Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 19 November 2016

PHẬT ĐẢN * THƠ

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2014



THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2014 
của Đức Đạt Lai Lạt Ma



Tôi xin bày tỏ lời chào hỏi của tôi đến những người tham dự lễ kỷ niệm thứ 11 và Hội nghị PG quốc tế vào ngày Liên hiệp quốc Vesak 2014, được tổ chức bởi Tăng đoàn PG VN (NVBS).


Đối với Phật tử khắp nơi trên thế giới, Vesak là một ngày mà chúng ta không những thể hiện lòng tôn kính, và cử hành lễ Phật Đản, sự giác ngộ, và Đại Bát Niết Bàn mà còn tự nhắc mình một điều quan trọng là sống sao cho phù hợp với những lời dạy cao quý của Ngài.


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giác ngộ và đã chỉ giáo ở nước Ấn Độ cách đây hơn 2000 năm, tuy nhiên, các lời dạy của Ngài vẫn còn lảm tỉnh ngộ và phù hợp ngay cả trong thế giới ngày này. Hôm nay, chẳng hạn, có một sự nhận thức toàn cầu càng ngày càng tăng của tầm quan trọng về sự bất bạo động. Việc áp dụng nhận thức đó không những nghiêm khắc chỉ với con người mà còn cần phải làm với sinh thái học. môi trường, và các mối quan hệ của chúng ta với tất cả sinh vật khác mà chúng ta cùng chia sẻ sự sống. Như vậy, sự bất bạo động có thể được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta bất kỳ vị trí hay nghề nghiệp nào của chúng ta.


Mục đích của cuộc sống là phải hạnh phúc. Với tư cách là một Phật tử, tôi thấy rằng thái độ tinh thần của riêng chúng ta là yếu tố có tính ảnh hưởng nhất trong việc làm hướng về mục đích đó. Để thay đổi các điều kiện bên ngoài chúng ta, dù chúng có liên quan đến môi trường hay các mối quan hệ với những cái khác, trước tiên chúng ta phải thay đổi trong chúng ta. Hòa bình bên trong là chính. Trong trạng thái tâm đó, các bạn có thể đối mặt với những khó khăn bằng sự bình tĩnh và lý trí, trong khi đó vẫn giữ được hạnh phúc bên trong của mình. Những lời dạy về tình yêu thương, lòng từ, sự khoan dung, cách ứng xử bất bạo động, lý thuyết đạo Phật, tất cả mọi thứ này là tương đối, cũng như nhiều cách để định tâm là điểm bắt đầu của hòa bình bên trong.


Tôi tin rằng đạo Phật đóng một vai trò quan trọng trên thế giới hiện đại của chúng ta; khái niệm của đạo Phật về sự phụ thuộc lẫn nhau rất phù hợp với những khái niệm căn bản của khoa học. Chúng ta có thể nghĩ về đạo Phật bằng những thuật ngữ của ba loại chính – triết học, khoa học, và tôn giáo. Phần tôn giáo bao hàm những nguyên tắc và sự tu tập những cái mà là mối quan tâm chỉ đối với Phật tử, nhưng triết học PG về sự phụ thuộc lẫn nhau cũng như khoa học PG về tâm và những cảm xúc của con người thì rất có lợi cho mọi người. Như chúng ta biết, khoa học hiện đại đã phát triển một sự hiểu biết rất tinh vi về thế giới vật lý, bao gồm những công việc tinh vi của thân xác và bộ não. Khoa học PG, mặc khác, đã dành hết cho việc phát triển sự hiểu biết đầu tiên về con người chi tiết về nhiều khía cạnh của tâm và những cảm xúc, những lãnh vực còn tượng đối mới so với khoa học hiện đại. Vì thế, mỗi người có tri thức cần thiết để bổ sung cho cái khác. Tôi tin rằng một sự tổng hợp về hai phương pháp này có tiềm năng lớn dẫn đến những sự khám phá làm tăng sự khỏe mạnh về vật chất, tình cảm, và xã hội.


Mãi cho tới 50 năm qua hay là như vậy, nhiều loại cộng đồng PG trên thế giới chỉ có ý niệm qua loa về sự hiện hữu của nhau.và một chút sự trân trọng về cái mà họ giống nhau. Khi giáo lý của Phật đã bén rễ ở nhiều nơi khác nhau, thì những sự thay đổi nào đó về phong cách mà trong đó giáo lý đó được thực tập, được nâng cao, và được mở rộng một cách tự nhiên. Tuy nhiên, tôi nghĩ bây giờ đã tới lúc truyền thông với nhau một cách tự do; sau cùng, nhiều truyền thống PG khác nhau của chúng ta chỉ là những nhánh cây chồi ra từ chung một thân cây và một bộ rễ. Vì thế tôi có thể khẩn khoản hội nghị những người cao tuổi và những người đại diện được quý trọng này tận dụng cơ hội này để cải thiện và mở rộng các loại truyền thông trong số chúng ta, để cộng đồng PG như một tổng thể sẽ có thể đóng góp một cách có hiệu quả cho hạnh phúc và an lạc của nhân loại trên tòan thế giới.


26/3/2014

His Holiness the 14th Dalai Lama

 
MESSAGE
I extend my greetings to participants of the 11th Anniversary Celebrations and International Buddhist Conference on the United Nations Day of Vesak 2014, being hosted by the National Vietnam Buddhist Sangha (NVBS).
For Buddhists across the world, Vesak is a day when we not only honour and celebrate the Buddha's birth, enlightenment and Mahaparinirvana, but also remind ourselves of the importance of leading our lives in accordance with his noble teachings.
Buddha Shakyamuni attained enlightenment and taught in India over two thousand years ago, yet his teachings remain refreshing and relevant even in today’s world. Today, for example, there is a growing global awareness of the importance of non-violence. Its application is not restricted merely to other human beings, but also has to do with ecology, the environment and our relations with all the other living beings with whom we share the planet. Non-violence thus can be applied in our day-to-day lives whatever our position or vocation.
The purpose of life is to be happy. As a Buddhist I have found that our own mental attitude is the most influential factor in working towards that goal. In order to change conditions outside ourselves, whether they concern the environment or relations with others, we must first change within ourselves. Inner peace is the key. In that state of mind you can face difficulties with calm and reason, while retaining your inner happiness. The teachings of love, kindness and tolerance, the conduct of nonviolence, the Buddhist theory that al! things are relative, as well as a variety of techniques for calming the mind are a source of that inner peace.
I believe Buddhism has an important role to play in our modern world; its concept of interdependence accords closely with fundamental notions of modern science. We can think of Buddhism in terms of three main categories - philosophy, science and religion. The religious part involves principles and practices that are of concern to Buddhists alone, but the Buddhist philosophy of interdependence as well as the Buddhist science of mind and human emotions are of great benefit to everyone. As we know, modern science has developed a highly sophisticated understanding of the physical world, including the subtle workings of the body and the brain. Buddhist science on the other hand, has devoted itself to developing a detailed, first-person understanding of many aspects of the mind and emotions, areas still relatively new to modern science. Each therefore has crucial knowledge with which to complement the other. I believe that a synthesis of these two approaches has great potential to lead to discoveries that will enrich our physical, emotional and social well-being.
Until the last fifty years or so, the world's diverse Buddhist communities had only a distant inkling of each other's existence and little appreciation of how much they held in common. As the Buddha's teaching took root in different places, certain variations in the style in which it was practised and upheld evolved naturally. However, I believe that time has now come to communicate freely with one another; after all, our various Buddhist traditions are but branches springing from a common trunk and roots. May I therefore appeal to this assembly of esteemed Buddhist elders and representatives to take this opportunity to improve and extend communications amongst ourselves, in order that the Buddhist community as a whole will be able to contribute more effectively to human happiness and peace of mind throughout the world.

March 26, 2014


(http://www.undv2014vietnam.com)


CÂY LONG HOA TRỔ HOA TẠI CHÙA VIỆT NAM Ở NEPAL

 

Lần đầu tiên cây Long Hoa nở hoa tại An Việt Nam Phật Quốc Tự 

 


Khi đọc trong các đoạn kinh, Đức Phật Thich Ca có nói là sau nầy Đức Phật Di Lặc (Matraya) củng sẽ đắc đạo tại Bồ đề đạo tràng, nhưng sẽ đắc đạo ngồi dưới cây Long hoa, chứ không ngồi dưới cây Bồ Đề (Budhhi tree), thầy rất yêu quý cây cối và hiếu kỳ đi tìm nhiều năm về cây Long hoa (Nagasana), nhưng không biết lý do tại sao cây nagasana nầy mất giống tại vung nầy, tìm tòi lục hỏi nhiều người trong nhiều năm, đặc biệt là các vị thực hành và thâm hiểu nhiều về Phật pháp, may mắn được Thầy Cả U Nyaneinda trụ trì chùa Miến Điện, Buddha Gaya mách chỉ, nên đã đi sang tận xứ Miến tìm được đem về trồng tại An Việt Nam Phật quốc Tự cách đây mười mấy năm, nhiều vị thầy  tu theo hệ phái Theravada khi đến thăm chùa việt Nam rất ngạc nhiên khi thấy tại chùa lại có cây 

 


