng biển này.
Vụ bất ổn xảy ra vào chiều tối thứ Ba tại một khu công nghiệp do Singapore điều hành và nhiều nơi khác sau các cuộc biểu tình có sự tham dự của hơn 20,000 công nhân tại các khu công nghiệp ở Bình Dương. Trang mạng VNExpress trích lời ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, nói rằng một số các nhóm ít người hơn tấn công các nhà máy mà họ tin là do Trung Quốc điều hành, nhưng trên thực tế một số là của Đài Loan, hay Nam Triều Tiên.
Tin của Reuters hôm nay nói rằng các nhà máy bị tấn công dữ dội nhất là thuộc các công ty trong khu công nghiệp Bình Dương và Đồng Nai, bởi vì những người biểu tình tưởng lầm các công ty này là thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.
Tin ghi các giới chức Việt Nam không cho biết rõ chi tiết về vụ bất ổn này, nhưng nói rằng cổng vào của các nhà máy này đã bị đập phá, nhiều cửa kính bị vỡ. Cảnh sát Việt Nam cho biết họ đang tiến hành điều tra.
Reuters dẫn lời một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Singapore cho biết các cơ sở của một số công ty nước ngoài đã bị xâm nhập và phóng hỏa tại Khu Công Nghiệp Việt Nam-Singapore I và II ở Bình Dương. Người phát ngôn này cho biết là chính phủ Singapore đã yêu cầu Việt Nam lập tức vãn hồi trật tự, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Reuters cũng dẫn lời ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nói với các nhà báo địa phương rằng khoảng 19.000 công nhân đã biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm nhập vào các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
AP tường trình rằng sáng hôm nay, thứ Tư, nhiều nhóm đàn ông đi trên xe gắn máy hãy còn tụ tập ở ngoài đường, và tất cả các nhà máy trong khu vực đã đóng cửa. Cảnh sát chống bạo động đã được huy động trên khắp khu vực.
Một người khác nói rằng nhiều nhà máy do nước ngoài làm chủ đã căng các biểu ngữ trên đó có những hàng chữ 'Chúng tôi yêu Việt Nam' và khẩu hiệu 'Hoàng Sa, Trường Sa - Việt Nam' mà dân chúng Việt Nam vẫn dùng trong các cuộc biểu tình phản đối âm mưu bành trướng của Trung Quốc.
Theo AP, ông Nam nói rằng những cuộc biểu tình hôm qua thoạt đầu diễn ra trong ôn hòa, nhưng sau đó đã bị những 'kẻ cực đoan' lũng đoạn, khiêu khích dân chúng xông vào đập phá các nhà máy.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương được trích thuật nói rằng có ít nhất 15 nhà máy đã bị phóng hỏa, và hàng trăm nhà máy khác bị đập phá hay hôi của, trong khi một số nhân viên an ninh canh gác các nhà máy này, và một số “'huyên gia nước ngoài' không rõ danh tính bị tấn công.
Tổ Hợp Công ty Formosa Plastics của Đài Loan cho biết tài sản của công ty đã bị những người hôi của làm hư hại, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Không có báo cáo về bất cứ ai bị thương.
AP dẫn lời bà Serena Liu, Chủ Tịch Phòng Thương mại Đài Loan ở Việt Nam, nói rằng tất cả mọi người ai cũng sợ hãi, bà cho biết là có một số người tìm cách lái xe khỏi Bình Dương, nhưng những người biểu tình đã dựng lên những rào cản trên nhiều trục lộ.
Phong trào biểu tình chống Trung Quốc vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền
Người biểu tình tập hợp trước sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội 13/05/2014 - REUTERS /Kham
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140514-phong-trao-bieu-tinh-chong-trung-quoc-vuot-khoi-tam-kiem-soat-cua-chinh-quyen
Tàu Việt Nam bị Trung Quốc ngăn cản thô bạo khi vào vùng đặt giàn khoan
Trung Quốc huy động hơn 80 chiếc tàu và máy bay quân sự để uy hiếp các tàu Việt Nam - REUTERS /Vietnam Marine Guard
Tình hình diễn biến tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan dầu
trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hôm nay 14/5/2014,
thêm căng thẳng khi các tàu cảnh sát biển Việt Nam được lệnh áp sát gần
giàn khoan hơn. Trung Quốc huy động lực lượng lớn các tàu và máy bay uy
hiếp, cản trở thô bạo các tàu Việt Nam làm nhiệm vụ.
Theo ghi nhận của các phóng viên Việt Nam có mặt tại hiện
trường xung quanh khu vực đặt giàn khoan Hải Dương 981 ghi nhận, từ
sáng nay khoảng 7 giờ, các tầu Việt Nam tiến gần hơn vào khu vực đặt
giàn khoan Trung Quốc để « kêu gọi, thuyết phục » Trung Quốc rút giàn
klhoan và tàu ra khỏi khu vực chủ quyền Việt Nam.
Khi các tàu cảnh sát biển Việt Nam ở cách giàn khoan chừng trên 9 hải lý, Trung Quốc đã huy động lực lượng tàu với số lượng áp đảo, khoảng trên 80 chiếc trong đó có cả tàu quân sự, chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam, trong khi đó trên trời máy bay quân sự Trung Quốc cũng xuất hiện uy hiếp.
Phóng viên báo chí Việt Nam và nước ngoài đi theo tàu cảnh sát biển Việt Nam đều có chung một nhận xét là các tàu Trung Quốc rất manh động và hung hăng. Trước thực tế đó, tàu cảnh sát biển Việt Nam chỉ còn cách né tránh sự tấn công của các tàu Trung Quốc để tìm cách tiếp cận giàn khoan. Cuộc giằng co như kiểu mèo vờn chuột diễn ra trong vòng nhiều giờ, có lúc các tàu hai bên chỉ cách nhau vài trăm mét. Các tàu Việt Nam với số lượng ít và nhỏ nên khó lọt qua các tàu Trung Quốc
Liên quan đến những diễn biến trên, hôm nay 14/05/2014 trang tin VnExpress dẫn lời thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, đến sáng hôm nay, Trung Quốc vẫn ngăn cản quyết liệt hoạt động của các tàu thực thi pháp luật Việt Nam, không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ rút giàn khoan.
Đồng thời tướng Nguyễn Quang Đạm cũng khẳng định hoạt động quyết liệt này của Trung Quốc đã gây ra những khó khăn và nguy hiểm cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đang tác nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, "Cảnh sát biển Việt Nam vẫn quyết tâm bám trụ, tuyên truyền và đấu tranh" và Việt Nam không điều tàu quân sự ra giải quyết những vụ việc như thế này.
Khi các tàu cảnh sát biển Việt Nam ở cách giàn khoan chừng trên 9 hải lý, Trung Quốc đã huy động lực lượng tàu với số lượng áp đảo, khoảng trên 80 chiếc trong đó có cả tàu quân sự, chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam, trong khi đó trên trời máy bay quân sự Trung Quốc cũng xuất hiện uy hiếp.
Phóng viên báo chí Việt Nam và nước ngoài đi theo tàu cảnh sát biển Việt Nam đều có chung một nhận xét là các tàu Trung Quốc rất manh động và hung hăng. Trước thực tế đó, tàu cảnh sát biển Việt Nam chỉ còn cách né tránh sự tấn công của các tàu Trung Quốc để tìm cách tiếp cận giàn khoan. Cuộc giằng co như kiểu mèo vờn chuột diễn ra trong vòng nhiều giờ, có lúc các tàu hai bên chỉ cách nhau vài trăm mét. Các tàu Việt Nam với số lượng ít và nhỏ nên khó lọt qua các tàu Trung Quốc
Liên quan đến những diễn biến trên, hôm nay 14/05/2014 trang tin VnExpress dẫn lời thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, đến sáng hôm nay, Trung Quốc vẫn ngăn cản quyết liệt hoạt động của các tàu thực thi pháp luật Việt Nam, không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ rút giàn khoan.
Đồng thời tướng Nguyễn Quang Đạm cũng khẳng định hoạt động quyết liệt này của Trung Quốc đã gây ra những khó khăn và nguy hiểm cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đang tác nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, "Cảnh sát biển Việt Nam vẫn quyết tâm bám trụ, tuyên truyền và đấu tranh" và Việt Nam không điều tàu quân sự ra giải quyết những vụ việc như thế này.
THƠ VỀ XHCN
CHIẾN TUYẾN " YẾT KIÊU ".
"Yết KIêu" chiến dịch chủ quyền.
Việt Nam tự quyết nối liền biển sông,
Bắc phương lấn chiếm bờ Đông.
Giàn khoan "Khủng" quá đào thông cướp dầu?
Xã Hội Chủ Nghĩa đối đầu !
Ba mươi Ngư Giám yêu cầu " Rút ra ".!
"Tầu khựa " tự ái quát la...,
Tuyên bố bài học dạy ta " ủi liền " !
Hai thuyền Việt Cộng méo xiên !
Chậy về đất mẹ vay tiền sửa sang...
Cả trăm " Tầu bạn " chơi ngang !
Ôi Thôi tránh né " oai hùng " Đảng khuyên !
"Hiếp dân dâng biển giao duyên."
Bắt người chống giặc ngoại xâm bỏ tù.!!
Chính sự Hồ tặc đần mù !
" Yết Kiêu " lặn biển đuổi thù người xưa.
Bình Nguyên, phá Tống xin thưa :
Tổ chức " Dân Sự " Diên Hồng đứng ra,
Dân Việt quyết chiến giữ nhà.
Thế giới ngưỡng mộ dù xa tiếp gần.<
Trung Cộng cô độc hộ thân.
Đảng trưởng Thủ tướng hết phần tham ô !
Thế hệ Việt tộc tiến hô,
Nối vòng tay lớn điểm tô sơn hà.
Tự do Dân chủ nước nhà,
Sống tình với nghĩa theo đà văn minh.
PHANNGY
GÓC THIÊN ĐƯỜNG
-------
"CNXH là Thiên Đường của nhân loại"
- Lời tâm niệm của thời bao cấp.
*
Anh bỗng nhớ miền quê yêu dấu
Không gian xanh xanh đến nao lòng...
*
Góc Thiên Đường trên giường bề bộn
Váy áo em và tã lót con
Vuông mùng trắng tinh tươm bóng lộn
Mùi tóc thơm tỏa ấm cả buồng...
*
Thật thân thương ba gian nhà nhỏ
Mái tranh vàng, vách nứa đơn sơ
Đêm buông xuống em nhen bếp lửa
Tiếng Vạc kêu xao động mặt hồ...
*
Thỏa ước mơ ta về Thành phố
Nhà cao tầng, xe cộ như nêm
Chẳng còn nữa Góc Thiên Đường cũ
Anh đã quên, mà em cũng quên.
Hà Nội , xuân 2014
Nguyễn Khôi
Hãy xem : gương đạo đức Bác Hồ ngay giữa lòng đường phố!
Bác ơi! Trỗi dậy mà xem.
Đạo đức như Bác, con em nó mừng!
Bỏ quần, tuột áo tưng bừng.
Giữa lòng đường phố...
chào mừng Bác đây.
Ví bằng Bác có ở đây.
Ôm hôn các cháu...rồi chờ bụng to...
Xã hội chủ nghĩa! Chớ lo!
Đã có Bác, Đảng.. bụng to nhằm gì!
Mẹ thì tống vào .. nhị tì!
Con đem bỏ chợ..lục xì Cao Miên!
Bé tí (mà) tiếp khách như điên!
Kệ cha chúng nó! Bác lên.. Diêm Đài!
Xem biểu diễn Thời trang giữa đường phố Saigon
https://www.youtube.com/watch?v=zbkE1C61HoE&feature=youtube_gdata_player
TRẦN QUANG THIỆU * TÌNH NGHĨA
Tình
Sông Nghiã Biển
Tác giả: Trần Quang Thiệu
Tôi viết những dòng này cho bạn
bè để chia sẻ một nỗi niềm, cho con tôi và cho H. như một lời trần tình,
và cho chính tôi như một lời trăn trối.
Cũng như tôi, đa số các bạn đã từng trải qua những ngày tù đày đói khổ trên cao-nguyên hay núi rừng Bắc Việt. Nhưng những đau đớn thể xác đó không thể so-sánh được với niềm thống khổ mà tôi đã trải qua. Một năm sau ngày tôi bị cưỡng bách học tập cải tạo, nhà tôi mang đứa con chưa đầy năm tuổi vượt biên. Vợ con tôi được một tầu Hoà Lan cứu vớt và định cư tại xứ tự do này. Mười bốn năm tù đầy là mười bốn năm hy-vọng, vì qua em gái tôi, tôi được biết rằng vợ con tôi đã có một đời sống yên lành.
Ngày tôi trở về thành phố cũng là ngày xót xa nhất cuộc đời, còn hơn cả lúc tôi lên xe đi cải tạo. Em gái tôi ngập ngừng cho tôi biết là vợ tôi đã sống chung với một người khác. Những lá thư cuối cùng H. viết về em tôi đã giấu kín vì sợ rằng tôi không chịu được thêm niềm đau tinh thần trong lúc tù đày.
"Trăm nghìn lạy anh, xin anh tha thứ và quên đi người đàn bà không xứng đáng … ".
Tôi vò nát lá thư, đau và tủi, nhưng không có nước mắt để khóc cho mình, cho đời!
Nhưng niềm đau nào rồi cũng nguôi ngoai. Tôi vẫn còn đứa con mà 15 năm tôi chưa gập mặt. Tôi viết thư cho người vợ cũ, chúc H. hạnh phúc và cám ơn H. đã thay tôi nuôi nấng con nên người.
Năm 1991, sau khi đã định cư ở Hoa-Kỳ, tôi lại nhận được thư H.. H. nhắc tới tình yêu đầu đời, êm như dòng sông nhỏ nơi quê nàng, và xin gập tôi một lần: "Một lần với anh, rồi để tuỳ anh, em bao giờ cũng như dòng sông cũ".
Lòng tôi chùng xuống và tôi háo hức mong ngày tái ngộ như thủa mới yêu nhau. Mùa hè năm ấy, H. gọi tôi từ một góc phố, hỏi đường đến căn phòng trọ tôi chia sẻ với người bạn cùng cảnh ngộ. Tôi run-rẫy chải lại mái tóc đã điểm sương để đón H. và thấy mình lúng túng như thủa hai mươi, khi mới biết yêu lần đầu.
Đêm đó H. kể với tôi nổi cô đơn và thống khổ vô-tận của người đàn bà với đứa con nhỏ trên xứ lạ. Từ con sông hiền-hoà, dòng đời đã đưa H. ra biển, và X., một sinh viên du-học, thông dịch viên trong phái đoàn cứu trợ, là cái phao cho H. bám víu, chịu ơn nghĩa, nuôi con và nuôi chồng trong tù.
"Chúng mình sống với nhau được mấy năm, anh thường đi xa, và cuối cùng đi biền biệt, không biết ngày về. Em lúc nào cũng thương nhớ anh, Nhưng X. cho em và con đời sống. Hơn 10 năm nay X. quanh quẩn bên em, tha-thiết và dịu dàng, đưa con đến trường ngày bé dại, đón em những chiều mưa, và hôm qua cặm cụi xếp quần áo cho em sang thăm anh. Đưa em ra phi-trường, X. không nói, chỉ cầm tay, nhưng ánh mắt co trăm điều gửi gấm. Trăm nghìn lạy anh, anh quyết-định sao em cũng chịu. Em không thể nào trọn cả nghĩa lẫn tình."
