Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 19 November 2016

HOA KỲ * BIỂN ĐÔNG * VIỆT CỘNG * TRUNG CỘNG

 

Friday, May 23, 2014

HOA KỲ - VIỆT NAM



Ngoại trưởng Hoa Kỳ-Việt Nam điện đàm về tình hình Biển Đông

RFA 21.05.2014
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ kerry-binhminh-622.jpg Bộ Bộtrưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hà Nội hôm 16/12/2013.
File photo 
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh vừa có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vào sáng thứ Tư 21/05 liên quan đến tình hình Biển Đông.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin này, và cho biết thêm là trong cuộc điện đàm, ông Phạm Bình Minh đã thông báo với Ngoại trưởng Mỹ những diễn tiến mới tại biển Đông liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của  Việt Nam.
Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh cũng khẳng định Việt Nam hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực.
Theo thông tấn xã Việt Nam, Ngoại trưởng John Kerry đánh giá cao sự kiềm chế của Việt Nam. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở biển Đông và coi hành động của Trung Quốc là khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Ông John Kerry cũng khẳng định lập trường của Hoa Kỳ là giải quyết tranh chấp trên biển Đông một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trung Quốc cảnh báo Mỹ

Trong khi đó tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời cảnh báo đối với Mỹ khi nói rằng các nước không nên xây dựng các đồng minh quân sự, nói thêm rằng Trung Quốc chỉ tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp chủ quyền.
Ông Tập Cận Bình đưa ra lời cảnh báo này tại diễn đàn an ninh diễn ra hôm nay tại Thượng Hải.
Mặc dù không nêu đích danh Mỹ, nhưng ông Tập Cận Bình đã nói việc gia tăng quân sự và đồng minh quân sự nhắm vào một bên thứ ba là không có lợi cho việc duy trì an ninh chung.
Washington gần đây đã gia tăng hợp tác với các đồng minh quan trọng của mình ở châu Á trong chiến lược chuyển trục chiến lược về khu vực này.
Các đồng minh quan trọng của Mỹ tại đây bao gồm Nhật Bản, Australia và Philippines. Cả Nhật bản và Philippines đều đang có những tranh chấp về chủ quyền trên biển với Trung Quốc.
Gần đây quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng trở nên căng thẳng sau khi Trung quốc đặt giàn khoan dầu HD 981 gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước. Hoa Kỳ đã gọi đây là hành đồng đơn phương, gây hấn từ Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-us-ministers-talk-about-scs-05212014121754.html




John Kerry mời Phạm Bình Minh đến Mỹ

Cập nhật: 11:56 GMT - thứ tư, 21 tháng 5, 2014
Ông Kerry trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12 năm 2013
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã mời người đồng cấp Việt Nam Phạm Bình Minh đến Washington để ‘tham vấn toàn diện về các vấn đề song phương và khu vực trong khuôn khổ mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước’, hãng tin Pháp AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói.
Thông tin này được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa hai nhà ngoại giao hàng đầu của hai nước về tình hình căng thẳng trên Biển Đông hôm thứ Tư ngày 21/5.
Theo bà Psaki thì ông Kerry đã nói với ông Minh về ‘quan ngại của Mỹ đối với hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông’.
“Ngoại trưởng Kerry đã bày tỏ quan ngại về hành động khiêu khích của Trung Quốc đưa giàn khoan và nhiều tàu chính phủ ra vùng biển có tranh chấp với Việt Nam – hành động đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và dẫn đến bạo lực đáng lên án nhằm vào các công dân và doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam,” bà Psaki cho biết.
Cũng theo nữ phát ngôn nhân này thì ông Kerry đã kêu gọi hai phía ‘kiềm chế, có những bước đi làm giảm căng thẳng... và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế’.

'Việt Nam đã kiềm chế'

Về phần mình, Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Phạm Bình Minh đã cập nhật cho ông John Kerry về việc Trung Quốc “đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.
Theo Ngoại trưởng Minh, Trung Quốc “liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn”.
"Ngoại trưởng Kerry đã bày tỏ quan ngại về hành động khiêu khích của Trung Quốc đưa giàn khoan và nhiều tàu chính phủ ra vùng biển có tranh chấp với Việt Nam – hành động đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và dẫn đến bạo lực đạng lên án nhằm vào các công dân và doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki
Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực”.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang”.
Ông John Kerry xem giàn khoan của Trung Quốc là “hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực”.
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định lập trường về việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông “một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982”.
Cũng trong cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Việt Nam nói Việt Nam “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

Căng thẳng


Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã công kích Việt Nam
Cuộc điện đàm được Việt Nam công bố dường như cho thấy cố gắng xích lại gần với Washington của Hà Nội trong bối cảnh Bắc Kinh không nhượng bộ về vụ giàn khoan.
Trong diễn biến mới nhất, Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ công kích Việt Nam.
Trả lời đài Mỹ CNN hôm 20/5, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói công ty Trung Quốc hoạt động “tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”.
“Thứ hai, đây là giàn khoan duy nhất của chúng tôi tại khu vực này. Nhưng Việt Nam đang có hơn 30 giàn khoan, đều nằm trong khu vực tranh chấp. Giàn khoan duy nhất của chúng tôi nằm ở vùng biển không hề có tranh chấp.”
Đại sứ Thôi nói tiếp: “Thứ ba, chúng tôi chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó, nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang, đây là sự thật.”
Ông Thôi Thiên Khải cũng nhắc về các vụ bạo động ở Việt Nam.
“Họ tấn công các công ty nước ngoài, đốt nhà máy, giết người vô tội. Những gì đang xảy ra ở Việt Nam cũng cùng bản chất như những gì đang xảy ra trên biển,” Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng.
Chính phủ Việt Nam cho biết đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.
Tuy vậy đến nay không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhượng bộ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140521_pham_binh_minh_john_kerry.shtml


Việt Nam cứu xét 'giải pháp quốc phòng' vụ TQ hạ đặt giàn khoan

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập lại quyết tâm sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, kể cả chủ quyền các vùng lãnh hải và biển đảo, là quyền thiêng liêng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lập lại quyết tâm sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, kể cả chủ quyền các vùng lãnh hải và biển đảo, là quyền thiêng liêng
CỠ CHỮ
Việt Nam đang cứu xét giải pháp đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế để giải quyết cuộc tranh chấp đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn về các vùng biển đang trong vòng tranh chấp giữa hai nước ở Biển Đông.

Báo Financial Times dẫn lời ông Ernie Bowers, một chuyên gia về các vấn đề Á Châu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), đánh giá khả năng Hà nội sẽ theo chân Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Quốc tế tại La Haye, là có xác suất 75% sẽ xảy ra.

Ông Bowers là người quen thuộc với cuộc tranh luận ở Việt Nam về liệu có nên tiến hành giải pháp pháp lý chống Trung Quốc hay không.

Cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã âm ỉ từ nhiều năm qua, nhưng căng thẳng tăng cao đáng kể trong 3 tuần qua, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan nước sâu khổng lồ vào Biển Đông, và lần đầu tiên khởi sự khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vì chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý.

Hôm nay truyền thông báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát, dường như muốn đẩy mạnh phương án này. Trang bienphong.com đăng bài viết với hàng tít “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để kiện Trung Quốc.” Trang mạng này dẫn lời Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ khẳng định như vừa kể.

Ông Trục nói rằng nếu Hà nội không cương quyết ngăn cản bước leo thang của Trung Quốc lần này, thì nó sẽ tạo ra một tiền lệ để Trung Quốc sau này tiến sát vào bờ biển Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng để khai thác dầu khí. Ông Trần Công Trục cho rằng vụ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một cuộc “xâm lược mềm”, rất nguy hiểm và rất khó đối phó.

Hơn 100 tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng gần giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong vùng lãnh hải Việt Nam.

Hãng tin Reuters tường thuật, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói chính phủ của ông đang cứu xét một loạt “giải pháp quốc phòng” khác nhau chống Trung Quốc, kể cả giải pháp pháp ly, sau khi Bắc Kinh di chuyển giàn khoan dầu vào các vùng biển đang trong vòng tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông.

Quyết định của Việt Nam theo chân Philippines đưa cuộc tranh chấp ra trước Tòa Án Trọng Tài quốc tế sẽ làm Bắc Kinh giận dữ. Trung Quốc vẫn muốn giải quyết tranh chấp qua các cuộc thương thuyết song phương, nhưng một số nước ASEAN, nhất là Philippines, tin rằng quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc là giải pháp duy nhất đối với các nước nhỏ trong cuộc đối đầu ở Biển Đông.

Trả lời một cuộc phỏng vấn do Reuters thực hiện qua email hôm thứ Năm, ông Nguyễn Tấn Dũng gạt giải pháp quân sự sang một bên.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Reuters, rằng liệu Việt Nam có nghĩ tới việc giải quyết những căng thẳng bằng các phương tiện quân sự. Ông Nguyễn Tấn Dũng viết:

“Quý vị hỏi về các biện pháp quân sự à. Không, Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều gian khổ và mất mát do các cuộc chiến xâm lược gây ra trong quá khứ rồi. Chúng tôi chỉ mong muốn có hòa bình và hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước.”

Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam sẽ không bao giờ là nước khởi sự một cuộc đối đầu quân sự, trừ phi bị buộc vào thế phải tự vệ.

Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng lập lại quyết tâm sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, kể cả chủ quyền các vùng lãnh hải và biển đảo, là quyền thiêng liêng.

Nhưng mặt khác, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào chống một nước khác.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã dùng những từ ngữ cứng rắn và quyết liệt hơn khi nói đến cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Ông Kurt Campbell, từng là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đặc trách vùng Đông Á, nói rằng Hoa Kỳ đã quyết định đi theo một hướng tiếp cận mạnh mẽ hơn về cái gọi là đường 9 đoạn tại Biển Đông, vạch ra vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông, bởi vì ASEAN ngày càng bực dọc hơn về tình trạng thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.

Tuần trước, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, kêu gọi Trung Quốc hãy rời các vùng biển của Việt Nam để xoa dịu cuộc khủng hoảng ở quần đảo Hoàng Sa. Lời phát biểu của Tổng thư ký ASEAN đã khơi lên một phản ứng mạnh từ Bắc Kinh, nói rằng ông Lê Lương Minh đã “làm ngơ sự thật, vi phạm lập trường trung dung của ASEAN, và đơn phương đánh đi những tín hiệu sai lạc.”

Nguồn: Reuters, Financial Times, Thanhnien, Tuoi Tr
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-cuu-xet-giai-phap-quoc-phong-vu-tq-dat-gian-khoan-vi-pham-vung-bien-vn/1921146.html



 

 Vụ giàn khoan: Mỹ ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới - Đông Á, ở Manila, Philippines. Ảnh chụp ngày 22/05/2014.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới - Đông Á, ở Manila, Philippines. Ảnh chụp ngày 22/05/2014.
Reuters

Trọng Nghĩa
Sau vụ Bắc Kinh cắm giàn khoan dầu trong vùng biển Việt Nam, trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Anh Reuters hôm 21/05/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc ra trước quốc tế. Phủ Tổng thống Mỹ vào hôm qua, 22/05/2014, đã lên tiếng hậu thuẫn cho mọi giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, kể cả việc dùng đến các thủ tục pháp lý quốc tế.

Theo hãng tin Anh Reuters, trả lời câu hỏi của báo chí về các tuyên bố mới nhất của Thủ tướng Việt Nam, ông Patrick Ventrell, một phát ngôn viên của Nhà Trắng, cho biết là Washington sẽ ủng hộ việc Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước các định chế quốc tế để giải quyết vụ Trung Quốc triển khai giàn khoan tại vùng Biển Đông mà họ đang tranh chấp với Việt Nam.
Đối với ông Ventrell : « Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định ; tôn trọng luật pháp quốc tế ; thương mại hợp pháp không bị cản trở ; và tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông ».
Trên cơ sở đó, phát ngôn viên Nhà Trắng xác nhận : « Hoa Kỳ ủng hộ việc sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao khác nhau để quản lý và giải quyết các bất đồng, bao gồm cả việc sử dụng trọng tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác. »
Trong bài trả lời phỏng vấn hãng tin Anh bằng văn bản, khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước quốc tế đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi lên khi ông xác định rằng : « Việt Nam đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm cả các hành động pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Lời dọa kiện trên đây của Việt Nam, kèm theo tuyên bố ủng hộ của Mỹ sẽ làm Trung Quốc tức giận thêm. Ngay từ hôm qua, sau tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trung Quốc đã tỏ thái độ phẫn nộ và tiếp tục cho rằng giàn khoan HD-981 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Trong thời gian qua, bất chấp các sức ép của Trung Quốc, Philippines vẫn tiếp tục xúc tiến vụ kiện Bắc Kinh ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Vụ kiện này của Manila cũng đã được Washington ủng hộ.
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140523-nha-trang-san-sang-ung-ho-viec-viet-nam-kien-trung-quoc-ra-truoc-quoc-te

 

 Tranh chấp biển đảo: Tư lệnh Mỹ tố cáo chiến lược « ăn cả » của Trung Quốc 

Đô đốc  Samuel Locklear, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương
Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương
REUTERS

Trọng Nghĩa
Nhân một diễn đàn về an ninh châu Á mở ra hôm nay, 23/05/2014 tại Manila, Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương đã nhấn mạnh nhu cầu thỏa hiệp và đối thoại giữa các bên có tranh chấp lãnh thổ tại các vùng biển Châu Á. Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền đang căng thẳng giữa Trung Quốc với các láng giềng Việt Nam, Philippines và Nhật Bản tại Biển Đông và Hoa Đông, Đô đốc Samuel Locklear đã lên tiếng cảnh báo chống lại chiến lược được ông gọi là « ăn cả (winner-take-all) » hay là độc chiếm mà nhiều nước cho là Bắc Kinh đang sử dụng.

Là diễn giả trong phiên họp về chủ đề an ninh châu Á trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới khu vực Đông Á, tổ chức ở Manila, chỉ huy trưởng Hạm đội Mỹ vùng Thái Bình Dương đã thẩm định rằng châu Á đang biến thành một khu vực bị « quân sự hóa mạnh nhất » trên thế giới hiện nay, đồng thời là vùng có tăng trưởng kinh tế rất nhanh. Tình hình đó nêu bật tầm quan trọng của đối thoại để đảm bảo sao cho tranh chấp không dẫn đến xung đột vũ trang.
Sau khi cho rằng : « Điều quan trọng nhất là ý chí tôn trọng các quy định của luật pháp, tham gia các diễn đàn quốc tế để giải quyết các vấn đề và giải quyết tranh chấp… », Đô đốc Locklear kết luận : « Ta không thể có một thái độ người thắng ăn cả. (Giải pháp cho tranh chấp) sẽ đòi hỏi sự thỏa hiệp, sẽ đòi hỏi đối thoại ».
Trong phát biểu của mình, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương đã nói đến một loạt những tranh chấp chủ quyền khác nhau ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, tồn tại từ hàng chục năm nay, nhưng đã căng thẳng hẳn lên trong thời gian gần đây trước các hành động bị đánh giá là ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, ngay cả tại các vùng biển cách xa đất liền Trung Quốc cả ngàn cây số và nằm sát bờ biển của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Sau những chỉ trích của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đô đốc Locklear dĩ nhiên đã lên tiếng bảo vệ nỗ lực của Mỹ trong việc xây dựng các liên minh an ninh ở châu Á, kể cả với các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Đối với vị Tư lệnh Mỹ, các liên minh, đó, mà một số có từ cuối Đệ nhị Thế chiến, đã bảo đảm cho an ninh toàn khu vực, và góp phần giúp khu vực cường thịnh về kinh tế. Theo ông chính Trung Quốc cũng được hưởng lợi nhờ tình hình an ninh đó, chứ không riêng gì Hoa Kỳ.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140523-tu-lenh-ham-doi-my-vung-thai-binh-duong-to-cao-chien-luoc-%C2%AB-an-ca-%C2%BB-trong-tranh-chap

 

  Hải quân Mỹ có thể xoay chuyển cục diện ở Biển Đông? 



Ảnh tư liệu: Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu USS Cowpens ở Biển Ðông, tháng 9, 2010.
Ảnh tư liệu: Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu USS Cowpens ở Biển Ðông, tháng 9, 2010.
CỠ CHỮ
Victor Beattie
— Viên tướng hàng đầu của Hải quân Hoa Kỳ nói rằng sự hiện diện ngày càng tăng của Hải quân Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang mang lại kết quả và có thể xoay chuyển cục diện, nhưng ông cũng thừa nhận rằng đó sẽ là một nỗ lực lâu dài. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, nói rằng ông hy vọng Hải quân Mỹ có thể mở rộng hợp tác với Ấn Ðộ một khi chính phủ mới ở New Delhi được thành lập.

Phát biểu hôm thứ Hai tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS ở Washington, Đô đốc Greenert nói rằng cuộc đối thoại giữa quân đội Mỹ với quân đội Trung Quốc đang mang lại kết quả, nhất là tại Biển Đông, nơi các mối căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đang leo thang.

Ông nói rằng Trung Quốc nằm trong số các cường quốc châu Á – Thái Bình Dương đã cùng với Hoa Kỳ hồi tháng trước chấp nhận Bộ quy tắc về những vụ chạm trán ngoài kế hoạch trên biển, gọi tắt là CUES, tại một hội nghị ở Thanh Đảo, Trung Quốc.

"Đã có những tình huống mà Hải quân Trung Quốc can thiệp giúp chúng tôi, khi một trong những chiếc tàu của chúng tôi bị một chiếc tàu không phải là của hải quân Trung Quốc cản đường và quấy nhiễu, thì viên chỉ huy của chiếc tàu chiến Trung Quốc nói “tôi đã nói với viên chỉ huy của tàu Mỹ và chiếc tàu đó đang đi thẳng và tăng tốc độ, các ông phải tránh ra”, và rồi viên chỉ huy của hải quân Trung Quốc lái tàu của ông ấy vào khoảng giữa của tàu Trung Quốc và chiến hạm của Mỹ. Nhiều trường hợp tương tự như vậy đã xảy ra. Chúng tôi đang bắt đầu nắm vị thế lèo lái cho cuộc diện. Theo quan điểm của tôi, chúng tôi cần có khả năng như vậy giữa lúc có những căng thẳng ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông. Chúng tôi không rời khỏi vùng đó. Họ biết rõ như vậy. Họ sẽ là những người lãnh đạo hải quân Trung Quốc. Chúng tôi tin là chúng tôi phải có cách giải quyết những vấn đề này."
 
Trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama hồi tháng trước, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Philippines.Trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama hồi tháng trước, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Philippines.

Philippines và Việt Nam nằm trong số các nước tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama hồi tháng trước, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Philippines.

Đô đốc Greenert nói rằng việc phối hợp hoạt động hải quân với Philippines ngày nay là rất tốt, nhưng hai nước sẽ phát triển khả năng phối hợp đó như thế nào là vấn đề cần phải thảo luận và có thể phải áp dụng một hiệp định thuộc loại hiệp định về qui chế của các lực lượng SOFA. Hải quân Hoa Kỳ cũng đề nghị ghé cảng Việt Nam nhiều hơn và cũng muốn thấy sự hợp tác nhiều hơn từ phía Hà Nội “một cách tích cực hơn.”

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Đô đốc Greenert cũng bày tỏ hy vọng là Hoa Kỳ có thể thiết lập lại quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Ðộ, mối quan hệ mà ông nói là hai nước đã từng có trước đây.

"Các mối quan hệ quân sự ổn định đang có sẵn với Ấn Ðộ. Chúng ta cần phải cải thiện liên lạc và phối hợp hoạt động với Ấn Ðộ. Hiện tại chúng ta có thao dượt chung với hải quân Ấn Ðộ. Có nhiều hoạt động hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu hộ, và y tế. Nhưng mục tiêu của tôi là sẽ trở lại như thời kỳ quan hệ vào giữa thập niên 2000. Chúng tôi đã có nhiều hoạt động sâu rộng trong cuộc thao dượt được đặt tên là Malabar, là cuộc thao dượt chung hàng năm với hải quân Ấn Ðộ. Chúng tôi đã thao dượt hành quân chung bằng tàu sân bay với nhau rất tinh vi, và phối hợp trên không. Tôi nghĩ rằng sẽ rất hữu ích nếu hai nước trở lại với mức độ hợp tác đó."

Đô đốc Greenert nói giới lãnh đạo mới sắp lên cầm quyền tại Ấn Ðộ có lẽ sẽ muốn có sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở tây Thái Bình Dương. Ông nói Hoa Kỳ sẽ phải chờ xem các xu hướng chính trị như thế nào, và họ mong muốn đi theo hướng nào.
 
Đô đốc Greenert nói rằng Hải quân Hoa Kỳ cam kết hoàn toàn với chiến lược tái cân bằng Á châu.Đô đốc Greenert nói rằng Hải quân Hoa Kỳ cam kết hoàn toàn với chiến lược tái cân bằng Á châu.

Đô đốc Greenert nói rằng Hải quân Hoa Kỳ cam kết hoàn toàn với chiến lược tái cân bằng sang Á châu. Ngày nay, 51 chiếc hạm trong tổng số 289 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ đang có mặt trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và con số này sẽ tăng lên thành 58 chiếc trong năm tới và 67 chiếc trước năm 2020.

Ông Greenert nói rằng 23 quốc gia tham gia cuộc tập trận chung mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ngoài khơi biển Hawaii, bắt đầu từ ngày 26 tháng 6 cho đến ngày 1 tháng 8, sẽ có hàng trăm máy bay, 40 chiến hạm, và 25.000 quân nhân, và có sự tham gia lần đầu tiên của lục quân và hải quân Trung Quốc.
 http://www.voatiengviet.com/content/hai-quan-my-co-the-xoay-chuyen-cuc-dien-o-bien-
 dong/1918708.html
 
 Mỹ muốn có mối quan hệ chiến lược với Việt Nam

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ Bảy, ngày 24 tháng 5 năm 2014

MANILA, Philippines (AP) - Ðô Ðốc Samuel Locklear, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, phát biểu như vậy khi được hỏi về việc, các quốc gia hiện đang bị Trung Quốc uy hiếp trong vùng biển Ðông, giống như Việt Nam, có thể tìm kiếm liên minh an ninh chặt chẽ hơn với Mỹ hay không.



Ðô Ðốc Samuel Locklear trả lời báo chí hôm 23 Tháng Năm tại Manila, Philippines. (Hình: AP/Photo)

Ðô Ðốc Locklear cho hay, Washington đã thành lập những mối quan hệ như vậy và cũng sẽ hân hoan chào đón mối quan hệ chiến lược với Hà Nội.

Hôm 23 Tháng Năm, lên tiếng bên lề cuộc họp mang tên Diễn Ðàn Kinh Tế Thế Giới về Ðông Á (World Economc Forum on East Asia) tại Manila, Philippines, Ðô Ðốc Samuel Locklear cũng kêu gọi các quốc gia Ðông Nam Á và Trung Quốc hãy nhanh chóng đạt thỏa thuận pháp lý về cách hành xử ở Biển Ðông để ngăn ngừa các cuộc tranh chấp biển đảo trở thành đụng độ quân sự có thể đe dọa nền kinh tế thịnh vượng của toàn khu vực.

Tư lệnh quân đội Mỹ ở vùng Thái Bình Dương cảnh cáo rằng nguy cơ có sự tính toán sai lầm dẫn đến cuộc chiến trong vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam hiện rất cao và kêu gọi cả hai phía có sự kềm chế.

Các nhà ngoại giao Á Châu đã cáo buộc Trung Quốc là luôn tìm cách trì hoãn việc khởi sự thương thảo về thỏa thuận liên quan đến cách hành xử ở Biển Ðông để có thời giờ củng cố thêm việc chiếm đóng các đảo trong vùng biển này.

Ðô Ðốc Locklear cho hay ông quan ngại về cuộc đối đầu kéo dài đã ba tuần nay giữa Trung Quốc và Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi hai quốc gia hãy giải quyết tranh chấp dựa theo công pháp quốc tế.

“Tôi có sự lo ngại sâu xa,” Ðô Ðốc Locklear tuyên bố với báo chí. “Nguy cơ có sự tính toán sai lầm, tôi nghĩ, hiện rất cao và chúng tôi khuyến khích cả hai bên hãy có sự kềm chế.”

Trung Quốc làm gia tăng tình trạng căng thẳng đầu tháng này khi kéo một giàn khoan lớn vào vùng biển của Việt Nam, vốn sau đó đưa các tàu cảnh sát biển ra ngăn chặn việc đặt giàn khoan tại nơi này.
http://www.tintuchangngayonline.com/2014/05/my-muon-co-moi-quan-he-chien-luoc-voi.html

Thursday, May 22, 2014

BÙI TÍN * HÃY GIẬT MÌNH

Hãy giật mình

CỠ CHỮ
Tình hình đất nước đang cực kỳ nghiêm trọng. Tổ quốc lâm nguy. Kẻ xâm lược lù lù trước ngõ. Cả nước bừng dậy khí thế yêu nước, quyết bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải quê hương. Đây cũng là dịp may hiếm có để lãnh đạo và toàn dân chung sức chung lòng, đồng tâm nhất trí trong một đối sách hành động chuẩn xác, trên lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại.

Mọi người Việt Nam trước tình hình hiện tại cần giật mình tỉnh ngộ.

Trước hết lãnh đạo đảng CS và toàn thể đảng viên CS, đoàn viên CS phải giật mình trước hết, để nhận ra rằng hơn 24 năm nay, đảng CS đã có quyết sách sai lầm tự chui vào cái bẫy Thành Đô năm 1990 cực kỳ thâm độc. Hãy giật mình nhận rõ bản chất nham hiểm độc ác của bành trướng Đại Hán là không có giới hạn, vừa tham lam trịch thượng, vừa lừa lọc tiểu nhân. Mỗi ủy viên Bộ Chính trị, mỗi ủy viên Trung ương đảng CS, mỗi đại biểu Quốc hội mà 90% là đảng viên CS, mỗi đảng viên CS, mỗi đoàn viên CS cần có lương tâm và tự trọng công khai xin lỗi toàn dân về quyết sách chiến lược sai lầm ở Thành Đô 24 năm về trước, dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng hiện nay và quyết sửa chữa sai lầm đó tận gốc trong thời gian sớm nhất.

Quyết sách mới dứt khoát phải là quyết sách thoát Trung, từ bỏ dứt khoát bánh vẽ 4 Tốt, 16 Chữ Vàng, giữ mối quan hệ hòa bình, láng giềng bình đẳng với Trung Quốc, kết mối quan hệ bạn bè thân thiết và đi đến liên minh toàn diện với Philippines, Malaysia, Indonesia … trong ASEAN, với Ấn Độ, Nhật Bản ở châu Á, với Liên Âu, Úc , và đặc biệt là với Hoa Kỳ, nước đang đương đầu với sự trỗi dậy mang tính chất bá quyền của TQ.

Cần nhận rõ Trung Quốc không có gì đáng sợ. Xưa kia đã vậy, ngày nay càng như vậy. Nước Trung Hoa đại Hán tộc từng bị Nguyên Mông cai trị gần trăm năm, gần đây còn bị nhà Mãn Thanh nhỏ bé thống trị. Không có nước nào trong thế kỷ XX lại để cho “người cầm lái vỹ đại” giết hại đến hơn 60 triệu người dân nước mình trong “bước đại nhảy vọt” và “cuộc cách mạng văn hóa vô sản“, vậy mà kẻ giết người hàng loạt, kẻ cầm đầu tội diệt chủng ấy vẫn còn được coi là lãnh tụ vĩ đại.

Hơn một tỷ dân Trung Quốc vẫn còn mê muội thê thảm giữa thế giới văn minh. Ngày nay Trung Quốc đang mất ổn định lớn, mâu thuẫn các dân tộc dai dẳng, nội bộ hục hặc, bị cả thế giới dân chủ kiềm chế, không dễ gì bắt nạt được các nước xung quanh. Trung Quốc từng gây sự với Liên Xô, với Ấn Độ, khiêu khích Nhật Bản, đe dọa Philippines, luôn ở trong tình trạng bị ngăn chặn và cô lập, hầu như không có bạn thân nào, ngoài nước Cuba đói nghèo ở xa và Bắc Triều tiên ở gần lại là ông bạn gây phiền toái nhất.

Ngoài đảng CS cần phải biết giật mình tỉnh ngộ, cả tầng lớp trí thức dân tộc trong thời gian qua, nhất là trong hơn 24 năm qua, cũng cần giật mình nhận lỗi với toàn dân là đã lơ đễnh, vô trách nhiệm để cho lãnh đạo đảng CS xỏ mũi dẫn dắt cả dân tộc vào ngõ cụt mà không biết tập họp nhau lại để can ngăn, phản đối. Trí thức là kẻ sỹ có hiểu biết sâu rộng, biết chân lý và lẽ phải, có trí tuệ và tâm huyết, phải là đuốc tuệ, là đèn pha soi đường cho dân tộc. Trí thức đã buông trôi tình thế.

Để sửa chữa sai lầm của phần mình, tầng lớp trí thức, kẻ sỹ dân tộc lúc này cần khẩn cấp tụ họp, bàn luận, lên tiếng, chỉ ra con đường sáng duy nhất đúng đắn hợp thời là thực hiện đầy đủ Dân chủ và Pháp quyền ở trong nước, thực hiện liên minh chặt chẽ với mọi nước dân chủ thật sự ở bên ngoài. Đây là cuộc bẻ lái hoành tráng, dũng cảm, khẩn thiết lúc này. Phải rất quả đoán khai thông con đường sáng sủa này.

Đảng CS đã tỏ ra vô trách nhiệm, tại Hội nghị Trung ương 9 lại đi bàn về văn hoá, về các văn kiện và bầu nhân sự cho Đại hội XII sẽ diễn ra 2 năm nữa, không bàn gì đến tình hình nước sôi lửa bỏng ở biển Đông. Rõ ràng họ chỉ như đám kỳ mục xôi thịt ở đình làng thuở xưa, những hương lý cường hào hủ lậu, chỉ lo chức tước, đánh chén, giành phần thủ lợn hay chân giò, y như nhà văn Nguyễn Công Hoan từng mô tả.

Việc bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước phồn vinh, văn minh, hạnh phúc là công việc chung của toàn dân, không phải của riêng một đoàn thể, đảng phái nào. Đặc biệt là giới trẻ hãy đi đầu trong cuộc đấu tranh thực hiện sự chuyển đổi cả hệ thống chính trị cũng như về chính sách đối nội và đối ngoại như trên.

Mọi người Việt Nam chúng ta cần nhận ra sai lầm vô trách nhiệm của mỗi người để chung sức tìm ra lối thoát cấp bách, chuẩn xác cho đất nước, cho nhân dân.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ

Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/hay-giat-minh/1918814.html:

TƯỞNG NĂNG TIẾN * DƯỚI LỚP TRO TÀN

Dưới Lớp Tro Tàn


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến


“Cùng với các tổ chức Xã Hội Dân Sự khác, Lao Động Việt cần phải được công khai hoạt động tại VN để hướng dẫn cho công nhân, từng bước thành lập các nghiệp đoàn của mình.”
Trần Ngọc Thành (Chủ Tịch Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do)
Báo Người Việt, số phát hành vào ngày 14 tháng 5 năm 2014, có phóng sự (“Đến Bình Dương Sau Ngày Công Nhân Biểu Tình Bạo Động”) của ký giả Phùng Thức – gửi từ Việt Nam – với bức ảnh đính kèm, cùng với ghi chú: Những biểu ngữ đơn sơ và đống tro tàn bạo động đêm 13 tháng 5 của công nhân Bình Dương.
 Hai hôm sau (xem chừng “đống tro tàn” đã nguội) nên cũng trên diễn đàn này, lại có bản tin ngắn, với sự “khẳng định” (nghe) chắc như bắp của một quan chức cao cấp của Việt Nam:
 
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư đã ký một văn bản gửi các sứ quán, các hiệp hội doanh nghiệp ngoại quốc, khẳng định: Bạo động trong thời gian vừa qua là tự phát và có yếu tố kích động. Nhà cầm quyền Hà Nội “rất lấy làm tiếc” và đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn ngay lập tức các hành động bạo động, bảo đảm điều đó sẽ không tái diễn.
Dân Việt vốn can đảm, và tôi cũng đã có hân hạnh quen biết rất nhiều người rất gan dạ nhưng chưa thấy ai “liều lĩnh” cỡ như nhân vật Bùi Quang Vinh này:
 


“Nhà cầm quyền Hà Nội ‘rất lấy làm tiếc’ và đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn ngay lập tức các hành động bạo động, bảo đảm điều đó sẽ không tái diễn.
Ông Bộ Trưởng – rõ ràng – đánh giá hơi quá cao về khả năng đàn áp của “nhà cầm quyền Hà Nội,” và dường như không biết gì ráo trọi về đời sống của giới công nhân Việt Nam hiện nay. Để rộng đương dư luận, xin xem qua đôi lời tâm sự của một độc giả (có bút danh là Rùa Vàng) đăng trên blog Hiệu Minh – vào hôm 13 tháng 5 vừa qua:
 
“Rùa làm việc tại công ty D.A gia công đồ gỗ xuất khẩu cho Plantation Grown Timbers của Úc, ông chủ lâu lâu xuống xưởng một lần, lần nào ông xuống lại nổi cơn lôi đình, quát mắng, chửi bới lung tung vì những lý do hết sức lãng xẹt. Một hôm ông ta chửi một công nhân có kinh nghiệm 10 năm làm gỗ, sau 30 phút lăng mạ ông ta đuổi việc người công nhân đó luôn. Gần như ko có ai trong số khoảng 150 người từ quản đốc đến công nhân không bị chửi.
Buổi sáng khi mặt trời còn đang bận tiễn chân chú Cua rời WB, thì ở Bình Dương công nhân đã lò mò thức dậy đi làm, tối mặt trời lặn lâu lắm rồi họ mới về nhà. Trên đường về ghé qua chợ đêm mua đại cái gì đó rồi nấu cơm, ăn uống tắm giặt nữa là đến 21h. Trong nhà ko ti vi, báo chí và chẳng có đồ đạc gì có giá trị, ngoài mấy chiếc xe đạp, một nồi cơm điện, một bếp ga mini, một bình nước lọc. Đời sống công nhân đơn điệu và buồn tẻ một cách kinh ngạc. Chỉ lâu lắm mới có một đoàn pê đê đến biểu diễn ở ven KCN họ mới có dịp kéo nhau đi chơi.
Về lương, em mới vào làm lương 870.000đ một tháng, ngày nào cũng tăng ca đến 20h tối mới về và làm 4 chủ nhật, tiền công tháng đầu tiên em kiếm đc 1.200.000đ. Tháng thứ 2 lương cơ bản sẽ lên 960.000 ngàn, những tưởng tháng này kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng tháng đó giám đốc kêu công ty lỗ nay giảm lương, ai muốn làm thì làm không làm thì thôi, vậy là tháng thứ hai em cũng chỉ kiếm đc 1.200.000 ngàn.”
Số tiền lương quá khiêm tốn, như trên, đã khiến nhiều người phải trải qua những cảnh đời vô cùng nghiệt ngã:
“Tôi lấy vợ được 4 năm rồi. Cô ấy là người ở vùng núi Vĩnh Cửu (Đồng Nai), làm chung công ty với nhau. Vẫn biết đời sống khó khăn nên hai người chỉ biết nương nhau mà sống. Từ hồi bé Trà My ra đời, cuộc sống của hai vợ chồng càng cơ cực hơn nữa vì nhiều chi phí phải dành cho con như tiền sữa, tiền bột, tiền quần áo, đồ dùng cho trẻ… mà vợ thì phải nghỉ làm ở nhà trông con. Khi bé được đúng 1 tuổi, vợ chồng đành phải gửi con ở nhà trẻ tự phát gần khu trọ để đi làm chứ một mình tôi lo không xuể.

Mấy ngày đầu, bé xa cha mẹ nên khóc suốt, lại không ăn uống gì nên người cứ lả đi, rồi ốm. Thế là lại xin nghỉ, cả hai đưa con đi Bệnh viện Nhi đồng 1 dưới quận 10 mà cả nhà chỉ còn hơn 600 ngàn đồng. Vừa đợi khám bệnh cho con, vừa lo lắng không biết có đủ tiền hay không nữa. Thấy vậy, cả hai chỉ biết quay đi, nhìn con mà rơi nước mắt. Như hiểu được nỗi lòng của vợ chồng tôi, có một bác bán cà phê cóc ở cổng bệnh viện bảo, nếu thiếu tiền khám bệnh cho con thì cứ sang bên Bệnh viện Chợ Rẫy mà bán máu kiếm tiền, dễ lắm. Hỏi kỹ ra mới biết, mỗi lần đi bán máu như vậy thu được gần 500 ngàn đồng mà cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bán. (Khánh Hoà, “Nghiệt Ngã Phận Đời Làm Công Nhân,” báo Dân Việt 16 tháng 02 năm 2014).
Bán máu, tuy thế, vẫn chưa phải là bước đường cùng. Đôi lúc, không ít nữ công nhân còn phải bán dâm để sinh tồn – theo tường thuật của ký giả Nguyễn Bay, báo Tuổi Trẻ Online:
“Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng...”
“Gần một năm nay, các ‘chiếu’ giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân... Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’.... Tiền công 10.000 - 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công .. làm thợ.”
 Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nào nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM:
“Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được”.


Khu nhà trọ nam công nhân rách nát gần cổng Khu công nghiệp Tân Tạo -
"điểm hẹn" của những "chiếu giác hơi" công nhân - Ảnh và chú thich: N.B.
Từ nhiều năm trước Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã đưa ra một nhận định rất buồn:
“Việt Nam đã bỏ cuộc trong cuộc chạy đua tri thức và kỹ thuật, hoạt động kinh tế chỉ còn tập trung trong các ngành đòi hỏi những kỹ năng thấp (đồ gỗ, may mặc, giầy dép, thực phẩm …). Những sản phẩm này đang bị cạnh tranh rất gay gắt từ những quốc gia chậm tiến sẵn sàng chấp nhận đồng lương rẻ mạt.”
Tôi còn không tin rằng giới lãnh đạo Việt Nam đã từng có lúc cố gắng (trước khi bỏ cuộc) “chạy đua tri thức và kỹ thuật” với những quốc gia lân cận. Bằng chứng là hiện nay chúng ta vẫn chưa tự làm nổi cái đinh vít cho ra cái đinh vít – theo như tường thuật của ký giả Quang Đông, báo Tiền Phong!
Mọi chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước đều thiển cận (theo kiểu mì ăn liền) nên chỉ chuyên chú vào việc khai thác ngay mọi tài nguyên thô sẵn có, cũng như nhân nguồn lực rẻ mạt của công nhân – kể cả lao động nước ngoài – để “vét” cho thật nhiều và thật nhanh thôi.
Người bị vơ vét – lúc cần mua một cái toa thuốc cho con khi đau ốm, hay một món tiền nhỏ gửi cho bố mẹ già ở quê nhà – phải đi bán máu, hoặc bán dâm. Kẻ có quyền vơ vét thì mua được mọi thứ.
Họ mua  “rau sạch ở Thiên Đường Xanh; đồ Tây lấy ở cửa sau khách sạn Sofitel ; bánhngọt ở LIndochine ; bánh bao hiệu Tâm Tâm, bánh mì ở Hilton cạnh Nhà hát lớn ; đường, dấm, muối, xì dầu và gạo Thái Lan ở Westside, ốc lại lên tận Tây Hồ, còn đồ khô đến chợ Hàng Bè...” – theo như lời của nhà văn Phạm Thị Hoài.  
Họ cũng có thể thưởng thức những tách cà phê hay những tô phở trị giá  (cỡ) ... nửa triệu đồng, tương đương với tiền lương hàng tuần của một công nhân!
Tôi không tin rằng hiện trạng chênh lệch bất công này sẽ kéo dài được mãi. Tôi cũng không nghĩ rằng những đống tro tàn sau những đám cháy vì bạo loạn ở Bình Dương đã hoàn toàn nguội lạnh, và nhà đương cuộc Hà Nội vẫn cứ có khả năng “triển khai các biện pháp để ngăn chặn ngay lập tức các hành động bạo động, bảo đảm điều đó sẽ không tái diễn ” – như lời hứa hẹn của ông Bộ Trưởng Kế hoạch / Đầu Tư, vào hôm 16 tháng 5 vừa qua.
Bên dưới lớp tro tàn hiện nay (e) vẫn còn những hòn than vẫn đang âm ỉ cháy. Trong tương lai gần không cần đến cái một giàn khoan dầu, một cái “tầu lạ” xuất hiện ở lãnh hải Việt Nam (hay sự kích động của bất cứ “kẻ xấu” nào) mà chỉ cần một cơn gió thoảng cũng vẫn có thể bùng lên những ngọn lửa bạo loạn ở rất nhiều nơi.
Hơn mười năm trước tướng Trần Độ đã có lời cảnh báo:”Đổi mới hay là chết.” Dường như, giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay đã nhất định tìm ... cái chết! 

LÊ DIỄN ĐỨC * NGA & TRUNG QUỐC

Lên Mặt Trăng hoặc là qua Trung Quốc

Wacław Radziwinowicz - Gazeta Wyborcza - Lê Diễn Đức dịch
 
Chuyện đe doạ ưa thích của Moscow là công bố kế hoạch của mình di chuyển đồ chơi từ sân chơi cát châu Âu qua Trung Quốc.
 
Bắt đầu từ hôm qua, hai ngày viếng thăm của Vladimir Putin ở Trung Quốc - như các phương tiện truyền thông chính thức của Moscow loan tải - được cho là một bước đột phá, như thường lệ. Cuộc viếng thăm muốn cho người Nga thấy rằng họ có thể huýt sáo cho các biện pháp trừng phạt của phương Tây, và cho người châu Âu biết rằng Nga có một đối tác mạnh mẽ ở phía Đông, sẽ không đến tiền bạc của họ cho khí đốt.
 
Bởi vì chính khí đốt của Nga - đặc biệt là việc ký kết hợp đồng 30 năm cung cấp 38 tỷ mét khối cho Trung Quốc - sẽ là tâm điểm của chương trình chuẩn bị cổ vũ cho trái tim của người Nga và nghiền nát trái tim sợ hãi của người châu Âu.
 
Tuy nhiên, Putin, ít nhất cho tới giờ, đang đâm đầu vào Vạn Lý Trường Thành, bởi vì... người Trung Quốc rất chặt chẽ. Họ sẽ mua khí đốt, nhưng không phải vì để khai thác tốt "đối tác" trong trò chơi của nó với phương Tây, mà vì bản thân mình - đó là với giá rất rẻ.
 
Họ không giống như người châu Âu phải chịu nhân nhượng với Nga. Khí đốt của nền kinh tế phát triển nhanh chóng của họ đã sẵn sàng có người cung cấp - chẳng hạn như Turkmenistan hay Hoa Kỳ. Bản thân họ cũng trái ngược với người Nga, khí đá phiến sét gần đây được coi là một huyền thoại được phát minh bởi những kẻ thù của Gazprom, đang có xu hướng phát triển sản xuất.
 
Một số nhà bình luận Nga cảnh báo rằng giấc mơ của Moscow về một liên minh với Bắc Kinh chỉ là một ước mơ. Tờ báo uy tín "Vedomosti" đã viết ngày hôm qua rằng Trung Quốc có truyền thống cổ xưa, với cảm nhận quyền lực phát triển của nền kinh tế và trọng lượng chính trị sẽ không bao giờ coi Nga là đối tác bình đẳng của mình, cao nhất chỉ là nhà cung cấp nguyên liệu.
 
Những nhà lãnh đạo của Nga hành xử rất nhiều thời gian gần đây như các bé trai nổi khùng lên vì bị xúc phạm, đe doạ sẽ đưa đồ chơi đến sân chơi cát khác. Với Mỹ cũng không suôn sẻ.
 
Chịu trách nhiệm về công nghiệp quốc phòng và - như ở đây người ta thường nói - và "chinh phục không gian", Dimitri Rogozin, Phó Thủ tướng, vô địch lộng ngôn, đổ lỗi cho NASA của Mỹ rằng, NASA không muốn hợp tác với Nga. Ông ta đe doạ rằng,  một Moscow bị xúc phạm bằng lệnh trừng phạt "sau năm 2020" sẽ ngừng bay trong quỹ đạo xung quanh Trạm vũ trụ quốc tế Trái đất. Nhưng đây là một công ty liên doanh, trong đó ngoài Nga, tham gia còn có Mỹ, EU, Nhật Bản và Canada, tức là cả thế giới, mà ngày nay đang cố gắng làm tổn thương người Nga.
 
Bỏ sân bay vũ trụ, nước Nga với tất cả sức mạnh của ý tưởng chinh phục không gian và lực lượng trí thức, sẽ tiến tới - như ông Phó Thủ tướng vũ trụ khẳng định - "những dự án thú vị".
 
Nhờ đó mà sau 15-20 năm nữa, người Nga sẽ có ở Mặt Trăng cơ sở và sẽ làm những việc người ta làm trên Trái Đất, tức là sẽ khai thác các tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh của địa cầu chung ta.
 
Là những thứ gì - thật khó nói. Đường ống dẫn khí đốt Lunar Stream có lợi thế là bỏ qua Ukraina, nhưng chi phí nhiều hơn một chút so với North Stream. Thậm chí  với vận chuyển vàng qua 400 nghìn dặm của không gian dường như phải chịu phí tổn nhiều lần hơn là giá trị của nó.
 
Và chuyện gì sẽ xảy ra với các phi hành gia tội nghiệp của NASA, khi nước Nga bằng tất cả sức mình hướng tới các dự án mơ ước. Rogozin chế nhạo rằng khi trạm vũ trụ Hoà Bình không còn mang họ nữa, "người Mỹ sẽ nhảy tới các trạm quỹ đạo bằng dù".
 
Trong thực tế, tất cả là chuyện hài hước. Trạm không gian quốc tế sau năm 2020 có thể sẽ không còn được khai thác. Và người Mỹ sau một năm rưỡi nữa sẽ bay vào quỹ đạo, không phải bằng tàu vũ trụ Hoà Bình chở ba người, mà bằng Dragon chở bảy người - SpaceX, của một công ty tư nhân, đã được thử nghiệm thành công hai năm qua như một chiếc phà vận chuyển hàng hóa cung cấp cho nhà ga vũ trụ.
 
Người Nga có ít may mắn để bay lên Mặt Trăng vì thiếu ngay cả tên lửa nặng vận chuyển Angara, đã từng bay vào không gian chín năm trước đây, nhưng chưa bay đuợc và không biết khi nào có thể.
 
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
--------------------------------------------------------------------
Được dịch từ tiếng Ba Lan bài viết đăng trên nhật báo Ba lan Gazeta Wyborcza ngày 20/05/2014 tại link:
 

VIETTUSAIGON * CHIẾN TRANH VIỆT TRUNG ?

Chiến tranh Việt – Trung, có hay không?


Hiện tại, nhắc đến đề tài chiến tranh là điều hoàn toàn không nên, bởi tai ương này đã đến quá gần và có thể nổ ra bất kì giờ phút nào trên dải đất hình chữ S này. Nhưng nếu không nhắc đến nó cũng không được, vì đó là một thực tế mà mỗi người cần phải chuẩn bị và chọn cho mình một tâm thế cũng như một sự chuẩn bị khả thể nhất cho mạng sống và tính mạng cộng đồng, quốc dân.


Khi tôi viết những dòng này, không phải dựa trên dữ liệu những bức ảnh về quân đội và vũ khí của Trung Quốc đang dịch chuyển dần về biên giới Đồng Đăng, cũng không dựa trên chuyện giàn khoan HD 981, vì những chuyện đó đã là bài ngửa, không cần đoán hay phân tích nữa. Vấn đề tôi muốn nói đến ở đây là phe trục và bí mật khí tài.
Cũng xin nhắc lại một vấn đề trong chiến tranh mà đúng hơn đó là một bài học xương máu; Trung Quốc có địa hình hiểm trở không kém gì Việt Nam, điều này nói lên rằng trong chiến lược và địa hình, quân Tàu Cộng không phải là loại quân không biết đánh du kích hoặc lơ ngơ với chiến trận núi non, rừng già. Bộ đội Việt Nam sẽ rất khó khăn để đối phó với lực lượng chuyên đánh trận theo địa hình này của Trung Cộng, bằng chứng là năm 1979, họ đã tiến sang các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và chốt ở đó khá lâu.
Về chiến trận trên biển, yếu tố chiến thuật và kĩ thuật khí tài lại đặt lên hàng đầu, khác xa với chiến trận rừng núi. Trận Gạc Ma 1988 và giàn khoan HD 981 đang diễn ra ít nhiều cũng chứng minh được vấn đề kĩ thuật khí tài vô cùng quan trọng. Nó quyết định thành hay bại, sinh hay tử, giữ được nước hay mất nước.

Ở trận Gạc Ma 1988, kẻ cướp đã mang súng vào tận nhà, dí súng vào đầu, không thể bảo chúng ta giữ hòa hiếu, tôn trọng luật pháp quốc tế nên không nổ súng nhưng vẫn bảo vệ được chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, lập luận như vậy là láo toét. Chúng ta đã mất 64 chiến sĩ, mất 64 cơ số vũ khí và mất đứt bãi đá ngầm Gạc Ma mà hậu quả của nó thì đến bây giờ, nó trở thành một điểm mới để phóng hải đồ và là quân cảng của Trung Cộng trong một ngày gần đây. Rõ ràng trận Gạc Ma 1988 Việt Nam đã thua đau đớn và uổng phí một sự hy sinh xương máu của 64 người con nước Việt bởi không có tầm nhìn quân sự, chiến lược và không lượng được sức, hay nói khác là không đủ khí tài và chiến thuật, thua!

Hiện tại, vụ giàn khoan HD 981, chưa bàn gì về chuyện luật pháp quốc tế hoặc chiến lược quốc gia. Vì muốn bàn về một tòa án quốc tế, phiên tòa quốc tế, cần phải nhớ là ít nhất Việt Nam cũng không ở thế lép vế về mặt quân sự. Chính yếu tố này sẽ thúc đẩy sự công tâm ở phiên tòa quốc tế. Bởi vì xét cho cùng, nếu tương quan lực lượng của Việt Nam và Trung Quốc là 50/50, thế giới, giới quan sát mới lo sợ một cuộc chiến tranh khu vực nổ ra. Ngược lại, nếu tương quan lực lượng quá so le, chuyện một phiên tòa hình thức (thậm chí) để hợp thức hóa tài sản của kẻ cướp và an ủi kẻ thua trận là chuyện rất có thể. Vì nếu xử ra, công bố Trung Quốc sai, nhưng Trung Quốc vẫn khư khư dùng quân sự và thậm chí lăm le chuyển quân sang Việt Nam, nguy cơ chiến tranh khu vực xãy ra thì xử làm gì nữa!
Và tất cả mọi biểu hiện cũng như khả năng phản ứng của Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại chỉ cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang đứng ở vế dưới, đang ngày càng lún sâu vào thế đuối, hết đường gở. So về tương quan lực lượng (dù không đánh), lẽ ra nước bị cướp phải đưa ra lực lượng hùng hậu để thị uy và tạo thế áp đảo trong thương thảo, đối thoại. Đằng này, Việt Nam không những không thị uy được mà còn tỏ rõ sự yếu nhược của mình trước kẻ xâm lăng. Tôi tin là nếu Philipines hay bất kì nước nào có quyền lợi trên biển Đông nếu bị Trung Quốc xâm lăng, họ sẽ không yếu đuối và chịu nhục như Việt Nam, ít nhất họ cũng cho thấy được sức mạnh của họ. Vì sao lại có chuyện như thế?

Vì Việt Nam có 3 yếu tố chi phối mà chắc chắn là ba yếu tố này tồn tại thì Trung Quốc sẽ dễ dàng lấy từng phần lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam: Phụ thuộc và nợ nần Trung Cộng; Tham nhũng tàn bạo; Giới cầm quyền quá yếu kém và vẫn chưa thoát khỏi tình trạng dốt nát từ trung ương xuống địa phương.
Vấn đề phục thuộc và nợ nần Trung Cộng sẽ khiến cho nhà cầm quyền Việt Cộng lo sợ một cuộc “bạch hóa” từ phía Trung Cộng và luôn cúi luồn Trung cộng cho qua chuyện. Vấn đề tham nhũng đã đưa đất nước đến chỗ nghèo nàn, tiền mua khí tài và đầu tư nuôi quân, chuyên nghiệp hóa quân đội bị nuốt chừng vào túi quan tham, hệ quả là như đang thấy, khí tài Việt Nam quá lạc hậu so với Trung Quốc.


Đừng nói chi đến hai chiếc tàu ngầm hạng kilo vừa mua của Nga, cả hai chục chiếc như thế cũng chưa chắc địch nổi với cả một binh chủng tàu ngầm khủng của Trung Cộng! Và tình trạng dốt từ Trung ương xuống địa phương đã không cho ra được những giải pháp khả dĩ để đánh kẻ xâm lược mà vô hình trung, sự cộng hưởng cái dốt đã đẩy bộ máy trung ương tập quyền vào cảm giác hoang mang, sợ hãi và tư thủ, chưa thấy giặc đã lo ôm tài sản cất giấu và bỏ chạy.
Vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phòng vấn khá hay, khá quyết liệt, trong đó có một ý nói lên tất cả: “Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam. Chúng tôi đã công khai điều này rất nhiều lần với thế giới!”.
Thử hỏi: Vũ khí của Việt Nam có bao nhiêu phần trăm mua của Nga? Chắc chắc là không dưới 80%. Trong khi đó, Nga chọn đứng về phía Trung Quốc, như vậy, bí mật khí tài của Việt Nam còn ra trò trống gì nữa đối với Trung Quốc? Và một khi Việt Nam không tham gia liên minh quân sự, cũng đồng nghĩa với không bao giờ có chuyện mời Mỹ hay Nhật hay bất kì nước nào cố vấn hoặc hỗ trợ quân sự, như vậy, với vũ khí hiện tại, đánh được mấy ngày với Trung Quốc?


Và một khi kĩ thuật khí tài quá thua kém, liên minh quân sự không có, nếu đánh nhau, chỉ dựa hoàn toàn vào yếu tố con người, liệu sự gan dạ, dũng cảm và quyết tâm hy sinh cho tổ quốc của các chiến sĩ Việt Nam có ý nghĩa gì trước các khối sắt, thép biết nói chuyện của kẻ thù? Và có bao nhiêu nhân mạng con em Việt Nam mang ra để nướng trên chiến cuộc này?
Đến đây, chắc có lờ mờ cũng nhìn thấy được bức thông điệp của ông thủ tướng Dũng là gì rồi! Đừng vội mừng! Mà cần suy nghĩ nhiều hơn về cuộc cờ đầy tiền, máu và nước mắt đang sắp đến hồi cao trào này! Và đến đây, xin trả lời câu hỏi bên trên: chắc chắn có chiến tranh Việt – Trung. Và thắng thua cũng đã xếp đặt cả rồi, kẻ thắng làm gì, người thua về đâu, nghe ra cũng đã có bài bản cả rồi!

THÁI TRONG HUY * QUÂN SỰ VIỆT TRUNG

Vài phân tích về quân sự Việt - Trung
***


1/. Đường lối chiến tranh Việt Nam nhanh nhạy và biến hóa.

Trong cuộc trao đổi mới đây, khi được hỏi về việc các nước như Mỹ, Nhật Bản, Nga sẽ “cản trở” Trung Quốc trong vấn đề biển Đông hay không, PGS-TS Trần Lê Bảo – Chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc và Châu Á, cho rằng các nước này can thiệp mạnh hay không trước hết là vấn đề quyền lợi của quốc gia họ. Sau là những chiến lược của họ nhằm liên thủ chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vấn đề là không có kẻ thù suốt đời mà cũng chẳng có bạn mãi mãi.

So sánh về tiềm lực quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo ông Bảo, cho dù Việt Nam có hệ thống phòng thủ rất mạnh ở bờ biển nhưng cũng khó so bì được với Trung Quốc. Trung Quốc có đội tàu biển các loại quá đông đảo. Các phương tiên vũ khí chiến tranh vừa ăn cắp mẫu vừa sản xuất đã rất hiện đại về các loại tên lửa, các loại máy bay, kể cả những vũ khí vũ trụ bắn hạ các vệ tinh cũng rất đông đảo và tinh vi...

