Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 1 November 2016

KHOA HỌC = CÀ PHÊ =ĐƯỜNG HÓA HỌC = NÓI DỐI

KHOA HỌC

 

Vì sao con người hơn hẳn muôn loài?

  • 2 tháng 11 2015

Image copyright Getty
Image caption Không loài vật nào có thể tạo sức công phá khủng khiếp như con người (Hình: Thinkstock)
“Tôi đã trở thành tử thần, kẻ hủy diệt thế giới,” nhà vật lý Robert Oppenheimer, người góp phần tạo ra bom nguyên tử, nói.
Hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 đã khiến gần 200.000 người Nhật chết. Chưa từng có bất kỳ sinh vật nào khác có sức huỷ diệt đến như vậy, và không loài nào có thể làm vậy.

‘Sinh vật có lý trí’

Công nghệ làm ra quả bom nguyên tử chỉ được tạo ra do trí thông minh tổ hợp: hàng trăm nhà khoa học và kỹ sư cùng nhau làm việc. Trí tuệ và sự hợp tác đặc biệt như thế cũng là nền tảng cho những sự tiến bộ tích cực, chẳng hạn như trong y học hiện đại.
Nhưng liệu đó có phải là tất cả những gì định hình nhân loại?
Trong những năm gần đây, nhiều đặc tính đã từng được cho là của riêng con người, từ đạo đức cho đến văn hóa, đã được phát hiện ở vương quốc động vật.
Vậy điều gì khiến cho loài người chúng ta đặc biệt? Danh sách có thể ít hơn trước đây nhưng vẫn có một số đặc tính của nhân loại mà không bất kỳ sinh vật nào trên hành tinh này có được.
Kể từ khi biết viết, con người đã ghi nhận nhân loại đặc biệt như thế nào. Nhà triết học Aristotle từ 2.000 năm trước đã chỉ ra sự khác biệt của chúng ta. Chúng ta là những ‘sinh vật có lý trí’, biết tìm tòi kiến thức để phục vụ lợi ích của mình. Chúng ta sống bằng nghệ thuật và lập luận, ông viết.
Phần lớn những gì ông viết vẫn còn có giá trị. Quả vậy, chúng ta thấy nhiều hành vi vốn một thời vốn được cho là chỉ có ở con người thì hoá ra cũng có ở loài họ hàng gần gũi nhất của chúng ta, tinh tinh. Thế nhưng chỉ có chúng ta mới nhìn vào thế giới của chúng và viết sách về những gì chúng ta phát hiện được.
“Rõ ràng chúng ta có những điểm tương đồng. Chúng ta có những điểm tương đồng với mọi sinh vật khác trong tự nhiên. Nhưng chúng ta phải nhìn vào sự khác biệt,” Ian Tattersall, nhà nhân chủng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở New York, nói.
Image copyright SPL
Image caption Người Neanderthal đã không tiến hoá xa được như tổ tiên chúng ta tuy đã từng cùng tồn tại cách đây khoảng 200 ngàn năm

Bộ não lớn hơn

Để hiểu những khác biệt này, điểm khởi đầu cần thiết là phải xem tại sao nhân loại đến được như ngày nay. Tại sao chúng ta vẫn tồn tại cho đến ngày nay trong khi nhiều giống người tiền sử khác thì tuyệt chủng?
Loài người và tinh tinh phân ly từ một tổ tiên chung từ hơn sáu triệu năm trước đây. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy quá trình biến đổi dần dần của chúng ta. Chúng ta rời bỏ cuộc sống trên cây, bắt đầu bước đi trên hai chân và sống trong những quần thể lớn. Bộ não của chúng ta cũng trở nên lớn hơn. Về mặt cấu tạo cơ thể, chúng ta chỉ là một loài linh trưởng, nhưng não bộ chúng ta lớn hơn một cách bất thường.
Chúng ta không biết chính xác điều gì đã khiến cho não bộ chúng ta có kích thước như ngày nay nhưng dường như khả năng phân tích phức tạp của chúng ta là nhờ vào kích thước lớn của não bộ.
Khi chúng ta – loài người thông minh, tức homo sapiens – xuất hiện lần đầu trên hành tinh này vào khoảng 200.000 năm trước, chúng ta không hề đơn độc. Trên Trái Đất lúc đó có ít nhất bốn loài họ hàng trực tiếp với chúng ta: người Neanderthal, người Denisovan, người hobbit (Homo floresiensis) và một nhóm người bí ẩn thứ tư.
Các bằng chứng về công cụ đá cho thấy khoảng 100.000 năm trước đây công nghệ của chúng ta rất giống như của người Neanderthal. Nhưng vào 80.000 năm trước đây có điều gì đó đã thay đổi.
Giống người hiện đại, tức tổ tiên chúng ta, bắt đầu làm ra được những món đồ mang nét văn hóa và thể hiện kỹ thuật vượt trội. Các công cụ bằng đá của chúng ta đã trở nên tinh xảo hơn.
Image copyright SPL
Image caption Bộ não con người có kích thước to đến ngạc nhiên
Theo một nghiên cứu thì những phát kiến công nghệ chính là chìa khóa giúp nhân loại di cư ra khỏi châu Phi. Chúng ta đã bắt đầu gắn kết những giá trị biểu tượng cho những đồ vật, chẳng hạn như các hình ảnh hình học và các bức vẽ trong hang động.
Ngược lại, có rất ít bằng chứng cho thấy những giống người tiền sử khác tạo tác ra bất cứ hình thức nghệ thuật nào.
Một sản phẩm, có thể là do người Neanderthal tạo ra, đã được ca ngợi như là bằng chứng cho thấy họ có trình độ tư duy trừu tượng tương đương như giống người thông minh.
Tuy nhiên, đó chỉ là những bản khắc đơn giản và một số người còn hoài nghi không biết đó có phải là tác phẩm của người Neanderthal hay không.
Các biểu tượng do người thông minh tạo ra rõ ràng tinh vi hơn nhiều. Người thông minh cũng đã xuất hiện vào khoảng 100.000 năm trước khi các vật thể mang ý nghĩa biểu tượng ra đời.
Vậy thì điều gì đã xảy ra?

Khả năng ngôn ngữ

Bằng một cách nào đó, khả năng học ngôn ngữ của con người cũng từ từ được ‘bật mở’, Tattersall phân tích.
Cũng giống như loài chim đã tiến hoá để có lông vũ trước khi chúng biết bay, loài người đã có những công cụ trí tuệ để phát triển ngôn ngữ trước khi chúng ta thật sự tạo ra ngôn ngữ.
Chúng ta bắt đầu với các biểu tượng giống như ngôn ngữ như là một cách để thể hiện thế giới xung quanh chúng ta, ông nói.
Chẳng hạn như trước khi chúng ta nói một từ, trong đầu chúng ta trước hết phải nghĩ đến điều mà từ đó tượng trưng cho.
Image copyright BBC World Service
Image caption Con người đã có những công cụ trí tuệ để phát triển ngôn ngữ trước khi thật sự tạo ra ngôn ngữ
Những biểu tượng trong đầu này cuối cùng dẫn đến ngôn ngữ với tất cả sự phức tạp và khả năng xử lý thông tin là nguyên nhân chính khiến cho chúng ta là loài người duy nhất vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, theo Tattersall.
Chúng ta không biết chính xác ngôn ngữ ra đời từ lúc nào và được tiến hoá ra sao. Tuy nhiên, nhiều khả năng ngôn ngữ ra đời là nhờ vào một đặc điểm chỉ có ở con người: khả năng giao tiếp xã hội vượt trội.
Các nghiên cứu so sánh giữa loài người và tinh tinh cho thấy mặc dù cả hai loài đều có sự hợp tác, loài người luôn giúp đỡ nhau nhiều hơn. Trẻ em dường như bẩm sinh đã biết giúp đỡ người khác. Chúng hành động một cách quên mình trước khi chúng học được các chuẩn mực xã hội.
Các nghiên cứu cho thấy trẻ em sẽ tự động mở cửa cho người lớn và nhặt lên những đồ vật bị ‘vô tình’ đánh rơi. Thậm chí chúng sẽ ngừng chơi để làm những việc này.
Từ khi còn nhỏ trẻ em đã hiểu về lẽ công bằng. Ngay cả khi thí nghiệm bị làm cho không công bằng để cho một trẻ nhận được nhiều phần thưởng hơn thì các em cũng muốn phần thưởng được chia ra một cách công bằng.
Chúng ta biết rằng tinh tinh cũng hợp tác với nhau và chia sẻ thức ăn một cách không hề ích kỷ. Tuy nhiên, ông Michael Tomasello ở Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức, nói rằng loài này chỉ hợp tác khi bản thân mỗi cá thể đạt được lợi ích gì đó.

Quan tâm đến người khác

“Loài người cũng hợp tác nhưng chúng ta quan tâm về lợi ích của đối tác nhiều hơn. Trong một số thí nghiệm với các trẻ em trong độ tuổi 14-18 tháng, các em dường như muốn đối tác hợp tác theo cách nào đó và chia sẻ theo những cách không thấy ở tinh tinh.”
Image caption Trẻ em luôn chủ động giúp đỡ người khác
Trẻ em không quá kén chọn về đối tác mà các em sẽ chia sẻ. Trong khi đó tinh tinh chỉ chia sẻ với họ hàng thân thiết, đối tác có qua có lại và bạn tình tiềm năng.
Ông Felix Warneken tại Đại học Harvard, Mỹ, phân tích như sau: trẻ em là những đối tượng ‘chủ động’, tức là các em sẽ giúp đỡ ngay cả khi có sự gợi ý rất nhỏ. Trong khi đó tinh tinh cần sự kích thích nhiều hơn. Chúng được mô tả là những đối tượng ‘đáp ứng’: chúng chỉ giao đồ vật khi có sự thúc đẩy nào đó.
Có điều gì đó chắc hẳn đã xảy ra trong quá trình tiến hóa của loài người, theo Tomasello, khiến cho loài người ngày càng trở nên dựa vào nhau.
Não bộ của chúng ta cần sự kích thích để trở nên lớn hơn do đó việc hợp tác cùng săn bắn có lẽ đã vai trò quan trọng trong sự tiến hóa này.
Tinh thần đồng đội ở mức độ cao ở con người có lẽ phản ánh quá trình lịch sử rất lâu của việc cùng hợp tác với nhau để tìm thức ăn.
Việc họ hàng gần gũi nhất của chúng ta cũng biết chia sẻ thì chỉ đơn giản cho thấy chia sẻ là một đặc tính rất xưa.
Nó đã có trong nhánh loài người đầu tiên dẫn đến chúng ta ngày nay nhưng không có loài họ hàng nào của chúng ta có mức độ hợp tác cao như chúng ta ngày nay.
Image copyright Thinkstock

Khả năng đọc suy nghĩ

Những kỹ năng hợp tác được gắn chặt với khả năng đọc suy nghĩ của loài người chúng ta.
Chúng ta hiểu được những gì người khác suy nghĩ dựa trên hiểu biết của chúng ta về thế giới, nhưng chúng ta cũng hiểu được những gì mà các loài khác không thể biết.
Thí nghiệm có tên gọi Sally-Anne là một cách đơn giản để kiểm tra khả năng này ở trẻ em.
Đứa trẻ sẽ chứng kiến một búp bê có tên gọi Sally bỏ một viên bi vào một chiếc rổ trước sự chứng kiến của một búp bê khác tên là Anne. Khi Sally bước ra khỏi phòng, Anne đã lấy viên bi bỏ vào một chiếc hộp. Sau đó Sally quay trở lại và những người làm thí nghiệm hỏi đứa trẻ Sally sẽ tìm viên bi ở đâu.
Do Sally không nhìn thấy Anne dời viên bi đi chỗ khác, nó vẫn cứ ngỡ rằng viên bi vẫn còn ở trong rổ. Đa số những đứa trẻ 4 tuổi đều hiểu điều này và trả lời rằng Sally sẽ tìm trong rổ. Các em biết rằng viên bi không còn trong rổ nữa nhưng các em cũng hiểu rằng Sally không biết thông tin quan trọng này.
 