Tôi ứa nước mắt vì bồi hồi. Trong tù, tôi đau khổ, nhưng tôi không bao giờ cô đơn. Tôi có bạn bè xung quanh, có cái điếu cầy và những cơn say choáng váng đủ để lãng quên đời. Tôi đã may mắn hơn vợ tôi nhiều mà tôi không biết. Lúc đó tôi mới thấy thương nàng, và thương cả X.. Tình yêu của chúng tôi như dòng sông, nhưng X. tới với H. bằng tấm lòng của biển.
"Em nên về bên đó. Con đã trưởng thành và anh cũng đã yên phận. X. cần có em hơn là anh. Cho anh gửi lời cám-ơn."
H. khóc, nhưng trong niềm đau như có cái gì rất an-ủi.
Mùa đông năm ấy con gái tôi cũng qua thăm. Cháu hầu như không nói được tiếng Việt mà tiếng Anh của tôi lúc đó còn rất kém. Người bạn giúp đỡ mỗi lần cha con tôi lúng túng. Tôi tuy nói rất ít nhưng cháu Âu Cơ hình như hiểu rất nhiều. Cháu gọi 'Bố' rất rõ ràng, và trước khi trở về Hoà Lan, cháu mua một chậu hoa hồng, trồng ở đầu hè:
"So you know that I'm around, and that I love you".
Tâm hồn tôi bây giờ rất bình yên. Lâu lâu tôi lên chùa Từ Sơn nói chuyện 'thiền' với thầy Đức. Một mai tôi ra đi, xin các bạn hoả táng tôi và rắc tro ngoài biển. Gió sẽ đưa tôi về bên kia đại-dương:
Như các bạn đã biết, quê tôi ở ven sông Hồng. Lúc đó tôi thật sự vẹn cả 'Tình Sông Nghĩa Biển'.
Trần Quang Thiệu
April 2001
Phụ chú: Nhân vật chính trong câu chuyện này, anh Đ.V.M., đã qua đời vì ung thư phổi, năm 2006 tại California. Anh yêu cầu được hoả táng và mang tro tàn về quê hương, an táng cạnh mộ phần cha mẹ, thay vì trải ngoài biển như anh từng ước mong trước đây. Bạn bè đã làm tất cả những gì anh trăn trối, và người vợ củ cũng từ Âu Châu sang để tang anh.
Cũng như tôi, đa số các bạn đã từng trải qua những ngày tù đày đói khổ trên cao-nguyên hay núi rừng Bắc Việt. Nhưng những đau đớn thể xác đó không thể so-sánh được với niềm thống khổ mà tôi đã trải qua. Một năm sau ngày tôi bị cưỡng bách học tập cải tạo, nhà tôi mang đứa con chưa đầy năm tuổi vượt biên. Vợ con tôi được một tầu Hoà Lan cứu vớt và định cư tại xứ tự do này. Mười bốn năm tù đầy là mười bốn năm hy-vọng, vì qua em gái tôi, tôi được biết rằng vợ con tôi đã có một đời sống yên lành.
Ngày tôi trở về thành phố cũng là ngày xót xa nhất cuộc đời, còn hơn cả lúc tôi lên xe đi cải tạo. Em gái tôi ngập ngừng cho tôi biết là vợ tôi đã sống chung với một người khác. Những lá thư cuối cùng H. viết về em tôi đã giấu kín vì sợ rằng tôi không chịu được thêm niềm đau tinh thần trong lúc tù đày.
"Trăm nghìn lạy anh, xin anh tha thứ và quên đi người đàn bà không xứng đáng … ".
Tôi vò nát lá thư, đau và tủi, nhưng không có nước mắt để khóc cho mình, cho đời!
Nhưng niềm đau nào rồi cũng nguôi ngoai. Tôi vẫn còn đứa con mà 15 năm tôi chưa gập mặt. Tôi viết thư cho người vợ cũ, chúc H. hạnh phúc và cám ơn H. đã thay tôi nuôi nấng con nên người.
Năm 1991, sau khi đã định cư ở Hoa-Kỳ, tôi lại nhận được thư H.. H. nhắc tới tình yêu đầu đời, êm như dòng sông nhỏ nơi quê nàng, và xin gập tôi một lần: "Một lần với anh, rồi để tuỳ anh, em bao giờ cũng như dòng sông cũ".
Lòng tôi chùng xuống và tôi háo hức mong ngày tái ngộ như thủa mới yêu nhau. Mùa hè năm ấy, H. gọi tôi từ một góc phố, hỏi đường đến căn phòng trọ tôi chia sẻ với người bạn cùng cảnh ngộ. Tôi run-rẫy chải lại mái tóc đã điểm sương để đón H. và thấy mình lúng túng như thủa hai mươi, khi mới biết yêu lần đầu.
Đêm đó H. kể với tôi nổi cô đơn và thống khổ vô-tận của người đàn bà với đứa con nhỏ trên xứ lạ. Từ con sông hiền-hoà, dòng đời đã đưa H. ra biển, và X., một sinh viên du-học, thông dịch viên trong phái đoàn cứu trợ, là cái phao cho H. bám víu, chịu ơn nghĩa, nuôi con và nuôi chồng trong tù.
"Chúng mình sống với nhau được mấy năm, anh thường đi xa, và cuối cùng đi biền biệt, không biết ngày về. Em lúc nào cũng thương nhớ anh, Nhưng X. cho em và con đời sống. Hơn 10 năm nay X. quanh quẩn bên em, tha-thiết và dịu dàng, đưa con đến trường ngày bé dại, đón em những chiều mưa, và hôm qua cặm cụi xếp quần áo cho em sang thăm anh. Đưa em ra phi-trường, X. không nói, chỉ cầm tay, nhưng ánh mắt co trăm điều gửi gấm. Trăm nghìn lạy anh, anh quyết-định sao em cũng chịu. Em không thể nào trọn cả nghĩa lẫn tình."
Tôi ứa nước mắt vì bồi hồi. Trong tù, tôi đau khổ, nhưng tôi không bao giờ cô đơn. Tôi có bạn bè xung quanh, có cái điếu cầy và những cơn say choáng váng đủ để lãng quên đời. Tôi đã may mắn hơn vợ tôi nhiều mà tôi không biết. Lúc đó tôi mới thấy thương nàng, và thương cả X.. Tình yêu của chúng tôi như dòng sông, nhưng X. tới với H. bằng tấm lòng của biển.
"Em nên về bên đó. Con đã trưởng thành và anh cũng đã yên phận. X. cần có em hơn là anh. Cho anh gửi lời cám-ơn."
H. khóc, nhưng trong niềm đau như có cái gì rất an-ủi.
Mùa đông năm ấy con gái tôi cũng qua thăm. Cháu hầu như không nói được tiếng Việt mà tiếng Anh của tôi lúc đó còn rất kém. Người bạn giúp đỡ mỗi lần cha con tôi lúng túng. Tôi tuy nói rất ít nhưng cháu Âu Cơ hình như hiểu rất nhiều. Cháu gọi 'Bố' rất rõ ràng, và trước khi trở về Hoà Lan, cháu mua một chậu hoa hồng, trồng ở đầu hè:
"So you know that I'm around, and that I love you".
Tâm hồn tôi bây giờ rất bình yên. Lâu lâu tôi lên chùa Từ Sơn nói chuyện 'thiền' với thầy Đức. Một mai tôi ra đi, xin các bạn hoả táng tôi và rắc tro ngoài biển. Gió sẽ đưa tôi về bên kia đại-dương:
Tro tàn theo dấu cố hương
Hồn theo ngọn sóng về đường biển xưa.
Hồn theo ngọn sóng về đường biển xưa.
Như các bạn đã biết, quê tôi ở ven sông Hồng. Lúc đó tôi thật sự vẹn cả 'Tình Sông Nghĩa Biển'.
Trần Quang Thiệu
April 2001
Phụ chú: Nhân vật chính trong câu chuyện này, anh Đ.V.M., đã qua đời vì ung thư phổi, năm 2006 tại California. Anh yêu cầu được hoả táng và mang tro tàn về quê hương, an táng cạnh mộ phần cha mẹ, thay vì trải ngoài biển như anh từng ước mong trước đây. Bạn bè đã làm tất cả những gì anh trăn trối, và người vợ củ cũng từ Âu Châu sang để tang anh.
_._,_.___
KHOA HỌC
Chế tạo nhiên liệu từ rác
"Nhà máy sản xuất nhiên liêu ethanol từ bắp, ở Galva, bang Iowa, Hoa Kỳ
Nhà máy sản xuất nhiên liêu ethanol từ bắp, ở Galva, bang Iowa, Hoa Kỳ
Một trong những kỹ thuật được trông đợi nhiều nhất trong lãnh vực năng
lượng thay thế hy vọng sẽ bước vào dòng chính trong năm nay là kỹ thuật
chế biến lõi ngô, thân lúa mì, và ngay cả rác rưởi thành nhiên liệu.
Kỹ thuật trong lãnh vực năng lượng thay thế hy vọng sẽ tạo được bước ngoặt trong năm nay là phế phẩm, kể cả rác thành nhiên liệu Một xe rác được chở tới nhà máy thí điểm của công ty Fiberight ở miền nam tiểu bang Virginia. Quản lý nhà máy Randy Garrett nói rằng những thứ như rau quả hư thối, bìa các-tông và những rác rưởi khác sẽ trở thành một thứ có giá trị hơn nhiều. Ông nói:
“Những gì chúng tôi làm là đem đổ các vật liệu này ra một bãi rác, một nửa vật liệu này sẽ được chế biến để chuyển hóa thành năng lượng sinh học như ethanol.”
Ethanol chiếm khoảng 10% nguồn cung cấp năng lượng của Hoa Kỳ.
Gần như tất cả số ethanol đó tới từ ngô, khiến gây ra sự cạnh tranh giữa thực phẩm và nhiên liệu mà những người chỉ trích nói là làm gia tăng giá lương thực.
Nhưng tình trạng đó không đúng tại công ty Fiberight, nơi người ta chất rác rưởi đó vào một thứ mà căn bản là một nồi áp suất khổng lồ. Ông Garrett cho biết:
“Tiến trình đó biến các vật liệu như giấy, các tông, vỏ chuối, bất cứ chất xơ hữu cơ nào, biến vật liệu đó thành một thứ bột nhão. Đó là thứ chúng tôi sử dụng để biến đổi thành nhiên liệu năng lượng.”
Đống bột nhão nóng sản xuất từ lò nấu đó hầu hết là chất xơ.
Trong những điều kiện thích hợp chất xơ có thể trở thành đường, để chế biến thành ethanol.
Năm nay, nhiều nhà máy khác hy vọng sẽ bắt đầu chế tạo ethanol từ thân cây ngô, thân lúa mì, và các vật liệu thảo mộc khác.
Sự chuyển đổi được chờ đợi từ lâu này rồi sẽ đến. Cựu tổng thống Bush nói:
“Một ngày kia bạn sẽ sử dụng loại nhiên liệu này cho xe hơi.
Trở lại năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã ký một đạo luật đòi hỏi gia tăng lượng ethanol trong xăng dầu tại Mỹ.
Mục đích là để khuyến khích các nguồn nhiên liệu mới. Ông Bush nói:
“Ta phát triển các kỹ thuật mới cho phép chế tạo ethanol từ gỗ vụn, thân cỏ, hay những chất phế thải nông nghiệp.”Và năng lượng được chế tạo từ vật liệu cây cỏ sẽ tạo ra ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn là nhiên liệu dầu hỏa.Nhưng, kinh tế gia nông nghiệp Madhu Khanna thuộc Trường Đại Học Illinois nói rằng việc chế tạo ethanol từ chất xơ khó khăn hơn là người ta tưởng. Ông giải thích:
“Chúng ta biết cách làm việc này trong phòng thì nghiệm. Vấn đề khó khăn chính là làm việc đó theo phương cách liên tục, ít tốn kém trên quy mô lớn.”
Việc sản xuất ethanol từ chất xơ đã rất chậm chạp so với trông đợi khi các công ty tìm cách giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Năm nay có thể là một bước ngoặt.
Nhưng ông Khanna nói rằng, xe hơi của chúng ta có thể hạn chế sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này:
“Ngay cả khi chúng ta có thể bắt đầu sản xuất ethanol với giá rẻ, chúng ta cũng cần tiêu thụ nó nữa.”
Chỉ có một số ít kiểu xe sử dụng nhiên liệu có độ ethanol cao.
Nếu không có thêm nhiều kiểu xe đó chạy trên đường thì số nhiên liệu chế tạo từ rác sẽ không bán thêm được bao nhiêu.
http://www.voatiengviet.com/content/che-tao-nhien-lieu-tu-rac/1917935.html
Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ biến nước biển thành nhiên liệu
“Chúng ta thực sự có khả năng chứng minh rằng chúng ta có thể tái phối hợp CO2 và hydrogen trong phòng thí nghiệm ở mức độ phòng thí nghiệm, thành một nhiên liệu thuộc loại hóa lỏng.”
Tiến trình này đòi hỏi rất nhiều điện năng – mà để tiết kiệm, phải phát xuất từ một nguồn rẻ tiền, như nhà máy điện hạt nhân.
Năng lượng tái tạo : Một loại ắc quy mới nhiều hứa hẹn
Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ biến nước biển thành nhiên liệu
CỠ CHỮ
George Putic
21.05.2014
Từ nhiều thế kỷ, các nhà thí nghiệm khoa học đã tìm cách biến chì
thành vàng. Sự chuyển biến đó đã tỏ ra là không thể thực hiện được,
nhưng một giấc mơ tương tự - biến nước thành nhiên liệu – dường như có
thể đạt được. Các khoa học gia tại Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ
chứng minh điều đó bằng cách bay một mô hình máy bay bằng cách đốt nước
biển đã được chế biến.
Khí đốt thiên nhiên và nhiên liệu hóa lỏng, đốt cháy trong mọi loại động cơ nổ, là các hợp chất hóa học giữa hydrogen và carbon, mà nguồn gốc chủ yếu là từ các mỏ dưới đất.
Nhưng các đại dương cũng là những hồ chứa khổng lồ chất hydrogen và ngày càng nhiều chất carbon dioxide, công thức là CO2. Hòa tan trong nước biển từ không khí, nó biến nước trở nên có nhiều tính a-xít hơn.
Chiết xuất các hoá chất ấy từ đại dương và biến chúng thành một hình thức nhiên liệu hóa lỏng đã có thể thực hiện được nhờ những tiến bộ mới đây về kỹ thuật, theo nhận định của nhà khoa học của Hải quân Hoa Kỳ, Tiến sĩ Heather Willauer:
Khí đốt thiên nhiên và nhiên liệu hóa lỏng, đốt cháy trong mọi loại động cơ nổ, là các hợp chất hóa học giữa hydrogen và carbon, mà nguồn gốc chủ yếu là từ các mỏ dưới đất.