Nagasana, có vị lại tiếu lâm và khôi hài còn nói có thể Phật Maitrya sẽ đắc đạo tại chùa Việt Nam, thế là mọi người lại có thêm trận cười, thời gian chứ trôi qua, tôi thình thoảng múc nước tưới và cũng nhắc quý vị trong chùa lưu tâm chăm sóc cây cối trong chùa đặc biệt là cây Nagasana, cách đây hai ngày, vào ngày trăng tròn tháng Ba Giáp Ngọ vào ngày 13/4/2014, tôi đi ngang qua cây Long hoa, tự nhiên ngưởi thấy có một mùi thơm của hoa 

 

tỏa ra khá đặc biệt, mà không biết mùi hương thơm tỏa ra từ cây nào, thầy đi tới đi lui nhiều lần mà vẫn không tìm ra, thế là bỏ qua luôn không lưu ý nữa! sau đó khoảng bốn tiếng đồng hồ thì chú Minh Đạt trong chùa đến báo tin: bạch thầy cây Long Hoa trong chùa mình trổ bông, đang uống nước thế là bỏ nửa chừng chạy vội ra xem cùng chú Minh Đạt và một vài vị trong chùa, thật là một niềm vui lớn thành tâm cầu nguyện nhiều vị Phật và Bồ Tát tái sanh để cứu độ chúng sanh. Xin quý anh chi em học trò đệ tử cùng chư thân hữu tu tập hồi hướng cầu nguyện những ước mơ đẹp cho chúng sanh sớm thành hiện thực, thầy rất tri ân quý vị.

Kính,

Huyền Diệu





VIỆT NAM PHẬT QUỐC TỰ TẠI BỒ-ĐỀ ĐẠO TRÀNG
TT. Thích Huyền Diệu

Chúng tôi đã sống xa quê hương hơn 30 năm chỉ với một nguyện ước duy nhất là cố gắng xây dựng được một ngôi chùa mang tên Việt Nam thân yêu, trên mảnh đất cội nguồn của Đạo Phật, như mang đóa hoa đến một vườn hoa để tạo nên một gam màu hài hòa cho cuộc sống mỗi ngày thêm ý nghĩa. Đồng thời, cũng muốn góp tiếng nói nho nhỏ cho quê hương, cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam, ra thế giới bên ngoài.

I. NHÂN DUYÊN HÌNH THÀNH NGÔI CHÙA

Việt Nam Phật Quốc Tự là tên gọi của một ngôi chùa Việt Nam, lần đầu tiên có mặt trên đất nước Ấn Độ. Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng, gần Bồ-đề Đạo tràng, nơi Đức Từ Phụ Thích-ca ngồi dưới cội Bồ-đề thành đạo cách nay gần 3 thiên niên kỷ, và cũng chính là Thánh tích quan trọng và có ý nghĩa nhất trong bốn Thánh tích của Phật giáo, được khắp năm châu biết đến như ngày hôm nay.
Lần đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến nơi này, lòng dâng lên một niềm cảm xúc vô hạn khi nhận thấy cái nôi Phật giáo, nơi sản sinh ra một bậc vĩ nhân, mang lại ánh sáng trí tuệ, bình đẳng và sự thịnh vượng cho nhân dân Ấn Độ nói riêng và nhân loại nói chung, sự đóng góp đó hơn suốt 10 thế kỷ. Nhưng kể từ thế kỷ thứ XIII trở đi, Phật giáo Ấn Độ chẳng may bị pháp nạn Hồi giáo làm mất đi gần hết những di sản quí báu nhất, để ngày nay, Phật giáo Ấn Độ chỉ còn là một con số rất khiêm tốn so với các tôn giáo khác đang có mặt. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á vẫn tiếp nối và phát triển mạnh nền tảng triết lý Từ bi, Vô ngã, Vị tha và Bình đẳng của Đạo Phật như là một người bạn đồng hành, một nguồn sinh lực không thể thiếu trong cơ thể, để quân bình đời sống giữa vật chất và tinh thần cho từng cá nhân qua nhiều thời đại, trong đó, có đất nước và dân tộc Việt Nam. Nên khi, nhìn thấy các chùa của nhiều nước trong khu vực đã và đang góp phần làm hồi sinh lại cái nôi Phật giáo tại Thánh địa Bồ-đề đạo tràng, như gìn giữ những di sản vô giá cùa nhân loại, thì lẽ đâu, Phật giáo Việt Nam lại không có sự góp phần thiết thực vào công cuộc thiêng liêng đó. Vì vậy, chúng tôi đã ấp ủ nguyện ước khi còn ngồi trên ghế của Trường đại học Nalanda, xây dựng một ngôi chùa Việt Nam, để mỗi khi chư tôn đức Tăng-Ni, quí Phật Tử khắp nơi trên thế giới nói riêng và cho tất cả những người con Phật nói chung trở về cội nguồn chiêm bái các Thánh tích, có được một nơi trang nghiêm thanh tịnh để tăng trưởng Bồ-đề tâm, và cảm nhận thêm nhiều niềm hạnh phúc, an lạc trong những ngày tháng lưu lại trên đất Phật.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi hơn suốt 20 năm, chúng tôi nhận được khá nhiều những niềm khích lệ lớn lao từ các bậc trưởng thượng, các pháp lữ và những tấm lòng son thiết tha yêu mến đạo pháp của quí Phật Tử khắp nơi hướng về. Chính vì những lý do đó, chúng tôi không ngần ngại đem chút ít tài sơ đức bạc để đóng góp cho nền văn hiến mấy nghìn năm của dân tộc trên đất Phật lịch sử. Như chúng ta đã thấy các truyền thống văn hoá của Phật giáo Việt Nam không thua kém bất cứ một quốc gia nào trên thế giới. Là người Phật tử Việt Nam chúng ta cần nâng cao ý thức bảo tồn những di sản văn hóa mà các bậc tiền nhân đã dầy công tạo dựng. Niềm mơ ước muốn đem cái giá trị đích thực đó giới thiệu đến các nước cộng đồng Phật giáo trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung đã trở thành động lực chính yếu giúp chúng tôi bền chí bám trụ và vượt qua những năm tháng cực kỳ khó khăn, biến nguyện ước trở thành hiện thực. Cuối cùng, duyên lành đã hội đủ; chúng tôi mua được miếng đất, và làm lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 24-05-1987, đó cũng chính là ngày đáng ghi nhớ để đưa ngôi chùa Việt Nam đi vào hoạt động trên đất Phật như ngày hôm nay.

II. ĐỊA PHẬN CỦA CHÙA

Việt Nam Phật Quốc Tự tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 15 công, giữa những ruộng đất bao la, cách Bồ-đề đạo tràng và khu thị tứ 2 km về phía Tây Nam. Vì đất mua được đến đâu chúng tôi cho xây dựng những công trình đến đó, nên chu vi và những cấu trúc cũng bị lệ thuộc theo không gian hiện có của chùa. Đó là sự việc ngoài ý muốn của chúng tôi. Tuy nhiên khu đất rộng rãi đã tạo nên quang cảnh của chùa yên tĩnh, thoáng mát và đầy những tiếng chim chóc hót líu lo khi ngồi nghỉ chân dưới những tàng cây rợp bóng mát. Một khung cảnh an tĩnh như vậy chắc chắn rất thích hợp cho việc tu tập và thiền định trong những ngày quí vị đến chiêm bái Thánh địa và lưu lại nơi đây. Khác với những ngôi chùa lân cận vốn được xây dựng bằng kinh phí của quốc gia, Việt Nam Phật Quốc Tự được dựng lên bằng những nỗ lực cá nhân cộng với sự hỗ trợ của tăng ni Phật tử các nơi nên các phương tiện vật chất của chùa cũng khiêm tốn và kém tiện nghi. Song, nó đã được sự bù lấp lại bằng sự có mặt của nhiều cây ăn trái và hoa quả từ quê hương mang sang. Vì vậy, trong những ngày lưu lại nơi đây các vị sẽ cảm nhận phần nào hương vị của một "Việt Nam xanh và thiên nhiên" trên mảnh đất trù phú của Ấn Độ.


III. CẤU TRÚC


1/ Chính điện


Từ cổng chính đi vào, các vị sẽ thấy ngôi chùa được xây dựng kiên cố bằng bê-tông, cốt sắt với cấu trúc hình vuông và 2 mái cong vươn cao giữa những tàng cây, như đóa sen vượt khỏi mặt nước bùn lầy, tỏa hương thơm nhằm góp phần mang lại sự trong sáng, tinh khiết, để tô điểm cho cuộc sống mỗi ngày thêm được thăng hoa và đầy ý nghĩa. Đồng thời, kiến trúc của ngôi chánh điện cũng thể hiện được truyền thống bất khuất trước ngoại xăm của dân tộc Việt Nam.
Chánh điện có chu vi 64m vuông với chiều cao 24m, gồm 3 tầng. Tầng trệt là pháp xá có thể dung chứa cho 30 mươi vị khách Tăng mỗi khi trở về chiêm bái Thánh địa. Tầng thứ 2 dùng để trưng bày những di tích, kinh sách, pháp khí trong và ngoài nước. Tầng thứ 3 là tôn thờ Đức Bổn Sư Thích-ca và chư vị Bồ-tát. Phía sau chính điện là hậu Tổ, tôn thờ các vị Thánh đệ tử và các vị Thánh Tăng Việt Nam qua các triều đại. Đối diện với bàn thờ Tổ là bàn tưởng niệm các vị anh linh tổ quốc Việt Nam.
2/ Tháp Vạn Phật
Được an trí phía trước bên trái của chính điện, với bán kính là 12m và tổng chiều cao là 22m, chia đều cho 7 tầng. Bên trong tôn thờ Xá-Lợi Đức Phật Thích-ca và 10.000 vị Phật, còn lại tầng hầm sẽ thờ chư hương linh quá vãng.
3/ Đài Quan Âm
Có thể nói đây là nét riêng của Việt Nam Phật Quốc Tự, vì Bồ-tát Quán Âm có 3 gương mặt khác nhau, để thể hiện tính độ sinh bất khả tư nghì của ngài:

" .. Quan Âm sức trí diệu,
Hay cứu đời thoát khổ,"
Đầy đủ sức thần thông,
Rộng tu trí phương tiện,
Các cõi nước mười phương,
Không cõi nào chẳng hiện.."