Bên cạnh đó, Trung Quốc luôn cậy số đông. Trước đây Mỹ cũng vậy.

Tuy nhiên, bàn về ý chí, năng động sáng tạo và đường lối chiến tranh nhân dân của Việt Nam, ông Bảo đánh giá khó có đất nước nào nhanh nhạy và biến hóa tốt như vậy. Trong những cuộc chiến tranh trước với các nước hùng mạnh, Việt Nam không bị phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí. Tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng của Việt Nam là thứ vũ khí đáng sợ nhất đối với kẻ thù.

Nhận định diễn biến mới sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan tại vùng biển Việt Nam, dư luận lo ngại có thể xảy ra một cuộc xung đột ở biên giới đường bộ? Về việc này ông Bảo nhận định, đánh bằng đường bộ chắc khó xảy ra nhưng quấy rối thì khả năng vẫn có.

Trước đó, cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc cũng đánh giá cao tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Dy cho rằng dù mạnh đến đâu thì Trung Quốc cũng có “gót chân asin”.

Rồng thời Trần
 
2/. Những điểm yếu của quân sự Trung Quốc

Đầu tiêndễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc về mặt quân sự ở biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý. Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại biển Đông, chiến đấu cơ Trung Quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến.

“Chính vì vậy, theo dõi trên báo chí Trung Quốc tôi thấy Bắc Kinh đang loay hoay tìm cách khắc phục “tử huyệt” này bằng cách đóng tàu sân bay và huấn luyện tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ. Cả 2 việc này Trung Quốc đã và đang làm, việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động còn phải cần thời gian, không phải cứ muốn là được. Còn hoạt động huấn luyện cơ động tác chiến đường dài cũng như tiếp dầu cho chiến đấu cơ thì hiện chưa có thông tin nào cho thấy là Trung Quốc đã làm xong” – nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nói.

Thứ hai, điểm yếu nổi bật của Trung Quốc ở biển Đông chính là tính phi nghĩa trong các hoạt động quân sự của họ, Bắc Kinh không chỉ tuyên bố và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” với hầu hết diện tích biển Đông nên việc Trung Quốc chủ động gây căng thẳng hoặc tìm cách khiêu khích xung đột quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, các nước trong khu vực…

Chúng ta đều biết quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cách đảo Hải Nam, Trung Quốc rất xa, nhưng vì tham vọng bành trướng lãnh hải cũng như sức mạnh quân sự trên biển xuống hướng Nam, Bắc Kinh cố sống cố chết để tuyên bố cái gọi là chủ quyền đối với 80% diện tích biển Đông thông qua đường lưỡi bò phi pháp do họ tự nhào nặn. Điều này dù họ có cố tình lấp liếm bằng lý do gì cũng không thể che dấu được.

Mặt khác ông Dy cho rằng, biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay, nơi các cường quốc lớn trong khu vực tuyên bố có lợi ích, lợi ích cốt lõi hoặc mối quan tâm đặc biệt. Theo ông Dy, Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ nhảy vào cuộc bằng cách này hay cách khác chứ họ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

Thứ batàu của Trung Quốc sẽ là miếng mồi ngon cho tên lửa và không quân của các nước có liên quan. Nhiều nguời còn nhớ, trong cuộc chiến tại quần đảo Falkland năm 1982 giữa Arhentina và Anh, chỉ cần một quả tên lửa đất đối hạm, Arhentina đã bắn chìm một thiết giáp hạm 10000 tấn tối tân của Anh.

Thứ tư, điểm yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần người lính. Lính Trung Quốc hiện nay thường được gọi là ‘lính con một”. Hơn 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ 1 con.

“Lứa tuổi trên 18-20, tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay thuộc loại “con độc nhất”. Không nói cũng rõ, những cậu con một này đã được “6 người lớn chăm sóc, nâng niu” từ lúc mới lọt lòng cho tới khi đến tuổi trưởng thành. (6 người là hai bố mẹ, hai ông bà nội, hai ông bà ngoại) cậu nào, dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay còn nghèo cũng đều được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng đủ đường.

Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần  phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những “cậu ấm độc nhất” đó nói chung rất kém. Và điều quan trọng nữa là cuộc xung đột ở Biển Đông nếu có xảy ra thì là hoạt động quân sự phi nghĩa của Trung Quốc, nhất định sẽ bị dư luận tiến bộ trong nước và trên thế giới lên án. Ngoài ra, những thanh niên Trung Quốc bây giờ có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trong và ngoài nước hơn các thế hệ trước, nên họ không dễ bị lừa bịp, o ép” – nhà nghiên cứu Dương Danh Dy phân tích.

Rồng thời Lý

STEVE FINCH * CHẾ ĐỘ SUP ĐỔ



CHẾ ĐỘ SUP ĐỔ NHANH CHÓNG
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Steve FinchForeign Policy


HÀ NỘI , Việt Nam – Giữa lúc các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đang lan rộng tại Việt Nam thì các nhóm đối lập ủng hộ dân chủ trong nước cũng lặng lẽ xây dựng lực lượng.





Sài Gòn ngày 18 tháng 5, 2014. Ảnh: FB Lạc giữa SG


Khi nhà báo Phạm Chí Dũng bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào tháng Mười Hai vừa qua, ông đã rất tức giận và công bố lá thư bỏ đảng lên Internet. Một trong những nhân vật bất đồng chính kiến ​​có tiếng tại Việt Nam, ông Dũng cáo buộc ĐCSVN bất lực trước vấn nạn tham nhũng tràn lan và tiếp tục chiếm giữ độc quyền chính trị chống lại ước muốn của số đông người Việt Nam. “Chưa bao giờ các nhóm lợi ích kinh tế và nhóm thân hữu chính trị, cũng như sự cấu kết giữa hai nhóm này lại biện chứng và sâu đậm đến mức bất chấp dân tình đến như vậy”, ông viết trong bức Tâm thư từ bỏ Đảng. Từ đó, mỗi lần ông ra đường đều có người theo dõi chặt chẽ. “Nếu tôi đi bất cứ nơi nào thì cũng có hai người đi theo tôi”, ông nói trong một phòng khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế của Việt Nam. Việc gặp nhau ở văn phòng làm việc hoặc tại nhà riêng hiện quá nguy hiểm, ông giải thích.


Ông Dũng đã làm cán bộ an ninh tại phố Hồ Chí Minh chuyên thu thập thông tin về các nhà hoạt động, nhà văn, và bất đồng chính kiến được ​​coi là chống chế độ. Nhưng khi các nhà chức trách biết ông từng bí mật viết bài chỉ trích đảng cho các trang tiếng Việt ở nước ngoài, họ đã bắt giam ông và không đưa ra xét xử hồi tháng Bảy năm 2012. Kể từ khi được trả tự do bảy tháng sau đó, ông bị sa thải khỏi văn phòng làm việc và nổi lên như một trong những nhà phê bình chế độ hàng đầu tại Việt Nam. Trước đây ông dùng nhiều bút danh khi đăng bài nhưng bây giờ thì ông sử dụng tên thật khi gửi bài đăng trên BBC Tiếng Việt. “Trước kia tôi tin vào đảng”, ông nói. “Nhưng sau những gì đã xảy ra, tôi cảm thấy rằng ĐCSVN không trung thành với nhân dân”.


Quan điểm của ông Dũng đối với ĐCSVN hiện nay cũng phản ánh sự thất vọng của đông đảo người dân trong nước đối với chính quyền Việt Nam. Việc kinh tế trì trệ và kềm kẹp các quyền tự do chính trị đã thúc đẩy xã hội ngày càng có thêm nhiều nhân vật bất đồng chính kiến – đặc biệt trên các trang mạng Internet – điều này đe dọa đến tính chính danh của chế độ. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua đã làm ít nhất 129 người bị thương và hầu như đều được các hãng thông tấn quốc tế đưa tin. Nhưng đối với nhiều người Việt Nam thì mũi nhọn của tình trạng bất ổn là chính quyền trong nước chứ không phải nước láng giềng phương bắc.


Nền kinh tế kém cõi của Việt Nam chính là một trong những động lực của sự bất hòa. Từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ĐCSVN đã đưa ra chính sách cải cách kinh tế vào năm 1986 được gọi là “Đổi Mới” – và đến thập niên 1990 thì nền kinh tế Việt Nam trở thành một trong những nước có chỉ số phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2006 đến năm 2009, GDP hàng năm của nước này tăng gấp đôi lên hơn 90 tỷ USD.


Tuy nhiên, kể từ đó thì bức tranh kinh tế đã trở nên ảm đạm hơn. Điều này một phần do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng điểm chính vẫn phát sinh từ cơ cấu nguồn gốc hệ thống tư bản chủ nghĩa – cộng sản. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự ưu đãi về tín dụng, phần lớn bởi các tập đoàn nhà nước nhưng lại không hoạt động hiệu quả, đã dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao ngất ngưỡng lên đến 18,7% trong năm 2011, con số cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả là trong những năm vừa qua, Việt Nam đã ra sức cố gắng cắt giảm các khoản nợ xấu mà hệ thống ngân hàng đã gây ra.


Nhưng những nỗ lực cải cách nửa vời đã không giúp tái khởi động lại nền kinh tế còi cọc của nước này. GDP của cả nước chỉ tăng 5,4% trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng mà các chuyên gia kinh tế cho rằng vẫn còn quá yếu để nền kinh tế nước này có thể hồi phục hoàn toàn. Trong khi đó, tất cả các nước láng giềng của Việt Nam đều báo cáo có mức tăng trưởng GDP cao trong năm 2013: Lào đạt 8%; Trung Quốc 7,7%, và Campuchia 7%.


Hồi tháng Mười năm 2012, trong một động thái đầy bất ngờ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra lời “xin lỗi” trước Quốc hội và nhận trách nhiệm đối với cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Một phần ông cũng muốn giảm sự bức xúc của dư luận về vụ bê bối tham nhũng liên quan đến các tập đoàn kinh tế dưới sự giám sát của ông.


Kể từ đó, ĐCSVN lại ngày càng công khai hơn về những nỗ lực của họ trong việc thanh trừng nạn tham nhũng tràn lan khắp nước. Theo một báo cáo của chính phủ thì tính đến tháng Mười một, toà án Việt Nam đã xử lý 278 vụ tham nhũng trong năm 2013. Trong sáu tháng vừa qua, Việt Nam đã kết án ít nhất ba lãnh đạo ngân hàng về tội tham nhũng sau khi phát hiện họ đánh cắp hàng trăm triệu đô la từ các công ty nhà nước, bao gồm cả Agribank – ngân hàng thương mại cho vay lớn nhất nước này. Nhưng các cuộc trấn áp tham nhũng là một phước lành hỗn hợp đối với ĐCSVN: nhờ sự công bố ngày càng rộng lớn đối với vấn nạn tham nhũng đã giúp dư luận chú ý nhiều hơn đến các công ty nhà nước do chính phủ kiểm soát.


Những bất công này đang ngày càng làm nhiều người trong số 90 triệu dân tại nước độc đảng này tan vỡ ảo mộng, giáo sư Chu Hảo – cựu thứ trưởng đã nghỉ hưu thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ – cho biết. “Mặc dù chính phủ cố gắng củng cố quyền lực và nuôi [niềm tin của nhân dân vào chính phủ] nhưng việc này vẫn còn gặp nhiều giới hạn cũng như thiếu sót, khiến mọi người ít tin tưởng vào chính quyền và phản ứng nhiều hơn”, ông nói.


Vào tháng Giêng năm 2013, Hà Nội đã mở ra cuộc thăm dò ý kiến của nhân dân về việc sửa đổi hiến pháp. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện việc làm loại này. Đáp lại, hàng chục ngàn đảng viên cấp cao của ĐCSVN, các quan chức quân đội, trí thức, các linh mục, sinh viên, giáo viên, và các luật sư đã ký kiến nghị trực tuyến kêu gọi Việt Nam chuyển đổi sang hệ thống đa đảng – một đề nghị mà Quốc hội Việt Nam đã lặng lẽ làm ngơ khi họ thông qua các thay đổi hiến pháp hồi tháng Mười một năm 2013.


Trong thời gian này, chính phủ cũng đẩy mạnh các nỗ lực bắt giam các nhân vật bất đồng chính kiến: Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thì số lượng người bất đồng chính kiến ​​bị kết tội lật đổ và các tội chính trị khác đã tăng từ khoảng 40 người trong năm 2012 lên ít nhất là 63 người vào năm 2013. Mặc dù tốc độ các vụ bắt giữ đã chậm lại trong những tháng gần đây nhưng theo một nhà ngoại giao phương Tây có trụ sở tại Việt Nam đã yêu cầu dấu tên cho biết, thì ông nói rằng nguy cơ bắt giam vẫn còn đầy trước mắt.


Hai blogger bị chính quyền kết án tù hồi tháng Ba vừa qua theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự, một trong số các điều luật được thông qua trong hai năm gần đây nhằm ngăn chặn những người chỉ trích chế độ trên mạng Internet. Các phương tiện truyền thông cho đến thời điểm này phần lớn vẫn do nhà nước kiểm soát. Việt Nam không có tường lửa hiệu quả như nước láng giềng Trung Quốc nên ĐCSVN cũng rất vất vả trong việc tìm cách ngăn chặn các ý kíên bất đồng ​​trên mạng. Số lượng người dùng Facebook tại Việt Nam đã tăng từ khoảng 10 triệu người hồi tháng Mười hai năm 2012 lên đến 24 triệu người vào tháng Tư năm 2014.


Trong khi đó, các nỗ lực bừa bãi của nhà nước trong việc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến ​​trên mạng đã làm nhiều người Việt Nam bày tỏ sự bất bình. Nguyễn Thu Trang, một nhân viên pha cà phê ở Hà Nội cho biết cô đã bị an ninh tra hỏi và quấy rối bởi các bài viết của cô về tình hình chính trị và xã hội Việt Nam. Nhưng bất chấp các cảnh báo từ cha mẹ rằng cô có thể bị kết án trong tù, cô nói rằng cô không thể nào giữ im lặng được nữa. “Dân chủ không thể thiết lập được ngay lập tức”, cô nói tại một quán cà phê ở Hà Nội. “Nó đòi hỏi một quá trình lâu dài và con người là yếu tố quan trọng”.


Nguyễn Thu Trang nói rằng cô có những người bạn thậm chí còn trẻ hơn cô và họ cũng nói về những vấn đề này trên mạng – một thế hệ bất đồng mới đã nổi lên nhờ sự phổ biến của các mạng xã hội như Facebook/Twitter. Trang đề cập đến các hoạt động trên mạng hiện nay vẫn phát triển theo phong trào nên Việt Nam vẫn chưa có tổ chức đối lập đủ mạnh để đối lại với chính quyền.


Các hành động chính trị trực tiếp có thể thách thức được sự độc quyền của ĐCSVN cho đến nay dường như vẫn là điều không thể xả ra. Hiện nay chỉ có 8,4% đại biểu trong quốc hội là không phải đảng viên. Và mặc dù sự hiện diện của họ đã cho phép quốc hội có các cuộc tranh luận lớn hơn về cách điều hành đất nước nhưng quyết định cuối cùng vẫn là một quá trình mơ hồ thuộc về các cấp cao nhất trong đảng. Thậm chí, quá trình rà soát để được đề cử trong các cuộc bầu cử vẫn do chính quyền trung ương kiểm soát chặt chẽ.


Nguyễn Cảnh Bình, Giám đốc Điều hành nhà xuất bản tư nhân Alpha Books ở Hà Nội, là một trong một số ít người Việt Nam đã cố gắng đứng ra tranh cử độc lập trong cuộc bầu cử quốc hội hồi năm 2011. Một nhà cải cách thực dụng và thẳng thắn, Nguyễn Cảnh Bình là một trong những người không thuộc các thành phần phản đối chính sách của đảng, tuy nhiên ĐCSVN vẫn từ chối chấp nhận đơn của ông mà không đưa ra lý do cụ thể nào.


Nguyễn Cảnh Bình ủng hộ những gì ông gọi là “trung đạo” cho Việt Nam – một cách tiếp cận không đối đầu. Ông bắt đầu một chương trình giáo dục mới nằm ngoài hệ thống nhà nước để dạy giới tinh hoa của đất nước về cách lãnh đạo, và cho đến nay nhà xuất bản do ông điều hành đã in hàng trăm bản dịch tiếng Việt từ các sách về chính trị phương Tây, triết học và văn hóa. Ông muốn sự thay đổi chậm và mang tính ổn định, chứ không phải là “Mùa xuân Việt Nam”. “Chúng tôi không có kiến ​​thức hoặc hoàn toàn hiểu được về phía bên kia của nền dân chủ là gì”, ông nói. “Chúng tôi cũng đã nhìn thấy những gì đang xảy ra với cuộc khủng hoảng ở Thái Lan và Ukraina”.


Tuy nhiên, thứ trưởng nghỉ hưu Chu Hảo thì lại bi quan. Mặc dù chính phủ vẫn lắng nghe về những ý kiến của nhân dân nhưng họ không hiểu và cũng không có thay đổi nào cụ thể. “Họ có hai lựa chọn: Gần gũi hơn với đời sống nhân dân và dân chủ hơn. Hoặc, tiếp tục đàn áp và thiếu dân chủ”, ông nói.


“Và nếu chọn phương án hai thì chế độ có thể sụp đổ một cách nhanh chóng”.

hursday, May 22, 2014

NGUYỄN GIA KIỂNG * CẢNH GIÁC

Cảnh giác trong một tình thế phức tạp

(Nguoi viet: Nguyễn Gia Kiểng)
Bắc Kinh chịu những tổn phí rất lớn để điều động một tàu giàn khoan và hàng trăm tàu chiến đến vùng biển Việt Nam với kết quả là đẩy một chư hầu rất ngoan ngoãn, đồng thời cũng là đồng minh quan trọng nhất, vào thế bắt buộc phải chống lại và khiến cả thế giới lên án với những hậu quả về thương mại và hợp tác có thể rất tại hại. Để làm gì?...”
Việt Nam đã sục sôi phẫn nộ sau khi Trung Quốc đưa tàugiàn khoan HD-981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều chắc chắn đầu tiên và cần được nhắc lại là sự phẫn nộ này không chỉ chính đáng mà còn bắt buộc. Vị trí của giàn khoan HD-981 nằm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng Trung Quốc đã xâm phạm nhân danh chủ quyền trên đảo Tri Tôn và quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm đoạt bằng vũ lực của Việt Nam. Không khác gì ngoáy dao vào một vết thương. Bắc Kinh không chỉ xâm phạm mà còn xúc phạm. Đối với mọi người Việt Nam phẫn nộ là một mệnh lệnh của lương tâm dân tôc. Tuy nhiên ta không được lẫn lộn sự phản đối hành động lấn chiếm của Bắc Kinh với thái độ bài Hoa. Có mọi triển vọng là đa số người Trung Quốc cũng chỉ chịu đựng chứ không chấp nhận chế độ cộng sản. Một cách thực tiễn chúng ta có thể nghĩ rằng một số đông đảo người Hoa đã bị tuyên truyền đầu độc, không hiểu những gì đã thật sự xảy ra trên Biển Đông và do đó có thể ghét người Việt nhưng đó cũng không thể là lý do để chúng ta thù ghét đất nước và con người Trung Quốc, trái lại đó còn là cơ hội để chứng tỏ Việt Nam là một dân tôc văn minh. Thái độ kỳ thị chủng tộc nào cũng tồi tệ cả, những khẩu hiệu sỉ vả "Tàu khựa" không khiến chúng ta mạnh lên mà chỉ làm chúng ta thấp xuống. Càng mù quáng và tai hại hơn là những hành động đốt phá, hành hung mà chúng ta phải lên án nghiêm khắc và dứt khoát.
Điều chắc chắn thứ hai là đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã ứng xử một các rất ô nhục. Đây là một vụ không chỉ đặc biệt nghiêm trọng về bản chất mà còn rất lớn về tầm vóc. Trung Quốc đã điều động gần một trăm tàu chiến vào lãnh hải Việt Nam và tấn công các tàu Việt Nam, dù chưa nổ súng. Trong mọi quốc gia trước một sự kiện như vậy chắc chắn việc đầu tiên của chính quyền là giải thích cho dân chúng những gì đang xảy và những gì nhà nước đã và sẽ làm. Mặc dù vậy đã không có một cấp lãnh đạo nào, dù là chủ tịch nước hay thủ tướng, cảm thấy có bổn phận phải nói gì với nhân dân Việt Nam cả, chỉ có ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng than trách trước hội nghị ASEAN và sáng hôm nay, 16/5, ông Sang nói vài lời trong một buổi trò chuyện với cử tri quân 1, Sài Gòn. Họ coi nhân dân Việt Nam như không đáng kể, họ cư xử như một lực lượng chiếm đóng. Nhưng xấc xược với nhân dân Việt Nam bao nhiêu họ khiếp nhược với Bắc Kinh bấy nhiêu. Trung Quốc đã khẳng định rằng họ không có gì để đàm phán cả nhưng chính quyền Hà Nội vẫn chưa dám làm điều duy nhất có thể và phải làm là đưa sự vụ ra công pháp quốc tế. Bộ ngoại giao không dám triệu tập đại sứ Trung Quốc đến để phản đối, chỉ có sở ngoại vụ Sài Gòn triệu tập đại diện tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố. Thái độ đúng đắn tối thiểu là triệu tập đại sứ Trung Quốc đến bộ ngoại giao và nếu đại sứ không đến mà không có lý do chính đáng thì triệu hồi đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh về nước để buộc Trung Quốc cũng phải rút đại sứ của họ về. Sự khiếp nhược của chính quyền CSVN đã vượt mọi giới hạn. Thật là trơ trẽn khi trong những cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn ngày chủ nhật 11/5 đảng cộng sản cho những tay chân trưng những biểu ngữ "Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm".
Điều chắc chắn thứ ba là lần này chính quyền CSVN đã đồng ý để có những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và không những thế còn tham gia. Họ vẫn khống chế và ngăn cản những người mà họ cho là có khả năng hô hào quần chúng lên án thái độ phục tùng Trung Quốc của họ - luật sư Nguyễn Văn Đài bị đả thương trước ngày biểu tình - nhưng họ không ngăn cản cuộc biểu tình như họ vẫn làm trước đây. Họ còn cử người tham gia vừa để có số đông vừa để kiểm soát không cho cuộc biểu tình chuyển sang phản đối chính quyền.
(Xin mở một ngoặc đơn. Khác với những người rủ nhau đi biểu tình vì thực sự phẫn nộ trước sự khiêu khích của Bắc Kinh, những đoàn người mà chính quyền gửi đến là những đoàn người có tổ chức và chuẩn bị. Người ta có thể nhận thấy những biểu ngữ lớn nhất và vẽ công phu nhất là những biểu ngữ "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm" hay "Hồ Chí Minh muôn năm" do đám này mang tới. Họ cũng có đội ngũ trong khi những người biểu tình vì lương tâm thì tuy có tinh thần nhưng đi đứng lộn xộn và giơ những khẩu hiệu viết trên giấy. Tại Bình Dương và sau đó tại nhiều nơi khác những toán vài chục người tới gây sự với ban giám đốc buộc phải cho công nhân ngừng làm việc để tham gia biểu tình, khi được trả lời là công nhân đã ra ngoài hết thì đòi vào nhà máy khám xét để kiểm chứng, sau đó đốt phá và cướp của. Nhiều doanh nghiệp cho biết đã cầu cứu công an và được trả lời là công an không thể làm gì cả. Những toán sách động này sẽ không bao giờ dám lộng hành như vậy nếu không được công an che chở. Cũng không nên thắc mắc tại sao những phần tử do công an điều động lại hành xử như những tên côn đồ, thực tế là công an có quan hệ đồng minh mật thiết với bọn xã hội đen và thường xuyên dùng chúng để đánh đập những người dân chủ. Nhiều người đặt câu hỏi những cuộc biểu tình sau ngày 11 tháng 5 có tổ chức không và nếu có thi ai là người tổ chức. Chúng ta có thể trả lời một cách gần như chắc chắn là có tổ chức và do chính công an giật dây từ đàng sau).
Sự thay đổi thái độ đối với Trung Quốc chứng tỏ đã có một thay đổi tâm lý lớn trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam khiến bộ chính trị và ban bí thư dù phục tùng Bắc Kinh tới đâu chăng nữa cũng không thể tiếp tục cúi rạp không điều kiện nữa nếu không muốn có bùng nổ trong nội bộ. Hậu quả là từ nay quan hệ Việt - Trung sẽ không thể như trước nữa. Các cấp lãnh đạo cao nhất sẽ được chọn và đánh giá trên tiêu chuẩn có dám và có khả năng đương đầu với Bắc Kinh. Ngay cả những tay sai thực sự của Bắc Kinh trong đảng cũng phải ít nhiều tỏ ra chống Trung Quốc. Ngược lại chính quyền Bắc Kinh trong suốt nhiều năm qua và nhất là trong những ngày vừa qua đã đầu độc quần chúng Trung Quốc tới độ gây ra cả một tâm lý bài Việt khiến cho việc bắt nạt Việt Nam trở thành một bắt buộc đối với chính quyền. Cho tới nay phục tùng Trung Quốc để tồn tại là chính sách nền tảng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính sách này không thể tiếp tục được nữa, chế độ bắt đầu một giai đoạn đầy bất trắc.
Điều chắc chắn thứ tư là những người dân chủ cần phải học hỏi kỹ thuật kêu gọi và tổ chức biểu tình. Những lời kêu gọi biểu tình phải có một văn phong riêng, ngắn gon, tập trung vào chủ đề, qui định thái độ của đoàn người biểu tình, những biểu ngữ sẽ trưng và những khẩu hiệu sẽ hô; tại chỗ phải có sẵn hậu cần và những người điều động v.v. Những điều này có thể học tập khá nhanh chóng. Điều quan trọng hơn là hiểu tâm lý của đám đông những người biểu tình. Phần lớn họ tới vì được vận động trực tiếp (cô em họ tôi được người bạn gọi điện thoại rủ đi) chứ không phải vì hưởng ứng một lời kêu gọi. Chúng ta cũng vừa thấy là các toán sách động vài chục người, cùng lắm là một trăm người đã điều động được 20.000 người biểu tình ở Bình Dương trong khi lời kêu gọi của "20 tổ chức xã hội dân sự" đã chỉ điều động được khoảng một ngàn người tại thủ đô Hà Nội với bảy triệu dân, trong đó một số do chính quyền điều động tới và đa số đàng nào cũng tới dù có hay không có lời kêu gọi. Biểu tình là một động tác thể chất và cần được kích động trực tiếp. Cũng đừng quên rằng các đám đông không thể suy nghĩ mà chỉ có thể làm theo sự hướng dẫn của những người điều động do đó phải có ban tổ chức và những chỉ thị thống nhất. Đặc tính quan trọng nhất của đám đông là tính nhất thời. Không thể động viên đám đông trong một thời gian dài. Chỉ sau một vài ngày nếu không có kết quả cụ thể sự phấn khởi sẽ nhường chỗ cho sự chán nản hay tệ hơn nữa cho bạo loạn. Như vậy đàng sau những cuộc biểu tình phải có những tổ chức có đủ uy tín và tầm vóc để duy trì trật tự và khí thế động viên. Chưa có tổ chức có tầm vóc thì chưa thể tổ chức những cuộc biểu tình lớn. Người ta chỉ có thể sử dụng uy tín sẵn có để kêu gọi chứ đừng nên hy vọng nhờ kêu gọi mà sẽ có uy tín. Những người dân chủ Việt Nam chưa có một mặt trận dân chủ qui tụ mọi tổ chức dân chủ nghiêm túc trong một hành động có phối hợp. Đó là điều không thể thiếu, nhưng rất tiếc và rất đáng lo ngại là nhiều người vẫn chưa nghĩ đến. Đã đến lúc phải nghĩ đến. Trước mắt không nên khuyến khích những ngôi sao cá nhân.
Nhưng tại sao Trung Quốc lại hành động như thế? Để làm gì? Chúng ta không thể không đặt ra những câu hỏi này vì chúng là cốt lõi của vấn đề, ngay cả nếu chưa thể có trả lời chắc chắn.
Chắc chắn là Trung Quốc không hành động vì lý do kinh tế. Triển vọng tìm được dầu không đáng kể nếu không muốn nói là không có gì. Nếu mục đích là để xác nhận chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa thì hành động này quá ngu xuẩn vì kết quả cụ thể của nó đã chỉ là khiến dư luận thế giới hiểu rằng Hoàng Sa là một quần đảo của Việt Nam đã bị Trung Quốc đánh chiếm bằng bạo lực. Họ cũng không thể tạo ra một fait acompli (sự kiện đã rồi) vì khác với đất liền biển không thể bị chiếm đóng, và Trung Quốc không thể giữ mãi các tàu này trên biển. Trung Quốc cũng không thể mưu tìm một uy tín quốc tế nào qua hành động khiêu khích này bởi vì thực tế là họ đã bị lên án. Tóm lại Bắc Kinh chịu những tổn phí rất lớn để điều động một tàu giàn khoan và hàng trăm tàu chiến đến vùng biển Việt Nam với kết quả là đẩy một chư hầu rất ngoan ngoãn, đồng thời cũng là đồng minh quan trọng nhất, vào thế bắt buộc phải chống lại và khiến cả thế giới lên án với những hậu quả về thương mại và hợp tác có thể rất tại hại. Hành động của Trung Quốc có vẻ như một hành động điên khùng, trừ khi là hành động bất đắc dĩ để ngăn ngừa một cái gì đó còn nghiêm trọng hơn. Ở đây chúng ta chỉ có thể đưa ra những giả thuyết.
Giả thuyết thứ nhất là Bắc Kinh đang cần một căng thẳng bên ngoài để xoa dịu những khó khăn bên trong. Quả thực là chế độ cộng sản Trung Quốc đã chất chứa quá nhiều mâu thuẫn, biểu tình bạo động ngày càng nhiều và càng lớn, khủng bố gia tăng thời gian gần đây, nội bộ đảng cầm quyền chia rẽ trầm trọng sau hai vụ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang v.v. Nhưng nghiêm trọng nhất là tình hình kinh tế. Trước đây người ta còn tranh cãi xem mô hình Trung Quốc có thể kéo dài được không, bây giờ người ta chỉ còn dự đoán xem Trung Quốc sẽ lâm vào khủng hoảng lúc nào và với mức độ nghiêm trọng nào. Khủng hoảng chắc chắn sẽ rất nghiêm trọng bởi vì mỗi tỉnh của Trung Quốc đều là một nước Hy Lạp về mặt nợ công và các ngân hàng lớn của Trung Quốc đều trong tình trạng nguy ngập. Khủng hoảng có thể đã đến rồi nhưng còn được cố tình che dấu. Cũng cần ý thức rằng biện minh duy nhất của chế độ cộng sản Trung Quốc, và cả sự thống nhất của Trung Quốc, chỉ là tăng trưởng kinh tế, nếu kinh tế lại suy thoái thì tất cả có thể xảy ra. Đáng nào thì Trung Quốc cũng không còn là một chỗ dựa cho Hà Nội nữa.

Giả thuyết thứ hai là Trung Quốc muốn cứu nguy một nhóm cầm quyền thân Trung Quốc tại Việt Nam.

Muốn khảo sát giả thuyết này trước hết cần đặt câu hỏi của những nhà điều tra: "Tội ác này có lợi cho ai?". Hiện nay ai cũng thấy rằng người được giành cảm tình hơn cả trong số những người cầm quyền cao nhất tại Việt Nam - nhưng không có nghĩa là có uy tín - là ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông là người đã đả kích Trung Quốc tại hội nghị Đối Thoại Shangri-La cách đây đúng một năm, ông cũng vừa là người lên tiếng tố giác Trung Quốc tại hội nghị ASEAN. Ông đang là người rất mất lòng dân vì kinh tế suy sụp và vì những vụ tham nhũng thì lại được một chút cảm tình nhờ xuất hiện như một cấp lãnh đạo dám đương đầu với Trung Quốc.
Nhưng trái với nhận định hơi vội vã của một số người Nguyễn Tấn Dũng không phải là người chủ trương đương đầu với Trung Quốc. Việc ông gửi con sang du học tại Mỹ không chứng minh gì cả; phần lớn các lãnh tụ chóp bu Nga và Trung Quốc cũng làm như thế, chính bản thân Tập Cận Bình cũng đã thực tập tại Mỹ. Nguyễn tấn Dũng là con đỡ đầu của ông Lê Đức Anh, một trong hai người chủ trương đầu hàng Trung Quốc để tồn tại, một trong hai tác nhân chính của hội nghị Thành Đô cùng với Nguyễn Văn Linh. Lê Đức Anh cũng là người đồng lõa để Trung Quốc tàn sát 64 chiến sĩ Cong San Việt Nam và chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Tất cả sự nghiệp của ông Dũng là nhờ ông Lê Đức Anh. Còn cá nhân ông Dũng? Thời gian Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền áp đảo cũng là thời gian mà ảnh hưởng Trung Quốc tại Việt Nam gia tăng như chưa bao giờ thấy. Người và hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam như vào chỗ không người. Một thí dụ: năm 2010, ngay trước đại hội 11, thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc là 11,6 tỷ USD (nhập 17,9 tỷ, xuất 6,3 tỷ), chính quyền nhận định phải giảm mức thâm thủng này; năm 2013 số thâm thủng này là 23,7 tỷ (nhập 36,8 tỷ, nhập 13,1 tỷ), nghĩa là hơn gấp đôi. Ông Dũng cũng là người cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn và bảo vệ dự án Bôxit Tây Nguyên một cách quả quyết nhất, cả hai dự án đều có tác dụng là lập ra những khu tự trị Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam. Sau cuộc bạo động vừa qua tại Vũng Áng người ta lại được biết là Trung Quốc đã đem cả tù thường phạm sang làm việc tại Việt Nam. Tất cả những vụ việc này nằm trong thẩm quyền của chính phủ nên ông Dũng với tư cách thủ tướng phải chịu trách nhiệm. Vả lại từ lâu ông là người quyền lực nhất chế độ. Ông Dũng cũng là người đàn áp dân chủ và đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc một cách quyết liệt nhất. Trung Quốc khó có thể tìm thấy ở Việt Nam một đồng minh thuận lợi hơn ông Dũng. Mặt khác ông Dũng cũng là nhà lãnh đạo Việt Nam đang bị đe dọa nhất. Hiến pháp mới, có hiệu lực từ đầu năm nay, đã tước mọi quyền của thủ tướng và tập trung mọi quyền vào tay chủ tịch nước, cơ chế này càng được thực hiện thì thế lực của ông Dũng càng yếu đi, nhất là ông đang là đối tượng của những bất mãn ngày càng lên cao từ xã hội vì kinh tế suy thoái. Nếu tình trạng này tiếp tục thì từ đây tới đại hội 12 ông Dũng sẽ mất hết thế lực và bị cho nghỉ hưu, hơn nữa còn có thể chịu một số phận tương tự như Dương Chí Dũng. Hiện nay Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn nắm được một phần quan trọng của quân đội và công an nhưng đang cần được cứu nguy.
Sự cứu nguy này có thể là tạo cho ông chân dung của một người quyết tâm bảo vệ quyền lợi đất nước và tạo ra một tình trạng vừa căng thẳng vừa rối loạn biện minh cho một cuộc đảo chính với kết quả là tập trung quyền lực vào một chính phủ đặc quyền lâm thời do ông Dũng cầm đầu. Cuộc đảo chính này không bắt buộc phải có nổ súng, chỉ cần bắt các ủy viên trung ương đảng và các đại biểu quốc hội họp lại và buộc họ đồng thanh biểu quyết, tương tự như cuộc đảo chính của tướng Jaruzelski tại Ba Lan trước đây. Đây chỉ là một giả thuyết nhưng cũng là một giả thuyết mà chúng ta cần nghĩ đến để đừng bị sửng sốt và hốt hoảng nếu nó xảy ra.
Sau cùng điều chắc chắn là đất nước đang đi vào một giai đoạn sôi động và phức tạp, đầy triển vọng nhưng cũng đầy thử thách. Đây là một thời điểm lịch sử quan trọng. Đối với mọi người mong muốn đất nước chuyển hóa về dân chủ trong hòa bình và trong tình tự dân tộc nhiệm vụ lịch sử là khẩn cấp kết hợp với nhau trong một dự án dân chủ. Hạn kỳ dân chủ có thể rất gần.
Nguoi viet : Nguyễn Gia Kiểng
(16/5/2014)

HÌNH ẢNH KINH HOÀNG ÚC CHÂU

  HÌNH ẢNH KINH HOÀNG ÚC CHÂU

Hồ Hillier là một hồ nước màu hồng màu trên Middle Island, một đảo mới nhất trong quần đảo  Recherche , Tây Úc. Trên mặt hồ xuất hiện một màu hồng rực rỡ và kì lạ.

Hồ nước màu hồng kỳ lạ tại Úc
Hồ có chiều dài khoảng 600 mét, và được bao quanh bởi một vành cát và rừng dày đặc cây paperbark và cây bạch đàn. Một dải hẹp của cồn cát bao phủ bởi thảm thực vật tách nó khỏi biển phía Nam.
Hồ nước màu hồng kỳ lạ tại Úc
Màu hồng của hồ Hillier chưa được chứng minh có nguồn gốc từ đâu. Một số người cho rằng màu sắc có thể phát sinh từ một loại thuốc nhuộm được tạo ra bởi các sinh vật Dunaiella salinaHalobacteria. Giả thuyết khác nghĩ là màu hồng là do vi khuẩn ưa mặn màu đỏ trong lớp vỏ muối.
Hồ nước màu hồng kỳ lạ tại Úc
Bên cạnh hình ảnh một đất nước xinh đẹp thì Úc cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm đe dọa tính mạng của du khách.
Nguy hiểm đến từ các loài động vật hoang dã có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu. Thậm chí những nơi con người thường xuyên lui tới. Do đó, nếu không cản thận, chúng ta có thể bị “xơi tái” ngay lập tức. Và chắc chắn bạn sẽ không bao giờ dám đặt chân đến Úc khi nhìn thấy những hình ảnh này.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Cá mập xuất hiện ở cả những sân golf gần biển.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Ở Úc có rất nhiều nhện, một số loài cực độc nên rất nguy hiểm cho du khách.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Bạn sẽ bị mất mạng ngay lập tức nếu bị những con nhện này cắn.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Những con rết "khổng lồ" cũng không phải là hiếm trên đất Úc.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Dơi cáo có thể xuất hiện ở bất cứ đâu.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Cá sấu bơi lượn trên mặt nước gần bờ biển.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Thậm chí xuất hiện ngay trên đường phố.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Hoặc vượt cả hàng rào bảo vệ bơi vào vùng biển được cho là an toàn.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Đây không phải là hình ảnh hiếm thấy tại đây
Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Giun đất khổng lồ tuy không nguy hiểm nhưng có thể khiến nhiều người bị "choáng" khi nhìn thấy

.
Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Không ít người có thể đụng độ với cá mập trắng trong khi lướt ván.
Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Trăn cũng có mặt ở nhiều nơi tại Úc. Nó có thể xơi tái một con dơi lớn.
Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Không lạ gì khi bắt gặp hình ảnh này trong  cửa hàng quần áo và các cửa hàng khác.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Một con rắn có thể nuốt chửng con cá sấu lớn hơn nó.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Rắn cũng có thể xuất hiện cả trên máy bay.
Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Và bạn có thể bắt gặp loài bò sát nguy hiểm này ở bất cứ đâu. Vì vậy đừng chủ quan nếu bạn đi du lịch ở Úc nhé!
Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Rắn cũng có tài ngụy trang rất khéo khi rình mồi.
Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Các lỗ golf cũng có thể trở thành là nơi trú ẩn lý tưởng của các loài rắn.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Mưa đá cũng thỉnh thoảng xuất hiện ở Úc.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Đà điểu đôi lúc cũng bất ngờ tấn công người

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Loài bạch tuộc xanh chứa nọc độc cực nguy hiểm. Bạn có thể "chạm trán" bất ngờ với con vật này ở một số vùng biển của Úc.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Một loại sinh vật kỳ dị thường xuất hiện vào mùa đông ở phía Tây nước Úc.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Loài cá đá được cảnh báo có nọc độc nguy hiểm.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Chó hoang thỉnh thoảng xuất hiện ở nhiều nơi.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Biển cảnh báo du khách cẩn thận với các hố nước sâu ở các hồ nước ngọt, nơi thường xảy ra các tai nạn bất ngờ.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Những con ve "khổng lồ" nhìn "sởn cả gai ốc".

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Một số con sứa tuy nhỏ nhưng chứa chất độc chết người.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Hình ảnh một người đang điều trị vì bị sứa độc cắn.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Ốc cẩm thạch với bề ngoài cực đẹp. Song hãy cẩn thận vì nó chứa chất độc có thể gây tê liệt cơ bắp và hô hấp.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Đất nước Úc còn có rất nhiều loài bọ cánh cứng.

Rợn người những hình ảnh kinh hoàng ở Úc
Cá đá ngụy trang chẳng khác nào một hòn đá sặc sỡ hoặc dải san hô đẹp mắt. Nhưng gai ở lưng của nó chứa độc tính cao.

TRUNG CỘNG SẼ ĐÁNH VIỆT NAM


 

Kịch bản chiến tranh Việt-Trung

Cập nhật: 12:31 GMT - thứ năm, 22 tháng 5, 2014

Ông Carl Thayer cho rằng các cuộc đối đầu liên tiếp trên biển có thể gây ra thiệt hại về nhân mạng
Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ khác với cuộc chiến biên giới năm 1979.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22/5, ông cho rằng cuộc chiến sẽ 'kết thúc rất nhanh', với nhiều bất lợi nghiêng về phía Việt Nam.
BBC: Theo ông thì căng thẳng hiện nay có leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang hay không, và nếu điều đó xảy ra, hai bên sẽ triển khai những lực lượng gì cho cuộc chiến?
Giáo sư Carl Thayer: Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu trên biển được cả hai phía tính toán rất kỹ.
Trung Quốc sẽ tiếp tục ngăn chặn tàu của Việt Nam tiếp cận giàn khoan, trong lúc Việt Nam tiếp tục duy trì sự hiện diện và tuyên truyền bằng nhiều ngôn ngữ để yêu cầu Trung Quốc rút lui.
Các chuyên gia mà tôi gặp gần đây cho rằng những cuộc đối đầu liên trên biển hiện nay có thể dẫn đến thiệt hại về nhân mạng hoặc khiến tàu của một bên nào đó bị chìm.
Một cuộc giao tranh theo tôi là khó xảy ra, nhưng nếu có, thì cuộc chiến đó sẽ không chỉ diễn ra trên một mặt trận như 1979.
"Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc"
Năm 1979, Trung Quốc đã chủ trương không sử dụng không quân vì e ngại trước hệ thống phòng không rất mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, một cuộc giao tranh trong năm 2014 sẽ diễn ra trên nhiều mặt trận, với sự tham gia của không quân, hải quân, bộ binh cho đến tàu ngầm và sẽ kết thúc rất nhanh.
Hải quân Việt Nam chủ yếu tập trung ở Nha Trang và Đà Nẵng.
Trung Quốc có thể tấn công các cứ điểm này rất nhanh chóng bằng thủy lôi, bằng không quân hoặc tên lửa hành trình từ chiến hạm và tiêu diệt hoàn toàn các hạm đội cũng như các cơ sở hậu cần của Việt Nam.
Đây là một yếu tố rất quan trọng. Vì nếu bị hư hại, tàu của Việt Nam có thể lui về cảng, thế nhưng nếu mất cảng, các chiến hạm sẽ không thể được tiếp nhiên liệu và sẽ trở thành vô giá trị.
Bên cạnh đó, một cuộc chiến kéo dài cũng khiến Việt Nam phải đứng trước câu hỏi là lấy nguồn tiếp tế vũ khí ở đâu? Việt Nam hiện có bao nhiêu nước sẵn sàng cung cấp những khí tài hiện đại cho họ?
Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc. Thậm chí nếu Nga muốn giúp thì cũng đã quá trễ.
Việc Trung Quốc tăng ngân sách quân sự khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại
BBC: Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào nếu một cuộc chiến xảy ra, thưa ông?
Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam đang sở hữu hệ thống tên lửa hành trình rất mạnh, có thể bắn đến tận đảo Hải Nam hoặc đảo Phú Lâm.
Nếu một cuộc giao tranh xảy ra, trên lý thuyết, các nước có thể lập một phòng tuyến nhằm cô lập đường hàng hải của Trung Quốc với mục tiêu ngăn Trung Quốc tiếp tục tấn công.
Trừ khi Trung Quốc muốn phải đối đầu với cả hải quân của Nhật và Hoa Kỳ, các đường cung cấp dầu khí trên biển của họ sẽ bị chặn. Và đây là điểm yếu mà các học giả Trung Quốc gọi là "thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca". Không chỉ riêng eo biển Malacca mà cả eo biển Hormuz cũng là một điểm yếu của Trung Quốc.
Tuy nhiên để duy trì một vùng cách ly như vậy sẽ rất khó khăn và cần đến sự tham gia của hải quân từ nhiều nước.
Nhật Bản cũng có thể sử dụng hải quân để khống chế không cho các hạm đội của Trung Quốc tiếp tục tấn công Việt Nam.
Tất nhiên, đây chỉ hoàn toàn là giả thiết vì đến nay hải quân Nhật Bản vẫn chỉ được sử dụng cho mục đích tự vệ. Tôi vẫn cho rằng Nhật Bản sẽ rất thận trọng trước các động thái gây hấn của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer cho rằng giàn khoan của Trung Quốc không phải để thăm dò dầu khí
BBC: Hiện Trung Quốc đang phải chi rất nhiều tiền để giữ cho giàn khoan hoạt động ở vị trí hiện nay, một số tin nói là hàng trăm nghìn đôla một ngày, có tin nói là cả triệu đôla một ngày. Nhưng Việt Nam nói những hoạt động thăm dò trước đây của họ cho thấy không có dầu ở đó. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nga vừa ký với nhau một thỏa thuận khí đốt. Theo ông vì sao Trung Quốc lại chọn đặt giàn khoan ở vị trí hiện nay?
Giáo sư Carl Thayer: Trước hết thỏa thuận khí đốt Nga-Trung là vấn đề dài hạn. Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu ngày một nghiêm trọng.
Khi có mặt ở Hà Nội vào thời điểm tranh chấp xung quanh giàn khoan mới bắt đầu, tôi đã nói chuyện với một số nhà ngoại giao nước ngoài và họ nói rằng các đồng nghiệp của họ ở Bắc Kinh cho biết Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) ban đầu được yêu cầu tiến vào khu vực lô 142 - 143 và CNOOC đã từ chối với lý do quá tốn kém.
Tuy nhiên cuối cùng họ vẫn nhận được lệnh phải tiến vào đó và được cho biết nhiệm vụ thăm dò dầu khí không phải là vấn đề ưu tiên.
Trung Quốc đã dự phòng phương án tháo gỡ căng thẳng bằng cách tuyên bố sẽ chỉ đặt giàn khoan ở vị trí này từ ngày 2/5 đến ngày 15/8.
Tuy nhiên điều mà chúng ta chưa nghĩ đến là khi giàn khoan này thôi hoạt động và rời đi, Trung Quốc có thể đưa một giàn khác nhỏ hơn để thế chỗ dưới sự canh gác chặt chẽ.
"Có thể nói rằng hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông là để đánh dấu chủ quyền."
Bên cạnh đó, thời điểm mà Trung Quốc tuyên bố sẽ rút lui giàn khoan vào tháng Tám có thể chỉ đơn thuần là do để tránh mùa bão thường xảy ra từ tháng Chín - Mười trong khu vực.
Trung Quốc rõ ràng là đang phải chi rất nhiều, không chỉ cho giàn khoan đắt tiền của họ, mà còn cho cả hơn một trăm tàu đang hoạt động quanh đó - quy mô chưa từng thấy từ sau Đệ nhị Thế chiến.
Điều này cho thấy đây không chỉ đơn thuần là hoạt động thăm dò dầu khí.
Một nhà phân tích nói với tôi rằng dầu khí tập trung chủ yếu ở phía nam của Biển Đông. Tuy nhiên với nhu cầu hiện nay của Trung Quốc, những mỏ này sẽ cạn rất nhanh.
Trung Quốc đã phải trải qua bao nhiêu phiền phức như hiện nay, chỉ để khai thác những nguồn nhiên liệu rất có hạn như thế, rõ ràng không phải là một cách huy động vốn hiệu quả. Từ đó có thể thấy điều này là nhằm một mục đích khác.
Tôi nghĩ là chúng ta đã không thấy hết được tính nghiêm trọng của việc thành lập Thành phố Tam Sa và đồn trú quân ở đó, cũng như ban hành luật đánh bắt trên các vùng biển quanh đảo Hoàng Sa và Phú Lâm.
Trung Quốc đang muốn có một điểm tựa vững chắc ở phía bắc Biển Đông để từ đó tiếp tục tiến về phía nam. Trong thời gian tới, chúng ta có thể sẽ thấy Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Hải Nam.
Có thể nói rằng hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông là để đánh dấu chủ quyền.
Căng thẳng sẽ hạ nhiệt sau khi Việt Nam bồi thường cho Trung Quốc và gửi phái đoàn ngoại giao sang Bắc Kinh?
BBC:Trung Quốc nói sẽ chấm dứt hoạt động thăm dò dầu khí vào tháng Tám. Tuy nhiên ông có cho rằng Bắc Kinh sẽ thay đổi kế hoạch vì ngại Việt Nam sẽ nhân đó để tuyên bố chiến thắng trong tranh chấp lần này không?
Giáo sư Carl Thayer: Hiện chúng ta đang chứng kiến một sự đối đầu được tính toán rất kỹ lưỡng. Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền của mình và Việt Nam vẫn kiên quyết phản đối.
Từ khi tranh chấp xung quanh vấn đề giàn khoan xảy ra, Việt Nam đã đề nghị thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc và bị Bắc Kinh từ chối.
Phía Việt Nam cũng đã hai lần đề nghị Bắc Kinh cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc, nhưng cũng bị từ chối.
Các cuộc bạo động nhằm vào Trung Quốc lại càng làm cho vấn đề thêm rắc rối.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sau khi Việt Nam đã giải quyết xong hậu quả của các cuộc bạo động, bồi thường cho Trung Quốc và giúp các doanh nghiệp Trung Quốc quay trở lại sản xuất, Bắc Kinh sẽ sớm đón tiếp các phái đoàn cấp cao của Việt Nam.
"Từ khi tranh chấp xung quanh vấn đề giàn khoan xảy ra, Việt Nam đã đề nghị thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc và bị Bắc Kinh từ chối"
Trong 4 năm qua, đã có hai phái đoàn đặc biệt như vậy được cử sang Trung Quốc để giải quyết xung đột trên Biển Đông và mỗi lần như vậy, căng thẳng đều được tháo ngòi.
Có thể là ngày 15/8 tới đây, Trung Quốc sẽ rút giàn khoan, tuyên bố là đã hoàn tất mục tiêu, trong khi Việt Nam tuyên bố đã giữ vững lập trường chống đối của mình.
Tuy nhiên câu hỏi ở đây là Trung Quốc có mang một giàn khoan nhỏ hơn tới để thay thế cho giàn khoan hiện nay hay không? Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình, và Việt Nam sẽ khó thay đổi điều đó vì mỗi lần họ tìm cách tiếp cận, tàu của Trung Quốc sẽ quay trở lại.
Thế nhưng quan hệ giữa hai nước đã rất tốt và việc tìm một lối ra cho căng thẳng hiện nay sẽ phục vụ cho lợi ích của cả hai bên.
Trung Quốc đang muốn xây dựng đường nối miền nam nước này với các nước ASEAN, và tuyến đường đó sé đi xuyên qua Việt Nam. Đó là chưa kể những quan hệ hợp tác của hai nước trong nhiều lĩnh vực khác.
Trung Quốc cũng sẽ không muốn đẩy Việt Nam về phía Hoa Kỳ hoặc tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Philippines và ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc ở đó.
Liệu Việt Nam có thể lấy Philippines làm trung gian để thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ?
BBC: Ông nghĩ như thế nào về chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Philippines vừa qua? Ông có nghĩ là Việt Nam đang muốn sử dụng các đồng minh của Hoa Kỳ làm trung gian để thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ hay không?
Giáo sư Carl Thayer: Đó là một câu hỏi thú vị. Trước chuyến thăm của ông Dũng thì quan hệ Việt Nam - Philippines vẫn đang tiến triển khá tốt. Tuy nhiên cả hai nước, đặc biệt là Philippines, đều là những nước yếu trong khu vực.
Cả hai đã lên kế hoạch cho hải quân diễn tập chung, nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ trước sự phản đối của Trung Quốc.
Tuy nhiên bây giờ cả hai đang đối mặt với cuộc chơi hoàn toàn khác. Hành động của Trung Quốc hiện nay là chưa có tiền lệ và rất đáng lo ngại.
Việt Nam đã làm việc với ASEAN và việc tăng cường quan hệ với Philippines giữa lúc nước này đang thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ có thể sẽ giúp cả hai nước củng cố về an ninh.
Việt Nam có thể khuyến khích Hoa Kỳ tăng cường hiện diện và sử dụng Philippines làm trung gian với Hoa Kỳ nếu cảm thấy một mối quan hệ trực tiếp là quá khó.
"Hành động của Trung Quốc hiện nay là chưa có tiền lệ và rất đáng lo ngại"
Chính sách của Việt Nam có ba không, đó là không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không tham gia liên minh quân sự và không cùng với một nước chống lại nước thứ ba. Chính sách đó vẫn không thay đổi.
Vấn đề ở đây là không có tàu nào của Hoa Kỳ, dù mạnh đến đâu, có thể đẩy lùi giàn khoan của Trung Quốc và vì vậy, để bảo vệ lợi ích của mình, Việt Nam cần cùng với Philippines mở ra một mặt trận mới để Philippines có thể cùng Hoa Kỳ có hành động chống lại Trung Quốc.
Hiện cũng có tin nói rằng Việt Nam có thể áp dụng hành động pháp lý với Trung Quốc, theo như thông tin mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra, dù không rõ chi tiết. Điều này có thể sẽ củng cố cho lập trường pháp lý của Philippines hiện nay trong đơn kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế.
Nếu Trung Quốc thua kiện thì đường chín đoạn của họ sẽ bị tuyên là bất hợp pháp. Luật pháp quốc tế quy định phán quyết của tòa phải được thi hành ngay lập tức, không được kháng lại.
Trung Quốc có thể sẽ phản đối nhưng điều đó đồng nghĩa với việc họ bị cô lập vì đó là một quyết định của quốc tế.
Một quyết định như vậy cũng sẽ giúp các bên có yêu sách khẳng định chủ quyền của mình trên biển, ở những nơi mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ, nhưng luật pháp quốc tế lại không xem như vậy.
Washington đã thỏa hiệp với Hà Nội về nhân quyền?
BBC: Lập trường của Washington là Hà Nội cần có một quan điểm chính trị cởi mở hơn và tôn trọng nhân quyền. Thế nhưng đối với Hoa Kỳ, căng thẳng hiện nay cũng là mối đe dọa đến ổn định trong khu vực và tự do hàng hải. Liệu Washington có chủ động thỏa hiệp hay không? Hay họ sẽ đợi sự thỏa hiệp từ Hà Nội?
Giáo sư Carl Thayer: Hoa Kỳ không chỉ là một, mà chúng ta có chính quyền Obama và Quốc hội. Và theo ý kiến của tôi, chính quyền Obama đã thỏa hiệp với Hà Nội rồi.
Chúng ta còn nhớ trước khi Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm Hoa Kỳ, các chính trị gia cao cấp của Hoa Kỳ đã đề nghị Hà Nội phải có tiến triển về nhân quyền.
Bất chấp những lời kêu gọi này, Việt Nam lại thực hiện thêm nhiều vụ bắt giữ khác.
Ông Sang sau đó vẫn sang Hoa Kỳ và mang về hiệp định đối tác toàn diện.
"Tôi cho rằng cuối cùng thì những lợi ích mang tính chiến lược vẫn sẽ được đặt lên trên nhân quyền"
Các báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nhân quyền, mặc dù nhận định rằng nhân quyền tại Việt Nam vẫn đang tiến triển một cách không đồng đều, nhưng cũng ghi nhận ngày càng có nhiều nhà thờ được phép hoạt động hơn.
Các nhà ngoại giao tôi gặp ở Hà Nội cũng cho rằng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tiến triển và Hà Nội đang từng bước đáp ứng các chỉ tiêu do Hoa Kỳ đề ra.
Như vậy, chúng ta thấy là chính quyền Obama thì cho rằng Việt Nam đang đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ, trong khi Quốc hội lại dựa trên hàng loạt vụ bắt bớ các blogger và nhà bất đồng chính kiến gần đây để bác bỏ điều đó.
Tuy nhiên tôi cho rằng cuối cùng thì những lợi ích mang tính chiến lược vẫn sẽ được đặt lên trên nhân quyền.
Hành động của Trung Quốc, mặc dù ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, nhưng cũng đe dọa đến sự ổn định trong khu vực.
Điều này buộc Hoa Kỳ phải lựa chọn và tôi nghĩ rằng nhân quyền sẽ bị xem là phụ.
 