Nhưng các đại dương cũng là những hồ chứa khổng lồ chất hydrogen và ngày càng nhiều chất carbon dioxide, công thức là CO2. Hòa tan trong nước biển từ không khí, nó biến nước trở nên có nhiều tính a-xít hơn.
Chiết xuất các hoá chất ấy từ đại dương và biến chúng thành một hình thức nhiên liệu hóa lỏng đã có thể thực hiện được nhờ những tiến bộ mới đây về kỹ thuật, theo nhận định của nhà khoa học của Hải quân Hoa Kỳ, Tiến sĩ Heather Willauer:
“Chúng ta thực sự có khả năng chứng minh rằng chúng ta có thể tái phối hợp CO2 và hydrogen trong phòng thí nghiệm ở mức độ phòng thí nghiệm, thành một nhiên liệu thuộc loại hóa lỏng.”
Tiến trình này đòi hỏi rất nhiều điện năng – mà để tiết kiệm, phải phát xuất từ một nguồn rẻ tiền, như nhà máy điện hạt nhân.
Rõ ràng, nơi hữu hiệu nhất để thực hiện việc này sẽ là trên một hàng
không mẫu hạm chạy bằng điện hạt nhân. Tiến sĩ Willauer nói một ngày nào
đó, những chiếc tàu này có thể có thể sản xuất ra nhiên liệu phản lực
riêng của chúng.
Tiến sĩ Willauer giải thích: “Ðây là một yếu tố thay đổi cuộc chơi có nhiều tiềm năng cho Hải quân và các thực thể thương mại bởi vì ta có thể chế tạo nhiên liệu ở bất cứ nơi nào và khi nào ta cần đến nó.”
Nhiên liệu mới đã được thử nghiệm thành công trên một máy bay mẫu với động cơ hai thì. Hiện giờ, chế tạo nhiên liệu này đòi hỏi sức mạnh gấp đôi so với mức nhiên liệu có thể tạo ra, nhưng các nhà khảo cứu hy vọng có thể hạ thấp tỷ lệ ấy.
Tiến sĩ Willauer nói tiến trình mới sẽ không tăng khối lượng carbon dioxide trong bầu khí quyển, góp phần gây ra tình trạng tăng nhiệt toàn cầu:
“Một khi chúng ta đã lôi nó ra khỏi nước biển, đại dương sẵn sàng kéo nó trở lại từ bầu khí quyển, bởi vì nó ở trong tình trạng cân bằng liên tục. Do đó điều chúng ta hy vọng sẽ là một dấu ấn trung tính về carbon.”
Các nhà khoa học hy vọng một nhà máy công nghiệp quy mô nhỏ có thể bắ
http://www.voatiengviet.com/content/phong-thi-nghiem-hai-quan-hoa-ky-bien-nuoc-bien-thanh-nhien-lieu/1919770.htmlTiến sĩ Willauer giải thích: “Ðây là một yếu tố thay đổi cuộc chơi có nhiều tiềm năng cho Hải quân và các thực thể thương mại bởi vì ta có thể chế tạo nhiên liệu ở bất cứ nơi nào và khi nào ta cần đến nó.”
Nhiên liệu mới đã được thử nghiệm thành công trên một máy bay mẫu với động cơ hai thì. Hiện giờ, chế tạo nhiên liệu này đòi hỏi sức mạnh gấp đôi so với mức nhiên liệu có thể tạo ra, nhưng các nhà khảo cứu hy vọng có thể hạ thấp tỷ lệ ấy.
Tiến sĩ Willauer nói tiến trình mới sẽ không tăng khối lượng carbon dioxide trong bầu khí quyển, góp phần gây ra tình trạng tăng nhiệt toàn cầu:
“Một khi chúng ta đã lôi nó ra khỏi nước biển, đại dương sẵn sàng kéo nó trở lại từ bầu khí quyển, bởi vì nó ở trong tình trạng cân bằng liên tục. Do đó điều chúng ta hy vọng sẽ là một dấu ấn trung tính về carbon.”
Các nhà khoa học hy vọng một nhà máy công nghiệp quy mô nhỏ có thể bắ
Năng lượng tái tạo : Một loại ắc quy mới nhiều hứa hẹn
Năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời có một nhược
điểm căn bản, đó là không ổn định. Chúng chỉ vận hành khi có gió và có
ánh mặt trời. Làm thế nào để tích trữ được nguồn năng lượng « vô tận »
và không ô nhiễm này một cách dễ dàng, ít tốn kém ?
Để không ảnh hưởng đến mạng lưới điện của EDF, luật nước Pháp
quy định phần đóng góp của hai loại năng lượng tái tạo này không được
vượt quá 30% tổng các nguồn năng lượng. Tại Hoa Kỳ, ngưỡng này là 20%.
Để tạo ra một nguồn năng lượng ổn định, các nhà sản xuất điện gió và
điện mặt trời đã tính đến việc sử dụng các ắc quy lithium-ion, giống như
với các điện thoại di động, hay máy tính cầm tay. Vấn đề là việc sử
dụng các ắc quy này khiến giá thành lắp đặt các loại điện tăng lên gấp
rưỡi và khả năng cấp điện bị giới hạn bởi thể tích của các ắc quy.
Báo Le Figaro dẫn lại một sáng kiến mới đây của các nhà khoa học Hoa
Kỳ, chế ra một loại ắc quy rẻ tiền bằng cách sử dụng một loại phân tử
hữu cơ, rất dễ sản xuất. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí
Nature đầu năm nay. Anthraquinone là tên của phân tử hữu cơ được sử
dụng. Phân tử này trong tương lai có thể được sản xuất dễ dàng từ các
sản phẩm nông nghiệp phổ thông, như rhubarbe (một loại thực phẩm chứa
nhiều vitamine C).
Theo Patrice Simon, giáo sư đại học Paul-Sabatier, Toulouse, « tiếp
cận này hay và có tiềm năng. Đây là lần đầu tiên chất hữu cơ được sử
dụng để thay thế cho kim loại trong các ắc quy. (…) Về mặt lý thuyết,
một ắc quy như vậy có thể tích và cấp được nhiều MWh, nếu bể chứa có
dung tích hàng chục mét khối ».
Tuy nhiên, hiện tại, ắc quy này mới chỉ trong giai đoạn thực nghiệm
đầu tiên trên một mô hình tí hon, với các điện cực các-bon 10 cm². Một
điểm yếu khác là chất lỏng sử dụng trong thực nghiệm là acide
sulfurique, làm ăn mòn các bộ phận bên trong… Hiện tại, nhiều con đường
khác đang tiếp tục được thực nghiệm, trong đó tại Pháp, đặc biệt đáng
chú ý có Mạng lưới tích trữ năng lượng bằng hóa điện, được thành lập năm
2010, tập hợp 15 đại học và cơ sở nghiên cứu của Trung tâm Khoa học
Quốc gia, và 11 doanh nghiệp.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20140509-nang-luong-tai-tao-mot-loai-ac-quy-moi-nhieu-hua-henXe hơi không người lái : Giấc mơ viễn tưởng sắp thành hiện thực
Xe buýt không người lái do Pháp sản xuất (dùng điện) chạy trên đường phố Singapore
DR
Theo AFP, Google - nhà khổng lồ tin học Mỹ - sắp cho ra lò
sản phẩm của khoa học viễn tưởng : Xe hơi không người lái. Hơn 160.000
cây số chạy thử nghiệm, chỉ với hai trục trặc. Với sáng chế này, tại Hoa
Kỳ mỗi năm mạng sống của hàng ngàn người có thể sẽ không bị đe dọa.
Tại khu trung tâm của thung lũng Silicon, khách bộ hành dường
như không để ý tới một chiếc Lexux trắng chạy từ tốn, dừng lại trước đèn
xanh để đợi khách qua đường. Khác biệt duy nhất : Đây là chiếc xe tự
động không người lái do Google thử nghiệm.
Xe hơi tự động của Google được trang bị trên trần một chiếc radar với
các tia laser để thu nhận thông tin từ toàn bộ khu vực xung quanh. Một
camera được đặt phía trước. Toàn bộ các dữ liệu này được các máy tính
trên xe xử lý với tốc độ « siêu nhân » để đưa ra các quyết định hành động tương tự như một tài xế lão luyện.
Chiếc xe được nối mạng internet. Một thành viên của ê kíp thực
nghiệm của Google bằng máy tính quan sát toàn bộ những gì mà chiếc « xe hơi » quan sát thấy. Một thành viên khác, ngồi ở ghế khách đi xe, sẵn sàng can thiệp, nếu cần thiết.
Dự án xe hơi tự động của Google đã bước sang năm thực nghiệm thứ sáu.
Nhiều trở ngại lớn về kỹ thuật đã được vượt qua, cho phép xe tự động có
thể chạy trên đường phố đông đúc. Hệ điều hành tin học của xe hơi được
cải thiện cho phép xe dự đoán được cả các phản ứng của các tài xế xe
khác.
Điều hiển nhiên là xe hơi tự động của Google chỉ có thể hoạt động tại
những nơi mà Google được trang bị các bản đồ số hóa chi tiết, để dự báo
mọi tình huống có thể xảy ra.
Trong tương lai, thay vì lái xe hơi, các khách hàng tương lai của
Google có thể thuê chiếc xe họ cần, để đi bất cứ đâu mình muốn mà không
cần đụng đến tay lái. Người điều khiển xe có thể gọi điện thoại thoải
mái, hay làm việc riêng trên xe.
Theo một số nghiên cứu, sai lầm do tài xế chiếm đến khoảng 90% nguyên
nhân tử vong do các tai nạn xe cộ. Sự ra đời của các ô tô tự động có độ
tin cậy cao có thể mang lại hy vọng giảm đáng kể số tai nạn trên đường.
Hoa Kỳ đã cho phép ô tô không người lái chạy thử tại bốn tiểu bang.
Đồng sáng lập Google, Sergey Brin, người chủ trì dự án này, hy vọng
xe hơi không người lái sẽ được đưa ra thị trường trong chừng bốn năm
nữa. Hiện tại giá của một chiếc xe hơi tự động của Google là khoảng
150.000 đô la. Dự án của Google sử dụng chủ yếu Toyota Prius trong các
thực nghiệm.
Hiện tại, nhiều hãng xe như Ford, Nissan, Toyota hay Volvo đang chạy
đua để thương mại hóa xe hơi tự động. Trong một tuyên bố cuối năm ngoái,
Toyota hy vọng năm 2015 sản phẩm này sẽ được bán ra thị trường.
Pháp : Xe buýt nhỏ không người lái đầu tiên bán ra thị trường
Trong khi nhiều hãng đầu tư vào xe hơi không người lái, thì đầu năm
nay, một công ty Pháp đã tung ra một xe buýt nhỏ không người lái. Theo l’Express, đây là xe tự động đầu tiên được bán ra thị trường.
Chiếc xe chạy điện mang tên Navia, chở được 8 người, với vận tốc tối đa 45 km/giờ, do công ty Induct sản xuất.Induct là một doanh nghiệp có 38 nhân viên, được thành lập năm 2004, có trụ sở tại ngoại ô Paris.
Hiện tại Navia đã được bán cho các khách hàng Thụy Sĩ, Singapore, Anh Quốc, Hoa Kỳ… Navia không người lái nhận được giấy phép chạy thử trên khắp nước Pháp, với điều kiện được địa phương chấp nhận.
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20140518-xe-hoi-khong-nguoi-lai-giac-mo-vien-tuong-sap-thanh-hien-thuc
VOI CON ( MAMMOTHY ) HÓA THẠCH SỐNG CÁCH ĐÂY 42.000 NĂM
Xác một con ma mút (mammoth) con được bảo quản nguyên vẹn nhất thế giới sẽ được giới thiệu đến công chúng Anh vào ngày 23.5 tới tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. Đây là lần đầu tiên chú voi ma mút này được trưng bày ở châu Âu.
Đây là lần đầu tiên chú voi ma mút này được trưng bày ở châu Âu.
Con
ma mút này có tên là Lyuba, được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu ở
Siberia, Nga vào năm 2007, bởi một người chăn tuần lộc ở gần sông
Yuribei.
Lyuba là một con ma mút cái, chừng 1 tháng tuổi,
sống cách đây 42.000 năm. Xác Lyuba được bảo quản rất tốt dưới lớp băng.
Nó có kích thước lớn hơn một chút so với 1 con chó với chiều dài 85cm,
cao 130cm.
Tên Lyuba được đặt theo tên của vợ Yuri Khudi, người tìm ra xác con vật, có nghĩa là tình yêu trong tiếng Nga. Theo các nhà khoa học, xác Lyuba được bảo quản tốt như vậy là do bị vùi lấp trong đất sét ướt và bùn, cộng với nhiệt độ thấp làm tất cả đóng băng, trạng thái này giúp ngăn ngừa quá trình oxy phân hủy xác.
Công
chúng sẽ được nhìn thấy trực tiếp xác của con vật trong cuộc triển lãm
mang tên Ma mút: động vật khổng lồ của kỷ băng hà, bắt đầu từ ngày 23.5
đến hết ngày 7.9. Buổi triển lãm là cơ hội đầu tiên cho công chúng châu
Âu mục kích Lyuba cũng như nhiều bộ phận khác của voi ma mút như ngà,
răng…
Lyuba từng đã được trưng bày tại Bảo tàng Shemanovsky ở Nga, các buổi triển lãm ở Chicago và Hồng Kông.
Voi
ma mút lông đen biến mất khỏi Siberia cách đây khoảng 4.000 năm. Các
nhà khoa học hy vọng rằng có thể lấy được những mẫu ADN có chất lượng
tốt từ Lyuba, đủ để nhân bản và nhiều khả năng một ngày nào đó voi ma
mút lông đen lại bước đi trên mặt đất.Lâm Nguyên (theo Daily Mail)
Baby mammoth goes on display in UK
By Sarah White BBC News, at the Natural History Museum
A perfectly preserved baby mammoth which died 42,000 years ago has been unveiled at the Natural History Museum in London.
Named Lyuba by the Siberian deer herder who discovered her in 2007, the specimen is 130cm tall and weighs 50kg.
Palaeontologist Prof Adrian Lister described seeing her for the first time as an "incredible experience".
Transported in a box that was opened on Monday, the juvenile female mammoth looked almost intact.
Prof Lister pointed out the small milk tusks that are barely
visible, the almost flattened shape of the trunk designed to drink water
from snow and a small layer of fat on top of the head which would have
kept her warm in the permafrost of north-west Siberia.
Lyuba was found to have clay in her trunk, leading scientists
to believe she suffocated on it while getting water. She is believed to
have been discovered after her snowy grave thawed out during the spring
and her remains washed up on a river bank.
The animal looked more like her distant elephant family
relatives with wrinkled, leathery skin, as the hair which would have
covered her warmly in life had eroded away, leaving just a few tufts.
Her only defect was the tail which has been gnawed off by animals.
Her body looks slightly deflated, which Prof Lister explains
is from her effectively being mummified under the weight of all that ice
for so long. Traces of the blue, powdery mineral vivianite, which is
commonly found on fossils, can be seen on her body.
Professor Lister said: "To see a three-dimensional mammoth in the flesh is absolutely extraordinary.
"To be eyeball to eyeball with a creature from the Ice Age
which is so perfectly preserved and lifelike, looking like she is lying
down and might walk away at any minute, is really moving. I have to
pinch myself to think she died 42,000 years ago.
