SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Những Viên Gạch Bị Lãng Quên
Wed, 10/14/2015 - 18:22 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.
HRW
Từ Vọng Các, hôm 7 tháng 10 năm 2015, biên tập viên Gia Minh đã gửi đến thính giả/độc giả của RFA một bài tường thuật (“Công Nhân Việt Nam và TPP”) với nội dung hơi bất ngờ:
Trong khi truyền thông nhà nước loan tin khá nhiều về kết quả đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và những cơ hội cho Việt Nam khi tham gia một khối mậu dịch tự do lớn như thế; thì đa số những công nhân tại các tỉnh thành khi được hỏi về TPP đề tỏ ra ngơ ngác không biết gì.
Một nữ công nhân tại Quảng Nam cho biết cô đang làm việc cho một công ty tư nhân. Giờ làm việc từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều; và mỗi tuần tăng ca 5 ngày cho đến 8 giờ tối. Lương tháng được 3 triệu tám trăm ngàn đồng. Sau khi làm việc cô về nhà trọ nghỉ ngơi, chẳng có giờ để đọc báo; còn TV thì không có. Cô chỉ biết mỗi tháng đóng 10 ngàn tiền công đoàn phí; còn chuyện công đoàn có bảo vệ quyền lợi cho công nhân hay không thì cô không biết; và nếu thấy công việc đang làm quá nặng nhọc thì bỏ đi tìm nơi khác có mức lương cao hơn; chứ tại nơi cô làm lâu nay ở Quảng Nam chưa có chuyện công nhân đình công để đòi quyền lợi. Khái niệm TPP đối với cô hoàn toàn xa lạ vì chưa bao giờ được nghe đến:
“Em cũng không biết nữa, khi mô tới hãy hay chứ giờ có biết gì đâu!”
Một nữ công nhân ở Nghệ An cũng cho biết hiện cô phải đóng một tháng 15 ngàn đồng tiền công đoàn phí; và tin tức về một công đoàn độc lập đối với cô cũng chưa bao giờ được nghe đến:
“Lâu nay em không nghe nói gì hết! Em cũng không có gì để hiểu được vấn đề đó.”
Tâm trạng “ngơ ngác” này hoàn toàn tương phản với nội dung của bức tâm thư ( “Nỗi Niềm Khóc Hận Thương Tâm Của Tầng Lớp Công Nhân Lao Động Nhập Cư Nghèo Từ Các Tỉnh Về Thành Phố”) đã gửi đến Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam – hơn mười năm trước – với 8 điểm đề nghị rất rạch ròi, và thẳng thắn như sau:
1. Trả lương cho chúng tôi theo đúng hợp đồng của nhà nước Việt Nam với các nhà đầu tư, thương gia nước ngoài có công ty xí nghiệp tại Việt Nam theo mức giá đồng USD thị trường.
2. Mức lương phải ngang bằng các công nhân các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia…
3. Dẹp bỏ Công đoàn do đảng (CS) xây dựng đưa vào các công ty xí nghiệp.
4. Không được phát triển đoàn, đảng trong hệ thống công nhân chúng tôi, để rồi quay lại đàn áp chúng tôi. Vì chúng tôi chỉ là những người đi làm mướn làm thuê bình thường, không muốn tham gia chính trị, chúng tôi không muốn hệ thống độc tài độc quyền đeo đẳng chúng tôi, vì chúng tôi đã quá khổ rồi.
5. Chúng tôi có quyền tự hợp đồng lao động cá nhân và tập thể khi đã dẹp bỏ hệ thống công đoàn, vì tổ chức công đoàn không đem lại quyền lợi thiết thực cho chính người công nhân chúng tôi, mà chính họ lại ăn theo phần trăm sản xuất của chúng tôi, và mỗi khi chúng tôi muốn đòi hỏi quyền lợi chính đáng phải được sự đồng ý của công đoàn là phi lý.
6. Chúng tôi không phải đóng góp những khoản tiền như xoá đói giảm nghèo và các loại tiền do Công đoàn phát động và trừ thẳng vào lương của chúng tôi như trước đây đã có.
7. Chúng tôi phải được quyền lợi như: bảo hiểm y tế, tiền lương hưu sau khi hết độ tuổi lao động, bảo hiểm tai nạn lao động rủi ro.
8. Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động. Những đòi hỏi ước vọng này, chúng tôi được thực hiện cũng không gây ảnh hưởng kinh tế thị trường và nền an ninh, như nhà nước và bộ phận công an thường cho là thế lực thù địch gây ảnh hưởng kinh tế quốc gia...
Trân trọng kính chào...
Kết quả, hay nói cho chính xác hơn là hậu quả, của những nỗi niềm thương tâm (thượng dẫn) có thể đọc được trên báo Công An Nhân Dân:
“Sáng 26/10/2010, TAND tỉnh Trà Vinh đã mở phiên xét xử Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh với tội danh ‘phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân’ theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự…
Cuối giờ chiều cùng ngày, tòa đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương, mỗi người 7 năm tù giam.”
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Ảnh: huynhngocchenh.blogspot
Thê thảm hơn nữa là những tai họa đã xẩy ra cho ông Lê Trí Tuệ, người có chức danh là Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Vào ngày 20 tháng 11 năm 2006, nhân vật này đã gửi đến tất cả những cơ quan, cũng như mọi giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam một lá đơn (tường trình và tố cáo) dài 1438 chữ. Phần đầu – và cũng là phần chính, gồm 444 chữ – xin được trích dẫn nguyên văn:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Đơn Tường Trình & Tố Cáo
V/v Công an TP. Hồ Chí Minh, liên tục đàn áp, thẩm vấn, tạm giữ người tại cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh chỉ vì tôi thực thi những nhân quyền cơ bản của mình.
Tôi tên là: Lê Trí Tuệ.
Sinh ngày 26/07/1979 Tại Hải Phòng.
Đăng ký hộ khẩu thường trú: 942 Tôn Đức Thắng – Sở Dầu –Hồng Bàng – TP. Hải Phòng.
Điện thoại: 0982.152.619, 0912.530.615
Chức vụ:
Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Trí Tuệ
Phó Chủ tịch Công đoàn Độc lập Việt Nam.
Kính thưa các quý vị lãnh đạo Nhà nước CHXHCN Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước,
Căn cứ vào Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948;
Căn cứ vào Tuyên ngôn Nguyên tắc Tổng Liên đoàn Lao công Thế giới [Tuyên ngôn này đã được chấp thuận chung, trong Đại hội kỳ thứ 16 của Tổng Liên đoàn Lao động Thế giới ILO (International Labor Organizations), họp tại Luxembourg, từ ngày 1 đến 04 tháng 10 năm 1968];
Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. Điều 53 và điều 69 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) nêu rõ:
“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.”
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ vào những viện dẫn trên đây, làm cơ sở pháp lý dẫn tới sự ra đời và cơ sở thành lập Công đoàn Độc lập Việt Nam, tuyên bố thành lập vào ngày 20/10/2006 tại Hà Nội.
Hiện nay chúng tôi đang làm thủ tục đăng ký, để từng bước hợp hiến và hợp pháp theo quy định. Nhưng đáng tiếc thay tôi thường xuyên phải bị triệu tập lên cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh để làm việc,bị cản trở quyền tự do đi lại của công dân, cản trở hoạt động khiếu nại tố cáo, ngăn cấm hoạt động xã hội, bảo vệ quyền con người cho nhân dân Việt Nam...
Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007. Ảnh: RFA
Ông bị tạm giữ vào hôm 29 tháng 03 năm 2007, bị ép buộc phải lên tiếng công khai giải tán công đoàn này. Lê Trí Tuệ từ chối và bỏ trốn sang Cambodia, sau khi bị đánh đập tàn tệ nhiều lần ngoài đường phố. Rồi ông đột ngột “biến mất” kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2007 cho mãi đến hôm nay! Theo bản tin của HRW, gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.”
Thời gian, may thay, đã không về phe với những kẻ đang nắm quyền bính ở quyền Việt Nam. Trang BS Hồ Hải vừa hân hoan gửi đi một tin mừng:
Văn bản tóm tắt Hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương mà 12 quốc gia thành viên vừa hoàn tất phần xác trong ngày 05/10/2015 giờ miền Đông Bắc Hoa Kỳ gồm 30 chương. Mỗi chương là một lĩnh vực khác nhau. Đây là một văn bản luật cơ bản. Nó như hiến chương thương mại, kinh tế chính trị cho riêng 12 quốc gia tham gia...
Hôm nay tôi xin dịch chương 19, là chương rất quan trọng đối với các quốc gia như Việt Nam. Mặc dù, nó đã được nhiều tổ chức chính thống của đảng cầm quyền ở Việt Nam dịch ra, nhưng một số mệnh đề bị dịch sai hoặc bỏ đi một cách cố ý của bản quan trọng về quyền của người lao động…
CHƯƠNG 19: LAO ĐỘNG
Tất cả các quốc gia thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO: International Labour Organization) và các thành viên đã công nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy các quyền của người lao động đã được quốc tế công nhận. Các quốc gia thành viên của TPP nhất trí thông qua và duy trì trong luật của họ và thực hiện các quyền lao động cơ bản được ghi nhận trong Tuyên bố ILO năm 1998, cụ thể là quyền tự do lập hội và quyền đàm phán tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; bãi bỏ lao động trẻ em và việc cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm. Các quốc gia thành viên TPP cũng đồng ý có luật điều chỉnh tiền lương tối thiểu, giờ làm việc, và sự an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Sự kiện này đã gây ra nhiều lời đám tiếu:
Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.
HRW
Từ Vọng Các, hôm 7 tháng 10 năm 2015, biên tập viên Gia Minh đã gửi đến thính giả/độc giả của RFA một bài tường thuật (“Công Nhân Việt Nam và TPP”) với nội dung hơi bất ngờ:
Trong khi truyền thông nhà nước loan tin khá nhiều về kết quả đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và những cơ hội cho Việt Nam khi tham gia một khối mậu dịch tự do lớn như thế; thì đa số những công nhân tại các tỉnh thành khi được hỏi về TPP đề tỏ ra ngơ ngác không biết gì.
Một nữ công nhân tại Quảng Nam cho biết cô đang làm việc cho một công ty tư nhân. Giờ làm việc từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều; và mỗi tuần tăng ca 5 ngày cho đến 8 giờ tối. Lương tháng được 3 triệu tám trăm ngàn đồng. Sau khi làm việc cô về nhà trọ nghỉ ngơi, chẳng có giờ để đọc báo; còn TV thì không có. Cô chỉ biết mỗi tháng đóng 10 ngàn tiền công đoàn phí; còn chuyện công đoàn có bảo vệ quyền lợi cho công nhân hay không thì cô không biết; và nếu thấy công việc đang làm quá nặng nhọc thì bỏ đi tìm nơi khác có mức lương cao hơn; chứ tại nơi cô làm lâu nay ở Quảng Nam chưa có chuyện công nhân đình công để đòi quyền lợi. Khái niệm TPP đối với cô hoàn toàn xa lạ vì chưa bao giờ được nghe đến:
“Em cũng không biết nữa, khi mô tới hãy hay chứ giờ có biết gì đâu!”
Một nữ công nhân ở Nghệ An cũng cho biết hiện cô phải đóng một tháng 15 ngàn đồng tiền công đoàn phí; và tin tức về một công đoàn độc lập đối với cô cũng chưa bao giờ được nghe đến:
“Lâu nay em không nghe nói gì hết! Em cũng không có gì để hiểu được vấn đề đó.”
Tâm trạng “ngơ ngác” này hoàn toàn tương phản với nội dung của bức tâm thư ( “Nỗi Niềm Khóc Hận Thương Tâm Của Tầng Lớp Công Nhân Lao Động Nhập Cư Nghèo Từ Các Tỉnh Về Thành Phố”) đã gửi đến Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam – hơn mười năm trước – với 8 điểm đề nghị rất rạch ròi, và thẳng thắn như sau:
1. Trả lương cho chúng tôi theo đúng hợp đồng của nhà nước Việt Nam với các nhà đầu tư, thương gia nước ngoài có công ty xí nghiệp tại Việt Nam theo mức giá đồng USD thị trường.
2. Mức lương phải ngang bằng các công nhân các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia…
3. Dẹp bỏ Công đoàn do đảng (CS) xây dựng đưa vào các công ty xí nghiệp.
4. Không được phát triển đoàn, đảng trong hệ thống công nhân chúng tôi, để rồi quay lại đàn áp chúng tôi. Vì chúng tôi chỉ là những người đi làm mướn làm thuê bình thường, không muốn tham gia chính trị, chúng tôi không muốn hệ thống độc tài độc quyền đeo đẳng chúng tôi, vì chúng tôi đã quá khổ rồi.
5. Chúng tôi có quyền tự hợp đồng lao động cá nhân và tập thể khi đã dẹp bỏ hệ thống công đoàn, vì tổ chức công đoàn không đem lại quyền lợi thiết thực cho chính người công nhân chúng tôi, mà chính họ lại ăn theo phần trăm sản xuất của chúng tôi, và mỗi khi chúng tôi muốn đòi hỏi quyền lợi chính đáng phải được sự đồng ý của công đoàn là phi lý.
6. Chúng tôi không phải đóng góp những khoản tiền như xoá đói giảm nghèo và các loại tiền do Công đoàn phát động và trừ thẳng vào lương của chúng tôi như trước đây đã có.
7. Chúng tôi phải được quyền lợi như: bảo hiểm y tế, tiền lương hưu sau khi hết độ tuổi lao động, bảo hiểm tai nạn lao động rủi ro.
8. Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động. Những đòi hỏi ước vọng này, chúng tôi được thực hiện cũng không gây ảnh hưởng kinh tế thị trường và nền an ninh, như nhà nước và bộ phận công an thường cho là thế lực thù địch gây ảnh hưởng kinh tế quốc gia...
Trân trọng kính chào...
Kết quả, hay nói cho chính xác hơn là hậu quả, của những nỗi niềm thương tâm (thượng dẫn) có thể đọc được trên báo Công An Nhân Dân:
“Sáng 26/10/2010, TAND tỉnh Trà Vinh đã mở phiên xét xử Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh với tội danh ‘phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân’ theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự…
Cuối giờ chiều cùng ngày, tòa đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù giam, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương, mỗi người 7 năm tù giam.”
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Ảnh: huynhngocchenh.blogspot
Thê thảm hơn nữa là những tai họa đã xẩy ra cho ông Lê Trí Tuệ, người có chức danh là Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Vào ngày 20 tháng 11 năm 2006, nhân vật này đã gửi đến tất cả những cơ quan, cũng như mọi giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam một lá đơn (tường trình và tố cáo) dài 1438 chữ. Phần đầu – và cũng là phần chính, gồm 444 chữ – xin được trích dẫn nguyên văn:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Đơn Tường Trình & Tố Cáo
V/v Công an TP. Hồ Chí Minh, liên tục đàn áp, thẩm vấn, tạm giữ người tại cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh chỉ vì tôi thực thi những nhân quyền cơ bản của mình.
Tôi tên là: Lê Trí Tuệ.
Sinh ngày 26/07/1979 Tại Hải Phòng.