BỘ QUỐC PHÒNG HK TIN LÀ TRUNG CỘNG SẼ ĐÁNH VIỆT NAM!
 
Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới có được là các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ tin rằng Trung cộng chắn chắn sẽ tấn công Viêt Nam trong một thời gian rất gần, có thể là trong vòng
tháng sau, hoặc chậm lắm là trong phạm vi mùa hè này. Theo một nguồn tin đáng tin cậy khẳng định, đây là một nguồn tin chính xác, đáng tin cậy và mong rằng người dân và chính phủ CSVN phải chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất. Các giới chức Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích và nhận định tình hình cũng như các lý do chính (4 lý do) vì sao Trung cộng sẽ tấn công Việt Nam, sau khi họ rút dân Tàu và các phương tiện làm ăn ra khỏi Việt Nam.


According to the latest news that we received from the analysts and U.S high ranking officials believing that China will attack Vietnam within the near future. The time frame would be next month or within this Summer. The source confirmed that the information is reliable and expects the Vietnam government and its people be prepared for the worse. The source also laids out the main reasons why China would imminently attack Vietnam after they repatriate their citizens and withdraw business out of Vietnam.

1) Mộng bành trướng vươn ra biển lớn - Đây là một chính sách, một chiến lược nhất quán, khó có thể thay đổi của Trung cộng, là phải bằng mọi giá phải chiếm và làm chủ phần lớn khu vực biển đông. Vì đây là con đường huyết mạch, giao thương chính của các cường quốc Chấu Á (Nhật Bản, Singapore và Nam Hàn) và thế giới. Một khi làm chủ, khống chế được khu vực này, thì Trung quốc xem như đã khống chế được cả khu vực Châu Á và tuyến đường hàng hải quan trọng của Thế giới. Giở lại những trang lịch sử thế giới cho thấy, Trung cộng luôn luôn có tham vọng xâm chiếm lảnh thổ của các nước khác trong khu vực có lảnh thổ, đường biên giới giáp ranh với Trung Quốc. Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia đã từng bị Trung Quốc xâm chiếm và cai trị cả hàng ngàn năm về trước, qua nhiều các triều đại phong kiến trước đây. Qua trải nghiệm của lịch sử, mỗi khi đất nước Trung cộng có sự hưng thịnh, phát triển vế quân sự, kinh tế và khi có đủ sức mạnh, có đủ tự tin để tiến hành cuộc xâm lăng là họ sẽ ra tay tấn công các nước láng giềng. Trên thực tế, từ ngàn xưa cho tới nay, Trung cộngc chưa bao giờ là người láng giềng hoà bình đối với các nước láng giềng xung quanh. Trung cộng chỉ hòa bình với các nước láng giềng, khi nội lực đất nước của họ có vấn đề v à họ không đủ sức để thực hiện mộng bá quyền.

The dream of expanding and controlling the seaway - this is the strategic policy which is made by China top leaders and is unchangeable that China must find a way out to totally control the South China Sea (Vietnam often calls East Sea) leading to totally control the connection to the Indian Ocean and its surrounding seas. Because this is the vital route,where International trading and Other Asian Superpower Countries like Japan, Singapore and South Korea use to go by. Once controlling this seaway, China nearly can control the whole Asia. Turning back the World History indicating that China often showed ambition of invading other countries whose boundaries shared with China. Vietnam, a special country which was invaded and ruled by China for a thousand years. Throughout the history, once can observe that everytime China turns prosperous in both economy and military then its neighboring countries will face trouble with China invasion.

2) Tại sao lại rơi vào thời điểm này - trước khi quyết định đặt giàn khoan HD981 Trung quốc chắc chắn đã tính toán rất kỹ lưởng. Vì ở vào giai đoạn này, Trung cộng được cho là hưng thịnh nhất, cả về quân sự lẫn kinh tế và theo các giới phân tích cho biết, nếu như một chọi một (One on One conflict) mà Việt Nam không có sự giúp đỡ, tiếp sức của một cường quốc khác, thì Trung cộng sẽ đánh bại quân đội Việt Nam trong vòng 2 tuần, cả trên biển lẩn trên đất liền. Ở vào thời điểm hiện tại Việt Nam đang bơ vơ, không có một đồng minh quân sự, không một hiệp ước để bảo vệ lãnh thổ như các nước khác đang làm như Nhật, Nam Hàn hay Philippines. Vậy đây là một cơ hội tốt để cho Trung cộng “nuốt chửng và tấn công Việt Nam.” Một phần Trung cộng muốn dùng Việt Nam để làm thí nghiệm sức mạnh quân sự của mình. Ở cuộc chiến này, nhiều phần Trung cộng sẽ đưa ra các khí tài, các vũ khí tối tân nhất của mình ra sử dụng (Hoa Kỳ tin rằng TC sẽ không dám sử dụng đến bom hạt nhân), không phải vì vũ khí của Việt Nam hiện đại, hay quân đội Việt Nam chiến đấu anh hùng. Nhưng Trung cộng muốn răn đe, phô trương các cơ bắp của mình với các nước khác trong khu vực, có nước có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ như Philippines hay Nhật Bản. Một phần khác, Trung cộng muốn đo lường mức độ phản ứng của Hoa Kỳ và các giới cường quốc phương Tây như thế nào đối với vấn đề biển đông. Vì thế Việt Nam sẽ là con mồi tế thần đầu tiên mà Trung cộng sẽ thưc hiện cho những tham vọng bành trướng của mình, cho dù giới lãnh đạo chóp bu đảng CSVN hay quân đội có giơ tay đầu hàng thì Trung quốc cũng vẫn sẽ nổ súng và những thứ vũ khí hiện đại nói trên vẩn sẽ được đưa ra sử dụng trong cuộc chiến, chỉ là số lượng sẽ nhiều hơn khi Việt Nam cương quyết chống cự, và ít đi nếu như Việt Nam tuyên bố đầu hàng sớm.

Giới phân tích tình hình cũng đặt ra câu hỏi ngược lại là, nếu như Trung cộng không ra tay trong lúc này, thì Trung cộng sẽ phải đợi đến thời điểm nào? Vì như đã nói ở lý do trên là vươn ra biển lớn (khống chế biển đông là một chính sách lớn không đổi của Trungcộng).

Câu trả lời là, nếu như Trung quốc đợi thêm vài năm tới, có lẻ Trung cộng sẽ không còn cơ hội nào khác nữa (phải nói rằng rất khó). Thứ nhất, quân đội Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng và trau dồi huấn luyện, cũng như sở hữu thêm các loại vũ khí hiện đại, qua các hợp đồng mua bán vũ khí từ Nga (các Tàu Kilo) các loại hoả tiển đất đối không, đất đối biển, các loại vũ khí diệt tàu ngầm và chiếm hạm, mà các loại vũ khí này là những vũ khí tiên tiến không thua Trung quốc là mấy và sẽ gây ra những hậu qủa tổn thất khó lường cho quân Trung cộng. Cuộc chiến trên bộ năm 1979 là một bài học nhớ đời cho giới lãnh đạo Trung cộng vì đã không tính toán được mức độ phản kháng và sự tinh nhuệ của quân đội Việt Nam. Trong vài năm tới nữa, biết đâu Việt Nam sẽ tìm ra được lối thoát về chính trị (đa đảng), cũng như nhận được sự thoả hiệp của Hoa Kỳ và từ đó dẫn đến một liên minh quân sự với Hoa Kỳ như Nhật và Philippines đang có. Và tới lúc đó mộng bành trướng vươn ra biển lớn của Trung cộng sẽ khó khăn vô cùng, nếu không muốn nói là vô phương,không còn cơ hội. Vì lúc đó Trung cộng không những phải trực tiếp đối đầu vơí Hoa Kỳ mà còn là các đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Á nữa.

Kế đến - Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây đang bận rộn đối phó với Puttin qua cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và vùng Trung Đông (Syria), Afghanistan và Iraq cho nên Hoa Kỳ sẽ không có đủ sức để có hành động can thiệp quân sự mạnh bạo nào (nếu có) vào biển đông. Thêm vào đó Puttin lúc này rất đang cần sự liên minh với Trung cộng để đối phó với Hoa Kỳ và khối Nato trong vấn đề Ukraine. Cho nên Nga sẽ bằng mọi cách ủng hộ, lấy lòng và thậm chí sẽ liên minh với Trung cộng trong vấn đề biển đông. Đây là cơ hội có một không hai mà Tập Cận Bình đã thấy được, cho nên hắn sẽ không bao giờ bỏ qua.

Timing - why does it have to be this timing? Before deciding to place the HD-981 oil rig within the Vietnam Water Territory, China must have put a very careful thought with its calculation and the aftermath of its action. At this timing, it is believed that China reaches the maturity levels of both prosperity and military expansion. Some American political analysts predict that “for One on One Conflict” which Vietnam has no back-up or support, which is true at the moment from one of the world superpower (America or Russisa) China can defeat and beat up Vietnam within two weeks on both fronts (sea and land wars). At this timing Vietnam is lonesome by itself and has no military coalitions to defend the country like others have done in the region such as Japan and Philippines. So China thinks this is the golden opportunity to take over the whole Vietnam seaway. Some analyst also thinks that China wants to use Vietnam as a specimen to test their military strength. At this war, China would pull out its most modern weapons and capabilities to show off their muscles to scare off other neighbors as well. Those who form a military coalitions with the U.S such as Japan and Philippines. Another reason is that China wants to measure out the reactions from the Obama Administration on the issues of South China Sea. So in this war, Vietnam is a scapegoat to be tested by China for its aggression regardless the Vietnamese troop decides whether to take the fight or give up.

The analysts also try to reverse the question if not now then when will it be given that the reason #1 is the must? The answer is that if China would not do it now then there might be no chance or no hope for them. Because within the next few years, Vietnam military will significantly get improved in both training and upgrading the weapons and those weapons would be the same grade or equivalent to those China posseses today. So if the war bursts out in the next few years then China would not know for sure who could win the war. The war with Vietname in 1979 was a typical example and was a lesson learned for those Chinese leaders for failing to understand the enemy capabilities. And who knows what will be happening in the next few years when Vietnam could internally find out a political solution and then form a military coalition with the U.S like Japan and Philippines have then there will be no chance for China. At that time, China will take a direct war with the US.

Another reason is that the US and the Nato superpower countries are too busy to deal with crisis in Ukraine, Syria, Afghanistan and Iraq, they can not divert their powers to help the situation in the South China sea (East sea) even if they really want to. In addition, Puttin really needs China to form a coalition to face off with the US and Nato. In any mean, Russia will take side with China against the US. Seeing this opportunity, Chinese leaders will not let go this opportunity.

3) Giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN và các tướng lãnh bị Trung cộng mua chuộc - hầu hết dân chúng Việt Nam đều biết, tất cả các quan chức đảng viên chop bu trong đảng CSVN đều dựa vào Trung cộng, để được giữ ghế, được chức vị, đươc tham nhũng. Phải nói chính xác rằng hiện nay tất cả các chức vị quan trọng trong đảng CSVN đều do bàn tay Trung cộng đưa lên hay thao túng. Những khuôn mặt điển hình nhất phải kể đến là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đại Quang, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Đinh Thế Huynh... Về phần các tướng lảnh quân đội, các cấp chỉ huy, các chính ủy từ Quân Đoàn, Sư Đoàn, đều do bàn tay Trung cộng đào tạo và mua chuộc. Người dân Việt Nam đã nhiều lần được kiểm chứng những sự việc này qua các chuyến viếng thăm, đào tạo của các vị này tại Trung cộng, qua những phát biểu trên báo chí, mà ngay chính các tờ báo đảng ở trong nước đã đưa tin. Vậy khi cuộc chiến xảy, chính những tên tướng này sẽ quay lại trở cờ, họ sẽ trở thành một tập đoàn tay sai bán nước cho Trung cộng, sẽ mật báo, bán tin cho quân Trung cộng, như đã từng làm ở cuộc chiến “Núi Lão Sơn”, và kết qủa là hơn 4000 quân lính Việt Nam bị bán đứng, bị chết thảm. Sau đó xác của các binh lính bị vùi tập thể và bị thiêu đốt,không một nấm mồ. Cuộc chiến ở Trường Sa năm 1988 là một ví dụ điển hình khác, khi đó hải quân Việt Nam bị khóa tay, không được bắn trả vì lệnh trên của TW đảng, và vô hình chung hải quân Việt Nam bị biến thành những bia tập bắn cho bọn lính Trung cộng, mà cho tới ngày hôm nay giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN vẫn không dám nhắc đến, không dám tưởng niệm.

Hiện nay, nếu chiến tranh xảy ra thì Trung cộng chỉ cần lo đối phó với sự phản kháng của các cấp chỉ huy ở cấp tiểu đoàn, hoặc Trung Đoàn là cùng, các cấp chỉ huy cấp tá đổ xuống. Vì các cấp này không đủ lớn để Trungcộng mua chuộc. Nhưng các cấp này sẽ bị các tên tướng tay sai thao túng và mua chuộc, hoặc bị buộc phải buông súng đầu hàng sau những loạt đạn phàn kháng đầu tiên.

4) Giới lãnh đạo CSVN không đươc Lòng Dân - Với chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN, giới lãnh đạo chóp bu của CSVN đã thừa biết, họ không được lòng dân. Ở thời điểm bùng nổ và phát triển của Internet toàn cầu, tất cả những yếu kém, những bê bối, tham nhũng của giới lãnh đạo CSVN đã và đang lần lượt được phơi bày ra ánh sáng, truớc mắt người dân. Càng ngày người dân càng tỏ ra không phục và chống đối lại đảng CS, điển hình nhất là những cuôc xuống đuờng của dân oan, phản đối những hành động cướp đất của chính quyền. Các cuộc biểu tình chống Trung quốc mổi khi có tin nóng như ngư dân Việt Nam bị Trung quốc đánh đập đòi tiền chuộc. Những cuộc biểu tình của những nhà yêu nước lên án, phản kháng lại những nhượng bộ, những hành động cuối đầu hèn hạ của các giới chức chóp bu trong đảng CS đã nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề đất đai lảnh thổ và chủ quyền. Thêm vào đó, những nhu cầu đòi hỏi của người dân về sự phân minh của luật pháp,về những cải tố yếu kém của đất nước, như nạn tham nhũng hoành hành trở thành quốc nạn, sự xuống cấp suy đồi về đạo đức, sự lạc hậu và xảo trá của những kẻ rao giảng CNCS Mác-Lênin và những tệ nạn của xã hội trực tiếp, do sự lãnh đạo yếu kém và độc tài của đảng CS gây ra. Và những yêu cầu này đã không được đáp ứng giải quyết, dẩn đến người dân đòi hỏi phải có một thể chế minh bạch và dân chủ hơn, mà những đòi hỏi này đám chóp bu CS đểu xem là những tử huyệt đối với sự cai trị của đảng. Nếu như một khi chiến tranh xảy ra thì chắn chắn, trong nội bộ và trong đất nước sẽ có loạn và vô hình chung sẽ đẩy Việt Nam vào cuộc khủng hoảng cả trong lẫn ngoài. Đây là một lý do nữa mà Trung cộng đã nghĩ tới và chúng xem là một cơ hội thuận lợi để tấn công Việt Nam.

Khi đọc những dòng phân tích này, người viết đã bàng hoàng và dàn dụa nước mắt, khóc cho quê hương, cho dân tộc Việt Nam sẽ tang thương trong những ngày tháng sắp tới. Anh em chúng tôi đã ngồi xuống bàn bạc và cùng nhau đưa ra những giải pháp để hòng có thể làm một chút gì cho đất nước, chúng tôi mong rằng những người lãnh đạo chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, nếu còn một chút lòng yêu tổ quốc và dân tộc thì xin hãy xem lại những đề nghị của chúng tôi như sau:

1) Thứ nhất - phải nhanh chóng trừ khử những bọn tay sai bán nước cho Trung cộng. Một đất nước mà trong đó đầy dãy những căn bệnh ung thư, đầy dãy những sâu mọt, thì làm sao có thể đối phó với kẻ thù từ bên ngoài, vốn dĩ mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Và nếu như làm, thì phải nhanh chóng làm ngay từ bây giở, trước khi, bọn Trung cộng khai chiến, kẻo sẽ qúa muộn. Nói tới vấn đề thanh trừng, trừ khử bọn tay sai bán nước, khi chúng còn đang tại chức, tại quyền qủa là chuyện không phải dể dàng, và cũng không có mấy người có thể làm được. Nhìn lại hàng ngũ chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, ta có thể thấy được con số không qúa 3 người có thể làm được việc này. Nhưng ai trong số 3 người này vẫn còn có lòng yêu nước và dám làm chuyện lớn thỉ chúng ta không thể đoán được. Nhưng nếu làm thì các bước có thể nên thực hiện như sau:

2) Thứ Hai: Bí mật hợp tác với quân đội - nhớ kỹ chỉ nên hợp tác với các cấp tiểu đoàn hay trung đoàn mà thôi (cấp tá mà thôi). Như đã đề cập ở trên, các cấp tá hiện nay nhiều người chưa bị nhúng chàm với bọn Trung cộng, vì chưa đủ lớn. Tất cả các tướng lãnh trong quân đội hiên nay hầu hết, đều là tay sai của Trung cộng và không đáng tin cậy.

3) Thứ Ba: Dựa vào sức Dân - hãy bí mật kêu gọi sự hợp tác, ủng hộ của những người yêu nước, những người từng bị tù ra khám, bị đánh đập vì biểu tình yêu nước. Những lớp người này có sức mạnh lôi kéo được số lượng đông đảo quần chúng tham gia. Đặc biệt lớp người này là lớp người yêu nước thật sự (không thể giả được). Lực lượng này cộng với sự góp sức đông đảo của quần chúng sẽ dể dàng khống chế tất cả các tên tay sai bán nước.

4) Thứ Tư: Không dựa vào bọn côn an - như đã thấy bọn côn an chỉ là bọn kiêu binh của đảng CS và là kẻ trực tiếp gây ra biết bao nợ máu với người dân, với những người yêu nước. Bọn này không đáng tin cậy và sẻ trở cờ như trở bàn tay.

5) Thứ Năm: Khi thời cơ đến thì phải mau chóng kêu gọi giới quân đội và những người yêu nước làm một cuộc đảo chính, lật đổ bắt giam hết tất cả những tên bán nước trong TW đảng. Trong trường hợp gặp phải sự phản kháng của bọn tay sai bán nước, chúng ta sẽ kêu gọi sự giúp đở của chính phủ Hoa Kỳ gởi quân can thiệp (nếu cần sự giúp đỡ của chúng tôi thì xin hãy lên tiếng) chúng tôi hứa là sẽ làm hết sức mình với trái tim và mạng sống của chính mình.

6) Thứ Sáu: Mau chóng tuyên bố giải tán đảng CS và tuyên bố đa đảng trên các đài truyền hình, đài phát thanh và kêu gọi sự ủng hộ của thế giới (đặc biệt là Hoa Kỳ), giúp Việt Nam ổn định trật tự. Một khi có sự hổ trợ của quân đội Hoa Kỳ, có mặt ở Việt Nam thì giấc mơ bành trướng, xâm chiếm biển đông và cái đường lưởi bò của Trung cộng sẽ tự dưng biến mất.

Xin được nhắc lại rằng, thời gian rất gấp rút và Việt Nam phải nên thực hiện các bước đi đã nêu trong phạm vi mùa hè này, trước khi bọn Trung cộng khai chiến, nếu không sẽ không kịp và Việt Nam có lẻ sẽ bị xoá sổ, bị Trung cộng cai trị đồng hóa như Tây Tạng, nếu như chiến tranh xảy ra.




Hồ-sơ nầy, nói là từ BỘ-QUỐC-PHÒNG HOA-KỲ, không biết có đúng hay không ? Tuy-nhiên, qua 4 nhận-định, tôi thấy hoàn toàn có thể tâm-đắc ! Cho nên tôi mạo muội 'chuyển tiếp' để tuỳ nghi mổi người phán đoán.

Đối với Đảng CSVN, "Bỏ điều 4 Hiến-pháp là tự-sát" (Nguyễn-Phú-Trọng) : "Còn Đảng còn mình..." (Trương-tấn-Sang). v.v...Thà mất nước hơn mất Đảng....là một điều tâm-niệm mà NGƯỜI CỘNG-SẢN VN sẽ không bao giờ để bị lay-chuyễn !
Vận mệnh dân-tộc đang trải qua một thời kỳ...cực kỳ đen tối !
NGƯỜI VN CHÂN-CHÍNH đang không có quyền lực, đành BẤT LỰC nhìn tổ-quốc chìm sâu vào thảm-hoạ !


Trung Cộng cho Việt Cộng bài học thứ hai   

Trúc Giang

Bài học thứ nhất xảy ra từ ngày 17-2-1979 đến 18-3-1979, là dùng quân sự đánh Việt Nam, mà kết quả là năm 1990 Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ Chính trị đảng CSVN sang bày tỏ lòng trung thành đối với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, như là một khu tự trị.

Quan thầy Trung Cộng không cố ý lật đổ đám tay sai bởi vì bọn họ đã có nhiều kinh nghiệm làm tay sai do truyền thống lâu đời từ đời Hồ Chí Minh đến ngày nay.
Tóm lại, hai bên tạm gác chuyện chủ quyền qua một bên, mà thực hiện việc hợp tác khai thác chung.
Giải pháp “dự đoán” để giữ thể diện hai bên là “phương án Xoá bài làm lại” để Trung Cộng công khai và hợp pháp vào chiếm tài nguyên của dân tộc Việt Nam ở Biển Đông.

2* Không hẳn là xâm lược mà là cho bài học thứ hai.

Nhiều tựa đề bài viết ghi là “Trung Cộng xâm lược Việt Nam” trong vụ giàn khoan HD-981.
Sự việc giàn khoan chưa chắc hẳn là Trung Cộng xâm lược Việt Nam, bởi vì Việt Nam đã lệ thuộc, đã làm chư hầu của Trung Cộng từ lâu lắm rồi, còn gì nữa đâu mà xâm lược?

3.1. Những bằng chứng cụ thể chứng minh Việt Nam đã lệ thuộc vào Trung Cộng.
1). Bằng chứng thứ nhất: Tay sai trong quá khứ
Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đã bán nước bằng công hàm ngày 4-9-1958. Tố Hữu thú nhận:

Giết, giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ
Cho ruộng đồng tươi tốt, thuế mau xong,
Giết, giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ,
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xích-ta-lin bất diệt!

Việt Cộng ca ngợi quan thầy Trung Cộng. Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng Mỹ, Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ. Đó là cái tinh thần tôi tớ ngoại bang.
2). Bằng chứng thứ hai: Tiếp đón Tập Cận Bình bằng cờ sáu ngôi sao
Tiếp đón Tập Cận Bình bằng cờ sáu ngôi sao.


Ngày 21-12-2011, Đảng CSVN đã chào mừng Tập Cận Bình bằng cờ 6 ngôi sao, cho biết Việt Nam vẫn là một khu tự trị của chính quyền trung ương tại Bắc Kinh.

Bị phản đối, đảng CSVN giở giọng lừa bịp cố hữu, cho rằng đó là do sơ sót về kỹ thuật. Lý do không tin được. Bởi vì việc đón tiếp quan thầy là một sự kiện lịch sử quan trọng nên không thể tổ chức qua loa, đại khái được. Tính quan trọng thể hiện ra bề ngoài là nghi lễ long trọng được truyền hình khắp thế giới.

Ban Lễ Tân phải lập chương trình với những chi tiết cụ thể theo thứ tự từng bước trong suốt thời gian viếng thăm, từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Doan đến Lê Hồng Anh…Về phần cờ xí thì phải biết con số trẻ em, nam nữ cầm cờ là bao nhiêu? Đơn vị nào, cơ quan nào chỉ huy hướng dẫn, trẻ em thuộc trường nào? Lớp học nào, đồng phục gì…từ đó mới in ấn và thực hiện cờ xí trước khi phân phối đến các nơi nhận. Đương nhiên là phải có kiểm nhận số lượng, kiểm tra chất lượng… Mọi việc phải hoàn tất ít nhất là 5 ngày hay một tuần lễ trước khi đến tay các em. Trên đường phân phối đến các nơi như vậy chẳng lẻ không có ai khám phá ra “sơ sót kỹ thuật” đó hay sao?
Vì thế cho rằng sơ sót kỹ thuật là ngụy biện, vô lý. Tập Cận Bình chớ có phải là cứt đâu mà tiếp rước cẩu thả cho được. Có tấm hình Trương Tấn Sang cúi rạp đầu bên cạnh Tập Cận Bình thì thấy rõ tư cách của ông vua Việt Nam như thế nào đối với quan thầy Tàu khựa.

3). Bằng chứng lệ thuộc thứ ba: Vụ bauxite và rừng đầu nguồn

Trung Cộng muốn chiếm vị trí chiến lược Tây Nguyên để khống chế thái thú Hán ngụy bằng việc khai thác quặng bauxite.
Mặc dù các trí thức, đại biểu quốc hội và tướng lãnh, kể cả Võ Nguyên Giáp, lên tiếng phản đối, nhưng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố đó là chủ trương của Đảng, thế là quốc hội cụp đuôi.

Trong nhiều chỉ thị cho cấp lãnh đạo, Nông Đức Mạnh nêu vấn đề “đất rừng Việt Nam chưa dùng đến, thì để cho người ta thuê có sao đâu?”
Nguyễn Phú Trọng còn công khai giúp cho Trung Cộng vào Tây Nguyên khai thác bauxcite nhôm bằng cách không cho quốc hội bàn về dự án bauxite và lừa dối rằng: “Dự án bauxite có vốn đầu tư dưới 600 triệu USD” mà thôi.

Ngoài Tây Nguyên, Trung Cộng muốn chiếm vị trí chiến lược ở biên giới phía Bắc nên các tỉnh cho thuê rừng trong thời hạn 50 năm với diện tích 264,000 hecta rừng đầu nguồn, chiếm 87% ở các tỉnh biên giới, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Hai tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh công bố lá thơ vạch ra 10 tỉnh đã cho 10 doanh nghiệp người Tàu thuê đất và kết luận:
“Đây là hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn”.

4). Bằng chứng thứ tư: Người Tàu tự do lập những khu vực riêng biệt cho họ

Hồ Cẩm Đào đi đến Việt Nam bằng con đường chứng tỏ Việt Nam là một khu tự trị của họ. Bắt đầu đi từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Quảng Nam (Đà Nẵng, VN) rồi mới ra Hà Nội.
Người Tàu được tự do đi luông tuồng trên lãnh thổ Việt Nam như nhà của họ. Họ lập ra những khu phố tàu sinh hoạt với tập quán và luật lệ của họ. Đại phố Đông Đô ở Bình Dương là một điển hình.

5). Bằng chứng thứ năm:Trung Cộng thầu hết các công trình lớn và quan trọng.

Thầu EPC
Thầu EPC còn được gọi là “hợp đồng trọn gói” hay “hợp đồng chìa khoá trao tay”.
(EPC là Engineering, Procurement and Construction, là Thiết kế, Mua sắm và Xây dựng).


Là gói thầu được trao toàn bộ công trình, từ việc thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ, tư vấn, cung cấp máy móc và dụng cụ trang bị, vật liệu, lắp ráp, xây dựng, cho chạy thử, nghĩa là từ A đến Z của dự án được trao cho nhà thầu. Chủ thầu VN chỉ chờ cho mọi việc hoàn tất, nhận chìa khóa bàn giao là xong.

Hiện nay có 90% gói thầu EPC do Trung Cộng nắm giữ, bao gồm những dự án lớn và quan trọng thuộc về năng lượng (nhà máy điện), kim loại, hoá chất. Đó là VN lệ thuộc vào TC. Trung Cộng đã nắm hơn phân nửa số tiền đầu tư là 248,000 tỷ đồng, thuộc vốn vay nợ và đầu tư của nước ngoài.

Trong những dự án lớn, TC thường mang công nhân lao động phổ thông của họ sang làm việc. Cái tai hại là họ chiếm nhiều công ăn việc làm của người VN. Họ mang sang VN những máy móc từ lớn đến nhỏ, ngay cả con bù lon, con ốc vít, thậm chí những dụng cụ làm vệ sinh, và công nhân dọn dẹp vệ sinh họ cũng mang từ TC sang, cụ thể là ở dự án Phân Đạm Cà Mau.

6). Bằng chứng thứ sáu: Những lãnh đạo đảng CSVN làm tay sai điển hình
“Lê Đức Anh bị xuất huyết não, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh cử một phái đoàn bác sĩ đặc biệt sang cứu sống. Hàng năm Bắc Kinh gởi một đoàn cán bộ y tế sang kiểm tra và bồi dưỡng sức khỏe cho quan thái thú chư hầu.”

Lãnh đạo nầy thường xin ý kiến và chiều hướng giải quyết vấn đề đàm phán, trước khi đàm phán, để làm vừa lòng trung ương Bắc Kinh.
Về Nông Đức Mạnh, thì Bắc Kinh khẳng định rằng chính họ Nông nầy đã tự thú nhận rằng y là người thuộc sắc tộc Choang của Trung Cộng.
Nguyễn Chí Vịnh là người đã gọi điện thoại cho Nguyễn Tấn Dũng bảo Dũng cho Trung Cộng thắng thầu với giá 55 triệu USD xây sân Mỹ Đình, trong khi Liên Bang Đức bỏ thầu 50 triệu nên bị thua thầu. Sự thật không ai biết giá thầu của Trung Cộng là bao nhiêu? Và chắc chắn là có tiền lót tay.

7). Bằng chứng thứ bảy: Trình báo mọi việc

Các lãnh đạo đảng CSVN luôn luôn tuân hành những chỉ thị của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Tướng Trung Cộng Mã Hiếu Thiên sang chỉ thị phải định hướng dư luận, thế là có lịnh cấm sinh viên biểu tình. Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ thị phải lập Viện Khổng Tử thì Nguyễn Tấn Dũng thi hành ngay. Viện Khổng Tử ở Đại học Hà Nội.

Trước những đại hội Đảng luôn luôn có quan chức Trung Cộng đến ban chỉ thị về việc cử những người nào vào chức vụ gì. Cụ thể là bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải bị loại ra khỏi bộ Chính Trị Đảng.

Người được cử giữ chức Tổng Bí thư, liền ngay sau đó cử một đặc sứ sang trình báo và xin ngày giờ được sang chầu, nói theo ngôn từ ngoại giao là “thể theo lời mời của Chủ Tịch TQ”.
Đi phải thưa về phải trình. Mỗi khi lãnh đạo VN muốn sang thăm Hoa Kỳ, là đối thủ của Trung Cộng, để tránh bị hiểu lầm nên phải sang tường trình mọi việc và cam kết không hành động chống lại Bắc Kinh. Trương Tấn Sang đã đến Bắc Kinh ngày 19-6-2013 và sang Mỹ từ ngày 24 đến 26 tháng 7 năm 2013.
Đi phải thưa về phải trình là thế.


Thêm một bằng chứng nữa là khi Khổng Huyễn Hựu được cử đến làm đại sứ ở Việt Nam thì cả Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng và chính phủ, quốc hội đều có lịch trình ra vào nườm nượp đến trình diện vấn an tân đại sứ khựa.


8). Bằng chứng thứ tám: “Sứ quán hay phủ thái thú”
Sứ quán hay phủ thái thú? Cựu đại sứ Khổng Huyễn Hựu.
“Sứ quán hay phủ thái thú?”
Đó là cái tựa bài viết ngày 14-11-2011 của nhà báo Bùi Tín. Xin trích nguyên văn như sau:

“Tuy mới nhậm chức có hơn 1 tháng, đã có vài chục quan chức cấp cao phía Việt Nam đã gặp và chào đón ông đại sứ mới rất nồng nhiệt. có hàng loạt quan chức cao cấp đã đến sứ quán Trung Quốc trên đường Hoàng Diệu để chào tân Đại sứ Khổng Huyễn Hựu.

Đó là:
- Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng (ngày 17-8-2011);

- Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng (ngày 23);
- Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, rồi Thứ trưởng Bộ Công an Trung tướng Đặng Văn Hiếu (ngày 29-8-2011);
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, rồi Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ngày 31-8-2011);
- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (12-9-2011);
- Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luân (16-9-2011);
- Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân, rồi Bộ trưởng Thông tin - Tuyên truyền Nguyễn Bắc Sơn (21-9-2011);
- Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị (27-9-2011);
- Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, rồi Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa (29-9-2011);
- Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, rồi Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ (3-10-2011);

- Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh (4-10-2011).
Sứ quán Trung Quốc cho biết tân Đại sứ Trung Hoa chỉ trong thời gian ngắn đã có dịp hội kiến với quá nửa số ủy viên Bộ Chính trị của phía Việt Nam, chưa kể một loạt ủy viên Trung ương đảng, bộ trưởng, thứ trưởng và các loại cán bộ cấp cao khác” (Bùi Tín-hết trích)

9). Bằng chứng thứ 9: Mở cửa cho giặc vào nhà bằng đường cao tốc.

Những đường cao tốc nối Trung Cộng với Việt Nam có khả năng chuyên chở hàng hoá, hành khách và khi cần thì chở binh lính vào Việt Nam chỉ trong nhiều tiếng đồng hồ mà thôi.
1). Dự án đường sắt cao tốc xuyên Việt

Đường sắt cao tốc xuyên Việt.

Ngày 24-1-2011, Trung Cộng tuyên bố kế hoạch xây đường sắt cao tốc từ Quảng Tây (TC) xuyên qua Việt Nam rồi đến Singapore. Ở Việt Nam có hai đoạn qua Lào và Campuchia.

1. Đoạn 1. Tuyến đường sắt nối liền Lộc Ninh qua Campuchia
2. Đoạn 2. Nối liền Vũng Áng, Mụ Gia tỉnh Hà Tĩnh sang Lào.
2). Hai dự án đường cao tốc 4 làn xe nối Việt Nam với Trung Cộng


Cao tốc 4 làn xe Nội Bài-Côn Minh * Lạng SơnHữu Nghị Quan, Nam Ninh (TQ).
Cao tốc 4 làn xe Nội Bài-Côn Minh * Lạng SơnHữu Nghị Quan, Nam Ninh (TQ)
- Tuyến Nội Bài, Hải Phòng, Lào Cai nối với Côn Minh, Hà Khẩu (TC) dài 264km.

Ngày 29-11-2013, Bộ trưởng Đinh La Thăng làm việc với Tổng Công ty Máy móc và Thiết bị (TC) để nhà thầu Trung Cộng thực hiện dự án nầy.
- Tuyến cao tốc Nội Bài, Lạng Sơn nối với Hữu Nghị Quan-Nam Ninh (TC) dài 146km.
Tóm lại những hệ thống đường cao tốc cho phép bộ đội Trung Cộng tiến vào Việt Nam chỉ trong một ngày là cùng.

4* Hù dọa: “Cần phải cho Việt Nam một bài học đích đáng”

Tờ Hoàn cầu thời báo (Global Times) số ra ngày 6-5-2014 cho rằng Trung Quốc cần phải cho Việt Nam một bài học đích đáng nếu Hà Nội gây thêm căng thẳng ở Biển Đông.

4.1. Trung Cộng chửi Cộng Sản Việt Nam tàu xà lúp chở không hết
Giáo sư Vũ Cao Đàm dịch từ tài liệu của Trung Cộng, như sau:
“Nói về Nam Sa, quần đảo mà VN đang chiếm 29 đảo. VN là nước láng giềng nhưng không muốn cùng Trung Quốc phát triển phồn thịnh. Quan hệ giữa VN-TQ là quan hệ giữa người nông dân với con rắn độc. VN luôn luôn đóng vai thất tín, bội nghĩa. Trong tình hình hiện nay, VN đã chống lại sự khoan dung và lương thiện của TQ.
Việc dùng vũ lực đánh VN không thể chậm trễ hơn nữa.
Vì sao phải đánh CSVN bằng vũ lực?
Có hai khía cạnh sau đây:1. CSVN là một quốc gia lòng lang dạ sói
Từ những năm 1960, TQ đã ủng hộ VN về quân sự, kỹ thuật, kinh tế với quy mô lớn, trong thời gian đó, bản thân TQ cũng khó khăn.
Với sự ủng hộ của TQ, VN đã đánh bại 560 nghìn quân Mỹ ở VN. TQ vô tư ủng hộ về nguồn lực và nhân lực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặt nền móng vững chắc cho việc phục hồi kinh tế cho VN.
Sự vô ơn của VN biểu hiện, một tay nhận viện trợ vô tư của TQ, một tay ngấm ngầm chìa ra cho Liên Xô. Dưới sự thao túng của Liên Xô, VN làm đủ trò quấy nhiễu biên giới Trung-Việt đến đổ máu người TQ.
Tại VN, VN sát hại và trục xuất Hoa kiều. VN đem quân sang chiếm Campuchia. Không thể nhẫn nại được nữa, tháng 2 năm 1979, TQ phát động chiến tranh phản kích tự vệ. VN bắt tay với Liên Xô, một đối thủ của TQ, cầm súng bắn lại ân nhân của mình.
Chúng ta hãy xem, bọn CSVN lòng lang dạ sói đến mức độ nào?

2. Cộng Sản Việt Nam là bọn tiểu nhân bỉ ổi không biết xấu hổ.


VN và TQ là hai nước láng giềng, uống chung một nguồn nước, nhiều chính trị gia đã đến học tập tại TQ, ngay cả đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng được huấn luyện, giáo dục ở TQ.

Trước đây, ngày 30-5-2008, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đột nhiên đến thăm nước ta, nói ra những điều cảm động lòng người, mồm bô bô “láng giềng tốt, bạn bè tốt, chiến hữu tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tỏ ra rất thân thiết…sau nầy mới biết, vì lạm phát tăng cao, kinh tế nguy cơ bị khủng hoảng, nên mới chạy qua xin xỏ, cầu viện TQ. Đến khi vừa về tới nước thì tên Mạnh nầy liền trở mặt, liên kết với đối thủ cạnh tranh của TQ là công ty Mobil, để khai thác dầu khí ở Nam Sa (Trường Sa) mà VN cướp đoạt của TQ. Rõ là quân phản bội. CSVN thật là vô liêm sĩ, không biết hổ thẹn là gì.

Trong quá trình tranh chấp, VN âm mưu quốc tế hoá các đảo đã chiếm của TQ, với tâm địa độc ác, không biết xấu hổ. Đây là điển hình của hành vi “cường đạo biến thành quân tử”, thật là vô liêm sĩ.

Chính sách của VN đối với TQ thật là vô cùng nham hiểm, đó là toa rập với Hoa Kỳ ngăn chặn sự phát triển của TQ.


Xem ra, VN muốn đi theo vết xe cũ của năm 1979, vẫn còn muốn diễn vai bán đứng ân nhân đã từng giúp đỡ họ, để trở thành một kẻ tiểu nhân vô liêm sĩ thật thụ.
Năm 1979 chưa đủ dạy cho CSVN một bài học tơi bời, thì sắp tới đây, chúng ta cần phải làm triệt để, để VN có một bài học nhớ đời và cũng là lợi ích lâu dài của TQ.
TQ hiện nay đang theo chính sách “ẩn dấu tài năng”, “lâu dài mai phục” khiến cho bọn oắt tì VN xâm chiếm lãnh hải TQ và cứ nhâng nhâng thăm dò khai thác tài nguyên.
Đã đến lúc chúng ta cần phải dẹp bỏ thái độ khoan dung nhân nhượng, mà phải dùng vũ lực, chứng minh TQ là một đất nước anh hùng.

Để cho một nước lỏi con như VN xâm phạm lãnh thổ của mình, sự khoan dung thái quá là tự hủy diệt mình, cho nên phải dùng vũ lực tấn công VN một cách tàn nhẫn. Cần phải phá hủy triệt để các cơ sở quân sự, tất nhiên bao gồm tất cả hạ tầng dân sự của VN. Đối với một nước vô liêm sĩ như vậy, chúng ta không cần phải quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhân đạo làm gì. Chỉ cần phù hợp với lợi ích quốc gia thì đó là chiến tranh chính nghĩa.” (Hết trích). Giáo sư Vũ Cao Đàm dịch từ tài liệu Trung Quốc.

Ngày 25-6-2011, Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó Tổng Thư Ký Ủy Ban Chính sách Quốc gia TC tuyên bố: “Trung Quốc đã từng dạy VN một bài học và có thể cho VN một bài học lớn hơn, nếu VN tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi đao, sớm muộn gì có ngày VN sẽ ngã trên lưỡi đao đó”.


4.2. Kế hoạch đánh chiếm Việt Nam trong 31 ngày

Kế hoạch cụ thể
'Phương án A' Trung Quốc chỉ cần 31 ngày là thôn tính Việt Nam.
1). Bố trí binh lực
Địa hình VN giống như con rắn, chính giữa hẹp, hai đầu phình ra. Muốn đánh rắn, phải đập đầu rắn ở yếu điểm, là đốt thứ bảy, tức là Thanh Hóa.
Chiếm Thanh Hóa trước, cắt đôi nước VN. Vì toàn bộ các tuyến đường bộ, đường sắt đều qua Thanh Hóa.
Áp dụng chiến thuật sở trường của CSBV trong chiến tranh VN, là “tiền pháo hậu xung”. Gọi là phép “gậy ông đập lưng ông” của nhà Mộ Dung, Cô Tô. “Dĩ bĩ chi đạo, hoàn thỉ bĩ thân”
Sau trận đánh phủ đầu bằng những trận mưa hỏa tiển khủng khiếp và liên tục để tiêu diệt các vị trí quan trọng, làm tê liệt hoàn toàn các hệ thống phòng thủ và tấn công của VN, kế đó dùng xe tăng đổ bộ.
Đột kích 3 hướng: Bắc, Đông và Nam, với 520,000 quân, 1,200 xe tăng, 3,000 thiết giáp, 3,200 phi cơ.
Phía Bắc. Vân Nam. 60,000 quân.
Đông. Quảng Tây. 100,000 quân
Nam. 150,000 quân
Thời gian. 31 ngày
2). Giai đoạn tấn công chiến lược
Ngày 1.
Dùng các loại hỏa tiển tiêu diệt 300 mục tiêu
500 hỏa tiễn chiến thuật tầm ngắn
400 hỏa tiễn điều khiển hành trình (Cruise missile)
Lực lượng chiến tranh điện tử gây nhiễu điện từ, phá sóng các hệ thống truyền tin liên lạc, radar. Phi cơ oanh tạc chiến lược phá hủy các nhà máy và trạm phát điện, các cơ sở công kỹ nghệ lớn. Đồng thời phá hủy kinh tế như hồi năm 1979.
Ngày 2
Tiếp tục dùng hỏa tiễn hủy diệt các mục tiêu của ngày 1. Tất cả phi cơ KQ và HQ, xuất kích 1,000 lượt tấn công các mục tiêu đã nêu. Tiếp tục nả 300 hỏa tiễn chiến thuật.
Ngày 3
Phi cơ xuất kích 1,500 lượt, tiếp tục không tập quy mô lớn hơn, tiêu diệt và làm tê liệt các lực lượng KQ và HQ còn sót lại. HQ tiếp tục phóng 100 hoả tiễn điều khiển, làm cho địch không ngóc đầu lên được.
Ngày 4
Phi cơ KQ và HQ xuất kích 1,000 lượt, pháo cở lớn tiếp tục hạ các ổ kháng cự. Hạm đội Nam Hải, gồm tàu ngầm, tàu chiến, phong toả Vịnh Bắc Bộ. Hạm đội Đông Hải trừ bị, yểm trợ vòng ngoài.
Ngày 5
Phi cơ xuất kích 500 lượt, ngày và đêm, đập tan khả năng phản kích của địch. Trực thăng vũ trang cùng pháo binh tấn công vào các mục tiêu sâu trong nội địa của địch.
10 tàu đổ bộ cở lớn, 100 tàu đổ bộ cỡ trung bắt đầu đưa quân vào vị trí đổ bộ, dưới sự bảo vệ của KQ và tàu ngầm.
3.2. Giai đoạn tác chiến trên mặt đất
Ngày 6
Đổ bộ. Sư đoàn TQLC chia ra làm nhiều cánh, đổ bộ lên trước rồi lại nhập trở lại, bảo vệ khu vực đổ bộ.
Ngày 7 và 8
Tiến hành đổ bộ trên các mặt trận.
Ngày 9 và 10
Chiếm Thanh Hoá. Cắt đứt liên lạc của lục quân phía bắc và Nam. Hoàn thành việc bao vây chiến lược, cô lập Hà Nội. Ngăn cản phía Nam tiếp viện cho phía Bắc.
Ngày 11
Mũi Bắc và Đông tạo gọng kềm vây chặt Hà Nội. Cơ giới và bộ binh hoàn tất việc đổ bộ.
Ngày 12 và 13
3 tập đoàn quân Bắc, Đông và Nam tiến vào mục tiêu chiếm đóng để bao vây Hà Nội, làm tê liệt đầu máy lãnh đạo.
Ngày 14 và 15
Các đơn vị đóng quân, nghỉ ngơi, chỉnh đốn đội ngũ, cũng cố khu vực chiếm đóng, chờ lệnh tiến công.
Ngày 16, 17 và 18
Bắt đầu tấn công Hà Nội. Dự kiến trong 3 ngày. Cũng theo quy luật lấy gậy ông đập lưng ông là tiền pháo hậu xung. Từ 4 giờ sáng pháo kích bằng hỏa tiễn, sau đó tấn công chiếm và tiêu diệt mục tiêu.
Ngày 19 và 20
Các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày. Đồng thời, các hoạt động tình báo, phối hợp với đặc công, len lỏi sâu vào lòng địch tổ chức các công nhân TQ ở Tây Nguyên và các công trường, nội tuyến và nổi dậy, dùng thuốc nổ phá hủy hệ thống giao thông.
Ngày 21
Đẩy mạnh tấn công miền Nam.
Đến ngày thứ 31, chiếm toàn bộ nước VN.
Giải thích một vài điểm trong kế hoạch


Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Hoa Kỳ pháo kích và không tập suốt một tháng rồi mới tấn công đổ bộ. Trong kế hoạch nầy, chỉ có 5 ngày, cuộc tấn công chớp nhoáng là để tránh trường hợp Hoa Kỳ có thể can thiệp vào để chiếm VN. Trong 5 ngày đó, bộ đội Trung Cộng bám sát bộ đội Việt Nam tạo thành khu vực xôi đậu vì thế Hoa Kỳ muốn can thiệp cũng đành bó tay.

Do địa hình VN có nhiều rừng núi ẩn nấp để phòng thủ, nên phải xử dụng tối đa trực thăng vũ trang và pháo binh ở miền Bắc và miền Trung. Miền Nam đồng bằng, thì khai thác triệt để hỏa lực xe tăng và các loại xe bọc thép.

Dân cư mạng Tàu khựa cho rằng phương án A đã lỗi thời. Với vũ khí hiện đại ngày nay, việc đánh chiếm Việt Nam chỉ cần hai tuần lễ là xong ngay. Riêng về hải quân thì chỉ trong một tiếng đồng hồ Trung Cộng sẽ tiêu diệt toàn bộ hải quân Việt Nam.


Họ còn trưng hình ảnh về vũ khí hiện đại như dưới đây.


5* Giải pháp quân sự nầy chỉ là đòn gió, giương đông kích tây
5.1. Tổng tham mưu trưởng QĐ Trung Cộng thăm Bộ Quốc phòng Mỷ


Phòng Phong Huy & tướng Martin Dempsey Đô đốc Samuel Locklear.

Ngày 13-5-2014, thượng tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng QĐ Trung Cộng đến thăm Hoa Kỳ. Đô đốc Samuel Locklear, Chỉ huy trưởng Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (PACOM) hướng dẫn ông Phòng thăm HKMH Ronald Reagan. Sau đó ông Phòng gặp tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân.
Hai bên thảo luận về tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

5.2. Trung Cộng và Campuchia nâng cấp hợp tác quân sự

Hứa Kỳ Lương đến thăm Campuchia.
Ngày 9-5-2014, trong lúc tình hình căng thẳng giữa VN và Trung Cộng ở Biển Đông thì ông Hứa Kỳ Lương, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng đã dẫn phái đoàn đến Campuchia làm việc 5 ngày với bộ trưởng QP/CPC là ông Tea Banh. Hai bên nhất trí thúc đẩy nâng cao về hợp tác quân sự giữa hai nước.


5.3. Trung Cộng có thể không đánh chiếm Việt Nam bằng quân sự
Trung Cộng không đánh chiếm VN bằng quân sự như kế hoạch chiếm VN trong 31 ngày, bởi vì dù cho có chiếm được VN thì cũng không có thể thành lập một chính quyền tay sai cho họ hơn là những đồng chí Hán ngụy hiện nay.
Nga làm được ở Ukraina bởi vì sắc tộc Nga ở bán đảo Crimea chiếm đa số là 58.5%,. Trái lại, đại đa số người VN đều không ưa bọn Tàu khựa. Nếu có đánh nhau thì chỉ cho vài bạt tai xiểng niểng chớ không hạ gục, chỉ đánh như vụ đâm tàu trên biển vậy thôi.

6* Mặt trận kinh tế
6.1. “Đặc vụ Trung Cộng kích động biểu tình bạo động”
Ngày 16-5-2014, đài Á Châu tự do (RFA) dẫn lời của nhà báo Nguyễn Quốc Thái cho biết: “Chúng tôi cho rằng việc manh động đó là có bàn tay của đặc vụ Trung Quốc nhúng tay vào để gây ra biến loạn và họ lấy cớ đó để tỏ thái độ đối với Việt Nam”.

6.2. Biểu tình bạo động của công nhân Việt Nam
Trung Cộng kích động biểu tình bạo động?


Những ngày qua, trên cả nước có nhiều cuộc biểu tình đến hàng chục ngàn người tham dự. Khí thế sôi sục đưa đến đập phá tạo ra tình trạng mất kiểm soát. Đã có hàng trăm người Hoa và người Việt bị thương. Số người chết do hãng tin Reuters nêu ra là 21 người.
Riêng ở Bình Dương có đến 15 doanh nghiệp bị đập phá, đốt phá, hôi của làm thiệt hại đến nhiều tỷ đồng. Có nguy cơ hàng trăm công nhân sẽ mất việc làm.
Không chỉ những công ty Trung Quốc mà các công ty Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Singapore cũng bị đập phá, hôi của.

6.3. Kế hoạch thâm độc của Trung Cộng
Kế hoạch thâm độc của Trung Cộng là làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam, vốn đã yếu lại suy kiệt thêm. Những công ty nước ngoài bị đập phá khiến họ hoang mang, có thể rút lui, hạn chế mức hoạt động, hoặc làm nản chí người người muốn vào đầu tư ở Việt Nam.
Nhưng trước hết các công ty nước ngoài đòi Việt Nam phải bồi thường thiệt hại. Hãng AFP dẫn nguồn tin từ phòng Thương Mại Đài Loan ở Hà Nội thì vừa qua đã có hơn 500 nhà máy của các nhà đầu tư Đài Loan đã bị thiệt hại.


Ngày 16-5-2014, Đài Loan tuyên bố sẽ phối hợp với Nhật Bản và các nước khác thúc đẩy Việt Nam phải bồi thường. Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan David Lin tuyến bố ở Đài Bắc như thế.


6.4. Kinh tế Việt Nam đang xuống dốc

Đối với Trung Cộng cán cân mậu dịch mất thăng bằng giữa Việt Nam và Trung Cộng. Việt Nam bị lép vế. Việt Nam mua hàng hóa của Trung Cộng 36 tỷ 960 triệu USD. Trung Cộng mua hàng hóa của VN 13 tỷ 960 triệu USD.

Tiền bán ra không đủ trả tiền mua vào, cho nên phải xuất tiền túi, nếu không có thì vay nợ. Đó là VN nhập siêu do cán cân mậu dịch không cân bằng.

Kinh tế suy yếu thì càng lệ thuộc vào chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, nên phải luôn luôn vâng vâng, dạ dạ ngoan ngoãn tuân lịnh quan thầy.7* Tập Cận Bình không tiếp Nguyễn Phú Trọng

Hôm thứ hai 12-5-2014, tờ New York Times đăng bài viết của ký giả Keith Bradsher cho biết “Lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, đề nghị đến Bắc Kinh để thảo luận với chủ tịch Tập Cận Bình nhưng đề nghị bị từ chối”. Đó là thái độ khinh bỉ ra mặt.

Trở mặt như trở bánh phồng.

Bà Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cho biết, hai bên đã có 14 cuộc trao đổi liên quan đến giàn khoan HĐ-981.
Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa giải quyết vì mạnh ai nấy nói, ai cũng cho rằng mình phải, bên nầy cho rằng bên kia xâm phạm vùng biển của mình.

7.1. Giả sử như Tập Cận Bình chịu gặp Nguyễn Phú Trọng
Giả sử như Tập Cận Bình chịu gặp, thì Nguyễn Phú Trọng sẽ nói được những gì?

Những điều không thể nói được như sau:
1. Không thể cảnh cáo sẽ dùng biện pháp quân sự và kinh tế làm áp lực để buộc Trung Cộng phải rút giàn khoan.

2. Không thể năn nỉ ỷ ôi đánh động lòng trắc ẩn, thương xót, thương hại, vì mục đích của Trung Cộng là dầu mỏ và chủ quyền.

3. Cũng không thể hù dọa rằng sẽ liên minh vói Mỹ để chống chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, bởi vì đã quá trễ rồi. Hiện nay VN như con cá nằm trên tấm thớt, vô phương khả đảo, không còn đường nào để binh cả. Gián điệp Trung Cộng tràn lan rình rập khắp nơi, nhất cử nhất động đều bị phát hiện, trừng phạt.

Điều có thể làm được, vừa bảo vệ thể diện của cả hai bên, vừa đạt được mục đích yêu cầu của Trung Cộng, là chiếm tài nguyên Biển Đông. Đó là phương án “Xoá bài làm lại” của Trúc Giang.

7.2. Phương án “Xoá bài làm lại”

Bước 1.

Trung Cộng rút giàn khoan về đảo Tri Tôn sau khi hết thời hạn đã tuyên bố là thăm dò 3 tháng, từ ngày 12-5 đến 15-8-2014. Trung Cộng khôn ngoan là trong kế hoạch tấn công cũng còn chừa con đường rút lui trong danh dự.

Bước 2.

Cộng Sản Việt Nam có tuyên bố là sẽ đưa sự việc ra toà án quốc tế. Việt Nam có thể dùng biện pháp nầy để câu giờ, và đồng thời giữ được thể diện là không hèn nhát. Vì toà án quốc tế cần phải có hồ sơ của hai bên, nguyên cáo và bị cáo mới có thể xử kiện được. Hơn nữa, toà nầy không có biện pháp cưỡng chế. Phán quyết của tòa không được thi hành thì cũng huề thôi. CSVN đang phổ biến công hàm gởi LHQ phản đối Trung Cộng, đó chỉ gây tiếng vang mà không có tác dụng cụ thể nào cả. Ai ai cũng đã biết Trung Cộng ngang tàng nhưng vì quyền lợi quốc gia nên im lặng. Hơn nữa binh vực CSVN cũng chả ăn cái giải gì.Bước 3.

Xoá bài làm lại. Sau khi Trung Cộng rút giàn khoan về quần đảo chủ quyền Hoàng Sa của họ, thì Việt Nam lên tiếng rao mời gọi thầu. Tổng Công Ty “Xi Nốc” (CNOOC) lại nạp đơn. Việt Nam gọi mời Ấn Độ và Campuchia… nạp đơn dò tìm dầu khí. Thế là Trung Cộng ngang nhiên, đường đường chính chính trở lại vị trí cũ một cách hợp pháp, và chiếm những lô béo bở ở Biển Đông.