Image copyright C HOBATTER
Tinh tinh có khả năng cố tình lừa dối các con tinh tinh khác, cho nên chúng ít nhiều hiểu được cách các con tinh tinh khác nhìn về thế giới ra sao.
Tuy nhiên, tinh tinh lại không hiểu được vì sao các con tinh tinh khác lại nhìn nhận sự việc khác với cách nhìn của mình.
Khi thí nghiệm Sally-Anne được tiến hành trên tinh tinh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh tinh hiểu được khi nào đối thủ của chúng không biết vị trí của thức ăn nhưng không biết được khi nào chúng đã bị đánh lừa.
Tomasello kết luận như sau: tinh tinh biết những con khác biết cái gì và thấy cái gì nhưng không biết trong đầu chúng suy nghĩ điều gì.

Kết nối trí tuệ

Điều này cho chúng ta một kết luận quan trọng về loài người. Mặc dù chúng ta không phải là loài duy nhất hiểu được rằng đối tượng khác có những ý định và mục tiêu gì, nhưng "mức độ trừu tượng mà chúng ta dùng để phân tích về tâm lý của đối tượng khác chỉ có ở loài người chúng ta,” ông Katja Karg, cũng thuộc viện Max Planck, nhận xét.
Việc kết hợp giữa khả năng ngôn ngữ không loài nào sánh bằng với khả năng suy đoán suy nghĩ của người khác và bản năng hợp tác đã tạo nên một thứ độc đáo: đó chính là con người.
Chúng ta có thể thấy bằng chứng về khả năng ngôn ngữ cơ bản ở tinh tinh nhưng chúng ta là loài duy nhất viết được ngôn ngữ.
Chúng ta kể chuyện, chúng ta tưởng tượng và chúng ta dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm về tương lai cũng như phân tích quá khứ.
Image copyright BBC World Service
Hơn thế nữa, ông Thomas Suddendorf, mà nhà tâm lý tiến hóa ở Đại học Queensland ở Úc đã chỉ ra rằng chúng ta có khả năng kết nối trí tuệ của chúng ta lại với nhau.
“Điều này cho phép chúng ta tận dụng kinh nghiệm, suy nghĩ và trí tưởng tượng của người khác để điều chỉnh hành động của chúng ta,” ông nói. Điều này giúp chúng ta tích lũy thông tin qua nhiều thế hệ khác nhau.
Tất nhiên là chúng ta tích luỹ cả điều tốt lẫn điều xấu. Thứ công nghệ vốn định hình ra loài người chúng ta cũng có thể dẫn tới huỷ diệt thế giới.
Chẳng hạn như chuyện giết hại. Con người không phải là loài duy nhất tàn sát lẫn nhau. Thậm chí con người không phải là loài duy nhất biết gây chiến.
Tuy nhiên, chỉ có trí thông minh và lòng can đảm mới khiến cho con người có thể gây ra chiến tranh ở quy mô chưa từng có.
Cho đến nay, chúng ta là loài duy nhất cố gắng tìm hiểu xem mình có nguồn gốc ra sao. Chúng ta muốn tìm về quá khứ, nhìn tới tương lai, thậm chí còn muốn tìm hiểu xem vũ trụ có nguồn gốc ra sao, rồi đây vũ trụ sẽ kết thúc thế nào.
Chúng ta có khả năng to lớn trong việc tìm kiếm thực phẩm.
Đồng thời chúng ta khiến những họ hàng gần gũi nhất với loài người bị tuyệt chủng và huỷ hoại hành tinh duy nhất, nơi mà chúng ta đang sinh sống và gọi là nhà.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future

Vì sao nữ sống lâu hơn nam?

  • 28 tháng 10 2015
Image copyright Getty Images
Image caption Phụ nữ sông lâu hơn đàn ông và sự chênh lệch này không thu hẹp (Ảnh: Getty Images)
Trên khắp thế giới phụ nữ hưởng thọ hơn nam giới. David Robson tìm hiểu lý do vì sao và xem liệu đàn ông có thể làm gì đó để khắc phục thực trạng này.
Vừa được sinh ra là tôi đã phải chịu số phận chết sớm hơn một nửa số trẻ em trong cùng khoa sản phụ, một tai họa bất khả kháng. Lý do là vì tôi là nam giới, Tôi có thể phải chết khoảng 3 năm sớm hơn một phụ nữ sinh cùng ngày.
Có phải là đàn ông là tôi phải chết sớm hơn phụ nữ quanh tôi không? Liệu tôi có thể khắc phục số phận mình được không? Mặc dù sự phân chia khó hiểu này đã được biết đến từ lâu nhưng chỉ mới gần đây người ta mới bắt đầu vỡ lẽ phần nào.
Ý kiến ban đầu là đàn ông làm việc quần quật nên chết sớm. Dù làm việc ở hầm mỏ hoặc cày ruộng, đàn ông gắng hết sức và tích tụ những tổn thương có tác hại cho sức khỏe sau này. Nhưng nếu đúng như vậy thì sự chênh lệch tuổi thọ sẽ thu hẹp vì cả đàn ông và phụ nữ ngày càng làm những nghề giống nhau là ngồi văn phòng là chính.
Trên thực tế sự chênh lệch tuổi thọ vẫn ổn định ngay cả trong suốt quá trình chuyển biến lớn của xã hội. Hãy xét trường hợp của Thụy Điển là nước có số liệu theo dõi đáng tin cậy. Năm 1800, tuổi thọ tính từ khi sinh là 33 năm với phụ nữ và 31 năm với đàn ông; ngày nay là 83,5 năm với phụ nữ và 79,5 năm cho đàn ông. Trong cả 2 trường hợp, phụ nữ sống lâu hơn đàn ông 5%.
Như một bài báo gần đây có nói: “Lợi thế sinh tồn đặc biệt kiên định của phụ nữ so với đàn ông, khi còn nhỏ, khi trưởng thành, và tính cho cả đời được thấy rõ ở tất cả các nước, ở các năm nếu tồn tại số liệu ghi chép sinh-tử đáng tin cậy. Trong sinh vật học của loài người có lẽ không có mẫu hình nào là chặt chẽ hơn.”
Image copyright Getty Images
Image caption Nếu lối sống là thủ phạm thì cũng khó để kết luận dứt khoát (Ảnh: Getty Images)
Cũng như không dễ dàng gì để chứng minh rằng đàn ông phí phạm sức lực mình nhiều hơn. Những yếu tố như hút thuốc, uống rượu, ăn thái quá chỉ có thể giải thích phần nào vì sao mức chênh tuổi thọ nam/nữ giữa các nước lại lớn đến thế. Thí dụ đàn ông Nga thường chết sớm hơn phụ nữ Nga 13 năm một phần vì họ uống rượu và hút thuốc rất nhiều. Nhưng thực tế là những con cái các loài khỉ tinh tinh, khỉ đột, đười ươi và khỉ mõm chó luôn luôn sống lâu hơn các con đực trong đàn, và ta không trông thấy con khỉ đực hoặc khỉ cái nào ngậm thuốc lá hoặc cầm vại bia.
Thay vì thế, có lẽ rằng câu trả lời là ở sự tiến hóa của chúng ta. “Tất nhiên những yếu tố xã hội và lối sống chắc hẳn có liên quan, nhưng hình như có cái gì đó sâu xa trong hệ sinh học của chúng ta,” Tom Kirkwood nói, ông nghiên cứu cơ sở sinh vật học của việc lão hóa tại Trường Đại Học Newcastle ở Anh.
Có nhiều cơ cấu khả dĩ ảnh hưởng, khởi đầu từ bó DNA là các chromosome trong từng tế bào. Các chromosome tạo thành cặp, trong khi mà phụ nữ có hai chromosome X thì đàn ông có một chromosome X và một chromosome Y.
Image copyright THINKSTOCK
Sự khác biệt đó có thể làm thay đổi nhỏ đối với cách mà tế bào lão hóa. Với hai chromosome, phụ nữ có hai bản sao cho mỗi gen, nghĩa là có một để dự phòng nếu gen kia bị lỗi. Đàn ông không có cái dự phòng này. Kết quả là theo thời gian thì nhiều tế bào có thể bắt đầu hoạt động sai lệch làm cho đàn ông chịu rủi ro mang bệnh nhiều hơn.
Trong các cách giải thích khác có giả thuyết “tim phụ nữ chạy thể dục” nghĩa là nhịp đập của tim phụ nữ tăng trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, tạo lợi ích như tập thể dục đều đặn. Do vậy nguy cơ bệnh tim mạch xuất hiện muộn hơn. Hoặc cũng có thể đơn giản là do kích thước. Những người cao hơn thì có nhiều tế bào trong cơ thể hơn, có nghĩa là họ dễ có những biến dị có hại hơn; cơ thể lớn hơn thì tiêu hao nhiều năng lượng hơn và các mô tế bào sẽ mòn mỏi nhiều. Do đàn ông thường cao hơn phụ nữ nên họ phải chịu những hư hại dài hạn hơn.
Image copyright Getty Images
Image caption Khác biệt về chromosome giữa nam và nữ có thể ảnh hưởng đến sự lão hóa tế bào (Ảnh: Getty Images)
Nhưng có lẽ nguyên nhân thực sự lại ở chất testosterone mà nó tạo ra phần lớn những nét đặc trưng của nam giới, từ giọng nói trầm, ngực có lông cho đến hói đầu. Bằng chứng được lấy từ một địa điểm không ngờ là Triều Đình Hoàng Đế của Triều Đại Chosun ở Triều Tiên. Nhà khoa học Triều Tiên Han-Nam Park mới đây đã phân tích hồ sơ chi tiết của cuộc sống triều đình từ thế kỷ 19, gồm cả thông tin về 81 hoạn quan bị hoạn trước khi dậy thì. Phân tích cho thấy các hoạn quan thọ khoảng 70 tuổi so với tuổi thọ trung bình chỉ là 50 tuổi của những người đàn ông khác trong triều. Xét tổng quát, họ dễ được mừng thọ 100 tuổi hơn 130 lần so với người đàn ông trung bình sống ở Triều Tiên thời ấy. Ngay cả các vị vua là những người được chiều chuộng nhất trong lâu đài cũng không thể thọ được như vậy.
Mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu về những người bị hoạn khác đều chứng minh sự khác biệt rõ nét này, nhưng nhìn chung những người (hay súc vật) không có tinh hoàn sống có lâu hơn.
Nguyên nhân chính xác thì không rõ nhưng David Gem ở Trường Đại Học London phỏng đoán rằng sự hư hại có thể xảy ra vào cuối thời kỳ dậy thì. Để lấy bằng chứng, ông nêu những trường hợp đáng buồn của các bệnh nhân thần kinh được đưa vào cơ sở từ thiện ở Mỹ đầu thế kỷ 20. Theo một phần của cách “điều trị”, một số buộc phải bị hoạn.
Cũng như những quan hoạn Triều Tiên, họ cũng sống lâu hơn bệnh nhân trung bình, nhưng chỉ nếu họ bị hoạn trước 15 tuổi. Chất testosterone có thể làm cho cơ thể chúng ta khỏe hơn trong thời gian ngắn, nhưng những thay đổi đó cũng dễ làm ta mắc bệnh đau tim, nhiễm trùng và ung thư vào cuối đời. “Thí dụ testosterone có thể làm tăng việc tạo tinh dịch nhưng lại làm ung thư tuyến tiền liệt tiến triển, hoặc nó có thể thay đổi chức năng tim mạch theo hướng gia tăng hiệu suất làm việc khi ta trẻ nhưng nó dẫn đến bệnh áp huyết cao và sơ cứng động mạch sau này,” David Gem nói.
Image copyright Getty Images
Image caption Khác biệt tuổi thọ có thể do testosterone (Ảnh: Getty Images)
Phụ nữ không những thoát hiểm họa testosterone mà họ còn có thể được hưởng cái lợi từ chính “thần dược của tuổi trẻ” của họ để chống sự tàn phá của thời gian. Chất oestrogen giới tính của phụ nữ là một “chất chống oxy hóa”, nó khử sạch các hóa chất độc hại cho tế bào. Ở thí nghiệm đối với súc vật thì những con cái thiếu oestrogen sống không lâu bằng những con đủ oestrogen, đó là điều hoàn toàn ngược lại so với đàn ông bị hoạn. “Nếu ta cắt bỏ buồng trứng của một con chuột thì các tế bào sẽ không sửa chữa tốt được nữa đối với những hư hại ở cấp nguyên tử,” Kirkwood nói.
Cả Kirkwood và Gem đều nghĩ rằng điều nói trên là một kiểu phần thưởng tiến hóa tạo cơ hội tốt nhất cho cả nam giới và nữ giới để di truyền gen. Trong giao hợp phụ nữ có xu thế tìm đàn ông mạnh mẽ nhất tràn đầy testosterone. Nhưng một khi đứa trẻ ra đời, đàn ông ít được cần đến hơn, Kirkwood nói. “Sự nuôi dưỡng tốt lành cho con cái liên quan mật thiết với sự tốt lành của cơ thể người mẹ. Kết quả là đối với trẻ nhỏ thì điều quan trọng hơn là cơ thể người mẹ phải khỏe mạnh, hơn là cơ thể người bố.”
Đó là sự an ủi ít ỏi cho nam giới ngày nay. Như thông thường, các nhà khoa học thừa nhận rằng chúng ta phải tiếp tục tìm cho ra câu trả lời dứt khoát. “Chúng ta thực sự phải có tư duy mở về mức chênh lệch tuổi thọ có thể được giải thích bằng sự khác biệt hooc môn là bao nhiêu và các yếu tố khác là bao nhiêu,” Kirkwood nói. Nhưng hy vọng là cuối cùng thì tri thức sẽ cho tất cả chúng ta một vài lời khuyên để sống lâu hơn chút nữa.
Bài gốc tiếng Anh đã đăng trên BBC Future
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/10/151028_why-women-live-longer-than-men_vert_fut