Đăng ký hộ khẩu thường trú: 942 Tôn Đức Thắng – Sở Dầu –Hồng Bàng – TP. Hải Phòng.
Điện thoại: 0982.152.619, 0912.530.615
Chức vụ:
Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Trí Tuệ
Phó Chủ tịch Công đoàn Độc lập Việt Nam.
Kính thưa các quý vị lãnh đạo Nhà nước CHXHCN Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước,
Căn cứ vào Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948;
Căn cứ vào Tuyên ngôn Nguyên tắc Tổng Liên đoàn Lao công Thế giới [Tuyên ngôn này đã được chấp thuận chung, trong Đại hội kỳ thứ 16 của Tổng Liên đoàn Lao động Thế giới ILO (International Labor Organizations), họp tại Luxembourg, từ ngày 1 đến 04 tháng 10 năm 1968];
Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. Điều 53 và điều 69 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) nêu rõ:
“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.”
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ vào những viện dẫn trên đây, làm cơ sở pháp lý dẫn tới sự ra đời và cơ sở thành lập Công đoàn Độc lập Việt Nam, tuyên bố thành lập vào ngày 20/10/2006 tại Hà Nội.
Hiện nay chúng tôi đang làm thủ tục đăng ký, để từng bước hợp hiến và hợp pháp theo quy định. Nhưng đáng tiếc thay tôi thường xuyên phải bị triệu tập lên cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh để làm việc,bị cản trở quyền tự do đi lại của công dân, cản trở hoạt động khiếu nại tố cáo, ngăn cấm hoạt động xã hội, bảo vệ quyền con người cho nhân dân Việt Nam...
Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007. Ảnh: RFA
Ông bị tạm giữ vào hôm 29 tháng 03 năm 2007, bị ép buộc phải lên tiếng công khai giải tán công đoàn này. Lê Trí Tuệ từ chối và bỏ trốn sang Cambodia, sau khi bị đánh đập tàn tệ nhiều lần ngoài đường phố. Rồi ông đột ngột “biến mất” kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2007 cho mãi đến hôm nay! Theo bản tin của HRW, gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.”
Thời gian, may thay, đã không về phe với những kẻ đang nắm quyền bính ở quyền Việt Nam. Trang BS Hồ Hải vừa hân hoan gửi đi một tin mừng:
Văn bản tóm tắt Hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương mà 12 quốc gia thành viên vừa hoàn tất phần xác trong ngày 05/10/2015 giờ miền Đông Bắc Hoa Kỳ gồm 30 chương. Mỗi chương là một lĩnh vực khác nhau. Đây là một văn bản luật cơ bản. Nó như hiến chương thương mại, kinh tế chính trị cho riêng 12 quốc gia tham gia...
Hôm nay tôi xin dịch chương 19, là chương rất quan trọng đối với các quốc gia như Việt Nam. Mặc dù, nó đã được nhiều tổ chức chính thống của đảng cầm quyền ở Việt Nam dịch ra, nhưng một số mệnh đề bị dịch sai hoặc bỏ đi một cách cố ý của bản quan trọng về quyền của người lao động…
CHƯƠNG 19: LAO ĐỘNG
Tất cả các quốc gia thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO: International Labour Organization) và các thành viên đã công nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy các quyền của người lao động đã được quốc tế công nhận. Các quốc gia thành viên của TPP nhất trí thông qua và duy trì trong luật của họ và thực hiện các quyền lao động cơ bản được ghi nhận trong Tuyên bố ILO năm 1998, cụ thể là quyền tự do lập hội và quyền đàm phán tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; bãi bỏ lao động trẻ em và việc cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm. Các quốc gia thành viên TPP cũng đồng ý có luật điều chỉnh tiền lương tối thiểu, giờ làm việc, và sự an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Sự kiện này đã gây ra nhiều lời đám tiếu:
- Blogger Nguyễn Vạn Phú : “… điều mỉa mai là Việt Nam phải trông chờ vào một hiệp định ký với các nước tư bản để các nước tư bản này gây sức ép buộc Việt Nam phải bảo vệ công nhân của mình, không để giới chủ bóc lột quá đáng!”
- Blogger Ôsin: “Thật nực cười khi, chỉ khi chịu sức ép của ‘các nước tư bản’, ‘đảng của giai cấp công nhân’ mới (có thể) thừa nhận các quyền căn bản của công nhân.”
SƠN TRUNG * VĂN CHƯƠNG CỘNG SẢN
VĂN CHƯƠNG CỘNG SẢN
SƠN TRUNG
Người
cộng sản theo chủ trương giai cấp đấu tranh Ai là kẻ thù?Tư sản là kẻ
thù, phe quốc gia là kẻ thù, người chống đối , người không theo cộng
sản, nói chung nhân dân là kẻ thù. Trong Tuyên Ngôn đảng Cộng sản, Marx
chỉ tin vào các đồng chí của họ, nhưng những đồng chí cộng sản nào không
đi theo đường lối cùa Lenin, Staliin, Mao Trạch Đông đều bị giết hoặc
sa thải. Dân lành không có tội tình gì, đảng viên kháng chiến hy sinh
cho cộng đảng cũng bị giết, tù đày và sa thải.
Cuộc
Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn đảng tại Miển Bắc trong khoảng
1945-1955 đã chứng tỏ điều đó. Marx chỉ tin vào công nhân nhưng công
nhân là ai? Công nhân chỉ là bóng ma, nghĩa là không có thực.Theo định
nghĩa của Engels, công nhân hay vô sản là những người thơ có trình dộ
cao,làm việc trong các hãng xưởng tân tiến của tư bản. Xét theo định
nghĩa này, Nguyễn Tất Thành, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trần
Quôc Hoàn, Đỗ Mười ... đều không thuôc giai cấp công nhân. Lenin cướp
chính quyền năm 1917, lúc này Nga, Trung Quốc đều là những nưóc nông
nghiệp lạc hậu, không có hoặc có rất it tư bản và vô sản. Marx cho nông
dân, thương gia, giáo sư, luật sư..là giai cấp lưng chừng, có mầm móng
chống cộng. Như vậy, Marx đã coi đa số nhân dân là kẻ thù.
Đối với kẻ thù cộng sản áp dụng các chính sách: chiêu dụ, lường gạt và tiêu diệt. Những ai không phải đảng viên Cộng sản thì phải loại trừ. Đó là điều lệ của Đê tam quốc tế, không thể sai chạy. Cộng sản duy vật, ghét trí thức.(Trí phú địa hào, đào tận gốc,trốc tận rễ). Nhưng họ lại cần những kẻ khéo ăn nói và viết khá phục vụ cho họ trong việc tuyên truyền lừa dối. Những nhà văn nổi tiếng được chiêu dụ và đã trở thành những văn nô. Các văn nô này bao gồm Tô Hoài,Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi...Bọn họ theo chủ trương "hiện thực xã hội chủ nghĩa"(Socialist Realism) nghĩa là tuyên truyền bịp bợm, lãnh tụ, cán bộ cộng sản dù xấu xa cũng ca tụng, còn phe tư bản dù tốt cũng tìm cách bôi lo.
Các
lớp cộng sản cha con của họ đều tuân thủ đường lối này. Tư tưởng phân
biệt bạn thù, căm thù đế quốc, căm thù giai cấp cộng với đường lối tuyên
truyền lừa bịp đã giáo huấn người cộng sản có cái nhìn "căm thù sâu
sắc" người quốc gia. Ngay cả những nhà văn tiến bộ, bất đồng chánh kiến
cũng còn vướng tàn dư cộng sản. Hai ông Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, và Dương
Thu Hương đều nói "ngụy quân" ăn thịt người, hãm hiếp phụ nữ. Bảo Ninh,
Tạ Duy Anh đều nói bọn thám kích hãm hiếp các chị nuôi rồi dìm xuống
suối cho chết.
Bảo Ninh, Tạ Duy Anh đều nói bọn thám kích hãm hiếp các chị nuôi rồi dìm xuống suối cho chết. Họ nói cả bọn nhóm lửa ăn gan, và hai trái tinh hoàn.. Muốn giết sợ có tiếng súng nổ chỉ cần thocc dao là xong, còn trấn nước mất công lắm. Bọn thám báo không dại gì làm việc ngây ngô dài dòng như vậy. Cộng sản cũng biết bọn biệt kích tránh dùng súng nhưng nói họ nổi lửa để nấu gan, và tinh hoàn. Họ dốt lửa để làm hiệu cho cộng quân bắt ư? Mạng sống người biệt kích hiểm nguy, vào mau rút mau đâu lại dềnh dàng như đi cắm trại? Ai đời kẻ trộm vào nhà, lấy đồ đạc xong không lo chạy mà còn nổi lửa nấu nướng chiên xào ư?
Bảo Ninh, Tạ Duy Anh đều nói bọn thám kích hãm hiếp các chị nuôi rồi dìm xuống suối cho chết. Họ nói cả bọn nhóm lửa ăn gan, và hai trái tinh hoàn.. Muốn giết sợ có tiếng súng nổ chỉ cần thocc dao là xong, còn trấn nước mất công lắm. Bọn thám báo không dại gì làm việc ngây ngô dài dòng như vậy. Cộng sản cũng biết bọn biệt kích tránh dùng súng nhưng nói họ nổi lửa để nấu gan, và tinh hoàn. Họ dốt lửa để làm hiệu cho cộng quân bắt ư? Mạng sống người biệt kích hiểm nguy, vào mau rút mau đâu lại dềnh dàng như đi cắm trại? Ai đời kẻ trộm vào nhà, lấy đồ đạc xong không lo chạy mà còn nổi lửa nấu nướng chiên xào ư?
Cộng
sản dối trá thành tinh, dối trá một cách trẻ con kể cả ông Trần Huy
Liệu, sử gia đáng kính trong nghề nói láo. Ông làm bộ trưởng thông tin
của Hồ Chí Minh nên ông và bọn ông phải tuyên truyền láo khoét. Một
người khi đã cháy toàn thân làm sao chạy được dù là vài mét. Máy bay
cộng
sản nấp trên mây phục kích máy bay Mỹ như trẻ chơi trò trốn tìm ư? Hỏa
tiễn Liên Xô kém cỏi, không bắn tới máy bay Mỹ, cộng sản khôn ngoan lấy
tre nối thêm cho dài, kết quả hạ Mitg của Mỹ ngon lành. Liên Xô là thấy
của Việt Cộng thế mà trò ngu giỏi hơn thầy ư! Cho
đến nay, thế kỳ XXI, chưa nghe nói nước nào chế máy bay đứng yên một chỗ
trên trời. Một mũi tên mà bắn xuyên thủng mấy xe tăng ư? Xe tăng làm
bắng giấy ư? Sức người có thể níu trực thăng lại ư? Ông này chắc mạnh
hơn Hercule, đáng phục.
Cộng sản làm rầm beng việc Nguyễn Ngọc Loan
bắn chết một tù binh.Dù sao lúc đó hai bên còn bắn nhau, tại mặt trận
lực lượng cộng sản rất hung hản, khi tiến khi thoái bất phân thắng bại.. Nguyễn Ngọc Loan chỉ là kẻ lỗ mãng
nhưng không tàn độc tập thể như tập thể Việt Cộng. đã
giết hàng ngàn người ở Huế năm 1968,
hàng trăm ngàn người trong CCRD ở miền Bắc năm 1953-1956 mà chẳng có
ông Tây bà đầm nào lên tiếng! Nhất là ở Huế, trong số đó có thanh niên
tay không, phụ nữ trẻ con, họ không phải lính chiến, không phải tù binh
mà bị xâu lại giết, rồi đẩy xuống hố. Có ai nhân danh quy ước Geneve và
nhân quyền mà chống đối không?
Chính
phủ Phan Huy Quát đem bọn Tôn Thất Dương Kị, Phạm Văn Huyến, và Cao
Minh Chiếm ra Bắc, bên quân đội tính chọ họ nhảy dù, bác sĩ thủ tướng
Phan Huy Quát sợ họ té gãy chân nên đề nghị cho họ đi xe hơi đến cầu
Hiền Lương thả cho họ về bên kia. Phe quốc gia lôi thôi quá! Việc gì
phải tốn xăng, mòn lốp xe, mất công lính tráng đưa ba tên gian manh này
ra Bắc! Phe cộng sản đâu làm kiểu tư sản ủy mị như thế, ba phát đạn
cho ba ông là gọn và khỏi lo hậu hoạn, ngu gì mà thả cọp về rừng!!
Vì
nọc độc cộng sản, và cũng vì tâm lý kiểu hãnh của kẻ chiến thắng, một
số cán bộ, đảng viên đã coi khinh dân miền Nam. Ho coi tất cả cả đều
xâu xa, ngu dốt, vô đạo đức.Họ coi phụ nữ Miền Nam là đĩ đếm, trai
trộm cắp, rong chơi, không lao động sản xuất, kỹ sư, bác sĩ, giáo sư đều
ngu si. Chỉ có trí thức xã hội chủ nghĩa mới là trí thức. Dương Thu
Hương hoan hô chính sách kinh tế mới của cộng sản để dạy cho dân Miền
Nam biết thế nào là lao động.
Nói vậy thội, chứ không phải tất cả đều là cộng sản và có nọc độc cộng sản. .Không
phải tất cả dân , tất cả nhà văn, tất cả trí thức cộng sản đều ghét
người quốc gia. Trong nhân dân sống ở đất cộng sản có những người thật
sự là anh em, đồng chí của chúng ta. Khi mặt trời lên, mọi sự sẽ sáng
tỏ. Sau đây, xin trích một vài bài cùng chủ đề.
Khi nhà văn không chỉ là kẻ đồng loã
Phùng Nguyễn
Trong
bài tham luận “Khi kẻ đồng loã là nhà văn” [1] đăng trên diễn đàn Hội
luận Văn học Việt Nam gần đây, tôi có đề cập đến vai trò và trách nhiệm
của nhà văn (ở đây được sử dụng như là một từ chung cho nhà văn, nhà
thơ, và các nghệ sĩ sáng tạo thuộc các bộ môn nghệ thuật khác) như là
một nhân chứng quan trọng của lịch sử. Cần phải nói thêm là vai trò này
đòi hỏi không chỉ có trách nhiệm bảo vệ và xiển dương Sự Thật mà còn cần
thiết phải lật mặt nạ, đưa ra ánh sáng những trá nguỵ, như là đối
nghịch của Sự Thật, mà từ đó nọc độc văn hoá mọc ra như những chiếc vòi
bạch tuộc âm độc. Tại sao điều này lại vô cùng cần thiết sẽ được trình
bày dưới đây.
Tôi
có niềm tin rất lớn vào lòng tự hào của nhà văn. Họ luôn muốn được xem
như là một ngòi bút công chính, đầy lòng nhân ái. Chỉ có điều là không
có mấy ai đạt được "cảnh giới" cao quý của lòng công chính thực sự. Có
quá nhiều điều luôn rắp tâm kéo nhà văn xuống thấp, có khi thấp hơn cái
mức độ cho phép. Đó là khi họ, vì một hay nhiều lý do, phải nín thở qua
sông, phải viết điều không muốn viết, phải ca tụng điều không xứng đáng,
phải báng bổ điều họ thực sự quý trọng. Họ buộc phải đứng về phía của
kẻ mạnh. Nhưng cũng có khi, không phải luôn luôn là vô tình, họ chọn
đứng cùng phía với những thế lực đen tối một cách tự nguyện, gieo rắc
mầm độc hại xuyên qua việc xiển dương điều trá nguỵ. Chính là ở đây, nhà
văn trở thành không chỉ là kẻ đồng loã.