Kết quả phương án xoá bài làm lại, thì Trung Cộng hưởng được 50% tài nguyên. 50% còn lại chia hai cho Ấn Độ và Việt Nam, mỗi bên được 25%. May mắn lắm thì dò trúng chỗ có dầu. Trái lại thì trắng tay. Kết quả, VN chỉ nhận được ¼ (25%) tài nguyên của dân tộc VN ngoài Biển Đông.

Cẩm nang nầy rất hiệu nghiệm, nếu hai bên thành tâm thực hiện thì không những giữ được mặt mũi của cả hai mà cũng đạt được mục đích yêu cầu của cả hai, là một bên dâng tài nguyên một cách hợp pháp, và một bên cướp được tài nguyên cũng hợp pháp, nhất cử lưỡng tiện. Điều quan trọng là giữ được cái lý tưởng 4 tốt và 16 chữ vàng. Thương nhau lắm, cắn nhau đau là lẻ thường tình thôi.8* Giải pháp nào cho vấn đề Việt Nam?

8.1. Giải pháp cho Việt Nam rất khó thực hiện
Bà Hoàng Dược Thảo và LS Nguyễn Văn Đài nêu ra hai giải pháp: là “Giải Cộng thì thoát” và liên kết với Mỹ, đưa đến liên kết với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada, NATO…
Giải pháp nào cũng đúng nhưng rất khó thực hiện bởi vì đảng Mafia kềm kẹp nhân dân quá chặt chẽ, hơn nữa người dân Việt Nam ngày nay hoàn toàn vô cảm. Trong một cuộc tuần hành ở Hồ Gươm, chị Bùi Thị Minh Hằng cầm một biểu ngữ đại ý là nước sắp mất rồi xin đừng vô cảm nữa.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thế mà quần chúng hoàn toàn vô cảm thì làm gì có cách mạng?

8.2. Lời kêu gọi tha thiết của BS Nguyễn Đan Quế
Ngày 24-2-2011, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát lời kêu gọi toàn dân xuống đường cứu nước. Nguyên văn như sau:

“Hãy đứng thẳng người, hiên ngang tuyên bố: Tự do hay sống nhục!”
“Xuống đường dứt điểm độc tài nhũng lạm quyền thế. Bộ Chánh Trị đảng CSVN và con đẻ đã phá sản đất nước, thiểu số tham quan quá giàu, đa số quần chúng sống trong nghèo khổ. Chóp bu Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng triển khai tối đa công an trị, đàn áp những người yêu nước, là bọn phản dân hại nước.

Toàn dân hãy vùng lên! Xuống đường, giáng liên tiếp những đòn sấm sét ngay vào đầu Bộ Chính Trị đảng CSVN, buộc chúng phải trả quyền lực lại cho nhân dân.
Quét sạch Cộng Sản! Xây dựng một nước VN mới, tự do dân chủ, nhân quyền và tiến bộ.
Hãy xuống đường để cứu nước! Muốn cứu nước, hãy xuống đường!” (hết trích)

Lời kêu gọi thật hùng hồn, dũng mãnh. Buồn thay, những lời đanh thép đó đã hoàn toàn chìm trong im lặng.
“Tự do hay sống nhục!”, rất tiếc không chọn tự do nên phải sống nhục.

8.3. Vô cùng thương mến những anh hùng cô đơn
Lãnh tụ dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi (đọc A-Ung Xăn Xu Chi) phát biểu trước cử toạ người Mỹ tại đại học Michigan: “Vượt qua nổi sợ hãi là chìa khoá mở ra các quyền tự do khác”.
Sự sợ hãi làm tê liệt quần chúng khiến người ta câm nín và thụ động. Đúng là sự sợ hãi của người VN hiện nay còn rất lớn, đã khiến cho những anh hùng can đảm đấu tranh cho tự do trở thành những người rất cô đơn. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhưng quần chúng vô cảm thì làm gì có cách mạng?
Tôi vô cùng thương mến và kính phục những anh hùng cô đơn như các luật sư: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Bùi Kim Thành, BS Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, kỹ sư Đỗ Nam Hải, những Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày), Phan Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Tiến Trung, ký giả Trương Minh Đức, LS Nguyễn Bắc Truyền, Lê Nguyên Sang, Bùi Thị Minh Hằng…Không có sức mạnh của quần chúng thì không làm được gì cả.

9* Kết luận

Tóm lại vụ giàn khoan HD-981 nằm trong kịch bản được dàn dựng mới nhìn xem như thật, để CSVN dâng tài nguyên một cách hợp pháp cho quan thầy Tàu khựa Bắc Kinh. Đây không phải là lần đầu tiên, mà trong quá khứ đảng CSVN từ Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng đến Lê Khả Phiêu đã dâng nộp lãnh thổ, tài nguyên cho quan thầy Trung Cộng một cách hợp pháp bằng công hàm và những hiệp ước như Vịnh Bắc Bộ, Thác Bản Giốc, “hải chiến” Trường Sa và hiện nay là vụ giàn khoan HD-981.
Việt Cộng đã mua chịu vũ khí của Trung Cộng, rồi đưa thế hệ sinh Bắc tử Nam dùng vũ khí đó vào bắn giết đồng bào miền Nam, thống nhất đất nước để đưa cả nước vào chế độ độc tài của đảng vô địch về tham nhũng, nên đồng bào phải ăn bo bo.
Vừa rồi, chị Tống Mỹ Loan (Pháp) có chuyển đến bản tin của đài Tiếng nói Nhân dân Trung Hoa công bố công hàm của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng ngày 4-9-1958, đã công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng.

Bản tin cho biết mặc dù đã cắt đất dâng biển để trừ nợ tiền mua vũ khí nhưng chưa trả hết, và hiện Việt Nam còn thiếu số tiền chiến phí từ 1954 đến 1975 là 870 tỷ Mỹ kim.
Có lẻ vì thế nên dàn dựng vụ việc giàn khoan để trả nợ hợp pháp. Đó là hành động bán nước. “Đức Trần Hưng Đạo có công giữ nước để bác cháu ta tha hồ bán nước”.Trúc Giang
Minnesota ngày 18-5-2014


LỊCH SỬ LẬP LẠI : CÁC BẠN CÒN NHỚ KHÔNG? 
LÚC TRUNG QUỐC SẮP ĐÁNH VIỆT NAM NĂM 1979 THÌ HỌ LÀM GÌ ???
1979-2014.jpg


NĂM 1979

Trước khi đánh Việt Nam thì Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, YÊU CẦU MỸ đừng can thiệp vào nội bộ Trung Quốc.
- 10 giờ sáng ngày 29 tháng 1 năm 1979 tại thảm cỏ trước thềm Nhà ... thống Mỹ Carter đã đón Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.
- Đầu tháng 01 năm 1979, Trung Quốc đưa người Hoa các vùng biên giới về nước.
- Hơn một tháng sau, ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

NĂM 2014

- Ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tập Cận Bình gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp ở Thượng Hải, hứa có những mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn giữa 2 nước.
- Ngày 17 tháng 05 năm 2014, Trung Quốc đã đưa 3.000 người đang sống tại Việt Nam về nước.

- Ngày 19/5, Chủ tịch Cuba Raul Castro đã tiếp Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Phòng Phong Huy trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức La Habana của phái đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc.
Nếu lịch sử lập lại lần nữa thì Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam vào cuối tháng 6 nầy.
Nguyễn Thùy Trang
 

 Ngoại trưởng Hoa Kỳ-Việt Nam điện đàm về tình hình Biển Đông
kerry-binhminh-622.jpg
Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tiếp đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại Hà Nội hôm 16/12/2013.
File photo
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh vừa có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry vào sáng thứ Tư 21/05 liên quan đến tình hình Biển Đông.
Thông tấn xã Việt Nam loan tin này, và cho biết thêm là trong cuộc điện đàm, ông Phạm Bình Minh đã thông báo với Ngoại trưởng Mỹ những diễn tiến mới tại biển Đông liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của  Việt Nam.
Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh cũng khẳng định Việt Nam hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực.
Theo thông tấn xã Việt Nam, Ngoại trưởng John Kerry đánh giá cao sự kiềm chế của Việt Nam. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở biển Đông và coi hành động của Trung Quốc là khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.
Ông John Kerry cũng khẳng định lập trường của Hoa Kỳ là giải quyết tranh chấp trên biển Đông một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trung Quốc cảnh báo Mỹ

Trong khi đó tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời cảnh báo đối với Mỹ khi nói rằng các nước không nên xây dựng các đồng minh quân sự, nói thêm rằng Trung Quốc chỉ tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp chủ quyền.
Ông Tập Cận Bình đưa ra lời cảnh báo này tại diễn đàn an ninh diễn ra hôm nay tại Thượng Hải.
Mặc dù không nêu đích danh Mỹ, nhưng ông Tập Cận Bình đã nói việc gia tăng quân sự và đồng minh quân sự nhắm vào một bên thứ ba là không có lợi cho việc duy trì an ninh chung.
Washington gần đây đã gia tăng hợp tác với các đồng minh quan trọng của mình ở châu Á trong chiến lược chuyển trục chiến lược về khu vực này.
Các đồng minh quan trọng của Mỹ tại đây bao gồm Nhật Bản, Australia và Philippines. Cả Nhật bản và Philippines đều đang có những tranh chấp về chủ quyền trên biển với Trung Quốc.
Gần đây quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng trở nên căng thẳng sau khi Trung quốc đặt giàn khoan dầu HD 981 gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước. Hoa Kỳ đã gọi đây là hành đồng đơn phương, gây hấn từ Trung Quốc.

Video: Hòa bình, an ninh quốc gia VN bị đe dọa




Vụ giàn khoan Trung Quốc : Việt Nam phản công ngoại giao

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
REUTERS/Adnan Abidi

Đức Tâm
Thủ tướng nêu khả năng kiện Trung Quốc, công khai tố cáo Bắc Kinh đe dọa hòa bình và kêu gọi quốc tế lên tiếng, Ngoại trưởng điện đàm với đồng nhiệm Hoa Kỳ về tình hình Biển Đông, cho gửi thông báo lên Liên Hiệp Quốc. Việt Nam mở chiến dịch phản công ngoại giao chống lại Trung Quốc trong vụ Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển của Việt Nam.

Nhân chuyến công du Philippines, tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới Đông Á, tại Manila, ngày hôm qua 21/05/2014, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khai hỏa. Lần đầu tiên, kể từ chiến tranh biên giới Trung – Việt 1979, một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam công khai tố cáo hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam với nhiều tàu, kể cả tàu quân sự, đi hộ tống, « đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông ». Thủ tướng Việt Nam còn kêu gọi cộng đồng quốc tế « lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế ».
Tối qua, từ Manila, trả lời Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam có thể có « các hành động pháp lý », tức là kiện Trung Quốc.
Như có một sự phối hợp, cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã điện đàm với đồng nhiệm Mỹ John Kerry, thông báo tình hình rất căng thẳng do việc Trung Quốc gia tăng số lượng tàu, kể cả tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ đến khu vực Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam.
Tại diễn đàn đa phương Liên Hiệp Quốc, ngay từ ngày 07/05, Việt Nam đã cho lưu hành công hàm phản đối Trung Quốc. Ngày 20/05, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc ở Genève, đã ra thông cáo về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và văn bản này được gửi đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc.
Cuộc phản công ngoại giao mạnh mẽ của Việt Nam nhắm vào láng giềng khổng lồ phương Bắc dường như chỉ bắt đầu khi Trung Quốc tận dụng một số vụ biểu tình bạo động bài Trung Quốc ở một số tỉnh của Việt Nam để bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam, đẩy chính quyền Hà Nội vào thế bị động. Trong khi đó, trên biển, các tàu của Trung Quốc, với số lượng áp đảo, tỏ ra rất hung hăng, ngăn chặn các tàu của Việt Nam, gây ra tình hình cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Mặt khác, Bắc Kinh dồn Hà Nội vào thế đường cùng. Các cuộc tiếp xúc và liên lạc giữa hai bên, khoảng hơn hai chục lần, không mang lại kết quả, mà ngược lại, Trung Quốc càng tỏ ra cứng rắn hơn, đe dọa hơn. Theo báo chí quốc tế, dường như Việt Nam muốn có gặp gỡ ở cấp cao nhất để thảo luận vấn đề giàn khoan, nhưng Trung Quốc từ chối.
Về đối nội, cuộc phản công ngoại giao của Việt Nam nhắm vào Trung Quốc giúp giải tỏa phần nào sự bức xúc của người dân, vốn bất mãn trước các phản ứng yếu ớt của chính quyền, mà lại bị cấm biểu tình bày tỏ lòng yêu nước (hay nói cho đúng là chỉ được phép bày tỏ lòng yêu nước trong các cuộc mít tinh do Nhà nước tổ chức). Trong những ngày qua, báo chí chính thức và trên internet, có nhiều bài viết kêu gọi chính quyền phải kiện Trung Quốc. Chưa thể khẳng định được là Hà Nội sẽ đi tới cùng, kiện Bắc Kinh, nhưng việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam đang xem xét « các hành động pháp lý », cũng phần nào đáp ứng đòi hỏi của công luận trong nước.
Trong bài trả lời phỏng vấn Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định : « Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng » và Việt Nam « nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó ». Với tuyên bố này, Thủ tướng Việt Nam bác bỏ thẳng thừng chủ trương quan hệ với Trung Quốc bằng mọi giá, không mơ hồ với « tinh thần 4 tốt » và phương châm « 16 chữ vàng » mà các lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam trước đây đã đề ra.
tags: Biển Đông - Chủ quyền - Kiện tụng - Liên Hiệp Quốc - Ngoại giao - Phân tích - Quốc tế - Tranh chấp - Trung Quốc - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140522-vu-gian-khoan-trung-quoc-viet-nam-phan-cong-ngoai-giao

 
 John Kerry mời Phạm Bình Minh đến Mỹ
Cập nhật: 11:56 GMT - thứ tư, 21 tháng 5, 2014
Ông Kerry trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 12 năm 2013
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã mời người đồng cấp Việt Nam Phạm Bình Minh đến Washington để ‘tham vấn toàn diện về các vấn đề song phương và khu vực trong khuôn khổ mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước’, hãng tin Pháp AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói.
Thông tin này được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa hai nhà ngoại giao hàng đầu của hai nước về tình hình căng thẳng trên Biển Đông hôm thứ Tư ngày 21/5.
Theo bà Psaki thì ông Kerry đã nói với ông Minh về ‘quan ngại của Mỹ đối với hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông’.
“Ngoại trưởng Kerry đã bày tỏ quan ngại về hành động khiêu khích của Trung Quốc đưa giàn khoan và nhiều tàu chính phủ ra vùng biển có tranh chấp với Việt Nam – hành động đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và dẫn đến bạo lực đáng lên án nhằm vào các công dân và doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam,” bà Psaki cho biết.
Cũng theo nữ phát ngôn nhân này thì ông Kerry đã kêu gọi hai phía ‘kiềm chế, có những bước đi làm giảm căng thẳng... và giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế’.

'Việt Nam đã kiềm chế'

Về phần mình, Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Phạm Bình Minh đã cập nhật cho ông John Kerry về việc Trung Quốc “đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.
Theo Ngoại trưởng Minh, Trung Quốc “liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn”.
"Ngoại trưởng Kerry đã bày tỏ quan ngại về hành động khiêu khích của Trung Quốc đưa giàn khoan và nhiều tàu chính phủ ra vùng biển có tranh chấp với Việt Nam – hành động đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và dẫn đến bạo lực đạng lên án nhằm vào các công dân và doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki
Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực”.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang”.
Ông John Kerry xem giàn khoan của Trung Quốc là “hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực”.
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định lập trường về việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông “một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982”.
Cũng trong cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Việt Nam nói Việt Nam “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

Căng thẳng


Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã công kích Việt Nam
Cuộc điện đàm được Việt Nam công bố dường như cho thấy cố gắng xích lại gần với Washington của Hà Nội trong bối cảnh Bắc Kinh không nhượng bộ về vụ giàn khoan.
Trong diễn biến mới nhất, Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ công kích Việt Nam.
Trả lời đài Mỹ CNN hôm 20/5, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói công ty Trung Quốc hoạt động “tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”.
“Thứ hai, đây là giàn khoan duy nhất của chúng tôi tại khu vực này. Nhưng Việt Nam đang có hơn 30 giàn khoan, đều nằm trong khu vực tranh chấp. Giàn khoan duy nhất của chúng tôi nằm ở vùng biển không hề có tranh chấp.”
Đại sứ Thôi nói tiếp: “Thứ ba, chúng tôi chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó, nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang, đây là sự thật.”
Ông Thôi Thiên Khải cũng nhắc về các vụ bạo động ở Việt Nam.
“Họ tấn công các công ty nước ngoài, đốt nhà máy, giết người vô tội. Những gì đang xảy ra ở Việt Nam cũng cùng bản chất như những gì đang xảy ra trên biển,” Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng.
Chính phủ Việt Nam cho biết đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.
Tuy vậy đến nay không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhượng bộ.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140521_pham_binh_minh_john_kerry.shtml




Wednesday, May 21, 2014

YUDHIJIST BHATTACHARJEE * GIÁN ĐIỆP TRUNG CỘNG


GIÁN ĐIỆP TRUNG CỘNG
YUDHIJIST BHATTACHARJEE 



•  Bằng cách nào Trung Cộng lấy được những bí mật kỹ thuật của Mỹ. Ngày 1 tháng Hai năm 2003, khi phi thuyền con thoi Columbia rơi trên không trung, ông Greg Chung đang ngồi ở nhà. Con trai của ông gọi điện thoại báo tin cho bố biết về tai nạn này. Chiếc phi thuyền bị vỡ tung trên đường trở về Trái đất, và bảy phi hành gia trên phi thuyền bị chết hết.



 Ông Chung mắng đứa con trai: “Đây không phải là chuyện đùa. Con đừng có báo tin bậy.”. Ông Chung là một công dân Mỹ sinh đẻ ở Trung Hoa. Ông đang sống với vợ, bà Ling, trong một khu gia cư khá xinh đẹp, ở thành phố Orange, tiểu bang California. Ông mới về hưu được chừng vài tháng. Trước khi về hưu, ông làm việc cho NASA, cơ quan phụ trách Chương Trình Không Gian của Hoa Kỳ. Ông từng đóng góp vào việc thiết kế phòng lái cho phi hành đoàn trong chiếc phi thuyền Columbia, chưa kể là  ông đã làm nhiều việc khác đóng góp cho chuyến bay của phi thuyền. Khi biết rõ cậu con trai, Jeffrey, báo tin là đúng. Ông cúp điện thoại, và ngồi ôm mặt khóc một mình.
Hồi năm 1972, cơ quan NASA giao việc thiết kế, và thực hiện phi thuyền con thoi cho công ty tư Rockwell làm. Công ty này sau đó đã bị công ty Boeing mua lại. Trong hơn 30 năm, ông Chung là kỹ sư của công ty Boeing, làm việc trong nhóm “stress-analysis”, thử sức chịu đựng của vật dụng thiết kế. Việc làm của ông hết sức tỉ mỉ, và đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, thử đi thử lại không biết là bao nhiêu lần. Nhưng đó lại là việc làm sở trường của ông Chung. Ông làm việc miệt mài, ít khi nào bỏ sở ra về, thậm chí ông cũng ít khi nghỉ giải lao.


Ông cứ ngồi miết ở máy vi tính, thử đi thử lại đủ mọi loại mô hình, xem coi chất liệu nào thích hợp để làm vỏ phi thuyền, chịu đựng nổi độ nóng, và áp suất va chạm vào phi thuyền. Sau khi phi thuyền Columbia bị nổ tung trên không trung, cơ quan NASA yêu cầu hãng Boeing thiết kế một phi thuyền con thoi khác. Ông Chung là nhà thiết kế giỏi nhất trong nhóm. Xếp cũ của ông Chung điện thoại yêu cầu công ty ký hợp đồng nên mướn ông Chung làm công việc này. Mặc dù ông đã ở tuổi 70, song ông hoãn nghỉ hưu, và tiếp tục đi làm.
 Thế là ông lại quanh trở về thói quen siêng năng cũ, về nhà trễ ăn cơm tối, sau đó lại ngồi vào bàn làm việc cho đến khuya. Ông làm việc say sưa không phải vì người ta hứa thăng chức, hay tăng lương cho ông, mà chỉ vì cái thú làm việc có sẵn trong người của ông Chung. Vợ ông, bà Ling, kể lại về thói quen say mê làm việc của ông. Ông khoe ông đã giúp hãng Boeing tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Ông nói nhiều về việc  làm của ông đến nỗi bà Long phải bực mình, và nói: “Suốt ngày cứ nói mãi về công ty Boeing của ông. Bộ ông không còn chuyện gì khác để nói với tôi hay sao?”.
Tháng Tư năm 2006, nhân viên FBI đến gặp ông Chung tại nhà riêng của ông ở thành phố Orange. Chính tay ông Chung là người thiết kế căn nhà ông đang ở. Căn nhà  có một hàng ba để ông và bà Ling ngồi nhìn ra vườn hoa lớn phía trước. Ông Chung trồng cây chanh, và cà chua. Hàng ngày ông hay dùng nước tái dụng để tưới hoa, tưới cây. Hai ông bà có hai người con trai đã trưởng thành là Shane, cậu con lớn, và Jeffrey, cậu con nhỏ. Hai cậu con cũng sống ở gần cha mẹ. Ông Chung dáng người cao, gầy, với khuôn mặt trầm tĩnh, mở cửa mời khách bước vào trong nhà. Họ mở đầu câu chuyện bằng cách hỏi thăm ông Chung về một người tên là Chi Mak, bạn của ông Chung. Ông này đã bị bắt trước đó vài tháng.
Chi Mak là người Hoa gốc Hong Kong đến California định cư vào thập niên 1970, và làm kỹ sư cho công ty Power Paragon, một công ty xây cất hệ thống phân phối điện lực cho Hải Quân. Từ nhiều năm nay, Trung quốc cố tìm cách canh tân hạm đội hải quân của họ. Cơ quan FBI nghi ngờ rằng Mak đã được tình báo Trung quốc huấn luyện, gửi sang Hoa Kỳ để làm gián điệp. Sau hơn một năm điều tra, đưa đến việc bắt giữ Chi Mak, cơ quan FBI nghe lén điện thoại của Chi Mak, và bám sát y để theo dõi những giao du hàng ngày của Chi Mak.


 Có một lần trong lúc Chi Mak và vợ đi nghỉ mát ở Alaska, thám tử Mỹ lẻn vào nhà lục soát suốt đêm. Họ cố gắng không để lại một dấu vết nào, thậm chí màng nhện ở phòng khách họ cũng cố tình giữ nguyên. Vào trong nhà, họ chụp hình hàng trăm tài liệu liên quan đến hoạt động của Chi Mak. Trong đó, có cuốn sổ ghi điạ chỉ, số điện thoại người quen của Chi Mak, vài người là kỹ sư Mỹ gốc Hoa. Một trong những người này là Greg D. Chung. Ông Chung tên viết theo tiếng Hoa là Dougfan Chung, sang Hoa Kỳ định cư từ hơn 40 năm trước. Ông Chung cho FBI biết ông và bà Ling vợ ông thỉnh thoảng có đi ăn cơm Tàu chung với Chi Mak. Vì Chi Mak là kỹ sư ngành điện, còn ông Chung là kỹ sư ngành cấu trúc, nên hai người ít khi bàn chuyện công việc làm với nhau.



Nhân viên FBI cám ơn ông Chung rồi ra về. Họ tìm được vài tin tức hữu ích, song không có tin gì quan trọng, hay ông Chung không làm điều gì sai trái cả. Vài tuần sau, nhân viên FBI lại lục soát nhà của Chi Mak lần nữa. Kỳ này họ bắt gặp một lá thư viết bằng tiếng Hoa trong mớ giấy báo cáo hàng tháng của ngân hàng. Lá thơ  mang nhãn hiệu một khách sạn ở Bắc Kinh, do Gu Wei Hao viết. Ông Gu Wei Hao là một quan chức cao cấp trong Bộ Hàng Không của Trung Quốc. Lá thư đó không phải gửi cho Chi Mak, mà là gửi cho Lingjia và Dongfan Chung. Trong lá thư, và sau này còn thêm một số thư khác, viên chức cao cấp họ Gu nhờ ông Chung thu thập tài liệu để giúp Trung quốc thực hiện chương trình không gian của họ.



 Chính phủ Trung quốc mới bắt đầu kế hoạch xây dựng trạm không gian đặt trên qũi đạo trái đất, và Gu đang tìm cách thu thập tin tức kỹ thuật để giúp thực hiện kế hoạch này. Lá thư của Gu viết cho ông Chung nói rõ: “Tất cả chi phí thu thập, hay cần phải mua tin tức, chúng tôi sẽ cử người đích thân trả bằng tiền mặt, và ông có quyền đem tiền ra khỏi nước một cách an toàn.”. Gu còn mời ông Chung sang  Quảng Châu, và tổ chức buổi họp mặt “trong khung cảnh giới hạn, ít người”, “rất an toàn” để có thể cùng bàn luận về những vấn đề kỹ thuật.


Vì ông Chung là công dân  Mỹ, nên Gu đề nghị ông nên làm đơn xin chiếu khán du lịch, với lý do là đi thăm bà con ở Trung quốc. Gu kết luận ở phần cuối lá thư: “Đây là niềm vinh dự và may mắn cho Trung quốc khi ông nhận thức rằng ông nên đem tài năng, trí tuệ của ông phục vụ đất nước.”. TỪ NAY ÔNG CHUNG LÀ KẺ BỊ TÌNH NGHI LÀM GIÁN ĐIỆP CHO TRUNG QUỐC. Cơ quan FBI bắt đầu mở cuộc điều tra, đặt dưới sự điều động của một thám tử tên là Kevin Moberly. Người thám tử có dáng dấp thể thao, mạnh khoẻ, khoảng trên 40, tóc điểm vài sợi bạc, dưới cằm để một chòm râu được chăm sóc khá kỹ



. Khoảng 2 giờ sáng một đêm trong tháng Tám năm 2006, ông Moberly ngồi bật dậy, thay quần áo ra khỏi nhà. Ông cùng một thám tử khác tên là Bill Baoerjin lái xe đến thành phố Orange. Họ đậu xe trên đường Grovewood Lane, cách nhà ông Chung chưa đầy 100 yards. Họ ngồi yên trong xe khoảng chừng 20 phút, quan sát khu xóm xung quanh, và để cho đôi mắt quen dần với bóng tối. Sau đó họ dùng đèm bấm có dụng cụ đặc biệt che bớt ánh sáng, đến lục tìm tòi trong hai  thùng rác trước cửa nhà ông Chung. Họ thấy một chồng báo Hoa văn.


Họ ôm hết cả chồng báo đem về văn phòng. Kẹp vào giữa chồng báo là những tài liệu kỹ thuật của công ty Rockwell và Boeing. Thám tử Moberly trước đây đã từng làm sĩ quan tình báo bên Không quân, vì thế ông nhận ra ngay những chữ viết tắt như “O.V”, tức Orbital Vehicle, và “S.T.S” hay Shuttle Transportation System đều là những tài liệu kỹ thuật liên quan đến phi thuyền không gian. Không có bằng chứng nào cho thấy ông Chung muốn trao những tài liệu kỹ thuật này một cách bí mật. Việc ông làm chỉ mang hình thức vứt bỏ những tài liệu kỹ thuật cũ có sẵn trong nhà, vì ông sợ bị vạ lây sau khi vụ bắt giam Chi Mak được loan tin từ vài tháng nay.


Một tuần sau, thám tử Moberly và Baoerjin quanh trở lại lần nữa để tìm kiếm. Lần này một người hàng xóm tình cờ lái xe đi ngang, khiến cho hai điệp viên phải ngồi thụp xuống, núp sau hai thùng rác cao. Ông Moberly thấy việc lục lọi thùng rác coi bộ rủi ro nhiều quá, ông quyết định nhờ công ty xe rác hợp tác. Trên đường lái xe rác đến trung tâm chế biến rác, xe vận tải sẽ ngưng ở một điểm hẹn để nhóm FBI hốt hết rác nhà ông Chung đem về nghiên cứu. Trong tuần lễ kế tiếp, ông Chung đẩy thùng rác ra trước cửa nhà vào lúc trời vừa hừng sáng. Ông đẩy thùng rác nằm kẹt giữa hai thùng “recycle” mà ông đã kéo ra từ đêm hôm trước. Sau đó, ông đứng núp sau bụi cây quan sát một lúc, trước khi ông bước vào trong nhà. Khi nhân viên FBI thu hồi được vật liệu trong thùng rác nhà ông Chung, họ tìm thấy khoảng 600 trang tài liệu kỹ thuật của công ty Boeing, với đầy đủ hình ảnh rõ ràng. Lâu lâu trên trang giấy còn đóng con dấu: “tài sản riêng của công ty” hay “tài liệu mật, cấm trao đổi.”.



Tháng Chín, ông Moberly đến nhà ông Chung cùng với một đồng nghiệp tên là Gunnar Newquist. Ông này là điều tra viên hình sự của Hải Quân. Hai người đến đây để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Hai thám tử ngồi ở ghế sofa màu trắng, còn ông Chung ngồi ở bàn uống cà phê đối diện. Ông Moberley mở đầu câu chuyện bằng việc hỏi thăm tin tức liên quan đến Chi Mak. Sau một giờ chuyện vãn, ông tìm cách hướng câu chuyện liên quan đến vị quan chức Gu Wei Hao làm việc ở bộ hàng không Trung quốc. Ông Chung cho biết qủa thực ông có gặp vị quan chức này trong chuyến đi thăm Trung quốc  năm 1985, và sau đó một vài lần vào đầu thập niên 1990’s. Ông Moberly đặt câu hỏi: “Ông Gu có bao giờ nhờ ông làm việc gì hay không?” Ông Chung trả lời: “Không.”. Ông Chung đứng dậy, đi vào nhà bếp lấy một ly nước để uống. Khi ngồi xuống ghế, ông Moberly lôi ra lá thư của ông Gu đặt lên bàn uống cà phê. Ông yêu cầu ông Chung đọc to lá thư đó lên.


Ông Chung dịch lại lá thư với giọng nói lạc thần, mất bình tĩnh. Moberly đặt câu hỏi: “Trong nhà của ông có còn một tài liệu nào khác lẽ ra ông không được cất giữ hay không?” Sau đó, ông ta đưa cho ông Chung tờ giấy để ký tên cho phép nhân viên FBI lục xét nhà. Ông Moberly gọi ngay một toán thám tử đứng chờ phía trước, xông vào thực hiện công việc lục soát nhà của ông Chung.  Bà Ling lúc đó vừa về đến nhà, dắt theo đứa cháu trai. Cả ba đứng lặng yên xem hàng chục thám tử lục lọi từng khe ngách nhỏ của căn nhà, trên khoảng đất rộng gần một mẫu tây. Ở dưới bao lơn  phía sau căn nhà, một thám tử tìm thấy một cánh cửa nhỏ.


Cánh cửa được chắn ngang bằng một thanh gỗ. Ông mở cánh cửa ra, và bước xuống vài  bậc thềm, ông khám phá ra một ngõ ngách nhỏ, đủ để lách mình đi vào, chạy dọc theo chiều dài của căn nhà. Khúc đầu, ngõ ngách này chỉ đủ cho một người khom lưng đi vào. Sau đó, mặt đất thoai thoải dốc, và người bước vào có thể đi đứng dễ dàng. Từ trong nhà không có lối đi vào ngã ngách này. Khoảng đất trông như một basement, hầm nhà trơ trụi, và chỉ có bóng đèn soi đường. Ở một bên phòng trống này chồng chất mấy cái nệm giường cũ, xe đạp ba bánh cũ, hay vài miếng gỗ tạp. Đi tiến thêm về phía trước của căn nhà, đằng sau tấm ván ngăn sơ sài, là một căn phòng nhỏ, sàn  gỗ thô sơ, với nhiều kệ sách. Trên kệ sách có rất nhiều binder, bìa cứng, đựng hồ sơ.


Người nhân viên dẫn ông Moberly đi xuyên vào ngõ hẹp để cho ông thấy những binder này. Trong những binders đó chứa rất nhiều tài liệu qúi liên quan đến việc chế tạo các loại máy bay quân sự của Hoa Kỳ như oanh tạc cơ B-1, máy bay chở hàng C-17, chiến đấu cơ F-15, và trực thăng vận tải Chinook 47 và 48. Ông Moberly nói với tôi về cảm nghĩ của ông khi bước vào kho tài liệu này: “Tôi có cảm tưởng như mình vừa đi lạc vào bãi mìn của vua Solomon ngày xưa.”. Không rõ ông Chung có vi phạm luật nào hay không, nhưng chắc chắn là ông Chung đã vượt quá lằn ranh của một người sưu tầm tài liệu kỹ thuật.


 Ông Moberly cầm đại một binder, chạy vội lên lầu, đặt lên bàn cà phê cho ông Chung xem. Ông gằn giọng: “Tại sao ông không nói cho chúng tôi biết ông có những tài liệu này?”. Ông Chung không trả lời, quay mặt đi chỗ khác. Ngay lúc đó điện thoại reo, và ông Chung bước sang phòng ăn để trả lời điện thoại. Ông Moberly có đem theo một cộng sự viên duy nhất hiểu được tiếng Quan Thoại, đó là Jessie Murray. Jesse Murray đứng nghe lóm câu chuyện thì hiểu là ông Chung đang nói chuyện với cậu con trai lớn, cậu Shane, bằng tiếng Quan Thoại. “Họ sẽ đến nói chuyện với con đó. Họ sẽ hỏi con về chuyến đi Bắc Kinh của trường con.”. Chuyến đi đó xảy ra vào năm 1985, và ông Chung đã gặp Gu Wei Hao, viên chức cao cấp của Bộ Hàng Không. Ông Chung dặn con: “Con cứ nói với họ là con quên hết rồi.


 Chỉ nói vắn tắt là con không biết.”. Nghe đến đây, ông Murray giật điện thoại khỏi tay ông Chung và cúp máy ngay, cảnh cáo ông Chung rằng ông ta có thể can tội cản trở công lý, một tội  rất nặng. Cuộc lục soát nhà ông Chung tiếp tục, kéo dài suốt một ngày. Điều tra viên tìm thấy một số tài liệu đã bị đốt, và nhiều hồ sơ khác còn để trong phòng làm việc của ông Chung ở trên lầu. Đến chiều tối, họ khuân đi hơn 150 thùng tài liệu. Trước khi rời khỏi nhà ông Chung, ông Moberly gặp cậu con cả Shane ở lề đường trước cửa nhà xe. Cậu ấy than: “Bố tôi còn nặng lòng với cố quốc quá. Ông cụ cần phải suy nghĩ lại về lòng trung thành với Trung quốc.”.


 ÔNG CHUNG SINH RA TRONG MỘT NGÔI LÀNG NHỎ ở tỉnh Laoning, một tỉnh nhỏ vùng đông bắc Trung quốc. Khi còn nhỏ ông là một cậu bé nhút nhát, chỉ thích sưu tầm đồ chơi nho nhỏ: tem cổ, đá lạ, hay nắp hộp kem đánh răng. Cha mẹ của cậu là Phật tử thuần thành. Ông bà dạy con phải quí trọng thiên nhiên, cây cỏ. Cậu bé tỏ ra say mê tìm hiểu về hoa cỏ, cây cối, và cậu rất bất bình khi thấy những đưá trẻ cùng lứa tuổi bóp chết hàng đàn kiến nhỏ. Trong thời Thế Chiến Thứ Hai, khi đoàn quân Nhật đang tiến vào các tỉnh phía đông, gia đình họ Chung phải bỏ làng mạc, cùng với hàng triệu người Hoa khác, đi lánh nạn.


Trên đường chạy về phương nam, họ phải tạm dừng chân vì có cuộc giao tranh bằng súng lớn. Gia đình họ Chung phải trốn trong ruộng bắp. Một nông dân tử tế giúp họ Chung cho vào nhà tá túc, và nấu cháo bắp cho ăn. Gia đình đó không nhận tiền đền đáp của họ Chung. Lúc đó cậu bé Chung mới được tám tuổi, và cậu vẫn nhớ mãi nghĩa cử cao đẹp của gia đình nông dân này. Cha của ông Chung là một kỹ sư công chánh, làm việc trong bộ hoả xa. Ông là người theo phe Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1946, khi phe Mao Trạch Đông dành được quyền kiểm soát toàn thể lục điạ Trung Hoa, gia đình họ Chung phải bỏ chạy sang Đài Loan.


Tại đây phe nước Trung Hoa Dân Quốc, hay phe Quốc Dân Đảng thành lập chính phủ lưu vong. Kể từ đó có hai nước Trung Hoa - Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, do  Đảng Cộng Sản cai trị, và Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan. cả hai đều tự nhận mình mới là người đại diện cho quyền lợi của dân Trung Hoa. Thống chế Tưởng Giới Thạch, nhà độc tài quân sự của Đài Loan tung ra rất nhiều kế hoạch tuyên truyền, nhồi sọ trẻ nhỏ ở Đài Loan. Giống như các học sinh nhỏ tuổi khác, Chung đã được dạy phải phỉ nhổ vào chế độ  của Mao Trạch Đông. Nhưng ở sâu trong tâm khảm, chú bé vẫn tự hào mình là người Trung Hoa, và qúi mến văn hoá Trung quốc. Khi còn học trung học, Chung phải theo học những khoá huấn luyện quân sự bắt buộc.


 Sau này, cậu có đăng lính vào Lực Lượng Hải Quân của Đài Loan, với mục đích sẽ giải phóng Hoa Lục thoát khỏi sự cai trị của Mao. Một người anh em của Chung kể lại rằng chính cha của cậu Chung khuyên con đi học ngành kỹ sư. Do đó, Chung xin học trường Đại Học Quốc Gia Đài Loan, một đại học danh tiếng. Sau khi ra trường, câu Chung được bổ đi làm tại một đập ngăn nước ở phía bắc Đài Loan. Tại đây, cậu gặp người đẹp Lingjia Wang, một hoạ sĩ, đang làm cô giáo dạy trong trường mẫu giáo gần đó. Ít lâu sau hai người thành hôn.


Chung rất say mê ngành kỹ sư, cậu là sinh viên giỏi nhất trong lớp. Nhưng triển vọng tương lai nghề nghiệp của cậu sẽ không đi xa nếu cứ lại Đài Loan. Vì thế, giống như nhiều kỹ sư đồng lứa, cậu mơ một ngày nào đó sẽ sang được Hoa Kỳ học tiếp lên cao. Trong lúc làm việc tại dập nước, cậu chịu khó học tiếng Anh do bà vợ ông cố vấn Mỹ dạy.


 Năm 1962, cậu xin được vào học tại trường  đại học Minnesota. Cậu lấy bằng cao học về kỹ sư công chánh, và được tuyển vào làm cho hãng Boeing ở Philadelphia. Cậu là một chuyên gia thử nghiệm “stress” trong Vertical Takeoff and Landing Division, phụ trách về sức chịu của thân máy bay trong giai đoạn cất cánh và hạ cánh. Bà Ling học thêm về Hội hoạ. Vào thời điểm đó, nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, hay Trung Cộng không cho người dân xuất ngoại. Gia đình họ Chung chỉ có vài người bạn thân là người Hoa, đa số là dân Đài Loan sang Hoa Kỳ định cư. Thú vui của họ là đi thăm bảo tàng viện ở New York, đi nghỉ mát ngoài bờ biển tiểu bang Delaware, và bắt cua về ăn chung với nhau.


Một trong những người bạn thân từ thuở nhỏ của ông Chung là Thomas Xie. Anh ta lúc đó đang là sinh viên ở trường New Mexico State University. Anh thường liên lạc với Chung qua thư từ. Có lần anh cho biết anh được nhận vào trường University of Chicago, nhưng thiếu tiền ghi danh. Hai vợ chồng Chung gửi cho anh Xie hai ngàn đô la, không thắc mắc gì cả. Anh Xie nói với tôi về ông Chung như sau: “Greg lúc nào cũng tử tế, sẵn lòng giúp đỡ người khác.”. Bà Ling thì thuộc loại người quảng giao, ưa xã giao hơn ông Chung.


Bà muốn có nhiều bạn bè thân quen để giao tiếp. Hai vợ chồng cùng gia nhập Hiệp Hội Người Đài Loan ở điạ phương.  Trong những lần họp mặt với nhau, hai vợ chồng Chung ủng hộ ý kiến thống nhất hai nước Trung Hoa: Đài Loan và Hoa Lục nên kết hợp lại làm một. Họ phản đối ý kiến phân chia ranh giới giữa hai khu vực. Bà Ling còn nói thêm: “Chúng tôi nghĩ rằng cả thế giới nên sống hoà hợp với nhau. Mọi cuộc  xung đột đều vô nghĩa đối với chúng tôi.”. Quan điểm của hai vợ chồng ông Chung làm cho một số người trong Hội Đài Loan không ưa, bởi vì họ nghĩ rằng vợ chồng nhà Chung không còn trung thành với Đài Loan như xưa. Năm 1972, ông Chung làm việc cho công ty Rockwell. Công ty vừa nhận được hợp đồng chế tạo phi thuyền con thoi đầu tiên cho cơ quan NASA. Ông Chung dọn sang sống ở miền Nam California.


Khi đó, ông Chung và bà Ling đã trở thành công dân Mỹ. Con đường công danh, nghề nghiệp của ông Chung thăng tiến rất mau. Trong khi đó bà Ling cũng khá thành công về mặt xã hội, và hội hoạ. Hai vợ chồng dự tính sẽ mãi mãi sinh sống tại Hoa Kỳ. Giống như nhiều người di dân khác, họ cảm thấy thoải mái, hài lòng với ba dạng tịch khác nhau: Người Hoa, người Đài Loan và người Mỹ. TRONG SUỐT THỜI GIAN CUỐI THẬP NIÊN 1970’s, nước Trung Hoa Cộng Sản trải qua nhiều cuộc cải cách to lớn về chính trị, và kinh tế. Thái độ thù nghịch chế độ cộng sản của hai ông bà Chung giảm bớt đi rất nhiều. Bà Ling nói với tôi:


“Bỗng dưng, cánh cửa mở ra cho chúng ta có dịp giao tiếp với Trung quốc. Chúng tôi nao nức, tò mò, muốn tìm hiểu về cội nguồn của mình.”. Họ nhận thấy rằng chế độ Trung Hoa Dân Quốc cũng chẳng lấy gì gọi là dân chủ hơn chế độ cộng sản. Ông Ching Wang, bạn thân của ông Chung từ hồi trung học, hiện là giáo sư Hoá học của đại học UC San Francisco, nói với chúng tôi rằng có sự chuyển hướng trong nếp suy nghĩ của người Đài Loan. Điều này cũng dễ hiểu đối với những người đã định cư từ lâu ở nước  ngoài, và không có nghĩa là chúng tôi không còn trung thành với Đài Loan. Ông Wang phân tích: “Chúng tôi bắt đầu có những tư tưởng nổi loạn.


 Chúng tôi không còn tin vào những điều đã được tuyên truyền nhồi sọ vào đầu óc chúng tôi trước đây.”. Truyền thông Đài Loan lúc nào cũng mô tả Trung Cộng như một xã hội chậm tiến, mọi rợ. Nhưng khi xem  truyền hình tổng thống Richard Nixon đi thăm Bắc Kinh, chúng tôi thấy thành phố này cũng khá sạch sẽ, và thịnh vượng. Thấm nhuần triết lý Phật Giáo, chủ trương “buông xả” giúp ông Chung dễ dàng tha thứ cho những điều xấu xa mà chế độ của Mao Trạch Đông từng gây ra. Một người em của ông Chung nói: “Trong bà con của chúng tôi có người đã bị Cộng Sản giết. Nhưng nghĩ cho cùng thì đó là thế hệ cũ. Chúng ta không thể tiếp tục giữ mãi mối hận thù trong đầu. Anh Greg của chúng tôi cũng cảm thấy như vậy.”. Khi họ đến tuổi gần bốn mươi, họ cảm thấy cần phải truy nguyên về nguồn gốc Trung Hoa trong máu huyết của họ.


Bà Ling mạnh dạn nói: “Phải trở về nguồn mới được. Nếu không chúng ta sẽ giống như trái bí rợ. Cái đít thì to mà trong lòng chẳng còn trái tim.”. Năm 1976, sau khi đi xem hai nhạc sĩ Trung Hoa đến biểu diễn ở Los Angeles, ông Chung bèn đi tìm mua một đàn bầu hai giây của Trung Hoa đem về nhà tập gẩy đàn. Ông Chung và bà Ling bắt đầu  sưu tầm những truyền đơn, tài liệu của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Kể cả những tài liệu về Cách Mạng Văn Hoá, và những bài viết tiếc thương Mao Trạch Đông sau khi Mao chết.


Ông Chung đọc rất kỹ, ghi chép bên lề từng bài viết. Kể từ thập niên 1950’s, đa số người Hoa ở Hoa Lục đều viết Hoa Văn theo kiểu giản đơn của Mao Trạch Đông. Phần lớn người Hoa ở Đài Loan vẫn còn viết Hoa văn theo lối cũ. Ông Chung và bà Ling sẵn sàng tiếp thu lối viết kiểu mới. Năm 1976, sau khi Mao chết, đó cũng là thời điểm kết thúc Cuộc Cách Mạng Văn Hoá, và khởi đầu giai đoạn canh tân của Đặng Tiểu Bình. Trung quốc gửi rất nhiều phái đoàn khoa học gia và kỹ sư sang các nước Tây phương. Trí thức Trung Hoa luôn luôn tâm niệm phải “phải dùng khoa học để cứu Trung Quốc.”.


 Ông Chung theo dõi mọi tiến bộ về khoa học của Trung quốc với niềm tự hào, hãnh diện. Ông cắt dán, lưu trữ những bài báo, hình ảnh liên quan đến việc Trung quốc phóng vệ tinh. Và ông cũng bắt đầu đi dự những buổi nói chuyện của các nhóm học giả, nhà ngoại giao Trung quốc khi họ sang thăm Hoa Kỳ. Trong một buổi hội thảo năm 1979, ông Chung gặp Chen Len Ku, Giáo sư công nghệ của Viện Kỹ Thuật Harbin. Ông Chen này đang đi tìm những tài liệu giảng dạy  về “stress analysis”, phân tích sức chịu đựng của vật liệu. Đề tài này là phạm vi chuyên môn của ông Chung. Ông Chung về nhà làm photocopy những bản ghi chép hồi còn học ở University of  Minnesota, gửi sang cho ông Chen theo đường biển. Khi gửi những tài liệu này đi, ông Chung còn viết một lá thư rất cảm động như sau: “Tôi không biết mình có thể đóng góp được gì cho tổ quốc. Tôi lấy làm hãnh diện về những thành quả nhân dân ta đã làm được cho Quê Mẹ. Tôi lấy làm ân hận mình đã không đóng góp được gì nhiều.”.


 GIÁO SƯ CHEN ĐEM LÁ THƯ VỀ  khoe với đồng nghiệp ở Harbin. Hẳn là các quan chức cao cấp Trung cộng cũng nghe nói đến chuyện này. Qua năm sau, ông Chung được mời đến họp tại một khách sạn ở Los Angeles. Diễn giả chính trong buổi họp này là Gu Wei Hao, quan chức của Công Ty Kỹ Nghệ Hàng Không Trung quốc. Đây là một công ty quốc doanh thành lập từ thời thập niên 1950’s với sự trợ giúp của Nga Xô Viết. Công ty này gần như biến mất khi quan hệ Trung Xô bị gẫy đổ, bây giờ người ta đang định canh tân lại công ty. Gu Wei Hao khẳng định Trung quốc cương quyết sẽ học hỏi tìm tòi những kỹ thuật tân tiến, nhất là trong lãnh vực không gian. Sau khi nghe bài diễn thuyết, ông Chung nói chuyện khá lâu với Gu. Trung quốc cần phải cải tiến việc thiết kế khung máy  bay, phi thuyền, và đó là lãnh vực chuyên môn mà ông Chung là chuyên gia, biết rất rõ. Sau buổi họp này, ông Chung cũng gặp Chi Mak. Tay này đã bắt đầu sưu tầm tài liệu kỹ thuật cho Trung quốc từ lâu, thế mà ông Chung không hay biết.


 Vào thập niên 1950’s, Đảng Cộng Sản Trung quốc đưa ra chiến lược qui mô thu thập tin tức. Viện Khoa Học Thông Tin Kỹ Thuật, thành lập năm 1958, lấy được hàng ngàn tài liệu nước ngoài, đem về dịch sang tiếng Hoa. Các quan chức cao cấp, học giả Trung Hoa đi Âu Châu và Hoa Kỳ dự hội nghị khoa học chịu khó ghi chép rất kỹ, nghe ngóng, nghe lén, và thỉnh thoảng còn ăn cắp cả những tài liệu chưa được xuất bản.


Vào khoảng giữa thập niên 1960’s, chính phủ có khoảng 11,000 tạp chí ngoại quốc, năm triệu bằng khoán trí tuệ, và vài trăm ngàn phúc trình nghiên cứu kỹ thuật, kể cả biên bản hội nghị, hay những đề tài trình luận án tiến sĩ. Chính quyền của Mao Trạch Đông chú trọng vào việc sưu tầm những tin tức có thể ứng dụng cho lãnh vực quân sự. Sau khi Mao chết, Trung quốc mở rộng phạm vi sưu tầm. Đến tháng ba năm 1986, Đặng Tiểu Bình thành lập Chương Trình Nghiên Cứu & Phát Minh Kỹ Thuật Cao Cấp, lấy bí số là 863. Chương trình này đặt ra chỉ tiêu làm việc  từng năm, từng tháng, và nhấn mạnh những điạ hạt phải chú trọng gồm có: không gian, sinh học, kỹ thuật laser, kỹ thuật tin học, năng lượng, và nguyên vật liệu mới.


Chính phủ đỡ đầu cho các hoạt động nghiên cứu, và lập ra những công ty quốc doanh để chế tạo, hay nhập cảng những kỹ thuật cần thiết. Khi nào có thể làm được, những công ty này phải cố tìm ra sản phẩm của công ty Tây phương bằng cách mua lại tài sản trí tuệ, hay đánh tráo, ăn cắp cho bằng được. Sau khi tất cả những thủ đoạn này làm không xong, chính phủ sẽ đứng ra yểm trợ cho hoạt động gián điệp. Bộ An Ninh Nhà nước và cơ quan tình báo quân sự sẽ huấn luyện điệp viên để gửi sang Hoa Kỳ và các nước Âu châu. Họ cũng tuyển mộ những khoa học gia, kỹ sư, và chuyên gia sinh đẻ ở Trung quốc hiện đang sống ở hải ngoại, nhất là những người có lý lịch an ninh trong sạch được làm trong những cơ sở bí mật.


Có khi những khoa học gia này được yêu cầu phải lấy cắp một loại tin tức bí mật nào đó. Song cũng có khi chính quyền Trung quốc áp dụng chiến thuật “thu thập hàng  ngàn hạt cát” ráp chúng lại thành sản phẩm mong muốn. Lấy ví dụ trường hợp ông Wang. Ông là giáo sư danh dự về ngành hoá học dược phẩm. Ông phụ trách nghiên cứu cho công ty dược phẩm Merck hồi thập niên 1970. Sau khi nghiên cứu về microbes có ở trong đất nhiều năm, ông Wang và các đồng nghiệp phát minh loại thuốc chống ký sinh trùng lấy tên là ivermectin. Chỉ ít lâu sau, tin tức về sự thành công của ông Wang được đăng tải, ông nhận được điện thoại của nhân viên làm cho công ty  dược phẩm quốc doanh ở Mãn Châu mời ông Wang đi sang thăm Trung Hoa, dặn ông đem theo mẫu microbe dùng để chế ra dược phẩm. Ông Wang nói rằng có lẽ người gọi điện thoại mời ông đi Trung quốc không hiểu việc họ làm là một điều hỗn láo, rất xấu.


 Thậm chí họ còn khinh thường ông bằng cách yếu cầu ông bỏ tiền túi ra mua  vé máy bay mà đi. Ông Wang giận lắm, cúp điện thoại, không thèm trả lời. Ông Chung thì ngược lại, có thái độ khác hẳn với ông Wang. Ông Chung hăm hở muốn giúp đỡ Trung quốc. Nói về phương tiện tài chánh, vợ chồng ông Chung tương đối rất khá giả. Họ có chung cư cho thuê ở thành phố Alhambra, và một xưởng sửa xe hơi kh áphát đạt ở Long Beach. Đấy là chưa kể hai vợ chống sống rất tằn tiện. Họ cắt tóc cho nhau để đỡ tốn tiềm. Năm 1984, khi Thế Vận Hội Muà Hè tổ chức ở Los Angles đang diễn ta, vợ chồng ông Chung là một trong những Hoa Kiều hải ngoại được mời dự yến tiệc cùng với các lực sĩ Trung quốc.


Có đôi lần, theo l72i yêu cầu của Lạnh Sự Quán Trung quốc ở San Francisco, vợ chồng ông Chung nhận lời bảo trợ, đỡ đầu cho người Hoa mới đến định cư ở California. Ông bà dẫn họ đi mua sắm những món đồ  cần thiết cho cuộc sống, và chở họ đi chợ trong vài tháng đầu mới định cư. Tháng Hai năm1985, ông Chung nhận được thư của quan chức tên là Chen Qi-Nan mời ông đi Trung quốc dự hội nghị “trao đổi kỹ thuật”. Ông Chen đề nghị ông Chung soạn sẵn tài liệu liên quan đến những vấn đề kỹ thuật. Trong đó có việc thử sức chịu đựng của khung máy bay sau khi sử dụng nhiều lần. Ông Chung trả lời thư mời răằng đến tháng Bảy sắp tới là thời gian thuận tiện để ông đi Trung quốc nhân dịp nghỉ hè vài tuần, để ông có dịp chính mắt mính đi thăm phong cảnh của Quê Mẹ. Ông xin công ty Rockwell cho ông nghỉ phép bảy tuần lễ để đi chơi. Ông Chung vẫn còn giữ lá thư mời, cũng như bản nháp thư trả lời của ông. Đọc cả hai lá thư, không biết là Trung quốc mang ơn ông, hay là ông mang ơn Trung quốc.


Trong một lá thư gửi cho bạn đồng lieu của Chen Qi Nan, ông Chung viết: “Thật là một vinh hạnh lớn cho tôi, và tôi lấy làm phấn khởi khi có dịp đóng góp vào kế hoạch canh tân Quê Mẹ.”. Động lực đầu tiên xúi ông tiếp tay cho Trung quốc là “nghĩa vụ của một con dân”. Bà Ling phải thú nhận: “Nhà tôi rất trung thành với tổ quốc. Ông ấy có một tấm lòng yêu nước rất lớn.”. Chen và Chung tiếp tục trao đổi thư từ với nhau nhiều lần. Chen hỏi ông Chung về các loại máy bay, và cách thiết kế trực thăng, và có lẽ ông Chung muốn khoe khoang kiến thức của mình, lại bàn luôn sang chương trình phi thuyền con thoi.


 Chen phải nhắc nhở ông Chung: “Tôi vẫn mong được ông chỉ trình bầy về các loại máy bay qui ước thôi.”. Sau đó để tránh khiến ông Chung bị giảm bớt lòng hăng say, Chen hứa việc trình bầy về phi thuyền con thoi cũng sẽ được đưa vào nghị trình. CUỐI THÁNG SÁU NẮM 1985, ông Chung, bà Ling bay đi Trung quốc cùng với hai cậu con trai ở tuổi teenager. Trong lúc cậu Shane và Jeffrey theo học lớp dạy Hoa Văn ở Bắc Kinh, ông Chung và bà Ling đi thăm khoảng hơn một chục thành phố khác nhau cùng với các đoàn du lịch.  Họ ghé thăm nhiều nơí chế tạo máy bay ở tỉnh Nanchang, Chengdu và Xi’an. Bộ hàng không sắp xếp, và trả hết phi cho những chuyến đi này. Ông Chung còn là diễn giả trình bầy những vấn đề kỹ thuật cho mọi người nghe. Chương trình diễn thuyết của ông được các đại học lớn, và cơ xưởng kỹ nghệ đài thọ.