Cà phê và triển vọng kết cục cay đắng

  • 2 tháng 9 2015
Hạn hán, lụt lội và bệnh dịch đang làm giảm lượng cà phê ta uống. Liệu ta có đang đối mặt với sự tận cùng của cà phê hay không, David Robson tìm hiểu cùng quí vị.
Khi ta đang nhấm nháp tách cà phê và đọc báo thì biến đổi khí hậu của Trái Đất có vẻ còn xa. Nhưng nếu tới tận nơi sản xuất ra cà phê ta mới thấy sự bất ổn là thực sự.
Nhà nông dân trồng cà phê ở Chiapas, Mexico, được Elisa Frank (Đại Học California) phỏng vấn, cho biết thay vì mưa nhẹ như trước đây thì nay mưa lớn đã gây úng lụt, làm lá cây và quả rụng, năng suất giảm. Chưa bao giờ như vậy.
Ở những nơi trước đây khí hậu ổn định thì nay nóng lạnh thất thường, thời tiết lạnh làm cây bị còi và nóng làm quả rụng sớm. Rồi lại mưa bão, lở đất, đôi khi bùn tràn vào vườn cà phê. Một nhà nông nói: “Thời tiết nay lạ lắm, chúng tôi chưa bao giờ thấy như vậy.”

Đỉnh cao của cà phê

Khó khăn này không phải chỉ ở Mexico. Ở khắp Nam Mỹ, Châu Á và Châu Phi việc trồng cà phê bị suy thoái vì hạn hán, lũ lụt và bệnh dịch do sự ấm lên của Trái Đất.
Hậu quả này chẳng bao lâu sẽ lan tới quán cà phê bạn hay uống.
Hiện thế giới đang xài 2 tỷ tách cà phê mỗi ngày. Liệu có còn như vậy nữa không với thời tiết khắc nghiệt này? Và nếu nông dân không thể thỏa mãn được nhu cầu thì có phải chúng ta sẽ sắp tới “cực điểm của cà phê”?
Một số người cho rằng những cố gắng chống chọi lại thách thức này chỉ phá hủy môi trường hơn nữa mà thôi. Một số khác đề xuất giải pháp duy nhất là thay đổi khẩu vị uống cà phê. Cho dù thế nào, ta cứ thưởng thức cà phê khi còn có thể, ta có thể phải đối mặt với sự chấm dứt của thực trạng cà phê hiện nay.
Image caption (Ảnh: Getty Images)
Một phần của vấn đề cũng là ở sở thích về hương vị. Có hai giống cà phê thịnh hành, Arabica thì thơm hơn, Robusta thì đắng hơn. Cũng vì hương vị phong phú nên Arabica được thế giới ưa chuộng vượt trội, chiếm 70% lượng uống.
Những tính chất đặc biệt về hương vị của Arabica bị đánh đổi bằng sự yếu đuối của cây cà phê loại này: nó không khỏe bằng cây cà phê Robusta.
Như trong chuyên mục BBC Magazine mới đây có giải thích, giống Arabica là ở vùng núi Ethiopia, ít tính đa dạng di truyền, đặc biệt dễ tổn thương khi khí hậu thay đổi.
Cây phát triển tốt nhất trong khoảng biến đổi hẹp về nhiệt độ 18-200 và cần mưa đều và nhẹ. “Chỉ rất ít nơi trên thế giới có điều kiện như vậy,” Christian Bunn nói. Nó rất khác với các loại cây trồng khác, như ngô, đã được trồng hàng ngàn năm và thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
Cây Arabica mỏng manh không thể đương đầu với điều kiện thời tiết mới bất định do Trái Đất bị hâm nóng. Thí dụ ở Mexico, nhiệt độ tăng gây mưa lớn, xô đẩy cây trước khi kịp ra hạt. “Cây cà phê chỉ ra hoa trong 48 giờ và nếu có bão lớn khi đó thì cả vụ trồng bị hỏng,” Ainhoa Magrach ở Viện ETH Zurich giải thích.
Image caption (Ảnh: Getty Images)
Ở những nơi khác thì hoàn toàn ngược lại, bị hạn hán. Người trồng cà phê ở núi Rwenzori, Uganda, than phiền rằng nhiệt độ nóng và khô làm cây rụng hoa trước khi tạo thành quả. Ngay cả khi kết thành quả thì hạt cũng teo và nhỏ.
Những khó khăn kéo theo khi khí hậu nóng lên là dịch bệnh phát triển, như sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh hỏng lá, tất cả phá hủy vụ mùa. Trong một bệnh dịch mới đây năm 2013 ở Trung Mỹ đã làm giảm thu hoạch 20% sau khi bị bệnh hỏng lá, những sự kiện như vậy có thể sẽ xẩy ra thường xuyên hơn với sự ấm lên của Trái Đất.
Việc tính toán phí tổn dài hạn là không đơn giản nhưng khi xem xét thu hoạch cà phê của Tanzania, một nhóm nghiên cứu thấy năng suất tụt từ 500 kg/ha năm 1960 xuống trên 300 kg/ha vào lúc này. Quan trọng hơn là việc giảm sút trên bám sát theo sự tăng nhiệt độ khoảng 0,30 độ C mỗi thập niên, đồng thời lượng mưa giảm.
Image caption Vụ mùa cả năm phụ thuộc vào một vài ngày hoa nở (Ảnh: Science Photo Library)
Bức tranh trên cho tương lai thật ảm đạm. Với những số liệu mới nhất về sự thay đổi khí hậu trên toàn thế giới, những tính toán của Bunn tiên đoán diện tích đất thích hợp trồng cà phê Arabica có thể giảm tới 50% trước năm 2050. Những vùng vẫn sản xuất cà phê như Việt Nam, Ấn Độ và các nước Trung Mỹ sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt mạnh.
Hậu quả là nghiêm trọng với cả người trồng và người uống cà phê. Theo tính toán của Bunn thì cà phê càng trở thành hạng mục xa xỉ với giá tăng vọt 25% trước năm 2050. Điều này đặc biệt rõ nét khi mà các hàng nông sản khác ngày càng rẻ đi vì công nghệ và năng suất phát triển. Nếu xét tới cả điều đó thì thực tế cà phê sẽ đắt hơn lên 50% so với trường hợp không có biến đổi khí hậu, ông nói.
Người trồng cà phê sẽ khó có lãi. Sau nhiều năm khó khăn, có thể nhiều người chuyển sang loại cây khác trồng ổn định hơn. “Khi chúng tôi trao đổi với người trồng cà phê về kết quả nghiên cứu thì họ nói là đúng, những người ở vùng thấp tại Trung Mỹ đã bỏ trồng cà phê và chuyển sang trồng cao su,” Bunn nói.
Vì lợi nhuận, chắc chắn một số khác sẽ chuyển sang trồng cà phê và điều này sẽ dẫn đến tổn hại lớn cho môi trường. Magrach mới đây có khoanh vùng thích hợp để trồng cà phê Arabica và so sánh nó với vùng cần nó. Tình huống xấu nhất là chúng ta phải lấn chiếm 2,2 triệu hecta rừng nhiệt đới để đáp ứng nhu cầu, khoảng bằng diện tích xứ Wales. Sẽ là một tổn hại lớn về đa dạng sinh học.
Image caption 25 triệu nhà nông dựa vào cây cà phê để kiếm sống (Ảnh: Getty Images)
Có thể có những giải pháp tốt hơn. Với tính dẻo dai uyển chuyển, cây cà phê Robusta chịu được sự thay đổi khí hậu tốt hơn; Magrach cũng đưa cả mô hình là vùng sống của cây này có thể sẽ lớn lên với sự tăng nhiệt độ. Nếu vậy chỉ cần sự thay đổi khẩu vị là có thể giải quyết được sự khủng hoảng cà phê. “Rõ ràng là tốt hơn cho việc bảo vệ rừng,” Magrach nói. Bà hy vọng rằng ít nhất ở nhãn hàng cũng sẽ nêu rõ là hạt cà phê có phải ở vùng bị dễ bị tổn thương hay không để người tiêu dùng biết về tổn thất môi trường và mua ít hơn.
Một số người khác hy vọng rằng tiến bộ kỹ thuật sẽ duy trì được tiến triển của ngành cà phê. Thí dụ như tổ chức có tên Sáng kiến Cà phê và Khí hậu ở Brasil đang hỗ trợ nhiều hãng sản xuất cà phê trao đổi kinh nghiệm cách thức tốt nhất để khắc phục những thử thách sắp tới.
Một giảp pháp là ghép giống Arabica vào gốc cây cà phê Robusta để tạo ra một giống lai chống chọi được tốt hơn với hạn hán mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon ưa thích. Hoặc là tạo giống qua chọn lọc để ra một giống có đặc tính tốt của cả hai loại cà phê. “Hiện việc này đang được thực hiện nhưng chúng tôi không rõ bao giờ sẽ có giống mới,” Magrach nói thêm.
Sinh kế của nông dân và những người khác trong nghề cà phê (ít nhất là 25 triệu người) phụ thuộc vào việc chúng ta nhanh chóng tìm ra giải pháp. Lúc này những người nông dân phải đối mặt hàng ngày với sự bất trắc, Elisa Frank thấy như vậy khi phỏng vấn ở Mexico. Đối phó với thời tiết là khó khăn. Mặc dù nông dân nghe dự báo thời tiết trên truyền hình và chuẩn bị đối phó với cơn lũ sắp đến nhưng họ vẫn cảm thấy vô vọng trước sức mạnh ngoài tầm kiểm soát.
Một số nông dân cảm thấy việc này gần như trở thành điều cấm kỵ. “Chúng tôi nói rất ít về thời tiết,” một người nói với Frank. “Chúng tôi đã biết thời tiết gây ra những gì, nhưng chúng tôi không thể làm gì được.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/09/150902_coffee-the-bitter-end-of-our-favourite-drink_vert_fut



Đường hoá học lợi hay hại cho sức khoẻ?