Vào
tháng 11 năm 2002, tôi có cơ hội đọc Đi tìm nhân vật [2] của Tạ Duy Anh
trên mạng talawas. Tác giả của "Bước qua lời nguyền" nằm trong danh
sách những ngòi bút ưa thích của tôi đã từ lâu. Tôi "khám phá" Tạ Duy
Anh qua tập Truyện ngắn chọn lọc 1975-1990 [3] của Nhà xuất bản Văn Học
in năm 1993 cùng lúc với Phạm Thị Hoài ("Chín bỏ làm mười") và Nguyễn
Huy Thiệp ("Tướng về hưu"). Tôi theo dõi Đi tìm nhân vật một cách thích
thú, cho đến gần hết chương 6. Cũng trong năm 2002, tôi có dịp đọc Cõi
người rung chuông tận thế [4] của Hồ Anh Thái. Vào lúc bấy giờ, hình như
ông là Chủ tịch Hội Nhà văn thủ đô Hà Nội. Ở một trang nào đó cũng nằm
trong chương 6, tôi ngừng đọc. Nơi tôi đã dừng lại ở hai tác phẩm, có
một điểm rất chung.
Phần
trích dẫn dưới đây từ "Đi tìm nhân vật" đề cập đến sự tàn bạo của chiến
tranh. Tôi không biết Tạ Duy Anh đã gặp những khó khăn nào trong việc
cho ra đời cuốn sách này với phần diễn tả sự thống khoái bệnh hoạn của
người lính bộ đội trong khi tàn sát lũ "lính nguỵ" và đám "nguỵ cái"
dưới đây, nhưng tôi phải thú thực đã cảm thấy có sự khiên cưỡng trong
tâm lý nhân vật:
"...
Quân ta ào lên, bắt giết, đâm, giẫm đạp. Một mụ nguỵ cái, ngực để trần,
miệng há ra ú ớ. Niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt
trong ngực mình. Mình găm vào ngực mụ cả loạt khiến ngực mụ vỡ toác mà
mặt mụ vẫn chưa tắt hy vọng. Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế! Một
thằng nguỵ bị mình xọc lê vào bụng, nghe ‘thụt’ một cái. Mình nghiến
răng vặn lê rồi trở báng súng phang vào giữa mặt hắn. Hắn lộn một vòng,
gồng mình giãy chết như con tôm sống bị ném vào chảo mỡ."
Đoạn
kế tiếp là một xung đột đầy kịch tính, phục vụ cùng một mục đích: diễn
tả sự tàn bạo của chiến tranh, trong đó người lính là con thú mắc bẫy.
Người lính chọn ném đứa bé hai tuổi xuống ao nước cho chết đuối thay vì
để nó, một cách chắc chắn, bị sát hại bởi "Mỹ nguỵ" sau đó. Bất kể có
đồng ý với cách hành xử của người lính hay không, tôi ghi nhận nỗ lực
của Tạ Duy Anh trong việc chuyên chở khá thành công điều xem chừng như
một nghịch lý: những tư duy nhân bản có khi được thể hiện dưới những
dạng tàn bạo nhất. Đoạn này chấm dứt như sau:
"Hai
ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết
bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn nguỵ ào
lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát
kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống
rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên
chiến trận."
Dưới đây là đoạn trong chương 6 của "Cõi người rung chuông tận thế" của Hồ Anh Thái mà tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc:
"Hùng
lao người bơi xuôi theo dòng suối tương đối cạn, xa hẳn chỗ Hoa đang
nấp. Lũ thám báo văng tục chạy men bờ đuổi theo. Có những chỗ suối cạn
không bơi được, Hùng phải chạy. Bốn tên thám báo nhảy chồm chồm trên
những tảng đá giữa lòng suối, rồi quây được Hùng vào giữa. Anh quật ngã
một thằng. Nó cắm đầu xuống nước, không thấy động đậy gì. Nhưng những
thằng kia đã xúm lại. Chỉ một lát sau, chúng đã lôi xềnh xệch Hùng lên
bờ. Thân thể anh bầm dập đẫm máu. Chúng đấm đá túi bụi để lấy cung cho
tới khi anh ngất đi. Anh tỉnh lại, chúng đánh tiếp. Hoa hiểu vì sao
chúng không dùng đến súng. Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng
rừng này.
Cuối
cùng, điều Hoa không ngờ đã tới. Cô chỉ nghĩ rằng bọn thám báo sẽ lôi
Hùng đi làm tù binh để tiếp tục lấy khẩu cung. Nhưng thằng cầm con dao
găm của anh đã cúi xuống rạch một đường thành thạo trên bụng Hùng. Anh
quằn quại hét lên một tiếng rùng rợn. Ở trên cao, Hoa nghiến chặt răng
gần như ngất đi. Hai thằng kia đè chặt chân tay Hùng cho thằng mổ bụng
moi tim gan ra. Chúng nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ. Hai hột
tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn."
*
Tạ
Duy Anh là nhà văn có tay nghề cao. Chỉ cần một câu ngắn, "... chúng
quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho
đồng đội", ông đã làm được nhiều việc. Trước hết ông xác lập "thực tế"
dựa vào cung cách diễn đạt ngắn, gọn như một mệnh lệnh của cấu trúc câu.
Người đọc không có thì giờ, và do đó, cơ hội để hoài nghi khẳng định
của ông. Thứ đến, ông "tầm thường hoá", không phải bản chất và mức độ
tàn độc mà là sự hiện hữu và khả năng tái diễn của, một tội ác khủng
khiếp bằng cách nói về nó một cách thản nhiên như đang nói về một sự
kiện vô cùng bình thường, cho dù có trông đợi hay không, sẽ chắc chắn
xảy ra một cách đều đặn và tự nhiên như người Hà Nội sẽ tiếp tục đi ăn
chả cá Lã Vọng. Sau hết, ông xác định "ranh giới" của những tội ác được
phép xảy ra: tất cả những gì khác hơn việc ăn thịt đồng loại, và trong
Đi tìm nhân vật, đó là những tội ác xảy ra trước và sau câu văn ngắn gọn
nói trên! Không giống như những đoạn trích dẫn ở trên, Tạ Duy Anh xây
dựng đoạn này một cách thoải mái và tự tin, tôi có thể hình dung. Ông
không hề ngay cả trong một sát na hoài nghi điều mình viết xuống. Bởi vì
"lính nguỵ ăn thịt người" là điều có thực, cũng thực như mặt trời sẽ
mọc ở hướng Đông vào mỗi buổi sáng. Ông không phải hư cấu, và ông yên
tâm vô cùng.
So
với câu văn nói trên của Tạ Duy Anh, có người sẽ bảo ít nhất Hồ Anh
Thái đã bỏ công "hư cấu" đoạn tôi trích dẫn từ "Cõi người rung chuông
tận thế". Tôi e rằng mình không thể đồng ý với nhận định này. Nhân
nhượng lắm thì tôi sẽ chấp nhận câu "Hai hột tinh hoàn thì được phân
chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn" là một công trình hư cấu bởi vì
nó có thể đã được chuyển hoá từ kinh nghiệm ứng xử trong đời thường của
chính tác giả. Phần còn lại là một sao chép vụng về và mâu thuẫn từ một
điều đã nghe/đọc/nhặt từ một hay nhiều nơi nào khác. Sao chép? "Thám báo
nguỵ" và "ăn thịt người" luôn luôn là cặp bài trùng trong “cổ tích dân
gian” kể từ hậu bán thế kỷ 20! Mâu thuẫn? Trong đoạn văn trích dẫn ở
trên, có hai chi tiết không ăn khớp:
Hoa hiểu vì sao chúng không dùng đến súng. Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng rừng này.
Chúng nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ.
Tất
nhiên Hồ Anh Thái chưa từng ở hay đưa trí tưởng tượng của mình vào cái
khung cảnh ông đang diễn tả như là một người lính, thám báo “nguỵ” hay
trinh sát “Việt cộng.” Cho nên ông không chỉ rón rén mồi lửa mà "nổi
lửa" nướng thịt người và trong cùng một lúc lại rất cẩn thận không dùng
đến súng vì sợ gây tiếng động!
Ông
không hề biết gì về khoảng cách và tốc độ mà khói và mùi thịt [người?]
cháy khét có thể đạt đến! Tôi ngạc nhiên là những tên “thám báo nguỵ”
này đã không ăn… sống nhân vật Hùng, vốn có thể làm cho câu chuyện trôi
chảy hơn! Khi Jorge Amado, trong "Phép lạ của bầy chim" [5] , tả Ubaldo
Capadócio cu dái lòng thòng bay lên trời cùng với bầy chim đủ loại [một
cách rất đáng tin], đó là hư cấu. Cần phải dùng đến một từ khác để diễn
tả chính xác hơn công trình "sáng tạo" của nhà văn Hồ Anh Thái.
Không
thể nói là tôi đã không cảm thấy xúc phạm ở cương vị một người lính của
Quân lực Việt Nam Cộng hoà, một tập thể nay đã thuộc về lịch sử, và
trên hết, như là một người Việt Nam khi đọc những đoạn trích dẫn nói
trên. Cái huyền thoại "lính nguỵ ăn thịt người," đối với tôi, là chuyện
láo khoét, bắt đầu với những tuyên truyền dối trá vào những thời điểm
rất sớm trong chiến tranh, và trong khi vô cùng bẩn thỉu khi xét trên
các phương diện văn hoá và đạo đức, đã được áp dụng triệt để với mưu đồ
gán ghép cái đầu ác thú lên thân thể của kẻ thù.
Những tuyên truyền láo khoét và vô đạo đức này, bất kể xuất phát từ bất cứ từ phe nào, nếu có ai đó cho rằng cần thiết trong giai đoạn chiến tranh, lẽ ra phải được chấm dứt và mầm độc của nó phải được hoá giải ngay lập tức vào ngày hôm sau của ngày tàn cuộc chiến. Điều này đã không hề xảy ra, và càng tệ hơn nữa, điều trá nguỵ được tiếp tục củng cố, nuôi dưỡng không chỉ bởi những đầu óc ngu muội mà còn bởi những người mà dựa vào chức năng của họ, trí tuệ và khả năng tư duy phải vượt trội hơn những tầng lớp khác trong xã hội. Tôi muốn nói đến nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác, và trong một giới hạn nhất định, trí thức.
Những tuyên truyền láo khoét và vô đạo đức này, bất kể xuất phát từ bất cứ từ phe nào, nếu có ai đó cho rằng cần thiết trong giai đoạn chiến tranh, lẽ ra phải được chấm dứt và mầm độc của nó phải được hoá giải ngay lập tức vào ngày hôm sau của ngày tàn cuộc chiến. Điều này đã không hề xảy ra, và càng tệ hơn nữa, điều trá nguỵ được tiếp tục củng cố, nuôi dưỡng không chỉ bởi những đầu óc ngu muội mà còn bởi những người mà dựa vào chức năng của họ, trí tuệ và khả năng tư duy phải vượt trội hơn những tầng lớp khác trong xã hội. Tôi muốn nói đến nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác, và trong một giới hạn nhất định, trí thức.
Những
người vẫn đang tin tưởng vào huyền thoại "lính nguỵ ăn thịt người"
(hoặc những huyền thoại ghê rợn nhắm vào phe này hay phe kia trong cuộc
chiến) sẽ nhảy lên đòi tôi trưng ra bằng chứng về sự "vô tội" của họ.
Bằng chứng? Trách nhiệm đưa ra bằng chứng thuộc về kẻ buộc tội, phe công
tố, những người đã dựng lên câu chuyện hoang đường này trước tiên,
những người nay hoặc đã qua đời hoặc quá hèn nhát để đứng ra thú nhận
tội ác làm ô nhiễm văn hoá dân tộc của mình.
Về
phần mình, tôi không có bằng chứng nào hết! Nói cách khác, bằng chứng
của tôi về sự láo khoét và vô đạo đức của cái gọi là "lính nguỵ ăn thịt
người" chính là sự thiếu vắng bằng chứng về cái tội ác vượt quá ranh
giới giữa người và thú được đổ lên đầu cái tập thể bất hạnh này. Những
người đã, đang, và sẽ tiếp tục tin tưởng, viết xuống, hoặc nói về cái
tội ác tưởng tượng này, có trong tay mình những gì? Có bao nhiêu chứng
cớ cụ thể hoặc có thể kiểm chứng được về "lính nguỵ ăn thịt người" trong
những phòng trưng bày "tội ác Mỹ nguỵ" trên cả nước? Hình ảnh? Tên tuổi
nạn nhân? Ngày tháng, nơi chốn? Nhân chứng? Đã có những kết quả nào đến
từ nỗ lực của nhà nước sau chiến tranh trong việc tầm nã hung thủ để
thực thi công lý? Bao nhiêu phiên toà đã được dựng lên để xét xử những
con "ác thú kinh tởm" này? Bọn chúng gồm những ai, tên tuổi, ngày tháng
tội ác xảy ra, bản cung khai?
Tôi
e rằng không có bằng chứng nào hết ngoài những lời kể lể ỉ ôi đi kèm
với những thề thốt long trọng về sự chân thực của những câu chuyện bịa
đặt! Vạn nhất nếu có, và điều này vô cùng quan trọng, sẽ là vô cùng hiếm
hoi và vô cùng cá biệt, không bao giờ đủ để bất cứ một ai có thể gán
ghép những tội ác phi nhân tính này như là một thuộc tính lên bất cứ một
tập thể, một nhóm người nào hết.
Trong
một bài viết cách đây không lâu nhằm phân tích tiểu luận "The Long Road
Home: Exile, Self-Recognition, and Reconstruction" [6] của “nhà thơ có
tác phẩm nằm trong danh sách 100 bài thơ hay nhất thế kỷ 20” Nguyễn Bá
Chung, tôi có đề cập đến vấn đề tương tự và áp dụng cho giới trường ốc
Âu Mỹ, xin được trích dẫn ở đây:
"Làm
thế nào để chúng ta có thể dễ dãi đến độ cẩu thả với chính mình như thế
và trong cùng một lúc lại có cái nhìn vô cùng nghiệt ngã đối với người
khác? Tôi cho rằng sự lười biếng có phần đóng góp không nhỏ trong đó.