Ông Chung dùng phim ảnh, tài liệu mang từ Mỹ sang để trình bầy về cách thiết kế phi thuyền của Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ (NASA), làm cách nào để đưa phi thuyền con thoi trở về trái đất an  toàn. Ông Chung nhận thấy những kỷ thuật ở Bắc Kinh quá lỗi thời, có từ thập niên 1950’s và chưa được canh tân, cập nhật. Chuyến đi thăm Trung quốc lần này là chuyến đi đầu tiên trong đời ông Chung ở tuổi chững chạc. Nó để lại trong tâm khảm ông rất nhiều dư âm quan trọng cả về mặt chuyên môn, cũng như tình cảm cá nhân.


 Xen vào giữa những buổi diễn thuyết ở các xí nghiệp, ông Chung còn được Bộ Hàng Không sắp xếp cho đi thăm nhiều thắng cảnh đẹp của đát nước Trung Hoa. Đó là những nơi khi còn nhỏ, cậu bé Chung hằng ước mơ được đi thăm. Ví dụ như Tượng Phật vĩ đại xây trên núi Leshan, và Chuà Dyan ở thành phố Xi’an. Trong lúc lái xe đi qua nhiều làng mạc, ông Chung trông thấy dân quê Trung quốc hái sen từ vũng sình lầy. Bà Ling kể lại cho tôi rằng khi ông Chung ngồi toạ thiền, ông đã hồi tưởng và thấy được cuộc đời của ông ở kiếp trước, đó là cuộc  đời của một nhà sư trong ngôi chùa Trung Hoa. Vào cuối mùa hè, ông Chung đem về Mỹ những món quà lưu niệm nhỏ: chiếc kim cài lên cà vạt do hãng chế tạo máy bay tặng, một vật trang sức cho cà vạt khác do Trung quốc Học Viện Công Nghệ làm riêng cho ông, kèm theo một bảng vấn lục dài tám trang.


Đó là danh sách những điểm kỹ thuật mà các kỹ sư hàng không ở Nanchang muốn tìm hiểu. Ông Chung để ra vài tháng nghiên cứu sách vở để trả lời những câu hỏi mà  các kỹ sư yêu cầu. Đến tháng 12, đích thân ông Chung lái xe lên Lãnh sự quán Trung quốc ở San Francisco để gửi tài liệu đi Nanchang qua thể thức gửi hàng của giới noại giao.  Những thứ ông Chung gửi đi, nếu giới chức Hoa Kỳ biết được chắc hẳn họ phải kinh hoàng. Toàn là những tài liệu mật có giá trị  dầy khoảng bảy cuốn sách cẩm nang  về kỹ thuật từ tài liệu công nghệ của công ty Rockwell cho đến cách thiết kế oanh tạc cơ B-1.


Ông Moberly nói với tôi: “Tài liệu ông Chung gửi đi chính là Toa Thuốc Thánh giúp cho công ty sản xuất máy bay Trung quốc có thể làm được những gì Hoa Kỳ đang làm.”. Ông Chung đã đem cho đi những kiến thức kỹ thuật mà công ty Rockwell phải mất hàng chục triệu đô la, và nhiều năm mới sáng chế ra được kỹ thuật đó. Bà Ling thì cho rằng chẳng có gì đáng kể, bạn bè giúp nhau là chuyện thường. Bà nói với tôi: “Toàn bộ quan hệ này chỉ mang tính chất hữu nghị. Ở Trung quốc, mọi người đều sẵn lòng giúp đỡ nhau. Nếu bạn là kỹ sư, thì bạn nên làm những gì bạn có thể làm được để giúp cho tổ quốc của bạn.” .


Trong khoảng thời gian một năm rưỡi sau, gia đình họ Chung mua thêm nhiều tài sản điạ ốc. Tháng 10 năm 1986, họ mua một căn nhà ở vùng Cypress, California. Năm tháng sau, họ trả bằng tiền mặt khoảng 600,000 để mua một căn nhà rộng một mẫu đất ở Orange, và còn có dư tiền để xây lại căn nhà từ đầu. Đặc biệt là gia đình này không thích xe xua, đi xe đắt tiền hay áo quần sang trọng. Vì thế hàng xóm không ai để ý đến sự giầu có của gia đình này. Gu Wei Hao thỉnh thoảng ghé thăm gia đình, và hai vợ chồng ông Chung đưa quan chức này đi chơi nhiều nơi, như Disneyland, hay ra biển hóng mát.


Phụ cấp công tác ngoại giao của Gu bèo lắm, chỉ được có $4 đô la một ngày. Vì thế phần lớn vợ chồng ông Chung trả hết chi phí đi chơi cho Gu. Nếu không hẳn là Gu phải có một qũi đen nào đó để cho y tiêu dùng. Gia đình ông Chung dọn về căn nhà mới vào năm 1989. Chiều tối, nôg Chung có cái thú tiêu khiển lấy ống viễn vọng kính nghiên cứu vì sao trên trời. Ông thích nghiên cứu bản đồ thiên văn học của Trung Hoa ngày xưa, xác định các chùm sao tinh tú trên trời. Bà Ling là người ưa thích mỹ thuật, hội hoạ. Bà lấy thêm văn bằng cao học mỹ thuật của trường California State University, Long Beach. Bà biến cái garage nhà bà thành một studio cho bà vẽ tranh. Bà cũng nhận dạy hội hoạ cho trường đại học cộng đồng ở điạ phương. Bà thích dạy về trường phái tân ấn tượng, trừu tượng, và tĩnh vật thịnh hành ở Hoa Kỳ và Âu châu vào cuối thập niên1970’s.


Một đồng nghiệp trong trường nói với chúng tôi: “Bà có một số môn đệ rất thích theo học với bà, họ mê  say lối dạy của bà.”. Vào năm 1998, tức là hai năm sau khi hãng Boeing mua lại hãng Rockwell, ban quản trị mới quyết định rời văn phòng đi nơi khác. Nhân viên được chỉ thị phải chuẩn bị thu dọn đồ đạc. Những tài liệu tham khảo cần giữ được tập trung vào các thùng để sẵn, và  công ty vận chuyển sẽ đem đi.


Những thứ nào cần vứt đi, cứ bỏ vào bao rác, sẽ có người đến đem đi đốt bỏ. Trong vòng vài tuần lễ sau đó, ông Chung đem về nhà hàng chục thùng tài liệu. Ông dấu những thùng tài liệu này trên những kệ sách trong căn hầm sau nhà. Những người quen ông ở Trung quốc nhờ ông thu thập bất cứ tài liệu kỹ thuật nào hữu ích. Bây giờ thì ông có thể có đủ tài liệu để cung cấp cho họ trong nhiều năm chưa hết. Năm 2002, khi ông Chung sắp đến tuổi về hưu. Ông vào sở liên tục in rất nhiều tài liệu gốc của công ty Boeing ra. Trên mỗi bản in ra, ông ta phải mừng chất keo mầu trắng để xoá lời cảnh cáo, cấm không được chia sẻ tin tức trong tài liệu với người ngoài công ty.


Ông cũng cẩn thận ghi lại ngày tháng sao chụp, và xoá bỏ tên nhân viên chụp bản sao. Ông làm photocopy những tài liệu này, bản chính do ông giữ, bản chụp hình ông gửi sang Trung quốc. Khối lượng tài liệu in và sao chụp rất lớn, ông Moberly nói với tôi: “Ông Chung chắc phải dùng hàng trăm bình nước tẩy xoá máu trắng.”. NĂM 2007, TRONG PHIÊN TOÀ LIÊN BANG KÉO DÀI 6 TUẦN LỄ, tại Santa Ana, California, công tố viên trình bầy lý luận truy tố Chi Mak là một tên gián điệp làm việc cho chính quyền Trung quốc. Họ tố cáo những tài liệu do Chi Mak thu thập đã giúp Trung quốc làm được hệ thống radar Aegis.


Hệ thống đó giúp bảo vệ các tầu chiến Trung quốc. Bồi thẩm đoàn quyết định kết án Mak về tội làm gián điệp cho chính phủ nước ngoài, và hắn bị tuyên án 24 năm tù, trong nhà tù liên bang. Đây là một bản án nặng nhất dành cho một tên gián điệp cho Trung cộng làm việc tại Hoa Kỳ. Một người em trai của Mak, cùng bà vợ của y, bị cảnh sát phi trường quốc tế Los Angeles bắt giữ cùng với một cuốn CD chứa đựng số tài liệu mật. Tuy nhiên, trong trường hợp của ông Chung, các điều tra viên gặp phải điểm khó khăn khi truy tố. Trong nhiều tháng, thám tử của FBI nghiên cứu hơn ba trăm ngàn trang giấy tịch thu ở nhà ông Chung, nhưng không có một tài liệu nào được gọi là tài liệu mật.

 Ông Chung không thể bị kết án là đã tiết lộ bí mật quốc gia cho nước ngoài. Khi biện lý cuộc chứng minh ông Chung đã chia sẻ tài liệu mật với viên chức cao cấp Trung quốc vào thập niên 1980, đến nay đã quá hạn kỳ truy tố 5 năm, nên những vi phạm nếu có xảy ra cũng không còn đầy đủ hiệu lực dùng để kết án. Ông Moberly nói: “Rõ rệt là ông Chung  đã làm điều sai quấy. Nhưng chúng tôi phải tìm ra luật lệ nào mà ông Chung đã vi phạm, để truy tố ông ta.”.


Trong lúc xem xét qua những luật lệ liên bang, ông Moberly bắt gặp một đoạn văn mang tựa đề: “Economic Espionage” (Làm Gián Điệp Kinh Tế) đã được Quốc Hội thông qua và làm thành luật Economic Espionage Act  năm 1996. Ông Moberly nhớ là mình đã học qua lớp học dài khoảng 30 phút trong chương trình huấn luyện phản gián. Lớp học ngắn quá, và ít có ai bị truy tố về tội làm gián điệp kinh tế, nên không ai để ý đến đạo luật này. Nội dung của đạo luật nói rằng kẻ làm gián điệp kinh tế là người đã  “lấy đi, mang theo, cất dấu” hay “sử dụng không đúng cách” những bí mật mậu dịch với chủ đích trợ giúp chính quyền nước ngoài.


Đối với trường hợp của ông Chung, công tố viên không cần phải chứng minh ông Chung chuyển giao tài liệu sang Trung Hoa trong năm năm qua. Chỉ riêng việc ông cất dấu bí mật mậu dịch trong căn hầm đủ để kết tội ông. Năm 2009, vụ án liên quan đến ông Chung được đem ra xét xử. Chánh án kỳ này cũng chính là thẩm phán Cormac J. Carney, người từng xử Chi Mak trước đây. Trong phần lấy lời khai, chuyên viên tình báo FBI, Ronald Guerin, trình bầy kỹ thuật ngành tình báo Trung quốc tuyển người làm gián điệp cho họ. Ông Guerin phân tích: “Tình báo Trung quốc cố tình khai thác khía cạnh Trung Hoa nơi người làm mật báo viên. Họ dụ dỗ những người này bảo rằng họ cứ chịu khó làm gián điệp cho Trung quốc đi, nó chẳng hại gì Hoa Kỳ cả, chỉ giúp cho Trung quốc thôi.”., “Bạn chỉ cần vỗ vai người Hoa, và bảo anh ta rằng anh cần giúp đỡ cho Quê Mẹ, cho đất nước của anh.. Và sau đó, anh cho người mật báo bằng khen, bằng tưởng lục…, hay cho người ấy một số tiền.”.


Trong  trường hợp của ông Chung, rõ rệt là ngành tình báo Trung quốc đã dùng nghệ thuật ngon ngọt nói nịnh ông Chung, và đem lại hiệu quả tốt. Việc truy tố ông Chung không hề có bằng cớ về số tiền trao đổi để lấy tin tức. Phe bào chữa cho ông Chung lý luận rằng quả thực ông Chung đã làm một số việc “ngu dại trong quá khứ”, nhưng từ chối không nhận tội chia sẻ tin tức mật. Ông ta chỉ là một kẻ tàng trữ tin tức vào hàng tép riu. Ngay lập tức, ông Greg Staples, công tố viên trưởng, phản bác liền: “Hắn không phải là loại tép riu. Hắn là tên tàng trữ tin tức khổng lồ, ghê gớm, và đáng sợ.”. Ông Chung trở thành người Mỹ đầu tiên bị kết tội làm gián điệp kinh tế.


Ông bị kết án 15 năm 9 tháng tù. Từ sau vụ này, còn có bốn người khác bị công tố viên liên bang truy tố về tội làm gián điệp kinh tế. Tổng cộng có năm người bị kết án với tội danh này. Sau này, ông Moberley kể cho biết trong thời gian vụ xử tiếp diễn, có lần ông Chung xác nhận ông trao tài liệu mật, và được nhận tiền thưởng. Để bảo vệ bí mật cho cơ quan FBI, ông Chung không dám công khai nói trước toà về trường hợp ông được trả tiền. Những lời cáo buộc trùng hợp với nội dung lá thư mà Gu Wei Hao viết cho ông Chung, hứa sẽ trả bằng tiền mặt cho ông Chung. Ngoài ra, trương mục ngân hàng của ông Chung tương đối không có nhiều tiền, và đồng lương của ông ở Rockwell không quá lớn, khoảng $60,000 một năm.


Vậy mà không hiểu nhờ đâu mà ông Chung có thể làm chủ một garage sửa xe, một chung cư ba căn apartment cho thuê, và làm chủ hai căn nhà cùng một lúc.  Ông Moberly vẫn nói với tôi rằng: “Tôi không bao giờ tin ông Chung làm chuyện này  để lấy tiền.”. Rất có thể chính quyền Trung quốc cho ông Chung vài chục ngàn như là một số tiền tưởng thưởng, khích lệ mà thôi. ÔNG CHUNG KHÔNG BAO GIỜ CHO PHÉP TÔI VÀO THĂM ÔNG TRONG NHÀ TÙ,  nhưng bà Ling thì miễn cưỡng trả lời điện thoại của tôi. Bà không bị truy tố về tội hình. Một buổi chiều, tôi đậu xe ở cuối đường Grovewood Lane, đi bộ lại căn nhà ông bà Chung có cổng sắt.


Chuông bấm ở cổng đầy máng nhện bám, ám chỉ rất hiếm khi họ có khách đến nhà. Sân cỏ trước nhà mọc đầy cỏ dại, cái xe cút kít để hốt lá cây khô, nằm chỏng gọng ở một góc, không có ai dùng đến nó từ nhiều năm nay. Khi tôi bấm chuông cửa, bà Ling Chung bước ra, dơ tay vẫy từ bực thềm trước nhà. Bà mặc bộ quần áo ở nhà mầu xanh lá cây, tóc bà bơ phờ, không trang điểm. Bà mời tôi ngồi ở ghế sa lông mầu trắng trong phòng khách.


 Nắng chiều lọt vào khe cửa làm loé lên vài đường nắng sáng trên nền thảm. Bà Ling rót ra một ly nước, mời tôi, và ngồi đối diện với tôi. Với nụ cười chán nản trên môi, bà kể cho tôi kỷ niệm hồi hai vợ chồng bà xin vào quốc tịch Mỹ. Trong mục câu hỏi “Liệu ông có sẵn sàng cầm súng bảo vệ Hoa Kỳ hay không?”. Ông Chung bỏ trống, không trả lời. Người phỏng vấn hỏi ông Chung: “Ông có sẵn sàng chiến đấu chống lại Trung quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh hay không?”. Bà Ling nhớ rõ câu trả lời của ông Chung là: “Nếu việc này xảy ra, tôi sẽ lấy khẩu súng tự bắn vào mình trước.”.


 Chúng tôi bước bên nhau, đi từ phòng khách sang xưởng vẽ của bà. Phòng vẽ tranh trông ra sân trước. Một bức tranh trừu tượng khổ lớn đang để trên nền nhà, tưạ vào tường. Bà Ling nói với tôi rằng từ nhiều năm nay, bà tiếp tục vẽ tranh. Bà chỉ tay về phía một bức tranh trông như thập tự giá mầu violet, trên một chân trời tím. Bà nói tựa đề bức tranh này là “45436-112”. Đó là con số tù của chồng bà đang đeo khi thụ án tại một nhà tù liên bang, không bị kiểm soát chặt chẽ. Nhà tù này ở thành phố Butner, tiểu bang North Carolina. Vài tháng bà đi thăm ông một lần. Nước mắt ứa trên khoé mắt của bà. Bà tâm sự với tôi: “Ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau, là chúng tôi quyết định sẽ lấy nhau. Vợ chồng chúng tôi sống rất hoà thuận, hạnh phúc. Ngay cả khi chúng tôi trên 60, bạn bè thường nói chúng tôi trông như cặp tình nhân ở thuở sinh viên.”.


Khi ông Chung còn làm cho hãng Boeing, thỉnh thoảng ông ngủ trưa trong hãng, ông choàng tỉnh dậy vì nằm mơ thấy bà Ling đứng cạnh hát cho ông nghe. Ông hay cằn nhằn: “Tôi đã nói với bà nhiều lần, đừng  đứng cạnh tôi mà hát, tôi ngủ không được.”. Trong đầu ông lúc nào cũng nghĩ rằng tôi đang hát. Tôi hỏi bà Ling liệu ông Chung có thuỷ chung với nước Trung Hoa nhiều như ông chung thủy với bà? Phải chăng các quan chức Trung quốc đã lợi dụng tấm lòng chung thủy của ông Chung? Bà lặng thinh, không trả lời. Tôi hỏi thêm theo bà nghĩ ông  Chung có vô tội không?. Bà nói: “Tôi không thể trả lời câu hỏi này được.”



Bà cho rằng các công tố viên đã suy nghĩ nông cạn, khi tìm hiểu động lực nào đã khiến ông Chung làm chuyện này. Theo bà: “Những công tố viên này chỉ nghĩ một cách phiến diện, lướt qua trên bề mặt của vấn đề.”. Sau đó, bà phân tích kỹ hơn cho tôi nghe: Chủ đích của ông Chung là giúp Trung quốc, và không có ý định làm hại Hoa Kỳ. Bà nói thêm: “Khi ông kết bạn với một người, người ấy nhờ ông giúp đỡ, nếu ông là kỹ sư, hay hoạ sĩ. Ông biết gì thì giúp bạn ông trong khả năng của mình.


 Chỉ có thế thôi.”. Trước khi ra về, bà Ling  cho tôi xem một tấm giấy dài, dán trên tường, ngay cửa bước vào phòng vẽ tranh. Trên tấm giấy viết những hàng chữa Tầu rất đẹp: Đó là một số điều người Phật Tử nên làm. Chính ông Chung đã chép tay những điều này cho bà Ling. Tôi thắc mắc không hiểu những điều Đức Phật dạy có giúp gì cho ông Chung trong việc giải quyết xung đột giữa hai chọn lựa ông nên trung thành với Hoa Kỳ hay với Trung quốc. Tôi hỏi bà Ling xem bà có thể cùng một lúc duy trì thái độ của hai con người, với hai quốc tịch. Mắt bà sáng hẳn lên, bà nói: “Tôi là một người Hoa, Tôi cũng là một người Mỹ. Điều này thật là đẹp. Việc gì cứ phải biến nó thành hai thực thể kình chống nhau?”. Bài phóng sự điều tra của Yudhijist Bhattacharjee trên The New Yorker 5/5/14 Nguyễn Minh Tâm dịch C19









Tuesday, May 20, 2014

NGUYỄN LỘC YÊN * CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG
Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Clip bằng tiếng Việt của đài phát thanh Trung cộng nói về công hàm của Phạm Văn Đồng, các cuộc biểu tình chống TC ở VN vì giàn khoan HD 981.
Nội dung đã phát thanh:
"... (ở phút 1:15) - Chúng tôi (Trung cộng) đồng ý là Hoàng Sa và Trường Sa và bờ biển thuộc VN, nhưng CSVN đã ký công hàm do thủ tướng Phạm Văn Đồng vào ngày 7 tháng 6 năm 1958. Trung Quốc có đầy đủ những chứng cứ không thể chối cãi trên vùng biển và Trung Quốc sẽ được khai thác dầu khí của VN. CSVN sẽ không thể nào làm gì được

Hỡi tất cả những người đang lãnh đạo trong Bộ Chính Trị của đảng CSVN, không hiểu lý do gì các người không công bố cho tất cả toàn dân biết là các người đã ký và công nhận quần đảo HS-TS và bờ biển VN thuộc về Trung Quốc để cho tất cả  Bộ Ngoại Giao cũng như các hải quân của Việt Nam đã nhầm hiểu và tiếp tục gây hấn. Trung Quốc sẵn sàng dạy cho Việt Nam một bài học...

Thời báo Hoàn Cầu của nhân dân Trung Hoa khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa và bờ biển sẽ không thể nào chối cãi là thuộc về  chủ quyền của Trung Quốc mà cộng sản Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký vào năm 1958. Chúng tôi có đầy đủ những bằng chứng để đem ra Liên Hiệp Quốc và buộc CSVN phải rút tất cả các tàu chiến của họ và để cho tàu hải dương 981 được tiếp tục làm nhiệm vụ để thăm dò... Các anh đã ký công hàm và các anh đã công nhận chủ quyền HS & TS của Trung Quốc...

Chúng tôi sẵn sàng có đầy đủ sức mạnh để đè bẹp tất cả những tàu chiến của VN. Với sức mạnh của Trung Quốc sẽ đánh tất cả VN chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Chúng tôi sẽ lấy được bờ biển của VN và chúng tôi sẽ lấy tất cả những gì mà VN phải trả giá cho bài học giống năm 1979. 

Hỡi những người lãnh đạo trong bộ Chính Trị của Đảng CSVN, các người đã ăn cháo đá bát, các người đã thiếu nợ của Trung Quốc trên 870 tỉ về chiến tranh Điện Biên Phủ & chiến tranh chống Mỹ thì bây giờ các người đã dâng đảo và biển cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hòa thì không có lý nào các người không công bố cho tất cả mọi người dân biết để mà tiếp tục chống Trung Quốc thì đó là một hành động ngang ngược của VN và chúng tôi sẽ cực lực lên án và chúng tôi sẽ dạy cho VN một bài học..."
Từ đầu clip TC đã nói HS-TS và bờ biển là của VN, nhưng công hàm của Phạm Văn Đồng đã đồng ý là HS-TS là của TC
Thiển nghĩ: Như vậy TC công nhận là hồi đó, HS-TS là của VN, nhưng vì nhờ công hàm của PVD nên bây giờ quần đảo HS-TS và BỜ BIỂN VN là của họ nên họ có quyền khai thác dầu khí của VN.Vậy là đã quá rõ ràng. Bởi vậy CSVN đâu dám kiện TC ra tòa án quốc tế như Phi đã làm, mặc dầu cứ lặp đi lặp lại là VN có đầy đủ chứng cớ... Có những chứng cớ lịch sử này cũng vô ích vì chính TC cũng đã nói là hồi đó HS-TS là của VN, TC đâu có chối cãi điều này. Vấn đề ở đây là phải chứng minh là công hàm PVD không có giá trị và điều này thì đảng CSVN không làm được nên đành phải câm miệng vì há miệng mắc quai.
Tôi nghĩ chúng ta phải tìm cách vô hiệu hóa hoàn toàn đài phát thanh TC đã/đang ra rả về công hàm Phạm Văn Đồng. Tôi trăn trở và nghĩ rằng nên viết một bài, dùng Hiệp định Genève năm 1954 và Công ước Quốc tế về luật biển năm 1982 mà VN và TC đều đã ký, để phản bác luận điệu lắt léo của đài phát thanh Trung cộng, vì sức khỏe không tốt nên tôi xin cảm tác bài thơ “Công hàm hàm hồ của Phạm Văn Đồng” (có tính trào lộng).
Công hàm hàm hồ của Phạm Văn Đồng
Genève hội nghị năm tư (1954) 
Thành viên tham dự đến từ quốc gia:
Việt-Trung, Anh-Pháp, Mỹ-Nga...
Việt Nam Quốc-Cộng, chia ra hai miền!
Vĩ tuyến mười bảy (17) nối liền
Dòng sông Bến Hải đường biên giữa vời 
Việt-Trung ký kết rạch ròi
Hoàng-Trường Sa thuộc hẳn hòi miền Nam.
Cớ sao Trung cộng chưa cam?!
Nói quanh nói quẩn công hàm khó nghe?!
Quân Tàu hung hãn răn đe?!
Bá quyền mơ tưởng, hăm he cậy tài!
Công ước Luật Biển tám hai (1982)
Việt-Trung xem xét, ký rồi sao quên?!
Hai trăm hải lý, đặc quyền
Tự do hoạt động, tự nhiên lưới chài.
Giàn khoan ngược ngạo chưa dời
Đồng bào yêu nước, khắp nơi biểu tình
Đài Tàu, âm Việt phát thanh!
Nói năng lừa lọc, thi hành mưu gian?!
Phạm Văn Đồng, gẫm mê man!
Của người lén bán, mơ màng đấy thôi!
Nước Tàu ham hố kỳ khôi!
“Đem tiền mua bóng”, than ôi bẽ bàng! 
Jeju đảo của Nam Hàn
Bắc Hàn rao bán, kẻ gàn lân la?!
Hải Nam nay đảo Trung Hoa
Đài Loan mời bán, mù lòa mới mua?!!! 
Ngày 20-5-2014

MIKE NGUYỄN * TRUNG CỘNG TẤN CÔNG ?

Liệu Trung Cộng có tấn công Việt Nam? Will China immenently attack Vietnam?

Mike Nguyễn (Danlambao) - Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi mới có được là các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc chắn chắn sẽ tấn công Viêt Nam trong một thời gian rất gần, có thể là trong vòng tháng sau, hoặc chậm lắm là trong phạm vi mùa hè này. Theo một nguồn tin đáng tin cậy khẳng định, đây là một nguồn tin chính xác, đáng tin cậy và mong rằng người dân và chính phủ CSVN phải chuẩn bị để đối phó với tình huống xấu nhất. Các giới chức Hoa Kỳ đã đưa ra những phân tích và nhận định tình hình cũng như các lý do chính (4 lý do) vì sao Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam, sau khi họ rút dân Tàu và các phương tiện làm ăn ra khỏi Việt Nam.


According to the latest news that we received from the analysts and U.S high ranking officials believing that China will attack Vietnam within the near future. The time frame would be next month or within this Summer. The source confirmed that the information is reliable and expects the Vietnam government and its people be prepared for the worse. The source also laids out the main reasons why China would imminently attack Vietnam after they repatriate their citizens and withdraw business out of Vietnam. 
1) Mộng bành trướng vươn ra biển lớn -

 Đây là một chính sách, một chiến lược nhất quán, khó có thể thay đổi của Trung quốc, là phải bằng mọi giá phải chiếm và làm chủ phần lớn khu vực biển đông. Vì đây là con đường huyết mạch, giao thương chính của các cường quốc Chấu Á (Nhật Bản, Singapore và Nam Hàn) và thế giới. Một khi làm chủ, khống chế được khu vực này, thì Trung quốc xem như đã khống chế được cả khu vực Châu Á và tuyến đường hàng hải quan trọng của Thế giới. Giở lại những trang lịch sử thế giới cho thấy, Trung Quốc luôn luôn có tham vọng xâm chiếm lảnh thổ của các nước khác trong khu vực có lảnh thổ, đường biên giới giáp ranh với Trung Quốc. Đặc biệt Việt Nam là một quốc gia đã từng bị Trung Quốc xâm chiếm và cai trị cả hàng ngàn năm về trước, qua nhiều các triều đại phong kiến trước đây. Qua trải nghiệm của lịch sử, mỗi khi đất nước Trung Quốc có sự hưng thịnh, phát triển vế quân sự, kinh tế và khi có đủ sức mạnh, có đủ tự tin để tiến hành cuộc xâm lăng là họ sẽ ra tay tấn công các nước láng giềng. Trên thực tế, từ ngàn xưa cho tới nay, Trung quốc chưa bao giờ là người láng giềng hoà bình đối với các nước láng giềng xung quanh. Trung cộng chỉ hòa bình với các nước láng giềng, khi nội lực đất nước của họ có vấn đề v à họ không đủ sức để thực hiện mộng bá quyền.
The dream of expanding and controlling the seaway - this is the strategic policy which is made by China top leaders and is unchangeable that China must find a way out to totally control the South China Sea (Vietnam often calls East Sea) leading to totally control the connection to the Indian Ocean and its surrounding seas. Because this is the vital route,where International trading and Other Asian Superpower Countries like Japan, Singapore and South Korea use to go by. Once controlling this seaway, China nearly can control the whole Asia. Turning back the World History indicating that China often showed ambition of invading other countries whose boundaries shared with China. Vietnam, a special country which was invaded and ruled by China for a thousand years. Throughout the history, once can observe that everytime China turns prosperous in both economy and military then its neighboring countries will face trouble with China invasion. 
2) Tại sao lại rơi vào thời điểm này -
 trước khi quyết định đặt giàn khoan HD981 Trung quốc chắc chắn đã tính toán rất kỹ lưởng. Vì ở vào giai đoạn này, Trung quốc được cho là hưng thịnh nhất, cả về quân sự lẫn kinh tế và theo các giới phân tích cho biết, nếu như một chọi một (One on One conflict) mà Việt Nam không có sự giúp đỡ, tiếp sức của một cường quốc khác, thì Trung Quốc sẽ đánh bại quân đội Việt Nam trong vòng 2 tuần, cả trên biển lẩn trên đất liền. Ở vào thời điểm hiện tại Việt Nam đang bơ vơ, không có một đồng minh quân sự, không một hiệp ước để bảo vệ lãnh thổ như các nước khác đang làm như Nhật, Nam Hàn hay Philippines. Vậy đây là một cơ hội tốt để cho Trung Quốc “nuốt chửng và tấn công Việt Nam.” Một phần Trung Quốc muốn dùng Việt Nam để làm thí nghiệm sức mạnh quân sự của mình. Ở cuộc chiến này, nhiều phần Trung Quốc sẽ đưa ra các khí tài, các vũ khí tối tân nhất của mình ra sử dụng (Hoa Kỳ tin rằng TQ sẽ không dám sử dụng đến bom hạt nhân), không phải vì vũ khí của Việt Nam hiện đại, hay quân đội Việt Nam chiến đấu anh hùng.

Nhưng Trung Quốc muốn răn đe, phô trương các cơ bắp của mình với các nước khác trong khu vực, có nước có hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ như Philippines hay Nhật Bản. Một phần khác, Trung Quốc muốn đo lường mức độ phản ứng của Hoa Kỳ và các giới cường quốc phương Tây như thế nào đối với vấn đề biển đông. Vì thế Việt Nam sẽ là con mồi tế thần đầu tiên mà Trung quốc sẽ thưc hiện cho những tham vọng bành trướng của mình, cho dù giới lãnh đạo chóp bu đảng CSVN hay quân đội có giơ tay đầu hàng thì Trung quốc cũng vẫn sẽ nổ súng và những thứ vũ khí hiện đại nói trên vẩn sẽ được đưa ra sử dụng trong cuộc chiến, chỉ là số lượng sẽ nhiều hơn khi Việt Nam cương quyết chống cự, và ít đi nếu như Việt Nam tuyên bố đầu hàng sớm.
Giới phân tích tình hình cũng đặt ra câu hỏi ngược lại là, nếu như Trung quốc không ra tay trong lúc này, thì Trung quốc sẽ phải đợi đến thời điểm nào? Vì như đã nói ở lý do trên là vươn ra biển lớn (khống chế biển đông là một chính sách lớn không đổi của Trung quốc).

Câu trả lời là, nếu như Trung quốc đợi thêm vài năm tới, có lẻ Trung quốc sẽ không còn cơ hội nào khác nữa (phải nói rằng rất khó). Thứ nhất, quân đội Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng và trau dồi huấn luyện, cũng như sở hữu thêm các loại vũ khí hiện đại, qua các hợp đồng mua bán vũ khí từ Nga (các Tàu Kilo) các loại hoả tiển đất đối không, đất đối biển, các loại vũ khí diệt tàu ngầm và chiếm hạm, mà các loại vũ khí này là những vũ khí tiên tiến không thua Trung quốc là mấy và sẽ gây ra những hậu qủa tổn thất khó lường cho quân Trung Quốc. Cuộc chiến trên bộ năm 1979 là một bài học nhớ đời cho giới lãnh đạo Trung quốc vì đã không tính toán được mức độ phản kháng và sự tinh nhuệ của quân đội Việt Nam. Trong vài năm tới nữa, biết đâu Việt Nam sẽ tìm ra được lối thoát về chính trị (đa đảng), cũng như nhận được sự thoả hiệp của Hoa Kỳ và từ đó dẫn đến một liên minh quân sự với Hoa Kỳ như Nhật và Philippines đang có. Và tới lúc đó mộng bành trướng vươn ra biển lớn của Trung quốc sẽ khó khăn vô cùng, nếu không muốn nói là vô phương,không còn cơ hội. Vì lúc đó Trung quốc không những phải trực tiếp đối đầu vơí Hoa Kỳ mà còn là các đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Á nữa.

Kế đến - Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây đang bận rộn đối phó với Puttin qua cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và vùng Trung Đông (Syria), Afghanistan và Iraq cho nên Hoa Kỳ sẽ không có đủ sức để có hành động can thiệp quân sự mạnh bạo nào (nếu có) vào biển đông. Thêm vào đó Puttin lúc này rất đang cần sự liên minh với Trung quốc để đối phó với Hoa Kỳ và khối Nato trong vấn đề Ukraine. Cho nên Nga sẽ bằng mọi cách ủng hộ, lấy lòng và thậm chí sẽ liên minh với Trung quốc trong vấn đề biển đông. Đây là cơ hội có một không hai mà Tập Cận Bình đã thấy được, cho nên hắn sẽ không bao giờ bỏ qua.

Timing - why does it have to be this timing? Before deciding to place the HD-981 oil rig within the Vietnam Water Territory, China must have put a very careful thought with its calculation and the aftermath of its action. At this timing, it is believed that China reaches the maturity levels of both prosperity and military expansion. Some American political analysts predict that “for One on One Conflict” which Vietnam has no back-up or support, which is true at the moment from one of the world superpower (America or Russisa) China can defeat and beat up Vietnam within two weeks on both fronts (sea and land wars). At this timing Vietnam is lonesome by itself and has no military coalitions to defend the country like others have done in the region such as Japan and Philippines. So China thinks this is the golden opportunity to take over the whole Vietnam seaway. Some analyst also thinks that China wants to use Vietnam as a specimen to test their military strength. At this war, China would pull out its most modern weapons and capabilities to show off their muscles to scare off other neighbors as well. Those who form a military coalitions with the U.S such as Japan and Philippines. Another reason is that China wants to measure out the reactions from the Obama Administration on the issues of South China Sea. So in this war, Vietnam is a scapegoat to be tested by China for its aggression regardless the Vietnamese troop decides whether to take the fight or give up. 
The analysts also try to reverse the question if not now then when will it be given that the reason #1 is the must? The answer is that if China would not do it now then there might be no chance or no hope for them. Because within the next few years, Vietnam military will significantly get improved in both training and upgrading the weapons and those weapons would be the same grade or equivalent to those China posseses today. So if the war bursts out in the next few years then China would not know for sure who could win the war. The war with Vietname in 1979 was a typical example and was a lesson learned for those Chinese leaders for failing to understand the enemy capabilities. And who knows what will be happening in the next few years when Vietnam could internally find out a political solution and then form a military coalition with the U.S like Japan and Philippines have then there will be no chance for China. At that time, China will take a direct war with the US. 

Another reason is that the US and the Nato superpower countries are too busy to deal with crisis in Ukraine, Syria, Afghanistan and Iraq, they can not divert their powers to help the situation in the South China sea (East sea) even if they really want to. In addition, Puttin really needs China to form a coalition to face off with the US and Nato. In any mean, Russia will take side with China against the US. Seeing this opportunity, Chinese leaders will not let go this opportunity. 

3) Giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN và các tướng lãnh bị Trung Quốc mua chuộc -

hầu hết dân chúng Việt Nam đều biết, tất cả các quan chức đảng viên chop bu trong đảng CSVN đều dựa vào Trung quốc, để được giữ ghế, được chức vị, đươc tham nhũng. Phải nói chính xác rằng hiện nay tất cả các chức vị quan trọng trong đảng CSVN đều do bàn tay Trung Quốc đưa lên hay thao túng. Những khuôn mặt điển hình nhất phải kể đến là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh, Trần Đại Quang, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Đinh Thế Huynh... Về phần các tướng lảnh quân đội, các cấp chỉ huy, các chính ủy từ Quân Đoàn, Sư Đoàn, đều do bàn tay Trung Quốc đào tạo và mua chuộc.

 Người dân Việt Nam đã nhiều lần được kiểm chứng những sự việc này qua các chuyến viếng thăm, đào tạo của các vị này tại Trung quốc, qua những phát biểu trên báo chí, mà ngay chính các tờ báo đảng ở trong nước đã đưa tin. Vậy khi cuộc chiến xảy, chính những tên tướng này sẽ quay lại trở cờ, họ sẽ trở thành một tập đoàn tay sai bán nước cho Trung cộng, sẽ mật báo, bán tin cho quân Trung cộng, như đã từng làm ở cuộc chiến “Núi Lão Sơn”, và kết qủa là hơn 4000 quân lính Việt Nam bị bán đứng, bị chết thảm. Sau đó xác của các binh lính bị vùi tập thể và bị thiêu đốt,không một nấm mồ. Cuộc chiến ở Trường Sa năm 1988 là một ví dụ điển hình khác, khi đó hải quân Việt Nam bị khóa tay, không được bắn trả vì lệnh trên của TW đảng, và vô hình chung hải quân Việt Nam bị biến thành những bia tập bắn cho bọn lính Trung cộng, mà cho tới ngày hôm nay giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN vẫn không dám nhắc đến, không dám tưởng niệm.
Hiện nay, nếu chiến tranh xảy ra thì Trung quốc chỉ cần lo đối phó với sự phản kháng của các cấp chỉ huy ở cấp tiểu đoàn, hoặc Trung Đoàn là cùng, các cấp chỉ huy cấp tá đổ xuống. Vì các cấp này không đủ lớn để Trung Quốc mua chuộc. Nhưng các cấp này sẽ bị các tên tướng tay sai thao túng và mua chuộc, hoặc bị buộc phải buông súng đầu hàng sau những loạt đạn phàn kháng đầu tiên.

4) Giới lãnh đạo CSVN không đươc Lòng Dân -

 Với chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN, giới lãnh đạo chóp bu của CSVN đã thừa biết, họ không được lòng dân. Ở thời điểm bùng nổ và phát triển của Internet toàn cầu, tất cả những yếu kém, những bê bối, tham nhũng của giới lãnh đạo CSVN đã và đang lần lượt được phơi bày ra ánh sáng, truớc mắt người dân. Càng ngày người dân càng tỏ ra không phục và chống đối lại đảng CS, điển hình nhất là những cuôc xuống đuờng của dân oan, phản đối những hành động cướp đất của chính quyền. Các cuộc biểu tình chống Trung quốc mổi khi có tin nóng như ngư dân Việt Nam bị Trung quốc đánh đập đòi tiền chuộc. Những cuộc biểu tình của những nhà yêu nước lên án, phản kháng lại những nhượng bộ, những hành động cuối đầu hèn hạ của các giới chức chóp bu trong đảng CS đã nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề đất đai lảnh thổ và chủ quyền.

 Thêm vào đó, những nhu cầu đòi hỏi của người dân về sự phân minh của luật pháp,về những cải tố yếu kém của đất nước, như nạn tham nhũng hoành hành trở thành quốc nạn, sự xuống cấp suy đồi về đạo đức, sự lạc hậu và xảo trá của những kẻ rao giảng CNCS Mác-Lênin và những tệ nạn của xã hội trực tiếp, do sự lãnh đạo yếu kém và độc tài của đảng CS gây ra. Và những yêu cầu này đã không được đáp ứng giải quyết, dẩn đến người dân đòi hỏi phải có một thể chế minh bạch và dân chủ hơn, mà những đòi hỏi này đám chóp bu CS đểu xem là những tử huyệt đối với sự cai trị của đảng. Nếu như một khi chiến tranh xảy ra thì chắn chắn, trong nội bộ và trong đất nước sẽ có loạn và vô hình chung sẽ đẩy Việt Nam vào cuộc khủng hoảng cả trong lẫn ngoài. Đây là một lý do nữa mà Trung cộng đã nghĩ tới và chúng xem là một cơ hội thuận lợi để tấn công Việt Nam.
Khi đọc những dòng phân tích này, người viết đã bàng hoàng và dàn dụa nước mắt, khóc cho quê hương, cho dân tộc Việt Nam sẽ tang thương trong những ngày tháng sắp tới. Anh em chúng tôi đã ngồi xuống bàn bạc và cùng nhau đưa ra những giải pháp để hòng có thể làm một chút gì cho đất nước, chúng tôi mong rằng những người lãnh đạo chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, nếu còn một chút lòng yêu tổ quốc và dân tộc thì xin hãy xem lại những đề nghị của chúng tôi như sau:

1) Thứ nhất - phải nhanh chóng trừ khử những bọn tay sai bán nước cho Trung cộng.

Một đất nước mà trong đó đầy dãy những căn bệnh ung thư, đầy dãy những sâu mọt, thì làm sao có thể đối phó với kẻ thù từ bên ngoài, vốn dĩ mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Và nếu như làm, thì phải nhanh chóng làm ngay từ bây giở, trước khi, bọn Trung cộng khai chiến, kẻo sẽ qúa muộn. Nói tới vấn đề thanh trừng, trừ khử bọn tay sai bán nước, khi chúng còn đang tại chức, tại quyền qủa là chuyện không phải dể dàng, và cũng không có mấy người có thể làm được. Nhìn lại hàng ngũ chóp bu trong đảng CSVN hiện nay, ta có thể thấy được con số không qúa 3 người có thể làm được việc này. Nhưng ai trong số 3 người này vẫn còn có lòng yêu nước và dám làm chuyện lớn thỉ chúng ta không thể đoán được. Nhưng nếu làm thì các bước có thể nên thực hiện như sau:
2) Thứ Hai: Bí mật hợp tác với quân đội -

nhớ kỹ chỉ nên hợp tác với các cấp tiểu đoàn hay trung đoàn mà thôi (cấp tá mà thôi). Như đã đề cập ở trên, các cấp tá hiện nay nhiều người chưa bị nhúng chàm với bọn Trung cộng, vì chưa đủ lớn. Tất cả các tướng lãnh trong quân đội hiên nay hầu hết, đều là tay sai của Trung cộng và không đáng tin cậy.
 

3) Thứ Ba: Dựa vào sức Dân -
  hãy bí mật kêu gọi sự hợp tác, ủng hộ của những người yêu nước, những người từng bị tù ra khám, bị đánh đập vì biểu tình yêu nước. Những lớp người này có sức mạnh lôi kéo được số lượng đông đảo quần chúng tham gia. Đặc biệt lớp người này là lớp người yêu nước thật sự (không thể giả được). Lực lượng này cộng với sự góp sức đông đảo của quần chúng sẽ dể dàng khống chế tất cả các tên tay sai bán nước.
 

4) Thứ Tư: Không dựa vào bọn công an -

như đã thấy bọn công an chỉ là bọn kiêu binh của đảng CS và là kẻ trực tiếp gây ra biết bao nợ máu với người dân, với những người yêu nước. Bọn này không đáng tin cậy và sẻ trở cờ như trở bàn tay.


5) Thứ Năm: Khi thời cơ đến thì phải mau chóng kêu gọi giới quân đội và những người yêu nước làm một cuộc đảo chính, lật đổ bắt giam hết tất cả những tên bán nước trong TW đảng.
Trong trường hợp gặp phải sự phản kháng của bọn tay sai bán nước, chúng ta sẽ kêu gọi sự giúp đở của chính phủ Hoa Kỳ gởi quân can thiệp (nếu cần sự giúp đỡ của chúng tôi thì xin hãy lên tiếng) chúng tôi hứa là sẽ làm hết sức mình với trái tim và mạng sống của chính mình.

6) Thứ Sáu: Mau chóng tuyên bố giải tán đảng CS và tuyên bố đa đảng

 trên các đài truyền hình, đài phát thanh và kêu gọi sự ủng hộ của thế giới (đặc biệt là Hoa Kỳ), giúp Việt Nam ổn định trật tự. Một khi có sự hổ trợ của quân đội Hoa Kỳ, có mặt ở Việt Nam thì giấc mơ bành trướng, xâm chiếm biển đông và cái đường lưởi bò của Trung cộng sẽ tự dưng biến mất. 
Xin được nhắc lại rằng, thời gian rất gấp rút và Việt Nam phải nên thực hiện các bước đi đã nêu trong phạm vi mùa hè này, trước khi bọn Trung cộng khai chiến, nếu không sẽ không kịp và Việt Nam có lẻ sẽ bị xoá sổ, bị Trung cộng cai trị đồng hóa như Tây Tạng, nếu như chiến tranh xảy ra.

HOA KỲ- NGA-TRUNG CỘNG


Trung Quốc không thể là đồng minh của ai

Tổng thống Putin, thượng khách của ông Tập Cận Bình tại Thượng Hải. Ảnh ngày 20/05/2014
Tổng thống Putin, thượng khách của ông Tập Cận Bình tại Thượng Hải. Ảnh ngày 20/05/2014
Reuters

Trọng Thành
Quan hệ Nga – Trung Quốc là tiêu điểm chú ý của báo chí Pháp. Báo Les Echos : « Sự xích lại gần nhau Nga – Trung cho thấy tính mập mờ của nền ngoại giao Trung Quốc ».


Nga – Trung thoạt nhìn là hai quốc gia có rất nhiều điểm giống nhau : hai bên có lập trường chung trên nhiều hồ sơ quốc tế, như Syria, Iran…, cả hai chế độ cùng duy trì quyền lực bằng việc kiểm soát xã hội, khống chế tự do ngôn luận.
Tuy nhiên, « tình bạn » giữa Bắc Kinh và Matxcơva chủ yếu được thúc đẩy bởi thái độ thực dụng. Hợp đồng khí đốt sắp được ký, nhưng « dưới nụ cười bề ngoài, là nỗi lòng cay đắng của ông Putin chấp nhận nhiều thiệt thòi dưới áp lực sắt đá của Bắc Kinh », trong bối cảnh Nga gặp bất lợi tại thị trường Châu Âu với khủng hoảng Ukraina. Khủng hoảng này cho thấy Bắc Kinh lâm vào trạng thái khó ở như thế nào khi phải lựa chọn một lập trường trong vấn đề Nga sáp nhập Crimée. Bắc Kinh hoàn toàn không muốn thấy một kịch bản tương tự ở Tây Tạng, Tân Cương hay thậm chí Đài Loan, khi trưng cầu dân ý quyết định vận mệnh quốc gia.
Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn chỉ là « một đối tác hạng xoàng », không có một tầm nhìn, không bảo vệ được một dự án riêng, được xác lập một cách minh bạch. Thái độ của Trung Quốc về cơ bản là thụ động và phòng ngự.
Bài phân tích do đặc phái viên Les Echos tại Bắc Kinh kết luận : « Cố gắng tỏ vẻ là bạn bè của bất cứ ai, vấn đề thực sự của Bắc Kinh là Trung Quốc không là đồng minh của bất cứ ai ».
Matxcơva quay sang Bắc Kinh, nhưng khó ngả hẳn vào lòng Trung Quốc
« Lạnh lẽo với Châu Âu, Matxcơva quay sang Bắc Kinh » là tựa đề bài viết chính trang quốc tế của Le Figaro.
Tổng thống Nga hôm nay bắt đầu chuyến công du Trung Quốc, với một loạt các ông chủ lớn. 43 thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết, trong đó đáng chú ý nhất là hợp đồng của công ty Gazprom cam kết cấp 38 tỷ mét khối khí đốt hàng năm cho Trung Quốc. Về mặt hình thức, hợp tác Nga – Trung dự kiến nhiều hứa hẹn, với khả năng tăng gấp đôi trao đổi thương mại song phương, mà hiện tại vốn chỉ bằng 1/5 so với các trao đổi mậu dịch với Châu Âu.
Trung Quốc thèm khát nhiên liệu và công nghệ của Nga, đặc biệt trong ngành hàng không dân sự và quân sự. Bắc Kinh dự định hợp tác với Sukhoi để sản xuất máy bay dân dụng 300 chỗ ngồi, để không phụ thuộc vào Airbus và Boeing. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã mua bản quyền máy bay chiến đấu Sukhoi 27…
Hai nguyên thủ Nga – Trung đang thương thuyết về một « kiến trúc quan hệ quốc tế » mới và sẽ chứng kiến cuộc tập trận chung trên biển. Tuy nhiên, theo Le Figaro, « không ai ở Matxcơva chờ đợi Tổng thống Nga quay lưng với Liên hiệp Châu Âu để ngả hẳn vào lòng Bắc Kinh ». Về phần mình, Bắc Kinh phủ nhận muốn xây dựng « một liên minh quân sự-chính trị Nga Trung ».
Dư luận Nga rất lo sợ Trung Quốc như một cường quốc nguy hiểm, cụ thể với các hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường của nước láng giềng phía bắc. Ở điện Kremlin người ta nghi ngờ Bắc Kinh lợi dụng thiện chí của Matxcơva để mặc cả nhằm hạ giá mua khí đốt. 
Về quan hệ Nga-Trung, bài « Trục Nga-Trung : Chuẩn bị thông qua thỏa thuận khí đốt » trên Les Echos mô tả Nga gặp nhiều khó khăn với Trung Quốc trong các đàm phán hơn là với Châu Âu, đặc biệt là Bắc Kinh không chấp nhận cho Nga gia nhập thị trường phân phối nội địa. 
Thái độ đế quốc của Bắc Kinh chọc giận Việt Nam  
Về xung đột Việt Nam – Trung Quốc, báo Le Monde có bài phân tích của đặc phái viên khu vực Bruno Philip với tựa đề : « Quan điểm đế quốc của Bắc Kinh chọc giận Việt Nam ». 
Đặc phái viên của Le Monde nhận xét, cho đến trước vụ Trung Quốc đặt giàn khoan thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, chính quyền Việt Nam vẫn lựa chọn con đường ngoại giao để dàn xếp các bất đồng. Tuy nhiên, hành động xâm phạm vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, không có bất cứ một tham khảo trước nào của Bắc Kinh khiến Hà Nội buộc phải phản ứng. Các đụng độ bằng súng phun nước và húc tàu vào nhau được phóng viên Le Monde nhận định là « một trong các biến cố nghiêm trọng nhất, kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới 1979 ». 
Nhiều cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra sau đó tại hai thành phố lớn của Việt Nam, tiếp theo đó là làn sóng biểu tình đi kèm bạo động tại một số khu công nghiệp, khiến hai công nhân Trung Quốc thiệt mạng và 140 người khác bị thương. 
Theo Le Monde, làn sóng bạo lực này là hậu quả tai hại do thái độ của Bắc Kinh : Trung Quốc mạnh lên không chỉ về kinh tế, cùng với thái độ dân tộc chủ nghĩa gia tăng Bắc Kinh nỗ lực hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là hải quân. 
Câu hỏi đặt ra là, liệu chính quyền Việt Nam có thay đổi chính sách đối với Trung Quốc hay không ? Nhà cầm quyền Việt Nam đang đứng trước nhiều chỉ trích gay gắt của một bộ phận công luận. Le Monde dẫn lời của nhà bình luận chính trị Nguyễn Quang A : « tham vọng xâm chiếm, người Trung Quốc có trong máu. Còn chúng tôi, đó là kháng cự », và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang « Trung Quốc nói rằng Việt Nam phải rút trước…. nhưng đây là nhà tôi ! Tại sao tôi phải rút ! ». 
Le Monde đánh giá, cho đến nay, chỉ có Philippines là có thái độ kháng cự mạnh nhất trước một nước Trung Quốc, có thái độ khinh bỉ tất cả các nước láng giềng « nhỏ bé » xung quanh và tự tin vào sức mạnh có khả năng thống trị toàn thế giới của mình. 
Khủng bố do người Duy Ngô Nhĩ xảy ra tới tấp tại Trung Quốc  
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde còn có bài « Các cuộc khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ xảy ra tới tấp tại Trung Quốc ». Hôm Chủ nhật 18/05, lần đầu tiên Bắc Kinh cáo buộc Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan là thủ phạm của các vụ khủng bố đẫm máu mới đây, trong đó có vụ tại nhà ga Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. Vụ khủng bố nói trên xảy ra sau một loạt vụ tấn công tại Trung Quốc, bên ngoài khu tự trị. 
Điều mà Le Monde nhấn mạnh là vụ khủng bố ở Tân Cương được đảng Hồi giáo Turkestan (TIP), của một nhóm Thánh chiến Hồi giáo tại Pakistan ca ngợi. TIP tuyên bố có liên hệ với Al-Qaida. 
Bầu cử Châu Âu, Đức trở thành « đầu tàu chính »  
Về cuộc bầu cử Châu Âu, Libération ghi nhận sức mạnh của nước Đức qua bài « Châu Âu trong trường học Đức »… « Với các thành tựu kinh tế, sự dấn thân của các dân biểu tại Quốc hội và sự suy yếu của Pháp – Libération nhận xét - Berlin khẳng định như là đầu tầu chính của Liên hiệp ». 
Theo Libération, « thật dễ dãi khi gán cho Thủ tướng Merkel trách nhiệm của chính sách khắc khổ tại Châu Âu, để mặc tự do cạnh tranh và độc đoán, giáo điều và chống lại dân chúng. Lập luận mà các thành phần chính trị cực đoan đưa ra nhân cuộc bầu cử Châu Âu vừa dễ dãi, vừa dối trá. Bà Merkel có được quyền lực là nhờ ở uy tín của bà tại Đức, và sự năng động trong chính sách của mình. Một thăm dò dư luận mới đây của Spiegel cho thấy đến 80% người Đức hài lòng về tình hình đất nước và tỷ lệ này là 85% ở lứa tuổi 18 đến 30. Nhận được sự tán thưởng nhất loạt của các công dân Đức, nữ Thủ tướng Merkel hoàn toàn có thể áp đặt các nguyên tắc và quan điểm trước các lãnh đạo Châu Âu khác, như Tổng thống Pháp Hollande, bị mất lòng dân chưa từng thấy ». 
Về Châu Âu, nhật báo Le Monde bày tỏ nỗi thất vọng lớn qua hàng tựa lớn « Dự án xây dựng Châu Âu không còn được đa số ủng hộ tại Pháp ». Theo một cuộc điều tra của Le Monde (và Cevipof và Terra Nova), chỉ còn 39% người Pháp cho rằng Liên Âu là một « lựa chọn tốt ». Về chủ đề này, trong phần « Thảo luận » của Le Monde có bài bình luận thú vị (của giáo sư chính trị học Jean-Louis Bourlanges, nguyên nghị sĩ Châu Âu) « Chủ tịch Châu Âu : Một ảo ảnh », phê phán lời lẽ tuyên truyền của các đảng phái tranh cử phóng đại vai trò của các đảng phái trong việc cử ra người lãnh đạo của Ủy ban Châu Âu. Theo tác giả, với cơ chế hiện nay, một nhân vật được thiểu số ủng hộ vẫn có thể đứng đầu « cơ quan hành pháp » của Liên Âu. 
Về chủ đề bầu cử Châu Âu, báo Le Figaro có hồ sơ « Các đảng lớn của Châu Âu đề xuất gì ». Xã luận Le Figaro khẳng định, nếu Châu Âu muốn tìm thấy hướng đi, cần phải đặt trở lại vào trung tâm của dự án xây dựng Châu Âu chức năng « bảo vệ các công dân ». Đây là điều cho đến nay đã bị coi nhẹ. Bảo vệ các công dân có nghĩa là « hòa giải được tính cạnh tranh với sự bảo trợ xã hội, vốn được khoán cho các quốc gia ; ưu tiên tăng trưởng và việc làm ; bảo vệ không gian chung chống lại các đe dọa bên ngoài… bảo đảm đươc tính độc lập và sự tương trợ về công nghiệp, năng lượng hay quân sự… ». 
Jerome Kerviel – « siêu lừa » 50 tỷ euro - về Pháp thụ án tù 
Về thời sự nước Pháp, việc Jerome Kerviel – « siêu lừa » 50 tỷ euro - về Pháp đối diện với công lý thu hút giới truyền thông. Về chủ đề này, Le Monde có bài « Jerome Kerviel, một Goliath truyền thông ». 
Việc ông Jerome Kerviel, 37 tuổi, có quyết định về Pháp hay không gây hồi hộp suốt tuần qua. Cho đến tối Chủ nhật 18/05, cựu nhân viên của ngân hàng Société Générale nói vẫn chờ đợi câu trả lời từ Tổng thống Pháp về tính hợp pháp của các thủ tục tố tụng chống lại ông ta. 
Có nhiều quan điểm trái ngược về hành động của Jerome Kerviel. Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin lên án cựu nhân viên Société Générale là « lừa đảo », và phải chịu phạt, trong khi lãnh đạo Mặt trận Cánh tả Jean-Luc Mélanchon thì cho rằng người này « vô tội » và lấy làm tiếc rằng ngân hàng đã từ chối các thẩm định độc lập. 
Về chủ đề này, l’Humanité có bài : « Kerviel vào tù, thế khi nào đến lượt hệ thống tài chính ? ». Bài báo đặt vấn đề là trách nhiệm của những người có liên quan và đặc biệt là cơ chế kiểm soát không có đủ phương tiện để răn đe các hành động tương tự. Lãnh đạo Mặt trận Cánh tả cũng khẳng định đây là một bê bối quốc gia, do việc Nhà nước cấp 1,7 tỷ euro cho ngân hàng Société Générale liên quan đến vụ việc này.
Cuối cùng Jerome Kerviel đã trở về Pháp vào nửa đêm Chủ nhật 18/05, đúng vào giờ cuối cùng theo thời hạn quy định, để chấp nhận hình phạt 5 năm tù, trong đó có 3 năm tù giam. Ngay lập tức ông bị hai nhân viên cảnh sát câu lưu tại đường biên giới với Ý. Jerome Kerviel đã tuyên bố từ chối đề nghị chính quyền ân giảm án phạt. 
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20140520-trung-quoc-khong-the-la-dong-minh-cua-ai

HAI HỌC GIẢ MỸ KÊU GỌI
image 
image

 
Trong mục "Opinions" đăng trên nhật báo WashingtonPost số ra ngày 15 tháng 5, 2014, hai học giả Mỹ làElizabeth Economy và Michael Levi, đang là "Senior Fellows" trong Council on Foreign Relations, một trong những viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Hoa Kỳ,viết rằng những gì đang diễn ra trên Biển Đông “nguy hiểm hơn rất nhiều” so với trước đây, và kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đương đầu với “thách thức Trung Quốc”:

Hai học giả này cũng là đồng tác giả một cuốn biên khảo về chủ trương tận lực vơ vét tài nguyên của giới lãnh đạo CSTH: By All Means Necessary: How China's Resource Quest is Changing the W

HAI HỌC GIẢ MỸ KÊU GỌI

Trong mục "Opinions" đăng trên nhật báo Washington Post số ra ngày 15 tháng 5, 2014, hai học giả Mỹ là Elizabeth Economy và Michael Levi, đang là "Senior Fellows" trong Council on Foreign Relations, một trong những viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Hoa Kỳ, viết rằng những gì đang diễn ra trên Biển Đông “nguy hiểm hơn rất nhiều” so với trước đây, và kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đương đầu với “thách thức Trung Quốc”:
http://www.washingtonpost.com/opinions/rein-in-china-in-its-dispute-with-vietnam-over-energy-resources/2014/05/15/b853bbf0-d7b7-11e3-8a78-8fe50322a72c_story.html
Hai học giả này cũng là đồng tác giả một cuốn biên khảo về chủ trương tận lực vơ vét tài nguyên của giới lãnh đạo CSTH: By All Means Necessary: How China's Resource Quest is Changing the World :

http://www.amazon.com/gp/product/0199921784/ref=as_li_qf_sp_asin_il_tl?ie=UTF8&camp=1789&creative=9325&creativeASIN=0199921784&linkCode=as2&tag=slatmaga-20&linkId=2C2UKEY5QADW6BVJ

Phía sau là một bản lược dịch sang tiếng Việt bài viết của hai học giả này.
Cám ơn Gs. Huỳnh đã rất nhanh chóng tìm ra bản tiếng Việt để gửi ngay tới các thân hữu.
---------

Học giả Mỹ kêu gọi Washington đáp lại 'thách thức Trung Quốc'


alt

Hai nhà nghiên cứu cấp cao Elizabeth Economy và Michael Levi thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations) - một trong những viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Mỹ - viết rằng những gì đang diễn ra ở Biển Đông “nguy hiểm hơn rất nhiều” so với trước đây và kêu gọi Mỹ đương đầu với “thách thức Trung Quốc.”