"It's wonderful to be able to share this with the public at
the museum when she's never been outside of Russia and Asia before. It's
really exciting and I'm sure others will be moved by seeing her."
Lyuba was named after the deer herder Yuri Khudi's wife (the
name also means love in Russian). She was discovered by the Yuribei
River, in the Yamal-Nenets district. Even her internal organs are
intact.
Scientists regard the specimen as the most fully preserved mammoth ever found.
Mammoths first appeared in the Pliocene Epoch, some 4.8
million years ago. Climate change, overkill by human hunters, or a
combination of both are among the explanations for their eventual
disappearance about 5,000 years ago.
Lyuba, normally on display at the Yamal-Nenets Regional
Museum-Exhibition Complex, will be on show at the Natural History Museum
from Friday 23 May until 7 September.
Rừng sồi 5.000 năm tuổi xuất hiện giữa bãi biển
Khu rừng cổ này được phát hiện trên bãi biển thuộc làng Borth, thuộc hạt Ceredigion, miền Trung xứ Wales, một khu vực rất có truyền thống về khảo cổ học.
Những gốc cây này đươc cho là có từ thời đại Đồ Đồng.
Những cây sồi 5.000 năm tuổi này xuất hiện trên bãi biển sau khi bão và sóng biển cuốn đi những lớp than bùn tích tụ qua nhiều năm.
Những gốc cây sồi và cây thủy tùng này là một phần của khu rừng rộng đã từng bao phủ khắp vùng này. Khu rừng này đã biến thành một vũng than bùn và bị nước biển nhấn chìm.
Các nhà khoa học đã biết rằng có một khu rừng ở đó vì thi thoảng người ta cũng tìm thấy vài gốc cây khi triều xuống. Tuy nhiên, những gốc cây mới phát hiện lần này xuất hiện nhiều ở hướng Bắc, khác hẳn so với những lần trước đó.
Truyền thuyết kể lại rằng khu vực Cantre'r Gwaelod, còn được biết đến với cái tên the Sunken Hundred, từng là một vùng đất đai trù phú, đã bị sóng biển nhấn chìm do người canh cửa cống không kịp đóng nắp cống vì quá say rượu.
Một truyền thuyết khác về sự mất tích của thị trấn này kể lại rằng một nữ thầy tu cai quản một chiếc giếng thần kỳ đã quá xao nhãng trong công việc nên để nước dâng lên quá cao và nhấn chìm cả vùng đất.
Những gốc cây này đã bị chôn vùi một cách thần kỳ dưới lớp than bùn được tạo do quá trình ô-xy hóa và thường có tỷ lệ kiềm rất cao.
Do thiếu ô-xy nên những vi khuẩn gây hỏng đồ vật không thể sinh trường trong khi đó chất kiềm lại hòa quện với bất cứ chất gì nó tiếp xúc và giúp bảo vệ đồ vật không bị hư hại.
Điều kiện tốt nhất để bảo quản những gốc cây này chính là nhờ những lớp than bùn nằm ngay cạnh bờ biển kết hợp với không khí có nồng độ muối cao như ở khu vực làng Borch.
Lần này người ta cũng phát hiện ra một đoạn đường dành cho người đi bộ với những hàng cây keo có từ thời cổ đại. Người ta tin rằng đoạn đường này được tạo ra bởi cành cây và củi khô hoặc những khúc gỗ lớn.
Các nhà khoa học thường đến thám hiểm khu vực làng Borth mỗi khi trận bão đi qua vì thông thường người ta hay phát hiện ra cái gì đó sau khi bùn đất bị cuốn trôi đi, và lần này họ đã phát hiện ra khu rừng bí ẩn này.
Những gốc cây cổ này không phải là những báu vật cổ xưa được tìm thấy sau những trận thiên tai kinh hoàng. Vào hồi tháng 1, người ta cũng phát hiện một bộ xương thằn lằn cá thuộc kỷ Jura ở bờ biển thuộc Hạt Dorset, phía Tây Nam nước Anh sau khi một phần của vách đá bị sạt lở.
Thảo Nguyên
Theo D.M
HÀNG TRUNG QUỐC ĐỘC HẠI
Bát đĩa Tàu yểm độc: Ngấm dần rồi phát bệnh
Bởi Hạnh Nguyên (tổng hợp) | Vef.vn – Thứ sáu, ngày 16 tháng năm năm 2014
Chất lạ trong đĩa sứ Trung Quốc
Đầu
tháng 4 năm 2013, thông tin bà Nguyễn Thị Thơ (xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì,
Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện hai gói lạ nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa
trong một chiếc đĩa bị vỡ gây xôn xao dư luận. Đây là loại đĩa sứ in
hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ "Made in China".
Quan
sát kỹ thì thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với
những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa và
phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng
bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được
làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.
Hai
gói "lạ" được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước khoảng
1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng
màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần.
Đĩa sứ Trung Quốc chứa chất lạ
|
Bát đĩa nhựa Trung Quốc vô cùng độc
Không chỉ đĩa sứ mà bát đĩa nhựa xuất xứ từ Trung Quốc cũng rất độc hại.
Vào
năm 2013, một nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan, Trung Quốc,
công bố, melamine được tìm thấy trong bát đĩa và có thể nhiễm vào cơ thể
qua đường thức ăn. Theo đó, khi dùng thực phẩm nóng, chất melamine có
trong đĩa đựng thức ăn có thể thâm nhập vào cơ thể và gây hại cho sức
khỏe.
Bát đĩa nhựa Trung Quốc rất độc hại
|
Đây là một loại hóa chất hữu cơ được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa, đồ chơi trẻ em, đồ dùng gia đình. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nhóm người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ melamine có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần đối với nhóm người dùng đồ sứ.
Bát đĩa Trung Quốc màu mè dễ gây ung thư
Trên
thị trường hiện nay, bát đĩa gốm ở nước ta có rất nhiều hàng Trung Quốc
trôi nổi không rõ nguồn gốc. Đặc điểm chung của chúng là mẫu mã bắt
mắt, nhiều bộ sản phẩm có hoa văn, họa tiết cầu kỳ trông rất ưa nhìn,
giá thành có khi chỉ bằng 1/3 các loại sản phẩm có nguồn gốc, thương
hiệu.
Cẩn thận trước các loại bát đĩa màu mè (Ảnh minh họa)
|
Tuy
nhiên, các chuyên gia cảnh báo, các loại bát đĩa không rõ nguồn gốc
xuất xứ, bán trôi nổi trên thị trường, đặc biệt loại sản phẩm Trung Quốc
có hoa văn, họa tiết màu mè thường chứa chì và cadimi tiềm ẩn nguy cơ
gây ung thư.
Do
vậy, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, với sản phẩm sứ,
nên chọn loại có màu men trắng; không nên tham các sản phẩm Trung Quốc
có màu sắc bắt mắt, hoa văn, họa tiết cầu kỳ.
Cốc, đĩa giấy Trung Quốc nhiễm kim loại nặng
Tháng
10/2013, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả kiểm tra
sản phẩm đĩa giấy, cốc giấy trên địa bàn TP. Hà Nội. Kết quả cho thấy
4/6 mẫu phát hiện có nhiễm chì (1/2 mẫu có nguồn gốc từ Trung Quốc, 3/4
mẫu sản xuất trong nước, hàm lượng từ 0,36-0,45 µg/l) và 3/6 mẫu có
nhiễm Arsen. Song, mức độ thôi nhiễm đều trong giới hạn cho phép đối
với các chỉ tiêu kim loại nặng đối với bao bì tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm.
Cốc giấy của Trung Quốc rất độc
|
Những chiếc cốc giấy bày la liệt ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) với nhiều màu sắc nhưng đều theo tiêu chí: hàng trôi nổi, không nguồn gốc. Người bán luôn khẳng định là hàng sản xuất trong nước, nhưng khi xem dưới đáy của một số loại cốc thì thấy in chữ "made in China" rất mờ.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi sử dụng cốc giấy đảm báo chất lượng thì người tiêu dùng vẫn dễ "trúng" độc.
Vấn
đề liên quan đến sự bất lợi cho sức khoẻ không chỉ ở các cơ sở sản xuất
mà còn ở chính người tiêu dùng. Cốc, đĩa sau khi dùng một lần trông vẫn
còn rất mới nên không ít người cất đi để dùng thêm một vài lần sau, dẫn
đến nguy cơ nhiễm hóa chất nguyên liệu của cốc đĩa giấy. Vì dùng đi
dùng lại, bột giấy và các chất keo, nhựa, hóa chất thôi ra sẽ lẫn vào đồ
ăn, đồ uống. Cốc giấy để lâu bị ẩm mốc cũng chính là ổ chứa vi trùng,
vi khuẩn gây bệnh. Nhiều người tiêu dùng còn "vô tư" dùng cốc giấy chỉ
dùng uống nước lạnh để đựng nước nóng, pha caffe, hoặc đựng nước canh
nóng...
Cốc thủy tinh Trung Quốc độc gấp nghìn lần cho phép
Năm
2011, thông tin cốc thủy tinh xuất xứ từ Trung Quốc nhiễm chì, gây nguy
hiểm cho trẻ em khiến các bà mẹ hoang mang, lo sợ. Theo Cục Quản lý
chất lượng sản phẩm - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm,
loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình xuất xứ từ
Trung Quốc có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép,
đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số
thông minh của trẻ em.
Cốc thủy tinh Trung Quốc ở Việt Nam độc gấp nghìn lần cho phép
|
Nhiều mẫu cốc chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép đến vài nghìn lần. Cụ thể, cốc thủy tinh Flower Beautiful vượt 2.083 lần, cốc Romantic Blue rose vượt 2.187 lần; cốc Beautiful the World Flower vượt 2.191 lần...
Song,
bất chấp những cảnh báo của cơ quan chức năng, tại những chợ đầu mối
lớn hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ, to trên địa bàn thành phố
đều có bán các loại cốc thủy tinh, cốc sứ được in màu sặc sỡ với các
nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh.
Tên lửa Proton đẩy vệ tinh của Nga bị rơi.
Ảnh chụp màn hình cho thấy tên lửa đẩy vệ tinh Proton-M phát nổ sau khi rời bệ phóng hồi 02/07/2013. 2013
Reuters
Hôm nay, 16/05/2014, tên lửa Proton-M, mang theo một vệ tinh viễn thông, đã bị rơi khoảng 9 phút sau khi được phóng đi.
Theo cơ quan không gian Nga Roscosmos, tên lửa được phóng đi
lúc 1 giờ 42 phút, giờ Matxcơva, (21 giờ 42 phút, giờ quốc tế), từ sân
bay Baikonour, ở Kazakhstan. Khoảng 9 phút sau khi rời bệ phóng và ở độ
cao 150 cây số, tên lửa đã gặp sự cố và rơi.
Tên lửa Proton mang theo vệ tinh viễn thông Express-AM4R, do công ty
Astrium, một chi nhánh của tập đoàn Airbus, chế tạo. Vệ tinh này trị giá
200 triệu euro, có nhiệm vụ cải thiện khả năng truy cập internet và
mạng lưới viễn thông các khu vực xa xôi hẻo lánh của Liên bang Nga.
Hồi tháng Bẩy năm ngoái, việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo cũng đã gặp sự
cố, làm cho Nga bị mất 3 vệ tinh định vị, với tổng trị giá khoảng 145
triệu euro. Sau sự cố ngày hôm nay, chính quyền Kazakhstan đã đình chỉ
việc phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo, trên lãnh thổ nước này
“Voi đi bộ” – Màn diễn binh độc đáo của Không quân Mỹ
“Voi đi bộ” (Elephant walk) là thuật ngữ của Quân đội Mỹ chỉ trạng thái
máy bay đang lăn bánh chuẩn bị cất cánh với đầy đủ vũ khí trang bị.
Ngày nay, “Voi đi bộ” được dùng với vai trò như một màn diễu binh độc đáo mang tính độc quyền của Không quân Mỹ và có lẽ ngoài Mỹ, khó có một lực lượng không quân nào khác đủ khả năng tập trung máy bay với số lượng lớn để tổ chức những màn biểu diễn quy mô như vậy.
Ngày 15/12/2012, Các tiêm kích F-16 của phi đội 35, 80 thuộc đoàn tiêm kích số 8 tại căn cứ Không quân Mỹ ở Kunsan, Hàn Quốc cùng lực lượng của phi đội 4, Đoàn tiêm kích Viễn Dương số 388 của căn cứ Hill Air; Nhóm tiêm kích tấn công số 38 của Không quân Hàn Quốc đã tham gia trình diễn “Voi đi bộ”.
Ngày 16/4/2012, 70 chiến đấu cơ F-15E từ 4 đội bay 333, 334, 335 và 336 thuộc phi đội chiến đấu số 4 dàn hàng ngang “diễu hành” như những con voi sắt dạo bước trên đường băng. Sau khi diễu hành một vòng quanh đường băng, 70 chiếc máy bay F-15E đều thực hiện tung cánh lên bầu trời trong một bài tập huấn luyện. Đây cũng là chuyến bay đánh dấu lịch sử lễ kỷ niệm chiến thắng lần thứ 67 của phi đội bay thứ tư trên bầu trời Luftwaffe.
Màn trình diễn “Voi đi bộ” của 18 tiêm kích F-4
Một cuộc diễu binh “Voi đi bộ” quy mô nhỏ của 5 chiếc C-130
Các máy bay tiếp dầu KC-135 trình diễn “Voi đi bộ”
Máy bay tiếp dầu KC-10
Một cuộc trình diễn “Voi đi bộ” cực kỳ hoành tráng của các máy bay tiếp dầu KC-10, KC-135
và máy bay vận tải hạng nặng C-17
Monday, May 12, 2014
THẾ GIỚI PHẲNG
Trung Quốc và "Thế giới phẳng"
***
Nội dung
1. Hành động của Trung Quốc dưới góc nhìn tác giả "Thế giới phẳng".
2. Thế giới phẳng.
3. Thế giới rất rất phẳng.
4. Thế giới ngày càng phẳng hơn và cơ hội cho người trẻ.
1. Hành động của Trung Quốc dưới góc nhìn tác giả "Thế giới phẳng".
Theo
tác giả của “Thế giới phẳng”, khi trạng thái kết nối của thế giới đang
chuyển thành siêu kết nối, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ
khiến các hành động gây chiến tranh phải trả giá lớn hơn và sớm hơn rất
nhiều.
"Toàn
cầu hóa không có nghĩa là không có chiến tranh, mà điều chúng ta cần
nhấn mạnh là gây chiến tranh trong thế giới siêu kết nối ngày hôm nay sẽ
phải trả giá lớn hơn và sớm hơn rất nhiều".
Thomas
L. Friedman, tác giả cuốn sách nổi tiếng về toàn cầu hóa "Thế giới
phẳng" quay trở lại Hà Nội lần thứ 2 sau 20 năm, đúng vào thời điểm khá
nhạy cảm trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc khi nước này điều
giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Vì
vậy, dù buổi hội thảo với chủ đề liên quan nhiều đến quản trị "Những
thay đổi lớn của thế giới - Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong kỷ
nguyên mới" do Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) thuộc Đại học FPT tổ chức,
thì thính giả vẫn dành khá nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề này.