Chúng ta tránh, càng nhiều càng tốt, kiểm tra những 'thực tế’ đã được
công nhận bởi đa số. Tệ hơn nữa, sự lười biếng cho phép chúng ta không
chỉ chấp nhận mà còn áp dụng những 'thực tế’ này cho những điều tương tự
hoặc có vẻ tương tự. Chúng ta lười biếng đến độ không thèm tự hỏi mình
nếu bánh xe có hình tròn, liệu mọi hình tròn có phải là bánh xe hay
không? Liệu trung uý William Calley, người chịu trách nhiệm tối hậu cho
cuộc tàn sát Mỹ Lai năm 1968, có biến tất cả quân nhân Mỹ tham chiến ở
Việt Nam trở thành những kẻ giết người hàng loạt? Liệu những kẻ chủ sự
trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế có biến tất cả đảng viên cộng sản
Việt Nam thành tội phạm chiến tranh? Liệu Jeffrey Dahmer [7] có biến dân
tộc Mỹ thành bọn mọi ăn thịt người? Hoặc giả chỉ có người Mỹ tư bản và
người Việt cộng sản mới được hưởng quyền đặc miễn tài phán?"
Có
người sẽ bực bội nếu tôi bỏ qua/không bỏ qua những thước phim ghi lại
giây phút tướng cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan bắn bỏ một tù binh cộng sản
giữa thanh thiên bạch nhật. Hành động này, bất kể động cơ thúc đẩy, là
một tội ác khó thể biện bạch và đã biến Nguyễn Ngọc Loan thành một người
vô cùng nổi tiếng và đồng thời một mục tiêu của chỉ trích và lên án
trong và sau chiến tranh Việt Nam. Bên cạnh việc chà đạp lên công ước
quốc tế về tù binh, coi rẻ mạng sống con người, hành động thiếu suy xét ở
cương vị một tướng lãnh, Nguyễn Ngọc Loan còn bắt cả một tập thể vô
cùng đông đảo phải trả giá cho hành động không thể bào chữa của một cá
nhân riêng lẻ. Quân lực Việt Nam Cộng hoà, trong mắt của công luận thế
giới từ sau biến cố đáng tiếc này, là một tập thể tàn bạo, giết người
như ngóe! Đây là hiệu ứng độc hại nhất và khắc nghiệt nhất của “guilty
by association”, tạm dịch một cách vô cùng lỏng lẻo là “con sâu làm rầu
nồi canh”. Trên thực tế, trong suốt cuộc chiến tranh mười ngàn ngày, có
bao nhiêu người lính miền Nam đã thực sự cầm súng hạ sát một người không
có tấc sắt trong tay? Chắc là có, nhưng nhất định không ở cái mức độ để
được gọi là "tàn sát” (massacre). Bởi vì không phải họ ở Mỹ Lai, Thanh
Phong. Không phải họ ở Huế, vào dịp Tết!
Cũng
không phải Hoàng Phủ Ngọc Tường, nếu chúng ta có thể tin vào lời tuyên
bố của ông. Bất kể oan ưng, Hoàng Phủ Ngọc Tường là người may mắn. Ông
được chiếu cố, được bào chữa, hoặc ít nhất, được cho cơ hội để biện
minh, để được soi rọi. Một Ngô Minh viết bài minh oan. Một Nguyễn Đức
Tùng tặng thơ, ước mơ xây nhà máy lọc để biến nước thành thuỷ tinh trong
vắt cho chúng ta có thể nhìn thấy Lư Sơn chân diện mục. Đã có bao nhiêu
nỗ lực tương tự dành cho những oan khuất, những ngộ nhận đến từ sự trá
nguỵ phủ chụp lên đầu một hay nhiều tập thể bất hạnh khác chỉ vì thế
đứng của họ trong cuộc tranh chấp áp đặt lên số phận của dân tộc bởi
những thế lực ngoại lai? Tôi không nghe tiếng trả lời!
Hoặc
giả chỉ có văn nghệ sĩ mới có đặc quyền được lên tiếng và được lắng
nghe? Tôi e rằng điều này không xa lắm với thực tế. Nhà văn nhà thơ, bất
kể ở phía nào của cuộc tranh chấp, quả thực có một số đặc quyền nhất
định, trong đó có quyền, cùng với thời gian và cùng với lịch sử, được
xem xét, phê phán, minh oan, và phục hồi. Có bao giờ họ tự hỏi cái đặc
quyền này đến từ đâu, bởi vì cái gì. Có bao giờ họ nhận ra đặc quyền này
thực ra là một trách nhiệm, một nghĩa vụ đến từ kỳ vọng chính đáng của
lịch sử và của xã hội về họ, dựa trên chức năng cao quý của họ, như là
một nhân chứng trung thực và công chính của đời sống, và đời sống ở đây
không chỉ là đời sống ngắn ngủi và riêng tư của chính họ. Rất đáng tiếc,
rất mỉa mai nếu cái đặc quyền này chỉ để phục vụ cho riêng bản thân của
họ! Như Wiesel, trích dẫn trong bài tham luận xuất sắc “Hội nhập và nơi
chốn” [8] của Đặng Thơ Thơ, đã viết: “Nhân chứng bắt buộc chính mình
phải cung khai. Cho tuổi trẻ hôm nay, cho những đứa bé sẽ sinh ra ngày
mai. Hắn không thể để quá khứ của hắn trở thành tương lai của những thế
hệ sau.”
*
Bài
viết này hoàn toàn không phải để bào chữa cho bất cứ tội ác nào của bất
cứ phe phái nào trong chiến tranh hoặc trong bất cứ bối cảnh nào khác.
Tôi không hề nghi ngờ cái sự thực là đã có những tội ác ghê rợn xảy ra
trong chiến tranh Việt Nam xuất phát từ những động cơ cá nhân hay từ
chính sách của một hay nhiều phe tham chiến nhân danh những điều cao quý
nhất hoặc tệ hại nhất. Tôi là một trong số những người viết hiếm hoi ở
hải ngoại đã quan tâm và lên án Bob Kerry, vào năm 2002 là thượng nghị
sĩ liên bang Hoa Kỳ, về vụ thảm sát ở làng Thanh Phong [9] tháng 12 năm
1969 bởi toán người nhái hải quân Mỹ do ông cầm đầu (Có thể xem Thanh
Phong như là một "mini" Mỹ Lai về số lượng nạn nhân (21) cũng như về tầm
phổ biến trên các mạng truyền thông). Tôi tán thành việc truy nã và đưa
ra trước công lý những tội phạm chiến tranh, bất kể thuộc về phe tham
chiến nào, và buộc họ phải trả giá cho những tội ác họ đã thực hiện
trong quá khứ, tương tự như thế giới vẫn đang truy tầm và kết án những
hung thủ sống sót từ Đệ nhị Thế chiến.
Nhưng
tôi chống lại âm mưu liên kết tội ác cá nhân với tập thể liên hệ với
mưu đồ bôi đen hình ảnh của tập thể đó. Tôi lên án những chính sách,
những cử chỉ trá nguỵ ví dụ như "khoan hồng", "tha thứ" một người hoặc
một tập thể về những tội ác tưởng tượng gán ghép cho họ và trong cùng
một lúc, tiếp tục bằng cách này hay cách khác nuôi dưỡng và bơm đẩy
những vi khuẩn độc hại vốn phát khởi và tăng trưởng từ trá nguỵ vào mạch
máu văn hoá của dân tộc. Bởi vì, tầm tác hại của nọc độc văn hoá gây ra
bởi những chính sách gian trá này vô cùng lớn lao ở cả ba chiều kích,
rộng, dài, và sâu!
Chính
vì bài viết này nhắm vào trước hết giới cầm bút, như đã được định nghĩa
ở trên, "những người mà dựa vào chức năng của họ, trí tuệ và khả năng
tư duy phải vượt trội hơn những tầng lớp khác trong xã hội", tôi hy vọng
mình sẽ không phải kể lể, lý luận dông dài về những điều tôi muốn đề
cập về ba chiều kích mà tầm tác hại của nọc độc văn hoá có khả năng chạm
đến. Tôi tin rằng nhà văn, với khả năng phân tích tình cảm nhân vật và
phản ứng tâm lý của người đọc, sẽ không khó hình dung những tác hại về
phương diện tâm lý mà những huyền thoại kiểu "lính nguỵ ăn thịt người"
gây ra cho tập thể "lính nguỵ" và những thành viên của gia đình họ. Điều
gì sẽ xảy ra nếu con cái của "lính nguỵ" tin rằng họ, trong một thời
điểm nào đó của quá khứ, đã thực sự ăn thịt người? Tôi e rằng mầm tác
hại đã lan rộng và xa hơn tầm kiểm soát, và sâu hơn cả những toan
tính/mưu đồ ác độc của những kẻ chủ mưu.
Nếu
điều tôi trình bày ở trên vẫn chưa đủ, hãy cùng nhau thử một điều khác,
theo đề nghị của Đặng Thơ Thơ, cũng từ "Hội nhập và nơi chốn?", "...
chúng ta nên hoán vị cho nhau, đi vào đôi giầy của nhau, để những nỗi
đau không tương phản mà nhập một." Bắt đầu như thế này, cứ cho rằng
người Việt Nam từ Bắc chí Nam, lúc chào đời tâm hồn trắng như tờ giấy.
Người miền Nam vì kém may mắn nhiễm phải nọc độc văn hoá đồi truỵ "Mỹ
nguỵ", khi lớn lên đi lính giết hại nhân dân và ăn thịt người, đặc biệt
thịt bộ đội. Trong khi đó, ở miền Bắc, dưới ánh sáng quang vinh của Bác
và Đảng, thanh niên lớn lên xung phong đi bộ đội chống Mỹ cứu nước, luôn
trung với Đảng và hiếu với dân, chỉ ăn lương khô. Giả thiết này đối với
một số người xem ra có vẻ chấp nhận được. Số còn lại thì nhất định đang
nhướng một hoặc cả hai hàng chân mày, và có lẽ không chỉ có vậy!\
Hãy
kiên nhẫn để tiếp tục với phần kế tiếp của giả thiết. Thay vì sinh ra ở
miền Bắc, toàn bộ cái tập thể anh hùng đã xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
này "bị" sinh ra ở miền Nam. Câu hỏi cho cái tập thể trên thực tế đã
sinh ra ở miền Bắc nay "bị" sinh ra ở miền Nam trong giả thiết của tôi
rất đơn giản, có bao nhiêu trong số họ lớn lên đi lính giết hại nhân dân
và ăn thịt bộ đội? Dĩ nhiên là cũng nhiều bằng số người thực sự sinh ra
ở miền Nam cho mỗi thể loại, "đi lính”, "giết hại nhân dân", và "ăn
thịt bộ đội". Nói lại cho đúng: cũng nhiều bằng số người tin vào cái
huyền thoại "lính nguỵ ăn thịt người". Yêu cầu còn lại là những nhà văn
nhà thơ, kể cả Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái, một cách tình cờ "bị" nằm
trong giả thiết này, xin vui lòng giúp tôi hình dung ra cảm giác của
"mình" mỗi khi nghe, đọc về cái gọi là "lính nguỵ ăn thịt người." Tôi
biết quý vị có thể làm được điều này, quý vị là nhà văn, chuyên trị việc
chơi đùa với cảm giác của nhân vật và của người đọc!
Cái
giả thiết “thú vị” ở trên dành cho việc đo lường sự tác hại về chiều
sâu của những nọc độc văn hoá. Chúng ta vẫn phải tiếp tục thảo luận về
những tác hại ở chiều rộng và dài. Theo cung cách cái huyền thoại/tín
điều "lính nguỵ ăn thịt người" được phổ biến và tin tưởng trong các tầng
lớp quần chúng bao gồm các thế hệ già trẻ và đặc biệt trong giới làm
văn học/văn hoá ở Việt Nam trong mấy mươi năm qua, tôi cho rằng huyền
thoại này đã hội đủ điều kiện về số đông cần thiết (“critical mass”,
Wikipedia tiếng Việt dịch là “khối lượng tới hạn”) để trở thành một
thuộc tính của "lính nguỵ", nghĩa là "lính nguỵ" thì đương nhiên là ăn
thịt người, tương tự như lá cây có màu xanh hoặc chim thì bay và cá thì
lội!
Tiếp
tục "tư duy" theo chiều hướng này, bởi vì tập thể "lính nguỵ" có đến
hàng triệu người, "ăn thịt người" nhất định phải trở thành thuộc tính
của người Việt Nam ở phía Nam, và sau đó là của cả nước. Xin được long
trọng tuyên bố, Việt Nam, quê hương tôi, xứ sở của bọn ăn thịt người!
Về
tác hại đường dài, có lẽ không cần phải dài dòng. Người Mỹ đã ngưng rải
chất độc da cam lên đồng ruộng quê hương ta ngay cả trước khi chiến
tranh chấm dứt, nhưng việc xuất hiện những trẻ sơ sinh quái thai, hậu
quả của hoá chất độc hại này, vẫn chưa thấy chấm dứt. Trong khi đó,
người Việt tiếp tục nuôi dưỡng và phun nọc độc vào nhau sau hơn ba thập
kỷ. Đường xa vô tận!
*
Chúng
ta thường nghe nói rất nhiều về những nọc độc văn hoá do tàn dư Mỹ nguỵ
để lại. Chúng ta không hề nghe nói về điều tương tự ở phía những kẻ
thắng trận. Điều này có thể hiểu được, kẻ thắng được quyền viết lịch sử,
bên cạnh những đặc quyền khác, kể cả quyền nuôi dưỡng những nọc độc văn
hoá do chính mình tạo ra. Tôi sẽ không ngạc nhiên nhiều lắm, cho dù vẫn
tiếp tục cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm, nếu một ông A bà B nào đó vẫn
tiếp tục bám vào huyền thoại "lính nguỵ ăn thịt người". Tôi hiểu được
hiệu quả của "tẩy não" hoặc của tuyên truyền nhồi sọ theo kiểu Đức Quốc
xã. Nhưng tôi sẽ vô cùng ngạc nhiên, vô cùng thất vọng, và vô cùng bị
xúc phạm nếu người đó là một nhà văn, một ngòi bút tài năng. Tôi đánh
giá cao và do đó kỳ vọng nhiều vào văn nghệ sĩ, đặc biệt văn nghệ sĩ
sáng tạo. Họ làm đẹp đời sống. Họ mang chúng ta đến gần với Chân, Thiện,
Mỹ. Họ, trong nhiều trường hợp, là hy vọng và ngay cả là lương tâm của
xã hội, đặc biệt trong những xã hội mà lương tâm bị què quặt hoặc hoàn
toàn vắng bóng. Họ không thể là đồng loã của bóng tối, gieo rắc trá
nguỵ, gieo rắc những nọc độc văn hoá vốn sẽ còn ở lại rất lâu sau khi họ
ra đi vĩnh viễn. Đây là một điều ghê rợn, chỉ để nghĩ tới!
Việc
lựa chọn trích dẫn Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái trong số nhiều tác giả
viết về những điều dựa trên những "tín điều" mọc ra từ sự trá nguỵ không
hề là chuyện ngẫu nhiên. Lại càng không phải đến từ ác ý. Vào năm 2002,
tôi không tin rằng Tạ Duy Anh hoặc Hồ Anh Thái đã bị cưỡng bách hoặc
khuyến dụ bởi nhà nước để viết về những điều trá nguỵ kể trên. Cả hai
đều viết về "lính nguỵ ăn thịt người" một cách tự nguyện, và đã không hề
đặt câu hỏi về sự chân thực của điều họ đang rao giảng.
Sách
của Hồ Anh Thái được tái bản vào năm 2004, phần đã khiến tôi ngưng
không đọc tiếp vào năm 2002 vẫn còn nguyên trong ấn bản mới.