Tổng diện tích của đài Quan Âm sẽ gấp bốn lần, và cấu trúc hoàn toàn giống chùa Một Cột ở miền Bắc hiện nay, nhằm để giới thiệu nét văn hóa của Phật giáo Việt Nam cho các nước Phật giáo bạn.
Tuy nhiên, Tháp Vạn Phật và đài Quan Âm chỉ mới đặt nền mống và sẽ được xây dựng trong tương lai gần đây khi chúng tôi có đủ kinh phí và người cộng sự. Sau khi hoàn tất 2 công trình này, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng gác chuông, gác trống. Hiện nay chúng tôi đã có đại hồng chung, nặng 2 tấn rưỡi, với bán kính 1,50m và chiều cao là 2,60m; trống sấm có bán kính là 1m và chiều dài là 1,50m, tất cả đều được làm từ trong nước, để mang nét đặt thù của dân tộc.

IV. PHÁP XÁ

Hiện nay, chùa đã đưa vào sử dụng 2 dải pháp xá, một dải được xây dựng dọc theo khu đất với chiều dài là 47m, gồm có 3 tầng và 21 phòng, mỗi phòng có thể chứa được 3 người. Tuy nhiên, trong thời gian qua do chờ đợi chính điện hoàn tất, chúng tôi đã sử dụng 2 phòng to để làm chính điện và thiền đường, cho chư tôn đức Tăng-Ni và quí Phật Tử có nơi tụng niệm, lễ bái và tu tập thiền định, ngỏ hầu tăng thêm phước báu trong những ngày lưu lại tại bổn tự. Phía trước mỗi phòng đều có bia đá khắc tên các vị Thánh tăng và danh Tăng Việt Nam, nhằm bày tỏ niềm kính nhớ công hạnh và sự đóng góp to lớn của quí ngài cho quê hương. Và dải pháp xá thứ 2 được xây dựng theo chiều ngang của khu đất, với chiều dài 49m, chiều ngang 16m, gồm có tất cả là 13 phòng, trong đó một nhà ăn 8 x 12m có thể để được 3 dải quá đường. Dự kiến, dải pháp xá này sẽ được lên thêm 2 tầng và đồng thời trang trí nội thất một tầng hầm, dành cho những phái đoàn có đi chiêm bái vào mùa hè thì cũng sẽ có nơi nghỉ ngơi, để tránh cái nóng khắc nghiệt của thời tiết xứ Ấn độ.

V. KHU VƯỜN

Như chúng tôi đã đề cập, do vì không được sự hỗ trợ kinh phí của quốc gia, nên chúng tôi chỉ xây cất chùa theo khả năng có được từ những tấm lòng son của chư tôn đức Tăng-Ni, quí Phật Tử, đệ tử và những người học trò của chúng tôi ủng hộ. Vì vậy, chúng tôi đã phát huy khu vườn với nhiều cây trái để tạo cảnh thiên nhiên cho ngôi chùa; đồng thời cũng là một biểu hiện góp phần gìn giữ môi sinh để quân bình sinh thái cho nhân loại tránh đi nạn thiên tai, lũ lụt trong những thập niên qua.
1/ Cây ăn trái
Dọc theo những con đường nhỏ quanh co uốn lượn trong khuôn viên của chùa, chúng tôi trồng nhiều cây ăn trái của vùng nhiệt đới và quen thuộc với người Việt Nam như: cây trái vãi, măn cục, mít, táo, cam, bưởi, xoài (gồm có 30 loại khác nhau), ổi xá lị (cũng có đến 12 loại), và nhiều loại cây trái khác, đã và đang cho quả trong nhiều năm qua.
2/ Các loại hoa kiểng
Phía trước chính điện và 2 dải pháp xá, chúng tôi đã trồng nhiều loại hoa kiểng được mang giống từ quê nhà sang: Hoa đào, mai vàng, mai trước thuỷ, lan, sứ, thiên lý ..., và các loại cây kiểng: Tùng, trắc bá diệp, sao, thông, tre, tầm vong, trúc, cau, ngâu, phượng vĩ, điệp tây... Mặc dù, cây kiểng hoa quả được trồng khá nhiều trong khuôn viên, nhưng mỗi lần về thăm quê huơng, hoặc có những Phật Tử sang đây, chúng tôi đều cố gắng hoặc nhờ người mang thêm nhiều loại khác để giúp cho khung cảnh của chùa trở nên phong phú và thật sự là thiên nhiên Việt Nam.
3/ Những cây cỏ có liên quan đến lịch sử Đức Phật
Chúng tôi không chỉ tạo cảnh thiên nhiên thuần túy cho chùa và môi sinh mà còn hướng đến sự duy trì lịch sử Phật giáo, qua những loại cây cỏ có liên quan đến đời sống của Đức Phật ngày xưa: cây Simsapa mà Đức Phật đã hái nắm lá để chỉ cho hàng Thánh đệ tử về giáo pháp của Ngài "sự thậm thâm vi diệu của giáo pháp mà tôi đã chứng đắc, nhiều như lá trong rừng, và những gì tôi đã thuyết giảng cho các thầy chỉ bằng như nắm lá trong tay của tôi vậy..." Cây quan trọng không kém đó là cây Long-Hoa (Nagarsana) mà Đức Phật đã thọ ký cho ngài Di-lặc sẽ ngồi dưới cội cây này thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trong tương lai. Cây đó, hiện nay tại Ấn Độ dường như đã mất giống. Chúng tôi đã sang tận nước Miến Điện để mang về trồng. Kế đến là một loài cỏ mà ngày xưa Đức Phật đã nhận sự cúng dường từ một đứa bé trai chăn bò, dùng để trải dưới cội Bồ-đề ngồi thiền định. Ngoài ra, còn nhiều loại cây khác như: Trúc, Ta-la Song thọ, Ashok (Vô Ưu) ... đã được chúng tôi chăm sóc cẩn thận như gìn giữ một di sản vô giá của Phật giáo.

VI. LỜI KẾT

Thưa các vị, chúng tôi đã sống xa quê hương hơn 30 năm chỉ với một nguyện ước duy nhất là cố gắng xây dựng được một ngôi chùa mang tên Việt Nam thân yêu, trên mảnh đất cội nguồn của Đạo Phật, như mang đóa hoa đến một vườn hoa để tạo nên một gam màu hài hòa cho cuộc sống mỗi ngày thêm ý nghĩa. Đồng thời, cũng muốn góp tiếng nói nho nhỏ cho quê hương, cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam, ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, những thành công khiêm tốn này của thầy trò chúng tôi chỉ như là người lót đá đầu tiên cho một con đường, nên còn rất nhiều sự thiếu sót bởi khả năng và những mặt khách quan khác. Vì vậy, chúng tôi luôn nguyện cầu Tam Bảo gia hộ, để trong tương lai có được các vị chân tu, thật tài đến đây gìn giữ và phát triển đúng với tầm vóc, một ngôi chùa đại diện cho dân tộc và Phật giáo Việt Nam trên đất Phật; đồng thời, góp phần tô điểm cho Thánh địa nở hoa Từ-bi, để mang lại nền hòa bình chân chính cho nhân loại trong thế kỷ thứ XXI này.
Ngoài ra, chúng tôi cũng ước mong chư tôn đức Tăng-Ni và quí Phật Tử khắp nơi trên thế giới, hãy một lần trở về cội nguồn đất Phật để chiêm bái các Thánh tích, nhằm phát triển đạo tâm và niềm hạnh phúc, an lạc cho đời này và nhiều đời sau. Đồng thời, hình ảnh của các vị sẽ là một trong những yếu tố làm làm hồi sinh lại các Thánh tích và Phật giáo Ấn Độ, để nhân loại có một hướng đi "Trung Đạo" quân bình giữa vật chất và tinh thần mà không phải mất cân đối như hiện nay!
Việt Nam Phật Quốc Tự sẽ nhiệt tâm chào đón toàn thể chư liệt quí vị trong những ngày tháng đến chiêm bái Thánh địa và lưu lại bổn tự, như là niềm khích lệ lớn lao cho thầy trò chúng tôi trên bước đường phụng sự "Phật pháp" ! Đồng thời, thành tâm kính chúc toàn thể quí vị được vô lượng công đức, vô lượng an lạc, hạnh phúc sau chuyến chiêm bái. Kính mong rằng, khi trở về các vị sẽ được thành công trên nhiều phương diện, ngỏ hầu làm tốt đạo đẹp đời cho quê hương Việt Nam trong hiện tại và mãi đến ngàn sau!
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát.


