BỘ TỘC KOGI
Bộ tộc sống giữa rừng, cực kỳ thông thái.
Bạn đã bao giờ biết đến một bộ tộc có lối sống thánh thiện, tâm an, thân nhàn như thần tiên?
Một bộ tộc còn lạc hậu nhưng có một lối sống khác thường và nhiều quan niệm sống mà rất đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm?
Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ có tên là Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ. Đó là vùng núi hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt.
Điều đặc biệt là những người trong bộ tộc này sống biệt lập, không quan hệ, giao tiếp với người bên ngoài, đặc biệt là những người đến từ thế giới hiện đại. Nếu cần thiết lắm, họ chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận, sống cùng trong dãy núi mà thôi.
Người Kogi
Họ tự cách biệt khỏi với thế giới con người và các nền văn minh ngày nay đã nhiều thế kỉ. Vì vậy mà các nhà khoa học biết rất ít thông tin về bộ tộc này.
Một số nhà khoa học đã rất khó khăn để tiếp cận được với bộ tộc Kogi. Theo họ, bộ tộc này có nền văn minh với niên đại 7 – 8 ngàn năm. Thậm chí, bộ tộc này có trước cả thời đại văn minh của Incas và Maya ở Nam Mỹ.
Bộ tộc ăn chay
Không chỉ riêng một cá nhân hay một gia đình khác biệt nào mà tất cả thành viên trong bộ tộc Kogi đều không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật, côn trùng nào. Thức ăn của họ không có gì khác ngoài cây, lá, hoa, quả, củ.
Họ ăn uống như vậy một cách tự nguyện, theo thói quen từ xưa, mà không chịu bất cứ sự bắt buộc nào. Theo họ, ăn chay đơn giản là việc bắt nguồn từ sự hiểu biết về quy luật cuộc sống và sự thánh thiện trong tâm hồn họ.
Bất cứ người Kogi nào đều nói rằng: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ?”.
Bộc tộc Kogi sống an hòa với muôn loài, giúp đỡ, che chở cho tất cả các loài từ bao nghìn đời nay.
Bộ tộc Kogi chỉ ăn chay
Không tích trữ lương thực, thực phẩm
Không thâm canh, tăng vụ, không áp dụng bất cứ biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như hóa chất nào vào việc trồng trọt. Bộ tộc Kogi gieo trồng rất đơn sơ, tự nhiên và đặc biệt là không có sự tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác.
Họ sống điềm nhiên, tự tại, vui vẻ đến không ngờ. Họ có quan niệm thế này: “Thiên nhiên như bà mẹ đảm đang, khéo léo, đã tính toán, lo liệu đủ cho mọi loài thì cứ yên tâm mà vui sống. Chim muông, muôn loài nhởn nhơ bay lượn, chúng đâu có khổ nhọc lo cái ăn, chúng đâu cần gieo trồng, chăm bón mà vẫn không bị chết đói. Vậy tại sao chúng ta phải lo? Chúng tôi ai cũng ăn đủ 3 bữa trong ngày và cũng không mấy quan tâm tới chuyện ăn uống”.
Với suy nghĩ như vậy, họ chỉ canh tác giản đơn và hái cây trái trong rừng ăn như tổ tiên xa xưa của loài người.
Họ sống hòa đồng với thiên nhiên
“Việc tạo ra nhiều cây trái không theo cách tự nhiên dễ làm lệch lạc sự cân bằng của tự nhiên. Chúng tôi tạo thức ăn trong an bình” – các nhà khoa học đều nhận được câu trả lời như thế từ người Kogi khi thắc mắc về chuyện vì sao không canh tác để tích trữ được nhiều lương thực.
“Việc tích trữ lương thực, lo để dành, vô hình tạo ra sự tham lam, muốn chiếm đoạt, đó là khởi nguồn của chiến tranh, tội ác, tàn sát lẫn nhau. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Khi mình chiếm hữu được nhiều thì có nghĩa là người khác, sinh vật khác sẽ bị thiếu hụt. Như vậy sẽ mất cân bằng, khiến thiên nhiên bất ổn. Do đó, phương châm nuôi dưỡng từ tổ tiên chúng tôi từ xa xưa đến nay vẫn là sống đủ, không có sự dư thừa” – người Kogi cho biết.
Ngành y khoa, khoa học công nghệ sinh học của thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, song hiện chúng ta mới duy trì tuổi thọ con người từ 70 – 80 tuổi. Điều đáng buồn là tình trạng bệnh tật mỗi ngày thêm nghiêm trọng, những căn bệnh khó điều trị xuất hiện ngày một nhiều.
Thế nhưng, bộ tộc Kogi với lối sống tự nhiên như thời tiền sử, lại gần như không có bệnh tật. Điều đáng kinh ngạc nữa là tuổi thọ trung bình của họ lên tới hơn 100 tuổi. Đó quả là điều mà con người trong xã hội hiện đại chúng ta phải ngưỡng mộ, mơ ước.
Bộ tộc Kogi sống rất thọ
Chỉ bằng việc sử dụng cây cỏ thu hái trong thiên nhiên, họ đẩy lùi mọi loại bệnh tật, điều dưỡng cơ thể luôn khỏe mạnh. Đơn giản nhất là vấn đề về răng miệng, không có ai trong số cư dân của bộ tộc Kogi bị sâu răng. Bộ tộc Kogi tự hào rằng, vì họ sống không trái với quy luật thiên nhiên, nên không sinh ra bệnh tật.
Trong ngôi nhà của bộ tộc Kogi không có chỗ cho tín ngưỡng, tôn giáo. Họ không thờ cúng bất cứ một vị thần nào, họ cũng không có các sinh hoạt liên quan đến tâm linh như những bộ tộc khác.
Họ cho rằng sự xuất hiện, tồn tại của các tôn giáo chứng minh rằng con người đã quá dã man, độc ác, và sự hiếu thắng, sân si đang hiện hữu. Tất cả người dân trong bộ tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Mọi việc trong làng đều quyết theo ý chung mà không theo bất cứ ý kiến riêng của cá nhân nào. Họ không có tộc trưởng. Tuy nhiên ý kiến, kinh nghiệm của người cao tuổi vẫn được đề cao, xem trọng.
Anh cả của loài người?
Các nhà khảo cổ học, dân tộc học cũng đã khẳng định rằng, tộc người Kogi có nền văn hóa cách chúng ta rất nhiều thế kỷ. Họ là hậu duệ của một nền văn minh rực rỡ cổ xưa. Trải bao năm sống trong rừng thẳm, họ vẫn giữ gìn những nét văn hóa, lối sống cơ bản, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống, tự nhiên như những triết gia.
Những cư dân của bộ tộc Kogi thường tự hào khẳng định: “Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này”.
Thanh niên của tộc người Kogi muốn được xem là trưởng thành, hoàn thiện, có năng lực, thì họ phải trải qua 9 năm tu tập. Họ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá bản thân và suy ngẫm sự liên kết, giao thoa, hợp nhất giữa trời đất, con người và thiên nhiên.
Họ tự nhân là anh cả của loài người
Trong khi nhiệm vụ của người cao tuổi nhất trong làng là truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được giảng giải kỹ lưỡng về tâm thức của chính họ.
Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.
Họ thường dùng tay chọc vào một ống gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột và thỉnh thoảng họ lại chấm vào lưỡi. Việc làm đó nhằm nhắc nhở bản thân luôn trau dồi mài dũa thân và tâm giúp hiểu rõ đời sống đúng đắn, vẹn toàn. Từ đó ý thức được những việc kỳ diệu, phi thường.
Người Kogi không có thói huênh hoang, nhưng họ tự hào nói rằng: “Chúng tôi đại diện cho thế hệ con người đến sớm trên trái đất nên tự cho mình là anh cả, và xin được gọi các vị là em”.