Tôi không rõ lắm về khả năng phổ cập của "Đi tìm nhân vật", nhưng tôi có thể phát biểu một cách an toàn là cách suy nghĩ của hai tác giả này về huyền thoại/tín điều "lính nguỵ ăn thịt người" đã không hề thay đổi. Cho đến thời điểm này của năm 2008, đã không có ai trong số họ lên tiếng cải chính về điều đã viết xuống. Tất cả những dấu hiệu ở trên mang một nội hàm quan trọng: Không hề có một nỗ lực nào để đánh giá lại kẻ thù cũ, hoặc nói cho đúng hơn, đánh giá lại cái nhìn của chính mình lên kẻ thù cũ. Tôi e rằng điều này không chỉ đúng cho Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái, và không chỉ đúng cho "phía" Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái!
Tôi không rõ lắm về khả năng phổ cập của "Đi tìm nhân vật", nhưng tôi có thể phát biểu một cách an toàn là cách suy nghĩ của hai tác giả này về huyền thoại/tín điều "lính nguỵ ăn thịt người" đã không hề thay đổi. Cho đến thời điểm này của năm 2008, đã không có ai trong số họ lên tiếng cải chính về điều đã viết xuống. Tất cả những dấu hiệu ở trên mang một nội hàm quan trọng: Không hề có một nỗ lực nào để đánh giá lại kẻ thù cũ, hoặc nói cho đúng hơn, đánh giá lại cái nhìn của chính mình lên kẻ thù cũ. Tôi e rằng điều này không chỉ đúng cho Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái, và không chỉ đúng cho "phía" Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái!
Bằng
cách phủ nhận tư cách và trách nhiệm nhân chứng lịch sử của mình, nhà
văn phải đồng thời chấp nhận cái nguy cơ trở thành kẻ đồng loã với những
thế lực đen tối. Bằng cách nuôi dưỡng và gieo rắc mầm độc hại phát khởi
từ trá nguỵ vào mạch văn hoá dân tộc, bất kể vì vô tình hay cố ý, nhà
văn trở thành không chỉ là kẻ đồng loã. Đây là một kết luận u ám, nhưng
tôi không chắc là mình có được một lựa chọn nào khác.
Sẽ
không công bằng với Tạ Duy Anh nếu tôi không đề cập đến nỗ lực đánh giá
lại văn hoá và truyền thống trong tác phẩm của ông. Nỗ lực này được tìm
thấy ở chương 5 của Đi tìm nhân vật, ở đó, thông minh và tinh quái, tác
giả "biến thành thằng phi lịch sử, kẻ vong ân, đứa qua mặt các cụ" bằng
cách công kích giá trị văn hoá của một số truyện cổ tích, ngụ ngôn ưa
thích nhất của Việt Nam như "Rùa chạy thi với thỏ", "Trí khôn của ta
đây", "Tấm Cám", và "Mỵ Châu - Trọng Thuỷ". Tôi đọc phần này lần đầu với
sự cảm phục. Tạ Duy Anh có đủ các đức tính cần thiết của một nhà văn mà
độc giả và xã hội kỳ vọng; ông sở hữu một khả năng tư duy nhạy bén,
sáng suốt, và ngòi bút ông có đủ dũng khí để tấn công những thành trì
kiên cố nhất của thiên kiến và lạc hậu: truyền thống văn hoá. Cảm giác
khi đọc lại phần này sau khi đọc chương 6, là chua chát và nuối tiếc.
Không lẽ chỉ có những nọc độc văn hoá cổ xưa, những điều đã từ lâu trở thành một phần máu thịt của văn hoá dân tộc mới cần được soi rọi và tái thẩm định? Không lẽ những mầm văn hoá độc hại tươi mới đang làm ô nhiễm mạch văn hoá dân tộc ngày và đêm và những oan khiên thống hận đang rỉ máu của những người còn sống và của con cháu họ không đáng được quan tâm? Tại sao người ta có thể, một cách ý thức, bước vào cái vũng lầy mà chính mình đã muốn cứu vớt kẻ khác ra khỏi chỉ vài trang giấy trước đó?
Không lẽ chỉ có những nọc độc văn hoá cổ xưa, những điều đã từ lâu trở thành một phần máu thịt của văn hoá dân tộc mới cần được soi rọi và tái thẩm định? Không lẽ những mầm văn hoá độc hại tươi mới đang làm ô nhiễm mạch văn hoá dân tộc ngày và đêm và những oan khiên thống hận đang rỉ máu của những người còn sống và của con cháu họ không đáng được quan tâm? Tại sao người ta có thể, một cách ý thức, bước vào cái vũng lầy mà chính mình đã muốn cứu vớt kẻ khác ra khỏi chỉ vài trang giấy trước đó?
*
Những
đều viết xuống ở đây, kể cả phần trích dẫn từ tác phẩm của Tạ Duy Anh
và Hồ Anh Thái (trong số rất nhiều trường hợp tương tự) là một nỗ lực
biện minh cho sự cần thiết của vai trò "nhân chứng của Sự Thật" của nhà
văn với những dẫn chứng cụ thể, những điều có thực và luôn phơi bày
trước mắt mọi người nhưng vì một hay nhiều lý do bí ẩn nào đó được đối
xử như là vật vô hình vô tướng hoặc một thứ "cấm kỵ“ (taboo) không nên
dây vào. Bằng cách nhắm mắt quay lưng, giả vờ không nhìn thấy và hy vọng
vấn đề sẽ tự biến đi, người ta đang lừa dối chính mình một cách ngây
ngô.
Tôi
tin chắc ngộ nhận và trá nguỵ đã không chỉ đến từ một phía trong các
phe tham chiến, và tác hại của chúng cũng không chỉ dành riêng cho phe
phái nào. Trong hồi ký “Tố khổ Văn chương” ở Sài Gòn: Tiền đồn, Đoạn
đường chiến binh,” [10] nhà văn Thế Uyên có nhắc đến việc buộc phải gọi
"thằng huyện uỷ," "con du kích" trong sách của mình để Tiền đồn được
xuất bản. Rõ ràng việc gọi nhau “thằng này con nọ” đã được chính quyền ở
cả hai miền Nam Bắc trong thời chiến đưa lên hàng quốc sách, và xuyên
qua việc này, đã có những cống hiến vô cùng to lớn trong việc biến Việt
Nam trở thành đất nước của một lũ mất dạy! Vào những ngày này của năm
2008, mời bạn đọc vào truy cập các khoá chữ "tội ác Mỹ nguỵ" và "tội ác
Việt cộng" ở phần tiếng Việt của Google để có được một ý niệm ban đầu,
cái phần nổi của tảng băng sơn, của vấn nạn đang được thảo luận ở đây.
Bắt
đầu với việc "giải ảo" và tháo gỡ nọc độc văn hoá "lính nguỵ ăn thịt
người" đối với tôi là một lựa chọn cần thiết bởi vì mức độ nghiêm trọng
và sự thách thức của huyền thoại/tín điều này. Trong tất cả những cây
trái độc nằm rải rác trên mảnh vườn văn hoá Việt Nam, đây là một trong
những mũi gai độc địa nhất, nhức nhối nhất, cần phải nhổ bỏ càng sớm
càng tốt. Những người đã và đang là nạn nhân của những “cây gai độc” nói
trên và đang chủ trương chính sách “đào sâu chôn chặt” với hy vọng rồi
những điều tàn tệ như thế này sẽ lặng lẽ tan biến cùng thời gian thực ra
đang vô tình trao tặng con cháu mình một di sản của ô nhục.
Những
vết nhơ văn hoá/lịch sử này sẽ cùng với thời gian đang trở thành một
thực tế lịch sử không thể đảo ngược, và sẽ không dễ dàng bị quên lãng.
Hãy thử thảo luận với hậu duệ nhà Mạc về một sự kiện lịch sử đã xảy ra ở
Ải Nam quan và liên quan đến Mạc Đăng Dung hơn 400 về trước và áp dụng
kinh nghiệm từ cuộc đối thoại này lên con cháu đời sau của chính mình.
Mặt khác, những người, trong quá khứ, vô tình hay cố ý, đã bám vào sự
trá nguỵ để gây thương tổn kẻ khác bằng ngòi bút, vốn lẽ ra phải dành
cho điều ngược lại, chắc chắn đã để lại những vết trầy xước trong lịch
sử và văn hoá dân tộc. Tôi hy vọng họ sẽ nhận thức được tầm độc hại của
điều đã thực hiện và nhanh chóng bắt đầu công trình “giải độc”, trước
hết cho chính mình.
Phá
đổ một tín điều, tháo gỡ một nọc độc văn hoá không hề là điều dễ dàng.
Đây là một điều vô cùng khó khăn, thậm chí đau đớn. Đau đớn ngay cả chỉ
để nói đến. Nhưng vẫn phải nói, trong đau đớn, một cách đau đớn. Bởi vì,
trích từ “Hoà giải phẫu” của Phan Nhiên Hạo, "đây là sự đau đớn không
tránh khỏi trong giải phẫu chữa trị bệnh di căn."
Tôi
hy vọng các nhà văn thân mến của chúng ta sẽ "sống sót" bài viết này.
Họ sẽ biết mình phải làm gì với tư cách nhân chứng của Sự Thật. Hãy cầu
chúc họ sức khỏe, nghị lực, và những điều tốt đẹp khác. Bởi vì họ là,
nếu không phải tất cả, sự bắt đầu của hy vọng của chúng ta về một tương
lai trong đó quá khứ của chúng ta KHÔNG là niềm ô nhục của thế hệ mai
sau.
© 2008 talawas
[1]“Khi kẻ đồng loã là nhà văn”, tham luận, Phùng Nguyễn - http://hoiluan.vanhocvietnam.org/?p=146
[2]Đi tìm nhân vật, tiểu thuyết, Tạ Duy Anh - http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=453&rb=08 (11/2002)
[3]Truyện ngắn chọn lọc 1975-1990, tuyển tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1991
[4]Cõi người rung chuông tận thế, tiểu thuyết, Hồ Anh Thái, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2004 (tái bản)
[5]“The Miracle of the Birds”, Truyện ngắn, Jorge Amado, trích từ tuyển tập A Hammock Beneath the Mangoes, Dutton Book, 1991
[6]‘Đọc "The Long Road Home: Exile, Self-Recognition, and Reconstruction" của Nguyễn Bá Chung’’, tiểu luận, Phùng Nguyễn - http://damau.org/index.php?option=co...7&Itemid=10171
[7]Jeffrey Dahmer, người Mỹ, giết người hàng loạt và ăn thịt nạn nhân -http://en.wikipedia.org/wiki/Jeffrey_Dahmer:
[8]“Hội nhập và nơi chốn?”, tham luận, Đặng Thơ Thơ - http://hoiluan.vanhocvietnam.org/?p=135
[9]Thanh Phong Massacre, Reference, http://en.wikipedia.org/wiki/Bob_Ker...Phong_Massacre
[10]“Tố khổ văn chương ở Sài Gòn”, Hồi ký, Thế Uyên -http://www.talawas.org/talaDB/suche....=12447&rb=0505
hoiluan.vanhocvietnam.org
Trần Hoài Thư
Đối thoại với nhà văn Bảo Ninh
Trần Hoài Thư
Đối thoại với nhà văn Bảo Ninh
Từ
lâu, người ta đã chờ đợi những tác phẩm viết về chiến tranh Việt Nam
bằng ngòi bút trung thực, vượt khỏi định kiến, guồng máy, lập trường, từ
những nhà văn miền Bắc. Tại sao là miền Bắc? Bởi vì, những người viết
của miền Nam ít ra, đã thả dàn biểu lộ hầu hết những gì mà họ đã tham dự
hay nhân chứng, mà không bị ràng buộc bởi bất cứ một ai, bất cứ một thế
lực nào. Chính vì sự mong mỏi ấy, những tác phẩm của Dương Thu Hương,
Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, vân vân... đã được đón nhận
từ trong nước, đến ngoại quốc, và cả người Mỹ lưu tâm về Việt Nam và đã
được xem là hiện tượng. Trong số những tác phẩm này, tôi được đọc hai
truyện dài: Ly thân của Trần Mạnh Hảo, và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Tôi xin được góp ý về Nỗi buồn chiến tranh
(NBCT) vì truyện này đã nhắc thường trực về những người lính thám báo
VNCH, mà tôi là một thành viên. Hơn nữa NBCT hiện nay là một đề tài thảo
luận sôi nổi trên internet, qua những Newsgroups và Usernet. Ngoài ra,
truyện đã được dịch sang tiếng Anh (Bao Ninh, The Sorrow of War.
Vietnamese original Hanoi, 1991; English translation London: Martin
Secker & Warburg, 1993; New York: Pantheon), phổ biến trong các
đại học Mỹ, tác động nhiều trong tâm trí của những người tuổi trẻ hải
ngoại, không đủ khả năng đọc Việt ngữ. Nguyên bản bằng tiếng Việt đã
được in ở Mỹ do Nam Việt xuất bản, Phạm Việt Cường viết tựa, với kết
luận như sau:"Nỗi buồn chiến tranh là một thành tựu văn học vô cùng
lớn lao, là một tác phẩm sâu sắc nhất về chiến tranh Việt Nam từ trước
đến giờ, và chắc chắn sẽ tồn tại lâu dài trong kho tàng văn học Việt
Nam".
Thưa nhà văn Bảo Ninh,
Trước hết tôi phải cám ơn anh vì nhờ đọc Nỗi buồn chiến tranh tôi mới hiểu rõ hơn về tâm tư của một thế hệ và giai đoạn mà tôi cũng như anh là những người trong cuộc. Anh viết về sự đổ vỡ và phá sản bi thảm của tuổi trẻ miền Bắc trong cuộc chiến đấu mà chế độ từng nói là cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước. Anh đã kể về những đồi ma chập chùng ở miền cao nguyên nồng nặc tử khí. Lính Mỹ. Lính miền Nam. Lính miền Bắc. Anh viết về những chiếc T54 nghiến trên những người lính sư đoàn 18. Anh viết về những lưỡi dao găm thọc vào tim máu phụt thành tia vòi. Anh viết về nỗi tuyệt vọng của những người lính trinh sát qua Kiên, hay của những bè bạn của anh ta, đào ngũ, dao động, hoang mang cùng cực. Anh lại kể về trận đánh ở Ban Mê Thuột vào một trung tâm cảnh sát, cùng những người nữ cảnh sát viên thuộc hàng ngũ miền Nam, và nhất là sự có mặt hầu như ám ảnh suốt truyện về những toán thám báo. Anh đã tả lại một toán thám báo vào mật khu, bắt theo 3 cô gái, hãm hiếp và sau đó giết họ rồi vất xuống sông. Anh nêu đích danh tay chỉ huy là một trung úy.
Nói tóm lại anh đã lột tả trần trụi nỗi kinh hoàng của chiến tranh, không che đậy, giấu giếm. Ngoài ra anh cũng vén cái màn dối trá từ lâu đã bao trùm cả xã hội và tuổi trẻ miền Bắc. Đó là điều hiếm có cho nền văn học trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
*
Thưa nhà văn Bảo Ninh,
Tôi đã rưng nước mắt trên những trang giấy về nỗi chán chường cùng cực của một thế hệ bị đẩy vào lò nướng, nhưng tôi không thể không phẫn nộ khi anh dùng nỗi buồn chiến tranh ấy để cố ý xuyên tạc bôi nhọ một hàng ngũ thất thế.