Thay mặt hội đồng điều hành VNPQT.


Kính ghi,


TT. THÍCH HUYỀN DIỆU



THƯ PHẬT ĐẢN

 

Về lá thư Phật Đản LHQ gửi chính quyền Việt Nam

Ỷ Lan, Thông tín viên RFA, Paris
2014-05-12

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
btgcp.gov-600.jpg
Đại lễ Phật Đản LHQ được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 7 đến 11 tháng 5/2014.
Courtesy of btgcp.gov.vn


Nhân dịp đại lễ Phật Đản LHQ được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 7 đến 11 tháng 5 này, một lá thư chung được gửi tới các nhà lãnh đạo Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, nói lên tình hình đàn áp nghiêm trọng đối với Phật giáo.
61 nhân vật quốc tế ký tên dưới lá thư, bao gồm 4 Khôi nguyên Giải Nobel Hoà bình, Mairead Maguire, Shirin Ebadi, Rigoberta Menchu Tum và Tawakkol Karman, Giám mục thủ đô Prague Vaclav Maly, các Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Frank Wolf, Chris Smith, Loretta Sanchez và Zoe Lofgren, Phó Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, Edward McMillan-Scott, cùng nhiều Thượng Nghị sĩ và Dân biểu các Quốc hội Vương quốc Anh, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi, Estonia, Pháp, Tây Ban Nha, cũng như đại diện các tổ chức Dân sự tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Miến Điện, Mông Cổ, Đài Loan, Tây Tạng và Nhật Bản, yêu sách trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, người được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm nay 2014, và phục hồi Quyền sinh hoạt pháp lý của Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Lên án việc đàn áp tôn giáo

Ỷ Lan phỏng vấn bà Katrine Lantos Swett, Chủ tịch Sáng hội Lantos cho Nhân quyền và Công lý, đồng thời là Phó Chủ tịch Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới, là một trong những người ký tên vào lá thư trên.
Ỷ Lan : Thưa bà Tiến sĩ Lantos Swett, bà vừa ký chung Lá thư Phật Đản LHQ gửi Chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam với 61 nhân vật trên toàn thế giới. Xin bà cho biết nội dung thư này và điều gì thúc đẩy bà ký tên ?
Katrina Lantos Swett : Tôi nghĩ rằng bức thư này là một tuyên ngôn rất quan trọng biểu tỏ sự quan tâm to lớn của đông đảo những nhà lãnh đạo hăng hái và có tác động trên lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, thách thức với nhà cầm quyền Việt Nam, hiện không nói gì khác hơn thứ ngôn ngữ lập lờ hai mặt. Một mặt thì nhà nước Việt Nam là chủ nhà đón tiếp Đại lễ Phật Đản LHQ. Nhưng cùng lúc ấy thì vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, bị quản chế. Thật là khôi hài. Chúng ta phải thật sự cảnh giác, không để cho chính quyền qua mặt với thứ ngôn ngữ đa ngôn, trưng hình ảnh tốt đẹp cho việc đối ngoại, nhưng đối nội thì ngược lại.
Chúng ta phải thật sự cảnh giác, không để cho chính quyền qua mặt với thứ ngôn ngữ đa ngôn, trưng hình ảnh tốt đẹp cho việc đối ngoại, nhưng đối nội thì ngược lại.
- Bà Katrina Lantos Swett
Ỷ Lan : Là Chủ tịch Sáng hội Lantos cho Nhân quyền và Công lý, nhưng bà cũng là Phó Chủ tịch Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới. Trong bản phúc trình năm nay 2014 vừa mới công bố, Uỷ hội đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC là danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo “cần đặc biệt quan tâm”, và bản Phúc trình cũng nêu rõ việc vi phạm tự do tôn giáo đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đây có phải là những vấn đề bà quan tâm tại Uỷ hội ?
Katrina Lantos Swett : Đúng là chúng tôi rất quan tâm. Chúng tôi có nhận thấy một số thay đổi tích cực tại Việt Nam trong thập niên qua và chúng tôi hoan nghênh điều đó. Nhưng chúng tôi tin rằng, trừ phi các thay đổi ấy đặt nền tảng trên sự tôn trọng nhân quyền, và kể cả tự do tôn giáo, thì những thay đổi ấy không thể đạt tiêu chuẩn hay bền vững, và như thế thì chẳng thay đổi gì cho thân phận người dân trong nước. Vì thế chúng tôi cực kỳ lên án sự đàn áp tôn giáo tiếp diễn tại Việt Nam, nhắm trực tiếp vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cũng như các cộng đồng Tin Lành, Công giáo, người Thượng Thiên chúa giáo nơi dân tộc ít người ở Tây nguyên hiện đang bị đối xử tồi tệ — và còn nhiều trường hợp khác nữa mà tôi không thể kể hết ra đây.

Cần sự hợp tác quốc tế

image-250-ylan.jpg
Bà Katrina Lantos Swett tại Hội nghị Tình hình Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng trên thế giới. Photo by Ỷ Lan.
Ỷ Lan : Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong trong vấn đề tự do tôn giáo. Lá thư Phật Đản LHQ gửi chính quyền Việt Nam được mọi giới nam nữ thuộc các tôn giáo khác nhau, thuộc các quốc gia và văn hoá khác nhau, cùng ký tên chung. Bà có nghĩ rằng, cá nhân bà, và Uỷ hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo Trên Thế giới có nên trở thành một phong trào toàn cầu thay vì giới hạn ở căn cứ Hoa Kỳ mà thôi ?
Katrina Lantos Swett : Đây là điều rất, rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể tự hào rằng chúng tôi là một thứ « đầu tàu » trong việc phác hoạ trên bản đồ mối đặc thù về tự do tôn giáo, rồi biến nó thành một bộ phận cụ thể trong chính sách đối ngoại. Nhưng rõ ràng là, muốn cho thành quả đạt tiêu chuẩn cao thì cần phải có một đường hướng toàn cầu. Chính vì vậy mà tôi nghĩ rằng một tác động vĩ đại đã tập họp rộng lớn những nhà lãnh đạo và cá nhân nổi danh ký chung Lá thư Phật Đản LHQ rất quan trọng để gửi tới nhà cầm quyền Việt Nam.
Nó cho thấy lá thư trở thành một phong trào quốc tế. Hoa Kỳ không riêng muốn độc diễn. Chúng tôi không muốn đứng một mình trên diễn đàn. Chúng tôi muốn hợp tác, muốn là đối tác với bất cứ ai chia sẻ niềm tin về việc tập trung nỗ lực cho tự do tôn giáo trên mọi địa bàn thế giới. Vì vậy tôi nghĩ rằng Lá thư mà Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tung ra là một Chúc thư vô cùng mạnh mẽ, mà thực tế là đã có sự hậu thuẫn toàn cầu cho tiêu đích nhắn nhủ các quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc cho phép hay cấm đoán công dân họ được hưởng các nhân quyền cơ bản như quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng.
Chúng tôi không muốn đứng một mình trên diễn đàn. Chúng tôi muốn hợp tác, muốn là đối tác với bất cứ ai chia sẻ niềm tin về việc tập trung nỗ lực cho tự do tôn giáo trên mọi địa bàn thế giới.
- Bà Katrina Lantos Swett
Ỷ Lan : Việt Nam là quốc gia độc đảng, cho thấy sự kềm kẹp tôn giáo rất chặt chẽ, khiến người ta nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam sợ hãi sự có mặt của nhiều ý kiến, tín ngưỡng, quan điểm khác nhau. Nếu bà phải đề cập vấn đề này với chính quyền Việt Nam bà sẽ nói ra sao?
Katrina Lantos Swett : Tôi sẽ nói rằng, đàn áp tôn giáo là chống lại mục tiêu xây dựng một xã hội ổn định, khoan dung và thịnh vượng. Gần đây có những điều tra và nghiên cứu đáng kể, cho thấy mối liên hệ tại các quốc gia cung ứng một không gian rộng rãi cho công chúng tự do trao đổi những quan điểm và tín ngưỡng dị biệt trên lĩnh vực tôn giáo, thì kinh tế cũng như hệ thống chính trị ở các xã hội này phát triển tốt đẹp và thành công. Rõ ràng là có vấn đề tại một quốc gia độc đảng như Việt Nam, vì nhân quyền nói chung, và tôn giáo nói riêng, sẽ phát triển hơn bội phần trong một bối cảnh dân chủ. Vì vậy chúng tôi khuyến khích sự thăng tiến dân chủ tại Việt Nam.
Nhưng bằng chứng là đây, và bằng chứng không thể nào chối cãi. Biểu tỏ sự tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng sẽ tăng cường cho xã hội. Dấu hiệu cho sự yếu kém, là khi xã hội lo sợ phải cung cấp một không gian mạnh mẽ, tự do cho khối quần chúng có nhiều niềm tin, viễn cảnh và tín ngưỡng khác nhau, để hành xử đúng đắn và tôn trọng các quan diểm của họ.
Ỷ Lan : Xin cám ơn bà Katrine Lantos Swett.