» Kỳ quái bộ tộc ở trần với tập tục xuyên xương khỉ qua môi
» Nhà bằng phân bò kỳ quái của bộ tộc nghèo nhất thế giới
» Cuộc sống tuyệt vọng của bộ tộc Rohingya
» Nghi lễ trưởng thành kỳ cục của bộ tộc Hamer
» Những phụ nữ tuyệt đẹp của bộ tộc giữa đại dương
» Khó tin tục cả làng đổi vợ, đổi chồng của một bộ tộc
» Vùng đất đặc biệt của một bộ tộc lạ lùng ở châu Phi
» Bộ tộc nghèo đói nhưng phụ nữ vô cùng xinh đẹp
» Bộ tộc hiện thân của người nguyên thủy
Wednesday, November 4, 2015
NGUYEN TRUNG CHINH * ĐẠI HỘI CỘNG ĐẢNG
Mỹ, Trung và Đại hội XII của ĐCSVN
Nguyễn Trung Chính
Sau khi Tổng thống Obama không ghi Việt Nam trong lịch trình thăm viếng
Châu Á của ông vào tháng 11 thì lập tức bọn
tay sai theo Tàu ở VN hồ hởi tuyên bố họ Tập sẽ sang thăm VN trong hai
ngày 5-6 tháng 11. Điều này ai cũng có thể đoán trước nếu theo dõi cuộc đấu đá
đang diễn ra ngày càng quyết liệt, và chưa phân thắng bại, giữa hai phe nhóm
trong Bộ chính trị đảng Cộng sản VN.
Thăm VN trước Đại hội XII, ông Tập Cận
Bình không cần giấu diếm ý đồ hà hơi, tiếp sức cho nhóm theo Tàu trong chóp bu đảng
CSVN, nhóm này đang hụt hơi trước tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho các nền
văn minh tiến bộ phương Tây.
Đã đến lúc cần điểm mặt chỉ tên một số người đứng đầu nhóm theo Tàu trong đảng
: TBT Nguyễn Phú Trọng cùng với một số trong Quân
Ủy Trung ương/Bộ quốc phòng ( các tướng Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh). Gần
đây có ba vị GS TS thuộc Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh/Hội Đồng Lý Luận
Trung Ương với tên tuổi rõ ràng lên tiếng tố cáo đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng muốn phá vỡ tình hữu nghị ngàn đời với Tàu của họ.
Một phía, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Phe này cho rằng chính cái
đuôi định hướng chủ nghĩa mà đảng áp đặt đã chặn đường phát triển của VN. Đồng
thời từ chối việc đánh đổi chủ quyền để lấy tình hữu nghị viển vông với Trung
Quốc. Còn muốn thoát Trung hay không thì chưa có tín hiệu gì rõ ràng.
Vì
sao Obama không qua VN?
Lo sợ trước những hành động ngang ngược, ỷ vào sức mạnh của Trung quốc,
người Việt quay lại nhìn Hoa Kỳ với con mắt thiện cảm. Ngày nay con cái lãnh
đạo cũng như tuổi trẻ VN đều muốn du học ở Mỹ chứ không ai lại muốn đi Tàu.
Lịch sử cận đại cho thấy Hoa Kỳ chưa bao giờ chiếm đất của ai, Hoa Kỳ luôn bảo
vệ điều thiện chống điều ác, do đó mà Hoa Kỳ chống cộng.
Có lẽ, Tổng thống Obama không ghé VN mặc dù chỉ cách hơn một giờ bay trên
đường đi của ông có một số lý do:
Tổng thống Obama đã cam kết không can dự vào lựa chọn chính trị nội bộ của
VN trong lần tiếp Nguyễn Phú Trọng ở Tòa Bạch Ốc. Lại nữa cho dù có cảm tình,
có muốn ủng hộ phe thoát Trung thì ông Obama cũng tế nhị, không sừng sổ như Tập
Cận Bình. Đây là điềm nỏi bật về sự khác biệt trong văn hóa ứng xử giữa một
nước văn minh với một nước mới giàu nổi như Trung quốc.
Ở vị thế của Obama, khi ông đã liên kết được với các nước quanh vùng như
Nhật, Đại Hàn, Phi, Mã Lai, Indonesia, Úc, là những nước uất ức trước sự hùng
hổ quá đáng của Trung Quốc, thì việc không qua VN vào thời điểm chuẩn bị Đại hội
XII, chứng tỏ ông Obama tôn trọng quyền
lựa chọn chính trị của VN.
Ông Obama đã làm hết sức mình để khuyến khích VN thoát khỏi sự lệ thưộc của Tàu
với tư cách người bạn, qua việc mời Nguyễn Phú Trọng đến Tòa Bạch Ốc. Ông đã
biết gác qua những dị ứng, định kiến với
cộng sản vì lợi ích của Hoa Kỳ và đồng thời là lợi ích đất nước VN. Ông đã vượt
qua mọi chống đối trong nội bộ Hoa Kỳ để VN có thể gia nhập TPP, tạo cho VN một
khả năng thoát khỏi sự kềm kẹp bất xứng của đàn anh Trung quốc nếu VN mong muốn
một ngày nào đó.
Tuy không đến VN, nhưng cùng thời điểm, Hải quân Hoa Kỳ đã đi vào vùng các
đảo, bải đá bồi đắp nhân tạo để phủ nhận những vùng này thuộc chủ quyền Trung quốc.
Trung quốc chỉ dám đánh võ mồm chứ không dám đụng đến Hoa Kỳ. Đây là điều rất quan trọng chứng tỏ chẳng ai
muốn chiến tranh, chẳng ai dám nổ súng gây chiến, ngay cả Trung quốc.
Con ngáo ộp chiến tranh được Trung quốc đưa ra để gieo sự sợ hãi trong dân
chúng và giúp cho tập đoàn theo Tàu trong đảng cộng sản VN tuyên truyền rằng
nên theo Tàu để tránh chiến tranh, giữ gìn hòa bình, phát triển, giúp cho Trung
quốc bình yên gặm nhắm VN từ từ, kinh tế cũng như biển đảo. Giữa họ Tập và bè
lũ theo Tàu ở VN, đây chắc chắn là một hợp đồng chiến đấu!
Sự kiện Tàu USS Lassen ngang nhiên đi trên vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép đã làm nhiều người,
từ VN đến các nước trong vùng phấn khởi. Sự phấn khởi ví như một người bị cướp
nhìn thấy cứu tinh. Báo chí VN dưới sự quản lý chặt chẽ của đảng cộng sản cũng
vượt rào nói lên niềm hồ hởi đó.
Bộ quốc phòng Mỹ vừa tuyên bố sẽ thực hiện tuần tra ở Trường Sa ít nhất là
hai lần một tháng.
Có nguồn tin cho rằng, đã liên kết được phần lớn các nước trong vùng Đông
Nam Á,Mỹ không cần đến VN nữa và có thể từ bỏ VN. Nếu quả thật như thế thì các đồng
minh của Mỹ hiện nay sẽ nghĩ sao?
Sự bất lợi quá lớn về chính trị, tâm lý trong việc thất tín, trừ khi thua trận trên
chiến trường phải tháo thân, cho phép khẳng định Mỹ không thể tự nhiên từ bỏ quyền
lợi chiến lược chẳng những ở VN mà còn cả với Châu Á Thái Bình Dương.
Ông
Tập mang gì đến VN?
Trong tháng 10 năm nay, ông Tập qua thăm Anh Quốc và được đón tiếp như một
thượng khách. Chủ yếu chỉ vì ông Tập đem tiền ra vung vãi, khoa trương họ là một
khách hàng sộp của Cộng Đồng Âu Châu (CĐAC). Ông Tập hứa hẹn mua 100 trực thăng
H135 của hãng Airbus (hợp tác giữa nhiều nước CĐAC trong đó Anh, Pháp, Đức, Tây
Ban Nha giữ vai trò đầu tàu) giá 750 triệu Đô la Mỹ. Ngày 30/10/2015, Thủ tướng
Đức Angela Merkel thăm Trung Quốc hai ngày
và họ Tập tuyên bố mua 130 máy bay Airbus A320 trị giá 17 tỷ Đô la Mỹ.
Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc là ở đây: trong khi một tỷ rưỡi
người dân Trung Hoa còn nghèo đói, thay vì nâng cao đời sống của họ, Đảng cộng
sản Trung Quốc lại vung vít ngoại tệ mong che đi bộ mặt bành trướng, bá quyền.
Ngoài tiền ra, họ không còn giá trị gì để nhân dân thế giới khâm phục. Viện
Khổng Tử thì quá lỗi thời, Cộng sản đã bị vứt bỏ, độc tài bị khinh khi, vi phạm
nhân quyền thì bị điểm mặt. Trung quốc chỉ còn có tiền để mua chuộc và đó là ngón
nghề của họ.
Qua Việt Nam lần này, hành trang của họ Tập cũng chỉ đầy ắp tiền và tiền. Bốn
Tốt, 16 chữ vàng chỉ còn tặng được cho tay chân mà Đảng CSTQ đã có công cài đặt
vào ĐCS Việt Nam từ 70 năm nay. Không còn ai tin vào người láng giềng sừng sỏ,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại còn gắn mề đai cho kiểu hữu nghị này là "hữu
nghị viển vông".
Tiền mang qua VN của họ Tập sẽ chủ yếu chia chác cho đàn em để mua ghế nhân
Đại hội XII sắp tới. Tiền mang qua VN của họ Tập còn có ý đồ buộc chặt chân VN
vào lệ thuộc kinh tế phương Bắc. Ngoài ra sẽ không mang lại thiện cảm nào đối với
dân chúng VN vì họ đã quá chán ghét Tàu.
Giới trẻ thì oải Tàu khỏi nói, chính Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã
phàn nàn công khai tại sao giới trẻ lại có thể ghét Tàu đến thế!
Vấn đề của chúng ta
Trở lại Đại hội XII, nhưng tại sao cứ lại phải nói đến nó? Nói đến nó cũng
chỉ vì toàn dân VN đang phải mang trên đầu cái vòng kim cô của đảng độc tài toàn
trị Cộng sản, người dân cũng như tuyệt đại đa số đảng viên đều chung một rọ dưới
cái vòng kim cô đó. Không nói đến nó thì nói đến ai?
Hiện tượng đánh nhau, chứ không chỉ đấu đá, trong nội bộ đảng ngày càng hiện
rõ. Chúng tôi nhận được rất nhiều bài tố cáo lẫn nhau nhưng vì phần lớn không
ghi tên tuổi rõ ràng nên không thể phổ biến được.
Phe theo Tàu đang điên rồ cho bọn côn đồ đỏ, xông vào tận nhà đánh một số
người muốn thoát Trung để dằn mặt, để làm xấu bộ mặt VN với thế giới. Bộ trưởng
Công An Trần Đại Quang không đụng đến bọn côn đồ đỏ này vì hành động hung hăng,
bất chấp pháp luật của chúng lại có lợi cho phe theo Tàu. Nhưng hành động đó lại
phát tín hiệu rằng bọn theo Tàu đang ở thế cùng.
Phe kia được cho là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tác giả của câu nói
"không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông". Có nhiều nguồn
tin nói là ông Dũng muốn độc tài cá nhân như kiểu thời Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, nói
là ông Dũng muốn dẹp tình trạng cha chung không ai khóc trong tứ trụ triều đình
để tái lập cái thời mà khi TBT phát ngôn thì lời nói có gang có thép.
Còn phe ông Dũng chống lại phe theo Tàu, có muốn thoát Trung hay không là điều
chưa rõ, mặc dù được nhiều người kỳ vọng như thế. Dù cho ông Dũng có muốn thoát
Trung đi nữa thì cũng không thể ngày một ngày hai và ở vị thế của ông hiện nay khó
có thể tuyên bố rạch ròi. Việc này là việc của 5 năm, 10 năm vì cần phải nâng
cao sức bật của nền kinh tế VN mà điều kiện tiên quyết sẽ là cắt đi cái đuôi định
hướng XHCN, thay đổi thể chế chính trị theo hướng văn minh tiến bộ.
Trừ khi Trung Quốc thấy VN muốn thoát Trung nên cắt hết viện trợ, rút tất cả
các chuyên gia, nhà thầu khỏi VN như Nga đã làm với Tàu những năm 1950 để phá
hoại. Nhưng chúng ta không sợ: việc tham gia TPP cho phép VN lấp chỗ trống, lại
nữa thế giới tự do sẽ không thể nào để VN chìm xuồng vì lợi ích kinh tế, địa chính
trị của họ.
Phải ủng hộ ai trong tình trạng hiện nay hoặc cứ đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu
đang chạy ? Xin thưa, chúng tôi ủng hộ tinh thần thoát Trung, thay đổi thể chế
chính trị theo hướng tự do, xóa bỏ định hướng XHCN để VN có thể cất cánh.
Những ai muốn toàn vẹn lãnh thổ, những ai muốn tự do dân chủ, những ai muốn
đất nước phát triển, những ai đã trải qua 40 năm chống cộng vì tội ác của chúng
mà vẫn chưa đạt được, có còn con đường nào khác hơn là phải ủng hộ tinh thần nói
trên không?
Sẽ có người cho rằng chúng tôi ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chúng tôi
không biết Nguyễn Tấn Dũng có can đảm thực hiện được tinh thần nói trên không? Nhưng
chúng tôi sẽ ủng hộ bất cứ ai, bất cứ cá nhân nào dám thực hiện tinh thần nói
trên vì lợi ích của đất nước.
Lịch sử đất nước chúng ta không thiếu gì những hình ảnh đáng cho chúng ta
suy nghĩ. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Lê Lợi là người hay nghi kỵ, nhưng đã
biết đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Nhà Trần đã có con người như Trần Thủ Độ nhưng
đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Khi nói về các triều đại này, lịch sử
và nhân dân chỉ còn đề cao công trạng, nhất là gìn giữ độc lập chủ quyền. Lịch
sử không quên, nhưng đã luận công luận tội rạch ròi đối với các triều đại này.
Ngày nay, vì quyền lợi của đất nước, chúng tôi sẵn sàng để quá khứ sang một
bên, tạm thời không nói đến những sai lầm, thậm chí tội ác, của bất cứ ai quyết
tâm giúp đất nước thoát khỏi tình trạng
lệ thuộc, nghèo nàn, lạc hậu hiện nay. Chúng tôi nghĩ rằng thái độ như thế cho
phép chúng tôi để tình cảm riêng tư dưới quyền lợi tối thượng của dân tộc.
Nguyễn
Trung Chính
Tháng 11/2015
NGUYỄN VĂN LẬP * LỄ KHÁNH THÀNH ĐÀI TỬ SĨ VIỆT MỸ
LỄ KHÁNH THÀNH ĐÀI TỬ SĨ VIỆT MỸ
Nguyễn văn Lập
Nguyễn văn Lập
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu sĩ tử bao người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn (Chinh Phụ Ngâm Khúc)
Arlington,
Texas - Vũ vô kềm tỏa năng lưu khách, mặc dù trời vẫn còn âm u sau ba
ngày mưa tầm tả, trưa ngày Chủ Nhật 25 tháng 10 năm 2015, bổng nhiên mưa
dứt hạt giúp cho lễ khánh thành Tượng Đài Thương Tiếc Việt Mỹ DFW tại
công viên Veterans Park, thành phố Arlington hoàn thành viên mãn, nhiều
người tham dự đã đồng chung một cãm nghĩ, anh linh chiến sĩ vị quốc vong
thân đã về đây chứng giám tấm lòng quyết tâm của UBXDTĐ hoàn thành
tượng đài trở nên di tích lịch sử thiêng liêng, ghi dấu chân người tỵ
nạn để lại cho đời sau.