Xin đọc lại đoạn tả một trung úy thám báo bị phe các anh bắt làm tù binh: "Tên nom to con nhất trong bọn, mắt trái bị báng súng dộng lòi ra, máu hòa nước mưa nhuộm đỏ nửa mặt, đưa con mắt lành nhìn Kiên cười khẩy, và khàn khàn nói, nhe hàm răng trắng ởn. - Ba nhỏ đó trình quí anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi... Mấy nhỏ la khóc quá trời..." (NBCT, trang 51, 52). Rõ ràng anh có một trí óc sáng tạo có một không hai. Anh tốt nghiệp khóa 3 trường viết văn Nguyễn Du mà. Nhưng anh đã không hiểu gì về vai trò của thám báo. Nhiệm vụ của thám báo là dò thám, lấy tin. Trinh sát, viễn thám, thám báo, biệt kích, những danh xưng, dù có khác nhau, nhưng nhiệm vụ là phải tuyệt mật. Chúng tôi chỉ dùng tai và mắt để nghe ngóng và rình mò và báo cáo về Bộ Chỉ huy. Toán trưởng thường thường mang cấp bậc thiếu úy hay chuẩn úy. Riêng cấp bậc trung úy chỉ dành cho trung đội trưởng mà cấp số thường trên hai mươi người. Như vậy, không tên lính thám báo nào lại ngu độn đến nỗi xâm nhập vào một mật khu, lại bắt mang theo ba cô chị nuôi, để cho các anh theo dõi bắt lại. Riêng anh cho người chỉ huy là trung úy, thì rõ ràng anh có một chủ ý thấy rõ. Cứ tưởng tượng đến một nhóm bảy người dưới sự chỉ huy của một tên trung úy vào mật khu để bắt ba con mồi, thúc súng đằng sau, hét hò, bận bịu để mang ra khỏi rừng, giữa lúc quân chính qui các anh thì dầy đặc, rõ ràng là một câu chuyện hoang tưởng và xuyên tạc có chủ ý. Trung úy ở hàng ngũ chúng tôi cũng học nhiều trường, từ trường học, đến trường lính. Tối thiểu họ cũng có tú tài. Họ có học thức. Với cấp bậc trung úy, ít ra họ cũng có kinh nghiệm chiến trường. Họ không ngu độn như vậy đâu. Ngay lời nói của viên trung úy tù binh kia cũng đủ cho biết cái dối trá, phóng đại. "Ba nhỏ đó tụi này làm thịt cúng hà bá rồi. Mấy nhỏ la khóc quá trời". Nội câu trả lời kia cũng đủ cho thấy cái chủ ý, cái căm thù hằn học, mà chỉ có những cai tù trong trại học tập mới dành cho những con người thất thế. Hễ là thầy giáo thì phải hãm hiếp nữ sinh. Hễ là sĩ quan tác chiến là phải mổ mật mổ tim nhân dân cách mạng. Thì ra đầu óc anh vẫn còn bị nhồi sọ bởi cái luận điệu tuyên truyền của chế độ. Hay cũng vì nhờ những đoạn này mà nhà nước đã cho NBCT được xuất bản và được cho phổ biến rộng rãi?
Cái tàn bạo trong cuộc chiến là lẽ dĩ nhiên. Tôi không khẳng định ai ai trong hàng ngũ miền Nam cũng đều là anh hùng quân tử. Tuy nhiên sự tàn bạo ấy anh đã vẽ nên không phải lúc, phải chỗ, không phải vai trò, khiến bất cứ người nào đã từng tham dự vào cuộc chiến cũng phải phì cười.
Xin anh hãy công bằng khi viết. Hơn nữa chính anh đã kể về người tù binh thám báo mời lính trinh sát các anh hút thuốc Ruby. Nịnh hay là một bản tính đôn hậu, chân thật, thân ái của những người trẻ tuổi miền Nam chúng tôi?
*
Thưa nhà văn Bảo Ninh,
Trong bất cứ một tập thể nào cũng có kẻ xấu người tốt. Tuy nhiên, tôi xin nói với anh một điều, chúng tôi có học, học từ tình yêu thương của Chúa và Phật, chứ không phải học từ Ban Tuyên huấn, từ ông Tố Hữu hay Chế Lan Viên, chỉ biết ngợi ca sắt máu, căm thù người cùng màu da như anh và tôi. Họ còn đấu tố cả cha mẹ họ huống hồ đối với những người khác hàng ngũ. Anh đã không can đảm để nói lên sự thật như Trần Mạnh Hảo đã nói trong Ly thân. Tại sao, sau chiến tranh, một nhà thơ trẻ tài ba - một thương binh cũng nguyên gốc trinh sát là Trần Khuất Nguyên, lại tìm được một người bạn tri kỷ cuối đời là một người thương binh thuộc hàng ngũ chúng tôi? Tại sao anh ta không có một người bạn nào khác trong một tập thể thắng trận là các anh?
Thứ hai, khi đề cập đến nỗi chán nản cực độ, anh đã cho nhân vật Kiên đi như đi vào chỗ không người, khi đụng trận với thám báo (lại thám báo): "Kiên chẳng buồn khom người xuống, thong thả đi tới, vẻ khinh miệt đầy uể oải.Tên địch hấp tấp bắn. Hắn cuống. Đạn nổ đinh tai. Song cả ba chục viên đạn quạt căng rát kỳ thay không một viên gãi vào Kiên. Anh không bắn trả, chỉ còn cách con mồi vài bước nữa, vẫn không bắn. Tuồng như anh muốn ban cho tên địch cơ hội sống còn: kịp thay băng, nhắm kỹ mà bắn gục anh. Nhưng chính sự chán chường táo tợn của Kiên đã làm xiêu lạc hồn phách hắn. Run bần bật, hắn đánh rơi khẩu tiểu liên. - Đồ cứt đái! Kiên chửi gằn và khinh bỉ siết cò. (NBCT, trang 31, 32).
Đúng là nhà văn Bảo Ninh lại mâu thuẫn với chính anh. Trong phần trên, anh đã vẽ nên toán thám báo tung hoành trong mật khu, đằng đằng sát khí, sau khi bị bắt, vẫn lạnh lùng, thách thức, gan dạ, tàn bạo thì bây giờ anh lại cho những người lính thám báo kia quá tội nghiệp, thỏ đế, con gà nút dây thun. Anh dựng nhân vật rất hay nhưng quá giả tạo như kiểu cao bồi cải lương. Có tên lính nào ngu đần khi hắn vào thám báo. Có tên lính nào cách kẻ địch vài buớc (nhắc lại: vài bước) quạt M16 mà sợ đến độ té đái trong quần. Và có tên lính nào vừa đi vừa đếm 30 viên đạn như Kiên. Thưa anh Bảo Ninh, hắn đã tha mạng Kiên đấy. Hắn đã tội nghiệp giùm cho một người tuổi trẻ miền Bắc đấy. Hắn đã tha như tôi và bè bạn tôi đã tha đồng đội các anh. Chúng tôi đã mời họ những điếu thuốc. Chúng tôi đã băng vết thương họ, kêu trực thăng mang họ về bệnh xá. Anh nhớ lại xem, những tù binh phe các anh, sau khi các anh vào, người nào người nấy mập và trắng, tiêu chuẩn đầu người bốn, năm đô la mỗi ngày, và luôn luôn được chiếu cố bởi hội Hồng Thập tự Quốc tế...
Vâng, những người lính mà anh rẻ rúng khinh miệt ấy, trong ấy có tôi, họ không hèn đâu. Chính trong NBCT, anh cũng đã thú nhận, năm Mậu Thân, hàng ngũ của anh đã tơi tả, tả tơi, có đơn vị thiệt hại đến 70, 80 phần trăm. Mắt tôi thấy các anh chạy như một lũ chuột thoát thân, mà chẳng cần xin pháo dập theo, hay đuổi tiếp. Ngay cả những người nữ cảnh sát viên (lại phóng đại nữa, trời ạ. Ban Mê Thuột tôi đã từng ở mấy năm, đi tìm nát nước, nào thấy một người nữ cảnh sát viên nào đâu. Nhưng cũng xem là thật đi.) mà anh viết, họ là đàn bà phụ nữ, nhưng họ vẫn chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Chiến đấu bằng súng lục (như anh kể trong truyện) trước quân đội chính qui của các anh. Đàn bà yếu đuối mà còn dũng cảm như beo hùm, huống hồ là đám thám báo chúng tôi. Họ tha Kiên chết đấy. Và anh phải thay mặt Kiên để cảm ơn họ mới phải. Đó là lý do tại sao nhà thơ Trần Khuất Nguyên trong Ly thân đã tìm đến người thương binh của hàng ngũ chúng tôi mà kết bạn trong những ngày đen tối nhất của đời ảnh, mà không tìm đến các anh.
Đã hai mươi năm sau chiến tranh, những tên đồ tể buôn bán xương máu tuổi trẻ Việt Nam đã ló dạng trước ánh sáng của lịch sử. Dù kẻ bại dù kẻ thắng, chúng ta cũng vẫn là nạn nhân từ những mỹ từ, nhân danh, mà những chuyên viên xúi giờ đây đang uống sâm nhung để chờ ngày thoi thóp. Lẽ ra chúng ta không nên khơi dậy những thảm kịch của quá khứ, nhất là gây thêm cái khoảng cách giữa những người thuộc hai phe, dù Bắc, dù Nam.
Tôi cũng viết lai rai, và có trăm ngàn chuyện để viết về mấy năm làm trung đội trưởng thám kích. Nhưng mỗi lần đặt bút lên là lòng tôi lại quặn đau. Tôi không dám kể hết về những gì mà chiến tranh đã gây nên. Tôi không thể không quằn quại khi khui lại, mở lại những sợi gân đã buộc chặt vết thương. Tôi sợ mang nỗi buồn cho con cháu tôi. Bởi vậy tôi phục anh vì anh dám mở toát loát cái vết thương. Tôi đã đau từng dòng anh viết. Tôi yêu văn nồng nàn chất liêu trai của anh. Anh quả là một nhà văn tài hoa chữ nghĩa. Có điều, một nhà văn có tài, không phải là tài ở những chuyện bịa đặt, phóng tác có chủ ý, để lường gạt những người ngây thơ nhẹ dạ, hay không có kinh nghiệm. Ông ta phải biết thành thật, cho chính ông, và độc giả của ông và cả kẻ từng thù địch với ông nữa.
Xin đừng dùng nỗi buồn mà thóa mạ một cách cố ý những kẻ bị thất thế.
Thưa nhà văn Bảo Ninh,
Trước hết tôi phải cám ơn anh vì nhờ đọc Nỗi buồn chiến tranh tôi mới hiểu rõ hơn về tâm tư của một thế hệ và giai đoạn mà tôi cũng như anh là những người trong cuộc. Anh viết về sự đổ vỡ và phá sản bi thảm của tuổi trẻ miền Bắc trong cuộc chiến đấu mà chế độ từng nói là cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước. Anh đã kể về những đồi ma chập chùng ở miền cao nguyên nồng nặc tử khí. Lính Mỹ. Lính miền Nam. Lính miền Bắc. Anh viết về những chiếc T54 nghiến trên những người lính sư đoàn 18. Anh viết về những lưỡi dao găm thọc vào tim máu phụt thành tia vòi. Anh viết về nỗi tuyệt vọng của những người lính trinh sát qua Kiên, hay của những bè bạn của anh ta, đào ngũ, dao động, hoang mang cùng cực. Anh lại kể về trận đánh ở Ban Mê Thuột vào một trung tâm cảnh sát, cùng những người nữ cảnh sát viên thuộc hàng ngũ miền Nam, và nhất là sự có mặt hầu như ám ảnh suốt truyện về những toán thám báo. Anh đã tả lại một toán thám báo vào mật khu, bắt theo 3 cô gái, hãm hiếp và sau đó giết họ rồi vất xuống sông. Anh nêu đích danh tay chỉ huy là một trung úy.
Nói tóm lại anh đã lột tả trần trụi nỗi kinh hoàng của chiến tranh, không che đậy, giấu giếm. Ngoài ra anh cũng vén cái màn dối trá từ lâu đã bao trùm cả xã hội và tuổi trẻ miền Bắc. Đó là điều hiếm có cho nền văn học trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
*
Thưa nhà văn Bảo Ninh,
Tôi đã rưng nước mắt trên những trang giấy về nỗi chán chường cùng cực của một thế hệ bị đẩy vào lò nướng, nhưng tôi không thể không phẫn nộ khi anh dùng nỗi buồn chiến tranh ấy để cố ý xuyên tạc bôi nhọ một hàng ngũ thất thế.
Xin đọc lại đoạn tả một trung úy thám báo bị phe các anh bắt làm tù binh: "Tên nom to con nhất trong bọn, mắt trái bị báng súng dộng lòi ra, máu hòa nước mưa nhuộm đỏ nửa mặt, đưa con mắt lành nhìn Kiên cười khẩy, và khàn khàn nói, nhe hàm răng trắng ởn. - Ba nhỏ đó trình quí anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi... Mấy nhỏ la khóc quá trời..." (NBCT, trang 51, 52). Rõ ràng anh có một trí óc sáng tạo có một không hai. Anh tốt nghiệp khóa 3 trường viết văn Nguyễn Du mà. Nhưng anh đã không hiểu gì về vai trò của thám báo. Nhiệm vụ của thám báo là dò thám, lấy tin. Trinh sát, viễn thám, thám báo, biệt kích, những danh xưng, dù có khác nhau, nhưng nhiệm vụ là phải tuyệt mật. Chúng tôi chỉ dùng tai và mắt để nghe ngóng và rình mò và báo cáo về Bộ Chỉ huy. Toán trưởng thường thường mang cấp bậc thiếu úy hay chuẩn úy. Riêng cấp bậc trung úy chỉ dành cho trung đội trưởng mà cấp số thường trên hai mươi người. Như vậy, không tên lính thám báo nào lại ngu độn đến nỗi xâm nhập vào một mật khu, lại bắt mang theo ba cô chị nuôi, để cho các anh theo dõi bắt lại. Riêng anh cho người chỉ huy là trung úy, thì rõ ràng anh có một chủ ý thấy rõ. Cứ tưởng tượng đến một nhóm bảy người dưới sự chỉ huy của một tên trung úy vào mật khu để bắt ba con mồi, thúc súng đằng sau, hét hò, bận bịu để mang ra khỏi rừng, giữa lúc quân chính qui các anh thì dầy đặc, rõ ràng là một câu chuyện hoang tưởng và xuyên tạc có chủ ý. Trung úy ở hàng ngũ chúng tôi cũng học nhiều trường, từ trường học, đến trường lính. Tối thiểu họ cũng có tú tài. Họ có học thức. Với cấp bậc trung úy, ít ra họ cũng có kinh nghiệm chiến trường. Họ không ngu độn như vậy đâu. Ngay lời nói của viên trung úy tù binh kia cũng đủ cho biết cái dối trá, phóng đại. "Ba nhỏ đó tụi này làm thịt cúng hà bá rồi. Mấy nhỏ la khóc quá trời". Nội câu trả lời kia cũng đủ cho thấy cái chủ ý, cái căm thù hằn học, mà chỉ có những cai tù trong trại học tập mới dành cho những con người thất thế. Hễ là thầy giáo thì phải hãm hiếp nữ sinh. Hễ là sĩ quan tác chiến là phải mổ mật mổ tim nhân dân cách mạng. Thì ra đầu óc anh vẫn còn bị nhồi sọ bởi cái luận điệu tuyên truyền của chế độ. Hay cũng vì nhờ những đoạn này mà nhà nước đã cho NBCT được xuất bản và được cho phổ biến rộng rãi?