BIỂU TỈNH KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC





Biểu tình trước lãnh sự Trung Cọng tại Toronto May 11 -2014



"

Biểu tình phản đối Trung Cọng ngang nhiên bất chấp luật pháp quốc tế đưa giàng khoang dầu Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam trước tòa Lãnh sư Trung Cọng tại Toronto, Canada ngày 11 Tháng 5 năm…




 Khắp nước biểu tình chống Trung Quốc
 Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2014-05-10
 

Nghe bài tường trình cuộc biểu tình chống Trung Quốc sáng 11/05/2014.

Giai đoạn chuẩn bị

Sáng hôm nay Chủ Nhật ngày 11 tháng 5, người dân quan tâm đến việc Trung Quốc kéo giàn khoan dầu HD 981 vào sâu trong khu đặc quyền kinh tế Việt Nam biết rằng sẽ có biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn để chống lại hành động xâm lược này.
Được biết hàng ngàn người đã âm thầm chờ đợi để sáng hôm nay biểu lộ lòng yêu nước cũng như sự phẫn nộ qua hành động biểu tình chống Trung Quốc lần đầu tiên trên ba miền đất nước.
Tại Hà Nội vào lúc 8 giờ hàng trăm người dân đã tập trung đông đảo tại công viên Lenin và cùng nhau tiến tới trước Đại sứ quán Trung Quốc.
Trên tay họ là những biểu ngữ chống Trung Quốc bằng nhiều câu chữ khác nhau. Anh Nguyễn Đức Quốc, từ Lăng Cô, Huế ra Hà Nội hai ngày trước đây cho biết:


hinh-1-250.jpg

Biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội sáng 11/05/2014


“Bây giờ mọi người đang dần dần đổ về tại công viên Lenin cũng được ba bốn trăm người rồi theo thông báo thì lúc 9 giờ mới bắt đầu. Công an đứng chung quanh rất nhiều nhưng chưa thấy hàng rào. An ninh cầm máy quay phim quay người tham gia biểu tình rất đông. Đồng bào các nơi đổ vể rất đông có Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đang tập trung lại.”
Chị Nga một khuôn mặt bất đồng chính kiến nổi tiếng cho chúng tôi biết cụ thể:
“Hôm nay người dân Việt Nam có xuống đường để phản đối Trung Quốc xâm lược trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng an ninh mật vụ cùng lực lượng dư luận viên từng đàn áp các cuộc biểu tình trước đây cũng có mặt. Hôm nay được huy động thêm bộ đội thanh niên sinh viên cầm biểu ngữ cờ đỏ sao vàng để chống Trung Quốc.”
Không riêng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài gòn, thành phố tiêu biểu của miền trung là Đà Nẵng cũng có biểu tình chống Trung Quốc, Anh Nguyễn Văn Thạnh có mặt từ sớm tại công viên 2 tháng 9 cho biết:
“Hôm nay chắc cũng trên trăm người. Anh chị em đến thể hiện chính kiến củ mình đố với hành vi xâm lược của Trung Quốc có rất nhiều khẩu hiệu và an ninh cũng như lực lượng chức năng không làm khó dễ gì anh em họ chỉ thực hiện chức năng của họ. Bây giờ sau khi làm lễ các anh linh liệt sĩ anh em sẽ tập trung tuần hành đến Hội đồng Nhân dân thành phố.”
Ở Đà Nẵng không biết chắc chắn số lượng người biểu tình là bao nhiêu nhưng tại Thp.HCM thì người ta đoán chừng con số có thể lên tới it nhất hai ngàn người sẽ có mặt tại Nhà Hát lớn thành phố và Nhà văn hóa Thanh Niên gần khu vực Hồ Con Rùa.
Tại Nhà hát lớn thành phố từ 8 giờ đã có vài chục người tập trung và 30 phút sau đã lên đến vài trăm người.

hinh2-250.jpg
Đoàn người biểu tình hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM.
 
Có một trở ngại cho người biểu tình giống như tại Hà Nội trước đây đã làm.  Đó là một dàn nhạc đã được mang tới trước nhà hát thành phố.
Không biết đây là sự sắp đặt hay chỉ vô tình nhưng ông Lê Công Giàu một thành viên trong nhóm người kêu gọi biểu tình cho biết:
“Bây giờ đang tập họp trước nhà hát lớn nhưng chưa đông lắm chỉ vài trăm người. Có một dàn nhạc trước nhà hát theo tôi nghĩ thì nó vẫn chơi hàng tuần lát nữa mình sẽ nói với họ. Tôi nghĩ lần này nhà nước sẽ không cản trở đâu.”
Tuy nhiên khác với sự yên ắng tại các nơi, nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế không được tự do tập trung người biểu tình như những khu vực khác.
Lúc 8 giờ một số an ninh, dân phòng cùng với cảnh sát giao thông đã bao vây DCCT. Những khuôn mặt trước đây từng đàn áp dân oan cũng có mặt như muốn cảnh cáo những người biểu tình sáng nay.
Chị Trần Ngọc Anh, một trong hàng chục dân oan chuẩn bị tham gia biểu tình cho biết:
“Đúng rồi đang bị bao vây và bây giờ bắt đầu xuất phát. Chúng nó bao vây thì kệ nó mình cứ ra chứ biết sao bây giờ? Những khuôn mặt mà chúng tôi thường bị cưỡng chế bắt lên xe gặp tụi tôi biết chứ. Chúng tôi là dân oan chúng tôi biết tụi nó chứ.”

Bùng nổ

Đến 9 giờ 30 sáng tại Hà Nội người biểu tình tập trung rất đông đảo con số đã lên đến hơn hai ngàn người.
Những khuôn mặt từng biểu tình chống Trung Quốc trước đây gần như đầy đủ. Có rất nhiều an ninh, dư luận viên, dân phòng trà trộn vào nhưng tất cả đều hướng về Đại sứ quán Trung Quốc để tỏ thái độ chống đối sự xâm lược của Bắc Kinh và không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra trong đoàn người biểu tình. Blogger Khúc Thừa Sơn cho biết:
Từ chuyện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm phạm biển Đông thì người dân Việt Nam đều xuống đường để chống đối. Không những tại Hà nội mà người dân cả nước đều cùng chung một tiếng nói. Chưa bao giờ thấy người dân Việt Nam đoàn kết một lòng như thế này. Mọi người đang diễu hành trên đường rất là khí thế tập trung đầy đủ các nhân sĩ trí thức đủ mọi thành phần.

bieu-tinh3-danang-250.jpg
Băng rôn, biểu ngữ phản đối hành vi của Trung Quốc của người dân Đà Nẵng
 
Hình ảnh cho thấy hàng trăm dân phòng đứng sau những hàng rào dã chiến mang băng đỏ đứng nhìn nhưng không có một sự cố nào xảy ra.
Nhà báo tự do JB. Nguyễn Hữu Vinh ghi nhận:
Đoàn biểu tình đã từ sứ quán Trung Quốc ra đến bờ hồ. Khí thế người dân hết sức hừng hực và mạnh mẽ. Khá nhiều người không thể đếm hết được nhưng tôi nghĩ phải hơn nghìn người. Hôm nay công an khá mềm mại hòa nhã không đến nỗi làm những trò bẩn như các cuộc biểu tình trước đây.
Tại Đà Nẵng do con số người tham gia biểu tình ít ỏi hơn và không khí biểu tình cũng êm dịu hơn so với Hà Nội và ThP-HCM. Hơn trăm người đã giải tán vào lúc 10 giờ sáng sau khi tuần hành tới UBND thành phố. Không có ghi nhận rắc rối nào xảy ra. Anh Nguyễn Văn Thạnh cho biết:
Tình hình phản đối đã xong bây giờ đã giải tán rồi ạ.
Tuy nhiên nhìn chung cuộc biểu tình lớn và đa dạng, quan trọng nhất đã diễn ra tại thành phố HCM. Lúc 9 giờ 30 sáng nhà thơ Đỗ Trung Quân thuật lại:
Sáng nay rất nhiều đoàn, do đó ai nhập vào đoàn nào thì chỉ biết đoàn đó. Đoàn của chúng tôi vừa mới ra Lãnh sự quán Trung Quốc xong và một nhóm khác rẽ ra. Bây giờ tôi thấy một nhóm lớn tập trung rất đông tại Nhà hát thành phố. Thực ra tình hình cài răng lược đã xảy ra. Tôi cho là khí thế hừng hực và một điều đáng ghi nhận là lực lượng an ninh giữ trật tự khá tốt cho đoàn biểu tình. Hai nữa họ không phá sóng điện thoại như mọi lần ở khu vực nhạy cảm và cũng chưa xảy ra va chạm gì cho tới giờ này. Hiện tại tôi đang đứng trước nhà hát thành phố và tôi cho rằng người tham dự biểu tình hôm nay có thể hơn ba ngàn người.

Nhóm biểu tình "quốc doanh"!