Ngay
lối vào tượng đài, hai lá đại kỳ Việt Mỹ được hai cần cẩu treo cao bay
phất phới trong gió bên nhau giống như ngày nào quân đội hai nước đoàn
kết chiến đấu chung một chiến tuyến tự do. Chung quanh lễ đài trang trí
50 lá cờ các quân binh chủng, quân khu, và các quân trường của hai quốc
gia Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa do Chi hội trưởng Nhảy Dù Wichita
Kansas, Trần Phú Muôn đem đến. Một lực lượng hùng hậu tham dự thuộc Gia
Đình Mũ Đỏ Việt Nam gồm có Chủ tịch Tổng hội Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam,
Bác sĩ Lê Quang Tiến đến từ Canada, cựu Chủ tịch sáng lập Bùi Đức Lạc
đến từ San Jose, và cố vấn Mỹ Team 162, Gary Willis đến từ Houston, cùng
với một số các chi hội Nhảy Dù khắp nước Mỹ và Canada. Chủ tịch Cộng
đồng Việt Nam và Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân tại Wichita Kansas.
Các vị cựu tướng lãnh Việt Mỹ như Trung Tướng Richard Carey, Thiếu Tướng James William, Thiếu Tướng Đặng Đình Linh, cùng một số niên trưởng trong hai quân đội như các cưu đại tá Anthony Wood, Đinh Thạch On, Lê Đình Luân, Đàng Thiện Ngôn, Khương Hữu Bá, Nguyễn văn Nhựt, cùng một số hội đoàn cựu quân nhân Hoa Kỳ thuộc các chapter tại Dallas và Fort Worth, và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCHDFW cùng một số các hội đoàn quân đội ngoài Liên hội. Tổng Hội trưởng Hải Quân VNCH, Nguyễn Xuân Dục. Đương kim và cựu Thị Trưởng Arlington, Jeff William và Bác sĩ Robert Cluck. Dân biểu Chris Turner và cựu Dân biểu Paula Pierson. Chủ tịch cộng đồng Dallas, Phạm Quang Hậu. Nhóm 40 Năm Viễn Xứ với đồng phục đồ vest đen và áo dài trắng rất đẹp, tay cầm cờ vàng, được nhiều phóng viên thay nhau ghi hình phóng sự.
Các vị cựu tướng lãnh Việt Mỹ như Trung Tướng Richard Carey, Thiếu Tướng James William, Thiếu Tướng Đặng Đình Linh, cùng một số niên trưởng trong hai quân đội như các cưu đại tá Anthony Wood, Đinh Thạch On, Lê Đình Luân, Đàng Thiện Ngôn, Khương Hữu Bá, Nguyễn văn Nhựt, cùng một số hội đoàn cựu quân nhân Hoa Kỳ thuộc các chapter tại Dallas và Fort Worth, và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCHDFW cùng một số các hội đoàn quân đội ngoài Liên hội. Tổng Hội trưởng Hải Quân VNCH, Nguyễn Xuân Dục. Đương kim và cựu Thị Trưởng Arlington, Jeff William và Bác sĩ Robert Cluck. Dân biểu Chris Turner và cựu Dân biểu Paula Pierson. Chủ tịch cộng đồng Dallas, Phạm Quang Hậu. Nhóm 40 Năm Viễn Xứ với đồng phục đồ vest đen và áo dài trắng rất đẹp, tay cầm cờ vàng, được nhiều phóng viên thay nhau ghi hình phóng sự.
Chương
trình do các MC, Clete McAlister là Chủ tịch Rotary Club (là một tổ
chức gắn bó với UBXDTĐ và đã yễm trợ 150,000 Mỹ kim để xây dựng tượng
đài), ông Đào Chí Nhân, nghệ sĩ Nam Lộc, và Thùy Dương của Trung tâm
Asia điều hành. Trước giờ khai mạc, Ban nhạc Mỹ, The Cowtown Music Club
phụ trách phần quân nhạc trình diễn các bài hùng ca Việt Mỹ. Theo như
chương trình trước đây, thì sẽ có hai show nhảy dù điều khiển xuống khu
vực tượng đài mang theo hai lá cờ Việt Mỹ để làm lễ thượng kỳ, nhưng vì
thời tiết xấu nên phải đình lại phần nhảy dù điều khiển, và chỉ còn một
show phi cơ biểu diễn thả khói trên nền trời của một phi đội hai chiếc
phi cơ T28.
Lễ
chào quốc kỳ và mặc niệm do hai đội quốc quân kỳ Thủy Quân Lục Chiến
Hoa Kỳ và Liên Hội cựu chiến Sĩ VNCHDFW cử hành, qua các nghi thức chào
cờ, mặc niệm, đọc văn tế, và đặt vòng hoa trước tượng đài. Các vị lãnh
đạo tinh thần các tôn giáo như Phật Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, và Cao Đài
lên cầu nguyện trước bàn thờ tổ quốc, cầu cho quốc thái dân an, quê
hương được tự do dân chủ, và công tác khánh thành tượng đài được thành
công mỹ mãn. Sau đó màn che tượng đài được quan khách và UBXDTĐ vén lên,
lộ ra hình hai chiến sĩ VNCH và Hoa Kỳ trong tư thế sẳn sàng chiến đấu
trong tiếng vỗ tay vang lừng của mọi người tham dự, phải nói mô hình
tượng đài được đúc rất đẹp không ngờ, có thể nói ít có bức tượng bằng
đồng nào đúc đẹp đến như vậy.
Đây là nhận định chung của rất nhiều người hiện diện (đúng ra tượng đài phải cao như tượng đài Việt Mỹ tại Westminster, California, nhưng Arlington Veterans Park không chấp thuận các bức tượng cao hơn tượng đài kế bên đang có trước tại đây). Tiếp theo là Lễ Chiêu Linh Nhập Tượng do Ban tế Hội Cao Niên Dallas cử hành theo nghi thức cổ truyền Việt Nam để chiêu hồn tử sĩ nhập tượng và chứng kiến tấm lòng thành Thương Tiếc của đồng đội và đồng bào. Sau đó là lễ đặt vòng hoa trước tượng đài, rồi toán quốc quân kỳ hai nước rời vị trí hành lễ chấm dứt các nghi thức. Có thể nói đây cũng là lần đầu tiên hai toán quốc quân kỳ Việt Mỹ phải chào kính lâu như vậy qua nhiều nghi thức.
Đây là nhận định chung của rất nhiều người hiện diện (đúng ra tượng đài phải cao như tượng đài Việt Mỹ tại Westminster, California, nhưng Arlington Veterans Park không chấp thuận các bức tượng cao hơn tượng đài kế bên đang có trước tại đây). Tiếp theo là Lễ Chiêu Linh Nhập Tượng do Ban tế Hội Cao Niên Dallas cử hành theo nghi thức cổ truyền Việt Nam để chiêu hồn tử sĩ nhập tượng và chứng kiến tấm lòng thành Thương Tiếc của đồng đội và đồng bào. Sau đó là lễ đặt vòng hoa trước tượng đài, rồi toán quốc quân kỳ hai nước rời vị trí hành lễ chấm dứt các nghi thức. Có thể nói đây cũng là lần đầu tiên hai toán quốc quân kỳ Việt Mỹ phải chào kính lâu như vậy qua nhiều nghi thức.
Phần
hai của chương trình là phát biểu của ban tổ chức và nhiều quan khách,
chúng tôi xin ghi nhận một số phát biểu như sau. Chủ tịch Rotary Club,
MC thì nói sau bao nhiêu sóng gió, tượng đài đã được dựng lên, đây cũng
là một sư kiện mang tính lịch sử của thành phố Arlington, thế hệ thứ
hai của người Việt Tỵ nạn cộng sản đã đứng ra nhận trọng trách xây dựng
này thật đáng khen. Sau đó mời UBXDTĐ lên phát biểu, mở đầu là phần phát
biểu của Bác sĩ Đàng thiện Hưng, Chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài gồm
có Bác sĩ Đàng Thiện Hưng, và ba Phó Chủ tịch, Đào Chí Nhân, Mai Văn
Đức, và Bùi Quang Thống. Bác sĩ Đàng Thiện Hưng, đã cãm tạ mọi nổ lực
đóng góp cho tượng đài được xây dựng và khánh thành theo lòng mong muốn
của quý đồng hương, làm nơi thờ phương anh linh chiến sĩ Việt Mỹ đã hy
sinh vì tự do cho miền nam Việt Nam, đồng thời tõ lòng thương tiếc sâu
sắc sự hy sinh cao cả của quân đội Việt - Mỹ và đồng minh, sự mất mát to
lớn không có gì bù đắp nỗi của gia đình tử sĩ, xin nhận nới đây lòng
biết ơn vô hạn của các thế hệ nối tiếp người Việt tỵ nạn cộng sản tại
DFW này.