  • 1 tháng 3 2015
Ngành công nghiệp thực phẩm dùng nhiều loại chất tạo ngọt thay thế cho đường trong đồ dành cho người ăn kiêng. Những chất này có an toàn không? Claudia Hammond tìm hiểu.
Nhiều người chọn mua loại thức uống, đồ ăn dành cho người kiêng khem (diet) nhằm giảm bớt lượng đường vào người.
Người tiêu dùng nhận thức được ngày càng rõ hơn về an toàn sức khoẻ. Thế nhưng các loại chất tạo ngọt, còn được gọi là đường hoá học, hay đường nhân tạo, có hại cho sức khoẻ con người hay không?

‘Không gây ung thư’

Aspartame có lẽ là loại đường hoá học được biết đến nhiều nhất và là thứ bị báo chí nói về tác hại nhiều nhất.
Nó là một thứ thay thế đường, là một loại acid béo được tạo ra từ acid aspartic và phenylalanine.
Hồi năm 1996, một tờ báo có nêu ý kiến về nguy cơ gia tăng mắc bệnh u não có thể liên quan đến việc lạm dụng aspartame.
Nỗi sợ cứ kéo dài và người ta còn nói tới cả các loại ung thư khác nữa. Nỗi lo khiến Viện Ung Bướu Quốc Gia Hoa Kỳ tiến hành nghiên cứu diện rộng với sự tham gia của nửa triệu người, và kết quả được công bố vào năm 2006.
Nghiên cứu cho thấy những người dùng aspartame không có nguy cơ cao hơn trong việc mắc các bệnh ung thư não, bệnh bạch cầu hoặc u bạch huyết.
Tương tự, Cục An Toàn Thực Phẩm Châu Âu cũng tiến hành phân tích toàn diện nhất những bằng chứng có được cho đến nay và kết luận rằng nếu dùng trong mức khuyến nghị (40mg cho 1 kg trọng lượng cơ thể), thì chất này an toàn, ngay cả đối với trẻ em và phụ nữ có thai.
Lý do aspartame hầu như không gây ra tác hại gì là bởi aspartame hầu như không trực tiếp hấp thụ vào hệ tuần hoàn mà nhanh chóng được phân tách thành những sản phẩm phụ.
Chỉ có một ngoại lệ. Những người bị rối loạn gen (hiếm gặp), gọi là bệnh phenylketonuria hoặc PKU, không thể hấp thụ phenylalanine, một trong những sản phẩm phụ của aspartame, và với họ việc sử dụng aspartame sẽ không an toàn.
Đó là lý do vì sao các thực phẩm có dùng chất tạo vị ngọt đều được dán nhãn rõ ràng với lời cảnh báo có thành phần phenylalanine.

‘Tốt cho răng’

Có một số loại đường hoá học gây tác dụng phụ. Nếu bạn từng ăn quá nhiều bạc hà không đường có chứa xylitol thì có thể bạn đã cảm nhận được điều này.
Xylitol là một loại carbohydrate làm từ cây bạch dương và các cây gỗ cứng khác. Lượng calorie của nó ít hơn đường 30% và nó để lại một dư vị, và nếu bạn dùng nhiều quá nó có thể giữ nước và gây tiêu chảy.
Nhưng có bằng chứng làm phấn khích các nha sỹ là chất này có thể giúp phòng ngừa sâu răng. Kẹo cao su hoặc gọi là bạc hà ngọt có xylitol có biểu hiện làm giảm độ acid đóng cao răng.
Chất ngọt mới nhất trong loại này được chiết xuất từ cây stevia, tuy nhiên nó không thực sự là phát hiện mới.
Ở Paraguay và Brazil, cây stevia vẫn được dùng làm thuốc từ hàng trăm năm nay. Nó không có calorie và ngọt hơn đường 300 lần. Ở Nhật Bản, nó là thứ chất ngọt được bán hơn 40 năm nay.
Là cây sinh ra ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Nam Mỹ và Mỹ Latin, hợp chất ngọt được gọi là steviol glycosides được chiết xuất từ lá của cây này bằng cách dùng chân đạp lá trong nước.
Hợp chất này vào cơ thể ta mà không bị hấp thụ. Stevia được cho phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm ở Mỹ năm 2008 và ở Châu Âu năm 2011.
Nhưng steviol glysocides có an toàn không?
Cục An Toàn Thực Phẩm Châu Âu cho là có, sau khi họ tiến hành phân tích tất cả những bằng chứng thu được từ các thử nghiệm trên con người và động vật trong năm 2010.
Cơ quan này kết luận là những hợp chất này không gây ung thư, không độc hại, an toàn cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Giúp chống béo phì?

Người ta đã rất hy vọng là đường hoá học sẽ giúp con người thỏa cơn hảo ngọt mà không bị tăng cân hay mắc chứng tiểu đường.
Tuy nhiên, các chất có vị ngọt thay thế cho đường đã tồn tại được một thời gian nhưng cho đến nay dường như chúng không giúp ngăn được nạn béo phì.
Các nhà khoa học vẫn còn chưa biết liệu có hậu quả gì hay không khi mà não bộ ghi nhận được việc ta ăn chất có vị ngọt, nhưng cơ thể lại không nhận được tác dụng muốn có. Họ quan ngại rằng rất có thể đường hoá học đã đánh lừa được cơ thể khiến ta tiết ra quá nhiều insuline, là chất khiến tăng cân.
Hiện chưa thể khẳng định là điều này có xẩy ra hay không. Nhưng theo Cục An Toàn Thực Phẩm Châu Âu thì không đủ bằng chứng để nói stevia giúp đạt được hoặc duy trì trọng lượng lành mạnh cho cơ thể.

Giúp chống bệnh tiểu đường?

Chất có vị ngọt có vẻ như không đáng để bị tiếng xấu.
Tuy nhiên, năm nay một số nghiên cứu mới từ Israel được công bố cho thấy các chất đường nhân tạo aspartame, saccharin và sucralose không những không giúp ta phòng chống tiểu đường Loại 2 mà có thể làm bệnh tăng hơn.
Trong một nghiên cứu, các con chuột khỏe mạnh được cho uống nước có pha một trong ba chất ngọt hoá học nói trên.
Khi đo mức glucose trong máu chuột, các nhà nghiên cứu thấy những con chuột uống nước pha đường hoá học thì có biểu hiện không dung nạp glucose, là tình trạng đi kèm với bệnh tiểu đường Loại 2, trong khi đó các con chuột uống nước không có đường hoặc nước pha đường thường thì không bị.
Lý do là ở những vi khuẩn trong ruột; nếu chuột tiêu thụ chất tạo vị ngọt thì vi khuẩn đường ruột của chúng bị thay đổi.
Những kết quả đối với chuột không thể lúc nào cũng quy chiếu sang con người, và chế độ ăn thông thường của một con chuột tất nhiên cũng rất khác với chế độ ăn của người.
Ở bước thứ hai, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm ở người, bằng cách cho các đối tượng tham gia dùng saccharin ở mức cao nhất cho phép, tương đương với 40 lon nước ngọt dạng kiêng khem (diet).
Trong vòng năm ngày, hơn nửa các đối tượng ít nhiều có biểu hiện không dung nạp glucose. Điều đáng chú ý là những người này có vi khuẩn đường ruột khác biệt.
Sau đó, trong bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu tiến hành cấy ghép phân của người sang chuột.
Kết quả là những con chuột được cấy phân từ người không dung nạp glucose cũng trở nên không dung nạp chất này, cho thấy vi khuẩn đường ruột là yếu tố chính.
Tuy nhiên, trước khi chúng ta khẳng định rằng chất có vị ngọt rốt cuộc là có hại, thì đây chỉ là một nghiên cứu đơn lẻ thực hiện chủ yếu với chuột, với vẻn vẹn chỉ có bẩy người tham gia thử nghiệm.
Ngay cả các tác giả cũng thừa nhận là cần phải tìm hiểu thêm. Nghiên cứu này không nói được gì về tác động lâu dài của chất có vị ngọt đối với con người.
Năm 2013, một nghiên cứu quy mô lớn với 300.000 người từ tám nước Châu Âu cho thấy không có sự liên kết gì giữa việc mắc bệnh tiểu đường Loại 2 với việc ăn hoặc uống chất ngọt nhân tạo.
Có một bài học từ tất cả những nghiên cứu trên. Đó là không có một loại “chất có vị ngọt” nào là tốt hoặc là xấu cả. Từng loại thứ đều rất khác nhau và cần được nghiên cứu và xem xét tách biệt.
Khi xem xét tất cả những bằng chứng này, thì có vẻ như vẫn còn quá sớm để chúng ta có được sản phẩm hoàn toàn thay thế cho đồ uống có đường.
Nội dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. BBC không chịu trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông tin nêu trong bài, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được nêu, được tư vấn trên các trang mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo ngại về sức khỏe cá nhân.
Bài gốc tiếng Anh đã được đăng trên BBC Future.
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/03/150301_are_sweeteners_really_bad_for_us_vert_fut