Bài viết xuất hiện trong phần xã luận quan điểm của nhật báo Washington Post hôm thứ Sáu 16 tháng 5, một trong những tờ báo lớn và uy tín nhất ở Mỹ.

Hai tác giả nhận định rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam không phải là vì dầu mỏ mà thứ nhất là vì “tinh thần dân tộc.”

Đề cập đến việc Trung Quốc thực thi chủ quyền trên thực tế ở Hoàng Sa từ năm 1974, hai tác giả nói “rút khỏi Hoàng Sa sẽ giáng một cú vào lòng tự tôn của Trung Quốc, trong khi khẳng định quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với quần đảo này sẽ củng cố tính chính danh của giới lãnh đạo ở nhà.”

Thứ hai là “khao khát kiểm soát những hải lộ ở Biển Đông” của Trung Quốc.

Economy và Levi chỉ ra rằng 5 ngàn tỉ USD khối lượng trao đổi thương mại đi qua vùng biển ngày càng đông đúc này mỗi năm. Trong số này có gần một phần ba khối lượng dầu mỏ thế giới vận chuyển trên biển và hơn ba phần tư dầu nhập khẩu của Trung Quốc (cũng như phần lớn dầu chở tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.)

“Hải quân Trung Quốc có thể còn quá yếu để thách thức sự thống trị của Mỹ trên những hải lộ chủ chốt ở Trung Đông, hoặc thậm chí kiểm soát Eo biển Malacca trọng yếu, nhưng cho lực lượng hải quân hoạt động khắp Biển Đông, Trung Quốc có thể thêm phần tin tưởng rằng Mỹ sẽ không thể làm gián đoạn nguồn cung ứng của họ,” hai nhà nghiên cứu nhận định.

Hành động mới nhất của Trung Quốc đối với Việt Nam, theo lời Economy và Levi, là lý do để Mỹ nên theo đuổi một vai trò chủ động hơn ở Biển Đông.

“Việt Nam đã nhấn mạnh cam kết của mình giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Nếu Trung Quốc không đáp lại, Mỹ phải sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam bằng việc tăng cường hiện diện hải quân.

“Nếu Mỹ không chứng minh lời nói bằng hành động, uy tín của Mỹ trong việc hứa hẹn ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ là rỗng không,” bài viết kết luận.


   Hải quân Mỹ có thể xoay chuyển cục diện ở Biển Đông?
Ảnh tư liệu: Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu USS Cowpens ở Biển Ðông, tháng 9, 2010.
Ảnh tư liệu: Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu USS Cowpens ở Biển Ðông, tháng 9, 2010.
CỠ CHỮ
Victor Beattie
— Viên tướng hàng đầu của Hải quân Hoa Kỳ nói rằng sự hiện diện ngày càng tăng của Hải quân Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang mang lại kết quả và có thể xoay chuyển cục diện, nhưng ông cũng thừa nhận rằng đó sẽ là một nỗ lực lâu dài. Theo tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, nói rằng ông hy vọng Hải quân Mỹ có thể mở rộng hợp tác với Ấn Ðộ một khi chính phủ mới ở New Delhi được thành lập.
Phát biểu hôm thứ Hai tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS ở Washington, Đô đốc Greenert nói rằng cuộc đối thoại giữa quân đội Mỹ với quân đội Trung Quốc đang mang lại kết quả, nhất là tại Biển Đông, nơi các mối căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đang leo thang.
Ông nói rằng Trung Quốc nằm trong số các cường quốc châu Á – Thái Bình Dương đã cùng với Hoa Kỳ hồi tháng trước chấp nhận Bộ quy tắc về những vụ chạm trán ngoài kế hoạch trên biển, gọi tắt là CUES, tại một hội nghị ở Thanh Đảo, Trung Quốc.
"Đã có những tình huống mà Hải quân Trung Quốc can thiệp giúp chúng tôi, khi một trong những chiếc tàu của chúng tôi bị một chiếc tàu không phải là của hải quân Trung Quốc cản đường và quấy nhiễu, thì viên chỉ huy của chiếc tàu chiến Trung Quốc nói “tôi đã nói với viên chỉ huy của tàu Mỹ và chiếc tàu đó đang đi thẳng và tăng tốc độ, các ông phải tránh ra”, và rồi viên chỉ huy của hải quân Trung Quốc lái tàu của ông ấy vào khoảng giữa của tàu Trung Quốc và chiến hạm của Mỹ. Nhiều trường hợp tương tự như vậy đã xảy ra. Chúng tôi đang bắt đầu nắm vị thế lèo lái cho cuộc diện. Theo quan điểm của tôi, chúng tôi cần có khả năng như vậy giữa lúc có những căng thẳng ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông. Chúng tôi không rời khỏi vùng đó. Họ biết rõ như vậy. Họ sẽ là những người lãnh đạo hải quân Trung Quốc. Chúng tôi tin là chúng tôi phải có cách giải quyết những vấn đề này."
 
Trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama hồi tháng trước, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Philippines.Trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama hồi tháng trước, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Philippines.

Philippines và Việt Nam nằm trong số các nước tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc. Trong chuyến công du Á châu của Tổng thống Barack Obama hồi tháng trước, Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Philippines.
Đô đốc Greenert nói rằng việc phối hợp hoạt động hải quân với Philippines ngày nay là rất tốt, nhưng hai nước sẽ phát triển khả năng phối hợp đó như thế nào là vấn đề cần phải thảo luận và có thể phải áp dụng một hiệp định thuộc loại hiệp định về qui chế của các lực lượng SOFA. Hải quân Hoa Kỳ cũng đề nghị ghé cảng Việt Nam nhiều hơn và cũng muốn thấy sự hợp tác nhiều hơn từ phía Hà Nội “một cách tích cực hơn.”
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Đô đốc Greenert cũng bày tỏ hy vọng là Hoa Kỳ có thể thiết lập lại quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Ðộ, mối quan hệ mà ông nói là hai nước đã từng có trước đây.
"Các mối quan hệ quân sự ổn định đang có sẵn với Ấn Ðộ. Chúng ta cần phải cải thiện liên lạc và phối hợp hoạt động với Ấn Ðộ. Hiện tại chúng ta có thao dượt chung với hải quân Ấn Ðộ. Có nhiều hoạt động hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu hộ, và y tế. Nhưng mục tiêu của tôi là sẽ trở lại như thời kỳ quan hệ vào giữa thập niên 2000. Chúng tôi đã có nhiều hoạt động sâu rộng trong cuộc thao dượt được đặt tên là Malabar, là cuộc thao dượt chung hàng năm với hải quân Ấn Ðộ. Chúng tôi đã thao dượt hành quân chung bằng tàu sân bay với nhau rất tinh vi, và phối hợp trên không. Tôi nghĩ rằng sẽ rất hữu ích nếu hai nước trở lại với mức độ hợp tác đó."
Đô đốc Greenert nói giới lãnh đạo mới sắp lên cầm quyền tại Ấn Ðộ có lẽ sẽ muốn có sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở tây Thái Bình Dương. Ông nói Hoa Kỳ sẽ phải chờ xem các xu hướng chính trị như thế nào, và họ mong muốn đi theo hướng nào.
 
Đô đốc Greenert nói rằng Hải quân Hoa Kỳ cam kết hoàn toàn với chiến lược tái cân bằng Á châu.Đô đốc Greenert nói rằng Hải quân Hoa Kỳ cam kết hoàn toàn với chiến lược tái cân bằng Á châu.

Đô đốc Greenert nói rằng Hải quân Hoa Kỳ cam kết hoàn toàn với chiến lược tái cân bằng sang Á châu. Ngày nay, 51 chiếc hạm trong tổng số 289 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ đang có mặt trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và con số này sẽ tăng lên thành 58 chiếc trong năm tới và 67 chiếc trước năm 2020.
Ông Greenert nói rằng 23 quốc gia tham gia cuộc tập trận chung mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) ngoài khơi biển Hawaii, bắt đầu từ ngày 26 tháng 6 cho đến ngày 1 tháng 8, sẽ có hàng trăm máy bay, 40 chiến hạm, và 25.000 quân nhân, và có sự tham gia lần đầu tiên của lục quân và hải quân Trung Quốc. 

Mỹ - Trung: Chưa bạn, đã thù

Cập nhật: 10:32 GMT - thứ ba, 20 tháng 5, 2014
Các sĩ quan quân đội TQ bị truy nã
Không ai tin rằng năm sĩ quan Trung Quốc sẽ có ngày hầu tòa Mỹ
"Thế là quá đủ rồi," Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder nói.
Chính phủ Hoa Kỳ đang bực tức và cho thấy sự gây hấn mới đối với các tin tặc Trung Quốc cũng như điều mà Washington coi là "ăn trộm kiểu Thế kỷ 21".
Qua hành động mới nhất này người ta có thể suy đoán rằng chính quyền Trung Quốc nói họ vô tội khi Tổng thống Barack Obama và các quan chức khác đề cập tới vấn đề này và chất vấn lại "thế bằng chứng đâu".
Giờ chính quyền Hoa Kỳ nói, bằng chứng đây theo kiểu giấy trắng mực đen.
Trong số các cáo buộc có: đánh cắp thiết kế của nhà máy điện hạt nhân hồi năm 2010, trộm thông tin tài chính từ một công ty sản xuất các tấm năng lượng mặt trời và cài mã bẩn vào máy tính của hãng US Steel, tất cả đều trong năm 2010.
Và Hoa Kỳ cho rằng các hoạt động của những sĩ quan quân đội Trung Quốc gây hại trực tiếp cho người Mỹ và nền kinh tế Hoa Kỳ.
Một quan chức ở Washington nói sự cạnh tranh không bình đẳng đã khiến các nhà máy đóng cửa và người dân mất việc.
Không ai nghĩ rằng các quan chức này, được cho là hành động theo lệnh của chính quyền Trung Quốc, sẽ phải ra hầu tòa tại Hoa Kỳ.
Luật pháp Hoa Kỳ sẽ không thể với tới Đơn vị 61397 của Cục 3 thuộc Giải phóng Quân Nhân dân ở Thượng Hải.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vốn đã có những điều khó hiểu và đại diện cho một điều gì đó giữa sự cạnh tranh và điều cũng không hẳn là tình bạn.
Giờ nó đang chuyển sang thù nghịch.
Mỗi lĩnh vực - từ khả năng xung đột ở Thái Bình Dương cho tới cạnh tranh kinh tế - đều khác nhau.
Nhưng đây là thông điệp rõ ràng nhất gửi tới chính phủ Trung Quốc rằng sẽ không có những cử chỉ ngoại giao mềm mỏng nữa, không vòng vo nữa về chuyện tình báo công nghiệp.

Tuesday, May 20, 2014

VIỆT CỘNG NÓI




  Biển Đông diễn biến phức tạp: Hòa bình, an ninh quốc gia bị đe dọa
nguyentandung-aircraftmissle.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quan sát các binh sĩ Việt Nam vận hành hệ thống điều khiển tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo, trong chuyến thăm tiểu đoàn tên lửa phòng không 64 thuộc sư đoàn phòng không 361 đóng tại Hà Nội , hôm 13/01/2014.
AFP photo


Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ông Nguyễn Sinh Hùng hôm nay 20/05 cảnh báo là hòa bình và an ninh quốc gia đang bị đe dọa, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp. Ông Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định như vậy trong phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 7 của Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội.
Báo chí nhà nước trích lời ông Nguyễn Sinh Hùng nói rằng, khó lường trước diễn biến trên Biển Đông vì Bắc Kinh đã bất chấp những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và hai Nhà nước.
Khó lường trước diễn biến trên Biển Đông vì Bắc Kinh đã bất chấp những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và hai Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Sinh Hùng

Sẽ không có chiến tranh?

Ông Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, cùng với sự hộ tống, trong đó có cả tàu chiến máy bay quân sự bảo vệ là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông.
Khi kêu gọi các đại biểu Quốc hội góp ý với Chính phủ về tình hình Biển Đông, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho thấy sẽ không có khả năng xảy ra chiến tranh.
Vì theo lời ông, Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng lại bảo đảm gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, cũng như kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Cần chủ động ứng phó

Cũng tại buổi khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 13 sáng nay tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội nói là Việt Nam cần chủ động ứng phó với những tác động tiêu cực đến kinh tế, trước tình hình phức tạp do việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan  HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế ở vùng biển Việt Nam, đến nay đã kéo dài 3 tuần lễ.
Ông Nguyễn Văn Giàu đã nhận định như vậy một ngày sau khi Trung Quốc đưa ba tàu thủy đến cảng Vũng Áng và đã sơ tán 3.000 công nhân Trung Quốc về nước.
Khoảng hơn 1.000 người Trung Quốc khác đã rời Việt Nam bằng đường bộ qua Campuchia hoặc bằng đường hàng không.
Được biết các vụ biểu tình phản kháng Trung Quốc dẫn tới bạo động ở Vũng Áng  Hà Tĩnh làm 2 người Trung Quốc thiệt mạng, hơn trăm người bị thương theo công bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong khi đó hãng tin Reuters cho biết có 21 người chết gồm 15 Trung Quốc và 6 Việt Nam.
Trước đó vào ngày 12/5 khoảng hơn 500 doanh nghiệp phần lớn là của Đài Loan ở Bình Dương và  Đồng Nai đã bị đốt phá với nhiều mức độ thiệt hại từ nhẹ tới nặng.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/peace-security-of-vn-threatened-05202014095618.html

 

  Việt – Trung ‘vẫn khác quan điểm’

Cập nhật: 15:41 GMT - thứ ba, 20 tháng 5, 2014
Ông Thanh tại sự kiện ở Hà Nội hồi năm 2012
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh được Tân Hoa Xã dẫn lời nói quân đội Việt Nam sẽ không "làm phức tạp tình hình"
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói Việt Nam và Trung Quốc vẫn có quan điểm khác nhau sau cuộc gặp về vụ giàn khoan.
“Chúng tôi vẫn có quan điểm khác nhau,” ông Phùng Quang Thanh nói với báo giới tại cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng Asean tại Miến Điện hôm 20/5.
Một thông cáo ra hôm thứ Ba của Asean nói các bộ trưởng quốc phòng Asean đã “có trao đổi quan điểm thẳng thắn về an ninh khu vực và quốc tế”.
Bộ trưởng quốc phòng Myanmar Wai Lwin nói các cuộc gặp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines “mang tính xây dựng”.
“Giới chức Việt Nam hiểu rằng tình hình có thể tác động nền kinh tế của họ,” ông này nói.
Bộ trưởng Myanmar nói thêm rằng ông Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam “có thể kiểm soát tình hình”.
Việt Nam 'kiềm chế'
Thông Tấn Xã Việt Nam tường thuật Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Myanmar rằng Việt Nam "sẽ hết sức kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển".
"Chúng tôi không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo, lực lượng đặc công người nhái tấn công, phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và tàu cá của ngư dân để bảo vệ chủ quyền."
Ông nói thêm: "Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công dân và doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam."
"Cơ bản tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã trở lại bình thường. Chúng tôi đề nghị các nước bạn bè chia sẻ khó khăn đó với Việt Nam, động viên các nhà đầu tư yên tâm làm ăn tại Việt Nam."
Trong khi đó, Tân Hoa Xã đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã mạnh mẽ chỉ trích Việt Nam khi gặp người tương nhiệm Phùng Quang Thanh tại hội nghị ở Naypyidaw, Myanmar.
Hãng tin Trung Quốc thuật lại những gì ông Thường nói với ông Thanh tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN chiều 19/5:
"Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cho biết, thời gian qua, Việt Nam tiến hành quấy nhiễu tác nghiệp khoan thăm dò bình thường và hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], đặc biệt là gần đây Việt Nam xảy ra các vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt nhằm vào doanh nghiệp và công dân Trung Quốc, Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án việc này.
"Hoạt động tác nghiệp chính đáng trên vùng biển Tây Sa là quyền lợi của Trung Quốc, không có ai có thể ngăn cản được. Việt Nam cần tôn trọng lịch sử, nhìn thẳng vào thực tế, xuất phát từ đại cục hữu nghị Trung-Việt, không nên đã sai lại càng sai, trở thành sai lầm lớn."
Tin được Bấm Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc dẫn lại cũng nói về phản ứng của ông Thanh:
"Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, Đảng, Chính phủ và quân đội Việt Nam cực kỳ coi trọng phát triển đoàn kết và hữu nghị với Trung Quốc.
"Quân đội Việt Nam sẽ không áp dụng hành động làm phức tạp tình hình, sẵn sàng cùng với Trung Quốc duy trì trao đổi về các vấn đề liên quan."
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nói với báo trong nước hôm 20/5 rằng Việt Nam đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.
"Chúng ta cương quyết và dứt khoát đấu tranh yêu cầu Trung Quốc phải rút," ông Minh nói.
Trong hôm 20/5, Quốc hội Việt Nam đã dành phần lớn ngày khai mạc để nghe chính phủ báo cáo về tình hình căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông.
Quốc hội Việt Nam khóa 13 đã khai mạc kỳ họp thứ Bảy vào sáng thứ Ba ngày 20/5 trong bối cảnh căng thẳng dâng cao với Trung Quốc xung quanh giàn khoan HD-981 mà nước này đặt tại khu vực biển Hoàng Sa.
Các phát biểu của lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc vào buổi sáng đều nhấn mạnh về vấn đề Biển Đông.
Trong buổi chiều, Quốc hội họp kín để nghe Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh báo cáo tình hình và cách xử lý của Việt Nam, theo thông báo trước đó của ông Nguyễn Hạnh Phúc, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

VN ‘không dùng vũ lực ở Biển Đông’

Cập nhật: 09:28 GMT - thứ năm, 27 tháng 6, 2013

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để thống nhất một vùng đánh cá chung
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói Việt Nam sẽ không dùng vũ lực mà hy vọng đàm phán để tìm ra giải pháp cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Tại buổi gặp cử tri ở huyện Phủ Cừ (Hưng Yên) chiều 26/6, Đại tướng Phùng Quang Thanh trả lời một số câu hỏi về an ninh-quốc phòng.
Ông tái khẳng định Việt Nam sẽ dùng đàm phán, thương lượng để tìm “giải pháp thỏa đáng” cho tranh chấp Biển Đông.
Vị tướng nói Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để thống nhất một vùng đánh cá chung cho ngư dân hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam đang hiện đại hóa quân đội, thể hiện qua việc mua các máy bay Su-30 và sáu tàu ngầm của Nga.
"Chúng ta vẫn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc phòng được giữ vững", Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục “kiên trì đàm phán”.
Ông Phạm Bình Minh bình luận về chuyến thăm Trung Quốc từ 19 đến 21/6 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Về Biển Đông, hai nước sẽ “kiên trì thông qua đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được”.
“Đồng thời phối hợp quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh,” theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh.
'Khiêu khích'
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc vừa tuyên bố hôm nay 27/6/2013 rằng một số nước có hành động "nhằm phức tạp hóa và mở rộng diễn biến" ở Biển Đông.
Ông Vương Nghị nói "diễn biến tình hình xuất hiện tại Nam Hải trong những năm qua, nếu xét về sự thực, thì đều không phải là do Trung Quốc gây ra".
"Một số nước giở trò 'tàu mắc cạn' phi pháp trên bãi cạn của Trung Quốc và toan xây dựng cơ sở cố định tại đó, đồng thời chuyển tranh chấp song phương lên Tòa án quốc tế."
"Trung Quốc đương nhiên cần phải đưa ra phản ứng cần thiết trước những hành vi khiêu khích đó," Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói.
Tuyên bố này dường như nhắm vào Philippines, nước đã kiện Trung Quốc ở Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS).
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/06/130627_phung_quang_thanh_scs.shtml

 

Hải quân Mỹ - Trung và nguy cơ xung đột trên biển

Trung Quốc phát triển lực lượng hải quân nhằm cạnh tranh sức ảnh hưởng với Mỹ tại Thái Bình Dương, trong khi Washington vẫn muốn duy trì địa vị bá chủ trong khu vực. Cục diện trên khiến nguy cơ xung đột giữa hai quân hai nước tăng cao.
Thái Bình Dương được coi là động mạch chủ của nền kinh tế toàn cầu, nằm dưới sự khống chế của Hải quân Mỹ từ Thế chiến II đến nay. Sau khi Mỹ - Trung bình thường hóa quan hệ, Washington công nhận địa vị chính thức của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Ngược lại, Bắc Kinh cũng tôn trọng địa vị chủ đạo của Washington tại châu Á - Thái Bình Dương.
"Thỏa thuận ngầm bất thành văn này đang dần tan vỡ. Trung Quốc muốn có sức ảnh hưởng chính trị và quân sự tại khu vực phù hợp với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của họ", bình luận viên Geoff Dyer thuộc tờ Financial Times nhận định. 
tau-chien-TQ.jpg
Trung Quốc tập trung xây dựng lực lượng hải quân nhằm cạnh tranh và cản trở hoạt động tác chiến của Hải quân Mỹ tại tây Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
Trong 20 năm qua, Trung Quốc không ngừng tiến hành hiện đại hóa quân đội, với dự toán ngân sách quốc phòng năm 2014 lên đến 131,5 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm ngoái. Trong đó, tăng cường sức mạnh hải quân là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh.
Giới phân tích chiến lược nhận định rằng hàng loạt các mẫu chiến hạm mới, tàu ngầm tàng hình và hệ thống tên lửa tầm xa của Hải quân Trung Quốc đều nhằm hạn chế khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ tại khu vực tây Thái Bình Dương.
"Quân đội Trung Quốc dành 90% thời gian để suy nghĩ làm thế nào bắn hạ máy bay và tàu chiến của chúng tôi", BBC dẫn lời tướng Dennis Blair, cựu tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết.
Trung Quốc mong muốn thay đổi tương quan lực lượng tại Thái Bình Dương thông qua việc dồn lực phát triển hải quân. Bắc Kinh cũng dần rời xa chính sách đối ngoại "ẩn mình chờ thời" - chủ thuyết cho rằng quốc gia này cần bình tĩnh quan sát cục diện thế giới, tạo dựng môi trường ổn định, để tập trung phát triển nội lực. 
Chính sách mới chủ động hơn, mang tính khuếch trương và thậm chí là hung hăng, thể hiện trong việc Trung Quốc chiếm bãi đã Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Philippines năm 2012, đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng Không trên Hoa Đông cuối năm 2013 và gần đây nhất là hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên vùng biển của Việt Nam. 
Các nhà nghiên cứu cho rằng chiến lược biển của Trung Quốc bao gồm cả nhân tố chiến lược và nhân tố lịch sử. "Trung Quốc luôn nhắc đến lịch sử 100 năm nhục nhã, để chỉ về quãng thời gian cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 khi bị chiến thuyền và pháo đạn của các cường quốc phương Tây xâm phạm", Giáosư Roderick MacFarquhar thuộc đại học Harvard bình luận. "Vì vậy việc tăng cường an ninh quốc gia thông qua khống chế các vùng biển xung quanh như một bài học lịch sử với người Trung Quốc".
Cùng chung nhận định trên, ông Rory Medcalf, chuyên gia về an ninh châu Á thuộc Viện nghiên cứu Lowy, cho rằng Bắc Kinh muốn đột phá "chuỗi đảo thứ nhất", phân cách Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải với Thái Bình Dương, để phá thế bị Mỹ và các nước đồng minh bao vây.
Ngoài ra, an ninh năng lượng cũng là mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc, khi quốc gia này trở thành thị trường tiêu thụ dầu khí thứ hai thế giới và dầu chủ yếu được vận chuyển qua Thái Bình Dương. Tuyến hàng hải quan trọng qua Indonesia, Malaysia và Singapore đều nằm dưới sự khống chế của Hải quân Mỹ, đặt ra cho Bắc Kinh bài toán địa chính trị đầy mâu thuẫn: Liệu có thể để đối thủ cạnh tranh bảo vệ tuyến hàng hải huyết mạch hay không.
Điều này giải thích cho hàng loạt hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông trong những năm gần đây, bất chấp quyền lợi hợp pháp của các nước liên quan, cũng như luật pháp và thông lệ quốc tế.
Nguy cơ chiến tranh
Trước cục diện trên, một số chuyên gia cho rằng quan hệ Mỹ - Trung có thể sẽ đi lại vết xe lịch sử của thời Chiến tranh Lạnh, bởi tranh chấp và mâu thuẫn tiềm tàng giữa hai nước không kém gì thế đối đầu Mỹ - Liên Xô.
Năm 2012, bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra kế hoạch "Can thiệp tác chiến chung", với khái niệm tác chiến tổng hợp trên biển và trên không. Theo đó, một khi xung đột xảy ra quân đội Mỹ sẽ tấn công lực lượng chống can thiệp của đối phương, cũng như các lực lượng trên không và mạng máy tính.
Các quan chức Lầu Năm Góc luôn phủ nhận kế hoạch trên nhằm vào Trung Quốc, nhưng trên thực tế tên lửa tầm xa, tàu ngầm và hệ thống tác chiến mạng của Trung Quốc đều vì mục đích cản trở chiến hạm Mỹ.
"Khái niệm tác chiến tổng hợp trên biển và trên không đồng nghĩa với việc Mỹ có thể sẽ tấn công phá hủy hàng chục căn cứ quân sự của Trung Quốc khi xung đột nổ ra", chuyên gia Dyer cho biết. "Điều này thật khủng khiếp, bởi chiến tranh sẽ leo thang nhanh chóng và không thể dự đoán được kết cục sẽ ra sao".
Tuy nhiên, các nhà phân tích đều cho rằng Mỹ sẽ không để kịch bản trên diễn ra, mà chỉ muốn giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc hiểu rằng Washington vẫn có biện pháp mạnh mẽ để đối phó nếu Bắc Kinh có hành động gây hấn vượt giới hạn.
"Tất cả các kế hoạch ứng phó đều nhằm tạo cho đối thủ tiềm tàng cơ hội để giảm thiểu căng thẳng. Không bao giờ nên dồn kẻ địch vào chân tường, bởi bạn không lường được đối phương sẽ có phản ứng gì", một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho hay.
Kế hoạch trên phản ánh chiến lược của Mỹ hiện nay tại Thái Bình Dương: một mặt muốn chuyển từ thế công sang thế thủ, mặt khác vẫn đảm bảo việc kiềm chế Trung Quốc, cường quốc đang lên có tham vọng bá chủ khu vực.
Theo đó, Washington có thể vận dụng chiến lược "Xung đột hạn chế chiến tranh", thông qua các hành động quy mô nhỏ để ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh bùng phát và leo thang.
Trong chuyến công du châu Á vừa qua của Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã hoãn lại thời hạn trao trả quyền chỉ huy thời chiến cho Hàn Quốc, đồng thời ký kết với Philippines thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự trong 10 năm, từ đó gia tăng sự hiện diện của quân đội trong khu vưc châu Á - Thái Bình Dương.
"Chuỗi đảo thứ nhất bao quanh Trung Quốc là địa điểm lý tưởng để thực hiện chiến lược trên. Tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực này ở mức độ phù hợp sẽ gây áp lực rất lớn lên hải quân của đối phương", chuyên gia quân sự Toshi Yoshihara nhận định.
Đức Dương
 http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/hai-quan-my-trung-va-nguy-co-xung-dot-tren-bien-2992987.html

CHÁY NHÀ RA MẶT CHUỘT

 


Ẩn số đã được giải mã!

Nguyễn Văn (Danlambao) - Những ngày biểu tình của tuần trước xảy ra thật đúng Logic. 
Đầu tiên là những lực lượng yêu nước, yêu nước thực cũng có mà yêu nước giả tạo cũng có (tại sao giả tạo mời các bạn xem lại những đoạn video clip đó Đoàn Thanh Niên CS HCM tổ chúc đã nói lên điều đó).
Thứ đến, những ngày hôm sau là biểu tình bạo loạn mà mọi người cho rằng của công nhân vô ý thức và có cả những "khuôn mặt lạ". Điều đáng cho ta lưu ý là những lần bạo loạn xảy ra không thấy bóng dáng của CA và những lực lượng an ninh khác; hoặc nếu có thì chỉ là xuất hiện cho có sau khi "kịch bản" đã chấm dứt. Những"khuôn mặt lạ" làm chúng ta liên tưởng đến những con "tàu lạ"mà đích thực 100% tàu TQ, thế nhưng chính quyền lúc bấy giờ đặt cái tên "lạ" cho nó trong một động thái cố gắng để che lấp. Hôm nay khi những chiếc tàu lạ đã trở nên quen; và người dân với một cố gắng cuối cùng cố vẫy vùng để dành lại những gì sắp mất. Về phía chính quyền dù muốn hay không cũng không thể gọi họ là " người lạ" được; thì chỉ còn giải pháp tương đối hợp lý là dựng lên "kịch bản" để biến họ thành những kẻ phá hoại. Những "khuôn mắt lạ" là những người hô hoán "xung phong" cho những cuộc phá hoại và cũng là những người nấp đằng sau lưng những người công nhân tội nghiệp, những người hàng ngày chỉ biết lo cơm gạo không một chút chính kiến, những người dân "dân trí thấp" mà cũng mới đây được đem ra để biện mình cho lý đó tại sao không thể "dân chủ hóa" đất nước vào lúc này. Những người mà mới ngày hôm qua đây chúng ta đã từng căm ghét lên án họ là những thành phần phá hoại, hôi của. Họ là những nạn nhân? hay họ là những thành phần phá hoại, hôi của chuyên nghiệp và nếu họ là những kẻ chuyên nghiệp thì họ đã được đào tạo từ "cái lò" nào sao mà đông đến vậy?!
Thế là hôm Chủ Nhật ngày 18/5 cái cớ ấy đã được áp dụng triệt để, những cuộc biểu tình của một số ít người còn lại trong số gần 90 triệu cháu con "dòng giống Tiên Rồng" đã bị dập tắt. Thế là xong mời anh vào xơi, chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ. 
LÊ CHIÊU THÔNG ĐÃ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ.

 Đài Tiếng nói Nhân dân Trung Hoa công bố công hàm ông TT Phạm Văn Đồng (Bắc Việt) ký năm 1958, đồng ý Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung cộng.

Bản tin này cho biết Việt Nam đang nợ Trung cộng 870 tỷ Mỹ kim chiến phí từ năm 1954 - 1975 (trận Điện Biên Phủ đến 4/1975) và Việt Nam đã dâng đảo cho Trung cộng. Ngoài ra, chỉ trong vòng 1 tiếng, Trung cộng sẽ đè bẹp tiêu diệt toàn bộ Hải quân Việt Nam.

Clickvàođây:
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=fSlTU8fBfqQ


TQ lại nhắc Công hàm Phạm Văn Đồng

Cập nhật: 12:04 GMT - thứ ba, 20 tháng 5, 2014
Trung Quốc nói không có tranh chấp với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa
Một nhà ngoại giao và một học giả Trung Quốc nói Công hàm 1958 là bằng chứng Việt Nam công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Công hàm 1958 gây tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại được Trung Quốc đề cập trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đối đầu vì vụ giàn khoan HD-981.
Căng thẳng Việt – Trung đã gia tăng, với việc nổ ra các cuộc bạo động ở Việt Nam, sau khi Việt Nam lên án Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại khu vực biển Hoàng Sa.
Hôm 20/5, đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia có bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post để biện hộ cho Trung Quốc.
Ông Lưu Hồng Dương nói quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa) là “lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc”.
“Vị trí của các đảo đã được cộng đồng quốc tế, kể cả Việt Nam, công khai thừa nhận trong nhiều thập niên từ Thế chiến Hai.
“Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.”
Ông Lưu Hồng Dương cáo buộc “việc chính phủ Việt Nam gần đây thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc thật vô cùng gây sốc”.
“Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc ‘estoppel’ [không được nói ngược],” ông Lưu cáo buộc.
Bày tỏ lập trường chính thức của Trung Quốc, ông Lưu nói tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ tồn tại ở quanh quần đảo Trường Sa.
Ông Lưu cáo buộc Việt Nam có “tiêu chuẩn kép” khi đã “đánh dấu 57 lô dầu khí ở trong vùng biển tranh chấp”.
Nói về cuộc đối đầu quanh giàn khoan HD-981, ông Lưu nói Việt Nam “phải bỏ mọi ảo tưởng và tiến hành hai biện pháp quyết định”.
“Một, ngay lập tức dừng mọi hoạt động nguy hiểm chống lại giàn khoan Trung Quốc và rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển thuộc Trung Quốc.
“Hai, thực thi lời hứa dừng mọi bạo lực trong nước để bảo vệ công dân và tài sản công ty Trung Quốc ở Việt Nam.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về bài báo của ông Lưu Hồng Dương.
Trong một diễn biến liên quan, Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, có bài trả lời phỏng vấn hãng tin Đức Deutsche Welle (DW), được đăng trên mạng hôm 20/5.
Ông này cũng nhắc lại về Công hàm Phạm Văn Đồng.
“Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
“Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975,” tiến sĩ Ngô nói.
“Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.”

Công hàm Phạm Văn Đồng vẫn gây tranh cãi sau 50 năm
Công hàm tranh cãi
Công hàm ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958 để phúc đáp tuyên bố của CHND Trung Hoa hôm 04/9 năm 1958 về hải phận 12 hải lý của nước này.
Viết trên BBC, Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng công hàm “không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc”.
“Bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền,” ông Trục giải thích.
Tuy vậy, tranh luận trên BBC, ông Lý Thái Hùng, một lãnh đạo của đảng Việt Tân ở Hoa Kỳ, lại nói công hàm “vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay”.
Nói như một nhà nghiên cứu khác, Dương Danh Huy, công hàm có gây ra nghĩa vụ ràng buộc cho Việt Nam liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa hay không là một vấn đề “còn tranh cãi”.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140520_china_phamvandong_views.shtml 

 Khó xử Công hàm Phạm Văn Đồng
Cập nhật: 15:01 GMT - thứ tư, 26 tháng 2, 2014
Trung Quốc xây dựng mạnh đô thị Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
Do đó mà việc kêu gọi hủy bỏ công hàm này là mắc lừa chủ trương hiện nay của Bắc Kinh.
Tiến Sĩ Trần Công Trục đã chỉ nói một phần ý nghĩa của Công hàm 1958, và là phần phụ, phần bao quát không bao gồm ý nghĩa và hệ quả đích thực của Công hàm này.
Đó là lý do vì sao đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có những biện pháp cứng rắn hơn đối với những hành vi xâm phạm ngày một gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Kẽ hở của Công hàm 1958

Đúng là Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập gì đến Hoàng Sa hay Trường Sa.
Nhưng Công hàm đã viết:
"Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc."
Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã viết:
"Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc."
"Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận"
Ông Trần Công Trục
Dù giải thích thế nào đi nữa, Công hàm 1958 vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay.
Nói cách khác, cái “thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn” như mô tả của Tiến sĩ Trần Công Trục chỉ có thể có được từ chính sợi dây thừng mà Công hàm 1958 đã cung cấp.
Trong bài viết, Tiến sĩ Trần Công Trục cũng đã đề cập: “Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.”
Tôi tán đồng cách nhìn này và vì thế Tuyên bố của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 4-2-1974 là một văn kiện quan trọng để cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay khai dụng trong việc tranh luận với Trung Quốc về vấn để chủ quyền biển đảo.
Chính tư thế pháp lý của VNCH năm 1974 đã nói lên giá trị của Tuyên Bố 4-2-1974 và do đó, trực tiếp hủy giá trị của Công hàm 1958 trong “chiêu bài lập lờ đánh lận con đen cho tham vọng bành trướng” của Bắc Kinh.
Công hàm này chỉ mang tính ngoại giao trong bối cảnh của giai đoạn 1958 và càng không phải là một bản cam kết giữa hai quốc gia.
Tiến sĩ Trần Công Trục đã nhầm lẫn giữa một “diplomatic note” với một “bilateral agreement” khi viết rằng: “theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế”.
Hơn thế nữa, ngay cả một cam kết giữa hai quốc gia cũng chỉ được tôn trọng trong bối cảnh ngày nào nó còn bảo vệ được quyền lợi của cả hai quốc gia.
Ngày nào còn tránh né việc công khai xác định với Trung Quốc sự sai trái về pháp lý và vô hiệu lực của Công hàm Phạm Văn Đồng, thì ngày đó nhà quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục bị lúng túng trong sự giải thích lòng vòng, vừa khó thuyết phục được công luận vừa cho Trung Quốc thấy thế yếu của Việt Nam.

Mặt trận pháp lý

Công hàm Phạm Văn Đồng khiến chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục bị lúng túng trong sự giải thích lòng vòng
Trong nhiều thập niên vừa qua, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chọn phương thức "ngoại giao” để giải quyết các tranh chấp biển đảo đối với Trung Quốc. Đến nay thì phương án này không những không hiệu quả mà còn gây nguy hiểm cho Việt Nam khi thời gian kéo dài chỉ càng củng cố và có lợi cho các ý đồ bành trướng tiếp của Trung Quốc.
Khi Trung Quốc ỷ thế lớn và tìm cách gây chia rẽ nội bộ các nước trong khối ASEAN thì việc ASEAN có thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc hay không cũng sẽ chỉ mang giá trị hình thức.
Đã đến lúc Việt Nam cần mạnh dạn tiến hành phương án đấu tranh pháp lý, tức kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc như Philippines đã làm vì có khá nhiều điểm tương đồng.
Mặc dù Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền biển đảo, mà kiện Trung Quốc "áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)” như Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích, thì đó ít ra cũng là điểm khởi đầu cần thiết trong việc dùng công pháp quốc tế buộc Trung Quốc phải “nói chuyện”, chứ không thể để họ cố tình tránh né, phớt lờ như hiện nay.
Đương nhiên tiến hành một vụ kiện cần phải nghiên cứu thật kỹ, nhưng không vì thế mà chần chừ quá lâu và nuôi hy vọng quá nhiều vào việc ASEAN và Trung Quốc sẽ tiến hành tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tuyên bố hôm đầu năm 2014.

Sức mạnh toàn dân

Vận dụng bằng ngoại giao hay pháp lý để lấy lại chủ quyền biển đảo đã bị xâm chiếm là những phương thức cần thiết nhưng chắc chắn là chưa đủ và khiếm diện.
"Trách nhiệm giành lại chủ quyền không thể ủy thác vào chính quyền hay bất cứ một tập thể nào mà phải dựa trên nền tảng toàn dân"
So với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam có ít nhất 138 chiến sĩ từ hai thể chế chính trị khác nhau đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.
Nếu coi nỗ lực bảo vệ và lấy lại chủ quyền các phần lãnh thổ, lãnh hải của cha ông là mục tiêu tối hậu, Việt Nam cần vượt lên trên mọi khuynh hướng chính trị, mọi nhu cầu ngắn hạn của những chính phủ đang cầm quyền.
Nhưng để thực hiện được ước muốn tối thượng đó thì phải có nền tảng tối thiểu.
Nền tảng đó chính là sức mạnh của Toàn dân.
Lịch sử Việt đã chứng minh quá nhiều lần rằng không có cách nào khác.
Vì vậy, nếu thực tâm muốn bảo vệ chủ quyền đất nước dựa trên nền tảng sức mạnh toàn dân, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải:
Thả ngay những người yêu nước đang bị giam giữ và tôn trọng quyền bày tỏ lòng yêu nước của người dân;
Thực hiện tinh thần Hội nghị Diên Hồng bằng cách chấm dứt ngay chính sách độc quyền yêu nước;
Dẹp bỏ thái độ thù nghịch đối với những tiếng nói xây dựng, ôn hòa vì quyền lợi của Tổ quốc.
Nói tóm lại, khi một phần lãnh thổ, hải đảo đã bị nước ngoài xâm chiếm, trách nhiệm giành lại chủ quyền không thể ủy thác vào chính quyền hay bất cứ một tập thể nào mà phải dựa trên nền tảng toàn dân.
Bài viết thê ̉hiện quan điểm riêng của ông Lý Thái Hùng, một lãnh đạo của đảng chính trị Việt Tân ở Hoa Kỳ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/02/140225_congham_phamvandong_reply.shtml


VĂN QUANG * TẨY CHAY TRUNG QUỐC

Văn Quang – viết từ Sài Gòn
Phong trào tẩy chay Trung Quốc




Sự ngang ngược trắng trợn của Trung Quốc (TQ) làm rơi bộ mặt nham hiểm và mộng bá quyền của tập đoàn CS Bắc Kinh đã khiến cả thế giới lên án. Cho đến nay TQ vẫn không ngừng gia tăng máy bay và tàu biển đe dọa thậm chí tấn công làm móp méo tàu của VN và những luận điệu ngang ngược của kẻ xâm lược.

 
Thật ra, hành động này của TQ đã làm hiện rõ một mối lo chung. Hầu như các quốc gia châu Á đều có chung một mối lo hay nói cho đúng đều có chung một kẻ thù, đó là TQ. Nhất là với Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Brunei. Mỗi nước có những phản ứng riêng tùy theo tình hình. Nhưng từ trong thâm tâm, người dân châu Á mỗi ngày một nhìn rõ hơn cái hiểm họa Trung Quốc lúc nào cũng ở sát sườn. Bản tuyên bố của các Bộ Trưởng ngoại giao ASEAN ngày 10-5 và kết quả tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 vừa qua đã cho thấy điều đó.

Bạn đọc đã từng ngày đã cập nhật những tin tức này qua hầu hết các trang báo và các đài phát thanh truyền hình trên toàn thế giới. Tôi xin phép không nhắc lại cho dài dòng. Chúng ta lạc quan vì đã được thế giới ủng hộ và thẳng thắn nhận định các nước lớn chưa chắc gì đã “nhảy vào cuộc chiến” và cụ thể hơn là Mỹ liệu có bênh vực VN đến độ mang quân hoặc vũ khí giúp VN chống lại TQ hay không. Phải nói thẳng và nói thật, họ kêu gọi “bình tĩnh, kiềm chế và đàm phán theo đúng luật pháp quốc tế” nhưng chưa “cam kết” gì và họ cũng chẳng có bổn phận phải cam kết với VN.
Nhìn qua những trang bị quân sự mới
Tuy nhiên dư luận đang đứng về phiá chính nghĩa, cụ thể như báo The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 9/5 có bài viết về một số trang bị quân sự mới của VN, bài báo cho rằng Việt Nam đã có những bước tăng cường trang bị quân sự, tạo ưu thế đáng kể trước Trung Quốc.
Bài báo nhận định: "Trước khi căng thẳng ở giàn khoan diễn ra, Việt Nam đã hoàn tất những bước đi củng cố sức mạnh quân sự". Báo này đưa ra một số vũ khí như tàu ngầm, tàu hộ vệ, tên lửa chống tàu địch đi vào vùng biển của Việt Nam, máy bay chiến đấu nhằm tiếp tục gia tăng sức mạnh không quân. 

Cuối cùng, bài báo dẫn lời ông Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) nhận định, những vụ việc như Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương-981 trái phép sẽ làm cho các bước hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trở nên nhanh hơn”.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Gregory Poling, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS ở Mỹ, cho rằng phải tránh rơi vào bẫy quân sự hóa của Trung Quốc và dẫn đến xung đột ngoài ý muốn ở Biển Đông… 
Nhưng dù sao cũng thẳng thắn nhận định với lực lượng ấy, VN chưa thể đối đầu với TQ bằng sức mạnh quân sự lúc này mà phải dựa vào ý tinh thần bất khuất của toàn dân với ý thức TỔ QUỐC, DANH DỰ, TRÁCH NHIỆM là trên hết.
Còn lơ mơ, còn tin vào 4 chữ vàng của TQ chỉ là lũ hèn nhát
Hầu như không ai tiên đoán rằng chiến tranh có thể xảy ra trong lúc này, nhưng giả dụ như chúng ta đã hết sức kiềm chế mà TQ vẫn ngang ngược và tấn công, nếu chiến tranh xảy ra, các “ông lớn” đó sẽ có thái độ như thế nào? Người VN chúng ta trân trọng và rất cần sự ủng hộ của họ, nhưng không thể trông chờ vào sự can thiệp trực tiếp này. Với quá nhiều kinh nghiệm trong quá khứ, trước hết chúng ta phải trông đợi vào chính mình. 
Bởi thế cho nên, từ chính phủ VN đến người dân luôn phải tỏ rõ ý chí kiên cường ngay từ phút đầu. Không để mất một tấc đất, sẵn sàng chiến đấu, yếu cũng đánh, thua cũng đánh, đánh đến người VN cuối cùng trong số 90.525.901 người dân Việt. Đánh như trận Hoàng Sa của các chiến sĩ VNCH năm 1974 dù biết thua nhưng vẫn đánh.
(Xin ghi chú trận này Hải quân Việt Nam Cộng Hoà có 75 chiến sĩ hy sinh, trong đó chiến hạm HQ-10 có 63 quân nhân tử vong bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà, HQ-4 có 3 chiến sĩ hy sinh, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 chiến sĩ hy sinh, lực lượng người nhái có 4 chiến sĩ hy sinh). 
Vậy thì chính phủ cũng như mỗi người dân lúc này hãy kiên định ý chí ấy để hành động dứt khoát dù là về ngoại giao hay trên chiến địa.
Và lịch sử VN cũng đã chứng minh rằng khi mà phần lớn châu Á bị tan hoang bởi vó ngựa hung hãn của đế quốc Mông Nguyên. Nhưng ba lần tràn sang VN, cả ba lần quân Mông Nguyên đều bị thất bại nặng nề. Và bất cứ nhà nước nào hung bạo cũng sẽ sụp đổ như Tần Thủy Hoàng vậy.

Chúng ta đã thấy khí thế của người Việt Nam khắp 3 miền đất nước, bất kể giàu nghèo sang hèn, bất kể anh là cái gì, chỉ biết anh là người Việt Nam. Và người Việt ở khắp nơi trên thế giới cũng đã hùng dũng biểu dương lòng yêu nước của mình, thuần túy đó là tình yêu đất nước, thuần túy đó là dòng máu anh hùng của cha ông ta còn sôi sục trong huyết quản, không vì bất cứ cái gì khác. 
Bây giờ người dân VN thường đọc và xem tin tức qua internet để thấy được những tin tức và hình ảnh mới nhất ở nước ngoài. Những cuộc biểu tình ở Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Pháp, Anh… và các nước khác. Thí dụ video chuơng trình của buổi Biểu Dương chống Trung Quốc của cộng đồng người Việt ngày 10-5-2014 tại trung tâm thương mại Eden do THVN-HTĐ thực hiện. 


Người dân trong nước vô cùng hào hứng khi nhìn thấy những hình ảnh đó, như được tiếp thêm sức mạnh và đều hiểu rất rõ tinh thần kiên cường bất khuất này. Thật sự nó đã thức tỉnh được một số “trí ngủ” lâu nay nằm chết trong cái “hội chứng sợ đủ thứ”. Nếu lúc này mà còn lơ mơ, còn lưu luyến với “4 tốt” và “16 chữ vàng” (mà ai cũng biết đó là “hàng giả hàng đểu”) thì chỉ là lũ hèn nhát, không thể nghĩ khác được.

Phong trào tẩy chay TQ đang lớn rộng
Mỗi người VN đều tự đứng lên bảo vệ tổ quốc, ngoài những cuộc biểu tình, còn đang có một phong trào tự động bất hợp tác với TQ lan rộng khắp nơi, từ thành thị tới thôn quê và ngay ở nước ngoài: Không mua hàng TQ, không giao thiệp với bọn thương lái TQ. Điển hình là khách sạn khác sạn Olympic, số 6 – 8, Phan Bội Châu, Nha Trang đã có thông báo sẽ không phục vụ du khách Trung cộng và một quán giải khát ở Nha Trang đã ra thông báo “không phục vụ khách Trung Quốc”. 
“Chúng tôi sẽ không phục vụ du khách Trung Quốc trừ khi Chính phủ của các bạn đưa giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”, những thông báo có nội dung như thế này bằng cả tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh đang được một số thanh niên dán tại cơ sở kinh doanh của mình ở thành phố du lịch Nha Trang (Khánh Hòa)… 

Sáng 11-5, Giám đốc điều hành khách sạn ba sao ở Nha Trang cho biết, khách sạn đã dán thông báo này được 1 ngày tại bàn bảo vệ và tại quầy lễ tân. Chàng thanh niên rất trẻ này cho biết, do rất bất bình trước hành đồng ngang ngược của Trung Quốc khi đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển Việt Nam nên đã hành động như vậy. Sau khi dán thông báo, khách sạn đã từ chối 1 đoàn du khách Trung Quốc khảo sát du lịch Việt Nam vào mùa hè này.  

Cùng với khách sạn này, một chủ quán giải khát thường phục vụ du khách nước ngoài ở Nha Trang cũng đã đặt thông báo bằng tiếng Trung và tiếng Anh trên bàn khách với nội dung: “Không phục vụ người Trung Quốc trừ khi Chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”.

Tâm sự về hành động này, cô chủ trẻ cho rằng đây là hành động vừa sức mình trong tình hình hiện nay.
- Các hãng du lịch có đường bay đến TQ cũng đã bị nhiều khách hàng bỏ chỗ không đi du lịch TQ, họ chuyển sang Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.
Theo Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist (STS), hai đoàn khách (mỗi đoàn hơn 10 người) đăng ký đi tour Trung Quốc trong tháng 5 và 6-2014 vừa hủy tour để chuyển sang mua tour du lịch nội địa, chỉ một ít khách đăng ký mua tour đi du lịch nước ngoài.
Tương tự, tại các công ty du lịch khác như Bến Thành, Fiditour, Vietravel..., khách đã đăng ký và nộp tiền cũng thông báo hủy tour để chuyển sang du lịch các nước khác hoặc du lịch nội địa. Theo Công ty du lịch Liên Bang Travelink, bình thường mỗi tháng công ty nhận ít nhất hai đoàn mua tour đi Trung Quốc, dịp lễ và hè tăng lên 4-5 đoàn nhưng mấy hôm nay không còn khách hỏi tour đi Trung Quốc.

- Đà Nẵng kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc
Ngày 12/5, trong thông báo kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn quận Hải Châu cũng như TP.Đà Nẵng tiếp tục phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam, ông Lê Anh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Hải Châu kêu gọi các doanh nghiệp chấm dứt các hợp đồng, giao dịch hợp tác với Trung Quốc. Lời kêu gọi này đã được hầu hết các doanh nghiệp đáp ứng.
Trên khắp các trang báo tại VN có hàng trăm lời kêu gọi từ các bạn trẻ như:
Không dùng đồ Tàu. Không viết chữ Tàu. Không du lịch Tàu. Không gả con cho Tàu…

- Rất nhiều gia đình tuyệt đối không mua hàng TQ, nhiều nhà có đồ chơi cho con của TQ đã đem vứt bỏ. Ở các chợ tại Hà Nội và Sài Gòn các cửa hàng có bán hoa quả và đồ dùng của TQ nay ế ẩm quá, thậm chí mất đến 90% số khách nên ngưng bán mọi thứ hàng TQ, họ chọn hàng VN trước hết và chọn hàng Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan.
Chắc chắn sẽ có nhiều hành động tương tự như thế nữa. 