Tướng
James William thì ca ngợi tinh thần anh dũng chiến đấu của quân lực
Việt Nam Cộng Hòa là một mẫu mực của lòng yêu nước, tiếc thay miền nam
Việt Nam đã rơi vào tay cộng sản, mà Kissinger đã góp phần vào việc mất
nước này, khiến cho trên 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ và trên 300,000 chiến
sĩ VNCH phải hy sinh. Mũ đỏ Bùi Quang Thống với tư cách một người lính
VHCH và Phó Chủ tịch UBXDTĐ nói tượng đài đã được dựng lên với mô hình
theo lời hứa của UBXDTĐ, hợp với sư mong muốn của mọi người để tưởng nhớ
sự hy sinh cao cả của người lính hai quân đội đã nằm xuống vì tự do, tự
do không phải tự nhiên mà có, phải chiến đấu và hy sinh, giới trẻ ngày
nay lớn lên tại hải ngoại thừa hưởng mọi tự do để phát triển, hảy nhớ
đến sự hy sinh này.
Trung úy hiện dịch bộ binh Hoa Kỳ, Đàng Nguyên Vy với tư cách thế hệ nối tiếp của gia đình người lính quốc gia thì nói ' Cháu biết nhờ công lao và sự hy sinh của biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Mỹ mà cháu và những người Việt Nam cùng thế hệ mới có cơ hội sinh ra và lớn lên trong Tự Do ở đất nước này, cháu biết rằng tự do không phải tự nhiên mà có, biết bao nhiêu người đã hy sinh và chiến đấu cho tự do. Cháu biết rằng đã có bao nhiêu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do và biết bao nhiêu người đã chết trên đường tìm tự do, đó là một trong những lý do khiến cháu vào quân đội, tiếp tục theo gương của ông nội và của các bác cựu chiến sĩ, để tiếp tục bảo vệ tự do, chiến đấu cho quê hương thứ hai này của chúng ta'.
Trung úy hiện dịch bộ binh Hoa Kỳ, Đàng Nguyên Vy với tư cách thế hệ nối tiếp của gia đình người lính quốc gia thì nói ' Cháu biết nhờ công lao và sự hy sinh của biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Mỹ mà cháu và những người Việt Nam cùng thế hệ mới có cơ hội sinh ra và lớn lên trong Tự Do ở đất nước này, cháu biết rằng tự do không phải tự nhiên mà có, biết bao nhiêu người đã hy sinh và chiến đấu cho tự do. Cháu biết rằng đã có bao nhiêu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do và biết bao nhiêu người đã chết trên đường tìm tự do, đó là một trong những lý do khiến cháu vào quân đội, tiếp tục theo gương của ông nội và của các bác cựu chiến sĩ, để tiếp tục bảo vệ tự do, chiến đấu cho quê hương thứ hai này của chúng ta'.
Buổi
tối cùng ngày tại Nhà hàng Thanh Thanh, một dạ tiệc mừng khánh thành
tượng đài thành công tốt đẹp với khoảng 500 người tham dự, đây cũng là
lần gây quỹ cuối cùng vì còn thiếu khoảng 73,000 Mỹ kim. Phó Chủ tịch
UBXDTĐ, Mai văn Đức sau lời cãm tạ mọi người tham dự đã phát biểu cãm
tưởng về người lính và tượng đài rất cãm động, nội dung như sau:" Người
lính VNCH là con yêu của đất nước, mang trong mình dòng máu Lạc Hồng,
sinh ra tên một dải giang san gấm vóc được coi là tiền đồn vững mạnh của
thế giới tự do, người lính VNCH đã sát cánh cùng hành trăm ngàn chiến
sĩ Hoa Kỳ và Đồng Minh trong một cuộc chiến chính nghĩa chống lại sự
bành trướng và xâm lăng của chủ thuyết cộng sản. Họ đã tận lực chiến đấu
và hy sinh trong công cuộc Bảo Quốc An Dân để lại bao Thương Tiếc cho
dân tộc ta".
Sau đó, Bác sĩ Lê Quang Tiến, Chủ tịch gia đình Mũ Đỏ Việt Nam,và Tổng Hội Trưởng Hải Quân VNCH, Nguyễn Xuân Dục lần lượt lên phát biểu chúc mừng và ca ngợi UBXDTĐ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà thế hệ thứ nhất muốn mà không làm đuợc tượng đài này tại đây, và thế hệ thứ hai do Bác sĩ Đàng Thiện Hưng đã cam đãm tự nguyện lãnh nhiệm vụ và làm được. Dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Joe Barton bận công vụ không đến được đã cử đại diện đến trao tặng UBXDTĐ lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo tai Hạ Viện Hoa Kỳ trước đây, cùng với lời khen ngợi hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc tượng đài mang tính lịch sử này. Ban cố vấn Nhảy Dù Team 162 luôn sát cánh không rời với các Thiên Thần Sát Cộng cũng đã đóng góp 4,000 Mỹ kim cho UBXDTĐ để góp phần nhỏ vào quỷ xây dựng. Tổng số tiền quyên góp thu được trong đêm dạ tiệc này là 37,000 Mỹ kim.
Sau đó, Bác sĩ Lê Quang Tiến, Chủ tịch gia đình Mũ Đỏ Việt Nam,và Tổng Hội Trưởng Hải Quân VNCH, Nguyễn Xuân Dục lần lượt lên phát biểu chúc mừng và ca ngợi UBXDTĐ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà thế hệ thứ nhất muốn mà không làm đuợc tượng đài này tại đây, và thế hệ thứ hai do Bác sĩ Đàng Thiện Hưng đã cam đãm tự nguyện lãnh nhiệm vụ và làm được. Dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Joe Barton bận công vụ không đến được đã cử đại diện đến trao tặng UBXDTĐ lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo tai Hạ Viện Hoa Kỳ trước đây, cùng với lời khen ngợi hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc tượng đài mang tính lịch sử này. Ban cố vấn Nhảy Dù Team 162 luôn sát cánh không rời với các Thiên Thần Sát Cộng cũng đã đóng góp 4,000 Mỹ kim cho UBXDTĐ để góp phần nhỏ vào quỷ xây dựng. Tổng số tiền quyên góp thu được trong đêm dạ tiệc này là 37,000 Mỹ kim.
Ủy Ban Xây Dựng Tương Đài, từ trái ông Đào Chí Nhân, Mai Văn Dức, BS Đàng Thiện Hưng và Mũ Đỏ Bùi Quang Thống
Trung Tướng Richard Carey
Thiếu Tướng James William
Điêu khắc gia Mark Byrd
Bác sĩ Mũ Đỏ Lê Quang Tiến, Chủ tịch Gia Đình Mũ Đỏ Viêt Nam trung ương
TRUNG CỘNG DẪY CHẾT
Đường Sơn, lò luyện thép của Trung Quốc nay vắng bóng người
Trung Quốc ban hành một số quy định khắt khe để bảo vệ môi trường, gây thêm khó khăn cho ngành luyện kim ở Đường Sơn - REUTERS /Petar Kujundzic
Một trong những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bị chựng
lại là các hoạt động luyện kim tại Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Thành phố này
ban đầu nổi tiếng là « lò thép » lớn nhất trên toàn quốc đang trở thành
một thành phố vắng bóng người. Thông tín viên RFI, Heike Schmidt đã đến
tận nơi quan sát.:
« Những nhà kho bị bỏ trống, bàn ghế bỏ không, chẳng có ai ngồi. Những
khoảng sân rộng bị bỏ hoang. Thành phố Đường Sơn, kinh đô của ngành
luyện thép nay chỉ còn là cái bóng của chính mình. Cơn sốt địa ốc đã đi
qua. Nhà nước không còn đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng.