 Cách tốt để phát hiện người nói dối
  • 23 tháng 9 2015
Image copyright Getty
Hãy bỏ qua ngôn ngữ cơ thể và những cử động của mắt. Có nhiều cách tốt hơn để phát hiện người nói dối.
Nhóm sỹ quan an ninh của Thomas Ormerod phải đối mặt với nhiệm vụ tưởng chừng không làm nổi. Ở các sân bay khắp Châu Âu, họ phải phỏng vấn hành khách về quá khứ và kế hoạch đi của họ.
Ormerod đã cài một số người phải qua bộ phận an ninh xuất nhập cảnh với quá khứ và kế hoạch dự kiến bịa đặt và đội ngũ của ông phải tìm ra được họ. Thực tế chỉ 1/1000 người được phỏng vấn có thể trót lọt được. Phát hiện một người dối trá đáng lẽ ra phải khó như mò kim đáy bể.
Vậy họ đã làm gì? Một cách làm là dựa vào vào ngôn ngữ cơ thể hoặc cử động của mắt, đúng vậy không? Làm như thế là không đúng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những cố gắng (thậm chí của cảnh sát được đào tạo) phát hiện ra sự dối trá qua biểu hiện ở cử chỉ thân thể thì chỉ hơn sự may rủi một chút.
Theo một nghiên cứu thì chỉ vẻn vẹn 50 trong số 20.000 người là nhận định đúng với độ chính xác 80%. Phần lớn những người khác phát hiện được là do may.
Đội ngũ của Ormerod đã dùng cách khác và đã phát hiện được những hành khách giả mạo trong phần lớn trường hợp.
Bí quyết là gì? Họ bỏ nhiều kỹ thuật phát hiện dối trá đã từng được dùng và áp dụng mới một kỹ thuật đơn giản không ngờ.
Image caption Khi xác định xem người bị hỏi có nói dối không, ánh mắt không cho nhiều kết quả tin cậy (Ảnh: Thinkstock)
Trong vài năm qua, nghiên cứu về dối trá đã có những kết quả đáng thất vọng. Phần lớn những nghiên cứu trước đó đã đi sâu vào việc đọc biểu hiện dối trá qua các cử động của cơ thể hoặc trên mặt, như đỏ mặt, cười gằn, đảo mắt.
Thí dụ nổi tiếng nhất là động tác sờ mũi của Bill Clinton khi ông chối từ quan hệ của ông với Monica Lewinsky, nó được coi là dấu hiệu chắc chắn là ông nói dối.
Timothy Levine ở trường đại học Alabama tại Birmingham nói là việc nói dối gây ra một số xúc cảm mạnh, khó kiềm chế như bồn chồn, cảm thấy tội lỗi, thậm chí cười thách thức. Thậm chí ngay cả khi ta nghĩ rằng ta mặt lạnh như tiền nhưng ta có thể vẫn có những rung động nhỏ trong cử chỉ được gọi là những “biểu lộ cực nhỏ” mà chúng làm lộ tẩy.
Tuy nhiên, càng đi sâu thì các nhà tâm lý càng thấy các biểu lộ tưởng rằng đáng tin cậy lại không hẳn thế.
Vấn đề là ở tính đa dạng muôn vẻ của ứng xử của con người. Đối với người quen, ta có thể phát hiện khi nào họ nói thật, nhưng với những người khác thì không như vậy vì họ có biểu hiện khác thế; không có sự thống nhất trong ngôn ngữ cơ thể.
“Không có những dấu hiệu nhất quán luôn đi kèm sự nói dối,” Ormerod từ Trường Đại Học Sussex nói. “Tôi thì bồn chồn cười khẽ, người khác thì ra vẻ nghiêm trọng, một số thì nhìn thẳng vào mắt, một số lại lẩn tránh.”
Levine đồng ý. “Bằng chứng rõ ràng là không hề có những biểu lộ đáng tin cậy để phân biệt giữa nói thật với nói dối,” ông nói. Và mặc dù bạn nghe nói tiềm thức của ta có thể phát hiện những dấu hiệu này ngay cả khi ta không nhận thấy chúng, điều này cũng đã bị bác bỏ.
Cho dù những kết quả tệ hại này song sự an toàn của chúng ta vẫn thường dựa vào sự tồn tại của những biểu lộ hoang đường đó.
Xem xét việc sàng lọc một số hành khách trước một chuyên bay đường dài, đây là cách thức mà Ormerod được yêu cầu điều tra trước thềm Olympics 2012.
Ông nói các nhân viên chủ yếu chỉ dùng những câu hỏi phải trả lời “có/không” về mục đích của người sẽ bay và họ được đào tạo để quan sát những dấu hiệu khả nghi (như lo lắng trong ngôn ngữ cơ thể) là nói dối.
“Không còn kịp để nghe họ nói gì và có đáng tin không, mà chỉ quan sát sự thay đổi thái độ, nó là yếu tố quan trọng để phát hiện nói dối,” ông nói. Những thủ tục hiện tại cũng có thiên vị, ông nói, thí dụ nhân viên dễ tìm ra những biểu hiện khả nghi ở một số chủng tộc nhất định. “Phương pháp hiện thời thực tế ngăn cản việc phát hiện nói dối,” ông nói.
Rõ ràng là cần một phương pháp mới. Nhưng với những kết quả thí nghiệm đáng buồn thì ta phải làm gì đây? Câu trả lời của Ormerod là đơn giản một cách thuyết phục: Không tập trung vào thái độ kiểu cách nữa mà vào lời lẽ thực tế người ta nói, nhẹ nhàng dò tìm đúng điểm nhấn để làm trơ mặt kẻ nói dối.
Image caption Cử chỉ của cơ thể cũng không được cho là hữu ích khi phát hiện người nói dối (Ảnh: Getty Images)
Ormerod và đồng nghiệp Coral Dando ở Đại Học Wolverhampton đã xác định một tập hợp các nguyên tắc đàm thoại giúp làm tăng khả năng phát hiện nói dối.
Dùng các câu hỏi mở. Việc này buộc kẻ nói dối phải mở rộng lời khai cho đến khi họ bị vướng bẫy trong chính mớ dối trá của mình.
Dùng yếu tố bất ngờ. Những người điều tra nên gia tăng “khối lượng cần biết” cho kẻ nói dối, thí dụ hỏi những câu hỏi không lường trước gây bối rối, hoặc bảo họ thuật lại một sự kiện ngược dòng thời gian, là kỹ thuật làm kẻ dối trá khó giữ được bộ mặt thật thà.
Đi sâu vào chi tiết nhỏ và kiểm chứng được. Nếu một hành khách nói họ làm ở Đại Học Oxford, hãy hỏi họ nói lộ trình đến nơi làm việc. Nếu bạn phát hiện mâu thuẫn thì đừng cho họ biết ngay, tốt hơn là để họ an tâm và nói huyên thuyên thêm nhiều điều sai nữa.
Quan sát những thay đổi về sự tự tin. Hãy quan sát kỹ để thấy kiểu cách của kẻ dối trá thay đổi thế nào khi bị tấn công: Kẻ dối trá có thể nhiều lời khi thấy mình kiểm soát được cuộc trò chuyện, nhưng sự an tâm là có giới hạn và họ sẽ câm như hến khi mất tự chủ.
Mục tiêu là nói chuyện bình thường, không vặn hỏi căng thẳng. Tuy nhiên dưới áp lực nhẹ nhàng đó, người dối trá sẽ đuối dần vì mâu thuẫn trong câu chuyện của chính họ, hoặc vì trả lời mang tính tránh né hoặc vu vơ.
“Điều quan trọng là sẽ không có được một biện pháp cụ thể mầu nhiệm nào; Chúng tôi đang tập hợp những điều tốt nhất để có được một giải pháp về nhận thức,” Ormerod nói.
Image copyright Thinkstock
Image caption Kỹ thuật phát hiện nói dối được áp dụng trong thử nghiệm tại bộ phận xuất nhập cảnh cho kết quả mới. (Ảnh: Thinkstock)
Ormerod công khai thừa nhận là chiến lược của ông có vẻ như việc dễ hình dung. “Một người bạn tôi nói rằng anh đang cố lấy bằng sáng chế nghệ thuật đàm thoại,” ông nói. Nhưng kết quả tự nó chứng minh.
Nhóm này đã tạo ra một vài hành khách giả với vé máy bay và hồ sơ di đi lại hợp lý. Họ được một tuần chuẩn bị và rồi xếp hàng lẫn cùng những hành khách thật khác tại các sân bay khắp Châu Âu. Những nhân viên được đào tạo kỹ thuật phỏng vấn của Ormerod và Dando đã dễ dàng phát hiện ra những hành khách giả này hơn 20 lần so với hơn những người sử dụng dấu hiệu khả nghi, họ đã tìm ra 70% số lượt hành khách giả.
“Thực sự là ấn tượng,” Levine, cũng tham gia vào nghiên cứu này, nói. Ông nghĩ rằng điều đặc biệt quan trọng là họ đã tiến hành thử nghiệm ở sân bay thật. “Đây là nghiên cứu thực tế nhất đã làm.”

Nghệ thuật thuyết phục

Những thử nghiệm của chính Levine cũng chứng minh mạnh mẽ tương tự.
Cũng như Ormerod ông tin rằng phỏng vấn thông minh để phát hiện lỗ hổng trong câu chuyện kẻ nói dối là tốt hơn rất nhiều so với phương pháp cũ.
Mới đây ông có làm một trò chơi, học sinh chơi theo cặp hai người, nếu trả lời đúng thì được thưởng 5 đô la. Ông bố trí cài một số học sinh giả vào cặp đôi, người này xúi học sinh thật nhìn trộm đáp án khi thầy ra ngoài. Một số làm theo.
Image caption Cảnh sát có phải là lực lựợng hiệu quả nhất khi phát hiện nghi phạm nói dối? (Ảnh: Thinkstock)
Sau đó các học sinh được mật vụ liên bang xét hỏi xem họ có gian lận không, căn cứ vào lời khai mà không vào bộc lộ trên vẻ mặt. Họ đã đoán đúng 90%, có một người đoán đúng 100%. Quan trọng hơn là ở một nghiên cứu tiếp theo, những người mới được đào tạo cũng đạt độ chính xác tới 80%, với câu hỏi mở thí dụ như “bạn đời của anh/chị sẽ nói thế nào về việc này”.
Thực vậy, thường thì những điều tra viên thuyết phục những người làm sai công khai thú nhận. “
Về việc này họ giỏi vô cùng,” Levine nói. Thoạt đầu họ hỏi học sinh thật thà ở mức nào, để chúng trả lời là có và sau buộc phải thật thà. “Ngay cả những người trước đó không thật thà sẽ cảm thấy khó khăn khi tỏ ra thật thà, do vậy trong phần lớn trường hợp bạn thấy ngay ai đang giả vờ.”
Rõ ràng là những thủ thuật như vậy đã được các thám tử sử dụng, nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng sự thuyết phục là rất mạnh mẽ so với ngôn ngữ cơ thể không mấy tin cậy.
Cho dù thành công, cả Ormerod lẫn Levine đều mong muốn những người khác thực hiện lại và mở rộng kết quả nghiên cứu, làm sao để có kết quả đúng trong các tình huống khác nhau. “Chúng tôi mong đợi một sự tuyên bố xác nhận rộng rãi nhất” Levine nói.
Mặc dù kỹ thuật này chủ yếu dùng cho việc thực thi pháp luật, nhưng những nguyên tắc như vậy có thể giúp ta phát hiện người nói dối trong cuộc sống.
“Tôi vẫn luôn áp dụng với trẻ em,” Ormerod nói. Điều chủ yếu là có suy nghĩ mở và không vội kết luận: nếu ai đó bối rối hoặc tỏ ra khó khăn để nhớ được chi tiết quan trọng thì không có nghĩa là người đó có lỗi. Ta nên nhìn vào sự không nhất quán tổng thể.
Sẽ không có một cách phát hiện nói dối mà bất kể ai cũng làm được, nhưng nếu sử dụng một ít mánh lới, sự khôn khéo và thuyết phục thì ta có thể hy vọng rốt cùng ta sẽ tìm ra sự thật.
Bài gốc tiếng Anh đã đăng trên BBC Future
 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/09/150923_the-best-and-worst-ways-to-spot-a-liar_vert_fut


THIỆN Ý * TỨ TRỤ VIỆT CỘNG

Bạn đọc làm báo

Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX ngày 1/7/2015.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX ngày 1/7/2015.
x
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX ngày 1/7/2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX ngày 1/7/2015.