Cái tàn bạo trong cuộc chiến là lẽ dĩ nhiên. Tôi không khẳng định ai ai trong hàng ngũ miền Nam cũng đều là anh hùng quân tử. Tuy nhiên sự tàn bạo ấy anh đã vẽ nên không phải lúc, phải chỗ, không phải vai trò, khiến bất cứ người nào đã từng tham dự vào cuộc chiến cũng phải phì cười.
Xin anh hãy công bằng khi viết. Hơn nữa chính anh đã kể về người tù binh thám báo mời lính trinh sát các anh hút thuốc Ruby. Nịnh hay là một bản tính đôn hậu, chân thật, thân ái của những người trẻ tuổi miền Nam chúng tôi?
*
Thưa nhà văn Bảo Ninh,
Trong bất cứ một tập thể nào cũng có kẻ xấu người tốt. Tuy nhiên, tôi xin nói với anh một điều, chúng tôi có học, học từ tình yêu thương của Chúa và Phật, chứ không phải học từ Ban Tuyên huấn, từ ông Tố Hữu hay Chế Lan Viên, chỉ biết ngợi ca sắt máu, căm thù người cùng màu da như anh và tôi. Họ còn đấu tố cả cha mẹ họ huống hồ đối với những người khác hàng ngũ. Anh đã không can đảm để nói lên sự thật như Trần Mạnh Hảo đã nói trong Ly thân. Tại sao, sau chiến tranh, một nhà thơ trẻ tài ba - một thương binh cũng nguyên gốc trinh sát là Trần Khuất Nguyên, lại tìm được một người bạn tri kỷ cuối đời là một người thương binh thuộc hàng ngũ chúng tôi? Tại sao anh ta không có một người bạn nào khác trong một tập thể thắng trận là các anh?
Thứ hai, khi đề cập đến nỗi chán nản cực độ, anh đã cho nhân vật Kiên đi như đi vào chỗ không người, khi đụng trận với thám báo (lại thám báo): "Kiên chẳng buồn khom người xuống, thong thả đi tới, vẻ khinh miệt đầy uể oải.Tên địch hấp tấp bắn. Hắn cuống. Đạn nổ đinh tai. Song cả ba chục viên đạn quạt căng rát kỳ thay không một viên gãi vào Kiên. Anh không bắn trả, chỉ còn cách con mồi vài bước nữa, vẫn không bắn. Tuồng như anh muốn ban cho tên địch cơ hội sống còn: kịp thay băng, nhắm kỹ mà bắn gục anh. Nhưng chính sự chán chường táo tợn của Kiên đã làm xiêu lạc hồn phách hắn. Run bần bật, hắn đánh rơi khẩu tiểu liên. - Đồ cứt đái! Kiên chửi gằn và khinh bỉ siết cò. (NBCT, trang 31, 32).
Đúng là nhà văn Bảo Ninh lại mâu thuẫn với chính anh. Trong phần trên, anh đã vẽ nên toán thám báo tung hoành trong mật khu, đằng đằng sát khí, sau khi bị bắt, vẫn lạnh lùng, thách thức, gan dạ, tàn bạo thì bây giờ anh lại cho những người lính thám báo kia quá tội nghiệp, thỏ đế, con gà nút dây thun. Anh dựng nhân vật rất hay nhưng quá giả tạo như kiểu cao bồi cải lương. Có tên lính nào ngu đần khi hắn vào thám báo. Có tên lính nào cách kẻ địch vài buớc (nhắc lại: vài bước) quạt M16 mà sợ đến độ té đái trong quần. Và có tên lính nào vừa đi vừa đếm 30 viên đạn như Kiên. Thưa anh Bảo Ninh, hắn đã tha mạng Kiên đấy. Hắn đã tội nghiệp giùm cho một người tuổi trẻ miền Bắc đấy. Hắn đã tha như tôi và bè bạn tôi đã tha đồng đội các anh. Chúng tôi đã mời họ những điếu thuốc. Chúng tôi đã băng vết thương họ, kêu trực thăng mang họ về bệnh xá. Anh nhớ lại xem, những tù binh phe các anh, sau khi các anh vào, người nào người nấy mập và trắng, tiêu chuẩn đầu người bốn, năm đô la mỗi ngày, và luôn luôn được chiếu cố bởi hội Hồng Thập tự Quốc tế...
Vâng, những người lính mà anh rẻ rúng khinh miệt ấy, trong ấy có tôi, họ không hèn đâu. Chính trong NBCT, anh cũng đã thú nhận, năm Mậu Thân, hàng ngũ của anh đã tơi tả, tả tơi, có đơn vị thiệt hại đến 70, 80 phần trăm. Mắt tôi thấy các anh chạy như một lũ chuột thoát thân, mà chẳng cần xin pháo dập theo, hay đuổi tiếp. Ngay cả những người nữ cảnh sát viên (lại phóng đại nữa, trời ạ. Ban Mê Thuột tôi đã từng ở mấy năm, đi tìm nát nước, nào thấy một người nữ cảnh sát viên nào đâu. Nhưng cũng xem là thật đi.) mà anh viết, họ là đàn bà phụ nữ, nhưng họ vẫn chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Chiến đấu bằng súng lục (như anh kể trong truyện) trước quân đội chính qui của các anh. Đàn bà yếu đuối mà còn dũng cảm như beo hùm, huống hồ là đám thám báo chúng tôi. Họ tha Kiên chết đấy. Và anh phải thay mặt Kiên để cảm ơn họ mới phải. Đó là lý do tại sao nhà thơ Trần Khuất Nguyên trong Ly thân đã tìm đến người thương binh của hàng ngũ chúng tôi mà kết bạn trong những ngày đen tối nhất của đời ảnh, mà không tìm đến các anh.
Đã hai mươi năm sau chiến tranh, những tên đồ tể buôn bán xương máu tuổi trẻ Việt Nam đã ló dạng trước ánh sáng của lịch sử. Dù kẻ bại dù kẻ thắng, chúng ta cũng vẫn là nạn nhân từ những mỹ từ, nhân danh, mà những chuyên viên xúi giờ đây đang uống sâm nhung để chờ ngày thoi thóp. Lẽ ra chúng ta không nên khơi dậy những thảm kịch của quá khứ, nhất là gây thêm cái khoảng cách giữa những người thuộc hai phe, dù Bắc, dù Nam.
Tôi cũng viết lai rai, và có trăm ngàn chuyện để viết về mấy năm làm trung đội trưởng thám kích. Nhưng mỗi lần đặt bút lên là lòng tôi lại quặn đau. Tôi không dám kể hết về những gì mà chiến tranh đã gây nên. Tôi không thể không quằn quại khi khui lại, mở lại những sợi gân đã buộc chặt vết thương. Tôi sợ mang nỗi buồn cho con cháu tôi. Bởi vậy tôi phục anh vì anh dám mở toát loát cái vết thương. Tôi đã đau từng dòng anh viết. Tôi yêu văn nồng nàn chất liêu trai của anh. Anh quả là một nhà văn tài hoa chữ nghĩa. Có điều, một nhà văn có tài, không phải là tài ở những chuyện bịa đặt, phóng tác có chủ ý, để lường gạt những người ngây thơ nhẹ dạ, hay không có kinh nghiệm. Ông ta phải biết thành thật, cho chính ông, và độc giả của ông và cả kẻ từng thù địch với ông nữa.
Xin đừng dùng nỗi buồn mà thóa mạ một cách cố ý những kẻ bị thất thế.
VẠN MỘC CƯ SĨ * ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VÀ BIỂN ĐÔNG
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VÀ BIỂN ĐÔNG
VẠN MỘC CƯ SĨ
Ngày nay, các nhà khoa học thường nói đến hiệu ứng nhà kính, và việc trái đất nóng lên. Việc này quan trọng đến toàn thế giới cho nên nhiều cuộc họp quốc tế được tổ chức để bàn vấn đề này. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896.
Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở. Đó là hiệu ứng tốt nhưng con người càng văn minh, khoa học,phải dùng nhiều điện, xăng, dầu, các chất đốt và năng lượng khác loàm cho trái đất nóng lên. thành thử hiệu ứng nhà kính trở thành nguy hiểm cho con người.
Đây là nguy cơ chung cho nhân loại cho nên các cuộc hội nghị quốc tế đã diễn ra bàn về khí thải trong khí quyển. Người ta quy lỗi cho các nước công nghiệp đã gây ra hiệu ứng nhà kính.
Hoa Kỳ, nước thải ra một lượng thán khí lớn nhất thế giới, trước đây đã không chấp nhận nghị định thư Kyoto và hiện nay nói rằng sẽ vẫn không chấp nhận một văn bản nào có nội dung tương tự trong tương lai.
Các nước có tiềm năng thải ra rất nhiều thán khí như là Trung Quốc và Ấn Ðộ đã cho biết rằng họ không thấy lý do tại sao họ phải chấp nhận cắt giảm trong khi các nước giàu từ chối cắt giảm. Tại hội nghị quốc tế, Trung Cộng đổ lỗi cho Mỹ và bắt Mỹ phải bồi thường thiệt hại cho Trung Quốc và các nước nghèo. Một số nước Phi châu, tay sai Bắc Kinh đã lên tiếng đòi Mỹ trả tiền. Nếu Mỹ trả tiền, Trung Cộng là nước lớn sẽ lấy hết tiền, bọn châu Phi ắt chỉ được vài cục xương!
Ngày nay, Mỹ đã thay đổi quan điểm. RFA ngày 5-tháng 10- 2015 cho biết vào trung tuần tháng 4, trong bài diễn văn trước ngày Trái Đất năm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu là mối nguy lớn nhất đối với hành tinh chúng ta.Theo tổng thống Barack Obama thì con người chỉ có một hành tinh Trái Đất và ông mong muốn trong tương lai vẫn có thể trực diện với thế hệ con cháu để nói rằng thời cha ông các cháu đã làm hết mọi cách hầu bảo vệ hành tinh Trái Đất. (http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/latest-warn-on-clim-change-05262015052613.html )
Vào cuối tháng 4- 2015, một nghiên cứu do tiến sỹ Erich M. Fischer và đồng nghiệp Reto Knutti thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ ở Zurich thực hiện đã được công bố trên tạp chí Nature Climate Change.
Nghiên cứu này nêu ra rằng tình trạng ấm nóng toàn cầu từng xảy ra, như hậu quả của phát thải từ hoạt động con người, đã tăng gấp 4 lần tần suất những đợt nóng cực độ kể từ thời Cách mạng Công nghiệp.
Giới khoa học cũng cảnh báo nếu không kiểm soát được khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tình trạng ấm nóng toàn cầu sẽ dẫn tới mức tăng đến 62 lần những đợt cực nóng.
Đợt nắng nóng ở Chicago vào năm 1995 khiến hàng trăm người thiệt mạng, trong khi đó đợt nóng vào năm 2003 ở châu Âu khiến chừng 70.000 người chết.
Một nghiên cứu khác do nhà sinh thái Mark Urban thuộc Đại học Connecticut (Mỹ) thực hiện đăng trên tạp chí Science vào đầu tháng 5 cảnh báo 1/6 loài trên Trái Đất có thể sẽ bị tiêu diệt, nếu như hiện nay không có hành động ngay chặn đứng hiện tượng biến đổi khí hậu.
Các loài lưỡng cư và bò sát sẽ phải đối diện nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất, do nhiệt độ gia tăng khiến các dạng thức thời tiết và cây cỏ đổi thay. Do đó các loài buộc phải di chuyển đến những vùng mát hơn để sống còn.
Theo nhà sinh thái Mark Urban, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng trung bình 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp hóa và cứ giữ ở mức đó thì hơn 5% các loài sẽ bị tiêu diệt. Còn trong trường hợp nhiệt độ tăng lên mức 4,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp hóa, thì cứ một trong sáu loài trên Trái Đất sẽ biến mất.
Nhìn chung, nguy cơ đã và sẽ đến rất gần.
Các nguồn nước: Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt.
Sức khỏe: Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng.
Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.
• Những khối băng ở Bắc cực và nam cực đang tan nhanh trong những năm gần đây và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
Về phía nội bộ nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí độc mà chủ yếu thải ra từ xe máy nổ và các nhà máy kỹ nghệ đã được áp dụng khá mạnh mẽ. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang đều có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận qua được các thử nghiệm định kì về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe.
Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.
Ở thế kỷ XIX, con người mới nói đến hiệu ứng nhà kính nhưng mấy ngàn năm trước, đức Phật đã nói đến vấn đề này, tức là đức Phật đã nói việc nhiều mặt trời xuất hiện một lúc. Nhiều mặt trời có thể có, nhưng rõ nhất đó là một cảnh báo của đức Phật về hiệu ứng nhà kính.
\
Phẩm Diêm Phù đề, Phẩm Tam Tai trong Kinh Trường A Hàm, nói đến nhiều mặt trời xuất hiện:
“Sau đó, qua một thời gian rất lâu, có một trận bão lớn bạo khởi, thổi nước biển lớn, làm cho nước biển, sâu tám vạn bốn ngàn do-tuần, bị tách làm hai. Do nhân duyên này mà thế gian có hai mặt trời xuất hiện. Sau khi hai mặt trời xuất hiện, thì những giòng sông, ngòi, kênh, rạch nhỏ có được trên thế gian này, đều khô kiệt.”
“Sau đó một thời gian rất lâu có một trận bão lớn bạo khởi, thổi nước biển lớn, làm cho nước biển, sâu tám vạn bốn ngàn do-tuần, bị tách làm hai; do nhân duyên này mà thế gian có ba mặt trời xuất hiện. Sau khi ba mặt trời xuất hiện, thì những nơi có nước nhiều như: sông Hằng, sông Da-bà-na, sông Bà-la, sông A-di-la-bà-đề, sông A-ma-khiếp, sông Tân-đà, sông Cố-xá tất cả đều khô cạn, không còn một giọt.