Nhà máy Bảo Định đã giảm nhịp độ sản xuất. Giá thép trên thị trường rơi xuống mức thấp nhất kể từ 30 năm nay. Mức tiêu thụ nội địa cũng giảm sút. Thêm vào đó là một số các đạo luật khắt khe hơn để bảo vệ môi trường.
Nhà máy Bảo Định đã giảm nhịp độ sản xuất. Giá thép trên thị trường rơi xuống mức thấp nhất kể từ 30 năm nay. Mức tiêu thụ nội địa cũng giảm sút. Thêm vào đó là một số các đạo luật khắt khe hơn để bảo vệ môi trường.
Nghiêm trọng hơn cả là mức độ sản xuất của các nhà máy hiện nay, trở nên
quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc. Hiện có 360
triệu tấn thép đã được đưa về lưu trữ tại các nhà kho, gây thêm khó khăn
cho ngành công nghệ luện kim vốn đang bị khủng hoảng ».
TQ và những nhà máy chờ chết
- Ngày đăng 04-09-2015
Nền kinh tế giảm tốc kéo theo khủng hoảng dư thừa năng suất khiến
nhiều nhà máy ở Trung Quốc lâm vào cảnh thua lỗ, tồn tại lay lắt, đe dọa
sự phát triển của quốc gia này.
Nhà máy xi măng Lucheng Zhuoyue ở thành phố Trường Trị, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, do ông Miao Leijie làm tổng giám đốc, đang hứng chịu thua lỗ nặng nhưng không thể ngừng sản xuất. Ông phải duy trì hoạt động của nhà máy để trả lãi cho các khoản nợ ngân hàng.
Lucheng Zhuoyue gặp vô vàn khó khăn trong công cuộc tìm đường thoát khỏi
đống nợ nần bởi khách hàng và các nguồn đầu tư ngày càng khan hiếm.
Thậm chí, công ty của Miao Leijie phải vay tiền để tiếp tục vận hành nhà
máy.
"Nếu chúng tôi dừng sản xuất, các khoản lỗ sẽ rất kinh hoàng", ông Miao
nói, miệng rít thuốc liên tục, giữa một văn phòng tĩnh lặng và sơ sài.
"Chúng tôi quả thật đang làm việc cho ngân hàng", ông thừa nhận.
Những nhà máy xi măng hoạt động lay lắt như Lucheng Zhuoyue cùng các
xưởng bỏ hoang đang xuất hiện ngày một nhiều ở Trường Trị và các vùng
lân cận. Đó thực sự là một khung cảnh đáng sợ đối với nền kinh tế ảm đạm
của Trung Quốc hiện tại, theo New York Times.
Để đảm bảo việc làm và sự tồn tại các nhà máy, chính phủ Trung Quốc cùng
ngân hàng nhà nước chấp nhận nối "ống trợ sinh" cho các doanh nghiệp
thua lỗ bằng cách tái cấu trúc các khoản nợ, cung cấp nguồn tín dụng mới
kết hợp với nhiều hình thức hỗ trợ khác. Đây là một phần của chiến lược
bao quát nhằm duy trì ổn định xã hội, mục tiêu quan trọng của bộ máy
lãnh đạo Trung Quốc.
Nhưng các chiến lược như vậy từng được thử nghiệm ở các quốc gia khác mà
không đem lại kết quả khả quan. Tại Nhật Bản, các "công ty chết mòn"
chính là một nhân tố góp phần khiến quốc gia này trải qua hai thập kỷ
trì trệ kinh tế.
Đe dọa thịnh vượng
\
Than chất đống trước nhà máy xi măng Shawang ở Trường Trị. Ảnh: New York Times |
Trường Trị là thành phố tầm trung với khoảng 3 triệu dân sống trong
những khu chung cư thấp tầng và làm việc ở các nhà máy. Nền kinh tế địa
phương, chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp nặng, điển hình là sản xuất
thép, đã hỗ trợ cho kỷ nguyên tăng trưởng cao qua nhiều thập kỷ của
Trung Quốc.
Khi thị trường bất động sản phát triển, chính phủ đổ tiền đầu tư vào
đường sá và các cơ sở hạ tầng khác, những nhà máy xi măng từ đó mọc lên
như nấm tại các vùng ngoại ô của Trường Trị để tận dụng vận hội này.
Những năm gần đây, sự thịnh vượng mới là những gì người ta dễ dàng nhìn
thấy tại các cửa tiệm đông đúc và nhà hàng thức ăn nhanh chật cứng người
nằm dọc theo các tuyến phố nhỏ hẹp ở trung tâm Trường Trị. Song, thực
trạng kinh tế trì trệ đang đe dọa làm xấu đi bức tranh tuyệt đẹp này.
Tại các thành phố và thị trấn yếu kém trong khâu đa dạng hóa kênh đầu
tư, một số ngành công nghiệp đang trên đà lao dốc, sẵn sàng sụp đổ bất
cứ lúc nào. Những khu chung cư bỏ hoang được xây dựng từ thời kỳ kinh tế
bùng nổ giờ đây đè nặng ngành bất động sản. Nhiều doanh nghiệp ở Trường
Trị phàn nàn rằng các dự án xây dựng được chính quyền địa phương hỗ trợ
cũng bị thu hồi.
Hệ quả tất yếu là các nhà máy xi măng tại Trường Trị rơi vào cảnh khốn
đốn khi hàng hóa sản xuất ra thừa mứa, không có nơi tiêu thụ. Theo Hiệp
hội Ngành Vật liệu Xây dựng Sơn Tây, các công ty ở đây đủ sức sản xuất
số lượng xi măng gấp ba lần nhu cầu thực tế năm 2014. 2/3 trong số các
công ty này phải chịu thua lỗ.
Công ty xi măng Huatai ở Trường Trị cũng đang lâm vào cảnh ảm đạm khi
chỉ sản xuất 200.000 tấn xi măng trong năm nay, dù công suất thiết kế
lên đến một triệu tấn.
Là một doanh nghiệp nhà nước, Huatai duy trì hoạt động nhờ những nguồn
hỗ trợ đặc biệt. Huatai được mua than nợ và tiếp cận các nguồn vay ưu
đãi từ công ty mẹ do chính quyền tỉnh Sơn Tây sở hữu. Điều này cho phép
ban quản lý công ty duy trì việc làm cho 300 công nhân.
Các biện pháp như trên có khả năng bảo vệ việc làm cho người dân nhưng
chúng cũng trì hoãn công cuộc cải cách nền công nghiệp sản xuất, theo NYTimes.
Xét trên quan điểm kinh tế, sẽ tốt hơn nếu các doanh nghiệp thua lỗ
tinh giảm công nhân, thậm chí đóng cửa để giải phóng các lao động qua
đào tạo của họ đến làm việc ở những công ty hay ngành nghề khác có triển
vọng hơn.
Nguồn lực cần dịch chuyển khỏi các khu vực kém năng suất để giúp đà tăng
trưởng trở lại tiến trình của nó. Không có sự dịch chuyển đó, nền kinh
tế sẽ phải chịu tổn thất trong tương lai.
Mất 'bát cơm sắt'
Các bao xi măng vứt bỏ trong một nhà kho của nhà máy xi măng 7016, một công ty nhà nước ở Trường Trị. Ảnh: New York Times
|
Nhiều công nhân đang gặp khó khăn vì họ không đủ may mắn để giữ công việc của mình.