Một vài hành động đáng tiếc
Tuy nhiên ngày 13-5 ở Bình Dương, hàng ngàn công nhân đã có một cuộc biểu tình và đã xảy ra một số vụ đâp phá, đình công ở nhà máy của doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là một hành động rất đáng tiếc, vi phạm pháp luật và làm xấu bộ mặt người dân Việt trước người dân các nước bạn bè khác. Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Sài Gòn nói: "Chúng ta phản đối hành động xâm lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh chứ không chống lại nhân dân Trung Quốc cũng như các doanh nhân nước này đang làm ăn chân chính tại Việt Nam".
Sáng 14/5, ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, có khoảng 19.000 công nhân lao động tham gia diễu hành phản đối hành động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Lúc đầu buổi diễu hành diễn ra trong ôn hoà, tuy nhiên nhiều người có dấu hiệu quá khích đã kích động, phá cổng các doanh nghiệp đột nhập vào bên trong, yêu cầu chủ doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc và lôi kéo số này này tham gia cổ vũ lực lượng. Nhiều doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… lo sợ dòng người diễu hành kéo vào trụ sở gây rối, nên đã chủ động cho công nhân ra về. 
Tuy vậy, một số kẻ trong đám đông đã kích động công nhân đập phá cổng, tường rào và tài sản của doanh nghiệp, gây hỗn loạn. Thậm chí có kẻ lợi dụng tình hình rối loạn để cướp tài sản, đốt nhà xưởng, hành hung các bảo vệ và chuyên gia.
Theo báo cáo mới nhất có khoảng 460 doanh nghiệp ở Bình Dương bị đập phá công ty, 16 doanh nghiệp bị đốt (phần lớn là các doanh nghiệp vốn Trung Quốc, Đài Loan) , dẫn đến nguy cơ hàng ngàn công nhân mất việc làm.
Phó Chủ tịch Trần Văn Nam nói: “Tỉnh đang chỉ đạo xử lý nghiêm khắc những kẻ lợi dụng tình hình để kích động gây rối, phá hoại tài sản của người dân, doanh nghiệp và của nhà nước; cương quyết trấn áp những kẻ ép buộc người khác thực hiện hành vi trái pháp luật; đồng thời tập trung chỉ đạo nhanh chóng ổn định tình hình nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư và của công nhân lao động”.
Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đến chiều 14-4, công an tỉnh đã bắt giữ hơn 400 người được cho là có hành vi kích động công nhân gây rối, đập phá nhiều công ty trên địa bàn. Cảnh sát cũng ghi nhận không xảy ra thương vong về người.
Những phản ứng vừa kể của người Việt và của doanh giới Việt Nam có thể là những yếu tố để Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải lên tiếng: “Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình”, đồng thời “yêu cầu phía Việt Nam thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn và quyền lợi hợp pháp của các công dân và công ty Trung Quốc trong lãnh thổ Việt Nam”. Hiện UBND tỉnh đã họp giải quyết tình hình. Dự trù tỉnh sẽ có buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp, người lao động để trấn an và xem xét các thiệt hại… 
Vụ thứ hai là vụ xung đột tại Vũng Áng. Chiều và tối 14-5, hàng ngàn người tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã kéo đến nhà máy Formosa nơi có số lớn công nhân Trung Quốc làm việc khiến tình hình hỗn loạn. Đã có 149 người bị xây xát và 1 người tử vong trên đường đi cấp cứu. Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết đến chiều 15-5 đã có 76 người bị bắt giữ vì có hành vi đập phá, trộm cắp tài sản.
Những hành động đáng tiếc này sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, chưa thể tính trước được.
Tôi sẽ tường thuật tiếp khi có những biến chuyển mới.
Lại chuyện “quái gở” tại VN
Trở lại với tin tức thời sự khác tại VN có rất nhiều điều đáng nói. Như vụ án Bầu Kiên sắp được mang ra xét xử với hàng loạt đại gia và đại quan dính chàm vào những trò ảo thuật biển lận hàng ngàn tỉ đồng tại các ngân hàng. 

Trước đó, vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm được Tòa án TP.Hà Nội mở vào ngày 16/4, tuy nhiên phiên tòa đã bị hoãn vì bị cáo Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) vắng mặt vì bệnh nặng, phải điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị.

Tòa án TP.Hà Nội dự tính từ ngày 20-5 đến ngày 5-6, phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm sẽ được mở trở lại. Tôi sẽ tường thuật khi phiên tòa kết thúc. Còn thứ chuyện “quái gở” có liên quan tới bà “Việt kiều” được mệnh danh là “Kiều nữ Hải Dương” lại 2 lần làm dư luận xôn xao. Tôi chỉ xin tóm tắt sự việc đó như một thứ chuyện khôi hài để bạn đọc giải trí sau những tin tức căng thẳng về Biển Đông.
Đó là chuyện “Kiều nữ Hải Dương” về VN theo đuổi vụ kiện cũ, bà này lại gây ra 2 vụ kiện khác. Một vụ bà đi kiện, một vụ bà bị kiện đều “quái đản” như nhau.
Bà Ngọc cho biết, lần này bà về Việt Nam là tiếp tục theo đuổi vụ kiện vốn gây xôn xao dư luận gần đây, nhắm đến 1 tờ báo (tôi đã tường thuật trong số báo ngày 23-1-2014)
Vụ thứ nhất bà Ngọc đi kiện vì bị hiếp dâm
Khi về Sài Gòn, khoảng 0h30 sáng 1-5-2014 vừa qua, bà Ngọc đón xe taxi do ông H.H.T. (49 tuổi, ngụ P.11, Q.6) điều khiển, từ sân bay Tân Sơn Nhất, Q.Tân Bình, về khách sạn M.T nằm trên đường Lê Quý Đôn, P.6, Q.3.
Bà N kể, khi đến khách sạn M.T, tài xế có mang hành lý giúp bà lên phòng 307. Sau đó ông T tự đóng cửa, vào phòng tắm rồi dùng vũ lực hãm hiếp bà.
Bà N nói, do phòng kín, có kêu la không ai biết. Tuy nhiên sau đó, bà N có “bắt đền” ông T bằng cách bắt ông…bóp chân, bóp tay cho bà và nói: “ông ấy không biết bóp”!
Sau khi làm việc với công an sáng 1/5, bà N về lại khách sạn nghỉ ngơi, chiều cùng ngày bà tiếp tục đến công an P.6, Q.3, tuy nhiên lần này bà viết đơn bãi nại cho ông T. Theo bà N, do ông T và gia đình van xin bà nên bà đã…tha thứ.
Vụ thứ hai bà Ngọc bị kiện 
Theo thông tin ban đầu, khoảng 20 giờ 30 phút ngày 4-5, hãng taxiVinasun nhận được cuộc điện thoại của một phụ nữ với yêu cầu thuê xe taxi chở đi TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk). Nhận được cuộc gọi, hãng taxi đã đưa tài xế T.H.Nh (SN 1989) lái xe đến đón khách tại đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TP Sài Gòn.
Tài xế T.H.Nh kể lại:
“Khoảng 24 giờ cùng ngày, khi xe đến “nhà nghỉ” (tức hotel) nằm sau cây xăng Hamico trên đường ĐT 741 (xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), vị nữ khách bảo tôi dừng xe vào nhà trọ để nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng rồi đi tiếp. Nghĩ hành khách mệt mỏi, cần tắm rửa hoặc đi vệ sinh và nghỉ ngơi sau gần 100 km, tôi tấp vào nhà trọ, khuân hành lý của nữ hành khách vào phòng.
Khi đến chiếc valy cuối cùng, nữ khách từ trong nhà tắm bước ra với tình trạng trần truồng, bất ngờ bảo tôi “phục vụ” bà ta. Quá bất ngờ và hoảng sợ, tôi đóng cửa bỏ ra ngoài xin nhân viên cây xăng cho số điện thoại của công an xã để gọi nhờ can thiệp. Trong lúc đang nói chuyện với nhân viên cây xăng thì vị nữ khách ra sân ngoắc tay gọi tôi đến để nói: Chị đã đập xe em rồi”. 
Sau khi thấy kính xe bị đập vỡ (trị giá khoảng trên 1 triệu đồng), anh Nh. gọi điện cầu cứu Công an xã Tân Lập. Khoảng 2 giờ sáng 5-5, công an tới yêu cầu bà Ngọc về trụ sở để làm việc thì lúc này kiều nữ Hải Dương vô tư ngủ thẳng giấc cho tới sáng. Một công an viên xã Tân Lập cho biết:
“Đến sáng cùng ngày, sau khi xin ý kiến huyện, chúng tôi tới nhà nghỉ Hamico yêu cầu bà Ngọc mở cửa để về trụ sở công an làm việc nhưng ở phía trong bà Ngọc dùng nước nóng (mở từ hệ thống nước nóng lạnh của phòng trọ) xịt ra ngoài. Mãi đến 10 giờ sáng cùng ngày, buộc lòng chúng tôi phải phá cửa để vào phòng trọ, lúc này bà Ngọc đang trong… tình trạng trần như nhộng”. 
Ngày 6.5, Công an H.Đồng Phú (Bình Phước) cho biết sau khi lấy lời khai các bên, cơ quan công an nhận định không có cơ sở để xử lý bà P.T.T.N về hành vi hủy hoại tài sản và quấy rối tình dục nên đã cho bà này ra về vào tối 5-5. Có lẽ vì ai cũng nhận thấy bà Ngọc bị tâm thần khá nặng. Về thông tin cho rằng bà Ngọc có giấy chứng nhận tâm thần, nếu đúng như thế, bà Ngọc được miễn truy cứu mọi trách nhiệm. Không hiểu tại sao gia đình bà không chăm sóc để bà lang thang như vậy chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
Văn Quang– 16-5-2014
Hình:


01- Phụ nữ trẻ em cũng đi biểu tình, một phụ nữ Cần Thơ giơ cao dòng chữ "Trung Quốc rút khỏi giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam". 

02- Bản thông báo dán tại quầy tiếp tân tại khách sạn Khách sạn Olympic, số 6 – 8, Phan Bội Châu, Nha Trang 
 

03- Bản thông báo để tại quán giải khát Nha Trang



04- Một cửa hàng tại Hà Nội thông báo ngừng bán hàng có xuất xứ từ Trung Quốc bằng tiếng Việt và tiếng Hoa 


05- Hàng chục ngàn công nhân biểu tình tại Bình Dương


06- Đám người quá khích tại Bình Dương đang xô đổ cổng của một nhà máy


07- Một công ty Hàn Quốc đã phải treo quốc kỳ trước cổng vì lo sợ đoàn diễu hành hiểu nhầm là doanh nghiệp Trung Quốc

08- Bà P.T.T.N, người từng được dư luận biết đến với cái tên "kiều nữ Hải Dương"
-----Original Message-----
From: tuyen nguyenquang 
To: Van Quang 

Sent: Mon, May 19, 2014 6:43 pm
Văn Quang

Monday, May 19, 2014

TRUNG CỘNG DÀN QUÂN Ở BIÊN GIỚI



  Loan tin Trung Quốc chuyển quân về vùng biên giới chung với Việt Nam

(Ảnh trên mạng Vi Bác - Trung Quốc)
(Ảnh trên mạng Vi Bác - Trung Quốc)

Thụy My
Các trang mạng Secret China, China Daily Mail, Molihua, The Epoch Times đăng nhiều hình ảnh bộ binh, pháo binh, xe tăng Trung Quốc di chuyển đến biên giới Việt-Trung.

Trang China Daily Mail chuyên tổng hợp tin tức từ nhiều nguồn, ngày 18/05/2014 dẫn tin từ tờ báo Hồng Kông Sing Tao Daily được xem là thường có cùng quan điểm với báo chí nhà nước của Bắc Kinh cho biết một số lượng đáng kể quân Trung Quốc đã được trông thấy đang di chuyển về phía biên giới Việt-Trung cùng với xe tăng, bệ phóng tên lửa, pháo hạng nặng. Nhiều lính trong trang phục tác chiến xếp hàng tại nhà ga Sùng Tả, dường như đang trên đường đến cây số 97 gần thành phố Bằng Tường, thuộc khu tự trị Quảng Tây, nơi xuất phát cuộc chiến tranh biên giới 1979.
Riêng trang tin độc lập The Epoch Times bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt dẫn thông tin từ cư dân mạng Trung Quốc cho biết họ trông thấy đông đảo lính và xe cơ giới được huy động tại Bằng Tường, Phòng Thành Cảng, Sùng Tả. Tại Côn Minh, các loại xe quân sự xếp hàng đợi gây ùn tắc giao thông tại đường cao tốc.
Trung Quốc và Việt Nam không có bình luận về thông tin này.
Một số dư luận cho rằng, bên cạnh các hành động đe dọa này, Bắc Kinh còn gây sức ép lên Việt Nam thông qua các nước láng giềng Cam Bốt và Lào. Trên itnernet, có những bình luận, suy đoán về việc Cam Bốt cấm biểu tình chống Trung Quốc, và sự kiện bốn ủy viên Bộ Chính trị Lào thân Việt Nam đều tử nạn trong vụ máy bay rơi hôm 17/5.

 

  Chinese Military Said to Be Massing Near the Vietnam Border

By Joshua Philipp, Epoch Times | May 18, 2014
Troops, tanks, trucks, artillery, and armored personnel carriers of China’s military were seen heading to the Vietnamese border on May 16 and 17, according to photographs taken by by residents near the border.
Chinese netizens have been posting photographs of the large movement of the People’s Liberation Army, many of them showing Chinese troops in full combat gear heading to the local train station in Chongzuo, along with military vehicles.
One netizen said the Chinese military was taking the train from the Chongzuo station to Pingxiang City, which shares a 60-mile border with Vietnam. The netizen said that the Huu Nghi Border Gate to Vietnam is also now closed.
One of the photos, taken from inside a passenger train, shows the Chinese military preparing artillery for transport on a train track. Others show Chinese troops and military vehicles traveling along dirt roads. 
Another photograph shows troops walking under the red-colored entrance to the Longzhou International Building Materials Market, on Provincial Road in the city of Chongzuo. 
reverse image search of each of the photographs using Google indicated that the photographs had appeared on the Internet only recently. Most were indexed by Google on
Saturday.
Collectively, the images and eyewitness reports from the ground show what Taiwanese media are calling an “endless stream” of Chinese troops.
One netizen, with the username Zhiyuan0703, echoed a common sentiment on the Chinese social media site, “Conflict between China and Vietnam is imminent.”

  Trung Quốc: Dân Mạng Phơi Bày Rõ Quân Đội Tuần Hành tại Biên Giới Trung-Việt , Phía Chính Phủ Đưa Ra Tín Hiệu Gian Xảo

Bởi: Dajiyuan Staff 19 Tháng Năm, 2014 Mục: Chế Độ Trung Cộng Viết bình luận [Đại Kỷ Nguyên  ngày 18 tháng 5 năm 2014 ] kể từ ngày 13 tháng 5, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam đã gây ra cuộc bạo loạn bài trừ Trung Quốc bùng phát trên toàn quốc. Có phương tiện truyền thông báo cáo rằng, quân đội đã có báo động cấp 3 chuẩn bị chiến tranh nhưng tờ báo quân đội cho rằng đó là “tin đồn thất thiệt “. Ngày 16 và ngày 17 tháng 5, Bằng Tường, Quảng Tây Phòng Thành Cảng, Sùng Tả, cùng các nơi khác dân mạng đã dự liệu rằng, một số lượng lớn bộ binh, pháo binh , xe tăng và quân đội bọc thép sẽ được điều động di chuyển tập trung tại biên giới Trung-Việt. Trước đó, tổng tham mưu trưởng của Trung Cộng Phong Huy trong cuộc phỏng vấn với Hoa Kỳ về việc tiếp tục “mở rộng” tại Biển Đông, mà mạng Tân Hoa Xã đã cao giọng báo cáo về văn hóa “hòa” của Tập Cận Bình. Phía chính phủ đã phát ra các tín hiệu rất gian xảo .
Dân mạng cho biết một số lượng lớn quân đội Trung Cộng đang tập kết tại biên giới Trung Việt.
Trang web “hoa nhài” của Trung Quốc đưa tin rằng, mặc dù Trung Cộng phủ nhận trạng thái quân đội tiến nhập vào giai đoạn cấp 3 và sẵn sàng chiến đấu tại  biên giới Trung- Việt, nhưng tại thành phố Bằng Tường của Trung Quốc gần Việt Nam , Phòng Thành Cảng vẫn xuất hiện các thông báo khẩn cấp huy động các trang thiết bị vũ trang hạng nặng của quân giải phóng Trung Quốc . Một cư dân mạng tại thị trấn Long Châu, thành phố Sùng Tả tỉnh Quảng Tây ( chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 30 km ) đã học ba năm đại học, cho biết chưa bao giờ nhìn thấy một quy mô lớn quân đội được điều động như vậy.
Ngày 17 tháng 5, tại Côn Minh, Vân Nam cũng có tin một lượng lớn bộ đội và xe tăng đã dược huy động, tất cả các loại xe quân sự, xe tăng, xe bọc thép, các xe xếp hàng đợi lên đến vài km , gây ùn tắc giao thông tại đường cao tốc.
Buổi chiều ngày 17/5/2014 tại đường lớn ở  Quảng Tây Phòng Thành Cảng. ( Ảnh trên Internet)
Buổi chiều ngày 17/5/2014 tại đường lớn ở Quảng Tây Phòng Thành Cảng. ( Ảnh trên Internet)
Một số lượng lớn quân đội đóng quân ở Thành phố Sùng Tả  (Ảnh trên Internet)
Một số lượng lớn quân đội đóng quân ở Thành phố Sùng Tả (Ảnh trên Internet)
09:00 vào buổi sáng ngày 17/5/2014 tại Côn Khúc - Côn Minh (Ảnh trên Internet)
09:00 vào buổi sáng ngày 17/5/2014 tại Côn Khúc – Côn Minh (Ảnh trên Internet)


ĐCSTQ công bố vào đầu tháng 5, giàn khoan dầu Trung Hải số 981 sẽ được di chuyển đến biển Đông quần đảo Tây Cát khoan thăm dò tới tháng 8. Sự kiện này đã gây ra các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Tuần trước, tại hiện trường hàng chục tàu thuyền hai bên đã xảy ra va chạm xung đột.
Việt Nam cáo buộc Trung Quốc sử dụng các cuộc tấn công bằng vòi rồng vào các tàu  thuyền Việt Nam, gây thương tích cho nhân viên; phía Trung Quốc nhấn mạnh rằng giàn khoan đang hoạt động trong vùng biển Trung Quốc, Việt Nam cản trở hoạt động khoan của Trung Quốc, vi phạm luật pháp quốc tế và các chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế .
Kể từ đó, các cuộc diễu hành chống Trung Quốc trên toàn Việt Nam dẫn phát đến cuộc bạo động bài trừ Hoa , hơn một nghìn doanh nghiệp Đài Loan,Trung Quốc, Hồng Kông đã bị phá phách, cướp bóc, đốt phá, gây ra cái chết của hơn chục người Hoa , tình hình biên giới Trung- Việt trở nên căng thẳng. Các động thái quân đội có chiều hướng thu được sự chú ý quan tâm.

Các động thái hướng đi của Quân đội thu được sự chú ý, phía chính phủ phát ra những tín hiệu kì lạ
Mặc dù Việt Nam đối phản đối mạnh mẽ việc tổng cục dầu khí biển Trung Quốc đưa giàn khoan số hiệu 981 vào hoạt động ” khu vực vùng biển tranh chấp “, tổng tham mưu trưởng Phong Huy của Trung Cộng trước đó tại Hoa Kỳ cho biết, giàn khoan dầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động ở biển Đông, “khoan dầu trong vùng lãnh hải của mình”.
BBC cho biết cùng lúc đó phóng viên của “tờ báo quân đội” qua phương tiện truyền thông Sina blog tối ngày 15 đã đưa tin rằng, đối với thông tin báo cáo về việc quân đội tại biên giới Trung Việt đã bước vào giai đoạn chuẩn bị chiến đấu cấp 3 là tin tức giả.
Tin sớm của truyền thông Trung Quốc cho biết, theo tin tức của  phương tiện truyền thông Singapore, mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đang gia tăng, bắt đầu vào buổi sáng thứ năm ( ngày 15), quân đội ở biên giới Việt Trung bao gồm bộ đội biên phòng tại Quảng Tây và Vân Nam bắt đầu bước vào giai đoạn chiến tranh cấp 3, tất cả các sĩ quan và binh sĩ đều phải hủy bỏ hết nghỉ phép .
Weibo cho biết : ” phóng viên đã nhận được nguồn tin từ bộ phận có vai vế quyền uy nhất trong chính quyền quân sự, một số báo cáo của các phương tiện truyền thông về Quân Giải phóng tại biên giới Trung-Việt bộ đội tiến nhập vào giai đoạn cấp 3 chuẩn bị chiến đấu là những tin tức sai “.
Những ngày vừa qua, mạng Tân Hoa Xã liên tục cao giọng phát biểu: Tập Cận Bình trong ngày 15 đối với các hoạt động trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày  thành lập Hội hữu nghị nước ngoài, đã đưa ra cái gọi là lý niệm văn hóa “trỗi dậy trong hòa bình ”  để dẫn dắt Trung Quốc theo một con đường hòa bình và phát triển. Các nhà phân tích ngoại giới tin rằng, đường lối  quân sự cứng rắn khiến thế cục căng thẳng thúc ép lên Bắc Kinh. Văn hóa “trỗi dậy trong hòa bình ” của Tập Cận Bình, xem ra có vẻ đã rất khó để thực hiện rồi. Tình trạng chia rẽ trong Trung Cộng đang ngày càng rõ rệt.
Một số lượng lớn quân đội đóng quân ở Quảng Tây thành phố Sùng Tả huyện Long Châu (Ảnh từ Internet)
Một số lượng lớn quân đội đóng quân ở Quảng Tây thành phố Sùng Tả huyện Long Châu (Ảnh từ Internet)
Ngày 17/5/2014 vào lúc 15:30 một trăm xe quân sự tại đường cao tốc Nam Ninh ( Ảnh từ Internet)
Ngày 17/5/2014 vào lúc 15:30 một trăm xe quân sự tại đường cao tốc Nam Ninh ( Ảnh từ Internet)
Một số lượng lớn binh sĩ đồn trú tại thành phố Sùng Tả (Ảnh từ Internet)
Một số lượng lớn binh sĩ đồn trú tại thành phố Sùng Tả (Ảnh từ Internet)
( Phụ trách biên tập: Tôn Vân )
 
 Cảnh giác trước tin động thái quân sự của TQ ở biên giới




(GDVN) - Dù thông tin này chưa được Trung Quốc chính thức công bố nhưng chúng ta cần hết sức cảnh giác

Ảnh tư liệu về một cuộc tập trận binh chủng hợp thành của quân khu Quảng Châu, TQ

Ngày 15/5/2014, xuất hiện thông tin quân đội Trung Quốc báo động sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ 3 đối với các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên với Việt Nam.
Thông tin này được Thông tấn xã Đài Loan trích dẫn từ nguồn tin của đài truyền hình Thương nghiệp Hồng Kông. >> xem chi tiết tại ĐÂY
Theo đó tất cả sĩ quan binh sĩ 100% trực chiến trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông (sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).
Dù thông tin này chưa được Trung Quốc chính thức công bố nhưng chúng ta cần hết sức cảnh giác bởi động thái này bởi Trung Quốc vốn là "bậc thầy" của những toan tính và thủ đoạn nham hiểm và chúng ta đã có những bài học trong quá khứ.
Từ xưa đến nay Trung Quốc luôn sử dụng chiến thuật dương đông kích tây, chỉ hành động vào lúc, vào thế khi đối phương hoàn toàn bị bất ngờ.
Một nhà quan sát ở Hà Nội cho biết dù thế nào đi nữa các thông tin như vậy cần phải hết sức cảnh giác, đề phòng cao độ trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang có đối đầu trên Biển Đông xuất phát từ việc Trung Quốc đưa lực lượng và phương tiện của mình xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nếu đây là động thái từ Bắc Kinh, có thể nhận định đây là một trong những động thái gia tăng áp lực, tăng cường đe dọa từ phía Trung Quốc hòng buộc láng giềng phải xuống thang, nhượng bộ.
Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ trút giàn khoan 981 và đội hình tàu hải quân, hải giám của mình ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chiến tranh biên giới 1979 chống quân xâm lược Trung Quốc là một bài học chưa thể nào quên
Về lý thuyết quốc phòng, khi một quốc gia có chung đường biên giới trên bộ thì khi xảy ra mâu thuẫn, các bên sẽ có phương án phòng thủ của riêng mình nên thông tin Trung Quốc báo động sẵn sàng chiến đấu đối với các lực lượng giáp biên với Việt Nam là hoàn toàn có thể.
Tình hình Ucraine, Syria vẫn đang có những diễn biến phức tạp, dư luận thế giới bị phân tán và đây là thời điểm chúng ta cần hết sức cảnh giác, phải luôn sẵn sàng chủ động giải quyết, đối phó với tất cả các nguy cơ có thể xảy ra.
 




Monday, May 19, 2014

TRẦN TRUNG ĐẠO ** ĐỂ THẮNG TRUNG CỘNG

Để thắng được Trung Cộng

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Câu nói “Không có đế quốc nào tồn tại mãi mãi” thoạt nghe rất bình thường và hiển nhiên vì lẽ đơn giản trên đời này không có gì tồn tại mãi mãi, tuy nhiên quy luật đó đã được chứng minh rất nhiều lần trong lịch sử bằng bao máu xương của nhân loại. Một đế quốc vừa hình thành ở Á Châu và đang đe dọa cho hòa bình thế giới: Đế quốc Trung Cộng. Đế quốc này sẽ tồn tại thêm được bao lâu và sẽ sụp đổ bằng cách nào vẫn còn là chủ đề được các nhà phân tích chính trị, các sử gia bàn cãi không chỉ trên bên ngoài Trung Cộng mà ngay tại đầu não của cơ chế độc tài. 
 
Trung Cộng tồn tại được bao lâu? 
 

Trên cả nước Trung Cộng có một nơi duy nhất được quyền phê bình đảng CS và một nhóm người rất nhỏ trong số hơn một tỉ dân được trao đặc quyền tự do tranh luận về ngày tàn của đảng CS mà không sợ trả thù, nơi đó là Trường Đảng Trung Ương trực thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSTQ và nhóm người đó là những cán bộ lý luận cao cấp của trường. Trong một biệt điện hoàng gia cũ ở phía tây Bắc Kinh được đổi thành Trường Đảng, một số nhỏ chuyên gia ưu tú nhất của trường dành trọn thời gian chỉ để làm một việc là phân tích mọi sai lầm của lãnh đạo đảng, mọi chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn của đảng, mọi kế hoạch kinh tế, các chính sách đối nội và đối ngoại của đảng. Và câu hỏi chính được đặt ra cho nhóm người có đặc quyền này “Đảng CS sẽ tồn tại bao lâu và những khả năng nào xảy ra sau khi đảng sụp đổ”. Dĩ nhiên mục đích tranh luận không phải để lật đổ chế độ mà nhằm tìm các biện pháp thích nghi ngăn chận kịp thời mọi sai lầm, sơ sót để cỗ máy độc tài khỏi rơi xuống hố như trường hợp Liên Xô. 
Hiện nay tồn tại hai quan điểm đối lập nhau về tương lai Trung Cộng. Một quan điểm của đảng CSTQ cho rằng Trung Cộng là một nước có biệt lệ về văn hóa chính trị nên làn sóng cách mạng dân chủ tại châu Âu trước đây cũng như Bắc Phi vừa qua không đập vào bờ Trung Cộng. Một quan điểm khác gồm những học giả chuyên về Trung Cộng, trí thức Trung Quốc có ảnh hưởng và ngay cả một số viên chức CS cao cấp có khuynh hướng tự do cho rằng đảng CS phải chết nhưng vấn đề là chết bằng cách nào mà thôi. Điều đó cũng cho thấy, nỗi lo sợ một ngày cơ chế độc tài CSTQ sẽ sụp đổ ám ảnh thường xuyên trong suy nghĩ của lãnh đạo CSTQ và hai yếu tố lớn nhất dẫn đến sự sụp đổ của Trung Cộng vẫn là chính trị và kinh tế. 
Về chính trị. Bài học Thiên An Môn cho lãnh đạo Trung Cộng biết nguy cơ hàng đầu vẫn là khát vọng tự do của con người. Dân chủ là hướng đi của thời đại. Năm 1900 mở đầu cho thế kỷ 20 trên thế giới chỉ có 12 phần trăm nhân loại sống trong các cơ chế chính trị được gọi là dân chủ. Đầu thế kỷ 21, 120 trong số 192 quốc gia được quốc tế công nhận là những nước được lãnh đạo bởi các chính phủ do dân bầu. Nhiều lãnh đạo CSTQ đổ lỗi sự sụp đổ của Liên Xô lên đầu Mikhail Gorbachev như Giáo sư Shen Zhihua, chuyên viên về Liên Xô của đại học Đông Hoa và cả cựu Chủ Tịch Trung Cộng Giang Trạch Dân từng phát biểu “Gorbachev phản bội cách mạng”. Tuy nhiên họ cố tình không quan sát đến tiến trình chuyển hóa không ngừng của xã hội con người. 
Giáo sư Archie Brown thuộc đại học Oxford, Anh quốc, trong tác phẩm Sự vươn lên và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản (The Rise And Fall Of Communism) nêu ra 8 lý do khiến chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, trong đó lý do hàng đầu không phải là kinh tế hay quân sự mà là sự thay đổi xã hội. Sự chuyển hóa tri thức nhanh hay chậm tùy theo điều kiện mỗi nước nhưng là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào. Những nguồn đối kháng từ bên trong các nước CS đã âm thầm lớn mạnh chỉ chờ cơ hội là bùng vở như được chứng minh qua việc 300 ngàn thanh niên Đông Đức tham dự buổi nhạc hội của Bruce Springsteen vào ngày 19 tháng Bảy 1988 và hàng ngàn thanh niên Đông Đức hô to khẩu hiệu tự do muôn năm trên bờ tường Bá Linh tối ngày 9 tháng 11 năm 1989. Sức sống của đất nước cũng như của xã hội là một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ, các thế lực cầm quyền độc tài chỉ là những khe đá, có thể làm chậm dòng thác văn minh nhưng không thể ngào ngăn chận được. Tóm lai, yếu tố chính tác động vào sự sụp đổ của Liên Xô, hệ thống CS tại châu Âu và sẽ diễn ra tại Trung Cộng cũng như Việt Nam chính là nội lực phát xuất từ xã hội, kết quả của các phong trào xã hội và sự chuyển hóa không ngừng của xã hội. 
Về mặt kinh tế xã hội. Như lịch sử đã chứng minh sự phát triển của giai cấp trung lưu là nguồn thúc đẩy của cách mạnh dân chủ vì đó là giai cấp có học thức, có phương tiện và có nhiều nhu cầu vật chất cũng như tinh thần cần được thỏa mãn. Cách đây 20 năm, giai cấp trung lưu này không tồn tại nhưng nay là một lực lượng đông đảo và phát triển theo lũy thừa. Thành phần trung lưu chiếm 14 phần trăm dân số thành thị tại Trung Cộng và có lợi tức bình quân từ 17 ngàn đô la đến 37 ngàn đô la. Với hướng phát triển xã hội có tính quy luật đó, theo giáo sư David Shambaugh, giám đốc Chương trình Chính sách Trung Quốc thuộc đại học George Washington sự suy thoái của đảng CSTQ đang diễn ra sẽ giống như các triều đại Trung Hoa trước đây, chiếm đoạt, hưng thịnh và sụp đổ. 
Trong một tổng kết mới đây The World Bank's International Comparison Program cho rằng Trung Cộng với GDP 2011 là 13.5 ngàn tỉ đô la, sẽ qua mặt Mỹ nhanh hơn dự đoán. Thống kê này dựa trên việc so sánh sức mua tương đương (purchasing power parity) của hàng hóa giữa hai quốc gia. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế không đồng ý vì không thể dùng giá cả của những ổ bánh mì, bao thuốc lá để làm thước đo cho mức độ giàu nghèo giữa hai nước trong lúc những món hàng quan trọng nhất lại không thể mua tại Trung Cộng. Tom Wright của Wall Street Journal ví dụ một cách chính xác và cụ thể, Trung Cộng không thể mua một chiếc tàu, một giàn hỏa tiển hay một chiếc xe Đức đắt tiền mà phải trả bằng một giá hối suất cao gấp nhiều lần. 
Nếu tính trên phạm vi cả nước, theo phân tích của Global Public Square staff, Trung Cộng không đứng nhất, nhì hay thậm chí 30 mà đứng sau cả Peru. Nhưng dù phát triển kinh tế nhanh, sự phát triển đó vẫn phải đồng hành với các phát triển chính trị, văn hóa để tạo nên một xã hội thịnh vượng hài hòa. Điều đó không tồn tại tại Trung Cộng. Các thành tựu kinh tế của Trung Cộng được đổi bằng sự chịu đựng, hy sinh, mồ hôi, xương máu của nhiều dân tộc khác và ngay tại Trung Cộng hàng trăm triệu dân thiểu số vẫn phải tiếp tục sống trong xã hội tham nhũng, độc tài, nghèo đói, bất công, bạc đãi. Hai nhà lý luận CS Lin Zhe và Chen Shu, thành viên trong nhóm nhỏ của trường đảng có đặc quyền phê phán, mặc dù tin rằng đảng CSTQ sẽ tồn tại lâu cũng thừa nhận tham nhũng kinh tế có thể làm sụp đổ đảng. Bà Lin Zhe dành 20 năm để nghiên cứu phương pháp diệt tham nhũng tại các cấp đảng vì theo bà “Tham nhũng là mối đe dọa nguy hiểm có thể dẫn đến sự sụp đổ của đảng và nhà nước”. 
 
Ngọn núi lửa Trung Cộng

Tuyệt đại đa số con người không ai muốn chiến tranh và là người Việt Nam lại càng không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, chiến tranh và hòa bình không phải là chuyện muốn hay không muốn mà đó là hai mặt biện chứng nhân quả của một quá trình mang tính lập lại của phát triển xã hội loài người. Sau khi hiệp ước Versailles được ký kết, Thống chế Pháp Ferdinand Foch nhận xét “Đây không phải là hòa bình mà chỉ là cuộc đình chiến hai mươi năm”. Thế chiến thứ hai bùng nổ 20 năm và 65 ngày sau đó. Nhận xét của danh tướng Ferdinand Foch không phải là lời tiên đoán của các ông thầy bói nhưng vì các nguyên nhân kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dẫn đến thế chiến thứ nhất chẳng những không giải quyết mà còn tác động vào nhau để tạo thành nguyên nhân cho thế chiến thứ hai đẫm máu hơn. Tương tự, Trung Cộng với chính sách cực đoan về cả đối nội lẫn đối ngoại đang là mầm mống cho một chiến tranh khốc liệt tại Á Châu. 
Đảng Cách Mạng Thể Chế Mexico (Mexico’s Institutional Revolutionary Party) cầm quyền được 71 năm và chế độ độc tài CS Liên Xô tồn tại được 74 năm nhưng cả hai đều đã mất quyền lãnh đạo. Trung Cộng tồn tại đến nay được 65 năm nhưng liệu sẽ thoát ra ngoài sự chi phối của quy luật “không có đế quốc nào tồn tại mãi” hay không. Câu trả lời dĩ nhiên là không. Một khi ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán như giòng nham thạch đang cuồng cuộn sôi trong lòng núi, khả năng chuyển hóa từ độc tài sang dân chủ một cách hòa bình tại Trung Cộng là một chuyện khó xảy ra. Với các mâu thuẫn bên trong và thù địch bên ngoài vô cùng sâu sắc, không có cách mạng nhung, cách mạng da cam nào mà chỉ có máu chảy ngập đường phố Bắc Kinh, Thượng Hải và các vùng Tân Cương, Ninh Hạ, Nội Mông, Tây Tạng. Việt Nam với quan hệ hữu cơ về chính trị tư tưởng và với vị trí chiến lược trong vùng biển Đông cũng khó thoát khỏi ảnh hưởng đầy tai họa của cách mạng máu. 
Giáo sư Yuan-kang Wang thuộc đại học Western Michigan viết trong tạp chí Foreign Policy “Nếu quyền lực tiếp tục gia tăng, Trung Quốc sẽ mở rộng ảnh hưởng đến vùng Đông Á. Chính sách này sẽ không tránh khỏi tạo nên sự cạnh tranh an ninh với Mỹ trong khu vực và các vùng chung quanh. Washington đang bước ra khỏi mối bận tâm Iraq và Afghanistan và đang là ‘mấu chốt’ hướng tới Á Châu. Như người Trung Quốc thường nói “Một núi không thể có hai cọp”, nhớ ráng hết sức mình, trò chơi còn tiếp tục”. Ngọn núi lửa Trung Cộng sẽ phun tuy chưa biết chính xác ngày nào. 
 
Bài học cho Việt Nam
Lịch sử để lại nhiều bài học về chính sách đối ngoại khôn ngoan, nhưng đáng học nhất vẫn là bài học về cách giải quyết xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô. 
Từ khi thành lập nền cộng hòa Thổ năm 1923, Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cô đơn. Chiến tranh với Anh vừa chấm dứt bằng chiến thắng nhưng bị các quốc gia dân chủ Tây Phương cô lập. Quân đội không nhỏ nhưng chỉ được trang bị võ khí còn lại từ thời đế quốc Ottoman và thế chiến thứ nhất. Để được an toàn, chính phủ Thổ kết thân với một anh láng giềng bên kia Hắc Hải cũng đang bị cô lập, đó là Liên Xô. Cuối thập niên 1930, khi Đức Quốc Xã trở thành mối đe dọa, Stalin quyết định phải kiểm soát Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chận các chiến hạm các quốc gia không thuộc vùng Hắc Hải di chuyển qua đó và đề nghị Thổ cùng phối hợp để làm việc này. Thổ từ chối sang nhượng chủ quyền Eo Biển. Stalin khó chịu nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị với Thổ. Khi Thổ nhích gần tới Anh và Pháp qua việc tham gia Balkan Pact 1934 và Saadabad Pact 1937 do khối Tây Phương chủ trương, Liên Xô công khai bày tỏ quan điểm gọi là “khó hiểu khi Thổ lại thương thảo với những kẻ cựu thù”. 
Trước tham vọng xâm lược ngày càng lộ liễu của Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn một con đường duy nhất là đứng hẳn về phía Tây Phương. Tuy nhiên, muốn thân các quốc gia dân chủ Tây Phương, trước hết giới lãnh đạo Thổ phải tiến hành các cải tổ chính trị. Tổng thống Mustafa İsmet Inonu, người tiếp tục chính sách của cố tổng thống Mustafa Kemal Ataturk mở rộng chính phủ theo hình thức đa đảng. Mỹ đánh giá thiện chí của Thổ qua các cải cách chính trị và cũng thấy cần phải tích cực ngăn chận ảnh hưởng Liên Xô trên vùng Hắc Hải, đã gởi chiến hạm lừng danh USS Missouri đến Istanbul vào tháng Tư 1946. Thiết giáp hạm USS Missouri là niềm kiêu hãnh của hải quân Mỹ, từng tham dự hai trận Iwo JimaOkinawa, và cũng là nơi Mỹ nhận sự đầu hàng của Nhật. Anh theo bước Mỹ, cùng tham gia cuộc diễn tập quân sự trong vùng biển Aegean tháng Chín 1946. Báo chí Liên Xô lên án Mỹ, Anh và cho rằng hai nước này đang thiết lập căn cứ quân sự trong vùng Eo Biển Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ không thừa nhận nhưng cả thế giới lúc đó đều biết Mỹ quyết tâm bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ. Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ từ một nước tách ra khỏi một đế quốc tan rã, giành độc lập bằng xương máu chống lại khối dân chủ Tây Phương, bị cô lập, trung lập trong thế chiến thứ hai nhưng đã khôn khéo từng bước xích lại gần với những kẻ cựu thù và cuối cùng được trở thành hội viên của NATO. Để biết ơn và xiển dương các giá trị dân chủ, mỗi năm chính phủ Thổ dành một ngân sách lớn để viện trợ cho các đề án nhằm cải cách dân chủ khắp thế giới. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ 3.4 tỉ đô la cho 121 quốc gia. Thổ cũng dành riêng 1 tỉ đô la trong ngân sách để viện trợ nhân đạo và được xếp vào hàng thứ tư trên thế giới chỉ sau Mỹ, Cộng đồng Châu Âu và Anh Quốc. 
 
Để thắng được Trung Cộng
Qua xung đột giữa Liên Xô và Thổ Nhĩ Kỳ chúng ta có thể rút ra bốn điều kiện để thoát ra khỏi sự khống chế và sẽ thắng được Trung Cộng trong trận cuối cùng: 
Việt Nam phải có dân chủ trước Trung Cộng. Phần đông các nhà phân tích chính trị Việt Nam đồng ý rằng Việt Nam phải có dân chủ mới bảo vệ được đất nước. Điều đó đúng nhưng cần phải nói thêm, dân chủ không chỉ giúp bảo vệ đất nước mà còn để thắng được Trung Cộng. Ngoài ra, dân chủ phải đến sớm, đừng đợi đến khi chiến tranh Á Châu bùng nổ, máu đổ, thây phơi mới đến. Chỉ có một Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ mới thật sự tập trung được sức mạnh tổng hợp của dân tộc và là nền tảng cho một quốc gia dân chủ thịnh vượng lâu dài. Trung Cộng không sợ USS George Washington hay bom nguyên tử mà sợ dân chủ và rất lo “sân sau” CSVN trở thành một nước dân chủ. Vũ khí dân chủ sẽ gây một phản ứng dây chuyền dẫn tới sự tan vỡ toàn bộ cơ chế CS. Một Trung Cộng mênh mông có nguy cơ tan thành nhiều mảnh, chủ quyền ngay tại lục địa còn không giữ được nói chi là chủ quyền trên hai nhóm đảo Hoàng Sa, Trường Sa xa xôi. 
Đoàn kết dân tộc. Dân chủ là điều kiện tiền đề trong chính sách đối ngoại nhằm tạo sự tin cậy nơi các nước dân chủ Tây Phương nhưng quan trọng nhất là nền tảng của đoàn kết dân tộc. Một dân tộc chia rẽ không thắng được ai. Đây là thời điểm để xác định lại lòng yêu nước. Yêu nước ngày nay không phải là phó sản của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay bùa mê CS mà gắn liền với với quyền lợi sống còn của đất nước và hướng đi dân chủ nhân bản của thời đại. Trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iraq, nhiều người nghĩ kẻ có lợi nhiều nhất sẽ là dân tộc Kurds. Nhưng không, họ là những người chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Saddam Hussein tàn sát không thương tiếc các cuộc nổi dậy của nhân dân Kurds ly khai trước sự làm ngơ của Mỹ. 
Nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ phản bội lý tưởng độc lập của nhân dân Kurds. Điều đó chỉ đúng một nửa. Nửa còn lại là sự phân liệt vô cùng trầm trọng trong tập thể 35 triệu Kurds sống trong nhiều quốc gia vùng Tây Á. Một dân tộc chia rẽ, cấu xé nhau, không có một hướng đi chung, không thể vận dụng được sự ủng hộ từ quốc tế và cũng không xứng đáng để được quốc tế ủng hộ. Tương tự, Mỹ bỏ 900 tỉ đô la hay 3 ngàn tỉ đô la tùy theo cách tính và 4486 nhân mạng để lật đổ Sadam Hussein, không phải chỉ nhằm đem lại hòa bình dân chủ cho nhân dân Iraq. Tuy nhiên, nếu là một dân tộc khôn ngoan, đây là cơ hội giúp Iraq vượt qua những khó khăn trong vài năm nữa trở thành một cường quốc trong thế giới Ả Rập và nếu họ không làm được thì cũng đừng đỗ thừa cho Mỹ, đổi tội cho Saddam Hussein mà phải trách ở chính mình. 
3. Chủ động chiến lược hóa vị trí quốc gia. Việt Nam chỉ trở thành một vị trí chiến lược sau khi Trung Cộng thôn tính toàn lục địa Trung Hoa 1949 nhưng trước đó thì không. Tương tự, Ai Cập trước 1976 không quan trọng hơn Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran nhưng sau khi Tổng thống Anwar Sadat bỏ đồng minh Liên Xô để bước sang phía thế giới tự do, Ai Cập trở nên một đồng minh chiến lược của Mỹ ở Trung Đông và được viện trợ ít nhất 1.5 tỉ đô la hàng năm từ đó đến nay. Vì lợi ích kinh tế cũng như về các giá trị nhân quyền, Mỹ mong muốn được thấy Trung Cộng trở thành một quốc gia dân chủ trong một châu Á và Thái Bình Dương ổn định. Trung Cộng là nhà băng của nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Mỹ, nhưng không giống như các công ty tài chánh Lehman Brothers hay Merrill Lynch, khủng hoảng chính trị tại Trung Cộng sẽ gây tác hại vô cùng trầm trọng đối với nên kinh tế thế giới không thể đo lường được. 
Biết chủ động chiến lược hóa, quốc tế hóa, quan trọng hóa vị trí của quốc gia cũng như biết khai thác mối lo của cường quốc sẽ làm cho vị trí của quốc gia quan trọng hơn trong tranh chấp quốc tế. Trái lại, chủ trương của lãnh đạo CSVN “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia” là chủ trương tự cô lập, không đúng về lý thuyết lẫn thực tế chính trị và sẽ chết tức tưởi trong cô đơn mà không được ai ngó ngàng. 
4. Đoàn kết với láng giềng cùng hoàn cảnh và tham gia các liên minh tin cậy: Việt Nam đang đứng trước những ngã ba, ngã năm trong bang giao quốc tế nhưng dù bao nhiêu ngã cũng chỉ có thể đi trên một con đường trong một thời điểm nhất định. Sự liên minh khôn khéo trong nhiều trường hợp giúp quốc gia tránh được chiến tranh hay có thêm thời gian để chuẩn bị chiến tranh. Giáo sư Alastair Smith thuộc đại học Washington University đã công thức hóa toán học nhiều mô thức liên minh trong lịch sử bang giao quốc tế và kết luận các quốc gia có những liên minh không đáng tin cậy sẽ dễ bị tấn công hơn là các quốc gia có sự liên minh tin cậy. Hiện nay tại Á Châu có bốn liên minh quân sự gồm ba liên minh tin cậy Mỹ-Nhật, Mỹ-Phi, Mỹ-Nam Hàn và liên minh SCO về biên giới gồm Trung Cộng, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Russia, TajikistanUzbekistan. Khi chảo dầu Á châu được đun nóng hơn, nhiều liên minh quân sự mới tương tự như Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (SEATO) trong thời chiến tranh Việt Nam sẽ ra đời. Đối với Mỹ, vùng biển Đông Á là huyết mạch kinh tế lẫn an ninh của các nước đồng minh với Mỹ như Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Indonesia, liên minh được với Mỹ vừa có thể thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa đất nước vừa bảo đảm an ninh. 
Bốn điều kiện để thắng được Trung Cộng chỉ có thể thực hiện nếu lãnh đạo là những người thực tâm vì đất nước. Điều đó không có tại Việt Nam. Rồi mai đây, sau trận đánh ghen HD-981 này, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy. Dân tộc Việt Nam lại bị đảng dắt đi vòng vòng trong ngõ cụt tối tăm như đã và đang đi suốt 39 năm qua. Do đó, chọn lựa một lối thoát, một hướng đi cho đất nước không phải là chọn lựa của lãnh đạo CSVN nhưng 90 triệu người dân Việt Nam phải can đảm đứng lên quyết định vận mạng chính mình. 

TƯỞNG NĂNG TIẾN ** XIN CHÀO CÁC CHỊ CÁC EM

Xin Chào Các Chị Các Em

 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Một tổ chức độc lập, ra đời trong hoàn cảnh chế độ độc tài sợ hãi bất cứ sự tập hợp nào của người dân Việt Nam, tất nhiên gặp phải nhiều trở ngại... Nhưng bất chấp những khó khăn, chúng tôi tin tưởng rằng sự làm việc tận tụy và công tâm sẽ mang lại uy tín; chứ không phải ngược lại.
 
Huỳnh Thục Vy, thành viên Tổ Chức Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam
 
Khi đã bước vào lúc xế chiều, tôi mới bắt đầu tin hơi ngờ ngợ rằng đời người (dám) đều “có số” hết trơn chớ không phải chuyện giỡn chơi đâu nha. 
 
Và tôi, than ôi, tôi có số xa nhà!
 
Ở một nơi xa xôi diệu vợi, có hôm, tôi nhận được thư nhà. Thư của mẹ hiền gửi từ cố lý. Ý trời, đất, qủi thần, thiên địa ơi – ai mà dè má tôi biết viết! Chớ trước giờ có thấy bà má cầm bút hồi nào đâu cà?
 
Báo chí, sách vở, phim ảnh, truyền hình cũng không luôn. Có chăng chỉ là vài ba cuốn kinh, đều đã long gáy, bằng tiếng Phạn mà bà cụ đọc làu làu (nghe cứ như hát) nhưng hoàn toàn không hiểu nghĩa, và chắc cũng khỏi cần hiểu làm gì.
 
Mẹ tôi không viết, không đọc, và cũng mấy khi nói năng bình luận về bất cứ chuyện chi trên cõi đời này. Chỉ có mỗi lần, duy nhất, vào lúc sớm – tôi nhớ hoài – khi loa đài vừa oang oang: “Đây là tiếng nói của nhân dân tỉnh Lâm Đồng” thì bà bỗng khó chịu lầu bầu: “Tụi nó đặt điều nói hết chuyện này tới chuyện khác, từ sáng tới tối, chớ tao có dám nói gì đâu mà biểu là tiếng nói của nhân dân!”
 
Mẹ tôi (rõ ràng) là một người ít học, hay chính xác hơn là thất học. Bà sinh năm một ngàn chín trăm ... hồi đó – lâu lắc rồi – đâu khoảng hai mươi, hai mươi hăm, hay hai mươi sáu... tôi không nhớ rõ.
 
Những phụ nữ cùng thế hệ với mẹ tôi mà biết đọc và biết viết (chắc) không nhiều đâu. Riêng bà Tôn Nữ Thu Hồng thì là một trường hợp ngoại lệ – theo Wikipedia:
 
“Bà sinh ngày 19 tháng 7 năm 1922 tại Tourane (Đà Nẵng), nhưng quê quán gốc là làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên-Huế).Bà thuộc dòng dõi Hoàng tộc nhà Nguyễn, trước học ở Tourane, sau vào học tại trường Đồng Khánh (Huế).
 
Năm 18 tuổi (1940), bà cho xuất bản tập thơ đầu tiên (và cũng là duy nhất): Sóng thơ. Tập thơ in đẹp (chưa rõ tên nhà xuất bản), có tựa của Đạm Phương nữ sĩ, và tranh vẽ bìa của nữ họa sĩ Mộng Hoa.Năm 1941, bà và thơ của bà được Hoài Thanh-Hoài Chân giới thiệu trong quyển Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
 
Năm 1968, bà lại được Nguyễn Tấn Long-Nguyễn Hữu Trọng giới thiệu trong bộ sách Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung), xuất bản tại Sài Gòn. Và theo sách này, thì nữ sĩ Tôn Nữ Thu Hồng đã chết trong một trường hợp bi đát vào năm 1948, khi mới 26 tuổi.
 
Nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu coi đây là một trong những cái chết “không minh bạch, vô cùng bất công,” và cần được công luận minh oan:
 
Thu Hồng là trí thức nói tiếng Pháp thành thạo, nhà cô thường tụ tập các thanh niên trí thức. Cô bị nghi ngờ làm gián điệp cho Tây, bị công an bắt, giam giữ và tra khảo mấy tháng trời, không lấy được cung. Cuối cùng, giết nhầm còn hơn bỏ sót, cô bị thủ tiêu giữa rừng Thừa Thiên.
 
Kể lại chuyện đau lòng này, ông Đào Hữu Thiết cán bộ an ninh người chứng kiến vẫn nhớ như in vóc dạc cao to như gấu, khuôn mặt dữ dằn, rậm râu sâu mắt của tên sát nhân Trừng. Trên đường giải cô lên Ty công An Thừa Thiên – Huế, hắn đã bắn lén cô từ đằng sau lưng... Nàng thơ ra đi ở tuổi 26. Năm đó là tháng chạp năm 1948.
 
Theo tôi thì thà bị “bắn lén từ sau lưng” chết “không minh bạch” vẫn đỡ hơn là sống dở và chết dở trong nhà giam (suốt những năm tháng thanh xuân) cũng vì tội danh “gián điệp” sau một phiên toà cũng chả “minh bạch” tí nào – như trường hợp của bà Thụy An, một người đồng thời với thi sĩ Tôn Nữ Thu Hồng.
Một trang báo trích lời văn sĩ Thụy An. Ảnh:DR
 
“Thụy An  là ai?
“Là phụ nữ duy nhất, không viết bài cho NVGP, nhưng tên bà bị nêu lên hàng đầu trong ‘hàng ngũ phản động’, bà bị quy kết là ‘gián điệp quốc tế’, lãnh án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang. Những lời thoá mạ nhơ bẩn nhất dành cho bà ‘Con phù thủy xảo quyệt cùng những lời lẽ độc địa nhất: ‘Như vắt ngửi thấy máu, Thụy An như rắn bò tới các câu lạc bộ Hội Nhà văn phun nọc độc mạt sát chế độ ta bần cùng hoá nhân dân" (Bàng Sĩ Nguyên, BNVGPTTADL, trang 120).
 
Tại sao lại có sự căm thù ghê gớm đối với nhà thơ, nhà văn, nhà báo phụ nữ tiên phong của Việt Nam? Người đầu tiên thực hiện nữ quyền bằng ngòi bút và hành động. Người chủ trương giải phóng phụ nữ không bằng lý thuyết mà bằng việc làm. Người xác định vị trí phụ nữ như một công dân tự do, thấm nhuần tinh thần dân chủ.” (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Westminster, CA: Tiếng Quê Hương, 2012).
 
Câu hỏi nghe như một tiếng kêu (thảng thốt) của Thụy Khuê “tại sao có sự căm thù ghê ghớm” mà Đảng Cộng Sản Việt Nam dành cho Thụy An, hay Thu Hồng (bao nhiêu năm trước) vẫn có thể lập lại hôm nay cho trường hợp của Tạ Phong Tần – một trong những phụ nữ Việt Nam đầu tiên chủ trương dân báo:
 
“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước...” “Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
“Có thể sự hiểu biết của bạn chỉ là một phần nhỏ nào đó trong đời sống xã hội, nhưng nhiều người góp lại sẽ tạo nên một bức tranh hiện thực xã hội hoàn chỉnh. Khi tự mình làm một nhà báo công dân, chính bạn đã góp phần công khai, minh bạch hóa xã hội, cùng chung sức xây dựng một xã hội dân sự cho đất nước chúng ta.”

Tạ Phong Tần viết những dòng chữ thượng dẫn vào ngày 1 tháng 1 năm 2008. Đến ngày 4 tháng 10 năm 2012, bà bị tuyên án 10 năm tù (với tội danh “tuyên truyền chống Nhà Nước”) sau một phiên toà cũng chả “minh bạch” chút nào.
 
Mà không cần phải là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội hay blogger (gì ráo trọi) như Tôn Nữ Thu Hồng, Thụy An, Dương Thị Tân, Tạ Phong Tần, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vi, Trần Thị Nga, Bùi Thị Minh Hằng, Trần thị Hài, Nguyễn Thị Lụa, Hồ Thị Bích Khương, Phương Bích, Đoan Trang, Mẹ Nấm ... cuộc đời mới te tua hay bầm dập đâu nha. Một bà già thất học, không đọc, không viết, cũng không phát biểu (linh tinh) bao giờ như má tôi mà cũng đâu mấy khi được sống an lành.
 
Năm 1954, bà bỏ  hốt hoảng bỏ hết ruộng vườn nhà cửa bồng con chạy một mạch từ Bắc vào Nam. Hai mươi mốt năm sau – vào tháng 4 năm 1975 – trong lúc cả triệu người hân hoan đón chào cách mạng thành công thì bà lui hui dốc hết nước mắm từ chai vô nồi rồi đun cho keo lại thành mắm quẹt: “Để dành ăn dần con ơi, chứ họ vào đây mà thấy nhà mình có hơn chục chai nước mắm thì chết chứ chả bỡn đâu.”
 
Mẹ tôi (e) có hơi quá lời về sự hà khắc của “họ” nhưng thời gian đã chứng minh rằng mọi dự liệu của bà về cuộc sống mới trong XHCN – nói chung – hoàn toàn không...  trật. Dân Việt, quả nhiên, cứ “chết” đều đều – dù có vượt biên, vượt biển, hay không.
 
Hồi cuối thế kỷ trước, trên trang thư tòa soạn của tạp chí Thế Kỷ 21 – số 103, phát hành vào tháng 11 năm 97– nhà báo Vương Hữu Bột đã tường thuật đôi ba trường hợp chết đói xảy ra ở Việt Nam. "Có người chết đói ngay tại chợ Bến Thành. Chết đói vì không có gì để ăn!" Ông ghi lại theo lời kể của một người bạn, một doanh nhân vừa từ Sài Gòn sang Mỹ lo việc kinh doanh.
 