Nhà
báo từng 3 lần đạt giải Pulitzer, chủ bút mục đối ngoại của tờ The New
York Times hóm hỉnh nói, có lẽ ông là người duy nhất trên thế giới thăm
cả Kiev và Hà Nội chỉ trong 10 ngày và khi tới Việt Nam, ông nhận ra một
điều thú vị về sự tương quan giữa Ukraina và Việt Nam.
"Ukraina
là nước có dân số trung bình và là láng giềng của “con gấu” rất lớn là
Nga. Việt Nam cũng là một nước có quy mô trung bình nhưng ở cạnh một
“con hổ” rất lớn là Trung Quốc. Tôi đang nghiên cứu và tìm hiểu xem Việt
Nam và Ukraina phải xử lý quan hệ như thế nào với những nước láng giềng
lớn như thế", Friedman ví von, theo đúng thứ ngôn ngữ không số hóa,
không một công thức kinh tế mà ông đã sử dụng khi viết “Thế giới phẳng”.
Nhắc
đến mối quan hệ Nga - Ukraina, Trung Quốc - Việt Nam, một thính giả đặt
câu hỏi cho Friedman liên quan đến “Lý thuyết những vòng cung vàng ngăn
ngừa xung đột” (Golden arches theory of conflict prevention). Quy tắc
này cho rằng hai quốc gia cùng có tiệm McDonald's sẽ không gây chiến
chống nhau, được đề cập trong một quyển sách nổi tiếng khác cũng của
Friedman - "Chiếc Lexus và cây ô liu".
Nhà
bình luận nổi tiếng thừa nhận, quy tắc này đang bị cũ đi. "Trong thế
giới toàn cầu hóa ngày hôm nay, McDonald's là đại diện toàn cầu hóa.
Nhưng toàn cầu hóa không có nghĩa là không có chiến tranh mà điều chúng
ta cần nhấn mạnh là gây chiến tranh trong thế giới siêu kết nối ngày hôm
nay sẽ phải trả giá lớn hơn và sớm hơn rất nhiều".
Ông
lấy ngay Nga làm ví dụ. "Tổng thống Nga Putin muốn lấy lại bán đảo
Crimea và ông Putin đã làm được điều đó. Khi đó Mỹ và Liên minh châu Âu
(EU) trừng phạt 25 quan chức của Nga, số lượng cá nhân rất nhỏ nhưng tác
động thì như thế nào? 60 tỷ USD đã chảy khỏi Nga trong quý I/2014, lớn
hơn so với dòng vốn của cả năm 2013".
Chính
vì vậy, nhà bình luận quốc tế nổi tiếng cho rằng, Trung Quốc nếu có
hành động điên rồ ở biển Đông thì cái giá mà Trung Quốc phải trả sẽ lớn
hơn và nhanh hơn rất nhiều.
2. Thế giới phẳng.
Thế giới phẳng (The world is flat) là một tác phẩm của Thomas Friedman - một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có
những tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hoá rất
thành công. Năm 2005,cuốn sách này được trao giải thưởng CUỐN SÁCH HAY
NHẤT trong năm do Financial Timesvà Goldman Sachs Business bình chọn và Thomas Friedman cũng được bình chọn là
một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa kỳ.
Hiện
nay "thế giới phẳng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát
triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi mười nhân tố lớn
liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế
giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã
hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp
xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.
3. Thế giới rất rất phẳng.
“Nhìn
lại những gì tôi viết trong cuốn ‘Thế giới phẳng’ đã không còn đúng.
Hiện nay, thế giới của chúng ta không phải là ‘thế giới phẳng’ mà là
‘thế giới rất rất phẳng!’ So với thời điểm tôi viết cuốn sách đó, thế
giới hiện nay đã ‘phẳng’ hơn rất nhiều.”
Ông
Thomas Friedman - tác giả của tập sách đã chia sẻ như vậy trong buổi
gặp gỡ báo chí sáng 5/6 tại Hà Nội. Chương trình do Học viện Ngoại giao
tổ chức. Theo nhà báo Thomas Friedman, trong bối cảnh chung đó, động lực
để phát triển, chìa khóa của thành công là sự sáng tạo.
Chia
sẻ sâu hơn về vấn đề này, ông Thomas Friedman cho rằng, muốn kích thích
sự sáng tạo, các nhà quản lý phải tạo được niềm tin. “Cùng với đó, niềm
tin chỉ có thể được tạo ra trên cơ sở quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ
một cách nghiêm ngặt”, tác giả của“Thế giới phẳng” nói.
Cũng
trong buổi sáng, nhà báo Thomas Friedman cũng đã chia sẻ một số thông
tin, kinh nghiệm của ông trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Theo ông,
có 5 hiệu ứng cơ bản thường thấy mà một tác phẩm báo chí đưa tới cho
độc giả.
Hiệu ứng thứ nhất, tác phẩm báo chí đưa tới cho người đọc những thông tin mới, cập nhật.
Hiệu ứng thứ hai, nó đưa ra cách nhìn mới cho độc giả về một vấn đề đã biết, đã được đề cập tới trước đó.
Hiệu
ứng thứ ba mà bài báo tác động tới độc giả là, khi đọc, người đọc cảm
thấy những gì được viết trong đó đúng với những gì họ nghĩ (nhưng họ
không biết cách thể hiện như thế nào).
Hiệu
ứng thứ năm, “Loại hiệu ứng thứ năm (ít gặp hơn) là việc độc giả cảm
thấy phẫn nộ tới mức muốn giết tác giả, thậm chí là cả người thân của
tác giả bởi những thông tin được đưa ra trong bài viết”, nhà báo Thomas
Friedman cho hay. Kiểu hiệu ứng thứ năm là tác phẩm báo chí đó khiến
người đọc phải khóc hoặc cười. Theo tác giả từng ba lần đoạt giải
Pulitzer này,
đây là một yêu cầu khó, một thách thức lớn đối với tất cả những người
cầm bút.
Với
kinh nghiệm của bản thân, Thomas Friedman chia sẻ, bên cạnh những hiệu
ứng trên, ở mức độ khó hơn, hiệu ứng mà tác phẩm báo chí có thể đưa tới
cho độc giả là: những lập luận, thông tin được
đưa ra trong đó thách thức suy nghĩ của người đọc, buộc họ phải tiếp
tục tìm hiểu về vấn đề mà tác giả đề cập tới. Và một hiệu ứng rất xấu mà
tác phẩm báo chí có thể tạo ra nơi người đọc là: chưa đọc đã biết nội
dung được đề cập tới. Đây là một điều tồi tệ mà những người làm báo cần
tránh,” ông Thomas Friedman bày tỏ.
Nhà
báo Thomas Friedman làm việc tại The New York Times. Ông đã ba lần đoạt
giả Pulitzer. Thomas Friedman là tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng
thế giới như “Chiếc Lexus và cây ôliu”, “Thế giới phẳng”, “Nóng, Phẳng, Chật”, “Từ Beirut đến Jerusalem”,“Từng là bá chủ”.
4. Thế giới ngày càng phẳng hơn và cơ hội cho người trẻ.
Nhà
báo nổi tiếng người Mỹ tự thú nhận, vào thời điểm ông viết "Thế giới
phẳng", nếu trung thực hơn thì ông phải đặt tên cuốn sách "Thế giới đang
được làm phẳng". Nhưng chính sự "thiếu trung thực" này,
ông đã bán được 5 triệu cuốn sách tại 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
toàn thế giới.
"Tuy
nhiên điều tôi dự đoán đã trở thành sự thật". Công nghệ đã thay đổi rất
nhiều so với 10 năm trước đó. Những thứ chưa từng xuất hiện trong cuốn
sách của ông giờ đã trở nên phổ biến và công nghệ đang tiếp tục làm thay
đổi thế
giới.
Chỉ
với thời lượng ngắn ngủi 10 phút trong phần trình bày, Thomas Friedman
nhấn mạnh thế giới ngày càng phẳng hơn so với thời điểm ông viết cuốn
sách này vào năm 2004. Bước ngoặt lớn nhất là sự ra đời các mạng xã hội
như Facebook, Twitter đã thay đổi hoàn toàn diện mạo Internet.
"Điều
quan trọng nhất xảy ra đầu thế kỷ 21 chính là sự hợp nhất giữa toàn cầu
hóa và cuộc cách mạng công nghệ thông tin, chứ không phải việc Trung
Quốc trỗi dậy, đại suy thoái toàn cầu, vụ khủng bố 11/9 hay cuộc hôn
nhân hoàng gia Anh giữa hoàng tử William và công nương Kate".
"Thế
giới đang chuyển từ trạng thái kết nối sang siêu kết nối và từ liên kết
nối lẫn nhau sang phụ thuộc lẫn nhau. Điều này ảnh hưởng tới công việc
chúng ta đang làm, mọi trường học, sự lựa chọn nghề nghiệp... và đưa
chúng lên tầm cao mới".
Vì
vậy, điều cuối cùng trong bài trình bày của mình, Friedman chia sẻ, trở
thành người tiêu dùng hay nhà sáng tạo trong thế giới hiện đại là điều
rất tuyệt vời. Lý do ông đưa ra là bất cứ ai cũng có thể lên các trang
mạng mua mọi thứ với một mức giá và chất lượng rất cạnh tranh hay thành
lập một công ty mang tầm cỡ toàn cầu.
Tuy
nhiên, là người công nhân hay người lao động trong thế giới hiện đại
thực sự khó khăn. Bởi vì, Friedman cho rằng, trong thế giới hiện đại,
khả năng trung bình, năng lực trung bình không còn cơ hội phát triển.
Bất
kỳ ông chủ nào cũng có khả năng và hoàn toàn có thể
thuê được những người máy làm được những công việc trung bình mà ngày
xưa con người đảm nhận. "Gần đây có bài báo về nông trường bò sữa tại
New York thì người ta đã dùng rô bốt để vắt sữa bò. Đây là câu chuyện
nghe có vẻ buồn cười nhưng nó đã xảy ra", theo Friedman.
Nhà
báo người Mỹ 61 tuổi chia sẻ câu chuyện ông đã
nói với 2 người con gái của mình: "Tôi nói với con gái mình rằng ngày
xưa sau khi tốt nghiệp đại học, bố sẽ đi tìm việc làm, còn ngày nay các
con không phải tìm việc làm, mà là sáng tạo ra việc làm. Đó là sự khác
biệt lớn nhất giữa thời đại của bố và thời đại ngày nay".
"Tất nhiên các bạn có thể kiếm được ai đó thuê các bạn, nhưng để tồn tại, để phát triển và để được trọng dụng thì các bạn phải không ngừng sáng tạo, tái sáng tạo và tạo ra các giá trị gia tăng. Tôi cho rằng giá trị trung bình không còn nữa vì các ông chủ không cần cái bạn có trong đầu mà cái bạn có thể làm".
***
Tác giả “Thế giới phẳng”: 4 lời khuyên dành cho sinh viên Việt Nam
(Dân trí)-Theo tác giả “Thế giới phẳng”, ngoài kiến thức thông thường như toán học, khoa học…, sinh viên cần trang bị thêm kiến thức liên quan đến 4 nguyên tắc: sáng tạo, sự hợp tác, sự đối thoại, tư duy phản biện để có thể tồn tại trong thế giới có nhiều cạnh tranh như hiện nay.
Đó là những nhắn nhủ của
tác giả cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng” - nhà báo Mỹ Thomas L.
Friedman tại buổi gặp ngày 10/5 trong đó ông chia sẻ với sinh viên,
giảng viên ĐH Quốc gia TPHCM về những phát triển mới trong công nghệ,
năng lượng xanh; bài học thành công và thất bại của các nước trong 20
năm qua, những cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong kỷ nguyên mới…
“Thế giới phẳng” cũng bộc lộ những tiêu cực
Nhà báo lừng danh người Mỹ Thomas L. Friedman chia sẻ những cái nhìn mới cho sinh viên.
Trong
bài diễn thuyết của mình, nhà báo Thomas Friedman nói rằng những nhà
lịch sử trong tương lai khi nhìn vào những năm đầu thế kỷ 20, họ sẽ nghĩ
rằng những điểm nổi bật nhất trong khoảng năm đầu thế kỷ 20 đó là sự
kết hợp của khái niệm toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ thông
tin. Hai điều này có quan hệ biện chứng với nhau và qua đó thúc đẩy
nhau.
Ông
cho rằng trong 10 năm qua kể từ cuốn “Thế giới phẳng” ra đời thì thế
giới càng trở nên “phẳng hơn” từ chuyện “kết nối” với nhau cho đến siêu
kết nối; từ chỗ kết nối lẫn nhau rồi sau đó phụ thuộc lẫn nhau. “Thế
giới phẳng hơn” sẽ là điều tuyệt vời cho những người làm cải cách, doanh
nhân nhưng đồng thời sẽ điều tồi tệ đối với những người làm lãnh đạo
bởi chỉ việc đối thoại một chiều như trước đây sẽ không còn nữa. Một
hiệu trưởng giờ đây phải đối mặt với rất nhiều ý kiến trên mạng xã hội
từ các sinh viên của mình.
Sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM đặt những câu hỏi liên quan đến “thế giới phẳng”.
Một
sinh viên đặt câu hỏi rằng ngoài những lợi ích mà toàn cầu hóa mang lại
chắc hẳn sẽ có nhiều thách thức. Ông Thomas cho rằng mặc dù thế giới đã
“phẳng” rồi việc nhưng điều này bao gồm cả ý tích cực và tiêu cực. Như
văn hóa chẳng hạn, một mặt toàn cầu hóa hay sự phát triển của công nghệ
thông tin sẽ giúp chúng ta giữ gìn được văn hóa của mình như văn học
hoặc ngôn ngữ có thể chuyển lên Google hoặc điện toán đám mây. Thế nhưng
cùng với đó cũng có những tác động tiêu cực khác chẳng hạn như các cửa
hàng McDonald, Pizza Hut hay KFC… đã có mặt tại Việt Nam và có thể đẩy
lùi đi những cái được xem là quốc hồn quốc túy trong ẩm thực. Nếu như
văn hóa quản lý tốt thì sẽ phát huy được mặt tích cực của nó. Về môi
trường, toàn cầu hóa sẽ giúp ta dễ dàng thiết lập một diễn đàn phản đối
về một vấn đề gì đó như phá rừng nhưng đồng thời sự phát triển của các
doanh nghiệp cũng sẽ tàn phá môi trường rất dữ dội. Về tính riêng tự thì
chúng ta thấy toàn cầu hóa cùng sự tiến bộ của công nghệ thông tin làm
cho tính riêng tư mỗi cá nhân càng giảm đi.
Khi
toàn cầu hóa thì cũng thường căng thẳng giữa các quốc gia đang phát
triển với các quốc gia siêu cường. “Có thể hiểu toàn cầu hóa là một bên
có tất cả và một bên không có gì cả. Đúng là sẽ có những quốc gia thoát
khỏi nghèo đói một cách nhanh hơn thế nhưng các quốc gia phát triển thì
họ cũng gia tăng sự giàu có hơn. Như vậy khoảng cách giữa người giàu,
người nghèo sẽ rộng ra hơn nữa”, theo ông Friedman.