Tại nhà máy của Tập đoàn Xi măng Trường Trị, âm thanh duy nhất vang lên
là tiếng chó sủa. Cô Zhao Liwei, 43 tuổi, trước là thợ điện, đang ngồi
xem tivi trong một căn phòng bảo vệ cũ nát tại lối vào khuôn viên tập
đoàn. Cách đây hai năm, khi hoạt động sản xuất tại nhà máy ngừng lại,
hầu hết công nhân bị bỏ mặc. Họ phải tự xoay sở để cứu lấy mình.
Zhao cho hay vì nhà máy chưa bao giờ chính thức đóng cửa nên họ không
nhận được các khoản bồi thường do bị cắt hợp đồng đột ngột hay những
khoản trợ cấp khác.
"Chúng tôi từng được hứa hẹn sẽ có 'bát cơm sắt'", Zhao nói, nhắc đến
cụm từ mà người Trung Quốc thường dùng để chỉ những công việc có thu
nhập và lợi ích ổn định. Nhưng bây giờ "chúng tôi giống như đang bị bỏ
rơi với kỳ nghỉ phép không lương trọn đời", cô chia sẻ.
Ngồi bên ngoài một khu chung cư đang xuống cấp, Du Jianping, 45 tuổi,
cho biết cô phải dựa vào trợ cấp của cha mẹ để nuôi đứa con gái 12 tuổi.
Cô và chồng đã mất việc tại Tập đoàn Xi măng Trường Trị. Kể từ đó, cô
phải kiếm từng đồng bạc lẻ bằng nghề bán quần áo phụ nữ và đồ chơi trẻ
em tại một sạp hàng bên ngoài ga tàu lửa.
"Chúng tôi quá lớn tuổi nên không thể tìm việc ở các thành phố. Tôi hy
vọng chính phủ sẽ vực dậy ngành công nghiệp xi măng", Du nói.
Tháng 8 vừa qua, một công ty tư nhân thuê một phần nhà máy của Tập đoàn
Xi măng Trường Trị để tiếp tục sản xuất. Vài công nhân được tuyển vào
làm nhưng công việc chỉ mang tính tạm thời.
Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch sử dụng các ngân hàng nhà nước để
cấp vốn cho một gói chi tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng nữa nhằm hỗ trợ các
ngành công nghiệp sản xuất đang kiệt quệ. Bằng cách thúc đẩy tăng trưởng
với nguồn tín dụng và gói kích thích mới, chính phủ Trung Quốc sẽ tạm
thời hồi phục một số nhà máy nhưng hệ quả là làm trầm trọng thêm các vấn
đề của nền kinh tế, như năng suất dư thừa và nợ tăng cao.
Công ty tư vấn IHS Global Insight ước tính nợ trên GDP của Trung Quốc sẽ
vượt 254% trong năm 2015. Con số này gần gấp đôi năm 2008. Mức nợ cao
sẽ tạo ra rủi ro lớn cho một nền kinh tế nếu bên vay nợ mất khả năng
hoàn trả, kéo theo một làn sóng vỡ nợ diễn ra sau đó.
Về lâu dài, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cần tìm cách giảm
sự phụ thuộc của nền kinh tế đối với các khoản đầu tư quá lớn dành cho
phát triển, đồng thời nâng cao vai trò của tiêu dùng hộ gia đình. Điều
này đồng nghĩa với việc các nhà máy trong những ngành công nghiệp nặng ở
một số địa phương sẽ không bao giờ có thể hoạt động trở lại.
Dù vậy, Wang Xiaohu, doanh nhân 40 tuổi, chưa từ bỏ hy vọng. Wang đã bỏ
ra khoảng 3,1 triệu USD đầu tư vào Công ty Vật liệu Xây dựng Thụy Lệ
Trường Trị, nơi có khả năng sản xuất 300.000 tấn xi măng mỗi năm. Nhưng
đến nay, xưởng của Wang đang phải "đắp chiếu" khiến hơn 100 công nhân
mất việc làm.
Bất chấp tình trạng sản xuất, kinh doanh đình trệ, Wang nhất quyết không
thanh lý nhà máy. Thay vào đó, ông vẫn duy trì máy móc, chờ đợi một
ngày nền kinh tế hồi sinh và ông sẽ được tiếp tục làm công việc của
mình. Nhưng mặt khác, Wang cũng hiểu rõ rằng tương lai mà ông mong mỏi
có thể sẽ không bao giờ đến.
"Nhiều nhà máy xi măng vừa và nhỏ tại vùng này cũng ở vào tình trạng
giống cơ sở của tôi", Wang nói. "Cơ hội để mở cửa trở lại là vô cùng
hiếm hoi".
Thành phố thép 'chết' trong cú vặn mình của kinh tế Trung Quốc
Panchenggang là nhà máy thép quốc doanh lớn nhất bị đóng cửa trong 60
năm qua, khi công nghiệp nặng dần suy yếu và Trung Quốc chuyển đổi mô
hình tăng trưởng.
Nhà máy thép Panchenggang ở ngoại ô Thành Đô (Trung Quốc) đã trở thành
một phần cuộc sống của Deng Wanyin. Người đàn ông 42 tuổi này làm nghề
rèn thép 26 năm nay, sống cùng vợ trong căn hộ được hỗ trợ cho công nhân
nhà máy. Con gái họ cũng học ở trường dành cho con cái công nhân.
Nhưng cuối tháng 3 vừa rồi, ông nhận được tin nhà máy sẽ phải đóng cửa.
"Khi biết tin, tôi cảm thấy vô cùng trống rỗng. Tôi chưa bao giờ nghĩ
chuyện này có thể xảy
ra", Deng nói.
Việc này đã khiến ông Deng cảm nhận rõ hơn về sự giảm tốc kinh tế Trung
Quốc đang làm chao đảo thị trường toàn cầu. Khoảng 16.000 công nhân ở
nhà máy thép Panchenggang đã mất việc.
Cảnh vắng vẻ tại Thành Đô khi nhà máy thép Panchenggang đóng cửa. Ảnh: WSJ
|
Việc đóng cửa các khu công nghiệp là một phần quá trình chuyển đổi hiện tại, khi các ngành công nghiệp nặng đang dần suy yếu do nhu cầu giảm và đầu tư quá mức. Chính phủ đang muốn lái nền kinh tế theo một hướng mới, tập trung và tiêu dùng, dịch vụ và công nghệ.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nghi ngại rằng quyết định chuyển đổi này là
quá sức đối với Bắc Kinh. Sản lượng công nghiệp tháng 7 chỉ tăng 6%, rất
thấp so với 23% một thập kỷ trước. Còn mục tiêu tăng trưởng GDP 7% cũng
là mức thấp nhất trong 25 năm qua.
Sau khi nhận được khoản đền bù 150.000 NDT (24.000 USD), ông Deng giờ
phải lo kiếm việc làm để nuôi con gái học đại học. Rồi ông cũng được
công ty thuê lại, làm việc tại một đơn vị thép nhỏ chưa bị đóng cửa, hơn
với mức lương tương đương nhưng không có phụ cấp.
Tình trạng tương tự đang diễn ra tại nhiều thành phố và thị trấn trên
khắp Trung Quốc. Các nhà máy giấy ở Đông Quan đang phải chuyển địa bàn
sản xuất. Các nhà máy xi măng ở phía bắc Lộc Tuyền thì phải đóng cửa do
chính quyền địa phương muốn nâng cấp khu này nhằm phục vụ du lịch.
Gia đình ông Deng đã gắn bó với nhà máy này hơn 20 năm qua. Ảnh: WSJ
|
Ở Thanh Bạch Giang, khu công nghiệp phía bắc Thành Đô nơi có nhà máy
Panchenggang, hàng ngàn người đang tìm tới nơi khác để kiếm việc làm.
Những tấm biển "Cho thuê nhà" treo khắp nơi và tình trạng trộm cắp vặt
cũng tăng dần.
"Tôi không còn đủ tiền thuê nhà ở đây nữa", Lu Yufang (49 tuổi) - chủ
cửa hàng tiện lợi bên dưới khu căn hộ tập thể Panchenggang cho biết.