“Sau đó một thời gian rất lâu có một trận bão lớn bạo khởi, thổi nước biển lớn, làm cho nước biển, sâu tám vạn bốn ngàn do-tuần, bị tách làm hai; Do nhân duyên này mà thế gian có bốn mặt trời xuất hiện. Sau khi bốn mặt trời xuất hiện, thì những con suối, nguồn nước, hồ, vực, trong thế gian như ao lớn Thiện kiến, ao lớn A-nậu-đạt, ao Tứ-phương-đà-diên, ao Ưu-bát-la, ao Câu-vật-đầu, ao Phân-đà-lỵ, ao Ly; dọc ngang rộng năm mươi do-tuần, thảy đều khô cạn hết. Kinh nói đến bảy mặt trời xuất hiện. Phật dạy:
“Vì vậy nên biết: Tất cả hành là vô thường, biến dịch, mục nát hư hoại, không thể tin cậy nương nhờ. Các pháp hữu vi rất đáng nhàm tởm. Hãy nên tìm con đường giải thoát vượt qua thế gian.(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-ahamtruong/truongaham30.htm#1 Không chờ lâu. Các mặt trời đã xuất hiện.
VNEXPRESS đăng tin 'Ba Mặt Trời' xuất hiện cùng lúc. Người dân ở Mông Cổ
hôm 18/1 chứng kiến ba Mặt Trời cùng xuất hiện trên bầu trời.
Theo Telegraph, đây là hiện tượng Mặt Trời giả (còn gọi là Mặt Trời bóng
ma hay quầng tinh thể), xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời trên cao đi qua
các tinh thể băng trong không khí. Ngoài Mặt Trời thật ở vị trí trung
tâm, người quan sát còn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu ở hai bên.Các nhà khoa học cho biết hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, không khí có nhiều hơi nước và các tinh thể băng.
Cực quang rực rỡ trên bầu trời Nga / Lỗ mây kỳ ảo trên bầu trời Australia
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ba-mat-troi-xuat-hien-cung-luc-3137879.html
PHUNUTODAY loan tin sáng ngày 17/2, phía Đông Chelyabinsk, Nga bất ngờ xuất hiện 1 vòng cực quang cực lớn màu trắng trên bầu trời. Sau đó, có tới ba “mặt trời” xuất hiện cùng lúc khiến người dân vô cùng sửng sốt.
Hình ảnh "3 mặt trời cùng mọc" ở thành phố
Chelyabinsk
http://phunutoday.vn/kham-pha/nga:-ba-mat-troi-xuat-hien-cung-luc-co-phai-la-diem-go-67136.htmlSáng 10/12, trên bầu trời thành phố Thượng Hải - Trung Quốc cùng một lúc xuất hiện 3 mặt trời. Nhiều người hoảng hốt cho rằng ngày tận thế đang đến.Trên thực tế, vào tháng 7/2010, ba mặt trời cũng đã xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.
Tháng 1/2011, người dân ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm được dịp chiêm ngưỡng một lúc 4 mặt trời cùng xuất hiện. 3 mặt trời nhỏ chiếu ánh sáng chói lọi xung quanh mặt trời thật với vầng hào quang giống như cầu vồng.
http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news-3311/Trung-Quoc--Ba-mat-troi-xuat-hien-cung-luc.html
Báo Tinh Hoa ngày 26.02.2015
Tờ DailyMail cho biết, vào rạng sáng ngày 17/02, ở phía Đông Chelyabinsk, Nga đã xuất hiện 1 vòng cực quang cỡ lớn màu trắng trên bầu trời, một lúc sau đó là cảnh tượng 2 ‘mặt trời’ khác mọc lên, khiến người dân vô cùng sửng sốt.
Vào tháng 7/2010, ba mặt trời cũng đã xuất hiện cùng một lúc trên bầu trời ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Tháng 1/2011, người dân ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm được dịp chiêm ngưỡng một lúc 4 mặt trời cùng xuất hiện. 3 mặt trời nhỏ chiếu ánh sáng chói lọi xung quanh mặt trời thật với vầng hào quang giống như cầu vồng. Hồi tháng 2 năm nay, phía Đông Nam bầu trời thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang cũng xuất hiện ba mặt trời tương tự.
http://tinhhoa.net/diem-go-3-mat-troi-xuat-hien-o-nga.html
Nhân tin này, Tinh Hoa dẫn kinh Phật
«Nhân vương hộ quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh» có ghi chép như sau:
Phật nói: “Đại vương! Đại thiên thế giới chúng ta có bách ức Tu Di, bách ức nhật nguyệt, mỗi một Tu Di có bốn thiên hạ. Thiệm Bộ Châu này có thập lục đại quốc, ngũ bách trung quốc, thập vạn tiểu quốc, trong các nước lại có bảy nạn. Hết thảy quốc vương để trừ tai nạn, thì giảng thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa này, bảy nạn liền diệt, quốc thổ an lạc”.
Vua Ba Tư Nạc hỏi: “Bảy nạn thế nào?”
Phật nói: “Một, nhật nguyệt thất độ. Nhật sắc thay đổi—màu trắng, màu đỏ, màu vàng, màu đen, hoặc hai ba bốn năm mặt trời cùng chiếu; nguyệt sắc thay đổi—màu đỏ, màu vàng; nhật nguyệt bạc thực, hoặc có trùng luân—một hai ba bốn năm bánh xe hiện trùng nhau. Hai, các sao thất độ. Sao chổi, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh, v.v. các chư tinh, đều thay đổi hoặc hiện ban ngày. Ba, long hỏa, quỷ hỏa, nhân hỏa, thụ hỏa, đại hỏa tứ khởi thiêu hủy vạn vật. Bốn, thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường. Mùa đông mưa sấm sét, mùa hạ băng sương tuyết, mưa đất đá núi cho tới cát vụn, mưa đá bất thường, mưa đỏ sông đen, sông ngòi ngập lụt, núi lở đá rơi. Năm, cuồng phong nổi dậy, che lấp nhật nguyệt, cuốn nhà nhổ cây, cát bay đá chạy. Sáu, thiên địa kháng dương, ao hồ khô cạn, thảo mộc chết khô, ngũ cốc không thành. Bảy, bốn phương giặc đến cướp nước trong ngoài, chiến tranh nổi dậy, bách tính tử vong”.
http://tinhhoa.net/diem-go-3-mat-troi-xuat-hien-o-nga.html
Lời Phật dạy và những hình ảnh nhiều mặt trời hôm nay là những cảnh báo cho nhân loại biết những tai họa sắp đến, nhất làtai họa của hiệu ứng nhà kính. Nếu băng từ Bắc Cực và Nam cực chảy thành nước làm cho nước biển dâng cao một hai mét thì nhiều quốc gia sẽ biến mất. Ngày nay Hà Nội, Sai gòn và các thành phố đã bị ngập. Sự kiện này cũng có điềm báo trước khi dân Thăng Long theo mấy đồng chí ngọng gọi bămn sáu phố phường là "Hà Lội", và nghiêm trang gọi Sai gon là "thanh Hồ" ! Quý vị đừng coi khinh điều này. Cái tên, màu cờ, sắc áo cũng cho biết tương lai của một hay nhiều người. Nguyễn Sinh Cung không hiểu làm sao lại xưng là họ Hồ. Hồ có nghĩa là gạo nấu loảng hơn cháo để dán giấy. Hồ cũng được dùng để cứu đói khi thiếu gạo. Hơn nữa, cụ Bảng theo Nho học, đặt tên con là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung, nhưng than ôi dân Nghê đọc theo giọng Nghệ đọc Khiêm Cung thành Khơm Côông, nói lái là Khôông Cơm ( Không Cơm). Chính Cụ Bảng cũng nói như vậy. Một ngày kia có khách đến, cha con cụ Bảng phải nghỉ tay tiếp khách. Khách ra về cụ Bảng than:Khơm Côông ơi, hôm nay cha con mình khôông cơm rồi!(Sách của Văn Hóa Nghệ An. ). Nhà đại gia mà không cơm thì toàn dân tất chết đói! Lại nữa, chủ nghĩa gì mà tên là Mác và Lưỡi lê ghê bỏ mẹ! Và toàn thế giới cộng sản đua nhau treo cờ máu! Điềm xấu đã báo trước như thế đó.
Cách đây gần thế kỷ, cư sĩ Nguyễn Văn
Thới (1866-1926), đệ tử Bửu Sơn Kỳ Hương, trong tác phẩm Kim Cổ Kỳ Quan
của ông, ông đã thấy rõ Hà Nội, Sai gon, Đồng Nai và nhiều nơi khác sẽ
chịu cảnh tang điền thương hải:
Núi biển ít sau lại nổi thêmĐồng Nai, đất Bắc không êm núi nào(KCKQ, 795-796)
Đất Bắc-kỳ sau lại ruộng sâu,
Mười phần thác chín khó âu cho người.
(Cổ kim audio 2B; KCKQ, c. 1072-74)
Đất Bắc địa giăng câu đặt lọp,
Ăn cá đồng không cọp ở rừng(KT, 271, 6; câu 233)
Đất Sài gòn giăng câu đặt lọp,
Ăn cá đồng không cọp ở rừng.
(Cáo thị, 777-778)
Than ôi, mấy trăm năn năm trước, Sai gon là Thủy Chân Lạp rồi sau này e cũng thành Chân Lạp Thủy!
Thiên nhiên tác hại đã đành, còn do con người phá hoại.
Trước hết là do việc phá rừng. Công An làm chủ thành phố, quân đội làm chủ núi rừng. Quân đội từ thời Võ Nguyên Giáp đã biết làm ăn, lấy cớ phục vụ chiến tranh, họ chặt các cây trong rừng và các cây cổ thụ tại các thôn xã xuất khẩu lấy tiền. Nguyễn Văn Trấn trong Viiết Cho Mẹ Và Quốc Hội đã tố cáo hành động phá hoại đất nước của Việt Cộng. Ông dẫn lời Bùi Công Trừng đã nói với Nguyễn Văn Trấn như sau:
"Chúng nó cũng mấy thằng ấy, cũng những chính sách ấy, cai trị 17 triệu dân thì dân đã nghèo sát đất, không đầy 15 năm, hai cái rừng Việt Bắc và Tây Bắc bị cạo trọc lóc. Bây giờ ở miền nam,, cũng đào kép ấy( même acteurs), hải kịch ấy (même comédie) chưa chi đã giành đất Ban Mê Thuột, của Đà Lạt và Sông Bé thì chúng nó sẽ đua với miền bắc 15 năm, miền nam chỉ cần ba năm thì cũng trơn lu như mu bà bóng cho mày coi "(230).
Tiếp theo là việc lấp hồ ao, sông rạch. Các sông ho962 Hà Nội cạn là do chúng không vét bùn, nạo sông. Đã thế chúng cố tình sai tay chân (phu đổ rác) xả rác xuống ao hồ, làm cho sông hồ cạn đi để chúng chiếm đất .Khoảng 1980, tôi ra sông Thanh Đả nước mênh mông mà cạnh bờ sông đã có tên cắm sẵn! Núi rừng, thác hồ Đà Lạt bi chúng bỏ chất dơ, chất độc để du khách bỏ đi cho chúng xây biệt thự và bán đất!
Một tai họa lớn cho Việt Nam là Trung Cộng xây các đập Thủy điện, khống chế sông Cửu Long. Nay mai Đồng bằng Nam Bộ và sông Cửu Long sẽ thành hoang phế.
Giáo sư Nguyễn Văn Hầu đã viết như sau về việc thay đổi mặt địa cầu như sau:
Về thế-giới các nước sau này, theo chúng tôi được biết, thì Đức Bổn-Sư núi Tượng có để lại một bản Đồ-thơ nghe đâu hiện nay trong môn-đệ của Ngài con giữ, nhưng tiếc vì chúng tôi không được thấy để coi cho biết nước nào còn nước nào mất và mười tám nước còn lại là những nước nào? KIM CỔ KỲ QUAN * PHỤ LỤC
Gần đây, ông Nguyễn Văn Hiệp thuật lại việc tiên tri của ông Đạo Nhỏ với Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức như sau: Đầu tiên, tôi hỏi :“xin ông cho biết ảnh hưởng về Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi tới đâu ?” Ông cầm cây viết mỡ vẽ một lằn từ bên Tàu phía trên Hồng Kông từ ngoài biển kéo vô một lằn tới dãy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) rồi ông kéo trở lại cắt ngang phía Bắc Việt Nam từ miền Thượng du Bắc Việt tức vùng Cao bằng- Lạng sơn ra tới phía Bắc của Hải phòng. Rồi ông lấy viết xanh ông gạch gạch rồi cho biết “tất cả chỗ đó sẽ trở thành biển”, ông viết một chữ “biển” lên đó.Nguyên phần đất nầy sẽ tan biến, tức là ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thành một cái biển lớn. HồngKông không còn rồi qua đến phiá Bắc của Lào, một phần của Thái lan, một phần của Miến Điện rồi vô tới dãy Himalaya sẽ bị sụp mất hết, Việt nam chỉ mất có bấy nhiêu đó thôi.
Cái vạt Bắc Kinh- Thượng Hải được ông gạch nát hết, Đài Loan cũng lặn mất. Xong rồi, tôi để bản đồ trước mặt Ông, chỉ vào từng vùng, từng vùng thì ông cho thấy quốc gia nào cũng bị khó khăn hết. Nước Mỹ nầy thì ông vẽ Tiểu Bang Washington, Oregon, California đi xuống biển, còn ở phía miền Đông thì bể nhiều lỗ, Nữu Ước không còn nữa tức cũng thành biển, nước Mỹ chỉ bị mất mấy vùng hai bên bờ biển phiá Đông và phiá Tây, rồi ông làm một bài thơ cho biết Địa cầu chuyển trục, nước Mỹ trở thành một vùng nằm ngay giữa đường Xích đạo. Đường Xích đạo đi ngang qua nước Mỹ biến nước Mỹ trở thành một quốc gia bị nóng như Sa mạc.Còn bên Âu châu thì quốc gia nào cũng bị thiệt hại một phần hết. Nước nào ông cũng bôi bỏ chỗ nầy, chỗ kia rồi chỗ kia, chỗ nọ; cuối cùng chỉ còn lại hai chỗ là Úc châu và Tân Tây lan.
Tôi hỏi ông về phần đất Úc châu thì ông cho một bài thơ cho biết đó là Thánh địa không có bị động chạm gì tới và Tân Tây Lan cũng như Úc Châu đều còn nguyên vẹn. Các quốc gia con con ở gần Bắc băng dương và Nam băng duơng thì nơi nào cũng bị đánh phá, chỉ trừ có Úc Châu và Tân Tây Lan mà ông cho là Thánh điạ ( Nguyễn Thiên Thụ - Chú Giảng Kim Cổ Kỳ Quan- GIỚI THIỆU IV)
Trăm năm một cuộc bể dâư,
Thế sự thăng trầm, rồi đây ai còn ai mất, nơi nào an bình, địa phương nào đi vào lòng biển cả? Đức Phật rất cao siêu vĩ đại. Với mắt thường, không cần kính hiển vi, Ngài đã thấy những vi sinh trong ly nước. Với thần thông quảng đại, đã chu du các bầu trời, không cần viễn vọng kính, Ngài đã thấy các thái dương hệ khác nhau mà kinh Phật gọi là Tam thiên đại thiên thế giới. Và cách đây hàng ngàn năm, Ngài đã cảnh báo hiệu ứng nhà kính. Thế giới ta làm sao thoát nạn này hay đành phải theo quy luật sinh thành hoại diệt?
No comments:
Post a Comment