Bốn lời khuyên cho sinh viên Việt Nam
Trong
buổi nói chuyện, ông Thomas Friedman cũng gửi đến giảng viên, sinh viên
Việt Nam 4 lời khuyên, là hãy sống và tư duy như những người dân nhập
cư (với khao khát rất lớn về thành công; tư duy như những người thợ thủ
công (tạo ra sản phẩm đặc biệt và cung cấp các giá trị thặng dư cho
chúng); tư duy như những doanh nhân mới thành lập doanh nghiệp (luôn tái
suy nghĩ, học tập, thiết kế ra các sản phẩm mới) và tư duy như những
người phục vụ bàn (vừa cung cấp thêm giá trị vừa “động não” như chính
những nhà kinh doanh).
Tác giả cuốn sách nổi tiếng giao lưu với sinh viên sau buổi nói chuyện.
Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh việc xây dựng một hệ thống giáo dục vững mạnh và trong
thời đại tới thì trường học chúng ta không chỉ dạy nghe, nói, đọc,
viết… Thay vào đó phải dạy 4 nguyên tắc: sự sáng tạo, sự hợp tác, sự đối
thoại, tư duy phản biện và tạo ra môi trường là việc cho người lao
động. Trong tương lai, người lao động là những người có học thức và
trình độ, có nhiều cơ hội khác nhau để có thể thu hút nhân tài. "Tôi
nghĩ Việt Nam đang làm vấn đề này rồi".
PGS.TS
Đỗ Phúc, trưởng ban Hợp tác quốc tế ĐH Quốc gia TPHCM đặt vấn đề phải
chuẩn bị cho lực lượng lao động trong kỷ nguyên mới đòi hỏi sinh viên
điều gì. Ông Thomas Freidman cho rằng: “Ngay cả ở Mỹ chúng tôi cũng có
những thách thức đó là nâng tầm sinh viên ở cấp thấp lên mức trung bình.
Thế nhưng thời đại hiện nay trung bình không thôi sẽ không đủ mà phải
cao hơn trung bình. Như vậy ngoài những kiến thức thông thường như toán
học, khoa học… thì sinh viên cần trang bị thêm những kiến thức liên quan
đến 4 nguyên tắc mà tôi đã đề cập.
Tại
sao phải làm như vậy? Vì thế giới hiện nay có 2 loại công việc chính
gồm công việc mang tính chất lặp đi lặp lại và công việc không thường
nhật. Công việc lặp đi lặp lại ngày càng hẹp đi, thậm chí đã có robot
làm thay những việc ấy còn những việc không thường nhật như luật sư, bác
sĩ… Thách thức mới mà chúng ta phải đối mặt là tạo ra công việc mà
không có tính chất lặp lại cho bản thân mình. Mỗi con người cần tạo ra
cho mình một giá trị gia tăng độc đáo, chỉ có như thế thì mới có thể tồn
tại trong thế giới có nhiều cạnh tranh như hiện nay".
Một
sinh viên đặt vấn đề: “Tại sao Việt Nam chưa thu hút được nhân tài? Vậy
giải pháp nào để có thể thu hút và níu giữ nhân tài”. Ông Freidman cho
rằng Việt Nam và Trung Quốc đều từng có giai đoạn phát triển giống nhau.
Đó là giai đoạn cất cánh kinh tế, đi rất nhanh vì dựa vào lao động giá
rẻ. Nhưng chỉ dựa vào lợi thế này chúng ta sẽ không thể đi xa được hơn
nữa. Và có khả năng sẽ rơi vào trường hợp mà Việt Nam đang tranh cãi gần
đây: có rơi vào bẫy thu nhập trung bình không?”.
"Tôi
nghĩ rằng, khi chúng ta đào tạo sinh viên thì phải tạo ra thế hệ không
chỉ lắp ráp mà phải thiết kế, tưởng tượng ngay tại Việt Nam. Tính sáng
tạo là cực kỳ quan trọng. Để thu hút và xây dựng nhân tài, chúng ta phải
tạo một môi trường kinh tế, xã hội, chính trị mà có thể kích thích tư
duy sáng tạo, tưởng tượng của cá nhân. Đây là thách thức của cả Việt Nam
và Trung Quốc trong thời gian tới” - Thomas L. Friedman kết luận.
Lê Phương
Tác giả Thế giới phẳng 'mách nước' Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc
Nhà báo Thomas Friedman tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 6/5. Ảnh: Trúc Quỳnh
TP - Đứng cạnh nước lớn như Trung Quốc, nước nhỏ
như Việt Nam muốn cạnh tranh cần tạo dựng lợi thế so sánh. Lòng tin và
đổi mới chính là chìa khóa để Việt Nam có được điều đó. Nhà báo Thomas
Friedman, tác giả cuốn sách nổi tiếng Thế giới phẳng, chia sẻ như vậy
trong buổi gặp gỡ báo chí sáng 6/5 tại Hà Nội.
Friedman cho biết ông vừa đến Kiev cách đây 2 tuần, nước có quy mô
dân số tương đương Việt Nam và nằm gần cường quốc Nga. “Và hôm nay tôi
lại đến Việt Nam, nước nằm gần một cường quốc rất hùng mạnh. Tôi quan
tâm đến vấn đề các nước quy mô trung bình dung hòa quan hệ với những
nước lớn như thế nào”, ông Friedman nói.
Trả lời câu hỏi của Tiền Phong về việc làm thế nào để một nước nhỏ như Việt Nam khi đứng cạnh nước lớn như Trung Quốc vẫn có thể cạnh tranh và giảm được những bất lợi do toàn cầu hóa gây ra, chuyên gia này chia sẻ rằng trong lần sang thăm một vùng lãnh thổ, ông chứng kiến rất nhiều đổi thay trong 20 năm qua, như giáo dục, cơ sở hạ tầng, kinh tế, nhưng chỉ một điều không thay đổi là vị trí địa lý, họ phải đứng cạnh nước khổng lồ.
Việt Nam cũng vậy, Việt Nam có thể thay đổi rất nhiều thứ, trừ vị trí địa lý. Friedman cho rằng để cạnh tranh với Trung Quốc Việt Nam cần có lợi thế so sánh.
Theo quan điểm của Friedman, đối với nước thu nhập trung bình như Việt Nam, các công ty lớn như Toyota hay General Motor có thể sang đây để xây nhà máy, và sử dụng tới 5.000 công nhân. Nhưng tại Mỹ, họ vẫn có thể xây nhà máy và sử dụng 5.000 robot.
Vì thế, để tăng trưởng, Việt Nam một người tạo việc làm cho 5 người vì cái ngày mà General Motor muốn sang Việt Nam đầu tư và tạo ra 5.000 việc làm thực sự đang qua đi. Vì thế, “nếu khả năng tạo lòng tin của các bạn tốt hơn ở Trung Quốc thì tôi cũng muốn khởi nghiệp tại Hà Nội thay vì Quảng Châu”, Friedman nói.
Về quan điểm thế giới phẳng, Friendman đùa rằng “tôi phải thú nhận quan điểm thế giới là phẳng trước đây của tôi là sai, vì thế giới phẳng hơn nhiều so với tôi từng nghĩ”. Ông cho rằng tất cả những xu hướng mà ông nhận ra từ năm 1994 đang tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn. Từ khi ông xuất bản cuốn sách Thế giới phẳng năm 2004, rất nhiều thay đổi đã diễn ra như Facebook, Twitter, iCloud, 4G, Linkedin, BigData, Skype... Thế giới đi từ chỗ kết nối đến siêu kết nối, từ liên kết tới phụ thuộc lẫn nhau.
Trả lời câu hỏi của Tiền Phong về việc làm thế nào để một nước nhỏ như Việt Nam khi đứng cạnh nước lớn như Trung Quốc vẫn có thể cạnh tranh và giảm được những bất lợi do toàn cầu hóa gây ra, chuyên gia này chia sẻ rằng trong lần sang thăm một vùng lãnh thổ, ông chứng kiến rất nhiều đổi thay trong 20 năm qua, như giáo dục, cơ sở hạ tầng, kinh tế, nhưng chỉ một điều không thay đổi là vị trí địa lý, họ phải đứng cạnh nước khổng lồ.
Việt Nam cũng vậy, Việt Nam có thể thay đổi rất nhiều thứ, trừ vị trí địa lý. Friedman cho rằng để cạnh tranh với Trung Quốc Việt Nam cần có lợi thế so sánh.
Theo quan điểm của Friedman, đối với nước thu nhập trung bình như Việt Nam, các công ty lớn như Toyota hay General Motor có thể sang đây để xây nhà máy, và sử dụng tới 5.000 công nhân. Nhưng tại Mỹ, họ vẫn có thể xây nhà máy và sử dụng 5.000 robot.
Vì thế, để tăng trưởng, Việt Nam một người tạo việc làm cho 5 người vì cái ngày mà General Motor muốn sang Việt Nam đầu tư và tạo ra 5.000 việc làm thực sự đang qua đi. Vì thế, “nếu khả năng tạo lòng tin của các bạn tốt hơn ở Trung Quốc thì tôi cũng muốn khởi nghiệp tại Hà Nội thay vì Quảng Châu”, Friedman nói.
Về quan điểm thế giới phẳng, Friendman đùa rằng “tôi phải thú nhận quan điểm thế giới là phẳng trước đây của tôi là sai, vì thế giới phẳng hơn nhiều so với tôi từng nghĩ”. Ông cho rằng tất cả những xu hướng mà ông nhận ra từ năm 1994 đang tiếp diễn với tốc độ nhanh hơn. Từ khi ông xuất bản cuốn sách Thế giới phẳng năm 2004, rất nhiều thay đổi đã diễn ra như Facebook, Twitter, iCloud, 4G, Linkedin, BigData, Skype... Thế giới đi từ chỗ kết nối đến siêu kết nối, từ liên kết tới phụ thuộc lẫn nhau.
__._,_.___
ĐẶNG TẤN HẬU * FREEDOM OF RELIGION
FREEDOM OF RELIGION
Gioi Nghiem Dang Tan
Hau
In
this article, the writer - a computer management specialist and
Buddhist who is involved in the activities of Buddhism (of the
independent church led by Supreme Patriarch Thich Quang Do, not the
activities of the state-controlled church, overseas groups which are
called "Ve Nguon"). He is also actively involved in the Vietnamese
communities in Canada. He is famous for his research works in Buddhism,
published by the Viet Democratic Side’s International Forum (Viet
Marketing & Business Report and Viet Opposing Centres Forum). In
this article, the writer put forward his ideas regarding freedom of
religion in VN, as follows:
- The society of VN is prevailed by an extreme degree of fear among the
people, created by the regime’s terror policy using oppression by
security police and prisons. In such a society, how do you have freedom
and democracy? The citizens tended to no emotions and became
doublethinkers who always hid their real thoughts, to prevent the
authorities from causing difficulties for them. So, there is no freedom
of religion in VN, regardless whatever events/efforts the government
tried to created (like VESAK) to prove there was freedom of religion in
VN, to cheat the world community. Members of the state-controlled church
are like the puppets to act following the directions of the
government’s Religious Committee .
- The priests of the state-controlled church have had to study Marxist -
Leninism and the Ho chi Minh thoughts. So, are those elements real
priests? We have to say NO, because they are only a kind of cadres of
the communist regime. They perform and thought according to the
instructions and teachings of the state-controlled church.
- The communist regime is exporting members of the state-controlled
church abroad. These (priest) cadres tried to collect money of the
overseas Vietnamese for the regime and tried to dominate Buddhism
overseas by their new pagodas and purchased the current pagodas. By that
way, for a period, overseas Buddhism will fall into the communist
priests’ hands. We can find the proofs of religious oppresion in VN by
interviewing the victims of this regime: The most Ven. Thich Quang Do,
the Most Ven. Thich Chon Tam, the Most Ven. Thich Thanh Quang, Buddhist
Le Cong Cau, and numerous other priests of Khmer origin like Thach
Thuoi, Lieu Ny, Ly Chanh ...
Dang Tan Hau - Tu do ton giao tai VN(Trang 34, KTTT 94) Nguyện Vọng Về Tự Do Tôn Giáo
Một người sống trong xã hội “tự do”, lại không phải là phật tử, những vị này khó mà hiểu được tình hình tự do tôn giáo trong xã hội “sợ hãi”, khó hiểu biết được cái gì là đúng với lời dạy của Đức Phâ.t. Thí dụ, tu sĩ PGVN ra hải ngoại rất sợ đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ là trái với giáo lý nhà Phật về tâm vô úy (tâm không lo sợ) hay chúng ta làm sao phân biệt được “loạn thờ cúng” với sự thờ cúng đúng với chánh pháp của Phật giáo.
Do đó, nguyện vọng của chúng tôi về tự do tôn giáo tại VN là “cái gì của César, hãy trả lại cho César; cái gì của Đức Phật, hãy trả lại cho Đức Phật”; tức là “tôn giáo và chính trị phải độc lập”, chính quyền không được can thiệp vào chuyện nội bộ của Phật giáo. Thí dụ, tu sĩ có tự do học hay không học thuyết Mác Lê. Tu sĩ và cư sĩ có tự do sinh hoạt và không bị bắt buộc phải gia nhập vào giáo hội quốc doanh mà không bị khủng bố về thể xác và tinh thần.
Để dễ hiểu hơn, tín đồ Phật giáo được tự do bày tỏ và thực hành đức tin của mình tại VN mà không bị khủng bố qua sự bắt bớ, tra tấn, cô lập hay ngăn cấm đi lại, thăm viếng các chùa và các tu sĩ. Thí dụ, bất cứ tu sĩ hay cư sĩ nào cũng có thể đứng giữa chợ, công viên hay trong chùa hoặc trong rừng sâu để thuyết giảng về tôn giáo của mình mà không bị tù tô.i. Đó là ước nguyện căn bản về tự do tôn giáo của chúng tôi.
Có nhiều phật tử (tu sĩ và cư sĩ) đang sống trong xã hội “sợ hãi” tại VN có thể là nhân chứng về sự đàn áp Phật giáo tại VN. Thí dụ,
• - Đức đệ ngũ tăng thống HT Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện, Saigon
• - HT Thích Chơn Tâm bị đuổi ra khỏi chùa và hình như đang trú ngụ tại chùa Từ Hiếu, Saigon
• - HT Thích Thanh Quang tại chùa Giác Minh ở Đà Nẵng bị công an khủng bố liên tục trong các ngày lễ Phật giáo
• - Cư sĩ Lê Công Cầu, huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, ở Huế
• - Các tu sĩ VN gốc Khờ me bị bắt hoàn tục và bị CSVN đánh đập như Thach Thuoi, Lieu Ny, Ly Chanh, v.v .
Có một số người luận cho CSVN gia nhập vào WTO, rút tên CSVN ra khỏi CPC, cho CSVN gia nhập vào TPP thì kinh tế VN sẽ phát triển và CSVN sẽ giảm bớt khủng bố, đàn áp nhân quyền và cho tự do tôn giáo tại VN. Kết quả ngược lại, kinh tế VN càng phát triển, CSVN càng gia tăng đàn áp để bảo vệ quyền lợi của họ. Khi nào thế giới chưa hiểu được điểm này thì thế giới còn quá ngây thơ về chế độ độc tài cộng sản tại VN ví như chúng ta bỏ con chó sói (cộng sản) và con trừu (người dân) vào cùng một chuồng với hy vọng hai con thú sẽ sống chung hòa bình.