Tiền thuê nhà một tháng của bà là 700 NDT. Khoảng 10 năm trước, mỗi
tháng bà kiếm được 3.000 NDT và đóng cửa hàng lúc 2 giờ sáng. Giờ đây,
mới 9h tối đã không còn khách. "Ai mà nghĩ được một công ty nhà nước lại
bị đóng cửa như thế này chứ!", bà Lu than thở.
Khi mở cửa năm 1958, Panchenggang được gọi là Nhà máy Sắt Thép Thành Đô.
Đây là dự án mang tính dấu mốc tại một trong những khu công nghiệp
trọng điểm đầu tiên của Trung Quốc. Nó giúp người dân có thu nhập tốt
hơn, tiếp cận nhiều dịch vụ hơn so với việc làm nông.
Panchenggang là nhà máy thép quốc doanh lớn nhất Trung Quốc bị đóng cửa
trong 6 thập kỷ qua. Việc cắt giảm quy mô lớn như vậy là rất hiếm hoi
với một ngành công nghiệp có ảnh hưởng chính trị rộng rãi và là biểu
tượng cho sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc như thế này. Sau khi Bắc
Kinh giải thể các công ty vừa và nhỏ những năm 1990, ngành thép càng
phát triển với 4 triệu lao động. Ngành này nằm trong kế hoạch của Chính
phủ nhằm kiểm soát các lĩnh vực chủ chốt như kim loại, năng lượng, nước
và giao thông. Sản lượng thép hàng năm hiện đạt 800 triệu tấn.
Ngành công nghiệp này vẫn tiếp tục tăng trưởng bất chấp dư thừa công
suất trên thị trường toàn cầu. Giá thép Trung Quốc đã giảm 60% từ năm
2012. Nhưng nhiều nhà máy và chính quyền địa phương vẫn phản đối việc
đóng cửa, do nguồn cung việc làm dồi dào trong ngành.
Anshan Iron & Steel - công ty mẹ của Panchenggang, tuyên bố việc
dừng hoạt động là để giảm dư thừa công suất. Trên trang web của
Panchenggang, thông báo này được xem là "phản hồi và đóng góp tích cực"
cho chính sách "quản lý môi trường".
Năm ngoái, quan chức địa phương cáo buộc nhà máy Panchenggang đưa quá
nhiều chất thải ra môi trường. Công ty đã phải nộp phạt 400.000 NDT hồi
tháng 4. Những người công nhân cho biết đó là nguyên nhân việc đóng cửa
bị đẩy nhanh. Hiệp hội Thép Trung Quốc cho rằng việc đóng của
Panchenggang sẽ là bước đệm để đóng cửa các nhà máy không cần thiết
khác.
Đơn vị chế tạo thép ống nơi ông Deng làm việc giờ chỉ còn một phần tư
lượng nhân công trước đây. Hai phần ba số công nhân ở Panchenggang bị sa
thải hiện vẫn thất nghiệp. Nhiều bạn bè ở nhà máy của Deng đã rời Thanh
Bạch Giang. Thế nên giờ đây, ông rất hiếm khi ra ngoài.
Bệnh viện Panchenggang ở trung tâm quận Thanh Bạch Giang đang được cơ
cấu lại và bán cho một công ty tư nhân. 115 bác sĩ và nhân viên bị thôi
việc và nhận đền bù. Những tòa nhà bỏ hoang thuộc nhà máy hiện là nơi tụ
tập và đấu súng của các băng đảng xã hội đen, theo báo cáo trên truyền
thông của cảnh sát địa phương. "Vấn đề an toàn hiện vẫn chưa quá đáng lo
ngại, nhưng nạn "ăn quỵt" đang dần tăng", Lu Qilian, một tài xế taxi 70
tuổi cho biết.
Quan chức chính phủ đang rất hy vọng vào phát triển du lịch ở khu vực
này. Tháng 10 năm ngoái, chính quyền Thành Đô đã ban hành kế hoạch chi
tiết nhằm tái cơ cấu khu công nghiệp Thanh Bạch Giang thành công viên
công nghệ và hệ thống sản xuất thông minh.
Nhưng tới nay, các dự định này vẫn chưa thành hiện thực. Chính phủ vẫn
đang tiến hành các biện pháp xoa dịu như mở các lớp đào tạo nghề - điều
kiện để được nhận được trợ cấp thất nghiệp khoảng 1.500 NDT một tháng
vòng 2 năm. Một cơ quan hỗ trợ tìm việc đã được thành lập, nhưng công
nhân cho biết phương án này chưa thực sự hiệu quả.
Ông Deng muốn con gái được học ở một trong những trường đại học danh giá
nhất Bắc Kinh. Con gái ông được phép chọn lựa đường đi cho riêng mình,
"nhưng nhất định không được làm việc trong ngành thép", ông khẳng định.
Hà Tường (theo WSJ)
Tuesday, November 3, 2015
THÔNG TIN & BÌNH LUẬN QUỐC TẾ
Hải quân Mỹ sẽ tuần tra 8 lần một năm ở Biển Đông
Thủy thủ Mỹ khởi động một chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18F trên boong tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76).
“Chúng tôi sẽ đến khu vực này khoảng hai lần một quý hoặc nhiều hơn một
chút”, một giới chức Hải quân Mỹ không muốn nêu danh tính cho biết.
Đó là mức độ đúng đắn để việc tuần tra trở nên bình thường nhưng không
quá gai mắt. Nó đáp ứng mục đích thường xuyên thực hiện các quyền của Mỹ
theo luật quốc tế và nhắc nhở Trung Quốc và các quốc gia khác về quan
điểm của Hoa Kỳ”, giới chức này cho biết.
Phó cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói hôm thứ Hai rằng, sẽ
có thêm nhiều việc thực thi của quân đội Mỹ về cam kết quyền tự do hàng
hải trong khu vực.
“Quyền lợi của chúng tôi ở đó. Chúng tôi sẽ thực thi để duy trì các
nguyên tắc tự do hàng hải”, ông Rhodes nói trong một sự kiện được tổ
chức bởi hãng truyền thông Defense One.
Những bình luận của ông Ben Rhodes được đưa ra một tuần sau khi tàu khu
trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen tuần tra gần một trong những
đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông hồi tuần trước.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc nói với người đồng nhiệm Hoa Kỳ tuần trước
rằng, chỉ cần một sự cố nhỏ cũng sẽ châm ngòi chiến tranh ở Biển Đông
nếu Hoa Kỳ không ngừng các “hành động khiêu khích” ở khu vực lãnh hải có
tranh chấp.
Tàu tuần tra USS Lassen là thách thức đang kể nhất trong khu vực 12 hải
lý giới hạn lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố quanh các đảo nhân tạo được
xây dựng ở quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, nơi có 5 tỉ đôla giao
thương quốc tế qua lại mỗi năm. Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines
và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau ở khu vực này.
Ông Rhodes nói mục tiêu là có một khung sườn ngoại giao và đa phương để giải quyết vấn đề.
Ông Rhodes nói mục tiêu là có một khung sườn ngoại giao và đa phương để giải quyết vấn đề.
Phó đô đốc John Aquilino, Phó chỉ huy các hoạt động hải quân Hoa Kỳ về
hoạt động, kế hoạch và chiến lược, từ chối bình luận về việc khi nào thì
các cuộc tuần tra tiếp theo sẽ được tiến hành.
“Chúng tôi luôn thực hiện các hoạt động như thế này trên toàn thế giới.
Chúng tôi sẽ tiếp tục”, ông Aquilino nói với Reuters sau bài phát biểu
tại hội nghị mà ông Rhodes cũng tham dự.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter có thể đến thăm tàu hải quân Hoa Kỳ
trong chuyến thăm sắp tới đến Châu Á, nhưng dự kiến không có mặt trên
tàu tuần tra để thực thi quyền tự do hàng hải.
No comments:
Post a Comment