Có lẽ sợ rằng viết lách theo kiểu (nghe nói) như vậy không thuyết phục, ông Vương Hữu Bột còn trích dẫn thêm một câu chuyện khác, từ báo Thanh Niên. "Tờ báo loan tin một thiếu phụ ở Sài Gòn đã giết hai con rồi thắt cổ tự tử. Chị ta còn đủ bình tĩnh viết lá thư để lại, giải thích vì không có cách nào kiếm sống nên chọn cái chết.”
 
Cuối thư, tác giả (bùi ngùi) kết luận:
 
"Chắc mỗi người chúng ta không thể gánh trách nhiệm về hạnh phúc và an lạc của tất cả mọi nguời khác. Nhưng tất cả chúng ta, với tính cách một chủng loại, phải chia sẻ trách nhiệm khi còn những đồng bào khổ đau, cùng quẫn. Một xã hội văn minh phải thu xếp với nhau đừng để cho những cảnh cùng quẫn đó xảy ra mới phải."
 
Qua đến đầu thế kỷ này, chuyện “thu xếp” để đừng đẩy tha nhân (hay nhân dân) vào những cảnh đời “cùng quẫn” – xem ra – vẫn chưa được ổn thoả gì cho lắm. Từ Sài Gòn, blogger Phạm Chí Dũng có bài tường thuật (“Vô Cảm Quan Chức Và Cái Chết Vì Nghèo”) đọc được qua BBC – vào hôm 11 tháng 6 năm 2013. Xin trích dẫn một đoạn ngắn:
 
“Tự tử vì nghèo đã trở thành một hiện tượng mãn tính trong xã hội được mô tả là chịu ăn chơi bậc nhất thế giới. Một bà mẹ xấu số nguyện dùng tiền phúng viếng của mình để trả nợ và nộp học phí cho con… Hai cô gái đang tuổi xuân xanh rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự vẫn vì không có tiền nộp phạt vi phạm giao thông…
 
Báo chí và người dân hẳn cũng chưa quên câu chuyện của chị Lê Thị Ngọc N. cũng xảy ra tại TP. Cà Mau cách đây không quá lâu. Trước khi chết, N. đã từng thổ lộ muốn tìm đến cái chết vì nghèo khổ quá.”
 
Những thảm trạng “mãn tính” xẩy ra cho phụ nữ – như trên – đã kéo dài gần hai phần ba thế kỷ, ở Việt Nam. Sự kiện này đã khiến cho tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy (vô cùng) sốt ruột và sốt tiết. Bà đặt (và đẩy) vấn đề cho nam giới ở xứ sở này:
“Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn?”
Ủa, tôi tưởng chuyện này đã có một vị mày râu xứ Việt (ông Bùi Minh Quốc) nêu ra và giải quyết xong xuôi lâu rồi mà:
 Bao nghẹn uất Nguyệt Nga xé trời kêu chẳng thấu
Giữa chợ đời biệt dạng Lục Vân Tiên
Hảo hớn bận giang hồ quán nhậu
Thi nhau bốc phét để quên hèn
 
Cách “giải quyết” (theo kiểu nói coi như huề vốn) của Bùi Minh Quốcy tuy chưa được hoàn toàn rốt ráo nhưng theo Chủ Nghĩa Nam Nữ Bình Quyền thì đàn ông và đàn bà đều bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ. Đèn nhà ai, nhà nấy sáng. Chuyện phái nào phái ấy (phải) lo chớ bộ.
 
Và nhờ Trời là chúng ta không phải “lo” lâu. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2013 vừa qua, thông tín viên Tường An (RFA) đã long trọng loan tin “Xã hội dân sự Việt Nam vừa có thêm một thành viên mới: đó là một nhóm có tên gọi là:  “Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam.” Xin được ghi lại đôi dòng về tôn chỉ của tổ chức xã hội dân sự  (http://vnwhr.net/) này để rộng đường dư luận: 
           - Gắn kết các cá nhân phụ nữ chịu thiệt thòi và dễ bị tổn thương từ các vụ việc vi phạm Nhân quyền.
           - Lên tiếng và có những hành động bảo vệ thiết thực đối với những người phụ nữ đã và đang bị xâm phạm                     phẩm giá và các quyền con người cơ bản.
            - Chia sẻ và tuyên truyền những kiến thức nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của phụ nữ Việt Nam về quyền                    con người và về vai trò của phụ nữ trong một xã hội tôn trọng nhân quyền.
Các vận động viên và thành viên của nhóm “Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam”. Courtesy vnwhr.ne
Ngay sau đó, không ít tổ chức, đoàn thể, cũng như vô số qúi vị thức giả đã lên tiếng hoan hô và ủng hộ sự ra đời (dù muộn màng) của Tổ Chức Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Là một thường dân, tôi không đủ tư cách để “lên tiếng” theo cùng cung cách đó nên chỉ mong được phép thay mặt mẫu thân (nhân ngày giỗ của bà) xin gửi lời chào trân trọng và thân ái đến các chị, các em – những người vừa mở đầu một trang sử mới cho phụ nữ Việt Nam.

KAMI ** PHẢI LÀM GÌ ?



Phải làm gì trong lúc này?

 
Fri, 05/16/2014 - 03:15 — Kami Định viết về chuyện này từ trước ngày Chủ nhật 11.5.2014, vì lúc ấy có nhiều ý kiến khác nhau của các bloggers về việc có nên tham gia biểu tình chống Trung quốc khi nhà nước bật đèn xanh hay không? Có người thì bảo nên đi vì yêu nước không cần ai cấp phép, không cần ai bật đèn xanh, song cũng có không ít người thì cho rằng không muốn bị biến thành con rối của chính quyền. Nói chung ai nói thì họ cũng có lý của họ. Nếu đưa ra ý kiến cá nhân của mình vào lúc ấy thì chỉ rối thêm vấn đề, nên quyết định không viết vì coi đấy là hành động "rút củi đáy nồi".
Cuối cùng thì mọi việc cũng đã ngã ngũ sau khi cuộc biểu tình chống Trung quốc ngày 11.5.2014 kết thúc và gây được tiếng vang. Trong ngày biểu tình ấy, tuy không có bằng chứng về việc chính quyền ra thông báo kêu gọi biểu tình chống Trung quốc, nhưng cũng có các động thái từ phía chính quyền cho thấy họ đã khuyến khích và bật đèn xanh. Điều này có thể thấy rõ từ Sài gòn vào sáng ngày Chủ nhật 11.5.2014, ở trước cửa Nhà hát Thành phố. Song có điều đáng nói là một số bloggers vốn đã từng tuyên bố không tham gia biểu tình vì lý do bảo vệ ý kiến tẩy chay biểu tình quốc doanh (do chính quyền tổ chức) đã thay đổi lập trường của họ và đã chủ động tham gia biểu tình chống Trung quốc ở những ngày tiếp theo. Chắc có lẽ cũng vì các bạn ấy không thể ngồi yên khi không khí sôi sục chống Trung quốc tràn ngập trên mạng xã hội facebook, nhưng điều quan trọng là các bạn đã biết mình sai và sửa. Đó là điều đáng mừng.

Xem các hình ảnh về ngày biểu tình chống Trung quốc vừa qua, điều tôi tâm đắc nhất đó là sự đa dạng của các nội dung và sắc mầu của các biểu ngữ, khẩu hiệu trong rừng người. Đó là điều hết sức đáng mừng vì đó chính là sự hiện hữu một cách rõ nét nhất của sự đa nguyên chính trị và hình như là lần đầu tiên xuất hiện một cách công khai mà không bị cản trở ở Việt nam từ sau 1954 (và sau năm 1975 ở Miền Nam). Điều mà trước tới nay chúng ta chỉ thấy trong các cuộc biểu tình do nhà nước tổ chức là một rừng biểu ngữ, khẩu hiệu theo định hướng và cờ quạt đỏ chói mắt. Đáng tiếc một số người trong số chúng ta nhân danh đấu tranh cho dân chủ tự do nhưng đã cực đoan khi từ chối cờ đỏ, từ chối biểu tình quốc doanh... mà họ không biết rằng đấy là hành động chống đa nguyên chính trị và không biết tôn trọng sự khác biệt.

Vì khi hiểu nguyên tắc của Dân chủ là biết chấp nhận và tôn trọng sự tồn tại của những khác biệt về tư tưởng một cách hòa bình thì chắc chắn họ không thể có các hành động cực đoan như thế. Nên biết thực tế và vận dụng chính sách "Mèo trắng, mèo đen miễn là bắt được chuột", nếu như thế thì chẳng nên mất thì giờ với chuyện phe nọ chống phe kia trong việc biểu tình chống Trung quốc. Vì tuy màu áo khác nhau song cùng một mục tiêu là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước sao không biết dùng chiến thuật hòa hoãn để tận dụng cơ hội?


Nếu hiểu biểu tình là hành động biểu thị thái độ của một nhóm người liên quan đến một sự kiện hay vấn đề nhất định nào đó. Thì biểu tình chống Trung quốc hiện tại là sự biểu thị ý chí của mỗi công dân Việt nam phản đối hành động xâm phạm lãnh hải của Việt nam, với mục đích để thông qua truyền thông phản ánh cho dư luận trong, ngoài nước biết ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt nam trong vấn đề này và để tranh thủ sự ủng hộ của họ. Thì chẳng có gì phải băn khoăn trong việc tham gia hay không tham gia biểu tình chống Trung quốc, vì một lẽ đơn giản tôi phản đối việc kẻ thù xâm lăng bờ cõi của đất nước tôi bởi tôi yêu tổ quốc của mình.


 Chỉ cần hiểu như thế thì bất kể ai ai đã xuống đường biểu tình với mục đích chống Trung quốc xâm lược, không kể họ xuống đường dưới màu áo nào hay theo bất kể xu hướng chính trị nào, song họ đều là công dân yêu nước. Chính vì không xác định được điều này nên đã hình thành và tồn tại tâm lý chống biểu tình quốc doanh trong số đông các bloggers hay các ủng hộ viên của họ. Điển hình là vụ việc đã có một blogger đã giật cờ đỏ sao vàng từ tay người biểu tình khác được cho là cố tình quấy phá khi nhẩy vào giữa đám đông anh em dân chủ. Đây là một việc làm không nên và không đáng có của những người có nhận thức chính trị chín chắn và biết làm đẹp hình ảnh của những người đấu tranh cho dân chủ vốn đã chẳng mấy tốt đẹp trong đa số người dân ở Việt nam.

Song cũng xin được nói thật cùng các bạn bloggers này, là hình như trước đấy các bạn tự đánh giá mình và phe mình quá cao và thực tế cho thấy lực lượng biểu tình của các bạn cũng chỉ bằng 1/10 số lượng người tham gia biểu tình quốc doanh. Nghĩa là chỉ là tối đa 500 người trên tổng số khoảng 5.000 người tham gia biểu tình chống Trung quốc trong ngày 11.5.2014 vừa qua. Qua đó phải biết mình và lực lượng của mình còn yếu và chưa nhận được sự ủng hộ và đồng tình của số đông dân chúng. Do vậy, trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước đang ở một thời điểm đột biến chưa từng có từ trước đến nay, các diễn biến trong nước trong thời gian gần đây cho thấy rất có thể sẽ có những thay đổi mang tính đột phá trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của chính quyền Việt nam. Và trong thời điểm này khi lực lượng dân chủ cũng chưa thể đáp ứng và đón nhận sự thay đổi, nếu đó không phải là sự thay đổi từ phía chính quyền thì trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải tranh thủ để giành được sự thiện cảm của số đông quần chúng nhân dân.
Trong lúc này, hơn ai hết những người ủng hộ hoặc tham gia chung sức đấu tranh cho một nền dân chủ ở Việt nam cần hết sức tỉnh táo để phân biệt những điều nên làm và không nên làm. Ngoài việc cổ vũ cho việc biểu tình chống Trung quốc một cách ôn hòa thì cũng cần tuyên truyền giải thích cho mọi người biết rõ sự nguy hiểm của các hành động bạo lực đã diễn ra trong những ngày qua. Đó là các hành động không cần thiết mà khó có thể lường hết sự nguy hiểm của nó. Nó đã biến dân tộc Việt nam trở thành một dân tộc cực đoan thích dùng bạo lực trong mắt bạn bè thế giới, điều đó sẽ đánh mất sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt nam trong việc bảo toàn chủ quyền lãnh thổ của mình. Và quan trọng hơn chính quyền có thể vin vào các hành động bạo động này để cấm đóan hay không ban hành các luật liên quan đến quyền tự do của công dân như quyền lập hội, quyền biểu tình v.v...
Nên nhớ phong trào biểu chống Trung quốc sẽ còn kéo dài, vì không dễ gì phía Trung quốc sẽ rút giàn khoan HD-981 của họ ra khỏi vùng biển của Việt nam. Do vậy các cuộc tuần hành biểu tình chống Trung quốc sẽ còn diễn ra nhiều tuần lễ.
Ngày 16 tháng 5 năm 2014
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA       http://www.rfavietnam.com/node/2056

KHÔNG THỂ NGỒI YÊN

Kính gởi Danlambao bài hát “Không Thể Ngồi Yên,” để kêu gọi lòng yêu nước của dân Việt trong và ngoài nước đứng lên chống lại giặc tàu đang xâm chiến nước ta và chống lại chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam bán nước.

 An Danh

QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ

 

 Ai sẽ hậu thuẫn nếu VN bị tấn công?'

Cập nhật: 15:06 GMT - thứ hai, 19 tháng 5, 2014


Một nhà quan sát tình hình châu Á đặt câu hỏi về kịch bản phản ứng của Việt Nam trong trường hợp chịu một cuộc tấn công vũ trang từ bên ngoài.
Trao đổi với BBC hôm 18/5 từ Paris, ông Jean-Francois Sabouret, giám đốc danh dự Mạng lưới Nghiên cứu châu Á (Réseau Asie) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nêu quan điểm cho rằng Nhật Bản đã nghiêm túc đặt kịch bản xung đột trên biển, còn chưa rõ Việt Nam thì sao.
Ông nói: "Liên quan tới quần đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, Nhật Bản đã đặt tình huống bị Trung Quốc tấn công, chiếm lĩnh.
"Họ không chỉ tính toán suông, mà có thể đã có những bàn bạc với đối tác, đồng minh chiến lược của mình, mà như thực tế đã chứng tỏ Hoa Kỳ đã tuyên bố an ninh của quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi trách nhiệm đồng minh để hậu thuẫn và bảo vệ của Hoa Kỳ."
"Ai sẽ hậu thuẫn Việt Nam nếu xảy ra một cuộc xung đột được nâng lên thành cấp độ xung đột quân sự và thậm chí là một cuộc chiến tranh, dù là một cuộc hải chiến chớp nhoáng?
"Liệu trong trường hợp đó nước Nga có tạo ra áp lực hòa bình hay quân sự để bảo vệ Việt Nam hay không? Và tương tự, phía Hoa Kỳ có giúp đỡ Việt Nam hay không để Việt Nam có thể bảo vệ được các vùng biển, đảo của mình?"
"Ai sẽ hậu thuẫn Việt Nam nếu xảy ra một cuộc xung đột được nâng lên thành cấp độ xung đột quân sự và thậm chí là một cuộc chiến tranh, dù là một cuộc hải chiến chớp nhoáng?"
TS. Jean-Francois Sabouret
Tiến sỹ Sabouret nói: "Ba cường quốc đang hiện diện và muốn khẳng định sức mạnh, ảnh hưởng ở các vùng biển khu vực, đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.
"Hoa Kỳ có vẻ đã có những động thái kiềm chế Trung Quốc và về phần mình Trung Quốc có vẻ đã tỏ ra không sợ ai, bằng chứng là họ đã thách thức, đe dọa các quốc gia như Nhật Bản, Philippines và mới nhất là Việt Nam."

'Các cường quốc bàn bạc'

Tuy nhiên, theo nhà quan sát, không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc mà các mối căng thẳng cũng đang gia tăng giữa các quốc gia khác trong khu vực với Trung Quốc.
Ông nói: "Sự căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc với Việt Nam, Trung Quốc với Nhật Bản và Trung Quốc với Philippines. Trước khi sự căng thẳng vượt quá giới hạn, có thể các cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Nga sẽ phải ngồi xuống với nhau để bàn bạc."
"Nếu họ (Trung Quốc) thấy Việt Nam có sự hậu thuẫn, chẳng hạn được sự bảo vệ rõ ràng từ Nga hay Mỹ, thì có lẽ họ còn phải nghĩ lại, nhưng nếu Việt Nam hoàn toàn đơn độc, thì thế nào? Việt Nam nên khẩn trương chuẩn bị một kịch bản ứng phó xung đột chớp nhoáng, thậm chí là chiến tranh."
Nhà nghiên cứu châu Á cũng đưa ra dự báo: "Trung Quốc đã đang trở thành một thế lực kinh tế, tài chính, và theo cách thức mà họ đang thể hiện, có thể dự đoán rằng trong một vài chục năm tới đây, họ cũng muốn trở thành một thế lực quân sự số một thế giới bên cạnh là thế lực kinh tài hàng đầu đó."
Hôm 19/5, một nhà quan sát từ Hà Nội nói với BBC, có thể Trung Quốc đã có những toan tính, tính toán rất kỹ lưỡng từ trước khi đi nước cờ hạ đặt 'giàn khoan 981'.


Tàu Trung Quốc đón công dân về nước
Tàu Trung Quốc đón công nhân từ Việt Nam về nước sau các vụ 'bạo loạn.'
Không chỉ cho rằng Trung Quốc đã 'tương kế, tựu kế' khi Việt Nam có phản ứng mạnh, nhà quan sát này nói có các dấu hiệu cần kiểm chứng thêm rằng đã có bàn tay đạo diễn từ trước cho các cuộc 'bạo loạn' làm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và khu vực, nhằm 'tiếp tay' cho động thái hạ đặt giàn khoan.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam Hà Lan, đặt vấn đề cho rằng đã có những người giả mạo công nhân và quần chúng để phá hoại các cuộc biểu tình của Việt Nam.
"Việt Nam đang chờ kết luận của cơ quan chuyên môn cũng như của cơ quan chức năng, nhưng tôi nghe anh em nói chuyện bảo rằng đấy không phải là anh em công nhân," ông Thắng nói.
"Những khuôn mặt, những con người đó không phải là anh chị em công nhân, họ từ đâu đến, họ rất chuyên nghiệp, họ có những khí cụ, những dụng cụ rất chuyên môn, rất chuyên nghiệp.
"Đặc biệt là họ còn có bộ đàm để liên hệ với nhau, chứ những người đi biểu tình không có ai có bộ đàm, tôi cũng đã từng tham gia biểu tình, và tôi xem ngay như ở Hà Nội, chúng tôi chỉ có khẩu hiệu, các biểu ngữ, chứ ai lại có các bộ đàm, các thông tin, rồi có các tổ chức, việc này rõ ràng do một tổ chức hay tập hợp nào đó.

"Không có lý gì để xảy ra sự việc như hồi năm 1979."
Ông Hoàng Vĩnh Giang
"Rõ ràng nó gây hại cho Việt Nam, gây hại cho hình ảnh của Việt Nam trên thế giới, và muốn hay không muốn, rõ ràng nó tiếp tay cho Trung Quốc," ông Thắng nêu giả thuyết.

Không tin có 'chiến tranh'

Hôm Chủ Nhật, một quan chức trong ngạch 'ngoại giao nhân dân' của Việt Nam bác bỏ khả năng có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang, trước sự kiện Trung Quốc tuyên bố rút một số công dân khỏi Việt Nam và chấm dứt một số hợp tác.
"Không có lý gì để xảy ra sự việc như hồi năm 1979," ông Hoàng Vĩnh Giang, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Trung Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympics châu Á, nói.
"Cố gắng làm thế nào xử lý mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, theo luật của Việt Nam và theo luật của quốc tế.
"Tôi chắc là sẽ xử lý được, không đến mức như là thời kỳ năm 1979 đâu."
Tuy nhiên, hôm 17/5 một Phó Thủ tướng của Việt Nam, ông Vũ Đức Đam lên tiếng từ Hà Nội rằng Việt Nam đã tính toán cả tới các biện pháp 'không hòa bình' nếu các thương lượng qua kênh ngoại giao, hòa bình với Trung Quốc trong cuôc xung đột không đem lại hiệu quả.
Bình luận về phát biểu này của ông Vũ Đức Đam, một cựu thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với BBC:
“Tuyên bố của ông Đam là không thể trả giá cho hòa bình bằng chủ quyền của đất nước, tôi nghĩ là đấy là một lời tuyên bố đúng đắn.
"Việt Nam cũng phải sẵn sàng với những biện pháp khác 'không hòa bình' như là Trung Quốc đang làm để bảo vệ chủ quyền của mình,” bà Phạm Chi Lan nói với BBC.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140519_vnchina_conflict_scenarios.shtml
 


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-05-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
072_K76605-600.jpg
Vận chuyển hàng hóa từ TQ qua VN bằng đường bộ qua biên giới Lào Cai. Ảnh chụp hôm 10/5/2014.
AFP photo


Trong hai thập niên vừa qua kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc. Chính sách trải thảm đỏ ưu đãi nhà đầu tư Trung Quốc đang thực tế gây ra mối quan ngại về an ninh cho Việt Nam. Trong nguy cơ mất biển vào tay Trung Quốc chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, Nam Nguyên ghi nhận một số ý kiến chuyên gia về vấn đề liên quan.

"Lãnh địa" của TQ ở VN

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành hiện sống và làm việc ở Hà Nội đặc biệt quan tâm về mối nguy của Việt Nam do lệ thuộc Trung Quốc quá nhiều lĩnh vực. Chủ quyền biển đảo đang bị xâm phạm, nhưng vị chuyên gia Việt kiều cho thấy một sự đe dọa cực kỳ lớn tiềm ẩn trong nội địa Việt Nam. Ông nói:
“Lệ thuộc Trung Quốc có nhiều điều đang xảy ra ở Việt Nam, ví dụ Trung Quốc thuê rất nhiều khu vực ở ngay biên giới Việt Nam và Trung Quốc, thời hạn 50 năm-70 năm các vị lãnh đạo các tỉnh vùng biên giới cho Trung Quốc thuê như thế nào? Được biết một dãy dài dọc theo biên giới đã cho Trung Quốc thuê, đấy là một cách lệ thuộc. Hai nữa, ví dụ đã cho Trung Quốc thuê vùng Hà Tĩnh gần cảng Vũng Áng thời hạn cũng 50-70 năm nơi có nguyên một khu cảng như thế dọc bờ biển Hà Tĩnh dài 15-17 km thì như vậy sẽ như thế nào?”
Từ những thông tin vừa nêu, chuyên gia Bùi Kiến Thành cảnh báo mối đe dọa an ninh quốc phòng rất nguy hiểm cho Việt Nam. Ông nói:
Rất khó, vì nhập khẩu từ Trung Quốc còn có phần tiểu ngạch đi qua biên giới một cách không chính thức. Mỗi ngày người ta đưa hàng hóa từ Trung Quốc vào mà ở đây có hai, ba vấn đề.
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt Nam ra hai khúc.”
Hồi trung tuần tháng 3/2014 chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, người được biết như một nhà phản biện độc lập hiện sống và làm việc ở Hà Nội từng bày tỏ quan ngại:
“Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam rất là lớn, tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa! Và nhân kinh nghiệm ở Ucraina làm người ta cũng liên tưởng đến, nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ucraina, thì cũng rất có thể đến một ngày nào đấy Trung Quốc lấy lý do để bảo vệ những công nhân Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra làm sao?”
Lệ thuộc Trung Quốc thiên hình vạn trạng, chuyên gia Bùi Kiến Thành phân tích là từ đầu năm đến nay Trung Quốc đầu tư rất nhiều ở Việt Nam, một phần khác đầu tư vào bất động sản. Trung Quốc đầu tư vào mua những dự án bất động sản với giá rẻ bèo của những người phát triển dự án mà bây giờ buộc phải bán tháo bán đổ đi.
Ông Bùi Kiến Thành đặt vấn đề:
“Đi xa hơn chút nữa, nếu Trung Quốc đổ vào Việt nam 100 tỷ đô hay 1.000 tỷ đô Trung Quốc sẽ mua đứt luôn đất nước Việt nam này thì sẽ ra sao? Tất cả những chuyện ấy lãnh đạo nhà nước phải suy nghĩ xem, chúng ta có nên trải thảm đỏ ra để mời mà rước Trung Quốc vào đầu tư ở Việt Nam hay không. Và nếu Trung Quốc đầu tư ồ ạt thì liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đứng vững hay không. Hiện nay đầu tư nước ngoài đã chiếm 68% xuất khẩu rồi, cả cái nước Việt Nam bao nhiêu trăm ngàn doanh nghiệp mà chỉ xuất khẩu được có 32%. Liệu ngày nào Trung Quốc đổ vào đây để đầu tư như thế thì ngoại thương Việt Nam sẽ ra sao tất cả chúng ta cần phải suy nghĩ.”

Làm thế nào để giảm lệ thuộc

image-250.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc hôm 11/5/2014. AFP photo 
Viễn kiến và quan ngại của giới chuyên gia có đầy đủ cơ sở, nếu nhìn vào những diễn biến gần đây nhất, những vụ biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn chủ quyền biển đảo Việt Nam đã lan ra tới khu công nghiệp Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh. Bạo động giữa công nhân Trung Quốc và công nhân Việt nam làm 21 người chết gồm 15 Trung Quốc 6 Việt Nam, theo hãng tin uy tín của Anh Quốc Reuters. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho là chỉ có 1 người Trung Quốc chết còn Bộ ngoại giao Trung Quốc xác nhận 2 công nhân Trung Quốc bị thiệt mạng.
Ngoài những quan ngại về chính sách ưu đãi nhà đầu tư Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam dựa trên xuất khẩu nhưng phụ thuộc phần lớn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Năm 2013 Việt Nam nhập khẩu 39,6 tỷ USD hàng hóa và nguyên liệu Trung Quốc mà chỉ xuất khẩu qua Hoa lục được có 13,3 tỷ USD. Làm thế nào giảm lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Rất khó, vì nhập khẩu từ Trung Quốc còn có phần tiểu ngạch đi qua biên giới một cách không chính thức. Mỗi ngày người ta đưa hàng hóa từ Trung Quốc vào mà ở đây có hai, ba vấn đề. Một là về chất lượng hàng đấy có phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam hay không, nhiều báo cáo cho biết hàng hóa có chất độc trong đó, còn vấn đề đồ ăn bây giờ rất sợ có nhiều báo cáo cho thấy thực phẩm, hoa quả Trung Quốc đưa qua có nhiều chất độc, đồ dùng hàng ngày mà có nhiều chất độc thì sẽ ra sao.
Lệ thuộc Trung Quốc có nhiều điều đang xảy ra ở Việt Nam, ví dụ Trung Quốc thuê rất nhiều khu vực ở ngay biên giới Việt Nam và Trung Quốc, thời hạn 50 năm-70 năm.
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành
Ngoài ra về vấn đề kinh tế thuần túy doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu Trung Quốc, mình nói xuất khẩu hai mươi mấy tỷ đô la hàng may mặc, nhưng những hàng may mặc ấy có hơn 60% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Tất cả những thứ đó cho chúng ta có cơ hội nhìn lại vấn đề ngoại thương với Trung Quốc và vấn đề khác là dưới chiêu bài kinh tế có vấn đề chính trị quốc phòng hay không thì Việt Nam phải thận trọng.”
Thành quả kinh tế xuất khẩu của Việt Nam tuy là xây dựng trên nền móng không vững chắc, nhưng nhà nước rất tự hào về thu nhập bình quân đầu người đạt mốc 1.900 USD/năm; theo cách tính lấy Tổng sản phẩm quốc dân chia đều cho dân số. Sau âm mưu xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, giả dụ Trung Quốc leo thang một bước trừng phạt kinh tế, Việt nam sẽ chịu ảnh hưởng tức thì và rất nặng nề.
Cũng chính vì thế giới chuyên gia cho rằng, vấn đề giảm lệ thuộc nhiều mặt vào Trung Quốc cần được xem xét khẩn cấp và có những bước thực hiện nghiêm túc. Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc không chịu rút giàn khoan khổng lồ hạ đặt bất hợp pháp trên vùng biển Việt Nam.

Không có một giải pháp dễ dàng cho Việt Nam và Trung Quốc

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-05-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam
Files photos
Nghe bài này

Căng thẳng xung quanh giàn khoan dầu 981 của Trung Quốc ngoài khơi Việt Nam đã diễn ra hơn hai tuần qua và vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Liệu có một giải pháp nào để hai nước ra khỏi bế tắc này? Khả năng về một liên minh quân sự giữa Việt Nam và Mỹ ra sao nếu bế tắc này bùng nổ lớn hơn? Việt Hà phỏng vấn Tiến sĩ Patrick Cronin, chuyên gia tư vấn cao cấp, Giám đốc chương trình an ninh châu Á Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Mỹ mới, Hòa Kỳ. Trước hết nói về căng thẳng hiện tại so sánh với những động thái của Trung Quốc từ trước tới nay ở biển Đông với các nước, Tiến sĩ Patrick Cronin nói:
Theo tôi những căng thẳng hiện tại là nghiêm trọng nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Chúng ta đã nhìn Trung Quốc sử dụng quân đội đối với một số đảo trên biển Đông. Đây là một cố gắng của Trung Quốc nhằm gia tăng chủ quyền của Trung Quốc trên một phần biển Đông. Trong trường hợp này là đối với nguồn dầu khí quan trọng mà họ đòi mà chưa từng có hành động khai thác đơn phương trước đó và bây giờ là giàn khoan của họ mà không có sự giúp đỡ của những tập đoàn quốc tế. Đây là một điểm mới tức là họ có năng lực tự làm điều này một mình.
Nhưng vấn đề sử dụng lực lượng có trang bị vũ khí, lực lượng hải giám và tàu cá là một phần trong những gì mà họ đã làm ở biển Đông để lấn chiếm chủ quyền dựa trên đòi hỏi chủ quyền của họ về vùng nước lịch sử thay vì luật quốc tế, và để khẳng định khả năng của mình trên nhiều mặt như xây dựng lực lượng tuần duyên, và khẳng định mong muốn của Trung Quốc trong việc kiểm soát vùng biển. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ vùng biển này cũng thuộc vùng biển gần của Việt Nam và Philippines, Malaysia, chứ không riêng gì của Trung Quốc. Vì vậy Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để làm thay đổi thực trạng và sử dụng lực lượng để xâm lấn đơn phương. Họ cần phải hợp tác dựa trên luật pháp,và các biện pháp ngoại giao chứ không phải biện pháp xâm lược.
Tiến sĩ Patrick Cronin, chuyên gia tư vấn cao cấp, Giám đốc chương trình an ninh châu Á Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Mỹ mới, Hòa Kỳ
Tiến sĩ Patrick Cronin, chuyên gia tư vấn cao cấp, Giám đốc chương trình an ninh châu Á Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Mỹ mới, Hòa Kỳ. Courtesy CNAS.ORG
Việt Hà: Dường như Trung Quốc đang tiếp tục thực hiện chiến thuật salami trong việc đưa giàn khoan dầu ra ngoài khơi Việt Nam. Ông dự đoán Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo, liệu họ có rời giàn khoan đi chỗ khác hay sẽ giữ nó ở đó và khoan tìm dầu?
Dr. Patrick Cronin: Một mặt thì ông Tập Cận Bình dường như đang kiên quyết thúc đẩy cái mà ông gọi là quyền lợi biển, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Phần này dường như sẽ là liên tục. Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục thách thức các vùng nước ở biển Đông để gia tăng kiểm soát và khả năng tiếp cận của Trung Quốc với vùng biển này. Mặt khác, chiến thuật mà ông ta sử dụng luôn thay đổi.  Chiến thuật ở đây dường như mang tính cơ hội. Căn cứ trên thực tế là Trung Quốc đã cải thiện quan hệ với Việt nam và quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines thì đang xấu trong khi Tổng Thống Barack Obama vừa đến Philippines và tái khẳng định mối liên minh chặt chẽ hơn với Philippines, và bây giờ thì Trung Quốc chọn gây hấn với Việt nam.
Đây là một cơ hội cho Trung Quốc không thách thức Mỹ một cách trực tiếp, mà vẫn tiếp tục lấn lướt đòi chủ quyền với năng lực mới của mình với một nước mà danh tiếng của Mỹ không bị đe dọa. Nó không chỉ là vấn đề của Mỹ mà còn là vấn đề chính trị nội bộ của Trung quốc. Nhưng dù thế nào thì việc gây hấn với một nước như Việt Nam là nước đang có quan hệ chiến lược phát triển với Mỹ nhưng Tổng thống Mỹ không đến thăm, thì cũng dễ dàng hơn. Nó cũng giống như việc bắt nạn Philippines vào năm ngoái cũng dễ hơn. Đó là lý do vì sao mà bây giờ ta có mối quan hệ khăng khít hơn giữa Mỹ và Philippines, và đó là lý do vì sao mà Tổng Thống Barack Obama đã đích thân nói rõ ràng điều khoản 5 bao gồm các đảo ở Đông Hải vì ông muốn loại bỏ những mập mờ mà Trung Quốc đã tận dụng. Bây giờ Trung Quốc đã tận dụng một sự không rõ ràng khác là ASEAN và Mỹ không có một cam kết chắc chắn để hậu thuẫn Việt nam dù họ có chia sẻ những lợi ích trong việc cổ vũ cho việc tuân phủ luật pháp trong việc giúp đỡ Việt Nam. Trung Quốc đã tận dụng vùng xám này vì họ có thể làm được điều này.
Trung Quốc đã tận dụng một sự không rõ ràng khác là ASEAN và Mỹ không có một cam kết chắc chắn để hậu thuẫn Việt nam dù họ có chia sẻ những lợi ích trong việc cổ vũ cho việc tuân phủ luật pháp trong việc giúp đỡ Việt Nam. Trung Quốc đã tận dụng vùng xám này vì họ có thể làm được điều này
Dr. Patrick Cronin
Việt Hà: Phải chăng Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật mà họ đã áp dụng với bãi Scarborough Shoal của Philippines hồi năm 2012, khi họ yêu cầu Philippines cùng rút tàu đi nhưng khi Philippines rút tàu đi rồi thì họ vẫn ở lại và kiểm soát bãi này?
Dr. Patrick Cronin: Nếu tôi phải đoán thì tôi sẽ nói là đúng vậy. Trung Quốc đang cố gắng thay đổi thực tế. Cái giàn khoan đó tương tự như một chiếc tàu chiến trong vùng tranh chấp, và nếu tôi phải nhìn vào một ví dụ tương tự thì tôi có thể nhìn vào trường hợp của bãi Scarborough shoal mà Trung Quốc có thể đang áp dụng. Nó mang tính cơ hội. Trung Quốc nhìn thấy Philippine điều đến một tàu hải quân để bắt giữ người đánh bắt thủy sản trái phép và thực thi quyền chấp pháp của họ. Trung quốc dùng lý do đó là một lý do đủ để họ điều tàu đến để nắm quyền kiểm soát. Trong trường hợp với Việt Nam, Trung Quốc không nhận được bất cứ hành động mang tính khiêu khích nào từ phía Việt Nam. Họ quyết định đây là một cơ hội và họ dùng một giàn khoan nước sâu khổng lồ để bắt đầu việc khoan thăm dò ngay trong vùng nước đang tranh chấp vì không ai có thể ngăn cản được họ và tôi không nghĩ là họ sẽ dời đi.
Tàu hải cảnh TQ phun nước vòi rồng qua tàu kiểm ngư Việt Nam để đuổi ra khỏi khu vực
Tàu hải cảnh TQ phun nước vòi rồng qua tàu kiểm ngư Việt Nam để đuổi ra khỏi khu vực. AFP
Việt Hà: Theo ông thì có những giải pháp hay khả năng nào để Việt Nam và Trung Quốc có thể thoát khỏi bế tắc này?
Dr. Patrick Cronin: Việt Nam đã cố gắng thành công trong đàm phán một số các dàn xếp với Trung Quốc nhiều năm qua từ Vịnh Bắc bộ đến việc cải thiện quan hệ hai nước kể từ diễn đàn khu vực ASEAN 2010 khi quan hệ trong khu vực với Trung Quốc đang xuống thấp do tranh chấp biển Đông. Giả sử nếu Trung Quốc muốn cho thấy một hình ảnh đẹp của mình trong khu vực, họ có thể ký một kiểu liên doanh với Việt nam. Vấn đề lúc này là Trung Quốc đã nói rõ rằng không có bất cứ tranh chấp nào trong vùng nước này. Đây là một lập trường cứng rắn, và nó sẽ khó khăn cho ông Tập  Cận Bình, người vốn rất cẩn trọng với vị thế chính trị và tính chính danh của mình. Cho nên tôi thấy rất khó cho Trung Quốc để có thể làm việc này, nhưng họ có thể làm qua một thỏa thuận giữ thể diện. Nếu điều này không thể được thực hiện, thì có thể là một dạng hợp tác kinh tế trong một số vùng nước mà giàn khoan chưa được đặt nhưng điều đó sẽ rất khó cho Việt Nam vì đã có rất nhiều tức giận và quan ngại với hành động hiện tại của Trung Quốc. Như đã nói, ngư dân bị thương, Trung Quốc đang sử dụng đội 80 chiếc tàu cả tàu chiến để tuần tra xung quanh giàn khoan.
Tôi chưa từng bao giờ nghĩ là 10 nước ASEAN sẽ đưa ra được một bản tuyên bố mạnh mẽ. Họ quá khác nhau... Đây là một nhóm chia rẽ
Dr. Patrick Cronin
Cho nên rõ ràng là họ đang chiếm thế thượng phong tại khu vực này nơi Việt Nam coi là vùng đặc quyền kinh tế của mình. Cho nên rất khó cho Trung Quốc dừng lại. Trung Quốc có thể sẽ cố gắng lấy được một số nhượng bộ nào đó từ Việt Nam. Việt nam đã biết phải làm việc với Trung Quốc thế nào, họ đã từng giải quyết vấn đề về biên giới trên biển và trên bộ thì có thể là họ sẽ tìm được một nhượng bộ nào đó mang tính giữ thể diện, nhưng có điều là Trung Quốc lo lắng phải đối phó với các nước khác nhiều hơn là chỉ phải đối phó với một mình Việt Nam. Nhưng vấn đề ở chỗ là các nước khác cũng chỉ mong Trung Quốc quan tâm đến các nước khác hơn là với chính nước họ. Nhưng Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật salami để thay đổi thực trạng trên biển và trên không và quản lý nhiều hơn vùng biên trên biển để họ không phải dựa vào các nước khác về mặt an ninh. Đây không phải là một tình huống dễ để tìm lối ra và sẽ không có một giải pháp dễ dàng nào cho tình huống này.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (giữa) đi cùng đoàn đại biểu đến địa điểm tổ chức lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Myanmar ở Naypyidaw vào ngày 11 tháng 5 năm 2014. AFP
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (giữa) đi cùng đoàn đại biểu đến địa điểm tổ chức lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Myanmar ở Naypyidaw vào ngày 11 tháng 5 năm 2014. AFP
Việt Hà: Tuyên bố mới đây của ASEAN bày tỏ quan ngại về vấn đề biển Đông và kêu gọi các bên kiềm chế. Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc gây hấn nhưng vẫn nói là cả hai nước đều có quyền đòi chủ quyền. Ông có nghĩ là những hành động này dường như là không đủ mạnh để gây sức ép lên Trung Quốc?
Dr. Patrick Cronin: tôi biết nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên lắm khi có một nước nào đó phải hy sinh để các nước còn lại tỉnh táo hơn. Tôi chưa từng bao giờ nghĩ là 10 nước ASEAN sẽ đưa ra được một bản tuyên bố mạnh mẽ. Họ quá khác nhau. Việt Nam có được một số ủng hộ mạnh những cũng có những ủng hộ yếu ớt hoặc không có ủng hộ từ một số nước ASEAN. Đây là một nhóm chia rẽ. Tuy nhiên họ cũng có được tuyên bố và đó là bước mở đầu và chúng ta chấp nhận. Nhưng thực tế là sẽ cần một nhóm nhỏ các nước giúp Việt Nam làm điều gì đó với vấn đề này. Không một nước nào kể cả Trung Quốc muốn có xung đột nhưng Trung Quốc có thể sẽ phải gặp xung đột nếu họ không cẩn thận. Trung Quốc đang có hành động gây hấn và Ngoại trưởng John Kerry nói đây là hành động nguy hiểm. Có những người ở Washington lo ngại căng thẳng sẽ bùng nổ hơn nữa, không phải là một cuộc chiến tranh mà là những hành động pháp lý, và điều này là đáng lo ngại vì Trung Quốc đang hành động đơn phương. Tôi hy vọng là Việt Nam không phải hy sinh để cho cả thế giới và khu vực hiểu được vấn đề. Hy vọng là chúng ta hiểu được là khu vực này sẽ mất nếu ta cho phép bất cứ nước nào được phép viết lại luật lệ một cách đơn phương bằng cách sử dụng vũ lực và xâm lấn và đó là điều mà Trung Quốc đang làm với giàn khoan và đội tàu.
Việt Hà: Theo ông, điều gì có thể khiến Mỹ và Việt Nam trở thành một liên minh?
Dr. Patrick Cronin: Nhìn chung tôi không nghĩ thế giới và khu vực bây giờ tạo ra nhiều liên kết đồng minh nữa. Nhưng tôi nghĩ là hợp tác về an ninh sẽ phát triển. tôi nghĩ là một sự liên kết  sẽ phát triển nhưng sẽ không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý trong liên minh quân sự. Tôi nghĩ điều này cũng tốt thôi. Cả Mỹ và Việt nam đều cẩn trọng với những gì mà Trung Quốc coi là phần ranh giới đỏ. Chúng ta phải nghĩ xem làm gì để cải thiện quan hệ hai nước hơn về thương mại, năng lượng, an ninh… điều này cũng tương tự trong quan hệ với các nước như Ấn Độ, Nhật Bản… tức là tăng cường hợp tác an ninh chứ không phải đồng minh. Nhưng điều có thể làm thay đổi là hành động sử dụng lực lượng quân đội trực tiếp của Trung Quốc. Nếu bạn hỏi điều gì xảy ra nếu Trung Quốc xâm lược Việt nam, thì chắc chắn là tình hình sẽ thay đổi. Nhưng giả sử nếu họ chỉ dùng lực lượng hiện tại và không đưa đến chiến tranh thực sự thì chúng ta có một thách thức phức tạp hơn phải xử lý, và lúc này không phải là liên minh quân sự mà là về chiến lược, với hợp tác nhiều tầng, chúng ta có thể làm điều này mà không cần phải có liên minh quân sự
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài ACTD buổi phỏng vấn.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/not-easy-solu-sino-vn-05192014084211.html


Monday, May 19, 2014

CẨU NHẬT TAN * ÂM MƯU TRUNG QUỐC

Âm mưu thâm độc của Trung Quốc tại Hà Nội 36 năm trước
Cầu Nhật Tân

***
 
 
 
Bước sang năm 1978, quan hệ giữa Việt Nam với các đồng chí Trung Quốc xấu đi trông thấy. Tuy vậy, một bộ phận lớn cán bộ VN (kể cả cán bộ cao cấp) chưa chuyển biến kịp thời về mặt nhận thức, vẫn mơ hồ và ảo tưởng vào quan hệ với Bắc Kinh - bị ám ảnh với yêu cầu gìn giữ tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản (đại cục), ám ảnh bởi sự hàm ơn Trung Quốc giúp đánh Mỹ, đánh Pháp, đã rất dè dặt khi phát biểu về các vụ việc rắc rối do Trung Quốc gây hấn. 
 
 
Quan điểm chung đều cho rằng đó là các vụ việc cá biệt trong đó Việt Nam có lỗi chính, mà không thấy được đó là chuỗi sự kiện được sắp đặt có chủ ý. Giữa lúc đó, xảy ra rắc rối lớn ở Hà Nội liên quan đoàn chuyên gia Trung Quốc tại công trình quốc tế cầu Thăng Long.
 
Sau 1975, đoàn chuyên gia Trung Quốc được cử sang Hà Nội rất đông giúp Việt Nam xây dựng công trình cầu Thăng Long do họ viện trợ. Phần lớn số này sinh hoạt ngay tại công trình. Việc chẳng tiến triển được bao nhiêu thì họ cố tình lấy cớ này cớ kia trì hoãn tiến độ khiến các cơ quan Việt Nam rất bị động trong việc bố trí nhân công, thời gian, gây lãng phí lớn. 
 
Đầu năm 1978, thấy Việt Nam vẫn nhẫn nại, họ bắt đầu khiêu khích trắng trợn. Một số chuyên gia mới được Bắc Kinh cử sang rất lỗ mãng với cán bộ và công nhân VN. Đã có trường hợp sỉ nhục, thậm chí đánh đập công nhân ngay trên công trường. Việc đến tai lãnh đạo. Nhận thức chung vẫn là: chắc mấy ông tướng nhà mình có gì sai chuyên gia bạn mới buộc làm thế… rồi: phải nín nhịn để giữ đại cục.
 
Thấy Việt Nam không có phản ứng, họ lại leo thang hành động gây hấn thù địch. Họ bắt đầu biến khu nhà ở chuyên gia thành lãnh địa riêng, cấm người Việt Nam tới gần. Nhiều lần, họ thả đàn chó bẹc-giê rất hung dữ cho cắn công nhân ta. Việc được báo cáo lên thì lãnh đạo đều xem xét xuề xòa trên tinh thần gìn giữ đại cục. Gìn giữ đoàn kết quốc tế vô sản. Phần sai lại vẫn bị đẩy về phía công nhân VN. Không khí trên công trường căng thẳng từng ngày.

Đến một hôm, khi bị đàn chó bẹc-giê của Trung Quốc tấn công, đồng chí công nhân ta đã dùng gậy xua chó nhằm tự vệ. Chỉ chờ có vậy, Trưởng đoàn chuyên gia Trung Quốc ngay lập tức tố cáo “nhà đương cục Việt Nam” giết chó bảo vệ, đột nhập khu nhà ở của họ nhằm hãm hại chuyên gia Trung Quốc. Sứ quán họ ở Hà Nội không chậm trễ bù lu bù loa hết công suất. Lúc này, lãnh đạo Hà Nội hoảng thực sự. Phần lớn phản ứng ban đầu đều quy kết công nhân ta chưa thấm nhuần này kia nên manh động và phạm pháp (?!). Đây là vụ án (lúc này là án) có ảnh hưởng lớn tới chính trị, quan điểm ban đầu giao cho cơ quan chức năng là như vậy.
 
Khó khăn lắm cơ quan chức năng mới tiếp cận được xác chó. Công tác khám nghiệm pháp y được tiến hành thận trọng, tỉ mỉ còn hơn vụ án mạng. Tình hình nóng lên từng ngày. Họ yêu cầu đưa lực lượng chức năng từ Bắc Kinh sang để bảo vệ đoàn chuyên gia Trung Quốc, họ đòi tìm ra lãnh đạo cao cấp Việt Nam (!?) đứng sau âm mưu này để xử lý. Cuối cùng, kết quả điều tra cho thấy chó của Trung Quốc chết do độc chất được tìm thấy trong mẫu thức ăn lấy từ dạ dày chứ không phải chết do ngoại lực tác động. Chỉ chờ có thế, sứ quán họ nhảy dựng lên vu cáo chính phủ Việt Nam vô ơn, mưu toan đầu độc chuyên gia Trung Quốc (?!). Vu cáo không thành công, vào tháng 6/1978 họ tự rút hết chuyên gia về nước, bỏ hẳn công trình cầu Thăng Long mới thi công được vài mố trụ. 
 
Do chỉ đạo quyết liệt trực tiếp từ lãnh đạo cao nhất mà công tác điều tra lại mở ra hướng khác. Từ những manh mối thu thập ban đầu về quan hệ của một số chuyên gia Trung Quốc mà sau này cơ quan chức năng Việt Nam đã lần ra ổ tình báo Hoa Nam quy mô lớn nhất hoạt động ngay giữa Hà Nội có nhiều chân rết tại Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì, Lạng Sơn đứng đầu là Thái Nhữ Siêu (người Việt gốc Hoa). Thì ra, ngay khi quan hệ hai nước còn tốt đẹp, một mặt, Trung Quốc công khai điều hành mạng lưới nổi hoạt động mua chuộc cán bộ, lũng đoạn cơ quan nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức rất tinh vi (ngay cả Ủy viên Bộ Chính trị bao giờ cũng đến chúc Tết đại sứ Trung Quốc trong đêm giao thừa và ăn nằm hẳn trong sứ quán của họ, có chuyện gì cơ mật nội bộ là báo cáo ngay với Trung Quốc). Mặt khác, Trung Quốc ngấm ngầm nuôi dưỡng và điều khiển mạng lưới “xã hội đen” tại Việt Nam nhằm tiến hành các hoạt động kích động, phá hoại khi có lệnh. Được biết, Thái Nhữ Siêu cùng tay chân đã lên kế hoạch cho nổ một số nơi tại Hà Nội và Hải Phòng nhằm gây mất ổn định song đã bị vô hiệu hóa trước khi hành động.
 
Trở lại với vụ việc tại Bình Dương và một số tỉnh vừa qua. Nhìn vào bề nổi, sẽ rất dễ dàng quy kết cho công nhân Việt Nam, giống như vụ việc tại công trình cầu Thăng Long 36 năm trước. Tuy nhiên, lịch sử quan hệ Việt – Trung cho thấy Trung Quốc là tổ sư của những trò lợi dụng, kích động rất tinh vi. Tại sao ông chủ Trung Quốc lại tốt đến mức cho công nhân Việt Nam nghỉ việc (vẫn được trả lương) để họ đi biểu tình chống Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam? Có hẳn nhóm “nòng cốt” lợi dụng gây rối phá hoại, họ hoạt động có tổ chức cao, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều điểm nóng, trên một địa bàn trải rộng trong nhiều tỉnh, họ liên lạc với nhau bằng bộ đàm (tránh để lại dấu vết liên lạc khi bị điều tra, tránh bị cơ quan an ninh nghe lén phát hiện), họ là ai? Những hoạt động trên vượt quá xa khả năng của những băng nhóm tội phạm thuần túy, không phải là những hoạt động mang tính bột phát mà hoàn toàn được tính toán trước, có tổ chức rất kỹ, phối hợp rất nhịp nhàng. Họ có quan hệ gì với mạng lưới tình báo của Trung Quốc … Đó là hàng loạt những câu hỏi rất khó, cần phải điều tra làm rõ. Trong điều kiện năng lực điều tra hạn chế và nhận thức chính trị rất lệch lạc trong các cơ quan như hiện nay thì khó có thể tìm được câu trả lời chính xác.

***

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * CSVN CHẠY ĐÀNG TRỜI CŨNG CHẾT



VỚI GIÀN KHOAN HD-981,
CSVN CHẠY ĐÀNG TRỜI CŨNG CHẾT
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 15.05.2014


HD-981 là một độc dược mà CSTQ đã luyện từ Công Hàm Bán Nước ký bởi hai tên tổ tội đồ Phạm Văn Đồng/Hồ Chí Minh.  CSTQ buộc CSVN phải há mồm ra để uống độc dược dù có muốn hay không.
          Với độc dược GIÀN KHOAN HD-981, CSVN CHẠY ĐÀNG TRỜI CŨNG CHẾT vì đây  là cái tội bán nước mà “Đất không dung, Trời cũng không tha !” Thực vậy CSVN bán nước cho Tầu, rồi cứ tin tưởng vào 16 chữ vàng và 4 tốt để rồi ngày nay CSTQ bóp họng phải há mồm ra nuốt độc dược HD-981. Trên đất này, CSVN quá tin vào Tầu là người bạn độc nhất của mình lúc lâm nguy. Những  nước thuộc ASEAN, cho dù Nguyễn Tấn Dũng kêu than về độc dược HD-981, thì những nước thuộc vùng Đông Nam Á này không ai đem quân đội hy sinh cứu CSVN khi phải đụng độ với Tầu. Năn nỉ, chiều chuộng TT.OBAMA, nhưng dân Mỹ còn mang ác mộng chiến tranh Việt Nam trước đây, thì có thể nói là dân Mỹ sẽ từ chối liền việc mang quân đội tái vào Việt Nam để cứu CSVN.
          Trên đất này, chỉ có mình Tầu và khi Tầu bắt CSVN uống độc dược thì không còn ai đến cứu nữa. Đúng là “Đất không dung !” CSVN vậy.

Chạy lên Trời cầu cứu, thì Tổ Tiên và Hồn những người vô tội đã chết oan uổng chỉ thẳng tay vào mặt CSVN mà đuổi xuống Đất vì cái tội bán nước thì “Trời cũng không tha“ được.
          “Trời không tha, Đất không dung “ cho CSVN nữa. CHỈ CÒN CÁI CHẾT do chính bạn quý Tầu 16 chữ vàng và 4 tốt thẳng tay giết !
          Chúng tôi cắt nghĩ tóm tắt những trường hợp sau đây để cho thấy cái chết của CSVN mà “Trời không tha, Đất không tha“:

1.      Trường hợp chiến tranh Việt-Trung xẩy ra thực sự.  
Nếu trường hợp này xẩy ra, thì Trung Cộng sẽ giết chết  CSVN vì CSVN đơn độc:
=>     Hoa kỳ không bao giờ can thiệp quân sự vào chiến tranh giữa Tầu và CSVN. Việc can thiệp quân sự Mỹ vào Việt Nam phải do dân Mỹ quyết định  trong khi đó dân Mỹ còn mang trong đầu ác mộng với chiến tranh Việt Nam trước đây, nhất nữa Việt Nam lúc này lại do độc đảng CSVN cai trị và bán nước cho Tầu.
=>     Không nước nào trong ASEAN mang mạng sống dân của mình đi cứu và chết cho CSVN.


=>     Các nước Liên Au biết rõ mặt thật  của CSVN và chĩ tìm cái quyền lợi vật chất cho mình. Số đông thành viên thuộc Liên Aâu đã là Cộng sản, nên họ hiểu thuộc lòng cái ruột của CSVN.
=>     Nhật và Nam Hàn chỉ tìm lợi dụng nhân lực Việt Nam chứ không phải đồng minh thực sự với CSVN. Những nước này cũng đang bị đe dọa bởi chính CSTQ, nên chính họ không đi giúp CSVN đánh CSTQ để chọc xùng Trung Cộng.

2.      Trường hợp CSVN và CSTQ xậm xụi dàn xếp bán nước    
Như vậy, đây chỉ là việc dàn dựng chiến tranh để xậm xụi dàn xếp bán nước của CSVN cho Tầu. Cái Giàn Khoan HD-981 vẫn còn đứng ở lãnh hải Việt Nam. Đó là sự xỉ nhục cho Dân Tộc Việt Nam. Dân Tộc Việt Nam biết rõ cái gian xảo muốn lừa bịp. Dân Tộc càng xùng và cam thù CSVN và sẽ vặn cổ cái đảng CSVN này cho đến chết. Những việc bắn “súng nước“ giữa tầu Trung cộng và tầu Việt cộng đang làm cho dân nghi ngờ việc làm tàn tệ bán nước này của CSVN.

3.      Trường hợp  HD-981 làm dân phát hiện xâm lăng đất liền           


 
Giàn khoan HD-981 đứng sừng sững ở trên biển Việt Nam và chính CSVN không thể giấu diếm được. CSVN sợ sệt dân chúng khám phá ra Công Hàm Bán Nước ký bởi Phạm Văn Đồng/Hồ Chí Minh mà CSVN đã bịp bợm che dấu dân từ lâu. Ngày nay dân chúng khám phá ra việc bán nước bỉ ổi này của Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh. Chính Trung cộng, qua vụ HD-981, đã công khai phổ biến cho dân Việt Nam cái tội bán nước này của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Khám phá ra cái tội “Trời không tha, Đất không dung“ của hai tên tổ của CSVN Hồ Chí Minh/Phạm Văn Đồng chắc chắn đứng lên vặn cổ đảng CSVN cho đến chết.

          Như vậy cái chết của CSVN là chắc chắn:
*        Trường hợp thứ nhất: chính CSTQ giết CSVN bằng độc dược HD-981
*        Trường hợp thứ hai và thứ ba: Dân Tộc Việt Nam giết CSVN, chôn vùi hẳn cái Cơ chế CSVN đầy tội ác, nhất là tội bán nước. Đây là việc NỔI DẬY CÁCH MẠNG đã xẩy ra như làm sóng từ ngày 11.05.2014

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 15.05.2014
Web: http://VietTUDAN.net

 

No comments:

Post a Comment