Kết Luận
Tóm lại, tự do và dân chủ, nhất là tự do tôn giáo là giá trị phổ quát
(universal values) của con người mà một chính quyền không tôn trọng nhân
quyền và tự do tôn giáo của người dân của họ thì chúng ta đừng có hy
vọng nhà cầm quyền này tôn trọng bất cứ một hiệp định quốc tế nào hay có
ý muốn sống chung hòa bình với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Thí
dụ, CSVN can thiệp vào nội bộ của xứ Cao Miên, đưa sư Tep Vong lên làm
vua sãi ở Cao Miên để khống chế Cao Miên nên tín đồ Cao Miên đã châm
biếm gọi vị này là Hochimonk và phát sinh ra tinh thần bài Viê.t. Do đó,
chính phủ Canada cần gây áp lực liên tục, mạnh mẽ với nhà cầm quyền
CSVN trong vấn đề “tự do tôn giáo” tại VN như viết thư thăm hỏi, viếng
thăm thường xuyên các nhà tôn giáo không nằm trong giáo hội quốc doanh
tại VN đang bị quản thúc , cầm tù hay bị cô lập tại VN. Nếu Canada có
viện trợ kinh tế cho VN thì phải đặt điều kiện tiên quyết với CSVN là họ
phải tôn trọng tự do tôn giáo và thả những người bị giam cầm vì khác
chính kiến với họ.
Chính phủ Canada cần hợp tác chặc chẽ với các tổ chức quốc tế, lên án liên tục sự khủng bố của nhà cầm quyền CSVN về tự do tôn giáo tại VN và áp dụng “quản trị kiến thức” (knowledge management) để trao đổi với những người Việt Nam trong và ngoài nước VN mà có thể cập nhật hóa về tình hình nhân quyền và tôn giáo tại VN qua các phương tiện điện toán như “sharepoint”, “teleconference”, “database management” v.v.
Điểm cuối rất quan trọng, CSVN gọi những người Việt hải ngoại là “Việt Kiều” tức là người Việt sinh sống ở nước ngoài; không ngoài mục đích kêu gọi họ gởi tiền về VN và hăm dọa bắt họ khi họ về VN vì lý do Việt Kiều chưa được CSVN cho phép vào quốc tịch Canada. Thực ra, đại đa số người Canada gốc Việt chưa bao giờ là công dân CSVN, họ là những người Việt tỵ nạn CSVN; do đó, họ không phải là Việt Kiều mà chính là người Canada gốc Việt chạy trốn chế độ cộng sản hay ít nhất cha mẹ của họ là người dân tỵ nạn CSVN.
Bộ ngoại giao Canada cần lên tiếng bác bỏ danh xưng “Việt Kiều” khi nhà cầm quyền CSVN gọi những người Canada gốc Việt là Việt Kiều. Chính phủ Canada có bổn phận bảo vệ và can thiệp với nhà cầm quyền CSVN khi công dân của họ bị bắt “trái phép” tại VN hay không được vào VN sau khi tòa đại sứ CSVN tại Canada đã cấp chiếu khán cho họ vào VN. Hành động này vừa làm mất tiền, vừa làm mất thời giờ của công dân Canada. Chính phủ Canada cần phổ biến tin tức này trong cộng đồng người Việt tại Canada để đời sống hải ngoại của họ không bị CSVN đe do.a.
Canada là hình ảnh tượng trưng cho sự cao đẹp về lòng nhân ái trên thế giới, nhất là tại VN vì Canada là quốc gia tiên tiến, yêu chuộng tự do dân chủ và dám lên tiếng bảo vệ những người yếu thế đang sống trong xã hội đầy “sợ hãi”. Người Việt gọi xứ Canada là “đất lạnh tình nồng”, là quốc gia có can đảm lên tiếng bênh vực lẽ phải nên các viên chức ngoại giao của Canada luôn luôn tỉnh thức không để cho các quốc gia độc tài mua chuộc và luôn luôn hỗ trợ cho những người bị oan ức, không có tự do tại VN và trên thế giới. Thank you Canada!
25 tháng 3, 2014
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
Chùa Điều Ngự Mừng Đại Lễ Phật Đản, Bắt Đầu Xây Chùa
13/05/201400:00:00(Xem: 143)
Westminster
(Bình Sa)- - Trưa Chủ Nhật ngày 11 tháng 5 năm 2014, chùa Điều Ngự tọa
lạc tại số 14472 Chestnut St, Thành Phố Westminster đã long trọng tổ
chức Đại Lễ Phật Đản PL.2558 – 2014 và lễ khởi công xây dựng chùa Điều
Ngự.Buổi lễ diễn ra với sự tham dự của hàng trăm Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni và hàng ngàn đồng hương Phật tử, một số qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các đảng phái chính trị, các cơ quan truyền thông, vê phía dân cử có Thị Trưởng Tạ Đức Trí và các Nghị Viên Thành Phố Westminster, Thị Trưởng Micheal Võ, Thị Trưởng Thành Phố Fountain Valley và phu nhân, Luật Sư Chris Phan, Nghị Viên Thành Phố Garden Grove, Dược Sĩ Nguyễn Đình Thức, đại diện Giám Sát Viên Janet Nguyễn, Đại Tá Lê Khắc Lý, Quyền Chủ Tịch Lâm Thời Cộng Đồng Việt Nam Nam California, BS. Võ Đình Hữu, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, Ông Chánh Án Nguyễn Trọng Nho và phu nhân Giáo Sư Văn Bằng, Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên, cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, cựu Đại Tá Nguyễn Văn Qúy, cựu Đại Tá Trần Ngọc Thống, cựu Đại Tá Nguyễn Văn Lý, Ông Trần Trọng Đạt, Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng, Ông Phan Thanh Châu, Bí Thư Đảng Vụ Việt Nam Quốc Dân Đảng và rất đông qúy vị nhân sĩ trí thức tham dự.
Đúng 01:30 Pm lễ cung nghinh chư tôn đức quang lâm trước sân chùa để làm lễ động thổ khởi công xây dựng chùa Điều Ngự, hiện diện ngoài qúy chư tôn đức còn có qúy vị dân cử. Tại đây Hòa Thượng Thích Viên Lý đã ngỏ lời cảm ơn Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni, qúy vị dân cử cùng đồng hương Phật tử tham dự lễ khởi công hôm nay. HT. xin qúy ngài cùng qúy vị hãy nhất tâm chú nguyện và cầu nguyện cho việc xây dựng ngôi chùa Điều Ngự chóng được hoàn thành viên mãn. Nghi lễ chú nguyện bắt đầu dưới sự chứng minh của HT. Thích Chơn Thành.
Điều hợp chương trình Đại lễ Phật Đản có các MC. Ái Cầm, Minh Phượng, Tuyết Nha, Thái Tú Hạp, Diệp Miên Trường.
Chương trình bắt đầu với phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, Phật Giáo Kỳ và phút nhập Từ Bi Quán do Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ và các em Gia Đình Phật Tử.
Diễn văn khai mạc của Thượng Tọa Thích Viên Huy, trụ trì Chùa Điều Ngự, Trưởng Ban Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự quan lâm tham dự của Chư tôn Giáo Phẩm, Chư tôn đức Tăng Ni, qúy vị quan khách, qúy cơ quan truyền thông cùng đồng hương Phật tử...
Tiếp theo Hòa Thượng Thích Viên Lý, Viện Chủ Chùa Diệu Pháp và Chùa Điều Ngự, thay mặt Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lên Tuyên đọc Thông Bạch Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2558 của Thượng Thủ Tăng Đoàn Giào Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Trưởng Lão Tỳ Kheo Thích Thiện Hạnh trong đó có đoạn ngài nói: “...Chính trong bóng tối của lòng ghen tỵ và ích kỷ hiện đang gây ra không biết bao là khổ nạn cho nhân loại và muôn loài, chúng ta mới nhận ra lời dạy vô cùng từ ái của đức Phật Ngài dạy: “Tâm Bình Thế Giới Bình” đơn giản chỉ vậy thôi, nhưng bằng cách nào để Tâm bình không còn là vấn đề riêng của những người tinh tu chay tịnh, mà trở thành một vấn nạn lớn, hết sức nóng bỏng, gay gắt và khẩn thiết đối với những người có trách nhiệm và ưu thời mẫn thế...”
Tiếp theo Hòa Thượng Thích Chơn Trí lên Tuyên đọc Chúc Mừng Phật Đản Phật Lịch 2558 – 2014 của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới trong đó có đoạn: “...Đối với chư vị nam, nữ Phật tử trước tới nay, vẫn một lòng vì đạo, vì lý tưởng thoát liễu sanh tử, thì ngày kỷ niệm này là ngày nhớ ơn sự hóa độ của đức Phật, tinh tấn tu hành và tích cực trợ giúp Phật sự của Tăng già được tốt đẹp...”
Tiếp theo Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới lên Tuyên đọc thư của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu gởi đến Hòa Thượng Thích Viên Lý, trong thư có đoạn: “... Riêng cá nhân tôi, năm nay tuổi đã qúa cao, sức khỏe đã qúa yếu, không thể đi lại và gánh vác được những Phật sự trọng đại. Vì thể thống trong đạo, chúng tôi chỉ xin giữ chức “Chứng Minh Phật Sự”. Và, thương cảm nỗi niềm sơ cơ hành đạo, đối với Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại, chúng tôi cũng xin “Chứng Minh Phật Sự” tượng trưng tinh thần mà thôi. Đại Lão HT. không quên cảm ơn HT. Viên Lý đã mời Ngài tham dự Lễ Phật Đản nhưng vì phải bận lễ Phật Đản tại Chùa Từ Quang Canada, Ngài cũng nhất tâm cầu nguyện cho Phật sự chùa Điều Ngự thành công viên mản.”
Cuối cùng HT. Thích Quảng Thanh chúc Phật Pháp trường tồn, Tăng Đoàn Hòa Hợp, Thế Giới Hòa Bình, đại diện Tăng Ni trong vùng Nam Cali xin chúc Điều Ngự chân cứng đá mềm, hoàn thành ngôi chùa Điều Ngự rất xứng đáng.
Tiếp theo Đạo Từ của Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Phó Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới HT. nói: “Hôm nay là ngày hoan hỷ của mười phương Chư Phật, Bốn chúng đệ tử Phật, mười phương trong thế giới, ngày Đản Sinh chúng ta nhất tâm thanh tịnh đặt viên đá kiến tạo chùa Điều Ngự... xin chư tôn Đức hãy buông xã phiền não, trút sạch dị biệt trong qúa khứ để Tăng đoàn Phật Giáo Việt Nam luôn luôn hòa hợp...”
Sau nghi lễ là phần phát biểu, chúc mừng của qúy vị dân cử, nhân dịp nầy qúy vị dân cử cũng đã trao đến Ban tổ chức những bằng tưởng lục ghi nhận những đóng góp giá trị của chùa Điều Ngự trong những sinh hoạt chung của cộng đồng.
Chương trình kết thức với phần văn nghệ xuất sắc do các anh chị nghệ sĩ thân hữu trong vùng Nam California và các em Gia Đình Phật tử trình diễn.
Mọi chi tiết liên lạc về Chùa Điều Ngự: (714) 890-9513.
Trên 2000 người tham sự Đại lễ Phật Đản chung của Văn phòng II VHĐ và GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức tại chùa Liên Hoa, thành phố Houston, tiểu bang Texas
Posted by pttpgqt.paris
PARIS, ngày 10.5.2014 (PTTPGQT) – Sáng ngày 4.5.2014, trên 2000
chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử đã vân tập về chùa Liên Hoa, thành phố
Houston, tiểu bang Texas, tham dự Đại lễ Phật Đản chung của Giáo hội, do
Văn phòng II Viện Hoá Đạo và Hội đồng Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức.
Quan khách tham dự có Đại diện Dân biểu Al Green, Dân Biểu tiểu bang
Texas, ông Hubert Võ; Nghị Viên thành phố Houston, ông Richard Nguyễn;
Đại diện Hội Đồng Liên Tôn, Linh Mục Phạm Hữu Tâm; Chủ Tịch Cộng đồng
Người Việt Quốc gia Houston, Luật sư Phan Quốc Cường; Cựu Chủ Tịch Cộng
đồng Người Việt Quốc gia Hạt Tarrant, ông Nguyễn Kinh Luân; cựu Chủ Tịch
Cộng đồng Người Việt Quốc gia Houston, quý ông Nguyễn Văn Nam và Đỗ
Minh Đức cùng đại diện nhiều hội đoàn, đoàn thể, tổ chức đảng phái chính
trị, cơ quan truyền thông báo chí và thân hào nhân sĩ.
Trên khoảnh đất rộng 20 nghìn mét vuông, Hội trường dựng lên trong
căn lều trắng có thể chứa hàng nghìn người. Ở mặt tiền hội trường là
tượng Phật lộ thiên, cùng với 7 tượng Phật sơ sinh dành cho lễ Mộc Dục –
Tắm Phật. Và năm cột cờ vươn cao trên nền trời xanh, tung bay 5 lá đại
kỳ : Hoa Kỳ, Việt Nam, cờ tiểu bang Texas, cờ Phật giáo và cờ chùa Liên
Hoa.
Phật đài lộ thiên nơi làm lễ Tắm Phật (Mộc dục) trước Hội trường Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2558
trong khuôn viên chùa Liên Hoa, thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ
Từ sáng sớm đồng bào Phật tử các giới hân hoan tề tựu trước lễ đài
dưới ánh nắng rực vàng màu đạo. Ai nấy tươi vui hớn hở đón mừng Đức Thế
Tôn giáng trần. Tiếng trống Bát Nhã dồn dập, tiếng đại hồng chung ngân
dài, nâng đỡ hàng nghìn trái tim lên cao vào cõi trời vô lượng. May thay
đại hồng chung từ Phường Đúc Huế đến kịp một ngày trước đại lễ.
Sau lễ chào quốc kỳ Hoa Kỳ, Việt Nam và Phật giáo kỳ, Hoà thượng
Thích Huyền Việt, Trưởng ban Tổ chức, Phó Chủ tịch Văn Phòng II Viện Hoá
Đạo, đọc Diễn văn khai mạc, cám ơn sự có mặt của chư tôn đức Tăng Ni,
Phật tử, các vị lãnh đạo các tôn giáo và quan khách. Hoà thượng cho biết
“Đây là đại lễ đầu tiên kể từ Giáo chỉ số 10 với thành phần nhân sự mới
của Văn phòng II Viện Hoá Đạo và GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ”.
Toàn thể hội trường đã cung kính đứng dậy, lắng đọng tâm tư, nghe
Thông điệp Phật Đản Phật lịch 2558, thu băng tiếng nói từ kim khẩu Đức
Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiện Viện do Phòng
Thông tin Phật giáo Quốc tế đem sang.