Trước nhà hát lớn thành phố nơi một nhóm nhân sĩ tổ chức biểu tình đã có một sự cố nhỏ đó là sự không đồng thuận giữa ban tổ chức cuộc biểu tình và Thành đoàn. Theo lời kể lại của ông Huỳnh Kim Báu thì có sự phá rối âm thanh khi ông Huỳnh Tấm Mẫm phát biểu. Cuộc biểu tình tại Nhà hát lớn được Thành đoàn cho một số rất lớn thanh niên tham gia nhưng các phát biểu của họ làm người dân phẫn nộ. Các ngôn từ như “Việt Nam muốn giữ hòa hiếu với Trung Quốc” hay “Việt Nam luôn kiểm chế”, “người dân đứng sau chính phủ” hay “sống và làm việc theo pháp luật”…đã bị la hét chống đối và cuộc biểu tình đôi lúc tưởng có thể vỡ ra nhưng cuối cùng không có gì đáng tiếc xảy ra.

10173667_794581423888128_3886187883417834883_n-200.jpg

Ông Huỳnh Kim Báu một thành viên tổ chức thuật lại sự việc này:
Bọn quốc doanh, cái đoàn thanh niên nó cướp diễn đàn nó đem khẩu hiệu của nó ra kêu gọi “bình tĩnh, hòa khí” tùm lum hết thì tụi anh chiếm lại diễn đàn để hô đúng khẩu hiệu của tụi anh. Cái thứ hai là hai mươi tổ chức xã hội dân sự tại số 4 Duy Tân thì lực lượng khoảng 2 ngàn người còn lực lượng bên này tổ chức thành đoàn thì khoảng 1.000 người. Bây giờ anh đang tham gia cuộc biểu tình của 3 ngàn người của quần chúng nhân dân tự phát đang đi trên đường Võ Thị Sáu dự kiến sẽ kéo đến Lãnh sự quán Trung Quốc nhưng chắc chắn sẽ bị nó ngăn.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm, người có phát biểu trước Nhà Hát lớn hôm nay thuật lại:
Thấy rõ ràng là họ muốn phá nhưng phá không được. Thành đoàn thì nó không phối hợp nhưng nó có mặt nó cố ý phá. Không biết từ phía công an hay phía Thành đoàn nhưng rõ ràng là vào giờ chót thì nó lại có phá rối đối với một số anh em phát biểu, có sự giằng co chỗ đó. Mình thấy khí thế quần chúng rất là dữ dội, nhìn chung rất tốt, khí thế quần chúng đang lên quyết tâm phản đối Trung Quốc rất mạnh mẽ.
Lúc 10 giờ 30 hơn năm ngàn người đã tập trung biểu tình tại nhiều địa điểm của thành phố HCM. Từng đoàn người kéo ngang Lãnh sự quán Trung Quốc, Nhà văn hóa Thanh Niên ở số 4 Duy Tân và trên các con đường như Võ Thị Sáu, Đồng Khởi cùng vài con đường khác cho thấy khí thế của người dân đã bùng dậy không còn bị kềm chế như trước đây.
Trong tất cả các đoàn biểu tình đều có an ninh và thành đoàn thanh niên trà trộn cái răng lược. Người biểu tình đều biết nhưng không cần chú ý và không gây đụng chạm. Những biểu ngữ của nhà nước ghi các dòng chữ như: “Biểu tình bằng lòng yêu nước, không lợi dụng xuyên tạc và kích động bạo lực” chen với một rừng biểu ngữ cầm tay tuy nhỏ bé nhưng mạnh mẽ của nhân dân và các tổ chức dân sự.
Từ Hà Nội Luật sư Hà Huy Sơn có mặt trong đoàn biểu tình cho biết nhận xét của ông:

hinh3-250.jpg
Đoàn người biểu tình hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM.
Trước hết cuộc biểu tình này là thành công và theo quan sát của tôi thì cuộc biểu tình này được nhà nước ủng hộ. Tôi cho rằng đây là dịp thức tỉnh cái nhận thức của người dân vể vấn đề chủ quyền cũng như bày tỏ quan điểm trước các vấn đề xã hội của đất nước.
Con số người dân tham gia biểu tình vượt trội thành phần nhà nước tại thành phố HCM đã làm các cuộc biểu tình mang một ý nghĩa rất lớn.
Những nhân vật bất đồng chính kiến tham dự biểu tình nói với đài Á Châu Tự do họ tin rằng nhân dân sẽ thức tỉnh trước dã tâm thôn tính Biển Đông của Trung Quốc sau những cuộc biểu tình đầy ý nghĩa của ngày hôm nay.


 Video: Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam ngày 11/05/2014

  
Video: Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam ngày 11/05/2014

 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anti-cn-protest-whole-country-ml-05102014224400.html

BIỂU TÌNH TẠI SAIGON BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI

Sunday, May 11, 2014


TS. NGUYỄN ĐÌNH THẮNG * VỀ TPP CHO VIỆT NAM


Hãy Tiếp Tay Đẩy Lùi TPP Cho Việt Nam

Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 11 tháng 5, 2014
Chúng tôi kêu gọi quý đồng hương gấp rút liên lạc với các vị dân biểu Hạ Viện của mình để yêu cầu họ cùng ký tên trong văn thư gửi Tổng Thống Obama để đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi được tham gia Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
DB Frank Wolf, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền Tom Lantos, đã soạn văn thư gởi TT Obama. Nay chúng ta cần vận động các vị dân biểu khác cùng ký tên, càng đông thì càng tạo áp lực lên Hành Pháp Hoa Kỳ để mạnh mẽ đặt điều kiện nhân quyền đối với Việt Nam.
Chúng tôi đã thảo sẵn nội dung lá thư để Quý Vị gửi cho Dân Biểu Hạ Viện của mình, qua bưu điện hay qua email. Các vị dân biểu đang làm việc tại văn phòng địa phương cho nên chúng ta dễ dàng liên lạc hơn. Chúng ta cần hoàn tất việc lấy chữ ký này trước ngày 19 tháng 5. Cầu mong đông đảo đồng hương nhanh chóng hưởng ứng.
Hiện nay là cơ hội tốt để áp lực chính quyền Việt Nam nhượng bộ về nhân quyền vì họ đang cầu cạnh Hoa Kỳ và thế giới tự do hơn lúc nào hết về cả mậu dịch lẫn quốc phòng vì tình hình biến động trên Biển Đông.



Cách đây hơn một tháng, 800 người đồng tâm đồng chí đã kéo về Quốc Hội Hoa Kỳ để vận động nhân quyền cho đồng bào và dân chủ cho đất nước. Đây là cuộc tổng vận động năm thứ 3 do BPSOS phối hợp, với các mục tiêu:
(1)    Đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam
(2)    Cài điều kiện nhân quyền vào thương thảo mậu dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
(3)    Vận động thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và Luật Chế Tài Các Vi Phạm Nhân Quyền Ở Việt Nam
Chúng ta đã thấy được những thành quả bước đầu:
(1)    Một số tù nhân lương tâm đã được trả tự do, trong đó có Ts. C ù Huy Hà Vũ đã đến Hoa Kỳ. Dân biểu Ted Poe đồng ý “đỡ đầu” tù nhân lương tâm Mục Sư Dương Kim Khải và DB Alan Lowenthal đã lên tiếng với chính quyền Việt Nam về tù nhân lương tâm Mục Sư Nguyễn Công Chính.
(2)    DB Frank Wolf đã lên tiếng với Đại Sứ Michael Froman, Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, yêu cầu chỉ cho Việt Nam tham gia TPP nếu thực sự tôn trọng nhân quyền. Hưởng ứng lời kêu gọi của cuộc tổng vận động vừa qua, DB Wolf đã thảo văn thư gởi TT Obama về vấn đề này để các vị dân biểu cùng ký tên chung. Ở cuối bài là lá thư của DB Wolf gửi cho các đồng viện để kêu gọi ký tên và nội dung lá thư gửi TT Obama.
Riêng về hai đạo luật nhân quyền cho Việt Nam, nhiều phái đoàn người Việt vẫn tiếp tục công cuộc vận động.
Chúng tôi rất hân hạnh đồng hành với Quý Vị.
Kính thư,
Nguyễn Đình Thắng
=============================================== 
Thư mẫu để gửi các dân biểu:
May 12, 2014
Dear Congressman ______:
As you remember, in late March we visited your office to express our grave concern over the aggravating human rights violations in Vietnam, the large and growing number of prisoners of conscience, and the government’s anti-religion policies. Without Vietnam’s genuine commitment to respect human rights, inclusion in the Trans-Pacific Partnership would send the wrong message to its government and result in further deterioration in human rights conditions in that Communist country.
We therefore ask that you sign on to the letter to President Obama that Chairman Frank Wolf has initiated.
Sincerely,