Tin liên hệ

Ðường dẫn

Chiều ngày 11/10/2015, Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong phiên họp bế mạc Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương  đảng CSVN lần thứ 12. Ông cho biết vấn đề nhân sự chưa được giải quyết xong và phải chờ đến Hội nghị Trung ương 13 hay 14. Ông nói "Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự...tiếp tục xem xét, rà soát... để báo cáo Trung ương  xem xét, quyết định tại các Hội nghị Trung ương tiếp theo".
Như vậy là sau Hội Nghị Trung Ương 12 của đảng CSVN khai mạc vào ngày 5-10-2015 và kết thúc 6 ngày sau đó, vẫn chưa tìm được sự thống nhất về nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ máy đảng (Tổng Bí thư, Bộ Chính  trị, Ban Bí thư) và nhà nước Việt Nam (Thủ tướng, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc Hội) thường được gọi là “Bộ tứ quyền lực”, mà trong bài này chúng tôi gọi là “Tứ trụ triều đình cuối cùng” của đảng CSVN. Mặc dù việc lựa chọn các ghế lãnh đạo đã được thảo luận từ hội nghị toàn thể lần thứ 11 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi tháng 5-2015, nhưng đã không đưa đến kết quả nào.
Nay người ta nói đến và chờ đợi phải họp thêm vài Hội Nghị Trung Ương như 13 hay 14 nữa, nhanh nhất cũng phải là sau chuyến đi thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cân Bình, được dự trù vào tháng 10, mới được phát ngôn viên chính phủ báo đổi lại vào tháng 11  và Tổng Hoa Kỳ Barack Obama, dự trù cũng vào tháng 11 năm 2015, nếu không có gì thay đổi.
Vậy kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng CSVN? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lần lượt trình bầy:
I- Vì sao đảng CSVN vẫn chưa hình thành được tứ trụ triều đình cuối cùng của chế độ độc tài, độc đảng tại Việt Nam?
Sự thể trên đã phản ảnh tình trạng tranh giành quyền lực gay gắt trong nội bộ đảng CSVN giữa hai khuynh hướng chọn đồng chí Trung Quốc hay chọn đồng minh Hoa Kỳ. Đồng thời cũng là nguyên nhân đưa đến sự bế tắc trong vấn để chọn lựa các nhân sự lãnh đạo hàng đầu trong bộ tứ quyền lực hay tứ trụ triều đình của chế độ độc tài, độc đảng hiện nay tại Việt Nam.
Nếu chọn đồng chí Trung Quốc là chỗ dựa quyền lực, đảng CSVNV phải tiếp tục chịu nhục và mang tiếng “hèn với giặc, ác với dân”; phải tiếp tục theo đuổi chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung để duy trì chế độ độc tài, độc đảng hiện nay, ít ra là trong 5 năm tới kể từ sau Đại Hội 12 của đảng CSVN (2016-2021). Hệ quả là đảng CSVN tiếp tục hưởng lợi độc quyền thống trị, không sợ Trung Quốc ra đòn trừng phạt, nhưng hại là Việt Nam tiếp tục phải  chấp nhận sự lấn áp của Bắc Kinh, trong đó có sự lệ thuộc chính trị, kinh tế và nghiêm trọng nhất là việc lấn chiếm các vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nếu dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ là Việt Nam phải chấm dứt chính sách đi dây giữa Mỹ-Trung và phải chấm dứt chế độ độc tài để chuyển đổi qua chế độ dân chủ trong vòng 5 năm tới.. Hệ quả là đảng CSVN sẽ không còn nắm quyền thống trị độc tôn và muốn tiếp tục nắm quyền phải thông qua các cuộc tranh cử và bầu cử tự do với các chính đảng khác trong khuôn khổ Hiến Pháp và luật pháp dân chủ.
Vậy sự chọn lựa này liệu có thể đưa đến sự trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung Quốc hay không? Câu trả lời là dù có hay không vẫn có lợi cho dân tộc, đất nước trong tương lai lâu dài.Vì một khi dứt khoát chọn Hoa Kỳ là đồng minh chiến lược, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước các đòn trừng phạt quân sự, chính trị, kinh tế của Trung quốc và sẵn sàng trợ giúp Việt Nam khắc phục mọi hậu quả. Trên thực tế, Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh trong vùng đã và đang có những hành động cụ thể, cương quyết chống lại các hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông, ra mặt công khai yểm trợ các quốc gia trong vùng đang bị Trung Quốc lấn áp, trong đó có Việt Nam.
Thành ra, chính những mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng chọnTrung Quốc hay chọn Hoa Kỳ đã là nguyên nhân chủ yếu đưa đến bế tắc trong việc chọn nhân sự lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước CSVN. Vì chính những khuôn mặt nắm giữ các chức vụ như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng, cũng như các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ủy viên Trung ương đảng sẽ được Đại hội 12 bầu chiếu lệ nay mai, theo danh sách đề cử của các Hội nghị trung ương, sẽ cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên thắng thế hay tạm thời phải thỏa hiệp.
Vậy ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế?
II- Kịch bản nào cho tứ trụ triều đình cuối cùng của đảng Cộng sản Việt Nam?
Theo một bài viết khả tín của ông Trung Điền,  thì trong những ngày vừa qua, nhiều thông tin đã 'nhiễu' ra từ nội bộ lãnh đạo đảng là đang có phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên,...và phe ông Trọng (thân Trung Quốc đang tìm cách không cho phe ông Dũng (thân Mỹ) dùng tiền để mua ghế Tổng Bí thư" (bit.ly/1MmB0rD). Không rõ phương án này có được Hội nghị Trung ương 12 thảo luận hay không.
Theo ông Việt Dũng trên báo Dân Luận, Bộ Chính trị đã trình Ban Chấp hành Trung ương ba phương án:
- Phương án 1: Nhằm đảm bảo tính chuyển tiếp, kế thừa, cần kinh nghiệm về quan hệ đối ngoại, chọn người có kinh nghiệm điều hành quản lý để giữ chức vụ tổng bí thư. Dự kiến tổng bí thư (TBT) là Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng (TT) là Trần Đại Quang, chủ tịch nước (CTN) là Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Quốc hội (CTQH) là Phạm Quang Nghị.
- Phương án 2: Nhằm trẻ trung hóa cán bộ với độ tuổi trong Bộ Chính Trị (BCT) là khoảng dưới 63 (sinh 1953), các khuôn mặt này được cho là thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng. Dự kiến: TBT là Nguyễn Tấn Dũng, TT là Trần Đại Quang, CTN là Nguyễn Thiện Nhân, CTQH là Nguyễn Thị Kim Ngân.
- Phương án 3: Theo đề nghị của Tiểu ban Nhân sự, chủ yếu là TBT Nguyễn Phú Trọng và Trưởng Ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa, thực hiện theo quy định và Ban Chấp hành Trung ương (BCHTU) bầu theo điều lệ đảng, trên cơ sở nhân sự BCT trình BCHTU. Dự kiến: TBT là Trần Đại Quang, TT là Nguyễn Xuân Phúc, CTN là Nguyễn Thiện Nhân, CTQH là Nguyễn Thị Kim Ngân.
Theo nhận định của chúng tôi, ai sẽ nắm các chức vụ hàng đầu nói trên để cho thấy khuynh hướng nào trong hai khuynh hướng trên đã thắng thế,sẽ có câu trả lời trong Hội Nghị BCHTU cuối cùng trước Đại Hội 12 của đảng CSVN vào tháng 1-2016, diễn ra sau chuyến đi Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Chúng tôi dự kiến 3 kịch bản:

1. Kịch bản 1: Khuynh hướng dứt khoát chọn đồng minh Hoa Kỳ nắm ưu thế tuyệt đối, nếu nhận được những tái cam kết (những thỏa thuận ngầm) khả tín, khả thi của Tổng thống Obama, căn cứ trên những hành động thực tế mà Hoa Kỳ đã và đang giúp Việt Nam thoát Trung. Trong khi vẫn chỉ nhận được những lời hứa hẹn bất khả tín của Chủ tịch Tập Cận Bình, căn cứ trên những hành động thực tế ngày càng gia tăng lấn áp, xâm lược Việt Nam theo kiểu “ tằm ăn dâu” của Trung Quốc trong quá khứ.
Trong trường hợp này, đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể thu tóm quyền lực, cùng lúc nắm các chức vụ TBT kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương và chủ tịch nước. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm Phạm Bình Minh sẽ là thủ tướng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang lưu nhiệm (hay một người khác cùng khuynh hướng), Chủ tịch Quốc hội sẽ là Nguyễn Thị Kim Ngân (hay một người khác cùng khuynh hướng).
2. Kịch bản 2: Khi khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ thắng thế tương đối, nghĩa là khuynh hướng thân Trung Quốc cũng đồng ý chọn đồng minh Hoa Kỳ là thượng sách, không còn  tin vào những lời hứa hẹn  của Tập Cận Bình, nhưng cũng không muốn làm cho Bắc Kinh nổi giận, có đối sách bất lợi cho Việt Nam, cần bộ mặt nhân sự lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam mang tính trung dung, để ngụy trang cho một chính sách đối ngoại thân Hoa Kỳ có thực chất.
Trong trường hợp này, hai khuynh hướng thân Mỹ, thân Trung Quốc  có thể thỏa hiệp chọn một trong hai phương án đầu của 3 Phương án trình bầy trong bài viết của tác giả Việt Dũng về vấn đề sắp xếp nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ tứ quyền lực.
3. Kịch bản 3: Khi không có khuynh hướng nào nắm ưu thế tuyêt đối hay tương đối, thì phương án giữ nguyên Tứ trụ cho đến Hội nghị giữa nhiệm kỳ vào năm 2018, để có đủ thì giờ tìm nhân sự mới cho 4 trách vụ nói trên mới khả thi, như  tác giả Trung Điền đề cập trong bài viết của mình như đã nêu trên.
III- Kết luận
Việc lựa chọn các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của đảng và nhà nước độc tài độc đảng hiện nay tại Việt Nam sẽ thể hiện chiều hướng chính sách đối ngoại cũng như đối nội của Việt Nam trong tương lai, ít nhất là 5 năm tới kể từ sau Đại hội 12 được dự trù vào tháng Giêng 2016 tới đây.
Nếu căn cứ vào những biến chuyển trong tình hình thực tế tại Việt Nam tương quan với những biến chuyển trong tình hình quốc tế cũng như khu vực, đa phương cũng như song phương tác động vào nội bộ đảng CSVN, có ảnh hưởng quyết định đối với chiều hướng tương lai Việt Nam, thì cho đến lúc này chúng tôi dự kiến ba điều:
- Một là khuynh hướng chọn đồng minh Hoa Kỳ đang thắng thế nhờ được sự hậu thuẫn của tuyệt đại đa số đảng viên các cấp của đảng CSVN và  hầu như toàn dân Việt Nam đều hướng về Hoa Kỳ như một cứu tinh trước hiểm họa xâm lăng của Trung cộng. Khuynh hướng thân Trung Quốc đành phải chấp nhận đồng tình đi theo khuynh hướng chọn đồng minh Mỹ và chỉ đòi hỏi chia ghế chia phần thế nào, với một đối sách ra sao để  tránh được những thiệt hại quyền lợi cá nhân, phe nhóm và đòn trừng phạt của Trung Quốc đối với Việt Nam.
- Hai là, một khi đã chọn Hoa Kỳ là đồng minh, đối nội Việt Nam sẽ chuyển biến vào giai đoạn cuối cùng của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam đã khởi sự và kéo dài 30 năm qua (1995-2015). Vì vậy chúng tôi đã tiên đoán bộ tứ quyền lực lần này là “tứ trụ triều đình cuối cùng” của đảng  CSVN là vậy.
- Ba là gần như chắc chắn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đương nhiệm sẽ là tổng bí thư đảng CSVN. Nhân sự trong các cơ quan đầu não của đảng và nhà nước sẽ được sắp xếp theo thế cài răng lược, nhưng đa số chiếm ưu thế vẫn là các nhân vật thuộc phe thân Mỹ. Nguyễn Tấn Dũng có thể là một Mikhail Gorbachev của Việt Nam và Đại hội 12 sẽ là đại hội cuối cùng với  tư thế nắm quyền  độc tôn trong chế độ độ tài, độc đảng, dù vẫn tồn tại trong chế độ dân chủ, đa đảng trong tương lai tại Việt Nam.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.


Thiện Ý

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston. 

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH * ĐẶNG PHÙNG QUÂN


Blog / Phùng Nguyễn

Một Giờ với Nhà văn GS Triết học Đặng Phùng Quân

Nhà văn, Giáo sư Đặng Phùng Quân.
Nhà văn, Giáo sư Đặng Phùng Quân.