Qua bức Thông điệp Phật Đản năm nay, 2558 – 2014, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ đưa ra “Công án Ấn Độ” hầu nhắc nhở chư Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, về sự việc Nhà nước Cộng sản ở Hà Nội đang gia công “đuổi” Phật giáo ra khỏi lãnh thổ Việt Nam như ở Ấn Độ trước kia, khi Ngài viết :
“Đạo Phật bị đẩy ra khỏi Ấn Độ từ thế kỷ thứ IX cũng vì những thế
lực vô minh như thế tàn phá đạo đức và phẩm hạnh con người. Dù chúng ta ý
thức tới hiểm nguy của những thế lực ngoại tại để giải quyết. Song cũng
phải nhận chân nguy cơ suy tàn thuở ấy đến từ nội bộ Tăng đoàn, mà sự
phân hoá trầm trọng các bộ phái là nguyên do, điều mà Đức Phật chẳng bao
giờ dạy bảo, khuyến khích. Trái lại, Ngài còn tiên liệu để ngăn ngừa sự
loạn động, phân hoá, khi Ngài triệu tập tất cả chư Tăng Ni, Phật tử các
giới về Pháp hội Linh Thứu để nghe Ngài giảng Kinh Pháp Hoa”.
Các bộ phái Bà La Môn tại Ấn Độ, hay Hồi giáo từ ngoài vào tàn phá
chùa viện, tượng Phật, đốt cơ sở Đại học Nalanda, truy diệt đạo Phật là
sự kiện lịch sử. Nhưng nội bộ Tăng Đoàn chia xé, phân hoá, chống báng
nhau thời ấy bên Ấn Độ, có khác chi hiện nay tại Việt Nam, mà Phật giáo
đồ chứng kiến qua ba lần loạn động : Năm 1981, chư Tăng Việt Nam mặc bỏ
cho đảng Cộng sản khuynh loát Giáo hội, nhượng bộ cho ác đảng thay chư
Tăng dị-giáo-hoá Giáo hội ; năm 2007 một thiểu số chư Tăng tự gọi là “Về
Nguồn” âm mưu biến GHPGVNTN thành một Giáo hội mất đầu, gọi là Giáo hội
không-Huyền-Quang-không-Quảng-Độ ; rồi mới đây năm 2013, một nhúm chư
Tăng thoát ly Giáo hội dân lập và lịch sử là GHPGVNTN, để co cụm thành
Tăng Đoàn, mà tiêu đích không gì khác hơn là phục vụ cho Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam do Đảng và Nhà nước lập ra năm 1981 như một Hiệp hội nằm trong Mặt trận Tổ Quốc của Đảng.
Trên lễ đài chư Tăng Ni cung kính lắng nghe Thông điệp Phật Đản của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
Chư Tăng và Cư sĩ thuộc Văn phòng II Viện Hoá Đạo và GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ trên lễ đài
Đồng thời Đức Tăng Thống cũng cảnh báo những bài viết đưa lên mạng
Internet đánh phá Phật giáo ngày càng dồn dập mấy năm qua. Đây cũng là
chủ trương của Nhà nước Cộng sản nhắm “dứt đỉểm” GHPGVNTN :
“Con người Tự do trong đạo Phật chính là chư vị Bồ Tát. Bồ Tát từ
bỏ thế giới tham đắm, nô lệ, vô minh, chứ không xa lìa chúng sinh trong
thế giới ấy. Đây chính là lý do các thế lực vô minh, tham đắm, vị kỷ,
ngày đêm tìm đủ cách báng bổ chư Bồ Tát. Bao lâu Bồ Tát còn hiện hữu,
thì các thế lực vô minh kia hết thủ lợi, mất quyền phép biến con người
thành giống dân nô lệ, cuồng tín”.
Kết thúc bức Thông điệp, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống trao tặng chư Tăng Ni,
Phật tử bức cẩm nang giải quyết hiện tình hắc ám của đạo pháp, là tất
cả phải ý thức rằng Pháp hội Linh Thứu vẫn tiếp diễn, chưa chấm dứt.
Người Phật tử không thể cắt lìa với giáo pháp để thể hiện giác ngộ, khai
trừ vô minh. Muốn thế phải thể nhập Pháp hội Linh Thứu để nghe Đức Phật
giảng kinh Pháp Hoa :
“Tôi kêu gọi toàn thể chư Tăng Ni, đồng bào Phật tử các giới, hãy
thanh tịnh hoá thân tâm trước lễ đài, chánh điện, để trở về Pháp hội
Linh Thứu, thâm nhập lời giảng Kinh Pháp Hoa của Đức Phật. Bởi vì Pháp
hội Linh Thứu vẫn còn tiếp diễn không ngưng”.
Hoà thượng Thích Trí Lãng nói về Pháp ngữ Khánh Đản
Sau bức Thông điệp, chư Tăng Ni Nam và Bắc tông cùng với chư Tăng các
nước Thái Lan, Ấn Độ, Miến Điện trang nghiêm cử hành đại lễ bằng lời
kinh tụng Pali và Việt hoà quyện giữa khói hương trầm.
Đại lễ tiếp diễn với những Pháp ngữ về cuộc đời Đức Thích Ca cùng
hành trình cứu sinh của đạo Phật trên khắp thế giới. Hoà thượng Thích
Trí Lãng, Chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo, nói về Pháp ngữ Khánh Đản, Hoà thượng Thích Vân Đàm nói về Phật quả Vô thượng,
Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tổng Thư ký Văn phòng II Viện Hoá Đạo kiêm
Chủ tịch Hồi đồng Điều hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, nói về Di sản của Đấng Đại Từ, và Cư sĩ Võ Văn Ái, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Truyền thông Viện Hoá Đạo kiêm Phát ngôn nhân Giáo hội, nói về Con đường Hộ Pháp, Hộ Quốc, Hộ Dân của Phật giáo Việt Nam.
Thượng toạ Thích Giác Đẳng, nói về Di sản của Đấng Đại Từ
Cư sĩ Võ Văn Ái nói về Con đường Hộ Pháp, Hộ Quốc, Hộ Dân của Phật giáo Việt Nam
Kết thúc Đại lễ, Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh, Phó Chủ tịch GHPGVNTN
Hải ngoại tại Hoa Kỳ, thay mặt Ban Tổ chức, nói lời cảm tạ chư Tăng Ni,
Phật tử và quan khách. Cuối cùng là những lời phát biểu cảm tưởng của
quan khách, đặc biệt là lời phát biểu của Luật sư Phan Quốc Cường, Chủ
Tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Houston, và Linh Mục Phạm Hữu Tâm,
Đại diện Hội Đồng Liên Tôn.
Đạo hữu Hồng Chi Ỷ Lan, Giám đốc Phòng Liên lạc Quốc tế Viện Hoá Đạo,
kiêm Phó Giám đốc Phòng Thông Phật giáo Quốc tế, đã chuyển dịch ra Anh
ngữ tất cả các bài phát biểu một cách trau chuốt, cô đọng, nhưng vẫn giữ
nguyên ý nghĩa thâm sâu và rào rạt của mọi lời phát biểu, mà giáo lý
của đạo Phật được thể hiện qua suốt buổi lễ. Đạo hữu Nguyễn Cương của
chùa Liên Hoa đã hoàn tất vai trò giới thiệu chương trình một cách trang
trọng và ưu ái.
Bao nhiêu năm rồi mới có một Đại lễ trang nghiêm, đầy ý nghĩa thiêng
liêng, chứ không còn là cơ hội xô bồ cho những phát biểu đời thường làm
mất đi hương đạo vị.
Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh thay mặt Ban Tổ chức nói lời cảm tạ chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử và quan khách
Chị Ỷ Lan thông dịch tất cả các bài phát biểu ra tiếng Anh tại Đại lễ Phật Đản
Chư Tăng Ni và Phật tử tham dự lễ Tắm Phật
KINH TẾ NGA
Kinh tế Nga lao đao do bất ổn Ukraine
Cập nhật: 15:59 GMT - thứ tư, 16 tháng 4, 2014
Kinh te Nga lao dao
Trang 51, KTTT 94
Nền kinh tế Nga có thể tăng trưởng ở
mức 0% năm nay, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov thừa nhận.
Các hãng thông tấn Nga trích lời ông Siluanov cảnh báo rằng kinh tế nước này đang phải đối mặt với “tình thế khó khăn nhất kể từ khủng hoảng 2008.”
Các bài liên quan
Các hãng thông tấn Nga trích lời ông Siluanov cảnh báo rằng kinh tế nước này đang phải đối mặt với “tình thế khó khăn nhất kể từ khủng hoảng 2008.”
Các bài liên quan
Nga đã thắng
phương Tây?
Putin sẽ không dừng ở Crimea?
'Châu Âu nhẹ tay với khủng hoảng Ukraine'
Putin sẽ không dừng ở Crimea?
'Châu Âu nhẹ tay với khủng hoảng Ukraine'
Chủ đề liên quan
Ukraine
Ông Siluanov cho biết 63 tỷ đô la đã
được rút khỏi thị trường Nga chỉ trong ba tháng đầu năm 2014. Việc sát nhập
Crimea cũng sẽ khiến chi tiêu chính phủ tăng lên.
“Tăng trưởng GDP ước tính là rất thấp, chỉ 0.5%. Có lẽ nó còn xuống đến gần 0%,” bộ trưởng Tài chính Nga nói tại một cuộc họp nội các.Ông này nói thêm rằng bất ổn địa chính trị, có thể hiểu là việc Nga can dự vào Ukraine và căng thẳng gia tăng tại miền đông nước này, khiến cho vốn bị rút với quy mô lớn ra khỏi thị trường.
Theo ông Siluanov, sự thoái vốn này là kết quả của việc một khối lượng lớn tiền rúp được đổi ra ngoại tệ.
Tăng trưởng trì trệ cũng liên quan đến sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và nền kinh tế chưa được hiện đại hóa của Nga.
“Việc vốn bị rút ra khỏi thị trường làm giảm đi cơ hội đầu tư và tạo ra rủi ro cho ngân sách thiếu cân bằng. Lý do chính của hành động thoái vốn là sự bất ổn về tình hình địa chính trị,” ông Siluanov nói.
‘Khủng hoảng nhân tạo’
"Ở một chừng mực
nhất định, những khó khăn của chúng ta gắn liền với nỗ lực của một số thế lực
muốn đẩy chúng ta vào một cuộc khủng hoảng nhân tạo"“Tăng trưởng GDP ước tính là rất thấp, chỉ 0.5%. Có lẽ nó còn xuống đến gần 0%,” bộ trưởng Tài chính Nga nói tại một cuộc họp nội các.Ông này nói thêm rằng bất ổn địa chính trị, có thể hiểu là việc Nga can dự vào Ukraine và căng thẳng gia tăng tại miền đông nước này, khiến cho vốn bị rút với quy mô lớn ra khỏi thị trường.
Theo ông Siluanov, sự thoái vốn này là kết quả của việc một khối lượng lớn tiền rúp được đổi ra ngoại tệ.
Tăng trưởng trì trệ cũng liên quan đến sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và nền kinh tế chưa được hiện đại hóa của Nga.
“Việc vốn bị rút ra khỏi thị trường làm giảm đi cơ hội đầu tư và tạo ra rủi ro cho ngân sách thiếu cân bằng. Lý do chính của hành động thoái vốn là sự bất ổn về tình hình địa chính trị,” ông Siluanov nói.
‘Khủng hoảng nhân tạo’
Kinh te Nga lao dao(Trang 51, KTTT 94)
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev gần đây nói với cư dân Crimea rằng Kremlin sẽ tăng lương và tiền hưu trí, cùng với đó là tiền đầu tư cơ sở hạ tầng sau cuộc sát nhập gây tranh cãi vùng đất này vào Nga hồi tháng trước.
Ông Siluanov cảnh báo ông Medvedev không nên tiêu quá nhiều vào Crimea, cho là tuyên bố trên được đưa ra mà “không có sự phân tích về nhu cầu thực sự của Crimea và Sevastopol”.
Ông Medvedev miêu tả cuộc khủng hoảng ở Ukraine là “nhân tạo” và rằng nó chỉ có một phần trách nhiệm cho nền kinh tế đang gặp khó khăn.
“Chúng ta đương nhiên không thể loại trừ yếu tố chính trị trong thời điểm hiện nay, “ ông nói.
“Ở một chừng mực nhất định, tôi nhấn mạnh là chỉ ở một chừng mực nhất định, những khó khăn của chúng ta gắn liền với nỗ lực của một số thế lực muốn đẩy chúng ta vào một cuộc khủng hoảng nhân tạo.”
Với lực lượng thân Nga đang chiếm đóng các tòa nhà công quyền ở nhiều thành phố miền đông Ukraine, và Kiev dọa dùng vũ lực để tái chiếm, căng thẳng tiếp tục leo thang trong khu vực.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew gần đây thúc giục các nước đóng góp nhiều hơn cho gói cứu trợ kinh tế Ukraine.
(Fwd: vhungvu07@yahoo.com.au, 4/17/2014, 7.10AM)
NGÀY LỄ MẸ Ở NAM HÀN
Ngày Lễ Mẹ rất đặc biệt ở Nam Hàn …..!
Chủ nhật 11 thang 5/2014 là ngày chủ nhật thứ Hai của tháng Năm được gọi là ngày Hiền Mẫu ” Mother’s Day “…Xin mời xem các học sinh Đại Hàn… làm lễ Rửa chân cho Mẹ….. để tạ Ơn Mẹ… thay vì mua hoa, tặng quà.. hay đưa Mẹ đi ăn tiệc…..Theo tôi… lễ Rửa chân cho Mẹ… thiết thực … nhất… để tỏ lòng Thương ,kính yêu của người con đối với Mẹ….Mời Quý vị xem hình ảnh….
các học sinh rửa chân cho Mẹ ngày 8 tháng 5/2014…để Tạ ơn Mẹ … ngày Mother’s Day May 11-2014.
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Những hình ảnh tuyệt đẹp của học sinh Hàn Quốc nhằm kỷ niệm Ngày của mẹ sắp tới những bức ảnh về lễ rửa chân cho mẹ của các học sinh trung học Hàn Quốc. Được biết, đây là một trong những hoạt động được tổ chức nhằm kỷ niệm Ngày của mẹ 11/5 tới.
Theo đó, hôm 8/5 vừa qua, các học sinh Hàn Quốc đã mời mẹ mình đến trường, quỳ xuống trước người mẹ và thực hiện rửa chân cho mẹ như một phần của “Lễ tạ ơn mẹ”.
Ở Việt Nam, ngày của Mẹ (hay còn gọi là Ngày Hiền mẫu) thường được gắn với ngày 8/3, 20/10 hoặc lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) để tôn vinh những người mẹ hiền. Tuy nhiên theo văn hóa chung của các nước phương Tây và Hàn Quốc nói riêng, người ta hay tính ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 là Ngày của Mẹ.
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Ngày 8/5 vừa qua, học sinh Hàn Quốc đã mời mẹ đến trường để tổ chức “Lễ tạ ơn mẹ”.
Tại ngày lễ này, các học sinh trung học sẽ quì xuống trước mặt mẹ và tiến hành rửa chân cho mẹ.
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Hoạt động này nhằm chào đón Ngày của mẹ 11/5 tới.
Xúc động lễ rửa chân cho mẹ ở Hàn Quốc
Quì lạy cám ơn công sinh thành dưỡng dục của mẹ.
Các bà mẹ không giấu nổi niềm hạnh phúc.
Bóp tay cho mẹ.
Một cặp mẹ con cùng chụp hình kỷ niệm.