=================================

==============================
Văn thư gởi TT Obama
Dear Mr. President:
We are writing to urge that the government of Vietnam not be included as a charter member of the proposed Trans-Pacific Partnership (TPP) absent dramatic improvements in its human rights practices and a clear demonstration of its commitment to the rule of law.
Despite its election to the United Nations Human Rights Council, the Vietnamese government has stepped up its crackdown against human rights advocates and people of faith. Vicious beatings by the police against Hoa Hao Buddhists in the South, former prisoners of conscience in the North, and other political and religious dissidents have been reported in the early months of 2014.
According to the International Federation for Human Rights, “Vietnam has the highest number of political prisoners in Southeast Asia. It is estimated that there are at least 212 dissidents behind bars, and many more are under house arrest. Those imprisoned include lawyers, bloggers, land rights activists, Buddhist monks, journalists, writers, singers, labor activists, pro-democracy campaigners, and members of ethnic and religious minorities, including Hmong and Christian Montagnard. Many of Vietnam’s political prisoners are women. Many of the dissidents are serving lengthy prison terms in poor detention conditions. As a result, their health is deteriorating and they are in need of urgent medical treatment and ongoing care.”
While we are encouraged by the recent release of several Vietnamese prisoners of conscience, it is important not to lose sight of the fact that these individuals had already been unjustly imprisoned for years for crimes such as “propaganda against the state” and “using democratic freedoms to injure the national unity.” It is even more important not to forget the hundreds who remain in prison and under other forms of detention for the peaceful exercise of their fundamental rights to expression, association, assembly and religion. Absent fundamental changes, these token prisoner releases will not yield tangible improvements in the bleak human rights situation.
Without ensuring that concrete benchmarks on human rights are met at the outset, the TPP would exacerbate the Vietnamese government’s violations of human rights. The TPP should not be just another trade agreement. As the name implies, TPP will send a message to the world that its members regard each other as trusted partners. TPP membership will inevitably be regarded as a badge of honor for these governments and represent a seal of approval from the United States. That is why it is particularly important that TPP membership not be extended to governments that act against our most fundamental values.
We therefore urge your administration not to extend TPP inclusion to Vietnam until the following benchmarks have been fully met:
  • The Vietnamese government should free all political prisoners and other prisoners of conscience. There are over 200 such prisoners known to human rights organizations, not counting potentially hundreds of religious prisoners from ethnic minorities and indigenous peoples in remote areas of the country.
  • The Vietnamese government should repeal Decree 92 and end persecution of independent religious organizations. Decree 92, effective January 1, 2013, prohibits religious activities unless they are registered and pre-approved by the government. Local authorities have reportedly used this decree to block religious organizations – other than those controlled by the government – from conducting any activities. The Vietnamese government should also end its requirement that religious organizations must be registered, approved and controlled by the government’s Committee for Religious Affairs.
  • The Vietnamese government should respect labor rights and allow Vietnamese workers to form labor unions that are truly independent of the government and of the Communist Party. Presently, Vietnam strictly prohibits free and independent labor unions and has jailed independent labor organizers. Without free and independent labor unions to protect workers, labor exploitation, forced labor, and labor trafficking will certainly continue unabated.
As you know, the United States is already insisting that Vietnam and other prospective partners make important changes in their commercial and regulatory practices as a precondition for TPP membership. The three additional conditions we propose, while not strictly commercial, embody the universal values that underlie our commitment to free trade and seek to ensure that the TPP will not have the unintended consequence of facilitating further contravention of these values. We hope you will agree that these conditions will make the partnership stronger.
We hope to work with you to ensure that the TPP will be a partnership of which Americans can be proud.





TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * VIỄN TƯỢNG CHIẾN TRANH VN-TQ

VIỄN TƯỢNG CHIẾN TRANH VN-TQ
KHÔNG CÓ CAN THIỆP QUÂN ĐỘI MỸ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 11.05.2014





Chú thích:
Nhìn những tấm hình biểu tình ngày 11.05.2014 trên đây, chúng ta thấy quần chúng Việt Nam bầy tỏ hai đòi hỏi rõ rệt:
a)      Một mặt dân chúng đòi đuổi Tầu ra khỏi bờ cõ Việt Nam với các khầu hiệu:
* CHINA, GET OUT OF OUR SEA
* ĐẢ ĐẢO TẦU CỘNG CƯỚP NƯỚC
b)      Một mặt dân chúng nêu ra rõ rệt việc thiếu trách nhiệm của đảng CSVN khi dân phải đóng thuế nuôi dưỡng, đồng thời đòi buộc CSVN hã xứng đáng với việc lãnh đạo nhà nước. Các khâu hiệu nhìn thấy rõ trên hình:
* NHÂN DÂN ĐÓNG THUẾ ĐỂ BẢO VỆ TỔ QUỐC
* HÃY XỨNG ĐÁNG LÀ LÃNH ĐẠO ĐẤT  NƯỚC
* ĐẦU HÀNG TRUNG QUỐC THÌ CẠP ĐẤT MÀ ĂN !!!
Với khẩu hiệu: “Đầu hàng Trung quốc thì cạp đất mà ăn !!!”, dân chúng đề cập đến tình trạng phá sản Kinh tế và không cho phép CSVN viện bất cứ lý do gì để đầu hàng hay tiếp tục bán nước cho Trung quốc. Vì lý do khiếp nhược hay vì tham nhũng mà tiếp tục bán nước cho Tầu, thì dân chúng sẽ lôi tội bán nước này ra để dứt khoát CHÔN VÙI HẲNG CƠ CHẾ CSVN.
Nguyễn Phúc Liên
Ngày 08.05.2014, trong khi chờ đợi cuộc Biểu tình ngày 11.05.2014, chúng tôi đã viết hai bài đăng kèm dưới đây, với các đầu đề:
*          GIÀN KHOAN HD-981 & CÁI CHẾT CỦA CSVN
*          NHÂN GIÀN KHOAN DẦU, ĐUỔI LUÔN CHỆT LAN TRÀN TRÊN ĐẤT LIỀN
Vào tháng Ba, ngày 13.03.2014, khi nhìn thấy Nga làm ẩu ngang nhiên mang quân chiếm Crimea của Ukraine, chúng tôi nghĩ đến Tầu cũng có thể cậy sức mạnh mang quân đội vào chính đất liền Việt Nam, với đầu đề như sau:
*          TẦU CÓ THỂ LÀM GIỐNG NGA ĐƯA LÍNH CHỆT VÀO VIỆT NAM
Qua những bài trên đây, chúng tôi nhìn thấy viễn tượng của một cuộc Chiến tranh Việt Nam và Trung quốc mà không có sự can thiệp quân sự của Hoa kỳ.
Không có can thiệp quân sự của Hoa kỳ
Trước đây, nhằm ngăn chặn bành trướng Cộng sản từ Trung quốc, vòng đai ngăn chặn của TT.EISENHOWER thắt chặt vào Nam Hàn, Nhật, Đài Loan và Nam Việt Nam. Nhưng khi chơi với Mao Trạch Đông rồi, Kissinger không cần Nam Việt Nam nữa.
Ngày nay, TT.OBAMA chuyển trục quân sự về Á đông, nhưng vòng đai ngăn Trung quốc được nới rộng ra. Cuộc viếng thăm vừa qua của TT.Obama tại Á Đông cho thấy điều đó. Vòng đai là Nam Hàn, Nhật, Phi Luật Tân và Mã Lai Á.
Việt Nam bị bỏ rơi hẳn ra vì những lý do:
=>       Một thể chế độc tài phi nhân đạo
=>       CSVN đi hai hàng: muốn chơi với Mỹ để được bảo vệ nhưng bám chặt lấy Trung Cộng để giữ cơ chế CSVN của mình;
=>       Hoa kỳ không tin tưởng được CSVN như một đồng minh
=>       Dân Mỹ vẫn còn giữ ác mộng chiến tranh Việt Nam, nên khó lòng chấp nhận một việc can thiệp quân sự Mỹ lần thứ hai.
           
Kinh tế Tầu bị đe dọa trầm trọng vì Ngyuên Vật liêu và Năng Lượng
Không phải chỉ nguyên tham vọng cố hữu bành trướng Hán Tộc, mà Trung Cộng còn nhất thiết phải chiếm vùng Lưỡi bò để khai thác Nguyên Vật liệu nhất là nguồn Năng Lượng dầu hỏa. Khi thấy Hoa kỳ chắc chắn không can thiệp quân sự nữa, thì Trung Cộng yên trí đưa Giàn khoan vào vùng đặc quyền Kinh tế của Việt Nam để khai thác Năn Lượng. Trung Cộng nắm chặt lấy Công Hàm bán nước của Phạm Văn Đồng/Hồ Chí Minh để ngang nhiên chiếm Biển Đảo Việt Nam. CSVN lúc này há miệng mắc quai vì chính Hồ Chí Minh đã bán Biển Đảo cho Trung Cộng rồi với Công Hàm ký bởi Phạm Văn Đồng.
Viễn tượng Chiến tranh Việt-Hoa xẩy ra mà CSVN phải chết
Cuộc chiến tranh này không phải chỉ ở ngoài Biển Đảo, mà còn tất yếu lan trên đất liền vì những lý do sau đây:
=>       Giàn khoan HD-981 là một điều cụ thể, đập vào mắt quần chúng để quần chúng ý thức luôn trên đất liền việc xâm lăng của Tầu đã thành da báo rải khắp Quê Hương từ Bắc tới Nam.
=>       Từ ý thức này, quần chúng không phải chỉ Biểu tình chống việc xâm lăng Biển Đảo, mà còn đòi buộc CSVN phải đuổi Tầu Chệt ra khỏi đất liền mà Tầu Chệt đang lan tràn xâm lăng như vết dầu loang.
=>       Khi CSVN trở thành bất lực không đuổi được Giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển VN, thì dân chúng sẽ trở thành uất hận và sẽ tự mình hành động đối với đám Tầu Chệt đang khai thác tài nguyên VN trên đất liền, đang lập những làng mạc, những khu thương mại chung quanh những khu khai thác hay dự án, mặc dầu CSVN có ngăn chặn đi chăng nữa.
=>       Trong trường hợp dân chúng hành động như vậy, Trung Cộng có thể cho lính vào lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ kiều bào và tài sản của họ.
=>       Quần chúng Việt Nam có lý để quy trách nhiệm của việc Tầu xâm chiếm Biển Đảo và Đất liền của Việt Nam là do chính đảng CSVN bán nước.
Như vậy qua viễn tượng chiến tranh này, CSVN phải CHẾT vì:
1)         Một là Tầu đánh chết CSVN trong trận chiến
2)         Hai là Dân Tộc Việt Nam chôn vùi dứt khoát cái ĐẢNG CSVN BÁN NƯỚC này