Tin liên hệ

Nguyễn Đức Sơn - Lão quái dị trên đồi Phương Bối

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn được người đời phong hiệu là ba kỳ nhân trong làng văn nghệ Miền Nam trước năm 1975 cùng với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện

Ðường dẫn

Nguyễn Thị Thanh Bình: Tiếc là trong buổi ra mắt của GS cuốn Đường Vào Văn Chương: Phê Bình Lý Trí Văn Chương, chúng ta chưa có nhiều thời giờ để đi sâu vào nội dung tác phẩm này. Vậy trong cái nhìn mong mỏi biến triết học, văn chương thành một thứ khoa học nhân văn, GS thấy cần phải có thêm điều gì để bàn về tác phẩm vừa mới xuất hiện, khi GS muốn đặt để văn chương qua “phê bình lý trí văn chương”?
Đặng Phùng Quân: Để hướng dẫn người đọc đi vào tác phẩm, trong “Tự ngôn”, tôi nói rõ dàn dựng quyển sách gồm hai phần: phần chính văn trình bày phê bình-biện chứng những vấn đề cơ bản tổng quát hình thành khoa học văn chương và phần dưới dạng chú thích cuối mỗi chương sách nhằm phân tích-lịch sử để bổ xung những hệ luận trong quá trình lý luận.
Tại sao lại gọi là “phê bình lý trí văn chương”? Khi đặt vấn đề phê bình lý trí, đã có nhiều tác giả trên thế giới, tuỳ vào quan điểm của mỗi người, trình bày lý trí dưới góc cạnh lý trí sử, lý trí biện chứng, lý trí thơ, lý trí phân tâm học, lý trí hiện tượng học, lý trí chính trị v.v… Đương nhiên là phải kể Kant là nhà triết học đã mở ra con đường phê bình lý trí thuần tuý, nghĩa là đi tìm một phương pháp mới của tư tưởng, ngõ hầu nhận ra những thành tố của lý trí thuần tuý. Mục đích của Kant là đi tìm xem khả năng tri thức của con người ta mang tính tổng hợp song lại có tính tiên nghiệm. Song tại sao lại gọi là “phê bình”, chính vì không phải chỉ đi tìm cơ sở cho một khoa học trong triết học, quen gọi là siêu hình học, vì đó là một khoa nghiên cứu đối tượng là cái gì vượt lên trên cái thường nghiệm thuộc về vật lý, mà còn định giới hạn khả năng của tri thức siêu nghiệm này.
Phê bình lý trí văn chương cũng vậy, không phải chỉ tìm xem văn chương như thể một khoa học ở những mặt lập thành của nó, mà còn tìm hiểu thế nào là ý thức văn chương để xác định một khoa học văn chương, khả năng sáng tạo ra tác phẩm văn chương. Cho nên, ngay từ vào đầu, tôi đã nói đến lý trí văn chương là cái gì chia phần đồng đều cho mọi con người, tại sao là con người, ai cũng có tính văn chương, thích văn chương, làm văn chương và thưởng thức văn chương, giống như làm người, ai cũng có lương tri. Còn cái lương tri đó như thế nào, thì đã có biết bao nhiêu là quan niệm khác nhau. Lý trí văn chương cũng vậy, có bao nhiêu là lý thuyết khác nhau. Sở dĩ do khả năng đa dạng đó, cần phải làm công việc phê bình. 
Nguyễn Thị Thanh Bình: Điều đáng chú ý là chúng ta đã mở ra một cuộc hội thảo, đó là “Sự Tồn Tại Của Văn Chương Hôm Nay”. Là một diễn giả xuất sắc của ngày hôm ấy, xin G.S trình bày thêm cho những độc giả, khán thính giả vì lý do bận rộn đã không có mặt được biết liệu tương lai của văn chương sẽ đi về đâu, đặc biệt là văn chương trong thế giới thực, ở dưới đất này, khi thế giới toàn cầu hóa siêu xa lộ thông tin, sự ra đời của e-book của không gian ảo... liệu sẽ lấn át và có cơ may thay thế toàn diện cái gọi là văn học, văn chương chính thống chăng (như sự hình thành kệ sách e-book của nhóm nhà văn Phùng Nguyễn trên Da Màu chẳng hạn). Thử hỏi viễn cảnh này có trở thành xu thế hiển nhiên của văn học Việt Nam hiện đại?
Đặng Phùng Quân: Có văn chương, là có ngôn ngữ, có văn tự, có sáng tạo, có thưởng ngoạn, có tác phẩm. Từ lúc có văn chương đến nay, phương tiện chính là quyển sách. Vai trò quyển sách có nhiều điều lý thú để đi phân tích: trong chương đầu của Đường vào văn chương, tôi đã đi từ khái niệm về văn tự, đọc và viết tương quan với nhau như thế nào, đọc như một hành vi của viết và viết tương tự cũng mở ra như một hành vi của đọc; ngày nay nhiều nhà phê bình quan tâm đến vị thế của người đọc, nhưng thực ra có thể nói Nguyễn Du khi hỏi ba trăm năm sau, không biết có ai còn nhớ, còn khóc cho ông, là đã ý thức sự hiện hữu của người đọc quan trọng như thế nào rồi. Công việc đọc và viết có thể xem như lực lượng sản xuất ra bản văn. Tôi muốn nói đến phản ứng của những trào lưu văn chương hiện đại nỗ lực chứng tỏ phá huỷ, thoát ra khỏi vòng rào bao quanh những điều kiện giả định trong mối tương quan giữa viết và đọc, muốn thoát ra khỏi khuôn khổ cổ điển. Có mối quan hệ mật thiết giữa bản văn và quyển sách văn chương. Lại nữa, giữa quyển sách và con người, có một tương quan vật chất, nghĩa là đi vào khoa văn chương, cần phải đọc quyển sách in trên “giấy trắng mực đen”, song ngày nay với sự xuất hiện của thế giới ảo, nghĩa là chúng ta có điện toán/vi tính, có e-book, liệu có làm đảo lộn quan niệm văn chương?
Về mặt ý nghĩa văn chương, quan niệm quyển sách không thay đổi, song về mặt thông giao xã hội quả có thay đổi lớn lao. Người ta có thể vào những mạng điện tử để đọc e-book. Những tiện lợi quả thực nhiều: mọi dữ liện đã tồn trữ, thông tin tràn ngập mạng, có thể hình dung quang cảnh những quyển sách in, những thư viện, quán sách, cơ sở phát hành cổ truyền sẽ nhường bước cho những cơ chế chức năng điện tử, liệu nền văn minh sách vở có nhường bước cho văn minh siêu bản? Tôi nghĩ một quan niệm như thế phát xuất từ chỗ không phân biệt những phương tiện sản xuất văn hóa với phương thức sản xuất văn hóa. Tuy nhiên, một vấn đề có thể đặt ra là tác quyền liệu còn tồn tại trong thế giới ảo đó? Từ đó liên quan đến một luận đề trong phê bình hiện đại là cái chết của tác giả, kéo theo những hệ luận mà tôi đã khai triển trong sách.
Nguyễn Thị Thanh Bình: Cũng trong cuộc hội thảo ấy, nhà văn N.T. Thanh Bình đã tỏ vẻ quan tâm đến tác phẩm Phê Phán Hệ Tư Tưởng Mác-xít in năm 2002 của GS và từ đó đến nay, sau khi được một website như Thư Quán Việt Nam (vn thuquan) tung lên mạng thì tuồng như chúng ta thấy có sự hưởng ứng tìm đọc rất nhanh, nghe đâu đã gần cả 20 ngàn lần truy cập chắc hẳn là không thiếu những thành viên, đảng viên cộng sản... đều muốn biết một cây viết chuyên trị triết học như GS đã “phê phán” như thế nào về một thứ học thuyết đã trở thành “một thời để yêu và một thời để chết” của nhân loại? Một khi học thuyết của Karl Marx bỗng một hôm được (bị) Lenin chế biến thành thuyết lý Marx-Lenin và chúng ta cũng đã chứng kiến hiệu ứng say mê lý tưởng “cách mạng” cũng như “sinh mạng” của hàng triệu triệu người để “quật” lại tư bản, mở ra chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng và hiện chỉ còn sót lại trên trái đất con số đếm chưa đầy bàn tay, trong đó có VN thân yêu của chúng ta. Vậy xin GS cho biết điều gì là khả thi và điều gì là bất khả thi trong “hệ tư tưởng” này? Nói một cách khác, sự thành công và thất bại của nó mà một khi cũng đã được cóp nhặt xào nấu bởi một lãnh tụ mang tên gọi “tư tưởng HCM”?
Đặng Phùng Quân: Quyển Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít là một kinh nghiệm đối với tôi về thực dụng của mạng điện tử. Quyển sách xuất bản năm 2002 chỉ khoảng mấy trăm ấn bản song khi đưa lên mạng, số lượt người đọc lên rất cao, chỉ để muốn nói những hiện tượng như mạng điện tử đã trở thành phổ biến như một tập quán nghiện ngập, những chế độ độc tài có thể đốt sách, cấm sách song không thể ngăn cản được thế giới ảo, sức mạnh của truyền thông mau đến độ thu hẹp lại không gian vật lý.
Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít, ngay từ quyển Văn chương và lưu đày xuất bản năm 1985, tôi đã nhắc đến những người kinh qua chế độ cộng sản, như nhà thơ Ba Lan Czelslaw Milosz ghi nhận ngay từ thập niên 50 của thế kỷ, người dân ở những nước Đông Âu buồn bã nhận ra rằng số phận của họ bị định đoạt bởi những “quyển sách triết học”, chính là cái gọi là kinh điển Mác-Lênin.
Trong sách Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít như tôi đã xác quyết là nhằm định vị sự phát triển và thất bại của chủ nghĩa Marx ở chung cuộc cùng với sự cáo chung của chế độ. Một người gốc Ba Lan khác, Zbigniew Brzezinski vào tháng 8 năm 1988, một năm trước khi xảy ra biến chuyển tại Ba Lan đưa phong trào Đoàn kết (Solidarnosc) trở thành một lực lượng chính trị có quỳền bính, đã hoàn tất quyển Sự phá sản vĩ đại (The Grand Failure) khẳng định chủ nghĩa cộng sản kế thúc ở cuối thế kỷ hai mươi. Tác giả báo hiệu sự hấp hối của chủ nghĩa cộng sản, và viết hối hả vì nhận xét “với tốc độ gia tăng sự tan rã lịch sử của chủ nghĩa cộng sản, dường như những biến cố quan trọng sắp tới sẽ xảy ra trước khi quyển sách tới tay người đọc”. Lời tiên đoán đã thành hiện thực ngay sau đó.
Trong chương 9 của quyển Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít với tiêu đề “Phê phán thực tiễn chủ nghĩa Mác”, tôi gọi những nước còn giương lá cờ Đảng CS là những trầm tích hậu cộng sản của một thứ chủ nghĩa đã chết, một ý thức hệ của giai cấp mới của chủ nghĩa Djilas, người đã phát hiện ra giai cấp mới này. Cho nên có thể nói tóm gọn là những nước cộng sản còn tồn tại là những tàn tích của thử nghiệm một mô hình xã hội, cuộc thử nghiệm trả một giá xương máu cho nhân loại và để lại một hội chứng hậu cộng sản.
Nguyễn Thị Thanh Bình: Xin được hỏi có phải vì để tiện việc nghiên cứu học hỏi cho ngành triết học Tây Phương, GS đã phải dày công đọc thẳng nguyên tác để giải thích cặn kẽ hơn cho độc giả VN, hay vì lý do nào khác như phong trào dịch thuật, đặc biệt về chủ đề triết học của VN quá khan hiếm và chúng ta quá thiếu vắng những tài năng dịch thuật khiến GS phải “động lòng”?
Đặng Phùng Quân: Trong những dự án làm việc của tôi, trước công trình phê bình lý trí văn chương, tôi đã hoàn tất quyển Cơ sở tư tưởng thời quá độ nhằm thảo luận những vấn đề mà tôi chỉ ra là “trong thế giới văn hóa có triết học đã diễn ra những tranh luận Đông Tây mà ngày nay không giới hạn cục bộ trong những triết học dân tộc, phải đòi hỏi cấp thiết gặp gỡ, đối đầu trên cơ sở ngôn ngữ chung” lại còn tranh luận giữa triết học lục địa châu Âu với triết học Anh-Mỹ mà ngày nay sự cách biệt giữa hai nền triết học đó đã thâu ngắn dần khi có những phê phán tranh luận, bởi đối thoại là một hình thức đi từ thông giao đến thông cảm. Tôi ghi nhận thông giao là một tác động trong triết học, song triết học thông giao là một gặp gỡ với những khoa học nhân văn, như xã hội học, ngữ học, thông tin học; về cơ bản, cái chung của những khoa học nói đến là ngôn ngữ, hay đúng hơn, lời nói và chữ viết, bản văn và ký ức, liên văn bản và ngữ cảnh.
Sau công trình đó, tôi đã viết Triết học nào cho thế kỷ 21, chính là để tiếp nối chặng đường giao chuyển đó.
Trong một cuộc nói chuyện trước đây, tôi có nhắc đến việc cộng đồng người Việt ngày nay tỏa ra khắp nơi trên thế giới, không phải là những đơn vị nhỏ mà thực sự quần tụ đông đảo, giao tiếp nhiều ngôn ngữ bản địa. Sức mạnh của ngôn ngữ làm phong phú văn hóa, đấy là điểm phải khai thác. Trước đây, nhiều khi chúng ta chỉ chú trọng đến văn chương Pháp, văn chương Mỹ chẳng hạn, thì ngày nay với cơ hội tiếp nhận nhiều ngôn ngữ, cũng là tiếp nhận nhiều nền văn chương khác nhau trên thế giới. Trước đây, chúng ta có thể không biết đến văn chương của những nước láng giềng Việt nam, đấy là điều thiếu sót trong thông giao văn hóa; ngày nay chúng ta có thể cải thiện điều đó.
Nguyễn Thị Thanh Bình: Có phải chính vì sự động lòng nào đó mà triết gia Trần Đức Thảo đã khúc ruột ngàn dặm trở về, để cuối cùng chiêm nghiệm “chân lý cuộc đời, tình đời” thì hỡi ơi đã không còn gì, ngoài một trái tim tan nát của một trí thức “lỡ đầu thai lầm thế kỷ”? Cuộc “so găng” giữa Trần Đức Thảo với Jean Paul Sartre có thể nói là “không có gì nghiêm trọng”, vậy xin hỏi nếu giả thứ có thêm cuộc so găng... ảo giữa triết gia Đặng Phùng Quân với hai triết gia này, thì nhà trí thức Đặng Phùng Quân sẽ muốn nói điều gì với họ? Liệu thái độ phản tỉnh, phản biện của một đầu óc có tầm cỡ triết gia chính trị sẽ gởi đến thông điệp gì cho nhân loại và đặc biệt cho những kẻ đang đóng vai trò dẫn dắt dân tộc?
Đặng Phùng Quân: Tôi đã đọc quyển Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo do nhà Minh Tân xuất bản ở Pháp năm 1951 và quyển Những nghiên cứu về nguồn gốc của ngôn ngữ và của ý thức ngay từ năm 1973 lúc mới ấn hành do nhà xuất bản Xã hội, và đã viết về “trường hợp Trần Đức Thảo lúc ông vừa qua đời năm 1993 (in lại trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ xuất bản năm 2002). Tôi chú ý đến Jacques Derrida ngay từ cuốn giới thiệu và dịch Nguồn gốc của hình học của Husserl xuất bản năm 1962, mà trong phần Dẫn nhập, Derrida có lẽ là một trong mấy người đầu tiên dẫn tác phẩm Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Trần Đức Thảo. Thật ra trong luận án Vấn đề căn nguyên trong triết học Husserl đề xuất năm 1953-54, Derrida đã tỏ ra chịu ảnh hưởng phê bình hiện tượng luận dưới góc nhìn biện chứng của ông Thảo, song mãi tới năm 1990 mới cho xuất bản.
Cuộc “tranh luận” giữa J.P. Sartre và Trần Đức Thảo không có gì đáng ồn ào, vì chưa được nửa chừng đã dứt, như Simone de Beauvoir đã nói qua trong Hồi ký, kể cả việc kiện cáo cũng chỉ là về vấn đề giao kèo. Thật ra, nếu có tiếp tục tranh biện, e cũng như đối thoại giữa hai người điếc, một đằng Sartre sắp đi vào con đường Raymond Aron gọi là chủ nghĩa Mác ảo tưởng, một đằng Trần Đức Thảo toan ra khỏi cái cũi hiện tượng luận duy tâm để bước tới ngưỡng cửa duy vật (chưa hẳn là Mác-Lênin, như tôi đã chỉ ra trong bài viết về Thảo). Lại nữa, lối suy nghĩ đối lập duy tâm/duy thực và duy tâm/duy vật phản ảnh hai lối suy nghĩ khó cùng ngôn ngữ. Nếu có cuộc “so găng ảo” như kiểu Vittorio Hösle đã tưởng tượng nói chuyện với những triết gia quá cố trong quán cà phê, tôi sẽ nói với họ về những bước lầm trên hành trạng tư tưởng của họ, há chẳng phải như Lão Đam từng nói, làm văn hóa lầm, sai đến thiên thu vạn niên? Trong bài “Hành trạng của kẻ sĩ” mặc dầu đưa hai nhân vật tiêu biểu Aron và Sartre, song ở kết luận, tôi nhắc đến Trần Đức Thảo viết: Nói dân chủ hóa thì có nghĩa trước hết là bảo đảm đầy đủ quyền dân chủ cho người công dân, khắc phục cái tình trạng cô lập hóa những người bị quy oan, đưa đến chỗ mọi người sợ bị quy oan. Đấy là lý do vì sao vấn đề dân chủ hóa là gắn liền với vấn đề con người theo nghĩa chung của loài người, quyền con người nói chung” Tôi hỏi cái thông điệp về “nhân quyền” này của Thảo là tiếng kêu trong sa mạc, hay nhắn nhủ những ai?
Nguyễn Thị Thanh Bình: Dường như chúng ta đang có một thiên tài tôn giáo là bé Như Ý, Búp Bê, chúng ta cũng đã từng có thiên tài triết gia không may bị vùi dập Trần Đức Thảo, vậy liệu chúng ta có nên hy vọng là sẽ khai sinh đâu đó trên những miền đất nước một thiên tài chính trị hay thiên tài của một triết thuyết, học thuyết hiếm hoi mở ra những tư duy rộng lớn cải cách thế giới nhân quần? Kỳ thực, thứ “triết lý sống” của một người được xem là “siêu đẳng” trong lãnh vực triết học, thì xin cho biết có đơn giản không ạ? Hay nói theo cách nói của triết thì cũng có nghĩa là đơn giản nằm trong phức tạp và phức tạp nằm trong đơn giản?
Đặng Phùng Quân: Trong một cuộc có thể gọi là phỏng vấn, hay mạn đàm cũng vậy, tôi nhấn mạnh đến “viết cũng là một hành động để biến đổi thế giới”. Tôi đã viết như thế từ lâu lắm (có thể mở dấu ngoặc, nói rõ là trong bài “Sáng tạo, Thơ” đăng trong tạp chí Vấn Đề số 40 năm 1971 do Vũ Khắc Khoan làm chủ nhiệm, in lại trong quyển Triết học và Văn chương xuất bản năm 1974). Viết trước hết đem lại sự bất ổn cho đời sống. Vận động của văn chương là cách mạng.
Khi được hỏi là có điều gì nhắn nhủ những cây viết mới, tôi nhắc đến một điều đã nói đến ở cuối quyển “Tự truyện” xuất bản năm 1997 là “thực nghiệm, khám phá ra những điều chưa hề tìm kiếm và tìm kiếm trở thành lao động. Như chữ La tinh mà Barthes, nhà phê bình nghiên cứu văn chương đã dùng là từ Sapientia. Tôi nghĩ chỉ những kẻ lạc hậu mới quanh quẩn trong xó giếng của mình, không biết học ở mình, ở người, mở rộng tầm nhìn ra thế giới”. Cuộc mạn đàm này tôi cho in lại trong quyển Tẩu khúc Văn chương/Triết lý xuất bản năm 2004.
Nguyễn Thị Thanh Bình: Thật tình mà nói, được mạn đàm với nhà văn GS triết học là một điều hết sức thú vị. Đọc sách của GS cũng vậy, hễ “thẩm thấu” được thì sẽ được hà hơi nhiều kiến thức, nhiều suy tưởng cần thiết, và chúng ta sẽ không bị mắc nghẹn bởi những chủ đề vốn dĩ khô khốc, khô khan và “cao siêu”. Vậy thì xin hỏi GS về dự thảo cho phần mục lục của cuốn Đường Vào Văn Chương: Phê bình lý trí, văn chương tập 2 sẽ như thế nào? Nghe nói sẽ có những chương bàn về những khó khăn của dịch thuật hoặc lý luận văn chương và phê bình văn học như tiểu thuyết phá thể, thơ phá thể… rất ư là hấp dẫn. Dĩ nhiên với những thuật ngữ nặng tính triết học, dịch thuật hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn gấp bội và vì thế GS phải làm gì để tìm cách khắc phục những khó khăn ấy? Cũng như nếu phải làm công việc lý luận hay phê bình văn học, người viết cần phải trang bị điều gì để có sẵn một tư thế vững vàng trong việc tiếp cận những tác phẩm khó nuốt nặng tính tư tưởng? Liệu còn điều gì GS muốn nhắn gởi tới những độc giả kén chọn luôn tìm đọc mình, những đội ngũ sáng tác trẻ, giới trẻ trí thức hôm nay hoặc ngay cả những người cùng thế hệ mình cũng đã buông bút. Một điều gì đó mà người phỏng vấn đã lỡ quên đề cập đến chăng?
Đặng Phùng Quân: Khi quan niệm văn chương như một khoa học, thì như bất kỳ khoa học nhân văn hay tự nhiên nào cũng bao gồm nhiều thành tố cấu thành. Những vấn đề hình thành tiểu thuyết, hay thơ chẳng hạn chỉ ra con đường lý luận và phê bình văn chương ra sao. Cứ tưởng tượng, một tác phẩm văn xuôi hay thơ mà không có những lý luận và phê bình làm mới, thì chỉ là những tĩnh vật chết. Cho nên phê bình lý trí văn chương, cũng có nghĩa là cho thấy lý trí văn chương của bộ óc con người ta phát triển như thế nào qua những bộ môn văn phong, ngữ nghĩa, thông diễn, ký hiệu học v.v…Đó chưa kể là quan niệm thông tục của những người làm văn, làm thơ mơ tưởng “đi vào văn học sử”, có phải là ảo tưởng không? Đó cũng là vấn đề.
Nếu có điều gì nói thêm, tôi nghĩ đến diễn giả Nguyễn Ngọc Bích trong ngày ra mắt sách Đường Vào Văn Chương đã gọi tôi là một công dân của thế giới (Weltbürger), dường như trong thời đại chúng ta, hành trình lên đường ắt hẳn phải như vậy. Một trong những công trình tôi đang tiến hành là viết Lịch sử triết học thế giới dưới lăng kính siêu quốc, phần dẫn nhập đã tải trên diễn đàn điện tử gio-o.com.
Nguyễn Thị Thanh Bình: Xin cảm ơn nhà văn Đặng Phùng Quân và tất cả những tri kỷ tri âm đâu đó đã theo dõi cuộc mạn đàm này. Khi Đường Vào Văn Chương II ra đời, chắc hẳn sẽ phải xin một cái hẹn khác với giáo sư.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Thị Thanh Bình

Nhà văn /nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, truyện dài , thơ đã xuất bản. Nguyên chủ biên khởi xướng tạp chí Gió Văn cùng với GS Đặng Phùng Quân và nhà văn Hàn Song Tường, và phụ tá chủ bút với cố nhà văn Xuân Vũ. Hiện là thành viên của Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam.
 http://www.voatiengviet.com/content/mot-gio-voi-nha-can-gs-triet-hoc-dang-phung-quan/3033076.html

No comments:

Post a Comment