Saturday, May 10, 2014


TIỂU ĐỆ * TÌM HIỂU SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI



TÌM HIỂU SỰ TÍCH
ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
Cư sĩ Tiểu Đệ 


trắng có sáu chiếc ngà bay đến nhập vào thân thể bà, làm bà thụ thai, rồi sanh ra Ngài, Ngài đi 7 bước, mỗi bước có hiện ra một hoa sen nâng đở chân Ngài và tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất bằng ngón tay trỏ, Ngài đọc bài kệ như đã dẫn, trước khi góp ý mọn bổ túc bài viết Đức Phật Đản Sanh là thông điệp giác ngộ của HT Thị Đức đã dẫn thượng.
                        Riêng Con Số 3 không những chỉ Thời gian mà nó còn chỉ : Tam tài tức Trời, ĐấtVạn vật trong đó có con người tức Nhân của TàuHomme của Pháp để chỉ con người hay đàn ông, cho nên chúng ta mới thấy các từ ngữ như : Homme Politique = Chánh khách, Homme d’ État = Chánh trị gia; Homme de lettres = Văn nhân; Homme de loi = Luật gia…); Tam Quy là luật lệ của người theo đạo Phật đối với Phật Tử phải quy y tam bảo là : quy
<
y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng; Tam bành lục tặc ý nói sự giận dữ nổi lên rồi làm đìều ác độc ….
                        Con số 4 : không những chỉ Không gian tức Tứ Phương là 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc; mà nó còn chỉ : Tứ Linh là 4 con vật được xem thiêng liêng là Long (Rồng), Lân, Quy (Rùa), Phụng (Phượng); Tứ Quý là 4 mùa trong năm Xuân, Hạ, Thu, Đông
                       Con số 7 cũng là con số đặc biệt và nó có các từ ngữ như sau : Thất bảo: Vàng, Bạc, Mã não, Hạt trai, Ngọc lưu li, San hô, Xa cừ; Thất tình :  Hỉ (vui), Nộ (giận), Ai (buồn), Cụ (sợ), Ái (thương), (ghét), Dục (muốn); Thất phách : 7 vía, viết đến đây tôi nhớ người xưa thường áp dụng : Ba Hồn 7 Vía hay Bảy hồn chín Vía? hay Nam Thất Nữ Cửu? hoặc thờ Cửu Huyền Thất Tổ ( ) như thế nào ? <
                          Nếu quý độc giả muốn tìm hiểu thêm bài Con Số của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ, trong bài này tác giả có nhắc đến con số 3 - 47…., thì trước hết mở Internet, rồi vào Google rối đánh tên Han Lam Nguyễn Phu Thu  thì sẽ thấy hiện lên tất cả các bài viết như dưới đây :










; margin-bottom: .0001pt; margin-bottom: 0in; margin-left: 0in; margin-right: 42.55pt; margin-top: 0in; text-align: justify;"> Phật Tử  ( ) tức con Phật, dù xuất gia hay tại gia suy ngẫm trong cuộc đời, bởi vì lời vàng ngọc này đáng tôn kính để khuyến tu cho tất cả mọi người và nên có tấm lòng Từ Bi Hỉ Xả cho bản thân được nhẹ nhàng, Thân Tâm An Lạc mọi người Hoan Hỉ Vui Sống.

            Việc Tìm Hiểu Sự Tích Đức Phật Thích Ca quá nhiều không thể biết hết được và bài viết này chỉ góp phần mọn đã trích dẫn qua các tài liệu trên internet, nếu có điều gì sai trái, xin kính xin quý Hoà Thượng, Thượng Tọa…tăng ni tôn túc cùng quý thức giả hoan hỉ bổ khuyết cho và xin mời quý độc giả vào internet đọc thêm những tài liêu quý giá dưới đây :




Chúng tôi mong rằng quyển Sự tích Đức Phật Thích Ca mâu Ni này có thể mang đến cho quý vị đọc giả một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về cuộc đời đức Phật và Giáo ...
www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat.html - En cache - Pages similaires

Sẽ thấy nơi mục E- Đức Phật Thành Đạo có 10 tiểu mục có giải thích 7 tuần lễ (tức 49 ngày) sau khi thành đạo rất chi tiết, kính mời quý độc giả vào xem.

LƯỢC TRUYỆN ĐỨC PHẬT THÍCH CA
The Story of Buddha Của Jonathan Landaw
Dịch giả: Thích Chân Tính





                             23. Người đàn ông thô lỗ
Một hôm, Ðức Phật đang đi bộ ngang qua một ngôi làng. Có một người đàn ông trẻ tuổi thô lỗ nhìn thấy Ngài tỏ vẻ giận dữ và sỉ nhục. Ông la lên: “Ông biết cái gì mà dạy người khác. Ông cũng ngu dốt như mọi người chứ có gì khác đâu. Chẳng qua ông chỉ khéo giả dối lừa gạt người ta mà thôi”.
Ðức Phật vẫn thản nhiên trước những lời nhục mạ của gã đàn ông này. Ngài từ tốn hỏi lại ông ta: “Nếu ông đem tặng một món quà cho người khác, người ta không nhận thì món quà đó thuộc về ai?”.
Người đàn ông rất ngạc nhiên khi phải trả lời một câu hỏi kỳ lạ. Ông nói: “Tất nhiên nó sẽ thuộc về tôi. Vì đó là món quà của tôi”.
Ðức Phật mỉm cười và nói: “Rất đúng đấy, ông bạn ạ. Nó cũng giống như việc giận dữ của ông khi nãy. Nếu ông sân hận nhục mạ tôi, tôi không nhận thì những lời nhục mạ ấy thuộc về ông. Khi ấy, chính
ông là người bất hạnh chứ không phải tôi. Tất cả những hành động xấu mà ông gây ra sẽ trở lại làm tổn hại lấy bản thân mình.
Nếu ông muốn chấm dứt những bất hạnh nơi thân, ông phải từ bỏ sự sân hận và trải rộng tình thương đối với mọi người. Khi ông thù ghét người khác, chính bản thân ông trở thành bất hạnh. Nhưng khi ông thương yêu mọi người thì hạnh phúc sẽ đến cả đôi bên”.
Người đàn ông trẻ tuổi lắng nghe cặn kẽ những lời dạy quý báu của Ðức Phật, ông nói: “Bây giờ con đã hiểu. Xin Ngài hãy dạy con cách thức thực hiện tình thương. Con xin được trở thành đệ tử của Ngài”.
Ðức Phật trả lời: “Rất tốt. Ta sẽ chỉ dạy cho bất cứ ai thật sự muốn nghe”.  

Giáo Hội PGVN Thồng Nhất Hoa Kỳ, Cộng Đồng PG Nam California Long trọng Tổ Chức Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế PL. 2558


Tin tức Phật giáo Thế giới & Hoa Kỳ (tuần thứ 1, tháng 5 - 2014)

HÀN QUỐC: Nỗi buồn được chia sẻ tại cuộc diễn hành đèn lồng của Phật tử




Seoul, Hàn quốc – Ngày 26-5-2014, trong một lễ hội đèn lồng liên hoa thường niên của Phật giáo tại Seoul, người Hàn quốc và người nước ngoài - là Phật tử cũng như không phải Phật tử - đã chung tay để an ủi sự mất mát của những nhân mạng trong thảm họa chìm phà Sewol.
Các đèn lồng hiển thị thông điệp “Chia sẻ Nỗi đau” được rước đi trong cuộc diễn hành với hàng nghìn người dự khán, kéo dài từ trường Đại học Dongguk đến Chùa Jogye, nơi có treo những dải băng màu vàng tượng trưng cho sự tiếc thương.
Ông Lawrence Moss đến từ Anh quốc, nói, “Gia đình chúng tôi đã không có kế hoạch đến Chùa Jogye, nhưng chúng tôi lại cảm thấy mình bị cuốn hút đến chùa theo cách nào đó. Hình ảnh các phụ nữ làm những quả bóng màu thật là xúc động. Chúng tôi đã ngồi xuống và giúp các cô ấy chuẩn bị hoa và đèn lồng”.
(Tipitaka Network – May 1, 2014)


Đèn lồng xếp thành dòng chữ “Chia sẻ Nỗi đau” trong cuộc diễn hành tại Seoul
Photo: Yonhap
HOA KỲ: Khánh thành ngôi chùa đầu tiên của thành phố Baltimore (bang Maryland)
Sau hơn một năm xây dựng, Chùa Hòa bình Thế giới ..... 
(Hoan hỷ bấm vào link xem bản tin chi tiết đầy thú vị này) à
​ ​









                   
Missionary HeadquartersTu Vien Ho Phap Monastery
Los Angeles, Big Saigon
Phone: 1(626) 453-0109




 






 

No comments:

Post a Comment